Hoàng Tứ Duy - Nhân quyền phải đi trước vũ khí cho Việt Nam
Ngày 20/8/2014
Vào đầu tháng này, Thượng Nghị Sĩ John McCain tỏ ý rằng đã đến lúc Hoa Kỳ nên xem xét lại việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sau 30 năm cấm vận. Cuộc đối đầu ngoài biển gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc Trung Quốc thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam đã lộ rõ nhiều yếu kém về mặt chiến lược của Hà Nội.
Việc cung cấp cho Việt Nam những hệ thống hàng hải và bảo vệ vùng ven biển như là bước đầu — và sau đó là hệ thống radar, máy bay chiến đấu và phụ kiện cho những thiết bị quân sự Mỹ còn xót lại — sẽ tăng cường khả năng của Việt Nam và thực chất hóa mối "quan hệ toàn diện" đã được công bố bởi Hà Nội và Washington vào năm ngoái.
Vấn nạn của giới lãnh đạo Hà Nội là sự lựa chọn giữa quyền lợi quốc gia và bảo vệ chế độ, thường dẫn tới những hành động thiếu mạch lạc và mâu thuẫn. Từ những năm thuộc thập niên 1950, điều đó có nghĩa là mặc nhận những lấn chiếm đất đai của Trung Quốc bất chấp những tổn hại vê chủ quyền đất nước. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã lấy lòng Trung Quốc bằng cách đàn áp những tiếng nói phê phán trong nước về sự bành trướng của Trung Quốc.
Những mâu thuẫn cộng sản
Trong thời gian chiến tranh, cộng sản Bắc Việt đã trông cậy rất nhiều vào viện trợ quân sự từ Trung Quốc. Nhưng sự giúp đỡ của Bắc Kinh cũng thật là đắt giá. Năm 1958, trong một công hàm ngoại giao, thủ tướng lúc đó là Phạm Văn Đồng đã ngầm công nhận những đòi hỏi về chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Rồi năm 1974, Hà Nội đã yên lặng hoàn toàn khi Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang do Miền Nam Việt Nam quản lý.
Sau chiến tranh, Hà Nội ngã về phía Liên Sô và xâm lăng nước láng giềng Cambodia, gây nên đổ vỡ quan hệ với Trung Quốc mà cực điểm là cuộc chiến biên giới đẫm máu năm 1979. Nhưng tới năm 1990, khi mà Liên Sô ngưng viện trợ và các nước Đông Âu xụp đổ hàng loạt như quân cờ, Hà Nọi lại tái thiết lập quan hệ với Bắc Kinh.
Việc nối lại tình hữu nghị đã được thương thảo trong một cuộc họp bí mật tại Thành Đô, một tỉnh phía nam Trung Quốc, vào tháng chín năm 1990. Những thỏa thuận giữa lãnh đạo cao cấp của hai đảng cộng sản cho tới nay vẫn chưa được công bố. Căn cứ trên những tiết lộ có giới hạn của một số viên chức đã hồi hưu, những bloggers Việt Nam suy đoán rằng Hà Nội đã có những nhượng bộ then chốt về biên giới đất liền và biển như là cái giá phải trả cho việc bình thường
hóa quan hệ.
Từ sau Hội nghị Thành Đô, Hà Nội đã theo sát mô hình "Chủ nghĩa Lenin tư bản" của Bắc Kinh mà đặc điểm là một nền kinh tế mở nửa chừng dưới một thể chế chính trị khép kín. Trong khi những người dân Việt bình thường lo lắng về Trung Quốc dựa trên lịch sử hai ngàn năm chống ngoại xâm phương Bắc, thì những thành phần cốt cán của đảng lại thủ lợi vì những đầu tư kinh tế của Trung Quốc cũng như sự nương tựa về mặt ý thức hệ.
Điều này giải thích tại sao Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh mới đây đã mô tả việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) như là một sự bất đồng nhỏ giữa "anh em". Phát biểu tại cuộc đối thoại quốc phòng Shangri-La ngày 31 tháng năm, Đại Tướng Thanh ngần ngại không phê bình Bắc Kinh một cách công khai, mặc dù hải quân Trung Quốc đang sách nhiễu những tầu tuần duyên và tầu đánh cá Việt Nam trong vùng lân cận của giàn khoan đồ sộ của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc.
Như là một hành động của sự tôn trọng đối với Bắc Kinh, bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ngăn cản chuyến đi Mỹ của Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh trong thời gian diễn ra sự đối đầu trên biển giữa hai quốc gia. Chỉ sau khi Trung Quốc di dời giàn khoan, Hà Nội mới cử một lãnh đạo cấp cao của đảng đi Mỹ, mặc dầu điều đáng ngạc nhiên là người này không phải là bộ trưởng ngoại giao được xem là thân thiện với Hoa Kỳ.
Cũng không rõ ràng là tại sao Việt Nam vẫn còn chưa tiến hành một hành động pháp lý tại Liên Hiệp Quốc, giống như Phi Luật Tân đã làm trong việc tranh chấp về biển đảo với Trung Quốc. Mặc dù theo hầu hết các nhà quan sát quốc tế, Việt Nam chiếm ưu thế đối với Trung Quốc, nội bộ Hà Nội lại có nhiều mâu thuẫn trong việc có nên quốc tế hóa sự tranh chấp hay không. Kết quả là Trung Quốc vẫn còn có thể định nghĩa cuộc tranh chấp là song phương và có lợi thế nước lớn trong tương tác một đối một.
Cho tới khi lãnh đạo đương thời Hà Nội có ý chí thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, việc tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ sẽ không giải quyết sự yếu kém của Việt Nam, sự yếu kém về chính trị chứ không phải là quân sự.
Lộ đồ nhân quyền
Thượng Nghị Sĩ McCain đã đúng khi gắn liền viện trợ quân sự với nhân quyền: "Chúng ta có thể làm nhiều tới đâu về vấn đề này, cũng như với những mục tiêu thương mại và an ninh đầy tham vọng, tùy thuộc rất nhiều vào những hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền."
Đúng vậy, bây giờ chính là thời điểm mà Hoa Kỳ xác định những điều kiện cụ thể và hợp lý để tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Qua việc nhấn mạnh những điều kiện mà tối hậu sẽ củng cố sự an ninh của Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ có thể nâng cấp quan hệ đôi bên lên một mức cao hơn.
Điều kiện trước nhất là phải thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị. Thật là nghịch lý khi Hà Nội vừa thúc đẩy Hoa Kỳ phải có lập trường mạnh mẽ hơn về vấn đề Biển Đông, đồng thời lại tiếp tục bắt giữ những công dân Việt Nam lên tiếng một cách ôn hòa chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc.
Điều kiện thứ hai là phải hủy bỏ những điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia, được sử dụng một cách có hệ thống để hình sự hóa tự do ngôn luận và những hành động chính trị ôn hòa. Cho tới khi nào nhà cầm quyền Việt Nam còn coi việc viết blog hay cổ vũ cho dân chủ là một đe dọa đối với an ninh quốc gia, họ không thể nào tập trung một cách đúng mức vào mối đe dọa sống chết từ một Trung Quốc ngày một hung hăng.
Điều kiện thứ ba là nhiệm vụ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND) chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất là phòng thủ ngoại xâm. Hiện này nhiệm vụ của QĐND gồm ba mục tiêu: bảo vệ chế độ, phòng thủ ngoại xâm, phát triển kinh tế. Vũ khí từ Hoa Kỳ không bao giờ nên giao cho một quân đội sẵn sàng đàn áp những bất đồng ý kiến nhân danh an ninh nội tại.
Thách thức ngoại giao
Một cuộc thăm dò ý kiến do BBC Tiếng Việt thực hiện vào tháng bảy đã hỏi thính giả của đài là muốn Việt Nam làm đồng minh của quốc nào. Hoa Kỳ là nước mà 87% những người trả lời đã chọn, trong khi chỉ có 1% chọn Trung Quốc.
Kết quả của cuộc thăm dò đã xác nhận sự nhận xét của hầu hết những người theo dõi về tình hình Việt Nam: Người dân Việt Nam muốn có quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ và khoảng cách ngoại giao với Trung Quốc xa hơn. Đáng buồn thay, kết quả thăm dò cũng nói lên một thực tế khắc nghiệt khác: đa số công dân Việt Nam hiện thời không có tiếng nói trong những vấn đề quốc gia dưới chế độ độc tài hiện tại.
Vần đề cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam có lẽ sẽ được chính quyền Obama và Quốc Hội xem xét trong tương lai gần. Lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, một số nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ có thể có quan điểm là việc cấm vận vũ khí là trở ngại chính cho quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nhưng vũ khí của Hoa Kỳ sẽ không làm cho Việt Nam mạnh hơn cũng như không khiến cho quan hệ chiến lược giữa hai nước sâu hơn. Cuộc tranh luận sắp tới cũng nên được hướng dẫn bởi sự đánh giá đúng mức cái gì làm tăng cường sức mạnh cho nước Việt Nam và người dân Việt Nam. Đó là sự cải thiện nhân quyền và gia tăng tự do dân sự.
(Dân luận)
Người Buôn Gió - Tôi không quan tâm đến chính trị.
Ca sĩ Tuấn Ngọc |
Hẳn các bạn nghe nhiều câu này từ bạn mình, người quen , thậm chí là
gia đình mình nói ra. Nhiều khi bạn muốn làm rõ cho họ chính trị là gì,
là những giá xăng, chất lượng y tế, là tham nhũng, gía điện nước...và
cuối cùng thì bạn bất lực.
Bạn chưa hiểu cái mà họ nghĩ chính trị là gì, từ chính trị mà họ nói là
một cụm từ chỉ cái không mang cái lợi ích đến ngay với họ. Đó mới là cái
nghĩa họ hiểu về chính trị.
Vì họ hiểu từ chính trị là phải mang lại cái gì đó ngay lập tức, nên tuy
họ nói không quan tâm đến chính trị mặt khác có cơ hội nào đó tiếp xúc
với vấn đề chính trị sẽ biết bản chất họ ngay. Cứ thử cán bộ cấp cao nào
đến thăm cơ quan, phường khối họ ở. Họ sẵn sàng chen để làm sao bắt tay
được một cái, chụp ảnh được một cái. Họ làm thế vì chả bị thiệt gì, có
khi là còn được oai với người khác. Họ không quan tâm đến chính trị,
nhưng một cán bộ cấp cao nào mà họ có cơ hội làm quen, kết thân thì họ
chả bỏ lỡ cơ hội.
Trong trường hợp có hai khối mâu thuẫn nhau trong xã hội. Một bên là
Đảng cầm quyền, một bên là nhóm các người dân bao gồm sinh viên, trí
thức, nông dân...Cán cân nghiêng sức mạnh nghiêng về bề Đảng. Những
người không có cơ hội theo Đảng, nhưng chẳng dám theo đám đối nghịch yếu
thế kia. Họ sẽ tuyên bố một cách lịch lãm và đầy thanh cao.
- Tôi không quan tâm đến chính trị.
Có nhà văn tôi gặp, tôi còn nhớ ông ta nói bỗ bã trước mấy người.
- Đm chính trị là bẩn thỉu, mình là người cầm bút, dây với mấy cái đó làm đéo gì.
Thế rồi có dịp, ông ấy nhảy tót lên đọc diễn văn, làm thơ chào mừng Tổng
bí thư. Rồi ông ta viết bài sặc mùi chính trị là ca ngợi Đảng CSVN là
thiên tài, dẫn dắt nhân dân ta từ chiến thắng này sang chiến thắng khác,
ông ta tự hào là đứng dưới lá cờ của Đảng từ năm 72.
Sếp cũ của tôi mấy lần sai tôi mang quà đi biếu công an. Tuy cái ngành
nghề sản xuất biển quảng cáo thì chả liên quan mẹ gì đến đội trưởng hình
sự quận cả. Với sếp quen được quan chức có quyền là một vinh hạnh. Lần
khác lại sai tôi mang quà đến biếu một vị sắp vào làm đại biểu quốc hộị.
Sếp tôi cũng nói mình người làm ăn , quan tâm đến chính trị làm gì.
Nhưng cứ có cơ hội mà quen các quan chức là sếp chả từ, mỗi lần được đi
nhậu với quan chức nào, Sếp về kể lể hào hứng lắm. Nào bác ấy, cụ ấy bảo
thế này, nói thế kia...đường lối sắp tới sẽ thế này, thế nọ.
Thằng bạn chơi từ lâu, mọi khi cũng phê phán chế độ. Bỗng nhiên ông bố
xin cho vào làm biên chế, vào Đảng. Ngày nọ gặp, lên giọng kẻ cả. Ông
đừng quan tâm đến chính trị , ông cứ lo cho vợ con ông đi, nhà nước
người ta cũng khối việc lo, ông cứ dèm pha làm cái gì.
Cô người yêu cũ làm ở một cơ quan hành chính, hôm có việc cần tìm gặp để
hỏi mượn số tài liệu. Cô trong bộ vét đen đầy uy nghiêm, hất hàm gọi
thư ký mang tài liệu ra, sai thư ký đánh máy những đầu sách mượn, bắt ký
nhận. Xong cô hỏi mượn làm gì, bảo về đọc nghiên cứu. Cô bảo, anh quan
tâm đến chính trị làm gì. Lo mà làm ăn đi. Em bây giờ là đảng viên đấy.
Hú hồn, lúc ôm đống tài liệu tham khảo nội bộ về nhà. Mới thấy may, lỡ
hồi đấy lấy nhau có khi mình bây giờ thành trùm dư luận viên mất. Cứ
nghĩ chả may đời xô đẩy, làm dư luận viên, tuyên truyền viên ..viết bài
xuyên tạc về người nông dân mất đất, những người đấu tranh chịu tù đầy
mà lạnh gáy nghĩ đến phúc đức sau này.
Những người không quan tâm thực sự đến chính trị thì chả nói làm gì, họ
có đam mê của họ hoặc cuộc sống của họ. Đảng hay nhà nước có mở phong
trào gì họ cũng bàng quan, mời họ tham dự họ cáo từ vì cớ này cớ kia.
Gặp quan chức to họ cũng né tránh như vậy, đấy mới thực sự là những
người không quan tâm đến chính trị. Còn một số người mở mồm nói không
quan tâm đến chính trị, thực ra họ nói câu đấy với phe yếu thôi, còn phe
mạnh thì khi gặp họ chả nói vậy bao giờ.
Phe mạnh còn mang lợi lộc lại ngay, chứ phe yếu thì chỉ có phải san sẻ. Thế nên tốt nhất là thanh cao phán câu.
- Không quan tâm đến chính trị.
Khi Đảng, nhà nước phát động phong trào gì, họ được tham gia, họ rất hào
hứng nhiệt tình. Nhất là những phong trào kiểu uống nước nhớ nguồn,
mừng Phật Đản, mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, mừng ngày giải phóng
đất nước. Họ không cho đấy là những trò chính trị, họ nói đó là con
người thì phải nhớ ơn, phải mừng niềm vui chung của dân tộc , đất nước.
Nhưng nếu nhóm lẻ nào không phải nhà nước tổ chức xem, cứ thử kỷ niêm
cho các liệt sĩ ngã xuống biên giới phía Bắc xem, mời họ thử xem. Họ sẽ
lắc đầu một cách thanh tao, trang nhã.
- Tôi không quan tâm đến chính trị.
Hôm qua làm cái dòng trạng thái chê ca sĩ Tuấn Ngọc. Thực ra có hàng
trăm ca sĩ đáng nghe, không nghe người này thì nghe người khác, hơi đâu
mà đi chê một ca sĩ làm gì. Tuấn Ngọc là một dạng không quan tâm đến
chính trị. Người ta nói anh ta là người đàng hoàng, thực sự không hề
quan tâm đến chính trị, chỉ hát những bài về tinh yêu. Không nên đòi hỏi
anh ấy phải có quan điểm chính trị.
Tất nhiên người ta nói đúng, và một người viết như mình, có bao nhiêu đề tài. Sao phải lôi Tuấn Ngọc ra làm gì.?
Thế này, thực ra mình chỉ muốn lọc danh sách bạn bè. Có vậy thôi. Chắc
chắn 50% các bạn phản đối dòng trạng thái mình nói về Tuấn Ngọc sẽ chả
quan tâm gì đến chính trị. Khi kiểm tra thì con số người phản đối có đến
80% không có một dòng nào trong FB họ nói đến vấn đề chính trị. 50% là
chưa bao giờ like, còm, chia sẻ những gì mình viết.
Đây không phải là sự độc tài quan điểm, mà chỉ là sự tìm tòi cùng đồng
cảm. FB là nơi giao lưu tìm sự đồng cảm, không có sự đồng cảm thì huỷ
kết bạn, lấy chỗ cho người khác. Chả nói các bạn bênh Tuấn Ngọc là sai,
đó là ý thích, quan điểm của mỗi người. Có bạn nói là âm nhạc không thể
nào đánh giá được. Xin thưa chuyện đưa Tuấn Ngọc ra để tìm hiểu những
người có quan điểm chính trị thế nào thôi.
FB mình lúc đầu có 5000 bạn, đó là hiện bên ngoài. Nhưng lúc kiểm tra
thì có đến 5300 bạn bên trong. Mình đã huỷ kết bạn với hơn 1000 người.
Chỉ có chục người hỏi lại tại sao. Còn lại họ hình như cũng chả biết là
họ có kết bạn với mình không. Tất nhiên là có thể sai sót, nhưng 1000
người mà chỉ có hơn chục người bị nhầm thì đó là một sự sàng lọc cũng
khá kết quả.
Lúc đầu mình vào các trang ca sĩ Hồ Ngọc Hiếu, Hồ Quỳnh Hương, Đàm Vĩnh
Hưng.... để tìm bạn chung rồi xem qua FB họ , để huỷ. Sau hết nạc thì
vạc đến xương, mình đưa ra cái chuyện Tuấn Ngọc. Tất nhiên số người
bênh, thích Tuấn Ngọc mà vẫn để ý chuyện chính trị, thậm chí còn tham
gia nhiệt tình, giúp đỡ người đấu tranh tận tâm là có. Nhưng phần đông
còn lại là họ chả quan tâm gì đến chính trị đã đành, thậm chí là còn chả
quan tâm đến những chuyện chính trị mình viết, trừ khi đụng đến thần
tượng của họ.
Thế nên đưa họ ra, để chỗ cho người muốn đọc, muốn còm vào thôi. Chuyện hát hay dở của Tuấn Ngọc chỉ là phương tiện.
Quay lại chuyện không quan tâm đến chính trị của một số người. Một nhà
văn nổi tiếng trên thế giới đã nói. Khi anh im lặng trước bất công có
nghĩa anh đứng về phía đàn áp.
Nói thế có thể đúng trong vài trường hợp. Ví dụ như trường hợp ngũ đai
gia đình Maphia họp nhau. Trong đó có hai gia đình mâu thuẫn. Một người
nói việc này để hai gia đình kia tự giải quyết, như thế là công bằng.
Các gia đình khác đứng ngoài không quan tâm.
Lúc sau người trong gia đình có mâu thuẫn hỏi vị kia.
- Tôi tưởng ông bênh tôi, sao ông lại nói bàng quan vậy.?
Người kia nói.
- Tao nói thế là giúp mày, gia đình mày thực lực thừa sức xơi gọn nhà
kia. Tao nói thế là các nhà còn lại đứng ngoài, mày tha hồ mà làm, còn
muốn gì nữa.
Người trẻ tuổi trong gia đinh có mâu thuẫn kia chợt hiểu ra, ông ấy đã giúp mình rất nhiều.
Đôi khi sự bàng quan chính trị, cũng là một âm mưu tiếp tay cho kẻ mạnh như vậy.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Alan Phan - Dòng Tiền Chạy Trốn…từ Trung Quốc
21 August 2014
“Hãy chuẩn bị cho sự vô định bằng cách học hỏi từ những người trong quá khứ đã phải đương đầu với những gì không thấy và không đoán được” – Prepare for the unknown by studying how others have coped with the unforeseeable and the unpredictable – George S. Patton
Chuyện cũ của Alan
Vào khoảng 1974, tôi là một doanh nhân trẻ đang lên như diều gặp gió của thương trường Saigon. Tự tin, lạc quan, năng nổ và không bao giờ nghĩ rằng thời đại vàng son sẽ chấm dứt đột ngột. Mặc dù quanh tôi, những bạn bè đại gia và chính trị gia đang bàn về những thỏa hiệp ngầm của Mỹ khi Nixon qua Tàu, và theo họ, “hoàng hôn” của VNCH đang dần tới. Họ âm thầm chuẩn bị chuyển tiền, tài sản, gia đình…ra nước ngoài, tìm chỗ hạ cánh an toàn. Tôi thì lăng xăng mua lại các tài sản này với giá rẻ, nghĩ rằng họ ngu, “Mỹ đời nào bỏ VN sau khi đã đầu tư tiền, người và công sức quá lớn?”…
Cho đến khi nằm nghe sóng biển rì rào ở đảo Guam ngày 30/4/1975, tôi mới nhận ra là mình “ngu” nhất xứ. Trong túi chỉ có 600 đô la, vừa được ông bạn Đại Tá Mỹ móc cho, tôi nhìn về lục địa Mỹ bên kia bờ Thái Bình, với một vợ một con mới lên 3, nghĩ về tương lai mà ngán ngẫm cho sự chủ quan dốt nát của mình.
Tôi vừa trở lại Shanghai sau mấy năm vắng bóng. Trung Quốc 2014 sao có chút gì quen thuộc như Saigon 1974. Sau 40 năm, lịch sử có lập lại với những người bạn đại gia và chính trị gia Trung Quốc ? Phần lớn nghĩ rằng trận chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình chỉ là một tranh dành quyền lực để vét chuyến tàu chót và ai thắng ai thua thì cũng không ảnh hưởng gì đến khúc rẻ của Định Mệnh. Dù con số thống kê chính thức đã minh xác sự kiện “chạy trốn”, nhưng chỉ khi ngồi yên tĩnh với bạn bè trong những khu vườn hay phòng ốc cô lập, tôi mới được chia sẻ và nắm bắt về tổng quan của vấn đề. Một câu theo kiểu Mỹ, “It’s huge” (Nó lớn lắm).
Chuyện con số
Trước hết, hãy nhìn qua những số liệu trên các mạng truyền thông.
Theo một nghiên khảo của Hurun Consulting Group tại Shanghai, có 64% nhà giàu tại Trung Quốc đã và đang lên kế hoạch để xin di cư ra nước ngoài. Nhà giàu được định nghĩa là có tài sản hơn 12 triệu RMB (hay khoảng 1.8 triệu USD). Điểm đến mong ước? Mỹ (52%), Canada (21%), Úc (9%) và châu Âu (7%). Hai phần ba số người trên sẵn sàng bỏ quốc tịch Trung Quốc.
Trong 5 năm vừa qua, nhà đầu tư Trung Quốc đã đổ 18 tỷ USD vào địa ốc Mỹ và 8 tỷ chỉ trong 2013. Theo Wealth Insight qua tin của CNBC, người Trung Quốc hiện đang nắm giữ 685 tỷ USD trị giá tài sản tại nước ngoài (không tính đến những đầu tư chính thức của công ty quốc doanh hay tư doanh của Trung Quốc có giấy phép).
Một nguồn tin được Wall Street Journal và Bloomberg khai thác gần đây là sự kiện giá nhà ở Shanghai xuống gần 7% trong 3 tháng qua. Lý do là các quan chức và cựu quan chức đang bán đổ bán tháo nhà đất để chạy trốn cuộc thanh trừng đang diễn ra do Tập Cận Bình khởi xướng.
Dĩ nhiên, tất cả số liệu ghi trên là những rút tỉa từ báo cáo chính thức qua hệ thống tài chánh ngân hàng. Luật Trung Quốc chỉ cho một cá nhân đem ra khỏi nước số tiền ngoại tệ tối đa là 50,000 USD. Đó là tảng băng nổi. Nếu cộng thêm sự chuyển dịch từ hệ thống ngân hàng ngầm, đường giây bang hội, xã hội đen và quan hệ thương mại, dòng tiền chạy trốn (capital flight) thực sự có thể lớn gấp ba.
Chuyện xưa và nay
Sau khi lang thang theo chân tập đoàn đầu tư Eisenberg khắp Trung Quốc vài năm (1976 đến 1979), tôi quay lại Shanghai vào 1995 (6 năm sau biến cố Thiên An Môn) với tiền đầu tư riêng của công ty mình. Trung Quốc vẫn chưa thay đổi nhiều. Ngoài Portman Ritz-Carlton, không đâu có thể tìm được ly cà phê ngon đúng điệu. Mỗi buổi sáng, sau breakfast, tôi phải tiếp hơn 1 chục doanh gia, xếp hàng đưa business plan xin gọi vốn. Ngày nào cũng mệt nhoài sau bữa ăn tối. Đôi khi còn phải làm việc với các phụ tá cho đến nửa khuya.
Chỉ 12 năm sau, cuộc sống của những doanh nhân thuộc thế hệ đầu tiên đó đã thay đổi: nhiều người đi tù, nhiều người thành đại gia tăm tiếng. Sau breakfast, tôi và phụ tá phải tự quay điện thoại để xin cuộc hẹn; và chúng tôi trở nên người phải đi săn mồi. Phần lớn tiếp tôi vì tình nghĩa cũ: những đại gia mới giàu của Trung Quốc không còn cần đến tiền của tư bản Mỹ nữa. Họ thẳng thắn giải thích: một, tiền tích tụ trong nội địa từ các quỹ và ngân hàng Trung Quốc khá dồi dào và điều kiện giải ngân cũng dễ dàng theo quan hệ; hai, các công ty của họ có nhiều bí mật tiềm ẩn từ những quan chức chống lưng, họ không thể ”minh bạch và trung thực” theo yêu cầu quốc tế. Họ chỉ làm việc với các siêu ngân hàng Âu Mỹ khi cần một số tiền rất lớn và chỉ làm với những đối tác có những tài sản trí tuệ mà họ cần học hỏi.
Trong chuyến đi gần nhất, 2014, mọi thứ lại thay đổi. Tôi đến Shanghai để thăm vài bạn cũ, không có ý định làm ăn gì. Và cũng chẳng báo cho ai hay. Tuy nhiên, nhiều đại gia nghe tin, cho người đến khách sạn rước tôi đi gặp. Lần này, họ muốn tôi tư vấn về sự an toàn của “dòng tiền chạy trốn” bên Mỹ và những nơi trú ẩn khác. Xin nói ngay là tôi không biết hay liên quan gì đến việc chuyển tiền ra nước ngoài; thực sự, các đại gia này đều có đường giây kín đáo và quyền lực ngầm để làm chuyện này dễ dàng. Họ cũng không cần đến những loại visa nhập cư như EB5 của Mỹ. Họ có đầy đủ mọi loại hộ chiếu cho mình và vợ con, từ Monaco đến Thụy Sĩ hay Canada.
Họ muốn nghe tôi nói về cách để dòng tiền của họ, khi đã đến Âu Mỹ, sẽ được đầu tư như thế nào để có ROI (return on investment) khả quan nhất; làm thế nào để tránh những thất thoát chặt chém từ các nhà quản lý Mỹ; làm thế nào để tránh những soi mói của báo chí hay cơ quan tài chính Mỹ; nên đầu tư vào kênh nào để có một danh mục (portfolio) cân bằng; làm thế nào để vấn đề thừa kế êm đẹp; tạo một chiến lược M&A ra sao để phát triển kinh doanh tại Mỹ và tái đầu tư vào những thị trường mới nổi; những ngành nghề nhiều triển vọng và tăng trưởng nhanh trong 20 năm tới; những đòn bẫy quan trọng để gia tăng cường độ thu nhập…cũng như những vụn vặt khác về đời sống của một gia đình “tỷ phú” tại Mỹ.
Nói tóm lại, họ tin rằng một người có học, ở Mỹ từ 1963, lại là một người bạn lâu năm…như tôi thì có thể coi như một nguồn thông tin miễn phí đáng tin cậy…không như những “thằng” luật sư hay tư vấn khác, chỉ làm vì “fees” (cho thấy cái mindset của người Trung Quốc , giàu hay nghèo, đều thích miễn phí).
Đằng sau nhung lụa
Đùa chút thôi, chứ một lần, nghe ông bạn tâm tình trong quán bar M, nhìn xuống The Old Bund…
“Tôi không biết là kinh tế Trung Quốc đến lúc nào thì vỡ trận? Nhanh hay chậm, nhưng chắc nó sẽ đến. Có quá nhiều bất cập và scandals đang được dấu kín bởi nhiều phe quyền lực mà sẽ được phơi bày trong các cuộc tranh chấp. Dù mang tiếng là tỷ phú, nhưng tôi biết mình chỉ là con tốt thí, cá nằm trên thớt, và tai họa luôn đe dọa.”
Tôi hơi lạ vì người đàn ông mới qua tuổi 50 đang ở trên “đỉnh cao” của giới thượng lưu Shanghai sao còn mệt mỏi hơn ông già Alan?
“Tôi đã cho gia đình qua Mỹ định cư rồi. Chỉ còn một thân một mình và chỉ cần 30 phút thông báo là tôi biến khỏi Shanghai. Chúng tôi bỏ đi nhưng vẫn yêu xứ sở này vô cùng. Không khí, thực phẩm nhiễm độc, người dân ngu xuẩn và vô văn hóa, quan chức tham lam và ăn cướp…nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện quan trọng là với những người giàu có, quyền thế như chúng tôi mà còn cảm thấy bất an thường trực…thì người dân nghèo túng ngoài kia sẽ thấy thế nào. Một ngày gần đây, sức ép sẽ làm vỡ tung nắp đậy…và như anh hay nói…God help us!!!”
Con sông Huangpu dưới kia vẫn trôi nhanh và tàu bè vẫn qua lại tấp nập. Du khách vẫn lăng xăng chụp hình và xả rác. Nhưng có ai để ý đến dòng sóng ngầm cuồn cuộn ngay dưới mặt sông? Như con rồng của lịch sử đang sẵn sàng trổi dậy để xóa bàn cờ làm lại?
Alan Phan
“Hãy chuẩn bị cho sự vô định bằng cách học hỏi từ những người trong quá khứ đã phải đương đầu với những gì không thấy và không đoán được” – Prepare for the unknown by studying how others have coped with the unforeseeable and the unpredictable – George S. Patton
Chuyện cũ của Alan
Vào khoảng 1974, tôi là một doanh nhân trẻ đang lên như diều gặp gió của thương trường Saigon. Tự tin, lạc quan, năng nổ và không bao giờ nghĩ rằng thời đại vàng son sẽ chấm dứt đột ngột. Mặc dù quanh tôi, những bạn bè đại gia và chính trị gia đang bàn về những thỏa hiệp ngầm của Mỹ khi Nixon qua Tàu, và theo họ, “hoàng hôn” của VNCH đang dần tới. Họ âm thầm chuẩn bị chuyển tiền, tài sản, gia đình…ra nước ngoài, tìm chỗ hạ cánh an toàn. Tôi thì lăng xăng mua lại các tài sản này với giá rẻ, nghĩ rằng họ ngu, “Mỹ đời nào bỏ VN sau khi đã đầu tư tiền, người và công sức quá lớn?”…
Cho đến khi nằm nghe sóng biển rì rào ở đảo Guam ngày 30/4/1975, tôi mới nhận ra là mình “ngu” nhất xứ. Trong túi chỉ có 600 đô la, vừa được ông bạn Đại Tá Mỹ móc cho, tôi nhìn về lục địa Mỹ bên kia bờ Thái Bình, với một vợ một con mới lên 3, nghĩ về tương lai mà ngán ngẫm cho sự chủ quan dốt nát của mình.
Tôi vừa trở lại Shanghai sau mấy năm vắng bóng. Trung Quốc 2014 sao có chút gì quen thuộc như Saigon 1974. Sau 40 năm, lịch sử có lập lại với những người bạn đại gia và chính trị gia Trung Quốc ? Phần lớn nghĩ rằng trận chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình chỉ là một tranh dành quyền lực để vét chuyến tàu chót và ai thắng ai thua thì cũng không ảnh hưởng gì đến khúc rẻ của Định Mệnh. Dù con số thống kê chính thức đã minh xác sự kiện “chạy trốn”, nhưng chỉ khi ngồi yên tĩnh với bạn bè trong những khu vườn hay phòng ốc cô lập, tôi mới được chia sẻ và nắm bắt về tổng quan của vấn đề. Một câu theo kiểu Mỹ, “It’s huge” (Nó lớn lắm).
Chuyện con số
Trước hết, hãy nhìn qua những số liệu trên các mạng truyền thông.
Theo một nghiên khảo của Hurun Consulting Group tại Shanghai, có 64% nhà giàu tại Trung Quốc đã và đang lên kế hoạch để xin di cư ra nước ngoài. Nhà giàu được định nghĩa là có tài sản hơn 12 triệu RMB (hay khoảng 1.8 triệu USD). Điểm đến mong ước? Mỹ (52%), Canada (21%), Úc (9%) và châu Âu (7%). Hai phần ba số người trên sẵn sàng bỏ quốc tịch Trung Quốc.
Trong 5 năm vừa qua, nhà đầu tư Trung Quốc đã đổ 18 tỷ USD vào địa ốc Mỹ và 8 tỷ chỉ trong 2013. Theo Wealth Insight qua tin của CNBC, người Trung Quốc hiện đang nắm giữ 685 tỷ USD trị giá tài sản tại nước ngoài (không tính đến những đầu tư chính thức của công ty quốc doanh hay tư doanh của Trung Quốc có giấy phép).
Một nguồn tin được Wall Street Journal và Bloomberg khai thác gần đây là sự kiện giá nhà ở Shanghai xuống gần 7% trong 3 tháng qua. Lý do là các quan chức và cựu quan chức đang bán đổ bán tháo nhà đất để chạy trốn cuộc thanh trừng đang diễn ra do Tập Cận Bình khởi xướng.
Dĩ nhiên, tất cả số liệu ghi trên là những rút tỉa từ báo cáo chính thức qua hệ thống tài chánh ngân hàng. Luật Trung Quốc chỉ cho một cá nhân đem ra khỏi nước số tiền ngoại tệ tối đa là 50,000 USD. Đó là tảng băng nổi. Nếu cộng thêm sự chuyển dịch từ hệ thống ngân hàng ngầm, đường giây bang hội, xã hội đen và quan hệ thương mại, dòng tiền chạy trốn (capital flight) thực sự có thể lớn gấp ba.
Chuyện xưa và nay
Sau khi lang thang theo chân tập đoàn đầu tư Eisenberg khắp Trung Quốc vài năm (1976 đến 1979), tôi quay lại Shanghai vào 1995 (6 năm sau biến cố Thiên An Môn) với tiền đầu tư riêng của công ty mình. Trung Quốc vẫn chưa thay đổi nhiều. Ngoài Portman Ritz-Carlton, không đâu có thể tìm được ly cà phê ngon đúng điệu. Mỗi buổi sáng, sau breakfast, tôi phải tiếp hơn 1 chục doanh gia, xếp hàng đưa business plan xin gọi vốn. Ngày nào cũng mệt nhoài sau bữa ăn tối. Đôi khi còn phải làm việc với các phụ tá cho đến nửa khuya.
Chỉ 12 năm sau, cuộc sống của những doanh nhân thuộc thế hệ đầu tiên đó đã thay đổi: nhiều người đi tù, nhiều người thành đại gia tăm tiếng. Sau breakfast, tôi và phụ tá phải tự quay điện thoại để xin cuộc hẹn; và chúng tôi trở nên người phải đi săn mồi. Phần lớn tiếp tôi vì tình nghĩa cũ: những đại gia mới giàu của Trung Quốc không còn cần đến tiền của tư bản Mỹ nữa. Họ thẳng thắn giải thích: một, tiền tích tụ trong nội địa từ các quỹ và ngân hàng Trung Quốc khá dồi dào và điều kiện giải ngân cũng dễ dàng theo quan hệ; hai, các công ty của họ có nhiều bí mật tiềm ẩn từ những quan chức chống lưng, họ không thể ”minh bạch và trung thực” theo yêu cầu quốc tế. Họ chỉ làm việc với các siêu ngân hàng Âu Mỹ khi cần một số tiền rất lớn và chỉ làm với những đối tác có những tài sản trí tuệ mà họ cần học hỏi.
Trong chuyến đi gần nhất, 2014, mọi thứ lại thay đổi. Tôi đến Shanghai để thăm vài bạn cũ, không có ý định làm ăn gì. Và cũng chẳng báo cho ai hay. Tuy nhiên, nhiều đại gia nghe tin, cho người đến khách sạn rước tôi đi gặp. Lần này, họ muốn tôi tư vấn về sự an toàn của “dòng tiền chạy trốn” bên Mỹ và những nơi trú ẩn khác. Xin nói ngay là tôi không biết hay liên quan gì đến việc chuyển tiền ra nước ngoài; thực sự, các đại gia này đều có đường giây kín đáo và quyền lực ngầm để làm chuyện này dễ dàng. Họ cũng không cần đến những loại visa nhập cư như EB5 của Mỹ. Họ có đầy đủ mọi loại hộ chiếu cho mình và vợ con, từ Monaco đến Thụy Sĩ hay Canada.
Họ muốn nghe tôi nói về cách để dòng tiền của họ, khi đã đến Âu Mỹ, sẽ được đầu tư như thế nào để có ROI (return on investment) khả quan nhất; làm thế nào để tránh những thất thoát chặt chém từ các nhà quản lý Mỹ; làm thế nào để tránh những soi mói của báo chí hay cơ quan tài chính Mỹ; nên đầu tư vào kênh nào để có một danh mục (portfolio) cân bằng; làm thế nào để vấn đề thừa kế êm đẹp; tạo một chiến lược M&A ra sao để phát triển kinh doanh tại Mỹ và tái đầu tư vào những thị trường mới nổi; những ngành nghề nhiều triển vọng và tăng trưởng nhanh trong 20 năm tới; những đòn bẫy quan trọng để gia tăng cường độ thu nhập…cũng như những vụn vặt khác về đời sống của một gia đình “tỷ phú” tại Mỹ.
Nói tóm lại, họ tin rằng một người có học, ở Mỹ từ 1963, lại là một người bạn lâu năm…như tôi thì có thể coi như một nguồn thông tin miễn phí đáng tin cậy…không như những “thằng” luật sư hay tư vấn khác, chỉ làm vì “fees” (cho thấy cái mindset của người Trung Quốc , giàu hay nghèo, đều thích miễn phí).
Đằng sau nhung lụa
Đùa chút thôi, chứ một lần, nghe ông bạn tâm tình trong quán bar M, nhìn xuống The Old Bund…
“Tôi không biết là kinh tế Trung Quốc đến lúc nào thì vỡ trận? Nhanh hay chậm, nhưng chắc nó sẽ đến. Có quá nhiều bất cập và scandals đang được dấu kín bởi nhiều phe quyền lực mà sẽ được phơi bày trong các cuộc tranh chấp. Dù mang tiếng là tỷ phú, nhưng tôi biết mình chỉ là con tốt thí, cá nằm trên thớt, và tai họa luôn đe dọa.”
Tôi hơi lạ vì người đàn ông mới qua tuổi 50 đang ở trên “đỉnh cao” của giới thượng lưu Shanghai sao còn mệt mỏi hơn ông già Alan?
“Tôi đã cho gia đình qua Mỹ định cư rồi. Chỉ còn một thân một mình và chỉ cần 30 phút thông báo là tôi biến khỏi Shanghai. Chúng tôi bỏ đi nhưng vẫn yêu xứ sở này vô cùng. Không khí, thực phẩm nhiễm độc, người dân ngu xuẩn và vô văn hóa, quan chức tham lam và ăn cướp…nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện quan trọng là với những người giàu có, quyền thế như chúng tôi mà còn cảm thấy bất an thường trực…thì người dân nghèo túng ngoài kia sẽ thấy thế nào. Một ngày gần đây, sức ép sẽ làm vỡ tung nắp đậy…và như anh hay nói…God help us!!!”
Con sông Huangpu dưới kia vẫn trôi nhanh và tàu bè vẫn qua lại tấp nập. Du khách vẫn lăng xăng chụp hình và xả rác. Nhưng có ai để ý đến dòng sóng ngầm cuồn cuộn ngay dưới mặt sông? Như con rồng của lịch sử đang sẵn sàng trổi dậy để xóa bàn cờ làm lại?
Alan Phan
(Blog Alan Phan)
Theo Nga và chuyện những luận án TSKH
Vào
những năm đầu của “công cuộc đổi mới” ở VN, một câu hỏi xuất hiện cả
trong dân chúng lẫn các nhà lãnh đạo: Vì sao trong chính sách nhà nước,
nhất là trong lĩnh vực kinh tế, ở thời kỳ trước, người ta lại mắc những
sai lầm ấu trĩ như vậy?
Thời đó, trong những buổi nói chuyện, các nhà lãnh đạo hay viện đến những câu bắt đầu bằng những từ “Trước đây TA cứ tưởng”.
Trước đây TA cứ tưởng cứ ra lệnh là người công nhân, nông dân sẽ ra sức
làm việc để đóng góp sức mình xây dựng CNXH. Trước đây TA cứ tưởng những
lời kêu gọi là động lực để người lao động làm việc. Trước đây TA cứ
tưởng quản lý xã hội thời bình cũng giống thời chiến… Bây giờ mới vỡ lẽ
ra là muốn người lao động làm việc hăng say thì dứt khoát phải làm cho
họ quan tâm đến thành quả lao động, nghĩa là khi làm, họ phải biết được
sau đó họ sẽ được nhận cái gì và bao nhiêu.
Những điều này thực ra là người có chút nhận thức thì ai cũng biết. Tuy
nhiên, những con người bị ám (giống như ma ám, chính xác là như vậy!)
bởi các thứ tín điều thì không thể nào nhận ra nổi!
Một kiểu giải thích khác đến từ miệng các quan tuyên huấn. Với nhiệm vụ
cao cả bảo vệ thượng cấp, họ tự nghĩ ra cách nói (sao cho khi sếp có
biết thì vẫn vừa lòng). Họ đổ những cái sai cho… Liên Xô! Họ nói rất
hay, nhưng nếu dùng ngôn từ dân dã thì có thể diễn đạt thế này: “Tao
(nói nhân danh sếp) đâu có ngu! Tại cái thằng Nga chứ. Nó mới ngu. Tao
chỉ làm theo nó thôi mà. Đấy, xem lại những việc nó làm và tao làm coi,
có gì tao làm khác nó đâu!”
Xin không bàn ở đây thằng nào ngu hơn trong hai thằng, thằng đi trước
hay thằng theo sau. Chỉ xin nói rằng đúng là VN đã học theo anh Nga rất
nhiều thứ. Những việc như phát minh khoa học thì không theo được, nhưng
mà hệ thống quản lý xã hội, các chiêu bài tuyên huấn hay những luận điểm
trong các khoa học xã hội thì rất giống nhau. Bắt chước nhau cả việc
đặt những danh hiệu và tên gọi (nhà giáo nhân dân, nghệ sỹ nhân dân, hội
đồng bộ trưởng,…).
Xin nêu một ví dụ rất điển hình về việc “học mót thằng ngu” vào thời kỳ
được gọi là “bao cấp”. Một lần vào khoảng năm 1974 gì đó, tôi được làm
quen với một người vừa đi Nga về. Vị này đã ở bên đó khá nhiều năm. Bảy
năm cuối, vị ấy làm thực tập sinh cao cấp (TTSCC), hơi giống như làm
habilitation ở vài nước Tây Âu, để lấy bằng tiến sỹ (tức TSKH bây giờ)
về kinh tế học. Nói đến TS khi đó, tôi khá ngưỡng mộ (chứ không như các
vị PTS mà bà con gọi là “cái gì” đi Tây cũng thành). Nhìn điệu bộ trịnh
trọng, tôi đoán chắc vị này nghiên cứu vấn đề gì cao siêu lắm. Sau vài
lần gặp, tôi lân la hỏi về nội dung công trình của nhà khoa học này, và
được vị ấy tiết lộ. Bây giờ tôi không nhớ được chính xác những ngôn từ
khoa học kêu rổn rảng, nhưng nhớ đại ý là trong suốt 7 năm trời, vị ấy
đi các nhà máy, các cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường để tìm hiểu
các thông số, và sau đó dùng các phương pháp nghiên cứu khoa học rất
“tân tiến” để xác định tổng chi phí để sản xuất ra một hộp sữa cô đặc.
Vị ấy nói rằng việc đó nhắm tới một mục tiêu có tính thực tế rất cao là
trình lên TW đảng CSLX để các đồng chí trên đó điều chỉnh giá bán cho
phù hợp!!!
Mặc dù thời đó, nhiều cái ngu không thể nhận diện được, nhưng cái ngu
này thì làm tôi thấy choáng luôn! Và càng ngẫm nghĩ, tôi càng sửng sốt,
có lúc cứ lẩm bẩm “đ.m.”! Một luận án TSKH làm trong 7 năm mà mới nghiên
cứu được tổng chi phí để sản xuất một hộp sữa! Mà nghiên cứu xong rồi
có được các đồng chí lãnh đạo lườm tới để tham khảo trước khi điều chỉnh
giá bán không? Và giả sử được, vậy còn hàng triệu mặt hàng khác, lấy
đâu ra hàng triệu TSKH hay TTSCC để nghiên cứu định giá? Và định giá
xong rồi, nếu kinh tế biến động thì vẫn cứ giữ nguyên cái giá đó đến 7
năm sau, khi có công trình mới thì mới chỉnh sang giá khác hay sao?...
Trong khi đó, với thị trường tự do, ở ngoài chợ hai mụ đàn bà cãi nhau
một lúc là ra giá ngay à, chẳng cần đến vị TSKH nào. Mà cái giá của các
mụ tự điều chỉnh rất linh hoạt. (Xin lỗi, tôi nói “mụ đàn bà” không có ý
xem thường phải yếu, vì cũng sẵn sàng gọi mình là thằng đàn ông hay
thằng già, he he!)
Một chuyện khác cũng liên quan đến luận án TSKH, lần này thì ở lĩnh vực
kỹ thuật dân dụng. Vị TSKH này nghiên cứu mạch điện của radio. Luận án
đầy những hệ phương trình vi phân phức tạp với hàng chục, hàng trăm
biến. Giải chính xác không được, đành phải dùng đến những công cụ tính
gần đúng với cả thứ gọi là lý thuyết nhiễu loạn. Trước đó cũng đã có
hàng trăm chuyên gia làm những việc như vậy rồi, nhưng đây là bài toán
cho một mô hình radio khác. Tôi phục tài làm toán của các bác này, nhưng
vẫn thấy khôi hài vì cái radio Liên Xô mấy người mang về nó nhanh hỏng
và ngốn pin kinh khủng. Chín cục pin Con Thỏ đấu thành một cọc dài tới
nửa mét, không thể đút vào bên trong cái radio được, đành để bên ngoài,
mà mở cho nó nói liên tục thì cỡ vài ngày là hết. Thời bao cấp có không
xót thì cũng chẳng có tiền mua pin để nghe đài thường xuyên. Cái đài để
đó khoảng hơn tháng thì hỏng toi. Trong khi đó, cái bọn Nhật nó không
cần giải phương trình vi phân, nhưng cái đài của nó xài hàng chục năm
không hỏng. Hai cục pin, thậm chí một, cho vào trong cái đài nhỏ nhỏ
xinh xinh, nghe oang oang liên tục, vài tháng mới hết.
Tôi biết rằng ở Nga có những nhà bác học thực sự lỗi lạc, đặc biệt trong
toán học. Nhưng cái cách ứng dụng các nghiên cứu cơ bản ở Nga vào cuộc
sống thì quá kỳ. Nó sặc mùi XHCN.
Còn về những anh ngu theo Nga thì xin các vị tự đánh giá lấy.
Nguyễn Trần Sâm
(Quê Choa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét