Tin thứ Năm, 05-04-2012
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT<- Ngày trở về của 11 ngư dân bị nạn trên biển Hoàng Sa (VTC). - Mừng tủi ngày về của 11 ngư dân gặp nạn (VTC). - 11 ngư dân bị nạn đã về nhà (TN). - Cứu 9 ngư dân gặp nạn trên biển (NLĐ). - Ngày trở về của 11 ngư dân may mắn được cứu (VTC). – “Cảm ơn Cảnh sát biển đã đưa con tôi lành lặn trở về” (Dân Trí). Đại tá Trần Trung Kiên: “Bà con cứ yên tâm làm ăn trên vùng biển chủ quyền vì đã có sự hỗ trợ giúp đỡ của các lực lượng Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng… Chúng tôi đang ngày đêm bảo vệ bà con dù trong mọi hoàn cảnh, bà con cứ liên lạc với chúng tôi“. Hoan hô Đại tá Trần Trung Kiên! Như blogger Phair Zios viết: “tin hiếm hoi nói về việc Cảnh sát Biển Việt Nam hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa. Một tin mừng!” “Yên tâm”: - Khánh Hòa: Tàu lạ đâm tàu ngư dân(DV). Nhưng … có thêm cái này thì rõ hơn: - Bắt đầu tập tác chiến trên biển cho tàu Lý Thái Tổ – HQ-012 (ANTĐ). = >
- Thêm chi tiết về du lịch Hoàng Sa của TQ – (BBC). Doãn Trác, chuẩn đô đốc TQ: “Người Việt Nam đánh bắt ở khu vực chủ quyền của chúng ta mà không có phép thì là bất hợp pháp. Phạt 70.000 tệ còn là quá nhẹ. Khi ngư dân Trung Quốc bị Philippines bắt, nước này còn đòi tiền chuộc gần một triệu tệ cơ“.
- Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi (TN). – HOANG-VU-HÓA MỘT VÙNG ĐẢO TRANH CHẤP VÀ “TRƯỜNG SA HÀNH” RẤT ĐẶC SẮC CỦA TÔ THÙY YÊN – (Văn chương +).
- Tại sao Trung Quốc tỏ ra ôn hòa hơn ở Biển Đông? (VNN).
- Ngư dân TQ bị bắn chết vì đánh bắt trộm ở Palau – (BBC). – Palau Arrests Chinese Fishermen, 1 Dies After Being Hit By Gunfire; 2 Officers and Pilot Missing in Effort to Film Their Burning Vessel (Pacific News Center). - Palau bắn tàu cá Trung Quốc (TN).
- Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 thông qua 4 văn kiện – (VOA). – Chủ tịch ASEAN: Biển Đông là vấn đề của ASEAN và Trung Quốc – (RFA). – Bế mạc Thượng đỉnh, các lãnh đạo ASEAN cam kết nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông – (RFI). – ASEAN tăng cường nỗ lực về vấn đề tranh chấp Biển Đông – (VOA). – ASEAN muốn thực hiện hiệu quả DOC (PLTP). - Sẽ hoàn tất COC trong năm 2012 (TN). - Hợp tác vì hòa bình, an ninh (NLĐ). - Việt Nam đóng góp tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN (VNN). – Biển Đông vẫn “nóng” ở Phnom Penh – (Hữu Nguyên).
- Nội bộ ASEAN bị chia rẽ về vấn đề Biển Đông – (RFI). – Trung Quốc vui vì Asean chia rẽ: ASEAN split by sea code (Global Times). – Kampuchea phủ nhận việc ASEAN chia rẽ về tranh chấp Biển Đông – (VOA). – Hun Sen nổi giận trước tin Asean chia rẽ – (BBC).
- Việt Nam, Singapore khẳng định lập trường về vấn đề Biển Đông – (VOA). - Mỹ tính triển khai bốn tàu tuần duyên tại Singapore (TTXVN). - Nâng cao sức tự đề kháng trong bảo vệ chủ quyền, lợi ích dân tộc (TN). - Nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo (SGGP).
- Philippines xây căn cứ hải quân ở Trường Sa? (PLTP). – Nhật Bản dự định cung cấp tàu tuần tra cho Philippines – (RFI). – Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu chiến dịch triển khai tại Úc – (RFI). – Binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đến Australia – (VOA). - Chiến lược quân sự mới của Mỹ: Australia là “tài sản chiến lược”? (GDVN).
- Chạy đua vũ trang khu vực – (BBC). - Ấn Độ nhận tàu ngầm từ Nga – (BBC). - Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân của Nga (NLĐ). – Ấn Độ đưa tàu ngầm hạt nhân mới vào hoạt động – (RFI). – Ấn Độ đưa tầu ngầm hạt nhân vào Hải quân – (VOA). - Trung Quốc ‘thu mình’ để làm gì? (TN). – Nguyễn Hưng Quốc: Con hổ nguy hiểm – (VOA’s blog). “Vậy tại sao người ta đua nhau trang bị tàu ngầm và hỏa tiễn? Lý do rất đơn giản: Vì sợ Trung Quốc! … trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ có tổng cộng 77 chiếc tàu ngầm. Với con số đó, Trung Quốc có tham vọng tung hoành trên các đường biển ở khu vực, không chế toàn bộ các tuyến đường hàng hải thương mại, và có thể tiến hành các cuộc tấn công vào rất nhiều nước thuộc châu Á và Thái Bình Dương”.
- Nhận diện kẻ thù mới của Việt Nam – (RFA).
Đang điểm tin, thấy trên VTV1-Thời sự sáng có phóng sự bà con người Việt ở Mỹ tập trung trong tòa đại sứ VN tại Washington để coi phim, quyên góp ủng hộ Trường Sa. Chủ yếu những gương mặt, trang phục, phong cách “cán bộ”, người Bắc, du sinh. Hai Việt kiều trả lời phỏng vấn thì một bà giọng rặt xứ Nghệ-Tĩnh, một ông luật sư nhưng giọng chọ chẹ đúng kiểu của dân Bắc vô Nam sau 75’. Sao không huy động bà con khá giả ở Cali tới cho xôm tụ ta?
- Ngày này năm trước: Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ra tòa (Nguyễn Tường Thụy).
<= Photo: VNN. - Công bố kết quả thanh tra vi phạm ở Tiên Lãng (VTV). – Hải Phòng xử lý vụ Tiên Lãng đến đâu? – (BBC). - Nóng trong ngày: Kết luận vụ phá nhà ông Vươn (VNN). – Tiên Lãng vẫn chưa có hồi kết – (RFA). – THỢ CẠO GIẢI MÃ “THÔNG BỐ” CỦA “QUỶ” BAN HẢI PHÒNG – “Báo cáo Anh: Chúng em đã tìm ra vô số tội của nhà Vươn…” – (Phạm Viết Đào). - Nguyên Chủ tịch H.Tiên Lãng làm chuyên viên Sở Nội vụ (TN). – Luận tội Văn Vươn toàn tập để cù cưa? – (Cu Làng Cát). – HOA VÀ THƠ – (Văn Công Hùng). “Nên đừng ai thắc mắc sao cái nhà 2 tầng hôm nay đã thành nhà coi đầm- từ chòi lên nhà là 1 bước tiến dài của tư pháp HP, dù vẫn là… canh cá hoặc coi đầm”. – PHÊ & TỰ PHÊ – (Sơn Thi Thư). - Sáng nay trang web của huyện Tiên Lãng mới đưa toàn văn Thông cáo của Ủy ban TPHP, còn trang web của đảng bộ Thành phố thì vẫn chưa.
Cách đây chừng 1 tháng, nghe tin mấy bác chóp bu chụm đầu bàn tính vụ ông Vươn. Bác đảng trưởng kết luận 3 vấn đề, đại ý như sau: 1- Vẫn phải xử mấy ông này tội “giết người”; 2- Cái sai của địa phương là do những cái sai của nhà ông Vươn; 3- Báo chí lúc đầu thì vô cuộc tốt, nhưng sau sai trái lệch lạc nhiều. Không muốn tin, nhưng rồi diễn biến mấy bữa nay đã lộ rõ; điều quan trọng nhất là những kẻ lẽ ra là “bên bị” đã thoắt biến thành “bên nguyên”, chớ không có “làm trái kết luận của thủ tướng” chi hết.
Vậy là, sau màn 1 “Bùng nổ”, màn 2 “Mổ xẻ” giờ sắp hạ bằng cách “xẻ” vụ án ra làm 2, sẽ tới màn 3 – “Bẻ queo”. Công lý sẽ được … bẻ, để cả trăm nhân viên công lực không có chuyện đứng trước vành móng ngựa như những niềm tin ngây thơ lãng mạn hình dung suốt 2 tháng qua, mà chỉ có những người nông dân bị cướp đất sẽ được “hưởng lượng khoan hồng”, ngồi bóc lịch chừng dăm năm thôi.
- Ủy ban Công Lý & Hòa Bình Việt Nam có là Ủy ban đòi đất? – (DLB). - Nhiều địa phương ban hành giá đất vô căn cứ (VEF).
- Lại xôn xao vì phí ô tô (VNN). – Thu phí phương tiện là cơ hội cho Hà Nội? (VNN). – Đóng phí, đi đường sẽ an toàn hơn? (TT). “… người dân mong muốn biết phí chúng tôi đóng chi cho những việc gì, chi như thế nào, hiệu quả hay không, ai kiểm soát, cơ chế kiểm soát như thế nào, ai là người chịu trách nhiệm về việc này? Nếu bộ trưởng làm được, chúng tôi sẵn sàng đóng phí”. - Bộ GTVT: Chưa thu phí phương tiện cá nhân (VTV).
- Dân chúng đâu phải trẻ con (DV). - Khóc thầm vì chưa được đóng phí giao thông! (PhunuToday). “Chỉ còn biết than thân trách phận là ngày ngày phải đi xe công, mà chẳng có cơ hội nào để thể hiện lòng yêu nước theo lời kêu gọi của Bộ Giao thông!” – Thư Ngỏ gửi ông Bộ trưởng Đinh La Thăng – (DLB). – Blogger Cua Rận có 2 cái ảnh này: LẠI CÁI MỒM… 2 TRONG 1… “TỰ HÀO”. =>
- Bạn đọc khuyên Bộ trưởng Thăng: đừng tự hào vì bị dân chửi! (Trương Duy Nhất). “Từ ngày ông lên làm Bộ trưởng, báo chí được dịp loạn lên vì những ‘sáng tạo’ rất bình thường nếu không muốn nói là ‘tầm thường’ của ông. Nhưng trong cái thể chế mà hầu hết các vị Bộ trưởng chỉ ngồi chờ hết nhiệm kỳ thì cái sáng tạo ‘nhố nhăng’ của ông được cho là khác biệt thì cũng đúng. Thế mới nói ‘trong thế giới thằng mù – mấy ông Bộ khác – thì thằng chột – như ông – được tôn là vua’.” – KTS Lê Hoàng: VÀI PHÁC HỌA CHÂN DUNG ÔNG ĐINH LA THĂNG – (Nguyễn Xuân Diện).
- Chỉ thu phí ai sử dụng hạ tầng nhiều (báo Công Thương). BTV: Nếu thu phí dựa trên việc sử dụng hạ tầng nhiều hay ít mà thu trên đầu xe ô tô “từ 10-20 triệu đồng/xe/năm đối với các loại xe ô tô từ 1.000-2.000cm3” sẽ không hợp lý, do có những người mua xe nhưng rất ít khi đi lại, sử dụng ít hạ tầng, mà vẫn đóng phí bằng những người sử dụng nhiều, như vậy không công bằng, sẽ có khiếu nại. Xin hiến kế cho bộ trưởng Thăng, muốn thu phí dựa trên việc sử dụng hạ tầng thì nên thu phí trên vỏ xe ô tô, vì xe nào đi lại nhiều, sử dụng hạ tầng nhiều thì vỏ xe sẽ bị mòn trước, chủ xe phải thay vỏ mới. Mỗi lần chủ xe thay vỏ mới thì ông cứ thu phí, như vậy sẽ công bằng hơn, nếu ông muốn thu phí qua việc sử dụng hạ tầng.
- Đứt gãy, động đất và núi lửa ngầm tác động làm nứt đập Sông Tranh 2 (SGTT). Kiến nghị “Xây thêm đập ‘bảo hộ’ cho đập Sông Tranh 2 ở hạ lưu”, nếu không thì đành hạ mức nước chuẩn thật thấp thôi, chạy một tổ máy, lỗ chỏng vó là cái chắc. Vẫn nứt nữa thì để làm hồ cá, thắng cảnh du lịch … Hu hu! Mà tương tai phần lớn hệ thống thủy điện phát triển như điên ở xứ này cũng sẽ là vậy thôi, khi rừng đầu nguồn thì phá hết, và thằng “bạn vàng” ở thượng nguồn nó còn chạy đua điên hơn, chặn hết nước. – Động đất khiến đập Sông Tranh bị nứt (VnMedia).
- Người dân đã yên tâm với thuỷ điện Sông Tranh 2? (VNN). - Thủy điện miền Trung: Thiếu phương án ứng phó vỡ đập (SGGP). – GS Nguyễn Khắc Nhẫn: Nên hạ gấp mức nước đập Sông Tranh 2 ! — (Diễn Đàn). - Quảng Nam ‘gánh’ 47 công trình thủy điện (VNE). – Nhiều hộ dân bỏ khu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 (CAND). – Bích Ngọc: Khi thủy điện thành… thủy quái! (BoxitVN).
- Quảng Nam: Gần 300 vụ phá rừng trong quý 1/2012 (DT). - Khởi tố 3 cán bộ kiểm lâm (TN).
- THẾ MÀ LẠI HAY? – (Hồ Hải). Tăng trưởng kinh tế ở VN từ các nguồn sau: “…thứ nhất là, bán tài nguyên thiên nhiên và môi trường để tăng trưởng. Thứ hai là, nâng giá đất để tính vào tổng thu nhập quốc dân. Thứ ba là, kiều hối từ 2 nguồn kiều bào và xuất khẩu lao động gửi về hằng năm. Thứ tư là, tăng đầu tư công từ nguồn vay ODA và các loại, cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI. Thứ năm là, một số xuất khẩu hàng nông, thủy hải sản thực phẩm, và hàng gia công. Cuối cùng là, các loại thuế, phí của dân”.
Xin bổ sung: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI” phải nằm trong mục riêng, nó được khuyến khích một cách (làm bộ) “mù quáng”. Vì ngày càng lộ rõ đám tư bản “khu vực” kiếm lời từ thỏa sức bóc lột nhân công đã rẻ mạt lại còn được “đội quân tiên phong” của giai cấp mình hạn chế đình công, biểu tình đấu tranh; rồi từ kiếm lời bất chính bằng phá hoại môi trường, trốn thuế bằng trò “chuyển giá”, xù thuế chạy tháo thân nhờ chính sách “ân hạn thuế” ít có trên thế giới.
Và cuối cùng, một “nguồn” nghe sẽ khó ai tin nổi, nó “ẩn” đằng sau toàn bộ nền kinh tế, đó là … “tham nhũng”! Càng tham nhũng, thì từ đầu tư công, cho tới “bán tài nguyên” đều được tăng lên dữ dội. Ví dụ nhỏ như con thỏ: bao nhiêu công trình (chưa xây xong đã) hư hỏng phải sửa chữa, như Sông Tranh 2, Cầu Văn Thánh-đường Nguyễn Hữu Cảnh, hầm Thủ Thiêm, đường cao tốc SG-Trung Lương, cầu Vĩnh Tuy, v.v.. không thể kể hết. Cuối cùng là làm cho bà con trong nước cơ cực, mần ăn buôn bán kém hiệu quả, thân nhân ở hải ngoại càng thương, càng gửi tiền về nhiều hơn. Ha ha! Đúng là “đại tiện” (tức là rất tiện lợi nhiều mặt). Bái phục anh 3D! – Trần Đình Tuấn: Văn minh và lạc hậu của người Việt Nam (Trần Nhương).
- Viết cho đầu tàu Vinashin: Đồng đội kéo nhau ra tòa (Trần Nhương). “Vinashin chia tiền trước, tù sau Ngả giá thương trường làm nên cơn bão lớn “Vinh liền nhục” với Tướng Công một hướng Cứ ‘Tom chát’ với đời để có rồi không…”
- Đề nghị đuổi thơ Bùi Chát ra khỏi nước CHXHCN Việt Nam – (Nguyễn Thông). BTV: Bài của Bùi Chát đã điểm trên trang Boxit Vietnam mấy tuần trước, nhưng phải điểm lại cái đề nghị của bác Thông Cào.
- Quan cưỡng chế hòn đá vì hòn đá…sai! (PhunuToday). - Không chỉ là chuyện “hai hòn đá” (Đào Tuấn). “Nhưng câu chuyện ở Chư Sê hoàn toàn không đơn giản chỉ là câu chuyện ‘hai hòn đá’, bởi nó chứa trong đó thái độ và cách thức ứng xử của chính quyền đối với dân. Một thái độ quá hách dịch, cậy quyền, quan liêu, một thứ quan liêu ‘bất biết’, vô tri và ‘Chí Phèo’. Một cách thức ứng xử lạm quyền và ưa vũ lực, bất chấp trình tự hành chính tối thiểu của một cuộc cưỡng chế là một tờ quyết định”. – Cưỡng chế phân – (Cu Làng Cát).
- Trịnh Kim Tiến: Đôi điều về ngành công an (Nguyễn Tường Thụy). “Có
những vết nhơ có thể rửa được, có thể chùi sạch được. Nhưng cũng có
những vết nhơ không thể xoá đi khi nó có đi chung với máu và sinh mạng
của con người. ‘Thêm một can phạm chết tại nhà giam’ – Điều đó có nghĩa là thêm một vết nhơ không tẩy xoá được của ngành công an… Thêm… – Xin đừng viết thêm ‘thành tích’ với sinh mạng của người dân vô tội nữa!”
- Trung tá công an bị tố đánh “vỡ mặt” dân (TT). - Không đội MBH, bị Công an phường vụt dùi cui vào đầu (NLĐ). “Học tập và làm theo tấm gương …” đang dựng sau lưng!? =>
- Bổ nhiệm 2 phó viện trưởng, kiểm sát viên VKSND Tối cao (NLĐ).- Khai trừ Đảng cán bộ HĐND tỉnh có dấu hiệu lừa đảo (NLĐ).
- “Khám phá” mới: Nhiều doanh nghiệp hối lộ quan chức (NLĐ). – Doanh nghiệp kêu là ‘nạn nhân’ của tham nhũng (VNN).
- Doanh nghiệp của bà Hoàng Yến bị kiện (NLĐ).
- Rút yêu cầu khởi tố: Nhiều tình huống tranh cãi (PLTP).
- Tô Văn Trường: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới – Vì sao vẫn ì ạch? (BoxitVN).
- Dự kiến giảm lượng khai thác bauxite (TBKTSG). – Hãy Bảo Vệ Việt Nam Hôm Nay Cho Mai Sau (3) (KVTT). Mời xem lại: Phần 1 – Phần 2. – Thông tin về thảo luận về Điện hạt nhân (Inrasara).
- NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU TẠI SÀI GÒN ( Phần 2 ) – (Phạm Viết Đào). Mời xem lại: NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TỔNG THỒNG NGUYỄN VĂN THIỆU Ở SÀI GÒN ( Phần 1 ) – (Phạm Viết Đào).
- Thái Bá Tân: Trung hậu, đảm đang – (DLB).
- Đối lập Cuba tố cáo chính quyền mở đợt trấn áp giới ly khai – (RFI). – Chín giờ trò chuyện với lãnh tụ Cuba Fidel Castro (Tin tức).
- Siêu tên lửa bí ẩn của Triều Tiên – nỗi khiếp sợ của nước Mỹ (VnMedia). - Ông Kim Jong-Un bác bỏ đề xuất hoãn phóng tên lửa (TTXVN). – Mỹ – Nhật – Hàn điều tàu khu trục đến gần Triều Tiên (NLĐ).
- Ngoại trưởng Hillary: Sẽ nới lỏng cấm vận Myanmar (TTXVN). - Cải cách Myanmar: 4 lý do để chế độ cũ thay đổi (VNN). - Tổng thư ký ASEAN bênh vực lập trường về vấn đề Bắc Triều Tiên, Miến Điện – (VOA). – ASEAN chính thức yêu cầu hủy bỏ biện pháp chế tài Miến Điện – (VOA). – Đại sứ Chu Công Phùng ở Myanmar: Kể chuyện Myanmar (5) – (Nguyễn Vĩnh).
<= Giảng viên đại học Trần Độc Tú là nhà tư tưởng của ĐCS và cũng là bí thư đầu tiên. Ảnh: GEO EPOCHE. – Tên cướp đỏ (phần 3) (GEO EPOCHE/ Phan Ba). Mời xem lại: Tên cướp đỏ (phần 1) – Tên cướp đỏ (phần 2).
- Diễn biến mới vụ Bạc Hy Lai (TN). – Sự mất tích kỳ lạ của một nhà tỉ phú thân cận Bạc Hy Lai – (RFI).
- Hơn một chục giải Nobel Hòa bình kêu gọi Trung Quốc đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma – (RFI).
- Chuyện đạo văn của ông Schmitt Pál, Tổng thống Hungary: Tổng thống không được “ăn gian” – (Nguyễn Vĩnh).
- Sự thật về “đường lưỡi bò” – cuồng vọng của Trung Quốc trên Biển Đông – Kỳ 1: Những ngộ nhận về “đường lưỡi bò” (Petrotimes).
- Những ngư dân không sợ giặc cướp ở Hoàng Sa – KỲ 2: Vẫn thẳng tiến về ngư trường Hoàng Sa (ĐĐK). - Ngư dân gặp nạn trở về từ Hoàng Sa (TP). - Cảnh sát biển đưa 11 ngư dân vào bờ an toàn (ĐV). - “Cứu tinh” của biển (LĐ). – Nước ngọt cho Trường Sa: Tiết kiệm nước trên những con tàu vận tải (ĐV). - Hành đạo góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng (CAND).
- TT Hun Sen: Biển Đông là vấn đề của ASEAN và Trung Quốc – (RFA). - Tranh chấp trên biển vẫn rơi vào quên lãng: Sea dispute still in limbo (Phnom Penh Post). - Các phân tích gia nói, Asean bị tê liệt trong tranh chấp trên biển với Trung Quốc: Asean paralysed over China sea dispute, say analysts (Bangkok Post). - Hòa bình, ổn định ở Biển Đông: Lợi ích, quan tâm chung của khu vực (TP). - ASEAN thảo nội bộ COC trước khi đàm phán với Trung Quốc (VNN/
- Đánh bắt trái phép, ngư dân Trung Quốc bị bắn chết (NLĐ/AP, AFP).
- Chuyên gia TQ cảnh cáo dầu khí Ấn Độ – (BBC). - Chuyên gia: Ấn Độ có thể gặp rắc rối nếu khai thác ở biển Đông: Exploring South China sea could mean trouble for India: Expert(Hindustan Times). - Ấn Độ bị cảnh báo, tránh xa biển Đông: Keep off South China Sea, India warned (Times of India). “Ấn
Độ sẽ phải trả một cái giá đắt cho việc khai thác dầu trên những khu
vực đang tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], một quan chức
hàng đầu của TQ đã nói vậy, một ngày sau thất bại của TQ từ đòn tấn công
chính trị bất ngờ trên vấn đề này tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vừa
kết thúc tại Cambodia hôm thứ Tư tuần này.“ Một bài viết ngắn mà có tới hơn 430 phản hồi chỉ trong có vài tiếng đồng hồ. Một độc giả từ New Delhi viết: “Một ngày nào đó Trung Quốc sẽ nhận chủ quyền cái nhà vệ sinh của tôi. Nhưng tất cả những gì họ tìm thấy chỉ là cái “bẹn”. - South China Sea projects ‘risky for India’ (Hindu).
- Bữa trước điểm tin Đẩy mạnh hợp tác địa phương Việt Nam-Vân Nam trên TTXVN. Thấy có chữ “địa phương” nghe còn tạm được. Nhưng bữa nay phát hiện thêm tin Thúc đẩy toàn diện quan hệ Việt Nam và Vân Nam cũng
trên TTXVN, thì không biết những người có trách nhiệm ở cơ quan thông
tấn nhà nước số một này nghĩ gì? Họ nghĩ VN như một tỉnh hay sao? Hay
Vân Nam là một quốc gia, mà lại có quan hệ “toàn diện” với VN? “Toàn
diện” tức là sẽ có cả quan hệ chính trị, quân sự, ngoại giao, với cái
tỉnh lẻ này?
- Chuyện Bùi Hằng: Họ đang công khai tước đoạt quyền của công dân – (Phương Bích).
- Nguyên Chủ tịch huyện Tiên Lãng chuyển về Sở Nội vụ (VNN). - Nguyên Chủ tịch H.Tiên Lãng làm chuyên viên Sở Nội vụ (Bee/TN).
- Hải Dương: Chính quyền làm sai – người dân khốn cùng (DV).
- Cần có cơ chế cho “đất vàng” (VOV). - Hà Nội: Thanh tra 30 dự án đất để hoang (TP/VTV). - Phát hiện nhiều sai phạm về giá đất (DT).
- GS Nguyễn Khắc Nhẫn: Nên hạ gấp mức nước đập Sông Tranh 2! (NLĐ). - Thủy điện và những hệ lụy – Bài 1: Sau thủy điện sông tranh 2: Rừng tan hoang (TP).
- Nhiệt tình+ Nông nổi= Đinh La Thăng (Quê Choa). “Dân
sẵn nộp phí cho dịch vụ này, thậm chí sẵn sàng nộp phí gấp mười đề xuất
của ông Thăng, với điều kiện: ông Thăng cho biết bao lâu thì hết ùn tắc
và nếu hết thời gian ông hứa mà vẫn ùn tắc thì ông phải hoàn trả tiền
cho dân cùng với lãi suất tiền gửi ngân hàng cùng thời gian đó và tiền
phạt 100% vốn ban đầu do làm sai hợp đồng. Ông dám không?”
- Muốn thu phí, phải nói lọt tai (TT). - Không thể nói nộp phí là yêu nước (TT). - “Cấm xe, thu phí không gỡ được tắc đường” (VnMedia). - Bộ GTVT chốt các mức phí bảo trì đường bộ(DT). - Tăng phí giao thông – lợi bất cập hại (ĐV).
- Vì sao Elliott hết kiện Vinashin? (TBKTSG).
- Choáng với phí ‘bôi trơn’ (ĐV).
- Hà Nội phê bình hàng loạt bệnh viện, trường học “thổi giá” gửi xe (DT). - Hàng loạt Giám đốc bệnh viện lớn bị kiểm điểm (VnMedia).
- Cuba: Giáo Hoàng ra đi, blogger lên tiếng – (VOA). Cô Yoani Sanchez, sinh năm 1975, là một nhà bất đồng chính kiến ở Cuba. Blog Generation Y của cô khá nổi tiếng, có những bài gần 600 phản hồi.
- Mừng cho Miến Điện: Ngoại trưởng Mỹ loan báo cải tiến quan hệ với Miến Điện – (VOA). - Mỹ nới lỏng cấm vận Miến Điện – (BBC).
- Nhật Bản đã sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên (VOV/NHK). - Kim Jong-un ra lệnh vùi quân thù xuống đáy biển (DV). - Tàu ngầm Triều Tiên “biến mất” sau khi rời căn cứ (TTXVN).
- Dân Nga tiếp tục tỏ bất mãn – (VOA).
- Giải quyết tranh chấp Biển Đông quan trọng nhất DOC (Nguyễn Phú Trọng).
- Tặng bằng khen gia tộc gìn giữ tài liệu về chủ quyền (TTXVN). - Tặng bằng khen cho tộc gìn giữ tư liệu về Hoàng Sa(VNN). - Bộ Ngoại giao trao Bằng khen tặng gia tộc họ Đặng ở Lý Sơn (Tin tức).
- Ảnh độc tên lửa bảo vệ toàn bộ biển đảo Việt Nam (PN Today).
- Hồn treo cột buồm: Mộ gió chờ chồng (NNVN).
- Sự sáng tạo biến hóa vũ khí hiện đại của Việt Nam (PN Today).
- Vụ Tiên Lãng: Luật sư Hùng đề nghị cho ông Đoàn Văn Vươn tại ngoại (GDVN). - Kiến nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn với anh em ông Vươn (Infonet). - Khiếu nại đông người tăng đột biến sau vụ Tiên Lãng (VNE).
- Sông Tranh 2: Nhà chức trách phát ngôn phi kỹ thuật? (Bee). - Công khai quy trình kỹ thuật,nhật ký thi công (TQ).
- Thủ tướng yêu cấu PVN kiểm điểm các sai phạm (TTXVN). - Nhiều sai phạm lớn tại Tập đoàn Dầu khí VN (ĐV). -Sai phạm hàng chục nghìn tỷ đồng tại tập đoàn Dầu khí (DT).
- Bộ GTVT nhầm lẫn khái niệm “thuế” và “phí”! (Tầm nhìn). - Xe máy sẽ đóng phí bảo trì tối đa 180.000 đồng mỗi năm(VNE). - Ôtô chịu phí sử dụng đường bộ tối đa 16,76 triệu đồng/năm (VnEconomy). - Khi tranh luận “phí chồng phí” trở thành… cãi vã (TVN). - Nhờ xe máy, đi lại nội đô Hà Nội dễ dàng (VnMedia).
- Cái sợ của người có quyền! (Tầm nhìn). “…người
đã có quyền chức, chỉ sợ mỗi cái quyền chức của họ thôi. Sợ mất chức,
sợ xuống chức, sợ bị đồng nghiệp tranh chức, sợ vợ con lợi dụng chức của
mình để kiếm chác…”.
- Khai trừ đảng cán bộ VP Quốc hội, HĐND Phú Yên (TTXVN). - Khai trừ Đảng cán bộ tỉnh lừa tiền chạy việc (VTC).
- Phiên tòa xử vụ KS Tạch kiện TMV lùi ngày tuyên án vì… phức tạp (NLĐ). - ‘Cuộc chiến’ căng thẳng tại tòa giữa anh Tạch và ông Tô (ĐV).
- Myanmar – một con đường với ba góc quan sát (TVN). - Mỹ sẽ sớm bổ nhiệm đại sứ ở Myanmar (VNN/AP, mysinchew). - Mỹ sẽ sớm nới lỏng cấm vận với Myanmar (SGTT).
- Hàn Quốc ‘để xổng’ tàu ngầm Triều Tiên (VNE). - Phóng tên lửa, Triều Tiên để lộ bí mật quân sự? (NLĐ/Kyodo, AP). - Lo tên lửa, Philippines kêu gọi dân ở im trong nhà (DV). - Đến lượt Nga từ chối lời mời của Bình Nhưỡng(DV/NHK).
KINH TẾ- HSBC: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm qua (NLĐ).
- Bản tin tài chính sáng nay trên VTV1 vừa cho biết: Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating vừa đánh giá là nợ xấu của các ngân hàng thương mại VN cao gấp 4 lần so với con số mới đưa ra gần đây là 3,3% trên tổng dư nợ. - HSBC: “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng nhỏ sẽ tăng lên” (DT).
- Lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VND giảm (TTXVN). - Lãi suất cho vay cao nhất 25%/năm (TN). - Tín dụng méo mó (TN). - Habubank sáp nhập vào SHB: Sẽ còn nhiều cơn sóng? (VEF).
- TS Phạm Đỗ Chí – Xử lý khủng hoảng ngân hàng: liệu sắp thấy ánh sáng cuối đường hầm – (Người Lót Gạch).
- Chuyển toàn bộ DNNN thành công ty cổ phần trong 1 tháng? (PLVN). - Thâu tóm DN: Khi đối tác tốt trở thành cá mập (VEF).
- DN FDI bỏ trốn, nợ thuế hàng chục tỷ (VEF).
- Từ 25/5, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng (DT). - Sắp ban hành nghị định về vàng miếng (VEF). - Cấm dùng vàng làm phương tiện thanh toán (TN). - Chọn 5 ngân hàng “mở hàng” nghị định vàng? (VnEconomy). - Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng (TBKTSG). - Kinh doanh mua, bán vàng miếng phải có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng (VOV).
- Hiến kế “gỡ vốn” cho bất động sản (PLVN). - BĐS: Muốn thoát chết chỉ còn nước giảm giá (VEF).
- Nhiều địa phương vi phạm công tác quản lý giá (TN). - TP.HCM bình ổn giá 6 loại sữa (VEF).
- Ngành thủy sản lo vỡ nợ (NLĐ).
- Thu phí xuất khẩu cà phê: Doanh nghiệp chưa thông (PLTP).
- Cơn khát vàng đang đe dọa kinh tế Ấn Độ (CNBC/VEF).
- Doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách phủ hàng hóa tại thị trường Việt Nam? (GDVN).
- Thủ tướng Trung Quốc muốn phá vỡ độc quyền của các ngân hàng lớn – (RFI).
- Thủ tướng Tây Ban Nha: Tình trạng kinh tế cực kỳ khó khăn – (VOA).
- Chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất từ 6/3 do lo ngại triển vọng kinh tế (Gafin).
- Tăng trưởng tín dụng đáng báo động? (VnEconomy).
- Phát hiện nhiều sai phạm lớn về kinh tế tại các tập đoàn (VnEconomy).
- Lạm phát 2012 một con số là “có tính khả thi”, nếu… (VnEconomy).
- Vàng giảm tiếp 210.000 đồng (TT). - Giá vàng tiếp tục giảm sâu (DT). - “Tại sao nghị định không hướng dẫn vàng tài khoản?” (VnEconomy). - Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng (Bee). - Yêu cầu 5 ngân hàng báo cáo mua, bán vàng miếng (DV). - Sẽ giao dịch vàng miếng thế nào trong thời gian tới? (ĐV). - Khách ‘quây’ Eximbank vì ‘chơi vàng’ thua lỗ (ĐV/VNE).
- Doanh nghiệp lao đao vì hàng tồn kho (VOV).
- Docimexco bỏ rơi người trồng lúa (DV).
- Bình Dương phát hiện 13 trạm bán xăng dầu gian lận (DT/TTXVN).
- Hãng xe hơi Trung Quốc thứ 5 nhảy vào Việt Nam (VnEconomy). - Trung Quốc tận thu tre Việt Nam (DV).
- “Mừng và lo” với tăng trưởng GDP của Việt Nam (VnEconomy).
- Bộ Tài chính lập tổ công tác gỡ khó cho doanh nghiệp (VnEconomy). - Bộ Tài chính: Sẽ hỗ trợ DN, nhưng phải có địa chỉ (TTXVN). - Cân nhắc miễn giảm thuế cứu doanh nghiệp (VNE).
- Đã có 71 tập đoàn, tổng công ty “hứa” tiết kiệm (VnEconomy).
- Tồn kho, chi phí đều tăng (TBKTSG). - Mốt… Tăng…! (Tầm nhìn).
- Năm 2012 Kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ tụt dốc (Tầm nhìn).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Đinh Thị Duyệt: 98. Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý (Xưa&Nay/ Việt sử ký).
- Nhiều đề xuất muộn màng (TT).
- Nhận xét của Bùi Dương Lịch về nhân vật Nguyễn Đình Cổn: Người như thế xưa nay hiếm có (VHNA).
- Nguyễn Văn Thọ: DI LI người đẹp viết đẹp (Lê Thiếu Nhơn).
- Trần Mạnh Hảo: Trường ca Đất Nước Hình Tia Chớp được viết thêm hai câu thơ ? (Lê Thiếu Nhơn). – SAO TIẾN SĨ NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM LẠI BỊA HAI CÂU THƠ CỦA TRẦN MẠNH HẢO ĐỂ PHÊ PHÁN? – (Văn chương +).
- NHÀ THƠ NGUYỄN NGỌC HƯNG NÊN XIN LỖI NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ ĐẠO TĨNH (Nguyễn Trọng Tạo).
- TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO (1) – TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO (2) (Nguyễn Trọng Tạo).
- PHẠM DUY – THƠ VÀ NHẠC – (Văn chương +).
- NGUYỄN KHÔI ĐỌC BÀI THƠ “NGẬM EM TRONG MIỆNG” CỦA MAI VĂN PHẤN (Văn chương +).
- CÙNG CƯỜI, AI CƯỜI AI? (Nguyễn Trọng Tạo).
- Vĩnh biệt nhạc sĩ “Nỗi buồn hoa phượng” (TT).
- PHAN THỊ THANH NHÀN và nỗi đau nhầm lẫn (Lê Thiếu Nhơn).
<- Mùa kéo vợ của người Dao ở Vàng Ma Chải (Tin tức).
- Đề xuất Huế khôi phục tục bẻ liễu chương đài (TN).
- Vàng son xứ Mường - Bài 1: Cổ vật quý xuống cấp ở trụ sở UBND xã (SGTT).
- Tạ Chí Đại Trường: 99. Về cây cột đá Chùa Dạm (Xưa&Nay/ Việt sử ký).
- Thực hư chuyện “rắn tu“ ở ngôi chùa nổi tiếng miền Trung (PLVN).
- Báu vật mới ở Trường Sơn (SGGP).
- Hà Nội: Kỳ lạ cỏ siêu ngọt, thay đường (VEF).
- Nghệ sĩ Sarah Chang tái ngộ khán giả (TN).
- “Giảm tỉ lệ đưa tin hot gơn, cướp giết hiếp trên báo điện tử”-Bộ trưởng bộ Truyền thông (Tin khó tin).
- “Kỳ nhân sông Hàn” chính thức xin trở về VN (TT).
- Ai phá bóng đá Việt Nam? (NLĐ).
- NHÀ KIẾN TRÚC HOÀNG ĐẠO CUNG QUA ĐỜI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Một giờ với Nick Út (TTVH).
- Tương Lai: “LỜI HẸN THỀ LÀ NHỮNG CƠN MƯA” – (Người Lót Gạch).
- Không còn Nhà hát Tuổi Trẻ nữa (VNN).
- “Nghệ thuật không bao giờ muộn” (TQ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- GĐ sở GD&ĐT HN: “Tất cả HS được học trường công lập” (Bee).
- Trường THPT Lê Quý Đôn “phù phép” cho học sinh yếu được chuyển trường? (GDVN).
- Thí sinh vẫn “né” khối C (DT).
- Tổ chức Chương trình Hội thảo quốc tế về Khoa học và Công nghệ Vật liệu “International Conference on Materials Science and Technology – ICMST2012” (ĐH Nha Trang).
- Tặng nón lá cho sinh viên quốc tế (TT). =>
- Giáo dục giới tính càng sớm càng tốt (TN).
- Chạy trường mầm non, ưu tiên chuẩn an toàn (VNN).
- Hai chị em học sinh giỏi tranh nhau bỏ học nuôi mẹ ung thư (VNN).
- Vui buồn nghề dạy trẻ tự kỷ (GDVN).
- Sẽ lập Hội đồng kỷ luật thầy giáo đánh học sinh (GDVN).
- TT-Huế: “Ăn tiền” SV, trưởng bộ môn và giảng viên bị cách chức (DT).
- Nguyễn Thị Hồng Ngát: Người lớn vô tâm, hay trẻ em vô tư ? (Lê Thiếu Nhơn).
- Sinh viên Trung Quốc đổ xô tới Mỹ học tiến sĩ (WSJ/ VHNA).
- Đinh Thế Phong: Tính hiệu quả của Đổi mới sáng tạo (Tia Sáng).
- Dinh dưỡng để phát triển (TN).
- Dùng thuốc tưa lưỡi, hàng loạt trẻ bị nhiễm chì (VTC).
- Chính thức khởi tranh Robocon (TN). - Robocon 2012 khu vực phía Nam tranh tài (TT).
- Facebook qua điện thoại di động sắp có tiếng Việt – (VOA).
- Dạy thêm vẫn là thu nhập chính (TN).
- Những vụ mất trộm chỉ có ở sinh viên (Bee).
- “Tri thức là sức mạnh” (SGTT).
- Con cô giáo không được học dốt? (VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Báo động tình trạng trẻ em Việt Nam tử vong vì bệnh tay chân miệng – (RFI). – Chữ thập đỏ hỗ trợ ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng ở Việt Nam – (RFA). - Lo lây bệnh tay chân miệng trong trường học (TT). - Nguy cơ lây lan dịch tay chân miệng trong trường học (SGGP). – 90% ca bệnh tay chân miệng không nhập viện (TT).
- 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (VTV). - Vẫn còn 30% trẻ suy dinh dưỡng (NLĐ). - Người Việt đang cao lên (TN).
- Phong thủy “trói tay” nhà thiết kế (PLTP).
- Trưởng công an xã hi sinh trong lúc giúp dân (VOV).
- Đừng để tài xế taxi làm tiền du khách (TT).
- Khởi tố, bắt giam hai đối tượng lừa đảo vay vốn kích cầu (PLTP).
- Bắt 6 đối tượng trong vụ hỗn chiến (NLĐ).
- Người đàn bà và 7 vụ án (NLĐ).
- Từ “kéo nhau đi ăn xin” chuyển nghề sang “xuất khẩu lao động”: Xã “cái bang” thành xã “giàu” (PLTP).
- Ảnh: Mẹ GS Ngô Bảo Châu phát động quỹ… phát cháo miễn phí (GDVN).
- Chuyện các nữ sinh “Mất tích” bí ẩn (NLĐ).
- Bắt kẻ vượt 4.000 km sang Việt Nam giết người vì… si tình (PLVN).
<- Tâm sự của cụ bà 91 tuổi muốn… lấy chồng (GDVN). BTV: Báo Giáo dục Việt Nam không có cụm từ nào khác hay hơn, thay cho cụm từ “muốn lấy chồng” của bà cụ? Mặc dù việc làm của bà cụ không trái pháp luật và cũng không vi phạm một chuẩn mực đạo đức nào, nhưng đã bị con cháu của hai cụ ngăn cản, báo lại sử dụng cụm từ trên nghe có vẻ miệt thị, chẳng lẽ quý báo cũng đồng tình với họ? Hãy xem VnExpress và PLTP: Tâm sự của bà cụ 91 tuổi muốn kết hôn – Vụ hai cụ 90 kết hôn bị con cản trở: Hạnh phúc – nhu cầu chính đáng (PLTP).
- 80 tuổi vẫn hạ cánh phi cơ an toàn – (BBC). “Điều kỳ diệu là bà hạ cánh chỉ với một động cơ – tôi không biết liệu nhiều phi công được đào tạo có thể làm được điều đó hay không”.
- Hôm nay sẽ biết có gạo giả hay không (PLTP).
- Hô biến dừa ủng, dừa ôi, dừa hết “date” thành dừa trắng! (VNN).
- Đào vàng trái phép đe dọa công trình thủy lợi (TN).
- Sóng từ đáy sông (Thiennhien.net).
- Những giải pháp cho sông Hồng, dòng sông đang bị “bức tử” – (RFI).
- Lốc xoáy tàn phá bang Texas (TN).
- Triển khai bệnh viện vệ tinh để giảm tải bệnh viện ở TPHCM: Khó vì bệnh viện thích… quá tải (LĐ). - Lo bệnh viện, trường học… treo (TP).
- Đà Nẵng: Phát hiện thịt heo thối qua đường dây nóng (DV).
- Bỏ quên “tiếng hát con tàu” (TT). “Đầu
những năm 1960, họ rời quê nhà theo “tiếng hát con tàu” như lời thơ của
Chế Lan Viên – lên vùng thượng nguồn sông Mã vỡ hoang…. bản Tây Hồ nay
không chợ, không trường học, không trạm y tế, không đất canh tác và mất
tên trên bản đồ hành chính…”.
- Dân vạn đò chưa an cư (TT).
- Phá nhà dân, côn đồ vẫn nhởn nhơ (DV).
- TPHCM rút kinh nghiệm “bài học” lụt Bangkok (TBKTSG).
- Sông Hồng ô nhiễm do đầu nguồn? (VNN).
QUỐC TẾ- Syria tiếp tục tấn công lực lượng nổi dậy – (VOA). -“Phe nổi dậy Syria vũ trang tận răng cũng không thắng” (NLĐ). - LHQ sắp triển khai quan sát viên tại Syria (Reuters/VOV).
- Trừng phạt có hiệu lực, Israel “dời lịch” tấn công Iran (GDVN). – Tiết lộ của Mỹ có thể ngăn Ixraen tấn công Iran? (Tin tức). – Hoa Kỳ chờ đợi cam kết cụ thể của Iran trong hội nghị hạt nhân – (VOA).
- Pháp tiếp tục truy bắt các phần tử « Hồi giáo cực đoan » – (RFI). – Pháp bắt giữ 10 người trong chiến dịch trấn áp khủng bố – (VOA). - Pháp bắt thêm 10 người tình nghi Hồi giáo cực đoan (NLĐ).
- Đánh bom ở Somali, 2 quan chức thể thao thiệt mạng (TN). - LHQ lên án vụ đánh bom liều chết nhằm vào Thủ tướng Somalia (VOV). – Al Shabab nhận thực hiện vụ đánh bom tự sát ở thủ đô Somalia – (VOA). =>
- Nổ bom ở tây bắc Pakistan giết chết 6 người – (VOA).
- Kẻ đánh bom tự sát tấn công binh sĩ NATO ở Afghanistan – (VOA).
- Ngoại trưởng Afghanistan công du Qatar – (VOA).
- Nga công khai lo ngại trước việc Mỹ giúp các tổ chức phi chính phủ – (RFI). - Nga đang bàn tính biện pháp trừng phạt lại Mỹ (GDVN). - Ngoại trưởng Nga: Đại sứ Mỹ phát ngôn ngạo mạn (TTXVN).
- Những nhân vật già nua cầm đầu đảo chánh ở Thổ Nhĩ Kỳ bị xét xử – (VOA).
- Anh điều tàu khu trục tới vùng biển tranh chấp với Argentina (VOV).
- Hoa Kỳ kỷ niệm ngày Mục sư Martin Luther King Jr. bị ám sát – (VOA).
- Mitt Romney thắng ở cả ba đơn vị phía Bắc Hoa Kỳ – (RFI). – Ông Romney tuyên bố thắng lớn sau 3 cuộc bầu sơ bộ của Đảng Cộng hòa – (VOA).
- Bầu cử Quốc hội Hy Lạp: Kinh tế quyết định chính trị (Tin tức).
- Hy Lạp rung chuyển vì vụ tự sát ngay thủ đô Athens (TTXVN).
- Syria: Pháo kích thêm khi phái đoàn Liên Hiệp Quốc sắp tới – (VOA). - Mỹ thúc Hội đồng Bảo an tăng sức ép với Syria (VOV). - Nga ảnh hưởng thế nào đến tình hình Syria? (VNN/Reuters).
- Hoa Kỳ: Kẻ tự nhận chủ mưu vụ 11 tháng 9 bị cáo buộc tội khủng bố – (VOA). - Mỹ xét xử những kẻ tham gia vụ khủng bố 11/9 (VOV).
- ICC thúc giục Libya trao con trai Gaddafi (TT). - Libya cảnh báo bạo lực có thể khiến bầu cử bị hoãn (TTXVN).
- Mỹ phóng tên lửa mang theo vệ tinh do thám bí mật (Bee). - Mỹ phóng vệ tinh do thám tối mật (ĐV). - Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Myanmar (TN).
- Quân đội Syria tấn công trên cả nước (NLĐ/AFP, AP). - Tàu chiến Nga sắp tập trận với Syria (VNN).
- Nhà văn đoạt giải Nobel Văn học người Đức Gunter Grass: “Israel là mối đe dọa cho hòa bình thế giới”(DVT/PressTV).
- Phiến quân Taliban sát hại 8 cảnh sát Afghanistan (TTXVN). - Hơn 100 lính NATO chết ở Afghanistan năm 2012(TTXVN).
* VTV1: + Thời sự 19h – 04/04/2012Vài phác họa chân dung ông Đinh La Thăng
KTS. Lê Hoàng
(Bài gửi riêng NXD-Blog)
(Bài gửi riêng NXD-Blog)
-
Chúng tôi không tự hào và hạnh phúc, thưa Bộ trưởng Thăng
Quả thật là người viết bài này không muốn
có hay đọc thêm một bài viết nào nữa về vấn đề thu phí hạn chế phương
tiện giao thông mà Bộ GTVT, cụ thể là Bộ trưởng Đinh La Thăng đề xuất
trong những ngày qua. Nhất là khi Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã có bài
trả lời phỏng vấn không thể tuyệt vời hơn trên báo Vnexpress “Ép dân
không phải là cách phục vụ dân”. Nếu Bộ
trưởng thực sự cầu thị thì khi đọc bài phỏng vấn trên và rất nhiều ý
kiến chân tình của hàng ngàn độc giả trên cả nước, tôi tin Bộ trưởng sẽ
có quyết định sáng suốt nhất. Tuy nhiên tôi đã thất vọng hòan tòan và
thực sự lên đến đỉnh điểm của sự bức xúc khi Bộ trưởng trả lời phỏng vấn
báo chí sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT chiều ngày 03/4/2012. Ông
Đinh La Thăng cho rằng “Mức phí giao thông đề xuất là hợp lý, cá nhân
tôi xin chịu trách nhiệm. Tôi tin, 600.000 người có xe ôtô sẽ tự hào vì
tham gia đóng góp cho đất nước”.
Có lẽ tôi không cần phải nhắc lại hàng
ngàn ý kiến mà tuyệt đại đa số là phản đối đề xuất thu phí của Bộ trưởng
Thăng trên hầu hết các trang báo mạng, báo giấy trong thời gian qua. Và
tôi cũng không cần nhắc lại hàng trăm phản biện có lý, có tình của
người dân, ca sĩ, chuyên gia, quan chức, cựu quan chức…. đối với đề xuất
trên. Tiếc thay ông Thăng đã hoàn toàn nóng vội và cảm tính trong tất
cả các hành động của mình, trái ngược với sự tin tưởng của nhân dân và
sự “máu lửa” như ông tự nhận khi mới lên nhậm chức. Xin chứng minh bằng
các sự việc chính sau:
- Hành động khi mới lên nhậm chức của ông
là ra công văn cấm tất cả cán bộ do Bộ GTVT quản lý từ cấp vụ chơi
golf. Việc này đã gây nhiều ý kiến trái chiều và Bộ Tư Pháp đã có ý kiến
là trái quy định. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là văn bản trên do ông
Thăng ký ngày 17/10/2011 thì ngày 19/10 cũng chính ông Thăng lại cho
phép VietnamAirline (VNA) tiếp tục được tổ chức giải golf thường niên
vào ngày 22/10. Dĩ nhiên có các cán bộ thuộc quyền ông quản lý tham gia
!!!. Đến nay chả ai dám chắc cán bộ Bộ GTVT có nghe lời ông hay không?
- Tiếp theo, ông vận động cán bộ trong Bộ
GTVT và chính ông cam kết sẽ đi xe búyt ít nhất 1 lần/tuần. Sau đó cũng
chính ông đã phát biểu trên báo chí “đến tôi cũng còn không đi nổi nữa
là người dân”. Trùng hợp là thời gian này liên tục xảy ra các vụ xe búyt
hành hung khách hàng. Đến nay hẳn “vụ đi xe búyt” của ông Thăng hô hào
ra sao chả cần nói ai cũng rõ?
- Tiếp theo nữa là việc phân làn đường mà
sự thất bại sau khi bỏ ra hàng chục tỷ đồng là không cần phải bàn cãi.
Việc đổi giờ học giờ làm một cách cảm tính dù được hàng chục chuyên gia
cảnh báo trước ông vẫn để ngòai tai. Việc làm này xáo trộn đời sống hàng
chục ngàn học sinh và cũng từng ấy gia đình lao đao. Kết quả là Hà Nội
phải ra công văn hỏa tốc gửi sở giáo dục và các trường học để “điều
chỉnh” lại giờ học.
- Buổi họp báo thường kỳ tại Bộ GTVT ngày
03/1/2012 ông Thăng cũng lên tiếng nhận trách nhiệm về việc cháy nổ xe
như sau: “Những vụ cháy nổ xe gần đây khi hỏi đến trách nhiệm thì không
ai nhận cả. Từ năm 2012, đã cháy nổ xe thì Bộ GTVT với trách nhiệm là cơ
quan quản lý Nhà nước sẽ đứng ra nhận trách nhiệm, trong đó trước hết
là Cục Đăng kiểm Việt Nam…”.
Cho đến nay thì xe vẫn tiếp tục cháy, nổ và người dân vẫn chỉ thấy ông Thăng nhận trách nhiệm như trên rồi…thôi???
Như vậy cho đến trước sự việc thu phí lần
này thì tất cả những hành động “máu lửa” của ông Thăng đều chỉ dừng ở
mức hành động một cách nóng vội, cảm tính và không hề có cơ sở khoa học
nào (điển hình như việc đổi giờ học). Hòan tòan trái ngược với lời tuyên
bố của ông cho rằng Bộ GTVT đã nghiên cứu kỹ, rằng chúng tôi không nóng
vội cảm tính?.
Lần này, như trên đã nói dù có ý kiến
phản biện thậm chí rất gay gắt của các chuyên gia, người dân, văn nghệ
sĩ, quan chức v.v… ông vẫn kiên quyết cho rằng Bộ GTVT không nóng vội,
không cảm tính. Cũng vẫn với cách nói “Tôi đã làm phải quyết liệt” nhưng
bản thân ông lại có những kiến giải hết sức ngây ngô về việc đóng góp
để làm đường tuần tra biên giới, về việc làm đường ở vùng cao v.v… mà
ông quên rằng khi mua xe ô tô người dân đã phải chịu tới 8 loại thuế
phí. Trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt đã là một thứ thuế rất cao và tương
đương với việc đánh thuế hạn chế phương tiện như ông đang đề xuất (cùng
với các mặt hàng như rượu, thuốc lá…vv là những mặt hàng không khuyến
khích tiêu dùng). Khỏan thuế đó chính là để phát triển giao thông mà
người dân đã trả, thưa ông Thăng. Hòan tòan không có chuyện tham gia
giao thông mà không trả tiền như ông nói.
Hơn nữa, người dân khi mua xe, làm việc,
kinh doanh v.v….đã đóng rất nhiều loại thuế khác nhau cho nhà nước. Còn
việc dùng khỏan thuế đó như thế nào, phân bổ ra sao (trong đó khỏan chi
ngân sách cho phát triển giao thông chiếm khỏang 20% GDP) là việc của
nhà nước, trong đó có bộ GTVT chứ đâu phải của người dân? Chưa kể khỏan
vay hàng tỷ đô la từ nguồn vốn ODA cho xây dựng hạ tầng mà thực chất
cũng là người dân (thông qua việc đóng thuế) phải trực tiếp chi trả hàng
năm.
Hẳn ông Thăng chưa quên những năm 80 của
thế kỷ trước, khi tuyệt đại đa số người dân Hà Nội chỉ biết đến phương
tiện giao thông là chiếc xe đạp, và dân số HN lúc đó kém xa bây giờ thì
đã có những địa danh “ kinh hòang “ cho người dân như là “Ngã tư khổ”?
Ông có thấy dòng sông người đi xe đạp tắc đường ở “Ngã tư khổ” lúc tan
tầm ngày này qua ngày khác. Lúc đó người dân đâu có xe máy, nói gì đến ô
tô? Chắc Ông quên rằng diện tích dành cho giao thông đường bộ ở Hà Nội
chỉ chiếm có 7% thì làm sao không tắc đường?
Có thể ông Thăng rất có tâm phụng sự đất
nước, nhưng những biện pháp và đề xuất mà ông đưa ra cho thấy sự nóng
vội, cảm tính và đương nhiên là thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Việc
này được chứng minh bằng sự lúng túng khi đổi tên thành phí hạn chế
phương tiện giao thông sau khi bị phản đối. Sau đó ông cũng lại đề xuất
mức phí mới chi tiết hơn là mức phí đánh đồng từ 20-50 triệu của xe ô tô
ban đầu. Việc này càng được chứng minh rõ hơn khi trong chính cùng một
bài trả lời, ban đầu ông khăng khăng “Bộ Giao thông vận tải chịu trách
nhiệm và cá nhân tôi chịu trách nhiệm về đề xuất mức phí. Trên cơ sở các
đề án nghiên cứu, chúng tôi cho rằng mức phí đề xuất là hợp lý. Khi đã
làm theo chủ trương, tôi sẵn sàng đề xuất vì mục đích chung, vì mục tiêu
đa số người dân được hưởng…” và “ Mức thu dựa trên những tính toán
toán, cơ sở cụ thể chứ không phải thích thu bao nhiêu thì thu, chúng tôi
không lúng túng và cũng không thay đổi mà chỉ giãn mức thu giữa các đối
tượng cụ thể”
Nhưng sau đó chính ông lại thừa nhận:
“Tất nhiên, mức phí đề xuất cũng chưa hoàn toàn khách quan và công bằng,
nhưng 600.000 người có xe ôtô sẽ hoàn toàn tự hào, hạnh phúc vì tham
gia đóng góp cho đất nước. Đóng góp phí giao thông cũng thể hiện sự yêu
nước” !!!???. (Nguồn:VNE và Dân trí)
Đến đây, người viết bài này thiết tưởng
đã tương đối rõ về chân dung một Bộ trưởng. Ông có thực sự dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm và quan trọng hơn là nói được, làm được như
nhân dân kỳ vọng ở ông không?
L.H
L.H
Nguyễn Xuân Diện: Chân dung anh Đinh La Thăng rõ mồn một rồi, các bác nhỉ?
Hoan hô Bộ trưởng đinh “tặc” Đinh La Thăng !
Kami
-
-
“… với những quyết định thu phí hạn chế phương tiện tréo ngoe cũng đã khiến giới trung lưu phải nổi giận, hơn thế nữa theo ông Bộ trưởng Đinh La Thăng nói rằng “Nộp phí giao thông là thể hiện sự yêu nước !”. Không hiểu ông Bộ trưởng chọc tức người dân hay nói thật?Nếu là ông Bộ trưởng nói thật thì 90% dân chúng đang sử dụng phương tiện giao thông sẽ xin không yêu nước.”
Sáng ngày 02.4.2012, người dân trong nước
cùng thở phào nhẹ nhõm khi được biết báo chí truyền thông trong nước
đồng loạt đưa tin Hai loại phí giao thông: Chưa thu trong năm nay,
bản tin cho biết hai loại phí giao thông bao gồm là phí lưu hành vào
nội đô và phí hạn chế phương tiện cá nhân đang làm nóng dư luận đã được
người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải ông Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng
định là sẽ chưa tiến hành thu trong năm 2012. Theo
ông Bộ trưởng Thăng cho biết lý do chưa thu hai loại phí kể trên vì
phải chờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua và tình hình
kinh tế còn khó khăn.
Hẳn chúng ta đều biết, tháng 8.2011 ngay
sau khi được Quốc hội phê chuẩn vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải lập tức ông Đinh La Thăng được người dân cả nước biết đến là một vị
Bộ trưởng xông xáo và đã đưa ra nhiều quyết định mang tính đột phá, mạnh
mẽ như một “Tư lệnh ra chiến trường” (lời của ông Thăng). Nhìn chung
với những quyết định, hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm của Bộ
trưởng Đinh La Thăng trong thời gian đầu khi mới nhậm chức đã được đông
đảo người dân bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình, hy vọng và đánh giá cao.
Không ít người còn cho rằng Bộ trưởng Thăng là một Bộ trưởng trẻ có tài,
tận tâm, tận lực vì nhân dân.
Đâu phải vì thành phố 6 triệu dân chỉ mới có 1000 xe buýt mà tắc, vấn lề là mặt đường quá thiếu?
Thế nhưng thời gian gần đây, với hàng
loạt “sáng kiến” khác nhau được Bộ trưởng Đinh La Thăng đưa ra lại khiến
cho người dân “chưa kịp mừng đã vội lo” và thậm chí nhiều người đã phải
“khiếp vía” nếu không nói là quá sợ vì những quyết định kém hiệu quả
của ông Bộ trưởng Đinh La Thăng đã quá xa rời thực tế mang tính chắp vá,
manh mún kiểu đẽo cày giữa đường. Ví dụ tháng 10 năm 2011, Bộ trưởng
Đinh La Thăng đã đề xuất phương án đổi giờ làm, giờ học các trường THPT
để giảm ùn tắc giao thông, thử nghiệm trước hết tại Hà Nội và TP.HCM. Hà
Nội từ ngày 1 tháng 2 năm 2012, kết quả đến nay sau hơn 02 tháng thực
hiện dù giờ đã đổi nhưng tắc đường vẫn không hề giảm. Và gần đây nhất là
“sáng kiến” thu các loại phí giao thông: phí bảo trì đường bộ, phí lưu
hành phương tiện cá nhân tại năm thành phố đã là gây xôn xao dư luận và
khiến cho không ít người hết sức bất bình và căm phẫn. Đến mức trên tờ
báo Dân trí có tác giả phải thốt lên cay đắng rằng “Có lẽ dân ta bây giờ mừng nhất là nghe được tin: Bộ trưởng Đinh La Thăng… không có thêm “sáng kiến” mới nào nữa.”
Sao lại có chuyện lạ kỳ, dường như nghịch
lý như vậy diễn ra trong một nhà nước của dân, do dân và vì dân? Vì
đúng ra, nếu một vị Bộ trưởng không có năng lực điều hành công việc chứ
chưa nói tới chuyện chỉ kiếm chuyện hành dân thì người đứng đầu chính
phủ buộc phải thay bằng một người khác có trình độ và năng lực tốt hơn
để giải quyết trước hết là việc ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn,
sau là đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông có hiệu quả. Tuy
nhiên thời gian từ tháng 8.2011 đến nay còn quá ngắn để đánh giá khả
năng và trình độ năng lực của ông Bộ trưởng Đinh La Thăng. Nhưng dù có
đến 10 ông Bộ trưởng Đinh La Thăng, mỗi ông có tới 5 đầu 6 tay, 12 con
mắt thì cũng không bao giờ giải quyết được vấn nạn giao thông ở các các
đô thị lớn ở Việt nam nói riêng và trên toàn quốc nói chung !
Tai sao lại có chuyện như vậy?
Trước hết cần phải thấy, việc ùn tắc giao thông đô thị lớn trong các giờ cao điểm nhìn chung do các nguyên nhân chính như sau:
- Phương tiện giao thông quá lớn, song số lượng diện tích mặt đường quá nhỏ so với diện tích choán chỗ của các phương tiện giao thông, do đó không có khả năng cho xe cộ lưu thông.
- Việc tổ chức hệ thống phân luồng và điều hành giao thông kém cộng với ý thức của người dân tham gia giao thông.
Để giải quyết tình trạng ùng tắc, biện
pháp duy nhất là giảm đầu phương tiện giao thông cá nhân đang lưu thông,
bằng cách tăng cường số lượng, chất lượng và chủng loại của hệ thống
giao thông công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại của dân chúng. Hoặc đánh
thuế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. Hai biện pháp này cần phải
tiến hành đồng bộ, chứ không thể cứ đánh thuế phương tiện cá nhân cao mà
chưa giải quyết được vấn fđề giao thông công cộng. Như vậy là không
công bằng, vì nhà nước phải có trách nhiệm làm đường, làm cầu, đảm bảo
giao thông thông suốt và an toàn cho toàn xã hội cũng như cho mọi người
dân. Ngược lại thì người dân đã phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước,
do đó việc thu phí không thể làm người ta ít đi xe. Điều này giống như
chuyện tăng học phí, tăng viện phí thì người dân cũng phải chấp nhận,
chỉ trừ những người quá nghèo khó mới cho con nghỉ học hoặc nằm nhà chờ
chết. Còn có mấy ai nếu không vì kế mưu sinh mà đi chơi vào giờ cao điểm
để chịu cảnh ùn tác? Nhưng trách nhiệm của mọi nhà nước ta đâu có bỏ
mặc dân như thế. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải
quyết được gì. Chỉ càng làm cho dân khó khăn, đã nghèo thì càng nghèo
thêm.
Để tìm lời giải đáp cho phương pháp tìm
lối thoát của vấn nạn ùn tắc cho giao thông đô thị, xin đơn cử các quốc
gia với các chế độ chính trị khác nhau sẽ thấy rõ nguyên nhân vì sao vấn
đề giao thông, đặc biệt là giao thông đô thị là một bài toán cực kỳ nan
giải, nếu không muốn nói nó sẽ mãi không có lối thoát nếu Việt nam tiếp
tục duy trì chế độ chính trị độc đảng như hiện nay cộng với nền kinh tế
thị trường.
Một cảnh sát giao thông đứng trên con đường vắng vẻ ở Bình Nhưỡng (VnEconomy)
Giao thông ở thủ đô Bình nhưỡng giờ cao điểm (info.vn)
Trước hết hãy cùng xem đất nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Triều tiên, một nhà nước xã hội chủ nghĩa với đúng
nghĩa nguyên thủy của nó, nơi mà nhiều người cho rằng sở dĩ nó còn tồn
tại vì người ta muốn nó là một viện bảo tàng để cho lớp người trẻ trên
toàn cầu hiểu hết được sự “tốt đẹp” đến man rợ của cái gọi là chủ nghĩa
cộng sản. Và đây là tính ưu việt của nó mà người dân Việt nam ở các đô
thị, hàng ngày phải lưu thông trên đường vì kế sinh nhai phải phát thèm
vì sự thông thoáng của giao thông đô thị mà hiếm có một quốc gia bình
thường hay thịnh vượng có được. Lý do không có chuyện ùn tắc giao thông
cũng rất đơn giản, vì với kinh tế kế hoạch tập trung trên cơ sở sở hữu
toàn dân do nhà nước nắm giữ gần 100%. Đồng thời bị thế giới cô lập do
chế độ chính trị độc tài gia đình trị, lập dị dẫn đến kinh tế chậm phát
triển. Đời sống dân chúng nghèo khổ, ăn không đủ phương tiện giao thông
cá nhân là xe đạp, chứ đừng nói chuyện mua xe ô tô, xe gắn máy.
Hệ thống giao thông đường bộ ở thủ đô Bangkok với 3 tầng đường và hai hệ thống tàu điện ngầm (sub way) và trên cao (sky train)
Nhìn từ trên cao xuống
Trong khi đó ở nước láng giềng của Việt
nam là Thái lan, một nhà nước quân chủ lập hiến, có nền kinh tế thị
trường TBCN hoàn toàn. Theo báo cáo chính thức của Bộ tư lệnh Cảnh sát
thủ đô Bangkok cho biết số lượng phương tiện giao thông xe ô tô và xe
gắn máy hiện tại tới 6,62 triệu chiếc trong đó xe ô tô tới hơn 4 triệu
chiếc và xe gắn máy 2,6 triệu xe với dân số trên 10 triệu người. Nhưng
việc ùn tắc giao thông hàng ngày ở thủ đô Bangkok chỉ xảy ra trong giờ
cao điểm và chỉ là ùn tắc cục bộ một số nút trong trung tâm, song thời
gian ùn tắc không lâu như ở các thành phố Hà nôi và Sài gòn. Lý do họ có
một cơ sở hạ tầng cơ sở về giao thông, cộng với các loại hình phương
tiện giao thông công cộng đa dạng chất lượng cao. Và một điều không thể
không nhắc đến là Bangkok (Pataya, Hatnhay) là một trong 03 địa phương
được áp dụng một hệ thống quản lý hành chính đặc biệt (như đặc khu
Hongkong), mà chủ tịch thành phố Bangkok thay vì sự bổ nhiệm từ trung
ương do dân chúng trực tiếp bầu ra. Chính vì lý do này đã kích thích sự
chạy đua giữa các thị trưởng của các đảng phái khác nhau trong vấn đề
chống ùn tắc là những mục tiêu hàng đầu trong việc vận động tranh cử. Do
vậy công việc giải quyết vấn nạn ùn tắc ở Bangkok đã có các giải pháp
có hiệu quả nhanh chóng và cao độ.
Qua đây để thấy mối quan hệ hữu cơ giữa
thể chế chính trị và đời sống xã hội hết sức gần gũi, mật thiết và có
mối tương tác qua lại. Một vấn đề quan trọng cũng như một bài toán khó,
bài toán khó thì phải đòi hỏi người có tài, có năng lực, có tư duy chiến
lược mới có thể giải quyết được. Một điều nữa cần phải nói khi ông Bộ
trưởng Đinh La Thăng cho rằng việc thu phí nhằm để có tiền đầu tư hạ
tầng, khi phương tiện bớt đi, chúng ta có khả năng tăng xe buýt, phương
tiện vận tải công cộng lên, môi trường trong sạch hơn, đường đẹp hơn, đi
lại thuận tiện hơn, ít tai nạn hơn. Nhưng ông Bộ trưởng nghĩ gì khi
người ta khẳng định sự thất thoát trong đầu tư công (ICOR) quá lớn, khu
vực nhà nước lớn khoảng 40% gấp đôi khu vực tư nhân, càng lớn hơn so với
khu vực tư nhân nước ngoài? Nguyên do chúng ta thiếu một cơ chế giám
sát và phản biện cần thiết, mà chế độ độc đảng vừa đá bóng vừa thổi còi
thì không bao giờ có thể làm và thực hiện thành công đươc.
Việc chính phủ bổ nhiệm ông Đinh La
Thăng, với những phát ngôn, hành động và những quyết định trong một thời
gian ngắn khoảng 8 tháng đã bộc lộ sự yếu kém, tư duy ngắn hạn đặc biệt
là những ý tưởng phi khoa học, phi kinh tế làm người dân chán ngán đã
dành cho ông biệt danh Đinh “tặc” quả không ngoa. Đây là biện pháp có
thể gọi là cục bộ mang tính chữa cháy của ông Nguyên Tấn Dũng Thủ tướng
chính phủ, theo lối dân dã người ta gọi là “Không có chó bắt mèo ăn
cư’t”. Một số người còn đã tính đến chuyện phải bán cả ôtô, chuyển sang
sử dụng phương tiện công cộng dù chất lượng của chúng còn nhiều điều
phải bàn, vì không chịu nổi mức phí quá cao và để ủng hộ chống ùn tắc
giao thông mà Bộ trưởng đang hướng tới…
81,6% độc giả đánh giá Bộ trưởng Thăng là người nôn nóng, vội vàng trong công việc.
Trong thăm dò mới đây do báo Giáo dục Việt Nam
thực hiện, với câu hỏi, Bộ trưởng Đinh La Thăng là người thế nào trong
công việc?. Tính đến 12 giờ trưa ngày 28/3/2012, đã có 810/992 ý kiến
độc giả chiếm 81,6% cho rằng, Bộ trưởng Thăng là người nôn nóng, vội
vàng trong công việc. 83/992 ý kiến chiếm 8,3% cho rằng bình thường,
55/992 ý kiến chiếm 5,5% cho rằng Bộ trưởng Thăng quyết đoán, dám nghĩ,
dám làm, 40/992 ý kiến chiếm 4% cho rằng Bộ trưởng là người thiếu quyết
đoán và 0,4% cho rằng Bộ trưởng là người không nôn nóng, vội vàng trong
công việc.
Nhưng một điều nguy hiểm nhất mà ban lãnh
đạo đảng CSVN không nhìn thấy một hậu quả vô cùng lớn đó là sự phá hoại
uy tín và lòng tin của người dân đối với chính quyền. Trước đây trong 6
năm ông Nguyễn Tấn Dũng trong cương vị Thủ tướng chính phủ đã phá nát
nền kinh tế Việt nam từ anh hùng đến con số không. Kinh tế suy thoái,
lạm phát cao, giá cả tiêu dùng tăng vọt đã khiến cho tầng lớp dân nghèo,
công nhân, nông dân và những người thu nhập chỉ trông vào đồng lương
chán ghét chính quyền. Nay thêm ông Bộ trưởng Đinh La Thăng, với những
quyết định thu phí hạn chế phương tiện tréo ngoe cũng đã khiến giới
trung lưu phải nổi giận, hơn thế nữa theo ông Bộ trưởng Đinh La Thăng
nói rằng “Nộp phí giao thông là thể hiện sự yêu nước !”. Không hiểu ông
Bộ trưởng chọc tức người dân hay nói thật? Nếu là ông Bộ trưởng nói thật
thì 90% dân chúng đang sử dụng phương tiện giao thông sẽ xin không yêu
nước.
Yêu nước làm sao được khi mà ở Việt Nam
ta hệ thống giao thông công cộng nội đô như xe bus, tàu điện cao, tàu
điện ngầm chưa có vì thế đi lại chủ yếu phương tiện cá nhân. Phương tiện
công cộng của ta hiện có thì không thuận tiện và không đáp ứng đủ nhu
cầu. Trong hoàn cảnh đó, phương tiện cá nhân như ôtô, xe máy thuận lợi
và rất hiệu quả. Đồng thời với nền kinh tế thì đây là ngành mũi nhọn
mang lại nhiều công ăn việc làm và nộp nhiều cho ngân sách nhà nước.
Nhưng ở Việt Nam ta, chiếc xe bị hắt hủi và bị coi như kẻ thù. Để rồi
phí chồng phí mà thực chất là thuế chồng thuế, thu nhập đầu người ở Việt
nam thuộc hàng thấp, nhưng chi phí bổ xuống các phương tiện giao thông
cá nhân thì gấp 3-4 lần các nước phát triển.
Truyền thông của nhà nước vẫn kêu gọi
người dân cảnh giác với các thế lực thù địch, tuyên truyền lôi kéo người
dân từ chỗ ghét chính quyền để chống chính quyền. Đó là cái họ gọi là
diễn biến hòa bình. Thế lực thù địch ở đâu mọi người chưa rõ, nhưng để
làm người dân chán, ghét rồi tiến tới chống chính quyền thì phải kể tới
ông Bộ trưởng “Đinh tặc” Đinh La Thăng. Những điều ông đã làm trong 08
tháng vừa qua thì bằng kết quả tuyên truền của các thế lực thù dịchđã
làm trong 20 năm.
Gía như chính quyền Việt nam có thêm 3-4
ông Bộ trưởng kiểu ông Đinh “tặc” thì chả mấy chốc chả cần ai xúi người
dân cũng sẽ buộc phải đồng lòng đứng lên để lôi cổ chính quyền đã tham
nhũng trầm trọng nay còn thêm tội hại dân này xuống. Dân Việt nam thường
bị chê là vô cảm và cam chịu, nhưng nên nhớ điều đó chỉ đúng khi nồi
cơm, túi tiền của họ không bị ai ăn cướp một cách trắng trợn và vô lý
như ông Đinh “tặc” đã và đang làm.
Vậy muốn nhanh có sự thay đổi thì chúng ta phải đồng thanh hô: Hoan hô Bộ trưởng đinh “tặc” Đinh La Thăng !
© Kami
————————
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
————————
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
Doanh nghiệp của bà ĐBQH Hoàng Yến bị kiện
Nhóm PV
-
Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo do bà Đặng Thị Hoàng Yến (người liên quan trong vụ “ly hôn kỳ lạ” mà Báo Người Lao động đã nhiều lần thông tin) làm chủ tịch HĐQT vừa bị một doanh nghiệp ở TPHCM khởi kiện
Ngày 4-4, một thẩm phán TAND quận Bình
Tân – TPHCM cho biết cơ quan này đã thụ lý đơn của Công ty CP Xây dựng
giao thông Đức Hạnh (gọi tắt là Công ty Đức Hạnh) khởi kiện Công ty CP
Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (gọi tắt là Công ty Tân Tạo, thuộc Tập
đoàn Tân Tạo) để đòi 12,3 tỉ đồng tiền thi công công trình lấn biển tại
tỉnh Kiên Giang.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao
Động, ông Đoàn Văn Đức, Giám đốc Công ty Đức Hạnh, địa chỉ ấp 3, xã Tân
Kiên, huyện Bình Chánh – TPHCM, cho biết: Theo hợp đồng kinh tế ngày
6-11-2009, Công ty Tân Tạo giao cho Công ty Đức Hạnh thi công xây dựng
tường vây tại dự án Trung tâm Điện lực Kiên Lương thuộc xã Ba Hòn, huyện
Kiên Lương – Kiên Giang.
Ông Đoàn Văn Đức trình bày hồ sơ liên quan vụ kiện. Ảnh: ĐỨC MINH
Giá trị hợp đồng hơn 92 tỉ đồng. Khi
đang thi công, ngày 6-1-2010, Công ty Tân Tạo mà đại diện là ông Jimmy
Trần và bà Đặng Thị Hoàng Yến yêu cầu Công ty Đức Hạnh bàn giao 50% công
việc ở dự án này cho đơn vị khác thực hiện. Theo hợp đồng kinh tế đã ký
kết, sau khi đối chiếu sổ sách, Công ty Tân Tạo còn nợ Công ty Đức Hạnh
10,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đó, Công ty Tân Tạo lại không thanh toán
tiền thi công cho Công ty Đức Hạnh.
Cho đến nay, Công ty Tân Tạo vẫn chưa
thanh toán số tiền nói trên vì cho rằng Công ty Đức Hạnh có sai sót kỹ
thuật khi thi công công trình, mặc dù các hạng mục thi công đã được hai
bên nghiệm thu từng đợt. Theo ông Đức, vì cho là lý do không chính đáng,
ông nhiều lần yêu cầu được gặp bà Yến để giải quyết tiền thi công nhưng
không gặp được.
Không thể chờ được nữa, ngày 25-2-2011,
ông Đức khởi kiện Công ty Tân Tạo tại TAND quận Bình Tân. Trong đơn, ông
Đức yêu cầu Công ty Tân Tạo thanh toán 10,8 tỉ đồng cùng tiền lãi
1%/tháng cho 14 tháng (tính từ tháng 1-2010 đến thời điểm khởi kiện),
nâng tổng số tiền lên 12,3 tỉ đồng và phải trả một lần sau khi bản án có
hiệu lực.
Đến nay, TAND quận Bình Tân đã thụ lý đơn
khởi kiện của ông Đức, đồng thời đã mời hai bên liên quan đến thực hiện
các thủ tục cần thiết. Đại diện bị đơn có ông Thái Văn Mến, Tổng Giám
đốc Tập đoàn Tân Tạo, đã đến tòa để làm việc.
Ông Đoàn Văn Đức cho biết sở dĩ nhận làm
công trình nói trên là vì bà Yến nhờ ông tư vấn công nghệ lấn biển. Là
doanh nghiệp có kinh nghiệm, kỹ thuật trong lĩnh vực này, ông Đức đưa ra
giải pháp đóng cừ chịu lực. Theo ông Đức, việc đóng cừ chịu lực đã làm
lợi cho Công ty Tân Tạo hàng chục tỉ đồng so với các phương án thi công
khác. Ông Đức cho rằng trước và trong quá trình thi công, bà Yến thường
gặp gỡ, bàn bạc với ông nhưng khi đã nghiệm thu từng phần đã thi công,
phía Công ty Tân Tạo luôn né tránh yêu cầu thanh toán của đối tác.
Khi ông Đức nộp đơn ra tòa khởi kiện,
phía Công ty Tân Tạo lại nại lý do một số đầu cừ (cọc nhồi-PV) bị bể để
không thanh toán tiền thi công cho Công ty Đức Hạnh. Để giải quyết, TAND
quận Bình Tân đã mời Trung tâm Ứng dụng công nghệ (Trường ĐH Bách khoa
TPHCM) khảo sát đánh giá và kết quả đó là lỗi thông thường và có tỉ lệ
thấp. Theo ông Đức, trong số 10.000 cây cừ, chỉ có hơn mười cây bị bể
đầu và điều đó là bình thường trong lĩnh vực thi công cọc nhồi.
Vụ kiện đang được TAND quận Bình Tân tiến hành các thủ tục liên quan.
Theo: NLĐTrại Thanh Hà không cho Bùi Hằng ký đơn khiếu kiện
Người Buôn Gió
-
“Việc đơn từ của chị Bùi Minh Hằng là một học viên, không phải là người thụ án. Mặc dù người thụ án dù mất gần hết quyền công dân nhưng vẫn có quyền khiếu kiện những gì liên quan đến quyền lợi của mình, huống chi là một trại viên của trại giáo dục”
Sáng nay hồi 9 giờ ngày 4/4/2012 con trai
của Bùi Minh Hằng từ Vũng Tàu ra Hà Nội đã đến trại Thanh Hà. Tại đây
Bùi Nhân đưa lá đơn của luật sư soạn thảo cho Bùi Minh Hằng ký. Nhưng có
đến 4 cảnh sát trại giam ở phòng gặp đã giật lá đơn và nói:
- Ở đây chỉ được phép thăm gặp gửi quà, không được đơn từ gì hết.
Lần trước thì Trại Thanh Hà không cho Bùi
Minh Hằng ký đơn mà bắt chép tay, trong một thời ngắn phải chép tính ra
giấy chép là gần 10 trang. Tương đương với 4,5 trang giấy in. Bởi sự o
ép như vậy lá đơn Bùi Hằng chép đã nhiều chữ không rõ.
Bùi Nhân đề nghị 4 cảnh sát này cho gặp chỉ huy trại để hỏi rõ,nhưng những cảnh sát này khước từ thẳng thừng:
- Chỉ huy tôi không gặp cậu.
Bùi Nhân ra khỏi phân trại 3 Thanh Hà nơi
giữ giam mẹ Bùi Minh Hằng, lên trại 1 tức trại trung tâm để làm đơn
khiếu nại, đề nghị ban giám thị trại Thanh Hà trả lời cụ thể căn cứ vào
đâu để không cho học viên được quyền ký đơn khiếu kiện.
Ở trại trung tâm, trực ban nói lãnh đạo,
chỉ huy đi vắng hết. Mặc dù chiếc xe con của ban giám thị ban nãy ở phân
trại 3 vừa về đến trại 1. Trực ban nhận lá đơn và nói đã ghi vào sổ
trực ban, chuyển lãnh đạo trả lời sau.
Hôm nay chỉ có Gió chở Bùi Nhân đi
bằng xe máy cà tàng. Vì mong muốn chuyện làm đơn không bị ảnh hưởng, nên
hôm nay nhiều anh em đã quyết định ở nhà không đi.
Vẫn như mọi khi, những người mặc quần áo
an ninh đợi sẵn bên ngoài, bên trong cầm máy quay. Chắc chắn tấm bảng
Cấm Quay Phim Chụp Ảnh ở trại 3 Thanh Hà không có giá trị gì, khỏi phải
cãi nhau vì được chụp bên trong hay bên ngoài nữa. Vì hôm nay khi Bùi
Nhân vào, Gió trốn ở bụi cây, an ninh cầm may quay lia máy đi tìm dáo
dác không thấy. Buộc phải chạy ra ngoài cổng đứng giữa đường để quay
cảnh Gió chở Bùi Nhân về. Vì đứng giữa đường để quay bằng được nên suýt
xảy ra tại nạn. Mong lần sau chú ý hơn. Lực lượng an ninh địa phương
cũng tăng cường để giữ con đường thuộc chủ quyền của họ như họ đã nói ở
lần trước.
An ninh ra ngoài cổng dáo dác tìm đối tượng để ghi hình về báo cáo cấp trên.
Vì lúc Bùi Nhân ra khỏi cổng trại 3,
nhiều kẻ lạ mặt áp sát để hóng hớt. Hai cậu cháu bảo nhau về, nhưng thực
chất ra đường tìm chỗ viết đơn rồi lên thẳng trại 1 gửi.
Bùi Nhân vào trại 1 nộp đơn khiếu nại về việc cấm đoán học viên viết đơn của trại 3 Thanh Hà.
Việc đơn từ của chị Bùi Minh Hằng là một
học viên, không phải là người thụ án. Mặc dù người thụ án dù mất gần hết
quyền công dân nhưng vẫn có quyền khiếu kiện những gì liên quan đến
quyền lợi của mình, huống chi là một trại viên của trại giáo dục. Trại 3
Thanh Hà đã thay thế tòa án tước đi quyền này của chị dưới những hình
thức khác nhau như bắt chép tay, không cho ký đơn sẵn, đến khi chép lại
cũng không cho.
Theo: Blog nguoibuongio.
Những quả bom chờ nổ !
Tự do Ngôn luận
-
Tự bản chất, chế độ độc tài, nhất là độc
tài Cộng sản, là một chế độ khủng bố, luôn tạo nguy hiểm cho nhân dân để
tạo an toàn cho tập đoàn thống trị. Nghĩa là nó chuộng an ninh hơn là
an dân. Ngoài ra, vì đã hình thành qua việc cướp quyền bằng đấu tranh vũ
trang chứ không được quyền bằng đấu tranh chính trị, chế độ độc tài
điều hành đất nước cách vô trách nhiệm, luôn coi thường ý kiến của người
dân, nhất là giới trí thức dân sự và tôn giáo,
do đó dần dần trở nên mù quáng và thiển cận, chỉ cốt thành công trước
mắt cho bản thân chứ không quan tâm đến thất bại lâu dài cho dân tộc.
Hơn nữa, giữa lòng hệ thống cộng sản toàn cầu, luôn có cảnh cá lớn nuốt
cá bé, đảng đàn anh ức hiếp, bóc lột đảng đàn em. Thành ra chế độ độc
tài cũng gây nên nhiều mối nguy cho toàn thể đất nước. Nói theo kiểu
hiện thời, đó là những quả bom chờ nổ treo trên đầu dân tộc.
Chỉ xét trên phương diện môi sinh, người
ta thấy có nhiều ví dụ trong các nước Cộng sản: Đông Đức từng nổi tiếng
có môi trường ô nhiễm nhất Âu châu, đến độ bảo vệ môi trường tại quốc
gia này trở thành một vấn đề chính trị rất nhạy cảm. Ai dám nói về ô
nhiễm môi trường sẽ bị nhanh chóng quy tội “phỉ báng nhà nước”.
Liên Xô thì có thảm họa môi trường nức tiếng với vụ nổ lò nguyên tử
Chernobyl và khô cạn biển nội địa Aral. Trung Quốc thì lừng danh toàn
cầu với việc thải khí CO2 vào khí quyển, việc ô nhiễm nghiêm trọng các
dòng sông và nguy cơ vỡ đập Tam Hợp.
Tại Việt Nam, Cộng sản cũng đang treo
trên đầu dân tộc nhiều quả bom nổ chậm, phần do thói vô trách nhiệm
trước quốc dân, phần do óc hám tài tham lợi của đảng, phần do nỗi kinh
sợ trước quần chúng, phần do thái độ hèn nhát bạc nhược trước “Thiên
triều”.
2- “Chùm bom thủy điện”
đang treo trên đầu dân chúng, làng mạc, phố thị ở miền Trung. Hiểm họa
này đã được nhà văn Võ Thị Hảo cảnh báo từ tháng 11-2010 qua bài viết “Miền Trung ơi, ngươi đã bị thí mạng”. Xin trích: “Sau
trận lũ lụt thảm khốc tại miền Trung hồi tháng 11-2009, nhiều đại biểu
Quốc hội đã chất vấn chính phủ về nguyên nhân lũ lụt miền Trung. Một số
nhà chuyên môn có uy tín đã phát hiện là “do yếu tố con người”: do những
nhà máy thuỷ điện vì lợi ích cục bộ của mình, không thực hiện quy trình
đã cam kết về vận hành hồ chứa phòng lũ, cứ tích đầy nước để chạy máy
phát điện tối đa, đến lúc mưa lớn tràn về, liền mở cửa xã lũ ào ạt để
bảo vệ đập và nhà máy, bất kể hậu quả cho dân vùng hạ lưu…. Trước đây,
lũ lụt miền Trung chỉ khoảng 5-7 năm 1 lần, còn gần đây tần suất tăng
lên, 1-2 năm 1 lần (chưa kể hai năm gần đây lũ chồng lên lũ) và khốc
liệt hơn… Trong lũ lụt có yếu tố con người. Riêng 9 tỉnh miền Trung và
Tây Nguyên gần đây đã phát triển tới 393 dự án thủy điện lớn nhỏ… Họ
tích nước chủ yếu để sản xuất điện, chứ có mấy khi chủ động xả nước
trong hồ để chờ lũ, đón lũ và cắt lũ. Vì vậy nguy cơ vỡ đập tràn, nước
lớn từ thuỷ điện tác động vào lũ miền Trung càng gay gắt…”
3- “Loạt bom hạt nhân”
từ 16 lò phản ứng mà nhà cầm quyền dự định xây xong trước năm 2030,
phần lớn tại Ninh Thuận, nhờ các chuyên gia và thiết bị của Nga và Nhật,
bất chấp thảm họa nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl của Nga năm 1986
và nhà máy điện nguyên tử Fukushima của Nhật năm rồi. Gọi đây là loạt
bom hạt nhân vì theo lời Tiến sĩ Nguyễn Khắc Nhẫn, chuyên gia lâu năm
trong ngành, nguyên Cố vấn Nha Kinh tế – dự báo – chiến lược ở Paris,
giáo sư Viện Kinh tế – chính sách năng lượng và Đại học Bách khoa
Grenoble (Pháp): “Hạt nhân Fukushima–Daiichi hay Hiroshima, Nagasaki
cũng là một. Phóng xạ giết người của bom nguyên tử hay của lò điện hạt
nhân cũng vẫn là một. Những tâm lò phản ứng điện hạt nhân nóng chảy kia
đã và đang làm bao trái tim của thường dân và trẻ em vô tội tan nát,
nguyên nhân của bao cuộc sống điêu đứng, đau thương”. Ý thức được
thảm họa này, các nước Âu châu và Bắc Mỹ đã lên chương trình xóa sổ điện
hạt nhân, Nhật Bản chỉ còn 1 trên tổng số 54 lò phản ứng hoạt động. Thế
mà “Việt Nam lại đang có một chương trình điện hạt nhân “tham vọng vào loại bậc nhất trên thế giới” với giấc mơ điện hạt nhân “đâm hoa đua nở” trong lúc thế giới thì đang lo ngại tìm giải pháp thay thế chúng” (New
York Times, 01-3-2012). Tham vọng lớn như thế nhưng lại chưa tập hợp
được một đội ngũ chuyên gia cần thiết cho việc khai thác, điều chỉnh mà
phải bắt đầu từ số không. Thời hạn lại quá ngắn để có thể tạo lập một tổ
chức quản lý khả tín, đặc biệt trong một đất nước có tiếng đầy nạn tham
nhũng, thừa thói vô trách nhiệm, vắng sự minh bạch công khai và thiếu
các tiêu chuẩn an toàn, nên nguy cơ xảy ra một kịch bản như ở Chernobyl
và Fukushima là rất lớn. Ngoài thảm họa môi trường, đó cũng là một thảm
họa tài chánh theo lời Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn, một chuyên gia nguyên tử
thượng thặng khác đang làm việc tại Mỹ: “Các nhà máy ĐHN rất đắt
tiền, phải kế hoạch cả 10, 15 năm thì mới xây xong, và khi điều hành thì
có rất nhiều rủi ro là nhà máy nằm chết không tạo điện. Khi nhà máy nằm
chết thì ta vẫn phải trả nợ tiền vay. Nước Việt Nam còn rất nghèo…. Đối
với ngân sách của ta, 10-20 tỉ USD là rất lớn, cần phải đi vay mượn”.
4- Những quả bom nổ chậm khác:
Không cần nói thì ai cũng biết chúng đang nằm nơi các đồn công an dày
đặc trên khắp đất nước. Từ mấy năm nay, số nạn nhân bị lực lượng “chỉ biết còn đảng còn mình”, “kiêu binh thời đảng trị”
này ngày một gia tăng. Thê thảm nhất là một đàng họ bị tra tấn đến vong
mạng chỉ vì những nguyên cớ rất nhỏ nhặt (ngồi xem đánh bạc, không đội
mũ bảo hiểm, gây lộn xộn trên đường, xích mích với cảnh sát, có thư tố
cáo nặc danh…), đàng khác lại bị công an vu cáo là tự đập đầu vào vách,
tự treo cổ lên xà nhà… và rồi hầu hết mọi vụ án đều chìm xuồng, mọi thủ
phạm đều ung dung ngoài vòng pháp luật hay chỉ bị xử phạt rất nhẹ. Loại
bom nổ chậm nữa đang nằm trên Biển Đông, từ bàn tay lũ hải tặc Tàu, lủng
lẳng trên đầu các ngư dân Việt vô tội, treo lên bằng sợi chỉ là lời
tuyên bố hết sức vô trách nhiệm, khó tưởng tượng nổi của thứ trưởng bộ
Quốc phòng Việt cộng: “Ngư dân bị tàu lạ ngăn cản, cướp bóc, giết chết là vấn đề dân sự; quân sự không can thiệp!”.
Quả bom đó hiện đe dọa cuộc sống của hàng triệu ngư dân và hàng trăm
nhà máy thủy sản, đã đe dọa sinh mạng của hàng ngàn ngư dân lâm nạn Tàu
tặc gần cả thập niên rồi, và đang đe dọa tài sản lẫn gia đình của 21 ngư
dân Lý Sơn, Quảng Ngãi bị bắt hôm 21-03 gần quần đảo Hoàng Sa, vốn bị
xử phạt mỗi người 70.000 nhân dân tệ, tức hơn 200 triệu đồng Việt Nam!
Cuối cùng là quả bom tài chính vốn đang làm vỡ tung các đại tập đoàn
công nghiệp với những món nợ khổng lồ, làm 30% công ty phá sản và
200.000 doanh nghiệp sập tiệm (Việt Báo 26-03-12), kéo theo sự sụp đổ
nay mai của nền kinh tế Việt Nam.
Ai tạo ra những quả bom nổ chậm đang đe dọa cuộc sống toàn dân và phá hủy tương lai đất nước ấy? Hỏi tức là đã trả lời!
Ban Biên Tập
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 144 (01-04-2012)
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 144 (01-04-2012)
Những ‘nhà sư’ trên phố Bolsa
Huy Phương
-
Ở trong khu phố Little Saigon khoảng mười năm nay người ta thường thấy một người đàn ông mặc áo vàng như một nhà sư, ngồi trên một chiếc xe lăn máy, ở những khu phố đông người như khu chợ ABC, Phước Lộc Thọ, Phở Quang Trung…
Ông ôm một chiếc thùng giấy nhỏ đề chữ
“lạc quyên” và một hàng số điện thoại: 714- 894-1518, ngửa tay xin tiền
những người qua lại. Có tiền có khi ông đút vào túi, có khi ông để khách
dúi tiền vào hộp. Tôi thấy ông từ 10 năm qua, từ lúc tương đối ông chưa
già, nay suốt ngày ông ở ngoài đường, dù trời mưa hay nắng, trông ông
có vẻ xuống sắc. Rất nhiều người cho tiền
ông và đôi lúc ông cũng chận xe ngang những cô gái trẻ, ngỏ ý muốn xem
chỉ tay cho họ. Có người lắc đầu bỏ đi nhưng cũng có người dừng lại đưa
bàn tay ra cho ông cầm lấy, ông vuốt bàn tay khách, nói những câu chung
chung và nhận một số tiền nhỏ. Tình cờ, một lần đậu xe trong parking,
tôi thấy ông hướng dẫn một cô gái còn trẻ, vào một chỗ trống giữa hai xe
để người khác khỏi tò mò để xem chỉ tay, bên cạnh chiếc xe tôi vừa lái
vào. Tình cờ, tôi nghe ông nói: “Cuối tháng này cô có một món tiền vào!”
Cô gái hỏi lại: “Tiền này từ đâu thầy?” Tôi không nghe được câu trả lời
vì ông có vẻ ấp úng.
Vị sư xem chỉ tay và nói: “Cuối tháng này cô sẽ có một món tiền lớn!” (Hình: Huy Phương/Người Việt)
Sáng nay gặp ông đang đậu xe trước cửa
chợ ABC đang xin tiền người qua lại. Trong một cuộc chuyện trò “bất đắc
dĩ,” ông cho biết pháp danh của ông là Trí Quang, trước tu tại chùa Nam
Quang, Quảng Ngãi, sang Mỹ năm 2006, “theo diện nhân đạo.” Thoạt đầu ông
nói do chùa Việt Nam (?)bảo lãnh, nhưng sau đó ông lại nói ông được Mỹ
cho sang trong diện nhân đạo dành cho các tu sĩ Phật Giáo. Từ ngày sang
Mỹ đến nay, “chùa” của ông là đường phố và nghề của ông là khất thực.
Ông cho biết số tuổi của ông là 82, nhưng ông không có trợ cấp tiền bạc,
thuốc men, housing gì của chính phủ Mỹ. Khi chúng tôi xin địa chỉ để
đến thăm ông, ông nói không có địa chỉ và ở rày đây mai đó. Một người
làm việc trong chợ cho biết, có lẽ ông sống ở gần khu chợ ABC, nên sáng
nào cũng di chuyển bằng chiếc xe lăn gắn máy ra đây. Ông sư này cho biết
ông không có chùa, từ ngày sang Mỹ đến nay, mỗi ngày ông ra vùng này để
khất thực, ai cho gì ông ăn nấy. Về tiền, ông cho biết “ngày khá thì
vài chục, ngày ít thì vài đồng!” Tuy vậy trong lúc nói chuyện với ông,
mức độ những người hảo tâm đến bỏ tiền vào thùng giấy của ông không phải
là ít.
Sư, ni thật hay giả?
Ông là sư thật đi khất thực hay sư giả
như tệ nạn hiện nay ở các thành phố lớn Việt Nam, đó là câu hỏi của
nhiều người đã thắc mắc. Thật sự. không gì chứng minh ông là một nhà sư
thật. Ông không ở chùa, lai lịch mù mờ, lời “tâm tình” của ông bất nhất,
không có diện nào là “nhân đạo” để đưa một người như ông đến Mỹ. Về
giáo lý không một nhà sư nào nói câu nói mà ông đã nói với tôi: “Nhờ
Phật, Thánh, Thần, Tiên… chỉ đường dẫn lối đưa tôi qua đây.” Về số tiền
ông kiếm được hằng ngày, ông nói là để giúp cho chùa Nam Quang ở Quảng
Ngãi. Thoạt đầu ông cho biết chùa Nam Quang ở Cầu Ðen, ngã ba Nam Ngãi,
nhưng sau đó ông lại nói ở Quảng Ngãi có đến hai ba chùa tên Nam Quang.
Một vị quê quán ở Quảng Ngãi đã cho chúng tôi biết, Quảng Ngãi không có
dịa danh nào là “Cầu Ðen” và “Ngã Ba Nam Ngãi” và cũng không có chùa nào
tên Nam Quang. Hỏi về số tiền xin được ông gửi về cách nào, thì ông lại
nói: “Lâu lâu có người đến lấy!” Khi chúng tôi dùng số điện thoại trên
thùng lạc quyên của ông để gọi thử thì đây là số điện thoại một công ty
thương mãi người Mỹ.
Năm ngoái, một thời gian dài, trước cửa
chợ Saigon Market người ta trong thấy một vị sư trẻ mập mạp và tại chợ
ABC có một ni cô cầm thùng lạc quyên, đứng xin xin tiền gọi là giúp chùa
ở Việt Nam. Không ai muốn tìm hiểu về những vị này ở đâu tới, quyên
tiền cho ai, ai có lòng thương hay muốn làm phước thì bỏ tiền vào thùng.
Ngay người “bảo vệ” tại chợ ABC đã gọi cảnh sát nhiều lần, nhưng cảnh
sát không can thiệp vào những vụ này. Trong chợ hoa Phước Lộc Thọ vừa
rồi, một “ni cô” mặc áo vàng đi “khất thực” quanh chợ, (không biết có
xuống tóc không, vì lúc nào cũng đội món nón len dày). Sau một ngày đứng
“xin” tiền đã dang tay vẫy một xe đời mới vừa chạy trờ tới, tôi tưởng
cô đón xe để xin tiền, nhưng không, cô đã mở cửa xe và bước lên ngồi ở
ghế trước cạnh tài xế, và chiếc xe vội vã chạy đi.
Dư luận có hai chiều, giới Phật tử cho
rằng hình ảnh thảm não nhếch nhác của một “ông sư” hay “bà ni” quanh
quẩn ở khu chợ đông người để xin tiền bố thí trông không được đẹp mắt và
có thể mọi người sẽ có cái nhìn sai về chuyện “khất thực” của các nhà
sư Phật Giáo, cần phải dẹp bỏ. Trái lại, phần lớn các bà các cô thì động
lòng hay làm phước đi ngang thuận tay nhét tiền vào thùng của thầy, mà
không biết “thầy” là ai, số tiền “thầy” thu được sẽ đi về đâu, dùng vào
mục đích gì? Chúng ta nghĩ sao về ông già “sư giả”này? Ðáng thương hay
đáng trách? Nếu ông là một người bình thường đi ăn xin ngoài đường phố
thì đó là chuyện bình thường.
Ở Việt Nam nhiều giới vô công rỗi nghề
mặc áo vàng giả danh nhà sư để quyên tiền hay tống tiền là một tệ nạn
thời đại, nay nhìn lại những hoạt cảnh tại một khu phố Bolsa điển hình
như khu chợ ABC góc đường Magnolia-Bolsa, thấy cũng không khác gì hơn!
Theo: Người ViệtBài học nào từ đảng Việt Tân?
Mộc Lan
-
Trong chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư vừa
qua, có nhiều bài viết khen và chê xoay quanh các nhân vật giữ vị trí
then chốt là hai ông Trúc Hồ và Nguyễn Đình Thắng. Nhưng lạ lùng rằng,
người ta còn nhắc tới một tổ chức khác nữa, đó là đảng Việt Tân, dù rằng
tổ chức này, hay những người đại diện cho tổ chức này, đã không hề tham
gia phát động chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư ngay từ lúc bắt đầu.
Một bài viết làm tôi chú ý là bài “Nhân chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư,
bàn về yếu tố Đảng Phái Chính Trị” của tác giả Trường Giang. Xin được
trích dẫn một đoạn như sau:Người trẻ có khả năng chuyên môn trong xã hội thì nhan nhãn, nhưng tìm một bạn trẻ vừa có khả năng, vừa có tinh thần đấu tranh cho Đất Nước không đâu hơn là phải nhìn vào các đảng phái, các tổ chức chính trị. Đảng phái, tổ chức chính trị là môi trường cho các bạn trẻ tập dấn thân, học hỏi kinh nghiệm và có thể trở thành những nhà lãnh đạo sau này. Ban tổ chức chọn ba người đại diện. (Vô tình) Một người thuộc đảng phái, một người thuộc hội đoàn, và một người nghệ sĩ không đảng phái, không hội đoàn. Hãy tạm không nói đến những lãnh vực như tuổi tác, thế hệ, ba vị này cũng đã đại diện cho ba thành phần khác nhau trong xã hội. Sự đại diện như vậy cũng khá bao quát. Tại sao ta phải ngại ngùng với yếu tố đảng phái? Đảng Việt Tân làm gì mà ta phải xa lánh?
Tôi cũng đã có lúc từng đặt câu hỏi, “Đảng Việt Tân làm gì mà ta phải xa lánh?”
Một thời gian dài tôi không biết Việt Tân là gì. Tôi có biết phở Hòa vì tại Trung Tâm Eden–Virginia có một tiệm phở Hòa. Nhưng chỉ ăn phở mà không biết lai lịch của tiệm. Chỉ cách đây khoảng ba năm, một người bạn ở California nói với tôi, “Việt Tân mà không biết? Ai ở Cali cũng rành cái đảng này!” Thế nhưng lúc tôi hỏi tại sao thì anh ta buông thõng: “Nói ra dài dòng lắm. Cứ lên Net đọc thì biết”. Và dĩ nhiên tôi lên Net. Chỉ sau vài tiếng, tôi đọc được khá nhiều điều về Việt Tân.
Ở đây, tôi xin được thưa rằng tôi sẽ không nêu ra những lời khen, tiếng chê đảng Việt Tân. Ở đây – như tựa bài – tôi chỉ muốn dựa vào những dư luận quanh đảng Việt Tân để tìm ra một vài điều cho bản thân mình mà thôi.
Câu hỏi một của Trường Giang, “Tại sao ta phải ngại ngùng với yếu tố đảng phái?” Câu hỏi này khiến tôi nghĩ tới một câu hỏi khác cho chính mình: “Tại sao tôi không muốn tham gia đảng phái chính trị?”
Trước tiên, cần nêu rõ một đặc tính cơ bản của các đảng phái chính trị, đó là “Mục đích thành lập của một đảng chính trị là tham chính”, nói một cách khác, một đảng chính trị là một tổ chức được lập ra với mục tiêu chủ yếu là nắm lấy chính quyền của một nước.
Như vậy, nếu tôi không muốn tham gia vào bộ máy cầm quyền thì tại sao tôi cần vào đảng? Nếu chỉ muốn “dấn thân và học hỏi kinh nghiệm” thì tôi có thể tham gia các tổ chức khác như Hướng Đạo, Phong Trào Hưng Ca, các hội đoàn, các tổ chức cộng đồng tại địa phương, v.v. Như Hướng Đạo là tổ chức nổi tiếng toàn cầu về phương pháp huấn luyện thuật lãnh đạo (leadership) từ trên trăm năm nay, còn Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali là một tổ chức cộng đồng non trẻ nhưng có những thành quả đáng chú ý trong hoạt động chính trị dòng chính; những tổ chức ấy có cần bắt gốc từ đảng phái chính trị nào đâu.
Trúc Giang viết “Có người nói rằng các đảng phái chính trị đấu tranh nhằm cướp chính quyền”. Theo tôi, có lẽ người ta không nghĩ thế, có lẽ họ nghĩ rằng vì có mục đích chủ yếu là nắm được chính quyền nên nhiều khi các đảng phái bất chấp thủ đoạn, rồi từ đó hành động đấu tranh không còn “vì dân, vì nước” nữa mà chỉ vì quyền lợi riêng của đảng phái mình. Vì thế, người ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, tin tưởng hơn với các tổ chức xã hội dân sự hơn là với các đảng phái.
Nói như vậy không có nghĩa tôi đả phá việc tham gia đảng chính trị. Tôi rất biết ơn những người tham gia đảng phái với nguyện vọng “tham chính để phục vụ”. Hai trong số những người ấy là cô Lê Thị Công Nhân và bà Aung San Suu Kyi. Lê Thị Công Nhân đã từng nói rằng nếu ai cũng không chịu làm chính trị thì cuối cùng chỉ toàn những kẻ xấu nắm quyền. Quả thật, nếu không nhờ có bà Suu Kyi ứng cử thì Quốc hội Miến Điện sẽ mãi mãi chỉ toàn những tướng lãnh độc tài mà thôi.
Câu hỏi thứ hai của Trường Giang, “Đảng Việt Tân làm gì mà ta phải xa lánh?”
Theo sự hiểu biết của tôi, khi anh bạn ở Cali nói “Việt Tân” là ý muốn ám chỉ “Việt Tân–Hoàng Cơ Minh”, một tổ chức kháng chiến đã gây nên sự thất vọng não nề cho nhiều người, dẫn đến hậu quả rất nhiều người trở thành “dị ứng” với hai chữ “Việt Tân”. Nhưng trong câu của Trường Giang thì “Việt Tân” ở đây lại là “Việt Tân-Đỗ Hoàng Điềm/Hoàng Tứ Duy”. Vì còn có một Việt Tân khác, đó là “Việt Tân–Trần Xuân Ninh”.
Sau khi tìm hiểu về Việt Tân, tôi thường nghe phần phát thanh Tâm Thức Việt Nam của bên ông Trần Xuân Ninh (còn được nhiều người gọi là “Việt Tân nguyên trạng”) và Radio Chân Trời Mới bên ông Hoàng Tứ Duy (còn được gọi là “Việt Tân cải cách”).
Trong nhiều lần, ông Trần Xuân Ninh phê bình đường lối “chệch hướng” của “Việt Tân cải cách”. Tuy chưa lần nào nêu thẳng tên Việt Tân “bên kia”, nhưng ông Ninh vẫn đưa ra những luận điểm về việc ông không tin tưởng vào đường hướng hoạt động của Việt Tân-Đỗ Hoàng Điềm/Hoàng Tứ Duy. Ông Ninh cho rằng đường lối “đấu tranh bất bạo động” và “tổ chức các xã hội dân sự cho Việt Nam” của Việt Tân (cải cách) là không thực tế, không đáng theo, v.v.
Trần Xuân Ninh chỉ là một, còn nhiều bài viết khác từ nhiều người khác nêu ra những hành động mù mờ, không rõ ràng trong cách làm việc của Việt Tân (cải cách). Như khi thấy người ta biểu tình thì đứng ké vào rồi sau đó bảo rằng Việt Tân tổ chức cuộc biểu tình đó. Hành động mà người mình bảo là “mượn đầu heo nấu cháo”. Nói tóm lại, nhiều ý kiến từ nhiều năm và từ nhiều phía cho thấy lý do tại sao cần “xa lánh” Việt Tân (cải cách). Và Thỉnh Nguyện Thư chỉ là giọt nước tràn ly.
Hư thực chuyện này ra sao? Xin trả lời, tôi không biết. Tôi không có
dịp tiếp xúc với các thành viên hay các hoạt động của đảng Việt Tân để
tìm hiểu nên không thể kết luận xấu tốt cho đảng Việt Tân được. Tôi chỉ
có thể qua đó thấy rằng một khi lòng tin bị phá hủy thì xây dựng nó lại
là điều hết sức khó khăn.
Tôi nhận ra rằng dù chỉ trong phạm vị rất nhỏ hẹp là viết bài tôi cũng cần phải làm với sự cẩn thận hết mình. Bài viết của tôi có thể hay, có thể dở nhưng chắc chắn không thể cẩu thả trong các chi tiết liên quan tới người thực, việc thực, bởi vì một khi bạn đọc tìm ra những sai sót do sự lười biếng của người viết thì bạn đọc sẽ “xa lánh” ngay. Tới lúc đó sẽ rất mất công tìm cách “un-do” những lỗi lầm mình đã làm, rất mất công để lấy lại lòng tin của bạn đọc.
Thành thực mà nói, nhiều khi tôi cũng thấy ngán những quy định khó khăn của DCVOnline, như câu trích phải có nguồn rõ ràng, không thể nói “hình như là” hay “nhớ đâu đó rằng”,… Ngoài ra, còn phải tìm biết người nói câu đó là ai, bởi nhiều khi người nói câu đó là một kẻ rất “trời ơi”, tức là “no-good credit”, câu đó dù hay cách mấy cũng không xài được nữa. Nhiều bài tôi viết xong, gởi đi, bị “đá” về, phải viết lại, rồi viết lại, rồi viết lại,… thế nhưng đó là quy định mà tôi phải theo. DCVOnline dù không là đảng phái chính trị nhưng vẫn là một tổ chức, mà tổ chức nào cũng có những quy định riêng, tiêu chuẩn riêng của tổ chức ấy.
Tôi đồng ý với tác giả Trường Giang là tham gia vào tổ chức sẽ giúp cho thành viên thu lượm kiến thức và kinh nghiệm nhanh chóng hơn, có lề lối hơn, đỡ chán nản hơn, v.v. Nhưng chỉ với một điều kiện, đó là tổ chức ấy phải khuyến khích thành viên mình làm những điều đàng hoàng, hợp lý trong tinh thần tôn trọng con người và trật tự xã hội. Nếu như tâm lý “ngại ngùng với yếu tố đảng phái” là có thực thì đó càng là lý do thúc đẩy các đảng phái phải tìm cách lấy được lòng tin yêu của quần chúng bằng những hành động cụ thể, vì trong thời đại hiện nay, người dân không còn dễ bị dẫn dụ như trước nữa.
Đặc biệt lần này tôi không dẫn nguồn cho những điều tôi đưa ra trong bài. Tôi để dành phần tìm kiếm trên Net cho các bạn, vì chỉ có như thế các bạn mới tìm thấy thông tin từ nhiều phía để từ đó rút ra kết luận cho chính mình, và như thế các bạn sẽ không bị ai dẫn dụ cả.
© DCVOnline
Một thời gian dài tôi không biết Việt Tân là gì. Tôi có biết phở Hòa vì tại Trung Tâm Eden–Virginia có một tiệm phở Hòa. Nhưng chỉ ăn phở mà không biết lai lịch của tiệm. Chỉ cách đây khoảng ba năm, một người bạn ở California nói với tôi, “Việt Tân mà không biết? Ai ở Cali cũng rành cái đảng này!” Thế nhưng lúc tôi hỏi tại sao thì anh ta buông thõng: “Nói ra dài dòng lắm. Cứ lên Net đọc thì biết”. Và dĩ nhiên tôi lên Net. Chỉ sau vài tiếng, tôi đọc được khá nhiều điều về Việt Tân.
Ở đây, tôi xin được thưa rằng tôi sẽ không nêu ra những lời khen, tiếng chê đảng Việt Tân. Ở đây – như tựa bài – tôi chỉ muốn dựa vào những dư luận quanh đảng Việt Tân để tìm ra một vài điều cho bản thân mình mà thôi.
Câu hỏi một của Trường Giang, “Tại sao ta phải ngại ngùng với yếu tố đảng phái?” Câu hỏi này khiến tôi nghĩ tới một câu hỏi khác cho chính mình: “Tại sao tôi không muốn tham gia đảng phái chính trị?”
Trước tiên, cần nêu rõ một đặc tính cơ bản của các đảng phái chính trị, đó là “Mục đích thành lập của một đảng chính trị là tham chính”, nói một cách khác, một đảng chính trị là một tổ chức được lập ra với mục tiêu chủ yếu là nắm lấy chính quyền của một nước.
Như vậy, nếu tôi không muốn tham gia vào bộ máy cầm quyền thì tại sao tôi cần vào đảng? Nếu chỉ muốn “dấn thân và học hỏi kinh nghiệm” thì tôi có thể tham gia các tổ chức khác như Hướng Đạo, Phong Trào Hưng Ca, các hội đoàn, các tổ chức cộng đồng tại địa phương, v.v. Như Hướng Đạo là tổ chức nổi tiếng toàn cầu về phương pháp huấn luyện thuật lãnh đạo (leadership) từ trên trăm năm nay, còn Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali là một tổ chức cộng đồng non trẻ nhưng có những thành quả đáng chú ý trong hoạt động chính trị dòng chính; những tổ chức ấy có cần bắt gốc từ đảng phái chính trị nào đâu.
Trúc Giang viết “Có người nói rằng các đảng phái chính trị đấu tranh nhằm cướp chính quyền”. Theo tôi, có lẽ người ta không nghĩ thế, có lẽ họ nghĩ rằng vì có mục đích chủ yếu là nắm được chính quyền nên nhiều khi các đảng phái bất chấp thủ đoạn, rồi từ đó hành động đấu tranh không còn “vì dân, vì nước” nữa mà chỉ vì quyền lợi riêng của đảng phái mình. Vì thế, người ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, tin tưởng hơn với các tổ chức xã hội dân sự hơn là với các đảng phái.
Nói như vậy không có nghĩa tôi đả phá việc tham gia đảng chính trị. Tôi rất biết ơn những người tham gia đảng phái với nguyện vọng “tham chính để phục vụ”. Hai trong số những người ấy là cô Lê Thị Công Nhân và bà Aung San Suu Kyi. Lê Thị Công Nhân đã từng nói rằng nếu ai cũng không chịu làm chính trị thì cuối cùng chỉ toàn những kẻ xấu nắm quyền. Quả thật, nếu không nhờ có bà Suu Kyi ứng cử thì Quốc hội Miến Điện sẽ mãi mãi chỉ toàn những tướng lãnh độc tài mà thôi.
Câu hỏi thứ hai của Trường Giang, “Đảng Việt Tân làm gì mà ta phải xa lánh?”
Theo sự hiểu biết của tôi, khi anh bạn ở Cali nói “Việt Tân” là ý muốn ám chỉ “Việt Tân–Hoàng Cơ Minh”, một tổ chức kháng chiến đã gây nên sự thất vọng não nề cho nhiều người, dẫn đến hậu quả rất nhiều người trở thành “dị ứng” với hai chữ “Việt Tân”. Nhưng trong câu của Trường Giang thì “Việt Tân” ở đây lại là “Việt Tân-Đỗ Hoàng Điềm/Hoàng Tứ Duy”. Vì còn có một Việt Tân khác, đó là “Việt Tân–Trần Xuân Ninh”.
Sau khi tìm hiểu về Việt Tân, tôi thường nghe phần phát thanh Tâm Thức Việt Nam của bên ông Trần Xuân Ninh (còn được nhiều người gọi là “Việt Tân nguyên trạng”) và Radio Chân Trời Mới bên ông Hoàng Tứ Duy (còn được gọi là “Việt Tân cải cách”).
Trong nhiều lần, ông Trần Xuân Ninh phê bình đường lối “chệch hướng” của “Việt Tân cải cách”. Tuy chưa lần nào nêu thẳng tên Việt Tân “bên kia”, nhưng ông Ninh vẫn đưa ra những luận điểm về việc ông không tin tưởng vào đường hướng hoạt động của Việt Tân-Đỗ Hoàng Điềm/Hoàng Tứ Duy. Ông Ninh cho rằng đường lối “đấu tranh bất bạo động” và “tổ chức các xã hội dân sự cho Việt Nam” của Việt Tân (cải cách) là không thực tế, không đáng theo, v.v.
Trần Xuân Ninh chỉ là một, còn nhiều bài viết khác từ nhiều người khác nêu ra những hành động mù mờ, không rõ ràng trong cách làm việc của Việt Tân (cải cách). Như khi thấy người ta biểu tình thì đứng ké vào rồi sau đó bảo rằng Việt Tân tổ chức cuộc biểu tình đó. Hành động mà người mình bảo là “mượn đầu heo nấu cháo”. Nói tóm lại, nhiều ý kiến từ nhiều năm và từ nhiều phía cho thấy lý do tại sao cần “xa lánh” Việt Tân (cải cách). Và Thỉnh Nguyện Thư chỉ là giọt nước tràn ly.
Tràn ly Nguồn: mikkelbo.com |
Tôi nhận ra rằng dù chỉ trong phạm vị rất nhỏ hẹp là viết bài tôi cũng cần phải làm với sự cẩn thận hết mình. Bài viết của tôi có thể hay, có thể dở nhưng chắc chắn không thể cẩu thả trong các chi tiết liên quan tới người thực, việc thực, bởi vì một khi bạn đọc tìm ra những sai sót do sự lười biếng của người viết thì bạn đọc sẽ “xa lánh” ngay. Tới lúc đó sẽ rất mất công tìm cách “un-do” những lỗi lầm mình đã làm, rất mất công để lấy lại lòng tin của bạn đọc.
Thành thực mà nói, nhiều khi tôi cũng thấy ngán những quy định khó khăn của DCVOnline, như câu trích phải có nguồn rõ ràng, không thể nói “hình như là” hay “nhớ đâu đó rằng”,… Ngoài ra, còn phải tìm biết người nói câu đó là ai, bởi nhiều khi người nói câu đó là một kẻ rất “trời ơi”, tức là “no-good credit”, câu đó dù hay cách mấy cũng không xài được nữa. Nhiều bài tôi viết xong, gởi đi, bị “đá” về, phải viết lại, rồi viết lại, rồi viết lại,… thế nhưng đó là quy định mà tôi phải theo. DCVOnline dù không là đảng phái chính trị nhưng vẫn là một tổ chức, mà tổ chức nào cũng có những quy định riêng, tiêu chuẩn riêng của tổ chức ấy.
Tôi đồng ý với tác giả Trường Giang là tham gia vào tổ chức sẽ giúp cho thành viên thu lượm kiến thức và kinh nghiệm nhanh chóng hơn, có lề lối hơn, đỡ chán nản hơn, v.v. Nhưng chỉ với một điều kiện, đó là tổ chức ấy phải khuyến khích thành viên mình làm những điều đàng hoàng, hợp lý trong tinh thần tôn trọng con người và trật tự xã hội. Nếu như tâm lý “ngại ngùng với yếu tố đảng phái” là có thực thì đó càng là lý do thúc đẩy các đảng phái phải tìm cách lấy được lòng tin yêu của quần chúng bằng những hành động cụ thể, vì trong thời đại hiện nay, người dân không còn dễ bị dẫn dụ như trước nữa.
Đặc biệt lần này tôi không dẫn nguồn cho những điều tôi đưa ra trong bài. Tôi để dành phần tìm kiếm trên Net cho các bạn, vì chỉ có như thế các bạn mới tìm thấy thông tin từ nhiều phía để từ đó rút ra kết luận cho chính mình, và như thế các bạn sẽ không bị ai dẫn dụ cả.
© DCVOnline
Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện HK cùng 20 dân biểu bảo trợ Nghị Quyết H.Res 484
Hồng Thuận
-
Sau chiến dịch ký Thỉnh Nguyện Thư với
kết quả đáng kể hơn 150,000 chữ ký, đồng bào Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tiếp
tục có một cuộc vân động Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ trong hai ngày 5
và 6 tháng 3/2012 tại Washington DC. Riêng tại Quốc Hội, cuộc vận động
cho Nghị Quyết H.Res 484 – Tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam, do Dân
Biểu Loretta Sanchez đệ nạp đã đạt được một thành quả lớn lao. Đến nay,
đã có 21 Dân Biểu ký tên đồng bảo trợ cho nghị quyết này, trong số đó có
Bà Dân Biểu Ileana Ros-Lehtinen, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện.
Sau buổi vận động Quốc Hội của người
Việt vào ngày 6/3/2012, Bà Dân Biểu Ros-Lehtinen cho biết bà rất quan
tâm về Nghị Quyết H.Res 484 cũng như những dự luật khác về nhân quyền
cho Việt Nam.
Bà chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với
đài Á Châu Tự Do như sau: “Có ba dự thảo luật liên quan đến Việt Nam mà
tôi thực sự quan tâm, một của dân biểu Chris Smith, một của dân biểu Ed
Royce và một của đồng viện Loretta Sanchez. Những dự thảo luật mà ba vị
dân biểu ấy đề nghị nhắm vào những điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự mà
Việt Nam sử dụng như cái cớ đàn áp những người bất đồng chính kiến, dập
tắt những tiếng nói hay hành động đòi tự do tín ngưỡng và những ý kiến
của dân về việc nhà nước Việt Nam chà đạp nhân quyền. Đó là ba dự thảo
luật rất hữu hiệu mà tôi hoàn toàn ủng hộ, hy vọng chúng tôi có thể biểu
quyết nhanh chóng để ba dự thảo luật này được sớm thông qua.”
Nghị Quyết H.Res 484 nhằm gia tăng áp
lực lên nhà cầm quyền Hà Nội, buộc họ phải thả các tù nhân lương tâm
đang bị giam cầm trái pháp luật, cũng như chấm dứt việc sử dụng hai điều
luật mơ hồ là Điều 79 và 88 của Bộ Luật Hình Sự để bắt bớ người dân một
cách tùy tiện.
Các nghị quyết cùa Quốc Hội (như H.Res
484) thường cần phải có sự bảo trợ của ít nhất 25 dân biểu để được sự
ủng hộ vững vàng khi đem ra sàn Hạ Viện để biểu quyết. Quốc Hội sẽ mãn
nhiệm vào đầu tháng 8 năm nay, có nghĩa chỉ còn hơn ba tháng nữa để
người Việt tại Hoa Kỳ vận động các dân biểu của mình ký tên bảo trợ Nghị
Quyết H. Res 484.
Hiện nay, các dân biểu đã ký tên bao gồm:
DB Loretta Sanchez (CA)
DB Daniel Lungren (CA)
DB Brad Sherman (CA)
DB Henry Johnson (GA)
DB Gerald Connolly (VA)
DB Zoe Lofgren (CA)
DB Edward Markey (MA)
DB James Moran(VA)
DB Edward Royce (CA)
DB Fortney Stark (CA)
DB Bob Filner (CA)
DB Susan Davis (CA)
DB James McGovern (MA)
DB Ken Calvert (CA)
DB Anna Eshoo (CA)
DB Gene Green (TX)
DB John Olver (MA)
DB Ilena Ros-Lehtinen (FL)
DB Janice Schakowsky (IL)
DB Frank Wolf (VA)
DB Judy Chu (CA)
Theo Nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc Đài
Truyền Hình SBTN và cũng là người đã khởi xướng chiến dịch Thỉnh Nguyện
Thư gởi Tòa Bạch Ốc thì việc vận động cho Nghị Quyết H.Res 484 vô cùng
quan trọng, “vì nó là chìa khóa mở cửa cho quyền tự do, quyền sống và
quyền làm người của người dân Việt Nam.”
.
“Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của
Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) cũng như nhiều cơ quan
quốc tế khác. Một bộ luật trong sáng là điều cần có mà Việt Nam vẫn chưa
thực hiện được. Việc sử dụng luật lệ tùy tiện như hai điều 79 & 88
để đàn áp những người yêu nước là một điều đáng xấu hổ và trái với xu
hướng chung của thế giới. Chúng ta có trách nhiệm phải đưa việc này ra
công luận thế giới cũng như tạo áp lực buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải
ngưng sử dụng hai điều luật mơ hồ này.”
.
Bằng sức mạnh của lá phiếu cử tri, mỗi
công dân Hoa Kỳ gốc Việt có thể gọi điện thoại hoặc viết thư (qua trang
http://www.democracyforvietnam.net) đến các văn phòng dân biểu của mình
để vận động cho Nghị Quyết H.Res 484 đi đến kết quả sau cùng, được thông
qua trong năm 2012.
Theo: Radio CTM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét