Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Theo dòng sự kiện

 Việt Nam: Xoáy trôn ốc bởi các nhóm lợi ích

Thường Sơn (CTV Phía Trước) – Dù đang rất cần một sự đồng thuận từ lòng dân, nhưng con đường hướng đến một cấp độ cùng vị thế chính trị toàn trị trong tương lai của Nguyễn Tấn Dũng rất có thể sẽ bị phản tác dụng bởi chính các nhóm lợi ích mà ông, vô tình hay hữu ý, đã dung dưỡng.

Việt Nam cần có một Hiến Pháp mới

Hội Nghị “Đánh Bùn Sang Ao” – Dũng Mất chức chống Tham nhũng
Phạm Trần – Hội nghị Trung ương 5 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chấm dứt tại Hà Nội ngày 15-05 (2012) sau 9 ngày họp bàn chính về sửa đổi Hiến pháp 1992, chuyện đất đai của nước thuộc về ai và hỏi nhau tại sao tham nhũng vẫn tràn lan để cuối cùng xác nhận lại quyền tòan trị của đảng theo kế họach “đánh bùn sang ao”.

Muốn thu hồi đất xây khu đô thị phải được đa số dân ủng hộ

Bảo Anh (VNEconomy)- Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đối với công tác thu hồi đất để thực hiện các dự án.

Ông Trương Hòa Bình: Tôi phải mất 1 tỷ mới ngồi cái ghế này!?

Nguyễn Tường Thụy - Đấy là lời kể của chị Hồ Thị Kim Chung.
Trong câu chuyện về nỗi oan khuất của chị có chuyện: Khi chị gọi điện cho ông Trương Hòa Bình, đương kim chánh án Tòa án Nhân dân tối cao về vụ án Nguyễn Văn Hưởng (tôi chưa có điều kiện đi sâu vào cái mà chị gọi là vụ án Nguyễn Văn Hưởng), thì ông Bình nói: “Tôi mất 1 tỷ mới được ngồi ở cái ghế này”.

Tranh cãi quanh việc phóng vệ tinh Vinasat-2

Tin Khó Tin - Sáng16/5, vào lúc 4h30 giờ Việt Nam, tại bãi phóng Ku-ru (Guy-a-na), vệ tinh Vinasat-2 đã được đưa lên quỹ đạo thành công. Sự kiện đặc biệt này đã nhanh chóng gây ra những tranh cãi gay gắt trong cộng đồng trong và ngoài Trái đất.

“Nhà ở” thì chỉ được ở, cấm… ngủ

(Dân Việt) – Bởi là “nhà ở” nên chỉ được ở thôi, không được chui vô đó ngủ, ngủ là sai mục đích. Không được ngủ thì tất nhiên các hành vi khác như ăn, uống, vệ sinh, giặt rửa, âu yếm… đều phải cấm tuốt.

Và cũng phát mửa

Mây Trắng (Danlambao) - Thưa bà con cô bác ! Từ thủa cha sinh mẹ đẻ tới giờ, em có một cố tật là hễ thấynhững gì bẩn thỉu hay cứ ngửi thấy mùi thối là lại nhổ bọt. Vẫn biết nhổ bọt ra chốn công cộng là bất lịch sự nhưng nó đã trở thành phản xạ có điều kiện rồi thì mong bà con thông cảm mà tha thứ. Thôi thì lần này nhà em tìm chỗ hợp lý để nhổ vậy.

Hội chứng “té nước…” tăng giá!

Bút Lông - Ngay sau khi Tập đoàn EVN đề xuất tăng giá điện 5%-10%, hôm qua lại đến lượt Tổng Công ty Đường sắt quyết tăng giá vé tàu Thống Nhất với mức 12%-15%, bắt đầu ngay từ hôm nay (15-5).

Công an xã bị tố vô cớ đánh người dân phải nhập viện

Báo Pháp Luật Việt Nam vừa nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Bé, sinh năm 1951, ngụ tại tổ 9, ấp Thuận Tiến C, xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đơn phản ảnh về việc các con của ông Bé là Nguyễn Thanh Khoa, Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Thanh Tuấn bị Công an xã Thuận An đánh đập tàn nhẫn.

Vụ nghi can chết bất thường ở Phú Yên: BV khẳng định: Nghi can chết trước khi cấp cứu

(PL) - Chiều 16-5, Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: Công an tỉnh đã yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ cái chết của anh Ngô Thanh Kiều (30 tuổi, ngụ thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên).

Gặp Bùi Hằng ở Sài Gòn

Huỳnh Ngọc Chênh - Nhìn những tấm ảnh chụp Bùi Hằng lúc đi biểu tình chống Trung Quốc, tôi nghĩ rằng Bùi Hằng cao lớn lắm nhưng khi gặp mặt, mới thấy rằng chị cũng chỉ là người phụ nữ nhỏ bé. Có lẻ sự sụt cân qua mấy tháng cải tạo khắc nghiệt đã làm vóc dáng chị nhỏ đi so với trước.

Đừng huy động vàng!

LTS: Vài lời bàn về tính khả thi của đề án huy động vàng của 1 kinh tế gia người Việt. Đọc kỹ tôi càng thấy rõ rằng nên đổi tên đề án đó thành đề án “Cướp vàng” mới hợp lý và nghe lọt lỗ tai. Các chuyên gia kinh tế hải ngoại và quốc nội đâu sao không vào cuộc, các vị để mặc người thân, bạn bè mình bị cướp vậy sao? Hay là các vị tin vào sự sáng suốt và tài tình của bọn cướp !? (Dự Đoán Kinh Tế)

“Chạy chức, chạy quyền” vì “tiền” nên tham nhũng?

Mai Phương (Tamnhin.net) - Qua công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2011, một kết quả nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, ta thấy tham nhũng đều có địa điểm ở chữ “công quyền” và xuất phát điểm với từ “chạy chức, chạy quyền”?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

ÔXTRÂYLIA MẮC KẸT TRONG DỰ ÁN TÀU NGẦM MỚI

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 14/5/2012
TTXVN (Xítni 10/5)
Chính phủ Ôxtrâylia đang ở thế mắc kẹt bởi sự do dự trong kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm mới gồm 12 chiếc. Họ hiểu rằng kế hoạch này không thể triển khai nếu không sử dụng tới hàng tỷ AUD tiền thuế của người dân và có thể đe dọa tới an ninh Ôxtrâylia. Trong bài viết “Cách lựa chọn ‘chìm xuồng’ tàu ngầm” đăng trên tờ The Australian (Người Ôxtrâylia) gần đây, tác giả Cameron Stewart cho rằng Canbơrơ phải đối mặt với 2 lựa chọn chẳng mấy dễ chịu. Một là rút lại dự án tàu ngầm đầy tham vọng mà Sách Trắng Quốc phòng năm 2009 đã đề cập. Hai là tiếp tục kế hoạch đó dù biết chắc rằng sẽ không có bất kỳ chiếc tàu ngầm mới nào kịp đi vào hoạt động trước khi hạm đội tàu ngầm cũ hết thời hạn hoạt động.

Bất kỳ lựa chọn nào cũng dẫn tới sai lầm hoặc thỏa hiệp về mặt chính trị, chiến lược và tài chính. Tuy nhiên, điều khiến kế hoạch tàu ngầm trở nên quan trọng đối với người dân Ôxtrâylia chính là bởi nó có thể “nuốt chửng” số lượng lớn tiền thuế của họ. Ước tính kế hoạch trang bị mới 12 chiếc tàu ngầm để thay thế hạm đội tàu ngầm cũ gồm 6 chiếc lớp Collins của Ôxtrâylia sẽ tiêu tốn tới 36 tỷ AUD. Đây được coi là dự án lớn nhất của Chính phủ Ôxtrâylia kể từ khi thành lập Liên bang, khiến nhiều dự án xây dựng quốc gia khác trở nên nhỏ bé. Với tầm cỡ như vậy, dự án tàu ngầm của Ôxtrâylia không còn là vấn đề quốc phòng đơn thuần. Nó đã bị tác động bởi các vấn đề chính trị, chính sách công nghiệp và chủ nghĩa bảo hộ, cũng như việc tranh thủ phiếu ủng hộ một cách rõ ràng ở Nam Ôxtrâylia, khu vực có thể trở thành địa điểm triển khai đóng mới các tàu ngầm.
Gần một năm qua, các đánh giá bí mật về lựa chọn khó khăn của chính phủ xung quanh kế hoạch tàu ngầm đã lan truyền trong Bộ Quốc phòng Ôxtrâylia. Gần đây, Thủ tướng Julia Gillard nhận được báo cáo mật vắn tắt về vấn đề này. Ngày 19/4, Viện Chính sách Chiến lược Ôxtrâylia (ASPI) công bố báo cáo “Cảnh báo khoảng trống” của 2 chuyên gia Andrew Davies và Mark Thomson, trong đó công khai đánh giá những vấn đề vướng mắc của kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm mới. Báo cáo viết: “Dựa vào số liệu của Bộ Quốc phòng, các tàu ngầm mới không thể triển khai kịp để thay thế các tàu ngầm lớp Collins cũ. Nếu tiếp tục kế hoạch hiện nay, khoảng trống năng lực hải quân là không thể tránh khỏi vào thời điểm cuối năm 2020 và có khả năng xuất hiện giai đoạn Ôxtrâylia không có tàu ngầm”.
Canbơrơ đã bị dồn vào thế “đổ vỡ” kế hoạch như thế nào? Rõ ràng, Sách Trắng Quốc phòng Ôxtrâylia năm 2009 dưới thời cựu Thủ tướng Kevin Rudd đã đưa ra những tính toán sai lầm cơ bản khi hứa hẹn 12 tàu ngầm mới hơn, lớn hơn, tốt hơn sẽ được đóng mới ở Ôxtrâylia. Đây là một quyết định không tuân theo quy tắc, do ông Kevin Rudd – người nhìn sự trỗi dậy của Trung Quốc với con mắt cảnh giác – thúc đẩy. Cam kết tăng gấp đôi số lượng tàu ngầm được đưa ra bất chấp những hạn chế đáng hố thẹn của ngành công nghiệp quốc phòng nhỏ bé của Ôxtrâylia khi phải thiết kế và xây dựng hạm đội tàu ngầm mới rất phức tạp. Quyết định này cũng không tính tới việc Hải quân Ôxtrâylia phải tìm thêm thủy thủ tàu ngầm cho hạm đội mới, trong khi lực lượng Hải quân nước này hiện chưa thể đáp ứng phục vụ cho hơn ba chiếc tàu ngầm.
Kết quả thử nghiệm đóng tàu ngầm lớp Collins ở Adelaide từ những năm 80-90 thế kỷ trước cho thấy Ôxtrâylia chỉ có vừa đủ một hạm đội tàu ngầm dễ điều khiển. Trong số 6 tàu ngầm lớp Collins, chưa bao giờ có hơn 2 tàu ngầm cùng hoạt động vào một thời điểm. Năng lực nghèo nàn này khiến Ôxtrâylia phải bỏ ra gần 500 triệu AUD/năm để bảo dưỡng các tàu ngầm. Trong khi đó, mỗi tàu ngầm tốn tới nửa thời gian tồn tại vào việc sửa chữa hoặc kiểm tra dưới mặt nước. Các tàu ngầm dễ trục trặc tới mức báo cáo của ASPI đặt nghi ngờ liệu rằng chúng có thể sử dụng trong trường hợp xảy ra xung đột. vấn đề mà chính quyền Thủ tướng Julia Gillard phải hứng chịu là bởi Sách Trắng Quốc phòng thời ông Kevin Rudd hứa hẹn trình diễn kiểu phương tiện giống phương tiện của điệp viên 007 James Bond, thay vì đưa ra loại tàu ngầm đáng tin cậy và phù hợp khả năng. Sách Trắng Quốc phòng viết: “Tàu ngầm tương lai sẽ có phạm vi tuần tra rộng hơn, khả năng lớn hơn so với tàu ngầm lớp Collins. Các tàu ngầm cần đáp ứng khả năng thực hiện các cuộc tuần tra kéo dài trong khoảng cách tiếp cận chiến lược của Ôxtrâylia”. Các nhà hoạch định chính sách quốc phòng “sáng tác” những từ ngữ này trong khi biết rằng chẳng có tàu ngầm thông thường nào trên thế giới có thể đạt được các mục tiêu trên. Các tàu ngầm mới phải được thiết kế và đóng ở Ôxtrâylia. Nhưng các nhà hoạch định quốc phòng không viết ra những từ ngữ quan trọng nhất: chi phí khổng lồ và rủi ro.
ASPI đánh giá ba năm sau khi công bố Sách Trắng Quốc phòng dự án tàu ngầm của Ôxtrâylia đạt rất ít tiến triển và nhiều lựa chọn trong đó có việc tự thiết kế tàu ngầm, ngày càng trở nên bất hợp lý. ASPI ước tính nếu kế hoạch đóng tàu ngầm bắt đầu một cách nghiêm túc ngay bây giờ thì chiếc tàu ngầm đâu tiên cũng không thể đi vào hoạt động trước năm 2027. Theo viễn cảnh tồi tệ nhất mà Bộ Quốc phòng Ôxtrâylia đặt ra,, chiếc tàu ngầm mới đầu tiên có thể chưa hiện diện trước năm 2034, trong khi hạm đội tàu ngầm lớp Collins dự kiến “về vườn” từ năm 2022. Điều này tạo ra cái mà ASPI gọi là “khoảng trống năng lực dài cả thập kỷ”. Hơn nữa bất cứ quyết định thiết kế tàu ngầm nào ngay tại Ôxtrâylia cũng đòi hỏi chi phí cao hơn 3 lần so với chi phí mua tàu ngầm sẵn có từ nước ngoài, nhất là từ châu Âu. ASPI cho rằng Ôxtrâylia có thể mua 12 tàu ngầm sẵn có từ châu Âu, chẳng hạn như tàu ngầm French-Spanish DCNS Scorpene, tàu ngầm German HDW Type 214 hoặc tàu ngầm Navantia S-80 của Tây Ban Nha. Ước tính số tàu ngầm này có giá trị khoảng 9 tỷ AUD, so với dự án tự thiết Kế tàu trị giá tới 36 tỷ AUD. Tàu ngầm từ châu Âu có thể cập cảng Ôxtrâylia trong vòng 7 năm kể từ khi mua, từ đó cho phép các tàu ngầm lớp Collins dùng hoạt động sớm hơn, đảm bảo duy trì năng lực tàu ngầm của Ôxtrâylia.
Chính phủ Ôxtrâylia mâu thuẫn bởi hàng loạt vấn đề. Một nhóm lợi ích đầy quyền lực, trong đó có nhóm công nghiệp quốc phòng trong nước, hải quân và Cơ sở xây dựng tàu ngầm Ôxtrâylia đang thúc đẩy kế hoạch tự đóng tàu ngầm mới. Quyết định đóng tàu ngầm ngay tại Ôxtrâylia có thể tạo thêm việc làm, thúc đẩy công nghiệp đóng tàu quốc nội và mang tới cảm giác xây dựng quốc gia mạnh mẽ của chính phủ trong cuộc bầu cử tới. Phe đề xuất đóng tàu ngầm trong nước, gồm hải quân, cho rằng tàu ngầm tự thiết kế về căn bản sẽ đồ sộ hơn và có tầm hoạt động rộng hơn các tàu ngầm mua của châu Âu. Phe này lý luận rằng các tàu ngầm tầm xa rất quan trọng Ôxtrâylia có vị trí cô lập và vùng duyên hải kéo dài. Không nghi ngờ gì về việc tàu ngầm tầm xa sẽ tốt hơn tàu ngầm tầm gần, nhưng cần tính tới những nhân tố liên quan khác như chi phí, tính thực tế và ích lợi. Chính phủ Ôxtrâylia không bao giờ thừa nhận điều này, song Ôxtrâylia có thể được bảo vệ tốt hơn nếu có 6 tàu ngầm châu Âu nhỏ hơn.
Cuộc tranh luận bị phủ bóng đen bởi sự thực rằng không ai có thể dự đoán chính xác các tàu ngầm cũ còn hoạt động đến bao giờ. Chính phủ Ôxtrâylia đang đánh giá tính khả thi của việc mở rộng “vòng đời” của các tàu ngầm lớp Collins cho tới khoảng đầu năm 2030, nghĩa là tăng thêm 8 năm. Tuy nhiên, dường như việc làm này chứa đựng đầy rủi ro bởi thậm chí Canbơrơ không rõ liệu các tàu ngầm có đủ sức hoạt động đến thời gian dự tính ban đầu hay không, Bởi vậy, Chính phủ Ôxtrâylia tiếp tục đắn đo giữa việc tự thiết kế tàu ngầm và việc mua tàu ngầm từ châu Âu. Canbơrơ đã cử một nhóm quan chức quốc phòng tới châu Âu để xem xét và nghe các công ty châu Âu giải thích lý do Ôxtrâylia cần chọn tàu ngầm châu Âu. Với động thái này, Canbơrơ có thể bội ước với những cam kết đưa ra trong Sách Trắng Quốc phòng 2009. Canbơrơ cũng có thể phải đương đầu với sự giận dữ từ ngành công nghiệp quốc phòng trong nước và hải quân. Mỗi tháng chần chừ hành động, khả năng Ôxtrâylia mua tàu ngầm châu Âu càng cao. Nếu Liên đảng chiến thắng trong cuộc bầu cử tới đây, họ có thể “xé nát” Sách Trắng Quốc phòng 2009 và yêu cầu Bộ Quốc phòng mua tàu ngầm sẵn có.
Trong bối cảnh lựa chọn phức tạp, nội các Ôxtrâylia có thể tạm kiểm soát được vấn đề để chờ tới bầu cử. ASPI cho rằng sự trì hoãn là sai lầm và chính phủ phải tiếp tục đối phó với những vấn đề mà họ từng đối phó để tình hình tiến triển. Báo cáo của ASPI nhấn mạnh: “ủy ban an ninh quốc gia của nội các ngay bây giờ cần suy nghĩ lựa chọn nào hao tiền tốn của nhất và quan trọng nhất. Chính phủ Ôxtrâylia phải có các quyết định phát triển lực lượng quốc phòng trong nửa đầu thế kỷ 21”./.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CƠ CHẾ TRIỂN KHAI DỰ ÁN VÀ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ASEAN

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 15/5/2012
TTXVN (Giacácta 9/5)
Bàn về thực trạng, cơ chê triển khai dự án và ra quyết sách của ASEAN qua các khuôn khổ hợp tác với các đối tác lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU; cũng như trong nội khối ASEAN hướng tới việc đảm bảo một ASEAN lấy con người làm trung tâm và vai trò trung tâm của ASEAN tác giả Dinna Wisnu — học giả về ngoại giao, thuộc trường Đại học Paramadina (Giacácta) mới đây có bài viết đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta ”, nhan đề “Dự án và ra quyết định trong ASEAN”. Sau đây là nội dung bài viết này:

Không còn nghi ngờ gì nữa, ASEAN là một trong những thực thể kinh tế năng động nhất trên thế giới hiện nay. Các cuộc hội thảo, báo cáo và hội nghị cấp cao của khu vực đã dám khẳng định rằng cùng với Ấn Độ và Trung Quốc, trong tương lai, ASEAN sẽ là một trong những thế lực kinh tế khổng lồ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhìn vào mức độ của sự chú ý và qui mô của những dự án đang chảy vào ASEAN, thì sự mô tả thực tại và hy vọng này là thích hợp. Năm 2010, tổng vốn đầu tư vào ASEAN từ khắp nơi trên thế giới đạt mức kỷ lục 75,8 tỷ USD (mặc dù chưa bằng một nửa của Trung Quốc, song gần gấp đôi so với Braxin), trong đó có 16% là đầu tư nội khối ASEAN.
Vốn đầu tư sẽ tiếp tục đổ vào ASEAN, đó là điều chắc chắn. Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Triển vọng Phát triển kinh tế Đông Nam Á nhận định từ sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở khu vực khác trên thế giới cho thấy ASEAN chắc chắn sẽ đảm bảo một tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc đến năm 2016.
Thật vậy, có những khuôn khổ hợp tác bảo đảm khai thác sự tăng trưởng tích cực trong ASEAN. Với Liên minh châu Âu (EU) là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA), được hoàn thiện cùng với các nhóm làm việc chuyên về phân tích đánh giá với thành phần là các nhà trí thức, doanh nhân và quan chức chính phủ nổi tiếng. Với Trung Quốc, ASEAN đang cùng nước này phát triển một quỹ cổ phần tư nhân, gọi là Quỹ đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CAF), trong đó tập trung vào việc xác định và xử lý các cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong khu vực ASEAN và Trung Quốc. Quỹ này được hỗ trợ bởi Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Trung Quốc, và năm 2011 đã cam kết sẽ đầu tư 500 triệu USD vào ASEAN. Trong năm 2010, CAF đã đầu tư 400 triệu USD cho bốn công ty ở Philippin, Thái Lan, Campuchia và Lào.
Mỹ cũng là một trong số đó. Năm ngoái, Ngoại trưởng H. Clinton tuyên bố Mỹ không chỉ muốn nâng cao qui mô đầu tư vào khu vực, với tổng mức năm 2011 đã tăng gấp đôi so với năm 2010, mà còn muốn tham gia củng cố cơ sở hạ tầng của các nước thành viên ASEAN.
Ngụ ý của Mỹ trong hợp tác với ASEAN là mong muốn can dự với ASEAN một cách độc quyền. Nếu có thể, mỗi bên muốn có tiến độ tốt nhất trong thành tựu hợp tác. Để đạt được điêu đó, Mỹ sẵn sàng đầu tư không chỉ tiền bạc mà còn thời gian và sự chú ý của các quan chức chính phủ cấp cao vào xây dựng năng lực, tổ chức các cuộc họp chuyên ngành, các nhóm làm việc và thậm chí là cả nghiên cứu.
Đổi lại, ASEAN phải thực thi chương trình hợp tác đã cam kết với các đối tác kinh tế. Đây là điều mà các đói tác bắt đầu cảm thấy lo lắng. Những khuôn khổ hợp tác đó cũng được cho là báo trước các trở ngại không lường trước được về chính trị ở các quốc gia thành viên và khuyến khích sự tin tưởng lẫn nhau trong khi nghi ngờ đang nổi lên giữa các nước thành viên ASEAN.
Chẳng hạn, CEPA của EU không được thúc đẩy nhanh như dự kiến, cho dù EU có nhiều cam kết đổ tiền vào xây dựng năng lực và làm giảm thuế quan sản phẩm nhanh hơn so với các nước thành viên ASEAN. Các tiêu chuẩn môi trường bền vững áp dụng đối với sản phẩm dầu cọ vẫn được xem là một trở ngại cho các nhà sản xuất ở Inđônêxia, và không phải tất cả các nhà sản xuất đều có thể tiếp cận chương trình hợp tác xây dựng năng lực bởi nhiều trường hợp trong số đó là doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Thật sự thì vấn đề hoạt động kinh tế vi mô ở nhiều nước ASEAN đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa mới có thể đáp ứng được mục tiêu tăng khối lượng thương mại, tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn sản phẩm, môi trường bền vững và mở rộng các sản phẩm có giá trị gia tăng.
Ngoài ra, các lĩnh vực kinh doanh khác như lương thực, nông nghiệp, thực phẩm và đồn điền được coi là những sản phẩm nhạy cảm đối với sự hội nhập giữa các nước thành viên ASEAN. Các ngành này sử dụng nhiều lao động, và ở chừng mực nào đó, cũng được chính phủ các nước ASEAN sử dụng để tạo công ăn việc làm, bất kể các công việc này đáp ứng các tiêu chuẩn về thu nhập, an sinh xã hội và lao động cốt lõi như thế nào.
Với Trung Quốc, một số thành viên ASEAN đang cảm thấy lo ngại khi nghĩ đến việc mở cửa nền kinh tế của họ. Điều quan trọng là lựa chọn thời điểm và sự công bằng. Trung Quốc, với khả năng sản xuất hàng loạt sản phẩm chi phí thấp vẫn được đánh giá là một mối đe dọa cho các sản phẩm địa phương và sinh kế của các nhà sản xuất quy mô nhỏ ở Đông Nam Á.
Rào cản ngôn ngữ đối với các nhà đầu tư và thương nhân Trung Quốc cũng là một vấn đề. Người Trung Quốc thường phải xin lỗi vì sử dụng tiếng Anh thiếu lưu loát, trong khi thông điệp của họ là thực sự rõ ràng và sắc nét. Do đó, tin tưởng vào động cơ của họ và sự thiếu hiểu biết về cách thức mà người Trung Quốc điều hành các doanh nghiệp của họ vẫn còn là một vấn đề đối với nhiều người.
Với Mỹ, những thách thức ở đây chính là việc tạo dựng một cửa duy nhất về các thủ tục hải quan ASEAN, cũng như các tiêu chuẩn để được hỗ trợ kỹ thuật và tích hợp chuỗi cung ứng qua biên giới. Những điều này đã được xác định tại Diễn đàn thúc đẩy thương mại ASEAN vào năm ngoái.
Chắc chắn rằng vấn đề ở đây không chỉ là kinh tế, mà còn là chính trị. Chính phủ các nước ASEAN đang thúc đẩy sự tham gia lớn hơn của dân chúng vào các dự án hợp tác kinh tế khác nhau. Phương tiện truyền thông đại chúng khu vực đưa tin, phân tích về các cuộc họp ASEAN khá thường xuyên và chuyên sâu. Do đó, những người có liên quan đến quá trình ra quyết sách trong ASEAN không thể bỏ qua tiếng nói của người dân. Đây là lý do tại sao Inđônêxia mong muốn xây dựng một ASEAN lấy người dân làm trung tâm.
Một ASEAN lấy con người làm trung tâm có nghĩa là phát huy trách nhiệm của mọi người dân, để những gì mà ASEAN thực thi phải có hiệu quả và mang lại lợi ích cho tất cả mọi công dân ASEAN. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng cho các chính phủ thành viên Hiệp hội. ASEAN ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, chủ yếu là giữa các bộ trưởng và người đúng đầu nhà nước. Thực tế, các quan chức này có thể không có uy tín rộng rãi trong nước, hoặc họ có thể gặp vấn đề khi truyền đạt quyết định đã được đồng ý tại các hội nghị cấp cao ASEAN cho cấp dưới và đồng nghiệp từ các bộ ngành khác.
Ngày nay, cơ chế họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chỉ là một trong bốn cơ quan cấp bộ trong Hội đồng Cộng đồng Chính trị và An ninh ASEAN; ngoài ra còn có Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hội đồng Cộng đồng Văn hoá xã hội ASEAN.
Nói cách khác, giả định rằng các thỏa thuận giữa các bộ trưởng nhất định, đơn cử trong những thỏa thuận cấp lãnh đạo cấp cao, sẽ được triển khai suôn sẻ trong khung thời gian hợp tác sẽ là không xác đáng. Mặc dù tất cả các nước thành viên đều phải cử quan chức đại diện ngoại giao tại Ban Thư ký  ASEAN để đàm phán các chi tiết liên quan, song họ lại không phải là thành viên các Hội đồng nói trên. Họ có thể là phần mở rộng của chính phủ các nước ASEAN và ghi nhận thông tin từ các nhà ngoại giao khác, nhưng họ không có thẩm quyền ra quyết định cho đất nước mình.
Điều kiện như vậy cho thấy chúng ta (các nước ASEAN) cần thêm lượng thời gian cần thiết để thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn, thông lệ hoặc các khuôn khổ hợp tác khu vực. Khả năng các đối tác phá vỡ thỏa thuận với những hội đồng khác nhau của các thành viên ASEAN là điều có thể hiểu được, nhưng kết quả của nó chính là vai trò trung tâm của ASEAN đã được thỏa hiệp./. 


Financial Times

Chín con rồng khuấy động Biển Đông

Tác giả: David Pilling
Người dịch: Thủy Trúc
Ngày 16-5-2012
Quá nhiều rồng, quá ồn ào”. Đó là lời một học giả Trung Quốc nói về những xích mích liên miên trên Biển Đông, nơi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đang động chạm với các yêu sách đối kháng của một số nước Đông Nam Á.
Vụ cãi cọ gần đây nhất là với Philippines. Tháng trước, một tàu hải quân Philippines đã cố tìm cách bắt vài tàu Trung Quốc mà theo Philippines là đang đánh bắt cá bất hợp pháp gần một quần đảo tranh chấp. Nhóm đảo này không thể không được biết tới, với hai tên khác nhau: bãi cạn Scarborough theo cách gọi của Philippines, và Hoàng Nham đảo theo cách gọi của Trung Quốc. Tàu hải giám Trung Quốc đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để ngăn chặn, không cho Philippines bắt giữ ai.
Vụ đụng độ trên biển này dẫn tới xa cách về ngoại giao trên bộ. Tuần trước, sau khi các bài xã luận đầy phẫn nộ trên một số tờ báo của Trung Quốc đòi hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) phải dạy cho Philippines một bài học, thì thậm chí đã có suy đoán rằng Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh. Bắc Kinh có vẻ như đã rút khỏi cái miệng vực chiến tranh đó. Nhưng Trung Quốc lại làm tổn thương Philippines theo những cách khác. Họ đã để cho những tàu chở chuối chất đống hàng trên bờ cảng biển của họ, đe dọa sinh kế của 200.000 nông dân Philippines. Và các hãng du lịch Trung Quốc thì hủy tua đi Philippines, lấy cớ là để đảm bảo an toàn cho du khách.
Sự bất lực của Manila – không thể bảo vệ cái mà họ coi là quyền chủ quyền rõ ràng của mình – được bộc lộ một cách cay đắng. Năm ngoái, tổng thống Benigno “Noynoy” Aquino đã thừa nhận, khá duyên dáng, rằng nếu nghĩ lực lượng vũ trang thiếu thốn đủ thứ của Philippines muốn đương đầu với Trung Quốc thì cũng giống như nghĩ một vận động viên quyền Anh phải cố gắng thi đấu trong một cái thùng. Vấn đề đối với Philippines, cũng như với Việt Nam – một quốc gia khác chọc giận Bắc Kinh trong câu chuyện Biển Đông – là Bắc Kinh ra yêu sách đòi gần như toàn bộ vùng biển chiến lược. Để đánh dấu vùng biển này, họ tạo ra bản đồ “đường chín đoạn” tai tiếng, trông như một cái lưỡi khổng lồ thè ra, liếm vào bờ biển của các nước láng giềng. Trong mấy năm qua, số các vụ việc xảy ra trên biển đã gia tăng, cho thấy Bắc Kinh đang trở nên liều lĩnh hơn. Năm 2009, tàu Trung Quốc vây một tàu khảo sát của Mỹ, gây ra một trận chiến về ngoại giao với Washington. Năm ngoái, tàu hải giám Trung Quốc va chạm với tàu khảo sát của cả Philippines lẫn Việt Nam. Đối với một số nước, việc Trung Quốc khăng khăng bảo vệ các yêu sách chủ quyền (thái quá) của họ là bằng chứng cho thấy họ đang triển khai một thứ tương tự học thuyết Monroe trong cái ao nhà của họ.
Aaron L. Friedberg, Trường Ngoại giao và các vấn đề quốc tế Woodrow Wilson thuộc ĐH Princeton, trong cuốn sách viết về cái mà ông gọi là “giao tranh Trung-Mỹ giành quyền làm chủ châu Á”, nói rằng Trung Quốc có ba trục chính sách đối ngoại: “tránh đối đầu”, “xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia” và “gia tăng tiến bộ”. Việc Bắc Kinh tích lũy dự phòng rất giống với hành động “gia tăng tiến bộ”.
Đó có lẽ là mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh. Còn hiện tại, theo một báo cáo tuyệt vời của Tập đoàn Quản lý Khủng hoảng Quốc tế, một cơ quan giải quyết xung đột, đóng tại Brussels, thì thực tế có thể hỗn loạn hơn và nguy hiểm hơn. Điều ấy là bởi vì, sự sinh sôi số lượng các cơ quan – chứ không phải bản thân chính phủ Trung Quốc – có thể đang giãn rộng biên độ chính sách của Trung Quốc. Có chín con rồng đang làm “dậy sóng biển”. Đó là Cơ quan Thực thi Luật Hải quan, Bộ Tư lệnh Thi hành Luật Nghề cá, Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải, Cơ quan Hải giám Trung Quốc, v.v.
“Trò chơi đa cấp đang diễn ra” – Michael Wesley, giám đốc điều hành Viện Chính sách Quốc tế Lowy (một viện chiến lược đóng tại Sydney), nói. Ông cho rằng các cơ quan chồng chéo nhau này có động cơ để duy trì căng thẳng trên Biển Đông, nhằm mục đích thu hút tiền ngân sách.
“Mẹo của trò chơi này là tận dụng việc thi hành luật pháp để ra mặt trong cuộc tranh chấp có quy mô lớn hơn, đó là tranh chấp chủ quyền” – Stephanie Kleine-Ahlbrandt, một trong các tác giả của báo cáo ICG, cho biết.
Bà cảnh báo, cuộc “chạy đua vũ trang” do các cơ quan quản lý biển này tiến hành thậm chí còn nguy hiểm hơn chạy đua vũ trang thật, bởi vì tàu của họ có thể được huy động dễ dàng hơn và họ có những quy định rất mù mờ về việc tham gia.
Ông Wesley thì nói, mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là thoát ra khỏi Biển Đông để bước vào một không gian rộng lớn hơn – Thái Bình Dương. Bà Kleine-Ahlbrandt e ngại, đó chỉ còn là vấn đề thời gian, rồi Trung Quốc sẽ làm chủ ngư trường đang tranh chấp, hoặc họ sẽ đi đến việc tấn công tàu Philippines. Khi Đặng Tiểu Bình bảo Bắc Kinh phải che bớt ánh sáng đi, rõ ràng ông không nói tới những con mắt sáng rực của chín con rồng ở Trung Quốc.
Nguồn: Financial Times
Bản tiếng Việt © BS2012

Không có gì quý hơn lòng yêu nước

Nhà văn Hoàng Lại Giang *
16-05-2012
LÒNG YÊU NƯỚC LÀ BẢN CHẤT CỐT LÕI ĐỂ TỒN TẠI CỦA MỌI DÂN TỘC
LÒNG YÊU NƯỚC của nhân dân Việt Nam hôm nay là kết quả của một quá trình hình thành Đất và Nước đầy cam go, còn mất trong trường kỳ lịch sử. Và vì vậy LÒNG YÊU NƯỚC mang đậm giá trị của văn hóa người Việt, nhân hậu, vị tha, nhưng cũng rất kiên cường, bất khuất, nhất là khi Tổ quốc lâm nguy thì sự xả thân là nét đặc thù của dân tộc. Đấy cũng chính là nhân cách, là bản lĩnh của người Việt trước lịch sử hình thành dân tộc và phát triển đất nước. Vào thời điểm còn mất ấy, người Việt không có lựa chọn thứ hai, chỉ có sự đồng thuận. Ai đi ngược lại thì đấy là kẻ bán nước.
Chính văn hóa ấy, nhân cách ấy, bản lĩnh ấy đã giúp chúng ta không bị đồng hóa trước một  gã khổng lồ phương Bắc gian manh, xảo quyệt và tham lam vô độ. Và ngay thời hiện đại với học thuyết Mác-Lê, vô sản toàn thế giới liên hiệp lại, đồng chí, anh em, môi răng… nhưng thời gian đã hé lộ tâm địa gian manh của con cháu đại Hán: Dùng học thuyết Mác –Lê khống chế ta, hết mình giúp dân tộc ta lao vào đầu sóng ngọn gió của ba dòng thác cách mạng, làm anh lính tiên phong trên chiến trường chống đế quốc để chúng đi đêm với đế quốc!

Hãy nhìn lại lịch sử: Năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký, và quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam. Năm 1974 người Trung Hoa đã thực hiện kế hoạch chiếm Hoàng Sa của ta! Gần 70 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh dưới họng súng của người đồng chí môi răng của những người cộng sản miền Bắc! Và cuộc chiến chiếm một số đảo Trường Sa giết hại 64 chiến sĩ cách mạng… ở thời điểm chủ nghĩa xã hội chuẩn bị sụp đổ hoàn toàn – 1988.
Nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ này là nhận thức học thuyết Marx nặng cảm tính mà bỏ qua những bất cập, những mâu thuẫn giữa lý luận với thực tiễn! Điều đơn giản là Marx chưa bao giờ chỉ ra phương thức sản xuất của chủ nghĩa cộng sản là gì. Nhưng người Tàu thì nhanh chóng xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc! Dân thì thấy khôi hài nhưng những nhà lãnh đạo VN lúc bấy giờ thì lại coi đó là cái phao cứu mạng. Cuộc họp ở Thành Đô vẫn còn được giấu kỹ, nhưng những nhà ngoại giao thời ấy qua những hồi ký đã cho thấy những trang buồn trong lịch sử giữ nước oai hùng của dân tộc. Duy có điều  chính LÒNG YÊU NƯỚC đã giúp người Việt Nam sẵn sàng dấn thân cho nền độc lập tự chủ của dân tộc mình. Nền độc lập của ta có được hôm nay bắt đầu từ đây chứ không phải từ một lý tưởng, một học thuyết cao xa nào cả.
Nhìn về phương Bắc, hãy còn đó Nội Mông, Tây Tạng , Tân Cương… những khu tự trị của đại Hán vốn là những quốc gia từng  có cương vực, lãnh thổ, tiếng nói riêng, văn hóa khác biệt… Còn chúng ta, Giao Chỉ, Nam Việt, Đại Việt và hôm nay là Việt Nam vẫn  là một quốc gia, dù chậm nhưng vẫn  đang trên đường hội nhập. Sức mạnh thần kỳ nào giúp chúng ta không bị đồng hóa, không thành khu tự trị của đại Hán? Xin thưa: Đấy là LÒNG YÊU NƯỚC!
Một dân tộc mang trong mình dòng máu yêu nước cháy bỏng, thì đấy chính là sức mạnh mềm vô địch. Sức mạnh ấy đôi khi cô sắc lại trước sức mạnh của kẻ xâm lăng truyền thống phương Bắc, hay sức mạnh hiện đại của phương Tây, nhưng chưa bao giờ kẻ thù dập tắt được. Nó âm ỉ như lửa trong đống trấu, trong mồi rơm, chờ cơ hội là bùng lên để giành lại Đất và Nước. Có Đất và có Nước thì sẽ có Độc lập, Tự do. Suy cho cùng, LÒNG YÊU NƯỚC là cái gốc của một dân tộc. LÒNG YÊU NƯỚC của dân tộc ta là giá trị tinh thần tuyệt đối được kế thừa từ đời này qua đời khác trong trường kỳ lịch sử chống ngoại xâm.
KHÔNG ĐƯỢC ĐỒNG NHẤT YÊU NƯỚC VỚI YÊU THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
Không ai yêu nước Sở bằng Khuất Nguyên. Nhưng cuối cùng nước Sở đã mất vào tay Tần và nhà thơ yêu nước nồng nàn ấy đã phải ôm đá nhảy xuống sông Mịch La. Nguyên nhân mất nước Sở thì có nhiều, nhưng nguyên nhân sâu xa chính là LÒNG YÊU NƯỚC Sở của Sở Hoài vương đã đặt dưới lòng yêu ngu muội đối với Trịnh Tụ.
Ở ta, hôm nay vẫn còn không ít người quy tội cho triều đình nhà Nguyễn bán nước. Đấy là sự quy chụp mang tính áp đặt chủ quan, thiếu cơ sở khoa học. Các vua triều Nguyễn từ Minh Mệnh đến Thiệu Trị, Tự Đức đều là những người yêu nước. Đất nước do tiền nhân họ gây dựng, sao họ lại không yêu, không giữ? Nhưng điều quan trọng là họ đặt ý thức hệ lên trên quyền lợi của Đất-Nước. Điều đó không cho phép họ dám có cái nhìn như Minh Trị Thiên hoàng. Sợ canh tân vì canh tân không bảo đảm sự vững chắc cho ngai vàng.
Trung quân ái quốc, Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội… Mọi sự đồng nhất những giá trị khác nhau đều mang lợi ích nhóm hoặc phe phái đều để lại hệ lụy!
Đấy chính là bài học vô giá cho hôm nay. Thể chế chính trị trong lịch sử chưa bao giờ trường tồn cùng Đất Nước và Dân Tộc. Thể chế chính trị mang giá trị nhất thời trong từng giai đoạn cụ thể, nó phát triển cùng với thời gian mà tư duy con người đạt tới. Chế độ nô lệ cuối cùng rồi cũng đi vào dĩ vãng đầy tối tăm của nó. Thay thế nó là chế độ phong kiến. Khi chế độ phong kiến đang cực  thịnh cũng là lúc chế độ tư bản lộ diện.
Lịch sử phát triển loài người đơn giản là vậy. Không có thể chế chính trị nào là vĩnh cửu. Chỉ có Đất và Nước mà linh hồn của nó là LÒNG YÊU NƯỚC là trường tồn cùng năm tháng.
Học tập Hồ Chí Minh không thể không thấy sức mạnh về LÒNG YÊU NƯỚC của nhân dân, càng không thể chà đạp lên LÒNG YÊU NƯỚC khi nhân dân thấy vận nước chênh vênh, thấy biển đảo đã bị con cháu nhà đại Hán dùng vũ lực đánh chiếm, thấy nhân dân mình bị kẻ thù dân tộc bắt bớ đánh đập tra tấn, giam cầm, thu giữ tàu thuyền, đòi tiền chuộ, chỉ vì họ đánh cá trên vùng biển đảo của cha ông họ để lại.
Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy cụ Nguyễn Đình Đầu, suốt đời cặm cuội trong các tàng thư để cho công trình về bản đồ ViệtNamchính xác nhất ở từng hòn đảo nhỏ như những gì tiền nhân để lại. Ở tuổi ngoài 90 vẫn gắng gượng từng bước chân trong đoàn biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, và cạnh cụ là nhà thơ suốt đời gầy gò, khắc khổ: Đỗ Trung Quân, rồi nữa, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học: Tương Lai. Ông đang bị bạo bệnh! Nhìn mái tóc ông sau lần xạ trị, nhìn gương mặt hốc hác nặng ưu tư của ông xuất hiện trong đoàn biểu tình đả đảo Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam! Tự nhiên tôi thấy mắt mình nóng ran và lệ đã trào…
Ôi LÒNG YÊU NƯỚC của những trí thức chân chính đẹp quá, như một tấm gương cho những thế hệ nối tiếp. Và cạnh ông lại một tấm gương nữa: nhà thơ bách bệnh Nguyễn Duy. Không ngày nào ông không đến bệnh viện… để kéo dài cuộc sống có trách nhiệm của mình. Rồi hình ảnh nhà văn tuổi ngoài 80 bên cạnh một GS tuổi ngoài thất thập mắc chứng rối loạn tiền đình cả chục năm nay, đầu vẫn ngẩng cao, mắt vẫn long lanh sáng. Sau các ông là những thế hệ nối tiếp…                         
Chính LÒNG YÊU NƯỚC đã quy tụ ngay cả những con người như thế vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù chiếm biển  đảo của mình! Có một cái gì đó lâng lâng trong tôi. Và tôi kịp nhận ra đó chính là niềm tự hào về dân tộc tôi…
Nhưng, niềm tự hào ấy chưa kịp ngấm trong tôi thì… tôi phải cúi đầu xuống nuốt nỗi đau, nỗi nhục đến tận cùng xương tủy! Những đoàn biểu tình đã bị chặn lại! Vì ai? Lịch sử rồi sẽ hỏi tội !!!
Thú thật ở tuổi cổ lai hi này tôi chưa bao giờ thấy một chính quyền nào mượn tên Nhân Dân mà lại dùng 5 thanh niên, kẻ nắm tay, kẻ nắm chân, còn tên thứ năm thì giơ chân đạp vào mặt người biểu tình đòi lại biển đảo đã bị kẻ thù mang danh đồng chí chiếm giữ và tự cho đó là của mình, “không thể tranh cãi”!
Rồi vụ cưỡng bắt chị Minh Hằng vào trại phục hồi nhân phẩm chỉ vì tội yêu nước, phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa,Trường Sa Việt Nam! Tôi chỉ nghe bà Trưng cỡi voi đánh Tô Định, tôi chưa thấy bà Định cầm quân đánh Mỹ, nên không tưởng tượng được vẻ căm giận của họ như thế nào, hôm nay tôi thấy được nét căm hận trên gương mặt phừng phừng của chị Bùi Hằng trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ngang nhiên chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của ta, bất chấp sự đe dọa của cường quyền. Đẹp quá hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Tôi hy vọng mai kia sách giáo khoa sẽ có những bài văn, bài thơ hay về hình ảnh người phụ nữ này cho các thế hệ con em ta học.
Và đây nữa, một vị tướng mượn danh Nhân dân VN lại đi hứa với kẻ thù sẽ không để những cuộc  biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tiếp diễn? Nếu đúng vậy thì tôi xin hỏi ông là tướng của Việt Nam hay tướng của Trung quốc vậy? Là tướng, ông phải nung nấu trong tim mình nỗi nhục mất Hoàng Sa năm 1974, một số đảo Trường Sa năm 1988… từ vũ lực của người đồng chí môi răng của ông chứ! Thấy nhục để giành lại cho bằng được, đấy chính là trách nhiệm của ông và quân đội dưới quyền ông. Chừng nào Tổ quốc chưa toàn vẹn, chừng ấy ông và quân đội mang tên Nhân Dân sẽ còn mang nợ với Nhân Dân, còn mang tội với Nhân Dân. Lẽ nào ông không nhận ra điều đơn giản ấy, mà lại hứa với kẻ thù sẽ trấn áp những cuộc biểu tình thể hiện LÒNG YÊU NƯỚC của Nhân Dân mình?!
Học tập Hồ Chí Minh sao không biết trân trọng, gìn giữ, nuôi dưỡng LÒNG YÊU NƯỚC trong nhân dân lại đang tâm chà đạp nó theo cách man rợ của thời trung cổ? Ai đã nói câu này:  “…mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy (tinh thần yêu nước) lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Chính Hồ Chí Minh đã nói như thế. Có phải ông đang cảnh cáo những ai nhẫn tâm dùng quyền lực chà xát, dập cho tắt hẳn LÒNG YÊU NƯỚC của nhân dân đã được nuôi dưỡng qua nghìn năm đô hộ giặc Tàu?
Mai đây, dù kẻ đạp vào mặt người thanh niên yêu nước biểu tình kia có ra tòa lãnh án chung thân đi nữa,
Mai kia chị Minh Hằng dù có được minh oan sau khi phải thả ra vô điều kiện đi chăng nữa,
Mai kia vị tướng nọ dù có uốn lưỡi hàng trăm lần đi nữa,
Thì cái nhục hôm nay cũng không có cách gì rửa sạch được! Những hành động man rợ, vô học này, những nhành động của kẻ bán nước này sẽ là một vết nhơ, một vết nhục của một thời mà hai từ Nhân Dân được lợi dụng triệt để nhất.
Sự đánh tráo khái niệm: Yêu nước và Bán nước có phải bắt đầu từ đây?
Lẽ nào! Lẽ nào một dân tộc từng có nghìn năm văn hiến đang biến dạng từ thể chế chính trị mang học thuyết Mác – Lê  để trở thành tội đồ của lịch sử?
Lẽ nào một chính quyền coi những người yêu nước là kẻ thù, là đối trọng cần phải dùng bạo lực trấn áp bằng mọi giá? Và trước kẻ thù cướp biển đảo, Tổ quốc lại khom lưng cúi đầu vâng dạ như những tên nô lệ?
QUỐC HỘI PHẢI RA LUẬT TRỪNG TRỊ NHỮNG KẺ CHÀ ĐẠP LÒNG YÊU NƯỚC!
Không gì quí hơn LÒNG YÊU NƯỚC, nó phải được trân trọng như những thứ của quý. Bổn phận những nhà cầm quyền chân chính là phải tìm cách trưng nó ra chứ không phải dìm nó trong bạo lực! Bổn phận những nhà cầm quyền chân chính là đưa những kẻ đang tâm đạp vào mặt người biểu tình yêu nước kia ra tòa, đưa những kẻ bắt nhốt chị Bùi Hằng vào trại phục hồi nhân phẩm ra trước vành móng ngựa, đưa vị tướng nọ ra hỏi tội vì sao lại đồng mưu với kẻ thù cướp biển đảo của Tổ quốc ta! Chính quyền Nhân Dân không thể dung tha hay cho chìm xuồng những kẻ đã ngang nhiên chà đạp LÒNG YÊU NƯỚC truyền thống của Nhân Dân như vậy được!
Ai cũng hiểu cuộc tranh chấp ở Biển Đông đang lộ diện một chân tướng mà người Việt Nam nào cũng nhận ra từ năm 1972, từ việc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, từ  cuộc chiến với Pon Pot, Yengxari, từ bài học Đặng Tiểu Bình “dạy” cho Việt Nam năm 1979. Chính những cuộc chiến nối dài ấy đã tiếp thêm hồng cầu cho trái tim tưởng nguội lạnh của người ViệtNamsau 30 năm khói lửa.
Và cũng chính từ đây người Việt Namdễ dàng nhận ra người yêu nước và kẻ bán nước! Lão Tử nói: trong họa có phúc. Phúc vì chúng ta sớm nhận ra sự lừa dối, gian manh của kẻ thù truyền kiếp, sớm nhận ra đám tay chân của kẻ thù của chúng ta đang tâm chà đạp LÒNG YÊU NƯỚC của nhân dân theo kiểu thời trung cổ!
Một chính quyền nhân dân phải đồng hành cùng nhân dân trong cuộc chiến giữ nước này, chứ không bao giờ xúc phạm đến nhân dân, thậm chí coi nhân dân là tội đồ để dùng xã hội đen trừng trị!
Đất nước đang đứng trước những thử thách còn mất. Chính quyền của nhân dân mau chóng trở về với nhân dân, lấy nhân dân làm điểm tựa, cương quyết xử lý nghiêm minh những tên đồ tể hãm hại những người yêu nước nếu không muốn đứng chung trận tuyến với kẻ thù của nhân dân!
Trong tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh viết : “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi , và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Trong mọi thứ tự do, thì  tự do yêu nước là cao đẹp nhất. Một chính quyền của dân không thể dung tha những bọn chà đạp nhân dân yêu nước như thế mà không bị pháp luật trừng trị.
Cũng chính Hồ Chí Minh viết trong “Chính phủ là công bộc của dân”: “Ủy ban nhân dân là ủy ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dân chủ đó”(HCM Toàn tập – Tập 4).
Xin những nhà lãnh đạo thuộc lớp con cháu cụ đừng lấy  những lời dạy chân tình của cụ làm thứ  trang sức cho chiếc ghế quyền lực của mình, càng không được tếu táo, đùa cợt trước những lời dạy ấy.
H.L.G.

Nông nghiệp VN

Ông Chủ tịch huyện ơi, sao dân khổ thế này!

PHÚC LẬP
Thứ Sáu, 18/05/2012
Cả ngàn hécta điều, sao, cao su, những căn nhà với toàn bộ đồ dùng, vật dụng bên trong bị ủi sập… Đó là hình ảnh cưỡng chế, thu hồi đất ở xã Phú Sơn. Lấy danh nghĩa “Lập quỹ xóa đói giảm nghèo”, chính quyền huyện Bù Đăng đang đẩy người dân vào cảnh bần cùng. Có vô lý không khi “xóa nghèo” bằng cách đẩy người dân nghèo vào cảnh nghèo hơn? 
Những căn nhà bị ủi sập.

DÂN NGHÈO LÂM CẢNH BẦN CÙNG!
QL14 lâu nay vốn nhỏ hẹp lại đầy ổ gà khiến chúng tôi mất đến 3 giờ mới đi hết đoạn đường 70 cây số từ thị xã Đồng Xoài đến UBND xã Phú Sơn. Đến nơi, một số người dân đã đợi sẵn, nét mặt họ đầy vẻ căng thẳng. Anh Long, một người dân xã Phú Sơn bảo: “Tụi tôi phải đón anh cho bằng được để dẫn đi vì từ đây vào đến rẫy của bà con còn gần 10 cây số nữa. Đường đi rất khó và nguy hiểm. Anh đi một mình không an toàn”. Vừa nói anh Long vừa liếc mắt chỉ cho tôi một tốp đàn ông đang ngồi cách đó vài chục mét. 
Điều, cao su bị chặt hạ.
Đi một đoạn, anh Long mới nói: “Tụi đó toàn dân giang hồ vùng này được thuê theo dõi những người “cứng đầu”, đi khiếu nại như chúng tôi. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì. Tôi nói không an toàn cho anh là như vậy”. 
Hơn 13 giờ, sau hơn 1 tiếng lên xuống những quả đồi trên con đường gập ghềnh đá sỏi, chúng tôi mới đến tiểu khu 174, 175, xã Phú Sơn. Dừng xe lại chúng tôi mới có dịp quan sát xung quanh, những quả đồi mênh mông, xanh mướt ngày nào giờ đã biến thành vùng hoang hóa. Những thân, gốc cây điều khá to, bị đốt cháy đen, nằm ngổn ngang. 
Lúc chúng tôi đến, một đoàn cưỡng chế chừng 50 người đang “bao vây” túp lều nhỏ của anh Lâm Văn Nhâm cùng người mẹ mù 75 tuổi. Hai mẹ con anh Nhâm có khoảng 3 héc ta điều trồng từ năm 2005 vừa bị cưỡng chế, thu hồi trắng. Do ngôi nhà nhỏ dựng ngay trên đất rẫy đã bị ủi sập, không có chỗ ở nên anh Nhâm dựng túp lều cho mẹ trú tạm, nhưng ngày nào lực lượng “hậu” cưỡng chế cũng vào yêu cầu mẹ con anh dọn đi. “Bữa giờ 2 mẹ con bả bị đuổi hoài. Cứ dựng lều lên là bị kéo sập xuống. Tội lắm. Từ hôm qua đến giờ bả chưa có gì trong bụng, tụi tôi mua cháo mang đến cho bả ăn mà mấy ổng canh bên ngoài không cho vào”.
Những người dân dứng cạnh tôi tranh nhau “tố” chính quyền. Qua lời kể của họ tôi mới biết, đã mấy lần anh Nhâm đổ xăng vào người đồng thời tưới quanh túp lều, sẵn sàng cùng mẹ “tử thủ” trong túp lều nếu bị lực lượng cưỡng chế dùng áp lực “bứng” mẹ con anh đi.
Bà mù Đường Thị Kéo, bị lực lượng cưỡng chế bế ra khỏi lều và đặt ngồi ngay chỗ có tổ kiến lửa…
…báo hại bà sau đó phải lên trạm xá xã nằm cả tuần mới hết sưng.
Gần 20 người trong đại gia đình bà Võ Thị Thu Nga, 56 tuổi, ở thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn, đều trông vào nguồn thu nhập duy nhất là hơn chục hécta đất (xâm canh) trồng tiêu, cà phê, điều, xen canh khoai mì từ năm 1998 đến nay. Cuối năm 2011, lực lượng cưỡng chế vào ủi sạch từ nhà cửa đến cây trồng khiến cả gia đình bà không còn nơi nào bấu víu. Bà Nga chỉ biết đi khắp nơi gõ cửa cầu cứu, nhưng vô ích. “Lúc cưỡng chế họ ngăn không cho ai vào nên toàn bộ tài sản trong nhà đều bị chôn vùi hết. Ngoài các vật dụng hàng ngày, khi đó trong nhà đang có 21 bao cà phê khô (loại bao 50 ký), một chiếc máy bơm Đ15 mua hơn 20 triệu để tưới cây và 5 cuộn ống dây lớn. Tất cả bị xe ủi càn hết xuống suối, lấp đất lên”, bà Nga nói trong nấc nghẹn.
Một người dân bị còng tay vì can tội ngăn cản lực lượng cưỡng chế.
NHIỀU SAI PHẠM, KHUẤT TẤT
Ngoài hàng trăm hộ dân có đất xâm canh đã bị cưỡng chế, thu hồi trắng thì tại các tiểu khu từ 174 đến 177 còn có 36 hộ với 36 hợp đồng (HĐ) trồng rừng với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng (BQLRPHBĐ). Trong đó có 24 HĐ theo chương trình 135 và 12 HĐ theo chương trình 661 của Chính phủ. Nhưng, tất cả những HĐ này đều bị ông Chủ tịch huyện Nguyễn Anh Hoàng “qui” vào một “tội” là sai về mặt pháp lý (?).
Điều đáng nói là hầu hết các hộ sau khi ký HĐ đều phải tự bỏ tiền túi ra trồng, chăm sóc, nhưng chưa nhận được một đồng hỗ trợ nào từ BQLRPHBĐ thì đã bị cưỡng chế. Trước đó, họ không được thông báo trước về việc cưỡng chế, không có ai đến lập biên bản kiểm kê tài sản, cây trồng trên đất. Xác minh thông tin này tại UBND xã Phú Sơn, ông Cao Ngọc Quang, Phó Chủ tịch xã lại cho biết chính quyền có thông báo cho dân biết trước khi thực hiện việc cưỡng chế.
Xe ủi càn quét.
Quá trình cưỡng chế, những chiếc máy ủi đã “tiện đường” càn luôn sang tiểu khu 173 (không nằm trong diện tích đất bị thu hồi), ủi luôn cả vườn cao su, sao đen “661” tại đây. Khi người dân khiếu nại, ông Chủ tịch huyện nói ông không ra lệnh ủi tiểu khu 173, có thể do nhầm.
Năm 2007, bà tiếp tục trồng xen cây cao su vào 6 hécta còn lại. Theo biên bản kiểm tra hàng năm, cây trồng của bà Huệ đều đạt và đang được Sở NN-PTNT làm hồ sơ chuyển đổi thành đất 50 năm. Đặc biệt, trên sơ đồ, toàn bộ đất của bà Huệ nằm ngoài diện tích bị cưỡng chế thu hồi. Nhưng ngày 28/12/2011, đoàn cưỡng chế đã ủi trắng toàn bộ diện tích đất của bà Huệ mà không có một thông báo nào. Những cây sao, điều 12 tuổi, cao su 5 tuổi (đã có thể cạo mủ) lần lượt gục ngã trước lưỡi máy ủi, máy cưa. 
Sau khi cưỡng chế, màu xanh của cây bị thay bằng cảnh hoang tàn.
Uất ức nhìn vườn cây bao năm chăm sóc bị tàn sát, cùng quẫn khi bỏ hàng tỷ đồng đầu tư vào khu đất giờ trắng tay, sáng 18/3/2012, bà Huệ đã treo cổ tự tử. May người nhà phát hiện kịp thời, bà Huệ mới được cứu sống.
Năm 2005, ông Đinh Văn Chu, (SN 1943, ở Tân Thành, thị xã Đồng Xoài), cùng 5 hộ khác được giao khoán 30 ha tại tiểu khu 177 để trồng cao su, điều và keo lai theo chương trình 661 (HĐ đầu tiên hết hạn 2008 và đã ký gia hạn đến tháng 11/2012). Biên bản kiểm tra hàng năm của BQLRPHBĐ cho thấy rừng trồng đạt 70% – 75% và cũng không nằm trong diện tích đất bị thu hồi. Thế nhưng, ngày 2/1/2012, đoàn cưỡng chế vẫn vào ủi sạch 4 ha điều 6 năm tuổi trồng xen cao su 2 tuổi.
Trước đó, họ không hề nhận được bất kỳ thông báo nào về việc sẽ bị cưỡng chế, thu hồi này. “Ông Chủ tịch huyện nói rằng hợp đồng của chúng tôi sai là vì không có biên bản giao đất, bản đồ không có chữ ký của 2 bên, và khi tái ký hợp đồng không thanh lý hợp đồng cũ!?”, ông Chu bức xúc.                                   

+ Diện tích cưỡng chế, thu hồi thực sự là 1.100, 1.378, 1.487, hơn 2.000 hécta hay bao nhiêu? Về vấn đề này, Chủ tịch huyện Bù Đăng cho biết “tỉnh thu 1.100ha, huyện thu thêm 278ha làm quỹ riêng. Còn con số 1.487 ha là tôi nói nhầm”. Khi PV đề nghị cung cấp văn bản về kế hoạch thực hiện quỹ xóa đói giảm nghèo của huyện (278ha) thì ông Chủ tịch huyện nói ông không giữ văn bản đó (!?)+ Tại UBND xã Phú Sơn, đại diện Ban Thanh tra đảng và Tư pháp xã này ngoài việc bày tỏ thái độ không đồng tình với chúng tôi rằng việc cưỡng chế thu hồi đất của dân như vừa rồi vì “rất thiếu tình người, gây bất mãn cho dân”, vị cán bộ tư pháp cũng khẳng định “Diện tích thu hồi riêng ở Phú Sơn này khoảng 2 ngàn hécta!”.
 
 
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VỀ TÌNH HÌNH LIÊN MINH CHÂU ÂU

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư ngày 16/5/2012
TTXVN (Angiê 10/5)
Cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất
Liên minh châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính được cho là tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay. Nhưng nhà sứ học Pháp Marc Perro, chuyên gia về Nga và Liên Xô trước đây khẳng định không phải về phương diện kinh tế. Trả lời phỏng vấn tạp chí “Đại Tây Dương” dưới đây, ông Marc Ferro, đồng thời là đồng Giám đốc tạp chí “Biên niên sử” và Giám đốc nghiên cứu thuộc Trường cao cấp khoa học xã hội Pháp (EHESS), thừa nhận đó là “khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất từ năm 1945 trở lại đây”, nhưng “chưa đến mức” như tình hình chính trị ở châu Âu trong những năm 1940.

Hỏi: Châu Âu, như Thủ tướng Đức Angela Merkel nói, đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay. Ông có đồng ý với ý kiến này không?
Trả lời: Không còn nghi ngờ gì nữa. Cuộc khủng hoảng kinh tế tồn tại từ 3-4 năm nay cùng với việc vị thế cường quốc thế giới của châu Âu suy giảm, là hai thay đổi đầy kịch tính, về phương diện kỹ thuật, người ta có thể lo ngại về tương lai của các doanh nghiệp châu Âu. Nhưng cho rằng tình hình là giống như năm 1945 thì có thể là đi quá xa. Hồi đó nước Đức lụn bại là do hoàn toàn bị phá hủy trong chiến tranh. Đó là thời điểm zero trong lịch sử nước này. Do đó, thời điểm để so sánh là hoàn toàn không thích hợp. Trái lại, sự phát triển của châu Âu khởi đầu vào đầu những năm 1950 dường như thực sự bị phá vỡ.
Hỏi: Cơ sở thực sự của cuộc khủng hoảng hiện nay là gì?
Trả lời: Chúng ta đã tạo ra Liên minh châu Âu với nền tảng nặng về kinh tế mà không huy động dân chúng các nước thành viên tham gia. Ý tưởng hồi năm 1950 là phong phú vì nó cho phép Pháp và Đức chôn vùi vĩnh viền ý đồ chiến tranh. Đức có thể gia nhập châu Âu cho dù nước này thua trận và chịu nhục. Pháp có thể đóng vai trò động lực ở châu Âu và tìm lại được vinh quang và phẩm cách. Tuy nhiên, tất cả những thứ đó chỉ liên quan đến hàng công nghiệp như than và thép. Thủ tướng Đức Konrad Adenauer hồi đó còn coi đó như một sự thần kỳ thực sự. Tất cả được giải quyết ngầm với nhau.
Khi Hiệp ước về nông nghiệp châu Âu được ký kết năm 1957, Maurice Fort xác nhận trong hồi ký của mình là đến Pari để tận dụng cuộc khủng hoảng Angiêri và tạo thế mạnh. Châu Âu là một công trình hữu ích được xây dựng mà không cần đến sự tham gia của dân chúng. Cách làm đó hai chục năm sau dẫn đến tình trạng châu Âu bị bác bỏ như ta thấy ngày hôm nay.
Sự xuất hiện của các cường quốc như Braxin, Trung Quốc hay sự hồi sinh của nền công nghiệp Nga đã tiếp sức cho châu Âu và Mỹ trong một vai trò mà các nước này không hề nghĩ đến. Đột nhiên, với ba cuộc khủng hoang kinh tế và tài chính nổ ra từ năm 2008, tình trạng suy giảm kinh tế bi thảm tạo ra một cái vực sâu rất đáng lo ngại cho tương lai. Từ hai hay ba năm nay, chính các cuộc họp của G7 hay G20 chứ không phải Liên hợp quốc hay Liên minh châu Âu, là người áp đặt lịch trình. Châu Âu mà người ta gọi là cường quốc kinh tế, thực ra bị chi phối bởi những cơn bột phát chủ quyền của các nước thành viên khác nhau.
Hỏi: Cuộc khủng hoảng hiện nay có thực sự khác với các cuộc khủng hoảng trước không?
Trả lời: Năm 1973, cú sốc dầu mỏ được xem là hậu quả của cuộc xung đột giữa Ixraen và thế giới Arập. Đó là một diễn biến không hay. Trên thực tế, đó là vụ xâm phạm đầu tiên của một nền kinh tế không phải châu Âu cũng không phải Mỹ đối với châu Âu và Mỹ. Lúc đó không ai có thể hiểu được hành động tấn công của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhưng đó lại là sự khởi đầu của các thế lực quốc tế hiện có một gương mặt khác. Các lực lượng này đã trở thành địch thủ của các cường quốc cũ.
Những gì diễn ra ngày hôm nay là rất nghiêm trọng. Đó là điều báo hiệu một tương lai ảm đạm hơn nhiều, sắp tới, Trung Quốc sẽ chế tạo máy bay Airbus và tàu tốc độ cao TGV. Hãng sản xuất xe hơi Peugeot vừa chuyển một phần sản xuất của mình ra nước ngoài. Ở Pháp đang diễn ra một làn sóng phi công nghiệp hóa và đây có thể là một chiến thuật hợp lý để không phải trả lương cao.
Hỏi: Liệu có giải pháp nào để thoát khỏi tình trạng này không?
Trả lời: Chỉ có lời chúc vô bổ mà thôi. Giữa các nước châu Âu với nhau có một tiến trình lãnh đạo phần nào có hiệu quả về ngân hàng và tài chính, nhưng trong lĩnh vực công nghiệp thì không. Một chính phủ kinh tế thực thụ được xem như một điều viễn tưởng. Nhưng ngày Trung Quốc và Ấn Độ trở thành đối thủ cạnh tranh sẽ còn nguy hiểm hơn hiện nay, nếu không phát triển công tác nghiên cứu của mình, châu Âu sẽ phải đối mặt với một vấn đề thực thụ. Tương lai nằm ở chất xám. Cả Pháp lẫn Đức dường như đều không ý thức được điều đó.
Tài nguyên ảo của nước Pháp chính là việc nước này vẫn là một trong số những nước dễ sống. Ở đâu cũng có trường học, đường sắt, hiệu thuốc, cửa hàng ở ngay bên cạnh. Hiện nay, người ta phá bỏ mạng lưới đó, tế bào đó, tất cả những thứ trước đây kéo các ngành công nghiệp từ châu Á đến thiết lập cơ sở ở Pháp. Lúc đó, Pháp là nước mà ai cũng tìm được sự yên tĩnh và an ninh.
Bây giờ, các vùng có nền công nghiệp phát triển là miền Trung, miền Tây và Midi. Nhưng các vùng này không hề có than, dầu mỏ, khí đốt. Đó chính là bằng chứng cho thấy trí tuệ của con người có thể cho phép một số vùng không có tài nguyên trong lòng đất trở nên thịnh vượng. Nếu bỏ qua tế bào đó và nếu không quan tâm đến công tác nghiên cứu, chính phủ các nước sẽ để cho tài nguyên của mình đi đến chỗ suy tàn.
Hịện nay, người dân cảm thấy bị tác động không phải bởi sự xuất hiện của các cường quốc mới, mà bởi nạn thất nghiệp. Nhưng lúc này đây, không phải các nước mới trỗi dậy phải chịu trách nhiệm về nạn thất nghiệp, mà là chính sách phi tập trung hóa. Trái lại, các nước này có thể mua hàng của châu Âu, do đó bây giờ không phải là lúc ngừng hoạt động của các ngành công nghiệp.
Một nền văn minh đang hấp hối chăng?
Sau Hy Lạp đến lượt Tây Ban Nha rung chuyển trong cuộc khủng hoảng chưa biết bao giờ mới chấm dứt ở châu Âu… Liệu những giá trị của châu lục có còn đủ để giúp tổ chức vùng này vượt qua được nguy cơ phá sản ở nhiều trong số các nước thành viên không? Theo ông Franck Margain, Phó chủ tịch Đảng Thiên chúa giáo Dân chủ, cố vấn vùng của đảng Liên minh vì phong trào nhân dân tại Ile-de-France (Pháp), các nước phương Tây lâm vào tình thế giống như tầng lớp quý tộc vào thời kỳ cuối thế kỷ 18, vừa ngạo mạn, vừa nợ đầm đìa, vừa vô ý thức. Lý giải trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông cho rằng để có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, châu Âu trước hết cần có một nhãn quan mới, thiên về nhân văn và văn hóa, thay vì nhãn quan vật chất như hiện nay.
Trong khi châu Âu rung chuyển mạnh trước tình hình báo động ở Tây Ban Nha, nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi cuộc khủng hoảng hiện nay sâu rộng đến mức nào, thực trạng hiện nay ra sao và sẽ tiến triển như thế nào. Những giá trị của châu Âu liệu có còn đủ để giúp lục địa này có được một nền văn hóa tích cực hay đang trở thành một nền văn minh hấp hối? Cái được mất lúc này chưa hiện hình rõ mặc dù tình hình không có gì là sáng sủa…
về phương diện kinh tế, Hy Lạp đã phá sản, Ai Len đang trong thời kỳ nghỉ dưỡng lâu dài, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đang đứng bên bờ vực phá sản. Các nước này không có khả năng giảm mức thâm hụt và khả năng thanh toán trong khi thị trường tài chính không tin các nước này có thể thiết lập được cân bằng về lâu dài. Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha thi hành chính sách giảm đáng kể chi phí công. Pháp đã mất một phần của mức xếp hạng và một liên minh “xã hội-cộng sản” đứng đầu Nhà nước và là “kẻ thù của tài chính”, được tạo ra không phải để trấn an. Đức và chính sách quản lý chặt chẽ của nước này vẫn trụ được, nhưng tăng trưởng là không đáng kể do xuất khẩu sang các nước Khu vực đồng euro cũng như tiêu thụ trong nước giảm mạnh. Kế hoạch tăng thuế và giảm chi tiêu công sẽ không kích thích cả tiêu thụ của các hộ gia đình lẫn tinh thần của người tiêu dùng, trong khi nạn thất nghiệp có xu hướng tăng tới mức trung bình 10% trong toàn cộng đồng châu Âu.
Liên quan đến thuế, chính sách của các nước thành viên châu Âu không đồng nhất khiến tình hình thuế khóa không rõ ràng và không công bằng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng phá giá mức thuế. Chẳng hạn tại Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, chính quyền không thu được thuế thu nhập cho Nhà nước mặc dù thời hạn được gia hạn nhiều lần, hay chỉ thu được 10% như ở Bungari trong khi áp lực thuế vẫn rất lớn ở nhiều nước khác.
Còn món nợ đã lên tới mức kỷ lục. Năm 2010, món nợ của Pháp vượt quá mức 80% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vào thế kỷ 18, món nợ của hoàng gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng Pháp, lúc đó vào khoảng 80% GDP. Quả thực, cũng những nguyên nhân đó có thể không gây ra hậu quả tương tự, nhưng thực trạng tình hình không giúp lạc quan được về kinh tế và chính trị. Tại Hy Lạp, món nợ hiện nay lên tới 150% GDP. Đức cũng lập kỷ lục về nợ kể từ khi nước Cộng hòa ra đời vào năm 1949, với 1.791 tỷ euro, tương đương 73% GDP. Còn Anh cũng nợ tương đương với 65% GDP.
về phương diện chính trị, các nước phương Tây năm 2012 nghĩ có thể nhờ tăng trưởng kinh tế mà có được quyền vượt lên trên các nước khác. Nhưng họ phải đối mặt với Trung Quốc, Braxin và Ấn Độ, những nước có ý định biến thành công kinh tế của mình thành vốn xã hội. Trung Quốc không còn là một nước thuộc Thế giới thứ ba nữa, mà là chủ nợ của một số nước thành viên Liên minh châu Âu. Năm 2008, thông qua tổ hợp Cosco Pacific Ltd, nước này ký thỏa thuận theo đó Nhà nước Hy Lạp chuyển nhượng Pirée, một trong những hải cảng quan trọng nhất ở Địa Trung Hải, cho Trung Quốc trong vòng 35 năm. Các nhà lãnh đạo phương Tây đành ngậm ngùi chấp nhận tình thế mới này.
Trên thực tế, Liên minh châu Âu đang đứng ở ngã ba đường: phương Tây đã đạt đến điểm đảo ngược. Các nước phương Tây ở trong tình thế giống như tầng lớp quý tộc vào cuối thế kỷ 18. Vừa ngạo mạn, vừa nợ đầm đìa, nhưng lại vô ý thức. Vào thế kỷ 18, cuộc Cách mạng Pháp đã thổi bay thế giới cổ lỗ đó, đẩy giới quý tộc xuống hàng sau trong cộng đồng dân tộc. Đó chính là điều đang đe dọa châu Âu nếu các nước không cẩn thận.
Do đó, cuộc khủng hoảng phải là tiền đề để xốc lại mình. Bởi lẽ cuộc khủng hoảng này không phải là hậu quả lôgích của một tiến trình lịch sử và không thể tránh khỏi, mà phản ánh những giá trị của châu Âu. Những gì châu Âu đọc được ở trong đó không phải là cái gì khác ngoài hình ảnh của chính họ. Đó là hình ảnh về lòng tham của châu Âu và một xã hội đang đâm mình trong cái không bền vững và chủ nghĩa vật chất với những hạn chế đã hiện rõ.
Châu Âu cần phải thay đổi lập trường mới có thể đảo ngược tình trạng đó, không phải thành thảm họa, mà thành cơ hội để thiết lập một xã hội mới dựa trên con người chứ không dựa vào sự vật. Châu Âu cũng cần hướng tư duy đến ý tưởng về một nền kinh tế xã hội và đoàn kết để thay thế chính sách sản xuất cấp tập. Dường như trong đó có chỗ để tập hợp con người nhằm đối phó với khủng hoảng. Sẽ là hữu ích đối với châu Âu khi nhìn thẳng vào cái được mất thực sự trong đời sống kinh tế hơn là đánh cược về nỗi lo sợ trước tương lai và tìm người chịu tội thay mình.
Như vậy, Liên minh châu Âu cần từ bỏ một quan niệm nào đó về cuộc sống, xã hội, sản xuất, và dám nghĩ ra một thế giới trong đó cái đã có nghĩa là con người, là quan trọng hơn cái được tạo ra. Phát triển thực sự xã hội chỉ có thể phụ thuộc vào tăng trưởng kính tế của xã hội đó. Tâm lý lo ngại ở các nước rơi vào suy thoái cho thấy rõ ràng tài sản vật chất trước đó đã che lấp sự thiếu vắng phát triển trí tuệ. Do đó, có thể châu Âu phải cấp thiết tạo ra một nhãn quan về con người có trách nhiệm thông qua hoạt động kinh tế, cuộc sống của người khác và cùng chung sống. Chỉ có nhãn quan đó mới nuôi dưỡng được niềm hy vọng giúp châu Âu vượt qua được cuộc khủng hoảng hiện nay vì trước hết, đó là một cuộc khủng hoảng về nhận thức.
Cuộc phản cách mạng nhân văn đó phải được bắt đầu ở Pháp và sau đó triển khai ra toàn châu Âu. Muốn vậy, các nước thành viên Liên minh châu Âu cần có nhãn quan nhân văn về công cuộc xây dựng châu Âu như của Robert Schuman, theo đó, “châu Âu, trước khi là một liên minh quân sự hay một thực thể kinh tế, phải là một cộng đồng văn hóa”.
Trong cuộc khủng hoảng kéo dài 10 năm
Liên minh châu Âu lâm vào một cuộc khủng hoảng không đơn thuần chỉ trong lĩnh vực tiền tệ và tài chính mà, theo ông lacques Myard, nghị sĩ vùng Yvelines (Pháp), đặc biệt về phương diện cơ cấu, nghĩa là liên quan đến hệ thống tổ chức của cả một tổ chức vùng có quy mô lớn. Ông tỏ ra không mấy lạc quan về tương lai của tổ chức này vì gần như mọi thứ bị tê liệt hay bị làm cho tê liệt dưới sức nặng của một bộ máy quan liêu, nặng nề, nhưng điểm mấu chốt nhất là không đồng nhất. Theo ông iacques Myard đồng thời là thành viên ủy ban đối ngoại và châu Âu của Quốc hội Pháp tân tổng thống nước này, Francois Hollande, sẽ không làm được gì trong nhiệm kỳ 5 năm của ông vì muốn lột xác cho Liên minh châu Âu phải mất 10-15 năm. Dưới đây là ý kiến của ông khi trả lời phòng vấn tạp chí “Affaires Stratégiques”.
Hỏi: Có phải châu Âu hiện đang phải trả giá cho những khiếm khuyết của mình không?
Trả lời: Chắc chắn châu Âu phải trả giá nhiều hơn là cho những khiếm khuyết về cơ cấu. Tôi tin tổ chức này được xây dựng không vững chắc vì được hình thành trên cơ sở nhãn quan “khối” nhằm tạo ra một châu Âu-sức mạnh. Đó là một ý tưởng hoàn toàn mang tính viễn tưởng, đặc biệt khi ta nhìn vào thực trạng không đồng nhất của tổ chức này.
Theo nghĩa đó, tôi nghĩ châu Âu đang phải trả giá cho ba loại khiếm khuyết có tính cơ cấu và viễn tưởng. Thứ nhất, đây là một tổ chức hoàn toàn mang tính sát nhập theo kiểu hoàn toàn duy ý chí. Thứ hai, đồng euro cũng có tính chất tương tự. Thứ ba là khiếm khuyết mang tính chất lịch sử. Thế giới hiện nay đã thay đổi và bước vào kỷ nguyên sức mạnh tương đối. Như vậy, không cần phải có “khối” nữa.
Trên thực tế, thế giới có các mối quan hệ xuyên quốc gia phát triển rất sâu rộng. Ngay cả kiểu, thậm chí khái niệm “Mười” hay “Ba” nước châu Âu, với chuẩn mực cộng đồng vốn đã hoàn toàn không còn tồn tại, cho thấy Pháp chắc chắn có lợi ích ở châu Âu, nhưng cũng có cả lợi ích trên toàn thế giới nữa. Đó là lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, thậm chí cả lợi ích văn hóa. Như vậy, ý tưởng đó đã trở nên hoàn toàn lạc hậu về phương diện khái niệm, nhưng vẫn có, thậm chí vẫn giữ được tính hữu ích về phương diện vùng.
Hỏi: Theo ông, có lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng châu Âu không?
Trả lời: Đây sẽ là một cuộc khủng hoảng kéo dài trong 10 năm. Liên minh châu Âu đang trong cơn khủng hoảng. Bản thân sự việc nói lên điều đó. Cả hệ thống đang nổ tung dưới sức nặng và tình trạng tê liệt của nó. Đồng euro cũng trong cơn khủng hoảng mà không thể chữa chạy theo kiểu vá víu như sẵn sàng xóa bỏ món nợ theo kiểu Hy Lạp. Lửa vẫn đang âm ỉ dưới lớp than bùn. Tình hình không có gì khá hơn vì người ta chỉ dập ngọn lửa ở phía trên.
Thứ hai, ta thấy rằng tất cả các thẩm quyền, với tất cả sự nặng nề của nó, đều được chuyển đến Brúcxen, từ đó gây ra tình trạng tê liệt. Đó là lý do giải thích tại sao tôi hoàn toàn tin rằng Liên minh châu Âu đang ở trong một cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài 10 năm.
Vậy điều gì sẽ xảy ra. Thực tế cho thấy sự việc sẽ diễn ra ở hai cấp độ. Tôi tin sẽ diễn ra tiến trình trở lại rất mạnh mẽ với quy mô quốc gia, cả về phương diện quốc phòng lẫn tổ chức và một số lĩnh vực khác, chẳng hạn việc đi lại của người dân. Ta đã thấy điều gì xảy ra liên quan đến hiệp ước Schengen, với việc các quốc gia đang trở lại nắm giữ vai trò của mình. Dưới đó, với những gì mang tính chất xuyên quốc gia, là kỹ thuật của luật đồng nhất, một vấn đề cổ xưa như thế giới, vì người ta không đợi phải được ủy thác mới tiến hành thanh toán đối với các vụ chuyển tiền qua ngân hàng. Thư tín dụng là một thứ luật đồng nhất của Hội nghị La Hay vào cuối thế kỷ 19.
Tóm lại, không có gì là mới. Sự việc vẫn sẽ tiếp tục diễn ra như vậy. Đối với tất cả những gì là mối quan hệ xuyên quốc gia, chỉ còn những phương pháp mang tính cộng đồng sẽ tồn tại. Ta sẽ thấy rõ mối quan hệ đó phát triển trên hai bình diện: giữa các Nhà nước với nhau và xuyên quốc gia, và trên thực tế rất nhiều thẩm quyền sẽ lại từ Brúcxen trở về với quốc gia.
Hỏi: Tân tổng thống Pháp cần có chính sách nào đối với châu Âu?
Trả lời: Sẽ là không đơn giản cho tân tổng thống Pháp trong thời gian đầu. Tôi nghĩ có thể phải cần đến hơn một nhiệm kỳ 5 năm. Điều chỉnh lại, tái tạo lại châu Âu sẽ cần khoảng thời gian dài hơn 5 năm, có thể là 10 hoặc 15 năm. Như vậy, cần có rất nhiều thời gian. Tân tổng thống Pháp, đến một lúc nào đó, sẽ nhận ra rằng hệ thống đang tê liệt và châu Âu đang ở trong ngõ cụt.
Nếu là tổng thống, tôi sẽ là người không may mắn. Đến một lúc nào đó, sự việc sẽ sụp đổ. Một khi đã sụp đổ thì sẽ không thể tiếp tục như cũ được mà mọi thứ sẽ phải làm lại từ đầu.
Nhưng tôi rất sợ sự việc sẽ không diễn ra như vậy. Sẽ là điều tồi tệ nhất nếu châu Âu lâm vào suy thoái trong một thời gian dài. Đến một lúc nào đó, mọi việc vỡ bung ra và sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Dù tân tổng thống Pháp là ai, tôi chúc ông ta có đủ lòng dũng cảm để hiểu ra rằng hệ thống đó đã không còn tác dụng.
Liệu có sụp đổ không?
Tỷ phú Mỹ George Soros tỏ thái độ lo ngại trước thực trạng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ông cho rằng cuộc khủng hoảng chưa chấm dứt trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu tỏ ra lạc quan hơn. Như vậy, có sự đánh giá khác nhau về vấn đề này. Trong khi thị trường lắng dịu, nhà tài phiệt Mỹ lại tỏ ra bi quan. Nhà tài phiệt George Soros so sánh cuộc khủng hoảng hiện nay với các yếu tố đã dẫn đến tình hình của Liên Xô trong những năm 1990, thậm chí không loại trừ khả năng Liên minh châu Âu đang đứng bên bờ vực sụp đổ như Liên bang Xôviết.
Phân tích trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông Frederik Ducrozet, nhà kinh tế trưởng về Khu vực đồng euro thuộc ngân hàng Crédit Agricole CIB, thừa nhận cuộc khủng hoảng châu Âu – với khủng hoảng thể chế còn nặng nề hơn khủng hoảng nợ – vẫn chưa chấm dứt, trái ngược với những gì thị trường hy vọng hồi đầu năm. Các quyết định bất thường của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cho phép lĩnh vực ngân hàng không bị mất ổn định có thể dẫn tới hậu quả tai hại, đồng thời giúp chính phủ các nước có thêm thời gian để đối phó với tình hình có tính chất tình thế khó khăn hơn. Nhưng hỗ trợ điều kiện tiền mặt (của các ngân hàng, Nhà nước và cả của khu vực tư nhân) không thể là giải pháp cuối cùng cho cuộc khủng hoảng.
Lý do là cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro xuất phát từ những nguyên nhân mang tính cơ cấu, nảy sinh từ các đợt áp lực trên thị trường, do đó phải khắc phục các nguyên nhân đó bằng giải pháp cơ cấu. Theo chuyên gia Frederik Ducrozet, đó có thể là cải cách cơ cấu theo kiểu tư duy mậu dịch tự do đối với các nước có nền kinh tế “cứng nhắc” nhất (như “liệu pháp mậu dịch tự do” kiểu Đức, với nhiều hình thức và kèm theo các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn, cụ thể là đối với cải cách liên quan đến thị trường lao động).
Nhưng không phải chỉ có thế. Ông Frederik Ducrozet nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành cải cách bắt buộc đối với các thể chế châu Âu, hướng tới một “chế độ kiểu liên bang giữa các Nhà nước-Dân tộc”, nhưng sâu rộng hơn những gì mà cựu Chủ tịch ủy ban châu Âu Jacques Delors nói đến. Biện pháp song hành này, cụ thể là thắt lưng buộc bụng bắt buộc đối với các nước, phải được công bố rõ ràng để các nước dễ dàng chấp nhận hơn những điều chỉnh đối với các kế hoạch kinh tế, chính trị và xã hội. Thực tế là các cuộc thảo luận gần đây xung quanh một “hiệp ước tăng trưởng” cho thấy, năm nọ bù năm kia, châu Âu đang đi tới đoàn kết hơn giữa các Nhà nước thông qua cơ chế ổn định tài chính (như Quỹ bình ổn tài chính châu Âu-EFSF, Cơ chế bình ổn châu Âu-ESM), chuyển vốn trực tiếp hay sử dụng nhiều hơn các quỹ cơ cấu châu Âu và ECB.
Một khó khăn khác nảy sinh từ việc các biện pháp điều chỉnh cơ cấu mà các nước thành viên bắt buộc phải áp dụng, vốn đã đau đớn vào lúc bình thường, phải được thực hiện trong một quãng thời gian ngắn hơn, dưới áp lực của thị trường, và trong bối cảnh giảm nợ trong các khu vực tư nhân và Nhà nước. Trong lịch sử kinh tế hiện đại, một trong những nước phát triển duy nhất thành công trong cuộc đấu này là Thụy Điển. Nhưng nước này có thể làm được vì có tiến trình chính trị tương đối ổn định, và đặc biệt nhờ phá giá mạnh đồng tiền của mình. Đó lại là hai khác biệt lớn so với tình hình hiện nay trong Khu vực đồng euro.
Các nước thành viên Khu vực đồng euro đang gặp khó khăn (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…), thậm chí cả Pháp, được yêu cầu phải đi theo mô hình của Đức. Nhưng một vấn đề được đặt ra là Đức có sức cạnh tranh lớn hơn rất nhiều so với các nước châu Âu khác.
Trong một thời gian dài, Đức giảm thiểu vai trò của mình trong việc tạo ra tình trạng mất cân bằng ở trong nước cũng như trong việc thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, Thủ tướng Angela Merkel tháng 11/2011 đã ký thông cáo của Nhóm G20 và qua đó khẳng định cam kết tập thể hỗ trợ cầu trong nước ở các nước có đủ khả năng xoay xở, trong đó có Đức. Nói đúng ra, xóa bỏ dần tình trạng mất cân bằng (tính cạnh tranh, thâm hụt ngân sách công, thanh toán thông thường…) cũng có liên quan đến các nước có thặng dư.
Đức phải tham gia tiến trình đó, nhưng không nhất thiết có nghĩa là nước này sẽ bị giảm tính cạnh tranh khi để tiền lương tăng cao, vì vẫn còn cơ chế nhắc nhở để duy trì tiền lương ở mức phù hợp với lợi nhuận sản xuất về trung hạn. Nhưng tăng lương một cách tương đối và trong một thời gian ngắn ở Đức có thế sẽ nằm trong số các biện pháp điều chỉnh được thực hiện. Mặt khác, Đức có thể (hay sẽ phải) áp dụng các biện pháp mới về cơ cấu để thúc đẩy cầu trong nước và tài trợ nền kinh tế về dài hạn, khi dân số đưa nước này vào một tình thế không thuận so với ở các nước láng giềng, Nói cách khác, trong những năm tới, Đức có thể phải áp dụng phương châm “Hãy làm những gì tôi nói, đừng làm những gì tôi làm”.
Theo nhà đầu tư Mỹ George Soros, cuộc khủng hoảng sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu tuyên bố quá sớm rằng cuộc khủng hoảng đã chấm dứt. Nhưng điều đó là không chính xác vì các vấn đề vẫn còn đó. Sự cách biệt về tính cạnh tranh giữa các nước, vốn ngày càng sâu rộng hơn trong khi lãi suất giống nhau, vẫn không mất đi. Liên minh châu Âu không thể tồn tại được sau khủng hoảng nợ nếu không áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng như của Đức. Như vậy, châu Âu sẽ phải đối mặt với tình trạng kinh tế chững lại trong một thời kỳ dài.
Một trong những điểm đáng lo ngại nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện nay là vấn đề tái quốc hữu hóa thị trường nợ. Các ngân hàng Tây Ban Nha mua nợ của Tây Ban Nha và các ngân hàng Pháp mua nợ cua Pháp, nhưng sẽ không có ngân hàng Pháp nào mua nợ của Tây Ban Nha nữa. Điều đó rất có thể dẫn đến trình tạng đồng euro sẽ tan vỡ như kiểu người ta cố tái tạo ra trứng sau khi đã dùng trứng để làm món tráng rán.
Muốn cứu Khu vực đồng euro, Đức cần đóng góp tài chính nhiều hơn nữa và phải quyết định có muốn có đồng euro nữa hay không. Nếu muốn, Đức cần tài trợ, nếu không sẽ phải ra khỏi Khu vực đồng euro, Nhưng đến lúc đó, bản thân Đức cũng phải chấp nhận xuất khẩu bị ảnh hưởng vì đồng tiền mới của họ sẽ được nâng giá rất cao.
Nhà đầu tư Mỹ George Soros nhận xét với cơ chế hiện nay, đồng euro đã gây phương hại tới chính sách kinh tế đoàn kết của châu Âu. Liệu đồng tiền chung châu Âu có thực sự là điều bất lợi trong tình hình hiện nay không?
Đồng euro, theo chuyên gia Frederik Ducrozet, là một thế mạnh lớn đối với tất cả các nước thành viên Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) và vẫn giữ được vai trò đó trong suốt cuộc khủng hoảng hiện nay. George Soros cũng như nhiều người trước và sau đó, đã không lầm khi nhấn mạnh đến những bất lợi so sánh mà đồng euro khiến các nước gặp khó khăn nhất hiện nay phải gánh chịu. Nhưng các nước này có thể được hưởng lợi từ việc phá giá mạnh nếu họ không bị ràng buộc bởi chính sách tiền tệ duy nhất của ECB. Các nhà quan sát đó cũng có lý khi nhắc lại rằng việc phát hành đồng euro thuộc loại mù quáng tập thể của các nhà đầu tư trong những năm 2000, khi bảo hiểm rủi ro đối với các nước phụ cận đều giống nhau mà không phản ánh được những rủi ro tiềm ẩn thực sự. Tấm gương Hy Lạp cho thấy rõ điều đó nhất.
Không những châu Âu không có hình thức kiểm soát dẫn đến việc vay nợ công và/hay tư quá mức, mà tình trạng vay quá nhiều còn tăng lên trước tác động của đồng euro, theo nghĩa thị trường độc nhất cho phép một số nhà đầu tư nhanh chóng chuyển tiền mặt và, rốt cuộc, cả số dư thừa tiền gửi tiết kiệm tư nhân, về các thị trường được đánh giá là ít rủi ro hơn, cụ thể như Đức và một số nước “trung tâm” của Khu vực đồng euro. Những vụ chuyển vốn đó làm sâu sắc thêm tình trạng mất cân bằng vốn đã tồn tại giữa các thị trường và giữa các nước với nhau. Tình hình đột ngột đảo chiều vào đầu năm 2010, rồi lại tiếp tục đáo chiều vào quý Hai năm 2011, là minh chứng cho cuộc khủng hoảng niềm tin sâu sắc như đang diễn ra hiện nay.
Trái lại, chuyên gia Prederik Ducrozet cho rằng khó có thể che giấu lợi thế khi là thành viên Liên minh kinh tế và tiền tệ, hay làm như thể việc thành lập thể chế này là có thể đảo ngược được. Tất cả các nước thành viên tiếp tục được hưởng lợi từ đồng euro, Đó là Đức, với mức tỷ giá hối đoái thực trên thực tế bị đánh hạ và tăng trưởng được hỗ trợ mạnh bởi đồng euro (khoảng hơn 50%, theo một số công trình nghiên cứu mới đây). Đó cũng là các nước “ngoại vi” (như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len) hiện nay được bảo vệ bởi cơ chế đoàn kết liên quốc gia, cho dù phải trả giá bằng các biện pháp điều chỉnh đau đớn.
Theo nhà tài phiệt George Soros, Liên minh châu Âu đang ở trong tình thế giống với Liên bang Xôviết khi cuộc khủng hoảng đồng euro có khả năng tàn phá đến mức hủy hoại nền tảng của tổ chức này. Tình trạng khủng hoảng sâu rộng hiện nay về xã hội, kính tế và tinh thần, có thể cho thấy đây là một tiến trình phân hủy tương tự. Cuộc khủng hoảng sẽ còn xấu
thêm vì tái tài trợ dài hạn chỉ làm vấn đề chậm phát triển hơn mà thôi. Theo ông, đồng euro gây phương hại tới chính sách đoàn kết của Liên minh châu Âu và, nếu tình hình tiếp tục như vậy, sẽ có thể phá vỡ liên minh này./.

The Economist

Phản tác dụng: Một số người Trung Quốc thắc mắc chủ trương của đảng về lòng yêu nước và bất đồng ý kiến

Người dịch: Đan Thanh
19-5-2012
Bắc Kinh – “Nếu Philippines mang đến cho ta một cơ hội như thế, chắc chắn chúng ta sẽ nắm bắt nó” – tướng Trung Quốc La Viện (Luo Yuan) viết về khả năng chiến tranh bùng nổ tại một số hòn đảo không người ở trên Biển Đông. Vụ đối đầu kéo dài cả tháng nay giữa tàu của hai nước – hai bên tranh chấp quyền sở hữu bãi cạn Scarborough xa tít tắp – đã và đang khuấy động những ngôn từ nảy lửa, và có thể dự đoán được, ở Trung Quốc. Nhưng điều lạ là, cả những lời phê phán thứ chủ nghĩa dân tộc tự phát kia cũng đã được nói ra một cách rất thẳng thắn.
Cách đây 4 năm, Trung Quốc chìm trong một cơn bộc phát lòng yêu nước, mà hầu như khi ấy chẳng mấy ai ở đất nước này dám tỏ ra công khai nghi ngờ. Cơn bộc phát yêu nước đó được kích động bởi những vụ bạo lực chống người Trung Quốc nổ ra hồi tháng 3-2008 tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. Nhiều người Trung Quốc đoán là phương Tây ủng hộ lực lượng nổi dậy. Thời điểm đó, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị tổ chức Thế Vận Hội vào tháng 8 cùng năm – sự kiện này càng đổ thêm dầu vào ngọn lửa yêu nước, vốn dĩ đã bùng lên một lần nữa trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhiều người buộc tội phương Tây, nhất là Mỹ, đã gây rối loạn tài chính, và họ bắt đầu nói về Đảng Cộng sản với một tấm lòng biết ơn mới – biết ơn vì đã giúp Trung Quốc vượt qua cơn bão khủng hoảng.
Rất ít người Trung Quốc nghi ngờ yêu sách chủ quyền mà chính phủ họ đưa ra đối với bãi cạn Scarborough (hay là Hoàng Nham đảo theo cách gọi của Trung Quốc), hoặc thậm chí đối với bất kỳ hòn đảo nào nằm trong cái gọi là “đường 9 đoạn” (xem bản đồ). Trong mấy năm gần đây, tranh chấp của Trung Quốc trên Biển Đông đã gây phản tác dụng, khi đẩy các nước hàng xóm xích lại gần Mỹ hơn; tuy nhiên, không có nhiều dấu hiệu cho thấy vấn đề có khả năng làm bùng lên một cơn bộc phát tư tưởng sô vanh (tư tưởng nước lớn) mạnh mẽ hơn nữa ở Trung Quốc. Chỉ có một nhóm người Trung Quốc tụ tập ngoài cổng đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh. (Có khoảng 300 người Philippines biểu tình ở Manila).
Các nước láng giềng của Trung Quốc bực bội hơn bao giờ hết trước nguy cơ tình cảm dân tộc chủ nghĩa lan rộng ở Trung Quốc có thể kích động giới lãnh đạo Trung Quốc đi đến những hành động tăng cường ảnh hưởng ở nước ngoài. Gần đây, các nước láng giềng cũng có lý do đặc biệt để lo lắng. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chịu sức ép khủng khiếp sau vụ thanh trừng ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai hồi tháng trước, cũng như sức ép khi họ đang phải chuẩn bị cho những thay đổi lớn về lãnh đạo vào cuối năm nay. Thêm vào đó, các dấu hiệu về một nền kinh tế đang suy giảm cũng là mối lo của đảng. Giới lãnh đạo Trung Quốc có lẽ cảm thấy không thể không khuyến khích ít nhiều tình cảm yêu nước và bài ngoại, như một cách để khiến công chúng xao lãng sự chú ý vào các vấn đề trong nước. Nhưng gần đây, các biểu hiện chống lại trò đó đã xuất hiện một cách bất thường. Những vấn đề mà đảng muốn che giấu lại rất có thể là những yếu tố kích thích một số người Trung Quốc phê phán (chính quyền) nhiều hơn.
Có thể thấy điều này rõ ràng nhất trong phản ứng của công chúng với cuộc đào tẩu hồi cuối tháng trước một nhà hoạt động bị mù – ông Trần Quang Thành. Ông chạy thoát vào đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, và sau đó được chuyển sang một bệnh viện tại Bắc Kinh để điều trị. Ông Trần là nhà bất đồng chính kiến đầu tiên, kể từ năm 1989, được bảo vệ nhờ quy chế ngoại giao của Mỹ trên đất Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả những nhân vật dân tộc chủ nghĩa trên mạng – hơn bao giờ hết đang sẵn sàng buộc tội Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc – cũng đã dịu giọng. (Ông Trần vẫn đang chờ được cấp hộ chiếu để có thể rời Trung Quốc sang Mỹ du học).
Vào ngày 4-5, một số tờ báo ở Bắc Kinh đã đăng tải những bài xã luận công kích ông Trần và các nhà ngoại giao Mỹ, gọi ông Trần là “con tốt” bị các chính trị gia Mỹ sử dụng để bôi nhọ Trung Quốc. Nhiều blogger Trung Quốc phản ứng bằng việc công kích lại mấy tờ báo đó, chứ không nhằm vào ông Trần. Khuya hôm qua, một trong các tờ báo này, là tờ Tin tức Bắc Kinh (Beijing News), đã đăng tải trên blog một bài có vẻ giống như lời xin lỗi. Bài báo có bức ảnh một anh hề lôi thôi, hút xì gà, phía dưới có câu: “Trong sự tĩnh lặng sâu thẳm của màn đêm, chúng tôi cởi bỏ chiếc mặt nạ dối trá và nói với cái tôi chân thật của mình rằng, chúng tôi xin lỗi”. Sau đó các nhà kiểm duyệt đã xóa bài này, sau khi hàng nghìn người post những bình luận, thông điệp ủng hộ sự thay đổi của tờ báo. Một trang tin của Trung Quốc, trang Caixin, đã đánh giá một trong các bài xã luận là “không phù hợp” và làm người đọc “cười vỡ bụng”.
Những nỗ lực của hệ thống báo chí quốc doanh nhằm hạ uy tín đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, ông Gary Locke, vì đã giúp đỡ ông Trần, cũng chỉ tạo được chút ít đồng cảm. Vào ngày 14-5, tờ Bắc Kinh Nhật Báo (Beijing Daily) ra sức chế nhạo ông Locke khi kêu gọi ông công khai tài sản. Liu Yadong, biên tập viên cao cấp của một tờ báo quốc doanh khác, tờ Khoa học Công nghệ Hàng ngày (Science and Technology Daily), viết trên blog rằng quan chức công vụ ở Mỹ bưng bít thông tin tài sản là chuyện thường (nhưng tài sản của ông Locke thì đã được công khai rồi). Từ lâu đã có những lời kêu gọi công khai tài sản tương tự ở Trung Quốc – đất nước mà tham nhũng lan tràn – và cuộc tranh cãi khiến cho những lời kêu gọi đó càng được biết đến nhiều hơn. Bị chìm ngập trong những comment phê phán chỉ trích, Bắc Kinh Nhật Báo đã phải dỡ bỏ bài viết trên blog.
Tình cảm dân tộc chủ nghĩa phổ biến trong nước vẫn là một sức mạnh to lớn, nhưng chính quyền đã bắt đầu phải cảnh giác, không để nó được tự do quá, đề phòng nguy cơ chính đảng cộng sản bị nó chống lại. Tháng trước, chính quyền đã lệnh cho một website dân tộc chủ nghĩa như vậy – thành lập trong thời kỳ bộc phát cơn yêu nước của năm 2008 (webiste có địa chỉ m4.cn, trước là “Anti-CNN.com”) – phải đóng bản tin. Họ không muốn nó lại gây rắc rối thêm lần nữa.
Nguồn: The Economist
Bản tiếng Việt © BS2012

Một trận thua đẹp với dân của ông Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa

Nhà văn Nguyễn Quang Thân: “Cái sai lầm lớn nhất của một con người hay một tổ chức là ‘không bao giờ nhận sai lầm’! Đó là một quá trình tệ hại xuống dốc không phanh, gây nhiều hậu quả. “
Nhà báo Trương Duy Nhất: “…ông Ninh chấp nhận thua. Nhưng đó là một trận thua đẹp … Thế nhưng không hiểu sao ở nhiều nơi, chính quyền lại cứ phải cố để thắng dân? Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… đã thắng. Nhưng đó là những trận thắng bất nhân.”
Dân Việt

Hoan hô ông Bí thư Tỉnh ủy!

18/05/2012 | 20:23
(Dân Việt) – Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Mai Văn Ninh đã trực tiếp gặp bà con, để thuyết phục được dân không phải bằng lời hứa lèo mà với những quyết định đưa ra kịp thời…
Đã nhiều tháng nay, hơn 400 tiểu thương Bỉm Sơn đấu tranh đòi UBND thị xã phải hủy quyết định giao chợ Bỉm Sơn cho một công ty tư nhân. Đỉnh cao cuộc đấu tranh là suốt 4 ngày ròng rã từ ngày 9 đến 12.5 vừa qua, họ đã “tụ tập” trước cổng Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh, đòi tỉnh Thanh Hóa phải hủy quyết định.

Tiểu thương vây quanh cổng UBND tỉnh Thanh Hóa

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Mai Văn Ninh đã trực tiếp gặp bà con – vì trong thâm tâm ông vẫn coi họ là bà con chứ không phải kẻ thù – để dàn xếp. Và kết quả, như báo Thanh Hóa đã đưa tin với cái tít rất dễ bị thổi còi: “Tiểu thương chợ Bỉm Sơn đấu tranh đã thắng lợi!”. Hoan hô Báo Thanh Hóa! Dân thắng lợi thì đã sao? Dân thắng là đáng mừng lắm chứ? Thắng ở chỗ, một số quyết định của chính quyền đã bị hủy vì “có một số nội dung chưa đúng với Nghị định 02 của Chính phủ” v.v. Tỉnh vận động tiểu thương về lại chợ buôn bán bình thường. Công ty Đông Bắc rút lui êm thấm.
Ông Bí thư đã thuyết phục được dân không phải bằng lời hứa lèo mà với những quyết định đưa ra kịp thời như Báo Thanh Hóa đã khẳng định: Dân đã thắng lợi, dù còn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết về sau để phát triển.
Cái sai lầm lớn nhất của một con người hay một tổ chức là “không bao giờ nhận sai lầm”! Đó là một quá trình tệ hại xuống dốc không phanh, gây nhiều hậu quả. Dân thắng là cái gốc thêm vững. Chỉ có những người tay đã nhúng chàm tham nhũng, muốn coi rẻ dân, muốn “trị” dân mới sợ mất chức khi dân thắng nên họ cay cú mãi với dân. Họ không biết rằng, dân nhất định thắng, sẽ luôn luôn thắng và những ai chống dân đều thủ bại. Lão Tử có nói: “Thánh nhân không coi dân như con chó bằng rơm”. Đơn giản vì nếu thế thì dân sẽ coi thánh nhân như rơm, như chó.
Hoan hô ông Bí thư Ninh!
Nguyễn Quang Thân
—————
Blog Trương Duy Nhất

Một trận thua đẹp

Đăng lúc 1:22 am 19 May 2012
Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, ông Mai Văn Ninh đang được các trang mạng ngợi khen ngút trời. Cuộc đối thoại dẹp yên đợt biểu tình của trên 400 tiểu thương bao vây trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa được xem là một trận thua đẹp.
Vụ việc nóng từ nhiều tháng qua, khi bà con tiểu thương chợ Bỉm Sơn (Thanh Hóa) biểu tình bãi thị, đấu tranh đòi UBND thị xã phải hủy quyết định giao chợ Bỉm Sơn cho một công ty tư nhân. Thị không nghe, bà con kéo lên tỉnh. Và đỉnh điểm là 4 ngày đêm từ 9 đến 12/5 vừa qua, hơn 400 tiểu thương đã đồng loạt kéo lên bao vây trụ sở UBND tỉnh.
          Tất nhiên vẫn có công an, vẫn những sắc phục cảnh sát, an ninh, dân phòng… Nhưng không hề có súng ống, không lựu đạn, không dùi cui, không thấy những gương mặt gầm gừ, và cũng chẳng có “đội ngũ” chó nghiệp vụ nào như Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản…
          Không một người dân nào bị bắt, không ai bị thương, không ai bị đánh đập. Không có kịch bản tấn công trấn áp nào. Không có một “trận đánh đẹp” nào. Bởi người chỉ huy ở đây đã không coi dân là địch, không nhìn dân như kẻ thù. Ông Ninh đã không cho dàn quân trấn áp giải tán dân. Với chiếc áo cộc tay bỏ ngoài quần, giản dị chân chất như một lão nông, Bí thư Ninh tiếp xúc với từng người, nghe từng người rồi ông quyết định… thua!
          Cho dù “nhận thấy kiến nghị của bà con có đúng, có sai, trong đó có một số nội dung đúng” nhưng ông vẫn quyết định nghe bà con, chiều ý bà con, ra lệnh hủy quyết định “chuyển đổi mô hình quản lý” chợ Bỉm Sơn.
          Báo Thanh Hóa chạy hàng tít “Tiểu thương chợ Bỉm Sơn đấu tranh thắng lợi”. Dân thắng, chính quyền thua, nhưng cả hai đều cười. Nhìn nụ cười của bà con tiểu thương cùng nụ cười của Bí thư Ninh, không ai nghĩ rằng hàng mấy trăm con người kia ngay trước đó từng ròng rã mấy tháng trời biểu tình, bãi thị đấu tranh chống đối quyết liệt.
          Ông Ninh chấp nhận thua, chính quyền của ông Ninh chấp nhận thua. Nhưng đó là một trận thua đẹp. Hãy nhìn hình ảnh Bí thư Ninh bắt tay tươi cười với từng người dân. Thua dân thì có gì đáng phải xấu hổ? Thua dân tức là làm cho dân thắng thì đó chính là một cách thua đẹp, một cách thua vì dân.
          Thế nhưng không hiểu sao ở nhiều nơi, chính quyền lại cứ phải cố để thắng dân? Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… đã thắng. Nhưng đó là những trận thắng bất nhân.
          Bí thư Ninh đã để lại cho tôi một ấn tượng đẹp hiếm hoi và đáng quí. Nó khác ngược hẳn với những khuôn mặt hầm hừ nhan nhản trong các cuộc chiến đất đai luôn cố tìm cách đòi “chiến thắng” nhân dân.
Hình ảnh dân chúng biểu tình
và hình ảnh Bí thư Ninh gặp gỡ đối thoại với dân
(Nguồn ảnh: infonet.vn và badamxoe.wordpress.com)
.


 




LS Hà Huy Sơn: THƯ GỬI LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2012

THƯ GỬI LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Về việc: Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện bị tấn công, truy bức, xúc phạm nhân phẩm tại nơi làm việc ngày 18/05/2012

Kính gửi:
- Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị;
- Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo.
          Tôi, Hà Huy Sơn địa chỉ số 08, lô 13B, phố Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội nghề nghiệp luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội xin gửi tới các ông lời chào trân trọng và đề nghị sau đây.

           Trên các trang thông tin điện tử đã đăng tin và hình ảnh về việc sáng ngày 18/05/2012, Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện bị một nhóm 07 – 08 người “nhân danh Thương binh” xông thẳng vào phòng làm việc tấn công, xúc phạm nhân phẩm … ngay tại Viện nghiên cứu Hán Nôm địa chỉ số 183 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội. Nhóm người này đã truy bức, đe dọa đòi Tiến sỹ Diện không được đăng và phải rút các bài viết có nội dung: “nêu ý kiến và giải pháp của các tầng lớp nhân dân về thực trạng của xã hội, đất nước và vấn đề quản lý Nhà nước…” khỏi blog Nguyễn Xuân Diện.
           Sau khi đọc các tin trên, là một công dân của Thành phố tôi vô cùng phẫn nộ với nhóm người “nhân danh Thương binh” ở trên bởi những hành vi côn đồ, xem thường kỷ cương pháp luật của họ và xin có ý kiến với các Quý ông như sau: 
1. Nhóm người này đã mạo danh và xúc phạm đến hình ảnh cao quý của người Thương binh;
2. Có một thế lực có thực quyền đứng sau chỉ đạo nhóm người này bởi vì, họ đã hành động ngang nhiên, giữa ban ngày, ngay tại trụ sở cơ quan Nhà nước mà chính quyền địa phương, Cảnh sát 113 mặc dù được báo tin nhưng không ngăn chặn;
3. Những hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền của công dân sống trên địa bàn Thành phố và thách thức quyền lực của Chính quyền thành phố Hà Nội;
4. Bằng Thư này tôi cực lực phản đối các hành vi xâm phạm pháp luật đang diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 Thưa ông Bí thư Thành ủy và ông Chủ tịch UBND Thành phố,
 Căn cứ các quy định của pháp luật thì chính các Quý ông là người chịu trách nhiệm cao nhất của Thành phố về việc phải làm rõ và ngăn chặn không để tái diễn những hành vi xâm phạm pháp luật rất nghiêm trọng như của nhóm người nêu trên đối với Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói riêng và những người khác nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội.
          Xin trân trọng cám ơn và hy vọng sớm nhận được phúc đáp của các Quý Ông!

     Luật sư Hà Huy Sơn
(Thư đã được gửi theo đường bưu điện chiều 18/5/2012).

Trung Quốc lén vi phạm, ta lén xử lý


Các cơ quan truyền thông tỉnh Khánh Hòa vừa nhận chỉ thị không được đưa tin vụ 2 tàu hút bùn Trung Quốc xâm phạm trái phép vịnh Nha Trang (tối 23-3-2012) và chư tăng Khánh Hòa ra Trường Sa làm Phật sự nữa.
Trước đó, khi vụ tàu hút bùn vừa xảy ra, báo chí phỏng vấn, chỉ huy biên phòng Khánh Hòa cung cấp thông tin khá chi tiết. Nhưng sau đó, báo chí đề nghị cung cấp thông tin diễn biến xử lý 2 tàu này, thì chỉ huy biên phòng nói chờ Hà Nội chỉ đạo (có hẹn ngày cụ thể), sẽ thông tin cho báo chí. Cuối ngày hẹn, báo chí điện hỏi, chỉ huy biên phòng lập… bập: “Lạy các bố! Vấn đề… rất nhạy cảm. Chúng tôi bị BBC nó đưa tên lên mạng. Làm tôi bị kiểm điểm. Thôi… không… thông tin… đâu nhé!”.

Mới đây, nguồn tin đáng tin cậy cho hay, ngày 17-5, công an TP Cam Ranh phát hiện và xử lý 7 thương nhân Trung Quốc đến Cam Ranh thu mua cá, nhưng không có giấy phép hoạt động. Họ sử dụng tới 5 doanh nghiệp ở địa bàn làm vệ tinh mua gom, làm các nhà máy chế biến đông lạnh trong khu vực “chết dở sống dở” vì thiếu nguyên liệu. Những vụ việc tương tự của đầu nậu nông hải sản Trung Quốc, lâu nay đó đây vẫn đưa tin bình thường. Không biết nhận chỉ thị từ cấp nào, hay là não trạng “tự nhận thức”, ông Điện – Phó trưởng Công an TP Cam Ranh , chỉ huy trực tiếp xử lý, kiên quyết từ chối cung cấp thông tin cho báo chí, nói “vấn đề cực kỳ… nhạy cảm”.
Nói “Trung Quốc lén vi phạm, ta lén xử lý” có lẽ chưa thật chính xác. Đã có dấu hiệu cho thấy, nhận thấy Việt Nam càng dè dặt, ấp úng, rón rén xử lý nhẹ hều, hoặc chìm xuồng các vụ tương tự, Trung Quốc ngày càng hung hăng táo tợn, ngang nghiên vi phạm, coi Biển Đông như ao nhà, coi Việt Nam như sân chơi vô chủ.
Câu hỏi đặt ra: cấp nào? cá nhân nào chủ trương lén lút xử lý Trung Quốc vi phạm? Ai tiếp tay Bắc Kinh ngày càng lộng hành ngang ngược? Ai làm dân ta mất cảnh giác hiểm họa phương Bắc?
Trong lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, ở đời Trần, tương quan lực lượng Đại đế quốc cường bạo Nguyên Mông – Đại Việt chắc chắn chênh lệch hơn nhiều so với so sánh Trung – Việt hiện nay. Ở thế kỷ XIII, Nhà Trần chống Nguyên Mông không có trợ giúp quốc tế, thậm chí còn bị Ai Lao, Chiêm Thành cho Nguyên Mông mượn đường bao vây xâm lược. Nhưng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, vị tư lệnh kháng chiến, đâu có chủ trương nhịn nhục, bưng bít tội ác giặc Nguyên Mông? Chính ông đã làm “Hịch Tướng sĩ”, hạch tội giặc Nguyên, khích lệ ba quân tướng sĩ “mổ bụng lột da quân giặc”. Nhờ đó, toàn dân hiểu rõ bụng giặc, khẳng định quyết tâm “Sát Thát” ở Hội nghị Diên Hồng, để rồi 3 lần đại thắng Nguyên Mông, chấm dứt vĩnh viễn mộng thôn tính Đại Việt của nhà Nguyên.
Không lẽ hậu duệ chẳng còn chút dòng máu oai hùng cha ông thuở nào?
Trầm Hương Xứ

Xem thêm:  

Thương lái Trung Quốc quỵt nợ tràn lan (TN).  - Tiên trách kỷ.  Điều tra vụ thương lái Trung Quốc quỵt nợ (TN). - Ai quản những thương lái Trung Quốc ôm tiền mua cua về nước? (LĐ).
- Vụ việc xảy ra 10 ngày nay chưa nghe tin kết quả xử lý:Tài xế taxi bị khách Trung Quốc đạp văng khỏi xe (TN). + Không có tiền, khách Trung Quốc đá văng tài xế taxi (Bee).  + Thực hư hai người Trung Quốc cướp taxi (TP).
- Còn đây có lẽ là vụ “lén xử lý”/”không xử lý” lớn nhấtHàng trăm công nhân Trung Quốc đánh hội đồng dân Việt Nam tại Thanh Hóa (VNN, 2009).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét