Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Bài viết đáng chú ý - Kỷ niệm 30-4

Chống “ngoại xâm” bằng “ngoại nhân”

(Cách nay 38 năm, chiến tranh Việt Nam kết thúc với chiến thắng thuộc về những người Cộng sản)
Cuộc chiến kéo dài 21 năm, do những người Cộng sản miền Bắc tiến hành, được cho là cuộc chiến “chống giặc ngoại xâm”, dần dần cho thấy, thực chất đây không phải là mục đích của cuộc chiến.
Câu hỏi được đặt ra, vì sao những người cộng sản chiến thắng? Ngoài những sai lầm của chính quyền miền Nam và đồng minh Hoa Kỳ mà giới phân tích đã nêu ra từ trước tới nay, còn có nguyên nhân nào khác?

000_APP2000051812935-305.jpg
Tàu hải quân HQ-504 đến cảng Vũng Tàu, miền Nam Việt Nam chở người tị nạn tại biến cố 30/4/1975 - AFP photo
Đánh tráo mục đích cuộc chiến
Cuộc chiến Bắc – Nam được những người Cộng sản gọi là chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, “giải phóng dân tộc”, nhưng gần đây, qua các tài liệu mới được giải mật, ai cũng có thể thấy, về thực chất, đó chỉ là cuộc chiến của những người Cộng sản, muốn biến Việt Nam thành một quốc gia Xã hội Chủ nghĩa.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, khi phát động cái gọi là cuộc chiến “chống ngoại xâm”, những người lãnh đạo Cộng sản đều hiểu rằng, sự hiện diện của người Mỹ ở miền Nam chỉ nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản, chứ hoàn toàn không phải để chiếm miền Nam làm thuộc địa như những gì mà họ tuyên truyền.
Có thể dùng chính các ý kiến của ông Hồ Chí Minh để dẫn chứng về việc giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiểu một cách tường tận tại sao người Mỹ có mặt và hỗ trợ chính quyền miền Nam Việt Nam.
Ngay từ năm 1944, ông Hồ Chí Minh đã từng hợp tác với Sở Hành động Chiến lược (OSS) và Sở Thông tin Chiến tranh (OWI) của Hoa Kỳ, và phía Mỹ đã từng giúp quân du kích Việt Minh chống lại Nhật.
Qua các tuyên bố của chính phủ Mỹ, lãnh đạo miền Bắc, Việt Nam hiểu rất rõ Hoa Kỳ không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Sách “Hồ Chí Minh Toàn tập”, tại trang 90, tập 4, đã đăng bài trả lời báo chí về các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman, liên quan đến các nước Đông Nam Á, ngày 2 tháng 11 năm 1945, ông Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Điểm thứ nhất ‘Hoa Kỳ không nghĩ tới một sự mở mang bờ cõi nào vì những mục đích ích kỷ’. Về điều này từ trước đến nay dân tộc Việt Nam đã hiểu rõ chính sách quang minh của Mỹ, nhất là từ ngày Mỹ thừa nhận Phi Luật Tân độc lập, thì dân VN càng tin tưởng chính sách rộng rãi của Mỹ”.
Không những ông Hồ Chí Minh hiểu rõ điều đó, mà chính ông Hồ Chí Minh đã từng xác nhận rằng, Hoa Kỳ luôn bênh vực cho tự do, độc lập của các dân tộc khác trong khu vực. Báo Cứu quốc, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh, hôm 31 tháng 12 năm 1945 có đăng bài “Thế giới với Việt Nam”, trong đó ông Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta không thể quên nước bạn của chúng ta là nước Mỹ, một nước dân chủ bao giờ cũng bênh vực sự tự do, độc lập cho các dân tộc nhỏ yếu. Thấy bọn thực dân Pháp và Hà Lan đang hoành hành ở miền Nam, Á châu, Tổng thống Tơruman (Truman) lên tiếng cảnh cáo bằng lời tuyên bố trong ngày Hải quân ở Nữu Ước: 'Tất cả các dân tộc đã bị vũ lực đè nén đều được giải phóng nếu sự thay đổi ấy thích hợp với quyền lợi của họ. Tất cả các dân tộc đều được tự trị lấy xứ sở mình. Họ phải có một chính phủ tự trị của họ’.”
Sau khi hiệp định Geneva được ký, nhận ra Việt Nam xung phong làm tiền đồn của khối Cộng sản ở Đông Nam Á, quyết tâm giúp Liên Xô truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản trong khu vực, Hoa Kỳ mới hỗ trợ cho chính phủ miền Nam Việt Nam, chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản trên toàn Việt Nam.
Tuy hiểu rõ lập trường của Mỹ trong vấn đề hỗ trợ miền Nam, thế nhưng, lúc phát động chiến tranh, giới lãnh đạo Cộng sản vẫn đánh tráo mục đích cuộc chiến. Trong tuyên truyền, họ bảo: "Mỹ là một tân đế quốc, can thiệp vào miền Nam để biến miền Nam thành thuộc địa, một căn cứ quân sự của Mỹ”, và kêu gọi toàn dân đứng lên “giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ”.
Chính lối tuyên truyền đó đã kích động hàng triệu người Việt không tiếc máu xương, không ngại hy sinh mạng sống của mình, bởi họ tin rằng, cần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Hàng triệu người đó không hề biết rằng, họ đã chiến đấu và hy sinh cho sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản, nay đã bị phá sản gần như trên toàn thế giới.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sỹ Phu – một trong những người  sống cùng thời với hàng triệu người chấp nhận hy sinh để Việt Nam trở thành một quốc gia Cộng sản – nhận định: “Chủ nghĩa Cộng sản đã lẻn vào Việt Nam qua cổng chống ngoại xâm, chứ nó không vào theo cổng chính của đất nước, thông qua vọng gác của trí tuệ. Cho nên giới khoa học, tức là giới tinh hoa của đất nước, từ trước tới nay không đủ năng lực để rà soát chủ nghĩa đó về mặt trí tuệ. Trái lại nó đã bị chủ nghĩa đó lôi cuốn, biến thành kẻ tòng phạm đắc lực”.
Dùng “ngoại nhân” để chống “ngoại xâm”
Tuy là phía phát động cuộc chiến “chống ngoại xâm”, thế nhưng giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã bí mật cho phép rất nhiều “ngoại nhân” từ Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Cộng sản khác đến Việt Nam tham chiến, chống lại đồng bào của mình. Hàng loạt tài liệu mới được giải mật trong thời gian vừa qua cho thấy, tuy giới lãnh đạo Cộng sản miền Bắc lên án kịch liệt về sự hiện diện của lính Mỹ ở miền Nam, nhưng ngay tại miền Bắc, luôn có rất nhiều lính Liên Xô, Trung Quốc.
Sử gia Dan Ford dựa trên một số tài liệu, cho biết, ngoài 320.000 người Trung Quốc có mặt ở Việt Nam mà các nhà sử học nhắc tới, có khoảng 22.000 người Liên Xô đã từng phục vụ ở Việt Nam với vai trò cố vấn và tham gia lực lượng phòng không, không quân. Sự hiện diện của những người lính Liên Xô này đã bị cả giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam lẫn giới lãnh đạo Cộng sản Liên Xô phủ nhận cho đến khi chế độ cộng sản ở Liên Xô sụp đổ.
Năm 2008, Đài truyền hình Nga, Russia Today, cho biết, đã có hàng ngàn binh lính Liên Xô tham gia chiến đấu tại miền Bắc Việt Nam. Ông Nikolay Kolesnik, một cựu chiến binh Liên Xô đã từng chiến đấu ở miền Bắc Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi chính thức được mọi người biết đến như là một nhóm chuyên gia quân sự. Người chỉ huy đơn giản được gọi là chuyên gia cao cấp. Như vậy, về mặt kỹ thuật, không có đơn vị Liên Xô nào tại Việt Nam. Điều duy nhất chúng tôi biết rằng chúng tôi là dân Liên Xô, binh lính Liên Xô, và chúng tôi phải làm bất cứ điều gì để ngăn chặn các cuộc không kích. Đó là những gì chúng tôi đã làm".
Đáng nói là ngay vào lúc những người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc cho phép sự hiện diện của các cố vấn, chuyên gia quân sự, cũng như binh lính nước ngoài cầm vũ khí vào Việt Nam, thì họ vẫn lên án sự có mặt của các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông Hồ Chí Minh đã từng phản đối chính phủ Hoa Kỳ, về các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông nói: "Danh từ 'cố vấn' dùng để ngụy trang số binh sĩ Mỹ, không lừa bịp được ai cả".
Sau khi có khá nhiều tài liệu liên quan đến sự tham gia của quân đội Liên Xô vào cuộc chiến Việt Nam được Nga bạch hóa, cách nay vài năm, báo chí Việt Nam cũng bắt đầu xác nhận về sự hiện diện của quân đội Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam. Một trong những bài báo này đã giới thiệu nhật ký của một đại tá Liên Xô, nguyên văn như sau: “Ngày 24-7-1965, trong vùng rừng núi, chúng tôi triển khai tên lửa SAM. Vừa ngụy trang xong, chúng tôi phát hiện máy bay Mỹ bay về hướng Hà Nội, theo hai tuyến, chỉ cách trận địa tên lửa 10km. Đơn vị tên lửa AA bên cạnh nổ súng đầu tiên và họ đã thành công: hai tên lửa bắn trúng đích. Chúng tôi cũng hạ được một máy bay và sau đó còn đánh gục được một máy bay trinh sát không người lái”.
Tháng 4 năm 1975, cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Chứng kiến thực tế Việt Nam, không ít người đã từng cầm súng hoặc hy sinh cho công cuộc “chống ngoại xâm”, may mắn còn sống, bắt đầu tự hỏi về sự cần thiết của cuộc chiến được gọi là “chống ngoại xâm”, kéo dài trong 21 năm, cũng như mục tiêu của cuộc chiến. Đã có rất nhiều người trong số họ cảm thấy hối tiếc và phản kháng về những bất toàn của một chính thể, hình thành bởi máu xương của hàng triệu triệu người.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-04-29

Bối cảnh quốc tế xung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa 1974

Vietinfo.eu



Một sự kiện nổi bật gần đây là vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Trung quốc nói của Trung quốc. Việt Nam im lặng mãi cho đến ngày 25 tháng 11 vừa qua thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới chính thức tuyên bố trước quốc hội Hoàng Sa là của Việt Nam.
Phía Việt Nam, nhất là các sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã mất nhiều bút mực viết về trận đánh bảo vệ Hoàng sa ngày 19/1/1974, như các tài liệu của Trung Tá Trần Đổ Cẩm, Trung tá Vũ Hữu San, một bài viết của Đại Tá Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận bảo vệ Hoàng Sa, và nhiều tài liệu khác. Trong tất cả các tài liệu đó, tài liệu đầy đủ nhất là cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa” do Ủy ban Nghiên cứu Trận Hải chiến Hoàng Sa soạn thảo và phát hành tháng 4 năm 2010.
Mới đây một tài liệu bằng tiếng Hoa nói về trận chiến Hoàng Sa đăng trên mạng canglang.com ngày 7/11/2011 do Quốc Trung dịch đăng tải trên blog basamnews ngày 13/12/2011 và mạng chuyenhoavietnam.com chuyển tiếp. Mạng canglang.com không chính thức thuộc chính phủ Trung quốc, nhưng các tài liệu nếu được đăng tải đều có sự chấp thuận mặc nhiên của chính quyền Trung quốc. Trong bài viết sau tôi gọi tài liệu này là Tài liệu Trung quốc, hay gọn là tài liệu và ghi tắt TLTQ hay TL nếu không thể hiểu nhầm. TLTQ gọi Hoàng Sa là Tây Sa, Trường Sa là Nam Sa, Việt Nam Cộng Hòa là Nam Việt.
Nhiều chi tiết trong TL đã được các tài liệu về phía quốc gia công bố.
Trước hết bản đồ dàn trận Hoàng Sa của TL rất giống tài liệu của Hải Quân Trung Tá Trần Đỗ Cẩm phổ biến tháng 3/2006 (Xem hai bản đồ đính kèm)
Thứ hai trong Chương II nói về “Bối cảnh quốc tế” TLTQ viết:
“Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan. Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon đến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.
Vào đầu thập niên 70, mối quan hệ Trung-Xô xấu đi nhanh chóng, Liên Xô cho bố trí hàng trăm vạn quân ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Đặc biệt là sau trận phản kích tự vệ ở đảo Trân Bảo vào năm 1969, trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp chiến tranh to lớn từ Liên Xô. Mỹ và Liên Xô trong cuộc đối đầu chiến tranh lạnh cũng trở nên hết sức bị động. Vào cuối thập niên 60, lực lượng chiến lược Liên Xô có xu hướng hòa hoãn với Mỹ, nước Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô. Đồng thời, chính phủ Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam, cũng yêu cầu có sự phối hợp chiến lược của Trung Quốc. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, rất nhiều hòn đảo của Tây Sa đã bị Nam Việt chiếm giữ dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chứ không phải Bắc Việt. Những hòn đảo này của Tây Sa sẽ bị Bắc Việt chiếm giữ khi nước Mỹ muốn rút quân, và giao Tây Sa cho Bắc Việt thì chẳng khác nào giao cho Liên Xô. Chuyện này có một dẫn chứng quan trọng: Căn cứ quân sự trọng yếu của quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là vịnh Cam Ranh, sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô nhanh chóng thuê lại vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự cho họ (cho đến năm 2004 hết hạn). Cho nên, chúng ta có thể phân tích thế này, về vấn đề Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Đệ thất Hạm đội hải quân Mỹ đã từ chối lời yêu cầu (của Việt Nam Cộng Hòa) xin hải quân Mỹ can thiệp, thậm chí còn từ chối cả việc đưa tàu tới ứng cứu những người bị chết đuối.”
Sự phân tích và tiết lộ rằng có sự can thiệp của Hoa Kỳ trong trận đánh Hoàng Sa cũng không phải là điều mới mẻ. Cá nhân tôi (Trần Bình Nam) trong quá trình nghiên cứu về trận đánh và rộng hơn là cuộc tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung quốc đã nêu vấn đề này lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1994. Trong bài viết nhan đề “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải làm gì để làm sống lại tinh thần Hội nghị Diên Hồng nếu Trung quốc đánh chiếm Trường Sa” tôi viết: “Tháng 1/1974 trong một hành động chận trước ảnh hưởng của Liên bang Xô viết, Trung quốc đánh chiếm đảo Hoàng Sa tức đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc tấn công này một phần nằm trong chiến lược của Hoa kỳ nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của khối Xô viết về cả hai mặt chiến lược và tài nguyên kinh tế khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ” (Tuyển Tập Bình Luận Chính Trị 1991-1994 trang 103, Mõ Làng Xuất Bản)
Mười năm sau tôi nêu lại vấn đề này với nhiều chi tiết trong bài viết “Biển Đông Dậy Sóng” đăng tải trong Trang Nhà http://www.tranbinhnam.com ngày 10/1/2004 (Biển Đông Dậy Sóng). Tôi viết:
“Vào cuối năm 1967 Hoa Kỳ có nửa triệu quân chiến đấu tại Việt Nam. Sau trận đánh Mậu Thân 1968 Hoa Kỳ bắt đầu thương thuyết với Hà nội, và đến năm 1973 ký Hiệp định Paris chuẩn bị rút quân ra khỏi Việt Nam. Trên nguyên tắc Hiệp định duy trì hai miền Nam Bắc và sẽ giải quyết việc thống nhất đất nước trong hòa bình. Nhưng đối với giới lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ thì sau Hiệp định Paris miền Nam Việt Nam trước sau cũng sẽ mất vào tay cộng sản bằng chính trị hay bằng quân sự. (nếu TT Nixon không bị khó khăn vì vụ Watergate thì mất bằng chính trị. Và nếu bị trói tay phải từ chức thì mất bằng quân sự).
Cho nên trước khi rút lui, Hoa Kỳ phải tìm một thế địa lý chính trị tại Á châu ít thiệt thòi cho mình nhất. Phía bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ vừa khai thông quan hệ với Trung quốc qua việc thiết lập văn phòng liên lạc tại Bắc Kinh (1973) và Hoa Kỳ còn quân đội đóng ở Nhật Bản và Nam Hàn. Nhưng ở nam Thái Bình Dương thì vấn nạn của Hoa Kỳ là: sau khi Bắc Việt chiếm Nam Việt Nam thì Nga Xô – đồng minh của Bắc Việt – sẽ có mặt tại biển Đông. Hoa Kỳ cần tìm một đồng minh choán chỗ trước.
Nơi biển Đông, Việt Nam Cộng Hòa có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trường Sa ở phía nam gồm nhiều đảo nhỏ. Trong khi quần đảo Hoàng Sa (gọi là quần đảo Paracels) nằm ở phía bắc có ít đảo hơn nhưng có nhiều hòn đảo lớn có khả năng xây cất phi trường (đảo Hoàng Sa là một trong những đảo lớn này). Đối với Hoa Kỳ nếu Nga Xô có quyền xử dụng quần đảo Paracels sau khi Hà nội chiếm Nam Việt Nam thì thế của Hoa Kỳ tại nam Thái Bình Dương sẽ yếu đi, nhất là sự phòng thủ Úc châu. Ngược lại nếu Trung Quốc nắm chủ quyền quần đảo Paracels thì Hoa Kỳ yên tâm hơn. Trung quốc vốn tranh chấp ảnh hưởng với Nga Xô và kèn cựa với Bắc Việt sẽ làm người lính phòng thủ tốt chận ảnh hưởng của Nga Xô xuống vùng nam Thái Bình Dương giúp cho Hoa Kỳ.
Đó là nguyên nhân của cuộc tấn chiếm quần đảo Paracels của hải quân Trung quốc đưa đến trận hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974 giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Trận hải chiến này đã được Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận đánh bảo vệ quần đảo Paracels thuật lại với nhiều chi tiết trong bài viết “Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” trước khi ông qua đời tại Texas (đăng lần đầu tiên trên Tạp Chí Đi Tới số 21 phát hành tại Montréal, Canada tháng 5/1999, và được đăng lại trong số Xuân Giáp Thân 2004). Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên ông đã dè dặt trong đôi lời trước khi viết rằng ông chỉ “tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật”.
Cái gì sau lưng đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger, lúc đó là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ. Nội dung của chuyến công du như ông Henry Kissinger ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” (Những Năm Tháng Biến Động) là thảo luận tình hình thế giới với thủ tướng Chu Ân Lai và chủ tịch Mao Trạch Đông và hai bên quan tâm nhất đến sự bành trướng thế lực của Nga Xô. Ngoại trưởng Kissinger viết, trong một cuộc thảo luận giữa ông với hai ông Chu và Mao Mao đồng ý với nhận định của ông Chu rằng Nga xô là mối đe dọa lớn nhất của Trung quốc [Mao went along cheerfully with Zhou’s implications that the Soviets were now the principal threat... (Years of Upheaval, trang 689)]. Trước đó trong một đoạn tóm tắt mục đích và kết quả của chuyến công du Kissinger viết rằng quan tâm chung của ông và ông Chu là tình hình thế giới. Ông cho biết báo chí quốc tế tường thuật chuyến công du của ông tại Trung quốc không thuận buồm xuôi gió vì vấn đề Đài Loan, nhưng thực ra đây là chuyến đi thành công nhất của ông. Hoa Kỳ và Trung quốc đã đạt đến một cái nhìn chung làm cho hai nước thắt chặt mối thân hữu, và vì những lý do tế nhị đối với Nga Xô không thể tiết lộ được. [Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates... Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation... Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either (Years of Upheaval, trang 684) ]. Qua những dòng chữ trên, có lẽ có một thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa.
Các sự việc diễn ra sau đó giải thích giả thuyết này. Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels. Và trong trận đụng độ giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 hạm đội 7 của Hoa Kỳ đứng né ra ngoài. Hạm đội Hoa Kỳ tránh cả việc cứu vớt thủy thủ Việt Nam bị trôi dạt trên biển để cho Trung Cộng bắt mặc dù có lời yêu cầu chính thức của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Trung quốc sau khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm đội nhiều thương tích này an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng (xem bài Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa của đại tá Hà Văn Ngạc). Nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp để các thủy thủ và quân nhân bị bắt được đối đãi tử tế và trả về trong một thời gian ngắn. Riêng ông Gerald Kosh nhân viên tình báo Hoa Kỳ tháp tùng quan sát bị bắt cũng được trả tự do trong vòng một tháng. Bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc ghi nhận rằng trong thời gian trước khi hai bên nổ súng Trung quốc hết sức hòa hoãn. Có lẽ Trung quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thuyết phục được Việt Nam Cộng Hòa bỏ quần đảo Paracels. Khi hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo Hoàng Sa mà Trung quốc đã chiếm mấy tuần trước đó họ đã bỏ đi không chống cự. Nhưng sau khi biết Hoa Kỳ không thuyết phục được tổng thống Thiệu bỏ Paracels, Trung quốc dùng sức mạnh.
Nhưng các chuyển biến trên thế giới chệch ra ngoài dự tính chiến lược của Hoa Kỳ. Mười lăm năm sau (năm 1989) Liên bang xô viết sụp đổ, Trung quốc không cần phải liên minh với Hoa Kỳ để chống Nga Xô nữa. Mặt khác vấn đề Đài loan làm cho quan hệ Hoa Kỳ – Trung quốc căng thẳng, căn cứ Paracels của Trung quốc trở thành một cái gai trước mắt của Hoa Kỳ.”
Ngòai ra trong TLTQ có hai điểm khác đáng để ý:
Thứ nhất. TL viết: “Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Chính nước cờ hay tuyệt diệu này đã khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về vấn đề Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc”
Để nhấn mạnh điểm này trước khi kết thúc TLTQ còn ghi như một lời cuối.
“Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: ‘Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt!’ Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam.”
Hai đoạn văn trên hé lộ cho chúng ta thấy thái độ khó hiểu của đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó (mà người làm công tác ngoại giao không ai khác hơn là thủ tướng Phạm Văn Đồng). Câu văn “Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa.” được hiểu là trước khi Trung quốc ra quân đánh Hòang Sa, Hà Nội đã nói (đề xuất) với Trung quốc rằng Hoàng Sa là của chúng tôi đó. Cho nên sau khi Trung quốc chiếm Hoàng Sa, Hà Nội gởi điện cám ơn Trung quốc đã chiếm Hoàng Sa từ trong tay của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giúp cho mình. Và Trung quốc đã “không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc.
Khó hiểu ở chỗ tại sao Hà Nội không lên tiếng công khai phản đối khi Trung quốc tấn kích chiếm Hoàng Sa, hay ít nhất công khai hóa bức điện cám ơn để bày tỏ trước dư luận (và pháp lý) quốc tế rằng Hoàng Sa là của Việt Nam. Nếu đã làm vậy thế đứng của Việt Nam sẽ mạnh hơn bây giờ lúc mà sự tranh cãi Hoàng Sa thuộc về ai đang là một quan tâm quốc tế. Dù sao bức điện cám ơn cũng là một xảo thuật ngoại giao để hôm nay Hà Nội có thể nói “trước sau chúng tôi vẫn xem Hoàng Sa là của nước Việt Nam”. Và sau này nếu vụ Hoàng Sa được đưa ra trước tòa án quốc tế (TBN: điều này rất khó xẩy ra vì Trung quốc sẽ không thuận đưa ra khi họ yếu lý) thì bức điện “xảo thuật ngoại giao” này sẽ là một bằng chứng có sức thuyết phục trước tòa quốc tế.
Thứ hai. TLTQ tiết lộ:
“Khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, binh lực của Hạm đội Nam Hải rất thiếu, đòi hỏi phải có sự chi viện từ Hạm đội Đông Hải. Đảo Đài Loan nằm ở giữa Nam Hải và Đông Hải, việc điều động hạm đội trước đây đều đi vòng từ ngoài khơi đảo Đài Loan, để tránh đi vào đường nhạy cảm trong eo biển Đài Loan. Thời gian hành động của hạm đội lần này quá gấp gáp, quy mô lại hết sức lớn, liệu có thể đi qua eo biển Đài Loan nổi không? Nixon đến thăm Trung Quốc, đụng chạm vào chính phủ Tưởng Giới Thạch có thể nói là thảm họa. Điều động hạm đội quy mô lớn đi qua eo biển Đài Loan vào lúc này, Tưởng Giới Thạch sẽ có phản ứng gì? Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội được đi qua eo biển Đài Loan một cách suông sẻ, giành được thời cơ cho cuộc chiến.”
Sự tiết lộ này cho thấy Mao và Tưởng tranh chấp sống chết với nhau về chủ nghĩa, về tự do nhân quyền, nhưng khi vì quyền lợi quốc gia (chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam là một quyền lợi quốc gia của Trung quốc, Mao và Tưởng đều được hưởng) Tưởng sẵn sàng giúp Mao hành động. Điều này chứng tỏ Tưởng không bị Hội chứng “Appeasement Complex” làm tê liệt suy nghĩ của mình chứ không có nghĩa Tưởng Giới Thạch (để cho hạm đội Đông Hải của Mao đi qua eo biển Đài Loan) có thái độ hòa giải hòa hợp gì với Mao.
Bối cảnh quan hệ Liên xô, Trung quốc và viễn ảnh Hoa kỳ phải rút quân ra khỏi Tây Thái Bình Dương sau khi ký Hiệp Định Paris (1973) đã đưa Nixon và Kissinger đến quyết định chiến lược “giao” Hoàng Sa cho Trung quốc chận đường tiến về Nam Thái Bình Dương của Liên Xô. Gần 20 năm sau chiến lược này phá sản khi Liên xô sụp đổ và Trung quốc trở thành cừu địch chính của Hoa kỳ ở Tây Thái Bình Dương.
Hoa kỳ nay đã trở lại Tây Thái Bình Dương. Nhưng bài học cũ sẽ làm cho Hoa kỳ cân nhắc hơn trong mọi động thái. Riêng Việt Nam trước sau vẫn là một nước nhỏ ở giữa gọng kềm tranh chấp quốc tế. “Khôn sống, mống chết”, người xưa đã dạy. Và bài học “làm thế nào để khôn” đầy dẫy trong cách hành xử của cha ông chúng ta.
Nguồn: Trần Bình Nam/nguoivietboston

Sự kiện 1975 và học thuyết sụp đổ từ từ

Tuanvietnam có một cuộc trao đổi về cuộc Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, và nguyên nhân và kết cục của nó. Lần này là với một nhà sử học, tác giả của cuốn sách “Cuộc chiến của người Việt: Cách mạng và thay đổi xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long” (The Vietnamese War: Revolution and Social Change in the Mekong Delta), dài hai tập với 1500 trang, ấn hành năm 2003.
Bài điểm sách của tạp chí The Journal of Asian Studies, tháng 11-2004, có viết rằng “sau 30 năm, cách mạng Việt Nam cuối cùng đã tìm thấy sử gia của mình.”
Tác giả cuốn sách, David W.P. Elliott, tốt nghiệp Đại học Yale trước khi phục vụ trong quân ngũ Hoa Kỳ thời gian 1962-65. Sau một năm học tiếng Việt, Elliott phục vụ ở Việt Nam từ 1963-65. Năm 1965, ông vào làm tại tổ chức Rand Corporation và giám sát một nghiên cứu về phong trào Việt Cộng ở tỉnh Mỹ Tho (khi đó mang tên Định Tường và hiện là Tiền Giang) cho đến 1967. Sau khi lấy bằng tiến sĩ ở ĐH Cornell, Elliott dạy ở Cornell một năm và rồi chuyển sang Pomona College, nơi ông giảng dạy từ 1977 đến nay.
Trong dịp gặp gỡ với tác giả bài phỏng vấn, trong dịp Hội thảo Việt Nam học lần thứ tư cuối năm ngoái, ông nói: “Khác với một số nhà nghiên cứu khác về Chiến tranh Việt Nam vốn lưu ý nhiều đến quá trình đàm phán Paris, ai là người xuất sắc hơn, hay thậm chí chiến thắng trong quá trình đàm phán, tôi lại coi tiến trình đàm phán Paris đơn giản hơn nhiều. Người Mỹ không thể tiếp tục duy trì sự hiện diện của họ ở Việt Nam nữa và buộc phải rút quân. Điều quan trọng là rút theo cách nào mà thôi.”
Như vậy, theo quan điểm của ông, quá trình đàm phán Paris chỉ là thứ yếu trong việc Mỹ rút khỏi Việt Nam?
Đúng vậy. Mỹ can dự quân sự vào Việt Nam, bởi một lý do hoàn toàn khác: Chiến tranh lạnh, và Việt Nam nằm trên tuyến đầu của cuộc chiến này. Còn bản thân Chiến tranh Việt Nam chính là cuộc thử thách ý chí.
Nhưng khi Tổng thống Richard Nixon lên cầm quyền, đối với ông ta và Henry Kissinger, vai trò của Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của Mỹ đã khác. Và nhất là khi Nixon bắt tay được với Mao Trạch Đông (đầu năm 1972), thì sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Việt Nam đã mất dần ý nghĩa của nó.
Henry Kissinger, Nixon, hiệp định Paris, David W.P. Elliott
Ông David W.P. Elliott
Tức là ông cho rằng mục đích của hiệp định Paris là nhằm một mục đích duy nhất, đối với Mỹ, là rút quân khỏi Việt Nam, theo một cách tốt nhất với Mỹ, như lời ông đã dùng?
Đúng thế, và lý do để rút quân khỏi Việt Nam, theo tinh thần hiệp định Paris, là làm sao “giữ mặt” cho nước Mỹ và “giữ uy tín với đồng minh”. Bởi vì, đối với Nixon, đặc biệt là đối với Kissinger, việc quân đội Sài Gòn thất bại quá nhanh, sau khi Mỹ rút quân, tại chiến trường Việt Nam có thể ảnh hưởng tới uy tín của Mỹ đối với các đồng minh khác.
Chính vì vậy, Nixon và Kissinger đã tập trung khai thác cái “học thuyết sụp đổ từ từ” (Decent Interval Theory). Tức là Kissinger nói rằng, nếu khoảng thời gian sau khi Mỹ rút quân cho tới khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ kéo đủ độ dài, Mỹ sẽ không phải gánh trách nhiệm trước đồng minh.
Khoảng thời gian đó kéo dài bao lâu thì được coi là đủ?
Khoảng 2, 3 năm gì đó.
Đã bao giờ “học thuyết sụp đổ từ từ” được công bố công khai chưa?
Rất tiếc là chưa bao giờ nó được chính thức công bố cả, dưới văn bản chính thống, nhưng hầu như tất cả những ai nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam đều biết. Chỉ có trên báo chí, dưới dạng trích dẫn kiểu “deep background” mà thôi.
Tức là sao?
Trích dẫn không trực tiếp có 2 dạng: “background” và “deep bachground”.
Chẳng hạn như sau khi nói chuyện với Kissinger, một anh nhà báo có thể dẫn “theo một quan chức cao cấp trong chính quyền Nixon…”, là “background”, còn với “deep background” phóng viên đó còn không được phép nói rằng “theo một quan chức cao cấp trong chính quyền Nixon”.
Kissinger thích kiểu nói chuyện “deep background” với một nhà báo nhất định, nên khi thông tin đó xuất hiện trên báo, mặc dù không nêu tên ông ta, độc giả vẫn đoán là ông nói.
Kể từ đó đến nay, Kissinger không bao giờ cho phép mình phát biểu chính thức “on the record”, nhưng tìm hiểu qua báo chí thời đó, những người thân cận với ông ta và cả những học giả nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam, người ta nhất trí rằng đã tồn tại cái gọi là “sự sụp đổ từ từ”.
Thực sự, ngay khi mới nhậm chức, Nixon có tin rằng Chính quyền Sài gòn sẽ sụp đổ, tuy muộn?
Không. Lúc đầu, cả Nixon là Kissinger đều nghĩ rằng Chính quyền Sài Gòn không bị sụp đổ, và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” không bị thất bại.
Thế nhưng, thời gian trôi quá, và càng có nhiều nghi ngờ của Kissinger về chính quền Sài Gòn và Việt Nam hoá chiến tranh. Kissinger ngày càng nghĩ nhiều đến lý thuyết này, đặc biệt, theo tôi nghĩ, là mùa hè năm 1971, khi ông ta bí mật sang thăm Trung Quốc.
Từ đó cho đến chuyến thăm của Nixon vào năm sau, vai trò của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ giảm sút, thực sự Kissinger đã nghĩ tới một cuộc thất bại tại Việt Nam.
Nhưng, trên thực tế, kể từ sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (2.1972), các trận đánh lớn diễn ra trên cả 2 miền Việt Nam?
Thực tế, Nixon và Kissinger đều mong muốn làm hết sức để cũng cố sức mạnh của Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bằng cách tiếp tế, hay cung cấp hỏa lực, thế nhưng quốc hội Mỹ và người dân Mỹ lại không muốn như vậy. Họ cho rằng nếu tiếp tục làm điều đó là tốn tiền vô ích.
Và, anh phải nhớ rằng, lần đầu tiên trong lịch sử can dự và leo thang chiến tranh của Mỹ, Chính quyền của Johnson đã phải tính toán lại “chi phí và lợi ích của cuộc chiến”. Và kết luận là cuộc chiến Việt Nam đã gây thiệt hại quá lớn cho nước Mỹ, đồng đôla sụt giá mạnh, kinh tế chao đảo, nạn thất nghiệp tăng nhanh…
Như vậy, sang tới thời kỳ Nixon, nước Mỹ không còn đủ sức mạnh để theo đuổi cuộc chiến, như dưới thời của Tổng thống Johnson nữa. Thậm chí, người ta còn nhận thức ra rằng, thậm chí với số tiền bỏ ra ít hơn, Mỹ cũng không nên can dự vào cuộc chiến nữa, bởi khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng.
Henry Kissinger, Nixon, hiệp định Paris, David W.P. Elliott
Henry Kissinger với ông Lê đức Thọ tại Hòa đàm Paris. Ảnh tư liệu
Quay lại đề tài “chiến tranh lạnh”, nước Mỹ can dự quân sự vào Việt Nam với mục tiêu nhằm vào Trung Quốc, hơn là vì Liên Xô, do vị trí địa lý liền kề giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản xuống khu vực Đông Nam Á, đúng không ạ? Hơn nữa, họ đã có trải nghiệm gần như tương tự trong cuộc chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên đầu những năm ’50?
Theo tôi, mục tiêu của nước Mỹ thay đổi theo thời gian.
Chẳng hạn, vào những năm ’50, thậm chí đầu những năm ’60, mối lo lớn nhất của Mỹ là Liên Xô – một lực lượng cực kỳ mạnh mẽ trong việc hỗ trợ cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
Vào thời kỳ John Kenedy (Tổng thống Hoa Kỳ từ đầu năm 1961 đến 22.11.1963 – NV)), chủ yếu là chiến tranh lạnh. Kenedy chịu thất bại ở Sự kiện Vịnh Con Lợn (xảy ra vào trung tuần tháng 4.1961 khi nỗ lực bất thành của những người Cuba lưu vong, được CIA huấn luyện và trang bị vũ khí, hòng xâm chiếm miền Nam Cuba, dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro và được Liên Xô hỗ trợ).
Sau đó, trong cuộc tranh luận với Nikita Khrushev ở Vienna (Áo), Kennedy đã rơi vào thế phải phòng ngự, biện bạch. Và, thực sự, Kennedy đã cảm thấy lo ngại rằng ông ta là một tổng thống yếu trong con mắt cử tri Mỹ.
Hơn nữa, ông ta còn một mối lo rằng, với phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển, có nhiều quốc gia mới ra đời, và sẽ gia nhập phe xã hội chủ nghĩa, và, như vậy, nước Mỹ sẽ ngày càng bị cô lập.
Và, trong khi đó, trên bình diện địa chính trị thế giới, phong trào Đồng Khởi (bắt đầu từ 1959 và đỉnh cao là 1960, với việc thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cuối năm 1960, và nhiều vùng nông thôn đã rơi vào tay cộng sản – NV) tại miền Nam lại xuất hiện đúng thời điểm đó. Kennedy cùng các cộng sự nhìn khắp toàn cầu, và ông ta nhận thấy rằng Việt Nam thực sự là thách thức nguy hiểm với ông ta.
Đúng lúc để Kennedy có thể giành lại uy thế với Liên Xô, và Việt Nam hoàn toàn không phải nằm trong dự định ban đầu của Mỹ, trong chiến lược toàn cầu của mình, nhằm đối phó với Liên Xô trang “chiến tranh lạnh”. Việt Nam xuất hiện như một sự cần thiết đúng lúc cho Kennedy, để ông ta có thể thể hiện lập trường của mình.
Thế sau khi Kennedy bị ám sát, và Lyndon Johnson lên, và năm 1965, Mỹ đưa quân trực tiếp vào miền Nam tham chiến. Giả sử Kennedy không bị ám sát, liệu có xảy ra chuyện này không?
Nhiều nhà sử học đã từng đặt ra câu hỏi: Nếu không bị ám sát, liệu Kennedy có làm những điều mà Johnson làm không? Chẳng hạn, tiến hành chiến tranh cục bộ, đưa quân sang Việt Nam…
Những người ủng hộ Kennedy đã phản đối, và cho rằng Kennedy đủ thông minh, tỉnh táo và tính thực tế để không làm chuyện đó. Hoặc, ông ta có thừa sự thận trọng để không làm điều mà Johnson đã làm.
Riêng tôi, tôi nghĩ Kennedy sẽ làm những điều mà Johnson đã làm. Có 2 lý do.
Thứ nhất, chính người Mỹ đã tham gia vào âm mưu đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, bởi họ biết rằng chính quyền của ông Diệm không phải là một đồng minh tốt.
Nếu không muốn can dự sâu thêm vào Việt Nam, Kennedy hoàn toàn có thể nói với Ngô Đình Diệm rằng “thôi đủ rồi, xin good-bye các vị, bởi vì chúng tôi giúp các vị, vì nghĩ các vị là đồng minh tốt, nhưng hoá ra không phải”.
Thay vì làm chuyện đó, Kennedy đã lấn sâu hơn vào Việt Nam. Ông ta đã chủ trương tìm người thay thế Diệm, để tìm được khuôn mặt khả dĩ hơn trong cuộc tranh đấu với những người Cộng sản. Rõ ràng, sau khi Diệm bị ám sát, Mỹ đã can dự sâu hơn vào miền Nam Việt Nam.
Thứ hai, sau khi đảo chính Diệm, tình hình miền Nam Việt Nam trở nên hỗn loạn, chính quyền quân sự ngày càng trở nên bất lực trong việc ổn định tình hình. Về khách quan, nếu Mỹ không can thiệp sâu hơn, chính quyền Sài Gòn sẽ sụp đổ.
Dựa vào những yếu tố như vậy, tin tin rằng Kennedy, nếu không bị ám sát cuối năm 1963, cũng sẽ hành động như Johnson. Ngoài ra, có một yếu tố nữa, là năm 1964 là năm bầu cử, và nó gây sức ép rất mạnh lên các ứng viên tổng thống, bất kể đó là Kennedy hay Johnson.
Đến cuối nhiệm kỳ tổng thống chính thức (1968), lý do tại sao Johnson chủ trương tìm giải pháp đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
Ông ta không muốn trở thành vị tổng thống đầu tiên thất bại trong cuộc chiến bên ngoài nước Mỹ. Ông ta đã có thể tranh cử nhiệm kỳ 2 hòng cứu vãn thất bại, nhưng ông ta đã không thử làm. Tại sao vậy?
Bởi vì, cuộc chiến tranh Việt Nam đã không được người Mỹ ủng hộ (tháng 3 năm 1968, chỉ có 29% dân Mỹ ủng hộ chiến tranh Việt Nam – NV), và ông trở nên mất uy tín trong dân chúng Mỹ, trong năm cuối của nhiệm kỳ, ông bị phản đối ở mói nơi ông xuất hiện trên đất Mỹ. Chính vì vậy, tháng Ba năm 1968, Johnson đã tuyên bố không tham gia tái tranh cử.
Thế nhưng, tôi tin rằng Johnson không hề nhiệt tình với phương án đàm phán, bởi vì việc đàm phán là việc của người khác, nó diễn ra vào nhiệm kỳ sau, tức là nhiệm vụ của Nixon năm sau, có thể là Nixon hoặc Hubert Humphrey (Phó Tổng thống thời kỳ Johnson và ứng cử viên của Đảng Dân chủ năm 1968).
Nhưng lý do tại sao ông ta lại chấp nhận đàm phán, và tuyên bố đơn phương ngừng ném bom miền Bắc?
Là vì có quá nhiều sức ép chính trị đối với ông. Ông đã chấp nhận, nhưng không chịu trách nhiệm về diễn biến tiếp tục, bởi đó là vấn đề của vị tổng thống kế nhiệm.
(Còn nữa)
Huỳnh Phan
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/118995/su-kien-1975-va-hoc-thuyet-sup-do-tu-tu.html

Nguyễn Cao Kỳ, đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước

DCVOnline

Trần Giao Thủy

NCK-67… Không thể có chuyện chế độ Hà Nội sẽ yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự. Và nếu nó xảy ra, nếu nó xảy ra, tôi nghĩ rằng đó sẽ là dịp tốt để chúng tôi thống nhất đất nước.” Nguyễn Cao Kỳ, 1967.
Mới đây blogger Le Minh Khai vừa nhắc đến một nhân vật lịch sử Việt Nam cận đại, ông Nguyễn Cao Kỳ, tướng không quân VNCH, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (CTUBHPTU), Phó Tổng thống VNCH, v.v.
Blogger Le Minh Khai nhắc lại quan điểm của ông Nguyễn Cao Kỳ đối với việc Cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng, TC) tham chiến tại Việt Nam, cùng với một vài nhận định. Tài liệu trưng dẫn là 3 trang [149-151] trích từ tập tại liệu của Bộ Ngoại giao Úc, gồm 478 trang, tựa đề “South Vietnam – Visitors to Australia – Nguyen Cao Ky” [3014/10/10/4 PART 1](1) hiện lưu trữ tại Thư khố Quốc gia Úc (Australia National Archives).
Theo tài liệu này, ông Nguyễn Cao Kỳ đã trả lời một số câu hỏi trong buổi tiệc trưa do Câu lạc bộ Báo chí Úc tổ chức tại Canberra ngày 19 tháng Giêng 1967.
Sau đây là câu hỏi thứ nhất liên quan đến, phần một là chiến tranh du kích do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thực hiện ở Bắc Việt, phần hai là sự đe dọa của Trung Cộng tương quan với sự đoàn kết của dân Việt chống lại hiểm họa đó.
nnnn
Nguyễn Cao Kỳ: Không thể tiết lộ bí mật quân sự… nhưng đó là một điều tốt; một gợi ý tốt.
Trả lời phần thứ nhất, ông Nguyễn Cao Kỳ cho biết là ông không thể tiết lộ bí mật quân sự, nhưng ông cho đó là một điều tốt; một gợi ý tốt.
Về đe dọa của Trung Cộng đối với Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ, CTUBHPTU lúc đó, cho hay là ông không tin rằng Hà Nội có thể yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự hay đưa quân đội Cộng sản vào miền Bắc Việt Nam.
nnnn
Nguyễn Cao Kỳ: …Vì nếu lãnh đạo Hà Nội làm như vậy thì tôi chắc chắn rằng tất cả người Việt Nam từ Bắc chí Nam sẽ đoàn kết đứng lên tiêu diệt chế độ [cộng sản] và bảo vệ đất nước…
“…Tôi nói “Không”. Vì nếu lãnh đạo Hà Nội làm như vậy thì tôi chắc chắn rằng tất cả người Việt Nam từ Bắc chí Nam sẽ đoàn kết đứng lên tiêu diệt chế độ [cộng sản] và bảo vệ đất nước của chúng tôi. Không thể có chuyện chế độ Hà Nội sẽ yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự. Và nếu nó xảy ra, nếu nó xảy ra, tôi nghĩ rằng đó sẽ là dịp tốt để chúng tôi thống nhất đất nước.”
Tuy nhiên, ông Nguyễn Cao Kỳ cho báo giới Úc biết là tất cả vũ khí đạn dược tịch thu được của cộng sản ở chiến trường miền Nam đều là vũ khí của Trung Cộng tuy chưa khi nào bắt được quân TC. Và theo tin tình báo, Ông Kỳ cho biết tiếp, thì TC chỉ có mặt ở Bắc Việt trong vai trò cố vấn hay kỹ thuật sửa đường sắt.
Trước khi có nhận định về những tuyên bố trên đây của ông Nguyễn Cao Khi trả lời báo giới Úc năm 1967, hãy thử tìm đọc lại một số tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Hoa công bố khoảng giữa thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990.
Tương tự như những tài liệu về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Cộng viện trợ Việt Nam chống Pháp(2), một số lớn các tài liệu khác do Đảng CSTH công bố trong cùng thời gian đã được một số học giả nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam dùng để có thể minh hoạ, xác định được những nguyên nhân thúc đẩy, quá trình quyết định, mức độ và hệ quả của việc Trung Cộng tham gia trong chiến tranh Việt Nam. Phần lớn các dữ kiện, số liệu trong bài viết này trích dẫn từ một luận văn của Chen Jian, hiện là giáo sư ban Sử, về quan hệ Mỹ-Trung tại đại học Cornell.(3)
Đến nay lịch sử đã ghi chép rõ là sau hiệp định Geneva 1954, Trung Cộng muốn thấy Việt Nam chia đôi không hạn định.
Trả lời yêu cầu chính thức của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam với Bắc Kinh vào mùa Hè 1958, về “chiến lược cách mạnh miền Nam”, lãnh đạo Hoa Đỏ đã viết cho Hà Nội, “Công tác quan trọng nhất, căn bản nhất và khẩn thiết nhất” là “làm thế nào để thúc đẩy cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, và tái thiết miền Bắc.”
Trong cuộc họp giữa Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tại Hà Nội năm 1960, Chu Ân lai khuyến cáo Hà Nội nên có biện pháp mềm dẻo với miền Nam bằng quân sự và chính trị. Điều này cho thấy đàn anh phương Bắc của chính quyền Hà Nội không hoan hỉ lắm khi Cộng sản Bắc Việt tự ý bắt đầu chiến tranh vũ trang tại miền Nam (1959-60).
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội là “môi hở răng lạnh” suốt thập niên 1950 đến những năm đầu thập niên 1960 nên Trung Cộng một mặt đã làm ngơ với cuộc “cách mạng ở miền Nam” của Cộng sản Bắc Việt đồng thời, trên mặt chiến lược, chính quyền ở Hoa Lục cũng không muốn đẩy Mỹ phải có mặt một cách tích cực hơn trong vùng Đông Á.
Trong hoàn cảnh đó, Trung Cộng bắt đầu có những viện trợ quân sự quan trọng cho Việt Nam từ 1963.
Từ 1956 đến 1963, theo nguồn tin của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, Trung Cộng đã viện trợ cho Bắc Việt khoảng 320 triệu nhân dân tệ; Súng ống và đạn dựơc đưa sang Việt Nam gồm 270.000 khẩu súng, hơn 10.000 trọng pháo, 200 triệu viên đạn đủ loại, 2,02 triệu đạn trọng pháo, 15.000 bộ điện đàm, 5.000 vô tuyến điện đàm, và hơn 1.000 quân xa, 15 phi cơ, 28 chiến thuyền và 1,18 triệu bộ quân phục dù không trực tiếp có mặt ở chiến trường Việt Nam.
Bắc Kinh quyết định tăng viện cho Việt Nam
Sau báo cáo của phái đoàn Cộng sản (CS) Bắc Việt do Hồ Chí Minh và Nguyễn Chí Thanh dẫn đầu, vào mùa Hè 1962 tại Bắc Kinh, cho hay về việc leo thang chiến tranh ở Miền nam và khả năng Mỹ có thể bỏ bom ở miền Bắc, Trung Cộng cam kết sẽ trang bị thêm cho 230 tiểu đoàn Cộng quân Việt Nam.
Tháng 3, 1963, La Thụy Khanh [Luo Ruiqing] dẫn đầu phái đoàn quân sự TC viếng thăm Hà Nội cho hay sẽ can thiệp nếu Mỹ tấn công Bắc Việt. Tháng 5, 1963, Lưu Thiếu Kỳ [Liu Shaoqi] đã hứa với Hồ Chí Minh tại Hà Nội, nếu cuộc chiến lan rộng vì chiến tranh giải phóng miền Nam thì Bắc Việt có thể dựa vào Trung Hoa như một hậu cứ chiến lược. Tháng 6, 1964, Văn Tiến Dũng đi Bắc Kinh và được Mao Trạch Đông [Mao Zedong] hứa “yểm trợ vô điều kiện”, và nói Trung Cộng và Việt Cộng (VC, Cộng sản Việt Nam, hay tên chính thức lúc đó là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nên đoàn kết chặt chẽ chống lại kẻ thù chung. Đầu tháng 7, 1964, ba phái đoàn quân sự Lào, TC và VC họp tại Hà Nội về cách điều hợp chiến trường nếu chiến tranh Đông Dương lan rộng. Phái đoàn TC hứa sẽ tăng viện trợ quân sự, và kinh tế cũng như sẽ huấn luyện phi công Việt Nam, và nếu Mỹ tấn công ra Bắc, thì TC bằng “mọi phương tiện có thể và cần thiết” sẽ yểm trợ Bắc Việt. Lúc này là giai đoạn TC bày tỏ quyết tâm mạnh nhất để ủng hộ cuộc “cách mạng” của Bắc Việt.
Cũng trong giai đoạn này, Vương Gia Tường (Wang Jiaxiang), Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Trung ương, đã trở thành con chốt thí của Mao khi Vương viết bản báo cáo với ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Hoa, khuyến cáo không nên để bị hệ lụy, phải đương đầu với Mỹ trong một cuộc chiến tương tự như chiến tranh Triều Tiên. Kết quả, Vương Gia Tường bị phê phán là theo chủ nghĩa đầu hàng, xét lại, bị đày đi Tín Dương, Hà Nam,và chết năm 1974. Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh với cuộc chiến ở Vịêt Nam không phải vì yêu cầu của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà vì nội tình của Trung Cộng và quan hệ không còn mặn nồng với Liên bang Sô Viết trong giai đoạn đó.
Khi Sự kiện Vịnh Bắc Việt xảy ra [tháng 8, 1964] thì Ủy ban Quân sự Trung ương [UBQSTU] của CHNDTH đã ra lệnh cho hai Quân khu Côn Minh và Quảng Châu chuẩn bị tác chiến đối phó với tấn công bất ngờ của Mỹ cũng như đã di chuyển một số đơn vị không quân và hệ thống phòng không đến vùng biên giới Trung-Việt. Mao triệt để hóa vai trò đồng minh chiến lược với Bắc Việt bằng khẩu hiệu “Chống Mỹ, Viện Việt”, tổ chức mít tinh khắp nơi với những khẩu hiệu “đoàn kết với nhân dân Việt Nam”, chống “đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam”, “Cuộc xâm lăng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là cuộc xâm lược chống lại Trung Hoa”, v.v.
Đến mùa Xuân 1965, khi Washington đã quyết định gởi thêm quân sang Việt Nam và bắt đầu chiến dịch “Sấm Rền” [“Rolling Thunder”] thì Bắc Kinh đã đi đến quyết định về ba nguyên tắc hình thành chiến lược của TC. Trước nhất, nếu Mỹ đi xa hơn việc bỏ bom miền Bắc và đưa quân xâm lăng Bắc Việt thì TC sẽ gởi quân tham chiến. Thứ hai, Bắc Kinh sẽ gởi tín hiệu rõ ràng để Mỹ không thể tự do bành trướng chiến trường, khoan nói đến việc đưa chiến tranh vào nội địa Trung Hoa. Thứ ba, Bắc Kinh sẽ bằng mọi cách tránh đụng độ quân sự với Mỹ; nhưng nếu cần thiết thì TC sẽ không lùi bước nếu bị thách đố. Tháng 3, 1965, một bài xã luận trên tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng CS Trung Hoa – tuyên bố Trung Hoa sẵn sàng giúp “nhân dân Việt Nam anh hùng tất cả vật chất cần thiết kể cả vũ khí đủ lọai cũng như tất cả mọi quân dụng khác”. Và nếu cần, Trung Hoa sẵn sàng “gởi quân sang cùng chiến đấu vơi nhân dân Việt Nam để tiêu diệt bọn xâm lược Mỹ”.
Tháng Tư, 1965, tại thủ đô Tirana của Albania, Chu Ân Lai [Zhou Enlai] cũng đã nhờ Tổng thống Pakistan, Mohammad Ayub Khan, gởi tới Mỹ những lời nhắn tương tự. Vẫn theo tài liệu của Cộng sản Trung Hoa, đầu tháng 4, 1965, Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất của Đảng Lao Động Việt Nam và Võ Nguyên Giáp đã dẫn một phái đoàn bí mật sang Bắc Kinh gặp Lưu Thiếu Kỳ đại diện cho Trung ương Đảng CS Trung Hoa; ngay trong cuộc họp này Duẩn, nói rằng nhân dân Việt Nam “luôn luôn tin rằng Trung Hoa là người bạn đáng tin nhất của Việt Nam,” và “viện trợ của Trung Hoa cho Việt Nam luôn luôn đứng đầu về lượng cũng như phẩm.” Trong cuộc họp mật này, Duẩn cũng bày tỏ nguyện vọng được TC gởi sang Bắc Việt những phi công tình nguyện, đoàn quân tình nguyện, và những đơn vị tình nguyện khác như công binh để xây dựng cầu, đường bộ và đường sắt. Duẩn cũng bày tỏ lòng tin là viện trợ của TC sẽ gúp VC đạt được bốn mục đích: hạn chế vùng Mỹ oanh tạc dưới vĩ tuyến 19 [Nghệ An] hoặc vĩ tuyến 20 [Thanh Hóa]; bảo vệ được Hà Nội và các vùng phía bắc thủ đô khi bị bỏ bom; bảo vệ đường vận chuyển chính của Bắc Việt; và nâng cao tinh thần của nhân dân Việt Nam.
Tuy đã có những hứa hẹn như thế, phía TC không thỏa mãn tất cả những yêu cầu của VC: không gởi phi công tình nguyện; không gởi quân bảo vệ hệ thống vận tải chính và các cứ điểm quan trọng xuống tới vĩ tuyến thứ 19 vì TC, như đã tuyên bố trước, sẽ không gởi các đơn vị phòng không xuống quá vĩ tuyến thứ 21 [Hà Nội]. Mặt khác Duẩn cũng đã yêu cầu TC viện trợ xây dựng, bảo trì và bảo vệ hệ thống đường bộ, và đường sắt tại Bắc Việt. Không rõ vì lý do gì, trên thực tế, trong câu chuyện xin viện trợ, Duẩn chỉ nói đến đường sắt.
Tháng 5, 1965 Hồ Chí Minh lại bí mật sang Tàu. Hồ gặp Mao vào ngày 16 tháng 5 tại Trường Sa, thủ phủ của Hồ Nam [quê quán của Mao]. Tại đây Hồ cám ơn Mao đã giúp Việt Nam và hứa rằng Việt Nam sẽ nhận phần lớn trách nhiệm trong chiến tranh nhưng muốn được TC giúp xây 12 con đường mới cho Việt Nam. Mao chấp thuận không do dự. Đầu tháng 6, Văn Tiến Dũng, dựa trên kết quả của chuyến đi của Hồ Chí Minh, đã đi gặp La Thụy Khanh. Lần này TC hứa sẽ gởi lực lượng không và hải quân sang bảo vệ Bắc Việt nếu Mỹ giúp Nam Việt (Việt Nam Cộng Hòa) tấn công ra Bắc bằng không quân và hải quân.
Những người đi cầu viện TC: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Phạm Văn Đồng,...
Những người đi cầu viện TC: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Phạm Văn Đồng,…
Viện trợ của Cộng sản Trung Hoa trong giai đoạn 1965-1969
Trong giai đoạn 1965-69 TC đã giúp VC ở ba phương diện: công binh TC đã xây dựng, bảo trì và bảo vệ các phi trường, đường bộ và đường sắt ở Bắc Việt; sử dụng pháo binh, quân trọng pháo chống máy bay, để bảo vệ những khu vực và mục tiêu chiến lược quan trọng ở miền bắc Bắc Việt; và cung ứng một số lượng lớn những thiết bị quân sự và những quân dụng vật dụng và dân sự khác. [Sẽ không được đề cập đến chi tiết trong phạm vi bài viết này].
Đoàn công binh Trung Cộng sang Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu (TTM) Bắc Việt điện cho Bộ TTM Trung Cộng, ngày 17 tháng 4, 1965 – khi phái đòan của Lê Duẩn đang ở Moscow, yêu cầu đưa công binh TC sang các đảo ngoài khơi Vịnh Bắc Việt để xây dựng các hệ thống phòng thủ ở đó. Ngày hôm sau, nhận lệnh của UBQSTU của CHNDTH, Bộ TTM TC đã thành lập “Lực lượng Công binh Tình nguyện của Nhân dân Trung Hoa” [CPVEF] trong đó có cả một số đơn vị công binh xuất sắc nhất của Trung Cộng để đảm trách công tác xây dựng, tái xây dựng đường sắt, các công sự phòng thủ, và xây dựng phi trường tại Việt Nam.
Ngày 21 và 22 tháng 4, 1965, La Thụy Khanh và Dương Thành Vũ [Yang Chengwu] lần lượt gặp, xác nhận với Võ Nguyên Giáp là công binh TC sẽ sang Việt Nam công tác.
Sau nhiều cuộc đàm phán, Cộng sản Trung Hoa và Cộng sản Bắc Việt ký kết một thỏa ước về việc viện trợ cho Việt Nam xây dựng đường sắt mới đồng thời cung cấp những thiết bị vận tải. Theo hiệp định này và một lô những thỏa thuận ký kết sau đó TC sẽ giúp VC trong 100 dự án. Trong đó quan trọng nhất là công tác xây hệ thống đường sắt Hà Nội – Hữu Nghị Quan, Hà Nội – Thái Nguyên, xây thêm hơn một chục nhà ga, cầu, đường hầm mới. Xây hệ thống đường sắt đúng tiêu chuẩn từ Kép đến Thái Nguyên như một tuyến phụ giữa Hà Nội – Thái Nguyên và Hà Nội – Hữu Nghị Quan; xây dựng hàng loạt cầu, phà, đường sắt tạm ở vùng miền bắc Bắc Việt; và củng cố thêm 11 cầu đường sắt để tăng khả năng chống đỡ bom đạn và nước lụt.
Về việc xây 12 con đường mới mà Hồ Chí minh đã xin với Mao trong cuộc họp mật ở Trường Sa, Bộ TTM Trung Hoa đã theo lệnh của Mao lập dự án gởi 100.000 lính công binh. Ngày 25 tháng 5, Chu Ân Lại trực tiếp chủ tọa, tham dự thảo luận về dự án này và giải thích vì Bắc Việt phải tăng cường quân số trên đường vận chuyển ở Nam Lào khi Mỹ mở rộng chiến tranh ở miền Nam nên Trung Hoa sẽ nhận trách nhiệm cùng cố và mở rộng hệ thống đường xá ở Bắc Việt, nhất là vùng thượng du. Vương Thành Vũ, tại đây, đã báo cáo hai phương án thực hiện, Một là gởi 100.000 công binh sang Việt Nam xây một lượt 12 con đường mới như Hồ Chí Minh đã đề nghị và hai là chỉ gởi 80.000 quân sang Việt Nam xây 5-7 con đường cần nhất trước. Vương đề nghị phương án thứ hai và Chu đồng ý, dù cả hai sẽ được trình bày và sẽ cho Việt Nam hay là Trung Hoa ngả về phương án ít người.
Cuối tháng 5, 1965, một phái đoàn Việt Nam sang họp ở Bắc Kinh nhất định đòi thực hiện phương án đầu và Cộng sản Trung Hoa đã đồng ý. 30 tháng 5, 1965 hai hai nước cộng sản Trung Hoa và Việt Nam ký kết hiệp định để TC xây 12 con đường mới ở miền Bắc của Bắc Việt, nối vào hệ thống đường xá của Trung Hoa. Đồng thời, trong giai đoạn xây dựng, TC có trách nhiệm phòng thủ, bảo vệ công trình cũng như các đơn vị công binh nếu bị Mỹ oanh tạc.
Bắt đầu từ tháng 6, 1965, TC gởi 7 sư đoàn CPVEF đến Việt Nam ở nhiều thời điểm khác nhau. Sư đoàn CPVEF số một sang Việt Nam gồm 6 Trung đoàn công binh hỏa xa giỏi nhất (có thêm 2 trung đoàn khác đến Việt Nam vào tháng 8), một toán thăm dò đường sắt và 12 tiểu đoạn trọng pháo phòng không. Tổng số quân của sư đoàn TC này khoảng 32.700 người ở lúc cao nhất; họ công tác tại Việt Nam từ 23 tháng 6, 1965 đến cuối năm 1969. Thống kê của Trung Hoa cho biết đơn vị sau cùng của sư đoàn công binh này rời Việt Nam vào tháng 6, 1970. Tổng kết sư đoàn công binh này đã xây 117 km đường xe lửa, tu bổ 362km dường sắt cũ, xây 39 cầu mới và 14 đường hầm cùng 20 nhà ga xe lửa.
Sư đoàn công binh thứ nhì của TC sang Việt Nam sớm nhất (6/6/1965) gồm 3 trung đoàn công binh, 1 lữ đoàn thủy học, 1 lữ đoàn vận tải đường biển, một lữ đoàn truyền tin công binh, 1 tiểu đoàn quân xa vận tải và vài đơn bị trọng pháo phòng không, tổng cộng khỏang 12.000 người lính. Công tác chính của sư đoàn công binh thứ hai này là xây dựng những công thụ phòng thủ, đặt hệ thống truyền tin trên 15 hòn đảo ngoài khơi cùng 8 cứ điểm duyên hải thuộc Vịnh Bắc Việt. Sư đoàn công binh này sẽ cùng quân Bắc Việt phản công nếu quân Mỹ xâm lẵng miền Bắc. Tất cả những đơn vị thuộc sư đoàn này đã rời Việt Nam qua nhiều đợt trong năm 1966 vì những mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Sư đoàn công binh thứ ba của TC sang Việt Nam đa số là công binh không quân với công tác chính là xây phức thể phi trường Yên Báy để máy bay phản lực có thể hoạt động, đồng thời xây hầm trú ẩn cho phi cơ. Việt Nam yêu cầu Trung Hoa giúp cho dự án này từ tháng Giêng, 1965. Tháng 5, 1965, đoàn thăm dò TC đến Yên Báy. Tháng 11, 1965 đoàn công binh chủ lực vào Việt Nam. Phi trường Yên báy hoàn tất vào tháng 5, 1969. Hầm trú ẩn cho máy bay xây xong vào tháng 10, 1969; sau đó sư đoàn công binh không quân này đã nhanh chóng rút khỏi Việt Nam.
Sư đoàn công binh thứ tư, thứ năm và thứ sáu của TC tại Việt Nam là những đơng vị xây dựng xa lộ có khoảng 80.000 quân. Năm trung đoàn của sư đoàn thứ tư là các đơn vị thuộc Quân khu Quảng Châu. Công tác chính của sư đoàn thứ t này là tái thiết trục lộ thuộc tỉnh Quảng Tây đến Cao Bằng, Thái Nguyên và Hà Nội. Năm trung đoàn của sư đoàn công binh thứ 5 thuộc Quân khu Thẩm Dương. Công tác chính của sư đoàn này là xây một con đường mới từ Lào Cai đến Yên Báy nối về Hà Nội. Sáu tiểu đoàn của sư đoàn thứ sáu thuộc Quân khu Côn Minh và quân đoàn đường sắt. Công tác chính của sư đoàn này là xây đường từ thành phố Văn Sơn ở Vân Nam nối liền với những con đường do sư đoàn thứ 5 xây dựng. Ngoài ra sư đoàn thứ 6 này còn xây đường dọc biên giới Việt Trung để nối liên những trục lộ Nam-Bắc giữa Việt Nam và Trung Hoa. Tất cả những sư đoàn công binh này đều có những đơn vị trọng pháo phòng không riêng. Ba sư đoàn, 4, 5, 6 đến Việt Nam vào khoảng tháng 10, tháng 11, 1965 và rời Việt Nam khoảng tháng 10, 1968. Thống kê chính thức của Giải phóng quân cho biết họ (ba sư đoàn vừa kể) đã kiến thiết và tái thiết 7 con đường dài tổng cộng 1.206 km, 395 cây cầu dài tổng cộng 6.854 m, 4441 đường cống dài tổng cộng 46.938 m. Khoảng 30.5 triệu mét khối đất đá đã di dời trong các dự án vừa kể.
Sư đoàn công binh thứ 7 – gồm 3 trung đoàn công binh xây dựng, vài tiểu đoàn trọng pháo phòng không, có tổng số 16.000 quân lính – đến Việt Nam vào tháng 12, 1968 thay chỗ cho sư đoàn thứ hai. Công tác chính của sư đoàn này là xây dựng các công sự phòng thủ ngầm trong khu vực châu thổ sông Hồng và xây hầm trú cho máy bay tại phi trường ở Hà Nội. Sư đoàn này hòan tất công tác và đã rời Việt Nam vào tháng 11, 1969.
Ngoài 7 sư đoàn công binh xây dựng tại Việt Nam, theo hiệp định ký kết tháng 7 năm 1965, TC còn gởi sang Việt Nam một lữ đoàn công binh truyền tin. Lữ đoàn này phụ trách việc sửa chữa và xây dựng hệ thống truyền tin trong khu vực Lai Châu-Sơn La-Điện Biên Phủ. Trước khi về lại Trung Hoa lữ đoàn công binh này đã dựng 894 km đường dây điện thoại và xây 4 trạm điện thoại.
Tóm lại, các đơn vị công binh cuả TC sang Việt Nam công tác từ khoảng cuối năm 1965 đến cuối năm 1968. Công tác thực hiện gồm xây dựng các công sự phòng thủ, đường lộ, đường sắt ở thượng du Bắc Việt. Đa số các dự án đó đều nằm ở phía Bắc Hà Nội và không có công trình nào nằm dưới vĩ tuyến 20. Đại đa số quân TC đã rút về nước vào cuối năm 1969. Đầu năm 1970, tất cả công binh TC đã rời khỏi Việt Nam.
Pháo binh phòng không bảo vệ những mục tiêu quan trọng ở miền Bắc và che chắn cho đoàn công binh TC
Trong cả hai, chuyến đi Bắc Kinh của Lê Duẩn và cuộc họp của Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông vào tháng 4 và 16/5, phía Việt Nam đã yêu cầu TC gởi pháo binh sang Việt Nam. Trong cuộc họp với La Thụy Khanh vào đầu tháng 6, 1965, Văn Tiến Dũng còn xin TC gởi hai sư đoàn pháo binh để bảo vệ Hà Nội và khu vực phía bắc Hà Nội trong trường hợp Mỹ oanh tạc. La Thụy Khanh đồng ý.
24/7/1965 Bộ TTM Bắc Việt gởi điện tín cho Bộ TTM TC chính thức yêu cầu Cộng sản Trung Hoa “gởi hai sư đoàn pháo binh đã chuẩn bị xong từ lâu để tham dự chiến dịch tại Việt Nam. Càng sớm càng tốt. Nếu được, những đơn vị này có thể đến Việt Nam ngày 1/8/1965.” Ngày hôm sau, Bộ TTM TC gởi điện tín cho hay họ sẽ gởi hai sư đoàn pháo binh và 1 trung đoàn sang Việt Nam ngay để bảo vệ đoạn Bắc Ninh-Lạng Sơn của con đường sắt Hà Nội-Hữu Nghị Quan và đoạn Yên Báy-Lào Cai thuộc đường hỏa xa Hà Nội-Lào Cai. Đó là hai đường xe lửa nối Bắc Việt với Trung Hoa. Ngày 1 tháng 8, 1965, hai sư đoàn pháo binh 61 và 63 của TC lần lượt tiến vào Việt Nam qua ngả Vân Nam và Quảng Tây.
Sư đoàn 61 đến Yên Báy vào ngày 5 tháng 8. Bốn ngày sau là cuộc đụng độ đầu tiên của đơn vị pháo binh này với máy bay F-4 của Mỹ. Với súng phòng không 37 ly và 85 ly pháo binh TC đã bắn hạ một máy bay F-4. Theo hồ sơ của TC thì đây là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị đơn vị pháo binh TC bắn rớt. Sư đoàn 63 đến Việt Nam qua ngả khu vực Kép, và ngày 23 tháng 8, theo tường trình, đã đụng trận, bắn rơi 1, và gây thiệt hại cho 1 phi cơ khác của Mỹ.
Có tất cả 63 trung đoàn thuộc 16 sư đoàn gồm 1500.000 quân TC đã tham chiến tại Việt Nam trong khoảng từ tháng 8, 1965 đến tháng 3, 1969. Những đoàn quân này đến Việt Nam trong 8 thời kỳ khác nhau, gồm những đơn vị pháo binh, không quân, hải quân và đôi khi từ Quân khu Côn Minh và Quảng Châu. Theo kinh nghiệm đã có trong chiến tranh Triều Tiên, quân TC có mặt tại Việt Nam trong khoảng thời gian 6 tháng, sau đó được thay thế bằng đơn vị khác, và cứ thế luân phiên. Công tác chính của đoàn quân TC là bảo vệ các cứ điểm và mục tiêu quan trọng, như các cầu có đường xe lửa trên hai tuyến Hà Nội-Hữu Nghị Quan và Hà Nội-Lào Cai, và bảo vệ đoàn công binh TC. Không có dấu hiệu nào cho thấy quân TC tham gia các chiến dịch ở phía nam Hà Nội hay trong các chiến dịch bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh. Đơn vị pháo binh cuối cùng của TC đã ròi Việt Nam vào trung tuần tháng 3, 1969. Thống kê của TC tự cho là những đoàn quân TC đó đã tham dự 2.154 trận chiến, đã băn rớt 1.707 máy bay Mỹ cũng như gây thiệt hại cho 1.608 máy bay khác. [Nếu so sánh với tài liêu của Hoa Kỳ, có nhiều khả năng thống kê của Cộng sản Trung Hoa đã thổi phồng những con số máy bay Mỹ bị pháo binh TC bắn rơi và làm hư hại ở Bắc Việt.]
Dù đã được giới lãnh đạo của hai đảng Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam thảo luận trong mùa xuân-hè 1965, không lực của TC không khi nào tham chiến trên bầu trời Việt Nam cùng lúc với những đoàn pháo binh TC có mặt ở miền bắc Bắc Việt.
Tuy nhiên, chính sách phòng không của TC đối với máy bay Mỹ đã có thay đổi lớn vào đầu năm 1965. Trước đó UBQSTU CHNDTH đều ra lệnh cho lãnh đạo các cấp ở địa phương phải triệt để thận trọng trong mọi hành động chống trả lại máy bay Mỹ – mục tiêu chính trị quan trọng hơn kết quả ở chiến trường. Chính sách này đã rẽ ngoặt vào đầu tháng 4 (ngày 8-9) khi hai toán chiến đấu cơ của Mỹ bay vào không phận Trung Hoa ở đảo Hải Nam.
Theo lệnh của UBQSTU, 4 phi cơ của TC đã cất cánh theo dõi những máy bay của Mỹ. Được biết, máy bay Mỹ đã khai hỏa. Ngày 9 tháng 4, 1965, Tham mưu phó Vương Thành Vũ, báo cáo vụ việc với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông và đề nghị TC cần đánh mạnh vào những máy bay của Mỹ xâm lăng bầu trời Trung Hoa. Buổi chiều cùng ngày, Mao Trạch Đông ra lệnh cho không và hải quân TC đưa những đơn vị thiện chiến nhất đến trấn thủ ở miền Nam Trung Hoa và ở vùng biển phía nam [Biển Đông] thống nhất lực lượng và phản công khi máy bay Mỹ xâm lăng không phận Trung Hoa. Đến ngày 17 tháng 4, UBQSTU chính thức ra lệnh mới theo quyết định của Mao Trạch Đông. Từ đó đến tháng 11, 1968, theo thống kê của TC thì không quân TC đã tham dự 155 chiến dịch chống máy bay Mỹ xâm lăng không phận và đã bắn rơi 12 máy bay chiến đấu và những loại khác (không kể những máy bay không người lái). Không ai rõ tại sao TC thay đổi chính sách phòng không nhưng kết quả là TC đã gởi một thông điệp rất rõ cho Mỹ đồng thời trấn an VC.
Về những nhận định của ông Nguyễn Cao Kỳ năm 1967
1. Chiến tranh du kích của VNCH ở Bắc Việt (VNDCCH) – Ông Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương lúc đó, một là đang tiếu lâm làm duyên với báo giới Úc, hoặc hai là ông dấu đầu hở đuôi khi nói ông không thể tiết lộ chiến tranh du kích vì là bí mật quân sự đồng thời cho rằng chiến tranh du kích là một đề nghị, môt gợi ý hay.
2. Về viện trợ quân sự của TC cho Bắc Việt – Trong câu trả lời, ông Nguyễn Cao Kỳ cho hay là ông không tin rằng Hà Nội có thể yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự hay đưa quân đội Cộng sản vào miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, ông đã cho báo giới Úc biết là tất cả vũ khí đạn dược tịch thu được của cộng sản ở chiến trường miền Nam đều là vũ khí của Trung Cộng tuy chưa khi nào bắt được quân TC. Và theo tin tình báo, Ông Kỳ cho biết tiếp, thì TC chỉ có mặt ở Bắc Việt trong vai trò cố vấn hay kỹ thuật sửa đường sắt.
Năm 2009, qua mạng Internet, tài liêu “Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chống Pháp” chỉ được Việt Nam gián tiếp công bố qua bản dịch và hiệu đính của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Di, tức là 19 năm sau sau khi nhà xuất bản Giải phóng quân đã phát hành [năm 1990]. Nói cách khác CSVN chỉ công bố sự kiện này 53 năm sau khi đoàn cố vấn quân sự TC về nước. Nếu CSVN không thay đổi về mặt phổ biến tài liệu chiến tranh, và nếu CSVN vẫn độc tài toàn trị, có lẽ, người ta phải đợi ít nhất đến 2020-23 mới có thể xem được tài liệu của VNDCCH hay của Đảng CSVN nói về “viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam chống Mỹ” ở miền bắc Việt Nam.
Học giả thế giới nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam từ lâu đều cho rằng TC đã giữ một vai trò quan trọng trong việc viện trợ cho Cộng sản Việt Nam trong suốt cuộc chiến tuy không có tài liệu của hai đồng minh cộng sản cho đến khi CSTH công bố những tài liệu chiến tranh vào thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.
nnn
Ông Kỳ biết là có “cố vấn” và “cán sự” TC sửa đường xe lửa ở miền Bắc cũng như vũ khí của TC tràn ngập ở chiến trường miền Nam.
Những số liêu và dữ kiện thượng dẫn [dù chỉ dựa trên thông tin, tài liệu do Đảng CSTH công bố] đã cho giới nghiên cứu hiểu rõ thêm về vai trò của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam. Những dữ kiện và số liệu này cũng cho thấy ông Nguyễn Cao Kỳ hoàn toàn không hiểu biết, hay giả vờ như không hiểu biết gì về Cộng sản Việt Nam.
3. Sự đoàn kết của dân Việt Nam trước hiểm họa TC – Ông Nguyễn Cao Kỳ nói:
“…Tôi nói “Không”. Vì nếu lãnh đạo Hà Nội làm như vậy thì tôi chắc chắn rằng tất cả người Việt Nam từ Bắc chí Nam sẽ đoàn kết đứng lên tiêu diệt chế độ [cộng sản] và bảo vệ đất nước của chúng tôi. Không thể có chuyện chế độ Hà Nội sẽ yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự. Và nếu nó xảy ra, nếu nó xảy ra, tôi nghĩ rằng đó sẽ là dịp tốt để chúng tôi thống nhất đất nước.”
Thứ nhất, theo ông Nguyễn Cao Kỳ nếu quân Trung Cộng có mặt ở miền Bắc thì toàn dân cả nước sẽ đứng lên tiêu diệt chế độ cộng sản bảo vệ và đó cũng là cơ hội thống nhất đất nước. Thứ hai, tin tình báo đã cho ông Kỳ biết là có “cố vấn” và “cán sự” TC sửa đường xe lửa ở miền Bắc cũng như vũ khí của TC tràn ngập ở chiến trường miền Nam. Người đọc tài liệu lịch sử rất khó có thể tìm thấy logic trong lý luận của ông Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương vào năm 1967.
Đó là chuyện cuối thế kỷ thứ 20.
Bây giờ, đang ở thập niên thứ nhì của thế kỷ 21, Cộng sản Trung Hoa có mặt – khai thác beauxite ở cao nguyên miền Trung, v.v. TC có ảnh hưởng ngay trong bộ phận trung ương của Đảng CSVN và khắp nơi trên tòan lãnh thổ Việt Nam, từ bắc vào nam, từ đất liền ra biển đông và hải đảo.
Đến khi nào thì người ta mới thấy được sự đoàn kết của dân Việt Nam trước hiểm họa của Cộng sản Trung Hoa?
© 2013 DCVOnline

Tham khảo:
(1) South Vietnam – Visitors to Australia – Nguyen Cao Ky. Series 1838, 3014/10/10/4 PART 1.
(2) Trần Giao Thủy, Một tài liệu về cuộc chiến 1946-1954, Truyền Thông Communication, Số 32 & 33, Hạ – Thu 2009.
(3) Chen Jian, China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69, The China Quarterly, No. 142 (Jun., 1995), pp. 356-387
***********************************************************************************
Lê Văn 
Nói gì thì nói, lợi thế của một chế độ đọc tài, như CSVN là họ có thể kiểm xoát, bưng bít mọi nguồn thông tin, từ đó có thể vẽ lên những hình ảnh đẹp đẽ về chính mình… “độc lập tư do hạnh phúc” trong khi họ đã bán xới quốc gia cho ngoại bang mà không ai biết. Hay ít nhất che dấu sự thật trong một thời gian đủ dài để họ thu tóm quyền lực tuyệt đối vào tay mình. Tuy đến một lúc nào, sự thật cũng sẽ dần dần lộ ra, nhưng không bao giờ do chính họ muốn cho dân biết sự thật mà bởi “mâu thuẫn” giữa CSVN và CSTQ, và TQ đã cố tình mở hé tung ra một phần sự thật, khiến Hà Nội sợ bị “lộ tẩy” và nhân dân sẽ đứng lên “làm thịt” những kẻ bán nước vô liêm xỉ này…
Nhờ thế mà hiện này Bắc Kinh có thể sai khiến được Hà Nội làm những chuyện phản bội tổ quốc giống nòi… Nói chung là một vụ “tống tiền” (blackmail) dơ bẩn ở mức độ lớn nhất: tiền chuộc là đất đai lãnh thổ và sự phục tùng tuyện đối.
Dĩ nhiên, khi có được sư phục tùng rồi, thì kể tống tiền (Bắc Kinh) phải cho Hà Nội gỡ thể diện một chút, cho phép CSVN đánh võ mồm, ra vẻ “đi với Mỹ”, mua vũ khí Nga để ra vẻ ta đây chống Tầu xâm lược… để yên lòng dân được bao nhiều hay bấy nhiêu.
Tuy nhiên, tinh ý một chút ai cũng sẽ thấy ngay đây chỉ là trò… phường chèo! Nếu thật sự Hà Nội muốn chống TQ – mà vì chưa đủ lực lượng quân sự – thì lại càng phải để dân biểu tình “ôn hòa” chống TQ ít nhất để thị uy! Thứ nữa, VN cũng đã phải phô trương lực lượng (sau 1975, quân đội VN vốn đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Tầu cộng!) – nhưng thực tế chỉ thấy nói mồm, võ khí cũng chỉ trên báo chí của nhà nước!
TB. Chuyện ông Kỳ bây giờ không còn ăn thua gì, mà ngay cả thời ông còn làm Thủ Tướng VNCH, thì ông đã nởi tiếng là thích tuyên bố “nổ như tạc đạn” nhưng kiến thức chẳng có. Sau 75, ông ta cũng chẳng khá hơn là bao, do đó con đường “tiến thân” duy nhất là về đầu quân Hà Nội… Nhưng như người Việt ngay nay ai cũng rõ, chơi với bọn lưu manh Hà Nội, nên sau cũng ông Kỳ phải tạm trú ở Mã Lai, thay vì ở VN hay ở Mỹ! (Ai bảo ông Kỳ tải giỏi thì ít nhất phải đưa ra bằng chứng hay giải thích được ông ta học mưu lược chính trị ở đâu ra chứ! Thời buổi này còn ai tin vào chuyện Tề Thiên Đại Thánh chui ở hòn đá ra đã có sẵn 72 phép thần thông?!!!).
mythanh Lê Văn 
Người chết rồi, nói không tốt về họ thì cũng khá ngại. Nhưng đây là chuyện lịch sử và chính trị nên … cũng đành. Thật đáng nản khi nhân tài miền Nam bị giết/ám sát (như cố vấn Ngô Đình Nhu, giáo sư Nguyễn Văn Bông …) để một kẻ tài hèn, óc thiển lên lãnh đạo :( Những người như ông Kỳ (thời đó) cũng yêu nước đấy, nhưng ông ta chỉ nên ở (cao nhất) chức Thiếu tướng KQ là cùng.
Đọc cuốn Chính Đề VN của cố vấn Ngô Đình Nhu thì hiểu ông có viễn kiến, thông minh và tận tâm tận sức về việc nước đến đâu. Ông đã viết:
“…sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của Tàu đối với VN tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miền Bắc khi tự đặt mình vào sự chi phối của TC, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt
mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của TC đối với VN chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây Phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Gỉa sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự TC thôn tính VN chỉ là một vấn đề thời gian …”
Tài liệu xuất bản từ năm 1964, nhưng tác giả của nó không còn để thay đổi vận mệnh đất nước :(
Một Người có tâm có tầm vậy, nhưng rất tiếc dân tộc ta bất hạnh, có mà không giữ được.
Những kẻ tự nhận là “không phải là chính trị gia” như NCK (hẳn chẳng bỏ tâm suy nghĩ, học hỏi phân tích lịch sử), mà lại (nhảy) lên lãnh đạo thì chỉ đỡ hơn …lũ mafia bi giờ một tí.
Oanh Tran 
Đồng ý với bạn MĐ, từ ngày đầu tiên CSVN đã được Trung Cộng viến trợ và có thể nói là “nuôi dưỡng” và yểm trợ đi tới thắng lợi cuối cùng là “nhuộm đỏ” toàn cõi VN. Điều này đã được Hoàng văn Hoan xác nhận trong những bài viết chửi bới Lê Duản khi ông ta chạy trốn qua TQ ….. Khác với VNCH và khối tự do là CS luôn áp dụng chính sách “ném đá dấu tay” nhờ thế mà chúng cho “cả và thiên hạ” ăn thịt “lừa”….
Cố TT NCKỳ nhận định rất chính xác. Nếu mà Hồ chí Minh và đồng bọn Bắc Bộ Phủ dám công bố “minh bạch” có Tầu khựa giúp như chế độ VNCH có Mỹ giúp, thì tôi cũng tin rằng toàn dân Việt sẽ đoàn kết thông nhất chơi nhau với bọn Tầu khựa này …
Ngày nay khác với lúc cố tướng Kỳ tuyên bố vì lẽ “chính bọn Hà nội” ra tay đàn áp những phong trào chống Tau
Minh Đức 
Tuy đảng CSVN nhận sự giúp đỡ của CS Trung Quốc, không phải là từ lúc chiến tranh với Mỹ mà từ lúc Mao thắng ở Hoa Lục, nghĩa là từ 1950, nhưng chính sách tuyên truyền của đảng CSVN luôn luôn làm ra vẻ độc lập dân tộc, khi tuyên truyền thì làm mờ nhạt hình ảnh sự giúp đỡ của bên ngoài. Chẳng hạn nói về chiến thắng Điện Biên Phủ thì chỉ nói nỗ lực của người Việt chống Pháp mà không nói nhiều đến sự giúp đỡ của Trung Quốc. Nói về chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” thì luận điệu tuyên truyền cắt các phần đảng CSVN là một bộ phận của phong trào CS quốc tế, không nhắc gì đến sách lược của Đệ Tam Quốc Tế CS là các nước CS giúp các đảng CS tại các nước cướp chính quyền, bành trướng cho đến khi toàn thể phe CS thắng trên thế giới, nghĩa là không trình bày sự xung đột giữa Mỹ và CSVN như là sự xung đột giữa hai khối tư bản và CS. Khi trình bày chiến tranh biên giới 1979, thì cũng chỉ trình bày việc Trung Quốc đánh sang biên giới mà không trình bày việc CSVN nằm trong khối Liên Xô và Khmer Đỏ nằm trong khối Trung Quốc để thấy rằng đó là sự xung đột giữa hai phe CS, một do Liên Xô lãnh đạo và phe kia do Trung Quốc. Trong khi đó tại miền Nam, vì có tự do phát biểu nên nhiều người nhìn việc CSVN đánh miền Nam là cảnh Việt Nam bị nằm trong cuộc xung đột giữa hai khối tư bản và CS. Cái nhìn như vậy đưa đến suy nghĩ là tìm cách trung lập, không để Việt Nam bị kẹt trong sự xung đội giữa tư bản và CS. Ý kiến đó không thể thực hiện được vì CSVN tình nguyện đứng hẳn về phía CS và tình nguyện đưa Việt Nam và cuộc xung đột giữa tư bản và CS. Ngày nay, đảng CSVN bị mất uy tín vì việc Trung Quốc lấn chiếm Việt Nam quá lộ liễu mà đảng CSVN bất lực. Một phần là vì chế độ CS không thắt chặt thông tin như thời xưa. Thời xưa, việc Trung Quốc ra thông báo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc và ông Phạm Văn Đồng công nhận điều đó không được nhiều người dân biết đến, và những người biết thì hoặc là chấp nhận vì tin vào thuyết quốc tế vô sản hoặc không có phương tiện nói lên ý nghĩ của mình. Việc CSVN dựa vào Liên Xô, Trung Quốc và hết lời ca tụng hai nước này lộ ra vào đầu thập niên 1950. Một số người lúc đó nhìn thấy đã ly khai CS nhưng họ là số ít. Phần lớn người dân không nhìn thấy điều này đó là vì chính sách tuyên truyền của CS làm mờ nhạt đi việc phải dựa vào ngoại bang.

Cuộc chiến tranh bất tận

Đào Hiếu blog

Tranh ghép của Libera
Tranh ghép của Libera
Cách đây không lâu trên mạng facebook có người đưa một bức tranh ghép của một nghệ sĩ Ba Lan tên là Libera, tác giả này đã “cải biên” bức ảnh nổi tiếng của Nick Út từng đoạt giải Pulitzer, chụp bé gái Phan Thị Kim Phúc đang bị bom napalm đốt cháy năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh.
Blogger này có lẽ vì sợ độc giả không hiểu nên đã giải thích rằng tuy bức ảnh gốc mô tả nỗi đau của chiến tranh Việt Nam nhưng hiện nay cuộc chiến ấy đã đi vào dĩ vãng, Việt Nam đã có hòa bình, và đang xây dựng đất nước, nên người nghệ sĩ Ba Lan này đã nảy ra sáng kiến sửa chữa các nạn nhân trong ảnh gốc thành những nhân vật sexy, tươi cười, vui đùa trong xã hội mới (mời xem ảnh). Bên dưới tác phẩm ấy, nhiều bạn đọc cũng đã viết những comments với ý kiến tương tự.
Mới đây, một blogger khác cũng đã đề nghị gọi ngày 30/4/75 là ”ngày Hòa Bình”.
Ảnh gốc của Nick Út
Ảnh gốc của Nick Út
CÓ PHẢI VIỆT NAM ĐANG SỐNG TRONG HÒA BÌNH?
Tôi đã sống ở Việt Nam trong ngày 30/4/1975, nhưng tôi không thấy hòa bình đâu cả. Rồi những tháng năm kế tiếp, và cả đến bây giờ, xã hội Việt Nam không có giây phút nào hòa bình.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “Ngày 30/4/75 có một triệu người vui nhưng cũng có một triệu người buồn”.  
Tuy con số “một triệu” chỉ là con số biểu kiến, nhưng vì sao lại có “một triệu người buồn” ấy?
Vì thực tế Việt Nam chưa có hòa bình.
Ngày 30/4/75 mở đầu cho những đợt học tập cải tạo rộng lớn, đều khắp trên cả nước. Đó là những trại giam khổng lồ, là những trung tâm thù hận, là chốn lưu đày của những người Việt Nam được gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”. Tiếp theo là phong trào vượt biên của hàng triệu người chạy trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển. Bị bắt, bị tù, bị tống tiền, bị hải tặc trấn lột, cưỡng hiếp, rồi nào là bão tố, biển động, tan xác trên biển, vùi thây trong bụng cá.
Trên đất liền thì đưa dân thành phố đi kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản, đổi tiền. Tiếp đến là Pol Pot tràn qua biên giới Tây Nam giết người cướp của, xác chết người Việt Nam bị vứt xuống sông, nghẽn cả dòng chảy. Kế đến là chiến tranh biên giới phía Bắc vì Đặng Tiểu Bình muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Những trận đánh ấy vô cùng ác liệt, thương vong bởi bom mìn (nhất là mìn) lớn đến nỗi có người nói tổng số sĩ quan từ cấp úy trở lên đã chết trong hai cuộc chiến này không thua kém cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Trên các mặt trận văn học, nghệ thuật, âm nhạc… cũng đã diễn ra những cuộc chiến tranh âm ỉ nhưng không kém phần gay cấn (mời đọc Hồi Ký của nhạc sĩ Tô Hải, hồi ký Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất của Nguyễn Khải…).
Lắng dịu được ít lâu thì Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ông vua “đổi mới” Nguyễn Văn Linh xoay 180 độ. Việt Nam ôm chầm lấy Trung Quốc hun chùn chụt.
Tuy nhiên, nhờ “đổi mới tư duy” nhờ “kinh tế thị trường” Việt Nam bắt đầu biết làm ăn, biết bắt tay kinh doanh cùng tư bản.
Thế là lại đẻ ra cuộc chiến tranh mới: vay vốn WB, vốn IMF, vốn ODA… rồi bán tài nguyên thiên nhiên, vừa trả nợ vừa chia chác, đẻ ra nạn tham nhũng, tràn lan như cỏ trên thảo nguyên.
Từ đó mọc ra những tư sản đỏ.
Tư sản ngoại bang giao cấu với tư sản đỏ đẻ ra chiến tranh giành đất đai, cưỡng đoạt đất dân nghèo để bán cho các nhà đầu tư, các nhà tài phiệt khổng lồ.
Chiến tranh giành đất dân nghèo đã nổ ra khắp cả nước. Đó là trận Mậu Thân của thời đại mới. Một cuộc tổng tiến công và nổi dậy của NÔNG DÂN Miền Nam anh hùng chống lại bọn chủ đầu tư tài phiệt nước ngoài cướp đất dưới sự hỗ trợ của chánh quyền. Trong các cuộc chiến tranh ấy không phải là không có đổ máu và người chết mặc dù người nông dân chỉ dùng gạch đá, tay không, tiếng la khóc và thậm chí tự lột quần áo mình để ngăn những người “thi hành công vụ”.
Mãi cho tới khi Đoàn Văn Vươn xuất hiện thì mới có tiếng nổ. Tuy chỉ là những tiếng nổ của vũ khí tự chế bằng pháo hoa rất thô sơ nhưng đã gây tiếng vang rất lớn vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Thế mà sau khi tòa xử Đoàn Văn Vươn 5 năm tù, mặt trận Tiên Lãng lại bùng nổ.
Ngày nào trong hiến pháp còn ghi “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện và chủ động quyết định” thì chiến tranh giành đất sẽ còn tiếp diễn dài dài.
Đó sẽ là cuộc chiến tranh bất tận.
Dường như tôi chưa nhắc đến cuộc chiến giữa nhà nước Việt Nam và những người đòi nhân quyền, đòi dân chủ. Các nhà tù sẽ còn mở cửa đón các tù binh chiến tranh thời đại Internet.
Và Việt Nam sẽ không bao giờ có hòa bình.
Vì thế tôi muốn mời tác giả Libera của Ba Lan đến Việt Nam để đi thực tế các chiến trường đang nóng bỏng trên đất nước tôi. Và để tự tay ông xé bức tranh ghép nổi tiếng của ông, vứt vào sọt rác.
Tại sao phải làm vậy?
Vì nếu nó không phản ánh đúng thực tế Việt Nam hiện nay thì bức tranh ấy chỉ mang ý nghĩa phỉ báng nỗi đau của các nạn nhân chiến tranh mà thôi.
ĐÀO HIẾU

KỶ NIỆM 30-4-75: Phan Thành Lợi: mảnh vỡ của một cuộc chiến tranh bất tận

Đào Hiếu

PHAN THANH LOI
Cách đây 26 năm tôi có viết một truyện dài dựa theo cuộc đời của anh thương binh Phan Thành Lợi. Đây là sáng kiến của bà Đỗ Duy Liên, lúc ấy là phó chủ tịch UBND Thành phố HCM.
Anh Lợi quê ở Củ Chi, là một thương binh bị cụt cả hai tay, hai chân. Lúc đó anh được cấp một căn hộ nhỏ trong “làng phế binh” Thủ Đức.
Tôi lui tới làm việc với anh trong vài tháng và viết xong một truyện dài lấy tên là QUA SÔNG. Tác phẩm được nhà xuất bản Văn Nghệ in năm 1986 với số lượng là 10.150 cuốn, khổ 13x19cm.
Hồi đó sách in bằng giấy đen, sần sùi, trông rất xấu xí, nhưng vẫn không đủ sách để mà bán.
Sau khi anh Lợi qua đời vì những thương tích cũ hành hạ, tôi gần như quên tác phẩm ấy, một phần vì tôi nghĩ đó chỉ là một cuốn sách viết theo đơn đặt hàng, và phần khác vì đề tài “cách mạng” không còn được độc giả quan tâm nữa, do những tác động quá tệ hại của guồng máy tham nhũng ngoài xã hội.
Hai mươi bốn năm sau, trong lúc nhàn rỗi, tình cờ đọc lại “Qua Sông”, tôi không thể ngờ rằng trong quá khứ mình đã từng tiếp xúc với một anh du kích Củ Chi lạ lùng như vậy, đã từng viết về một cuộc tình đau đớn như vậy.
Tôi từng xem những phim chiến tranh thuộc loại tầm cỡ của điện ảnh Mỹ như “Giải cứu binh nhì Ryan”, “Huyền thoại mùa Thu”, “Cuốn theo chiều gió”, “Trung đội”…nhưng chưa từng thấy nhân vật nào có số phận nghiệt ngã như anh Phan Thành Lợi, chưa từng thấy có chiến trường nào bi thảm như chiến trường Củ Chi khi phải hứng chịu những trận bom rải thảm của máy bay B52 trong trận càn Cedar Falls đẫm máu đầu năm 1967.
Đọc lại QUA SÔNG, tôi chợt “ngộ” ra một điều, đó là: cuộc chiến vừa qua không phải là cuộc chiến của những người đang cầm quyền hiện nay ở Việt Nam, mà là cuộc chiến của những người lính đã chết ngoài mặt trận, của những thương binh như Phan Thành Lợi, của những cô giao liên dũng cảm như Huệ, của những bà mẹ thui thủi chờ mong con bên ánh đèn dầu, của những đôi lứa yêu nhau đã phải chia lìa chỉ sau một trận đánh, của những trẻ thơ chết như rạ giữa đồng sau một trận pháo bầy.
Còn chúng ta, những người đang cướp bóc, đang giành giựt của cải và quyền lực… chỉ là một lũ ăn theo, một bọn dây máu ăn phần, một phường hôi của bần tiện.
Trong kháng chiến chống Mỹ, những người như anh Lợi cứ nghĩ rằng mình là “cộng sản” nhưng thực tế họ không hề biết chủ nghĩa cộng sản là gì. Ở các đô thị miền Nam cũng vậy: Có những trí thức trẻ đã đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, thậm chí đã là đảng viên, nhưng vẫn không phải là một người cộng sản, vì không hề quan tâm đến triết học Mác-Lênin và cũng không muốn tìm hiểu nó.
Lúc ấy, những người như anh Lợi cứ tưởng rằng Đảng đang lãnh đạo họ, thực tế là Đảng chỉ giao việc cho họ, còn lãnh đạo họ chính là lòng yêu nước.
Lúc ấy, những người như anh Lợi tưởng rằng mình đang “cùng hội cùng thuyền” với Đảng cộng sản, thực tế họ chỉ “cùng thuyền” mà không bao giờ “cùng hội”.
Cái con thuyền Mặt trận GPMN cũng như Mặt trận Việt Minh có nhiều người ngồi trên đó, có cộng sản lẫn không cộng sản, thậm chí có cả người chống cộng.
Họ có cùng một điểm đến là đánh đuổi ngoại xâm và một người cầm lái: đó là Đảng. Họ không biết Đảng là ai, chỉ đến khi thuyền cập bến, thấy Đảng coi những thành phần khác là “khách sang sông” và gạt họ qua một bên để nắm trọn quyền lực và quyền lợi, thì đã muộn rồi.
Tôi cũng từng là một người “khách sang sông” như thế. Tôi cũng đã từng đứng ở một chiến tuyến. Vì thế với tư cách nhà văn, tôi thấy có trách nhiệm ghi lại bi kịch của những người lính trong chiến tuyến đó.
Những nhà văn ở chiến tuyến bên kia cũng đã viết về số phận, về nỗi đau của những người lính trên chiến tuyến ấy. Đó là quyền của người cầm bút.
Những tác phẩm của hai bên sẽ bổ sung cho nhau, góp phần tạo nên diện mạo của một người-lính-việt-nam-nạn-nhân-chiến-tranh, trong thân phận chung của một dân tộc cùng khổ và bất  hạnh.
Thật là ngu ngốc biết bao nếu chúng ta cứ công kích nhau, bôi lọ nhau và bôi lọ những người đã chết cho cuộc chiến tranh khốn nạn này.
Thật là rồ dại biết bao nếu lòng chúng ta vẫn còn nuôi nấng hận thù…
Thù ai? Những người du kích, những anh bộ đội cụ Hồ, những anh lính Cộng hòa, những trí thức, những công chức trong guồng máy của cả hai miền Nam Bắc… họ là kẻ thù sao? Không. Họ chỉ là nạn nhân, họ đã bị lừa gạt, bị xúi giục căm thù, bị xúi giục cầm súng… nhưng tất cả họ đều chỉ là nạn nhân. Và phần lớn họ đã chết: trên rừng, dưới biển, trong đồng bưng, ngoài biên giới, hải đảo, trong các nhà tù, các trại cải tạo. Số còn lại cũng đã già rồi, lẫn khuất đâu đó trong làng xóm, trong ngõ hẻm, trong sình lầy hay khói bụi.
Vậy thì kẻ thù của nhân dân là ai? Đó chính là bọn cầm quyền của cả hai chế độ, bọn tướng lãnh đầu sỏ của cả hai chế độ. Và các thế lực ngoại bang đứng đàng sau cuộc chiến để thủ lợi. Chính chúng đã phát động chiến tranh, đã điều khiển chiến tranh, đã ra lệnh và đã làm chết hàng chục triệu người, đã làm tan nát bao nhiêu gia đình.
*
Cuộc nội chiến vừa qua quá rộng lớn, quá hung dữ. Nó đã kéo cả dân tộc vào cơn điên của nó, nó chi phối, nó quyết định mọi số phận, mọi cảnh đời, nó hành hạ, chà đạp, hủy diệt.
Nó phanh thây tổ quốc.
Dù chọn lựa hay không chọn lựa, anh cũng phải bị cuốn theo dòng chảy của nó. Cả dân tộc đều là nạn nhân của chiến tranh, kể cả những người đã cầm súng và đã chiến đấu, đã giết và đã bị giết.
Vậy thì tại sao lại cứ đòi cho được rằng hồi đó theo cộng sản hay theo Mỹ là có tội?
Tôi hỏi anh, khi những người lính của cả hai bên chiến tuyến xả thân giữa bom đạn, đầm đìa máu tươi nơi rừng sâu, nơi đồng bưng, nơi ngục tù ác nghiệt của Mỹ-Thiệu, nơi trại cải tạo bạo tàn của cộng sản… thì anh đang làm gì? Anh đang ở đâu? Nếu anh không từng là nạn nhân của cuộc chiến ấy, thậm chí  nếu anh lợi dụng cuộc chiến ấy để trục lợi cá nhân như củng cố địa vị, quyền lực, hay đầu cơ chiến tranh để làm giàu thì anh lấy tư cách gì để trách móc?
Là một người du kích, Phan Thành Lợi nói năng, hành xử, suy nghĩ rất rạch ròi: “địch – ta” nhưng thực chất anh cũng chỉ là một người lính, chẳng khác gì những người lính Cộng Hòa ở bên kia chiến tuyến.
Phan Thành Lợi là một người lính được số phận sắp xếp vào hàng ngũ cộng sản. Anh đã chiến đấu cho cộng sản mà cứ tưởng lầm là đang chiến đấu cho tổ quốc.
Tất cả những kiêu hãnh, những bi thương, những nghiệt ngã trong mối tình đau đớn của anh đều bắt nguồn từ sự “tưởng lầm” ấy.
Nhưng anh không có lỗi gì cả.
Anh cũng giống nhưSantiago, nhân vật “lão ngư ông” của Hemingway, sau nhiều ngày đêm vật lộn với kình ngư, biển cả và đàn cá mập, đã chỉ đem được vào bờ một bộ xương cá vô dụng.
Nhưng đó không phải là lỗi của ông.
Và ông vẫn là một nhân cách lớn.
Tuy nhiên dù lớn hay nhỏ, dù được các thế hệ sau tôn vinh hay phủ nhận, thì giờ đây những người lính trẻ ở cả hai bên chiến tuyến cũng chỉ còn là những nắm xương vô định, là cát bụi không tên, chìm khuất trong xó xỉnh nào.
ĐÀO HIẾU

Để tiến tới một chế độ tốt đẹp


Chu Chi Nam (Danlambao) – Hiện nay ở Việt Nam đang bàn tán xôn xao về việc sửa đổi hiến pháp. Công nhận đây là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là quyết định tất cả, vì hiến pháp chỉ là một phần trong một chế độ. Một hiến pháp tốt đẹp, mà những yếu tố khác như quan niệm đạo đức, triết lý chính trị, vai trò lãnh đạo của giới cầm quyền và giai tầng sĩ phu trí thức không tốt, thì hiến pháp cũng chỉ là mớ giấy lộn, không thể nào tạo nên được một chế độ tốt đẹp, có hiệu quả để phục vụ dân.
Vậy chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ để xem thế nào là một chế độ tốt đẹp, cùng đồng thời định rõ vai trò của một hiến pháp.
Thế nào là một chế độ tốt đẹp 
Mạnh Tử có nói: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Bên trời tây, ông Abraham Lincoln cũng nói một chế độ tốt đẹp là một chế độ: “Vì dân, do dân và bởi dân”.
Ngày hôm nay, không ai chối cãi rằng một trong những chế độ tốt đẹp nhất của thế giới là chế độ Hoa Kỳ. Chính nhờ chế độ này mà tất cả các sắc dân trên thế giới từ da đen, đa đỏ, da vàng đến da trắng có thể chung sống hòa bình và hơn thế nữa có thể phát triên để thực hiện giấc mơ của mình. Người ta thường nghĩ rằng được như vậy là nhờ Hoa kỳ có một bản hiến pháp tốt. Điều này không phải là sai. Nhưng không hoàn toàn như thế.
Chế độ Hoa Kỳ được như vậy là nhờ ở chỗ:
1) Hoa kỳ được dựa trên một nền tảng triết lý, đạo đức tốt, mang đến từ những người của chiếc thuyền Mayflower 
Mayflower là tên một con tàu đi từ Southampton (Anh quốc), qua châu Mỹ, vùng đất mới. Trên con tàu này có 102 “Thuyền nhân”, phần lớn là những người theo đạo “Puritains”, một trường phái đạo, theo tư tưởng Calvin, theo đạo Tin lành (Protestantisme), đường hướng Anh-Đức (Anglo – Saxon), xuất hiện ở nước Anh vào thời của nữ hoàng Elisabeth I, khoảng năm 1560. Những người này được gọi là “Presbytériens”, mà cách tổ chức, lãnh đạo, hướng dẫn, từ cấp nhỏ, ở mức độ nhà thờ, cho tới cấp lớn, quốc gia, quốc tế, đều được bầu cử qua một hội đồng của những giám mục và những người theo đạo.
Nhánh đạo này đã được truyền vào nước Anh, nhất là vùng Ecosse, bởi John Knox, năm 1560, và đã trở thành quốc giáo năm 1688, nhưng lại bị từ chối bởi Nhà Thờ Anh quốc giáo (Eglise Anglicane).
Những người “Puritains”, trên con thuyền Mayflower, đã truyền đạo của mình qua Hoa Kỳ.
Sau một cuộc hành trình đầy gian lao và cực khổ, có người đã chết vì thiếu ăn, thiếu uống, vì bệnh tật, những người còn lại, đại diện bởi 41 trưởng gia đình, đã cùng thề ước với nhau qua một khế ước, được gọi là Khế Ước Mayflower (Mayflower Compact), theo đó họ nhất quyết xây dựng lên một xã hội, một chế độ tốt đẹp, tự do, dân chủ, mà theo đó:
- Mọi người đều có quyền tự do tôn giáo, muốn theo đạo nào thì theo, tùy sở thích của họ.
- Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận.
- Chính quyền là do mọi người bầu ra, với mục đích duy nhất là để phục vụ con người và cộng đồng. Nếu chính quyền đi ngược lại mục đích này, thì người dân có quyền hủy bỏ chính quyền và thiết lập ra một chính quyền khác.
- Một điều rất quan trọng đã ảnh hưởng về sau này tới giới lãnh đạo và dân tộc Hoa kỳ, đó là những người “Puritains” sống một cuộc đời rất đạo đức, khắc khổ. Chữ “Puritanisme” dịch tiếng Việt Nam ta thành ra là Thanh giáo, chủ nghĩa khắc khổ, khó khăn, nghiêm khắc với chính mình, nhưng độ lượng và thương người. Dân Hoa Kỳ một dân tộc thương người khác và là một dân tộc theo đạo và đi nhà thờ rất đông: gần 30% theo đạo Thiên chúa giáo (Catholicisme), gần 60% theo đạo Tin lành (Protestantisme).
Những người, những tổ chức thiện nguyện ở Hoa kỳ giúp đỡ người nghèo, người bệnh tật trên thế giới rất đông. Một thí dụ cụ thể, đó là ông Bill Gates, giầu nhất nhì thế giới và tiền bạc ông bỏ ra giúp đỡ người khác cũng đứng đầu thế giới.
Đây cũng là tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc lập Hoa Kỳ năm 1776, và cũng là ý nghĩa câu nói của Abraham Lincoln: “Chính quyền vì dân, do dân và bởi dân.”
Bởi lẽ đó, có người nói rằng, nền tảng đạo đức, triết học, chính trị để tạo ra chính thể hiện nay của Hoa Kỳ là tinh thần Mayflower. Điều này không sai. Và cũng chính vì thế, hàng năm dân tộc Hoa Kỳ làm lễ “Thanks Giving day”, ngày lễ Tạ Ơn, để tưởng nhớ đến cuộc hành trình đi tìm dân chủ, tự do, nhớ đến “Mayflower Compact”, của 102 người “Thuyền nhân” là như vậy.
2) Hoa kỳ có một hiến pháp tốt 
Người ta có thể nói hiến pháp Hoa kỳ là hiến pháp thành văn, đầy đủ nhất của nhân loại. Có người bảo rằng có những hiến pháp lâu đời như những giao ước giữa những chiến quốc thời Xuân thu – Chiến quốc bên tàu ( 722 – 256 trước tây lịch), hay những giao ước, hiệp ước quân sự giữa những Pharaons với dân hay với những nước chung quanh, hoặc hiến pháp của thái tử Shotoku vào thế kỷ thứ 6 bên Nhật. Tuy nhiên những giao ước, hiệp ước hay hiến pháp này còn quá thô sơ và chỉ nói nhiều đến quyền lợi của người cầm quyền, ít nói hay không nói đến bổn phận của người cầm quyền và nhất là quyền lợi của dân. Người ta cũng có thể nói đến hiến pháp của Anh, nhưng đây là hiến pháp bất thành văn, đất nước và chính quyền theo truyền thống, tập tục mà hành xử dân chủ, vua từ từ mất quyền và trở thành một biểu tượng, quyền hành thực sự là ở một quốc hội do dân bầu ra qua bầu cử dân chủ thực sự chứ không phải lừa bịp, giả dối.
Trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ có thể nói lược qua một vài đặc tính của Hiến pháp Hoa Kỳ. Và khi người ta nói đến bản Hiến pháp, thì người ta nhắc luôn đến bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ.
Đó là một bản hiến pháp thành văn, nhắc tới quyền của công dân, đến bổn phận của chính quyền, có sự phân quyền rõ rệt, có sự quân bằng quyền lực (counter balances), được dựa trên một nền tảng triết lý đạo đức rõ rệt.
Về quyền của công dân và bổn phận của chính quyền, theo bản Tuyên Ngôn Độc Lập, thì:
“Chúng tôi cho rằng có những chân lý hiển nhiên như sau: Mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Đấng Tạo hóa trao cho những quyền bất khả nhượng, trong những quyền này, có quyền sinh sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Những chính quyền được thiết lập lên bởi con người là để bảo vệ những quyền này. Một khi một hình thức chính quyền nào đó trở nên nguy hại cho mục đích trên, người dân có quyền thay đổi hay phế bỏ nó và tạo lên một chính quyền mới, bằng cách dựa trên những nguyên tắc và tổ chức nó như thế nào để nó có thể cống hiến cho người dân an ninh và hạnh phúc.” 
Nói đến phân quyền, thì ai cũng phải công nhận rằng Hiến pháp Hoa Kỳ có sự phân quyền rõ ràng: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mỗi quyền có những lãnh vực hoạt động và đặc quyền riêng, không có quyền nào lấn áp quyền nào.
Nhưng một đặc điểm rất quan trọng của Hiến pháp Hoa Kỳ là sự quân bằng và sự kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền, mà nếu chúng ta đếm, chúng ta thấy vào khoảng 50 điểm nhằm mục đích quân bằng quyền lực. Tôi xin kể sơ một vài đặc điểm mà chúng ta thường thấy: như sự quân bằng giữa quyền trung ương và quyền địa phương, được đại diện bởi những thống đốc và những chính quyền cùng quốc hội tiểu bang. Chúng ta thấy, ngay trong lãnh vực luật pháp đơn giản là quyền kết hôn hay ly dỵ, mỗi tiểu bang có một luật lệ riêng, mà chính quyền trung ương cũng như chính quyền địa phương khác không thể can thiệp.
Một thí dụ khác về sự quân bằng và kiểm soát quyền lực lẫn nhau, đó là chẳng hạn trong lãnh vực ngoại giao và quốc phòng. Đồng ý là Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng có nhiều quyền hạn trong lãnh vực này. Tuy nhiên ngân sách nói chung và ngân sách quốc phòng và ngoại giao nói riêng là do quyền lập pháp quyết định.
Nhưng người ta hỏi tại sao có các đặc điểm này. Như chúng ta đã rõ những người soạn thảo ra bản Tuyên Bgôn Độc Lập và Bản Hiến pháp đều bị ảnh hưởng sâu đậm bởi 2 nền văn hóa quan trọng Âu châu lúc bấy giờ: Văn hóa Anglo – Saxon (Anh Đức) và Văn hóa Pháp.
Đứng tên dưới Bản Tuyên Ngôn Độc Lập người ta thấy có 57 người, dưới bản Hiến Pháp có Đại diện các Tiểu bang chính lúc bấy giờ, 12 tiểu bang. Nhưng người ta có thể nói phần lớn những người này đều bị ảnh hưởng bới 2 luồng văn hóa tư tưởng như vừa nói, mà đại diện cho văn hóa Pháp là Thomas Jefferson; đại diện cho văn hóa Anglo – Saxon là Benjamin Franklin và Alexander Hamilton.
Chúng hãy cùng nhau xem xét kỹ vấn đề:
Để nói về văn hóa Pháp và Anh – Đức thì rất dài, phải nói đến nhiều nhân vật, nhiều tác giả, trong khuôn khổ bài này, và vì liên quan đến những tư tưởng tự do, dân chủ, tôi chỉ xin nêu ra một vài nhân vật tiêu biểu, trước cuộc Cách mạng Hoa kỳ 1776 không lâu. Những nhân vật tiêu biểu đại diện cho văn hóa Pháp thời đó, chúng ta phải kể đến J.J Rousseau (1712 – 1778), với quyển sách  “Khế ước dân xã” ( Le Contrat social); người thứ hai là Montesquieu (1689 – 1755).
Thomas Jefferson, tác giả chính của bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ là người bị ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa Pháp, nhất là bởi 2 người trên.
Theo Rousseau, trong quyển Khế ước dân xã, thì con người lúc mới sinh ra rất là tự do, tự tại, nhưng vì để chống với thiên nhiên, để chống lại loài thú dữ, con người đã kết đoàn lại, tổ chức thành nhân xã, hy sinh một phần tự do của mình, bầu lên người đại diện để lo về vấn đề an ninh và hạnh phúc cho con người. Nhưng đây chỉ là khế ước giữa người dân và người đại diện, nếu người đại diện không làm đủ bổn phận của mình là lo đủ về an ninh và hạnh phúc, thì người dân có thể hủy bỏ khế ước, lập lên một người đại diện khác. Đây cũng là lời mở đầu của bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ mà tôi vừa mới trích dẫn ở trên.
Ngoài ra quan niệm tất cả mọi quyền hành đều ở trong tay một người, một tổ chức, họ vừa làm ra luật pháp, vừa xử án và vừa thi hành án, thì chắc chắn là đi đến độc tài, độc tài cá nhân hay độc tài tổ chức, đảng đoàn. Chính vì vậy mà cần phải có quan niệm tam quyền phân lập, tư tưởng của Montesquieu trong quyển “Esprit des Lois” (Tinh thần luật pháp). Tinh thần này đã được đặc biệt tôn trọng bởi những người soạn thảo ra bản Hiến pháp Hoa Kỳ.
Ngoài ra còn có ảnh hưởng văn hóa Anh – Đức (Anglo – Saxon). Ở đây tôi cũng chỉ nêu 2 tác giả chính là Shakespeare (1564 – 1616) và Goeth (1749 – 1832).
Shakespeare, nhà viết kịch người Anh, mà đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802 – 1885), đã thốt lên “Le divin Shakespeare” (Thiên thần Shakespeare). Tác phẩm của ông đủ loại, vô cùng phong phú, từ thế thái nhân tình, tình yêu qua vở kịch Roméo và Juliette, tới lịch sử qua những triều đại, với những vở như César et Cléopatre, Antoine et César v.v… Nhưng đặc biệt là ông chống lại những chế độ và những bạo chúa độc tài, mà theo tôi nghĩ một trong những vở kịch tiêu biểu là Macbeth:
Vở tuồng này được trình diễn vào năm 1606. Do vợ xúi dục, Macbeth đã ám sát Duncan, vua Ecosse và là chủ của ông, rồi ông trở thành vua. Nhưng vì tính nghi kỵ, độc tài, do vợ xúi dục thêm, ông giết hại từ người xa, đến kẻ gần, trong đó có một người gần nhất, thân thiết nhất tên Banquo, bạn của ông. Từ đó ông bị mọi người xa lánh, trở nên cô độc, rồi điên loạn. Trong một bữa tiệc, ông thấy xuất hiện bóng ma của Banquo. Trong một đêm mộng du, ông thấy xuất hiện vợ ông, bà đã hối hận vì những việc làm của mình, vì bàn tay nhúng máu, sau đó bà tự vẫn chết. Còn ông, sau đó, bị quân của Malcolm, con của vua Duncan cũ, vây chặt trong thành. Sau cùng ông điên loạn, một mình chạy ra khỏi thành, lao vào đám đông, rồi bị giết chết.
Đây là một vở kịch rất nổi tiếng của Shakespeare, nói lên lòng tham vọng, quyền lực, sự hối hận và cái chết, nổi tiếng cả Âu lẫn Á, được nhà thi sĩ kiêm phổ nhạc Đức Richard Strauss (1864 – 1949) làm thành thơ và phổ nhạc sau này; cũng như được nhà đạo diễn Nhật Akira Kurosawa (1910 – 1998) làm thành phim, với tên đề “Le Château de l’Araignée” (Lâu đài của con Nhện).
Những người làm ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến pháp Hoa Kỳ bị ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa Anh, mà tiêu biểu là Shakespeare, chống độc tài, chống chuyên chế cá nhân. Chính vì thế mà trong một buổi họp soạn thảo Hiến pháp, một đại diện tiểu bang, đã tuyên bố: “Bản chất con người là tham lam, tham vọng, tham quyền, tham tiền. Nếu không có gì ngăn cản thì nó sẽ trở nên độc tài, ác ôn, ma quái. Tôi chấp nhận bất cứ một bản hiến pháp nào, với điều kiện có những giới hạn về quyền hành“. Đây cũng chính là tinh thần của 50 nguyên tắc quân bình quyền hành mà chúng ta tìm thấy trong hiến pháp Hoa Kỳ mà tôi đã nói ở trên.
Ngoài ra bản Tuyên ngôn và bản Hiến Pháp còn mang tính cách lãng mạn, nhân bản, đi tìm, đi xây dựng một thế giới mới, tự do, dân chủ, công bằng hơn. Đó là tinh thần Saxon, mà tiêu biểu bởi nhà văn hào lãng mạn, nhân bản, độ lượng, yêu người, yêu vật, yêu thiên nhiên, Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832), mà Napoléon đã gặp và nhận định về ông: “Đó là một con người” (Voilà un homme). Goethe, mà tư cách, sự suy nghĩ, việc làm đã ảnh hưởng sâu đậm đời sống văn hóa, văn chương Đức.
Một đặc điểm nữa của hiến pháp Hoa Kỳ là có rất nhiều cuộc bầu cử, tỏ rõ tinh thần dân chủ. Người ta thường chỉ biết tới bầu cử tổng thống, nghị sĩ và thượng nghị sĩ. Nhưng ở Hoa kỳ, ngay cả một ông cảnh sát trưởng, một người lo về vấn đề giáo dục, hay ông thẩm phán một vùng cũng được bầu.
Quả thật những người viết, làm ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến pháp, cũng như giới trí thức và lãnh đạo, lúc đầu thời lập quốc Hoa Kỳ, phần lớn đều bị ảnh hưởng bởi những tinh hoa của văn hóa Pháp và Anglo – Saxon. Họ không những hiểu thấu triệt, nắm vững và biến ra thành hành động để áp dụng, chứ không có nghĩa là hiểu như con vẹt, chỉ biết nhắc lại, không hiểu ý nghĩa, chẳng muốn áp dụng hay không thèm áp dụng hoặc áp dụng ngược lại.
3) Hoa kỳ có một số người lập quốc và lãnh đạo giỏi như Washington, Jefferson, Lincoln v.v…
Chế độ Hoa Kỳ tốt đẹp là nhờ ở giai tầng lãnh đạo tốt, khá, ngay từ lúc đầu. Không cần phải quá đi vào chi tiết trong khuôn khổ nhỏ hẹp của bài này, chúng ta chỉ lấy thí dụ người tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ Georges Washington, và những người tiếp đó, không tham quyền cố vị. Đây đã là một điểm quan trọng của một chế độ tốt, vì ngay dù có một Hiến pháp tốt, mà giới lãnh đạo tham quyền cố vị, chỉ nghĩ đến bản thân hay gia đình, không thèm áp dụng, không nghĩ đến tu bổ, thì cũng chỉ là vô giá trị.
Thật vậy, nếu chúng ta đọc kỹ Hiến pháp Hoa Kỳ, thì không có một đạo luật nào cấm người tổng thống ra tái ứng cử lần thứ ba. Nhưng bắt đầu từ Washington, ông chỉ ra tái ứng cử lần thứ nhì, rồi thôi, và từ đó gần như tất cả những vị tổng thống kế tiếp cũng chỉ ra tranh cử hai lần, ngoại trừ ông Franklin Roosevelt, ra tranh cử 4 lần, lần thứ tư vào năm 1944, vừa mới thắng cử xong thì ông chết. Phải đợi mãi đến năm 1967, dưới thời tổng thống Johnson, mới có tu chỉnh Hiến pháp, mang số XXII, theo đó “Nul ne pourra être élu à la présidence plus de deux fois…” (Không ai có thể ra tranh cử tổng thống hơn 2 lần…)
Đây là một điểm rất quan trọng cho tinh thần dân chủ của một chế độ, ngược lại những chế độ độc tài, giới lãnh đạo cố bám víu vào quyền hành cho đến chết, vì bệnh hoạn hay vì bị lật đổ như chúng ta thấy qua những chế độ độc tài hiện tại, hơn thế nữa còn có tính cách cha truyền con nối như ở Bắc Hàn, Cuba, hay qua cảnh “Gia Tộc”, như ở Trung cộng và Việt Nam.
4) Nhờ Hoa kỳ có một nền giáo dục tốt ngay từ lúc đầu
Chế độ Hoa Kỳ tốt đẹp là ngay từ lúc đầu lập quốc, đã có một nền giáo dục khá, mà người chính tạo lên nền giáo dục đó, không ai hơn là tác giả của bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Thomas Jefferson.
Thật vậy, như trên đã nói, ông là người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Pháp thời trước Cách mạng Pháp. Ông là bạn thân với rất nhiều người trong nhóm soạn ra quyển tự điển Bách Khoa như Voltaire, Diderot, d’Alembert và đặc biệt với Marquis de Condorcet (1743 – 1794).
Condorcet, quí tộc, hầu tước, nhưng theo cách mạng Pháp 1789, tuy nhiên bị ruồng bỏ sau đó. Ông là triết gia, nhà toán học lúc 25 tuổi, được bầu vào Hàn Lâm viện Khoa học Pháp vào tuổi này và trở nên Thư ký vĩnh viễn. Ông chống luật tử hình, chống chế độ nô lệ và tranh đấu cho quyền bình đẳng của con người. Nhưng ông cho rằng: “Bình đẳng không phải là cào bằng từ trên xuống dưới“ như quan niệm của Marx và những người cộng sản, mà là xây dựng từ dưới lên trên, dựa vào khoa học, giáo dục và giới trẻ. Trong thời gian đầu của Cách mạng Pháp, là nghị sĩ, ông đã đề nghị một đạo luật về giáo dục, theo đó, một nền giáo dục tốt phải là một nền giáo dục hướng thượng, nhân bản, toàn cầu và đại chúng, tất cả mọi trẻ em, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đến tuổi đi học, đều được đi học, ít nhất đến bậc phổ thông. Nhà nước có bổn phận thi hành luật lệ này. Chính vì vậy mà ông được coi như là cha đẻ của nền giáo dục hiện đại.
Người áp dụng luật lệ này cho Hoa Kỳ chính là bạn của ông, ông Thomas Jefferson và cũng là người đã vẽ kiến trúc và lập ra Đại học Virginie. (1)
Ngày hôm nay, nền giáo dục Hoa Kỳ đã bắt đầu xuống dốc, nhất là ở bực tiểu học và trung học, nhưng Hoa Kỳ vẫn đứng đầu trên bực đại học, vẫn là nơi qui tụ nhiều nhân tài và bác học nhất.
5) Hoa kỳ có một giai tầng sĩ phu, trí thức tốt
Từ một nền tảng triết lý, đạo đức tốt đẹp, đến từ tinh hoa của Âu châu, dựa trên những nguyên lý đạo đức nhân bản, toàn cầu, cổ truyền, đúng với cả Đông và Tây, nhờ một Hiến pháp tốt, một giai tầng lãnh đạo tốt và một nền giáo dục tốt, tất nhiên nẩy sinh ra một giai tầng trí thức tốt.
Để nói về lịch sử giai tầng trí thức và những nhân vật trí thức Hoa Kỳ thì rất dài dòng, ở đây, chỉ xin phép nói đến trí thức hiện đại, nhất là từ thời gian sắp chấm dứt Chiến tranh Lạnh cho tới ngày hôm nay; và tôi chỉ xin mạo muội, có thể là chủ quan, kể một vài người.
Từ gần sau Chiến tranh Lạnh đến giờ, có 4 tên tuổi ảnh hưởng mạnh đến thời cuộc là: Paul Kennedy với quyển sách The Rise and Fall of the great Powers, ông Francis Fukuyama, với quyển sách The End of History and The Last Man, ông Samuel Hungtington, với quyển The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, và ông Gene Sharp, với quyển From Dictatorship to Democracy.
Chúng ta cùng nhau đi sâu vào 4 tác giả với 4 quyển sách này:
Paul Kennedy với quyển Sự Hình thành và Kết thúc của những Đế quốc, với tiểu đề “Economic Change and Military Conflict from 1500 to 2000” (Sự thay đổi kinh tế và tranh chấp quân sự từ năm 1500 đến năm 2000).
Cái nhìn của Paul Kennedy cũng là cái nhìn của Karl Marx. Theo Marx thì hạ tầng cơ sở kinh tế bao gồm sức sản xuất (Forces productives) và tương quan sản xuất (Rapports de production) quyết định thượng tầng, bao gồm hình thái tổ chức xã hội hay thể chế chính trị, văn hóa, triết lý và tôn giáo. Paul Kennedy đã thay thế hạ tầng cơ sở kinh tế bằng tổng sản lượng kinh tế quốc gia và thượng tầng là hình thức đế quốc. Theo ông, thì có một sự liên hệ, chữ ông dùng là “Corrélation”, giữ sự tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia và sự hình thành hay sụp đổ của những đế quốc mà ông đã bỏ công nghiên cứu từ thế kỷ thứ 16 đến hết thế kỷ 20, theo đó, nhất là đối với những quốc gia lớn, nếu tổng sản lượng quốc gia tăng đều trong một thời kỳ, thì sẽ xuất hiện “đế quốc”; có nghĩa là quốc gia đó sẽ có ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Ông ví tổng sản lượng quốc gia như nền móng, trên đó được xây dựng lên hình thái đế quốc, tức sự tiêu xài về chính trị, quân sự. Nếu sự tiêu xài này quá lớn và tăng quá nhanh, khiến sự tăng trưởng kinh tế theo không kịp, thì sẽ đè nặng lên hạ tầng, đưa đến sự sụp đổ của đế quốc, điển hình và rõ nhất là sự sụp đổ của đế quốc Pháp thời Napoléon (1804 – 1815).
Quyển sách này được nhà xuất bản Random House phát hành vào năm 1988 và đã trở thành quyển sách bán chạy nhất thế giới vào lúc bấy giờ và người ta có thể nói là nó đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến 2 đại cường quốc lúc bấy giờ là Hoa Kỳ và Liên sô.
Thực vậy, ngoài việc phân tích sự hình thành và sự sụp đổ của những đế quốc trên thế giới dựa trên tổng sản lượng kinh tế quốc gia, ông còn mang theo một thông điệp là cảnh cáo 2 chính quyền của 2 đại cường quốc Hoa Kỳ và Liên sô là nếu cứ tiếp tục chạy đua vũ trang, thì đế quốc sẽ sụp đổ.
Chính vì lẽ đó, mà người ta thấy chính quyền Hoa Kỳ của Reagan, nhiệm kỳ đầu (1980 – 84) chủ trương chạy đua vũ trang với cả chương trình Chiến tranh các vì sao (Starwar); nhưng vào nhiệm kỳ nhì (1984 – 88), thì chủ trương hoàn toàn trái ngược lại là tài giảm binh bị.
Chính quyền Liên sô của Gorbatchev cũng vậy. Tuy nhiên có người đưa ra giả thuyết rằng đây là một trong những lý do chính đưa đến sự sụp đổ của Liên sô. Họ ví nước này như một anh lực sĩ yếu, cố thi đua chạy với Hoa Kỳ, đến khi ngừng chạy, thì kiệt sức, rồi chết.
Không ai chối cãi rằng quyển sách này có một ảnh hưởng rất lớn trên thế giới, cho tới cả ngày hôm nay, như một số nhà bình luận cho rằng với sự tăng trưởng kinh tế của Trung cộng, thì nước này sẽ “dẫn đầu thế giới” trong tương lai.
Thực ra thì sự tăng trưởng kinh tế chỉ là một trong nhiều yếu tố để tạo thành hay đưa đến sự thành hình của một đế quốc. Đó là điều kiện tất yếu, nhưng chưa đủ để quyết định.
Tôi xin lấy ngay những con số của quyển sách để chứng minh, như vào năm 1830, tổng sản lượng của Tàu là 29,8% so với tổng sản lượng thế giới (gần 1/3), (Paul Kennedy – The Rise and Fall of the Great Powers – trang 190 – nhà xuất bản Random House – 1988), thế mà đế quốc Tàu (nhà Thanh) đang trên đà sụp đổ. Chỉ 10 năm sau thì Liệt Cường xâu xé nước Tàu, trước đó đã chèn ép ở những vùng duyên hải như Quảng Đông.
Ngày hôm nay chỉ dựa vào sự tăng trưởng sản lượng kinh tế để tiên đoán sự trổi dậy của Tàu thì cũng chưa đủ, còn cần những yếu tố khác.
Francis Fukuyama với quyển Kết thúc Lịch sử và Con Người cuối cùng. 
Đây cũng là một quyển sách nổi tiếng, có người cho rằng nó đã là nguyên nhân sâu xa của đường lối ngoại giao của tổng thống G. Bush (con) trong nhiệm kỳ đầu qua nhóm Tân bảo thủ, mà những người dẫn đầu là phó tổng thống Dick Cheney, bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld và thứ trưởng quốc phòng Paul Wolfowitz. Qua chiến lược của Paul Wolfowitz, Tiên hạ thủ vi cường, vì tự do dân chủ, vì mô hình tố chức nhân xã dân chủ tự do và kinh tế thị trường, nhất là vì việc chống khủng bố, Hoa Kỳ cần phải hành động mạnh mẽ, mau chóng, ngay dù có phải hành động một mình. Đây là một trong những nguyên nhân chính đưa đến việc Hoa Kỳ tấn công A Phú Hãn và Irak.
Quyển sách này là tóm lược lại những bài báo mà Fukuyama đã viết vào năm 1989, lúc mà Liên sô đang trên đà sụp đổ.
Theo ông, kết thúc lịch sử đây có nghĩa là kết thúc tiến trình của những mô hình tổ chức nhân xã từ bộ lạc, gia tộc, quân chủ, độc tài hữu cũng như tả, để tiến tới mô hình cuối cùng (kết thúc) là mô hình dân chủ, tự do và kinh tế thị trường. Con người cuối cùng đây là con người sống trong mô hình tố chức nhân xã cuối cùng này.
Ông đã chứng minh với sự hiểu biết uyên thâm, với những trích dẫn lịch sử rằng 2 sức mạnh đã đưa đến sự sụp đổ tất yếu của của những chế độ độc tài tả cũng như hữu. Đó là sức mạnh của khoa học, càng ngày càng đi sâu vào hang cùng ngỏ hẻm, qua hệ thống thông tin, truyền thông, internet, phá vỡ tất cả những màn đêm, mà những chế độ độc tài giăng ra để lừa gạt dân. Sức mạnh thứ nhì thiên về tâm lý lịch sử, ông đã lấy tư tưởng của Platon và Hégel, đó là quyền “được người khác tôn trọng” (L’estime de soi), mà Platon gọi là Thymos. Tâm lý này gần như bẩm sinh ở con người. Ông viết: “Nơi con người, điều này giống như một giác quan bẩm sinh về công lý ai cũng nghĩ rằng mình có một giá trị nào đó và nếu người khác coi thường họ thì họ bất mãn…; một khi, người khác đánh giá đúng giá trị của họ, thì họ hãnh diện… Theo Hégel, đó là những động lực của toàn tiến trình lịch sử” (Fukuyama – Bản dịch tiếng Pháp: La Fin de l’Histoire et le dernier Homme – trang 17 – nhà xuất bản Flammarion – 1992).
Thật vậy, nhìn vào lịch sử cận đại, của thế kỷ 20, có những điều đáng buồn đó là con người đã dùng kết quả của khoa học để chế ra những vũ khí giết người hàng loạt, làm hại đến môi sinh, môi trường; nhưng chính cũng nhờ khoa học, mà đời sống con người được cải thiện trên mọi phương diện, từ vật chất đến tinh thần. Thêm vào đó, con người sống dưới chế độ độc tài, vì bị ngăn cấm đủ mọi phương diện, nhưng niềm ước vọng thầm kín và duy nhất của nó vẫn là được sống dưới một chế độ tự do, dân chủ. Dù bị cấm đoán, nhưng con người vẫn tìm cách liên hệ với nhau, người ở trong nước, rồi với người ở ngoài nước, để có những nguồn thông tin trung thực. Chính những liên hệ này đã trở thành những sợi dây vô hình, đợi có dịp thì sẽ giật đổ những chế độ độc tài, từ chế độ độc tài phát xít, quân phiệt, đến độc tài cộng sản.
Tuy nhiên, nhân danh mô hình tổ chức nhân xã dân chủ tự do và kinh tế thị trường để can thiệp quân sự, tàn bạo vào một nước khác, điều này Fukuyama cũng đã phản đối sau đó.
Samuel P. Hungtington với quyển sách Le Choc des Civilisations (Sự kình chống giữa các văn minh) (Bản dịch tiếng Pháp). Đây cũng là một quyển sách rất nổi tiếng.
Ông Zbigniew Brzenski, cố vấn an ninh của tổng thống Carter, có viết: “Đây là một sự cố gắng về văn hóa, trí thức: một tác phẩm nền tảng, nó cách mạng hóa tất cả những cái nhìn về bang giao quốc tế”. Theo ông Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Hoa kỳ, thì “Đây là quyển sách quan trọng nhất từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.”
Thật vậy, đây là một quyển sách mang đến nhiều bình luận, khen cũng như chê, nhiều nhất trên thế giới.
Theo Huntington, thế kỷ 20 vừa qua là thế kỷ tranh chấp về ý thức hệ, tất cả những tranh chấp khác đều bị làm khô cứng bởi tranh chấp này. Tuy nhiên nay Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, những tranh chấp khác được dịp bùng dậy, mang tính chất đặc thù của văn hóa, văn minh, đặt trên nền tảng tôn giáo. Theo ông có 7 tới 8 nền văn minh trên thế giới dựa trên các tôn giáo khác nhau: Văn minh Tàu, dựa trên Khổng giáo; Văn minh Nhật, dựa trên Thần giáo, Phật giáo và Khổng giáo; Văn minh Ấn độ dựa trên Ấn độ giáo; Văn minh Tây phương gồm có văn minh Âu châu, Văn minh Bắc Mỹ phần lớn dựa trên Thiên chúa Giáo và Tin lành; văn minh Nam Mỹ; Văn minh Xlavô dựa trên Chính thống giáo; Văn minh Hồi dựa trên Hồi giáo và Văn minh Phi châu.
Theo ông thì gần như ông đã lẫn lộn, văn minh, văn hóa và tôn giáo, và cũng theo ông thì những tôn giáo luôn luôn kình chống nhau, vì vậy mới có đề tựa quyển sách, theo tiếng Anh là The Clash of Civilizations and the Remaking of the World Order, theo tiếng Pháp, bản dịch, là le Choc des civilisations. Ở đây tôi dựa trên bản dịch.
Đây là một cái nhìn khá bi quan về lịch sử tương lai, cho rằng thế giới tương lai, sau Chiến tranh Lạnh, là một thế giới bất ổn, vì tranh chấp văn hóa, văn minh và tôn giáo.
Nếu chúng ta nói về vấn đề khủng bố thì có người cho rằng đây là sự bắt đầu của chiến tranh giữa văn minh Hồi giáo và văn minh Tây phương, thì ông Huntington đôi phần có lý. Nhưng chúng ta nhìn dòng dài lịch sử nhân loại, qua con đường Tơ Lụa, nối liền Đông Tây, thì chúng ta thấy ngay trên những hang đá, có những hình vẽ, nói lên sự hợp tác giữa những người theo Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Phật giáo, Khổng giáo; cũng như vào thế kỷ thứ 6, Hoàng tử Nhật, ông Shotoku đã làm việc gộp đạo, gộp 3 tôn giáo Thần, Khổng, và Phật đến từ Tàu.
Không nói đâu xa ngay cả Việt Nam chúng ta cũng có quan niệm Tam giao đồng qui (Phật, Lão và Khổng), rồi sau này dân Việt sẵn sàng chấp nhận Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hòa hảo.
Đồng ý rằng con người có những dị biệt dựa trên hoàn cảnh địa lý, dựa trên tiến trình phát triển về văn hóa, văn minh, nhưng bản chất của con người, dựa trên những nhu cầu vật chất và tinh thần của nó, thì con người dù là da đen, da đỏ, da vàng hay da trắng, theo tôn giáo nào, ở quốc gia nào chăng nữa, cũng đều giống nhau: Ai đói cũng muốn ăn, ăn miếng ngon đều biết thưởng thức, nghe một bản nhạc hay đều thích thú, ai cũng muốn sống tự do, thoải mái để mưu cầu hạnh phúc, phần lớn ai cũng có niềm tin, tin vào lẽ phải, tin vào điều thiện, tránh điều ác, chỉ có một số ít là làm ngược lại.
Chính vì vậy mà khi làm ra bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, những nhà soạn thảo đã lấy ra 2 câu châm ngôn Đông Tây để làm kim chỉ nam: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác.” 
Ông Huntington chỉ nhìn thấy những điểm khác biệt về tôn giáo, về đặc thù văn hóa, không thấy những điểm giống nhau, điểm đồng qui, rồi đưa ra những tiên đoán bi quan cho tương lai.
Phải chăng đây là một sai lầm lớn?.
Ông Gene Sharp với tập tài liệu Từ Độc tài đến Dân chủ 
Nếu ai theo dõi những cuộc cách mạng dân chủ, mới xẩy ra ở những nước Ả rập, từ Tunisie tới Ai cập, trên báo chí, thì không ngạc nhiên khi có những ký giả loan tin rằng, trong thời gian đấu tranh biểu tình ở thủ đô Tunis hay Le Caire, có những thanh niên đã thắp nến để đọc, nghiên cứu cách đấu tranh trong quyển “From Dictatorship to Democracy”.
Có người cũng không sai khi họ nói, một trong những nguyên nhân chính đưa đến cách mạng dân chủ thành công ở Tunisie và Ai Cập, đó là quyển sách trên.
Đây là quyển sách nói lên làm thế nào để đấu tranh cho tự do, dân chủ, chống lại độc tài, qua phương pháp “ Bất bạo động “.
Ông viết: “Một trong những quan tâm chính của tôi trong nhiều năm trời là làm sao người ta có thể ngăn ngừa và phá đổ các chế độ độc tài. Tôi nuôi dưỡng mơ ước này một phần vì tin rằng không thể để con người bị lấn áp hay hủy hoại bởi những chế độ như vậy…“Tôi đã cố gắng suy nghĩ cẩn thận về những cách mạng hiệu quả cao nhất để làm tan rã chế độ độc tài với tổn thất tối thiểu về sinh mạng và đau khổ. Trong nỗ lực này tôi đã tham khảo kết quả nghiên cứu nhiều năm của tôi về các chế độ độc tài, những phong trào kháng cự, các cuộc cách mạng, những giòng tư tưởng chính trị, các hệ thống chính phủ, và đặc biệt về đấu tranh bất bạo động trong thực tiễn.” (Gene Sharp – Từ Độc tài đến Dân chủ – Lời Mở đầu – Bản dịch và sách do Việt tân chuyển ngữ và ấn hành).
Trong phần Phụ Bản 1, ông có đưa ra 198 phương cách đấu tranh bất bạo động, mà tôi xin lược qua như sau:
1) Diễn văn công khai, 2) Thư phản đối hay ủng hộ, 3) Tuyên ngôn bởi tổ chức hay định chế, 4) Tuyên bố công khai có chữ ký, 5) Tuyên ngôn buộc tội hay bày tỏ dự định, 6) Thỉnh nguyện thư tập thể hay quần chúng, 7) Khẩu hiệu, hý họa và biểu tượng, 8) Biểu ngữ, băng vẽ, và những phương cách diễn đạt phô bày, 9) Truyền đơn, tài liệu ngắn, và sách vở…18) Phô bày cờ và màu biểu tượng, 19) Mặc đeo biểu tượng… 43) Để tang chính trị… 72) Không tiêu dùng đồ bị tẩy chay… 85) Bãi thị đồng loạt, 86) Rút tiền khỏi các ngân hàng… 97) Đình công phản đối… 122) Viết và phát biểu kêu gọi nổi dậy… 124) Tẩy chay các cuộc bầu cử… 162) Ngồi ăn vạ, 163) Đứng ăn vạ, 164) Lái xe tuần hành biểu thị phản đối… 166) Đi vòng vòng phản đối… 197) Làm việc nhưng không cộng tác, 198) Tạo chủ quyền đối lập và chính quyền song song. (Sách đã dẫn – Phần Phụ bản 1).
Đó có thể nói sơ lược là 5 điều kiện chính, từ đạo đức triết lý đến hiến pháp, giai tầng lãnh đạo, giáo dục, qua giai tầng trí thức, tất nhiên còn rất nhiều nguyên nhân khác, để làm nên một chế độ tốt, chứ không phải chỉ có riêng mình hiến pháp.
Nhưng nếu nói đến nền dân chủ Hoa Kỳ mà quên một tác giả cổ điển, với quyển sách nổi tiếng của ông, ông Alexis de Tocqueville và quyển sách “De la Démocratie de l’Amérique”, (Về Dân Chủ Mỹ châu), thì quả là một điều thiếu sót.
Tocqueville sinh năm 1805 tại Paris, chết năm 1859 tại Cannes, là sử gia, nhà chính trị Pháp. Ông được chính phủ Pháp trao cho nhiệm vụ nghiên cứu về hệ thống nhà tù, nhưng đồng thời ông nghiên cứu thêm về thể chế dân chủ Hoa Kỳ, và cho xuất bản quyển sách Về Dân chủ ở châu Mỹ (1835 – 1840). Đây là một quyển sách không những làm cho ông nổi tiếng, không riêng gì ở Hoa Kỳ, mà cả ở thế giới, cho cả đến ngày hôm nay. Người dân, nhất là giới trí thức Hoa Kỳ cho rằng đây là một trong những quyển sách hay nhất từ xưa tới nay về nền dân chủ Hoa Kỳ, không chỉ riêng về phần quan sát, phân tích, nhận xét, mà cả về phần tiên đoán tương lai. Ông trở thành Nghị sĩ, rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Nhưng ông đã từ chức để nghiên cứu về lịch sử. Năm 1856, ông cho xuất bản quyển sách mang tựa đề “L’Ancien Régime et la Révolution” (Chế độ cũ và Cách mạng), làm ông càng nổi tiếng thêm.
Ông cho rằng tư tưởng dân chủ, mà trong đó quyền bình đẳng về điều kiện (l’égalité des conditions) là một sự kiện thiên phú (fait providentiel), điều kiện này sẽ đưa đến sự sụp đổ tất yếu của những chế độ độc tài. Ông tìm cách định nghĩa thế nào là một chế độ dân chủ, cái lợi và cái hại của nó.
Để có một chế độ dân chủ, và cũng đồng thời tránh chế độ mỵ dân, độc tài đa số (despotisme de la majorité), mà sau này chúng ta thấy đó là chế độ độc tài mỵ dân phát xít và cộng sản, theo ông, thì đó phải là một chế độ: 1)Về chính trị phải có sự tản quyền (décentralisation de pouvoirs), có tự do ngôn luận, báo chí, có sự bảo vệ, tôn trọng quyền tự do của các vùng (défense des libertés locales). 2) Về xã hội thì phải có sự phát triển của những xã hội dân sự (développement des associatuions civiles); 3) Và về pháp lý, thì phải có sự phân quyền rõ rệt và phải có quyền độc lập của tư pháp.
Ông đã tiên đoán, vào thế kỷ 20, sẽ có 2 cường quốc lớn, trổi dậy ở thế giới, đó là Hoa Kỳ và Nga, vì theo quan sát của ông, thì 2 nước này là 2 nước tương đối dân chủ nhất vào thời bấy giờ, và ông cho rằng dân chủ là một động lực chính để phát triển.
Nhưng tại sao ông lại tiên đoán là Hoa Kỳ và Nga?
- Hoa Kỳ vì nước này vừa mới làm cuộc cách mạng độc lập 1776 và cuộc cách mạng dân chủ, mới ban hành một hiến pháp thành văn 1787, có đủ những điều kiện mà ông yêu cầu.
- Nga, vì nước này, mặc dầu dưới chế độ quân chủ dưới quyền của nữ hoàng Catherine II (1762 – 1796), nhưng nước này vẫn là một nước tương đối dân chủ, so với những nước Âu châu thời bấy giờ. Những nhà tư tưởng dân chủ Pháp nổi tiếng như Voltaire, Diderot, không những được bà nữ hoàng này che chở, mà còn là bạn thân của bà.
Nước Hoa Kỳ thì vẫn duy trì, tiếp tục chế độ dân chủ, nên đã trở thành cường quốc hàng đầu thế giới cho tới ngày hôm nay. Chỉ tiếc cho xứ Nga, thì sau đó bị rơi vào độc tài cộng sản, mà nói theo Tocqueville là “Despotisme de la majorité”, một chế độ độc tài mị dân, mị thợ thuyền lao động, nhưng thực ra thì chẳng nghĩ gì đến dân và lao động, mà chỉ là một sự lừa bịp khổng lồ, như chúng ta thấy hiện nay còn sót lại ở Tàu và Việt Nam.
Điều này ông Boris Eltsine, cựu đảng viên cộng sản, cựu tổng thống Nga, đã nhìn thấy rõ nhất, trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ đầu của ông vào năm 1992: “Vào đầu thế kỷ 20, nước Nga đang ở cùng chung một đoàn tàu với thế giới. Nước Nga không phải là đầu tàu, nhưng cũng ở trong những toa tàu hạng nhất. Thế rồi, nước Nga, tự nghĩ mình có thể có một mô hình phát triển riêng biệt, đã tách rời đoàn tàu… Không dè đoàn tàu vẫn tiến mà nước Nga dẫm chân tại chỗ. Nước Nga ngày hôm nay so với những nước phát triển, thì nước Nga chậm tiến hàng nửa thế kỷ.” 
Ở đây, mặc dầu ông không nói rõ, nhưng ai cũng hiểu Eltsine ám chỉ chế độ cộng sản do Lénine mang lại vào đầu thế kỷ 20 (1917).
Thế nào là một chế độ xấu
Chế độ xấu là chế độ ngược lại những điều vừa kể. Đó là chế độ không dựa trên một căn bản triết lý, đạo đức tốt đẹp, không có một hiến pháp tốt, không có một giai tầng lãnh đạo, sĩ phu tốt và không có một nền giáo dục tốt.
Ở điểm này, nhiều người nghĩ rằng để phân biệt chế độ tốt xấu rất khó. Điều này chỉ đúng một phần. Nhiều khi họ cố tình lập lờ, đánh lận con đen, để bênh vực chế độ xấu, vì họ được hưởng bổng lộc của bạo quyền. Chúng ta chỉ cần lấy lương tâm, lương tri của một con người bình thường để quan sát và xét đoán: Chế dộ độc tài là chế độ xấu, chế độ dân chủ là chế độ tốt; trong lịch sư cận đại, chế độ độc tài cộng sản là chế độ xấu, chế độ dân chủ là chế độ tốt. Chỉ cần quan sát 2 chế độ, độc tài cộng sản Bắc Hàn và chế độ dân chủ Nam Hàn. Ngày hôm nay dân Bắc Hàn đang chết đói, trong khi Nam Hàn là một cường quốc kinh tế trên thế giới, không thua bất kỳ cường quốc nào, trong bất cứ lãnh vực nào, từ điện toán, tới xe hơi, điện ảnh, mặc dầu Nam Hàn mới được dân chủ hóa vào thập niên 80.
Chúng ta hãy cùng nhau xét sơ về 2 chế độ xấu trong lịch sử cận đại: chế độ độc tài phát xít và chế độ độc tài cộng sản.
Thực vậy cả hai chế độ này, chế độ phát xít Hitler thì dựa trên quan điểm cho rằng dân tộc Đức là dân tộc tiêu biểu cho chủng tộc Aryen, chủng tộc tinh khiết, vượt lên trên tất cả những chủng tộc pha trộn khác, vì vậy nên thông minh, đáng làm lãnh đạo những chủng tộc khác. Đây là một quan niệm phản hoa học.
Chế độ cộng sản thì dựa trên nền tảng lý thuyết của Marx, phát xuất từ Âu châu, nhưng chính người Âu châu không chấp nhận lý thuyết này. Chẳng hạn như ở vùng Trèves (Đức), nơi sinh trưởng của Marx, người ta dựng một bức tượng của Marx, nhưng ở dưới có hàng chữ: “Nơi đây là nơi sinh trưởng của Marx, nhưng nơi đây không chấp nhận tư tưởng của ông”. Ở nước Đức, người ta thấy ở những tỉnh lớn nơi nào cũng có viện Goeth, nhưng không có viện Marx.
Nhà đại văn hào Pháp Victor Hugo có nói: “Biến con đại bàng thành con chim chích, bắt con thiên nga thành con vịt trời, đó là cộng sản. Và đó cũng là điều mà tôi không thích”. (1)
Việt Nam không những dựa trên một nền tảng triết lý đạo đức sai lầm, mà hiến pháp còn là một hiến pháp xấu. Ở đây tôi chỉ đơn cử trường hợp về hiến pháp hiện hành Cộng sản Việt nam. Không những đây là một hiến pháp dài dòng, tự quảng cáo, như trường hợp quảng cáo dầu cù là, mà lại còn là một hiến pháp đầy mâu thuẫn và độc tài:
- Dài dòng và tự quảng cáo, tự nhận, đó là cho rằng đảng Cộng sản là đại diện cho giới công nhân, cho toàn thể dân tộc Việt Nam, nhưng đâu là bằng chứng, có qua một cuộc bầu cử hay một cuộc trưng cầu dân ý nào không?.
- Độc tài và mâu thuẫn ở chỗ chủ trương độc khuynh, độc đảng, không có sự phân quyền rõ rệt, tất cả rốt cục là ở trong tay đảng Cộng sản từ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mâu thuẫn ở chỗ mặc dầu nêu ra tất cả những quyền tự do căn bản, nhưng do quyết định và chỉ đạo của đảng.
- Ngoài ra giới lãnh đạo Cộng sản là những con người tham quyền, cố vị. Bắc Hàn thì cha truyền, con nối, Cuba thì anh truyền, em nối, Cộng sản Tàu và Việt Nam thì là gia đình trị, qua hệ thống gia tộc.
Đó là tất cả những điều kiện căn bản để làm cho một chế độ trở nên tốt hay xấu. Nếu thiếu một trong những điều kiện đó cũng không được, như có một nền tảng triết học, đạo đức, một hiến pháp tốt, nhưng giới lãnh đạo lại ngồi xổm lên đạo đức, coi thường hiến pháp và giới trí thức chỉ nịnh bợ, a dua với kẻ cầm quyền, như trường hợp một số trí thức cộng sản Việt Nam, mà dân Việt đã chế riễu: “Nói leo, nói theo, nói dài, nói dở và nói dai”, thì cũng không thể là một chế độ tốt được.
Chẳng khác nào như có Hydrogène và Oxygène, đó là điều kiện ắt có, nhưng không có đủ 2 nguyên tử Hydrogène và 1 nguyên tử Oxygène, thì không thể tạo ra nước được.
Paris ngày 25/04/2013 
__________________________________
(1) Xin đọc thêm bài Công bằng không phải là cào bằng từ trên xuống dưới và những bài về Hoa kỳ, và về phê bình lý thuyết của Marx, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/

Lược sử cuộc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1992 – Timeline of the Constitutional Amendment in Vietnam


Đoan Trang

Bản tiếng Anh ở phía dưới. Please scroll down for the English version.
 
2011
Tháng 1: Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới”. Bản báo cáo dài hơn 100 trang, với ngôn ngữ chung chung thường lệ, không nêu cụ thể “tình hình mới” là như thế nào, nhưng có nhận định: “Từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, kinh tế và đời sống gặp nhiều khó khăn. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình””.
2/8: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có tờ trình lên Quốc hội “về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”. 
Tờ trình khẳng định việc sửa đổi Hiến pháp là nhằm mục đích “thể chế hoá kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng”, “việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải bám sát” các cương lĩnh, nghị quyết và văn kiện của Đảng, “ghi nhận những thành quả”, “thành tựu to lớn” của đất nước “do Đảng khởi xướng”.
Tờ trình cũng đề ra một định hướng của việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là “Khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội đã được nhân dân ta, mà đại diện cao nhất là Quốc hội thừa nhận và ghi vào Hiến pháp”.
6/8: Quốc hội ra Nghị quyết số 06/2011/QH13 “Về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”.
Thành viên Uỷ ban gồm:
  1. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban.
  2. Ông Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban.
  3. Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên.
  4. Bà Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Ủy viên.
  5. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên.
  6. Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên.
  7. Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị
Tất cả đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và giữ chức vụ cao trong bộ máy lãnh đạo.
24/8: Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 họp phiên thứ nhất. 
 
2012
21/2: Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 họp phiên thứ hai, thảo luận về “Báo cáo của Ban Biên tập về những vấn đề cơ bản trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992”.
22/5: Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành văn bản số 52-HD/BTGTW, gửi các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương Hướng dẫn tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành TW Đảng khoá XI (7/5/2012), trong đó có “những vấn đề cơ bản định hướng việc sửa đổi Hiến pháp 1992” (tiếp tục thể chế hóa đầy đủ và sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo).
23/11: Quốc hội ra Nghị quyết “Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, đợt lấy ý kiến “bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013”.
29/12: Bộ Chính trị ra Chỉ thị “về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, nêu rõ: “Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương (…) chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta”.
Cùng ngày, tại cuộc họp báo triển khai thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, khẳng định: “Không có điều gì cấm kỵ khi nhân dân góp ý sửa Hiến pháp”, “nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.
 
 
2013
2/1: Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Điểm số 3 và 4 quy định:
Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương lãnh đạo, kiểm tra việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta”.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp; mở chuyên trang, chuyên mục về dự thảo sửa đổi Hiến pháp và phản ảnh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân”.
11/1: Giáo sư Hoàng Xuân Phú có bài viết “Hai tử huyệt của chế độ”, nhận định:
“Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm rằng
  • quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và
  • quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý
tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ. Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 (*) và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”.
19/1: 72 trí thức cùng ký vào một bản kiến nghị gọi là “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, với nội dung đề nghị soạn thảo Hiến pháp theo Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về Quyền Con Người, thực hiện tam quyền phân lập, thành lập toà bảo hiến, lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải với Đảng Cộng sản Việt Nam như Điều 70 của dự thảo. Kiến nghị được đăng tải trên trang web Bauxite Việt Nam và Anh Ba Sàm. Sau đó, một số chuyên gia luật (ẩn danh) đã soạn thảo một dự thảo hiến pháp đi kèm kiến nghị này, theo đó Việt Nam thực hiện dân chủ đa đảng. Cả dự thảo và bức kiến nghị hôm 19/1 trở thành Kiến nghị 72 – là bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp đầu tiên không phải do Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đưa ra trong lần sửa đổi này.
1/2: Trang web Cùng viết hiến pháp (hienphap.net) ra đời với mục đích “tạo ra một không gian đối thoại dân chủ về việc sửa đổi Hiến pháp”, như lời phi lộ của nhóm khởi xướng (gồm GS. Ngô Bảo Châu, GS. Đàm Thanh Sơn, cựu Tổng Biên tập VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn).
2/2: Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trả lời phỏng vấn tạp chí Thanh Tra, tái khẳng định: “Không có “vùng cấm” trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này”.
4/2: 16 đại diện của nhóm Kiến nghị 72 đến trụ sở Quốc hội tại 37 Hùng Vương (Hà Nội) gửi Kiến nghị, trưởng đoàn là ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp. Một số cơ quan báo chí có đến đưa tin và đăng tải, như báo Pháp luật TP.HCM.
Ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, tiếp đoàn.
21/2: Một số cựu sinh viên Đại học Luật Hà Nội gửi “Kiến nghị về việc sửa đổi Hiến pháp1992”, với hai nội dung: 1. Huỷ thời hạn chót cho việc lấy ý kiến nhân dân; 2. Tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân thực hiện quyền phúc quyết hiến pháp.
25/2: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại một hội nghị với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ  Vĩnh Phúc: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa”. 
Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng tin này trong chương trình Thời sự 19h, và lập tức gây ra một làn sóng phản đối trên không gian Facebook.
26/2: Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, báo Gia đình và Xã hội, có bài viết “Vài lời với TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng”, đăng trên blog cá nhân và có gửi cho hai trang web khác là Anh Ba Sàm và Cùng viết Hiến pháp. Buổi sáng, Anh Ba Sàm đăng tải bài viết này. Đầu giờ chiều, ban lãnh đạo báo Gia đình và Xã hội tổ chức họp và chất vấn Nguyễn Đắc Kiên về bài viết, sau đó tuyên bố cho ông Kiên nghỉ việc, và đăng thông báo buộc thôi việc trên trang điện tử của báo.
28/2: Từ trang Dân Làm Báo, xuất hiện lời Tuyên bố của các Công dân tự do. Không còn là một kiến nghị, Tuyên bố này giống như sự thể hiện một ý chí chính trị: “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước”.
1/3: Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi thư góp ý về Hiến pháp cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, yêu cầu Hiến pháp mới phải nêu rõ hơn các quyền con người, xoá bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, Nhà nước không được tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không được can thiệp vào công việc nội bộ của cộng đồng tôn giáo.
2/3: Đoàn công tác Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Ủy ban dự thảo – dẫn đầu đã có cuộc làm việc với TP.HCM về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi HP trên địa bàn TP.
Sau đó, mỗi hộ dân tại TP.HCM bắt đầu được phát một tập tài liệu 79 trang so sánh Hiến pháp 1992 với dự thảo Hiến pháp do Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đưa ra. Kèm theo đó là một bản “Phiếu lấy ý kiến nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992”.
Bản này đưa ra hai nội dung góp ý:
  1. Đồng ý với toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
  2. Đồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và có ý kiến góp ý, đề nghị sửa đổi, bổ sung ở những Chương, Điều, Khoản hoặc từ ngữ cụ thể.
6/3: Công thư của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gia hạn góp ý sửa đổi Hiến pháp sẽ được dời lại đến ngày 30/9 thay vì 31/3, và đề nghị các cấp chính quyền, các cơ quan ban, ngành địa phương tạo điều kiện cho người dân đóng góp ý kiến.
8/3: Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) bắt đầu một chiến dịch truyền thông vào “giờ vàng” – Chương trình Thời sự 19h hàng ngày – với nội dung đả kích những người ký vào bản Kiến nghị 72, và khẳng định, ca ngợi vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cùng ngày, blog Anh Ba Sàm – trang blog mạnh mẽ nhất trong việc đăng các bài viết, tư liệu mang các quan điểm ngoài quan điểm của Đảng và Nhà nước về sửa đổi hiến pháp – bị hack, toàn bộ dữ liệu bị xoá. Biên tập viên điều hành blog tìm cách lấy lại quyền kiểm soát trang web của mình, và bắt đầu cuộc chiến không cân sức giữa “Thông Tấn Xã Vỉa Hè” và cả một quân đoàn hacker. Đồng thời với chiến dịch truyền thông trên Đài Truyền hình Việt Nam, các báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, nhiều người tham gia ký Kiến nghị 72 (các đợt sau này) cũng phản ánh việc bị công an và chính quyền địa phương thăm dò, hạch sách.
9/3: Báo Đại Đoàn Kết đăng bài “Sự nguỵ tạo có chủ đích”, khẳng định phần lớn những người ký tên vào Kiến nghị 72, tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đều là những địa chỉ không có thực và bị giả mạo. Kết luận của nhóm tác giả bài báo: “Việc ngụy tạo tên người dân nhằm tạo sức ép với Đảng và Nhà nước đã khiến việc dân chủ lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bị lợi dụng làm méo mó, biến dạng là động cơ chính trị không trong sáng của một số người có tư tưởng đối lập”.
10/3: Đài Truyền hình Việt Nam hưởng ứng báo Đại Đoàn Kết với phóng sự “Mạo danh chữ ký kiến nghị sửa đổi hiến pháp” trong Bản tin Thời sự 19h. Phóng sự ghi hình bà Nguyễn Thị Hường, Phó Hiệu trưởng trường Đại Học Hà Tĩnh, cho biết: “Riêng điều 4 Hiến pháp, các em sinh viên đều hoàn toàn đồng tình, không có bất kỳ ý kiến trái chiều nào”.
12/3: Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, có bài viết “Khi phản biện xã hội được sử dụng như một chiêu bài” của tác giả Huỳnh Tấn, bóng gió rằng các tác giả của những bản kiến nghị trên Internet chắc là “không có việc gì làm”, “chống Đảng”.
13/3: Hacker tiếp tục cướp các địa chỉ khác (mới lập) của Anh Ba Sàm, tung lên những hình ảnh nguỵ tạo về một biên tập viên trang này nhằm mục đích bôi nhọ.
15/3: Anh Ba Sàm tiếp tục blogging ở địa chỉ mới. 17/3: Công An Nhân Dân đăng bài của tác giả Phương Nhi, nhấn mạnh rằng khẳng định Điều 4 Hiến pháp là một phần của lịch sử lập hiến Việt Nam, bảo vệ Điều 4 là bảo vệ chủ quyền dân tộc, thành quả cách mạng, tôn trọng lịch sử và phẩm giá của dân tộc.
18/3: Báo Quân Đội Nhân Dân có bài xã luận khẳng định quân đội không thể thoát ly sự lãnh đạo củaĐảng. VTV hưởng ứng.
Một số người dân TP.HCM bắt đầu phản ánh lên Facebook, trang Bauxite Việt Nam và trang Anh Ba Sàm, về việc bị cán bộ địa phương (người của tổ dân phố, phường…) đến nhà “hướng dẫn” ký xác nhận đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến, ví dụ: “Chỉ cần ghi “Đồng ý” là xong”, “Nên tránh ghi phần 2, nhất là về Điều 4 và các điều về công an. Nếu ai ghi phần 2 thì các tổ trưởng nhớ ghi nháy thêm địa chỉ nhà hộ đó”.
20/3: VTV và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh, ông Từ Văn Diện, cùng khẳng định Thái Bình và Hà Tĩnh là hai mảnh đất rất giàu truyền thống cách mạng, nhưng lại có rất nhiều người bị nguỵ tạo chữ ký vào bản Kiến nghị 72, chứng tỏ đây là “việc làm có mưu đồ chính trị chống phá đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước”.
Tuy nhiên, VTV và ông Từ Văn Diện không đưa ra bằng chứng cụ thể nào về sự nguỵ tạo. 10 ngày sau, Giáo sư Hoàng Xuân Phú chỉ ra điều đó trong bài viết “Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?”, đăng trên blog cá nhân, và blog Anh Ba Sàm đăng lại.
22/3: VTV phỏng vấn ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp, thành viên của Kiến nghị 72. Ông Lộc nói: “(…) những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia. Tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy”.          
Cùng ngày, trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thế Tùng, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, khẳng định sở hữu toàn dân về đất đai là tất yếu.
2/4: Nhóm khởi xướng Kiến nghị 72 ra một bản thông báo, tuyên bố rõ: “Dùng bạo lực và những thủ đoạn chính trị để duy trì chế độ toàn trị, cưỡng lại ý chí của nhân dân sẽ gây nguy hại lớn cho đất nước, cho dân tộc và cho cả Đảng Cộng sản Việt Nam”.
3/4: Tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố kết quả lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, theo đó, số lượt ý kiến đóng góp từ ngày 12/3 tới ngày 27/3 trong toàn tỉnh lên tới 44.459.628 trên tổng dân số 1,7 triệu người. Trong số ý kiến đóng góp này, có 44.455.188 người tán thành nguyên văn với bản Dự thảo Hiến pháp, chiếm tỷ lệ 99,99% dân số tỉnh Bình Dương. 13/4: Nhóm Các Công dân Tự do ra tuyên bố thứ hai, “Quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân”, kêu gọi từ chối, bất hợp tác với mọi hành vi cưỡng ép ký nhận các văn bản liên quan đến Hiến pháp, yêu cầu chính quyền chấm dứt việc đến từng nhà dân ép ký tên vào kiến nghị, ra văn bản nghiêm cấm và nghiêm trị mọi phát biểu và hành vi đe doạ những người dân muốn nêu ý kiến độc lập về Hiến pháp. 
21/4: Báo Quân Đội Nhân Dân trích lời Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, “Sau 3 tháng triển khai nghiêm túc, dân chủ Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Bộ Chính trị về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với 28.140 hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến góp ý”.
* * *
TIMELINE OF THE CONSTITUTIONAL AMENDMENT IN VIETNAM


2011
January: The political report, disclosed at the 11th National Congress of the Vietnamese Communist Party (VCP), stipulates that “the 1992 Constitution (which was amended in 2001) be promptly researched, amended and supplemented to be in line with new realities.” The over 100-page report, being rhetorical and full of usual clichés, does not elaborate on what “new realities” it is, but reads, “Since late 2007, early 2008, the economy and life faced many difficulties. Hostile forces maintain their acts of sabotage and fomentation and intensify “peaceful evolution” activities.
August 2: The Standing Committee of the National Assembly submits to the NA the Statement “On the Implementation of the Policy of “Research and Amendment of the 1992 Constitution.” The statement makes clear that the Constitution amendment aims at “constitutionalizing opportunely the Party’s major guidelines and policies,” and that “the Constitutional amendment must adhere closely to the Party’s political credos, resolutions and political documents”, “acknowledging huge achievements of the country constituted by the Party.
The Statement also draws up some guidelines for the Constitution amendment, including “Reinforcing the entire rule of the VCP over the State and the society, the rule that has been recognized and constitutionalized by the people, whose supreme respresentative is the National Assembly.
August 6: The NA issues Resolution No. 06/2011/QH13, titled “On the Amendment of the 1992 Constitution and the Establishment of the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution.”
The members of this Committee include:
  1. Mr. Nguyễn Sinh Hùng, Politburo member, Chairman of the NA, Chairman.
  2. Mr. Uông Chu Lưu, Central Party commissioner, Deputy Chair of the NA, Deputy Chairman
  3. Mr. Lê Hồng Anh, Politburo member, permanent member of the Party Central Secretariat
  4. Ms. Nguyễn Thị Doan, Central Party commissioner, Vice President of the State
  5. Mr. Nguyễn Xuân Phúc, Politburo member, Deputy Prime Minister
  6. Ms. Tòng Thị Phóng, Politburo member, Deputy Chair of the NA
  7. Mr. Tô Huy Rứa, Politburo member
All of them are members of the ruling VCP and are holding high positions of political leadership.
August 24: The Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution holds their first meeting.
2012
 
February 21: The Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution holds their second meeting to discuss on “The Report by the Ediorial Board on Basic Issues in the Amendment.”
May 22: The Central Department of Propaganda and Education issues the document No. 52-HD/BTGTW to all Party cells, guiding the Party members to hold courses and seminars to study and comprehend the Resolutions of the fifth Conference of the 11th Central Committee of the VCP, which has been held on May 7, 2012. These Resolutions stipulate “basic guidelines for the Amendment of the 1992 Constitition”, including “to keep constitutionalizing more fully and deeply the policy of promoting socialist democracy, guaranteeing that all the power of the state belong to the people, based on the alliance between the workers’ class, the peasants’ class, and the intellectual team led by the VCP.
November 23: The NA issues the Resolution titled “Conducting the Collection of People’s Opinions on the Amendment Draft of the 1992 Constitution”. The process of opinion collection is intended to take place “from January 2, 2013 to March 31, 2013.”
December 29: The Politburo releases their Instruction of “conducting the collection of people’s opinions on the amendment draft”, commanding “the Central Military Commission and the Central Party Committee of Public Security” to “strictly lead and supervise the activities of ensuring national security and social order; work with concerned agencies to counter and to deter acts of abusing democracy and taking advantage of the people’s opinion collection process to spread misleading propagandas against our Party and the State.
On the same day, in a press conference on the collection of people’s opinions on the Amendment Draft, Mr. Phan Trung Lý, Head of the Legal Committee of the NA and the Editorial Board of the Draft, firmly said, “There is nothing like a taboo when people contribute their opinions to the 1992 Constitution reform,” “People may express their viewpoints about Article 4 of the Constitution as well as to any other article in the Draft, without any taboo.
 
 
2013
January 2: The Politburo issues the Intrustion No. 22-CT/TW on collecting people’s opinions on the Amendment Draft of the 1992 Constitution, Provion 3 and 4 of which said:
The Central Military Commission and the Central Party Committee of Public Security co-lead and co-supervise the opinion collection within the Military and the Police; strictly lead and supervise the activities of ensuring national security and social order; work with concerned agencies to counter and to deter acts of abusing democracy and taking advantage of the people’s opinion collection process to spread misleading propagandas against our Party and the State.
The Central Department of Propaganda and Education, the Party Affair Committee of the Ministry of Culture, Sports and Tourism, and the Party Affair Committee of the Ministry of Information and Communication instruct and guide media agencies at central and provincial levels to develop strategies and plans to disseminate propaganda in diversed forms and to create favourable conditions for the people to contribute opinions; to set up subpages and columns on the Draft and to opportunely reflect public opinion.
January 11: Professor Hoàng Xuân Phú writes in his article “The Two Dead Points of the Regime”:
“The VCP may have thought that
  • its ruling power over the State and the society, and
  • the regulation that land is owned by the people with the State as the administrator,
as stipulated in Article 4 (*), Article 17 and 18 of the 1992 Constitution, are two dead points of the regime. Consequently, the more the people wish to either abolish or to amend those two provisions, the more the VCP wishes to reserve them. They are part of the Party’s Immutable Policies, and they are restated in Article 4 and 57 of the Revision Draft of the 1992 Constitution.”
January 19: 72 intellectuals sign on “the Petition for the 1992 Constitution Amendment”, suggesting the seperation of power, the adoption of constitutional court, and the new Constitution be in accordance with the 1948 Universal Declaration of Human Rights. It also calls on the military to pledge loyalty to the nation and the people rather than the VCP as stipulated in Article 70 of the Draft prepared by the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution.
The petition is posted to Bauxite Vietnam and Anh Ba Sàm blog. Subsequently, some legal experts who remain anonymous draw up a new Constitution draft to be attached; accordingly, Vietnam becomes a multi-party democracy.  Together with the petition dated January 19, 2013, this document will later be referred to as Petition 72”, the first Constitution draft which is not written by the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution, i.e. the first among the drafts not produced by the VCP. 
 
February 1: Website Cùng viết hiến pháp (Let’s Draw up the Constitution) is launched at hienphap.net with the purpose of “creating a space for democratic dialogues on constitution reform” as prefaced by the initiative group (including Professor Ngô Bảo Châu, Professor Đàm Thanh Sơn, and Nguyễn Anh Tuấn, former editor-in-chief of the VietNamNet).
February 2: Mr. Lê Như Tiến, Deputy Chair of the Committee of Culture, Education, Youth and Children, in his interview with the Inspectorate magazine, restates, “There is no forbidden zone in amending the Constitution.”
February 4: 16 people, as representatives of the Petition 72 movement, go to the NA head quarter at 37 Hùng Vương St., Hanoi, to hand in the Petition in written from. The delegation is headed by Mr. Nguyễn Đình Lộc, former Minister of Justice. Subsequently some media agencies will report on this, such as the Ho Chi Minh City Legal Daily.
They are welcomed by Mr. Lê Minh Thông, Deputy Chair of the Legal Committee of the NA, Deputy Head of the Editorial Board of the Constitution Amendment Draft.
February 21: Several alumni of the Hanoi Law University submit “Petition for the Amendment ofthe 1992 Constitution”, suggesting (1) to cancel the deadline for the process of public opinion collection, and (2) to hold referendum so that the Vietnamese people can practice their right to ratify the Constitution.
February 25: General Secretary of the VCP, Mr. Nguyễn Phú Trọng, said in a meeting on Monday with the Vĩnh Phúc Party’s Standing Committee, “Recently there have been currents of ideas that can be considered as political, ideological, and moral deterioration. (For instance) Is there anyone who wants to remove Article 4 from the Constitution? (Anyone) Who wants to deny the Communist Party’s leading role? (Anyone) Who wants pluralism and multi-party system? (Anyone) Who wants separation of power? (Anyone) Who wants to depoliticalize the military? There have been people with such opinions, and their opinions have been disseminated by the mass media. This must be nothing else but deterioration! What can it be to pursue mass litigation, demonstration and class action lawsuit?
His preach, broadcast on the Vietnam Television (VTV – the major state-owned television) in the evening news, stirs a public outcry in the blogsphere and the Facebook community.
February 26: Nguyễn Đắc Kiên, a reporter for the Family and Society, writes an article in which he openly criticized the General Secretary as being too judgmental and having committed libel in considering freedom of expression as deterioration. He intially posts the article to his personal blog and sends it also to Anh Ba Sàm (“Sidewalk News Agency”, a popular blog advocating for democracy in Vietnam) and Cùng viết Hiến pháp. Later, the article is published on Anh Ba Sàm in the morning, and in early that afternoon, the newspaper’s leaders hold a meeting with Kiên, in which they announce his dismissal. The notice of Kiên’s dismissal is published afterwards on the newspaper’s website. 
February 28: The “Declaration of Free Citizens”, orginated from Dân Làm Báo (Citizen Journalism), receives thousands of signatures from Vietnamese people, both domestic and oversea. It goes beyond a petition to become a declaration demonstrating a political will, “We not only want to remove Article 4 from the current Constitution, but we also want to conduct a constitutional referendum and to draw up a new Constitution which truly reflects the political will of all Vietnamese people, not the willl of the VCP like the current Constitution imposes. We advocate pluralism and a multi-party system where political parties compete fairly for the sake of freedom, democracy, peace and development of Vietnam, where no political party shall dominate and control the country under any name.”
A logo of the Declaration of Free Citizens as appears on Dân Luận (danluan.org)
March 1: The Vietnam Episcopal Council sends a letter of assessment and comments to the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution, requesting that the new Constitution must elaborate more on human rights and revoke the privileges of any political party, and the government must not spread propaganda agaisnt religions or intervene into internal affairs of the religious community.
March 2: A working delegation of the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution, headed by Mr. Nguyễn Sinh Hùng, Chair of the NA and the Committee, makes a visit to Ho Chi Minh City to work on the process of collecting public opinions on the Constitution Revision Draft in the city.
Later on, every household in Ho Chi Minh City receives a 79-page documents comparing the current Constitution with the Revision Draft drawn by the Committee and a “Request for Opinion on the 1992 Constitution Amendment Draft.” This so-called request offer signees with two options:
  1. I totally agree with the 1992 Constitution Amendment Draft  
  2. I agree with other provisions in the 1992 Constitution Amendment Draft and I would like to suggest amendment to these particular points.
March 6: An official letter from Mr. Nguyễn Sinh Hùng, Chairman of the NA, extends the deadline for the contribution of opinions to the Constitution Revision Drafft to September 30, instead of the previous deadline of March 30. He also urges authorities at all levels, and local state agencies to “create favourable conditions for the people to contribute their opinions.”
March 8: The Vietnam Television embarks on a huge media campaign at “prime time” – the daily 19h Evening News – to condemn those who have signed on Petition 72, reaffirming and praising the leading role of the VCP. 
On the same day, blog Anh Ba Sàm – so far the most straightforward website in publishing unmainstream viewpoints other than the VCP and the Government’s regarding the Constitution reform – is hacked, all of its data removed. The website editors seek to regain their control, and the unequal battle between them and a corps of hackers began.   Along with the media campaigns launched by the Vietnam Television, the Nhân Dân (People), Quân Đội Nhân Dân (People’s Army) and Công An Nhân Dân (People’s Police), many of the people who have signed on the Petition 72 (initiated by 72 intellectuals) report to Internet media their being questioned and harassed by local authorities and police staffs. 
March 9: The Đại Đoàn Kết (Great Solidarity) newspaper publishes an article, “Attempted Counterfeit”, alleging the signees of Petition 72 in Hà Tĩnh province to be phantom. The group of co-authors writes in their conclusion, “Forging signatures to exert pressures upon the VCP and the Government means taking advantage of democracy and the opinion contribution process for sabotage, and this originates from the dark motive of some political dissidents.
March 10: The Vietnam Television bolsters the Đại Đoàn Kết with TV reportage “Counterfeiting signatures in the petition for Constitution amendment”, broadcast in the 19h Evening News. In the reportage, Ms. Nguyễn Thị Hường, Vice Principal of the Hà Tĩnh University, is reported saying, “Regarding the Article 4 of the current Constitution, all students consent to it. There is not any view of dissent at all.
March 12: The Nhân Dân (People) newspaper, the official mouthpiece of the VCP, publishes the article “When Social Debates Are Employed as a Guise” by Huỳnh Tấn, implying that the initiators of all online petitions “must have had nothing to do,” “must be anti-Party.”
March 13: Hackers attack other sites of Anh Ba Sàm, posting fake photos and stories they made up about the site editors to discredit them.
March 15: Anh Ba Sam resumes blogging at another site address.
March 17: The Công An Nhân Dân (People’s Police, official mouthpiece of the public security force) publishes an editorial by Phương Nhi, highlighting that Article 4 is an integral part in the national history of constitution making, and that to protect this Article means to defend national sovereignty and revolutionary achievements out of deference to national history and dignity.
March 18: An editorial on the Quân Đội Nhân Dân (People’s Army), official mouthpiece of the communist military, declares that the military cannot be placed out of the leadership of the VCP. The Vietnam Television, as usual, involves itself in advocating this viewpoint.
Many people in Ho Chi Minh City grumble on Facebook, Bauxite Vietnam and Anh Ba Sàm, about being “guided” by local authorities to sign “totally agree” on the Request for Opinion, i.e. the opinion contribution form prepared by the Committee for the Revision Draft. They are being told, for example, “Just sign “totally agree” and that is all,” “You should not choose the second option, especially not mention Article 4 and other things related to the police. If there’s anyone who chooses the second, local administrative employess remember to note down his or her home address.
March 20: In the 19h Evening News, the Vietnam Television (VTV) and the Chair of the Hà Tĩnh Fatherland Front, Mr.Từ Văn Diện, say that although Thái Bình and Hà Tĩnh are lands of revolutionary tradition, there are many people in these two provinces whose signatures were forged in Petition 72. They allege this to be the evidence that the Petition is a political plot to subvert the Party’s guidelines and the Government’s policies.
However, both VTV and Mr. Từ Văn Diện fail to present any concrete example or evidence of counterfeit. Ten days later, Professor Hoàng Xuân Phú points the fallacies committed by VTV out in his article, “You Want to Hold Monopoly even in Telling Lies?” posted in his blog and reported by Anh Ba Sam.
March 22: News reporters of the Vietnam Television conduct an interview with Mr. Nguyễn Đình Lộc, former Minister of Justice, head of the representative delegation of Petition 72 group. He says, “I was not involved. I did not participate. I did not participate in compiling those documents.”
On the same day, in an interview with the Voice of Vietnam, Professor Đỗ Thế Tùng, Ph.D., former Head of the Institute of Economics, Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration, stresses that public ownership of land remains inevitable.
April 2: The initiators of Petition 72 issue a statement, claiming, “Resorting to violence and bad political tactics to maintain the authoritarian regime, despite the will of the people, will cause great harm to the country, the people and even to the VCP.”
April 3: Local authorities in Bình Dương province hold a press conference to announce the results of the public opinion contribution process. Accordingly, the number of opinions contributed from March 12 to March 27 amounts to 44,459,628, given the population of 1.7 million within the province. Of which, 44,455,188 people “totally agree” to the Revision Draft, accounting for 99.99% of the population.  April 13: The Free Citizens make the second declaration, Constituent Power Must Belong to the People“, calling on people to refuse cooperating with any act of coercing citizens into signing documents related to the Constitution, and urging the Government to stop going from door to door, forcing people to sign on the Constitution Revision Draft” and to strictly ban and punish any act that aims to intimidate independent opinions.
April 21: The Quân Đội Nhân Dân (People’s Army) quotes the Standing Committee of the NA as saying, “Three months of earnestly implementing the NA’s Resolution, the Politburo’s Instruction on collecting people’s opinions on the 1992 Constitution Revision Draft have elapsed. In total, there have been over 26 million opinions from organizations and invididuals regarding the Revision Draft, and 28,140 conferences and seminars contributing opinions have been organized.”  * * *
(*) Article 4 of the 1992 Constitution of Vietnam stipulates that the Communist Party is the supreme leader of the State and the society.

Ông Bùi Tín nói về trận Núi Đất

BBC

Cập nhật: 13:08 GMT – thứ tư, 28 tháng 7, 2010
Một số tài liệu quốc tế nay nhắc lại trận giao chiến Việt – Trung đánh cách đây 26 năm và nói 3 nghìn 700 bộ đội Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.
Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.
Ngoài tài liệu do ông Hà Minh Thành ở Nhật Bản dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng, các trang của Trung Quốc cũng có nhiều bài và hình ảnh nói về trận Lão Sơn mà họ gọi là ‘Trung – Việt huyết chiến’.
Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.
Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.
Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.
Cựu đại tá Bùi Tín kể lại với BBC hôm 27/7/2010 về bối cảnh trận chiến Việt – Trung đẫm máu hồi 1984 và xác nhận con số ‘hàng nghìn’ liệt sĩ Việt Nam hy sinh trong trận đánh mà nay vẫn để lại di sản chính trị về quan hệ xuyên biên giới.
Khi đó làm việc tại báo Nhân Dân của đảng CSVN ở Hà Nội, ông Bùi Tín cho hay “Đánh rất lớn nhưng báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân không nói đến việc Trung Quốc mở ra trận chiến lớn ở Hà Tuyên, ở vùng Núi Đất”.
Ông nói lúc đó phía Việt Nam cũng biết Trung Quốc làm rùm beng về trận chiến và các tướng chỉ huy Trung Quốc đến cả trận địa, vào hầm chụp ảnh để khích lệ quân Trung Quốc mà con số tập trung toàn vùng lên tới ba quân đoàn.
“Tôi thường ra vào Bộ Tổng Tham mưu, tôi có quyền vào Cục Tác chiến để lấy tin cho báo Nhân Dân, nhưng anh em ở đấy cho biết cả Quân khu 1 và Quân khu Việt Bắc đều tập trung để đối phó. Phía Việt Nam có tướng Vũ Lập là chỉ huy Quân khu 1. Họ được lệnh giữ nhưng thương vong nhiều vì Trung Quốc dùng pháo binh không hạn chế. Lực lượng của no là 6 sư đoàn thiện chiến, chủ yếu đánh các cứ điểm”.
Trước câu hỏi vì sao Trung Quốc lại mở đợt tấn công lớn như vậy, ông Bùi Tín, một nhà báo quân đội kỳ cựu giải thích:
“Vì họ cho rằng đó là vùng cao điểm, có nhiều cao điểm, chiếm rồi sẽ khống chế được cả một vùng rất lớn. Ở Bộ Tổng Tham mưu của Việt Nam người ta cũng cho biết đó là vùng có nhiều tài nguyên, quặng mỏ quý, vì thế cả về mặt chiến lược quân sự, địa hình quân sự thì đây là vùng có lợi thế.”
“Chiến thuật của Việt Nam là cố thủ, và đột kích nhỏ nhưng khó lắm.”
“Phía Trung Quốc nó có trận nã 3000 quả pháo nên bên này không chịu nổi vì thương vong rất lớn và phải rút. [Sau đó] bọn nó đẩy các cột mốc biên giới về phía ta.”
Ông cho hay số thương vong của bộ đội Việt Nam lên tới hàng nghìn.
Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền vào năm 1999 nhưng mãi tới năm ngoái mới thống nhất được đường biên.
Quá trình đàm phán biên giới đất liền được nói kéo dài hơn 35 năm.
Nay kể lại, ông Bùi Tín cho biết những gì ông còn nhớ về số phận của vùng đất và di sản chiến tranh:
“Cả vùng Lão Sơn dân đã đi hết, bên này cũng lập luận rằng thương vong quá nhiều nên phải rút. Tôi nghe nói là phải rút khỏi trận địa 5 km, cả dải đất dài 20 cây số.”
Nhìn lại lịch sử, vẫn theo ông Tín, “trong lịch sử quân đội Việt Nam không nói rõ về trận đánh, chỉ nói có căng thẳng biên giới. Tôi có lên Cao Bằng, Thái Nguyên (sau đó), và gặp các anh em ở Quân khu Việt Bắc và Quân khu 1 thì họ cho rằng mình không đủ sức giữ đất và dân thì sơ tán rồi, trữ lượng tài nguyên thì trong lòng đất, chưa khai thác nên đành rút.”
Hiện các trang mạng Trung Quốc vẫn có nhiều bài tiếng Trung và tiếng Anh ca ngợi “công trạng” của quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Hội thảo về Hoàng Sa, Trường Sa

 – BBC
Hội nghị về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa diễn ra hôm 27/4
Tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam được đưa ra thảo luận tại hội nghị quốc tế ở Quảng Ngãi diễn ra ngày 27/4.
Hội thảo, với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – khía cạnh lịch sử và pháp lý” là hội thảo quốc tế đầu tiên về chủ quyền biển đảo của Việt Nam được tổ chức tại tỉnh miền Trung, nơi có nhiều ngư dân gặp rắc rối khi đánh bắt ở quanh hai quần đảo trên.
Báo trong nước cho biết hội thảo này có sự góp mặt của nhiều các nhà nghiên cứu từ nhiều nước, trong đó có những nhân vật tên tuổi như Giáo sư Carlyle Thayer, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Renato Cruz DeCastro…, nhưng không có hiện diện của các học giả Trung Quốc.
Hội thảo do Đại học Phạm Văn Đồng cùng một số cơ quan khác tổ chức.
Tờ Thanh Niên trong tin đăng ngày 27/4 cho biết luận điểm chung của nhiều học giả có mặt tại hội nghị, là Trung Quốc đã “vi phạm luật pháp quốc tế” khi chiếm Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi ngầm ở Trường Sa năm 1988.

‘Bất hợp pháp’

Tiến sỹ Nguyễn Nhã, một nghiên cứu gia về Hoàng Sa và Trường Sa nói tại hội thảo: “Chúng ta có nhiệm vụ chứng minh sự thực lịch sử mà Việt Nam đã xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa”.
Bản tham luận hơn 100 trang của ông Nhã mà BBC tiếng Việt có giữ phiên bản dựa trên nhiều lập luật dựa trên các bằng chứng lịch sử để bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo này.
Tài liệu này ghi nhận Việt Nam đã “chiếm hữu thật sự mang tính nhà nước liên tục và hòa bình qua các thời đại” các quần đảo trên từ “những năm đầu thế kỷ XVII đến thủy quân đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền từ năm 1816″.
Vấn đề hiện nay là Việt Nam nêu rõ cơ sở pháp lý để huy động sự hợp tác của quốc tế nhằm giúp Việt Nam cũng như cả khu vực ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông.
Giáo sư Jonathan London, giảng dạy tại Đại học Hong Kong
Tập tài liệu của ông Nhã cũng trích dẫn những chứng cứ khác nhau để chứng minh rằng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là được quốc tế công nhận, đồng thời bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc: “Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quy định bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp.”
Bản tham luận của ông Nhã cũng nhắc đến tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc về lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vốn đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp thuận qua công hàm, tuy nhiên ông này nhấn mạnh tuyên bố trên “xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử.”

Đồng ý quan điểm

Việc đơn phương thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc tại Hoàng sa bị các bên yêu sách cho là làm phức tạp tình hình căng thẳng trên Biển Đông
Các chuyên gia nước ngoài có mặt tại hội thảo được báo trong nước dẫn lời nói bày tỏ sự đồng ý với quan điểm của Việt Nam về chủ quyền.
Theo tờ Thanh Niên, Giáo sư Jonathan London từ Đại học Hong Kong cho rằng quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa – Trường Sa là “hoàn toàn hợp lý.”
Theo ông, “vấn đề hiện nay là Việt Nam nêu rõ cơ sở pháp lý để huy động sự hợp tác của quốc tế nhằm giúp Việt Nam cũng như cả khu vực ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông”.
Tuy nhiên ông London cũng đặt vấn đề Việt Nam cần cải thiện pháp quyền và quyền con người nếu như muốn có sự trợ giúp của quốc tế.
Hội nghị đã bế mạc ngày 27/4.
Ngày 28/4, các đại biểu có mặt tại cuộc họp sẽ được mời ra thăm huyện đảo Lý Sơn dự Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, tham quan các di tích lịch sử trên đảo gắn liền với các hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

’Không tin vào mình thì lãnh đạo ai?’

- BBC
Giáo sư Ngô Đức Thịnh
Giáo sư Thịnh cho rằng nhu cầu tín ngưỡng cũng là quyền của cá nhân, nhưng không nên lạm dụng, nhất là chức sắc
Nhà nghiên cứu tín ngưỡng văn hóa dân gian trong nước cho rằng nhu cầu tín ngưỡng cũng là một quyền của cá nhân, nhưng đặt câu hỏi nên chăng không quá lạm dụng, nhất là ở các vị chức sắc, lãnh đạo.
Trao đổi với BBC nhân chủ đề về Bấm tín ngưỡng, tôn giáo, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian, cho hay có xu hướng ngày một tăng trong đó nhiều đảng viên, lãnh đạo các cấp tìm đến các nhà đền, nhà chùa, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng khác, để mưu cầu tiền tài, chức phận…
Ở phần cuối cuộc trao đổi gồm hai phần, Giáo sư Thịnh đi sâu phân tích chi tiết các tầng nguyên nhân và hệ lụy đằng sau các hành vi cầu tài, lộc, chức, quyền của một bộ phận không nhỏ Đảng viên, lãnh đạo ở trong nước.
Chính họ đi tìm một cái niềm tin vào thế giới tâm linh, chuyện đó thực sự như thế nào không rõ, nhưng cái đó phải chăng thể hiện một điều thiếu niềm tin vào bản thân, vào hệ thống chính quyền của mình
Giáo sư Ngô Đức Thịnh
“Trong những năm gần đây, có thể khẳng định được rằng nó càng ngày càng đông lên, phải chăng ở đây có một suy nghĩ rất là lạ…,” ông nói.
“Đáng lẽ họ là đảng viên, là quan chức, là những người có học, có hiểu biết, thì họ phải nghĩ rằng việc họ thăng quan tiến chức, tất nhiên ai cũng muốn cả, tôi nghĩ, phải bằng thực sự sự nỗ lực của mình, khả năng của mình,
“Nhưng không hiểu tại sao lại len lỏi vào trong đầu họ một quan niệm rất lạ là bây giờ phải có âm trợ nữa, ngoài dương phù. Tức là phải có sự hỗ trợ của thần linh nữa, thì đấy là một cách nghĩ, một quan niệm mà cách đây vài chục năm không có ở Việt Nam, hoặc rất hiếm.”
Ông đặt giả thuyết: “Họ, chính họ đi tìm một cái niềm tin vào thế giới tâm linh, chuyện đó thực sự như thế nào thì không rõ, nhưng cái đó phải chăng thể hiện một điều thiếu niềm tin vào bản thân, vào hệ thống chính quyền của mình.
“Đấy là một vấn đề xã hội, xã hội học cần phải được nghiên cứu, điều tra, lý giải và phải có một cách nào đó để ngăn chặn cái đó,” ông nói với BBC.
Xin mời quý vị theo dõi phần đầu cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Bấm tại đây.

Đ/c X tuyên bố "Tui sẽ quậy cho chúng nó nát bét ra..."

Tiền Phong không những phải gỡ bỏ tin đã đăng mà còn phải đăng tin cải chính sau khi trưc tiếp Nguyễn Văn Hưởng gọi điện chửi bới doạ nạt Tổng biên tập!
Cách đây 02 năm về trước có lẽ mọi người còn nhớ Phóng viên Hà Phan - Tổng thư ký của Tiền Phong bị bắt quả tang vì tống tiền doanh nghiệp. Sau đó vụ án đã bị bịt dần và khoanh vùng lại nên nhiều sự việc nhiều người chưa rõ.
Trước Đại hội XI, tại thời điểm Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng như một kẻ tội đồ bị vạch mặt trên các phương tiện truyền thông và Quôc Hội Khoá XII đấu tố đòi phế truất vì sự đổ bể của Vinashin... Nguyễn Văn Hưởng đã quay đầu tìm Hồ Đức Việt để 'phò' với thoả thuận "Việt lên Tổng bí thư thì Hưởng sẽ lên Bộ Trưởng Bộ công an"!
Một mặt Hưởng đánh đòn gió viết đơn xin nghỉ hưu để đánh lừa dư luận không cảnh giác với y, cũng tương tự Nguyễn Tấn Dũng cũng làm đơn xin nghỉ vào thời gian này!
Thực chất Hưởng không bao giờ nghĩ đến cái cảnh mình phải về hưu! Do vậy y đã  âm mưu lật đổ cùng Hồ Đức Việt mà trong đó báo tiền phong với Đoàn Công Huynh chính là tay chân đệ tử của Hồ Đức Việt là cánh tay đắc lực cho kế hoạch "Đưa Hồ Đức Việt lên Tổng Bí thư để Nguyễn Văn Hưởng không những không phải về hưu mà còn vào  BCT và lên Bộ trưởng"!
Trong loạt bài về Vinashin, chính Hưởng là người đã thông qua Nguyễn Thắng Cảnh và Nguyễn Như Phong tuồn tài liệu cho Tiền Phong để đăng bài mở màn vạch mặt Nguyễn Tấn Dũng "Vinashin con tàu sắp chìm"! Bất cứ cuộc lật đổ nào cũng phải có một lực lượng 'bóng tối' đứng sau, đó là nguyên lý cơ bản! Không có một trong lực lượng an ninh hoặc Quân đội thì chẳng có ai ngây thơ để làm đảo chính' cả! Hồ Đức Việt - Đinh La Thăng - Đoàn Công Huynh - Tổng biên tập báo Tiền Phong đã rất tin tưởng vào thắng lợi của kịch bản 'soán ngôi' của Hồ Đức Việt vì được sự cam kết  của chính Tướng Nguyễn Văn Hưởng!
Có lẽ ít người biết đằng sau Tiền Phong và Hưởng chính là Đinh La Thăng, Họ Đinh này thuộc loại 'nhanh nhạy'  với cái tai'dài' và cái 'mũi thính' đánh hơi mùi xú uế bốc lên từ Nguyễn Tấn Dũng, chính Thăng đã 'mò' đến nhà Nguyễn Văn Chi và Hồ Đức Việt trong câu chuyện làm quà đã buông một câu bâng quơ "Tại sao lại bắt Petrovietnam gánh 2.2 tỷ cho Vinashin chứ?". Câu than vãn 'giả đò' của Thăng được phiên dịch ra rằng : "Thăng hoàn toàn không phải đệ tử 3 Dũng và việc phải gánh nợ ôm thay cho Vinashin là bị ba Dũng 'ép buộc'!"... Thực chất ít người biết rằng: Thực chất để nhận nợ hơn 2 tỷ cho Vinashin, Thăng đã được 'thầy ba' đánh đổi lại "Sẽ cho lên ghế Phó Thủ Tướng"! Sau này thầy ba không thể đưa loại 'thiểu năng trí tuệ' mà lắm tiền đến nỗi "Bây giờ mới biết tiền mốc là gì" - Câu nói nổi tiếng của Thăng - thì cũng được giải an ủi: Bộ Trưởng Bộ GTVT!
Nhưng có lẽ số của ba Dũng khi đó chưa tận số nên vì vụ bắt giữ Hà Phan, toàn bộ âm mưu lật đổ của Hồ Đức Việt bị bại lộ. Hưởng ngay lập tức quay 'phỏm' rất nhanh bỗng lại trở thành "chẳng qua để nhập vai vào phe cánh Hồ Đức Việt làm gián điệp 2 mang để giúp Thủ Tướng mà thôi!", nhưng Hưởng cũng không thể buông Đoàn Công Huynh vì sẽ bại lộ việc y là một trong những kẻ 'phản chúa', do vậy Đoàn Công Huynh và bộ sậu của Tiền Phong đã thoát khỏi bản án tù! Vì vậy mà Tiền Phong thấy Hưởng nổi nóng văng tục thì rúm vó làm bất cứ cái gì y buộc phải làm.
Thực tế cả 04 vị đã từ nhiệm tại ACB và Eximbank đều đã bị khởi tố bị can và đã bị bắt chỉ riêng ông Trần Xuân Giá do bị bệnh nặng nên được tại ngoại điều tra mà thôi.
Chỉ một vụ việc nhỏ như vậy cho thấy 'Ma xó' Nguyễn Tấn Dũng đã che chắn đến thế nào để bịt mắt nhân dân và đánh lừa thiên hạ về sức mệnh 'vạn năng' của y!!!! Con người đến liêm sỉ cũng không còn để 'tỉnh queo lên báo chí nhận "Thủ Tướng là người chỉ đạo sát sao bắt giữ Bầu Kiên, rồi lại đến bắt giữ Dương Chí Dũng, rồi khen thưởng Bộ công an có công bắt giữ..." ... trong khi đằng sau tấm màn công luận thì văng tục chửi thề chửi Bộ Trưởng Trần Đại Quang, chửi Tổng Bí Thư và đặc biệt trút căm hờn lên CTN Trương Tấn Sang theo đúng bản chất của anh y tá miệt vườn làm cho đến 90% Uỷ viên Trung Ương Đảng phải 'bụm miệng' không dám cười!

tiền phong online
Tiền Phong đã phải gỡ bỏ tin đã đăng
Đến hôm nay cả nước đều nhìn thấy sự giãy chết của thầy trò Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Hưởng, chính vì vậy mà thầy trò đã bất chấp những thủ đoạn đê hèn, bẩn thỉu nhất vi phạm pháp luật đàn áp, bắt cóc, tống giam người vô tội, xử tù thật nặng các Bloggers và sau khi 'bắt tay thắm tình đoàn kết' với Tập Cận Bình - Cái cọc cuối cùng ba Dũng bám víu, quay trở về Việt Nam  đã ra lệnh cho Tô Lâm bắt bớ hàng loạt người thân, gia đình, chị em của các Bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Bùi Thị Kim Hằng... Trong những ngày tới báo hiệu sẽ còn rất nhiều người tham gia biểu tình chống Trung Quốc bành trướng sẽ bị bắt bớ đàn áp dã man.
Đồng thời chính Tô Lâm đã chỉ đạo cho lực lương an ninh khắp cả nước xộc vào tất cả các công ty, doanh nghiệp của những người mà Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Hưởng cho rằng đó là sân sau của Chủ tịch nước, Tổng Bí Thư, Bộ trưởng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh.... mà không cần phải quan tam đến Luật doanh nghiệp hay Luật pháp hiện hành... Đúng như lời ba Dũng đã tuyên bố với ông em vợ mình: "Phải quậy cho chúng nát bét ra..."
Việc kéo dài vị trí của Nguyễn Tấn Dũng là kéo dài sự tàn sát nhân dân và các doanh nghiệp vô tội!
Có thể nói: Chưa bao giờ nhân dân những người yêu nước chống Trung Quốc xâm lược và những người dân vô tội cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự đàn áp tàn bạo, vô lý và bất chấp Luật pháp như hiện nay. Việt Nam đang bị kéo lùi lại thời Trung Cổ, năm 2011 Việt Nam bị xếp hạng 172/179 về bóp nghẹt báo chí và vi phạm nhân quyền thì năm 2012 chắc chắn Việt Nam sẽ xuống cuối bảng nếu Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn tiếp tục ngồi đó thêm hai tháng nữa!
Các ngài Uỷ viên BCT và Uỷ viên Trung Ương hãy mở to mắt ra nhìn những gì đang diễn ra- Đó chính là trách nhiệm của các Ngài phải loại bỏ tên độc tài phát xít Nguyễn Tấn Dũng và tên đồ tể Nguyễn Văn Hưởng trả lại sự an lành cho nhân dân!
Trần Quốc Toản
(QLB)

Nhận diện nhóm lợi ích

“Hiện tượng giàu lên rất nhanh, có nhiều nhà đất và có khối lượng lớn về tài sản, tiền bạc của một số cán bộ có chức, có quyền trong một số cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng càng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân không khỏi nghi ngại là có việc làm ăn, có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm”, đó là nhận định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong một đề tài nghiên cứu mới đây, được công bố hồi đầu tháng 4 tại Đà Nẵng.
Những hình ảnh về “khu dinh cơ đồ sộ” của nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô được báo chí đăng tải gần đây đã gây bão trong dư luận. Khu dinh cơ là sự tương phản gay gắt với cuộc sống của phần lớn người dân đang sống dưới ngưỡng đói nghèo ở tỉnh miền núi xa xôi này. Đã không có lời giải thích nào được chủ nhân đưa ra, song, nếu có cũng sẽ không thuyết phục. Hà Giang vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào ngân sách trung ương, còn nhiều doanh nghiệp trong tỉnh vẫn đang là nạn nhân của thời kỳ “đại công trường” của tỉnh này chỉ vài năm trước. Bằng cách nào mà vị cựu quan chức có thể xây một dinh cơ như vậy?
Câu chuyện trên chỉ là một trong danh sách dài các câu chuyện không có hồi kết về cuộc sống xa hoa của rất nhiều người sau khi nghỉ hưu, hay thậm chí còn đương chức. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng ghi nhận hiện tượng này trong một đề tài nghiên cứu: “Trong khi mặt bằng kinh tế chung còn thấp mà trong xã hội có một số người chơi ngông, xài sang hơn cả ở các nước phát triển thì đó là điều khó chấp nhận, đa phần là những người có được nhiều tiền nhờ sự kiếm chác một cách khuất tất, mờ ám… Thói hưởng lạc, sống gấp, hợm hĩnh, vênh vang về đồng tiền có được của không ít người là nhờ các mối quan hệ không bình thường với cán bộ, đảng viên có chức, quyền trong các cơ quan công quyền, hoặc có thể là do tham nhũng, ăn cắp, nhận hối lộ”. “Hiện tượng giàu lên rất nhanh, có nhiều nhà đất và có khối lượng lớn về tài sản, tiền bạc của một số cán bộ có chức, có quyền trong một số cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng càng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân không khỏi nghi ngại là có việc làm ăn, có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm”.

Sân golf Đồi Cù, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Kinh Luân.
Đề tài nghiên cứu trên nhận xét, kể từ khi đổi mới vào năm 1986 đến nay, nạn tham nhũng của quan chức tăng lên rất nhanh, trong đó gần 32% liên quan đến doanh nghiệp. Tình trạng quan chức thông đồng với doanh nghiệp để vụ lợi ngày càng nhiều, có dấu hiệu trầm trọng hơn trong tất cả các lĩnh vực. Ủy ban Kiểm tra Trung ương liệt kê hàng loạt các hình thức sau.
Nhóm thân hữu. Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến nhóm lợi ích trong việc vận động điều chỉnh chính sách. Không có bằng chứng pháp lý về nhóm thân hữu, nhưng trong thực tế, xung quanh một số nhân vật chủ chốt có vai trò quan trọng trong các quyết sách về kinh tế của Nhà nước đã thấp thoáng sự hiện diện của các doanh nhân thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Thậm chí, có một số tin đồn rằng, doanh nhân nào đó có thể dễ dàng ra vào nhà của một số nhân vật có quyền lực ở trung ương và địa phương. Nhóm thân hữu manh nha này có quan hệ hai chiều trong việc quan chức dàn xếp để doanh nghiệp nhận được ưu đãi, ngược lại, doanh nghiệp hoặc là đóng góp vào sự phát triển của địa phương để làm nổi bật thành tích của quan chức, hoặc là cung cấp cho bản thân quan chức các phương tiện để có thể leo cao hơn, để lo lót, chạy chọt khi doanh nghiệp phạm sai lầm và cung phụng cho những người thân thiết của quan chức. Đã xuất hiện hiện tượng các doanh nghiệp bao cấp cho một số quan chức các dịch vụ như chơi golf, du học, du lịch.
Nhóm chung lợi ích. Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra trích dẫn khảo sát năm 2012 do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức, theo đó có tới 40% số doanh nghiệp được hỏi thừa nhận họ có sử dụng quan hệ với quan chức để vụ lợi, và 43% không có ý kiến gì về vấn đề này. Hơn 19% doanh nghiệp được hỏi thừa nhận sử dụng hối lộ để đạt mục đích. Các cơ quan mà nhóm này hướng đến là các ủy ban nhân dân, các cán bộ quản lý ngành.
Nhóm lợi ích cục bộ. Nhóm cán bộ thoái hóa trong các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng quyền lực của nhóm để ăn chia với doanh nghiệp. Chẳng hạn, vụ án tham nhũng xảy ra tại trạm kiểm soát liên ngành Đồng Bành, Lạng Sơn. Tại đây, nhóm cán bộ công chức đã câu kết với doanh nhân bớt xén tiền thuế chia nhau và dùng tiền đó để hối lộ cấp trên nhằm thăng chức và trụ lại trạm lâu hơn. Không ít cán bộ ở trạm này đã lên chức trạm trưởng, trạm phó, phó phòng nghiệp vụ cục thuế tỉnh. Một số cán bộ ở cục thuế giữ quyền ăn chia bằng cách đề xuất với ủy ban nhân dân luân chuyển cán bộ tại trạm ba tháng một lần, ra văn bản thu mức thuế thấp hơn quy định, bố trí người tại trạm để thu “quả” thực…
Quan chức sử dụng doanh nghiệp nhà nước để vụ lợi. Doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất đặc biệt, quản lý khối tài sản khổng lồ, không đi kèm trách nhiệm giải trình cao nên khu vực kinh tế này là đầu mối để nhiều quan chức thiết lập các đường dây vụ lợi cho mình. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng quan chức tạo ô dù để bổ nhiệm những người thân tín vào các vị trí chủ chốt. Trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã chuyển cho một số quan chức các cổ phần béo bở đứng tên những người tin cẩn của quan chức. Quan chức nhờ người khác đứng tên kết hợp với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thành lập các công ty tư nhân hoặc liên doanh, sau đó sử dụng doanh nghiệp nhà nước để đẩy các hợp đồng béo bở cho doanh nghiệp của họ nhằm thu lợi lớn. Quan chức che chắn để cán bộ quản lý doanh nghiệp làm sai quy định như mua bán tài sản không minh bạch để nhận hối lộ của bên cung cấp rồi chia nhau, tài trợ cho quan chức đi nước ngoài bằng chi phí của doanh nghiệp nhà nước…
Vụ lợi cá nhân. Khá nhiều cán bộ, công chức của Việt Nam đã chủ động đòi hối lộ mới giải quyết công việc, hoặc thực hiện sai chế độ chính sách có lợi cho doanh nghiệp hối lộ. Khảo sát năm 2012 của Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện cho thấy có gần 16% cán bộ công chức thừa nhận bắt gặp hành vi của cán bộ, công chức gọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân trong 12 tháng qua; gần 22% cán bộ, công chức bắt gặp hành vi của cán bộ, công chức khác cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để đòi hối lộ. Theo số liệu của Bộ Công an, trong số những người phạm tội hối lộ, cán bộ công chức chiếm đa số, hơn 65%.
Gây phiền hà cho doanh nghiệp để đòi tiền hối lộ. Tình trạng này là tương đối phổ biến. Cuộc khảo sát nói trên cho thấy, 5% số doanh nghiệp cho biết họ nhận được đề nghị bán, cho thuê tài sản giá rẻ, 5% nhận được đề nghị tài trợ tham quan, chi tiêu cá nhân, 8% nhận được đề nghị tuyển dụng họ hàng của công chức, 15% nhận được đề ghị tặng quà.
Bảo kê cho các hoạt động phi pháp. Bảo kê của những người có chức quyền cho doanh nghiệp buôn lậu; hay bảo kê đối với các hoạt động mại dâm, buôn bán ma túy, gỗ lậu; hay bảo kê cho các nhóm người sử dụng đất công để trông giữ xe, làm dịch vụ.
Ngoài ra, còn có các hiện tượng quan chức hưởng hoa hồng vượt quá mức quy định công khai trong hợp đồng, hay lợi dụng thông tin công vụ để vụ lợi. Các thông tin sớm thường là thông tin quy hoạch đất, xây dựng và cải tạo đường giao thông, đô thị, dự án khu đô thị mới, dự án đầu tư công.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, hiện tại, một số doanh nghiệp còn tổ chức một bộ phận trực thuộc giám đốc hoặc hội đồng quản trị với chức năng duy nhất là duy trì và mở rộng quan hệ với chính quyền và cán bộ, đảng viên của chính quyền đó.
Từ những hình thức trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận xét, một số cán bộ, đảng viên có chức, quyền đã lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, câu kết, làm sân sau cho một số doanh nghiệp để trục lợi, hình thành các “nhóm lợi ích” không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, thậm chí có doanh nghiệp còn bỏ tiền mua phiếu cho quan chức lên vị trí cao hơn…
Ủy ban lo ngại rằng, bản chất mối quan hệ không bình thường giữa cán bộ, đảng viên có chức quyền với doanh nghiệp để trục lợi là một dạng tham nhũng đặc biệt, dẫn đến lợi ích nhóm có thể chi phối cả nền kinh tế, thậm chí là chính trị. Mối quan hệ không bình thường tạo ra môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh, bóp méo các chính sách của Nhà nước, thay vì ban hành để phục vụ lợi ích của đại bộ phận nhân dân, nó lại quay sang chỉ để phục vụ một số ít doanh nghiệp, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư chân chính.
Tư Hoàng
(TBKTSG)
 

Nhà báo Lê Phương Dung - Bên lề chuyến thăm Nga của Thủ tướng Shinzo Abe

Nhà báo Lê Phương Dung trong một khách sạn ở Moscova - Russia
Như NHK Word đã đưa tin, Thủ tướng Nhật bản sẽ có chuyến công du kéo dài 1 tuần tới Nga, Arập Xêút, Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày hôm nay 28/4, một phái đoàn lớn gồm các quan chức kinh tế và các nhà doanh nghiệp đã đã tháp tùng Thủ tướng Anbe tới Nga, với mối quan hệ như trong tờ " Nihon Keizai Shimbun "( Gọi tắt là Nikkei ), đã khẳng định: " Hiện nay mối quan hệ giữa Nga và Nhật đã dần tan băng ". Điều đó càng được khẳng định khi chính phủ Mỹ cũng phải thừa nhận nếu mối quan hệ giữa Nga và Nhật ấm áp trở lại, sẽ có lợi rất nhiều cho hoà bình và ổn định của châu Á, Mỹ cũng rất mong muốn vấn đề này sớm trở thành hiện thực ( Mặc dù giữa Nga và Mỹ hiện nay cũng đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, nhưng sau thảm hoạ Boston thì giới quan sát lại cho rằng: nhiều tín hiệu cho thấy quan hệ Nga - Mỹ sẽ bớt " lạnh nhạt " sau khi hợp tác điều tra nghi phạm đánh bom Boston ).

Tổng thống Nga Putin gặp Tổng thống Nhật Bản Shinzo Abe tại Sydney, Australia, tháng 8/2007
Thủ tướng Shinzo Abe và tổng thống Putin
Tháng tư, đường phố Moscow đẹp đến mê hoặc. Không chỉ là điểm hội tụ của nhiều luồng văn hoá châu Âu, nước Nga còn được thiên nhiên ưu đãi nhiều khung cảnh đẹp và độc đáo.
Nước Nga với lịch sử vĩ đại, nền văn hoá đặc sắc và những con người hồn hậu đã in dấu sâu đậm trong tâm hồn và trái tim nhiều thế hệ người Việt. Và với không ít người Việt, dù có thể chưa từng đặt chân tới xứ sở Bạch Dương, nước Nga vẫn rất gần gũi qua những vần thơ của Pushkin, những câu chuyện thấm đẫm tình người của Paustopvsky, Solokhov hay những giai điệu âm nhạc của Traicopxky...Đây đã trở thành quê hương thứ hai của nhiều người, bởi họ đã tìm thấy tri thức, sự nghiệp và tình yêu...cho cuộc đời mình.
Trước chuyến thăm Nga lần này, thì Thủ tướng Anbe cũng đã tới thăm Việt Nam đầu tiên, theo lời mời của Thủ tướng nước ta Nguyễn Tấn Dũng vào 2 ngày 16 - 17 tháng 1/2013. Sau chiến thắng vang dội của Đảng LDP, mà các cử tri Nhật Bản đã trao quyền Thủ tướng cho ông Shinzo Abe, trong cuộc bỏ phiếu ngày 16/12/2012, sự trở lại của ông Abe được coi như là " Một vị cứu tinh của kinh tế Nhật Bản ".
Đài tiếng nói nước Nga đã bình luận: Tổng thống Vladimiar Putin và Thủ tướng Shinzo Abe sẽ " tưới nước cho bông hoa đàm phán ". Đây cũng là lần đầu tiên trong 10 năm qua, Thủ tướng Nhật bản mới tới thăm Nga. Trước lề chuyến thăm, ông Anbe cũng cho biết về dự định thể hiện chính trị, nhằm tiếp tục cuộc đàm phán bị gián đoạn bởi vấn đề lãnh thổ...
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản đã đích thân gọi điện cho Tổng thống Nga và đề xuất thảo luận về vấn đề này trong một môi trường thân thiện và thoải mái, để tìm giải pháp hai bên cùng có thể chấp nhận. Rõ ràng, ông sẵn sàng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ phức tạp một cách linh hoạt hơn.
Trong khi đó, Giáo sư MGIMO Alexander Panov, cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản cho rằng các vấn đề biển đảo sẽ không phải là chủ đề chính trong cuộc gặp của Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản: " Vấn đề lãnh thổ sẽ không phải là trung tâm, đó là điều rõ ràng. Các bên không đưa ra đề xuất mới nào, không có bất cứ điều gì cụ thể trong chương trình nghị sự. Đơn giản là sẽ thể hiện mong muốn chung nhằm tiến hành đàm phán và bắt đầu các cuộc thảo luận cụ thể ".
Ông Victor Pavlyatenko, chuyên gia Viện Nghiên cứu Viễn Đông, cũng rất tán thành ý kiến của cựu đại sứ Alexandr Panov:" Ông Anbe có thể làm được điều gì trong chuyến thăm của ông? Đó là khôi phục mối quan hệ cá nhân đã có trước đây với ông Putin, điều đó có thể hỗ trợ cho ông Anbe trong việc giải quyết nhiều vấn đề. Và điều thứ hai là làm sống lại các cuộc đàm phán. Sau tất cả, " bông hoa đàm phán " đã bị " héo " trong 10 năm. ( kể từ năm 2003, một Thủ tướng Nhật bản tới thăm Nga là ông Junichiro Koizumi, và Thủ tướng Nga Dmytry Medvedev từng tới Tokyo hai lần vào tháng 11/2010 và tháng 7/2012 ).
Tháp tùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Nga là đoàn đại biểu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản hơn 100 người. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 29 tháng 4 sẽ tổ chức cuộc Diễn đàn kinh doanh Nga - Nhật. Theo dự định, tại diễn đàn này sẽ công bố thành lập Quỹ đầu tư trực tiếp của Nhật bản vào nền kinh tế Nga. Đồng thời, khi tổng kết chuyến thăm sẽ công bố về việc tăng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hoá lỏng của Nga sang Nhật Bản và sự tham gia của các công ty Nhật Bản trong việc xây dựng nhà máy LNG tại Vladivostok. Có thể các bên sẽ bàn bạc chi tiết về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Nhật Bản, cũng như các dự án mới để khai thác và chế biến dầu khí.
Cũng trong hôm nay, khi trả lời phỏng vấn của hãng Itar-Tass, ông Anbe cho biết: " Ông muốn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với ông Putin qua chuyến thăm. Một quan chức phía ngoại giao Nga cũng cho biết Moscow coi chuyến thăm của Thủ tướng Nhật là " Rất quan trọng " và ông cũng kỳ vọng lớn lao vào " kết quả tốt đẹp " của các cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, vẫn còn rất ít hy vọng về một bước đột phá ngay tức thì khi Tokyo vẫn nhấn mạnh 4 hòn đảo nơi sinh sống của hơn 16.500 người Nga là lãnh thổ của mình, và Moscow cũng không cho thấy dấu hiệu của sự thoả hiệp.
Thủ tướng nước ta Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ thăm chính thức Liên bang Nga. Đó là lời phát biểu của Đại sứ Việt Nam Phạm Xuân Sơn, trong buổi gặp gỡ truyền thống hàng năm với doanh nghiệp và báo chí Nga - Việt vào ngày 28/2/2013. Tại cuộc gặp, các đại biểu Nga đã ôn lại những kỷ niệm đẹp và sâu sắc khi đến thăm Việt Nam, nêu bật tình hữu nghị bền vững, tình cảm trân thành và lòng mến khách mà người dân Việt Nam dành cho họ nói riêng và người Nga nói chung.
Nói thêm về đối ngoại, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga năm 2012 đã được nâng lên cấp đối tác chiến lược toàn diện sau chuyến thăm chính thức Mátxcơva của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Năm 2012, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Valentina Matvienko cũng đã thăm chính thức Việt Nam.

Nhà báo Lê Phương Dung
(Từ Moscova)

Sơn Thi Thư - Nhưng...


1. Dân chủ gấp vạn lần tư sản nhưng lại là kẻ thù của internet.
2. "Tài tình" và " sáng suốt" nhưng không bằng bọn "thối nát" và "giãy chết".
3. Không có vùng cấm nhưng có vùng suy thoái.
4. Nói thì quyết liệt nhưng làm thì...chết tiệt!
5. Giỏi "biện chứng" nhưng lại dốt lãnh dạo.
6. Hạnh phúc nhất nhì thế giới nhưng phải tự tử vì nghèo!
7. Hứa từ chức nhưng chức không từ!
8. Phá hay không phá không thành vấn đề nhưng có vấn đề hủy hoại tài sản.
9. Xin kỷ luật nhưng không được cho kỷ luật.
10. Sai phạm lớn, thất thoát lớn nhưng không kỷ luật một ai !
11. Phải chống tham nhũng nhưng làm không khéo lại gây rối loạn nội bộ.
12. Bảo là quá độ nhưng không biết quá độ đến bao giờ!
13. "Ngay và khẩn trương" nhưng phải sau 14 tháng.
14. Khiếu kiện là quyền của công dân nhưng làm xấu hình ảnh của kinh đô và cần phải cưỡng chế!
15. Tại nạn giao thông là điều không mong muốn nhưng đừng đề cập trách nhiệm thuộc về ai!
16. Tôi quyết tâm làm tàu cao tốc nhưng bằng nước bọt!
17. Đặc xá là một chủ trương lớn nhưng nhiều khi đặc xá vì nhà tù quá tải !
18. Bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng nhưng lại rất cụ thể như bảo vệ sổ hưu!
19. Đánh người đang thi hành công vụ là trái pháp luật nhưng rất mong nạn nhân thông cảm!
20. Cuộc cưỡng chế diễn ra an toàn tuyệt đối nhưng có hai nhà báo bị đánh hộc máu mồm!
21. Muốn làm bạn với tất cả nhưng nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch.
Sơn Thi Thư
(Blog Sơn Thi Thư) 
 

Vấn đề dùng bút danh Trần Dân Tiên của bác Hồ

Cụ Hồ đã ra đi khỏi thế giới này gần nửa thế kỷ rồi. Người đi nhưng tinh thần và tâm hồn vẫn ở lại. Và có lẽ còn ở lại nhiều thế kỷ nữa nếu con người, đặc biệt với những con người cần lao mong “đủ cơm ăn, áo mặc và được học hành”. Trước khi là Chúa, là Phật, là thần thánh, là vĩ nhân… tất cả đều là người bình thường với rất nhiều vấn đề liên quan đến nhân loại.
Hồ Chí Minh, một con người bình thường mà vĩ đại, vẫn tồn tại với đủ điều khen, tiếng chê, lòng hận thù và tinh thần cảm phục, chắc vẫn còn đứng mãi với thời gian.
Ở Châu Á với nhiều trường học, công viên, đường phố mang tên Cụ, hình tượng Cụ. Đặc biệt ở Ấn Độ:
“Một người đàn ông cho hay, những năm 1970, nhiều thanh niên còn truyền nhau phiên bản khác của khẩu hiệu ủng hộ Việt Nam: “Tên cha tôi, tôi có thể quên, nhưng không bao giờ quên Việt Nam”. (nguồn: bài Tên anh, tên tôi, Việt Nam, Việt Nam của Hồng Nga trên Website BBC). Thời điểm đó, nếu không ủng hộ cụ Hồ Chí Minh thì sao yêu quí Việt Nam đến thế?
Đặc biệt hơn nữa, ngoài bức tường danh nhân ở Paris còn là hình ảnh Hồ Chí Minh bên cạnh 19 vĩ nhân khác của 20 thế kỷ của nhân loại do một danh họa vẽ trên vòm nhà hữu nghị ở Mexico (có cả hình thánh Gandhi và Giáo hoàng) Tin mới : tháng 8-2012 người ta mới lại làm lễ khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô thủ đô Buenos Aires, Argentina.
Và ngày 24/3/2013 vừa qua, Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất của Cộng hòa Dominicana, chính quyền và nhân dân thành phố Santo Domingo de Este đã tổ chức trọng thể Lễ khánh thành Quảng trường và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica.
Riêng vấn đề bút danh Trần Dân Tiên mà Cụ Hồ đã ký trên một tác phẩm tự viết về mình (Những mẩu chuyện đời hoạt động của Hồ Chủ tịch). Tuy v/đ nhỏ nhưng lại cần phải được thảo luận vì nó chạm đến khía cạnh văn hóa và tâm linh của đời sống cộng đồng.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường mang tên Người tại Matxcơva.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường mang tên Người tại Matxcơva.
Có những người sau khi đọc tác phẩm “Đối thoại” của chúng tôi (gồm Đối thoại 2000 và đối thoại 2001) đã nêu thắc mắc: “Hai tác gỉa đã sùng bái và thần thánh hóa Hồ Chí Minh lại không thấy rằng Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm tự khen mình rồi ký tên là Trần Dân Tiên để dối trá và lừa bịp mọi người hay sao?”
Chúng tôi đã từng trả lời miệng rằng: “Chúng tôi không sùng bái ai cả nhưng với tư cách người có văn hóa, chúng tôi có trách nhiệm tôn trọng sự sùng bái trong đời sống tâm linh của cộng đồng”.
Ở Trà Vinh và nhiều tỉnh nhân dân lập đền thờ Hồ Chí Minh, tôn Hồ Chí Minh là bậc thánh cứu nước thì chuyên đó không ai ngăn cản được và cũng không được quyền báng bổ.” Không ai được phép xúc phạm đến đời sống tâm linh của Cộng đồng nếu muốn chứng tỏ mình là người có văn hóa. Mọi sự báng bổ Chúa, Phật, Thần Thánh đều biểu lộ tình trạng thiếu tim, thiếu óc và vô Văn hoá.
Có lúc chúng tôi đã hỏi lại họ:
“Các anh có dám phê phán rằng khi đức Nguyễn Trãi cùng với đức Lê Thái Tổ tự xưng mình là người nhà giời rồi 2 sai nghĩa quân lấy mỡ viết lên lá cây hàng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” như thế là lừa bịp nhân dân không?”.
Tất nhiên mọi người đều im lặng không thể trả lời.
Đó là chưa kể đến trường hợp danh tướng anh hùng Lý Thường Kiệt cho quân vào miếu thần trên bờ chiến tuyến sông Như Nguyệt giả làm người nhà giời đọc to bài thơ Nam Quốc sơn hà lúc nửa đêm:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Rất tiếc mấy nhà Hán học lại dịch “Nam đế” là “vua Nam”, dịch “cư” là ở, lại bỏ mất chữ “nghịch” trong “nghịch lỗ” (giặc trái mệnh trời), lại dịch nhầm mấy chữ thủ bại hư (lũ giặc nghịch mệnh trời ắt sẽ nắm chắc phần thất bại, dịch “nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” thành “chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”, như thế là làm mờ đi cái từ “thiên thư”, “thiên mệnh” vốn là dụng ý là cái thần của bài thơ.
Vậy là chuyện viết chữ trên lá và chuyện đọc thơ ở miếu thần đều là phản đòn rất đắc dụng của tiền nhân. Ai dám coi những cao kiến, cao sách đó là không chính đáng?
Xưa kia người ta coi Trời là đấng tối cao sinh ra tất cả và điều khiển tất cả. Giai cấp thống trị Trung Hoa tôn xưng người đứng đầu là hoàng đế và hoàng đế tự nhận mình là Con Trời (thiên tử) được Trời giao cho sứ mệnh cai trị muôn dân (trị quốc) và dẹp yên tất cả các nước nhỏ (bình thiên hạ). Chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa bắt nguồn từ đây và đã tồn tại ít nhất là hơn 5000 năm.
Các tộc người thuộc Bách Việt trồng lúc nước và sống yên bình trên miền Nam sông Dương tử. Sau bị Hán tộc tràn qua sông Dương tử, cửa xuống đó nay còn được gọi là Hán khẩu (Hồ Bắc) xuống đánh chiếm. Các tộc Việt chạy tán loạn sang đảo Đài Loan, quần đảo Nhật Bản và đa đảo phương Nam. Những tộc nào không chạy kịp tất nhiên bị cai trị và bị đồng hóa như Mần Việt, Đông Việt, Lưỡng Việt, Choang… Hiện nay nên có những công trình nghiên cứu về người Hoa gốc Việt.
Đặc biệt trường hợp Lạc Việt của chúng ta chạy không chịu chạy, đồng hóa không chịu đồng hóa nên đã trở thành những vấn nạn của lịch sử, thành chuyện đau đầu của các hoàng đế Trung Hoa từ bao đời nay. Không những thế các vị nguyên thủ của Lạc việt còn lớn tiếng khẳng định địa vị bình đẳng của mình với các hoàng đế phương Bắc.
Chính vì lẽ đó chúng tôi khẳng định rằng không ai được dịch chữ “đế” trong bản Tuyên ngôn độc lập thứ nhât của Lý Thường Kiệt.
Sông núi nước Nam, Nam đế ngự.
Rành rành phận định tại Sách Trời.
Cớ sao nghịch tặc dám xâm phạm?
Thảm bại kìa bay nắm chắc rôi!
(Trần Khuê dịch)
Không thể dịch: “sông núi nước Nam vua Nam ở” mà phải dịch là: “Sông núi nước Nam, Nam đế ngự”. Còn chữ “đế” trong Bình Ngô đại cáo không thể dịch là: Từ Triệu, Đinh Lý Trấn xây nền độc lập cùng Hán Đường Tống Nguyên hùng cứ (làm chủ) một phương, mà phải dịch: “các đế nhất phương” là mỗi bên làm đế một phương.
Do đó phương Bắc tự xưng là con trời thì phương Nam cũng xưng là mình thuộc mệnh trời, là những người do trời sai xuống để bình giặc Tống, bình giặc Minh. Gọi vấn đề thiên thư và thiên mệnh là đối pháp chính trị hay gọi là gì cũng được nhưng không ai dám nói đây là thủ đoạn lừa dối nhân dân. Đó là phương lược mà các đấng tiên liệt đã dùng để quy tụ lòng người, tập hợp lực lượng nhằm chiến thắng giặc ngoại xâm.
Cụ Hồ cũng thế thôi! chỉ khác là Cụ không phải viện đến “thần quyền” hay “thiên mệnh”. Trong khi mọi người chưa biết Hồ Chí Minh là ai thì Cụ buộc phải viết “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” để tự giới thiệu mình. Trong tập tự truyện này, Hồ Chí Minh kể một số quãng đời bôn ba hải ngoại và tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc.
Phải công bằng và xác nhận rằng cụ Hồ đã kể toàn sự thật. Vì đơn giản là tất cả những nhân vật mà Cụ đã tiếp xúc có ít nhiều liên quan đến đời hoạt động của Cụ không một ai phê phán cụ Hồ đã bịa đặt một chi tiết nào; và mấy chục năm qua ngay cả những người đã ra rả chê trách Cụ ký bút danh Trần Dân Tiên cũng không nêu được một chi tiết nào sai sự thật và họ cũng chẳng bao giờ dám bàn về nội dung cuốn sách, chỉ một mực nhẩn mạnh: ký bút danh để tự viết về mình như thế là thiếu khiêm tốn kém đạo đức, lừa dối nhân dân.
Thực tế chứng minh rằng Cụ Hồ viết không nhằm mục đích để khoe khoang mà chỉ nhằm tự giới thiệu với quốc dân và công luận. Quá trình hoạt động của Cụ chứng minh Cụ là một người yêu nước hết lòng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Việc tự giới thiệu nhằm tập hợp quần chúng đi theo mình kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập còn non trẻ rõ ràng là tối cần thiết và cũng chẳng có thể coi đó là lập dị, cần chê trách.
Thông thường trong việc giao tiếp với cộng đồng người ta còn cần tự giới thiệu, huống hồ muốn làm đại sự không cho mọi người biết về mình thế nào được. Lịch sử đã chứng minh việc toàn dân Việt đoàn kết đi theo Cụ Hồ để đánh Pháp, chống Mỹ đã tạo nên những kỳ tích của thế kỷ. Người có lương tri không ai đi chê trách những việc “tự giới thiệu” của các vị anh hùng như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…
Vậy mà những nhân định hồ đồ kiểu này cứ được tự do nói, tự do viết trên Mạng rồi lại được tiếp tục tự do truyền từ miệng người nọ sang tai người kia mấy chục năm liền không thấy ai kể cả các cơ quan hữu trách thấy cần phải suy nghĩ, phân tích sự đúng sai phải trái. Đúng như ông William James, một học giả Hoa Kỳ đã nói: “Nhiều khi người ta cứ tưởng mình đang suy nghĩ nhưng thực ra họ chỉ đang sắp xếp lại những thành kiến mà thôi”. (A great many people think they are thinking when they are merely rearranging their prejudices.– William James)
Nhân đây chúng tôi đề nghị đã đến lúc nên thảo luận để loại bỏ đi những nếp tiêu cực trong đời sống văn hóa dân tộc chứ không nên coi đó là “bản sắc” cần làm “đậm đà thêm”…
Sao lại cứ coi việc tự nói về mình là không nên, là kém đạo đức? Cứ để cho người khác nói về mình mới là khách quan ư?. Thật ra chủ quan hay khách quan hoàn toàn phụ thuộc vào việc nói đúng sự thật hay sai sự thật. Ai biết rõ sự thực về mình và những điều mình quan sát bằng bản thân mình.
Có một hiện tượng khá buồn cười là những tướng bại trận của Pháp của Mỹ thì đua nhau viết hồi ký còn những tướng thắng trận của ta, rất nhiều người né tránh vì e rằng người ta chê kể chuyện về cuộc chiến đấu đời mình như thế là thiếu khiêm tốn hoặc nhằm lừa dối mọi người. Có một chi tiết trong hồi ký của bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Mác Namara chắc chắn không ai dám coi đó không phải là sự thật:
“Trong bữa tiệc có một bà đứng trước tôi hỏi “Này ông Mac Namara hôm nay ông đã giết bao nhiêu phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam. Rồi không đợi tôi trả lời bà ấy đã nhổ toẹt vào mặt tôi và  bỏ đi”.
Rồi những chi tiết như ông Mac Namara công khai thú nhận “Chúng tôi đã sai lầm một cách khủng khiếp. Chúng tôi thua Việt Nam vì đã không hiều lịch sử Việt Nam và văn hóa Việt Nam” thì đó là sự thật hay sự không thật? Chúng tôi vốn căm ghét ông Mac Namara người đã đồng tình trong việc dội 7 triệu tấn bom đạn lên đầu dân Việt nhưng không thể không bày tỏ lòng cảm phục trước sự chân thực của ông.
Kể những sự thật mà mình đã trải nghiệm mà lại coi là lừa dối thì đúng là “có đầu mà không có óc” (GS Trần Chung Ngọc) Vấn đề là người nghe phải kiểm tra và phân tích xem có đúng sự thật hay không. Một xã hội chìm đắm trong trạng thái tư duy tiểu nông hàng ngàn năm như ở nước ta thì việc nhẹ dạ cả tin những lời đồn thất thiệt, những ý kiến hồ đồ thật chẳng có gì lạ.
Tóm lại, cũng như việc đọc thơ Thần của Lý Thường Kiệt và việc viết chữ lên lá của Nguyễn Trãi, việc Cụ Hồ Chí Minh tự kể chuyện đời mình trong tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” chính là đáp ứng một nhu cầu của Đời sống và Lịch sử.
TP Hồ Chí Minh, 05 – 2012 _04-2013
Trần Khuê
Nguồn: Trích chuyên luận “Đấng minh triết Hồ Chí Minh trong đời sống tâm linh Việt”
(Blog Nguyễn Trọng Tạo) 

Về chế độ sở hữu đất đai

Nguyễn Đăng
Hiện nay cùng một thời điểm đang bàn về việc sửa đổi Hiến pháp, chúng ta cũng đang bàn và góp ý vào dự thảo sửa đổi luật đất đai. Có rất nhiều ý kiến về vấn đề sở hữu đất đai kể cả mặt nội dung và về mặt hình thức. Trước hết nói về hình thức: Người thì cho rằng phải chờ Hiến pháp được thông qua sau đó tiến hành  sửa đổi Luật Đất đai ; vì tính cấp thiết và nóng bỏng của vấn đề đất đai, nên thông qua luật đất đai trước, nhưng phải căn cứ vào tình thần của Hiến pháp. Tôi ủng hộ ý kiến thứ nhất: Phải có Hiến pháp rồi mới có Luật Đất đai. Vì không có một đảm bảo chắc chắn rằng, sau khi thông qua Hiến pháp, Luật Đất đai vừa được thông qua không thay đổi. 

Về mặt nội dung, tập trung vào luận điểm có hay không có sở hữu tư nhân trong đất đai. Đây là vấn đề khó cần có một sự bình tĩnh xem xét tất cả mọi mặt của vấn đề quan trọng này.  Dự thảo Luật đất đai  được công bố cho nhân dân thảo luận vẫn trên tinh thần nhất quán chỉ một loại hình sử hữu toàn dân đối với đất đai, thể hiện quan điểm theo tinh thần của dự thảo Hiến pháp
Việc không thừa nhận quyền tư hữu đất đai, được lập luận, một cách chắc chắn, rằng các quyền của người sử dụng đất hầu như đã tương ứng với quyền tư hữu đất đai, nhất là lại thêm một mệnh đề: Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.  Vấn đề nằm ở chỗ các quyền của người sử dụng đất đã bằng quyền tư hữu. Nhưng tại sao và nhất quyết vẫn không thể nói rằng là “quyền tư hữu???”  Nên nhớ rằng lập luận trên cũng đã từng được nêu ra khi chưa có mệnh đề được in nghiêng ở trên.
Tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2003 cho thấy chính sách về chế độ sở hữu đất đai đã bộc lộ nhược điểm, bất cập và không được cuộc sống chấp nhận. Một trong những nguyên nhân và điều kiện tồn tại tình trạng tùy tiện áp đặt ý chí chủ quan của các cơ quan nhà nước trong việc thu hồi đất, áp đặt giá đất gây ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực và phát sinh tình trạng tranh chấp, khiếu kiện đang ngày càng gia tăng do không nhận được sự đồng thuận của người dân trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi bị Nhà nước thu hồi đất.
Việc không thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai – ngay cả đối với đất ở và đất thổ cư của ông cha để lại, kể cả đất hương hoả -  đã gây ra rất nhiều phiền phức cho việc giao dịch mua bán của người dân. Đối với đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, việc chuyển giao cũng phức tạp không kém. Không phải ngẫu nhiên mà các vụ khiếu kiện về đất đai chiếm hơn 80% các khiếu kiện nói chung. Tuy là “sở hữu toàn dân” nhưng trên thực tế không rõ ai là người chủ sở hữu đích thực về đất đai. Trong khi đó, chính quyền địa phương lại được trao rất nhiều quyền, nhất là trong việc cho giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và định ra giá đất. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tạo nên những kẽ hở lớn để các quan chức chính quyền bắt tay với tư nhân, các “đại gia” cùng trục lợi, đặc biệt trong thu hồi đất (nhất là đất nông nghiệp của người nông dân) cho các dự án công nghiệp, thương mại, đô thị. Cộng với việc thiếu sự kiểm soát quyền lực hiệu quả, thiếu tính giải trình, minh bạch, đã dẫn đến hệ quả là đất đai rất dễ rơi vào tay các “cường hào”, “tư bản” mới. Một mảnh đất của người nông dân bị thu hồi với giá đền bù rất rẻ mạt, nhưng khi thu hồi xong lại sang tên bán cho người khác với giá gấp hàng trăm, hàng ngàn lần, thì ai mà lại không khiếu nại…
Thuật ngữ “sở hữu toàn dân” là thuật ngữ mang tính chất chính trị, không có chủ thể rõ ràng. Chính vì vậy trong Bộ luật Dân sự hiện hành phải thay bằng sở hữu nhà nước. Sở hữu nhà nước hay sở hữu toàn dân đi chăng nữa thì cuối cùng, quyền sở hữu cũng sẽ rơi vào tay các cơ quan nhà nước, mà Nhà nước chính là của những người nắm quyền lực nhà nước, cụ thể là các cá nhân đang nắm quyền. Mặt khác, với chế độ sở hữu toàn dân, đất đai được giao, cho thuê luôn có thời hạn khiến cho người sử dụng không thể an tâm bỏ vốn đầu tư lâu dài, không thể chuyển nhượng hiệu quả. “Hễ có vướng mắc nào phát sinh thì người ta lại an ủi lẫn nhau rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân.  Nhưng mọi sai lầm đều từ đó mà ra”. Từ sau 1980, Hiến pháp và Luật Đất đai đã được sửa đổi nhiều, nhưng riêng điều khoản về chế độ sở hữu đất đai vẫn “dậm chân tại chỗ”. Theo một số tác giả, “nhiều người không dễ dàng “buông” quy định này, bởi cơ chế “nhà nước quản lý” mang lại không ít nguồn lợi hấp dẫn cho một bộ phận quan chức và nhà đầu tư.”  Cái “tổ con tò vò” nằm ở chỗ này đây.
Trong khi đó trước đây, thời kỳ phong kiến và thực dân, mặc dù là tài sản đặc biệt, nhưng vẫn như các tài sản khác đất đai vẫn có đa loại hình sở hữu: Có đất của nhà Vua, có đất của cộng động và có đất của tư nhân. Kế thừa truyền thống xã hội Việt Nam Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp 1959  của nhà nước   Việt Nam Dân chủ cộng hòa vẫn quy định đa sở hữu đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân. Hiến pháp 1980 và sau này Hiến pháp 1992 theo đúng khuôn mẫu của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, thì đất đai (toàn bộ đất đai nói chung) được tuyên bố là tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Mặc dù thừa nhận nền kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân được thừa nhận, nhưng sở hữu đất đai vẫn là của toàn dân. Luật Đất đai được thông qua năm 1987 và sửa đổi năm 1993, mặc dù có nâng thời hạn quyền sử dụng đất đến 20 năm và với hạn điền không quá 03 ha cũng không khỏi hết những vướng mắc cho người sử dụng. “Rõ ràng việc giao đất có thời hạn và không công nhận tư hữu đất đai khiến người sử dụng chưa an tâm, phần nào hạn chế, không khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, do luật chưa sát với thực tiễn nên phát sinh chuyện ngoài luật còn “đẻ” ra thêm vô số văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, thông tư, nghị định… Từ đó chính quyền cấp địa phương muốn vận dụng sao cũng được, và dễ vận dụng sai làm tình hình quản lý đất đai thêm phức tạp, nhất là dễ lợi dụng để trục lợi, hay vận dụng sai luật dẫn tới gây thiệt thòi cho người sử dụng đất. Phải nhìn nhận là chính sách đất đai thay đổi liên tục như vừa qua gây khó trong quản lý, vừa phát sinh tiêu cực. Không thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai chính là không thừa nhận một cách đày đủ nền kinh tế thị trường. Không thừa nhận sơ hữu tư nhân về đất đai, lâu nay người dân vẫn mua bán, chuyển thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và đều được chính quyền công nhận, thừa nhận. Điều đó cho thấy thực tế đất đai đã là một dạng tài sản, đồng thời quyền sử dụng đã giống như quyền tư hữu. Với thực tế đó thì luật cũng phải thay đổi cho phù hợp thực tiễn. Chúng ta nên giao đất vĩnh viễn theo hình thức sở hữu. Nghĩa là công nhận quyền sở hữu đất đai cho người dân, đồng thời đa dạng hóa sở hữu đất đai như sở hữu quốc gia do Nhà nước quản lý, sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu của pháp nhân. Cái sẽ được lớn nhất của sự thùa nhận đa loại hình sở hữu đất đai là các viên chức địa phương và trung ương sẽ ít có cơ hội tham nhũng, lạm dụng chức quyền đối với vấn đề đất đai để trục lợi. Nhà nước vẫn có thể sòng phẳng với nhân dân khi cần trưng dụng đất đai cho các mục tiêu quốc phòng, làm đường xá, xây công trình công cộng, xây dựng đô thị, xây khu công nghiệp… vẫn phải mua bán với bất kỳ chủ thể sở hữu nào với giá cả của thị trường quy định.
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân là tài sản chung của toàn xã hội, một chủ thể pháp lý không rõ ràng. Chủ thể của sở hữu này là toàn thể nhân dân mà Nhà nước lại là đại diện. Ở đây đã không có sự phân định đâu là của nhà nước, đâu là của cộng động và đâu là của cá nhân. Đất của nhà nước thì phải gọi đích danh là đất thuộc sở hữu nhà nước. Nó có thể thuộc sở hữu của chính quyền trung ương hoặc của các chính quyền địa phương. Điều ngược lại là cách để các quan chức nhà nước được phân công quản lý đất đai trốn trách nhiệm của người chủ sở hữu đất và là một nguyên nhân chính của việc trục lợi cùng với các ông chủ đầu tư trên mảnh đất của người dân. Cho nên phải bỏ khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai. Đất của nhà nước cũng phải được đăng ký như đất của tư nhân. Đất công có thể được bán cho tư nhân và khi đó đất ấy thuộc sở hữu tư nhân. Và ngược lại Nhà nước có thể mua (hay trưng mua) đất của tư nhân và khi đó đất ấy chuyển từ sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước. Nhà nước, với tư cách chủ sở hữu đất, có quyền và nghĩa vụ hệt như các chủ sở hữu đất khác trước pháp luật. Và Nhà nước có thể bị kiện hệt như các chủ sở hữu khác khi có tranh chấp về đất đai. Việc chấp nhận sở hữu tư nhân về đất cũng chỉ là trả lại cho người dân đất thực sự thuộc về họ (thí dụ đất ở, đất nông nghiệp do cha ông họ khai phá hoặc mua lại một cách hợp pháp và để lại cho họ).[1]
Quyền tư hữu đất đai là một biểu hiện quan trọng nhất của quyền được tiếp cận đất đai của con người. Đến con vật nó còn có quyền hoạch định lãnh thổ của mình chứ chưa nói gì đến con người với tư cách là động vật cao cấp. Việc không thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai, tức là đã không thừa nhận quyền con người trong lĩnh vực này. Việc không thừa nhận quyền sở hữu tài sản của tư nhân đối với đất đai là một thiếu hụt quan trọng về nhân quyền trong lĩnh vực tư hữu tài sản, vì đất đai là một thứ tài sản rất quan trọng đối con người. Sự không thừa nhận này cũng ngang bằng với sự tước đoạt. Chính việc thừa nhận sở hữu tư nhân, cùng việc thừa nhận nền kinh tế thị trường là môi trường minh bạch và bình đẳng đối với mọi chủ thể cho việc mưu cầu hạnh phúc của họ, nhà nước chỉ có trách nhiệm bảo đảm mà không thể thay thế, chứ chưa cần nói ở mức độ tước đoạt. Lịch sử ra đời của Hiến pháp luôn gắn liền với lịch sử bảo vệ quyền tài sản của con người, trong đó đất đai là một tài sản quan trọng.
Đó là những quyền tự nhiên không phải các quyền được ban phát từ phía nhà nước, cho dù bằng quyết định của đa số của những người thay mặt cho nhân dân, thậm chí ngay cả trong trường hợp được nhân dân đích thực bầu ra: 
Mục đích của Tuyên ngôn nhân quyền là rút bớt một số chủ đề nhất định ra khỏi cuộc tranh cãi chính trị, đặt chúng ra ngoài những đòi hỏi của các nhóm người và quan chức nhà nước và coi chúng là những nguyên tắc pháp lý do tòa án áp dụng. Quyền của con người được sống, tự do, sở hữu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng và hội họp, và các quyền cơ bản khác không thể là kết quả của việc bỏ phiếu; chúng không phụ thuộc vào bất kỳ cuộc bầu cử nào.[2]

Kết luận
Để tránh khỏi những khó khăn và rắc rối gây nhiều kiện cáo ở lĩnh vực này phải tiến tới thừa nhận: sở hữu tư nhân về đất đai như  là một phần của nhân quyền, Hiến pháp và Luật sửa đổi luật Đất đai cần phải thừa nhận như một quy luật khách quan. Việc thừa nhận này đương nhiên là khó với những người đang có quyền. Nhưng khó mấy cũng phải làm , thậm chí phải bắt đầu dần từng bước, trước hết phải thừa nhận sở hữu tư về đất ở của người dân. Nếu không như vậy, thì những khó khăn hiện về lĩnh vực này khong những khong được giải quyết, mà còn có nguy cơ ngày càng chồng chất lên.
Tháng 4 năm 2013
N.Đ.

[1] Xem: Nguyễn Quang A – Sở hữu tư nhân hạn chế về dất đai? (Ba Sàm).
[2] Thẩm phán Roberrt H. Jackson trong vụ Wesst Virginia Boad of Education  kiện Barnette năm 1943
 

NHỮNG CON SỐ

(NCTG) Tiện thể dịp về phép thăm nhà, xin cái giấy chứng nhận của phường để lo mấy cái thủ tục bên Tây. Nghe tôi nói vậy, Ba tôi sốt sắng: “Cứ để đấy tao lo”.

Minh họa: Internet
Ba vẫn thường đi họp bên phường, hôm rồi sau khi nhận huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, ông còn được chiêu đãi một chuyến đi thăm Côn Đảo, nơi ông từng bị tù xưa. “Cả phường này có Ba với ông Tố được nhận huy hiệu 65 năm đó thôi, hiếm lắm. Hôm ấy có cả anh phó chủ tịch phường trong đoàn, nói chuyện vui vẻ lắm” – Ba tôi kể thêm chi tiết với giọng đầy tự hào.
Sáng hôm sau ông cầm giấy tờ lên phường. Lúc quay về, tôi hỏi, Ba nói anh phó chủ tịch đã viết vài dòng “ký nháy” gửi tiếp cho anh công an khu vực rồi. Yên tâm, chắc hai tuần sau có kết quả.
Chết nỗi, một tuần sau tôi phải quay lại rồi. Con em tôi mới đi cà phê với bạn bè về, nghe chuyện, nó phát câu xanh rờn: “Mai em giải quyết cho anh”.
Sáng nó đi, chưa đầy một tiếng nó đã cầm tờ giấy chứng nhận về, với cái dấu đỏ hồng đã đóng. Ba tôi hỏi, nó nói nhơn nhơn: “Ba có huy hiệu 65 năm, con có hai tờ năm trăm (ngàn). Ba thấy cái nào tác dụng hơn?”.
Tôi phải suỵt một cái thật to cho con em mình im mồm. Nhìn Ba tôi lặng thinh, đầu hơi cúi xuống. Có lẽ mấy con số đang gây xáo trộn nặng nề trong lòng ông cùng với cảm giác đánh mất đi một cái gì đó mà ông vẫn trân trọng  xưa nay.
Ngô Quý Dũng, từ Budapest

Xã hội dân sự trong các chế độ cộng sản đang đổi mới: Logic xuất hiện (1)

Bài 1

Các phân tích về sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự trong các chế độ kiểu Soviet được bắt đầu trong giai đoạn Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan năm 1980-81. Khi đó, các học giả bắt đầu tìm cách giải thích mô thức của sự tham dự xã hội độc lập (independent social participation) trong điều kiện xã hội nói chung bị chỉ đạo bởi nhà nước [1] . Từ năm 1985, khi hàng chục ngàn nhóm và chính đảng không chính thức xuất hiện ở USSR sau các chương trình cải cách glasnost và perestroika của Gorbachev, khái niệm xã hội dân sự lại được dùng để mô tả các vận động xã hội tích cực. [2] Mặc cho việc khái niệm này được sử dụng phổ biến ở cả Trung Âu và USSR, ít ai chịu so sánh sự phát triển của xã hội dân sự ở các chế độ kiểu Soviet, chủ yếu vì USSR là một trường hợp quá độc đáo do điều kiện lịch sử đặc biệt và sự phát triển bản địa của chủ nghĩa Mác - Lê nin ở đây. [3] Tuy vậy, dù có những khác biệt hiển nhiên giữa các quốc gia, một sự so sánh như thế vẫn có ích, khi mà nền khoa học chính trị phương Tây đang cố gắng lắp ghép các mảnh puzzle hậu toàn trị lại với nhau (từ các thông tin về hành vi nhóm và hành động tập thể) bằng cách khuyến khích các phân tích mang tính hệ thống hơn về các nguyên nhân và các hình thức tham dự xã hội trong các nhà nước Cộng sản đang chuyển đổi. [4]
Trong khi những diễn biến nhanh chóng và phức tạp ở Trung Âu và USSR không cho phép một sự phân loại chặt chẽ, chúng tôi dựa phân tích của mình trên các xu hướng khá rõ ràng trong diễn trình phát triển của xã hội dân sự ở Trung Âu và so sánh chúng với các xu hướng ở Liên Xô (cũ). Kinh nghiệm ở Trung Âu cho thấy có bốn giai đoạn trong diễn trình phát triển của xã hội dân sự: tự vệ - các cá nhân và nhóm độc lập [đấu tranh] với nhà nước để bảo vệ quyền tự chủ một cách chủ động hoặc bị động; xuất hiện - các nhóm và phong trào độc lập theo đuổi các mục tiêu giới hạn trong một không gian công đã được mở rộng (kết quả của sự nhượng bộ hoặc thừa nhận của nhà nước-đảng đang trong quá trình đổi mới); động viên - các nhóm và phong trào độc lập làm xói mòn tính chính đáng của đảng-nhà nước bằng cách giới thiệu các hình thức quản lý nhà nước mới cho xã hội (khi đó đã được chính trị hóa); và được thể chế hóa - các lãnh đạo (được công chúng ủng hộ) luật hóa các luật bảo đảm tính độc lập cho các hoạt động xã hội, dẫn tới quan hệ khế ước giữa nhà nước và xã hội cuối cùng được điều chỉnh bằng các cuộc bầu cử tự do.
Chúng tôi cho rằng trong 2 giai đoạn đầu (tự vệ và xuất hiện), xã hội dân sự ở Trung Âu và USSR có thể được so sánh trên cơ sở kiểu chế độ. Có nghĩa là, các chế độ Cộng sản trong các hệ thống xã hội hậu toàn trị đã định hình một mô hình phát triển đặc biệt của xã hội dân sự: Trong các chế độ kiểu Soviet, những cuộc khủng hoảng có hệ thống, trong bối cảnh hậu toàn trị, đã đem lại một kiểu phát triển xã hội dân sự đặc biệt trong 2 giai đoạn đầu tiên, khi mà các nhà hoạt động xã hội nỗ lực bảo vệ sự tự chủ của mình khỏi sự thâm nhập của nhà nước-đảng và, khi có cơ hội thích đáng, sẽ bày lợi ích và yêu sách của họ trong một không gian công mở rộng. Sự mở rộng của các hoạt động độc lập sẽ ngày càng mâu thuẫn với nền tảng của tính chính đáng và quyền lực của một đảng cầm quyền, dẫn tới sự chấm dứt nền cai trị của Cộng sản. Một khi các nhà hoạt động xã hội trong các xã hội dân sự đang xuất hiện ngồi lại với nhau, nhằm đưa ra các phương pháp quản lý xã hội mới (và bằng các phương pháp mới đó, họ tìm cách thể chế hóa những thành quả mà xã hội độc lập đã đạt được), [thì khi đó], mô thức phát triển của xã hội dân sự ở Trung Âu và USSR bắt đầu phân hóa. Trong 2 giai đoạn sau của diễn trình phát triển xã hội dân sự, các đặc trưng của xã hội dân sự mang tính độc đáo với từng nước, phụ thuộc phần lớn vào lịch sử, văn hóa chính trị (đặc biệt là khuynh hướng tự tổ chức của xã hội và quan hệ giữa các giai cấp xã hội khác nhau), các hình thái chủ nghĩa dân tộc nhất định, và bối cảnh xã hội cho sự phát triển thể chế.
Trong bài báo này, chúng tôi so sánh 2 giai đoạn đầu của diễn trình phát triển xã hội dân sự trong các nước Ba Lan, Hungary và Czechoslovakia với diễn trình ở USSR trên cơ sở kiểu chế độ, và với mục đích làm rõ logic xuất hiện của xã hội dân sự trong các chế độ kiểu Soviet. Hai giai đoạn cuối (trong đó các đặc điểm xã hội và văn hóa trở nên quan trọng hơn kiểu chế độ trong việc quy định sự phát triển của xã hội dân sự) sẽ là chủ đề của nghiên cứu tiếp theo. Ở đây, chúng tôi bắt đầu bằng cách làm rõ bối cảnh của "kiểu chế độ" và "xã hội dân sự" và nối tiếp bằng phần so sánh.

Bối cảnh: Hậu toàn trị

Các chế độ "hậu toàn trị" có được tên gọi của mình (với tư cách là một dạng chế độ chuyên chế đặc biệt) trong một tiểu luận nổi tiếng của Juan Linz. [5] Lý luận của Linz là: các chế độ chuyên chế-kiểu-hậu toàn trị khác với các chế độ chuyên chế khác ở chỗ hậu toàn trị ít nhất cũng có mong muốn trở thành "toàn" xét về cơ sở tồn tại (raision d'etre) của nhà nước Stalinist. Mô hình nhà nước hậu toàn trị được đặc trưng bởi: (1) một quá trình chính trị xung đột hoàn toàn được cách ly với các yêu sách của các nhóm xã hội độc lập; (2) quá trình vận động và động viên tham dự xã hội chưa hoàn chỉnh; (3) sự khẳng định của nhà nước-đảng về tính chính đáng của họ dựa trên các nền tảng học thuyết và thành tích lãnh đạo, và (4) đảng khẳng định độc quyền đại diện cho các giá trị và lợi ích.
Các đặc trưng của hệ thống hậu toàn trị nhấn mạnh vào sự thống trị của đảng-nhà nước trong các quá trình xã hội và không chấp nhận các hoạt động xã hội độc lập, trong khi thừa nhận rằng các phương pháp thống trị và áp bức của nhà nước theo kiểu Stalinist (cái dẫn tới việc nguyên tử hóa xã hội) đã không còn đứng vững trong điều kiện xã hội đang hiện đại hóa và tính đa dạng của dân tộc. Trong khi các chế độ toàn trị kiểu Stalinist nhấn mạnh đến việc động viên tập trung [các nguồn lực] để thực hiện các mục tiêu xã hội và ý thức hệ theo sự lãnh đạo của đảng; thì các chế độ Cộng sản hậu toàn trị buộc phải hạn chế động viên [nguồn lực] bằng cách giảm kiểm soát các quá trình xã hội, trao quyền tự chủ rộng rãi hơn cho một số nhóm. [6]
Việc các chế độ hậu toàn trị giải phóng [một phần] bằng cách chấp nhận sự tự chủ của xã hội và (ở một mức độ lớn hơn là) dân tộc đã là chủ đề chính của nhiều nghiên cứu về quá trình chính trị trong các xã hội kiểu Soviet trong những năm cuối thập kỷ 1960 và 1970. Khi phân tích các hậu quả của sự tham dự xã hội rộng rãi, một số phân tích gia đã lập luận rằng các nhà nước kiểu Soviet đã vận động theo một phiên bản của mô hình lợi ích nhóm. [7] Đảng-nhà nước thừa nhận một số lợi ích thể chế là chính đáng, nhưng cũng nỗ lực kết hợp và kiểm soát các lợi ích này trong khuôn khổ các thể chế do nhà nước thống trị. [8] Trong khi diễn trình chính trị hậu toàn trị được đặc trưng bởi sự tổng hợp lợi ích, xung đột và giải pháp, và bị giới hạn trong các tham số của cơ chế nhà nước-đảng, thì quá trình chính trị vẫn được cách ly khỏi các lợi ích xã hội phi nhà nước và liên kết tự do. Trong những năm 1980, hiện tượng mô hình này không còn thỏa mãn được nhu cầu của chế độ (cũng như khát vọng của dân chúng) đã trở thành vấn đề trung tâm trong lĩnh vực [nghiên cứu] tham dự của công dân. Quá trình chuyển từ sự tham dự [do bị] động viên sang tự do liên kết và phát biểu lợi ích đã thúc đẩy các nghiên cứu về các xã hội dân sự đang xuất hiện tại Trung Âu và USSR. Trước khi khảo sát bản chất của quá trình này, chúng tôi muốn trình bày tiếp về bối cảnh của xã hội dân sự.

Xã hội dân sự

Thuật ngữ "xã hội dân sự" đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Âu và USSR bởi cả các học giả và các nhà vận động (activists). Trong khi thuật ngữ này không được áp dụng có hệ thống bởi cả hai nhóm, có một điểm hiển nhiên là: chủ đề xã hội dân sự trong quan hệ với các chế độ Cộng sản chỉ xuất hiện khi có sự hiện diện của các hoạt động xã hội dựa trên việc tự do liên kết (chứ không phải tham dự bắt buộc) và phát biểu các lợi ích cả từ bên dưới và bên trên. Tại điểm này, cần làm rõ xã hội dân sự được hiểu là gì, và từ góc độ lý thuyết, làm thế nào nó có thể xuất hiện trong bối cảnh chủ nghĩa hậu toàn trị.
Chúng tôi dùng một phiên bản định nghĩa được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu gần đây về Trung Âu: một hình thái tự tổ chức độc lập của xã hội, trong đó các nhân tố cấu thành của nó tự nguyện tham gia vào các hoạt động công nhằm tìm kiếm các lợi ích cá nhân, nhóm và dân tộc trong phạm vi quan hệ nhà nước-xã hội được pháp luật quy định. Theo định nghĩa này, xã hội dân sự gồm 2 phần. Phần đầu là khung pháp lý cho phép [tồn tại] hình thái tự tổ chức của xã hội và quy định tính chất của quan hệ giữa nhà nước-xã hội, vì thế, bảo đảm quyền tự chủ của các nhóm xã hội. Đó là nền tảng thể chế cho xã hội dân sự, một điều kiện cần thiết phổ quát, nhưng cũng là cái mang nhiều nét khác biệt giữa các nước, tùy theo bối cảnh hình thành các thể chế và bộ luật ở từng nước. Phần hai là bản sắc của các nhà hoạt động xã hội và mục tiêu trong các hoạt động của họ. Những yếu tố này quy định thêm đặc điểm và hình thức tổ chức của xã hội dân sự. Chúng tôi gọi nó là định hướng của xã hội dân sự, và nó khác nhau khá nhiều giữa các xã hội, phụ thuộc vào các giá trị ẩn bên dưới các hoạt động độc lập trong không gian công. [9]
Sự khác biệt giữa nền tảng thể chế và định hướng của xã hội dân sự là điều kiện ban đầu để hiểu sự hình thành của xã hội dân sự trong các điều kiện lịch sử và quốc gia cụ thể đã diễn ra như thế nào. Các học giả đầu tiên của thuyết khế ước xã hội (contractarians) nhấn mạnh đến nền tảng thể chế của xã hội dân sự, đó là, một khế ước xã hội ràng buộc các thành viên của một cộng đồng tự nguyện vào các tập tục chung "nhằm cùng bảo vệ Cuộc sống, Tự do và Tài sản..." [10] Khi xây dựng một mô hình hữu cơ hơn về các quan hệ giữa nhà nước-xã hội, Hegel đã xóa nhòa ranh giới giữa sự tồn tại về pháp lý của xã hội dân sự với các căn bản hoạt động diễn ra trong nội bộ của nó bằng việc khẳng định rằng nhà nước bao gồm cả xã hội dân sự, do vậy, trong khi các hoạt động độc lập diễn ra trong vương quốc xã hội dân sự, [thì] phương hướng của các nhà hoạt động xã hội lại tuân theo định hướng của các lãnh đạo nhà nước, gây ra tính duy lý tuyệt đối trong quan hệ nhà nước-xã hội. [11] Khi nói đến mô hình hữu cơ của Hegel, Marx đã xóa hoàn toàn mọi khác biệt giữa sự tồn tại về pháp lý của một không gian công độc lập và phương hướng của các nhà hoạt động của nó. Tức là, mọi khung pháp lý về xã hội dân sự được thiết kế bên trong bối cảnh các quan hệ xã hội tư sản sẽ không thể không bị thống trị bởi các hành vi công hướng tới việc thỏa mãn các lợi ích tư sản. Các phương hướng khác của các nhà hoạt động xã hội, ví dụ, hướng tới lợi ích của [giai cấp] công nhân, sẽ không bao giờ trở thành hiện thực trong khung thể chế tư sản. Trong khi chính trị hóa Marx, Gramsci nhận thấy có nhiều khả năng để đạt được các lợi ích đối lập hơn ngay cả trong các khung khổ các quan hệ xã hội và cấu trúc pháp luật [mang tính] bóc lột. Các nhóm đối lập có thể thúc đẩy các lợi ích của mình, nếu họ [chịu] đối mặt với quyền lãnh đạo của các giai cấp thống trị bằng cách tiến hành một cuộc "chiến tranh vị trí" trong việc truyền bá lợi ích của họ trong đa sống công cộng. [12] Xã hội dân sự của Gramsci có thể vận hành theo cách mà xã hội dân sự của Marx không thể. Trên đấu trường bày tỏ quan điểm, phát biểu lợi ích, và hoạt động liên kết, xã hội dân sự có thể được giai cấp lao động sử dụng để dần dần tạo dựng quyền lãnh đạo của chính nó về các lợi ích, các phương hướng văn hóa, quan điểm ý thức hệ, để đánh dấu khúc dạo đầu cho sự thống trị của chính nó đối với nhà nước, và cuối cùng hấp thu nhà nước vào trong [chính cái] xã hội dân sự bị thống trị bởi lợi ích của giai cấp lao động.
Trong khung cảnh sự cầm quyền của Cộng sản theo kiểu hậu toàn trị ở Trung Âu, cách tiếp cận khế ước với hành vi công cộng độc lập (independent public activity) hoàn toàn không khả thi. [13] Không thể lựa chọn đại diện của mình vào bộ máy nhà nước, và do đó không thể có ảnh hưởng chính sách và không thể theo đuổi các lợi ích tư nhân trong một không gian công được luật pháp bảo vệ, những cá nhân trong xã hội không chấp nhận sự thống trị của nhà nước về liên kết và tham dự công cộng đành phải hoặc là rút về cuộc sống cá nhân và gia đình, hoặc xây dựng một cái thay thế - một mạng lưới liên kết và tham dự ngầm. Một cuộc cách mạng lật đổ, hoặc một sự thay đổi triệt để bộ máy nhà nước hoặc cơ sở xã hội cho quyền lực của nó, là chuyện không thể. Kinh nghiệm năm 1856 ở Hungary và năm 1968 ở Czechoslovakia đã cung cấp cho các nhà vận động độc lập và các đảng viên cải cách một bài học xương máu. Khi công chúng ngày càng hình thành rõ cho mình lộ trình cải cách trong những năm 1970 và 1980, lựa chọn duy nhất cho các tham dự độc lập là chấp nhận các ranh giới hệ thống của Cộng sản cầm quyền, và [chấp nhận] sự kiểm soát của chế độ đối với chính trị tầm cao, trong khi bày ra càng nhiều quyền tự chủ càng tốt trong không gian độc lập của các hoạt động công. [14] Theo cảm quan của Gramsci, những đường nét cơ bản của xã hội dân sự vì thế sẽ được hình thành ngay trong bối cảnh một nhà nước đàn áp. [15] Nói cách khác, các nhóm xã hội sẽ hình thành trên cơ sở các mục tiêu và lợi ích nhóm được phát biểu độc lập, tự giới hạn mục tiêu của mình trong các lĩnh vực không đe dọa đến quyền lực hay tính chính đáng của chế độ. Việc diễn dịch và bày tỏ lợi ích sẽ được theo đuổi độc lập (mặc dù vẫn liên hệ) với cấu trúc nhà nước thống trị và các quan hệ kinh tế. [16]
Vì thế, các thành phần hoạt động độc lập ở Trung Âu từ đầu những năm 1970 bắt đầu giả định rằng xã hội dân sự có thể xuất hiện bên trong các tham số của nhà nước hậu toàn trị. Sự xuất hiện này là khả thi thông qua việc bảo vệ quyền tự chủ của các nhà hoạt động xã hội, những người thông qua việc tham dự có phối hợp sẽ dần hình thành một cuộc "chiến tranh vị trí" chống lại các lợi ích của nhà nước Cộng sản, trong khi vẫn hoạt động trong các phạm vi được chế độ chấp nhận và không đe dọa đến tính chính đáng của nó. Kết quả có thể là sự cân bằng quyền lực giữa nhà nước bị thống trị bởi một đảng duy nhất đang giữ vững sự kiểm soát trên các lộ trình kinh tế-chính trị rộng lớn, và một xã hội ngày càng độc lập được phép tự hình thành các lợi ích tư nhân hoặc địa phương (cái sẽ được hiện thực hóa thông qua các hình thức "tự quản lý" hoặc "tự quản trị"). Sáng kiến cho sự dàn xếp độc đáo này được hóa thân trong "chủ nghĩa tiến hóa mới" của Adam Michnik, là sản phẩm của các nhà hoạt động chính trị ở Ba Lan. Công thức này, nhìn từ một góc độ khác, được áp dụng dưới hình thức "nền đa nguyên xã hội chủ nghĩa" của Gorbachev ở USSR.
Việc khảo sát tập hợp tình huống cụ thể (mà trong đó đã hình thành các xã hội dân sự ở Trung Âu và USSR), cũng như diễn trình hoạt động của nó, cho thấy sự cân bằng tân-Gramsci (giữa một nhà nước thống trị và một xã hội ngày càng tự chủ hơn) là điều kiện cần cho sự phát triển của các xã hội dân sự ở các nước này, nhưng cũng là cái mang tính bất ổn định nội tại, và vì thế, chỉ có tính ngắn hạn. Ở Trung Âu, nền tảng tính chính đáng của chế độ vốn yếu kém, và xã hội có những nguồn lực để đưa ra các phương pháp quản lý xã hội mới thay thế. Ở USSR, nơi mà tính chính đáng của chế độ Cộng sản được cột chặt với (một vài dạng cá biệt của) chủ nghĩa dân tộc Nga, và các nhóm độc lập tỏ ra kém cố kết hơn trong hoạt động phản kháng của họ chống lại chế độ, thì giai đoạn bất ổn định còn kéo dài hơn nữa. Tuy nhiên, cuối cùng thì căng thẳng ẩn chứa sẵn trong quá trình chuyển giao quyền lực từ một nhà nước-đảng đang đổi mới sang một xã hội đang kiểm tra các giới hạn tham gia của mình sẽ phải được giải quyết, hoặc bằng việc nhà nước thu lại các đặc quyền tham gia [mà nó đã nhượng bộ], hoặc quá trình động viên của lực lượng đối lập sẽ [mạnh dần lên và] đủ khả năng đưa ra các hình thức quản lý xã hội mới. Các mẫu hình phát triển của xã hội dân sự đem đến nghịch lý về một đảng duy nhất tiếp tục cầm quyền trong bối cảnh các hoạt động xã hội ngày càng độc lập và phát triển theo khuynh hướng chính trị hóa. Tại điểm này, chúng tôi đã đi đến nghịch lý đó thông qua việc khảo sát các giai đoạn đầu của xã hội dân sự, từ chỗ nó bắt đầu tự bảo vệ mình chống lại sự thâm nhập của nhà nước, và sau đó xuất hiện với sự bùng phát các hoạt động thách thức lại đảng cầm quyền.
[1] Andrew Arato, "Civil Society against the State: Poland 1980-1981," Telos, 47 (1981), 23-47; Andrew Arato and Jean Cohen, "Social Movements, Civil Society, and the Problem of sovereignty," Praxis International, 4 (1984), 266-283; Z. A. Pelczynski, "Solidarity and the Rebirth of 'Civil Society,'" in John Keane, ed., Civil Society and the State (London: Verso, 1988), pp. 361-380; Zbigniew Rau, "Some Thoughts on Civil Society in Eastern Europe and the Lockean Contractarian Approach," Political Studies, 35 (1987), 573-592.
[2] Xem, ví dụ, Moshe Lewin, The Gorbachev Phenomenon: A Historical Perspective (Berkeley: University of California Press, 1988); Gail W. Lapidus, "State and Society: Toward the Emergence of Civil Society in the Soviet Union," in Seweryn Bialer, ed., Politics, Society, and Nationality inside Gorbachev's Russia (Boulder: Westview Press, 1989), pp. 121-147; S. Frederick Starr, "Soviet Union: A Civil Society," Foreign Policy, 70 (Spring 1988), 26-43.
[3] H. Gordon Skilling, Samizdat and an Independent Society in Central and Eastern Europe (Columbus: Ohio State University Press, 1989).
[4] Sidney Tarrow, "Aiming at a Moving Target: Social Science and the Recent Rebellions in Eastern Europe," PS: Political Science and Politics, 24 (March 1991), 12-20.
[5]Juan Linz, "Totalitarianism and Authoritarianism," in Fred I. Greenstein and Nelson W. Polsby, eds., The Handbook of Political Science, 3: Macropolitical Theory (Reading: Addison Wesley, 1975), pp. 336-350.
[6] Ibid., p. 340.
[7] Xem Gordon Skilling, "Interest Groups and Communist Politics," World Politics, 18 (April 1966), 435-451; Gordon Skilling and Franklyn Griffiths, eds., Interest Groups in Soviet Politics (Princeton: Princeton University Press, 1971); Jerry Hough, "Petrification or Pluralism?," Problems of Communism, 21 (March-April 1972), 25-45, Các phê phán về cách tiếp cận này dựa trên lập luận rằng bất kì một mô hình đa nguyên nào cũng đều không khả thi trong bối cảnh thể chế kiểu Soviet, nơi không có sự tham gia xã hội độc lập. Xem Andrew Janos, "Group Politics in Communist Society: A Second Look at the Pluralist Model," in Samuel P. Huntington and Clement H. Moore, eds., Authoritarian Politics in Modern Society (New York: Basic Books, 1970), pp. 437-450, and William Odom, "A Dissenting View on the Group Approach to Soviet Politics," World Politics, 28 (July 1976), 542-567.
[8] Valerie Bunce and John Echols, "Soviet Politics in the Brezhnev Era: 'Pluralism' or 'Corporatism'?," in Donald Kelley, ed., Soviet Politics in the Brezhnev Era (New York: Praeger Publishers, 1980).
[9] Maria Markus discusses this as the "framework" and "content" of private activities in "Overt and Covert Modes of Legitimation in East European Societies," in T. H. Rigby and Ferenc Feher, eds., Political Legitimation in Communist States (New York: St. Martin's Press, 1982), p. 86.
[10] John Locke, Two Treatises of Government (New York: Cambridge University Press, 1963), p. 395. Xem thêm Rau, pp. 582-583.
[11] Norberto Robbio, "Gramsci and the Conception of Civil Society," in Chantal Mouffe, ed., Gramsci and Marxist Theory (London: Routledge & Kegan Paul, 1979), p. 22.
[12] David Forgacs, ed., An Antonio Gramsci Reader (New York: Schocken Books, 1988).
[13] Rau, p. 584, lý luận rằng "các nhóm độc lập trỗi dậy như là hiệu ứng của khế ước xã hội kiểu Locke; và..., với tư cách là các cộng đồng đạo đức, là các xã hội dân sự kiểu Locke." Mặc dù cách lập luận này có thể đúng với các nhóm -như là các cộng đồng đạo đức, nó xem nhẹ thực tế là các nhóm độc lập không cầu viện đến các phân xử pháp lý trong các xung đột giữa các nhóm với nhà nước, hay các chủ thể xã hội độc lập khác; mà cũng chẳng có bất kì những đảm bảo về mặt thể chế cho sự tự trị của các nhóm và cá nhân.
[14] Trong cách phân loại của Seweryn Bialer, "chính trị bậc cao" nói đến "các vấn đề chính trị chính yếu của xã hội, các ý tưởng và ngôn ngữ trừu tượng của chính trị học, các quyết định và hoạt động của các nhà lãnh đạo xã hội," trong khi "chính trị bậc thấp" bao gồm "các quyết định trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của công dân, các vấn đề của đa phương, và các điều kiện ở nơi làm việc." Xem Seweryn Bialer, Stalin's Successors: Leadership, Stability, and Change in the Soviet Union (Cambridge: Cambridge University Press, 1980), p. 166.
[15] Muốn khảo sát những năm tháng phát triển đầu tiên của xã hội dân sự ở Ba Lan, xem Jacques Rupnik, "Dissent in Poland, 1968-1978: The End of Revisionism and the Rebirth of Civil Society," in Rudolf L. Tokes, ed., Opposition in Eastern Europe (Baltimore: The Johns Hopkins University Press, 1979), 60-112. For a distinction between civil and political society, Xem Pelczynski.
[16] Andrew Arato, "Civil Society, History and Socialism: Reply to John Keane," Praxis International, 9 (April-July 1989), 133-151, esp. 141 and 146.

Xã hội dân sự trong các chế độ cộng sản đang đổi mới: Logic xuất hiện (2)

Danluan

Marcia A. Weigle, Jim Butterfield
Lâm Yến dịch

Khủng hoảng có hệ thống: I

Các giá trị và vận động xã hội tự chủ, và vì thế các hạt giống của xã hội dân sự, hình thành trong các chế độ hậu toàn trị là kết quả của một cuộc khủng hoảng có hệ thống. Cuộc khủng hoảng này có cội rễ từ chỗ các chế độ đã không thể đạt được thành công tối thiểu trong việc thực hành các chức năng tự định của mình về thiết lập giá trị và đại diện lợi ích. Trong trường hợp đầu, nỗ lực không thành công của nhà nước trong việc áp đặt gói giá trị lên dân chúng có thể được coi là thất bại về văn hóa hóa (enculturation). Touraine đã ghi nhận điểm này trong trường hợp của Ba Lan. “Ba Lan luôn có 2 mặt: một đất nước thực sự chưa bao giờ bị che đậy hoàn toàn bởi cái chính thức, một đời sống trí thức chưa bao giờ bị suy giảm [đến mức] chỉ còn lại chỉ còn ý thức hệ thống trị, và sự áp đặt của nền đa nguyên xã hội chủ nghĩa (bất kể nhà nước đã sử dụng các áp lực táo bạo thế nào để áp đặt lên dân tộc, thì nó vẫn chỉ là một hồi kịch đen tối ngắn). [1]
Rõ ràng là các giá trị do đảng-nhà nước truyền bá không được quần chúng chấp nhận và hấp thu. [2] Cũng giống như nỗ lực của Liên Xô trong việc xây dựng một lớp người “thuộc chủng soviet”, nỗ lực của các chế độ này trong việc viết lại hệ thống giá trị xã hội bằng cách sử dụng quyền lực chính trị để áp đặt một hệ thống giá trị mới đã thất bại. Báo chí và các ấn bản chính thức được viết bằng một thứ ngôn ngữ, trong khi các tranh luận trong xã hội lại được thực hiện bằng một thứ ngôn ngữ hoàn toàn khác. [3] Một [trong những] giá trị cụ thể không đi vào công chúng được là chủ nghĩa quốc tế cộng sản chủ nghĩa do Soviet thống trị. Bằng chứng của thất bại này là việc mỗi nước trong khối Soviet chọn các con đường tới chủ nghĩa xã hội khác nhau sau cái chết của Stalin, và ảnh hưởng của giới trí thức dân tộc chủ nghĩa Nga lên các chính sách Cộng sản của USSR. [4]
Trong thập kỷ 60 và 70, các chế độ Cộng sản ít tập trung hơn vào tuyên truyền các giá trị xã hội chủ nghĩa. Thay vào đó, trong khuôn khổ thể chế của mình, họ tập trung củng cố tập hợp lợi ích đang ngày càng trở nên phức tạp của xã hội. Đã thất bại trong việc thay đổi hình ảnh của mình trong xã hội, các chế độ hậu toàn trị tìm cách xây dựng các nhóm ủng hộ, đặc biệt là trong số các nhà quản trị, giới trí thức, và quan trọng nhất là, giới công nhân lao động. Với việc khẳng định [rằng mình] đại diện cho các lợi ích của một xã hội đang hiện đại hóa với tốc độ ngày càng nhanh chóng, đảng Cộng sản đã tài trợ cho các tổ chức, nhằm gộp các nhóm ủng hộ này vào trong các ranh giới tổ chức của chế độ. Khi các nỗ lực định hướng sự tham dự của xã hội đã tỏ ra thất bại, sự bất tương thích giữa đảng-nhà nước với các lợi ích của xã hội đã dẫn tới các biểu hiện bất mãn công khai.
Việc chế độ kiên quyết khẳng định vai trò độc tôn trong việc đại diện cho các lợi ích và kiểm soát các kênh tham dự – trong khi khoảng cách giữa các giá trị và lợi ích của tư nhân và công cộng ngày càng mở rộng – đã dẫn đến các kêu gọi “tự vệ” cho xã hội. Đến thời điểm này, việc bác bỏ độc quyền của đảng về cả các phần hữu hình (tổ chức xã hội) lẫn vô hình (đạo đức và văn hóa) của hệ thống xã hội đã được bộc lộ rõ nét. Các hình thức tự vệ cho quyền tự chủ của cá nhân và xã hội có nhiều nét khác nhau giữa các nước, phụ thuộc vào các quan hệ thể chế và khuynh hướng văn hóa.

Trường hợp Trung Âu:

Các cấu trúc tự vệ chính thức ở Ba Lan có một lịch sử lâu dài: nhà thờ, các tổ chức xã hội ngầm, các nhóm công nhân tích cực. Trong khi phần lớn xã hội vẫn thờ ơ với các quá trình chính trị chính thức, [5] sự tồn tại của các thể chế và các nhóm xã hội độc lập tương đối chính là cái nhắc nhở rằng khẳng định độc tôn của đảng-nhà nước (về đại diện cho các lợi ích của xã hội) cùng lắm chỉ là sự khẳng định hời hợt. Nhà nước Ba Lan khoan dung cho nhiều mức độ tự chủ trong giai đoạn tự vệ [của xã hội dân sự] nhằm giữ ổn định và dung hợp. Chỉ khi chế độ buộc phải chấp thuận cho nới rộng không gian công dành cho các hoạt động công cộng trong giai đoạn cuối thập kỷ 1970, thì các diễn đàn công này mới cung cấp các phương tiện đã thiết kế sẵn cho công chúng nhằm làm suy yếu khả năng kiểm soát và tính chính đáng của đảng.
Ở Hungary và Czechoslovakia (những quốc gia phải trả giá bằng sự can thiệp của Soviet vì đã dung dưỡng các hoạt động độc lập của xã hội trong những năm 1956 và 1968), kêu gọi của giới trí thức nhằm bảo vệ các giá trị xã hội độc lập đã được hướng một cách có tính toán tới bộ phận công chúng chán ghét nhà nước ở mức độ cơ sở hơn. Vì thế, Vaclav Havel nhắc nhở các công dân Czechoslovakia rằng các hành vi công cộng nhìn bề ngoài có vẻ vô hại được thiết kế ra nhằm thỏa mãn các đòi hỏi của chế độ sẽ dẫn tới sự thoái hóa đạo đức nếu trên thực tế các giá trị của chế độ không được thực tâm công nhận. “Sống với sự thực” – hay rõ hơn là sự nhất quán giữa các giá trị cá nhân và hành vi công cộng, ngay cả khi bị chế độ trả thù – đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong công cuộc tự vệ trước sự thống trị của nhà nước-đảng. [6] Ở Đông Đức, một nhóm những người theo chủ nghĩa hòa bình cho rằng độc lập cá nhân không phải là một vấn đề đạo đức, mà là một trách nhiệm công dân. [7] Chính trong giai đoạn này, những năm của thập kỷ 1960 và 1970, khái niệm “thành bang song song” bắt đầu xuất hiện trong văn học Đông Âu. [8] Trong một số trường hợp, “thành bang song song” diễn tả sự độc lập đạo đức của công dân trước các nỗ lực xóa bỏ không gian công của các chế độ hậu toàn trị, hoặc bằng cách làm nản lòng các sáng kiến dân sự, hoặc bằng cách thiết lập và tài trợ cho các tổ chức với mục đích thu hút sự tham dự của xã hội. Thành bang song song được cư ngụ bởi các công dân không hấp thụ các giá trị của chế độ.
Nhiều khi sự tự vệ của xã hội lại diễn ra dưới hình thức tổ chức. Ðó là khi các nhà hoạt động xã hội tạo ra các nhóm độc lập, nhằm thúc ép nhà nước thực hiện các cam kết mà nó đã hứa hẹn với các nhóm xã hội hay xã hội nói chung. Các nhóm xuất hiện trong những năm 1970 như Ủy ban Bảo vệ Công nhân (KOR) và Phong trào Bảo vệ các Quyền Dân sự và Con người (ROPCiO) ở Ba Lan, và Ủy ban Bảo vệ Người bị Ngược đãi (VONs) và Hiến chương 77 ở Czechoslovakia. KOR được thành lập với mục đích giúp đỡ công nhân và gia đình họ trước phản ứng tàn bạo của chế độ chống lại những người tham gia bãi công. ROPCiO và Hiến chương 77 là các nhóm do trí thức thiết lập, nhằm buộc chế độ phải có trách nhiệm thực hiện các cam kết về bảo vệ các quyền dân sự và con người, đưa vào hợp pháp ở các nước này, và với tư cách là những bên tham gia ký kết hiệp định Helsinki. Khuynh hướng viện đến hình thức tổ chức trong hoạt động tự vệ xã hội phụ thuộc vào mức độ đồng cảm với chế độ, [9] mức độ thỏa mãn về kinh tế, sự độc lập của giới trí thức và tính quen thuộc của xã hội với hoạt động tổ chức. Vì thế, các nhóm hoạt động mạnh nhất đã xuất hiện ở Ba Lan. Hungary là nơi các cá nhân tin vào giới lãnh đạo nhiều hơn, mức sống cũng cao hơn, và sự chia rẽ giữa trí thức trong và ngoài đảng không sâu sắc như ở Ba Lan và Czechoslovakia, do vậy, kêu gọi tự vệ cũng bị giới hạn hơn. [10]
Trong những năm 1970, các thảo luận về “thành bang song song” tập trung vào sự độc lập đạo đức (với tư cách là cái thay thế cho sự độc tôn của chế độ trong các giá trị xã hội chính thức và việc đại diện cho các lợi ích) hơn là các kênh thể chế cho sự tham dự. Không ai đặt ra vấn đề thay thế sự lãnh đạo của đảng, thậm chí không ai đặt ra chuyện phải chấp nhận các phương pháp đại diện lợi ích mới. Các nhóm độc lập giới hạn hoạt động của mình trong việc, hoặc là giúp đỡ các nhóm xã hội khi bị nhà nước đàn áp (KOR), hoặc đòi nhà nước thực thi các trách nhiệm xã hội mà nó đã tuyên bố (Hiến chương 77 và ROPCiO). Nhà nước không thừa nhận quyền được công bố các yêu sách của các nhóm này, mặc dù trong một số trường hợp, các nhóm này được cho phép tồn tại nếu có lượng thành viên hạn chế và các mục tiêu đủ hạn hẹp (tức là không đặt vấn đề nghi vấn về tính chính đáng của chế độ). [11]

Trường hợp Liên Xô: Bảo vệ Tính Độc lập

Dấu hiệu về một xã hội dân sự tự vệ ở Liên Xô xuất hiện không muộn hơn những dấu hiệu ở Trung Âu, thông qua bất đồng và các cố gắng bảo vệ sự độc lập về pháp lý và đạo đức, trước thâm nhập mạnh mẽ của nhà nước vào mọi dạng của đời sống xã hội. Các điều kiện bắt đầu cho một xã hội dân sự tiềm tàng đã được thiết lập, giống như ở Trung Âu, từ sự khủng hoảng có hệ thống. Đảng-nhà nước không thể loại trừ hoàn toàn hoặc kiểm soát mọi hình thức độc lập của xã hội, phần lớn vì nó đã bị chứng tỏ không hiệu quả trong việc khẳng định vai trò đại diện phổ quát. [12] Các nhóm độc lập xuất hiện hoặc để phản ứng lại các lợi ích bị nhà nước phớt lờ (trong trường hợp Liên Xô, phần lớn là vấn đề truyền bá thông tin), hoặc hối thúc nhà nước có trách nhiệm với các chính sách của nó. Hoạt động tự vệ trước sự thống trị của nhà nước được thực hiện dưới hình thức các phong trào bất đồng.
Mặc dù các nhà bất đồng chính kiến chia rẽ sâu sắc với nhau trong quan điểm về các mục tiêu của công cuộc đổi mới nhà nước Liên Xô, [13] họ đều đồng ý trên một điểm: nhà nước chẳng có quyền pháp lý và đạo đức nào để tước đoạt quyền [tổ chức/tham gia] các hoạt động độc lập và tự chủ của các cá nhân cũng như các nhóm. Trong khi đại bộ phận trí thức tiến bộ phấn khởi trước triển vọng những cuộc cải cách của Khrushchev hướng tới nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động xã hội (trong những năm cuối thập kỷ 1950), rất nhanh sau đó người ta nhận ra rằng việc phi tập trung hóa của nhà nước, và việc giải phóng các hoạt động xã hội, sẽ đe dọa chính cái cốt lõi nhất của sự thống trị của đảng (và vì thế, các đặc quyền đặc lợi chính thức). Đến đầu những năm 1960, bất cứ hình thức hợp tác dài hạn nào giữa đảng-nhà nước và khu vực cải cách của xã hội Liên Xô đều đã trở nên bất khả thi. [14]
Trong điều kiện bị đàn áp giữa những năm 1960, các nhà cải cách hoặc chọn cách sử dụng các cấu trúc bày tỏ quan điểm và tham dự một cách hạn chế mà nhà nước cho phép, hoặc chọn cách chuyển sang hoạt động ngầm. Những người chuyển sang hoạt động ngầm xác định mục tiêu của họ là chống lại sự thống trị của nhà nước bằng cách bảo vệ sự tự chủ về đạo đức của cá nhân và xã hội. Ví dụ vào năm 1973, một thành viên của nhóm bất đồng chính kiến nhỏ có tên là Phong trào Dân chủ, ông Dmitrii Nelidov, đã mô tả các mục tiêu của nhóm này là “bày tỏ tính nhân văn trong một môi trường mà bản chất người đã bị xuyên tạc và đàn áp… [Phong trào này] mong muốn chuyển thành phong trào đấu tranh cho con người, cho các giá trị nhân cách người. Nó nỗ lực tự tách mình ra khỏi hệ thống cơ chế nhồi sọ ý thức hệ qua con đường vô thức.” [15] Để phục vụ quá trình này, và để bù đắp lại việc nhà nước không nhìn nhận các nhu cầu chính đáng của xã hội, Phong trào Dân chủ đã xuất bản bản tin ngầm, Bản tin Sự kiện Thời sự (xuất hiện lần đầu vào tháng 4 năm 1968). [16]
Mặc dù một số thành viên của nhóm này cổ súy cho các cải cách kinh tế tận gốc rễ (tài sản tư nhân), cho tự do dân sự (tự do phát biểu ý kiến và tự do báo chí), và cho việc thừa nhận các nhu cầu dựa trên chủ nghĩa dân tộc (tự quyết), Phong trào Dân chủ nói chung lại thừa nhận đặc quyền của đảng-nhà nước trong việc thực thi các thay đổi, và vì thế bắt đầu họ đã hướng các nỗ lực của mình vào việc thuyết phục đảng-nhà nước tự đổi mới. [17] Trong nỗ lực này, Phong trào Dân chủ chỉ là một ví dụ về các hoạt động bất đồng chính kiến xuất hiện ngày càng nhiều -mặc dù vẫn còn rời rạc- trong những năm cuối thập kỷ 1960 và đầu thập kỷ 1970. Mục đích của các hoạt động bất đồng chính kiến này là đòi nhà nước phải chịu trách nhiệm với các tiêu chuẩn pháp lý của chính họ. Một số người trong giới trí thức tư cách bảo vệ quyền tự quyết trong các hoạt động của họ bằng cách thách thức chế độ tôn trọng các tiêu chuẩn chính nó đặt ra về “tính hợp pháp xã hội chủ nghĩa”. Chiến lược này được thiết kế với mục đích gây áp lực lên nhà nước, nhằm buộc nó phải tôn trọng các quy tắc pháp lý chính thức. Các nhà vận động cho chiến lược này hoạt động như thể các lãnh đạo đảng và nhà nước bị ràng buộc bởi luật pháp -mặc dù mọi người đều hiểu rằng thực ra không phải như vậy. [18] Thực ra, vì các lãnh đạo đảng và nhà nước không bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn pháp lý chính thức, những người sử dụng tính hợp pháp xã hội chủ nghĩa để tự vệ không thể trông cậy vào các yêu sách của mình [sẽ được giới lãnh đạo đáp ứng]. Tuy nhiên, các nhóm độc lập với cấu trúc chặt chẽ đã được hình thành, nhằm buộc nhà nước phải công khai chịu trách nhiệm trước các cam kết mà nó thừa nhận chính thức trên các diễn đàn trong nước và quốc tế. Các ví dụ bao gồm Nhóm Quan sát Helsinki, Ủy ban vì các Quyền Con người, Quỹ Xã hội Nga Ủng hộ các Tù nhân Chính trị và Gia đình họ, và Nhóm Làm việc để Bảo vệ các Quyền Lao động, Kinh tế và Xã hội. [19]
Khi các chính quyền tăng đàn áp lên các nhóm bất đồng chính kiến trong những năm 1970, một số lượng lớn thành viên của họ bị bỏ tù, đuổi khỏi nơi cư trú hoặc ép phải lưu vong. Bị mất tinh thần, một số trong các nhà vận động còn lại quay sang cổ súy cho việc giải tán các nhóm hoạt động vì các nhóm này đã không hiệu quả trong việc khuyến khích và khởi xướng đổi mới. Tuy nhiên, những cá nhân nòng cốt lập luận rằng thay đổi chính sách bản thân nó không phải là mục tiêu chính, và nhấn mạnh nhu cầu tự vệ xã hội trước sự can thiệp của nhà nước, ít nhất trên lĩnh vực đạo đức -nếu không phải là trên lĩnh vực lập chính sách. Ví dụ Nelidov đã nhấn mạnh rằng sự thất bại ngày càng rõ của Phong trào Dân chủ trong việc thúc đẩy cải cách kinh tế, chính trị và xã hội không thể [là bằng chứng] bác bỏ ảnh hưởng của nhóm này tới “cuộc đấu tranh vì sự tự do tinh thần”. Chính sự tập trung vào quyền tự chủ đạo đức, sự thừa nhận các giá trị độc lập và các hiệp hội tự do trước sự thống trị của nhà nước đã khiến chúng tôi [muốn] so sánh quá trình tự vệ của xã hội dân sự ở Liên Xô và Trung Âu.
Tuy nhiên, bất đồng chính kiến nở rộ không giải thích thỏa đáng nền tảng cho sự phát triển của xã hội dân sự, đặc biệt là trường hợp Liên Xô. Trong khi ở Trung Âu, đại bộ phận dân cư trốn chạy khỏi đời sống công cộng, thái độ thỏa mãn đa phần là kết quả từ việc không thể thay đổi một cách hiệu quả chế độ được Moscow hậu thuẫn. Có một số các giá trị cùng được mọi người chia sẻ, bao gồm sự phẫn nộ bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc trước các chế độ bị Liên Xô thống trị, giữa các nhà bất đồng hoạt động tích cực với đám đông công dân thụ động -cái sẽ trở thành nền tảng cho các hoạt động đối lập có tổ chức trong các giai đoạn sau. Ở USSR, tình cảm chống chế độ không được đông đảo người chia sẻ như vậy. Sự phát triển bản địa của chủ nghĩa Mác-Lê nin, sự gặp gỡ giữa lợi ích của Liên Xô và lợi ích của dân tộc Nga, và các thành tựu đạt được dưới thời Stalin (công nghiệp hóa và vị trí siêu cường) đã khiến chế độ Cộng sản Liên Xô có được tính chính đáng [với dân chúng Liên Xô] nhiều hơn các đảng anh em của nó ở Trung Âu. [20] Ðiều này, đi kèm với việc thiếu vắng một truyền thống đối lập công khai, khiến cho việc khoảng cách giữa các nhà bất đồng chính kiến hoạt động tích cực với quần chúng nói chung ở USSR lớn hơn nhiều so với ở Trung Âu.
Chất chỉ định cho kết luận này chính là sự thực rằng phong trào bất đồng chính kiến đã thu nạp được một bộ phận dân cư rất hạn chế ở Liên Xô. Thực ra, hầu hết các công dân đã không đồng cảm với những giá trị của nó. [21] Không những nó không thể lấp đầy khoảng cách xã hội trên các mặt [thu hút] thành viên và cảm tình viên, [22] mà còn có vẻ như không có một sự chia sẻ nào về giá trị giữa các thành viên trí thức của phong trào bất đồng chính kiến và quần chúng nói chung. [23] Với khoảng cách này, sẽ là cẩu thả nếu chúng ta cho rằng phong trào bất đồng chính kiến là nguồn gốc duy nhất của một xã hội dân sự đang được thai nghén ở Liên Xô. Làm thế nào để lấp đầy khoảng cách giữa số lượng nhỏ các nhà bất đồng chính kiến với đám đông các nhà hoạt động xã hội (những người sẽ hình thành nên nền tảng cho một xã hội dân sự)? Câu trả lời được tìm thấy trong các hình thức tham dự được hình thành dưới thời Brezhnev.
Từ cách mạng 1917, các lãnh đạo Soviet đã tìm cách lái sự tham dự của xã hội qua các tổ chức do đảng thống trị và tài trợ. Đa phần những người quan sát hiện tượng “tham dự [do bị] động viên” này đều đồng ý rằng nó phục vụ cho mục đích nêu cao tính chính đáng của chế độ, sự một xác nhận mang tính lễ nghi về vai trò lãnh đạo và quyền kiểm soát mọi hoạt động xã hội của đảng. Người ta không đồng ý nhiều với nhau về vấn đề hiệu quả của chiến lược này, cả từ giác độ nhà nước lẫn góc độ của các công dân tích cực. Dù thế nào, mọi thứ cũng trở nên rõ ràng, rằng các tổ chức này (các soviet đa phương, các tổ chức nghề nghiệp, các nhóm thanh niên) đã không phản ứng được với những lợi ích đang thay đổi của một xã hội Soviet đang được hiện đại hóa. Các học giả Soviet mô tả các hình thức tham dự này là đã trở nên lố bịch, quan liêu quá đáng, và bị hướng quá nhiều vào việc duy trì các lợi ích quan liêu và tha hóa, hơn là phản ứng với các nhu cầu mà xã hội tự bày tỏ. [24] Khi các kênh tham dự do đảng tài trợ càng trở nên vô hiệu bao nhiêu, thì các nhà hoạt động xã hội càng hướng tới các hình thức hiệp hội và tự tổ chức không chính thức.
Trong những năm 1970, các học giả Soviet ghi nhận sự xuất hiện của các lợi ích xã hội khác với những lợi ích do Đảng Cộng sản đại diện, và [sự xuất hiện này] bắt đầu làm xói mòn dần tính vững chắc của các quá trình xã hội hóa do đảng tài trợ. Thanh niên xa lánh các tổ chức thanh niên chính thức, và lập/tham gia vào các hiệp hội không chính thức, [25] cuộc “cách mạng khoa học kĩ thuật” nuôi dưỡng các lợi ích của công nhân tay nghề cao và các nhóm quản lý, vốn không được đại diện một cách thỏa đáng bởi các tổ chức kinh tế và thương mại chính thức [26] , và một bộ phận ngày càng đông các cư dân có học và được đô thị hóa, đã quay về với các quan hệ/hiệp hội phi chính thức, nhằm thỏa mãn các quyết tâm cá nhân và nghề nghiệp. [27] Nghiên cứu thực nghiệm do các học giả phương Tây thực hiện khẳng định rằng có một bộ phận đáng kể trong công chúng Liên Xô đã quay lưng lại với các kênh phát biểu lợi ích và tham dự chính thức để tham gia vào những dạng hoạt động “không chính thức”, không được tài trợ, thậm chí bất hợp pháp. [28] Sự bảo vệ tính tự chủ một cách tích cực từ phía các nhà bất đồng chính kiến trong những năm 1960 và 1970 trùng hợp với sự tự vệ ít tính đối kháng hơn bằng cuộc dịch chuyển các lợi ích nghề nghiệp và cá nhân từ phía công chúng. Trong khi cái thứ hai không tìm cách đối lập với hệ thống hoặc chế độ, sự kết hợp giữa hai yếu tố này đã tạo thành lực lượng nhà hoạt động xã hội sẵn sàng phản ứng lại với thách thức của Gorbachev về tăng cường hoạt động xã hội vào giữa những năm 1980.
Nền tảng của xã hội dân sự, vì thế, đã được hình thành qua hoạt động độc lập ngoài các kênh chính thức của cấu trúc chính trị và xã hội. Việc bảo vệ tính tự chủ, phong trào hướng tới các lợi ích tự xác định, và tự tổ chức, được duy trì hoặc chủ động bởi các nhà bất đồng chính kiến, hoặc thụ động bởi các cá nhân chỉ muốn có một cuộc sống tốt hơn nằm trong hệ thống, đã tạo nên giai đoạn “tự vệ” trong diễn trình phát triển của xã hội dân sự ở USSR.
[1] Alain Touraine, Solidarity: The Analysis of a Social Movement, Poland 1980-1981 (Cambridge: Cambridge University Press, 1983), p. 15.
[2] Xem Kasimierz Wojcicki, “The Reconstruction of Society,” Telos, 47 (1981), 102-103, and Vaclav Benda, et al., “Parallel Polis or an Independent Society in Central and Eastern Europe: An Inquiry,” Social Research, 55 (Spring-Summer 1988), 211-246; Ivan Volges, “Political Socialization in Eastern Europe,” Problems of Communism, 23 (January-February 1974), 55.
[3] Xem Stephen White, “Propagating Communist Values in the USSR,” Problems of Communism, 34 (November-December 1985), 1-17; Vladimir Shlapentokh, Public and Private Life of the Soviet People: Changing Values in Post-Stalin Russia (New York: Oxford University Press, 1989).
[4] Alexander Yanov, The Russian Challenge and the Year 2000 (Oxford: Basil Blackwell, 1987).
[5] David Mason, Public Opinion and Political Change in Poland, 1980-1982 (Cambridge: Cambridge University Press, 1985), p.47.
[6] Vaclav Havel, Living in Truth (London: Faber and Faber, 1986), pp.36-122.
[7] Vladimir Tismaneanu, “Nascent Civil Society in the German Democratic Republic,” Problems of Communism, 38 (March-June 1989), 102.
[8] Benda et al. Nhà xã hội học người Hungary, Elemer Hankiss, đã phát triển khái niệm “xã hội thứ hai.”
[9] Xem Janina Frentzel-Zagorska, “Civil Society in Poland and Hungary,” Soviet Studies, 42 (1990), 763, để có thống kê về lòng tin và sự ủng hộ đối với giới lãnh đạo Ba Lan và Hungary.
[10] Xem Ferenc Miszlivetz, “Civil Society in Eastern Europe? The Case of Hungary,” World Futures, 29 (1990), 91, để có các giải thích tại sao quá trình này ở Hungary lại khó khăn hơn. Một trong những lý do quan trọng nhất là khoảng cách ngày càng rộng giữa giới trí thức Hungary và công chúng, đặc biệt là công nhân. Xem thêm Timothy Garton Ash, “The Hungarian Lesson,” New York Review of Books, Dec. 5, 1985, pp. 5-9.
[11] Teresa Rakowska-Harmstone, “Nationalism and Integration in Eastern Europe: The Dynamics of Change,” in Teresa Rakowska-Harmstone and Andrew Gyorgy, eds., Communism in Eastern Europe (Bloomington: Indiana University Press, 1981), pp. 320-321.
[12] Reddaway nhấn mạnh rằng một lý do đưa đến thất bại này là sự bất khả thi trong việc kéo dài mãi cái xã hội bị nguyên tử hóa của Stalin. Peter Reddaway, ed., Uncensored Russia: Protest and Dissent in the Soviet Union (New York: American Heritage Press, 1972), p. 39.
[13] Xem, ví dụ, cuộc bút chiến Sakharov-Solzhenitsyn trong Vladimir E. Maximov, ed., Kontinent (New York:Anchor Press/Doubleday, 1976), pp. 1-23.
[14] Reddaway, p. 18.
[15] Dmitrii Nelidov, “Ideocratic Consciousness and Personality,” in Michael G. Meerson-Aksenov and Boris I. Shragin, eds., The Political, Social and Religious Thought of Russian ‘Samizdat’ (Belmont: Nordland Publishing Co., 1977), p. 290.
[16] Meerson-Aksenov and Shragin, p. 228.
[17] K. Zhitnikov, “The Decline of the Democratic Movement,” in Meerson-Aksenov and Shragin, eds., pp. 237-238.
[18] Đây là giới hạn tự vệ của Andrei Amalrik, ví dụ, trong Involuntary Journey to Siberia (London: Harcourt Brace Jovanovich, 1970).
[19] Skilling, Samizdat and an Independent Society in Central and Eastern Europe, p. 203.
[20] Ferenc Feher, Agnes Heller, and Gyorgy Markus, eds., Dictatorship over Needs (New York: St. Martin’s Press, 1983), pp. 137-155.
[21] Roy A. Medvedev, On Soviet Dissent (London: Constable, 1980), cited in David Lane, State and Politics in the USSR (New York: New York University Press, 1985), p. 271.
[22] Peter Reddaway, “Soviet Dissent,” Problems of Communism, 32 (November-December 1983), 14; Jeffrey W. Hahn, Soviet Grassroots; Citizen Participation in Local Soviet Government (Princeton: Princeton University Press, 1988), pp. 285-287.
[23] Walter D. Connor, Socialism’s Dilemma: State and Society in the Soviet Bloc (New York: Columbia University Press, 1988), p. 45.
[24] I. Zhukova et al., “Samodeiatel’nyie initsiativy: Neformal’nyi vzglad” (“Independent Initiatives: Informal View”), Kommunist, 9 (1988), 98.
[25] V. G. AlekXemva, “Neformarnye gruppy podrostkov v usloviiakh goroda” (“Informal Youth Groups in Urban Conditions”), Sotziologicheskie issledovania, 3 (1977), 60-70, khảo sát các nhóm thường niên tại các vùng đô thị và kêu gọi các nhà giáo dục phải tận tụy hơn trong việc xã hội hóa sinh viên.
[26] Tatiana I. Zaslavskaia, “Creative Activity of the Masses: Social Reserves of Growth,” Problems of Economics, 29 (March 1987), 11.
[27] O. N. Ianitskii, Grazhdanskie initsiativy i samodeiatel’nost’ mass (Citizen Initiatives and the Spontaneous Activity of the Masses) Moskow: Znanie, 1988).
[28] Philip G. Roeder, “Modernization and Participation in the Leninist Developmental Strategy,” American Political Science Review, 83 (September 1989), 859-884; Donna Bahry and Brian D. Silver, “Soviet Citizen Participation on the Eve of Democratization,” American Political Science Review, 84 (September 1990), 821-847.

Vũ Thư Hiên – Lời xưng tội lúc nửa đêm


Danluan


Vũ Thư Hiên


Khi linh mục già dò dẫm từng bước qua được những bậc thềm khấp khểnh của nhà kẻ liệt thì trời đã khuya lắm. Mấy vệt sáng vàng vọt của đèn dầu lọt qua khe cửa làm cho nó chìm thêm trong bóng tối mịt mùng. Trong đêm tối ông chỉ có thể cảm chứ không thấy được rằng nơi ông tới là một thôn nhỏ đìu hiu với những mái tranh thấp thoáng dưới tán lá rừng rậm rạp.
Linh mục vươn người vặn mình cho đỡ mỏi, mấy đốt sống kêu lục cục. Chủ nhà dựng chiếc Honda dưới thềm, bước vội lên đỡ ông:
- Trình cha, xin cha cẩn thận chỗ bậu cửa.
Linh mục ừ hử gật đầu. Ông mệt lử sau hai chục cây số ngồi ôm eo vượt con đường hết đèo lại suối lổn nhổn đá và rễ cây. Không hiểu sao người ta lại cứ phải tìm ông, trong khi cách đây vài thôn có một xứ đạo khác, tuy không lớn, với một linh mục trẻ?
Linh mục có quyền khước từ cuộc viếng kẻ liệt mà không bị ai trách cứ. Ông đã quá già. “Cha lẫn rồi”, cả xứ đạo ồn lên sau một lần ông đứng trên toà giảng lẩm bẩm hồi lâu những câu không ai hiểu, mặc cho đàn chiên ngẩn ngơ phía dưới. Cha bận thông công với Đức Chúa Giê Su, bõ già giải thích, nhưng chẳng ai tin. Bõ cũng già, có dễ còn già hơn cả cha. Bề trên vội cử một linh mục khác về thay chân ông. Cha trẻ này mới được truyền chức. Mọi việc bây giờ cha phó làm hết. Nói theo cách thế tục, Toà Giám Mục cho cha xứ về hưu.
Sau tiếng mở then hấp tấp, một người đàn bà rũ rượi, cây tọa đăng giơ cao trên đầu, hiện ra trong khung cửa.
- Con xin phép lạy cha.
Bà ta lùi lại một bước và lễ độ khuỵu một chân xuống khi nhìn thấy mái tóc bạc phơ, gương mặt đầy nếp nhăn hằn sâu như những nét khắc trên gỗ và đôi mắt mờ đục của cha xứ.
“Lạy Chúa tôi, liệu một cha già thế kia có còn làm được phép xức dầu cho kẻ chết nữa không?”, cái nhìn của bà ta nói.
Sau lưng bà ta là mấy đứa trẻ mới lớn cao lộc ngộc. Chúng giương mắt nhìn linh mục, lí nhí chào ông. Chủ nhà kéo một cái ghế ba nan xiêu vẹo ra khỏi cái bàn đen đủi không cùng bộ với nó.
- Xin cha ngồi ngơi…
Linh mục để mặc cho chủ nhà đỡ ông ngồi xuống.
- Thưa cha dùng gì ạ? Trà hay cà phê?
- Vẽ, – ông xua tay – Ta nghỉ một lát rồi làm việc. Ta không khát.
- Xin cha cứ tự nhiên ạ. Đường thì xa, lại xóc nữa. – ông chủ nhà phàn nàn – Đến con đây còn mệt nữa là…
Linh mục nhìn quanh. Bóng tối che khuất số đồ đạc hiếm hoi trong gian phòng nhỏ. Không khí có mùi ẩm mốc, mùi của cái nghèo.
- Việc sửa soạn cho kẻ liệt dọn mình về với Chúa là quan trọng. – linh mục nói – Chớ chia trí cho việc khác.
Chủ nhà đưa mắt cho vợ. Người vợ bối rối nhìn lại chồng. Họ có vẻ băn khoăn.
- Đội ơn cha đã hạ cố đến với chúng con. – chủ nhà cúi mặt nói – E hèm…, chúng con sở dĩ phiền đến cha tuổi cao sức yếu, phải đi lại đêm hôm cực nhọc thế này là vì…, hèm…
Linh mục bảo:
- Có chuyện gì khó ông cứ cho ta hay. Đừng ngại.
Người vợ đỡ lời chồng, thẽ thọt:
- Chẳng giấu gì cha, chả là thế vầy: con có ông chú ruột…
- Người sắp sinh thì… – người chồng tiếp – Dạ, trình cha, người cứ một hai đòi gặp cha…
- Hừm.
- Có điều chú con… – người vợ nói – Người trước kia cũng là con chiên bổn đạo ta đấy ạ. Quê chúng con chả toàn tòng, thưa cha.
- Tức là?
- Thưa cha, – người chồng cúi mặt – hiềm nỗi chú con…người trót nghe theo kẻ ngoại đạo vô thần nên đã bỏ đạo…
Linh mục nhắm mắt lại. Cả ba nín lặng.
- Chuyện ấy thường thôi. – linh mục thấy cần phải nói một điều gì đó để phá đi bầu không khí nặng nề, và để an ủi hai vợ chồng chủ nhà – Thời Lucifer mà, người bỏ đạo không ít… Ông ấy còn tỉnh trí chứ?
Không thể làm lễ xức dầu cho kẻ ngoại đạo, cha xứ nghĩ. Oái oăm quá. Nếu người liệt đã hôn mê, ta có thể ban phước lành cho ông ta, cái đó thì được, Chúa lòng lành không hẹp với ai.
Người vợ thấy cha xứ hiền, không quở trách, trở nên bạo dạn hơn:
- Trình cha, còn, người còn tỉnh trí ạ. – bà ta nhanh nhảu đáp với nụ cười như mếu – Ơn trên soi sáng, người đã nghe chúng con, nay người xin giở lại đạo rồi…
Linh mục nói:
- Cũng lại chuyện thường thôi. Người bỏ vẫn bỏ. Người theo vẫn theo. Người giở lại đạo vẫn giở lại…Ông ấy đâu?
Ông nhìn quanh.
Người vợ bối rối:
- Trình cha, chúng con chưa kịp thưa với cha: chú con quên ráo kinh bổn rồi. Nói ra thật xấu hổ, cơ mà chúng con cứ trình thật thế vậy…
- Chuyện ấy có gì quan trọng. – linh mục chống tay đứng lên – Hãy đưa ta đến với ông ấy. Ta biết phải làm gì.
Chủ nhà cầm cây tọa đăng, đi trước. Linh mục theo sau. Họ đi qua gian trong, nơi mấy đứa con trai đã nằm lại chỗ của chúng. Cánh cửa kêu kèn kẹt mở ra một khoảng trời tối với những ngôi sao bất động.
Trong ánh đèn linh mục nhìn thấy mấy quả cà tím loáng sáng trên những luống rau. Hai bên lối đi nhiều cỏ may đến nỗi ông phải cẩn thận vén áo chùng lên tận đầu gối. Có mùi lá tre mục, mùi sương đêm tinh khiết. Mùa thu mát, nhưng ẩm ướt. Thời tiết trước khi vào đông bao giờ cũng vậy. Mình ở vùng này đã bao lâu rồi? – ông bâng khuâng tự hỏi – dễ đến ba mươi năm chứ không kém.
- Chú con không chịu ở trên nhà với chúng con, người kêu ồn – chủ nhà phân trần – Người đòi nằm một mình cho tĩnh. Chứ chúng con không muốn thế…
- Người già thường khó tính. – linh mục nói
Mình cũng thế, ông nghĩ. Ông biết gần đây chính ông cũng trở nên khó tính khó nết. Ông khảnh ăn, không chịu được mùi hôi và mọi sự bề bộn, động một tí là bẳn gắt. Hẳn ông cũng làm phiền các thầy hầu cận và bõ già không ít. Có điều họ chẳng nói ra thôi. Đôi lúc tỉnh ra, ông thấy mình hành mọi người một cách thậm vô lý, nhưng đáp lại họ chỉ nhẫn nhục im lặng. Những lúc tỉnh ra ấy ông giận mình lắm. Ông tự hỏi: họ buộc phải chịu đựng ông vì trách nhiệm được giao phó? Hay chỉ vì lòng tôn kính với bảy chức thánh của ông, vì lòng biết ơn sự tận tụy nhiều năm của ông ở xứ đạo của họ?
Chủ nhà đẩy cửa vào ngôi nhà nhỏ cô độc ở cuối vườn. Gọi nó là lều thì đúng hơn, bởi vì nó rất hẹp và tuềnh toàng. Ánh toạ đăng soi tỏ cái giường tre, trên đó một thân hình còm nhom nhô lên dưới tấm chăn dạ rách, của còn lại từ một thời chinh chiến.
Linh mục tưởng người nằm đấy chết rồi, bởi vì dưới ánh đèn vàng vọt trên gương mặt xương xẩu, khắc khổ của ông ta hầu như không còn dấu hiệu của sự sống.
Chủ nhà cúi xuống nghe ngóng rồi quay mặt lại:
- Người ngủ. Để con đánh thức.
Ông ta nắm lấy vai người bệnh, lay khẽ:
- Chú ơi, chú! Cha đến đấy.
Linh mục chắp hai tay trước bụng, kiên nhẫn đợi.
Trong yên lặng, một con tắc kè bỗng kêu to ở đầu hồi làm ông giật mình.
Người bệnh khẽ rên một tiếng. Ông ta gượng mở mắt:
- Cha hử?
- Vâng, thưa chú, người đã đến ạ.
Linh mục đặt tay lên vai chủ nhà:
- Ông cứ lên đi đi, mặc chúng tôi với nhau.
- Nước! – người bệnh thều thào.
Chủ nhà cầm lấy phích nước trên cái bàn làm bằng một mảnh ván mộc kê trên đôi mễ xiên xẹo, rót chầm chậm vào cái chén sứt sẹo. Đoạn, mang đến bên giường, nâng đầu người bệnh, cho ông ta uống từng ngụm nhỏ. Mái tóc thưa và bơ phờ của người bệnh run rẩy khe khẽ cùng với nhịp chuyển động của yết hầu.
Linh mục chăm chú nhìn người bệnh và ân hận đã không đem theo một cậu giúp việc để đỡ đần ông trong trường hợp này. Nhưng ông sực nhớ rằng cái xe Honda ọp ẹp của chủ nhà chỉ có thể chở hai người.
Chủ nhà lễ phép đi giật lùi ra khỏi lều, khép cửa lại.
Người bệnh khó nhọc rút một tay ra khỏi chăn. Những ngón tay gầy, cong queo vẫy linh mục lại gần hơn.
Linh mục đến bên giường, chăm chú nhìn vào khuôn mặt vàng nhợt và cứng đơ như được nặn bằng sáp. Cất giọng trịnh trọng, như ông vẫn thường làm trong những trường hợp tương tự, ông nói câu thuộc lòng:
- Ta đã đến với con, hỡi con chiên lạc bầy muốn trở về trong lòng Chúa!
Linh mục bỗng giật mình. Ông nhận thấy giọng ông vang vang trong túp lều yên lặng hoàn toàn không có hồn, như thể nó phát ra từ máy ghi âm. Tự nhiên ông đâm ra bối rối. Vì tia sáng phát ra từ mắt người bệnh, cái tia sáng đi cùng với nụ cười thoảng qua, hóm hỉnh, hay bởi chính giọng không hồn của mình?
– Con hãy nhận lấy tên thánh của con trước khi dọn mình xưng tội cùng Chúa. Nhân danh Chúa trên Lời…ta đặt tên thánh cho con là Đôminicô để ghi lại giờ khắc con giở lại đạo trên đất đai của dòng Đa Minh.
Trong khi linh mục cố tập trung tư tưởng để làm phận sự trước cái nhìn chòng chọc của người bệnh thì người ấy lại vẫy ông:
- Này, linh mục…
Linh mục cúi xuống, lắng nghe tiếng thều thào từ đôi môi khô héo:
- Con muốn nói gì? Ta nghe đây.
- Xin cảm ơn ông đã đến với tôi – người bệnh nói – Cảm ơn.
Linh mục sững người thấy người bệnh không gọi ông bằng “cha” xưng “con” như thói thường. Người bệnh hiểu tâm trạng của linh mục.
- Ông đừng bực mình. Cách xưng hô không làm nên con người, cũng như cái áo không làm nên thày tu…
- Hừ. Không sao, tôi không câu nệ…
- Cảm ơn ông. Ông đã đến với tôi, thế là tốt lắm rồi. Ông khỏi cần làm lễ.
- Hử?
- Vâng, ông không cần làm lễ. Nó vô ích. Tôi có tin ở Chúa của ông đâu.
Người bệnh cố diễn đạt ý mình cho mạch lạc, với giọng khao khao của thanh quản bị tổn thương.
- Vậy ông cho mời tôi đến đây làm gì? – linh mục hỏi.
Người bệnh nhìn quanh rồi đặt ngón tay trỏ lên miệng.
- Cái gì vậy? – linh mục lo lắng nhìn quanh.
- Ông chớ nói to. Các cháu tôi nghe tiếng. Tôi không muốn chúng nghe câu chuyện giữa chúng ta.
- À! Tôi hiểu. – linh mục tự nhiên vào giọng với người bệnh, như một đồng lõa ông thì thào – Được, tôi sẽ nói khẽ.
Người bệnh động đậy mấy ngón tay.
- Phiền ông đỡ tôi ngồi lên.
Linh mục vòng tay ra sau gáy người bệnh, đặt ông ta dựa lưng vào vách. Làm xong việc đó, ông thở dốc.
- Thế. Tốt rồi. Khi ngồi tôi dễ thở hơn, nói cũng dễ hơn.
- Không cần làm lễ hử? Thật vậy sao: không cần? – linh mục thì thào.
Người bệnh nhìn ông, vẻ ái ngại:
- Ông cũng già quá rồi đấy, linh mục ạ. Ông ngồi xuống đây với tôi.
Linh mục ngồi ghé xuống mép phản.
- Sang năm tôi vừa đúng tám mươi hai.
- Nhiều quá rồi. – người bệnh thở dài – Linh mục đừng giận, nhưng sau lưng các cháu tôi, tôi phải nói thẳng với ông điều tôi nghĩ. Tôi không quen dối trá.
- Hừm…Tôi hiểu. – linh mục nói, giọng nhẹ nhàng, thậm chí vui vẻ, cố chứng tỏ ông không phật ý – Ông muốn chiều lòng các cháu?
- Đúng thế. Các cháu tôi tin ở Chúa. Tôi thì không. Chúng sốt sắng muốn tôi giở lại đạo.
- Họ cũng nói với tôi như vậy.
- Tôi chiều các cháu, tôi mới bảo chúng: tôi chỉ chịu xưng tội chịu lễ với cha ít nhất cũng phải ngang tuổi tôi. Hì hì…, tôi biết trong vùng này chỉ có một mình cha…
- Ông muốn chính tôi đến với ông?
- Cái đó có nguyên uỷ của nó, linh mục ạ, tôi sẽ nói vì sao. Tôi chỉ e ông không đến được. Tôi chờ ông đến. Nghe nói ông không còn làm công việc mục vụ nữa.
- Nhưng tôi đã đến.
- Cảm ơn ông. Tôi muốn trước khi chết tôi có dịp tâm sự với người cùng một thế hệ. Các cháu tôi yêu tôi, nhưng chúng không hiểu tôi bao nhiêu. Tôi rất muốn được nói chuyện với người ít nhất cũng đã sống trên trái đất này bằng số năm mà tôi đã sống. Chỉ người đó mới hiểu được những lời tâm sự của tôi, kẻ sắp qua đời…
- Vậy là ông đã có người mà ông cần để đóng vở kịch của ông. Còn để tâm sự, tôi e rằng ông chọn lầm người. Một linh mục thì có gì để tâm sự với một người thế tục cơ chứ?
Linh mục nhắp chân, toan đứng dậy. Người bệnh nắm lấy tay ông, giữ lại. Nắm chắc. Như một cái kìm.
- Nghe tôi đây này, thật mà, ông lầm người rồi. – linh mục cố gỡ ra, nhưng không được – Việc của linh mục là giảng đạo Chúa, nghe con chiên xưng tội và nhân danh Chúa giải tội cho họ. Còn tâm sự thì không. Việc đó không phải của linh mục.
- Tại sao lại như thế? – người bệnh chống tay muốn ngồi dậy, gân cổ lên khao khao phản bác – Nghe lời tâm sự của kẻ sắp chết để hiểu người thế gian cũng là một việc nên làm lắm chứ…
Linh mục thở dài:
- Được, nếu ông muốn thế thì tôi sẽ ngồi đây với ông thêm một lát.
Trên đôi môi khô héo nhếch một nụ cười:
- Cảm ơn ông.
- Có gì mà ơn với huệ. – linh mục phẩy tay – Tôi cho phép ông nói dối các cháu ông rằng ông đã được làm lễ xức dầu. Chúa cũng sẽ tha cho ông tội nói dối ấy, bởi vì nó vô hại…Xong, ông để tôi đi.
- Ông đừng đi. – người bệnh vật nài – Ông sẽ ở lại với tôi cho đến lúc tôi đi khỏi đây nhá? Đi khỏi thế gian ấy mà. Ông gật đầu? Tôi biết: ông là người tốt. Một linh mục chân chính thì phải ở lại trước lời thỉnh cầu trước giờ lâm tử của một kẻ ngoại đạo, cho dù kẻ đó là tín đồ của Mohammed, của Thích Ca Mầu Ni, của chư thần Ấn Giáo. Hoặc là kẻ vô thần chẳng tin ở cái gì hết.
- Ông tự tin quá đấy, nhưng trong chuyện này, ông có lý – linh mục nói – Tôi sẽ ở lại. Bao lâu cũng được. Tôi đã hết bận công kia việc nọ rồi.
Trên đôi môi khô héo của người bệnh nở một nụ cười rất hiền.
- Cảm ơn ông. “Điểu chi tương tử kỳ thanh tắc ai, nhân chi tương tử kỳ ngôn tắc thiện”, con chim gần chết thì tiếng kêu ai oán, người ta gần chết thì nói lành, ông có nhớ câu ấy không? Chẳng lẽ lúc này tôi lại nói với ông những điều xấu xa hay ác độc?
Ông ta nói phải, linh mục nghĩ. Ai rồi cũng sẽ qua cái cầu ấy. Không biết rồi mình có sẽ cần gặp ai đó trong giờ lâm tử để trút bầu tâm sự không? Có lẽ mình cũng cần đấy, nhưng mình sẽ không nói ra, nói cho đúng, mình không dám nói ra. Xấu hổ lắm. Chẳng ai muốn bày ra chỗ yếu đuối của mình.
Như đọc được ý nghĩ của linh mục, bàn tay xương xẩu của người bệnh bóp nhẹ cổ tay ông. Linh mục mỉm cười. Ông thấy trong lòng vui vui. Ông nhớ đến một người bạn trong thời thơ ấu, với cái bóp tay đồng loã khi hai đứa trèo vào vườn người ta hái trộm khế ngọt.
- Ông sẵn sàng nghe tôi nói chứ, linh mục?
- Ông cứ nói đi, tôi đã ở lại thì tôi sẽ nghe ông.
Người bệnh im lặng một lát, có vẻ ông ta muốn sắp xếp lại những ý nghĩ lộn xộn trong đầu trước khi nói ra. Đêm yên tĩnh lạ thường. Nghe rõ những giọt sương nặng từ mái lá rơi xuống lộp độp.
- Tôi xin lỗi đã làm ông buồn.
- Không, tôi không buồn. Có gì mà buồn?
- Tôi không tin có Chúa, bởi vì nếu có Chúa thì tại sao trái đất của chúng ta lại như thế này? Chúa có quyền lực vô biên mà. Tại sao Chúa lại sinh ra đau khổ bên cạnh hạnh phúc? Người nghèo bên cạnh người giầu? Người xấu bên cạnh người tốt? Và sự đểu cáng làm đau đớn những tâm hồn thánh thiện?
- Chúa đặt ra những thử thách cho con người để nó khẳng định mình, tự hoàn thiện mình – ông nói – Chỉ có một nơi ngự trị toàn sự tốt lành, ấy là Thiên Đàng, nước Chúa.
- Nhưng nó ở xa lắm. Mãi đời sau kia – người bệnh cười méo mó – Đạo Phật cũng có một cái tương tự là Niết Bàn – Nirvana. Linh mục có bao giờ nghĩ về sự vô lý này không? Với quyền lực vô biên, tại sao Chúa không dựng nước thiên đàng ở ngay đây, trên mặt đất nhầy nhụa mà chúng ta đang sống? Phải, tại nơi mà hàng triệu sinh mạng chết trong những cuộc chiến tranh chẳng có ích lợi gì cho họ, hoặc sống quằn quại dưới gót sắt của những bạo chúa, hoặc đi ra pháp trường bởi những lời xúi giục của đám chính trị gia lưu manh? Tại nơi có những giống nòi tự xưng thượng đẳng để đẩy những giống nòi khác vào chỗ diệt vong, nơi có hằng hà sa số nhà tù để giam đến chết những con người lương thiện thích sống bằng suy nghĩ chứ không thích sống để nghe lệnh?
Linh mục thấy mỏi mệt. Chẳng lẽ con người này lại dùng những phút cuối cùng của đời mình vào cái việc bàn luận chính trị chán ngắt? Như đoán được linh mục nghĩ gì, người bệnh lắc đầu:
- Tôi hiểu, ông chán. Ông chẳng lạ gì điều tôi vừa nói. Ông biết quá đi ấy chứ. Nhưng tôi dám chắc chẳng bao giờ ông trả lời được câu hỏi đó, bởi vì ở các chủng viện người ta cũng chẳng bao giờ dám động đến nó. Các ông, những linh mục, các ông chỉ là những ông thủ từ, làm việc canh đền. Trong đầu các ông chỉ có kiến thức của những con vẹt. Trước những câu hỏi như thế các ông thủ từ của mọi thứ đền lập tức chạy vội đến chỗ ẩn náu tiện lợi gọi là đức tin, và thế là xong. Tin và đừng bàn cãi. Amen!
- Lạy Chúa tôi lòng lành chẳng cùng! Trước khi chết ông muốn phỉ báng đạo Chúa hử? Có phải vì ý muốn đó mà ông mời tôi tới đây? – linh mục tuyệt vọng kêu lên – Ông nghĩ tôi là ai? Kẻ thù của ông chăng? Kẻ gây ra đau khổ cho ông chăng?
Đến lượt người bệnh thở dài. Đó là tiếng thở dài chán ngán. Nó giống như luồng hơi cuối cùng trong bễ lò rèn trôi ra khi người phụ rèn dừng tay.
- Linh mục ạ, vậy mà nhìn ông tôi nghĩ học vấn và tuổi đời đã làm cho ông tỉnh táo nhiều hơn cơ đấy, và ông sẽ là người đối thoại tốt trong đêm chót của cuộc đời tôi. Tại sao ông lại lảng tránh những câu hỏi tự chúng nảy ra trong đầu chúng ta, chứ không phải chỉ trong cái đầu tôi? Sau bằng ấy năm ta sống? Chao ôi, linh mục ơi linh mục! Tôi chẳng còn dịp nào khác đâu. Tôi cũng chẳng còn ai để nói ra những gì chất chứa trong lòng. Tôi đâu có định gây sự với ông. Bây giờ tôi chỉ còn có ông để mà tâm sự thôi. Tôi xin thề rằng tôi không hề có thù riêng với Chúa của ông.
- Thế thì ông báng bổ đạo Chúa mà làm gì? – linh mục bực bội, nhưng ông lại nghe thấy giọng mình rền rĩ – Sự xúc phạm tới Chúa của tôi chính là sự xúc phạm tới tôi, bởi vì tôi, phần xác cùng là phần hồn, đều thuộc về Chúa.
Ông phản bác người bệnh, nhưng lại cảm thấy những lời phản bác ấy là để cho chính ông. Cứ mỗi phút trôi qua ông lại thấy gần hơn với con người khốn khổ sắp lìa bỏ cõi đời. Ông tự phân tích tình cảm của mình và hiểu rằng cái làm ông không thể chối bỏ cuộc gặp gỡ này, bây giờ đã trở thành cuộc đối thoại, chính là vì ngay từ phút đầu tiên ông đã cảm thấy rằng con người này thực sự cởi mở cõi lòng với ông, một người hoàn toàn xa lạ, nhưng tin cậy ông trước khi ông tin cậy ông ta. Ngay cả những con chiên ngoan đạo khi xưng tội với ông cũng không có sự cởi mở thực tâm từ đáy lòng như thế.
Người bệnh lẩm bẩm điều gì, linh mục nghe không rõ. Để nghe rõ hơn ông phải ghé sát vào mặt ông ta.
- Cuộc đời bao giờ cũng rối rắm hơn ta tưởng. – người bệnh nói khẽ, đôi môi mấp máy, rõ ràng không chỉ để nói với linh mục – Hình như để cho cuộc sống dễ chịu hơn, hoặc để giải thích cuộc đời một cách giản đơn hơn, con người nào cũng cần đến Chúa…
- Giê-su, lạy Chúa tôi, ông lại báng bổ nữa rồi, chẳng lẽ ông chỉ nhìn thấy nơi Chúa một vật dụng tiện lợi?
Linh mục kêu lên.
- Không phải Chúa Trời hay Chúa Giê-su đâu, linh mục. – người bệnh nói, linh mục nghe trong giọng nói của ông ta có tiếng cười – Tôi nói về một Chúa nói chung cơ, Chúa với tư cách niềm tin ấy, Chúa không phải của riêng đạo nào, với tư cách Đấng Tối Cao ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự. Nếu Chúa không có sẵn thì chính con người cần có Chúa sẽ tự mình tạo ra Chúa, cho nhu cầu của nó. Khi đã có Chúa trong tay, bất kể là Chúa nào – Chúa tìm thấy, Chúa tạo ra, Chúa vay mượn, Chúa mua sắm, Chúa nhập cảng, tức thì nó lấy ngay Chúa mà nó sở hữu, Chúa của riêng nó, của phe phái nó tròng vào cổ đồng loại, coi đó là ưu thế của nó trên đồng loại, để được cảm thấy mình cao sang hơn đồng loại, chung cuộc là để thống trị đồng loại…
Linh mục không nói gì. Ông biết nói gì với những lời lảm nhảm ấy. Điều làm ông ngạc nhiên là bên trong những lời có vẻ báng bổ của người bệnh, có cái gì đó hữu lý, có thể cảm giác đó là do tính chất chân thành của lời nói gây nên.
- Linh mục, ông vẫn còn ngồi bên tôi đấy chứ? – người bệnh lặng đi một lát, bỗng kêu lên, thảng thốt.
- Tôi đây, – linh mục vội vã nói khi người bệnh làm một cử chỉ cố gắng để chồm dậy – tôi vẫn ngồi ngay bên cạnh ông đây mà.
Người bệnh thở ra một hơi dài.
- Vậy mà tôi thấy ông bị trôi ra xa đến nỗi tôi muốn với tới mà không được.
Linh mục đụng mấy ngón tay lên mí mắt nhắm nghiền của người bệnh. Cặp mắt mở ra, nhìn mà không thấy. Linh mục nghĩ có lẽ ông ta đang bước vào giai đoạn hấp hối. Nhưng người bệnh lại bừng tỉnh, cặp mắt lại trở nên có thần.
- Linh mục có gặp một người chết sống lại bao giờ không?
- Không, ông ạ.
- Tôi đã gặp hai người rồi đấy, họ chết hẳn rồi, cũng tin chắc như thế, nhưng rồi họ sống lại. Tôi hỏi họ thấy gì ở phút họ qua đời thì họ nói…
- Họ nói sao?
- Họ kể rằng lúc họ trút hơi thở cuối cùng, họ biết. Lúc đó, trí óc họ minh mẫn lạ thường, như thể chưa bao giờ họ minh mẫn như thế.
- Rất có thể.
- Họ còn kể rằng người họ nhẹ như một sợi bông vậy, và họ rơi vào một bầu trời xanh kỳ lạ, mầu xanh trong cuộc đời họ chưa từng gặp. Cả hai người hỏi mà tôi hỏi đều kể giống nhau.
- Người Thiên Chúa Giáo chẳng tin điều đó. – linh mục nói, bất giác rùng mình – từ trái đất mà đi chỉ có hai con đường: một là bị quỷ dữ kéo xuống địa ngục, hai là được các thánh thiên thần rước lên thiên đàng.
- Ông lại nói như sách rồi, linh mục ơi. – đôi môi khô héo của người bệnh đụng đậy, như thể ông ta cười – Ông chớ tin hoàn toàn ở Kinh Thánh. Đến cả Chúa Ki-Tô không phải bao giờ cũng thực thà. Trong Kinh tuần giảng bảy ngày có kể chuyện để hạ nhục bọn lái buôn thành Giê-ru-sa-lem, Chúa đã giả vờ không rửa tay trước khi ngồi vào bàn tiệc để cho chúng có cớ cười nhạo ông, để rồi sau đó có dịp mắng chúng về chuyện sơn hào hải vị bày ra trên bàn tiệc chẳng phải do chúng làm ra, bằng chính những bàn tay sạch sẽ đã được rửa trước khi ăn. Giả vờ, thưa linh mục, cũng là một dạng dối trá, tuy có nhẹ hơn. Xin linh mục đừng giả vờ bác tôi, khi trong lòng ông, ông lắng nghe tôi, bởi vì ông hiểu tôi đang nói thật và điều tôi nói đáng để nghe.
Linh mục giật mình. Người bệnh như nhìn thấy ông trần truồng đứng trước ông ta và ông cảm thấy hổ thẹn.
- Ông cũng đã nhìn thấy màu xanh ấy rồi chăng?
- Đúng, tôi đã thấy nó. Mới vài phút trước đây thôi. Đó là một màu xanh hết sức lạ lùng, màu xanh trời, thiên thanh, chứ không phải xanh nước biển, trong vắt và sâu vô cùng tận, cái nhìn của ta không thể xuyên thấu. Nó đẹp một cách vô cùng quyến rũ, đẹp đến nỗi không sao dứt ra nổi, tưởng chừng cứ nhìn thêm vào nó một lát thôi là ta sẽ trôi tuột vào trong đó, vào cõi mà vô thức bảo ta rằng chính đó là cõi vĩnh hằng.
Linh mục bối rối im lặng:
- Ông nằm yên một lát chăng? Nói nhiều, ông mệt đấy.
- Ồ không, không sao, tôi đã mệt cả cuộc đời rồi, có mệt thêm một chút cũng chẳng hại gì…- người bệnh khẽ lắc đầu, hoặc linh mục cảm thấy thế – tôi mệt vì bị dối trá, tôi mệt vì tôi dối trá người khác…Tôi còn mệt cả vì tôi tự dối mình nữa, linh mục ạ. Con người nào mà không giăng cho mình sợi tơ nhện dối trá để cho chính mình sa vào? Sự dối trá êm ái ấy mấy ai thoát khỏi? Êm ái và tiện lợi.
- Cuộc sống nào chẳng do Chúa cho ta.
- Một sợi tóc rơi xuống cũng không ngoài ý Chúa, phải thế không? Như vậy thì, thưa linh mục, ta tồn tại làm gì? Tồn tại không phải để làm cái gì khác ngoài sự thực hiện ý Chúa hay sao? Nếu chỉ để làm như thế thì Chúa của ta thật trái tính trái nết. Và cái sự thực hiện mù quáng của ta mới vô duyên làm sao!
Linh mục cảm thấy sức lực rời bỏ ông. Tại tuổi già, tại chuyến đi xa mệt nhọc, hay tại chính những lời lảm nhảm này. Tranh luận để làm gì khi mỗi con người nhìn chân lý từ một phía, như những anh mù sờ con voi, anh nói giống cái cột, anh nói giống cái quạt?
Hai người im lặng một lúc lâu.
Linh mục nghe rõ tiếng khò khè trong cuống họng của người bệnh và tiếng đập đôi lúc đứt quãng trong huyết quản mình. Trái tim ông sắp hết hạn làm việc mà Chúa ban cho nó rồi. Khoảng hai năm nay nó bắt đầu làm việc ì ạch, đập năm bảy nhịp rồi ngừng một nhịp, sau đó lại tiếp tục đập. Bao giờ nó sẽ ngừng hẳn không đập nữa? Và trong phút đó ta có nhìn thấy màu xanh ma quái mà người này vừa nói tới không?
Con tắc kè đầu hồi lại lên tiếng rất gần. Nó kêu lúc đầu dõng dạc, từng tiếng phân minh, rồi nhanh dần và nhỏ dần như ngán ngẩm không buồn kêu nữa.
- Ông ngủ đấy ư? – linh mục hỏi.
- Không, tôi suy nghĩ.
- Ông nghĩ gì?
Người bệnh mỉm cười, mắt nhắm nghiền.
- Tôi nghĩ không biết có nên xưng tội với linh mục không?
Linh mục vuốt ve bàn tay khô xác của người bệnh.
- Đừng cưỡng bức mình làm cái việc mà mình không muốn. Cái đó chẳng có lợi cho ai.
- Nhưng nếu tôi lại rất muốn?
- Tôi sẵn sàng nghe ông, bởi vì tôi đã ở lại đây, bên cạnh ông, như ông đòi hỏi.
Đầu người bệnh gục xuống ngực, không cất lên nữa. Mái tóc bạc xõa xuống che lấp cả vẻ ủ rũ ấy làm động lòng linh mục. Ý nghĩ về cái chết tràn ngập tâm hồn ông.
- Tôi đã sống trên tám mươi năm trên thế gian. Tôi đã phạm phải vô vàn tội lỗi và hằng hà sa số sai lầm. Nhưng điều tôi muốn nói với linh mục lại liên quan tới một con chiên của Chúa, do đó tôi mới muốn xưng tội với ông, hay là với Chúa của ông thì cũng thế, bởi vì tôi coi mình đã làm thiệt hại cho Chúa mặc dầu theo thuyết tiền định của chính đạo Chúa thì mọi việc xảy ra đều do một ý Chúa. Tôi thấy ân hận vì việc mình làm, có nghĩa là trong việc đó tôi có tội…
Linh mục đặt tay lên đầu người bệnh:
- Tôi xin nghe ông, ông bạn già ạ.
- Sao linh mục lại gọi tôi như thế?
- Ông không phải con chiên của Chúa, nhưng ông là một con người thật thà.
- Cảm ơn linh mục.
- Nào, ông nói đi, nói đi cho nhẹ lòng.
Người bệnh tử từ ngẩng đầu lên. Linh mục nhìn thấy trước mắt mình đôi mắt không có hồn đang rõi ra xa.
- Khoảng năm chục năm trước – khi tôi còn trẻ, tôi đã giết một người.
- Giết người, đối với bất cứ tôn giáo nào cũng đều là trọng tội.
- Nói cho đúng, trong cuộc đời tôi, tôi đã giết nhiều người, nhưng tôi không thấy ân hận bởi vì nếu tôi không giết họ nhanh hơn họ giết tôi thì tôi cũng chẳng còn. Nhưng người mà tôi nói lại là người khác hẳn.
Người bệnh ngừng nói để lấy hơi. Mà cũng có thể ông ta chọn lời.
- Hồi đó tôi chỉ huy một trung đội trinh sát. Chúng tôi đi qua một làng mà năm trước giáo dân vừa nổi loạn. Họ đã giết một số bộ đội. Giết một cách dã man, bằng cách trói họ trong tư thế quỳ trong đám xú vẹt ven biển để cho họ phải chết từ từ trong nước triều dâng lên chậm chạp.
- Lạy Chúa tôi! – linh mục kêu lên, làm dấu thánh.
- Đám nổi loạn mà tôi nói tới đã bị dẹp, tình hình đã bình ổn, một năm rồi mà. Tôi nghĩ rằng đi qua đó chẳng có gì đáng lo ngại. Đến giữa làng mới biết là mình nhầm. Chuông nhà thờ bỗng nổi lên lanh lảnh, trống thúc dồn dập, tiếng người hò la dậy đất, rồi hàng loạt giáo dân xông ra. Một số trong bọn họ nổ súng vào chúng tôi. Thế là chúng tôi nổ súng bắn trả…
- Giê-su!
- Tôi bỡ ngỡ, tôi bàng hoàng, nhưng tôi còn đủ tỉnh táo để hạ lệnh cho bộ đội chúc nòng xuống mà bắn. Tôi không muốn gây ra chết chóc…
- Có phải ở Nam Định không?
- Vâng, ở đấy. Trên đường truy kích những tên cầm súng bắn chúng tôi – tôi gặp một thanh niên nằm ngửa, mắt mở to. Anh ta đã chết, đạn xuyên qua bụng phá ra hông thành một lỗ toác hoác.
Linh mục nín thở theo dõi câu chuyện.
- Tôi dừng lại, vuốt mắt cho anh ta. Tại sao tôi lại làm như thế, tôi không hiểu. Tôi đã dự nhiều trận đánh, đã thấy nhiều xác chết trong đủ mọi kiểu chết…
Người bệnh dừng lại như để hồi tưởng.
- Tôi dừng lại vì vẻ thánh thiện trên gương mặt trong sáng của người chết. Anh ta đẹp quá. Mà cái đẹp sinh ra để làm gì nếu không phải để tạo ra niềm vui, để dành cho tình yêu? Lẽ ra anh ta phải sống, để ôm ấp trong tay một người con gái đẹp, xứng đáng với anh ta. Để rồi cô gái sẽ sinh cho anh những đứa trẻ đẹp như bố mẹ chúng. Vậy mà anh ta đã chết…
Linh mục nuốt nước bọt. Họng ông bỗng khô khốc.
- Ông đã có ý nghĩ của Chúa. – linh mục nói – Người có ý nghĩ của Chúa là người có lòng lành.
- Có thể chính tôi đã giết anh ta. Trong chiến trận nói chung chẳng ai biết kẻ nào phía bên kia đã chết vì viên đạn của mình…Khi những người sẵn sàng tử vì đạo kia xông lại, tôi đã bắn, và không phải chỉ một băng đạn. Họ hung hăng quá, tôi nghĩ họ đã nốc rượu vào khi xung trận…
Người bệnh lặng đi trong cơn xúc động, cái đầu nặng nề lại gục xuống, mái tóc bơ phờ lại che khuất gương mặt mà linh mục rất muốn được thấy trong lúc này.
Linh mục bối rối, ông muốn nói điều gì, nhưng không cất nổi lời. Người sắp chết ngẩng mặt lên. Nhưng đôi mắt đã đục chẳng còn thấy gì ở phía trước.
Hai người im lặng một lúc lâu.
- Rồi sau thì sao? – linh mục run run hỏi.
Người bệnh thở dài:
- Đoạn kết ông đã biết nó thế nào.
Linh mục rùng mình.
- Vâng, tôi biết. – ông xúc động nói – Ông đã nhận ra tôi.
- Vâng, đến vùng này tôi đã gặp ông, đã nhận ra ông.
- Ông đã giết em tôi?
- Tôi không dám nói chắc. Tôi chỉ nói rằng rất có thể chính tôi đã giết anh ấy. Xác chết nằm trên đường đi của những viên đạn của chúng tôi. Nhưng tôi đinh ninh chính tôi đã làm điều đó…
- Sao hôm ấy ông lại ngăn không cho những người lính của ông bắn chết tôi khi tôi vác dao lăn xả vào chém ông? Vết thương ở vai chắc còn đấy. Tôi nhớ, máu chảy ra xối xả, vọt đẫm mặt tôi…
- Còn cái sẹo, linh mục ạ. Nó đây.
Người bệnh đưa tay lên để vạch áo, nhưng cánh tay vừa giơ lên đã rơi thõng xuống. Linh mục nhích lại gần giúp ông ta. Khi linh mục trật vai áo của người bệnh ra ông nhìn thấy một vết sẹo thâm xì sâu hoắm.
Người bệnh nhìn ra phía trước, xuyên qua linh mục xuyên qua bức vách, tới một nơi nào rất xa.
- Bây giờ thì tôi hiểu vì sao ông không mời linh mục nào khác mà cứ đòi gặp chính tôi. – linh mục buồn bã nói, kéo cổ áo cho người bệnh để che đi vết sẹo – Ông muốn biết tôi bây giờ thế nào…
- Cái quả đã xứng với cái cây. – người bệnh nói – Tôi chẳng than phiền.
- Hạt thiện gieo xuống đâu thì cây thiện mọc lên ở đó. Tôi hằng cầu nguyện cho ông. Nếu không có ông gạt nòng súng ra thì viên đạn của người lính đã kết liễu đời tôi…
- Tôi không nghĩ tới làm ơn. Bản năng thiện trong tôi đã làm việc đó.
Linh mục đặt tay lên vai người bệnh:
- Ông không có vợ con sao? Ở đây tôi chỉ thấy những người cháu.
- Có chứ. Rồi tôi cũng có một gia đình. Tôi có vợ, có hai đứa con. Nhưng chiến tranh đã xoá sạch dấu vết cái gia đình ấy. Như thể bằng một nhát chổi…
Con tắc kè lại kêu lên một hồi, tiếng của nó vang động trong rừng đêm.
- Mấy giờ rồi, thưa linh mục?
- Có lẽ đã gần hai giờ sáng. Tôi không mang đồng hồ. Từ lâu, thời giờ đối với tôi chẳng còn ý nghĩa.
- Ông ở lại với tôi đến cùng nhé?
- Tôi sẽ ở lại.
Người bệnh ngẩng đầu lên, hướng cái nhìn mà không thấy vào mặt linh mục. Linh mục bối rối đảo mắt qua nơi khác.
- Tôi đã xưng tội. Bây giờ ông hãy nhân danh Chúa của ông mà tha tội cho tôi đi.
Linh mục ngập ngừng, rồi làm dấu thánh trên đầu người bệnh.
- Chúng ta đều có tội trong điều răn thứ nhất…
- Chớ giết người! – người bệnh nói.
- Tôi cũng có tội. Như ông. Hôm đó tôi đã bắn về phía các ông.
Tôi nhìn thấy một người lính ngã xuống trước họng súng của tôi. – linh mục nói – Viên đạn bắn trúng anh ta có thể không phải là của tôi, tôi không dám nói chắc, nhưng cũng như ông tôi nghĩ viên đạn là của tôi. Lúc đó tôi còn trẻ. Có lẽ trẻ hơn ông. Lúc đó chúng tôi nhìn các ông như kẻ thù không đội trời chung. Chúng tôi đã quên lời dạy của Chúa: “Hãy thương yêu người ta như mình vậy”. Chính tôi là một trong những người được bề trên sai trói chín anh bộ đội vào đám xú vẹt năm trước đó. Trong số chín người ấy có một anh bộ đội rất trẻ. Khi tôi trói anh ta, anh ta nhìn tôi và thật ngạc nhiên, tôi không thấy trong đôi mắt ấy có một chút oán giận, một chút căm thù. Chỉ có sự ngỡ ngàng, bối rối, như trước một điều khó hiểu. Tôi đứng gần đấy cho đến khi nước triều lên chậm chạp, bắt đầu vượt qua đầu gối họ, lên tới bụng họ, rồi tới ngực họ. Cả chín người đều im lặng. Tôi chờ anh thanh niên kia van xin tha chết, nhưng anh ta im lặng. Tôi không chịu nổi cái nhìn ấy hơn nữa, tôi không còn sức để chịu đựng hơn nữa, tôi hấp tấp bỏ đi vài phút trước khi nước lên tới cằm họ…
Linh mục quỳ xuống trong một dáng điệu trịnh trọng.
- Tôi cũng xưng tội ấy với ông. Chính việc làm của ông đã làm bản năng thiện trong tôi bừng tỉnh. Ông đã cắt đứt sợi dây của cái ác luân phiên. Từ đó tôi nguyện suốt đời làm tôi tớ Chúa, ghé vai vác cây thập ác nặng nề của ý Chúa cứu rỗi loài người…
Người bệnh ngồi im lặng như nhập định.
Linh mục ngước mắt lên, hai tay chắp trước ngực.
- Nhân danh Cha và Con, và Thánh Thần, kẻ tôi tớ Chúa xin Chúa lòng lành tha mọi tội lỗi cho những đứa con dốc lòng chừa cải…
- A-men!
Cầu nguyện xong, linh mục ngồi lên giường, đối diện với người bệnh, nắm lấy hai bàn tay lạnh giá của ông ta. Người bệnh hiểu cái nắm bàn tay gần gũi và thân thiết ấy:
- Xin vĩnh biệt linh mục. Ông có thể đi được rồi đấy. Ý nguyện của tôi đã được thực hiện. Từ khi biết linh mục ở đây, tôi rất mong được gặp lại…
- Chúng ta đã gặp nhau. – linh mục bóp mạnh bàn tay khô xác – Tôi mừng gặp lại ông, ân nhân của tôi.
- Ân nhân gì? Đó là ý Chúa. Vĩnh biệt!
- Khoan hãy vĩnh biệt. – linh mục thảng thốt kêu lên – Bây giờ tôi không muốn đi đâu hết. Tôi muốn ngồi lại với ông.
- Chúng ta còn có chuyện gì để nói nữa đâu? Những gì cần nói, thì tôi đã nói hết rồi.
Linh mục một lần nữa bóp chặt hai bàn tay người bệnh.
- Bây giờ đến lượt tôi muốn hỏi ông. – ông nói, hổn hển vì quyết định của mình – Chúa của ông là ai?
- Tôi không có Chúa.
- Ông có Chúa của ông. Như chúng tôi có Chúa của chúng tôi.
- Không, tôi không có Chúa. Nói cách khác, tôi từng có một thứ như thế…
- Ông đã là người cộng sản, phải không?
- Ông muốn nói một đảng viên cộng sản?
- Vâng.
- Trong ý nghĩa ấy thì không. Bây giờ thì không.
Người bệnh cười to theo cách của ông ta, há miệng không thành tiếng và đôi vai gầy rung rung.
Khi hai vợ chồng người cháu hé tấm liếp nhìn vào căn lều, họ thấy linh mục và người sắp chết ngồi ôm nhau trên giường, người nọ gục vào vai người kia, hai đôi vai gầy thỉnh thoảng giật lên khe khẽ trong ánh sáng nhợt nhạt của cây tọa đăng đã cạn dầu.
1988-2004

Tộc người sống nhờ củ mài



Nông Nghiệp Việt NamĐêm. Bản Là Si thường vang lên những tiếng khóc não nề của trẻ nhỏ. Thiếu uý Nhâm giải thích bọn trẻ đói quá nên quấy khóc đấy! Còn thầy Sừng Phì Che thì nói: “Trẻ em ở đây có cháo loãng ăn là tốt lắm rồi. Gạo đấy là Nhà nước cứu đói, hết gạo thì ăn sắn nương. Hết sắn, có những đứa trẻ mới 6 tuổi đã phải cầm cuốc, thuổng vào rừng đào củ nâu, củ mài về nướng. Tìm không thấy củ nâu, củ mài thì ăn thân cây, dễ cây rừng, miễn sao có cái bỏ bụng để sống”…
Quen với du canh du cư, người La Hủ ở bản Là Si (Lai Châu) chủ yếu sống nhờ săn bắt, hái lượm trong rừng. Ban ngày họ đào củ nâu, củ mài, hái quả ăn, tối tìm hang đá hay túp lều trú ngụ.
Muốn gặp người La Hủ ở bản Là Si, xã Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu) chỉ có cách duy nhất là đi bộ nửa ngày xuyên qua những tán rừng rậm rạp. Ở giữa rừng sâu núi thẳm, tách biệt hoàn toàn với xã hội và chưa bao giờ có ý niệm về pháp luật, từ bao đời nay người La Hủ có tập tính du canh, du cư.
 
Không có cơm ăn, trẻ em phải lên rừng đào củ mài 
về nướng ăn cho đỡ đói. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. 
Đến mỗi vùng đất mới, họ tự dựng một chiếc lều mái lá tạm bợ rộng 3-4 m2 hoặc tìm hang đá để trú ngụ. Tối, cả gia đình (kể cả con dâu) ngủ chung một chiếc giường, còn ban ngày đào củ nâu, củ mài, hái quả ăn. Khoảng một tuần sau, khi lá (thường là lá chuối rừng) che mưa nắng của lều úa vàng cũng là lúc họ vơ vét đồ đạc di chuyển đến nơi khác.
Đời sống khắc khổ, đói rét, bệnh tật và lạc hậu là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ chết trẻ của người La Hủ tăng vọt. Trước nguy cơ suy kiệt giống nòi, chính quyền đã đề ra chương trình bảo tồn và phát triển người La Hủ ở Mường Tè.
Những ngày tháng 4, bao trùm lên bản Là Si là không khí hoang tàn, vắng lặng. Người lớn không thấy, chỉ còn lại hơn chục đứa trẻ lít nhít, áo quần rách rưới, mặt mày đen đúa, da dẻ cáu bẩn đang lăn lê bò toài trên nền đất. Thấy có người lạ tới, chúng bảo nhau lẩn vào chỗ khuất. Khách càng tiến lại gần, chúng càng lùi xa hơn.
Vì cửa bị hỏng nên nền nhà của anh Pờ Pó Hừ (40 tuổi) bị trâu phóng uế 4-5 đống phân, ruồi nhặng bay vo ve, chưa đến cửa đã ngửi thấy mùi hôi thối. Ngay cạnh đó là nhà của anh Lỳ Nhu Hừ, tường gỗ đã bị gãy vài tấm ván, một con bê có thể chui lọt, trước cửa cỏ dại mọc um tùm.
Ngay đến nhà của công an viên Lỳ Phì Po (64 tuổi) cũng luôn trong tình trạng kín cửa. Thầy giáo cắm bản Sừng Phì Che tâm sự: “Tôi vào đây dạy học từ ngày 26/8/2012, tính đến nay đã được hơn 6 tháng, thế nhưng mới thấy ông Po về nhà 2 lần, mỗi lần về chỉ 1-2 ngày”.
Giống như công an viên Lỳ Phì Po, vợ chồng trưởng bản Lỳ Mò Giá cũng bỏ bản sống biền biệt ngoài rừng, để lại 4 đứa con ở nhà, nửa tháng mới về thăm một lần. Con gái cả của ông Giá là Lỳ Gió Pa (15 tuổi) cùng 3 đứa em Lỳ Lỳ Mư (6 tuổi), Lỳ Hà Pứ (4 tuổi) và Lỳ Mụ Xá (2 tuổi) ngồi thu lu dưới nền đất trước bếp củi nấu nồi cháo lõng bõng nước, đứa nào cũng gầy nhom, đen nhẻm. Chỗ ngủ của chúng được ghép lại bằng đủ vật liệu, từ gỗ đến phên tre.
 
Lều của gia đình anh Lỳ Nhu Hừ ở trong rừng cao 
chỉ đến cổ người đàn ông trưởng thành. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. 
Trong rừng, nơi ở của gia đình anh Lỳ Nhu Hừ (cách bản Là Si hơn 3 km) là căn lều bé tí tẹo, rộng khoảng 5 m2, mái lợp bằng tôn mỏng nên nóng hầm hập, nóc chỉ cao đến cổ người lớn. Trong lều chỉ kê một tấm dát giường sát đất làm chỗ ngủ. Ngay kế bên là một bếp củi đang đun nước, khói bay mù mịt. Ngoài một cái nong và 2 chiếc can đựng nước thì không có gì đáng giá.
Nghe khách hỏi “Ở đây nắng nóng thế sao không về nhà ở?”, anh Hừ bảo: “Tí nữa cả nhà ra khe suối tránh nóng, tiện thể lấy chuối ăn luôn, đến chiều tối mát lại về đây ở. Về bản không có gì ăn, đói lắm”. Khách hỏi tiếp: “Bộ đội biên phòng đã khai hoang ruộng cho gia đình rồi, sao không trồng lúa lấy cái ăn?”. “Ồ, người mình không quen làm ruộng, vất vả và lâu được ăn lắm”, anh Hừ trả lời.
Cũng vì cái đói lay lắt mà có nhiều thời điểm, ngoài 3 giáo viên và 2 bộ đội biên phòng, cả bản Là Si không một bóng người. Thầy Chu Lò Phạ, 40 tuổi, là giáo viên tiểu học cắm bản, buồn rầu kể cứ đói là người lớn lại dẫn con vào rừng tìm đồ ăn. Nhà trường giao cho giáo viên dạy học, nhưng có hôm không học sinh nào đến lớp. Học đến lớp 3 rồi nhưng nhiều em vẫn chưa thuộc hết mặt chữ cái.
“Cả bản không ai nói được tiếng phổ thông nên mọi sự giao tiếp phải truyền đạt qua tiếng La Hủ. Mỗi tháng vài lần tôi cùng thầy Che và thầy Giá (giáo viên mầm non) đi vận động dân bản đưa con em của họ về học, nhưng cứ đến gần lều, thấy tiếng chó sủa là bố mẹ lại giấu tiệt con, thế là công leo bộ cả ngày đường bằng không. Đau lắm!”, thầy Phạ chia sẻ.
 
Lớp học 1 thầy, 1 trò. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. 
Chủ tịch xã Chu Xé Lù cho biết, trước đây người La Hủ sống gần như không có tổ chức. Khi lập bản mới chính quyền xã phải cử thầy mo (ông Lỳ Mò Giá) làm trưởng bản vì dân tộc này cực kỳ mê tín. Các tổ chức hội đã bắt đầu hình thành nhưng chưa có hiệu quả.
Ở đây, sự lao động của người Là Si (làm nương) chỉ đủ ăn khoảng 1-2 tháng, cộng thêm 3 tháng Nhà nước trợ cấp gạo cứu đói. Còn lại 70% dựa vào việc khai thác sản vật tự nhiên. Tình trạng hôn nhân cận huyết vẫn còn gay gắt, anh em 2 đời đã lấy nhau là chuyện thường. Trai gái thích nhau cứ thế về nhà ở mà không cần đám cưới vì quá đói nghèo.
Còn thiếu uý Đỗ Tuất Nhâm (31 tuổi) ở đồn biên phòng bản Là Si, phụ trách việc khám chữa bệnh, cho biết trẻ con ở đây mới sinh ra đã quen với điều kiện sống khắc khổ nên sức đề kháng rất tốt, thỉnh thoảng chỉ mắc bệnh thông thường như cảm cúm, xổ mũi, nhức đầu. Tuy nhiên, hầu như đứa nào cũng thiếu dinh dưỡng bởi tất cả đều đói ăn.
Đêm. Bản Là Si thường vang lên những tiếng khóc não nề của trẻ nhỏ. Thiếu uý Nhâm giải thích bọn trẻ đói quá nên quấy khóc đấy! Còn thầy Sừng Phì Che thì nói: “Trẻ em ở đây có cháo loãng ăn là tốt lắm rồi. Gạo đấy là Nhà nước cứu đói, hết gạo thì ăn sắn nương. Hết sắn, có những đứa trẻ mới 6 tuổi đã phải cầm cuốc, thuổng vào rừng đào củ nâu, củ mài về nướng. Tìm không thấy củ nâu, củ mài thì ăn thân cây, dễ cây rừng, miễn sao có cái bỏ bụng để sống”.
*
Và đây là lãnh đạo anh minh, đầy tớ tận tụy của các em:
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét