TẨY CHAY HÀNG TRUNG CỘNG LÀ YÊU NƯỚC THƯƠNG NÒI!
Tàu cộng tung ra thị trường,
Hàng hóa độc hại, rõ phường vô nhân !
Hàng hóa độc hại, rõ phường vô nhân !
Thức ăn mỗi ngày thấm dần,
Phá trong cơ thể, suy ngầm kháng sinh.
Phá trong cơ thể, suy ngầm kháng sinh.
Đồ dùng gây phản ứng nhanh,
Ngứa, xưng, đỏ biến thành bệnh ngay.
Ngứa, xưng, đỏ biến thành bệnh ngay.
Tâm ma, phù thủy bàn tay,
Óc quỷ mong thế giới này đảo điên.
Óc quỷ mong thế giới này đảo điên.
Ai ơi ! Đừng ham rẻ tiền
Nguy hiểm sinh mạng, thuốc tiên khó lành!
Cộng-Đồng tuyên cáo, soạn thành,
Bản tin quan trọng phát thanh lan truyền.
Bản tin quan trọng phát thanh lan truyền.
Nguyệt-San, Tuần-Báo khẩn tin,
Hàng hóa Tàu cộng gây bao hiểm nghèo!
Hàng hóa Tàu cộng gây bao hiểm nghèo!
Tai ương đất VIỆT chúng gieo,
Lấy người, chiếm đất bao điền ngược ngang.
Lấy người, chiếm đất bao điền ngược ngang.
Chủ nhiều cơ sở chúng làm,
Nhân công dân VIỆT, đói than thấu Trời!
Nhân công dân VIỆT, đói than thấu Trời!
Khấn xin diệt lũ đười ươi,
Không còn ách nạn, xây đời hiển vinh
Không còn ách nạn, xây đời hiển vinh
Trần-Chinh-Nương
Tiến sỹ Vũ Duy Phú
Tác giả cho rằng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở TQ có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi tham lam bành trướng bá quyền Trung Quốc hiện nay là hiện thân của phong kiến Trung hoa từ ngàn xưa.
Trung
Quốc, sau khi làm cách mạng dân tộc dân chủ tư sản thắng lợi 1949, đã
định hướng (lý thuyết) tiến tới xây dựng xã hội chủ nghĩa đích thực
nhưng theo quy luật tự nhiên, không thể bỏ qua giai đoạn phát triển Tư
bản chủ nghĩa như đang diễn ra.
Sự
chớ trêu là ở chỗ, các nước tư bản chính hiệu đã trải qua hết những
giai đoạn phát triển sơ khai, tích lũy tư bản ban đầu từ thực dân cũ,
thực dân mới, đến đế quốc, rồi chiến tranh dành giật thị trường, chia
lại thuộc địa...
Họ
cũng đã trải qua hết vinh, nhục, thắng, bại, phục hưng, suy thoái nhiều
lần và nhiều dạng thức khác nhau, qua hai, ba thế kỷ, nay đã chuyển
sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa chín muồi, liên kết hội nhập toàn cầu
trên nền tảng văn minh tư sản, dân chủ nhân quyền, kinh tế tri thức và
xã hội hóa dần dần doanh nghiệp và lao động, hướng tới những nhiệm vụ
cấp bách toàn nhân loại đang đòi hỏi giải quyết gấp rút và thiết thực
hơn...
Trong
khi đó thì Trung Quốc, to lớn gần 1 tỷ rưỡi dân, mới bước vào thời kỳ
tích lũy tư bản ban đầu để tăng trưởng kinh tế, phát triển muộn theo con
đường tư bản chủ nghĩa.
“Nông nổi, bồng bột”
“Nông nổi, bồng bột”
Chính
bởi vì là một nước quá lớn, nên Trung Quốc không thể đi tắt đón đầu bỏ
qua các giai đoạn phát triển cổ điển cần thiết của tư bản chủ nghĩa.
Nhưng, một mặt, Trung Quốc lại có tham vọng rất lớn muốn chiếm đoạt vị trí đứng đầu thế giới một cách nhanh chóng.
Nên
chủ trương của một bộ phận giới tinh hoa Trung Quốc nông nổi, bồng bột,
nghĩ rằng, với số dân lớn, tổng sản lượng to, có thể xây dựng lực lượng
quân sự hùng mạnh... giúp vượt qua nhanh chóng những khuyết tật của tư
bản chủ nghĩa cổ điển, nhanh chóng bành trướng, chiếm đoạt để xoán
ngôi cường quốc đứng đầu thế giới.
Mặt
khác, vì trật tự thế giới từ lâu đã “an bài”, tài nguyên và các nguồn
nhiên liệu chiến lược từ lâu đã được “phân chia” xong, trong khi khủng
hoảng thiếu nhiều mặt của loài người đang tới gần; tình trạng suy thoái
đạo đức chính trị xã hội, cùng những mâu thuẫn nội quốc nhiều mặt vẫn
đang nổi lên như một nguy cơ tiềm tàng có thể làm sụp đổ chế độ (TQ) từ
bên trong.
Những
điều đó không chỉ đe dọa nghiêm trọng tham vọng bá chủ thế giới, mà còn
đe dọa ngay sự ổn định và tồn tại của chế độ hiện tồn tại của Trung
Quốc.
Đó
chính là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy một bộ phận chính quyền
và người dân Trung Quốc hoang mang, lo lắng, trở nên mất sáng suốt và
thiếu nhân đạo, đã đang đưa ra hoặc thôi thúc lãnh đạo nước họ ra những
chủ trương, chính sách và hành động mất khôn ngoan.
Thậm
chí đây là những chính sách dã man, sảo quyệt, đe dọa hoặc tạo ra mối
đe dọa tiềm tàng đối với nhiều vấn đề, nhiều khu vực, nhiều nước trên
thế giới, mà cụ thể nhất là tại Đông Á và Đông Nam Á, trong đó điển hình
nhất là đối với Việt Nam.
‘Cái khó và dở’
Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường hải quân và các hoạt động hải giám và tuần duyên trên Biển Đông.
Cái
khó và cái dở của Trung Quốc là ở chỗ, một mặt, chính vì là kẻ đến sau,
phát triển Tư bản chủ nghĩa muộn, chưa từng trải nghiệm những “vinh
quang cùng thất bại cay đắng” như những nước tư bản đi trước, nên mới
dám đặt tham vọng sớm vươt qua các nước tư bản đi trước, bằng chính
những công cụ bạo lực và thủ đoạn mà các nước đó từng sử dụng.
Trung Quốc đã quên tâm trạng hận thù trong quá khứ khi bị các cường quốc thời trước chèn ép.
Mặt
khác, thời thế đã thay đổi rất nhiều, văn minh thế giới đã khác hẳn
thời xưa, nên ý đồ bành trướng cho nhanh, chiếm đoạt cho nhiều, tích lũy
tiềm lực kinh tế lớn để có đủ khả năng chèn ép các nước khác, xoán ngôi
đứng đầu thế giới hòng đem lại nhiều “lợi ích to lớn” phi nghĩa cho bản
vị dân tộc của mình, bây giờ đã không còn thích hợp.
Thế
giới ngày nay không chấp nhận một nước đứng đầu trên nền tảng áp đặt,
cường quyền, phi nhân tính và chủ yếu lại chỉ dẫn đầu về lực lượng vật
chất.
Một
mô hình chính trị văn hóa xã hội tiến bộ để được thế giới thừa nhận là
điều kiện cần cho một nước đứng đầu thế giới, thì còn lâu Trung Quốc mới
với tới.
Sự
lệch pha rất lớn giữa phát triển kinh tế và chính trị xã hội vốn tạo ra
nguy cơ tiềm tàng nội sinh chính là chỗ yếu nhất, là kẻ thù bên trong
của Trung Quốc bá quyền hiện nay.
Và
đấy lại chính là một trong những đồng minh tự nhiên của chúng ta giúp
sức cản phá những ý đồ và hành động ngang ngược lộng hành, hướng khó
khăn bên trong ra bên ngoài của Trung Quốc hiện thời.
‘Tư duy sai lầm’
‘Tư duy sai lầm’
Tuy
nhiên, nên nhớ rằng, những hành động bạo hành, bất chấp luật pháp và dư
luận thế giới hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông chính là kết quả của
tư duy sai lầm từ gốc chỉ của một bộ phận giới lãnh đạo Trung Quốc hiện
đại.
Chúng
ta tin rằng, những tư duy kiểu ấy, những hành động nông nổi, nóng vội
mang dáng dấp cuồng vọng hùng hổ phát triển ác tính kiểu Maoist Đại nhẩy
vọt, Cách mạng Văn hóa, Gió Đông thổi bạt gió Tây.
Nay,
thay vì đả đảo “Đế quốc Mỹ là con hổ giấy”, lại đang cố dựng lên một
“Đế quốc Mỹ” mới trong lòng Trung Quốc nhưng sớm muộn sẽ bị chính nhân
dân Trung Quốc và người dân thế giới chống lại, nên tất yếu những tư
duy ngông cuồng ấy sẽ thất bại.
Trên
cơ sở những trình bầy và nhận định như trên, thì chủ trương tuyên
truyền, vận động sâu rộng bản chất vần đề cho đông đảo nhân dân Trung
Quốc và nhân dân thế giới biết bản chất sâu xa của vấn nạn bành trướng
Trung Quốc hiện đại là vô cùng quan trọng.
Điều
này phù hợp với chủ trương chung đa phương, hòa bình, giải quyết vấn đề
Biển Đông mà hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước, trong đó có Trung
Quốc, vừa đồng thuận.
Tuy nhiên, chúng ta (Việt Nam)
tuyệt nhiên không nên có một chút chủ quan lơ là trong việc chuẩn bị tư
tưởng và lực lương để tạo ra nhiều sáng kiến và tổ chức đối phó với
những hành động bành trướng bá quyền đang lên hiện nay của Trung Quốc.
Bài
viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của Tiến sỹ Vũ Duy Phú, Phó
Viện trưởng Viện Nghiên cứu các Vấn đề Phát triển (VIDS/Vusta). Tác giả
từng tu nghiệp tại Trung Quốc và hiện phụ trách Diễn đàn Dư luận Phát
triển thuộc Viện VIDS.
VN Xây Phố Tàu, Đón Nhập Cư: Sẽ Đẩy Dân Việt Ra Ngoại Ô...
Bài viết nhan đề “Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa?” của tác giả Trần Minh Quân đăng trên báo Tuần Việt Nam hôm 29-6-2011 đã nêu lên nhiều nan đề, rằng với tình hình chính phủ VN ưu ái dân TQ, xây nhiều Phố Taù tại VN cho dân TQ, rồi “nhập cư ồ ạt đến từ Trung Quốc thì không biết trong vài chục năm nữa, người dân Việt Nam sẽ đi về đâu?”
Bài viết nhan đề “Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa?” của tác giả Trần Minh Quân đăng trên báo Tuần Việt Nam hôm 29-6-2011 đã nêu lên nhiều nan đề, rằng với tình hình chính phủ VN ưu ái dân TQ, xây nhiều Phố Taù tại VN cho dân TQ, rồi “nhập cư ồ ạt đến từ Trung Quốc thì không biết trong vài chục năm nữa, người dân Việt Nam sẽ đi về đâu?”
Đặc biệt, bài viết kết thúc bằng câu hỏi bi quan, “...trong một tương lai không xa, người Việt Nam sẽ không còn được làm chủ trên chính mảnh đất của mình?”
Bài viết trích các đọạn quan trọng như sau:
“...Ngày nay, làn sóng di cư người Trung Quốc sang Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng. Không giống như trước đây, người Trung Quốc đang di cư sang Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là lao động phổ thông từ các gói thầu EPC. Theo thống kê không chính thức của các cơ quan báo chí thì hiện có khoảng 90% gói thầu EPC đang được các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, trong đó, ngoài các nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết thì ngay cả lực lượng lao động phổ thông cũng được các nhà thầu này "xuất khẩu" sang Việt Nam.
Hiện chưa có con số thống kê chính thức nhưng có thể nói số lượng người Trung Quốc nói riêng và người gốc Hoa nói chung đang hiện diện trên đất nước Việt Nam là rất lớn. Có lẽ, trong tất cả các sắc dân nước ngoài đang sống trên lãnh thổ Việt Nam thì người Hoa là cộng đồng dân cư nước ngoài có số lượng đông nhất.
Liệu đây có phải là một quyết định quá "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa nơi đây nói riêng và các địa phương khác nói chung?
...Việt Nam là một quốc gia với đặc điểm đất chật, người đông và nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Hiện nay, nhiều khu đất canh tác truyền thống thuộc dạng "bờ xôi, ruộng mật" đang dần nhường chỗ cho các dự án khác như khu công nghiệp, sân golf, ... Người Việt Nam đang đối diện với nguy cơ thiếu đất canh tác và đất ở nghiêm trọng. Nếu phải gồng mình chia sẻ tài nguyên đất đai vốn dĩ hạn hẹp với người dân nhập cư ồ ạt đến từ Trung Quốc thì không biết trong vài chục năm nữa, người dân Việt Nam sẽ đi về đâu?
“...Ngày nay, làn sóng di cư người Trung Quốc sang Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng. Không giống như trước đây, người Trung Quốc đang di cư sang Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là lao động phổ thông từ các gói thầu EPC. Theo thống kê không chính thức của các cơ quan báo chí thì hiện có khoảng 90% gói thầu EPC đang được các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, trong đó, ngoài các nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết thì ngay cả lực lượng lao động phổ thông cũng được các nhà thầu này "xuất khẩu" sang Việt Nam.
Hiện chưa có con số thống kê chính thức nhưng có thể nói số lượng người Trung Quốc nói riêng và người gốc Hoa nói chung đang hiện diện trên đất nước Việt Nam là rất lớn. Có lẽ, trong tất cả các sắc dân nước ngoài đang sống trên lãnh thổ Việt Nam thì người Hoa là cộng đồng dân cư nước ngoài có số lượng đông nhất.
Liệu đây có phải là một quyết định quá "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa nơi đây nói riêng và các địa phương khác nói chung?
...Việt Nam là một quốc gia với đặc điểm đất chật, người đông và nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Hiện nay, nhiều khu đất canh tác truyền thống thuộc dạng "bờ xôi, ruộng mật" đang dần nhường chỗ cho các dự án khác như khu công nghiệp, sân golf, ... Người Việt Nam đang đối diện với nguy cơ thiếu đất canh tác và đất ở nghiêm trọng. Nếu phải gồng mình chia sẻ tài nguyên đất đai vốn dĩ hạn hẹp với người dân nhập cư ồ ạt đến từ Trung Quốc thì không biết trong vài chục năm nữa, người dân Việt Nam sẽ đi về đâu?
...Trước
những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đất đai đang rất hạn
chế như đã nói đối với Việt Nam và lịch sử hình thành của những khu phố
người Hoa trên khắp thế giới, thì việc xây dựng một khu phố mới toanh
đặc biệt chỉ dành cho người Hoa như khu Đông Đô Đại Phố đang được triển
khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương,
thực sự đang gây nên nhiều quan ngại. Khu phố này do chính Công ty
Becamex IJC tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư.
Nhiều
người sẽ đặt ra những nghi vấn rằng tại sao phải xây dựng một khu phố
người Hoa mà không phải của một dân tộc nào khác ở ngay trung tâm đô thị
được giới thiệu là trung tâm hành chính trong tương lai của một tỉnh?
Tại sao không để một khu phố rất đặc trưng như vậy hình thành theo quy
luật sinh tồn như vốn có của nó từ hàng nghìn năm nay trên khắp thế
giới? Liệu người Việt Nam có bị bắt buộc phải không được bén mảng đến
đây (trên chính đất nước Việt Nam) như tại một Casino quốc tế ở Đà Nẵng,
hay một sân gofl ở ngay địa đầu Móng Cái?
Trong
những năm qua, tại một số tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai,
Tây Ninh bỗng đều đang có ý định "dời đô". Trong đó Bình Dương là một
tỉnh đi đầu trong việc xây dựng một thành phố mới, là bước đệm cho việc
di dời các cơ quan hành chính chủ chốt của tỉnh về thành phố này. Điều
đáng nói là ngay sau khi đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng như đường
sá, cầu cống,... thì Bình Dương cho tiến hành ngay dự án dành riêng cho
người Hoa? Liệu đây có phải là một quyết định quá "ưu ái" cho cộng đồng
người Hoa nơi đây nói riêng và các địa phương khác nói chung?
Nếu
việc này cũng là tiền đề cho các địa phương khác đang có ý định "dời
đô" noi theo thì rất nhiều khả năng sẽ tồn tại những khu phố người Hoa
khác do chính Việt Nam xây dựng nên? Khi đó, liệu người Việt Nam
có bị đẩy lùi ra khỏi khu trung tâm của những thành phố mới trong tương
lai? Và, khi bắt tay xây dựng những khu phố "dành riêng" khác tương tự
liệu các nhà đầu tư Việt Nam có khi nào nghĩ đến trong một tương lai
không xa, người Việt Nam sẽ không còn được làm chủ trên chính mảnh đất
của mình?”
Một điểm trong bài được nêu để suy nghĩ: khi các tỉnh dời đô (như tỉnh Bình Dương), thì dân Việt Nam tự nhiên bị mất thế cư ngụ ở trung tâm đô thị, và các Phố Tàu xây liền ở các thành thị mới, đường phố tân kỳ hơn...
Một điểm trong bài được nêu để suy nghĩ: khi các tỉnh dời đô (như tỉnh Bình Dương), thì dân Việt Nam tự nhiên bị mất thế cư ngụ ở trung tâm đô thị, và các Phố Tàu xây liền ở các thành thị mới, đường phố tân kỳ hơn...
Niềm tin của TQ
Người Trung Quốc rất hiểu Việt Nam. Họ có mặt ở Việt Nam
rất đông, với nhiều lý do: làm ăn buôn bán, hợp tác, và không loại trừ
cả mục đích do thám. Gián điệp Trung Quốc đã có mặt ở Việt Nam
từ thời An Dương Vương, chui vào tận nơi cao nhất của bộ máy cầm quyền.
Không một người Việt nào lại không biết điều này. Thất bại của An Dương
Vương đã mở đầu cho một ngàn năm Bắc thuộc đau khổ của cả dân tộc.
Người Trung Quốc có thể nói tiếng Việt như người Việt. Kể cả những người
không ở Việt Nam cũng rất hiểu Việt Nam vì họ nghiên cứu Việt Nam rất kỹ.
Trung Quốc hiểu rõ Việt Nam đương đại ở mấy điểm sau đây:
Việt Nam
đang suy yếu về mọi phương diện. Biểu hiện dễ thấy nhất là về kinh tế:
lạm phát tăng liên tục và chưa nhìn thấy khả năng kiềm chế và khắc phục.
Nhiều vùng hiện nay đang lâm vào cảnh đói ăn.
Suy
yếu về kinh tế tất yếu dẫn tới suy yếu về quân sự. Bởi lấy đâu ra ngân
sách để đầu tư đúng mức cho quân sự. Trong khi đó thì thất thoát tài
chính kinh hoàng diễn ra hàng ngày ở mọi lĩnh vực, mà một ví dụ điển
hình giờ đây không ai còn có thể chối cãi là Vinashin.
Điều quan trọng là người Việt Nam
đang suy yếu về tinh thần. Hiện nay chỉ có một bộ phận rất nhỏ trong
tổng số hơn tám mươi lăm triệu người là còn dám phân tích, dám suy nghĩ,
dám đối diện với thực tế và dám nắm bắt thực tế. Đại bộ phận hoặc bị tê
liệt các khả năng ấy vì sợ hãi, hoặc các khả năng ấy bị bóp nghẹt từ
trong trứng nước, đầu óc chỉ còn có thể tiếp nhận các chỉ thị một chiều
từ trên xuống và thực hiện chỉ thị một cách vô điều kiện. Đa số người
dân Việt Nam
không quan tâm đến thực trạng của đất nước mình, không quan tâm đến
những gì đang đe dọa cuộc sống của mình và vận mệnh của đất nước mình.
Đa số đều thực hành triết lí: sống ngày nào biết ngày đó. Chính quyền
tưởng đã thành công khi làm cho dân chúng sợ mình, nhưng đó là một sai
lầm trầm trọng, vì giờ đây, khi phải đối diện với sự suy thoái kinh tế,
đối diện với sự đe dọa của ngoại xâm, thì những người dân đó không còn
đủ khả năng để ứng phó với tình hình. Trung Quốc không mong gì hơn điều
đó.
Trung Quốc hiểu rằng, với cơ chế và cách thức vận hành xã hội hiện tại, năng lực của người Việt Nam bị suy yếu.
Các “năng lực”, “phẩm chất” hiện được đặc biệt phát triển ở người Việt Nam là:
- Khả năng lấy lòng người khác, làm hài lòng cấp trên.
- Khả năng chịu đựng, nhẫn nhục. Chữ “nhẫn” của Tàu được bày bán đầy ở Văn Miếu mỗi dịp xuân về, nhắc cho người Việt Nam
biết rằng nhẫn nhục là con đường sống của họ. Họ tưởng rằng như vậy là
khôn ngoan, nhưng kết cục là nhà nhà nhẫn nhục, người người nhẫn nhục sẽ
có một quốc gia nhẫn nhục, hệ quả là sự suy yếu tập thể. Trung Quốc
không mong gì hơn điều đó.
-
“Năng lực” phục tùng, vâng lời. Đây là một “phẩm chất” được đánh giá
cao trong hệ thống nhà nước. Những người thành công nhờ vâng lời tất yếu
cũng muốn người khác phải vâng lời họ, họ sẽ kìm hãm những người có
khuynh hướng hoạt động độc lập, có khả năng suy nghĩ độc lập. Vì thế,
khi mà sự phục tùng được đề cao thì hiệu quả công việc bị sụt giảm, bộ
máy nhà nước cồng kềnh và kìm hãm sự phát triển. Trung Quốc rất hài lòng
trước hiện tượng này.
-
Năng lực và nghệ thuật đưa hối lộ. Năng lực này được bồi dưỡng ngay từ
khi thời thơ ấu, bắt đầu từ việc đưa phong bì cho giáo viên hay bác sĩ.
-
Năng lực và nghệ thuật nhận hối lộ. Càng lên các cấp cao trong hệ thống
quản lí thì năng lực này càng pháp triển. Trung Quốc hiểu rằng việc
chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là nói cho có nói mà thôi, không bao giờ thực hiện được. Trung Quốc khuyến khích tham nhũng ở Việt Nam phát triển vì hiểu rằng nó sẽ thúc đẩy sự suy tàn nhanh chóng của đất nước này.
-
Năng lực “ngu hóa”: tự làm cho mình ngu si, tự triệt tiêu khả năng suy
nghĩ và khả năng nhận thức của mình. Phổ biến phương châm sống: “ngu si
hưởng thái bình”. Hệ quả là nền kinh tế tuột dốc, giáo dục thảm hại. Nền
giáo dục, thay vì giáo dục lòng can đảm, phát triển tư duy, thì lại
gieo rắc nỗi sợ hãi và làm thui chột khả năng suy nghĩ độc lập của học
sinh sinh viên. Và khi có chuyện xảy ra, đa số không còn có thể phân
tích tình hình, không biết phải làm gì. Trung Quốc không mong gì hơn
điều này.
Trung Quốc hoàn toàn hiểu rằng người Việt Nam suy yếu là do sợ hãi. Nỗi sợ hãi của người dân Việt Nam là điều kiện cho việc Trung Quốc thôn tính đất nước này. Người dân Việt Nam
có thể không sợ Trung Quốc, nhưng lại rất sợ chính quyền của mình,
không dám đi ngược lại các phán quyết của chính quyền. Một số rất ít
người, đếm trên đầu ngón tay, dám hy sinh, dám chịu nguy hiểm để biểu
hiện lòng yêu nước thì bị chính quyền đàn áp, bắt bớ, bỏ tù. Điều này
khiến toàn bộ dân chúng còn lại càng thêm sợ hãi. Nỗi sợ hãi làm họ tê
liệt đến mức họ không còn muốn tìm hiểu vì sao biểu tình chống Trung
Quốc chiếm các hải đảo của mình mà lại bị ngăn cấm và bắt bớ. Họ không
muốn, không dám tìm hiểu và họ để mặc cho Trung Quốc muốn làm gì thì
làm. Đó là những gì đã diễn ra sau những cuộc biểu tình năm 2007. Và
triệt để hơn, người Việt Nam
không muốn tìm hiểu về bất kỳ chuyện gì khác ngoài chuyện mưu sinh hàng
ngày. Hoặc nếu có tìm hiểu thì cũng chỉ để bàn luận với nhau trong góc
nhà, hay trong quán cà phê mà thôi, họ thụ động chấp nhận tất cả mọi
thứ.
Trung
Quốc cũng hiểu rõ rằng Việt Nam suy yếu là do những người có năng lực ở
Việt Nam không được sử dụng, rằng nhiệt tình và năng lực, năng lượng
của người Việt Nam đã bị tắt ngấm dưới làn sóng sợ hãi băng giá. Và
chính quyền Việt Nam không tin ở công dân của họ. Mọi cố gắng phản biện nhằm gây dựng sự lớn mạnh cho quốc gia đều bị quy về tội chống phá nhà nước.
Vì thế Trung Quốc quyết định rằng đây là thời cơ ngàn vàng để thể hiện cho người láng giềng yếu kém Việt Nam thấy sức mạnh của mình. Và Trung Quốc đã chuẩn bị rất bài bản, rất cẩn thận cho quá trình thôn tính Việt Nam.
Bắt đầu bằng sự thôn tính bộ phận: thuê hàng loạt rừng đầu nguồn ở
những vị trí trọng yếu, nắm Tây Nguyên với cái cớ hợp pháp là khai thác
bô xít, đầu tư nhiều công trình, nhiều cơ sở kinh doanh ở Việt Nam mà
nhân công chủ yếu là người Trung Quốc. Thôn tính thị trường Việt Nam
bằng hàng hóa Trung Quốc, và chủ yếu là hàng hóa chất lượng kém để đầu
độc người Việt Nam, và với mục đích vô hiệu hóa nền sản xuất và kinh
doanh của Việt Nam. Trung Quốc hiểu rằng hàng hóa không chỉ là hàng hóa,
mà hàng hóa còn là văn hóa. Người Việt Nam
hàng ngày dùng đồ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng một cách từ từ nhưng sâu
đậm bởi văn hóa Trung Quốc. Trung Quốc thôn tính truyền hình Việt Nam bằng vô số phim Trung Quốc, và đã thành công kinh khủng khi khiến cho thanh niên Việt Nam thuộc sử Trung Quốc hơn là sử Việt Nam. Đây quả là một tính toán mang tầm chiến lược và rất đáng nể phục: khi Trung Quốc thôn tính xong Việt Nam thì người Việt Nam không bị xa lạ với văn hóa Trung Quốc, sẽ cảm thấy Trung Quốc gần gũi với họ, gần gũi từ trong tâm thức.
Câu hỏi mà người Việt Nam phải đặt ra là: “Tại sao Trung Quốc lại thành công được như vậy?”. Nếu mỗi người Việt Nam
đều đặt câu hỏi đó thì Trung Quốc có tài giỏi đến mấy cũng không thành
công được. Nhưng người Việt Nam đã bị tê liệt khả năng đặt câu hỏi, tê
liệt khả năng tìm hiểu và nhận thức.Vì người Việt Nam từ lâu đã bị cấm
đặt câu hỏi, bị cấm tìm hiểu và bị cấm nhận thức về những gì bị cho là
“nhạy cảm”, tự do ngôn luận và tự do báo chí bị bóp nghẹt. Vì người Việt
Nam bị trừng phạt khi dám thử tìm hiểu, thử nhận thức. Than ôi, có cái gì mà không nhạy cảm đây? Người Việt Nam chỉ biết than mà không dám hành động. Trung Quốc biết rõ như vậy. Cơ hội đang thuộc về Trung Quốc.
Trung
Quốc hiểu rằng, không có thời cơ nào tốt hơn hiện nay, khi chính quyền
và người dân Việt Nam sợ hãi lẫn nhau (chính quyền sợ nhân dân và nhân
dân sợ chính quyền), khi thông tin bị bưng bít, người dân thờ ơ với vận
mệnh đất nước, lãnh đạo bằng mọi giá bảo vệ quyền lợi cá nhân, tình
trạng chung là không chịu suy nghĩ, không chịu hành động, không chịu
thay đổi.
Trung Quốc hiểu rằng nhân dân Việt Nam
đang mất lòng tin vào chính phủ. Bởi những biểu hiện hèn nhược của
chính phủ và sự kém cỏi của chính phủ trong việc giải quyết tất cả mọi
vấn đề. Vì thế mà Trung Quốc dám vào tận lãnh hải Việt Nam để tuyên bố rằng người Việt Nam
xâm phạm chủ quyền của mình, dám hùng hồn tuyên bố điều dối trá đó trên
báo chí quốc tế. Trung Quốc tin rằng sẽ thực hiện được giấc mộng thôn
tính Việt Nam.
Nếu ngư dân Việt Nam bị bắn chết mà chưa bao giờ Trung Quốc bị trừng
phạt, nếu những người Việt Nam tiếp tục bị Trung Quốc giết chết mà chẳng
có ai dám làm gì Trung Quốc, thì tại sao Trung Quốc không lấn tới?
Nhưng có một điều mà Trung Quốc không hiểu, hay chưa hiểu: những người Việt Nam mà Trung Quốc tưởng là hèn hạ và chỉ biết sợ hãi ấy, những người đó sẽ cho Trung Quốc biết thế nào là người Việt Nam
thực sự. Vì đây cũng là thời cơ để người dân Việt Nam nhận thức, hiểu
rõ chính mình, hiểu rõ chính phủ của mình, hiểu rõ “ông bạn” láng giềng.
Thời cơ để người dân Việt Nam lấy lại sức mạnh của mình. Trung Quốc cứ thử xem, người Việt Nam sẽ chứng minh rằng mảnh đất này chính là linh hồn của họ. Lịch sử cho thấy, đôi khi có chuyện vua quan Việt Nam bán nước, nhưng nhân dân Việt Nam chưa bao giờ chịu mất nước.
N. V. L.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét