Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

luom tin tuc

  • Vì sao ông Giongs về Giời (Cua Rận) – “… qua những việc chúng mày đã làm, rõ ràng trong đám vua quan có nhiều đứa là tay trong của giặc Ân. Tao không sợ giặc, chỉ một phát rắm là xong. Nhưng tao ngại cái lũ hèn mọn tay sai theo giặc. Nếu tao về làm quan với chúng mày thì rồi sẽ có lúc chúng mày giở trò hèn mạt, ngấm ngầm cho tao một nhát… để tao chịu tội với giời à! Vì nhẽ ấy tao không thể ở lại”.
  • Chuyện vỉa hè: Ông Trọng trở về và Bùi Hằng ở trại cải tạo Thanh Hà (J.B Nguyễn Hữu Vinh) – “Mày đ. hiểu gì về việc quốc gia đại sự nhé. Chuyện đi thăm là có chương trình hẳn hoi từ lâu, đ. có khó khăn gì cả. Nhưng chỉ vì bác Trọng nhà mình sang Cuba giảng bài về CNXH hơn hẳn Tư bản, thằng Bờ rê din nó thấy hoảng quá, sợ bác ấy sang bên nhà nó nhỡ buột miệng giảng một bài như thế mà dân Bờ rê din nó theo CNXH hết thì có mà ăn cám. Nên nó buộc phải cảm ơn bác lại nhà, em bận hôm nay cháu nó nặng người. Thế thôi”.
  • Dân nghèo & những tấm băng rôn đòi đất (Trương Duy Nhất) – “Vì đâu người nông dân cùng quẫn đến bước đường cùng để buộc họ phải giương súng bắn vào chính quyền, phải vung dao đâm cán bộ rồi tự kết liễu cuộc đời bằng một liều thuốc độc, phải kéo nhau lũ lượt cả xóm cả làng đi kêu kiện với những tấm băng rôn đòi đất?”
  • Thiên Hạ Thái Bình (Người Buôn Gió) -  “Kinh đô Hà Nội thanh bình bốn phía. Bắc có Đông Anh, Sóc Sơn dân oan khiếu kiện. Đông có Văn Giang, Tây có Dương Nội, Nam có Phú Xuyên. Bốn phía chỗ nào cũng dân oan tập hợp hàng trăm người kêu than chuyện bị cướp đất”.
  • Phạm nhân VIP (Sơn Thi Thư) – “Phạm nhân: Cán bộ đừng nặng lời như thế, chúng tôi vẫn làm theo định hướng đấy chứ ?  Giám thị: Định hướng gì? Lãi thì chia nhau, lỗ thì dân chịu! Vứt cha cái định hướng đó đi cho nó lành!”
  • Hạt nhân Iran : Hy vọng của Matxcơva trước hội nghị Istanbul (RFI) – Ngày 14/04/2012, Iran cùng năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Đức họp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để bàn về hồ sơ hạt nhân Iran. Ngoại trưởng Nga tin tưởng Teheran sẽ đưa ra một số những đề nghị mới. Theo quan điểm của Matxcơva đây là một bước tiến của Teheran về phía nhóm 5+1 cho phép các bên nối lại đối thoại sau 15 tháng bị gián đoạn.
  • 60 thuyền nhân Afghanistan mất tích ngoài khơi Indonesia (RFI) – Cơ quan cứu hộ Indonesia và một hiệp hội phi chính phủ cho biết họ đang tìm kiếm một tàu chở người tị nạn gửi tín hiệu cầu cứu từ 24 giờ qua. Trên tàu có khoảng 60 thuyền nhân Afghanistan trong đó có nhiều trẻ em và phụ nữ trên đường sang Úc tị nạn.
  • Tại sao Putin ra sức bảo vệ Al Assad? (RFI) – Thời sự quốc tế hôm nay chiếm ngự các tựa đề trang nhất, bên cạnh các chủ đề liên quan đến Pháp. Le Monde đặc biệt chú ý đến Syria, và nêu câu hỏi trong một hàng tựa trang nhất : Tại sao Putin lại ra sức bảo vệ Assad ? Đối với tờ báo, Nga đã thành công trong việc chống phá các biện pháp trừng phạt Syria.
  • Syria: Giao tranh đầu tiên từ khi có lệnh ngừng bắn (RFI) – Sáng nay, các vụ chạm súng giữa quân đội và binh lính đào ngũ đã nổ ra tại vùng Idleb, phía Tây Bắc Syria, giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria, đây là vụ giao tranh trực tiếp đầu tiên kể từ khi lệnh ngưng bắn có hiệu lực từ ngày 12/04/2012 vào lúc 3 giờ sáng, giờ quốc tế.
  • Chế độ Bình Nhưỡng lực bất tòng tâm (RFI) – Bắc Triều Tiên thừa nhận đã thất bại trong vụ phóng vệ tinh vào sáng hôm nay. Cả vệ tinh lẫn tên lửa đạn đạo đều rơi xuống biển sau khi nổ tung ở độ cao 165 km. Ba lần phô trương lực lượng, ba lần thất bại. Sau nhiều thập niên chạy đua vũ trang bất chấp kinh tế rệu rã và nạn đói, chế độ Bình Nhưỡng để lộ trình độ yếu kém về công nghệ vũ khí chiến lược.
  • Năm nhà sư Việt Nam ra giữ đảo Trường Sa (RFI) – Theo AFP, năm tu sĩ Phật giáo Việt Nam đã rời đất liền ra đảo Trường Sa. Các nhà sư này chia nhau trụ trì ba ngôi chùa bị bỏ hoang từ sau 30/04/1975 vừa được trùng tu để đánh dấu chủ quyền của Việt Nam.
  • Cộng đồng quốc tế đồng thanh lên án Bắc Triều Tiên (RFI) – Ngoại trừ Trung Quốc, Mỹ và các nước liên quan đồng thanh lên án vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở cuộc họp khẩn cấp về Bắc Triều Tiên. Nga phản đối mọi kế hoạch gia tăng trừng phạt nhắm vào Bình Nhưỡng.
  • Hỏa tiễn đẩy vệ tinh của Bắc Triều Tiên nổ tung trên không gian (RFI) – Vụ phóng vệ tinh mừng sinh nhật trăm năm của Kim Nhật Thành bị thất bại. Tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng bị nổ tung ở độ cao 165 km, chỉ một phút sau khi rời giàn phóng. Hội đồng Bảo an triệu tập phiên họp khẩn cấp, trong khi giới chuyên gia lo ngại Bắc Triều Tiên sẽ cho nổ hạt nhân để cứu vãn thể diện.
  • Ấn Độ cho Pakistan đầu tư trực tiếp (VOA) – Ấn Độ có kế hoạch cho Pakistan đầu tư trực tiếp, một chỉ dấu cho thấy quan hệ đang dần dần cải thiện giữa hai quốc gia thù địch lâu đời
  • Thượng tướng Đỗ Bá Ty gặp Phó chủ tịch Trung Quốc (RFA) – Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp thượng tướng Đỗ Bá Ty, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam tại Bắc Kinh để cùng thảo luận vấn đề vấn đề củng cố hợp tác và quan hệ song phương và trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
  • Giá vàng trong nước giảm nhẹ (RFA) – Giá vàng trung bình của Việt Nam tại Hà Nội đóng cửa ở mức 43.350 ngàn đồng một lượng, tương đương 1,2 ounce hôm thứ Sáu, giảm nhẹ 50.000 đồng so với ngày giao dịch trước đó, và 30.000 đồng so với phiên đóng cửa tuần trước.
  • 5 nhà sư lên đường ra đảo Trường Sa (RFA) – 5 nhà sư đã lên đường ra Trường Sa và sẽ ở lại 6 tháng để trùng tu các ngôi chùa trên quần đảo này, là nơi có tranh chấp với Trung Quốc. Một nhà sư nói với hãng thông tấn AFP biết tin này ngày hôm nay.
  • Pháp giúp Việt Nam xử lý rác thải y tế (RFA) – Việt Nam và Pháp chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật xử lý rác thải y tế trong cuộc hội thảo hôm thứ năm. Pháp sẽ giúp Việt Nam thực hiện một số dự án về vấn đề này.
  • Giảm thuế nhập khẩu phụ tùng xe buýt (RFA) – Việt Nam áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan để phát triển hệ thống xe buýt công cộng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong mục đích giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn này
  • Philippines bắt giữ 20 ngư dân Việt Nam (RFA) – Tàu hải quân Philippines bắt giữ ngư dân Việt Nam hôm thứ Năm. Những người này bị cáo buộc đánh bắt rùa biển trái phép tại vùng biển gần thị trấn Balabac của đảo Palawan thuộc Philippines .
  • Cấm nhập hóa chất tạo nạc trong chăn nuôi (RFA) – Hôm nay phó cục trưởng Cục Chăn Nuôi thuộc Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, ông Phạm Xuân Dương, khẳng định là Bộ không cho phép nhập khẩu “chất cấm” dùng để tạo nạc cũng như có lệnh cấm không được sử dụng chất này dưới bất cứ hình thức nào.
  • Nga, Ấn, Trung muốn giữ vai trò xây dựng (RFA) – Các ngoại trưởng Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đã đồng ý đóng vai trò xây dựng trong các vấn đề quốc tế và khu vực trong cuộc hội đàm 3 bên lần thứ 11. Tân Hoa Xã loan tin vừa nêu vào ngày hôm qua.
  • Thêm hai sĩ quan cao cấp Syria bị ám sát (RFA) – Truyền thông Nhà nước Syria loan tin những phần tử gọi là “khủng bố vũ trang” đã ám sát một thiếu tá quân đội ở tỉnh Hama ngày hôm qua, chỉ một vài giờ đồng hồ sau khi hạ sát một thiếu tướng ở thủ đô Damascus.
  • Iran cử đại diện đến họp về hạt nhân tại Istanbul (RFA) – Cũng tin liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Saeed Jalili, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran, hôm nay đến Istanbul để tham gia hội nghị quốc tế tổ chức tại đây ngày mai, với sự hiện diện của các đại biểu đến từ các cường quốc Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh và Đức.
  • Thủ tướng Anh thăm Miến Điện (RFA) – Thủ tướng Anh David Cameron hôm nay có cuộc hội kiến với bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ dân chủ Miến Điện, với tư cách là nhà lãnh đạo một chính phủ Tây Phương đến thăm đất nước khép kín này, trong vòng nhiều thập niên qua.
  • Căng thẳng trên Biển Đông giữa TQ và Philippines (RFA) – Hôm nay Philippines và Trung Quốc cùng điều động thêm tàu võ trang đến vùng tranh chấp trên biển Đông, khiến tình trạng đối đầu trực tiếp vì chủ quyền lãnh hải càng thêm căng thẳng.
  • Kinh Phí Cho Bản Đồ (VietBao)Chuyện rất lạ cho một vùng Biển Đông nơi đầy những tàu lạ của nước lạ: nhà nước Hà Nội chưa in tập bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa vì chưa có kinh phí…
  • Nóng: Hoa Kỳ tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa thất bại (Culang cat) – Theo ABC News, một quan chức Mỹ vừa xác nhận tên lửa tầm xa của Triều Tiên đã vỡ ra từng mảnh giữa không trung sau khi phóng. Quan chức này cũng khẳng định phía Mỹ tin rằng tên lửa đã vỡ ra trong khí quyển trước khi đâm xuống biển.
  • Nghe những người cộng sản nói chuyện (Huỳnh Ngọc Chênh) – Trên danh nghĩa ông là nhà lý luận số một của Đảng CSVN vì ông có bằng tiến sĩ chính trị, giáo sư, chủ tịch hội đồng Lý luận Trung Ương, rồi làm Tổng Bí thư.
Asia Times

Những vấn đề tiềm ẩn đằng sau căng thẳng trên Biển Đông

Tác giả: Roberto Tofani
Người dịch: Thủy Trúc
Ngày 13-4-2012
Tranh chấp trên Biển Đông phải được ứng xử và giải quyết một cách hòa bình. Câu nói này tóm gọn nhiều tuyên bố do các quan chức chính phủ đưa ra sau những cuộc gặp song phương hay đơn phương về chuyện Biển Đông, nhưng nó cũng nhấn mạnh sự thiếu vắng một ý chí chính trị thực sự và tình trạng bất ổn, không thể dự báo, đang tiếp diễn trong khu vực.
Tranh chấp liên quan tới chủ quyền đối với đất đai và quyền tài phán trên biển cho thấy căng thẳng dứt khoát sẽ tăng lên trong những tháng trước mắt; hoặc ít nhất cũng cho đến khi có một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) mới về Biển Đông, có tính ràng buộc hơn, được cả Trung Quốc và tổ chức 10 thành viên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chấp thuận. Sau cùng, tuyên bố tìm kiếm “một giải pháp hòa bình”, như các bên bày tỏ, đã không ngăn chặn nổi một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.
Sự cố mới đây nhất trong tuần này là khi tàu chiến lớn nhất của Philippines, Gregorio Del Pilar, chạm trán với hai tàu hải giám Trung Quốc, sau khi phía Trung Quốc can thiệp để cứu một tàu đánh cá của họ, gồm 8 ngư dân, khỏi bị bắt giữ vì đánh cá trái phép tại bãi cạn Scarborough Shoal, nằm ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của Philippines, cũng là nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Hôm thứ năm, khủng hoảng kéo dài sang ngày thứ ba. Các nhà ngoại giao của cả hai bên vẫn đang tìm cách làm dịu tình hình.
Đúng như một số nhà quan sát đã dự đoán, vấn đề Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh ASEAN, tổ chức tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia hồi đầu tháng. Hiệp hội có một thông lệ hoạt động đã thành tiêu chuẩn, có mục đích là che giấu các vấn đề gây tranh cãi; tuy nhiên, quyết định của Campuchia với tư cách chủ tịch ASEAN – không thảo luận về Biển Đông – cũng bộc lộ sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Campuchia đã im lặng về chuyện Biển Đông suốt từ khi vấn đề này được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu ra nhân Diễn đàn Khu vực ASEAN, tháng 7-2010. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, tổ chức tháng 11 năm ngoái ở Bali, với sự có mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Campuchia cùng với Myanmar là hai nước thành viên ASEAN phản đối việc nâng mức độ quan ngại về an ninh hàng hải lên cao hơn. Trong vài năm gần đây, số nợ Trung Quốc của Phnom Penh đã tích tụ dần tới mức hơn 8 tỷ USD.
“Có vẻ như lúc đầu Campuchia có đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự chính thức, nhưng sau đó lại rút ra. Điều này chắc chắn là do Trung Quốc đã bộc lộ những quan điểm rất mạnh. Trong bất kỳ sự kiện nào, ASEAN cũng thường che giấu những vấn đề gây tranh cãi bằng cách không đề cập tới chúng một cách trực tiếp. Có thể thấy rõ điều này trong Thông cáo cuối cùng của Chủ tịch ASEAN, rằng vấn đề Biển Đông đã không được thảo luận”. Ông Carl A Thayer, Giáo sư danh dự Đại học New South Wales ở Học viện Quốc phòng Australia, Canberra, giải thích với Asia Times Online.
Kết thúc hai ngày họp, như thông cáo báo chí đã nêu, 10 vị lãnh đạo “nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các nỗ lực nhằm đảm bảo việc thực thi có hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên (DOC) dựa trên những hướng dẫn về cách thực thi DOC”.
Chủ quyền đối với các khu vực trên Biển Đông hiện đang là đối tượng tranh giành giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Nhiều vùng ở Biển Đông được cho là rất giàu nhiên liệu hóa thạch và hết sức quan trọng đối với hàng hải và mậu dịch trong khu vực. Năm qua, căng thẳng đã tăng vọt sau nhiều vụ việc xảy ra trên biển, đặc biệt là giữa hai trong số các quốc gia có yêu sách chủ quyền: Trung Quốc và Việt Nam.
Năm ngoái, hai nước này đã đạt tới một thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền theo lối song phương; và việc – như Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã tuyên bố – không nước nào liên quan tới tranh chấp lại đòi chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông, dường như cũng báo hiệu điều tốt cho tương lai.
Vào tháng 2, Hà Nội và Bắc Kinh đã lập nhóm làm việc ở cấp vụ để xử lý các vấn đề gây tranh chấp trên Biển Đông, và tới đầu tháng 3 thì mở một đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao. Cách tiếp cận mới này cũng có thể góp phần làm rõ yêu sách của hai bên tại khu vực tranh chấp.
Năm 2009, Việt Nam phác thảo các yêu sách của họ trong bản đăng ký đệ trình lên Ủy ban LHQ về Ranh giới Thềm lục địa. “Việt Nam có vẻ như đang chuyển từ tuyên bố chủ quyền biển sang tuyên bố chủ quyền đối với những cấu trúc trên biển (feature) – gồm đảo và đá – mà họ chiếm hữu. Việt Nam chưa tuyên bố cấu trúc nào là đảo, theo luật quốc tế, để từ đó có thể hưởng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa, và cấu trúc nào là đá, để được hưởng lãnh hải 12 hải lý” – ông Thayer cho biết.
Do đó, các khó khăn cũng như những vấn đề chưa được giải quyết sẽ vẫn còn đó, bởi vì “Trung Quốc chưa làm rõ là họ có yêu sách chủ quyền đối với tất cả các cấu trúc – đảo và đá – kể cả những cấu trúc mà Việt Nam, Philippines và Malaysia đang chiếm giữ; hay chỉ với những đảo và đá mà họ đang chiếm giữ” – ông Thayer nhấn mạnh.
Chẳng hạn, vào tháng 3, khi công ty CNOOC – nhà thăm dò khai thác dầu lớn nhất Trung Quốc – quyết định khai thác các khu vực giàu dầu khí ở phía bắc Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố rằng việc làm đó xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Chính quyền Hà Nội chọn ra Lô 65/24, họ cho rằng lô này nằm cách một trong các đảo của Trường Sa 1 hải lý. Họ lên án một loạt hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của họ. Đáp lại, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân (Liu Weimin) bác bỏ mọi lời buộc tội và yêu cầu Việt Nam tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Hơn thế nữa, khi một công ty nước ngoài hoạt động trong vùng biển tranh chấp, chẳng hạn công ty Ấn Độ ONGC Videsh, chính quyền Trung Quốc phản đối, nói rằng ONGC Videsh đang ăn trộm tài nguyên của Trung Quốc. Trong vụ việc cụ thể này, “yêu sách về của Trung Quốc về các quyền có tính lịch sử chồng lấn với yêu sách của Việt Nam về vùng đặc quyền kinh tế – tại nơi ONGC của Ấn Độ có giấy phép hoạt động. Nếu Trung Quốc làm rõ được yêu sách của họ dựa trên cơ sở nào, thì điều ấy sẽ giúp giải quyết vấn đề cụ thể này” – Giáo sư Thayer giải thích.
Toan tính của Trung Quốc nhằm giành lại niềm tin của ASEAN và các nước có yêu sách chủ quyền, do đó, đã bị phá hoại bởi sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh cũng như thái độ hung hăng của họ trong vấn đề tranh chấp. Đó là hai nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực và cũng đã dẫn tới sự “gia tăng về số lượng tàu ngầm, tên lửa chống tàu và sự tăng cường năng lực C4ISR – chỉ huy (command), điều khiển (control), truyền thông (communication), vi tính (computing), giám sát (surveillance) và do thám (reconnaissance)” – như ông Thayer đã nhấn mạnh.
“Mặc dù Việt Nam đã và đang mở rộng cửa cho các nhà cung cấp vũ khí phương Tây trong nhiều năm liền, trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu từ phía chính phủ vẫn tăng lên rất nhanh, đặc biệt cầu về hệ thống quốc phòng, mặt hàng mà chúng ta đang phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác” – một nhà cung cấp vũ khí châu Âu giấu tên xác nhận với Asia Times Online. “Tuy nhiên, thu hút chú ý nhiều nhất là đơn đặt hàng trị giá 1,8 tỷ USD mới đây, đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga” – như “The Hanoist” đã nhấn mạnh trong một bài báo gần đây (Xem bài “Việt Nam phát triển cơ bắp cho hải quân”, Asia Times Online, ngày 29-3-2012). Nhưng Việt Nam không phải là nước duy nhất hăm hở tăng cường sức mạnh hải quân, bởi “Philippines đã gửi chúng tôi rất nhiều đơn hàng, mà tôi không thể nêu cụ thể được” – nhà buôn vũ khí châu Âu nọ nói.
Trong lúc các thành viên ASEAN mua vũ khí, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc được đặt ở mức độ cảnh giác cao. Theo Văn phòng Tình báo Hải quân Hoa Kỳ – như tờ Asashi Shimbun đưa tin – 5 tàu ngầm hạt nhân lớp Jin, trang bị tên lửa đạn đạo JL-2, có thể tăng tầm ngắm tới hơn 8.000 km, đang được triển khai ở Tam Á (Sanya), thành phố cực nam của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong hai thành phố cấp quận ở tỉnh Hải Nam.
Rủi ro, trong bối cảnh này, là sự phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực, bất chấp cái nỗ lực ngoại giao đã đưa các nước thành viên ASEAN đến việc ký kết Hiệp ước Khu vực Không Vũ khí Hạt nhân (SEANWFZ, ký năm 1995), một điều ước đình chỉ vũ khí hạt nhân. Tháng 11-2011, “các Quốc gia có Vũ khí Hạt nhân (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ) và ASEAN đã nhất trí tiến hành các bước cần thiết để tạo thuận lợi cho việc ký Nghị định thư và đưa Nghị định thư vào hiệu lực sớm nhất có thể” – nhưng không ai trong số 5 quốc gia này ký vào Nghị định thư cả.
Cùng với việc căng thẳng gia tăng, nguy cơ xảy ra các sự cố tại một trong những khu vực có mậu dịch đường biển phát triển nhanh nhất thế giới cũng gia tăng theo. Đã nhiều năm qua, ASEAN không thể cùng với Trung Quốc tìm ra một giải pháp ngoại giao và hòa bình cho vấn đề Biển Đông – trong khi bản thân Trung Quốc cũng đang phải lo ngăn chặn sự tham gia trở lại của Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính sách ngoại giao của Mỹ đã thành công trong việc cô lập Trung Quốc tại kỳ họp thượng đỉnh Đông Á, bằng cách đưa vấn đề an ninh hàng hải vào chương trình nghị sự của hội nghị và nhấn mạnh tầm quan trọng của “quyền tự do hàng hải” vì mục đích thương mại.
ASEAN khai thác kết quả này để làm đối trọng với sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số thành viên ASEAN lo ngại rằng sự có mặt nhiều hơn của Mỹ có thể gây bất ổn trong khu vực. Indonesia chẳng hạn, vốn sợ sự hiện diện của tàu chiến Mỹ nhằm ủng hộ Australia. Thái Lan tin rằng cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ lan vào các vấn đề của khu vực. Quan hệ quân sự giữa Washington và Hà Nội, theo một số nhà quan sát, cũng đã đi vào một “giai đoạn mới”, nhưng dường như mang tính hình thức hơn là thực tiễn.
Hiện tại, thành viên ASEAN duy nhất nhiệt tình ủng hộ “sự chuyển hướng chiến lược” mới của Mỹ trong khu vực có lẽ là Philippines. Không chỉ vì các nguyên nhân lịch sử, mà còn vì Manila không thể chỉ trông cậy vào lực lượng quân sự của họ, vốn được xây dựng để bảo vệ biên giới của Philippines hơn là để đối đầu với quân đội quốc tế.
Hơn ai hết, Bắc Kinh không muốn có sự can thiệp (từ ngoài) nào vào Biển Đông. Trong một bài xã luận xuất bản trên tờ Nhân Dân Nhật Báo, bản điện tử, họ gọi lời yêu cầu tôn trọng tự do hàng hải và hành động có trách nhiệm trên Biển Đông – của Trung tướng Burton Field, tư lệnh quân đội Mỹ ở Nhật Bản – là “vô trách nhiệm”.
“Mỹ cố ý nhập nhèm vấn đề tự do hàng hải với vấn đề chủ quyền, và cố ý tạo ra một dạng công luận để mở đường cho việc thực hiện chiến lược của họ” – tờ báo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định.
Trong tình hình này, ngoại giao có vẻ đã chiếm sân khấu chính trong tranh chấp Biển Đông. Với quyết định thực hiện DOC, chính quyền Bắc Kinh muốn tỏ ra rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với an ninh khu vực, và họ muốn phục hồi lại cái uy tín đã mất đi vì cách ứng xử hung hăng của họ. “Nhưng Trung Quốc cũng biết, đàm phán với các nước ASEAN là loại bỏ bất kỳ vai trò nào của Mỹ trong việc tham gia thúc đẩy một giải pháp. Trung Quốc sẽ được lợi khi kéo dài đàm phán với ASEAN để tận dụng sự chia rẽ giữa các nước ASEAN” – ông Thayer nói thêm.
Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 18, tổ chức hồi tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và các đối tác ASEAN đã ký một văn bản vạch ra các biện pháp thống nhất nhằm làm cho bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), ký cách đây 10 năm ở Phnom Penh, có tính ràng buộc hơn.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 tới ở Phnom Penh sẽ là giai đoạn cuối cùng để tiến tới một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) cuối cùng mà 10 nước ASEAN sẽ đưa cho Trung Quốc, kẻ “muốn một chỗ ngồi ở bàn để thảo luận xây dựng COC vì lợi ích của mình” – ông Thayer nói. Nhưng tự đặt ra hạn chót cho việc soạn thảo COC “có thể đưa đến một sự thỏa hiệp bừa phứa, một văn bản không có hiệu lực thực thi” – ông Thayer kết luận.
Tác giả: Ông Roberto Tofani là nhà báo tự do và là nhà phân tích về Đông Nam Á. Ông cũng là đồng sáng lập PlanetNext, một hiệp hội báo chí theo đuổi sứ mệnh “thông tin vì sự thay đổi”.
Nguồn: Asia Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét