Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam – không chỉ áp lực từ bên ngoài - Nhìn HD-981 nhớ chuyến bay 93 119

"Hữu nghị viển vông" hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông ?

(do ko thể kiểm chứng nguồn tin nên đề nghị bạn đọc tham khảo với thái độ thận trọng!)
Sau chuyến thăm của Bí thư Quảng Đông, đây là 16 công việc mà các Bộ và tỉnh thành Việt Nam “phải làm”, được ghi rõ trong công văn của Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố.
Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến “danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa“.
H6 
Công văn nay được gửi cho : một là, “Các Bộ Công Thương ; Kế hoạch và Đầu tư ; Giao thông Vận tải ; Giáo dục và Đào tạo ; Tài chính ; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ; Khoa học và Công nghệ ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch” ; hai là, “Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành phố : Hà Nội ; Thành phố Hồ Chí Minh ; Quảng Ninh ; Hải Phòng ; Quảng Nam ; Đà Nẵng“.

Đính kèm công văn (1 trang) này là “Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 – 17/4/2014)
H7

Dưới đây là toàn văn bản công văn :

Ngày 20/5/2014, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao bản Danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 -17/4/2014).

Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các Bộ/ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến Quý Cơ quan Danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của Quý Cơ quan với tỉnh Quảng Đông.

Bộ Ngoại giao xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./.”

Kèm theo là danh mục (hai trang) 16 “công việc phải làm” (xem hình kèm theo)
H8
H9

Để có một ý niệm cụ thể về công văn ký tên Hồ Xuân Sơn nhằm thực hiện ý muốn của Hồ Xuân Hoa, bí thư (hay tổng đốc ?) Quảng Đông, chỉ cần chép lại nguyên văn hai “công việc phải làm” số 1 và số 2 :

“1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông.

“2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai Đảng Trung Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế hoạch trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam“.

Thiết tưởng mọi bình luận là quá thừa.Câu hỏi duy nhất đáng đặt ra : đây là công văn của “Bộ ngoại giao Việt Nam” hay là của Sở nội vụ tỉnh Quảng Đông ?
B.T. 
28-06-2014
  (Diễn Đàn)

Tạp chí tình báo nổi tiếng của Anh tiên đoán tranh chấp Biển Đông sẽ thách thức sự ổn định của chính phủ Việt Nam

Viet-studies.info: Tạp chí tình báo nổi tiếng của Anh tiên đoán tranh chấp Biển Đông sẽ thách thức sự ổn định của chính phủ Việt Nam: Escalation of Sino-Vietnamese South China Sea dispute poses longer term challenges to stability of Vietnam's government (Janes's Intelligence Weekly 26-6-14) -- Jane's Intelligence Weekly là tuần báo cực kỳ uy tín (và subscription cực kỳ mắc! Xin cám ơn một thân hữu gửi tặng bài này)
Ủy Viên Bộ Chính Trị Trung Quốc Dương Khiết Trì (bên trái) và Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Hình chụp tại Hà Nội, Việt Nam hôm Thứ Tư ngày 18 tháng 6 năm 2014, sau các cuộc đàm phán về việc tranh chấp tại Biển Đông.

Tạp chí tình báo nổi tiếng của Anh tiên đoán tranh chấp Biển Đông sẽ thách thức sự ổn định của chính phủ Việt Nam:

Sự leo thang tranh chấp giữa Việt-Trung tại Biển Đông, đặt ra những thách thức đối với sự ổn định của chính phủ Việt Nam
Biến cố

Ngày 26 tháng 6 chính quyền Việt Nam công bố, tính đến nay đã có 27 tàu giám sát thủy sản của Việt Nam, bị tàu Trung Quốc cố tình va chạm, đâm chìm.

Tranh chấp hàng hải leo thang sau khi Trung Quốc chuyển giàn khoan (HYSY-981) vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan HD981 đã gây ra làn sóng bạo lực chống các hãng xưởng của Trung Quốc, Đài Loan, và Hàn Quốc trong các khu công nghiệp phía Nam Việt Nam, khiến 361 nhà máy bị tàn phá. Quy mô của cuộc bạo động khiến một số ý kiến cho rằng, đã có một tổ chức nào đó đứng ra giật dây. Nhật báo South China Morning đưa tin, nhiều người chứng kiến một nhóm đàn ông đi xe máy kích động bạo loạn, trong khi công an Việt Nam tuyên bố: Việt Tân (danh xưng của "một tổ chức khủng bố" bất hợp pháp chống chính phủ), xúi giục bạo loạn nhằm mục đích lật đổ đảng cầm quyền.
Dự báo

Mặc dù quy mô bạo lực trong tháng 5/2014 không lập lại giống nhau, sự leo thang tranh chấp kéo dài đã trở thành thách thức đối với việc điều hành của chính phủ, khi mối quan hệ Trung Việt ngày càng trở nên gắn bó với nền chính trị Việt Nam. Tính danh của Đảng Cộng Sản Việt Nam có lịch sử dựa trên sự độc lập dân tộc, và cuộc đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của ngoại bang. Do đó lời chỉ trích của chính phủ được các nhà hoạt động trình bày như “chủ nghĩa dân tộc,” vì thế Đảng Cộng Sản gặp nhiều khó khăn khi biện minh cho việc đàn áp những người yêu nước. Mặc dù vào những năm 2011-2012, các cuộc biểu tình trước đó bề ngoài là “chống Trung Quốc,” nhưng rõ ràng cũng là để đặt câu hỏi: Phải chăng Đảng Cộng Sản thiếu khả năng đối phó với sự xâm lăng của Trung Quốc. Năm 2009, quyết định gây tranh cãi của chính phủ trong việc phê duyệt dự án khai thác bauxite của Trung Quốc, đã khiến các nhóm đối lập đoàn kết chống lại các khu định cư của Trung Quốc, và của thực dân kinh tế tại Việt Nam. Đảng Cộng Sản sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi về tính hợp pháp (trong lúc cố đấu tranh để tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế), khi chính sách tê liệt nghiêm trọng, và trước sự tiên liệu sẽ có những phản đối công khai, vì chính phủ bị áp lực phải chứng minh tiến độ của nhiều vấn đề, chắng hạn như việc mở rộng nền kinh tế vốn đã thâm hụt của Việt Nam với Trung Quốc, việc nhập cảng sản phẩm kém chất lượng của Trung Quốc, việc tranh chấp hàng hải, và việc đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Nguồn: Tuần báo Jane's Intelligence Weekly/Viet-studies.info
Bản dịch của Dân Luận
  (Dân luận) 

Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam – không chỉ áp lực từ bên ngoài

Tàu Trung Quốc trước giàn khoan, tháng Năm 2014
Cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về các quần đảo ở biển Đông thống trị những cuộc thảo luận ở Việt Nam. Áp lực nặng nề của láng giềng to lớn cũng thúc đẩy cuộc tranh cãi nội bộ về những cải cách cần thiết và để cho người ta nhận ra được sự hình thành phe phái trong Đảng Cộng sản.

Leo thang trên biển
Từ ngày 1 tháng Năm, Trung Quốc đã đặt giàn khoan HD-981 to lớn vào vùng biển 200 hải lý được Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Sự kiện này đã dẫn tới bước leo thang lớn nhất lâu nay trong quan hệ vốn cũng đã căng thẳng giữa hai đất nước cộng sản. Hiện giờ, Trung quốc đã gởi sáu tàu chiến, 36 tàu cảnh sát, 21 tàu vận tải và 44 tàu đánh cá tới vùng biển tròn mười hải lý quanh giàn khoan. Ở phía Việt Nam có 63 tàu cảnh sát và đánh cá. Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã đâm va vào tàu thuyền của họ và đã tấn công bằng súng phun nước mạnh. Qua đó 24 tàu cảnh sát Việt Nam được cho là đã bị hư hỏng nặng và hàng chục người đã bị thương. Một tàu đánh cá Việt Nam bị chìm. Ngược lại, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam đã đâm húc tàu của họ 1416 (!) lần. Trong một kháng thư gửi lên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam tiến hành một chính sách thù địch đối với Trung Quốc và người Trung Quốc. Có ý muốn nói tới là những cuộc biểu tình bạo lực ở miền Nam và Trung Việt Nam trong tháng Năm mà trong đó hàng trăm xí nghiệp Trung Quốc và nước ngoài khác đã bị phá hủy, bốn người Trung Quốc bị giết chết và hơn một trăm bị thương.
Phản ứng trên đất liền
Kể từ lúc đó, bước leo thang này là tâm điểm trong các truyền thông Việt Nam do nhà nước định hướng. Nhiều trí thức Việt Nam và cựu quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), những người thường được gọi là “nhà cải cách”, nhìn tình huống này không chỉ là một mối đe dọa và còn là cơ hội, để giải phóng Việt Nam ra khỏi “ách Trung Quốc” và cải tổ đất nước theo hướng dân chủ. Vì trước sau thì đất nước này vẫn đứng dưới sự thống trị của một đảng và mặc cho sự phát triển hết sức nhanh chóng về kinh tế vẫn chiếm những thứ hạng sau cùng trong các chỉ số như Freedom Barometer Asia.
Bức thư ngỏ của giới trí thức gởi Đảng
Vào ngày 25/5/2014, hàng trăm nhà trí thức đã viết một bức thư ngỏ gởi ĐCSVN. Lá thư này được đăng trong diễn đàn Internet boxitvn.net từ nhiều tuần nay. Giới trí thức và khoa học đã thành lập diễn đàn này năm năm trước, để phản đối các dự án bôxít của chính phủ, cộng tác với công ty Trung Quốc tại Lâm Đồng trên cao nguyên Việt Nam. Hiện nay đã có hàng người người Việt ký tên, các nhà trí thức nổi tiếng của Việt Nam trong và ngoài nước. “Tình thế hiểm nghèo … đòi hỏi phải phân tích, dự báo diễn biến và có đối sách chủ động ứng phó. Trách nhiệm này được đặt ra trước hết cho cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)”. Những phản ứng dè dặt như phản ứng của tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng bị phê phán là “vô trách nhiệm”. Ngược lại, các hành động của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại nhận được nhiều khen ngợi. Trong một bài diễn văn ở Manila vào ngày 22/5, thủ tướng đã nói: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi … nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Manila , 22/5/2014. Hình: Sikarin Thanachaiary
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Manila , 22/5/2014. Hình: Sikarin Thanachaiary
Phe phái hình thành trong ĐCSVN
Những lời đồn đại về sự chia rẽ trong ĐCSVN đã có từ lâu. Người ta cho rằng có một cánh theo phương Tây với thủ tướng Dũng và một cánh theo Trung Quốc với sếp ĐCSVN Trọng. Người ta cũng có thể nhận ra phỏng đoán này trong bức thư ngỏ của giới trí thức gởi ĐCSVN. Trong đó có viết: “Tình hình hiện nay đòi hỏi và tạo cơ sở cho các cán bộ, đảng viên trung thành với tâm nguyện vì dân vì nước cùng với nhân dân vạch rõ và đấu tranh không khoan nhượng chống lại những quan điểm và thái độ nhu nhược đối với kẻ xâm lược…đặc biệt là những kẻ có quan hệ mờ ám với nhà cầm quyền Trung Quốc.” Cuối cùng, bức thư đi tới thông điệp chính, rất đáng để chú ý: “Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh nêu trên của những đảng viên vì nước vì dân của Đảng CSVN sẽ được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, góp sức. Mọi người Việt Nam hãy đồng lòng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia bằng nhiều hình thức thể hiện rõ tính chính nghĩa và nhân văn, hết sức cảnh giác trước những thủ đoạn kích động của thế lực bành trướng Trung Quốc và tay sai, hết lòng cổ vũ, hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và ngư dân bám biển, đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng nền dân chủ và pháp trị thực sự, đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa để bảo vệ chủ quyền, đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc và tụt hậu.”
“Làm thế nào để thoát Trung?”
Trong một hành động hết sức đáng chú ý, nhà xuất bản Tri Thức (Knowledge Piblishing House) đã cùng với quỹ Phan Chu Trinh tổ chức một cuộc hội thảo công khai vào ngày 5/6/2014 với đề tài “Làm sao để thoát Trung?” Người tổ chức là giáo sư Chu Hảo nổi tiếng, giám đốc nhà xuất bản Tri Thức. Chu Hảo, sanh năm 1940, đã từng là thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ 1996 đến 2005. Cha ông, Chu Đình Xương, là một nhà cách mạng trước đây đã thuộc giới thân cận nhất xung quanh Hồ Chí Minh (Chu Đình Xương là sếp công an của miền Bắc Việt Nam trong năm 1945). Trong những năm 1950, Chu Hảo là học trò được gởi sang Trung Quốc, rồi ông học đại học ở Liên Xô trong những năm 60 và hoàn thành luận án tiến sĩ trong những năm 70 ở Paris. Năm 2005, ông lui ra khỏi tất cả các chức vụ chính trị và thành lập nhà xuất bản Tri Thức nằm dưới sự bảo trợ của Hội Khoa học và Kỹ thuật. Từ đó, ông đã xuất bản hàng trăm quyển sách cổ vũ khai trí, nhà nước pháp quyền và dân chủ, một phần cũng được Viện Friedrich Naumann vì tự do hỗ trợ, ví dụ như Chủ nghĩa Tự do của Ludwig von Mises.
Từ một vài năm nay, nhiều nhà trí thức nổi tiếng đã tụ tập quanh nhà xuất bản Tri Thức, quỹ văn hóa Phan Chu Trinh và diễn đàn Bauxite, ví dụ như khoa học gia và nhà phê phán Nguyễn Quang A (ông bị ĐCSVN nhìn như là một nhà bất đồng chính kiến), tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (cựu đại sứ tại Trung Quốc) hay triết gia, người dịch Kant Bùi Văn Nam Sơn. Cho tới nay, các diễn đàn này được ĐCSVN khoan dung cho, có lẽ vì những người trí thức này không trực tiếp chống lại quyền lực của ĐCSVN (phần lớn họ là đảng viên), mà ủng hộ một cuộc cải cách từng bước một.
Tiến sĩ Chu Hảo (đứng) tại hội thảo "Làm thế nào để thoát Trung?". Hình: Nguyen Duc Thanh, VEPR
Tiến sĩ Chu Hảo (đứng) tại hội thảo “Làm thế nào để thoát Trung?”. Hình: Nguyen Duc Thanh, VEPR
Ba tiên đề và bảy trụ cột
Đã có nhiều mong đợi hội thảo này, nhưng đáng tiếc là ít nghe được những điều gì thật sự mới. Hai đề tài được những người tham dự thảo luận: sự phụ thuộc về ý thức hệ và về kinh tế vào Trung Quốc. Từ nhiều thập niên nay, ĐCSV nhìn mô hình Trung Quốc và thành công kinh tế như là một tấm gương và cố gắng sao chép càng nhiều càng tốt từ Trung Quốc. Nhưng đó là một sai lầm, theo thảo luận, vì qua đó, Việt Nam tiếp tục đi sau Trung Quốc cả về kinh tế lẫn ý thức hệ. Liệu đó có là một luận cứ thuyết phục và nên theo đuổi hay không thì vẫn còn là câu hỏi. Nhưng rất đáng tiếc là cho tới nay vẫn chưa được thảo luận một cách hợp lý. Người ta đơn giản chấp nhận nó và nhanh chóng đi đến những giải pháp mang tính hời hợt, truyền thống.
Tiến sĩ Giáp Văn Dương, người được mời đến để diễn thuyết và cũng là nhà thành lập học viện trực tuyến độc lập đầu tiên ở Việt Nam (GiapSchool), ngược lại đã giải thích rõ ràng: Giải pháp duy nhất cho câu hỏi “Làm sao để thoát Trung?” là: Việt Nam phải phát triển nhanh hơn và bền vững hơn Trung Quốc! Làm thế nào để đạt được điều đó? Bằng cách là giới lãnh đạo Việt Nam tuân theo ba tiên đề: (1) Ưu tiên cho lợi ích quốc gia (chứ không cho lợi ích ý thức hệ), (2) Phát triển tốt hơn và bền vững hơn trên cơ sở chất lượng của các thể chế và nguồn nhân lực, và (3) Ổn định qua phát triển (chứ không phải phát triển qua ổn định).
Trong đó, xã hội Việt Nam cẩn phải đứng trên bảy trụ cột, tức là (1) Con người tự do, (2) Giáo dục khai phóng, (3) Xã hội dân sự, (4) Hành chánh chuyên nghiệp, (5) Mô hình dân chủ (6) Kinh tế thị trường tự do, (7) Nhà nước pháp quyền.
Tất nhiên là các giải pháp do tiến sĩ Giáp Văn Dương đưa ra được những nhà cải cách và đấu tranh cho dân chủ ủng hộ. Tuy vậy, chúng không phải là mới và trước hết là trong hình thức này thì không đủ cụ thể. Những giải pháp tương tự như vậy, đặc biệt là về việc cải cách chính trị ý thức hệ của đất nước, đã được thảo luận từ nhiều năm nay trong các diễn đàn khác nhau. Thế nhưng hiện thực cho tới nay là: giới lãnh đạo ĐCSVN không muốn lắng nghe bất cứ điều gì từ đó và ngay cả khi họ có nghe điều gì từ đó thì họ cũng không muốn thảo luận.
“Làm thế nào để thoát Trung? Thưa quý vị, câu hỏi tốt hơn là: Làm thế nào để thoát ĐCSVN?”, tiến sĩ nguyễn Quang A nói với tính hài hước vốn có của ông. Những người tham dự cười to. Nhưng không có câu trả lời cho câu hỏi này.
Hội thảo "Làm thế nào để thoát Trung?". Hình: Nguyen Duc Thanh, VEPR
Hội thảo “Làm thế nào để thoát Trung?”. Hình: Nguyen Duc Thanh, VEPR
Cũng là thời gian sôi động cho đề tài công đoàn tự do
Câu hỏi cải cách và dân chủ hóa đất nước cho tới nay không được thảo luận công khai ở Việt Nam. Các nhà phê phán Đảng và hệ thống bị lực lượng an ninh giám sát chặt chẽ. Mỗi năm có hàng chục người và nhóm, trong đó có nhiều blogger, bị tuyên xử án tù nhiều năm vì có những “hành động trái pháp luật” như “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”, “phổ biến tài liệu phản cách mạng”, “mưu đồ lật đổ chính quyền nhân dân” hay “trốn thuế”. Việt Nam vẫn còn chưa có các đạo luật cho hội họp nơi công cộng (như biểu tình), công đoàn độc lập hay tổ chức phi chính phủ.
Mối đe dọa Trung Quốc, láng giềng “không ưa thích” với cùng một mô hình chính trị, có thể sẽ trở thành một cơ hội được chào đón để thúc đẩy Việt Nam phát triển theo hướng dân chủ Phương Tây. Các quan hệ mật thiết hơn với Hoa Kỳ và Nhật Bản đang được thảo luận sôi nổi. Việt Nam cần đồng minh và đối tác mới. Nhưng giá phải trả cho việc đó là sự thay đổi của Việt Nam.
Vào ngày 8/6/2014, đại diện của 17 “tổ chức dân sự” Việt Nam đã hội họp tại thành phố Hồ Chí Minh – tất cả đều không được nhà nước công nhận – để đưa ra một tuyên bố chung về “Sự cần thiết của công đoàn độc lập ở Việt Nam”. Lần này thì tiếng nói của họ có được ĐCSVN lắng nghe hay không? Hay họ lại bị truyền thông nhà nước mắng chửi hạ thấp là “vô lý” và “không đúng lúc” như các nhóm khác trong quá khứ (Nhóm 8406, Nhóm 72)?
Kết luận
Liệu mối đe dọa từ bên ngoài có dẫn tới các cải cách chính trị trong nước hay không, điều này khó mà tiên đoán được. Kinh nghiệm của quá khứ thường hay minh chứng cho điều ngược lại. Hans Georg Jonek, giám đốc văn phòng Viện Friedrich Naumann ở Việt Nam, cho rằng mặc dù vậy, người ta có thể nhận thấy rõ tại các cuộc thảo luận này, rằng sự việc giàn khoan Trung Quốc không chỉ là một vấn đề chưa được giải quyết về tranh chấp lãnh thổ mà còn dẫn tới các câu hỏi về ý thức hệ và hệ thống. “Cuộc xung đột một phần được sử dụng trong chính trị đối nội một cách rõ ràng đến mức đáng ngạc nhiên”, theo Jonek.
Đội ngũ văn phòng Viện Friedrich Naumann tại Hà Nội, Việt Nam.
Phan Ba dịch từ http://www.freiheit.org/Vietnams-Chinaproblem-nicht-nur-Druck-von-aussen/1804c29925i/index.html
  Viện Friedrich Naumann vì tự do
Phan Ba dịch
Theo blog Phan Ba
 

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM ?

Boxitvn

Hoàng Quỳnh
Mặc dù tác giả tự nhận là một trí thức bình thường, “viết ra vài dòng tâm huyết, hy vọng góp chút sức lực nhỏ bé để cùng mọi người tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc trong thời điểm sinh tử này”, nhưng tư tưởng của bài viết không nhỏ bé chút nào. Những tư tưởng này, nếu biến thành hiện thực, chắc chắn sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện hiện nay của đất nước ta.
Một giấc mơ đẹp! Hy vọng, vào một ngày đẹp giời nào đó, giấc mơ sẽ biến thành hiện thực!

Bauxite Việt Nam
Tôi là một trí thức ở Sài Gòn. Mấy hôm nay đứng trước sứ biến động của vận mệnh dân tộc, trong lòng nhấp nhổm không yên, ban ngày theo dõi tình hình mà lòng như có lửa đốt, đêm nằm trằn trọc, ưu tư… Xin viết ra đây vài dòng tâm huyết, hy vọng góp chút sức lực nhỏ bé để cùng với mọi người tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc trong thời điểm sinh tử này.
NÊN KIỆN HAY NÊN LÀM GÌ

Đi kiện không phải là điều quyết định
Thật ra đi kiện cũng là điều tốt, tốt hơn nhiều lần dậm chân tại chỗ mà không làm gì cả, vì nó thể hiện cái tinh thần phản kháng, không chấp nhận áp bức của dân tộc. Nhưng kiện không phải là điều cốt lõi nhất, càng không nên coi đó là tất cả!
Tại sao kiện không phải là điều thiết yếu nhất? Chúng ta đều thừa nhận với nhau là kiện để tranh thủ thêm sự ủng hộ của các nước, từ đó họ gây áp lực làm chùng bước Trung Quốc. Nhưng mọi người nên nhớ rằng, bản chất của Tàu cộng là dối trá và ngang ngược, không ai có thể gây áp lực lên nước này được bằng lời nói. Muốn làm cho nước này dừng lại, chỉ có cách là phải mạnh ngang bằng với họ, làm cho họ cảm thấy họ có thể bị tổn thương khi ức hiếp chúng ta. Điều này chúng ta chỉ làm được khi có liên minh quân sự với Mỹ, và có thêm Nhật, Ấn, Úc càng tốt
Nếu chúng ta thắng kiện thì có thể có thêm vài nước lên tiếng ủng hộ, chẳng giải quyết được vấn đề gì. Riêng Mỹ, Úc, Ấn, Nhật đứng về phía VN ngay từ đầu (nhưng không muốn làm đồng minh vì ta chưa có dân chủ), chẳng phải vì chính nghĩa gì cả, mà đó là sợ Trung Quốc nuốt trọn biển Đông, gây khó khăn cho lưu thông hàng hải của họ. Phải nói rằng, nếu VN có dân chủ, thì 4 nước này chìa cả 2 tay ra với VN mà đề nghị liên minh, còn bây giờ thì họ chỉ biết đứng ngoài và nói “ủng hộ” thôi, không thể làm gì hơn cả, dù VN có thắng kiện hay thua kiện. Còn ASEAN và EU thì chỉ dùng lời nói chứ không bao giờ dùng hành động. Nước Nga thì hiện tại và tương lai có mắc mướu quá lớn với TQ
Còn nếu chúng ta thua kiện thì sao. VN sẽ mất trắng. TQ sẽ dùng toàn lực đánh một trận để tống VN ra khỏi biển Đông. Các nước khác chỉ biết nói “rất tiếc” chứ không biết làm gì khác, vì TQ đang thực thi pháp luật quốc tế!. Chúng ta có khả năng thua kiện không? Điều này không có gì là chắc chắn, khi mà công hàm Phạm Văn Đồng còn đó, và VN cộng sản hiện tại vẫn được coi là kế tục của nhà nước VN DCCH trước kia. Ngoài ra, chưa chắc tất cả các quan tòa đều có cảm tình với VN, đều công tâm. Nên nhớ, cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, mà rất nhiều tiền thì Trung Quốc có!
Ngoài ra một tác hại khác nữa là người dân và chính phủ VN sẽ ảo tưởng, xem kiện là tất cả việc cần làm, trong khi bỏ qua những cơ hội, những thời cơ để làm việc khác đem lại lợi ích thật sự hơn
Điều duy nhất cần làm: thúc đẩy dân chủ
Dân chủ, đó là điều cần làm duy nhất lúc này
Có nhiều người hỏi: không dân chủ vẫn có thể liên minh với Mỹ được không? Điều này hoàn toàn không thể xảy ra, trước tiên là vì quốc hội và người dân Mỹ không cho phép. Kế đến nữa là điều này quá rủi ro cho Mỹ, vì nếu VN vẫn là Cộng sản, thì sẽ có một ngày thằng Tàu cộng quay ra vuốt ve, o bế, lãnh đạo VN lúc đó sẽ ngả về Trung cộng, thì có phải quá thiệt hại cho người Mỹ không. Những đầu tư của người Mỹ như căn cứ quân sự, bí mật về khí tài .v.v., tất cả sẽ lọt về tay Trung cộng.
Tất nhiên là vô cùng khó khăn để đạt được dân chủ. Nhưng cả dân tộc VN có nghĩ rằng, mình đã cố gắng tột cùng cho mục tiêu đó chưa, cần phải làm thêm điều gì nữa để điều đó dễ có cơ hội thành hiện thực hơn không?!
Cơ hội lớn chưa từng có trong suốt cả chiều dài lịch sử của dân tộc!
Xưa tới giờ VN chưa bao giờ khuất phục Trung Quốc nhưng đơn thương độc mã, và luôn đóng vai yếu thế hơn vì là nước nghèo. Nay nếu có dân chủ thì VN được sự ủng hộ của gần như tất cả các cường quốc trên thế giới: Hoa kỳ, Nhật, Ấn, Úc
Không chỉ phát triển liên minh quân sự, các nước trên đều hiểu rằng điều cốt lõi và lâu bền nhất là VN phải trở nên hùng mạnh, như Nhật hay Hàn quốc , thì mới đảm đương nổi việc bảo vệ thông suốt biển Đông, cộng với tình cảm sẵn có, họ sẽ đầu tư mạnh mẽ về kinh tế, chính trị. Từ đó có cơ sở để tin rằng VN sẽ trở thành quốc gia hùng cường, có thể đứng vào TOP ĐẦU CỦA THẾ GIỚI, và ĐỘC LẬP VĨNH VIỄN với Trung Quóc
Dân chủ ở VN sẽ thúc đẩy dân chủ ở TQ. Khi TQ trở nên dân chủ, rất có khả năng họ sẽ bị ly khai, nên suy yếu hơn. Ngoài ra, cho dù tính tham lam, bá quyền vẫn còn đó, nhưng khi đó họ trở nên đàng hoàng hơn một chút, tôn trọng luật pháp hơn, thì VN sẽ đỡ khổ hơn nhiều.
VẬY CẦN THÊM GIẢI PHÁP NÀO KHÁC
1. Cổ súy cho “Hiến Pháp Hòa Giải”
Người Nhật có Hiến Pháp Hòa Bình nổi tiếng, đó là bước đi vô cùng khôn ngoan của dân tộc Nhật, để tất cả các nước an tâm, quên đi quá khứ quân phiệt của họ, sẵn sàng làm ăn, bang giao với họ …, từ đó họ có điều kiện phát triển kinh tế vượt bật và trở thành nước Nhật hùng cường như ngày nay
Còn VN, mọi người cứ hình dung, sau khi chuyển sang dân chủ thì chuyện gì sẽ xảy ra: sẽ có sự trả thù vô cùng ghê gớm, bao nhiêu đòn thù được tích tụ bấy lâu sẽ trút lên đầu giới lãnh đạo cộng sản và gia đình, tay chân của họ…
Trong khi tất cả mọi người am hiểu thời cuộc đều công nhận rằng, sự thay đổi để trở nên dân chủ không thể do bất cứ lực lượng nào khác, mà sẽ do một bộ phận trong chính giới lãnh đạo VN hiện tại. Cứ coi như có một số người trong giới lãnh đạo có lòng yêu nước, bỏ qua lợi ích cá nhân, kêu gọi những lãnh đạo khác thực hiện cải cách chính trị … thì họ cũng không dám làm cái việc thay đổi chế độ, cái việc mà tự dưng đưa bản thân và gia đình, con cháu mình vào vòng nguy hiểm vô cùng, có thể mất tất cả, kể cả mất mạng …
Vậy tại sao chúng ta không NGHĨ CHO HỌ một chút, không mở con đường bảo đảm sự an toàn và cuộc sống của họ, để cho mục tiêu của dân tộc dễ xảy ra hơn không.
Tôi xin đề xuất 2 điểm quan trọng nhất trong Hiến Pháp Hòa Giải này:
- Việt Nam chuyển thành đất nước dân chủ đa đảng
- Không được truy cứu, phán xét, buộc tội … đối với cá nhân hay tập thể, ở bất cứ phe phái đảng phái nào của người Việt Nam trong vòng 100 năm qua, và điều này có giá trị trong vòng 100 năm tới
Nếu điều này được thực hiện, thì những người cộng sản đang nắm chính quyền hiện nay và trước đây hoàn toàn có thể yên tâm là không bị trả thù cho tới đời cháu của họ!
Chúng ta đang cần cái gì: đang cần dân chủ để thay đổi vận mệnh dân tộc hay cần trả thù. Rõ ràng là đề xuất trên không có gì là quá đáng, nhưng nó dẹp bớt chông gai, mở ra còn đường rộng hơn, dễ đi hơn trên con đường tiến tới dân chủ của dân tộc.
2. Gây áp lực liên tục vào chính quyền bằng trưng cầu dân ý và các hoạt động ôn hòa
- Hiện tại có nhiều trang mạng bất đồng chính kiến, nhưng đa số đều dùng những lời lẽ gay gắt, điều đó khiến chính quyền đặt nó ngoài vòng pháp luật, làm nhiều người khó truy cập, khó phổ biến. Tôi nhắc lại, chúng ta đang cần dân chủ hơn bất cứ cái gì khác. Vậy tại sao chúng ta không làm một trang web trưng cầu dân ý (trungcaudany.com chẳng hạn), với lời lẽ vô cùng ôn hòa. Trong đó, chúng ta sẽ ghi những giá trị tốt đẹp của nền dân chủ là như thế nào, những nền dân chủ nổi tiếng trên thế giới ra sao, Truyền thống chống Bắc thuộc VN xưa giờ ra sao, Sự bá quyền của Trung Cộng như thế nào, Giải pháp nào để thoát vĩnh viễn khỏi sự áp bức của người Hán…. Chỉ nhận đăng bài nào có lời lẽ ôn hòa và có lợi cho mục tiêu chung. Và 1 phần chính là tiến hành trưng cầu dân ý, với câu hỏi: “có nên hướng VN theo dân chủ đa đảng hay không”, để mọi người ghi tên mình vào, biểu quyết.
- Thêm vào đó chúng ta thường xuyên tổ chức những buổi tụ tập, giương cao biểu ngữ với lời lẽ ôn hòa như: “Cùng cầu mong cho nền dân chủ VN”, “Cổ xúy cho hiến pháp hòa giải”, “hãy vào trungcaudany.com để thể hiện lòng yêu nước của bạn”, “Dân chủ để gia nhập TPP”, “Dân chủ thật sự để liên kết với bạn bè chân chính” … Những cuộc xuống đường đó được tổ chức thường xuyên, bền bỉ, ôn hòa, và có thể giải tán ngay khi có dấu hiện bạo lực … Được như vậy, ngoài việc huy động tinh thần toàn dân, chúng ta đặt chính quyên vào cái thế phải thường xuyên tự hỏi lại mình: có thể trì hoãn cải cách chính trị được nữa không ?!
H.Q
Tác giả gửi BVN

Buồn ơi, chào mi!

 Boxitvn

Hạ Đình Nguyên
Tháng 5 này, một cơn phẫn nộ, rồi phẫn uất đã tràn đến với toàn dân Việt Nam, rồi đến cuối tháng lại biến thành một nỗi buồn mênh mông, sau các phát biểu đều khắp của các lãnh đạo Nhà nước – Đảng.
Hóa ra đều đáng hoài nghi cả!
Dù đã có rất nhiều lời cảnh giác từ nhân dân, rằng không nên đặt hy vọng vào nơi không đúng chỗ, vào những con số đứng đầu trước một dãy hàng triệu con số không, thế mà niềm tin mơ hồ đó vẫn phất phơ bay. Những con số đứng đầu ấy đã hóa thành số âm.
Từ sự lên tiếng sớm sủa và rất hùng hồn không gây hiệu quả của ông Thủ tướng, đến việc lặp lại lời nguyền xa thăm thẳm của tiền nhân, do Chủ tịch nước truyền tải một cách vô hồn, lại đến lời kêu gọi thê thiết và mong ước mông lung về tình hữu nghị của ông Tổng Bí thư, đến cả cái quyết tâm im lặng của 500 con người đại biểu, giàn khoan HY 981 vẫn điềm nhiên sừng sững ở Biển Đông, các con tàu của bọn “hữu nghị” vẫn gào thét và đâm húc, đặc biệt tiếng đe dọa trịch thượng của thiên sứ Dương Khiết Trì còn vang vọng trên nóc Thủ đô: “Phụng khuyến Việt Nam tảo nhật hồi đầu” (khuyên bảo Việt Nam sớm quay đầu). Ở đó có diễn ra một cuộc khiêu vũ hóa trang!

Tiếng vọng ấy của Dương hôm nay đã đáp lại lời tiền nhân của nghìn năm trước vừa được nhắc lại, được chăng?
Cách đây không lâu, cả nước nghe lời trọng trách đầy hào sảng: “để cho Đảng lo”. Nay cũng hùng hồn một sự phân công màu nhiệm: “để mai sau con cháu lo”, mai sau là 10 năm, 100 năm, hay cho dù cuối thế kỷ cũng chưa chắc đã “hoàn thiện”. Cái mệnh đề cho tương lai khó lòng mà thoái thác. Cái quyết tâm chống trả đó của lớp anh hùng hôm nay, nghĩ cho cùng, thật là ghê gớm! Nó song hành với quyết tâm cũng đã từng rất lâu dài của đối phương. Con cháu đã nhận lãnh sự ủy thác thiêng liêng và vĩ đại. Người nhận vĩ đại thì người giao cũng vĩ đại vậy. Thấp thoáng ta nhớ lại hình ảnh của Nguyễn Phi Khanh ở cửa ải Nam Quan của “ngày xưa” trong ký ức, dặn Nguyễn Trãi: “Đừng bi lụy nữa, con hãy quay về mà lo trả thù cho cha, đền nợ cho nước”. Ngày nay, hẳn đã có nhiều Phi Khanh, và cũng nhiều Nguyễn Trãi? Nhưng cũng không tránh khỏi chút lòng ái tuất cho niềm hy vọng về sự vinh quang của những đứa trẻ đang và sẽ sinh ra đời của nhiều thế hệ, ở khắp hang cùng ngõ hẻm trên mảnh giang sơn này. Thế mà, sự im lặng nhịn nhục hôm nay được đội lốt là “thương dân” đấy.
Cũng không thể trách lời đối đáp ngạo mạn mà thông minh của bọn Dương Khiết Trì: “Đứa con đi hoang hãy quay trở về”. Họ đã trải lòng ra để đón nhận, bởi vì trước đó Phùng Đại tướng đã chẳng từng nói, chuyện của hai bên là “chuyện trong một nhà”, và Tổng Bí thư lần cuối chia tay cũng đã tha thiết bịn rịn tấm tình “hữu nghị” đó sao? Sao lại trách người ta đã dùng những từ ngữ nặng phần thân thiết? Thế mới biết đối phó với bên ngoài chẳng giống cách nói chuyện bề trên kiểu ăn gi trong làng, đánh địch không “đẹp” như đánh nông dân Đoàn Văn Vươn.
Cả bốn trụ cột lương đống và 500 rui mè sĩ phu đã cùng đoàn kết gắn bó, quyết tâm chịu lép một bề “không kiện”. Vì kiện là phạm điều khiêu khích bất kính, còn đâu cơ hội “tảo nhật hồi đầu”. Thằng Hoàn Cầu nói cũng đúng, gọi Dương Khiết Trì là ông thầy kiên nhẫn (“Patient Teacher”) đã “phụng khuyến” thành công.
Người dân ngẩn ngơ mà chấp nhận cái khoảnh khắc nặng nề đang lồ lộ bước đến, không thể chối từ, đành: Buồn ơi, chào mi!
 H. Đ. N.
Tác giả gửi BVN.

Nguyễn Văn Hoàng - Nhìn HD-981 nhớ chuyến bay 93 119

Ngày 11/9/2001, bọn khủng bố cướp được bốn chiếc máy bay đang chở hành khách.

Chuyến bay 11 đâm vào tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới; chuyến bay 175 đâm vào toà tháp phía nam; chuyến bay 77 làm sập một góc Lầu Năm Góc. Chiếc phi cơ thứ tư - chuyến bay 93 bọn khủng bố dự định đâm vào Điện Capitol (Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ) hoặc Nhà Trắng lao xuống một cánh đồng hẻo lánh gần Shanksville. Nơi này cách trụ sở Quốc hội Mỹ 20 phút bay.



Theo hộp đen trên chuyến bay 93, sau khi nhận được thông tin về vụ cướp máy bay lao vào tòa nhà trong buổi sáng cùng ngày và đoán được âm mưu của bọn khủng bố, hành khách và phi hành đoàn đã đoàn kết dũng cảm ào lên bẻ gãy ý đồ đen tối hèn hạ của chúng.

Điều khiến hành khách và phi hành đoàn trở nên phi thường ở chỗ họ xác định chiến đấu, hy sinh để ngăn chặn những kẻ giết người chứ không vì để tìm lấy con đường sống. Giống như nhân dân Việt Nam muốn đuổi bằng được giàn khoan Trung Quốc vì mục tiêu thiêng liêng, cao cả giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, vì danh dự, tương lai dân tộc chứ không vì lo cho tính mạng của mình.

Yếu tố giúp chuyến bay cuối cùng làm được điều anh hùng nhiều khả năng là do họ có thời gian, nhận được đủ lượng thông tin. Nếu sau khi nắm được thông tin, họ sợ hãi ngồi yên chờ chết cũng chẳng ai dám trách họ. Nếu không làm như thế, họ vẫn chết và hậu quả với đất nước họ không thể biết xảy ra nghiêm trọng thế nào?

Nhưng họ đã chứng tỏ họ không bạc nhược đớn hèn, không tham sống sợ chết cho dù họ đang có cuộc sống đẹp đẽ và vô cùng đầy đủ. Họ không vì thế mà quỳ gối van xin bọn khủng bố cho họ cơ hội sống, hoặc chí ít sợ hãi, khiếp nhược mặc bọn khủng bố muốn làm gì thì làm để tìm lấy một chút hy vọng sống. Họ không hèn hạ như thế.

Trước khi dấn thân, họ thừa thông minh để hiểu cơ hội sống là rất ít. Và họ mãi mãi đi vào sử sách của đất nước họ, đi vào trái tim từng người dân của dân tộc họ bằng cái chết vinh quang. Hơn ai hết, họ hiểu phía dưới có con cháu, gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, đồng bào của họ. Họ chấp nhận chết để giữ cho những người ở dưới mặt đất, cho chính tổ quốc mình, cho tương lai dân tộc mình.

Được biết trong những giây phút ngắn ngủi quý báu, họ đã "biểu quyết" cho lựa chọn. Điều tưởng chừng nhỏ nhoi đơn giản này minh chứng nơi xứ sở của họ, con người luôn luôn được tôn trọng bất kể người đó là ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó chính là động lực, là mấu chốt thúc đẩy con người ta sẵn sàng đến với cái chết để người khác được sống. Đấy là yếu tố làm nên thương hiệu Mỹ. Điều đó đủ để khẳng định đất nước họ, dân tộc họ không thể bị sai khiến, bắt nạt, làm nhục. Đấy là cái người Việt chúng ta phải thấy xẩu hổ và học hỏi.

Đấy cũng là đức tính không thể thiếu nếu chúng ta muốn ngẩng đầu, kiêu hãnh, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền.

Nguyễn Văn Hoàng.
Theo FB  Hoang Nguyen Van  

Dùng tất cả mọi biện pháp chưa.?

Nguoibuongio -ĐCV

Blogger Người Buôn Gió
Trong vấn đề nổi cộm ở biển Đông,nhà cầm quyền Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn từ hành động đến lời nói để lấn át Việt Nam. Không nhừng gia tăng cường độ khiêu khích nghiêm trọng, thậm chí là dùng đến cả vũ lực để đe nẹt Việt Nam.
Từ phía nhân dân Việt Nam đã có nhiều tiếng nói đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải có động thái mạnh. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam tuyên bố kiên trì dùng mọi biện pháp hòa bình để giữ chủ quyền. Trong tuyên bố của mình, nhà cầm quyền Việt Nam theo đuổi hướng đi tuyên truyền với thế giới hành động phi pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc, thể hiện mình là nước yêu chuộng công lý , hòa bình, thân thiện để dư luận thế giới bênh vực.
Cứ hãy cho ở vị trí của nhà cầm quyền Việt Nam, lựa chọn đó là giải pháp phù hợp với họ lúc này đi.
Vậy thử nhìn xem, họ ( nhà cầm quyền Việt Nam ) đã làm hết sức mình trong việc dùng công lý, hòa bình, thân thiện để lấy lòng dư luận quốc tế chưa.?
Một cách tiến bộ về truyền thông thì trên trang website của báo VNN đã có mục chuyển ngữ sang tiếng Anh về vấn đề biển Đông.

http://english.vietnamnet.vn/fms/marine-sovereignty/index.html
Trong chuyến đến VN của bộ trưởng ngoại giao TQ Dương Khiết Trì mới đây. Các lãnh đạo của VN đã có những tuyên bố ( tạm gọi ) là bày tỏ quan điểm dứt khoát về vấn đề khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến nỗi khi trở về nước, Dương Khiết Trì đã không cần che dấu những quan hệ mờ ám trong lịch sử trước đó của hai nước, để gọi VN là đứa con hoang hãy quay đầu trở lại duy trì quan hệ trước đây như cũ với Trung Quốc.
Chính phủ, nhà nước Việt Nam đã có những tuyên bố tương đối rõ ràng. Về phía Đảng thì ông Nguyễn Phú Trọng tuy không có vẻ hài lòng với TQ, nhưng ông Trọng trên cương vị cao nhất của Đảng vẫn kêu gọi vì quan hệ đại cục hai nước anh em, mong TQ xem xét. Còn quốc hội của ông Nguyễn Sinh Hùng thì né tránh việc ra nghị quyết bằng cách giải thích quy trình của nghị quyết là phải có trình tự.
Vậy có thể nói, có một góc nào đó của các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa dùng hết biện pháp hòa bình, đó là những lãnh đạo cao cấp chủ chốt ở bộ phận mình quản lý, chưa có phát biểu chính kiến rõ ràng trong vấn đề biển Đông. Điển hình là trường hợp ông Nguyễn Sinh Hùng giữ quyền chủ tịch quốc hội và đặc biệt ông Phùng Quang Thanh đại diện Việt Nam trong diễn đàn quốc tế Shang rila đã hạ thấp tình hình biển Đông thành mâu thuẫn nhỏ giữa hai nước anh em.
Trong các biện pháp tuyên truyền hòa bình, thì biện pháp để dân chúng biểu tình phản đối hành vi xâm lược của TQ là một biện pháp rất gây ấn tượng với quốc tế. Thế nhưng chỉ vì yếu kém trong nghiệp vụ an ninh, dẫn đến những cuộc biểu tình bạo động ở Bình Dương, Hà Tĩnh. Đi đến quyết định ngăn cấm biểu tình trong nước. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam không kiểm soát được những cuộc biểu tình, phải dùng đến biện pháp cực đoan là ngăn cấm, thử hỏi làm sao có thể giải quyết những vấn đề phức tạp hơn.
Chỉ vài chục cảnh sát ở Berlin dẫn đường cho hàng ngàn người Việt Nam biểu tình từ trung tâm thành phố diễu hành đến trước đại sứ quán TQ mà không hề có đáng tiếc nào xảy ra. Ở Ba Lan, ở Hoa Kỳ, Nhật Bản đều tương tự như vậy. Trong khi đó ở VN với đội ngũ cảnh sát, an ninh, cựu chiến binh, thanh niên đoàn viên, phụ nữ…hùng hậu lại để xẩy ra biểu tình bạo động như ở Bình Dương, Hà Tĩnh đã là đáng trách. Nhưng vin vào đó để không cho biểu tình tiếp tục càng đáng trách hơn. Nó nói nên sự yếu kém quản lý của VN, cũng như sự chưa hết mình,  chưa quyết tâm dùng hết biện pháp của nhà cầm quyền. Nếu sau sự việc Bình Dương, Hà Tĩnh nhà cầm quyền VN vẫn tiếp tục cho biểu tình và đảm bảo được trật tự. Đấy sẽ là điểm sáng thể hiện bản lĩnh của nhà cầm quyền. Cũng là cho quốc tế thấy nhân dân VN yêu chuộng hòa bình, phản đối ôn hòa. Vụ việc Bình Dương, Hà Tĩnh không phải bản chất của người VN.
Cấm biểu tình sau cuộc bạo động như vậy, vừa vô tình cho thế giới nhận lầm người VN hiếu chiến, vô kỷ luật. Vừa làm mất đi tính chính nghĩa của một biện pháp tuyên truyền. Đây cũng là một điểm nữa mà nhà cầm quyền Việt Nam đã không làm hết sức mình trong cái gọi là ” dùn mọi biện pháp hòa bình để tuyên truyền, đấu tranh ủng hộ dư luận”.
Một cách nữa rất hiệu quả và ấn tượng với dư luân quốc tế và dễ làm, nhưng dường như nhà cầm quyền VN đã bỏ lơ cơ hội lấy thiện chí của quốc tế.
Đó là thả một số tù nhân lương tâm. Nhất là những người đã từng bày tỏ chính kiến mạnh mẽ với hành vi xâm lược của TQ. Như Nguyễn Hữu Vinh, Bùi Thị Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Lê Thị Phương Anh….một số thanh niên Công Giáo từng tham gia biểu tình chống TQ.
Việc thả những người này, là một tín hiệu mạnh mẽ không kém gì thông điệp của bất cứ cuộc biểu tình nào hay phát biểu của một lãnh đạo cao cấp nào. Trọng lượng của việc thả những người này chắc chắn sẽ gây tiếng vang với quốc tế, lấy được thiện cảm của họ về quan điểm kiên quyết của VN trong đấu tranh giữ chủ quyền. Cũng như là cái tát đích đáng cho TQ thấy VN sẵn sàng làm tất cả để giữ được chủ quyền. Một người như Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng được thả về không điều kiện là thông điệp với TQ rằng VN không không ngại khơi dậy tinh thần dân tộc để làm đối trọng giữ chủ quyền.
Đồng thời việc thả những người này , cũng làm giảm áp lực đòi hỏi nhân quyền của các nước tiến bộ. Việt Nam vửa cải thiện về mặt nhân quyền, vừa bày tỏ quyết tâm giữ chủ quyền qua hành động thả những người tiêu biểu cho ý chí chống TQ xâm lược này. Cũng tranh thủ được tình cảm của những người bất đồng chính kiến trong việc kêu gọi đoàn kết giữ vững chủ quyền.
Nếu xét theo luận điểm ” Việt Nam kiên trì dùng mọi biện pháp hòa bình để giữ vững chủ quyền ”. Rõ ràng chỉ kể sơ sơ vài điều đã thấy nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa làm hết mọi biện pháp. Thực hiện những điều nêu trên không phải là việc khó, đòi hỏi tốn xương máu. Nhưng nếu không làm, thì trông mong dư luận quốc tế và người dân ủng hộ là một điều ” viển vông ” trong việc dùng ” tất cả biện pháp hòa bình để giữ chủ quyền”.
© Người Buôn Gió
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét