Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý

Đổi tiền, tin đồn hay sự thật?

Trong vài tuần lễ vừa qua tin đồn trong dân chúng cho rằng sẽ có cuộc đổi tiền sắp tới đã buộc Ngân hàng Nhà Nước phải chính thức lên tiếng xác nhận không bao giờ có chuyện đổi tiền ít nhất trong lúc này. Bên cạnh đó Bộ công an cũng chỉ thị điều tra chú ý nguồn tin đồn này để xử lý. Mặc Lâm tìm hiểu thêm chi tiết.

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam - RFA
Đổi tiền theo kiểu CHXHCNVN
Tính cho tới nay Việt Nam đã có tổng cộng 5 lần đổi tiền, hai lần tại miền Bắc và ba lần tại miền Nam. Tại miền Bắc qua hai lần đổi tiền hầu như không có một cú sốc mạnh mẽ nào trong xã hội vì tình trạng phôi thai của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dẫn tới việc thành lập Ngân hàng Nhà nước năm 1951. Đồng tiền mới này thay thế cho giấy bạc tài chánh trước đó với tỷ giá 1 đồng năm 1951 bằng 100 đồng của năm 1946.
Lần đổi tiền thứ hai xảy ra vào năm 1959, lần này tỷ giá tăng gấp 10 lần. 1 đồng của năm 1959 bằng 1.000 của năm 1951. Hai cuộc đổi tiền này cho thấy sự xuống giá của đồng bạc năm 1946 chỉ trong vòng 13 năm đã bị NHNN làm mất giá trị hoán đổi 1.000 lần.
Cho tới năm 1975 thì cuộc đổi tiền theo một mục đích khác: Thủ tiêu đồng tiền miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên đồng tiền mới lại có tình trạng phân chia vị trí địa lý rất khó hiểu. Khi Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất nhưng từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào, tờ 500 đồng miền Nam có tỷ giá bằng 1 đồng tiền giải phóng trong khi đó từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở ra Bắc thì 1.000 đồng tiền miền Nam lại chỉ bằng 3 đồng tiền giải phóng.
Tiền thời Việt Nam Cộng Hòa (1966). RFA file
Tiền thời Việt Nam CH
 (1966). RFA file
Có lẽ mục đích phân chia địa lý này nhằm mở đường cho lần đổi tiền thứ 3 vào ba năm sau nhằm mục tiêu tấn công tư sản mà danh xưng chính thức là “cải tạo công thương nghiệp” ở miền Nam. Lần đổi tiền thứ hai đã đảo lộn toàn xã hội, không biết bao nhiêu gia đình tan nát bởi lần đổi tiền này để đến khi cuộc đổi tiền lần thứ ba xảy ra vào năm 1985 thì mọi sự không còn lạ lùng với người dân nữa.
Rất nhiều gia đình không còn nhiều tiền để mà đổi vì hai lần trước hạn mức số tiền được đổi đã cào bằng tài sản tiền mặt của mọi người gần như bằng nhau. Kinh nghiệm đã buộc người dân mua vàng để dành khi cần đến. Đồng tiền do vậy không còn lưu hành nhiều trong nền kinh tế để nhiều năm sau đó cả nước chìm vào khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc đổi mới để sống còn.
Bây giờ là năm 2013, hai mươi tám năm sau lần đồi tiền thứ ba tại Miền Nam lại rộ lên tin đổi tiền và tin đồn ấy râm ran lúc mạnh lúc yếu nhưng không hề tắt.
Bà Phạm Chi Lan một chuyên gia kinh tế từng làm cố vấn cho văn phòng Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết nhận xét của bà qua những tin đồn đổi tiền lần này:
Riêng về tin đồn đổi tiền thì tôi cho rằng nó xảy ra trong bối cảnh trước hết là từ ý kiến cho là Việt Nam nên đổi tên nước, lấy lại tên cũ ban đầu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa riêng điều đó có thể bật lên trong đầu người ta cho rằng phải đổi rất nhiều thứ kèm theo trong đó có đồng tiền. Thứ hai nữa quan trọng hơn là về kinh tế, người ta cảm nhận được khó khăn của kinh tế hiện nay đặc biệt các vấn đề của hệ thống ngân hàng đang còn có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng cộng với ý kiến đổi tên nước khiến người ta suy nghĩ đến tin đồn có thể có cơ sở.
    người ta cảm nhận được khó khăn của kinh tế hiện nay đặc biệt các vấn đề của hệ thống ngân hàng đang còn có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng cộng với ý kiến đổi tên nước khiến người ta suy nghĩ đến tin đồn có thể có cơ sở

    Bà Phạm Chi Lan
Tiền đồng của Việt Nam thời nay
Tiền đồng của Việt Nam thời nay
Đổi tiền hay không thì chỉ có dân là thiệt
Ngân hàng Nhà nước đã vội vã lên tiếng. Ông Nguyễn Chí Thành – Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước xác định với báo chí rằng sẽ không có việc đổi tiền vì nhiều nguyên do, trong đó theo ông Thành cho biết Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ tiền mặt trong lưu thông rất cao, để in được lượng tiền mặt như thế thì phải mất vài năm. Chi phí cho thực hiện kế hoạch đổi tiền như thế là vô cùng lớn. Do đó không thực hiện dễ như nhiều người suy diễn.
Câu trả lời này khiến cho người dân thêm nghi ngờ. Đồng tiền Việt Nam đang lưu hành dù có nhiều bao nhiêu đi nữa nhưng nếu nhà nước lại hạn mức như những lần đổi tiền trước thì số tiền đổi cho dân chúng sẽ không phải là vấn đề quá lớn như ông Thành đưa ra. Nếu 1 đồng ăn 1.000 thậm chí 10.000 như thời gian đổi tiền năm 1959 thì NHNN sẽ dư sức có tiền mới để chuyển đổi.
Chính sách bán vàng đồng loạt hiện nay nhằm bình ổn thị trường vàng như NHNN trấn an dư luận thật ra đang gặp nhiều ý kiến chống đối của các chuyên gia kinh tế cũng góp phần vào sự nghi ngờ của người dân. Thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu tràn ngập các ngân hàng là những tiền đề khác làm người dân bất an, và tâm lý bất an này dẫn đến tin đồn tràn ngập việc đổi tiền là điều dễ hiểu.
    Về mặt kinh tế cũng như về mặt các nguyên nhân khác thì không có cơ sở nào cho vấn đề đó cả. Ở Việt Nam thỉnh thoảng có những tin đồn thì cũng bình thường thôi

    TS Nguyễn Minh Phong
TS Nguyễn Minh Phong trưởng phòng Nghiên Cứu viện Nghiên cứu khoa học xã hội Hà Nội cho biết nhận xét của ông:
Không phải vấn đề vàng mà phải đổi tiền và cũng không bao giờ có chuyện đổi tiền cả. Đó chỉ là tin đồn mang tính chất thất thiệt, một cái hàm ý nào đó nó không có thiện chí. Về mặt kinh tế cũng như về mặt các nguyên nhân khác thì không có cơ sở nào cho vấn đề đó cả. Ở Việt Nam thỉnh thoảng có những tin đồn thì cũng bình thường thôi nhưng không có sự liên hệ giữa hai việc quản lý vàng và tin đồn đổi tiền.
Dưới mắt các nhà kinh tế, nhìn các nguyên tắc điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay thì việc đổi tiền là hoàn toàn không thể. Bà Phạm Chi Lan nhận xét:
Tôi không tin là nhà nước Việt Nam sẽ tiến hành đổi tiền bởi vì lần đổi tiền cuối cùng ở Việt Nam xảy ra trong cơ chế cũ kinh tế tập trung vào giữa thập kỷ 80 trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khan, theo cách điều hành cũ dẫn tới điều hành giá lương tiền nó làm cho kinh tế thực sự rơi vào khủng hoảng.
    Một lượng lớn vàng đang còn nằm kín đáo trong tư gia của các nhân vật cộm cán nhà nước. Vàng tỏ ra an toàn để cất vì không ai dại dột cất tài sản hối lộ do tham nhũng bằng tiền đồng VN. Nếu tiền được đổi một lần nữa thì vẫn không chạm được tới gia sản khổng lồ của họ
...một lượng lớn vàng đang còn nằm kín đáo trong tư gia của các nhân vật cộm cán nhà nước. Vàng tỏ ra an toàn để cất vì không ai dại dột cất tài sản hối lộ do tham nhũng bằng tiền đồng VN. Nếu tiền được đổi một lần nữa thì vẫn không chạm được tới gia sản khổng lồ của họ khi đã chuyển thành vàng khối.
Bài học đổi tiền lúc đó gây ra họa lớn cho kinh tế như thế nào đến bây giờ vẫn còn nhiều người chưa quên và đối với những người lãnh đạo hiện nay thì tôi tin là họ cũng hiểu những bài học cũ vẫn còn đó và đặc biệt là trong cơ chế kinh tế thị trường đã hình thành ở Việt Nam không thể thay đổi được thì không thể dùng biện pháp đổi tiền.
Trong khi NHNN tiếp tục tiến hành đấu giá vàng cho các ngân hàng thương mại thì nhiều người nhận xét rằng, một lượng lớn vàng đang còn nằm kín đáo trong tư gia của các nhân vật cộm cán nhà nước. Vàng tỏ ra an toàn để cất vì không ai dại dột cất tài sản hối lộ do tham nhũng bằng tiền đồng VN. Nếu tiền được đổi một lần nữa thì vẫn không chạm được tới gia sản khổng lồ của họ khi đã chuyển thành vàng khối.
Kinh tế Việt Nam đang trượt dài trong nhiều quý và điều này dù muốn hay không cũng tấn công lòng tin của người có tiền. Những đồng tiền lương thiện sẽ được đem ra mua vàng là điều hiển nhiên trong lúc này. Người dân cho rằng nhà nước có nói gì thì cũng không cản được sự mất tin tưởng của họ vì họ nhớ rất rõ, những lần đổi tiền sau năm 1975 không lần nào mà nhà nước không tuyên bố đó là tin đồn thất thiệt nhằm gây hoang mang trong dân chúng.
Những lời trấn an đè bẹp sự thật ấy đã làm mất niềm tin của dân chúng vì vậy không thể nói tại sao họ không tin lần này sẽ không có đổi tiền.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-05-01

Nước ta chưa có phong trào dân chủ

Trong một bài trước, tôi có viết rằng mình chỉ dám bàn về "phong trào đối lập" thôi, chứ chưa dám nhắc đến "phong trào Dân chủ", vì Việt Nam ta chưa có thứ này.
Theo tôi, nước ta có ít người đối lập đã đành, mà nếu xét cho công tâm, thì người Dân chủ Đa nguyên thì lại càng hiếm.

Nhưng thế nào là "người đối lập"? Họ là bất cứ ai dám lên tiếng phản đối một quyền lực chính trị đang chiếm thế độc tôn. Trong hầu hết các trường hợp, "người đối lập" nhân danh các giá trị phổ cập của nhân loại - như Tự do, Bình Đẳng, Công lý và Hòa bình... Họ tố cáo chính quyền bóp nghẹt những giá trị tiến bộ nêu trên bằng các hành xử bạo ngược và gian dối. Xét theo tiêu chuẩn này, thì mọi người Dân chủ Việt Nam đều đang là người đối lập. Tuy vậy, không phải mọi người đối lập đều Dân chủ, bởi kẻ chống lại điều sai trái chưa chắc đã nắm lẽ phải trong tay. Đừng quên trong giai đoạn "tiền khởi nghĩa", các đảng Cộng sản Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc đều từng giương cao ngọn cờ tự do, bình đẳng để hô hào quần chúng vùng dậy chống phong kiến, tư bản, đế quốc, tiến tới một thiên đường no ấm cho mọi người. Tuy đối lập một cách gay gắt với các nhà cầm quyền đương thời, và còn luôn miệng hô khẩu hiệu Tự Do, họ còn cách nền Dân chủ Đa nguyên một chặng đường "tự phê" dài lắm.
Để trở thành một người Dân chủ Việt Nam, bạn cần nhiều điều hơn, ngoài lòng căm phẫn trước thực trạng xã hội.
Vậy điều gì làm nên một người Dân chủ, và khiến hắn khác hẳn những con người cũ kĩ xung quanh?
Theo tôi, ta nên định nghĩa "người Dân chủ" dựa trên một tiêu chí quan trọng nhất: biết sống dân chủ với mọi người. Hắn tôn trọng quyền Tự do của tha nhân cũng nhiều như quyền Tự do của chính hắn. Hắn day dứt không yên khi Tự do của mình, hoặc của người khác bị xâm hại. Hắn tự coi là nghĩa vụ, việc bảo vệ cái quyền vùng vẫy mà tạo hóa đã ban tặng cho mọi người, và cho từng con người nhỏ bé giữa nhân gian. Trong mắt hắn, quyền lợi vị kỉ của mọi cá nhân, tập thể và thiết chế đều kém quí hóa hơn Quyền Con Người. Hắn trân trọng phẩm giá của anh thợ cày, cô thợ dệt, bác ngư dân cũng nhiều như phẩm giá của các ông lãnh tụ tự phong thánh. "Tổ quốc không trên hết!", và "Tất cả không vì sự nghiệp Cách mạng vĩ đại!". Hắn cứ hô vậy, bất kể màu của các đám đông. Đâu là công dụng của Cách mạng và Tổ quốc, ngoài việc dệt ước mơ và hạnh phúc cho mỗi Công dân bình thường?
Ở mọi thời và mọi nơi, mọi nền Dân chủ đều được dựng trên những con người như thế.
Nhưng ta khoan hẵng bàn rộng. Quay lại chủ đề cũ: sao nước ta hiếm người đối lập, mà người Dân chủ lại càng hiếm, tới nỗi chưa có phong trào Dân chủ Việt Nam?
Tôi nghĩ chúng ta nên thành thực thừa nhận một sự thật đáng buồn: đa số những người đối lập Việt Nam, tuy vẫn hô khẩu hiệu đòi dân chủ, nhân quyền, nhưng chưa biết sống dân chủ với những người xung quanh, và chưa tôn trọng quyền tự do của người khác.
Tôi có quen nhiều người đối lập rất lạ. Chẳng hạn, xin kể giai thoại ngộ nghĩnh về blogger A. Trong làng đối lập Việt Nam, anh A là một cây bút khá nổi tiếng và từng được vinh danh bởi một giải thưởng cổ vũ nhân quyền. Tôi gặp đôi lần, và nhanh chóng cảm mến anh trong mùa hè biểu tình chống Trung Quốc. Tròn một năm sau, tôi thân với B, cô cháu gái đang trọ học ở nhà anh, cũng nhờ gặp nhau trong các cuộc xuống đường vì biển đảo. Qua lời B kể, tôi được biết một anh A thứ hai.
Anh A này - A của những cư xử thường nhật trong cuộc sống, lại hoàn toàn khác với nhà dân chủ đạo mạo mà độc giả mường tượng qua những trang viết bênh vực nhân quyền. Anh A đời thường, trong lời kể của bạn bè và người thân, là cả một nhà độc tài gương mẫu. Cũng hách dịch, cũng bất dung, và cũng bạo lực như một lãnh tụ Cộng sản chính hiệu. Đó là anh A chi phối mọi lựa chọn trong cuộc đời cô cháu gái, anh A siêng đánh vợ qua lời kể của đồng nghiệp nạn nhân, anh A độc quyền lẽ phải trong các mối quan hệ bạn bè... Anh A thực, mà tôi mới khai quật lên, là một anh A cần dân chủ hóa khẩn cấp.
Ít lâu sau, tôi nghe tin cô B lâm nạn. Sau một vụ cứng đầu trái ý, B bị anh A nọc ra đánh bằng dây điện và gậy tre. Sự việc nghiêm trọng tới mức trong lúc hoảng sợ, một người thân của đương sự tức tốc gọi điện thoại để cầu cứu những người bạn của gia đình. Trận đòn chỉ tạm ngưng khi có sự can thiệp của một vị giáo chức. Dầu vậy, sau hôm đó, B vẫn phải sống chung với những lời mạt sát đầy ngôn từ xúc phạm nhân phẩm. Vụ việc này được truyền miệng rộng khắp, tới mức trong một cuộc chuyện sau đó vài tháng, tôi vẫn được một người bạn nhờ chuyển lời hỏi thăm tới cô B.
Sao có thể trở thành người đại diện xứng đáng cho một cuộc tranh đấu vì các giá trị tiến bộ, khi anh không tôn trọng quyền và phẩm giá của những người phụ nữ trong gia đình?
Quá trình tiếp xúc và làm việc chung còn cho tôi biết thêm nhiều anh A khác. Đáng buồn, khi những người đối lập biết sống dân chủ với bạn bè và người thân chỉ là vài ngoại lệ hiếm gặp. Phần còn lại, trong tuyệt đại đa số, còn hành xử phi dân chủ dân chủ trong chính việc đấu tranh. Trong một nhóm phản kháng mà tôi biết, người ta sẵn sàng hùa nhau mạt sát, bằng ngôn từ chợ búa, những thiếu số phát biểu ý kiến đặc biệt trái chiều. Ở một hội khác mà tôi từng tham gia, người ta tôn sùng và dành tiếng nói độc tôn cho các bậc "trưởng lão". Và từng ngày từng giờ, trong các cuộc "thảo luận chính trị" trên Facebook hoặc blog cá nhân, người ta tuôn xối xả những lời miệt thị và nguyền rủa độc địa nhất vào mặt kẻ đối thoại khác ý thức hệ.  Người ta vừa phê bình các vụ bắt người bất hợp pháp, vừa đòi "treo cổ hết bọn quỷ Cộng nô". Người ta vừa ủng hộ nhiệt liệt vụ xịt hơi cay của Lí Tống, vừa viết bài cổ vũ Nhân quyền. Người ta vừa đả kích đảng Cộng sản Việt Nam, vừa giành giật cho bản thân cái độc quyền lẽ phải và độc quyền yêu nước.
Vậy nên trong mắt quần chúng, quốc tế, và cả chính chế độ, người đối lập Việt Nam hiện diện như một bầy sư sãi thích "đậu phụ chùa". Chính quyền đã đánh mất niềm tin của nhân dân, nhưng phong trào đối lập Việt Nam cũng thế.
Tình trạng chán chường này ẩn chứa nhiều nguy hại. Nếu thiếu một phong trào Dân chủ đích thực, lực lượng chính trị nào sẽ tiếp quản đất nước sau cuộc sụp đổ đột ngột của chế độ hiện nay? Các đảng tài phiệt đầy rẫy nội gián Tàu? "Quân đội Nhân dân", với quyền lực phụt ra từ nòng súng? Một đảng cực đoan chống Cộng? Hay hỗn hợp từ sự xung đột và chia chác của những con cá mập nói trên?
Nhất định phải xây dựng, trong thời gian sớm nhất, một phong trào Dân chủ ra hồn. Nếu không muốn quê hương có thêm một chuỗi ngày trả thù báo oán. Nếu không muốn người Việt Nam tiến từ ách nô lệ này lên ách nô lệ kia, y như con ngựa đổi chủ.
Và như thế, có hai việc chúng ta cần khẩn cấp làm cùng nhau.
Trước tiên, là tự Dân chủ hóa chính mình. Chừng nào chưa tự thay đổi bản thân, chúng ta không thể thay đổi đất nước. Cần khiêm tốn mà thừa nhận rằng trong suốt 4000 năm lịch sử Việt Nam, nước ta mới chỉ có những thể chế phi dân chủ. Vì vậy, chúng ta bị nô lệ hóa từ tận gốc rễ tư duy. Chúng ta rỗng kiến thức về thể chế Tự do, và lại càng thiếu cơ hội để thực hành những hiểu biết này. Tôi tin rằng nếu mỗi người yêu nước chịu đọc nhiều sách hơn, và tập tôn trọng Tự do của những người sống quanh mình, thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, phong trào Dân chủ sẽ đơm hoa kết trái.
Một việc nữa, quan trọng không kém phần, là kết nghĩa một cách mạnh dạn. Chúng ta đang thiếu, một cách rất trầm trọng, những người dân chủ có đủ trình độ và bản lĩnh để hướng dẫn cuộc đổi thay. Số người ít ỏi này sẽ bất lực trước mọi chuyển biến nếu tiếp tục phân bố tản mát trong một phong trào đối lập ô hợp, thay vì đoàn kết trong một khối người tinh nhuệ để cùng làm và cùng nói với đồng bào.
Đã đến lúc họ tìm kiếm nhau thật hăng say, như đi tìm những kho tàng ẩn chứa sức mạnh để chuyển dời vận mệnh đất nước.
F.K.
(Thông Luận)

Trục xoay nhân sự theo "vần ê"

Từ những biểu hiện trên thực tế, người ta thấy từ Trung ương đến địa phương, ở các cấp, các ngành ngày càng gia tăng những hiện tượng vi phạm các nguyên tắc, quy định về công tác cán bộ của Đảng. Dư luận xã hội hiện nay đã nêu khá phổ biến hiện tượng, đặt vấn đề trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bổ nhiệm, đề bạt, cất nhắc cán bộ đang tồn tại theo công thức để có cái kết trong cái trục xoay theo “vần Ê” theo thứ tự ưu tiên trước-sau là:HẬU DUỆ, TIỀN TỆ, CÙNG HỆ, HỢP LỆrồi sau cùng mới đếnTRÍ TUỆ. Đây được gọi là sự sắp đặt sẵn của “Ngũ kế vần Ê trong công tác cán bộ”.

Trong bất kỳ thể chế chính trị nào, người nắm quyền (từ thấp đến cao) đều giữ vai trò trọng yếu, mang tính quyết định. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định” (HCM).Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ phương hướng về công tác cán bộ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ…Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài…Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa…Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”.

Trong phương hướng nhiệm kỳ 2011-2015, Nghị quyết Đại hội XI nhấn mạnh cần phải: “Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; loại trừ khả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi”. Và mới đây nhất, Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 cùng chỉ ra: “Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước”. Trong 19 điều quy định Đảng viên không được làm, có điều thứ 10 quy định đảng viên không được “Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định”…

Báo cáo tại đại hội như thế, nghị quyết “bung ra” như thế. Nếu chỉ đọc các nghị quyết thấy đúng, đủ, hay, sát thực tế, nêu thực trạng, chỉ rõ việc cần làm. Vậy mà, khi đi vào cuộc sống, vẫn là “Nói dzậy, mà hổng phải dzậy”. Cán bộ quyết định hết thảy mọi việc, vì vậy công tác cán bộ phải đi đúng đường lối, đúng nghị quyết, điều lệ của Đảng. Trong chế độ ta, cán bộ là người nhận trách nhiệm trước Đảng, chính quyền để phục vụ nhân dân, “là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, phải thật sự là công bộc của dân. Mục tiêu của công tác cán bộ phải thường xuyên coi trọng bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học, đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý, điều hành xã hội, sản xuất kinh doanh thực sự có chất lượng, hiệu quả, thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển. Cho nên, việc đào tạo, thử thách, tạo nguồn, chọn lọc đội ngũ, phân công bổ nhiệm, cất nhắc, giao nhiệm vụ, chức trách cho cán bộ phải thật sự dân chủ, chuẩn xác, trung thực, khách quan. Thế nhưng, từ nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng đã bộc lộ những yếu kém trong lãnh đạo, thực thi công tác cán bộ.

Công tác quy hoạch nêu ra rất nhiều, nghị quyết, chỉ thị, thông tri cũng không thiếu như đã đề cập ở trên, vậy mà trong thực tế hầu như chỉ nằm trên giấy, vẫn như một sự nhắc nhở, kêu gọi, chưa đem lại nhiều hiệu quả trong thực tiễn đời sống xã hội. Nhìn lại,có thể thấy hầu như việc xây dựng quy hoạch công tác cán bộ chưa thực sự đi vào nền nếp, chưa có tính khoa học, còn tùy tiện và không thường xuyên, mới tập trung thực hiện ởcấpđảng ủy cơ sở,chưa xây dựng được quy hoạch ở cấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ thật đúng người, đúng việc.Hơn thế nữa, như Nghị quyết Đại hội XI và Hội nghị T.Ư 4 đã đánh giá rất thẳng thắn và khách quan: Có không íttrường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, bố trí không đúng sở trường, năng lực,mà còn nặng về “quan hệ thân, quen”, chạy chọt,ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước. Trong việc đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộvẫncòn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém. Vì thế, công tác cán bộ còn thiếu và mất dân chủ, không thực sự công bằng,còn biểu hiện bè phái, thiếu trong sáng, không minh bạch, thiếu khách quan, toàn diện và sai nhiều nguyên tắc trong công tác cán bộ…

Cũng từ những biểu hiện trên thực tế, người ta thấy từ Trung ương đến địa phương, ở các cấp, các ngành ngày càng gia tăng những hiện tượng vi phạm các nguyên tắc, quy định về công tác cán bộ của Đảng. Dư luận xã hội hiện nay đã nêu khá phổ biến hiện tượng, đặt vấn đề trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bổ nhiệm, đề bạt, cất nhắc cán bộ đang tồn tại theo công thức để có cái kết trong cái trục xoay theo “vần Ê” theo thứ tự ưu tiên trước-sau là: HẬU DUỆ, TIỀN TỆ, CÙNG HỆ, HỢP LỆ rồi sau cùng mới đến TRÍ TUỆ. Đây được gọi là sự sắp đặt của “Ngũ kế vần Ê trong công tác cán bộ”.

VềHẬU DUỆ: Trước hết phải quan tâm ưu tiên đề bạt, cất nhắc, bố trí, sắp xếp để có ghế “ngon” cho con, em những vị lãnh đạo đương chức, đương quyền. Trong một vài nhiệm kỳ, họ đều phải nghĩ kế, tìm cách làm sao sắp xếp, chọn ghế“tốt”cho con, em và nhiều khi cả cháu trong gia đình, dòng tộc nội, ngoại. Thế nên, người ta mới đúc kết công thức nhân sự 20C là:“Con cháu các cụ cả, cần chăm chút, coi cơ cấu, chọn chỗ cho chúng có cái chức chủ chốt”.Những nhân sự trong diện này mà được bậc trưởng thượng đã có ý định rõ ràng, có chủ đích “cắm chỗ”, được chú ý quan tâm thì chắc chắn là hưởng lộc chính trị ngon lành, “bỏ cối không trật”. Đây được coi là hạng Nhất, chất lượng tiêu chuẩn Vàng.

Kế đến là, ưu tiên thứ nhì phải là tiêu chuẩnTIỀN TỆ,tức là tình trạng mua chức, mua quyền. Không ít trường hợp ông A, bà B bỗng chốc xuất hiện chức danh này, vị trí kia mà thiên hạ thấy lạ hoắc, như dưới đất chui lên trên trời rơi xuống. Học hành chưa đâu vào đâu, bằng cấp thì mánh lới chạy chọt, phải mua mới có, công lao, thành tích, năng lực chẳng có bao nhiêu, không thấy đưa ra “hỏi ý đồng bào”, không được dân bầu, dân cử, nhưng bỗng nhiên thây lù lù cái quyết định bổ nhiệm sáng rỡ. Tiêu chuẩn Quốc tế mang tên ISO là chuyên xét để công nhận tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm trong sản xuất, thương mại và thông tin. Nhưng nếu xét về tiêu chuẩn cán bộ mà tạm gọi cũng ISO – 1001 (có 1001 chuyện về công tác cán bộ, kể hoài không hết), vì đồng tiền vòng vèo trăm nẻo, đi lối nào có trời mà biết. Đây là chất lượng tiêu chuẩn Bạc.

Thứ ba là CÙNG HỆ: (Thường là Nhóm lợi ích) Phải là có phe cánh, ê kíp, cùng nhóm lợi ích với nhau. Trong tiêu chuẩn cùng hệ này phải quan tâm chọn lọc, bồi dưỡng, cất nhắc, bổ nhiệm trong số những người vốn có mối quan hệ thân quen, mối làm ăn từ trước và nhất là hiện tại, có ngang tầm về chính trị, tư tưởng, quan điểm, nhận thức; lại phải có đạo đức, lối sống, tác phong, tính cách hợp nhau, phải biết cùng ăn cùng chịu, cùng hưởng, cùng chia, chấp nhận và biết cáchvào hùa chung hụi. Cái tiêu chuẩn cùng hệ này có kiểu dáng na ná như “môn đăng hộ đối”, cùng cảnh (về mức sống, khả năng kinh tế) với nhau. Mọi việc, kể cả việc làm sai trái cũng phải biết “đồng thanh tương ứng, đồng khí tường cầu”, khi gặp những tình huống cần thiết phải biết “ứng hiệp” cho nhau, bảo vệ nhau. Nhưng trước hết của sự đồng ứng cùng hệ phải có vốn, đất đai, trang trại, xe cộ, nhà cửa phải tương đương nhau, thì mới “dễ chơi”, dám và biết chịu chơi. Nếu bầu bán mà cùng hệ, dù là hệ gì chăng nữa, trong chi bộ có số đông cùng hệ thì chắc chắn số phiếubầu sẽ cao. Cái này không gọi là dân chủ được, mà coi như một dạng “hiệp chủ”. CÙNG HỆđược xếp ở hàng tiêu chuẩn Đồng.

Thứ tư là HỢP LỆ:Là muốn sắp xếp ông A, bà B, cậu ấm C, cô chiêu D vào các chức danh, có ghế đàng hoàng, phải tìm cách hợp thức hóa hồ sơ, thủ tục, phải qua ý kiến đề xuất của Hội đồng nhân dân hẳnhoi, có khi chỉ cần vài văn bản đề xuất của Mặt trận, công đoàn, đoàn thanh niên, miễn là phải được phết lên một thứ nước sơn “dân chủ” để hợp thức hóa việc bổ nhiệm. Cái tiêu chuẩn hợp lệ này bắt nguồn từ những mối quan hệ cá nhân, những cách nhìn nhận, xem xét tùy tiện, lối làm việc vô trách nhiệm, cảm tình và cảm tính vượt lên mọi quy trình, quy hoạch, quy định, nguyên tắc.

Cuối cùng, áp chót, mới đến tiêu chuẩn TRÍ TUỆ.Những người thông minh, được đào tạo chính quy, học hành bài bản, bằng cấp nghiêm chỉnh, thực sự tỏ ra có năng lực, được quần chúng tín nhiệm, tin phục, kỳ vọng thì lại ít được quan tâm, và cũng không còn chỗ, vì các tiêu chuẩn trên đã choán mất gần hếtghế rồi. Những người này phần lớn thuộc thành phần con em lao động, không quyền thế, không thân thích, ít có mối quan hệ, lại không biết chạy cửa này cửa kia, thì khó có điều kiện được đưa vào nguồn hoặc được sắp chỗ để phấn đấu, cống hiến. Tất nhiên cũng không loại trừ có những người thuộc diện này có số được ăn may mưa móc, tức là được cơ quan tổ chức Đảng, ngành nội vụ phát hiện, đạt được sự khách quan, công minh, xuất phát từ nhu cầu nhiệm vụ một cách vô tư.Nhưng hầu như ít lắm, “ăn may” nhằm vào lúc đơn vị tiếp nhận cân “cân đối” cán bộ để tránh tiếng thôi!

Hệ lụy cuối cùng của “Ngũ kết vần Ê” trong công tác cán bộ là phải gặt về vần Ê tương xứng, và đói trọng, là bị xã hội PHÊ, CHÊ. Chắc chắn hậu quả để lại là công việc bị TRẦM BÊ, TRÌ TRỆ, không còn đáp ứng được mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ-công bằng-văn minh, như ta vẫn đọc thấy phần kết luận ở các nghị quyết bất kỳ đại hội nào, như lời hô hào nghe sang sảng trên nghị trường, trên bục phát biểu hội nghị. Mà đã như vậy, biết bao giờ mới đạt được mục tiêu đưa ra rất hợp lòng người với tiêu chí đã thành khẩu hiệu quá quen: “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”!?

Bùi Văn Bồng
Theo Bùi Văn Bồng

"Thái tử đảng" ở Việt Nam: Hai bí thư trẻ tên Hiếu ở TP.HCM

(TTHN) - Một người là con trai của Lê Thanh Hải, rể của Huỳnh Ngọc Sĩ
Ở TP.HCM, người ta hay nhắc tới hai bí thư cấp cơ sở, cùng tên Hiếu, đang nổi lên như điển hình thế hệ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, dám nghĩ, dám làm, có những lý tưởng đóng góp cho diện mạo phát triển ngày càng rực rỡ hơn của thành phố mang tên Bác. 
Lê Trương Hải Hiếu - Bí thư phường 8x nhiều sáng kiến
 
Suốt 2012, báo chí đã không ngớt rộn ràng trước một điểm sáng về cải cách thủ tục hành chính ở TP.HCM: áp dụng phần mềm điện tử quản lý dân cư bằng dấu vân tay ở phường Bến Thành (quận 1). Những công dân sống trên địa bàn phường này đang được hưởng một hệ thống thủ tục hành chính hiện đại, văn minh trong mơ, đúng tinh thần "dân là thượng đế".
Ít ai có thể ngờ được, tác giả của đề án này là một cán bộ rất trẻ, sinh năm 1981. Anh là Lê Trương Hải Hiếu - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Bến Thành - một trong những phường trọng điểm của thành phố.

Bí thư, TPHCM, quận, phường, cán bộ, lãnh đạo
Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Bến Thành, quận 1, TP.HCMLê Trương Hải Hiếu. Ảnh: SGGP
Những người dân “khó tính” phường Bến Thành đã hoàn toàn bị thuyết phục, thậm chí trở nên "yêu mến" hệ thống dịch vụ công sử dụng dấu vân tay. Nhờ đó, đến nay, phường Bến Thành đã quản lý số hóa được 18.000 dân, 5.000 hộ gia đình và thực hiện trên 16 phân hệ như nhà đất, việc làm, nhân khẩu, y tế...
“Cơ quan công quyền là để phục vụ dân. Vậy thì phải luôn nghĩ làm sao để phục vụ dân tốt hơn. Thủ tục hành chính giản tiện sẽ tiết kiệm cho dân. Tôi sẵn sàng làm dù tiết kiệm cho dân 1 giây. Có tính hiệu quả người dân sẽ ủng hộ”, Hiếu chia sẻ với VietNamNet.
Từng theo học khoa Luật thương mại (ĐH Luật TP.HCM), 4 năm liền tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh với vai trò thủ lĩnh, Hiếu luôn nổ lực không ngừng, lúc thì sống cùng bà con sông nước miền Tây, khi lại bước chân lên Tây Nguyên cùng già làng trưởng bản. Những sinh viên học cùng anh đánh giá Hiếu là chàng trai rất chịu khó và “chịu chơi” khi sẵn sàng lao xuống ao đầm lầy để cùng anh em làm việc. Những lúc mệt mỏi, anh cũng biết quan tâm bằng những ổ bánh mì nóng hổi.
Từ 2005 đến 2007, Hiếu được thành phố cử đi học cao học ngành Quản trị kinh doanh ở Mỹ, từ một chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ của Thành ủy. Ngay sau khi tốt nghiệp, về nước, Hiếu công tác tại Thành đoàn TP.HCM, sau đó làm Bí thư Quận đoàn 1. Từ 2/2010 đến nay, Lê Trương Hải Hiếu là Bí thư phường Bến Thành. 
Cha là Bí thư Thành ủy TP.HCM, mẹ là Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP, Hải Hiếu luôn nghĩ có thuận lợi nhưng khó khăn nhiều hơn. Anh chia s, lúc đầu mới về phường không hẳn dễ thuyết phục mọi người tin tưởng, nhất là khi Bến Thành là một trong những phường trọng điểm của thành phố.
Không chỉ là bí thư phường 8x năng động, Lê Trương Hải Hiếu hiện còn là đại biểu HĐND TP. Đại biểu trẻ này từng "thử thách" không ít lãnh đạo thành phố trong những phiên chất vấn bằng những câu hỏi hóc búa, đụng chạm những vấn đề nhạy cảm ít ai muốn nói. “Có hay không tình trạng ‘giấu án’ để chạy thành tích?”, đại biểu Lê Trương Hải Hiếu từng thẳng thắn hỏi Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP.HCM trong một phiên chất vấn về nạn cướp giật.
Nguyễn Văn Hiếu - Kỳ vọng làn gió mới
Trong định hướng phát triển TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, quận 2 có vai trò quan trọng. Đặc biệt, khu đô thị mới Thủ Thiêm (737 ha) cùng với khu vực hiện hữu quận 1, 3, một phần quận 4 và quận Bình Thạnh sẽ trở thành khu đô thị trung tâm của TP, nơi người ta kỳ vọng sẽ trở thành “Thượng Hải tương lai”.
Mặc dù được kỳ vọng là khu đô thị đẹp nhất Đông Nam Á, nhưng hiện nay khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chưa hình thành, nơi đây vẫn còn là một vùng đầm lầy, dừa nước. Làm thế nào để kỳ vọng này không trở nên xa vời, không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn có yếu tố con người.
Bí thư, TPHCM, quận, phường, cán bộ, lãnh đạo
Bí thư qun 2, TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu. Ảnh: Tuổi Tr
Trở thành Bí thư quận 2 khi mới 36 tuổi, Nguyễn Văn Hiếu là cán bộ trẻ, được người dân kỳ vọng sẽ đem lại làn gió mới thúc đẩy sự phát triển của quận, cũng như định hướng phát triển của TP. Một đô thị hiện đại trong mơ không còn xa.
Ngay khi ứng cử đại biểu HĐND TP, trong chương trình hành động của mình, anh Hiếu đã hứa sẽ “tăng cường kiến nghị với chính quyền TP đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để phát triển kinh tế TP nhanh và bền vững” và “đề xuất giải pháp để TP đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân sinh”…
Trên cương vị đại biểu HĐND TP.HCM, Bí thư trẻ tuổi quan tâm đến vấn đề phát huy vai trò của tri thức trẻ, cán bộ trẻ. Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, sẽ đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, giáo dục nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân quận 2, nhất là thế hệ trẻ, tạo cơ sở để họ hình thành đầy đủ phẩm chất về lòng yêu nước, tự hào dân tộc,có trình độ chuyên môn cao.
Tá Lâm
(VNN) 

Bốn ông họ Lê (Phần 4)

Trong khi các cánh quân đang buộc phải rút lui khỏi Huế trong Mậu Thân 68 thì Trung đoàn 9 chủ lực do Lê Khả Phiêu làm Chính ủy lại được tăng cường vào chiến trường. Gạo hết, tất cả đều rất khó khăn, dựa vào dân cũng có hạn, vì dân đâu có nhiều gạo mà san sẻ cho bộ đội. Theo tự truyện của nhà sử học Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Anh Liên, Chính ủy cánh Bắc ra lệnh cho Đội công tác thanh niên đi quyên góp lương thực cung cấp cho Trung đoàn 9. Có người kêu lên:
- Trời ơi, người ta đã rút ra rồi mà các ông còn vào chiến trường nữa, khổ đến thế này!
Vẫn theo tự truyện nêu trên, năm 1997, ông Nguyễn Đắc Xuân đến giúp ông Trần Anh Liên biên tập cuốn hồi ký, nhân xem truyền hình, được biết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) vừa bầu Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư.
Ông Trần Anh Liên hỏi ông Nguyễn Đắc Xuân:
- Anh có nhớ Trung đoàn 9 vào chiến trường nhằm lúc có lệnh rút lui, không chiến đấu được lại thiếu gạo nhờ anh em mình chạy gạo cho họ hồi Tết Mậu Thân không?
- Dạ nhớ chứ! Em bị các bạn thanh niên Huế thắc mắc vì sao đơn vị đang thiếu gạo mà lại đem gạo chia cho bộ đội chủ lực.
Ông Liên cười khặc khặc:
- Đúng rồi, đúng rồi. Ông Chính ủy đơn vị thiếu gạo ấy là Lê Khả Phiêu vừa được bầu làm Tổng bí thư đấy. Ông ta tiến bộ nhanh thật.
Trước đó, tháng 1.1994, Lê Khả Phiêu được bầu vào Bộ chính trị. Như vậy, việc ông ta vào Bộ chính trị hay lên Tổng bí thư đều không phải diễn ra trong Đại hội Đảng toàn quốc, mà là Đại hội giữa nhiệm kỳ và Hội nghị Trung ương.
Rời Cambodia, ông Lê Đức Anh trở về nước năm 1986, làm Tổng tham mưu trưởng rồi Bộ trưởng Quốc phòng. Sau khi quân VN rút khỏi Cambodia, ông Lê Khả Phiêu cũng trở về nước với chức vụ Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Con đường thăng tiến đến đỉnh cao quyền lực của ông Phiêu diễn ra khá nhanh chóng.
Cũng là gặp Giang Trạch Dân, nhưng hai ông họ Lê mỗi người có một cách ứng xử khác nhau. Ta biết, TQ luôn luôn tìm mọi cách tác động vào nội bộ VN và họ sử dụng rất nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Để bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, tháng 8.1991, với tư cách “đặc phái viên của Bộ chính trị”, ông Lê Đức Anh sang thăm nội bộ TQ. Trước khi vào hội đàm, có ít phút trò chuyện, Giang nói với Lê Đức Anh: “Tôi ở địa phương mới lên làm Tổng bí thư. Trước chưa biết, nhưng nay nghiên cứu lịch sử mới biết Trường Sa là của TQ”. Ông Lê Đức Anh đáp: “Tôi cũng giống như đồng chí, tôi ở chiến trường mới về. Khi về Trung ương có dịp nghiên cứu về lịch sử, địa lý và pháp lý thì thấy rõ, Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ VN”. Nghe vậy, Giang không nói gì nữa, chỉ cười. Rõ ràng, đây là một cú nắn gân của Giang.
LeKhaPhieu200.jpg
Ông Lê Khả Phiêu
Khi Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư, Giang lại đề nghị cuộc gặp với ông Phiêu để bàn về biên giới và biển Đông. Đáng chú ý là trong những người cùng đi có Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Đình Hoan bị phía TQ ngăn lại, không cho vào hội đàm. Sự việc này đã gây nên nhiều phiền phức cho Lê Khả Phiêu sau này. Vào ngày cuối cùng của năm 1999, truyền hình đột ngột loan tin về việc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa VN và TQ – một Hiệp ước có rất nhiều tranh cãi cho đến nay.
Dường như Lê Khả Phiêu muốn tạo ra một sự khác biệt so với những người tiền nhiệm và có vẻ ông đã làm được điều đó, chí ít là ở bề nổi. Cuộc họp báo quốc tế do Tổng bí thư chủ trì sau khi nhận chức không lâu với gần 200 phóng viên trong nước và quốc tế tham dự quả là một sự kiện đặc biệt. Ngồi “rỉ tai, mách nước” bên cạnh Lê Khả Phiêu là Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trưởng Ngoại giao. Cũng có đôi câu hỏi tương đối khó từ phóng viên phương Tây, nhưng ông ta trả lời khá trôi chảy. Các ngài đổi mới, chấp nhận kinh tế thị trường, vậy tại sao Thủ tướng Phan Văn Khải mới đây lại tuyên bố không đi theo chủ nghĩa tư bản? Ngài xuất thân từ quân đội, liệu ngài có hiểu biết về kinh tế hay không? Theo ông Phiêu, Phan Văn Khải trả lời như vậy là đúng. Còn nói tôi xuất thân từ quân đội, thì nhiều người tiền nhiệm của tôi như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười cũng vậy. Dĩ nhiên, chúng tôi nắm vững các vấn đề về kinh tế…
Về lĩnh vực chống tham nhũng, ông Lê Khả Phiêu cũng nổi lên rất ấn tượng, mà đầu tiên là vụ cắt chức Ngô Xuân Lộc, Phó Thủ tướng. Sau khi thôi chức Tổng bí thư, phát biểu của ông về xây dựng, chính đốn Đảng, về chống tham nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân ngày càng mạnh mẽ.
“Cống ở xã tôi cũng bị xơi một nửa” – câu nói rất hay của ông Lê Khả Phiêu nhân trả lời phỏng vấn tờ Tuổi trẻ năm 2005:
“Ngay ở xã tôi, làm cái cống cũng bị xơi hơn một nửa. Tôi về thì bà con bảo: hai trăm triệu mà xơi tới trăm hai, còn có tám chục. Đấy mới chỉ là công trình nhỏ thôi đấy”. Ở đây, “xơi” là một từ được ông dùng rất “đắt”.
Đó là chuyện ở xã ông Lê Khả Phiêu. Còn với bản thân ông thì sao?
- “Tôi nói thật có chuyện họ đến biếu tiền, năm nghìn, mười nghìn chứ không ít đâu”.
- “Năm, mười nghìn đô?”.
- “Đô chứ. Lúc tôi còn thường trực Bộ Chính trị đã có rồi, lúc làm Tổng bí thư càng có”.
Thật khó mà tin được một ông Tổng bí thư bộc lộ vấn đề chống tham nhũng một cách thẳng thắn đến thế. Năm 2009, trang mạng BBC có loan truyền hình ảnh đến thăm nhà cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Người ta thấy, trong nhà ông có từ cặp ngà voi đến một chiếc lư được bảo quản cận thận trong hộp kính, chiếc trống đồng, còn trên sân thượng là vườn sau rạch – những hình ảnh chẳng biết hư thực ra sao.
Thời gian gần đây, người ta ít khi thấy ông Lê Khả Phiêu lên tiếng, kể cả việc triển khai Nghị quyết 4 về phê bình và tự phê bình mới đây, trong khi ông đi thăm đây đó lại khá nhiều. Cũng có ý kiến cho rằng, việc ông thường xuất hiện với một ông “quan to” Chính phủ gây nên sự “phản cảm” – vì uy tín ông “quan to” ấy rất thấp và ngày càng xuống thấp. Nhưng, trong chính trị, người ta hiểu rằng, thông điệp mà ông phát ra, có lẽ, chính là ở sự “sát cánh” ấy.
Bốn ông họ Lê – thực ra chỉ có ba ông họ Lê thôi, còn một ông họ Phan (Phan Đình Khải – Lê Đức Thọ). Những chức danh quan trọng nhất trong thiết chế chính trị VN, bốn ông họ Lê đều đã từng nắm giữ: Tổng bí thư, Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Thượng tướng, Đại tướng…
Có những sự trùng hợp kỳ lạ: Lê Duẩn và Lê Đức Thọ là một “cặp bài trùng” nổi tiếng, cộng tác chặt chẽ với nhau từ những ngày chống Pháp, ấy thế mà thời gian cuối đời hai ông lại có những ngã rẽ đáng kinh ngạc. Còn ông Lê Đức Anh và Lê Khả Phiêu, có thể nói điều gì tương tự? Việc ông Lê Khả Phiêu lên Tổng bí thư, tất nhiên ảnh hưởng của ông Lê Đức Anh rất lớn; ngược lại, cũng từ ảnh hưởng của ông Lê Đức Anh và hai ông có vấn khác mà ông Phiêu bị hạ bệ. Thời tiết chính trị, thật chẳng bao giờ có thể dự đoán chính xác được.
Bốn ông họ Lê đều nổi danh trong lịch sử VN hiện đại và chúng ta tin rằng rồi đây lịch sử sẽ dành cho họ những hàng chữ nét đậm.
Lê Mai
(Blog )

Cựu Tổng BT Lê Khả Phiêu: Đảng và Nhà nước cần tự xem lại mình

Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhìn nhận nạn tham nhũng đang làm mục nát chế độ, Đảng Cộng Sản và Nhà Nứơc VN cần tự xem lại mình. Hôm nay chúng tôi chọn điểm 3 bài báo chủ yếu, liên quan tới quan điểm của nhân vật từng lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ 1997-2001.
Sau bài phỏng vấn cựu thủ tứơng Võ Văn Kiệt nhân dịp kết thúc chiến tranh VN, nay tới lượt một người cùng thời với ông Kiệt là tổng bí thư Lê Khả Phiêu lên tiếng trên báo chí bật mí nhiều sự kiện mang tính chấn động.
Cán bộ tha hóa, dân mất niềm tin vào Đảng
Sở dĩ chúng tôi dùng hai từ này là vì ông Phiêu và ông Kiệt là hai nhân vật ở chức vụ cao nhất mà khi cầm quyền lại gần như không có đủ quyền lực, trong một hệ thống chính trị một đảng, mà như lời ông Phiêu nói là tham nhũng từ trên xúông dưới, và từ dứơi lên trên.
Tờ Tiền Phong đưa lên mạng ngày 21/5 bài phỏng vấn cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Bài báo mang tựa ‘Phát huy được dân chủ là nguồn lực vô tận’, khi trả lời nhà báo ông Phiêu hàm ý rằng đảng cộng sản VN đã bị mất niềm tin của nhân dân.
Ông Phiêu đưa ra giải pháp ba điểm để lấy lại lòng tin của dân, thứ nhất ông Phiêu cho rằng đảng đang chia rẽ trầm trọng cần thống nhất lại về quan điểm chính trị và tư tưởng.
Điều thứ hai theo ông Phiêu cán bộ đảng viên nay bị tha hoá, không có phẩm chất đạo đức, đảng cần chỉnh đốn. Còn điểm thứ ba mà ông đặt nặng là đảng phải tập trung chỉ đạo chống tham nhũng, lãng phí quan liêu.
Tham nhũng làm mục nát chế độ
Tham nhũng như khối u ung thư, người ta không dám cắt bỏ mà chấp nhận sống chung với nó. Chống tham nhũng không thành công là vì cán bộ phần lớn bị há miệng mắc quai, hoặc do chính họ dựa vào nhau để vơ vét.
Sau tờ Tiền Phong 4 ngày, hôm 25 và 26-5 báo Tuổi Trẻ đưa lên mạng bài phỏng vấn cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu, được thực hiện trong hai bài liên tiếp. Tờ Tuổi trẻ tập trung vào chủ đề chống tham nhũng, và ông cựu tổng bí thư trả lời thẳng vào vấn đề. Phát biểu của ông Lê Khả Phiêu làm dư luận ngạc nhiên.
Ông Lê Khả Phiêu nhìn nhận quốc nạn tham nhũng ngày một thêm trầm trọng hơn. Tham nhũng hiện nay không còn mang tính cá nhân, chuyện của một vài người, theo lời ông Phiêu tham nhũng đã trở thành đường dây từ dứơi lên trên, từ trên xúông dứơi.
Ông Phiêu ví von tham nhũng như khối u ung thư, người ta không dám cắt bỏ mà chấp nhận sống chung với nó. Theo ông, chống tham nhũng không thành công là vì cán bộ phần lớn bị há miệng mắc quai, hoặc do chính họ dựa vào nhau để vơ vét.
Theo lời ông Lê Khả Phiêu, người có chức gắn với người có tiền, có tiền dựa vào quyền để sinh ra nhiều tiền hơn, thậm chí còn tạo ra quyền lực. Và đến một lúc nào đó người có tiền sẽ chi phối quyền lực.

Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. AFP PHOTO
Lãnh đạo bất lực
Ông Lê Khả Phiêu nhìn nhận một sự thực, mà theo chúng tôi, từ trứơc tới nay chưa có một nhân vật lãnh đạo nào của đảng và nhà nứơc dám nói. Ông xác nhận là trong thời gian còn làm tổng bí thư, có những vụ tham nhũng mà bản thân ông và ông Võ Văn Kiệt thủ tướng chính phủ lúc ấy, đã đành bất lực không thể làm gì.
Tham nhũng đã thành dây che chắn cho nhau, thậm chí được che chắn từ nứơc ngoài nữa.
Ông Phiêu giải thích là tham nhũng thành dây che chắn cho nhau, thậm chí được che chắn từ nứơc ngoài nữa. Đáng tiếc là nhà báo Đà Trang không yêu cầu ông Lê Khả Phiêu nói rõ về điều đó, chẳng lẽ trong một chế độ mà hai ông quyền lực nhất là tổng bí thư đảng và thủ tứơng lại không chống nổi những mạng lưới đường dây che chắn cho nhau.
Chúng tôi có trao đổi với một số người am hiểu tình hình trong nước thì được giải thích rằng, trong nội bộ đảng và trong chính quyền có những thế lực liên kết che chắn cho nhau, khiến cho hai ông chóp bu là tổng bí thư và thủ tướng cũng chẳng làm gì được.
Còn che chắn từ nứơc ngoài, thì được hiểu rằng từ các đảng và nhà nứơc cộng sản anh em. Không hiểu là những luận cứ theo kiểu suy diễn như vừa nói, có phải là những điều ông Lê Khả Phiêu chưa nói hết hay không.
Phải tự xem lại mình
Muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống tham nhũng thì Đảng phải tự xem lại mình, Nhà Nứơc phải tự xem lại mình.
Một phát biểu của ông Lê Khả Phiêu trên báo Tuổi Trẻ ngày 25/5 được xem là gây sốc với chế độ, cựu tổng bí thư nhận định rằng, muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống tham nhũng thì Đảng phải tự xem lại mình, Nhà Nứơc phải tự xem lại mình.
Ngày 26/5, Tuổi trẻ Online đăng tiếp bài phỏng vấn cựu tổng bí thư lê Khả Phiêu, nhân vật quyền lực nhất ở Việt nam giai đoạn 1997-2001. Trong bài này, ông Lê Khả Phiêu kể lại những kinh nghiệm của bản thân trong lúc còn tại chức.
Theo lời ông Phiêu, lúc đó nhiều người tìm cách hối lộ ông, tới nhà thăm để lại bó hoa kèm gói tiền, trong đó thường là tiền đô khoảng năm, mười nghìn. Khi ông Phiêu sai chánh văn phòng Trần Đình Hoan hoặc thư ký trung ương đảng Nguyễn Giáp Dần đi tìm hiểu sự việc và trả lại tiền hối lộ, thì nhân vật đưa hối lộ còn phát biểu rằng, tổng bí thư không nhận thì họ xin biếu cho ông Hoan ông Dần.
Bây giờ vẫn thế
Ông Phiêu kể lại những chuyện vừa nói và cho biết đã chỉ cảnh cáo người đưa hối lộ thôi, vì ông muốn giáo dục mà không muốn làm to chuyện. Những độc giả của báo Tuổi Trẻ có đọc bài báo chắc phải mỉm cười, cán bộ nhỏ tham ô vài chục triệu ở tù rục xương, cán bộ lớn đưa hối lộ 10 ngàn đô la chỉ bị cảnh cáo giáo dục.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Không hiểu đây có phải là câu chuyện sống chung với khối u tham nhũng, trừng phạt thì sẽ bứt dây động rừng hay không.
Trở lại câu chuyện của ông Lê Khả Phiêu trên báo Tuổi trẻ. Những điều cựu tổng bí thư bật mí, chứng tỏ tham nhũng trong guồng máy chính trị công quyền ở nứơc Việt Nam XHCN đã bám rễ từ lâu, chuyện bì thư hối lộ là chuyện thường tình, và thường tình đến tận cấp cao nhất là ở vị trí tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.
Ông Lê Khả Phiêu còn nói với nhà báo rằng, chuyện bì thư hối lộ bây giờ chắc vẫn như thế.
Nam Nguyên
© Radio Free Asia

‘Văn Minh Sông Hồng’ có nhiều bất trắc cho du khách

Năm nay - 2013, được quảng bá là “Năm Du Lịch Quốc Gia” - nhằm giới thiệu “Văn Minh Sông Hồng” và Tổng Cục Du Lịch của chính quyền CSVN loan báo đã chọn Hà Nội, Hải Phòng để tổ chức các hoạt động chính, giới thiệu “Văn Minh Sông Hồng.”
Chưa rõ những thông tin mà Tổng Cục Du Lịch của chính quyền CSVN cung cấp cho du khách về “Văn Minh Sông Hồng” có tạo được ấn tượng tốt đẹp nào trong họ hay không. Trên thực tế, “Văn Minh Sông Hồng” đang làm thiên hạ phát hoảng.
Riêng tuần qua, trong vòng năm ngày, từ 25 đến 28 Tháng Tư, có tới ba vụ lừa đảo, bắt chẹt du khách, xảy ra tại Hà Nội - nơi được xem là cái nôi của “Văn Minh Sông Hồng.”
Vụ đầu tiên xảy ra hôm 23 Tháng Tư với bà Schultz Ilona Jane. Bà Jane đưa hai con từ Úc sang Việt Nam chơi.

Ba du khách người Pháp bị hăm đánh và dọa giết sau khi thắc mắc tại sao công ty du lịch, khách sạn lại câu kết với nhau để gạt họ. (Hình: Ðất Việt)
Tại Hà Nội, bà thuê một chiếc xích lô để đưa con đi xem múa rối nước. Mức thù lao mà bà Jane thỏa thuận với người đạp xích lô là 70,000 đồng. Thay vì đưa cả ba mẹ con đến nơi họ cần tới (cách đó chưa đầy một cây số), người đạp xích lô đã đưa họ đi một vòng, kéo dài quãng đường vận chuyển thành năm cây số, rồi dừng lại tại một đoạn đường vắng, bắt bà Jane phải trả 1 triệu 300 ngàn đồng. Lấy tiền xong, người đạp xích lô bỏ đi, để cả ba mẹ con bà Jane ở giữa đường. Xui cho người đạp xích lô là trước khi sang Việt Nam, bà Jane đã được vài người bạn từng đến Việt Nam chia sẻ một số kinh nghiệm, nên lúc thuê xích lô, bà Jane đã kín đáo chụp ảnh anh ta. Thành ra sau khi vừa bị gạt, vừa bị tống tiền, bà Jane cầm hình ảnh người đạp xích lô đến gặp công an, yêu cầu can thiệp. Ngày hôm sau, công an tìm ra người đạp xích lô, thu lại khoản tiền mà anh ta đã cưỡng đoạt. Hôm sau nữa, tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, tìm gặp bà Jane. Ông ta xin lỗi, trả lại tiền, tặng bà Jane một món quà, kèm tuyên bố, chuyện lừa đảo, tống tiền du khách là cá biệt. Việt Nam luôn giám sát chặt chẽ, xử lý kịp thời những vụ bắt chẹt du khách...
Ngay vào ngày ông tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Việt Nam tuyên bố như vừa kể, có thêm ba du khách người Pháp bị lừa. Lúc trả tiền cho tour du lịch tới Hà Nội, ba du khách này đã chọn một khách sạn nằm trong khu phố cổ. Ðến phi trường Nội Bài, họ được một taxi đón và chở tới một khách sạn ở khu vực khác. Sau khi phát giác mình bị lừa, ba du khách người Pháp quyết định trả phòng, đổi khách sạn. Thay vì xin lỗi vì đã câu kết với nhau để gạt người khác, nhân viên khách sạn đòi hành hung và dọa giết cả ba nạn nhân...
Vụ lừa đảo, đòi đánh và dọa giết ba du khách Pháp chưa kịp lắng xuống trong giới du khách thăm Việt Nam, tìm hiểu về “Văn Minh Sông Hồng” thì lại có thêm chuyện. Một cặp vợ chồng người Úc, thuê taxi đi thăm bảo tàng, lúc đến nơi, trong khi đồng hồ tính cước xác định số tiền là 98,000 đồng thì người lái xe taxi, viết hóa đơn, buộc cặp vợ chồng này phải trả... 980.000 đồng. Giống như bà Jane, cặp vợ chồng này đã được vài người bạn từng đến Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nên trước khi rời khỏi xe, họ kín đáo chụp ảnh cả tài xế, đồng hồ tính cước, lẫn số xe để có bằng chứng đòi chính quyền phải can thiệp...
Không phải tự nhiên mà các nạn nhân trong ba vụ vừa kể thủ sẵn máy ảnh, máy ghi âm để “thu thập, củng cố chứng cứ” về chuyện bị lường gạt, bắt chẹt khi đến Hà Nội tìm hiểu về “Văn Minh Sông Hồng.” Chuyện lường gạt, bắt chẹt du khách là một thực trạng đã tồn tại hàng chục năm và đã từng làm nhiều du khách “ngậm đắng, nuốt cay.” Tiếng dữ đồn xa, những du khách đến sau không ngu ngơ nữa.
Ðồng bằng sông Hồng vốn là cái nôi của người Việt. Ở đó có một nền văn minh cách nay hàng ngàn năm. Chỉ có điều “Văn Minh Sông Hồng” đã bị thủ tiêu cách nay 59 năm. Không thể ghép môi trường, khung cảnh xã hội ở Hà Nội từ 1954 đến nay vào “Văn Minh Sông Hồng.” Ghép như thế là “ngoa ngôn.” Sự “ngoa ngôn” làm tiền nhân đau lòng và người Việt hổ thẹn...
Quảng bá 2013 như “Năm Du Lịch Quốc Gia,” để giới thiệu “Văn Minh Sông Hồng,” trong khi Hà Nội hỗn tạp như thế có thể là lý do khiến du khách nước ngoài sợ cả Hà Nội lẫn Việt Nam. Theo các số liệu do Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam công bố, trong bốn tháng đầu năm nay, chỉ có 2 triệu 400 ngàn lượt du khách nước ngoài đến Việt Nam, giảm 5.3 % so với cùng kỳ năm ngoái.
(Người Việt)
 

Lê Minh Hà - Giữa năm 1972 và 1975

Hà nội xưa (Hình minh họa)
Giữa năm 1972 và 1975, tôi có một khoảng thời gian hết sức yên ổn và sung sướng. Sau này nghĩ lại, có vẻ như đó là những tháng ngày sống dễ nhất trong tuổi thiếu thời và tuổi con gái của tôi. Trọn một năm trời: từ tháng 9. 1973 tới tháng 9. 1974. Hết chiến tranh đánh phá. Được trở lại Hà Nội, với những hàng cây cao bóng cả, hương mùa, phố hiền, kem que và đèn điện. Và không phải đi học.
Mẹ tận dụng sự tôi đi học quá sớm, thấy con nắng mưa cò cử rút ruột rút gan, bắt tôi bỏ học lần nữa, đi nằm viện. Từ Việt Nam - Cu Ba, trở về trường được hai ngày, tôi lò dò sang Nguyễn Bỉnh Khiêm viện Đông Y, khi đó toàn khu điều trị nội trú bệnh nhân nhi bây giờ vẫn còn là những dãy nhà một tầng đẹp đẽ, hành lang rộng, cửa trước cửa sau đâm thẳng ra mấy cái hầm công cộng to thù lù chưa phá, rất tiện cho đứa nào còn đủ sức leo trèo và đứa nào có cơ ngoẻo ngồi ngắm cỏ hoa dưới nắng. (Ấy, có hẳn một năm nằm viện lúc nhỏ, cộng với những lần đi cấp cứu ở A9 Bạch Mai mà tôi chưa bao giờ mất lòng tin vào tình yêu người của các thầy thuốc Việt Nam, ngay cả khi sếp đầu ngành của họ là… như hiện giờ.)
Bệnh nhân hen và thấp khớp cùng độ tuổi chung nhau một phòng rất rộng, thoáng đãng, được các hộ lý chăm chút sạch bóng. Cái Lan da đen đen hơn tôi một tuổi nhà mạn thành Sơn, bị thấp khớp chạy vào tim vì dầm nước chăn vịt năm này qua năm khác, đi đâu cũng phải xỏ tay vào hai cái ghế con bố nó đóng thêm cái quai làm từ lốp xe ô tô mà lết. Nó chỉ đứng lên được chốc lát sau khi châm cứu, mặt mũi sáng bừng lảo đảo lần từ phòng bác sĩ ra để mình rơi vào tay chúng tôi tụ tập chờ tới lượt mình, nhân thể xem như xem phù thủy làm phép. Thằng Minh bằng tuổi cái Lan, bệnh cò cử, rất đẹp trai, mắt màu chì, lúc ngồi một mình dõi ra cái nóc hầm nắng cỏ mắt nó y như có khói dâng dâng. Cái Lan thì xởi lởi bô lô ba la, thằng Minh kín đáo. Cứ mỗi lần trở trời, mà cái xứ Bắc giời đất sao mà nghiệt, lũ chúng tôi đứa nào cũng khổ. Cái Lan da đen, mặt xám lại vì đau, nằm trên giường đầu gối lồi lên một cục không co lại nổi, mím hàm răng hơi vẩu vẩu bình thường rất duyên, nuốt liên tục cái gì nằm giường bên này cứ nghe ực ực, rồi đột nhiên nó hờ „ u ơi là u ơi“. Thằng Minh giường chênh chếch thì đúng một tư thế như tôi, hay tay chống xuống chiếu, ngửa mặt hớp không khí. Phòng bệnh về đêm toàn tiếng ran rít của bọn hen, chốc chốc thêm tiếng hờ của bọn thấp khớp. Từng lúc các cô y tá vào, đứa này phải tiêm, đứa kia châm cứu dứt cơn. Ngoài kia gió đông xốc lá trên nóc hầm bỏ không xào xạc. Chẳng biết buồn. Chỉ thấy khổ quá là khổ.
Tôi với thằng Minh nặng nhất, nhiều lần lên cơn ngồi suốt cả đêm. Mồ hôi vã. Vai, ngực, bụng đau rút. Tai đầy tiếng thở của chính mình. Gió động lá ngoài kia, không khí nhiều như thế, mà không thở được. Hai đứa cứ nhìn trần nhà mà hớp khí như cá ngáp, mặt tôi đầy nước mắt, thì bỗng: "Má ơi".
Thằng Minh khóc. Đến cái ngày trời đất đổi, cả lũ đồng loạt dứt cơn, lò dò đẩy nhau trèo lên nóc hầm sưởi nắng, thằng Minh không biết sao ra ngồi với tôi, tự kể. Giọng nó đãi ra rất mềm, hồi đó tôi chẳng hiểu giọng miền nào. Hóa ra má nó đẻ nó ở Hà Nội. Nhà nó Hàng Bồ. Nhưng bây giờ…
Má Minh mất khi ba Minh còn trong chiến trường. Anh chị em còn nhỏ, ba má người Nam tập kết nên mấy anh chị em được chia ra gửi về trường con em miền Nam. „Minh ở T64 dưới Hải Phòng. Ngày chị Cam chưa đi thiếu sinh quân bên Ba Lan, chị lớn nhất thỉnh thoảng còn được đi thăm các em. Giờ thì… Minh ốm, trường cho đi chữa bệnh thế này, viết thư cho chị không biết có ai gửi đi giùm không? Ba chắc cũng không biết…”
Có một ngày chủ nhật trời đất đẹp với bệnh của bọn tôi, thằng Minh biến mất cả hai bữa trưa chiều. Tối về, nó buồn xo. Lại phải chờ hôm sau tôi mới biết. Minh xin y tá về thăm nhà ở Hàng Bồ. Nhà không người khóa để đó. Nó ngồi trước cửa nhà một lúc rồi đứng lên đi lang thang, không muốn hàng xóm nhận ra. Nó từng học ở Hà Nội, có điều, mới hơn mười tuổi, bạn bè xa đi đâu có biết và dám đến tìm nhau. Minh đi lang thang suốt một ngày.
Một cuối tuần, buổi trưa Minh có khách. Lúc cô Mão hộ lý không chồng mặt rỗ hoa suốt ngày lảu bảu nhưng thương bọn tôi cực kì dẫn một bác chột mắt người xương xương trong bộ quân phục nom tàu tàu vào phòng, thằng Minh đứng mớm đít thành giường như sợ thẳng người lên là đổ. Nó nhìn người khách, mắt lại như dâng đầy khói y như lúc có một mình, môi mấp máy. Đấy là ba nó, bác Huy.
Bác Huy là bác sĩ quân y bị thương mới từ chiến trường ra. Thế hệ chúng tôi búp măng non lớn lên trong lò Cách mạng ba tuổi hát bé bé bằng bông trên đường đi sơ tán lần thứ nhất, quen sống xa cha mẹ và vì thế không quen lắm với sự ôm ấp, nên tôi, lúc đó chưa biết bác chột mắt là ba thằng Minh, hết sức kinh ngạc ngó từ xa cảnh ba con nó ôm nhau. Thằng Minh khóc tôi biết rồi. Nhưng gặp ba mà nó lại kêu “Má ơi”. Còn ba nó... Nước mắt trào ra từ con mắt còn lại của người đàn ông đầu bạc có một cái gì đó thật đáng sợ.
Nó mất mẹ, xa cha từ khi bé, có khi những ngày đó là nó được gần ba nó nhiều nhất. Bác Huy cuối tuần đến thăm con, ba con nó ngồi với nhau, rù rì những gì chẳng biết, nhưng chưa bao giờ tôi nghe tiếng bác Huy với thằng Minh cười to. Tháng chín mùa thu, năm học mới tới, qua khai giảng rồi mẹ nghĩ thế nào cho tôi về đi học lại. Thằng Minh cũng về trường nó, trường con em miền Nam T64 tận Hải Phòng. Không bao giờ tôi gặp lại nó. Nhưng tôi vẫn nhớ nó rất đẹp trai, mắt màu khói, có một anh và một chị, chị nó tên Cam
Nhớ giọng nó, giọng Hà Nội pha Nam hay giọng Nam pha Hà Nội.  “Minh ở Tê Sáo Tư”, lần đầu nghe tôi đực mặt không hiểu gì.
Tôi cũng nhớ như vừa gặp hôm qua bác Huy ba nó, dáng gầy gầy, khuôn mặt đường nét thanh thoát y như mặt thằng Minh, nhưng chỉ còn có một mắt.
Tôi nhớ những đêm chúng tôi khổ chung nỗi khổ vì không thở được, thằng Minh kêu “Má ơi”. Khi đó, tôi đâu biết rằng chẳng bao lâu đâu mình sẽ phải vật vã với không chỉ mưa phùn gió bấc Hà Nội, còn cơm áo nữa, rồi có lúc sống không bằng chết cũng buột miệng kêu “Mẹ ơi”. Một mình.
Khi đó, tôi chưa biết rằng với số đông, hết chiến tranh, sống qua thời hậu chiến rồi mới hiểu chiến tranh là thế nào: Khủng khiếp.
PS: M,
nếu đọc được những dòng này thì tìm cách liên lạc với tớ. nhé.
Ngày đó, nhiều năm qua phố cũ nhà M, tớ cứ thầm hỏi không biết M. ở số nhà nào. Không biết có khi nào M. và các anh chị về lại đó.
Sau 30.4, nhiều khi ốm, ngồi một mình nhớ cái ngày chúng mình ngồi qua đêm trong phòng bệnh, tớ lại nghĩ chắc nhà M. về Nam hết rồi, chắc M. khỏi rồi.
Tớ cũng mất mẹ lâu rồi. M. còn nhớ mẹ tớ vẫn đến viện hàng ngày thăm tớ không? Mẹ tớ đi chỉ một năm sau ngày chiến thắng.
Gửi lời thăm bác Huy nhé, nếu ba M…
Berlin 30.4.2013
Lê Minh Hà
(Diễn Đàn)

Quyền Phúc Quyết và Trưng Cầu Dân Ý

Ba năm trước đây, ông Nguyễn Văn An – nguyên ủy viên Bộ Chính Trị (hai khóa 8 và 9), cựu Chủ Tịch Quốc Hội (2001-2006), đã lên tiếng đề nghị Đảng Cộng Sản Việt Nam cho “Dân được quyền phúc quyết Hiến Pháp và sửa đổi Hiến Pháp để đúng nghĩa là người chủ đất nước”. Ý kiến này đã dấy lên cả một làn sóng tuyên truyền trong giới trí thức để đòi thực hiện “quyền phúc quyết”. Tin tức mới nhất trong những ngày gần đây cho thấy Chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến tán thành đề nghị này.
Câu hỏi đặt ra là: nếu Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng chính thức tán thành đề nghị của Chính Phủ thì dấu hiệu đó có mở đường cho một chế độ dân chủ thật sự tại Việt Nam như mong ước của rất nhiều người hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xem xét lại vấn đề từ cội rễ: quyền phúc quyết có phải là cốt tủy của quyền lập hiến hay không?

Quyền Phúc Quyết và Trưng Cầu Dân Ý: 

Tác giả Mai Thái Lĩnh
Khái niệm “quyền phúc quyết” có nguồn gốc từ Hiến Pháp 1946 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Điều 21 của bản hiến pháp này ghi: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến Pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70.”
 
Xét về mặt ý nghĩa, từ “phúc” 覆 trong tiếng Hán-Việt” có nghĩa là “xét kỹ” (vd: phúc khảo, phúc thẩm). “Phúc Quyết” tức là xét kỹ, là xem xét lại quyết định đã có trước. Như vậy, quyền phúc quyết có thể được hiểu là quyền của người dân được xem xét lại hiến pháp, các sửa đổi hiến pháp, hoặc các luật, các quyết định đã được Nghị viện hay Quốc hội thông qua trước đó. Kết quả của phúc quyết sẽ là kết quả cuối cùng. 
Điều thứ 32 của Hiến Pháp 1946 ghi: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.” Điều thứ 70 ghi: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây: a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu. b) Nghị Viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi. c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.” Đối chiếu với các hình thức thực hành dân chủ đã được áp dụng trên thế giới, “quyền phúc quyết những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” (điều 32) là một loại trưng cầu dân ý có tính nhiệm ý (optional referendum) - có nghĩa là không nhất thiết diễn ra, chỉ diễn ra khi có yêu cầu của Nghị viện hay từ phía Chính Phủ, v.v… Còn “quyền phúc quyết hiến pháp” (điều 70) chính là một loại trưng cầu dân ý có tính bắt buộc (mandatory referendum) – nghĩa là chính quyền nhất thiết phải thực hiện mỗi khi muốn sửa đổi hay viết lại hiến pháp.
Kết quả của trưng cầu dân ý nhiệm ý có thể là ràng buộc (binding: phải thực hiện theo đúng kết quả của trưng cầu dân ý) hoặc không ràng buộc (non-binding: kết quả của trưng cầu dân ý chỉ dùng để tham khảo, không buộc phải tuân theo). Nhưng kết quả của trưng cầu dân ý bắt buộc thì luôn luôn có tính ràng buộc.
Tóm lại, “quyền phúc quyết hiến pháp” là quyền tham gia vào một cuộc trưng cầu dân ý có tính bắt buộc (mandatory referendum) để bỏ phiếu tán thành hay không tán thành một bản hiến pháp hoặc một dự án sửa đổi hiến pháp đã được Nghị Viện hay Quốc Hội thông qua. Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đó có tính ràng buộc (binding), nghĩa là hiến pháp hay sửa đổi hiến pháp chỉ có giá trị dựa trên kết quả của cuộc bỏ phiếu toàn dân đó.
Sự khác nhau giữa “quyền lập hiến”“quyền phúc quyết”:
Trước hết, chúng ta cần phân biệt giữa quyền lập hiếnquyền phúc quyết.
Khi nói đến quyền lập hiến, chúng ta phải hiểu “quyền” là “quyền lực” (power, pouvoir), tương tự như từ “quyền” trong các cụm từ: quyền lập pháp (legislative power), quyền hành pháp (executive power), quyền tư pháp (judiciary power). Quyền lực lập hiến (constituent power, pouvoir constituant) là quyền lực thuộc về nhân dân – hiểu như một toàn thể. Quyền lực ấy không thể bị phân tán, xé lẻ để chia đều cho mỗi người dân. Trong một chế độ dân chủ, quyền lực ấy có thể được ủy nhiệm cho một cơ quan (vd: Quốc Hội thông thường hay Quốc Hội lập hiến) nhưng cơ quan đó phải do người dân thật sự bầu ra theo đúng những nguyên tắc của bầu cử dân chủ. Ngược lại, khi nói đến “quyền phúc quyết”, chúng ta phải hiểu đó là “quyền của mỗi công dân được tham gia bỏ phiếu để tán thành hay bác bỏ một bản hiến pháp, một dự án sửa đổi hiến pháp”. Từ “quyền” ở đây được hiểu là “điều mà một công dân được phép làm dựa theo luật pháp” (right trong tiếng Anh, droit trong tiếng Pháp). Vd: quyền hội họp (right to assemble), quyền bầu cử (right to vote), v.v…
Chính vì lẫn lộn giữa hai khái niệm đó (quyền lựcquyền) cho nên mới có lập luận như sau của Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương: “Còn đã gọi là “Hiến pháp” thì phải do người dân phúc quyết, vốn chỉ họ mới có quyền lập hiến, xuất phát từ nguyên lý: Hiến pháp của dân phải do dân quyết, giống như chính quyền của dân thì phải do dân bầu.”
Trong mệnh đề nói trên, nhà luật học đã lầm lẫn giữa “quyền lực” với “quyền của công dân”. Mặc dù một chính quyền dân chủ là “chính quyền của dân”, nhưng điều đó không có nghĩa là “mọi người dân đều làm Tổng Thống hay Thủ Tướng”, cũng không có nghĩa là “tất cả mọi công dân đều là nghị sĩ hay đại biểu Quốc Hội”. Tương tự như thế, khi nói “quyền lập hiến thuộc về nhân dân” thì điều đó không có nghĩa là “mỗi người dân đều trực tiếp làm ra hiến pháp”. Để thực hiện quyền lực lập hiến – vốn là một công việc phức tạp và mang tính chuyên môn cao, người dân có thể ủy quyền cho một tổ chức nào đó (vd: Quốc hội lập hiến hay Quốc hội lập pháp) để thiết lập hoặc sửa đổi hiến pháp.
Trên thế giới, phương thức làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp của các quốc gia cho đến nay vẫn không hoàn toàn giống nhau. Có nước sử dụng phương thức trưng cầu dân ý như một biện pháp nhằm tăng cường tính chính đáng của hiến pháp, nhưng rất nhiều nước lại không áp dụng phương thức đó, như chúng ta sẽ thấy trong phần sau.
Nhân dân thực hiện “quyền lập hiến” bằng cách nào?
Để hiểu rõ về quyền lập hiến, chúng ta có thể đối chiếu, so sánh các phương thức thực hiện quyền lập hiến trên thế giới. Các quy định về quyền lập hiến phái sinh (tức quyền sửa đổi hiến pháp) thường được ghi trong các bản hiến pháp hoặc các đạo luật có tính lập hiến (constitutional laws). Trong thực tế, các điều khoản này đã được thực hiện nhiều lần và được thay đổi, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn của từng quốc gia, từng giai đoạn lịch sử. Kho kinh nghiệm phong phú này có thể giúp chúng ta nắm vững hơn về cách hành xử quyền lập hiến trong các chế độ dân chủ hiện đại.
Mặt khác, vì số lượng các quốc gia chọn thể chế dân chủ trên thế giới là khá lớn, cho nên cũng cần chọn một nhóm quốc gia có thể được coi là tiêu biểu nhất làm đối tượng nghiên cứu. Nhà chính trị học nổi tiếng của Hoa Kỳ là Robert Alan Dahl đã chia các quốc gia dân chủ thành ba nhóm: (1) nhóm “các nền dân chủ lâu đời hơn” (older democracies), tức là “các nước dân chủ bền vững kể từ năm 1950” (countries steadily democratic since 1950); (2) nhóm “các nền dân chủ mới hơn” (newer democracies) - tức là các quốc gia có nền dân chủ ổn định liên tục từ năm 1980; và (3) nhóm “các nền dân chủ mới nhất” (newest democracies) - tức là các quốc gia mà chế độ dân chủ chỉ mới thiết lập vững chắc từ năm 1981 trở về sau.
Nhóm có thể được coi là tiêu biểu chính là nhóm thứ nhất (các nền dân chủ lâu đời), bao gồm 21 nước: Úc (Australia), Áo (Austria), Bỉ (Belgium), Canada, Đan Mạch (Denmark), Phần Lan (Finland), Pháp (France), Đức (Germany), Iceland, Ái Nhĩ Lan (Ireland), Israel, Ý (Italy), Nhật Bản (Japan), Luxembourg, Hà Lan (Netherlands), Tân Tây Lan (New Zealand), Na Uy (Norway), Thụy Điển (Sweden), Thụy Sĩ (Switzerland), Vương quốc Anh (United Kingdom) và Hoa Kỳ (United States). Ngoài 21 nước này, Dahl cũng đề nghị xếp thêm Costa Rica là một quốc gia có nền dân chủ ổn định chỉ sau đó vài năm.
Căn cứ vào thủ tục sửa đổi hiến pháp của các quốc gia này, chúng ta thấy có một số phương thức lập hiến như sau:
(1) Quyền lập hiến được giao cho Nghị viện (hay Quốc hội):
Tại một số quốc gia, việc sửa đổi Hiến Pháp được giao hẳn cho Nghị viện (hay Quốc hội). Nói cách khác, vì Nghị Viện hay Quốc Hội là cơ quan đại diện thật sự của nhân dân, nhân dân ủy nhiệm quyền sửa đổi hiến pháp cho cơ quan này. Nghị Viện hay Quốc Hội – vốn là cơ quan lập pháp, đồng thời đảm nhiệm luôn việc thực hiện quyền lập hiến.
Có hai trường hợp khác nhau:
a) Đối với các quốc gia có hiến pháp mềm dẻo (hiến pháp nhu tính, flexible constitution, constitution souple) - như Vương quốc Anh (United Kingdom), Tân Tây Lan (New Zealand) hay Israel, việc sửa đổi hiến pháp không khác gì công tác lập pháp thông thường. Điều đó có nghĩa là Nghị viện có thể thay đổi Hiến Pháp bất cứ lúc nào và thủ tục thông qua các đạo luật có tính lập hiến cũng là thủ tục lập pháp thông thường. Tại Vương Quốc Anh, các luật mang tính lập hiến như Đạo luật cải cách hiến pháp 2005 (Constitutional Reform Act 2005) nhằm thay đổi cấu trúc của hệ thống tư pháp hay Đạo luật về Viện Quý tộc năm 1999 (House of Lords Act 1999) hủy bỏ quy chế “thượng nghị sĩ thừa kế” (hereditary peers) nhằm tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tính chất “quý tộc” của Thượng viện, v.v… đều được tiến hành theo thủ tục lập pháp thông thường. 
Nói như thế không có nghĩa là việc sửa đổi hiến pháp ở các nước này là dễ dãi hoặc tùy tiện. Nghị Viện của Vương Quốc Anh vốn là nghị viện thuộc loại lâu đời nhất, là khuôn mẫu của nhiều nghị viện khác trên thế giới. Thủ tục lập pháp với ba lần thông qua (thường được gọi là ba lần đọc – three readings) là một thủ tục rất chặt chẽ. Hệ thống đảng chính trị với đảng đối lập mạnh, báo chí được tự do, xã hội dân sự vững chắc, hệ thống tư pháp độc lập, trình độ dân trí cao, … là những yếu tố khiến cho việc sửa đổi hiến pháp khó hơn rất nhiều so với các quốc gia độc tài toàn trị hoặc dân chủ giả hiệu – là những nước mà việc thiết lập và sửa đổi hiến pháp hoàn toàn nằm trong tầm tay của đảng cầm quyền. Một dẫn chứng khác là New Zealand. Để thông qua Đạo Luật Nhân Quyền New Zealand (New Zealand Bill of Rights Act 1990), Nghị Viện đã trải qua 4 năm tranh luận. Và mặc dù không có quy định chính thức nào buộc phải trưng cầu dân ý để thông qua các luật lập hiến, Nghị Viện New Zealand đã tổ chức hai cuộc trưng cầu dân ý trước khi thông qua Đạo luật bầu cử năm 1993 (Electoral Act 1993) làm thay đổi hoàn toàn hệ thống bầu cử tại nước này.
b) Đối với các quốc gia có hiến pháp cứng rắn (hiến pháp cương tính, rigid constitution, constitution rigide): Việc thông qua các đạo luật có tính lập hiến phải dựa theo những thủ tục đặc biệt với những điều kiện khó khăn hơn so với các luật thông thường.
Vd: Tại Cộng hòa Liên bang Đức, trong khi thủ tục lập pháp thông thường chỉ đòi hỏi một đa số tương đối (quá bán) tính trên số phiếu đã bầu thì việc sửa đổi Luật cơ bản (Basic Law, tức Hiến Pháp) đặt ra yêu cầu cao hơn. Theo quy định của điều 79 Luật cơ bản, một luật sửa đổi hiến pháp phải được thông qua bởi 2/3 số thành viên của Quốc hội (Bundestag, tức Hạ Viện) và 2/3 số phiếu bầu của Hội đồng Liên bang (Bundesrat, tức Thượng Viện). Cần lưu ý một điều: tại Đức, Hội Đồng Liên Bang (Bundesrat) là một cơ quan đại diện cho các bang, nhưng số đại biểu của các bang tại Hội đồng này không phải do dân hay do cơ quan lập pháp của bang bầu ra mà do chính phủ của các bang chỉ định. Mỗi bang có từ 3 đến 6 phiếu bầu tại Hội đồng này. Các phiếu bầu của mỗi bang thường được bỏ phiếu “trọn gói”, nghĩa là theo một hướng duy nhất.
Ở Costa Rica, ngoài thủ tục đặc biệt được quy định để thông qua các tu chính án, Hiến pháp còn nói rõ: muốn sửa đổi toàn diện hiến pháp, Quốc Hội Lập Pháp phải biểu quyết một luật (với ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Quốc Hội) nhằm triệu tập một Quốc hội Lập hiến (Constituent Assembly) để sửa đổi hiến pháp; luật đó không cần có sự phê chuẩn của nhánh hành pháp (điều 196).
(2) Quyền lập hiến được giao cho Nghị viện hay Quốc Hội nhưng phải được cơ quan lập pháp cấp dưới phê chuẩn: 
Quy định này thường được áp dụng tại các quốc gia theo chế độ liên bang. Vd: tại Hoa Kỳ, sau khi dự luật sửa đổi hiến pháp được thông qua tại hai viện của Quốc hội (với đa số 2/3), dự luật này sẽ phải chuyển về cho các tiểu bang phê duyệt. Nếu được cơ quan lập pháp tại 3 phần 4 số tiểu bang phê duyệt, dự luật sửa đổi sẽ được Tổng thống ban hành như một tu chính án chính thức (amendment). Thủ tục sửa đổi hiến pháp tại Hoa Kỳ được đánh giá là “rất cứng”, bởi vì các dự luật sửa đổi rất khó được thông qua. Trải qua lịch sử hơn hai thế kỷ, trong số hơn 10 ngàn đề nghị sửa đổi hiến pháp, chỉ có 33 đề nghị được hai viện của Quốc hội thông qua, và trong số đó chỉ có 27 đề nghị trở thành tu chính án chính thức. Riêng tu chính án 27 (quy định về lương của các nghị sĩ) đã phải mất hơn 200 năm mới được thông qua (1789-1992). 
Tại Canada – cũng là một quốc gia liên bang, Hiến pháp quy định 4 phương thức sửa đổi hiến pháp ở cấp liên bang. Trong đó, công thức chung là dự luật sửa đổi phải được thông qua bởi Hạ viện, Thượng viện và ít nhất 2/3 số cơ quan lập pháp ở tỉnh đại diện cho ít nhất 50% dân số (section 38, Constitution Act 1982). Ngoài công thức chung này, còn có công thức khó hơn (Thủ tục nhất trí, Unanimity Procedure: việc sửa đổi phải được thông qua bởi Hạ Viện, Thượng Viện và tất cả các cơ quan lập pháp cấp tỉnh) hoặc dễ hơn (vd: chỉ cần thông qua tại hai viện của Nghị Viện Liên Bang – Federal Parliament Alone).
(3) Quyền lập hiến được giao cho hai Nghị viện liên tiếp, với một kỳ tổng tuyển cử xen giữa:
Thủ tục này thường được áp dụng tại các quốc gia Bắc Âu (Thụy Điển, Iceland, Phần Lan, Đan Mạch). Vd: Tại Iceland, dựa theo điều 79 của Hiến pháp, một sự sửa đổi hiến pháp phải được chấp nhận bởi hai Nghị viện kế tiếp nhau, với một kỳ tổng tuyển cử xen giữa. Mặt khác, luật sửa đổi hiến pháp được thông qua hai lần với nội dung giống hệt nhau về ngôn ngữ diễn đạt. Như vậy, theo thủ tục này, nhân dân giao quyền lập hiến cho cơ quan lập pháp (Nghị viện), nhưng không giao cho một Nghị viện mà giao cho hai Nghị viện thuộc hai nhiệm kỳ kế tiếp nhau, với một kỳ tổng tuyển cử xen giữa. Phương thức này tạo điều kiện cho nhân dân có thể dùng lá phiếu của mình để thay đổi thành phần của Nghị viện, và do đó có thể phủ quyết một dự án sửa đổi hiến pháp (vd: bầu cho một hay nhiều đảng đối lập chủ trương bác bỏ dự luật sửa đổi hiến pháp).
Một phiên bản khác của phương thức đó được áp dụng tại Na Uy. Tại quốc gia này, việc sửa đổi Hiến pháp phải trải qua Nghị Viện thuộc hai nhiệm kỳ khác nhau, với một kỳ tổng tuyển cử xen giữa. Thế nhưng Nghị Viện thuộc nhiệm kỳ trước chỉ ghi nhận đề nghị sửa đổi, còn việc sửa đổi hiến pháp được giao hoàn toàn cho Nghị Viện thuộc nhiệm kỳ kế tiếp. Hai kỳ họp để sửa đổi hiến pháp phải cách nhau ít nhất là một năm.
(4) Bầu lại Nghị viện để sửa đổi Hiến pháp:
Tại Bỉ, hiến pháp có thể được sửa đổi bởi quyền lực lập pháp của liên bang – bao gồm Nhà Vua (trong thực tế là Chính Phủ Liên Bang) và Nghị Viện Liên Bang. Trước hết phải bắt đầu bằng hai bản Tuyên Bố sửa đổi Hiến Pháp (Declarations of Revision of the Constitution) - một do Hạ viện và Thượng viện thông qua, một do Nhà vua và Chính Phủ Liên Bang ký. Tiếp theo sau tuyên bố này, Nghị Viện Liên Bang tự động giải tán và một cuộc bầu cử liên bang phải diễn ra. Điều này khiến cho việc sửa đổi Hiến Pháp không thể xảy ra nếu không có một cuộc bầu cử xen vào giữa. Tiếp theo sau cuộc bầu cử, Nghị Viện mới sẽ sửa đổi các điều khoản đã được tuyên bố là có thể sửa đổi. Không một Viện nào có thể xem xét các sửa đổi Hiến Pháp trừ khi có ít nhất 2/3 số thành viên hiện diện và Hiến pháp chỉ có thể được sửa đổi nếu có ít nhất 2/3 số phiếu bầu ủng hộ việc sửa đổi.
Phương thức tương tự cũng được áp dụng tại Hà Lan và Luxemburg.
(5) Áp dụng trưng cầu dân ý có tính bắt buộc (mandatory refrendum):
Trong danh sách 22 quốc gia nói trên, có 6 nước quy định trưng cầu dân ý như một biện pháp bắt buộc đối với mọi sửa đổi hiến pháp (sau khi đã được Nghị viện thông qua); đó là: Úc (Australia), Đan Mạch, Ái Nhĩ Lan (Ireland), Nhật Bản, Thụy Sĩ và Pháp. 
Có thể lấy nước Úc (Australia) làm ví dụ. Theo quy định của Hiến pháp Úc (1900), các sửa đổi hiến pháp sau khi đã thông qua tại Nghị viện (cả hai viện hoặc ít nhất là Hạ viện) phải được đưa ra trưng cầu dân ý. Một tu chính hiến pháp muốn thành công phải đạt được một đa số kép (double majority) trong cuộc trưng cầu dân ý: đa số cử tri trên toàn quốc và đa số phiếu tại đa số bang (tức là 4 trên 6 bang). Hiến Pháp Úc được xem là hiến pháp khá cứng, nhất là do quy định về trưng cầu dân ý. Trong tổng số 44 dự luật sửa đổi được đưa ra trưng cầu dân ý, chỉ có 8 dự luật trở thành tu chính án chính thức.
Trong số 6 nước nêu trên, Pháp là một trường hợp ngoại lệ: trưng cầu dân ý chỉ là một trong hai giải pháp để chọn lựa. Theo quy định của điều 89 Hiến pháp 1958, các đề nghị hay dự án sửa đổi hiến pháp sau khi đã được hai viện của Nghị Viện thông qua, phải được đưa ra trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, nếu dự án sửa đổi xuất phát từ phía Chính Phủ, thay vì đưa ra trưng cầu dân ý, Tổng Thống Pháp có quyền chọn giải pháp khác: đệ trình dự án này trước Nghị Viện được triệu tập dưới hình thức Đại hội (Congrès, tức là hai viện họp chung); trong trường hợp này, dự án sửa đổi phải đạt 3 phần 5 số phiếu đã bầu.
(6) Áp dụng phương thức trưng cầu dân ý như một phương thức bổ sung:
Ngoài 5 quốc gia áp dụng trưng cầu dân ý như một giải pháp bắt buộc để thông qua sửa đổi hiến pháp, có một số quốc gia chỉ sử dụng phương thức này như một giải pháp nhiệm ý (optional) hoặc chỉ bắt buộc trong những trường hợp đặc biệt (như sửa đổi toàn diện, làm hiến pháp mới):
- Tại Áo (Austria), mọi sự sửa đổi hiến pháp đều được thực hiện tại Nghị viện – chủ yếu là tại Hạ viện, hình thức trưng cầu dân ý chỉ được áp dụng khi có đề nghị của Nghị Viện (1/3 số thành viên của Hạ viện hay 1/3 số thành viên của Thượng Viện). Tuy nhiên, trong trường hợp phải sửa đổi toàn diện (total revision), hoặc để làm ra một hiến pháp mới thì trưng cầu dân ý là biện pháp bắt buộc.
- Tại Ý (Italy), theo quy định của điều 138 Hiến Pháp Ý, các luật sửa đổi Hiến pháp và các luật lập hiến phải được thông qua bởi cả hai viện của Nghị viện bằng hai lần thảo luận liên tiếp cách nhau một khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng. Trong vòng ba tháng kể từ khi được công bố, nếu có yêu cầu của 1 phần 5 số thành viên của một trong hai viện (hay 500 ngàn cử tri, hoặc 5 Hội đồng Vùng) thì dự luật sửa đổi sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý. Nhưng nếu dự luật sửa đổi được thông qua ở vòng thứ hai của cuộc bỏ phiếu của mỗi viện với đa số tuyệt đối (2 phần 3 số thành viên của mỗi viện) thì cuộc trưng cầu dân ý sẽ không được tiến hành;
- Tại Thụy Điển - giống như các nước Bắc Âu khác, một dự án sửa đổi hiến pháp phải được thông qua hai lần bởi hai Nghị viện kế tiếp nhau, xen giữa là một kỳ tổng tuyển cử. Tuy nhiên, sau khi dự án sửa đổi đã được thông qua lần thứ nhất, nếu có đề nghị của 1 phần 10 số thành viên Nghị viện và nếu đề nghị này được 1 phần 3 số thành viên Nghị Viện ủng hộ thì dự luật sửa đổi phải được đưa ra trưng cầu dân ý. Cuộc trưng cầu dân ý này được thực hiện cùng lúc với cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc. Nếu trong cuộc trưng cầu dân ý này, số phiếu chống vượt quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ, đề nghị sửa đổi hiến pháp sẽ bị bác bỏ.
Như vậy, trong tổng số 22 quốc gia được coi là tiêu biểu của nền dân chủ hiện đại trên thế giới, chỉ có 6 nước áp dụng trưng cầu dân ý để thực hiện quyền lập hiến theo đúng nghĩa của khái niệm “quyền phúc quyết”, nhưng riêng tại nước Pháp giải pháp trưng cầu dân ý có thể được thay bằng con đường nghị viện. Số còn lại (16/22 quốc gia) chỉ áp dụng trưng cầu dân ý như một giải pháp bổ sung (Áo, Ý, Thụy Điển) hoặc không áp dụng trưng cầu dân ý bắt buộc (mandatory referendum) để biểu quyết thông qua hiến pháp (13 nước). Vì thế không thể suy luận một cách vô căn cứ rằng: quốc gia nào không áp dụng phương thức trưng cầu dân ý (tức phúc quyết) để làm ra hoặc sửa đổi hiến pháp đều “tước đoạt quyền lập hiến của nhân dân”. 
Mặt khác, tất cả 22 quốc gia nói trên đều giống nhau ở một điểm: “Quốc hội hay Nghị viện thật sự do dân bầu”. Các quốc gia áp dụng trưng cầu dân ý để thực hiện quyền lập hiến đều có một nền dân chủ gián tiếp vững chắc – nhất là một Nghị Viện hay Quốc Hội thật sự dân chủ. Vì thế không thể suy luận một cách hồ đồ rằng bất cứ quốc gia nào cho phép người dân thực hiện quyền phúc quyết hiến pháp đều bảo đảm được nguyên tắc “quyền lập hiến thuộc về nhân dân”. Trong thực tế, thiếu một nền dân chủ vững chắc, các cuộc trưng cầu dân ý rất dễ sản sinh ra những kết quả “ngụy tạo”, tương tự như kết quả ngụy tạo mà các cuộc bầu cử theo kiểu “Đảng cử, dân bầu” diễn ra lâu nay ở nước ta.

Kết luận: 

Như trên đã phân tích, “quyền phúc quyết hiến pháp” (tức là quyền bỏ phiếu thông qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầu dân ý) không phải là điều cốt tủy của quyền lập hiến. Quyền lập hiến của nhân dân trước tiên phải là quyền được bầu chọn cơ quan soạn thảo và thông qua hiến pháp. Cơ quan đó có thể là Quốc hội Lập hiến hoặc Quốc hội thông thường, hoặc là một cơ quan lập hiến theo một mô hình nào đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhưng cơ quan đó nhất thiết phải đại diện cho toàn thể nhân dân. 
Vì thế việc “cơ quan soạn thảo và thông qua hiến pháp có phải là của dân hay không” mới là gốc, còn việc “dân có được phúc quyết hay không” chỉ là ngọn của vấn đề. Nếu không tập trung đòi dân chủ hóa ở cái gốc (sao cho Quốc Hội và Ủy Ban soạn thảo Hiến Pháp phải đích thực là của Dân chứ không phải của Đảng như hiện nay) mà cứ chăm chăm đòi cái ngọn, thì chẳng những không thay đổi được thực chất của chế độ mà ngược lại, còn tạo điều kiện để hợp thức hóa một bản Hiến Pháp của Đảng cộng sản. Một bản hiến pháp rất thiếu dân chủ, nhưng một khi được dán cái nhãn “được toàn dân phúc quyết” sẽ trở thành một công cụ lợi hại để Đảng sử dụng nhằm biện minh cho độc quyền chính trị của họ đối với toàn xã hội. Thực tiễn đã có quá nhiều dẫn chứng cho thấy trong một chế độ toàn trị thì việc tạo ra cái nhãn “trên 90% cử tri toàn quốc tán thành” để dán lên bản Hiến Pháp mới không hề là một việc khó khăn. Cổ xúy cho những hình thức dân chủ giả hiệu như thế trong tình hình hiện nay chẳng những không có lợi cho đất nước, cho nhân dân mà còn vô tình tiếp tay, vô tình đồng lõa với những kẻ độc tài, tham nhũng trong âm mưu lừa mị nhân dân nhằm kéo dài sự tồn tại của chế độ độc tài đảng trị.

Đà Lạt, những ngày cuối tháng 4 năm 2013,

Mai Thái Lĩnh
_______________

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Dahl, R. “Democratic Polities in Advanced Countries: Success and Challenge” in Boron, A. (Ed.), New Worldwide Hegemony: Alternatives for Change and Social Movements, Transnational Institute Publishing, Amsterdam, 2003 (Reprinted), Table 2
- European Commission For Democracy Throug Law, Report on Constitutional Amendment adopted by the Venice Commission at its 81st Plenary Session (Venice, 11-12 December 2009):
- Tư liệu về thủ tục sửa đổi Hiến Pháp của các quốc gia dân chủ: chủ yếu dựa vào Bách khoa toàn thư mở Wikipedia bản tiếng Anh, và tư liệu trên các website chính thức của Nghị viện hay Quốc Hội, hoặc Chính Phủ của các nước liên quan.
 

Hà Hiển - Nhân bàn về hòa giải dân tộc – Xin đừng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược!

Để thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc thì một yếu tố quan trọng là sự chân thành, cởi mở và chân thật. Không có sự chân thật thì sao có sự hòa hợp, hòa giải được
Hai người lính
Mình hoàn toàn nhất trí với ý kiến trên của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Thanh Niên nhân ngày 30/4 với tiêu đề “Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc”.
Nhưng cho dù cả hai phía đều phải chân thành cùng chìa tay ra cho nhau như ý của ông Sơn trong bài trả lời phỏng vấn trên thì vẫn phải có một bên chịu trách nhiệm chính cho một thực tế là cho đến nay, sau 38 năm “giải phóng miền nam”, hòa giải và hòa hợp thực sự vẫn chưa đến với dân tộc Việt Nam.
Bên chịu trách nhiệm chính ấy là ai nếu không phải là bên đã nắm được chính quyền trong phạm vi cả nước trong suốt 38 năm qua? Phạm vi bài này không bàn đến những hoàn cảnh chủ quan và khách quan đã đưa đẩy bên này, bên kia vào các vị thế khác nhau mà chỉ khẳng định một điều không thể bàn cãi là một khi bên nào được đặt vào vị thế lãnh đạo nhà nước, tạm gọi là “bên thắng trận”, thì mọi điều hay dở, mọi thành công hay thất bại của quốc gia đều phải được quy trước hết vào trách nhiệm điều hành quốc gia của bên đó.
Trách nhiệm điều hành quốc gia của chính quyền nhà nước thì nhiều. Phạm vi bài này chỉ bàn đến trách nhiệm của nó trong việc quy tụ, thu phục nhân tâm của mọi người Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo. Đây cũng là trách nhiệm phải hoàn thành của mọi thực thể nắm quyền lãnh đạo nhà nước một cách chính danh trên thế giới. Nếu chỉ xét riêng điều này thì có thể nói rằng Nhà nước Việt Nam hiện tại vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm chính của mình trước dân tộc khi hòa giải thực sự vẫn còn chưa đến với người Việt Nam, khi mà “38 năm nay mình vẫn nói là thống nhất đất nước” mà vẫn “chưa thống nhất được lòng người” như chính lời của ông Nguyễn Thanh Sơn.
Sự chưa hoàn thành trách nhiệm ấy đã được Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thừa nhận khi trong bài trả lời phỏng vấn trên, ông đã nhiều lần nhấn mạnh về sự thiếu chân thành và dũng cảm của “chúng ta”, xin trích một đoạn ngắn trong bài trả lời phỏng vấn trên:
Hơn bao giờ hết chúng ta cần có sự dũng cảm đột phá, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Hiện nay cái dũng cảm còn thiếu quá, chân thành còn thiếu quá. Đến khi có vấn đề cần có người xử lý, có người chịu trách nhiệm thì không ai làm. Đó là nỗi ray rứt của chúng ta.
Chúng ta” trong câu này và trong ngữ cảnh của toàn bộ bài phỏng vấn trên không thể được hiểu là ai khác ngoài những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước, có thể được hiểu là từ những lĩnh vực cụ thể như an ninh - quốc phòng - ngoại giao - truyền thông cho đến cơ quan lãnh đạo cao nhất là Bộ chính trị.
Cứ tạm tin vào sự chân thành và cũng là sự dũng cảm của ông Nguyễn Thanh Sơn thì những phát biểu trên của ông cũng cho thấy một sự thật rằng sự chân thành, sự dũng cảm ấy vẫn còn rất thiếu ở những đồng chí của ông - như lời ông nói “các anh bên công an là cơ quan an ninh nhìn đâu cũng thấy gián điệp như bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng”, hay “cái khó của chúng ta là tư duy, nhận thức của lãnh đạo các cấp khác nhau…
Tóm lại, căn cứ vào phát biểu của ông Sơn thì trách nhiệm chính vẫn thuộc về “chúng ta” – mà nói cụ thể hơn phải là “Nhà nước ta”.
Mình nghĩ không phải chỉ là sự khác nhau trong tư duy, nhận thức của các cấp lãnh đạo mà phải phải nói thẳng ra là tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Chỉ riêng việc này thôi cũng cho thấy rất rõ tình trạng này – đó là trong những ngày này, khi mà hết ông Nguyễn Thanh Sơn, ông Nguyễn Dy Niên, bà Tôn Nữ Thị Ninh và nhiều ông bà khác thuộc “phe thắng trận” lên diễn đàn nói về hòa giải, hòa hợp dân tộc, rằng cần phải gác lại quá khứ, quên đi hận thù, hướng đến tương lai, thì đồng chí Trần Bình Minh của “chúng ta” hàng ngày vẫn cứ cho nhà đài VTV phát đi phát lại những lời ca sắt máu đầy hận thù của một thời huynh đệ tương tàn - “ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời…thúc giục lòng ta xung phong đi giết thù…
Hận thù ngất trời như thế thì bao giờ mới có thể cởi bỏ hết được đây?
Hà Hiển
(Blog Hà Hiển)

Hạ Đình Nguyên - Ghi chép về một buổi họp mặt quanh bàn ăn trưa ngày 29.4.2013

[clip_image001%255B5%255D.jpg]
30-4 là ngày kỷ niệm lớn của người Việt Nam, với nhiều ý nghĩa khác nhau và tên gọi khác nhau. Nhưng có lẽ vào ngày này, nên nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát...Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vế thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Vậy đó là ngày gì, có thể chỉ dùng một từ ngữ được không? Có người cho rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc gần 40 năm, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn chưa ra khỏi cuộc chiến. Đó là cuộc chiến không có tiếng súng vẫn tiếp diễn, với những hệ lụy của lòng thù hận chua cay và mâu thuẫn chất chồng, kéo rê qua từng thế hệ và không ngừng những phát sinh mới trong tình thế mới, trong từng thớ thịt của nhân dân. Vì thế mà “Thế lực thù địch” lại có nhiều cách hiểu không giống nhau. Có lẽ không có từ ngữ nào ổn hơn để gọi ngày 30-4: là ngày hòa bình của đất nước, ngày chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài trên toàn cõi Việt Nam.
Lễ 30-4 năm nay không ầm ĩ reo hò như những năm qua, phố xá bình yên với những dòng xe chạy thông thoáng, trên các kênh truyền hình tin đưa về ngày lễ cũng chừng mực. Không gian thành phố có màu xanh của cây lá nhiều hơn màu đỏ. Nguyên nhân nào? Do tác động của cơn suy thoái kinh tế đang đến hồi nghẹt thở? Do cuộc đấu tranh nội bộ nghiệt ngã sắp diễn ra vào tháng 5 tới? Hay do trạng thái cái nhìn về lịch sử đã có bình tĩnh hơn?
Trưa 29-4-2013, chúng tôi, gồm một số công dân thuộc diện “suy thoái” (theo cách ám chỉ của TBT Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng) đã gặp nhau trong một góc phố (TP HCM), tại quán Trịnh, trong bữa cơm trưa thanh đạm, không nhằm mục đích để hò reo vui mừng, không để khóc than hay thù hận, cũng không nhằm mưu đồ hay lợi dụng một điều gì, mà chỉ để tham gia chia sẻ về một tình tự dân tộc của cái ngày rất khó gọi tên này.
Suy nghĩ vế chuyện chung, vốn là trách nhiệm và thẩm quyền của mọi công dân trước tình hình đất nước.
Anh Huỳnh Tấn Mẫm vừa rời cuộc đại lễ mà anh được Thành phố mời dự. Anh nói có 2/3 buổi lễ là văn nghệ, sau đó là những diễn văn… và anh vội vàng đến đây để gặp mặt với những người “cùng suy thoái”. Sau đó anh Trần Quốc Thuận và anh Lê Công Giàu kể về chuyến đi thăm Trường Sa, do Thành phố mời đi. Chuyện kể thật là cảm động về các chiến sĩ giữ đảo, về những cố gắng mà Nhà nước đã đầu tư và trang bị. Những đồng tiền được chắt chiu quý báu, có thể làm nhỏ lệ khi so với những con số khủng của tham những và thất thoát. Tuy nhiên có điều khá buồn, là từ những người lính cho đến sĩ quan đều “thầm thì” không dám gọi tên những kẻ thù đã chiếm đảo. Kẻ thù như những bóng ma ẩn khuất, trong khi chúng lù lù ra đấy. Trong chuyến hải trình ngắn ngủi, các anh đã gặp hai chiếc “hải giám” của đối tượng mà ta không dám gọi tên. Và khi các anh kéo nhau ra boong để chụp hình tàu “hải giám” thì liền bị nhắc nhở, vì “trên” sợ “tàu lạ” hiểu lầm phía Việt Nam “khiêu khích”!
Vì vậy, phải chăng điều tiên quyết cần có ở Trường Sa là nâng cao ý chí chiến đấu cho những người đang đứng đầu sóng ngọn gió trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Không chỉ đích danh kẻ thù, thì mũi súng chĩa vào đâu? Vũ khí rất hiện đại, nhưng bài học Việt Nam là bài học về ý chí và bản lĩnh của người cầm súng dám “CẢM TỬ cho Tổ quốc QUYẾT SINH”.
Sau khi kể những chuyện thật cảm động về người lính đảo, luật sư Trần Quốc Thuận nghẹn ngào nói một điều khiến mọi người lặng đi: Đứng trước tượng đài kỷ niệm các anh hùng liệt sĩ của binh chủng hải quân đã dũng cảm hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược, khi các anh cúi đầu mặc niệm, thì người ta đã trang trọng đọc tên nhà tài trợ đã bỏ ra hơn 9 tỷ để xây nên đài kỷ niệm này. Anh Thuận cho rằng, ghi công nhà tài trợ là đúng, nhưng không nên đặt ngang hàng tên nhà tài trợ với tên các anh hùng liệt sĩ. Anh xúc động nói: “Tôi không thể cúi đầu trước mấy tỷ đồng được, cho dù đó là đồng tiền đáng quý. Máu xương của anh em ta đổ ra làm sao lại đem cân đong đo đếm với đồng tiền tài trợ! Cần phải sửa ngay sự xúc phạm đến anh linh các liệt sĩ!”.
Sau đó, buổi cơm trưa chuyển sang những chủ đề khác. Không có ai là thuyết trình viên, không có ai làm thư ký, không ai làm chủ tọa, và không vấn đề nào được kết luận. Những công dân “suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống”, gặp nhau trong quán cơm hôm nay để được “tự do”, được “chuyện trò” những đề tài “không được khuyến khích”. Nhưng đó là những vấn đề của mọi công dân đang phải đối diện:
- Sự hòa hợp và đoàn kết dân tộc.
- Chủ quyền dân tộc trước sự đe dọa của Bắc Kinh.
- Một xã hội dân sự cho một Việt Nam tất yếu phải đổi mới.
“Ăn cơm nhà, vác ngà voi”! Một đất nước sẽ tốt hơn lên khi có nhiều người dân sẵn sàng vác ngà voi.
Chúng tôi mong muốn có sự chia sẻ sâu rộng về những chủ đề này. Vì vậy mới có mấy dòng ghi vội trên đây.
Hạ Đình Nguyên
(BVN)

Kami - Về vấn đề đối lập chính trị ở Việt nam

Có người bạn bảo tôi rằng "BBC đã làm thay việc của báo Nhân dân", đánh giá đó được rút ra sau khi anh ta đọc bài "Đảng CS không đối thủ vì đối lập yếu" của tác giả Quốc Phương. Bài viết được tác giả dựa trên cuộc trao đổi với GS. Nguyễn Đình Tấn, Giám đốc Viện Xã hội học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh để rút ra nhận định này. Cá nhân tôi thì nghĩ khác, BBC đã đánh giá khá chính xác về thực trạng của lực lượng đối lập trong nước.
Nếu ở đây ta dùng từ lực lượng đối lập để thay cho từ đối lập có lẽ cũng là vượt quá thực tế hiện tại, vì thực chất ở trong nước hiện nay chỉ tồn tại dạng các đối lập dưới hình thức cá thể - ít hơn 2 người. Cũng vì "không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập" như ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Công an Toàn quốc ngày ngày 17 tháng 12 năm 2012. Thực chất đây là sự chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu lực lượng công an cần phải đấu tranh cương quyết không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước và nhân dân. Điều đó cho thấy hiện nay, việc Đảng CS không đối thủ vì đối lập yếu cũng là một điều dễ hiểu.
Sẽ có nhiều người đặt câu hỏi rằng các lực lượng tham gia biểu tình chống Trung quốc, Nhóm Kiến nghị 72... xuất hiện thời gian vừa qua có thể coi là đối thủ đối lập của đảng CSVN hay không? Trả lời câu hỏi này thì theo ông Cao Lập, một trong những người đã từng công khai chống lại chế độ Sài Gòn và đã từng chịu tù tội vào những năm thập niên 70 cho rằng "Trước hết xin khẳng định chúng tôi không phải là những người đối lập với Đảng và nhà nước. Chúng tôi chỉ là những người chống lại sự xâm lấn một cách trắng trợn và ngang ngược của Trung Quốc mà thôi.". Hay như ông Lê Hiếu Đằng, một người đã mang án tử hình bới chế độ VNCH cũng cho biết về vấn đề “tổ chức chính trị đối lập” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nó tới rằng "Chúng tôi chẳng phải đối lập gì cả mà chỉ phản ảnh nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Nói như vậy thật ra chỉ lấy cớ để đàn áp chúng tôi thì không được bởi vì chúng tôi làm theo luật, công khai minh bạch, không lén lút. Nếu chúng tôi chống phá thì phải lén lút tổ chức, nhưng không phải!".
Vậy cần phải có những điều kiện nào chung nhất để khẳng định đó là một tổ chức đối lập chính trị? Câu trả lời là tổ chức đối lập trước hết phải có tính cách tập thể của một tập hợp các thành viên, có chính kiến bất đồng với đảng cầm quyền và tồn tại một cách hợp pháp. Trong đó các chính kiến bất đồng ấy phải được cương lĩnh hóa theo một tiêu chuẩn chính trị. Tựu chung lại đối lập có ba đặc điểm: sự bất đồng về chính trị, có tính tập thể và có tính cách hợp pháp được pháp luật công nhận. Ở hoàn cảnh Việt nam hiện nay, có tính cách hợp pháp được pháp luật công nhận là điều hết sức khó, do vậy nó là vấn đề mấu chốt, phải trở thành mục tiêu đấu tranh trước mắt. Bằng mọi cách phải đạt được, vì khi chính quyền đã thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tự do chính trị. Trường hợp mà chúng ta vẫn thường thấy có một số người ở ngoài đời hay trên mạng internet thích nói chuyện chính trị, với một thái độ đả phá hay chống đối đường lối, chủ trương của nhà nước ở Việt nam hiện nay. Đó chỉ là những cá nhân chống đối, không phải là đối lập. Đặc biệt trong điều kiện ở Việt nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Dũng cho rằng công an cần phải đấu tranh “không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập” đã cho thấy đây chính là một tử huyệt của chế độ. Do đó, điều này là một trong những thách thức hàng đầu đối với những ai có mong muốn đòi hỏi cần có một tổ chức đối lập.
Trên thực tế, chính quyền Việt nam đang từng bước nới lỏng sự kìm kẹp đối với các nhà hoạt động chính trị dưới danh nghĩa các nhân vật bất đồng chính kiến, nếu hoạt động của các cá nhân này còn nằm trong sự kiểm soát của chính quyền và đặc biệt là các hoạt động của các cá nhân đó không mang tính liên kết hay tập thể. Do đó các nhân vật bất đồng chính kiến như các ông, bà BS Nguyễn Đan Quế, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân... họ vẫn được thể hiện quan điểm của mình bằng cách viết bài hay trả lời phỏng vấn của các hãng truyền thông nước ngoài. Chúng ta có thể thấy các trường hợp này khác với trường hợp của LS. Lê Quốc Quân. Nhưng điều đáng nói họ cũng chỉ dừng lại ở mức là những cá nhân bất đồng chính kiến. Và nhiều khi các nhân vật kể trên lại là các con bài cần thiết không thể thiếu được của chính quyền, để sử dụng trong việc đàm phán vấn đề nhân quyền của Việt nam đối với các quốc gia phương tây. Và số lượng các nhân vật này luôn được chính quyền giới hạn ở mức cần thiết, đây chính là lý do vì sao có một số trường hợp các cá nhân chống phá nhà nước một cách hết sức quyết liệt, nhưng dường như được chính quyền lờ đi không xử lý. Bởi vô tình các nhân vật này không biết rằng, họ đang làm cho bức tranh nhân quyền ở Việt nam thêm sắc màu và trở nên càng sinh động hơn trong con mắt người phương tây. Điều này hoàn toàn có lợi cho chính quyền.
Đảng CSVN và chính quyền đang đối diện với nguy cơ đe dọa, mà theo họ gọi là tự diễn biến và diễn biến hòa bình của các đối tượng là lực lượng cán bộ đảng viên "thoái hóa", lực lượng dân oan và lực lượng các bloggers. Các lực lượng này được đánh giá là nguyên nhân sống còn đối với chế độ hiện tại. Điều này chúng ta có thể kiểm chứng qua các bài viết chính luận, phòng chống diễn biến hòa bình hay bình luận phê phán trên hai tờ báo hàng đầu của chế độ. Đó là tờ báo Nhân dân - Cơ quan ngôn luận của đảng CSVN và tờ Quân đội Nhân dân - Cơ quan của Quân ủy TW và Bộ Quốc phòng. Hai tờ báo này được mệnh danh là thước đo và chỗ bộc lộ sự lo sợ của chính quyền đối với sự tồn vong của chế độ. Một khi đã biết chính quyền lo sợ đối với lực lượng nào và tử huyệt của họ là gì thì việc viết một kịch bản giải thể thể chế chính trị hiện tại một cách đồng bộ đối với các chính trị gia có trình độ kiến thức và hiểu biết chính trị sát với điều kiện thực tế ở Việt nam là một việc hoàn toàn không khó. Một khi có một kịch bản hoàn chỉnh, mang tính khả thi có khả năng tạo nên các chuyển biến tích cực, đáng kể có khả năng gây sức ép lên đảng cầm quyền. Khi sức ép đủ mạnh để buộc chính quyền phải nhượng bộ, thì cũng là lúc hình thành một tổ chức đối lập hợp pháp sẽ được phép hoạt động công khai. Đây sẽ là bước đột phá cơ bản trong việc tiến hành cải cách chính trị trong tương lai.
Rất nhiều người trong số chúng ta chưa hiểu hết vấn đề thế nào là đối lập chính trị, tổ chức chính trị đối lập là gì? Kể cả về nội dung và hình thức, chính điều đó đã làm cho nhiều người đã sai lầm khi nghĩ rằng hành động chửi bới, nói xấu nhà nước hay kẻ cả kích động bạo loạn lật đổ của họ là việc làm của những cá nhân đối lập với đảng CSVN. Nên hiểu rằng những cái đó chỉ là biểu hiện chống đối chính quyền, và nó càng không phải là hành động góp phần cho công cuộc vận động dân chủ.
Nếu nhìn nhận một cách thật khách quan, thì ở bối cảnh chính trị Việt nam hiện nay, khi mà lý thuyết về Chủ nghĩa Marx-Lenine chỉ là lời nói xuông mang tính hình thức. Nhưng trên thực tế về kinh tế, xã hội, đối ngoại của chính quyền thì khác hoàn toàn 180 độ. Điều đó cho thấy công cuộc vận động dân chủ ở Việt nam có những thuận lợi đáng kể, nếu so sánh với một nước mang đậm màu sắc cộng sản như Bắc Triều tiên. Điều đó cho thấy cần phải có các bước tiến mạnh mẽ hơn nữa, đi từ sự liên kết của các cá nhân đối lập cho đến sự hình thành một tổ chức chính trị đối lập hoàn thiện. Để đạt được điều đó chắc chắn sẽ phải đối diện với sự mất mát, chịu sự bắt bớ đó là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Song phải tin tưởng rằng, tre già thì măng mọc, lớp sóng sau sẽ kế nối tiếp lớp sóng trước là một quy luật tất yếu. Căn bản nhất là mõi cá nhân bất đồng chính kiến cũ và mới phải dứt khoát không sợ bất cứ điều gì, kẻ cả nguy hiểm đến tính mạng. Có như vậy thì mầm cây "tổ chức đối lập" mới có khả năng hình thành, tồn tại và phát triển.
Đối lập không hoàn toàn có nghĩa là chống đối mà đối lập sẽ phát huy vai trò của nó trong việc hợp tác với chính quyền trên tin thần xây dựng. Nếu đảng CSVN nhận ra điều đó thì chắc chắn họ sẽ phải tự thay đổi, chấp nhận sự tồn tại của tổ chức đối lập và tổ chức đối lập đóng vai trò hợp tác với chính quyền trong việc kiểm tra để tạo điều kiện cho họ tự điều chỉnh.
Ngày 01 tháng 5 năm 2013
© Kami - RFA Blog's
 

BS. Nguyễn Quang Bình Tuy - “Chính trị hóa” làm tê liệt xã hội

Nhân việc bàn về “phi chính trị hóa quân đội”, cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại hàng loạt vấn đề của xã hội hôm nay như đạo đức suy đồi, quá tải bệnh viện, giáo dục xuống cấp, thanh niên không có tay nghề lẫn kỹ năng làm việc, không thể tuyển người giỏi vô làm công chức… Có thể khẳng định, đó là do chúng ta “chính trị hóa” mọi mặt của đời sống xã hội. Chính trị hóa len lỏi tới mọi ngành nghề, mọi giới và mọi nơi. Chính trị hóa đã làm xơ cứng xã hội, làm tê liệt xã hội, khiến không ai dám nói thật vì sợ “phản động”, không ai dám làm vì sợ “làm trái ý lãnh đạo”, không ai dám sáng tạo vì sợ “lãnh đạo biết mình giỏi hơn”… Suy cho cùng, ai cũng phải căng thẳng, vắt óc suy nghĩ để nói gì và làm gì sao cho đẹp lòng lãnh đạo để mà sống vì miếng cơm manh áo. “Nói thật thì sợ mất lòng” nên đành phải… nói dối. Mà nói dối lâu ngày thành thói quen và trở thành bản chất của mình lúc nào không hay. Hậu quả là mọi người chỉ nói theo những gì lãnh đạo (cơ quan, tổ chức…) đã nói và muốn nghe. Những ai tồn tại và được thăng tiến được trong môi trường đó thì gần như chắc chắn cũng thuộc hàng “nịnh hót” và “miệng lưỡi đỡ tay chân” mà thôi. Mà người giỏi, người tài thì không ai thích làm chuyện đó cả, mà họ cần một lãnh đạo anh minh, biết tạo đất để họ dụng võ, phát huy hết khả năng của mình. Thế thì làm sao chúng ta có được người giỏi người tài, khi mà hiện nay tiêu chí xét thăng chức quản lý từ cấp thấp nhất là phó phòng, phó khoa của một bệnh viện bắt buộc phải là… đảng viên Đảng Cộng sản bất kể chuyên môn “có vấn đề”!
Chúng ta đã trải qua nhiều thời kỳ: chiến tranh, bao cấp, đổi mới. Dễ nhận ra rằng, khi “chính trị hóa” càng rộng ra nhiều mặt của xã hội thì không khí càng “nghẹt thở” và càng trở nên “bí hiểm”. Trước đây, thời bao cấp do chính trị hóa cả lĩnh vực kinh tế nên hậu quả là ai cũng trở thành “tội phạm” vì bán các mặt hàng cơ bản như thực phẩm, hàng gia dụng… mặc dù chỉ đơn thuần là “làm để kiếm ăn”. Lúc đó chúng ta gọi một cách khinh miệt những người buôn bán là “bọn con buôn” và đổ hết những lý do làm kinh tế xáo trộn lên đầu họ. Sau khi mở cửa và “đổi mới”, chúng ta “thôi chính trị hóa” lĩnh vực kinh tế bằng cách dẹp bỏ chế độ tem phiếu và cửa hàng bách hóa, trả lại việc buôn bán cho dân nên kinh tế phát triển, có của ăn của để, và những người buôn bán được gọi một cách trìu mến là “thương nhân”, “doanh nhân”. Nói vậy không phải để bình phẩm đúng sai của lịch sử, nhưng để cho thấy cũng cùng một vấn đề, nhưng nếu nhìn dưới một lăng kính “chính trị” thì sẽ thấy đâu cũng là “kẻ thù”, cũng là “phản động”, nhưng nếu nhìn với lăng kính “dân sự” thì ai cũng có công đóng góp phát triển đất nước.
Như vậy có bao nhiêu lĩnh vực nữa mà chúng ta đã gỡ bỏ thành công cái “vòng kim cô” “chính trị hóa” và trả nó về “dân sự”, và rồi nhận ra rằng “tại sao ta không gỡ nó sớm hơn, vì nó có hại gì đâu?”. Đơn cử một lĩnh vực nữa chúng ta đã làm được, đó là người dân được tự do đi nước ngoài, điều mà cách đây không lâu là “phạm pháp”, là “phản bội Tổ quốc”, thậm chí du kích được quyền bắn bỏ ngoài bãi biển bất kỳ ai “đi vượt biên” mà không cần xét xử. Thế rồi mở cửa… nhưng vẫn chưa mở hết với lĩnh vực này. Tôi nhớ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000 muốn làm passport phải khai báo là “thất nghiệp” hoặc “lao động tự do”, chứ nếu khai là trí thức như bác sĩ, dược sĩ… thì không thể nào được cấp passport. Ngày nay thì mọi người đều có thể làm passport một cách tự do mà không cần có lý do, muốn đi nước nào thì đi, miễn nước đó nhận mình, kể cả “đế quốc Mỹ”. Vậy thực sự việc đi nước ngoài có quá nguy hiểm với chế độ, có “làm mất chế độ” như chúng ta từng lo sợ không? Ngược lại nữa là khác! Lượng kiều hối quay ngược lại để phát triển đất nước là một minh chứng thưc tế.
Thử nhìn vào Bắc Triều Tiên xem lãnh đạo họ hành xử có bất thường không? Nếu trả lời “có”, tức là chúng ta đã thoát ra rồi, đang đứng ngoài nhìn vào họ. Nếu chúng ta đứng chung với họ thì sẽ trả lời là “không có gì bất thường”. Quay ngược lại thời bao cấp, hình ảnh của chúng ta trong con mắt của thế giới giống y như vậy, giống đến từng chi tiết nhỏ nhất. Giờ đây, chúng ta đang cố giữ thể chế “toàn trị”, cái mà thế giới phương Tây văn minh họ lên án rất nhiều vì nó làm khổ dân, làm suy yếu đất nước và khuyên chúng ta nên thay đổi để có lợi cho chính chúng ta, giúp chúng ta phát triển hơn, văn minh hơn, đồng thời bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tốt hơn. Vậy hãy thử dũng cảm “nhảy ra” khỏi cái vòng luẩn quẩn đó thì mới thấy chúng ta “đang bất thường”. Đừng cố thanh minh và biện minh làm gì, chỉ tốn thời gian và càng chứng tỏ mình “tham quyền cố vị” mà thôi. Muốn xem một trận bóng hay thì phải ngồi ở khán đài, chứ đâu ai đứng trong sân mà xem. Hãy thử đứng ở khán đài một lần để có cảm giác như thế nào là bình thường và bất thường.
Quay sang Miến Điện, những cú xoay chuyển ngoạn mục của họ có làm họ suy yếu thêm không? Có làm họ “lệ thuộc Mỹ” không hay là thoát khỏi “gọng kìm Trung Quốc”? Có bị ai “giật dây” không? Dân họ sướng hơn hay khổ hơn sau cú chuyển xoay đó? Xã hội của họ có bị rối loạn không hay là dễ thở hơn nhiều? Với đà này, chỉ cần 10 năm nữa họ sẽ vượt qua mặt chúng ta ngay, chắc chắn là vậy. Phải nói ngay, Mỹ không có tham vọng lãnh thổ, không chiếm nước ta, trong khi Trung Quốc nhiều lần bành trướng xâm lược nước ta. Minh chứng cho điều này là chỉ khi Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam thì Trung Quốc mới dám khởi binh chiếm Hoàng Sa. Như vậy ai dã tâm thì đã biết rõ rồi.
Các vấn nạn xã hội hôm nay mà chúng ta đang phải đối mặt đều có cùng một nguyên nhân là “chính trị hóa”. Do chính trị hóa nên nhiều lĩnh vực đáng lẽ thuộc dân sự, nhưng lại được tổ chức và vận hành mang màu sắc chính trị. Hậu quả là, các tiêu chí đánh giá tổ chức dân sự đó tốt hay xấu đáng lý ra phải dựa vào các tiêu chuẩn chuyên môn, nhưng lại dựa vào tiêu chí chính trị! Hãy thử phân tích từng quốc nạn sẽ rõ.
1. Quá tải bệnh viện
Tôi thấy trải qua bao đời Bộ trưởng Bộ Y tế, và với quyết tâm chính trị rất lớn là làm sao để giảm quá tải bệnh viện, nhưng đều thất bại. Kết quả là quá tải bệnh viện lớn, chuyên môn sâu ở Hà Nội và Sài Gòn vẫn là vấn đề nhức nhối chưa có lời giải. Bộ trưởng nào lên cũng tìm một lý do để giải thích cho sự quá tải đó, nhưng tất cả đều là mệnh lệnh hành chánh và không thể thành công trong thực tiễn. Các giải pháp “ngăn sông cấm chợ” (khám bệnh theo tuyến, trái tuyến trả tiền cao hơn) đã từng làm và từng thất bại, nhưng nay lại tiếp tục đem ra làm, và chắc chắn sẽ thất bại tiếp. Sao không thử nghĩ, nếu con của Bộ trưởng bị bệnh nguy cấp trên đường đi công tác, Bộ trưởng có dám đưa con vô cấp cứu tại một bệnh viện tỉnh không, chưa nói đến bệnh viện huyện, hay là tức tốc về Sài Gòn hay Hà Nội để cứu chữa, hay thậm chí bay sang nước ngoài? Thế thì tại sao lại bắt người dân phải vô khám những nơi điều trị kém như vậy? Ngày càng có nhiều bệnh viện cấp tỉnh kém về chuyên môn, mặc dù có trang bị trang thiết bị hiện đại, thì người dân ngày càng kéo về thành phố lớn. Tại sao như vậy?
Tại vì, không gì thay thế được con người cả. Nếu thay được, người ta đã chế tạo ra máy khám bệnh rồi, và không cần đào tạo bác sĩ làm chi cho tốn công, tốn tiền… Mà muốn có con người tốt thì phải được tổ chức tốt, thì mới thu hút được người giỏi ở lại và cống hiến hết mình. Chỉ cần có người giỏi làm việc thì không cần đầu tư máy móc hiện đại, cũng giải quyết nhiều vấn đề rồi. Mà muốn những người này ở lại làm, cách duy nhất là phải có lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện giỏi, và…không cần là đảng viên!
Người giỏi chuyên môn thì sẽ lấy tiêu chí chuyên môn ra để phấn đấu và để đánh giá nhân viên dưới quyền, kết quả là chuyên môn ngày càng cao và tăng uy tín cho bệnh viện. Còn người thăng tiến nhờ chính trị mà chuyên môn kém thì chắc chắn sẽ tập hợp quanh mình những người kém cỏi và khiến nhiều người giỏi và tâm huyết nghề nghiệp phải ra đi. Đó là chưa kể họ sẽ tham nhũng thông qua việc mua sắm thiết bị chất lượng kém với giá cao, bất chấp có ảnh hưởng tới hoạt động chuyên môn. Hiếm có người nào thăng tiến nhờ chính trị mà lại vừa giỏi chuyên môn. Tôi có bạn bè làm trưởng phó khoa, thậm chí giám đốc bệnh viện, họ tâm sự “vô Đảng cho có thôi, chứ mình chỉ thích làm chuyên môn”.
Như vậy hăy trả tổ chức bệnh viện về “dân sự” và thay đổi tiêu chí đánh giá bệnh viện dựa trên uy tín của bệnh viện về chuyên môn với dân chúng. Chỉ cần 64 tỉnh thành có 64 bệnh viện tỉnh thực sự giỏi chuyên môn là đủ sức giảm tải cho bệnh viện ở hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Không ai muốn tốn tiền tốn bạc, ăn dầm nằm dề tại các bệnh viện thành phố, phải bỏ công ăn việc làm để nuôi bệnh cả.
Tình hình hiện nay, chúng ta có dũng cảm “bỏ tiêu chuẩn đảng viên” trong lựa chọn giám đốc bệnh viện cũng như trưởng và phó khoa phòng không? Song song đó là thi tuyển giám đốc để chọn ra 64 giám đốc bệnh viện tỉnh giỏi, biết làm việc, có tâm với ngành. Chỉ cần vậy, trong vòng 5 năm sẽ xóa ngay tình trạng quá tải bệnh viện thành phố.

2. Giáo dục xuống cấp và đạo đức suy đồi
Giáo dục cũng tương tự, từ cấp tổ phó bộ môn trở lên phần lớn là đảng viên. Đó là chưa kể chương trình giáo dục chúng ta quá nặng nề về chính trị. Ngay cả dạy lịch sử, chúng ta cũng không khách quan, mà nặng tính chính trị, lồng ghép bình luận lịch sử theo quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản. Chính vì cách dạy lịch sử như vậy, nên không thể có lịch sử hay, không thể trách tại sao học sinh không biết lịch sử nước ta qua 4000 năm lịch sử hay tới mức nào. Ba tôi là Giáo sư dạy sử tiểu học thời chế độ Việt Nam Cộng hòa, chỉ cần nghe ông kể chuyện sử trong mỗi bữa ăn tôi cũng đã thuộc rồi, và thấy rất hay. Tôi biết tại sao có Trịnh-Nguyễn phân tranh, tại sao có dải đất phía Nam trù phú, tại sao ngoài Bắc có “con cả” nhưng trong Nam không có, mà bắt đầu là “con thứ Hai”, tại sao có áo dài Việt Nam, từ thời nào bắt đầu mặc quần hai ống, Huyền Trân Công Chúa có công như thế nào… rất rất và rất nhiều điều để nói.
Đạo đức xuống cấp là do chúng ta không dạy học sinh cách ứng xử, cách xưng hô, thưa gởi như thế nào. Con tôi mới học lớp 1, nhưng nó đột nhiên hỏi tôi: “Ba, bộ Bác Hồ tốt lắm hả Ba?”. Tôi ngạc nhiên và thắc mắc, tại sao chuyện “đi thưa về trình” tôi lại phải nhắc mỗi ngày cả năm rồi mà nó vẫn quên hoài, có ông bà nội ngoại đến thăm thì phải nhắc nó liên tục để thưa, trong khi lại hỏi chuyện đó với một thái độ rất ngưỡng mộ! Tôi hỏi con “Vậy con biết Bác Hồ là ai không?”. Con trả lời “Dạ không. Nhưng Bác Hồ cho mình cơm ăn áo mặc, tốt lắm Ba”. Tới đó tôi cũng không biết nói gì hơn. Phải chi nhà trường dạy nó cách thưa Ba Mẹ đi học thì nói làm sao (“Thưa Ba Mẹ con đi học”) và cách trình khi về nhà như thế nào (“Thưa Ba Mẹ con đi học về”) và cách đứng nghiêm, khoanh tay, cúi đầu như thế nào và bắt các em thực tập tại lớp. Tôi đảm bảo chỉ cần có một lần như vậy, các em sẽ nhớ và làm theo ngay, vì các em rất nghe lời cô giáo, hơn cả ba mẹ. Những gì cô thầy dặn ở lớp, các em rất nghe theo, và về nhà đòi cho bằng được. Điển hình là đòi quà sinh nhật bạn trong lớp, tối 9-10 giờ phải đi mua cho bằng được, không thì không dám đi học nữa?!
Thiết nghĩ, mỗi lứa tuổi các em sẽ thường gặp những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Làm sao để các em biết ứng xử trong hoàn cảnh đó, biết phát hiện tình huống nguy hiểm và biết cách thoát ra bằng cách nào. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ để giảm đi rất nhiều tình huống bi thương như nạn hiếp dâm trẻ em, mà người phạm tội lại chính là những người thân hay lại chính là thầy giáo như đã thấy. Đừng dạy quá nhiều chính trị, triết học suốt cả 12 năm học, rồi lên Đại học cũng dạy tiếp tục, mặc dù cả người dạy và người học đều biết rõ nó vô bổ và phi thực tế, nhưng lại là cái “cần câu cơm” cho các giáo viên dạy các môn đó.
Người nước ngoài họ không khinh ta nghèo hay giàu, mà chỉ khinh ta không biết cách ứng xử nơi công cộng. Ngay cả chúng ta với nhau, cũng đôi lúc thốt ra câu này “giàu mà hành xử chẳng ra gì”. Vậy hãy dạy các em đừng hành xử “chẳng ra gì” như vậy, để các em “thành người”. Không có gì khó cả, chỉ cần dựa vào nhu cầu sống hàng ngày, các em lứa tuổi đó thì dạy gì để sống với cộng đồng.
- Tiểu học: dạy đi thưa về trình, yêu quý ông bà cha mẹ thể hiện như thế nào, cách chào khách khi có khách tới nhà, cách giữ vệ sinh bản thân.
- Trung học cơ sở: giáo dục giới tính, nhận diện những tình huống nguy hiểm cho giới tính và cách thoát ra, cách đi đường, cách ứng xử nơi công cộng (nói nhỏ, nhường người lớn tuổi và phụ nữ, xếp hàng, đón xe buýt…)
- Trung học phổ thông (cấp 3): cách thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, cách giao tiếp ngoài xã hội, cách nói chuyện với người nước ngoài, cách ứng xử với bạn bè cùng phái và khác phái, hậu quả cho bé gái của việc quan hệ tính dục khi chưa đủ tuổi trưởng thành, tình yêu trong sáng...
Nhân cách con người hình thành qua các cách hành xử hàng ngày, lâu dần thành thói quen và trở thành bản chất của một con người, thông qua quá trình sống ở gia đình và học ở trường. Nhà trường có tác động rất lớn tới việc hoàn thiện nhân cách của trẻ. Do đó phải dạy trẻ, mà không chỉ dạy, mà phải uốn nắn từng chi tiết, để làm sao trẻ thực tập được, ứng xử như một người văn minh, có văn hóa, gọi là “có học thức”. Điều đó cần cả nội dung hay, giáo trình hấp dẫn, cách dạy có phương pháp, lẫn người thầy gương mẫu.
Khó để có người thầy như vậy trong xã hội ngày nay, nhưng nếu không bắt đầu thì sẽ mai một dần, sẽ hết dần những người có tâm huyết với giáo dục, chỉ còn lại những người toan tính về chính trị thì sẽ mất đi cái “đậm đà bản sắc văn hóa” mà chúng ta treo nhan nhản ở mỗi trường học. Nhưng cái bản sắc đó là gì, thì chưa chắc ông Bộ trưởng biết mô tả cụ thể, nói chi đến đưa ra chiến lược rồi triển khai thực tế, là khoảng cách rất xa.
Hãy trả giáo dục về dân sự, sức sáng tạo mạnh mẽ của người Việt sẽ làm nên những điều kỳ diệu mà không cần phải tốn nhiều thời gian, không cần phải “nhập khẩu” chương trình giáo dục, cũng không cần mời chuyên gia nước ngoài nào cả. Chỉ cần “phi chính trị hóa” nền giáo dục, để từng người hiến kế mà không bị quy chụp, không bị cho là phản động.
3. Không thể tuyển người giỏi làm công chức
Các ngành như Hải quan, Thuế, cơ quan nhà nước… thì đâu cần phải chính trị hóa. Làm công chức đâu nhất thiết phải theo Đảng Cộng sản hay bất kỳ một đảng nào khác? Việc chính trị hóa làm cho các công chức “tưởng mình là ngon” nên cứ “vênh vênh” và la ó chửi bới người dân rất khó coi. Chưa kể ăn cắp giờ công để làm việc riêng, tạo nên sức ỳ cho nền hành chánh nước nhà.
Các cơ quan làm công việc hành chánh cần chuyển về dân sự, không cần tuyển dụng dựa vào “lý lịch tốt” mà bỏ qua các yếu tố chuyên môn giỏi. Việc thăng chức cũng dựa vào chuyên môn, chứ không dựa vào lý lịch và đảng viên, sẽ loại bỏ những thái độ hống hách đặc quyền hiện nay. Lúc đó chính quyền sẽ trở nên thân thiện hơn với dân, mọi người sẽ làm việc theo chuyên môn, theo luật chứ không theo bất kỳ một mệnh lệnh chính trị nào khác.
Khi “dân sự hóa” các cơ quan hành chánh, một người công chức sẽ thấy trách nhiệm mình lên cao, phải làm gì để xứng đáng với vị trí đó, nếu vi phạm thì vẫn bị đuổi việc nghiêm khắc bởi người trực tiếp quản lý thì thái độ sẽ tốt hơn nhiều, bởi lúc đó họ biết rằng không còn chỗ dựa nào khác ngoài sếp trực tiếp của mình. Khi người công chức thấy người quản lý của mình xử lý anh minh, có chuyên môn cao, xử lý tình huống tốt và đáng để học hỏi, tự động anh ta sẽ phải làm việc hết mình và không dám chểnh mảng.

4. Báo chí và truyền thông không dám nói thật
Khi thông tin bị kiểm soát bằng chính trị, chứ không phải bằng luật thì không ai dám nói thật. Báo chí không tự do, không thể tạo ra tranh luận để tránh sai lầm đáng tiếc. Một vấn đề càng được tranh luận nhiều chiều, nó sẽ càng đi tới đồng thuận và thiệt hại do sai lầm khi triển khai càng thấp. Đó là mặt tích cực của báo chí cần phải được nhìn nhận. Có thể xem các điển hình của sự tranh luận là hầm Thủ Thiêm, dự án bô-xít Tân Rai, dự án tàu cao tốc Bắc-Nam…
Khi mọi phát biểu đều phải “rào trước đón sau”, đều sợ “phạm thượng” thì sẽ không có góp ý chân thành, không có lời nói thật để nghe, và chắc chắn sẽ lạc lối.
Sự tranh luận tự do sẽ làm cho vấn đề trở nên khách quan và ngày càng sát thực tế. Nhu cầu đó chắc chắn một xã hội nào cũng cần. Nhưng nếu bị “chính trị hóa” như hiện nay, ai cũng sợ bị chụp mũ, bị ghép tội, thì chẳng ai dám nói thật, vì nói thật chỉ “rước họa vào thân” mà thôi.
5. Nghệ thuật không có tác phẩm hay
Chúng ta hay than vãn vì sao ngày càng không có tác phẩm nghệ thuật hay. Câu trả lời là, nó phụ thuộc với mức siết và kiểm duyệt vì mục đích chính trị. Người nhạc sĩ, thi hào, văn hào, nghệ sĩ… chỉ có thể cống hiến những tác phẩm hay nhất khi họ đạt được sự rung cảm cao nhất khi sáng tác, thể hiện… Lúc đó, họ sẽ cảm thấy “mình ở trong đó” và nói lên hết những gì từ đáy lòng. Việc kiểm duyệt làm họ nhụt chí và không còn sáng tạo nữa. Sáng tác nhiều lúc là ngẫu hứng chứ đâu phải “theo giờ giấc” được.
Sự tự do nói lên những suy nghĩ của họ sẽ tạo nên những tác phẩm bất hủ vượt thời gian.
6. Không dám bỏ tiền ra để làm ăn
Khi mà “kinh tế Nhà nước là chủ đạo” thì không ai dám bỏ tiền ra làm ăn cả, vì sợ một ngày nào đó “mất trắng”. Ngành nghề nào Nhà nước cũng “chủ đạo” cả, từ thu mua xuất khẩu nông sản cho tới dịch vụ hàng không, đóng tàu… đều có công ty Nhà nước. Khó có một lĩnh mực nào mà Nhà nước không nhảy vào. Nếu “muốn sống” thì phải “né” mấy ngành đó hoặc phải “có ai chống lưng” hoặc phải là doanh nghiệp nước ngoài (vì không dám “đụng”). Kết quả là ai cũng thấy, các ngành “mũi nhọn, xương sống” đều bị gãy, đều thua kém các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc thậm chí có doanh nghiệp nhà nước chỉ làm thuê cho công ty nước ngoài đội lốt để nhận lấy vài phần trăm ít ỏi. Trong khi, dân có thể tự làm và thậm chí có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong nhiều lĩnh vực.
Nếu chúng ta “dân sự hóa” nền kinh tế, trả về cho dân tự làm tất cả các ngành nghề và họ sẽ cạnh tranh nhau để tồn tại, thì sẽ rất tốt cho xã hội. Nhà nước chỉ giữ những ngành chiến lược hoặc chỉ làm những ngành mà dân không làm như công nghiệp quốc phòng, dịch vụ công ích… Thu nhập của Nhà nước không phải từ các công ty Nhà nước, mà từ việc thu thuế. Chính sách thuế thấp nhưng công bằng, quản lý tốt, sẽ làm tăng ngân sách chứ không giảm. Là một người dân, khi đóng thuế thấp và phải chăng, ai cũng ý thức để đóng, thu đủ 100%, còn hơn là đặt mức thu quá cao rồi thất thu nhiều do trốn thuế. Khi người dân thấy nghĩa vụ của mình phải nộp thuế để phát triển đất nước, thì khi đó họ cũng thấy yêu nước hơn.
Nhà nước chỉ nên tập trung xây dựng bộ luật hoàn chỉnh, công bằng cho tất cả mọi người, chứ không nên ưu ái cho bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả doanh nghiệp nước ngoài. Khi chính sách rõ ràng, ưu tiên cho doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực chiến lược do Nhà nước đề ra, sẽ được ưu tiên thuế thấp. Không nên ôm đồm lập ra nhiều doanh nghiệp Nhà nước để rồi mất kiểm soát dòng tiền Nhà nước đầu tư, tạo ra hệ lụy rất lớn cho xã hội, mà khó có thể giải quyết ngày một ngày hai.
Chúng ta hay nói “vàng trữ trong dân rất lớn” nhưng chặn hết ngõ đầu tư: chứng khoán, đô la, vàng, bất động sản… nếu dân có tiền thì đầu tư vào cái gì? Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, chưa có lối thoát, lại bàn chuyện giải cứu. Sao không mạnh dạn bán hết các doanh nghiệp đó cho dân? Khi nhà nước cam kết “không quốc hữu hóa” và “tôn trọng và đảm bảo vĩnh viễn quyền sở hữu tư nhân” trong Hiến pháp (chứ không phải Sở hữu Nhà nước là chủ đạo như hiện nay) thì tôi dám chắc không phải nặng đầu để suy nghĩ “giải quyết” các bài toán doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ. Lúc đó đâu cần phải dùng mọi biện pháp như Ngân hàng Nhà nước làm hiện nay để “huy động vàng trong dân”? Nhưng rồi có huy động được không, cho tới thời điểm này?
BS. Nguyễn Quang Bình Tuy
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Toàn văn: Đề cương cải cách giáo dục - Hoàng Tụy

Trên website Hocthenao.vn, GS Ngô Bảo Châu thông qua tài khoản Thichhoctoan đã giới thiệu toàn văn đề cương cải cách giáo dục của GS Hoàng Tụy. Sau đây, Giaoduc.net.vn xin đăng tải nguyên văn đề cương này để bạn đọc xa gần cùng theo dõi, bày tỏ suy nghĩ về tâm huyết của người thầy đáng kính của bao thế hệ, trong đó có cả GS Ngô Bảo Châu.
Giáo sư Hoàng Tụy. Ảnh: Xuân Trung
Từ lâu giáo dục đã trở thành chỗ nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của đất nước. Vì vậy cải cách giáo dục toàn diện và triệt để theo tinh thần các nghị quyết của TƯ là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống.
Sau đây là bản kiến nghị đề cương cải cách giáo dục phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong vài mươi năm tới. Bản đề cương gồm ba phần chính:
I. Quan điểm tổng quát, cũng tức là triết lý cơ bản của giáo dục mới.
II. Những vấn đề chính và cấp bách cần giải quyết.
III. Lộ trình và tổ chức thực hiện.
I. Quan điểm tổng quát
Đây có thể coi là vấn đề của mọi vấn đề, nó là cái gốc chi phối từ sứ mạng, phương châm cho đến nội dung, phương pháp, tổ chức giáo dục.
Trong thế giới hiện đại, yêu cầu hội nhập quốc tế đặt ra ngày càng gay gắt cho mọi dân tộc, nếu ta chỉ muốn xây dựng giáo dục theo con đường riêng của mình, thì dù với những lý tưởng đẹp đẽ và dân khí rất cao như trong thời hoàng kim của cách mạng, sớm muộn chúng ta cũng không tránh khỏi bị đào thải trong cuộc cạnh tranh quốc tế quyết liệt. Huống hồ sau 1975 đất nước đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới, có biết bao vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phức tạp trước đây chưa bao giờ gặp. Hơn nữa sau khi giành được độc lập, thống nhất, ta xây dựng lại đất nước trong bối cảnh cả nhân loại chuyển lên nền văn minh trí tuệ. Nhiều cơ hội mới mở ra từ đây cho những dân tộc giàu tiềm năng như chúng ta, đồng thời đất nước cũng đối mặt với những thách thức to lớn không dễ gì vượt qua nếu không đủ dũng khí chia tay với những tập quán, cách suy nghĩ, làm ăn, ứng xử, từng là nếp sống quen thuộc một thời.
Cho nên ngày nay hơn bao giờ hết, không gì cản trở sự tiến bộ của xã hội hơn thái độ đóng kín, thiếu cởi mở với cái mới, e ngại thay đổi, chủ quan tự mãn, không muốn, không dám nhìn thẳng vào những yếu kém của mình mà chỉ say sưa tự ru ngủ với quá khứ vẻ vang và tự dối mình bằng những thành tích tưởng tượng hoặc giả tạo.
Có thể nói đã sang thế kỷ 21 nhưng giáo dục của ta vẫn còn giữ khá nhiều quan niệm cổ hủ thời phong kiến nho giáo, thậm chí thời trung cổ Châu Âu. Nặng tính giáo điều kinh kệ, nhằm biến con người thành một phương tiện – dù là phương tiện để thực hiện những lý tưởng cao quý – hơn là hoàn thiện con người như một chủ thể tự do. Đã đến lúc cần nhìn thẳng vào thực tế để nhận rõ những hệ luỵ tiêu cực của tình hình đó đối với tương lai dất nước. Thật sai lầm nếu nghĩ rằng cứ áp đặt một ý thức hệ định sẵn vào nội dung và phương pháp giáo dục thì sẽ đào tạo được những con người khuôn theo ý thức hệ đó. Kinh nghiệm thực tế khắp nơi trên thế giới đều cho thấy ngược lại: sự mâu thuẫn xung khắc giữa giáo lý trong nhà trường với thực tế phũ phàng ngoài xã hội thường là nguyên nhân phát sinh và nuôi dưỡng gian dối, đạo đức giả và bạo lực, cuối cùng đưa đến bất ổn trầm trọng trong xã hội.
Lịch sử các nước Phương Tây cho thấy chỉ sau khi thế tục hoá nhà trường, tách nhà trường ra khỏi Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo thì khoa học, kỹ thuật hiện đại mới có điều kiện phát triển mạnh mẽ, đồng thời Nhà Thờ không vì thế mà mất vị trí tinh thần của nó trong xã hội. Đối với chúng ta, mà mục tiêu tối thượng của dân tộc là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tưởng cũng cần một giải pháp tương tự cho giáo dục mới có thể mở đường chấn hưng đất nước. Cuộc sống từ lâu đã đòi hỏi nhà trường phải thoát khỏi chế độ bao cấp tư tưởng với những ràng buộc giáo lý cứng nhắc đang có tác dụng kìm hãm thay vì khai sáng trí tuệ1. Thay vào đó, cần đề cao tính nhân văn: rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng, như trong mọi nhà trường tiên tiến trên thế giới. Đó mới chính là dạy người theo nghĩa cao quý nhất. Một khi sản phẩm của nhà trường là những con người tự do, với nhân cách và phẩm chất hướng theo hệ thống giá trị phổ quát của nhân loại thì cái mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mới có cơ may hiện thực. Bằng không, nếu chỉ chăm chăm đào tạo con người theo khuôn mẫu đúc sẵn thì cái mục tiêu ấy mãi mãi xa vời. Bởi lẽ trong một thế giới, một thời đại, đầy biến chuyển khó lường mà thế hệ chúng ta đang trải qua, mọi khuôn mẫu đúc sẵn đều không thể thích nghi được.
Giáo dục hiện đang đứng ở ngã ba đường, giống như kinh tế những năm giữa thập kỷ 80. Nếu lúc bấy giờ ta cứ kiên trì đường lối kinh tế tập trung bao cấp và tiếp tục dị ứng với cơ chế thị trường như hồi 1968, khi đó VN đã cùng với cả phe xã hội chủ nghĩa lên án mạnh mẽ chủ nghĩa xã hội thị trường Tiệp Khắc2, thì không biết điều gì đã xảy ra. May thay, nhờ nhìn thẳng vào thực tế cuộc sống với tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân, chúng ta đã kịp thời nhận ra nguồn gốc bế tắc của xã hội và đã có can đảm thay đổi tư duy, chấp nhận chính cái cơ chế thị trường ngày nào đã bị chúng ta bác bỏ. Đường lối đổi mới nhờ thế đã ra đời, cứu đất nước khỏi sự sụp đổ nhãn tiền. Đó là bài học sâu sắc.
Ngày nay, sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc chúng ta phải có sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục lạc hướng, ngày càng tụt hậu so với thế giới, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặc cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.
Đương nhiên đây là công việc không hề dễ dàng vì phải đoạn tuyệt với nhiều quan niệm, cách sống và nếp nghĩ đã ăn sâu trong tâm khảm nhiều thế hệ từ thời chiến đấu giành độc lập thống nhất. Nhưng là giải pháp trước sau gì cũng phải làm, mà càng để chậm trễ thì đất nước càng hụt hơi, càng bị cô lập và khó thích ứng kịp với những biến chuyển bất ngờ trong thế giới văn minh ngày nay.
II. Những vấn đề chính cần giải quyết trong cuộc cải cách giáo dục
Sau khi đã xác định quan điểm tổng quát về sứ mạng cơ bản của giáo dục, mọi vấn đề cụ thể về tổ chức giáo dục, nội dung chương trình học các cấp, phương pháp giáo dục, v.v . đều phải xem xét giải quyết trên cơ sở quan điểm đó. Bản đề cương này không đi sâu vào các vấn đề cụ thể có tính chất kỹ thuật là phần việc của các chuyên gia sau này mà chỉ tập trung nêu lên những định hướng lớn làm nền tảng và khuôn khổ giải quyết các vấn đề cụ thể ấy.
Có 4 vấn đề lớn sau đây cần cấp bách giải quyết theo định hướng hội nhập tích cực vào trào lưu chung của thế giới văn minh.
1. Cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy, giải tỏa nghịch lý lương, để nhà giáo ở mọi cấp an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm cao cả của mình.
Có thể nói chính sách đối với người thầy là một trong những điểm khác biệt cơ bản của giáo dục VN so với thế giới và là nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất làm tha hóa giáo dục.
Có một nhà khoa học lớn nước ngoài tâm huyết với VN khi được hỏi về điều gì cần thay đổi cấp bách nhất để chấn hưng giáo dục, đặc biệt là đại học, đã không chút ngần ngại nói ngay đó là chế độ lương kỳ quặc không thấy đâu trong thế giới văn minh nhưng đã tồn tại dai dẳng ở VN từ hàng chục năm nay. Một chế độ lương biểu thị không gì khác hơn là sự khinh miệt đối với lao động giáo dục và khoa học, trái hẳn với chủ trương tôn vinh nhà giáo đã được lãnh đạo khẳng định lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần suốt thời gian qua.
Với đồng lương thấp đến mức khó tưởng tượng, đương nhiên nhà giáo và các quan chức giáo dục đều phải xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Chính đó là cái lỗ hổng quản lý gây nên hoặc làm trầm trọng thêm hầu hết các căn bệnh trầm kha đã ra sức tàn phá giáo dục3. Chúng ta nói nhiều đến bệnh giả dối, gian trá, thành tích ảo, v.v. nhưng làm sao chống được các bệnh ấy để có một nền giáo dục trung thực, lành mạnh, nói chi đến hiện đại, nếu cái nguyên nhân gây ra các bệnh ấy nằm ngay trong cơ chế, nói cách khác nằm ngay trong khuyết tật hệ thống của giáo dục?
Sự thật, nhờ xoay xở đủ mọi cách hợp pháp hay không hợp pháp, hợp lý hay trái với lương tâm, phần lớn nhà giáo, nhất là quan chức giáo dục, nay đã có mức sống không đến nỗi quá tệ, thậm chí một bộ phận nhỏ còn có thu nhập khá. Song cái giá phải trả thật quá đắt. Những giải pháp chữa cháy gần đây theo kiểu “kế hoạch 3” hồi những năm 80 thế kỷ trước, hay cho phép nhiều cơ sở giáo dục vượt rào để xử lý từng trường hợp riêng lẻ về lâu dài rất nguy hiểm, chỉ gây thêm rối loạn, dẫn đến bất công và tiêu cực ngày càng tệ hại hơn.
Điều không may là giải quyết vấn đề cốt tử này cực kỳ khó vì căn bệnh từ lâu đã thành một thứ ung thư của cả xã hội, chứ không riêng gì của giáo dục, lại gắn liền chặt chẽ với quốc nạn tham nhũng đang ngày càng gia tăng chóng mặt. Trước mắt chưa thể hy vọng có thể chữa trị nhanh chóng cái ung thư này, cho nên giáo dục phải tìm mọi cách tự cứu lấy mình trong phạm vi có thể, may ra còn nêu gương cho các ngành khác để tiến dần đến một giải pháp chung. Theo tính toán của nhiều chuyên gia, hoàn toàn có cơ sở để tin rằng dù trong phạm vi cả nước còn khó khăn thì ngay trong nội bộ ngành giáo dục, vẫn có thể rà soát lại cơ chế tài chính, kiên quyết bỏ hay giảm bớt mọi khoản chi tiêu không hiệu quả, trên cơ sở đó tăng lương, bảo đảm lương đủ sống và dần dần trở thành thu nhập chính của mỗi người, từ đó lập lại kỷ cương, đạo đức trong giáo dục.
Trong một xã hội mà đời sống kinh tế bị thao túng nặng nề bởi các “nhóm lợi ích”, ai cũng thấy đây là việc vô cùng khó, tuy khả thi về điều kiện vật chất khách quan nhưng chắc chắn sẽ vấp trở ngại cực kỳ lớn. Biết thế, song giáo dục là lĩnh vực cần bảo vệ trong sạch nhất, nếu không cương quyết làm bây giờ mà cứ trì hoãn mãi thì sẽ ngày càng khó hơn và sẽ chẳng bao giờ có hy vọng trả lại lòng tự trọng cho giáo dục, chẳng bao giờ xây dựng được một nền giáo dục lành mạnh, trung thực, hiện đại.
2. Cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề
Hệ thống giáo dục THPT hiện tại có hai lãng phí lớn.
Lãng phí thứ nhất là hàng năm có một số lớn thanh niên tốt nghiệp THPT không qua lọt cánh cửa ĐH, CĐ, phải bước vào thị trường lao động, chịu bằng lòng với một việc làm đơn giản (không cần tay nghề), dù đã tốn 12 năm đèn sách, hoặc phải chấp nhận vào học nghề ở một trường trung cấp kỹ thuật vốn chỉ đòi hỏi trình độ THCS. Trong khi đó vì thiếu công nhân lành ghề và kỹ thuật viên thông thạo nên công nghiệp phụ trợ không phát triển nổi, sau mấy thập kỷ xây dựng công nghiệp mà cuối cùng chỉ có lắp ráp, xuất khẩu tài nguyên thô, thì làm sao giàu được. Tình trạng lãng phí đó vừa thiệt hại cho xã hội vừa tạo mầm mống bất ổn trong thanh niên.
Lãng phí lớn thứ hai, khó thấy hơn, nhưng nghiêm trọng hơn, là cách học và thi quá lạc hậu ở THPT gắn liền với thói hư học cổ lỗ, hoàn toàn không chú ý các đặc điểm và đòi hỏi của lứa tuổi, làm phí sức học sinh một cách vô ích, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý, đến tương lai nghề nghiệp của một số khá đông, lại rất tốn kém cho gia đình và xã hội. Trẻ em ta học hết 12 năm THPT thì mệt nhoài, lên đại học và trên nữa thường mau đuối sức khi đua tranh với bạn bè các nước mà ở đó tuổi thiếu niên vừa được học vừa được chơi, chơi mà học, để dành sức sau này có thể tiến lên xa vào những giai đoạn quyết định của cuộc đời.
Để khắc phục những bất hợp lý trên cần cải tổ hệ thống giáo dục để sau THCS có hai nhánh rẽ: một số lớn học sinh (khoảng 2/3) sẽ vào trung học hướng nghiệp, chỉ 1/3 vào trung học phổ thông.
Học xong trung học hướng nghiệp có thể đi ngay vào thị trường lao động tìm một việc làm có nghề nhưng nếu muốn cũng có thể học lên cao hơn (cao đẳng hay đại học) vì chương trình học, ngoài phần hướng nghiệp, vẫn bảo đảm phần văn hoá cơ bản cần thiết. Còn trung học phổ thông có nhiệm vụ chủ yếu chuẩn bị đầu vào cho đại học.
Theo hướng đó cần phát triển mạnh trung học hướng nghiệp, đồng thời cấu trúc lại chương trình và cách học ở trung học phổ thông cho phù hợp với nhiệm vụ của cấp học này. Cụ thể là bãi bỏ cách phân ban bất cập hiện nay để tổ chức lại việc học như ở nhiều nước tiên tiến, về mỗi môn học đều có một chương trình bình thường và một hoặc nhiều chương trình nâng cao, theo nhiều mức độ nâng cao khác nhau, cho phép học sinh được tự do lựa chọn chương trình nào hợp sức và hợp sở thích, đồng thời dễ dàng điều chỉnh sự lựa chọn khi thấy cần thiết. Với cách học đó học sinh cả trung học hướng nghiệp và trung học phổ thông đều không bị quá tải, vì được học sâu những môn ưa thích và không phải học quá kỹ nhiều thứ mà sau này sẽ chẳng bao giờ cần đến. Đó mới là cách thực tế và hiệu quả giảm tải ở cấp học phổ thông, chứ không phải như hiện nay, chương trình bị kẹt giữa hai yêu cầu mâu thuẫn: vừa giảm tải vừa không hạ thấp chất lượng.
Hơn nữa về những môn hợp với xu hướng sở thích thì học sinh có cơ hội được học đủ sâu để đến khi tốt nghiệp có đủ hiểu biết tìm được việc làm có nghề, và nếu xuất sắc thì khi học tiếp lên ĐH hay CĐ có thể học vượt lớp, tiết kiệm thời gian. Như thế tránh được nhiều sự lãng phí cho cả xã hội lẫn cho từng cá nhân học sinh. Tuổi 15-18 là tuổi vàng, nhiệm vụ của nhà trường là tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển đến mức tối đa của mình, chứ không phải chỉ nhằm bảo đảm cho mọi cá nhân môt mức tối thiểu đồng loạt như cách dạy hiên nay ở THPT4.
3. Thay đổi căn bản cung cách học và thi, xoá bỏ thi cử nặng nề, tốn kém mà kém hiệu quả
Bạn đọc gửi ý kiến phản hồi, bình luận, xin mời BẤM VÀO ĐÂY. Trân trọng cảm ơn!
Đồng thời với cải tổ hệ thống giáo dục, thì cách học, cách thi cử và đánh giá cũng phải thay đổi tận gốc. Đặc biệt cần đổi mới căn bản tư duy thi tốt nghiệp và tuyển sinh. Trong một nhà máy làm ra một sản phẩm gồm nhiều bộ phận riêng rẽ (môđun) ghép lắp lại, người ta phải kiểm tra kỹ chất lượng khi sản xuất từng bộ phận, đến khi lắp ráp chỉ kiểm tra chất lượng lắp ráp. Việc học và thi trong nhà trường cũng vậy: mỗi môn, mỗi học phần như một môđun, học môn nào, học phần nào phải kiểm tra, thi nghiêm túc ngay môn đó, phần đó, đến cuối cấp không thi lại từng môn, từng học phần nữa, mà chỉ phải làm một tiểu luận hoặc qua một kỳ thi nhẹ nhàng, với mục đích chủ yếu kiểm tra trình độ văn hóa phổ quát (giống như kiểm tra chất lượng lắp ráp các môđun trong nhà máy). Hơn nữa, kỳ thi nhẹ nhàng này cũng có thể không bắt buộc cho mọi người mà có thể coi như một kỳ thi sơ tuyển (ST) vào ĐH, CĐ chỉ bắt buộc đối với những ai muốn vào học ĐH, CĐ. Còn việc tuyển sinh vào ĐH, CĐ thì cần trả lại cho từng trường. Mỗi trường tuyển sinh căn cứ vào kết quả thi (ST) và học bạ hoặc qua một kỳ thi tuyển nếu trường nào có yêu cầu đào tạo đặc biệt4.
Cách học và thi như thế khác hẳn cách học và thi hiện nay là dồn tất cả sự kiểm tra vào cuối cấp trong một kỳ thi tốt nghiệp mà nhiều người cho là thi vờ vì chỉ để loại vài phần trăm thí sinh, là những em quá kém không cần thi cũng có thể loại được theo học bạ. Có ý kiến cho rằng tuy thi vờ nhưng là cần thiết vì tâm lý học sinh là có thi thì mới học tử tế5. Té ra là vậy: đất nước còn rất nghèo mà phải tốn kém hàng chục nghìn tỉ mỗi năm tổ chức thi chỉ để dọa và gây áp lực buộc học sinh phải học.
Cùng một luồng ý kiến đó nhiều quan chức giáo dục cho rằng trong điều kiện hiện thời, thầy cô giáo chịu quá nhiều áp lực không lành mạnh từ phía xã hội nên rất khó bảo đảm việc học và thi nghiêm túc từng môn, từng học kỳ, ở từng lớp, từng địa phương được. Cho nên không còn cách nào khác là phải thi tôt nghiệp, dù chỉ là thi vờ. Nói thế khác nào bảo một nền giáo dục trung thưc là ngoài tầm với của xã hội ta hiện nay – thật lạ lùng và xót xa, vì một nền giáo dục trung thực đâu có gì quá khó, nó đã từng có ở cả hai Miền Bắc và Nam suôt từ 1945 đến 1975.
Một ý kiến xác đáng hơn là quy một phần nguyên nhân phát triển gian trá trong thi cử là do chương trình quá nặng, mà thi tốt nghiệp lại quá căng thẳng: thi viết gần hết các môn trong thời gian chỉ mấy ngày, tiềm ẩn rủi ro học tài thi phận, khiến một số học sinh dễ nảy ra tư tưởng đối phó bằng thủ đoạn gian dối, cầu cứu đến cả sự giúp sức của phụ huynh và thầy cô giáo. Đúng là chương trình quá tải cũng là một vấn đề, nhưng không thể giảm tải theo kiểu cắt giảm lung tung như chúng ta đã làm lâu nay mà chủ yếu phải cải tổ cả hệ thống giáo dục phổ thông như đã trình bày ở trên, chấm dứt cách giáo dục đồng loạt, quá nặng với số đông lại quá nhẹ với số có khả năng. Đông thời để bảo đảm tính trung thực, trước hết phải thực hiện kiểm tra, thi học kỳ nghiêm túc, nghĩa là trung thực, ngay từ những lớp nhỏ nhất chứ không đợi đến cuối cấp. Khi đó mới có thể thi tốt nghiệp nhẹ nhàng, chỉ cốt để kiểm tra chất lượng tổng hợp, tức là trình độ văn hóa phổ quát, hoặc thậm chí chỉ xét kết quả học tập theo học bạ để cho tốt nghiệp mà không phải thi.
Điều quan trọng ít người chú ý là lối thi tôt nghiệp và tuyển sinh như hiện nay tạo ra áp lực tâm lý và tinh thần rất lớn, đặt thí sinh trước những thử thách vượt quá khả năng chịu đựng của các em. Trong một xã hội mà xung quanh quá nhiều dối trá, rất hiếm trung thực, nếu đặt thiếu niên trước những thử thách trung thực quá sức thì cũng chẳng khác nào đưa trẻ ra phơi nhiễm giữa một vùng đang dịch bệnh, làm sao trẻ tránh không bị nhiễm. Cho nên chẳng lạ gì kỳ thi nào cũng có chuyện quay cóp, gian dối, mà những chuyện đã bị phanh phui chỉ là phần nổi của tảng băng.
Cuộc sống đã dạy chúng ta quá đủ rằng cách học và thi như hiện nay chẳng những gây lãng phí lớn về công sức, tiền của, thời gian, mà còn khuyến khích phát triển sự dối trá, thói đạo đức giả, là những thứ hư hỏng cần tránh trước hết trong nhà trường.
4. Chuyển mạnh giáo dục đại học theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế về cả nội dung, phương pháp và tổ chức quản lý
Chỉ nhìn qua hệ thống đại học VN hiện nay cũng đã thấy cảnh tượng lộn xộn, rất khác mọi nơi trên thế giới: trường nào, kiểu gì, cũng gọi là đại học, trong một đại học lại có thể có nhiều đại học thành viên, dịch ra tiếng Anh tất cả đều là university, không phân biệt university với school, ai muốn hiểu ra sao thì hiểu6. Đành rằng đây chỉ là vấn đề tên gọi, nhưng nó cũng phản ảnh một nét riêng “không giống ai” của đại học VN. Đi sâu hơn vào hoạt động cụ thể của đại học càng thấy rõ sự tụt hậu bắt nguồn từ lối suy nghĩ chủ quan tự cho mình có thể tự biên tự diễn, bất chấp thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cho nên muốn hội nhập quốc tế thành công, tiến lên một nền đại học thật sự hiện đại, trước hết phải từ bỏ lối nghĩ đó, khiêm tốn học hỏi, tuân thủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều gì muốn làm khác thì cần suy nghĩ cẩn trọng và có lý do thật xác đáng.
Chúng ta đang rớt lại sau đuôi thiên hạ, tại sao cứ muốn làm độc đáo, khác người để mãi mãi thất bại? Ngay đến một nước có truyền thống khoa học, giáo dục lâu đời như Pháp mà cách đây 30 năm khi đánh giá nền đại học lúc ấy của họ nhà khoa học lỗi lạc Pháp L. Schwartz cũng đã từng lên tiếng: “nếu Pháp là nước duy nhất trên thế giới còn muốn giữ lại mãi một số quan niệm cũ về giáo dục đại học thì hoặc chúng ta đúng và nền đại học của ta phải là tiên tiến và được ngưỡng mộ nhất thế giới – điều rõ ràng không phải vậy – hoặc chúng ta sai và cần phải thay đổi”. Cho hay yêu cầu cùng đi con đường chung với cả thế giới không phải chỉ đặt ra cho các nước kém phát triển.
Cái khó là trước đây hệ thống giáo dục đại học của ta phỏng theo mô hình giáo dục đại học Liên Xô cũ. Đến khi nhận rõ mô hình đó không còn thích hợp mà phải thay đổi theo yêu cẩu mới của công cuộc phát triển đất nước, ta lại không có những nhà quản lý đủ hiểu biết chuyên nghiệp cần thiết và nắm vững tính hệ thống nên cứ thay đổi nham nhở, chắp vá, cuối cùng biến giáo dục đại học thành một hệ thống đầu Ngô mình Sở, chẳng giống ai cả. Đã thế mà từ 2006 lại mạo hiểm lao theo chiến lược tân tự do trong phát triển giáo dục, cổ suý giáo dục là hàng hóa, phát triển mạnh trường tư vị lợi, cổ phần hóa đại học công, v.v. 7
Trong khi đó, mọi vấn đề từ chế độ tiền lương, chính sách sử dụng tài năng, từ việc đào tạo sau cử nhân, phương thức đào tạo liên ngành, cho đến tuyển dụng, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư, bảo đảm tự chủ đại học, xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học, tự do học thuật, tất cả đều ở trạng thái cổ hủ, lạc hậu. Chẳng khác nào đường sá thì lầy lội gồ ghề, đầy ổ trâu ổ gà, lại chủ trương nhập xe hơi xịn phóng nhanh cho oai. Chính cái tâm lý chưa biết đi đã đòi chạy, cái lối học kinh nghiệm thế giới theo kiểu thầy bói sờ voi đó là nguồn gốc tất cả những yếu kém, khó khăn của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam dù đã tốn không ít công sức xây dựng qua mấy thập kỷ.
Công bằng mà nói, từ vài năm lại đây, sau nhiều bài học thất bại, nhận thức cũng đã có ít nhiều thay đổi, nhờ đó đã có những cố gắng tich cực hướng tới hội nhập quốc tế. Tuy nhiên kết quả còn rất hạn chế, do sức ỳ quán tính của bộ máy quản lý còn nặng, do tư duy vẫn luẩn quẩn trong những giáo điều dai dẳng và những ràng buộc thể chế ngặt nghèo. Rõ nhất là về mục tiêu, sứ mạng đại học, về phương thức đào tạo, về quyền tự chủ đại học và tự do học thuật, nghĩa là về các vấn đề then chốt nhất của đại học hiện đại, quan niệm chung của chúng ta còn rất mơ hồ, lệch lạc, có mặt lạc hậu nửa thế kỷ.
Cho nên thách thức lớn nhất của giáo dục hiện nay là hiện đại hóa đại học, đưa đại học hội nhập thật sự vào con đường phát triển chung của thế giới. Hãy dứt khoát rủ bỏ những gì lạc hậu, trì trệ còn níu kéo chúng ta để chuyển mạnh theo mô hình giáo dục đại học Hoa Kỳ là mô hình được thừa nhận tiên tiến và đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Có thể nói thành bại của cuộc cải cách giáo dục một phần quyết định tùy thuộc tiến trình hiện đại hóa đại học này.
III. Lộ trình và tổ chức thực hiện
Cải cách giáo dục cần phải được thực hiện kiên quyết, khẩn trương, nhưng không vội vã. Sau khi Trung Ương và Quốc Hội thảo luận và thông qua đề cương cải cách nêu lên phương hướng chính cùng với những khâu mấu chốt cần giải quyết trong cải cách, thì cần thành lập Ủy Ban Quốc Gia Chỉ Đạo Cải Cách Giáo Dục, bao gồm những người có năng lực và có tâm huyết, vừa có tầm nhìn vừa thật sự quan tâm, lo lắng cho giáo dục. Ủy ban này sẽ vạch ra lộ trình và kế hoạch thực hiện cụ thể để có thể hoàn tất công cuộc cải cách sau khoảng một thập kỷ. Trước mắt để thực hiện được cải cách ở những khâu cấp bách phải tổ chức nghiên cứu những vấn đề cụ thể như chương trình và sách giáo khoa cho các cấp phổ thông, phương pháp giảng dạy ở các cấp, đổi mới thi cử, v.v. theo quan điểm tư duy mới. Biết rằng trong hiện tình đất nước có vô vàn khó khăn, nhưng đây cũng là thời cơ để giáo dục có thể lột xác, từ một kiểu giáo dục nặng tính giáo điều, lạc hậu và lạc điệu với thời đại và thế giới, tiến lên một nền giáo dục khai sáng, lành mạnh, trung thực, hiện đại, phù hợp xu thế tiến hóa chung của nhân loại và đáp ứng lợi ích tối cao của đất nước.
———
Chú thích:
1 : Một trong những nguyên lý bất khả tranh luận chỉ đạo nền giáo dục trước đây một thời là giáo dục phải tuyệt đối phục tùng chính trị, trong nhà trường chính trị là thống soái, trong hai vế “hồng” và “chuyên” thì “hồng” là tiên quyết. Mặc dù qua cọ xát thực tế nguyên lý ấy đã buộc phải nới lỏng nhiều, nhưng nó vẫn còn ảnh hưởng đậm nét trong nhiều khâu quan trọng về nội dung, phương pháp giáo dục, về rèn luyện đạo đức, về cách tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá, cất nhắc cán bộ.
2 : Do Dubcek, nhà lãnh dạo Tiệp Khắc khi ấy, khởi xướng. Ông này sau đó đã bị lật đổ trong một cuộc can thiệp quân sự mạnh mẽ của Liên Xô mà hồi ấy cả khối xã hội chủ nghĩa đều ủng hộ.
3 : Cái phần thu nhập thêm ngoài lương đó thật ra cũng từ ngân sách hoặc từ đóng góp của người học, nhưng bắt buộc nhà giáo phải mất sức làm thêm nhiêu việc không hợp lý (chủ yếu là dạy thêm, dưới nhiều hình thức). Thành ra thay vì trả lương đủ một cách đương hoàng thì người ta chia lương ra thành hai phần: một phần nhỏ, goi là lương chính thức, quy định chặt chẽ, còn phần kia (cũng từ ngân sách hoặc đóng góp của dân) thì tùy thuộc sự xoay xở của mỗi người – chức càng cao khả năng và phạm vi xoay xở càng lớn.
4 : Gần đây có nhiều ý kiến đề nghị rút thời gian trường phổ thông xuống còn 11 năm. Theo tôi điều này chỉ đặt ra với trường phổ thông được quan niệm như hiện nay là học thẳng một mạch, tôt nghiệp thì ra đời hoặc học lên đại học. Với trường phổ thông quan niệm như vậy sẽ không tránh khỏi hai bất cập lớn của trường phổ thông hiện nay như trên đã phân tích (chỉ có khác là 11 năm thay vì 12 năm). Còn để có học vấn phổ thông phổ cập khi ra đời thì chỉ cần 9 năm THCS như đề nghị của chúng tôi là đủ, sau đó hoặc học trung học hướng nghiệp, hoăc trung học phổ thông để chuẩn bị đầu vào đại học.
5: Để biện minh chủ trương duy trì thi tốt nghiệp THPT một số quan chức giáo dục thường viện lẽ trên thế giới bất cứ nước nào cũng có thi tốt nghiệp. Đây là thông tin sai, nhất là nếu hiểu thi tôt nghiệp là thi theo kiểu ta. Nhân đây tôi nhớ lại khi bàn về phân ban ở THPT trước đây 8 năm một số người muốn bênh vực cách phân ban cứng nhắc của ta thường viện dẫn lý do phần lớn các nước trên thế giới đều làm như vậy, thậm chí còn dẫn ra ở Thụy Điển THPT có đến cả vài chục ban. Hỏi ra mới biết đó là do hiểu sai cách tổ chức học ở THPT Thụy Điển và nhiều nước khác.
6 : Trươc kia ở Miền Bắc, theo mô hình Liên Xô và các nước Đông Âu, chỉ Đại học Tổng hợp mới dịch là University, cho nên Hanoi University là dịch tên Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nay có Đại Học Hà Nội mới mở, cũng gọi là Hanoi University nhưng hoàn toàn không liên quan với Đại học Tổng hợp xưa. Thật là rối.
7: Một nét khác biệt, không giống ai cả, của đại học công lập VN là bên cạnh hệ chính quy, còn có hệ “ngoài ngân sách”, học phí cao của sinh viên hệ này dùng để tăng thu nhập cho thầy dạy, bù vào lương chính thức quá thấp. Đây thực chất không khác gì một loại trường tư trá hình, ghép vào trường công để sử dụng phương tiện của trường công. Nếu kể càc hệ này là ngoài công lập thì thật ra tỉ lệ sinh viên ngoài công lập ở VN phải đến 60-70% chứ không ít hơn, Ở nhiều nơi số sinh viên tuyển vào hệ này xấp xỉ số sinh viên chính quy, tạo ra một nguồn thu nhập khá cho thầy dạy, với cái giá phải trả là tăng gấp đôi hoặc hơn số giờ dạy cho các thầy, vừa hạ thấp chất lượng đào tạo ngay trước mắt, vừa khiến cho thầy dạy không còn thì giờ nghiên cứu khoa học hoặc học thêm nâng cao trình độ. Số này sau một số năm như vậy, nếu có được cử đi du học thì sức bật cũng không còn nhiều, còn nếu cứ tiếp tục ở lại trường thì ngày càng đuối sức so với yêu cầu, không theo kịp được đà tiến nhanh của khoa học, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng về lâu dài.
Theo Tia Sáng, Học thế nào

Người VN bị từ chối nhập cảnh Nội Bài



Ông Phạm Văn Điệp, 45 tuổi, nói ông đã bị từ chối nhập cảnh ở sân bay Nội Bài cho dù vẫn có quốc tịch Việt Nam.

Từ Nga, nơi ông thường trú cùng vợ con, ông Điệp nói với BBC rằng hôm 24/4 vừa qua, khi từ Moscow bay về Nội Bài, Hà Nội lúc 8 giờ sáng, ông đã bị từ chối làm thủ tục xuất nhập cảnh.

"Đến gần 9 giờ 30, đại diện Công an Xuất nhập cảnh ở sân bay Nội Bài đến yêu cầu tôi phải quay lại máy bay để trở về Moscow."

Khi hỏi, ông Phạm Văn Điệp được trả lời rằng lý do không cho ông nhập cảnh là vì ông đã "vi phạm pháp luật Việt Nam".

Trong cuộc đôi coi với nhân viên xuất nhập cảnh, thoạt tiên ông Điệp từ chối không quay lại Moscow vì "tôi là công dân Việt Nam" và không mang một quốc tịch gì khác.

Ông cũng cho rằng chỉ có Chủ tịch nước mới có thể tước quyền công dân của ông.

Thế nhưng sau đó, ông đã bị cảnh sát cơ động áp tải ra máy bay trong cùng buổi sáng.

Ông Phạm Văn Điệp
Ông Phạm Văn Điệp từng có nhiều bài viết về chính trị-xã hội Việt Nam

'Chống phá Nhà nước'

Ông Phạm Văn Điệp cho BBC hay rằng cán bộ xuất nhập cảnh cáo buộc ông đã hoạt động "chống phá Nhà nước".

"Tôi cho rằng nguyên nhân họ làm như vậy là vì tôi từng tham gia đảng Dân chủ Việt Nam từ thời ở trong nước, khi ông Hoàng Minh Chính phục hoạt đảng này," ông suy đoán.

Ông Điệp cũng là người viết nhiều bài về tình hình xã hội - chính trị Việt Nam, đăng trên các website ở hải ngoại mà Việt Nam cho là 'chống đối' như Đàn Chim Việt hay Dân Luận; cũng như trên blog cá nhân của mình.

Khi quay trở lại Nga, ông đã viết đơn lên Đại sứ quán Việt Nam ở Liên bang Nga để khiếu nại và yêu cầu phục hồi quyền lợi hợp pháp.

"Đơn khiếu nại về việc vi phạm quyền tự do về nước của Công dân" của ông Điệp cũng yêu cầu nhà chức trách hoàn lại tiền vé đi về Việt Nam của ông.

Lá đơn được ông Phạm Văn Điệp gửi đi hôm 29/4 và hiện đang chờ phúc đáp của sứ quán.

Quê quán ở Thanh Hóa, ông Điệp sang Nga từ 1992 và làm công việc kinh doanh.
Ông cho hay từ đó tới nay ông đã về Việt Nam nhiều lần 'nhưng chỉ có lần này bị không cho nhập cảnh".
(BBC)

Hé lộ ngày càng nhiều sếp bự nhận lương bạc tỷ

2013 vẫn là năm khó khăn nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp công bố mạnh tay chi lương bạc tỷ cho các sếp lớn.
Theo báo cáo thường niên của Tổng công ty Cà phê Việt Nam (VCF), trong năm 2012, riêng tiền lương của các thành viên Ban tổng giám đốc đều trên 1 tỷ đồng. Trong đó, mức lương vị trí tổng giám đốc của ông Phạm Quang Vũ là hơn 1,51 tỷ đồng, tương đương bình quân 126 triệu đồng/tháng.
Ngoài khoản lương, ông Vũ còn được cộng thêm gần 1 tỷ phụ cấp và thưởng. Như vậy, tổng thu nhập trong năm 2012 của ông Vũ đạt gần 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, là một cổ đông của công ty, ông Vũ còn nhận được 566 triệu đồng cổ tức.
Là công ty gây ấn tượng với những khoản lợi nhuận ngàn tỷ đồng nhưng Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) có vẻ rụt rè khi chi mức lương “khiêm tốn” hơn so với VCF cho lãnh đạo.
Cụ thể, tại GAS, chủ tịch Hội đồng quản trị hưởng lương cao nhất, 70 triệu đồng một tháng, Phó chủ tịch hơn 59 triệu, thành viên 57 triệu, trưởng ban kiểm soát nhận lương 47,1 triệu, thành viên ban kiểm soát lương 37,3 triệu đồng.

Hé lộ ngày càng nhiều sếp bự nhận lương bạc tỷ
Hình minh họa
Ngoài ra, Chủ tịch nhận thêm khoản tiền thưởng 30 triệu đồng một tháng. Như vậy, trong một tháng, chủ tịch của  GAS nhận được 100 triệu đồng, tương đương 1,2 tỷ đồng một năm.
Một Tập đoàn lớn của Việt Nam là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cũng rất mạnh tay  trả thù lao cho cán bộ. Ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cho biết, hiện tập đoàn này có 25.000 nhân sự và thu nhập bình quân đầu người của Viettel khoảng 18 triệu đồng/tháng, khá cao so với mức trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng tại FPT và VNPT.
Và thù lao của các sếp Viettel tất nhiên phải cao hơn con số 18 triệu đồng/tháng của nhân viên rất nhiều. ông Dũng cho biết Viettel trả lương theo khối quản lý với mức lương cao nhất là Tổng giám đốc và khối chuyên gia.
Mặc dù ông Dũng từ chối tiết lộ mức lương cao nhất trong khối lãnh đạo hoặc chuyên gia của Viettel, song, một nguồn tin cho biết, tại Viettel có những chuyên gia được trả lương tới vài trăm triệu mỗi tháng.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, lãi sau thuế năm vừa qua chỉ là 785 tỷ đồng nhưng ngân hàng Á Châu (ACB) vẫn mạnh tay chi trả lương, thưởng cho lãnh đạo.
Cụ thể, các thành viên hội đồng quản trị ACB nhận thù lao 14,3 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2011. Với các lãnh đạo, năm 2012, thu nhập ban tổng giám đốc và thù lao hội đồng quản trị, ban kiểm soát đều tăng. Ban tổng giám đốc nhận về 23,5 tỷ đồng, tương đương gần 200 triệu đồng/tháng bình quân (tính cả nhân sự cũ đã từ nhiệm là ông Lý Xuân Hải), còn các thành viên HĐQT nhận 14,3 tỷ thù lao, cao gấp đôi 2011, tương đương 62,7 triệu đồng/tháng/người (tính cả thành viên đã từ nhiệm).
Một công ty có quy mô nhỏ hơn nhiều là Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (SD9) cũng không tiếc tiền cho lãnh đạo. Tổng lương, thù lao hội đồng quả trị và các khoản thu nhập khác năm 2012 được Đại hội thông qua là hơn 2,7 tỷ đồng, trong đó tiền lương của chủ tịch hội đồng quản trị là 60 triệu đồng/tháng.
Trước đó, dư luận đã xôn xao về mức lương khủng của nhiều sếp lớn như bầu Đức, bà Thanh, bà Dung,..
Được biết mức lương cứng mà bầu Đức, chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai nhận được là 240 triệu đồng/tháng, tương ứng 2,88 tỷ đồng mỗi năm. Chủ tịch kiêm CEO Nguyễn Thị Mai Thanh của công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE nhận lương 100 triệu đồng/tháng, tương ứng 1,2 tỷ đồng/năm. Bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ nhận lương khoảng 1,7 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, chưa ai vượt qua được mức lương khủng mà ông Nguyễn Đức Vinh, nguyên Tổng giám đốc Techcombank thiết lập nên. Khi đảm nhiệm vị trí CEO tại Techcombank, ông Vinh nhận lương 20 tỷ đồng mỗi năm.
Thanh Hà
(VTC News)

"Lính Mỹ sống 45 năm ở VN" là kẻ lừa đảo

Tuyên bố gây sốc của một người đàn ông 76 tuổi tự xưng là cựu chiến binh Mỹ bị bỏ rơi ở Việt Nam cách đây 45 năm gây xôn xao trong thời gian qua hoá ra chỉ là trò lừa. 

Câu chuyện của Trung sĩ John Hartley Robertson được kể lại trong bộ phim tài liệu “Unclaimed” (Không đòi hỏi) khiến không ít người kinh ngạc vì một tù binh Mỹ đã chạy trốn khỏi nhà tù Việt Nam và bí mật lập gia đình với một người phụ nữ địa phương có thể sống ở Việt Nam trong thời gian dài như vậy mà chính quyền cũng như giới báo chí Việt Nam chưa từng nhắc đến.
Tuy nhiên, đến nay mọi sự đã rõ. Người đàn ông đó không phải Trung sĩ Robertson, mà chỉ là kẻ muốn được gia nhập cộng đồng tù binh chiến tranh/lính mất tích trong chiến tranh Việt Nam để vụ lợi. Xét nghiệm DNA do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) vừa xác nhận điều đó.
Theo tác giả viết sách nổi tiếng và là cựu binh lực lượng đặc nhiệm Mỹ Don Bendell, người đàn ông tự nhận là Trung sĩ Robertson chỉ là người đàn ông Việt gốc Pháp muốn lợi dụng cộng đồng cựu chiến binh đang tìm kiếm lính Mỹ bị bắt làm tù binh hoặc mất tích ở Việt Nam.

 - 1
Chân dung Trung sĩ John Hartley Robertson
Trong email gửi tới ban tổ chức festival sẽ trình chiếu bộ phim “Unclaimed”, ông Bendell khẳng định: “Người đàn ông trong bộ phim tự nhận là John Hartley Robertson là một người Pháp, một kẻ mạo danh chỉ muốn lừa tiền của cộng đồng cựu chiến binh và những người đang mong mỏi tìm thấy những tù binh chiến tranh còn sống”.
Một số thành viên cấp cao của cộng đồng cựu chiến binh thuộc lực lượng đặc nhiệm tham chiến ở Việt Nam cũng nói rằng họ bác bỏ tuyên bố của người đàn ông trong bộ phim tài liệu sắp chiếu.
Người đàn ông có tên Việt Nam là Dan Tan Ngoc đến nay đã lừa được hàng chục nghìn USD từ hội cựu chiến binh Mỹ.
Ông Bendell cho biết, các cựu tù binh nổi tiếng như tướng Mark “Zippo” Smith và Orson Swindle – bạn tù của Thượng nghị sĩ John McCain trong thời gian ở Việt Nam – cũng biết trò lừa của Dan Tan Ngoc.
Zippo, hiện đang sống ở Thái Lan, và điệp viên CIA Billy Waugh, đã đến gặp người nhận là Trung sĩ Robertson để tìm hiểu sự thực. Ông Bendell cho biết, Zippo và ông Waugh đã kết luận đây hoàn toàn là trò lừa, và kết quả xét nghiệm DNA xác nhận điều đó.
Hội các lực lượng đặc nhiệm Mỹ nói rằng, nếu người đàn ông đó đúng là đồng đội đã mất tích của họ thì ông ta sẽ được chào đón nồng nhiệt để trở về Mỹ. Tuy nhiên, Dan Tan Ngoc không phải người mà họ muốn tìm kiếm.
Bộ phim tài liệu của nhà làm phim giành giải Emmy Michael không đánh giá tính đúng sai về tuyên bố của người đàn ông tự xưng là Robertson.
Bộ phim chỉ nói về hành trình của một cựu chiến binh Việt Nam, Tom Faunce, trên đường đi tìm sự thật đằng sau tuyên bố kinh ngạc của người đàn ông mà họ bắt gặp.
Người đàn ông đó đang sống ở miền Trung Việt Nam tự nhận là cựu chiến binh Mỹ được cho là đã chết sau khi trực thăng của anh ta bị bắn rơi trong chiến dịch đặc biệt ở Lào năm 1968. Người đàn ông này kể rằng, ông ta chưa được ai tìm ra hay liên lạc kể từ thời gian đó. Ông ta cũng từ chối làm xét nghiệm DNA để chứng minh thân phận. Vợ và con gái của Trung sĩ John Hartley Robertson lúc đầu đồng ý làm xét nghiệm DNA, nhưng năm ngoái đã thay đổi quyết định, theo nhà sản xuất của bộ phim tài liệu “Unclaimed”.

 - 2
Người đàn ông tự nhận là Robertson và đã sống ở Việt Nam 45 năm mà không ai biết đến
Tên của Trung sĩ Robertson đã được ghi cùng 60.000 lính Mỹ khác tại đài tưởng niệm chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam ở Washington, nhưng bộ phim tài liệu “Unclaimed” nêu nghi vấn liệu Robertson có thực sự còn sống. Người đàn ông 76 tuổi nói rằng mình không còn nhớ ngày sinh nhật, tên của con ở Mỹ cũng như đã quên sạch tiếng Anh.
Kẻ lừa đảo nói với mọi người rằng khi chiếc trực thăng của ông ta lao xuống đất tại vùng núi ở Lào, ông ta bị bộ đội bắc Việt Nam bắt giữ. “Họ giam tôi lại, trong một chiếc lồng sắt trong rừng. Tôi bị ngất lên ngất xuống vì tra tấn và bị bỏ đói. Họ đánh tôi ngày càng nhiều, và tôi nghĩ mình đã chết. Tôi không khai điều gì, dù họ đánh đập và tra tấn tôi”. Rồi kẻ giả mạo kể rằng ông ta trốn thoát vào rừng 4 năm sau đó, rồi được một người phụ nữ tìm thấy trên cánh đồng. Người phụ nữ này đã chăm sóc rồi sau đó trở thành vợ ông ta.
Ông ta lấy họ và ngày sinh của người chồng quá cố của vợ rồi đăng ký là người Việt gốc Pháp với tên Dan Tan Ngoc. Sau đó, người đàn ông này có con với vợ Việt Nam và không liên lạc gì với vợ con ở Mỹ.
Bộ phim tài liệu được dựng theo đề nghị của cựu chiến binh Tom Faunce. Faunce lần đầu nghe về người đàn ông này trong chuyến đi từ thiện tới Việt Nam năm 2008. Nhà làm phim Jorgensen không thấy thuyết phục lắm về câu chuyện, mà chỉ hứng thú với hành trình Faunce với tư cách cựu chiến binh, một người nghiện rượu và là nạn nhân của tình trạng lạm dụng trẻ em.

Một kiểu lừa đảo
Trước tình trạng nhiều cá nhân, nhóm cá nhân lợi dụng các gia đình Mỹ đang mong mỏi tìm lại người thân để lừa tiền, trang web của Liên minh các gia đình tù nhân chiến tranh/lính Mỹ mất tích (National Alliance of POW/MIA Families) đã đưa ra cảnh báo về trò lừa đảo này:
“Có một số cá nhân hoặc nhóm cá nhân đang lợi dụng gia đình các tù binh chiến tranh hoặc lính Mỹ mất tích, các nhà hoạt động hay cá nhân cộng đồng Việt Nam. Câu chuyện của họ luôn giống nhau; họ tiếp cận một hoặc vài cựu tù binh chiến tranh để nhờ giúp đỡ trở về nhà, dù lúc đầu họ không nhắc đến chuyện tiền nong. Những con người vô liêm sỉ này bắt đầu bằng việc xây dựng quan hệ với nạn nhân mà chúng nhắm tới.
Chúng cung cấp một vài thông tin, thường là thông tin đã được công bố qua các tài liệu công khai hoặc nghe ngóng từ những cuộc trò chuyện với người thân gia đình tù binh chiến tranh/lính Mỹ mất tích. Sau đó họ cung cấp ảnh. Gần đây nhất là vụ việc xung quanh John Hartley Robertson mất tích ở Việt Nam năm 1968.
Chúng tôi phải đưa ra lời cảnh báo vì chúng tôi tiếp tục nhận được báo cáo từ gia đình tù binh chiến tranh/lính Mỹ mất tích về những vụ lừa đảo kiểu này.
Chúng tôi cảnh báo: “Hãy cẩn thận khi nhận được những thông tin như vậy. Hãy kiểm tra kỹ càng, và bảo đảm những thông tin họ cung cấp không có đầy trên internet”.
Trúc Quỳnh 
(Daily Mail)
 

Số phận 10 nhân vật quyền lực nhất Sài Gòn sau 1975

Số phận của họ đi theo những ngả đường khác nhau, người ở lại đất nước và được trọng dụng, người ra đi và sống lặng lẽ nơi xứ người…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét