Phapluattp
Chỉnh đốn Đảng không thể chỉ dựa vào tinh thần tự giác bởi chẳng ai lại muốn lấy đá ghè chân mình…
Kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(3-2-1930 – 3-2-2012), nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (ảnh)
bày tỏ với Pháp Luật TP.HCM những suy nghĩ của mình về Đảng, nhất là khi
Trung ương vừa ra nghị quyết về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng
Đảng hiện nay.
|
Ngần ấy năm theo Đảng, trải qua nhiều chức trách,
nhiệm vụ, qua chiêm nghiệm thực tế, giới đảng viên già như chúng tôi có
khá nhiều trăn trở. Hội nghị Trung ương 4 trước tết đã nói hộ chúng tôi
điều day dứt bấy lâu nay là tình trạng suy thoái trong Đảng giờ rất
nghiêm trọng. Phạm vi không còn là “một bộ phận”, “một bộ phận không
nhỏ” như trước nữa, mà đã có thêm đuôi “trong đó có những đảng viên giữ
vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp”. Điều đó đòi hỏi,
đúng như tên của nghị quyết là phải có giải pháp cấp bách. Nói thế để
thấy Hội nghị Trung ương 4 đã mở ra hy vọng củng cố lại niềm tin, uy tín
của Đảng trước nhân dân. Nhưng có làm được không, vẫn chờ câu trả lời
từ thực tiễn.
Không thể chỉ dựa vào tinh thần tự giác
. Ông nói có hy vọng nhưng thực hiện được hay không vẫn phải chờ, tại sao vậy?
+ Xây dựng, chỉnh đốn Đảng vốn là việc khó, giờ càng
khó vì mức độ nghiêm trọng, phức tạp gia tăng. Đọc nghị quyết, nghe phát
biểu của Tổng Bí thư thì thấy giải pháp vẫn chủ yếu dựa trên tinh thần
tự giác của từng đảng viên, nhất là cấp cao. Với đảng chính trị nào thì
yêu cầu đó cũng đúng. Nhưng với Đảng ta, đặt vào hoàn cảnh đặc thù một
đảng duy nhất cầm quyền thì mới thấy tự giác là rất khó. Chẳng ai muốn
tự lấy đá ghè vào chân mình, tự tước bỏ lợi quyền của mình cả…
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng càng đem lại niềm tin nơi nhân dân. Ảnh: HTD
Với đặc thù ấy, “đức trị” là cần thiết nhưng chưa đủ.
Phải “pháp trị”, thực sự dựa vào dân, trọng dân, thực hiện mọi quyền
bính thuộc về dân, thì Đảng mới có động lực, sức ép để xây dựng, chỉnh
đốn mình.
. “Pháp trị” ở đây là gì, thưa ông?
+ Đảng lãnh đạo chủ yếu dựa vào lòng tin của dân.
Nhưng khi Đảng trở thành đảng cầm quyền, như Bác nói, thì phải khác.
Quyền của dân mà anh nắm thì nhân dân phải có quyền đòi hỏi, kiểm tra,
giám sát. Chúng ta khẳng định xây dựng nhà nước pháp quyền thì những
quyền ấy của dân phải được thực hiện bằng pháp luật, bằng quyền – nghĩa
vụ pháp lý.
Chúng ta vẫn nói phải đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng. Vậy làm thế nào để đổi mới? Theo tôi, luật hóa sự lãnh đạo của
Đảng là chìa khóa.
Đảng cầm quyền không thể bằng điều lệ, nghị quyết,
quy định nội bộ của mình. Tất cả cần luật hóa mà quan trọng nhất cần có
luật về Đảng. Có thế, nguyên lý mọi quyền lực thuộc về dân mới vận hành
được. Có thế, Đảng mới thể hiện được vai trò chính trị – pháp lý của
mình trước xã hội.
Luật hóa sự lãnh đạo của Đảng
. Ông băn khoăn rằng Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu
ra được những trăn trở, lo lắng của toàn Đảng, toàn dân nhưng vẫn còn
câu hỏi “có làm được không”. Vậy luật hóa sự lãnh đạo của Đảng có giúp
trả lời câu hỏi ấy?
+ Vấn đề này nhiều người đã đề nghị. Đảng vận hành
quyền lực chính trị của mình trong khuôn khổ pháp luật là vấn đề quy
luật của đảng cầm quyền. Nhìn ra các nước có chế độ đa đảng, có cạnh
tranh chính trị mà họ vẫn cần luật về đảng chính trị. Vậy thì với đặc
thù một đảng duy nhất cầm quyền như ở ta, điều này càng cần thiết. Chỉ
có như vậy, người dân mới thực hiện được quyền lực của mình trước Đảng.
Chỉ như vậy, Đảng mới giữ được vị thế của mình trước dân tộc. Chỉ có
luật hóa sự lãnh đạo của Đảng mới ngăn chặn được lạm quyền.
. Ông nói Trung ương 4 hé ra một hy vọng… Hy vọng ấy cụ thể là gì ?
+ Nhóm giải pháp đầu tiên mà Nghị quyết Trung ương 4
nhấn mạnh là phê – tự phê, nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của cấp
trên, mà trước hết Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương. Hy vọng các
đồng chí sẽ kiểm điểm nghiêm khắc, liên hệ trách nhiệm bản thân, làm rõ
tại sao những khuyết điểm, hạn chế của Đảng ta nói ra đã nhiều, đã lâu
mà chưa được khắc phục.
Đã đến lúc thay đổi thói quen, lối mòn khen ngợi
nhau, dễ dàng chấp nhận yếu kém, khuyết điểm của mình kéo dài mãi. Dân
tin Đảng bởi Đảng có lịch sử máu xương, dấn thân vì lợi ích dân tộc.
Nhưng lịch sử ấy đang dần lùi xa và niềm tin của dân thì không mù quáng.
Đảng phải lắng nghe dân, trọng dân, có giải pháp để giữ niềm tin của
dân vào Đảng.
. Xin cảm ơn ông.
Công khai, minh bạch với dân
. Ông có vẻ mặn mà với giải pháp luật hóa sự lãnh đạo
của Đảng. Vậy có thể hình dung cần bao nhiêu luật và làm thế nào để
luật hóa?
+ Điều đó không đơn giản. Một quy định mới với dân,
đi vào cuộc sống thành nề nếp còn khó, huống chi đối tượng điều chỉnh ở
đây lại là đảng đang cầm quyền. Luật hóa hoạt động của Đảng thì mối quan
hệ của Đảng – nhân dân, phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và
xã hội sẽ có nhiều thay đổi. Nhưng đã đến lúc cần bàn thảo, thống nhất
tư tưởng và có chủ trương. Thống nhất rồi thì mới có thể bắt tay vào
nghiên cứu chi tiết.
Trước mắt, tôi cho là có thể luật hóa một số nội dung
để hoạt động của Đảng công khai, minh bạch hơn với dân. Lấy ví dụ, Quốc
hội hoạt động công khai, vậy tại sao các hoạt động quan trọng như các
hội nghị trung ương, đến đảng viên như tôi cũng chỉ tiếp cận được qua
phát biểu khai mạc, bế mạc của Tổng Bí thư, thông báo hội nghị của Văn
phòng Trung ương. Tôi cho rằng người dân có quyền được biết hội nghị ấy
diễn ra thế nào, các nội dung trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến
quyền lợi của dân được bàn thảo tranh luận ra sao. Ngoài ra có thể
nghiên cứu thực hiện nhất thể hóa, người đứng đầu Đảng đồng thời là
người đứng đầu nhà nước. Bằng cách ấy, sẽ có sự ràng buộc trách nhiệm
pháp lý đối với các vị trí chủ chốt trong Đảng.
|
NGHĨA NHÂN
Mùa xuân Ả Rập – Cuộc thử nghiệm Ai Cập
Juliane von Mittelstaedt, Volkhard Windfuhr
Phan Ba dịch – Boxitvn
Một năm sau cuộc Cách mạng, đất nước này đã có một đại diện
cho nhân dân, nhưng vẫn còn lâu mới có được dân chủ. Những người Hồi
giáo và Hội đồng Quân đội có chống lại những người nổi dậy trẻ tuổi hay
không?
Vào ngày đầu tiên là đại biểu, Siad al-Elaimi đứng ở
nơi bắt đầu tất cả, quảng trường Tahrir. Ông ấy mặc một chiếc áo khoác
nhung đã phồng ra với huy hiệu đại biểu trên ve áo và một cái túi nhựa
trong tay. Ông đã ngủ gần ba tuần trên quảng trường này trong lúc cuộc
cách mạng diễn ra.
Bây giờ, Elaimi nhìn khắp quảng trường Tahrir, như
thể ông ấy đang tìm kiếm một cái gì đấy, nhưng ở đó không có gì cả. Giao
thông ầm ỉ trên lớp nhựa đường, khí thải vương lại trong không khí, chỉ
những cây đèn giao thông là không được ai sửa chữa cả năm nay rồi. Một
phóng viên người Nhật giơ micrô ra cho ông, Elaimi lơ đãng nói một vài
câu vào đấy, về tự do và công bằng xã hội và rằng trái tim của ông vẫn
còn ở lại trên quảng trường Tahrir.
Ông của ông đã ở tù dưới thời của Gamal Abd
al-Nasser, cha mẹ ông dưới thời Anwar al-Sadat, chính ông bị giam cầm
dưới thời Husni Mabarak, chỉ một tháng, nhưng đủ để gãy một chân và một
cánh tay. Ba nhà thống trị, ba thế hệ bị đàn áp cần phải được chấm dứt
vào ngày này, vào ngày mà Elaimi, 31 tuổi, luật sư, nhà cách mạng và đại
biểu nhân dân, đi vào Quốc hội. Vấn đề chỉ là ngay chính ông ấy cũng
còn chưa thể tin vào điều đấy được.
Một năm sau cuộc Cách mạng, Ai Cập đã có một Quốc
hội, được bầu một cách tự do và công bằng như chưa từng bao giờ có. Hơn
hai phần ba đại biểu là người Hồi giáo, đảng nhà nước NDP [Đảng Dân chủ
Quốc gia của Mubarak] trước đây cũng đã chiếm nhiều ghế giống như thế.
Có tám phụ nữ ngồi trong Quốc hội này, 13 người nguyên là đảng viên của
NDP và chỉ một ít nhà cách mạng trẻ tuổi. Họ cần phải cùng nhau soạn
thảo một Hiến pháp, và vào cuối tháng 6, khi tổng thống được bầu, Hội
đồng Quân đội phải trao trả quyền lực lại cho một chính phủ dân sự.
Đó là một cuộc thử nghiệm đôi, và kết quả sẽ có tác
động đến toàn bộ thế giới Ả Rập. Một đất nước, thêm vào đấy là một đất
nước Hồi giáo, có thể một mình tìm đến dân chủ qua bầu cử tự do hay
không? Hay là để làm được việc đấy, nó phải cần đến một cuộc cách mạng
thứ hai, quét sạch đi tất cả các thể chế tham nhũng, cảnh sát, đài
truyền hình quốc gia, cơ quan nhà nước, những cái vẫn còn hoạt động theo
các quy luật cũ?
Khi các đại biểu cùng nhau hiệp lại, khi họ tạo áp
lực lên giới quân đội với sự giúp sức của quần chúng, thì rồi các tướng
lĩnh sẽ hầu như không thể nào chống cự lại được. Nhưng khi họ cố thực
hiện chương trình nghị sự riêng của họ và dàn xếp với giới quân đội để
làm được việc đó, thì rồi Quốc hội sẽ vẫn là cái nó luôn luôn đã là: một
nơi mà những người đại diện nhân dân hội họp từ 146 năm nay, nhưng
không đại diện cho nhân dân.
Cuộc cách mạng bây giờ nằm trong tay của các đại
biểu. Nhà dân chủ xã hội Siad al-Elaimi là một người trong số đó, một
Joschka Fischer [cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức] của Ai Cập, nhận thức
được quyền lực của mình và đầy mong muốn thay đổi. Nhưng ở đấy cũng là
những người như Chalid Hanafi, 50 tuổi, người của Huynh Đệ Hồi giáo,
người đã chờ đợi một ghế trong Quốc hội từ 20 năm nay rồi. Hay như Ahmed
Chalil theo đạo Hồi Sunni, 33 tuổi, người vì bộ râu của mình mà không
được phép giảng dạy trong ngôi trường tư nhân của chính mình.
Họ không có gì là cùng chung nhau cả, ngoại trừ việc
cả ba người đã biểu tình trên Tahrir, thế nhưng bây giờ họ phải cùng
nhau định nghĩa: Chúng ta muốn một nhà nước như thế nào? Và chúng ta
hiểu dân chủ là gì?
Siad al-Elaimi, nhà dân chủ xã hội, đi từ Tahrir đến
Quốc hội. Ông ấy dẫm lên cát, ở đấy, nơi những người biểu tình đã nạy đá
lót đường lên, bước ngang qua Mugamma,
ngôi nhà khổng lồ của bộ máy hành chính, và qua Institut d’Egypte, cái
từ tháng 12 chỉ còn là một đống đổ nát. Ở phía sau đó là Quốc hội, nhưng
bây giờ có một bức tường bằng những khối bê tông vuông vức và dây thép
gai chắn đường đi. Elaimi phải đi vòng.
Ngôi nhà mà nền dân chủ của Ai Cập sẽ sống ở trong đó
nằm sau một hàng rào với những mũi nhọn óng ánh vàng. Dây thép gai được
kéo ra ở phía sau đấy, có lính đứng canh. Những dãy đất trồng hoa đã
được làm mới, tường mới được quét vôi. Người ta không còn nhìn thấy rằng
trước đây một tháng còn có người chết ở đây, rằng quân nhân ném những
kệ đựng hồ sơ xuống đám đông, chính từ một ngôi nhà mà ở trên đó có dòng
chữ: “Dân chủ bảo đảm quyền lực của nhân dân”.
Nhà dân chủ xã hội Elaimi, người Hồi giáo Sunni Chalil, Huynh Đệ Hồi giáo Hanafi: Chúng ta hiểu dân chủ là gì?
|
Elaimi cũng có mặt trong cái ngày đấy, ông đã
được bầu, nhưng điều đấy không ngăn cản được quân cảnh đánh đập ông.
“Đừng tin rằng Quốc hội có thể bảo vệ được mày trước bọn tao”, một người
đã chế diễu. Ông nhớ mãi câu nói đấy, câu nói chỉ cho ông thấy ai vẫn
còn luôn là người quyết định trong đất nước này. Ông đã gặp một vài
tướng lĩnh quân đội, ba tuần sau khi Mubarak bị lật đổ. Họ muốn các nhà
hoạt động hãy ngưng biểu tình. “Những người này không thương lượng đâu.
Và nhất là họ sẽ không tự nguyện rời bỏ quyền lực.”
Rồi ông bước vào Quốc Hội, giơ thẻ chứng minh ra, thẻ
mà ngày hôm trước ông đã phải chờ nó năm giờ đồng hồ. Không có văn
phòng làm việc cho đại biểu trong Quốc Hội kỳ lạ này, cũng không có ngân
sách cho nhân viên, chỉ có một thư viện bụi bặm. Và khắp mọi nơi đều có
nhiều hình đắp nổi và đá hoa cương, những bức tranh sơn dầu bị treo
nghiên và đèn treo trong những hành lang cao vợi. Nó là một trong những
thể chế đấy của Ai Cập cũ, những cái để cho con người cảm nhận được sự
bất lực của chính mình.
Trong lúc đó, những người theo Hồi giáo Sunni đang
reo mừng ở bên ngoài. “Đảng Ánh Sáng” của họ chiếm được 121 ghế, gần một
phần tư của Quốc Hội. Ahmed Chalil là một trong số những người lãnh tụ
của họ, họ khiêng ông ấy đi qua đám đông như một cầu thủ bóng đá vừa ghi
được bàn quyết định. Chalil đã ép mình vào trong một bộ comlê màu vàng
nhạt cho ngày này, bộ râu được cắt tỉa cẩn thận, trong tay ông ấy cầm
một chiếc smartphone đang nhấp nháy. Ông ấy là người đại biểu kiểu mẫu
của những người Hồi giáo Sunni, nhưng ông ấy chỉ hiện đại ở vẻ ngoài:
Ông ấy không nói chuyện với phụ nữ, quan điểm của ông ấy là quan điểm
của một người cực kỳ bảo thủ.
Trước đây một tuần, ông ấy còn ngồi với các đại biểu
khác trong một sảnh khách sạn, trong khi một nhà chính trị học giải
thích công việc của Quốc hội cho họ. Các ủy ban, quy trình ban hành luật
lệ, nó là một khóa học cấp tốc về thể chế Đại nghị. Phần lớn những
người Hồi giáo Sunni chẳng hiểu biết gì về chính trị cả, cho tới nay họ
còn cho rằng bầu cử là báng bổ.
Thật ra Ahmed Chalil không cần đến buổi học đấy. Ông
là tiến sĩ về kinh tế nhà máy và lãnh đạo một trường trung học tại
Alexandria. Ông biết cách kìm chế lời nói của mình, vì thế mà người ta
được phép nói chuyện với ông. Ông có sẵn hai câu trả lời cho những đề
tài khó xử như phụ nữ và áo tắm hai mảnh. Một câu là những người Hồi
giáo Sunni không trấn áp phụ nữ mà bảo vệ họ. Họ đã soạn thảo cả một
loạt luật lệ, Chalil nói, để chống mù chữ, nghèo nàn và bất công. Nhưng
không vì thế mà ông là một người đấu tranh cho bình quyền của phụ nữ,
ông cũng cho rằng chiếc khăn trùm đầu và sự ngăn cách giới tính được
nghĩ ra là vì hạnh phúc cho người phụ nữ. Ông cũng không hề chống du
lịch tắm biển, nhưng không phải lúc nào cũng buộc phải là bãi biển đâu,
Chalil nói. Đi xe Jeep xuyên sa mạc và trượt cát trong sa mạc cũng là
những lựa chọn tốt đẹp cho thời gian rảnh rỗi.
Vào buổi sáng đấy trước Quốc Hội, ông nói: “Sharia
[Luật đạo Hồi] và dân chủ cần phải được hợp nhất với nhau, rồi thì sẽ
tốt đẹp. Chính điều đó đang xảy ra ngay bây giờ.” Khi luật lệ dân chủ vi
phạm Sharia thì tất nhiên là Sharia có hiệu lực. Những người Hồi giáo
Sunni quảng bá mình đặc biệt là với cuộc đấu tranh chống tham nhũng,
nhưng họ cũng biết rằng không thể nhanh chóng chiến thắng cuộc đấu tranh
đấy được. Điều có thể thực hiện nhanh chóng là một Hiến pháp Hồi giáo.
Khi Quốc hội bắt đầu họp, các hàng ghế của những
người Hồi giáo Sunni trông giống như đang có một nhóm dân tộc truyền
thống đang ngồi ở đó vậy. Khăn xếp, mũ nỉ, râu và áo dài truyền thống
của đàn ông Ai Cập, và tất nhiên là mỗi người đều có một vết dập vì tụng
kinh trên trán, dấu hiệu nhận dạng của những người cực kỳ sùng đạo.
Một điểm trong chương trình của một trong những Quốc
hội tự do đầu tiên: Tất cả 508 đại biểu phải tuyên thệ với tổ quốc, với
nền cộng hòa và hiến pháp, mặc dù thật ra là chính hiến pháp thì chưa
có. Họ lần lượt thề, bốn giờ liền, được truyền trực tiếp đi khắp nơi
trên thế giới.
Siad al-Elaimi đứng lên và bổ sung rằng ông muốn thỏa
mãn các yêu cầu của những nhà cách mạng. Một người Hồi giáo Sunni không
muốn tuyên thệ với nền cộng hòa, mà là trên “học thuyết của Allah”,
những người khác thêm vào đấy: cho tới chừng nào không đi ngược lại ý
muốn của Thượng Đế. Đấy chỉ là một lời thề, một nghi thức, nhưng đã có
thể thấy được những đường nứt gãy đầu tiên.
Đại biểu Quốc Hội ở Cairo: “Xin cảm ơn quân đội và Hội đồng Quân đội cao cả” |
Sau đấy họ bầu ra Chủ tịch Quốc hội, và tất nhiên
là Mahammed Saad al-Katatni thắng cử, Tổng thư ký của Đảng Huynh Đệ “Tự
do và Công bằng”. Đó là vị trí có ảnh hưởng nhiều nhất mà một người của
Huynh Đệ Hồi giáo từng nắm giữ, và Katatni biết rằng ông ấy phải cảm ơn
ai: “Xin cảm ơn quân đội và Hội đồng Quân đội cao cả đã tạo khả năng
cho những cuộc bầu cử”.
Vào ngày hôm sau đấy, nhà cách mạng Siad al-Elaimi
ngồi trong nhà ăn của Quốc hội trên một cái sofa viền vàng theo kiểu
Barock-Pharaon và hút thuốc liên tục. Hội đồng Quân đội vừa hủy bỏ tình
trạng thiết quân luật, cái đã có hiệu lực ba thập niên liền và đã trả tự
do cho 2000 tù nhân. Nhà dân chủ xã hội nhìn đấy là một sự tiến bộ,
nhưng không đủ: “Huynh Đệ Hồi giáo và Hội đồng Quân đội đã thỏa
hiệp với nhau. Trong lần bầu cử tổng thống, các Huynh Đệ Hồi giáo sẽ
ủng hộ ứng cử viên của giới quân đội. Như thế, họ có thể nắm quyền mà
không phải công khai nhận lĩnh trách nhiệm. Có là điều tốt nhất có thể
đến với họ”.
Trong một lá đơn, ông vừa yêu cầu phải đưa Bộ trưởng
Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra trước Quốc
hội để tra hỏi. “Và sếp của Hội đồng Quân đội!” – đó là một ý định táo
bạo, nhưng ông hy vọng có thể khích lệ được những đại biểu khác phá vỡ
sự thỏa thuận giữa giới quân đội và những người đạo Hồi.
Vào ngày thứ tư, ngày kỷ niệm cuộc Cách mạng, quảng
trường Tahrir đầy người, còn nhiều hơn cả vào ngày lật đổ Mubarak. Các
Huynh Đệ Hồi giáo đã dựng cái sân khấu lớn nhất, đối diện ngay với sân
khấu của giới trẻ cách mạng. Họ đã lắp đặt hàng chục cái loa phóng
thanh, phát rè rè ra từ đấy là những bài ca yêu nước, to đến mức chúng
át cả tiếng của những người khác. Thông điệp của họ: Hãy ăn mừng cuộc
Cách mạng và để chính trị lại cho chúng tôi.
Đứng trên bục là Chalid Hanafi, 50 tuổi, một bác sĩ
nhãn khoa với bộ râu rối bù và chiếc áo khoác len đan, người mà người ta
không thể quy cho ông ấy rằng ông ấy trông giống như một người Hồi giáo
dữ tợn. Trong cuộc Cách Mạng, Hanafi đã chăm sóc cho những người bị
thương trong một bệnh viện dã chiến ở Tahrir, ông vừa mới được bầu vào
trong Quốc Hội với 150.000 phiếu. Người Huynh Đệ Hồi giáo này đã cố gắng
thử một lần, đó là năm 1995, sau đấy ông ngồi tù một năm. Lúc đầu, ông
bị tra tấn, nhưng rồi sau đấy, sau đấy là thời gian tốt đẹp nhất trong
cuộc đời của ông ấy. “Tôi chưa từng bao giờ được học hỏi nhiều như thế,
chúng tôi toàn là giáo sư và kỹ sư.”
Người bác sĩ treo ảnh từ bệnh viện dã chiến của ông
ấy trước khán đài. Người ta nhìn thấy ông đang băng bó cho những người
bị thương và ngủ trên nền đất. Đó là về tính đáng tin cậy của Cách mạng,
Hanafi đáng tin cậy nhiều lắm. Khi ông đứng trên bục sân khấu và nói
rằng Cách mạng đã qua rồi và Hội đồng Quân đội sẽ rút lui khỏi chính
trường vào ngày 30 tháng 6, thì nhiều người tin ông ấy.
Có một thỏa thuận giữa Hội đồng Quân đội và Huynh Đệ
Hồi giáo hay không, như nhiều người khẳng định? Gương mặt vui vẻ của ông
ấy trở nên nhăn nhó, ông ấy giật vào cái khăn choàng màu hồng của mình
và nói: Không, không bao giờ! Đó chỉ là tin đồn, được những người muốn
gây rối loạn tung ra!
Các Huynh Đệ Hồi giáo không thích những cuộc biểu
tình cho lắm, vì chúng ngày càng quay lại chống họ. Đối với họ, Cách
mạng là quá khứ, đối với những người biểu tình, nó là tương lai. Vào
ngày thứ tư, hàng trăm nghìn người đã diễu hành về đến Tahrir, như cách
đấy một năm. Hàng chục nghìn người đã phản đối vào ngày thứ sáu, ngày mà
họ đã tuyên bố trở thành “Ngày Thịnh nộ”. Và những người biểu tình bây
giờ không chỉ hô to: “Đả đảo Hội đồng Quân đội!”, mà cả: “Chúng tôi
không muốn có một nhà nước Hồi giáo”!
Vào tối thứ tư lại có lều được dựng trên Tahrir.
Nhiều người biểu tình đã ở lại, cả Siad al-Elaimi. Bây giờ ông lại muốn
ngủ ở lại trên quảng trường và mỗi buổi sáng đi từ đây vào Quốc hội.
Cũng không xa cho lắm.
J.V.M., V.W.
P.B. dịch từ báo Der Spiegel, số 5/2012 (30/01/2012)
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Đầu năm: Xin hãy nói ít đi về những điều tốt đẹp!
Hà Văn Thịnh – Boxitvn
Bạn sẽ cho rằng tôi là một người thiếu văn hóa khi mở đầu lời chúc đầu
năm (nếu có thể chúc trong hỡi ôi) bằng sự khẩn thiết xin rằng nên bớt
nói về những điều TỐT ĐẸP, bởi làm gì có chúng khi “người ta” (tức thế
giới công minh về nói chữ, nói nghĩa, nói lý, nói tình) xếp chúng ta vào
hạng quốc gia đứng thứ 172/179 về mức độ tự do được… nói!
Vì cái hưng phấn của quyền được nói thứ chót, bẹp,
cuối, tận của tự do ấy, tôi xin mọi người (bạn và thù) trong năm mới,
xin ít đi khi nói về những điều tốt đẹp.
Đừng nói đến chuyện đến năm 2020 sẽ thế này thế khác,
mà hãy cho người dân biết rằng trong năm 2012 này cuộc đời có bớt tối,
bớt khổ hơn không? Thời của tin tức thông mạng toàn cầu, xin hãy đừng
hứa nhăng hứa cuội mà nên đi vào cụ thể cái có thể nhìn thấy được, có
thể kiểm chứng được, ít nhất là khi tôi và bạn nghĩ rằng mình còn sống,
còn biết (chẳng ai dám chắc mình còn sống đến 2020!).
Xin hãy đừng nói về những triển vọng này nọ, tỷ như
ngày mai sẽ chống được tham nhũng (xin hứa rằng nếu chống được tham
nhũng thì tôi tự nguyện “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng” 100%, chết
liền, chết không hề băn khoăn hối tiếc). Làm sao có thể tự túm tóc để
kéo mình lên một khi quan chức nào cũng giàu nứt đố đổ vách nhưng chẳng
có tội lỗi nào, mặc dù, Marx đã từng nói rằng mọi sự giàu có đều bất hợp
pháp?
Xin hãy đừng nói nữa về lẽ công bằng khi mà những kẻ
như Hiền, như Liêm, như Thoại ở Hải Phòng vẫn nghênh ngang đè đầu cưỡi
cổ người dân bất chấp luật pháp. Chính phủ thì nghe, rồi, coi có cũng
như không: Làm sao có thể khinh dân đến mức khi xã hội, muôn vạn người
rên xiết như thế mà vẫn làm ngơ (vào cuộc chậm chạp, ỡm ờ là cách làm
ngơ khó bắt bẻ về lý) cái vụ cưỡng chiếm đất đai phi lý, táng tận lương
tâm như Vụ Tiên Lãng? Làm sao có thể phá tan tành ngôi nhà mồ hôi nước
mắt của dân ngay trước tết rồi phủi tay chối bay chối biến?
Giá cả đầu năm đọc trên báo nghe mà nỗi khủng khiếp
vẫn còn dư: 1 kg sơri có giá 500.000 đồng, 1 kg thịt bò 400.000 đồng…
Xem như thế để thấy rằng cái gọi là những giấc mơ về mọi điều tốt đẹp
đều đồng thanh, đồng bước đến vào năm 2020 chỉ là chuyện viển vông, chỉ
là hứa lèo cho qua nhiệm kỳ, phỉnh dân để mơ ngủ, quên đi những khổ ải
nhọc nhằn của năm 2012. Một nền kinh tế trông chờ vào sự bần cùng hóa
người dân tàn nhẫn để nuôi béo bộ máy quan chức khổng lồ làm sao có thể
tránh được sự vất vưởng của hàng chục triệu người không có chức quyền
hoặc chức quyền quá nhỏ? Nếu không lạm phát lấy đâu ra tiền để vỗ béo
vài trăm ngàn người bằng mồ hôi nước mắt cực nhọc, giá bèo của hàng chục
triệu người?
Vinashin sẽ “được” trả nợ bằng tiền thuế của dân, án
có oan sai sẽ được xin lỗi và đền bù cũng bằng chính cái tiền thuế ấy…
Những điệp khúc đó của nỗi đau của người dân sẽ được liên khúc mãi hoài
mặc dù “người của tinh hoa ăn trên ngồi trốc” chẳng thấy ai, chẳng có kẻ
nào phải bỏ ra bất kỳ một đồng xu sứt nào bồi thường hay chịu tội.
Chẳng lẽ đó là công lý vì dân, của dân, do dân hay sao? Cái lý của miệng
nhà quan trong thời đại của số và net xem ra chất gang, lõi thép khủng
khiếp hơn ngàn lần thời phong kiến, thực dân. Hội tìm tất cả mọi điều
kiện để sinh tồn, phát triển, Việt Nam không hề thua kém Nhật Bản, Hàn
Quốc hay Đài Loan – chỉ có những kẻ tham ngu mới cố tình không thấy vì
sao Việt Nam cứ lẹt đẹt tiến nhanh, tiến mạnh, tiến lật đật để đi lên
ngọn núi rậm rì bất công và nhức nhối… và cứ mài miệt đi lên với nỗi đau
ngày càng sôi lên như thế!
Nửa vời là “cái lý” của nền ngoại giao cave. Cứ làm
bạn, cứ ỡm ờ với tây hay tàu và cho rằng đó là cách khôn ngoan của sự
trung thực nửa chừng là kiểu tư duy thậm sai lầm và điếc lác của thời
đại này. Cho dù là xã hội nào đi nữa thì nhất thiết anh, tôi hay nó,
chúng nó, vẫn cần phải có một đồng minh, một người bạn đích thực – chẳng
khác mấy với việc chúng ta cần có vợ (hay chồng) chung thủy và tận tụy
suốt đời. Làm sao có thể là bạn với mọi người khi anh chẳng có ai là bạn
tuy rất lắm BÈ? “Giàu vì (nhờ) bạn” là lời khuyên có tự hàng ngàn năm.
Tại sao không chọn, lấy, giữ một người bạn đích thực thay vì cứ chạy
rông như kẻ say, khi tỉnh thành mê, khi mê không chịu bừng tỉnh, để đến
nỗi cứ cô đơn mãi hoài trong thế giới của đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết? Tại sao không chịu nghĩ rằng, một khi nào đó quốc gia hữu sự, ai sẽ
là đồng minh đích thực của mình? Chẳng lẽ mở radio và TV ra để nghe vô
số những câu tương tự như Chính phủ và nhân dân Liên Xô rất lấy làm tiếc vì xung đột Trung Việt bùng nổ?
Câu này được nói ra sau sự kiện 17.2.1979 và sau khi Hiệp ước Hữu nghị
Xô Việt được ký vào tháng 11.1978 đấy. Hiệp ước Hữu nghị Xô Việt ấy nói
rằng Liên Xô và Việt Nam sẽ đem hết mọi khả năng để trợ giúp cho nhau
trong trường hợp bị một nước thứ ba tấn công. Bài học ấy chưa đủ để làm
cho chúng ta tỉnh lại hay sao? Hữu nghị gì cái kiểu đem con bỏ chợ, đánh
trống quăng dùi? Suy cho tới cùng, khẩu hiệu về sự ĐOÀN KÊT của Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ là ba chữ CHỌN BẠN ĐÚNG mà thôi!…
Cái “LÝ” của tình thế và nỗi đau, cuối cùng lại chạy
về XÓ TỐI ấy là cái THAM NGU. Chỉ nghĩ đến thân xác của mình, con cái
của mình bất chấp con cái họ, bất kể dân tộc, giống nòi, đấy là
cái vô cùng của những điều đớn đau, xót xa, tủi nhục, hậu họa khôn
lường. Thử mở bất kỳ tờ báo nào mà xem: Có ngày nào không có thông tin
về nạn quan tham ngu gây nên những tội ác động trời? Lãnh đạo như mấy
người vô học, trơ trẽn ở Tiên Lãng và Hải Phòng với vô số cái không thể
nào chịu nổi: Nào là vu oan cho dân phá nhà dân, nào là cả 100 cán bộ
chiến sĩ tấn công nhà dân là “một trận đánh đẹp”, “đáng viết thành
sách”, nào là phối hợp đồng bộ, đồng chí với giang hồ…, mà lại bảo dân
nghe theo, tin tưởng thì họa có là điên.
Chính vì vài ví dụ trên đây, tôi khẩn thiết mong rằng
sang năm mới, xin hãy nói ít đi về những điều tốt đẹp mà nói rõ, nói đủ
về những cái xấu cho dân biết, dân bàn! Và, nhất là, hãy nói cụ thể làm
sao để dẹp, bao giờ dẹp xong cái xấu A, nỗi đau B…
Huế, 2.2.2012
H.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Sự thật về việc giao đất, thuê đất, cưỡng chế ở Tiên Lãng (*)
SGTT.VN – Ngày 20.1.2012, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ (LCHNTTSNL) huyện Tiên Lãng (thuộc Hội nghề cá Hải Phòng) đã có báo cáo với tiêu đề “ Báo cáo sự thật về việc giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng”.
Báo cáo gửi cho các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ;
các ban ngành TW và thành ủy, UBND TP Hải Phòng. Để có thông tin nhiều
chiều, báo SGTT đăng nguyên văn bản báo cáo này.
Báo cáo sự thật về việc giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng:
Kính gửi các quý ông, quý bà trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ từ trung ương đến địa phương.
Vừa qua, ngày 5/1/2012 tại huyện Tiên Lãng xảy ra vụ cưỡng chế đầm
NTTS (nuôi trồng thủy sản – TS) của hội đồng cưỡng chế UBND huyện Tiên
Lãng đối với ông Đoàn Văn Vươn là chủ tịch LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng.
Một công dân gương mẫu, hiền lành chất phác, một cựu chiến binh xuất
thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng, một giáo dân có lòng
kính chúa, yêu nước. Luôn luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ một hoài bão giản dị là
ông muốn chinh phục vùng đất nơi đầu sóng, ngọn gió của huyện Tiên Lãng
để phát triển kinh tế cho gia đình và cho xã hội. Ông đã đem toàn bộ
công sức, trí tuệ, huy động rất nhiều tiền của gia đình, dòng họ, anh em
bạn hữu xa gần để thực hiện hoài bão đó cũng là ủng hộ chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong công cuộc đổi mới, phát
triển kinh tế giai đoạn những năm 90 của thập kỷ trước mà Đảng ta khởi
xướng.
Trong công cuộc chinh phục biển cả đó, gia đình ông còn nợ nần chồng chất, con mất, cháu mất, không một ai trong Huyện ủy, UBND huyện Tiên Lãng chia sẻ với hoàn cảnh đó của gia đình ông Vươn. Ngược lại, từ nhiều năm nay huyện ủy, UBND huyện Tiên Lãng đã nhen nhóm lên ý đồ chiếm đoạt đất và tài sản có trên đất của ông Vươn mà bao năm qua ông dày công xây đắp trong công cuộc khai phá vùng đất nơi cửa biển. Kết cục đau thương đó cuối cùng đã nổ ra vào lúc 7h ngày 5/1/2012 như quý vị đã biết. Vậy sự thật của kết cục đó là gì. Trong báo cáo này, BCH LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng muốn gửi tới quý ông, quý bà trong các cơ quan có trách nhiệm từ trung ương đến địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và những người yêu chuộng lương tâm, đạo đức, công lí biết sự thật về quá trình giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng với ông Vươn nói riêng và toàn thể nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng nói chung.
Kết cục bản chất của những công việc đó của UBND huyện Tiên Lãng suốt từ năm 1993 đến nay là gì? Sau đây chúng tôi xin gửi thông điệp báo cáo này tới các cơ quan trên để các ông, các bà xem xét, nghiên cứu, để rút ra kết luận chính xác về bản chất vụ việc, đồng thời có biện pháp xử lí thích đáng với tất cả các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội nghiêm trọng của UBND huyện Tiên Lãng trong một thời gian dài như vậy.
I. Phần giao đất:
Vào đầu những năm 1990, để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng 6/1986 trong công cuộc đổi mới của Đảng phục vụ cho 3 chương trình lớn là: Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu nhằm phá vỡ thế bế quan tỏa cảng của các thế lực thù địch nước ngoài nhằm bao vây, cấm vận nước ta cũng là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác một cách toàn diện mà Đảng ta đã định hướng. Để phục vụ chiến lược này, giai đoạn đó Hội đồng Bộ trưởng nay còn gọi là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 chương trình lớn là 327 và 773 (khai hoang, vỡ hóa đất trống, đồi núi trọc, mặt nước, đất ven song, ven biển vào phục vụ vào lĩnh vực nông nghiệp ).
Để phục vụ và cụ thể hóa hai chương trình trên, lần đầu tiên Chính
phủ đã ban hành một chính sách lớn bằng Nghị định 64 ngày 27/9/1993 (với
tiêu đề ban hành bản quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử dụng đất nông nghiệp),
đồng thời ngày 15/10/1993 Luật Đất đai ra đời. Tại điều 4 Nghị định 64,
Điều 20 Luật Đất đai/1993 (định đất NTTS là 20 năm) và Nhà nước quy
định ( khi hết thời hạn sử dụng đất nếu người sử dụng đất có nhu cầu
tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật
về đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng. Nhà nước
chỉ thu hồi đất phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, kinh tế do
Chính phủ quy định).
Tại thời điểm này, đi ngược lại với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại huyện Tiên Lãng đã ban hành quy định số 497 ngày 06/10/1993. Văn bản này ngay tại thời điểm ban hành đã bị nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng phản đối bởi chúng tôi cho rằng đó là luật của địa phương. Vì văn bản này không phải là văn bản quy phạm pháp luật (về thể thức). Song trong nội dung của nó chứa ẩn cả một âm mưu, ý đồ chiến lược về tham nhũng đất đai sau này. Văn bản này đã thể hiện tại Điểm 2 phần IV, họ quy định (khi hết thời hạn sử dụng đất chủ sử dụng đất phải bàn giao lại toàn bộ mặt bằng và các công trình phục vụ sản xuất, vật liệu kiến trúc, xây dựng trong phạm vi đất được giao cho Nhà nước quản lí và sử dụng, Nhà nước không thanh toán giá trị tài sản còn lại cho chủ sử dụng đất đã hết thời hạn). Đồng thời cũng từ văn bản này UBND huyện Tiên Lãng cho phép các cơ quan chuyên môn ban hành các quyết định giao đất theo nội dung trên cho nhân dân NTTS. Vì vậy, trong tất cả các Quyết định giao đất, nội dung họ đều ghi như nội dung Quy định số 497 mà không tuân thủ theo Nghị định 64, Điều 20 Luật Đất đai 1993 lúc bấy giờ, kể cả về mặt thời hạn giao đất. Năm 2005 UBND huyện Tiên Lãng đã giao cho 18 hộ khu vực phía bắc xã Vinh Quang với thời hạn giao đất là 20 năm trong nội dung của Quyết định giao đất tiếp tục UBND huyện Tiên Lãng lại ghi như nội dung của Quy định số 497 còn lại toàn bộ nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng không được giao và bị thu hồi đất như bây giờ. Ngày 17/10/2008 UBND huyện Tiên Lãng tiếp tục ban hành quyết định số 3756 (về việc ban hành quy định về quản lí, sử dụng đất, mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển sử dụng vào mục đích NTTS trên địa bàn huyện Tiên Lãng). Tại văn bản này một lần nữa ở Điều 6, Điều 7, UBND huyện Tiên Lãng lại tiếp tục cố tình vi phạm Điều 67 Luật Đất đai 2003. Như vậy đến đây trên cơ sở phân tích các văn bản của UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành về phần giao đất chúng tôi khẳng định rằng UBND huyện Tiên Lãng không tuân thủ theo pháp luật về đất đai của Nhà nước mà tự đặt ra luật lệ của địa phương nhằm kìm hãm sản xuất và tiến tới tham nhũng đất đai là một điều sự thật không thể chối cãi được. Kết cục đó được kiểm chứng bằng việc cưỡng chế bất hợp pháp tại đầm ông Đoàn Văn Vươn ngày 5/1/2012.
II – Phần thu hồi đất
Để thực hiện Quy định số 497 ngày 6/10/1993, ngày 01/12/2004, UBND
huyện Tiên Lãng ban hành Kế hoạch số 58. Tại phần III, UBND huyện Tiên
Lãng cho phép các cơ quan chuyên môn căn cứ vào Khoản 10 Điều 38 Luật
Đất đai 2003 (thu hồi không giao lại), Điểm a Khoản 1, Điểm c Khoản 2
Điều 43 Luật Đất đai 2003 (thu hồi không bồi thường). Khoản 5 Điều 36
Nghị định 181/2004/CP (thu hồi giao về cho UBND xã quản lí) cho phép các
cơ quan chuyên môn soạn thảo ra Bản cam kết, Đơn xin giao đất, Biên bản
bàn giao (có dấu của phòng nông nghiệp huyện Tiên Lãng) để lừa đảo và
hợp thức hoá cho Kế hoạch số 58. Điều đặc biệt trong Kế hoạch này của
UBND huyện Tiên Lãng không gửi cho UBND thành phố Hải Phòng, không được
UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt theo Điều 26 / Luật đất đai 2003. Như
vậy, họ tiếp tục một lần nữa ban hành luật địa phương
như từng ban hành Quy định số 497/1993, Quyết định 3756/2008 về phần
giao đất mà không tuân thủ theo những văn bản pháp luật hiện hành đã có
hiệu lực của Nhà nước ta về đất đai.
Về các quan điểm trên của UBND huyện Tiên Lãng trong việc thu hồi đất là:
- Thu hồi không giao lại.
- Thu hồi không bồi thường.
- Thu hồi giao về cho UBND xã quản lí.
Chúng tôi cho rằng các Quyết định thu hồi đất đó là Quyết định tịch thu tài sản của công dân chứ không phải Quyết định thu hồi đất. Về việc này đứng trên quan điểm pháp luật về đất đai qua các bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước tới thành phố Hải Phòng chúng tôi khẳng định Quyết định thu hồi đất đó của UBND huyện Tiên Lãng áp dụng với chúng tôi là hoàn toàn bất hợp pháp, bởi các lí do sau đây:
* Lí do thứ nhất: Đất của chúng tôi là đất nông nghiệp, đất đã được sử dụng.
Căn cứ vào Điều 13 / Luật đất đai 2003, căn cứ vào các Quyết định giao đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ vào Quyết định số 381, 493 của UBND huyện Tiên Lãng về việc giao chỉ tiêu thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, căn cứ vào các Biên bản quyết toán thuế sử dụng đất nông nghiệp của Chi cục thuế huyện Tiên Lãng, căn cứ vào Quyết định phê duyệt số 127/2003 của UBND thành phố Hải Phòng thì đất của chúng tôi là đất nông nghiệp, đất đã được đưa vào sử dụng.
* Lí do thứ hai: Đất của chúng tôi chưa hết thời hạn sử dụng.
Vì là đất nông nghiệp, do đó căn cứ vào thông tư 01 ngày 13/4/2005 của bộ Tài nguyên và môi trường thì đất của chúng tôi sử dụng chưa hết thời hạn. Do vậy UBND huyện Tiên Lãng cho rằng họ thu hồi hết thời hạn là hoàn toàn bất hợp pháp.
* Lí do thứ 3: Đất của chúng tôi khi hết thời hạn sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất.
Căn cứ vào Điều 50, Điều 67, Điều 146/ Luật đất đai/2003 và đặc biệt Khoản 1 Điều 34 Nghị định 181/2004/CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai thì khi hết thời hạn sử dụng đất chúng tôi được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất. Do vậy trong các Quyết định thu hồi đất UBND huyện Tiên Lãng không giao lại cho chúng tôi là hoàn toàn bất hợp pháp.
* Lí do thứ 4: Đất của chúng tôi khi thu hồi được Nhà nước bồi thường.
Căn cứ Điều 42/Luật đất đai/2003, Điều 8 Nghị định 197 ngày 3/12/2004 của Chính phủ, Điều 6 Quyết định 1761 ngày 19/9/2007 của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Nghị định 69 ngày 13/8/2009 của Chính phủ thì khi thu hồi đất của chúng tôi, chúng tôi được Nhà nước bồi thường. Do đó, trong các Quyết định thu hồi đất UBND huyện Tiên Lãng không bồi thường cho chúng tôi là bất hợp pháp.
* Lí do thứ 5: Đất của chúng tôi UBND huyện Tiên Lãng thu về giao cho UBND xã quản lí là bất hợp pháp.
Bởi chúng tôi không vi phạm về pháp luật đất đai, chúng tôi còn nhu cầu sử dụng đất. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 10/ Luật đất đai/2003 thì việc UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất của chúng tôi giao về cho UBND các xã quản lí là hoàn toàn bất hợp pháp.
Từ những căn cứ, cơ sở pháp lí chứng minh trên, chúng tôi khẳng định việc thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng áp dụng với ông Đoàn Văn Vươn nói riêng và nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng nói chung là vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội nghiêm trọng. Mục đích của họ là tham nhũng. Biểu hiện lớn nhất ở vụ cưỡng chế đầm ông Vươn. Hội đồng cưỡng chế UBND huyện Tiên Lãng đã bất chấp công lý và đạo dức, dùng bạo lực chính quyền để cố tình chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân một cách có tổ chức, điều đó là không thể chối cãi được như các thông tin đài, báo chí đã phản ánh.
III – Phần giải quyết khiếu nại:
Sau khi Quy định số 497 ra đời, tại thời điểm đó chúng tôi đã có ý
kiến tới UBND huyện Tiên Lãng thu hồi, bãi bỏ Quy định này. Vì nó không
phải là văn bản quy phạm pháp luật, do đó nó không có
giá trị về mặt pháp lí trong việc áp dụng quản lí và sử dụng đất đai,
mặt nước của huyện Tiên Lãng, đồng thời chúng tôi đề nghị UBND huyện
Tiên Lãng phải thực hiện theo Nghị định 64 ngày 27/9/1993 và Luật đất
đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Song UBND huyện Tiên Lãng không
xem xét giải quyết. Tiếp đến, sau khi Kế hoạch 58 ngày 1/12/2004 ra
đời, chúng tôi cũng đã đề xuất với UBND huyện Tiên Lãng xem xét và thu
hồi Kế hoạch số 58, vì văn bản này không được UBND thành phố phê duyệt
theo Điều 26/Luật đất đai. Cuối cùng UBND huyện Tiên Lãng vẫn không xem
xét.
Ngày 17/10/2008, sau khi Quyết định số 3756 ra đời, chúng tôi đã có ý kiến tới sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, thông tin chúng tôi được biết, sở Tư pháp thành phố Hải Phòng đã có ý kiến tới UBND huyện Tiên Lãng đình chỉ không thực hiện văn bản này. Còn về việc khiếu nại, thông báo dừng đầu tư, các Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng áp dụng với nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng bị nhân dân khiếu nại UBND huyện Tiên Lãng không giải quyết. Ngược lại, còn ban hành hàng loạt các Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại. (có nghĩa là UBND huyện Tiên Lãng cấm cả UBND thành phố Hải Phòng, Trung ương và Toà án các cấp không được phép giải quyết)
Ở trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn và ông Vũ Văn Luân, UBND huyện Tiên Lãng sau nhiều năm không giải quyết. Đến năm 2009, UBND huyện Tiên Lãng mới giải quyết bằng cách bác đơn khiếu nại của 2 ông trên. Chúng tôi nhận định rằng UBND huyện Tiên Lãng quyết định bác đơn khiếu nại của hai ông trên là họ đã tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp, ngành giải quyết tiếp theo ủng hộ họ, bác đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện của hai ông, nhằm mục đích thôn tính đất của hai ông đó, sau đó là của toàn bộ nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng bị thu hồi bằng pháp luật.
Sau khi được Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng bảo vệ chính quyền huyện Tiên Lãng, bằng cách Tòa án huyện Tiên Lãng đã bác đơn khởi kiện của ông Luân và ông Vươn. Sáng ngày 9/4/2010, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, trước toàn bộ tài liệu, hồ sơ, chứng cứ, đơn kháng cáo có trong vụ án cộng với sự công tâm của Tòa án nhân dân thành phố, đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng đã buộc phải ký vào thỏa thuận là tiếp tục cho ông Luân và ông Vươn thuê đất theo quy định của pháp luật. Trong sự việc này chúng tôi khẳng định rằng nếu UBND huyện Tiên Lãng không sai trong việc ban hành quyết định thu hồi đất thì đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng không bao giờ kí vào văn bản thỏa thuận này. Mặc dù, thỏa thuận đã có giá trị thực hiện theo Điều 122/ Luật dân sự. Song cuối cùng UBND huyện Tiên Lãng vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình trong thỏa thuận trên kể cả ngày 18/10/2010 tại trụ sở UBND huyện Tiên Lãng ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng tiếp chúng tôi cùng với ông Khánh – Chánh văn phòng, ông Phạm Xuân Hoa – Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường, ông Nga – Trưởng phòng tài chính huyện Tiên Lãng. Ông Khanh đã phản đối việc cưỡng chế này, đồng thời đã giao cho phòng Tài nguyên – Môi trường hướng dẫn chúng tôi làm thủ tục thuê đất theo đề án 30 của Chính phủ trình Chủ tịch huyện Tiên Lãng giải quyết. Cuối cùng, cả phòng Tài nguyên – Môi trường và Chủ tịch huyện Tiên Lãng vẫn không thực hiện. Đổi lại việc làm thủ tục cho ông Luân và ông Vươn thuê đất, chính quyền huyện Tiên Lãng bất chấp đạo đức xã hội, bất chấp công lí đã tiến hành làm thủ tục cưỡng chế ông Luân và ông Vươn một cách bất hợp pháp. Mục đích là nhằm chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức như từng đã xẩy ra ngày 05/01/2012 tại đầm ông Vươn.
IV – Phần cưỡng chế
Ngày 24.11.2011, sau khi ban hành Quyết định cưỡng chế số 3307, 3308
với ông Luân và ông Vươn. Xét thấy đây là Quyết định hành chính bất hợp
pháp. Căn cứ vào luật Khiếu nại – Tố cáo ông Luân và ông Vươn đã có đơn
khiếu nại gửi tới Chủ tịch huyện Tiên Lãng giải quyết theo thẩm quyền
theo Điều 20 Luật Khiếu nại – Tố cáo. Song đã 4 lần gửi khiếu nại Chủ
tịch huyện Tiên Lãng vẫn không giải quyết. Căn cứ Luật tố tụng hành
chính, ngày 04/01/2012 ông Luân và ông Vươn đã đến trụ sở Tòa án nhân
dân huyện Tiên Lãng để gửi đơn khởi kiện nhưng Tòa án huyện Tiên Lãng
vẫn không giải quyết. Trước đó, ông Luân và ông Vươn cũng có rất nhiều
đơn gửi tới các cơ quan xung quanh thành phố Hải Phòng và gửi cho Chủ
tịch và PCT thành phố Hải Phòng tại trụ sở tiếp công dân thành phố nhưng
UBND thành phố vẫn không có ý kiến gì về việc này. Bên cạnh đó, đối với
lực lượng công an huyện Tiên Lãng, Huyện đội Tiên Lãng, Đồn Biên phòng
46 Vinh Quang, ông Luân và ông Vươn đã tiếp xúc và làm việc phân tích
với họ trên cơ sở pháp lí và chứng cứ để chứng minh là Quyết định cưỡng
chế của Chủ tịch huyện Tiên Lãng là bất hơp pháp vì ở chỗ:
1 – Quyết định cưỡng chế đó căn cứ vào Quyết định thu hồi đất là hoàn toàn vô lí vi khi kí thỏa thuận giải quyết vụ án hành chính có hiệu lực thì Quyết định thu hồi đất, bản án sơ thẩm và đơn kháng cáo hoàn toàn vô hiệu.
2 – UBND huyện Tiên Lãng căn cứ vào bản án sơ thẩm thì lại càng vô lí vì như chúng tôi đã chứng minh ở trên, còn nếu có bản án thì căn cứ vào luật tố tụng hành chính Chủ tịch huyện Tiên Lãng không có quyền ban hành vì thẩm quyền đó thuộc Chi cục thi hành án dân sự.
Đồng thời ông Luân và ông Vươn nhờ các cơ quan trên bảo vệ bởi các cơ quan trên là công cụ của chính quyền, họ có trách nhiệm bảo vệ pháp luật, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và bảo vệ nhân dân nhưng cuối cùng các cơ quan này trên thực tế đã không bảo vệ nhân dân. Trong báo cáo này, trong sự việc này chúng tôi đặt câu hỏi các cơ quan tham gia việc cưỡng chế trên có phải người thi hành công vụ không hay là Hội đồng cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng công vụ để chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức. Còn việc Chủ tịch huyện Tiên Lãng không giải quyết khiếu nại của ông Đoàn Văn Vươn và ông Luân mà đã cho Hội đồng cưỡng chế tiến hành cưỡng chế. Như vậy, Chủ tịch huyện Tiên Lãng trong việc này tiếp tục vi phạm Điều 20, Điều 36/ Luật khiếu nại tố cáo mà nhà nước đã ban hành. Dùng bạo lực chính quyền bất chấp công lí và đạo đức xã hội, lật lọng thỏa thuận đã kí với công dân có sự chứng kiến của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng để chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức là điều không chấp nhận được. Chính quyền đó theo chúng tôi không phải là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
V – Hậu quả để lại
Từ những chủ trương, chính sách mang tính địa phương ở trên, qua những văn bản mà chúng tôi đã chứng minh. Suốt từ 1993 đến nay, chính quyền huyện Tiên Lãng đã không thực hiện theo đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đất đai. Họ tự đặt ra cơ chế để trói buộc, để bao vây, để kìm hãm sản xuất của nhân dân. Do vậy, hàng ngàn ha ven sông, ven biển của huyện Tiên Lãng ngay từ thủa khai hoang, vỡ hoá từ 1993 đến nay nhân dân NTTS không sản xuất và phát triển lên được, nhân dân không dám đầu tư lớn vào sản xuất, các đối tác bên ngoài muốn đầu tư lớn vào cùng nhân dân để sản xuất nhìn thấy cơ chế đó họ cũng không dám đầu tư. Bên cạnh việc sản xuất không phát triển, do bức xúc về cơ chế chính sách cho nên đã xảy ra việc khiếu kiện kéo dài từ nhiều năm nay với chính quyền huyện Tiên Lãng. Nhân dân thì mất lòng tin với Đảng và chính quyền, hàng ngàn ha đất ven sông, ven biển sản xuất cầm chừng, gần như bị bỏ hoang vì UBND huyện Tiên Lãng không cho đầu tư, đất bị thu hồi, thiệt hại về kinh tế là vô cùng to lớn với nhân dân, với Nhà nước bị thất thu hàng chục tỷ đồng vì không thu được thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đặc biệt cái hậu quả lớn nhất đó là lòng tin từ Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng với nhân dân đã bị đánh mất vì trong cả xâu chuỗi chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng này suốt từ 1993 đến nay cuối cùng cũng đã bộc lộ đến đỉnh điểm của bản chất đó là: Chiếm đoạt và huỷ hoại tài sản của công dân có tổ chức, việc làm đó đã thể hiện ngày 05/01/2012 tại đầm ông Đoàn Văn Vươn như quý vị đã biết.
VI – Kết luận và đề xuất:
A – Kết luận:
Từ những căn cứ cơ sở pháp lí chúng tôi đã chứng minh ở trên, đến đây bản chất vụ việc theo chúng tôi là đã quá rõ ràng đó là: Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng bất chấp pháp luật và Đạo đức xã hội, bất chấp Quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được nhà nước thừa nhận, bất chấp dư luận. Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng đứng đầu là ông Bùi Thế Nghĩa – Bí thư huyện uỷ, ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch huyện Tiên Lãng cùng hội đồng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đã quyết tâm chiếm đoạt và huỷ hoại tài sản công dân một cách có tổ chức bởi ý đồ đó như chúng tôi phân tích ở trên đã được nung nấu suốt từ năm 1993 đến nay và từ đó đến nay họ không thực hiện theo pháp luật của Nhà nước mà tự họ đặt ra bộ luật cho riêng mình cuối cùng là nhằm tham nhũng đất đai, hành động đó, kết cục đó đã trở thành hiện thực như các quý ông, quý bà đã biết nó xảy ra vào lúc 7h ngày 5/01/2012 tại đầm NTTS của ông Đoàn Văn Vươn. Chúng tôi nhận định, sau khi chiếm được đất của ông Luân và ông Vươn, mục tiêu họ đề ra tiếp theo đó là sẽ dọn sạch, chiếm hết toàn bộ đất và tài sản có trên đất của toàn bộ nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng trong năm 2012 để làm mặt bằng sạch trước khi vào năm 2013 dự án quai đê lấn biển của Chính phủ được thực hiện. Như vậy mảnh đất màu mỡ đó họ chiếm được sẽ là của họ, do đó bản chất việc làm này của Đảng bộ và chính quyền huyện Tiên Lãng là tham nhũng đất đai hợp pháp của nhân dân được Nhà nước thừa nhận chứ không phải ngoài việc khác.
B – Đề xuất:
Chúng tôi hoàn toàn phản đối và cực lực lên án việc làm trên của Hội đồng cưỡng chế của Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Vì việc làm đó đã đi ngược lại chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đi ngược lại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được nhà nước thừa nhận.
1 – Chúng tôi đề nghị các ông, các bà yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng thu hồi lại Quyết định cưỡng chế áp dụng với ông Vũ Văn Luân và ông Đoàn Văn Vươn, thu hồi lại toàn bộ thông báo dừng đầu tư, Quyết định thu hồi đất mà UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành áp dụng với nhân dân NTTS bị huyện Tiên Lãng thu hồi bất hợp pháp. Đồng thời giao lại đất cho họ để họ sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước.
2 – Đề nghị các ông, các bà yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng trả lại tài sản cho ông Vươn mà họ chiếm đoạt và huỷ hoại, bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn do Hội đồng cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng đã gây ra, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức gây ra việc làm trên để truy tố trước pháp luật về tội chiếm đoạt và huỷ hoại tài sản công dân có tổ chức mà Luật hình sự đã quy định.
Trên đây là toàn bộ báo cáo của BCHLCHNTTSNL huyện Tiên Lãng gửi tới
các quý ông, quý bà về vấn đề giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu
nại, cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn suốt từ năm 1993 đến nay. Chúng
tôi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khẳng định báo cáo trên là
hoàn toàn trung thực. Mong các ông, các bà xem xét, giải quyết.
Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cám ơn!
T/M BCHLCHNTTSNL huyện Tiên Lãng
PHÓ CHỦ TỊCH
Lương Văn Trong
(*) Tựa do SGTT đặt.
Báo cáo sự thật về việc giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng:
Kính gửi các quý ông, quý bà trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ từ trung ương đến địa phương.
Báo cáo của Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng.
|
Trong công cuộc chinh phục biển cả đó, gia đình ông còn nợ nần chồng chất, con mất, cháu mất, không một ai trong Huyện ủy, UBND huyện Tiên Lãng chia sẻ với hoàn cảnh đó của gia đình ông Vươn. Ngược lại, từ nhiều năm nay huyện ủy, UBND huyện Tiên Lãng đã nhen nhóm lên ý đồ chiếm đoạt đất và tài sản có trên đất của ông Vươn mà bao năm qua ông dày công xây đắp trong công cuộc khai phá vùng đất nơi cửa biển. Kết cục đau thương đó cuối cùng đã nổ ra vào lúc 7h ngày 5/1/2012 như quý vị đã biết. Vậy sự thật của kết cục đó là gì. Trong báo cáo này, BCH LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng muốn gửi tới quý ông, quý bà trong các cơ quan có trách nhiệm từ trung ương đến địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và những người yêu chuộng lương tâm, đạo đức, công lí biết sự thật về quá trình giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng với ông Vươn nói riêng và toàn thể nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng nói chung.
Kết cục bản chất của những công việc đó của UBND huyện Tiên Lãng suốt từ năm 1993 đến nay là gì? Sau đây chúng tôi xin gửi thông điệp báo cáo này tới các cơ quan trên để các ông, các bà xem xét, nghiên cứu, để rút ra kết luận chính xác về bản chất vụ việc, đồng thời có biện pháp xử lí thích đáng với tất cả các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội nghiêm trọng của UBND huyện Tiên Lãng trong một thời gian dài như vậy.
I. Phần giao đất:
Vào đầu những năm 1990, để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng 6/1986 trong công cuộc đổi mới của Đảng phục vụ cho 3 chương trình lớn là: Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu nhằm phá vỡ thế bế quan tỏa cảng của các thế lực thù địch nước ngoài nhằm bao vây, cấm vận nước ta cũng là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác một cách toàn diện mà Đảng ta đã định hướng. Để phục vụ chiến lược này, giai đoạn đó Hội đồng Bộ trưởng nay còn gọi là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 chương trình lớn là 327 và 773 (khai hoang, vỡ hóa đất trống, đồi núi trọc, mặt nước, đất ven song, ven biển vào phục vụ vào lĩnh vực nông nghiệp ).
Nhà ông Vươn bị phá tan, người thân phải dựng lều ở tạm.
|
Tại thời điểm này, đi ngược lại với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại huyện Tiên Lãng đã ban hành quy định số 497 ngày 06/10/1993. Văn bản này ngay tại thời điểm ban hành đã bị nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng phản đối bởi chúng tôi cho rằng đó là luật của địa phương. Vì văn bản này không phải là văn bản quy phạm pháp luật (về thể thức). Song trong nội dung của nó chứa ẩn cả một âm mưu, ý đồ chiến lược về tham nhũng đất đai sau này. Văn bản này đã thể hiện tại Điểm 2 phần IV, họ quy định (khi hết thời hạn sử dụng đất chủ sử dụng đất phải bàn giao lại toàn bộ mặt bằng và các công trình phục vụ sản xuất, vật liệu kiến trúc, xây dựng trong phạm vi đất được giao cho Nhà nước quản lí và sử dụng, Nhà nước không thanh toán giá trị tài sản còn lại cho chủ sử dụng đất đã hết thời hạn). Đồng thời cũng từ văn bản này UBND huyện Tiên Lãng cho phép các cơ quan chuyên môn ban hành các quyết định giao đất theo nội dung trên cho nhân dân NTTS. Vì vậy, trong tất cả các Quyết định giao đất, nội dung họ đều ghi như nội dung Quy định số 497 mà không tuân thủ theo Nghị định 64, Điều 20 Luật Đất đai 1993 lúc bấy giờ, kể cả về mặt thời hạn giao đất. Năm 2005 UBND huyện Tiên Lãng đã giao cho 18 hộ khu vực phía bắc xã Vinh Quang với thời hạn giao đất là 20 năm trong nội dung của Quyết định giao đất tiếp tục UBND huyện Tiên Lãng lại ghi như nội dung của Quy định số 497 còn lại toàn bộ nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng không được giao và bị thu hồi đất như bây giờ. Ngày 17/10/2008 UBND huyện Tiên Lãng tiếp tục ban hành quyết định số 3756 (về việc ban hành quy định về quản lí, sử dụng đất, mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển sử dụng vào mục đích NTTS trên địa bàn huyện Tiên Lãng). Tại văn bản này một lần nữa ở Điều 6, Điều 7, UBND huyện Tiên Lãng lại tiếp tục cố tình vi phạm Điều 67 Luật Đất đai 2003. Như vậy đến đây trên cơ sở phân tích các văn bản của UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành về phần giao đất chúng tôi khẳng định rằng UBND huyện Tiên Lãng không tuân thủ theo pháp luật về đất đai của Nhà nước mà tự đặt ra luật lệ của địa phương nhằm kìm hãm sản xuất và tiến tới tham nhũng đất đai là một điều sự thật không thể chối cãi được. Kết cục đó được kiểm chứng bằng việc cưỡng chế bất hợp pháp tại đầm ông Đoàn Văn Vươn ngày 5/1/2012.
II – Phần thu hồi đất
Xe ủi được huy động cưỡng chế nhà ông Vươn. Ảnh: Dân Trí
|
Về các quan điểm trên của UBND huyện Tiên Lãng trong việc thu hồi đất là:
- Thu hồi không giao lại.
- Thu hồi không bồi thường.
- Thu hồi giao về cho UBND xã quản lí.
Chúng tôi cho rằng các Quyết định thu hồi đất đó là Quyết định tịch thu tài sản của công dân chứ không phải Quyết định thu hồi đất. Về việc này đứng trên quan điểm pháp luật về đất đai qua các bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước tới thành phố Hải Phòng chúng tôi khẳng định Quyết định thu hồi đất đó của UBND huyện Tiên Lãng áp dụng với chúng tôi là hoàn toàn bất hợp pháp, bởi các lí do sau đây:
* Lí do thứ nhất: Đất của chúng tôi là đất nông nghiệp, đất đã được sử dụng.
Căn cứ vào Điều 13 / Luật đất đai 2003, căn cứ vào các Quyết định giao đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ vào Quyết định số 381, 493 của UBND huyện Tiên Lãng về việc giao chỉ tiêu thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, căn cứ vào các Biên bản quyết toán thuế sử dụng đất nông nghiệp của Chi cục thuế huyện Tiên Lãng, căn cứ vào Quyết định phê duyệt số 127/2003 của UBND thành phố Hải Phòng thì đất của chúng tôi là đất nông nghiệp, đất đã được đưa vào sử dụng.
* Lí do thứ hai: Đất của chúng tôi chưa hết thời hạn sử dụng.
Vì là đất nông nghiệp, do đó căn cứ vào thông tư 01 ngày 13/4/2005 của bộ Tài nguyên và môi trường thì đất của chúng tôi sử dụng chưa hết thời hạn. Do vậy UBND huyện Tiên Lãng cho rằng họ thu hồi hết thời hạn là hoàn toàn bất hợp pháp.
* Lí do thứ 3: Đất của chúng tôi khi hết thời hạn sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất.
Căn cứ vào Điều 50, Điều 67, Điều 146/ Luật đất đai/2003 và đặc biệt Khoản 1 Điều 34 Nghị định 181/2004/CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai thì khi hết thời hạn sử dụng đất chúng tôi được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất. Do vậy trong các Quyết định thu hồi đất UBND huyện Tiên Lãng không giao lại cho chúng tôi là hoàn toàn bất hợp pháp.
* Lí do thứ 4: Đất của chúng tôi khi thu hồi được Nhà nước bồi thường.
Căn cứ Điều 42/Luật đất đai/2003, Điều 8 Nghị định 197 ngày 3/12/2004 của Chính phủ, Điều 6 Quyết định 1761 ngày 19/9/2007 của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Nghị định 69 ngày 13/8/2009 của Chính phủ thì khi thu hồi đất của chúng tôi, chúng tôi được Nhà nước bồi thường. Do đó, trong các Quyết định thu hồi đất UBND huyện Tiên Lãng không bồi thường cho chúng tôi là bất hợp pháp.
* Lí do thứ 5: Đất của chúng tôi UBND huyện Tiên Lãng thu về giao cho UBND xã quản lí là bất hợp pháp.
Bởi chúng tôi không vi phạm về pháp luật đất đai, chúng tôi còn nhu cầu sử dụng đất. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 10/ Luật đất đai/2003 thì việc UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất của chúng tôi giao về cho UBND các xã quản lí là hoàn toàn bất hợp pháp.
Từ những căn cứ, cơ sở pháp lí chứng minh trên, chúng tôi khẳng định việc thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng áp dụng với ông Đoàn Văn Vươn nói riêng và nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng nói chung là vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội nghiêm trọng. Mục đích của họ là tham nhũng. Biểu hiện lớn nhất ở vụ cưỡng chế đầm ông Vươn. Hội đồng cưỡng chế UBND huyện Tiên Lãng đã bất chấp công lý và đạo dức, dùng bạo lực chính quyền để cố tình chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân một cách có tổ chức, điều đó là không thể chối cãi được như các thông tin đài, báo chí đã phản ánh.
III – Phần giải quyết khiếu nại:
Khu vực xảy ra vụ cưỡng chế tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Ảnh: TTO
|
Ngày 17/10/2008, sau khi Quyết định số 3756 ra đời, chúng tôi đã có ý kiến tới sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, thông tin chúng tôi được biết, sở Tư pháp thành phố Hải Phòng đã có ý kiến tới UBND huyện Tiên Lãng đình chỉ không thực hiện văn bản này. Còn về việc khiếu nại, thông báo dừng đầu tư, các Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng áp dụng với nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng bị nhân dân khiếu nại UBND huyện Tiên Lãng không giải quyết. Ngược lại, còn ban hành hàng loạt các Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại. (có nghĩa là UBND huyện Tiên Lãng cấm cả UBND thành phố Hải Phòng, Trung ương và Toà án các cấp không được phép giải quyết)
Ở trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn và ông Vũ Văn Luân, UBND huyện Tiên Lãng sau nhiều năm không giải quyết. Đến năm 2009, UBND huyện Tiên Lãng mới giải quyết bằng cách bác đơn khiếu nại của 2 ông trên. Chúng tôi nhận định rằng UBND huyện Tiên Lãng quyết định bác đơn khiếu nại của hai ông trên là họ đã tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp, ngành giải quyết tiếp theo ủng hộ họ, bác đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện của hai ông, nhằm mục đích thôn tính đất của hai ông đó, sau đó là của toàn bộ nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng bị thu hồi bằng pháp luật.
Sau khi được Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng bảo vệ chính quyền huyện Tiên Lãng, bằng cách Tòa án huyện Tiên Lãng đã bác đơn khởi kiện của ông Luân và ông Vươn. Sáng ngày 9/4/2010, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, trước toàn bộ tài liệu, hồ sơ, chứng cứ, đơn kháng cáo có trong vụ án cộng với sự công tâm của Tòa án nhân dân thành phố, đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng đã buộc phải ký vào thỏa thuận là tiếp tục cho ông Luân và ông Vươn thuê đất theo quy định của pháp luật. Trong sự việc này chúng tôi khẳng định rằng nếu UBND huyện Tiên Lãng không sai trong việc ban hành quyết định thu hồi đất thì đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng không bao giờ kí vào văn bản thỏa thuận này. Mặc dù, thỏa thuận đã có giá trị thực hiện theo Điều 122/ Luật dân sự. Song cuối cùng UBND huyện Tiên Lãng vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình trong thỏa thuận trên kể cả ngày 18/10/2010 tại trụ sở UBND huyện Tiên Lãng ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng tiếp chúng tôi cùng với ông Khánh – Chánh văn phòng, ông Phạm Xuân Hoa – Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường, ông Nga – Trưởng phòng tài chính huyện Tiên Lãng. Ông Khanh đã phản đối việc cưỡng chế này, đồng thời đã giao cho phòng Tài nguyên – Môi trường hướng dẫn chúng tôi làm thủ tục thuê đất theo đề án 30 của Chính phủ trình Chủ tịch huyện Tiên Lãng giải quyết. Cuối cùng, cả phòng Tài nguyên – Môi trường và Chủ tịch huyện Tiên Lãng vẫn không thực hiện. Đổi lại việc làm thủ tục cho ông Luân và ông Vươn thuê đất, chính quyền huyện Tiên Lãng bất chấp đạo đức xã hội, bất chấp công lí đã tiến hành làm thủ tục cưỡng chế ông Luân và ông Vươn một cách bất hợp pháp. Mục đích là nhằm chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức như từng đã xẩy ra ngày 05/01/2012 tại đầm ông Vươn.
IV – Phần cưỡng chế
Triển khai Lực lượng cảnh sát cơ động tại hiện trường vụ cưỡng chế. Ảnh: NLĐ
|
1 – Quyết định cưỡng chế đó căn cứ vào Quyết định thu hồi đất là hoàn toàn vô lí vi khi kí thỏa thuận giải quyết vụ án hành chính có hiệu lực thì Quyết định thu hồi đất, bản án sơ thẩm và đơn kháng cáo hoàn toàn vô hiệu.
2 – UBND huyện Tiên Lãng căn cứ vào bản án sơ thẩm thì lại càng vô lí vì như chúng tôi đã chứng minh ở trên, còn nếu có bản án thì căn cứ vào luật tố tụng hành chính Chủ tịch huyện Tiên Lãng không có quyền ban hành vì thẩm quyền đó thuộc Chi cục thi hành án dân sự.
Đồng thời ông Luân và ông Vươn nhờ các cơ quan trên bảo vệ bởi các cơ quan trên là công cụ của chính quyền, họ có trách nhiệm bảo vệ pháp luật, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và bảo vệ nhân dân nhưng cuối cùng các cơ quan này trên thực tế đã không bảo vệ nhân dân. Trong báo cáo này, trong sự việc này chúng tôi đặt câu hỏi các cơ quan tham gia việc cưỡng chế trên có phải người thi hành công vụ không hay là Hội đồng cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng công vụ để chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức. Còn việc Chủ tịch huyện Tiên Lãng không giải quyết khiếu nại của ông Đoàn Văn Vươn và ông Luân mà đã cho Hội đồng cưỡng chế tiến hành cưỡng chế. Như vậy, Chủ tịch huyện Tiên Lãng trong việc này tiếp tục vi phạm Điều 20, Điều 36/ Luật khiếu nại tố cáo mà nhà nước đã ban hành. Dùng bạo lực chính quyền bất chấp công lí và đạo đức xã hội, lật lọng thỏa thuận đã kí với công dân có sự chứng kiến của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng để chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức là điều không chấp nhận được. Chính quyền đó theo chúng tôi không phải là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
V – Hậu quả để lại
Từ những chủ trương, chính sách mang tính địa phương ở trên, qua những văn bản mà chúng tôi đã chứng minh. Suốt từ 1993 đến nay, chính quyền huyện Tiên Lãng đã không thực hiện theo đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đất đai. Họ tự đặt ra cơ chế để trói buộc, để bao vây, để kìm hãm sản xuất của nhân dân. Do vậy, hàng ngàn ha ven sông, ven biển của huyện Tiên Lãng ngay từ thủa khai hoang, vỡ hoá từ 1993 đến nay nhân dân NTTS không sản xuất và phát triển lên được, nhân dân không dám đầu tư lớn vào sản xuất, các đối tác bên ngoài muốn đầu tư lớn vào cùng nhân dân để sản xuất nhìn thấy cơ chế đó họ cũng không dám đầu tư. Bên cạnh việc sản xuất không phát triển, do bức xúc về cơ chế chính sách cho nên đã xảy ra việc khiếu kiện kéo dài từ nhiều năm nay với chính quyền huyện Tiên Lãng. Nhân dân thì mất lòng tin với Đảng và chính quyền, hàng ngàn ha đất ven sông, ven biển sản xuất cầm chừng, gần như bị bỏ hoang vì UBND huyện Tiên Lãng không cho đầu tư, đất bị thu hồi, thiệt hại về kinh tế là vô cùng to lớn với nhân dân, với Nhà nước bị thất thu hàng chục tỷ đồng vì không thu được thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đặc biệt cái hậu quả lớn nhất đó là lòng tin từ Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng với nhân dân đã bị đánh mất vì trong cả xâu chuỗi chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng này suốt từ 1993 đến nay cuối cùng cũng đã bộc lộ đến đỉnh điểm của bản chất đó là: Chiếm đoạt và huỷ hoại tài sản của công dân có tổ chức, việc làm đó đã thể hiện ngày 05/01/2012 tại đầm ông Đoàn Văn Vươn như quý vị đã biết.
VI – Kết luận và đề xuất:
A – Kết luận:
Từ những căn cứ cơ sở pháp lí chúng tôi đã chứng minh ở trên, đến đây bản chất vụ việc theo chúng tôi là đã quá rõ ràng đó là: Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng bất chấp pháp luật và Đạo đức xã hội, bất chấp Quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được nhà nước thừa nhận, bất chấp dư luận. Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng đứng đầu là ông Bùi Thế Nghĩa – Bí thư huyện uỷ, ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch huyện Tiên Lãng cùng hội đồng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đã quyết tâm chiếm đoạt và huỷ hoại tài sản công dân một cách có tổ chức bởi ý đồ đó như chúng tôi phân tích ở trên đã được nung nấu suốt từ năm 1993 đến nay và từ đó đến nay họ không thực hiện theo pháp luật của Nhà nước mà tự họ đặt ra bộ luật cho riêng mình cuối cùng là nhằm tham nhũng đất đai, hành động đó, kết cục đó đã trở thành hiện thực như các quý ông, quý bà đã biết nó xảy ra vào lúc 7h ngày 5/01/2012 tại đầm NTTS của ông Đoàn Văn Vươn. Chúng tôi nhận định, sau khi chiếm được đất của ông Luân và ông Vươn, mục tiêu họ đề ra tiếp theo đó là sẽ dọn sạch, chiếm hết toàn bộ đất và tài sản có trên đất của toàn bộ nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng trong năm 2012 để làm mặt bằng sạch trước khi vào năm 2013 dự án quai đê lấn biển của Chính phủ được thực hiện. Như vậy mảnh đất màu mỡ đó họ chiếm được sẽ là của họ, do đó bản chất việc làm này của Đảng bộ và chính quyền huyện Tiên Lãng là tham nhũng đất đai hợp pháp của nhân dân được Nhà nước thừa nhận chứ không phải ngoài việc khác.
B – Đề xuất:
Chúng tôi hoàn toàn phản đối và cực lực lên án việc làm trên của Hội đồng cưỡng chế của Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Vì việc làm đó đã đi ngược lại chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đi ngược lại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được nhà nước thừa nhận.
1 – Chúng tôi đề nghị các ông, các bà yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng thu hồi lại Quyết định cưỡng chế áp dụng với ông Vũ Văn Luân và ông Đoàn Văn Vươn, thu hồi lại toàn bộ thông báo dừng đầu tư, Quyết định thu hồi đất mà UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành áp dụng với nhân dân NTTS bị huyện Tiên Lãng thu hồi bất hợp pháp. Đồng thời giao lại đất cho họ để họ sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước.
2 – Đề nghị các ông, các bà yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng trả lại tài sản cho ông Vươn mà họ chiếm đoạt và huỷ hoại, bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn do Hội đồng cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng đã gây ra, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức gây ra việc làm trên để truy tố trước pháp luật về tội chiếm đoạt và huỷ hoại tài sản công dân có tổ chức mà Luật hình sự đã quy định.
Báo cáo của Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng.
|
Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cám ơn!
T/M BCHLCHNTTSNL huyện Tiên Lãng
PHÓ CHỦ TỊCH
Lương Văn Trong
(*) Tựa do SGTT đặt.
Tại sao Bộ Công an chưa khởi tố vụ án hình sự tại Tiên Lãng, Hải Phòng?
Luật sư Hà Huy Sơn – Boxitvn
Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của
gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn,
cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị
thương, trong số này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng. Ngay sau
đó 02 ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý trong đó có
ngôi nhà 02 tầng và toàn bộ tài sản gia đình (tổng trị giá trên 500
triệu đồng), không nằm trong diện tích bị cưỡng chế, thu hồi đã bị đốt
cháy, phá sập, san bằng hoàn toàn; riêng cây trồng, hoa màu, thủy sản bị
chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng.
Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý,
Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết
người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông
Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.
Ngày 16/01/2012, trao đổi với báo Người Lao Động, Đại tướng Lê Đức Anh: “cho biết đã theo dõi rất sát vụ việc này và khẳng định có “bốn sai” của chính quyền địa phương.
“Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều
năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được,
làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của
người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái
sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn
người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại”, ông
chỉ rõ.
Về việc ngôi nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn không
nằm trong phạm vi cưỡng chế nhưng vẫn bị san phẳng, dẫn đến việc họ
không còn nơi cư ngụ, Đại tướng Lê Đức Anh thẳng thắn, “đây là hành vi
bất chấp luật pháp”, “chính quyền phải bồi thường cho gia đình ông
Vươn”.
“Cả gia đình họ mất nhiều năm mới có thành quả như
hiện nay mà chính quyền lại muốn thu hồi, điều đó là không được! Nếu TP
Hải Phòng và Trung ương không xử lý nghiêm việc này thì rất nguy hại”,
ông cảnh báo.
Ngày 17/01/2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chủ
tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá
nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức
cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn; báo cáo Thủ tướng.
Ngày 20/01/2012, Báo cáo của Liên chi hội Nuôi trồng
thủy sản nước lợ Tiên Lãng đã chỉ rõ những vi phạm pháp luật của UBND
huyện Tiên Lãng có hệ thống từ năm 1993 đến nay.
Ngày 21/01/2012, Luật sư Lê Đức Tiết, thành viên đoàn
giám sát của UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam nói về vụ cưỡng chế ở Tiên
Lãng nói: “Chính quyền chưa nhận ra bản chất vấn đề mà mới nói xem xét,
hứa cải thiện. Còn việc thu hồi đất nhà ông Vươn thì họ nói loanh quanh,
chưa minh bạch”.
Gia đình anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn và một số người
dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đã có đơn khởi kiện UBND huyện Tiên
Lãng.
Công luận, các giới và mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước bất bình, căm phẫn.
Hàng loạt các cơ quan báo chí nên tiếng chỉ rõ dấu
hiệu của các tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ
sung 2009:
1- Khoản 4, Điều 143.Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
2- Khoản 4, Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
3- Khoản 2, Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:
“Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm”.
Căn cứ Điều 100, Bộ luật tố tụng hình sự 2003, quy
định dựa vào 01 trong 05 cơ sở để khởi tố vụ án hình sự thì như trên đã
nêu có 03 cơ sở:
1. Tố giác của công dân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;
3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Căn cứ khoản 4, Điều 110, Bộ luật tố tụng hình sự 2003, quy định “Thẩm quyền điều tra”:
“Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án
hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự
cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra”.
Như vậy, không lẽ cơ quan điều tra của Bộ công an
không thấy cần trực tiếp điều tra, chưa cần khởi tố vụ án hình sự, khởi
tố các bị can đối với các cá nhân chỉ đạo, thực hiện và liên quan đến
cưỡng chế, thu hồi đất, hủy hoại, cướp đoạt tài sản tại Tiên Lãng, Hải
Phòng?
Hà Nội, 02/02/2012
H.H.S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Sở hữu đất đai nhìn từ vụ Tiên LãngEnter a post title
Nguyên Tấn – Boxitvn
Đầm nuôi thủy sản và tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tan hoang sau vụ cưỡng chế thu hồi đất. Ảnh: Huy Hoàng
(TBKTSG) – Xung quanh chế độ
sở hữu toàn dân về đất đai đã có nhiều ý kiến tranh luận, đề nghị xem
xét sửa đổi. Vụ việc cưỡng chế thu hồi đất, gây xôn xao dư luận ở Tiên
Lãng, Hải Phòng xảy ra mới đây lại một lần nữa gợi lên không ít khía
cạnh liên quan đến vấn đề trên.
Theo LS. Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), xuất hiện lần đầu tiên trong
Hiến pháp 1980 khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai thực ra không phải
được hình thành dựa trên một nền tảng lý luận khoa học nào cả mà chỉ là
từ ý kiến của một vài vị lãnh đạo sau thời kỳ miền Nam vừa giải phóng.
Thật vậy, Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa vẫn thừa nhận “bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu
sản xuất khác của nông dân” (điều 14) và chỉ coi “đất hoang” mới thuộc
sở hữu toàn dân (điều 12). Đến Hiến pháp 1980 và sau này Hiến pháp 1992
kế thừa thì đất đai (toàn bộ đất đai nói chung) được tuyên bố là tài sản
thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, trải qua 20 năm, chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai đã bộc lộ vô vàn bất cập mà theo các chuyên gia vụ Tiên
Lãng xảy ra vừa qua là một ví dụ cụ thể.
Cũng như nhiều vụ thu hồi đất tương tự, vụ việc xảy
ra ở Tiên Lãng, Hải Phòng cho thấy với quyền can thiệp rất lớn của Nhà
nước (ở đây là cấp huyện) vào đất đai, quyền đó có thể dễ dàng bị lạm
dụng. Theo Luật Đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và được trao
những quyền định đoạt đối với đất đai như: quy định về hạn mức giao đất
và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất; thu tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất… “Vì được trao quyền định đoạt, Nhà nước có thể thu
hồi, giải tỏa đất bất cứ lúc nào nếu Nhà nước muốn với giá đền bù rẻ mạt
và điều nghịch lý là việc thu hồi đó lại được xem là hợp pháp”, LS.
Trương Thanh Đức, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Hàng hải, nói với TBKTSG.
Ông dẫn chứng một trường hợp ông biết rõ, trong đó căn nhà thuộc diện
bị giải tỏa bởi dự án 1.000 năm Thăng Long có giá đền bù tối đa 30 triệu
đồng/mét vuông trong khi giá thị trường hiện lên tới 200 triệu đồng/mét
vuông.
Trong vụ Tiên Lãng, hộ ông Đoàn Văn Vươn còn “thảm”
hơn khi không được đền bù một đồng nào cho dù khu đất đầm bị thu hồi do
họ bỏ công sức, tiền bạc khai khẩn trong nhiều năm và cho dù khu đất đầm
ấy đang tạo ra nguồn lợi thủy sản với giá trị hàng tỉ đồng. Có thông
tin còn cho biết thêm rằng số đất trên thu hồi dự kiến để giao cho hộ
khác. Tiêu cực trong vụ việc này nếu có cũng không phải cá biệt bởi tham
nhũng từ đất đai đang diễn ra hầu như khắp nơi. Nhóm tác giả gồm
PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, PGS.TS. Đặng Văn Thanh, LS. Trần Hữu Huỳnh và
LS. Nguyễn Tiến Lập trong một báo cáo nghiên cứu cách đây hơn một năm (*)
khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tạo nên những kẽ hở quá
lớn để các nhóm lợi ích bắt tay nhau trục lợi. Tình trạng này diễn ra
đặc biệt nghiêm trọng ở hai lĩnh vực (i) quy hoạch sử dụng đất và (ii)
thu hồi đất (nhất là đất của nông dân) cho các dự án công nghiệp, thương
mại.
Các chuyên gia cũng lo ngại rằng đến năm 2013, khi
hết thời hạn giao đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối) nếu thẳng tay thu hồi đất của hàng triệu
nông dân như kiểu của chính quyền huyện Tiên Lãng đối với hộ ông Đoàn
Văn Vươn thì sẽ tạo nên những bất ổn vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, theo
LS. Trần Hữu Huỳnh, nhìn sâu hơn, vấn đề cần xem xét là ở quyền sở hữu
đất đai. Với chế độ sở hữu toàn dân, đất đai được giao, cho thuê luôn có
thời hạn khiến cho người sử dụng không thể an tâm bỏ vốn đầu tư lâu
dài, đây mới là điều nguy hiểm.
Theo ông Huỳnh, để đất đai được sử dụng một cách hiệu
quả nên công nhận chế độ đa sở hữu đối với đất đai. Trong đó, có thể
bao gồm sở hữu nhà nước đối với đất công; sở hữu tư nhân đối với một số
loại đất (đất ở, đất ruộng, đất rừng sản xuất, đất khoáng sản đã cấp
phép khai thác lâu dài, kể cả không gian, khoảng sâu nhất định trên và
dưới mặt đất) và sở hữu cộng đồng (ví dụ đất xây dựng nhà văn hóa, nhà
trẻ ở khu dân cư…). “Khi đất trở thành tư hữu thì đất đó vĩnh viễn thuộc
người chủ sở hữu. Người đó sẽ tìm cách đầu tư, khai thác sao cho có
hiệu quả nhất”, ông Huỳnh giải thích.
LS. Đức cho rằng sở hữu tư nhân về đất đai là một đòi
hỏi xuất phát cả từ lý luận lẫn thực tiễn. Không thừa nhận vấn đề gốc
rễ căn bản đó, thì dù có sửa Luật Đất đai bao nhiêu lần nữa cũng vẫn
không thoát khỏi bất cập. Theo ông Đức, giả định nếu khu đất do hộ ông
Vươn khai khẩn được công nhận là sở hữu của gia đình ông ấy thì có thể
vụ việc đáng tiếc vừa qua đã không xảy ra. LS. Trần Hữu Huỳnh cũng đồng
tình cho rằng sở hữu là quyền thiêng liêng được Hiến pháp bảo vệ. Do đó,
khi đất đai trở thành tài sản sở hữu của tư nhân thì việc thu hồi đất
không thể dễ dàng, tùy tiện. Theo Hiến pháp, chỉ trong trường hợp thật
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, nhà nước
mới được quyền trưng mua, trưng dụng tài sản của công dân và được bồi
thường theo thời giá thị trường.
____________________________________________________________________
(*) Báo cáo “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo yêu cầu Nghị quyết 48/NQ-TW”.
N.T.
Nguồn: thesaigontimes.vn
Vụ Tiên Lãng, đảng thử Dân hay Dân thử đảng?
Trần Duy Huỳnh (danlambao) - Đây
là thành phố cảng có đầy đủ tiềm năng cho sản xuất, thương mại, vận
chuyển và giải trí vì thế Nhật trong thời gian qua rất chú ý đến Hải
Phòng… Cho nên không thể nói là vụ Tiên Lãng những người chóp bu không
biết, tuy nhiên, do tham lam và cứ nghĩ “cũng bởi thằng dân ngu quá lợn”
nên bọn chính quyền địa phương làm mạnh tay, tưởng rằng cũng sẽ như bao
vụ cưỡng chế bất công khác, tưởng rằng như thế sẽ dằn mặt các chủ đầm
chung quanh luôn nhưng không ngờ phản ứng của anh Vươn và gia đình dữ
dội, gây một tiếng vang quá lớn không thể bỏ qua được…
*
Vụ Tiên Lãng sẽ qua, qua rất nhanh. Anh Vươn có thể sẽ bị xử cảnh
cáo và bồi thường nhưng có khả năng không thể lấy lại đất, vì từ trước
đến nay thực tế cho thấy, khi chính quyền CS đã muốn, thì khó mà chống
lại được, hoặc nếu lấy lại được, chỉ có thể lấy lại phần nào rồi được
cho thuê tiếp phần đó.
Anh Vươn và các anh em của anh hiện vẫn còn trong tù, không ai biết
chuyện gì đang xảy ra với họ. Riêng những người ở bên ngoài thì bị
chính quyền trực tiếp, gián tiếp, khủng bố tinh thần. Đất đai tài sản
còn mất không ai biết. Chính quyền các cấp từ tỉnh xuống xã trực tiếp
gây ra sự việc, hiện đang đổ thừa cho “giang hồ” sau khi đổ thừa cho
nhân dân thất bại, tới bây giờ vẫn lững lơ không rõ ai sẽ chịu trách
nhiệm. Khả năng bọn cường hào mới sẽ thương lượng để giải quyết êm thắm
và khả năng bị lép vế của anh Vươn rất cao.
Thành phần cưỡng chế, dư luận đoán:
- Công an Ca chuyển sang công tác đào tạo,
- Phó CT tỉnh HP Đỗ TrungThoại về hưu trước tuổi,
- Cường hào Hiền em là Liêm bị cảnh cáo, thôi chức.
Đây là âm mưu lớn nhưng bất thành vì tham lam:
- Ngày 30/11/2011, Nguyễn Tấn Dũng sang Nhật ký một số hiệp ước thương mại,
- Ngày 15/12/2011, Japan’s Bridgestone thông báo sẽ xây dựng nhà
máy chế tạo vỏ xe tại Hải Phòng, vốn đầu tư khoảng 1 tỷ US, vốn ban đầu
gần 500 triệu US. Dự trù khởi công vào tháng 2/2012 và đi vào sản xuất
năm 2014.
- Chủ đầu tư VN cho thuê đất tại Việt Nam là Đinh Vu Industrial Zone (Khu Chế Xuất Đình Vũ)
- Nhật đang có nhiều công trình rất lớn tại Hải Phòng như tiến hành
xây dựng một số cơ sở kinh tế sản xuất lớn tại cảng, giúp mở rộng cảng
Hải Phòng và xây dựng sân bay quốc tế Cát Bi, xuống phía nam là bãi biển
Đồ Sơn, kéo dài tới xã Vinh Quang là nơi anh Vươn có đầm tôm.
- Ngày 5 tháng 1 năm 2012, chính quyền huyện Tiên Lãng kết hợp với
xã Vinh Quang tiến hành cưỡng chế thí điểm. Nơi được chọn: khu đầm thuộc
quyền khai thác của gia đình anh Vươn.
- Thâm ý của chính quyền Tiên Lãng là tiến hành cưỡng chế rồi chia
nhỏ cho phe cánh từ trung ương đến địa phương thuê, sau đó nếu có bị
trưng thu thì sẽ được đền bù theo giá thỏa thuận cao gấp mấy lần và tiền
lại một lần nữa lọt vào tay bọn cường hào và đồng bọn.
Đây là thành phố cảng có đầy đủ tiềm năng cho sản xuất, thương mại,
vận chuyển và giải trí vì thế Nhật trong thời gian qua rất chú ý đến
Hải Phòng, nhưng như thế không có nghĩa là Nhật khuyến khích chính quyền
địa phương cướp đất của dân.
Cho nên không thể nói là vụ Tiên Lãng những người chóp bu không
biết, tuy nhiên, do tham lam và cứ nghĩ “cũng bởi thằng dân ngu quá lợn”
nên bọn chính quyền địa phương làm mạnh tay, tưởng rằng cũng sẽ như bao
vụ cưỡng chế bất công khác, tưởng rằng như thế sẽ dằn mặt các chủ đầm
chung quanh luôn nhưng không ngờ phản ứng của anh Vươn và gia đình dữ
dội, gây một tiếng vang quá lớn không thể bỏ qua được.
Chính vì có chủ trương từ trên cho mạnh tay phát triển Hải Phòng
nên địa phương mới mạnh tay làm, vì thế khi sự việc xảy ra, phản ứng của
TW ĐCS rất chậm. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, Đại biểu cho Hải Phòng mãi
sau mới ra một chỉ thị chung chung “xem xét xử phạt đúng luật”, riêng
chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện xuống tới xã đều bênh nhau, trong đó
có cả quân đội và các cơ quan truyền thông tỉnh.
Phép thử của đảng bị thất bại do lòng tham quá đáng, đã dồn dân vào
đường cùng và do phản ứng mạnh mẽ của những người còn có lòng với dân,
căm ghét sự bất công. Nếu không có vụ nổ súng, số phận các chủ đầm khác
rồi cũng sẽ giống như số phận của gia đình anh Vươn. Đó cũng là số phận
mong manh tội nghiệp của những người nông dân Việt Nam đã và đang chịu
như vậy.
Đây cũng là phép thử của dân đối với đảng, mà lần này nữa, hãy thử
chờ xem đảng CS có vượt qua được không? Nguời dân Tiên Lãng nói riêng và
cả nước nói chung đang nhìn xem đảng CS sẽ làm được những gì đảng nói?
02/02/2012
Giun Kim Chui
Nguyễn Bá Chổi (danlambao)
– Lâu nay cứ tưởng rằng thì là, chỉ bên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Củ Sâm anh em độc quyền một bầy giun kim: giun Kim Thành, giun Kim Ỉn và
giun Kim Ủn hy sinh lo việc đại sự quốc gia, nhưng lại không biết Việt
Nam nhà mình đang “làm chủ tập thể” một bầy giun kim: giun kim Dũng,
giun Kim Phượng, giun kim Nghị và giun kim Chui.
.
Giun kim Dũng, giun kim Phượng và giun kim Nghị, nhìn vào mặt mày
và dựa theo bộ luật sinh đẻ định hướng XHCN thì ai cũng biết là thuộc họ
nhà giun gồm ba tiá con, cứ nhìn qua là thấy da trán chân tóc cả ba còn
bám màu phèn Rạch Giá. Riêng cậu giun kim Chui không biết ở đâu chui ra
là vấn đề đã được “nhà nghiên kíu” Xích Tử của báo Dân Luận nêu ra (*),
đại khái giun kim Chui có tên lót khác với giun chị giun anh đều là
“giun Thanh”, và đúng ra không được phép có mặt trên cõi đời này vì luật
sinh giun “bất quá nhị”; cũng vì vậy mà cậu giun ngoài “luồng” tức do
giun tía Dũng luồn lách luật pháp chỉ cho phép mỗi hộ hai con mà “cơ
(giao) cấu” nên ngoài ý hứng.
Nhưng giun kim sinh ra theo con đường chính thống hay trốn chui
trốn nhủi thì cũng đều thuộc gia đình nhà giun kim cả. Vấn đề là nhân
dân đang khốn nạn vì đám giun kim này.
Cảnh khốn nạn đau khổ lầm than ngứa ngáy vì giun kim hành ra sao
thì mọi người đều đã, đang thấm đòn và có nạn nhân chịu không thấu giun
quậy đã thí mạng cùi cho nổ bom gas và bắn đạn hoa cải chống cự như anh
em Đoàn Văn Vươn và Quý.
Đã khốn nạn như vậy rồi, nhưng nay có tin BBC báo tin tuyệt vọng
giữa giờ mới chớm vui là cậu giun kim Chui sắp làm sao bắc đẩu dẫn đường
cho đoàn thanh niên Việt Nam đi.
Thanh niên là rường cột của đất nước. Rường cột khoẻ mạnh hùng
tráng khí phách hay èo uột lách nhách là do người dẫn đường cầm lái.
Người cầm lái mà có tướng mạo bái xái vừa đoản mệnh vừa vô hậu lại có lý
lịch xuất thân ủm nhủm bèm nhèm như giun kim Chui thì …
Đó là chưa nói đến đoàn thanh niên đây là Đoàn Thanh niên Cộng Sản
Hồ Chí Minh, tức là phải theo con đường bác đi, nhưng theo nhà nghiên
kíu Xích Tử thì người cầm lái đoàn là giun kim Chui đã tếch mẹ nó sang
học trường Mỹ cút lúc cu giun chưa mọc lông trọn gói ở 16 tuổi thì biết
đách gì đường bác đi, trong khi đường bác đi đúng hướng đã gặp đầy bi
đát, nay giun kim Chui dắt đi lửng khửng lừng khừng bác đi không ra đi,
bác quẹo không ra quẹo thì người Việt Nam lại càng không biết chui đi
đâu.
____________________________________
Ghi chú:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét