Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ NÓNG TRONG NGÀY

LUẬT BIỂN VÀ TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ VỚI ĐẤT NƯỚC

 
Nhiều nghi vấn: “Phải chăng Hội nghị Thành Đô 1990
là sự quá cả tin ở ‘người’ mà thỏa hiệp xuôi chiều –
Cái nguyên do để tự làm mất
 trọn vẹn độc lập, tự chủ, tự quyết của dân tộc?”.

* Bùi Văn Bồng

            Sáng 19/11, trong buổi khai mạc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4, tại TP HCM, Phó Giáo sư Ramses Amer, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Stockholm (Thụy Điển), đã trao đổi với các nhà báo về vấn đề biển Đông. Ông nói: “Theo tôi nghĩ, muốn hình thành một đối sách với nước nào đó, trước tiên phải biết người ta thực sự nghĩ gì, muốn gì”…
       Hôm mới đây (17/11), ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, đã sang  sang Bắc Kinh chúc mừng Đại hội đảng CS Trung Quốc thành công. Nhân chuyến đi này, ông Hoàng Bình Quân đã có cuộc gặp với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị kiêm Bí thư Ban Bí thư Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc. Ông Lưu Vân Sơn nói rằng ông đánh giá cao mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung và sẽ cùng Việt Nam duy trì đường hướng phát triển đúng đắn mối bang giao song phương và phát huy đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước (?!).
     Đáp lại, ông Hoàng Bình Quân nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng bắt tay với Trung Quốc để tăng cường tin cậy lẫn nhau, phát huy hợp tác, và đẩy quan hệ đôi bên lên một tầm cao mới.
       Dù giới lãnh đạo hai nước Việt-Trung liên tục khẳng định quyết tâm thắt chặt hữu nghị giữa đảng và chính phủ hai nước, tranh chấp chủ quyền đôi bên chưa có dấu hiệu lắng dịu. Trong mọi tình huống và hoàn cảnh, Trung Quốc chỉ muốn mọi vấn đề tranh chấp biển Đông giải quyết song phương, không chấp nhận các cuộc tiếp xúc đa phương. Điều này càng bộc lộ Trung Quốc rất ái ngại khi thấy các nước Đông Nam Á đoàn kết lại, tạo thành sức mạnh cùng đấu tranh giữ chủ quyền lãnh hải trên biển Đông. Tách ra, chỉ gặp gỡ sông phương là mưu chước “bẻ từng chiếc đũa”, dễ dàng dùng mọi thủ đoạn ngon ngọt, dụ dỗ, cài bẫy để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông, khi cía “lưỡi bò” đã liếm tận vùng biển nội thủy của Malaysia. Trước thực trạng đó, lãnh đạo các cấp ở Việt Nam cần không ngừng nâng cao cảnh giác, nâng cao trách nhiệm chính trị với đất nước, dù quan hệ trên tinh thần nào, cân đối khéo léo ra sao cũng rất cần thường trực ý thức cảnh giác, không để cho láng giềng tranh thủ, lôi kéo, kiên quyết thực hiện nghiêm Luật biển Việt Nam khi chỉ còn hơn một tháng nữa là Luật biển Việt Nam có hiệu lực.
Ai cũng nhớ, ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam đã được ban hành. Đây là sự thống nhất cao của Quốc hội, với sự khẳng định mạnh mẽ về chủ quyền, lãnh hải quốc gia. Tính dân tộc đã được thể hiện ở tầm cao mới, qua việc ra được Luật biển trong bối cảnh tranh chấp biển Đông ngày càng phức tạp hiện nay. Cho dù đã bị muộn so với Liên Hiệp Quốc ban hành Công ước Biển 1982, nhưng việc thông qua và ban hành Luật biển đã thể hiện được sự mong đợi của toàn quân, toàn dân, sự đồng tình, hoan nghênh, ủng hộ của lương tri nhân loại, và riêng trong việc này QH đang được sự đồng thuận cao của nhân dân…
Trước sự kiện này, Trung Quốc đã lồng lộn lên khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển, gấp rút tuyến bố thành lập thành phố Tam Sa, tiếp tục mời thấu 9 lô mỏ dầu, tăng cường cho tàu ngư chính, tung hàng mấy chục nghìn tàu đánh cá xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam, nhất là khu vực Trường Sa…
Luật biển quy định đầy đủ các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.
Nhưng, không thể dễ dàng quan niệm rằng đã có Luật biển là coi như cả nước yên tâm với chủ quyền biển – đảo. Có luật trong lúc này là cần thiết, nhưng dù sao thì luật vẫn chỉ là luật. Luật cho dù có đầy đủ, mang giá trị pháp lý và bảo đảm chặt chẽ đến mấy cùng chỉ nằm trên giấy, như bao luật khác, nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo kèm theo những biện pháp kiên quyết, hữu hiệu để thực hiện luật. Phải có sức mạnh đoàn kết toàn dân, kết hợp điều hành về chính trị (lãnh đạo), thể hiện tính kiên quyết thực thi pháp luật, thì luật mới đi vào đời sống. Trung Quốc sẽ không coi Luật biển Việt Nam ra gì cả, nếu như việc ra luật chỉ để đáp ứng nguyện vọng hiện thời của người dân, nhưng sau đó không có sự lãnh đạo, chỉ đạo thực thi đúng luật một cách kiên quyết, tự chủ và có bản lĩnh. Luật biển rất cần bản lĩnh chính trị, năng lực, khôn khéo, tầm nhìn và bản lĩnh đối ngoại. Khi có những hành động vi phạm luật biển, việc xử lý theo luật thế nào mới là quan trọng. Đó là hiệu quả thực thi Luật biển khi có hiệu lực.
       Vấn đề phát ngôn, tiếp kiến, tọa đàm và ra các văn bản liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập, tự chủ, quyền tự quyết của dân tộc không phải ai có chức có quyền thì muốn tùy hứng, tùy tiện nói  gì,  ký cái gì cứ việc thoải mái? Sự tùy tiện hoặc có xen lồng động cơ cá nhân nào đó sẽ là nguyên do để lại nhiều hậu họa, thậm chí nguy cơ mất nước. Cùng lắm chỉ mang tiếng nói bừa, nói ẩu, nói có hại, “cõng rắn cắn gà nhà”… Mà rất cần phải có điều luật quy định cụ thể, rõ ràng. Cá nhân nào vi phạm làm mất quốc thể, hạ thấp vị thế đất nước, dân tộc bị xúc phạm và thiệt hại phải bị xử lý trước pháp luật, phải nghiêm trị bằng phép nước.
       Khi thực hiện Nhà nước pháp quyền, vươn tới văn minh nhân loại, rất cần có nhiều bộ luật về mọi lĩnh vực. Thực thi luật có nghiêm hay không còn tùy thuộc vào sự vận hành thực tế của thể chế chính trị. Cho nên, vấn đề cần đặt ra là quan hệ giữa thể chế chính trị, quan điểm dân chủ với việc thực thi pháp luật.
Người lãnh đạo nhiều khi chỉ chịu nhiều trách nhiệm về mặt tổ chức, chưa phải chịu gánh trách nhiệm về mặt pháp lý. Đảng có chính cương, điều lệ, nguyên tắc, những đảng còn ít bị ràng buộc theo luật, có khi đứng lên trên cả luật. Cho nên khi việc thực thi pháp luật không nghiêm, thì người lãnh đạo, người đứng đầu cũng ít bị chịu trách nhiệm cá nhân về pháp lý. Đó là sự lệch pha trong một thể chế chính trị-xã hội, là kẻ hở của một thể chế, các cơ chế, quy ước, chế tài đặt ra, nhưng tập thể, hoặc cá nhân người lãnh đạo ít bị liên đới, trách nhiệm cá nhân khong mấy khi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Vì thế mà rất cần có sự ràng buộc trách nhiệm chính trị với pháp lý về mặt cá nhân lãnh đạo, kể cả về Đảng, chính quyền, bộ, ngành chủ quản và cơ quan chức năng. Khi sự ràng buộc pháp lý được “thể chế hóa” thì luật mới thực sự có giá trị. Chính trị bị ràng buộc theo luật, có mang tính sống còn, thì mới có tính tự giác cao. Lãnh đạo để có luật và lãnh đạo thực thi đúng luật tự nó tạo ra những nỗ lực tự thân của mỗi cá nhân, khỏi phải cần đến nhiều nghị định, thông tri, chỉ thị đi kèm, ít phải hội họp, kiểm điểm, kiểm tra, đôn đốc. Nó đã tạo ra được “tự động hóa” trong nội lực mỗi người.
Chính trị muốn vững bền vững và khẳng định uy tín ngày càng cao cần phải lấy dân chủ làm gốc, luôn luôn song hành với dân chủ, cần thường xuyên không ngừng đề cao dân chủ. Luật chưa ban hành, nhưng nhân dân biểu tình, tuần hành ôn hòa ủng hộ luật, phản đối kẻ vi phạm chủ quyền biển-đảo, nhằm khẳng định chí khí của toàn dân trong bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia có nên qui kết xem như tội đồ làm tay sai cho kẻ địch? Sao có thể suy diễn ngược ngạo và ấp đặt đến thế?! Thử hỏi ngăn chặn biểu tình của dân chúng, qui chụp việc biểu thị thái độ ủng hộ Luật biển là có sự tiếp tay của “thế lực thù địch” nào đó, vậy thì ra luật để làm gì? Ai thực hiện? Hiệu lực thực thi luật được bao nhiêu? Vô hình trung, những hành động trấn áp, ngăn chặn, khống chế, hạn chế hành động biểu thị thái độ của người dân là thể hiện rõ nét sự mơ hồ về chính trị, tách chính trị khỏi pháp luật, đem chính trị đối trọng với nhân dân. Đó cũng là những biện pháp có thể coi là đem chính trị sai lầm tự bào mòn, làm thui chột lòng yêu nước chân chính và trung thực của người dân. Một sức mạnh đoàn kết cần được động viên, khuyến khích, làm nền tảng cho mọi thắng lợi bỗng nhiên bị xé nhỏ, phân rã, băm nát. Như thế là có tội, không thể coi là có chút công gì với dân với nước.
Nghị quyết Đảng, quyết định của Nhà nước, Quốc hội là chính trị. Nếu như chính trị đó chỉ được thể hiện với sự tính toán một chiều, xem xét một bề, không dựa trên toàn cục, thiếu khách quan toàn diện lại trở thành phản chính trị. Suy cho cùng, nếu như nói rằng hành động đi vận động người dân đừng đi biểu tình chống “thế lực thù địch” xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, tìm cách ngăn chặn, trấn áp, khống chế biểu tình là một sự tiếp tay cho “thế lực thù địch”, có hại cho nước cho dân cũng chẳng ngoa! Các “thế lực thù địch” sẽ rất hả hê trước sự nhũn nhặn, nhịn nhục, nhân nhượng, lối hành xử đối với nhưng người yêu nước như vậy, khác nào “nối giáo cho giặc”, là sự tiếp tay với những kẻ cho sự vi phạm Luật pháp quốc tế, khuyến khích chúng tiếp tục lộng hành, càng đặt đất nước vào tình trạng nguy cấp?
Làm chính trị mà không tôn trọng dân, không dựa vào dân là coi như tự mình kìm hãm năng lực lãnh đạo, tự mình xa dân, không phù hợp với quy luật vận hành xã hội, làm mất đi cội nguồn sức mạnh “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Cho nên, mỗi khi lắng nghe tiếng nói của người dân, chủ nhân của lịch sử, người lãnh đạo phải coi đó chính là cơ sở xây nền cho thể chế chính trị ngày càng thêm vững mạnh. Nhà chính trị không tự tô vẽ bằng sự đề cao uy tín của chức danh, mà uy tín đó do nhân dân ghi nhận và chính nhân dân tôn vinh.
Một khi chủ nhân đất nước bị người có trách nhiệm chính trị coi thường, chỉ biết dùng uy quyền kiểu quân chủ chuyên chế, thì chính uy quyền sẽ theo năm tháng và tùy sự biến xã hội mà mất đi, thời nào thì chủ nhân vẫn là chủ nhân. Của cải cho dù nhiều đến mấy rồi cũng hết dần, nhưng tiếng thơm lưu truyền mãi mãi. Uy quyền lúc này, lúc khác có thể đạt được chủ đích nào đó cho cá nhân, nhưng rồi cũng mất đi cùng với sự thay đổi thời thế bằng những cuộc cách mạng dân chủ. Người có trách nhiệm chính trị, có vị thế xã hội mà tự mình gây ra sự ô danh thì muôn đời khó rửa sạch.
Hơn thế nữa, như trên đã nêu, Luật biển sẽ chỉ nằm trên giấy, không đi vào cuộc sống một cách thiết thực và hiệu quả (như nhiều luật khác đã ban hành), nếu như việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục về luật không sâu rộng đến mọi người dân, kể cả Việt kiều ở nước ngoài và dư luận quốc tế. Cần phải nhanh chóng đưa luật vào cuộc sống, trở thành chỗ dựa tin cậy cho lòng yêu nước chân chính của người dân. Chính trị và pháp luật phải che chở, bảo hộ được người dân có lòng yêu nước nồng nàn . Một khi sức mạnh của lòng yêu nước bị ngăn chặn, thì áp lực của chân lý, lẽ phải, công bằng và nhu cầu quyền sống sẽ là mầm mống đòi hỏi cần thiết phải đổi mới. Sự mất dân chủ thường xảy ra khi người cầm quyền trình độ năng lực yếu kém, ấu trĩ, ngờ nghệch, hoặc vì nguyên do, động cơ cá nhân chủ nghĩa lợi ích phe nhóm nào đó cố tình lợi dụng quyền lực hành xử tùy tiện, vi phạm pháp luật.
Trong bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, chính trị-lòng dân và pháp luật cần phải tạo được thế chân kiềng ngày càng vững chắc. Đất nước đã có độc lập trên 67 năm rồi, cần phải coi đó là niềm tự hào và trách nhiệm giữ vững nền độc lập trên tinh thần “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Một đất nước có độc lập, nhưng người lãnh đạo không tự chủ, thậm chí tự mình thiếu kiên định mà chấp nhận những lệ thuộc ngoại bang, “dĩ hòa vi quý” trong quan hệ và đấu tranh ngoại giao, “hảo lớ” vô nguyen tắc, có khi còn làm những việc theo cái roi hoặc cái thước kẻ sai khiến của ngoại bang là tự đánh mất giá trị nền độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc mà không đi liền với tự chủ là một nền độc lập bấp bênh, mất dần ý nghĩa. Trách nhiệm chính trị trước lòng dân và vận mệnh đất nước là phải có lập trường kiên định, vững vàng, có bản lĩnh tự chủ, không lấy lòng đến mức sai nguyên tắc, phạm luật và có hại, không thỏa hiệp, không khoan nhượng trong bất cứ tình huống nào.
B.V.B
——————————–
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng

1398. Khoa học Việt Nam mắc kẹt trong phi chuẩn mực, hành chính hóa và tư duy ăn xổi

Phạm Duy Hiển * Việt Nam là nước đi sau về khoa học và công nghệ (KH-CN). Ta du nhập cách làm KH-CN, ban đầu từ các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu (ở miền Bắc), gần đây từ các nước tư bản Âu-Mỹ. Ý thức hệ và thiết chế của hai hệ thống hoàn toàn khác nhau, song tư duy và cách nghiên cứu khoa học lại khá giống nhau. Học họ, nhưng ta chẳng giống ai, có chăng chỉ là những bề nổi bên ngoài, như các danh hiệu giáo sư, tiến sỹ, còn cốt lõi bên trong thì theo cách tư duy của mình.
Từ chối chuẩn mực phổ quát trong nghiên cứu khoa học
Ở nước ngoài, chức danh tiến sỹ khẳng định anh đã vượt qua những đòi hỏi gắt gao về học thuật để có thể bắt đầu theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học, hoặc giảng dạy đại học. Ở ta, thiếu tấm bằng tiến sỹ chẳng những không vênh vang được với thiên hạ mà không thể chen chân vào nhiều chức quan. Có nơi còn quy định 50% cán bộ thuộc thành ủy quản lý phải có bằng tiến sỹ (TuanVietnam.net, 29/10/2012). Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, đến năm 2020 Việt Nam phải có sáu vạn tiến sỹ để đáp ứng quy mô mở rộng hệ thống đại học với 450 sinh viên trên một vạn dân, không cần biết hiện có bao nhiêu người hướng dẫn và phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu. Cách quy hoạch ngược đời này đang lạm phát ồ ạt bằng tiến sỹ, thực học không cần, chuẩn mực khoa học bị gạt bỏ, chưa kể bằng dởm, viết luận án thuê, đang tràn lan (ANTĐ, 28/10/2012).   

Ở nước ngoài, giáo sư phải là người sáng tạo ra tri thức mới qua hàng loạt công trình được đồng nghiệp khắp nơi trên thế giới trích dẫn và sử dụng. Ở ta, trong Quy chế bổ nhiệm giáo sư mới sửa đổi gần đây để tiến gần hơn đến thông lệ quốc tế vẫn chưa có điểm sàng tối thiểu, chẳng hạn yêu cầu giáo sư phải có một vài bài báo quốc tế. Giáo sư ở ta được tính điểm khoa học chủ yếu dựa trên 900 ấn phẩm nội địa, nhưng chưa có tạp chí nào trong số này, kể cả những tạp chí tiếng Anh, lọt vào Web of Knowledge của Thomson Reuter (ISI). Đây là cơ sở dữ liệu chứa những thông tin cơ bản về các công trình khoa học có phản biện quốc tế đăng trên một vạn tạp chí hàng đầu, bao quát mọi ngành khoa học, kỹ thuật, xã hội, nhân văn và nghệ thuật.     
Tuy không đâu quy định chính thức, song ISI được giới khoa học khắp nơi xem như chuẩn mực, một bộ lọc bảo đảm chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học, qua đây khẳng định chỗ đứng của nhà khoa học trên mặt tiền thế giới. Các tổ chức quốc tế cũng dựa vào số bài báo có phản biện quốc tế và số bằng sáng chế để xếp hạng đại học, trình độ khoa học và năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Cách làm này chưa thể xem là tuyệt hảo, song tương tự như GDP, tuy còn khiếm khuyết vẫn được dùng làm thước đo sức mạnh của nền kinh tế. Cho nên né tránh các diễn đàn khoa học quốc tế chẳng khác nào vận động viên cấp quốc gia chê đấu trường Olympic. 
Mãi gần đây, công bố quốc tế mới được dùng làm căn cứ để đánh giá các đề tài khoa học cơ bản. Nhưng công bố quốc tế lại không đòi hỏi đối với các nghiên cứu ứng dụng, kỹ thuật, xã hội, nhân văn chiếm hầu hết ngân sách và nguồn nhân lực khoa học của đất nước, lại có tác động trực tiếp đến quốc kế dân sinh. Các ngành xã hội nhân văn chiếm ba phần tư số ấn phẩm khoa học nội địa hầu như không có mặt trên các tạp chí quốc tế. Các kết quả nghiên cứu này đúng sai đến đâu, rất khó biết. Trong nhiều thập kỷ gần đây diện mạo khoa học xã hội nhân văn trên thế giới đã thay đổi hoàn toàn nhờ có sự xâm nhập của toán học và các khoa học tự nhiên. Nhiều hướng nghiên cứu đa ngành xuất hiện, khoa học tự nhiên và xã hội đan xen nhau, không thấy đâu phân chia riêng rẻ như ở ta. Khoa học xã hội nhân văn của ta đang lạc lỏng khỏi thế giới.      
Vì sao cho đến nay các diễn đàn khoa học quốc tế không được chấp nhận? Trong số các giáo sư được bổ nhiệm mấy năm gần đây chỉ những người làm Toán và Vật lý có 4-5 bài báo quốc tế trở lên, đa số những giáo sư nghiên cứu ứng dụng, kỹ thuật và xã hội, nhân văn chỉ công bố công trình trong nước. Nhiều người trong số này lập luận rằng nghiên cứu ứng dụng cốt mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, cần gì những mục tiêu hàn lâm. Lập luận này phù hợp với quan điểm nhiều người trong giới quản lý và các cơ quan cấp kinh phí, nên có tác động đến chính sách.
Trên thực tế rất khó đánh giá một công trình nghiên cứu mang lại “lợi ích kinh tế thiết thực” bằng cách nào (xem phần sau). Vả lai, trong số hàng triệu công trình nghiên cứu hàng năm trên thế giới chỉ một số rất ít có tiềm năng trực tiếp tạo ra những ứng dụng nào đó. Trong khi đó, nghiên cứu khoa học có sứ mạng tìm ra tri thức mới, mà cái mới lại rất dễ khẳng định qua bài báo có phản biện quốc tế. Những khám phá trong khoa học cơ bản là tri thức mới đã đành, những quy luật tự nhiên, xã hội ở Việt Nam mà thế giới chưa biết, những phiên bản ứng dụng có thêm phát hiện mới trong điều kiện cụ thể ở nước ta … vẫn cứ rất mới với thế giới, miễn là nhà khoa học phải am tường mọi kết quả nghiên cứu và phương pháp luận hiện đại nhất, từ đó tìm được chỗ đứng dành cho kết quả nghiên cứu của mình trên mặt tiền khoa học.       
Cũng phải thừa nhận rất khó tìm được chỗ đứng trên mặt tiền khoa học nếu không có thiết bị nghiên cứu, phòng thí nghiệm và hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Chính khó khăn này giải thích tại sao công bố quốc tế của Việt Nam nghiêng hẳn về Toán và các môn lý thuyết. Số bài báo quốc tế về khoa học thực nghiệm, ứng dụng và kỹ thuật quá ít, không tương xứng với quy mô nhân lực và đầu tư, và ít hơn hẳn các nước xung quanh như Thái Lan, Malaysia.        
Bước đột phá trong chiến lược KH-CN 2011-2020
Gần đây lãnh đạo Bộ KHCN đã tạo ra bước đột phá rất đáng mừng, chính thức khẳng định công bố quốc tế là thước đo năng lực nghiên cứu khoa học của đất nước. Chiến lược KH-CN 2011-2020 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) nêu rõ mục tiêu (thứ hai) tăng số lượng công bố quốc tế từ các đề tài sử dụng ngân sách nhà nước trung bình 15-20%/năm. Mục tiêu thứ năm lại ghi rõ đến năm 2020 hình thành 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giớí.
Tăng số lượng công bố quốc tế 15-20%/năm là mục tiêu hoàn toàn khả thi, Ngay trong mười năm 2000-2009 chúng ta đã đạt tốc độ 15-16%/năm, ngang với Thái Lan và Malaysia, chỉ kém Trung Quốc (20%/năm), nhưng nhanh hơn Philippine và Indonesia (5,7%/năm). Song số lượng công bố quốc tế chưa phản ảnh đầy đủ năng lực nghiên cứu và hiệu quả đầu tư cho khoa học của một quốc gia. Phân tích các công bố quốc tế của Việt Nam và 11 nước Đông Á cho thấy chất lượng các bài báo (dựa trên chỉ số trích dẫn trung bình) của Việt Nam còn thấp, nhiều ngành trực tiếp liên quan đến quốc kế dân sinh chưa có công bố quốc tế, và phần lớn đồng tác giả Việt Nam không đóng vai trò chính trong các công trình. Số công trình do nội lực chỉ chiếm 30%, vào loại thấp nhất khu vực, so với 90% ở Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan (xem bài “A comparative study of research capability of East Asian countries and implication for Vietnam” đăng trên Higher Education, Vol. 60, trang 615-625, bản dịch tiếng Việt trên Tia Sáng, 22/06/2010).
Bước đột phá trong “Chiến lược” sẽ đưa chúng ta thoát khỏi tình trạng lạc lỏng bấy lâu nay để sớm sánh vai với các nước, nhanh chóng tiếp cận mặt tiền khoa học. Song muốn đạt được các mục tiêu trong “Chiến lược” cần có những đột phá mới để khoa học Việt Nam khỏi bị mắc kẹt trong những tư duy, cơ chế và cơ cấu tổ chức bất cập hiện nay.  
Hành chính hóa hoạt động nghiên cứu khoa học 
Chỉ bám vào nguồn kinh phí duy nhất từ ngân sách nhà nước, lại thiếu chuẩn mực nghiêm túc, hoạt động nghiên cứu khoa học rơi vào tình trạng hành chính hóa, do các quan chức hành chính cầm cân nẩy mực. Họ là những người chưa hề nghiên cứu khoa học, hoặc nếu xuất thân từ giới khoa học, họ sẽ ném ngay “hòn gạch gõ cửa” sau khi lọt vào chốn quan trường (Lỗ Tấn, Khổng Phu tử ở Trung Quốc đời nay, bản dịch Phan Khôi). Đối với nhiều người trong số họ, khoa học giờ đây chỉ còn là chiếc áo khoác bên ngoài, bên trong là danh, quyền và tiền, những cạm bẫy rất ít ai thoát khỏi.   
Hành chính hóa nghiên cứu khoa học đặt ra luật chơi hành chính. Đề tài các cấp vận hành theo kiểu hợp đồng kinh tế như ra đầu bài, đấu thầu, tuyển chon, kiểm tra tiến độ v.v…Kinh phí được quyết toán dựa trên số ngày công khai báo cho từng thành viên tham gia, số trang dịch thuật, tiền thuê mướn nhân công, vật tư, hóa chất tiêu hao v.v… Sản phẩm phải mục sở thị như quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn nhà nước, phần mềm, số cơ sở sử dụng các kết quả v.v…. Để được nghiệm thu lại phải có đầy đủ các chứng từ, hóa đơn thanh toán hợp “lệ”. Chỉ có bài báo quốc tế là không đòi hỏi. 
Bởi bài báo quốc tế yêu cầu cao hơn hẳn. Đó là phát hiện mới (new findings), tính độc đáo (originality), góp phần đẩy hướng nghiên cứu lên phía trước (significant advances in field) và phương pháp luận hiện đại (state-of- the art approach). Không cần hội đồng đông người, chỉ một trong hai phản biện lắc đầu, bài báo sẽ bị từ chối. Rõ ràng từ đề tài được Bộ KH-CN nghiệm thu đến bài báo quốc tế được chấp nhận là một khoảng cách rất xa, đầy thách thức, nhiều người đành bỏ cuộc vì không còn kinh phí và thời gian, họ phải lao tiếp vào đề tài mới để tồn tại.     
Song những đề tài, luận án nói trên lại được dùng làm căn cứ bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư. Theo Quy chế, giáo sư phải hướng dẫn chính ít nhất hai nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, chủ trì ít nhất một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên. Các tân giáo sư sẽ được phân vai mới trong hệ thống hành chính, chủ trì các đề tài, dự án, chương trình nhà nước, có tiếng nói nặng cân hơn trong các hội đồng xét duyệt và nghiệm thu. Cuộc chơi trên sân nhà có thêm vai diễn mới, không thấy hồi kết.                   
Hành chính hóa nghiên cứu khoa học bộc lộ nhiều lỗ hổng làm nơi ẩn chứa cơ chế xin cho, ban phát, vốn là sản phẩm của thời bao cấp. Thời nay, mỗi đề tài, dự án cấp Bộ trở lên thường được cấp từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng, nên không còn ai ban phát vô tư nữa, kẻ cho người nhận đều phải biết hành xử theo “luật thị trường”. Có hội đồng khoa học để xét duyệt và nghiệm thu, nhưng hội đồng lại do chính bộ máy hành chính lập ra để dễ dàng hợp thức hóa các ý định của mình. Hội đồng chỉ bàn về học thuật không tham gia xét duyệt kinh phí cho đề tài, việc này thường được dàn xếp giữa người ban phát và người nhận. Tiếng nói chính trực thường là thiểu số và sẽ không có cơ hội trong các lần sau. 
Dễ hiểu tại sao nạn gian dối – điều tối kỵ nhất trong khoa học – lại lên ngôi trong những năm gần đây. Khai gian, khai khống các khoản chi là chuyện thường tình. Mọi người đều gian dối nên không ai phải xấu hổ. Bịa số liệu, đạo văn, thuê viết luận án …, ngày càng phổ biến. Nhóm lợi ích hình thành qua các đề tài dự án, che chắn nhau rút ruột kinh phí nhà nước.  Phi chuẩn mực và hành chính hóa làm cho môi trường học thuật ở nước ta ngày một tù mù, vàng thau lẫn lộn, nghiên cứu khoa học trở nên tùy tiện, đề tài nào, công trình nào cũng xem là nghiên cứu, hội thảo nào cũng có thể gán thêm mác khoa học. Báo chí và xã hội không phân biệt được thực và giả, nhà khoa học đích thực với những người khoác áo khoa học. 
Từ môi trường học thuật này không thể xuất hiện đỉnh cao mà chỉ có số đông làng nhàng, thiếu chuyên nghiệp. Lao vào quan trường là con đường tiến thân độc đạo, số người theo đuổi học thuật đến cùng hiếm dần, thành phần ưu tú ngày càng vắng bóng trong lãnh đạo các viện nghiên cứu, trường đại học và ngay ở những cơ quan đầu não về KH-CN. Rất đông tài năng trẻ được đào tạo bài bản ở nước ngoài không tìm thấy đất dụng võ khi trở về nước. Thực trạng này liệu các nhà lãnh đạo có biết?          
Không thành công trong nội địa hóa công nghệ
Nhà nước có chủ trương nội địa hóa công nghệ, nhưng thiếu quyết sách. Hàng điện tử và công nghệ cao là mủi nhọn xuất khẩu, dự kiến đến 2020 kim ngạch lên đến 45% để minh chứng cho mục tiêu công nghiệp hóa theo hướng hiện đại của đất nước. Riêng chín tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu lên đến 15 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch. Song phần lớn là sản phẩm từ các doanh nghiệp nước ngoài, và đằng sau những con số ấn tượng trên là một sự thật ê chề: “trong mặt hàng này các doanh nghiệp Việt Nam nhập 100% linh kiện nước ngoài…, phần nội địa hóa chỉ là vỏ nhựa, thùng các tôn và xốp” (SGGP, 25/9/2012).       
Về cơ khí, nội địa hóa công nghiệp ô tô trong hơn hai thập kỷ qua chỉ đạt vài phần trăm (Vneconomy, 03/07/2012), xem như thất bại. Công bằng mà nói, thành tích nội địa hóa công nghệ ấn tượng nhất chính là mấy con tàu trọng tải 50 nghìn tấn được VINASHIN cho hạ thủy và xuất khẩu. Nhưng VINASHIN vỡ nợ, gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. Các học giả có dịp ném đá vào đống đổ nát mà ít ai quan tâm nhặt ra từ đó bài học nội địa hóa công nghệ thành công hay thất bại.                 
Có nhiều lợi thế hơn VINASHIN, nhưng TKV và EVN cũng không chịu nội địa hóa công nghệ. Theo Quyết định 167/2007/QĐ- TTg, hàng chục nhà máy chế biến alumina sẽ được xây dựng từ năm 2007 dến 2025 trên Tây Nguyên, nhưng không có từ ngữ nào nhắc đến lộ trình nội địa hóa công nghệ, trong khi Việt Nam sở hữu một tiềm năng bô xít lớn thứ năm thế giới. Chính phủ cũng không yêu cầu TKV hứa hẹn đến bao giờ sẽ có công nghệ Việt Nam. Mẻ alumina đầu tiên đang chậm tiến độ hơn hai năm, và trên thực tế cả đại dự án bô xit đang gặp bế tắc, chính phủ phải rút quy mô chỉ còn hai nhà máy thí điểm. Một kết quả nhãn tiền, bởi không chỉ công nghệ, mà cả khoa học cũng đứng ngoài. Bao nhiêu bài toán kinh tế, kỹ thuật, môi trường, xã hội … chưa được nghiên cứu thấu đáo trước khi ra Quyết định. 
Hàng chục nhà máy điện chạy than được EVN xây dựng trên khắp cả nước đều rơi vào tay nhà thầu nước ngoài. Không biết đến bao giờ mới thấy tua bin và máy phát điện do người Việt tự chế tạo. Trong khi đó, EVN đi tắt đến thẳng điện hạt nhân, đề xuất đưa vào vận hành hàng chục lò phản ứng từ 2020 đến 2030. Nhiều ý kiến phản bác hoặc đề nghị đình hoãn kế hoạch mạo hiểm này sau khi xảy ra thảm họa Fukushima. Nhưng chúng đều lọt thỏm trong luồng dư luận phải làm điện hạt nhân mới có quốc phòng mạnh, mới có nước Việt Nam hiện đại vào năm 2020. 
Thành ra hiện đại hay không là ở người tiêu dùng. Nói nôm na, với chiếc iphone 5S bên tay lái Mercedes ngày một phổ biến trên các xa lộ nước ta, người Việt cũng hiện đại không kém người Mỹ, người Đức. Đó là nhờ ta biết đi tắt đón đầu, đúng như lời một vị Bộ trưởng dõng dạc thuyết phục Quốc Hội trước đây ba năm: “xây dựng đường sắt cao tốc Bắc –Nam chính là phương án đi tắt đón đầu lên thẳng hiện đại”. 
Không có bằng sáng chế
Không có sản phẩm từ công nghệ Việt Nam, bằng sáng chế cũng không có nốt. Việt Nam hầu như không có bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ (US Patent and Trademark Office, US PTO). Trong khi đó, năm 2011 Indonesia và Philippines sở hữu hàng chục bằng, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc còn nhiều hơn gấp bội. Báo chí đổ lỗi cho 9000 giáo sư/ phó giáo sư (VietnamNet, 5/11/2012) khiến mọi người có dịp mang các vị ra đàm tiếu mà không biết rằng nghiên cứu khoa học khác nghiên cứu công nghệ. Sản phẩm nghiên cứu khoa học là tài sản chung cho mọi người cùng sử dụng, bằng sáng chế là bí quyết công nghệ của doanh nghiệp được bảo vệ và mua bán thông qua cơ quan đăng ký. Chính doanh nghiệp, chứ không phải tác giả, phải bỏ tiền ra để đăng ký bằng sáng chế và hưởng lợi từ việc mua bán nầy. 
Đâu phải làm thơ, nhà khoa học lấy đâu ra bằng sáng chế khi doanh nghiệp không yêu cầu. Thiếu bằng sáng chế chứng tỏ trình độ quá thấp của nền công nghiệp nước nhà. Chúng ta chỉ du nhập công nghệ từ nước ngoài để sản xuất, mà không nội địa hóa để có công nghệ của mình. Nếu cần thay thế công nghệ, doanh nghiệp sẽ đi mua, hơn là đầu tư nghiên cứu.      
Tư duy ăn xổi     
Dù sao, thiếu bằng sáng chế cũng đặt ra dấu hỏi về tính thiết thực và hiệu quả của nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam hai thuật ngữ khoa học và công nghệ luôn gắn với nhau, thậm chí đồng nhất với nhau trong cùng một khái niệm như thị trường khoa học công nghệ, hội chợ khoa học công nghệ v.v… Chính sự nhập nhằng này trong tư duy làm cho nghiên cứu công nghệ đích thực vẫn là bãi đất trống. Đây là hệ quả của tư duy ăn xổi, muốn nghiên cứu khoa học phải cho ra ngay sản phẩm trên thị trường.         
Khoa học và công nghệ hỗ trợ lẫn nhau, nghiên cứu khoa học tạo ra mảnh đất cho công nghệ phát triển, và ngước lại. Tuy nhiên ngay trong số hàng triệu bài báo khoa học công bố hàng năm trên thế giới, rất ít công trình có tiềm năng tạo ra công nghệ hay dịch vụ. Nếu có, còn phải trải qua nhiều khâu, đòi hỏi thời gian, công sức và kinh phí. Kết quả nghiên cứu phải được kiểm nghiệm và củng cố bằng nhiều nghiên cứu mới tiếp theo, bảo đảm chất lượng (QA), prototype, quy mô pilot, thử sai (trial by error) nhiều lần trước khi đưa ra ứng dụng. Tư duy ăn xổi bỏ qua các khâu quan trọng này, nên nghiên cứu khoa học sinh ra những đứa trẻ đẻ non, chết yểu, làm thất thoát nguồn kinh phí lớn của nhà nước. Bao nhiêu đề tài chế tạo thiết bị với tính năng “chẳng kém nước ngoài”, nhưng chỉ là đơn chiếc mang trưng bày ở triển lãm, hội chợ, sau vài năm mất hút. Số trẻ đẻ non, chết yểu này nhiều lắm, cứ chọn ra một số đề tài, dự án lớn được Bộ KHCN nghiệm thu từ 5 đến 10 năm trước đây sẽ thấy ngay. 
Tư duy ăn xổi không thể tạo ra những đỉnh cao khoa học, những hướng nghiên cứu mũi nhọn có thể sớm bứt phá lên mặt tiền khoa học thế giới. Các quan chức muốn thấy thành tích ngay trong nhiệm kỳ của mình, lại phải ban phát, rải đều quả thực cho mọi người, năm nay anh có đề tài, sang năm đến lượt anh khác, người làm khoa học giống như dân du canh, không chuyên sâu vào một hướng nhất định. Trong khi đó, khoa học phát triển được nhờ tích lũy và kế thừa, công trình đẻ ra công trình, thành công lẫn thất bại trong công trình trước đều để lại dấu ấn trong các công trình sau. Biết tích lũy và kế thừa, tri thức sẽ tăng tốc theo cấp số nhân, được lưu lại trong đầu con người qua các thế hệ, trở thành một dạng chứng khoán (stock) của các doanh nghiệp, thành truyền thống của phòng thí nghiệm và hình hài của nền khoa học.
Qua cơ chế tích lũy và kế thừa, người tài mới xuất hiện, người khác đứng trên vai họ (stand on the shoulder of giants) để nhìn rõ chân trời phía trước. Nhờ đó các nhóm nghiên cứu mạnh được hình thành và phát triển, các thế hệ khoa học sinh ra và trưởng thành nối tiếp nhau. Theo “Chiến lược”, năm 2020 nước ta sẽ có 60 nhóm nghiên cứu mạnh. Hy vọng họ, và những người lãnh đạo của họ, sẽ làm nên hình hài nền khoa học nước nhà. Thế giới sẽ biết khoa học Việt Nam qua họ. Các thế hệ tương lai sẽ nhớ đến thế hệ hiện nay qua các công trình khoa học của họ.        
Mấy bước đột phá thay lời kết
Chỉ cần cố gắng làm giống như các nước khác, KH-CN Việt Nam sẽ thoát ra khỏi tình trạng hiện nay. Nghiên cứu khoa học chỉ được xem là đích thực khi tìm ra tri thức mới. Những người cầm quân, như giáo sư, chỉ được bổ nhiệm khi có chỗ đứng nhất định trên mặt tiền khoa học. Công bố quốc tế phải được dùng làm thước đo thay cho các chuẩn mực hành chính. Làm được những việc này sẽ tạo ra bước đột phá lớn đẩy lùi tệ nạn xin cho, ban phát và những tiêu cực trong môi trường học thuật hiện nay. 
Sản phẩm nghiên cứu khoa học là đỉnh cao văn hóa, làm tăng vốn tri thức của đất nước, tác động đến chính sách và nâng cao mặt bằng dân trí, từ đó tạo nên sức mạnh tác động đến phát triển kinh tế xã hội. Trường đại học là nơi gánh vác tốt nhất sứ mạng này. Từ trường đại học tri thức khoa học lan tỏa ra cộng đồng, do đó phải tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên – những người lan tỏa tri thức – được tiếp thu tri thức mới trực tiếp từ những nhà khoa học có chỗ đứng trên mặt tiền khoa học. Nghĩa là phải ưu tiên tập trung nghiên cứu khoa học về các trường đại học và xây dựng lên tại đây những nhóm nghiên cứu mạnh. Chúng ta đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội rồi, giờ đây không được chậm trễ nữa. 
Nghiên cứu công nghệ khác với nghiên cứu khoa học và cần có chỗ đứng trong phát triển kinh tế. Nên cho qua đi niềm tự hào Việt Nam là nơi thu hút vốn FDI, ODA nhiều nhất, thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất…. Không thể mãi mãi làm người tiêu thụ mà phải bước lên bục cao hơn của những người tạo ra tiện ích cho xã hội. Con đường duy nhất là nội địa hóa công nghệ, sau đó tiến lên đổi mới để cạnh tranh. Cho nên rất cần một quyết sách từ phía nhà nước, đừng để doanh nghiệp mãi chạy theo lợi nhuận trước mắt mà quên lợi ích lâu dài của dân tộc. Và sau quyết sách là tầm nhìn và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo KH-CN. Bởi tìm ra cách đi hợp lý trước trăm bề ngổn ngang hiện nay, thật không dễ chút nào.   
P.D.H.

1399. Một bức thư ngụy tạo, bịa đặt tác giả là tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và tướng Đồng Sĩ Nguyên

Đôi lời: Vào hồi 16h chiều 19/11/2012, hộp thư của trang BS nhận được một email, từ địa chỉ không quen biết, một bức thư đứng tên hai vị tướng có nội dung phê phán Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chúng tôi đã có lời bình như sau: “… Nội dung thư tố cáo CTN TTS đã ‘lừa’ hai vị tướng ‘ký đơn kiến nghị xử lý kỷ luật đồng chí Nguyễn Tấn Dũng trước HNTW6″. Thư còn tố cựu TBT Lê Khả Phiêu cùng CTN TTS “đã tổ chức nhiều cuộc vận động, thông qua các vị lão thành cách mạng khác và trực tiếp gặp chúng tôi để cung cấp nhiều thông tin sai lệch về cá nhân và gia đình đồng chí Nguyễn Tấn Dũng …’ và nhiều vấn đề khác, tuy không đưa ra bằng cớ cụ thể nào nhưng lại đều có tính chất rất nghiêm trọng. Chúng tôi đã liên lạc với người thân của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh để nhờ xác minh trực tiếp, thì được trả lời: bức thư này hoàn toàn là ngụy tạo.”
8h40′ sáng 20/11/2012, chúng tôi được gia đình tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết, đã có một trang mạng đăng lại bức thư này mà không có lời xác nhận là bức thư ngụy tạo. Do vậy, để tránh sự hiểu lầm nguy hiểm, gia đình tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã đề nghị đăng tải bức thư cùng lời khẳng định như trên.
Một điều thú vị mà có lẽ những kẻ ngụy tạo bức thư không tính đến, đó là cũng trong ngày 18/11/2012, là ngày ra đời bức thư, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã có một bài viết bàn về chính những vấn đề của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà đọc nội dung sẽ thấy nó tự nhiên phủ nhận hoàn toàn bức thư ngụy tạo kia: Tiếng nói của một lão tướng – Văn hóa từ chức và lòng tự trọng (BoxitVietnam).








Việt-Trung cam kết tăng cường quan hệ giữa tranh chấp Biển Đông

Tàu đánh cá trong vùng biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
19.11.2012 - VOA
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục cam kết phát huy hơn nữa quan hệ đối tác song phương dù tranh cãi ngoại giao giành chủ quyền ở Biển Đông giữa đôi bên vẫn đang tiếp diễn.
Cam kết được đưa ra hôm 17/11 sau cuộc gặp giữa Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị kiêm Bí thư Ban Bí thư Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, Lưu Vân Sơn, với Ủy viên Trung ương đảng cộng sản Việt Nam kiêm Trưởng ban Đối ngoại trung ương và cũng là đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Hoàng Bình Quân, nhân dịp ông Quân sang Bắc Kinh chúc mừng đại hội đảng Trung Quốc kết thúc thành công.
Ông Lưu Vân Sơn nói Trung Quốc đánh giá cao mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung và sẽ cùng Việt Nam duy trì đường hướng phát triển đúng đắn mối bang giao song phương và phát huy đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Đáp lại, ông Hoàng Bình Quân nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng bắt tay với Trung Quốc để tăng cường tin cậy lẫn nhau, phát huy hợp tác, và đẩy quan hệ đôi bên lên một tầm cao mới.
Dù giới lãnh đạo hai nước Việt-Trung liên tục khẳng định quyết tâm thắt chặt hữu nghị giữa đảng và chính phủ hai nước, tranh chấp chủ quyền đôi bên chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Bắc Kinh không ngừng các hành động cụ thể dành chủ quyền ở Biển Đông giữa những tuyên bố phản đối của Hà Nội và thái độ bài Trung Quốc ngày càng dâng cao tại Việt Nam bất chấp những biện pháp mạnh tay của chính quyền.
Gần đây, Hà Nội lần lượt bắt giam hoặc tuyên án nhiều nhà hoạt động chống Trung Quốc như trường hợp của blogger Điếu Cày, nhạc sĩ Việt Khang, hay sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Nguồn: Xinhua, China.org, Chinhphu.vn

Phản ứng của dân Miến Điện về diễn văn của Tổng thống Obama

Tổng thống Obama đọc diễn văn tại Đại học Rangoon của Miến Điện, 19/11/12
Daniel Schearf
19.11.2012 – VOA
RANGOON — Bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama đọc tại Đại học Rangoon của Miến Điện, về phần lớn đã được đánh giá là bài diễn văn gợi nhiều cảm hứng, ủng hộ cho cải cách chính trị.
Bài diễn văn của Tổng thống Obama đã được nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Miến Điện ca tụng là ủng hộ các cải cách dân chủ tuy mới mẻ nhưng đầy ấn tượng của nước này.
Tổng Thống Obama ngỏ lời chúc mừng Miến Điện đã chuyển sang chế độ cai trị dân sự, trả tự do cho hàng trăm tù chính trị, và nới lỏng những hạn chế đối với các hoạt động truyền thông. Ông nói Hoa Kỳ sẽ là một đối tác cho Miến Điện trên con đường cải cách.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ lưu ý rằng hãy còn một số tù nhân lương tâm bị cầm tù, và nêu lên những thách thức do tình trạng nghèo đói, cũng như trong việc giải quyết các cuộc nổi dậy của các nhóm sắc tộc.
Chủ tịch Hội Phụ nữ Tàn tật Nge Nge Aye Maung nhận định rằng bài diễn văn của Tổng Thống Obama rất có ý nghĩa đối với Miến Điện.
“Đây là một bài diễn văn hay tuyệt vời và là một khích lệ cho nhân dân Miến Điện chúng tôi, may ra sau này nước Miến Điện cổ xưa này sẽ chuyển biến để trở thành một nước Miến Điện mới”.
Tổng thống Obama còn kêu gọi hãy tôn trọng nhân phẩm của người Rohingya, một sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo cư ngụ ở bang Rakhine ở miền Tây Miến Điện, là thành phần bị coi là vô tổ  quốc.
Các cuộc xung đột giữa nhóm Hồi giáo Rohingya và những người theo đạo Phật ở bang Rakhine trong năm nay đã làm thiệt mạng ít nhất 170 người và đẩy  hơn 100.000 người vào cảnh vô gia cư, trong số này, hầu hết là các tín đồ Hồi giáo.
Nhà hoạt động cho hòa bình liên tôn Thin Zar Khin Myo Win, một tín đồ Hồi giáo, tỏ vẻ xúc động vì những phát biểu của Tổng thống Obama về giá trị của tự do ngôn luận và tự do thờ phượng, và sự chấp nhận tính đa dạng của nhau. Ông nói:
“Vì ông nói rằng phải tận dụng tính đa dạng để phát triển quốc gia – lời phát biểu ấy rất khích lệ, đây là những điểm rất hay cho nhân dân Miến Điện chúng tôi.”
Nhiều người ở Miến Điện coi người Hồi giáo Rohingya là di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh. Họ bị tước quyền công dân dựa trên một đạo luật năm 1982, và thường được đề cập tới với những ngôn từ có tính xúc phạm trên các phương tiện truyền thông chính thức.
Phát ngôn viên của Đảng Phát triển các Dân tộc Rakhine, ông Oo Hla Saw, cho rằng những nhận định của Tổng thống Obama về bang Rakhine không được chính xác. Ông nói:
“Những lời bình luận của ông Obama rất xa thực tế so với những gì xảy ra tại hiện trường – cả về mặt lịch sử, kinh tế và chính trị. Cho nên chúng tôi lấy làm vô cùng thất vọng về những phát biểu của ông.”
Ông Ko Ko Gyi là một cựu tù nhân chính trị, đã tham gia cuộc nổi dậy đòi dân chủ của giới sinh viên hồi năm 1988.
Ông nói một giải pháp cho cuộc xung đột phải do chính các công dân Miến điện định đoạt. Nhưng ông nói thêm rằng được sự hỗ trợ và cảm thông của vị Tổng Thống quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng như của cộng đồng quốc tế cho những cải cách của Miến Điện, là điều rất quan trọng.
Tổng Thống Obama nói hậu thuẫn tất cả mọi thành phần bên trong các ranh giới Miến Điện không phải là một sự mềm yếu, mà là một sức mạnh.

Miến Điện hay Myanmar?

RFA 19.11.2012
Liên quan đến chuyến viếng thăm Miến Điện kéo dài chỉ ít giờ đồng hồ mà Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama mới thực hiện ngày hôm qua.
Một số quốc gia gọi Myanamar là Myanmar, một số nước khác lại gọi Myanmar là Miến Điện. Riêng với Tổng Thống Hoa Kỳ thì ông dùng cả hai.
Bằng chứng là hôm qua khi đứng bên cạnh Tổng Thống Thein Sein, ông Obama gọi Myanmar là Myanmar, nhưng sau đó khi đến thăm lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, ông lại gọi Myanamar là Miến Điện.
Gọi thế nào là đúng? Câu trả lời là tùy từng quốc gia. Điển hình là Nhà Trắng nói rõ chính phủ Hoa Kỳ chỉ dùng từ Miến Điện, không gọi là Myanmar.
Khoảng 20 năm trước đây, các tướng lãnh cầm quyền quyết định đổi tên nước từ Miến Điện sang Myanmar, lấy lý do tên cũ nhắc lại thời đất nước này còn là thuộc địa của Anh Quốc, và không tiêu biểu cho tình đoàn kết quốc gia vì Miến Điện không chỉ có sắc dân Miến mà còn là tập hợp của nhiều sắc tộc thiểu số khác.
Quyết định này gặp sự chống đối của tập thể người Miến lưu vong và lực lượng bất đồng chính kiến trong nước, cho rằng các tương lãnh muốn thành lập một quốc gia mới, xóa bỏ hẳn lịch sử của quốc gia và của người dân Miến.
Từ đó đến giờ, những nước ủng hộ thành phần tranh đấu cho tự do dân chủ Miến Điện vẫn gọi theo tên cũ, chẳng hạn như Hoa Kỳ gọi là Miến Điện, không dùng tên Myanmar.
Vài tháng trước đây khi lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi ghé thăm Hoa Kỳ, câu hỏi nên gọi nước bà là Miến Điện hay Myanmar đã được giới truyền thông Mỹ đặt ra. Câu trả lời của bà là xin tiếp tục gọi là Miến Điện, bảo thêm tên Myanmar là tên do các tướng lãnh đặt, bắt dân chúng phải tuân theo.

Dốt hay nói chữ

Nguyễn Thông
Chả biết có dốt thật không nhưng giở ra trang 13, chuyên mục Khoa học-Giáo dục của báo in Đại đoàn kết, đọc cái tít bài ở mục Sổ tay, mình cứ ôm bụng cười. Chết cười. Các vị ấy xài thành ngữ Hán Việt, viết là “Trúng khẩu đồng từ”. Mình tặc lưỡi, có khi nó chỉ sai ở cái tít, nhưng đọc xuống phía dưới vẫn là “trúng khẩu đồng từ”. Kiểm tra kỹ trên bản online vưỡn thế. Than ôi, đội ngũ làm báo nước nhà đã đến hồi tệ vậy chăng.
Đây là cái thành ngữ hầu như ai có chút ít kiến thức Hán Nôm cũng biết, viết ra chữ Việt là “Chúng khẩu đồng từ”. Theo Hán Việt từ điển của cụ Đào Duy Anh thì “chúng khẩu đồng từ” có nghĩa “nhiều người mà cùng một lời”, còn sáng tạo như báo Đại đoàn kết thành “trúng khẩu” thì có nhẽ người đọc cấm khẩu, á khẩu, trúng gió, mắc cái họng luôn. Thiệt hết biết.
Đây là nguyên xi đoạn đầu bài báo trên bản điện tử daidoanket online mà mình copy lại, ngày mai mình sẽ chụp toàn bộ bài báo in đưa lên cho bà con cùng chiêm ngưỡng, kẻo bảo mình nói xấu báo Đại đoàn kết.
Khoa học

Trúng khẩu đồng từ… (20/11/2012)



Cuối tuần trước Bộ Tài Chính và Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Hội thảo về đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học (ĐH). 43 trường ĐH công lập cho biết đã huy động 2.760 tỷ đồng từ các nguồn thu sự nghiệp khác ngoài ngân sách Nhà nước. Song nhiều trường trúng khẩu đồng từ cho rằng cơ chế tự chủ tài chính vẫn “đóng” nên các trường chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo.
 20.11.2012
Nguyễn Thông

Tranh chấp biển Đông căng thẳng tại Thượng đỉnh ASEAN

Quốc Việt, thông tín viên RFA -2012-11-19
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc và ASEAN+3 đã tập trung thảo luận để đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa các bên tranh chấp ở biển Đông, nhưng đã không đem lại kết quả mà lại bùng phát căng thẳng.
RFA photo/Quốc Việt -Tổng thống Obama và Thủ tướng các nước ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hôm 19-11-2012 tại Campuchia.

Không đồng thuận

Tháng 7 vừa qua, Hội nghị Ngọai trưởng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 45 đã không ra được bản thông cáo chung do bất đồng nội bộ. Campuchia là nước chủ tịch luân phiên của ASEAN bị các nước thành viên coi nằm dưới tác động của Trung Quốc, đã không chấp nhận yêu cầu của Philippines và Việt Nam đưa vào bản thông cáo chung về tranh chấp bãi đá Scarborough và biển Đông.
Tuy nhiên, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần 15 và ASEAN+3 (ASEAN-Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) diễn ra tại thủ đô Phnom Penh vào ngày 19/11 lại không thể tìm được sự thống nhất các thành tố của Bộ quy tắc ứng xử (COC) mang tính chất pháp lý ràng buộc cao hơn Tuyên bố về ứng xử (DOC) của các bên ở biển Đông.
Biển Đông, vẫn là đề tài được quan tâm nhiều nhất. Lãnh đạo các nước đã và đang cố gắng chuẩn bị và thiết lập cơ chế pháp lý ở khu vực để giải quyết tranh chấp. Surin Pitsuwan
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói với báo giới: “Biển Đông, vẫn là đề tài được quan tâm nhiều nhất. Lãnh đạo các nước đã và đang cố gắng chuẩn bị và thiết lập cơ chế pháp lý ở khu vực để giải quyết tranh chấp.
Hoa Kỳ đã ủng hộ và thúc giục ASEAN tiếp tục làm việc trong vấn đề này. Hoa Kỳ hy vọng sẽ có một cơ chế pháp lý đầy đủ để có thể giải quyết tranh chấp của các bên liên quan.”
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn phát biểu tại buổi họp báo rằng các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định sẽ không quốc tế hoá các tranh chấp ở biển Đông và ASEAN chỉ đàm phán với Trung Quốc. Ông nói tiếp:
“Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông. Trong khi chờ đợi đàm phán, xây dựng COC thì các nước liên quan tranh chấp cũng phải thực hiện DOC, luật biển và các Công ước quốc tế.”
IMG_5491-250.jpg
Thủ tướng các nước ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hôm 19-11-2012 tại Campuchia. RFA photo/Quốc Việt.
Theo ông Kao Kim Hourn trong quá trình đàm phán với Trung Quốc để thống nhất các thành tố của COC, lãnh đạo các nước sẽ cố gắng kiềm chế và kiểm sóat, đoàn kết, làm việc cùng nhau không để cho có xung đột.
Sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngay lập tức ra tuyên bố phản đối. Ông khẳng định rằng tại cuộc họp giữa ASEAN với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, các nhà lãnh đạo ASEAN không có thỏa thuận nào là không quốc tế hoá tranh chấp biển Đông.
Còn Nhật Bản cảnh báo rằng một tranh cãi về biển Đông có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình và ổn định ở Châu Á. Đặc biệt, khi Việt Nam và Philippines công khai không đồng ý với Campuchia tại một Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 21.
Thủ tướng Yoshihiko Noda viết trong tuyên bố ra ngày 19/11 rằng Thủ tướng đã đề cập đến mối quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất đối với Nhật Bản. Ông nói thêm, mặc dù quan hệ song phương hiện nay đang ở trong tình trạng khó khăn, Nhật Bản vẫn cam kết đối phó với bất kỳ vấn đề còn tồn tại một cách bình tĩnh và hòa bình, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ đôi bên cùng có lợi dựa trên lợi ích chiến lược chung từ một góc nhìn rộng, dựa trên 4 tài liệu chính trị quan trọng được thực hiện bởi hai nước kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1972.

Quốc tế quan tâm

Theo quan điểm của tôi, nhiều nhà lãnh đạo ASEAN đã nỗ lực thảo luận, đặc biệt là các nước liên quan tranh chấp để tìm lối thoát. Teuku Faizasyah
Đối với vấn đề biển Đông, Nhật Bản coi đây là mối quan tâm chung cho cộng đồng quốc tế, trong đó sẽ có tác động trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mặc dù COC không phải là nguyên lý để giải quyết tranh chấp về chủ quyền hoặc về một hòn đảo nào nhưng các nguyên tắc thành tố của COC lại dựa trên cơ sở Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông đã có. Do đó, COC phải đưa ra những biện pháp pháp lý ràng buộc cao hơn, để đảm bảo duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, để các bên cùng cam kết không gây ra xung đột.
Vì đây là sự thỏa thuận giữa ASEAN với Trung Quốc nên cuộc thảo luận về vấn đề biển Đông cần phải nằm trong khuôn khổ quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Nhưng khi COC bị trì hoãn thì sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của tất các bên.
Ông Teuku Faizasyah, Phát ngôn viên, đồng thời là Cố vấn đặc biệt về đối ngoại của Tổng thống Indonesia, nói với phóng viên Quốc Việt rằng ngoài vấn tranh chấp được đem ra thảo luận còn có rất nhiều đề tài khác nhằm thúc giục hợp tác phát triển và thu hiệp khoảng cách giữa các nước ASEAN. Trong khi đó, các nước có liên quan tranh chấp đã nổ lực đưa ra những vấn đề khó khăn của họ, tuy nhiên cũng có lãnh đạo một số nước đã cố gắng tránh né thảo luận về tranh chấp biển Đông.
Ông cho biết nếu các nước đã nhất trí tạo thêm động lực cho các cuộc thảo luận thẳng thắn về vấn đề này, thì 3 năm tới sẽ hoàn thành COC.
P-2-250.jpg
Thủ tướng Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 hôm 19-11-2012 tại Campuchia. RFA photo/Quốc Việt.
Ông Teuku Faizasyah phát biểu: “COC còn phải đàm phán lâu dài. Hiện, ASEAN đang đàm phán bản soạn thảo. Cho nên chúng ta sẽ tiếp tục đàm phán và thảo luận. Nhưng theo quan điểm của tôi, nhiều nhà lãnh đạo ASEAN đã nỗ lực thảo luận, đặc biệt là các nước liên quan tranh chấp để tìm lối thoát. Chúng ta đã và đang thực hiện tốt vai trò, đưa ra thống nhất được trong các nước ASEAN về những nguyên tắc, thành tố cơ bản để đi đến COC.”
Báo Tiền Phong Online, dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần 21 rằng biển Đông đã trở thành vấn đề quan tâm chung. Tình hình khu vực này trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp.
Do đó, ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò và tiếng nói của mình trong vấn đề này trên cơ sở quan điểm chung đã có đồng thuận là nhấn mạnh hòa bình, ổn định ở biển Đông, trong đó có vấn đề an ninh, an toàn hàng hải; tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982. Các quy định của Công ước về việc tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển, giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC.
Về COC, ông Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh ASEAN đã thống nhất được các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở trao đổi với Trung Quốc và đề nghị ASEAN cần tiếp tục thúc đẩy sớm đàm phán chính thức ASEAN-Trung Quốc về xây dựng COC.
Đánh giá về những nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp, các nhà nghiên cứu biển Đông cho rằng các nước liên quan cần phải bàn thảo chi tiết những yếu tố cần thiết của COC. ASEAN cần giữ vai trò trung tâm trong khu vực trong khi Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ đang tăng cường can dự vào Châu Á.
Như vậy, nếu ASEAN thảo luận các thành tố COC trên các diễn đàn khác thì sẽ ảnh hưởng tới hướng hợp tác trong khu vực.
Đồng ý với ý kiến trên, ông Teuku Faizasyah nói: “Chúng ta hãy để ASEAN tự đàm phán và thỏa thuận. Nó còn quá sớm để quốc tế hóa vấn đề này. Chúng ta đã biết, hết 10 năm mới ASEAN có DOC.”
Năm 2002, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký một Bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông, đồng ý tiến tới một Bộ quy ứng xử để tránh xung đột ở khu vực. Từ đó đến nay, các nước nhỏ liên quan tranh chấp như Việt Nam chỉ biết kêu gọi thực hiện DOC mặc dù bị Trung Quốc lấn lước nhiều lần.
Được biết, DOC được coi là một tuyên bố chính trị, không có sự ràng buộc nên ASEAN và Trung Quốc đã mất hết 10 năm mới ra được các nguyên tắc hướng dẫn. Còn COC thì một số nước liên quan không muốn lập lại.
 

Trung Quốc với tham vọng « cường quốc hải dương »

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào duyệt đội quân danh dự trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tại căn cứ hải quân ở Đại Liên, ngày 25/09/2012.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào duyệt đội quân danh dự trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tại căn cứ hải quân ở Đại Liên, ngày 25/09/2012. REUTERS/Xinhua/Zha Chunming
Tờ nhật báo Anh ngữ China Daily, số ra ngày hôm nay, 20/11/2012, loan tin là bên lề Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đầu tháng 11 vừa qua, ông Hồ Vấn Minh, chủ tịch Tổng Công ty đóng tàu Nhà nước Trung Quốc ( CSSC ) đã kêu gọi nước này nên tự đóng các hàng không mẫu hạm.
Chủ tịch công ty CSSC tuyên bố : « Chúng ta phải tăng cường nghiên cứu và khả năng sản xuất các vũ khí và thiết bị độc lập cho tương xứng với trình độ trình độ phát triển của đất nước, và tự lực đóng các tàu sân bay riêng cho mình.» Cũng theo lời ông Hồ Vấn Minh, công ty của ông sẵn sàng xây dựng các « căn cứ không quân trên biển » cho Trung Quốc.
Trong bài diễn văn khai mạc Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng bí thư mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố là Trung Quốc phải tiếp tục xác quyết chủ quyền trên các lãnh thổ đang tranh chấp với tư cách một nước đang trở thành « cường quốc hải dương ».
Tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, đó là tàu Liêu Ninh, nhưng đây là tàu cũ mua lại từ Ukraina và được đại tu lại. Sự kiện này tuy vậy đã được mô tả những là một « bước đi ngàn dặm » mang tính biểu tượng cho sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc, trong bối cảnh các nước trong khu vực ngày càng lo ngại trước sự bành trướng thế lực của Bắc Kinh.
CSSC chính là công ty đã đại tu hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tại cảng Đại Liên. Báo chí Nhà nước Trung Quốc gần đây cho biết là hàng không mẫu hạm đang chuẩn bị cho các máy bay thao dượt cất cánh và hạ cánh trên tàu này. Nhưng theo các chuyên gia quân sự, Liêu Ninh hiện chỉ có thể được dùng để huấn luyện và thử nghiệm, chứ chưa có khả năng tác chiến, tức là sẽ không đủ sức đối phó với Mỹ. Trước mắt, hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đóng vai trò răn đe các nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, hai quốc gia tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc trên Biển Đông.
Giám đốc cơ quan tình báo Đài Loan trong năm nay đã khẳng định rằng Trung Quốc đã quyết định tự đóng hai chiếc hàng không mẫu hạm. Nhưng mặc dù có những tin đồn cho rằng việc đóng tàu đã bắt đầu, hiện chưa có bằng chứng gì việc này. Dầu sao, là một nước mà trong vài năm nữa sẽ trở thành nền kinh tế số một thế giới, Trung Quốc hoàn toàn sẽ có đủ khả năng tài chính để tự đóng các hàng không mẫu hạm.
Ngoài hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã phát triển nhiều vũ khí mới. Đầu tháng này, Bắc Kinh vừa thử nghiệm máy bay tàng hình thứ hai. Nhân Triển lãm Hàng không Châu Hải, ở miền Nam, cách đây vài ngày, Trung Quốc cũng giới thiệu lần đầu tiên trước công chúng chiếc trực thăng chiến đấu đời mới WZ 10 hay « Thunder Fire ».
Theo các chuyên gia, lực lượng quân sự của Trung Quốc còn yếu hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ và trong nhiều năm nữa sẽ vẫn còn yếu hơn. Vấn đề là không ai biết rõ những ý định thật sự của Bắc Kinh về mặt quân sự. Thành ra, tham vọng « cường quốc hải dương » của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây lo ngại thêm cho các nước trong khu vực.

Tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi kềm chế trên vấn đề Biển Đông

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh ngày 20/11/2012.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh ngày 20/11/2012.  REUTERS/Samrang Pring
Theo hãng tin Reuters, tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Phnom Penh hôm nay, 20/11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi các lãnh đạo châu Á kềm chế để làm giảm các căng thẳng do tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và các vùng biển khác.
Sau cuộc họp thượng đỉnh Đông Á, Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Ben Rhodes cho biết, thông điệp của Tổng thống Obama là cần phải giảm các căng thẳng. Ông Ben Rhodes nói : « Không có lý do gì để căng thẳng leo thang, nhất là vì có hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến những tranh chấp chủ quyền đó ».
Theo nhận định của Reuters, tuyên bố nói trên của Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ có vẻ như là nhằm không làm mích lòng bên nào. Tuyên bố này cũng phản ánh thách đố mà Tổng thống tái đắc cử Obama đang đối diện trong quan hệ song phương Mỹ – Trung. Mối quan hệ này ngày càng gặp rắc rối do các vấn đề mậu dịch, gián điệp thương mại và tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với một số đồng minh của Washington.
Riêng về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, từ 10 năm nay, ASEAN vẫn thảo luận với Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( COC ), nhằm ngăn ngừa các sự cố liên quan đến đánh cá, khai thác dầu khí và lưu thông hàng hải biến thành xung đột quân sự.
Nhưng tối hôm qua và hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhắc lại lập trường của Bắc Kinh là không muốn vấn đề tranh chấp lãnh hải Biển Đông bị « quốc tế hóa » và được đem ra thảo luận tại các diễn đàn khu vực.
Trong khi Hoa Kỳ ủng hộ một giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông để giải quyết những tranh chấp trong một vùng mà kể từ nay có tính chất chiến lược đối với Washington, thì Trung Quốc vẫn muốn giải quyết trên cơ sở song phương.
Hôm nay, Philippines đã chính thức phản đối nước chủ nhà Cam Bốt, cho rằng Phnom Penh, đồng minh của Trung Quốc, đã tìm cách gây cản trở thảo luận về vấn đề Biển Đông khi các lãnh đạo ASEAN họp tại Phnom Penh hôm qua.
Vấn đề Biển Đông đã không được nêu lên trong bản tuyên bố kết thúc hội nghị thượng đỉnh dài 11 trang, do Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đọc. Đây là một thắng lợi của Trung Quốc, vốn vẫn tìm cách gạt vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự chính thức.

TQ phản pháo lại lời thúc giục của Mỹ

BBC
Obana chụp ảnh chung cùng các lãnh đạo Asean
Mỹ hối thúc Asean nhanh chóng hoàn tất bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
Tổng thống Mỹ thúc giúc lãnh đạo Á châu kiềm chế tranh chấp trên biển nhưng không đứng về phía Nhật, Philippines và Việt Nam.
Ông Barack Obama vừa tham dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Campuchia nơi lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Úc cùng họp với lãnh đạo Asean tại thủ đô Phnom Penh ở Campuchia.
Trước đó một số nước trông đợi ông Obama nêu chủ đề tranh chấp lãnh hải với giới lãnh đạo các nước trong đó có Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng thông điệp của Tổng thống Obama là cần phải giảm căng thẳng để đảm bảo tranh chấp kiểu này không gây rủi ro leo thang” Ben Rhodes, trợ lý cao cấp tổng thống nói với các phóng viên.
Phản hồi lại quan ngại của ông Obama và các nhà lãnh đạo khác tại Hội nghị này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra lời nhắc nhở rõ ràng với giới chỉ trích Trung Quốc và là thông điệp mạnh bảo vệ lập trường của Trung Quốc.
“Chúng tôi không muốn mang các tranh chấp tới một dịp như thế này”, ông Ôn nói với ông Obama và các nhà lãnh đạo khác trong phiên cuối của Hội nghị Thượng đỉnh hai kéo dài hai ngày, theo một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc bảo vệ chủ quyên là cần thiết và hợp lệ và chúng tôi đã giải quyết đúng đắn các sự cố này mà không phải do Trung Quốc gây ra”
Thủ tướng Ôn Gia Bảo
“Việc Trung Quốc bảo vệ chủ quyên là cần thiết và hợp lệ và chúng tôi đã giải quyết đúng đắn các sự cố này mà không phải do Trung Quốc gây ra”, Thủ tướng Trung Quốc được AFP dẫn lời.
Ông Ôn Gia Bảo trước đó đã cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo Asean không nên tập trung vào tranh chấp chủ quyền.
Trong khi đó Reuters đánh gia chuyến đi hậu bầu cử của ông Obama không mang lại kết quả theo dự trù.
Hãng tin này bình luận Tổng thống Hoa Kỳ đã chạm phải thực tễ phũ phàng là không phải dễ dàng gì có thể đối trọng được với Trung Quốc trong khu vực này.
Đồng thời ông Obama bị phân tâm do diễn biến tại điểm nóng Trung Đông nơi xảy ra xung đột giữa Israel và dân quân Palestine.
Chuyến đi kết thúc vào tối thứ Ba, và Tổng thống Mỹ bay về nước, được xem là chuyến công du có phần biểu tượng nhiều hơn là thực chất, Reuters bình luận.
Hôm thứ Hai ngày 19/11, ông Obama đã nói chuyện về nhân quyền với Thủ tướng Hun Sen của nước chủ nhà trước khi tham dự dạ yến.
Sau đó, ông cũng đã có cuộc gặp với lãnh đạo 10 quốc gia Asean.
Hội nghị ngoại trưởng các nước Asean hồi tháng Bảy đã tan vỡ khi không ra được thông cáo chung trong khi Bắc Kinh bị cáo buộc gây sức ép buộc nước chủ nhà Campuchia đưa vấn đề Biển Đông ra khỏi nghị trình.
‘An ninh xấu đi’
“Với mức độ ngày một nghiêm trọng trong môi trường an ninh ở Đông Á thì tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Nhật cũng ngày càng tăng”
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda
Tại cuộc gặp song phương bên lề Thượng đỉnh Đông Á hôm thứ Ba ngày 20/11, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đã cảnh báo Tổng thống Mỹ Barack Obama về một môi trường an ninh ‘ngày càng nghiêm trọng’ ở châu Á trong bối cảnh các tranh chấp chủ quyền leo thang.
Ông Noda cũng ca ngợi chính sách chuyển hướng chiến lược của Washington về châu Á.
“Tôi hoan nghênh chính sách đặt trọng tâm của Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” ông nói.
“Với mức độ ngày một nghiêm trọng trong môi trường an ninh ở Đông Á thì tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Nhật cũng ngày càng tăng,” ông nói thêm.
Ngoài ra, Thượng đỉnh Đông Á cũng sẽ bàn về các thỏa thuận thương mại tự do ở khu vực.
Các nước Asean dự kiến sẽ chính thức khởi động các cuộc đàm phán để tạo ra một thỏa thuận thương mại tự do khổng lồ với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc và New Zealand.
Bộ trưởng thương mại ba nước đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn cũng đang có các cuộc đàm phán về nội dung này.
Vào cuối ngày hôm nay thứ Ba 20/11 sẽ diễn ra buổi lễ bế mạc các hội nghị Asean và ghế chủ tịch luân phiên của khối sẽ được chuyển giao từ Campuchia sang Brunei.

Việt Nam ‘không phải chọn Mỹ hay TQ’

Lê Quỳnh
BBCVietnamese.com, Washington DC
Cập nhật: 16:45 GMT – thứ ba, 20 tháng 11, 2012
Đại sứ Michael MarineÔng Michael Marine làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 2004 đến 2007
Một cựu đại sứ Mỹ ở Việt Nam tin rằng sẽ đến một ngày người dân Việt Nam “được lựa chọn các nhà lãnh đạo và những người đại diện cho mình”.
Ông Michael Marine, Đại sứ Mỹ ở Việt Nam từ 2004 đến 2007, cũng bác bỏ ý nói người dân chưa sẵn sàng cho “dân chủ kiểu phương Tây”.
Tuy vậy, ông không cho rằng Việt Nam cần phải “lựa chọn” đi theo Hoa Kỳ hay Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.
Sau khi rời Việt Nam, vị đại sứ chuyển sang công tác vận động sự quan tâm đến các bệnh nhiệt đới. Năm 2009, ông trở thành giám đốc điều hành Viện Vaccine Sabin ở Washington DC, đánh dấu hướng đi mới của người đã phục vụ 32 năm trong ngành ngoại giao.
Vị đại sứ nhớ lại quãng thời gian 2004-2007, mà theo ông quan hệ Việt – Mỹ khi đó đã “phát triển theo chiều hướng tích cực trong nhiều năm trước khi tôi đến”.
Đại sứ Michael Marine: Vì thế mục tiêu chính của chúng tôi là đẩy nhanh sự xích gần lại ở thật nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế và quân sự. Có nhiều lợi ích chung mà hai nước chia sẻ và chúng tôi muốn xây dựng tiếp từ những lợi ích đó.
Do thời gian chiến tranh dài giữa hai nước, có nhiều vấn đề tồn đọng và ngay cả đến nay cũng chưa được giải quyết trọn vẹn. Nhưng một điểm sáng mà chúng tôi đạt được là đã đưa vấn đề dioxin lên nghị trình. Hai bên có thể nói về vấn đề đó một cách xây dựng và mở ra con đường cùng hợp tác giải quyết.
BBC:Ngài có hối tiếc gì về thời gian ở Việt Nam không?
Không, tôi không thấy có điều gì có thể xem là sự thất vọng. Dĩ nhiên vẫn còn những điều cần tiếp tục cải thiện. Một số liên quan thương mại, số khác là về nhân quyền và tự do ngôn luận.
Tôi đã chứng kiến tiến bộ về tự do tôn giáo. Nhưng vẫn còn những hạn chế với người dân Việt Nam mà người Mỹ chúng tôi muốn thấy được gỡ bỏ.
BBC:Từ khi ngài rời chức đại sứ, tranh chấp Biển Đông đã trở thành điểm nóng khu vực. Một số người Việt nói Việt Nam cần phải chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền. Đại sứ có nghĩ là Việt Nam cần phải lựa chọn?
Không, tôi không nghĩ vậy. Lựa chọn đó là sai lầm. Việt Nam cần phải tìm ra cách làm việc với cả hai nước mà không làm phía nào xa lánh.
Có những vấn đề Việt Nam sẽ ngả về bên này hay bên kia. Nhưng đó là quyết định của chính phủ và nhân dân Việt Nam tùy từng trường hợp, chứ không phải là việc lựa chọn riêng một nước nào trong thời gian dài.
BBC:Năm 2007, trong Bấm một bài viết trên trang mạng Sứ quán Mỹ tại Hà Nội, ngài viết: “Việt Nam cần phải có động thái trao cho các công dân của mình không gian rộng rãi hơn để biểu đạt các ý kiến, tự lập các tổ chức để xử lý các vấn đề quan tâm và tham gia vào công cuộc đòi hỏi trách nhiệm giải trình, trong đó bao gồm điều quan trọng nhất là quyền được lựa chọn các nhà lãnh đạo và những người đại diện cho mình.” Ngài có nghĩ ngày ấy sẽ sớm xảy ra?
Mỗi người có định nghĩa riêng thế nào là “sớm”. Tôi nghĩ ngày ấy sẽ đến. Tôi cũng nghĩ những tiến bộ hướng đến ngày ấy quan trọng cho chính thành công của Việt Nam. Có thể có tiến bộ ở mức nào đấy, mà không cần những cải thiện như tôi viết, không cần tự do cá nhân. Nhưng rốt cuộc, cũng có giới hạn thôi.
“Người ta có thể đưa ra quan điểm rằng người dân chưa sẵn sàng cho cái gì đó, nhưng nó dựa trên lợi ích bản thân chứ không phải lợi ích nhân dân. Tất nhiên có nhiều cách để thực hiện hướng đi này, thông qua bầu cử địa phương, thông qua hệ thống lựa chọn ngay bên trong Đảng Cộng sản để đảng viên có thể có tiếng nói lớn hơn trong lựa chọn lãnh đạo ở mọi cấp.”
Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Việt Nam đủ thông minh để nhận ra những thay đổi này có ích cho chính Việt Nam.
BBC:Nhưng không ít người cho rằng người dân Việt Nam chưa sẵn sàng cho điều có thể gọi là “dân chủ phương Tây”?
Người ta có thể đưa ra quan điểm rằng người dân chưa sẵn sàng cho cái gì đó, nhưng nó dựa trên lợi ích bản thân chứ không phải lợi ích nhân dân. Tất nhiên có nhiều cách để thực hiện hướng đi này, thông qua bầu cử địa phương, thông qua hệ thống lựa chọn ngay bên trong Đảng Cộng sản để đảng viên có thể có tiếng nói lớn hơn trong lựa chọn lãnh đạo ở mọi cấp.
Việt Nam ngay lập tức có thể tiến hành bầu cử cấp quốc gia như bầu cử tổng thống Mỹ? Không, tôi không dự đoán như thế. Nhưng cái cớ nói rằng người dân chưa sẵn sàng không đứng vững khi ta xem xét kỹ.
Chiến dịch y tế cộng đồng ở Sierra Leone
Một dự án y tế của Viện Sabin tại Sierra Leone
BBC:Vì sao ngài chọn làm việc ở Viện Vaccine Sabin sal khi rời ngành ngoại giao?
Trong 32 năm làm ngoại giao, tôi nhận ra mình càng lúc càng làm nhiều việc liên quan sức khỏe toàn cầu như HIV/Aids, SARS, cúm gia cầm. Ban đầu tôi làm vì chúng quan trọng với chính phủ và nhân dân Mỹ. Nhưng càng dành nhiều thời gian, tôi nhận chúng cũng quan trọng cho sức khỏe chung của trái đất, cả về kinh tế và xã hội. Tôi chưa sẵn sàng về hưu và cảm thấy đây là lĩnh vực mình có thể đóng góp.
Một trong những mục tiêu của Viện Sabin chúng tôi là tăng tiếp cận vaccine phòng bệnh trẻ em, và giúp các chính phủ, kể cả Việt Nam, bảo đảm chương trình chủng ngừa đến được với mọi người dân. Trên thế giới có khoảng 20% trẻ em chưa được chủng ngừa đầy đủ và chúng tôi muốn thay đổi điều này.
BBC:Cuộc sống của ngài hiện tại có khác gì nhiều so với thời gian làm đại sứ ở Việt Nam?
Khác nhau lớn nhất là bây giờ tôi chỉ tập trung vào một nhóm vấn đề. Khi còn làm ngoại giao, tôi phải quan tâm bất kể vấn đề nào quan trọng cho Hoa Kỳ. Nay tôi chỉ tập trung vào các bệnh truyền nhiễm bị bỏ quên, và người ta đôi khi có thể rất chán khi nghe tôi nói mãi về chủ đề này.
Có điều tương tự là cơ hội được đi nhiều nước, nói chuyện với giới chức chính phủ. Mục tiêu của chúng tôi rất rõ, là đến năm 2020 chúng tôi muốn loại bỏ nguy cơ sức khỏe cộng đồng của 10 căn bệnh.

Chủ quyền đất nước và quan hệ Việt-Trung

Thái Văn Cầu
gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ
Cập nhật: 09:43 GMT – thứ ba, 20 tháng 11, 2012
Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ nhìn Việt Nam thế nào?
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa chấm dứt. Như dự kiến, Tập Cận Bình chính thức thay thế Hồ Cẩm Đào, là Tổng Bí thư.
Có nhiều bài viết trong hơn một năm qua về bản lĩnh và tham vọng của họ Tập. Còn quá sớm cho bất cứ kết luận nào về người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Nhưng chắc chắn rằng, ngoại trừ khi ông ta gặp sự cố chính trị hay sự cố sức khỏe không vượt qua được, Tập Cận Bình và thành phần ban lãnh đạo mới sẽ có quyết định tác động đến đời sống và tương lai của hơn một tỷ người dân Trung Quốc, đến quan hệ với những nước khác, đến ổn định của khu vực và của thế giới, và sẽ dẫn dắt Trung Quốc đến thời điểm đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản năm 2021.
Tinh thần “đồng chí, anh em”
Mười ngày trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam họp hội nghị Trung ương 6 để quyết định số phận chính trị của Thủ tướng Việt Nam, bên cạnh thảo luận nhữngvấn đề khác, ông Nguyễn Tấn Dũng gặp Tập Cận Bình.
Bất chấp thất bại trong chính sách kinh tế với thiệt hại to lớn cho đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “sống sót” sau hội nghị. Dù một số nhà nghiên cứu độc lập đã tìm cách lý giải, hiện khó ai biết chính xác nguyên do dẫn đến sự “sống còn” của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi hội nghị Trung ương 6 kết thúc, và một tháng sau khi gặp Tập Cận Bình, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố:
“Trên tinh thần đồng chí, anh em và thỏa thuận cấp cao giữa hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, hai bên cần bàn bạc, thảo luận, đàm phán để tìm ra giải pháp thỏa đáng, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; không để vấn đề về biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.”
Tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng xảy ra cùng lúc với chủ trương của Nhà nước tiếp tục sách nhiễu, trấn áp người dân phản đối động thái hung hãn và tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Khi nói “không để vấn đề về biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước”, ông Nguyễn Tấn Dũng ít nhất gián tiếp cho Trung Quốc biết là lãnh đạo Việt Nam đặt quan hệ giữa hai nước lên trên tranh chấp chủ quyền.
“Lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng cho thấy rằng sự yếu kém của lãnh đạo, của nhà nước, sự phân hoá trong xã hội, là yếu tố mời gọi ngoại bang xâm phạm chủ quyền, thôn tính lãnh thổ của một nước.”
Như để đáp trả lại thiện chí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh các hoạt động phi pháp của họ ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Quan điểm trên của Thủ tướng Việt Nam hoàn toàn trái ngược với vị thế của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:
“Quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước là không lùi bước trong tranh chấp biển Đông. Việc gìn giữ hòa bình trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thì từ ý thức đến hành động của chúng ta hết sức đầy đủ, nhưng đồng thời nhiệm vụ bảo vệ, giữ vững chủ quyền vẫn luôn được tiến hành thường xuyên, không có gì thay đổi. Nhưng trong điều hành cũng có thể chúng tôi có lỗi chuyện này chuyện nọ, không loại trừ, nhưng ý thức cũng như hành động không bao giờ tách khỏi lập trường, quan điểm: chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.
Một khi “chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi đất nước, trong đó bao gồm chủ quyền quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa và thềm lục địa ở Biển Đông, phải là nhiệm vụ, là trách nhiệm và là ưu tiên cao nhất của lãnh đạo Việt Nam.
Việt Nam là “nước nhỏ”
Có người cho rằng Việt Nam là “nước nhỏ”, ở sát bên một láng giềng hùng mạnh, to lớn lại mang tham vọng bành trướng.
Do không có chọn lựa để “di chuyển” nước đi nơi nào khác, trong quan hệ Việt-Trung, Việt Nam cần khéo léo, nhún nhường, tránh làm mất lòng nước láng giềng này để Việt Nam có thể duy trì hòa bình, tập trung công sức xây dựng đất nước!
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân
Một lập luận như thế thiếu tính chất khách quan và thực tế.
Trước hết, trong 14 nước láng giềng với Trung Quốc, về dân số, theo thứ tự, Việt Nam đứng hàng thứ tư, chỉ sau Ấn Độ, Pakistan, và Nga, nhưng trên 10 nước khác: Myanmar, Afghanistan, Nepal, Bắc Triều Tiên, Kazakhstan, Tajikistan, Laos, Kyrgyzstan, Mongolia và Bhutan. Về thu nhập bình quân đầu người (PPP), Việt Nam đứng hàng thứ sáu, trên cả Pakistan, Laos, Kyrgyzstan, Tajikistan, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Nepal và Afghanistan.
Kế đến, với bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có lợi thế thiên nhiên rất đáng kể so với Myanmar, Afghanistan, Nepal, Kazakhstan, Tajikistan, Laos, Kyrgyzstan, Mongolia và Bhutan.
Trong quan hệ quốc tế, nước nào, dù nhỏ hay lớn, cũng phải biết và tận dụng mọi lợi thế và thời cơ để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của nước họ.
Nguyên tắc này trở nên cực kỳ tối quan trọng khi có sự bất cân xứng trong tương quan lực lượng. Nó đòi hỏi sự khôn khéo và tài năng của người lãnh đạo qua đó, họ làm rõ ràng sự khác biệt giữa linh động nhưng quyết tâm bảo vệ chủ quyền, với nhu nhược, bất lực trước tham vọng của ngoại bang.
Lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng cho thấy rằng sự yếu kém của lãnh đạo, của nhà nước, sự phân hoá trong xã hội, là yếu tố mời gọi ngoại bang xâm phạm chủ quyền, thôn tính lãnh thổ của một nước.
Chẳng vì thế mà một số nước như Myanmar, Bắc Triều Tiên, Mongolia, v.v. tuy nhỏ hơn Việt Nam, vẫn tranh thủ duy trì vị thế độc lập với nước lớn cạnh bên, sẳn sàng có hành động kiên quyết, thể hiện chủ quyền, vì họ đặt quyền lợi đất nước lên trên hết.
Chẳng vì thế mà nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tuyên bố:
“Tôi khẳng định lại một lần nữa, giữ độc lập, chủ quyền đất nước là mục tiêu, là nhiệm vụ tối thượng, số một, quan trọng nhất. Chúng ta luôn muốn hòa bình, hợp tác, hữu nghị nhưng quyết không đổi chủ quyền để lấy những điều đó. Hòa bình, hợp tác ngang bằng với chủ quyền là cách nói, là mưu đồ của Trung Quốc. Chúng ta nhất quyết không đổi chủ quyền, không đổi đất đai, biển đảo Tổ quốc để lấy hòa bình.”
“Đời con, đời cháu” vẫn phải tiếp tục khẳng định chủ quyền
Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa; năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm nhóm đảo-đá thuộc quần đảo Trường Sa. Hơn 100 chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong hai nỗ lực riêng biệt bảo vệ chủ quyền đất nước.
Song song với hành động sử dụng vũ lực chiếm đoạt Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc tích cực thúc đẩy nghiên cứu “chủ quyền” Hoàng Sa-Trường Sa, tung hoả mù về chứng cứ lịch sử để đánh lừa nhân dân Trung Quốc và dư luận quốc tế, đào tạo đội ngũ chuyên gia về cơ chế, luật pháp quốc tế trong tranh chấp chủ quyền, xây dựng kinh tế, quốc phòng vững mạnh, v.v.
Trong cùng thời gian gần 30 năm, kể từ khi thống nhất đất nước, Nhà nước Việt Nam không thể hiện được hành động cụ thể đáng ghi nhận nào nhằm bảo vệ và khôi phục chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa.
Không hề là một ngẫu nhiên khi đa số học giả phương Tây, qua đánh giá chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, cho rằng chứng cứ lịch sử của Trung Quốc “mạnh” hơn, “thuyết phục” hơn chứng cứ lịch sử của Việt Nam hay đưa ra quan điểm giải quyết tranh chấp hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam!
“Đa số học giả phương Tây, qua đánh giá chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, cho rằng chứng cứ lịch sử của Trung Quốc “mạnh” hơn, “thuyết phục” hơn chứng cứ lịch sử của Việt Nam.”
Khi Trung Quốc gia tăng mức độ coi thường pháp luật quốc tế của họ trên Biển Đông, bắt giữ, đâm chìm tàu cá, bắn chết ngư dân Việt Nam hành nghề trong khu vực quen thuộc hàng trăm năm qua, ngoài việc lãnh đạo Việt Nam kêu gọi, dùng “tinh thần đồng chí, anh em” giải quyết tranh chấp, quan chức Nhà nước không ngần ngại tuyên bố:
“Chúng ta tiếp tục đấu tranh để khẳng định chủ quyền lâu dài. Đời con, đời cháu vẫn phải tiếp tục khẳng định chủ quyền.”
Do thái độ từ chối hợp tác của Trung Quốc, giải quyết tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa không dễ dàng hay đơn giản. Đây là điều không người nào phủ nhận.
Tuy nhiên, để đời con, đời cháu giải quyết tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa, qua “tiếp tục khẳng định chủ quyền”, có nên là vị thế của lãnh đạo hay của những ai quan tâm đến chủ quyền và quyền lợi đất nước hay không ?
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta chịu đựng bao mất mát, sẳn sàng đổ máu xương, hy sinh cả mạng sống, là để đời con, đời cháu không phải đối đầu với giặc Nam Hán, giặc Nguyên Mông, giặc Minh, giặc Thanh, thực dân Pháp, v.v.
Nếu so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và ngoại bang thì tưởng chừng như trứng chọi đá, nhưng trong mọi tình huống, dân tộc Việt Nam luôn luôn vượt qua được tất cả thử thách, loại trừ được hiểm họa ngoại bang và đạt thắng lợi sau cùng.
Ngày nay, một khi mối quan hệ được lãnh đạo Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh là xây dựng trên cơ sở “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, mà không giúp giải quyết được tận gốc rễ mối đe doạ đến chủ quyền đất nước, để phải trông chờ đợi đời con, đời cháu, thì có hai trường hợp: một là bản chất của quan hệ Việt-Trung cách xa điều Nhà nước Việt Nam kêu gọi người dân tin tưởng vào; hai là Nhà nước không làm đúng với nhiệm vụ, trách nhiệm và ưu tiên mà người dân giao phó, như khẳng định của Chủ tịch nước: “chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.
Ở một góc độ khác, luật pháp quốc tế có nguyên tắc “quieta non movere”, qua đấy nói rằng “những tình huống hiện hữu đã và đang ổn định trong một thời gian dài thì không nên bị xáo trộn” (Xem “Boundary & Territory Briefing – Estoppel, Acquiescence and Recognition in Territorial and Boundary Dispute Settlement”, Nuno Sérgio Marques Antunes, 2000).
Toà án Quốc tế (ICJ) từng sử dụng nguyên tắc này trong phán xử tranh chấp giữa hai nước.
Thử hỏi nguyên tắc này mang đến hệ quả thuận lợi cho Việt Nam hay cho Trung Quốc khi lãnh đạo hay quan chức Nhà nước có tư duy để đời con, đời cháu giải quyết tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa ?
Dù vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế với hành động sử dụng vũ lực để chiếm đoạt lãnh hải, đâm chìm tàu, giết hại ngư dân, v.v., Trung Quốc lại là nước có đội ngũ chuyên gia nắm vững cơ chế, luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp chủ quyền.
“Dù vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế với hành động sử dụng vũ lực để chiếm đoạt lãnh hải, đâm chìm tàu, giết hại ngư dân, v.v., Trung Quốc lại là nước có đội ngũ chuyên gia nắm vững cơ chế, luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp chủ quyền.”
Trung Quốc luôn luôn tận dụng mọi ưu thế của họ để theo đuổi tham vọng bành trướng. Những chiêu bài như đòi hỏi đàm phán song phương ngay cả trong vấn đề đa phương về tranh chấp, trì hoãn đàm phán thông qua Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct-COC), kêu gọi “gác tranh chấp, cùng khai thác”, v.v. có chung một mức đến: thuận lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho các nước liên hệ!
Trong Thư ngỏ của một số nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước gửi lãnh đạo Việt Nam vào đầu tháng Tám vừa qua có đoạn nói:
“Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vàoTrung Quốc. Họ dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn để dụ dỗ, mua chuộc, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, lấn chiếm không chỉ trên Biển Đông mà còn trên nhiều địa bàn khác, không chỉ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải mà còn thâm nhập và gây hại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời tìm cách “chia để trị” các nước ASEAN.”
Xem kỹ lại quá trình quan hệ Việt-Trung trong hơn 60 năm nay, người ta không thể không đi đến kết luận tương tự: chiến lược, kế sách lâu dài của Trung Quốc đối với Việt Nam là nhất quán, trước sau như một.
Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, tùy tình hình, Trung Quốc thay đổi chiến thuật nhưng mục đích sau cùng của Trung Quốc không bao giờ khác biệt, như trong một nhận định hơn 30 năm trước:
Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam khi còn là phó chủ tịch nước Trung Quốc
“Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ”. (Xem văn kiện “Sự thật về Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua” do bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN công bố với thế giới năm 1979.)
Ngày nay một bộ phận trong guồng máy Nhà nước, có khả năng vì quyền lợi cá nhân, vì quyền lợi phe nhóm, sẳn sàng gạt bỏ bài học lịch sử trong quan hệ Việt-Trung, sẳn sàng quên đi sự hy sinh của bao thế hệ trước trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Tuy nhiên, đại đa số người Việt Nam, từ bác cựu chiến binh ở Lạng Sơn, anh nông dân từ vùng đồng bằng sông Cửu Long, em học sinh trung học Đà Nẳng, v.v., vẫn khắc ghi tinh thần yêu nước hào hùng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, v.v. Họ sằn sàng đứng lên, tiếp bước ông cha, đáp lời Tổ quốc kêu gọi.
Hơn bao giờ hết, lãnh đạo Việt Nam cần thể hiện bản lĩnh và quyết tâm, mạnh dạn khắc phục thiếu sót trong quan hệ Việt-Trung, dẫn đến sự bất cân xứng trong nhiều lĩnh vực: kinh doanh, mậu dịch, xây dựng, v.v., đe dọa an ninh quốc gia.
Để bảo vệ chủ quyền và để phát triển đất nước, thay vì chờ đợi sự giúp đỡ từ bên ngoài, lãnh đạo Việt Nam cần tập trung xây dựng nội lực, tận dụng nhân tài – những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì tương lai dân tộc; lãnh đạo Việt Nam cần tôn trọng và lắng nghe ý kiến khác biệt, trao trả tự do cho những người bị kết án vì thực thi các quyền hạn quy định trong Hiến pháp, qua đó phát huy cao độ đoàn kết dân tộc – yếu tố không thể thiếu trong truyền thống lịch sử hàng ngàn năm, khi phải đối phó với đe dọa của ngoại bang hay thảm họa thiên nhiên.
Bằng không, khi đối diện với chất vấn của lịch sử, đối diện với chất vấn của thế hệ tương lai, lãnh đạo Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất phải trả lời.
Như lời nhắn gửi của Chủ tịch nước:
“Biết ơn những thế hệ đi trước, chúng ta phải làm mọi điều có thể để đất nước phát triển. Tự hào với những gì đã làm được, nhưng chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc.”
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một chuyên gia khoa học không gian hiện sinh sống ở Hoa Kỳ.

Tuyên bố Nhân quyền ASEAN: “mừng hay lo”?

Phạm Lê Vương Các
gửi cho BBCVietnamese từ TP HCM
Cập nhật: 09:54 GMT – thứ ba, 20 tháng 11, 2012
Kêu gọi cải thiện nhân quyền trước Hội nghị Thượng đỉ̀nh Asean
Kêu gọi cải thiện nhân quyền trước Hội nghị Thượng đỉ̀nh Asean
Mới đây Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN đã thông qua “Tuyên bố Nhân quyền ASEAN” ở Phnom Penh, bất chấp sự phản đối quyết liệt của các tổ chức và cá nhân bảo vệ Nhân quyền quốc tế.
Những người làm ra Tuyên bố này cho rằng tuy có “khiếm khuyết” nhưng nó “mang tính bước ngoặt của lịch sử và tiến bộ”.
Điều này càng minh chứng cho sự xung đột đang hiện hữu trong nhận thức về nhân quyền ở các cộng đồng, lãnh thổ và quốc gia. Tuyên bố trên đã góp phần nới rộng giãn cách giữa giá trị Nhân quyền theo kiểu Đông-Tây .

Vấn đề lịch sử và hiện tại

ASEAN là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Dù có danh xưng “Hiệp hội” (Association) như ta thường thấy ở các tổ chức xã hội dân sự nhưng ở đây lại đầy rẫy những chia rẽ, xung đột và đối đầu giữa các thành viên trong quá khứ lẫn hiện tại.
Lật sơ qua vài trang sử sách, từ khi tổ chức này ra đời, thế giới đã chứng kiến sự liên kết của Malaysia và Singapore để kiềm chế quốc gia lân bang Indonesea to xác.
Từ sự “ăn theo” của Thái Lan và Philippines khi nhảy vào cuộc chiến tranh Việt Nam, cho đến cuộc chiến đẫm máu ở Campuchia chống lại Khmer Đỏ. Rồi đến bất đồng trong vấn đề Myanmar của thập niên 90 của thế kỷ trước, và cả vụ đấu súng ở quy mô nhỏ giữa Thái Lan và Cambodia trong việc tranh chấp Đền Preah Vihear xảy ra gần đây…
Quá nhiều để cho thấy quan hệ trong quá khứ giữa các quốc gia ở khu vực này chẳng có gì tốt đẹp và hiện tại cũng chẳng khấm khá hơn.
Hiện nay chẳng thấy một thành viên nào của ASEAN ký kết là đồng minh quân sự trực tiếp với nhau.
Và cũng tại Hội nghị Thượng đỉnh lần này, các thành viên đã cho ra đời “Viện Nghiên cứu hòa bình và hòa giải ASEAN” như muốn các giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng trong lịch sử.
“Mỗi quốc gia tham gia vào Hiệp hội đều có những tham vọng và toan tính cho riêng mình. Chủ nghĩa dân tộc đang làm lu mờ đi vai trò và tính hiệu quả của ASEAN.”
Cũng gần đây, chúng ta đã nghe những tiếng nói “lạc điệu” của các quốc gia thành viên trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Điều này đủ nói lên tất cả.
Đơn giản vì không gian sinh hoạt của tổ chức này chỉ dành cho giới cầm quyền chính trị đậm đặc chứ không có một chút sự pha loãng nào dành cho không gian sinh hoạt mang tính chất dân sự.
Mỗi quốc gia tham gia vào Hiệp hội đều có những tham vọng và toan tính cho riêng mình. Chủ nghĩa dân tộc đang làm lu mờ đi vai trò và tính hiệu quả của ASEAN.

Giá trị ASEAN

Sự duy trì của ASEAN cho tới giờ phút này chỉ đảm bảo tránh đi sự đối đầu và xung đột của các quốc gia trong khu vực nhiều hơn hơn là tạo dựng một liên minh hỗ trợ, giúp đỡ và nương tựa vào nhau khi khó khăn.
Xem ra ASEAN chỉ có một sân chơi lành mạnh hơn cả là những cuộc thi thố bằng cơ bắp của Đại hội Sea Games hay tranh tài ở giải bóng đá AFF Cup.
Cũng như trong bóng đá, nơi đây có thể xem là “vùng trũng Nhân quyền” trên bản đồ thế giới.
Và cũng ở đây, ta bắt gặp ASEAN đã chia sẽ chung một địa lý cùng với tinh thần sùng bái vua chúa và lãnh tụ như cách tín đồ tôn vinh thần thánh.
Với các hạn chế đó, mục tiêu tiến gần hơn tới một Cộng đồng kiểu Liên minh châu Âu xem ra có vẻ là rất xa xôi, và thậm chí là không tưởng đang chờ đón ASEAN phía trước khi vẫn cố gắng bao biện cho “bối cảnh quốc gia và khu vực”, cho tới “sự khác biệt” từ nền tảng về chính trị-xã hội, kinh tế, pháp lý, văn hóa-lịch sử, và tôn giáo như trong Tuyên bố Nhân Quyền ASEAN đã nêu.
Thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt trong nền tảng văn hóa, tư tưởng và thể chế chính trị là điều không thể không thực hiện giữa các cộng đồng và các quốc gia.
Nhưng để tạo nên một khối thống nhất, đoàn kết và thịnh vượng thì cần phải xây dựng được hệ giá trị chung. Lấy đó làm chuẩn mực và là giá đỡ cho các quốc gia thành viên chia sẻ và giữ gìn.
Liên minh Châu Âu dù trong quá khứ xung đột đã lên tới đỉnh điểm hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới bằng sự tàn khốc của hai cuộc thế chiến, nhưng giờ đây nó được xem như “nhất thể hóa” và là một Cộng đồng gắn kết là nhờ vào hệ giá trị duy nhất, đó là: “Tinh thần và khát vọng từ Tự do-Dân chủ-Nhân quyền”
Không biết Tuyên bố Nhân quyền ASEAN vừa mới ra đời có phải nhằm tạo dựng nên một hệ giá trị riêng cho mình, để để tiến tới “nhất thể hóa ASEAN”?
Chắc chỉ có thời gian sẽ trả lời chính xác cho câu hỏi này. Nhưng trước mắt hãy nhìn vào cách thức người ta làm ra nó và các phản ứng của những tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Lãnh đạo AseanLãnh đạo ASEAN mỗi nước một toan tính

Chính trị hóa nhân quyền

Môt bản Tuyên bố Nhân quyền đại diện cho một khu vực với dân số khoảng 600 triệu người lại được trao vào tay vài vị trong một cái bàn tròn bí mật.
Điều đáng nói là các vị này lại là những người mang danh phận “nhà chính trị ” hơn là những chuyên gia, những nhà nghiên cứu độc lập, hay những người đã từng là nạn nhân của hành vi xâm hại Nhân quyền.
Nghe ông Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan gải thích cái gọi là “tránh việc trì hoãn” và “nguy cơ làm chậm lại quá trình ra đời văn bản này” để che đậy đi sự thiếu minh mạch và công khai trong quá trình soạn thảo, che lấp đi tai mắt của các hội đoàn dân sự, của các tổ chức, cá nhân bảo vệ nhân quyền, đủ để thấy nó nhằm đảm bảo về mặt chính trị hơn là bảo vệ nhân quyền.
Biểu lộ rất rõ nét là việc các nguyên tắc Nhân quyền và các quyền tự do căn bản “có thể bị giới hạn” để đáp ứng các yêu cầu về an ninh quốc gia, trật tự xã hội, và đạo đức.
Câu cú theo kiểu cảm tính mà thiếu vắng tinh thần pháp luật và nền tư pháp độc lập tất yếu sẽ xảy ra xung đột giữa nhà nước và công dân, và giữa các quốc gia thành viên với nhau, vì khả năng diễn giải theo cách hiểu khác nhau tùy vào nhận thức và hiểu biết trong bối cảnh cụ thể của mỗi người và mỗi quốc gia.
Tất nhiên “cách hiểu” của Nhà nước luôn giành phần thắng. Thiệt thòi luôn là những người dân thường, chỉ còn biết trông đợi vào các tổ chức dân lập, phi chính phủ, đứng bên ngoài quan sát và la ó.
Khi đã chính trị hóa, trong tương lai, Tuyên bố này sẽ tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN và tự cô lập mình trước quốc tế.
Chẳng hạn tượng đài biểu tượng cho dân chủ và nhân quyền như Aung San Suu Kyi nhiều khả năng quay lại làm lãnh đạo ở quốc gia Myanma dân chủ trong tương lai, sẽ nhìn nhận Tuyên bố này bằng tư cách của nhà nhà làm chính trị hay là một nạn nhân của 20 năm đối mặt với hành vi bức hại nhân quyền?
Nếu với tư cách làm chính trị thì tượng đài này sẽ sụp đổ. Nếu là một chứng nhân lịch sử thì thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến những điều bất ngờ có thể đến trong tương lai.
Trước mắt, thế giới đã bất ngờ với một ASEAN nhiều mâu thuẫn và bất đồng nhưng lại khá nhanh nhảu tìm kiếm sự đồng thuận trong vấn đề Nhân quyền vô cùng nhạy cảm này.

Ban phát nhân quyền

Kể ra cũng lạ! Nhưng cũng không lạ gì với kiểu đàm phán, thương lượng và thỏa hiệp về nhân quyền để phục vụ cho mục đích chính trị trước mắt mà thiếu hẳn cái nhìn viễn kiến để để phục vụ cho bước tiến thời đại.
Nhân quyền giờ đây chẳng khác nào kiểu ban phát của những người lãnh đạo chứ không phải do tạo hóa phú bẩm.
Trung Quốc và ASEANTuyên bố Nhân quyền đang bị chỉ trích
Thật đáng xấu hổ cho một bản Tuyên bố ra đời sau hơn 60 năm so với bản Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền lại đang dần phủ nhận những giá trị phổ quát, mang một tinh thần hẹp hòi và chủ nghĩa quốc gia trong cách nhìn nhận về nhân quyền.
Tuyên bố được khen ngợi vì đề cao các Quyền Dân sự, Kinh tế và Phát triển. Nhưng cũng rất dễ dàng nhận ra sự “vụng về” của những của những người làm ra bản Tuyên bố đang cố gắng chèn ép mức độ phát triển của Quyền Chính trị.
Một Tuyên bố không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế thì cũng là do hệ quả của việc soạn thảo theo kiểu “lén lút”.
Vô tình hay cố ý, bản Tuyên bố này dễ dàng bị chính trị chi phối vì thiếu minh bạch, công khai, và qua đó người ta cũng dễ dàng lợi dụng vào nhân quyền, thỏa hiệp với nhau để phục vụ cho mục đích chính trị.
Và cũng không biết bản Tuyên bố này có ngầm ý cho phép các quốc gia thành viên được quyền trừng phạt các cá nhân, tổ chức “lợi dụng vào vấn đề nhân quyền” để xuyên tạc và chống phá nhà nước hay tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN hay không?
Nếu là có, thì nó không còn xứng đáng để mang tên Tuyên bố Nhân quyền.

Giáo dục Nhân quyền

Dù gì thì Tuyên bố cũng đã được chấp bút bởi lãnh đạo các quốc gia nên cũng phải đành chấp nhận dù muốn hay không.
Tuy Tuyên bố không mang tính ràng buộc pháp lý, nhưng đó được xem là lời hứa và cam kết của các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thúc đẩy tiến bộ nhân quyền.
Thôi thì có còn hơn không.
Điều này đòi hỏi các cá nhân, tổ chức nỗ lực góp phần tham gia vào chương trình hành động “giáo dục nhân quyền” trong giai đoạn thứ 2 (2010-2014) của Liên Hiệp Quốc tại khu vực này một cách tích cực hơn.
Tăng cường giáo dục nhận thức về tính phổ quát Nhân quyền cần được thay thế cho sự bao biện về “khác biệt tính”.
Đó là một quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài đòi hỏi sự bền bỉ và cả lòng dũng cảm.
Chúc những người bảo vệ nhân quyền can đảm và vững tin.
Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, hiện đang là sinh viên Luật năm thứ 3 ở Sài Gòn.

Chủ nghĩa Xã hội theo kiểu Trung Quốc

Cuộc Cách mạng châu Á
Cuộc Cách mạng châu Á – Andreas Lorenz
Trung Quốc hiện đại và đồng thời cũng lỗi thời, như cuộc duyệt binh, sự tôn sùng cá nhân và các khẩu hiệu chào mừng 60 năm ngày lập nước cho thấy. Mô tả đất nước này như là một xã hội với một Chủ nghĩa Tư bản không kiềm chế là đúng và đồng thời cũng sai: tuy có các luật lệ mới về hợp đồng làm việc, công nhân viên không có nhiều khả năng để đấu tranh cho quyền lợi của họ. Không có công đoàn xứng đáng với cái tên này, tiền lương thấp, điều kiện làm việc thường là một xì căng đan. Đảng và kinh tế cấu kết chặt chẽ với nhau. Đảng điều khiển không chỉ quân đội mà cả chính phủ nữa. Họ là thể chế cao nhất của nhà nước theo Hiến Pháp. Vì thế mà họ ví dụ như quyết định về chính sách công nghiệp và điều khiển – Chủ nghĩa Tư bản hay không Chủ nghĩa Tư bản – cho tới công việc hàng ngày của các ngân hàng và tập đoàn nhà nước. Họ quyết định ai sẽ là tổng giám đốc, quyết định tỷ giá hối đoái cũng như lãi suất của ngân hàng, thỉnh thoảng còn cả giá cả nữa.
Hội đồng nhà nước thực hiện tất cả những điều đó, đứng trên các bộ và ủy ban. Ủy ban quan trọng nhất là “Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia”, một phiên bản được hiện đại hóa của cơ quan lập kế hoạch lúc trước. Trước đây, họ quyết định cho tới từng con ốc vít, cái gì và bao nhiêu được sản xuất ra trong nước.
Ngày nay, ủy ban chỉ còn đưa ra chỉ thị về chiến lược, kế hoạch và dự án. Họ nhận chỉ tiêu từ Ủy ban Trung ương của ĐCS. Cứ năm năm một lần là có một phác thảo của một kế hoạch năm năm được đưa ra, kế hoạch mới nhất đây quyết định tương lai của Trung Quốc cho tới năm 2015. Nó hứa hẹn sẽ chấm dứt “sự phát triển không công bằng” của Trung Quốc, giảm bớt hố sâu giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền Đông giàu có của đất nước và miền Tây tụt hậu. Thêm vào đó, cần phải xây 36 triệu căn hộ có giá phải chăng, 3,9 triệu kilômét đường xá và 45 cảng hàng không.
Qua các nhà máy quốc doanh, chính phủ là một nhà hoạt động quan trọng trong kinh tế. Ngân hàng, đường sắt, công ty hàng không (cả nhà bán xăng máy bay) thuộc về họ, họ sở hữu đa số các xưởng đóng tàu và công ty hàng hải, các nhà cung cấp năng lượng – tất cả họ đều là những thể chế của chính phủ; cũng như những nhà nhập cảng dầu mỏ và các nhà máy lọc dầu Sinopec và Petrochina, tập đoàn nhôm Chinalco hay công ty khai thác dầu ngoài khơi CNOOC.
Cuối những năm bảy mươi, Đảng đã đập vỡ cái được gọi là “chén cơm sắt” cho công nhân, cái bảo đảm một căn hộ, một bảo hiểm ốm đau và một công việc làm chắc chắn cho tới khi về hưu. 25 triệu công nhân bị sa thải và phải sống qua ngày với một số tiền trợ cấp nhỏ hàng tháng.
Các công ty còn lại đều hoàn toàn hay một phần là công ty cổ phần, chính phủ nắm đa số cổ phiếu. Trong cuộc khủng hoảng tài chính, các tập đoàn nhà nước nhận được phần lớn của chương trình đầu tư của Bắc Kinh gồm trên 400 tỉ euro – và qua đó đã trở thành người thắng cuộc của việc này.
Năm 2007, gần 70% của 500 doanh nghiệp Trung Quốc đứng đầu trong danh sách của Forbes là thuộc nhà nước. Thế nhưng nhìn chung thì con số của doanh nghiệp nhà nước giảm liên tục, 2009 còn là 154.000. Nhưng trước sau chúng vẫn chiếm tròn 30% của cái được gọi là khu vực thứ hai và thứ ba, của công nghiệp và dịch vụ – và quỹ của họ ngày càng đầy tiền hơn.[1]
Điều đấy khiến cho sự hình thành của các dự án kinh tế và hạ tầng cơ sở lớn nhất và táo bạo nhất đều nhờ vào nền kinh tế nhà nước này.
Trong khi trong nước Cộng hòa Liên bang [Đức], trong đất nước mà người ta đã phát minh ra loại tàu hỏa chạy trên đệm từ trường, không có chiếc [tàu hỏa chạy đệm từ trường] Transrapid nào lao đi và lao về, cả giữa Berlin và Hamburg lẫn giữa Cảng hàng không München và Quảng trường Karlsplatz cũng không, thì người Trung Quốc đã hành động: họ xây dựng một tuyến giữa Cảng hàng không Thượng Hải Pudong và trạm tàu điện ngầm đường Longyang. Qua đó, các quan chức Trung Quốc đã chứng tỏ lòng can đảm làm cái lớn và hẳn là cũng có nhu cầu to lớn, muốn có được công nghệ đệm của Đức.
Transrapid chỉ là một của nhiều ví dụ. Tàu hỏa cao tốc, những cái nhận được cái tên “Hài Hòa” đẹp đẽ, hiện giờ đã kết nối nhiều thành phố. Ngay trên sa mạch Nội Mông cũng có nhiều cây cầu cạn mà chẳng bao lâu nữa sẽ có tàu hỏa lao qua đó với trên 300 kilômét trong một giờ.
Điều khiến cho các đối tác kinh doanh từ nước ngoài vui mừng đến độ thỉnh thoảng họ hết mức ca ngợi ĐCS và không thích nhìn những tường thuật phê phán của báo chí họ về những vấn để của Trung Quốc, là sự thật, rằng Đảng có khả năng hiện thực cả những sự án khổng lồ một cách nhanh chóng và cương quyết. Hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn người được tái định cư cho đường cao tốc, cảng hàng không và đập thủy điện, và thế là cần cẩu với máy pha bê tông đã bắt đầu quay ngay lập tức.

Nước Trường Giang ở Bắc Kinh

Ở phía Nam của thủ đô Trung Quốc, công nhân đào và khoan kênh đào và đường hầm trong năm 2010. Chẳng bao lâu nữa, dự tính nước từ Trường Giang sẽ chảy qua trên 1000 kilômét đến miền Bắc Trung Quốc, nơi khô hạn từ nhiều năm nay cho tới mức các quan chức đã suy nghĩ về việc dời trụ sở chính phủ ra khỏi Bắc Kinh, có thể là về Nam Kinh ở phía Nam.
Dự án Nam-Bắc này sẽ khiến tiêu tốn khoảng 62 tỉ dollar, tròn 300.000 ngàn người sẽ phải rời bỏ quê hương của họ. Không một ai biết liệu kế hoạch này có hoạt động về lâu dài hay không và nó sẽ có hậu quả nào cho môi trường. Và tuy vậy, chính phủ vẫn quyết định: bắt đầu từ 2014 nước Trường Giang sẽ chảy ra từ những vòi nước ở Bắc Kinh.
Hiện giờ đã xong là một dự án khổng lồ khác của những nhà kỹ sư-viễn mộng: đập Tam Hiệp trong tỉnh Hà Bắc là đập nước lớn nhất và là một trong những dự tính đã gây tranh cãi nhiều nhất thế giới – không chỉ vì cái giá đắt cho người dân của vùng đấy: 1,2 triệu người phải tái định cư. Toàn bộ nhiều thị trấn ở cạnh bờ Trường Giang đã chìm vào trong dòng nước màu nâu.
Hiện giờ, nhiều nỗi lo ngại đã trở thành sự thật: hồ trữ nước đấy là một vũng nước thối khổng lồ, vì các thành phố và nhà máy ở thượng nguồn xử lý nước thải của họ không đúng mức. Sườn núi lở, một vài khu dân cư mới đã bị đe dọa ngay từ bây giờ.
Khoa học gia đã tiên đoán trước tất cả những điều đó, ngay cả nhiều nghị sĩ thông thường là phục tùng mệnh lệnh trong Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Quốc Hội giả vờ của Trung Quốc, đã dám chống lại đập Tam Hiệp. Mặc dù vậy, Đảng vẫn cương quyết tiến hành dự án. Đập này, họ lý luận, là quan trọng cho việc cung cấp năng lượng, thêm vào đó nó có thể ngăn chận nạn ngập lụt ở hạ lưu Trường Giang và qua đó cứu sống nhiều mạng người. Kể từ lúc đấy, họ đã ăn mừng lòng can đảm và nghị lực cũng như sức sáng tạo của họ.

Sách đỏ, quả đấm giơ lên và không có số

Ai là những người phụ nữ và đàn ông đưa ra những quyết định như vậy – và dẫn dắt Trung Quốc và qua đó là châu Á đi vào tương lai? Tất cả họ đều thuộc đảng phái lớn nhất thế giới, hiện giờ có trên 80 triệu người sở hữu quyển sổ thành viên có màu đỏ. Tất cả họ đã giơ cao quả đấm thề trung thành với tổ chức, cái được tổ chức theo nguyên tắc Lênin của “dân chủ tập trung”, tức là: từ trên xuống dưới.
Đảng lo sao cho không phải ai cũng bình đẳng trước pháp luật. Thay vào đó là luật lệ của hai giai cấp, cái phân biệt giữa đồng chí và con người bình thường. Bù vào đấy, ĐCS đã tạo nên một loại giống như cảnh sát hình sự nội bộ – Ủy ban Kỷ luật Trung ương. Nó sẽ hoạt động, khi một cán bộ bị nghi ngờ có hành động phạm pháp. Cảnh sát và công tố chỉ được phép điều tra chống đảng viên khi các ủy viên của ban kỷ luật cho phép. Thường thì cuối cùng Đảng cũng ấn định trước, rằng phải kết án và phán quyết ra sao.
Chỉ có đảng viên mới có cơ hội thăng tiến trong chính phủ và nhà máy quốc doanh. Hiếm có ngoại lệ. Người mới phải qua giai đoạn thử thách hai năm mà trong đó họ phải chứng tỏ nhận thức chính trị của họ trong các bài luận văn và đóng góp thảo luận. Thêm vào đó là luôn luôn tuân theo lãnh đạo, đi đến bất cứ nơi nào mà họ muốn, và giữ bí mật về nội bộ của tổ chức. Hệ thống này có hiệu quả một cách đáng ngạc nhiên. Không ai biết chính xác ai ở hàng đầu của Trung Quốc quyết định điều gì và tại sao, ai suy nghĩ điều gì, ai liên minh với ai. Đảng không có trong quyển danh bạ điện thoại.
Các cán bộ phải thường xuyên đi học một trong 2700 trường đảng, trước khi họ được thăng chức. Trong đó có thể có những bước nhảy đáng ngạc nhiên trên đường sự nghiệp, bước nhảy từ một ngân hàng nhà nước vào chức vụ thị trưởng hay từ một nhà máy cán thép vào Bộ Văn hóa không phải là không bình thường. Trường Đại học Đảng trung ương đối diện với dinh mùa hè ở Bắc Kinh giảng dạy bên cạnh Marx và Mao là các lý thuyết gia kinh tế Phương Tây Keynes và Stiglitz, họ còn liên kết với Kennedy School of Government ở Đại học Harvard hay với Đại học Cambridge.[2]
Trong cựu thuộc địa Anh Hongkong, một trong các trung tâm tài chính quan trọng nhất của thế giới, cái từ 1997 lại thuộc về Trung Quốc, ĐCS cho tới nay là một tổ chức bí mật, văn phòng đảng của họ và đảng viên ẩn nấp ở phía sau các tổ chức tiền tuyến.

Trích đăng từ quyển “Cuộc Cách mạng châu Á”, của Andreas Lorenz, do Phan Ba dịch, mời các bạn đón đọc


[1] Gao Xu: “State-owned enterprises in China: How big are they?”, Worldbank-Blogs, 19/01/2011
[2] Xem Richard McGregor: “The Party – The Secret World of China’s Communist Rulers”, HarpperCollins, New York, 2010

Người dân Bắc Trà My có thể kiện Nhà nước?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA  -2012-11-20
Người dân huyện bắc Trà My đang là nạn nhân của một cuộc tranh cãi liệu thủy điện Sông Tranh 2 có trở thành thảm họa nếu bị vỡ đập hay không. Liệu họ có quyền khiếu kiện chính phủ khi không hoàn thành bổn phận đã được giao phó theo hiến định?
Khan hiếm điện năng là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Sự thật này khiến nhiều nước không quản ngại tìm mọi cách để khắc phục và trong những biện pháp dễ nhất là tìm đến nhà máy thủy điện.
Giải pháp này được Việt Nam theo đuổi và đã lấp được phần nào khoảng trống nguồn điện sản xuất ngày một tăng theo tỷ lệ thuận với đà phát triển kinh tế.

Thách thức mới

Trở ngại lớn nhất của các nhà máy thủy điện là hủy hoại môi trường và kế hoạch di dời, tái định cư người dân.
Tuy nhiên khi vụ Sông Tranh 2 nổ ra nhà nước phải đối đầu một vấn nạn mới đó là việc tích nước hồ chứa thủy điện có thể gây động đất kích thích và từ đó hàng loạt câu hỏi khác tạo nên một làn sóng tranh luận không kết thúc giữa người dân và chính quyền địa phương với chủ đầu tư cũng như bộ chủ quản.
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 lớn nhất miền Trung với công suất 190 MW và tổng công trình có vốn đầu tư gần 5 ngàn 200 tỷ đồng. Đập thủy điện Sông Tranh 2 do Tổng công ty EVN xây dựng và đầu tư được xây dựng năm 2006 và bắt đầu phát điện từ ngày 19 tháng 12 năm 2010.
Ngày 19 tháng 10 năm 2010 đập Sông Tranh 2 chính thức đi vào hoạt động nhưng chỉ sau một thời gian ngắn bị phát hiện phần đập chính chặn dòng sông Tranh xuất hiện 4 vết nứt có mức độ khác nhau rất nguy hiểm làm cho nước trong lòng hồ tuôn ra khiến người dân và chính quyền địa phương rất hoang mang, lo lắng.
Ngay sau đó, những trận động đất cấp độ ngày một lớn và liên tục khiến người dân hoảng loạn.
Các đợt địa chấn xảy ra trong khu vực có thủy điện trong tháng 9 và 10 năm 2012 được các chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu cho là động đất kích thích, một loại động đất xảy ra do quá trình tích nước của các hồ chứa và từ nguyên lý này nhiều nhà khoa học đã lên tiếng yêu cầu cơ quan chủ quản con đập phải có biện pháp cấp tốc xử lý nhằm tránh sự cố vỡ đập xảy ra.

Dùng dằng trách nhiệm

Thế nhưng chủ đầu tư cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào thích đáng và quả bóng giải quyết vẫn nằm giữa sân bất kể sự lo lắng của người dân tại đây.
Chính quyền trung ương tỏ ra quá chậm trễ trong các quyết sách và người ta nghi ngờ rằng trung uơng lo ngại nếu giải quyết theo nguyện vọng của dân chúng thì sẽ tạo một tiền lệ cho các vụ tranh chấp thủy điện về sau.
Tối 15 tháng 11 một trận động đất mạnh 4,7 độ richter khíên người dân trở nên hoảng loạn hơn bao giờ hết.
Hàng vạn người dân sẽ không còn quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc nếu sự cố vỡ đập Sông Tranh xảy ra.

ĐB Trần Xuân Vinh
Tiến sĩ Nguyễn Huy Minh, Viện phó Viện Vật lý Địa cầu cho biết trận động đất này sẽ không phải là trận động đất cuối cùng:
“Động đất kích thích thường là những chùm động đất. Một trận động đất này có thể lớn hơn động đất khác một chút nhưng sẽ có động đất khác kèm theo nó. Bây giờ mình chưa quan sát dấu hiệu của nó nhưng chắc chắn động đất sẽ còn xảy ra.”
Trận động đất 4,7 độ richter là giọt nước làm tràn chiếc ly nhẫn nại của người dân.
Theo các chuyên gia cho biết nếu động đất làm đập bị vỡ thì đại họa sẽ đổ trên đầu 31 ngàn người dân huyện Bắc Trà My và các huyện lân cận.
Con số nạn nhân kinh khủng này trở thành nỗi lo lắng của  đại biểu Quốc hội đơn vị Quảng Nam Trần Xuân Vinh khi ông phát biểu tại Quốc hội một ngày sau đó:
“Nhân dân tin tưởng rằng Đảng, Quốc hội, nhà nước vá quý vị đại biểu quốc hội sẽ không vì mục tiêu phát triển kinh tế với số vốn đã đầu tư cho thủy điện Sông Tranh 2 mà quên đi quyền được sống đã được hiến pháp đề cập.
Đó là tinh thần của hàng vạn người dân sẽ không còn quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc nếu sự cố vỡ đập Sông Tranh xảy ra.
Đây không những là nỗi lo, là trách nhiệm là trăn trở của chính quyền của đảng bộ, nhân dân tỉnh Quảng Nam và các tỉnh thành phố khu vực miền Trung mà còn là trách nhiệm, đạo đức của đảng của cảc hệ thống chính trị.”

Lòng dân vỡ theo thủy điện?

Tức nước sẽ vỡ bờ, lòng dân không khác gì con đập bị vỡ nếu sự an toàn tài sản và tính mạng của họ bị đe dọa.
Những người sống trong khu vực có ảnh hưởng trực tiếp của các trận động đất đa số là người dân sắc tộc thiểu số.
Họ như con sâu cái kiến trước thảm họa đuợc báo trước nhưng không có bất cứ phản ứng gì ngoài việc túm tụm nhau chạy lên rừng trốn lũ.
Người Kinh sống tại thị trấn Bắc Trà My với dân số gần 8.000 người thì khác. Bên cạnh tài sản bị đe dọa, họ không thể bỏ của chạy lấy người vì cuộc đời họ dính liền với vùng đất mà gia tộc bỏ ra quá nhiều mồ hôi để tạo nên cơ nghiệp.
Đứng trước bước đường cùng, dư luận nổi lên về một khả năng người dân cùng nhau đứng đơn kiện chính phủ với trách nhiệm bảo vệ tài sản, sinh mạng người dân mà hiến pháp giao phó nhưng đã không được chính quyền thực hiện.

Hiến pháp quy định

Người ta hy vọng rằng trước một lá đơn kiện tập thể hợp lý như vậy chính phủ buộc phải nhìn lại thái độ của mình để đìêu chỉnh chính sách phù hợp với nguyện vọng của người dân.
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 trong Chương VIII nói về Chính phủ, quy định tại Điều 112 khoản 5 ghi rõ:
- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường.
Luật pháp quy định người dân có quyền khởi kiện về những việc làm sai trái của nhà nước, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, lợi ích nhà nước và lợi ích chính đáng của bản thân mình.

LS Trần Đình Triển
Tại Điều 114 khoản 6 ghi rằng:
- Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.
TS luật học, luật sư Trần Đình Triển cho biết ý kiến của ông trước khả năng khiếu kiện tập thể này:
“Về phuơng diện pháp luật trong hiến pháp cũng như trong những quy định pháp luật khác thì nhà nứơc, xã hội mọi tổ chức hay cá nhân phải quan tâm đến đời sống và bảo vệ tài sản của mỗi cá nhân và của cộng đồng nói chung. Trách nhiệm đó thuộc về tất cả hệ thống bộ máy nhà nước cũng như các tổ chức xã hội, gia đình và mỗi cá nhân, luật pháp đã quy định như vậy.
Thứ hai luật pháp cũng quy định người dân có quyền khởi kiện về những việc làm sai trái của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của tập thể cũng như của người khác mà xâm phạm đến lợi ích quốc gia, lợi ích nhà nước và lợi ích chính đáng của bản thân mình.”
Báo chí vẫn đặt câu hỏi liệu sinh mạng của hơn 30 ngàn người dân của tỉnh Quảng Nam quan trọng hay 5 ngàn tỷ đồng bỏ vào thủy điện Sông Tranh 2 là quan trọng.
Người dân còn có một quan tâm khác nữa đó là tại sao nhà nước lại đem sinh mạng và tài sản của họ ra cân đo với số tiền cũng do người dân đóng góp nhưng đang được EVN quản lý?
Người ta kỳ vọng một vụ kiện tập thể của dân sẽ kéo lại quân bình cho tập quán cân đo đong đếm đang xuất hiện ngày một nhiều trong các cơ quan nhà nước để từ đó các vị thẩm quyền tính toán lại và xem trọng sinh mạng người dân hơn, kể cả khi họ là người sắc tộc thiểu số.

Mỹ-Việt muốn tăng cường hợp tác quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta và Trung tướng Thomas Conant tại Trụ sở Bộ tư lệnh Thái Bình Dương.
20.11.2012 – VOA
Quân đội Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ bày tỏ ý muốn tăng cường hợp tác trong các lãnh vực cứu hộ, cứu nạn; quân y, khắc phục hậu quả chiến tranh; hợp tác an ninh hàng hải; sữa chữa tàu thuyền…
Bản tin hôm thứ ba của Tân Hoa Xã trích thuật tin tức báo chí Việt Nam cho biết ý muốn vừa kể được bày tỏ trong một thông cáo chung sau cuộc gặp gỡ tại Hà Nội giữa Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam và Trung tướng Thomas Conant, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
Hai viên chức này cũng đồng ý với nhau là quân đội hai nước cần tăng cường trao đổi đoàn và chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác.
Chuyến viếng thăm Việt Nam của Trung tướng Conant được thực hiện vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta tuyên bố Washington sẽ tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia Đông Nam Á.
Phát biểu tại Siem Reap hôm thứ sáu tuần trước, ông Panetta nói rằng sự tăng cường hợp tác này được thực hiện trong khuôn khổ của điều mà ông gọi là một sự chuyển đổi dài hạn của sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong vùng Á Châu Thái Bình Dương.
Các nhà phân tích cho rằng chiến lược “Trục xoáy Á Châu” của Washington mang lại một sự đối trọng chiến lược đối với ảnh hưởng kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Nguồn: Xinhua, VnExpress

Nước Úc trong thế kỷ Á châu

Thủ tướng Australia Julia Gillard.
20.11.2012 – VOA
Thủ tướng Úc, Julia Gillard mới công bố bản Bạch thư “Nước Úc trong thế kỷ Á châu” (Australia in the Asian century) dài trên 300 trang. Mục tiêu chính của bản bạch thư là vạch ra những mục tiêu chiến lược để phát triển nước Úc cho đến năm 2025. Về phương diện kinh tế, có hai mục tiêu chính:
Thứ nhất, nâng mức thu nhập thực sự trên đầu người tại Úc từ 62.000 đô-la vào năm 2012 lên thành 73.000 đô la vào năm 2025.
Thứ hai, nâng mức sống của dân Úc từ hạng thứ 13 hiện nay lên thành hạng thứ 10 trên thế giới.
​​
Các mục tiêu ấy gắn liền với một tiền đề chính: sự phát triển của châu Á đang làm thay đổi diện mạo và các tương quan lực lượng trên thế giới. Trong vòng hai mươi năm vừa qua, Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng gấp ba lần thị phần của họ trong nền kinh tế toàn cầu. Thu nhập trung bình trên đầu người ở châu Á nhảy vọt từ mức dưới 5000 Mỹ kim vào năm 1990, lên gần 10.000 Mỹ kim vào năm 2010, và sẽ đạt đến mức 15.000 Mỹ kim vào năm 2025. Lúc ấy, kinh tế Á châu sẽ chiếm một nửa tỉ trọng trên thế giới.
​​
Đối diện với sự phát triển của châu Á, đặc biệt của Trung Quốc, cách nhìn của Úc hoàn toàn khác với Mỹ. Với Mỹ, đó là một đe dọa; với Úc, đó là một cơ hội. Úc là quốc gia Tây phương và phát triển gần với châu Á nhất. Châu Á càng giàu có, càng đô thị hóa và càng phát triển tầng lớp trung lưu bao nhiêu, nước Úc càng có thêm nhiều khách hàng bấy nhiêu. Từ mấy thập niên vừa qua, Úc là nơi cung cấp chính cho châu Á về tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm nông nghiệp, các dịch vụ tài chính, nơi du lịch cũng như cơ hội du học. Tất cả các xu hướng ấy sẽ tăng dần theo thời gian. Vào năm 1960, châu Á chỉ chiếm một phần năm nguồn hàng xuất khẩu của Úc (phần lớn bán sang Nhật); năm 1980, tỉ lệ này tăng lên thành một phần ba; năm 2010, thành hai phần ba.
Ngoài việc buôn bán các sản phẩm cụ thể, nguồn thu nhập của Úc còn đến từ nhiều nguồn khác, trong đó, nổi bật nhất là hai lãnh vực: giáo dục và  du lịch.
Giáo dục là nguồn thu nhập đứng hàng thứ tư trong nền kinh tế Úc. Số du học sinh đến Úc từ các nước châu Á càng ngày càng tăng. Riêng ở cấp đại học, nó tăng gấp đôi trong vòng một thập niên. Hiện nay, trong số hơn một triệu du học sinh tại Úc, 80% đến từ châu Á; trong số đó, 29% từ Trung Quốc, 13% từ Ấn Độ, 5% từ Hàn Quốc, 4% từ Việt Nam và Mã Lai.
Du lịch mang lại cho Úc mỗi năm trên 20 tỉ đô la (ví dụ năm 2010: 24 tỉ). Trong năm 2011, 7 trên 10 du khách đến Úc là người Á châu, trong đó, nhiều nhất là người Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam.
Để tận dụng các cơ hội đến từ châu Á và để đạt được các mục tiêu phát triển, chính phủ Úc đề ra nhiều chiến lược, từ kinh tế đến thuế khóa, cơ sở hạ tầng đến môi trường, và đặc biệt, giáo dục. Ví dụ, về giáo dục, họ đặt chỉ tiêu là, vào năm 2025,  90% thanh niên thuộc lứa tuổi 20-24 sẽ tốt nghiệp phổ thông hoặc tương đương (hiện nay là 86%); 40% thanh niên từ 25 đến 34 tuổi sẽ có bằng cử nhân (hiện nay là 35%); sẽ có 10 đại học Úc được lọt vào danh sách 100 đại học đứng đầu thế giới (hiện nay có 5 – hoặc 6, tùy từng cơ quan đánh giá và xếp hạng).
Trong lãnh vực giáo dục, nội dung đáng chú ý nhất được nêu lên trong bản Bạch thư là: tăng cường việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Á châu trong các trường học tại Úc.
Ở bậc đại học, sinh viên được khuyến khích: thứ nhất, ghi danh học các bộ môn liên quan đến ngôn ngữ văn hóa Á châu; thứ hai, đi du học dài hạn hoặc ngắn hạn tại các nước Á châu. Bản thân các trường đại học cũng được khuyến khích kết nghĩa với các đại học Á châu để tạo cơ hội cho sinh viên nâng cao sự hiểu biết về các nước Á châu.
Ở bậc phổ thông, tất cả các học sinh sẽ được khuyến khích và được tạo cơ hội để học một trong các ngôn ngữ Á châu, đặc biệt có bốn ngôn ngữ được ưu tiên: Tiếng Trung Quốc (Quan Thoại), tiếng Hindi, tiếng Indonesia và tiếng Nhật.
Do tầm vóc kinh tế của Việt Nam còn quá nhỏ, tiếng Việt không được nằm trong danh sách các ngôn ngữ được ưu tiên nhất. Tuy nhiên, bản Bạch Thư cũng nhấn mạnh: Ngoài bốn ngôn ngữ ưu tiên ấy, chính phủ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực làm gia tăng việc học các ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Việt và tiếng Thái.
Còn nhớ, vào đầu thập niên 1990, khi chính phủ Lao Động, dưới thời Paul Keating, chủ trương đưa nước Úc lại gần hơn với châu Á và khuyến khích việc dạy và học các ngôn ngữ Á châu, vai trò của các ngôn ngữ Á châu, trong đó có tiếng Việt, trong hệ thống giáo dục Úc, từ tiểu học lên đến đại học, được phát triển rất mạnh. Trong nửa đầu thập niên 1990, hầu hết các trường đại học tại tiểu bang Victoria đều mở khóa dạy tiếng Việt. Có trường chỉ mở một thời gian ngắn, một hoặc hai học kỳ; có trường lâu hơn, vài ba năm; và có trường, như trường Victoria University, đến tận bây giờ vẫn còn.
Tuy nhiên, khi Liên Đảng lên cầm quyền, Thủ tướng John Howard chủ trương mặc dù về phương diện địa lý, Úc gần với châu Á, nhưng về phương diện văn hóa, Úc vẫn là một quốc gia Tây phương, do đó, có khuynh hướng ủng hộ các ngôn ngữ Tây phương. Hậu quả là việc giảng dạy các ngôn ngữ Á châu càng lúc càng yếu dần. Ở trường đại học nơi tôi dạy, người ta vội vàng đổi Khoa Á châu học (Asian studies) thành Khoa Quốc tế học (International studies) với hy vọng sẽ tiếp tục nhận được tài trợ từ chính phủ.
Bây giờ, với sự thay đổi chính sách được nêu lên trong bản Bạch thư, hy vọng việc giảng dạy các ngôn ngữ Á châu, trong đó có tiếng Việt, nếu không trở lại thời hoàng kim như trước thì ít nhất cũng không đến nỗi èo uột như những năm vừa rồi.
Hy vọng vậy.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Ðằng sau chuyến đi Ðông Nam Á của TT Obama là Trung Quốc

Nguoiviet
Chưa đầy hai tuần lễ sau khi tái đắc cử, Tổng Thống Obama đã đến ba quốc gia Ðông Nam Á trong chuyến đi được coi là thể hiện sự tiếp nối chiến lược Hoa Kỳ hướng trọng tâm tới Á Châu do chính quyền ông đã nêu ra trước đây.

Tổng Thống Obama đến thăm bà Aung San Suu Kyi tại nhà riêng ở Yangon, trong chuyến công du dài 6 giờ tại Myanmar hôm Thứ Hai. (Hình: Nicolas Asfouri/AFP/Getty Images)
Ðây là lần thứ 5 trong vòng 4 năm, Tổng Thống Obama đã đến khu vực này. Các quan sát viên nhận định rằng chuyến thăm của tổng thống Hoa Kỳ có thể hàm chứa một ý nghĩa đặc biệt vì Thái Lan, Myanmar, Cambodia là những nước bang giao thân hữu không có va chạm tranh chấp gì với Trung Quốc như những quốc gia thành viên ASEAN khác.
Hôm Thứ Hai, một bài viết trên Hoàn Cầu Thời báo, ấn bản tiếng Anh (Global Times), tờ báo khuynh hướng dân tộc cực đoan thuộc Nhân Dân Nhật Báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc, gọi chuyến đi Ðông Nam Á của Tổng Thống Obama “có tính cách đe dọa”. Theo báo này, sự hiện diện của tổng thống Hoa Kỳ tại hội nghị ASEAN ở Phnom Penh là “sự khuấy động vai trò của tổ chức 10 quốc gia Ðông Nam Á”.
Bài viết khuyến cáo những quốc gia này không nên hy vọng là có thể dựa vào Hoa Kỳ làm đối lực với Trung Quốc và “đừng để bị lún vào trong sự tranh chấp giữa các cường quốc”, vì có thể trở thành tay sai cho những nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nói thêm: “Thực tế không thể nào những nước ASEAN có thể kết hợp để chống lại Trung Quốc, đối tác mậu dịch lớn nhất của họ. Hợp tác với Trung Quốc là lợi ích căn bản và tối cần thiết hơn là chống lại ‘mối đe dọa của Trung Quốc’ theo quan niệm cũ”.
Và bài báo kết luận: “Dù cho chuyến đi của Tổng Thống Obama có mang tính đe dọa như thế nào thì cũng sẽ không thể thay đổi thực tế là Ðông Nam Á ràng buộc với Trung Quốc về mặt kinh tế. Một số các nước ASEAN trong 4 năm qua đã nhiều lần chứng kiến những ý đồ chính trị và quân sự và thấy rằng hiệu lực phai lạt dần”.
Trong buổi thuyết trình trước CSIS (Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược), cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Tom Donilon đã xác nhận là Hoa Kỳ theo đuổi một mối quan hệ ổn định và xây dựng với Trung Quốc. Theo lời ông, “Có những yếu tố hợp tác cũng như cạnh tranh, nhưng về lâu về dài chúng tôi vẫn tiếp tục coi nguyên tắc quan hệ ấy là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng Thống Obama đối với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc.”
Tổng Thống Obama trước nhất đến Thái Lan, chuyến thăm của ông đánh dấu 180 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước và từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh đến nay vẫn là đồng minh tin cậy của Hoa Kỳ. Nhưng trong bối cảnh mới tại Châu Á khi Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu, chắc chắn Thái Lan phải chịu những tác động. Hôm Thứ Năm tuần trước, Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta đã đến Bangkok thảo luận về quan hệ Mỹ-Thái, trong đó có vấn đề tăng cường hợp tác quân sự và an ninh.
Hoa Kỳ đang thúc đẩy một hiệp ước hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm nhưng Thái Lan hãy còn đang cân nhắc việc tham gia, theo lời bà Thủ Tướng Yingluck Shinawatra. Lý do chính là trong tình hình ngoại thương với Hoa Kỳ và Canada giảm sút trong những năm gần đây Thái Lan buộc phải suy tính hơn thiệt nếu như việc này phương hại đến quan hệ mậu dịch với Trung Quốc.
Tổng Thống Obama đã hội đàm với bà thủ tướng Thái Lan, hội kiến quốc vương Bhumipol Aduyadej và cùng với Ngoại Trưởng Hillary Clinton vào thăm ngôi chùa nổi tiếng có pho tượng Phật nằm bằng vàng.
Một số dư luận cho rằng việc Tổng Thống Obama đến Myanmar là quá sớm vì đổi mới tại quốc gia này chưa đến mức đủ để được cổ vũ. Chính quyền của Tổng Thống Thein Sein trên căn bản xuất phát từ một chế độ độc tài quân phiệt đã nắm giữ quyền lực từ nhiều thập kỷ, chưa hoàn toàn khai phóng về mặt chính trị, ngưng đàn áp các sắc tộc thiểu số và cải thiện nhân quyền. Tuy nhiên đây không phải là sự biểu dương những thành tích dân chủ hóa, mà Hoa Kỳ muốn chứng tỏ với thế giới là khi một chính quyền độc tài quyết định mạnh bạo cải cách và trao trả cho người dân quyền có tiếng nói của họ thì cần phải được sự hỗ trợ.
Tây phương đã cô lập chính quyền quân phiệt Myanmar từ lâu khiến cho quốc gia này chỉ có mối quan hệ duy nhất với Trung Quốc và Bắc Hàn về an ninh cũng như kinh tế. Do đó điểm quan trọng nhất trong cải cách của Myanmar là để quốc gia này ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc và Hoa Kỳ không thể bỏ lỡ cơ hội ấy.
Trong chuyến thăm kéo dài trong 6 giờ hôm Thứ Hai, Tổng Thống Obama chỉ đến Yangon, thủ đô cũ của Myanmar, không tới Naypyidaw, thủ đô mới do chính quyền quân phiệt đã lập nên đồng thời với việc đổi tên nước từ Burma thành Myanmar trước đây. Tổng Thống Thein Sein đã đi 320km từ Naypyidaw xuống Yangon và tiếp Tổng Thống Obama trong tòa nhà lập pháp. Biểu lộ sự hiểu biết và bằng nghi thức ngoại giao, Tổng Thống Obama đã dùng tên Myanmar trong cuộc gặp gỡ Tổng Thống Thein Sein, thay vì Burma.
Mặt khác, mặc dù như ghi nhận của các phóng viên, khi ở Bangkok, Tổng Thống Obama hai lần đọc sai tên của bà Aung San Suu Kyi, nhưng ông đã dành cho nhà lãnh đạo đấu tranh dân chủ này tất cả mọi sự đối xử với vinh dự đặc biệt. Ông và Ngoại Trưởng Hillary Clinton đến thăm bà tận nhà riêng, trong lúc nói chuyện với các phóng viên trước cửa nhà, Tổng Thống Obama đã khoác vai bà Suu Kyi, người đã từng được giải thưởng hòa bình Nobel như ông, và khẳng định rằng con đường dân chủ hóa của Myanmar là không thể nào khác.
Nói chuyện tại trường đại học Yangon, Tổng Thống Obama cho biết muốn đem đến đây niềm hy vọng để duy trì và tiếp tục động lực cải cách đất nước Myanmar. Tại quốc gia mà Phật Giáo là tôn giáo chính, tổng thống và Ngoại Trưởng Hillary Clinton cũng đến thăm ngôi chùa nổi tiếng Shwedagon, hai người bỏ giầy đi chân không vào chùa và tổng thống đã rót nước theo nghi lễ trước bàn thờ Phật.
Chặng chót trong chuyến công du 4 ngày của Tổng Thống Obama là Cambodia để tham dự hội nghị ASEAN. Khác với những đám đông dân chúng hàng chục ngàn người vui mừng chào đón tại Myanmar, tại Phnom Penh chỉ có những nhóm nhỏ rải rác đứng hai bên lộ trình đoàn xe của tổng thống từ phi cảng về tới phủ thủ tướng.
Thủ Tướng Hun Sen, 60 tuổi, đã nắm chính quyền từ khi Tổng Thống Ronald Reagan ở Tòa Bạch Ốc và cho biết sẽ giữ chức vụ cho đến khi 90 tuổi. Các bình luận gia cho rằng Hun Sen là nhà lãnh đạo thủ đoạn nhất ở Châu Á và các đối thủ của ông hoặc bị lưu đầy hoặc chết trong tù.
Cuộc hội đàm giữa Tổng Thống Obama và Thủ Tướng Hun Sen được mô tả là căng thẳng, hoàn toàn không có không khí thân mật như ở Thái Lan và Myanmar. Tổng Thống Obama nhấn mạnh đến mối quan tâm của ông về tình trạng nhân quyền ở Cambodia và Tòa Bạch Ốc đưa ra một thông cáo khẳng định rằng Hoa Kỳ hoàn toàn chưa có ý định ủng hộ Cambodia. Không có cuộc họp báo chung giữa tổng thống Hoa Kỳ và thủ tướng Cambodia sau cuộc hội đàm.
Cambodia càng ngày càng trở thành đồng minh và lệ thuộc vào viện trợ Trung Quốc, được coi như một trở lực trong ASEAN khi muốn có sự đồng thuận. Và đây là lần thứ nhì tại hội nghị ASEAN, Cambodia đã tìm cách ngăn cản việc đưa vấn đề biển Ðông ra thảo luận giữa ASEAN để làm theo ý Trung Quốc chỉ muốn có thảo luận song phương giữa hai nước thay vì với toàn khối.
Theo dự tính, Tổng Thống Obama sẽ có những cuộc thảo luận riêng với thủ tướng Trung Quốc và thủ tướng Nhật Bản bên cạnh hội nghị ASEAN. (H.C.)

ÔI, ĐẠI BIỂU CỦA DÂN !

Buivanbongblog


* MINH DIỆN
              Một năm nữa sắp trôi qua và bốn kỳ  họp của Quốc hội khóa XIII sắp “kết thúc tốt đẹp”. Một ấn tượng khá rõ nét, là vị đại biểu có nước da nâu sậm, râu tóc trắng phơ  tuổi tác  Dương Trung Quốc, với nhân cách của một nhà sử học-dẫu có bị nhục hình  như Tư Mã Thiên thời Hán vẫn nói và viết ra sự thật-thay mặt nhân dân chất vấn Thủ tướng Chính phủ  những điều thiết thực.
           Bên cạnh ông, một  Đại biểu rất trẻ được ví như  bông sen Vũ Thị Hương Sen, có những chất vấn khá sắc sảo, và đề nghị bổ sung vào luật những vấn đề cuộc sống đang đòi hỏi.
 
Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn
các thành viên Chính phủ tại Nghị trường
           Trái chiều với ấn tượng  trên, là những chất vấn, trả lời chất vấn, những đề nghị bổ sung  luật, sửa đổi luật gây phảm cảm.
           Đến hôm nay và có lẽ còn lâu, dư âm những lời  tuyên bố hùng hồn của Bộ trưởng Đinh La Thăng về “Tướng ra trận toàn quyền quyết định”, về “đóng lệ phí là yêu nước”, về  “Cấm xe máy và ô tô cá nhân”, về “ Cầm chơi  golf”, về “Tiêu hủy xe máy tham gia đua xe”, về  “ Tôi sẽ đi xe buýt” v.v …như còn văng vẳng bên tai, làm người ta dở khóc dở cười.
             Vượt trội hơn Đinh bộ trưởng về sự hài hước,  là Đại biểu  Nguyễn Minh Hồng tại kỳ họp hồi đầu năm với đề nghị Quốc hội ban hành “Luật nhà thơ”.
             Chấp cả hai ông về phản dân chủ là Đại biểu Hoàng Hữu Phước với  “Tôi kính đề nghị Quốc hội lọai bỏ Luật biểu tình khỏi danh sách luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 này”.
            Nguyễn Minh Hồng đề nghị phải có luật nhà thơ, có lẽ do  ông  là thi sỹ, tâm hồn luôn “treo ngược trên cành cây”, nên cái tư duy nó luễnh loãng, chả biết sinh ra cái luật ấy để làm gì?
             Ông Hoàng Hữu Phước, người đã từng hiến kế liên hoành cho nhà độc tài bị treo cổ Saddam Hussein, thì có chính kiến rõ ràng. Ông ta nói, dân trí nước ta còn thấp, chưa đội mũ bảo hiểm 100%,  nên không thể cho ra đời luật biểu tình  làm ách tắc giao thông, cản trở  người đến bệnh  viện sinh con!?  Hoàng Hữu Phước chửi thẳng vào mặt dân rằng: “Tôi đã nghe mọi người chửi bới, thóa mạ những người đi biểu tình”.  Và ông ta khẳng định “phần lớn người dân không  đồng tình cho ra đời luật biểu tình”.
             Đại biểu Hoàng Hữu Phước đã nhổ toẹt vào cái quyền cơ bản của công dân, một trong những quyền mang tính đặc trưng của thể chế dân chủ, đã được Hiến pháp thừa nhận là quyến tối thượng phải được triển khai trong đời sống, mà trước đó không lâu, cũng tại nghị trường Quốc hội, Thủ tướng chính phủ  tuyên bố cần phải có Luật biểu tình.
               Lời phát biểu  ngạo mạn, khinh  dân, phản hiến pháp, của  Đại biểu Hoàng Hữu Phước dấy lên một làn sóng phẫn nộ của đồng bào cử tri trong và ngoài nước. Hàng chục bài báo đã lên tiếng phản đối, hàng trăm tin nhắn dồn dập gửi vào máy điện thoại di động của ông ta. Nhẽ ra Hoàng Hữu Phước phải nhẫn nhục chịu đựng và ngẫm nghĩ, xem mình có sai thì xin lỗi những người cầm lá phiếu bỏ cho mình, nhưng  ông ta lại lấy cái quyền bất khả xâm phạm của Đại biểu Quốc hội, làm mình làm mẩy, ký giấy gửi khắp nơi, buộc Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh phải vào cuộc, ra quyết định khởi tố vụ án “khủng bố!”
            Không biết có phải Bộ trưởng Đinh La Thăng chán vì không thành công khi  đề ra những chính sách lãng nhách, hay ngán cái tính từ “ thiểu năng trí tuệ” mà mấy tháng nay im lặng.
            Đại biểu  Nguyễn Minh Hồng  có lẽ  dành thời gian  bàn bạc với Chủ tịch hội nhà văn Hữu Thỉnh, để  tư duy lại cái luật nhà thơ !?
             Còn Đại biểu Hoàng Hữu Phước chắc đang phải bận tâm xem có bắt được kẻ nào khủng bố ông không?
                Mỗi ông có một lý do riêng, nhưng có một cái chung, là hai kỳ họp liên tiếp  không đăng đàn phát biểu trước Quốc hội.
              Các ông không đăng đàn, thì có người khác đang đàn, Quốc hội nước ta 493 Đại biểu, mới chỉ bị miễn nhiệm một người, còn những 492 Đại biểu cơ mà! Và đâu phải chỉ   ông Hồng, ông Phước có tài hùng biện? Trong cái rừng đỉnh cao trí tuệ ấy, nhiều vị còn hùng biện sắc bén hơn các ông!
              Thời buổi kinh tế khó khăn, một người cười đã khó, nhiểu người cười càng khó. Vậy  mà có đại biểu làm cho cả nghị trường cười nghiêng ngả, thì chả xứng đáng làm  cha  Azit Nêxin sao? Trong nội dung trả lời chất vấn, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ xây dựng, nói rất tỉnh bơ về cái lối “luật rừng”.
              Khi trả lời chất vấn về những sai phạm của Tập đoàn Sông Đà và các tập đoàn, tổng công ty của bộ xây dựng, ông Dũng nói hồn nhiên và ngây ngô hơn một đứa trẻ học vỡ lòng, rằng: “Câu hỏi của đại biểu thì chúng tôi đã có đầy đủ,  nhưng đang để ở nhà!?”. Rồi khi nói về  số tiền thất thoát 10.676 tỷ đồng của cái Tập đoàn  vừa bị hạ cấp xuống tổng công ty, mà Thanh tra chính phủ kết luận từ tháng 2, Thủ tướng  chỉ đạo xử lý trách nhiệm từ tháng 3,  ông Dũng thản nhiên tuyên  bố  sai phạm đó chưa đến mức phải xử lý kỷ luật!
Đại biểu trẻ  Vũ Thị Hương Sen (26 tuổi)
             Không hiểu ông Ủy viên Trung ương đảng Trịnh Đình Dũng có biết, chỉ có hơn một tỷ đồng  bị coi là “ lập quỹ trái phép”, mà Anh hùng lao động, giám đốc Nông trường Sông Hậu, một người phụ nữ chôn vùi gần cả  đời  giữa đồng chua nước mặn, kế tục sự nghiệp  người cha, một sỹ quan quân  đội, và cũng là một Anh hùng lao động, để lo  cuộc sống cho mấy ngàn con người; bà Ba Sương  đã phải bầm dập, đau đớn đến hoảng loạn khi bị lôi ra trước vành móng ngựa mấy lần hay không?
              Vậy mà 10.676 tỷ đồng lại chưa tới mức xử lý kỷ luật? Phải chăng bây giờ cứ lấy Vinashin, Vinaline, ra mà so sánh, đề cho rằng  mười tỷ, vài chục tỷ chả thấm tháp vào đâu mà kỷ luật; theo như lý giải của ông Nguyễn Sinh Hùng: “kỷ luật hết lấy ai làm việc?”.
               Còn nhà hùng biện liến thoắng Nguyễn Văn Bình, với cương vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nưóc, không  gây cười như Đại biểu Trịnh Đình Dũng, mà làm mọi người ngạc nhiên, vì sao lại có người  trâng tráo, lố bịch  đến thế?
             Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về sự điều hành kém cỏi của ngành ngân hàng trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng, ổn định tỷ giá và câu chuyện quản lý vàng, ông Bình cao ngạo dẫn giải lý thuyết bộ ba bất khả thi, khi bản thân ông không hiểu đến đầu đến đũa, rồi cười cợt nói mà rằng chỉ xin nhận một nửa giải Nobel!? Ông còn tự chấm điểm 8 cho mình khi Tạp chí Globai finane đã công khai đưa tin ông là một trong mười thống đốc ngân hàng tồi tệ nhất thế giới.
              Tưởng như những lố bịch, ngang phè  như vậy là quá rồi, ngờ đâu lại xuất hiện bà  Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng bộ y tế luôn cam đoan rằng giá thuốc ở Việt Nam thấp hơn ở Singapor, Thái Lan, mà không chịu hiểu thu nhập đầu người ở Singapor gấp 45 lần Việt Nam, khiêm tốn như Thái Lan cũng gấp 14 lần. Hơn nữa, nếu thuốc ở Việt Nam rẻ hơn, sao người ta không buôn lậu mang sang Thái Lan, Singapor bán mà ngược lại?
                 Về câu chuyện y đức trong ngành y, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng  cái  phong trào “nói không với phong bì” là của công đoàn ngành  phát động nhân lúc bà vắng nhà, nhưng rồi lại bảo “ai phát hiện bác sỹ, y tá nào nhận phong bì cứ chụp ảnh đưa tôi”.  Nghe  phó giáo sư, tiến sĩ  Bộ trưởng đăng đàn trước Quốc hội, một người dân như  tôi  không hiểu ý tứ bà Tiến ra sao? Và tôi nghĩ, biết đâu chính bà Tiến cũng không hiểu mình muốn nói gì! Trước màn hình nhỏ theo dõi họp Quốc hội, nghe bà Tiến nói cái kiểu nhặng xì ngầu như vậy, nhiều người đã lắc đầu nhăn mặt bấm chuyển kênh khác.
            Nhưng phải nói ấn tượng nhất trong kỳ họp thứ 4 vừa qua là câu chuyện Thủ tướng trả lời chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc, tôi đã viết bài rồi. Bên cạnh đó là  chuyện Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khuyên các đại biểu Quốc hội gương mẫu không nên ăn thịt gà nhập lậu để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn cuộc xâm nhập gà mang mầm dịch từ Trung Quốc làm cho mọi người phì cười. Nhưng tôi nghĩ, ông Nguyễn Thiện Nhân chả có gì để phải quan tâm nữa.
             Bao nhiêu cặp mắt háo hức nhìn  ông từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội nhận công tác ngày nào,  đã chưng hửng từ cái chiến dịch “Hai không”, rồi “Bốn không” do ông phát động khi làm Bộ trưởng Bộ giáo dục – ĐT.  Ông hô hoán lắm “không” như vậy rồi leo lên Phó Thủ tướng, nay đúng là không thấy được tích sự gì.
              Đâu rồi cái thời ông Nguyễn Văn An điều khiển những phiên chất vấn mà những người được chất vấn vã mồ hôi? Đâu rồi những Nguyễn Minh Thuyết dám đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng? Những hình ảnh ấy mới đây thôi mà tưởng như đã xa mờ! Tôi cứ thấy tồi tội khi nhìn cái đầu bạc trắng và gương mặt suy tư của Đại biểu Dương Trung Quốc lẻ loi giữa một đám người béo tốt, rất…vô tư!                                                                                    M.D
——————-
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét