BIỆN PHÁP HÒA BÌNH CỦA TA KHÁC VỚI BIỆN PHÁP HÒA BÌNH CỦA PHILIPPINES
Tamsuygiao
Sự kiện Philippines chính thức đưa vấn đề Trung Quốc cùng với đường
lưỡi bò chín đoạn ra Tòa án quốc tế đang làm nóng các mặt báo, không
chỉ ở ta mà còn trên toàn thế giới. Đồng loạt, các hãng tin nổi tiếng,
hàng đầu của truyền thông quốc tế như CNN, VOA, BBC, RFI, WSJ, ABCnews
…đều đã đăng tải, cho thấy bộ mặt hung hãn và nhơ nhớp của bọn bành
trướng Bắc Kinh bị phơi bày ra ánh sáng trước toàn thế giới như thế nào.
Qua vụ này, không biết sự bẽ mặt, ê chề của Trung cộng đối đối với
quốc tế có làm “tiết giảm lòng tham” của bọn chúng được chút nào không,
chỉ biết là cho đến giờ này, Bắc Kinh hầu như chưa có phản ứng gì. Tân
Hoa Xã chỉ đăng lại lời nói của Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, còn
các tờ báo khác của Đảng và chính phủ TQ chưa thấy lên tiếng. Chắc là vì
quá bất ngờ và xấu hổ.
Xấu hổ quá đi chứ, một nước đông dân nhất với nền kinh tế đứng hàng
thứ hai thế giới, cùng với những lời nói xoen xoét đầu môi chót lưỡi
“TQ hành xử có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế”, lại bị một nước
thường thường bậc trung kiện ra Tòa án Liên hợp quốc. Cứ tưởng rằng là
kẻ anh hùng hảo hán, có sứ mệnh giúp đời giúp người, thì bây giờ mặt nạ
bỗng rớt xuống, lộ rõ là kẻ cướp đường, cướp ngày thứ thiệt, với bao thủ
đoạn bần tiện, ác độc và bỉ ổi nhất thiên hạ.
Bờ lốc của Bọ Lập có ngay bài Việt Nam khi mô đây? Cái tựa của Bọ làm mình liên tưởng ngay đến câu “Trời ơi em biết khi mô, thân em hết nhục giày vò năm canh”
của Tố Hữu. Bọ khẳng định cách làm của Philippines là cách tốt nhất để
bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, Việt Nam ta nên hưởng ứng cùng
với các nước khác, tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại tham vọng bành
trướng. Cuối bài, Bọ nghi ngờ: “Miệng thì nói phải bảo vệ chủ quyền
bằng phương pháp hòa bình, khi có cách bảo vệ chủ quyền bằng phương pháp
hòa bình hay rứa lại không làm. Thật lạ quá”.
Thưa Bọ, cho nhà em nói một câu cho nó mau, để Bọ đừng mất công nghĩ ngợi làm gì cho mệt óc: Biện pháp hòa bình của ta nó khác hẳn với biện pháp hòa bình của Philippines.
Là bởi vì anh bạn Phi làm gì có“vinh dự” tương đồng ý thức hệ với bọn
bành trướng, cũng làm gì có “may mắn” được khoác vào cổ mấy cái của
nợ “4 tốt”, 16 chữ vàng” của bọn chúng.
Nó khác, khác lắm, khác hẳn, Bọ ạ.
“Hãy tôn trọng lịch sử” nhưng lịch sử nào?
Trần Trung Đạo
Tôi chưa đọc Bên Thắng Cuộc đầy đủ để viết về tác phẩm
này. Có thể khi đọc xong cả hai cuốn, sẽ nhận xét Bên Thắng Cuộc với tư
cách một người miền Nam đã sống những năm khắc nghiệt ở Sài Gòn, “sinh
viên chế độ cũ”, đi kinh tế mới, vượt biển và trăn trở cùng đất nước.
Bài viết này chỉ bàn đến luận điểm mà các báo lề đảng dùng khi viết về
tác phẩm Bên Thắng Cuộc.
Hầu hết báo lề đảng đều đòi hỏi “Hãy tôn trọng lịch sử”, vâng, nhưng lịch sử nào?
Một trong những đề án lớn của các quốc gia thuộc khối CS Liên Xô cũ
không chỉ phục hồi kinh tế, ổn định xã hội sau gần 80 năm sống trong
chế độ toàn trị kinh hoàng, mà còn là viết lại lịch sử. Các nhà sử học
Nga dành nhiều năm để đánh giá các sự kiện diễn ra từ thời Vladimir
Lenin đến Mikhail Gorbachev và cho đến nay vẫn còn đang đánh giá. Nhiều
chi tiết như các điều khoản bí mật trong hiệp ước Molotov-Ribbentrop,
việc chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic, sự giúp đỡ của đồng minh trong
thế chiến thứ hai, v.v… đã bị xóa trong sử CS. Một số sự kiện có nhắc
đến nhưng lại cố tình viết sai thủ phạm như vụ tàn sát 22 ngàn sĩ quan
Ba Lan tại rừng Katyn vào tháng 3 năm 1940 được viết là Đức Quốc Xã chứ
không phải do mật vụ Sô Viết hành hình. Không chỉ sử Nga mà cả lịch sử
thế giới, sự sụp đổ của đế quốc La Mã, các hình thái kinh tế cũng được
giải thích theo quan điểm CS.
Các nhà sử học Việt Nam trong tương lai cũng sẽ nhức đầu như thế.
Lịch sử không có một dòng chảy chính thống và trong suốt qua các thời kỳ
đất nước. Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên
phạm vi cả nước là lịch sử của kẻ thắng trận, được giải thích theo quan
điểm của kẻ thắng trận và để phục vụ cho mục đích của kẻ thắng trận.
Lịch sử Việt Nam mà sinh viên học sinh đang học là lịch sử được phát ra
từ cái loa, biểu tượng cho bộ máy tuyên truyền của chế độ, giống như cái
loa mà Huy Đức có thể đã ám chỉ trong bìa sách Bên Thắng Cuộc.
Rất nhiều tranh luận về lý do tồn tại của chế độ CS tại Việt Nam.
Trong cái nhìn của riêng tôi, chế độ CS tại Việt Nam chưa sụp đổ, không
phải nhờ đổi mới kinh tế, ổn định xã hội nhưng chính là nhờ tác dụng của
cái “loa lịch sử” đó. Đảng CS ít nhiều đã thành công trong việc che
giấu được tội ác và khoác cho mình chiếc áo chính danh, chính nghĩa, hay
ít nhất không một thành phần dân tộc nào chính danh, chính nghĩa hơn
đảng CS.
Đảng Cộng sản tại năm quốc gia sót lại từ phong trào CS quốc tế,
đặc biệt Trung Quốc và Việt Nam đã pha chế chủ nghĩa Dân tộc vào chủ
nghĩa Cộng sản thành một loại hợp chất gây mê man nhãn hiệu Dân tộc Xã
hội chủ nghĩa. Đảng CS lý luận rằng họ ra đời để đáp ứng một nhu cầu
lịch sử và, như một tác giả viết trong báo Pháp Luật, “những người cộng sản chỉ nối tiếp sứ mệnh mà lịch sử giao phó”. Lịch sử nào giao phó?
Chủ trương nhuộm đỏ Việt Nam của đảng CS rõ như ban ngày khi đẩy
hàng triệu thanh niên miền Bắc mang súng đạn của Nga, Tàu vào cưỡng
chiếm miền Nam. Pháp rút sớm hay rút muộn, Mỹ đến hay không đến cũng
chẳng ảnh hưởng gì đến mục tiêu thiết lập một nhà nước CS trên toàn lãnh
thổ Việt Nam nhất quán từ ngày thành lập đảng CS vào năm 1930. “Độc lập
dân tộc”, “Thống nhất đất nước” chỉ là những chiêu bài. Nếu không dùng
khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” bộ máy tuyên truyền tinh vi của đảng cũng
thừa khả năng để nặn ra hàng trăm chiêu bài, khẩu hiệu hấp dẫn khác để
kích thích và lợi dụng lòng yêu nước. Bộ máy tuyên truyền của đảng nhồi
nhét vào nhận thức của các thế hệ Việt Nam, nhất là thế hệ sinh ra và
lớn lên sau cuộc chiến, rằng cuộc chiến tranh gọi là “Chống Mỹ cứu nước”
trước 1975 là cuộc chiến chính nghĩa, “đánh Mỹ” là bước kế tục của
chiến tranh chống Thực Dân Pháp. Đó là lý luận của kẻ cướp. Đảng CS
không chỉ cướp đất nước mà cướp cả niềm tin và khát vọng của những người
đã chết.
Như tôi đã viết trước đây, miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng
có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong
trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng
cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những
chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính. Xây dựng một xã hội
dân chủ vừa bước ra khỏi phong kiến và thực dân là một tiến trình vinh
quang nhưng cũng đầy trắc trở. Dân chủ ở miền Nam như một chiếc cây non
lớn lên trong mưa chiều nắng sớm. Nhưng dù có khó khăn, tham nhũng thối
nát bao nhiêu đi nữa, đó cũng là vấn đề riêng của Việt Nam Cộng Hòa
không dính dáng gì đến đảng CS ở miền Bắc. Những ông như Trịnh Đình
Thảo, Lâm Văn Tết có đủ không gian và phương tiện để đấu tranh một cách
hợp pháp tại miền Nam cho một xã hội tốt đẹp hơn như hàng trăm chính
khách quốc gia khác. Dĩ nhiên, họ có thể thất bại, bị tù đày và ngay cả
bị giết nhưng vẫn là những người quốc gia chân chính. Tuy nhiên, khi
tham gia Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, chấp nhận làm
công cụ cho đảng CS, họ đã tự chặt chiếc cầu biên giới giữa họ và nhân
dân miền Nam.
Tác giả viết trong “Sài Gòn Giải Phóng” nhắc đến “10 cô gái Đồng Lộc”
mà không biết rằng nếu có thể hiện hồn về, công việc đầu tiên của các
cô chết trong hố bom Đồng Lộc là đi tìm lãnh đạo đảng CS để thanh toán
cả vốn lẫn lời vì cái chết oan uổng của các cô chỉ để đổi lấy một đất
nước nghèo nạn, lạc hậu, một chế độ độc tài, tham nhũng, phản văn minh
tiến bộ như ngày nay.
Tác giả trên báo “Sài Gòn Giải Phóng” cũng nhắc đến đến “nhà tù Côn
Đảo”, “nghĩa trang Hàng Dương” làm tôi nhớ đến nơi này. Tôi cũng đã
từng đến đó, không phải vì phải ở tù mà chỉ vì muốn biết một di tích
lịch sử của dân tộc. Đảng xem nhà tù Côn Đảo như một “trường đại học
CS”, tài sản riêng của đảng CS nhưng đừng quên nhà tù Côn Đảo do thực
dân Pháp lập ra năm 1862 tức 68 năm trước khi đảng CS ra đời. Năm 1945,
đảng CS ước lượng có khoảng 5 ngàn đảng viên. Cho dù thực dân Pháp bắt
và đày nguyên cả đảng ra Côn Đảo cũng không thể so với số tù nhân thuộc
các phong trào yêu nước khác. Với tôi, cuộc chiến chống thực dân Pháp là
cuộc chiến chính nghĩa. Trong suốt gần một thế kỷ trong bóng tối thực
dân, hàng vạn đồng bào thuộc nhiều thế hệ Việt Nam đã bị bắt, tra tấn và
đã hy sinh trên Côn Đảo. Những đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến
chống Thực Dân và bỏ xác trên đảo đều xứng đáng được tôn vinh.
Nếu họ đã từng là đảng viên Cộng sản thì sao? Không sao cả. Như tôi đã có dịp viết trong tiểu luận “Từ buổi chiều trên nghĩa địa Hàng Dương“,
việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam, chủ yếu là
để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến
thắng dễ dàng hơn chứ không phải vì tin vào chủ nghĩa Cộng Sản. Ngày đó,
vì điều kiện giao thông khó khăn, núi non cách trở, sự phát triển của
các đảng phái chống thực dân ít nhiều bị giới hạn bởi các đặc tính địa
phương, bà con giòng họ, hoàn cảnh trưởng thành. Nếu họ sinh ra ở Quảng
Nam họ sẽ gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sinh ra ở Quảng Trị họ sẽ gia
nhập Đại Việt, sinh ra ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang họ sẽ gia nhập
Dân xã Đảng. Đó là trọng điểm của các đảng phái chống Pháp trong những
thập niên đầu của thế kỷ 20. Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa
đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập. Những
nông dân hiền hòa chất phác, những công nhân đầu tắt mặt tối làm sao
biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn
đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám
cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy
cho cả dân tộc đến ngày nay. Đảng Cộng sản như một tổ chức thì khác. Mục
đích của đảng CS không chỉ nhuộm đỏ miền Nam, nhuộm đỏ Việt Nam mà còn
nhuộm đỏ cả dòng lịch sử.
Tác giả viết trên báo “Pháp Luật” so sánh việc chính quyền miền Nam tra tấn các đảng viên CS và tù “cải tạo” sau 1975 khi kết án tác giả Bên Thắng Cuộc đã “Nhấn
mạnh ‘chế độ hà khắc’ của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không
nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với
những người yêu nước”. Những kẻ ném lựu đạn vào nhà hàng, ám sát,
đặt mìn trên quốc lộ 1, quốc lộ 4, đặt bom trong sân vận động, đốt chợ,
đốt làng, giết người vô tội không phải tù chính trị hay tù binh chiến
tranh, mà chỉ là những tên khủng bố. Chúng là những kẻ yêu đảng chứ
không phải là “những người yêu nước”. Bấm vào đây –> “Terrorist Attacks in Saigon 1960s-70s” để xem các “chiến công hiển hách” của Biệt động thành Sài Gòn Gia Định khi ám sát hàng loạt “Mỹ ngụy”
còn mặc tã ở nhà hàng Mỹ Cảnh. Tội ác giết phụ nữ trẻ em của chúng phải
được xét xử theo đúng luật pháp. Điều đó đã và đang được áp dụng tại
mọi quốc gia trên thế giới không riêng gì Việt Nam Cộng Hòa.
So sánh tù CS ở Côn Đảo và tù “cải tạo” là một cách so sánh vụng về và không cân xứng. Tổng số tù tại Côn Đảo
khác nhau tùy theo bên nào tống kết, 5 ngàn theo con số của VNCH công
bố và 17 ngàn theo con số của Hà Nội. Dù chọn con số 17 ngàn của đảng
thổi phồng vẫn không thể so với hơn 200 ngàn công nhân viên chức và sĩ
quan quân đội VNCH bị giam giữ trong 150 trại tù, đa số tận rừng sâu
nước độc kéo dài từ 1975 đến 1992 mà chính Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng thừa nhận.
Các tổ chức quốc tế ước lượng cho đến 1982 số viên chức và sĩ quan VNCH
bị giam giữ vẫn còn lên đến 300 ngàn người. Theo tổng kết của báo chí
Mỹ, khoảng 165 ngàn người
đã chết trong các trại tù CS. Ngoài ra, hàng triệu thân nhân, gia đình,
con cái họ bị đày ra các vùng kinh tế mới, bị bạc đãi như nô lệ thời CS
chỉ vì lý lịch VNCH.
Một điều quan trọng mà người dân miền Nam sẽ không bao giờ quên,
không giống tù Côn Đảo xảy ra trong thời chiến, tội ác “tù cải tạo” vô
cùng phi nhân đã được đảng thực thi sau khi đất nước đã hòa bình, sau
khi Lê Duẩn ngọt ngào tuyên bố “chiến thắng này thuộc về nhân dân Việt
Nam” và sau khi Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn Gia Định
vuốt ve các viên chức VNCH còn trong Dinh Độc Lập “Nhân dân Việt Nam
chính là người chiến thắng và chỉ đế quốc Mỹ mới thật sự là kẻ bại trận
mà thôi”.
Phân tích như vậy để thấy lý luận trong bài viết trên báo “Pháp
Luật” cho rằng cuộc chiến chấm dứt sáng 30/4/1975 “không phải là chiến
thắng của một “’bên thắng cuộc’ hạn hẹp mà là chiến thắng của mọi người Việt Nam, trong đó cả những người từng ở phía bên kia”
đúng là sản phẩm của chính sách tẩy não. Miền Nam sau 30/4/1975 là một
nhà tù và nhân dân miền Nam là tù nhân dưới nhiều hình thức khác nhau.
Từ 1983, để tồn tại, đảng CS phải tự diễn biến hòa bình
bằng cách mở thêm một vài ô cửa sổ cho gió vào nhưng thực chất đất nước
vẫn còn bị bao bọc bằng bức tường dày bưng bít thông tin và một chế độ
trấn áp không thua tiêu chuẩn một nhà tù khắt khe quốc tế nào. Lý thuyết
Mác Lê có thể chỉ còn trong đầu môi chót lưỡi, trong các diễn văn,
trong các bài ai điếu của các lãnh đạo đảng nhưng các phương tiện chuyên
chính, toàn trị CS vẫn không khác gì nhiều so với thời triệt để cách
mạng trước đây. Một nhạc sĩ trẻ Việt Khang chỉ viết hai bài hát chống
Tàu bị kết án bốn năm tù. Một cô gái Đỗ Thị Minh Hạnh mới ngoài hai mươi
tuổi, đấu tranh cho quyền lợi công nhân phù hợp với luật pháp của đảng
CS quy định bị kết án bảy năm tù, một thanh niên trẻ Lê Sơn chỉ đưa tin
tức các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và chống khai thác Bauxite tại
Tây Nguyên bị kết mười ba năm tù. Và hàng trăm, hàng ngàn người khác đã
sống và đã chết, nhiều trường hợp rất âm thầm, trong nhà tù CS chỉ vì
dám nói lên khát vọng dân chủ tự do.
Tác giả trên báo “Sài Gòn Giải Phóng” viết “Có thể lúc này lúc khác, Đảng có sai lầm. Cuộc sống khó khăn, đôi khi tôi cũng mất lòng tin vào đường lối của Nhà nước.” Hãy chỉ dùm tôi, không phải một năm, một tháng mà chỉ một ngày thôi đảng CS đã “lúc này lúc khác”. Bản chất của chế độ chưa hề thay đổi dù chỉ một giờ.
Lãnh đạo đảng có 38 năm để chọn một hướng đi phù hợp với trào lưu
tiến hóa của nhân loại, có hàng trăm cơ hội để sửa sai nhưng họ không
làm. Tất cả chính sách của đảng chỉ nhằm một mục đích duy nhất là củng
cố quyền cai trị mặc cho dân tộc bị bỏ lại phía sau một đoạn đường quá
xa so với đà tiến của nhân loại sau cách mạng tin học và toàn cầu hóa
kinh tế cuối thập niên 1980. Tội ác của đảng với “tù cải tạo”, “kinh tế
mới”, “đổi tiền”, “đánh tư sản”, có viết hàng tủ sách cũng không hết.
Nỗi đau và sự chịu đựng vô bờ bến của nhân dân miền Nam nói riêng và cả
nước nói chung, không thể nào diễn tả cạn dòng. Hàng ngàn câu chuyện
thật đau lòng đã xảy ra trên con đường máu nhuộm Việt Nam sau 1975 và
chỉ được phơi bày khi bức tường chuyên chính CS bị đạp đổ.
Có hai cách để đạp đổ bức tường chuyên chính. Thứ nhất, đi mượn một
cái búa lớn của các cường quốc đem về đập phá bức tường và thứ hai xói
mòn bằng những bàn tay nhỏ Việt Nam kiên nhẫn. Sau 38 năm, những người
đi tìm búa hoặc chết trên đường, hoặc trở về không. Còn lại hôm nay là
những bàn tay Việt Nam nhỏ nhoi. Bàn tay Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy
Thức, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Lê Văn
Sơn và hàng ngàn người Việt Nam yêu nước khác. Dù đang ngồi trong bốn
bức tường đen, họ mới chính là những người đang viết sử và thấy đâu là
sự thật.
—————————————————
* Bài nhận được trực tiếp từ tác giả Trần Trung Đạo
Bí ẩn vụ bắt cựu tổng giám đốc Agribank
Hiện chưa có tin nào cho biết chính xác thời gian ông Phạm Thanh Tân bị bắt
Thông báo được Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang công bố tại Hội nghị ở Hà Nội ngày 23/1 về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng chống tham nhũng và nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
Việc bắt ông Phạm Thanh Tân là một điều bất ngờ, trong khi Bộ trưởng Công an không cho biết ông Tân bị bắt khi nào.
Ông Phạm Thanh Tân rời ghế Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Agribank tháng Bảy năm 2011 và chuyển về Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ông Phạm Thanh Tân ra, Bộ trưởng Trần Đại Quang còn cho biết ông Đỗ Quốc Khánh, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí cũng đã bị bắt vì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Do ‘trách nhiệm điều hành’?
“Trong những sai phạm của cấp dưới, với tư cách là người điều hành cao nhất, ông Tân đã không thể hiện được trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống, quản lý cán bộ của mình”
PetroTimes
“Trong thời gian ông Tân làm “tư lệnh”, Agribank đã từ một trong những ngân hàng có vị thế lớn nhất và mạng lưới trải rộng nhất ở Việt Nam đã trở nên yếu thế trên thị trường tài chính – ngân hàng,” tờ báo này viết.
Cũng theo Petrotimes, tính đến hết ngày 30/6 năm ngoái, Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước:
“Theo số liệu của các tổ chức tín dụng báo cáo lên, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Agribank chiếm 6,14%. Đây là một trong những hậu quả do quãng thời gian điều hành yếu kém của ông Tân.”
“Trước ông Tân, đã có hàng loạt các cán bộ của Agribank cùng bị khởi tố, bắt tạm giam. Trong những sai phạm của cấp dưới, với tư cách là người điều hành cao nhất, ông Tân đã không thể hiện được trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống, quản lý cán bộ của mình.”
Tờ báo dẫn ra một vài ví dụ sai phạm khiến “gần chục cán bộ (Agribank) rơi vào vòng lao lý” trong năm 2012 như trường hợp ông Tuấn Anh, nguyên Phó giám đốc chi nhánh Công ty vàng Agribank Hà Đông chỉ đạo cấp dưới lập hợp đồng nhận giữ vàng của người gửi rồi sử dụng vào mục đích cá nhân.
Một trường hợp khác cũng được trích dẫn là của ông Đỗ Đức Hưng, nguyên giám đốc chi nhánh Hồng Hà, thuộc ngân hàng Agribank, người mà Petrotimes nói “đã lợi dụng quyền hạn ký 8 bảo lãnh thanh toán không có hồ sơ, không hạch toán, không thu phí bảo lãnh cho một số công ty, với tổng số tiền hơn 345 tỷ đồng.”
Cả ông Tuấn Anh và ông Đỗ Đức Hưng đều bị bắt vào năm ngoái, cùng với nhiều cựu lãnh đạo khác của Agribank.
PetroTimes không giải thích nguồn tin nói trên là từ đâu.
Tờ báo này hồi năm ngoái cũng đã đưa ra cáo buộc khuất tất trong kinh doanh của đại biểu Quốc hội, ông Đặng Thành Tâm với bài viết “Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỷ đi đâu?”.
Bài viết sau đó bị gỡ xuống và một chi tiết liên quan Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) trong bài báo của PetroTimes ngay lập tức cũng đã bị chính công ty chứng khoán này bác bỏ.
Petrotimes đã phải xin lỗi Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn với lý do đã có “lỗi trong quá trình nhập dữ liệu”.
HUYỄN THOẠI HAY HUYỀN THOẠI
Trinhanmedia
Tinh Vệ (Diệu Tần)
Học giả Lê Hữu Mục là Gs Ðại học Văn khoa và Sư phạm, Tiến sĩ thủ
khoa Văn chương Việt Nam dành cho các Gs đại học 1970. Ông còn là nhà
biên khảo, phê bình văn học, nghiên cứu triết học và tôn giáo và là nhạc
sĩ nữa. Ngoài khoảng trên 20 tựa sách, những bài diễn văn, bài báo, ông
đã viết cuốn ”Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật
Ký” (1989-90) gây nhức nhối cho Cộng sản Việt Nam (CSVN).
Posted by TRÍ NHÂN MEDIA
22-06-2003
Ghi chú thêm 10-01-2007
(Hội Văn Hóa Việt phỏng vấn Gs Lê Hữu Mục về HCM)
“Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM
úp mở nhận là thơ của mình. Ðám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu
đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là ngoài
bìa sách ghi năm tác giả bị tù là 29-8-1932 đến 10-9-1933. Trong khi HCM
đã bị Quốc Dân Ðảng bắt và cầm tù ở bên Tầu sau gần 10 năm, vào năm
1942 – 1943 thôi. Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507
có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ
ràng có sự che giấu, khuất tất. (1)”
Gs Lê Hữu Mục
Nhân chuyến Hoa Kỳ Du, học giả Lê Hữu Mục có dành cho chương trình
phát thanh của Hội Văn Hóa Việt một cuộc phỏng vấn tại San Jose,
California. Bài phỏng vấn này do Gs Trần Công Thiện, đồng nghiệp của Gs
Lê Hữu Mục tại Ðại học Sư phạm Sài Gòn, và Ls Ðỗ Doãn Quế thực hiện ngày
8.6.2003, phát thanh sáng và chiều chủ nhật, đồng thời đưa lên
Internet, website của Ðài Quê Hương. Chúng tôi dựa theo những câu trả
lời của GS Mục, sắp xếp lại, bàn thêm, viết thành bài này.
Cuốn sách này ông ra sức tập trung ý chí và khả năng hoàn thành chỉ
trong một tháng. Sở dĩ ông phải viết nhanh như vậy để kịp phá vỡ huyền
thoại HCM, “Nhân vật Văn hóa Quốc tế mà Tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) dự định tôn vinh. Ðây là chuyện
cũ, nhưng cho đến bây giờ vẫn là mới cần nhắc lại để dẹp cái phao xẹp
“Tư tưởng Hồ Chí Minh” mà nhóm bạo quyền cố bám vào để tàn Dân hại Nước.
Với phương pháp dùng textology (văn bản học), hệ thống hóa lại, tìm
ra những mâu thuẫn và sai lầm rất vững vàng, tác giả đã minh chứng rằng
: HCM là kẻ đạo văn (đạo : ăn cắp, ăn cắp văn người khác). Chúng ta đã
biết người CS dùng bất cứ phương tiện nào dù xấu xa, vô nhân, vô đạo,
vô luân nhất để đạt đến mục tiêu. Mượn đầu heo nấu cháo, lợi dụng xương
máu Dân lành để nhận công của đảng mình chưa đủ, họ còn muốn làm Anh
hùng Văn hóa Quốc tế nữa. Nhóm bồi bút Viện Văn Học Hà Nội dựa trên sự
mạo nhận của HCM, ăn cắp văn của người khác, để thổi phồng tập thơ nhật
ký lên một cách lố bịch và trơ trẽn.
Mở đầu cuộc phỏng vấn ông Mục cho biết sau ngày 30.4.1975 ông tìm
đường đào thoát mấy lần nhưng đều thất bại. Trong những Gs ÐH Sư Phạm bị
kẹt lại có ông Khoa trưởng Trần Văn Tấn, Gs Trần Kim Nơ. Những người
chủ mới của Trường Sư Phạm miền Nam, ngoài miệng thì nói những câu :
đoàn kết, xóa bỏ hận thù, hòa giải Bắc Nam, nhưng trên thực tế chỉ là
những lời giả dối, xảo trá. Họ hứa hẹn nhiều, nhưng chẳng thực hiện được
gì. Họ ở trong tư thế chờ đợi chỉ thị của Bộ Chính Trị. Họ xa cách,
lạnh lùng với các GS còn kẹt lại. Các Gs ngơ ngác, đúng cảnh “hàng thần
lơ láo” của Nguyễn Du, tuy bị bắt buộc phải thua cuộc. Vẫn vỏ ngoài, qua
những cuộc tiếp xúc, họ giả vờ tìm cách ve vãn, mời mọc, nhưng “nói zậy
nhưng không phải zậy”. Các GS miền Nam đúng ngồi không yên, không biết
phải làm gì, không biết đi đâu, hoang mang, chán nản. Ðiều xúc phạm đầu
tiên là cách xưng hô “anh chị” kỳ cục. Trước kia có tôn ti trật tự, là
thầy, là Gs, là ông, bà. Giờ đây là anh chị cá mè một lứa. Thậm chí ông
Mục còn khôi hài nói “trường sở vốn là của mình, nơi mình làm việc dạy
học bao nhiêu năm, bây giờ không biết là sẽ đi tiểu ở đâu ?”
Hà Nội lộ mặt thật qua vụ ông Lê Trí Viễn vào Nam “lên lớp” các
thầy miền Nam. Ông cán bộ giáo dục này tấn công nền sư phạm miền Nam
nặng nề. Ông ta chê là miền Nam không có một giáo trình quy củ, đàng
hòang, không có cuốn sách nào là sách giáo khoa chính thức, không có một
tác phẩm nào tiêu biểu cho sư phạm của một nền đại học. (Ông Lê Trí
Viễn đã dùng nền giáo dục một chiều, chật chội của chế độ, để so sánh
với chủ trương nền dục khai phóng ở miền Nam). Ông ta dùng những lời đả
kích mạnh mẽ, vì ông ta ở thế thượng phong, thế của kẻ thắng. Gs Mục là
Trưởng Ban Việt-Hán đại diện cho nhóm sư phạm bại trận (trong nhóm có Gs
Trương Văn Chình là Gs ngôn ngữ học nổi tiếng).
Mở đầu ông Mục cũng nói vài lời khiêm tốn, nhưng càng về sau, càng
bực bội, nên hơi mất bình tĩnh, tấn công trở lại nhóm Gs miền Bắc. Ông
cho biết ông đã đọc hết tài liệu giảng dạy dành cho giáo sinh miền Bắc
và đánh giá rằng những tài liệu đó cũng không có giá trị cao, chỉ đáng
quay ronéo phát cho giáo sinh làm tài liệu nội bộ thôi. Ông cũng phản
pháo lại, cho biết là ngoài ấy cũng không có tác phẩm giáo khoa nào xứng
đáng.
Một chuyện khác diễn ra để chúng ta thấy cái máy móc, một chiều của
Hà Nội. Ông Hoàng Xuân Nhị được coi là một Gs gạo cội, từng đi du học
bên Pháp và Liên Xô, vào Sài Gòn thuyết trình về thơ của HCM. Ông ta nói
dài dòng về cuốn Ngục Trung Nhật Ký trước cử tọa cũng coi như các học
viên, là các Gs đại học, trong đó có các Gs Phạm Xuân Quảng, Lý Công
Cần…
Sau bài thuyết trình, họ buộc các Gs phải thảo luận về nội dung
cuốn sách. Mọi người ngỡ ngàng, vì chưa ai đọc cuốn nhật ký xa lạ này
cả, làm sao có đủ dữ kiện để thảo luận, thu hoạch? Các Gs bán cái, đùn
đẩy cho ông Mục “vì ông rành chữ Hán” lên tiếng. Ông Mục tuy chỉ là lần
đầu tiên nghe nói về Ngục Trung Nhật Ký, nhưng với phản ứng mau lẹ và
với kinh nghiệm giảng dạy văn chương lâu năm, ông bắt ngay được những
khuyết điểm của cuốn sách. Ông cho biết cuốn thơ đó có bốn khuyết điểm
(Vì không đủ thì giờ phát thanh, ông Mục chỉ nêu lên hai khuyết điểm).
· Thứ nhất thể thơ trong đó phần lớn là thơ bảy chữ bốn câu, thất
ngôn tứ tuyệt. Thơ bảy chữ là thơ trang trọng, nghiêm túc, còn thơ lục
bát là thơ dân tộc, bình dân, nhưng dịch thất ngôn sang lục bát dễ bị
loãng, câu thừa, câu thiếu, tại sao lại dịch như thế. Diễn giả họ Hoàng
ngẫm nghĩ rồi trả lời: “Ðể thỉnh thị ý kiến ở “trên” sẽ trả lời sau”.
Thấy cái lúng túng, e ngại, tránh né của diễn giả là các Gs miền Nam
hiểu ngay được số kiếp văn nô miền Bắc đồng thời hiểu được tương lai của
mình.
· Câu hỏi và là thắc mắc thứ hai: Trong bài thơ Thụy Bất
Trước (Không Ngủ Được) có câu: “Mộng hồn hoàn nhiễm ngũ tiêm tinh” phải
dịch là Sao năm cánh nhọn mộng hồn quanh, tại sao lại dịch là : Sao
vàng năm cánh mộng hồn quanh ? Kể ra ông Mục đã uống thuốc liều, đã dám
mó vào dái ngựa, dám đụng đến lá đảng kỳ của họ. Tất nhiên là Hòang Xuân
Nhị phải vội vàng tránh né ngay, nói như vẹt là “sẽ trả lời sau khi
thỉnh thị ý kiến ở trên”. Ðám văn nô, văn thi sĩ cung đình biết là dịch
gượng, sai và ẩu, nhưng cố nhét sao vàng vào đó để ca tụng là Bác tuy bị
tù nhưng lúc nào cũng nghĩ đến Non sông Đất nước. Ðó là do câu thành
ngữ Trung Quốc “ngũ tinh liên châu” hàm ý diễn tả chuyện lành báo trước,
chuyện sum họp vui vẻ giữa vợ chồng.
Ðáp câu hỏi, giới văn học giáo dục miền Nam có thường gặp giới giáo
dục, văn học miền Bắc không, GS Mục cho biết phần nhiều là “họ đến gặp
tôi, tôi ít khi tìm gặp họ”. Trong số đó có nói chuyện với ông Hồ Lê,
Nguyễn Ðổng Chi, Trần Văn Giàu.
Riêng ông Nguyễn Công Bình nhiều lần mời cộng tác, nhưng tôi tìm
mọi cách để từ chối. Cuộc tiếp xúc với Gs Nguyễn Ðổng Chi, bạn với tôi
hồi còn ở Hà Nội trước 1945 là đáng ghi nhớ nhất. Gs Nguyễn Ðổng Chi là
một học giả nổi tiếng, tác giả cuốn “Cổ Văn Học sử”, đã từng là Viện
trưởng Viện Khoa học Xã hội. Ông Chi mời ông Mục đến nói chuyện ở Trung
tâm Ngôn ngữ, trong một phòng dành riêng cho Gs. Sau nửa giờ nói chuyện,
ôn chuyện cũ, bàn chuyện ngày nay, ông Mục hơi ngạc nhiên thấy ông Chi
khóc, nước mắt tràn xuống hai gò má.
Ông Chi vừa khóc vừa bảo bạn :
- Nếu không, anh cũng sẽ phải đóng kịch với họ như tôi thôi. Trong bao nhiêu năm nay, tôi đã phải đóng kịch với họ mãi rồi !
Còn gì đau khổ cho bằng một trí thức, một kẻ sĩ không dám sống thật
với mình, với người, luôn luôn phải giả dối để sinh tồn. Ông Chi đã chí
tình khuyên ông Mục, vì tay ông đã bị nhúng chàm, ông đã lỡ, phải theo
lao luôn.
Ông Mục cũng gặp nhà thơ Xuân Diệu, ông Mục hỏi ông Xuân Diệu :
- Sao anh không còn sáng tác như xưa nữa ?
- Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa.
- Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa!
- Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ. Họ
có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là
tinh hoa của tôi được.
- Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không ? Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói :
- Việc gì phải tin. Cần gì phải tin !!!
Qua cách trả lời của Xuân Diệu, chúng ta thấy ông ta vẫn còn tự
kiêu, vẫn nuối tiếc thủơ xa xưa, đồng thời cũng vẫn sợ mất lập trường,
tiêu thẻ đảng. Một nhà thơ công thần của chế độ phát biểu là không tin
những tín điều mình truyền bá ra cho quần chúng, sẽ được đảng đối xử ra
sao?
Ông Mục cũng tiếp Trần Văn Giàu khi tay lý thuyết gia cổ thụ này mò
đến dụ dổ. Sau cơn địa chấn 30-4, ông Mục cũng như các Gs đại học khác
bị cướp mất nhà dành riêng cho các Gs đường Duy Tân, ông phải thuê một
căn phòng ọp ẹp ở khu lao động. Không hiểu lấy đâu ra tin tức, ông Giàu
lò mò kiếm được nhà. Ông vừa đến trước cửa nhà thì bị vấp ngã xuống, ông
Mục chạy ra nâng ông ta dậy.
Năm đó ông Mục ngòai 60, còn ông Giàu cỡ ngoài 70, tóc bạc phơ, vừa vào đến nhà, ông Giàu nói ngay :
- Ông nên ở lại Việt Nam làm việc cho Đất nước với chúng tôi.
- Tại sao cụ lại để ý đến tôi thế ? Tôi cũng chỉ là một người dạy học bình thường như mọi người khác thôi.
- Tôi đã đọc sách của ông. Ông viết rất đạt. Ông khác người ta chứ,
ông có đủ ba điều kiện để làm một nhà nghiên cứu, giảng dạy. Một là
phải thông hiểu Hán và Nôm mới đi vào văn hóa Việt Nam được, ưu điểm hai
là biết hai sinh ngữ Pháp, Anh để hiểu phương pháp luận và nghiên cứu
rộng rãi hơn. Ba là phải có tài viết văn. Nhiều người nói và dạy học thì
được, nhưng không viết được.
- Tôi sang Canada vì được gia đình bảo lãnh qua. Rất tiếc tôi không
ở lại làm việc chung với cụ và các ông được. Tôi thấy có Gs Nguyễn Văn
Trung và Gs Linh mục Thanh Lãng dạy học rất giỏi. Ông Trần Văn Giàu lắc
đầu :
- Ông Trung chưa phải là nhà nghiên cứu văn học, ông ấy chỉ là một
ký giả khá thôi. Còn ông Thanh Lãng thì chỉ nên giảng đạo trong nhà thờ
hơn là giảng ở trường đại học.
Sau đó ít lâu họ có mời Gs Thanh Lãng tiếp tục giảng dạy. Ông Mục
nói: “Nghĩ cũng tức cười, một người thì giục đi đi, một người thì kèo
nài nên ở lại”. Sau đó ông có dịp đọc những tài liệu do ông Thanh Lãng
viết, giảng, nói chuyện sau này và nói: “Tôi thấy tội nghiệp, ái ngại
cho ông ta quá. Ông Thanh Lãng đã phải nói, phải viết những gì về Tôn
giáo, văn học và ngôn ngữ học mà chế độ muốn ông viết”. Nghe nói sau này
khi tỉnh ngộ, ông tỏ ý chống đối và bị họ đánh thuốc độc chết (?).
® Ðể trả lời Gs Trần Công Thiện hỏi là do động cơ nào thúc đẩy mà
Gs Lê Hữu Mục đã viết cuốn “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung
Nhật Ký”, tác giả cho biết :
“Chính là do bài thuyết trình của ông Hoàng Xuân Nhị, sơ khởi đã
khiến tôi chú ý đến cuốn thơ nhật ký đó. Không phải là do văn chương
trác tuyệt và tư tưởng cao siêu gì mà là tôi đặt nhiều nghi vấn. Những
cán bộ thơ văn, phê bình, khảo cứu gì đó của Viện Văn Học đã dùng cái
chổi phù thủy thổi phồng lên, lừa dối chính họ, lừa dối dân chúng và
nịnh bợ lãnh tụ kiếm chút cơm thừa canh cặn. Ðúng như nhà thơ, nhà văn
Vi Khuê ở Washington DC đã nhận xét: “Chẳng có giá trị gì để chúng ta
phải chú ý tới nó”.
“Sau nữa là khi tôi bị tù về tội vượt biên, trong trại tù lập
một tủ sách, có cuốn nhật ký đó, tôi mượn về đọc vì có in chữ Hán trong
đó. Những bạn tù người Hoa (Trung Quốc) đọc xong và họ ngạc nhiên lắm.
Họ nói giọng văn thơ này là của người Tàu, không phải lối viết, lối nói
của người Việt, chúng tôi thấy quen thuộc lắm. Họ nói đúng ý tôi làm tôi
càng chú tâm phải đọc kỹ. Rõ ràng trong sách có tên ông già Lý người
Tàu, ai cũng để ý đến ông già này. Phải chăng chính ông già không rõ lý
lịch này mới là tác giả đích thực của tập thơ ?
“Kịp đến khi tôi sang đến Canada, gặp lúc Văn Bút Việt Nam đang
thời kỳ tái lập ở Hải ngoạị Anh em Văn Bút lúc đó hoạt động hăng lắm, có
nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, có nhà văn Trà Lũ, tức Gs Trần Trung Lương
đồng nghiệp với tôi. Anh em giục giã tôi viết để nói lên sự thật. Viết
lên không phải để chê về mặt văn chương và tư tưởng, phải lên tiếng vì
sự mập mờ đánh lận con đen, chuyện nhận vơ, chuyện Hồ Chí Minh đạo văn.
Anh em ở hải ngoại bảo nhau phải tìm mọi cách để xóa bỏ cái huyền thoại
Hồ Chí Minh, chuyện Hồ Chí Minh sẽ được tôn vinh là nhà văn hóa lớn quốc
tế do UNESCO công nhận. Dạo đó có phong trào “No HO” nổi lên đòi hủy bỏ
vụ tuyên dương vô lý này. Tôi cố gắng viết, chỉ nội trong một tháng là
xong. Tôi gửi loạt bài này đăng trên tạp chí Làng Văn của nhà báo, nhà
thơ Cung Vũ Nguyễn Hữu Nghĩa và nhà báo Nguyên Hương.
“Tôi viết chưa xong thì ông Gs tiến sĩ Nguyễn Văn Trần bên Paris
biết được, ông bay qua Montréal gặp tôi ngay. Tuy viết chưa xong ông
cũng lấy một phần rồi cùng với bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, nhà hoạt động tôn
giáo xã hội Võ Văn Ái dịch sang Pháp văn. Các ông ấy họat động tích cực
lắm. Vì trụ sở UNESCO ở Âu Châu nên tranh đấu rất thuận tiện. Thấy có
tài liệu chứng minh phủ nhận sự nghiệp văn hóa ma, UNESCO sáng suốt và
mau chóng hủy bỏ vụ tôn vinh. Vì HCM không biết làm thơ, cũng chẳng phải
là nhà văn học, văn hóa gì cả. Ông ta chỉ là kẻ ăn cắp thơ.
“Cũng chuyện ma giáo, lừa bịp tương tự thời còn ở Pháp. Theo Ls
Phan Văn Trường thì Hồ Chí Minh mánh khóe, khôn vặt lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc. Trong khi đó những nhà cách mạng miền Nam giỏi Pháp văn khi viết
báo chống thực dân Pháp, ngay trên đất Pháp, đều ký bút hiệu là Nguyễn
Ái Quấc, đánh vần theo miền Nam. Ðó là một bút hiệu chung của nhiều tác
giả các bài báo. Họ Hồ lấy tên như vậy, nếu nội dung bài báo có giá trị
thì người ta tưởng lầm với bút hiệu Nguyễn Ái Quấc. Còn bài dở thì ông
ta sẽ cãi là tôi ký tên là Quốc chứ có lấy bút hiệu Quấc của các ông
đâu!
“Khi cuốn sách của tôi ra mắt độc giả, chắc chắn là giới văn nô
cộng sản bên kia đại dương cũng đọc. Họ bồn chồn, nhức nhối phải tìm
cách đối phó lại sự thật qua những lụận lý vững chắc, hợp lẽ phải. Họ
tập trung chất xám lại ra một cuốn sách dày gấp bốn sách của tôi để tìm
cách chứng minh là Bác của họ cũng biết làm thơ. Nhưng trước sau gì
cũng giấu đầu hở đuôi.
“Họ đánh lừa độc giả trong nước là cuốn sách của tôi ra sau tập
sách của họ. Họ nói sách tôi ra năm 1990, còn sách họ ra năm 1989. Sự
thật là các bài viết của tôi đã đăng từng kỳ trên tạp chí “Làng Văn” từ
năm 1989, đến năm 1990 mới in thành sách. Còn sách của họ phát hành năm
1990, nhưng đề lui năm lại là 1989 !
“Lại nữa, đề sách đã là lời thú nhận: ”Suy nghĩ lại về Ngục
Trung Nhật Ký”. Tại sao lại phải suy nghĩ lại, có vấn đề mới phải suy
nghĩ lại. Họ xác nhận là trong thời chiến họ phải dùng những lời dao to
búa lớn để tuyên truyền, họ thú nhận là đã “cường điệu”, mà cường điệu
là exagerate, là lớn lối, bịa đặt thêm. Họ bảo phải làm thế để tạo một
quan niệm sáng tác gương mẫu, là phải theo hướng sáng tác như thơ của
bác, bình dân và trong thơ phải có thép (chiến đấu tính).
“Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM
úp mở nhận là thơ của mình. Ðám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu
đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là ngoài
bìa sách ghi năm tác giả bị tù là 29-8-1932 đến 10-9-1933. Trong khi HCM
đã bị Quốc Dân Ðảng bắt và cầm tù ở bên Tầu sau gần 10 năm, vào năm
1942 – 1943 thôi. Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507
có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ
ràng có sự che giấu, khuất tất. (1)
“Ngay Gs Ðặng Thái Mai, bố vợ Võ Nguyên Giáp cũng thắc mắc về
soạn niên cuốn nhật ký. Ông là nhà giáo nổi tiếng, một học giả, lúc đó
đang nhận nhiệm vụ hiệu đính lại cuốn thơ. Ông đặt câu hỏi thẳng với Hồ
Chí Minh là ai dám đề năm tháng kỳ quặc là năm 1932 – 1933, đây lại là
tác phẩm của lãnh tụ cao nhất nước ? HCM không trả lời. Sau này bí thế
quá, Viện Văn Học trả lời vắn tắt rằng: Ðề năm 1932 – 33 là sai, phải là
năm 1942 – 43 mới đúng. Rằng HCM ghi như thế để đánh lừa quân cai ngục
của Tàu. Cách trả lời rất vắn tắt, gượng ép, không có lời giải thích
minh bạch, thỏa đáng. (1)
“Nói chung tập “Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký” có đến sáu
phần mười đồng ý với tôi, phần còn lại họ chưa đồng ý. Cuốn sách không
dám phản bác lại từng điểm, chỉ có ý xác nhận là bác có biết làm thơ chữ
Hán, lờ chuyện đạo văn đi. Ở Việt Nam không ai dám nói tới cuốn sách
vạch mặt của tôi nữa. Tuy nhiên các thày cô giáo rất khó trả lời trong
giờ ngữ văn, nếu có học sinh hỏi : Sao nghe nói thơ đó không phải là thơ
của bác ? (1)
“Cũng nhờ vậy, sau vụ tôn vinh hụt, Hà Nội đã chùn lại, không dám tâng bốc quá đáng thơ thẩn của HCM nữa”
(Ban Biên tập : Vụ tôn vinh hụt nầy đến năm 2005 thì hoàn toàn bị
lật tẩy với các chứng cứ hoàn toàn xác thực. Hiện nay Hà Nội rất lúng
túng chuyện trơ trẽn nầy, nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục lừa gạt sinh viên,
nhất là học sinh nhỏ tuổi. Xem “Lật Tẩy mạo danh UNESCO lừa gạt 84
triệu Dân VN & Quốc tế” ở Tư liệu Phụ lục 5, 2005)
Họ ở thế bị động, phải đấu dịu với Gs Lê Hữu Mục.
Ông nói: “Tôi thuộc lòng câu kết tập sách dày cộm của họ : Người
ta nói : Bỏ gươm xuống thì thành Phật. Thánh Phaolô khi cầm gươm là kẻ
thù của Thiên Chúa giáo. Bỏ gươm xuống là bạn của Thiên Chúa giáo. Tác
phẩm của ông Lê Hữu Mục, thực chất là hành động giơ dao lên. Chúng tôi
không biết ông sẽ làm gì với con dao đó. Chúng tôi đề nghị ông nên hạ
dao xuống thì hơn”.
Gs Mục cũng không hiểu họ muốn nói điều gì. Giáo sư kết thúc bằng
một câu đủ gói ghém câu chuyện khi được hỏi là : Ông nghĩ gì về cái gọi
là Tư tưởng HCM, họ thường rêu rao ?
- “Tôi không thể nào cho rằng HCM có một tư tưởng. Một tư tưởng
lớn đáng bàn đến phải có một hệ thống triết lý, hơn nữa phải có một
chương trình hành động sát lý thuyết, sát triết thuyết đó. HCM không có
cả hai điều kiện ấy, không thể gọi là tư tưởng được. Chính HCM không
nhận mình là một nhà tư tưởng, một nhà thơ. Ông ta thú thực với một nhà
báo Pháp là ông ta chỉ là một ký giả thôi. Họ gán cho tôi là tác giả các
bài thơ, tôi có làm được nhiều thơ thế đâu!”
Thực đúng như nhiều người đã khẳng định: HCM không có tư tưởng, chỉ
có khẩu hiệu thôi. Mấy khẩu hiệu đó ai cũng có thể nói được, chế ra
được : Ðoàn kết là sống, chia rẽ là chết; Không có gì quý hơn độc lập tự do; Ta nhất định thắng, địch nhất định thua
thì đứa con nít lên 5 tuổi cũng nói được. HCM còn “đỡ nhẹ” câu “Mười
năm trồng cây, trăm năm trồng người” của Tầu ngày xưa. Như thế hiển
nhiên là không thể khoác cho HCM chiếc áo huyền thoại được, chỉ đáng gọi
là Huyễn Thoại HCM thôi.
@Tinh Vệ (Diệu Tần)
——————————–
(1) Tất cả các cuốn Tiểu sử của HCM do CSVN xuất bản đều ghi tương tự rằng:
“HCM bị Chính quyền Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch (TGT) bắt
giam 14 tháng khoảng từ 28.8.1942 đến cuối tháng 10.1943, tại 18 nhà lao
thuộc 13 huyện, thị trấn, thuộc vùng Quế Lâm, Liễu Châu, Trung Quốc,
với những điều kiện giam nhốt cực kỳ khắc nghiệt thối tha, sức khỏe rất
yếu, lại phải mang vác đồ đạc để chuyển trại giam liên miên đến 17 lần,
tổng cộng phải đi bộ đến hàng ngàn cây số”.
Thế mà HCM quá “siêu giỏi” làm được đến 134 bài thơ tuyệt tác bằng
chữ Hán, mỗi tháng hơn 10 bài, rồi giả ghi ngoài bìa là từ 29.8.1931 –
10.9.1933 để qua mặt bọn TGT ! Một điều rất quái dị là tất cả quan quân
TGT hoặc “quá văn minh lịch sự và quá khờ khạo chưa hề có trên thế
giới”, hoặc HCM có phép thần thông “thôi miên mà (che hoặc làm hoa mắt)
mắt” bọn quan quân cai ngục TGT cho chúng như mù hết, nên cả một tập thơ
khá dày chửi rủa chế độ nhà tù TGT đến như thế, dễ thấy đến như thế mà
bọn họ cũng đành bất lực để yên cho “bác” mang vào ra nhà tù như vào ra
thư viện đến những 18 lần xuất nhập 18 trại giam! Thật y như Tề Thiên
Đại Thánh !
Người mạn phép tác giả viết thêm chú thích nầy đã kinh qua các nhà
tù 04 lần (08 trại giam) 01 lần thời Đệ nhị Cộng hòa, 03 lần dưới chế
độ Cộng sản sau 1975, thấy rõ : cho dù các CA CSVN hiện nay đã “văn minh
độ lượng” đến thế, thì một cái kim, một tờ giấy các tù nhân cũng không
sao mang lén vào phòng giam lọt (trừ ra khi được cố ý lờ đi), thì làm
sao vào thời TGT rất “gian ác tàn bạo” mà “bác vĩ đại của Dân tộc VN”
lại có thể đủ giấy bút mực kim chỉ để làm đến 134 bài thơ, đóng gọn
thành một tập khá đẹp, chưa kể hoặc không cần nháp, ngoài bìa còn vẽ
hình minh họa hẵn hoi ! Nguyên một chi tiết “khó tin còn hơn chạy bộ lên
trời” như thế mà bao nhiêu năm, bao thế hệ “trí thức” miền Bắc (và cả
một số học giả ngoại quốc nữa) vẫn cứ “bị bịt mắt” lại mà nghiền ngẫm và
ca tụng những “vần thơ trác tuyệt” của “nhà văn hóa kiệt xuất của nhân
loại” đại bịp HCM !
Gần đây Ông Lê Văn Ấn đã viết : “Trong tập thơ Ngục Trung Nhật Ký
mà Hồ Chí Minh hí hửng giao cho thuộc hạ dịch ra thơ nôm, cho in cả 2
triệu cuốn, phổ biến cho Nhân dân “học tập thơ Bác” có lộ ra bài “Thế Lộ Nan III :
Trung thành, ngã bản vô tâm cứu
Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan !
Giáo sư Lê Hữu Mục dịch :
Trung thành, ta vốn lòng không thẹn
Lại bị hiềm nghi làm Hán gian
Vốn biết là đời không dễ xử
Ðến nay càng khó xử muôn vàn !
Bài thơ này là chứng cớ Hồ Chí Minh ăn cắp thơ của một người Hán,
vì Hồ Chí Minh là người Việt – nên chỉ làm được Việt gian, làm sao có
thể làm được Hán gian !”
Thật quá tội nghiệp cho biết bao học sinh và sinh viên VN “thời đại
HCM” này đã bị buộc phải nhai nhét bao vần thơ đạo chích ấy!!! Nếu HCM
không ăn cắp tập thơ nầy của người khác, thì cũng là ngụy tạo, chắc chắn
rõ ràng không thể khác được; cũng chỉ là tuồng một duộc như “Đại tác
phẩm dỏm” tự tạo nên hình ảnh “Cha già Dân tộc rất mực thánh thiện”, tự
ca tụng mình trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch” do Trần Zân Tiên là “soạn giả” nhưng đích thị chính HCM đại bợm
mới là “soạn thật”, đã là “sách gối đầu giường” của bao thế hệ “đoàn
thanh niên CS–HCM” và “trí thức” của cả một chế độ CSVN “cực kỳ tối tăm
và quá buồn cười” đến độ nhiều học giả gọi là “đống phân tư tưởng HCM…”
như Giác Thư của Trần Nhu gửi các Tướng lãnh & Binh sĩ QĐNDVN ngày
01-01-2006…
Quyền tự do bất khả phân: Tự do cá nhân, tự do chính trị, tự do kinh tế
Boxitvn
Douglas Bandow
Phạm Nguyên Trường dịch
Hầu như ai cũng ủng hộ tự do. Ít nhất là họ nói rằng
họ ủng hộ tự do. Các chính trị gia hùng hồn khi nói về những quyền tự do
của nước Mĩ nói chung. Không khó tìm những người ủng hộ quyền tự do
ngôn luận và tự do dân sự. Các chiến sĩ nhanh chóng đứng lên chống lại
những mối đe dọa đối với quyền riêng tư. Và hầu hết mọi người đều cảm
nhận được bằng trực giác rằng những quyết định riêng tư của cá nhân và
gia đình là những quyết định không liên quan gì tới chính phủ hết.
Nhưng khi nói về quyền tự do kinh tế thì nhiều người
lại thay đổi ngay giọng điệu. Cứ như thể tự do kinh tế không đáng quan
tâm vậy. Thực vậy, khía cạnh này của tự do dường như bị loại ra, dễ bị
nhà nước kiểm soát và điều tiết. Một số người nồng nhiệt tuyên bố trung
thành với tự do lại ngậm miệng khi thấy quyền sở hữu, quyền kinh doanh
và tự do kí kết hợp đồng bị tấn công.
Sống cuộc đời bạn bằng hầu bao của bạn
Hiện nay Quốc hội và các cơ quan lập pháp của nhà nước (Mĩ – ND) đang tìm mọi cách để điều kiển cuộc sống của chúng ta. Một số mệnh lệnh
dân chủ đó nhắm vào cả công việc riêng tư lẫn hoạt động kinh tế của
chúng ta. Thí dụ Chương trình “cải cách” y tế trao quyền cho chính phủ
để họ có thể tăng cường kiểm soát những quyết định về mặt bảo vệ sức
khỏe của chúng ta cũng như chúng ta phải chi tiền cho việc này như thế
nào.
Như vậy, công việc chính mà những nhà làm luật này
làm là lèo lái nền kinh tế. Họ đưa ra những lý do cao thượng: tạo ra
công ăn việc làm, đảm bảo công bằng, xóa đói giảm nghèo. Mấu chốt là gần
như tất cả những gì họ làm đều đòi hỏi chính phủ phải vi phạm quyền tự
do kinh tế.
Các nhà làm luật ít khi công nhận rằng họ đang hạn
chế quyền tự do của bất kì ai. Họ thường tuyên bố rằng phải bảo vệ người
tiêu dùng. Trên thực tế, giới tinh hoa chính trị đã tạo ra hai loại
quyền tự do: những quyền tự do quan trọng và tự do kinh tế. Nếu vấn đề
là quyền tự do chỉ trích chính phủ, quan hệ tình dục, lựa chọn bạn đời
hoặc bảo vệ cuộc sống cá nhân riêng tư thì ít nhất hầu hết các chính trị
gia cũng đều nói rằng đây là những quyền tự do quan trọng, cần phải bảo
vệ. Trong khi đó một số người ủng hộ một cách quyết liệt sự can thiệp
vào kinh tế lại khẳng định rằng những quyền tự do cá nhân vừa nói là
những quyền tự do căn bản, phải được tôn trọng.
Ngược lại, nếu bạn quyết định thành lập doanh nghiệp,
lựa chọn ngành nghề, nơi làm việc, thu nhập bao nhiêu, thời gian làm
việc, nơi đăng quảng cáo, sản xuất cái gì, thuê ai, và chi tiêu như thế
nào – thì những người có quyền lại coi những quyền này là không quan
trọng. Chính phủ không chỉ được phép điều tiết các hoạt động kinh doanh
mà còn cần phải điều tiết nữa, họ nói như thế.
Mục tiêu cao cả hơn
Đối với đa số người, quyền phản kháng dường như là
cao cả hơn quyền kinh doanh hay kiếm sống. Hoạt động kinh tế dường như
là công việc trần tục. Lựa chọn bạn đời hay là làm tình có tính cá nhân
hơn là mua một sản phẩm hay thuê người làm công. Và khả năng bảo vệ sự
riêng tư đời sống cá nhân dường như trở thành cốt lõi của con người. Mua
và bán trên thương trường bị nhiều người coi là việc bình thường.
Nhưng tự do kinh tế quan trọng hơn là người ta có thể
tưởng. Chúng ta có thể phấn khích khi thấy người ta sử dụng quyền tự do
cá nhân và tự do chính trị cho những mục đích “cao cả hơn”. Nhưng có
thể không có gì quan trọng hơn là quyền tự do cải thiện cuộc sống của
chúng ta, quyền chăm tự sóc mình và gia đình mình theo cách mà chúng ta
cho là thích hợp.
Trong thế kỉ XX chúng ta đã có câu trả lời dứt khoát
cho câu hỏi liệu tự do kinh tế có tạo ra thịnh vượng hay không. Nếu bạn
muốn có một tương lai tốt đẹp hơn thì bạn cần phải có tự do kinh tế.
Nhưng tự do kinh tế còn mang đến cho ta nhiều hơn là
mấy đồng tiền và mấy đồng xu. Phần lớn mọi người đều coi lao động là sản
phẩm tự nhiên của chính họ. Thị trường tưởng thưởng cho tính trung
thực, tinh thần lao động cần cù, sáng kiến, lòng nhiệt tình và những đức
tính tốt khác nữa. Tự do kinh tế cũng là một cơ hội để thúc đẩy lòng
tin của chúng ta, giúp chúng ta thành công, giúp chúng theo đuổi hạnh
phúc và phát triển như một con người. Bạn có dùng những thành quả g lao
động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân, hỗ trợ những sự nghiệp tốt
đẹp, hoặc tạo ra những khoản đầu tư vững chắc không?
Nói cho ngay, khi bạn ra trường thì quyền tự do quan
trọng nhất có thể chính là quyền tự do làm việc để có thu nhập và tiết
kiệm. Những quyền tự do khác – ví dụ như bầu cử hay phản đối – dĩ nhiên
là quan trọng rồi. Nhưng quyền tự do cấp bách nhất bao gồm tự do chọn
nghề hay ít nhất là tìm việc làm. Bạn sẽ kiếm sống bằng cách nào? Bạn
dùng phần lớn cuộc đời mình cho cái gì? Bạn dùng phần lớn thời gian thức
của mình ở đâu? Trong lĩnh vực kinh tế.
Tự do kinh tế còn có những hiệu ứng phụ quan trọng
nữa. Quyền tự do trong lĩnh vực này sẽ khuyến khích quyền tự do trong
những lĩnh vực khác. Ví dụ, đồng tiền mà bạn không kiếm được hay không
giữ được thì bạn cũng không thể chi được cho sự nghiệp chính trị hay xã
hội cao thượng.
Quyền tự do báo chí không chỉ là quyền nói mà còn là
quyền mua phương tiện để nói nữa. Ở một số nước, chính phủ kiểm soát
việc cung cấp giấy in và việc tiếp cận với sóng phát thanh. Tại những
nước đó, tự do báo chí bị đe dọa. Cần gì phải kiểm duyệt khi mà người ta
có thể dùng phương tiện kinh tế để bịt miệng những người chỉ trích?
Nhưng sự phổ biến của máy tính, máy fax, điện thoại cầm tay và Internet
làm cho những chính phủ độc tài, thí dụ như Trung Quốc, khó kiểm soát
được số dân đang tăng lên của họ.
Hơn thế nữa, sự thịnh vượng kinh tế tăng lên sẽ
khuyến khích người dân sử dụng quyền tự do chính trị. Nếu con bạn bị đói
thì bạn sẽ phải lo cho chúng ăn. Nếu con bạn được ăn no và khỏe mạnh
thì bạn sẽ có điều kiện lo lắng đến những việc khác – thí dụ như ủng hộ
một sự nghiệp, một ứng cử viên hay chiến dịch tranh cử. Ở những nước có
những người giàu hơn – tương tự như Mexico, Nam Hàn và Đài Loan – số
người thuộc thành phần trung lưu đang gia tăng sẽ buộc giới tinh hoa
chính trị phải lùi bước. Điều đó cuối cùng có thể cũng sẽ xảy ra ở Trung
Quốc.
Tự do kinh tế có ý nghĩa lớn hơn là lời và lỗ. Tự do
kinh tế phù hợp với xã hội tự do rộng lớn hơn, trong đó người ta có thể
tự do tiếp cận với các nguồn lực dùng cho một loạt những mục tiêu khả dĩ
khác nhau. Trong các nước đã phát triển, nhiều người từ bỏ công việc
kinh doanh để có thời gian phục vụ cộng đồng hay suy tư, chiêm nghiệm.
Bạn có thể làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận, vào chủng viện, thành
nghiên cứu sinh suốt đời hay đi tu. Và bất cứ người nào cũng có thể rút
lui khỏi phần lớn các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nếu bạn không thích
sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán, bạn có thể đơn giản là bỏ
đi. Hay bạn có thể tìm ra một nhà cung cấp khác, thí dụ như hợp tác xã
thương nghiệp địa phương. Xã hội càng giàu có thì những kiểu lựa chọn
như thế sẽ càng nhiều hơn.
Bất khả phân
Cuối cùng, thành công về kinh tế tạo điều kiện cho
người ta sử dụng một cách đầy đủ hơn lợi thế của những quyền tự do khác.
Kiếm được một ít tiền rồi chu du khắp thế giới, đi làm nghiên cứu sinh,
xuất bản một tờ báo, ủng hộ quỹ từ thiện, ủng hộ một chiến dịch hay một
chính khách mà bạn chọn. Tạo ra mạng dịch vụ trực tuyến – như Twitter
hay Facebook— và trao quyền lực chính trị vào tay những người đối lập và
người phản kháng trên khắp thế giới. Hay dựa vào một tài khoản trong
ngân hàng để chuyển nghề, dù đấy có là ngắm cái rốn của bạn hay giúp đỡ
nhân loại thì cũng thế. Những người có ít quyền tự do kinh tế cũng sẽ có
ít những lựa chọn tương tự như thế.
Điểm chính là gì? Quyền tự do là bất khả phân. Quyền
tự do kinh tế cũng quan trọng như quyền tự do cá nhân và quyền tự do
chính trị vì quyền tự do cá nhân, quyền tự do chính trị và quyền tự do
kinh tế là những sợi làm nên cùng một cái dây: quyền tự do. Như vậy là,
bảo vệ quyền tự do dưới mọi hình thức là con đường duy nhất đưa ta tới
và giúp ta bảo vệ được xã hội tự do.
D. B.
Douglas Bandow là cộng tác viên cao cấp của Viện Cato, ông là tác giả của một loạt tác phẩm viết về kinh tế và chính trị.
Nguồn: fee.org
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học
Boxitvn
Trần Xuân Hoài
Ai bảo Toán học chỉ là khoa học tự nhiên?
Bởi tin rằng “Điều gì đã
khắc ở trong tâm thì (nhất định) cũng bộc lộ thành lời (thành chữ)”,
nên TSKH Trần Xuân Hoài đã thống kê tần suất những từ ngữ chính trị xuất
hiện trong chuỗi các Hiến pháp Việt Nam từ 1946 đến nay, xem những con
số, những biểu đồ toán học khô khan có nói lên quy luật gì hữu ích
không?
Kết quả là, những con số
cùng những gợi ý rất nhẹ nhàng và khách quan của tác giả, đã khiến ta
dễ dàng đạt tới những nhận thức vô cùng thú vị:
1/ Tần suất những chữ
”Độc lập”, “Tự do”, “Bình đẳng” thì tương đối ổn định. Riêng từ “DÂN
CHỦ” được nhấn mạnh trong HP 1946, nhưng sau đó thì liên tục “giảm mạnh”
! Đúng là Nhân quyền bị “teo dần trong Hiến pháp” (GS TS Hoàng Xuân
Phú).
2/ Theo thời gian, sự
giảm dần của yếu tố Dân chủ lại tương ứng với sự tăng dần của yếu tố
Cộng sản và Chuyên chính thể hiện ở cách đặt tên nước, từ một nước dân
chủ cộng hòa (1946), dân chủ nhân dân (1960), sang Nhà nước chuyên chính
Vô sản (1980), Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (1992),
rồi Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa (2000, tu chỉnh). Ý thức hệ
đúng là yếu tố “làm teo” Nhân quyền!
3/ “Sự định danh lại vào
Hiến pháp 1980 từ nhà nước dân chủ sang nhà nước CHUYÊN CHÍNH, là một
bước ngoặt lớn”, “hiếm có quốc gia nào có được sự tự định danh chính
thức là nhà nước CHUYÊN CHÍNH như Hiến pháp 1980 của nước ta” (nguyên
văn TXH, HSP nhấn mạnh). Từ một Hiến pháp năm 1946 dựa trên những tiên
đề “không ai có thể bác bỏ” đã du nhập thêm những tiên đề rất dễ bị bác
bỏ, nhiều người muốn bác bỏ. Càng củng cố được quyền lực, sự Chuyên
chính càng bộc lộ một cách trực diện, ngang nhiên và được pháp chế hóa
thẳng thừng.
4/ Chuyên chính tăng lên
thì Dân chủ giảm đi là dễ hiểu, nhưng lạ một điều càng Chuyên chính thì
Hiến pháp càng tô rõ thêm hai chữ Nhân dân là vì sao, có mâu thuẫn gì ở
đây? Bởi theo lý thuyết Mác-xít thì Chuyên chính không mâu thuẫn gì với
“Nhân dân” cả: Đảng Cộng sản chỉ Dân chủ với “Nhân dân” nhưng quyết
chuyên chính với “kẻ thù”. Trong nhân dân nếu có ai chống lại Đảng thì
Đảng đẩy nó thành “kẻ thù”, không cho nó thuộc về “nhân dân” nữa, thế là
“nhân dân” thì luôn trong sạch, luôn theo Đảng, và Đảng chẳng bao giờ
phải chuyên chính với “nhân dân”!
Đọc bài Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong Hiến pháp
của báo Quân đội nhân dân ta sẽ hiểu ngay “nhân dân phải mang tính giai
cấp”, chỉ có những người theo Đảng làm cách mạng lập ra chế độ dân chủ
cộng hòa mới là “nhân dân”, và Hiến pháp 1946 đã khẳng định không được
dân chủ đa nguyên! (Vậy những ai muốn trở về Hiến pháp 1946 chớ có ảo
tưởng nhé).
Nghĩa là các khái niệm
Dân chủ và Nhân dân đã bị đánh tráo. Đồng thời hai chữ ĐỘC TÀI nghiễm
nhiên đi vào Hiến pháp do được nghệ thuật phù phép ngôn từ thay bằng hai
chữ CHUYÊN CHÍNH của Trung Hoa cho đỡ phản cảm, mặc dù tất cả các ngôn
ngữ thông dụng trên thế giới đều biết Chuyên chính = độc tài =
Dictatura, từ một chữ Latin nghĩa là phi dân chủ!
Việc nhập nhằng giữa
khái niệm Nhà nước với Chính quyền, giữa quyền Con người với quyền Công
dân, giữa quyền độc lập của một Dân tộc với quyền độc lập của mỗi cá
nhân… cũng là những thủ thuật pháp lý láu cá, đánh tráo khái niệm.
Tác giả biết rằng nếu
Hiến pháp xây dựng trên cơ sở những chân lý “không ai chối cãi được” thì
đương nhiên được toàn dân chấp nhận, nhưng khi người ta cần mưu lợi về
chính trị, cần kinh tế, cần tuyên truyền… tức là đặt cơ sở trên những
điều “có thể chối cãi”, do xuất phát từ chủ quan những người soạn thảo
và quyết định Hiến pháp thì… (xin chấm than!). Chính vì thế mà chừng nào
việc soạn thảo và quyết định Hiến pháp còn do một tập thể mà tuyệt đại
đa số là người của một phe, một đảng thì… xin đừng tranh biện làm gì cho
hoài công? Song song với yêu cầu sửa đổi nội dung Hiến pháp, không thể
không đề cập mạnh đến nhu cầu cốt tử này từ những sức mạnh của xã hội
công dân, mà việc ký kiến nghị đông đảo và lên tiếng trên mọi diễn đàn
cũng là những cố gắng.
Là nhà khoa học tự
nhiên, TSKH Trần Xuân Hoài chỉ nói ít, nhưng những con số và đồ thị
thuần toán học, như đứng ngoài chính trị, lại có sức mạnh lột trần những
tâm can cơ hội chính trị sâu kín, mà nếu không hiểu được rõ, không vạch
được rõ, e sẽ không thể luận bàn Hiến pháp.
Hà Sĩ Phu
|
1- Tiên đề của khoa học
Khoa học là công cụ tư duy để con người lý giải và
làm chủ tự nhiên cũng như xã hội. Mọi ngành khoa học đều được xây dựng
từ những tiên đề (axioms), là những chân lý vạn năng tự thân không cần
chứng minh [1]. Từ lớp 7 phổ thông ai cũng biết tiên đề Euclide về đường
thẳng song song là nền tảng cho hình học cổ điển. Đó là loại tiên đề
của tư duy toán học. Bảo toàn năng lượng và bảo toàn vật chất là những
tiên đề nền tảng cho Vật lý. Tốc độ ánh sáng trong chân không là cực đại
và hằng số trong mọi điều kiện là tiên đề cho thuyết tương đối
Einstein. Những tiên đề đó là của thế giới tự nhiên. Xã hội con người
cũng là một đối tượng của khoa học. Muốn xây dựng một tập hợp con người
thành một hệ thống xã hội văn minh cũng cần có những tiên đề, tạm gọi là
Tiên đề xã hội. Nói một cách dễ hiểu, đó là những lẽ phải không ai chối
cãi được (Hồ Chí Minh)[2]. Từ các tiên đề xã hội sẽ xây dựng nên Hiến
pháp, luật pháp, quy tắc của xã hội đó. Tiên đề xã hội được thể hiện
trong các niềm tin tôn giáo hoặc các tuyên ngôn xã hội. Khác với tôn
giáo cần cách diễn đạt càng mờ ảo thì càng lôi kéo được niềm tin, các
tuyên ngôn xã hội là khoa học, nên rất rõ ràng, không thể đánh tráo.
Không kể thời trung cổ thì cho đến nay có 3 tuyên ngôn xã hội phổ biến
nhất mà các xã hội văn minh chọn các tiên đề ở đó làm cơ sở cho Hiến
pháp:Tuyên ngôn độc lập Mỹ (1776), Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền
Pháp (1791) và Tuyên ngôn Cộng sản (1848).
2- Tiên đề xã hội cho các hiến pháp của Việt Nam
Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 [2] là bản tuyên ngôn xã
hội chính thức duy nhất của nước Việt Nam cho đến nay. Điều rất đặc biệt
là ngay những dòng đầu tiên bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đó đã
chọn những tiên đề xã hội của Tuyên ngôn độc lập Mỹ [3]: “Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, và Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền Pháp [4]: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và
phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Tuyên ngôn độc lập
Việt Nam đã khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Hiến pháp Việt Nam đã có hành trình gần 70 năm, với
ít nhất 4 phiên bản chính thức vào các năm 1946, 1960, 1980, 1992 [5],
và 1 dự thảo 2013 [6], không kể các sửa đổi nhỏ 2001. Với các tiên đề xã
hội như Tuyên ngôn Độc lập 1945 đã khẳng định, thì các quyền hiển nhiên
như Độc lập, Tự do, Bình đẳng, Dân chủ là những điều khắc sâu trong
lòng Việt Nam, tất phải thể hiện thành lời trong Hiến pháp Việt Nam vì
Hiến pháp là văn bản pháp lý tối cao, với kỳ vọng là được bắt nguồn từ
những lẽ phải không ai chối cãi được đó.
Người Đức có câu tục ngữ rất hay: Điều gì khắc ở
trong tâm thì cũng bộc lộ nên lời. Theo triết lý đó của người Đức, chúng
ta làm một thống kê nhỏ mà kết quả trình bày trong bảng dưới đây, cho
ta thấy số lần xuất hiện và xác suất hiện diện của các phạm trù đó trong
các văn bản Hiến pháp Việt Nam. Vì các văn bản có độ dài ngắn khác
nhau, nên để định lượng cần phải tính xác suất hiện diện của chúng bằng
cách tính tỷ lệ (phần nghìn) của số lần xuất hiện chia cho tổng số từ.
Để dễ nhận biết, xác suất của sự hiện diện được trình bày rõ thêm bằng
đồ thị kèm theo.
Nhìn biểu đồ thấy rõ sự biểu hiện của yêu cầu “Độc
lập” có biến đổi ít nhiều nhưng không một chiều, “Tự do” năm 1946 là rất
cao sau đó ổn định suốt nhiều thập kỷ. “Bình đẳng” tương đối ổn định.
Riêng “Dân chủ” trong hành trình hiến pháp Việt Nam có sự biến đổi bất
thường nhất. Trong các phiên bản ban đầu, 1946, 1960 phạm trù này được
nhấn mạnh nhiều, sau đó thì giảm mạnh. Lưu ý rằng trong các thống kê
này, cụm từ dân chủ nằm trong tên gọi quốc gia “Nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa”, đã được đưa ra khỏi số liệu thống kê. Tuy chỉ là một phương
pháp tư duy hình thức, gần giống như một trò chơi ngôn ngữ, nhưng số
liệu thống kê giản đơn như vậy cũng gợi ý để tìm hiểu kỹ hơn, đặc biệt
về nội hàm “Dân chủ” trong Hiến pháp.
3- Sự định danh của một quốc gia và Hành trình dân chủ trong các Hiến pháp Việt Nam
• Việt Nam, với tư cách là một quốc gia (nhà nước), được định danh trong các Hiến pháp như sau:
Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa (Điều 1, Hiến pháp 1946).
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà…, là một nước dân chủ nhân dân (Điều 2 Hiến pháp 1960).
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản… (Điều 2, Hiến pháp 1980).
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước (gì?) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân… (Điều 2, Hiến pháp
1992).
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân… (Điều 2 Hiến pháp 1992,
sửa đổi năm 2000).
• Sự định danh lại vào Hiến pháp 1980 từ nhà nước dân
chủ sang nhà nước chuyên chính, là một bước ngoặt lớn, có thể hiểu là
Hiến pháp được xây dựng lại trên cơ sở những tiên đề xã hội khác trước.
Có lẽ hiếm có quốc gia nào có được sự tự định danh chính thức là nhà
nước chuyên chính như Hiến pháp 1980 của nước ta. Nên nhớ rằng, “chuyên
chính” là xuất xứ từ nguyên gốc Latin “Dictatura”, trong mọi ngôn ngữ
thông dụng đều có duy nhất một nghĩa là đối nghịch với “Dân chủ –
Democracy”, rất phản cảm trong xã hội văn minh [7]. Vì là từ mượn, trong
tiếng Việt, nhờ sử dụng thủ thuật “từ đồng nghĩa – synonyms” cùng gốc
Hán-Việt nên chữ “Chuyên chính” đã được dùng thay cho chữ “Độc tài”, và
do vậy không gây phản cảm trong xã hội Việt Nam. Trong giao tiếp, quảng
cáo, tuyên truyền chính trị, những thủ thuật ngôn ngữ được dùng để dễ
thuyết phục một cách nhất thời như vậy không phải là điều cấm kỵ, nhưng
trong một văn bản luật cao nhất như Hiến pháp của một quốc gia mà định
danh một quốc gia như vậy thì rất lạ.
• Hiến pháp 1992 một lần nữa định danh lại: “Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân…”. Cần nhớ rằng mệnh đề này là trích trong diễn văn
Gettysburg (1863) của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, dùng để định danh
một chính quyền, nguyên văn: “government of the people, by the people,
for the people” – Chính quyền của dân, do dân và vì dân [8]. Không phải
là vô tình mà A. Lincoln định danh đó cho chính quyền chứ không phải cho
nhà nước. Vì nếu là nhà nước (quốc gia) thì định danh như vậy thật vô
nghĩa. Coi Chính quyền đồng nghĩa là Nhà nước (quốc gia), là một sự cố
tình nhầm lẫn tai hại trong chính giới và chuyển thành thói quen cả ở
trong ngôn ngữ dân gian. Như vậy, thực chất Hiến pháp 1992 của Việt Nam
không định danh nhà nước Việt Nam là nhà nước gì, không biết là dân chủ
hay là chuyên chính hay là cái gì đó khác…!
• Có lẽ nhận thấy sơ suất này nên năm 2001 đã sửa lại
Việt Nam là “…là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân… ”.
Hiến pháp là văn bản pháp luật tối cao khởi thủy cho mọi văn bản pháp
luật khác. Về khoa học, bất kỳ một định danh nào đều phải dẫn chiếu đến
một khái niệm đã được định danh trước đó hoặc diễn dịch từ những “sự
thật không thế chối cãi” – tức tiên đề xã hội. Vì vậy cần giải thích rõ
“Nhà nước pháp quyền XHCN” là gì trước khi định danh cho một nhà nước.
• Qua sự định danh quốc gia trong Hiến pháp, ta có thể tóm tắt hành trình dân chủ theo con đường tiến hóa gần 70 năm như sau:
Dân chủ cộng hòa (46) –> Dân chủ nhân dân (60)
–> Chuyên chính vô sản (80) –> không định danh (92) –> Pháp
quyền XHCN (2001)…
Điều này lý giải cho biểu đồ về sự biểu hiện “Dân
chủ” trong hiến pháp Việt Nam và hiển nhiên đã dẫn dắt sự thực thi trong
xã hội chúng ta.
4- Thay lời kết
Trước một đối tượng quan trọng như chọn cơ sở nào để
xây dưng Hiến pháp, trong xã hội tất phải có nhiều quan điểm khác nhau.
Dưới quan điểm chính trị, Hiến pháp phải xây dựng trên cơ sở đảm bảo
quyền lực thống trị. Theo mục tiêu kinh tế, Hiến pháp phải được tạo ra
theo lợi ích của việc điều khiển và thao túng đồng tiền. Lấy mục đích
tuyên truyền làm chính, Hiến pháp sẽ được xây dựng bằng các thủ thuật
ngôn ngữ. Điều thống nhất là tất cả các quan điểm khác nhau đều tự tuyên
bố là vì quyền lợi của toàn dân. Tất nhiên thôi, vì về danh nghĩa, Hiến
pháp là của toàn dân. Về nguyên tắc, Hiến pháp phải được toàn dân chấp
nhận.
Khi Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở những lẽ phải
không thể chối cãi được, thì việc chấp thuận của toàn dân là một lẽ tự
nhiên. Còn khi cơ sở là những lý lẽ dễ bị chối cãi, dù cho Hiến pháp đó
bằng cách này hay cách khác tuyên bố được nhân dân chấp thuận, thì đó
chỉ là sự áp đặt khiên cưỡng. Một Hiến pháp như vậy chỉ là hình thức,
chỉ để tuyên truyền và tất nhiên không thể thực thi làm nền tảng cho sự
phát triển hài hòa, bền vững và thịnh vượng cho quốc gia, dân tộc.
Chắc là không có ai, ngoài vài ba nhà khoa học, lại
ngây thơ tin rằng Hiến pháp của một quốc gia chỉ được xây dựng trên một
cơ sở duy nhất, là cơ sở của những lẽ phải không thể chối cãi được.
Nhà Vật lý vĩ đại Albert Einstein đã từng thổ lộ:
“Tôi không bao giờ ngại ngần và cũng chẳng bỏ lỡ một cơ hội nào để thẳng
thắn nói lên niềm tin của mình, vì tôi coi đó là nghĩa vụ phải làm. Tuy
nhiên, theo lẽ thường thì một tiếng nói đơn lẻ luôn luôn chìm trong
tiếng ồn ào của số đông.”
T. X. H.
Chú thích
[1] axioms: a self-evident or universally recognized truth.
[2] http://dangcongsan. vn/cpv/Modules/News/NewsDetail. aspx?co_id=30196&cn_id=119997
[3] “We hold these truths to be sacred and undeniable
self evident, that all men are created equal and independent; that from
that equal creation they derive in rights inherent and inalienable,
among which are the preservation of life, and liberty and the pursuit of
happiness”; http://www. princeton. edu/~tjpapers/declaration/declaration. html
[4] “Les hommes naissent et demeurent libres et égaux en droits”. http://www.assemblee-nationale.fr/histoire/dudh/1789.asp
[5] http://vanban.
chinhphu.
vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=view&org_group_id=0&type_group_id=1&category_id=0
[6] http://vietnamnet. vn/vn/chinh-tri/103390/du-thao-sua-doi-hien-phap-lay-y-kien-nhan-dan. html
[7] Tiếng Anh: Dictatorship, Pháp: Dictature, Nga: диктатура, Đức: Diktatur, Trung Quốc: 独裁 (âm Hán Việt: độc tài).
[8] “…and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.” http://showcase.netins.net/web/creative/lincoln/speeches/gettysburg.htm
Hiến pháp là nền tảng, còn nền tảng của Hiến pháp?
Boxitvn
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Thế giới hiện đại coi hiến pháp là nền tảng pháp lý
cho mọi nhà nước tồn tại và vận hành, bất kể là nhà nước gì, hiển nhiên
như bất cứ ngôi nhà nào cũng phải có nền móng. Tới lượt nền móng lại
được xây dựng trên nền tảng địa chất nào đó; hiến pháp nước nào cũng
vậy, được xây dựng trên những nền tảng nguyên lý nhất định quyết định
bản chất hiến pháp đó, được khoa học pháp lý dùng làm tiêu thức phân
loại ngót 200 quốc gia trên thế giới đặc trưng bởi hiến pháp quốc gia
họ. Ở các quốc gia Hồi giáo như Afghanistan, Iran, Mauretanien, Sudan, Pakistan…,
hiến pháp đều dựa trên nền tảng kinh Koran. Điển hình như Hiến pháp
Iran năm 1979, sửa toàn diện lần cuối năm 1989, gồm 177 điều, mở đầu:
“Hiến pháp Cộng hoà Hồi giáo Iran phấn đấu tạo dựng các định chế văn
hoá, xã hội, chính trị và kinh tế Iran theo các nguyên tắc cơ bản và quy
ước đạo Hồi; nó phù hợp với tâm nguyện của cộng đồng Hồi giáo”. Bản
chất hiến pháp chính là bản chất mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và
người dân do nó điều chỉnh; ở các quốc gia Hồi giáo trên, mối quan hệ đó
thừa nhận ba chủ thể, với vai trò lãnh đạo tinh thần của giáo chủ, nhà
nước nhân danh Hồi giáo quyết định trực tiếp mọi hoạt động văn hoá xã
hội chính trị kinh tế, và người dân có bổn phận chấp hành, được bảo đảm
bằng tín điều Hồi giáo, kinh Koran. Chính trị học phân loại những nhà
nước quyết định trực tiếp mọi mặt hoạt động của người dân thuộc toàn
trị, luôn phải phục tùng mệnh lệnh của một hoặc một nhóm người đứng đầu
là độc tài; từ đó các quốc gia Hồi giáo trên bị tạp chí The Economist
xếp chỉ số thứ hạng dân chủ dưới mức trung bình, đa phần thuộc nhóm
chính thể chuyên chế.
Khác các quốc gia trên, nền tảng Hiến pháp Mỹ chỉ
thừa nhận hai chủ thể, theo nguyên lý, người dân chứ không phải một hay
một nhóm người hay bất cứ nhân danh gì, là chủ nhân nhà nước, có toàn
quyền định đoạt nó, chứ không phải ngược lại; đảng phái, tôn giáo, tổ
chức dân sự đều nằm trong phạm trù nhân dân chứ không phải trên hay
ngoài nhân dân càng không phải nhà nước; được Đại hội Đại biểu 13 tiểu
bang đưa vào tuyên ngôn độc lập trước đó: “Chúng tôi khẳng định một chân
lý hiển nhiên rằng, tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để
đảm bảo những quyền đó, chính phủ lập ra được trao quyền lực chính đáng
dựa trên ý chí nhân dân; bất cứ lúc nào nếu chính quyền phá vỡ những
mục tiêu trên, nhân dân đều có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền
đó lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc, tổ
chức thực thi tốt nhất nhằm phục vụ cho hạnh phúc người dân”. Nguyên lý
trên được Hiến pháp Mỹ khẳng định tiếp ở lời mở đầu: “Nhằm hoàn thiện
Hợp Chúng Quốc, thực hiện quyền bình đẳng, bảo đảm ổn định xã hội, quan
tâm bảo vệ đất nước, thúc đẩy lợi ích chung, gìn giữ tự do cho chính
mình và thế hệ con cháu mai sau, nhân dân Mỹ lập nên bản Hiến pháp này
cho nhà nước Hoa Kỳ”. Tức người dân định ra hiến pháp trao quyền lực cho
nhà nước thực thi ý chí họ, chứ không phải để cai trị mình – một dấu
hiệu bản chất của hiến pháp dân chủ. Hệ dẫn, phúc quyết được chính trị
học coi là một dấu hiệu bắt buộc của một nhà nước dân chủ, bảo đảm tính
chính danh cho nó, chứ nhà nước không phải vua chuá nghiễm nhiên có
quyền lực; được Hiến pháp ta năm 1946 quy định thành văn, hoặc nhiều
quốc gia khác mặc định, nghĩa là tự động thực hiện không cần viết vào
hiến pháp; cũng giải thích cho thực tế, tại sao Hiến pháp mới Ai Cập
trưng cầu dân ý vừa qua bị biểu tình chống kịch liệt, bởi thiên về Hồi
giáo, gây lép vế cho những tôn giáo khác; tức không xuất phát từ ý chí
toàn bộ tầng lớp nhân dân.
Nguyên lý dân chủ trên có thể tìm thấy ở nhiều quốc
gia, như Hiến pháp Liên bang Nga 1993 được thể hiện ở câu mở đầu: “Nhằm
khẳng định tự do và quyền con người, ổn định và hoà hợp, gìn giữ thống
nhất đất nước, xuất phát từ những nguyên tắc bình đẳng, tự chủ của người
dân, tự hào với các bậc tiền nhân đã trao chúng ta tình yêu và ý thức
đối với tổ quốc, tin tưởng vào bình đẳng bác ái, giữ vững chủ quyền đất
nước, quyết tâm bảo vệ nền tảng dân chủ, phấn đấu vì một nước Nga hạnh
phúc nở hoa, với trách nhiệm trước quê hương, mọi thế hệ, là một phần
của cộng đồng thế giới, nhân dân đa sắc tộc Liên bang Nga số phận chung
đã liên kết nhau trên cùng mảnh đất làm ra bản Hiến pháp này cho nhà
nước Nga”.
Rút bài học từ trang sử đen tối nhất gây ra bởi chế
độ Phát xít nhân danh ưu việt đưa dân tộc Đức lên vị trí thượng đẳng
thống trị thế giới, nguyên lý dân chủ trên được Hiến pháp Đức năm 1946
thể hiện chi tiết tại Điều 20: “(1) Cộng hoà Liên bang Đức là nhà nước
dân chủ và xã hội. (2) Tất cả quyền lực nhà nước đều từ nhân dân. Nó
được nhân dân thực thi thông qua bầu cử và trưng cầu dân ý, và bằng các
cơ quan chuyên về lập pháp hành pháp và tư pháp. (3) Lập pháp chịu ràng
buộc bởi hiến pháp, hành pháp và tư pháp bởi luật và các chuẩn mực luật
định. (4) Bất cứ ai có hành vi vi phạm những nguyên tắc trên, mọi người
Đức đều có quyền chống lại, nếu các biện pháp khác đều không thể”. Ở đây
nguyên lý dân chủ đã được biến thành quy phạm, tức những “chuẩn mực
thước đo quy tắc xử sự, đong đo đếm được”, như tại điểm (1): nhà nước họ
là nhà nước dân chủ và xã hội; tại điểm (2), người dân bầu cử và phúc
quyết; tại điểm (3): mọi cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho
phép; tại điểm (4): nếu xảy ra vi phạm những nguyên tắc trên người dân
có quyền chống lại, một khi cơ quan nhà nước không, hoặc không thể giải
quyết.
Phạm trù nhà nước “dân chủ và xã hội” quy định tại
điểm (1), tương tự như phạm trù nhà nước “xã hội chủ nghĩa”, hay nhà
nước “cộng hoà hồi giáo”, được dùng chủ yếu trong khoa học chính trị,
chỉ có thể phân biệt thông qua nhận thức về nội hàm và ngoại diên của
chúng. Mà đã là nhận thức thì mang tính chủ quan, không phải những quy
phạm “thước đo chuẩn mực cân đong đo đếm được” dùng trong các văn bản
luật. Để khắc phục bất cập đó, Toà án Hiến pháp họ có chức năng giải
thích Hiến pháp, lượng hoá phạm trù, khái niệm, thành những quy phạm,
buộc cơ quan quyền lực nhà nước không thể làm theo nhận thức chủ quan
của mình chệch ra khỏi phạm trù dân chủ, xã hội (sẽ được bàn đến trong
chuyên đề Toà án Hiến pháp). Điểm (4) hàm chứa nguyên lý: người dân là
chủ nhân được quyền làm tất cả đối với nhà nước (trừ những điều luật
pháp cấm); họ có quyền can thiệp từ những hành xử thường nhật của chính
quyền cho tới loại bỏ nó như Hiến pháp Mỹ ghi nhận. Cách thập niên
trước, lúc tệ nạn bán thuốc lá lậu lan tràn Đông Đức mới tái thống nhất,
tại Leipzig một đội cảnh sát chặn hai đầu một cầu vượt dưới là đường ô
tô chạy ken kín, nhằm bắt gọn mấy người Việt bán thuốc lá lậu cho khách
qua cầu trên đó, lập tức bị dân chúng đi đường quây cảnh sát lại giải
toả cho nạn nhân, đòi đưa cảnh sát ra toà, bởi hành vi cảnh sát có thể
dẫn tới bức tử họ liều chết nhảy xuống đường. Năm 2011, dưới áp lực của
dân chúng truyền thông phản đối kịch liệt đòi miễn nhiệm, bị Quốc hội
điều trần, Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Niedersachsen đã phải cho đón trở
lại Đức một gia đình người Việt hai con đã sống ở Đức 20 năm bị trục
xuất về nước vốn đúng luật được toà phán quyết; chỉ vì người dân cho
rằng cơ quan nhà nước (kể cả toà án) đã hành xử vô nhân đạo không phù
hợp bản chất dân chủ nhà nước họ được hiến định. Nói nhà nước của dân do
dân vì dân được hiến định phải có giá trị trên thực tế như vậy.
Thụy Điển là Vương quốc được xếp hạng dân chủ số 1
thế giới, mặc dù trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thừa nhận
chủ thể thứ ba là vua truyền ngôi nhưng chỉ dưới dạng biểu tượng quốc
gia; nguyên lý “tất cả quyền lực nhà nước đều từ nhân dân” được hiến
pháp họ quy phạm hoá chi tiết hơn nữa tại điều 1: “Quyền lực người dân
Thụy Điển được hình thành từ tập hợp các ý kiến biểu đạt tự do, quyền
biểu quyết ngang nhau, nhà nước trung ương và cơ quan hành chính điạ
phương phải biến thành hiện thực”. Chứ không phải cầm quyền muốn làm gì
thì làm, cho dù với động cơ mang lại hạnh phúc cho người dân tốt đẹp tới
mấy. Tại điều 2, mục đích vì dân của nhà nước, cũng được quy phạm hoá:
“Cuộc sống văn hoá, kinh tế, việc riêng của mỗi một người (chứ không
phải nhân dân chung chung – ND) là mục đích cao nhất trong hành xử hàng
ngày của cơ quan nhà nước”; giải thích cho thực tế ở họ bất cứ quyết
định nào của chính quyền đối với bất kỳ người dân nào đều phải ghi rõ
người dân có quyền chống lại, hướng dẫn thủ tục thậm chí trợ cấp cả chi
phí khiếu kiện đi lại luật sư nếu không đủ tài chính; chính quyền phải
giải quyết trong thời hạn luật định, qúa hạn hoặc sai sẽ bị chế tài. Nói
tuân thủ hiến pháp, không có nghĩa nhắm vào nhân dân mà nhằm vào nhà
nước khi thực thi quyền lực như vậy.
Cũng thừa nhận 3 chủ thể, ở Đan Mạch gồm vua, nhà
nước và nhân dân, nhưng nước họ đạt chỉ số thứ hạng dân chủ cao thứ 5
thế giới chính nhờ phân định vai trò độc lập trong bộ máy nhà nước, để
bảo đảm người dân thực sự là chủ nhân đất nước; điều §3 Hiến pháp năm
1953, quy định: “Quốc hội cùng Vua giữ vai trò lập pháp”, “Vua giữ chức
năng hành pháp” nhưng “toà án đảm bảo chức năng tư pháp độc lập”. Chức
năng hành pháp lại được Điều §13 phân định “Vua không thể truy cứu trách
nhiệm, bất khả xâm phạm”, nhưng “các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm
đối với điều hành của chính phủ bằng một bộ luật”. Nghĩa là bất cứ quan
chức nào sai phạm đều bị chế tài, không thể đổ cho Vua.
Hiến pháp Liên Xô 1977 sửa lần cuối năm 1990 được xây
dựng dựa trên nền tảng “nguyên lý Chủ nghĩa Xã hội”, “học thuyết chủ
nghĩa cộng sản”, với 3 chủ thể phù hợp nguyên lý đó, khái quát trong lời
mở đầu: “Cách mạng tháng 10 đã tạo dựng được nền chuyên chính vô sản,
lập ra nhà nước kiểu mới Xô Viết là công cụ chính bảo vệ thành quả cách
mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, đội tiên phong của nhân dân”. “Các nước Cộng hoà Liên Xô huy động
lực lượng và khả năng nhân dân xây dựng nó”.
Nền tảng nguyên lý trên cũng được phản ảnh trong phần
mở đầu Hiến pháp Trung Quốc năm 1982, sửa đổi ngày 14.3.2004, cũng với 3
chủ thể: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được dẫn dắt
bởi chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, học thuyết Đăng Tiểu
Bình, và thuyết Ba Đại diện, quần chúng nhân dân các dân tộc Trung Quốc
tiếp tục giữ vững chuyên chính vô sản, trên con đường Xã hội Chủ nghĩa…
biến Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa, dân chủ và hạnh phúc”.
Nền tảng Hiến pháp nước ta năm 1946, có thể so sánh
với Hiến pháp Hoa kỳ, khi bản Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945 làm nền tảng
cho nó, được mở đầu trích từ Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ: “Tất cả mọi
người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Mối quan hệ giữa nhà nước có chức
năng thực thi quyền lực dân trao theo ý chí họ, và người dân có quyền
loại bỏ chính quyền cũ, lập mới trong nền tảng Hiến pháp Mỹ, được Chủ
tịch Hồ Chí Minh giải thích đơn giản mộc mạc cho người dân dễ hiểu, khi
bàn về nó: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa”. Vấn đề chỉ còn nằm ở cơ chế nào để thực hiện nguyên lý đó, chính là nhiệm vụ các điều khoản trong hiến pháp phải giải quyết, chứ không thể trông chờ vào nhận thức đạo đức cá nhân người hành xử.
So với Hiến pháp gốc 1992 có 12 chương, 147 điều, Dự
thảo sửa đổi ở ta hiện nay chỉ còn 11 chương, 124 điều; giảm 1 chương,
bớt 23 điều, trong đó sửa 99 điều, bổ sung mới 11 điều và chỉ giữ lại
nguyên vẹn 14 điều, tức còn lại chưa tới 10% hành văn hiến pháp cũ,
nghĩa là sửa đổi toàn diện, có ý nghĩa như thay mới. Vì vậy, tính chất
và lý do sửa đổi hoàn toàn khác với sửa một vài điều như Hiến pháp Mỹ
hay Đức do họ nếu không sửa, luật ban hành liên quan sẽ bị bác bỏ, vốn ở
ta chưa bao giờ xảy ra, để phải sửa như họ. Một bản hiến pháp chỉ được
coi là thay mới một khi thay đổi nền tảng nguyên lý đẻ ra nó, nếu không
hoặc các điều khoản sửa đổi sẽ xa rời nền tảng nguyên lý cũ, hoặc chứng
tỏ nền tảng cũ bất định, các điều khoản xây dựng trên nó sửa thế nào
cũng được. Và cũng chỉ khi xác định được nguyên lý nền tảng, lấy nó làm
thước đo mới có thể đánh giá 124 điều khoản xây dựng từ đó là đúng hay
sai, nếu không hoặc như “đẽo cày giữa đường” hoặc như “thầy bói xem
voi”.
Vậy Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ta hiện nay dựa trên
nền tảng nguyên lý nào? Nguyên lý đó đã thực đúng xuất phát từ ý chí
nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân? Thuộc dạng hiến pháp quốc gia nào
nêu trên, hay hoàn toàn khác biệt họ, hay đã chắt lọc được mọi tinh túy
từ họ ? Bởi nhân loại ngày nay sống trong thời đại hội nhập toàn cầu
lấy thế giới làm thước đo; Việt Nam quan hệ với mọi quốc gia trên thế
giới luôn giao thoa với hiến pháp họ; chưa nói “một bộ phận không thể
tách rời dân tộc Việt Nam” chiếm tới 1/20 người Việt, lưu trú khắp thế
giới do hiến pháp các quốc gia khác điều chỉnh; đồng nghĩa con người
Việt Nam sống với nhiều hiến pháp khác nhau, chứ không phải một! Có thể
phân tích 124 điều khoản Dự thảo để xác định trở lại nền tảng nguyên lý
xây dựng nên nó, trả lời cho các câu hỏi trên.
N. S. P.
(Bài gốc của tác giả, đã đăng trên tạp chí Tia sáng)
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Vài nét về Hiến pháp Mỹ
Boxitvn
Hà Văn Thịnh
Cách đây 230 năm, năm 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được thắng lợi – đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn thể loài người bị áp bức trong thời đại tư bản chủ nghĩa!
Một Hiến pháp có trước… nhà nước
Điều “lạ kỳ” là sau thắng lợi đó, những nhà cách mạng
Mỹ không thành lập một chính quyền cho tương xứng với công lao của
những người đã khai sinh ra nền độc lập; hầu như họ không quan tâm đến
việc ai sẽ giữ chiếc ghế nào, “ăn chia” ra sao chiếc bánh lợi quyền béo
bở mà phải mất bao xương máu, suốt 10 năm trời mới giành được
(17.12.1773-4.9.1783): Cách hành xử của những nhà cách mạng Mỹ chưa hề
có tiền lệ – ai về nhà nấy, sau khi đã làm trọn bổn phận công dân, không
cần biết đến chuyện nên (phải?) khen thưởng ai, như thế nào đối với sự
“có công với cách mạng”!
Ý định đó của sự ấu trĩ của lòng tốt nhanh chóng bị
thực tế tàn nhẫn của xã hội sau chiến tranh giày xéo, tình trạng vô
chính phủ nhanh chóng xảy ra, tiểu bang nào cũng muốn giành cho mình sự
độc quyền cao nhất, có lợi nhất, khiến cho 13 tiểu bang gây ra bao cảnh
huynh đệ tương tàn, và “nước” Mỹ, theo cách nhận xét của George
Washington, “giống như một lâu đài được xây bằng cát”. Muốn khắc phục
tình trạng đó, giải pháp duy nhất là phải thành lập một chính quyền, đây
là điều mà đến năm 1787, hầu như ai cũng biết. Nhưng, chính quyền đó sẽ
ra sao? Nó giống với mô hình Pháp hay Anh? Những bậc tiên tổ của nhà
nước Mỹ tương lai giật mình bởi họ đoan quyết rằng phải thành lập một mô
hình nhà nước hoàn toàn mới, không giống với bất kỳ ai; và, quan trọng
nhất, nó phải là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.
Sáu chữ đó là sáu chữ vàng bởi nó trở thành nền tảng, cội nguồn, nguyên
tắc bao trùm mọi nguyên tắc trong suốt quá trình soạn thảo Hiến pháp
(HP).
G. Washington, nguyên là Tổng Tư lệnh quân Cách mạng
trước đây, được mời giữ ghế chủ tọa Hội nghị Lập Hiến. 55 con người trẻ
tuổi (đa số dưới 40 tuổi, riêng A. Hamilton, vào năm 1787, chỉ mới 30 tuổi; J. Madison mới 36 tuổi – họ được coi là những cha đẻ của HP Mỹ)
chính là các tinh hoa chính trị được tập hợp từ các tiểu bang, về sau
được ca ngợi đó là những người tinh anh nhất, “gần như là thánh thần”
của nhân loại vào cuối thế kỷ 18. Những gì lịch sử ca ngợi về tài năng
của 55 người đó không hề quá lời: Chẳng hạn, Benjamin Franklin
(1706-1790) là một người đa tài: thợ in, chủ tòa báo, thẩm phán, Chủ
tịch Hội Triết học Mỹ, thống đốc tiểu bang, nhà ngoại giao, thương gia
giàu có, người thành lập Đại học Pensylvania, người phát minh ra cột
chống sét, ống thông tiểu, đàn harmonica, kính hai tròng, công ty cứu
hỏa tư nhân và, ông nói thành thạo 5 ngoại ngữ… Tài năng, nhân cách và
tầm nhìn vĩ đại đã được cộng hưởng để làm ra bản HP đầu tiên trong lịch
sử loài người mà hầu như, không có bất kỳ một lỗi văn bản lớn nào!
55 “cha đẻ” của nhà nước Mỹ, trong đó nổi bật nhất là
Alexander Hamilton (hình của ông được khắc trên tờ 10 USD), James
Madison (người có hình trên tờ 50 USD) và Benjamin Franklin (trên tờ 100
USD)…
Ngày 25.5.1787, Hội nghị Lập pháp được khai mạc tại
Philadelphia – “thành phố của tình huynh đệ”. Gần bốn tháng ròng rã,
những cuộc tranh luận quyết liệt đã nổ ra và tận cho đến lúc đặt bút ký
(17.9), nhiều đại biểu vẫn còn chất chứa những bất đồng. Bản dự thảo và
những bất đồng đó còn được 5 triệu người dân xem xét kỹ lưỡng trước khi
được Quốc hội chính thức thông qua vào năm 1789. Nhìn chung, HP Mỹ đã
được làm ra trên cơ sở những định hướng tìm tới sự hoàn hảo có thể; được
cụ thể hóa thành nhiều nguyên tắc do nhiều đại biểu đề xuất, được A.
Hamilton và J. Madison diễn đạt phần nào qua những bài báo rồi tập hợp
thành tác phẩm Liên bang thư tập (The Federalist Papers).
Những nguyên tắc lập pháp
Chúng ta muốn tạo dựng một nền tảng (HP) sẽ trường
tồn qua mọi thời đại, vậy thì, phải dự liệu đủ những thay đổi mà các
thời đại đó sẽ tạo ra. Nguyên tắc này khẳng định rõ những điều không bao giờ thay đổi như
quyền tư hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm; quyền sống, quyền tự
do và quyền kiếm tìm hạnh phúc như Tuyên ngôn Độc lập đã chỉ ra; quyền
người dân ủy nhiệm cho chính quyền, nhân dân có quyền bầu lên và bãi
nhiệm chính quyền đó… Tất nhiên, có rất nhiều điều sẽ thay đổi nên HP dự
liệu các khoản bổ sung – Tu Chính Án (Amendment, TCA), chẳng hạn, TCA
22, thông qua năm 1951, quy định tổng thống không được làm quá hai nhiệm
kỳ.
Việc thành lập một chính quyền thích hợp phải do chính người dân lựa chọn thông qua sự biểu quyết rộng rãi nhất. Không một ai có quyền áp đặt mô hình nhà nước không tương thích với mong muốn và lợi ích của người dân.
Sau rất nhiều tranh cãi, nhân dân Mỹ đã chọn mô hình nhà nước tam quyền
phân lập; theo đó, một trong ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp,
luôn bị hai cơ quan kia giám sát.
Xu hướng sửa đổi HP để mưu đồ quyền lực nhiều hơn cho một vài cá nhân là xu hướng lạm quyền của mọi quyền lực; vì thế, phải thiết lập một cơ chế sao cho có thể ngăn ngừa mọi ý đồ thao túng và sửa đổi HP.
Theo nguyên tắc này, quyền tham gia của mọi công dân là tối hậu chỉ khi
nào có trên 2/3 thượng nghị sĩ hoặc thống đốc bang yêu cầu thì việc xem xét
sửa đổi HP mới được đặt ra. Quy định này có nghĩa là, nếu muốn xóa bỏ
quyền được trang bị vũ khí, phải có ít nhất 67 TNS hoặc 34 thống đốc
bang yêu cầu.
Xu hướng lạm quyền và lộng quyền là thuộc tính tất
nhiên của con người, vì thế, phải thiết lập cơ chế sao cho đủ khả năng
để ngăn chặn mọi ý đồ lạm quyền đó. Ngoài cơ cấu tam quyền phân lập,
HP Mỹ còn định rõ cơ chế các thành viên của Tòa án Tối cao, các thẩm
phán của tòa án khu vực trong toàn liên bang, được giữ quyền trọn đời,
nếu không xin nghỉ hưu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (tâm thần, bệnh suy giảm
trí nhớ…). Như vậy, tòa án sẽ không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ phía
chính quyền hoặc cử tri!
Đảng phái là cội nguồn của chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa bè phái, đến lượt nó, chủ nghĩa bè phái là cội nguồn làm vẩn đục HP.
Vì thế, cơ cấu tổ chức chính quyền không cho phép bất kỳ đảng phái nào
có thể can thiệp vào bộ máy một cách trực tiếp. Mỗi đảng phái, trước HP,
chỉ là một tổ chức công dân, chịu sự điều chỉnh, giới hạn của luật
pháp.
Đa số người dân là thờ ơ với chính trị, vì thế,
phải thiết lập cơ chế sao cho hạn chế đến mức thấp nhất sự vô trách
nhiệm của người dân đối với việc bầu ra chức vụ lãnh đạo cao nhất.
Nguyên tắc này khẳng định cách bầu cử, theo đó, tổng thống sẽ được quyết
định bởi số đại cử tri tương đương với số lượng nghị sĩ của mỗi tiểu
bang.
Các tiểu bang lớn luôn có xu hướng chèn ép các
tiểu bang nhỏ hơn, vì thế, cơ chế tổ chức nhà nước phải hạn chế đến mức
thấp nhất sự chèn ép này. Đây là lý do để các tiểu bang dù lớn hay
nhỏ đều có hai thượng nghị sĩ trong thượng viện. Bất kỳ một đạo luật nào
dù Hạ viện đã thông qua (nơi các bang lớn có lợi thế) đều phải được
Thượng viện chuẩn y, và ngược lại.
Các cơ quan tư pháp dễ bị mua chuộc và lạm dụng,
vì thế, phải có thiết chế cho người dân được quyền giám sát, quyết định
trực tiếp đến các phán quyết tối thượng của tòa án. Nguyên tắc này đề ra cơ chế thành lập bồi thẩm đoàn
(The Jury), do người dân bầu ra. Các viên chức của ba cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp không được tham gia vào bồi thẩm đoàn. Phán quyết
của bồi thẩm đoàn về có tội hay không, mức án, là tối thượng.
Việc thay đổi hay ban hành các điều luật mới luôn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân. Do
đó, phải thiết lập cơ chế để hạn chế đến mức thấp nhất sự ban hành hay
thay đổi một đạo luật, ngăn chặn mọi xu hướng tắc trách khi ban hành các
văn bản luật pháp. Nguyên tắc này bảo đảm sai sót ít nhất (hầu như
chưa xảy ra, cho đến thời điểm này) về việc ban hành đạo luật mới. Khi
một đạo luật được khởi xướng ở Thượng viện chẳng hạn, nó sẽ được trình
cho Tiểu ban Tư pháp xem xét, sau đó trình lên Thượng viện. Nếu được
thông qua, sẽ tiếp tục được chuyển sang Tiểu ban Tư pháp Hạ viện, rồi
toàn thể Hạ viện; cuối cùng mới được trình lên tổng thống. Đạo luật được
thông qua, sẽ mang tên người đề xuất – vừa để vinh danh vừa để tăng
tính trách nhiệm của dự luật. Nếu tổng thống phủ quyết, trình tự sẽ được
làm lại từ đầu.
Quân đội, cảnh sát là công cụ của chính quyền nên
phải tuân thủ các mệnh lệnh của chính quyền. Và, để ngăn ngừa sự lộng
quyền, độc tài hóa, các quân nhân và cảnh sát đang tại ngũ không được
phép tham gia vào cơ quan lập pháp. Nguyên tắc này mặc nhiên khẳng
định rằng quân đội hay cảnh sát nếu họ vào thượng viện hay hạ viện,
không có quyền phản kháng chính quyền, không có quyền được luận “tội”
chính quyền, tức là không bảo đảm được năng lực tác chiến, vì khi luận
“tội”, họ đang chống lại chính quyền. Quân nhân hay viên chức cảnh sát,
muốn vào nghị viện, phải ra khỏi quân ngũ…
Trên đây là vài khái lược về sự hình thành và các
nguyên tắc lập pháp của nhà nước Mỹ – nhà nước hiện đại đầu tiên trong
lịch sử loài người – một mô hình nhà nước chưa thể tìm thấy sự đối sánh
nào khả dĩ hiệu quả hơn. Đó cũng là mô hình nhà nước chưa hề có tiền lệ
với bản HP cho đến nay là độc nhất vô nhị, trường tồn, bất chấp sự thay
đổi về thời gian và không gian. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đang chuẩn bị bước qua một thời khắc trọng đại bằng việc lấy ý kiến toàn
dân để sửa đổi Hiến pháp 1992. Rất mong mỏi rằng việc lấy ý kiến đó
không phải là chuyện hình thức, bởi một sự thật giản dị: Nếu ngay cả HP
cũng chỉ là bàn để cho vui thì không có cái gì trên đời này có thể được
coi trọng! Một bản Hiến pháp khoa học, nhân văn, phù hợp ý nguyện của toàn dân, xu thế của mọi thời đại, chắc chắn là nguyên tắc, điều kiện đầu tiên cho sự phát triển vững bền…
Không phải ngẫu nhiên mà Lời Tuyên thệ của Tổng thống
Mỹ chỉ có một ý ngắn gọn là BẢO VỆ HIẾN PHÁP. Một khi HP được soạn thảo
hoàn chỉnh thì mọi cố gắng của công dân – kể cả TT, chỉ duy nhất một
vấn đề là bảo vệ để thực thi đúng như HP đặt ra, không cần bất kỳ một sự
thêm, bớt nào bởi những thêm hay bớt đó đều làm vẩn đục HP!
Huế, 24.1.2013
H. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Thiềm Thừ – Ai để Philippines chiếm giữ một số đảo ở Trường Sa?
Danluan
Thiềm Thừ
Nhiều người Việt ở nước ngoài hay nói bọn cộng sản yếu hèn, dâng
nhiều đảo ở Trường Sa cho ngoại bang. Họ nói vậy, có lẽ vì họ ghét cộng
sản, vì họ không có thông tin, hoặc vì cả hai. Nhưng mới rồi có nhà báo
trong nước ra vẻ hiểu biết, nói Việt Nam Cộng hòa đã giữ nhiều đảo ở
Trường Sa, chả để mất đảo nào, nay mình dở quá, để mất vào tay Trung
Quốc bao nhiêu đảo.
Nói với bạn ý, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ở Trường Sa, nhưng chưa hề chiếm được đảo nào bộ đội ta đã đóng giữ. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm ngày 14-3-1988, khi công binh ta mới lên cắm cờ trên đảo vài giờ.
Nhân tiện cũng nói luôn, lâu nay mọi người thường chỉ nói đến việc Trường Sa bị Trung Quốc chiếm. Nhưng sự thực, Philippines còn chiếm đóng nhiều đảo ở Trường Sa hơn cả Trung Quốc. Có một bác ở hải ngoại nhắc đến việc nhiều đảo ở Trường Sa bị Phi chiếm, đổ tội cho “bọn cầm quyền cộng sản” chả biết giữ mấy đảo đó. Bác này nói đại ý, trên mấy đảo Phi đang chiếm giữ có cả bia chủ quyền lập từ thời Việt Nam Cộng hòa, chứng tỏ cộng sản đã làm mất về tay Phi các đảo, trước kia Việt Nam Cộng hòa giữ. Lập luận đến hay!
Một số đảo ở Trường Sa bị Philippines chiếm giữ từ bao giờ, như thế nào?
Năm 1956, sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức thị sát, dựng bia chủ quyền ở một số đảo.
Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.
Bia chủ quyền Việt Nam ở đảo Song Tử ĐôngNhưng năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. Tucay nói.
Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.
Theo như bài báo đăng lời Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết.
Câu chuyện quân đội Philipines bí mật chiếm 7 đảo ở quần đảo Trường Sa:
http://www.abs-cbnnews.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys
http://www.manilamaildc.net/navy-officer-tells-how-the-philippines-claimed-spratly-islets.html
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách.Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.
Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka.
Hệ thống tự tính tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền.Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển.
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
Không cần gửi giỏ xách khi đi siêu thị“No noise” – không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Phi trường quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư.Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Bình đẳng là điều đầu tiên các em học được ở trường.Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
*Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ 2, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.
Nói với bạn ý, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ở Trường Sa, nhưng chưa hề chiếm được đảo nào bộ đội ta đã đóng giữ. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm ngày 14-3-1988, khi công binh ta mới lên cắm cờ trên đảo vài giờ.
Nhân tiện cũng nói luôn, lâu nay mọi người thường chỉ nói đến việc Trường Sa bị Trung Quốc chiếm. Nhưng sự thực, Philippines còn chiếm đóng nhiều đảo ở Trường Sa hơn cả Trung Quốc. Có một bác ở hải ngoại nhắc đến việc nhiều đảo ở Trường Sa bị Phi chiếm, đổ tội cho “bọn cầm quyền cộng sản” chả biết giữ mấy đảo đó. Bác này nói đại ý, trên mấy đảo Phi đang chiếm giữ có cả bia chủ quyền lập từ thời Việt Nam Cộng hòa, chứng tỏ cộng sản đã làm mất về tay Phi các đảo, trước kia Việt Nam Cộng hòa giữ. Lập luận đến hay!
Một số đảo ở Trường Sa bị Philippines chiếm giữ từ bao giờ, như thế nào?
Năm 1956, sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức thị sát, dựng bia chủ quyền ở một số đảo.
Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.
Bia chủ quyền Việt Nam ở đảo Song Tử ĐôngNhưng năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. Tucay nói.
Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.
Theo như bài báo đăng lời Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết.
Câu chuyện quân đội Philipines bí mật chiếm 7 đảo ở quần đảo Trường Sa:
http://www.abs-cbnnews.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys
http://www.manilamaildc.net/navy-officer-tells-how-the-philippines-claimed-spratly-islets.html
Nhật Bản: Những phẩm chất Trời cho, có lẽ muốn học cũng không được
Cúi nhưng không thấp
Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách.Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách.Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.
Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.
Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka.
Hệ thống tự tính tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền.Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển.
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
Không cần gửi giỏ xách khi đi siêu thị“No noise” – không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Phi trường quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư.Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng.Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Bình đẳng là điều đầu tiên các em học được ở trường.Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
*Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ 2, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.
Philippines thuê luật sư kiện đường lưỡi bò, TQ ’hỏa lực mồm’
Phunutoday
Thứ Tư, 23/01/2013, 18:47 [GMT+7]
(Phunutoday) – Philippines thuê luật sư, Liên Hợp Quốc lên
tiếng vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò”, Trung Quốc tăng cường tuần
tra Biển Đông năm 2013… là tin tức thời sự chính ngày 23/1.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi 15 quốc gia thành viên Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết mở rộng các
biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên liên vào sáng ngày 23/1 theo
giờ Hà Nội. (Theo Vietnam Plus, GDVN, Dân Trí)
Tienphong Online giới thiệu bài viết của Mã Dũng,
nhà nghiên cứu lịch sử cận đại (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc) đăng
trên Hoàn cầu Thời báo và Tân Hoa xã:
Đây đang là lần thứ ba Trung Quốc khởi động tiến trình hiện đại hóa. Trải qua 34 năm cải cách mở cửa, đất nước đông dân nhất thế giới đang bước vào một giai đoạn then chốt.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu Trung Quốc có “mất cả chì lẫn chài” lần nữa và tiến trình hiện đại hóa lần thứ 3 này có bị người Nhật chặn đứng hay không?
Tơi tả trong chiến tranh Thanh – Nhật
Năm 1861, sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh nha phiến khốc liệt, cuối cùng Trung Quốc đã tỉnh ngộ và bắt đầu học tập phương Tây, lịch sử Trung Quốc gọi đó là “phong trào Dương Vụ” hoặc “Đồng Quang trung hưng” (Đồng Quang: chỉ hai đời hoàng đế thứ 10 Đồng Trị và hoàng đế thứ 11 Quang Tự thời nhà Thanh).
Vài năm sau đó, kinh tế Trung Quốc đã có sự thay đổi rõ rệt, nền tảng công nghiệp và giai cấp tư sản Trung Quốc mới nổi từng bước trưởng thành, thể chế chính trị, đặc biệt là hệ thống luật pháp sau một thời gian điều chỉnh dần dần hội nhập với thế giới. Việc xây dựng một đất nước Trung Quốc hoàn toàn mới có địa vị bình đẳng với các nước trên thế giới không phải là chuyện quá xa vời.
Tuy nhiên, trong lúc Trung Quốc đang tiến bước theo lộ trình đã hoạch
định, giai cấp sĩ đại phu, giới quân sự diều hâu bắt đầu có tư tưởng tự
mãn, khinh địch.
Trung Quốc đã thay đổi những chính sách bí mật đã định khi phong trào Dương Vụ tiến hành được 33 năm, vì tương lai của Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản qua cuộc chiến tranh Thanh Nhật (hay còn gọi là chiến tranh Giáp Ngọ ).
Chỉ trong vòng mấy tháng ngắn ngủi, quân đội nhà Thanh đã bị đánh tơi tả, huyền thoại “Đồng Quang trung hưng” một đi không trở lại.
Sự thảm bại của hạm đội Bắc Dương đã khiến người Trung Quốc phải nén đau thương để suy nghĩ và tỉnh ngộ, và rất nhiều người cho rằng, đó là do quan điểm “Trung thể Tây dụng” (học lấy những tri thức hữu dụng của phương Tây, nhưng vẫn giữ lấy những giá trị bản thể cốt lõi của Trung Quốc) gây tai họa.
Và thế là, năm 1895, Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ chiến lược đã phát triển mấy chục năm, hướng về phương Đông, bắt chước Nhật Bản và bước vào “thời kỳ Duy Tân”.
Sau đó, Duy Tân, Tân Chính, Quân Hiến, quân chủ lập hiến rồi lại Quân Hiến… tất cả đều đi theo vết xe của Nhật Bản.
Trượt dốc vì hung hăng
Cho đến nay, lịch sử vẫn chưa thể phán đoán sự chuyển hướng của Trung Quốc năm 1895 là tốt hay xấu.
Tuy nhiên, hầu hết các học giả Trung Quốc vẫn phải thừa nhận rằng, việc quốc gia này chấm dứt phong trào Dương Vụ là đáng tiếc.
Giả sử năm 1894, Trung Quốc không vì tương lai của Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản, giả dụ lúc đó Trung Quốc nghe theo lý do phản đối chiến tranh của các đại thần nhà Thanh như Lý Hồng Chương, Tôn Dục Văn, nghe ý kiến đánh giá của các chính trị gia quốc tế về quan hệ Trung – Nhật, tìm mọi cách để né tránh chiến tranh, tiếp tục con đường “Trung thể Tây dụng” thì 20 năm sau đó, Trung Quốc sẽ thế nào?
Khi mới bắt đầu phong trào Dương Vụ, Trung Quốc chỉ học hỏi và phát triển khoa học kỹ thuật; 10 năm sau đó tập trung phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng đầu tư, chấp nhận các công ước quốc tế; 10 năm tiếp nữa, Trung Quốc thảo luận tính khả thi của phong trào cải cách chính trị… Nếu đi theo lộ trình đó, e rằng Trung Quốc sẽ không tụt hậu quá xa so với thế giới.
Tuy nhiên, lịch sử quá đỗi vô tình. Sau chiến tranh Thanh – Nhật, mọi thứ đều trở về con số không. Trung Quốc lại trải qua 30 năm sóng gió, năm 1928 tái thiết thống nhất và bước vào công cuộc xây dựng hiện đại hóa mới.
Nếu đánh giá trong vòng 1 thập kỷ (1928 – 1937) là giai đoạn “hoàng kim” để Trung Quốc phát triển chủ nghĩa tư bản có thể là hơi quá, nhưng đích thực đây là giai đoạn rất có tiềm năng để Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa.
Chiến tranh Trung Nhật, Chiến tranh Thế giới thứ hai đã làm thay đổi cục diện thế giới và thay đổi đất nước Trung Quốc.
Khác với cuộc chiến Thanh – Nhật trên biển năm xưa, hầu hết học giả Trung Quốc cho rằng, chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc là “không thể tránh khỏi”, nhưng cho dù thế nào thì đó cũng là lần thứ hai Nhật Bản chặn đứng tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc, khiến “thời kỳ hoàng kim” của chủ nghĩa tư bản Trung Quốc tan thành mây khói.
14 năm dài chờ đợi, 8 năm khổ chiến chống chọi, tiến trình hiện đại hóa mà Trung Quốc phải trả giá rất đắt bằng sức người, sức của đã biến thành con số không tròn trĩnh.
‘Mồi lửa’ chiến tranh
Hiện tại, Trung Quốc lại bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển then chốt. 34 năm cải cách mở cửa đã khiến Trung Quốc có quyền được nói “không” nếu muốn.
Những tranh chấp về lãnh thổ trên vùng quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku cùng mồi lửa chiến tranh có thể bùng phát bất cứ lúc nào đã khiến người Trung Quốc thực sự phẫn nộ.
Mặc dù những năm tháng nghèo đói bần cùng đó đã trở thành quá khứ đối với người Trung Quốc, nhưng hai lần Nhật Bản đập tan giấc mơ hiện đại hóa của quốc gia tỉ dân này là bài học khiến Trung Quốc mãi mãi không thể quên.
Ngày nay, sự lớn mạnh đã khiến Trung Quốc có nhiều không gian lựa chọn chiến lược hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để không phải trả giá quá đắt, để những tranh chấp trên vùng quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) không thể trở thành tảng đá chặn đứng bước tiến của Trung Quốc đang là một bài toán vô cùng đau đầu cho chính quyền Bắc Kinh, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn Trung Hoa.
Sự phát triển của kinh tế Trung Quốc trong vòng 34 năm qua đã khiến nội bộ Trung Quốc nảy sinh ra hàng loạt vấn đề, nhiều học giả Trung Quốc cho rằng nguyên nhân quan trọng khiến Nhật Bản “gây gổ” với Trung Quốc là họ tin rằng: Nếu tiếp tục cho Trung Quốc 20 năm hòa bình nữa, hàng loạt vấn đề nảy sinh trong nội bộ đất nước Trung Quốc sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa.
Đến lúc đó, Nhật Bản không thể sánh với Trung Quốc về tổng GDP mà còn để mất đi thế mạnh vượt trội so với Trung Quốc đã duy trì hơn một thế kỷ qua.
Giả dụ Trung Quốc sẵn sàng khai hỏa đối đầu, kể cả giành chiến thắng trong cuộc chiến này, nhưng tiến trình hiện đại hóa lần thứ ba của Trung Quốc rất có thể sẽ bị chặn đứng, mọi vấn đề đang tồn tại trong nội bộ xã hội Trung Quốc không những không được giải quyết mà có thể sẽ bị kéo dài một cách vô thời hạn.
Trần Quỳnh Hương
(Theo Hoàn cầu thời báo)
> Tranh chấp biển Hoa Đông, Biển Đông ‘bóp chết’ ngành du lịch?
> TQ cậy mạnh ‘nhát khỉ’, Nhật ‘mài kiếm’ đối đầu
Đảng: đồng nghĩa với đất nước với quyền lực.
Tư tưởng: Xã hội chủ nghĩa hoang tưởng, động lực là chủng tộc cực đoan.
Mô hình cai trị: Toàn trị. Độc tài đảng trị, sử dụng quân đội, công an làm công cụ chuyên chính trấn áp.Sử dụng bộ máy tuyên truyền để định hướng (đánh lừa) dư luận. Áp đặt chính sách, quan điểm của cá nhân, của đảng lên cả dân tộc.
Tham vọng: không giới hạn.
Quyền lực nhà nước: thay vì phục vụ nhân dân thì lại trở thành ách thống trị đối với nhân dân.
Phương pháp duy trì quyền lực: tiêu diệt đối lập, trấn áp, tuyên truyền lừa bịp.
Người đứng đầu đảng: được “tô vẽ” và tôn thờ như thánh sống. Được sùng bái với danh xưng “Führer”, là cha mẹ của cả nước.
DỮ KIỆN VÀ ĐẶC TÍNH
- Hitler (Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia Đức – Quốc xã) làm Thủ tướng Đức tháng 1/1933.
- Rạng sáng 27 tháng 2 năm 1933, Trụ sở Quốc hội Đức bị đốt. Dư luận đều cho rằng chính Hitler đã ra lệnh cho tay chân đốt nhà Quốc hội để tạo cớ diệt các đảng đối lập.
- Ngày 28 tháng 2 năm 1933 dưới sự thao túng của Hitler và đảng Quốc xã của y, Quốc hội Đức ban hành Sắc lệnh Bảo vệ Nhân Dân và Nhà Nước (Verordnung des Reichspräsidenten zum Schutz von Volk und Staat) cho phép lực lượng công an, an ninh, dân phòng Quốc xã (Schutzstaffel & Sturmabteilung, Gestapo) bỏ tù bất cứ ai mà chúng coi là chống đảng (Quốc xã), giải tán các tòa báo không phải do đảng Quốc xã kiểm soát, triệt tiêu các quyền tự do của công dân và tập trung quyền hạn tuyệt đối vào tay đảng Quốc xã đứng đầu là Thủ tướng Hitler. Sắc lệnh này là công cụ quan trọng thiết lập ách toàn trị Quốc xã. Thủ đoạn của Hitler là đưa Nhân Dân, đất nước ra làm đối tượng để y bảo vệ. Thực chất Nhân Dân đã bị đánh lừa và chính Nhân Dân trở thành nạn nhân đầu tiên của sự “bảo vệ“ này. Còn đất nước thì bị y chiếm làm của riêng ngay khi lên nắm quyền.
- Ngày 5 tháng 3 1933, dưới sức ép của đa số đảng viên Quốc xã (đảng của Hitler), Quốc hội Đức ban hành Đạo luật Trao quyền (Ermächtigungsgesetz) cho phép chính phủ Đức, đứng đầu là Thủ tướng Hitler có quyền lập pháp mà không cần thông qua quốc hội, trao cho Hitler quyền hạn tuyệt đối, mở đường cho y thực hiện ách thống trị mang nặng đảng tính độc tài toàn trị khát máu lên toàn bộ nước Đức và tham vọng mở rộng ra toàn cầu.
- Hitler tiến hành tổ chức nhà nước theo kiểu đảng trị độc tài. Đảng Quốc xã kiểm soát và quyết định toàn bộ các vấn đề của đất nước theo đường lối của đảng. Đảng viên nắm các vị trí trong các cơ quan nhà nước và đoàn thể chính trị xã hội. Các quyền công dân không tồn tại. Nhiệm vụ hệ thống pháp luật là bảo vệ đảng, bảo vệ thiết chế nhà nước đảng trị. Quan hệ giữa công dân và nhà nước là quan hệ phục tùng một chiều mọi quyền lực nhà nước đảng trị.
- Quốc hội, tòa án, bộ đội, công an – dân phòng (Schutzstaffel & Sturmabteilung – SS & SA), An ninh (Gestapo ), Đoàn Thanh niên Quốc xã v.v. đều chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng và phục tùng đảng, bảo vệ lợi ích của đảng, sẵn sàng đàn áp nhân dân với phương châm còn đảng, còn mình. Các lực lượng Công an, An ninh, Dân phòng được sử dụng làm công cụ của bộ máy đảng trị để trấn áp.
- Tuyên huấn (Tuyên giáo) là bộ máy khổng lồ trong nhà nước Quốc xã dùng để định hướng dư luận, ca ngợi đảng,tuyên truyền cho bộ máy nhà nước, vu khống các lực lượng có quan điểm khác biệt, mở đường cho trấn phản, tiêu diệt. Không ai trong xã hội được đứng ngoài sự kiểm soát của đảng. Mọi người đều phải trở thành thành viên của các tổ chức đảng hoặc đoàn thể do đảng kiểm soát. Không thành viên xã hội nào được phép khước từ sự quan tâm này của đảng.
- Các khối phố, khu dân cư, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đều có mạng lưới chỉ điểm. Mọi người dân phải có lối sống hoà nhập vào tổ chức, không xa rời quần chúng (tức không có quyền riêng tư).
- Nhà tù, trại tập trung được dựng lên khắp đất nước để cải tạo, giáo dục và để tiêu diệt hàng loạt không cần xét xử.
- Mọi ý tưởng, chỉ đạo của đảng lập tức biến thành đường lối quốc gia và luôn nhận được sự nhất trí cao một cách cưỡng ép. Ai có ý kiến khác tức là chống đảng (đồng nghĩa chống nhà nước, nhân dân và dân tộc).
- Để kiểm nghiệm quyền hạn tuyệt đối của mình, ngày 14 tháng 7 năm 1933, Hitler ban hành đạo luật cho phép bỏ tù và giết bỏ toàn bộ những người chậm phát triển trí não, động kinh, điếc hoặc có các khiếm tật cơ thể khác, mà bọn Quốc xã gọi là ảnh hưởng đến chất lượng chủng tộc siêu việt của chúng. Các tổ chức nhà nước, đoàn thể, cả hệ thống chính trị Quốc xã của Hitler hăm hở vào cuộc. Chúng còn huy động cả Giáo hội Đức tham gia vào các hoạt động tội lỗi này với vai trò là một cánh tay của hệ thống chính trị.
- Con ác thú Quốc xã bây giờ đã có đủ nanh vuốt nuôi dưỡng bởi hệ tư tưởng cực đoan khát máu. Tuy nhiên, bộ máy tuyên giáo không ngừng ru ngủ Nhân Dân với mớ tư tưởng vì chủng tộc, vì Nhân Dân, vì đất nước của đảng.
- Các đạo luật Nuremberg 1935 (Nürnberger Gesetze) ban hành năm 1935 cho phép tiêu diệt cộng đồng Do Thái là chuỗi hoạt động chống lại loài người tiếp theo của Quốc xã vẫn dưới chiêu vì nước vì dân do đảng thực hiện.
- Hitler đi đâu cũng được bộ máy tuyên huấn dàn dựng để đám đông lên đồng tập thể, tung hô, ca tụng, được báo chí sùng bái, thêu dệt. Danh xưng Führer chỉ dành riêng cho Hitler. Lãnh tụ là thiên tài, là hiện thân của mọi chân lý, là người mặc nhiên có quyền cai trị đất nước và toàn dân. Phục tùng đảng, phục tùng, sùng bái lãnh tụ trở thành bổn phận của toàn xã hội.
Xem video clip: Tướng Rudolph Hess làm cung văn trong buổi lên đồng tập thể của đảng tại Nuremberg năm 1934.
“Đảng là Quốc trưởng Hitler, Quốc trưởng Hitler chính là nước Đức. Nước Đức chính là Hitler. Hitler muôn năm! Quốc trưởng Muôn năm! Muôn năm…!”
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=yMqdUFfxhNI
Vinh, 23.1.2013.
Hà Văn Thịnh
(Quê Choa)
Yun Sun - Foreign Policy
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
(Dân luận)
***
Các nhà nghiên cứu chính trị thông thường cho là điều 4 hiến pháp hiến định hoá chế độ toàn trị tại VN, được phát xuất từ điều 6 hiến pháp năm 1977 của Liên Bang Xô Viết. Việc phân tích đuợc dừng tại đây vì họ nghĩ rằng, cả ông Hồ Chí Minh lẫn đảng CSVN đều tự cho mình là học trò ngoan của Stalin và đảng CSLX, nên không truy tầm xa hơn về xuất xứ của điều 4 hiến pháp.
Điều 4 hiến pháp Việt Nam ghi rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”
Rõ ràng điều 4 hiến pháp VN rất giống với điều 6 hiến pháp LX. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là điều 6 hiến pháp của Liên Bang Xô Viết đích thực phát xuất từ đâu?
Tưởng cần nhắc đến 3 nhà độc tài khét tiếng nhất của thế kỷ 20: Đó là Lê Nin và Stalin của CSLX, và Hitler của Đức Quốc Xã. Lê Nin nắm quyền từ năm 1917 đến năm 1924. Sau đó Stalin lên kế vị cho tới năm 1953. Tại Đức, Hitler lên nắm quyền từ năm 1933 đến năm 1945. Khi nói đến các mốc thời gian, Hitler dường như có nhiều cơ hội học hỏi từ Lê Nin và Stalin về phương thức cai trị độc tài. Nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn thì giả thuyết này không chính xác. Lê Nin là nhà độc tài đầu tiên đã tiêu diệt mọi đảng phái đối lập, xây dựng lên guồng máy mật vụ, và nắm quyền sinh sát trong tay mà không cần qua một hệ thống tư pháp nào.
Điều này không có gì lạ! Những hành động tương tự đã từng xảy ra thường xuyên trong lịch sử loài người, qua các cuộc tương tranh quyền lực và thay đổi triều đại. Khi Stalin lên nắm quyền ông vẫn theo đuổi các chính sách của Lê Nin. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Lê Nin và Stalin chỉ nằm ở mức độ tàn khốc và có tính đột biến.
Trong khi đó tại Đức, Hitler được bổ nhiệm làm thủ tướng (Chancellor) vào tháng Giêng năm 1933. Hitler đã thực thi chính sách xâm chiếm toàn bộ Âu Châu và chứng minh khả năng thống trị của mình bằng nhiều bước đi sáng tạo, mà chính Stalin và các lãnh tụ CS khác phải học hỏi. Hitler là nhà độc tài đầu tiên chính thức luật hoá sự độc đảng của chế độ Quốc Xã. Ngày 14/7/1933, Hitler công bố bộ luật 26 tháng 5. Điều khoản của bộ luật này ghi rõ vị trí độc tôn của Đảng Quốc Xã như sau:
“Đảng Quốc gia Lao động Xã hội Đức (viết tắt là Đảng Quốc Xã) là chính đảng duy nhất của nước Đức. Bất cứ ai nuôi dưỡng cấu trúc tổ chức một chính đảng khác hay thành lập một chính đảng mới, sẽ bị án chung thân khổ sai đến 3 năm hoặc bị giam cầm từ 6 tháng đến 3 năm, nếu hành vi này không bị chế tài nặng hơn bởi các sắc luật khác”
Trước đó vài ngày, Hitler tự tin tuyên bố trong một bài diễn văn rằng: “Tất cả mọi chính đảng đã bị hủy diệt. Đây là một biến cố lịch sử, mà ý nghĩa cũng như hậu quả chưa ai ý thức được trọn vẹn… Đảng đã trở thành nhà nước, và toàn bộ quyền lực thuộc về nhà nước”
Mặc dù Hitler không cần sắc luật trên để cai trị dân. Nhưng việc công bố sắc luật cho thấy một điều mà chưa nhà độc tài nào trên thế giới dám làm trước đó. Trong giai đoạn lịch sử này, Hitler vô hình trung được sự chú ý của một đệ tử được coi là giỏi hơn sư phụ: Đó là nhà độc tài CSLX Stalin. Ba năm sau, Stalin làm một điều mà chính Lê Nin chưa dám làm. Stalin đã bắt chước Hitler thông qua bản hiến pháp của Liên Bang Xô Viết, trong đó điều 126 hiến định hoá quyền độc tôn của đảng CSLX, nguyên văn như sau:
Đảng CSLX là: “Đội tiên phong của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh củng cố và phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa, là cốt lõi lãnh đạo tất cả mọi tổ chức nhân dân lao động và cả quần chúng lẫn nhà nước”
Đến năm 1977, điều 126 của hiến pháp Liên Bang Xô Viết được thay thế bằng điều 6 của hiến pháp mới như sau:
Đảng CSLX là: “Lực lượng lãnh đạo và hướng dẫn xã hội Xô Viết, là trọng tâm của hệ thống chính trị, mọi tổ chức nhà nước và tổ chức quần chúng. Đảng CSLX hiện hữu vì dân và phục vụ nhân dân. Đảng CSLX trang bị bởi chủ thuyết Mác – Lê, quyết định tổng quát đường hướng phát triển xã hội cho các chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Bang Xô Viết, lãnh đạo công tác xây dựng vĩ đại của nhân dân Xô Viết, đem lại tính kế hoạch, hệ thống và nội dung lý thuyết cho công cuộc tranh đấu đem lại chiến thắng cho chủ nghĩa cộng sản. Mọi cơ cấu của đảng hoạt động trong phạm vi hiến pháp Liên Bang Xô Viết”
Dựa vào các sự kiện lịch sử, chúng ta có thể khẳng định là điều 4 hiến pháp mà Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN đang bám víu để sống còn chính là hiện thân của bộ luật Đức Quốc Xã, được Hitler công bố vào ngày 14 tháng 7 năm 1933 nhằm luật hoá sự toàn trị của Hitler và Đảng Quốc Xã. Đáng mừng cho dân tộc Đức là chế độ toàn trị của Đảng Quốc Xã chỉ tồn tại 12 năm. Nguyên khí của quốc gia này đã phục hồi nhanh chóng sau thế chiến thứ 2, mặc dù Đức là nước bại trận. Trong khi đó, chế độ tòan trị Lê Nin và Stalin tồn tại đến 70 năm làm tiêu diệt nguyên khí của dân Nga. Dân tộc Việt, qua 6 thập niên cũng tang thương không kém! Khác với Hitler, mọi người đã biết hậu quả khốc liệt của điều 4 hiến pháp. Đây chính là lúc tòan dân phải vùng lên để tiêu diệt độc tài và hủy bỏ điều 4 hiến pháp, hầu dọn đường cho một nền dân chủ chân chính trong tương lai.
Đà Giang
Thông tin mới nhất về vụ Philippines kiện tuyên bố “đường lưỡi bò” chín đoạn của Trung Quốc nuốt gần hết Biển Đông ra Tòa án Liên Hợp Quốc, Phiên tòa có thể được tổ chức tại một địa điểm ở một nước thứ 3 nếu 2 bên đạt được đồng thuận, nhưng cũng phải mất ít nhất 3 đến 4 năm. Theo quy định của UNCLOS về trọng tài quốc tế, các bên nguyên – bị đơn được quyền cử đại diện vào tổ trọng tài 5 thành viên được thành lập theo lệnh của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Philippines cũng đã chính thức bổ nhiệm Thẩm phán Rudiger Wolfrum, một chuyên gia luật quốc tế của Đức tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển làm thành viên đại diện cho Philippines tại tổ trọng tài. Luật sư Francis Jardeleza được lựa chọn phụ trách tư vấn cho Philippines để tiến hành các thủ tục tố tụng.
Trung Quốc cũng đã có phản ứng trước vụ việc, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh khẳng định “quan điểm trước sau như một” của phía Trung Quốc đối với những tranh chấp tại Biển Đông cần phải được các bên liên quan giải quyết thông qua đàm phán trong cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Theresa Lasaro, người trao công hàm thông báo với Đại sứ Trung Quốc tại Philippines về quyết định của Manila.
Trong khi đó, ngày 23/1, đài GMA Philippines đưa tin, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua 22/1 đã lên tiếng kêu gọi các bên tranh chấp Biển Đông nên giải quyết vấn đề “thông qua đối thoại một cách hòa bình và thân thiện”. Ông Ban Ki-moon cho rằng các bên nên thận trọng khi được phóng viên hỏi về quyết định của Philippines kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông ra tòa án Liên Hợp Quốc.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết luôn sẵn sàng “cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp” cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, “nhưng chủ yếu là vấn đề này nên được giải quyết bởi các bên liên quan”, ông Ban Ki-moon cũng tránh đề cập đến 1 nước cụ thể nào trong các bên tranh chấp.
Theo thông tin báo chí Trung Quốc ngày 22/1, trong năm 2012, Tổng đội Hải giám Nam Hải của Trung Quốc đã phái tổng cộng 172 lượt tàu thuyền thực hiện nhiệm vụ trên biển. Ngoài ra, tổng đội này còn thực hiện 415 lượt bay tuần tra biển đảo với hành trình lên tới 300.000 km.
Trong năm 2013, Tổng đội này có kế hoạch nâng số lượt tuần tra cả bằng tàu và máy bay lên mức cao hơn, nhưng hiện chưa biết con số cụ thể.
Cũng theo tin trên, tỉnh Hải Nam cũng đang gấp rút đưa Cục Hải sự của cái gọi là “thành phố Tam Sa” chuẩn bị đi vào hoạt động chính thức. Cái gọi là “thành phố Tam Sa” được Trung Quốc thành lập trái phép ở Biển Đông hồi tháng 7 năm ngoái. Trong nỗ lực mới nhất, ngày 22/1, Cục Hải sự Hải Nam đã tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2013, trong đó khẳng định công tác phục vụ cho hải sự Tam Sa đang từng bước đi vào hoàn thiện.
Hãng thông tấn Kyodo ngày 22/1 dẫn nguồn tin Cảnh sát biển Nhật Bản cho hay, một chiếc tàu Ngư chính Trung Quốc bị phát hiện đã tiến vào khu vực lãnh hải của Nhật Bản xung quanh nhóm đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông trong hai ngày thứ Hai và thứ Ba.
Mặc dù lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản đã ngăn chặn và yêu cầu tàu Ngư chính, Hải giám Trung Quốc rời khỏi vùng biển này, tuy nhiên tàu Trung Quốc vẫn tìm cách lượn lờ, lúc ra, lúc vào phạm vi 12 hải lý xung quanh nhóm đảo này đồng thời bắc loa tuyên truyền, đây là “vùng lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại.”
Ngày 22/1, ở Trung Quốc lại xuất hiện thêm 1 Đại tá “hỏa lực mồm”, tờ The Sydney Morning Herald đưa tin, một Đại tá quân đội Trung Quốc hôm qua 22/1 đã lên tiếng cảnh báo Úc không nên tham gia cùng Mỹ, Nhật một khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông.
Đại tá Lưu Minh Phúc thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc cũng lên tiếng cáo buộc Mỹ và Nhật Bản là “kẻ gây hấn, khiêu khích” Trung Quốc trên Biển Hoa Đông với việc “gây rối an ninh, hòa bình và ổn định khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Viên Đại tá này cho rằng, Trung Quốc là một quốc gia “tôn trọng hòa bình nhưng sẵn sàng chiến đấu cho đến chết” một khi bị khiêu khích, The Sydney Morning Herald dẫn lời cho biết.
Theo NHK ngày 23/1, Triều Tiên đã lên tiếng phản đối việc Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết mở rộng lệnh trừng phạt chống lại Triều Tiên liên quan tới vụ phóng tên lửa tháng 12/2012. Theo tuyên bố vừa được phát hành, Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên cho biết nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy và tăng cường sức mạnh phòng thủ quân sự của nó, bao gồm cả răn đe hạt nhân, để đối phó với áp lực từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Tham vọng Trung Quốc hai lần ‘đứt gánh’ vì Nhật Bản
Tienphong
TPO- Nhật Bản gần như là “khắc tinh” của Trung Quốc trên con đường phát triển. Trung Quốc từng có hai cơ hội bứt phá quan trọng, nhưng đều vì Nhật Bản mà “đứt gánh giữa đường”.Hình ảnh vẽ lại về cuộc chiến trên biển giữa Trung – Nhật. |
Đây đang là lần thứ ba Trung Quốc khởi động tiến trình hiện đại hóa. Trải qua 34 năm cải cách mở cửa, đất nước đông dân nhất thế giới đang bước vào một giai đoạn then chốt.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu Trung Quốc có “mất cả chì lẫn chài” lần nữa và tiến trình hiện đại hóa lần thứ 3 này có bị người Nhật chặn đứng hay không?
Tơi tả trong chiến tranh Thanh – Nhật
Năm 1861, sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh nha phiến khốc liệt, cuối cùng Trung Quốc đã tỉnh ngộ và bắt đầu học tập phương Tây, lịch sử Trung Quốc gọi đó là “phong trào Dương Vụ” hoặc “Đồng Quang trung hưng” (Đồng Quang: chỉ hai đời hoàng đế thứ 10 Đồng Trị và hoàng đế thứ 11 Quang Tự thời nhà Thanh).
Vài năm sau đó, kinh tế Trung Quốc đã có sự thay đổi rõ rệt, nền tảng công nghiệp và giai cấp tư sản Trung Quốc mới nổi từng bước trưởng thành, thể chế chính trị, đặc biệt là hệ thống luật pháp sau một thời gian điều chỉnh dần dần hội nhập với thế giới. Việc xây dựng một đất nước Trung Quốc hoàn toàn mới có địa vị bình đẳng với các nước trên thế giới không phải là chuyện quá xa vời.
Chiến tranh Thanh – Nhật là cuộc chiến tranh giữa triều đình Mãn Thanh của Trung Quốc và Nhật Bản diễn ra từ 1-8-1894 đến 17-4-1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Thanh và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản mang lại so với phong trào Dương Vụ ở Trung Quốc. |
Trung Quốc đã thay đổi những chính sách bí mật đã định khi phong trào Dương Vụ tiến hành được 33 năm, vì tương lai của Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản qua cuộc chiến tranh Thanh Nhật (hay còn gọi là chiến tranh Giáp Ngọ ).
Chỉ trong vòng mấy tháng ngắn ngủi, quân đội nhà Thanh đã bị đánh tơi tả, huyền thoại “Đồng Quang trung hưng” một đi không trở lại.
Sự thảm bại của hạm đội Bắc Dương đã khiến người Trung Quốc phải nén đau thương để suy nghĩ và tỉnh ngộ, và rất nhiều người cho rằng, đó là do quan điểm “Trung thể Tây dụng” (học lấy những tri thức hữu dụng của phương Tây, nhưng vẫn giữ lấy những giá trị bản thể cốt lõi của Trung Quốc) gây tai họa.
Và thế là, năm 1895, Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ chiến lược đã phát triển mấy chục năm, hướng về phương Đông, bắt chước Nhật Bản và bước vào “thời kỳ Duy Tân”.
Sau đó, Duy Tân, Tân Chính, Quân Hiến, quân chủ lập hiến rồi lại Quân Hiến… tất cả đều đi theo vết xe của Nhật Bản.
Tàu chiến của hải quân Trung Quốc trước đây. |
Trượt dốc vì hung hăng
Hạm đội Bắc Dương là một trong bốn hạm đội hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Hạm đội này nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương thống trị châu Á trước khi chiến tranh Trung Nhật lần thứ nhất xảy ra. Cuối những năm 1880, hạm đội Bắc Dương được coi là “mạnh nhất châu Á” và “mạnh thứ 8 thế giới”. |
Tuy nhiên, hầu hết các học giả Trung Quốc vẫn phải thừa nhận rằng, việc quốc gia này chấm dứt phong trào Dương Vụ là đáng tiếc.
Giả sử năm 1894, Trung Quốc không vì tương lai của Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản, giả dụ lúc đó Trung Quốc nghe theo lý do phản đối chiến tranh của các đại thần nhà Thanh như Lý Hồng Chương, Tôn Dục Văn, nghe ý kiến đánh giá của các chính trị gia quốc tế về quan hệ Trung – Nhật, tìm mọi cách để né tránh chiến tranh, tiếp tục con đường “Trung thể Tây dụng” thì 20 năm sau đó, Trung Quốc sẽ thế nào?
Khi mới bắt đầu phong trào Dương Vụ, Trung Quốc chỉ học hỏi và phát triển khoa học kỹ thuật; 10 năm sau đó tập trung phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng đầu tư, chấp nhận các công ước quốc tế; 10 năm tiếp nữa, Trung Quốc thảo luận tính khả thi của phong trào cải cách chính trị… Nếu đi theo lộ trình đó, e rằng Trung Quốc sẽ không tụt hậu quá xa so với thế giới.
Tuy nhiên, lịch sử quá đỗi vô tình. Sau chiến tranh Thanh – Nhật, mọi thứ đều trở về con số không. Trung Quốc lại trải qua 30 năm sóng gió, năm 1928 tái thiết thống nhất và bước vào công cuộc xây dựng hiện đại hóa mới.
Nếu đánh giá trong vòng 1 thập kỷ (1928 – 1937) là giai đoạn “hoàng kim” để Trung Quốc phát triển chủ nghĩa tư bản có thể là hơi quá, nhưng đích thực đây là giai đoạn rất có tiềm năng để Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa.
Chiến tranh Trung Nhật, Chiến tranh Thế giới thứ hai đã làm thay đổi cục diện thế giới và thay đổi đất nước Trung Quốc.
Khác với cuộc chiến Thanh – Nhật trên biển năm xưa, hầu hết học giả Trung Quốc cho rằng, chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc là “không thể tránh khỏi”, nhưng cho dù thế nào thì đó cũng là lần thứ hai Nhật Bản chặn đứng tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc, khiến “thời kỳ hoàng kim” của chủ nghĩa tư bản Trung Quốc tan thành mây khói.
14 năm dài chờ đợi, 8 năm khổ chiến chống chọi, tiến trình hiện đại hóa mà Trung Quốc phải trả giá rất đắt bằng sức người, sức của đã biến thành con số không tròn trĩnh.
Kì hạm Matsushima, tàu do Đô đốc Sukeyuki Ito chỉ huy trong trận hải chiến Hoàng hải 1894. |
Hiện tại, Trung Quốc lại bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển then chốt. 34 năm cải cách mở cửa đã khiến Trung Quốc có quyền được nói “không” nếu muốn.
Những tranh chấp về lãnh thổ trên vùng quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku cùng mồi lửa chiến tranh có thể bùng phát bất cứ lúc nào đã khiến người Trung Quốc thực sự phẫn nộ.
Mặc dù những năm tháng nghèo đói bần cùng đó đã trở thành quá khứ đối với người Trung Quốc, nhưng hai lần Nhật Bản đập tan giấc mơ hiện đại hóa của quốc gia tỉ dân này là bài học khiến Trung Quốc mãi mãi không thể quên.
Ngày nay, sự lớn mạnh đã khiến Trung Quốc có nhiều không gian lựa chọn chiến lược hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để không phải trả giá quá đắt, để những tranh chấp trên vùng quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) không thể trở thành tảng đá chặn đứng bước tiến của Trung Quốc đang là một bài toán vô cùng đau đầu cho chính quyền Bắc Kinh, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn Trung Hoa.
Sự phát triển của kinh tế Trung Quốc trong vòng 34 năm qua đã khiến nội bộ Trung Quốc nảy sinh ra hàng loạt vấn đề, nhiều học giả Trung Quốc cho rằng nguyên nhân quan trọng khiến Nhật Bản “gây gổ” với Trung Quốc là họ tin rằng: Nếu tiếp tục cho Trung Quốc 20 năm hòa bình nữa, hàng loạt vấn đề nảy sinh trong nội bộ đất nước Trung Quốc sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa.
Đến lúc đó, Nhật Bản không thể sánh với Trung Quốc về tổng GDP mà còn để mất đi thế mạnh vượt trội so với Trung Quốc đã duy trì hơn một thế kỷ qua.
Giả dụ Trung Quốc sẵn sàng khai hỏa đối đầu, kể cả giành chiến thắng trong cuộc chiến này, nhưng tiến trình hiện đại hóa lần thứ ba của Trung Quốc rất có thể sẽ bị chặn đứng, mọi vấn đề đang tồn tại trong nội bộ xã hội Trung Quốc không những không được giải quyết mà có thể sẽ bị kéo dài một cách vô thời hạn.
Trần Quỳnh Hương
(Theo Hoàn cầu thời báo)
> Tranh chấp biển Hoa Đông, Biển Đông ‘bóp chết’ ngành du lịch?
> TQ cậy mạnh ‘nhát khỉ’, Nhật ‘mài kiếm’ đối đầu
GS Trọng muốn tuyên truyền nghị quyết đảng cho Giáo Hoàng?
Thằng Dân (Danlambao) -
Trong chuyến đi bất thường đến Vatican, TBT Nguyễn Phú Trọng theo thói
quen của các quan chức CS đã có bài thuyết trình hết sức độc đáo, giống
hệt cách tuyên truyền nghị quyết đảng ngay tại tòa thánh.
Trả lời phỏng vấn trên đài BBC, Giáo sư Trọng hào hứng kể lại đoạn đối thoại giữa ông và Đức Giáo Hoàng:
“Bà con ở Việt Nam đón Noel vui lắm, Noel không còn là ngày lễ của người Công giáo mà đã trở thành lễ hội của toàn dân”.
Là một giáo sư xây dựng đảng, ông Trọng tiếp tục thao thao độc diễn:
“Quan hệ của Việt Nam và Vatican ngày càng tốt đẹp, Việt Nam đã
có đại diện Vatican không thường trú; Sống tốt đời đẹp đạo; Sống phúc âm
giữa lòng dân tộc; Là người Công giáo tốt trước hết phải trở thành công
dân tốt”.
Gs. Trọng quên mất, bản thân ông đang đứng ở đâu, ông tưởng mình đang ở trong một cuộc họp chi bộ đảng của mình. Theo thói “tuyên truyền” cố hữu của đảng, Gs. Trọng dõng dạc tuyên truyền nghị quyết của đảng về vấn “tự do tôn giáo tại Việt Nam”, nhất là với giáo hội Công giáo Việt Nam.
Dường như trí nhớ của Gs. Trọng đã không còn như thời trai trẻ,
14/4 này ông bước qua tuổi 69. Ông đã quên những vụ vi phạm quyền tự do
tôn giáo do đảng cộng sản thực hiện, như vụ: Xóa bỏ Tòa Khâm Sứ tại Hà
Nội, Cướp đất của tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, mới đây là vụ giáo
điểm Con Cuông…
Có thể nói rằng, chuyến thăm bất thường của Gs Trọng đến Vatican đã
thành công tốt đẹp, ít nhất là theo cách nghĩ của những người CS. Ông
ta tin rằng mình đã tuyên truyền và quán triệt nghị quyết của đảng cho
Đức giáo hoàng Benedicto XVI và các giáo sỹ tại đó, theo cách mà cựu chủ
tịch Nguyễn Minh Triết từng khoe ‘phân hóa nội bộ’ Obama.
Người ta gọi ông là Trọng Lú quả không sai chút nào.
-Nhìn vào Quốc xã. Cộng sản ngày nay có gì khác?
Cầu Nhật Tân
Tên gọi của đảng: Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia Đức (gọi tắt là đảng Quốc xã)Đảng: đồng nghĩa với đất nước với quyền lực.
Tư tưởng: Xã hội chủ nghĩa hoang tưởng, động lực là chủng tộc cực đoan.
Mô hình cai trị: Toàn trị. Độc tài đảng trị, sử dụng quân đội, công an làm công cụ chuyên chính trấn áp.Sử dụng bộ máy tuyên truyền để định hướng (đánh lừa) dư luận. Áp đặt chính sách, quan điểm của cá nhân, của đảng lên cả dân tộc.
Tham vọng: không giới hạn.
Quyền lực nhà nước: thay vì phục vụ nhân dân thì lại trở thành ách thống trị đối với nhân dân.
Phương pháp duy trì quyền lực: tiêu diệt đối lập, trấn áp, tuyên truyền lừa bịp.
Người đứng đầu đảng: được “tô vẽ” và tôn thờ như thánh sống. Được sùng bái với danh xưng “Führer”, là cha mẹ của cả nước.
DỮ KIỆN VÀ ĐẶC TÍNH
- Hitler (Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia Đức – Quốc xã) làm Thủ tướng Đức tháng 1/1933.
- Rạng sáng 27 tháng 2 năm 1933, Trụ sở Quốc hội Đức bị đốt. Dư luận đều cho rằng chính Hitler đã ra lệnh cho tay chân đốt nhà Quốc hội để tạo cớ diệt các đảng đối lập.
- Ngày 28 tháng 2 năm 1933 dưới sự thao túng của Hitler và đảng Quốc xã của y, Quốc hội Đức ban hành Sắc lệnh Bảo vệ Nhân Dân và Nhà Nước (Verordnung des Reichspräsidenten zum Schutz von Volk und Staat) cho phép lực lượng công an, an ninh, dân phòng Quốc xã (Schutzstaffel & Sturmabteilung, Gestapo) bỏ tù bất cứ ai mà chúng coi là chống đảng (Quốc xã), giải tán các tòa báo không phải do đảng Quốc xã kiểm soát, triệt tiêu các quyền tự do của công dân và tập trung quyền hạn tuyệt đối vào tay đảng Quốc xã đứng đầu là Thủ tướng Hitler. Sắc lệnh này là công cụ quan trọng thiết lập ách toàn trị Quốc xã. Thủ đoạn của Hitler là đưa Nhân Dân, đất nước ra làm đối tượng để y bảo vệ. Thực chất Nhân Dân đã bị đánh lừa và chính Nhân Dân trở thành nạn nhân đầu tiên của sự “bảo vệ“ này. Còn đất nước thì bị y chiếm làm của riêng ngay khi lên nắm quyền.
- Ngày 5 tháng 3 1933, dưới sức ép của đa số đảng viên Quốc xã (đảng của Hitler), Quốc hội Đức ban hành Đạo luật Trao quyền (Ermächtigungsgesetz) cho phép chính phủ Đức, đứng đầu là Thủ tướng Hitler có quyền lập pháp mà không cần thông qua quốc hội, trao cho Hitler quyền hạn tuyệt đối, mở đường cho y thực hiện ách thống trị mang nặng đảng tính độc tài toàn trị khát máu lên toàn bộ nước Đức và tham vọng mở rộng ra toàn cầu.
- Hitler tiến hành tổ chức nhà nước theo kiểu đảng trị độc tài. Đảng Quốc xã kiểm soát và quyết định toàn bộ các vấn đề của đất nước theo đường lối của đảng. Đảng viên nắm các vị trí trong các cơ quan nhà nước và đoàn thể chính trị xã hội. Các quyền công dân không tồn tại. Nhiệm vụ hệ thống pháp luật là bảo vệ đảng, bảo vệ thiết chế nhà nước đảng trị. Quan hệ giữa công dân và nhà nước là quan hệ phục tùng một chiều mọi quyền lực nhà nước đảng trị.
- Quốc hội, tòa án, bộ đội, công an – dân phòng (Schutzstaffel & Sturmabteilung – SS & SA), An ninh (Gestapo ), Đoàn Thanh niên Quốc xã v.v. đều chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng và phục tùng đảng, bảo vệ lợi ích của đảng, sẵn sàng đàn áp nhân dân với phương châm còn đảng, còn mình. Các lực lượng Công an, An ninh, Dân phòng được sử dụng làm công cụ của bộ máy đảng trị để trấn áp.
- Tuyên huấn (Tuyên giáo) là bộ máy khổng lồ trong nhà nước Quốc xã dùng để định hướng dư luận, ca ngợi đảng,tuyên truyền cho bộ máy nhà nước, vu khống các lực lượng có quan điểm khác biệt, mở đường cho trấn phản, tiêu diệt. Không ai trong xã hội được đứng ngoài sự kiểm soát của đảng. Mọi người đều phải trở thành thành viên của các tổ chức đảng hoặc đoàn thể do đảng kiểm soát. Không thành viên xã hội nào được phép khước từ sự quan tâm này của đảng.
- Các khối phố, khu dân cư, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đều có mạng lưới chỉ điểm. Mọi người dân phải có lối sống hoà nhập vào tổ chức, không xa rời quần chúng (tức không có quyền riêng tư).
- Nhà tù, trại tập trung được dựng lên khắp đất nước để cải tạo, giáo dục và để tiêu diệt hàng loạt không cần xét xử.
- Mọi ý tưởng, chỉ đạo của đảng lập tức biến thành đường lối quốc gia và luôn nhận được sự nhất trí cao một cách cưỡng ép. Ai có ý kiến khác tức là chống đảng (đồng nghĩa chống nhà nước, nhân dân và dân tộc).
- Để kiểm nghiệm quyền hạn tuyệt đối của mình, ngày 14 tháng 7 năm 1933, Hitler ban hành đạo luật cho phép bỏ tù và giết bỏ toàn bộ những người chậm phát triển trí não, động kinh, điếc hoặc có các khiếm tật cơ thể khác, mà bọn Quốc xã gọi là ảnh hưởng đến chất lượng chủng tộc siêu việt của chúng. Các tổ chức nhà nước, đoàn thể, cả hệ thống chính trị Quốc xã của Hitler hăm hở vào cuộc. Chúng còn huy động cả Giáo hội Đức tham gia vào các hoạt động tội lỗi này với vai trò là một cánh tay của hệ thống chính trị.
- Con ác thú Quốc xã bây giờ đã có đủ nanh vuốt nuôi dưỡng bởi hệ tư tưởng cực đoan khát máu. Tuy nhiên, bộ máy tuyên giáo không ngừng ru ngủ Nhân Dân với mớ tư tưởng vì chủng tộc, vì Nhân Dân, vì đất nước của đảng.
- Các đạo luật Nuremberg 1935 (Nürnberger Gesetze) ban hành năm 1935 cho phép tiêu diệt cộng đồng Do Thái là chuỗi hoạt động chống lại loài người tiếp theo của Quốc xã vẫn dưới chiêu vì nước vì dân do đảng thực hiện.
- Hitler đi đâu cũng được bộ máy tuyên huấn dàn dựng để đám đông lên đồng tập thể, tung hô, ca tụng, được báo chí sùng bái, thêu dệt. Danh xưng Führer chỉ dành riêng cho Hitler. Lãnh tụ là thiên tài, là hiện thân của mọi chân lý, là người mặc nhiên có quyền cai trị đất nước và toàn dân. Phục tùng đảng, phục tùng, sùng bái lãnh tụ trở thành bổn phận của toàn xã hội.
Xem video clip: Tướng Rudolph Hess làm cung văn trong buổi lên đồng tập thể của đảng tại Nuremberg năm 1934.
“Đảng là Quốc trưởng Hitler, Quốc trưởng Hitler chính là nước Đức. Nước Đức chính là Hitler. Hitler muôn năm! Quốc trưởng Muôn năm! Muôn năm…!”
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=yMqdUFfxhNI
Hà Văn Thịnh - Trao đổi với ông Dương Trung Quốc: Thế nào là Đồng lõa và sau lưng
Dân Lý Sơn đau xót nhìn về Hoàng Sa |
NQL: Về tư cách ĐBQH thì bác DTQ có công, đáng khen ngợi. Chỉ phiền
là bác hay trả lời pv tào lao quá, cũng phải nói cho bác rút kinh
nghiệm, hi hi
Trả lời BBC, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông Dương
Trung Quốc cho rằng việc TQ chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19.1.1974
có sự “đồng lõa”của Hoa Kỳ(!) Ông còn nói thêm rằng Pol Pot gây chiến
tranh với VN là nhờ có Hoa Kỳ ‘’đứng sau lưng’’(?)
Đọc sách sử không nhiều nhưng chẳng hề ít, tôi chưa thấy bao giờ có một
“nhà” sử học nào dám nói lấy được như ông DTQ. Ông DTQ không hề là một
người bình thường: Trên vai ông vừa là ĐBQH, vừa là người có vị trí cao
nhất của Hội sử học (tương tự như thủ tướng của một chính phủ) – chịu
trách nhiệm xử lý mọi công việc của Hội KHLS VN, tức là, tiếng nói của
ông đồng nghĩa với ý kiến chủ đạo của toàn bộ giới sử học VN; và, là đại
biểu của dân, ông còn có trọng trách thay mặt cử tri. Tại sao ông DTQ
không ý thức được vị thế đặc biệt của mình mà lại có thể phát ngôn hồ đồ
đến thế? Là một hội viên của Hội KHLS VN, xin hỏi ông TTK mấy câu sau
đây.
1) Thế nào là đồng lõa? Ai cũng biết những thỏa thuận ngầm giữa các
cường quốc nhằm mưu lợi từ sự thiệt thòi của nước nhỏ là điều tất nhiên.
Nhưng như thế không có nghĩa là việc một nước lớn (đang là kẻ thù của
VN) không ra tay bảo vệ chủ quyền của chúng ta là đồng lõa với kẻ xâm
lược. Làm sao ông có thể ĐÒI Mỹ bảo vệ HS trong khi chính người VN không
đứng ra tự bảo vệ lấy mà phải nhờ kẻ khác để bị lừa? Làm sao một cường
quốc như HK, vừa chịu thất bại đau đớn ĐẦU TIÊN trong lịch sử lại có thể
đứng ra “giúp” kẻ vừa đánh bại mình? Ở địa vị của ông hay của tôi, có
giúp hay không? Tôi chắc chắn là không; thậm chí, tôi còn hả hê khi thấy
kẻ đánh bại mình, sỉ nhục mình vừa bị knock out một đòn chí tử. Nói ra
hai từ đồng lõa ông không thấy xấu hổ sao? Bình thường, tôi thấy ông là
người luôn uốn lưỡi 17 lần mới nói; chẳng hạn, giữa hai kỳ họp QH, ông
tầm kinh, trích cú, tìm cho ra, cho được cái tích tuồng cổ nào đó hao
hao giống với thời nay là đem vận vào, phát biểu, nghe tiếng vỗ tay
râm ran từ vô khối kẻ chỉ biết gật gù… Còn lại, chẳng bao giờ thấy ông
căng thẳng, cụ thể, đích danh bất kỳ sai phạm, tội ác nào! Làm nghị sĩ
theo cách ba phải, vòng vo, mượn áo diễn trò như thế ai chẳng làm được.
Lẽ ra,nếu không thể nói thật thì ông không nên trả lời BBC bởi miệng
lưỡi và cách “móc họng” của “chúng nó” siêu trình lắm. Nhưng, một khi đã
chấp nhận thì ông không thể lảng tránh sự thật bởi đó là cái thiên
chức tối thiểu của một nhà sử học. Sự thật năm 1974 chỉ có một mà thôi:
Trung Quốc đã lừa gạt VN, đã dã man chiếm lấy đất, biển, trời thiêng
liêng của Tổ quốc VN và, đã, đang âm mưu chiếm thêm nữa, là chiến lược
không bao giờ thay đổi.
Chỉ có thể thông cảm với hai từ đồng lõa mà ông DTQ dùng ở một trường
hợp duy nhất: Nếu góc nhìn của ông là từ phía… Việt Nam Cộng hòa! Quả
thực, chỉ có VNCH mới có quyền “trách” Mỹ phản bội chứ chẳng có lý gì để
người đứng bên thắng cuộc như ông DTQ lại trách móc… kẻ thù. Tuy nhiên,
cũng xin nhấn mạnh rằng, chính trị là một trò chơi tàn nhẫn: Khi ký HĐ
Paris có nghĩa là Mỹ “quyết tâm” bỏ rơi đồng minh. Mặt khác, nếu tuân
thủ HĐ Paris thì không thể vì bất cứ lý do gì, Mỹ lại dùng đến quân sự
để “tham gia” vào tranh chấp khu vực.Nói theo dân gian, Mỹ đã bị “liệt”
rồi, đứng nhìn là… phải ‘đạo’(!)
Cái chữ đồng lõa của ông sai bét sai be khi cũng tương tự như thế, năm
1988, ngày 14.3, Liên Xô ngồi chềnh ềnh ra đấy, cứ làm ngơ cho TQ chiếm
một phần Trường Sa, bất kể Hiệp ước Xô Việt đã ký từ tháng 11.1978, bất
kể Quân cảng Cam Ranh, dưới góc độ quân sự, đã bị TQ đe dọa trực tiếp và
vô hiệu hóa. Liên Xô mới là đồng lõa đích thực, thưa ông!
2) Căn cứ vào đâu ông quy tội Hoa Kỳ đứng sau lưng Pol Pot? Như tôi
đã nói ở trên, sự hả hê của HK là có thật nhưng kết luận ĐỨNG SAU LƯNG
là phải có chứng cứ rõ ràng. Tại sao ông CỐ TÌNH QUÊN kẻ đứng sau lưng,
thúc đẩy Pol Pot làm càn là TQ? Chẳng lẽ ông không đọc Sách Trắng do
Chính phủ CHXHCN VN công bố về sự tiếp tay, viện trợ, cố vấn của TQ cho
Kh’mer Đỏ? Hay văn bản đó không đúng nên ông… cho qua? Chẳng lẽ ông
không biết bộ đội tình nguyện VN khi tiến vào CPC đã để rộng đường cho
hàng ngàn cố vấn TQ tẩu thoát để khỏi mang di họa sau này – mặc dù di
họa vẫn ập tới? Ông cũng QUÊN luôn chuyện ông Chủ tịch Ngân hàng Thế
giới – là cựu Bộ trưởng Quốc phòng HK thời chiến tranh VN - Robert
Mc’Namara năm lần bảy lượt đề nghị cho VN vay một khoản tiền để tái
thiết – thực chất là để chuộc lại lỗi lầm mà ông ta đã gây ra?…
Trả lời của ông với BBC chủ đề là Hiệp định Paris nhưng ông đã đi quá xa
một cách sai lầm bởi, theo nguyên tắc, một khi đã lôi ra chuyện Pol Pot
thì ông không có quyền né tránh cái gì, ai thực sự sau lưng (hơn cả sau
lưng) Pol Pot. Tại sao ông không đả động bất kỳ một chữ nào đến kẻ đã
xâm lược, giết hại hàng vạn đồng bào ta để trả thù cho Pol Pot, để dạy
VN một bài học về “tội” không nghe lời của đầu chúa, phủ rồng? Chẳng lẽ
là một nhà sử học, ông chưa bao giờ nghe thấy, một lần nào, lời hát
“Quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh”; không hề biết cái sợi xích ma
quái, tàn bạo Kh’mer Đỏ – Thiên An Môn đỏ trong những năm 1979-1989?
Giả sử ông có đúng phần nào đi nữa thì chắc chắn, nếu có chút lương tâm
sử học, nhất định ông phải kể thêm là cùng với Mỹ, TRUNG QUỐC đứng sau
lưng Pol Pot! Tại sao ông có thể chối bỏ sự thật này? Ông không hề thấy
áy náy hay xấu hổ một chút nào ư?
Là một nhà sử học, lẽ ra để ôn cố, tri tân; ông nên nhắc nhở mọi người
rằng, TQ là chúa trùm về DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY, rằng rất có thể đưa NB vào
tầm ngắm để cho mọi dư luận, phán đoán lãng quên, đùng một cái sẽ đánh
ngay VN đấy… Những bài học của lịch sử bao giờ cũng cần cho những tình
huống tương tự như tôi vừa ví dụ, nếu không, sinh ra sử học để làm gì?
Cũng xin hỏi ông rằng mới đây, Philippinnes đưa vấn đề TQ ngang ngược
đòi độc chiếm Biển Đông ra Tòa án Quốc tế, tại sao VN vẫn nghĩ rằng điều
đó chưa thích hợp? Vậy, liệu dư luận cho rằng đang có một sự đồng lõa
nào đó đối với TQ là sự thật hiển nhiên? Nếu đúng hay sai, xin ông cho
câu trả lời bởi tôi nghĩ, chẳng có gì có thể hạnh phúc nhiều hơn, đóng
góp nhiều hơn nếu ai đó làm an tâm, thanh thản cho ước mong, chờ đợi của
hàng triệu con người…
Nói nhỏ với ông DTQ rằng chưa bao giờ tôi dự đại hội sử học địa phương
nên chẳng khi nào có cơ hội ra dự đại hội toàn quốc bởi tôi buồn, chán
với cái sử học nửa vời, dối trá mà ông là một trong những người tạo ra.
Bây giờ thì tôi đã thấy mình sai lầm. Lần sau, tôi sẽ đấu tranh bằng
được để dự, để là đại biểu ra ngoài đó để chất vấn trực tiếp. Tôi rất
mong những lời tôi viết vội này là sai – bởi nếu tôi nhìn nhận sai thì
nền sử học VN đúng, vận nước chưa đến nỗi nào. Tôi sẵn sàng nhận sai nếu
ông chỉ ra một cách thẳng thắn, rõ ràng cho tôi thấy. Rất cảm ơn ông.
Vinh, 23.1.2013.
Hà Văn Thịnh
(Quê Choa)
Yun Sun - Trung Quốc Đã Mất Miến Điện?
Giới thiệu (của người dịch): Miến Điện cho Việt Nam hai bài
học quý giá. Thứ nhất là cải tổ chính trị, cổ động dân chủ theo ý nguyện
của toàn dân để tránh một cuộc cách mạng theo kiểu Mùa Xuân Ả Rập. Thứ
hai là kinh nghiệm đối sử với nước láng giềng Trung Quốc xảo quyệt.
Chính sách không can thiệp vào nội bộ các nước được Trung Quốc rêu rao
lâu nay chỉ áp dụng cho những nước mà Trung Quốc không thể vươn tới hoặc
không có quyền lợi. Không may Việt Nam không nằm trong trường hợp này.
Hình (ABC): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama tại Tòa Nhà Trắng nhân dịp ông viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 11, 2012. Việc cải tổ chính trị và phát triển dân chủ do Tổng Thống Thein Sein chủ trương đã được toàn dân Miến Điện hoan nghênh và được các nước tự do dân chủ trên thế giới hỗ trợ. |
Trong khi nền dân chủ còn hỗn độn của Miến Điện hướng về Tây Phương, Bắc
Kinh tranh luận làm sao khích động tình trạng căng thẳng sắc tộc để
chọc tức chính quyền Miến Điện và duy trì ảnh hưởng.
Những thay đổi nhanh chóng tại Miến Điện kể từ khi Tổng Thống Thein Sein
bắt đầu những cải tổ dân chủ vào năm 2011 đã tạo ra một vấn đề cho
Trung Quốc. Trong nhiều thập niên, Trung Quốc có một quan hệ thoải mái
với một nước láng giềng độc tài, hưởng thụ một tư thế gần như độc quyền
về tài nguyên thiên nhiên và chính sách ngoại giao. Nhưng ngày nay, Miến
Điện có một nền chuẩn dân chủ còn hỗn độn. Dân Miến Điện bực bội Trung
Quốc vì đã ủng hộ chánh quyền quân nhân trong quá khứ và bóc lột kinh tế
đất nước của họ. Miến Điện vẫn còn là một mối đe dọa cho sự ổn định
trong vùng: Trung Quốc gửi quân đội đến biên giới giữa hai nước vào đầu
tháng 1 vì quân chính phủ và quân chống đối đánh nhau – nếu tình trạng
trở nên tồi tệ, chiến tranh có thể tràn qua lãnh thổ Trung Quốc.
Trung Quốc không còn có thể trông nhờ vào Miến Điện như một hành lang
chiến lược để tiến vào Ấn Độ Dương hoặc một quốc gia trung thành ủng hộ
tại Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á. Naypyidaw (thủ đô mới của Miến Điện)
đã cải thiện quan hệ với Washington, gây lo ngại cho Băc Kinh về chính
sách tái cân bằng hướng về Á châu của Hoa Kỳ. Tình trạng càng ngày trở
nên xấu xa hơn cho Bắc Kinh. Trong nhiều tháng qua, các vị sư và dân
làng tại miền trung Miến Điện đã phản đối việc mở rộng mỏ đồng lớn nhất
nước Mongywa đang được khai thác bởi một công ty sán xuất võ khí Trung
Quốc và một công ty cổ phần điều khiển bởi quân đội Miến Điện. Vào năm
2011, Tổng Thống Sein đình chỉ việc xây cất đập Myitsone trị giá 3.6 tỉ
Mỹ kim do một công ty Trung Quốc đang thực hiện vì dự án này đi ngược
lại với “ý nguyện của dân chúng”. Những cuộc chống đối Mongywa tạo ra
những lo ngại rằng tất cả những dự án đầu tư của Trung Quốc tại Miến
Điện gặp nguy hiểm
Hình (ABC): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) gặp gỡ Tổng Thống
Barack Obama tại Tòa Nhà Trắng nhân dịp ông viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng
11, 2012. Việc cải tổ chính trị và phát triển dân chủ do Tổng Thống
Thein Sein chủ trương đã được toàn dân Miến Điện hoan nghênh và được các
nước tự do dân chủ trên thế giới hỗ trợ.
Bắc Kinh có ít khả năng để ngăn ngừa Naypyidaw làm thiệt hại quyền lợi
của Trung Quốc. Một nhóm ngày càng ồn ào trong giới ngoại giao Trung
Quốc, bao gồm cả những phân tích gia của chính phủ và những chuyên viên
về Đông Nam Á, hiện nay đang lập luận rằng Trung Quốc nên quay trở về
với bạn cũ – những nhóm sắc tộc ở biên giới đang tiến hành những cuộc
nổi dậy chống chính phủ ở quy mô nhỏ – để cải thiện ảnh hưởng của Trung
Quốc ở Miến Điện. Ông Liang Jinyun, một giáo sư về Chính Trị tại trường
đại học Cảnh Sát Vân Nam ở vùng Tây Nam Trung Quốc, lập luận trong một
bài thuyết trình có ảnh hưởng, được phổ biến vào 2011, rằng những nhóm
sắc tộc này nếu được “sử dụng” tốt “sẽ trở thành người bạn trung thành
nhất ở tiền tuyến trong cuộc đương đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại
Miến Điện.”
Trung Quốc lâu nay duy trì được những mối quan hệ mật thiết với các nhóm
sắc tộc thiểu số Wa và Kachin. Những nhóm này sinh sống ở miền Bắc và
đã tranh đấu đòi tự trị kể từ khi Miến Điện trờ thành một nước độc lập
vào năm 1948. Quan hệ này lên cao nhất vào thập niên 1960 khi Trung Quốc
hỗ trợ Đảng Cộng Sản Miến Điện (bao gồm nhiều nhất là những người Wa và
Kachin, cũng như người Trung Quốc) trong cuộc tranh đấu chống lại chính
phủ trung ương thành công một phần. Sự trợ giúp vật chất và nhân lực
của Bắc Kinh chấm dứt vào đầu thập niên 1990, mặc dầu những chính quyền
địa phương tại tỉnh Vân Nam tiếp tục duy trì những quan hệ ở vùng biên
giới giữa hai nước về những lãnh vực từ việc hơp tác thương mại cho đến
những chương trình trồng trọt thay thế những cây ma túy. Naypyidaw đạt
được một thỏa hiệp hòa bình với nhóm Wa vào tháng 11, 2011, nhưng quân
chính phủ và nhóm Kachin vẫn còn ở trong tình trạng đánh nhau. Vào ngày 2
tháng 1, Miến Điện xác nhận rằng phi cơ đã được sử dụng để tấn công
nhóm Kachin. Nhóm sắc tộc thiểu số này khoe rằng họ có một lực lượng gồm
15,000 người.
Bắc Kinh nói công khai rất ít. Bộ Ngoại Giao tuyên bố rằng Trung Quốc và
Miến Điện là những nước láng giềng quan trọng, và Trung Quốc hoan
nghênh sự cải thiện về bang giao giữa Washington và Naypyidaw. Một nhà
phân tích của chính phủ Trung Quốc nói trong một buổi họp mặt riêng tư
vào tháng 11 vừa qua rằng đối sử tốt đẹp với Miến Điện, như Bắc Kinh cảm
thấy đã làm trong một ít thập niên vừa qua, đã không mang lại kết quả
mong muốn. Vì vậy, Trung Quốc nên “đa dạng hóa” phương cách tiếp cận.
Một phân tích gia có ảnh hưởng khác nói rằng: “Những nhóm sắc tộc thiểu
số ở biên giới là lá bài của chúng ta và Trung Quốc cần phải chơi hay.”
Nhiều phân tích gia khác mà tôi được nói chuyện với trong một vài năm
qua đồng ý với quan điểm này, mặc dù họ không nói công khai.
Những phân tích gia này tin rằng Trung Quốc nên làm trung gian hòa giải
giữa Kachin và Naypyidaw để nhắc nhở Miến Điện về ảnh hưởng của Bắc Kinh
và để làm cho việc ổn định hóa vùng biên giới được dễ dàng. Trong khi
đó, Trung Quốc cũng nên hỗ trợ những nhóm sắc tộc thiểu số ở vùng biên
giới trong cuộc đấu tranh chống Naypyidaw bằng cách áp lực quân đội Miến
Điện nới lỏng những cuộc tấn công và luôn luôn mở cửa biên giới để cho
phép gỗ, ngọc bích, và những tài nguyên thiên nhiên khác lưu thông.
(Việc buôn lậu ma túy không được mong muốn nhưng không tránh được vì
biên giới không thể được kiểm soát hoàn toàn.) Theo những phân tích gia
này, việc trợ giúp những nhóm thiểu số sẽ phục hồi ảnh hưởng của Trung
Quốc đối với Naypyidaw và áp lực Miến Điện tôn trọng quyền lợi quốc gia
của Trung Quốc. Cũng theo quan điểm của những phân tích gia này, Trung
Quốc sau cùng không có gì để mất và được mọi thứ vì Miến Điện tự sa vào
vòng tay của Tây Phương.
Tại những buổi nói chuyện và sinh hoạt riêng tư, những nhà phân tích
liên hệ với Bộ Ngoại Giao không đồng ý với quan điểm này. Họ đề cập đến
chính sách lâu nay của Trung Quốc là không can thiệp vào chuyện nôi bộ
của các nước khác và tình hữu nghị song phương chặt chẽ với những nước
như Miến Điện. Do đó, kích động cuộc tranh đấu của các nhóm thiểu số sẽ
làm cho Naypyidaw xa lánh thêm. Nhiều người trong nhóm phân tách gia này
tin rằng sự “mê loạn dân chủ” hiện nay, như một trong những chuyên gia
nổi tiếng về Miến Điện đã gọi như vậy trong một buổi thảo luận riêng tư
không phổ biến, đang gây thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc sau cùng
sẽ tàn phai. Naypyidaw sẽ phải quay trở về với Bắc Kinh để được yểm
trợ, nếu không, Miến Điện sẽ đi vào hỗn loạn. Sau cùng họ lập luận rằng
tình hữu nghị giữa hai nước đã tồn tại nhiều thập niên – Hiện nay Trung
Quốc vẫn là một đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Miến Điện.
Về phần những nhóm sắc tộc thiểu số, họ hoan nghênh sự tham dự của Trung
Quốc. Theo một nguồn tin trong Quân Đội Kachin Độc Lập, người Miến Điện
không đáng tin cậy và cao ngạo. Do đó họ sẽ từ chối bất cứ một thỏa
hiệp nào ngoại trừ thỏa hiệp được hỗ trợ bởi một cường quốc thế giới. Vì
Hoa Kỳ chú trọng vào việc giúp đỡ Naypyiraw hơn là về phe với những
nhóm sắc tộc thiểu số ương ngạnh, nhóm Kachin và Wa hi vọng rằng Trung
Quốc là một đồng minh mạnh nhất của họ. Sau khi gửi một vài phái đoàn
sang Washington trong vài năm vừa qua, những nhóm Kachin rất thất vọng
rằng Hoa Kỳ thiếu chú ý đến họ. Theo một vài viên chức địa phương Trung
Quốc, nhóm Wa không còn hi vọng gì để thay đổi nhận thức của Washington
về họ. Hoa Kỳ coi họ như những “chúa tể ma túy” và “trùm buôn bán vũ
khí.”
Hiểu biết Bắc Kinh lo sợ Miến Điện tự xa lánh Trung Quốc, hai nhóm
Kachin và Wa lập luận rằng Trung Quốc nên yểm trợ cuộc tranh đấu đòi hỏi
một giải pháp ổn định chính trị và quyền tự trị. Điều này sẽ làm cho
Trung Quốc mang tiếng xấu vì những người Tây Tạng và Uyghurs [Tân Cương]
cũng đòi tự trị nhưng bị Trung Quốc chấn áp. Nhưng chính trị tạo ra
những kẻ chung chăn chung giường kỳ lạ, và việc Trung Quốc yểm trợ nhóm
sắc tộc thiểu số bướng bỉnh chống lại một chính quyền trung ương bất cẩn
khó là một trong những điều mỉa mai nhất.
* Cô Yun Sun hiện là một học giả Trung Quốc đang thăm viếng và làm
việc cho East Asia Project tại Henry L. Stimson Center, Washington-DC.
Trước đây cô là một nghiên cứu gia của Center for Northeast Asia Policy
Studies thuộc Brookings Institution tại Washington-DC (2011) và là một
phân tích gia về Trung Quốc của International Crisis Group tại Bắc Kinh
(2008-2011).
Yun Sun - Foreign Policy
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
(Dân luận)
NGUỒN GỐC THẬT SỰ CỦA ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP
Đaploisongnui
Lời dẫn: Trong bản chất phi nhân và bạo ngược của các đảng CS trên thế giới có nhiều điểm tương đồng với chế độ toàn trị Đức Quốc Xã. Điều 4 hiến pháp cũng phát xuất từ tư tưởng bệnh hoạn của trùm phát xít Hitler. Mời quý thính giả nghe phần bình luận của Đà Giang với tựa đề: “Nguồn gốc thật sự của điều 4 hiến pháp”, sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay***
Các nhà nghiên cứu chính trị thông thường cho là điều 4 hiến pháp hiến định hoá chế độ toàn trị tại VN, được phát xuất từ điều 6 hiến pháp năm 1977 của Liên Bang Xô Viết. Việc phân tích đuợc dừng tại đây vì họ nghĩ rằng, cả ông Hồ Chí Minh lẫn đảng CSVN đều tự cho mình là học trò ngoan của Stalin và đảng CSLX, nên không truy tầm xa hơn về xuất xứ của điều 4 hiến pháp.
Điều 4 hiến pháp Việt Nam ghi rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”
Rõ ràng điều 4 hiến pháp VN rất giống với điều 6 hiến pháp LX. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là điều 6 hiến pháp của Liên Bang Xô Viết đích thực phát xuất từ đâu?
Tưởng cần nhắc đến 3 nhà độc tài khét tiếng nhất của thế kỷ 20: Đó là Lê Nin và Stalin của CSLX, và Hitler của Đức Quốc Xã. Lê Nin nắm quyền từ năm 1917 đến năm 1924. Sau đó Stalin lên kế vị cho tới năm 1953. Tại Đức, Hitler lên nắm quyền từ năm 1933 đến năm 1945. Khi nói đến các mốc thời gian, Hitler dường như có nhiều cơ hội học hỏi từ Lê Nin và Stalin về phương thức cai trị độc tài. Nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn thì giả thuyết này không chính xác. Lê Nin là nhà độc tài đầu tiên đã tiêu diệt mọi đảng phái đối lập, xây dựng lên guồng máy mật vụ, và nắm quyền sinh sát trong tay mà không cần qua một hệ thống tư pháp nào.
Điều này không có gì lạ! Những hành động tương tự đã từng xảy ra thường xuyên trong lịch sử loài người, qua các cuộc tương tranh quyền lực và thay đổi triều đại. Khi Stalin lên nắm quyền ông vẫn theo đuổi các chính sách của Lê Nin. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Lê Nin và Stalin chỉ nằm ở mức độ tàn khốc và có tính đột biến.
Trong khi đó tại Đức, Hitler được bổ nhiệm làm thủ tướng (Chancellor) vào tháng Giêng năm 1933. Hitler đã thực thi chính sách xâm chiếm toàn bộ Âu Châu và chứng minh khả năng thống trị của mình bằng nhiều bước đi sáng tạo, mà chính Stalin và các lãnh tụ CS khác phải học hỏi. Hitler là nhà độc tài đầu tiên chính thức luật hoá sự độc đảng của chế độ Quốc Xã. Ngày 14/7/1933, Hitler công bố bộ luật 26 tháng 5. Điều khoản của bộ luật này ghi rõ vị trí độc tôn của Đảng Quốc Xã như sau:
“Đảng Quốc gia Lao động Xã hội Đức (viết tắt là Đảng Quốc Xã) là chính đảng duy nhất của nước Đức. Bất cứ ai nuôi dưỡng cấu trúc tổ chức một chính đảng khác hay thành lập một chính đảng mới, sẽ bị án chung thân khổ sai đến 3 năm hoặc bị giam cầm từ 6 tháng đến 3 năm, nếu hành vi này không bị chế tài nặng hơn bởi các sắc luật khác”
Trước đó vài ngày, Hitler tự tin tuyên bố trong một bài diễn văn rằng: “Tất cả mọi chính đảng đã bị hủy diệt. Đây là một biến cố lịch sử, mà ý nghĩa cũng như hậu quả chưa ai ý thức được trọn vẹn… Đảng đã trở thành nhà nước, và toàn bộ quyền lực thuộc về nhà nước”
Mặc dù Hitler không cần sắc luật trên để cai trị dân. Nhưng việc công bố sắc luật cho thấy một điều mà chưa nhà độc tài nào trên thế giới dám làm trước đó. Trong giai đoạn lịch sử này, Hitler vô hình trung được sự chú ý của một đệ tử được coi là giỏi hơn sư phụ: Đó là nhà độc tài CSLX Stalin. Ba năm sau, Stalin làm một điều mà chính Lê Nin chưa dám làm. Stalin đã bắt chước Hitler thông qua bản hiến pháp của Liên Bang Xô Viết, trong đó điều 126 hiến định hoá quyền độc tôn của đảng CSLX, nguyên văn như sau:
Đảng CSLX là: “Đội tiên phong của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh củng cố và phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa, là cốt lõi lãnh đạo tất cả mọi tổ chức nhân dân lao động và cả quần chúng lẫn nhà nước”
Đến năm 1977, điều 126 của hiến pháp Liên Bang Xô Viết được thay thế bằng điều 6 của hiến pháp mới như sau:
Đảng CSLX là: “Lực lượng lãnh đạo và hướng dẫn xã hội Xô Viết, là trọng tâm của hệ thống chính trị, mọi tổ chức nhà nước và tổ chức quần chúng. Đảng CSLX hiện hữu vì dân và phục vụ nhân dân. Đảng CSLX trang bị bởi chủ thuyết Mác – Lê, quyết định tổng quát đường hướng phát triển xã hội cho các chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Bang Xô Viết, lãnh đạo công tác xây dựng vĩ đại của nhân dân Xô Viết, đem lại tính kế hoạch, hệ thống và nội dung lý thuyết cho công cuộc tranh đấu đem lại chiến thắng cho chủ nghĩa cộng sản. Mọi cơ cấu của đảng hoạt động trong phạm vi hiến pháp Liên Bang Xô Viết”
Dựa vào các sự kiện lịch sử, chúng ta có thể khẳng định là điều 4 hiến pháp mà Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN đang bám víu để sống còn chính là hiện thân của bộ luật Đức Quốc Xã, được Hitler công bố vào ngày 14 tháng 7 năm 1933 nhằm luật hoá sự toàn trị của Hitler và Đảng Quốc Xã. Đáng mừng cho dân tộc Đức là chế độ toàn trị của Đảng Quốc Xã chỉ tồn tại 12 năm. Nguyên khí của quốc gia này đã phục hồi nhanh chóng sau thế chiến thứ 2, mặc dù Đức là nước bại trận. Trong khi đó, chế độ tòan trị Lê Nin và Stalin tồn tại đến 70 năm làm tiêu diệt nguyên khí của dân Nga. Dân tộc Việt, qua 6 thập niên cũng tang thương không kém! Khác với Hitler, mọi người đã biết hậu quả khốc liệt của điều 4 hiến pháp. Đây chính là lúc tòan dân phải vùng lên để tiêu diệt độc tài và hủy bỏ điều 4 hiến pháp, hầu dọn đường cho một nền dân chủ chân chính trong tương lai.
Đà Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét