Bản tin video tối 13-02-2012
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=wZYlA8wRhfA
Bản tin video sáng 14-02-2012
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=NM3xVePPTC8
Chính trị – Xã hội
Công an TPHCM đề nghị LS Lê Công Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị (VOA) -Công an TPHCM đề nghị gia đình khuyên luật sư Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trịPhỏng vấn nhà làm phim tài liệu về Phóng viên chiến tranh VN Esper (VOA) –“Đường lưỡi bò” phi lý – “Sức mạnh mềm” của Việt Nam (ĐĐK)
Hội nghị Trung ương 4 – sự kiện Đoàn Văn Vươn và vấn đề sửa đổi Hiến pháp (Boxitvn) —Sở hữu vô chủ (Đaotuan) —Khuất Đẩu – Tuyệt vọng (eThongluan) —ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC: TỪ VỤ TIÊN LÃNG, XEM LẠI LUẬT ĐẤT ĐAI (NXD) –PLTPHCM đổi giọng?: Chính quyền sai nhưng ông Vươn vẫn phạm tội (Culangcat) —Bí thư Hải Phòng nên vào học đức vì dân của Bí thư thành ủy Hội An (Culangcat) —Điểm nóng Tiên Lãng vỡ ra nhiều điều (Butlong) –Báo chí Việt Nam kính cẩn gọi Ông. (Nguoibuongio)
VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 9: NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ YÊU CẦU TRẢ TỰ DO CHO ANH EM ĐOÀN VĂN VƯƠN (Nguyencuvinh) –Báo Hải Phòng lên án ‘tội đồ’ Vươn (BBC) —Nếu Tiên Lãng không nổ mìn và súng (BBC) –Hội nghị Trung ương 4 – Sự kiện Đoàn Văn Vươn và vấn đề sửa đổi Hiến pháp( Nguyễn Trung- Vietstudies)
Vụ Tiên Lãng: Sau huyện là các “quan” xã bị đình chỉ(VNN) –Cơ hội của quan tham là địa ngục của người nghèo (TVN)
Thêm 4 người bị bắt về tội âm mưu lật đổ chính quyền (RFA)
Quan niệm tình dục trước hôn nhân (RFA) – Ngày mai là đến ngày Lễ Valentine, hay còn gọi là Lễ Tình Nhân
Chính quyền Bình Phước không giải quyết – dân kêu oan (RFA) —100 dân oan khiếu kiện tại thành phố Hồ Chí Minh (RFA) —Cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam (RFA)
“Nhạn trắng Gò Công” từng là đào thương (RFA) –Đời thừa! (RFA)
Việt Nam tận dụng ‘địa lợi’ trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông (RFI) –2 năm thành 1 tháng: Úm ba la, nhà thầu TQ hô biến (TVN)
Kinh tế
Các công ty sản xuất túi ny-lông gặp khó khăn với mức thuế mới (RFA) —-Chính phủ đề nghị giảm thuế nhập khẩu gas (RFA) —Đẩy lỗ qua DN khác vẫn không cứu nổi EVN Telecom (VEF) —Sữa tăng: Bộ Tài chính chưa thể lên tiếng đúng sai (VEF)
Thế giới
Tổng thống Obama đề nghị ngân sách 3.800 tỉ đôla (VOA) –Phó Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến đi thăm Hoa Kỳ (VOA) -Phó chủ tịch Trung Quốc đã đến Hoa Kỳ trong chuyến đi thăm 4 ngày, và sẽ gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc vào thứ ba —Ông Tập trên báo Mỹ (BBC) -Trả lời phỏng vấn của Phó Chủ tịch TQ trên Washington Post nhân chuyến thăm của ông. —-Vì sao ông Tập Cận Bình lại thăm Mỹ vào lúc này? (RFA) –Trung Quốc xử bắn 2 nghi can giết cảnh sát (RFA)
Một tăng sĩ Tây Tạng tự thiêu ở Trung Quốc (VOA)
Hình: AP – Một người Tây Tạng lưu vong cầm ảnh của các tăng ni tự thiêu trong một cuộc biểu tình phản đối chính phủ Trung Quốc ở Bangalore, Ấn Độ
Một nhà sư Tây Tạng 19 tuổi tự thiêu hôm thứ Hai tại tỉnh Tứ Xuyên có nhiều xáo trộn thuộc tây nam Trung Quốc.
Những người Tây Tạng lưu vong nói nhà sư Lobsang Gyatso hô to các khẩu hiệu phản đối chính phủ Trung Quốc trước khi tự thiêu vào khoảng 2 giờ chiều giờ địa phương.
Hy Lạp: Phẫn nộ và tương lai bất định sau lá phiếu về biện pháp khắc khổ (VOA) —Pháo kích tiếp diễn tại thành phố điểm nóng Homs (VOA) —Những tai họa kinh tế tại Syria có thể gây tác động lâu dài (VOA) —Liên hiệp quốc: Bất động về ngoại giao khiến Syria mạnh tay đàn áp đối lập (VOA) —Máy bay không người lái được nhà báo, tổ chức nhân quyền sử dụng (VOA) —Hoa Kỳ sẽ mở lại đàm phán với Bắc Triều Tiên (VOA)
Israel qui lỗi cho Iran là thủ phạm các vụ tấn công tại Ấn Độ và Gruzia (VOA) —Nhiều người ủng hộ nhóm nổi dậy người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt(VOA) –Thái Lan có kế hoạch bồi thường cho nạn nhân bạo động ở miền nam (VOA)
Liều mình cứu chó trên sông băng (BBC) Người Anh mặc quần ló bò ra sông đóng băng cứu chó bị phê là ‘can đảm ngu ngốc’.
Người đàn ông vội trút bỏ quần áo và bò ra cứu chú chó bị kẹt giữa sông.
LHQ không thể can thiệp nếu các bên tại Syria không ngưng bắn (RFA) —Thủ tướng Pakistan bị khởi tố vì đã vi phạm pháp luật (RFI) –Miến Điện hứa với Liên Hiệp Châu Âu là sẽ bảo đảm bầu cử tự do (RFI)
Quá sớm để đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đổi giờ (RFA)
Hội thảo tìm kiếm nguyên nhân gây cháy nổ xe vẫn bế tắc (RFA) —Hải Phòng thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (RFA) —Hải Phòng họp triển khai kết luận của TT Nguyễn Tấn Dũng (RFA) —Lãnh đạo Tiên Lãng bị đình chỉ 15 ngày (BBC) -Hai lãnh đạo Tiên Lãng bị đình chỉ 15 ngày khi Hải Phòng ‘triển khai chỉ đạo của Thủ tướng’. —Vụ Tiên Lãng: Anh em họ Đoàn có công hay tội? (NLĐO) – “Chống người thi hành công vụ”, về hình thức thì rõ ràng là có tội, nhưng về bản chất thì là chống người làm sai, cướp phá tài sản của công dân thì lại là có công. —Đoàn Văn Vươn sẽ chịu mức án thế nào? (VNN)
Việt Nam: Thủ tướng khiển trách chính quyền địa phương trong vụ Tiên Lãng (VOA) —”Người dân thực sự làm chủ ruộng đất được bao nhiêu năm?” (TVN) —Phải giám sát Hải Phòng chấp hành kết luận của Thủ tướng (VNN) —Tiên Lãng và cơ hội đổi mới quản lý công chức (VNN) —Hải Phòng kiểm điểm hàng loạt tập thể (VEF) tập thể!! cha chung!?
EVN thời ông Đào Văn Hưng: Vỡ mộng viễn thông, chứng khoán (VEF) —Hàn Quốc chuẩn bị đàm phán Hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam (RFI) —Công an VN bắt thêm ‘đối tượng phản động’ (BBC) -Công an tỉnh Phú Yên cho hay đã bắt tổng cộng 14 người thuộc “tổ chức phản động Hội đồng công luật công án Bia Sơn”. —Quan niệm về tình yêu của người Việt Nam (TN)
Trách nhiệm
(TN) -Hàng loạt các vụ việc gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội và
quan trọng nhất là làm sụt giảm niềm tin của người dân nhưng trách nhiệm
của cơ quan quản lý như thế nào, không được nhắc đến.
Nhiều tiểu thương chợ Quảng Ngãi chưa đổi được tiền bị cháy
(TNO) Sáng 13.2, anh Lương Hồng Thắng mang số tiền 430 triệu đồng bị
cháy vón thành từng cục đến NHNN Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi nhưng vẫn
chưa đổi được.
Cấm trông xe, dân gửi ở đâu? (VNN) —’Malaysia hóa’ 10.000 giảng viên nghề Việt Nam (VNN)Sinh viên Thái tuyệt thực chống lại luật phạm thượng Hoàng Gia (RFA) —Châu Âu biểu tình chống đạo luật ACTA (RFA) —Chính phủ Syria tạm ngưng pháo kích để cho dân di tản (RFA) —Ngoại trưởng các nước Ả Rập cố tìm một giải pháp cho Syria (RFA) —Liên Đoàn Ả Rập xét tới hành động về Syria, al-Qaida ủng hộ đối lập Syria (VOA) —Syria bác đề xuất của khối Ả Rập (BBC) –Trưởng quan sát viên Ả Rập ở Syria từ chức (BBC)
Adele đoạt 6 giải Grammy, các nhạc sĩ tưởng niệm Whitney Houston (VOA) —Ca sĩ Adele thắng đậm tại giải Grammy 2012 (RFI)
Quốc hội Hy Lạp sắp bỏ phiếu về các biện pháp kiệm ước (VOA) —Tổng thống Afghanistan tiếp kiến ủy ban chống tham nhũng (VOA) —Nam Phi sắp phát hành tiền giấy in hình cựu Tổng thống Nelson Mandela (VOA) —Chủ tịch tương lai Trung Quốc sắp viếng thăm Hoa Kỳ (RFI) —Trung Quốc : Vi Bác, công cụ định hướng dư luận của Nhà nước (RFI) —Miến Điện hứa với Liên Hiệp Châu Âu là sẽ bảo đảm bầu cử tự do (RFI)
Thay đổi trong Đảng (BBC) - Để mở rộng phạm vi tranh luận về vai trò của Trí thức và Đảng Cộng sản, BBC xin trích lược tư liệu từ nghiên cứu của tác giả Archie Brown về tác động của giới trí thức đến cải cách ở Liên Xô và Đông Âu trước đây:
Cuộc đời thăng trầm của Whitney Houston (BBC) Whitney Houston có một sự nghiệp âm nhạc đỉnh cao và một cuộc sống riêng đầy sóng gió. —Whitney Houston chết trong bồn tắm (TN)
Tiết lộ gây sốc mới nhất về Osama Bin Laden (NLĐ) —Mỹ: Iran đã chuẩn bị “thuyền cảm tử” (TN) —Phó chủ tịch Trung Quốc cảnh báo Mỹ (TNO) Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự tại châu Á của Mỹ khi chuẩn bị cho chuyến thăm Washington bắt đầu vào hôm nay, 13.2. —Chuyện về nữ tướng của ông Tập Cận Bình (VNN) —Cảnh sát Hy Lạp bị ném bom xăng (TN) –Hải quân Trung Quốc mạnh cỡ nào? (TVN)
Xe cán chó chó cán xe
Nổ súng trước quán bar, 1 người trọng thương (NLĐO) –Án mạng kinh hoàng, 2 người tử vong (NLĐ)
Giải “oan” cho hoa hậu Mai Phương Thúy! (NLĐO) – Bộ ảnh chụp hoa hậu Mai Phương Thúy trong trang phục áo dài của nhà nhiếp ảnh Quốc Huy được đăng trên một số tờ báo điện tử mới đây đã gây nên những phản ứng thái quá trên một số tờ báo mạng. –Bộ Văn hóa lên tiếng ‘vụ’ ảnh Mai Phương Thúy (VNN)
Công an giả bị cảnh sát thật bắt (NLĐ) —Cháu bé 10 tuổi bị bố mẹ nuôi hành hung (NLĐ) –Bắt nữ giám đốc lừa ngân hàng BIDV gần 2 tỉ (NLĐ) —“Xông vào bệnh viện bắt trẻ sơ sinh”: Do nhìn nhầm vợ! (NLĐ) —Cướp tiệm vàng bỏ chạy, té gãy chân (NLĐ)
Cháy xe chất lượng cao, hành khách hoảng loạn (NLĐ)
Xe khách chở 5 xe máy bốc cháy khi đang chạy(TNO)
-Chiều 13.2, trên QL 1A, đoạn qua P. An Bình, TP Biên Hòa (Đồng Nai),
một xe khách giường nằm loại 41 chỗ ngồi, chở theo 5 xe máy trong khoang
hành lý đã bốc cháy khi đang chạy.
Chạy trốn vì chồng cuồng dâm (NLĐ) —Chập mỏ hàn, 4 người bị bỏng nặng (TN) —Tàu lửa trật bánh, tuyến đường sắt Bắc-Nam tê liệt (TN) —Xe container lật trên cầu vượt Cát Lái (TN) –Băng cướp chuyên “ăn hàng” xe tay ga “sa lưới” (TNO) —Trúng bạc tỉ, chỉ nhận được 30 triệu đồng (TN) —Trung Quốc lại rúng động vì ‘trứng cao su’ (VNN)Xe khách đâm nát đầu container, khách nháo nhào (VNN) —Khi yêu râu xanh là người tình của mẹ (VNN) —Có nên lấy gái không còn trinh làm vợ ?! (VNN)
Báo chí Việt Nam kính cẩn gọi Ông. (Nguoibuongio)
Thư gửi các quan huyện (Hieuminh)
DÂN MÌNH TỘI NGHIỆP THẬT (Thuy Linh/Buudoanblog)
Trần Duy Huỳnh (Danlambao)- Việt Khang – Việt Nam Tôi Đâu?
Võ Việt Vinh (Danlambao) - Vụ xử án “Cá trê chui ống” của ngài …Bao Cao Su
TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM “HẬU TIÊN LÃNG”
HOÀNG HƯNGVụ Tiên Lãng vẫn đang diễn biến, công luận còn tiếp tục lo âu theo dõi việc giải quyết thấu đáo và có lý có tình đến mức nào sau mấy kết luận còn chung chung, đa nghĩa và tạo không ít hoài nghi của Thủ tướng.
Nhưng một câu hỏi lớn hơn đã đặt ra trước toàn hệ thống chính trị: không chỉ là dấu đỏ cảnh báo áp lực nồi xúp-de lòng dân đã tới ngưỡng an toàn mà nhà cầm quyền có thể tạm “xả xúp páp” bằng vài thủ thuật không khó lắm, Tiên Lãng còn là đống mối đùn cao như núi cho thấy cả ngôi nhà chế độ đã mục ruỗng, không còn thể chần chờ với những biện pháp vá víu.
Nếu Việt Nam là một nước dân chủ văn minh, chắc chắn sẽ có một “Việt Nam hậu Tiên Lãng”, giống như một “nước Pháp hậu tháng 5/1968”, một “nước Mỹ hậu 9/11”, nghĩa là sau một sự biến nghiêm trọng như thế, toàn bộ hệ thống chính trị phải suy nghĩ lại tất cả đường lối cơ bản để tái cấu trúc xã hội.
Vụ Tiên Lãng đã phơi bày sự bế tắc của toàn hệ thống giữa thanh thiên bạch nhật không còn mảnh vải che thân. Ta thử đợi coi sau Tiên Lãng, Luật Đất đai sẽ được sửa đổi ra sao, rồi Hiến pháp sẽ phải sửa đổi thế nào, v.v…
Những vấn đề rất căn bản ấy nhiều người đã nói tới, đã bàn nát cả rồi, tôi không muốn nói thêm gì nữa.
Nhưng có một thực tế rõ ràng không ai, kể cả Thủ tướng, có thể phủ nhận: công trạng lớn nhất trong việc định hướng xử lý đúng đắn vụ Tiên Lãng thuộc về giới truyền thông.
Trong khi chính quyền địa phương, từ cấp xã, huyện đến thành phố, chằm chặp bênh “các quan” theo đúng câu thành ngữ tổng kết “chân lý “ của chế độ phong kiến: “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”, bao gồm cả hệ thống công an, tòa án, tuyên huấn, báo chí, thậm chí nhắm mắt làm điều tối kỵ về chính trị là vơ cả quân đội vào cuộc “đỡ quan, đạp dân” cực nguy hiểm; trong lúc ở cấp trung ương các ngành hữu trách án binh bất động, từ Tòa án, Viện Kiếm sát, Công an, Bộ NN & PTNN, đến các báo máu mặt nhất (ND, QĐND, thậm chí có báo còn không giấu được giọng “bênh quan” như CAND, Công Lý…), thì lao vào trận địa sớm nhất, đúng vai trò “người chiến sĩ xung kích” trên “mặt trận tư tưởng” là ai?
Những chiến sĩ đặc công dũng cảm, kiên cường, mưu trí, vào tận sào huyệt bọn phản động chính hiệu (tức là bọn phản dân ở Tiên Lãng) phát hiện các yếu huyệt của boong ke địch phần lớn là những cây bút tự do như Trưởng thôn Khoai Lang… được các đường dây truyền tin trung thực và không thể cản phá là các trang blog như Anh Ba Sàm, Nguyễn Quang Vinh, Quê Choa… tung lên xa lộ thông tin thênh thang, cùng với một số cây bút và một số tờ báo “trong lồng” như Pháp luật TPHCM, GDVN, kể cả trong cái lồng rất hẹp như An ninh Thủ Đô… truyền trên “lề phải”, không cần ai lãnh đạo, chỉ đạo, không hẹn mà hiệp đồng chiến đấu trong “một trận đánh đẹp” (đúng là trận đánh đẹp, không phải “đẹp” nhưng thực chất rất xấu như cuộc phối hợp ăn cướp đầm nhà Vươn mà me-xừ Đại… Caca (xin hiểu theo nghĩa tiếng Pháp) đã rất chi là khoái trá).
Ai đã chỉ đạo những cây bút, những trang mạng, những tờ báo ấy? – Sự Thật!
Ai đã tổ chức những cây bút,những trang mạng, những tờ báo ấy? – Lòng Dân.
Ai đã cấp vũ khí cho những chiến sĩ thông tin ấy? – Lương Tâm Nghề Nghiệp.
Nếu vì nhiều lẽ có thể hiểu và chưa thể, thậm chí không thể hiểu, mà sau vụ Tiên lãng, chúng ta chưa có “một Việt Nam hậu Tiên Lãng”, thì chắc chắn ta sẽ có một “truyền thông Việt Nam hậu Tiên Lãng”.
Đó là một nền truyền thông trong đó phần đóng góp lớn nhất cho nhân dân, cho dân tộc, uy tín áp đảo, nhanh nhạy từng giờ, thuộc về những người cầm bút /bàn phím TỰ DO sát cánh với những người CÒN LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP ĐANG PHẢI VIẾT TRONG LỒNG.
Và như vậy, tôi long trọng đề nghị từ hôm nay giới cầm bút/bàn phím chúng ta xóa bỏ những khái niệm “lề phải”, “lề trái”. Những khái niệm này đã hoàn thành sứ mênh lịch sử trong một giai đoạn nhất định.
Vốn xưa nay, và nhất là từ thời đại IT, chỉ có một XA LỘ THÔNG TIN thênh thang cho SỰ THẬT lưu hành, với những luật đi đường khách quan phải được tuân thủ.
Khái niệm “lề phải” chỉ sinh ra từ sự bốc đồng ngu xuẩn của một viên chức cao cấp ngành 4T (xem bài “Mười chữ vàng và những dòng chữ đen cho báo chí” của tác giả trên Talawas ngày 8/8/2007 phản ứng bài trả lời báo chí của viên chức 4T nọ). Từ đó, khái niệm “lề trái” (trong ngoặc kép) được giới truyền thông tự do sử dụng cốt để phản đối cái “lề phải” quái đản kia.
Nhưng rồi “lề trái” lại bị một số người hiểu như một thái độ phản kháng, chống đối vô điều kiện mọi sản phẩm chính thống của nhà nước VN.
Đến hôm nay, vụ Tiên Lãng cho thấy rành rành: sự đối lập “lề phải” vs “lề trái” chỉ là giả tạo. Chúng ta không theo lề nào hết, chúng ta đường đường chính chính đi giữa xa lộ thênh thang của SỰ THẬT. Trong truyền thông, chỉ có sự đối lập SỰ THẬT vs DÔI TRÁ.
Hãy để SỰ THẬT chỉ huy, LÒNG DÂN tổ chức, LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP vũ trang cho chúng ta!
H.H.
Người Lao động
Vụ Tiên Lãng: Anh em họ Đoàn có công hay tội?
Thứ Hai, 13/02/2012 09:47Nguyễn Minh Nhị (nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang)
(NLĐO) – “Chống người thi hành công vụ”, về hình thức thì rõ ràng là có tội, nhưng về bản chất thì là chống người làm sai, cướp phá tài sản của công dân thì lại là có công.
Luật pháp được đặt ra để bảo vệ quyền lợi công dân và
trật tự xã hội. Luật pháp quy định những việc nhà nước phải làm và công
dân không được làm.
.
Xét theo tinh thần này thì chính quyền nhà nước huyện Tiên Lãng và TP
Hải Phòng đều sai. Từ cái sai có tính mở đường dẫn đến cái sai của anh
em ông Đoàn Văn Vươn: “Chống người thi hành công vụ”.
Sự việc đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận tại buổi làm việc chiều ngày 10-2. Bây giờ dư luận chờ xem chính quyền Hải Phòng xử sai và sửa sai cán bộ công chức của mình như thế nào và tòa sẽ xử anh Vươn vào tội danh nào?
Xét ra, hai việc này có mối quan hệ biện chứng rất chặt chẽ với nhau. Vì nguyên nhân ông Vươn phạm tội chống người thi hành công vụ là do chính quyền làm sai, ức hiếp dân nên “tức nước vỡ bờ”.
Cũng trên ý nghĩa đó mà Thủ tướng đề nghị ngành tư pháp xem xét tình tiết giảm nhẹ cho các bị can. Đây là một dấu son cho cả nước thấy rõ tính nhân văn, tính nhân dân của Chánh phủ đối với vụ việc.
Sự việc đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận tại buổi làm việc chiều ngày 10-2. Bây giờ dư luận chờ xem chính quyền Hải Phòng xử sai và sửa sai cán bộ công chức của mình như thế nào và tòa sẽ xử anh Vươn vào tội danh nào?
Xét ra, hai việc này có mối quan hệ biện chứng rất chặt chẽ với nhau. Vì nguyên nhân ông Vươn phạm tội chống người thi hành công vụ là do chính quyền làm sai, ức hiếp dân nên “tức nước vỡ bờ”.
Cũng trên ý nghĩa đó mà Thủ tướng đề nghị ngành tư pháp xem xét tình tiết giảm nhẹ cho các bị can. Đây là một dấu son cho cả nước thấy rõ tính nhân văn, tính nhân dân của Chánh phủ đối với vụ việc.
Ông Đoàn Văn Vươn (trái) và Đoàn Văn Quý
.
Việc đưa ra tội danh của anh Vươn và những người liên quan cũng hết sức quan trọng.
“Chống người thi hành công vụ”, về hình thức thì rõ ràng là có tội,
nhưng về bản chất thì là chống người làm sai, cướp phá tài sản của công
dân thì lại là có công.
Thử hỏi, không có tiếng nổ do gia đình ông Vươn gây ra thì ai nghe để mà vạch trần những việc làm sai trái của chánh quyền Hải Phòng? Đó chính là tình tiết giảm tội, tăng công.
Thử hỏi, không có tiếng nổ do gia đình ông Vươn gây ra thì ai nghe để mà vạch trần những việc làm sai trái của chánh quyền Hải Phòng? Đó chính là tình tiết giảm tội, tăng công.
Căn nhà hai tầng của gia đình ông Quý đã bị đập nát sau cưỡng chế
.
Còn tội danh “Giết người” là quy chụp theo lối suy diễn tất yếu: Có nổ vũ khí tự chế có thể gây thương vong.
Vậy lực lượng cưỡng chế có cả bộ đội, trang bị vũ khí và phương tiện
hiện đại, có cả chó bẹc-giê chực xé xác người để làm gì, nếu không nói
là để chuẩn bị “giết người”? Chưa kể sau đó còn phá hoại tài sản công
dân – phá nhà người ta trước ngày Tết cổ truyền thiêng liêng thì có gọi
là quá ác?
Nếu quy tội giết người cho anh em họ Đoàn trong trường hợp này thì cũng giống như quy tội người nằm dưới dùng dao định đâm người nằm trên đang dùng lưỡi lê đâm vào bụng mình để lấy tiền!
Nếu tội danh giết người mà tòa có nêu ra là của cả hai phía thì tội nặng hơn thuộc về phía các nhân viên công quyền. Tội ác thúc giục tội ác!
Trước khi viết bài này, tôi xem vụ án Đồng Nọc Nạn năm 1928 ở tỉnh Bạc Liêu. Tôi không ngờ ngành tư pháp thực dân mà xử vụ án có hậu như vậy.
Liên hệ lại vụ án năm 1968 ở huyện Tân Châu – An Giang, con gái ông Ban Tống là Nhan Kim Thu, có chồng là thiếu tá chế độ Sài Gòn, đòi lại nhà cho ông Nở thuê nhưng tòa vận dụng điều luật về “quyền lưu cư thâm niên” mà ông Nở thắng.
Tôi nhớ không lầm, lịch sử nước ta có ghi nhận, sau Cách mạng tháng tám thành công, trong khi chính quyền mới chưa có luật mới, Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh đầu tiên: “Những luật của chánh quyền cũ – thực dân về dân sự tiếp tục được thực hiện, trừ những điều khoản thực dân. Một xã hội một ngày không có luật là loạn”.
Trở lại vụ án chống người thi hành công vụ của anh em họ Đoàn, nếu tòa xử hợp lòng dân là tiền đề cho yên lòng dân chớ không phải tiền lệ xúi giục dân chống chánh quyền mà cũng đã có người “lo xa”. Vì xét cho cùng luật pháp là bảo vệ dân mà!
Nếu quy tội giết người cho anh em họ Đoàn trong trường hợp này thì cũng giống như quy tội người nằm dưới dùng dao định đâm người nằm trên đang dùng lưỡi lê đâm vào bụng mình để lấy tiền!
Nếu tội danh giết người mà tòa có nêu ra là của cả hai phía thì tội nặng hơn thuộc về phía các nhân viên công quyền. Tội ác thúc giục tội ác!
Trước khi viết bài này, tôi xem vụ án Đồng Nọc Nạn năm 1928 ở tỉnh Bạc Liêu. Tôi không ngờ ngành tư pháp thực dân mà xử vụ án có hậu như vậy.
Liên hệ lại vụ án năm 1968 ở huyện Tân Châu – An Giang, con gái ông Ban Tống là Nhan Kim Thu, có chồng là thiếu tá chế độ Sài Gòn, đòi lại nhà cho ông Nở thuê nhưng tòa vận dụng điều luật về “quyền lưu cư thâm niên” mà ông Nở thắng.
Tôi nhớ không lầm, lịch sử nước ta có ghi nhận, sau Cách mạng tháng tám thành công, trong khi chính quyền mới chưa có luật mới, Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh đầu tiên: “Những luật của chánh quyền cũ – thực dân về dân sự tiếp tục được thực hiện, trừ những điều khoản thực dân. Một xã hội một ngày không có luật là loạn”.
Trở lại vụ án chống người thi hành công vụ của anh em họ Đoàn, nếu tòa xử hợp lòng dân là tiền đề cho yên lòng dân chớ không phải tiền lệ xúi giục dân chống chánh quyền mà cũng đã có người “lo xa”. Vì xét cho cùng luật pháp là bảo vệ dân mà!
N.M.N.
–
48 ý kiến phản hồi trên Người Lao động:
-
Nguyễn Bình13/02/2012 10:30Bài viết rất hay và sâu sắc.
-
chị hai sg13/02/2012 10:39Nên nhanh chóng thay đổi tội danh của ông Vươn cho phù hợp. Nên giao vụ kỳ án này cho một đơn vị khác xử lý vì UBND TP Hải Phòng không đủ tư cách và tín nhiệm để xử.
-
TH13/02/2012 10:40Nếu vì bị dồn vào đường cùng anh Vươn thành kẻ có tội , thì mượn nhãn mác quan quyền , đốt phá nhà dân giữa ban ngày tội còn nặng hơn vạn lần.
-
Thu Hằng13/02/2012 10:41Tôi hoàn toàn đồng ý với các ý kiến của bác Nguyễn Minh Nhị. Anh em ông Đoàn Văn Vươn không có tội gì cả. Tôi xin trích một câu nói bất hủ đồng chí Hoàng Văn Thụ (1909 – 1944), Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, một nhà lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, người có đóng góp lớn vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và là nhà thơ cách mạng Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trước khi bước ra pháp trường sáng ngày 24 tháng 5 năm 1944, Cha cố hỏi ông có cần rửa tội hay không, ông đáp: “Cảm ơn ông, tôi không có tội gì. Nếu yêu nước, cứu nước là có tội thì những người Pháp hiện giờ đang đấu tranh chống phát xít Đức bên nước ông đều là có tội cả. Ông hãy về hỏi xem họ có tội không?”. Tiếng nổ do gia đình ông Vươn gây ra là để mà vạch trần những việc làm sai trái và vi hiến của chánh quyền Hải Phòng. Vì vậy, anh em ông Vươn không có tội gì cả
-
Phương Nguyễn13/02/2012 10:42Bài viết hay, đọc bài này tôi nghe nhẹ lòng, cảm ơn tác giả bài báo.
-
truc-sg13/02/2012 10:46Rất hay và hợp lý. Xin trích lại: “Chống người thi hành công vụ”, về hình thức thì rõ ràng là có tội, nhưng về bản chất thì là chống người làm sai, cướp phá tài sản của công dân thì lại là có công. Thử hỏi, không có tiếng nổ do gia đình ông Vươn gây ra thì ai nghe để mà vạch trần những việc làm sai trái của chánh quyền Hải Phòng? Đó chính là tình tiết giảm tội, tăng công. Còn tội danh “Giết người” là quy chụp theo lối suy diễn tất yếu: Có nổ vũ khí tự chế có thể gây thương vong. Vậy lực lượng cưỡng chế có cả bộ đội, trang bị vũ khí và phương tiện hiện đại, có cả chó bẹc-giê chực xé xác người để làm gì, nếu không nói là để chuẩn bị “giết người”? Chưa kể sau đó còn phá hoại tài sản công dân – phá nhà người ta trước ngày Tết cổ truyền thiêng liêng thì có gọi là quá ác?”
-
Long Châu13/02/2012 10:48Bài viết rất hay. Không nên khởi tố anh Vươn.
-
Huynh Anh13/02/2012 10:48-Bài viết hay!
-
Lê Công Khanh13/02/2012 10:48Anh em ông Vươn rõ ràng có tội, nhưng phạm tội trong điều kiện bị chính quyền bức bách nhiều năm giữa cái sống và cái chết . Vậy thì cứ theo đó mà xử, xử làm sao cho dân tâm phục khẩu phục thì tự nhiên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh .
-
BẢY BÙ LON13/02/2012 10:52.. Bài viết của ông Nguyễn Minh Nhị thật là sâu sắc,,,,Nếu xét ra đối với nhà nước PHÁP QUYỀN thì anh em nhà họ Đoàn không có tội
-
võ nguyên nguyễn13/02/2012 10:55Bài viết rất sâu sắc, chứng tỏ là một cán bộ có tâm và có năng lực.
-
Minh Tâm13/02/2012 10:58Bác Nhị viết bài rất hay. Gia đình ông Vương phải được tha bổng và được bồi thường danh dự và vật chất. Ông chỉ tự vệ trước cái sai của cường quyền. Đồng thời những ai tham gia cưỡng chế trái luật phải bị truy tố hình sự. Kể cả tội cố ý làm xấu bộ mặt nhà nước. Ta cám ơn tiếng súng của ông đã cảnh báo các nguy cơ khác.
-
Huy13/02/2012 10:58Tôi ở An Giang và tôi cũng biết ông Nguyễn Minh Nhị, những nhận định của ông Nhị là rất đúng, rất thực tế và cũng rất thẳng thắn. Tuy về luật thì ông Vươn có tội, nhưng nhờ cái “tội” của ông Vươn mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ mới “bừng tỉnh” trước những bất cập của luật đất đai và sự lạm quyền đến áp bức của chính quyền địa phương. Chúng ta phải thầm cám ơn “ngòi nổ” Đoàn Văn Vươn để kịp thời điều chỉnh lại luật đất đai và chỉnh đốn, loại trừ những cán bộ, đảng viên lạm chức, lạm quyền.
-
Thu Hiền13/02/2012 10:59Đề nghị những lãnh đạo “cầm cân” của HP hãy dành thời gian để đọc bài viết này. Sau đó tuyên dương công trạng của anh em họ Đoàn. Thế mới là đúng đạo làm người.
-
Tr Khánh13/02/2012 11:03Hoàn toàn đồng ý với bác Nguyễn Minh Nhị. Mấy vị cán bộ sai phạm được rút kinh nghiệm sâu sắc thì gia đình bác Vương cũng nên được xử vô tội, như vậy vừa có tác dụng hoà giải, vừa tăng sự đoàn kết của chính quyền với nhân dân.
-
Cao Đình Dũng13/02/2012 11:03Ông Vươn chỉ tự vệ thôi.
-
Vũ Tuấn13/02/2012 11:08Bài viết phân tích rất xác đáng, nhất là ý nói pháp luật là bảo vệ sự bình an cho đất nước và công dân. Mặt khác, lực lượng công an, bộ đội tới cả trăm con người được trang bị vũ khí, chó nghiệp vụ được huy động nhằm tấn công một nhóm người dân, thì thử hỏi pháp luật nào cho phép. Trước việc bị dồn vào đường cùng như vậy, việc ông Vươn và gia đình có hành động chống trả là có thể hiểu được. Tôi tâm đắc với ý trong bài viết trên là thử hỏi nếu không có hành động mạnh động của ông Vươn và gia đình, thì liệu những sai trái của chính quyền huyện Tiên Lãng được phơi bày và có được cái kết có hậu từ kết luận của Thủ Tướng hay không. Vì vậy tôi đề nghị cơ quan pháp luật xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho ông Vươn và gia đình ông.
-
cu tèo13/02/2012 11:10Nếu Thủ tướng và lãnh đạo hải phòng đều công nhận việc cưỡng chế là sai hoàn toàn thì tội danh của anh em họ Đoàn chỉ là tự vệ quá mức thôi. Bây giờ mà xử họ tội giết người thì vô lí quá .
-
lam13/02/2012 11:11Bài viết có tình, có lý. CÁI TÌNH ở đây là khi con người ta bị dồn vào đường cùng ( có thể mất trắng, phá sản, tan của nát nhà do bị cướp tài sản sau bao năm đổ máu và nước mắt) thì tôi cho rằng nếu là con người ai cũng làm thế, nếu không dám làm thế họ có thể tử tử hoặc tự thiêu để phản đối. CÁI LÝ ở đây là việc đưa cảnh sát, quân đội tham gia ở đây sai cả về luật, về nhận thức “không minh bạch” của cả một ” hệ thống”. Nếu nói không sử ông vươn sẽ là một tiền lệ xấu là hoàn toàn sai lầm, sai lầm hơn nếu sử tội ông vươn có thể dẫn đến niềm tin vốn đã ít của người dân càng ít hơn, mà lòng tin vào chính quyền chính là nền tảng tốt hơn là cái gọi là ” tiền lệ xấu”. Vì khi người ta sợ không dám đấu tranh đòi công bằng (chỉ là chưa đến lúc hoặc chưa đến mức phải thế)chỉ làm cho cái ác, tham nhũng tăng thêm. ngọn lửa nhỏ bùng phát đễ dập chứ để cháy âm ỉ rồi lan ra mới là nguy hiểm
-
Hà Lộc13/02/2012 11:11Không nên để CA Hải Phòng điều tra vụ này được, kiến nghị nên Bộ CA sẽ làm vụ này để tránh người nhà tố giác người nhà và bản thân ông Ca không đủ tư cách đảm nhiệm vụ này.
-
THA HƯƠNG13/02/2012 11:12Bài viết bác Nguyễn Minh Nhị hay quá + phân tích của bạn Thu Hằng hết sức sâu sắc & tình người.Các QUAN ở Hải Phòng có tội rành rành ra đó rồi ko cần ngụy biện & bàn cãi.Gia đình anh Vươn vẫn có tội,nhưng ko phải tội chống người thi hành công vụ (ai thi hành công vụ,làm trái Pháp luật cướp đất người ta thì có.?)mà là tội vượt quá giới hạn phòng vệ & tàn trữ vũ khí trái phép.Là người dân am hiểu Pháp luật còn hạn chế,nhưng tôi nói như vậy có sai ko bà con.?
-
Kim Anh13/02/2012 11:14Bài viết của ông Nguyễn Minh Nhị rất hay, rất tâm phục khẩu phục . Tôi e rằng vụ việc Tiên lãng, cứ cái đà xử lý của lãnh đạo HP giao cho ông Đỗ Trung Thoại phó chủ tịch UBND HP làm tổ trưởng xử lý vụ việc Tiên lãng bị dư luận lên án quá thì thay đổi cho ông ấy từ Tổ trưởng xuống tổ phó thường trực khác gì mua bán ngoài chợ trả giá đâu . Có thể nói rằng những người đứng đầu HP có vấn đề khuất tất… mới có cơ sự như vậy. Nay mai gia đình ông Vươn khó mà đỡ nổi đòn của của những người như ông Thoại, ông Ca… là người cầm cân nẩy mực
-
Tống Giang13/02/2012 11:14Hoan hô bác Nhị ! Một bài viết thấu tình đạt lí !Cùng lắm thì quy tội cho anh em anh Vươn là vượt qúa giới hạn phòng vệ chính đáng mà thôi !!!
-
cindy13/02/2012 11:14Cám ơn tác giả Nguyễn Minh Nhị, tôi thấy bài viết của bác rất hay, tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của “chi hai sg”
-
Nguyễn Minh Quang13/02/2012 11:19Bài viết hay, nhưng tiếc là nó sẽ không đến tai và mắt của các bậc cầm quyền của Tiên Lãng, Hải Phòng. Và nếu có đến tai và mắt thì họ cũng coi như không hay không biết và không thèm biết. Vậy đó. Hy vọng “bộ phim” này sẽ kết thúc có hậu để người dân chúng ta tin tưởng vào chính quyền. Cảm ơn.
-
Kiên Cường13/02/2012 11:22Tôi dĩ nhiên như các độc giả đã comment ở đây, không bao giờ ủng hộ cách làm của chính quyền huyện Tiên Lãng, mà nói thẳng đó là cách của cái gọi là “lũ cường hào mới”. Tuy nhiên nếu cho rằng hành vi của ông Vươn không cấu thành tội danh mà chỉ là tự vệ chính đáng thì có lẽ ta nên bắt chước nước Mỹ, cho phép sở hữu súng và được quyền bắn bất cứ ai xâm phạm vườn tược nhà ta chăng?
-
Nguyễn Quốc Luật13/02/2012 11:23Chân thành cảm ơn báo người lao động,một bài viết rất hay và cảm động
-
Nguyen Huu Phi13/02/2012 11:26Bài viết hay quá. Tâm đắc nhất là những dòng cuối bài : tòa xử hợp lòng dân là tiền đề cho yên lòng dân chớ không phải tiền lệ xúi giục dân chống chánh quyền mà cũng đã có người “lo xa”
-
huykhanh13/02/2012 11:26Tôi đồng ý với bài viết trên của bác Nhị, nếu không dồn người dân vô bước đường cùng, thử hỏi anh em ông Vươn có làm như vậy không?Nếu anh em ông Vươn buông xuôi theo thì thử có ai phát hiện ra những sai trái của chính quyền huyện Tiên Lãng??
-
Tư Cafe13/02/2012 11:28Hàng trăm người bao gồm bộ đội, công an dưới sự chỉ huy trực tiếp của cán bộ huyện Tiên Lãng, cùng xã Vinh Quang và sự chỉ đạo của cán bộ TP Hải Phòng nhằm bao chiếm đất đai, ao đầm, phá hoại nơi sinh sống, thờ tự,bảo kê cho thế lực giang hồ vơ vét tài sản của người dân thì những người này không thể nói rằng họ đang “thi hành công vụ” (luật pháp nào cho phép họ làm những việc đó?). Do vậy, những hành động của anh êm anh Vươn chống lại những thế lực trên không thể nói là họ”chống người thi hành công vụ”. mà phải nói là họ chống lại những người vi phạm luật pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Nhờ những hành động này của anh em nhà Vươn-Quý mà người dân cả nước và trung ương mới rõ được những việc làm sai trái kéo dài của chính quyền từ xã cho đến thành phố ở đây. Anh em nhà anh Vươn có công chớ không có tội.
-
Minh Long13/02/2012 11:29Bài viết hay và phân tích rõ ràng, sâu sắc. Không có lời nào hơn thế. Mong sao các “công bộc” của dân, những người cầm cân nẩy mực ở Việt Nam cũng đọc bài này.
-
Bách13/02/2012 11:31Hay quá, tôi hằng mong có một bài báo phân tích kĩ như thế. Những ý kiến như thế nay rất hay, rất thấu tình đạt lí. Mong rằng khi xét xử thì tội của ông Vươn không bị cơ quan công quyền “lạm dụng” nữa. Rõ ràng, ông Vươn có tội vì cơ quan thực thi PLuat đã ép người dân phải phạm tội, chứ không thể khác đi đươc.
-
Người Nhà Quê13/02/2012 11:33Bài phân tích của Bác Nguyễn Minh Nhị( nguyên chủ tịch UBND Tỉnh An Giang) là rất sâu sắc vì bác Nhị từng là “đầy tớ của nhân dân” nên Bác ấy nắm rõ và thấu hiểu mọi nỗi lòng của Nhân dân, Bác ấy cũng biết rằng nếu không có “tiếng nổ” ở Tiên Lãng thì Nhân dân cả nước làm sao biết được mà vạch trần những sai trái của chình quyền Hải phòng,.Từ việc “chống người thi hành công vụ” này mà gia đình anh Vươn hy sinh lợi ích cá nhân nhưng cống hiến ch cả xã hội được tiếng nói chung để mà chính quyền các cấp ở địa phương khác phải suy nghĩ về hành động là “người đầy tớ của nhân dân”. Tuy rằng hành động “chống người thi hành công vụ” có thể qui tội “giết người” nhưng theo phân tích của Bác Nhị ..”Nếu quy tội giết người cho anh em họ Đoàn trong trường hợp này thì cũng giống như quy tội người nằm dưới dùng dao định đâm người nằm trên đang dùng lưỡi lê đâm vào bụng mình để lấy tiền! Nếu tội danh giết người mà tòa có nêu ra là của cả hai phía thì tội nặng hơn thuộc về phía các nhân viên công quyền. Tội ác thúc giục tội ác!”. Tôi cảm thấy rất chí lý. Xin Cảm Ơn Bác Nhị và Báo NLD luôn đồng hành cùng bạn đọc và Người Lao Động
-
Dân Kêu13/02/2012 11:36Công hay tội đã rõ: – Tội: Chống người thi hành công vụ (Cho dù công vụ này phi lý hay không – Đây là CQ nhà nước – trước phải chấp hành – Không có chuyện như thời PK Tiền trảm – hậu tấu. – Công: Nhờ sự phản kháng của ông Vươn mà Đảng ta, nhà nước ta mới lật mặt bọn tham quan hà hiếp nhân dân – áp dụng luật rừng trong hành xử với nhân dân.
-
Thu Vân13/02/2012 11:37Bác Nhị viết bài rất hay, tôi cũng thấy cái gì đó rất là bất ổn, nhưng nói chặt chẽ thì tôi không nói được, tôi vẫn nghĩ, ông Vươn không nổ súng hoa cải để tự vệ thì liệu việc này có đến tai Thủ tướng không? Còn nếu chấp hành lệnh thu hồi đất của chính quyền, rồi gởi đơn khiếu nại,chờ các cấp xem xét đơn của ông, thì e rằng lâu lắm, có khi đến giây phút ông yên nghỉ cuối đời, đơn của ông chắc gì có người đọc! Chỉ ngậm bồ hòn nơi chín suối thôi!!!Cho nên việc làm của ông tôi vẫn thấy cảm thông!
-
Báu13/02/2012 11:37Bài viết rất hay. Cảm ơn bác Nguyễn Minh Nhị.
-
quang13/02/2012 11:37Quả thật nếu không có tiếng súng ĐOÀN VĂN VƯƠN thì còn biết bao oan ức sẽ không được hé lộ
-
Quang13/02/2012 11:44Bài viết hay và thuyết phục, cảm ơn tác giả Nguyễn Minh Nhị vì bài viết này . Nhưng còn vụ án Đồng Nọc Nạn thì tôi không có tư liệu đọc, rất muốn tìm hiểu chi tiết vụ án này .
-
nguyễn hòa13/02/2012 11:44Tôi là người dân ở Vĩnh Long. Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Minh Nhị. Tôi nghĩ: theo luật bù trừ thì anh Vươn vừa có tội lại vừa lập công vạch mặt những người hại dân hại nước. Những người cảnh sát, quân đội bị thương là ngoài ý muốn của anh Vươn. Xét ra công của anh Vươn lớn hơn tội. Cho nên chỉ xử anh Vươn án treo và sau đó còn phải khen anh ta mới đúng.
-
trung13/02/2012 11:57Ngay từ đầu tôi thấy quy cho anh em họ Đoàn tội danh “giết người” là chưa hợp lý, các cơ quan chức năng cần xem xét lại đừng để người dân nói quyền hành trong tay họ quy cho người dân tội gì mà chả được. Vụ này có lẽ TW xử lý thì người dân mới yên tâm được.
-
Đình Đăng13/02/2012 11:59Không những gia đình ông Vương không có tội mà chính quyền phải đền bù những thiệt hại về tài sản và tinh thần mà họ đã gây ra. Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, phổ biến pháp luật về đất đai cho nhân dân, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra trong tương lai. Luật phải rõ ràng, ai sai phải xử lý, như vậy dân mới phục.
-
Tung Thanh13/02/2012 12:03Bài phân tích quá hay.Chỉ rõ cái sai của chính quyền.
-
Hai Lúa13/02/2012 12:03Chân thành cảm ơn Bác Nhị vì đã viết một bài rất sâu sắc, thể hiện được cái lý cái tình và cái tâm của người làm lãnh đạo!
-
Phạm Văn Lâm13/02/2012 12:04Xin Cảm ơn Ông (Bà) Nguyễn Minh Nhị (nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang)đã có một bài viết rất xuất sắc, một bài viết đã nói hộ tâm tư, nguyện vọng của rất rất nhiều người dân như chúng tôi… Xin được một lần nữa cảm ơn Ông(Bà, chúc Ông(Bà)cùng gia đình luôn có được sức khỏe tốt và có nhiều bài viết hay hơn nữa.
-
MySun13/02/2012 12:23Cháu đồng tình và nhất trí cao với quan điểm, suy luận và tâm tư chú Nhị! Những gì chú viết, cháu nghĩ cũng là mong mỏi của nhiều người, trong đó có cháu. Cháu cảm ơn chú! Cảm ơn NLĐ đã đưa bài viết này lên khuôn.
-
Lê Kiện13/02/2012 12:28Bài viết quá hay! Rất lý và nhân văn. Thích nhất là đoạn:” Còn tội danh “Giết người” là quy chụp theo lối suy diễn tất yếu: Có nổ vũ khí tự chế có thể gây thương vong. Vậy lực lượng cưỡng chế có cả bộ đội, trang bị vũ khí và phương tiện hiện đại, có cả chó bẹc-giê chực xé xác người để làm gì, nếu không nói là để chuẩn bị “giết người”? Chưa kể sau đó còn phá hoại tài sản công dân – phá nhà người ta trước ngày Tết cổ truyền thiêng liêng thì có gọi là quá ác? “.
-
NguyẽnHiếu13/02/2012 12:32Cám ơn ông Nhị đã cho chúng tôi đọc một bài báo rất hay cảm đông thấm đượm tình người, có tình , có lý. Vậy nên sửa tội cho ông Vươn là TỰ VỆ mà thôi, mục đích cuối cùng cũng là tự vệ chứ phải tội giết người. Chúc ông luôn mạnh khỏe.
-
nguyễn văn tăng13/02/2012 12:34Cám ơn bài viết của ông NGUYỄN MINH NHỊ. Đọc bài viết của ông tôi thấy thật ấm lòng, nhà nước ta là nhà nước pháp quyền vì dân và bảo vệ dân, nhưng việc làm Tiên Lãng, Hải Phòng vừa qua, chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn là hiện nay có một số cán bộ thoái hóa quan liêu hóng hách, kiêu căn tự cho mình là trên hết. Qua vụ nầy HP không làm nghiêm cán bộ cũa mình tôi e rằng có làn sống lây lan khấp cả nước, ta đừng vì một vài tình cảm hoặc thân thế mà làm mất lòng dân, trước tiên xét xử ông Vươn quý tội giết người ta phải xét lại vì sau ông ấy giết người, còn ta có cả trăm người trang bị đủ khí tài, đi cưỡng chế sai, như vậy có phải gọi là đàng áp không, và như vậy ông Vươn, Quý chống bất công đàn áp sau gọi là giết người. Tôi mong rằng thành phố HP làm theo chỉ đạo của thủ tướng và nghiêm minh. Để dân HP nói riêng dân cả nước nói chung được an lòng kính mong lắm thay
Cưỡng chế thu hồi đất đai ở Trung Quốc đang làm cho người nông dân thất nghiệp
Marina Haynes (Boxitvn)
Phạm Gia Minh dịch từ http://en.kanzhongguo.com/opinion/3626.htmlThu hồi đất đai ở Trung Quốc đã làm nảy sinh nhiều bất ổn xã hội đối với nông dân. Foto Frederic J. Brown/AFPNghiên cứu gần đây đã cho thấy 98% các cá nhân giàu có ở Trung Quốc đều là cán bộ đảng viên đảng cộng sản hoặc con cháu các ủy viên Bộ Chính trị. Họ trở nên giàu một cách bất hợp pháp, thường thì trong những hoàn cảnh có nhiều nghi vấn. Họ đã tích lũy đống của cải phi pháp đó trên lưng những người dân lành cực nhọc làm lụng hàng ngày.Chẳng hạn một trường hợp mà blogger ủng hộ phong trào nhân quyền Trương Thiên Bình (Zhang Jianping ) cho biết, các quan chức đã lạnh lùng vô cảm thu hồi 63 mẫu Anh (khoảng 25,2 ha – ND) đẩy 1.179 nông dân vào hoàn cảnh không còn phương tiện sinh sống.Khu đất này dự định để phục vụ làm đường ở huyện lỵ Bình Nam (Pingnan) thế nhưng 45 mẫu đất thu hồi lại đã được bán cho các nhà phát triển bất động sản nhằm kiếm lời, theo thông tin của blogger này cho hay. Các dân làng đã kiến nghị tới cơ quan công quyền ở mọi cấp, kể cả chính quyền Bắc Kinh từ năm 2008 để giành lại đất, thế nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
“Nông dân chúng tôi bị coi là những công dân hạng hai từ nhiều thập kỷ rồi. Dù là trên danh nghĩa chúng tôi là những chủ sở hữu tập thể đối với đất đai, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn khác”, blogger Zhang bình luận”. Các quan ở xã và các chức sắc của đảng cộng sản ở địa phương là những tên bạo chúa cướp đất của chúng tôi, điều này hoàn toàn trái ngược với hiến pháp của Trung Quốc. Những quan chức này cướp đất và cho san phá mặt bằng để phát triển bất động sản trên cả nước”.Zhang còn cho biết lý do thực sự đã gây nên những bất ổn xã hội ở vùng quê này chính là sự đàn áp của các chức sắc địa phương. Anh đã thảo một bức kiến nghị có 150 chữ ký để gửi tới tất cả các cấp chính quyền Trung Quốc. Bức kiến nghị yêu cầu các cấp chính quyền phải dừng ngay lập tức việc thu hồi đất phi pháp và trả lại cho nông dân những diện tích bị trưng thu đồng thời giải quyết thỏa đáng với những hộ đã bị mất đất một cách sớm nhất.Bản kiến nghị cũng đề cập tới sự đàn áp của chính quyền địa phương đối với những người tham gia vào các hoạt động bảo vệ quyền công dân; đòi hỏi đền bù và giải quyết thỏa đáng cho các hộ nông dân như những mục tiêu quan trọng hàng đầu. “Nông dân không được học hành nhiều, không có hộ khẩu thành phố. Họ chẳng có kỹ năng chuyên môn để kiếm việc ở thành phố cũng như các cơ hội khác mà dân đô thị vốn có. Sự tồn tại của họ sẽ là một vấn đề xã hội rất lớn”.Anh Trương cho rằng nếu vấn đề này vẫn không được giải quyết thì nó sẽ là một yếu tố làm mất ổn định xã hội và dẫn đến nhiều hoạt động đấu tranh vì nhân quyền hơn.“Luật pháp bảo đảm sự đền bù đối với nông dân như tôi đã nói ở trên, thế nhưng các chức sắc địa phương là những tên bạo chúa. Đất đai trên danh nghĩa là do tập thể sở hữu nhưng thực chất thì các quan đã chiếm đoạt các khoản đền bù và phung phí cho mục đích cá nhân của họ”.M.H.Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Võ thị Hảo – Khi chính quyền “coi dân như kẻ thù”
Nhà văn Võ Thị Hảo – Boxitvn
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
Ngày 10/2/2012, nhiều người dân vui mừng vì
Thủ tướng Chính phủ đã đích thân chỉ đạo xử lý vụ cưỡng đoạt đất đai
trái pháp luật, xâm hại tài sản công dân của chính quyền địa phương đối
với gia đình anh Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng – Hải Phòng.
Nhà văn Võ Thị Hảo lưu ý về tệ nạn mà bà gọi là
“côn đồ tập thể” và “nô lệ hóa dân” đang hình thành và lan rộng trong xã
hội Việt Nam
Sự ra tay trực tiếp của Thủ tướng đã khiến cho những
vị đại diện Đảng và chính quyền từ cấp thành phố tới huyện xã tại Hải
Phòng phải thừa nhận một phần sự thật, hết loanh quanh trí trá đổ tội
cho người dân đã “bức xúc mà tự phá nhà Đoàn Văn Vươn…”.
Nhưng liệu có nên để Thủ tướng phải “nhọc công” đến
mức hai lần chỉ thị, phải thân hành “nhúng tay”, trong khi Việt Nam có
quy định rõ ràng trong Luật? Khi dưới tay Thủ tướng là cả một bộ máy từ
Đảng tới chính quyền, tới Quốc hội, tới các đoàn thể, các hội ngành dọc
ngành ngang đồ sộ, ngày ngày hưởng “lộc dân lộc nước?”.
Điều gì đã khiến những người có trách nhiệm im lặng trong cả tháng trời trước công luận?
Cuối cùng một số những nhân sĩ và nhà báo, một số
quan chức về hưu cùng người dân có lương tâm phải “liều chết” vượt rào,
vượt tường lửa, vượt nỗi đe dọa tù đày của nhà cầm quyền mà nêu rõ vấn
đề.
Tình trạng gây công phẫn đến nỗi cả Đại tướng Lê Đức
Anh dù nghỉ hưu đã lâu, tuổi cao sức yếu, cũng phải lên tiếng trước thôi
thúc lương tâm: “…cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật
pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống
lại,” như báo Người Lao động và Vietnamnet đưa tin từ ngày 16/1/2012.
Và cũng đúng như ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa 9, trên báo Pháp luật TP HCM số hôm 10/2/2012 nhận định:
“Không đời thuở nào, vụ việc chấn động như thế mà Thủ
tướng phải hai lần có ý kiến, các cấp, các ngành mới bắt đầu lập cập xử
lý. Chỉ 24 tiếng đồng hồ sau vụ nổ súng, thường vụ Thành ủy Hải phòng,
với bộ máy tham mưu đồ sộ như thế, hoàn toàn có thể thấy được đúng sai
và có giải pháp xử lý chứ không phải đợi đến khi Thủ tướng có ý kiến mới
xem xét, nhận lỗi”.
“Côn đồ tập thể”
Tác giả cho rằng người dân VN vẫn còn tâm lý tự an ủi và trông chờ vào các ý kiến của lãnh đạo từ bên trên là chính
Khi bị dồn tới bước đường cùng, người dân buộc phải
liều chết tự vệ. Cuộc “khởi nghĩa” bảo vệ quyền lợi chính đáng trong
phạm vi gia đình của anh Đoàn Văn Vươn, trước bộ máy đàn áp khổng lồ của
hệ thống chính quyền địa phương, cũng tương tự một cuộc tự sát.
Bốn anh em Vươn bị Tòa án mau mắn bồi thêm nhát dao
cuối cùng, quy từ tội chống người thi hành công vụ sang tội giết người,
một tội danh chắc sẽ phải tốn nhiều giấy mực, tranh luận trước Tòa, nếu ở
một quốc gia mà tư pháp được thực sự độc lập!
Có quá nhiều minh chứng tại nhiều nơi ở trong nước,
không chỉ dừng lại ở các vụ cưỡng đoạt đất đai, tài sản đầy oan sai của
dân, vốn được tung đầy hình ảnh, bằng chứng trên Internet, YouTube, hay
trên các tập hồ sơ đòi công lý nằm trên tay các công dân chống tham
nhũng như bà Lê Hiền Đức…, qua đó, một bộ phận trong bộ máy chính quyền
địa phương được thấy thay vì bảo vệ dân, đã đang hành xử với dân như
những kẻ thù phải triệt hạ.
Qua sự chứng minh của công luận như trong vụ Tiên
Lãng, có thể thấy đây là thí dụ điển hình về sự triệt hạ có tổ chức,
được bật đèn xanh, được cho phép của cấp lãnh đạo và cấp Đảng từ thành
phố xuống xã. Tính chất chính quy về đàn áp trong vụ án này thể hiện rõ:
có chỉ huy từ thành phố, huyện, xã, trực tiếp là ông Huyện ủy viên kiêm
Bí thư đảng ủy xã và ông Chủ tịch UBND xã Vinh Quang.
“Một bộ phận trong bộ máy chính quyền địa phương được thấy thay vì bảo vệ dân, đã đang hành xử với dân như những kẻ thù phải triệt hạ”Nhà văn Võ Thị Hảo
Bộ máy này huy động cả trăm người, trong đó có công
an và bộ đội trang bị vũ khí, lại dùng xe ủi đến phá nhà anh Vươn, lấy
mái nhà lợp tôn của anh mang về nhà Phó trưởng công an xã, theo cáo buộc
trên truyền thông trong nước. Họ đã phá căn nhà hai tầng của anh Vươn
nhưng ông Giám đốc Sở Công an TP Hải Phòng nói rằng đó chỉ là một cái
“chòi”.
Tệ hơn nữa, khi để xảy ra hậu quả nặng nề, Thủ tướng
chỉ đạo phải làm rõ trách nhiệm, thì ngay trước công luận, họ lại cùng
nhau đổ tội cho dân, đổi trắng thay đen. Ông Đỗ Trung Thoại – Phó Chủ
tịch UBNDTP Hải phòng đã trở nên “nổi tiếng” khắp nơi khi trả lời báo
chí nói rằng vụ phá nhà anh Vươn là “do dân bức xúc… cưỡng chế”.
Như thế, thiết nghĩ hệ thống chính trị địa phương còn
phạm tội phụ họa và bao che cái sai. Rõ ràng, đã xuất hiện một hiện
tượng phổ biến gần đây là có nhiều cán bộ viên chức Đảng và chính quyền
sở tại đã chỉ huy hoặc đồng lõa, bao che cho những nhóm lợi ích, đặc
lợi, chưa kể nạn sử dụng côn đồ, hành hung, bức hại người dân và sau đó
còn cùng nhau che giấu, dối trá, phi tang một cách vô sỉ.
Người ta gọi đó là nạn “côn đồ tập thể”, khi những
người có chức quyền, lãnh đạo hùa nhau vào ức hiếp dân. Nguyên nhân nào
đã khiến cho họ làm vậy? Vì sao họ coi dân, những người nuôi nấng, làm
vinh thân phì gia cho họ, như kẻ thù phải triệt hạ?
“Nô lệ hóa dân”
Tác giả cho rằng tâm lý giữ chữ “nhẫn” đang là một
điểm yếu trong nhân cách người dân VN, khác xa với kiểu hành động trong
vụ việc Tiên Lãng của ông Đoàn Văn Vươn
Một trong các nguyên nhân phải kể đến đầu tiên đó là
sự coi thường pháp luật, buông lỏng quản lý vốn rất ít khi bị ngăn chặn
và trừng phạt. Cái này là thủ phạm làm hình thành những quan niệm vô đạo
và vô sỉ trong nhiều quan chức chính quyền.
Trong hành xử, những người này coi dân như nô lệ. Nô
lệ phải gọi dạ bảo vâng, phải thờ chữ “nhẫn”, phải dâng hiến cho họ
(quan lại mới) quyền lợi chung riêng và ngay cả tính mạng. Cho sống thì
được sống, bắt chết phải chết, không được quyền trái ý họ. Như thế,
người dân là công cụ trong tay họ, bị họ cưỡng đoạt quyền tự do ngôn
luận và quyền nhân thân.
Im lặng và tuân phục vô điều kiện những ai có quyền
lực và có khả năng ức hiếp, cướp đoạt, đã trở thành một nếp ứng xử, được
coi là “biết sống”, được nâng lên thành một tiêu chí đánh giá người tốt
ở Việt Nam ngày nay, sau gần một thế kỷ “cách mạng” và đi theo “con
đường chủ nghĩa xã hội”.
Quan niệm và cách hành xử ấy không phải ngẫu nhiên mà
có. Từ nhiều năm nay, chế độ độc đảng không có được sự cạnh tranh và
giám sát tự thân, đã là nguyên nhân quan trọng trong việc lạm quyền mà
dân gian vẫn nói tới trong câu “Bộ binh, bộ hộ, bộ hình. Ba bộ đồng tình
bóp cổ [nguyên văn là “bóp vú” – BVN đính chính] con tôi,” một ví von
sâu sắc vẫn còn thời sự ở Việt Nam.
Đó là hành vi móc nối, gắn kết quyền lợi, bao che cho
viên chức chính quyền. Điều này ngày càng được củng cố, diễn ra trắng
trợn. Chúng được gieo và gặt trên cơ sở tạo ra một nền giáo dục, một nền
văn hóa tư tưởng nô lệ hóa, dối trá trên mọi lĩnh vực.
Hậu quả nó là làm bào mòn, dần dà loại ra khỏi hệ
thống những người thật thà, có tài, có lương tri. Nó thay thế vào đó vô
số kẻ khéo léo mua quyền bán chức, biết nô lệ cho kẻ mạnh, những kẻ mỵ
dân, cơ hội, không chỉ nằm trong đảng, chính quyền, mà còn trong cả Quốc
Hội. Họ giỏi chà đạp, nô lệ hóa kẻ yếu và lấy dối trá làm tồn tại.
“Nhịn như thế thì tất cả đã góp phần để tạo thành một cái bẫy tâm lý, nhân cách với dân tộc này. Dân thì hèn thêm, quan thì ác thêm. Hậu quả là chẳng tạo ra được một xã hội công dân cho đất nước, mà lại tạo ra một xã hội mang nhiều yếu tố nô lệ”Nhà văn Võ Thị Hảo
Thiết nghĩ, đã đang có một sự kết hợp kế tục tinh vi
trong tuyên truyền giáo hóa giữa tư tưởng nô lệ, ngu dân hóa của đạo
Khổng, từ chế độ chiếm hữu nô lệ tới phong kiến, được cố ý kéo dài tới
tận ngày nay ở Việt Nam.
Ngay tại thế kỷ 21, điều kỳ lạ xảy ra ở đất nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là chữ “nhẫn” nô lệ, phong kiến, lại được
rao bán khắp nơi như một tiêu chí của nhân cách Việt Nam.
Người ta giải thích cho nhau rằng chữ nhẫn được tạo
thành bởi dưới là bộ đao và trên là chữ tâm – trái tim nằm trên lưỡi
dao. Kẻ đạo đức, sống ở đời là phải biết chịu đựng đau đớn. Dẫu trái tim
có bị dao cứa nát cũng cứ phải chịu. Luôn luôn người ta khuyên nhau:
thôi thì chín bỏ làm mười, thôi thì dĩ hòa vi quý; một sự nhịn chín sự
làn, phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết…
Cho nên dân chịu đựng quan, cấp dưới chịu đựng cấp
trên, chịu đựng 24/7, chịu đựng không giới hạn, chịu để được khen là
“thuần”, là “cừu ngoan”, chịu để được yên trong cảnh nô lệ, chế áp mà
vẫn “vui”, chịu để mất mồ mất mả tổ tiên, chịu để phải nổ súng, hay tự
thiêu, nhà tan cửa nát… mà cuối cùng vẫn chịu, rồi lại tự an ủi bằng có ý
kiến kết luận này, ý kiến kết luận nọ của Thủ tướng hay Tổng Bí thư, để
rồi một thời gian… đâu có thể vẫn hoàn đấy.
Nhịn như thế thì tất cả đã góp phần để tạo thành một
cái bẫy tâm lý, nhân cách với dân tộc này. Dân thì hèn thêm, quan thì ác
thêm. Hậu quả là chẳng tạo ra được một xã hội công dân cho đất nước, mà
lại tạo ra một xã hội mang nhiều yếu tố nô lệ với một bộ máy tiền hô
hậu ủng, bạo lực, khổng lồ, chế áp mọi mặt từ vật chất tới tinh thần, tư
tưởng, tâm linh, tình cảm và nhân cách dân tộc.
Trong điều kiện ấy, sự đồi bại của bộ máy đã trượt
dốc quá xa. Bộ máy đã trở nên lưu manh hóa và côn đồ hóa ở nhiều bộ phận
và trong nhiều trường hợp, đến nỗi người dân và công luận phải nhắc tới
những từ từ nhẹ tới nặng như “căn bệnh hệ thống”, “bạo lực đỏ”, hoặc sự
“căm thù”…, không hơn không kém.
“Vũ khí nô lệ”
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh nói chính quyền phải tránh làm những điều có hại với nhân dân
Thay vì đánh thức nhân cách và tiềm năng sáng tạo của
con người, thay vì chính phủ được dân lập ra chỉ để phục vụ dân, để bảo
vệ các quyền tự do cơ bản của con người, cho đến nay, có thể thấy quá
nhiều minh chứng ngược lại.
Trong vô số trường hợp, nhiều vị lãnh đạo chính quyền
xã hội chủ nghĩa các cấp, hay các “quan lại cách mạng”, “quan lại đổi
mới”, thậm chí nhiều tập thể trong bộ máy quyền lực, đã coi người dân
Việt Nam như một thứ công cụ, một thứ nô lệ, và muốn đối xử với họ thế
nào cũng được.
Báo chí, truyền thông, đặt dưới sự giám sát chặt về
chính trị, tư tưởng, tài chính, của các ban ngành của đảng, chính quyền,
chịu hạn chế tự do ngôn luận một cách trái pháp luật, trái hiến pháp,
đã đang bị biến thành thứ vũ khí hữu hiệu trong việc làm ngu dân hóa và
nô lệ hóa đó.
Thay vì là tiếng nói của dân, hệ thống này bị biến
cải thành bộ máy tuyên truyền, đã đang là vũ khí hộ vệ cho hệ thống “đại
công xưởng sản xuất nô lệ” tại Việt Nam.
“Vụ nổ chấn động “hoa cải” Đoàn Văn Vươn – nay đã trở thành một huyền thoại, chẳng kém gì ngọn lửa thắp lên tại Tunisia trong Mùa Xuân Ả-rập xứ người”.
Nhà văn Võ Thị Hảo
Hiện trạng nô lệ hóa dân chúng, hành xử lưu manh và
côn đồ tập thể của một số viên chức chính quyền địa phương đang ở mức
“báo động đỏ,” như nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo gọi ở trên là “bạo
lực đỏ”.
Cần phải lưu ý rằng trong pháp luật Việt Nam hiện hành không có điều khoản nào cho phép “bạo lực đỏ”.
Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, nhấn mạnh
trên truyền thông trong nước rằng đang có hiện tượng rất xấu xảy ra ở
nhiều địa phương, không chỉ ở Hải Phòng, một tình trạng rất nghiêm
trọng, cần được rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm, trong đó theo ông “quân
không được cưỡng chế dân” và chính quyền, “điều gì có lợi cho dân thi
làm, điều gì có hại cho dân thì phải tuyệt đối tránh”, ông nhắc lời cố
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thiết nghĩ, cần phải làm tất cả để cứu người dân Việt
Nam thoát khỏi tình trạng bị nô lệ hóa, ngăn chặn thứ “bạo lực đỏ” đang
tràn lan này.
Và trong đó một gánh nặng rất lớn đang đòi hỏi và chờ
đợi ở không chỉ Quốc Hội để sửa đổi Hiến pháp kỳ này, cũng như cuộc
chỉnh đốn đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, hay cuộc đối
thoại rất hữu ích về vai trò trí thức và phản biện xã hội hiện nay, mà
còn đặt ở không đâu khác ngoài chính sự thay đổi tư duy và hành động của
người dân, từ vụ vụ nổ trấn động “hoa cải” Đoàn Văn Vươn – nay đã trở
thành một huyền thoại, chẳng kém gì ngọn lửa thắp lên tại Tunisia trong
Mùa Xuân Ả-rập xứ người.
V.T.H.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của nhà văn, nhà báo, họa sỹ Võ Thị Hảo, tác giả đang sinh sống tại Hà Nội.
Nguồn: bbc.co.uk
Lê diễn Đức – Màn diễn PR tệ hại của Thủ tướng về vụ án Tiên Lãng
Lê Diễn Đức – RFA
Cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, Hà Nội ngày 10/2/20112 – Ảnh: GDVN
Ngày 10 tháng 2 năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ
trì một cuộc họp được bày biện hoành tráng và thành phần tiền hô, hậu
ủng cũng đồ sộ. Buổi diễn PR đúng tầm cỡ của người đứng đầu Chính phủ.
Sự ủng hộ của xã hội dành cho ông Nguyễn Tấn Dũng ngày mỗi suy giảm
xuất phát từ tình trạng kinh tế Việt Nam tệ hại nhất kể từ năm 1991.
Nạn tham nhũng phát triển trầm trọng và tinh vi hơn, nhấn chìm dần lòng
tin của dân chúng cùng với cam kết (rằng ông sẽ từ chức nếu như nạn tham
nhũng không bị bài trừ) khi ông ngồi vào ghế Thủ tướng năm 2006.
Sau vụ bê bối Vinashin với khoản nợ xấp xỉ 4,5 tỷ USD, gần 20 tập
đoàn và tổng công ty do ông trực tíếp nắm giữ sinh mệnh lâm vào cảnh nợ
nần trên cả mức kinh hãi đối với một nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam với
GDP chỉ 106,4 tỷ USD (năm 2010, theo số liệu của World Bank).
Ngoài Vinashin, tôi đưa ra con số của hai trong nhiều “quả đấm
thép” điển hình của ông Dũng: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng
công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines).
EVN, theo Uỷ ban Kiểm toán Nhà nước, thua lỗ 10 ngàn tỷ đồng (tính
chưa hết trong năm 2010) và nợ 200 ngàn tỷ đồng Việt Nam (khoảng 10 tỷ
USD), tức là gần bằng 1/10 tổng thu nhập quốc dân, tương ứng lượng tiền
xuất khẩu dầu mỏ của đất nước trong 10 năm!
Vinalines, đơn vị có con tàu Vinalines Queen trị giá 50 triệu USD
đã bị chìm hôm 25/12/2011 cùng 22 thuỷ thủ đoàn, với nhiều dấu hỏi
nghiêm trọng về nguyên nhân cũng như mức độ bồi hoàn của các hãng bảo
hiểm. Trong 6 tháng đầu năm 2011, có tới 90% doanh nghiệp thuộc
Vinalines báo lỗ hơn 600 tỉ đồng và Vinalines cũng đang nợ nhiều đối
tác. Riêng khoản nhận bùn đánh bằng công cụ “tái cơ cấu” từ ao Vinashin
qua, Vinalines lỗ 153 tỷ đồng, theo báo chí trong nước.
Cùng với hàng loạt sự kiện gây nhiều thắc mắc, hoài nghi: Vụ CPI
(nhận hối lộ trong dự án ODA của Nhật); các dự án đường tàu cao tốc và
khai thác bauxite Tây Nguyên; cho thuê hàng trăm ngàn hécta rừng đầu
nguồn; hơn 90% tổng thầu EPC lọt vào tay Trung Quốc; in tiền polymer
(Securency); và cuối cùng cách thức kéo con trai Nguyễn Thanh Nghị vào
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi ít lâu sau đó đặt vào ghế Thứ trưởng
Bộ Xây dựng – uy tín của ông Thủ tướng tuột xuống tận đáy, không chỉ về
khả năng quản lý kinh tế, mà cả đạo đức cá nhân, ít nhất với những người
quan tâm và có thông tin đa chiều về tình hình Việt Nam.
Vụ án Đoàn Văn Vươn bùng nổ như một cơ hội, một chiếc phao cứu hộ.
Ngay lập tức sau cuộc họp ngày 10/2/2012, trên báo điện tử của
Chính phủ và các tờ báo quốc doanh khác đã xuất hiện các bài viết ca
ngợi Thủ tướng về sự giải quyết hợp tình, hợp lý.
Nhưng nỗ lực tuyên truyền của Thủ tướng và bộ máy chẳng khác bao
nhiêu việc tìm cách trục kéo con tàu Queen Vinalines 60 ngàn tấn từ dưới
đáy đại dương ở độ sâu nhiều ngàn mét.
Có lẽ vì thế mà, đưa link dẫn bài “Các chuyên gia đồng thuận kết
luận của Thủ tướng”, Giáo sư kinh tế học Trần Hữu Dũng, chủ biên tờ “Viet-studies” bình luận giễu cợt: “Chó cắn người” không phải là tin cần đăng, khi nào “người cắn chó” mới là tin cần đăng”!
Trước hết, bản kết luận gần 1.800 chữ của Thủ tướng chẳng toát lên điều gì chứng tỏ là tác phẩm riêng từ tầm quyền hạn và thực quyền của một ông Thủ tướng.
Không cần động não, một viên thứ ký hạng xoàng, chỉ cần “copy &
past” tiếng nói của báo chí chính thống, các chuyên gia luật, luật sư
và các vị lão thành cách mạng trong hơn một tháng qua là có thể có ngay
bản kết luận đưa cho Thủ tướng… đọc và “chỉ đạo”!
Rất có thể vì chỉ đọc bản kết luận được người khác viết sẵn nên Thủ
tướng đã không ý thức được nội dung của nó chứa đựng nhiều điểm khiếm
khuyết, thậm chí sai trái?
Trong cuộc phỏng vấn của đài quốc tế Pháp RFI ngày 11/2, Luật sư Trần Đình Triển cho thấy kết luận của Thủ tướng có những “câu chữ chưa đúng quy định của pháp luật”
– một cách nói nhẹ nhàng. Nhưng thẳng thắn mà nói, câu dưới đây của Thủ
tướng đã ngược lại quy định của Hiến pháp và Pháp luật:
“Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng tiếp tục (…)
chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án “giết người và
chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm
minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình
tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của
UBND huyện Tiên Lãng”.
Theo Hiến pháp và điều 10 của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì: Không ai
có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Nghĩa là họ vẫn phải chịu một
số biện pháp cưỡng chế nhất định, nhưng không ai được xem là có tội và
không chịu bất kỳ một hình phạt nào khi chưa có bản án của Toà án đã có
hiệu lực pháp luật.
Chưa có bản án hiệu lực của toà án đã đành, ngay cả tội danh “giết người và chống người thi hành công vụ”
đối với anh Đoàn Văn Vươn đang là chủ đề tranh cãi rất gay gắt trong dư
luận xã hội, bao gồm giới trí thức, báo chí, các cựu quan chức, cũng
như những luật sư đang hành nghề hợp pháp tại Việt Nam.
Điều này chỉ có thể đồng nghĩa với sự yếu kém nhận thức của ông Thủ
tướng, hoặc là Thủ tướng vào hùa trùm chăn đánh hội đồng nạn nhân Đoàn
Văn Vươn với báo Công an Nhân dân và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Dư luận cũng bức xúc cho rằng, người đứng đầu Chính phủ, tức cơ
quan hành pháp thì không nên “chỉ đạo” các cơ quan Tư pháp (Toà án, Viện
Kiểm sát).
Cho dù ai cũng biết thực chất cả bộ máy vận hành của chế độ ở Việt
Nam đều nằm trong sự kiểm soát và điều khiển của tập đoàn lãnh đạo Đảng
Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), nhưng rõ ràng trong buổi diễn này ông Thủ
tướng diễn xuất rất tệ.
Nội dung kết luận của Thủ tướng cũng cho thấy những sơ hở trong toàn bộ cuộc chơi này.
Thủ tướng có thực sự chỉ đạo Đảng uỷ và Ủy ban Thành phố Hải Phòng không?
Về số phận của mấy ông quan xã, những con tốt đen, trực tiếp vi phạm pháp luật, coi như đã an bài, có lẽ không đáng để bàn.
Người ta đã trao quyết định tạm đình chỉ chức Chủ tịch huyện Tiên
Lãng đối với Lê Văn Hiền và đình chỉ chức Phó Chủ tịch đối với Nguyễn
Văn Khanh, nhưng ký quyết định ngày 9/2 trước khi có cuộc họp của Thủ
tướng và thời hạn đình chỉ, tạm đình chỉ là… 15 ngày, để… “kiểm điểm
nghiêm khắc đúng yêu cầu của Thủ tướng” theo kết luận của ngày hôm sau!
Luật sư Trần Đình Triển còn chỉ ra điều đáng phải nói mà Thủ tướng lờ đi hoặc cố ý quên:
“Thủ tướng chỉ nói đến là việc phá dỡ nhà ông Vươn sai, đó là
tội phạm hủy hoại tài sản. Còn một tội nữa. Trong bộ luật hình sự nước
CHXHCNVN đã có riêng quy định về đất đai. Có một điều luật chuyên biệt,
đó là vi phạm về quản lý đất đai. Thì ở đây ra quyết định cưỡng chế sai,
thu hồi sai, rõ ràng đã vi phạm điều đó, thì cần phải khởi tố những
người thực hiện việc quản lý đất đai trong sự việc này, theo điều luật
đó đã. Còn những ai chỉ đạo phá dỡ, thì đấy là phạm vào tội hủy hoại tài
sản”.
“Hai nhóm tội phạm đó, hai hành vi đó khác nhau, nhưng tôi thấy
rằng không nhắc gì đến vi phạm về quản lý đất đai. Và một điều quan
trọng nhất mà dân rất chờ đợi, đó là việc cưỡng chế”.
Trên trang Web Bauxite Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chủ biên, trong phần giới thiệu bài “Chưa thỏa mãn với kết luận của Thủ tướng” của luật gia Lê Hiếu Đằng ngày 12/2, nhận định của Ban biên tập có đoạn:
“Trong kết luận của Thủ tướng Chính phủ, ông Thủ tướng lại chỉ
đặt vấn đề kiểm điểm (đành rằng sau đó một ngày, Bộ trưởng Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam có tuyên bố rằng “sẽ xem xét kỷ
luật lãnh đạo TP Hải Phòng)? Chẳng lẽ ông không biết rằng nếu không có
một cái gật đầu của bọn họ thì bọn ăn cướp ở Tiên Lãng dù có máu tham
bằng mười cũng chẳng dám ho he sao? Ông có nghĩ rằng nếu cướp được chừng
ấy đầm của ông Vươn, đám cướp Tiên Lãng đâu có dám ăn lấy một mình, còn
phải cống nộp nữa chứ. Hãy cứ xem cái mặt núc ních của Đại tá Ca thì
cũng đủ đoán biết ông ta là người như thế nào, và chắc chắn không phải
vô cớ và vô tư khi ông ta tỏ ra rất hể hả nói rằng việc phá nhà ông Vươn
ông Quý là một trận đánh tuyệt đẹp đáng viết lại thành sách mẫu mực về
chiến công của công an và bộ đội thời buổi này”.
Trong kết luận Thủ tướng cũng không nói gì về việc điều động lực
lượng quân đội vào việc cưỡng chế thu hồi đất đai của huyện Tiên lãng.
Việc làm này đã gây nên bất bình trong dư luận, làm ảnh hưởng xấu đến
hình ảnh cao đẹp của người lính bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Cựu Chủ tịch
nước, đại tướng Lê Đức Anh, cũng phê phán việc làm trái nguyên tắc này.
Kết luận
Tất cả cho thấy rằng, có những điều toan tính khuất tất phía sau hậu trường của buổi họp ngày 10/2/2012.
Một số giả thiết đưa ra như “loạn sứ quân”, “rừng nào cọp đó”, mỗi
địa phương hùng cứ một lãnh thổ, đặc biệt đất Cảng Hải Phòng vốn có
truyền thống ngang tàng… Tôi cho rằng các giả thiết này không đúng.
Sự liên kết từ trung ương xuống địa phương rất chặt chẽ trong lợi
ích phe nhóm. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ rỗng hầu bao
nếu không được Trung ương chuẩn thuận và cấp ngân sách cho các khoản đầu
tư công khổng lồ.
Ngược lại, hầu bao của Trung ương chẳng thể xúng xính nếu tiền
không chạy ngược từ rút ruột các công trình trong những dự án đầu tư ấy.
Dòng chảy xuôi ngược của đồng tiền khiến trên và dưới ràng buộc lẫn
nhau, có trách nhiệm bảo vệ nhau khi có vấn đề, nhưng cũng bất lợi là
khi cần hai bên đều có thể sử dụng nó như một thứ con tin.
Còn về nhân sự, cấu trúc tổ chức đặc thù của hệ thống cộng sản cho
phép Trung Ương mà cụ thể là Bộ Chính Trị ĐCSVN có thể chôn vùi bất cứ
ai trong nội bộ có tư tưởng chống đối, cách ly.
Cuộc họp của Thủ tướng để lại dư âm còn dài, vì vụ án đầm Cống Rộc
đang tiếp diễn không đơn giản, nhất là dưới sức ép của xã hội và hậu quả
khó lường nếu không được giải quyết thoả đáng.
Vì thế, những người cầm bút hơn ai hết cần có trách nhiệm thông báo
kịp thời mọi diễn biến đến dân chúng, ngăn chặn thái độ ngây ngô, lòng
tin ấu trĩ vào thực tâm của lãnh đạo ĐCSVN.
Đừng nên để văn hoá nô lệ lấn át lý trí, chưa chi đã vội vã vui mừng, chỉ vì một cái vuốt ve (dối trá) nhẹ nhàng!
© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog
Nạn Cướp Ðất Ở Trung Quốc
Hơn 43% nông dân Trung Quốc là nạn nhân của những vụ cướp đất hay tịch thu đất đai bừa bãi của chính quyền. Đó là một trong những kết quả của một cuộc nghiên cứu do Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh thực hiện. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm thứ 3, vài ngày sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng nạn tịch thu đất đai bừa bãi là nguyên do chính của những vụ khiếu kiện và gây rối đông người.
Hình: ASSOCIATED PRESS
Trong lúc Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắc lại câu nói ‘Không cải cách thì
Trung Quốc chỉ có chết mà thôi’, chính quyền Bắc Kinh tiếp tục chiến
dịch đàn áp thô bạo nhắm vào những người hô hào cải cách dân chủ
Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn phân nửa nông dân Trung Quốc bất mãn với các chính sách nông thôn, trong đó có 16,7% nông dân nói rằng họ cảm thấy “vô cùng bất mãn” và chỉ có 2,8% cho biết họ rất hài lòng với chính sách hiện nay.
Các nhà nghiên cứu cho biết hơn 43% nông dân Trung Quốc là nạn nhân của những vụ cướp đất, với số người có đất đai bị chính quyền chiếm dụng bừa bãi lên tới 4 triệu người mỗi năm.
Gần 2/3 những người tham gia cuộc thăm dò của Đại học Nhân dân cho biết họ được trả tiền bồi thường một lần với giá trung bình là 18.739 đồng nguyên (khoảng 3.000 đô la) một mẫu ta, trong khi chính quyền thu được 778.000 đồng nguyên, tức là cao hơn gấp 40 lần.
Các số liệu vừa kể được công bố vài ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đi thăm tỉnh Quảng Đông, nơi vừa xảy ra làn sóng biểu tình vì vấn đề đất đai, và lên tiếng kêu gọi bảo vệ đất đai cho nông dân.
Báo chí Trung Quốc trích lời ông Ôn Gia Bảo nói rằng “Vấn đề phổ biến hiện nay là gì? Đó chính là vấn đề chiếm dụng bừa bãi đất đai của nông dân. Cho nên nông dân có ý kiến, thậm chí làm phát sinh những vụ gây rối tập thể.” Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nói thêm rằng “Căn nguyên của vấn đề là ở chỗ đất đai là tài sản của nông dân mà quyền này chưa được bảo vệ một cách thỏa đáng.”
Tiến sĩ Trình Hiểu Nông là một nhà kinh tế nông nghiệp nổi tiếng của Trung Quốc đang sinh sống ở Mỹ. Ông nói rằng phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho thấy chính phủ đã nhận thức được tầm mức nghiêm trọng của nạn cướp đất, nhưng vẫn chưa đủ can đảm để tiến hành những biện pháp cải cách cần thiết.
Ông Trình cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
“Tôi cho rằng vấn đề lớn nhất của phát biểu đó là sự trống rỗng và phù phiếm của nó. Phát biểu đó không đề cập gì tới những nguyên do làm phát sinh các vấn đề này. Nói một cách khác, với tư cách là thủ tướng ông ấy phải nhận lãnh những trách nhiệm như thế nào đối với các vấn đề hiện nay — những vấn đề phát xuất từ việc thực thi các chính sách trong nhiều năm qua, trong đó có chính sách nông thôn. Và một vấn đề khác nữa là phải chăng trong thời gian còn nắm quyền ông ấy có thể thông qua những sự thay đổi về chính sách hay sửa đổi cơ chế để giải quyết những vấn đề tồn tại đã lâu này.”
Trong thông cáo báo chí công bố nhân dịp phổ biến kết quả nghiên cứu, Trung tâm Landesa cho biết những vụ tranh chấp vì vấn đề đất đai chiếm đến 65% trong số 187.000 vụ khiếu kiện hoặc gây rối tập thể ở Trung Quốc trong năm 2010.
Vụ gây rối của nông dân ở làng Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông là một trong những vụ việc mà Trung Quốc gọi là “sự kiện tập thể” được nhiều người chú ý hồi gần đây.
Dân chúng ở ngôi làng đánh cá có số dân ước chừng 20.000 người này đã bày tỏ sự căm phẫn hồi tháng 9 năm ngoái trước điều mà họ cho là sự cấu kết của các quan chức địa phương với những công ty phát triển địa ốc để chiếm đoạt đất đai của họ. Họ đã xông vào trụ sở chính quyền thôn, xung đột với cảnh sát và đòi điều đình với chính quyền cấp cao hơn. Viên bí thư Đảng ở đây đã phải bỏ trốn. Vụ việc chỉ tạm yên hồi đầu năm nay sau khi Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, ông Uông Dương, nhượng bộ người biểu tình và cho tổ chức lại cuộc bầu cử chính quyền thôn, và những người cầm đầu biểu tình đã giành được những chức vụ quan trọng.
Dư luận Trung Quốc trong vài tuần qua đã bàn tán nhiều về việc phải chăng điều được gọi là “mô thức Ô Khảm” có thể được nhân rộng trên cả nước. Về việc này, Tiến sĩ Trình Hiểu Nông cho biết như sau:
“Việc áp dụng cách làm của Ô Khảm ở Quảng Đông có được các tỉnh khác tiếp thu hay không là một vấn đề không do Quảng Đông định đoạt. Vấn đề này tùy thuộc vào tình hình ở mỗi tỉnh và quan trọng hơn nữa là tùy thuộc vào vấn đề các tỉnh, thành đó có thiếu hụt ngân sách hay không.”
Cũng trong chuyến đi thăm Quảng Đông hồi đầu tháng này, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ông Đặng Tiểu Bình đưa ra tuyên bố phải tiếp tục đi theo con đường cải cách, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã khẳng định quyết tâm cải cách của chính phủ hiện nay.
Ông nói như sau về bài nói chuyện của ông Đặng Tiểu Bình thường được gọi là “tuyên bố trong chuyến tuần thú phương nam” (nam tuần giảng thoại) năm 1992:
“Ông ấy đã nói rất rõ cho chúng ta biết rằng mọi người cần phải kiên định quyết tâm cải cách, không thể lay chuyển. Không cải cách thì Trung Quốc chỉ có chết mà thôi. Câu nói đó, tôi nghĩ rằng, cho tới nay vẫn còn có sức chấn động vô cùng to lớn và vẫn tiếp tục có ý nghĩa hướng dẫn rất sâu sắc.”
Trong lúc Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắc lại câu nói “Không cải cách thì Trung Quốc chỉ có chết mà thôi”, chính quyền ở Bắc Kinh đã tiếp tục chiến dịch đàn áp thô bạo nhắm vào những người hô hào cải cách dân chủ.
Hôm thứ 6 vừa qua, ông Chu Ngu Phu, một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu, đã bị tuyên án 7 năm tù sau khi làm một bài thơ 12 câu để kêu gọi dân chúng đứng lên đòi tự do. Ông Chu Ngu Phu là nhà hoạt động nổi tiếng thứ tư bị tuyên những án tù lâu năm trong vòng 7 tuần vừa qua, trước khi Đại hội Đảng Cộng Sản diễn ra vào mùa thu năm nay.
Bản án này được đưa ra trong lúc Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp sửa đến thăm Hoa Kỳ vào tuần sau, là lúc mà vấn đề nhân quyền dự kiến sẽ là một trong những đề tài chính được mang ra thảo luận.
Phạm Toàn – Tự phỏng vấn
Phạm Toàn – Boxitvn
Tôi – Mấy bữa nay, mình đi đâu vắng tăm? Không nét, không blog, không chat?…
Mình – Có gì đâu, đi đám cưới bạn mình là con gái của một người bạn mình…
Tôi – Sao mà rắc rối! “Bạn mình lại là con gái của bạn mình”?
Mình – Có gì! Con của bạn mình là học trò của mình, cả hai đều được mình tôn trọng như những người bạn, vậy thôi.
Tôi – Đi đám cưới mà ba bốn hôm biệt tăm biệt tích?
Mình – Thì có phải chỗ nào cũng vào mạng dễ dàng như vào sân golf nhặt bóng thuê đâu?
Tôi – Không mở ti-vi ra coi à?
Mình – Ti-vi thì bao lâu nay mình
không coi rồi. Mở ra được cả chục chương trình, nhưng thông tin thì vẫn
thiếu. Là nói cái thông tin mình cần ấy, thì bao giờ cũng
thiếu, hoặc không có, hoặc méo. Ở nhà, khi rảnh, chỉ có bà vợ coi tin
tức trên đài nước ngoài. Khi có tin gì hay, bà vợ lại hét toáng lên “Điên ơi, điên ơi, Việt Nam đây này…”. Có khi gác máy đó, chiều vợ chạy ra đến nơi thì còn được một mẩu đuôi, có khi ra đến nơi thì hết sạch Việt Nam…
Tôi – Tiếc không?
Mình – Tiếc gì mà tiếc! Việt Nam có
gì mình biết tỏng. Mình có tài đoán trước được tin tức thời sự. Bất kể
tin tức thời sự mới tới đâu đối với mình đều thuộc loại “thời sự nóng hổi cách nay một ngày, một tuần, một tháng, một năm…”.
Tôi – Mình đùa đó à?
Mình – Đâu có! Vấn đề mấu chốt là nắm vững quy luật. Chẳng hạn quy luật này: trong một không gian hình cầu chỉ có những đường cong. Có anh bạn đưa mình coi tấm hình một viên sĩ quan nào đó, mình nói được ngay, “ông này bốc mùi rồi…”.
Tôi – Trên mạng bà con đều gọi ông ấy là ông đại ca-ca mà! Có lẽ mình hóng được dư luận bà con?
Mình – Bà con và dư luận mới thấy
bốc mùi ở bên ngoài. Thực ra thì ông ta bốc mùi từ bên trong bốc ra. Cái
mùi bệnh đã hết thuốc chữa.
Tôi – Hí hí, đang có đá bóng, mình thử dùng hình ảnh gì để mô tả chung cục coi.
Mình – Này nhé… Mình nhìn
thấy một sân cỏ do một ông chủ lụ khụ gần trăm xuân xanh điều hành. Vào
cái thưở trái đất còn nức nở, cụ trẻ này cũng có nhiều nét dễ thương. Ai
trẻ trai mà chẳng dễ thương? Có dễ thương như thế tướng cướp mới có vợ,
có con, rồi lấy tiền làm luật cho con ăn học để đào tạo theo truyền thống gia đình…
Tôi – …kể nhanh nhanh lên, cái sân bóng đó rồi sao nữa?
Mình – Sân bóng à? Hai đội chơi như
đùa, vờn bóng, và các cầu thủ hành động thông minh, khôn ngoan như những
kẻ gian hùng, tức là như những cầu thủ không biết đá bóng, nhưng biết
biểu diễn trò hề đá bóng. Cũng có khi hấp dẫn phết!
Tôi – Hấp dẫn nhất là khi nào?
Mình – Khi hai đội chơi như thật, đá
thật, thắng thua rõ ràng như thật… nhưng là đá cuội… cốt cho khán giả
thở phào thôi! Thằng cuội nhất của hai đội vẫn ra vẻ nhận bóng từ các vị
trí ngang chuyển phát nhanh về, rồi nó làm ra vẻ sút bóng vào khung
thành… nhưng sút vào chân cột cho bóng bật ra… Khán giả phần nhiều chỉ
thấy sút là òa lên vỗ tay vui phết. Biết đâu mình bị lừa.
Tôi – Bình luận ngắn gọn coi!
Mình – Ngắn gọn nhất là miễn bình luận.
P.T.
Được đăng bởi bauxitevnThuy Linh – DÂN MÌNH TỘI NGHIỆP THẬT
Mấy hôm nay dân chúng cả nước mừng như vừa kết thúc một trận đánh
lớn mà kết quả là “dân thắng, tham nhũng thua”. Nhưng cái thắng và thua
này mới dừng lại ở bước đầu. Tức là nhận có sai, sẽ sửa. Câu này nghe
quen quen từ lâu nay.
Ông Thủ tướng thay mặt luật pháp để phán quyết sự việc đáng lẽ phải
phân xử ở tòa. Tức là Thủ tướng cao hơn chánh án. Văn phòng chính phủ
cao hơn toà án. Lời thủ tướng có giá trị hơn phán xét của tòa. Hóa ra
lâu nay vẫn là vậy. Chính trị xử chứ không phải là tòa án xử các vụ liên
quan đến tội phạm, nhất là những tội “nhạy cảm”. Thảo nào có nhiều vụ
án cứ cãi chày bửa mãi ở tòa cũng đến thế mà thôi. Chả cần chứng cứ, chả
cần tranh tụng, chả cần sai đúng. Chính trị xử rồi mà. Xử từ trước khi
vụ án đó đưa ra tòa công khai xét xử cơ. Xử kín, xử bằng các cuộc họp
năm bảy bên, năm bảy ngành và “theo sự chỉ đạo của trên”. Vậy nên vụ
Đoàn Văn Vươn cả nước trông về phủ thủ tướng. Báo chí ăn chực nằm chờ
săn tin cuộc họp của ông Thủ tướng với Hải Phòng. Rồi tất cả vỡ òa khi
nghe phán quyết của ông: lãnh đạo huyện Tiên Lãng sai toàn diện, cả về
lí lẫn tình. Nào là cám ơn, nào là nước mắt niềm tin đã lấy lại, nào là
sáng suốt, công bằng…Ui chao, nghe mà tội nghịêp.
Thôi thì đành cam chịu cảnh chính trị cao hơn lụât pháp, thậm chí
hiến pháp nên chấp nhận một điều tốt còn hơn không. Thực ra ông Thủ
tướng chỉ làm mỗi việc là nói điều cần nói dù chưa đầy đủ- một việc mà
thủ tướng ở các nước dân chủ làm được nhiều hơn thế. Nhưng cái nước mình
thì thế cũng là may. Nhưng cái may này cũng chẳng đặng đừng vì mọi
chuyện rõ mồn một. Cái ác lộ diện không cần che dấu và trắng trợn đến
mức phi nhân. Ông đã làm một việc đúng và khôn (nhất là trong hoàn cảnh
nước mình như đang trên thùng thuốc nổ). Một người ăn lương thủ tướng để
làm việc gần với lương tâm mà dân chúng đã mừng rỡ khôn cùng thì thử
hỏi còn gì thảm thương hơn? Vậy ông thủ tướng có nhân dịp này nghĩ xem
có nhiều việc cần đến lương tâm của ông mà phân xử nữa hay không? Nếu
làm được như vậy thì dân chúng nước Nam này sẽ cám ơn ông nhiều lắm? Sẽ
lại có “đêm không ngủ”, có “cám ơn thủ tướng”, có “phán quyết của thủ
tướng là sáng súôt”…Nếu thủ tướng quên thì dân đen nhắc để ông nhớ mấy
việc mà lâu nay nhiều người nhắc nhưng chả thấy động tĩnh gì?
-Vụ blogger Điếu cày nhập kho vì tôi trốn thuế, mãn hạn hơn 16
tháng mà chưa được thả. Vợ con cũng không được liên lạc, chả biết sống
chết ra sao? Nếu anh ấy có tội thì đem ra tòa mà xử công khai cho bàn
dân thiên hạ biết? Ai lại giam người ta trong tù mà chả có án, chả có
tin tức gì là sao? Xin thủ tướng phán xét?
-Blogger anhbaSG cũng bị bắt mà mãi không xử? Sao lại tùy tịên đến
mức ấy, thưa Thủ tướng? Nước ta là nước pháp quyền, đúng không ạ? Vậy
luật pháp ấy là gì vậy?
-Bà Bùi Minh Hằng bị bắt tập trung cải tạo vì lí do gì cũng nên cho
nhân dân biết để phòng tránh rơi vào vòng lao lí như bà Hằng? và tập
trung cải tạo không có án là gì vậy, thưa Thủ tướng? Còn nước nào dùng
hình thức này để giam cầm, cải tạo con người không ạ? Lịêu sau khi ra
khỏi nơi cải tạo thì con người “cải tạo” được gì?
-Ai có quyền ra lệnh “cấm xuất nhập cảnh” với công dân? Lí do cấm
này là gì? Mức độ nguy hiểm nào thì bị cấm? Xin thủ tướng bớt thời gian
xem xét. Đây không chỉ là nhiệm vụ của một ngành mà là bộ mặt của nước
nam ta đấy ạ.
…(nhiều lắm chả nhớ hết lúc này. Bạn bè kể tiếp nhá)
-Quay lại vụ Tiên Lãng: Xin thủ tướng đừng giơ cao đánh khẽ lũ sâu
mọt. Nếu để Hải Phòng “tự xử” thì khác gì đánh bùn sang ao? Họ sẽ thí
vài con tốt trong một bàn cờ đang rối rồi đâu lại vào đấy mà thôi. Cái
gốc của sự rối ren, của cái ác chính là quan điểm chính trị đã quá lỗi
thời, thưa Thủ tướng. Và nếu còn “chính trị hóa” mọi mặt đời sống bằng
cái lỗi thời, cổ lỗ, bảo thủ, cực đoan…thì những vụ như Tiên Lãng sẽ nổ
ra nhiều hơn và cái sau bao giờ cũng dữ dội hơn cái trước, thưa Thủ
tướng.
Chợt
nhớ tối hôm nọ (đúng hôm Thủ tướng làm việc với HP í mà) vào cổng thông
tin điện tử Tiên Lãng xem. Vẫn thấy chuỵên nhà anh Vươn ở trang trên
cùng, dùng trên cùng thuộc loại tin hot. Xin trích đăng một đoạn trong
một bài viết của Tiên Lãng và mong các ông quan làm đúng được như thế
này: “Vụ cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng,
Hải Phòng đang được Thành ủy, UBND và các ngành chức năng Hải Phòng khẩn
trương xem xét để sớm có kết luận chính thức. Chắc chắn sẽ có những bài
học kinh nghiệm đắt được rút ra từ một số khâu, một số công đoạn trong
tiến trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, bản chất của vụ việc luôn rất
cần được dư luận xã hội hiểu và đánh giá một cách đúng đắn và tội ác
phải bị nghiêm trị theo đúng kỷ cương pháp luật”. OK liền. Nhất trí 100%. Bà con nhớ những lời vàng ngọc gửi đi từ Tiên Lãng nhá…Lựa chọn đau khổ của lãnh đạo Việt Nam
Dạo một vòng qua các báo mạng cũng như diễn đàn chứng khoán, tôi thấy rõ xu hướng chốt lời của các nhà đầu tư trong tuần tới. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của chúng tôi rằng CK VN trễ lắm là thứ 2 tuần tới, 13/2, sẽ bắt đầu vào chu kỳ giảm cực mạnh.
SCIC có thể can thiệp, nhưng theo tôi họ cạn kiệt 4000 tỉ VND rồi, nay chỉ còn vài trăm tỉ, sẽ không đủ can thiệp cho đến hết cuối tuần sau.
Do đó, giá có thể giằng co 1 chút vào thứ 2, 3, nhưng sau đó sẽ tuột dốc không phanh, chìm như cục đá liệng xuống nước.
CP VN có thể bơm tiền thêm cho SCIC, ngân hàng, và vẫn có thể đánh CK lên, nhưng sẽ hết sức hao tốn cho họ, và số tiền tung ra quá khủng sẽ làm tăng lạm phát vào khoảng tháng 4, 5.
Đang khi EVN lỗ quá nặng, số công bố đã 8000 tỉ đồng – thực tế luôn cao hơn – do đó phải mau mau TĂNG GIÁ ĐIỆN vì nay EVN cạn tiền, lại không mượn đâu được kể cả ngân hàng quốc doanh. (Người lao động, 10/02/2012)
Mà CP VN rất hiểu, tăng điện sẽ làm tăng giá hàng hóa, nhưng cũng phải cắn răng chịu. Có điều, không thể cùng lúc cứu CK vì như vậy synergistic effects (hiệu ứng đồng vận) của 2 việc này sẽ làm tăng giá hàng hóa lên quá cao.
Synergistic effect
Hiệu ứng đồng vận xảy ra khi lực tác động của hai hay nhiều yếu tố cùng một lúc tạo ra hiệu ứng lớn hơn tổng từng hiệu ứng riêng lẻ.
Ví dụ, tăng giá điện 10% sẽ làm CPI tăng 0,5%; tung ra 100 ngàn tỉ đồng sẽ làm CPI tăng 0,3%.
Nếu tăng 2 việc này CÙNG LÚC thì có thể làm CPI tăng 1,5 – 3% chứ không phải 0,8%.
Do đó, không thể làm 2 việc CÙNG LÚC, mà phải tăng từng cái 1, cái nào cũng BỨC BÁCH, KHẨN CẤP cả.
Lịch trình tăng giá
CP VN tính sai điểm rơi của CK, nay họ kẹt nặng, vì không thể vừa tung tiền cứu CK, vừa lên giá xăng và/ hoặc điện.
3 việc này PHẢI cách xa nhau khoảng 4-6 tuần.
Nếu họ cứu CK, thì lỗ điện nặng; nếu cứu điện thì CK sập.
Cuối tuần này, CP VN phải quyết định tuần tới sẽ cứu cái gì.
Theo tôi, họ sẽ cứu ĐIỆN. Vào tình thế này thì bắt buộc như vậy, chính tôi nếu cầm KT VN cũng phải cho lên giá điện ngay.
Phải buông CK trong 4-6 tuần, do nếu cùng lúc cứu CK thì LẠM PHÁT sẽ tăng quá mạnh (do tung tiền ra khủng).
NHƯNG CP VN dại quá, họ cứu CK trong 4 tuần qua, nay trùng hợp lúc CK PHẢI XUỐNG. Cộng thêm việc lên giá điện, sản xuất khó khăn, các cty trên sàn gặp khó, thì CK họ có THÊM lý do phải xuống.
Báo cáo tài chánh quý IV năm ngoái tệ hại, toàn năm tệ hại.
Lên giá điện vào lúc này sẽ hại CK thê thảm, nhưng không lên thì bên điện lỗ quá lớn.
Nhưng không làm 1 trong 2 việc này, càng kéo dài thời gian, thì làm sao lên giá xăng tiếp theo?
Lịch trình phải là: 15/2 lên giá điện, 1/4 cứu CK trong 2 tuần (đánh lên), 15/5 lên giá xăng. Ba việc này đều làm TĂNG LẠM PHÁT, do đó phải cách xa xa nhau, tránh synergistic effects.
Mùa hè, xăng luôn lên giá, do dân chúng khắp thế giới lái xe đi picnic, chơi hè, học sinh sinh viên nghỉ hè dùng xe nhiều, sinh viên đi làm, v.v…
Do đó, nếu điện lên giá trễ, khi cần lên giá xăng thì quá gần, không được.
Tuần sau hoặc trễ lắm là cuối tháng phải lên giá điện, chắc chắn như vậy.
Ẩn số giá xăng
Giá xăng cũng chực chờ tăng, do công bằng mà nói thì giá tại ngoại quốc cũng tăng.
Trên đà tăng này, Brent oil đã lên 117 USD, chực chờ tăng vọt lên 120 vào bất cứ lúc nào. Mỗi tháng VN nhập khẩu 1 tỉ USD xăng dầu, mỗi 1% tăng là 210 tỉ đồng.
Hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang kêu lỗ do giá thế giới tăng (Gafin, 11/02/2012)
Nếu phải tăng cả giá xăng đồng thời cùng giá điện thì lạm phát sẽ tăng RẤT MẠNH.
Là lãnh đạo Việt Nam lúc này thật khó vì chẳng có lựa chọn nào để cứu vãn nền kinh tế đang trên đà sụp đổ.
——————————————
Gafin, Doanh nghiệp kêu lỗ 1.700 đồng/lít xăng, 11/02/2012, http://www.gafin.vn/20120210115659949p0c33/doanh-nghiep-keu-lo-1700-dong-lit-xang.htm
Người lao động, EVN lỗ quá lớn, 10/02/2012, http://nld.com.vn/20120210121853570p0c1002/evn-lo-qua-lon.htm
Giá trị sống: Ông Nguyễn Sự, bí thư thành uỷ Hội An
Đã làm quan là phải đàng hoàng
Kim Yến (SGTT.VN) – Tự nhận là người… thiếu văn hoá nhất Hội An, nói to nhất Hội An, con người bén nhọn, nhạy cảm đến quyết liệt ấy suốt 30 năm qua đã sống chết với Hội An, để gìn giữ cho được một không gian sống vừa xưa cũ, vừa hiện đại. Giữa không gian liêu trai của ngày Hội An ở Sài Gòn (10 – 12.2), ông đọc cho tôi nghe bài thơ của Chế Lan Viên: Yêu ở đâu thì yêu / Về Hội An xin chớ / Hôn một lần ở đó / Cả đời vang thuỷ triều…
Theo ông, điều gì làm nên sự quyến rũ kỳ lạ của vùng đất Hội An? Những biến động lịch sử có làm cho sức mạnh ấy bị vùi lấp, mai một? Văn hoá là một khái niệm mở, bảo tồn nằm trong sự phát triển, không đóng khung, đóng cửa, vì thế nó luôn luôn động, phù hợp với đương đại nhưng vẫn giữ được những gì tốt đẹp của quá khứ. Trong một quá trình dài của lịch sử, Hội An vẫn giữ được sự giao lưu, giao thương, đó là một bản lĩnh rất kỳ lạ. Thế kỷ thứ 16 – 17, Hội An là thương cảng sầm uất bậc nhất của Đàng trong, nơi mở cửa đầu tiên của đất nước giao thương với thế giới, từ đó hội nhập với các nền văn hoá khác. Trải qua một thời kỳ dài trọng nông ức thương, Hội An vẫn giữ được tinh thần mở cửa, coi buôn bán là chuyện bình thường, giữ được con đường tơ lụa. Như trong kiến trúc, những ngôi nhà phố hình ống chẳng có mặt tiền, mặt hậu, sẵn sàng mở cửa đón mọi người. Những ngôi nhà của người Hoa, người Nhật đều do bàn tay tài hoa của thợ mộc Kim Bồng, thợ ngói Thanh Hà tạo dựng, vẫn mang diện mạo rất đặc trưng của Hội An…
Mỗi năm Hội An đón nhận đến 1,5 triệu du khách, với dân số khoảng 90.000 người, tính trung bình mỗi người dân đón 150 du khách/năm, làm thế nào để họ vẫn là mình?
Lấy cái tĩnh, vừa vừa, nhỏ nhỏ, bé bé để phát triển, đó là bí quyết của Hội An.
Bản lĩnh của người Hội An chính là sự đón nhận văn hoá các nước một cách bình tĩnh, đĩnh đạc, không ngần ngại, không sợ sệt, không vồ vập… tạo nên một văn hoá đa quốc gia, đa vùng miền, nhưng lại rất Hội An. Chiều sâu tận cùng của văn hoá, của kiến trúc chính là con người. Hội An là một di tích hoàn toàn sống, không bị đứt gãy nhờ những con người nhiều thế hệ sống trong các khu phố cổ. Điều lạ nữa là dân Hội An nghèo, nhưng chẳng ai phá nhà cổ làm nhà mới. Thời bao cấp mỗi nhà chỉ sống bằng vài ba khung dệt, nhưng vẫn giữ nguyên nếp nhà như một sự tri ân với cha ông của họ. Họ giữ lại những gì đẹp đẽ của quá khứ, đâu biết ngày mai sẽ thành di sản. Thời đổi mới, nhà nhà làm du lịch, có người giàu lên nhưng cũng chẳng ai đập nhà làm khách sạn. Ngoài quy định của chính quyền, chính người dân ý thức được chuyện đó. Phố cũng không cần cửa đóng then cài. Dân phố không soi mói, nhưng biết quan tâm đến nhau. Điều gì không phải, trái với đạo lý khó sống được ở đây. Dù lịch sử đầy biến động, người Hội An vẫn giữ được chiều sâu cốt cách, tâm hồn mình. Nhỏ bé, thân thuộc, không vội vã, không có những con đường rộn ràng, chẳng ai chạy xe quá nhanh. Khi con người sống có trật tự thì trong tâm thức, suy nghĩ cũng chậm lại, nhập thân, nhìn lại mình nhiều hơn. Những con người ấy đã biết tự làm mới mình hàng ngày, tạo ra hồn của phố, sự thân thuộc bình yên và một chút chân quê khiến ai đã một lần tới là nhớ mãi, giống như được trở về nhà.
Để sự quyến rũ chân thực ấy giữ chân du khách lâu hơn, có quyết sách nào không thưa ông?
Quyết sách của tôi là giúp người dân có thu nhập một cách văn hoá. Lâu nay chúng ta thường dựng làng nghề theo kiểu biểu diễn. Muốn hấp dẫn du khách, làng nghề phải thực sự sống được bằng nghề. Bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng Kim Bồng góp phần tạo ra dáng hình đất nước, tâm hồn của người dân Trà Quế tạo nên mùi hương sâu đậm của rau húng, rau thơm. Muốn phục hồi làng nghề phải có đội ngũ làm nghề ngay tại làng. Hội An kiên trì đào tạo lớp trẻ sống chết với nghề, cha truyền con nối. Người dân không chỉ sống được nhờ trồng rau, mà còn khá lên nhờ những dịch vụ du lịch từ nghề rau. Suốt chín năm kiên trì thuyết phục bà con cùng với các quyết sách như giao thêm đất, hỗ trợ tiền trồng rau, làm gốm… đến nay chúng tôi đã phục hồi được làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà. Du khách được trồng, thu hoạch rau, chăn trâu, tắm trâu, nuôi trâu đi cày, sống, ăn ở trong nhà dân có khi cả tháng trời, và trả tiền một cách thích thú. Mỗi người nông dân Hội An đang trở thành một sứ giả văn hoá thông qua con đường kinh tế du lịch, họ biết giữ cho môi trường sạch hơn, yêu động vật hơn, và cũng văn minh hơn.
Hội An lên cấp thành phố, ông có lo văn hoá thị sẽ lấn át văn hoá làng?
Đó chỉ là một danh xưng, sự phát triển đòi hỏi văn minh, dù thị xã hay thành phố, Hội An vẫn giữ được tinh thần của nó. Văn hoá làng và văn hoá thị bổ sung, kìm giữ nhau, trì kéo nhau, tạo nên thế cân bằng hơn. Trong tốc độ đô thị hoá chóng mặt hiện nay, giữ gìn vẻ đẹp của một ốc đảo như Hội An là nỗi lo chung của mọi người. Nhưng chính vì nó quá mong manh, dễ vỡ nên mọi người đều phải cùng nâng niu, giữ gìn. Hội An lúc nào cũng có vấn đề, lúc nào cũng có sự bền vững dù luôn thay đổi. Suốt thời gian tôi làm chủ tịch Hội An, chưa thấy ai bị tha hoá, các tệ nạn vào Hội An đều được dân báo ngay. Hội An nói không với bia ôm, ngoài đường cũng không có công an, người dân có thể gặp người làm chính quyền mọi lúc, mọi nơi. Không có khoảng cách giữa chính quyền và người dân. Ai vào nhà bí thư cũng được.
Còn quyết sách để giải bài toán đất đai ở Hội An, khi nơi đây luôn là điểm nóng hấp dẫn các nhà đầu tư? Làm thế nào để hài hoà lợi ích giữa người dân, chính quyền và nhà đầu tư?
Người ta có thể biến ruộng lúa thành đô thị chỉ với một chủ trương, nhưng trong lịch sử, chưa ai biến đô thị thành ruộng lúa. Cái gì người ta không thể thì mình hãy giữ lấy. Tôi là người nông dân, tôi hiểu hơn ai hết đất của dân phải để cho dân làm. Như vùng biển Cửa Đại, tôi không chủ trương lấy đất đầu tư, mà đầu tư tại chỗ và những người dân định cư tại chỗ, không dời dân. Với nhà đầu tư, Hội An quy định rất rõ ràng: không xây quá ba tầng, mật độ xây dựng không quá 30%, không được mở massage, không được xây tường rào che chắn, không đi cửa sau, không mua đi bán lại… Chính vì thế những nhà đầu tư giả, dỏm rất khó chịu, sẽ bật khỏi liền.
Để gầy dựng một chính quyền vì dân ở Hội An, ông có gặp khó khăn nhiều không?
Hơn 30 năm, trải qua nhiều đời lãnh đạo, Hội An tự hào vì một đội ngũ lãnh đạo trong sạch. Chưa có một đồng chí nào lợi dụng chức quyền lấy một tấc đất của dân, bộ máy chính quyền hoạt động trơn tru nhờ không ai lợi dụng việc công sách nhiễu, tước đoạt của dân. Bên cạnh những biện pháp cứng rắn để giữ kỷ cương, muốn đội ngũ của mình có ý thức, chính người lãnh đạo phải làm gương. Không thể nói anh em đừng tham ô mà mình vẫn nhận tiền vào túi. Ai có công mình thưởng xứng đáng, nhưng khi anh em gặp khó khăn mình phải chia sẻ, giúp đỡ, có trách nhiệm với cả gia đình mỗi người. Con người không chỉ sống bằng đồng lương, mà còn bằng cái nghĩa. Khơi gợi chữ nghĩa trong đội ngũ làm nên phẩm cách của cán bộ mình. Kiểm tra đến nơi đến chốn công việc được giao, những nơi nguy hiểm nhất mình phải xông vào đầu tiên. Mình không xả thân thì đừng nói anh em xả thân. Khi mình sử dụng quyền lực để làm những việc có ích cho mọi người, đứng đầu sóng ngọn gió, biết tiếp thu ý kiến, biết chịu trách nhiệm trước mỗi quyết định của mình, sẽ quy tụ được anh em. Tôi cảm thấy ấm lòng vì được anh em thương, quý, chia sẻ, nhờ thế mình không cảm thấy cô đơn.
Tôi không thích từ quan “thanh liêm”, đã làm quan là phải đàng hoàng, không thể nhận những gì không phải của mình. Làm chủ tịch, lương 5 triệu đồng/tháng, khi đã chấp nhận mức lương đó, phải làm tốt phần việc của mình. Đừng đổ thừa đồng lương đạm bạc mà tham ô, bởi có ai buộc anh làm đâu? Tôi là người không mưu mô, không thủ đoạn, mọi thứ đều đặt hết lên bàn, nên có thể đập bàn nếu thấy bất bình, khuất tất.
Suốt một thời gian dài làm chủ tịch, nhiều người nói ông “giả chết” vì vẫn ở căn nhà tranh dột nát, ông có buồn nhiều không?
Rất đau, nhưng không thể bụm miệng người đời, vì dân có quyền nghi ngờ. Người dân sẵn sàng nghĩ mình ngồi chỗ đó chắc hốt bạc. Nhà đầu tư nào đến cũng đưa phong bì đầu tiên, dù chưa làm gì cả. Chứng tỏ trong suy nghĩ của họ phải có phong bì công việc mới chạy… Nhưng tôi không bao giờ chấp nhận như thế.
Căn nhà tranh giờ đã được sửa lại thành nhà trệt cấp bốn, đất ấy là do ông bà tôi để lại. Lương hai vợ chồng tôi cộng lại 13 triệu đồng, làm gì cho hết (cười sảng khoái). Biết bao nhiêu là đủ, tri túc là được. Tôi không thấy khổ, vì mình khổ quá rồi, chịu khổ là chuyện bình thường. Điều tôi buồn nhất là không làm được nhiều cho Hội An. Người dân quê tôi dù được hưởng lợi từ du lịch bớt cơ cực đi, nhưng chưa được giàu có…
Là người khá cực đoan, có bao giờ ông phải xin lỗi dân vì một quyết định sai? Anh có sợ những quyết sách quá táo bạo, luôn đi trước của mình sẽ ảnh hưởng đến đường hoạn lộ?
Có đấy. Một lần tôi đã ra quyết định trồng hoa sữa dọc phố. Nhưng đâu ngờ đến mùa hoa nở, cả con phố nồng nặc mùi hoa rất khó chịu. Tôi phải đứng ra xin lỗi dân và đốn đi trồng cây mới.
Khi người dân có đủ dũng khí chửi mình trong lúc bình tĩnh nhất, chứng tỏ họ còn tin mình. Khi đúng sai dân không lên tiếng nữa, mới là bi kịch.Tôi nhớ mãi cơn bão năm 2007, sau cuộc họp chiều, chúng tôi thông báo toàn thị xã sáng mai mới dời dân. Nhưng khi bưng bát cơm tối lên ăn, tự nhiên một linh cảm ập đến khiến tôi giật mình. Nhiều anh em phản đối dữ dội nhưng tôi vẫn buộc phải dời dân trước 12 giờ đêm. Quả nhiên 1 giờ sáng bão tràn vào ngập hết nhà. Sống ở Hội An là sống chung với lũ, người lãnh đạo phải biết rõ bão đi theo hướng nào, chỗ nào là thiệt hại nặng nhất để giúp dân tránh gió, di dời. Phải nghe lượng mưa trên nguồn, và tìm ra cái gì có lợi trong lũ. Sắp tới tôi sẽ tổ chức cho khách đi ghe chụp ảnh những con đường nước ngập, tuyệt vời lắm đó.
Quyết định tắt đèn, đi bộ đêm rằm đến với tôi vào một tối mất điện năm 1998, tự dưng thấy phố đẹp lạ lùng. Sáng hôm sau quyết định làm liền. Những ngày đầu người dân phản đối quyết liệt khiến anh em nản lắm, nhưng mình cương quyết giữ, cố gắng điều chỉnh cho phù hợp hơn. Đến tháng thứ tư thì thành công, và trở thành sản phẩm độc đáo. Có những quyết định phải trả giá dữ lắm, nhưng tôi chấp nhận, kể cả việc mất chức. Nếu so đo tính toán vị trí của mình thì chẳng làm được gì. Ngay từ ngày nhậm chức tôi đã chuẩn bị cho mình nếu có mất chức thì cũng thấy bình thường, có chăng chỉ mất tiếng vâng tiếng dạ. Làm sao để anh em có một chỗ dựa, có lòng tin vào mình là khó nhất.
Cơn bão lớn nhất mà ông đã vượt qua?
Thời điểm tôi mới làm chủ tịch, quyết định cấm để xe trên lòng lề đường đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của bà con. Vợ ở nhà mỗi lần ra chợ nghe dân tiếng bấc tiếng chì suốt một năm trời, giờ thì thành hình mẫu, cả nước học tập Hội An. Khi nhà cổ xuống cấp, dân xin sửa nhà tôi đồng ý cho sửa theo nguyên gốc. Tự biết đó là quyết định vô trách nhiệm, tôi cảm thấy mình vô cùng có lỗi, vì dân lấy tiền đâu ra mà sửa theo nguyên gốc, nếu lỡ nhà sập thì vô cùng nguy hiểm. Tôi chủ trương bán vé di sản để lấy tiền giúp dân sửa nhà. Quyết định này cũng gặp phải áp lực từ mọi phía, đang đi ngoài đường tôi bị dân chận lại chất vấn, phải đứng giữa đường giải thích cho dân nghe. Từ 50 triệu đồng/năm, doanh thu đã tăng 8 tỉ, giờ là 40 tỉ đồng/năm. Khi người dân có đủ dũng khí chửi mình trong lúc bình tĩnh nhất, chứng tỏ họ còn tin mình. Khi đúng sai dân không lên tiếng nữa, mới là bi kịch.
Bài học đắt giá nhất mà tôi nghiệm ra từ trong gian khó là bài học về lòng dân. Tôi không nói giáo điều đâu. Muốn thành công phải được lòng dân, lo cho cuộc sống của dân. Rất nhiều lần tôi nghe lời dân hơn là cấp trên, đó là cá tính của tôi. Nhiều văn bản nhà nước không sát với thực tế, nếu cứ theo nguyên tắc thì làm khó dân dữ lắm, phải chấp nhận trả giá thôi. Tôi không biết nịnh, cũng rất ghét người ta nịnh mình. Người nịnh đã hèn, mà người ưa nịnh còn tệ hơn.
Điều gì khiến ông phải đau lòng nhất?
Ngay từ ngày nhậm chức tôi đã chuẩn bị cho mình nếu có mất chức thì cũng thấy bình thường, có chăng chỉ mất tiếng vâng tiếng dạ.
Có một bộ phận cán bộ nhà nước thoái hoá, biến chất, tham nhũng, làm giàu bất chính đến mức xấu hổ, khiến cho người dân không còn tin vào những người đại diện chính quyền, đó là điều làm tôi chua xót nhất. Nỗi đau này không chỉ của riêng tôi, mà còn là nỗi đau của biết bao cán bộ chân chính nhưng đã bị bôi đen bởi một số không nhỏ đang làm giàu trên mồ hôi nuớc mắt của nhân dân. Sức dân chỉ thực sự huy động được khi lòng dân an ổn. Làm mất niềm tin của dân là tổn thất vô cùng lớn.
Ông đã học được gì của người xưa, để vượt qua mọi bão tố cuộc đời?
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ cha tôi đều là nông dân làm thuê cuốc mướn. Ba mẹ cơ cực mò cua mót lúa nuôi tôi ăn học nên người. Khi mình có tiền mua được cho mẹ bộ đồ đẹp thì bà đã mất. Điều tôi học được lớn nhất từ mẹ là làm sao biết sống đùm bọc lẫn nhau, như hàng xóm đã từng đùm bọc gia đình tôi. Cái nghĩa trong tôi lớn lắm. Nhìn mấy cụ già lọm cọm là tôi lại nhớ mẹ vô cùng, tự hứa với lòng phải sống sao cho thật tốt, nếu không làm lợi cho ai đó thì đừng nên làm hại ai đó. Con người ai cũng cần niềm tin. Niềm tin chính đạo giúp người ta sống thiện hơn. Ở Hội An, giữa phố có chùa Cầu, chùa là đạo, cầu là đời, đạo và đời không có khoảng cách. Khi bánh xe công nghiệp đang nghiến nát nhiều giá trị sống đích thực, tôi tin đời cha ăn mặn chưa xong đã khát nước rồi, chẳng cần đợi đến đời con. Biết thế để sống đàng hoàng, lương thiện hơn. Phật tự tâm, ma cũng tự tâm. Quyền lực trong tay mình, trị dễ lắm, tha mới khó. Phải tìm trong cái lỗi của người ta có cái lý mà tha. Tôi luôn tập điều đó. Mỗi người có một sứ mệnh riêng, số mệnh của tôi gắn với Hội An. Và tôi tin tương lai Hội An sẽ là nơi hội nhân, hội thương, hội tụ văn hoá, hội tụ sự an bình.
THỰC HIỆN: KIM YẾN
CHÂN DUNG HỘI HOẠ: HOÀNG TƯỜNG
Nhà văn Nguyên Ngọc:
“Nếu không có Nguyễn Sự, sẽ chẳng giữ được Hội An. Nguyễn Sự là tập trung tinh tuý của người Hội An: trí tuệ, năng nổ nhưng thật bình dị, chân thật. Vừa rồi sửa chợ, anh em vất vả lắm vẫn không dời được mấy chị bán lề đường vào chợ, lại còn bị chửi gay gắt. Cuối cùng Nguyễn Sự phải ra tay, ông mời bà chửi hỗn nhất ra… chửi thi với ông. Thế là các bà sững ra, cười phá, lặng lẽ chấp nhận vào chợ. Sở dĩ ông làm được điều đó vì được dân thương. Cù lao Chàm cũng là một chuyện kỳ lạ của Nguyễn Sự, đây là nơi duy nhất không có bao nilông. Quan chức ít ai giống anh, liêm khiết, thương dân, biết văn hoá bao giờ cũng mong manh, luôn lo lắng, suy nghĩ, gìn giữ, không chủ quan”.
Nhà báo Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ:
“Để giữ được một thành phố sạch, cảng thị đầu tiên sinh ra những nhà ngoại thương, nơi đầu tiên của Việt Nam sống với toàn cầu… cần có một chính quyền sạch, những con người Hội An thực sự sạch. Nguyễn Sự đã làm được điều đó. Bằng trí tuệ và sự quyết liệt của mình, anh đã giữ được Đảng bộ Hội An thật sự liêm khiết, vì dân, để cùng những con người đầy bản lĩnh của Hội An hướng đến một thành phố phụng dưỡng môi trường, phụng dưỡng thiên nhiên, đón nhận và chắt lọc tất cả những giá trị văn hoá, văn minh của thế giới”.
http://sgtt.com.vn/Loi-song/158770/Da-lam-quan-la-phai-dang-hoang.html
Việt Khang – Việt Nam Tôi Đâu?
Trần Duy Huỳnh (Danlambao)-
Việt Khang không phải là tiến sĩ, anh không có được giải thưởng quốc tế
nào để cho nhà nước VN vinh danh hay lợi dụng và anh cũng không có mảnh
đất riêng nào cần phải bảo vệ khỏi cặp mắt thèm khát của bọn cường hào
mới.
Tất cả anh có chỉ là tấm lòng. Tấm lòng đó thể hiện qua hai bài hát
“Anh là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu?” Lời hát của anh trực diện, không
chống Tàu vu vơ:
“…Xin hỏi anh ở đâu?
ngăn bước tôi, chống giặc tàu ngoại xâm?
Xin hỏi anh ở đâu?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi?
Dân tộc anh ở đâu?
sao đan tâm, làm tay sai cho Tàu?
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào…”
……..
“Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam.”
…….
Tấm lòng đó rầm rì, bền bĩ, bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước. Tiếng
lòng đó phát ra từ trái tim phẫn uất của Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
tại hội nghị Bình Than khi quân Nguyên-Mông sang xâm lăng nước ta.
Tiếng lòng đó truyền sang cả André Menras, Hồ Cương Quyết, một người
Pháp có quốc tịch Việt Nam, khi ông khóc với “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát”.
Tiếng lòng đó phát ra từ tim, vang xa và mạnh hơn tiếng đại bác nên Việt Khang bị nhà cầm quyền VN bắt.
Phải chi Việt Khang “khôn lanh”, thêm “bác Hồ” hay “đảng CS” vào
đâu đó trong bài hát của anh giống như các lãnh đạo CSVN, những trí thức
XHCN vẫn thường hay trích “bác Hồ nói thế này…”, “bác Hồ nói thế kia…”
trong các phát biểu của họ, thì có lẽ nhà cầm quyền VN sẽ không làm gì
anh?
Nhưng cả một đời Bác và đảng đều dựa vào Tàu, sống nhờ Tàu. Đảng CS
Việt Nam dựa vào Tàu để đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng, nhờ Tàu
để “giải phóng” được miền Nam rồi đưa Cả-Nước-Xuống-Hố và bây giờ đang
dựa vào Tàu để bảo vệ sự sống còn của đảng, của chế độ, thì làm sao Việt
Khang có thể đưa Bác và đảng vào đâu đó trong các ca khúc chống Tàu của
mình được?
Vì mối tình anh em “vĩ đại”, Việt Nam có bị mất đi một nữa thác Bản
Giốc, mất Ải Nam Quan, mất cứ điểm quan trọng ở Lão Sơn, Hà Tuyên, mất
hàng ngàn cây số bờ biển, hay nhiều hơn nữa thì một số lãnh đạo cao cấp
của đảng CS vẫn thản nhiên ca tụng tình hửu nghị Việt-Trung thắm thiết
này.
Chính vì thế mà Việt Khang bị bắt, chính vì thế mà blogger Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải, chị Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và nhiều, nhiều người có
cùng tấm lòng như họ bị bắt hay bị đàn áp.
Nếu câu thần chú “16 chữ vàng”, “4 tốt” làm Việt Nam bị mất ĐỘC
LẬP, vòng kim cô chủ nghĩa cộng sản làm cho người dân Việt Nam bị mất TỰ
DO, đất nước Việt Nam bị kìm hãm không phát triển được, thì HẠNH PHÚC
chỉ có thể có được nếu ai đó chịu đeo vòng kim cô XHCN của bác Hồ và của
đảng CSVN.
Chính vì thế mà Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định,
Nguyễn Tiến Trung, Tạ Phong Tần, Nguyễn Bá Đăng, Phan Thanh Hải, LM
Nguyễn Văn Lý, Vi Đức Hồi, Nguyễn Tấn Hoành, và nhiều, nhiều người khác
nữa bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt.
Tình thế bây giờ đã khác xưa, họ không lẻ loi nữa. Mà thật ra,
những người yêu nước chưa bao giờ lẻ loi. Dù họ đang ở trong tù , nhưng
tiếng nói của họ vẫn được vang lên nơi này nơi kia trên thế giới bởi
những nguời yêu tự do khác. Và nhà cầm quyền VN không có cách nào để làm
im những tiếng nói đó.
Cuối tháng 12 năm 2011, nhà cầm quyền VN bắt Việt Khang tại Mỹ Tho, quê anh, vì hai bài hát anh phổ biến trên mạng.
Tháng 1 năm 2012, đài SBTN qua nhạc sĩ Trúc Hồ và Ủy ban PBSOS qua
tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cùng các hội đoàn, đoàn thể người Việt tại Mỹ
mở một chiến dịch rộng rãi để lấy ít nhất 25 ngàn chử ký của người Việt
tại Mỹ gởi cho Tổng thống Obama, yêu cầu ông lên tiếng về việc nhà cầm
quyền VN bắt giữ nhạc sĩ Việt Khang và những người đấu tranh cho tự do,
dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Cuộc vận động mở rộng khắp nơi có người Việt, từ Atlanta (GA),
Camden (NJ), Falls Church (VA), Houston (TX), Louisville (KY), Orange
County (CA), Philadelphia (PA), Silver Spring (MD), Bayou La Batre (AL),
đến Biloxi (MS) v.v…
Chiến dịch bắt đầu từ thứ Tư 08/02/2012 cho đến hết ngày
08/03/2012. Theo bản tin ngày 11/02/2012 của BPSOS, “ Lúc 12 giờ khuya
(9/2/2012), giờ Hoa Thinh Đốn, số người ký tên ủng hộ đã lên tới 21,300.
Trong khi ấy nhiều người, nhất là ở những tiểu bang miền Tây vẫn tiếp
tục ký tên. Ở mức hiện nay, chúng ta có thẻ đạt mốc điểm 25 ngàn nội
sáng thứ Bảy”.
Tính đến 3 giờ chiều giờ VN, ngày 13/02/2012, số người ký tên đã lên tới 32.590 và con số còn nhích lên từng phút (xin bấm vào link để biết kết quả cập nhật).
Cùng hẹn nhau ở cột mốc 43.000 chử ký. Đây sẽ là con số kỷ lục, cao
nhất trong tất cả các thỉnh nguyện thư đã gởi cho Tổng thống Obama từ
trước đến nay (Thỉnh nguyện thư “End ACTA and Protect our right to
privacy on the internet” đạt được mức cao nhất hiện nay với 42.481 chử
ký).
Cuộc vận động này không chỉ xảy ở Mỹ mà còn xảy ra dưới nhiều hình
thức khác nhau tại Úc, Canada, Âu Châu, qua các cuộc vận động của nguời
Việt với chính giới tại các nước sở tại.
Cũng theo bản tin trên của PBSOS, “…Thành quả này thể hiện tấm
lòng của cộng đồng người Việt đối với đồng bào và quê hương, và biểu
dương khả năng huy động và phối hợp ở quy mô sâu rộng, cả trong và ngoài
cộng đồng. Chúng tôi đã thông báo cho tòa Bạch Ốc biết diễn tiến của
cuộc vận động ồ ạt này và toà Bạch Ốc đang lưu tâm quan sát”.
Chúc cho cuộc vận động thành công tốt đẹp. Chúng ta sẽ không thờ ơ
với tội ác, với những kẻ bán nước, vì thờ ơ chính là vô tình đồng lõa
với nó.
14/02/2012
Trần Duy Huỳnh
http://danlambaovn.blogspot.com/
http://danlambaovn.blogspot.com/
————————————————————————
Bài hát “Anh Là Ai?” – Việt Khang
Bài hát “Việt Nam Tội Đâu?” – Việt Khang
Các bài viết về chiến dịch vận động TT Obama
“Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” – André Menras
Human Rights Watch – “World Report 2012: Viet Nam”
We petition the Obama Administration to: Stop expanding trade with Vietnam at the expense of Human Rights – 32,590 https://wwws.whitehouse.gov/petitions#!/petition/stop-expanding-trade-vietnam-expense-human-rights/53PQRDZH
Tô Văn Trường – Án Lệ!
Tô Văn Trường – Danluan
Có
thể nói chưa bao giờ người dân lại háo hức chờ đón kết luận của Thủ
tướng về vụ án Tiên Lãng như trong những ngày vừa qua. Đọc toàn văn kết
luận của Thủ tướng và theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng
nhìn chung người dân hài lòng dù niềm vui chưa trọn vẹn!
Đa số mọi người cảm thấy vui mừng khi Thủ tướng trực tiếp ra tay vụ
Tiên Lãng nhưng điều đó cũng chứng tỏ một sự thất bại của hệ thống pháp
luật nước ta! Chẳng lẽ việc gì xảy ra không đúng ở hàng trăm quận huyện,
hàng ngàn phường xã đều phải có Thủ tướng mới giải quyết được? Hệ thống
Tòa án của nước ta hiện đứng ở đâu? Ngành Tư pháp đang làm gì? Cơ quan
nào có trách nhiệm bảo vệ người dân khi bị các quan chức chèn ép? Mặt
trận Tổ quốc, các hội đoàn tất cả đều hưởng thuế của dân để làm gì? Nếu
chỉ trông chờ vào lòng tốt, ban ơn của cá nhân các quan chức, quan trên
thì khi các cá nhân các quan này, chính họ không còn tốt nữa, chính họ
tham nhũng, chèn ép người dân thì có cơ chế nào để phế truất họ? Người
dân có quyền phúc quyết Hiến pháp, xây dựng pháp luật để bảo vệ mình?
Người dân có quyền biểu tình phản đối chính quyền nếu có sai trái một
cách đàng hoàng, chính thức?
Trị bệnh mà không trị từ gốc rễ thì trước sau sẽ còn có nhiều vụ Tiên Lãng khác nữa. Trước giờ, người dân phản đối “cưỡng chế” bằng nhiều cách khác nhau nhưng chưa có vụ nào dùng súng hoa cải như Tiên Lãng! Người dân không dám chống lại chính quyền, không đồng nghĩa với việc họ yêu quý hay kính trọng chính quyền hay hệ thống pháp luật hiện tại! Chỉ vì họ thấp cổ, bé họng, nếu thưa kiện thì Tòa án lại nằm dưới sự chỉ đạo của chính quyền thì kiện làm gì? Đó là lỗ hổng rất lớn mà đất nước sẽ phải chịu đựng đau đớn trong thời gian dài nữa!
Có thể hiểu việc phải trảm một số “con sâu” là việc làm để “tế thần”, nhưng còn dám làm là dũng cảm và trước hết là để cứu chế độ. Hy vọng rằng từ vụ này và cách xử lý nghiêm minh từ cấp thành phố Hải Phòng đến huyện, xã là sự thức tỉnh về sự mất còn của chế độ – sự thức tỉnh chân thành. Nếu sau nầy, bọn bị xử lý mà “trệu trạo” cho “đầu thai” lên cái ghế ấm êm hơn ở chổ khác thì chẳng còn gì để mà nói.
Cuộc sống là bất phương trình chứ không phải phương trình cho nên có dư luận chê trách bí thư thành ủy Hải Phòng họp báo công bố kỷ luật chủ tịch huyện Tiên Lãng là qua mặt, không tôn trọng chính quyền. Còn Thủ tướng “đề nghị” ngành tư pháp xét xử có chiếu cố tình tiết giảm nhẹ cho gia đình anh Vươn là rất hợp đạo lý, vậy mà cũng có dư luận phê bình Thủ tướng từ cơ quan hành pháp “lấn sân” sang tư pháp!? Điều đó chứng tỏ người phê bình thật bàng quang, không hiểu luật pháp và tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay.
Các phát ngôn và thái độ vô trách nhiệm của ông Đỗ Trung Thoại phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, ông Đỗ Hữu Ca giám đốc sở công an thành phố, ông Vũ Hồng Chuân trưởng ban tuyên huấn huyện Tiên Lãng vv…thật tệ hại. Riêng về ông Đỗ Hữu Ca bộc lộ sự yếu kém về văn hóa, chính trị và nghiệp vụ công an thuộc vào loại điển hình (xem hình và phát ngôn của ông trên báo in và báo mạng). Nói nghe hoành tráng, huênh hoang nhưng để cho anh em ông Vươn trốn mất khỏi hiện trường mà không biết! Cũng chẳng hiểu lãnh đạo thành phố nghĩ gì khi thành lập tổ công tác thực thi quyết định chỉ đạo của Thủ tướng lại giao cho chính ông phó chủ tịch Đỗ Trung Thoại đầy tai tiếng mất uy tín trong nhân dân làm tổ trưởng? Giao cho công an Hải Phòng chịu trách nhiệm truy tố tội giết người của anh em ông Vươn chẳng khác gì vừa đá bóng, vừa thổi còi!?
- Sự kiện Tiên Lãng đã thức tỉnh nhận thức của Đảng và Nhà nước về ý chí, nguyện vọng của nhân dân, sự lạc hậu về mặt khoa học của thiết chế chinh trị, thiết chế bộ máy Nhà nước không còn phù hợp và hệ thống tổ chức gọi là các hội đoàn chính trị xã hội – tổ chức quần chúng là không còn đại diện cho hội viên của mình, kể cả hội cựu chiến binh. Nhưng với thiết chế nầy và với nguyên tắc tập trung dân chủ thì cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng suốt 30 năm không cách chức ai và Thủ tướng đuơng nhiệm Nguyễn Tấn Dũng xử vụ Tiên Lãng, Hải Phòng như vậy là đúng mực của cái thể chế không rõ ràng, giữa muôn trùng tầng nấc, và bây giờ thêm “các nhóm lợi ích”…người chủ trì như đứng giữa một rừng cạm bẫy…Chết như chơi, đừng ai nói giỏi (ngôn ngữ của Anh Hai Nam bộ Bẩy Nhị nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)!
Vụ Tiên Lãng làm chúng ta giật mình vì bộc lộ tất cả sự yếu kém của thể chế và cơ chế vận hành của bộ máy quyền lực quốc gia trước tình hình Trung quốc tuyên bố “lợi ích cốt lõi ở Biển Đông” và Mỹ tuyên bố “Bảo đảm tự do lưu thông hàng hải của Biển Đông”…Họ nói thật và làm thật, và đang ùn ùn bày binh bố trận không ngừng. Tình hình nầy Đảng ta phải làm cái gì hơn cả hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 với hai Nghị quyết hội nghị đề ra (vì khi hội nghị thì chưa có vụ Tiên Lãng) nên chưa thấy hết “gót chân Asin” mà ngay như thực hiện hai Nghị quyết ấy không biết phải bắt đầu từ đâu để không trùng vào “bánh xe” của các lần trước (đâu cũng vào đấy)! Lo cho chế độ, lo cho dân chúng và có cả cái tôi trong đó làm cho nhiều người mất ngủ!
Vấn đề quan tâm nhất hiện nay là số phận của anh Vươn sẽ ra sao? Truy tố anh Vươn vào khung tội giết người mà ngay từ khi bắt giữ tra hỏi cả hơn tháng trời cũng không có mặt luật sư cùng tham gia là vi phạm trắng trợn luật tố tụng hình sự!
Nhìn nụ cười và phát biểu cám ơn Đảng, Nhà nước và Thủ tướng của gia đình anh Vươn không phải chỉ là nụ cuời hạnh phúc mà còn là nụ cười của niềm tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ chờ đón gia đình bé nhỏ này ở phía trước.
Điều đau lòng là họ không nghĩ sâu xa về kết luận của Thủ tướng: “Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.” Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. Những người am hiểu về luật pháp còn đang tranh luận đây có phải là vụ chống người thi hành công vụ hay không mà ngay cả súng hoa cải cũng không nằm trong danh mục bị cấm tàng trữ, thực tế hậu quả mới gây bị thương nhẹ cho 6 người đi cuỡng chế trái pháp luật đã vội kết luận phải xử theo tội giết người liệu có thấu tình đạt lý!?
Xin lưu ý rằng theo Bộ luật hình sự, Điều 9: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Điều 93. Tội giết người thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Còn nếu chỉ bị khép và tội “chống người thi hành công vụ” thì khung hình phạt thấp hơn nhiều, chỉ “bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Nếu cố tình ghép tội anh Vươn thì cũng chỉ nằm trong Điều 257 là tội chống người thi hành công vụ chứ không thể tội giết người. Luật sư bào chữa trước tiên sẽ phải bảo vệ quan điểm này. Sau đó là đề nghị xem xét tình tiết giảm nhẹ đặc biệt cho anh Vuơn. Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Trong y học không ai đi điều trị triệu chứng mà phải trị nguyên nhân. Quản trị của tất cả các nước trên thế giới cũng đi theo quan điểm này, tìm nguyên nhân của vấn đề để điều trị, không điều trị ngọn. Mục đích động cơ của gia đình anh Vươn là bảo vệ cái đúng, vì lẽ phải của cuộc sống nhưng hành vi là vượt quyền tự vệ chính đáng! Chính quyền sai, người thi hành công vụ cứng nhắc, mù quáng thiếu cái tính (common sense), người dân bị dồn vào bước đường cùng bắt buộc phải phản kháng tự phát để nói lên tiếng nói của mình. Hãy trị nguyên nhân, những người làm sai phải từ bỏ áo mũ cân đai, người thi hành cứng nhắc phải đuợc nhắc nhở, nâng cao năng lực phán đoán trước khi hành động.
Vấn đề ở chỗ nếu nguời ta cứ xăm soi vào cái chỗ “dân chống chính quyền” để ghép tội anh Vươn, thử hỏi họ có tự vấn luơng tâm khi nghiên cứu vụ án tương tự đồng Nọc Nạn từ thời Pháp thuộc!? Nếu Thủ tướng và những người có trách nhiệm đã nhìn nhận ra là chính quyền sai và dân chỉ bảo vệ lẽ phải chống lũ cường hào, ác bá mới chứ không phải chống chính quyền thì là hồng phúc cho đất nứớc và cho người dân. Tuy có lỗi nhưng hiện tượng anh Vươn đã giúp ích to lớn cho Nhà nước điều chỉnh chiến lược của cả một quốc gia và đó càng thể hiện sự dân chủ và một chính quyền do dân, vì dân.
Vụ án anh Vươn là vụ án rất khó căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập. Một ngưòi bạn của tôi là luật sư đuợc đào tạo ở Liên Xô kể rằng năm 1971 khi lần đầu tiên được nghe bài giảng của 1 viện sỹ (lúc đó là đương kim chánh tòa IC), ông mở đầu bài giảng như sau:
- Trong chế độ của chúng ta, luật pháp là gì?
-…..(im lặng)!
- Luật pháp là con lừa, nó đi đâu là tùy thuộc vào người ngồi trên lưng nó!
Trong bối cảnh luật pháp ở nước ta hiện nay, vụ án anh Vươn cần phải tạo ra ÁN LỆ có nghĩa là kết quả đuợc suy đoán theo hướng có lợi cho người bị hại dựa trên đạo lý và lương tâm của thẩm phán và nguyện vọng của nhân dân. Thăm dò ý kiến nhiều ngưòi dân quê tôi ở Thái Bình, đều mong muốn và tin tưởng anh Vươn đuợc pháp luật THA BỔNG nghĩa là có tội nhưng chưa đến mức xử lý hình sự. Phải chăng đó chính là cái kết có hậu cho cả ngưòi dân và chính quyền!
[bản gốc của tác giả]
Trị bệnh mà không trị từ gốc rễ thì trước sau sẽ còn có nhiều vụ Tiên Lãng khác nữa. Trước giờ, người dân phản đối “cưỡng chế” bằng nhiều cách khác nhau nhưng chưa có vụ nào dùng súng hoa cải như Tiên Lãng! Người dân không dám chống lại chính quyền, không đồng nghĩa với việc họ yêu quý hay kính trọng chính quyền hay hệ thống pháp luật hiện tại! Chỉ vì họ thấp cổ, bé họng, nếu thưa kiện thì Tòa án lại nằm dưới sự chỉ đạo của chính quyền thì kiện làm gì? Đó là lỗ hổng rất lớn mà đất nước sẽ phải chịu đựng đau đớn trong thời gian dài nữa!
Có thể hiểu việc phải trảm một số “con sâu” là việc làm để “tế thần”, nhưng còn dám làm là dũng cảm và trước hết là để cứu chế độ. Hy vọng rằng từ vụ này và cách xử lý nghiêm minh từ cấp thành phố Hải Phòng đến huyện, xã là sự thức tỉnh về sự mất còn của chế độ – sự thức tỉnh chân thành. Nếu sau nầy, bọn bị xử lý mà “trệu trạo” cho “đầu thai” lên cái ghế ấm êm hơn ở chổ khác thì chẳng còn gì để mà nói.
Cuộc sống là bất phương trình chứ không phải phương trình cho nên có dư luận chê trách bí thư thành ủy Hải Phòng họp báo công bố kỷ luật chủ tịch huyện Tiên Lãng là qua mặt, không tôn trọng chính quyền. Còn Thủ tướng “đề nghị” ngành tư pháp xét xử có chiếu cố tình tiết giảm nhẹ cho gia đình anh Vươn là rất hợp đạo lý, vậy mà cũng có dư luận phê bình Thủ tướng từ cơ quan hành pháp “lấn sân” sang tư pháp!? Điều đó chứng tỏ người phê bình thật bàng quang, không hiểu luật pháp và tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay.
Các phát ngôn và thái độ vô trách nhiệm của ông Đỗ Trung Thoại phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, ông Đỗ Hữu Ca giám đốc sở công an thành phố, ông Vũ Hồng Chuân trưởng ban tuyên huấn huyện Tiên Lãng vv…thật tệ hại. Riêng về ông Đỗ Hữu Ca bộc lộ sự yếu kém về văn hóa, chính trị và nghiệp vụ công an thuộc vào loại điển hình (xem hình và phát ngôn của ông trên báo in và báo mạng). Nói nghe hoành tráng, huênh hoang nhưng để cho anh em ông Vươn trốn mất khỏi hiện trường mà không biết! Cũng chẳng hiểu lãnh đạo thành phố nghĩ gì khi thành lập tổ công tác thực thi quyết định chỉ đạo của Thủ tướng lại giao cho chính ông phó chủ tịch Đỗ Trung Thoại đầy tai tiếng mất uy tín trong nhân dân làm tổ trưởng? Giao cho công an Hải Phòng chịu trách nhiệm truy tố tội giết người của anh em ông Vươn chẳng khác gì vừa đá bóng, vừa thổi còi!?
- Sự kiện Tiên Lãng đã thức tỉnh nhận thức của Đảng và Nhà nước về ý chí, nguyện vọng của nhân dân, sự lạc hậu về mặt khoa học của thiết chế chinh trị, thiết chế bộ máy Nhà nước không còn phù hợp và hệ thống tổ chức gọi là các hội đoàn chính trị xã hội – tổ chức quần chúng là không còn đại diện cho hội viên của mình, kể cả hội cựu chiến binh. Nhưng với thiết chế nầy và với nguyên tắc tập trung dân chủ thì cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng suốt 30 năm không cách chức ai và Thủ tướng đuơng nhiệm Nguyễn Tấn Dũng xử vụ Tiên Lãng, Hải Phòng như vậy là đúng mực của cái thể chế không rõ ràng, giữa muôn trùng tầng nấc, và bây giờ thêm “các nhóm lợi ích”…người chủ trì như đứng giữa một rừng cạm bẫy…Chết như chơi, đừng ai nói giỏi (ngôn ngữ của Anh Hai Nam bộ Bẩy Nhị nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)!
Vụ Tiên Lãng làm chúng ta giật mình vì bộc lộ tất cả sự yếu kém của thể chế và cơ chế vận hành của bộ máy quyền lực quốc gia trước tình hình Trung quốc tuyên bố “lợi ích cốt lõi ở Biển Đông” và Mỹ tuyên bố “Bảo đảm tự do lưu thông hàng hải của Biển Đông”…Họ nói thật và làm thật, và đang ùn ùn bày binh bố trận không ngừng. Tình hình nầy Đảng ta phải làm cái gì hơn cả hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 với hai Nghị quyết hội nghị đề ra (vì khi hội nghị thì chưa có vụ Tiên Lãng) nên chưa thấy hết “gót chân Asin” mà ngay như thực hiện hai Nghị quyết ấy không biết phải bắt đầu từ đâu để không trùng vào “bánh xe” của các lần trước (đâu cũng vào đấy)! Lo cho chế độ, lo cho dân chúng và có cả cái tôi trong đó làm cho nhiều người mất ngủ!
Vấn đề quan tâm nhất hiện nay là số phận của anh Vươn sẽ ra sao? Truy tố anh Vươn vào khung tội giết người mà ngay từ khi bắt giữ tra hỏi cả hơn tháng trời cũng không có mặt luật sư cùng tham gia là vi phạm trắng trợn luật tố tụng hình sự!
Nhìn nụ cười và phát biểu cám ơn Đảng, Nhà nước và Thủ tướng của gia đình anh Vươn không phải chỉ là nụ cuời hạnh phúc mà còn là nụ cười của niềm tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ chờ đón gia đình bé nhỏ này ở phía trước.
Điều đau lòng là họ không nghĩ sâu xa về kết luận của Thủ tướng: “Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.” Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. Những người am hiểu về luật pháp còn đang tranh luận đây có phải là vụ chống người thi hành công vụ hay không mà ngay cả súng hoa cải cũng không nằm trong danh mục bị cấm tàng trữ, thực tế hậu quả mới gây bị thương nhẹ cho 6 người đi cuỡng chế trái pháp luật đã vội kết luận phải xử theo tội giết người liệu có thấu tình đạt lý!?
Xin lưu ý rằng theo Bộ luật hình sự, Điều 9: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Điều 93. Tội giết người thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Còn nếu chỉ bị khép và tội “chống người thi hành công vụ” thì khung hình phạt thấp hơn nhiều, chỉ “bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Nếu cố tình ghép tội anh Vươn thì cũng chỉ nằm trong Điều 257 là tội chống người thi hành công vụ chứ không thể tội giết người. Luật sư bào chữa trước tiên sẽ phải bảo vệ quan điểm này. Sau đó là đề nghị xem xét tình tiết giảm nhẹ đặc biệt cho anh Vuơn. Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Trong y học không ai đi điều trị triệu chứng mà phải trị nguyên nhân. Quản trị của tất cả các nước trên thế giới cũng đi theo quan điểm này, tìm nguyên nhân của vấn đề để điều trị, không điều trị ngọn. Mục đích động cơ của gia đình anh Vươn là bảo vệ cái đúng, vì lẽ phải của cuộc sống nhưng hành vi là vượt quyền tự vệ chính đáng! Chính quyền sai, người thi hành công vụ cứng nhắc, mù quáng thiếu cái tính (common sense), người dân bị dồn vào bước đường cùng bắt buộc phải phản kháng tự phát để nói lên tiếng nói của mình. Hãy trị nguyên nhân, những người làm sai phải từ bỏ áo mũ cân đai, người thi hành cứng nhắc phải đuợc nhắc nhở, nâng cao năng lực phán đoán trước khi hành động.
Vấn đề ở chỗ nếu nguời ta cứ xăm soi vào cái chỗ “dân chống chính quyền” để ghép tội anh Vươn, thử hỏi họ có tự vấn luơng tâm khi nghiên cứu vụ án tương tự đồng Nọc Nạn từ thời Pháp thuộc!? Nếu Thủ tướng và những người có trách nhiệm đã nhìn nhận ra là chính quyền sai và dân chỉ bảo vệ lẽ phải chống lũ cường hào, ác bá mới chứ không phải chống chính quyền thì là hồng phúc cho đất nứớc và cho người dân. Tuy có lỗi nhưng hiện tượng anh Vươn đã giúp ích to lớn cho Nhà nước điều chỉnh chiến lược của cả một quốc gia và đó càng thể hiện sự dân chủ và một chính quyền do dân, vì dân.
Vụ án anh Vươn là vụ án rất khó căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập. Một ngưòi bạn của tôi là luật sư đuợc đào tạo ở Liên Xô kể rằng năm 1971 khi lần đầu tiên được nghe bài giảng của 1 viện sỹ (lúc đó là đương kim chánh tòa IC), ông mở đầu bài giảng như sau:
- Trong chế độ của chúng ta, luật pháp là gì?
-…..(im lặng)!
- Luật pháp là con lừa, nó đi đâu là tùy thuộc vào người ngồi trên lưng nó!
Trong bối cảnh luật pháp ở nước ta hiện nay, vụ án anh Vươn cần phải tạo ra ÁN LỆ có nghĩa là kết quả đuợc suy đoán theo hướng có lợi cho người bị hại dựa trên đạo lý và lương tâm của thẩm phán và nguyện vọng của nhân dân. Thăm dò ý kiến nhiều ngưòi dân quê tôi ở Thái Bình, đều mong muốn và tin tưởng anh Vươn đuợc pháp luật THA BỔNG nghĩa là có tội nhưng chưa đến mức xử lý hình sự. Phải chăng đó chính là cái kết có hậu cho cả ngưòi dân và chính quyền!
[bản gốc của tác giả]
Trần Thị Phương Hoa – Trí thức và vai trò của trí thức châu Âu
Trần Thị Phương Hoa – Danluan
Viện Nghiên cứu Châu Âu
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Viện Nghiên cứu Châu Âu
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
1. Trí thức Anh, Pháp – sự khác biệt
Một trong những gương mặt tiêu biểu của trí thức châu Âu hiện đại là Pierre Bourdieu, người kế tục truyền thống của các thế hệ trí thức Pháp từ Voltaire tới Foucault. Vào khoảng giữa những năm 1990, Bourdieu đã xuống đường biểu tình bảo vệ quyền lợi cho công nhân thất nghiệp và lên án học thuyết kinh tế tự do mới ngày càng đào sâu hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, giữa quốc gia phát triển và quốc gia chậm phát triển. Bourdieu đã rời bỏ các thư viện, giảng đường, viện nghiên cứu để xuống đường, từ một nhà nghiên cứu xã hội học (được đánh giá là nhà xã hội học hàng đầu tại Pháp) thành một nhà hoạt động xã hội tích cực. Niilo Kauppi viết ‘Lý thuyết cần có nền tảng luân lý để biến thành thực tiễn, khoa học cần đạo đức để nắm quyền lực’[1], khi đánh giá cao giá trị con người Đạo đức, bên cạnh con người Khoa học của Bourdieu, người luôn đứng về phía quần chúng để bảo vệ cho lợi ích của họ. Ở Pháp và châu Âu, hình ảnh của ông được ví với ‘người trí thức anh hùng của nước Pháp, một điển hình của trường phái Lãng mạn một mình chống lại những thiên kiến tập thể, người dũng cảm nói lên sự việc như nó đang xảy ra trên thực tế’[2].Nếu trí thức Pháp, cũng như trí thức Nga, luôn tự nhận về mình những trách nhiệm cao cả đối với xã hội, quyền lực của họ được đánh giá tương ứng, trong nhiều trường hợp, ngang với quyền lực chính trị, thì ở Anh, “trí thức không mấy được để ý đến”, bất chấp những tên tuổi như Isaac Newton, John Locke, Adam Smith, Jeremy Bentham, William Wordsworth, Charles Dickens, Charles Darwin… Thậm chí ở Anh “không ai muốn được gọi là trí thức, vì họ hoàn toàn không có chút quyền lực và ảnh hưởng nào”[3]. Thái độ của người Anh đối với khái niệm “trí thức” không hề giống với những gì mà ngừơi Pháp tôn trọng “ ở hầu hết các nước nói tiếng Anh, tên gọi ‘trí thức’ không hàm ý khen ngợi, ngược lại nó có nghĩa dè bỉu hoặc bị lạm dụng”[4], bởi vì, người Anh được giáo dục rằng “tính cách quan trọng hơn trí tuệ”. Trên thực tế, trong khi trí thức Pháp và Nga luôn cảm thấy trách nhiệm xã hội nặng nề của mình thì trí thức Anh, với bản tính “phớt Ang-lê”, “không bao giờ thích được ưu tiên và trao quyền lực”. Đối với người Anh, nước Pháp tiêu biểu cho “chủ nghĩa thế giới, nhân tạo, lệ thuộc vào mốt, khôn khéo và láu cá”[5]. Trong khi người Anh tự cho mình là thẳng thắn, tự nhiên, “mang chất đàn ông”. Trí thức Anh tìm cách lánh xa các hiện tượng bề nổi, các danh hiệu, tước phong và định hướng tới “thực tại, kinh nghiệm”. Cũng chính vì thế mà trí thức Anh bị chỉ trích là “đại diện cho tầng lớp trung lưu “Philistanh”- những người ham làm hơn là ham nghĩ ngợi, những nhà đạo đức mà thiếu “sự ngọt ngào và ánh sáng tư tưởng”, đặc điểm khiến cho trí thức Anh khác với trí thức Pháp và Đức vốn là những người khởi xướng ra chủ nghĩa lãng mạn.
Tuy nhiên, nếu như trí thức Anh không hướng tới quyền lực thì giới quyền lực và tinh hoa của Anh lại có xuất thân từ các gia đình có truyền thống học thức lâu đời, nhiều trong số họ là các nhà chuyên môn, các chuyên gia đỉnh cao. Họ tạo nên một giới “quý tộc có học thức”, liên kết với nhau bởi các mối quan hệ gia tộc và hôn nhân như những Macaulay, Trevelyan, Wedgwood, Darwin, Stephen, Strachey… Vào thế kỷ 18, 19, và những thập kỷ đầu thế kỷ 20, tầng lớp quý tộc này được đào tạo ở những trường học nổi tiếng, có bề dày thành tích hàn lâm. Họ đổ nhiều tiền của đầu tư cho nhà trường, phát triển các kho sách, thư viện, và tới lượt con cái họ được thừa hưởng những di sản học thức được vun đắp qua nhiều thế hệ.
Vậy thì ở nước Anh, khái niệm “trí thức” (intellectual trong tiếng Anh, intellectuele trong tiếng Pháp) mang hàm ý gì? Trước hết, người Anh dùng khái niệm “intellectual” để nói về văn hóa của họ, một nền văn hóa được đúc kết từ trí tuệ của con người. Sau sự kiện Dreyfus ở Pháp[6], nước Anh mới tập trung vào “intellectual” như là một giai tầng đặc biệt và vấn đề trách nhiệm của họ đối với xã hội. Trước thế kỷ 19, khái niệm “intellectual” hoặc “intelligentsia” không được sử dụng để chỉ một “giai tầng”. Những người làm việc trí óc được mô tả qua các từ “clerisy” (trí thức), “man of letter”, “literary men” (kẻ sĩ), hoặc “cultivators of science” (người vun trồng khoa học). Sau những năm 1870, 1880 mới dùng các từ “intellectual”, “intellectual life” (trí thức, đời sống trí thức)[7], trong đó “đời sống trí thức” bao gồm thơ ca, nghệ thuật, triết học, và tôn giáo. Đến cuối thời Victoria (cuối thế kỷ 19), “đời sống tri thức” bao hàm hoạt động trong các trường đại học. “Trường đại học là một tổ chức của đời sống trí thức của đất nước; đó là nơi học tập, nơi nuôi dưỡng khát vọng khoa học, là viện hàn lâm, là tổ ấm của học thức, là nơi trú ẩn của kẻ sĩ và những kẻ thích trầm tư”[8]. Năm 1910, Từ điển bách khoa Encyclopaedia Britannica định nghĩa “trí thức” là “người làm việc với lý thuyết và nguyên tắc hơn là với thực hành, lý thuyết của họ thường liên quan đến những vấn đề trừu tượng: họ xa rời thế giới, và họ chủ yếu thuộc giới dạy học và văn hóa, những người ít chú ý đến những thú vui tầm thường”[9]. Hayek phân biệt năm ý nghĩa khác nhau của khái niệm “trí thức”. Ý nghĩa thứ nhất như đã nói đến ở trên, trí thức là “học giả”. Ý nghĩa thứ hai, “trí thức” được dùng như tính từ có nghĩa là “trí tuệ”: trí thức là người có trí tuệ, thường có nghĩa bổ sung là người có học thức cao, phân biệt với những ngừơi làm việc tay chân. Ý nghĩa thứ ba, trí thức là người có tư duy độc lập và có đầu óc phê phán. Họ phải luôn nuôi dưỡng trong mình thái độ khách quan, đứng ngòai chính trị. Ý nghĩa này được khởi xướng bởi triết gia và nhà văn Pháp Julien Benda, người chống lại những thiên kiến chính trị, chủng tộc và dân tộc của các trí thức cánh tả. Ý nghĩa thứ tư: trí thức là người thực hiện các chức năng xã hội hoặc vì xã hội. Xung quanh vấn đề này có nhiều bàn cãi, chẳng hạn chức năng này bao gồm những nhiệm vụ cụ thể nào hoặc cần phải thực hiện ở mức độ nào. Nhìn chung, đối với trí thức Anh thì chức năng này được hiểu là những định hướng văn hóa cho xã hội, trong khi đối với trí thức Pháp và Nga thì trí thức phải tiên phong trong các phong trào cách mạng và xả thân cùng những biến động xã hội. Ý nghĩa thứ năm, người trí thức, ngòai chức năng định hướng văn hóa còn có vai trò định hướng chính trị và xã hội- điều mà các trí thức Nga và Pháp coi là trách nhiệm hàng đầu. Họ phải có vai trò can thiệp vào đời sống chính trị và có tiếng nói đối với nhà cầm quyền dựa trên quan điểm khoa học.
2. Trí thức Đông Âu
Năm 1986, khi bức tường Berlin còn chưa sụp đổ, sau khi Đại hội 27 ĐCS Liên Xô tuyên bố về Perestroika và Glasnost, Vaclav Havel viết ‘Người trí thức phải thường xuyên can thiệp, tận mắt chứng kiến nỗi khổ của nhân dân, đồng cảm với nỗi khổ ấy và nổi dậy chống lại những áp bức vô hình hay hữu hình, là những người luôn đặt mối nghi ngờ đối với hệ thống, với quyền lực và những bùa chú, xuyên tạc mà những quyền lực đó đặt ra’[10]. Có thể thấy, trách nhiệm ‘dám nói lên sự thật’, tự nhận là ‘người nô bộc khiêm tốn và dũng cảm của sự thật’[11] đã được nhiều trí thức Đông Âu đảm nhiệm. Đông Âu, cũng như Nga, có một đội ngũ trí thức được hình thành như một giai tầng trong xã hội -“inteligentsia”, đội ngũ được xây dựng sau chiến tranh Thế giới thứ hai, gồm nhiều trí thức tiến bộ tập hợp như một lực lượng chống Phát xít.Giới trí thức đóng một vai trò quan trọng trong các quốc gia XHCN, như hai trí thức mac xit người Hungary, George Konrad và Ivan Szelenyi nhận định[12]. Theo hai học giả này, quyền phân phối thặng dư trong xã hội tư bản thuộc về chủ tư bản, còn trong xã hội XHCN, do không có tư bản, quyền này thuộc về giới cầm quyền- trí thức. “ Ngay khi thị trường được thay thế bằng kế hoạch hóa, những người nắm tri thức sẽ lên nắm quyền, thay cho những người sở hữu tư bản”. Quá trình phân phối sản phẩm “duy ý chí” được hình thành, thay cho việc phân phối sản phẩm dựa vào thị trường. Ngòai ra Konrad và Szelenyi còn nhận định rằng trong xã hội XHCN vai trò của giới trí thức sẽ được coi trọng hơn trong xã hội TBCN, bởi vì giới trí thức ở các nước XHCN, khi bị đẩy ra ngòai rìa, sẽ có xu hướng cầm đầu phong trào “nổi loạn” chống lại quyền lực chính trị. Do đó, bộ máy cần o bế họ để phục vụ các mục tiêu chính trị, cũng như dùng họ để nuôi dưỡng lý luận và tuyên truyền. So với giai cấp công nhân thì trí thức có vẻ được ưu đãi hơn rất nhiều. Họ kiếm được “căn hộ” dễ dàng hơn, có nhiều thời giờ rảnh rỗi, nhiều cơ hội giải trí hơn, tạo nhiều mối quan hệ và gây được nhiều ảnh hưởng hơn, cũng như được giới lãnh đạo “dè chừng”, “vị nể” hơn[13]. Tuy nhiên nếu đi chệch hướng thì họ có thể phải gánh chịu những hậu quả thảm khốc.
Một trong những đóng góp quan trọng của trí thức Đông Âu là nỗ lực hình thành nên “xã hội dân sự” ở những nước này. Ngay trong thời kỳ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Liên Xô, ở các nước Đông Âu Ba Lan, Tiệp Khắc và Hungary, dưới lớp vỏ ngoài của xã hội tập trung bao cấp đã có những mầm mống của xã hội dân sự với “những giai tầng đa dạng, những nền văn hóa, truyền thống lịch sử, các thiết chế chính trị-kinh tế khác biệt”[14]. Cho đến thập niên đầu của thế kỷ XX khu vực này vẫn chịu ảnh hưởng của các đế chế xung quanh: Nga ở phía Đông, Thổ ở phía Tây và Áo ở phía Nam. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ I kết thúc, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary và Nam Tư mới giành lại độc lập. Như một phản xạ nhằm đối phó lại với phạm vi ảnh hưởng của những đế chế nói trên, những quốc gia-dân tộc này tìm mọi cách để duy trì và lưu giữ những nét đặc sắc văn hóa xã hội riêng của mình, trong đó các trí thức đóng một vai trò to lớn.
Một trong những phong trào nổi bật trong sự hình thành các nhóm, các tổ chức mang tính quần chúng, góp phần xây dựng xã hội dân sự ở Đông Âu là các hoạt động bảo vệ môi trường. Quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước Đông Âu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, trong khi chính quyền đã không đưa ra những giải pháp kịp thời cho vấn đề ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm, các nhóm trí thức đã sớm nhận thức được hiểm họa tàn phá môi trường và tác động tiêu cực của nó tới dân sinh. Tuyên ngôn đầu tiên của hội những người bảo vệ môi trường được đưa ra ở Ba Lan, khi Câu lạc bộ sinh thái Ba Lan được thành lập ở Cracow vào tháng 9 năm 1980. Nhiều nhà khoa học môi trường đã tập trung ở đây để khai mạc cho Câu lạc bộ này bằng một bức thu ngỏ gửi lên chính phủ yêu cầu có những điều luật nghiêm khắc hơn nữa nhằm bảo vệ môi trường sống. Nhiều hội thảo đã được tổ chức, nhiều kết luận về tình trạng ô nhiễm cũng như tác hại đối với sức khỏe người lao động, các khuyến nghị tới chính phủ đã được đệ trình. Sau sự kiện Chernobyl ở Ukraina, nhóm vì Hòa bình và Tự do đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối việc bưng bít thông tin về vụ nổ, khoảng 2000 người đã tham gia tuần hành ở Cracow. Tại Bialystok, khu vực gần Chernobyl, khoảng 3000 người đã ký lời kêu gọi ngừng xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Ba Lan có tên là Zarnowiec. Phối hợp với các nhà khoa học và nhà báo, tổ chức này đã gây sức ép buộc chính quyền đóng cửa nhà máy thép Siechnice gần Wroslaw do làm ô nhiễm nguồn nước trong khu vực. Chính quyền khu vực này cam kết sẽ chấm dứt hoạt động của nhà máy trước năm 1992. Ngoài ra, danh sách 500 nhà máy cũng được liệt kê vì đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Kể từ năm 1978, phong trào Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc đã coi môi trường là một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình hành động. Tháng 7 năm 1983 nhóm giám sát nhân quyền đã soạn thảo một văn bản chi tiết cảnh báo chính quyền về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở miền bắc Bohemia. Tháng 2 năm 1984, Hiến chương 77 đã phát hiện và in lại một báo cáo mật của chính phủ do Viện Hàn lâm Tiệp Khắc soạn thảo năm 1983 về vấn đề môi trường, trong đó thông báo tình trạng môi trường đang bên bờ thảm họa và những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng đối với dân chúng. Báo cáo nêu rõ, kể từ năm 1960, số người bị mất khả năng lao động tăng 50% do các lý do về sức khỏe. Ở các khu công nghiệp, tỉ lệ người người mắc bệnh phổi, tử vong ở trẻ em tăng mạnh. Tương tự, cây cối và động vật cũng bị ảnh hưởng do mưa axit, ô nhiễm nguồn nước và không khí cũng như sử dụng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp. Năm 1986, Hiến chương 77 đã ra văn bản trình lên Quốc hội phàn nàn việc chính phủ Tiệp Khắc chậm trễ phản ứng với khủng hoảng Chernobyl, trong đó đề nghị phải ngay lập tức đưa đầy đủ thông tin về mức tăng phóng xạ ở Tiệp Khắc và ý kiến của chuyên gia về các biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe con người. Năm 1987, tổ chức này ra hai văn bản về tình trạng môi trường ở Tiệp Khắc, trong đó đề nghị vấn đề môi trường phải được đưa ra bàn luận rộng rãi trong công chúng. Các văn bản này được gửi tới nhiều cơ quan của chính phủ, đòi hỏi các nhà máy xí nghiệp dùng than có hàm lượng thấp phải lắp đặt các máy lọc không khí, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và cảnh báo nguy cơ cao đối với các nhà máy hạt nhân.. Tuy nhiên những yêu cầu này đều không được giải đáp.
Ở Hungary, phong trào bảo vệ môi trường cũng được dấy lên bởi các tổ chức phi chính phủ. Nhóm Danube Circle (do nhà báo và nhà sinh vật học Janos Vargha thành lập năm 1984) kết hợp với Hiến chương 77 thành lập ra một Dự án liên kết Tiệp-Hung về những nguy hiểm đối với môi trường do đập thủy điện Gabciko-Nagymaros đang xây dựng có thể gây ra. Dự án này tiến hành nghiên cứu và soạn thảo các văn bản đệ trình lên chính phủ hai nước về những nguy cơ hủy diệt môi trường của khu vực sông Đa nuyp. Cũng chính nhóm Danube Circle đã gửi một bức thư lên Quốc hội và Hội đồng Bộ trưởng Hungary về những tác hại của ô nhiễm môi trường và kêu gọi nhận thức đúng đắn về vấn đề này với chữ ký của khoảng 5000 người trong đó có 50 đại diện hoạt động trong lĩnh vực khoa học và văn hóa. Nhóm Danube Circle tuyên bố không liên quan đến các phong trào chống đối hay vì các mục tiêu chính trị mà chỉ là một tổ chức quan tâm đến các vấn đề sinh thái môi trường. Tuy nhiên chính quyền không công nhận nhóm này là một tổ chức chính thức và đã bác bỏ đề nghị của họ. Vào năm 1985, nhóm này mới được phục hồi trở lại sau khi họ được nhận giải thưởng “Sinh kế đúng đắn” với số tiền 95.000 đola, và được nêu tên tại lễ trao giải tại Nghị viện Thụy Điển. Hai năm sau họ mới được chính phủ Hungary đồng ý cho nhận giải bằng tiền Hungary với lý do không được nhận giải bằng ngoại tệ. Nhóm này đã dùng số tiền thành lập ra Quỹ Danube với cam kết “hỗ trợ cho các cá nhân và phong trào tư nhân có các hoạt động gìn giữ môi trường và thiên nhiên có liên quan đến vùng sông Đanuyp”. Nhiều dự án đã được đệ trình để xin Quỹ hỗ trợ. Nhóm Danube Circle còn huy động nhân dân yêu cầu chính phủ thay đổi chính sách. Cuộc trưng cầu ý kiến về đập thủy lợi đã thu được 2655 chữ ký nhưng không thu được đánh giá tích cực từ phía chính quyền (dẫn theo Janusz Bugajski và Maxine Pollack, 1989:214)[15]. Tháng 4 năm 1986, 30 trí thức Hungary đã gửi in một quảng cáo trên một trang của tờ báo ở Viên, thủ đô nước Áo, có tên là Die Presse, với ý định kích động dân chúng Áo phản đối việc xây đập trên dòng Đanuyp trên đất Hung, do phần lớn tín dụng để xây đập là từ Viên và 70% gói thầu xây dựng đập sẽ trao cho các hãng của Áo. Quảng cáo tuyên bố “Một xã hội dân chủ- và chúng tôi tin xã hội Áo là như vậy- không cho phép nó khai thác sự thiếu dân chủ ở một nước khác vì những lợi ích vật chất của nó”. Một số các nhà môi trường và chính trị gia của Áo đã tỏ thái độ thông cảm . Tháng 7 năm 1986 19 thành viên của Danube Circle đã gửi đơn thỉnh cầu lên Nghị viện Viên, thúc dục họ xem xét lại lần cuối hiệp định Áo-Hung về việc xây đập. Ngoài Danube Circle ở Hungary còn một số nhóm các nhà môi trường khác, trong đó thành công hơn cả phải kể đến nhóm “Blues” (Nhóm Xanh, chỉ màu xanh của nước biển và làm nhắc lại các nhóm Xanh vì môi trường của Tây Âu). Thành lập năm 1985, nhóm Xanh trẻ hơn và hăng hái hơn nhóm Danube Circle. Họ tham gia vào các phong trào giáo dục công cộng, chủ yếu với các tuyên truyền bảo vệ sông Đa nuyp. Mặc dù họ không ra ấn phẩm thường kỳ nhưng lại sử dụng các tờ rơi để đến với dân chúng. Tháng 9 năm 1985, họ lần đầu tiên phân phát 10 ngàn tờ rơi trên khắp Hungary để phản đối việc xây đập thủy điện Gabciko-Nagymaros. Ngoài ra nhóm này cũng gửi thư lên Quốc hội và các nhà trí thức trong khu vực sông Đa nuyp, trong đó trình bày những nguy hại của đập đối với môi trường. Trong một bài phỏng vấn với tạp chí samizdat, các thành viên của nhóm Xanh đã tuyên bố các mục tiêu của mình “trên thực tế là vượt quá định hướng bảo vệ môi trường, và mong muốn khuyến khích tư duy độc lập trong mọi lĩnh vực đời sống và chủ trương tự quản hơn nữa trong cách mọi người sống và làm việc. Chúng tôi muốn mọi người kết hợp lại và chấm dứt sự phân chia trong xã hội” (dẫn theo Janusz Bugajski và Maxine Pollack, 1989:215)[16]. Tháng 3 năm 1988 đại diện của 13 nhóm môi trường độc lập đã nhóm họp ở Budapest, thành lập ra một ủy ban phối hợp chung gọi là Mạng lưới thông in của các nhóm bảo vệ môi trường và có một tờ tạp chí riêng là Tuleles (Sống sót) ra hai tháng một số. Trong số các đại diện của Mạng lưới này có nhóm Danube Circle, nhóm Quỹ Danube, nhóm Câu lạc bộ sinh thái của trường Đại học Eotvos Lorand nhóm Kal Basin Friendsship Circle, nhóm liên minh Petofi và nhóm hòa bình 4-6-0 . Những nhóm này có quan hệ với một số tổ chức chính thức như KISZ (Đoàn Thanh niên) và Bộ Môi trường.
Nhìn lại lịch sử tư tưởng châu Âu, chúng ta thấy thái độ và quan điểm đối với trí thức khác nhau ở từng khu vực và từng giai đoạn phát triển. Dù cho thuật ngữ “intellectual” mới được sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ 19, chúng ta hiểu rằng, trí thức, dưới những hình ảnh khác nhau của các triết gia, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ…đã xây dựng nên một châu Âu vô cùng đa dạng và giàu bản sắc, họ là những thành tố quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, dẫn dắt dư luận, diện mạo văn hóa của xã hội châu Âu.
Trần Thị Phương Hoa
[1] Kauppi Niilo. The Sociologist as Moraliste: Pierre Bourdieu’s Practice of Theory and the French Intellectual Tradition/ SubStance, Vol 29. No 3, Issue 93: Special Issue: Pierre Bourdieu (2000), tr. 7-21, Published: University of Wisconsin Press.
[2] Kauppi Niilo, sđd, tr. 15
[3] Thomas William Hayek. Myths and Meanings of Intellectuals in Twentieth-Century British National Identity. The Journal of British Studies. Vol 37, No 2 (tháng 4/1998), tr. 195
[4] Dẫn theo Hayek. Sđd, tr. 195
[5] Hayek, sđd, tr. 196
[6] Sự kiện Dreyfus (Dreyfus affair)- diễn ra vào những năm 1890 tại Paris. Năm 1894, sĩ quan Dreyfus (gốc Do Thái) bị buộc tội lộ bí mật quân sự cho sứ quán Đức tại Paris và bị kết án chung thân dù tòa không có chứng cớ. Hai năm sau, người ta đã tìm ra chứng cớ minh oan cho Dreyfus, tuy nhiên quân đội Pháp đã cố tình bưng bít và tìm cách tiếp tục kết tội Dreyfus. Vụ án Dreyfus đã chia rẽ dư luận Pháp ra làm hai phe, một phe ủng hộ Dreyfus, trong đó có bức thư của Emile Zola (1898) gửi Tổng thống Pháp tố cáo sự bất công của phiên tòa xử Dreyfus , phe kia tiếp tục luận tội Dreyfus, trong đó chủ yếu gồm những ngừoi theo chủ nghĩa bài Do Thái. Sự kiện Dreyfus đã khiến giới trí thức Pháp nhận thấy rằng, trong nhiều trường hợp, họ phải đứng về một phía nào đó để bảo vệ cho lẽ phải.
[7] Hayek, sđd, tr. 203
[8] Mark Pattison. “A Chapter of University History”, Macmillan’s Magazine (8/1875), tr. 308.
[9] Encyclopaedia Britannica, tái bản lần thứ 11 (New York, 1910), mục “Intellect”
[10] Vaclav Havel (1991). Disturbing the Peace: A Conversation with Karel Hvizdala. New York: Vintage Books, 1991, p. 167, dẫn theo Jerome Karabel “Towards a Theory of Intellectuals and Politics”/ Theory and Society Vol.25, No2 (April 1996), tr. 205
[11] Về sự ra đời của “trí thức hiện đại”, đặc biệt trong Cách mạng Pháp (với vai trò nổi trội của Zola) xem Lewis A. Coser “Men of Ideas A Sociologist’s Views (New York: The Free Pres, 1970), 215-255, Christophe Charle trong “ Naissance des “intellectuels”, 1880-1890 (Paris: Editions de Minuit, 1990). Xem thêm về những tranh cãi xung quanh đóng góp của trí thức, xem Julien Benda “The Treason of the Intellectuals (New York: W.W Norton and Company, 1969); George Orwell “Writers and Leviathan”, George B de Huszar, (cb) “The Intellectuals: A Controversial Poitrait (Glencoe, The Free Pres, 1960); Leszek Kolakowsk “Marxism and Beyond: On Historical Undestanding and Individual Responsibility” (London: Paladin, 1971), “Intellectuals against Intellect” Daedalus (Winter 1972); Alan Montefiore “The Political Responsibility of Intellectuals” trong Ian Maclean, Alan Montefiore và Peter Winch (cb) “The Political Responsibility of Intellectuals (New York: Cambridge University Press, 1990)
[12] George Kondrad và Ivan Szelenyi. The Intellectuals on the Road to Class Power: A Sociological Study of the Role of the Intelligentsia in Socialism. New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1979. Dẫn theo Ivan Kuvaic. Intellectuals and Power Structure/ State, Culture and Society. Vol.1, No 2 (Winter, 1985), tr. 154
[13] Ivan Kuvaic. Sđd, tr. 157
[14] Sokolowski, S.Wojciech (2001). Civil Society and Professions in Eastern Europe- Social Changes and Organizational Innovation in Poland. N.Y.: Springer, tr.1
[15] Bugajski Janusz và Pollack Maxine (1989). East European Fault Lines. Dissent, Opposition, and Social Activism. Boulder, San Fransisco, London: Westview Press, tr.
[16] Sđd
Mai Xuân Dũng – Vụ Đoàn Văn Vươn nhìn dưới góc độ pháp quyền
Mai Xuân Dũng - Danluan
Vụ gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn bị chính quyền cưỡng chế đất đai
chỉ là một trong hàng chục nghìn vụ trên cả nước trong nhiều năm qua.
Nhưng vụ nổ súng vào lực lượng cưỡng chế của chính quyền lại thu hút sự
chú ý đặc biệt của dư luận trong, ngoài nước với hàng nghìn bài viết
đăng tải trên 700 tờ báo do nhà nước quản lý chưa kể hàng nghìn bài viết
trên các mạng truyền thông khác nhau.
Ban đầu báo giới khá dè dặt khi đưa tin, chỉ đến khi tín hiệu đèn xanh của nhà nước bật lên bằng việc cho đăng tải ý kiến của nguyên đại tướng, chủ tịch nước Lê Đức Anh chỉ chích các sai phạm của chính quyền huyện Tiên lãng thì giới truyền thông chính thống mới ồn ào nhập cuộc. Điều đó cho thấy đảng, nhà nước Việt nam đã dán tiếp gửi ra bên ngoài một thông điệp thể hiện chủ trương sẽ cải tổ bộ máy chính quyền địa phương và làm dịu sự bức xúc, bất mãn ngày càng tăng cao có nguy cơ biến thành các cuộc xung đột không thể kiểm soát nếu không có hành động nào để xì hơi bớt cái nồi áp xuất trong dân chúng đã có dấu hiệu bật van.
Tín hiệu xanh có màu sắc tiến bộ đó có phải là bằng chứng cho thấy đảng, chính phủ đang muốn xác lập khái niệm Nhà nước Pháp quyền như là một Nhà nước trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp có trật tự sao cho quyền lực phải chịu sự giới hạn. Trong mô hình này, mỗi quy phạm có được hiệu lực từ sự tuân thủ các quy phạm cao hơn. Sự tồn tại một trật tự có thứ bậc các quy phạm tạo nên một trong những đảm bảo quan trọng bậc nhất của Nhà nước pháp quyền. Trong khuôn mẫu đó, thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước phải được xác định một cách rõ ràng và các quy phạm mà những cơ quan này tạo ra chỉ có hiệu lực với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy phạm có hiệu lực cao hơn. Cao nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật là Hiến pháp.
Thật sự chúng ta chưa có Nhà nước pháp quyền mà chỉ là đang ở trong quá trình xây dựng. Điều đó dẫn đến việc “công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quản lý đất nước”. Chủ tịch Trương Tấn Sang đã từng cho rằng: “Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã gây ra những khó khăn, cản trở, làm hạn chế thành tựu của đất nước, trong một số lĩnh vực còn tạo nên bức xúc xã hội”.
Thực chất, các sai phạm về quản lý đất đai, tham nhũng, lạm quyền ở bất kỳ quốc gia nào cũng là một phạm trù lịch sử, xuất hiện cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nó như một khuyết tật bẩm sinh của quyền lực. Tuy nhiên cái khuyết tật ấy trở nên cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến sự cáo chung cho một chế độ nếu chính thể đó không kịp thời cắt thuốc hoặc cắt bỏ khối u này một cách triệt để. Ở các nước theo chủ nghĩa cộng sản, khuyết tật cốt tử của nhà nước là sự mâu thuẫn trong phân định vai trò lãnh đạo nhà nước và quyền sở hữu đất đai. Ở đây quyền lực nhà nước tập trung trong tay các đảng viên là thành phần điều hành bộ máy nhà nước. Chính một bộ phận không nhỏ các đảng viên này đã trở nên suy thoái biến chất, lạm dụng quyền lực lèo lái chính sách theo hướng có lợi cho cá nhân và nhóm lợi ích. Họ nhào nặn, bóp méo luật pháp, cố làm rối rắm các văn bản luật nhằm trục lợi bất chấp nỗi thống khổ của nhân dân, nhất là tầng lớp nông dân.
Mặt khác, có một thực tế phải thừa nhận là trong xã hội, phần đông cán bộ, đảng viên đến quần chúng lao động đều chưa thực sự hiểu và sử dụng quyền dân chủ của mình. Trong vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng Hải Phòng, nhìn nhận diễn biến và hậu quả của nó, thấy rõ quyền của người dân bị vi phạm nghiêm trọng bởi chính quyền các cấp bước qua luật pháp, cắt bỏ các điều khoản bảo vệ quyền dân nhưng lợi dụng kẽ hở luật, lợi dụng sự thiếu hoàn thiện luật (như luật đất đai 2003 chẳng hạn) để huy động cả một bộ máy quyền lực áp chế người dân. Phải nhìn thấy ở đây, việc tổ chức lực lượng cưỡng chế một cách hùng hậu là một biểu hiện của việc tự thừa nhận tính không chính danh của chính quyền huyện. Trong nhiều trường hợp, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng của nhà nước và công dân thì bất cứ cá nhân, tổ chức dân sự nào cũng có thể tham gia bằng phương pháp ôn hòa. Nhưng chính quyền huyện đã tổ chức đưa hàng trăm người bao gồm cả quân đội, công an, bộ đội biên phòng… để thực hiện một việc nhỏ như cưỡng chế thu hồi mảnh đất của một gia đình người dân thì đã biểu hiện rõ tư duy coi người dân bị thu hồi đất như đối tượng cần “chiến đấu” chứ không phải là đối tượng để giải thích, thuyết phục. Điều này tất yếu gây nên cảm giác ức chế, cô thế, bị đàn áp trong lòng người dân khi bị dồn vào thế cùng, sinh ra những phản ứng quyết liệt không kiểm soát nổi. Trong vụ Đoàn Văn Vươn, lực lượng cưỡng chế có hành vi xả đạn, tàn phá nhà cửa và tạo điều kiện cho việc cướp bóc tài sản của không khác là bao với một đám đông cướp ngày được bảo kê của chính quyền huyện.
Nếu những người lãnh đạo ở huyện Tiên lãng được đào tạo, cơ cấu đúng tinh thần pháp quyền thì không thể có tư duy coi dân như kẻ thù giai cấp để trở thành nguyên nhân đẩy nông dân đến chỗ đối nghịch với chính quyền và điều tất yếu đã xảy ra, nông dân còn có thể làm gì khác là nổ súng để bảo vệ mồ hôi xương máu, thành quả lao động của mình cho dù đó là một hành động tuyệt vọng?
Với vụ Đoàn Văn Vươn, đảng, nhà nước chắc chắn thấy rõ vai trò tác nhân gây ra hậu quả vô cùng tai hại chính là do Đảng ủy các cấp từ thành phố Hải phòng tới huyện Tiên lãng, xã Vinh Quang đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân, hành động đứng trên luật pháp, vi phạm Hiến định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Hãy xem, mấy trăm đảng viên huyện Tiên lãng, đảng bộ xã Vinh Quang, Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Hải phòng tới các chi bộ nơi xảy ra vụ này, các đoàn thể: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ… đủ cả, tại sao không ai lên tiếng đúng, sai? Thậm chí khi sự việc đi quá xa thì đảng ủy các cấp không cần biết tình hình dân chúng ra sao chỉ tìm cách chạy tội, dối trên nạt dưới, bịt mồm công luận, phát biểu xằng bậy đổ tội cho quần chúng nhân dân. Đây là thái độ cực kì phản động, phá hoại nốt niềm tin cuối cùng của quần chúng vào đảng. Làm cho nhân dân không còn coi nhà nước là một Nhà nước pháp quyền mà là một Nhà nước đảng quyền. Đó là cách phá đảng hiệu quả nhất của đảng ủy các cấp ở Hải phòng.
Về nhận thức của cán bộ, đảng viên ở đây trong các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thể hiện ra sao? Nhiệm vụ của người đảng viên là “Luôn luôn thắt chặt mối liên hệ với quần chúng, phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, hết lòng, hết sức phục vụ quần chúng, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân… Phải tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, chăm lo đời sống của quần chúng… Phải thường xuyên làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, phát triển ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán, chuyên quyền, xa rời thực tế, xa rời quần chúng”, đảng viên ở đây đã thực hiện đến đâu? Lời Hồ chủ tịch căn dặn: “Cái gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, cái gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” còn đó. Cán bộ, đảng viên ở đây đã học tập và làm theo thế nào?
Đảng yêu cầu các đảng viên phải gương mẫu cho quần chúng noi theo nhưng một thực trạng xã hội phổ biến là hiện nay, rất ít cán bộ đảng viên tỏ ra là lực lượng tiên phong trong xã hội. Họ không quan tâm đến việc phát huy quyền dân chủ, mà chỉ chú ý những gì có lợi cho bản thân. Cán bộ có chức có quyền do động cơ, lối sống cá nhân lại vi phạm dân chủ, dọa nạt, ức hiếp, trù dập, trả thù những người dân tố cáo sai phạm. Những cán bộ đảng này rất sợ dân chủ vì, thực hiện dân chủ thì họ không dễ dàng qua mặt quần chúng để thủ lợi. Đó cũng là nguyên nhân làm cho số đông quần chúng chỉ biết lo cho cái tôi của mình, sống theo kiểu trùm chăn an phận, vô cảm. Do đó, sức mạnh cộng đồng dần dần bị triệt tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho cái ác thỏa sức tung hoành làm thui chột cái thiện. Đó là nguy cơ đánh mất nền văn hóa đạo đức vốn được coi là nền tảng cho luật pháp chính danh.
Trong vụ này Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng là đối tượng cụ thể trực tiếp, Ban thường vụ đảng ủy thành phố Hải phòng là đối tượng dán tiếp liên đới gây ra hậu quả nặng nề, thiệt hại chính trị khôn lường cho đảng, nhà nước.
Sau Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì điều cốt yếu hiện nay là: Với nghị quyết trung ương 4 khóa XI, đảng, nhà nước đã quyết tâm đến đâu để chỉnh đốn đảng, xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự vì dân hay, bằng các hành động vừa qua trong vụ Tiên lãng, đảng chỉ muốn cắt một liều thuốc an thần chứ không dám cắt bỏ các khối u ác tính vốn phải cần đến một thái độ nhìn thẳng vào sự thật và một hành động dũng cảm có thể là đau đớn nhưng đem lại một thân thể lành mạnh cho đảng sau hơn 80 năm vật lộn với chính mình, tạo nên một nhà nước pháp quyền thực sự vì dân.
Mai Xuân Dũng
Ban đầu báo giới khá dè dặt khi đưa tin, chỉ đến khi tín hiệu đèn xanh của nhà nước bật lên bằng việc cho đăng tải ý kiến của nguyên đại tướng, chủ tịch nước Lê Đức Anh chỉ chích các sai phạm của chính quyền huyện Tiên lãng thì giới truyền thông chính thống mới ồn ào nhập cuộc. Điều đó cho thấy đảng, nhà nước Việt nam đã dán tiếp gửi ra bên ngoài một thông điệp thể hiện chủ trương sẽ cải tổ bộ máy chính quyền địa phương và làm dịu sự bức xúc, bất mãn ngày càng tăng cao có nguy cơ biến thành các cuộc xung đột không thể kiểm soát nếu không có hành động nào để xì hơi bớt cái nồi áp xuất trong dân chúng đã có dấu hiệu bật van.
Tín hiệu xanh có màu sắc tiến bộ đó có phải là bằng chứng cho thấy đảng, chính phủ đang muốn xác lập khái niệm Nhà nước Pháp quyền như là một Nhà nước trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp có trật tự sao cho quyền lực phải chịu sự giới hạn. Trong mô hình này, mỗi quy phạm có được hiệu lực từ sự tuân thủ các quy phạm cao hơn. Sự tồn tại một trật tự có thứ bậc các quy phạm tạo nên một trong những đảm bảo quan trọng bậc nhất của Nhà nước pháp quyền. Trong khuôn mẫu đó, thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước phải được xác định một cách rõ ràng và các quy phạm mà những cơ quan này tạo ra chỉ có hiệu lực với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy phạm có hiệu lực cao hơn. Cao nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật là Hiến pháp.
Thật sự chúng ta chưa có Nhà nước pháp quyền mà chỉ là đang ở trong quá trình xây dựng. Điều đó dẫn đến việc “công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quản lý đất nước”. Chủ tịch Trương Tấn Sang đã từng cho rằng: “Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã gây ra những khó khăn, cản trở, làm hạn chế thành tựu của đất nước, trong một số lĩnh vực còn tạo nên bức xúc xã hội”.
Thực chất, các sai phạm về quản lý đất đai, tham nhũng, lạm quyền ở bất kỳ quốc gia nào cũng là một phạm trù lịch sử, xuất hiện cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nó như một khuyết tật bẩm sinh của quyền lực. Tuy nhiên cái khuyết tật ấy trở nên cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến sự cáo chung cho một chế độ nếu chính thể đó không kịp thời cắt thuốc hoặc cắt bỏ khối u này một cách triệt để. Ở các nước theo chủ nghĩa cộng sản, khuyết tật cốt tử của nhà nước là sự mâu thuẫn trong phân định vai trò lãnh đạo nhà nước và quyền sở hữu đất đai. Ở đây quyền lực nhà nước tập trung trong tay các đảng viên là thành phần điều hành bộ máy nhà nước. Chính một bộ phận không nhỏ các đảng viên này đã trở nên suy thoái biến chất, lạm dụng quyền lực lèo lái chính sách theo hướng có lợi cho cá nhân và nhóm lợi ích. Họ nhào nặn, bóp méo luật pháp, cố làm rối rắm các văn bản luật nhằm trục lợi bất chấp nỗi thống khổ của nhân dân, nhất là tầng lớp nông dân.
Mặt khác, có một thực tế phải thừa nhận là trong xã hội, phần đông cán bộ, đảng viên đến quần chúng lao động đều chưa thực sự hiểu và sử dụng quyền dân chủ của mình. Trong vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng Hải Phòng, nhìn nhận diễn biến và hậu quả của nó, thấy rõ quyền của người dân bị vi phạm nghiêm trọng bởi chính quyền các cấp bước qua luật pháp, cắt bỏ các điều khoản bảo vệ quyền dân nhưng lợi dụng kẽ hở luật, lợi dụng sự thiếu hoàn thiện luật (như luật đất đai 2003 chẳng hạn) để huy động cả một bộ máy quyền lực áp chế người dân. Phải nhìn thấy ở đây, việc tổ chức lực lượng cưỡng chế một cách hùng hậu là một biểu hiện của việc tự thừa nhận tính không chính danh của chính quyền huyện. Trong nhiều trường hợp, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng của nhà nước và công dân thì bất cứ cá nhân, tổ chức dân sự nào cũng có thể tham gia bằng phương pháp ôn hòa. Nhưng chính quyền huyện đã tổ chức đưa hàng trăm người bao gồm cả quân đội, công an, bộ đội biên phòng… để thực hiện một việc nhỏ như cưỡng chế thu hồi mảnh đất của một gia đình người dân thì đã biểu hiện rõ tư duy coi người dân bị thu hồi đất như đối tượng cần “chiến đấu” chứ không phải là đối tượng để giải thích, thuyết phục. Điều này tất yếu gây nên cảm giác ức chế, cô thế, bị đàn áp trong lòng người dân khi bị dồn vào thế cùng, sinh ra những phản ứng quyết liệt không kiểm soát nổi. Trong vụ Đoàn Văn Vươn, lực lượng cưỡng chế có hành vi xả đạn, tàn phá nhà cửa và tạo điều kiện cho việc cướp bóc tài sản của không khác là bao với một đám đông cướp ngày được bảo kê của chính quyền huyện.
Nếu những người lãnh đạo ở huyện Tiên lãng được đào tạo, cơ cấu đúng tinh thần pháp quyền thì không thể có tư duy coi dân như kẻ thù giai cấp để trở thành nguyên nhân đẩy nông dân đến chỗ đối nghịch với chính quyền và điều tất yếu đã xảy ra, nông dân còn có thể làm gì khác là nổ súng để bảo vệ mồ hôi xương máu, thành quả lao động của mình cho dù đó là một hành động tuyệt vọng?
Với vụ Đoàn Văn Vươn, đảng, nhà nước chắc chắn thấy rõ vai trò tác nhân gây ra hậu quả vô cùng tai hại chính là do Đảng ủy các cấp từ thành phố Hải phòng tới huyện Tiên lãng, xã Vinh Quang đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân, hành động đứng trên luật pháp, vi phạm Hiến định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Hãy xem, mấy trăm đảng viên huyện Tiên lãng, đảng bộ xã Vinh Quang, Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Hải phòng tới các chi bộ nơi xảy ra vụ này, các đoàn thể: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ… đủ cả, tại sao không ai lên tiếng đúng, sai? Thậm chí khi sự việc đi quá xa thì đảng ủy các cấp không cần biết tình hình dân chúng ra sao chỉ tìm cách chạy tội, dối trên nạt dưới, bịt mồm công luận, phát biểu xằng bậy đổ tội cho quần chúng nhân dân. Đây là thái độ cực kì phản động, phá hoại nốt niềm tin cuối cùng của quần chúng vào đảng. Làm cho nhân dân không còn coi nhà nước là một Nhà nước pháp quyền mà là một Nhà nước đảng quyền. Đó là cách phá đảng hiệu quả nhất của đảng ủy các cấp ở Hải phòng.
Về nhận thức của cán bộ, đảng viên ở đây trong các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thể hiện ra sao? Nhiệm vụ của người đảng viên là “Luôn luôn thắt chặt mối liên hệ với quần chúng, phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, hết lòng, hết sức phục vụ quần chúng, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân… Phải tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, chăm lo đời sống của quần chúng… Phải thường xuyên làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, phát triển ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán, chuyên quyền, xa rời thực tế, xa rời quần chúng”, đảng viên ở đây đã thực hiện đến đâu? Lời Hồ chủ tịch căn dặn: “Cái gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, cái gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” còn đó. Cán bộ, đảng viên ở đây đã học tập và làm theo thế nào?
Đảng yêu cầu các đảng viên phải gương mẫu cho quần chúng noi theo nhưng một thực trạng xã hội phổ biến là hiện nay, rất ít cán bộ đảng viên tỏ ra là lực lượng tiên phong trong xã hội. Họ không quan tâm đến việc phát huy quyền dân chủ, mà chỉ chú ý những gì có lợi cho bản thân. Cán bộ có chức có quyền do động cơ, lối sống cá nhân lại vi phạm dân chủ, dọa nạt, ức hiếp, trù dập, trả thù những người dân tố cáo sai phạm. Những cán bộ đảng này rất sợ dân chủ vì, thực hiện dân chủ thì họ không dễ dàng qua mặt quần chúng để thủ lợi. Đó cũng là nguyên nhân làm cho số đông quần chúng chỉ biết lo cho cái tôi của mình, sống theo kiểu trùm chăn an phận, vô cảm. Do đó, sức mạnh cộng đồng dần dần bị triệt tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho cái ác thỏa sức tung hoành làm thui chột cái thiện. Đó là nguy cơ đánh mất nền văn hóa đạo đức vốn được coi là nền tảng cho luật pháp chính danh.
Trong vụ này Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng là đối tượng cụ thể trực tiếp, Ban thường vụ đảng ủy thành phố Hải phòng là đối tượng dán tiếp liên đới gây ra hậu quả nặng nề, thiệt hại chính trị khôn lường cho đảng, nhà nước.
Sau Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì điều cốt yếu hiện nay là: Với nghị quyết trung ương 4 khóa XI, đảng, nhà nước đã quyết tâm đến đâu để chỉnh đốn đảng, xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự vì dân hay, bằng các hành động vừa qua trong vụ Tiên lãng, đảng chỉ muốn cắt một liều thuốc an thần chứ không dám cắt bỏ các khối u ác tính vốn phải cần đến một thái độ nhìn thẳng vào sự thật và một hành động dũng cảm có thể là đau đớn nhưng đem lại một thân thể lành mạnh cho đảng sau hơn 80 năm vật lộn với chính mình, tạo nên một nhà nước pháp quyền thực sự vì dân.
Mai Xuân Dũng
Việt Nam chống trả với “cơn sốt vàng” khi giá cả tăng vọt
Scott Duke Harris (AFP)
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin từ HÀ NỘI – Cất giữ vàng trong nhà hơn là gửi tiền mặt vào ngân hàng là một thói quen đã lâu trong đất nước Việt Nam cộng sản, nhưng cuộc đột biến về giá cả gần đây đã khiến chính phủ phải nỗ lực để khuất phục chất kim loại màu vàng này.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, năm ngoái, tính theo đầu người đất nước này mua vàng nhiều hơn cả Ấn Độ hay Trung Quốc, và giá vàng trong nước đã tăng vọt 18% – vượt hẳn 11% mức tăng của thị trường toàn cầu.
Và theo lời ông Trương văn Huê, một người hưu trí, thói quen trữ vàng ngày xưa đang khó mất đi, ngay cả khi một ounce vàng thỏi ở Hà Nội có đắt hơn $ 100 so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
“Tôi vẫn muốn giữ của cải dành dụm của mình bằng vàng. Giữ như thế thì an toàn cho những người về hưu như tôi. Khi cần tiền mặt, tôi có thể bán vàng ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào” ông nói với AFP.
Mặc dù vàng bạc từ lâu đã được xem như một nơi trú ẩn an toàn, cơn sốt vàng gần đây đã cảnh báo chính phủ Việt Nam, vốn đang phải đối mặt với một tỷ lệ lạm phát 18% và tiền đồng, tiền tệ quốc gia không ổn định.
Các quan chức đang cố gắng để làm giảm cơn sốt vàng bằng cách đưa việc mua bán vào lại trong kiểm soát của mình, gần hai thập kỷ sau khi họ chính thức hợp pháp hóa việc tư nhân mua bán và sở hữu vàng.
Một phép thuật của các biện pháp tài chính đã khởi đầu vào mùa hè năm ngoái bao gồm một nghị định đưa công việc kinh doanh vàng thỏi của Công ty Vàng bạc Sài Gòn, một nhà sở hữu và buôn bán vàng có ảnh hưởng lớn, vào dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương.
Biện pháp này, hạn chế việc mua bán vàng phổ biến trên đường phố, sẽ làm suy giảm biến động giá và ngăn chặn các nhà đầu tư bán lẻ khỏi việc đổ xô vào việc mua bán quý kim, vốn sẽ làm suy yếu đồng tiền đã khốn khổ.
Để đạt kết quả này, các quan chức cũng xem xét một biện pháp thứ hai vốn có thể khiến hơn 10.000 cửa hàng đồ trang sức phải ra khỏi ngành kinh doanh vàng để chỉ tập trung vào đồ trang sức.
Một người quản lý tại Công ty Vàng bạc Phú Quý, cửa tiệm có bảng hiệu điện tử quảng cáo mua bán vàng và chào mời giá địa phương mua vào theo “lượng” (37.5 gram vàng) – cho biết trong điều kiện dấu tên rằng “Chính phủ muốn kiểm soát vàng, tôi thực sự không thể nói rằng biện pháp ấy tốt hay xấu. Nhưng ở Việt Nam chúng tôi cần ổn định (về kinh tế).
Vì những lý do thực tế, nhiều người Việt Nam thích giữ tiền tiết kiệm của mình bằng vàng, vì lãi suất tối đa 14% do ngân hàng mang lại cho tiền mặt gửi vào là quá ít so với chi phí sinh hoạt tăng đến 18.6% vào năm ngoái.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, các suy thoái gần đây trong thị trường bất động sản và cổ phiếu đã thực sự tiếp tục nâng cao cơn sốt vàng, khi đã có những tín hiệu từ các ngân hàng trung ương là tiền đồng có thể sẽ giảm giá nữa vào cuối năm nay.
“Mọi người đã tìm cách giảm bớt thiệt hại bằng cách bỏ chạy vào vàng bạc”, ông Lê Đăng Doanh, một cựu kinh tế gia quan trọng của chính phủ cho biết.
Tình yêu vàng bạc của Việt Nam đã có từ nhiều thế kỷ, bắt nguồn từ trong một lịch sử của chiến tranh, xung đột và nhu cầu. “Các thể chế có thể sụp đổ, tiền tệ có thể thay đổi … nhưng vàng luôn luôn tồn tại” nhà xã hội học Vũ Đức Vượng nói.
Việc hạn chế mua bán vàng bạc ăn khớp với một chiến dịch quốc gia đang diễn ra nhằm khuyến khích người Việt Nam gởi vàng của mình vào ngân hàng, ngược lại với thói quen giữ ở nhà.
Các chi tiết của kế hoạch chưa được phổ biến, nhưng các nhà ngân hàng nói rằng chính phủ đang xem xét những phương cách để thu hút những người gửi tiết kiệm bằng cách chào mời các lợi nhuận và an ninh tốt hơn.
Tháng trước, thống đốc ngân hàng trung ương cho biết, chính phủ ước tính có từ 300 đến 500 tấn vàng tư nhân đang được các công dân Việt Nam giữ bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Các quan chức giải thích, gửi vàng tư nhân vào các ngân hàng sẽ giúp cho cho cơ quan nhiều thẩm quyền hơn để ổn định kinh tế.
“Nếu lợi nhuận cao hơn một chút và các ngân hàng chứng minh được uy tín của họ, tôi hy vọng 80% công chúng sẽ gửi vàng cho họ” Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc điều hành Công ty Vàng Agribank cho biết.
Các động thái nhằm kiểm soát việc buôn bán vàng diễn ra sau một cuộc cải thiện đáng kể về các tiêu chuẩn đời sống kể từ khi Việt Nam bắt đầu một sự thay đổi đến “chủ nghĩa xã hội theo đinh hướng thị trường”.
Hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế đã nâng đất nước lên mức các quốc gia có thu nhập trung bình vào đầu năm 2011, như đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Nhưng sự tiến bộ đang bị đe dọa bởi các khó khăn kinh tế vĩ mô như lạm phát tăng cao dai dẳng và nạn tham nhũng.
Kinh tế gia Phạm đang Doanh cho biết, trở về được mức lạm phát một con số sẽ khôi phục niềm tin của công chúng và làm dịu cơn sốt vàng, ông nói thêm rằng bất cứ chính sách nào cũng phải giải quyết sự phụ thuộc vào vàng bạc như một hình thức an toàn của Việt nam.
“Nếu chính sách đi ngược lại quyền lợi của người dân, họ (sẽ) chuyển vào loại mua bán không chính thức khiến khó có thể kiểm soát được” ông nói thêm rằng khoảng 20 đến 60 tấn vàng đã được nhập lậu vào Việt Nam mỗi năm.
Những người dân trên phố Hà Trung, Hà Nội, một trung tâm giao dịch vàng bạc sầm uất hoài nghi về các nỗ lực của chính phủ.
“Họ sẽ làm cho tình hình khó khăn hơn một chút, nhưng tôi tin rằng sẽ luôn có cách để mua bán các thỏi vàng ” ông Trần Hoàng Long, một nhà kinh doanh vàng 40 tuổi nói như vậy.
Nguồn: AFP
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin từ HÀ NỘI – Cất giữ vàng trong nhà hơn là gửi tiền mặt vào ngân hàng là một thói quen đã lâu trong đất nước Việt Nam cộng sản, nhưng cuộc đột biến về giá cả gần đây đã khiến chính phủ phải nỗ lực để khuất phục chất kim loại màu vàng này.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, năm ngoái, tính theo đầu người đất nước này mua vàng nhiều hơn cả Ấn Độ hay Trung Quốc, và giá vàng trong nước đã tăng vọt 18% – vượt hẳn 11% mức tăng của thị trường toàn cầu.
Và theo lời ông Trương văn Huê, một người hưu trí, thói quen trữ vàng ngày xưa đang khó mất đi, ngay cả khi một ounce vàng thỏi ở Hà Nội có đắt hơn $ 100 so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
“Tôi vẫn muốn giữ của cải dành dụm của mình bằng vàng. Giữ như thế thì an toàn cho những người về hưu như tôi. Khi cần tiền mặt, tôi có thể bán vàng ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào” ông nói với AFP.
Mặc dù vàng bạc từ lâu đã được xem như một nơi trú ẩn an toàn, cơn sốt vàng gần đây đã cảnh báo chính phủ Việt Nam, vốn đang phải đối mặt với một tỷ lệ lạm phát 18% và tiền đồng, tiền tệ quốc gia không ổn định.
Các quan chức đang cố gắng để làm giảm cơn sốt vàng bằng cách đưa việc mua bán vào lại trong kiểm soát của mình, gần hai thập kỷ sau khi họ chính thức hợp pháp hóa việc tư nhân mua bán và sở hữu vàng.
Một phép thuật của các biện pháp tài chính đã khởi đầu vào mùa hè năm ngoái bao gồm một nghị định đưa công việc kinh doanh vàng thỏi của Công ty Vàng bạc Sài Gòn, một nhà sở hữu và buôn bán vàng có ảnh hưởng lớn, vào dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương.
Biện pháp này, hạn chế việc mua bán vàng phổ biến trên đường phố, sẽ làm suy giảm biến động giá và ngăn chặn các nhà đầu tư bán lẻ khỏi việc đổ xô vào việc mua bán quý kim, vốn sẽ làm suy yếu đồng tiền đã khốn khổ.
Để đạt kết quả này, các quan chức cũng xem xét một biện pháp thứ hai vốn có thể khiến hơn 10.000 cửa hàng đồ trang sức phải ra khỏi ngành kinh doanh vàng để chỉ tập trung vào đồ trang sức.
Một người quản lý tại Công ty Vàng bạc Phú Quý, cửa tiệm có bảng hiệu điện tử quảng cáo mua bán vàng và chào mời giá địa phương mua vào theo “lượng” (37.5 gram vàng) – cho biết trong điều kiện dấu tên rằng “Chính phủ muốn kiểm soát vàng, tôi thực sự không thể nói rằng biện pháp ấy tốt hay xấu. Nhưng ở Việt Nam chúng tôi cần ổn định (về kinh tế).
Vì những lý do thực tế, nhiều người Việt Nam thích giữ tiền tiết kiệm của mình bằng vàng, vì lãi suất tối đa 14% do ngân hàng mang lại cho tiền mặt gửi vào là quá ít so với chi phí sinh hoạt tăng đến 18.6% vào năm ngoái.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, các suy thoái gần đây trong thị trường bất động sản và cổ phiếu đã thực sự tiếp tục nâng cao cơn sốt vàng, khi đã có những tín hiệu từ các ngân hàng trung ương là tiền đồng có thể sẽ giảm giá nữa vào cuối năm nay.
“Mọi người đã tìm cách giảm bớt thiệt hại bằng cách bỏ chạy vào vàng bạc”, ông Lê Đăng Doanh, một cựu kinh tế gia quan trọng của chính phủ cho biết.
Tình yêu vàng bạc của Việt Nam đã có từ nhiều thế kỷ, bắt nguồn từ trong một lịch sử của chiến tranh, xung đột và nhu cầu. “Các thể chế có thể sụp đổ, tiền tệ có thể thay đổi … nhưng vàng luôn luôn tồn tại” nhà xã hội học Vũ Đức Vượng nói.
Việc hạn chế mua bán vàng bạc ăn khớp với một chiến dịch quốc gia đang diễn ra nhằm khuyến khích người Việt Nam gởi vàng của mình vào ngân hàng, ngược lại với thói quen giữ ở nhà.
Các chi tiết của kế hoạch chưa được phổ biến, nhưng các nhà ngân hàng nói rằng chính phủ đang xem xét những phương cách để thu hút những người gửi tiết kiệm bằng cách chào mời các lợi nhuận và an ninh tốt hơn.
Tháng trước, thống đốc ngân hàng trung ương cho biết, chính phủ ước tính có từ 300 đến 500 tấn vàng tư nhân đang được các công dân Việt Nam giữ bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Các quan chức giải thích, gửi vàng tư nhân vào các ngân hàng sẽ giúp cho cho cơ quan nhiều thẩm quyền hơn để ổn định kinh tế.
“Nếu lợi nhuận cao hơn một chút và các ngân hàng chứng minh được uy tín của họ, tôi hy vọng 80% công chúng sẽ gửi vàng cho họ” Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc điều hành Công ty Vàng Agribank cho biết.
Các động thái nhằm kiểm soát việc buôn bán vàng diễn ra sau một cuộc cải thiện đáng kể về các tiêu chuẩn đời sống kể từ khi Việt Nam bắt đầu một sự thay đổi đến “chủ nghĩa xã hội theo đinh hướng thị trường”.
Hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế đã nâng đất nước lên mức các quốc gia có thu nhập trung bình vào đầu năm 2011, như đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Nhưng sự tiến bộ đang bị đe dọa bởi các khó khăn kinh tế vĩ mô như lạm phát tăng cao dai dẳng và nạn tham nhũng.
Kinh tế gia Phạm đang Doanh cho biết, trở về được mức lạm phát một con số sẽ khôi phục niềm tin của công chúng và làm dịu cơn sốt vàng, ông nói thêm rằng bất cứ chính sách nào cũng phải giải quyết sự phụ thuộc vào vàng bạc như một hình thức an toàn của Việt nam.
“Nếu chính sách đi ngược lại quyền lợi của người dân, họ (sẽ) chuyển vào loại mua bán không chính thức khiến khó có thể kiểm soát được” ông nói thêm rằng khoảng 20 đến 60 tấn vàng đã được nhập lậu vào Việt Nam mỗi năm.
Những người dân trên phố Hà Trung, Hà Nội, một trung tâm giao dịch vàng bạc sầm uất hoài nghi về các nỗ lực của chính phủ.
“Họ sẽ làm cho tình hình khó khăn hơn một chút, nhưng tôi tin rằng sẽ luôn có cách để mua bán các thỏi vàng ” ông Trần Hoàng Long, một nhà kinh doanh vàng 40 tuổi nói như vậy.
Nguồn: AFP
Huỳnh trọng Hiếu – Nội ứng ngoại hợp
Tác giả: Huỳnh Trọng Hiếu - ĐCV
Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ và sự tan rã của khối Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu giống như một cú đấm thép làm rung chuyển chế độ CS tại Việt Nam. Hai năm sau đó, Liên Xô sụp đổ đánh dấu sự suy tàn của khối XHCN trên phạm vi toàn cầu. Hai cú sốc này khiến cho guồng máy cai trị của Đảng CSVN rung chuyển và rệu rã. Hệ thống XHCN suy sụp đã chứng minh sự hoang tưởng và phi khoa học của chủ nghĩa Mark, điều này khiến các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản hết sức quan ngại. Tuy nhiên, sự phá sản về lý luận của chủ nghĩa cộng sản không đủ sức để quật đổ chế độ chuyên chế tại Trung Quốc.Chủ nghĩa vô sản quốc tế trở thành ảo tưởng nhưng guồng máy chính trị Cộng sản tại TQ vẫn nguyên vẹn. Chủ nghĩa Mark được chính quyền các nước CS còn sót lại biến thể theo nhiều cách để lừa đảo quần chúng nhằm tiếp tục duy trì quyền lực.
Khác với Liên Xô, nhận thức được sự phi lý và không hiệu quả trong việc phát triển kinh tế theo mô hình chủ nghĩa CS, Đặng Tiểu Bình đã lãnh đạo đất nước TQ bước vào cuộc cải tổ kinh tế năm 1978, chính vì thế Đặng đã kịp thời lều lái guồng máy kinh tế TQ tránh được sự đổ vỡ và gặt hái nhiều thành công. Điều này giúp TQ đứng vững và không bị cô lập trong xu thế phát triển của CN Tư bản trên toàn thế giới.
“Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc TQ “đã giúp TC tránh được khủng hoảng dẫn đến sụp đổ như Liên Xô mà còn giúp TC từng bước thực hiện tham vọng bá chủ. Giờ đây 2011,TQ đang bước những bước khá xa và vững chắc trên con đường phát triển của mình. Trên con đường phát triển đó, TQ đã trở thành hiểm họa cho nền hòa bình trong khu vực và thế giới, là mối đe dọa về an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ đối với VN.
Vào những năm đầu của thập niên 90, chính sách đối ngoại của TQ có nhiều thay đổi…từ một nước XHCN khép kín, TQ đang tiến nhanh vào giai đoạn hội nhập thế giới, có thể nói thời điểm đó, họ đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, tìm kiếm đối tác và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và thế giới. Họ cũng có nhu cầu liên kết khối CS để bớt đi cái cảm giác đơn độc,đây là cơ hội để CSVN quay trở lại quỷ đạo của TQ, tìm kiếm sự bảo trợ từ một nước CS khổng lồ duy nhất còn lạị và bằng mọi giá họ phải có được mỗi quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc hòng duy trì chế độ bất chấp điều này có thể gây nguy hiểm đến sự độc lập quốc gia hay tổn thương đến lòng tự tôn dân tộc như thế nào!?
Về phía TQ, hơn ai hết họ biết rõ vị trí và ảnh hưởng của mình đối với đảng CSVN nên không ngần ngại đặt ra hàng loạt điều kiện và yêu sách buộc CSVN nhượng bộ trong ý đồ bành trướng ở biển Đông. Quan hệ Việt – Trung đầy sóng gió và nguy hiểm.
Căng thẳng trong khu vực và tại VN dần gia tăng và không có dấu hiệu ngưng nghỉ. Theo sau những chuyến thăm chính thức của nguyên thủ quốc gia và phái bộ ngoại giao hai nước, sau những lời tuyên bố “hợp tác”, và thăm hỏi nồng thắm thì đến tháng 1/2005 tàu Hải quân Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân VN và làm bị thương nhiều người khác. Sau đó phát ngôn viên TQ – bằng những lời lẽ ngang ngược đã lên tiếng cáo buộc những tàu bị bắn là hải tặc có trang bị vũ khí?!
Trước những hành động vi phạm luật pháp quốc tế về tự do hàng hải nghiêm trọng như thế nhưng Bộ ngoại giao VN không hề công khai lên tiếng phản đối hay đưa vấn đề này lên LHQ. Điều này đã tạo tiền lệ bất lợi cho VN.Tháng 4/2007 Hải quân TQ tiếp tục bắt giữ 4 thuyền đánh cá của VN gồm 41 người và yêu cầu đòi tiền chuộc. Tưởng cũng xin nhắc lại rằng ngư dân VN đánh cá trên ngư trường truyền thống của mình, đây là chủ quyền lãnh hải của VN thuộc sự quản lý hợp pháp của Việt Nam.
Tháng 6/2007 hải quân TQ lại bắn chết ngư dân VN và làm bị thương nhiều người . Phía chính phủ TQ tiếp tục cho Hải quân hoạt động và kiểm soát vùng biển không thuộc phạm vi chủ quyền của mình và tiếp tục tấn công, đánh phá làm nhiều người chết và hàng trăm con tàu không còn hoạt động được. Những quyết định đơn phương của TQ về việc cấm đánh cá đẩy ngư dân VN vào thế bế tắc.
Những cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao hai nước VN – TQ vẫn tiếp diễn, những lời tuyên bố về sự hợp tác thân thiết giữa các giới chức hai bên được phía VN đánh bóng, phổ biến rộng rãi trên cả nước và xem đó là những thành công mỹ mãn trong quan hệ ngoại giao. Cũng vào năm 2007, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tuyên bố với Bắc Kinh: “Chưa bao giờ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt -Trung tốt đẹp như hiện nay”.
Hàng chục ngư dân chết oan khuất dưới biển, hàng trăm tàu bè phải kéo lên bờ, hàng trăm gia đình bị thiệt hại kinh tế không làm thay đổi quan hệ ngoại giao hai nước, đã chứng minh mỗi quan hệ giữa VN và TQ là mối quan hệ mang tính phụ thuộc – bất bình đẳng, là nước lớn bảo trợ nước nhỏ. Họ vẫn gọi nhau bằng đồng chí, anh em bất chấp mọi thiệt hại đối với đất nước và nhân dân VN để giữ gìn mối quan hệ chiến lược này .
Sự thờ ơ hay nói chính xác là nhu nhược của ban lãnh đạo Hà Nội trong việc giải quyết vấn đề Biển đông đã gây ra những hệ lụy cho đất nước và dấy lên làn sóng phản đối trong quần chúng. Biển Đông đang là mối tranh chấp của nhiều quốc gia trong khu vực và hiện là vấn đề nhức nhối đối với dư luận trong và ngoài nước. Trong bối cảnh tranh chấp biển Đông rơi vào thế bế tắc mà thiệt hại thuộc về phía VN khiến cho lòng dân phẫn uất và leo thang xu hướng chống TQ, thì ngày 1/11/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến quặng Bauxite từ giai đoạn 2007-2025. Dự án được ước tính với tổng mức đầu tư lên đến 3.1 tỉ mỹ kim do một công ty Trung Quốc trúng thầu xây dựng và khai thác.
Dự án khai thác Bauxite được các nhà khoa học đánh giá là không có giá trị thiết thực về mặt kinh tế nhưng lại gặp nhiều nguy hại về môi sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến môi trường và đời sống người dân Tây Nguyên. Thảm họa bùn đỏ tại Hungary không làm cho giới lãnh đạo VN cân nhắc hơn trong việc tiếp tục khai thác quặng!
Trong vấn nạn Bauxite VN, bên cạnh các mối nguy hiểm mang tính nội tại, còn hình thành một hiểm họa tiềm tàng nghiêm trọng hơn rất nhiều đó là việc hàng ngàn công nhân TQ đang làm việc tại VN. Ai cũng biết Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược…có thể nói vùng đất này là yết hầu của cả nước, mang tính sinh tử đối với an ninh quốc gia. Số lượng công nhân đông đảo người TQ làm việc tại TN là một thách thức lớn đối với an ninh của VN.
Quan hệ Việt – Trung không vĩnh viễn bền vững mà trái lại còn hàm chứa nhiều nguy cơ. Không một người dân VN nào tin tưởng vào chính sách đối ngoại của TQ trong khu vực! Nếu trong tương lai, TQ và VN xảy ra tranh chấp, có thể đi xa hơn thế là những xung đột về quân sự thì hàng chục ngàn công nhân TQ đang làm việc ở TN và những nơi khác trên cả nước là một hiểm họa đối với an ninh quốc gia. Như chúng ta đã biết, cứ mỗi thanh niên TQ đến 18 tuổi sẽ được động viên vào quân đội và ở đó họ được huấn luyện rất chuyên nghiệp. Mỗi một thanh niên TQ là một binh sĩ nếu có chiến sự thì mỗi công nhân TQ là một tay súng …đến lúc đó, chúng ta phải đối phó thế nào?
Thời gian gần đây, báo chí đưa tin về việc hơn 1000 công nhân TQ đang làm việc không có giấy phép tại công trường nhà máy đạm Cà Mau. PCT UBND tỉnh Cà Mau trả lời phỏng vấn BBC rằng: “chưa nhất thiết phải trục xuất số lao động chui này”. Càng ngày, số lượng người Hán hiện diện trên đất nước VN càng đông đảo và họ được chính quyền nhắm mắt bỏ qua. Số lượng người Hán gia tăng trên lãnh thổ VN họ lấy vợ sinh con tràn lan đe dọa đến bản sắc văn hóa cũng như sự thuần chủng của dân tộc VN. Đó là điều không thể chấp nhận được!
Lại nói về chính sách gây căng thẳng trên Biển đông của TQ, ngày 27/5/2011 Tàu hải giám TQ ngang nhiên cắt cable của tàu thăm dò dầu khí Petro VN làm bùng lên sự phẫn uất của đông đảo nhân dân VN. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao TQ lên tiếng cáo buộc tàu VN xâm phạm lãnh hải TQ càng khiến cho dư luận VN bất bình. Theo thông lệ ngoại giao quốc tế, khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền, Bộ ngoại giao VN cần đưa ra một kháng thư đủ mạnh và công khai trước cộng đồng quốc tế để cảnh cáo TQ. Một điều quan trọng nữa, chính phủ VN cần quốc tế hóa vần đề tranh chấp chủ quyền trên Biển đông nhằm tìm kiếm giải pháp có lợi nhất cho VN mà không để TQ thao túng.
Ngược lại sự mong đợi từ phía nhân dân VN, chính phủ cử thứ trưởng ngoại giao hồ xuân Sơn sang Bắc Kinh đàm phán và kết quả cuộc gặp hoàn toàn bí mật. Ban lãnh đạo hai nước cùng nhất trí trong việc giải quyết tranh chấp trong vòng đàm phán song phương. Về phía TQ, trong các phiên họp cấp cao giữa hai nước, phát ngôn viên bộ ngoại giao TQ Hồng Lỗi đã kêu gọi phía VN thực hiện những đồng thuận đã cam kết về vấn để biển “Nam Trung Hoa” và luôn bày tỏ thái độ cứng rắn trong việc bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của mình. Dư luận tại TQ cũng là một vấn đề không thể không nhắc đến, các tờ báo mạng chính thức và không chính thức của TQ tỏ thái độ hung hăng và kêu gọi tấn công VN bằng quân sự để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Qua những sự việc trên cho thấy chính quyền Hà Nội đã tỏ ra lệ thuộc trong các mối quan hệ với Bắc Kinh.
Sự thiếu quyết đoán của chính quyền làm dấy lên mối quan ngại về an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, từ đó dẫn đến việc người dân bất chấp sự đàn áp của công an xuống đường biểu tình chống TQ. Có một nghịch lý, chính quyền Hà Nội tỏ ra quá nhu nhược trong chính sách đối ngoại, nhưng lại tỏ ra quá hung hăng trong việc đàn áp các cuộc biểu tình của người dân yêu nước. Thay vì để người dân xuống đường biểu tình để chính phủ và quân đội TQ thấy được hào khí và ý chí của dân tộc VN thì chính quyền lại ra tay bắt bớ và trấn áp thô bạo những người yêu nước. Một điều đáng ngạc nhiên hơn là sau chuyến viếng thăm TQ, thứ trưởng quốc phòng VN là Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh thông báo với TQ rằng: “Việt Nam kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người với tinh thần không để sự việc tái diễn”.
Nhìn vào cỗ máy chiến tranh của Trung Cộng hiện nay khiến chúng ta không khỏi liên tưởng đến Phát xít Đức vào thời điểm trước Thế chiến II. Quân đội TQ đang điên cuồng hiện đại hóa và bành trướng khắp mọi nơi… song hành với việc đe dọa bằng quân sự là chiến lược ngoại giao Đế quốc. Sự lớn mạnh của Đế quốc Trung Cộng đe dọa đến tồn vong của dân tộc VN. Thế giới luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt, việc cá lớn nuốt cá bé là điều thường thấy nhưng một điều hiếm thấy mà chỉ ở VN mới có là chính quyền vì cố làm hài lòng ngoại bang mà thẳng tay đàn áp người yêu nước. Thế hệ trẻ VN cần nhận thức một điều: TQ là hiểm họa của dân tộc,và hiểm họa đó còn lớn hơn khi những người lãnh đạo hiện nay lại tôn thờ 16 chữ vàng và 4 Tốt.
© Huỳnh Trọng Hiếu
© Đàn Chim Việt
Về bài tiểu luận của Zbigniew Brzezinski
Tác giả: Nguyễn Nghĩa – ĐCV
Bài của Zbigniew Brzezinski, Foreign Affairs, January/February 2012-01-27 mang tựa đề “Quân bình lực lượng phương Đông, nâng cấp phương Tây (Đại chiến lược của Mỹ trong một kỷ nguyên đầy biến động)”.Bài tiểu luận này thể hiện tầm nhìn của 1 chiến lược gia Hoa Kỳ, người đã từng có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
So với quan niệm chính thống của tổng thống Obama hiện nay, cách nhìn của Brzeziński là khác hẳn.
Chiến lược của Hoa Kỳ hiện nay là tăng cường sự hiện diện tại Tây-Nam Thái Bình Dương, tự nhận có lợi ích quốc gia tại các tranh chấp trên Biển Đông từ quan điểm an ninh hàng hải quốc tế. Hoa Kỳ dăng lưới thưa quanh Trung Quốc, bằng cách sẽ bố trí 2500 binh lính tại căn cứ Darwin của Úc. Hoa Kỳ thành lập những liên minh không hình thức như Hoa Kỳ- Úc-Nhât Bản- Ấn Độ,..để cản Trung Quốc bành trướng trên Thái Bình Dương. Hoa Kỳ thúc đẩy hình thành 1 thị trường kinh tế rộng lớn 2 bên bờ Thái Bình Dương: nâng số các quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) lên thành 12 quốc gia, đặt Trung Quốc ở ngoài. Ngoại trưởng Hillary Clinton luôn chỉ trích những điểm yếu cơ bản của Trung Quốc, như đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông mà không có bằng chứng pháp lý, ngăn cản tự do Internet như những tên hề của lịch sử,..
Hoa Kỳ đang sử dụng chiến thuật tăng cường ưu thế quân sự tại Thái Bình Dương, Châu Á, tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Trung Quốc, nhưng quyết không tránh đối đầu về ngoại giao…
Z.Brzeziński lại tung ra luận điểm:
“Mỹ phải tôn trọng vai trò lịch sử và địa chiến lược đặc biệt của Trung Quốc trong việc duy trì ổn định trên phần lục địa Viễn Đông… Mỹ phải nhìn nhận rằng tình trạng ổn định tại châu Á không còn có thể bị áp đặt bởi một cường quốc phi-châu Á; Mỹ lại càng không thể trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự của mình tại đó”.
Ảnh hưởng của nguyên cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Z.Brzeziński trong chính trị của Hoa Kỳ chưa phải đã hết.
Những quan điểm của ông ta, chắc vẫn có nhiều chính trị gia đối lập với chính trị Tổng thống Obama, pro-Trung Quốc ủng hộ.
Nhất là những bộ phận đại diện cho quyền lợi của Wall Street.
Do vậy, việc phân tích những quan điểm của tác giả bài tiểu luận là cần thiết.
Nhất là những quan điểm liên quan đến trực tiếp đến Trung Quốc, Việt Nam, Đông Nam Á, đến Biển Đông …vì những quan điểm này, tác động đến cuộc đấu tranh dành lại Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
1. Z.Breziński là ai?
Sinh ngày 28/3/1928 tại Warszawa-Ba Lan, hiện Z. Brzezinski là chính trị gia, tư tưởng gia đang tích cực hoạt động của Hoa Kỳ. Năm 1938, Z. Brzezinski sang Ca Na Đa cùng gia đình. Năm 1953 bảo vệ luận án tiến sĩ về chính trị học tại trường Havard. Năm 1958 nhập quốc tịch Mỹ. Từ 1977-1981 là cố vấn an ninh quốc gia USA của Tổng thống J. Carter.
Cùng với H. Kissinger, ông Z. Brzeziński là 1 trong những chính trị gia hàng đầu của Hoa Kỳ về chuyên ngành địa chính trị.
Hai chính trị gia này thiên về chiến lược cùng Trung Quốc điều khiển thế giới.
Z. Brzezinski cũng ủng hộ, tuyên truyền cho 1 Trung Quốc đang trỗi dậy 1 cách hòa bình.
Ý tưởng nhóm G2 gồm Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng chia xẻ những khó khăn nẩy sinh trong lãnh đạo thế giới, có vẻ xuất phát từ xuất phát từ nhà chiến lược chính trị này.
2. Sơ lược về chính trị Hoa Kỳ.
Nếu bỏ qua học thuyết giai cấp của Mác-Lênin, ta có thể nhận thấy rằng, cho đến hôm nay, loài người mới trải qua 2 hình thức tổ chức xã hội chính:
2.1. Hình thức xã hội không dân chủ.
Đây là xã hội, mà công dân của xã hội này không bình đẳng với nhau trong hiến pháp và trước pháp luật. Pháp luật chỉ bảo vệ cho quyền lợi của 1 tầng lớp thiểu số nắm quyền hành.
Ở chế độ phong kiến thì tầng lớp này là dòng họ của nhà vua và tầng lớp quí tộc phong kiến có công với triều đại phong kiến này.
Ở chế độ độc tài, toàn trị do 1 chính đảng độc quyền lãnh đạo, pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi cho các thành viên xã hội có dính líu đến đảng lãnh đạo.
Trong xã hội không dân chủ này, quyền làm Con Người chỉ dành cho nhóm nhỏ , 1 thiểu số.
Trung Quốc, Việt Nam hiện nằm trong nhóm này.
2.2. Hình thức xã hội dân chủ.
Đây là xã hội mà hiến pháp, pháp luật đảm bảo cho mọi công dân của xã hội này quyền làm chủ nhà nước, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do làm giầu,.. Trong xã hội dân chủ này, người dân được quyền làm chủ nhà nước thông qua hình thức bầu cử theo chu kỳ. Đây là xã hội mà mọi công dân, không phân biệt nguồn gốc, tín ngưỡng, của cải hay quan điểm chính trị… đều bình đẳng trước pháp luật, đều có Nhân quyền, đều là Con Người.
Hoa Kỳ là 1 quốc gia dân chủ.
Nhà nước Hoa Kỳ do 2 chính đảng là Dân chủ và Cộng hòa thay phiên nhau nắm giữ và điều hành, thông qua các cuộc bầu cử vào Hạ viện, Thượng viên, hay bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ,.. mặc dù tại Hoa Kỳ có trên dưới 200 đảng phái, hội, nhóm.. hoạt động, tuyên truyền ảnh hưởng cho tổ chức của mình.
Thể chế bầu cử minh bạch, đảm bảo cho những nhân vật kiệt xuất được thể hiện trong các đóng góp cho chính trị Hoa Kỳ.
Với Hiến pháp tiến bộ bậc nhất hành tinh khi đề cao dân quyền, bình đẳng các sắc tộc, nhân quyền, tự do, …Hoa kỳ thuộc vào các quốc gia có hệ thống chính trị rõ ràng, nhà nước được điều hành minh bạch.
Trong 1 xã hội hiện đại, không phân biệt dân chủ hay không dân chủ, có 3 tầng lớp công dân tác động trực tiếp đến chính trị nhà nước:
2.1. Đại bộ phận những người dân lao động, những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là chính đảng đấu tranh cho tự do dân quyền, tự do dân sinh, cho công bằng xã hội…tranh dành ảnh hưởng trong tầng lớp này.
2.2. Một bộ phận rất năng động của xã hội, tích tụ được 1 số lượng tài sản rất lớn từ việc nắm được các qui luật kinh tế, tuân thủ các qui tắc kinh tế do hệ thống chính trị đặt ra. Bộ phận này có tính đầu tầu thúc đẩy nền kinh tế, gây ảnh hưởng chính trị trên toàn xã hội.
Phát biểu quyền lợi của tầng lớp tiên tiến này, từ những ngày thành lập(1854) tại Hoa Kỳ là đảng Cộng hòa.
2.3. Tầng lớp trung gian về kinh tế gồm các giảng viên đại học, nhà văn, nhà báo, những chủ nhân các hãng nhỏ, những chuyên viên bậc cao trong các hãng lớn,..
Đây chính là những thành phần tích cực trong nền kinh tế tư bản.
Họ không phải là những người nghèo, tuy chưa hẳn giầu có. Số tiền, mà họ tạo ra hàng tháng, đủ để họ sẵn sàng mua các sản phẩm kỹ thuật mới …Tầng lớp này ngày một đông đảo và trở thành 1 động lực rất lớn cho phát triển kinh tế.
Do chủ động về kinh tế gia đình, lại có tri thức cao, nên tầng lớp này rất được 2 chính đảng lớn tại Hoa Kỳ chú ý.
Điều này giải thích tại sao tại Hoa Kỳ, dù có đến trên dưới 200 tổ chức chính trị nhỏ khác hoạt động, nhưng quan tâm của người dân, chỉ tập trung vào cương lĩnh tranh cử của 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Như vậy, trên phương diện vĩ mô, chính trị Hoa Kỳ là nền chính trị đại nghị ổn định dựa trên tam quyền phân lập.
Tuy là đảng phái chính trị, nhưng 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ của Hoa Kỳ có cơ cấu lỏng lẻo không giống các chính đảng tại các nước khác, nhất là cơ cấu của các chính đảng cộng sản theo quan điểm Lênin. Do vậy, các nhóm áp lực chính trị có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành 1 chính sách của chính phủ Hoa Kỳ.
Z. Brzezíńki là 1 trong những chính trị gia của 1 nhóm áp lực chính trị của Hoa Kỳ.
3. Tóm tắt nội dung bài viết” Quân bình lực lượng phương Đông, nâng cấp phương Tây (Đại chiến lược của Mỹ trong một kỷ nguyên đầy biến động)” liên quan đến “phương đông” và 1 vài phân tích.
Đại chiến lược mà Z. Brzezíńki đề ra nhằm đảm bảo cho Hoa Kỳ tiếp tục ở vị trí cường quốc của thế kỷ 21 này. Việc đầu tiên, Z. Brzezíńki cho rằng Hoa Kỳ phải tạo sức sống mới cho chính mình. Thật vậy, một cường quốc mà nền kinh tế bị phá sản, không còn là cường quốc nữa. Tuy nhiên, lịch sử ngắn ngủi của Hoa Kỳ đã chứng minh rằng, Hoa Kỳ đã vượt qua những khủng khoảng kinh tế như 1929-1940 và mạnh lên sau khủng khoảng kinh tế.
Z. Brzeziński đề nghị Hoa Kỳ quan tâm đến 1 Châu Âu dân chủ và rộng lớn bao gồm cả nước Nga. Một Châu Âu dân chủ sẽ hậu thuẫn mạnh cho Hoa Kỳ trong việc tranh dành ảnh hưởng với Trung Quốc trên toàn cầu.
Trong bài viết này, tôi quan tâm đến những quan điểm của Giáo sư Z. Brzeziński liên quan đến Trung Quốc. Ta có thể liệt kê các quan điểm chính của Z. Brzeziński về Trung Quốc như sau:
3.1. Trung Quốc chưa hề đưa ra một tín hiệu ý thức hệ nào để khẳng định rằng thành tích gần đây của TQ có thể áp dụng đều khắp trên thế giới, và Mỹ đã đi những bước thận trọng để không biến vấn đề ý thức hệ thành trọng điểm trong mối quan hệ với Trung Quốc.
3.2. Vai trò của Mỹ tại châu Á phải là vai trò của một cường quốc có khả năng quân bình lực lượng trong khu vực, mô phỏng theo vai trò của Vương quốc Anh trên vũ đài chính trị giữa các nước châu Âu trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20.
Để giải thích luận điểm 1, Z. Brzeziński cho rằng :”cả Washington lẫn Bắc Kinh đã chấp nhận quan niệm về “một quan hệ đối tác xây dựng” trong các vấn đề toàn cầu. Mỹ, mặc dù chỉ trích Trung Quốc về các vi phạm nhân quyền, nhưng đã thận trọng không bôi bác toàn bộ hệ thống kinh tế xã hội Trung Quốc.”
Đồng thời, 1 kịch bản được mô tả cho trường hợp không khôn ngoan như vừa nêu ở giải thích luận điểm 1, nghĩa là khi cả Mỹ và Trung Quốc bắt đầu phản bác nhau:
“Trong kịch bản đó, Washington sẽ tranh luận rằng sự thành công của Bắc Kinh đặt cơ cở trên một chế độ độc tài bạo ngược và đang gây tổn thương cho sức mạnh kinh tế của Mỹ; trong khi đó, Bắc Kinh sẽ lý giải rằng thông điệp mà Mỹ đưa ra là một mưu mô nhằm phá hoại và thậm chí có thể làm tan rã hệ thống chính trị TQ. Đồng thời, Trung Quốc sẽ nhấn mạnh sự kiện là TQ đã bác bỏ thành công tính ưu việt của phương Tây, tạo ra sức hấp dẫn đối với các quốc gia trong thế giới đang phát triển, tức những nước vốn đã chấp nhận một sử quan (a historical narrative) rất thù nghịch với phương Tây và đặc biệt đối với Mỹ. Một kịch bản như thế sẽ gây thương tổn và bất lợi cho cả hai quốc gia.”
Tôi cho rằng Giáo sư Z. Brzeziński, ở đây, đã cố ý không nhắc lại quá khứ.
Ta thử cùng nhau hỏi rằng :Tại sao 1971, Tổng thống Hoa Kỳ R.Nixon đã nhanh nhẩu bắt tay với Trung Quốc để chống lại Liên Xô và Phe XHCN Đông Âu?
Một trong những lý do rất quan trọng tạo nên mối quan hệ Trung -Mỹ này, là việc các chiến lược gia Hoa Kỳ phát hiện ra rằng:
Trung Quốc là đệ tử cuồng tín của Chủ nghĩa cộng sản Mác-Lênin, chỉ ở ngoài vỏ ở các khẩu hiệu, ở các bài xã luận.
Ngọn cờ Mác-Lênin chỉ dùng để phất cao, tập hợp nhân dân lao động Trung Quốc ( thế giới) dưới ngọn cờ này, còn chủ nghĩa dân tộc Đại Hán mới là cái lõi tư tưởng của ban lãnh đạo Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu.
Tại thời điểm ấy, đối với Hoa Kỳ, thì mục tiêu chống Chủ nghĩa cộng sản, lý tưởng cộng sản là quan trọng nhất .
Mọi dân tộc đều có quyền lo lắng cho tương lai của dân tộc mình, là tôn chỉ cao thượng của người Mỹ.
Do đó, tại thời điểm này, Hoa Kỳ đã bỏ qua Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc mà đồng minh với Trung Quốc.
Thế nhưng, người Hoa Kỳ đã nhầm lẫn, và không hiểu người Trung Quốc chính ở điểm này :
Chủ nghĩa dân tộc Đại Hán có 1 nội dung vượt qua chủ nghĩa dân tộc của 1 dân tộc bình thường. Thậm chí có thể so sánh nó với Chủ nghĩa Phát xít Nhật Bản hay Đức Quốc Xã..
Tuy rằng đất nước Trung Quốc to lớn hiện nay không hẳn là công lao của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, mà là công lao của Đế quốc Mông Cổ và Đế quốc Mãn Thanh, thì ta cũng thử nhìn gần xem Chủ nghĩa dân tộc Đại Hán của Mao Trạch Đông có nội dung gì?
(A). Chắc chắn là Mao Trạch Đông muốn có 1 nước Trung Quốc cường thịnh về quốc phòng, kinh tế (3 Đại nhẩy vọt của Mao chứng minh điểm này), dưới sự chuyên chính tàn khốc của Đảng cộng sản Trung Quốc.
(B). Mao Trạch Đông và Đảng cộng sản Trung Quốc có tham vọng lãnh thổ với Ấn Độ, Liên Xô cũ, với Đông Nam Á …
(C). Mục đích của Mao Trạch Đông và Đảng cộng sản Trung Quốc là đứng đầu thế giới. Việc tranh chấp với Liên Xô về ngôi vị lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới, việc tung khẩu hiệu Đế quốc Mỹ là con hổ giấy,…là những biểu hiện của mục đích này.
(D). Để đạt mục đích: là trung tâm của vũ trụ, Mao Trạch Đông và Đảng cộng sản Trung Quốc sẵn sàng hi sinh 300 triệu người dân Trung Quốc cho mục đích này( khi Mao Trạch Đông tuyên bố, Trung Quốc có 600 triệu dân).
(E). Mục đích gần nhất, để tranh dành ngôi bá chủ hoàn cầu với Hoa Kỳ của Đảng cộng sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông, là kiềm chế Mỹ ở Thái Bình Dương và tiến ra Ấn Độ Dương. Họ đã chiến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam để làm bàn đạp trông coi cửa ngõ đổ ra Ấn Độ Dương.
(F). Làm yếu Việt Nam, dùng Việt Nam làm phên dậu che cho Trung Quốc, cũng như biến Việt Nam làm bàn đạp tiến xuống Đông Nam Á, gian đoạn đầu tiên trong chiến lược chinh phục thế giới.
Như vậy thì Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Nam Á là mục tiêu gần của Trung Quốc.
Mục tiêu xa của Trung Quốc là đạp đổ ngôi vị cường quốc thế giới của Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã đạt được mục tiêu chiếm Hoàng Sa, Trườn Sa của Việt Nam. Trung Quốc cũng đã làm Việt Nam suy yếu và lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Ngày hôm nay, khi Hoa Kỳ đang rơi vào suy thoái kinh tế, họ đã cảm thấy được thanh gươm Trung Quốc đang từ từ, muốn chặt phứt cái sợi dây mà Hoa Kỳ dùng để điều khiển toàn thế giới: sợi dây ràng buộc về kinh tế.
Vì vậy phải khẳng định rằng: để chiến thắng Chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và phe XHCN Đông Âu, Hoa Kỳ đã trả 1 giá quá đắt: Nuôi dưỡng con rồng Trung Quốc, nuôi dưỡng chủ nghĩa Đại Hán Trung Hoa lớn mạnh.
Hoa Kỳ đã nuôi ong tay áo, đã nuôi hổ dữ trong nhà.
Hoa Kỳ đã giúp đỡ để Trung Quốc trưởng thành từ 1 đất nước nghèo, hèn, lạc hậu, thành 1 quốc gia có GDP thứ 2 thế giới.
Đất nước này đang lăm le chờ cơ hội yếu kém của Hoa Kỳ, để vượt qua Hoa Kỳ, trở thành cường quốc số 1 của thế giới.
Trở lại với quan điểm 3.1 của Z.Brzeziński:”Trung Quốc chưa hề đưa ra một tín hiệu ý thức hệ nào để khẳng định rằng thành tích gần đây của TQ có thể áp dụng đều khắp trên thế giới”.
Tôi cho rằng Giáo sư Z. Brzeziński có sự nhầm lẫn.
Thực ra Trung Quốc vẫn tự cho rằng họ đang theo đuổi Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư tưởng Mao Trạch Đông và tính thực dụng Đặng Tiểu Bình cho hoàn cảnh Trung Quốc.
Ở đoạn trên, ta đã hiểu tư tưởng Mao Trạch Đông chính là chủ nghĩa dân tộc Đại Hán cộng với sẵn sàng hi sinh 1 bộ phận lớn dân số Trung Quốc cho mục đích bá chủ toàn cầu của Trung Quốc.
Còn tính thực dụng Đặng Tiểu Bình là gì?
Tính thực dụng Đặng Tiểu Bình trong phiên bản “mở cửa, hội nhập với thế giới” đã thể hiện ở các điểm sau:
(a). Cho phép “tư hữu” được thực hiện trong 1 giới hạn kinh tế, như 1 thỏa thuận ngầm của ĐCS TQ với người dân Trung Quốc. Quyền lãnh đạo đất nước, duy nhất thuộc về ĐCS TQ.
(b). Cho phép các công ty đa quốc gia tư bản bóc lột vô tội vạ người dân lao động Trung Quốc.
Như vậy ở cả 2 điểm trên, Trung Quốc đã xa rời Chủ nghĩa cộng sản, khi Mác và Lênin đã xác định bản chất của CNCS là :
CNCS xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân và dựa trên “Công hữu’. Chủ nghĩa cộng sản xóa bỏ bóc lột tư bản trên người công nhân, nông dân. CNCS có tính toàn cầu.
Mô hình hệ thống kinh tế xã hội Trung Quốc không thể phát triển toàn cầu được.
Tại sao vậy?
Trả lời đơn giản nhất là nhìn vào lịch sử cận đại Trung Quốc.
Giả sử có 1 quốc gia nào đấy, muốn bắt chiếc Trung Quốc, quốc gia này phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- đất nước phải trải qua giai đoạn suy yếu, bị sâu xé, để nhân dân nuôi lòng hận thù với các thế lực đế quốc ngoại bang ( (cuối Mãn Thanh, trước cách mạng Tân Hợi 1911).
- Nhân dân phải bị tập trung vào các Công xã nhân dân và bị bỏ đói để 30-40 triệu nông dân bị chết đói (3 Đại nhẩy vọt và thành lập Công xã nhân dân 1950-1957).
- Nhân dân bị truy bức tư tưởng, bị lừa lọc sau phong trào “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”.
- Chủ nghĩa cá nhân, sẽ bị gột rửa hết sau Đại cách mạng văn hóa vô sản ( điển hình có Lôi Phong, đêm tân hôn thì đọc trước tác Mao Chủ Tịch suốt đêm, quên cả người vợ trẻ).
- Mọi người dân sẽ không còn khái niệm tư hữu, để khi Đặng Tiểu Bình “mở cửa”, họ đổ xô làm giàu, đổ xô tư hữu.
- Khi đó, họ ngoan ngoãn làm nô lệ cho chính đảng cầm quyền, hi vọng bảo vệ chút tư hữu mà họ vừa có được.
Chắc rất ít quốc gia nào trên quả đất này có thể thỏa mãn các điều kiện trên.
Vì vậy, điển hình Trung Quốc nhân rộng ra thế giới là 1 dấu hỏi lớn, khó khả thi.
Có thể thấy Khơmer đỏ, là 1 mẫu hình cho quốc gia nhỏ hơn Trung Quốc, thực thi quan điểm “làm trong sạch các giai cấp trong xã hội” của Mao; hay Bắc Triều Tiên với chuyên chính vô sản đến từng người dân, từng suy nghĩ của mỗi người dân.
Như vậy kịch bản của giáo sư Z.Brzeziński là không thực tế.
Ở đây, tôi phải nhấn mạnh 1 điểm, để những ai còn thành kiến với Hoa Kỳ về việc rút lui khỏi Việt Nam 1973.
Hoa Kỳ cũng như bất cứ 1 quốc gia khác, có quyền trước tiên tính toán cho quyền lợi của dân tộc mình.
Đối với Việt Nam cộng hòa, Hoa Kỳ đã giúp theo hết khả năng của mình.
Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, có sự khác nhau về cơ bản về quan niệm lợi ích.
Trung Quốc chiếm trắng, cướp không của Việt Nam 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Hoa Kỳ cùng lắm, sẽ mua dầu hỏa do Việt Nam khai thác lên từ Hoàng Sa, Trường Sa với giá hữu nghị .
Còn quan điểm 3.2 :
“Vai trò của Mỹ tại châu Á phải là vai trò của một cường quốc có khả năng quân bình lực lượng trong khu vực, mô phỏng theo vai trò của Vương quốc Anh trên vũ đài chính trị giữa các nước châu Âu trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20,”
thực tế là nhường Châu Á cho Trung Quốc thao túng.
Chiến lược này, đã được Hoa Kỳ sử dụng trong 3 thập niên qua với kết quả là :Trung Quốc đang lớn mạnh, vượt qua tính toán của Hoa Kỳ.
Tiếp tục chiến lược này là 1 sai lầm, mà hậu quả của nó sẽ phải đổi bằng vị trí suy yếu của Hoa Kỳ trên thế giới trong thế kỷ 21 này trước Trung Quốc.
Trên lăng kính của thất bại 1975 tại Việt Nam, Z.Brzeziński còn kết luận rằng :
“Mỹ phải tôn trọng vai trò lịch sử và địa chiến lược đặc biệt của Trung Quốc trong việc duy trì ổn định trên phần lục địa Viễn Đông.”
và:
“Mỹ phải nhìn nhận rằng tình trạng ổn định tại châu Á không còn có thể bị áp đặt bởi một cường quốc phi-châu Á; Mỹ lại càng không thể trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự của mình tại đó”.
Quan điểm này đã nuôi dưỡng ý đồ bành trướng mạnh mẽ, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, khi cưỡng chiếm bằng bạo lực Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Quan điểm này đã giúp Trung Quốc nuôi ảo vọng làm: lại luật pháp quốc tế theo tinh thần “ lẽ phải thuộc về kể mạnh”.
Đây là sự giật lùi của văn minh nhân loại, cần phê phán quan điểm để cho Trung Quốc làm mưa, làm gió trên Biển Đông, tại Đông Nam Á.
Việc Hoa Kỳ của Obama quay trở lại Thái Bình Dương một cách mạnh mẽ đã được tất cả các nước trong khu vực hoan ngênh 1 cách chưa từng thấy. Từ Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Philippine, tới Việt Nam, Miến Điện…
Quan điểm của Z.Brzeziński “tình trạng ổn định tại châu Á không còn có thể bị áp đặt bởi một cường quốc phi-châu Á; Mỹ lại càng không thể trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự của mình tại đó” là phi thực tế.
Châu Á rất cần sự hiện diện của Hoa Kỳ cả về chính trị tiên tiến, quân sự áp đảo lẫn thành lập khối kinh tế Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bởi vì Châu Á, nói chung, là những nước còn lạc hậu về mặt xã hội.
Các xã hội Châu Á chủ yếu còn trong bóng tối của chế độ phong kiến. Để xây dựng cho mình 1 xã hội dân chủ, bình đẳng , tự do,.. các quốc gia Châu Á rất cần đến tham vấn , kinh nghiệm của Hoa Kỳ.
Trung Quốc là 1 xã hội phong kiến. Ở đây, họ mới hiểu được 1 nguyên tắc để có quyền lực trong chế độ phong kiến: “họng súng đẻ ra chính quyền”.
Đảng cộng sản TQ không hiểu được rằng trong xã hội dân chủ, quyền lực có thể chuyển từ 1 chính đảng này sang chính đảng khác 1 cách hòa bình do quyết định của các lá phiếu công dân.
Vì vậy, nói chính nghĩa, lẽ phải với Trung Quốc rất khó, phải có bóng dáng của sức mạnh kèm theo, của họng súng kèm theo, phải dùng ngôn ngữ của họ, thì người Trung Quốc bành trướng mới hiểu ra vấn đề.
Đây là lý do, tại sao tôi ủng hộ Hoa Kỳ tăng cường sức mạnh tại Châu Á.
Sau 3 thập niên tăng trưởng liên tục, Trung Quốc đang là 1 quốc gia có tiềm năng kinh tế lớn. Có quốc gia Châu Á nào không có quan hệ kinh tế với Trung Quốc?
Việc xây dựng thành công khối kinh tế Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ kéo dần các quốc gia Châu Á đang phát triển kinh tế, đang lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, đến 1 lụa chọn mới, tốt hơn.
Khi nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, Giáo sư Z.Brzeziński không để ý tới qui luật “Hợp-Tan” của quốc gia Trung Quốc cổ đại.
Ít nhất đã 2 lần đế quốc phong kiến này “Tan”, trên đỉnh vinh quang của nó.
Lần thứ nhất là triều đại vương triều Tần Thủy Hoàng, kéo dài chỉ có 15 năm.
Lần thứ 2 là triều đại nhà Tùy. Tùy Dạng đế Dương Quảng kết thúc nhà Tùy từ năm 605 đến năm 618.
Hiện nay xã hội Trung Quốc đang mưng ung nhọt :Tây Tạng đòi độc lập, Tân Cương đòi thoát ly, nông dân oan ức đòi ruộng đất khắp nơi, người dân Hồng Kông coi thường người Trung Quốc lục địa, Đài Loan không muốn trở về trong khuôn khổ 1 quốc gia với Trung Quốc cộng sản…
Những ung nhọt của xã hội Trung Quốc đang rất cần những tư tưởng tiên tiến thời đại như Tự do Internet, Quyền con người, Quyền tự do cá nhân, quyền phát biểu tư tưởng không bị cầm tù…làm thuốc chữa trị.
Ngoại trưởng của Hoa Kỳ Hillary Clinton đang thực hiện xuất sắc nhiệm vụ này.
Không thể để yên cho Đảng cộng sản Trung Quốc mặc sức nô lệ chính dân tộc của mình.
Phải chỉ rõ những tồi tệ của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Một quốc gia Trung Quốc dân chủ, có nhiều khả năng phải từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ.
Một quốc gia Trung Quốc dân chủ, có nhiều khả năng phải trả lại tự do cho các dân tộc Tây Tạng, Tân Cương…
Một quốc gia Trung Quốc dân chủ, không có lý nào, không trả lại Hoàng Sa, Trường Sa về với Việt Nam.
Một quốc gia Trung Quốc dân chủ có nhiều khả năng sẽ đảm nhiệm tốt hơn vai trò đầu tầu của họ tại Châu Á…
Vì vậy Hoa Kỳ cần đối diện trực tiếp với Trung Quốc hiện nay, chứ không phải né tránh những hành động mù quáng của Trung Quốc, né tránh những tham vọng không thực tế của Trung Quốc, quét những vấn đề xấu xa của Trung Quốc xuống dưới tấm thảm ngoại giao.
Khi nghiên cứu lịch sử tan rã của các đế quốc cổ đại, 2 Giáo sư H. Kissinger và Z. Brzeziński đã đi đến kết luận rằng : 1 dân tộc man rợ, có thể, có sức mạnh phá tan 1 đế quốc văn minh ( La mã cổ đai) vì vậy 2 vị giáo sư đáng kính này không quan tâm đến tổ chức xã hội phong kiến của nhà nước cộng sản Trung Quốc.
Họ đã lầm.
Nô lệ phong kiến , chuyên chính vô sản,.. hiện nay không làm người dân sợ hãi nữa.
Mọi cuộc diệt chủng tàn bạo, đều bị đưa ngay lên Internet , và nhận sự phản đối của cả thế giới.
Vì vậy tôi cho rằng Z.Brzeziński đã thể hiện những quan điểm không thực tế.
Trường phái chính trị Obama là sáng suốt.
Chắc chắn vị Tổng thống này sẽ thắng cử nhiệm kỳ 2.
Kết luận.
Hoa Kỳ sẽ không là cường quốc của thế kỷ 21, nếu kinh tế của họ cứ trượt dài trên con đường khủng khoảng.
Mọi sợi dây của khủng khoảng tài chính đều dẫn về Wall Street.
Nếu Tổng thống Obama không cắt thuốc cho căn bệnh nam giải này, thì mọi chiến lược tầm cỡ thế giới của Hoa Kỳ, chỉ nằm trên những trang bình luận của báo chí.
Ta thử hỏi từ đâu mà lãnh đạo Trung Quốc có tư duy điều hành kinh tế xuất sắc như vậy trong 3 thập kỷ qua?
Mao Trạch Đông rất muốn cho kinh tế Trung Quốc phồn vinh, nhưng không thành công.
Chu Ân Lai chỉ điều hành chính phủ 1 cách cầm cự, để không có quá nhiều nông dân Trung Quốc chết đói trong những xáo trộn chính trị.
Đặng Tiểu Bình thì cả cuộc đời chủ yếu viết kiểm điểm gửi cho Mao Trạch Đông.
Tuy ông ta biết rằng tư hữu là động lực chính làm ra của cải xã hội, nhưng điều khiển nó, ở quốc gia 1300 triệu dân này như thế nào, Đặng không phải là ông thánh, để hiểu được các qui luật kinh tế.
Có sự giúp đỡ vô tư của các chuyên gia đầu ngành kinh tế Hoa Kỳ.
Chỉ riêng thống đốc Ngân hàng Liên Bang Hoa Kỳ, Alan Greenspan, ông đã hơn 100 lần sang Trung Quốc hội đàm, bỏ túc cho lãnh đạo Trung Quốc về kinh tế…
Một sự giúp đỡ xả thân vô tư của các nhà kinh tế đầu bảng của Hoa Kỳ, muốn 1 Trung Quốc, nhiều tiềm năng nhưng đang còn đau khổ, tiến bộ, như khi các đảng viên các đảng cộng sản xả thân cho lý tưởng cộng sản thời 1930-1960.
Vì vậy, Hoa Kỳ cần vạch trần hơn nữa tính phong kiến tàn bạo của Chủ nghĩa Đại Hán Trung Quốc, vạch trần hơn nữa lòng tham lam vô độ của bành trướng Trung Quốc hôm nay.
Cho dù lãnh đạo mới của Trung Quốc là Tập Cận Bình hung hăng đến đâu, cũng cần đấu tranh ngoại giao trực diện, nêu rõ chính nghĩa Dân chủ, Nhân quyền, Tự do Internet, Bình đẳng các săc tộc.. của Hoa Kỳ.
Như hiện nay Hoa Kỳ đang làm.
© Nguyễn Nghĩa.
© Đàn Chim Việt
Bắc Kinh và Washington đều quan sát kỹ chuyến đi Mỹ của ông Tập Cận Bình
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Reuters)
Thụy My – RFI
Về châu Á, thông tín viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh có bài viết mang tựa đề « Chuyến công du nước Mỹ của nhân vật số một trong tương lai của Trung Quốc ». Báo Le Figaro cho rằng, chuyến đi này sẽ được Bắc Kinh lẫn Washington quan sát kỹ lưỡng.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người được xem là mùa thu năm
tới sẽ lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ
vào ngày mai 14/02/2012. Chuyến đi « trình diện » này là một phần không
thể thiếu của quá trình chuyển tiếp, cũng như ông Hồ Cẩm Đào đã thực
hiện tương tự vào năm 2002.
Washington nhân dịp này sẽ tìm hiểu thêm về tân Chủ tịch tương lai của Trung Quốc trong thập kỷ tới, còn Bắc Kinh sẽ quan sát kỹ hơn người thay thế Hồ Cẩm Đào, và như vậy ông Tập Cận Bình sẽ không có quyền phạm sai sót.
Sự kiện quan trọng nhất là cuộc hội đàm với ông Barack Obama vào thứ Ba 14/2 tại Nhà Trắng. Sau đó ông Tập Cận Bình sẽ đi Iowa và Los Angeles. Một nhà ngoại giao nhận định, những lời nói và thái độ của ông Tập Cận Bình sẽ là những chỉ báo cho vị trí một nguyên thủ quốc gia, cũng như ý hướng chuyển động nhiều hơn trong môi trường quốc tế. Người ta cho rằng ông « quốc tế hóa » hơn ông Hồ Cẩm Đào, do khác biệt thế hệ cũng như về giáo dục.
Tại Muscatine, một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Iowa, ông Tập Cận Bình sẽ đi thăm lại những người quen cũ nơi ông từng trú ngụ năm 1985. Theo Le Figaro, cử chỉ này là nhằm thu hút cử tri Mỹ, vốn lo ngại trước mối đe dọa mất việc làm và sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc. Thành phố Los Angeles cũng sẽ tiếp đón một « fan » của Hollywood : một tài liệu của WikiLeaks cho biết ông Tập Cận Bình đã thổ lộ với đại sứ Mỹ năm 2007, là ông rất mê các phim về Đệ nhị Thế chiến, đặc biệt là phim « Giải cứu binh nhì Ryan ». Ông cũng gởi con gái đến học ở Havard dưới một cái tên khác.
Cho dù được xem là một chuyến viếng thăm thân thiện, nhưng chuyến đi này lại diễn ra trong một bối cảnh nhạy cảm. Việc Bắc Kinh mới đây đã sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ dự thảo nghị quyết về Syria đã bị Washington thẳng thừng lên án. Năm nay cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các ứng cử viên đều chịu áp lực phải đòi hỏi Bắc Kinh nhượng bộ trong lãnh vực thương mại cũng như tỉ giá đồng nhân dân tệ. Mới hôm thứ Sáu tuần rồi, Hoa Kỳ cũng đã chỉ trích về con số thâm hụt kỷ lục trong thương mại với Trung Quốc năm 2011, chiếm đến phân nửa tổng số thâm hụt của Mỹ. Con số này sẽ gây áp lực lên chính quyền Obama.
Các chủ đề gai góc khác nữa là vấn đề Tây Tạng, với các vụ tự thiêu liên tục của các nhà sư. Hay là hồ sơ Iran, Bắc Triều Tiên, và sự quay lại châu Á một cách « ồn ào » của Mỹ. Nhà Trắng đã cho biết là sẽ không tránh né vấn đề nhân quyền. Còn Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải tuần rồi đã nhận định là có « một sự thiếu hụt niềm tin giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ». Theo Le Figaro, ông Tập Cận Bình sẽ không có nhượng bộ gì đáng kể đối với Mỹ, trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tế nhị này.
Tờ báo cho rằng, sự chú ý càng tăng cao vì người ta biết rất ít về quan điểm chính trị của nhân vật được xem là đại diện cho thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc. Năm nay 58 tuổi, ông Tập Cận Bình là con của nhà cách mạng lão thành Tập Trọng Huân. Tốt nghiệp kỹ sư hóa ở đại học Thanh Hoa, theo như tiểu sử chính thức, thì sau đó ông đã nhận được bằng tiến sĩ về lý luận Mác-Lênin. Trong thời kỳ cách mạng văn hóa, ông được đưa về nông thôn Thiểm Tây, sinh quán của ông. Tập Cận Bình đã hai lần lấy vợ, người vợ hiện nay là bà Bành Lệ Viện, một ca sĩ nổi tiếng.
Ông Tập Cận Bình được mô tả là một con người không có sức quyến rũ đặc biệt, nhưng thực dụng và thận trọng. Quá trình tiến thân của ông không có gì nổi bật, nhưng cũng không sai sót. Ông là cán bộ thân cận với quân đội nhất so với các lãnh đạo khác cùng thế hệ, đây là một ưu thế đáng kể. Tập Cận Bình cũng tỏ ra cởi mở với những cải cách có mức độ.
Le Figaro đặt câu hỏi, liệu ông Tập Cận Bình vẫn duy trì các chính sách chính trị song hành với nền kinh tế thị trường như lâu nay, hay sẽ dám mạo hiểm trên con đường cải cách và sáng tạo ? Đó là điều mà người Mỹ sẽ cố gắng « giải mã ». Nhưng có một điều chắc chắn là, ông Tập Cận Bình sẽ tránh những phát biểu như trong chuyến đi Mehico hồi năm 2009, khi đó ông tố cáo « những người ngoại quốc bụng no nê » không ngớt đả kích Trung Quốc.
Đánh Iran : Một kịch bản chia rẽ Hoa Kỳ và Israel
Về thời sự quốc tế, phụ trang địa chính trị của Le Monde dành cho chủ đề « Đánh hay không đánh Iran ? ». Trong hồ sơ : « Nguyên tử Iran, cuộc chiến tranh cân não », Le Monde nhận định, Israel đang tỏ ra mất kiên nhẫn trước mối đe dọa hạt nhân từ Iran. Nhưng Hoa Kỳ không muốn có một sự can thiệp quân sự trong năm 2012, sẽ làm sụt giảm hy vọng tái đắc cử của ông Obama, và vẫn còn hy vọng vào việc làm Teheran lùi bước.
Tờ báo nhắc lại sự kiện vào tối 06/06/1981, khi đại sứ Mỹ tại Israel Samuel Lewis đang chuẩn bị đi ăn tiệc, thì bất ngờ nhận được cú điện thoại của Thủ tướng Israel cho biết không quân Israel đã phá hủy lò phản ứng nguyên tử gần Bagdad cách đó một tiếng đồng hồ. Người ta tự hỏi liệu vị đại sứ trẻ Daniel Shapiro của Mỹ tại Israel năm nay có lâm vào tình cảnh tương tự hay không.
Việc tấn công quân sự vào Iran sẽ là một cơn ác mộng cho Tổng thống Barack Obama trước thời điểm kỳ bầu cử ngày 6/11 tới, và giá dầu tăng cao đang làm giảm cơ hội thuyết phục người dân Mỹ về triển vọng thúc đẩy kinh tế.
Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ đã yêu cầu Israel không dùng đến giải pháp quân sự trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, vì vẫn còn thời gian. Nhưng các nhà lãnh đạo Israel nhận định rằng, cần phải quyết định trong vòng sáu tháng tới, trước khi quá trễ, có nghĩa rằng trước kỳ bầu cử Mỹ. Nếu không, thì sẽ rất khó không kích khi mùa đông đến, và nếu đợi đến mùa hè 2013 thì Iran sẽ có thêm một năm để tích trữ uranium đã được làm giàu, tại các địa điểm công sự vô cùng chắc chắn. Hơn nữa, phía Israel cho rằng Iran đã bước qua « ranh giới đỏ » để tiến đến mức độ không thể đảo ngược của chương trình nguyên tử. Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo : « Dời lại về sau, có nghĩa là quá trễ ».
Theo quan sát của một số chuyên gia, thì lịch sử cho thấy không có quốc gia nào từ bỏ chương trình hạt nhân quân sự, một khi đạt đến trình độ như Iran hiện nay, trừ phi có một sự thay đổi chế độ.
Tuy nhiên người ta cũng nhận định, thật ra Israel cũng muốn chính Hoa Kỳ sẽ tấn công Iran, để không bị cô lập trước quốc tế, đồng thời cũng sẽ hiệu quả hơn.
Trong một bài viết khác mang tựa đề « Nỗ lực chống lại Damas cũng nhắm vào Teheran », Le Monde nhận xét, các hoạt động ngoại giao nhằm đối phó với sự tàn bạo của chế độ Syria cũng song hành với ý hướng làm cho Iran mất đi một đồng minh.
Tờ báo cho rằng, phía sau các nỗ lực của phương Tây cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ả Rập để chấm dứt bạo lực đẫm máu ở Syria, còn là các toan tính về mặt địa chính trị. Phương Tây hy vọng Iran sẽ bị yếu đi khi mất đồng minh là chế độ Assad, thì Teheran sẽ phải khuất phục trước áp lực quốc tế về chương trình nguyên tử.
Về mặt xã hội, nhật báo công giáo La Croix dự báo « Đợt lạnh có thể làm tăng tỉ lệ tử vong của những người yếu sức ». Tờ báo nhắc lại, hồi năm 1985, thời tiết lạnh giá tại Pháp đã gây thêm 9.000 trường hợp tử vong, và vào mùa đông 2009, thêm 6.000 người thiệt mạng.
Cho dù con số người chết rét chính thức trong đợt giá rét năm 1985 chỉ là 57 người, nhưng một công trình nghiên cứu sau đó cho biết chỉ trong hai tháng lạnh giá này, đã có thêm 9.000 người chết. Cơ quan y tế ghi nhận tỉ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim tăng 17%, tai biến mạch máu não tăng 54%, còn viêm phổi tăng đến 208%. Bộ Y tế Pháp nhận định, thời tiết giá rét sát hại nhiều người hơi là nóng bức.
Trang nhất các báo Pháp
Thời sự chính trị nước Pháp được nhật báo cánh hữu Le Figaro đưa lên trang nhất với hàng tựa « Tổng thống Sarkozy sẽ tuyên bố ra tranh cử trong tuần này ». Trong bài xã luận, tờ báo cho rằng đây là « Một cuộc chiến trực diện », khi ông Sarkozy không ngại đối đầu với các chủ trương cổ điển của phe tả, ông quan niệm rằng nước Pháp phải thay đổi, trước thử thách lớn lao của quá trình toàn cầu hóa. Ngược lại, tờ báo cộng sản L’Humanité chơi chữ « Sarkozy : Ứng viên đến tận cùng », cho rằng quan điểm của Tổng thống Pháp hầu như không khác gì với phe cực hữu.
Trên lãnh vực xã hội, nhật báo công giáo La Croix chạy tựa « Đợt lạnh sẽ để lại những vết tích ». Tờ báo cho rằng chính quyền Pháp đã đối phó khá tốt với đợt lạnh dữ dội vừa qua, nhưng hậu quả của nó lên sức khỏe là về lâu về dài. Tờ báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Tác động thực sự của thuế trị giá gia tăng vì lợi ích xã hội lên các doanh nghiệp ».
Nhìn ra thế giới, đề cập đến sự kiện hàng chục ngàn người dân Hy Lạp xuống đường hôm qua, Libération nhận định dân chúng nước này không còn chấp nhận bị các đối tác châu Âu gây áp lực.
Công an TPHCM đề nghị gia đình khuyên luật sư Lê Công Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị, nhưng ông Định đã từ chối
Trà Mi-VOA | Washington DC
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=t8UtuIoMHwA
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Rb2bgAw8SQM
VOA
– Tân Hoa xã loan tin Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc mở
các cuộc hội đàm với người tương nhiệm phía Việt Nam vào chiều ngày 12/2
để bàn về mối quan hệ song phương nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng
Phạm Bình Minh tới Trung Quốc từ ngày 12 đến ngày 15 tháng này.
Đại diện nước chủ nhà, ông Dương nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt-Trung đã đạt được bước phát triển mới, với các mối liên hệ cấp cao chặt chẽ và phát triển bền vững sự hợp tác trong mọi lĩnh vực.
Ngoại trưởng Bình Minh cho biết Hà Nội luôn trân trọng tình hữu nghị và sự hợp tác với Trung Quốc.
Ngoại trưởng hai nước cam kết sẵn sàng hợp tác với nhau để thực thi các đồng thuận mà lãnh đạo đôi bên đạt được để tăng cường sự tin cậy, phát huy mối quan hệ, và xử lý thỏa đáng các vấn đề nhạy cảm.
Chuyến công du Trung Quốc của người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam diễn ra trong loạt các chuyến thăm cấp cao liên tiếp của lãnh đạo hai nước sau khi căng thẳng tranh chấp Biển Đông lên cao từ giữa năm ngoái.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=uWXuIPJzpTk
VN không tham gia tập trận hải quân Milan 2012 (VOA Express)
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=L8xxay0EZUc
Washington nhân dịp này sẽ tìm hiểu thêm về tân Chủ tịch tương lai của Trung Quốc trong thập kỷ tới, còn Bắc Kinh sẽ quan sát kỹ hơn người thay thế Hồ Cẩm Đào, và như vậy ông Tập Cận Bình sẽ không có quyền phạm sai sót.
Sự kiện quan trọng nhất là cuộc hội đàm với ông Barack Obama vào thứ Ba 14/2 tại Nhà Trắng. Sau đó ông Tập Cận Bình sẽ đi Iowa và Los Angeles. Một nhà ngoại giao nhận định, những lời nói và thái độ của ông Tập Cận Bình sẽ là những chỉ báo cho vị trí một nguyên thủ quốc gia, cũng như ý hướng chuyển động nhiều hơn trong môi trường quốc tế. Người ta cho rằng ông « quốc tế hóa » hơn ông Hồ Cẩm Đào, do khác biệt thế hệ cũng như về giáo dục.
Tại Muscatine, một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Iowa, ông Tập Cận Bình sẽ đi thăm lại những người quen cũ nơi ông từng trú ngụ năm 1985. Theo Le Figaro, cử chỉ này là nhằm thu hút cử tri Mỹ, vốn lo ngại trước mối đe dọa mất việc làm và sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc. Thành phố Los Angeles cũng sẽ tiếp đón một « fan » của Hollywood : một tài liệu của WikiLeaks cho biết ông Tập Cận Bình đã thổ lộ với đại sứ Mỹ năm 2007, là ông rất mê các phim về Đệ nhị Thế chiến, đặc biệt là phim « Giải cứu binh nhì Ryan ». Ông cũng gởi con gái đến học ở Havard dưới một cái tên khác.
Cho dù được xem là một chuyến viếng thăm thân thiện, nhưng chuyến đi này lại diễn ra trong một bối cảnh nhạy cảm. Việc Bắc Kinh mới đây đã sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ dự thảo nghị quyết về Syria đã bị Washington thẳng thừng lên án. Năm nay cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các ứng cử viên đều chịu áp lực phải đòi hỏi Bắc Kinh nhượng bộ trong lãnh vực thương mại cũng như tỉ giá đồng nhân dân tệ. Mới hôm thứ Sáu tuần rồi, Hoa Kỳ cũng đã chỉ trích về con số thâm hụt kỷ lục trong thương mại với Trung Quốc năm 2011, chiếm đến phân nửa tổng số thâm hụt của Mỹ. Con số này sẽ gây áp lực lên chính quyền Obama.
Các chủ đề gai góc khác nữa là vấn đề Tây Tạng, với các vụ tự thiêu liên tục của các nhà sư. Hay là hồ sơ Iran, Bắc Triều Tiên, và sự quay lại châu Á một cách « ồn ào » của Mỹ. Nhà Trắng đã cho biết là sẽ không tránh né vấn đề nhân quyền. Còn Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải tuần rồi đã nhận định là có « một sự thiếu hụt niềm tin giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ». Theo Le Figaro, ông Tập Cận Bình sẽ không có nhượng bộ gì đáng kể đối với Mỹ, trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tế nhị này.
Tờ báo cho rằng, sự chú ý càng tăng cao vì người ta biết rất ít về quan điểm chính trị của nhân vật được xem là đại diện cho thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc. Năm nay 58 tuổi, ông Tập Cận Bình là con của nhà cách mạng lão thành Tập Trọng Huân. Tốt nghiệp kỹ sư hóa ở đại học Thanh Hoa, theo như tiểu sử chính thức, thì sau đó ông đã nhận được bằng tiến sĩ về lý luận Mác-Lênin. Trong thời kỳ cách mạng văn hóa, ông được đưa về nông thôn Thiểm Tây, sinh quán của ông. Tập Cận Bình đã hai lần lấy vợ, người vợ hiện nay là bà Bành Lệ Viện, một ca sĩ nổi tiếng.
Ông Tập Cận Bình được mô tả là một con người không có sức quyến rũ đặc biệt, nhưng thực dụng và thận trọng. Quá trình tiến thân của ông không có gì nổi bật, nhưng cũng không sai sót. Ông là cán bộ thân cận với quân đội nhất so với các lãnh đạo khác cùng thế hệ, đây là một ưu thế đáng kể. Tập Cận Bình cũng tỏ ra cởi mở với những cải cách có mức độ.
Le Figaro đặt câu hỏi, liệu ông Tập Cận Bình vẫn duy trì các chính sách chính trị song hành với nền kinh tế thị trường như lâu nay, hay sẽ dám mạo hiểm trên con đường cải cách và sáng tạo ? Đó là điều mà người Mỹ sẽ cố gắng « giải mã ». Nhưng có một điều chắc chắn là, ông Tập Cận Bình sẽ tránh những phát biểu như trong chuyến đi Mehico hồi năm 2009, khi đó ông tố cáo « những người ngoại quốc bụng no nê » không ngớt đả kích Trung Quốc.
Đánh Iran : Một kịch bản chia rẽ Hoa Kỳ và Israel
Về thời sự quốc tế, phụ trang địa chính trị của Le Monde dành cho chủ đề « Đánh hay không đánh Iran ? ». Trong hồ sơ : « Nguyên tử Iran, cuộc chiến tranh cân não », Le Monde nhận định, Israel đang tỏ ra mất kiên nhẫn trước mối đe dọa hạt nhân từ Iran. Nhưng Hoa Kỳ không muốn có một sự can thiệp quân sự trong năm 2012, sẽ làm sụt giảm hy vọng tái đắc cử của ông Obama, và vẫn còn hy vọng vào việc làm Teheran lùi bước.
Tờ báo nhắc lại sự kiện vào tối 06/06/1981, khi đại sứ Mỹ tại Israel Samuel Lewis đang chuẩn bị đi ăn tiệc, thì bất ngờ nhận được cú điện thoại của Thủ tướng Israel cho biết không quân Israel đã phá hủy lò phản ứng nguyên tử gần Bagdad cách đó một tiếng đồng hồ. Người ta tự hỏi liệu vị đại sứ trẻ Daniel Shapiro của Mỹ tại Israel năm nay có lâm vào tình cảnh tương tự hay không.
Việc tấn công quân sự vào Iran sẽ là một cơn ác mộng cho Tổng thống Barack Obama trước thời điểm kỳ bầu cử ngày 6/11 tới, và giá dầu tăng cao đang làm giảm cơ hội thuyết phục người dân Mỹ về triển vọng thúc đẩy kinh tế.
Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ đã yêu cầu Israel không dùng đến giải pháp quân sự trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, vì vẫn còn thời gian. Nhưng các nhà lãnh đạo Israel nhận định rằng, cần phải quyết định trong vòng sáu tháng tới, trước khi quá trễ, có nghĩa rằng trước kỳ bầu cử Mỹ. Nếu không, thì sẽ rất khó không kích khi mùa đông đến, và nếu đợi đến mùa hè 2013 thì Iran sẽ có thêm một năm để tích trữ uranium đã được làm giàu, tại các địa điểm công sự vô cùng chắc chắn. Hơn nữa, phía Israel cho rằng Iran đã bước qua « ranh giới đỏ » để tiến đến mức độ không thể đảo ngược của chương trình nguyên tử. Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo : « Dời lại về sau, có nghĩa là quá trễ ».
Theo quan sát của một số chuyên gia, thì lịch sử cho thấy không có quốc gia nào từ bỏ chương trình hạt nhân quân sự, một khi đạt đến trình độ như Iran hiện nay, trừ phi có một sự thay đổi chế độ.
Tuy nhiên người ta cũng nhận định, thật ra Israel cũng muốn chính Hoa Kỳ sẽ tấn công Iran, để không bị cô lập trước quốc tế, đồng thời cũng sẽ hiệu quả hơn.
Trong một bài viết khác mang tựa đề « Nỗ lực chống lại Damas cũng nhắm vào Teheran », Le Monde nhận xét, các hoạt động ngoại giao nhằm đối phó với sự tàn bạo của chế độ Syria cũng song hành với ý hướng làm cho Iran mất đi một đồng minh.
Tờ báo cho rằng, phía sau các nỗ lực của phương Tây cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ả Rập để chấm dứt bạo lực đẫm máu ở Syria, còn là các toan tính về mặt địa chính trị. Phương Tây hy vọng Iran sẽ bị yếu đi khi mất đồng minh là chế độ Assad, thì Teheran sẽ phải khuất phục trước áp lực quốc tế về chương trình nguyên tử.
Về mặt xã hội, nhật báo công giáo La Croix dự báo « Đợt lạnh có thể làm tăng tỉ lệ tử vong của những người yếu sức ». Tờ báo nhắc lại, hồi năm 1985, thời tiết lạnh giá tại Pháp đã gây thêm 9.000 trường hợp tử vong, và vào mùa đông 2009, thêm 6.000 người thiệt mạng.
Cho dù con số người chết rét chính thức trong đợt giá rét năm 1985 chỉ là 57 người, nhưng một công trình nghiên cứu sau đó cho biết chỉ trong hai tháng lạnh giá này, đã có thêm 9.000 người chết. Cơ quan y tế ghi nhận tỉ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim tăng 17%, tai biến mạch máu não tăng 54%, còn viêm phổi tăng đến 208%. Bộ Y tế Pháp nhận định, thời tiết giá rét sát hại nhiều người hơi là nóng bức.
Trang nhất các báo Pháp
Thời sự chính trị nước Pháp được nhật báo cánh hữu Le Figaro đưa lên trang nhất với hàng tựa « Tổng thống Sarkozy sẽ tuyên bố ra tranh cử trong tuần này ». Trong bài xã luận, tờ báo cho rằng đây là « Một cuộc chiến trực diện », khi ông Sarkozy không ngại đối đầu với các chủ trương cổ điển của phe tả, ông quan niệm rằng nước Pháp phải thay đổi, trước thử thách lớn lao của quá trình toàn cầu hóa. Ngược lại, tờ báo cộng sản L’Humanité chơi chữ « Sarkozy : Ứng viên đến tận cùng », cho rằng quan điểm của Tổng thống Pháp hầu như không khác gì với phe cực hữu.
Trên lãnh vực xã hội, nhật báo công giáo La Croix chạy tựa « Đợt lạnh sẽ để lại những vết tích ». Tờ báo cho rằng chính quyền Pháp đã đối phó khá tốt với đợt lạnh dữ dội vừa qua, nhưng hậu quả của nó lên sức khỏe là về lâu về dài. Tờ báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Tác động thực sự của thuế trị giá gia tăng vì lợi ích xã hội lên các doanh nghiệp ».
Nhìn ra thế giới, đề cập đến sự kiện hàng chục ngàn người dân Hy Lạp xuống đường hôm qua, Libération nhận định dân chúng nước này không còn chấp nhận bị các đối tác châu Âu gây áp lực.
Công an TPHCM đề nghị LS Lê Công Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị
Trà Mi-VOA | Washington DC
Hình: AP
Sở Công an TPHCM đề nghị thân nhân của luật sư bất đồng chính kiến Lê
Công Định khuyên ông nên rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị, theo
tin từ gia đình của luật sư Định.
Bà Ánh, chị dâu của ông Định cho VOA Việt ngữ biết:
“Trước khi Định nộp đơn, Bộ Nội vụ có vô trại giam làm việc và hỏi ý kiến Định về việc họ tính cho Định đi tị nạn chính trị. Định mới nộp đơn đồng ý đi Mỹ ngày 23/11. Đến ngày 12/2, hai cán bộ Sở Công an thành phố tới nhà làm việc với mẹ của Định, đề nghị khuyên Định rút đơn xin đi Mỹ lại vì không có lợi. Mẹ Định vào thăm nói với Định, Định bảo đã quyết định rồi, không rút đơn lại. Từ ngày Định nộp đơn, nói chung cũng có nhiều áp lực. Người nhà tôi chỉ trông giải quyết cho Định được tự do. Nghe nói Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ đã làm việc xong rồi, không hiểu sao thành phố chưa chuyển đơn của Định lên trên. Tôi hỏi thăm Tòa đại sứ Mỹ, họ bảo chưa nhận được đơn đó. Tòa đại sứ cho biết Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ đồng ý cho Định đi tị nạn chính trị với điều kiện Định phải chịu định cư ở Mỹ. Định đã nộp đơn hợp lệ rồi, không hiểu lý do vì sao họ cứ đợi chờ. Bây giờ mỗi tháng gia đình được thăm gặp 1 lần, gần đây nhất là hôm 3/2.”
Trường hợp của luật sư Lê Công Định được chú ý trước chuyến thăm của phái đoàn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, Kurt Campbell, tới Việt Nam đầu tháng giêng và đầu tháng hai, mà qua đó, Hà Nội gửi thông điệp muốn được Mỹ cung cấp võ khí. Đáp lại, ông Campbell nói Việt Nam nên cải thiện thành tích nhân quyền để đạt tiến bộ trong quan hệ với Mỹ.
Đầu năm 2010, luật sư nhân quyền được nhiều người biết đến Lê Công Định bị tuyên án 5 năm tù với tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ vì tham gia các hoạt động kêu gọi dân chủ và đa đảng tại Việt Nam.
Bà Ánh, chị dâu của ông Định cho VOA Việt ngữ biết:
“Trước khi Định nộp đơn, Bộ Nội vụ có vô trại giam làm việc và hỏi ý kiến Định về việc họ tính cho Định đi tị nạn chính trị. Định mới nộp đơn đồng ý đi Mỹ ngày 23/11. Đến ngày 12/2, hai cán bộ Sở Công an thành phố tới nhà làm việc với mẹ của Định, đề nghị khuyên Định rút đơn xin đi Mỹ lại vì không có lợi. Mẹ Định vào thăm nói với Định, Định bảo đã quyết định rồi, không rút đơn lại. Từ ngày Định nộp đơn, nói chung cũng có nhiều áp lực. Người nhà tôi chỉ trông giải quyết cho Định được tự do. Nghe nói Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ đã làm việc xong rồi, không hiểu sao thành phố chưa chuyển đơn của Định lên trên. Tôi hỏi thăm Tòa đại sứ Mỹ, họ bảo chưa nhận được đơn đó. Tòa đại sứ cho biết Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ đồng ý cho Định đi tị nạn chính trị với điều kiện Định phải chịu định cư ở Mỹ. Định đã nộp đơn hợp lệ rồi, không hiểu lý do vì sao họ cứ đợi chờ. Bây giờ mỗi tháng gia đình được thăm gặp 1 lần, gần đây nhất là hôm 3/2.”
Trường hợp của luật sư Lê Công Định được chú ý trước chuyến thăm của phái đoàn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, Kurt Campbell, tới Việt Nam đầu tháng giêng và đầu tháng hai, mà qua đó, Hà Nội gửi thông điệp muốn được Mỹ cung cấp võ khí. Đáp lại, ông Campbell nói Việt Nam nên cải thiện thành tích nhân quyền để đạt tiến bộ trong quan hệ với Mỹ.
Đầu năm 2010, luật sư nhân quyền được nhiều người biết đến Lê Công Định bị tuyên án 5 năm tù với tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ vì tham gia các hoạt động kêu gọi dân chủ và đa đảng tại Việt Nam.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=t8UtuIoMHwA
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Rb2bgAw8SQM
Ngoại trưởng Việt-Trung mở hội đàm
Hình: AP
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì
Đại diện nước chủ nhà, ông Dương nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt-Trung đã đạt được bước phát triển mới, với các mối liên hệ cấp cao chặt chẽ và phát triển bền vững sự hợp tác trong mọi lĩnh vực.
Ngoại trưởng Bình Minh cho biết Hà Nội luôn trân trọng tình hữu nghị và sự hợp tác với Trung Quốc.
Ngoại trưởng hai nước cam kết sẵn sàng hợp tác với nhau để thực thi các đồng thuận mà lãnh đạo đôi bên đạt được để tăng cường sự tin cậy, phát huy mối quan hệ, và xử lý thỏa đáng các vấn đề nhạy cảm.
Chuyến công du Trung Quốc của người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam diễn ra trong loạt các chuyến thăm cấp cao liên tiếp của lãnh đạo hai nước sau khi căng thẳng tranh chấp Biển Đông lên cao từ giữa năm ngoái.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=uWXuIPJzpTk
VN không tham gia tập trận hải quân Milan 2012 (VOA Express)
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=L8xxay0EZUc
QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ VỀ CÔNG ĐOÀN Ở CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA QUA KHẢO SÁT VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
Lý Hân Nho *Ứng cử viên TS – Khoa Chính trị Đại học Đài Loan
(Đài Loan có qui định sau khi học xong các chuyên đề (gồm 36 tín chỉ) theo qui định và thi các chuyên đề đạt 75/100 điểm trở lên (nếu dưới 75 điểm phải học và thi lại). Sau đó, các NCS.TS phải qua kỳ thi tư cách (đạt 65/100 điểm trở lên là đạt) mới được phép viết và bảo vệ luận án TS. Ứng cử viên TS là NCS. TS đã đạt kết quả trong kỳ thi tư cách).
1. Đặt vấn đề
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh trong giai đoạn hiện nay. Bắt đầu từ năm 1978 Trung Quốc tiến hành chính sách cải cách mở cửa, nền kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. Hai quốc gia này đã không ngừng thu hút vốn đầu thu nước ngoài để phát triển nền kinh tế. Năm 1986, Việt Nam, đã tiến hành đổi mới, học tập theo sách lược của Trung Quốc, áp dụng chính sách cải cách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế trong nước. Hai quốc gia ngày càng tiếp cận với quĩ đạo của thế giới và vào những năm 2001 và 2006 lần lượt là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Nguồn vốn đầu tư của Đài Loan vào TQ và VN luôn là một trong những bộ phận quan trọng của tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào hai quốc gia này. Theo căn cứ vào thống kê của Bộ Thương vụ Trung Quốc năm 2002 số vốn đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc chiếm 7,39 % tổng số vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc; Năm 2004 chiếm 5,14%, năm 2005 chiếm 3,51%; năm 2006 và 2007 là 9,05% và 8,71% (1) . Vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam còn quan trọng hơn, năm 2004 tổng số vốn đầu tư của Đài Loan là 453,000,000 USD chiếm 20.39% tổng số vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ năm 1988 đến năm 2004 số vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam chiếm 15.86% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Như vậy, Đài Loan đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam. (2)Từ năm 2006 theo thống kê số vốn đầu tư vào Việt Nam chiếm 13.62% trên tổng số vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Đài Loan đã giành ngôi vị thứ nhất trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam ((3)
Rất nhiều quốc gia trong đó có Đài Loan, do lực lượng lao động tập trung, nên sản xuất tại bản quốc không đạt hiệu quả, vì vậy họ đã đến các quốc gia có nhân công rẻ, giá thành đất cát, cơ sở hạ tầng thấp để đầu tư. Theo đà phát triển của kinh tế toàn cầu hóa, để thu hút vốn đầu từ từ nước ngoài, các quốc gia đã áp dụng chế độ lao động và quản lý mềm dẻo, đặc biệt là các quốc gia có trình độ phát triển thấp kém lại càng hay áp dụng biện pháp hạ công lao động để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có học giả đã gọi sự cạnh tranh này là “xuống cõi trầm luân”, trong những quốc gia này bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam (những quốc gia đang cố gắng chuyển sang nền kinh tế thị trường)(4).
Mặc dù thể chế chính trị của Trung Quốc và Việt Nam là những nước xã hội chủ nghĩa, vẫn kiên trì dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, nhưng sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hai quốc gia đã ra sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sự chuyển mình của kinh tế Việt Nam muộn hơn so với Trung Quốc, nhưng do thể chế chính trị và chính sách cải cách kinh tế gần giống nhau, nên có thể suy luận rằng kinh tế Việt Nam đã thể học hỏi nhiều kinh nghiệm từ cải cách của Trung Quốc, ví dụ như: thân thiện với các nhà đầu tư nước ngoài; giảm bớt sự bảo hộ đối với người lao động, chờ đến khi kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định rồi mới tăng cường trở lại bảo hộ người lao động. Cần khằng thêm rằng, đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam còn quan trọng hơn Trung Quốc, tức là từ lý luận có thể nói những xí nghiệp của Đài Loan ở Việt Nam sẽ phải được nhiều “thẻ bài” hơn ở Trung Quốc, chính phủ Việt Nam phải đưa ra nhiều điều kiện lao động và áp dụng những điều kiện đầu tư rộng rãi hơn Trung Quốc. Nhưng cho đến tận bây giờ, có nhiều văn kiện đã nói trên thực tế Việt Nam rất coi trọng lợi ích của người lao động và cố ý tạo điều kiện cho người lao động một không gian để phát ngôn hơn Trung Quốc. Sự khác biệt của Trung Quốc và Việt Nam đã gây nên được chú ý của rất nhiều học giả, có những chuyên gia đã đưa ra những ví dụ như: chế độ hộ khẩu, chế độ ký túc xá và vai trò của nhân tố công đoàn… để giải thích rằng có thể do kinh tế Việt Nam còn đang ở giai đoạn tương đối lạc hậu so với Trung Quốc, nên đưa ra biện pháp bảo hộ công nhân mạnh hơn Trung Quốc. Sự ảnh hưởng mạnh hay yếu của công đoàn đối vói người lao động được coi là nhân tố khác biệt thu hút được nhiều sự chú ý của các học giả nhất. (5) Đương nhiên, những văn kiện này mặc dù có thể quan sát theo góc độ kinh nghiệm. Nhưng trên thực tế hy vọng của hai chính phủ với sự tuân thủ hợp đồng xã hội với người lao động không giống nhau, đồng thời nếu đem qui nạp vào năng lực của công đoàn thì cũng có sự khác biệt. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao Trung Quốc và Việt Nam cùng là những nước xã hội chủ nghĩa nhưng tổ chức công đoàn của hai nước này lại có sự khác biệt như vậy? Chính vì lý do đó tác giả của bài nghiên cứu này hy vọng sẽ là bổ xung cho những những thiếu sót trên.
2. Nội dung chính
Đứng ở góc độ nhà nước và quốc gia để xem xét, những quốc gia có sự lãnh đạo là Đảng cộng sản thì được coi là một trong những quốc gia có hình thức chủ nghĩa nghiệp đoàn (Corporatism). Trong bài viết này tác giả cũng lấy quan điểm này để phân tích các văn kiện của Trung Quốc.(6) Theo đà của cải cách mở cửa, các tài liệu, văn kiện của Việt Nam ngày càng nhiều và đã có nhiều học giả căn cứ vào mô hình trên để phân tích các văn kiện của Việt Nam.
Ngoài quan điểm mô hình quốc gia có hình thức chủ nghĩa nghiệp đoàn theo kinh nghiệm của phương Tây, còn có quan điểm nữa đó là căn cứ trực tiếp vào nhà nước mang đặc sắc xã hội chủ nghĩa để định nghĩa chủ nghĩa nghiệp đoàn. Cho rằng trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, chính phủ chủ động sáng tạo ra chế độ, đại biểu cho lợi ích trực tiếp của chính phủ và thông qua hình thức “Xâm chiếm và chiến thắng” pre-empt để tiến vào không gian của các giai cấp khác nhau trong xã hội đa nguyên hoặc sự liên kết khác nhau được hình thành từ lợi ích của các bộ môn khác. Cho nên ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa, quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức nghiệp đoàn (corporate groups) là hệ thống lãnh đạo trực tiếp. (8) Những tổ chức nghiệp đoàn này lại là cầu nối giữa nhà nước và đại biểu cho lợi ích của cơ quan hay giai cấp đó. Dưới cơ chế hoạt động đó, các tổ chức nghiệp đoàn không được phép có một liên hệ ngang nào khác, tức là thậm trí trong nội bộ đoàn thể có thể tồn tại những lợi ích đối nhau thì cũng coi như không nhìn thấy, thậm trí hoàn toàn bị phủ nhận.(9)
Với quan điểm nổi tiếng của Lê nin, tổ chức công đoàn trong các nước xã hội chủ nghĩa vẫn là một kiểu chi tiết chuyển động. Theo cách nhìn của ông thì công đoàn là để hỗ trợ đảng, là bộ phận chuyển động để liên hệ giữa nhà nước và quần chúng. Cho nên, ở những quốc gia đảng cộng sản, công đoàn đóng vai trò truyền bá cho cả hai bên, tức là: Một mặt công đoàn là cơ quan hành chính, truyền đạt ý chí của đảng và nhà nước cho công nhân; Mặt khác công đoàn đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân truyền đạt ý nguyện của giai cấp công nhân cho cấp trên. Do vậy, đây là tính lưỡng nguyên cổ điển của công đoàn (classical dualism). Nhưng trên thực tế kết quả của quá trình vận hành này là thông qua hệ thống các cán bộ, tất cả tổ chức xã hội đều được đưa vào hệ thống quản lý có hiệu quả của thể chế nhà nước đảng cộng sản. Như vậy, về mặt lý luận công đoàn đóng vai trò tuyên truyền cho hai bên, nhưng thực chất chỉ có tác dụng đơn: là đại biểu cho nhà nước đảng cộng sản, căn cứ vào lợi ích quốc gia mà đảng đã định ra để tổ chức và quản lý người lao động. Nhìn từ góc độ của Trung Quốc, khi mới thành lập chính quyền thì tổ chức công đoàn không ít thì nhiều cũng có vai trò nhất định, cùng với sự phát triển của các phong trào chính trị do ĐCS Trung Quốc phát động, đã nhanh chóng tăng cường sự khống chế của nhà nước đối với xã hội. Trong nhà nước ĐCS cơ chế tổng hòa giữa công đoàn và công nhân dần dần bị suy yếu. (10)
Nhưng tình hình ở Việt Nam có chút khác biệt. Mặc dù thời kỳ đầu mới thành lập cũng giống như Trung Quốc, vai trò của công đoàn cũng rất mờ nhạt. Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, vẫn dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, nhưng Việt Nam lại xây dựng được một chế độ bảo hộ người lao động rất tốt và cũng tạo điều điện cho công đoàn có nhiều quyền lợi hơn. Sự khác biệt này đương nhiên không thể căn cứ vào lý luận về thể chế nhà nước ĐCS là có thể giải thích được.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao cùng là những quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo ở Đông Á, nhưng tại sao quyền hạn của công đoàn Trung Quốc và Việt Nam lại có những khác biệt như vậy? Nếu như bỏ qua mạch tư duy của các nước ĐCS, thì cũng có một câu hỏi được đặt ra: tại sao cùng là những nước đang tiến hành cải cách mở cửa, cùng là những quốc gia đang thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, nhưng Việt Nam lại đưa ra những điều kiện bảo hộ tương đối tốt cho người lao động và rất nhiều các công ty đầu tư nước ngoài đều nhận thấy người lao động Việt Nam không dễ quản lý, thậm trí họ còn hoài nghi và cho rằng đằng sau những cuộc bãi công của công nhân có sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam.? Có thể là trong quá trình phát động cải cách mở cửa, chính phủ Trung Quốc đã không hề do dự phá vỡ lời hứa với người lao động. Nhưng chính phủ Việt Nam lại cho rằng chính phủ dứt khoát phải có trách nhiệm duy trì hợp đồng xã hội với giai cấp công nhân? (12) Đây chính là nội dung chính của bài viết này.
Nhìn lại quá trình phát triển của của công đoàn của Trung Quốc, chúng ta đã thấy 5 lần xung đột sâu sắc giữa công đoàn và đảng đều xảy ra trong những lần đấu tranh chính trị cấp cao trong ĐCS Trung Quốc. Thời gian đó công đoàn mong muốn có được nhiều quyền tự chủ hơn, nhưng khi cuộc chiến quyền lực giữa Thanh-Anh kết thúc, tính tự chủ của công đoàn lập tức bị đảng chấn áp, công đoàn lập tức thể hiện ngay thái độ thuần phục đảng. Khi chúng ta dùng quan điểm của “Chủ nghĩa quyền lực phân lập” (fragmented authoritarianism) có thể cho thấy công đoàn trở thành chiến trường cho cuộc đấu tranh về quyền lực chính trị giữa Thanh-Anh, tức là cán bộ công đoàn phải thuần phục và vây xung quanh đường đối, tư tưởng tương đồng với các cán bộ đảng cao cấp. Sự khống chế của thể chế đảng không thay đổi, quyền lực chủ đạo của nhà nước với xã hội không đổi, nhưng nếu như kết quả đấu tranh quyền lực trong đảng là phái phản đối công đoàn tự chủ thắng, thì công đoàn sẽ bị sự trấn áp một cách không thương tiếc, giống như nhiều lần chỉnh đốn chính trị vào thời Mao Trạch Đông đối với công đoàn Trung Quốc. Nhưng nếu như kết quả đấu tranh quyền lực trong đảng là sự cân bằng quyền lực lâu dài, thì công đoàn sẽ có một không gian hoạt động tự chủ lớn hơn, giống như ở Việt Nam dưới cơ chế lãnh đạo “xe ngựa có ba đầu kéo” (15) thì công đoàn sẽ đạt được không gian tương đối lớn trong khoảng thời gian tương đối lâu dài.
Nhưng, nếu như đứng ở góc độ cuộc đấu tranh quyền lực ở các cơ quan cao cấp để nghiên cứu nguồn gốc sự khác biệt về quyền hạn công đoàn giữa Việt Nam và Trung Quốc, tác giả nhận thấy nhất định phải nghiên cứu trong khảng thời gian dài, phải từ góc độ, nguồn gốc để tìm được lý do chân thực. Như vậy, lý do nghiên cứu tương đối rõ ràng, tình hình tổng thể của cuộc đấu tranh quyền lực ở cấp cao của hai quốc gia và quá trình cách mạng của hai quốc gia có quan hệ chặt chẽ với nhau. Địa vị quốc tế của hai nước trên trường quốc tế vào lúc đó đã gây nên sự khác biệt của quá trình cách mạng của hai nước Việt Trung. Vì lý do đó, tác giả sẽ vận dụng khái niệm về chế độ luận, để lập một cơ cấu giải thích của từng giai đoạn chế độ lịch sử. Ví dụ như chúng ta coi quyền lực của công đoàn là một loại chế độ, tức là chế độ này bắt đầu được xây dựng cơ sở từ trước khi chính quyền của ĐCS Việt Nam và Trung Quốc được thành lập. Phải chăng chế độ thực dân khiến cho tổ chức công đoàn của Việt Nam và Trung Quốc sản sinh ra sự khác biệt hay sự khác biệt này đã bị thay đổi bởi địa vị của hai quốc gia sau khi hai nước đã được ĐCS lên lãnh đạo chính quyền, hay cơ cấu quyền lực chính trị cao cấp cơ bản được hình thành trong lịch sử đấu tranh dựng nước. Nói một cách giản đơn hơn, sự lựa chọn chế độ không giống nhau của hai quốc gia vẫn là sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử nhất định trong từng thời kỳ cách mạng nhất định, thời kỳ sau là khi quốc gia phải đối mặt với các hoàn cảnh không giống nhau và cục diện quyền lực chính trị cao cấp nhưng vẫn cho phép chế độ này tiếp tục vận hành và tiếp tục được củng cố. Cuối cùng là khi hai nước bắt đầu cải cách kinh tế, hậu quả của chế độ vận hành đã khiến cho thể chế lao động của Việt Nam thể hiện rõ những hiện tượng mâu thuẫn với lý luận chung.
3. Công đoàn và hành động tập thể của công nhân.
Đối với những sự kiện bãi công liên tiếp của của công nhân Việt Nam , đa phần phát sinh ở những xí nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài. Có học giả cho rằng do mô hình quản lý của các xí nghiệp này quá nghiêm khắc.(16) Nhưng kiểu giải thích này khó thuyết phục được mọi người, khi mà các nhà đầu tư khu vực Đông Á đều áp dụng loại mô hình giống như vậy, bản thân các xí nghiệp đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đều có rất ít sự phàn nàn về vấn đề này và cũng khó có thể giải thích tại sao một số các cơ quan truyền thông của các nước phương Tây cho rằng: chính phủ Việt Nam đứng đằng sau các cuộc bãi công. Vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ thông qua việc so sánh chế lao động của Việt Nam và Trung Quốc, để xác định rõ rằng những cuộc bãi công liên tiếp xảy ra của công nhân Việt Nam nguyên nhân không chỉ là vấn đề quản lý của xí nghiệp. Sau đó đề cập đến sự khác biệt về chế độ lao động của hai quốc gia, trên cơ sở đó tiến thêm một bước chỉ ra sự khác biệt về quyền lợi của tổ chức công đoàn hai quốc gia này.
Cải cách kinh tế của Việt Nam sau Trung Quốc khoảng 10 năm, nhưng bắt đầu từ thập niên 90 cả hai nước đều chính thức thông qua trình tự lập pháp để định ra chế độ lao động. Năm 1992 Luật Lao động của Trung Quốc đã định ra luật Công đoàn, năm 1993 định ra Hiến chương Công đoàn toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, năm 2001 lần đầu tiên tiến hành sửa đổi Luật Lao động, năm 2008 chính thức thực hiện Luật Hợp đồng lao động. Ở Việt Nam, Luật công đoàn, Hiến chương của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và các qui định pháp luật lần lượt được được đưa ra vào những năm 1990, 1993 và 1994. Điều đáng chú ý nhất là, mặc dù mặc dầu hai quốc gia có cùng thể chế chính trị định ra lập pháp, cùng khoảng thời gian hoàn thành chế độ lao động, nhưng đường đi nước bước mỗi nước lại hoàn toàn không giống nhau. Điều quan trọng hơn nữa là mặc dù pháp lệnh lao động của hai quốc gia có ý đồ duy trì cơ cấu của chủ nghĩa nghiệp đoàn quốc gia mình, nhưng giữa hai quốc gia lại tồn tại rất nhiều sự khác biệt, thậm chí tính tự chủ của công đoàn của Việt Nam đã được khẳng định.
Căn cứ vào các văn bản pháp lệnh cho thấy, quyền được bãi công hay không được bãi công là sự khác biệt lớn nhất của chế độ lao động giữa hai quốc gia. Ở Trung Quốc, mặc dù luật lao động, luật công đoàn và luật công ty đều cho phép công nhân và công đoàn có quyền “đàm phán tập thể”, “hiệp ước tập thể”, nhưng những quyền lợi này làm cơ sở cho quyền bãi công thì không thể được. Nó không cho phép công nhân thông qua các hành động tập thể để ép giới chủ phải nhượng bộ. Mặc dầu, công đoàn có thể thương lượng các điều kiện lao động cùng với xí nghiệp, nhưng các thương lượng này chỉ là đáp ứng yêu cầu ở mức thấp nhất của pháp lệnh mà thôi. Quyền bãi công là hành động tập thể do công đoàn lãnh đạo, là vũ khí quan trọng để công nhân đạt được phúc lợi. Ở Việt Nam, từ sau khi quyền bãi công được hợp pháp hóa, mặc dù pháp lệnh yêu cầu những điều lệ được bãi công tương đối nghiêm ngặt, khiến cho không có cuộc bãi công nào ở Việt Nam là được tiến hành hợp pháp, nhưng chính phủ Việt Nam từ trước đến nay chưa hề dùng vũ lực để chấn áp bất cứ cuộc bãi công nào, chưa có một công nhân nào tham gia bãi công bị chính phủ ghi vào biên bản để “sau này xem xét”(18)
Một trong những sự kiện về lao động mà các nhà nghiên cứu nước ngoài tận mắt chứng kiến là cuộc bãi công từ ngày 28 tháng 12 năm 2005 đến ngày 7 tháng 1 ở khu chế xuất Linh Trung thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam. Các học giả ước tính có khoảng 42000 công nhân trong khu chế xuất tham gia cuộc bãi công kéo dài 10 ngày này. (19) Nguyên nhân của cuộc bãi công này là các công nhân cho rằng các xí nghiệp đầu tư nước ngoài không tuân theo pháp lệnh, đòi nâng cao lương cơ bản. (20) Một số các cơ quan liên quan đến chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam, như Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đầu tiên là Bộ Lao động và Thương binh xã hội là cơ quan định ra những qui định về chế độ tiền lương tương đối có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng sau đó do ảnh hưởng của sự biến đổi kinh tế thế giới, lương thực chất của người lao động Việt Nam không ngừng bị mất giá, cho nên thủ tướng lúc đó là Phan Văn Khải đã ra mệnh lệnh cho MOLISA, VGCL (Viet Nam General Confederation of Labour) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt NamVietnamese Chamber of Commerce and Industrybắt tay vào việc bàn bạc triển khai chỉnh lý mức lương, nâng cao mức lương tối thiểu. Hiệp thương cuối cùng đã đứt đoạn, bởi vì Bộ Lao động và Thương binh xã hội đã ủng hộ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chấp nhận yêu cầu của của một số tổ chức đầu tư, chủ chương chỉ nâng cao 26% lương, điều đó là một khoảng cách khá thấp so với yêu cầu của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là 40 %. Hai bên diễn ra tranh chấp, khiến cho chính phủ không thể đưa ra được quyết định. Sau khi bãi công xảy ra, MOLISA và VGCL công khai công kích đối phương. Khi đó Phó chủ tịch liên Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam VGCL là Đặng Ngọc Chiến đã phê bình các cơ quan quan liêu cắm đầu chạy theo các nhà đầu tư, cho nên mới kéo dài quyết định, cuối cùng mới xảy ra sự kiện bãi công nghiêm trọng như vậy. Nhưng Phạm Minh Huấn vụ trưởng Vụ Tiền lương Tiền công, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cho rằng về lý Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội phải được bàn bạc với các nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ phải ủng hộ kết quả đó. Trong thời gian bãi công, hai tờ báo lao động thuộc biên chế của công đoàn Việt Nam là báo Lao độngLaborvà báo Người lao động (Laborer) ra sức kêu gọi công nhân tham gia bãi công.
Ở Trung Quốc tình hình không giống như vậy. Từ sau khi cải cách mở cửa, Trung Quốc cũng giống như Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều những cuộc tranh chấp giữa các nhà đầu tư ngoại và công nhân. Mấy năm gần đây ở Trung Quốc cũng xảy ra bãi công, nhưng pháp lệnh lao động không hề đề cập đến quyền lợi của người công nhân tham gia bãi công, thiếu hẳn điều khoản quyền bãi công, tức là người công nhân không được “rút lui tập thể” khi có tranh chấp với nhà đầu tư. Như vậy, công đoàn không thể trở thành người tổ chức cho các hành động tập thể của công nhân. Điều đó khiến cho những qui đinh về quyền lợi của công nhân và công đoàn bị xem nhẹ. (23)Ngoài những cái đó ra, trong quá trình hòa giải các tranh chấp lao động vai trò của công đoàn cũng tương đối mờ nhạt. Trong các bộ luật có liên quan như Luật Lao động và những qui định, điều lệ khác để giải quyết các tranh chấp lao động trong các cơ quan xí nghiệp, vai trò của công đoàn nhất thiết phải là “người thứ ba” không được với tư cách là người đại biểu cho người lao động để phát ngôn. Hình thức cố định đặt ra để tham gia giải quyết các tranh chấp lao động giữa lao động và nhà đầu tư là yêu cầu phải đồng thời có đại biểu quyền lợi cho cả hai bên “chủ và công nhân”. Điều khiến cho công đoàn cảm thấy cấn cá nữa, đó là khó có được sự thừa nhận từ phía công nhân về vai trò của công đoàn. (24) Từ khi cải cách mở cửa đến nay, công đoàn của Trung Quốc đã có thêm rất nhiều các chức năng, đã có nhiều biểu hiện giúp đỡ công nhân giải quyết các tranh chấp lao động và sự trợ giúp về kinh tế càng ngày càng nhiều (25) Nhưng bất luận là những pháp qui qui định hay các hành động của công đoàn, về cơ bản đều chỉ là những cá nhân cá biệt mà không phải là trên cơ sở tập thể công nhân tiến hành. Nếu như so sánh với cuộc bãi công năm 2005 của Việt Nam, thì có thể thấy không gian của công đoàn Trung Quốc và những tờ báo thuộc công đoàn Trung Quốc thật là hạn hẹp.
4. Nguồn gốc của những sự khác biệt
Tại sao công đoàn Việt Nam và công đoàn Trung Quốc lại có biểu hiện khác nhau? Tác giả cho rằng, sự khác biệt đã bắt đầu được hình thành ngay trong lịch sử xây dựng nhà nước của hai quốc gia. Lúc đầu Đảng cộng sản Việt Nam phải dựa vào công đoàn để bảo đảm cho các mặt chính trị, quân sự và kinh tế, điều đó đã khiến công đoàn có một ảnh hưởng tương đối sâu rộng trong xã hội. Ngược lại, Đảng cộng sản Trung Quốc trước khi giành được chính quyền, tổ chức công đoàn đã được sắp xếp ngay dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Vì vậy công đoàn Trung Quốc hoàn toàn lệ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc, phục tùng sự chỉ huy của Đảng cộng sản Trung Quốc. Một lý do nữa đó là những động thái chính trị của các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nhà nước. Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam hiểu rõ tính tự chủ tương đối của công đoàn. Hơn nữa chính phủ Việt Nam đã duy trì được trạng thái cân bằng quyền lực trong một thời gian dài, cho nên công đoàn có thể tồn tại giữa người lao động và nhà đầu tư. Còn Trung Quốc, do Mao Trạch Đông độc tài nắm quyền, nội bộ đảng không thể kháng quyết lại, nên công đoàn cũng không thoát khỏi tội bị chính đốn.
Nếu như đứng ở góc độ lịch sử để so sánh thái độ của ĐCS Liên Xô, ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam có thể thấy Liên Xô và Trung Quốc có một sự kiểm soát rất nghiêm ngặt với người lao động. Liên Xô kiểm soát qua hệ thống tổ chức hành chính, lấy chấn áp người lao động là phương châm chủ yếu. (26) Còn Trung Quốc lại thông qua đơn vị, thông qua phương thức phát động các phong trào quần chúng…để khống chế công nhân, khiến người lao động phải phục tùng mệnh lệnh của quốc gia. Thể chế lao động của Việt Nam vừa bị ảnh hưởng của Liên Xô vừa bị ảnh hưởng của Trung Quốc, thời kỳ đầu đã áp dụng phương thức động viên quần chúng, nhưng đến thời kỳ sau do phải phục vụ chiến tranh, nên sự kiểm soát của nhà nước Việt Nam với công nhân chưa bao giờ đạt được trình độ như của Trung Quốc và Liên Xô.
Từ khi thành lập đảng cộng sản tới nay, Hồ Chí Minh đặt ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc chống đế quốc Pháp. Hồ Chủ Tịch nhận thấy rằng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân không phân chia giai cấp, toàn thể nhân dân bị áp bức đoàn kết để chống chủ nghĩa thực dân. Dưới nguyên tắc đó ĐCS Việt Nam chủ chương, trừ chủ nghĩa đế quốc, đại địa chủ, trung tiểu địa chủ, nông phu, các nhà tư sản phản cách mạng ra tất cả các tầng lớp khác trong xã hội đều đoàn kết dưới một trận trận tuyến thống nhất. Mặc dù chủ chương về đường lối chiến tranh giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh trong nội bộ ĐCS cũng đã từng có ý kiến này ý kiến khác, song ngay trong khoảng đại chiến thế giới lần thứ hai đã được xác định rõ đường lối kháng chiến. Đó là năm 1941 Hội nghị Ủy viên TW lần thứ 8 đã được tổ chức dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ cách mạng là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, cách mạng chống chủ nghĩa chủ nghĩa phong kiến đứng hàng thứ hai. (28) Năm 1945 cách mạng tháng tám thắng lợi, sau khi xây dựng chính quyền ĐCS, nhiệm vụ đầu tiên Hồ Chí Minh quan tâm nhất của là thống nhất nước nhà. Cũng trong thời gian này, ĐCS đã bắt đầu tiến hành một số bước để bảo hộ quyền lợi của người lao động. Năm 1946 đã thông qua Bộ Luật Lao động đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, trong đó có qui định quyền được bãi công của người lao động. Năm 1946, sau khi chiến tranh Trung Nam bán đảo xảy ra, Việt cộng bị buộc phải rút quân khỏi miền nam Việt Nam, chỉ được hạn chế ở miền bắc Việt Nam. Giai đoạn này, Việt Nam đã tăng cường tốc độ xây dựng xí nghiệp quốc doanh, những xí nghiệp này được coi là một bộ phận trong bộ máy quan liêu hành chính, do đảng bộ, xưởng trưởng và các tổ chức công đoàn nhà nước quản lý. Sau khi chiến tranh qui mô ngày được mở rộng, để tăng cường sự động viên đối với công nhân, năm 1949 văn kiện số 118 của Bộ Lao động đã tuyên bố xây dựng “Chế độ quản lý dân chủ”. Văn kiện qui định rằng tất cả các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp ngoài quốc doanh đều lập ra Ủy ban công xưởng. Nhà nước muốn thông qua Ủy ban công xưởng để tăng cường động viên công nhân trong những nhà máy, xí nghiệp ngoài quốc doanh. Đến năm 1954 khi cuộc chiến tranh Trung Nam bán đảo lần thứ nhất kết thúc, Nam Bắc Việt Nam đã bị phân chia, thì nhiệm vụ của Việt cộng là an định công nhân và tăng cường sản xuất là nhiệm vụ quan trọng.
Bắt đầu từ năm 1956, do mức sống tiêu chuẩn của công nhân trong cuộc chiến tranh Trung Nam bán đảo lần thứ nhất ngày càng bị xuống dốc nên chính phủ Việt cộng bắt đầu gặp phải sự thách thức của xã hội. Năm 1956 ở Việt Nam xuất hiện phong trào “trăm hoa đua nở” made in Việt Nam, nhưng cuối năm đó Việt cộng đã bắt đầu chấn áp dư luận xã hội và tăng cường sự kiểm soát với người lao động. Phương pháp chấn áp có xu hướng học tập theo thể chế hành chính quan liêu của Liên Xô. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 năm 1957 đã ra quyết nghị phải tăng cường kiểm soát công nhân, để thúc đẩy sức sản xuất, khôi phục nền kinh tế quốc dân. (31) Nhưng sau đó không lâu, năm 1961 chiến tranh lại nổ ra, khiến cho nhà nước đã chuyển hướng dựa vào công đoàn và đặt ra rất nhiều nhiệm vụ cho công đoàn. Trong quá trình chiến tranh xảy ra, công đoàn đã đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ quan trọng cho chính phủ Bắc Việt, bao gồm lệnh tổng động viên, xắp xếp cuộc sống cho quân đội, động viên công nhân tham gia xây dựng đất nước …Trong giai đoạn lịch sử đó đã khiến cho công đoàn và các tầng lớp nhân dân có điều kiện tiếp xúc với nhau. Chính vì vậy, mặc dù công đoàn với danh nghĩa là người đại biểu cho Đảng để tiến hành công việc nhưng cũng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm xã hội cho công tác công đoàn của mình. Nếu như so sánh thời kỳ Bắc Việt và công đoàn Việt Nam sau này thì có thể công đoàn Việt Nam sau này cơ bản không chiụ sự khống chế trực tiếp của ĐCS. Trước khi Việt Nam thống nhất xã hội miền Nam Việt Nam trải qua một giai đoạn đối kháng bạo lực giữa chính phủ và người lao động, hồi ức về lịch sử đã đã khiến cho công đoàn Nam Việt Nam phụ thuộc rất ít vào chính phủ.
Có một giả thuyết cho rằng, cách mạng Việt Nam xảy ra trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân nên khiến cho Việt cộng không nhấn mạnh cách mạng giai cấp. Hơn nữa, cuộc chiến tranh hơn 10 năm xảy ra sau này càng khiến cho nhà nước không thể kiểm soát được người lao động, thậm trí còn khiến cho đoàn xây dựng một mạng lưới quan trọng và sâu rộng trong xã hội. Tại sao sau khi Nam Bắc thống nhất, nhà nước không có những biện pháp có hiệu quả như Trung Quốc để đưa công đoàn động động dưới quĩ đạo của ĐCS? Nguyên nhân quan trọng nhất là sau khi thống nhất tổ quốc, do chính sách kinh tế qui hoạch không thỏa đáng, rồi tiếp theo là chiến tranh với Campuchia và Trung Quốc lần lượt nổ ra, nội bộ kinh tế trong nước đã đến giai đoạn tan vỡ. Để vãn hồi kinh tế, năm 1979 chính phủ Việt Nam đã phát động chính sách kinh tế mới. Năm 1986 đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6 đã chính thức thông qua chính sách đổi mới và cử ra Nguyễn Văn Linh- người của phái đổi mới làm Tổng bí thư. Từ đó về sau quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam đã thay đổi mấy lần, nhưng chủ chương rời bỏ nền kinh tế tập chung, chuyển hướng sang chính sách đổi mới của nền kinh tế thị trường luôn là kim chỉ nam. Bởi vì, lịch trình phát triển của kinh tế chính trị Việt Nam từ sau khi thống nhất, đã thể hiện rõ: về mặt kinh tế, chính sách tập thể hóa chưa hoàn toàn thiết thực; về mặt chính trị chính phủ Việt Nam bị cuốn vào vòng xoáy của chính trị quốc tế, cho nên thể chế Đảng cộng sản nhà nước Việt Nam từ trước tới giờ chưa có đủ thời gian để tiến hành khống chế xã hội một cách chặt chẽ.
Ở Trung Quốc, tổ chức công đoàn luôn gắn chặt chẽ với ĐCS Trung Quốc. Năm 1921 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất đã xác định, để tổ chức giai cấp công nhân, lãnh đạo công đoàn là nhiệm vụ trọng tâm của ĐCS Trung Quốc. Năm 1925 Tổng hội công đoàn toàn quốc Trung Hoa đã chính thức được thành lập ở Quảng Châu, hoàn đoàn chịu sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Thời kỳ đầu xây dựng chính quyền, quan điểm của công đoàn và ĐCS về vai trò của công đoàn trong thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa đã từng xảy ra nhiều tranh luận, nhưng để cố gắng khôi phục lại kinh tế nước nhà, vai trò của công đoàn dần dần nghiêng về động viên người lao động tham gia sản xuất, chứ không về phía là đại biểu cho lợi ích của giai cấp lao động. (33) Năm 1950 Luật Công đoàn được ban bố, tổ chức công đoàn đã hoàn toàn được thu nạp thành tổ chức của quốc gia, được cung cấp những chức năng, quyền hạn hành chính. Như vậy, từ trước khi xây dựng chính quyền, quan hệ sở thuộc của công đoàn vào ĐCS được gắn chặt với bối cảnh lịch sử. (34) Sau khi xây dựng chính quyền, để củng cố cơ sở thống trị, chính phủ Trung cộng (chính phủ dựa vào giai cấp nông dân để giành được chính quyền) đã bắt đầu chuyển trọng tâm công tác sang đô thị. Khi đó các nhà lãnh đạo cao cấp của công đoàn đa phần là những người lãnh đạo kiêm nhiệm trong ĐCS, kiểu lãnh đạo đó đã xác định vị trí lãnh đạo của ĐCS đối với các hoạt động tổ chức công đoàn . Ngoài ra, khi đó những người làm công tác công đoàn đa phần là những cán bộ lãnh đạo của phong trào công đoàn thời kỳ đầu.(35) Vì vậy, công đoàn trong thời kỳ có phạm vi hoạt động tương đối rộng.
Công đoàn và thể chế ĐCS Trung Quốc lãnh đạo nhà nước đã từng xảy ra 5 lần tranh chấp, bao gồm lần tranh chấp vào thời kỳ đầu xây dựng nhà nước; Thời kỳ nổ ra phong trào “trăm hoa đua nở” năm 1975; Thời kỳ cách mạng văn hóa ở Trung Quốc và hai sự kiện Thiên An Môn năm 1976 và 1989 . (36) Như vậy phần trên đã trình bày về quan hệ lãnh đạo và tổ chức giữa công đoàn và ĐCS đã trở thành nguồn gốc cho lần tranh chấp đầu tiên. Trong lần tranh chấp này Đặng Tử Khôi và Cao Cương đã tranh luận về vấn đề có tồn tại những lợi ích khác nhau giữa công đoàn và các cơ quan hành chính nhà nước hay không? và trong nội bộ các xí nghiệp của quốc doanh có tồn tại vấn đề giai cấp bóc lột hay không? Khi đó Lý Lập Tam giữ chức chủ tịch tổng hội công đoàn toàn quốc đã ủng hộ lập trường của Đặng Tử Khôi, cho rằng: trong các xí nghiệp quốc hữu có tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích công và lợi ích tư. Cho nên, ông chủ chương dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy cho phép công đoàn tự chủ triển khai các hoạt động về mặt tổ chức. (37) Năm 1951 Lý Lập Tam bị phê bình và bị tước quyền chủ tịch tổng hội công đoàn, những cố gắng của công đoàn trong cuộc thử nghiệm đầu tiên để quyền giành quyền độc lập cao hơn đã thất bại. Trong khoảng năm 1953 đến năm 1955 TW ĐCS Trung Quốc đã ra sức khống chế công đoàn, nhưng theo trào lưu tự do hóa của Đông Âu, trong nội bộ Trung Quốc đã xuất hiện hàng loạt những cuộc bãi công, bãi lớp. Dưới áp lực của xã hội, chủ tịch Tổng hội công đoàn Lại Nhược Ngu chủ chương nhiệm vụ của tổ chức công đoàn là bảo vệ quyền lợi dân chủ và lợi ích vật chất của công chức, đồng thời yêu cầu hệ thống lập pháp cho phép công đoàn có nhiều quyền lợi hơn nữa. Nhưng sau đó Lại Nhược Ngu trong phong trào chống cánh hữu năm 1975 đã bị mang ra đấu tố, công đoàn lại quay trở lại con đường thuần phục ĐCS. Thời Cách mạng văn hóa, Tổng hội công đoàn đã đưa ra khẩu hiệu đấu tranh vì sự diệt vong của công đoàn. Thời kỳ đó cũng xuất hiện tổ chức tạo phản chống lại Tổng hội công đoàn. Đó là tổ chức “Tổng hội tạo phản những người lao động đỏ toàn quốc” gọi tắt là “Toàn đỏ tổng”. Nhưng sau đó, Tổng hội công đoàn và Toàn đỏ tổng cùng bị Quốc vụ viện và chính quyền TW Trung cộng phê phán và Tổng hội công đoàn cũng ngưng hoạt động từ đó.
Nguồn gốc của những lần tranh chấp giữa ĐCS Trung Quốc và công đoàn vào thời kỳ đầu là do quan điểm về lợi ích do công đoàn đại biểu không thống nhất. Vì vậy khi phát động các phong trào chính trị, các cuộc đấu tranh quyền lực ở cấp lãnh đạo cũng sẽ đề cập đến quan hệ giữa đảng và công đoàn. Nhưng mâu thuẫn trong mấy năm gần đây chủ yếu xảy ra trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội. Nhà nước một mặt yêu cầu công đoàn phải đảm nhiệm nhiều vai trò hơn nữa, để làm con đường thoát cho sự bất mãn của công nhân, nhưng mặt khác nhà nước lại không quyết đoán từ bỏ quyền kiểm soát với công đoàn, thậm chí còn thể hiện rõ sự nghi ngờ vực đối với khả năng hành động của tập thể người lao động. Có thể nhìn rõ thái độ mâu thuẫn của chính phủ trong hàng loạt các cuộc cải cách đối với công đoàn vào năm 1980. Tháng 8 năm đó Tổng hội công đoàn toàn quốc triệu tập hội nghị chủ tịch công đoàn các tỉnh, thành phố trực thuộc, khu tự trị để chỉ rõ vấn đề cơ bản của công đoàn là “quan biện”. Nhà nước một mặt áp dụng những quyết nghị của công đoàn, xây dựng chế độ người lao động có quyền tham gia hội nghị đại biểu công chức. Mặt khác lại lại hủy bỏ quyền được bãi công của người lao động mà trong Hiến pháp đã qui định rõ, đến tận ngày nay vẫn chưa khôi phục quyền này.
Sự kiện Thiên An Môn năm 1989, đã khiến tổ chức công đoàn một lần nữa bị chấn áp về chính trị. Trong sự kiện Thiên An Môn, Bắc Kinh đã xuất hiện vô số tổ chức lao động do người lao động tự tổ chức. Trong đó, mang tính tiêu biểu nhất là Hội nghị liên hợp tự trị công nhân Bắc Kinh. Nhưng kinh nghiệm của liên đoàn công nhân của Ba Lan khiến cho tất cả những tổ chức công nhân mang tính độc lập ở Bắc Kinh cảm thấy cảnh giác. Cải cách công đoàn từ khi cải cách mở cửa đến nay bị cưỡng bức phải nửa đường đứt gánh. Mặc dầu vậy, từ nghững năm 1990 đến nay nhiều tổ chức của các xí nghiệp vẫn tiếp tục cải cách, nhưng hàng loạt những cố gắng của họ đa phần bị cho là vấn đề người lao động không ngừng phát sinh, qui mô ngày càng lớn do nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhà nước ĐCS yêu cầu công đoàn là công cụ để giúp đỡ người lao động giải quyết các tranh chấp. Cho nên, mặc dù công đoàn không ngừng mong muốn thay đổi lại cơ cấu của mình, nhưng thực chất nhiệm cụ mà nhà nước giao cho họ vẫn chỉ là tập trung ở việc tăng cường ký kết các hợp đồng tập thể và tăng cường luật pháp cho những lợi ích mang tính cá nhân cho công nhân, thậm chí quyền lợi tập thể như bãi công, đến tận ngày hôm nay vẫn chưa được nhà nước cho phép.
5. Kết luận
Với những sách lược phát triển kinh tế gần giông nhau, nhưng chính phủ Việt Nam đã sớm đưa ra được những sách lược để bảo quyền lợi của người lao động. Dưới sự lãnh đạo của nhà nước ĐCS, nhưng công đoàn Việt Nam lại có quyền tự chủ cao hơn công đoàn Trung Quốc. Thông qua các văn kiện đã có có thể quan sát thấy các hiện tượng đó, nhưng những nhân tố sâu xa đứng đằng sau vấn đề đó thì chưa được đưa ra giải thích đầy đủ.
Thông qua lịch sử xây dựng chính quyền ĐCS thời kỳ đầu của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, tác giả nhận thấy rằng những cái khác biệt mà chúng ta thấy ngày nay là kết quả của việc dựa vào đường lối. Quan hệ giữa ĐCS và công đoàn của Việt Nam và Trung Quốc đã được xây dựng ngay từ thời kỳ đầu đặt nền móng xây dựng chế độ mới. Nhưng những khó khăn, tình hình quốc tế, tình hình kinh tế chính trị mà hai quốc gia phải đối mặt trong quá trình xây dựng chính quyền là đã xác lập quyền lực hình thái vận hành của cơ quan cao cấp mỗi quốc gia, khiến cho những người thực thi quyền chính trị thiếu nguồn lực đầy đủ để thay đổi cục diện chế độ hiện hữu, thay đổi chế độ thù lao để ngày càng có hiệu quả triển khai thể chế lao động khác nhau của hai quốc gia. Nếu như nói sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xây dựng chính quyền, không cho phép cấu kết chính trị Thanh Anh (như Mao Trạch Đông) tập kết các nguồn lực để nhấn mạnh sự khống chế của ĐCS đối với công đoàn, thậm chí còn tiến thêm một bước là trấn áp mọi yêu cầu tự chủ của công đoàn. Kiểu câu kết chính trị Thanh Anh của Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội để hành động như vậy.
Tác giả mong muốn từ góc độ lịch sử phát triển của hai nước để tìm ra nguồn gốc của sự khác biệt đồng thời đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân có sẵn trong lý luận để làm rõ mối quan hệ giữa công đoàn và thể chế ĐCS nhà nước Việt Nam. Thông qua những cứ liệu lịch sử để triển khai một suy luận nhân quả causal inference). Nhưng do những hạn chế như: các vấn đề nghiên cứu liên quan không đầy đủ, cứ liệu lịch sử còn thiếu sót…khiến cho kết quả của luận điểm còn nhiều sơ hở, hy vọng sau này sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm các cứ liệu để hoàn thiện hơn.
TÍNH CHẤT MỞ RỘNG LÃNH THỔ DƯỚI THỜI HẬU LÊ
GS.TS. Song Jung Nam *Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc
I. MỞ ĐẦU
Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành chủ yếu về phía Nam bởi hai nguyên nhân chính là dùng triết lý sức mạnh và do yếu tố địa chính học. Nguyên nhân thứ nhất cụ thể là sự hùng mạnh của Trung Quốc, nguyên nhân thứ hai là dãy Trường Sơn.Với mục đích chính trị – kinh tế, khi tiến hành quá trình mở mang lãnh thổ và tăng cường sức mạnh của mình, Việt Nam đã không thể tiến lên phía Bắc vì có Trung Quốc mạnh hơn mình. Vô hình trung, Việt Nam không còn cách nào khác là phải chống lại quá trình mở mang lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc và kết quả là Việt Nam đã phải trải qua một quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài.
Mặt khác, Việt Nam cũng đã mấy lần thử tiến về phía Tây là nước Lào với mục đích và nguyên nhân như đã nêu trên nhưng giữa hai nước có dãy núi dài hiểm trở nên không được như mong muốn. Kết quả là Việt Nam và Lào tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống bất chấp quy luật lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt”.
Dù thế, trong lịch sử, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào không hẳn đều tốt đẹp. Dưới triều đại Hậu Lê hay triều đại nhà Nguyễn, Việt Nam đã hợp nhất một phần lãnh thổ ở phía Đông Bắc Lào với vùng biên giới của mình. Tuy nhiên, mức độ và số lần căng thẳng về chính trị không nhiều và sâu sắc, đất chiếm lĩnh thì chưa được khai thác, dân số của Lào ít nên sau khi chiếm lĩnh được cũng không đủ lực lượng lao động tại chỗ để khai thác. Hơn nữa, có nhiều lý do nên không thu hút được dân nước mình khai thác vùng đất đó nên việc tiến sang Lào của Việt Nam không dễ dàng. Tương tự, triều Nguyễn đã lấy đất của Lào và nhập vào lãnh thổ của mình 6 trấn là Trấn Man, Trấn Biên, Trấn Ninh, Trấn Tĩnh, Trấn Định, Lạc Biên và rồi trả lại cho Lào khi Pháp tiến vào 2.
Vì khó tiến lên phía Tây Bắc nên Việt Nam tiến về phía Nam là một kết quả tất yếu. Ở đây, so với các nước ở phía Nam, Việt Nam chiếm ưu thế về sức mạnh, so với phía Tây Bắc thì không tồn tại trở ngại nào, sau khi chiếm lĩnh có thể khai thác mở rộng bằng lực lượng lao động phong phú tại chỗ. Không những thế, về mặt địa lý, phía Nam nối liền với đường biển rất thuận tiện nên dễ tiến hơn đường bộ. Việc chinh phục được Champa hiếu chiến là đỉnh cao của vị thế và sự phát triển của Việt Nam.
Cũng như lịch sử trường kỳ của Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ mất thời gian dài. Trong thời gian đó, việc mở rộng lãnh thổ bắt đầu từ triều nhà Lý. Bài nghiên cứu này xem xét việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của triều đại hậu Lê, thời kỳ mà công cuộc mở mang lãnh thổ được tiến hành sâu rộng và mạnh mẽ nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nhà Lý là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam, ngoại trừ 100 năm hưng thịnh, còn lại đều là thời kỳ bất ổn. Việc mở rộng lãnh thổ dưới triều đại Lý được hoàn thành trong 260 năm, thời kỳ bất ổn định bởi Trịnh – Nguyễn phân tranh, tức là thời kỳ đối lập và phân chia Nam Bắc.
Tài liệu tham khảo của bài nghiên cứu này là Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh, Việt Nam quốc hiệu và cương vực qua các thời đại của Nguyễn Đình Đầu, Khảo sát chế độ đất đai và mở rộng lãnh thổ phía Nam Việt Nam và Quốc hiệu và lãnh thổ của Việt Nam của Song Jung Nam 3.
Khác với các bài nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này mang tính phức hợp và xem xét đến các vấn đề lịch sử trong giới hạn một thời đại và một chủ đề, đồng thời có mục đích phân tích tính chất thời đại trong việc mở rộng lãnh thổ – vấn đề chưa được đề cập trong các bài nghiên cứu trước. Để thực hiện mục đích này, bài viết phân chia thời kỳ trước và sau khi chúa Trịnh và chúa Nguyễn – 2 nhà quyền lực dưới 1 triều đại trong 1 quốc gia – phân tranh quyền lực và xem xét bối cảnh, quá trình triển khai, tính chất của việc mở rộng lãnh thổ trong từng thời kỳ. Ở thời kỳ trước khi Trịnh Nguyễn phân tranh, trong mối liên hệ với thời kỳ sau, chúng tôi xem xét đến thời điểm việc mở rộng lãnh thổ được triển khai; Thời kỳ sau Trịnh Nguyễn phân tranh, bài viết sẽ xem xét đến khi Pháp tiến vào ngăn chặn việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam.
II. THỜI KỲ TRƯỚC KHI PHÂN CHIA NAM BẮC
Ngay sau thời kỳ Bắc thuộc tức là sau thời kỳ thuộc địa của Trung Quốc thì ranh giới phía Nam của Việt Nam là Hà Tĩnh. Lợi dụng lúc nước Đường khó giữ được An Nam bởi tình hình hỗn loạn nghiêm trọng cuối thời Đường như sự xâm chiếm Java, Chiêm Thành, Nam Triều, Campuchia và sự nổi dậy của An Nam… cũng là lúc mà Chiêm Thành đang ở trong thời kỳ hưng thịnh mở rộng lãnh thổ từ Ai Vân (còn gọi là Hải Vân) đến Hoành Sơn, nay được phỏng đoán là đã quyết định Indrapura của huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam làm thủ đô 4.Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ thời kỳ Việt Nam có vương triều độc lập. Nhưng vì thời gian tồn tại của Ngô, Đinh, Tiền Lê ngắn và chưa được vững vàng, thiếu chuẩn bị nên lãnh thổ không có thay đổi gì kể cả phía Nam. Trong 3 triều đại kể trên thì triều đại Tiền Lê đã viễn chinh đến thủ đô của Chiêm Thành nhưng không thể mở rộng được lãnh thổ. Nhưng kể từ đấy, Chiêm Thành đã trở thành nước triều cống của Việt Nam 5.
Trong lịch sử Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ năm 1069 dưới triều đại Lý – triều đại đầu tiên có thời gian tồn tại lâu nhất. Kết quả là Chiêm Thành đã nhường 3 châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh 6. Căn cứ vùng đất thuộc Địa Lý ở huyện Lê Ninh, tỉnh Quảng Bình, Ma Linh ở huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, Bố Chính ở huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình thì có thể nói là triều đại Lý đã mở rộng lãnh thổ phía Nam đến tỉnh Quảng Trị ngày nay. Năm 1075, Địa Lý và Ma Linh đã đổi tên thành châu Lâm Bình và Minh Linh 7. Năm 1104, với sự xâm lược của Chiêm Thành 3 châu này bị chiếm mất nhưng ngay sau đó với sự tấn công của Lý Thường Kiệt, Việt Nam đã giành lại được 8.
Năm 1307, thông qua cuộc hôn nhân với Chế Mân –vua của Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã nhận được châu Ô, Lý. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Trước đây vua Chiêm Thành là Chế Mân đem đất đó làm lễ vật dẫn cưới, dân các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng không phục, vua bèn sai Đoàn Nhữ Hài đến đó để tuyên thị đức ý của triều đình, chọn dân ở đấy ban cho chức quan, cấp cho ruộng vườn, miễn tô thuế 3 năm để vỗ về”9.
Trong lịch sử chinh phục Chiêm Thành của Việt Nam, việc nhận được lãnh thổ do nhà trai cho nhà gái là việc lấy lãnh thổ thông qua quan hệ hữu nghị 10. Chúng tôi sẽ đề cập sau, trong lịch sử cũng có sự kiện tương tự như thế nhưng lại kết thúc bởi sự di trú của người dân thông qua quan hệ hôn nhân. Năm sau đó, triều đại nhà Trần đã đổi vùng đất này thành Thuận Châu (bây giờ là Quảng Trị), Hóa Châu (bây giờ là Thừa Thiên Huế) 11. Triều đại nhà Trần vì phải đương đầu với 3 cuộc xâm lược kéo dài và quyết liệt của quân Mông Cổ nên cũng như các triều đại trước và sau đó, ngoài trường hợp trên, Việt Nam không nhận được một tất đất nào từ Champa. Ngược lại, do bị tổn thất nặng nề trong thời kỳ chiến tranh chống Mông Cổ và sự mạnh lên của Chiêm Thành, Thăng Long đã vài lần phải lâm vào thế tự vệ và thậm chí năm 1368 còn bị Chiêm Thành yêu cầu trả lại châu Hóa – một phần trong lãnh thổ là lễ vật hôn thú trước đây.
“Tháng 2 năm 1368, Chiêm Thành sai Mục Bà Ma sang đòi lại đất biên giới Hóa Châu”12.
Với yêu cầu này của Chiêm Thành, trước hết nhờ sức mạnh sẵn có nhưng Việt Nam còn có tư cách đòi phạt hay bồi thường đối với một phần lễ hôn thú bị mất. Kết hôn chưa được một năm thì vua Chiêm Thành mất, theo phong tục Suttee của Ấn Độ, công chúa phải chết cùng với vua, phía Việt Nam đã dùng mưu lược phục thù nhằm cứu công chúa 13.
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng được tiếp tục với triều Hồ. Năm 1402, nhà Hồ xâm chiếm Chiêm Thành và nhận được Chiêm Động chia thành hai châu Thăng và Hóa; đồng thời nhận được Cổ Lũy chia thành 2 châu Tư và Nghĩa 14. Châu Thăng và Hóa ngày nay thuộc huyện Duy Sơn, Quế Sơn, Tam Kỳ Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, Châu Tư và Nghĩa nay thuộc huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Điều này có nghĩa là lãnh thổ phía Nam Việt Nam được mở rộng đến Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Nhưng khi nhà Minh cai trị thì khu vực này bị Chiêm Thành chiếm lại. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Minh Vĩnh Lạc thứ 12, Phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan, nhưng Chiêm Thành vẫn có trưởng lộ chiếm giữ, nên nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi 15. Đào Duy Anh đã lấy ở Hoàng Minh thực lực và đưa ra bằng chứng về điều này “Năm Vĩnh Lạc thứ 13, tháng 11, vua nước Chiêm Thành là Chiêm Ba Dịch Lai… lại xâm đoạt đất 4 châu 11 huyện thuộc phủ Thăng Hoa đuổi cướp nhân dân”16.
Trong lịch sử Việt Nam, triều đại hậu Lê là triều đại có được nhiều lãnh thổ nhất. Kết quả là Việt Nam có lãnh thổ gồm phần phía Nam ngày nay. Việc mở rộng lãnh thổ của triều đại hậu Lê có thể chia thành 100 năm hưng thịnh và 260 năm suy vong. Ở chương này chủ yếu tập trung vào thời kỳ hưng thịnh.
Năm 1470, Lê Thánh Tông đem 26 vạn đại quân chiếm Chiêm Thành và năm 1471 đã lấy lại 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bị mất trong thời gian cai trị của nhà Minh đặt tên gọi là Quãng Nam thừa tuyên 17. Ngoài ra, qua cuộc viễn chinh này, vua Lê Thánh Tông đã chiếm được vùng đất từ Hoài Nhân đến đèo Cù Mông 18. Do đó, Việt Nam đã mở rộng lãnh thổ đến Bình Định ngày nay, và năm 1490 đưa Quảng Nam và Thăng Hoa nhập vào lãnh thổ đã chiếm được 19.
Cuộc viễn chinh lớn vào năm 1470 đã giúp cho Việt Nam sau này có bàn đạp để có thể dễ dàng hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài lãnh thổ chiếm được, Việt Nam chia Chiêm Thành thành 3 khu vực Nam Bàn, Hoa Anh, Phiên Lung vốn đã chịu nhiều thất bại nặng nề20 để có thể dễ dàng hợp nhất khu vực này vào bất cứ lúc nào. Cụ thể là Việt Nam cho Nam Bàn nhập vào Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc; Hòa Anh vào Phú Yên, Khánh Hòa; Phiên Luân vào Ninh Thuận thuộc Phan Rang. Việt Nam đã phân ly Chiêm Thành thành 3 vùng ban sắc phong cho 3 vua và đặt nền móng cho việc hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài ra, trong thời kỳ hưng thịnh triều đại hậu Lê cũng đã mở rộng lãnh thổ về phía Tây. Khác với cách xâm lược và hợp nhất như khi mở rộng lãnh thổ ở phía Nam, ở đây có tính chất lệ thuộc và hợp nhất nhiều hơn.
Vào năm 1353, Angcowat độc lập, ở vương quốc Lan Xang của Lào có bộ lạc Bồn Man ở khu vực trung tâm Quảng Bình thuộc Sơn La – vùng tiếp giáp với biên giới Việt Nam. Tộc họ Câm cai trị khu vực này nhiều đời và có quan hệ đối ngoại với Việt Nam từ thế kỷ 15. Năm 1447, theo đề nghị quy phục của Bồn Man, Việt Nam đã tiếp thu điều này và đổi thành châu Quy Hợp 21 nhập vào phủ Lâm An 22. Cho dù bị quy phục Việt Nam nhưng cũng như lúc quy phục Lan Xang, vùng này vẫn được công nhận là tự trị như trước23. Đất này bị hợp nhất cho đến khi Việt Nam bị Pháp xâm chiếm.
Sau vương triều độc lập, đến thời kỳ hưng thịnh của triều đại hậu Lê, việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành trong điều kiện năng lực quốc gia yếu kém. Cho dù là triều đại độc lập, nhưng thời kỳ Ngô, Đinh, tiền Lê ở trong tình thế bị đóng khung trong một quốc gia, thời nhà Trần thì tuy là một đất nước có một không hai trên thế giới có khả năng đẩy lùi quân Mông Cổ 3 lần nhưng vì hậu quả chiến tranh, gặp phải nhiều khó khăn nên không thể tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
Việc mở rộng lãnh thổ có tính cách hợp nhất vĩnh viễn đã đẩy mạnh sự phát triển của Việt Nam thông qua sự di trú của người Việt và chính sách phái quan lại người Việt làm quản lý và tiến hành Việt Nam hóa người bản địa. Với sự lệ thuộc của Bồn Man, lãnh thổ của Lào được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam và tuy chính sách phát triển thông qua sự di trú của người dân như ở phía Nam cho dù không được thực hiện nhưng Việt Nam phái người quản lý tới địa phương để trực tiếp quản lý đã cho thấy tính chất chiếm lĩnh vĩnh viễn ở đây. Để dàn xếp sự chống đối của Bồn Man, từ năm 1460 Lê Thánh Tông đã nhiều lần gửi quân đội đến trấn áp, thậm chí tháng 8 năm 1479 đã điều động 18 vạn đại quân bình định đến Luang Prahang 24. Năm 1474, chính sách di trú người Việt tới khu vực Chiêm Thành ra sắc chỉ rằng: Tù nhân bị tội lưu, ở châu gần thì sung làm quân vệ Thăng Hoa, ở châu ngoài thì sung làm quân vệ Tư Nghĩa, ở châu gần thì sung làm quân vệ Hoài Nhân, những kẻ được tha tội cũng sung làm quân vệ Hoài Nhân 25.
Đặc trưng của việc mở rộng lãnh thổ trong thời gian này có khác với thời kỳ suy thoái là đối tượng mở rộng lãnh thổ là ngoài một phần của Lào ra chỉ giới hạn trong khu vực Chiêm Thành. Kết quả là Chiêm Thành ở vùng đệm nên có thể duy trì quan hệ đối ngoại giữa Thái Lan, Campuchia với Việt Nam. Nhưng thời kỳ sau, đối tượng mở rộng lãnh thổ đến cả Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam – Campuchia hay Việt Nam – Thái Lan trở thành mối quan hệ đối lập sâu sắc, thậm chí Campuchia là trục chiến lược trong sự cạnh tranh của Việt Nam và Thái Lan.
III. THỜI KỲ SAU PHÂN CHIA NAM BẮC
Việc mở rộng lãnh thổ trong lịch sử Việt Nam được thực hiện sôi động, nhanh và trong phạm vi rộng lớn nhất là vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh. Việc mở rộng lãnh thổ trong thời kỳ này hay được triển khai với mục đích cơ bản vốn có nhưng có thể thấy được sự khác nhau với thời kỳ trước ở chỗ được tiến hành trong sự chia rẽ và đối lập sâu sắc về quyền lực. Việc mở rộng lãnh thổ trong thời gian này không được triển khai qua thời gian lâu dài như thời kỳ trước mà được thực hiện trong thời gian ngắn khoảng 250 năm. Dĩ nhiên có khả năng là vì đã chuẩn bị bàn đạp trong thời kỳ trước. Giống như khi xem xét thời gian tồn tại dài hay ngắn của một vương quốc, thông qua việc mở rộng lãnh thổ cũng có thể nhìn thấy được sức mạnh của quốc gia và tổn thất của Chiêm Thành.Một mặt, việc mở rộng lãnh thổ ở thời kỳ sau phân chia Nam Bắc được thực hiện thông qua việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành và sự mở rộng về phía Campuchia đã kéo theo sự căng thẳng sâu sắc trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia và dĩ nhiên ảnh hưởng tới cả quan hệ Campuchia và Thái Lan. Kết quả là ngày nay, đối ngoại giữa 3 nước, đặc biệt Việt Nam – Campuchia hay Thái Lan – Campuchia vẫn còn chịu ảnh hưởng không nhỏ 26.
Để thoát khỏi sự uy hiếp của chúa Trịnh, chúa Nguyễn đi xuống phía Nam thúc đẩy chính sách một cách năng động như chính sách đối ngoại thông thương, chính sách mở rộng lãnh thổ để xây dựng sức mạnh nhằm khôi phục quyền lực đã mất27.
Do đó, việc mở rộng lãnh thổ của chúa Nguyễn tiếp tục được thúc đẩy không quan tâm đến thời gian 7 lần phân tranh với chúa Trịnh như trích đoạn dưới đây.
“Năm 1611, quân Chiêm Thành xâm lấn biên giới. Chúa sai chủ sự là Văn Phong (không rõ họ) đem quân đi đánh lấy được đất ấy, bèn đặt làm một phủ, cho hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa lệ thuộc vào. Nhân sai Văn Phong làm lưu thủ đất ấy28.
Sự kiện năm 1611 đã chứng minh rằng khác với thời kỳ đầu, đặc trưng của thời kỳ sau là chiếm lĩnh đồng thời sát nhập và hợp nhất lãnh thổ. Đặc trưng này cũng có thể thấy được qua sự kiện xảy ra vào năm 1653. “Vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm quấy rối đất Phú Yên. Sai cai cơ Hùng Lộc hầu làm tổng binh và xá sai Minh võ làm tham mưu đem 3000 quân đi đánh. Đến phủ Phú Yên, ngày 3 tháng 4, nhân đêm qua đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, ruổi thẳng đến trại của Bà Tấm, phóng lửa đánh gấp, phá tan, đuổi dài đến sông Phan Lang. Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân nộp lễ xin hàng. Phúc Tần cho, bắt chia đại giới, lấy đất tự phía đông sông ấy đến Phú Yên đặt làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh, đặt dinh trấn thủ Thái Khang, phía Tây sông vẫn là nước Chiêm Thành, khiến giữ bờ cõi mà nộp cống”29 Thái Khang và Diên Ninh bây giờ là Ninh Hòa và Diên Khánh, lúc này lãnh thổ của Việt Nam được mở rộng đến Khánh Hòa.
Tháng 8 năm 1692, chúa Nguyễn chiếm Chiêm Thành và nhân cơ hội chiếm Diên Ninh của Chiêm Thành và tháng 3 năm sau đã bắt được vua Chiêm Thành là Bà Tranh. Lúc này, chúa Nguyễn đã đổi tên Chiêm Thành là Thuận Thành. Chúa Nguyễn đã sai cai đội Nguyễn Trí Thắng, cai cơ Nguyễn Tân Lễ, cai đội Chu Kiêm Thắng đến Phố Hài, Phan Rí, Phan Rang thuộc Bình Thuận ngày này để phòng ngự tàn đảng của Thuận Thành 30.
Đất nước Chiêm Thành đến bây giờ đã hoàn toàn bị biến mất trên bản đồ. Chiêm Thành đã bị hợp nhất hoàn toàn vào Việt Nam năm 1697 nhưng trên thực tế, với tư cách là một quốc gia thì đã bị xóa bỏ vào năm 1693.
“Tháng 8 năm 1693, đổi trấn Thuận Thành làm phủ Bình Thuận, lấy tả trà viên Kế Bà Tử làm khám lý, ba người con Bà Ân làm đề đốc, đề lãnh và cai phủ, bắt mặc quần áo theo lối người kinh và sai về để vỗ yên lòng dân”31 Việc lấy người Chiêm Thành cai trị người Chiêm Thành thế này là hình thức mà lịch sử Việt Nam đã đối xử với tất cả các dân tộc thiểu số từ trước đến nay. Công nhận sự tự trị nhưng có nghĩa là tự trị dưới cơ cấu cai trị dạng piramid trong quốc gia. Do đó, kể từ bây giờ Chiêm Thành đã trở thành một dân tộc thiểu số của Việt Nam.
Nhưng việc loại trừ hoàn toàn Chiêm Thành làm chúa Nguyễn gặp nhiều khó khăn và trở thành gánh nặng. Từ tháng 12 năm 1693 đến tháng 2 năm sau, người Thanh A Ban và người Chiêm Thành Oc Nha That liên kết với nhau gây ra phản loạn ở Thuận Thành; Tháng 9 năm 1695 người lái buôn Lính đã liên kết Quy Ninh và Quảng Phú ở Quảng Ngãi gây phản loạn; tháng 3 năm 1697, 5 sách huyện Phú Vang nổi dậy… là những ví dụ có thật gây khó khăn cho chúa Nguyễn32.
Sau khi chiếm Chiêm Thành vào năm 1693, chúa Nguyễn đã thi hành một số chính sách để giảm thiểu gánh nặng và những mối lo lắng đó. Thứ nhất, hợp nhất hoàn toàn đất chiếm lĩnh Thuận Thành vào lãnh thổ của mình, đặt theo hình thức trấn hơn là đơn vị hành chính. Cho dù đã đặt lãnh, phủ, huyện, tổng, tư là đơn vị hành chính địa phương đối với khu vực đồng bằng của chúa Nguyễn lúc đó nhưng chúa Nguyễn đã không áp đặt mà đặt Thuận Thành là trấn. Đây cũng là hình thức cai trị dân tộc thiểu số trong quá khứ. Do đó, ngoài việc dùng phương pháp cực đoan là đàn áp phản loạn, vào tháng 8 năm 1693, chúa Nguyễn đã đổi trấn Thuận Thành thành phủ Bình Thuận rồi tháng năm năm sau lại đổi thành trấn Thuận Thành33.
Thứ hai, như đã viết ở trên, chúa Nguyễn đã thi hành chính sách đồng hóa hay lấy người Chiêm Thành cai trị người Chiêm Thành. Với phương pháp cụ thể hơn đối với điều này chúa Nguyễn đã dùng Kế Ba Tư làm tả đô đốc của phủ Thuận Thành và tiếp tục cai trị nơi này, đã nộp cống ông ta bởi phiên vương của trấn Thuận Thành và thu thập quân dân nộp cống hằng năm, và đã trả lại những vật lấy được trong cuộc chiến như ấn, gươm, yên, ngựa và những người bị bắt trước đây. Lúc này chúa Nguyễn đã chỉ định những danh sách nộp cống cho Việt Nam là voi đức 2 thớt, bò vàng 20 con, ngà voi 6 cái, sừng tê 10 tòa, khăn vải trắng 500 bức, sáp ong 50 cân, da cá 20 tấm, cát sủi 400 thúng, chiếu tre trắng 500 lá, gỗ mun 200 cây, thuyền dài 1 chiếc34.
Việc quy định đối với các vật nộp cống và dâng phiên vương có thể nói là một điển hình trong việc nâng cao vị thế so với các nước nhỏ xung quanh của Việt Nam. Cho đến bây giờ khi xem xét đến thông lệ ban sắc phong cho các tù trưởng các dân tộc thiểu số thì có thể thấy đó là mắt xích trong chính sách hợp nhất Chiêm Thành như đã nêu. Khi so sánh thời gian tồn tại hay diện tích lãnh thổ, chính sách thôn tính một quốc gia có thế lực không thua kém mình là một sách lược chính trị khổ nhục.
Nhưng vào năm 1697, Việt Nam đổi trấn Thuận Thành thành Bình Thuận và sát nhập vào một đơn vị hành chính của Việt Nam đồng thời hợp nhất lãnh thổ còn lại của Chiêm Thành từ Phan Rang đến Phan Rí đổi thành 2 huyện An Phuc và Hoa Da rồi sát nhập vào Bình Thuận nên dấu tích của Chiêm Thành hoàn toàn đã bị xóa bỏ trên bản đồ35.
Việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành thể hiện sự vững vàng của một quốc gia thống trị nhưng cũng cho thấy đây là một mắt xích trong việc thực hiện ý định hợp nhất Campuchia có chung đường biên giới. Kể từ trước đó rất lâu, khi trấn Thuận Thành và Phan Rang, Phan Rí vẫn còn là khu vực tự trị của Chiêm Thành, sự tiến vào Campuchia của Việt Nam đã được thúc đẩy qua việc lợi dụng những người di cư của nước Minh để phát triển lãnh thổ Campuchia nhưng lúc này thì Việt Nam không còn lý do gì để tiếp tục giữ chế độ tự trị ở khu vực này. Việc chia rẽ mục đích chính sách này mất cân bằng đối với nhiều dân tộc thiểu số và dân tộc Khơme của Campuchia.
Tham vọng mở rộng lãnh thổ của Chúa Nguyễn không dừng lại ở Chiêm Thành. Điều đó có thể nhìn thấy được vào năm 1621, chúa Nguyễn đã có quan hệ hôn thú với đời thứ 2 Chey Chettha của Campuchia36. Lúc đó, chúa Nguyễn đã yêu cầu vua Campuchia cho người Việt Nam di trú tự nhiên, di trú Thủy Chấn Lạp với những hình thức miễn thuế, thương mại, phát triển. Kết quả là việc di trú đến Campuchia của người Việt Nam được bắt đầu từ tỉnh Đồng Nai và Mỗi Xoài thuộc Bà Rịa, Vũng Tàu bây giờ 37.
Lúc đó Campuchia lệ thuộc vào vương quốc Ayuthaya của Thái Lan đã mượn sức mạnh của Việt Nam để thoát khỏi sự cai trị của Thái, Việt Nam đã có được cơ hội tiến vào Campuchia một cách hợp pháp và đồng thời trên cơ sở đó, đã có được cơ hội tuyệt vời để có thể cản trở sự tiến vào Campuchia của Thái và xâm chiếm lãnh thổ Campuchia38. Sau đó, dưới chính sách ngoại giao cận Việt viễn Thái của Campuchia (chữ Hán), năm 1658, lần đầu tiên Việt Nam có cơ hội gửi quân đội theo yêu cầu của Campuchia để giải quyết phân tranh vương vị và kết quả là nhận được sự cư trú hợp pháp ở Mỗi Xoài, Đồng Nai và nộp cống, thần phục từ Campuchia39.
Vào năm 1674, Việt Nam đã gửi quân đội đến Campuchia lần thứ hai để giải quyết tranh chấp vương vị và có thể bước một bước sâu hơn vào việc hợp nhất lãnh thổ Campuchia bằng cách đặt ra chế độ chính vương và phó vương (chữ Hán). Lúc này, phó vương sống ở Sài Gòn. Trên cơ sở này, vào tháng 1 năm 1679 Việt Nam đã đem 50 chiến thuyền với hơn 3 nghìn quân, lợi dụng những người quản lý của nước Minh Trung Quốc đầu hàng như Dương Ngan Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình … tiến hành thực hiện việc phát triển Mỹ Tho và Biên Hòa40. Những khu vực này là kết quả chiến thắng trong cuộc phân tranh vũ lực với Thái trên lãnh thổ Campuchia của Việt Nam, vì một phần thuộc khu vực mà Nạc Ông Nộn được bổ nhiệm cai trị, nên Việt Nam có thể định cư ở đó. Năm 1679, do chính vương và phó vương của Campuchia xung đột, Việt Nam và Thái đều gửi quân đội can thiệp nên chiến tranh đã xảy ra, Việt Nam đã hoàn toàn không thể đưa ra các giải quyết vấn đề này.
Những người có thế lực khai phá đất, xây dựng thành Đông Phố và biến nơi đây thành nơi thương mại quốc tế đông đúc với những chiếc thuyền của nhà Thanh – phương Tây – Nhật – Java. Thời điểm này, có thể nói ngoài người Việt Nam ra, người Trung Quốc cũng phát triển Thủy Chân Lạp. Vào năm 1680, việc phát triển Thủy Chân Lạp dựa vào Mạc Cửu người Quảng Đông Trung Quốc. Ông ta được bổ nhiệm làm quản lý của Campuchia và đã phát triển Phú Quốc, Cần Bọt, Gia Khê, Luỗng Cây, Hương Úc, Cà Mau41. Ở đây, vào năm 1810 đã đổi thành trấn Hà Tiên rồi năm 1831 đổi thành tỉnh Hà Tiên.
Năm 1688, với cuộc phản loạn của Hoàng Tiến đã trở thành cơ hội cho Việt Nam thực hiện hợp nhất lãnh thổ Campuchia. Hoàng Tiến gây ra phản loạn, quốc vương của Campuchia Nặc Ông Thu đã từ chối thần phục và nộp cống cho Việt Nam và dương ngọn cờ phản loạn. Việt Nam đã gửi quân vào Sài Gòn để bình định việc này nhưng không thành công. Tuy nhiên, trong trong một thời gian dài nắm giữ, Việt Nam thực sự đã có ảnh hưởng ở khu vực này. Tiếp đó, năm 1691, người có thực quyền ở đây là phó vương Nặc Ông Nộn tử vong đã tạo ra một khoảng trống quyền lực đã xúc tiến quá trình hợp nhất của Việt Nam ở khu vực này. Trên cơ sở đó, từ năm 1698, bắt đầu hợp nhất khu vực Gia Định khai thác được dựa vào người Trung Quốc và người bản xứ trước đây.
Năm 1698 là năm sau khi Việt Nam hoàn toàn hợp nhất Chiêm Thành. Điều này rất quan trọng vì thể hiện được tính quan hệ tương hỗ trong việc hợp nhất Chiêm Thành và Campuchia của Việt Nam. Tức là, trước năm 1698, Việt Nam có thể lợi dụng khoảng trống cai trị của Campuchia trên mảnh đất do người Trung Quốc và người bản xứ khai phát và hợp nhất nhưng trong khi chưa hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành nên có thể gặp nhiều khó khăn; hoặc trong trường hợp đã hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành nhưng có khả năng xảy ra phản loạn và chống đối nên có thể cho rằng sức lực sẽ bị phân tán nên đã không thực hiện và chuẩn bị cho đến năm 1698 mới tiến hành hợp nhất Campuchia.
“Bắt đầu đặt phủ Gia Định. Sai thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và cơ độ thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những dân xiêu dạt từ Bố Chính trở về nam cho đến ở cho đông. Thiết lập xã thôn phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệ thuế to dung, làm sổ đinh điền. Lại lấy người Thanh đến buôn bán ở xã Minh Hương. Từ đó người Thanh ở buôn bán đều thành dân hộ của ta”42.
Nội dung trên cho thấy việc hợp nhất lãnh thổ Campuchia của Việt Nam khác với phương pháp hợp nhất Chiêm Thành trong thời kỳ trước. Khi hợp nhất lãnh thổ của Chiêm Thành, đa số dùng phương pháp chiếm bằng vũ lực nhưng khi hợp nhất lãnh thổ Campuchia thì lợi dụng người trong nước hay người nước ngoài trước hết là khai thác rồi lợi dụng khi quyền lực cai trị của Campuchia yếu đi thì hợp nhất một cách tự nhiên. Không những thế, ở đây còn cho thấy sự ưu tiên phương pháp nhận lãnh thổ bằng cách hỗ trợ giải quyết nội chiến của Campuchia hơn là dùng vũ lực trực tiếp.
Vào năm 1708, Mạc Cửu cảm thấy bất an với nội tình của Campuchia, nhờ thần phục Việt Nam mới có được đường biên giới của Campuchia bây giờ còn Việt Nam thì có được khu vực ở phía cực nam bao gồm đảo Phú Quốc, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu43. Khu vực này là một trong 6 tỉnh thuộc tỉnh Hà Tiên thời nhà Nguyễn. Điều này cũng như đã đề cập ở trên cho thấy hình thức hợp nhất không liên quan đến vũ lực của Việt Nam.
Do đó, trong 6 tỉnh, Việt Nam đã hợp nhất 3 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Hà Tiên. Ba tỉnh còn lại vẫn trong tình trạng chưa hợp nhất được là Định Tường, Vĩnh Long, An Giang. Ba tỉnh này ở trong địa thế hình răng cưa, nằm xem kẽ giữa hai tỉnh Biên Hòa – Gia Định và tỉnh Hà Tiên. Vì thế, để bảo tồn tỉnh Hà Tiên ở vị trí xa nên việc hợp nhất 3 tỉnh còn lại là một việc cần thiết. Do đó qua 3 lần liên tiếp thực hiện hợp nhất, khu vực này được hợp nhất với phương pháp khác với trước đây là bằng vũ lực.
Lần thứ 1, năm 1732, Việt Nam đã gửi quân đội tới, lấy Mỹ Tho, Sa Đéc ở phía Tây Gia Định, và đặt châu Định Viễn, lĩnh Long Hồ44. Những khu vực này thuộc tỉnh Định Tường. Những khu vực này bây giờ thuộc tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp. Với cơ hội này, vào năm 1744 chúa Nguyễn đã xác lập khu vực hành chính với cơ cấu 12 lĩnh và 1 trấn45.
Lần thứ 2 cũng dành được thành quả bằng vũ lực. Chúa Nguyễn đã hai lần viễn chinh Campuchia vào năm 1753 và 1755 do hiệp ước quan hệ của chúa Trịnh và YuRin Côn Man của Nạc Ông Nguyên là vua Campuchia. Lúc này Nạc Ông Nguyên tị nạn ở Hà Tiên và năm 1756, đưa Mạc Thiên Tứ đề nghị thần phục và nộp cống cho chúa Nguyễn và đã dâng 2 phủ Tam Bon, Loi Lap46. Nơi này giáp với tỉnh Định Tường thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Lần cuối cùng, năm 1757, trong quá trình lên ngôi, vua Cao Miên nhận sự giúp đỡ đã nhận từ Nạc Ông Tôn 2 phủ Trà Vinh, Ba Thắc và Tầm Phong Long47. Trong 6 tỉnh, những khu vực này thuộc tỉnh An Giang. Do đó, Việt Nam đã xác lập được lãnh thổ phía Nam bây giờ.
Đối với sự kiện của năm 1757, khi xem xét biên giới lãnh thổ Việt Nam qua ghi chép là “Năm 1757, Nạc Ông Nguyên nước Chân Lạp chết. Người chú họ là Nạc Nhuân Tạm coi việc nước. Biên thần tâu xin nhân đó lập Nhuận để tỏ ân nghĩa, cho vững biên cương. Chúa bắt phải hiến hai phủ Trà Vinh, Ba Thắc, rồi sau mới y cho …”48 chúng ta có thể thấy rõ hơn. Nói cách khác, cho dù đã hợp nhất Định Tường và Vĩnh Long nhưng dưới thời chúa Nguyễn, không có tỉnh An Giang nên Châu Đốc, Cần Thơ, Sóc Trăng có địa thế như răng rụng nên Việt Nam cần có được vùng này với cái giá là phải can thiệp chính trị.
Ngoài ra, cùng năm 1757, Việt Nam đã được vua Camphuchia Nạc Ông Tôn dâng 5 phủ Hương Úc, Cần Bọt, Chân Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh49. Khu vực này tiếp giáp với Hà Tiên nhưng trong thời gian vua Tự Đức tại vị đã trả lại cho Campuchia50.
Việc mở rộng lãnh thổ phía Nam của chúa Nguyễn đã gặp phải một số yếu tố nên phải tạm dừng ở đây. Thứ nhất, do sức lực quốc gia của chúa Nguyễn bị yếu đi nên không đủ nội lực để mở rộng lãnh thổ hơn nữa. Thứ hai, trong thời gian ngắn không đủ năng lực để khai thác quản lý lãnh thổ tăng nhiều51.
Việc mở rộng lãnh thổ về phía nam của Việt Nam cũng được tiếp tục dưới triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam là triều đại nhà Nguyễn. Như đã đề cập ở trên, Việt Nam đã hợp nhất một phần lãnh thổ của Lào tiếp giáp với khu vực từ Quảng Bình tới Lạng Sơn, đã gửi quân đi 6 phủ và bổ nhiệm làm tộc trưởng ở đây theo hình thức cai trị gián tiếp. Khi xem xét đến nhiều điều kiện như chính trị – kinh tế – địa chính học, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp nhất Cao Miên để dành lợi cho quốc gia, và kết quả là năm 1835, Chân Lạp – quốc hiệu của Cao Miên đã đổi thành Chân Tây Thành và lập 2 huyện, 32 phủ52. Nhưng cuộc xung đột dành quyền cai trị Campuchia giữa Việt Nam và Thái kéo dài, cộng với việc phản đối sự cai trị của Việt Nam trên toàn Campuchia và các cuộc phản loạn trong nước nên đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi. Cho nên, năm 1847, Việt Nam đã ký hiệp định với Thái và rút quân. Do đó, cho đến khi Việt Nam và Campuchia đều trở thành thuộc địa của Pháp thì Campuchia chỉ duy trì mối quan hệ nộp cống cho Việt Nam53. Qua đây, có thể thấy việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được điều khiển bởi Thái và Pháp. Nếu giả định trường hợp Pháp không tiến hành xâm lược hay không có mâu thuẫn với Thái thì Việt Nam đã có được một vùng rộng lớn trong lãnh thổ của Lào và Campuchia.
IV. KẾT LUẬN
Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé. Việt Nam đã không ngừng đấu tranh trong trường kỳ lịch sử để sinh tồn bên cạnh một Trung Quốc mạnh hơn mình nhưng ngược lại cũng tiến hành chinh phục Chiêm Thành và Campuchia yếu hơn. Điều này thể hiện hai mặt trong đặc trưng lịch sử của Việt Nam là chủ nghĩa dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lược.Việt Nam đã trải qua quá trình dân chủ đấu tranh và bồi dưỡng sức mạnh quốc gia rồi trên cơ sở đó hướng đến chủ nghĩa dân chủ xâm lược và kết quả là xác lập được lãnh thổ phía Nam bây giờ.
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là trong việc sản xuất ngũ cốc. Ngoài khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa và lượng nắng nhiều thì vùng này còn có tài nguyên phong phú và đất đai màu mỡ và rộng lớn.
Ở đây cũng không thể bỏ qua sự đóng góp của người dân di trú Trung Quốc. Trong khi không đủ nhân lực phát triển thì việc tham gia của người dân Trung Quốc đã giảm bớt đi gánh nặng cho người dân Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển thương mại của phía Nam và đã tăng cường tính đặc trưng đa văn hóa – đa dân tộc của Việt Nam.
Liên quan đến việc tăng cường tính đặc trưng đa văn hóa – đa dân tộc của Việt Nam không thể loại trừ vai trò của Campuchia. Việc hợp nhất Thủy Chân Lạp tức 6 tỉnh phía Nam dành được ngoài mảnh đất màu mỡ và rộng lớn còn có được dân tộc Khơme đông nhất trong 54 dân tộc đã biến Việt Nam từ một nước có văn hóa Phật giáo Đại thừa sang một nước văn hóa Phật giáo Tiểu thừa.
Đồng thời, việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cũng là một trường hợp điển hình minh chứng cho quy luật lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt ”. Nếu như quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc mới được tái lập vào năm 1991 thì quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia cũng không được mặn mà khi 20 vạn quân Việt Nam rút lui khỏi Campuchia dưới áp lực của chủ nghĩa tư bản đứng đầu là Mỹ vào năm 1989. Quan hệ giữa Việt Nam và Thái cũng đối lập sâu sắc trong việc gây ảnh hưởng trên đất Campuchia. Xét trên quan điểm địa chính học, quan hệ giữa Việt Nam và Lào có thể là một dị biệt nhưng xét cho cùng thì có thể cũng không khác với những mối quan hệ nước láng giềng đã nêu trên.
————-
2 Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, T.III, Nxb Giáo dục, H.1961, p.484.
3 Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa, H.2006; Nguyễn Đình Đầu, Việt Nam quốc hiệu và cương vực qua các thời đại, Nxb BT, 2003; Song Jung Nam, A study on the land system and territorial expansion in southern part of Vietnam: from the mid – 16 century to 18 century SHPS T 36, 1999; Song Jung Nam, The Name and Territory of Vietnam NCĐNA 16 – 2, 2007.
4 Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.227.
5 Đại Việt sử ký toàn thư, T.I, Nxb KHXH, H.1998, p.228 tham khảo; Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb KHXH, H.1997, p.174 tham khảo; Song Jung Nam, Lịch sử Việt Nam, Nxb ĐHPS, 2001, p.134.
6 Đại Việt sử ký toàn thư, T.I, Sđd, pp.274 – 275; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.238; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Nxb KHXH, H.1977, p.32; Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb VHTT, H.1999, p.107; Song Jung Nam, The Name and Territory of Vietnam NCĐNÁ 16 – 2, 2007, p.106.
7 Đại Việt sử ký toàn thư, T.I, Sđd, p.278; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục T.I, Sđd, p.32.
8 Đại Việt sử ký toàn thư, T.I, Sđd, p.284; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.546; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.32.
9 Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Nxb KHXH, H.1998, p.91; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.407; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.32.
10 Jung Nam, The Name and Territory of Vietnam NCĐNÁ 16 – 2, 2007, p.107.
11 Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.91; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.32.
12 Đại Việt sử ký toàn th,ư T.II, Nxb KHXH, 1998, p.145; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.458 tham khảo.
13 Đại Việt sử ký toàn thư,T.II, Sđd, p.91; Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Sđd, p.170.
14 Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, pp.202 – 203; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.512; Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.127; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục T.I, Sđd, p.35.
15 Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.235; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.546; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục ,T.I, Sđd, pp.37 – 38 tham khảo.
16 Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.168.
17 Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, pp.441 – 452; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục T.I, Sđd, p.43.
18 Phan Huy Lê, Lịch sử chế độ phong keiens Việt Nam, T.II, Nxb GD, 1960, p.182; Đại Việt sử ký toàn thư T.II, Sđd, p.464.
19 Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.507.
20 Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.450; Việt sử thông giám cương mục, T.XI, Nxb Văn Sử Địa, 1959, pp.68 – 69; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.43.
21 Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.363 tham khảo.
22 Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.199.
23 Phan Huy Lê, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, T.II, Sđd, p.174 – 177.
24 Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.477.
25 Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.464.
26 Song Jung Nam, Quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ truyền thống, Hội thảo khoa học 2007 của hội Việt Nam học Hàn Quốc, 2007, p.44.
27 Song Jung Nam, A Study on the Development Factor of Trade in Dang Trong in 16th – 18th centuries NCĐNÁ 14 – 1, 2004, p.133.
28 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Nxb Sử học, 1962, pp.43 – 44.
29 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.83; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.56 tham khảo.
30 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.147; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, nhà sách Khai Trí, 1969, pp.217 – 218.
31 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.148.
32 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, pp.148 – 153.
33 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.150.
34 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, pp.150 – 151; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, pp.217 – 218.
35 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.153.
36 Lê Nguyễn, Xã hội Đại Việt qua bút ký của người nước ngoài, Nxb VN TP HCM, 2004, p.174; Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, T.III, Sđd, p.105; Song Jung Nam, Quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ truyền thống, Bđd, p.43.
37 Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Sđd, pp.105 – 106; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, pp.400 – 402.
38 Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Sđd, p.105; Yu In Sun, Lịch sử Việt Nam viết mới, Nxb Y San, 2002, 219 tham khảo.
39 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Nxb Giaos dục, H.1998, pp.74 – 75; Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.98 tham khảo; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Nxb Thuận Hóa, 1993, p.542; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.58 tham khảo.
40 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.125; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Sđd, p.542; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.62 tham khảo.
41 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.167.
42 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, pp.153 – 154; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Sđd, p.542 tham khảo.
43 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.167; Song Jung Nam, A study on the land system and territorial expansion in southern part of Vietnam: from the mid – 16 century to 18 century SHBS T 36, 1999, p.57.
44 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, 1962, p.195; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, p.78; p.241; Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.241; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, p.232.
45 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, 1962, p.208.
46 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.224; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Sđd, p.544; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, p.78; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục T.I, Sđd, p.69; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, p.242.
47 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.226; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Sđd, p.544; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, pp.79 – 80; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, p.242; Song Jung Nam, A study on the land system and territorial expansion in southern part of Vietnam: from the mid – 16 century to 18 century SHBS T 36, 1999, p.58.
48 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, pp.225 – 226; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, p.79; Đại Việt sử ký tục biên 1676 – 1789, Nxb KHXH, 1991, pp.257 – 258.
49 Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.226; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Sđd, p.544; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, p.79, p.80.
50 Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.243.
51 Song Jung Nam, The Name and Territory of Vietnam NCĐNA 16 – 2, 2007, p.110.
52 Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, T.III, Sđd, p.479.
53 Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, T.III, Sđd, p.481.
——–
* Ghi chú: Tham luận được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển”, đã được đưa lên trang Ba Sàm từ năm 2010, nhưng do bị tin tặc phá, xóa mất, nay đưa lên lại. Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này trên BBC (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị gỡ bỏ): + Việt Nam học trong thế kỷ 21; + Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba; + Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘; + Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam; + Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ; + Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài
Chân dung Người trí thức (Bùi Tín – VOA) -Đầu năm Nhâm Thìn vấn đề trí thức trở nên sôi nổi. Đây là một cơ duyên đẹp
Hành trình nhân đạo hóa (Nguyễn hưng Quốc – VOA) -Trong hai kỳ trước, chúng ta đã tìm hiểu hai vấn đề: Thế giới càng ngày càng hoà bình hơn và con người càng ngày càng nhân đạo hơn
“Nhạn trắng Gò Công” từng là đào thương
Ngành Mai, thông tín viên RFA -2012-02-13 Thập niên 1960 lúc thịnh thời của cải lương, đào kép nghệ sĩ đêm nào cũng lên sân khấu, và ngày Chủ Nhựt lại có thêm xuất hát ban ngày lúc 3 giờ chiều, nên đời sống giới cải lương thời này rất thoải mái. Trong khi đó bên tân nhạc thì lại khó sống.
my.opera.com photo
Phương Dung, thập niên 2000
Phía bên tân nhạc phải 1, 2 tuần, có khi cả tháng mới tổ chức đại
nhạc hội một lần thì người ca sĩ sống thế nào được chớ! Do đó mà có thời
kỳ những ca sĩ tân nhạc đã âm thâm gia nhập làng cải lương, và trong số
ấy có cả nhạn trắng Gò Công Phương Dung.Có lẽ thấy Hùng Cường bước sang cải lương đã thành công mỹ mãn, nên rất nhiều ca sĩ tân nhạc đã tìm đến các lò cổ nhạc để học ca, học nhịp với hy vọng sẽ được trở thành nghệ sĩ đi xe hơi như Hùng Cường. Do đó mà vào thời ấy những lò đào tạo cổ nhạc đã tiếp nhận khá nhiều học trò vốn là ca sĩ tân nhạc đến thọ giáo (Trong dân gian người ta gọi các lớp dạy cổ nhạc là “lò”)
Phương Dung, thập niên 2000- amnhacvietnam.net photo
Lúc bấy giờ chỉ nội ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định đã có trên 20 lò cổ nhạc, đó là chưa kể ở các tỉnh có rất nhiều nơi dạy và tỉnh nào cũng có. Một trong những lò cổ nhạc ở Sài Gòn được nhiều ca sĩ tân nhạc đến thọ giáo, người ta phải kể là lò Út Trong.
Do bởi nhiều năm trước đó nhạc sĩ Út Trong từng là trưởng giàn cổ nhạc của gánh Thanh Minh suốt 13 năm, và là người đã huấn luyện Thanh Nga từ lúc còn thơ ấu cho đến khi trở thành ngôi sao sân khấu. Nữ ca sĩ tân nhạc Thanh Tuyền cũng từng có thời gian đến với lò Út Trong để học ca vọng cổ.
Ngoài ra còn có những lò của các nhạc sĩ: Văn Vĩ, Duy Trì, Huỳnh Hà, Tư Tân, Yên Sơn, Ba Giáo v.v… cũng đều có ca sĩ tân nhạc đến học thời gian dài hoặc ngắn. Thế nhưng, đa số học viên có gốc từ tân nhạc đã thất vọng bởi nhiều lý do, mà trong đó lý do chính là họ không có giọng ca vọng cổ trời cho, nói rõ hơn là làn hơi ca không mùi, không thu hút được người nghe, thành thử ra đa số đã bỏ cuộc.
Theo một số người từng tham gia đờn ca tài tử lúc còn nhỏ, thì họ có thêm một nhận xét rằng, ngoài làn hơi ca vọng cổ hay, mùi, còn phải có tinh thần đam mê cổ nhạc thì mới được, tức là cổ nhạc đã thâm nhập vào trong máu trong tim từ thuở bé thì mới đủ yếu tố để thành công ở địa hạt cải lương.
Nói theo vô vi thì phải có căn nghiệp với cổ nhạc, với cải lương thì mới được gia nhập, chớ còn từ nhỏ đã không thích âm điệu của cây đờn kìm, đờn cò, hay cây lục huyền cầm , mà lại đi chơi cây đàn mandoline, dương cầm, cùng những nhạc cụ của tân nhạc đến rành rẽ trở thành ca sĩ tân nhạc. Rồi giờ đây vì cuộc sống bấp bênh mới ngả sang cổ nhạc hát cải lương thì rất khó mà thành công, như trường hợp ca sĩ Phương Dung.
Có điều là trong giới tân nhạc cũng như khán giả của cả hai môn tân cổ hầu như phần lớn người ta đều tưởng rằng cô ca sĩ gốc ở biển Tân Thành, Gò Công chỉ biết ca tân nhạc mà thôi, họ đâu có ngờ rằng Phương Dung đã biết ca vọng cổ trước khi nổi danh bên tân nhạc, và từng hát cải lương đảm trách vai trò đào thương của một đoàn hát lớn.
Vậy chớ Phương Dung học cổ nhạc bao giờ, hát cải lương trên sân khấu nào, vai trò và tuồng gì? Tôi xin trình bày tiếp sau đây. Mời quí vị theo dõi…
Người ta nói nếu như một Hùng Cường từ tân nhạc bước qua cải lương thành công, đã là động lực cho nhiều ca sĩ tân nhạc nhảy vào địa hạt cổ nhạc. Và cũng một Phương Dung thất bại ở lãnh vực cải lương đã làm chồn chơn bao nhiêu người khác, khiến họ e ngại đã không dám nhảy vào cải lương.
Phương Dung, thập niên 1960- my.opera.com photo
Nói về ca sĩ Phương Dung thì khoảng năm 1962 người ta chưa biết cô nàng là ai. Cô đến tòa soạn của một tờ nhựt báo đề nghị ca tân nhạc cho các “chú” nghe… chơi. Và lúc ấy anh chàng thi sĩ Kiên Giang nhiều mơ mộng, tức ký giả Hà Huy Hà đã gọi Phương Dung là “ con nhạn trắng Gò Công “ trên mặt báo từ đó, và đã trở thành biệt danh cho sau này.
Rồi Phương Dung đi vào làng tân nhạc ca hát ở các vũ trường, các phòng tra, lần lần nổi danh được mời ca hát ở nhiều đại nhạc hội, ở đài phát thanh. Tuy ca hát ở nhiều nơi, nhưng hằng đêm Phương Dung vẫn ca hát ở vũ trường và phòng trà, vì những nơi này là miếng đất mầu mỡ và thường trực của các ca sĩ tài danh ở Sài Gòn.
Nhưng rồi, thời gian sau có lẽ các phòng trà chuyển hướng làm ăn, đưa loại nhạc kích động vào chương trình hằng đêm có vẻ hợp thời hơn. Vả lại lúc ấy nhiều ca sĩ trẻ tấn lên sẵn sàng đi hát cho các phòng trà, vũ trường với tiền thù lao tượng trưng, hoặc là hát mà không nhận tiền, có nghĩa là phòng trà khỏi phải trả đồng nào hết. Hơn nữa thành phần hát “chùa” này lại dẫn theo bạn bè khá đông ngồi chật bàn.
Đã không phải trả tiền cho ca sĩ mà lại thêm nhiều khách thì phòng trà nào lại không chọn làm ăn kiểu này, do đó mà Phương Dung và những ca sĩ khác bị mất việc làm, giảm bớt sô. Thật ra thì dù bị bớt sô hát cũng có thể kiếm sống được, nhưng không thể khá bằng nghệ sĩ cải lương, chỉ thời gian ngắn là ký giao kèo, đi xe hơi. Do đó mà con nhạn trắng Gò Công Phương Dung dù đã nổi danh bên tân nhạc, đã có lúc bay sang đậu cành cây cải lương.
Chuyện nhạn trắng Gò Công đi hát cải lương rất hiếm người biết, nói ra có thể nhiều người sẽ không tin. Nhưng đó lại là sự thật, mà nếu như không phải là người theo dõi hoạt động cổ nhạc cải lương từ lâu năm thì không thể nắm vững vấn đề.
Có lẽ Phương Dung cũng không muốn thiên hạ biết mình từng là đào cải lương chăng? Hầu như cô ca sĩ chẳng tiết lộ vấn đề ấy với ai từ lúc nổi tiếng cho đến mấy lúc sau này.
Số là Phương Dung bước vào làng cải lương, mà cô không phải tìm đến lò cổ nhạc nào để học ca, học nhịp, do bởi trước khi nổi tiếng ở tân nhạc, Phương Dung đã từng học ca vọng cổ từ đầu thập niên 1960, nên khi bước vào làng tân nhạc thì những bản nhạc đầu tiên người ta nghe được trên đài phát thanh Sài Gòn như: Nỗi Buồn Gác Trọ, Những Đồi Hoa Sim… thì hơi hướng tân nhạc của cô ca sĩ này vẫn còn vương quyện hơi ca vọng cổ, nó không dứt khoát, nhưng lại khiến cho người ta cảm thấy một nét ngồ ngộ lý thú vậy.
Thật ra thì trước khi hát cải lương, Phương Dung đã có sự chuẩn bị dọn đường bằng cách tập sự đóng kịch mà trước đây cô đã thủ vai Lượm trong vở trường kịch Sông Dài của Hà Triều Hoa Phượng, đã từng diễn ở miền Tây. Và đến năm 1965 thì Phương Dung chính thức đi vào làng cải lương, gia nhập đoàn Thống Nhứt của Út Trà Ôn, nhận vai trò đào thương hát tại rạp Hưng Đạo mỗi cát xê lãnh 3 ngàn đồng.
Trong vai Sử Mộng Hoàng gái Mông Cổ, Phương Dung đóng cặp với Út Trà Ôn, người ta thấy chất nghệ thuật già trẻ phân định rõ rệt. Một Út Trà Ôn không che giấu được tuổi trời bên cạnh một Phương Dung quá trẻ và bé bỏng. Không có sự trợ hứng của bạn đồng diễn dù Phương Dung cố gắng cũng khó mà có những pha ca diễn xuất thần.
Phương Dung, thập niên 1960- my.opera.com photo
Mang cảm giác mọi người chú ý đến mình, để ý đến mình từng cử chỉ, động tác tay chân, do đó Phương Dung dù vững vàng với tân nhạc, vẫn không khỏi ngượng ngập khi trình diễn cải lương. Đó là chuyện rất dĩ nhiên của Phương Dung hay của bất cử ca sĩ tân nhạc nào lần đầu tiên làm quen với cải lương.
Trong lúc bộ môn cải lương đang trong thời kỳ hưng thịnh, Phương Dung lên sân khấu với vai trò đào thương sao lại bỏ nghề? Có người cho rằng bởi sau khi đoàn Thống Nhứt diễn tuồng nói trên thì bị rã gánh, Phương Dung mất đất đứng, chán quá nghỉ chơi với cải lương luôn! Cũng có người nói có lẽ do thấy được địa hạt này rất “khó ăn” nếu như giọng ca vọng cổ không được “mùi”, mà Phương Dung thì ngay cả hát tân nhạc có hay thật, nhưng không truyền cảm. Vì yếu tố để trở thành cô đào chánh, được ký giao kèo với món tiền lớn thì làn hơi ca vọng cổ phải ru hồn người ta, phải thu hút khán giả thì mới được.
Thật ra Phương Dung gia nhập đoàn Thống Nhứt trong tình trạng đoàn này kiệt sức, sắp rã gánh, sống ngày nào hay ngày nấy. Lúc ấy thiên hạ nói phải chi Phương Dung chọn một sân khấu khác thì chắc không đến đỗi bỏ nghề cải lương sớm như vậy. Bởi người ta ví đoàn Thống Nhứt của Út Trà Ôn lúc đó như ông Phán già mà nghệ thuật không có chiều hướng đi lên.
Cậu Mười cố cầm cự và có sáng kiến mời những người ca sĩ tên tuổi bên phía tân nhạc để cứu vãn tình hình, và đã mời Phương Dung, Tùng Lâm, Việt Ấn vào nhận vai trò trong tuồng, có nghĩa là gia nhập làng cải lương chớ không phải phụ diễn tân nhạc. Những rồi cũng không làm gì hơn được, 3 ca sĩ tân nhạc chỉ tham gia hát cải lương được khoảng một tuần thì Út Trà Ôn tuyên bố rã gánh.
Rõ ràng Phương Dung, Tùng Lâm, Việt Ấn không có số với cải lương vậy.
Đời thừa!
Quỳnh Chi, RFA –2012-02-13 Có những cuộc đời đơn độc, lẻ loi. Có những người sống lặng lẽ, chấp nhận đi bên lề xã hội. Họ loay hoay giữa quá khứ và không biết được tương lai. Và họ gọi đời họ là “đời thừa”.
ảnh Thanh Nguyên
Nhà tôi là mái hiên người!
Mang ơn chiếc mái hiên nhàKhi ánh đèn từ các cửa hiệu tạp hóa cũng dần tắt và đường phố đã thưa người qua lại, là lúc ông Phước lủi thủi trở về cái ngõ tối vắng tanh quen thuộc. Vẫn đôi dép Lào mòn đế, vẫn chiếc xe đạp gãy sườn chất đầy những gì ông nhặt được, và vẫn dáng dấp mệt mỏi, ông Phước ngồi bệt xuống nghỉ lưng trước khi loay hoay chuẩn bị chỗ ngủ.
Đã hơn một năm nay, bà con ở đường Quang Trung, P.11, Q. Gò Vấp, Tp. HCM quen thuộc với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ cứ mỗi tối lại lặng lẽ, nằm cong queo ngã lưng trước cửa một nhà thuốc tây. Ông Nguyễn Hữu Phước tâm sự:
Giấc ngủ đêm hè- ảnh Thanh Nguyên
“Bây giờ nhà cửa đâu còn nữa, ở vất vả lắm”
Nói thì nói vậy nhưng trong thâm tâm ông Phước rất mang ơn cái mái hiên nhà thuốc. Nhờ nó mà ông tránh được mưa gió đã gần một năm nay. Trước đó, nhà của ông là những vỉa hè và bệ đá công viên, nơi mà mỗi sáng thức giấc điều duy nhất ông biết được mình vẫn còn sống.
Trời tháng Giêng âm lịch ở Sài Gòn không lạnh như Hà Nội, nhưng những cơn gió thi thoảng lướt qua trong đêm và những cây mưa rào đầu xuân cũng đủ làm sởn da người vô gia cư dưới làn áo mỏng và đủ làm tăng thêm cái cô đơn của kẻ không nhà.
Đói rét có lẽ cũng chẳng mang ý nghĩa gì đối với một người từng vất vả như ông Phước nhưng dường như ông không đánh lừa được cảm xúc của mình với cái cô độc trong tâm hồn. Chính vì thế mà ông bỗng thèm được tâm sự. Ông Phước bắt đầu kể chuyện về những người bạn của mình:
“Tôi cũng có vài người bạn già, lâu lâu gặp thì hủ hỉ vậy thôi. Sống ngoài đường, gặp nhau chào hỏi vậy thôi, cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở”
Những người bạn của ông Phước là những người bán vé số và những người già cơ nhỡ. Họ gặp nhau trên đường phố, tại công viên, kết thân với nhau mà cũng không biết ngày mai có còn gặp nhau không.
Có những người bạn già mới hôm qua còn tâm sự với nhau hôm sau đã thấy nằm cong queo, cứng ngắc trên ghế đá vì không qua nổi một đêm giông.
Có những người bạn gặp nhau được một lần bỗng dưng biến mất vì bị đưa vào trại bảo trợ xã hội hoặc bị đưa đi ăn xin ở bến khác.
Ông Phước gọi cái đời sống tạm bợ này là “đời thừa”. Và mỗi khi phải giải thích cho những bất hạnh, ông Phước chỉ thở dài buông lõng một câu “Cái đời thừa nó thế” – nửa như cam chịu, nửa như mỉa mai.
Ở tuổi ngoài sáu mươi, nhưng ông Phước trông như đã tám mươi với chòm râu trắng dài đến ngực. Ông lão tâm sự, đã ba mươi mấy năm nay ông chưa có một bữa cơm gia đình. Đối với ông cuộc sống thực sự chỉ là một ngày. Ông không định nghĩa được một ngày buồn hay một ngày vui mà chỉ có một ngày sống hay một ngày chết.
Đi kinh tế mới, mất nhà
Lúc kể về cái tan tác của cuộc đời mình, ông buồn nhưng không khóc như để chấp nhận một cuộc sống bên lề giữa muôn ngàn nuộc đời khác trong xã hội.“Đương nhiên là tôi cũng tủi thân nhưng cũng qua thôi, cũng không sao cả”, ông nói.
Không phải ngẫu nhiên mà ông Phước bắt đầu câu chuyện về những người bạn. Đối với ông lúc này, được nói chuyện với những người đồng cảnh ngộ là niềm vui duy nhất. Mỗi khi nhắc đến nhân thân, nhà cửa, giọng lại có vẻ cao hơn, chòm râu trắng lại bật theo đôi môi vừa run vừa mấp máy.
Ông Phước cho biết ông chỉ có một người em duy nhất nhưng cũng mất từ lúc năm tuổi. Lớn lên, ông ở tại Sài Gòn trong ngôi nhà của ông nội của mình. Sau năm 1975, ông bị đưa đi vùng kinh tế mới và khi trở về thì căn nhà đã thuộc về người khác trong sự ngỡ ngàng và phẫn uất của chính ông.
Từ đó ông sống đời lang thang, không vợ con, không bầu bạn. Người thân duy nhất của ông là gia đình một người dì ở Vũng Tàu. Tuy nhiên, từ khi bị mắc bệnh lao, ông cũng bị đuổi ra ngoài sống đời phiêu bạt.
Tâm sự với người có lòng- ảnh Thanh Nguyên
“Tôi bơm xe đạp kiếm sống. Thu nhập cũng vô chừng vì tôi làm ngoài đường chứ đâu phải có tiệm cố định. Cũng như câu cá vậy. Có hôm thì được 50 ngàn, có hôm thì 20 ngàn, có hôm cũng không có gì cả. Tự tôi học, kiên nhẫn rèn luyện rồi hành nghề. Không ai lo được cho mình thì mình phải tự kiếm sống chứ sao”.
Mặc dù đã già, nhưng do lòng tự trọng, ông Phước quyết không lợi dụng lòng tốt của người khác. Cứ mỗi sáng, trước khi hiệu thuốc tây mở cửa là ông đã thức dậy thu xếp ra một góc phố ngồi bơm xe đạp. Anh Thành, một người tình cờ biết ông Phước khi ông ngủ lang thang trên đường phố, cho biết:
“Chú bơm xe hoàn toàn bằng tay, coi như là bằng cách thô sơ nhất. Bơm xe thì được 1 – 2 ngàn đồng; vá xe thì được 8 – 10 ngàn. Chú hoàn toàn rất tỉnh táo mà cũng không bao giờ xin ai cái gì. Người ta cho cái gì, nếu cần thì chú mới lấy còn không thì chú cũng từ chối”
Bây giờ bệnh lao của ông đã giảm nhưng lúc trước ông vừa bơm xe mà vừa ho sặc sụa. Vậy mà ông không bao giờ vòi tiền thêm của khách. Ai muốn cho bao nhiêu ông lấy bấy nhiêu, miễn sao ngày hôm đó ông có đủ tiền ăn và trả 5 ngàn đồng cho nhà tắm công cộng.
Nhiều khi ngồi không có khách, ông đạp xe vòng quanh Sài Gòn vá xe dạo. Mỗi khi ông Phước di chuyển là ông chở cả “ngôi nhà” của mình trên chiếc xe cũ kỷ. Anh Thành nói thêm:
“Trên chiếc xe đạp là toàn bộ hành trang của chú hết. Khi di chuyển thì coi như là di chuyển cả căn nhà. Trên xe có 3 túi lớn: một túi để đồ nghề vá xe, một túi để áo quần, một túi đựng chai lọ. Trên xe còn chở mấy cái bao bố. Chú lượm mấy cái bao để sẵn, khi cần thì trải ra ngủ”
Lúc nào trên xe đạp của ông Phước cũng có vài chai nước và một cái thau nhôm – là dụng cụ vá xe của ông. Có lẽ vì phải chở nhiều đồ: nào đồ cá nhân, nào đồ nghề và nào các thứ ông nhặt được ở thùng rác… mà chiếc xe đạp cũ đã gãy sườn vài lần. Ông cũng đã nhiều lần hàn lại và lấy cây nẹp lại dùng tạm.
Từ một năm nay, ông ngủ cố định tại mái hiên của nhà thuốc tây ở quận Gò Vấp này. Ban ngày ông đi vá xe, khi mệt thì tìm bóng mát mà nghỉ. Ban đêm, chờ khi nhà thuốc đóng cửa và tắt đèn thì ông lại mắc võng vào hai đầu cửa sắt mà nằm. Có những ngày mưa thúi trời, ông lão ngồi lạnh co ro mà cũng chẳng kiếm được đồng nào. Tối về ai cho cái gì thì ông ăn nấy, nếu không thì nhịn đói đi ngủ chứ ông quyết không xin ăn hay làm điều xấu:
“Cũng vô chừng lắm. Có khi người ta cho tôi mì gói, có khi cho bánh mì…nói chung tùy lòng hảo tâm, người ta có gì thì cho đó thôi. Lúc cực khổ mà người ta giúp được như vậy là quý lắm. Giày dép còn có số. Bây giờ tôi có muốn đòi hỏi cũng đâu có được. Số phận mình là “chén đá” thì phải chịu chứ sao. Bá tánh giúp cho tôi như vậy là quý rồi, không dám đòi hỏi gì đâu”
Tim đập, chân cuống, mắt hoe
Có một dạo, ông lão bị đưa vào một trung tâm bảo trợ xã hội vì không có chứng minh nhân dân. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn người ta lại thấy ông còng lưng bơm xe trên đường. Cái lý do vì sao cũng không được ông nhắc đến, và trở thành một phần quá khứ nằm bộn bề bên cạnh những mảnh quá khứ khác của đời ông.Ông Phước tâm sự, đôi khi đạp xe qua khu phố ngày xưa, nơi ông và người em trai từng chạy chơi trong căn nhà của ông nội; là tim ông lại đập mạnh, chân lại cuống và mắt lại hoe. Bởi tại đó, đời ông đã trở thành “đời thừa”.
Ông Phước gọi cuộc đời mình là “đời thừa” vì sự tồn tại của ông không mang đến một sự khác biệt nào trong xã hội. Tuy nhiên, nếu không có những người như ông, xã hội lại mất đi những người bơm xe chân chính.
Một cảnh không nhà: cụ Phước, 78 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh-ảnh dalathoa.com/diendan/threads
Chính quyền Bình Phước không giải quyết – dân kêu oan
Quỳnh Chi, phóng viên RFA 100 dân oan khiếu kiện tại thành phố Hồ Chí MinhBà con thuộc tiểu khu 174, 175, 176, 177 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đang tiếp tục kêu oan vì việc cưỡng chế không thỏa đáng và các khiếu nại không được giải quyết.
Photo courtesy of vietbao.vn
Những lô đất mặt tiền đẹp nhất được chia cho các quan chức huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
Bà con bức xúc
Bốn tiểu khu bị cưỡng chế này nằm trên địa bàn 5 xã: Đak Nhau, Bom Bo, Bình Minh, Thọ Sơn, và Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Ngày 20 tháng 12 vừa qua, UBND Huyện bắt đầu thực hiện cưỡng chế đối với hàng trăm hộ dân sinh sống và làm việc tại đây. Hiện tại, việc cưỡng chế chưa chấm dứt vì đất quá rộng. Theo như thông báo của truyền thanh địa phương này, bắt đầu ngày 15 tháng 2, Huyện sẽ tiếp tục thực hiện cưỡng chế.Cách đây ba ngày, đài RFA nhận được lá thư kêu oan của bà con nơi đây, cho biết việc cưỡng chế không theo đúng qui định của pháp luật và họ đang vất vả đi khiếu nại nhiều lần ở nhiều cơ quan nhưng không được giải quyết.
Kèm theo lá thư tường trình này là bản sao bốn văn bản của trụ sở tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước cũng như trụ sở tiếp dân của Bộ Tài nguyên – Môi trường gởi cho Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu giải quyết “thoả đáng” và “dứt điểm” khiếu nại của bà con thuộc vùng bị cưỡng chế đất.
Ba văn bản của trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được ban hành lần lượt vào tháng 7, tháng 11 và tháng 12 năm 2011. Còn văn bản của Bộ Tài nguyên – Môi trường ban hành vào đầu năm nay. Một người dân ở đây cho biết, bà con đã nhiều lần ra Hà Nội để trình bày nguyện vọng vì không được giải quyết ở cấp địa phương:
“Công văn đầu tiên được gởi về Huyện nhưng Huyện không trả lời. Sau đó công văn được gởi xuống Tỉnh. Tỉnh cũng “ầu ơ ví dầu” và không đáp ứng được yêu cầu của dân. Họ hẹn dân, khi dân xuống lại không gặp ông Chủ tịch. Họ cứ nói này nói nọ nên dân tiếp tục phải đi ra phòng tiếp dân Trung ương Đảng tiếp”.
Đã có bốn văn bản từ phòng tiếp dân của các cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết cho bà con nhưng cho đến nay, người dân nơi đây chưa được tiếp xúc với Chủ tịch Huyện và Chủ tịch Tỉnh, mặc dù văn bản của phòng tiếp dân Trung ương nêu rõ yêu cầu chủ tịch Huyện và Tỉnh giải quyết. Theo dân nơi đây, mỗi khi bà con đến để gặp thì các vị này đều được thông báo vắng mặt:
Công văn đầu tiên được gởi về Huyện nhưng Huyện không trả lời. Sau đó công văn được gởi xuống Tỉnh. Tỉnh cũng “ầu ơ ví dầu” và không đáp ứng được yêu cầu của dân.“Bà con cũng đi nhiều lần lắm mà không bao giờ được tiếp. Mỗi lần bà con đến là các ông cứ nói ông này ông kia đi vắng. Thậm chí ban ngày họ không tiếp, đến tối họ nói chỉ tiếp một người đại diện. Chúng tôi không đồng ý với lý do ai cũng có quyền lợi ngang nhau. Sau đó họ lại hẹn đến 10 giờ sáng hôm sau. Hôm sau bà con đến mới nói được vài câu thì các ông nói là hết giờ và không tiếp nữa”.
Một người dân
Theo công văn của trụ sở tiếp dân của Bộ Tài nguyên – Môi trường do chánh thanh tra Lê Quốc Trung ký vào đầu năm nay mà RFA có được bản sao, cơ quan này cho biết trụ sở tiếp dân Đảng và Nhà nước đã có nhiều công văn yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước giải quyết và trả lời về khiếu nại của dân. Cũng theo công văn này, Chủ tịch UBND Tỉnh vào đầu tháng 11 năm 2011 có gặp dân một lần nhưng không giải quyết thỏa đáng nên người dân tiếp tục khiếu nại.
Chính vì thế, theo công văn này, “Thanh tra bộ Tài nguyên – Môi trường đề nghị Ủy ban sớm chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc, trả lời công dân theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả giải quyết đến Bộ Tài nguyên – Môi trường”.
Đùn đẩy trách nhiệm
Đã hơn một tháng kể từ ngày Bộ Tài nguyên – Môi trường có thông báo gởi đến Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước và mỗi thứ Ba hằng tuần, bà con đều đến văn phòng tiếp dân Tỉnh nhưng chưa bao giờ gặp được ông Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch Tỉnh, cũng với lý do vắng mặt:
Người dân Bình Phước bị lấy đất sống tạm bợ ven đường. Photo courtesy of nld.com
Cũng theo bà con nơi đây, lúc trước, Tỉnh đã từ chối không giải quyết khiếu nại của bà con với lý do Huyện phải giải quyết trước khi đến Tỉnh. Tuy nhiên, đông đảo người dân đấu tranh vì cho rằng văn bản của trụ sở tiếp dân Trung ương đã nêu rõ đích danh Chủ tịch Tỉnh phải giải quyết khiếu nại. Sau đó, thì Tỉnh dùng cách “vắng mặt” như đã trình bày.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi liên lạc với ông Trương Tấn Thiệu và trình bày bức xúc của bà con. Tuy nhiên, ông này cho biết ông đang bận họp và cho rằng trách nhiệm thuộc về Huyện:
“Bây giờ tôi bận họp nhưng mà nếu có đơn từ thì phải gởi cho UBND. Nếu ở huyện Bù Đăng thì về huyện Bù Đăng giải quyết. Bây giờ tôi bận họp”.
Đài RFA cũng liên lạc với Bộ Tài nguyên – Môi trường theo số ghi trên website. Sau bốn lần được chuyển máy, chúng tôi nói chuyện với đại diện trụ sở tiếp dân của Bộ. Vị này không xưng tên nhưng cho biết phòng tiếp dân chỉ có nhiệm vụ gởi văn bản đề nghị Tỉnh giải quyết khiếu nại của dân, ngoài việc đó ra thì Bộ này không giải quyết:
Bây giờ tôi bận họp nhưng mà nếu có đơn từ thì phải gởi cho UBND. Nếu ở huyện Bù Đăng thì về huyện Bù Đăng giải quyết. Bây giờ tôi bận họp.“Xin phép trả lời chị là việc này thì người ta không chỉ ra đây mà ra tất cả các cơ quan Trung ương. Chúng tôi cũng đã xem xét trong thẩm quyền và cũng đã trả lời công dân. Đồng thời lần trước, trước Tết, chúng tôi đã có văn bản đến tỉnh yêu cầu giải quyết theo pháp luật vì thuộc thẩm quyền của Tỉnh. Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng cũng có động thái đó. Chẳng qua chúng tôi cũng chỉ viết đơn như thế thôi chứ các chuyện khác chúng tôi không giải quyết. Thứ hai là nếu quá thời hạn mà không giải quyết thì có luật tố cáo”.
Ông Trương Tấn Thiệu
Mặc dù người đại diện phòng tiếp dân cho biết người dân có thể tố cáo nếu quá thời hạn yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, văn bản của trụ sở tiếp dân chỉ đề nghị Tỉnh “sớm giải quyết” khiếu nại của dân nhưng không đưa ra qui định thời gian.
Trong lá thư trình bày gởi cho đài RFA cách đây ba ngày, bà con nơi đây nêu lên bốn điểm chưa được chính quyền giải quyết thỏa đáng. Đó là “không có giấy quyết định cưỡng chế; không hỗ trợ bồi thường; không cấp tái định cư, và không cấp tái định canh”.
Qua tìm hiểu của đài RFA, hầu hết bà con nơi đây là dân tứ xứ đến đây lập nghiệp sau năm 1993. Họ mua lại đất được khai khẩn từ người dân tộc. Một số ít hộ dân nơi đây được cấp giấy sử dụng đất. Hầu hết những người còn lại chỉ có hộ khẩu. Chủ yếu dân nơi đây sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Trao đổi với đài RFA, dân nơi đây cho biết nhiều nơi trong bốn tiểu khu này đã bị ủi phá, cưỡng chế đến lần thứ ba nhưng tất cả đều không được thông báo và kê khai tài sản trước khi thực hiện cưỡng chế.
Lê diễn Đức – Màn diễn PR tệ hại của Thủ tướng về vụ án Tiên Lãng
Lê Diễn Đức – RFA
Cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, Hà Nội ngày 10/2/20112 – Ảnh: GDVN
Ngày 10 tháng 2 năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ
trì một cuộc họp được bày biện hoành tráng và thành phần tiền hô, hậu
ủng cũng đồ sộ. Buổi diễn PR đúng tầm cỡ của người đứng đầu Chính phủ.
Sự ủng hộ của xã hội dành cho ông Nguyễn Tấn Dũng ngày mỗi suy giảm
xuất phát từ tình trạng kinh tế Việt Nam tệ hại nhất kể từ năm 1991.
Nạn tham nhũng phát triển trầm trọng và tinh vi hơn, nhấn chìm dần lòng
tin của dân chúng cùng với cam kết (rằng ông sẽ từ chức nếu như nạn tham
nhũng không bị bài trừ) khi ông ngồi vào ghế Thủ tướng năm 2006.
Sau vụ bê bối Vinashin với khoản nợ xấp xỉ 4,5 tỷ USD, gần 20 tập
đoàn và tổng công ty do ông trực tíếp nắm giữ sinh mệnh lâm vào cảnh nợ
nần trên cả mức kinh hãi đối với một nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam với
GDP chỉ 106,4 tỷ USD (năm 2010, theo số liệu của World Bank).
Ngoài Vinashin, tôi đưa ra con số của hai trong nhiều “quả đấm
thép” điển hình của ông Dũng: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng
công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines).
EVN, theo Uỷ ban Kiểm toán Nhà nước, thua lỗ 10 ngàn tỷ đồng (tính
chưa hết trong năm 2010) và nợ 200 ngàn tỷ đồng Việt Nam (khoảng 10 tỷ
USD), tức là gần bằng 1/10 tổng thu nhập quốc dân, tương ứng lượng tiền
xuất khẩu dầu mỏ của đất nước trong 10 năm!
Vinalines, đơn vị có con tàu Vinalines Queen trị giá 50 triệu USD
đã bị chìm hôm 25/12/2011 cùng 22 thuỷ thủ đoàn, với nhiều dấu hỏi
nghiêm trọng về nguyên nhân cũng như mức độ bồi hoàn của các hãng bảo
hiểm. Trong 6 tháng đầu năm 2011, có tới 90% doanh nghiệp thuộc
Vinalines báo lỗ hơn 600 tỉ đồng và Vinalines cũng đang nợ nhiều đối
tác. Riêng khoản nhận bùn đánh bằng công cụ “tái cơ cấu” từ ao Vinashin
qua, Vinalines lỗ 153 tỷ đồng, theo báo chí trong nước.
Cùng với hàng loạt sự kiện gây nhiều thắc mắc, hoài nghi: Vụ CPI
(nhận hối lộ trong dự án ODA của Nhật); các dự án đường tàu cao tốc và
khai thác bauxite Tây Nguyên; cho thuê hàng trăm ngàn hécta rừng đầu
nguồn; hơn 90% tổng thầu EPC lọt vào tay Trung Quốc; in tiền polymer
(Securency); và cuối cùng cách thức kéo con trai Nguyễn Thanh Nghị vào
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi ít lâu sau đó đặt vào ghế Thứ trưởng
Bộ Xây dựng – uy tín của ông Thủ tướng tuột xuống tận đáy, không chỉ về
khả năng quản lý kinh tế, mà cả đạo đức cá nhân, ít nhất với những người
quan tâm và có thông tin đa chiều về tình hình Việt Nam.
Vụ án Đoàn Văn Vươn bùng nổ như một cơ hội, một chiếc phao cứu hộ.
Ngay lập tức sau cuộc họp ngày 10/2/2012, trên báo điện tử của
Chính phủ và các tờ báo quốc doanh khác đã xuất hiện các bài viết ca
ngợi Thủ tướng về sự giải quyết hợp tình, hợp lý.
Nhưng nỗ lực tuyên truyền của Thủ tướng và bộ máy chẳng khác bao
nhiêu việc tìm cách trục kéo con tàu Queen Vinalines 60 ngàn tấn từ dưới
đáy đại dương ở độ sâu nhiều ngàn mét.
Có lẽ vì thế mà, đưa link dẫn bài “Các chuyên gia đồng thuận kết
luận của Thủ tướng”, Giáo sư kinh tế học Trần Hữu Dũng, chủ biên tờ “Viet-studies” bình luận giễu cợt: “Chó cắn người” không phải là tin cần đăng, khi nào “người cắn chó” mới là tin cần đăng”!
Trước hết, bản kết luận gần 1.800 chữ của Thủ tướng chẳng toát lên điều gì chứng tỏ là tác phẩm riêng từ tầm quyền hạn và thực quyền của một ông Thủ tướng.
Không cần động não, một viên thứ ký hạng xoàng, chỉ cần “copy &
paste” tiếng nói của báo chí chính thống, các chuyên gia luật, luật sư
và các vị lão thành cách mạng trong hơn một tháng qua là có thể có ngay
bản kết luận đưa cho Thủ tướng… đọc và “chỉ đạo”!
Rất có thể vì chỉ đọc bản kết luận được người khác viết sẵn nên Thủ
tướng đã không ý thức được nội dung của nó chứa đựng nhiều điểm khiếm
khuyết, thậm chí sai trái?
Trong cuộc phỏng vấn của đài quốc tế Pháp RFI ngày 11/2, Luật sư Trần Đình Triển cho thấy kết luận của Thủ tướng có những “câu chữ chưa đúng quy định của pháp luật”
– một cách nói nhẹ nhàng. Nhưng thẳng thắn mà nói, câu dưới đây của Thủ
tướng đã ngược lại quy định của Hiến pháp và Pháp luật:
“Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng tiếp tục (…)
chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án “giết người và
chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm
minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình
tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của
UBND huyện Tiên Lãng”.
Theo Hiến pháp và điều 10 của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì: Không ai
có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Nghĩa là họ vẫn phải chịu một
số biện pháp cưỡng chế nhất định, nhưng không ai được xem là có tội và
không chịu bất kỳ một hình phạt nào khi chưa có bản án của Toà án đã có
hiệu lực pháp luật.
Chưa có bản án hiệu lực của toà án đã đành, ngay cả tội danh “giết người và chống người thi hành công vụ”
đối với anh Đoàn Văn Vươn đang là chủ đề tranh cãi rất gay gắt trong dư
luận xã hội, bao gồm giới trí thức, báo chí, các cựu quan chức, cũng
như những luật sư đang hành nghề hợp pháp tại Việt Nam.
Điều này chỉ có thể đồng nghĩa với sự yếu kém nhận thức của ông Thủ
tướng, hoặc là Thủ tướng vào hùa trùm chăn đánh hội đồng nạn nhân Đoàn
Văn Vươn với báo Công an Nhân dân và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Dư luận cũng bức xúc cho rằng, người đứng đầu Chính phủ, tức cơ
quan hành pháp thì không nên “chỉ đạo” các cơ quan Tư pháp (Toà án, Viện
Kiểm sát).
Cho dù ai cũng biết thực chất cả bộ máy vận hành của chế độ ở Việt
Nam đều nằm trong sự kiểm soát và điều khiển của tập đoàn lãnh đạo Đảng
Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), nhưng rõ ràng trong buổi diễn này ông Thủ
tướng diễn xuất rất tệ.
Nội dung kết luận của Thủ tướng cũng cho thấy những sơ hở trong toàn bộ cuộc chơi này.
Thủ tướng có thực sự chỉ đạo Đảng uỷ và Ủy ban Thành phố Hải Phòng không?
Về số phận của mấy ông quan xã, những con tốt đen, trực tiếp vi phạm pháp luật, coi như đã an bài, có lẽ không đáng để bàn.
Thực hiện “chỉ đạo” của Thủ tướng người ta đã trao quyết định tạm
đình chỉ chức Chủ tịch huyện Tiên Lãng đối với Lê Văn Hiền và đình chỉ
chức Phó Chủ tịch đối với Nguyễn Văn Khanh, nhưng quyết định ký ngày
9/2, trước khi có cuộc họp của Thủ tướng, và thời hạn đình chỉ, tạm đình
của quyết định chỉ là… 15 ngày, để… “kiểm điểm nghiêm khắc đúng yêu
cầu của Thủ tướng” (theo kết luận của ngày hôm sau)!
Luật sư Trần Đình Triển còn chỉ ra điều đáng phải nói mà Thủ tướng lờ đi hoặc cố ý quên:
“Thủ tướng chỉ nói đến là việc phá dỡ nhà ông Vươn sai, đó là
tội phạm hủy hoại tài sản. Còn một tội nữa. Trong bộ luật hình sự nước
CHXHCNVN đã có riêng quy định về đất đai. Có một điều luật chuyên biệt,
đó là vi phạm về quản lý đất đai. Thì ở đây ra quyết định cưỡng chế sai,
thu hồi sai, rõ ràng đã vi phạm điều đó, thì cần phải khởi tố những
người thực hiện việc quản lý đất đai trong sự việc này, theo điều luật
đó đã. Còn những ai chỉ đạo phá dỡ, thì đấy là phạm vào tội hủy hoại tài
sản”.
“Hai nhóm tội phạm đó, hai hành vi đó khác nhau, nhưng tôi thấy
rằng không nhắc gì đến vi phạm về quản lý đất đai. Và một điều quan
trọng nhất mà dân rất chờ đợi, đó là việc cưỡng chế”.
Trên trang Web Bauxite Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chủ biên, trong phần giới thiệu bài “Chưa thỏa mãn với kết luận của Thủ tướng” của luật gia Lê Hiếu Đằng ngày 12/2, nhận định của Ban biên tập có đoạn:
“Trong kết luận của Thủ tướng Chính phủ, ông Thủ tướng lại chỉ
đặt vấn đề kiểm điểm (đành rằng sau đó một ngày, Bộ trưởng Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam có tuyên bố rằng “sẽ xem xét kỷ
luật lãnh đạo TP Hải Phòng)? Chẳng lẽ ông không biết rằng nếu không có
một cái gật đầu của bọn họ thì bọn ăn cướp ở Tiên Lãng dù có máu tham
bằng mười cũng chẳng dám ho he sao? Ông có nghĩ rằng nếu cướp được chừng
ấy đầm của ông Vươn, đám cướp Tiên Lãng đâu có dám ăn lấy một mình, còn
phải cống nộp nữa chứ. Hãy cứ xem cái mặt núc ních của Đại tá Ca thì
cũng đủ đoán biết ông ta là người như thế nào, và chắc chắn không phải
vô cớ và vô tư khi ông ta tỏ ra rất hể hả nói rằng việc phá nhà ông Vươn
ông Quý là một trận đánh tuyệt đẹp đáng viết lại thành sách mẫu mực về
chiến công của công an và bộ đội thời buổi này”.
Trong kết luận Thủ tướng cũng không nói gì về việc điều động lực
lượng quân đội vào việc cưỡng chế thu hồi đất đai của huyện Tiên lãng.
Việc làm này đã gây nên bất bình trong dư luận, làm ảnh hưởng xấu đến
hình ảnh cao đẹp của người lính bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Cựu Chủ tịch
nước, đại tướng Lê Đức Anh, cũng phê phán việc làm trái nguyên tắc này.
Kết luận
Tất cả cho thấy rằng, có những điều toan tính khuất tất phía sau hậu trường của buổi họp ngày 10/2/2012.
Một số giả thiết đưa ra như “loạn sứ quân”, “rừng nào cọp đó”, mỗi
địa phương hùng cứ một lãnh thổ, đặc biệt đất Cảng Hải Phòng vốn có
truyền thống ngang tàng… Tôi cho rằng các giả thiết này không đúng.
Sự liên kết từ trung ương xuống địa phương rất chặt chẽ trong lợi
ích phe nhóm. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ rỗng hầu bao
nếu không được Trung ương chuẩn thuận và cấp ngân sách cho các khoản đầu
tư công khổng lồ.
Ngược lại, hầu bao của Trung ương chẳng thể xúng xính nếu tiền
không chạy ngược từ rút ruột các công trình trong những dự án đầu tư ấy.
Dòng chảy xuôi ngược của đồng tiền khiến trên và dưới ràng buộc lẫn
nhau, có trách nhiệm bảo vệ nhau khi có vấn đề, nhưng cũng bất lợi là
khi cần hai bên đều có thể sử dụng nó như một thứ con tin.
Còn về nhân sự, cấu trúc tổ chức đặc thù của hệ thống cộng sản cho
phép Trung Ương mà cụ thể là Bộ Chính Trị ĐCSVN có thể chôn vùi bất cứ
ai trong nội bộ có tư tưởng chống đối, cách ly.
Cuộc họp của Thủ tướng để lại dư âm còn dài, vì vụ án đầm Cống Rộc
đang tiếp diễn không đơn giản, nhất là dưới sức ép của xã hội và hậu quả
khó lường nếu không được giải quyết thoả đáng.
Vì thế, những người cầm bút hơn ai hết cần có trách nhiệm thông báo
kịp thời mọi diễn biến đến dân chúng, ngăn chặn thái độ ngây ngô, lòng
tin ấu trĩ vào thực tâm của lãnh đạo ĐCSVN.
Đừng nên để văn hoá nô lệ lấn át lý trí, chưa chi đã vội vã vui mừng, chỉ vì một cái vuốt ve (dối trá) nhẹ nhàng!
© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét