Gửi tới TTHN
-(TTHN) – Chúng
tôi lại nhận được một bức thư ngỏ nhờ đăng của tác giả Tom Cat gửi tới
TTHN như lần trước. Do không có điều kiện kiểm chứng độ xác thực của
thông tin nên TTHN rất dè dặt khi cho đăng tải, với mục đích để rộng
đường dư luận.
Anh Vinh,
Khác
với thường lệ, lần này Tom Cat tôi viết thư ngỏ gửi anh thay cho lời
cảnh báo hay lời nhắc nhở mà tôi vẫn thường làm đối với những nhân vật
bị coi là cứng đầu, có biểu hiện lợi dụng quyền tự do dân chủ và quyền
tự do ngôn luận để xuyên tạc và bôi nhọ làm giảm uy tín của đảng và
chính quyền nhà nước. Do điều này nó cũng có những lý do nhất định mà
như chính bản thân anh đã biết và đã được các đồng chí lãnh đạo nhắc nhở
thẳng thắn đối với anh trong một vài buổi khi tạo điều kiện cho anh
được tiếp xúc trong vấn đề Tiên Lãng.
Chắc
hẳn anh cũng biết rõ vì sao Nhà văn Nguyễn Quang Lập đến hôm nay đã
dừng việc phát tán các thông tin ngoài luồng và đóng phần phản hồi trên
blog Quê choa, đó là hành động được coi là có tính thiện chí và hợp tác
rất đáng trân trọng. Về phần anh Vinh, các đồng chí lãnh đạo nhận thấy
sự tích cực của anh trong việc đưa tin tức nóng hổi về diễn biến của vụ
án Tiên Lãng đến cho đông đảo bạn đọc, qua đó để thấy được và khẳng định
quyền tự do ngôn luận của công dân luôn được Đảng và chính quyền nhà
nước hết sức tôn trọng, khuyến khích và tạo điều kiện. Không như sự
xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực chống chính quyền vu cáo bôi nhọ.
Xong,
mọi vấn đề đều có giới hạn của nó. Vấn đề tự do thông tin hay tự do
ngôn luận cũng vậy, tự do không có nghĩa là tự do bịa đặt, tự do cắt
xén, tự do lồng ghép, chắp nối các thông tin, rồi rã băng để cố tình đưa
các thông tin không xác thực, tạo nên việc hiểu lầm sai lệch về nội
dung thông tin của đông đảo quần chúngnhân dân, làm ảnh hưởng tới uy tín
của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và chính quyền. Nhằm bôi
nhọ hình ảnh của cả hệ thống chính trị của Đảng, lòng tin của các vị cán
bộ lãnh đạo trung cao cấp đã nghỉ hưu ở Thành phố Hải phòng.
Cụ thể với bằng chứng là clip video phát
biểu của đồng chí Bí thư Thành ủy Hải phòng với các vị lão thành cách
mạng tại CLB Bạch Đằng ngày 17-2-2012, trong buổi nói chuyện thời sự dài
45 phút, nhưng với công bố của anh chỉ là một đoạn video clip với thời
lượng vỏn vẹn hơn 1 phút . Đáng tiếc là khi anh đã biết sai, đã biết sửa
nhưng vẫn cố tình sửa không đúng và những thông tin xuyên tạc nói trên
vẫn ngang nhiên tồn tại trên blog Cu Vinh của anh. Anh Vinh nên nhớ với
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện có chúng tôi đã biết rất rõ ai là người
đã quay, ai là người thực hiện cắt xén thêm, bớt các âm thanhvà hình
ảnh trong clip video do anh công bố ngày 24-2-2012 với dụng ý xuyên tạc
lời đồng chí Bí thư Thành ủy Hải Phòng tại CLB Bạch Đằng nhằm kích động
dư luận xã hội.
Xuất
phát từ tình cảm quý mến đối với các anh, tôi xin nhắc anh cần xem xét
lại một cách nghiêm túc, chính xác và cải chính các thông tin đã đưa
chưa chính xác đang còn lưu trên blog cá nhân của anh. Vì khả năng có
một vụ PMU 19 đang lặp lại là điều dễ hiểu.
Chào anh
Tom Cát-Theo:-TTHN- Thư ngỏ Tom Cat gửi Blogger Nguyễn Quang Vinh
Xem thêm: Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: AI ĐANG LÀM RỐI THÊM VẤN ĐỀ?
- googletienlang.
--(Tác giả gửi riêng cho GOOGLE.TIENLANG)
Khi
nhà văn Nguyễn Quang Vinh công bố một đoạn video clip với thời lượng
hơn 1 phút cuối cùng buổi nói chuyện thời sự 45 phút của ông Bí thư Hải
Phòng tại CLB Bạch Đằng cùng bản rã băng ngay phía dưới với sự xuyên tạc
lời ông Bí thư đã làm dấy lên một cuộc tổng xỉ vả vào cá nhân ông Thành
cùng giới lãnh đạo Hải Phòng nói chung. Vụ việc Tiên Lãng đã rối lại
càng thêm rối. Vậy sự thật thế nào?
Báo chí ghép ảnh, có hay không?
Kết
thúc buổi nói chuyện, ngay hôm sau, một bản BÁO CÁO – KIẾN NGHỊ do các
thành viên CLB Bạch Đằng là các cụ Nguyễn Cục, Nguyễn Viết Phúc và Lê
Văn Thinh ký tên gửi đến các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước
đòi cách chức Bí thư Nguyễn Văn Thành vì lý do ông Thành phát biểu chống
lại Kết luận của Thủ tướng, trong đó có câu “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác”. Bản BÁO CÁO- KIẾN NGHỊ này lập tức được đăng trên trang blog Cu Vinh.
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, quả là có một số cụ thành viên CLB Bạch Đằng đã
quá nóng vội, bị ảnh hưởng của “tâm lý đám đông” nên đã cố tình bỏ
ngoài tai những phân tích có lý của ông Thành.
Vậy có hay không chuyện báo chí ghép ảnh? Xin thưa là CÓ! Đó là tấm ảnh với tên gọi “Cưỡng chế nhà ông Đoàn Văn Vươn” được đăng lần đầu tiên trên báo Sài Gòn tiếp thị trong bài viết “Đất bãi bồi không phải là đất nông nghiệp thì là đất gì!?” vào lúc 17 giờ 15 phút ngày
02/02/2012. Đây là tấm ảnh về một cuộc cưỡng chế ở đâu đó, trong đó có
sự hiện diện đầy đủ các lực lượng chức năng từ điện lực, dân phòng đến
công an… Sau đó, báo Pháp luật TP HCM cũng dùng bức ảnh này để chú thích
cho bài viết “Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Lãng: Đấy không phải là đất nông nghiệp.”
Tấm ảnh ghép với tên gọi: “Cưỡng chế nhà ông Đoàn Văn Vươn”- Ảnh SGTT
Khi
được nhiều người phát hiện bức ảnh này không phải là của vụ cưỡng chế ở
Tiên Lãng thì bức ảnh trên đã được báo Sài Gòn tiếp thị lẳng lặng rút
xuống vào sáng 04/02/2012 và báo Pháp luật TP HCM cũng gỡ xuống vào lúc
16 giờ 20 phút cùng ngày mà không có một dòng xin lỗi. Tuy vậy, bạn đọc
có thể xem tấm ảnh này tại đây, tại đây hoặc cả bài của báo Pháp luật TP HCM xem bài tại đây trên
Báo mới. Đây là sự xuyên tạc, vu khống của báo Sài Gòn tiếp thị, sự cẩu
thả của báo Pháp luật TP HCM. Khi thấy sai đã rút xuống mà không có một
lời giải thích, xin lỗi thể hiện sự coi thường bạn đọc của những tờ báo
này.
Đáng trách nữa là một số tờ báo cho đến nay vẫn giữ tấm ảnh này trên mạng như báo Lao động trong bài Vẫn loay hoay tìm thủ phạm phá nhà ông Vươn | LAODONG laodong.com.vn/Tin-Tuc/Van-loay-hoay-tim-thu...pha.../74635
hay báo Đất Việt trong bài BAODATVIET.VN | Vụ phá nhà ông Vươn: chưa có đơn nên chưa ... baodatviet.vn › TRANG NHẤT › Pháp luật.
Với
sự hỗ trợ của internet như hiện nay, sự cẩu thả của một số cơ quan báo
chí đã gây ra một hệ lụy lớn. Chỉ cần một cái nhấp chuột, tấm ảnh này
hiện ra vô số, không ai chạy theo để xóa đi được:
Ông Thành có nói ngược Kết luận của Thủ tướng?
Trong
BÁO CÁO- KIẾN NGHỊ của 3 vị lão thành có kể tội Bí thư Nguyễn Văn
Thành “nói ngược Kết luận của Thủ tướng” khi ông Thành nhắc đến những vi
phạm pháp luật của ông Đoàn Văn Vươn. Vậy phải chăng ông Thành nói sai?
Phải chăng ông Đoàn Văn Vươn không hề có vi phạm pháp luật trong quá
trình sử dụng đất? Có lẽ cũng bởi ảnh hưởng của “tâm lý đám đông” nên
các cụ lão thành đã quên rằng ngay trong Phần II bản Kết luận của Thủ
tướng có đoạn:
“Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng tiếp tục thực hiện
tốt các công việc sau: Xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn
Văn Vươn theo quy định của pháp luật”
Vậy thì sao có thể kết luận ông Bí thư Hải Phòng chống lại Kết luận của Thủ tướng?
Ai nói linh tinh, lăng nhăng?
Ngày 18/01, PV báo Giáo dục Việt Nam (http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/GS-Dang-Hung-Vo-Pho-Chu-tich-TP-Hai-Phong-noi-lang-nhang/98612.gd) nêu câu hỏi với Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ:
“Thưa
Giáo sư, báo chí đã nêu phát biểu của vị Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng
rằng “Đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia trong quy định của Luật đất
đai không phải đất sản xuất nông nghiệp để giao ổn định trong 20 năm.”
Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ đã lớn tiếng:
“Nói và làm phải căn cứ trên luật chứ đừng có nói linh tinh, tại sao một cán bộ ở tầm của Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà lại nói lăng nhăng như
thế được? Cần phải hỏi cho rõ là vị lãnh đạo này của Hải Phòng nói như
vậy là căn cứ vào điều luật nào, hay là anh tự nghĩ ra?”
Sau khi đăng bài, có lẽ chính Ban Biên
tập cũng phát ngượng khi một vị trí thức nổi tiếng mà lại ngang nhiên
trên công luận dùng những từ ngữ bỗ bã, chợ búa để miệt thị người khác,
chưa nói người đó là một vị PCT UBND một thành phố lớn. Chính vì vậy,
Báo GDVN đã lặng lẽ biên tập lại:
“Nói và làm phải căn cứ trên pháp luật chứ đừng nói không có căn cứ pháp luật, tại sao một cán bộ ở tầm của Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà lại nói thiếu căn cứ như
vậy? Cần phải hỏi lại cho rõ là lãnh đạo của Hải Phòng nói như vậy là
căn cứ vào điều luật cụ thể nào, hay là anh tự nghĩ ra?”
Và, dẫu báo GDVN đã sửa lại nhưng trên mạng cũng có vô khối trang blog đăng lại bài này với tít cũ, ví dụ: GS. Đặng Hùng Võ: “Phó Chủ tịch TP Hải Phòng nói linh tinh... - Quê choa quechoa.info/.../gs-dặng-hung-vo-pho-chủ-tịch-tp-hải-phong-noi-la...
Xin
thưa GS Đặng Hùng Võ, GS đã đọc hồ sơ một vụ kiện tương tự như vụ Đoàn
Văn Vươn, đó là vụ Lê Đình Thảo chưa? Chính những chuyên gia pháp luật
hàng đầu ở Việt Nam như ông Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cùng
các vị thẩm phán ở đây cũng khẳng định như ông PCT UBND TP Hải Phòng,
rằng vùng bãi bồi ngoài đê quốc gia không phải là đất nông nghiệp để
giao cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài (20 năm) theo Nghị định
64/1993 đó! Điều này không phải họ nói khơi khơi trên báo chí mà là một
sự khẳng định mang tính pháp lý trong một bản án nhân danh Nước CHXHCN
Việt Nam đó, thưa Giáo sư!
Vậy thì ai là người nói linh tinh, nói lăng nhăng? Ông PCT UBND TP Hải Phòng hay chính là vị Giáo sư đáng kính?
Nguyễn Quang Vinh- nhà văn, nhà báo lớn?
Sau
sự kiện 5/01/2012, ông Nguyễn Quang Vinh khá ồn ào trên blog của mình,
có ngày ông đăng 3, 4 bài về Tiên Lãng. Sau Tết, từ Quảng Bình, ông về
Vinh Quang, Tiên Lãng. Những tấm hình “tự sướng” hiên ngang trên đống đổ
nát cùng những bài viết với lời lẽ đao to búa lớn của ông cứ như lãnh
tụ vĩ đại về thăm đồng bào! Ông dùng đủ những từ ngữ xấu xa, mất dạy
nhất để gọi những cán bộ công chức từ cấp xã cho đến cấp huyện, cấp
thành phố. Những chuyện chẳng hề liên quan cũng được ông tô vẽ, nâng
quan điểm để các còm sĩ chửi bới chính quyền. Ví dụ như chuyện mẹ con bà
Thương, bà Hiền (vợ ông Vươn, vợ ông Quý) dắt díu nhau đi du Xuân Hà
Nội. Chính sự bất cẩn của người lớn gây ra tai nạn cho con trẻ: một cậu
bé 8 tuổi ngủ gật, vô tình đưa gót chân vào đũa xe ôm. Vậy mà không ít
còm sĩ cũng lu loa chửi bới chính quyền! Nói dại, chẳng may khi ấy, ông
xe ôm mất lái, đâm vào ô tô dẫn đến tai nạn nghiêm trọng hơn thì không
biết sự bình loạn sẽ đến đâu? Chắc là tại công an dàn cảnh tai nạn để
“diệt khẩu”, để “bịt miệng dân oan”?
Nguyễn
Quang Vinh là ai? Trước khi có vụ án Tiên Lãng chắc chẳng mấy người
biết đến. Vậy mà ông Vinh đã tự huyễn hoặc mình là nhà văn- nhà báo lớn.
Không ít bài ông viết trên blog của mình ông lên tiếng định hướng, chỉ
đạo các nhà báo phải thế này thế khác! Chưa đủ, dù chả biết gì về pháp
luật nhưng ông cũng dõng dạc lớn tiếng… giao nhiệm vụ cho các luật sư!
Bạn đọc hẳn dễ dàng nhận thấy ông Nguyễn Quang Vinh không còn một chút
khiêm tốn tối thiểu khi xem bức ảnh và đọc bài phỏng vấn của ông ta với
trung tướng Phạm Quý Ngọ. Có chút khôn lanh (chút “mẹo cứt gà” như chính
ông Vinh viết) của người làm báo, ông Vinh đã chộp được một tích tắc sơ
sểnh của vị trung tướng. Vậy là ông đắc ý trưng lên blog khiến người
xem nhìn thấy ông Vinh đang khoa chân múa tay; còn vị tướng thì rạp
người như nuốt từng lời “chỉ đạo” của ông Vinh! Có lẽ cũng nhận ra sự
phản cảm của bức ảnh nên sau khi đăng lên không lâu, báo vietnamnet lặng
lẽ rút bỏ tấm ảnh và biên tập lại toàn bài phỏng vấn, thậm chí tên tác
giả Nguyễn Quang Vinh cũng bị xóa đi.
Tấm ảnh phản cảm đã được gỡ bỏ khỏi vietnamnet
Đỉnh
điểm của sự gây rối trong vụ Tiên Lãng chính là sự xuyên tạc lời ông Bí
thư Thành ủy Hải Phòng tại buổi nói chuyện ở CLB Bạch Đằng mà mọi người
đã biết. Chị Nhà báo Kim Dung đã viết trên blog hieuminh: " Sự trung
thực là yêu cầu đầu tiên của người cầm bút". Ở Nguyễn Quang Vinh đã
không còn cái tố chất đầu tiên đó nữa!
Mang
tiếng ở ngay Tiên Lãng một thời gian khá dài nhưng ông Nguyễn Quang
Vinh không quan tâm tìm hiểu bản chất sự thật của vụ việc mà chỉ một mực
đi soi mói những gì có lợi cho những bài viết của ông thêm phần giật
gân, câu khách, để đánh bóng tên tuổi. Ông Vinh không hề biết có một vụ
kiện khác cũng tương tự như vụ Đoàn Văn Vươn, mà ở đó đã có những bản án
tại cấp cao nhất hệ thống tư pháp Việt Nam kết luận rằng việc UBND
huyện Tiên Lãng thu hồi đất là đúng. Đó là vụ kiện của ông Lê Đình Thảo ở
xã Tiên Thắng, dù từ nội thành về Vinh Quang ông Vinh phải đi qua xã
Tiên Thắng. Chắc chắn ông Vinh không hề biết rằng ở khu vực bãi bồi 6 xã
ven biển của Tiên Lãng ngay từ những năm 1992- 1993 Bộ Thủy sản đã phê
duyệt cả một Dự án lớn, đó là “Dự án đầu tư khai thác vùng bãi bồi ven
biển huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng” và các quyết định giao đất cho các
hộ dân ở đây là nằm trong cái Dự án lớn đó. Ông Vinh không biết nên ông
luôn lớn tiếng kết tội “lũ quan tham” Tiên Lãng “cướp” đất nông dân!
Thêm chú thích |
Ông
Nguyễn Quang Vinh không biết nhưng sự thật thì vẫn là sự thật. Tất
nhiên, cán bộ huyện Tiên Lãng cũng có nhiều sai lầm. Rồi đây, trên cơ
sở điều tra, xác minh tìm ra sự thật, với sự hỗ trợ của Bộ Tài nguyên-
Môi trường cùng các cơ quan trung ương khác, Hải Phòng sẽ thực hiện trọn
vẹn sự chỉ đạo của Thủ tướng tại Kết luận ngày 10/2/2012. Những người
vi phạm pháp luật sẽ phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc. Với đức tính
cần cù và năng động sáng tạo, tin tưởng vào công cuộc chỉnh đốn mà Đảng
đang tiến hành, người dân xã Vinh Quang sẽ vượt qua mọi cơn sóng dữ, xây
dựng vùng bãi bồi ven biển thành khu nuôi trồng thủy sản trù phú, làm
giàu cho mình và cho cả quê hương.
NGUYỄN THỊ HOÀI (Tiên Lãng)
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết trùng hợp với quan điểm của chủ blog)
Giải thưởng toán học: cay đắng và thất vọng
Gần
đây phó chủ tịch Trung Quốc, ngài Tập Cận Bình, sang thăm Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng ông đã được quan chức nước ta giới thiệu GS Hoàng Tụy,
giải Constantin Caratheodory, và GS Ngô Bảo Châu, huy chương Fields.
Chúng tôi hy vọng sau chuyến công du ông nhận thấy nước ông mặc dù dân
đông tới một phần năm nhân loại nhưng không có tới một giải Nobel khoa
học nàoi. Và chúng tôi cũng hy vọng, khi lên làm tổng bí thư, ông sẽ ra lệnh hải quân nước ông thận trọng ngưng gây hấn ở Biển Đông.
Ngoài
việc có thể đã ngăn cản một chiến tranh nữa với Trung Quốc, hai vị giáo
sư Hoàng Tụy và Ngô Bảo Châu còn có đóng góp lớn vào việc phát triển
toán học Việt Nam. Nếu Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM) được
thành lập là nhờ GS Ngô Bảo Châu được huy chương Fields. Cụ thể và bền
vững hơn nữa là ngoài xã hội sẽ có nhiều trẻ em noi gương đàn chú bác mà
quan tâm đến toán học. Công nghệ thông tin nước ta phát triển rất mau
và chúng ta có thể là một cường quốc về ngành này trong vài năm sắp tới.
Nguyên do chỉ vì khi xưa có một người Việt tên là André Trương Trọng
Thi sáng chế ra máy vi tính và vị này đã trở nên một thần tượng ở nước
ta. Nếu chúng ta có một Michel Plantini hay một Zinédine Zidane thì
chắc chắn thường xuyên sẽ có những trận đá bóng khắp đầu đường ngõ chợ
và nghề cảnh sát giao thông sẽ là nghề vất vả nhất ở Việt Nam. Với hai
vị trong ngành toán học được vinh danh năm 2010, thế hệ đang lên sẽ tự
phát sinh một số lớn nhân tài cho ngành toán học.
Tuy
nhiên, vinh danh quốc tế của hai vị giáo sư này làm tôi cảm thấy cay
đắng và thất vọng như một người si tình không được đáp ân.
Công
trình nghiên cứu của GS Hoàng Tụy về tối ưu toàn cục là những đóng góp
rất lớn cho bộ môn toán học và, nói chung, cho tất cả các môn khoa
học ‒kỹ thuật khác. Toán học là một số kiến thức về lý luận logic dựa
trên những số, hình, kết cấu và phép biến đổi những đối tượng đó. Mặc dù
kết quả nghiên cứu toán học chỉ là những chân lý trừu tượng, nhưng
chúng được áp dụng trong tất cả các khía cạnh của đời sống. Những phương
pháp của lý thuyết xác suất (probability), tối ưu (optimization) và hệ
thống chuyển động (dynamic systems) áp dụng trong các ngành khoa học, kỹ
thuật, kinh tế và chính trị được gom lại trong một bộ môn gọi là vận
trù học. Ở Hoa‒Kỳ có khi người ta gọi là quản lý học (management
science) hay quyết định học (decision science).
Qua kinh nghiệm cá nhân, chúng tôi đồng tình với GS Hoàng Tụy và xin chia sẻ cay đắng của giáo sư. "Việt
Nam chính là nơi có những đóng góp cơ bản, sơ khai nhất cho toán học
tối ưu toàn cục và trải qua 40 năm, nó đã được áp dụng khá rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó ở Việt Nam, mặc dù chúng tôi đã
có nhiều cố gắng vận động nhưng vẫn không được ủng hộ. Tôi đã không làm
được gì và cảm thấy hơi cay đắng. [...] Mình lập ra một ngành học, nước
ngoài phát triển được, dùng được, ứng dụng được, nhưng ở trong nước
không được ủng hộ, thậm chí không được đánh giá tốt nên tôi thấy rất
buồn"ii.
Cuối
thập niên 1960, chúng tôi học ở Mines de Paris (Trường Cao đẳng Kỹ sư
Mỏ ở Paris). Hồi đó miền Nam nước ta bị quân đội Mỹ chiếm đóng. Để tham
gia giải phóng hoàn toàn đất nước cùng với MTDTGPMN, chính phủ VNDCCH
gửi quân đội và vũ khí vào Nam qua những tuyến đường gọi chung là Đường
Mòn Hồ Chí Minh. Người chỉ huy quân đội Mỹ kiềm chế mạng giao thông này
là Robert McNamara, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ. Thời Đệ nhị Thế chiến,
ông này đã dùng những công cụ vận trù để tổ chức những đoàn tầu hàng
tiếp tế Anh Quốc qua Bắc Đại Tây Dương sao cho đỡ bị tầu ngầm Đức bắn
chìm. Chúng tôi cũng nghe thấy ở miền Bắc có một vị nghiên cứu vận trù
học mà sau này tôi mới biết tên là Hoàng Tụy. Chúng tôi suy ra vị này
chắc được chính phủ nhờ quy hoạch những tuyến vận tải tiếp viện miền
Nam. Chúng tôi mơ ước sau khi tốt nghiệp sẽ được vinh dự làm cộng sự
viên cho vị này và ngày đêm tôi mải miết học môn vận trù học. Như chúng
tôi đã có dịp kể, vì các thày bắt học nhiều và khó quá, chúng tôi theo
không nổi và suýt nữa thì ra trường mà không có bằngiii.
May mắn thay, chúng tôi được vớt nhờ điểm cao về môn vận trù học. Sau
khi tốt nghiệp và trong suốt đời nghề chúng tôi hàng ngày đã phải dùng
những công cụ vận trù để tìm một tối ưu cho những vấn đề chúng tôi phải
giải quyết. Kiến thức về mỗi ngành khoa học của một kỹ sư chỉ đủ để đưa
vào áp dụng kết quả nghiên cứu của người khác. Rất có thể chúng tôi đã
vô tình áp dụng những kết quả nghiên cứu của GS Hoàng Tụy mà không biết.
Điều mà chúng tôi biết chắc là trong 12 năm làm tư vấn về chiến lược và
quản lý công nghiệp chúng tôi đã dùng vận trù học để mang lợi cho mỗi
khách hàng cả triệu euros. Hỡi ôi, những gì đã học, những kinh nghiệm đã
tích lũy không bao giờ chúng tôi được dịp dùng để giúp nước mẹ đẻ.
Nếu
giải Constantin Caratheodory của GS Hoàng Tụy làm chúng tôi cay đắng
thì huy chương Fields của GS Ngô Bảo Châu làm chúng tôi có nhiều lý do
thất vọng.
"Nếu
có gì có thể nói là kinh nghiệm cho người trẻ thì theo tôi, phải có một
đam mê thực sự, có mơ ước và luôn luôn cố gắng thực hiện mơ ước ấy, dù
hoàn cảnh khó khăn, có rủi ro. Thứ hai là phải có niềm tin. Đó là phẩm
chất rất quan trọng của người làm khoa học, phải tin việc mình làm không
vô ích"iv.
Đó là những đặc tính phân biệt một nghiên cứu sư thường và một nghiên
cứu sư đặc biệt, được quốc tế vinh danh. GS Ngô Bảo Châu đã có những đặc
tính đó từ thuở bé. Nhưng những đặc tính đó cần có một môi trường học
hỏi và nghiên cứu thuận tiện thì mới sinh ra được những nghiên cứu sư
đặc biệt. Môi trường để phát huy tài năng của mình thì du học sinh Ngô
Bảo Châu đã tìm thấy ở Ecole Normale Superieure (Trường Cao đẳng Sư
phạm) của Pháp chứ không phải ở một trung tâm nghiên cứu nào của Việt
Nam. Trước khi du học sinh này nổi tiếng thì ở nước ta không có cơ sở
nghiên cứu khoa học ‒ kỹ thuật (NCKHKT) nào tạo ra môi trường thuận tiện
đó cả. Việc chính phủ thành lập VIASM là một tin đáng mừng. Nhưng giới
NCKHKT phải chờ đến bao giờ thì chính phủ mới thành lập những Viện
Nghiên cứu Cao cấp về Hóa học, Vật lý và Y khoa ? Liệu chúng tôi phải
cầu cho một người bất đồng chính kiến nhận giải Nobel Hòa bình để nước
ta có được một Viện Nghiên cứu về Dân chủ học à ? Hay là chính phủ coi
những môn này không cần thiết cho đất nước ?
Cắt
hơn 650 tỷ đồng cho VIASM mà chỉ đòi hỏi chung chung, tăng tỷ lệ giảng
viên toán có bằng tiến sĩ ở các trường đại học lớn lên 70 %, tăng số
lượng công trình công bố quốc tế so với năm 2010 và đưa vị thế của toán
học Việt Nam trên trường quốc tế lên hàng thứ 40 là một quyết định kỳ dịv. Người thì nói rằng số tiền đó quá lớn, kẻ thì nói là không đủvi. Đầu tư mà không có định hướng thì một xu cũng đã là phí phạm rồi.
Số
lượng tiến sĩ và công trình công bố quốc tế đâu phải là chỉ báo của sức
mạnh khoa học ‒ kỹ thuật của một quốc gia hay của một trung tâm NCKHKT.
Quan trọng là những tiến-sĩ đó và những công-trình đó có gắn bó chặt
chẽ với ý-đồ phát-triển khoa học ‒ kỹ thuật của quốc-gia đó hay không.
Cơ quan nào dựa vào đâu để xếp chúng ta vào hạng 50/55 về toán học ?
Chính phủ đang chạy theo một thứ hạng hão huyền thay vì ra lệnh cho
VIASM nghiên cứu những đề tài hữu ích cho đất nước. Một trường đại học
hay một cơ sở NCKHKT có tiếng tăm, được coi là giỏi, là một nơi mà những
thày giỏi nhận đến nghiên cứu giảng dậy và học sinh giỏi tranh nhau ghi
tên học.
Có
người biện luận rằng không thể áp đặt những đề tài nghiên cứu vì phải
để cho các nghiên cứu sư tự do nghiên cứu thì họ mới phát huy được tài
năng của họ. Trong ngành NCKHKT người ta phân biệt nghiên cứu cơ bản và
nghiên cứu áp dụng. Đại khái thì nghiên cứu cơ bản trong một ngành khoa
học có mục đích làm cho ngành đó tiến bộ còn nghiên cứu áp dụng có mục
đích làm cho các ngành khoa học ‒ kỹ thuật khác tiến bộ. Chúng tôi thú
thật không nắm rõ nội dung và giá trị những công trình nghiên cứu của
các huy chương Fields hay giải Nobel và nếu các vị này làm phúc bỏ thì
giờ dậy riêng cho chúng tôi thì chắc chúng tôi cũng không hiểu gì cả.
Theo các bài báo phổ cập khoa học thì năm 2010 có bốn vị đồng chia sẻ
huy chương Fields. Đề tài nghiên cứu của ba vị, GS Ngô Bảo Châu, GS Elon
Lindenstrauss và GS Stanislav Smirnov, liên quan đến toán học cơ bản.
Đề tài của GS Cedric Villani thì nhằm giải quyết một số vấn đề vật lý
khí động học (gaz kinetics) và lý thuyết vận chuyển (transport theory).
Năm 1950, GS Laurent Schwartz, một người bạn quý của Việt Nam, được huy
chương Fields vì đã hiến cho môn vật lý một bước tiến nhẩy vọt với lý
thuyết phân bổ (distribution hay là generalized functions). Chúng tôi đã
nêu ở trên giải Constantin Caratheodory của GS Hoàng Tụy với đóng góp
lớn lao cho ngành hậu cần.
Chúng
tôi tôn trọng tự do nghiên cứu của những nghiên cứu sư nên không trách
GS Ngô Bảo Châu đã chọn một đề tài nghiên cứu cơ bản. Công trình của
giáo sư đã gia tăng kho kiến thức của nhân loại và đã mang lại vinh
quang cho nước Việt Nam, vinh quang mà cả nước đều hãnh diện chia sẻ.
Nhưng chúng tôi trách chính phủ đã không hướng dẫn du học sinh Ngô Bảo
Châu đến những đề tài liên quan trực tiếp tới bát cơm manh áo của người
dân Việt Nam. Một khi được gửi đi học ở ngoại quốc, chưa chắc gì một du
học sinh sẽ quan tâm đến một đề tài nghiên cứu ưu tiên của chính phủ và
dù em đó nghiên cứu theo định hướng của chính phủ chăng nữa thì cũng
chưa chắc em sẽ trở thành một nghiên cứu sư được quốc tế vinh danh. Đó
là những bất trắc mà chúng ta phải chấp nhận thôi. Nhưng một chính phủ,
nhất là chính phủ một nước nghèo như nước ta, đâu có thể để cho một sinh
viên đi du học mà lại không nhắn em đó nên học gì, nên nghiên cứu gì
cho thích hợp với kế hoạch NCKHKT của chính-phủvii.
Những
thành tích của GS Hoàng Tụy làm chúng tôi cay đắng vì những kết quả
nghiên cứu của người Việt Nam được quốc tế trọng dụng nhưng không được
áp dụng ở Việt Nam. Việc thành lập VIASM sau khi GS Ngô Bảo Châu được
huy chương Fields làm chúng tôi thất vọng vì nhận thấy chính phủ không
có nghị lực đủ mạnh và tầm nhìn đủ cao đủ rộng để đưa ngành NCKHKT tham
gia vào công cuộc phát triển kinh tế ‒ xã hội của đất nước.
Đặng Đình Cung
Xem ý kiến phản biện của Hà Dương Tường tại đây.
i GS Hoàng
Tụy và GS Ngô Bảo Châu là công dân Việt Nam, có quốc tịch và giấy tùy
thân Việt Nam, chứ không phải là Việt Kiều đã bị tước hay đã từ bỏ quốc
tịch gốc. Có người gốc Hoa được giải Nobel. Người duy nhất vẫn còn mang
quốc tịch Trung Quốc là Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình năm 2010. Vị
này hiện đang ở tù vì bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Bắc Kinh.
iii Thày tôi giáo sư Maurice Allais, đăng trên Sài Gòn Tiếp thị năm 2010.
iv GS Hoàng Tụy: Tôi chưa học đại học 1 ngày đúng nghĩa” đã trích dẫn.
v Quyết định 1483/QĐ TTg ngày 17 tháng tám 2010 : "Phê duyệt Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020".
-Theo:- Giải thưởng toán học: cay đắng và thất vọng
- Xem ý kiến phản biện của Hà Dương Tường tại đây.
Phải nói là chúng tôi đã thực sự phân vân khi đọc bài báo này.
Những lập luận của tác giả khi bàn về khoa học và nghiên cứu khoa học
quá kéo về trải nghiệm riêng của mình để có thể mang ra tranh cãi. Nhưng
mặt khác, nó chứa đựng nhiều khẳng định dễ dẫn đến ngộ nhận, nhất là
khi tác giả là một tên tuổi đã được biết đến qua nhiều bài viết đã đăng
trên mặt báo này, về nhiều vấn đề dính tới các chính sách công nghệ của
Việt Nam. Và khi đối tượng của sự "thất vọng" mà ông nêu trong bài lại
dính tới Ngô Bảo Châu, một tên tuổi lẫy lừng của khoa học Việt Nam đồng
thời là một đối tượng của rất, rất nhiều bàn cãi trên mọi phương tiện
truyền thông của đất nước khốn khổ này, chỉ từ một vài tuyên bố của
anh... Người nổi tiếng phải chịu sự săm soi, bình phẩm nhiều khi quá
đáng, nhiều khi vô lý của xã hội, nhất là một xã hội có quá nhiều dị
dạng như xã hội Việt Nam hiện nay - dị dạng do sự kết hợp giữa một thể
chế cực kỳ độc tài và phản tiến bộ, với một mặt bằng dân trí tiền công
nghiệp - cũng là điều bình thường. Nhưng phải chăng, chính vì thế mà
chúng ta cần cẩn trọng hơn để không tiếp tay cho những luận điểm đầy cảm
tính đã có quá nhiều ?
Trao
đổi giữa vài anh em trong ban biên tập đi tới quyết định : cứ nên đăng
bài, nhưng cũng nên có một bài « phản biện » ít ra là về vài vấn đề liên
quan tới khoa học và chính sách khoa học. Tuy nhiên, dưới đây là những ý
kiến cá nhân, mà người ký chịu trách nhiệm – nhất là những sai lầm,
thiếu sót. Những đoạn in màu xanh lục, chữ đậm là trích từ bài « giải
thưởng toán học » của anh Đặng Đình Cung.
1. Về toán học
Đặng Đình Cung định nghĩa "Toán học là một số kiến thức về lý luận logic dựa trênnhững số, hình, kết cấu và phép biến đổi những đối tượng đó." (đoạn in nghiêng do tôi nhấn mạnh).
Đó là một định nghĩa quá ngắn để có thể phản ánh trung thực hoạt động của toán học. Ở đây có hai vấn đề: i/ về lý luận,
đẩy tới tận cùng, có thể dựa trên một số định đề (phản ánh sự thực quan
sát được về những số, hình, kết cấu và phép biến đổi những đối tượng
đó) và những nguyên tắc lý luận logic để bao quát hết toán học? Câu trả
lời là không, từ khi Godel chứng minh định lý bất toàn của mình. ii/ về thực tiễn,
có thể nói hầu hết các nhà toán học làm việc trên những đối tượng toán
mình chọn (số học, đại số, hình học, giải tích, topo học, xác suất,
thống kê,… cụ thể là một đề tài thuộc về hoặc liên quan tới một hay
nhiều chuyên ngành kể trên) với tương đối ít "kiến thức về lý luận
logic". Chính những cấu trúc bí ẩn (có người nói cái đẹp) của các đối
tượng đó, hoặc những hệ luận có thể phỏng đoán nhưng chưa được chứng
minh của những cấu trúc phức tạp, hay những ứng dụng mới của những kết
quả toán học đã biết... mới là mục tiêu cụ thể của họ. Những định lý mới
mà họ chứng minh được phần lớn là do tìm ra những mối liên kết sâu xa
giữa những đối tượng toán học ấy với nhau hoặc với một ngành khoa học
khác, chứ ít khi là do vận dụng những kiến thức logic mới.
Nhưng
bài này không có mục tiêu tranh cãi về thế nào là toán học. Bản thân
người viết dù đã nhiều năm trong nghề cũng chỉ có thể nói một phần rất
nhỏ về toán học, như một người mù sờ voi, nên khá ngạc nhiên trước một
định nghĩa "ngon lành" như trên.
2. Về VIASM, Khoa học cơ bản và ứng dụng
a/ “Cắt hơn 650 tỷ đồng cho VIASM mà chỉ đòi hỏi chung chung, tăng tỷ lệ giảng viên toán có bằng tiến sĩ ở các trường đại học lớn lên 70 %, tăng số lượng công trình công bố quốc tế so với năm 2010 và đưa vị thế của toán học Việt Nam trên trường quốc tế lên hàng thứ 40 là một quyết định kỳ dị. Người thì nói rằng số tiền đó quá lớn, kẻ thì nói là không đủ Đầu tư mà không có định hướng thì một xu cũng đã là phí phạm rồi.”
–
Ở đây, rất tiếc là tác giả, một người mà nghề nghiệp đòi hỏi thận trọng
với những con số, lại mất đi sự thận trọng đó khi không đọc kỹ những
văn bản gốc mà chỉ đọc các phát biểu rất cảm tính của nhiều người vốn có
ác cảm với toán học và/hay với Ngô Bảo Châu. Nếu đọc kỹ, anh sẽ thấy
rằng con số 651 tỉ đồng là dự toán của chính phủ cho một “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học – giai đoạn 2010-2020”,
trong đó Viện Toán Cao cấp (VIASM) chỉ là một phần. Một số nội dung
khác của Chương trình, như “Cử cán bộ nghiên cứu-giảng dạy toán đi đào
tạo nâng cao... ở nước ngoài”, “Hỗ trợ một số đề tài nghiên cứu ứng dụng
Toán học trọng điểm với kinh phí đủ cao”, có thể hiểu là không thuộc
ngân sách của Viện này. Truy thêm từ website của Viện, có bản “thuyết minh chi tiết”
của bộ Giáo dục về Chương trình trọng điểm nói trên, trong đó người ta
sẽ thấy lại con số 651 tỉ cho toàn chương trình và 341 tỉ cho riêng
VIASM. Có thể nói rằng như thế vẫn là nhiều, nhưng khi anh không tôn
trọng sự chính xác ở chỗ dễ kiểm như thế thì ai tin anh tôn trọng nó ở
chỗ khác?
–
Việc nhà nước đưa ra cái mục tiêu số lượng “tăng tỷ lệ giảng viên toán
có bằng tiến sĩ ở các trường đại học lớn lên 70 %, tăng số lượng công
trình công bố quốc tế so với năm 2010 và đưa vị thế của toán học Việt
Nam trên trường quốc tế lên hàng thứ 40", như anh nói, là rất đáng
trách. Nó phản ánh cái tư duy thành tích mà chính ông phó thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân hồi còn làm bộ trưởng Giáo Dục đã từng to tiếng (to
tiếng chứ không có biện pháp thực chất nào) chống lại. Nhưng tôi nghĩ
cần trách đúng chỗ ấy – và cũng có thể trách thêm cái định hướng sai,
thiếu đồng bộ, khi chỉ đầu tư cho toán mà không nói gì tới các ngành cơ
bản và ứng dụng khác, nhưng đó là một chuyện khác. Còn thì, đầu tư cho
khoa học cơ bản (ở đây là toán học) không thể gọi là đầu tư “không định
hướng” (hay là anh muốn “định hướng” cụ thể tới từng chi tiết các kết
quả mong đợi của nghiên cứu?). Ông Nguyễn Thiện Nhân cần bảo các nhà
toán học phải nghiên cứu về bổ đề Langlands hay giả thuyết Poincaré mới
là “định hướng” cho họ?
Thật
ra, cần chỉ ra rằng ý đồ của chính phủ ông Dũng, ông Nhân khi cho tiền
thành lập VIASM chẳng tốt đẹp gì. Họ muốn lợi dụng cái giải Fields của
Ngô Bảo Châu để được thơm lây chứ họ chẳng thiết tha gì tới khoa học (cả
ứng dụng lẫn cơ bản), như toàn bộ các chính sách, đối xử của họ đối với
trí thức cho thấy. Còn bản thân cái VIASM, nó cũng chẳng ngốn bao nhiêu
ngân sách (nên nhớ, cho 10 năm) như nhiều người đã chỉ ra, với những so
sánh cả với nước ngoài và với các chi tiêu khác trong nước (xem chẳng
hạnbài viết của giáo sư Phùng Hồ Hải trên
tạp chí Tia Sáng), và nếu nó thành công thì cũng sẽ là một kinh nghiệm
tốt cho các ngành khoa học khác, cả tự nhiên và xã hội.
b/ "Số
lượng tiến sĩ và công trình công bố quốc tế đâu phải là chỉ báo của sức
mạnh khoa học - kỹ thuật của một quốc gia hay của một trung tâm NCKHKT.
Quan trọng là những tiến sĩ đó và những công trình đó có gắn bó chặt
chẽ với ý đồ phát triển khoa học - kỹ thuật của quốc gia đó hay không."
–
Dĩ nhiên, nếu phần lớn hay khá lớn tiến sĩ chỉ là tiến sĩ dỏm thì con
số các ông nghè đó không phải là chỉ báo của sức mạnh khoa học của quốc
gia. Có thể nói rằng ngược lại là đằng khác, vì trong trường hợp đó tình
trạng gian dối đã thành phổ biến tới mức không thể không nghi ngờ là nó
đã huỷ hoại tới nền tảng ngôi nhà khoa học và giáo dục của quốc gia đó.
Còn như, trong một tình trạng bình thường, khi các con số có ý nghĩa
trung thực của chúng, thì con số tiến sĩ và tương quan với nó, số lượng
công trình công bố quốc tế tuy không phải là một thước đo hoàn chỉnh
nhưng vẫn là những số liệu thuộc loại khả tín nhất để đo sức mạnh khoa
học của quốc gia đó. Còn như, nếu một quốc gia có lực lượng đủ mạnh
trong một ngành khoa học nào đó nhưng chính phủ của nó lại không biết sử
dụng vào những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội (bằng những chính
sách, những hướng đầu tư khuyến khích hợp lý) thì đó là chuyện của chính
phủ nước đó, chứ đâu có thể vì thế mà phủ nhận những kết quả được quốc
tế thừa nhận ? Quỹ tài trợ cho nghiên cứu cơ bản NAFOSTED đã phải vượt
qua bao nhiêu rào cản bảo thủ để hình thành mới 2,3 năm nay, phải chăng
nên bỏ đi, và khoa học Việt Nam nên trở lại thời kỳ đóng cửa « ta với
ta » ?
c/ "Nhưng
chúng tôi trách chính phủ đã không hướng dẫn du học sinh Ngô Bảo Châu
đến những đề tài liên quan trực tiếp tới bát cơm manh áo của người dân
Việt Nam (...) Nhưng một chính phủ, nhất là chính phủ một nước nghèo như
nước ta, đâu có thể để cho một sinh viên đi du học mà lại không nhắn em
đó nên học gì, nên nghiên cứu gì cho thích hợp với kế hoạch NCKHKT của
chính-phủ"
–
Tôi thực tình ngạc nhiên khi đọc những hàng chữ trên. Chính sách khoa
học dài hạn của quốc gia đâu có giống như chiến lược của một công ty
kinh doanh, dù lớn? Thế nào là một « đề tài liên quan trực tiếp tới bát
cơm manh áo của người dân », và học đến cỡ nào thì đủ cho đề tài ấy ?
Phải chăng, trong số hàng chục nghìn sinh viên du học, không nên có bất
kỳ một người nào theo đuổi một ngành nghiên cứu khoa học cơ bản (chưa
nói khoa học xã hội và nhân văn) ? Và bộ Giáo dục cần có chỉ thị hướng
dẫn từng sinh viên du học về học tập, nghiên cứu sao cho « thích hợp với
kế hoạch NCKHKT của chính phủ » ? (kế hoạch 1 năm, 2 năm hay 5 năm ? 10
năm ?). Sinh viên du học tự túc hay có học bổng nước ngoài cũng vậy,
anh muốn học gì ngoài kế hoạch đó thì miễn đi, ở nhà làm việc khác « có
ích hơn » ? Văn hoá ư : vô ích ! Nghệ thuật : vô ích ! Những giấc mơ của
tuổi trẻ : mất thì giờ, chả có gì « liên quan trực tiếp tới bát cơm
manh áo » của người dân cả ! Chưa kể tính bất khả thi của những
« hướng dẫn » sát sườn tới từng du học sinh như thế, cần nói thẳng, đó
là cách tốt nhất để triệt tiêu những khao khát học tập, những ước vọng
phát triển năng khiếu của mỗi người tới mức xa nhất có thể, và rồi, lâu
dài là triệt tiêu mọi khả năng phát triển của dân tộc.
Đừng
nói khoa học cơ bản, liệu « khoa học ứng dụng » có thể phát triển trong
kiểu "kế hoạch hoá" nhân lực duy ý chí, chỉ đặt nặng mục tiêu kinh tế
(thường rất chủ quan!) và coi nhẹ yếu tố con người như thế ?
Hà Dương Tường
Vài hàng tái bút.
Bài này tác giả rút xuống để chỉnh sửa lại vài câu không rõ ý, 15 phút
sau khi đã xuất bản. Nhân thể, xin nói thêm điều này sau khi nhận được
góp ý của một người đọc : Đoạn c/ trên đây không có
nghĩa là tác giả chống lại mọi chính sách nhằm vào sự phân bổ một cách
tương đối hài hoà luồng sinh viên được cử đi du học nước ngoài. Nhưng
một chính sách như thế không thể là sự "hướng dẫn" mỗi sinh viên phải
học ngành gì, bất chấp năng khiếu riêng của bạn ấy ra sao. Còn chính
sách ấy nên như thế nào lại là một đề tài khác, xin không bàn ở đây.
-
Nhà văn Nhật Tiến: ‘60 năm cầm bút, vui ít, buồn nhiều...’ (NV 6-3-12) --
Nhật Tiến là một nhà văn rất nổi tiếng ở miền Nam trước 1975, văn của
ông có phong thái rất trẻ, "yêu đời", hiền lành, rất khác văn của nhóm
Sáng Tạo, chẳng hạn. Nhà văn hiện nay làm tôi nhớ đến Nhật Tiến nhiều
nhất là Nguyễn Nhật Ánh. ◄Nỗi lo “Tây hóa” di sản (TN 7-3-12) -- Đây là một vấn đề hệ trọng, cần được bàn cãi nhiều hơn (thay vì đăng những chuyện chân dài chém nhau, cô dâu mất trinh, Cường đô-la mua xe "khủng"... )
Nhận diện nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay (VHQN 7-3-12)
Tôi theo kịch là vì Lưu Quang Vũ (VNN 7-3-12) -- P/v Nguyễn Thị Minh Ngọc
Đi thăm... cõi chết (SGTT 7-3-12) -- Bài này rất...có ích
Vai trò đại học: How to defend universities? (Times Literary Supplement 7-3-12) -- Điểm cuốn sách mới ra của Stefan Collini (tác giả một cuốn sách "phải đọc" về trí thức) về vai trò của đại học. Cực kỳ sâu sắc. Chừng nào ở Việt Nam mới có được những trao đổi ở trình độ này?
- Kết thúc đợt vận động ở Washington DC – (BBC). – DB Ileana Lehtinen nói về nhân quyền Việt Nam – (RFA).
- Chiến Dịch Thỉnh Nguyện Thư: Sơ Kết Sinh Hoạt Ngày 5 tháng 3Ts. Nguyễn Đình Thắng
Kinh nghiệm đau thương mà các trưởng thượng chúng ta để lại nhắn nhủ:
-"chính sách đối ngoại của Hoa kỳ LUÔN LUÔN LÀ CHÍNH SÁCH của ĐA ĐẢNG đặt trên "quyền lợi" của nước Mỹ (phe đại Tư Bản hổ trợ - chưa hẳn là quyền lợi của đại đa số Dân Mỹ) và không của TThống thuộc đảng DC hay CH.
-Nhạc sĩ Trúc Hồ và ca sĩ Việt Dzũng đã rời phòng họp để biểu lộ sự bất mãn
- Huỳnh Tâm – Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam – Kỳ 3 (Thông Luận). Mời xem lại: Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam (Kỳ 1) – Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam (Kỳ 2).
- Chiến Dịch Thỉnh Nguyện Thư: Sơ Kết Sinh Hoạt Ngày 5 tháng 3Ts. Nguyễn Đình Thắng
Kinh nghiệm đau thương mà các trưởng thượng chúng ta để lại nhắn nhủ:
-"chính sách đối ngoại của Hoa kỳ LUÔN LUÔN LÀ CHÍNH SÁCH của ĐA ĐẢNG đặt trên "quyền lợi" của nước Mỹ (phe đại Tư Bản hổ trợ - chưa hẳn là quyền lợi của đại đa số Dân Mỹ) và không của TThống thuộc đảng DC hay CH.
-Nhạc sĩ Trúc Hồ và ca sĩ Việt Dzũng đã rời phòng họp để biểu lộ sự bất mãn
- Huỳnh Tâm – Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam – Kỳ 3 (Thông Luận). Mời xem lại: Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam (Kỳ 1) – Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam (Kỳ 2).
Tướng Trung Quốc kêu gọi tăng cường canh giữ Biển Ðông
- BẮC KINH (NV) - Một tướng lãnh diều hâu của Bắc Kinh kêu gọi nhà cầm quyền nước này thành lập lực lượng Cảnh Sát Biển Quốc Gia cũng như tăng cường thêm lính đồn trú tại các đảo đang do họ chiếm đóng trên Biển Ðông.
Bên cạnh đó là khuyến khích ngư dân và các công ty dầu khí bắt đầu các hoạt động khai thác thương mại quanh đó.
Trung
Tướng La Nguyên (Luo Yuan) giám đốc điều hành Hội Khoa Học Quân Sự
Trung Quốc cho rằng Trung Quốc nên thiết lập một khu hành chánh mới bao
gồm gần hết Biển Ðông (mà họ gọi là Nam Hải), khu vực hiện đang tranh
chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Ðài Loan.
Mấy
năm trước, Bắc Kinh từng loan báo thành lập thành phố cấp huyện lấy tên
là “Tam Sa” bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và
quần đảo Trung Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam, đã bị phía Việt Nam phản đối.
Tuy
không phải là phát ngôn viên chính thức của quân đội hay chính phủ Bắc
Kinh, Tướng La Nguyên vốn nổi tiếng về những lời tuyên bố rất bạo, rất
hung hăng trong những năm qua liên quan đến các vấn đề khu vực.
Dù
không chính thức, quan điểm của ông ta lại được một số tướng lãnh và
những kẻ có đầu óc tham vọng bành trướng ở Trung Quốc tán đồng.
Tuy
không phải quan điểm chính thức của nhà cầm quyền như những lời tuyên
bố của ông này lại được tờ nhật báo của Giải Phóng Quân Trung Quốc (cơ
quan tuyên truyền chính thức của quân đội Trung Quốc) đăng tải ngày 6
tháng 3, 2012 khi ông ta phát biểu ở phiên họp của Hội đồng Tư vấn Chính
trị của Nhân dân Trung quốc mà ông ta là thành viên.
Hiện
nay, để kiểm soát Biển Ðông, Trung Quốc đã đưa tới đây các chiếc tàu
của 6 cơ quan khác nhau như cảnh sát biển (Hải Tuần), kiểm soát nghề cá
(Ngư Chính), và Hải Giám, không kể lực lượng lớn tàu chiến, phi cơ, tàu
ngầm của hải quân.
Hạm
đội Nam Hải đóng tại đảo Hải Nam là lực lượng hải quân hùng hậu nhất
của Trung Quốc gồm các chiến hạm lớn nhất, tàu ngầm nguyên tử và một số
máy bay tối tân nhất của họ.
Trong
hình dung của La Nguyên về một lực lượng tuần biển quốc gia, diễn tả
trên báo Giải Phóng Quân Trung Quốc (PLA daily) lực lượng này bao gồm
những đơn vị bán quân sự, khác với lực lượng hải quân nhưng vẫn có những
nhiệm vụ chồng lấn lên nhau.
Tướng
La Nguyên đề nghị ở Hội Nghị Tư Vấn ngày 5 tháng 3, 2012 thì ngày hôm
sau, Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì phát biểu bên lề đại hội
đảng yêu cầu Hoa Kỳ tôn trọng các “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Bắc
Kinh cảm thấy khó chịu khi thấy Hoa Kỳ chú trọng trở lại khu vực Á
Châu. Tháng tới, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc sẽ tới tập trận cùng với quân đội
Philippines gần với khu vực đang có sự tranh chấp chủ quyền giữa
Philippines và Trung Quốc.
Lời
tuyên bố của Dương Khiết Trì tiếp nối theo lời tuyên bố của Thủ Tướng
Ôn Gia Bảo loan tin nước này tăng ngân sách quốc phòng năm 2012 thêm hơn
11%. Một số chuyên viên tin rằng ngân sách quốc phòng Trung Quốc phải
gấp đôi con số $100 tỉ đô la mà họ công bố. (TN)-Theo:-NV Tướng Trung Quốc kêu gọi tăng cường canh giữ Biển Ðông
- [Trung Quốc ] 2012, Trung Quốc ưu tiên thúc đẩy hòa bình (VTV). - Khi TQ muốn thắng trong ‘chiến tranh cục bộ’ (VNN). – Dè chừng Trung Quốc, Ấn Độ thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản – (VOA). – Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản nhạy cảm trong các vấn đề lịch sử (ĐV). – Do Thái và Biển Đông(VHNA). - Tại sao Trung – Mỹ phải đi tới xung đột? (The Diplomat/ TVN).-- Thông tư của cựu TT Nixon: Nên làm bạn thay vì thù với Trung Quốc – (VOA).
- Mỹ, Philippines chuẩn bị tập trận chung trên Biển Ðông NV--- Philippines và Mỹ tập trận ‘vai kề vai’ – (BBC). – Philippines xác nhận tập trận với Mỹ gần nơi có tranh chấp ở Biển Đông – (RFI). – Mỹ, Philippines sẽ tiến hành cuộc tập trận qui mô lớn gần Biển Ðông – (VOA).- Google Maps cần gỡ bỏ những thông tin sai lệch về Hoàng Sa (Lê Văn Út).
Ấn Độ - Việt Nam: India keen on expanding oil, gas explorations in Vietnam (Economic Times 7-3-12)
- Nga: Máy bay Sukhoi gặp nạn khi bay thử – (BBC).
-Ngày 8/3, Hà Nội bán món "Lẩu sữa mẹ" (7/3) (Chuối thật) =>
-Theo S.KVietnamnet - Y đức và hoa hồng 40% giá thuốc (TT).- - Người mẹ 7 năm liền đổi máu lấy cháo cho con (Bee).- Sát thủ tuổi teen giết người vì bị đòi… 5.000 đồng (NLĐ). - Thiếu tiền mua rượu, con ruột cũng bán (TVN).
- Xóm không chồng bên dòng sông Ly (VOV) - Phố tẩm quất kích dục tại thủ đô (VNE).
- “Chuyện đời dưới tán cây” – Kỳ 3: Huyền tích 18 cây duối ngàn tuổi (TT).- An Giang: Sông Hậu tiếp tục sạt lở nghiêm trọng, “ngoạm” 10 nhà dân (DT).- Lửa cướp đi 100ha rừng Vườn quốc gia Hoàng Liên (TTXVN). - Rút người khỏi rừng Hoàng Liên bị cháy (TT).- Phá rừng chắn sóng, dân thiệt, ai lợi? (TP).
- Hà Nội vẫn tắc đường trầm trọng (TP). - Săn… kiến (TTCT).
-- "Tây ba lô” và chiêu lừa đảo tinh vi
- Xóm không chồng bên dòng sông Ly (VOV) - Phố tẩm quất kích dục tại thủ đô (VNE).
- “Chuyện đời dưới tán cây” – Kỳ 3: Huyền tích 18 cây duối ngàn tuổi (TT).- An Giang: Sông Hậu tiếp tục sạt lở nghiêm trọng, “ngoạm” 10 nhà dân (DT).- Lửa cướp đi 100ha rừng Vườn quốc gia Hoàng Liên (TTXVN). - Rút người khỏi rừng Hoàng Liên bị cháy (TT).- Phá rừng chắn sóng, dân thiệt, ai lợi? (TP).
- Hà Nội vẫn tắc đường trầm trọng (TP). - Săn… kiến (TTCT).
-- "Tây ba lô” và chiêu lừa đảo tinh vi
- Công ty Bình An hứa trả nợ người nuôi cá trong tháng 3 (SGTT). - Ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc Bianfishco (chồng bà Diệu Hiền) cam kết trả hết tiền nợ mua cá của dân (SGGP). - Đại gia thủy sản bán nhà máy, xe Rolls Royce trả nợ (VNE). - Nữ đại gia thủy sản cho gần 1.000 công nhân nghỉ việc (VNE)."Đại gia thủy sản" sẽ bán dự án, siêu xe trả nợ nông dân-“Nữ đại gia” Diệu Hiền xuất cảnh để lại món nợ lớn TN - “Nữ đại gia nợ tiền cá của dân” bị nghi bỏ trốn-Dân
Việt - Bà Phạm Thị Diệu Hiền, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An
(Cần Thơ) – nữ đại gia ngành thủy sản vừa bị nghi ngờ bỏ trốn và để lại
những món nợ được đánh giá là “khổng lồ”.
.Nữ đại gia tổ chức 'cưới siêu xe' đã xuất ngoại 'chữa bệnh' - -Nữ đại gia thủy sản cho gần 1.000 công nhân nghỉ việc- Nông dân bị nợ tiền cá kêu cứu (Dân Việt). Siêu đám cưới tại Hà Tĩnh: Nữ đại gia vẫn được "theo sát"?(GDVN) - Mặc dù bà Liễu và gia đình bà chưa bị nghi kỵ gì về côngviệc làm ăn nhưng hiện tại công an địa phương vẫn đang quan tâm,. - Siêu đám cưới tại Hà Tĩnh: Nữ đại gia nằm trong diện bị theo dõi? (GDVN).-- “Nữ đại gia” tổ chức đám cưới siêu khủng xuất cảnh để lại món nợ lớn (GDVN).
– Đám cưới triệu đô và đạo đức tiêu tiền (ĐV). – Đám cưới tiền tỷ và việc làm Hương Sơn – (Cu Làng Cát).- Cô dâu "gãy cổ" vì vàng: Thỏa mãn tâm lý tiểu nông vnn Chuyện ít biết về ngôi nhà của Bá Kiến ở làng “Vũ Đại” vnn -
- Ảnh độc: Căn nhà 130 tỷ của thiếu gia tổ chức đám cưới siêu sang -"Ông chủ" của “căn hộ đế vương 100 tỷ giữa lòng Hà Nội" là ai?(GDVN)
.Nữ đại gia tổ chức 'cưới siêu xe' đã xuất ngoại 'chữa bệnh' - -Nữ đại gia thủy sản cho gần 1.000 công nhân nghỉ việc- Nông dân bị nợ tiền cá kêu cứu (Dân Việt). Siêu đám cưới tại Hà Tĩnh: Nữ đại gia vẫn được "theo sát"?(GDVN) - Mặc dù bà Liễu và gia đình bà chưa bị nghi kỵ gì về côngviệc làm ăn nhưng hiện tại công an địa phương vẫn đang quan tâm,. - Siêu đám cưới tại Hà Tĩnh: Nữ đại gia nằm trong diện bị theo dõi? (GDVN).-- “Nữ đại gia” tổ chức đám cưới siêu khủng xuất cảnh để lại món nợ lớn (GDVN).
– Đám cưới triệu đô và đạo đức tiêu tiền (ĐV). – Đám cưới tiền tỷ và việc làm Hương Sơn – (Cu Làng Cát).- Cô dâu "gãy cổ" vì vàng: Thỏa mãn tâm lý tiểu nông vnn Chuyện ít biết về ngôi nhà của Bá Kiến ở làng “Vũ Đại” vnn -
-Quang Lê: 'Đám cưới Hà Tĩnh trả tôi gấp 5 lần hát bên Mỹ'-Cát sê của Quang Lê hát đám cưới “khủng” gấp 5 lần tại Mỹ? TN
Đại gia 'vung tiền' vào dự án căn hộ đế vương ở Hà Nội là ai? (DDDN 6-3-12) -- Ôsin đi spa tốn cả chục triệu đồng (ĐV 6-3-12) -'Tỷ phú của tỷ phú' Sài Gòn ăn chơi và mê gái 'khó đỡ' (ĐV 6-3-12) - Chân dung “ông trùm” khét tiếng Sài Thành thích sưu tầm súng ngắn và vợ nhỏ (Kỳ 1) (PLVN).- Ảnh độc: Căn nhà 130 tỷ của thiếu gia tổ chức đám cưới siêu sang -"Ông chủ" của “căn hộ đế vương 100 tỷ giữa lòng Hà Nội" là ai?(GDVN)
Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng
- Chuyên viên Bộ Ngoại giao đâm thẳng xe vào CSGT (Infonet).-- Mâu thuẫn làm ăn, bị vợ chủ tịch xã rạch khắp người (Bee).- Khởi tố Phó Chủ tịch xã nhận hối lộ (VOV).- Hà Đình Sơn: Hy sinh lợi ích truyền thống của dân tộc thì không còn là chính nghĩa (BoxitVN). -- Lê Anh Hùng: Sửa Hiến pháp – trí thức phải lên tiếng (BoxitVN).- Bổ nhiệm bệnh nhân tâm thần làm giám đốc (ĐV).- PGS Đào Công Tiến: Không sửa lổi hệ thống không “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” được (BoxitVN).- Ông Thứ trưởng và Nghị quyết Trung ương 4 (DV).- 9 tháng tù treo vì ‘dùng nhục hình’ – (BBC).- Sai phạm của nhân viên hàng không: Hầu hết đều giấu lỗi (NLĐ).
-:Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét