Trong cuộc hội thảo, các học giả Trung Quốc đã lên diễn đàn trình bày một số ý kiến rất đáng chú ý:
"Chúng
ta không cho Việt Nam và Phi Luật Tân cái cảm tưởng là họ sẽ có lợi mỗi
khi gây ồn ào. Phải nắm chắc lấy nguyên tắc của chúng ta chứ không thể
mơ hồ. Nếu giữ vững lập trường, chúng ta có thể bị chỉ trích và bị một
số thiệt hại trong ngắn hạn nhưng trong trường kỳ thì vẫn có lợi. Không
nên nhượng bộ để giảm bớt sự tranh chấp." Đấy là ý kiến của Chu Phương
Ngân, Chủ biên tờ "Thái-Á Đương Đại" của Viện Nghiên cứu Á châu Thái
bình dương, cơ quan đồng tổ chức cuộc hội thảo.
Giáo sư Lý Kim Minh của Đại học Hạ Môn cũng không nghĩ khác: Phải bảo vệ quyền lợi của chúng ta trên biển trong trường kỳ.
Muốn
như vậy, phải tăng cường tuyên truyền, viết càng nhiều bài càng tốt về
lập trường của chúng ta trên báo chí nước ngoài. Ngoài ra, vào thời điểm
thích hợp, phải tổ chức các hội nghị quốc tế trong giới hàn lâm để
tranh thủ dư luận quốc tế, v.v...
Ông cũng
đề nghị "cực lực chống lại việc mở rộng vấn đề Trung Nam Hải để giải
quyết hồ sơ này qua khuôn khổ quốc tế hay đa phương. Hiệp hội ASEAN
không là một khối thuần nhất và ta phải tranh thủ từng nước để tránh sự
hình thành của một mặt trận chung chống lại Trung Quốc".
Không thể nào rõ ràng hơn!
Phó
Giám đốc Lý Quốc Cường của Trung tâm Nghiên cứu Địa dư và Lịch sử Biên
vực thì nêu ra ba hướng giải quyết là qua ngoại giao, quân sự và luật
pháp. Nhưng nói thẳng rằng vì chỉ có giải pháp ngoại giao không đủ nên
phải chuẩn bị khả năng quân sự. Hãy chuẩn bị giải pháp quân sự cho một
cuộc xung đột trong vùng! Và ngoài ra, phải áp dụng nhiều chiến thuật để
giới hạn sự can thiệp của Mỹ.
Những sáng kiến
hay tối kiến như vậy đã được các học giả thoải mái trình bày trên truyền
hình, nhưng có lẽ giải vô địch nên nhường cho Giáo sư Kế Khả của Viện
Bang giao Quốc tế trong Đại học Hạ Môn: Mở ra chiến dịch truy lùng hải
tặc làm một mũi xâm nhập khác vào Trung Nam hải!
Lấy
lý do là vùng biển này thường bị hải tặc, vị học giả nói trên hiến kế
cho lãnh đạo có phương án ngắn hạn và trường kỳ để kiểm soát vùng biển
Đông hải... Chúng ta không rõ là "hải tặc" và "hải giám" có khác gì nhau
chăng.
Nhưng còn thắc mắc là vì sao lãnh đạo Hà
Nội không cho phép tổ chức những cuộc hội thảo tương tự trên truyền
hình để mọi người cùng góp ý về việc bảo vệ quyền lợi của Việt Nam? Đúng
là câu hỏi ngớ ngẩn!
Những ai tò mò có thể tham khảo xuất xứ dưới đây về cuộc hội thảo ngoạn mục nói trên ở tỉnh Vân Nam:
http://news.xinhuanet.com/herald/2011-07/25/c_13999763.htm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét