Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

Chuyện tưởng nhỏ mà to ở Việt Nam


Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2013 nhiều chuyện xảy ra cho đất nước được người Việt trong và ngoài nước quan tâm lo lắng nhưng chưa hẳn đã là chuyện “mất ăn, mất ngủ” đối với nhiều viên chức lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Sau đây là một chuyện đáng nói ấy:
Chuyện này thuộc về Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, người đã “gật đầu” hay “phải đồng ý” với 10 văn kiện được gọi là “hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Cộng trong chuyến ông thăm Bắc Kinh và Quảng Đông từ 19 đến 21/06/2013.
Nội dung các Thỏa hiệp này được viết gọn trong Tuyên bố chung 8 điểm ai đọc cũng thấy rất bất lợi và có thể dẫn đến nguy cơ mất toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam.
Tiêu biểu nhất là sự hợp tác ở biên giới, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao, giữa 2 đảng, 2 Bộ Công an, ở Vịnh Bắc Bộ và trên toàn cõi Biển Đông được lồng vào chiêu bài 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt do người Trung Quốc đặt ra cho đảng Cộng sản Việt Nam làm theo, đó là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Nhưng hành động giành đất, chiếm biển Việt Nam của Trung Cộng đã bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình, người đã xua trên 600,000 quân qua biên giới tấn công 6 Tỉnh của Việt Nam tháng 2/1979, và sau đó chiếm núi Lão Sơn (điểm cao 1509), thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang) trong cuộc chiến tranh biên giới thứ 2 từ 1984 đến năm 1989 đem chiến thắng về cho Trung Cộng.
Đặng Tiểu Bình cũng là người đưa ra chủ trương “Biển Đông của ta, hãy gác tranh chấp để cùng khai thác”, nhưng các lãnh đạo Trung Cộng thừa kế sau này đã “giấu đi” mấy chữ “Biển Đông của ta” để đánh lừa Việt Nam và các nước láng giềng mỗi khi Bắc Kinh phải nói chuyện tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu vực.
Sau đó đến phiên hai Chủ tịch Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và bây giờ là Tập Cận Bình cũng đều miệng nói hòa bình “vừa là đồng chí, vừa là anh em” nhưng trong bụng chứa đầy dao găm, hành động ngược lại, nhưng trắng trợn và hung hãn hơn người đi trước.
Thời Tập Cận Bình
Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, sau khi nhận chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11/2012 thì ông đã làm những việc như sau:
- Triệt để thi hành chính sách bảo vệ chủ quyền biển của Trung Cộng ở Biển Đông, coi Biển Đông là “quyền lợi cốt lõi” không thể thay đổi như đối với Tây Tạng và Đài Loan.
- Ra lệnh cho Hải quân, Thủy Quân Lục Chiến tập trận ở Biển Đông, quanh khu vực Hoàng Sa và Trường Sa; tập đổ bộ lên các đảo ở Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Cộng đã chiếm từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng 1/1974.
- Tăng cường lực lượng Hải quân đến bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Phi Luật Tân.
- Tăng cường cơ cấu chính quyền và di dân đến Hoàng Sa của Việt Nam. Sau đó vào ngày 17/7 (2013), Trung Cộng đã chính thức cấp giấy Chứng Minh Cư trú cho dân Thành phố Tam Sa có Tòa Thị Chính đặt tại đảo Phú Lâm (Hoàng Sa).
- Tiếp tục thi hành lệnh cấm ngư dân đánh bắt ở Biển Đông từ tháng 5 đến tháng 8, nhưng lại cho các tầu Hải quân Trung Cộng trá hình Hải Giám có võ trang đi hộ tống các thuyền đánh cá của ngư dân Trung Quốc xuất phát từ đảo Hải Nam đi đánh bắt tại các ngư trường của ngư dân Việt Nam.
- Chuẩn bị đào dầu ở Biển Đông, kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp phản đối của Việt Nam, Phi Luật Tân và Mã Lai Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng.
- Cho xây dựng các đồn Quân sự và nghiên cứu trong khu vực 8 đảo đá ngầm, kể cả bãi Gạc Ma trong cụm Sinh Tồn mà Trung Cộng đã đánh chiếm của Việt Nam năm 1988.
- Tiếp tục ngăn cản, bắn phá, đánh đập và cấm các thuyền đánh cá của Việt Nam đến đánh bắt ở vùng Hoàng Sa.
- Tiếp tục để tầu Trung Cộng xâm nhập sâu vào quấy phá và đánh bắt ở vùng biển Việt Nam, kể cả khu vực biển Đà Nẵng và Hải Phòng.
- Cho tầu Hải giám đe dọa, phá rồi và cắt cáp các tầu khảo sát của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vậy mà ông Trương Tấn Sang vẫn có thể quên đi những việc của ông Tập Cận Bình và quên luôn cả chuyện “hình Lưỡi Bò” tự vẽ của Trung Cộng chiếm từ 80 đến 85% diện tích Biển Đông để cùng với Chủ tịch Trung Cộng “nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt – Trung”!
Hai nước Việt-Trung, trong chuyến đi của ông Trương Tấn Sang còn cam kết: “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC, Declaration of Conduct), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”
Nhưng khi chữ ký của phái đoàn Trương Tấn Sang chưa ráo mực thì vào ngày 7/7 (2013) 2 tàu cá của hai ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường (huyện đảo Lý Sơn) đã bị lính Trung Cộng tấn công, đánh đập dã man, bẻ cờ Việt Nam vứt xuống biển và tịch thu lưới cụ, nhiên liệu và cướp hải sản khi họ đang đánh bắt ở Hoàng Sa.
Hai thuyền trưởng báo cáo bị thiệt hại 400 triệu đồng nhưng mãi cho đến ngày 17/7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị mới cho biết: “Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm khắc việc làm sai trái nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.”
Liệu phía Trung Cộng có điều tra và bồi thường cho ngư dân Việt Nam hay không thì chưa biết, nhưng Tuyên bố chung giữa hai nước trong chuyến thăm của ông Sang đã xác định: “Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ.”
Như vậy là sau khi Việt Nam đồng ý tìm kiếm dầu chung trên ranh giới phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng, nhưng thực tế nằm sâu trong phần biển của Việt Nam từ 3 đến 12 Hải lý (mỗi Hải lý dài 1,852 mét), bây giờ hai nước lại tính chuyện “đánh cá chung” thì có phải Việt Nam đã nhượng bộ Trung Cộng, như đã viết trong 6 Điểm được gọi là “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung” được ký giữa Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Hồ Cẩm Đào ngày 11/10/2011?
Ngoài ra, ông Sang còn bằng lòng để cho 4 tỉnh và vùng tự trị của Trung Cộng ở dọc biên giới gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam được quyền hợp tác kinh tế, giao dịch thương mại và nhiều lĩnh vực khác với 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Hai nước, theo Tuyên bố chung, còn: “Nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế - thương mại giữa hai nước.”
Nhưng nếu 7 tỉnh của Việt Nam mà chỉ đánh đổi thương mại với 4 Tỉnh của Trung Cộng thì phần thiệt rõ ràng đã nằm trong tay Việt Nam!
Ngoài ra Trung Cộng còn thúc hối Việt Nam: “Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt - Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.”
Mọi người đều biết “Hiệp ước về Biên giới đất liền” giữa Việt Nam và Trung Cộng, ký dưới thời Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu, đã để mất Ải Nam Quan và 2/3 thác Bản Giốc và nhiều ngàn mẫu đất ở biên giới, nhưng không hiểu nổi tại sao Quốc hội và số người được chế độ gọi là “các nhà Khoa học” đã không dám mở cuộc điều tra hay chất vấn chính phủ xem đã mất bao nhiều đất vào tay Trung Cộng?
Giờ đây, cũng không thấy ai trong số 500 Đại biểu Quốc hội và hàng hà sa số “các nhà khoa học” chỉ biết ngửa tay nhận lương dám hỏi ông Trương Tấn Sang đã nhân danh ai mà dám ký 10 Thỏa hiệp “hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Cộng?
Cũng chả thấy ai thắc mắc hỏi tại sao Chủ tịch Sang đã không đả động gì đến lập trường giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đảo của Việt Nam đòi phải căn cứ vào Luật pháp Quốc tế và Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc, cũng như những chứng cứ của Lịch sử chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam?
Về phần mình, chỉ thấy ông Sang nói với cử tri Sài Gòn hôm 24/6 (2013) rằng: “Tranh chấp Biển Đông là vấn đề hệ trọng, để đi đến giải quyết triệt để, dứt điểm không phải một sớm một chiều vì lập trường hai bên hoàn toàn khác biệt nhau. Cho nên phải bình tĩnh, xem xét kỹ vấn đề trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, đường lối của chúng ta, chúng ta không làm phương hại đến bất cứ quốc gia nào khác”.
“Một cuộc thăm và làm việc, một cuộc gặp gỡ đối ngoại không thể giải quyết một cách triệt để hết được. Vùng chúng ta tuyên bố chủ quyền trên biển khoảng 3 triệu km2, mà không phải chỉ ta với Trung Quốc mà còn Philippines, Indonesia, Malaysia... Cho nên phải giải quyết từng bước. Phương châm là phải làm dần dần”.
Tuy nhiên “làm dần dần” đối với Việt Nam, như đã chứng minh trong nhiều năm gần đây là “cứ ì ra đấy”, hay “chẳng làm được gì cà”, ngoài việc phản đối cho đỡ ngượng như Bộ Ngoại giao vẫn làm mỗi khi có các vụ tầu cá ngư dân bị lính Tầu tấn công.
07/013
Phạm Trần
(Thông luận)

Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam: Việt Nam phải sửa đổi luật pháp trước khi tranh cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ




Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQ) có trách nhiệm tăng cường việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền và đưa ra khuyến nghị.
Là một ứng cử viên vào HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với HĐNQ và duy trì “những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.
Những nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ được áp dụng trên bình diện quốc tế, mà còn trong nội bộ Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét ại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ và nhân dân Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.
Để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi sẽ thực thi các nguyên tắc của HĐNQ như những hướng dẫn cho các hành động của chúng tôi, vốn cũng đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.
Chúng tôi sẽ:
- Tiếp tục xúc tiến và truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền của họ bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn nhân quyền, tổ chức các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền.
- Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với sự tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức trách Việt Nam tiến hành.
Để hoàn thành những hành động có trách nhiệm này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 – “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.
Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ.
Điều này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”.
Sẽ là một trọng trách khi phụng sự như một quốc gia thành viên của HĐNQ, và là cơ hội để thúc đẩy nhân quyền ở trong cũng như ngoài quốc gia đó. Để thành công trong việc ứng cử vào HĐNQ, chúng tôi tin rằng Việt Nam phải bãi bỏ hoặc sửa đổi điều 258 để đảm bảo rằng nhân dân Việt Nam được tự do để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền.
Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc huỷ bỏ điều 258 để chứng tỏ cam kết của mình và đóng góp cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền, và chúng tôi hy vọng các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam thực hiện điều đó trong thời gian vận động tranh cử.
Chúng tôi yêu cầu Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền của họ như một ứng cử viên tốt trước cuộc bầu cử, để tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của họ. Việc bãi bỏ điều 258 phải là một trong các cam kết đó.
Như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nói – “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”. Là những người vận động cho tự do biểu đạt ở Việt Nam và là nạn nhân của các vi phạm nhân quyền vì các hoạt động của mình, chúng tôi xem việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền như một cơ sở cho các cuộc thảo luận có tính xây dựng về nhân quyền ở đất nước chúng tôi.
_________________________
Bản tiếng Anh (English Version)
STATEMENT FROM A NETWORK OF VIETNAMESE BLOGGERS
VIETNAM SHOULD AMEND LAW TO DEMONSTRATE HUMAN RIGHT COUNCIL CANDIDACY COMMITMENT
The United Nations Human Rights Council (HRC) is responsible for strengthening the promotion and protection of human rights around the globe and for addressing situations of human rights violations and making recommendations on them.
As a candidate for the HRC for the 2014-2016 tenure, Vietnam must demonstrate its commitment to cooperating with the HRC and upholding “the highest standards in the promotion and protection of human rights”.
These obligations and responsibilities do not only apply on the international arena, but also inside Vietnam. The Vietnamese government also needs to review the human rights situation in their own country and the Vietnamese people also have a right to freedom of opinion and expression, including on these matters.
In order to improve the protection of human rights in Vietnam, we will take HRC's principles as guidelines for our actions, which also comply with Vietnam’s obligations under international human rights law.
We will:
- Continue to promote and inform the Vietnamese people about their rights by publicly distributing the Universal Declaration of Human Rights (UDHR), organizing public forums to discuss human rights in Vietnam and advocating for necessary improvements of the respect and protection of human rights.
- Continue to monitor, publicly report and comment on improvement, setbacks, or violations of human rights in Vietnam, with a focus on policy and practice by the Vietnamese authorities that affect human rights.
In order to fulfill these responsible actions, we call upon the Vietnamese government and the HRC to review Article 258 of the 1999 Penal Code, amended in 2009 - “crime of abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens”.
In May 2013, two bloggers were detained right after they distributed the UDHR and police accused them of abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State. Only weeks later, two other bloggers were detained after participating an outdoor picnic to discuss the content of the UDHR.
Most recently, in May and June 2013, Article 258 was used to arrest blogger Truong Duy Nhat, Pham Viet Dao, and Dinh Nhat Uy forexercising their rights of freedom of expression by peacefully publishing texts on their blogs.
This article is in breach of the Article 19 of the UDHR: "Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers."
It would be a great responsibility to serve as a member stateof the Human Rights Council, and an opportunity to promote human rights domestically and abroad. For a successful candidacy, we believe Vietnam must repeal or make amendments to Article 258 to ensure that Vietnamese people are free to educate themselves about and promote human rights.
We hope that Vietnam will consider the abrogation of Article 258 to demonstrate its commitment and contribution to promoting and protecting human rights, and we hope that the General Assembly members will push Vietnam to do so during the campaigning period.
We request Vietnam to present its human rights pledges as a candidate well before the election, to enable members of the General Assembly to assess its human rights commitment. The abrogation of Article 258 should be among the pledges.
As said by Ban Ki-moon, UN Secretary-General - “All victims of human rights abuses should be able to look to the Human Rights Council as a forum and a springboard for action.” As advocates for freedom of expression in Vietnam and victims of human rights violations because of our activism, we view Vietnam's candidacy for the HRC as a platform for constructive human rights discussions in our country.
DANH SÁCH CÁC BLOGGER KÝ BẢN TUYÊN BỐ
(List of the Vietnamese Bloggers Signing the Statement)
1. Võ Quốc Anh - Nha Trang
2. Huỳnh Ngọc Chênh - Sài Gòn
3. Phạm Lê Vương Các – Sài Gòn
4. Nguyễn Thảo Chi - Sài Gòn
5. Nguyễn Đắc Hải Di - Oslo, Norway
6. Lê Dũng - Hà Nội
7. Hoàng Văn Dũng - Sài Gòn
8. Nguyễn Văn Dũng - Hà Nội
9. Mai Xuân Dũng - Hà Nội
10. Trương Văn Dũng – Hà Nội
11. Ngô Nhật Đăng – Hà Nội
12. Nguyễn Chí Đức - Hà Nội
13. Phạm Văn Hải - Nha Trang
14. Hoàng Thu Hà - Hà Nội
15. Bùi Thị Minh Hằng - Vũng Tàu
16. Nguyễn Vũ Hiệp – Hà Nội
17. Vũ Sỹ Hoàng - Sài Gòn
18. Nguyễn Thị Hợi - Nam Định
19. Lê Anh Hùng – Quảng Trị
20. Trần Văn Huỳnh - Sài Gòn
21. Nguyễn Việt Hưng – Hà Nội
22. Đặng Thị Hường - Hà Nội
23. Nguyễn Xuân Kim - Nghệ An
24. Đặng Ngọc Lan - Hà Nội
25. Bùi Tuấn Lâm - Hà Nội
26. Nguyễn Thùy Linh - Hà Nội
27. Vũ Thị Thùy Linh – Hà Nội
28. Đào Trang Loan – Hà Nội
29. Lê Thăng Long - Sài Gòn
30. Nguyễn Tiến Nam - Yên Bái
31. Phạm Thanh Nghiên - Hải Phòng
32. Vũ Quốc Ngữ - Hà Nội
33. Đào Hữu Nghĩa Nhân - Sài Gòn
34. Bùi Thị Nhung - Sài Gòn
35. Lê Hồng Phong – Hà Nội
36. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Nha Trang
37. Trương Minh Tam - Hà Nội
38. Hồ Đức Thành – Hà Nội
39. Phạm Văn Thành - Pháp
40. Nguyễn Hồ Nhật Thành - Sài Gòn
41. Nguyễn Lân Thắng - Hà Nội
42. Châu Văn Thi - Sài Gòn
43. Khổng Hy Thiêm - Nha Trang
44. Võ Trường Thiện - Nha Trang
45. Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Sài Gòn
46. Nguyễn Tường Thụy - Hà Nội
47. Trịnh Kim Tiến - Sài Gòn
48. Nguyễn Thành Tiến
49. Phạm Toàn - Hà Nội
50. Trịnh Văn Toàn – Hà Nội
51. Lê Thu Trà - Hà Nội
52. Nghiêm Ngọc Trai - Hà Nội
53. Phạm Đoan Trang - Hà Nội
54. Nguyễn Thu Trang – Hà Nội
55. Hoàng Đức Trọng - Sài Gòn
56. Phạm Văn Trội - Hà Nội
57. Hoàng Anh Trung - Hà Nội
58. Nguyễn Anh Tuấn - Đà Nẵng
59. Trịnh Anh Tuấn - Buôn Ma Thuột
60. Vũ Quốc Tú - Sài Gòn
61. Đặng Vũ Tùng – Thụy Sĩ
62. Nguyễn Chí Tuyến - Hà Nội
63. Nguyễn Hoàng Vi - Sài Gòn
64. Nguyễn Văn Viên - Hà Nội
65. Bùi Quang Viễn –Sài Gòn
66. Lê Công Vinh – Vũng Tàu
67. J.B Nguyễn Hữu Vinh – Hà Nội
68. Đặng Tuấn Vũ - Hà Nội
69. Huỳnh Thục Vy - Quảng Nam
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ NHẬN TUYÊN BỐ CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM
(List of International Organizations Receiving the Statement)
1. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights
2. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)
3. Southeast Asian Press Alliance (SEAPA)
4. Human Right Watch
5. Freedom House
6. Committee to Protect Journalists (CPJ)
7. International Freedom of Expression Exchange network (IFEX) campaigns@ifex.org
8. International Federation for Human Rights (FIDH)
9. Civil Rights Defenders
10. Amnesty International
11. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)
12. Human Right Law Network
13. Southeast Asian Human Rights Studies Network (SEAHRN)
14. Southeast Asia Press Alliance(SEAPA)
15. Swedish International Development Cooporation Agency (SIDA)
16. Open Society Foundation (OSF)
17. Front Line Defenders

'VN đứng đầu nghề bán dâm ở Malaysia'


Tại Malaysia có nhiều phụ nữ từ các nước khác nhau hoạt động trong nghề mua bán tình dục

Việt Nam là nước có nhiều phụ nữ kiếm sống bằng nghề bán thân xác nhất trong nhóm phụ nữ nước ngoài làm nghề này ở Malaysia vào năm ngoái, hãng thông tấn Bernama của Malaysia đưa tin.

Kết quả thống kê này dựa trên con số 3.456 người Việt Nam trong tổng số 12.434 phụ nữ nước ngoài hành nghề mãi dâm bị bắt giữ ở Malaysia vào năm ngoái.

Theo cảnh sát sở tại, con số gần 1/3 phụ nữ bị bắt giữ là người Việt Nam cho thấy các phụ nữ đến từ quốc gia này đang chiếm lĩnh ngành kinh doanh thân xác tại Malaysia, hãng tin Malaysia đưa tin hôm 16/7.

Tăng đột biến

So với một năm trước đó thì con số gái mãi dâm Việt Nam bị bắt giữ đã tăng 2.196 trường hợp, ông Datuk Abdul Jalil Hassan, trợ lý giám đốc Cục phòng chống tệ nạn, cờ bạc và hội kín của Cảnh sát Hoàng gia Malaysia, cho biết.

Ông này còn nói thêm phần lớn gái bán dâm Việt Nam thường hành nghề ở các hộp đêm, các quán karaoke và tiệm massage.

"Thái độ phục vụ của họ (gái bán dâm Việt Nam) là không đòi hỏi lắm, nhất là về tiền bạc. Điều này khiến họ trở thành lựa chọn lý tưởng cho các khách hàng," ông nói thêm.

"Chẳng hạn như nếu họ được khách yêu cầu mời rượu thì khách hàng chỉ boa cho họ tiền phục vụ thôi chứ không cần phải boa thêm nếu khách yêu cầu họ ngồi uống cùng."

"Điều này cũng tương tự trong trường hợp bán dâm. Nếu khách hàng trả họ 100 ringgit (khoảng 660 nghìn VND) cho dịch vụ massage bằng cơ thể thì số tiền đó sẽ được họ hiểu là 'tiền trọn gói' thậm chí có nghĩa là khách hàng có thể yêu cầu quan hệ tình dục," ông giải thích.


Thị trường tình dục Đông Nam Á: trẻ em gồm cả các em từ Việt Nam, bị bán vào nhà chứa ở Campuchia

Ông Abdul Jalil được Bernama trích lời nói ngoài phụ nữ Việt Nam, cảnh sát cũng bắt giữ gái mãi dâm đến từ Trung Quốc (5.165 người), Thái Lan (2,009), Indonesian (1.418), Philippines (845 người), Ấn Độ (139 người), Miến Điện (114 người), Uzbekistan (70 người) and Campuchia (70 người).

Dù là nước có đạo Hồi là quốc giáo và vấn đề tình dục bị kiểm soát chặt, Malaysia cũng có thị trường mua bán dâm đông sắc tộc tham gia.

Ngoài các nhóm kể trên còn có gái bán dâm đến từ Bangladesh, Lào, Uganda, Nigeria, Mongolia, Tajikistan, Sri Lanka, Kenya, Ma Rốc, Kyrgystan, Iran, Singapore, Hong Kong, Nga và Canada.

Vẫn theo ông Abdul Jalil, cảnh sát Malaysia năm qua đã thực hiện tổng cộng 42.788 vụ bố ráp vào các tụ điểm mãi dâm, nhiều nhất là ở Johor rồi đến Kuala Lumpur, Selangor và Perak.
(BBC)
 

TS Nguyễn Thành Sơn: Xuất lậu than-Con bò chui lọt lỗ kim...

TS. Nguyễn Thành Sơn cho biết, tình trạng xuất lậu than có từ thời Bộ Năng lượng, năm nào cũng có. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay đã có hơn 2 triệu tấn than xuất lậu sang Trung Quốc, số liệu này Vinacomin cũng nắm được.
Quản lý xuất khẩu quặng sắt khó vì vướng ’con quan’
Trước thực tế khoáng sản thô của Việt Nam đang bị xuất lậu tràn lang sang Trung Quốc, không chỉ làm gây lãng phí tài nguyên, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước, với số tiền ước tính mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng (thậm chí hơn) rơi vào túi các đối tượng tham gia buôn lậu. Mới nhất là việc Hiệp hội Thép công bố những số liệu Hải quan Việt Nam và Trung Quốc trong việc xuất – nhập quặng sắt, với độ chênh lệch là gấp đôi cả về giá và số lượng.
Chiều 16/7, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL Các dự án than đồng bằng sông Hồng (thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản VN - Vinacomin) về hiện trạng xuất lậu than và các loại khoáng sản khác của VN hiện nay.
PV – Là người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực khai thác than và khoáng sản, ông có biết về tình trạng khai khống và xuất luật khoáng sản hiện nay?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Cái này bọn tôi biết từ lâu rồi, đặc biệt với than, từ thời còn Bộ Năng lượng (năm 1987 tới 1995), số liệu bao giờ cũng có chênh lệch. Nạn buôn lậu của mình phải nói là rất lớn, trốn thuế rất lớn, có sự móc ngoặc giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với các lực lượng kiểm soát.
Từ thời còn Bộ Năng lượng (tiền thân của Bộ Công thương ngày nay), số liệu thống kê giữa Bộ Năng lượng với Bộ Ngoại thương (quản lý Hải quan) đã có sự chênh lệch: số liệu của Hải quan bao giờ cũng cao hơn số liệu báo cáo của các doanh nghiệp thuộc Bộ Năng lượng. Sau này khi các công ty khai thác than thành lập Tổng công ty thì số liệu Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc cũng chênh lệch rất nhiều, nằm nào cũng có chênh lệch.
Riêng 6 tháng đầu năm nay đã chênh lệch trên 2 triệu tấn than (xuất lậu – PV), ngay cả Tập đoàn Than – Khoáng sản cũng nắm được số liệu này. Giá thành khai thác than hiện nay là khoảng 1,2 triệu đồng/tấn, còn giá bán than trong nước hiện nay bình quân là gần 1,3 triệu đồng/tấn, còn xuất khẩu thì phải cao hơn, chưa kể số tiền thuế xuất khẩu hiện nay là 13%, từ đấy tính ra số tiền thất thoát là rất lớn, nhà nước không thu được một đồng nào.
Quặng sắt còn nguy hiểm hơn, không chỉ chênh gấp đôi về số lượng, còn chênh gấp đôi về giá cả kê khai, rồi còn thất thu thuế qua việc kê khai giá thấp, khai với Hải quan Việt Nam chỉ 46 USD/tấn, còn kê khai với Hải quan Trung Quốc là 92 USD/tấn.
tau-than-xuat-lau-sang-trung-quoc-Phunutoday.vn
Tàu chở 2.000 tấn than xuất phát từ Cẩm Phả (Quảng Ninh) đang trên đường xuất lậu sang Trung Quốc thì bị lực lượng Cảnh sát biển VN bắt giữ hôm 16/3 vừa qua. Ảnh: TTO.
PV: - Với các loại quặng khác có xảy ra tình trạng này không, thưa ông?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Chắc cũng thế thôi,  quặng đồng lại càng dễ vì nằm sát ngay biên giới Việt – Trung.
PV: - Với than thì việc xuất lậu được thực hiện theo hình thức thế nào thưa ông?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Than là xuất lậu trực tiếp, đi đường tiểu ngạch, chứ không phải kiểu kê khai khống như với quặng sắt.
Than thổ phỉ khai thác giờ không có hoặc rất ít, chỉ có công ty thuộc Tập đoàn khai thác, nên muốn lấy than phải móc ngoặc với công ty khai thác để lấy ra. Lẽ ra than khai thác lên là sạch, tốt, nhưng trong quá trình vận chuyển các đối tượng là "người ngoài" móc ngoặc với người của công ty để “rút ruột” than, lấy một phần than và trộn vào đó số lượng đá tương đương.
Chẳng hạn, lẽ ra khai thác được 10 tấn than tốt, nhưng khi vận chuyển các đối tượng móc ngoặc lấy đi 2 tấn than rồi trộn vào đó 2 tấn đá, như vậy vẫn đảm cân nặng không bị hao hụt, nhưng chúng đã “rút ruột” được 2 tấn than để xuất lậu.
Sau khi lấy được htan, các đối tượng này chuyển thẳng ra xà lan, thuyền chở sang bên kia Trung Quốc bằng đường biển, và đều phải qua vịnh Bái Tử Long sang Trung Quốc, nên chỉ cần kiểm soát cửa vịnh này thì than lậu hết đường đi. Dễ vậy nhưng vẫn có xuất lậu thì chắc chắn là buông lỏng quản lý. Còn nếu có kiểm soát thì làm gì xuất lậu hàng triệu tấn than mỗi năm mà lâu lâu chỉ bắt được một hai tàu chở vài ba nghìn tấn, chẳng qua là lâu lâu bắt một vụ gọi là điển hình để báo cáo.
PV: – Lãnh đạo Hiệp hội Thép nói rằng, đối tượng tham gia khai thác và xuất lậu quặng chủ yếu là con ông, cháu cha… các đối tượng tham gia xuất lậu than có giống nhưu vậy không thưa ông?
TS. Nguyễn Thành Sơn:- Cái đấy thì tôi cũng không rõ, nhưng chắc chắn để lấy được than thì phải có đối tượng ăn cắp than từ trong mỏ đưa ra, mà đối tượng này phải là người của công ty hoặc địa phương (địa bàn khai thác than), rồi sau đó mới ra cảng được. Vận chuyển thì mói có thể là người nơi khác đến tham gia được.
Khi ra biển thì trách nhiệm thuộc các lực lượng khác và chính quyền địa phương, như công an, biên phòng, thuế, hải quan, cảnh sát biển, cảng vụ…đây là lực lượng do nhà nước, địa phương quản lý, chứ ngành than không quản lý.
Muốn qua được 4, 5 cửa như thế thì chắc cũng như Hiệp hội Thép nói là phải con ông, cháu cha, đường dây móc ngoặc…
PV: - Việc xuất lậu, kê khai khống giá và số lượng đã xuất hiện từ vài chục năm trước, các cơ quan chức năng đã bao giờ có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn gì chưa, hay vẫn buông lỏng quản lý như vậy?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Đúng là có từ lâu rồi, làm ngơ cho từ lâu rồi chứ không phải giờ mới có.
Hiện tượng như vậy thì có thể suy ngược lại là buông lỏng quản lý từ trước tới nay, gác cổng thì nhiều nhưng vẫn cứ lọt. Tôi cũng không rõ biện pháp thế nào, thình thoảng thấy công bố trên báo chí là bắt được tàu than nọ, tàu than kia xuất lậu.
PV: - Bộ Công Thương có giải thích rằng, do hiện nay Hải quan Việt Nam và Trung Quốc chưa có hiệp định về trao đổi thông tin nên không có điều kiện kiểm tra tính chính xác của các số liệu thống kê, ông nghĩ sao về điều này?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Thỏa thuận hay không là do nhà nước, mà chả cần thỏa thuận chỉ cần cử mấy người sang làm việc với Hải quan bên kia (Trung Quốc – PV) thì lòi ra ngay chứ cần gì phải thỏa thuận với không thỏa thuận?
PV: - Trong khi hiện nay Tập đoàn Than - Khoáng sản lấy lý do sản lượng khai thác giảm, chi phí sản xuất tăng để tăng giá bán than trong nước, đặc biệt với than bán cho điện, trong khi một số lượng lớn than lại đang bị “rút ruột” để bị xuất lậu, ông nghĩ sao về điều này?
TS. Nguyễn Thành Sơn:- Việc rút ruột như vậy không chỉ làm thất thoát lớn cho ngân sách, nó còn làm tăng chi phí, đội giá thành khi anh phải bỏ chi phí khai thác 10 tấn nhưng chỉ được bán có 8 tấn. Giờ đang kiểm toán, nhưng thực ra việc kiểm toán cũng chỉ là đi hợp thức hóa cho giá thành cao.
Thêm nữa, chắc chắn để ăn cắp được 2 tấn than thì phải đổ thêm 2 tấn đá vào đó để bù trọng lượng cho số lấy đi, nó làm chất lượng than giảm, thiệt hại cho nền kinh tế, thiệt hại cho các hộ sử dụng than như điện, xi măng, sắt thép…
PV: – Vậy để ngăn ngừa tình trạng xuất lậu khoáng sản hiện nay ông có kiến nghị gì?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Tôi cũng từng kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội mấy lần, nói trên báo chí cũng nhiều, giờ nhà nước mình chỉ cần sang làm việc với Hải quan Trung Quốc là rõ ngay chứ đâu khó khăn gì?
Vừa rồi tôi đã có thư trình bày hiện trạng xuất lậu than với Tổng Bí thư.
Tôi chả có đề xuất gì cả, chỉ nêu hiện tượng vậy thôi, còn trách nhiệm là các cấp ngành, địa phương. Nếu chỉ viện vào cớ có chung chi, lợi ích nhóm… thì có đề xuất thế nào đi nữa thì cũng chả làm được.
PV – Xin cảm ơn ông!
Lê Việt (thực hiện)
(Phụ nữ today)

Thuế nặng, hàng loạt nông dân bỏ ruộng hoang

Nông dân Việt Nam càng ngày càng bỏ ruộng hoang nhiều hơn vì sưu thuế nặng, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu cứ gia tăng, giá bán lúa ngày mỗi giảm nên sau khi thu hoạch không đủ ăn.
Người dân đứng ở khu vực ruộng bỏ hoang ở xã Trường Lộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, ngày càng nhiều . (Hình: Nông Nghiệp Việt Nam)

Báo Nông Nghiệp Việt Nam (NNVN), cơ quan của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CSVN, ngày 18/7/2013 đưa bản tin “Dân viết đơn trả ruộng”. Đây là bài thứ tư trong loạt bài 4 kỳ “Về quê dịp thu sản”. Bản tin này có cả phóng ảnh đơn viết tay của nông dân Nguyễn Huy Minh thuộc xã Trường Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh trả lại diện tích ruộng 4,843 m2.
“Dân bỏ đi là đúng, có khi thôn này vụ sau không ai làm ruộng nữa”. Lời ông trưởng thôn Phúc Trường tên Nguyễn Huy Hiền nói trên tờ NNVN.
Thôn Phúc Trường được coi là “vựa lúa của cả xã” Trường Lộc. Ông Hiền trả lời câu cật vấn của cán bộ xã hỏi về lý do tại sao lại để cho dân bỏ ruộng: “Một sào ruộng làm vất vả, cực nhọc trong vòng 6 tháng, nếu được mùa cũng chỉ thu về có 2.5 tạ thóc. Tiền đầu tư chi phí hết đã gần 2 tạ. Nộp thuế sản nữa thì vừa hết.”
Đấy là không kể công lao, mồ hôi nước mắt đổ ra suốt thời gian đó từ khi gieo cấy, bón phân, phun thuốc trừ sâu bọ, làm cỏ, đến khi thu hoạch. Ông Hiền thuật lại chính hoàn cảnh của ông: “Vụ Đông Xuân làm thì gần hòa, còn vụ Hè Thu thường chịu lỗ một sào từ 30-50 cân. Bản thân gia đình tôi làm 5 sào ruộng, tiền đầu tư hết 3 triệu đồng, đến lúc bán lúa ra chỉ được 2.5 triệu đồng, mỗi sào lỗ một trăm ngàn”.
Một trong những lý do chính thúc nông dân bỏ ruộng là thuế, phí chồng chất. Tờ NNVN thuật lời ông Hiền : “Cũng giống như nhiều địa phương khác, phương án thu của xã Phúc Trường được chia thành 3 loại: Thu theo đầu sào, đầu khẩu và đầu hộ. Thu đầu sào có các khoản: Giao thông thủy lợi nội đồng 8kg/sào, dịch vụ thủy lợi 2kg/sào, bảo vệ nông 2kg/sào. Khuyến nông 2kg/sào, diệt chuột 1,5kg.”
“Cân đối thù lao cán bộ 30 ngàn/sào/năm.Thu theo đầu khẩu gồm các khoản: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ vì trẻ em (5kg/lao động). Quỹ khuyến học 3 ngàn/khẩu. Quỹ văn hóa, y tế, giáo dục 3kg/khẩu.”
“Thu theo đầu hộ gồm có: Quỹ An ninh quốc phòng 40 ngàn/hộ. Quỹ tiêm phòng gia súc 15 ngàn/hộ.Chỉ riêng phần thu của xã, mỗi hộ dân Trường Lộc phải gánh 13 khoản thu. Nặng nhất là cân đối thù lao cán bộ, giao thông thủy lợi nội đồng, quỹ văn hóa, y tế, giáo dục…” 

Đơn viết tay của nông dân trả lại ruộng vì sưu cao thuế nặng, làm ruộng không đủ ăn. (Hình: Nông Nghiệp Việt Nam)

Nguyễn Hữu Tuấn, chủ tịch xã Trường Lộc cho biết “Hầu như thôn nào cũng có nông dân bỏ ruộng. Mà không phải ít đâu, có nhà làm đơn trả cả mẫu luôn. Phức tạp lắm. Ở thôn này, nhiều nhà đang rục rịch gửi đơn nhưng tôi chưa nhận”.
Vì làm ruộng không đủ tiền đóng thuế, nông dân đến chết vẫn còn nợ vì thuế mùa trước chưa trả cộng với thuế mùa sau, cứ chồng chất lên thêm.
Một tháng trước, ngày 17/6/2013, báo Nhân Dân (cái loa tuyên truyền trung ương của Đảng CSVN) viết về tình trạng “trồng lúa không lãi, nông dân Quảng Bình bỏ ruộng hoang”, kể cả những khu vực đất tốt cho sản lượng cao.
Một năm trước, tờ NNVN ngày 27/7/2012 đã nhìn nhận lý do nông dân Quảng Bình bỏ ruộng hoang ở các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Lệ Thủy vì giá lúa thấp, nhiều hộ thu không đủ bù chi.
“Nhiều nhà thà bỏ không ruộng còn hơn là vất vả gieo trồng để cuối cùng cũng không thu được lời lãi gì.” Bà Nguyễn Thị Thỏn, nông dân xã Đại Trạch huyện Bố Trạch nói trên tờ NNVN.
Mới đầu tháng bảy này, ông tổng bí thu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tới đọc bài diễn văn chỉ đạo tại “Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nông Dân Việt Nam” tuyên truyền rằng : “Đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng ta xác định: không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn...”
Không chỉ riêng những người nông dân miền Trung đất nghèo khốn đốn vì chính sách “tam nông” nói một đàng làm một nẻo, ngay như nông dân miền Nam, cong lưng trồng cấy để nhà nước độc quyền xuất cảng lấy đô la, cũng kêu rên là bị bóc lột. Nhiều bài báo những năm gần đây tố cáo chủ trương ép nông dân bán lúa giá rẻ, có khi thấp hơn cả giá thành, chỉ có đám con buôn quốc doanh là có lời, còn dân thì không đủ ăn và nợ nần quanh năm.
Ngày 5/6/2013, ông Trương Thanh Phong, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương Thực Miền Nam (quốc doanh độc quyền xuất khẩu) đe dọa nông dân kêu rên giá thu mua thấp, thấy được dẫn lời trên tờ Đất Việt :”Đừng nói lời lãi lúc này. Hãy trả lời câu hỏi là muốn bán hay để lúa lại cho vịt ăn?”
(Người Việt) 

Nguyễn Quang Duy - Việt Nam không có lãnh đạo!

Ở Việt Nam, “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là khẩu hiệu thường gặp nhất, rồi Trương Tấn Sang hết sang Tàu lại đi Mỹ, thế thì tại sao tôi dám kết luận Việt Nam không có lãnh đạo!!!

Lãnh đạo và quản lý

Chúng ta thường lầm lẫn giữa người lãnh đạo và người quản lý hay người thừa hành.
Người lãnh đạo là người vạch ra con đường và hướng dẫn quốc gia ấy theo con đường đã được vạch ra.

Người lãnh đạo cần có tư tưởng, có tầm nhìn xa (viễn kiến), có khả năng sáng tạo, khả năng truyền đạt tư tưởng của họ đến với những người chung quanh để chuyển biến viễn kiến của họ thành một tầm nhìn chung cho tòan dân tộc.

Người lãnh đạo biết phương cách, biết làm thế nào để thực hiện được ý tưởng của mình. Họ biết ai là người để giao phó trách nhiệm thực hiện. Họ có khả năng phân tích và nhận ra mọi rủi ro, vượt qua mọi thách thức, tạo ra những chuyển biến tích cực để thúc đẩy một quốc gia phát triển.

Trong khi ấy các nhà quản lý hay người thừa hành chủ yếu lo việc tổ chức hệ thống được ổn định, lên kế họach, đề ra công tác, thu xếp nhân sự nhằm thực hiện một cách tốt nhất con đường đã được người lãnh đạo vạch ra.

Trong các họat động ở tầm mức nhỏ như một nhóm, một hãng xưởng, một hội đòan, một tổ chức người lãnh đạo cũng có thể là người quản lý hay điều hành. Người lãnh đạo như thế giữ cả hai vai trò. Chính vì thế chúng ta thừơng lầm lẫn giữa hai vai trò rất khác biệt.

Nhưng ở tầm mức lớn hơn một đại công ty, một quốc gia, muốn phát triển vai trò lãnh đạo và vai trò quản lý hay điều hành cần phải độc lập.

Vai trò Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử, vẫn luôn được đảng Cộng sản tuyên truyền đánh bóng là một nhà lãnh đạo tài ba. Đảng Cộng sản cố chứng minh ông là một nhân vật có tư tưởng, có viễn kiến, có tầm nhìn chiến lược nhưng lại không tìm ra chứng cớ. Càng tuyên truyền càng đánh bóng thì sự thực về Hồ Chí Minh càng được phơi bày.

Hồ chí Minh được đào tạo, huấn luyện và tài trợ để đưa tư tưởng cộng sản về Đông Dương nhằm thực hiện các “viễn kiến” của Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông, các sách lược do Quốc Tế Cộng Sản đề ra. Ông Hồ là một người thừa hành xuất sắc, ông có một đức tin mãnh liệt vào chủ nghĩa cộng sản nhờ đó đã nắm được quyền và đã xây dựng được một guồng máy cầm quyền tồn tại đến ngày nay.

Kế thừa Hồ Chí Minh

Tư tưởng đã không có, con đường lại do Quốc Tế Cộng Sản vạch ra những người cầm quyền sau nay chỉ giữ vai trò cai trị. Như Hồ chí Minh, họ đã mất đi khả năng độc lập trong tư tưởng. Họ chỉ giỏi hô hào các khẩu hiệu hay tuyên truyền đánh bóng chế độ. Họ quản lý đất nước theo kiểu của Nga, của Tàu, theo phương cách làm, sai, sửa và sử dụng bạo lực để cầm quyền.

Không có người lãnh đạo khác gì một người không có cái đầu. Bởi thế chế độ cộng sản phạm sai lầm này sang sai lầm khác. Người cầm quyền gây biết bao tội ác, họ tiêu diệt mọi tiềm năng đối lập về chính trị, kinh tế và xã hội. Tội ác lớn nhất là đưa đất nước vào các cuộc chiến tranh tiêu diệt mọi tiềm năng còn sót lại và gây phân hóa nội lực quốc gia.

Trong chiến tranh đảng Cộng sản đã chiến thắng. Xét cho cùng họ chiếm được miền Nam là nhờ quân viện của Khối Cộng sản và nhờ đường lối tập trung tất cả nhân lực, tài lực, tài nguyên đất nước vào một mục tiêu duy nhất là chiếm được chính quyền. Hồ chí Minh từng tuyên bố “dù có hy sinh đến đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng quyết tâm giành cho được chính quyền trong toàn quốc”.

Trong khi ấy miền Nam vừa phải chống đỡ, vừa phải xây dựng và vừa phải phát triển quốc gia. Mọi yếu tố quyết định chiến tranh lại đều dựa trên chiến lược chiến thuật của người Mỹ.

Vừa sao chép thể chế tòan trị Nga Tàu, vừa xuất thân từ một tầng lớp chỉ biết dùng bạo lực để chiến thắng, người cộng sản tiếp tục sử dụng bạo lực để nắm độc quyền. Họ cai trị đất nước trên đầu súng và dựa trên tư tưởng và sự trợ giúp của ngọai nhân.

Khi guồng máy cộng sản Đông Âu và Nga Sô sụp đổ, đảng Cộng sản không còn con đường nào khác phải nới lỏng, phải mở trói cho nền kinh tế tư nhân. Nhờ nguồn nhân lực chưa được tận dụng, nguồn tài nguyên còn dồi dào, thế giới còn sẵn sàng cho vay mượn và đầu tư, và nhất là nguồn ngọai tệ từ người Việt hải ngọai gởi về, sự “đổi mới” lần ấy đã giúp đảng Cộng sản thóat “chết” (“đổi mới hay là chết”).

Nhưng thay vì lắng nghe một số đảng viên cấp tiến như ông Trần xuân Bách, lắng nghe nguyện vọng của người dân, chấp nhận thay đổi cả kinh tế lẫn chính trị, đảng Cộng sản lại theo Tàu: cởi trói kinh tế nhưng tiếp tục đàn áp đòi hỏi dân chủ hóa Việt Nam. Từ đó nẩy nở một tầng lớp tư bản đỏ nắm giữ mọi đặc quyền đặc lợi quốc gia.

Để tiếp tục cầm quyền các phe nhóm tư bản đỏ tìm mọi cách tiêu diệt những nhân tài có tiềm năng lãnh đạo đất nước. Ông bà ta có dạy “thà làm tớ kẻ khôn, hơn làm thầy người dại”, đằng này nhân tài Việt Nam phải “làm tớ một bè lũ vừa điên vừa dại”. Và cứ như thế không ai còn cơ hội để thăng tiến hay có điều kiện tạo ra những thay đổi tích cực nhằm thúc đẩy đất nước tiến lên.

Hiện Trạng Xã Hội

Các sai lầm trong quản lý đã đưa đất nước đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên, đất đai và môi trường bị hủy họai, nông nghiệp và kỹ nghệ yếu kém, nợ nần chồng chất, lạm phát gia tăng. Nợ và nợ xấu trong các ngân hàng bế đọng, thị trường bất động sản đóng băng, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, mọi khu vực kinh tế hầu như đình trệ. Tình trạng thất nghiệp đang gia tăng trầm trọng nhưng lại thiếu nhân tài có khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong vùng.

Các mặt quân sự, giáo dục, văn hóa, y tế cũng càng ngày càng suy thóai. Nhìn chung Việt Nam thua xa các quốc gia trong vùng.

Kinh tế do nhà nước quản lý đang đi vào vòng bế tắc. Tiền thuế không thu được, tài nguyên kiệt quệ, dầu thô thì bị Tàu cộng cô lập, đầu tư ngọai quốc thì không có, vay nợ ngọai quốc thì không được, ngọai tệ hải ngọai gởi về giảm dần, nhưng ngọai tệ chuyển ra ngọai quốc thì gia tăng, in tiền thì đồng tiền mất giá kéo theo lạm phát… Không tiền thì lấy đâu để nhà nước chi trả cho guồng máy “Đảng” và guồng máy “Nhà Nước” khổng lồ.

Vài năm trước các quốc gia Tây Phương còn tin rằng nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội sẽ biết tôn trọng nhân quyền. Vì đây là một yếu tố cần và đủ để Việt Nam được chấp thuận tham gia Khối Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để chia sẻ quyền lợi về kinh tế và chính trị với các quốc gia trong vùng. Nhưng niềm tin của thế giới, nay đã thành tuyệt vọng. Đảng Cộng sản càng ngày càng lộ rõ bộ mặt thật, nhân quyền càng ngày càng trở nên tồi bại.

Khi những người cầm quyền không tôn trọng nhân quyền cho dân họ, thì họ không còn đáng để các nhà lãnh đạo thế giới tôn trọng, mọi nỗ lực bang giao quốc tế từ đó xuống cấp.

Để được tiếp tục cầm quyền đảng Cộng sản đã chọn con đường ký kết các Hiệp Ước và Văn kiện bán dần đất nước cho ngọai bang. Tuyên Bố Chung 2013 giữa hai đảng Cộng sản Việt Hoa, vừa được Trương Tấn Sang ký kết không khác gì văn bản chính thức xáp nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung cộng.

Các phe nhóm trong đảng Cộng sản thì càng ngày càng công khai làm giàu đục khóet quốc gia. Sự cách biệt giữa tầng lớp nghèo bị trị và tầng lớp tư bản đỏ cai trị càng ngày càng đào sâu. Các thất bại kinh tế và xã hội càng ngày càng lộ rõ. Việc bán nước càng ngày càng công khai.

Khẩu hiệu “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” vẫn tiếp tục được hô hào nhưng thực tế thì khác xa. Đảng và nhà nước đang đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Tình trạng của đảng Cộng sản như “rắn mất đầu” đang giẫy dụa, máu me vung vãi khắp nơi trước khi được thảy ra bãi rác.

Ngược lại các phong trào yêu nước chống ngọai xâm, phong trào đòi tự do dân chủ, phong trào đòi công bình bác ái, mỗi ngày một phát triển, tất cả đang dẫn đến một cuộc cách mạng xã hội tòan diện.

Lãnh Đạo Phải Xuất Phát Từ Dân

Khi người dân đã thực sự làm chủ đất nước của mình. Khi Việt Nam đã có một nền dân chủ lành mạnh. Khi ấy các đảng chính trị sẽ chọn những người lãnh đạo xuất sắc nhất trong đảng mình đưa ra tranh cử.

Những người lãnh đạo các chính đảng sẽ cạnh tranh nhau đưa ra các viễn kiến, các chiến lược, các chính sách để được dân chúng chọn lựa một người lãnh đạo quốc gia vừa có tài, vừa có đức.

Một cách chính danh và được sự ủy quyền của người dân, người lãnh đạo quốc gia sẽ đề ra những chiến lược, những chính sách, để guồng máy hành chánh độc lập thi hành các chính sách đưa đất nước đi lên và tạo ra công bằng xã hội.

Như các quốc gia tân tiến khác, tự do chính trị là điều kiện cần và đủ để Việt Nam có người lãnh đạo quốc gia. Nói một cách khác người lãnh đạo sẽ xuất phát từ dân.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
18/7/2013

Vàng: một nửa sự thật!

Bất chấp những phân tích của báo chí và những phản ứng có phần gay gắt của dư luận, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục đấu thầu vàng, tiếp tục duy trì chênh lệch giá vàng nội - ngoại ở mức 4,5-6 triệu đồng/lượng. Ngay trong giới ngân hàng, người ta đánh giá bước đi trên thị trường vàng của NHNN có một nửa dũng cảm, một nửa liều lĩnh.
Bóc đi những lớp vỏ bề ngoài, những cuộc tranh luận của giới học giả, đi sâu vào các ngóc ngách của giới kinh doanh vàng mới thấy cuộc chiến không khoan nhượng giữa một bên đầu cơ và một bên là chính sách điều hành làm sao để người ta chán vàng.
Theo thống kê của NHNN, đến ngày 17-7-2013 cơ quan này đã tổ chức 44 phiên đấu thầu, cung ứng ra thị trường 1.193.600 lượng vàng, tương đương 45,9 tấn. Tính theo giá quốc tế, Việt Nam đã chi trên 2 tỉ đô la Mỹ để nhập số vàng trên.
Trước khi đấu thầu, cuối tháng 3-2013, theo một lãnh đạo của NHNN, NHNN dự kiến “bơm” ra khoảng 20 tấn là đủ cho các ngân hàng đóng trạng thái vàng, cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực tế số vàng “bơm” ra đã gấp hơn hai lần dự kiến, có lẽ không phải vì NHNN không nắm được số dư cho vay vàng cộng với số vàng các ngân hàng cần mua để tất toán trạng thái. Mà vì, có lẽ NHNN không muốn ngay từ đầu công khai số lượng vàng phải bán ra quá lớn; và kế đó là sức đầu cơ trong nước cũng như sự giảm giá mạnh của vàng thế giới.
Mua với giá cao hơn giá quốc tế 15-20% hiện tại là một rủi ro vô cùng lớn cho người nắm giữ vàng. Sức chịu đựng rủi ro này có thể kéo dài bao lâu nữa?
Chính sự tụt dốc của giá vàng quốc tế đã kích thích nhu cầu vàng nội địa. Nhu cầu này xuất phát từ hai đối tượng. Thứ nhất một bộ phận người dân có ý định mua vàng, họ chờ đợi giá thấp, và nay khi thấy giá đã đủ thấp, họ mua. Lực cầu của bộ phận này thực ra không lớn như nhiều người hình dung. Vào những ngày cao điểm sau 30-6-2013, lượng vàng bán ra của Công ty SJC khoảng 1.000-3.000 lượng/ngày. Số lượng bán của những doanh nghiệp khác tầm 500-1.000 lượng/ngày. Tổng lượng vàng mà người dân có thể mua, như thế, khoảng 5.000-10.000 lượng/ngày. Tuần đầu tiên của tháng 7, NHNN đã đấu thầu tới bốn phiên, tung ra 146.000 lượng, vẫn hết vèo. Người mua ở đây, rõ ràng, không phải chỉ có dân cư.
Người mua chủ yếu là các ngân hàng. Trạng thái vàng đã đóng, nhưng dư nợ vàng vẫn còn đó. Vàng cho vay từ chỗ lấy từ nguồn huy động, nay trở thành vàng tài sản của ngân hàng. Giá vàng càng giảm, ngân hàng càng có nguy cơ lỗ nặng (xem bài Nước mắt của vàng, TBKTSG số 26-2013, ra ngày 27-6-2013). Ngân hàng, dĩ nhiên, không thể ngồi nhìn giá trị tài sản “bốc hơi”, họ gây sức ép, buộc người vay vàng phải chuyển sang vay tiền đồng. Nếu khách hàng từ chối, họ tăng lãi suất vay vàng lên gấp ba, tầm 12%/năm. Người vay vàng nào chịu nổi lãi suất này?
Đó là lý do vì sao các ngân hàng vẫn mua vàng, tạo sức cầu dày đặc: họ mua để thúc ép khách hàng trả nợ vàng. Mặt khác, khi khách hàng trả vàng, hoặc chuyển sang vay tiền đồng, ngân hàng thu được vàng, nhưng chưa bán ngay. Họ đợi giá vàng phục hồi được chút nào hay chút đó. Giá vàng trong nước càng cao hơn giá thế giới, họ càng có lợi. Nên nhớ vàng ngân hàng mua vào trước ngày 30-6 để trả cho người gửi có giá cao hơn hẳn mức 37-38 triệu đồng/lượng hiện nay. Bán ra ở mức giá hiện hành, họ đã lỗ 5-7 triệu đồng/lượng.
Không gian cho đầu cơ vàng có thể sẽ không còn nhiều. Và nếu may mắn, giá vàng quốc tế cứ dích dắc đi xuống, tỷ giá không biến động quá mức dự liệu, đến một thời điểm nào đó, thay vì mua vàng người ta sẽ bán vàng.
Quay ngược kim đồng hồ về năm 2008, thời điểm của những “cơn sốt” vàng dữ dội. Ngày đó vàng đã được các ngân hàng cho vay để bán khống, lấy tiền đồng hưởng chênh lệch lãi suất. Vay vàng 4%/năm trong khi lãi suất tiền đồng 15-20%/năm. Có nhóm khách hàng đã vay và bán khống cả triệu lượng vàng ở mức giá thấp. Những năm sau khi giá vàng tăng, một số khách hàng cắt lỗ, mua vàng trả nợ. Tuy nhiên, một số khác không những không trả, mà còn kéo dài thời gian vay qua các đợt gia hạn hợp đồng. Lỗ vì vàng cứ thế chồng chất.
Liệu ngân hàng nào dám cho khách hàng vay cả triệu lượng vàng để bán nếu khách hàng đó không phải là những công ty sân sau, những ông chủ có mối quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng? NHNN thời đó hẳn biết những ngóc ngách này, song đã không có một giải pháp hữu hiệu nào kiểm soát.
Vàng, vì những lý do trên, đang nằm ở ngân hàng. Ngoài ra người dân mua vàng, cũng đem vào ngân hàng nhờ giữ hộ, đồng ý trả phí. Chỉ một số ít người giữ vàng ở nhà. Doanh nghiệp kinh doanh vàng giữ vàng ở đâu? Cũng ở ngân hàng. Vô hình trung, cả khách quan và chủ quan, ngân hàng là điểm tập kết cuối cùng của vàng. Vàng được giao dịch, mua bán cũng từ ngân hàng mà ra, rồi cuối cùng lại trở về két sắt ngân hàng.
Muốn đầu cơ phải có vàng và tiền. Vàng ngân hàng đã có. Tiền ngân hàng không thiếu. Ở phía này, sức của đầu cơ không hề mỏng!
Tuy nhiên, cốt lõi của đầu cơ không chỉ có thế. Đầu cơ chỉ có thể lan rộng khi cầu “vùng lên” do nguồn cung suy giảm. Cung vàng cho thị trường hiện giờ chỉ có từ NHNN thông qua nhập khẩu. Câu hỏi là NHNN có thể chi ra bao nhiêu ngoại tệ để nhập vàng, đảm bảo nguồn cung? Khoảng 3-4 hay 5 tỉ đô la Mỹ?
Hành động của NHNN đã và đang cho thấy cơ quan này không ngại nhập vàng và dự trữ ngoại hối hiện đủ mạnh để cho phép nhập khẩu vàng đến mức cần thiết. Những ngày đấu thầu liên tiếp với khối lượng 40.000 lượng/phiên đang chứng minh điều đó. Sẵn sàng cung ứng vàng, nhưng không bán giá thấp, NHNN đang dằn mặt đầu cơ: một sự tuyên chiến ngầm. Mua với giá cao hơn giá quốc tế 15-20% hiện tại là một rủi ro vô cùng lớn cho người nắm giữ vàng. Sức chịu đựng rủi ro này có thể kéo dài bao lâu nữa?
Dư nợ vàng rồi sẽ tiến tới bằng không. Trạng thái vàng của ngân hàng theo quy định cộng trừ tối đa 2% vốn tự có. Không gian cho đầu cơ vàng có thể sẽ không còn nhiều. Và nếu may mắn, giá vàng quốc tế cứ dích dắc đi xuống, tỷ giá không biến động quá mức dự liệu, đến một thời điểm nào đó, thay vì mua vàng người ta sẽ bán vàng. Nhiều người nói họ mua vàng cho mục đích tích lũy lâu dài và không bán. Nhưng cũng có một quy luật bất thành văn khác là người ta có xu hướng rời bỏ những thứ tài sản mà càng giữ càng mất giá trị. Cơ may mua lại được vàng trong tương lai để xuất khẩu, gia tăng dự trữ ngoại hối của NHNN, do đó, không phải là không có nhưng cho đến giờ là khá mong manh.

Hải Lý
(TBKTSG

Đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội

Kính gửi BBT  loạt bài viết phanh phui âm mưu thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, xin được đăng tải ra công luận.
Xin cảm ơn
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg21o2js5KGgD73C_4-lEcNCwlliQe8iuo5cXti9H85R100VmON1SGZ1cbiaFMpWXSvWnfSjuvdSlcRNyu_gR9Z7J-mhM-EZm64BxYiHVFkjinaTUZCutkbq7AqWApe4t1EUNyWPWO3QEQ/s1600/Screen+Shot+2013-07-18+at+6.41.05+AM.png

Phần 1: Đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội
Từ đầu năm 2013, đội ngũ cán bộ nhân viên của Ngân hàng Bảo Việt rúng động trước thông tin có nhiều “đại ca” giấu mặt âm thầm tung tiền thâu tóm, muốn cướp không Ngân hàng Bảo Việt, tiếp tay với nhóm này còn có nhiều “tay trong” là lãnh đạo của Tập đoàn Bảo Việt (tập đoàn mẹ của Ngân hàng Bảo Việt). Đặc biệt là ngay sau khi bà Nguyễn Thị Phúc Lâm ngừng chức Chủ tịch HĐQT, thời cơ của nhóm Mafia tài chính đã đến, chúng chú trọng phân hoá lãnh đạo Ngân hàng Bảo Việt, và đúng như “kịch bản”, thành phần lãnh đạo Ngân hàng Bảo Việt bị phân hóa nội bộ sâu sắc, đến nay, cuộc chiến vẫn đang rất khốc liệt giữa một bên là thành phần lãnh đạo đã “bán thân” cho lực lượng mafia thâu tóm và muốn xoá sổ Bảo Việt, và một bên là nhóm lãnh đạo muốn giữ lại thương hiệu Ngân hàng Bảo Việt .
Trên thực tế, việc kinh doanh của Ngân hàng Bảo Việt vẫn đang rất thuận lợi, bất chấp ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu và tình hình kinh tế trong nước cũng như nguy cơ phá sản hoặc phải sát nhập của hàng loạt các ngân hàng khác.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiWWfd6TauM7aOLJjH7fF_GUA8-HQoS0rK2uUs4dIylWGg9SI2RXCjBbSw6TtRGrMnwRQr53JIhMXnjkAyOk_Mph4xgjEbC5zv6TQ3xrLo8g7iF-8OIbt7W2_QojiHyEPYrTVlPa2QvE3g/s1600/Screen+Shot+2013-07-18+at+6.44.54+AM.png
Trong khi nhiều ngân hàng khác lỗ nặng, Bảo Việt Bank vẫn đạt mức tổng lợi nhuận trước thuế 121.5 tỷ đồng (trích báo cáo kết quả kinh doanh 2012 – nguồn: CafeF)
Âm mưu thâu tóm Bảo Việt thực ra đã manh nha từ rất lâu, nhóm Mafia tài chính đã lần lượt nấp dưới nhiều danh nghĩa cùng với những “tay trong” gồm một số lãnh đạo biến chất của tập đoàn Bảo Việt đã “làm giá” để thu gom cổ phiếu Bảo Việt Bank với giá “bèo”; lần lượt các lượng cổ phiếu lớn của Tập đoàn Bảo Việt (đang sở hữu 52% BVBank), Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC (đang sở hữu 7.65% BVB), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (đang sở hữu 7.65% BVB) và các cổ đông độc lập đã bị nắm giữ bởi thành phần Mafia tài chính Hà Nội.
Thủ đoạn thâu tóm của giới Mafia tài chính Hà Nội
Bảo Việt Bank là ngân hàng dù có tỷ lệ nợ xấu khá cao (5.94% tính đến cuối 2012) nhưng không nằm trong nhóm các ngân hàng thuộc diện bắt buộc phải tái cơ cấu theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên đây không phải vấn đề lớn, bắt đầu từ quý 2/2013, sau khi bà Nguyễn Thị Phúc Lâm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bảo Việt nghỉ hưu, giới Mafia Hà Nội bắt đầu thể hiện rõ mưu đồ thâu tóm bằng nhiều thủ đoạn và nhiều thành phần tham gia gồm : Xã hội đen – Truyền thông – Mafia tài chính – Tay trong và Chính trị gia.
Phát pháo đầu tiên là chúng dùng truyền thông làm “tiên quân”, tờ báo điện tử Vietnamnet đóng vai trò tiên phong với loạt bài viết đánh Ngân hàng Bảo Việt bắt đầu từ câu chuyện ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng bị bắt. Thực tế trong câu chuyện này, Ngân hàng Bảo Việt là nạn nhân nhưng bằng ngòi bút “sắc bén” của “Nhóm phóng viên điều tra” (thực chất là không có “nhóm phóng viên điều tra” nào hết, chỉ có hai con sâu đen của tờ báo mạng Vietnamnet là Phạm Anh Tuấn - Phó TBT và người giúp sức là Ngô thị Thu Lý – phụ trách chuyên trang batdongsan mà thôi, chúng tôi sẽ vạch trần trong những bài sau), dưới cái mác “nhóm phóng viên điều tra”, Phạm Anh Tuấn đã dựng lên câu chuyện bê bối trong việc quản lý điều hành nhằm bôi nhọ, hạ uy tín, và quan trọng nhất là hạ giá cổ phiếu Ngân hàng Bảo Việt nhằm giúp sức cho lực lượng thâu tóm đi thu gom. Các “phóng viên điều tra” nhai đi nhai lại tiêu chí của Bảo Việt Bank: “Bảo Việt Bank - Ưu đãi cho vay thỏa sức tiêu dùng” kèm theo dấu “?” to tướng để chế diễu, thậm chí còn lôi cả bản tự khai lý lịch cá nhân của ông Lê Trung Hưng tại Tập đoàn Bảo Việt và so sánh khiên cưỡng với vụ việc bà Đại biểu Quốc hội bị miễn nhiệm Đặng Thị Hoàng Yến với mục tiêu “đuổi” ông này khỏi ngân hàng Bảo Việt theo ý đồ của lực lượng thâu tóm (ông Lê Trung Hưng chính là người “một mình chống mafia” khi đã dũng cảm dám ngăn đường thâu tóm của nhóm mafia tài chính này). Dư luận đặt ra những câu hỏi: Ai đã tiếp tay, cung cấp hồ sơ, tài liệu cá nhân của ông Lê Trung Hưng cho “phóng viên điều tra” của Vietnamnet? Ai đã “bảo trợ” cho Vietnamnet công khai vi phạm Điều 226 Bộ luật Hình sự (“công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó”)?
Song song với việc “khuấy động dư luận” để tạo lợi thế cùng với sự “áp đặt” “từ bên trên”, giới Mafia tài chính Hà Nội bắt đầu thực hiện chiến dịch thu gom cổ phiếu đang trên đà hạ giá của Ngân hàng Bảo Việt, dù không đứng tên thật hoặc chỉ đứng một phần rất nhỏ, nhưng lần lượt số cổ phiếu lớn của Ngân hàng Bảo Việt bị “tay trong” tuồn ra bên ngoài dưới nhiều tên tuổi khác nhau, từ những cô bé tuổi teen tên Nguyễn Thu Hương (1994), Nguyễn Hữu Mạnh, Hồ Vĩnh Hoàng, thậm chí ngay cả bà già “gân” tên Bùi Thị Cẩm Vân cũng trở thành “cổ đông lớn”,… ngoài ra, cổ phiếu của các tập đoàn nắm giữ chi phối Bảo Việt Bank gồm Tập đoàn Bảo Việt, Công ty Cổ phần Đầu tư CMC, Công ty Sữa Việt Nam lần lượt bị mua “thoả thuận” với số lượng cực lớn. Tính tới thời điểm hiện tại, trên 50% cổ phần của Bảo Việt Bank đã rơi vào tay giới Mafia tài chính Hà Nội và ông Lê Trung Hưng cùng thành phần lãnh đạo muốn giữ lại thương hiệu Bảo Việt Bank đã không còn nhiều quyền để tự quyết định số phận của mình.
Trong loạt bài kế tiếp, chúng tôi sẽ công khai những thủ đoạn và những kẻ tiếp tay, những kẻ mafia tài chính đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm này là những ai? Đặc biệt là vị Chính trị gia “rất to” đứng đàng sau những kẻ mafia là ai và chỉ đạo những gì?
Những người khốn khổ của Bảo Việt Bank
 

Dương Đình Giao - Trường chuyên lớp chọn

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, để khuyến khích học sinh học tập, Bộ Giáo dục đã hàng năm tổ chức thi học sinh giỏi hai môn Văn và Toán, mang tên “Kỳ thi học sinh giỏi toàn miền Bắc”. Học sinh dự thi được lựa chọn ở các trường Phổ thông cấp 3 toàn miền Bắc. Trước khi đi thi, những học sinh này chỉ được các thầy dạy thêm cho một số buổi môn sắp thi, còn các môn học khác vẫn học như những bạn cùng lớp. Sau đó, xuất hiện kỳ thi Ô-lem-pic hàng năm của một số quốc gia. Những học sinh được chọn đi thi cũng chỉ được tập trung để các thầy do Bộ lựa chọn bồi dưỡng một thời gian ngắn trước khi lên đường xuất ngoại. Cùng với tỷ lệ thi tốt nghiệp phổ thông hàng năm, (lúc đó trường có kết quả cao nhất chỉ khoảng trên 80%), số học sinh giỏi toàn miền Bắc và học sinh đoạt huy chương trong các kỳ thi Ô-lem-pic trở thành tiêu chí đánh giá thành tích của giáo dục các địa phương. Vì thế, các nơi rất chú ý đầu tư việc bồi dưỡng học sinh giỏi để tham dự các kỳ thi này.

Ở Hà Nội, để có học sinh dự thi, ban đầu các lớp chuyên còn đặt tại trường. Mỗi môn ở một trường căn cứ vào giáo viên được lựa chọn. Trường có thầy dạy tốt môn nào thì đặt lớp chuyên môn ấy (Tôi dùng từ “thầy dạy tốt” chứ không dùng từ “giáo viên dạy giỏi”, vì nhiều thầy dạy các môn chuyên, không ít lần có học sinh giỏi toàn quốc, nhưng chưa hề bao giờ có danh hiệu “giáo viên dạy giỏi” vì các thầy vốn là những người khiêm nhường, chẳng dại gì lại nhận một cái danh hiệu hợm hĩnh như thế). Những học sinh này ngoài việc học môn chuyên do thầy được lựa chọn dạy, các môn khác, những hoạt động khác vẫn như mọi học sinh của trường . Năm 1982, được chính phủ Hà Lan giúp đỡ, Hà Nội có một ngôi trường khang trang so với hoàn cảnh bấy giờ nên đã tập hợp tất cả các lớp chuyên rải rác ở các trường trong thành phố, thành trường Hà Nội –Am-xtec- đam. (Cũng như trường Lê Hồng Phong của Nam Định, trường Lam Sơn của Thanh Hóa, …). Ban đầu, trường chỉ có chưa đầy 10 lớp ở mỗi khối (mỗi môn chuyên một lớp), việc tuyển chọn học sinh khá kỹ lưỡng.. Nhưng sau, do cơ sở vật chất của trường còn dồi dào, cộng với nhu cầu của cha mẹ học sinh (có nhu cầu học và cũng không tránh khỏi những người có nhu cầu “oách”), đồng thời để cải thiện đời sống cho cán bộ giáo viên, trường mở thêm lớp chọn thứ 2 của mỗi môn. Rồi mở cả các lớp của cấp trung học cơ sở. Đến lúc này thì trường chuyên không còn giữ được cái vẻ “thuần khiết” ban đầu nữa! Muốn thi được vào các lớp chuyên, học sinh phải cố tìm cách vào được các lớp luyện thi do các thầy ở trường này dạy. Thời gian theo học không thể ngắn và mức học phí thì con nhà bình dân khó mà theo được!


Theo tôi, học trường chuyên có chút ít tích cực. Học sinh được học các thầy giỏi, có môi trường để đua tranh cùng bè bạn (nhưng sự đua tranh nhiều khi chưa hẳn đã lành mạnh). Nhưng tiêu cực có lẽ nhiều hơn. Dù có thầy dạy giỏi, nhưng vẫn không thể tránh được việc phải đi học thêm, thậm chí còn phải đi học thêm nhiều hơn. Và cái tiêu cực nhất là các lớp chuyên rất xem nhẹ các môn ngoài môn chuyên và hai môn kèm theo để thi đại học. Được coi là môn phụ, những môn không cần để thi đại học chỉ được học “lớt phớt”, đó là những tiết học để “xả xờ-trét”. Vì thế, nếu gia đình không chú ý bổ trợ cho con em mình thì hiểu biết của học sinh các trường chuyên này không tránh khỏi “tiên thiên bất túc”.

Cũng phải nói thêm một chút. Giáo viên trường chuyên cũng như một số trường được coi là trong “tốp đầu” của Hà Nội thường rất có kỹ năng “làm dáng”. Không dám nói các thầy cô dạy môn chuyên ở ngay lớp chuyên ấy (giáo viên Văn dạy chuyên Văn, Toán dạy chuyên Toán…) là người được lựa chọn, đúng là đã được “chọn mặt gửi vàng”, các giáo viên khác chẳng có gì đảm bảo là hơn giáo viên các trường. Nhưng nhiều người không hiểu, thường coi họ là giáo viên như thuộc một đẳng cấp khác nên cố để tìm đến xin học cho con em. Nên nhớ rằng, không ít giáo viên ở các tỉnh bỏ việc về Hà Nội và sinh viên ra trường sau nhiều năm chưa tìm được việc làm đã ký hợp đồng với các trường “nổi tiếng” này chấp nhận một mức thù lao rẻ mạt có khi chỉ bằng 50% mức bình thường để được được tiếng là giáo viên của những trường ấy nhằm thu hút học sinh trong các lớp học thêm.

Cho nên, học trường chuyên, học các thầy dạy trường chuyên, … cũng cần thận trọng.

Các lớp chọn được ra đời vào khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ trước trong hoàn cảnh giáo dục sa sút một cách trầm trọng cùng với sự khủng hoảng của kinh tế cả nước. Trong nhà trường, cả thầy lẫn trò đều không còn mấy người tha thiết với chức năng vốn có. Thấy trở thành những “người nuôi lợn giỏi và cũng biết dạy học”, thành người “ngoài việc dạy học ra còn thành thạo rất nhiều nghề khác”. Còn trò thì chẳng mấy “đứa” thiết học vì luôn trong cảnh “bụng đói luôn luôn vẫn réo gào”. Trước tình trạng ấy, do yêu cầu của một số thầy giáo còn chút ít tâm huyết với nghề và nhu cầu của một số gia đình còn thiết tha với việc học của con cái, một số trường đã tổ chức lớp chọn. Lớp tập hợp những học sinh học lực khá, thường có đạo đức tốt (có kiểm tra đầu vào hai môn Văn và Toán). Các môn chính do các thầy có năng lực và có tinh thần trách nhiệm giảng dạy. Quyền lợi duy nhất khi dạy các lớp này là thầy được làm đúng công việc của người thầy (chứ không phải công việc của cảnh sát, trong lớp luôn luôn phải “dẹp loạn”), học trò học chăm chỉ, nhiều em có say mê. Số lượng học sinh trong lớp không nhiều. Chẳng có ai “xin xỏ” hay “chạy chọt”. Chỉ có những học trò ham học, các thầy dạy cảm thấy vô cùng hạnh phúc, như được an ủi mặc dù gánh nặng cơm áo vẫn thường xuyên trĩu nặng.

Nhưng sau khoảng năm ba năm thì các lớp chọn bắt đầu “nhảm”.

Cái “nhảm” đầu tiên là một số người thấy cái ưu việt của lớp chọn (học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ), muốn cho con mình vốn chưa được như thế có môi trường tốt để “đua chúng đua bạn”, tìm mọi cách xin vào. Dẫn đầu là con em một số thầy cô giáo. Chẳng lẽ đồng nghiệp với nhau, sao nỡ chối từ. Giáo viên còn có cái quyền lợi gì đâu! Rồi, … “hầm bà làng”, lớp chọn không còn là lớp chọn nữa. Nhiều trường đã không chỉ có một mà phải mở đến hai lớp chọn. Ban đầu tên lớp chọn thường là lớp A (trong các tên lớp đặt theo vần chữ cái, sau đó là B, C,. D, …) lớp chọn giờ phải mang tên A1, rồi A2. Sau đó, chiều theo cái “hão” của những người thích con mình được “học lớp A” nhiều trường đổi cách đặt tên thành A hết. Từ A1 đến A10, nếu cần có thể đến A100. Thế là ai cũng toại nguyện. Tha hồ “tự hào” với bạn bè, hàng xóm, với đồng nghiệp ở cơ quan!

Nhưng khổ nỗi, cái tên thì đặt thế nào cũng được, nhưng thầy thì lấy đâu ra lắm thầy dạy có chất lượng, có tâm huyết như thế trong tình cảnh hiện nay? Có môn, cả trường chi có một hai thầy, lại toàn hàm thụ, tại chức cả. Sao có chất lượng được? Một học sinh lớp chọn than phiền: “Cứ lần nào chúng em hỏi bài tập khó, cô đều nghĩ một lúc rồi lại hẹn hôm sau giải đáp, nhưng chẳng thấy hôm sau bao giờ!” Cô giáo này học chính quy, và còn là giáo viên dạy giỏi đấy!

Mặc dù có hiếm hoi, nhưng không phải bao giờ các thầy có trách nhiệm, có tâm huyết cũng được lựa chọn cho các lớp này. Nhất là từ khi kinh tế khởi sắc, cuộc sống được cải thiện. Các cơ quan ban ngành bắt đầu có một việc làm mà theo tôi rất đẹp: có phần thưởng cho các cháu là con cán bộ viên chức vào dịp hè hàng năm nếu đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến. Thế là một cuộc đua các danh hiệu xảy ra. Trong lớp, từ phấn đấu để đạt chỉ tiêu 20% - 30% học sinh tiên tiến, cả khối được một hai học sinh giỏi đã khó, bây giờ gần hết cả lớp là tiên tiến, một lớp có đến gần chục học sinh giỏi. Rồi từ khi Bộ Giáo dục có quyết định cho học sinh giỏi (xếp loại hàng năm và kết quả thi tốt nghiệp) được vào thẳng đại học thì học sinh giỏi còn hơn nấm mọc sau mưa. Lại từ khi danh hiệu học sinh giỏi được tính thành tiêu chuẩn chọn vào lớp 10 thì thật không còn kiểm soát được nữa. Sự lạm phát các danh hiệu này thu được nhiều cái lợi. Nhà trường tự nhiên chẳng cần cố gắng gì mà học sinh học “giỏi” lên một cách nhanh chóng, từ trường tiên tiến lập tức trở thành trường tiên tiến xuất sắc. Đời sống của thầy cô giáo cũng được cải thiện vì được các ban phụ huynh rất chú ý chăm sóc, cá nhân cha mẹ học sinh càng quan tâm vì đã hiểu được giá trị nét bút của người cho điểm. Giá trị của món quà cơ quan thưởng cho các cháu nhất định không thể bằng cái mà bố mẹ các cháu đã phải bỏ ra để mang về những điểm số “hữu danh vô thực”. Nhưng chết nỗi tất cả đều vì cái niềm “kiêu hãnh” không có giới hạn kia. Càng sung túc, càng thích. Trong hoàn cảnh ấy, các thầy làm việc có chuẩn mực, không tùy tiện sửa chữa, nâng điểm, không thích trang trí cho “đẹp” cuốn học bạ tất không được tin dùng. Dạy lớp chọn chỉ còn là những thầy dạy cũng được nhưng phải rất “thoáng”, những thầy chỉ cần “nói ít nhưng hiểu nhiều”. Và trước cái tiếng rất hấp dẫn “thầy dạy lớp chọn” (sẽ thu hút rất nhiều học sinh học thêm), nhiều thầy đành “hy sinh” cái phần hồn trong sáng để khỏi bị loại khỏi cuộc đua tới cuộc sống tiện nghi.

Trong môi trường ấy, các em còn chưa đủ tuổi thành niên sẽ học được những gì? Nhiều bậc cha mẹ đã hiểu những hạn chế của trường chuyên lớp chọn nên có thái độ “kính nhi viễn chi”. Quả là đâu cứ phải chen chân vào đó mới có thể thi vào đại học, trở thành người tài cho đất nước, rạng rỡ cho dòng họ?

Mỗi gia đình nay chỉ có một hoặc hai người con. Đó là hy vọng, là tương lai, là niềm tin, …là tất cả của mỗi chúng ta. Một sai lầm sẽ phải trả giá, không thể làm lại. Hy vọng những chia sẻ rất cởi mở này giúp các bậc cha mẹ có con đang hoặc sắp bước vào ngưỡng cửa nhà trường phổ thông có sự lựa chọn hợp lý, tránh “thuyền đua thì lái cũng đua” để rồi nhiều khi mục đích không đạt được mà còn bị “đục nước béo cò”.

Dương Đình Giao
(FB. Duong Dinh Giao

Kết quả kiểm tra lại sai phạm đất đai tại Đà Nẵng chưa được phép công bố

“Đã có kết quả kiểm tra lại sai phạm đất đai tại Đà Nẵng”, tuy nhiên, kết quả như thế nào hiện chưa thể công bố mà phải chờ ý kiến của Chính phủ...
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa hoàn tất việc kiểm tra 48 dự án đất đai được cho là có liên quan đến sai phạm đất đai tại Đà Nẵng, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi tháng 1/2013.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý 2/2013 do Bộ tổ chức chiều 18/7, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận và có ý kiến chỉ đạo “kiểm tra lại” của Thủ tướng đối với các sai phạm về quản lý đất đai tại Đà Nẵng, Bộ đã tiến hành kiểm tra và hiện đã hoàn tất các công việc.
“Đã có kết quả kiểm tra lại sai phạm đất đai tại Đà Nẵng”
Thanh tra Chính phủ từng kết luận, Sai phạm trong quản lý đất đai tại Đà Nẵng đã gây thất thu cho ngân sách hơn 3.400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kết quả như thế nào hiện chưa thể công bố mà phải chờ ý kiến của Chính phủ.
Theo đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đây không phải là đợt thanh tra lại mà chỉ tiến hành kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong đó có một số dự án cần kiểm tra thêm. Tổng số các dự án của đợt kiểm tra vừa rồi là 48 và các dự án này không liên quan nhiều đến các sai phạm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ đã công bố hồi tháng 1/2013.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết quả thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn. Trong đó có chỉ rõ hàng loạt sai phạm trong  việc giao đất, đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất khiến ngân sách thất thu hơn 3.400 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong kết luận của mình, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị kiểm điểm hàng loạt lãnh đạo Đà Nẵng, trong đó có Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND thành phố cùng các tổ chức và cá nhân có liên quan trong giai đoạn 2003 - 2011, do đã vi phạm quy định về quản lý đất đai, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Ngay sau kết luận này, lãnh đạo Đà Nẵng cho rằng, kết luận của Thanh tra Chính phủ là “không có cơ sở”.
Tuy nhiên, đầu tháng 7 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã phải tái khẳng định kết luận thanh tra của mình trước thông tin từ Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh cho rằng “Thanh tra Chính phủ đã đồng ý với những phản hồi và kiến nghị của Đà Nẵng”.
Cũng tại buổi họp báo, thông tin về tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, đến nay, cả nước đã cấp được khoảng 82,2% diện tích đất cần cấp giấy, trong đó có 8 tỉnh cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận lần đầu cho các loại đất chính gồm: Bình Dương, Đồng Nai,  Long An, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang và Vĩnh Long.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn 22 tỉnh, thành phố có kết quả cấp giấy chứng nhận ở nhiều loại đất còn thấp, chỉ đạt dưới 70% diện tích cần cấp. Số tỉnh, thành này chỉ mới cấp được 822.000 giấy chứng nhận, đạt 85% diện tích các loại đất của các tỉnh, thành phố và mới chỉ đạt 18% diện tích cần cấp giấy chứng nhận trong năm nay; trong đó số lượng các trường hợp tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận tập trung ở các tỉnh, thành phố điển hình như Hà Nội, Tp.HCM, Nghệ An…
(VnEconomy)
 

IMF: Kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng rất “nguy kịch”

Ngày 17/7, Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc: cải cách sớm hoặc đối mặt với sụp đổ kinh hoàng.
Trong một báo cáo được phát hành hôm 17/7, IMF khẳng định Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng lớn về việc tăng trưởng GDP sẽ còn tiếp tục sụt giảm trong những tháng cuối năm nay.
Theo đó, IMF chỉ ra rằng các nguồn tín dụng phi truyền thống hay còn gọi là hệ thống ngân hàng bóng tối đang khiến nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có bong bóng bất động sản và gánh nặng nợ công tăng cao của chính quyền địa phương.
“Kể từ khi cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra, các biện pháp tài chính nhằm kích thích đầu tư và tín dụng đã được Trung Quốc sử dụng rất tích cực. Tuy nhiên, mô hình phát triển không bền vững này đã ngày càng tạo ra nhiều lỗ hổng nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Dù Trung Quốc có đang sở hữu những “tấm đệm” quan trọng để chống đỡ các cú sốc kinh tế thì tỷ suất lợi nhuận an toàn vẫn đang sụt giảm mạnh”, IMF nhấn mạnh.
Thực tế, trong khi lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Bắc Kinh có thể giúp nền kinh tế thứ 2 thế giới chống đỡ với những sự thay đổi đột ngột thì nó không thể xoa dịu sự bất mãn trong lòng người dân trước tệ nạn tham nhũng, thực trạng ô nhiễm trầm trọng và khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng.

Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc chủ yếu dựa vào đồng tiền và nhân công giá rẻ cùng lượng lớn chi tiêu chính phủ đầu tư cho cở sở hạ tầng để đạt được mức tăng trưởng “nóng” 2 con số. Chính Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng thừa nhận sự tăng trưởng trên là không bền vững và cần thiết phải chuyển hướng nền kinh tế sang tập trung vào người tiêu dùng. Hiện nhu cầu tiêu dùng trong nước đang chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc. Trong khi đó, con số này tại Mỹ là 70%.
Tỷ lệ tiêu dùng trong nước của Trung Quốc quý II/2013 đang ở mức tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, chi tiêu cho các tài sản hữu hình như đường xá, sân bay và các tòa nhà thương mại lại tăng lên đáng kể. Điều đáng nói là nhu cầu sử dụng đối với những mặt hàng này ở Trung Quốc lại không hề tăng lên. Hệ quả là rất nhiều con đường bị bỏ dở “không biết sẽ đi về đâu”, cùng với đó là vô vàn tòa trung tâm thương mại bị bỏ hoang vì khủng hoảng thừa.
Theo CBS News, đa phần các khoản vay của chính quyền địa phương ở Trung Quốc để phục vụ cho thanh toán các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới. “Sự gia tăng chóng mặt của các khoản nợ này sẽ làm tăng nguy cơ mất cân đối ngân sách của các chính quyền địa phương”, IMF cảnh báo. Đầu tháng này, tờ Tân Hoa Xã đưa tin Ordos (Ngạc Nhĩ Đa Tư)- thành phố nổi tiếng của những tòa nhà chọc trời và các chung cư “ma”- đã phải vay tiền từ các công ty tư nhân để trả lương cho các quan chức địa phương.
Rõ ràng, chính lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận thức được việc cần thiết phải tiến hành cải cách để giúp nền kinh tế nước này “né” được nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các nhà chức trách Bắc Kinh sẽ thực hiện chính sách cải cách ngay bây giờ hay vẫn còn mải mê lập những kế hoạch cho dài hạn. Đến khi đó, e rằng đã là quá muộn để cứu vãn nền kinh tế thứ 2 thế giới vốn đang tiềm ẩn quá nhiều bất ổn.
Theo hãng tin Bloomberg, trong những tuần gần đây, Bắc Kinh dường như đã chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản tăng trưởng kinh tế chậm hơn và sẽ không có chuyện chính phủ đưa ra các gói kích thích kinh tế giống như đã từng làm tại thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế là một quá trình hết sức “đau đớn” và suy thoái là cần thiết để đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu”, ông Lâu Kế Vĩ, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc khẳng định.
Tở The Street hôm 17/7 dẫn kết quả nghiên cứu mới nhất của BofA Merrill Lynch cho thấy các nhà quản lý tiền tệ trên toàn cầu đang ngày càng tỏ ra quan ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc và rất ít nhà đầu tư dám mạo hiểm đặt cược vào trái phiếu nước này. Theo đó, 65% người được hỏi khẳng định nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng suy yếu, trong khi đó 56% ý kiến cho rằng kinh tế nước này sẽ vấp phải kịch bản “hạ cánh cứng”, cao hơn so với mức 30% của tháng 5/2013. Trái ngược với sự bi quan về kinh tế Trung Quốc, các nhà đầu tư toàn cầu tỏ ra khá lạc quan trước triển vọng phát triển của kinh tế Mỹ và Nhật Bản (chiếm khoảng 52% người được hỏi). Trong khi đó, phần lớn những người tham gia cuộc điều tra (83% người được hỏi) bày tỏ sự ủng hộ đồng đô la Mỹ so với các tiền tệ khác- mức ủng hộ cao nhất từ trước đến nay trong các cuộc điều tra của BofA Merrill Lynch.
Vân Du
(Sống mới)

Bản tuyên bố của PT CĐVN về trường hợp tuyệt thực của ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày

image003_12.jpg

                                  PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
               Tuyên bố về trường hợp tuyệt thực của ông Nguyễn Văn Hải


Theo tin từ thân nhân ông Nguyễn Văn Hải tự là Điếu Cày, người tù lương tâm hiện đang thọ án tù 12 năm vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” cho biết: ông Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực từ ngày 23/06/2013 tại Trại 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để phản đối hành động ngược đãi của các cán bộ quản lý trại giam ở đây.
Cuộc tuyệt thực này là một phản ứng nữa của ông Nguyễn Văn Hải. Trong tháng hai năm 2011 tại trại giam B34 Cục An Ninh Điều Tra Bộ Công An ông đã tuyệt thực 28 ngày để phản đối việc trại giam không cung cấp giấy bút cho mình viết đơn kháng án. Kể từ khi bị giam cầm từ 2008 đến nay, ông Nguyễn Văn Hải đã luôn luôn là đối tượng bị ngược đãi, biệt giam, hạn chế thăm gặp, chuyển trại ... từng là nạn nhân của những hành động trái pháp luật, lợi dụng chức vụ quyền hạn xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tù nhân và thân nhân đi thăm nuôi của các cán bộ quản lý trại giam từ phân trại K3 trại Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến nơi giam giữ hiện nay tại Trại 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Những sai phạm này trực tiếp gây tổn hại đến tinh thần và sức khỏe của ông Nguyễn Văn Hải, người bị cưỡng bức thi hành án, gây khó khăn cho thân nhân thăm nuôi chăm sóc ông và và xói mòn niềm tin vào luật pháp.
Trước tình hình này, vì an toàn sức khỏe, Phong trào CĐVN khẩn thiết đề nghị ông Nguyễn Văn Hải sớm kết thúc cuộc tuyệt thực để bảo vệ sinh mạng mình.
Về các cơ quan trách nhiệm, như đã tuyên bố về trường hợp tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ, phong trào CĐVN tiếp tục cực lực phản đối hành vi ngược đãi tù nhân của bộ công An, ngành quản lý trại giam. Đồng thời, chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam nhanh chóng chấn chỉnh hoạt động tư pháp, quản lý trại giam để bảo đảm quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước đoạt tự do, quy định theo Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Cụ thể là:
1. Đề nghị cho thẩm tra xử lý kỷ luật các cán bộ vi phạm ngược đãi tù nhân.
2. Yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, phục hồi quyền lợi và chính sách chính đáng được pháp luật quy định của ông Nguyễn Văn Hải cũng như thân nhân.
3. Thực hiện đúng chế độ giam giữ theo Luật Thi hành án Hình sự và các văn bản (Thông tư; Nghị định) bổ sung liên quan.
Phong trào CĐVN cũng kêu gọi các tổ chức truyền thông, bảo vệ quyền con người trong và ngoài nước nhanh chóng thông báo trường hợp tuyệt thực của ông Nguyễn Văn Hải, vận động kêu gọi cho sự tôn trọng quyền con người ở Việt Nam, đặc biệt đối với các tù nhân lương tâm trong các trại giam.
Ngày 18 tháng 7 năm 2013,
TM. Phong trào Con Đường Việt Nam
Lê Quốc Tuấn
-------------------- oOo --------------------
VIETNAM PATH MOVEMENT
Announcement regarding Mr. Nguyen Van Hai’s hunger strike
According to his relative, Mr. Nguyen Van Hai (a.k.a. Dieu Cay), has been on a hunger strike since 6/23/13 at Prison camp 6 in Hanh Lam village, Thanh Chuong district, Nghe An province, Vietnam. Mr. Hai is a prisoner of conscience who is currently serving 12 years in prison on charges of “propaganda against the state.” He is protesting against mistreatments by the camp’s warden and guards.
This is the second time Mr. Hai goes on hunger strike. The first time was a 28-days strike in February 2011 at B34, a Bureau of Public Security’s detention facility, to protest because the Public Security Bureau’s did not provide pen and paper for him to write his appeal. Ever since he was imprisoned in 2008 until now, Mr. Nguyen Van Hai has been subjected to abuse, solitary confinement, restricted visitation, and relocation. From Division camp K3 at Xuyen Moc, Ba Ria province in Vung Tau, to Camp 6 in Thanh Chuong district, Nghe An province, Mr. Hai was also a frequent victim of unlawful acts, power abuse leading to infringement of prisoner’s legitimate rights as well as his visitation rights. These constant violations directly affect his mental and physical well-being while he is being forced to carry out his prison sentence. The violations also make it hard for his relative to visit and tend to his needs. As a result, their belief in the law is deteriorating over time.
Due to this situation and as a matter of his health, the Vietnam Path Movement sincerely urges Mr. Hai to soon put an end to this hunger strike and secure his life.
And to the responsible authorities, as we have stated in the case of Mr. Cu Huy Ha Vu’s hunger strike, the Vietnam Path Movement strongly objects the Public Security Bureau’s and prison administrators’ mistreatment of prisoners. Meanwhile, we urge Vietnam’s authorities to rectify their judicial and prison management activities as soon as possible to ensure prisoners’ rights and that they are being treated humanly with proper respects for those whose freedom has been stripped from them. Those are the regulations listed under Article 10 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR).
In specifics:
1. We recommend the authorities to conduct an evaluation of all prison guards and officers who mistreated prisoners. Those who are found to have violated prisoners’ rights should be disciplined.
2. We ask the authorities to put a stop to all violations of law, to reinstate Mr. Nguyen Van Hai’s rights and the rights for his relatives to visit him as stated by the law.
3. We request the government of Vietnam to enforce proper administration and management of prison camps in accord to Criminal Law Enforcement and other related supplements.
The Vietnam Path Movement also calls upon media organizations to raise their voice for the protection of human rights both in Vietnam and abroad. We urge everyone to disseminate news about Mr. Nguyen Van Hai’s hunger strike and to advocate for human rights to be respected in Vietnam, especially in prisoners of conscience cases.
7/18/13
On behalf of the Vietnam Path Movement
Le Quoc Tuan.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét