Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Bài viết đáng chú ý

Chết để con được học! 

(Thiên đường là thế này sao hỡi Trời????????????!!!)


Do bệnh tật và quá nghèo, chị đã chọn cái chết để giảm gánh nặng cho chồng con, để các con có điều kiện tiếp tục con đường học vấn.
Người mẹ ấy là chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 48 tuổi, ở ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau (Cà Mau). Cái chết thương tâm của chị khiến nhiều người xung quanh phải giật mình thảng thốt. Đọc bức thư tuyệt mệnh của chị để lại cho chồng con ai cũng rơi nước mắt.

Chết để tiết kiệm cho chồng con!

Anh Đinh Hoài Bảo, chồng chị Nhân, hướng mặt về phía bàn thờ, nhìn sâu vào di ảnh vợ mà nước mắt lưng tròng. Anh kể: “Tháng trước, vợ tôi nói sẽ chết đi để có tiền cho cha con tôi tiếp tục cuộc sống, tiếp tục việc học hành. Tôi đã hết lời khuyên ngăn nhưng bà ấy vẫn quyết tâm…”.

Anh Bảo sụt sùi kể tiếp: “Vợ tôi đang bị bệnh viêm dây thần kinh số 7, giật méo miệng, thêm suy thận, suy tim, mỗi ngày tốn tiền thuốc 140.000 đồng. Vợ tôi nghĩ rằng chết đi sẽ tiết kiệm được khoản này và còn được mọi người đi phúng điếu sẽ kiếm thêm được chút ít tiền nữa cho chồng con…”.

Chị Nhân sinh ra và lớn lên rồi lập gia đình ngay ở xã An Xuyên, TP Cà Mau. Sau khi lấy nhau, anh chị được cha mẹ hai bên cho năm công đất ruộng. Việc trồng trọt thất bát, cộng thêm vài trận bệnh của chị, năm công đất phải bán đi để trả nợ nần và lo việc học cho các con. Cả hai vợ chồng anh chị cùng có chung hoài bão là sẽ nuôi ba đứa con trai ăn học đến nơi đến chốn để thay đổi tương lai chứ không để giống như cha mẹ. Với quyết tâm này, anh chị đã tảo tần mười mấy năm qua bằng đủ loại nghề, miễn là kiếm được tiền. Khi thì cả hai cùng đi phụ hồ, khi thì đi bán rau cải, bánh mì ngoài chợ…



Anh Đinh Hoài Bảo, chồng chị Nhân, cùng các con đau xót trước cái chết của chị. Ảnh: TRẦN VŨ

Không đủ tiêu chuẩn hộ nghèo

Năm 2011, sức khỏe chị Nhân suy yếu, không còn làm phụ hồ được, cũng không thể bê xịa bánh đi bán, chị xin một chân giúp việc nhà cho một gia đình ở TP Cà Mau.

Thời điểm này, con trai lớn của chị là Đinh Công Bằng thi đậu vào CĐ và đi học ở Bà Rịa-Vũng Tàu, tiền nong gia đình vì vậy càng thêm bức bách. Nghe đến những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chị chạy đôn chạy đáo đi tìm hiểu và tìm cách làm đơn xin được hỗ trợ, cứu giúp. Chị làm đơn kể hoàn cảnh khó khăn để đi xin vay tiền cho con học CĐ. Ấp, xã cùng chứng thực hoàn cảnh khó khăn của chị nhưng khi đến Ngân hàng Chính sách của TP Cà Mau thì bị từ chối vì chị không có sổ hộ nghèo. Chị lại về xin công nhận hộ nghèo nhưng xin hoài mà vẫn không được. Bởi người ta xét nhà chị có hai lao động chính, thu nhập 5 triệu đồng/tháng (anh làm thợ hồ ngày được 100.000 đồng, tức 3 triệu đồng/tháng, chị đi giúp việc được 2 triệu đồng/tháng nữa, tổng cộng là 5 triệu đồng)! Chia cho năm nhân khẩu thì bình quân mỗi nhân khẩu được 1 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, quy định hiện hành tại xã chị thì bình quân thu nhập 401.000 đồng/nhân khẩu trở xuống mới được xét cấp sổ hộ nghèo và từ 520.000 đồng/nhân khẩu đến 401.000 đồng/nhân khẩu thì mới được xem là hộ cận nghèo. Vậy là chị không dính vào diện nào cả, đành ngậm ngùi sau bao lần lên ấp, lên xã xin sổ hộ nghèo.

Tháng 3-2013, sau một ngày đi khám và điều trị bệnh, chị bị mất luôn công việc giúp việc nhà. Bao gánh nặng như tiền học cho ba đứa con, tiền thuốc cho chị, tiền hụi chết đã hốt non lo cho con ăn học… dồn lên vai người chồng. Tự thấy mình là gánh nặng, ngay sau khi mất việc, chị đã nói với chồng là sẽ chết đi. Và chiều 24-4, lúc 15 giờ, con trai út của chị đã phát hiện mẹ mình treo cổ chết trong phòng ngủ, bên cạnh là một bức thư tuyệt mệnh đầy bốn trang giấy học trò!





Di ảnh chị Nhân cùng lá thư tuyệt mệnh.

“Xin cấp cho chồng tôi sổ hộ nghèo”

Chị mới học tới lớp 4, văn từ lủng củng nhưng bức tuyệt thư chị viết ra bằng tâm sức cuối cùng đã gây động lòng biết bao bà con ở xã An Xuyên. Mở đầu chị viết: “Anh! Trong hoàn cảnh quá khổ sở, không lối thoát, em đành phải xa anh và các con…”. Theo đó, chị bảo rằng việc chọn cái chết là vì để cho chồng bớt gánh nặng tiền thuốc men cho vợ, dành phần tiền này lo cho các con ăn học; vì bản thân bệnh nặng, sức khỏe tinh thần đều suy sụp; vì muốn phù hộ cho chồng con khỏe mạnh, trúng số độc đắc; và cuối cùng là để chính quyền địa phương xót thương mà cấp cho chồng con chị cái sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo.

Đoạn nói về sổ hộ nghèo, trong thư chị viết: “Xin các cấp chính quyền ấp 5 thấu hiểu cho hoàn cảnh không lối thoát của chúng tôi hiện nay mà cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi để sống những ngày tháng còn lại trên đời”. Trong thư, chị Nhân nhắc đi nhắc lại câu: “Anh Bảo, em thương anh nhiều lắm. Chết là hết, chỉ thương anh ở lại trên đời với biết bao gánh nặng… Các con Bằng, Tâm, Ngân đừng trách mẹ. Hãy gắng học nên người, đừng để cha con buồn. Cha con đã khổ với mẹ con ta nhiều lắm!”.
http://phapluattp.vn/20130426114615700p1015c1015/chet-de-con-duoc-hoc.htm

 

Buồn thay cho “Một góc nhìn khác”

Trương Duy Nhất vốn là một nhà báo “lề phải”, nhưng vì không khoái cái gò bó, “bồi bút” nên Nhất lập blog “Một góc nhìn khác” để được tự do “làm báo” theo ý mình.

Ban đầu blog của Nhất là một hiện tượng, với nhiều bài góc cạnh, sắc sảo kiểu như bài “Nhóm thương binh côn đồ & bà Lê Hiền Đức” nên blog được nhiều người đọc. Nhưng gần đây những bài góc cạnh đó hiếm hoi dần, thay vào đó khá nhiều bài dạng câu view, lá cải, kiểu như bài “Tổng bí thư và Thủ tướng nên ra đi”. Đọc bài này có cảm tưởng như Nhất chọn cách chém gió thay vì duy trì “góc nhìn”của mình.
Nhất khóa cửa nhà ra đi như một “thám tử” nhưng xa rời cuộc sống …
Chắc Nhất không đến nối thiểu năng mà không biết cái cơ chế tập thể lãnh đạo và cùng chịu trách nhiệm ấy thì “Tổng bí thư”, “Thủ tướng” có được “toàn quyền” đâu, việc quy trách nhiệm cá nhân tuyệt đối này chỉ tồn tại ở nước cộng hòa tổng thống. Nói khơi khơi kiểu như Nhất phán thế này thì Obama cũng “nên ra đi” khi kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp, không đảm bảo an ninh cho đất nước, thất nghiệp tràn nan, Tiến sỹ phải làm những việc hạ cấp, không đủ sống,… Có mỗi đạo luật kiểm soát súng đạn mà mãi chẳng vận động được Quốc hội nhất trí, đạo luật về bảo hiểm y tế bắt buộc được xem như nền tảng chính sách của Đảng Đân chủ cũng chẳng làm nên hồn!.
Nhất phán thì cứ phán chứ cả bộ máy Quốc Hội, Đảng họp tới họp lui, kiểm điểm lên kiểm điểm xuống mới lòi ra được 2 vị Tổng bí thư, Thủ tướng ấy chứ. Các vị ấy “lên”, “xuống” gắn với lộ trình chứ, đâu phải “tự do” như Nhất, thích thì làm, không thích thì nghỉ! Khi kêu 2 vị ấy không làm được đất nước “tiến bộ”, thì giải pháp của Nhất là “Để cứu vãn tình hình kinh tế và chính trị lúc này, chỉ có một cách: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi.” nghe có gì đó không ổn lắm, không hơn chém gió là mấy. Nếu 2 vị ấy ra đi mà cứu được cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị này xem ra cả thế giới nên học giải pháp của Nhất!
Chắc do xa rời nghề báo, với những ưu thế về phương tiện tác nghiệp, quan hệ xã hội, “nền tảng vật chất” cho ngòi bút chuyên nghiệp hành nghề không còn nên dần dần những bài viết góc cạnh ấy hiếm hoi dần. Có lẽ vì thế, để duy trì khát khao làm báo bằng blog, Nhất phải chuyển sang những chuyện câu view kiểu này thì “bất ổn” rồi. Những chủ đề nhân sự, bộ máy “cung đình” này Nhất làm sao chém gió bằng vua, quan hay dân làm báo được, họ có cả đội ngũ “biên tập” đa dạng, phong phú mà còn nhanh chóng chết yểu khi “nguồn” cạn kiệt, nữa là Nhất ngồi nhà, tự “cô lập” mình với cái laptop, sống trong “thế giới ảo” thì làm sao đú nổi.
Tiếc cho Nhất, tiếc cho một cây bút góc cạnh đã cùn, cằn, cỗi. Chuyện của Nhất khiến ta liên tưởng đến giới nhà báo, nhà văn thời Liên Xô hay trước đổi mới của ta, cứ kêu chính quyền kìm kẹp, mất tự do nên chẳng có tác phẩm hay. Ấy nhưng khi được “tự do”, thì chính những nhà văn, nhà thơ của Liên Xô ấy cũng chẳng làm được cái gì ra hồn. Các nhà văn, nhà thơ nước ta khéo giờ còn thê thảm hơn. Nguồn căn có phải là sự “gò bó”, “định hướng”, không hẳn thế, bút lực nằm ở “nguồn mực” từ dữ liệu cuộc sống, từ chính tài năng “trong sáng” của họ cùng với nhiệt huyết cống hiến kia.
Giống như Nhất, được “tự do” làm báo, nhưng vì thiếu “hơi thở cuộc sống” nên dù góc cạnh đến mấy, cũng trở nên cùn mài, rồi tự biến mình thành lá cải, chém gió như bao “nhà báo” tự phát khác. Có lẽ đến lúc Nhất nên “định hướng” lại cho mình, nếu không cũng sẽ “uổng phí một đời tài hoa”!
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả) 

Nguyễn Tấn Dũng không từ chức là một may mắn cho Việt Nam

Nguyễn Tấn Dũng: "Tôi không từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua".

Trong những ngày qua dư luận xã hội đã mổ xẻ, phân tích sôi động sự kiện "chất vấn" trong ngày 14/11 giữa đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Thủ tướng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Tấn Dũng. Âm hưởng của sự ồn ào đến nay chưa dứt.

Nội dung của các bài viết đa phần ủng hộ tiếng nói của đại biểu Dương Trung Quốc, được cho là hiếm hoi, can đảm, gióng lên trong một xã hội bị bịt miệng, giữa nghị trường với gần 500 đại biểu "đảng chọn dân bầu" có bằng cấp gật chuyên nghiệp trước các ý kiến của lãnh đạo.

Mọi người chủ yếu tập trung vào sự chỉ trích, mỉa mai thái độ trơ trẽn, nói không biết ngượng của Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời đại biểu Dương Trung Quốc.

Sẽ là thừa nếu tôi bổ sung thêm lời đáp cho câu hỏi tại sao Nguyễn Tấn Dũng không thể từ chức, bởi vì đã có quá nhiều người nói tới. Báo chí lề trái, lề đảng, nhiều trang web nước ngoài đã chỉ ra rất rõ. Ngay cả tờ "Petrotimes", dù không dám thực sự thẳng thắn, trực diện, cũng đưa ra đến 6 nguyên do cắt nghĩa vì sao "từ chức... khó lắm", trong đó quan trọng bậc nhất là đặc quyền, đặc lợi không chỉ dành riêng cho cá nhân quan lớn mà còn "một người làm quan cả họ được nhờ".

Có lẽ đại biểu Dương Trung Quốc đã vội quên, nên muốn đi tắt, đón đầu? Từ văn hoá "tập thể lãnh đạo", trở lại với lần đầu tiên "cá nhân phụ trách" biết xin lỗi trong lịch sử của ĐCSVN, các vị lãnh đạo chóp bu đã phải suy tư trường kỳ tới hơn nửa thế kỷ!

Tính từ năm 1956, khi Hồ Chí Minh, người  đứng đầu ĐCSVN, xin lỗi toàn dân về sai lầm trong Cải Cách Ruộng đất, đã làm hàng trăm ngàn người bị chết và bị đấu tố nhục hình, phá huỷ tan hoang văn hoá làng thôn VN, đến thời điểm Hội nghị Trung Ương 6 năm 2012 khi Nguyễn Phú Trọng ngẹn ngào thừa nhận sai lầm của ĐCSVN và Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi toàn dân trước Quốc hội vào ngày 20/10/2012, là một quãng đường dài... 56 năm!

Vậy mà chỉ trong 24 ngày (từ 20/10 đến 14/11) ông Dương Trung Quốc muốn Nguyễn Tấn Dũng đoạn tuyệt với văn hoá xin lỗi để làm tiên phong trong văn hóa từ chức? Đứa trẻ mới lọt lòng 6 tuần lễ làm sao có thể biết đi? Ngoại trừ trong chuyện cổ tích!

Nhận định của Bertrand Russel rất phù hợp với ông Dương Trung Quốc: "Các nhà khoa học thường biến những điều không thể thành những điều có thể. Còn các chính trị gia thì thích biến những điều có thể thành những điều không thể".

Tưởng nói được lời xin lỗi đã là một bước đại nhảy vọt, ai ngờ dư luận không chấp nhận Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi (suông), được xem như một động tác phủi tay sau tất cả những bê bối mà ông ta đã gây ra cho đất nước, đặc biệt trong giai đoạn trên cương vị Thủ tướng. Rất có thể đòi hỏi khắt khe của dư luận xuất phát từ tâm lý thất vọng khi biết ông X, người bị Bộ Chính Trị đề nghị kỷ luật, chính là Nguyễn Tấn Dũng, và đề nghị này đã bị chặn đứng trong cuộc bỏ phiếu của Ban Chấp Hành Trung ương, một sự việc vô cùng hi hữu, nếu không nói là chưa có tiền lệ trong nội bộ của ĐCSVN.

Ngay sau cuộc chất vấn giữa Dương Trung Quốc và Nguyễn Tấn Dũng, tôi đã nhận định trên Facebook rằng, đây là trò hề. Một số người tỏ ra không đồng tình. Thiết nghĩ, đã là trò hề, thì giả thiết về một cuộc chơi tung hứng hoàn toàn có thể là hiện thực.

Suy nghĩ của tôi có cơ sở, bởi vì trước thời điểm "chất vấn" không lâu, câu nói của ông Dương Trung Quốc về động thái xin lỗi của Nguyễn Tấn Dũng rằng, "thông điệp thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân", đã từng làm dư luận khó chịu, bất bình.

Hơn nữa, sau khi đọc bản "chất vấn", ông Dương Trung Quốc đã để Nguyễn Tấn Dũng mặc sức huyên thuyên giải thích, mà không hề có phản ứng nào, dù chỉ lịch sự nhắc ông Dũng nhớ lại lời hứa khi nhận chức Thủ tướng vào năm 2006, "nếu không chống được tham nhũng thì sẽ từ chức" và lời khuyên "công chức cần phải có lòng tự trọng" của ông ta trong buổi nói chuyện tại Đại học quốc gia Sài Gòn trong ngày 21/10/2012.

Nếu tồn tại cái gọi là pháp luật để có thể nhìn nhận dưới góc độ của nó, thì quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội được đảm bảo bằng điều 98 của Hiến pháp 1992. Còn theo điều 2, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, "chất vấn" được hiểu là “một hoạt động giám sát" của đại biểu Quốc hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất của nhà nước.

Trong bài "Chất vấn và kỹ năng chất vấn" của Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định "các vị đại biểu Quốc hội có thể chất vấn nhiều lần về một vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được xử lý mới chấm dứt".

Tôi không tin rằng, là một sử gia từng trải, một đại biểu quốc hội lâu năm, ông Dương Trung Quốc đã không ý thức được đầy đủ thực chất của "chất vấn" là gì.

Đề cao hay ca ngợi thái quá tiếng nói của đại biểu Dương Trung Quốc, theo tôi là thiếu cẩn trọng cần thiết trước những trò chơi trí trá, mị dân truyền thống trên sân khấu chính trị Việt Nam.

Nhưng dù sao, đề nghị của ông Dương Trung Quốc đã dẫn tới việc công chúng được nghe trực tiếp Nguyễn Tấn Dũng công khai bác bỏ việc từ chức, là một sự may mắn cho Việt Nam.

Bởi vì người Việt có đặc tính chóng quên, dễ dãi tự sướng đến độ phát cuồng. Tôi hình dung về một hình ảnh Việt Nam trong trường hợp Nguyễn Tấn Dũng từ chức.

Lúc bấy giờ hiệu ứng đàn vịt sẽ phát huy tối đa. Một con kêu cạc cạc, rồi hàng ngàn, hàng triệu con khác sẽ cạc cạc theo. Những dòng tít lớn trên trang nhất của 700 tờ báo lề đảng và các phương tiện truyền thông khác, sẽ tràn ngập những lời có cánh về hành động mang tính lịch sử, có một không hai của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đầu tiên đã thực hiện bước đột phá, đầy trách nhiệm và tự trọng, người lính tiên phong đũng cảm của văn hoá từ chức, một nhà lãnh đạo có bản lĩnh và phẩm chất chính trị tuyệt vời, v.v. và v.v.

Không khí lên đồng này sẽ tương tự như khi cả miền Bắc phát cuồng sung sướng và tự hào đón Phạm Tuân từ Liên Xô trở về sau chuyến bay vào vũ trụ trong năm 1980. Hàng triệu người đọc báo, nghe đài đảng, rạo rực tin rằng Việt Nam đang cùng Liên Xô bước vào khoa học chinh phục vũ trụ, bèo hoa dâu đã được thử nghiệm phát triển trong môi trường mất trọng lượng, có thể mang hiệu quả kinh tế mang tính đột phá. Để rồi rất nhanh sau đó, nhiều tiếu lâm xuất hiện bôi bác về chuyến bay này, như bài thơ: Phạm Tuân, Phạm Tuẫn, Phạm Tuần - Anh lên vũ trụ anh mần cái chi - Việt Nam thiếu gạo thiếu mì - Anh lên vũ trụ làm gì hở anh?

Hoặc gần đây, khi Ngô Bảo Châu nhận Huân chương Fields, một giải thưởng có uy tín dành cho các nhà toán học dưới 40 tuổi, giá trị 15 ngàn đôla Canada, nhưng thực chất không có gì khủng khiếp đến mức dân chúng phấn hứng phát cuồng, tưởng như Việt Nam nằm ở đỉnh cao của toán học thế giới. Trong khi đó, gần với Giải Nobel hơn là giải thưởng toán học Abel, có giá trị khoảng 1 triệu đôla Mỹ. Thậm chí, cùng năm 2011, Grigory Perelman, nhà toán học người Nga đã từ chối nhận một giải thưởng toán học uy tín khác của Viện Toán học Mỹ Clay (CMI) trị giá cũng một triệu đôla, vì cho rằng, không biết cách kiểm soát cả vũ trụ nên ông chẳng cần tới tiền. Ở nhiều quốc gia khác, người nhận Giải thưởng Nobel khoa học cũng chỉ được chào đón chừng mực, khiêm nhường, không đâu tổ chức ầm ĩ và hoành tráng như ở Việt Nam. Mà chỉ với Huân chương Fields!

Vì phát rồ, nên mặc dù kinh tế khó khăn, nhà nước ngập trong núi nợ, thâm hụt ngân sách tăng đều như diều gặp gió, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng vẫn hào phóng dành ngay 650 tỷ đồng (trên 30 triệu USD) thành lập Viện Toán Cao cấp, mà "không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu"!!!

Nếu Nguyễn Tấn Dũng từ chức, cả nước lại sẽ một lần nữa lên đồng tập thể. Thể nào các tay bút có tiếng trong nước, bao gồm cả những người chẳng ưa gì Nguyễn Tấn Dũng, sẵn sàng quay ngoắt 180 độ để bôi son, trét vàng lên chân dung ông ta. Không chừng còn nảy sinh sáng kiến lấy tên Nguyễn Tấn Dũng đặt cho một đại lộ nào đó ở Sài Gòn, Hà Nội, hoặc dựng tượng đài ngay khi ông ta chưa kịp về hưu!

Cuộc lên đồng tập thể này may mắn đã không diễn ra, nhờ Nguyễn Tấn Dũng không từ chức.

Điều này làm cho hàng chục triệu người Việt cân bằng lại tâm lý, nhìn kỹ hơn chính mình, đoạn tuyệt với ảo tưởng, quay về với thực tế mà tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng để lại cho các thế hệ tiếp nối.

Đó là, lãnh thổ của VN (Hoàng Sa và một phần Trường Sa) đang bị Trung Quốc xâm chiếm và mưu đồ nô dịch hoá VN toàn diện, song song với sự gây hấn không ngừng leo thang. Động thái cho in hình ảnh đường Lưỡi Bò trên Biển Đông vào loại hộ chiếu gắn chip điện tử, khẳng định tham vọng truyền kiếp này bất di bất dịch.

Đó là, hình ảnh đất nước VN xấu nhất trong con mắt của cộng đồng quốc tế kể từ cuộc đổi mới năm 1986 tới nay, nơi có một nhà nước đàn áp nhân quyền hà khắc nhất Đông Nam Á (Foreign Policy).

Đó là, quốc gia từng được xem là một con hổ kinh tế của châu Á, nay "đã mất tiếng gầm" (Christian Science Monitor), "từ hổ thành mèo" (Newsweek) với các vụ bê bối về tham nhũng ở mức độ và quy mô lớn chưa từng thấy; nợ xấu của hệ thống ngân hàng tiến tới 10% (gần mức 10,7% của Tây Ban Nha, quốc gia đang vật lộn với khủng hoảng nợ dù có trợ cứu của Liên minh Âu châu); các tập đoàn kinh doanh, xương sống của nền kinh tế thị trường định huớng XHCN, làm ăn thua lỗ nặng và nợ nần kỷ lục, đến hết năm 2011 là 1.229.400 tỷ đồng, tương đương 61 tỷ USD, nhiều hơn nửa GDP, dẫn tới sự sụp đổ của một số là "hầu như không có vẻ cường điệu, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng rất lớn" (Newsweek); nợ nước ngoài tăng gấp đôi trong nhiệm kỳ thủ tướng 2006 -2010 (từ 15,64 tỷ đôla lên 32,5 tỷ đôla), đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) suy giảm, trong bảy tháng đầu năm 2012 chỉ ở mức 8 tỷ đôla, bằng 66,9% so với cùng kì năm 2011; lạm phát trong tháng 11 đang tăng tốc (Bloomberg); và 3.000 văn bản quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền gây ra oan trái, đau khổ chồng chất cho hàng triệu nông dân trên cả nước, làm đảo lộn trật tự đạo đức xã hội; người lương thiện, có công xây dựng nên chế độ bị cướp trắng tay, bị đàn áp dã man, nhiều người bỏ mạng, còn kẻ thực thi pháp luật thì trở thành côn đồ hung hãn, coi dân như kẻ thù.

Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng, Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tại vị còn tránh được bi kịch khủng hoảng lãnh đạo ở thượng tầng kéo dài, có thể đẩy đất nước vào tình cảnh rối loạn hơn, khi đám kiêu binh của ông ta trong ngành an ninh và các khu vực kinh tế chủ chốt quậy tưng bừng trả đòn. Nồi cơm Việt Nam đã bị khê lại thêm nhão nhoét!

Nói cho cùng, như đã phân tích, việc Nguyễn Tấn Dũng không từ chức chẳng mang lại ý nghĩa gì cho sự thay đổi của đất nước. Ông Dũng ra đi sẽ có ông A, B, C... nào đó thay thế. Vẫn nguyên vẹn đó hệ thống độc tài toàn trị lạc hậu và ung thối bởi nạn tham nhũng.

Chừng nào ĐCSVN chưa chưa chấp nhận các thành phần dân tộc khác tham gia quản lý, điều hành một nhà nước dân cử với các tiêu chuẩn dân chủ phổ quát, chừng đó tương lai của Việt Nam vẫn tiếp tục bế tắc.

Việc Nguyễn Tấn Dũng không từ chức có tác dụng làm tăng thêm nhận thức của xã hội rằng, sự độc quyền quyết định sinh mệnh dân tộc của ĐCSVN, chứ không phải bất kỳ cá nhân nào, là vật cản chủ chốt trên con đường đi tới tiến bộ, văn minh và phát triển của dân tộc Việt.

Đã tới lúc chấm dứt mục tiêu đấu tranh nửa vời, sự thoả hiệp cải lương, niềm tin mù quáng, đối với tất cả, không chỉ với những người bất đồng chính kiến, mà cả với công chức có lương tri trong hàng ngũ ĐCSVN. Nếu đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, thì hệ thống chính trị độc quyền, đặc quyền, đặc lợi, không bị kiểm soát của một tổ chức đảng duy nhất, phải được thay thế bằng mô hình chính trị khác, thông qua một cuộc cách mạng quyết liệt, hoặc triệt để lột xác như Ba Lan, hoặc tiệm tiến nhưng dứt khoát như Miến Điện.

Có lẽ những nhận định của tôi giống với sự lạc quan của Jonathan London, giáo sư tại Khoa Nghiên cứu châu Á và quốc tế của Đại học Hồng Kông trên "South China Morning Post" rằng, "bi kịch của Thủ tướng Việt Nam là một dấu hiệu hy vọng của sự thay đổi".

Tuy nhiên, chẳng có sự thay đổi nào xảy ra trong một nhà nước độc tài toàn trị mà chỉ nhờ sự dấn thân của một số cá nhân đơn lẻ, thiếu vắng sự nối kết rộng rãi có tổ chức với quần chúng, trong khi đa số còn lại thụ động cam phận, chờ đợi phép màu xuất hiện.

Ngày 25/11/2012

© 2012 Lê Diễn Đức - RFA Blog

Sửa Hiến pháp chỉ để ngăn cản Nguyễn Tấn Dũng đảo chính?

“…Mục đích của điều 70 là để ngăn cản Nguyễn Tấn Dũng đảo chính nhân danh tổ quốc và nhân dân. Những người viết dự thảo này hy vọng với một hiến pháp đặt Đảng trước tổ quốc và nhân dân như thế không ai còn có thể lôi kéo quân đội đảo chính lật đổ ban lãnh đạo đảng được nữa…”
LTS: Nhân khi quốc hội CSVN cho tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sửa đổi hiến pháp 1992, Bán nguyệt san Tổ Quốc đã phỏng vấn ông Nguyễn Gia Kiểng, Thường Trực Ban Lãnh Đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vốn là tổ chức chính trị Việt Nam đã đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ để xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ đa nguyên khả thi cho Việt Nam trong tương lai. Kết quả của sự cố gắng này là Dự án Chính trị (Cương lĩnh) Thành Công Thế Kỷ 21 đã được THDCDN công bố vào năm 2001. Sau đây là phần trả lời của ông Nguyễn Gia Kiểng.
BNS Tổ Quốc (BNSTQ): Quốc hội CSVN đang cho tổ chức “trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân” về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 do chính quốc hội đã thông qua, vì sao CSVN quyết định xin ý kiến nhân dân lần này và nhất là vào lúc này?
Nguyễn Gia Kiểng(NGK): Lênin, thần tượng và người thày của ĐCSVN và ông Hồ Chí Minh, từng nói rằng chính quyền cộng sản không thể bị trói buộc bởi bất cứ luật pháp nào. Đối với các đảng cộng sản, vì vậy, hiến pháp, luật pháp và các toà án chỉ là dụng cụ đàn áp, họ thay đổi hiến pháp chỉ vì một nhu cầu nào đó của chế độ chứ không phải vì lợi ích dân tộc. "Lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân" chỉ là một khẩu hiệu thông lệ mỗi lần sửa đổi hiến pháp. Họ không cần và cũng không quan tâm đến ý kiến của nhân dân. Họ thay đổi hoặc sửa đổi hiến pháp chỉ để giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra cho chế độ.
BNSTQ: Nước ta đã có đến 4 bản Hiến pháp, được tu sửa nhiều lần trong non 70 năm, tại sao ta có nhiều bản Hiến Pháp trong một lịch sử ngắn ngủi đến thế trong khi có quốc gia chỉ cần một bản Hiến Pháp duy nhất là đã áp dụng hữu hiệu cho hàng trăm năm?
NGK: Như đã nói, ĐCSVN cũng như mọi đảng cộng sản chỉ coi hiến pháp như một dụng cụ để giải quyết những vấn đề nhất thời của đảng. Họ thường đưa vào hiến pháp những vấn đề chỉ có tính giai đoạn của đảng vì vậy khi phải thay đổi chính sách thì họ cũng sửa đổi luôn hiến pháp để thích nghi. ĐCSVN còn quá đáng hơn các đảng cộng sản khác trong quan niệm này, thí dụ như trong lời nói đầu của hiến pháp 1992 họ đề cập đến cả nghị quyết của đại hội VI của đảng. Chính vì thế mà họ phải thay đổi hoặc sửa đổi hiến pháp thường xuyên hơn cả các chế độ cộng sản khác. Cho đến nay đã có năm lần họ thay đổi hoặc sửa đổi hiến pháp. Đây là lần thứ sáu. Mỗi lần ta có thể hiểu lý do bằng cách đọc bản hiến pháp mới.
Hiến pháp 1946 phải có vì chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vừa được thành lập. Nó không thể qui định độc quyền của đảng cộng sản vì lúc đó đảng cộng sản còn yếu và còn cần thỏa hiệp với các đảng phái quốc gia. Ngay sau khi đủ sức mạnh họ đã trở mặt tàn sát các đảng phải quốc gia. Hiến pháp 1959 thay thế hiến pháp 1946 để khẳng định độc quyền của đảng cộng sản và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam. Hiến pháp 1980 được ban hành để huênh hoang khẳng định sự chọn lựa toàn bộ mô hình Liên Xô, thách thức cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Lúc đó họ đã làm chủ cả đất nước, ký hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô, đánh gục được chế độ Pol Pot, chiếm đóng Campuchia và đang có chiến tranh với Trung Quốc. Họ đang say men chiến thắng và tin một cách cuồng nhiệt rằng chủ nghĩa tư bản đang dãy chết, chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng, phong trào cộng sản do Liên Xô lãnh đạo sắp thắng lợi. Năm 1982 tại đại hội V bản điều lệ của ĐCSVN cũng được sửa đổi để coi Trung Quốc là thù địch, các cấp lãnh đạo thân Trung Quốc bị thanh trừng, trong đó có cả Nguyễn Văn Linh tuy có công lớn trong chiến tranh thâu gồm miền Nam nhưng cũng bị loại khỏi bộ chính trị. Thế rồi ban lãnh đạo đảng thức dậy trong kinh hoàng, Liên Xô không thắng mà còn đang trên đà sụp đổ. Cuối năm 1982 Brezhnev chết, Tchernenko, Andropov rồi Gorbachev lên kế vị thú nhận sự phá sản của Liên Xô. Tháng 7/1984 sau khi thua trận Lão Sơn tại biên giới Việt Trung chế độ CSVN đứng trước tình trạng tuyệt vọng, họ hoàn toàn cô lập, bị cả thế giới lên án, Liên Xô thay vì cứu giúp lại khuyên họ nên cầu hòa với Trung Quốc. Họ đã quyết định đầu hàng. Nguyễn Văn Linh, người của Trung Quốc, trở lại bộ chính trị rồi lên làm tổng bí thư để thực hiện chính sách phục tùng Trung Quốc. Tiến trình hàng phục Trung Quốc đã rất nhục nhằn và kéo dài cho tới đại hội 7 năm 1991. Hiến pháp chống Trung Quốc 1980 phải hủy bỏ. Hiến pháp 1992 là hiến pháp đầu hàng Trung Quốc. Việc sửa đổi hiến pháp năm 2001 có mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuẩn bị gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Những sửa đổi quan trọng nhất là ở chế độ kinh tế. Đặc biệt là điều 16 chấp nhận sự hiện diện của các công ty nước ngoài.
BNSTQ: Tại sao tiến trình cầu hòa với Trung Quốc lại kéo dài đến hơn bảy năm?
NGK: Bắc Kinh muốn bắt Hà Nội phải trả giá thật đắt tội đã dám dựa vào Liên Xô để thách thức họ và họ có thể làm như thế vì lúc đó chế độ cộng sản Việt Nam hoàn toàn kiệt quệ và hoàn toàn bị cô lập. Còn gì dễ dàng hơn là đánh một đối thủ đã kiệt quệ và xin hàng? Các sử gia sau này sẽ phải nghiên cứu xem chúng ta đã thực sự mất những gì, nhưng chắc chắn là nhiều lắm. Ngoài Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn còn nhiều vùng khác nữa. Hà Nội cũng đã phải chấp nhận xét lại hiệp ước Vịnh Bắc Bộ nhường hơn 10.000 kilomét vuông hải phận cho TQ. Trường Sa là một hồ sơ cần xem lại. Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa tháng 4 năm 1988 dù Hà Nội đã xin hòa từ bốn năm trước đó. Sau đó không thấy Hà Nội phản kháng gì, và cuộc đàm phán giữa hai bên gia tăng vận tốc rồi đạt tới kết quả là bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Rất có thể giữa hai bên đã có thỏa thuận ngầm để Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Điều này có thể giải thích tại sao Trung Quốc có thể đánh chiếm hết quần đảo Trường Sa mà lại chỉ chiếm một phần và cũng giải thích tại sao Hà Nội không đưa vấn đề Biển Đông ra công pháp quốc tế.
BNSTQ: Như ông nói, mỗi lần cho sửa đổi Hiến pháp, đảng CSVN chỉ muốn giải quyết một số vấn đề nhất định nào đó. Vậy lần này là vấn đề nào?
NGK: Vấn đề lần này theo tôi là tranh chấp nội bộ. Nó có thể tóm gọn trong ba chữ: Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng nắm quân đội và công an trong tay và không phục tùng bộ chính trị, ngược lại đa số ủy viên bộ chính trị cũng muốn cách chức ông Dũng mà không được. Chúng ta đã thấy là hội nghị trung ương 6 đã bế tắc không giải quyết được mâu thuẫn này. Bộ chính trị còn nắm được cơ cấu đảng và có thể sửa đổi hiến pháp, vì thế họ muốn sửa đổi hiến pháp để tước bớt quyền lực nhà nước của ông Dũng trước khi thanh trừng ông. Chúng ta có thể thấy là trong dự thảo sửa đổi hiến pháp được công bố quyền hành của thủ tướng đã bị giảm bớt rất nhiều, thậm chí thủ tướng không còn cả quyền quyết định trong chính phủ nữa vì mọi quyết định của chính phủ đều phải biểu quyết theo đa số. Ngược lại quyền hành của chủ tịch nước được gia tăng đáng kể nhất là quyền trên quân đội và công an, thí dụ như mọi sĩ quan cấp tướng đều phải do chủ tịch nước phong.
 BNSTQ: Tại sao bộ chính trị lại muốn thanh trừng Nguyễn Tấn Dũng?
NGK: Ông Dũng cũng có một số đồng minh trong bộ chính trị nhưng chỉ là một thiểu số, đa số muốn hạ bệ ông. Họ có ít nhất ba lý do một là ông Dũng điều khiển bộ máy Nhà nước bất chấp bộ chính trị và đảng cộng sản, hai là vì những sai lầm của ông Dũng kinh tế Việt Nam đang khủng hoảng lớn và có thể làm chế độ sụp đổ, ba là ông Dũng là một con dê tế thần lý tưởng. Thử tưởng tượng nếu hạ được Nguyễn Tấn Dũng thì đảng cộng sản sẽ có thể trút mọi trách nhiệm cho ông Dũng, xin lỗi đảng viên và nhân dân, và mua cho chế độ thêm một thời gian ân huệ.
BNSTQ: Điều 70 của dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 khẳng định "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam, tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế" ông có nhận xét như thế nào về điều 70 này?
NGK: Điều 70 này của bản dự thảo là để sửa đổi điều 45 của hiến pháp 1992 hiện hành. Trong cùng một câu có tới hai lần Đảng Cộng Sản được đặt lên trên tổ quốc và nhân dân. Điều 45 chỉ nói các lực lượng vũ trang phải trung thành với tổ quốc và nhân dân. Thực là xấc xược, nhưng sự xấc xược này có lý do của nó chứ không phải tình cờ. Nguyễn Tấn Dũng nắm được phần lớn các tướng lãnh trong quân đội và công an vì được sự đỡ đầu của ông Lê Đức Anh. Mục đích của điều 70 là để ngăn cản Nguyễn Tấn Dũng đảo chính nhân danh tổ quốc và nhân dân. Những người viết dự thảo này hy vọng với một hiến pháp đặt Đảng trước tổ quốc và nhân dân như thế không ai còn có thể lôi kéo quân đội đảo chính lật đổ ban lãnh đạo đảng được nữa.
BNSTQ: Như vậy số phận Nguyễn Tấn Dũng coi như đã được bộ chính trị CSVN an bài?
NGK: Không chắc. Đây là một điều vô lý nên không có giá trị. Từ thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên Plato đã nói luật sai không phải là luật. Không ai có bổn phận phải tôn trọng một điều khoản đặt đảng cộng sản lên trên tổ quốc và nhân dân. Ông Dũng càng có thêm lý cớ để đảo chính. Vấn đề chỉ là ông có đủ sức hay không? Trước đây ông Dũng rất mạnh nhưng từ hai năm nay lực lượng của ông đã giảm đi rất nhiều sau những vụ tai tiếng và nhất là vì tình hình kinh tế xã hội Việt Nam xấu đi. Dù sao phản ứng của nhóm ông Dũng cũng vẫn còn là một ẩn số lớn.
BNSTQ: Một bản Hiến Pháp đích thực của dân, do dân và vì dân mà lập thành, để có thể trường tồn với dân tộc phải có những yếu tố nào?
NGK: Hiến pháp là hợp đồng sống chung của một dân tộc. Nó phải vạch ra được một công thức mà mọi người Việt Nam có thể chấp nhận để sống chung và xây dựng một tương lai chung. Nó phải thực sự dân chủ, thực sự tản quyền, phù hợp với cố gắng chuyển hóa Việt nam từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp và dịch vụ đồng thời cho phép thực hiện hoà giải và hòa hợp dân tộc. Ngoài ra với 100 triệu dân trên một diện tích thực sự sinh sống được nhỏ hẹp Việt Nam phải được quan niệm như một thành phố lớn, nghĩa là trật tự và liên đới phải là ưu tư nền tảng của hiến pháp và luật pháp.
BNSTQ: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có 124 điều sửa đổi, 11 điều mới và 11 điều giữ nguyên trong hiến pháp 1992, theo ông có những điều thay đổi quan trọng nào đáng chú ý?
NGK: Điều 4 vẫn còn nhưng thêm câu "Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân". Đây là một mâu thuẫn lớn bởi vì nếu quả nhiên chịu trách nhiệm trước nhân dân thì nhân dân phải có quyền sa thải qua bầu cử. Một điểm đáng lưu ý là điều 6 mới không còn nhắc tới nguyên tắc tâp trung dân chủ nữa. Về chế độ kinh tế, theo điều 54 mới không còn khẳng định sở hữu toàn dân và tập thể là thành phần kinh tế chủ đạo nữa. Nói một cách nôm na kinh tế quốc doanh không còn bắt buộc phải được dành ưu tiên nữa. Một sửa đổi đáng để ý khác là các tòa án không còn được định nghĩa là có nhiệm vụ "bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa", nghĩa là một dụng cụ đàn áp nữa. Nói chung là có những sửa đổi theo chiều hướng cải thiện nhưng quá ít, quá nhỏ và quá chậm.
BNSTQ: Điều 9 trong Hiến pháp sửa đổi, cấp giấy phép cho Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thống lĩnh mọi tổ chức chính trị Việt Nam ngoại trừ đảng CSVN, ông nghĩ sao về sự ngang ngược này?
NGK: Mặt Trận Tổ Quốc chỉ lãnh đạo những người và tổ chức khuất phục chế độ cộng sản. Dưới mắt các tổ chức đối lập dân chủ và tuyệt đại đa số những người dân chủ trong và ngoài nước nó chỉ là một dụng cụ của đảng cộng sản để khống chế xã hội dân sự. Nó không có lý do tồn tại trong một chế độ dân chủ thực sự sau này.
BNSTQ: Điều 26 (sửa đổi, bổ sung điều 69) khẳng định ‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật’ liệu sau lần khẳng định dứt khoát trong dự thảo sửa đổi này những người như Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên… sẽ được CSVN thả tù và xin lỗi?
NGK: Về nội dung điều 26 của dự thảo không khác gì điều 69 hiện nay, nghĩa là qui định những quyền mà chế độ chà đạp trắng trợn, chẳng thà không có còn hợp lý hơn. Các thẩm phán Việt Nam hiện nay cần hiểu một điều, đó là tuân hành lệnh trên không bao giờ có thể biện hộ cho tội ác cả, và điều này càng đúng đối với các thẩm phán, những người có trách nhiệm bảo vệ công lý. Trong những vụ án chính trị kể trên các thẩm phán chỉ đọc những bản án đã được quyết định trước. Đặc biệt trong các vụ án Vi Đức Hồi và Điếu Cày và Tạ Phong Tần chánh án nhìn nhận bị cáo không phạm những điều bị cáo buộc nhưng vẫn đọc những bản án rất nặng. Sau này các nạn nhân và gia đình các tù nhân chính trị hoàn toàn có quyền khởi tố các thẩm phán đã xử những vụ án này về tội đồng lõa với tội ác. Các thẩm phán bị truy tố sẽ không thể viện dẫn lý cớ tuân hành lệnh trên bởi vì trong cả hiến pháp 1992 lẫn bản dự thảo đều ghi rõ ràng rằng thẩm phán chỉ xét xử theo luật pháp và lương tâm.
BNSTQ: Việc nhóm nhân sĩ 72 người yêu cầu công khai kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp 1992 của nhóm đã được ông Phan Trung Lý Trưởng Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 trả lời là không đúng theo Nghị quyết của Quốc hội, theo ông lần này ‘quốc hội’ sẽ lắng nghe và ‘lấy ý kiến’ của nhân dân không?
NGK: Lần này phải nói là về thủ tục ông Phan Trung Lý có lý. Nhóm Kiến nghị 72 đã xin được hưởng một đặc ân và bị từ chối. Kiến nghị 72 đã được sự ủng hộ của hơn 5000 người. Đó là một thành quả lớn có tác động tốt cho tiến trình dân chủ hóa. Ngoài nhóm Kiến nghị 72 nhiều người khác cũng đã lên tiếng. Những phát biểu này đã gây chú ý đến hiến pháp, nghĩa là nền tảng của chế độ chính trị. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã đầu tư nhiều nghiên cứu và suy nghĩ về vấn đề này và đã liên tục đưa ra những đề nghị từ hơn mười năm qua. Chúng tôi chỉ có thể vui mừng vì vấn đề đã trở thành đề tài thời sự.
BNSTQ: Xin cám ơn ông Nguyễn Gia Kiểng đã bỏ thời giờ cho bài phỏng vấn.
Bán Nguyệt San Tổ Quốc

Phải hết sức cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng

Trong lúc này, khi mà tình hình kinh tế nguy ngập, vật giá leo thang, hàng loạt công ty phá sản hoặc hấp hối, các ngân hàng trong tình trạng báo động đỏ vì nợ xấu chồng chất, đa số các nhà đầu tư rời Việt Nam, các vụ bê bối liên tục được phơi bày vì không thể che giấu được nữa, nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị mất uy tín và bị đả kích gay gắt thì cũng là một điều dễ hiểu. Nhiều người cho rằng ông đang gặp khó khăn lớn, thậm chí có thể mất chức. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng phải ủng hộ ông Dũng vì dù sao ông cũng là người đang cố gắng thoát ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc để đến gần với Hoa Kỳ và các nước dân chủ.

Như trong mọi tình huống tranh tối tranh sáng chúng ta cần hết sức cảnh giác.

Việc ông Dũng tham nhũng và bao che tham nhũng là điều mà không ai, dù bênh ông, có thể chối cãi. Bảy năm trước khi lên làm thủ tướng ông đã dõng dạc cam kết sẽ bài trừ tham nhũng và còn tuyên bố sẽ từ chức nếu không đẩy lùi được tham nhũng, nhưng suốt bảy năm qua tham nhũng đã không ngừng gia tăng và gia tăng với một vận tốc chóng mặt. Cũng không ai có thể phủ nhận ông không có khả năng để lãnh đạo một đất nước gần một trăm triệu người với vô số vấn đề phức tạp trong một bối cảnh toàn cầu hóa. Vinashin, Vinaline, EVN chỉ là vài thí dụ. Thành tích nổi bật của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là đã biến Việt Nam thành nước rủi ro nhất trong vùng cho đầu tư mặc dù mới chỉ là một trong những nước nghèo nhất. Trong bất cứ một nước bình thường nào một thủ tướng như ông Dũng chắc chắn đã phải từ chức hoặc bị cách chức từ lâu. Nhưng ông Dũng vẫn còn đó. Không những thế quyền lực của ông còn mạnh lên. Ông nắm được cả quân đội, công an và tài phiệt. Ông lấn áp cả đảng cộng sản. Việt Nam đang chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối bởi cả nhân dân Việt Nam lẫn đa số đảng viên cộng sản.

Có hai loại người bênh Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết, và phần chính, là những người mà quyền lợi và địa vị gắn chặt với ông Dũng. Sau đó là một số ít những người tin rằng ông Dũng đang cố gắng gia tăng quan hệ với các nước dân chủ. Hai loại người này rất khác nhau nhưng sử dụng cùng một lâp luận: nếu ông Dũng bị loại, các thế lực thủ cựu thân Trung Quốc sẽ thắng và Việt Nam sẽ còn lệ thuộc Trung Quốc với tất cả nhục nhằn và mất mát trong một thời gian dài.

Lập luận này dù xuất phát từ thiện chí hay quyền lợi bất chính cũng không thuyết phục. Thời gian bảy năm vừa qua, khi ông Dũng là thủ tướng gần như toàn quyền, cũng là thời gian mà chính quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra khiếp nhược nhất đối với Trung Quốc. Đó cũng là thời gian mà Việt Nam cho Trung Quốc thuê dài hạn nhiều khu rừng có giá trị chiến lược trên thượng nguồn, cho Trung Quốc đấu thầu khai thác mỏ bô-xit ở Tây Nguyên, để hàng lậu Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, và chấp nhận một quan hệ ngoại thương bệnh hoạn trong đó thâm thủng ngoại thương với Trung Quốc bằng tổng số thâm thủng ngoại thương của Việt Nam. Cũng nên nhớ là nếu dự án bô-xit Tây Nguyên sau cùng đã được giảm thiểu thì đó là vì ông Dũng đã phải nhượng bộ những áp lực từ xã hội Việt Nam được sự khuyến khích của những đối thủ của ông Dũng trong ban lãnh đạo cộng sản. Ông Dũng và những người ủng hộ ông có thể biện luận rằng đó là những quyết định tập thể trong đó ông Dũng chỉ có một phần trách nhiệm, nhưng nói như thế là quên rằng ông Dũng có ảnh hưởng lớn nhất thì cũng có trách nhiệm lớn nhất và hơn nữa, trái với một vài người khác trong bộ chính trị, ông Dũng tuyệt đối chưa hề biểu lộ một chống đối nào, thậm chí một sự dè dặt nào trong những chọn lựa này.

Nhưng còn một sự kiện nghiêm trọng khác chứng tỏ một cách rõ rệt ông Dũng không hề có ý định tách khỏi quỹ đạo Trung Quốc và đến gần với các nước dân chủ. Đó là từ ngày ông Dũng trở thành nhân vật quyền lực nhất chính sách đàn áp những người dân chủ đã hung bạo hơn hẳn. Các vụ án chính trị nhiều hơn, các cáo trạng tùy tiện hơn, các phiên tòa trơ trẽn hơn, các bản án nặng gấp ba bốn lần thời gian trước đó. Về điểm này chính ông Dũng chứ không phải ai khác phải chịu trách nhiệm, và nó chứng tỏ một cách dứt khoát rằng ông Dũng không hề chuẩn bị để thắt chặt quan hệ với các nước dân chủ. Một người chuẩn bị để đến gần các nước dân chủ không hành động như thế.

Phải rất cảnh giác. Con người chống dân chủ hung bạo nhất trong các cấp lãnh đạo cộng sản hiện nay là Nguyễn Tấn Dũng. Và nếu chúng ta lý luận rằng đã chống dân chủ tất nhiên phải dựa vào Trung Quốc thì Nguyễn Tấn Dũng cũng chính là người thân Trung Quốc nhất.
(Thông Luận)

Tiền của bà con, ai đang dùng để tiêu?

9-ba-c
Bà con tôi nói ở đây là đồng bào như chữ ông Hồ Chí Minh dùng, tức bao gồm tất cả người Việt Nam, từ người gìa cả đến người trẻ em, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, mang quốc tịch Việt Nam, trong đó có các cháu nhi đồng đang ở tuổi “như búp trên cành” 
“Trẻ em như bút trên cành,
Biết ăn chơi, biết học hành là ngoan- Thơ Hồ Chí Minh
  
Hay như các cụ già được bỏng bảy lụa là:
 “ Sữa đẻ em thơ, lụa tặng già – Thơ Tố Hữu”;
 Như học sinh ở Thanh Hóa phải dùng bẩy bắt chuột để có tí tanh vào dạ dày;
2

như trẻ em trên Điên Biên quanh năm trong bữa ăn chỉ có cơm chan với muối hòa nước suối;
như những người dân ốm đau đến bệnh viện chữa bệnh mà phải nằm la liệt  trong cả gầm giường, vỉa hè, ban công của bệnh viện …để được chữa bệnh;
1

như các mẹ, các gì… ngày ngày đi chợ mà mua bán cứ như bị ai đó móc túi;

như những anh, những bác, nhưng chú xe ôm suốt ngày dong ruổi xe máy trên đường;

như những người nông dân bị mất đất, mất ruộng thành thân phận thất nghiêp;

như những người quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà lương thực không no cái bụng;

bà con ở đây còn là những công nhân, viên chức, lương ba cọc ba đồng trong cơ quan, công trường, xưởng máy, chẳng đủ nuôi thân.

Đất nước đã có gần 70 năm Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa rồi, dân chủ “triệu lần hơn” đã tăng gấp mấy lần triệu rồi? mà bà con vẫn cực khổ vậy?

Có bà con nào trăn trở về điều này không? Tại sao bà con lại lâm vào tình trạng đói khổ này, tiền của của bà con đâu rồi? Hay bà con chỉ dám ngửa mặt lên trời hay lom khom cúi xuống nhìn đất rồi ngậm ngùi than thân, trách phận, cho rằng cái số của mình phải khổ như vậy? chứ biết trách ai?

Không phải như vậy đâu, bà con ơi!

Đất nước Dân chủ và Cộng hòa gần 70 năm trong đó có gần ba mươi năm Đổi mới và dân chủ “triệu lần hơn” nếu nhìn vào tiền nhà nước mình đại diện cho dân mình vay của nước ngoài, nhận viện trợ của nước ngoài, cũng như tài nguyên đất nước được khai thác từ dầu khí ở Biển Đông đến các mỏ quặng khai thác rầm rầm ở mọi vùng miền của đất nước đến “đất vàng”, đất “ bờ xôi, ruộng mật” của bà con  ầm ầm được quy hoạch rồi xây dựng thành khu đô thị này, khu biệt thư kia thì tiền của bà con phải có rủng rinh ở trong túi chứ? Rồi phố phường, làng bản phải có đường đi lối lại phong quang đàng hoàng chứ? “ Búp trên cành” được học hành không phải mất tiền chứ? bệnh viện, dịch vụ vì con người đã phải được cải thiện chứ? Đằng này, có thấy được gì cho bà con lắm đâu. Không những thế, tiền trong túi bà con “trần đời” lúc nào củng rổng, sống cầm hơi đã khó khăn mà còn phải ngày đêm luôn lo lắng phòng thân khi ốm, khi đau, lấy tiền đâu mà chữa trị; rồi con cái học hành, ma chay cưới xin, lấy đâu ra tiền mà chi tiêu?

Tiền của bà con mất đâu cả rồi?
5

Chỉ lướt trên mạng Ba sam vài ba hôm nay thì thấy, tiền của bà con, nó nằm ở đây này:

- Nó nằm ở giá xăng dầu tăng thêm 1.430 đ/ lít trong khi giá dầu của thế giới giảm mà nước mình lại chỉ có tăng ( tăng ngày 28.3).

“Nó nằm ở giá gạo bị các doanh nghiệp mua và chào bán xuất khẩu giảm 5%. Giá gạo giảm như vậy, nó cũng đi ngược lại với xu thế của thế giới:

 “Giá xuất khẩu gạo Việt Nam giảm là đi ngược lại với xu thế chung của thế giới bởi theo thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), quí 1-2013, giá gạo xuất khẩu của thế giới tăng 2% so với cùng kỳ, trong khi đó, VFA, cho biết bình quân giá xuất khẩu gạo quí 1-2013 của Việt Nam đã giảm đến 44,52 đô la Mỹ/tấn – Báo TBKTSG”.

Nó nằm ở đây:

“Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam chiếm hơn 50% thị phần thế giới, nhưng giá trị mang lại không cao so với tiêu xuất khẩu của Ấn Độ, Brazil… và thương hiệu đang ngày càng xấu đi! Ngày càng mất giá”,

trong đó tội đồ là:

 “Cách làm ẩu của nhiều doanh nghiệp, thương lái đang gây mất uy tín của thương hiệu hồ tiêu Việt Nam và cả nông dân sản xuất – Báo Dân Việt”.

 Nó nằm ở đây:

 “Ngày 6.12.2003, ngay sau khi ông Lê Duy Nguyên nghỉ hưu, UBND huyện Quỳnh Lưu đã ký Quyết định số 281, cấp cho ông Nguyên 820ha đất ở vùng thượng nguồn khe Xu, khe Củi giáp Thanh Hóa.

 Trước đó, ngày 11.8.1993, ông Nguyên xin thành lập doanh nghiệp trồng rừng mang tên Lê Duy Nguyên, do vợ ông là bà Nguyễn Thị Hưng đứng tên làm chủ. Như vậy là ông Nguyên đã thành lập doanh nghiệp trồng rừng từ khi chưa có đất rừng – VOV”

 Vị đại biểu này chiếm của người dân tới 820 ha đất rừng..

 Nó nằm ở đây:

 “Trưa 24.4, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46)- Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lê Quốc Cường – Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Q.1, TPHCM.

Ông Cường bị bắt về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ… chiếm đoạt tài sản” với sô tiền hơn 10 tỉ đồng để phục vụ công tác đền bù cho các hộ dân trong một số dự án trên địa bàn. Thế nhưng, với số tiền của Nhà nước này, ông Cường lại mang gửi vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Chợ Lớn, TPHCM.-Báo Pháp Luật TPHCM”.

Thưa bà con, đây mới là số liệu thông kê mà báo chí Việt Nam trong một vài ngày gần đây đăng tải, còn lộn mắt lại nhìn về gần ba mươi năm đổi mới thì số tiền bà con bị mất lên đến con số hàng chục tỷ đô la:

như vụ tham ô tham nhũng ở PU 18 trước đây và Vinashin, Vinaline còn nóng như hiện nay:

“Theo cáo trạng dài 32 trang của Viện KSND tối cao, bị cáo Phạm Thanh Bình cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng”.

Ấy là chưa tính các thương vụ làm ăn:

Vụ mua tàu cả 100 tỷ đồng mà tàu ấy chỉ có giá trị bán với giá bán sắt vụn
4

“Theo tiết lộ của lãnh đạo Vietship, mức giá mua tàu là 70 tỷ đồng, bằng một phần sáu so với giá 420 tỷ đồng Falcon Shipping phải trả (trên sổ sách) khi mua tàu năm 2008. Tính trên tổng trọng lượng rỗng của tàu (11.408 tấn), giá bán như vậy chỉ tương đương khoảng 6 triệu đồng một tấn thép, thấp hơn cả giá sắt vụn ở thời điểm hiện tại (khoảng 8,4 – 8,9 triệu đồng một tấn)
Nó nằm ở đây:
“Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là Tổng công ty 91 mạnh nhất nước. Tuy nhiên, đây lại là Tổng công ty dẫn đầu về số bị can (18 người) trong một đường dây tham ô đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ qua việc thực hiện 2 dự án thuộc loại nhỏ và trung bình, 8 bị can, trong đó có một nguyên Phó tổng giám đốc đã làm thất thoát và chiếm đoạt 54,7 tỷ đồng”
Nó nằm ở đây:
“Theo TTCP, thống kê sơ bộ của 60 tỉnh thành, phố về kết quả kiểm tra việc tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai đã phát hiện khoảng 190.000 trường hợp vi phạm (chủ yếu bán đất trái pháp luật, cấp đất trái thẩm quyền) với tổng diện tích 8.000 ha. (Số liệu năm 2010)
Nó nằm ở đây:
6 TGDB
Thêm chú thích
Vụ thất thoát gần 3000 tỷ ở Agribank và hàng trăm vụ lừa đảo có sự thông đồng của cán bộ ngân hàng để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng.
Nó còn nằm ở hàng trăm vụ đổ bể tín dụng mà tiền tươi, thóc thật của bà con lên cũng lên đến cả ngàn tỷ đồng đã bị người khác ăn cướp trắng trợn để  rồi họ thay mặt bà con, tiêu tiền hộ bà con.
Nó còn nằm ở các biệt thư, vi la của lãnh chúa này, quan chức kia, như nhà thờ họ ở Kiên Giang, biệt thư ở Hưng yên và hàng trăn biệt thư, vi la, cao ốc ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, và ở các thành phố khác nữa.
7

8

Nó còn nằm ở nơi bà con hiện mỗi người phải gánh một khoản nợ công lên đến 742 đô la ( theo tài liệu của Việt Nam, nợ công của Việt Nam là 66,8 tỷ đô la, tương đương 55% GDP), còn theo tính toán của thế giới mỗi bà con phải gánh nợ gấp đôi số nợ này, tức 1.430 đô la ( theo tài liệu của thế giới, nợ công của Việt Nam là 128, 9 tỷ đô la, tương đương 106% GDP – Theo báo Tuổi trẻ ngày 27.4.2013) mà Chính phủ đã đại diện cho bà con vay của nước ngoài để đem về kiến thiết đất nước, mở trường học, làm bệnh viện, cứu nghèo, cứu nạn cho bà con.
Tiền của bà con nằm ở đó cả đấy. Nhưng có điều, nếu bà con muốn nói không với những khoản nợ này hay muốn xin các vị rằng tiền của chúng tôi hãy trả lại cho chúng tôi để chúng tôi tự quyết thì bà con cũng chẳng thể có cách gì để lấy lại nó được.
Thế thì, bà con cứ yên tâm mà chịu đựng đi. Bà con cứ đói khổ mà chịu đựng đi, để rồi đến ngày có kẻ sẽ đè cổ bà con ra để bà con trả nợ thay cho những người vay nợ, nhưng kẻ tham ô, tham nhũng, làm thất thoát tài sản của dân, của nước, tức là của chính bà con.
 Đau! Đau mà chẳng biết làm cách gì cho vợi đau!
Bà Đầm Xòe
(Blog Bà Đầm Xòe) => còn nằm ở đây nữa Bà Đầm Xòe ơi!

Sự thật đằng sau việc điều hành giá vàng?

Cách đây hơn một tháng, báo VNEpress có đăng bài phỏng vấn ông Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Lê Minh Hưng và Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - Lê Hùng Dũng về chủ đề 'Ngân hàng Nhà nước mua bán vàng không vì lợi nhuận'. Lúc đó hai câu trả lời riêng rẽ của ông Lê Hùng Dũng đã khiến tôi ngờ ngợ về mức độ logic của nó.
Trả lời 1:
Trước đây để giữ giá sát với thế giới, chúng ta phải nhập vàng về đáp ứng nhu cầu thị trường. Trung bình mỗi năm Việt Nam phải nhập 30-40 tấn vàng. Nếu tính tạm mỗi tấn vàng 60 triệu USD, số ngoại tệ bỏ ra lên tới 1,8-2,4 tỷ USD, tương đương 37.000-50.000 tỷ đồng. Đây là một lượng tiền quá lớn, có thể gây ra lạm phát cao và làm cho nhiệm vụ kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn và bất khả thi.
Trả lời 2:
Thời gian tới, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường, đồng thời SJC gia công thì nguồn vàng lớn sẽ được bung ra thị trường và đủ lớn thì giá trong nước sẽ về sát thế giới.
Về mặt logic, đây là câu trả lời huề vốn. Câu 1 nêu lên khó khăn của chính phủ trong việc liên thông giá vàng với thế giới, đó là tốn kém lên tới 2,4 tỷ USD. Trong khi đó câu 2 lại trấn an bằng việc nhà nước sẽ can thiệp liên thông giá trong tương lai.
Vậy tóm lại, ý đồ chính thức của của NHNN trong vấn đề này là gì?
Nếu để thực hiện liên thông giá, NHNN không cần phải thực hiện một loạt hành vi rối rắm trong 6 tháng qua mà cứ để mặc thị trường tự do lên xuống như trước đây. Những diễn biến gần đây trên thị trường vàng, từ việc độc quyền kinh doanh, đến cố ý đặt giá chênh lệch so với thế giới, không thể lý giải nỗ lực liên thông giá của NHNN. Giá vàng do NHNN bán ra luôn chênh lệch từ 10 đến 20% giá trị so với giá thế giới.
Có hai cách lý giải:
Một cách chính đạo, có thể đọc lời ông Phó Thống đốc NHNN hôm qua:
Phó Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trước đây, nhiều doanh nghiệp được cấp phép sản xuất vàng, khi thị trường có chênh lệch giữa trong nước và quốc tế thì xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp cần một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu vàng sản xuất vàng miếng, ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá và gây áp lực nên lạm phát. Đây là yếu tố quan trọng để ban hành Nghị định 24. Quản lý chặt chẽ nhập khẩu, sản xuất vàng miếng là yếu tố quan trọng để ổn định thị trường, tỷ giá.
Nguồn
Điều này có nghĩa là từ đây NHNN sẽ chủ đạo việc kinh doanh vàng bằng một giá bằng phẳng, không lướt sóng lên cũng như sóng xuống theo giá thế giới nữa mà giá vàng sẽ ổn định, nhằm mục đích ổn định tỉ giá trong nước. Theo đó, mục đích liên thông giá vàng sẽ bị bỏ rơi, đúng như lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trước đó.
Một cách tà đạo, không thể không suy nghĩ về lời phát biểu của ông Lê Hùng Dũng trước đây và nhìn vào con số 2,4 tỷ USD nhập vàng mỗi năm. Trước đây, công việc nhập vàng nằm trong tay các công ty tư nhân và họ mua vàng quốc tế về và bán với giá chênh lệch chừng 5% so với giá thế giới. Trong khi đó hiện nay toàn bộ con số nhập vàng đó sẽ nằm trong tay nhà nước và mức chênh lệch là chừng 10-20%. Tính ra lợi nhuận chênh lệch bán - mua là khoảng 250-500 triệu USD.


Chênh lệch bán mua này sẽ đi về túi ai? Liệu đây có phải là mục đích ẩn đằng sau ván bài ổn định giá vàng? Câu trả lời chỉ có người trong cuộc mới giải đáp được.
Dù giải thích kiểu gì đi nữa, thì sau phát biểu của ông Thống đốc NHNN cũng như Phó Thống đốc, giá vàng trong nước được hiểu là sẽ KHÔNG BAO GIỜ ngang bằng giá quốc tế. Đó là mục đích của Nghị định 24. Câu hỏi đặt ra cần giải đáp hiện nay là chênh lệch đó sẽ đi về túi ai? Đó mới là vấn đề.
Innova
(Dân luận)

Tin nóng chưa kiểm chứng

Tin chưa kiểm chứng:

...Cách đây ít phút tại Washington DC, người phát ngôn chính phủ Mỹ bà Helen Thu Ha Le đã thông báo chính thức về việc ủng hộ tuyệt đối của Hoa Kỳ với Việt nam trong vấn đề Biển Đông. Đặc biệt bà cũng đã tái khẳng định thái độ , lập trường của Hoa Kỳ đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Việt nam đối với hai quần đảo Trường Sa & Hoàng Sa . Một chi tiết rất quan trọng là bà công khai thông báo chính phủ Hoa kỳ sẽ gửi quân cùng các khí tài quân sự sang Việt nam trong thời gian sớm nhất . Chúng tôi sẽ thông báo chi tiết thông tin tới quý vị trong bản tin chiều.
Đây là quyết định quan trọng của Chính phủ Hoa Kỳ về Việt nam sau khi nước này cam kết thực hiện đầy đủ các công ước Quốc tế về quyền con Người , tự do Tôn giáo , Báo chí ... Thả các tù nhân Lương tâm , Chính trị ... Tất cả các sự kiện biến chuyển mạnh mẽ và tiến bộ này xảy ra sau khi ĐCS có bước đi khôn ngoan & dũng cảm là hủy bỏ Điều 04 trong Hiến pháp 1992 trong thời gian sắp tới.

Phát hiện chấn động: Đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm đến nay ở vùng núi Việt Nam?

Nước Mỹ đang bị sốc trước thông tin cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam John Hartley Robertson, người được cho là đã chết năm 1968, vừa được phát hiện vẫn sống ở vùng núi miền Bắc Việt Nam.
John Hartley Robertson, ảnh chụp năm 1966
John Hartley Robertson, ảnh chụp năm 1966.
Bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim nổi tiếng Michael Jorgensen chính thức công chiếu từ ngày 30/4 tại Mỹ và Canada, nhưng trong những ngày qua đã bắt đầu gây sốc. 
Theo thông tin trên báo chí Mỹ, Canada, nhà làm phim Michael Jorgenson phát hiện cựu binh Robertson, năm nay đã 76 tuổi, đang sống trong một ngôi làng nhỏ ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Robertson sinh tại Alabama, gia nhập lực lượng Mũ nồi xanh Mỹ và máy bay của anh bị bắn rơi tại vùng biên giới Lào năm 1968. Theo nhà làm phim Jorgenson và các đoạn phim rò rỉ với báo chí, cựu binh Robertson do sống quá lâu ở vùng núi Việt Nam nên không thể nói được tiếng Anh, nhưng vẫn nhớ ngày sinh của mình, nhớ tên vợ con mình ở Mỹ. 
Trong phim, cựu binh Robertson cho biết ông bị bộ đội Việt Nam bắt giữ sau khi máy bay rơi, rồi được trả tự do và kết hôn, có con với nữ y tá người Việt đã chăm sóc mình. 
Lính Mỹ trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE
Lính Mỹ trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE.
Chuyện khó tin

Bộ phim tài liệu Unclaimed bắt đầu với câu chuyện một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là Tom Faunce, trong chuyến cứu trợ thiên tai tới Đông Nam Á cách đây nhiều năm (2008) đã tình cờ phát hiện ra Robertson.

Phát biểu trên báo chí Canada, nhà làm phim Jorgenson thừa nhận chính mình cũng hoài nghi khi cựu binh Tom Faunce năm 2012 tìm đến gặp mình và kể câu chuyện tình cờ gặp một cựu binh Mỹ khác tưởng đã chết, nhưng hiện vẫn còn sống ở Việt Nam là Robertson.

Tuy nhiên, nhà làm phim này đã tin sau khi trực tiếp sang Việt Nam để gặp người được cho là cựu binh Robertson và hi vọng có thể giúp Robertson tái ngộ với gia đình mình tại Mỹ.

Nhà làm phim cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, quân đội Mỹ, người thân của cựu binh Robertson tại Mỹ. Tuy nhiên, bằng chứng đáng tin cậy nhất là xét nghiệm DNA với con của Robertson thì vẫn chưa thực hiện được.

Theo cựu binh Tom Faunce, Robertson năm 2010 đã được lấy dấu vân tay tại Đại sứ quán Mỹ, nhưng điều này chưa đủ để chứng minh người này là John Hartley Robertson và cũng không thể bác bỏ.

Bộ phim tài liệu cung cấp những thước phim xúc động về nơi sinh của Robertson, cảnh một người lính Mỹ từng được Robertson huấn luyện năm 1960 vừa gặp lại ông tại Việt Nam và khẳng định đây đích thị là Robertson. Phim cũng chiếu cảnh về cuộc gặp đầy nước mắt giữa người chị gái duy nhất còn sống của Robertson là bà Jean Robertson-Holly, 80 tuổi. Cuộc hội ngộ diễn ra tháng 12/2012.

“Bà Jean nói … ‘Không có thắc mắc nào. Tôi chắc chắn đó là nó trên video, khi tôi ôm ghì đầu nó và nhìn vào mắt nó tôi không còn nghi ngờ gì về việc nó là em trai mình”, đạo diễn Jorgensen kể với báo chí.
Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE
Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE.
Kiểm chứng
Cũng theo đạo diễn việc xét nghiệm DNA giữa Robertson với bà Jean là không cần thiết vì bà khẳng định chắc chắn đó là em trai mình. Việc xét nghiệm DNA của Robertson với vợ và hai con ở Mỹ đã được đề nghị. Vợ con của Robertson đã đồng ý nhưng gần đây lại đột nhiên từ chối. Theo giải thích của nhà làm phim thì do ám ảnh chiến tranh và sự việc trôi qua quá lâu có thể hai con gái của Robertson nhất thời chưa muốn biết về người cha của mình. 
Hugh Tran, sỹ quan cấp cao cảnh sát Mỹ gốc Việt ở Edmonton, đã tháp tùng nhà làm phim Jorgensen và cựu binh Tom Faunce sang Việt Nam gặp cựu binh Robertson để làm phiên dịch. Theo Hugh Tran, cựu binh Robertson nói giọng như một người Việt bản địa, không có dấu hiệu nào của một người Mỹ qua giọng nói. “Để nói với các bạn sự thật, sau khi tôi phỏng vấn ông ấy lần đầu tiên, tôi tin tới 90% rằng ông ấy là cựu binh Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam”, ông Tran chia sẻ. Tuy nhiên, ông Tran thừa nhận mình vẫn còn một chút hoài nghi. 
Theo bộ phim, cựu binh Robertson đang sống ở Việt Nam và không muốn rời đi, ông chỉ có một ước nguyện được gặp gia đình Mỹ một lần trước khi chết.
Báo Tiền Phong sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc xung quanh sự kiện này sau khi có thông tin chính thức từ các nguồn liên quan …
Trí Đường
(Tiền phong)

NS Tô Hải - Xin bớt chửi thằng VTV

Nhật ký mở lại (lần thứ 44)

Ngày 18 tháng 4 năm 2013


Dù rằng mình biết rất rõ cái sự ghét cay ghét đắng của một số không nhỏ người có tí chút văn hóa đối với thằng Vi-Ti-Vi, do cái sự “ăn không nói có” của anh em nhà nó, do việc quanh năm chỉ chạy theo mọi sinh hoạt của mấy anh to để đưa lên sóng cho bà con khắp chốn thâm sơn cùng cốc đều phải biết mặt, biết tên là các vị “thánh sống đất Việt”và ra rả ngợi ca vị nào cũng giỏi cũng tài, đề ra cái gì cũng đúng cũng sáng suốt…
Dù biết rằng Vi-ti-Vi là một nơi lôi kéo sự quan tâm của mọi tầng lớp, đặc biệt là lớp trẻ đương thời vào những thú vui xa rời chính trị, vun đắp cho họ một tinh thần ăn chơi hưởng thụ tối đa, đẩy mạnh tính “ác” trong con người lên hơn là tính “thiện” bằng những thứ “lý tưởng” cực kỳ …phi tính người.
Điển hình là chuyên phát những chương trình đề cao ăn chơi sa đọa, khuyến khích công khai lối sống vì tiền....Đề cao những “tấm gương” tiêu biểu tiêu tiền hơn rác, thay vợ đổi chồng, lấy Tây, lấy Mỹ, có con mà không cần có chồng … như là sự “thành đạt” đáng học tập, cần noi theo qua những chương trình như “Gặp gỡ người nổi tiếng” để nghe họ dạy cho quần chúng cách “sống hiện đại” ngày nay cần phải ra sao?
Đành rằng, về văn hóa thì thành tích nổi bật nhất của họ là: Dùng văn hóa đường phố nước ngoài (pop art) để giết dần mọi hình thức văn hóa nghiêm túc và dân tộc. Thậm chí đến tên của một loạt chương trình cũng không cho người bình thường biết nó là cái giống chi chi …
Nào là “The voice”, “VN’s got talent”, “Next top model”, “Master chef”, ”Project runway”, ”So you think you can dance”….và nhiều nhiều nữa…Đặc biệt là tiền thưởng có khi lên cả tỉ đồng nên ….mọi thứ tài năng “điên khùng kỳ dị” nhất đều mặc sức xảy ra. Cuộc thi trước thì còn làm thí sinh, cuộc thi sau thì đã leo lên làm…. giám khảo. Loạn xạ các thứ, vạch lưng nhau giữa các thứ giám khảo, thí sinh. Làm giám khảo mà một nốt nhạc bẻ làm đôi không biết thì làm sao chấm điểm ca sỹ như từ trên trời rơi xuống! Chưa bao giờ biết nhảy đầm thì giám và khảo luôn nhảy sỹ đã từng 15 năm kiếm ăn bằng nghề…vũ sư!
Còn phim ảnh thì….chương trình phát sóng chủ yếu là phim Tầu, phim Hàn…hoặc phim Việt nhưng từ hình thức đến nội dung thì đều sặc mùi...“không phải Việt!”, Lai Căng, Vong Bản!!!
Tóm lại, nhìn vào các chương trình văn hóa phát trong trong các giờ vàng thì:
KHÔNG CHỈ LÀ LAI CĂNG NỮA mà là 95-99% ĐÃ MANG CẢ TÂM HỒN VÀ HÌNH THỨC NƯỚC NGOÀI rồi!
Nói về “thành tích làm hỏng toàn bộ khiếu thẩm mỹ của con em chúng ta” thì…không ai sánh bằng màn ảnh nhỏ có tên là “thằng ti-vi” với cái ưu thế của nó là vừa nghe lại vừa nhìn và không muốn nó cũng len lỏi vào tận từng giường ngủ của mọi nhà!
xin vào đây để xem một chút đặc sản của VTV3:

http://www.youtube.com/watch?v=DVmcgUitnsU&feature=player_embedded

Chú thích của người post Cilp này trên YouTube (28-08-2010): Không có đối thủ về sự quái đản, kinh dị, dâm ô, kinh tởm, điên khùng, ngông cuồng, hoang tưởng, vô văn hóa, Đại lâm Linh dễ dàng đè bẹp các đối thủ như Thím Hà, Lê Nhũ Như, Phi Như Trâu, những đối thủ đã rất thành công bên đấu trường Thảm Họa Vpop...độc chiếm giải Thảm Họa nhạc Việt 2010. Tất cả các đối thủ của Đại Lâm Linh đều thống nhất tôn nhóm này làm sư phụ về khoản hoang tưởng. Hiện bệnh viện Trâu Quỳ và bệnh viện thần kinh Chợ Quán, Biên hòa đã chính thức lên tiếng không bao giờ dám nhận chữa trị cho Đại lâm Linh!

Cách đây cả 8 năm, trong một Đại Hội Nhạc sỹ Việt Nam, mình đã từng vạch ra những cái nguy hại về việc VTV3 đã “lấy cái dở nhất của thế giới làm cái hay tuyệt đỉnh cho người Việt hôm nay” trong một bản tham luận nảy lửa mang tựa đề “Làm gì để ngăn chặn tình trạng xuống cấp quá trầm trọng trong văn hóa âm nhạc”(*).
Bằng những dẫn chứng cụ thể, mình đã vạch ra mọi tội lỗi lớn nhất là do cái “thằng tivi” nó đã chui vào tận phòng ngủ, phòng ăn của mỗi nhà để phá hoại tâm hồn con em chúng ta bằng những “rác phẩm” dạy con em chúng ta “Yêu một người là dại”, “Dù ngày mai chia tay nhưng hãy cứ yêu nhau đi đêm nay”! hoặc “Tôi cần làm tình mỗi ngày” (nhạc Pháp)….mà chẳng bị hề hấn gì???
Tất cả đều do mình còn quá ư ngây thơ… cụ, cứ mơ tưởng sẽ làm thay đổi được tình hình nhất là khi bản tham luận của mình đã được chính tay các ông Đào Duy Quát, Nguyễn Khoa Điềm tiếp nhận …Nào ngờ….
Mình đã nhầm to, mình đã…đại ngu…ngơ!
Té ra ngay thời đó người ta đã muốn tách chính trị ra khỏi văn nghệ (y hệt hôm nay người ta muốn tách những khiếu kiện đất đai ra khỏi chính trị ??? và đe dọa sẽ “ra tay” với những vụ khiếu kiện có "mầu sắc chính trị")! Nói trắng ra là: Muốn hát gì, múa gì, viết gì, vẽ gì,….đều… Ô Kê! Miễn là không bàn đến…chính trị! Chẳng có văn hóa vô sản, công lông công liếc gì nữa hết! Cũng như muốn kiện, muốn đòi gì thì cứ việc nhưng, cấm được động tới những tử huyệt của đảng-nhà nước như quyền “sở hữu toàn dân” về đất đai, như sự lãnh đạo vô cùng sáng suốt của 14 vị thánh trên tất cả các mặt từ ngân hàng, nhà máy, đồng ruộng, nhà trường, bệnh viện, sân bóng đá đến chỗ chôn xác người!
Và tình hình văn nghệ trên tivi ngày càng suy thoái, càng xuống cấp trầm trọng dù rằng các nhà lý luận, các nhà chuyên môn đã phải gào lên là “điện ảnh đã đi tới… đáy của đáy”...là âm nhạc đã trở thành “đại họa âm nhạc”…! là “nghệ sỹ sao siếc đã đi tới tận cùng của sự trâng tráo, bịp bợm!”
Về bản thân sự ngu lâu của mình đã làm mình vô tình trở thành vật cản cho sự xụp đổ tất yếu của một đường lối lãnh đạo văn hóa…vô lý tưởng, vô lý luận và cũng ….vô học mà mình hằng mong ước!!!
Từ thời kỳ còn bố chú Bình Minh tức Trần Lâm, tức Trần quảng Vận, TƯ ủy viên, làm Chủ Nhiệm Ủy Ban Phát Thanh và VTTH, mình đã rất hăng hái khi được mời lên đối đáp, giải thích về cái chân, thiện, mỹ trong âm nhạc trên sóng với suy nghĩ cũng…”vô chính trị” (!) là: cái chân- thiện -mỹ thì giai cấp nào cũng phải nhìn nhận như nhau!?
Và phải chỉ đến khi bừng tỉnh ra là: Đáng lẽ để cho các bãi phân ngày càng nhiều, mùi xú uế ngày càng lan tỏa rộng khắp để nhân dân phát khiếp phát sợ thấy cần phải dẹp hét! dẹp hết! thì mình lại ra tay góp sức, giọn dẹp một cái xác chết đã tự hủy diệt vì ung thư căn di căn!
Sự “giác ngộ” này, phải nói thẳng ra rằng chính là do mình càng ngày càng bị quan tâm đến đường lối chính trị nhân danh cái chủ nghĩa ngoại lai mà mấy chú lãnh đạo đương thời đang mang ra bắt mọi người thi hành! Nó đã ập vào tận bữa ăn, giấc ngủ của bản thân mình, gia đình mình, cả nước mình! Tất cả đều là DỐI TRÁ, BỊP BỢM, LỪA ĐẢO … Đặc biệt láo khoét là:
ĐƯA CẢ 9O TRIỆU CON NGƯỜI ĐẾN MỘT NƠI VÔ ĐỊNH KHÔNG BAO GIỜ CÓ, XỜ HỜ CHỜ NGỜ!!!
Và ai mà có ý kiến (chứ chưa nói là có tổ chức hoặc hành động) thì lập tức trấn áp không nương tay!
Trong cả một âm mưu lâu dài, trước tinh vi sau trắng trợn, công khai phản dân chủ nhất, toàn dân nhất là những người có đôi chút suy nghĩ đều trông và nghe qua cái gương phản chiếu khổng lồ của đảng-nhà nước Đó chính là cái THẰNG VI-TI-VI!
Mọi cái gọi là chủ trương chính sách, tức là mọi sự lừa đảo, dối trá, mọi “cái bẫy” được đặt ra đều bắt đầu từ đây...Nhưng cũng từ đây, “lộ hàng” ra hết những sự láo khoét, coi thường quần chúng bởi những lời nói, thái độ, cử chỉ của những diễn viên hạng bét đòi đóng vai lãnh tụ chính trị! Những phát ngôn “đại hố”, những nụ cười không đúng lúc, đúng chỗ, những vụ “chỉ đạo” bằng một tờ giấy viết sẵn mà người chỉ đạo chỉ cúi đầu chăm chăm đọc sao cho đúng những gì mấy tên bồi bút đã soạn sẵn,…, những tên tiên sư-giáo sỹ, nhà nọ, nhà kia, được đẩy lên màn hình ba hoa xịt tốc gì rồi cũng chỉ có một câu kết luận: “Không một ai, một tổ chức nào có thể thay thế đảng ta lãnh đạo đất nước này”!
Bằng một thứ giọng đọc kinh đôi khi “ngọng níu ngọng nô” càng ngày càng thêm những “bộ mặt trơ trán bóng ù lì” mới toe, những bộ mặt dày, mặt thớt, mặt …trâu ngựa, mặt “cóc ngóe trở thành người”...thay nhau lên lớp cho các bậc cha chú, các bậc thức giả, thậm chí chửi thẳng các đấng các bậc là “suy thoái” là “lưu manh”, là “cơ hội”!?
Tất cả những điều gì xấu xa nhất đều được cái thằng Vi-ti-vi này nó phơi bầy ra hết dưới sự chỉ đạo của một bộ phận ưu việt nhất nước gọi là Tuyên Huấn Trung Ương gồm 100% đều là “tiến sỹ không cần qua trung học, đại học”, nơi tập trung nhất cái sự “Bị Đái” (tức “đại bí”) về lý luận vì tìm mãi không ra cái mùi thơm của những xác chết đã bị lịch sử chôn vùi gần 2 thập kỷ!
- Đặc biệt gần đây, thằng Ti-vi đã càng ngày càng tỏ ra giọng đàn anh, lớn tiếng, ăn hiếp các thằng em giấy trắng mực đen (có lẽ vì Tổng biên tập các báo lề phải còn lâu mới bén gót được tổng giám đốc trung ương ủy viên Trần Bình Minh?) nên sự mâu thuẫn “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thậm chí lột trần những điều dối trá, bịp dân của nhau ra không thương tiếc, điển hình là VTV cho họp báo ngay về cái tin vịt “Rửa vàng bằng cơ chế” mà báo Thanh Niên đã dám tung ra, gần như ngay sau đó bị bắt buộc báo phải gỡ bỏ bài ngay lập tức (nhưng bà con vẫn dễ dàng lưu lại trên mạng). Không những thế còn yêu cầu, Bộ Công An, Tổng Cục II vào cuộc để điều tra cho lòi ở đâu ra những chuyện động trời, buôn lậu vàng, lãi khủng cả 55 triệu đô này? nếu không phải là có ý đồ “lật đổ”?, “bôi xấu” các anh Dũng, anh Bình!?
Và hôm nay đây, dân giấy trắng mực đen lại phanh phui câu chuyện dối trá động trời: Nợ công bằng mọi thủ đoạn liều lĩnh, đã bị đưa ra trên tivi chỉ là 66,8 tỉ USD, nhưng Sự thật thì theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc và trong nước thì con số đúng ra phải là…129,9 tỉ USD! Mấy tay chuyên lên ti vi nói theo lời "trên" dặn, liệu có tiếp tục truy cứu đến nơi những cái tên Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Bích Hồ, Nguyễn an Hà, Đỗ Hoài Nam,…và các tổng biên tập, nhóm biên tập của các tờ báo viết và giao họ cho ông tiến sỹ đại tướng Bộ Công An điều tra xử lý? Tất cả đều tiến sỹ thứ thiệt đã dám tự tin đưa ra những phủ nhận những con số ru ngủ đồng bào của thằng Vi-ti-vi? Liệu có xảy ra các cú “rơ-ve” tiếp nối?!
Nếu có thì…đồng bào hãy cùng tôi hua ra lớn chúc mừng cái siêu thị hàng dỏm này đã có công:
PHẢN ẢNH CÁI THỰC TẾ BI ĐÁT CỦA BẢN THÂN CÁC ÔNG CHỦ NÓ TRƯỚC NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI:
1-Bằng các lời tuyên bố hùng hồn, hứa hươu, hứa vượn của các vị tể tướng triều đình đến hoàng thượng tối cao trước sau bất nhất, va chạm nhau bôm bốp, vô trách nhiệm hoặc khôi hài đến…để đời…
2-Các con số láo khoét, “từ trên trời rơi xuống” về những thứ như “Gì đị Pi", “Ép đi! Ai?”, “Xi-Pi-Ai“, từ những cái đầu và cái miệng của những con người “nói dối lấy được” xoen xoét với toàn dân, đặc biệt có những cái mặt "u ám mùi ngu dốt", bóng lộn những thịt mỡ do …”ăn nhiều và… vô lo” hoặc gầy teo gầy tóp do “quá lo việc giấu kín của nổi, của chìm, lo cho con em sớm du hí học!
Tất cả đều tự chường mặt ra, có khi cả tháng, cả năm, cả ngày để nghe người dân vạch mặt: Thằng này vừa… thế này! Con kia vừa thế nọ …”! Và không ít người đã thề không xem thằng ti-vi trừ xem đá bóng và “cải lương vở…trước 75”! Thậm chí có người đã lỡ tay “đập vỡ luôn thằng Tivi“ do nó cứ lải nhải mãi những điều khoét sâu vào nỗi đau bất tận “cả nhà tan nát” đã cả 38 năm mà tới nay chết rồi, vẫn bị gọi là bọn “ngụy quân, ngụy quyền”!
Riêng với mình thì:
Sau một thời gian cũng bất hợp tác KHÔNG XEM, KHÔNG NGHE TRỪ ĐÁ BÓNG QUỐC TẾ (**) thì xin thú thật là:
-Độ hai năm nay, mình rất... nghiện cái anh Vi-Ti-Vi (gồm cả một số kênh như HTV, ANTG, TTX News…!
-Chính nhờ bọn này mà mình, nếu có sức để không phải gõ ít phút lại phải nằm nghỉ ít phút, thì mỗi ngày mình có thể viết vài ba entries phản biện chúng nó với đủ các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội…
- Chính nhờ bọn Tivi này mà mỗi ngày mình càng củng cố thêm cái lòng “suy thoái lập trường chính trị tự nguyện” của mình do…. phải chịu đựng cái mùi thối không thể tưởng của nó bốc ra!
Mình coi Vi-Ti-Vi như một cửa hàng “siêu thị khổng lồ chuyên bán đồ dỏm” bằng kính trong suốt. Chỉ đi phía ngoài nhìn vào đã thấy được chủ nhân của nó, không là loại “trưởng giả học làm sang” thì cũng là loại “anh chị gác kiếm chuyển nghề”!
Vào xem tận mắt và nghe những con rô-bốt quảng cáo thì biết ngay là “chúng lừa bịp”, mấy ả tiếp viên thì… không phải sida thời kỳ cuối thì cũng tim la tám tầng!
Và chính cái "cửa hàng khổng lồ chuyên bán đồ dỏm" này ngày càng tự “lộ tẩy” toàn diện! Điển hình là vụ góp ý “sửa đổi hiếp pháp 92” đã phải sáng tạo ra cả nhà sư dỏm, linh mục dỏm, vụ mời những tên béo tròn, béo quay lên ngợi ca sự tiến bộ của dân vùng cao nhờ “xóa đói giảm nghèo” trong khi trẻ em quê lão ta đang thèm bát cơm trắng thay củ sắn, củ mài là lương thực chính quanh năm, ngồi học trong các lều vách xiêu, nóc dột!



Rồi vụ kinh doanh kiếm cả chục, trăm tỷ đồng nhờ cả 8.000 cái lễ hội ba lăng nhăng có giấy phép, và vừa hôm qua đây là vụ đàn Xã tắc …mà cả đống giáo sư tiến sỹ lên đài không ai chịu ai? hoặc nói… nước đôi kiểu nhà sử học nổi tiếng họ Dương, tên…Trung Quốc! 
Người nói “xã tắc” không bằng “phường tắc”, ”quận tắc”, ”thành phố tắc”,…”cả nước tắc”! (!)
Kẻ thì: Làm cầu vượt ở đây là... “đi trên đầu tổ tiên”!!! Còn ba ông chính phủ Hà-Lội thì….đành…câm họng đợi chờ ý trên!
Tóm lại chưa bao giờ mọi thứ nó “bát nháo chi khươn” được thằng Vi-ti-vi phản ảnh tương đối trung thực cho bà con biết để suy ngẫm như hôm nay!
Làm gì đây? là câu hỏi đã nảy sinh trong cả triệu triệu trái tim và bộ óc con dân đất Việt …
Vậy thì với mình, cái thằng Vi-Ti-Vi này, hãy cứ để nó tồn tại cho đến ngày các ông chủ nó tự nguyện...dẹp tiệm, bó giáo quy hàng!
Vi-Ti-Vi ơi! Cứ thối nhiều, thối mạnh vào, thối khắm lên … cho thêm nhiều người vì …sợ hãi em mà muốn em chết sớm đi cho rồi cùng với các ông chủ của các em nhé!
NS. Tô Hải
----------------

(*) - in trong “Tự hào nửa thế kỷ Hội Nhạc Sỹ Việt Nam” …từ trang 681-686

(**) - Ngay đá bóng quốc tế mình cũng sợ luôn mấy ông bình luận viên! Bình luận các pha bóng đang diễn ra trên sân thì ít mà tranh thủ để phô bầy những hiểu biết về bóng đá qua việc truy cập mấy trang web thế giới thì nhiều! Và sợ nhất là các ông trẻ này nói về những chuyện xảy ra thời các ông ấy …chưa ra đời. Sợ nhất là phải nghe các ông ấy “anh hóa” tất cả các tên cầu thủ, các đội bóng Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức một cách ….vô tư! Cho nên mình đã ”xem nhưng không nghe” cả mấy năm nay rồi!
(Blog NS Tô Hải)

Tokyo và Bắc kinh đột ngột căng thẳng

Bắc Kinh điều động gấp 40 chiếc chiến đấu cơ ra Senkaku là vì tình báo Hoa Nam đã "đánh hơi" thấy tàu ngầm và máy bay cảnh báo P3C của hải quân Nhật Bản cũng đang có mặt gần đó để hỗ trợ một đội tàu Nhật Bản.

Su-30 Trung Quốc (hình minh họa)
Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin tờ Sankei Nhật Bản ngày 27/4 đưa tin cho hay, Trung Quốc đã điều động ít nhất 40 chiến đấu cơ tham gia hộ tống 8 chiếc tàu Hải giám nước này đổ bộ ra vùng biển phụ cận nhóm đảo Senkaku hôm 23/4 vừa qua, trong đó có hơn một nửa là Su-27 và Su-30.

Một quan chức chính phủ nói với tờ Sankei rằng động thái này của Bắc Kinh là "liều lĩnh và manh động chưa từng có". Hoạt động của ít nhất 40 chiếc máy bay này được cho là nhằm "phối hợp" với lực lượng Hải giám trên Biển Hoa Đông.

Sở dĩ Bắc Kinh điều động gấp 40 chiếc chiến đấu cơ ra Senkaku là vì tình báo Hoa Nam đã "đánh hơi" thấy tàu ngầm và máy bay cảnh báo P3C của hải quân Nhật Bản cũng đang có mặt gần đó để hỗ trợ một đội tàu Nhật Bản chở theo khoảng 80 nhà hoạt động bảo vệ chủ quyền, điều tra nghề cá ra Senkaku và khoảng 10 tàu Cảnh sát biển hộ tống.

8 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc xông tới Senkaku vào sáng ngày 23/4 và xâm nhập khu vực 12 hải lý xung quanh nhóm đảo này đến tối cùng ngày mới rút khỏi đây. Trước đó có 3 tàu Hải giám đã hoạt động tại vùng biển này.

Sau khi có tin Bắc Kinh điều động 40 máy bay kéo ra Senkaku, Tokyo cũng lập tức lệnh cho biên đội F-15 cất cánh khẩn cấp.

Trước đây, hầu như Trung Quốc thường điều động J-10 trong các tình huống "khẩn cấp" ra Senkaku, nhưng lần này lại chủ yếu là Su-27 và Su-30 có uy lực chiến đấu cao hơn nhiều so với J-10.
(GDVN) 

Liêm sỉ và... xã hội đen

Con người vốn là động lực phát triển, nhưng cũng là... mầm mống tai họa xã hội.

Những ngày này, thế giới vừa chứng kiến một chấn động mạnh của nước Mỹ. Hai anh em nhà Tsarnaev- nghi phạm đánh bom khủng bố tại Boston, kẻ bị chết, kẻ bị bắt và nay mai sẽ phải hầu tòa. Giờ là lúc dư luận lắng xuống bởi những câu hỏi, chuyển từ "kẻ nào" sang"tại sao"? Trước một vụ việc tội ác, động cơ kẻ phạm tội bao giờ cũng được đặt ra.

Còn trước sự suy thịnh, hưng vong của xã tắc, quốc gia, phẩm cách con người bao giờ cũng được đề cập đến.

Những tháng năm thật buồn...

Mới đây, Cổng TTĐT Chính phủ có bài viết của GS. TS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận TƯ mà chủ đề bài viết khiến dư luận giật mình, quan tâm sâu sắc: Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ.

Liêm sỉ, theo Hán Việt từ điển giản yếu (Đào Duy Anh- NXB Văn hóa- Thông tin, 2005) là "liêm khiết, biết điều sỉ nhục", là bản tính trong sạch quyết không làm điều phải xấu hổ. Còn theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (Như Ý- NXB Giáo dục), liêmsỉ là bản chất trong sạch, ko vướng vào điều tủi hổ.

Đương nhiên, đối ngược với liêm sỉ là vô liêm sỉ, là con người ta làm những điều đáng hổ thẹn, nhưng không hề hổ thẹn. Nói theo cách nói của giáo dục, là mất nhân cách, không coi trọng danh dự, không biết hổ thẹn là gì.

Suy ngẫm kỹ, thấy cái chủ đề bài viết Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ là... hơi muộn. Vì liêm sỉ- biết xấu hổ, phải là ý thức, là thái độ sống con người được dạy dỗ từ bé thơ cho đến khi trưởng thành. Không chỉ bằng những tấm gương của các bậc tiền nhân, bằng trang sách, mà còn bằng những câu thành ngữ của trang đời, của cha ông tự ngàn xưa để lại, thâm thúy và thấm thía: Đói cho sạch/ rách cho thơm; Giấy rách phải giữ lấy lề; Thật thà là cha quỷ quái...

Thế nhưng vì sao, bài viết của vị GSTS Hội đồng Lý luận TƯ lại xới lên một vấn đề tưởng chừng như nằm sâu trong ý thức sống của người Việt? Bởi liêm sỉ hiện đang là của quý và hiếm? Hay bởi xã hội hiện đại ngày nay, có những "đồng dao" còn tuyệt vời hơn cả... liêm sỉ: Tiền là Tiên, là Phật/ Là sức bật tuổi trẻ, là sức khỏe tuổi già/ Là đà cho danh vọng/ Là lọng của nịnh thần/ Là cán cân công lý/ Tiền là hết ý...

Mới đây, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, khi "lui về ở ẩn" tại quê nhà, vừa cho ra mắt bài thơ có những câu thơ thấm đẫm nghĩ ngợi với rất nhiều dấu hỏi:

Đất nước những năm thật buồn/ Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt/ Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành/ Như kẻ khát nước qua sa mạc...

...Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành/ Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội/ Có còn bay trong đêm/ Sớm mai còn giữ được màu đỏ?

Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng/ Mong gặp một con cá hanh khác? Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường/ Thấy mọi người nhẹ nhàng vui tươi?

Đặt bài viết của một vị GSTS chuyên làm lý luận, bên cạnh bài thơ của một nhà thơ, liệu có thấy một thông điệp chung nào không, về chủ đề liêm sỉ?

Cũng không phải chỉ có nhà thơ (mà trong ông, có cả nhà thơ vốn sống bằng trực cảm, cũng lại có cả nhà chính trị quá dày dạn chính trường) mới thấy Đất nước những tháng năm thật buồn. Xã hội, người dân, và ngay cả người viết bài này, từ lâu rồi, đã thấy thật buồn. Nỗi buồn của sự day dứt, sự đơn độc của cái tốt, sự... bất lực và cả sự hèn kém.

Trước đó khá lâu, tháng 6/2012, vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng trong cuộc gặp gỡ cử tri quận Ba Đình đã phải buồn rầu: Hiện tượng tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có...

Không buồn sao được, khi những quan chức, cán bộ cốt cán có trách nhiệm lớn trước nhân dân, trước xã hội, nhưng lời nói và hành vi của họ trái ngược "nói zậy,không phải zậy", như tốt/ xấu, trắng/đen, hay/ dở...

Chủ tịch tỉnh miền núi nghèo nhất nhì nước- tham gia vào đường dây mua bán dâm học trò, nhưng lại thao thao bất tuyệt rao giảng đạo đức. Và còn những vị nào nữa...?

Tsarnaev, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tham nhũng, Liêm sỉ. Mỹ
"Hiện tượng tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có...". Ảnh minh họa

Một ông Chủ tịch tỉnh khác, cho đến các vị quan chức cốt cán của tỉnh đó, vừa phải trả lại 25 tỷ đồng trót bỏ túi vì những hành vi, quyết định sai trái, khi lợi dụng chức quyền?

Rồi hàng chục ông quan chức và cán bộ Vinakhủng, làm thất thoát tới 4 tỷ USD tiền vay nợ nước ngoài, đưa Vinakhủng lên thành "biểu tượng" của chính sách "tập đoàn kinh tế thua lỗ"?

Hàng chục "quan chức- đại gia" của ngành ngân hàng bị bắt, bị khởi tố vì lợi dụng và cố ý làm trái quy định của luật pháp, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng an ninh tiền tệ, gây bất ổn chính sách tiền tệ của Nhà nước...

Không buồn sao được trước cái hội chứng gian dối trắng trợn của ngành giáo dục, được xã hội gọi một cách văn vẻ là bệnh thành tích. Trước cái hội chứng ăn tiền của ngành y tế, mà khoảng cách từ chiếc phong bì đến cái khẩu hiệu biến tướng "lương y đang... từ mẫu" lại rất gần.

Hai ngành giáo dục- y tế, vốn là những ngành nhân bản nhất của xã hội- dạy người và trị bệnh cứu người, nhưng "ngành cách" cũng lại đang cần chữa trị, thì người dân, trẻ em Việt sẽ trông vào đâu, để sống và lớn lên có liêm sỉ?

Liêm sỉ không có hình hài, nhưng lại được định tính, định lượng, định hình rất rõ?

Sự thiếu vắng liêm sỉ, xấu hổ thay, có khi trở thành... bình thường, như phẩm cách công chức, mà người ta đã điều tra và tổng kết, có tới 30% số công chức ăn không ngồi rồi, có làm việc cũng như không. Đôi khi, nó còn là hình ảnh quan chức lặc lè, phì nộn khiến người dân thấy bất bình, phản cảm, đặt bên cạnh hình ảnh trẻ em nghèo nhiều vùng còn đói ăn, đói chữ.

Có khi, nó nhức nhối như điều tra xã hội học mới đây: "Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn" (Chủ nhiệm đề tài- ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng- thanh tra Chính phủ), cho thấy thu nhập ngoài lương của 79% cán bộ có chức quyền tăng và đến từ nhiều nguồn. Đặc biệt, có những khoản thu nhập nhạy cảm, dễ liên quan tham nhũng như tiền được chia từ các khoản hoa hồng, quỹ riêng của đơn vị, tiền được biếu, tặng...

Liêm sỉ của người Việt, không còn là hành vi đơn lẻ của cá nhân người đó, mà nó liên quan đến những thăng tiến, phát triển hay họa hại của cả một xã hội, cả một quốc gia.

Người ta còn chưa quên cái chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2012 (CPI) hổ thẹn, xót xa được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố. Ở đó, Việt Nam đứng thứ 123/ 176 quốc gia, vùng lãnh thổ, tụt hẳn 11 bậc so với năm ngoái.

Điểm đáng chú ý, ở những quốc gia "sạch" vào loại nhất, nhì thế giới, như Đan Mạch, Phần Lan và New Zealan đều nhờ có sự công khai, minh bạch hóa thông tin, có những quy định rạch ròi điều chỉnh hành vi các quan chức nắm hệ thống công quyền.

Dù vậy, liêm sỉ con người không chỉ giáo dục bằng giải pháp tự phê bình và phê bình như vị GSTS của Hội đồng Lý luận TƯ đề xuất. Hay như ước mong của nhà thơ: Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má/ Không phải gạt vội vì xấu hổ/ Ngước mắt tin yêu mọi người/ Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta/ Trong khônggian đầy sợ hãi? Bởi nơi thì quá duy ý chí, nơi thì cô đơn và bất lực.

Liêm sỉ của con người chỉ có thể được giáo dục, được nảy nở, hình thành trên một nền tảng thiết chế chính trị- xã hội thay đổi theo hướng văn minh, khoa học và ? bạch hóa, phù hợp quy luật thực tiễn và hội nhập hiện đại. Ở đó, giáo dục tôn trọng cá tính, bản ngã cá nhân và khuyến khích sự sáng tạo của mọi con người. Ở đó, quan chức "nói đi đôi với làm", pháp luật không bị... cầm tay chỉ việc, được thượng tôn. Pháp luật và chỉ pháp luật mà thôi!

Liêm sỉ không chỉ là thuộc tính riêng của cá nhân. Nó còn được hình thành và mang tính cộng đồng sâu sắc trong một xã hội, mà nền tảng Hiến pháp thực sự tiến bộ, mang tầm lịch sử của thời cuộc mới, không phải bằng những khẩu hiệu đầy mỹ từ, mà bằng sự hiến định cụ thể, được dân thừa nhận... Bởi, nói như GSTS Hoàng Chí Bảo, có dân thì có tất cả, mất dân là mất tất cả.

"Đỏ" và "đen"

Chuyện liêm sỉ của một bộ phận không nhỏ quan chức, đảng viênsuy thoái đang là nỗi nhức nhối của xã hội, thì câu chuyện cán bộ chính quyền cơ sở ...bảo kê cho xã hội đen được báo chí khui ra ánh sáng mới đây, khiến cho vấn đề liêm sỉ một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên càng trở nên SOS hơn bao giờ hết.

Khái niệm xã hội đen là cụm từ chỉ một nhóm những kẻ hoạt động tội phạm có tổ chức, hoạt động trong thế giới ngầm, nhưng lại tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Những năm trước đây, người Việt từng biết đến xã hội đen qua những bộ phim nổi tiếng của Italia, của Hồng Kông...

Còn nay, đến người nông dân một nắng hai sương hay những doanh nghiệp làm ăn ở Khoái Châu (Hưng Yên), ở Sài Gòn, bỗng nhiên thấy mình như những diễn viên... bất đắc dĩ trong những "bộ phim" tự phát, mà ở đó, cuộc sống mưu sinh của họ được quyết định không phải bởi lao động của họ, mà bởi những kẻ giang hồ, bởi xã hội đen, rất ngang nhiên, công khai và trắng trợn.

Cái kết cục của "bộ phim" khá có hậu: Đó là gần chục đối tượng đầu sỏ trong băng nhóm tội phạm (khoảng 100 tên) chuyên hoạt động theo kiểu xã hội đen tại địa bàn huyện Khoái Châu vừa bị Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) bắt giữ, cùng với nhiều loại hung khí băng nhóm này chuyên sử dụng để làm ăn.

Tsarnaev, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tham nhũng, Liêm sỉ. Mỹ
Một số tang vật thu được trong vụ án xã hội đen tại Khoái Châu

Cách làm ăn của băng nhóm xã hội đen này cũng không mới: Đó là thâu tóm địa bàn hoạt động, đòi các doanh nghiệp nộp tiền "bảo kê" hàng trăm triệu đồng cho chúng. Bên cạnh đó là các hoạt động phi pháp, manh động như tổ chức cá độ, đánh bạc, cưỡng đoạt tài sản và đòi nợ thuê...

Sự yên ổn làm ăn của các doanh nghiệp, của người dân hóa ra không phụ thuộc vào luật pháp Nhà nước đã quy định, mà phụ thuộc rất lớn vào... luật rừng.

Điều đáng nói, là sự cầu cứu hay tố cáo của các doanh nghiệp ở địa bàn này gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền của huyện đã chỉ gặp sự im lặng là vàng- tiền bạc? Chả lẽ, chính quyền cơ sở huyện Khoái Châu, các ngành chức năng của huyện này, trở thành "cánh tay nối dài" cho băng đảng xã hội đen ngang nhiên quản lý?

Đến mức, nỗi nghi ngờ của người dân, của các doanh nghiệp ở Khoái Châu đã thành tít của một loạt các bài báo "Tội phạm "xã hội đen" lộng hành: Có hay không sự bảo kê? (VTV News, ngày 20/4), Thế lực nào bảo kê cho băng xã hội đen? (LĐ, ngày 23/4).

Còn người nông dân thì bất bình: Bức xúc nhất của người dân hiện nay là ai đứng đằng sau? Ai che chắn, ai bênh vực, ai bị nó khống chế, bịt mồm, dây dợ với nó để cho bọn nó hoạt động công khai?

Ai? Có lẽ chỉ chính quyền huyện Khoái Châu là có thể trả lời chính xác nhất cho người dân, cho dư luận xã hội những câu hỏi đáng hổ thẹn này.

Khi cái "bộ phim" xã hội đen ở Khoái Châu tạm thời... The End,  là lúc hàng loạt câu hỏi cần mở ra.

Vì sao, nói như ông Hồ Sỹ Tiến, Đại tá, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an): Băng nhóm của "Tú khỉ" hoạt động công khai, trắng trợn như thế trong suốt một thời gian dài, người dân ở khu vực đấy rất bức xúc, mà chính quyền cơ sở không biết được?

Vì sao, Trưởng Công an xã Đông Ninh bị nhóm côn đồ chém, viết đơn tố cáo rồi lại phải viết đơn xin rút? Phải chăng, vì ông này một mình...  không chống lại nổi mafia?

Vì sao, kết luận của Thanh tra tỉnh giao UBND huyện Khoái Châu xử lý những cán bộ sai phạm, huyện vẫn "ngâm" cả ba năm trời?

Anh em nhà Tsarnaev đánh bom khủng bố người Mỹ, nước Mỹ đã không còn nơi ẩn nấp. Tiếc thay, băng đảng xã hội đen như của "Tú khỉ" khủng bố tinh thần doanh nghiệp, người dân, lại có nơi trú ẩn? Mới đây lại xảy chuyện côn đồ hành hung người dân xã Đại Thắng (Tiên Lãng- Hải Phòng) xung quanh chuyện đất đai.

Chữ liêm sỉ ở đây, liệu chỉ cần được giáo dục bằng ...rút kinh nghiệm nội bộ, phê và tự phê như thường thấy. Hay cần có các biện pháp xử lý bằng luật pháp nghiêm khắc, mang tính răn đe?

Chợt nhớ bài thơ Đất nước những năm tháng thật buồn.

Như một tiếng kêu bi thương!

Kỳ Duyên
---------------
Tham khảo:
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/621304/79-can-bo-cong-chuc-co-thu-nhap-ngoai-luong-tpp.html
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/99943/xep-hang-tham-nhung--viet-nam-tut-11-bac.html

Thế giới ngầm giang hồ đất Cảng và những cú “thoát hiểm” ngoạn mục

Thế giới ngầm giang hồ đất Cảng và những cú “thoát hiểm” ngoạn mục
Tộ “tích”.
Câu nói “bị điên à!” hay “thần kinh à!” vốn mang tính chất miệt thị với một người nào đó. Chẳng ai muốn bị điên, bị thần kinh. Ấy vậy mà có những kẻ phải bằng mọi cách để có được hồ sơ bệnh án bị bệnh tâm thần. 
Trong giới giang hồ cộm cán, ngoài “chó lửa” (súng), “ong ve” (đàn em) thì nay chúng luôn cố gắng để có một thứ bảo bối phòng thân là hồ sơ bệnh án bị bệnh tâm thần - “bằng điên”.
Điểm mặt những giang hồ có “bằng điên”

Trong giới giang hồ Hải Phòng, Mai Đức Vượng tức Tộ “tích”, SN 1981, trú tại phố Nguyễn Hữu Tuệ, phường Gia Viên, quận Ngô Quyền không hẳn là kẻ có “số má” cao, nhưng lại có sự liều lĩnh, manh động theo kiểu đàn anh Cu Nên – một giang hồ cộm cán một thời ở Hải Phòng. “Khởi nghiệp” từ khi mới 16 tuổi, Tộ “tích” tụ tập một đám đàn em lau nhau bày trò đi cướp. Sau khoảng 2 - 3 năm bươn trải với công việc của những kẻ “giang hồ cấp thấp”, Tộ bắt đầu mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh cầm đồ, cá độ bóng đá và đòi nợ thuê.

Từ sử dụng dao, kiếm Tộ “tích” và đám đàn em dần mua sắm “chó lửa” (súng) để tăng sức mạnh. Đàn em dưới trướng Tộ cũng dần dày dạn qua các cuộc thanh trừng. Uy danh Tộ “tích” ngày càng vươn xa, thu nạp thêm hàng chục “ong ve” (đàn em) mới.

Những năm sau đó, băng nhóm Tộ “tích” ghi tên mình vào “bản đồ” giang hồ đất Cảng bằng một loạt vụ đòi nợ thuê đình đám và bắn, chém dằn mặt đối thủ. Băng nhóm này manh động đến độ sẵn sàng nhả đạn vào đối thủ ngay giữa ban ngày, thậm chí ở ngay khu vực đông người, gần trụ sở công an. Bị lực lượng cảnh sát hình sự Hải Phòng “để mắt”, Tộ cùng đám đàn em “Nam tiến” vào các tỉnh Tây Nguyên rồi vào TPHCM gây thêm nhiều vụ cướp, đâm thuê, chém mướn.

Bị truy bắt gắt gao, Tộ “tích” trốn sang Trung Quốc nhưng từ nước ngoài gã vẫn chỉ đạo đàn em ở VN gây án. Điển hình là vụ bắn anh Nguyễn Chí Kiên, tức Kiên “lợn” ở phố Hai Bà Trưng, quận Lê Chân (Hải Phòng).

Dư Kim Dũng.

Ngày 7.8.2011, Kiên “lợn” đang cùng cả gia đình đang ăn sáng ở đầu ngõ thì xuất hiện mấy thanh niên lạ mặt. Đến cách anh Kiên khoảng 1m, một gã lạnh lùng rút súng nã liên tiếp vào người anh Kiên 5 viên đạn. Anh Kiên bị 4 viên đạn găm vào người nhưng rất may không chết mà chỉ bị giảm 67% sức khỏe.

Sau vụ bắn Kiên “lợn”, vòng vây của lực lượng CA đối với Tộ “tích” ngày càng khép chặt, dù gã đã trốn sang Trung Quốc. Đầu tháng 10.2011, Tộ “tích” bị Interpol Việt Nam phối hợp với Công an Trung Quốc bắt, di lý về Hải Phòng.

Người viết bài này vẫn nhớ tới cuộc đối thoại giữa vị Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Hải Phòng với Tộ “tích” tại phòng hỏi cung của PC45 Hải Phòng. Vị này nói: “Với những tội danh mà cậu đã gây ra, mức án cao nhất đang chờ cậu. Tuy nhiên, pháp luật luôn có sự khoan hồng đối với người hồi tâm, chuyển ý. Nếu cậu tích cực hợp tác, chúng tôi sẽ xem xét các tình tiết giảm nhẹ để cậu có cơ hội cải tạo, làm lại cuộc đời”.  Ngồi trơ như đá, Tộ “tích” chỉ cúi đầu “dạ, vâng”.

Có lẽ vị Thủ trưởng Cơ quan CSĐT nọ đã lầm về khả năng của Tộ “tích”. Hắn cùng một loạt đàn em bị Cơ quan CSĐT (CA Hải Phòng) khởi tố về tội giết người theo khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự. Tuy vậy, sau khi Tộ “tích” bị bắt không lâu, gia đình y đã đến cơ quan công an trưng ra một “lá bùa” đó là hồ sơ bệnh án có tiền sử bệnh động kinh, đã điều trị tại bệnh viện tâm thần 3 lần. Cơ quan CSĐT phải tiến hành trưng cầu giám định và kết quả là Tộ “tích” bị bệnh động kinh di chứng có rối loạn tâm thần, cần phải điều trị lâu dài.

Với kết quả này, ngày 27.7.2012 Tộ “tích” được bàn giao từ trại giam sang Viện pháp y tâm thần Trung ương theo quyết định của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Hải Phòng. Cơ quan CSĐT (CA Hải Phòng) phải tạm đình chỉ điều tra vụ việc và Tộ “tích” trút bỏ áo tù đi điều trị bệnh tâm thần.

Thắng “quán toan”.

Cùng thời điểm với Tộ “tích”, băng nhóm của Đào Duy Tuấn (Tuấn “tượng”), SN 1978 ở phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng (Hải Phòng) cũng tung hoành ngang dọc ở khu vực nội thành Hải Phòng. Một ngày đầu tháng 2.2012, băng nhóm của Tuấn “tượng” mâu thuẫn với băng nhóm của Nguyễn Quốc Huy (tức Hiếu “nhom”) xung quanh việc tranh giành đòi nợ thuê. Khi Hiếu “nhom” cùng gần 10 đàn em đang ngồi ở hiệu cầm đồ của Hiếu, Tuấn “tượng” cùng đám đệ tử xuất hiện tay lăm lăm súng quân dụng, súng hoa cải, dao, kiếm. Quyết tâm dằn mặt đối thủ, cả băng Tuấn “tượng” ào vào truy sát băng Hiếu “nhom”. Những tiếng nổ chát chúa vang lên kèm theo tiếng dao, kiếm loảng xoảng. Hậu quả, băng nhóm Hiếu “nhom” bị đánh tan tác, bản thân Hiếu bị chém nhiều nhát khắp cơ thể, giảm 42% sức lao động.

Sau vụ này, Hiếu “nhom” dùng “văn” báo công an tố cáo Tuấn “tượng” vô cớ hành hung mình, cướp tài sản. Biết thông tin, Tuấn “tượng” chỉ cười khẩy và lệnh bắt Tuấn “tượng” nhanh chóng được CA Hải Phòng triển khai.

Tuy vậy, vào trại tạm giam chẳng được mấy bữa, gia đình Tuấn “tượng” đã viết đơn xin cho Tuấn đi… chữa bệnh kèm theo hồ sơ bệnh án gã này bị bệnh tâm thần. Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng cho biết Đào Duy Tuấn bị bệnh tâm thần, điều trị tại đây từ ngày 9.12.2012. Kết quả giám định pháp y tâm thần của Sở Y tế Hải Phòng cho thấy Tuấn bị bệnh động kinh có rối loạn tâm thần. Bệnh làm giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Với kết quả này Tuấn “tượng” cũng được đưa từ trại giam sang điều trị tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương.

Cùng thời điểm với Tộ “tích”, Tuấn “tượng” thì Thắng “quán toan” - một trùm giang hồ ở khu vực ngoại thành Hải Phòng cũng gây ra một loạt vụ bắn, chém kinh hoàng. Sau khi dùng súng, dao, kiếm “xử” một băng nhóm đối thủ, Thắng “quán toan” bị công an bắt để rồi lại với tấm “bằng điên”, y đã vào điều trị tâm thần tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương.

Các tang vật thu được.

Đi điều trị tâm thần, “tranh thủ” về chỉ đạo gây án


Trùm giang hồ Tộ “tích” được đi điều trị tâm thần từ ngày 27.7.2012 và phải điều trị lâu dài, tới khi khỏi sẽ đưa ra xét xử. Tuy vậy, đầu tháng 12.2012 giới giang hồ đất Cảng lại xôn xao thông tin Tộ “tích” đang hiên ngang xuất hiện ở Hải Phòng. Mọi việc được sáng tỏ khi ngày 13.12.2012 Phòng Cảnh sát hình sự (CA Hải Phòng) khi kiểm tra khách sạn Monte – Carlo ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phát hiện Tộ “tích” cùng một số đàn em đang trú tại đây, thu 1 súng K54 và 5 viên đạn.

Tộ “tích” về Hải Phòng ngay trước thời điểm TAND Hải Phòng xử vụ án gã chỉ đạo đàn em bắn anh Nguyễn Chí Kiên (Kiên “lợn”). Cùng thời điểm này, các cơ quan chức năng nhận được một loạt đơn của gia đình anh Nguyễn Chí Kiên tố cáo Tộ “tích” giả điên và thường xuyên đe dọa gia đình anh này.

Thượng tá Lê Hồng Thắng, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT (CA Hải Phòng) cho biết: “Có nhiều chứng cứ khẳng định Tộ “tích” xuất hiện ở Hải Phòng là để đe dọa, dằn mặt Kiên “lợn” ngay trước ngày xử án vụ anh bị nhóm Tộ “tích” bắn”. Không những thế, về Hải Phòng lần này, Tộ “tích” còn tranh thủ “giải quyết” nhiều công việc. Điển hình như cùng thời điểm trên, tại sàn nhảy Mos Club, Tộ đã hẹn anh Nguyễn Văn Chiến ở phường Trần Nguyên Hãn đến để trả nợ số tiền vay gốc 50 triệu và số tiền lãi là… 100 triệu. Anh Chiến quá sợ nên không dám đến mà nhờ một người tên Lê Đình Dự đến nói chuyện xin được trả phần gốc. Tuy nhiên, Tộ “tích” tuyên bố phải trả cả nếu không sớm muộn anh Chiến cũng bị bắn.

Đối với tên giang hồ Tuấn “tượng”, trong quá trình gã này đang điều trị tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương cũng có nhiều tin đồn về việc gã này trốn viện về Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo gây án. Thượng tá Lê Hồng Thắng cho biết: Ngày 29.3.2013, Phòng PC45 Hải Phòng nhận được đơn của bà Đỗ Thị Thu Hương là mẹ đẻ của Nguyễn Quốc Huy (Hiếu “nhom”) tố cáo Tuấn “tượng” về việc Tuấn giả điên để trốn tránh pháp luật. Trong thời gian chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Tuấn thường xuyên trốn viện về Hải Phòng đe dọa giết bà Hương. CA Hải Phòng đã tiến hành giám sát chặt chẽ hành vi của Tuấn “tượng” tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương.

Không khó để nhận thấy “lá bùa hộ mệnh” – bằng điên hữu hiệu như thế nào đối với những tên giang hồ cộm cán. Những trùm giang hồ gây ra hàng chục vụ bắn, chém kinh hoàng, bị cơ quan CSĐT bắt, khởi tố về các tội như giết người, cố ý gây thương tích… Tuy nhiên, chỉ với một hồ sơ bị bệnh tâm thần đã giúp chúng đàng hoàng trở thành bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện thay vì phải ngồi sau song sắt nhà tù. Từ trong bệnh viện, được chăm sóc, bồi dưỡng với chế độ đặc biệt, chúng thỉnh thoảng lại “xuất viện” ra ngoài điều hành mạng lưới tội phạm. Một kẽ hở pháp luật đã tạo điều kiện cho tội phạm lộng hành.

10 công an giám sát 1 tên giang hồ trong bệnh viện

Ngày 17.4, buồng bệnh của Mai Đức Vượng (Tộ “tích”) tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương sôi động hẳn bởi Tộ “tích” có người nhà đến thăm. Hải sản, thịt gà bày ê hề, 26 “bệnh nhân” vốn là những tên giang hồ cộm cán đang thỏa sức đánh chén. Bên ngoài buồng bệnh, hơn 10 trinh sát hình sự thuộc Phòng PC45 Hải Phòng vừa chia nhau túi cơm hộp vừa căng mắt giám sát hành động của “bệnh nhân” Mai Đức Vượng. Cùng cảnh ngộ với các trinh sát CA Hải Phòng còn một số cảnh sát hình sự của công an các địa phương khác cũng đang chăm chú theo dõi các mục tiêu của mình là một trong số “bệnh nhân”.

Trong khi Tộ “tích” đang liên hoan thì lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương tiến hành hội chẩn và ra thông báo kết luận tình trạng bệnh tâm thần của hắn đã ổn định. Cùng trong ngày 17.4, Cơ quan CSĐT (CA Hải Phòng) ra quyết định phục hồi điều tra, ra lệnh tạm giam đối với Mai Đức Vượng về hành vi giết người, cố ý gây thương tích. Ngay sau khi có lệnh tạm giam, 10 trinh sát của Phòng PC45 Hải Phòng lập tức áp tải Mai Đức Vượng về trại tạm giam CA Hải Phòng, chấm dứt chuỗi ngày thảnh thơi ở viện tâm thần của gã giang hồ Tộ “tích”.

Nói tới việc trùm giang hồ Tộ “tích” bị bắt đi bắt lại nhiều lần, thượng tá Lê Hồng Thắng - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT (CA Hải Phòng) tâm sự: “Việc tên Tộ “tích” có giấy chứng nhận bị tâm thần để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật khiến dư luận bức xúc, nhưng bản thân chúng tôi (lực lượng cảnh sát hình sự - PV) là những người khổ nhất. Rất khó khăn để bắt, di lý được hắn từ Trung Quốc về để khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Tuy nhiên, khi có quyết định của Viện kiểm sát, chúng tôi phải tạm đình chỉ điều tra để hắn đi chữa bệnh.

Tuấn “tượng”.

Trong thời gian hắn chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương lại có thông tin hắn trốn về Hải Phòng tiếp tục gây án, chúng tôi phải cử hàng chục trinh sát truy tìm. Khi bắt được hắn ở khách sạn Monte-Carlo cùng đàn em tàng trữ súng quân dụng, chúng tôi không quản hiểm nguy xông vào bắt. Bắt xong lại phải bàn giao lại cho Viện Pháp y tâm thần Trung ương vì bệnh viện xác định hắn vẫn bị bệnh tâm thần. Lần này bắt Mai Đức Vượng, chúng tôi quyết tâm sẽ đưa hắn ra ánh sáng, chịu trách nhiệm trước những tội ác đã gây ra”.

Với 3 tên tội phạm có “bằng điên” đang điều trị tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương, lực lượng cảnh sát hình sự (CA Hải Phòng) phải cử trinh sát túc trực tại bệnh viện từ mấy tháng nay. Việc phục hồi điều tra, bắt lại Tộ “tích”, Tuấn “tượng” diễn ra thuận lợi, nhưng với Thắng “quán toan” thì ngay trước khi có lệnh bắt lại gã đã trốn khỏi Viện Pháp y tâm thần Trung ương. Lệnh truy nã Thắng “quán toan” lập tức được triển khai và tới ngày 15.4, các trinh sát CA Hải Phòng đã tóm gọn tên này khi hắn đang trốn ở Hà Nội.

Kẽ hở luật “con voi chui lọt lỗ kim”

Những tên tội phạm khét tiếng như Tộ “tích”, Thắng “quán toan”, Tuấn “tượng” trong hồ sơ đã rõ như ban ngày. Tuy nhiên, việc bắt bọn chúng đền tội không phải dễ chỉ vì chúng có “bằng điên”. Thượng tá Lê Hồng Thắng - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT (CA Hải Phòng) cho biết: Để ra được lệnh phục hồi điều tra, bắt giam chúng, các ngành nội chính (công an, viện kiểm sát, tòa án) Hải Phòng đã phải họp đi họp lại rồi tham vấn ý kiến của Trung ương. Cả 3 tên này (cũng như hàng trăm tên giang hồ cộm cán cả nước) đang điều trị bệnh tâm thần. Nếu bệnh viện khẳng định chúng vẫn bị bệnh và cần điều trị thì rất khó bắt.

Giở lại Bộ luật Hình sự áp dụng vào trường hợp cụ thể này, tại Điều 13, Chương 3 nêu: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”. Tới nay cách hiểu về điều khoản này trong luật vẫn còn quá nhiều điểm khác nhau. Theo một chuyên gia về bệnh tâm thần thì bệnh này có rất nhiều dạng khác nhau. Người bình thường cũng có thể mắc bệnh tâm thần khi lo nghĩ về một vấn đề nào đó, thậm chí chỉ cần mất ngủ 2 đêm liên tiếp là có thể mắc bệnh tâm thần.

Sở dĩ những tên giang hồ cộm cán sử dụng “bằng điên” như một công cụ phòng thân hữu hiệu bởi khi đã có tấm “bằng” này thì dù gây tội ác tàn độc nhất, bằng những cách khác nhau chúng đều có thể thoát tội hoặc giảm tội đến mức thấp nhất. Điển hình của những cú thoát hiểm “ngoạn mục” từ “lá bùa bằng điên” tới nay vẫn thuộc về trùm ma túy khét tiếng Dư Kim Dũng (Dũng “tình”), SN 1969 tại phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, ĐKHKTT tại 329 Ngô Gia Tự, quận Hải An (Hải Phòng). Dũng “tình” vào thời điểm trước khi bị bắt (năm 2008) giữ vị trí độc tôn là trùm ma túy lớn nhất cả nước. Tên này cầm đầu đường dây buôn bán, vận chuyển, tàng trữ 88 bánh heroin (tương đương hơn 29kg) cùng hàng loạt tiền án, tiền sự như tàng trữ súng quân dụng, cố ý gây thương tích… Tại phiên tòa sơ thẩm do TAND Hải Phòng xử đã tuyên Dũng “tình” tội tử hình. Tuy vậy, tại phiên phúc thẩm, Dũng “tình” đã thoát chết ngoạn mục khi TAND Tối cao xử hắn tội chung thân.

Phiên tòa này xôn xao dư luận trước quyết định của TANDTC, giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân đối với Dũng “tình”, bởi tình tiết mắc bệnh tâm thần là tình tiết mới chưa được đề cập ở phiên toà sơ thẩm... Tới nay, Dũng “tình” đang yên tâm cải tạo tại trại giam và dư luận đang đặt câu hỏi “biết đâu với sự “cải tạo tốt”, một ngày không xa Dũng “tình” sẽ được đặc xá trở về?

Trở lại vụ bắt 3 trùm giang hồ Tộ “tích”, Tuấn “tượng” và Thắng “quán toan”, thượng tá Lê Hồng Thắng cho rằng tới đây các cơ quan chuyên môn thuộc khối nội chính Trung ương cần có hướng dẫn cụ thể bị bệnh tâm thần như thế nào thì mới không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội ác của mình. Nếu tội phạm mắc bệnh tâm thần thì quy trình, quá trình điều trị bao lâu để chúng không lợi dụng việc này để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Cách làm của Hải Phòng chỉ là biện pháp tình thế, về lâu dài cần có quy định cụ thể, rõ ràng để ngăn chặn tình trạng tội phạm trong cả nước lợi dụng “bằng điên” để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.

Thượng tá Lê Hồng Thắng, Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT (CA Hải Phòng) tâm sự: “Việc tên Tộ “tích” có giấy chứng nhận bị tâm thần để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật khiến dư luận bức xúc nhưng bản thân chúng tôi là những người khổ nhất. Rất khó khăn để bắt, di lý được hắn từ Trung Quốc về để khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Tuy nhiên, khi có quyết định của Viện kiểm sát chúng tôi phải tạm đình chỉ điều tra để hắn đi chữa bệnh. Trong thời gian hắn chữa bệnh tại Viện pháp y tâm thần Trung ương lại có thông tin hắn trốn về Hải Phòng tiếp tục gây án, chúng tôi phải cử hàng chục trinh sát truy tìm. Khi bắt được hắn ở khách sạn Monte-Carlo cùng đàn em tàng trữ súng quân dụng, chúng tôi không quản hiểm nguy xông vào bắt. Bắt xong lại phải bàn giao lại cho Viện pháp y tâm thần Trung ương vì bệnh viện xác định hắn vẫn bị bệnh tâm thần.
Có hay không sự tiếp tay của ngành y tế?

Có hay không sự tiếp tay của các cán bộ ngành y tế mà cụ thể là bệnh viện tâm thần, các trung tâm giám định pháp y tâm thần đối với các “bằng điên” của những tên giang hồ như Dũng “tình”, Tộ “tích”, Tuấn “tượng”, Thắng “quán toan”…? Công an Hải Phòng từ chối đưa ra bình luận vì họ chỉ đưa ra kết luận khi có kết quả điều tra cụ thể. Tuy vậy, dư luận xã hội có quyền đặt câu hỏi nghi ngờ về việc này. Tộ “tích” có hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng điều trị 3 lần và kết quả giám định của Trung tâm Giám định pháp y tâm thần Hải Phòng cũng khẳng định y bị bệnh động kinh di chứng có rối loạn tâm thần. Người viết bài này không dưới 1 lần gặp Tộ “tích” từ khi gã chưa bị bắt và cả khi hắn bị di lý về VN từ Trung Quốc. Kết luận hắn có bị tâm thần hay không là do cơ quan chuyên môn, nhưng đánh giá của một người bình thường thì hắn quá tỉnh táo.

Một kẻ tâm thần mà điều hành được cả mạng lưới buôn ma túy xuyên quốc gia như Dư Kim Dũng. Bị động kinh mà dẫn dắt hàng chục đàn em thanh trừng đối thủ, biết ủ mưu, tính kế thoát thân như Tộ “tích”, Tuấn “tượng”, Thắng “quán toan” thì nhiều người phải ngả mũ cúi chào. Nếu những tên tội phạm trên không vừa khoác áo bệnh nhân, vừa tung hoành bên ngoài gây thêm tội ác thì có lẽ chúng vẫn điều trị lâu dài ở Viện Pháp y tâm thần Trung ương. Những kẽ hở luật cần sớm được bịt lại để tấm “bằng điên” không còn là lá bùa hộ mệnh của tội phạm.



(Lao động) => nguyên nhân của nó là ở bài dưới đây!

Côn đồ lộng hành, chính quyền xã bất lực hay tiếp tay cho côn đồ

Đối tượng đã từng có tiền án tiền sự, sau khi mãn hạn tù lại dùng "cái uy" là mình đã ngồi tù để lộng hành, đe dọa khiến cho nhiều người dân bất bình.

Nguyễn Quang Vinh đang trình bày lại sự việc với PV
Nguyễn Quang Vinh đang trình bày lại sự việc với PV


Người dân địa phương không hiểu tại sao cơ quan công an xã Hà Bình, cũng như CA huyện Hà Trung lại làm ngơ không có biện pháp xử phạt nào khiến người bị hại và nhân dân địa phương bất an.
Theo đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Quang Vinh (SN 1950), trú tại Thôn Ngọc Sơn, xã Hà Bình, huyện Hà Trung, Thanh Hóa cho biết. Vào lúc 13h30 ngày 21/02/2013, thực hiện kế hoạch đi lấy nước để cho nhân dân trong thôn sản xuất vụ chiêm xuân 2013, ông Nguyễn Quang Vinh cùng anh Nguyễn Văn Phú (công an viên của xã) đi thực hiện việc này. Khi ông và anh Phú đi đến cống nước thuộc cánh đồng Chu A thì bất ngờ bị tên Bùi Văn Lâm (SN 1974, là đối tượng đã có tiền án, tiền sự về tội gây mất trật tự công cộng và có biệt danh là Lâm voi) vác một thanh mã tấu sáng loáng dài 1m lao ra hung hăng chửi bới, rồi túm cổ áo ông Vinh. Lâm cầm mã tấu đâm vào bụng ông hai nhát, nhưng rất may, ông Vinh đã gạt được lưỡi dao ra, nên bị thương chảy máu ở tay.
Không chỉ có vậy, tên Lâm (voi) còn dùng mã tấu ghì lên cổ ông Vinh rồi chém, nhưng rất may ông Vinh gạt ra được nên chỉ bị thương nhẹ và chảy máu nên được người dân đưa đi băng bó vết thương tại một nhà dân ở gần đó.
Lúc này, tên Lâm lại hung hăng, tiếp tục lao vào để thanh toán ông Vinh, mặc cho mọi người can ngăn. Khi đó sự việc đang diễn ra, người dân đã gọi điện báo cho cơ quan công an xã. Nhanh chóng có mặt tại hiện trường và chứng kiến cảnh Lâm (voi) đang hung hăng cầm mã tấu lao đến để chém ông Vinh nhưng lực lượng công an viên gần như "bất lực", không có phản ứng gì, chỉ đứng nhìn tên Lâm hung hãn lao vào đòi thanh toán ông Vinh, nhưng rất may khi đó, người dân tới xem đông nên đã kịp thời can ngăn nên ông Vinh được giải thoát và đưa đi bệnh viện khâu vá vết thương.
Ông Bùi Văn Lựa đang trao đổi với PV báo chí.
Khi vết thương dần ổn định, ông Vinh quay lại UBND xã Hà Bình để xem hướng xử lý của ban Công an (CA) xã thế nào? thì không hiểu lý do tại sao tên Lâm đã được cho tha về. Khi ông hỏi ban ban CA xã Hà Bình có lập biên bản xử lý vi phạm hay không thì được ban công an xã nói nó (chỉ tên Lâm) còn đang “nóng lắm” nên không làm được và đã cho về. Bên cạnh đó, ban CA xã Hà Bình cũng không lập biên bản thu giữ vũ khí nóng là chiếc mã tấu đã chém ông Vinh và đến mấy ngày sau vẫn không gọi lên để lập biên bản gì.
Tuy nhiên, khi PV đem sự việc trên trao đổi với ông Bùi Văn Lựa (trưởng công an xã Hà Bình) thì được ông cho hay. Đúng là có sự việc ông Nguyễn Quang Vinh và Bùi Văn Lâm xảy ra va chạm, xô xát với nhau vào đầu giờ của ngày 21/12/2013. Hôm đó, ông Vinh đi tháo nước cho dân cấy, Lâm đi làm về thấy nước bị ngập lúa nên đã xảy ra mâu thuẫn rồi đánh nhau. Khi đó Lâm (voi) đã có men rượu vào nên đã đánh ông Vinh như vậy.
Cũng tại cuộc trao đổi này, ông Lựa cho biết Lâm là một đối tượng đã có tiền án, tiền sự và theo như ông Lựa cho hay về hành vi của Lâm thì đó là hành vi côn đồ, song về mặt gây thương tích thì không đến mức độ nghiêm trọng nên chúng tôi không bắt Lâm cũng như không xử lý vi phạm của Lâm được.
Hiện trường nơi gần nơi tên Lâm đã cầm mã tấu chém ông Vinh
Nếu như theo ông Lựa nói thì việc tên côn đồ có tên Lâm (voi) này phải đâm chết người thì mới đủ điều kiện xử lý vi phạm chăng?. Cũng tại cuộc trao đổi thì PV còn được biết tên Lâm và ông Lựa có mối quan hệ họ hàng với nhau nên có lẽ vì thế tên Lâm này đã được ban CA nể và để tên côn đồ này nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, gây hoang mang cho nhân dân đang sinh sống trên địa bàn.
Mặc cho sự việc đã diễn ra một thời gian khá lâu, song không hiểu vì lý do gì, đến nay phía CA xã Hà Bình vẫn chưa lập biên bản xử phạt hành chính đối với tên Lâm (voi), với lý do mà ông Lựa đưa ra hết sức lãng xẹt rằng; vì hai bên chưa thõa thuận với nhau nên ban CA chúng tôi chưa thể thực hiện việc xử lý vi phạm với Lâm này được.
Rõ ràng hành vi vi phạm của tên Lâm đã rõ song có lẽ vì một mối quan hệ nào đó mà phía CA xã đã không tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm tên Lâm. Quá bức bách với cách làm của CA xã nên ông Vinh đã bất mãn không hợp tác và làm đơn kiến nghị tới các cấp có thẩm quyền cao hơn, nhưng mãi cho đến hôm nay vẫn chưa được giải quyết khiến cho ông và nhân dân vô cùng bức xúc lo sợ trước một tên côn đồ hung hãn đang lộng hành tại vùng quê này.
Trước sự việc trên kính mong các cấp có thẩm quyền của huyện Hà Trung, cần nhanh chóng vào cuộc điều tra làm rõ sai phạm của tên côn đồ Bùi Văn Lâm, nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho ông Vinh và tránh sự bức xúc, lo sợ của người dân trên địa bàn về tên côn đồ có tiền án, tiền sự "cộm cán" có nhiều hành vi trái pháp luật mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, phía cơ quan công an xã và huyện thì làm ngơ như vậy.

(Xã hội)

Bắt hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga

Hoa hậu Quý bà 2009 Trương Thị Tuyết Nga
Hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga

Chiều 27-4, cục điều tra hình sự viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phối hợp cục Cảnh sát điều tra tội phạm về TT-XH (C45), bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt và khám xét nơi ở, nơi làm việc của bà Trương Thị Tuyết Nga về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bà Nga là bác sĩ, giám đốc bệnh viện đa khoa Vũ Anh (Q.Gò Vấp, TP.HCM), hoa hậu quý bà Việt Nam năm 2009.
(Tuổi trẻ) 

Việt Trung bàn hợp tác trên biển

Đảo Pag-asa, tức đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa
Đảo Pag-asa, tức đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát

Việt Nam và Trung Quốc vừa đàm phán vòng ba về hợp tác 'trong các lĩnh vực ít nhạy cảm' trên biển, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Manila chiếm đảo.

Vòng đàm phán giữa các nhóm công tác của hai nước diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 22-24/4, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Các lĩnh vực được coi là "ít nhạy cảm" bao gồm bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển và phòng tránh giảm thiểu thiệt hại thiên tai.

Việc đàm phán này theo đúng chủ trương của lãnh đạo hai nước đối với các chủ đề tồn đọng là giải quyết các vấn đề "dễ trước, khó sau".

Vòng đàm phán thứ tư về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam-Trung Quốc sẽ được tiến hành vào nửa cuối năm 2013 tại Việt Nam.

Tuy nhiên, các bất đồng chính giữa hai bên nhất là về chủ quyền đối với các đảo và vùng biển thuộc Biển Đông hiện vẫn chưa thấy phương hướng tháo gỡ.

Bắc Kinh phản pháo

Trong khi đó hôm thứ Sáu 26/4, Trung Quốc cáo buộc Philippines là tìm cách chiếm đóng "trái phép" một số hòn đảo của Trung Quốc và bác bỏ kêu gọi mang tranh chấp ra tòa quốc tế.

Philippines mới đây đã đệ đơn lên tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc về tranh chấp đảo với Trung Quốc.

Vào thứ Sáu, khi có tin tòa này sẽ cân nhắc lá đơn mà Philippines gửi từ hồi tháng 1/2013, Bắc Kinh phản ứng tức thì và mạnh mẽ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo tuyên bố: "Phía Philippines đang tìm cách lợi dụng vụ này để phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc và tạo lớp sơn luật pháp cho việc xâm chiếm trái phép các đảo và rạn san hô của Trung Quốc".

Trước đây, Bắc Kinh cũng đã đòi Manila phải rút hết tất cả người và quân lính khỏi các đảo tại Trường Sa, sau vụ bãi Hoàng Nham, tức bãi cạn Scarborough.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết: "Trung Quốc luôn luôn cực lực phản đối việc Philippines chiếm đóng trái phép và nay nghiêm khắc tái yêu cầu Philippines rút toàn bộ nhân viên và cơ sở khỏi các đảo của Trung Quốc".

Bộ này cũng khẳng định rằng lập trường của Trung Quốc hoàn toàn không thay đổi.

Căng thẳng Biển Đông cũng là chủ đề nổi bật tại Hội nghị thượng đỉnh Asean tuần rồi tại Brunei.

Cũng hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với báo chí rằng việc khiếu kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế sẽ tiếp tục dù Bắc Kinh muốn hay không.
(BBC)

Mỹ: Chuyển trọng tâm qua châu Á không đe dọa Trung Quốc

Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách Ðông Á David Helvey
Các giới chức Hoa Kỳ tuyên bố chuyển thêm các tài nguyên ngoại giao, thương mại và quân sự qua vùng châu Á Thái Bình Dương không phải một mối đe dọa cho Trung Quốc.

Trung Quốc hồi gần đây đã tăng cường các cuộc thao dượt hải quân mà điều này một phần là để ứng phó với việc chính quyền Obama chuyển trọng tâm các hoạt động ngoại giao và quân sự qua châu Á. Nhưng các giới chức Hoa Kỳ nói rằng việc đó không có ý đối đầu với Trung Quốc mà chỉ nhắm tới mục tiêu duy trì sự ổn định khu vực. Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách Ðông Á David Helvey giải thích:

“Về mặt này, thành quả của việc tái quân bình tùy thuộc vào việc có một quan hệ tích cực và xây dựng với Trung Quốc. Do đó, dứt khoát việc tái cân bằng không phải là vì Trung Quốc. Tuy nhiên, những gì Trung Quốc làm, nhất định có tác động đến cách thức chúng tôi suy nghĩ về khu vực.”

Trước các mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ phải tiếp tục trấn an các đồng minh, theo nhận định của giáo sư trường Ðại học George Mason Janine Davidson:

“Vào lúc căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên hay trong vùng biển Nam Trung Quốc, việc tái khẳng định lời bảo đảm an ninh này có thể ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang gây mất ổn định giữa các nước đang lo lắng trong khu vực.”

Giới chỉ trích cho rằng chính quyền Obama đang xử lý sai trái các mối đe dọa. Sau đây là nhận định của thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio:

“Các đồng minh của chúng ta trong khu vực muốn chúng ta không những nói ra những điều này, mà thực sự còn có thể làm một cái gì đó về các cam kết an ninh như thế.”

Vì có những đòi hỏi chồng chéo nhau về quyền khai thác các nguồn lợi béo bở về dầu khí và ngư nghiệp trong vùng biển Nam Trung Quốc, đây là một vấn đề quản lý các nguồn tài nguyên, theo lời Quyền Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Ðông Á Joseph Yun.

“Không có các giải pháp. Không ai chịu từ bỏ các đòi hỏi chủ quyền. Do đó vấn đề thực sự là chúng ta phải  xử lý như thế nào? Một trong những mô hình quản lý là thông qua việc cùng sử dụng, cùng khai thác, và cùng thỏa thuận.”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã tìm cách xử lý một phần công cuộc hợp tác đó và trấn an các giới chức Trung Quốc, trong đó có tân thủ tướng Lý Khắc Cường.  Ông Lý phát biểu như sau:

“Các lợi ích chung của chúng ta cao hơn rất nhiều những vụ tranh chấp của chúng ta. Trong tư cách các nước lớn, chúng ta có trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”

Nhưng chính vì Trung Quốc mà gần như tất cả các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực đều muốn có sự hợp tác an ninh lớn hơn, theo ý kiến của giáo sư Michael Green thuộc trường Ðại học Georgetown.

“Nhiều nước trong số này giao thương với Trung Quốc nhiều hơn là với chúng ta - kể cả Nhật Bản, Triều Tiên, Australia – là ba đồng minh quan trọng nhất của chúng ta – do đó không hề có nước nào muốn ở vào vị thế mà họ phải chọn giữa Washington và Bắc Kinh.”

Giáo sư Green tin rằng Bắc Kinh nay nhìn thấy các hành động của chính mình là một phần của lý do vì sao các lân quốc muốn có sự can dự nhiều hơn của Hoa Kỳ.

“Phía Trung Quốc sẽ tiếp tục lập luận rằng đó là vấn đề kiềm chế, nhưng tôi cho rằng họ đã rút ra bài học. Họ tự gây thương tích cho mình, một cú sút vào lưới nhà trong năm 2010, bằng cách đẩy các nước láng giềng của họ gần hơn về phía chúng ta.

Washington cho hay Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một cường quốc Thái Bình Dương có cam kết hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề khu vực như Bắc Triều Tiên và về các mục tiêu rộng lớn hơn như ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran.
(VOA)

Nhà báo Lê Phương Dung - Không thể biến Đất Tổ linh thiêng thành nơi hành nghề mê tín dị đoan

Nhà báo Lê Phương Dung
Lễ cúng của ông Nguyễn Minh Thông ở nơi Đất Tổ linh thiêng, thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, dù được phép của chính quyền địa phương hay không? Thì cũng là một hình thức hành nghề mê tín dị đoan, được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi hành nghề mê tín, dị đoan, nhất lại là ở nơi tín ngưỡng tâm linh, trong tâm thức của những người con dân đất Việt, từ bao đời nay, Hùng Vương là vị vua Thuỷ tổ dựng nước, là tổ tiên của cả cộng đồng người Việt.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được tôn là tín ngưỡng phổ quát trong hệ chuẩn văn hoá Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không những có mặt ở hầu khắp các địa phương trên toàn cõi Việt Nam, mà còn có mặt trên toàn thế giới, ở những nơi có cộng đồng dân cư người Việt sinh sống và tụ cư. Đó chính là tín ngưỡng " tộc bái " của người Việt, vì thờ cúng Hùng Vương gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, là một tín ngưỡng thuộc dòng bản địa, có sự giao thoa, hoà đồng của văn hoá Phật giáo và Nho giáo. Bởi vậy, không một cá nhân nào ( dù kẻ đó là ai? ), được phép đến đây cúng bái kiểu tà đạo, hay mang " tính chất phù thuỷ " như trong bài viết đã nêu. Theo điều 247 của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ xung ngày 19/06/2009, thì ông Thông đã vi phạm về tội hành nghề mê tín, dị đoan, cụ thể như sau:


Các hình ảnh trên cho thấy một lễ cúng mang tính chất phù thủy rất rùng rợn ở Đền Thủy tổ thuộc Khu di tích đền Hùng.
* Tội hành nghề mê tín, dị đoan được cấu thành do lỗi của người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 247: người phạm tội có thể bị phạt tiền từ ba triệu đến ba mươi triệu đồng. Cũng theo khoản 2: phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Ở đây tôi muốn nói rõ, tuy chưa có hậu quả thiệt hại về người, nhưng hành vi về các cuộc " cúng bái quàng xiên và rùng rợn ", ràng ràng là một hành vi đặc biệt nghiêm trọng, đã khiến cho " dư luận xôn xao bàn luận trong hoang mang ", nhiều báo chí trong nước đã bắt đầu lên tiếng, yêu cầu tỉnh Phú thọ và BQL Di tích Đền Hùng phải làm sáng tỏ vụ việc.
Thiết nghĩ, việc này không chỉ của một cá nhân tỉnh Phú Thọ, mà của toàn dân, và khi Đền Hùng đã được UNESCO bỏ phiếu trong kỳ họp lần thứ 7 ngày 06/12/2012 tại Paris ( Pháp ), với số phiếu tuyệt đối 24/24, chính thức công nhân Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, cho thấy thế giới thừa nhận và đánh giá rất cao đời sống tâm linh của người Việt, thì việc " cúng lễ ma quái " của ông Thông cần được các cấp vào cuộc, điều tra, làm rõ sử lý thật nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trân trọng đề nghị.
Nhà báo Lê Phương Dung
Ban Thư ký - Biên Tập
TC.CÔNG THƯƠNG VN.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nên chủ động đối thoại với "Kẻ lười biếng"

Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nên chủ động đối thoại với "Kẻ lười biếng" và cuộc đối thoại đó nên được ghi hình lại và phát chiếu cho mọi người xem...
Trong clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng”, trước ý kiến trái chiều từ phía dư luận, Nhà phê bình (NPB) Phạm Xuân Nguyên cho biết: Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ công tác Học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát biểu trên báo Vietnamnet: "Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu tốt hơn em có thể viết thư cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Bộ luôn sẵn sàng lắng nghe và phúc đáp. Em cũng có thể trao đổi với giáo viên để có cái nhìn thấu đáo và toàn diện hơn”. 

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Tại sao lại cứ phải xin phép? Tại sao cứ phải viết thư lên? Chính lối tư duy kiểu đó là đối tượng clip này nói đến. Chính lối tư duy làm giáo dục như thế mới đẻ ra nền giáo dục tệ hại như thế này. Mà em học sinh có viết thư thì được gì? Thử hỏi hai bức thư của nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, gửi cho ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo về tiền trợ cấp cho học sinh miền núi có được hồi âm đâu, ngay cả khi thư đã được công khai trên mạng”.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nên xem clip này và mời em học sinh đó đối thoại thẳng thắn, công khai, không phải với tư cách thầy trò mà là những người bình đẳng. 

NPB Phạm Xuân Nguyên đã chỉ ra thực tế: Tại nước Mỹ, khi có học sinh viết thư cho tổng thống, người đứng đầu Nhà Trắng đã mời em đối thoại. Học sinh ở đây không phải nói với tư cách là một học trò mà là một chủ thể. Đối chiếu với nền giáo dục Việt Nam, NPB Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh: “Trong nền giáo dục hiện nay đôi lúc chúng ta quên đi chủ thể, chúng ta nhìn học sinh là người ở dưới, người chịu sự quản lý, chi phối mà không nhìn họ như một con người, đối xử với họ như con người”.

Chính vì vậy, NPB Phạm Xuân Nguyên đưa ra một gợi ý: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nên xem clip này và mời em học sinh đó đối thoại thẳng thắn, công khai, không phải với tư cách thầy trò mà là những người bình đẳng. Học sinh trong clip đã 18 tuổi, là con người độc lập, chịu trách nhiệm với những điều mình suy nghĩ, sẽ sẵn sàng chấp nhận những phản biện, những ý kiến trao đổi lại. 

NPB Phạm Xuân Nguyên tin rằng: Bằng vào những điều đã nghe và thấy trong clip, em học sinh có đủ năng lực suy nghĩ, biện luận, tranh luận cùng người đứng đầu ngành giáo dục, và cuộc đối thoại sẽ thú vị, hấp dẫn. 

Theo NPB Phạm Xuân Nguyên, cuộc đối thoại đó nên được ghi hình lại và phát chiếu cho mọi người xem, như thế sẽ rất bổ ích. 

“Bộ Giáo dục nắm trong tay một đội ngũ hùng hậu hãy thử làm một clip phản lại clip này xem sao. Bộ trưởng cũng đừng nói chung chung, cái gì cũng đúng mà không đúng cái gì cả, hãy nên nói thẳng”, đó là những điều NPB Phạm Xuân Nguyên mong muốn.

Theo NPB Phạm Xuân Nguyên, làm được điều này sẽ có tác dụng tích cực trong giáo dục. Đó là cách nhanh và hiệu quả nhất để đông đảo các thầy cô và học sinh trên cả nước sẽ có lại lòng tin vào những người làm giáo dục từ cấp cao nhất của ngành, sẽ thấy được chia sẻ và tin tưởng, sẽ hiểu thêm nhiều khó khăn, thách thức của nghề, từ đó sẽ có thêm sức mạnh và nghị lực để cùng lãnh đạo Bộ và đồng nghiệp tận tâm hơn với công việc trồng người. Cơ quan Bộ và Bộ trưởng bỏ qua việc này là có lỗi với học sinh và để mất một cơ hội cải tiến giáo dục.

Điều khiến NPB Phạm Xuân Nguyên thích trong clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” là phát biểu của học sinh không sa vào vụ việc vụn vặt mà mang tính khái quát chung cho học trò trong 12 năm đi học (học trò từ Mù Cang Chải đến Cà Mau cũng đều như thế).

NPB Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Em đã làm clip rất nghiêm túc, từ lời nói, trang phục đến hình ảnh minh họa trực quan. Điều này chứng tỏ em đã có quá trình suy ngẫm và thực hiện ý định của mình rất tốt”.

Từ đây, NPB Phạm Xuân Nguyên cho rằng: Tôi nghĩ rằng chúng ta phải cảm ơn thời đại Internet đã chia sẻ clip này tới tất cả mọi người. Bản thân clip này đã là một gợi ý cho việc làm thế nào để phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhà trường. Trong giáo dục có thể nhân rộng việc làm clip chiếu cho học trò xem, sẽ có tác dụng lớn. Tôi nhận thấy đã có nhiều nhà giáo dục đồng tình cùng em.

Thông qua clip này, NPB Phạm Xuân Nguyên muốn nhắn nhủ tới các học sinh khác: “Từ trường hợp này các em cũng phải có một lộ trình riêng biệt. Cách giáo dục của nhà trường làm các em thụ động nhưng các em không được bị động. Các em phải bản lĩnh, tôi tin rằng không chỉ có mình cậu học sinh nghĩ và nói được như trong clip. Tôi tin rằng học sinh thời nay có trí lực, các em được sống ở một thời đại thông tin, một thời đại nhiều phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho các em, tạo điều kiện cho các em nói. Điều quan trọng là các em có muốn nói và có dám nói không?”
(GDVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét