- TS Nguyễn Thanh Giang: Học giả Nguyễn Kiến Giang (Talawas/ Việt sử ký), --- GS. Trần Văn Thọ: Cơ hội bỏ lỡ và nguy cơ lệ thuộc (TP/ VEF).- NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI BÁO CHÍ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ (Việt sử ký)..
-"Trí thức", phiên bản Việt: dại đòi dạy khôn -Mình đọc bài của mấy bloggers chỉ trích thậm tệ bài trả lời phỏng vấn của anh Ngô Bảo Châu trên Tuổi trẻ. Mình vô Tuổi trẻ đọc. Bài PV quá hay và khái niệm về trí thức mà anh Châu đưa ra quá chuẩn - khái niệm mà cả thế giới dùng. Mấy bác bloggers kia chẳng hiểu đọc từ đâu cái định nghĩa/phiên bản Việt của từ "trí thức" mà nhảy ra ném đá người khác không thương tiếc. Mấy bác này đã nhầm lẫn khái niệm trí thức (intellectual) với khái niệm trí thức cộng đồng (public intellectual- những người trí thức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tích cực phản biện xh)
. Public intellectual là khái niệm mới hình thành những năm sau này và chỉ là một tập con của khái niệm intellectuals, nhằm khuyến khích trí thức tham gia phản biện xh chứ không hẳn là khái niệm trí thức. Ai cho phép các bác ép intellectual phải là public intellectual? Rồi tự cho rằng những ai không đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, không phản biện xh thì không phải là trí thức? Bây giờ sang Mỹ hỏi anh Ngô Bảo Châu có phải là trí thức không? Chỉ những người thiểu năng trí tuệ mới bảo anh Châu không phải trí thức.
Hiểu nôm na nhất thì trí thức là những người xả thân cho sự nghiệp làm giàu cho tri thức nhân loại (life of mind, meaning the pleasure in intellectual stimulation), cho cái sự biết và sự hiểu (knowing and understanding). Họ giúp chúng ta hiểu tự nhiên và xh vận hành ra sao, điều gì đã xảy ra trong quá khứ, làm sao để phân tính một khái niệm (concept), làm sao để hiểu, tôn trọng và chiêm ngưỡng, thưởng thức nghệ thuật và văn học. Họ biết kết hợp lý thuyết với thực hành để giải quyết vấn đề (combine theoretical concepts with practical capacity).
Anh Châu thừa tiêu chuẩn là một trí thức (intellectual). Và nhìn vào những điều anh tâm huyết ví dụ xây dựng tủ sách, hợp tác đào tạo sinh viên, quan tâm đến việc nâng cao vị thế của nghành Toán của VN, quan tâm đến việc trao đổi kiến thức, quan tâm đến một số vấn đề nóng của xh, anh Châu cũng đồng thời đủ tiêu chuẩn là một trí thức cộng đồng (public intellectual). Anh đã thể hiện và thực hiện trách nhiệm của mình với xh.
Ngược lại, những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, thường xuyên phản biệt xh, activists, chưa chắc đã phải là trí thức. Nếu những người này không cống hiến cuộc đời họ cho "life of mind" như tôi mô tả ở trên thì không thể là trí thức. Ở nhiều xh phương Tây, những người hoạt động chính trị (politician) thường cũng không phải trí thức. [Ở xứ Mỹ này, phe cộng hòa còn được hiều = anti-intellectual]. Đừng tưởng viết mấy bài phản biện trên blog mà đòi trở thành trí thức.
*****
Tôi nghĩ đến lúc các trang blog lề trái của ta phải có một người đủ tài, đủ đức, đủ tố chất lãnh đạo để tập hợp chúng thành một trang có chất lượng hơn. Các bác nên học sự hình thành của trang Huffington Post ở bên Mỹ này - một trang lefty/intellectual. Một trang dạng blog sau vài năm đã tập trung được đủ thành phần tinh tú, có số lượng đọc giả cực lớn, vươn ra đủ các châu lục. Còn mấy trang blog lề trái của ta ngày càng chán, chất lượng hầm bà rằng, một số bài viết có cái nhìn ấu trĩ, xào đi xáo lại vài vấn đề cũ rích, và một số trường hợp phản ứng quá đà làm cho một số vấn đề trở nên lố bịch. Điều nguy hại là nhiều bác không nhận ra sự kém của mình; các bác bị page view và mấy lời khen vô nghĩa làm mờ mắt.
– Dương Phi Anh: Về văn hóa tranh luận (Quê Choa). -- TS Nguyễn Quang A: Xã hội muốn phát triển phải có tri thức & lòng trắc ẩn(TVN/LĐ).
- Huỳnh Bửu Sơn: Văn hóa tiến cử xưa và nay (DNSG/ TVN). -- .
-Lữ Phương: Về một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài (viet-studies 25-1-12) ◄◄◄Đó là bài “Sự lạc quan vô tận”, xuất hiện trên BBC ngày 17.1.2012.[1] Bà Phạm Thị Hoài, đang ở Đức, tác giả bài này, viết về một nhà hoạt động văn hoá, xã hội nổi tiếng trong nước hiện nay là ông Chu Hảo, và qua ông Chu Hảo, bà Hoài nhận ra tính chất mẫu mực của một lớp trí thức gọi là “đối lập trung thành” mà bản chất vẫn gắn liền với hệ thống chính trị tư tưởng bấy lâu nay mệnh danh là “chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam. Bà Hoài cho rằng trong khi thực tế chỉ ra rằng hệ thống này đã trở nên bất lực và lỗi thời, thay vì thoát ra ngoài để phủ nhận từ nền móng, những nhà “đối lập” nói trên vẫn ôm ấp thứ chủ nghĩa xã hội ấy như một lý tưởng, căn cứ vào đó phản biện một số sai lầm trong thực tế lãnh đạo của Đảng cộng sản, với hy vọng cải tạo hệ thống để cứu nó khỏi sự sụp đổ.
Nhiều
người làm công việc này trước đây đã bị chế độ thanh trừng nhưng hiện
nay có vẻ như những người kế tục đang trở nên có giá. Họ được Đảng để
cho công khai ăn nói thoải mái (kể cả lên tiếng nơi những phương tiện
truyền thông bị xem là “thù địch”) chỉ có điều là ý kiến của họ thường
không được Đảng quan tâm trả lời đàng hoàng. Bà Hoài vẫn tỏ vẻ kính
trọng họ, có ý cho rằng vị trí của họ cao hơn nhiều lần loại người cũng
thoát khỏi guồng máy như họ nhưng lại thiếu hẳn nhân cách để lên mặt dè
bỉu họ. Những trí thức này cũng nhận những “mạt sát bạt mạng từ những
người hùng Việt kiều ẩn danh trên mạng” nhưng bà Hoài cho rằng việc đó
có thể bỏ qua, có lẽ vì không đáng để họ quan tâm.
Tuy
thế, một thái độ “đối lập” trí thức như vậy lại được bà Hoài cho là có
tính chất nước đôi, nghịch lý: “vừa cổ vũ cho tự do tư tưởng, vừa biện
minh cho sự cần thiết của chiếc gông tròng vào cổ trí thức Việt Nam và
đè nặng lên họ”, chỉ vì sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức (qua phát
ngôn của ông Chu Hảo) vẫn còn được duy trì. Do vậy mà xét đến cùng thì
điều đó chỉ mang đến cho cuộc sống tinh thần nhiều tệ hại: vẫn ảo tưởng
về khả năng lãnh đạo của Đảng đối với trí thức do đó cũng còn tin rằng
Đảng vẫn còn khả năng nghe theo những đề nghị của trí thức để thay đổi.
Một cách khách quan bà Hoài cho rằng những phản biện như vậy chỉ mang ý
nghĩa một cuộc giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn trị xấu xí, già nua
để “giúp nó tồn tại mĩ miều hơn”.
Nguyên
nhân của cung cách suy tưởng này được bà Hoài quy về sự nhồi sọ của hệ
thống toàn trị của Đảng: hệ thống này “đã biến đổi thành công bộ nhiễm
sắc thể của các đảng viên, ‘sự lãnh đạo của Đảng’ đã ăn vào gen trong cơ
thể họ và tự động phát tiết, trong cả những tình huống không phù hợp
nhất”. Nói cách khác, tuy có mục đích phê phán đường lối của Đảng nhưng
những trí thức “đi theo Đảng” đó mãi mãi vẫn không thoát khỏi sợi dây
trói buộc về các công thức tư duy mòn sáo của Đảng. Bà Hoài cho rằng
thái độ phù hợp hiện nay không phải chỉ thoát ra khỏi bộ máy để phản
biện mà là rời bỏ cả hệ thống để tìm đến một thứ đối lập khác, có ích và
cần thiết hơn.
2.
Khi
sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” để chỉ thị xu hướng phản biện
trên đây, chắc hẳn bà Hoài đã có tham khảo và lấy nguồn cảm hứng từ một
tác giả viết về đề tài này, cách đây 6 năm (2006), đó là Zachary Abuza
với bài “Loyal Opposition: The Rise of Vietnamese Dissidents”,[2]trong
bài viết này học giả người Mỹ nói trên đã nhắc đến khái niệm “đối lập
trung thành” để nghiên cứu sự chuyển động chính trị ở Việt Nam sau thời
kỳ “đổi mới”, trong đó nhiều khuôn mặt trí thức tiêu biểu đã được phân
tích để chỉ ra những phần tích cực lẫn giới hạn của họ. Các thuộc tính
khác nhau trong phân tích nói trên cũng có thể tìm thấy trong bài viết
của bà Hoài.
Tuy
vậy vẫn có điều khác là những mặt tích cực và giới hạn trong công trình
của Abuza nếu được trình bày một cách khách quan, theo ngôn ngữ của một
văn bản nghiên cứu thì trong bài của bà Hoài những mặt giới hạn và tiêu
cực lại được chú trọng để phê phán nhiều hơn, hơn nữa sự phê phán ấy
lại được làm nổi bật và gây được ấn tượng nhiều hơn vì được diễn đạt
bằng một thứ ngôn ngữ cường điệu, cảm tính rất quen thuộc của một tác
giả từng nổi tiếng về viết tiểu thuyết. Ở đây các nguyên nhân khách
quan, lịch sử tạo nên hiện tượng cần nêu ra để lý giải đã không được nói
đến mà lại được quy giản thành những huyễn hoặc tâm lý có tính chất
chuyển giao thế hệ của những con người cấu thành hiện tượng.
Cách
lập luận của tác giả vì vậy có nhiều điều không thuận lý lắm. Đáng chú ý
hơn hết là cái cách tác giả dựa vào những phát biểu cụ thể của ông Chu
Hảo khái quát cho toàn bộ xu hướng mệnh danh là “đối lập trung thành” để
giảng giải, bàn luận. Trong khi đó thì thực tế cho chúng ta biết nếu có
ai đó tin tưởng thành khẩn vào điều mình trình bày (giống như cách
trình bày của ông Chu Hảo) thì cũng có không ít người (trong đó không
loại trừ cả bản thân ông Chu Hảo) chỉ coi kiểu diễn ngôn đó, vừa như một
thủ thuật để tự bảo vệ, vừa là một cách thức thích hợp để tác động vào
chính guồng máy mà họ đang phải sống chung. Trong hoàn cảnh này không ít
tác giả đã coi việc đề cao vai trò của Đảng như một thủ tục để lồng vào
đó nhiều điều mà nếu bùi tai nghe theo, Đảng sẽ không còn là cộng sản
nữa! Thử đọc Nguyễn Trung hoặc nghe Nguyễn Văn An mà xem!
Xét
cho cùng, thì tất cả đều chỉ là cuộc đánh vật về những khái niệm, và do
bà Hoài quá tin vào chữ nghĩa nên bà đã bị lừa về mặt chữ nghĩa để khi
sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” bà đã đương nhiên khẳng định sự
tồn tại của thực tại đó trong đời sống chính trị hiện nay ở Việt Nam.
Như vậy là có nhiều điều không giống với Abuza: nếu trong bài viết của
mình, tác giả này chỉ coi “đối lập trung thành” như là khả năng có thể
hình thành trong tương lai từ những hoạt động bất đồng chính kiến có
giới hạn hiện nay, thì qua sự biện giải trong bài viết của bà Hoài, “đối
lập trung thành” đã được khẳng định như một tồn tại minh nhiên, hiện
thực. Khẳng định này thiếu sự chính danh nghiêm nhặt, vì trong sự diễn
đạt của bà Hoài, việc xác nhận khái niệm nói trên chỉ được coi như một
tu từ ở đó sự “trung thành” đã mang ý nghĩa tiêu cực của một thái độ
chính trị cần phê phán.
Thật
sự thì khái niệm “đối lập trung thành” đã có nguồn gốc từ nghị viện
nước Anh quân chủ vào thế kỷ 19: “đối lập” ở đây là đối lập với đảng đa
số đang cầm quyền, còn “trung thành” ở đây là trung thành với vị Vua
đang trị vì, cho nên tên gọi đầy đủ của khái niệm là “Her (or His)
Majesty's Most Loyal Opposition” (còn được gọi là “The Official
Opposition”). Nội dung này về sau đã được khái quát hoá thành một khái
niệm chính trị có tính chất định chế trong các nước theo thể chế dân chủ
đa đảng: các đảng thiếu số có quyên tồn tại và được luật pháp bảo vệ để
tham gia nghị trường với tư cách đối lập với đảng đương quyền, qua sự
phản biện các chính sách đang thực hiện, đưa ra đường lối mới hy vọng
thay thế đảng đương quyền trong kỳ bầu cử sắp tới. Trung thành bây giờ
không phải trung thành với bất cứ thực thể cụ thể nào mà là với những
nguyên lý tạo nền cho một thể chế dân chủ đích thực.
3.
Thực
thể gọi là “đối lập trung thành” với nội dung nói trên hiển nhiên không
thể nào tồn tại được trong chế độ gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực”.
Nó hoàn toàn không thể tồn tại vì cái xã hội công dân tạo nền cho các
hoạt động của các lực lượng “đối lập” mang cùng tính chất đã không được
thừa nhận theo lý luận chuyên chính gọi là “vô sản” của Đảng. Tất cả mọi
hoạt động xã hội đều phải do Đảng nắm chặt bằng Nhà nước cùng với hệ
thống chính trị đặt nền trên đường lối chuyên chính đó. Cho rằng chủ
trương này là do K. Marx đẻ ra là không thoả đáng: trong xã hội cộng sản
lý thuyết do triết gia này đề xuất, nhà nước sẽ dần dà bị xã hội công
dân nuốt chửng rồi sau đó nhường bước cho sự ra đời một nhân loại phổ
biến chứ không thể là ngược lại như trong chế độ “chủ nghĩa xã hội hiện
thực”: sau khi triệt tiêu xã hội công dân rồi nhà nước trở thành tuyệt
đối và vĩnh viễn.
Cần
lưu ý là trong một chế độ “toàn trị ” mang danh chủ nghĩa xã hội đó,
hiện tượng người ta thường gọi là “bất đồng chính kiến” vẫn tồn tại qua
mọi thăng trầm. Nhìn vào lịch sử các chế độ cộng sản thực tế hiện tượng
này rất đễ dàng nhận ra, dưới nhiều hình thức và danh nghĩa, hầu hết đều
diễn ra hết sức bạo liệt . Dù vậy, để duy tính cách mạng cho phê phán
và tranh đấu, người ta không thể nhân danh một cái gì đó bên ngoài thứ
lý luận gọi là “vận dụng học thuyết Marx-Lenin”, căn cứ vào đó phê phán
những chủ trương bị xem là sai lầm trong sự vận dụng của Đảng vào việc
“xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Và hiển nhiên sự phê phán ấy đã không thể
trở thành cương lĩnh của một lực lượng có tổ chức công khai được thừa
nhận là “đối lập trung thành” trong một chế độ có tham vọng kiểm soát
con người từ đầu cho đến chân.
Cũng
cần lưu ý thêm là sự mạnh yếu, rộng hẹp của hiện tượng bất đồng chính
kiến nói trên trong chế độ ấy không phải lúc nào cũng như nhau. Tất cả
đều tuỳ theo tình hình chung, tuỳ theo tương quan giữa xã hội và nhà
nước mà diễn ra dưới nhiều mức độ. Nếu trước đây phong trào “Nhân
Văn-Giai phẩm”, “chủ nghĩa xét lại”… xét về căn bản tỏ ra khá “trung
thành” với hệ thống mà vẫn bị trấn áp tàn tệ thì ngày nay, trong thời kỳ
“đổi mới”, nhiều phê phán đạt đến mức “chạm trần” mà vẫn tồn tại được
dưới những hình thức nào đó. Tại sao? Chắc chắn không phải do Đảng đã
trở nên dân chủ hơn, khoan dung hơn để không thèm “đếm xỉa” các phản
biện rất “phản động” trên đây mà chỉ vì trong thực tế đã đến lúc Đảng
không còn đủ sức để lùa vào vòng kiểm soát của mình những ai không “nghĩ
trong điều Đảng nghĩ” nữa. Nhìn vào những gì diễn ra ở Việt Nam sau
1986, nhất là sau sự tan rã của “phe xã hội chủ nghĩa”, có thể nhận ra
điều đó dễ dàng!
Đặt
vào quá trình đấu tranh dân chủ hoá xã hội ở Việt Nam, hiện tượng phản
biện trên đây, dù mang trong bản thân nhiều hạn chế và những hạn chế ấy
được chấp nhận như điều kiện để tồn tại, cách nói của bà Hoài, xem đó là
một “cuộc giải phẫu thẩm mỹ giúp chế độ toàn trị tồn tại mỹ miều hơn”
là không thoả đáng, nếu không nói là hoàn toàn phản thực tế. Vì thực tế
cho chúng thấy phải hiểu ngược lại mới đúng: ra đời từ những nỗ lực cực
kỳ gian khổ để dân chủ hoá đời sống xã hội, những nỗ lực trên đây, cho
đến nay đang có tác dụng làm suy yếu chế độ toàn trị ngay trong sân chơi
của nó, làm cho chế độ ấy mau chóng mất đi tính chính danh ngay trên
chính những nguyên lý của nó. Nếu không khó giải thích việc chế độ toàn
trị luôn tỏ ra rất khó chịu, bực bội với hiện tượng này, thì cũng rất dễ
hiểu khi thấy trong khi không dám đối thoại sòng phẳng với những phản
biện gai góc, những cái lưỡi gỗ của chế độ đã không biết làm gì để đối
phó, ngoài việc nhét tất cả vào cái phạm trù gọi là “diễn biến hoà bình”
và “tự diễn biến hoà bình” để quy chụp và kết án là “cơ hội”.
4.
Khi
xác định vị trí tranh đấu của mình, những người phản biện từ bên trong
không hề coi phương thức lên tiếng của họ là duy nhất đúng, duy nhất có
ích. Đó chỉ là một chọn lựa trong nhiều chọn lựa nhưng khi đã đứng vào
vị trí ấy rồi thì sự cân nhắc về tác dụng của hành động và lời nói phải
trở thành điều cần thiết: chẳng hạn không thể lúc nào cũng ngang nhiên
đòi “giải thể” cái này cái nọ tức khắc cho hả giận và cho sướng miệng,
không phải vì sợ bị bỏ tù mà chỉ vì không thích hợp. Từ những giới hạn
buộc phải chấp nhận một cách chính danh thì chỉ nên gọi như người ta
thường gọi họ là những người phản biện, hoặc ồn ào hơn một chút, có thể
gọi họ là những người bất đồng chính kiến – những người như vậy ngày
càng nhiều thêm, thái độ của họ ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt. Đây không
phải chỉ là kết quả của một quá trình giải hoặc về tư tưởng mà chính
yếu đã bắt nguồn từ cái thực tế chuyển động của xã hội đang tác động vào
bản thân họ: là sự thất bại hiển nhiên của chế độ toàn trị mạo danh xã
hội chủ nghĩa giao thoa với cái xã hội công dân đã bị chế độ toàn trị ấy
thủ tiêu cũng mạo danh chủ nghĩa xã hội, nay đang phục hồi do sự thất
bại của thứ chủ nghĩa xã hội bị mạo danh ấy.
Tất
cả đã tác động đến bản thân các đảng viên với tư cách là những công dân
và những con người, làm cho cả một lớp trí thức một thời “đi theo Đảng”
khi nhìn lại mọi thứ, ngày càng nhận ra sự cách bức trầm trọng giữa
Đảng và xã hội, cuối cùng đã chọn đứng về phía xã hội để, từ tư thế của
mình, đòi hỏi Đảng phải dân chủ hoá bản thân, tiến hành những cải cách
để thực hiện những thay đổi có lợi cho xã hội.
Chừng
nào thì hành vi phản biện mạnh mẽ nói trên có khả năng chuyển hoá thành
một xu hướng chính trị có tổ chức mệnh danh là “đối lập trung thành”
theo đúng nguyên nghĩa của nó? Không thể biết được nhưng chắc chắn đó là
điều thật đáng mong mỏi. Nhưng để điều đó trở thành thực tế thì bản
thân chế độ toàn trị phải có sự chuyển hoá thật mạnh mẽ về chất, sự
chuyển hoá ấy cốt yếu phải được thúc đẩy bởi sự lớn mạnh của cái xã hội
công dân hiện diện bên ngoài sự tồn tại của Đảng: không có sự lớn mạnh
của xã hội công dân này thì mọi sự chuyển biến trong Đảng, có tính tới
áp lực nội tại của thành phần phản biện nói trên, vẫn chỉ loay hoay
trong những hứa hẹn, nếu không mị dân để đối phó thì cũng hoang tưởng,
nửa vời.
Xét
về logic của sự chuyển hoá hoà bình có thể khẳng định rằng chỉ có một
xã hội công dân đã trưởng thành về mọi mặt (kinh tế, văn hoá lẫn chính
trị) mới có khả năng hạn chế các chính sách chuyên chế của Đảng, từng
bước tác động vào Đảng, mang đến cho những trí thức của Đảng nhiều tính
chất dân chủ hơn trong những đề xuất cải cách, qua đó dọn đường dần dà
cho sự hoá thân của Đảng, từ một đảng toàn trị thành một đảng dân chủ.
Logic thì như vậy và mong ước cũng là như vậy. Nhưng thực tế hiếm khi đi
theo logic của sự suy tưởng lý tính, trong trường hợp này, bạo lực có
thể sẽ lại lên ngôi một lần nữa, bạo lực cách mạng và cả bạo lực phản
cách mạng. Mọi sự bàn luận về thực thể gọi là “đối lập trung thành” bây
giờ sẽ mất hoàn toàn ý nghĩa, không cần thiết.
Lữ Phương
- Suy thoái đạo đức vì 'sai từ gốc'-Những biểu hiện xấu đủ kiểu hiện nay ở Việt Nam không có gì khác, thậm chí về mức độ tồi tệ thì công bằng mà nói, còn kém nhiều thứ tương tự đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhưng
đây là hệ quả của những sai lầm đã mắc phải và kéo dài làm trì trệ tệ
hại và méo mó đến nguy hiểm đến sự phát triển của đất nước.
Một
công dân ít học sẽ thấy rằng so với những năm tháng dưới ách đô hộ của
thực dân Pháp, so với thời kỳ dài gian khổ chiến tranh hoặc những ngày
Cải cách Ruộng đất đẫm máu và nước mắt, cải tạo mà thực chất là tiêu
diệt công thương nghiệp tư doanh, rồi ngăn sông, cấm chợ, bị bao vây
kinh tế bốn bề, chiến tranh biên giới…thì Việt Nam hiện đã bảo đảm được
hòa bình, phát triển ổn định và có những bước tiến vượt bậc về kinh tế,
chính trị, xã hội.
Và
đó một phần quyết định là do công lao lãnh đạo, chèo lái tài tình của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Sai lầm hiện có, tuy khá trầm trọng, của cả đảng
viên lẫn nhân dân là thường tình của một nước từ lạc hậu đang vươn lên,
rồi chúng tất yếu sẽ được khắc phục mà thôi.
Số người hiểu như anh công dân này hiện chiếm tới khoảng trên dưới 60 – 70 % dân số.
Từ
góc độ một nhà trí thức, một nhà giáo, hay một nhà báo am hiểu chính
trị, thì Việt Nam hiện nay rõ ràng là đang quá nhiều bê bối.
Sự
tiến bộ ít nhiều về kinh tế, chính trị, xã hội đã có, được coi là đương
nhiên của một nước đã giành lại độc lập và kiến thiết sau chiến tranh,
nhưng sẽ có những thành quả lớn hơn rất nhiều, nếu sau khi đã lãnh đạo
nhân dân giành độc lập dân tộc đảng Cộng sản thực hành ngay tư tưởng đại
đoàn kết, rộng hơn là minh triết của Hồ Chí Minh, cải cách dân chủ đa
nguyên, xây dựng nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, cơ chế thị
trường tự do và xã hội dân sự đầy đủ.
Như thế thì Việt Nam đã khác hẳn bây giờ, không hơn thì cũng chẳng kém các con rồng châu Á, như Hàn Quốc hoặc Singapore.
Nhưng
không. Sau 1975, lúc đầu mới thấy xuất hiện những dấu hiệu vô lý trong
quản lý xã hội, sau mới nhận ra là do sự thiếu kinh nghiệm, thậm chí ngu
dốt của nhiều người trong giới lãnh đạo các cấp, cuối cùng mới vỡ lẽ ra
là có những lực cản rất lớn, đó là ý thức hệ Marx Lenin, trong đó rường
cột là giai cấp công nhân độc quyền mất dân chủ, rồi hậu quả nẩy sinh
từ sự kéo quá dài của đường lối đó, gần đây đã phát triển đến mức tha
hóa đạo đức xã hội trầm trọng.
Tha hóa trước tiên là trong giới cầm quyền, sau đó lan ra toàn dân.
Sai
lầm rành rành mà không được lãnh đạo rất nhiều nhiệm kỳ kịp thời tiếp
thu, sửa chữa đã gây ra những sự bức xúc, căn giận, rồi phản kháng các
kiểu, và ranh luận lẫn nhau về đối sách của người dân trước chính quyền
hiện nay.
Rất tiếc, số lượng người am hiểu như trên chỉ có khoảng 10 – 15% dân số toàn quốc.
Cả một quá trình
Còn
từ góc độ một nhà nghiên cứu nghiêm túc, anh ta đi từ quá trình tiến
hóa của loài người và thấy rằng nước ta và Trung Quốc về trình độ văn
hóa và tổ chức xã hội, gần đây vẫn mới đang ở giai đoạn mà các nước
phương Tây đã trải qua trước đây khoảng gần hai thế kỷ, khi họ mới thực
hiện thành công các cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ và mới từng bước
khắc phục được tàn dư lâu đời của chế độ phong kiến.
Nhà
nghiên cứu đương nhiên chú ý đến nguyên nhân sự phân rã thế giới làm
hai phe. Phe có động lực rất mạnh để phát triển một cách tự nhiên là chủ
nghĩa tư bản dựa trên triết lý tự do.
Ở
đây nhân tài lãnh đạo sự phát triển xã hội được chọn lọc thông qua cạnh
tranh tự nhiên từ trong tầng lớp ưu tú mọi giai cấp xã hội được phát
triển từ đường lối tự do, dân chủ, nhân quyền, nhà nước pháp quyền và
coi trọng xã hội dân sự.
Phe
kia theo học thuyết của Marx, lấy công bằng làm nền tảng tư tưởng cốt
lõi nhất, vì vậy cần có kỷ luật trật tự xã hội rất nghiêm (kỷ luật sắt,
khác ta là địch).
Vì
lấy công bằng làm đường lối cốt lõi để tổ chức quản lý xã hội, nên mọi
người không thể tự do, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm để không
có thể giầu có vượt trội lên.
Thương cảm nhưng sai lầm
Chủ nghĩa Marx xuất hiện trước tiên là từ cội nguồn cái tâm nhân đạo của Marx và Engels.
Tuy
có cái tâm thương cảm những người cần lao khổ cực, nhưng hai ông đã
nghĩ chưa chín và do đó đã phạm một sai lệch triết học lớn và một bất
công mới.
Hai
ông đã bỏ qua một nhận xét rằng, các nhà tư bản cũng là những con
người, họ cũng cần được sống và được kiếm sống như những người công
nhân.
Marx có thể không nhận ra rằng, sự bóc lột chỉ nảy sinh khi đã hiện diện một bên giàu làm chủ và một bên nghèo làm thuê rồi.
Vậy xã hội tồn tại trước khi phân liệt ra hai tầng lớp xã hội giầu nghèo khác nhau ấy là cái gì?
Phải
chăng là sự khác biệt tự nhiên – chưa mang mầu sắc đạo đức, hay giai
cấp - của những cá thể khác nhau, do Trời Phật hay Chúa sinh ra và sự
ganh đua tự nhiên của những con người đó trong quá trình mưu sinh và đi
tìm hạnh phúc đã làm nảy sinh ra một cách tự nhiên vô thức sự khác biệt
giàu nghèo.
Muốn
khắc phục bất công đó, không thể tạo ra một điều gì lại mang tính bất
công mới, trong trường hợp của Mác, sự bất công mới đó chính là chủ
trương tiêu diệt giai cấp tư sản, thực hành chuyên chính vô sản, cấm
đoán tự do dân chủ, đảng của giai cấp công nhân độc quyền lãnh đạo.
Vậy làm thế nào để tránh được bất công giàu nghèo mà lại tránh sa vào một sự bất công mới?
Đó
là đường lối thỏa thuận điều tiết hòa bình giữa các giai cấp thông qua
một Nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập, một cơ chế thị trường tự do
có điều tiết của chính phủ vì dân, do dân và của dân, và một xã hội dân
sự hoàn chỉnh.
Khác biệt nhận thức
Đến
đây, ta nhận thấy, mới phân tích để nhân diện tư duy và quan điểm của
mới có ba tầng lớp dân cư của Việt Nam, đã thấy có những mức độ khác
biệt rõ rệt.
Vì vậy, trong xã hội ta hiện có biết bao hoàn cảnh, trí tuệ và lương tâm khác nhau, từ đó nẩy sinh rất nhiều chính kiến:
Đó
là Kiên định Chủ nghĩa Xã hội kiểu cũ; Cải cách triệt để, kiên trì Xã
hội Chủ nghĩa đích thực, ủng hộ và khuyến khích Ban lãnh đạo mới của
Đảng; Đối lập trung thành; Đạp đổ nhanh để xây mới lại hoàn toàn; Đấu
tranh dân chủ, nhân quyền.
Tôi
đã có lần viết trong một kiến nghị gửi Trung ương Đảng rằng, chính Bộ
Chính trị của Đảng ta hiện nay cũng là nạn nhân của những sai lầm quá
khứ của Đảng.
Mà
sai lầm quá khứ của Đảng lại bắt nguồn từ những phần sai lầm của chủ
nghĩa Marx-Lenin, mà phần sai lầm của chủ nghĩa đó lại là hậu quả của
những tư duy chưa chín mùi và chưa đủ độ sâu sắc về quan điểm đạo đức
của Nhân loại.
Quan
điểm đúng là phải thoát ra khỏi tính Con trong Con Người hiện nay, phải
thoát nhanh hơn ra khỏi sự u mê cạnh tranh theo luật rừng , lấy thịt đè
người của các giống Con trong rừng, để tự giúp nhau cải hóa cho nhanh
để trở thành những thực thể Người thực sự trên Trái Đất này.
Nói
như thế là để không quy trách nhiệm sai lầm về lý luận vào riêng một
ai, nhưng mà để cương quyết sửa chữa những sai lầm đã mắc phải và kéo
dài làm trì trệ tệ hại và méo mó đến nguy hiểm sự phát triển đáng có của
một đất nước đã từng anh hùng, có một nhân dân đã từng anh hùng nhưng
đến nay đã bị biến dạng đi khá nhiều do những sai lầm tệ hại của Chủ
nghĩa Xã hội Hiện thực trên thế giới gây ra.
Quay
lại vấn đề thời sự của chúng ta hôm nay: Do đâu có sự tha hóa đạo đức
xã hội trầm trọng như đang xảy ra và đã được đánh giá rất xác đáng trong
các văn kiện Đại hội Đảng?
Đó
là sai lầm trong vận dụng kéo dài những phần sai của chủ nghĩa
Marx-Lenin, thiếu nghiêm túc, thiếu nghiêm chỉnh kiên trì vận dụng tư
tưởng đường lối và đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh: Đoàn kết, đại đoàn
kết, trân trọng và liên kết cả những tư duy và lực lượng đối lập như là
những yếu tố phản biện tích cực, thực hành đường lối Lấy Dân làm gốc,
Dân chủ, Cộng hòa để có Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
Bài
viết được rút gọn từ bản dài hơn của tác giả Vũ Duy Phú, Viện Những Vấn
đề Phát triển (VIDS) tại Hà Nội, Việt Nam. BBC sẽ tiếp tục đăng tải các
bài về chủ đề Đảng Cộng sản và Trí thức. Mong quý vị gửi cả các bài và ý
kiến ủng hộ, chia sẻ quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam.- Gấu luận về GS Châu (blog 5 xu). Nhà báo Huy Đức: “…làm gì có thể có cái gọi là ‘khoa học cơ bản’ trên một nền giáo dục không có căn bản. Cách làm của GS Châu lại là đào tạo gà nòi hoặc tạo ra vài công trình gây tiếng vang trong khi điều chúng ta cần là thay đổi hệ thống giáo dục đại học để tự thân nó có thể đẻ ra hàng chục cái viện như thế mà phi nhà nước”.- Mời xem lại: VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆN TOÁN CAO CẤP VÀ GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU (Trần Đình Thu/ Ba Sàm). – Vài cảm nhận về Viện Toán cao cấp Việt Nam (Hiệu Minh). - GS Ngô Bảo Châu tiết lộ “bí mật” của Viện Toán cao cấp (GDVN). – Bài phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu: Nói những gì mình nghĩ (Thích học toán).
- GỬI VÀI LỜI VỚI CHÂU GIÁO SƯ (Nguyễn Quang Vinh). -- GS Nguyễn Văn Tuấn: Về vai trò của trí thức(Nguyễn Văn Tuấn). “Nhìn lại chặng đường Gs Châu đi đến nay, tôi thấy Gs Châu đi nhiều hàng, dân miền Nam gọi là đi chàng hảng.Dường
như ông nói theo gió; gió chiều nào, lợi cho ông, ông đi, bất kể lề
trái, lề phải hay giữa lề. Ông lấn sang lề cả con cừu và con sói. Thỉnh thoảng sa đà vào những chuyện PR, ban lời vàng ngọc cằn cỗi như các ông lãnh đạo trong chính phủ rất thiếu logic toán học”. – Lại bàn về trí thức.
- Nguyễn Hoàng Đức: Hiểu tri thức và hành động bằng tri thức (Lê Thiếu Nhơn). – Thế nào là Trí thức – (DLB). - GS Nguyễn Huệ Chi : GỌI TÊN TRÍ THỨC (HDTG). – - Trí thức là Thiện Tri Thức – (VH Phật Giáo/ Người Lót Gạch).
- Phạm Xuân Nguyên: Trí thức Việt Nam, nhìn từ quyền lực – có hay không có? (Quê Choa). “Đảng
phải biết lắng nghe trí thức, nghe với sự thành tâm và hiểu biết chứ
không phải nghe giả vờ, nghe chỉ để nghe rồi bỏ đấy, để thực sự thay đổi
mình trong sạch và vững mạnh và để biết mình cần làm gì cho sự nghiệp
lớn của dân tộc mà đảng đã nhận lấy sứ mệnh đảm đương”.Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị basam--Đôi
lời: Một thông điệp rõ ràng về “một thông điệp hết sức sáng sủa”!
“Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng”, nhưng “tôi” chấp nhận cái
chết đó. Tại sao cứ bắt/muốn người ta nghĩ, làm như ta (muốn). “Người
ta” đã chót dại, muốn bằng danh tiếng của mình để
- Nam Dao: Trí thức làng Vũ Đại – (Người Lót Gạch). -- Đại tướng Lê Đức Anh: “Bệnh thành tích thực chất là bệnh giấu dốt”(GDVN). “Việc
chúng ta năm nào cũng nói đến việc thắng Pháp, Mỹ trong các cuộc chiến
tranh bảo vệ tổ quốc thì có đúng không? Theo tôi là chưa đúng. Pháp, Mỹ
đều là các siêu cường cả về khoa học, kỹ thuật, quân sự đến Liên Xô
thắng được phát xít Đức cũng phải nể. Thời điểm đó, mình thắng
Mỹ làm sao được, mình là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có vũ khí
gì hết, không làm ra được 1 chiếc ô tô, xe máy. Đó là chúng ta bảo vệ
được độc lập và Pháp, Mỹ phải rút quân. Sự thực như thế nào nói như thế,
không được nói rối“.
-'Trí thức chỉ có con đường dấn thân'-Ông Jean-Francois Sabouret tin rằng đảng cộng sản Việt Nam sẽ phải thay đổi để tránh các cuộc cách mạng của quần chúng.
Một
học giả của Pháp chuyên nghiên cứu về các vấn đề châu Á cho BBC hay
đảng Cộng sản Việt Nam buộc phải tự thay đổi nếu muốn tránh các cuộc đấu
tranh của quần chúng.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 24/01/2012, Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret cho rằng Đảng Cộng sản cần có một lộ trình rõ ràng, hàng năm, để chủ động chuyển đổi theo hướng trả lại quyền lực cho nhân dân.
Người
đứng đầu Viện Nghiên cứu Thế Giới Châu Á, Institut des Mondes
Asiatiques tại Paris cũng cho rằng đảng đang đứng trước sự lựa chọn
nghiêm trọng hoặc là tiếp tục đóng cửa, không lắng nghe trí thức và các
tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hoặc cải cách toàn bộ để tránh sự đổ vỡ
phức tạp, khó tránh khỏi.
Học
giả người Pháp cũng lưu ý tới việc không riêng gì đảng cộng sản, mà
theo quy luật chung, bất cứ ai "nắm quyền lực" quá lâu sẽ không tự giác
"tự động" trao trả quyền lực cho nhân dân, điều được cho là một ngưỡng
thách thức quan trọng đối với các lãnh đạo đảng và nhà nước ở Việt Nam
hiện nay.
Bình
luận về vai trò của trí thức trong quá trình biến đổi xã hội này, ông
Sabouret cho rằng người trí thức "không có sự lựa chọn nào khác" ngoài
dấn thân và tiếp tục dũng cảm lên tiếng vì lợi ích chung của xã hội,
cộng đồng và nhân loại, dù là họ ở Pháp, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu.
Nói về tương lai của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, ông Sabouret đánh giá:
"Một
cách chính thức mà nói, đảng không thể nắm quyền mãi mãi được. Có nghĩa
là những người nắm quyền trên cả nước từ năm 1975, ngày nay là con cháu
của họ, bạn bè và đồng minh của họ đang muốn tiếp tục quyền lực lãnh
đạo trong một số thời gian nữa.
"Nhưng
chúng ta biết rằng những người nắm chính quyền ở Liên Xô năm 1917 chỉ
có thể giữ được quyền lực trong vòng 70 năm. Còn những người nắm quyền
lực ở Việt Nam từ năm 1975 tới nay, có thể còn độ 20-30 năm năm nữa, tùy
vào những diễn biến cụ thể.
"Nhưng
cũng có thể là ngắn hơn là bởi vì những người lãnh đạo không thể làm gì
thay đổi được trước xu thế của những thế hệ trẻ, những khát vọng dân
chủ, khát vọng tự do, khát vọng về tự do phát ngôn, tự do tư tưởng, tư
duy."
'Không thể đi ngược'
Chuyên
gia về châu Á này cho rằng Đảng Cộng sản sẽ không thể 'kháng lại được
những khát vọng này' vì ông ví những nhân tố nằm trong "tư duy" con
người này như nhưng lực xã hội khó có thể cưỡng lại được:
"Bạn
sẽ không thể cưỡng lại được chúng, bởi vì chúng là những cơn sóng thần
(tsunami) đang ập tới ở trên biển. Tư duy con người là như thế, bạn đơn
giản là không thể ngăn chặn được tư duy của con người."
Học giả người Pháp cũng nhắc tới trường hợp của Miến Điện và Bắc Triều Tiên.
Ông
cho rằng, những biến đổi đã xảy ra ở Miến Điện theo chiều hướng mới về
cải tổ xã hội dân chủ, cởi mở, thậm chí sẽ có thể một ngày nào đó xảy ra
ở Bắc Triều Tiên, trong một thế giới khó lường như hiện nay.
"Đảng
Cộng sản ở Việt Nam đã mở cửa ít nhiều. Họ đã lựa chọn việc mở cửa từng
bước có kiểm soát. Tôi không nói về chi tiết. Nhưng nay họ không thể đi
ngược trở lại. Họ phải mở cửa. Nếu họ cứ giữ nguyên cánh cửa đóng như
thế, tình thế sẽ trở nên nguy hiểm đối với họ."
Bình
luận về điều gì mà những người trí thức ở Việt Nam cần phải làm vì
tương lai của đất nước, lợi ích của cộng đồng, sau khi điểm lại những nỗ
lực trong lịch sử tranh đấu của trí thức Pháp và trí thức nói chung
trên thế giới, ông tổng kết:
"Những
người trí thức Việt Nam phải tranh đấu thôi. Họ phải đoàn kết lại. Họ
phải xuất bản những tạp chí, những trang web mà tại đó họ phải phản
biện, phải có đầu óc phê phán. Đương nhiên điều đó là không đơn giản.
"Nhưng
người ta chỉ có thể bắt bớ một, hay một vài người thôi, chứ làm sao có
thể bắt bớ cả một dân tộc được? Điều đó là không thể!"
'Tới lúc can đảm'
Theo học giả này, đã đến lúc Việt Nam cần có những tiếng nói "can đảm" vì lợi ích chung là lựa chọn của cả quốc gia, dân tộc.
Ông nói:
"Cần
phải có những người đứng lên và nói rằng đây là viễn kiến, tầm nhìn mà
chúng tôi thấy phải có về Việt Nam. Chẳng hạn như một đất nước mở ra đối
với nhiều đảng phái, với một nền dân chủ thực sự, với một đối lập được
công nhận.
"Đó
là một điều quan trọng đáng làm và những người trí thức Việt Nam phải
lên tiếng. Không những chỉ khi họ ở nước ngoài vì điều đó dễ dàng. Mà ở
trong nước, họ phải đoàn kết lại, xuất bản, thảo luận những tạp chí,
sách vở, mở ra những hội thảo."
Điểm
qua một số bài học lịch sử gần đây, kể cả trường hợp các nước diễn ra
phong trào Mùa Xuân Ả Rập, ông Sabouret tin rằng lúc đầu chính quyền sẽ
"không hài lòng" nhưng sau đó sẽ có sự thay đổi nhân thức:
"Chính
quyền sẽ hiểu ra rằng đó là một điều hữu ích, điều hay mà họ có thể sử
dụng một cách nào đấy. Họ sẽ hiểu rằng tự do là điều tất cả mọi người
đều quan tâm, đó là một quy luật."
"Nếu
những người cộng sản Liên Xô cũ đã hiểu quy luật về tự do và đã tiến
hành Cải tổ (perestroika), và Minh bạch (Glasnost) từ sớm hơn, thì có lẽ
tới nay họ vẫn còn được nắm quyền lực," học giả Pháp nói với BBC.
Tiến
sĩ Jean-Francois Sabouret còn là Giám đốc Mạng lưới Nghiên cứu Châu Á,
Réseau Asie, thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học - CNRS của
Pháp. Ông từng sang Việt Nam làm việc và nghiên cứu.
-Trận Tuyến Dân Tộc – Dân Chủ -Đoàn Viết Hoạt -GS Ngô Bảo Châu 'tự mâu thuẫn' -
(BBC)-Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng GS Ngô Bảo Châu đã "tự mâu thuẫn"
tuy "nói không sai" khi bàn về vai trò phản biện của trí thức. - Chu
Hảo: Vô minh và vô cảm – (Diễn Đàn). -- Bộ trưởng nói, bộ trưởng làm (VNN). - Thư viết gởi ba trong ngày giỗ đầu! (TTXVA).-- Nguyễn Trung: Bước vào năm mới 2012, trên thế giới này nhân dân nước nào có niềm mơ ước hiện thực nhất? (viet-studies 21-1-12) -- Bản gốc của tác giả ◄◄ --
- Bộ trưởng Trần Đại Quang: Xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an tận tụy, nhân văn trong lòng dân (CAND).- Phan Võ Hoàng Nam: Nỗi buồn trước phút giao thừa (Quê Choa).
- Nguyễn Chí Vịnh: Nhân vật “ẩn số” – (Nguyễn Vĩnh). - Tướng Vịnh: Tôi tự hào với quân hàm “binh bét” (TT).
Nguyễn Ngọc Giao: Lời chúc đầu xuân cho Xã hội công dân — (Diễn Đàn). - - Thế nào là trí thức? (Trần Kính Nghị). - Trí thức Việt Nam, nhìn từ quyền lực: có hay không có? (Quê choa). - Trí thức với vai trò phản biện: Chưa đủ! (Lê Nguyên Hồng). - - Phỏng vấn Tổng Bí thư: Truyền thống vẻ vang của Đảng là tài sản vô giá (VOV) – Chờ giao thừa, suy ngẫm về chỉnh Đảng (VOV) -- TS Trần Nhơn – Văn hóa Đảng và Chỉnh đốn Đảng – (Dân Luận).
- - Ngoại giao cần tận dụng cơ hội hóa giải khó khăn (TTXVN).- Phan Hồng Giang: Bữa tiệc tất niên hay là Mùa xuân của các bậc trưởng lão – (viet-studies). “CÁCH MẠNG MÙA THU”…AI MÙ? AI SÁNG? AI LOẠNG QUẠNG? AI GÀ MỜ? – (Tô Hải).
- TẾT Ở NHÀ ÔNG CHỦ TỊCH HUYỆN (Nhật Tuấn). -- THÔNG ĐIỆP ĐẦU NĂM 2012 (Đảng Dân chủ Việt Nam).
-Nguyễn Trung: “Khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ” (viet-studies 23-1-12) ◄◄ --Nguyễn Trung: Bước vào năm mới 2012, trên thế giới này nhân dân nước nào có niềm mơ ước hiện thực nhất? (viet-studies 21-1-12) -- Bản gốc của tác giả ◄◄
--Ngoại giao cần tận dụng cơ hội hóa giải khó khăn (VN+ 22-1-12) -- P/v Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn Quyền con người Nguyễn Gia Kiểng
Tiếp tục tranh cãi về vai trò trí thức -
(BBC)-Cư dân mạng tiếp tục tranh cãi sôi nổi về vai trò của giới trí
thức trong xã hội Việt Nam sau bình luận của GS Ngô Bảo Châu.
-.'Phản biện xã hội là vai trò của trí thức'
BBC Tiếng Việt
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi phản biện quan điểm của Giáo sư Ngô Bảo Châu về trí thức và khẳng định trí thức có vai trò và trách nhiệm phản biện xã hội. Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Chấn hưng giáo dục - Mệnh lệnh của cuộc sống Thanh Tra
Ước mong của nhà khoa học: Nhìn thẳng sự thật Báo Đất Việt
Có một Ngô Bảo Châu khác Tiền Phong Online
Người Lao Động -Báo điện tử Chính phủ
Sách cũ (SGTT TVN 23-1-12) -- Bài Cao Huy ThuầnBBC Tiếng Việt
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi phản biện quan điểm của Giáo sư Ngô Bảo Châu về trí thức và khẳng định trí thức có vai trò và trách nhiệm phản biện xã hội. Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Chấn hưng giáo dục - Mệnh lệnh của cuộc sống Thanh Tra
Ước mong của nhà khoa học: Nhìn thẳng sự thật Báo Đất Việt
Có một Ngô Bảo Châu khác Tiền Phong Online
Người Lao Động -Báo điện tử Chính phủ
Trí thức là cái chi chi? (Blog Nguyễn Vạn Phú 23-1-12)Chuyên gia phản biện (TN NLĐ 23-1-12) -- Về GS Phạm PhụĐàn áp tự do ở các đại học Trung Quốc: Beware the Dragon (Chronicle of Higher Education 4-12-11) ◄
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Bạn trẻ vẫn đầy niềm tin tương lai (TT 20-1-12) ◄ Bài này đang gây ồn ào trên mạng. Tiếp tục tranh cãi về vai trò trí thức (BBC 22-1-12)
Toán học Việt Nam tiếp tục “ghi điểm” (SGGP 22-1-12) -- P/v GS Hoàng Tụy
- Lê Phú Khải – Tôi nhiều lần từ chối vào Đảng Cộng sản Phạm Thị Hoài thực hiện
Phạm Thị Hoài: Thưa ông Lê Phú Khải, là một công dân ngoài Đảng, ông trải nghiệm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào?
Lê Phú Khải: Trong
suốt những năm dài sống trong một xã hội chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, tôi thấy mỗi khi Đảng nêu cao khẩu hiệu đoàn kết dân tộc,
chiến đấu vì lợi ích dân tộc thì đường lối của Đảng đúng đắn, được nhân
dân ủng hộ và Đảng thu được thắng lợi to lớn. Điện Biên Phủ là một dấu
son của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Nhưng khi nào Đảng
đề cao đấu tranh giai cấp, lấy mục tiêu xã hội chủ nghĩa làm tiêu chí
cho mọi chính sách và hành động thì Đảng thất bại hoàn toàn, mất lòng
dân và uy tín giảm sút. Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, hợp tác hóa
nông nghiệp, v.v… là những thí dụ điển hình về sự thất bại đó.
Phạm Thị Hoài: Nếu phải giải thích cho một người chưa bao giờ sống dưới sự lãnh đạo của Đảng, ông sẽ giải thích như thế nào?
Lê Phú Khải: Chị
Hoài thân mến, người chưa bao giờ sống dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam như chị nói thì theo tôi hiểu chỉ có Việt kiều sinh ra và
lớn lên ở những nước phi cộng sản và nhân dân bản địa ở những nước đó.
Tôi sẽ nói với họ rằng chưa có nơi nào trên trái đất mà các mâu thuẫn
chính trị lại phức tạp, đan xen, chồng lấn lên nhau như ở Việt Nam. Vì
thế chỉ có người ở trong cuộc mới thấy hết sự phức tạp của nó. Một bà mẹ
có hai người con, một theo Việt cộng, một lại theo Cộng hòa, vì thế ông
Võ Văn Kiệt mới nói ngày ba mươi tháng Tư năm 1975 có một triệu người
Việt Nam vui thì cũng có một triệu người Việt Nam buồn. Vậy nên gọi ngày
ấy là ngày Thống nhất Đất nước. Hiểu Việt Nam như thế thì người ta sẽ
hiểu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, người ta sẽ hiểu vì sao
những trí thức lỗi lạc như Nguyễn Hữu Thọ, Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu,
Nguyễn Khắc Viện… lại đi theo Đảng Cộng sản, chịu sự lãnh đạo của Đảng.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, lúc ở tuổi tám mươi có nói với tôi rằng: Đời
Nguyễn Khắc Viện là đời một kẻ ngây thơ. Phần thơ là theo cụ Hồ đi kháng
chiến giành độc lập, tôi giữ lại nó. Phần ngây là theo chủ nghĩa xã
hội, tôi vứt nó đi! Nhưng nếu được sống lại, tôi vẫn đi theo con đường
đó, vì tình thế lúc đó nó thế. Ý ông muốn nói tuổi trẻ là như thế.
Phạm Thị Hoài: Ông
thấy sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức thể hiện cụ thể qua những
điều gì? Những điều đó có giúp ích cho sự phát triển của giới trí thức
hay không?
Lê Phú Khải: Theo
tôi thì ở Việt Nam, trừ một số ít trí thức có tư duy độc lập còn thì
không có đội ngũ trí thức đúng với tên gọi, đúng với nội hàm của nó. Cái
gọi là tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa là những người do Đảng đào
tạo nên để làm công chức cho Đảng. Vì thế Đảng nói gì họ nghe nấy, Đảng
bảo sao họ làm vậy, vậy thôi. Họ có phản biện thì cũng trong phạm vi
Đảng cho phép, vẫn là phản biện để “phò chính thống”, một đặc điểm
truyền thống của trí thức phương Đông, đặc biệt là trí thức “trung
quân”, trung với vua ở Trung Hoa và Việt Nam như nhà nghiên cứu Nguyễn
Kiến Giang đã chỉ ra. Phim Thủy Hử rất hay của Trung Hoa đang chiếu trên
VTV2 mà tối nào tôi cũng phải dán mắt vào xem thì thủ lĩnh Tống Giang
của Lương Sơn Bạc là một nhân vật “phò chính thống” tiêu biểu nhất. Đã
đi làm giặc hùng cứ một phương, ngoài vùng kiểm soát của triều đình, mà
vẫn thờ vua!
Phạm Thị Hoài: Bản thân ông có cần một sự lãnh đạo như thế cho mình không?
Lê Phú Khải: Không!
Tôi không cần sự lãnh đạo đó! Nếu cần thì tôi đã phấn đấu vào Đảng và
trở thành một đảng viên cộng sản. Nhiều lần người đứng đầu tổ chức đảng
nơi tôi làm việc bảo tôi viết đơn xin vào Đảng nhưng tôi đều từ chối.
Phạm Thị Hoài: Sự lãnh đạo của Đảng hiện nay có gắn với những nội dung tích cực hoặc cần thiết trong một lĩnh vực nào của đời sống?
Lê Phú Khải: Người
cầm quyền chỉ ra lệnh cho đội ngũ công chức của mình, cái đội ngũ công
chức mà chị Hoài gọi bằng cái tên sang trọng là “trí thức” đó. Đến nhà
văn là người được xem là làm nghề tự do có tư cách trí thức cũng phải
dồn vào trong một cái rọ, một tổ chức quốc doanh là Hội Nhà văn Việt
Nam. Các nhà văn đi dự đại hội nhà văn bằng vé máy bay do Đảng cấp, lấy
từ tiền thuế của dân, thì họ chỉ “muốn là con chim hót quanh Lăng (Hồ
Chí Minh)” (Thơ Viễn Phương), làm sao trở thành chim báo bão được!
Phạm Thị Hoài: Theo ông, không có sự lãnh đạo đó, xã hội có rơi vào hỗn loạn, khủng hoảng không?
Lê Phú Khải: Đây
là một câu hỏi khó trả lời. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi này trong lúc
hàn huyên. Tùy từng điều kiện lịch sử, xã hội của từng nước, khi thay
đổi một tập đoàn lãnh đạo toàn trị sang một thể chế xã hội khác, có thể
êm thấm, có thể rơi vào khủng hoảng. Riêng tôi nghĩ thì “Lịch sử thường
đi những lối bất ngờ” như nhà thơ Tố Hữu đã có lần viết như thế.
Phạm Thị Hoài: Phủ nhận độc quyền lãnh đạo của Đảng có đồng nghĩa với chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam không?
Lê Phú Khải: Đương
nhiên là chống. Vì Đảng Cộng sản là tổ chức đứng trên Nhà nước. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để,
trực tiếp của Đảng, phủ nhận sự lãnh đạo đó tức là chống Nhà nước của
Đảng!
Phạm Thị Hoài: Cảm ơn ông Lê Phú Khải. Chúc ông và gia đình một năm mới bình an.
Lê Phú Khải: Chúc chị Hoài và bạn đọc pro&contra một năm mới may mắn.
________________
Thông tin về nhà báo Lê Phú Khải trên website Tiền Giang:
http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3609&cap=2&id=4841
và website Văn chương Việt:
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=533
http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3609&cap=2&id=4841
và website Văn chương Việt:
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=533
© 2012 pro&contra
-- Nhà văn Pham Thị Hoài phỏng vấn Nhà báo Lê Phú Khải – Tôi nhiều lần từ chối vào Đảng Cộng sản (Procontra). + Cả Nước Hôm Nay Mất Ngủ (CHHV/Bauxitevn). +Trí thức, trí ngủ và trí trá (Dân luận).- “Khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ” – (viet-studies). -- GS Nguyễn Huệ Chi: GS Ngô Bảo Châu ‘tự mâu thuẫn’? – (BBC). - audio phỏng vấn GS Nguyễn Huệ Chi. – KHAI BÚT ĐẦU XUÂN CỦA MỘT ĐỘC GIẢ TRẺ ĐỀ NGHỊ DẤU TÊN – (Phạm Viết Đào).– Trí thức là cái chi chi? – (Nguyễn Vạn Phú).
- ĐỪNG KỲ VỌNG HÃO HUYỀN VÀ XIN ĐỪNG NGỬA TAY, THƯA GS CHU HẢO – (Phạm Viết Đào). -- LS Lê Quốc Quân bị ‘giáo dục’ tại phường 6 tháng – (NV). - Thượng nghị sĩ Mỹ gặp các nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam – (VOA). Và cả bài viết này nữa: Việt Nam “quân cờ trong mùa cách mạng” – (BBC). –
- Trò chuyện đầu năm với blogger Người Buôn Gió – (NV). -- VÕ LÂM KIẾM KÝ 6 – Nhị Hà Song Hiệp: Hà Vũ và Hà Dương – (Huỳnh Ngọc Chênh).- Người dân và lời chúc Tết của chủ tịch nước – (RFA). – Sức nước bắt nguồn từ đạo lý ngàn đời của dân tộc (SGTT).
-Trí thức là cái chi chi?- (NVP)
Trí thức là cái chi chi?
Có
những cái, chỉ khi ta đã đánh mất thì mới ý thức được sự tồn tại trước
đó của nó. Đạo đức là một ví dụ. Một xã hội lương hảo ai bàn chuyện đạo
đức mà làm chi.
Trí thức cũng là một khái niệm tương tự. Theo nghĩa, không ai có thể tự gán cho mình danh nghĩa trí thức được cả. Trí
thức là sự cảm nhận của người khác, là sự quan sát, nhận định từ bên
ngoài, đánh giá một con người dựa vào những tiêu chí mà người quan sát,
nhận định có sẵn trong đầu. Nếu không thấy được cái đặc điểm này thì cứ tranh cãi miết không dứt về hai chữ trí thức.
Chúng
ta hãy đi từ những ví dụ quanh mình cho dễ thấy. Một vị giáo sư đại học
khả kính, viết thiên kinh vạn quyển, đi khắp nơi để diễn thuyết, nói
chung ai nấy đều xem là một nhà trí thức hàng đầu. Thế nhưng có ai thử
hỏi hàng xóm sẽ nghe người ta dè bỉu: trí thức gì lão ấy, lão đối xử với
bố mẹ như tôi tớ, chuyên đánh vợ như cơm bữa. Thế là trong cảm nhận của
người láng giềng, ông giáo sư không phải là trí thức cho dù cả ngàn
người khác nghĩ ngược lại. Cả hai đều đúng và ông giáo sư ấy vừa là trí
thức vừa không xứng đáng là trí thức. Chuyện này không có gì mâu thuẫn
hay ba phải cả vì như đã nói, trí thức là cái cảm nhận chứ đâu phải hàm
tước gì mà đạt hay không đạt.
Như
vậy lao động trí óc là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Cái điều kiện đủ nó
rất phong phú, tùy thuộc vào sự cảm nhận của người đánh giá. Với người
này, đó là phong cách sống, là ứng xử với thế sự và nhân cách con người.
Với người khác, nó có thể đơn giản là trách nhiệm với gia đình, với mọi
người chung quanh. Nhưng với xã hội lớn nói chung, cái điều kiện đủ đó
chính là sự minh định rõ ràng tư thế, quan niệm, lập trường trước các
vấn đề của xã hội. Nó không phải đơn thuần là sự phản biện (hiểu theo
nghĩa cứ ai chăm chăm phê phán nhà nước là trí thức thì nông cạn quá).
Phản biện chỉ là một phần và là một phần quan trọng trong tâm thế của
một con người trước muôn vàn vấn đề của cuộc sống.
Và
ở đây cũng phải trở lại mấu chốt nói ở đầu bài: trí thức hay không là
sự cảm nhận của người khác. Vì thế một người phản biện gay gắt một chủ
trương của nhà nước có thể được đánh giá là tri thức sáng suốt, dũng cảm
với người này nhưng bị xem là mù quáng, là mị dân với người khác. Một
người lên tiếng ủng hộ giới cầm quyền có thể được ca ngợi là trí thức có
trách nhiệm bởi một số người nhưng bị chê bai bởi nhiều người khác. Đó
hoàn toàn là chuyện bình thường.
Vậy,
vấn đề là tầm cỡ trí thức của một nước sẽ lớn cùng với nhận thức của
dân chúng. Càng nhiều người cảm nhận đúng (cũng là một sự chủ quan của
người viết – nhưng sự đúng đắn ở đây dựa vào các giá trị phổ quát toàn
thế giới) thì đất nước càng có nhiều trí thức trong tâm tưởng của dân
chúng nếu những người có điều kiện cần sẵn sàng dấn thân trước những vấn
đề là điều kiện đủ (tức là nhu cầu của người dân, đòi hỏi của người dân
với giới trí thức).
Bổ sung: Ở
những nước đang phát triển như Việt Nam, ngổn ngang nhiều vấn đề, tâm
thế dấn thân càng có tầm quan trọng. Bởi xã hội khi đối diện trước những
vấn đề mới đều cần có những người nói lên những quan điểm rõ ràng giúp
người dân nhận diện đúng sai. Vì thế, vai trò của người trí thức thường
là người đứng ngoài vòng đặc quyền để chất vấn mọi chuyện, tức vừa từ bỏ
vị trí đặc quyền để khỏi xung đột lợi ích, vừa có cam đảm để lên tiếng
cho xã hội, bất kể tiếng nói đó có làm giới cầm quyền hài lòng hay
không. Người trí thức làm tất cả những điều đó như một công việc bên
ngoài nghề nghiệp chính của họ. Một bác sĩ chữa bệnh, một nhà văn viết
sách không ai xem đó là hoạt động của nhà trí thức. Đó là hoạt động nghề
nghiệp đương nhiên của họ.
Sau khi BBC đăng ý kiến trả lời phỏng vấn của Giáo sư Chu Hảo, qua bài viết “Bấm Đảng cần lắng nghe trí thức”, chúng tôi tiếp tục nhận được các ý kiến phản hồi, bình luận về quan điểm của Bấm Giáo sưxung quanh chủ đề trí thức và sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
Ngoài ý kiến của nhà văn Bấm Phạm Thị Hoàiđã
đăng riêng trong một bài viết trên mục diễn đàn của BBC hôm 17/01/2012,
chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bình luận khác.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc Hội:
“Về
phát biểu của Giáo sư Chu Hảo trên BBC, tôi có ý kiến như sau. Tôi muốn
hiểu ý kiến của GS Chu Hảo như là sự phản tỉnh của một trí thức về vai
trò, đóng góp của giới mình đối với đất nước và dân tộc trong hàng chục
năm qua.
“Tự phủ định nhiều khi là biểu hiện của thức tỉnh.
"Còn
trên thực tế, khó có thể nói đến sự đứt đoạn của tầng lớp này trong
lịch sử. Khó có thể đồng ý rằng trước một thời điểm nào đó, ở một nước
có tầng lớp trí thức, nhưng chỉ sau thời điểm đó, tầng lớp này bỗng
nhiên biến mất.
“Tài
sản của người trí thức là tài sản trí tuệ, nó ở trong đầu, trong tim,
không ai có thể dễ dàng tịch thu hay xóa bỏ nó như đối với tiền bạc hay
nhà xưởng.
“Về
ảnh hưởng của đảng cầm quyền hay nói rộng ra là giới cầm quyền đối với
tầng lớp trí thức, chắc chắn là ảnh hưởng này rất mạnh.
“Nhưng
chính sách của giới cầm quyền chỉ có thể hạn chế hoặc tạo điều kiện
thuận lợi cho trí thức sáng tạo và phát triển, chứ không quyết định được
sự tồn tại của cả tầng lớp này.
“Tôi
tin rằng ngay cả dưới những chế độ tận diệt trí thức như chế độ Tần
Thủy Hoàng ở Trung Hoa hay chế độ Pol Pot ở Campuchia trước đây, tầng
lớp trí thức vẫn tồn tại, dù công khai hay ngấm ngầm, để góp phần tỉnh
thức dân tộc đứng lên lật đổ chế độ tàn bạo và xây dựng lại đất nước."
Tiến sỹ Khuất Thu Hồng –Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS):
“Xã hội Việt Nam đang trải qua những thay đổi rất lớn và báo hiệu những bước ngoặt trong thời gian không xa. Tôi nghĩ như vậy.
“Ý
thức của người dân về quyền, về dân chủ, về sự công bằng xã hội, yêu
cầu về sự minh bạch và khả năng giải trình của hệ thống quản lý ngày
càng mạnh mẽ.
“Nếu Đảng CSVN và Nhà nước không có những hành động phù hợp thì sự bức xúc sẽ ngày càng tăng và tạo thành căng thẳng xã hội.
“Tôi
hoàn toàn đồng ý với phát biểu của giáo sư Chu Hảo về đội ngũ trí thức
Việt Nam; tuy nhiên tôi cũng không rõ Giáo sư căn cứ trên định nghĩa nào
để nói rằng Việt Nam chưa có trí thức theo đúng nghĩa của nó.
“Theo
tôi đúng hơn là trí thức ở Việt Nam chưa được đối xử theo đúng cách cần
có. Trí thức Việt Nam được quản lý mà chưa được tạo điều kiện để sáng
tạo và phát huy trí tuệ của mình một cách phù hợp.
“Chính vì vậy trí thức VN chưa thực sự sánh vai được với các "cường quốc năm châu" như Hồ Chủ tịch mong muốn ngày nào.
“Tôi
nhất trí với GS. Chu Hảo rằng lãnh đạo Việt Nam chưa lắng nghe trí
thức, nói chung là ít lắng nghe, chứ không chỉ trong năm qua.
“Tuy
nhiên năm vừa qua do có nhiều sự kiện xã hội quan trọng xảy ra nên việc
lãnh đạo không lắng nghe sự cảnh báo của giới trí thức càng làm cho bản
thân giới trí thức thấy mình không được tin tưởng.
“Về
việc giải tán sự lãnh đạo của đảng đối với trí thức, tôi nghĩ là sẽ rất
khó vì nếu như vậy trong hoàn cảnh Việt nam hiện nay thì trí thức sẽ
càng trở thành một nhóm ngoài lề.
“Ở
nước nào cũng vậy, một đảng lên cầm quyền sẽ tập hơp sức mạnh của toàn
thể công dân của nước đó, bao gồm tất cả các tầng lớp xã hội.
“Nếu đặt trí thức ngoài sự lãnh đạo của đảng đó thì trí thức càng không thể phát huy vai trò của mình.
“Tôi nghĩ vấn đề là ở chỗ thay đổi cách đối xử đối với trí thức, tin tưởng hơn, trọng dụng hơn.
“Đảng
nào cũng vậy thôi, tin tưởng trí thức thì có nghĩa là sẽ nắm được phần
tinh túy nhất trong trí tuệ của dân tộc và trong thời đại hiện nay thì
đó là sức mạnh.
“Tôi
sợ rằng đảng không tin tưởng trí thức, cho rằng trí thức quá tự mãn hay
quá yêu sách. Ngược lại trí thức cũng ngại đảng đánh giá mình thế này
thế khác nên cũng không nhiệt tình lắm. Tóm lại cả hai bên đều ngại ngần
và đề phòng nhau. Đấy là hình dung của tôi, một người không phải là
đảng viên.”
Một giáo sư triết học ở Việt Nam không muốn tiết lộ danh tính:
“Cảm
ơn BBC về cuộc trao đổi. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, đặc
biệt vào thời điểm hiện nay để trí thức tham gia vào cuộc đối thoại
này. Hoàn cảnh của nhiều trí thức ở trong nước như đã biết, không hèn
nhát nhưng cũng không thể ‘điếc không sợ súng’ được.
“Tôi
có thể trao đổi mấy ý như sau về ý kiến của Giáo sư Chu Hảo. Thứ nhất,
tầng lớp trí thức Việt Nam vừa có vừa không, tùy theo góc nhìn và đánh
giá.
“Thứ hai, nó có thực, do Đảng và Nhà nước tạo ra và phục vụ Đảng và Nhà nước.
“Thứ
ba, nó chưa có theo nghĩa không có năng lực và bản lĩnh phản biện xã
hội và chưa thật sự vì nhân dân, vì sự phát triển của xã hội theo đúng
các mục tiêu mà mọi người dân đều đồng tình: dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh hiện đại hoá.
“Làm thế nào để có tầng lớp trí thức nhân dân?
“Tôi
nghĩ cần phải đổi ngôi khinh trọng trong công thức cũ "Đảng lãnh đạo -
Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ" để thành công thức mới "Nhân dân
làm chủ - Nhà nước quản lý - Đảng lãnh đạo".
“Nhân
dân sẽ thực sự làm chủ khi dựa vào tầng lớp trí thức nhân dân, tức là
tầng lớp trí thức của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”
Bấm Phạm Xuân Nguyên– Nhà phê bình văn học:
“Cũng
như Giáo sư Chu Hảo nói về trí thức. Tôi nghĩ trí thức là một tầng lớp
và họ có tri thức và có bản lĩnh độc lập của mình. Tất nhiên, dù là một
tầng lớp đặc biệt đi nữa, trí thức vẫn là công dân của một nước. Cho nên
họ hoạt động theo thể chế, trong luật pháp của nhà nước hiện hành.”
“Ở
Việt Nam hiện nay là một nhà nước XHCN, do đảng cộng sản lãnh đạo, tôi
nghĩ, đảng lãnh đạo nhưng cũng phải qua một hệ thống luật pháp, pháp
luật.
“Như
câu khẩu hiệu của đảng nêu ra xây dựng xã hội Việt Nam thành một ‘Xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại.” Trong này có một từ là từ
“dân chủ” mà trong quá trình phát triển mới được đưa thêm vào như một
mục tiêu chiến lược lâu dài.
“Thế thì nhà nước phải có một hệ thống pháp luật để cho tầng lớp trí thức thực hiện được vai trò, sứ mệnh của mình.
“Tôi
nghĩ khi đó mới có thể nói đến được sự phát triển của đội ngũ trí thức
Việt Nam, cũng như để đội ngũ đó thực hiện được các vai trò, trách nhiệm
của mình.”
BBCVietnamese.com sẽ tiếp tục đăng bài và ý kiến về chủ đề Đảng Cộng sản và Trí thức Việt Nam.
Trí thức phản tỉnh?
--Hoa mai Đông A
-Nguyễn Hiến Lê và Không Khí của Văn Hóa VNCH
Mai
được coi là biểu tượng của người quân tử. Quân tử là một khái niệm thú
vị, đi cùng tiểu nhân thành một cặp đối nghịch. Đặc điểm của quân tử là
không mặc định, ấn định hay bất biến. Có thể nhờ tu dưỡng mà trưởng
thành thành quân tử. Quân tử có đồng nhất với trí thức? Điều này có thể
tùy thuộc vào định nghĩa, nhưng ít nhất quân tử có đối nghịch tiểu nhân,
còn trí thức không thấy có. Trí thức là một khái niệm vô bổ nhất trần
đời. Nó phụ thuộc vào việc người ta định ra nó như thế nào, nhưng bởi vì
không có đối chứng cho nó nên định nghĩa về nó giống như một thứ cao
su, co giãn thoải mái, khớp đâu cũng được. Một thực thể nếu đã tồn tại
thì nó không phụ thuộc vào bất kỳ định nghĩa nào hay nhận thức nào. Phạm
Thị Hoài vừa có bài về "đối lập trung thành",
cũng giống như "trí thức phò chính thống" trước đây. Tôi xếp vào dạng
vô bổ, cũng như các kiểu định nghĩa trí thức của ông Chu Hảo. Khi nào
người ta thích bàn về trí thức? Quan sát ông Chu Hảo và bà Phạm Thị Hoài
tôi rút ra một kết luận (à la confirmation bias): khi không còn khả
năng hay năng lực làm đúng chuyên môn mà đáng lẽ họ vốn phải làm. Phạm
Thị Hoài không còn khả năng viết văn, ông Chu Hảo đã từ lâu vất hòn gạch
gõ cửa là nghiên cứu vật lý rồi. Vẽ ma quái bao giờ cũng dễ và không
cần tới năng lực.
-'Sự lạc quan vô tận'-
Sau
bài phỏng vấn với Giáo sư Chu Hảo về trí thức trong xã hội và hệ thống
chính trị Việt Nam hiện nay, BBC nhận được nhiều bài viết đáp lời. Xin
giới thiệu với quý vị bài của nhà văn Phạm Thị Hoài từ Berlin:
Ông Chu Hảo là mẫu mực của một người đối lập trung thành.
Đối
lập trung thành tại Việt Nam là ai? Theo quan niệm của tôi, họ là những
người không hài lòng với hệ thống chính trị trong nhiều vấn đề lớn,
công khai phản biện và tìm giải pháp thay đổi trong phạm vi các vấn đề
đó, nhưng không đụng chạm, hay tránh đụng chạm đến nền tảng tồn tại của
hệ thống.
Họ
gắn bó với hệ thống vì xác tín, vì thói quen hoặc vì không có, hay
không biết đến lựa chọn nào khác. Họ góp phần tích cực xây dựng và duy
trì hệ thống, và qua đó có địa vị, uy tín và những quyền lợi nhất định
trong hệ thống. Mong muốn của họ là cải tạo hệ thống nhằm ngăn chặn sự
sụp đổ của nó. Sự sụp đổ này đồng nghĩa với sự phủ định họ ở một số
phương diện căn bản. Điều đó chắc chắn là đau đớn.
Họ
thường là đảng viên Đảng Cộng sản, lực lượng chính trị duy nhất độc
quyền cầm quyền và độc quyền xác quyết sự độc quyền của mình trong Hiến
pháp Việt Nam. Giới hạn xa nhất mà họ có thể đi là thỉnh cầu Đảng của họ
nhượng cho những lực lượng chính trị khác thuê vài mét vuông để ngụ cư
trong lãnh địa mênh mông của Đảng mà hợp đồng thuê đương nhiên do Đảng
soạn thảo. Như thế là đã quá nhiều hào phóng.
So
với một số nhà đối lập trung thành đi trước, ông Chu Hảo còn đứng vững ở
bên này giới hạn cho phép. Thay vì bị trừng phạt như Nguyễn Hữu Đang,
Nguyễn Hộ hay bị thanh lí như Trần Độ, bị vô hiệu hóa như Trần Xuân
Bách, những người đã đặt ít nhất là một nửa bàn chân sang phía bên kia
hoặc ở giai đoạn cuối đã đoạn tuyệt hệ thống, ông Chu Hảo còn được đảm
đương những chức vị tuy không có thực quyền nhưng có một bục đứng để
phát ngôn trong một không gian nhất định, còn được phép dấn thân vào
những Bấm dự án tâm huyếtchừng nào chúng chưa bị hệ thống coi là nguy hiểm, còn được xuất hiện như một Bấm nhân vật của công chúngchừng nào ông biết làm cho hình ảnh của mình giống một bông hoa cài lên ve áo chế độ hơn là một cái gai.
Ông cũng còn được yên ổn sau khi phát biểu trên những cơ quan truyền thông ngoại quốc như Bấm BBChay Bấm RFA Việt ngữ, chừng nào ông vẫn đủ cảnh giác trước nguy cơ "các thế lực thù địch có thể lợi dụng" "thông tin sai lệch", như mới đây ông đã Bấm cảnh báo. Lê Công Định và Cù Huy Hà Vũ cũng phát biểu trên những cơ quan truyền thông này và họ đang ngồi sau song sắt.
'Trả giá mềm'
Đối
lập trong một chế độ toàn trị tất nhiên là phải trả giá. Tuy những
người cộng sản nổi tiếng về sự thanh trừng nội bộ trong chính hàng ngũ
của mình không thua gì sự đàn áp kẻ thù bên ngoài, nhưng cái giá của đối
lập trung thành chưa bao giờ cao chạm trần và có thể thỏa thuận, tùy ở
tài mặc cả của những người trong cuộc và cũng tùy thời giá. Thời giá hôm
nay, theo tôi, thuận lợi cho những người đối lập trung thành hơn hẳn
các đồng chí của họ vài thập kỉ trước.
Cái giá duy nhất mà họ phải trả, như ông Chu Hảo phàn nàn, là tiếng nói phản biện của họ Bấm không có hồi âm.
Tôi nghĩ, đó là một cái giá rất mềm, so với những ví dụ chúng ta được
biết từ hơn nửa thế kỉ qua. Thay vì bị trừng phạt, bị thanh lí, bị vô
hiệu hóa, họ chỉ không được đếm xỉa.
Dĩ nhiên không có chuẩn để so sánh nỗi đau tâm lí. Ở người không được đếm xỉa, nó có thể lớn hơn ở người bị trừng phạt.
Từng
là một quan chức nhà nước tương đối cao cấp, dù chỉ ở một chức vụ không
có nhiều quyền bính, ông Chu Hảo hiểu rõ hơn hàng chục triệu người, vì
sao số phận của phản biện ở Việt Nam lại hẩm hiu như thế. Được hỏi, vì
sao các trí thức phản biện chỉ phản biện khi đã về hưu, Bấm ông giải thíchrằng khi đang còn chức quyền, “họ là con người của guồng máy đó nên phải tôn trọng những kỉ luật của guồng máy” đã được xác lập.
Tình
thế thực ra quá rõ ràng. Hoặc là bạn đứng trong guồng máy và tôn trọng
kỉ luật của nó, bạn chẳng phản biện gì hết và cũng không buồn nghe ai
phản biện. Hoặc là bạn vẫn đứng trong guồng máy và thử giới hạn khoan
dung của nó cũng như giới hạn chịu đựng của bạn, bạn hơi phản biện một
chút và nó khạc bạn ra như một miếng đờm.
Hoặc
là bạn tự nguyện ra khỏi guồng máy và xắn tay lên phản biện, nhưng xin
đừng gửi về địa chỉ của guồng máy và cũng đừng trách nó dửng dưng với
bạn. Với nó, bạn đã không còn tồn tại và bạn nên lấy đó làm mừng, đừng
gửi gắm nốt phần đời vừa được giải phóng của bạn vào chính cái cũi đã
nhốt bạn chừng ấy năm trời.
Ra
khỏi guồng máy dễ hơn thoát khỏi hệ thống. Hệ thống bủa vây những người
đối lập trung thành trong tư duy, trong diễn đạt, trong cả vốn từ vựng
của họ.
Vì
sao cùng một người, ở đây là ông Chu Hảo, vừa có thể phàn nàn rằng Việt
Nam không có tầng lớp trí thức đích thực theo ông định nghĩa, tức những
người có một số phẩm chất, trong đó nổi bật là năng lực tư duy độc lập,
lại vừa có thể nhận định rằng cái giới trí thức (chưa có) đó tiếp tục
cần đến sự lãnh đạo (có thực) của Đảng Cộng sản Việt Nam, như trong Bấm phát biểu mới đâycủa ông trên BBC?
Tôi
xin thử một câu trả lời: nửa thế kỉ qua, hệ thống toàn trị của Đảng đã
biến đổi thành công bộ nhiễm sắc thể của các đảng viên, “sự lãnh đạo của
Đảng” đã ăn vào gen trong cơ thể họ và tự động phát tiết, trong cả
những tình huống không phù hợp nhất.
Năm
2012 mở đầu với nhiều tin xấu: vụ bắt giữ nhà báo Hoàng Khương, vụ xung
đột ở Tiên Lãng, vụ xét xử Lê Văn Luyện, những vụ xe cứ cháy người cứ
chết từ cuối năm ngoái chưa dứt…
Với
tôi, phát ngôn của ông Chu Hảo, rằng “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh
đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, là thông điệp tệ nhất.
Nếu nó đến từ ông Đinh Thế Huynh, sếp tư tưởng đương chức của Đảng, thì
tôi có chút cảm thông. Ông ấy cần công ăn việc làm, vì chắc chắn không
được đâu Bấm mời làm trưởng thônnhư
Bộ trưởng Đinh La Thăng nếu mất chức, mà cũng không làm thơ hay như ông
Nguyễn Khoa Điềm, người tiền nhiệm của ông hai khóa trước, để cuộc sống
tiếp tục có ý nghĩa.
Hơn
hai mươi năm trước, các nhà lãnh đạo tư tưởng Đông Đức cũng rất bế tắc
khi bỗng nhiên không ai cần đến sự lãnh đạo của họ nữa. Nhưng thông điệp
nói trên đến từ vị giám đốc, linh hồn và trụ cột của Nhà xuất bản Tri
Thức, cái nôi quý giá cho những tác phẩm quan trọng của tri thức nhân
loại có thể lọt lòng tại Việt Nam.
Tinh
thần toát lên từ khối tri thức mà ông Chu Hảo tổ chức truyền bá bằng
một sự dấn thân đáng khâm phục ấy là tình yêu, ý thức và khát vọng tự
do, trước hết là tự do tư tưởng. Vừa cổ vũ cho tự do tư tưởng, vừa biện
minh cho sự cần thiết của chiếc gông tròng vào cổ trí thức Việt Nam và
đè nặng lên họ, khiến họ chỉ còn nhận thức độ cao trí tuệ bằng khoảng
cách từ cổ xuống đất chứ không bằng khoảng cách từ đầu lên trời? Nghịch
lí, những điều chỉ có ở Việt Nam, cũng không chừa ông Chu Hảo.
Nghịch
lí ấy hẳn có tên khác, "biện chứng cách mạng", trong từ vựng chính
thống. Không để ý tên tác giả, có thể nhầm phát biểu của ông Chu Hảo với
phát biểu của nguyên Tổng Bí thư Đảng CSVN Bấm Lê Khả Phiêuđăng trên Quân đội Nhân dân hay phát biểu của đương kim Tổng Bí thưBấm Nguyễn Phú Trọng, người mà ông Chu Hảo Bấm thiết tha đặt kì vọng,
vì cả ba ông đều sử dụng vô tư và vô trách nhiệm vốn từ vựng sáo mòn
đang từng ngày làm tổ trong năng lực ngôn ngữ, công cụ và thành quả của
tư duy, của cộng đồng.
“Đổi
mới” thì luôn đi kèm “quyết tâm” như thuở nào và hai thứ này cộng lại
luôn phải “triệt để và sâu rộng” cũng như "chỉ đạo" thì cần "quyết
liệt", “sửa đổi” thì phải “căn bản”, “thực hiện” thì “nghiêm túc”; các
“thảo luận” thì không tránh khỏi “thẳng thắn, dân chủ” và chỉ có cách
"ưu tiên, mở rộng” chúng; “hạn chế, yếu kém” thì Đảng cần “khắc phục” và
“chủ nghĩa cá nhân” thì cần “đấu tranh triệt để”.
Lại
"triệt để" rồi. Có doping "triệt để" lên nữa và lên nữa cũng vô ích,
nhờn ngôn từ không khác nhờn thuốc kháng sinh. Không một nội dung cụ thể
nào có thể sờ được trong cái cẩm nang từ vựng chính trị lười biếng đó.
Nếu
cách tư duy, cách diễn đạt, nếu ngôn ngữ chính thống này hoàn toàn
thắng thế thì trong vòng ba thế hệ tới, sẽ không còn ai đọc và hiểu
những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành.
'Lạc quan vô tận'
Nhiều
người đối lập trung thành tin rằng mình phải đứng trong hệ thống, phải
thuộc về nó mới có cơ hội thay đổi nó, hay ít nhất mới có điều kiện để
“làm một cái gì đó có ích” như cách nói nôm na. Những cống hiến của ông
Chu Hảo và nhiều trí thức đứng trong hệ thống nhưng đứng ngoài guồng máy
đủ lớn để bỏ qua sự xỉa xói vô liêm sỉ từ phía những người thường xuyên
đem họ ra dè bỉu, trong khi mình thì đóng tất cả các vai, từ vai em
ngoan biết phận qua vai đàn anh đàn chị khinh bạc, chưa kể vai chỉ điểm,
chỉ trừ vai bồi bàn trong đại tiệc thủ lợi khổng lồ của các cá nhân do
hệ thống đẻ ra.
Và
cũng đủ lớn để bỏ qua sự mạt sát bạt mạng từ những người hùng Việt kiều
ẩn danh trên mạng, những kẻ thừa khí phách để chê bai giới trí thức
trong nước xu phụ quyền lực, trong khi mình thì chỉ thiếu một giọt can
đảm để chính danh. Tôi kính trọng những cống hiến của ông Chu Hảo, nhưng
không chia sẻ tọa độ chính trị của ông. Tôi cũng tin rằng những lựa
chọn đối lập khác có thể có ích không kém, nếu không muốn nói là càng
ngày càng cần thiết hơn.
Song
mỗi lựa chọn đều là một thực đơn trọn gói chứ không phải một buffet
trong tiệc đứng để ta lẩy riêng những món vừa miệng. So với các lựa chọn
đối lập khác, vị đắng trong gói đối lập trung thành còn là ít hơn cả.
Tôi
biết rằng mình đứng từ xa, không thể nhìn thấu những họa tiết đang từng
ngày biến hóa trong bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam, nơi vài
thập niên trước có nằm mơ cũng không thấy những cánh cửa đã mở của hôm
nay. Những bước đi rất nhỏ, rất chậm, rất vất vả, đã gộp thành một chặng
đường.
Tôi
biết rằng từ một vị trí ưu đãi, không có gì để mất trừ hi vọng gặp lại
quê hương và gia đình, mình dễ bất công hay dễ đánh mất sự cảm thông với
những thỏa hiệp không tránh khỏi của những người phải tồn tại trong một
chế độ toàn trị. Nhưng từ vị trí nào thì cuối cùng chúng ta cũng đứng
trước câu hỏi phải làm gì với nó. Giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn
trị là giúp nó tồn tại mĩ miều hơn.
Đến
tận những ngày cuối cùng của Cộng hòa Dân chủ Đức, một số trí thức và
văn nghệ sĩ hàng đầu của quốc gia này còn theo đuổi mô hình một chủ
nghĩa xã hội nhân đạo. Họ cũng là những nhà đối lập trung thành, muốn
cải tạo chứ không phá bỏ hệ thống.
Sứ
mệnh không thành của họ, ở thời lịch sử sắp cáo chung, còn dễ định
nghĩa. Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam nay chỉ còn trên giấy tờ, trong
sách giáo khoa và trong tâm tưởng của thế hệ những người từng coi nó là
lí tưởng sống. Các nhà đối lập trung thành ở Việt Nam phải theo đuổi một
chủ nghĩa xã hội hồng có bộ mặt người trên lí thuyết và đối diện với
một chủ nghĩa tư bản đỏ có bộ mặt rừng rú trong thực tế. Sứ mệnh của họ
là cải tạo hệ thống nào để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống nào, thật
không dễ trả lời, chưa nói tới việc thực hiện.
Nhưng ông Chu Hảo là Bấm người lạc quan. Lạc quan vô tận. Tạp chí Xây dựng Đảng Xuân Nhâm Thìn này có bài “Bấm Tết đến rồi…!” của ông. Cứ từ từ, "tất cả mọi sự tốt đẹp bao giờ cũng ở phía trước", như ông tuyên bố.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của nhà văn, nhà báo Phạm Thị Hoài, chủ nhiệm trang blog Bấm pro & contra, cựu chủ biên tạp chí Bấm Talawas. Tác giả đang sống tại Berlin, CHLB Đức.-Landau nói về chế độ Xô Viết
Từ hồ sơ giải mật của KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô) về Landau có thể thấy không chỉ quan điểm của Landau về nền khoa học của Liên Xô mà
còn cả quan điểm của ông về chế độ Xô Viết. Những nhận xét sau về chế
độ Xô Viết của Landau được dịch từ hồ sơ giải mật của KGB:
Chế độ của chúng ta, như tôi thấy từ năm 1937, hoàn toàn chắc chắn là một chế độ phát xít và nó giữ nguyên như vậy, và đơn giản nó không thể thay đổi. Bởi vậy vấn đề nằm ở hai thứ. Thứ nhất là trong một chừng mực nào đó trong chế độ phát xít đó có thể có những cải cách tốt hơn... Thứ hai, tôi cho rằng, cái chế độ đó sẽ luôn luôn bị lung lay. Tôi cho rằng chừng nào cái chế độ đó còn tồn tại, không bao giờ có thể ấp ủ niềm hy vọng rằng nó sẽ đem tới những điều gì đó tốt hơn, ngay cả khi điều đó buồn cười. Tôi không trông mong vào những điều như vậy.
Chế độ của chúng ta là chế độ của tầng lớp quan lại, của tầng lớp quan liêu. Tôi bác bỏ chế độ của chúng ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, bởi vì phương tiện sản xuất không thuộc về nhân dân, mà thuộc về bọn quan liêu.
Tôi cho rằng như thế này: nếu như chế độ của chúng ta được xóa bỏ một cách hòa bình, không quan trọng bằng cách mạng hay bằng diễn biến, thế nào cũng được, thì chiến tranh nói chung sẽ không xảy ra. Không có phát xít thì không có chiến tranh.
Lenin là tên phát xít đầu tiên. Điều đó rõ ràng.
Chế độ của chúng ta, như tôi thấy từ năm 1937, hoàn toàn chắc chắn là một chế độ phát xít và nó giữ nguyên như vậy, và đơn giản nó không thể thay đổi. Bởi vậy vấn đề nằm ở hai thứ. Thứ nhất là trong một chừng mực nào đó trong chế độ phát xít đó có thể có những cải cách tốt hơn... Thứ hai, tôi cho rằng, cái chế độ đó sẽ luôn luôn bị lung lay. Tôi cho rằng chừng nào cái chế độ đó còn tồn tại, không bao giờ có thể ấp ủ niềm hy vọng rằng nó sẽ đem tới những điều gì đó tốt hơn, ngay cả khi điều đó buồn cười. Tôi không trông mong vào những điều như vậy.
Chế độ của chúng ta là chế độ của tầng lớp quan lại, của tầng lớp quan liêu. Tôi bác bỏ chế độ của chúng ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, bởi vì phương tiện sản xuất không thuộc về nhân dân, mà thuộc về bọn quan liêu.
Tôi cho rằng như thế này: nếu như chế độ của chúng ta được xóa bỏ một cách hòa bình, không quan trọng bằng cách mạng hay bằng diễn biến, thế nào cũng được, thì chiến tranh nói chung sẽ không xảy ra. Không có phát xít thì không có chiến tranh.
Lenin là tên phát xít đầu tiên. Điều đó rõ ràng.
--Landau nói về nền khoa học Xô Viết
Landau
là nhà vật lý thiên tài đặc biệt của Liên Xô, có rất nhiều đóng góp to
lớn cho vật lý, đặc biệt trong lĩnh vực vật lý các chất đông đặc. Ông
được trao tặng giải thưởng Nobel năm 1962 về lý thuyết siêu chảy của
heli. Có lẽ ít ai ngờ tới, bên cạnh lĩnh vực khoa học, Landau còn là một
người quan tâm tới những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước Liên
Xô lúc bấy giờ. Năm 1938, khi Stalin đang ở trên đỉnh cao quyền lực
tuyệt đối, Landau đã tham gia viết truyền đơn kêu gọi nhân dân lật đổ
chế độ Stalin mà tờ truyền đơn gọi là chế độ phát xít. Truyền đơn chưa
được rải thì ông và những người chủ xướng đã bị cơ quan an ninh của Liên
Xô bắt giữ.
Nhờ nỗ lựcviết thư xin của Kapitsa (nhà vật lý Xô Viết, giải thưởng Nobel năm 1978) và Bohr (nhà vật lý Đan Mạch, giải thưởng Nobel 1922), một năm sau Landau được thả. Vụ truyền đơn cho thấy Landau là một nhà khoa học cực kỳ dũng cảm, và trên phương diện nào đấy hơi lý tưởng và đã nhìn ra bản chất của quyền lực Stalin. Năm 1992 một hồ sơ của cơ quan an ninh Liên Xô (KGB) về Landau được giải mật và lúc đấy công luận mới biết Landau bị cơ quan an ninh Liên Xô theo dõi chặt chẽ, ghi lại những lời nói của ông bằng cả hai cách: đặt máy nghe lén và dùng chỉ điểm. Mặc dù chính quyền Liên Xô biết rõ tư tưởng bất mãn và thù ghét chế độ của Landau, nhưng nhà nước Xô Viết tuyệt nhiên không làm gì ông, chỉ không cho ông xuất ngoại, và rất đặc biệt vẫn ưu ái ông bằng những giải thưởng và danh hiệu cao nhất như ba lần giải thưởng Stalin, một lần giải thưởng Lenin (giải thưởng Stalin cũng là giải thưởng Lenin, nhưng ở thời gian Stalin trị vì), Anh hùng Lao động. Những nhận xét sau của Landau về nền khoa học Liên Xô được dịch từ hồ sơ giải mật của KGB, do KGB thu thập:
Nền khoa hoc ở chỗ chúng ta hoàn toàn đĩ điếm, và ở mức độ lớn hơn nhiều so với ở nước ngoài, ở đó dù sao đi nữa các nhà khoa học vẫn có tự do nhất định nào đấy.
Hèn hạ là ưu thế không chỉ của các nhà khoa học, mà còn của cả các nhà phê bình, các nhà văn, nhà báo, phóng viên, đó là đĩ điếm và hèn mạt. Người ta trả tiền cho họ và vì vậy họ làm những thứ mà bề trên lệnh xuống.
Ở chỗ chúng ta người ta không hiểu và cũng không quí khoa học, nhưng cũng chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên, bởi vì nó được bọn phó mộc, phó cối, phó cạo lãnh đạo. Không có không gian cho cá tính khoa học. Các hướng nghiên cứu được độc đoán đưa ra từ trên xuống.
Nhờ nỗ lựcviết thư xin của Kapitsa (nhà vật lý Xô Viết, giải thưởng Nobel năm 1978) và Bohr (nhà vật lý Đan Mạch, giải thưởng Nobel 1922), một năm sau Landau được thả. Vụ truyền đơn cho thấy Landau là một nhà khoa học cực kỳ dũng cảm, và trên phương diện nào đấy hơi lý tưởng và đã nhìn ra bản chất của quyền lực Stalin. Năm 1992 một hồ sơ của cơ quan an ninh Liên Xô (KGB) về Landau được giải mật và lúc đấy công luận mới biết Landau bị cơ quan an ninh Liên Xô theo dõi chặt chẽ, ghi lại những lời nói của ông bằng cả hai cách: đặt máy nghe lén và dùng chỉ điểm. Mặc dù chính quyền Liên Xô biết rõ tư tưởng bất mãn và thù ghét chế độ của Landau, nhưng nhà nước Xô Viết tuyệt nhiên không làm gì ông, chỉ không cho ông xuất ngoại, và rất đặc biệt vẫn ưu ái ông bằng những giải thưởng và danh hiệu cao nhất như ba lần giải thưởng Stalin, một lần giải thưởng Lenin (giải thưởng Stalin cũng là giải thưởng Lenin, nhưng ở thời gian Stalin trị vì), Anh hùng Lao động. Những nhận xét sau của Landau về nền khoa học Liên Xô được dịch từ hồ sơ giải mật của KGB, do KGB thu thập:
Nền khoa hoc ở chỗ chúng ta hoàn toàn đĩ điếm, và ở mức độ lớn hơn nhiều so với ở nước ngoài, ở đó dù sao đi nữa các nhà khoa học vẫn có tự do nhất định nào đấy.
Hèn hạ là ưu thế không chỉ của các nhà khoa học, mà còn của cả các nhà phê bình, các nhà văn, nhà báo, phóng viên, đó là đĩ điếm và hèn mạt. Người ta trả tiền cho họ và vì vậy họ làm những thứ mà bề trên lệnh xuống.
Ở chỗ chúng ta người ta không hiểu và cũng không quí khoa học, nhưng cũng chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên, bởi vì nó được bọn phó mộc, phó cối, phó cạo lãnh đạo. Không có không gian cho cá tính khoa học. Các hướng nghiên cứu được độc đoán đưa ra từ trên xuống.
-Nguồn: --Đảng 'cần lắng nghe trí thức'
Một
cựu Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường nói với BBC rằng chưa
nhất thiết giải tán 'sự lãnh đạo' của đảng đối với trí thức Việt Nam ở
trong nước.
Trao
đổi với BBC nhân dịp bước sang năm mới 2012, Giáo sư Chu Hảo, ủy viên
Hội đồng trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
(Vusta) cho rằng đảng cộng sản Việt Nam hiện vẫn còn "tính chính danh".
Thế
nhưng cựu quan chức này cảnh báo nếu đảng không "quyết tâm" đổi mới
triệt để và sâu rộng, thì tính chính danh này và lòng tin của dân vào
đảng sẽ mất đi.
Giáo
sư Chu Hảo cũng phê phán cách thức của chính quyền và đặc biệt là chính
phủ đã ứng xử với các tiếng nói phản biện của trí thức, nhân sỹ trong
nước trong suốt năm 2011.
"Hầu
hết các kiến nghị đều chưa được trả lời một cách đàng hoàng, lịch sự.
Im thôi, chỉ nhận thôi, không trả lời. Điều đó không có lợi," vị Giám
đốc Nhà xuất bản Tri Thức thuộc (Vusta) đánh giá.
Năm
2012 là năm mà nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam có kế hoạch hoàn tất
sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng như ban hành một số đạo luật quan trọng
liên quan tới thể chế và bộ máy chính trị.
Trước hết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Giáo sư Hảo cho rằng lãnh đạo đảng và nhà nước cần lưu ý:
"Ưu
tiên mở rộng thảo luận thẳng thắn, dân chủ. Nên có những sửa đổi căn
bản đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của đất nước; thì sự sửa đổi mới
có tác dụng và phù hợp với lòng dân."
"Còn nếu cứ duy trì hoàn toàn nếp tư duy cũ; chỉ sửa chữa những điều lặt vặt thì sẽ không hợp lòng dân," ông nói.
Về tinh thần cốt lõi của việc sửa đổi lần này với bản Hiến pháp ra sao, Giáo sư Chu Hảo cho biết:
"Càng
trở lại với tinh thần dân chủ, cộng hòa, tinh thần toàn dân đoàn kết,
không phân biệt trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, không phân biệt giai
cấp, đẳng cấp, người Việt Nam trong nước và ở ngoài nước; càng xây dựng
được nền hành chính trong sạch và sáng suốt bao nhiêu, thì những tư
tưởng chỉ đạo đó trong Hiến pháp sẽ càng là rường cột để xây dựng các
luật pháp tiếp theo bấy nhiêu."
Giáo
sư Hảo cũng kêu gọi nhà nước ban hành luật về đảng, trong tổng thể nhu
cầu về các đạo luật cần ban hành trong một xã hội dân sự, ông khẳng
định:
"Luật
về hoạt động của các đảng chính trị, các đoàn thể xã hội dân sự, chính
trị ở trong một nước đang có tiềm năng phát triển như Việt Nam là một
nguyện vọng chung của nhân dân."
Trước
câu hỏi, liệu đã đến lúc đảng cộng sản mạnh dạn trao lại những quyền cơ
bản thực sự thuộc về nhân dân và các chủ thể xã hội, cũng như tách vai
trò của đảng ra khỏi sự lãnh đạo của nhà nước, cựu Thứ trưởng Khoa học -
Công nghệ bình luận:
"Tính
chính đáng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều trong lòng dân.
Lịch sử đã để lại những dấu ấn rõ ràng va được toàn dân thừa nhận về
vai trò của đảng cộng sản đưa Việt Nam từ một nước không ai biết đến trở
thành một nước độc lập. Đưa Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh, thống
nhất đất nước."
Tuy nhiên ông đưa ra cảnh báo nguy cơ mà đảng cộng sản đang phải đối diện trong tình hinh mới:
"Tính
chính đáng của đảng vẫn còn nhưng nếu từ nay mà đảng không quyết tâm
đổi mới như tinh thần đổi mới từ những năm 1980, đổi mới một cách sâu
rộng, triệt để hơn nữa, thì sự lãnh đạo của đảng sẽ dần dần mất đi sự
tin tưởng trong lòng dân."
"Chỉ khi nào lấy lại sự tin tưởng đó, thì tính chính đáng của đảng mới được khẳng định."
Giải tán hay không?
Nhân
nói về vai trò của Đảng cộng sản, thành viên Hội đồng Trung ương của
Vusta cũng cho biết quan điểm của mình về việc có nên "giải tán" hay
không sự lãnh đạo của đảng đối với trí thức ở Việt Nam.
Trước
hết Giáo sư Chu Hảo đưa ra bình luận của mình về tư cách của "đội ngũ
trí thức" trong nước những năm qua, dưới hàng chục năm lãnh đạo của
đảng.
"Tầng lớp trí thức theo định nghĩa mà tôi hiểu chưa hình thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm 1975 ở Miền Nam."
"Khả
năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng
dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội chưa có nhiều. Và đó là
điều đáng thất vọng."
Giáo
sư Hảo cho rằng chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của đảng với tầng
lớp trí thức ở trong nước và đưa ra điều kiện đi kèm:
"Không
nhất thiết. Nếu như đảng cộng sản Việt Nam mở rộng dân chủ và thực sự
tôn trọng tự do học thuật, thực sự tạo ra những cơ chế dân chủ để thực
sự phát huy sự năng động, sáng tạo tư duy, để có thể bảo vệ được những
người có những ý kiến thiểu số, nhưng chưa hẳn đã là sai trong thời điểm
hiện tại."
"Rất
có thể năm, mười năm, những ý kiến đấy lại là sáng giá. Thế thì những
người có ý kiến khác với chính thống, có ý kiến trái ngược, phải tạo
điều kiện cho người ta phát biểu.
"Và
khi ý kiến của người ta chưa được giới cầm quyền thừa nhận, thì được
bảo lưu và bảo vệ. Để cho người ta tiếp tục được phát huy tinh thần tự
do sáng tạo của mình."
Với
điều kiện này, Giáo sư Chu Hảo cho rằng có thể sẽ có giải pháp kép cho
cả vị thế, tư cách của tầng lớp trí thức Việt Nam, lẫn sự tồn tại của
đảng.
"Trong
điều kiện ấy thì một đảng cũng được, hai đảng cũng được. Một đảng cộng
sản Việt Nam cũng được nếu mà bảo vệ và tạo điều kiện ấy, thì sẽ tạo
được một tầng lớp trí thức."
Cuối
cùng, Giáo sư Hảo nhận xét về cách thức ứng xử của lãnh đạo đảng, nhà
nước và đặc biệt là chính phủ trong năm qua trước các ý kiến, kiến nghị
phản biện của giới trí thức, nhân sỹ trong nước:
"Tôi
có một nhận xét chung là những tiếng nói chung của giới tạm gọi là trí
thức, những người hoạt động chính trị - xã hội đã nghỉ, các tướng
lĩnh..., chưa được chú trọng một cách thật đầy đủ. Đặc biệt chưa có sự
đối thoại,"
"Có
nhiều ý kiến đã được tiếp thu, nhưng nhiều văn bản chính thức qua các
kiến nghị gửi lên trên lại không được trả lời một cách công khai, đàng
hoàng và theo cách xã giao. Trong thời gian tới đây "phải có chuyển
biến" về sự tiếp thu và đối thoại," Giáo sư nói với BBC.
- Khi ông bộ trưởng lòi đuôi nói khoác — (Lê Nguyên Hồng). – Bùi Hoàng Tám: BỘ TRƯỞNG “LỘ HÀNG” ?!(Trần Nhương). - Bộ GTVT giải trình về đề xuất tăng phí lưu hành xe(VTC). - Đề án thu phí giao thông liệu có quá nóng vội? (VOV).
- Kinh hoàng công nghệ xăng dỏm: CƠ QUAN BẢO VỆ PHÁP LUÂT – NGỰA NGẬM TĂM(Quê choa/PHƯƠNG HÀ). – Pha phụ gia vào xăng dầu: Rất khó kiểm soát (VEF). –Yêu cầu dẹp bỏ tất cả các điểm bán xăng vỉa hè (VEF). - Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm – Kỳ 3: “Ảo thuật” dầu DO, FO (TN). - Rõ như ban ngày (TN). - Đình chỉ công tác các lái xe rút ruột xăng dầu (SGGP).
- CHỈNH HAY ĐỐN ? (Ngô Minh). “Đảng
bây giờ không vì dân vì nước như xưa nữa, mà đa phần đảng viên cầm
quyền là quân ăn cắp, quân tham nhũng để vinh thân phì gia đáng nguyền
rủa. Cho nên phải ‘chỉnh đốn’ quyết liệt, không khoan nhượng, không xuê
xoa mới mong tìm lại uy tín và hình bóng xưa Đảng xưa trong lòng nhân
dân”.
- Trần Trung Đạo: Từ “Phạm Văn Đồng” tới “Thành Đô”, hai công hàm bán nước – (ĐCV). – Huỳnh Tâm: Bốn ngày đêm biên giới Trung Quốc-Việt Nam (Thông Luận). Biệt ly ải đầu tổ quốc thân yêu.
--Cơ sở lịch sử; vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam TS. Cao Đức Thái: Báo CAND
Vai
trò lãnh đạo cầm quyền của ĐCSVN là quang minh chính đại. Điều 4 Hiến
pháp chỉ là sự hợp thức vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN trong suốt
chiều dài trên một phần hai thế kỷ qua.
Những
thành tựu đã đạt được trong 20 năm thực hiện Cương lĩnh Đổi mới, Cương
lĩnh 1991, là đã đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời
sống của nhân dân đã có những cải thiện đáng kể, vị thế, uy tín của Việt
Nam đã được nâng cao rõ rệt… Tuy nhiên đất nước vẫn đang đứng trước
nhiều thách thức, trong đó có Chiến lược "diễn biến hòa bình" (DBHB) của
các thế lực thù địch. Hiện nay, chúng đang âm mưu "diễn biến hòa bình",
gây bạo loạn lật đổ, sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng
làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta" . Mục tiêu của chúng là từng
bước hạn chế, đi đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Con đường ngắn nhất, "rẻ nhất" đi đến mục tiêu đó là thúc đẩy "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa", là xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp 1992.
Sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở lịch sử, chính trị - tư tưởng và pháp lý minh bạch: Về mặt lịch sử, ai cũng biết 80 năm qua, kể từ khi thành lập Đảng, 3-2-1930 đến nay, ĐCSVN do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là lực lượng duy nhất tổ chức vận động, lãnh đạo, đồng thời là người đi tiên phong, không sợ hy sinh gian khổ trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945; trong các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược và cũng là người khởi xướng công cuộc đổi mới, hội nhập với cộng đồng quốc tế tạo nên vị thế mới của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế; Về mặt chính trị - tư tưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam đi theo Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu của Đảng là: Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, đồng thời xây dựng một xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Đảng ta khẳng định "xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN"; "xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"; "phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã hội và hội nhập với cộng đồng quốc tế"...; Về mặt pháp lý, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đã được Quốc hội biểu quyết thông qua và được quy định tại Điều 4, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992). Điều 4 còn quy định: "Mọi tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". Như vậy sự lãnh đạo của Đảng không có nghĩa Đảng đứng trên Hiến pháp và pháp luật. Hơn nữa việc Hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo của Đảng là hoàn toàn phù hợp với quyền dân tộc tự quyết được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc.
Như vậy là vai trò lãnh đạo cầm quyền của ĐCSVN là quang minh chính đại. Điều 4 Hiến pháp chỉ là sự hợp thức vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN trong suốt chiều dài trên một phần hai thế kỷ qua. Hơn nữa vai trò đó còn gắn với thời đại mới của dân tộc ta - thời đại độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, gắn với các giá trị của nền văn minh nhân loại
Sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở lịch sử, chính trị - tư tưởng và pháp lý minh bạch: Về mặt lịch sử, ai cũng biết 80 năm qua, kể từ khi thành lập Đảng, 3-2-1930 đến nay, ĐCSVN do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là lực lượng duy nhất tổ chức vận động, lãnh đạo, đồng thời là người đi tiên phong, không sợ hy sinh gian khổ trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945; trong các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược và cũng là người khởi xướng công cuộc đổi mới, hội nhập với cộng đồng quốc tế tạo nên vị thế mới của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế; Về mặt chính trị - tư tưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam đi theo Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu của Đảng là: Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, đồng thời xây dựng một xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Đảng ta khẳng định "xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN"; "xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"; "phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã hội và hội nhập với cộng đồng quốc tế"...; Về mặt pháp lý, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đã được Quốc hội biểu quyết thông qua và được quy định tại Điều 4, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992). Điều 4 còn quy định: "Mọi tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". Như vậy sự lãnh đạo của Đảng không có nghĩa Đảng đứng trên Hiến pháp và pháp luật. Hơn nữa việc Hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo của Đảng là hoàn toàn phù hợp với quyền dân tộc tự quyết được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc.
Như vậy là vai trò lãnh đạo cầm quyền của ĐCSVN là quang minh chính đại. Điều 4 Hiến pháp chỉ là sự hợp thức vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN trong suốt chiều dài trên một phần hai thế kỷ qua. Hơn nữa vai trò đó còn gắn với thời đại mới của dân tộc ta - thời đại độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, gắn với các giá trị của nền văn minh nhân loại
-- NHỮNG TẤM LÒNG LỚN VÀ NHỮNG CÁI ĐẦU NHỎ -“Cởi trói” bằng mô hình "thị trưởng Đà Nẵng" (Bee.net 22-12-11)
Tướng Nhanh bị "mạo danh" bao nhiêu lần trong năm 2011? (Bee.net 22-12-11)-Ban Cơ yếu Chính phủ trở thành cơ quan trực thuộc BQP--QĐND Online – Sáng 23-12, Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh và Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã ký các văn bản, chính thức chuyển giao Ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng... -- Mô hình “dân chấm điểm cán bộ” phát huy hiệu quả (NLĐ). – Làm thủ tục hành chính bằng… vân tay (PLTP).- Quốc hội và Đại biểu đã làm được gì cho người dân - (RFA). - Kiến nghị bỏ hình thức chỉ thị của UBND (PLTP).- Cán bộ văn hóa thông tin đánh đại biểu HĐND! (NLĐ).
- Chưa đổi tên Viện Kiểm sát thành cơ quan Công tố (VOV). - Phiên họp lần 3 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW (TTXVN).
- Công bố Luật Cơ yếu (SGGP). - Từ 1-2-2012, Luật Cơ yếu có hiệu lực (NLĐ).- Văn phòng Chủ tịch nước vừa công bố Luật cơ yếu (TTXVN).
- Tội phạm tham nhũng xảy ra ở nhiều ngành (VNE). - Tướng Thùy: Tội phạm kinh tế nổi lên ở ngân hàng (VTC).- Cán bộ xã hành hung đại biểu hội đồng nhân dân (VNE). – Đắk Nông: Một phó chủ tịch phường bị tố đánh dân (CATP). Par Value: Vietnamese Investors Sink Savings Into Golf Memberships (WSJ 22-12-11) -- Phong trào chơi gôn ở Việt Nam - 2012: Dành tiền cải cách lương công chức (VNN).
-- Nghiên cứu quy chế từ chức (TN). – - Giáng cấp đại úy công an gây tai nạn rồi bỏ chạy (TT).-- Thư kiến nghị khẩn cấp yêu cầu thẩm tra tư cách ĐBQH bà Đặng Thị Hoàng Yến (CCBVN). – Bà Đặng Thị Hoàng Yến có trong sạch, có đủ tư cách ĐBQH không? (CCBVN).
-Tố sếp chiếm đoạt vé số trúng thưởng-(NLĐO)-
Chiều 22-12, liên lạc với ông Trương Hữu Bình, Giám đốc Trung tâm Khí
tượng thủy văn tỉnh Long An, để xác định đơn tố cáo, là ông chiếm đoạt
tờ vé số trúng an ủi 100 triệu đồng, nhưng vẫn không nhận được tín hiệu
trả lời.
-- Giới chức đạt thỏa thuận với dân Ô Khảm — (BBC).Phạm Anh Tuấn TTHN dịch Nguồn: Chinese Village Focus of Communist Party Conflict.-
-CHINA: The Power of China’s Powerless Project Syndicate -CHINA: The Power of China’s Powerless Whereas Kim Jong-il’s demise reminds us that all people are equal before death, Vaclav Havel’s passing reminds us that the value of life will eventually gain respect. Indeed, for Chinese concerned about how to live in truth under a post-totalitarian system, he remains the exemplar.- - Từ Miến Điện nhìn sang Việt Nam - (RFA). – Anh Ba Dũng cổ súy cho đổi mới ở Myanmar (Mr. Do).
Wukan Journal: Canny Wukan Villagers Grasp Keys to Loosen China’s Muzzle NYT -The
protest over land sales in Wukan was sustained in its final and most
perilous phase by the villagers’ shrewd interactions with journalists
from foreign and Hong Kong news organizations.- Nhìn lại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc - (RFA).
- Tổng thống Nga muốn cải cách chính trị (VNE). World leaders bid farewell to Vaclav Havel-PRAGUE (Reuters) - International leaders bade farewell on Friday to former Czech President Vaclav Havel, the anti-communist dissident who led the peaceful "Velvet Revolution" and inspired human rights campaigners around the world.
----
- 2011: Sốc với cái chết của những nhân vật nổi tiếng (VnMedia).
--Bắc Triều Tiên : khả năng Kim Jong Un chỉ đóng vai trò bù nhìn -Sau khi lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il qua đời, con trai của ông là Kim Jong Un chính thức kế nhiệm cha.
Family Intrigue Shadows North Korea's Secretive Dynasty NYT -Experts
said the way in which the country choreographs the mourning of Kim
Jong-il could give early insight into the regime's new power structure.ASIA: Whither North Korea? Project Syndicate -ASIA: Whither North Korea? So far, the succession of power in North Korea from Kim Jong-il to to his son, Kim Jong-un, seems to be proceeding in an orderly fashion. But, despite appearances, few totalitarian regimes have ever maintained a monolithic inner circle, and North Korea is unlikely to be an exception to this rule.Nam Triều Tiên cho phép công dân gửi lời chia buồn với Bắc Triều Tiên - VOA - Thông thường, người dân Nam Triều Tiên không được phép gửi các tin tức xuyên qua biên giới. Đã không có dịch vụ thư tín và điện thoại giữa hai nước từ 6 thập niên nay. Nhưng sau các chết của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-Il. Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên đang du di trong luật lệ. Bà Park Soo-jin là phó phát ngôn viên của cơ quan chính phủ này chuyên xử lý các quan hệ với miền Bắc.
- NGUYỄN TRẦN SÂM: CÁI CHẾT CỦA KIM CHÍNH NHẬT VÀ NỖI LO HÃO HUYỀN CỦA MỘT VÀI VỊ NGUYÊN THỦ (Lề trái).
- Ảo thuật gia Nhật được mời dự đám tang Kim Jong Il (TT). .http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/northkorea/8965294/Kim-Jong-ils-relationships-an-unlikely-sex-symbol.html -
"Despite his apparent fascination with women, Professor Shigemura said there were no suggestions that he had ever expressed interest in Western women."
Ảo thuật gia Nhật được mời dự đám tang Kim Jong Il - Tuổi Trẻ Online. – Kim Jong-il: Bạo chúa mê điện ảnh — (BBC). – Mỹ và Hàn Quốc tỏ thái độ hòa dịu với Bắc Triều Tiên — (RFI). – Nam Triều Tiên cho phép công dân gửi lời chia buồn với Bắc Triều Tiên — (VOA).
--Bắc Triều Tiên, câu hỏi lớn chưa có lời giải (TX 18-5-10) - Người Việt
--Chủ tịch Kim qua đời, duyên phận Trung – Triều ‘đứt gánh'? -Trung Quốc không để giai đoạn “thử lửa” trong quan hệ với Triều Tiên kéo dài mà Bắc Kinh đẩy nhanh nỗ lực duy trì “tơ duyên” với Bình Nhưỡng.
Nam Triều Tiên mở ngỏ đối thoại với Bình Nhưỡng nhưng sẵn sàng phòng vệ - VOA -Nam Triều Tiên cho biết sẵn sàng đối thoại với láng giềng phương bắc nhưng cũng sẵn sàng ứng phó nhanh chóng với bất cứ hàng động thù nghịch nào có thể phát xuất từ Bắc Triều Tiên.
- -North Korea Warns South to Show ‘Respect’ for Kim Jong-il NYT -Pyongyang calls the South’s decision to express sympathy for the North Korean people but not to send a delegation to Mr. Kim’s funeral “an unbearable insult and mockery of our dignity.”
--Tìm hiểu thêm về cái chết của Kim Jong-il - (BBC)-Truyền thông Bắc Hàn nói nhiều hiện tượng kỳ lạ xảy ra sau khi Kim Jong-il qua đời, trong lúc Nam Hàn tìm hiểu thêm về cái chết của ông.
Báo VN đăng bài ca ngợi Kim Jong-un - (BBC)-Báo Tiền Phong đăng tin nói là lấy từ 'tài liệu mật của Triều Tiên' cho hay ông Kim Jong-un 'ba tuổi đã biết bắn súng'. -- Bắc Triều Tiên tuyên bố thời đại Kim Jong Un bắt đầu — (VOA). - Nam Triều Tiên mở ngỏ đối thoại với Bình Nhưỡng nhưng sẵn sàng phòng vệ - (VOA). - Tình báo Hàn Quốc hứng búa rìu dư luận (TN). - Clip: Trẻ thơ Triều Tiên đội mưa tuyết khóc Kim Jong-il (VTC). - Những ngày ở Thụy Sĩ của Kim Jong-un (TVN).
- Nhà văn Đào Hiếu: Hội chứng khóc lóc ở Bắc Hàn — (BBC). – MUA KHÓC MANG VỀ NHÉ (Nguyễn Quang Vinh). – HÁT CHO MỘT NGƯỜI NẰM XUỐNG — (Thanh Chung).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét