Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TÌM KIẾM THỜI CƠ TỐT NHẤT ĐỂ CẢI CÁCH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM    Tài liệu tham khảo đặc biệt    Chủ Nhật, ngày 31/7/2011

 Giang Tấn (Tuần san châu Á ngày 10/7)
TTXVN (Hồng Công 13/7)
Trước thềm Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập ĐCS Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phát biểu tại Luân Đôn:
Con đường căn bản đề nghị giải quyết vấn đề tham nhũng là kiên trì thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, nhưng theo tiết lộ của quan chức cao cấp ĐCS Trung Quốc, có thể 10 năm tới, vào Đại hội 20, ĐCS Trung Quốc mới có thể thúc đẩy cải cách chính trị một cách toàn diện, Đại hội 18 trước tiên sẽ đề ra cải cách thể chế xã hội, tăng cường quản lý xã hội. “Nhân dân Nhật báo” đã đăng bài “Lắng nghe âm thanh trầm mặc” của Vương Hộ Ninh, được 9 Uỷ viên thường vụ ký tên, nhấn mạnh “duy trì quyền lực chính là duy trì ổn định, duy trì quyền lực mới có thể duy trì ổn định”. Cuộc chiến tả – hữu mà hai giới chính trị – học thuật đang tái hiện sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Trung Quốc.

ĐCS Trung Quốc đã đi suốt chặng đường khói bụi lịch sử đẫm máu và thuốc súng của 90 năm sóng gió. Ngày đầu thành lập, ĐCS Trung Quốc chỉ có hơn 50 đảng viên, đến nay, Trung Quốc đã trở thành nên kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Tính đến cuối năm 2010, tổng số đảng viên đã lên tới 80.270.000. Một đảng cầm quyền lớn, sẽ đi theo con đường như thế nào trong tương lai? Có học giả cho rằng kể từ khi ĐCS Trung Quốc cầm quyền đến nay, về mặt tổng thể, nhà nước đã thôn tính xã hội, lãnh tụ lại thôn tính đảng cầm quyền. Cách nói này đã mô tả nguyên nhân vấn đề của ĐCS cầm quyền, mọi người kỳ vọng vào Đại hội 18 năm 2012 của ĐCS Trung Quốc, nhanh chóng thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, lấy cải cách đảng cầm quyền làm trọng điểm, nhưng những thông tin có được từ Trung Nam Hải cho thấy đối diện với nhóm mâu thuẫn mũi nhọn của xã hội, nếu thúc đẩy cải cách thì lo sợ sẽ thêm bạo động mất kiểm soát, trọng điểm giải quyết của Đại hội 18 là cải cách thể chế xã hội. Cải cách như thế nào, Trung Quốc vẫn đang có sự va chạm kịch liệt giữa những tư tưởng khác nhau, việc giao tranh tư tưởng này liên quan đến việc dân tộc Trung Hoa sẽ đi đâu về đâu.
Ngày 27/6, Thủ tướng Ôn Gia Bảo chính thức lên đường thăm châu Âu, có bài phát biểu trước Hội Hoàng gia Luân Đôn (Anh) về “Hướng đi của Trung Quốc trong tương lai”. Ông đã bày tỏ con đường phát triển của Trung Quốc trong tương lai, rằng “Trung Quốc tương lai sẽ là một đất nước thực hiện đầy đủ dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, dân chủ nhân dân là sinh mệnh của chủ nghĩa xã hội, không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội thực sự, dân chủ không thể tách khỏi tự do; tự do thực sự không thể tách khỏi sự đảm bảo về quyền lợi kinh tế và quyền lợi chính trị. Nói một cách thẳng thắn, xã hội Trung Quốc hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều tệ nạn như tham nhũng đồi bại, phân phối bất công và xâm hại lợi ích của quần chúng nhân dân, con đường cơ bản để giải quyết những vấn đề này là kiên quyết không thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp trị dân chủ chủ nghĩa xã hội”. Ôn Gia Bảo đề cập đến cải cách thể chế chính trị (khi) đang ở trên một nước khác, chẳng qua là một kiểu tuyên bố ngoại giao. Mọi người quan tâm đến bài phát biểu khi đi thăm nước ngoài của Ôn Gia Bảo có đề cập đến cải cách thể chế chính trị hay không, đã trở thành một tiêu điểm. Trong vòng 6 tháng cuối năm 2010, Ôn Gia Bảo đã 7 lần nói tới cải cách chính trị, đều trong các chuyến đi thăm nước ngoài, ở những nơi có thể tự do phát ngôn, không để lỡ thời cơ “đột phá” “khu cấm”, lặp đi lặp lại thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, sang năm 2011 cũng lại nhiều lần đề cập đến cải cách chính trị. Bài phát biểu tại Luân Đôn của Ôn Gia Bảo đã khiến người ta vô cùng kinh ngạc, nhiều hãng truyền thông nước ngoài đã ngay lập tức bình luận rằng đây là sự phản công về bài báo “Kỷ luật chính trị của Đảng là đường điện cao áp” của tác giả “Trung Kỳ Văn” đăng trên “Nhân dân nhật báo” ngày 25/5. Bài báo nói rằng không cho phép đảng viên, cán bộ nói lung tung, mỗi người mọt ý về vấn đề chính trị, bịa đặt thêu dệt truyền bá những tin đồn chính trị, bôi xấu hình ảnh của Đảng và Nhà nước. Dư luận ngoài Trung Quốc cho rằng đây là kiểu phê bình không chỉ đích danh Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người đang cổ vũ kêu gọi cải cách chính trị. Trước đó, nhà phê bình chính trị, cựu tổng biên tập “Nhân dân nhật báo” Chu Thuỵ Kim lại cho rằng kiểu đọc hiểu như vậy là sai tuyệt đối, lãnh đạo cao cấp ĐCS Trung Quốc không ai phản đối cải cách thể chế chính trị, chẳng qua là có các cách nhìn khác nhau về lộ trình cải cách, điều này rất bình thường.
Ông nói: “Uỷ ban kỷ luật trung ương đề ra đảng viên cần tôn trọng kỷ luật của Đảng, Đảng viên cần có sự ràng buộc cơ bản, đảng viên có những yêu cầu khác với quần chúng thông thường. Điều này không hề mâu thuẫn với xã hội mở cửa cũng như không mâu thuẫn với bài bình luận của Uỷ ban kỷ luật, là nhằm vào hai mặt cực tả và cực hữu, ngăn chặn sự phát triển của hai thế lực cực tả và cực hữu. Muốn quay trở về thời kỳ cách mạng văn hoá, không thể được; muốn tam quyền phân lực, thực hiện chế độ đa đảng, cũng không được. Những người thông thuộc với quy tắc trò chơi của lãnh đạo chóp bu ĐCS Trung Quốc đều hiểu rằng kể từ sau sự kiện 4/6/1989, hơn 20 năm qua, Trung Nam Hải luôn áp dụng bài học là, lãnh đạo cao cấp trung ương không thể phân tách, cho dù quan điểm có trái nhau, thậm chí là âm thầm tranh đấu nhưng bề ngoài bao giờ cũng hoà khí. Sự “hạ đài” của các Uỷ viên Bộ chính trị như Trần Hy Đồng, Trần Lương Vũ, bề ngoài đều không phải do nguyên nhân chính trị. Đây chính là chính trị cao cấp của Trung Nam Hải. Vì thế, nhà chức trách không thể cho phép miệng lưỡi của Trung ương – tờ “Nhân dân Nhật báo” – đăng bài đả kích Thủ tướng. Một ngày sau khi đăng bài của “Trung Ký Văn”, “Nhân dân nhật báo” lại đăng bài bình luận “Lắng nghe âm thanh trầm mặc”, đây là động tác kết thúc loạt bài bình luận “về thái độ đối với xã hội”. Báo này bắt đầu liên tục đăng 5 bài bình luận từ hạ tuần tháng 4. Tuần báo châu Á cho biết 5 bài này đều do Bí thư Ban Bí thư trung ương, Trưởng phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Vương Hộ Ninh chắp bút khởi thảo, được trình lên 9 uỷ viên thường trực Bộ Chính trị lần lượt ký tên, sau đó được đăng trên “Nhân dân nhật báo”. Bài “Lắng nghe chút âm thanh trầm mặc” nói rằng “duy trì quyền lực chính là duy trì ổn định, duy trì quyền lực mới có thể duy trì ổn định, lắng nghe tiếng nói của các giới xã hội sẽ có ích cho duy trì ổn định”. Tuyên truyền hướng đạo chính phủ bảo vệ quyền phát ngôn của nhóm người yếu thế. Đằng sau phần lớn những âm thanh trầm mặc đều có những thỉnh cầu chưa được đáp ứng, đều có những tình cảm bị áp chế, mong chờ giải quyết, những sự kiện xôn xao dư luận, đều là những âm thanh bắt đầu bị xem nhẹ. Kể từ hạ tuần tháng 4, tờ “Nhân dân nhật báo” đã liên tiếp đăng các bài “Bồi dưỡng tâm thái – bài toán cho những người cầm quyền”; “Dùng tấm lòng bao dung để đối đãi những ‘tư duy dị chất’ trong xã hội”; “Dùng công bằng chính nghĩa để giải toả ‘tâm thái suy thế’”; “Theo đuổi lý tính nên khởi bước từ đâu?”. Chủ đề của các bài viết là thảo luận làm thế nào để bồi dưỡng tâm thái xã hội tốt và bình luận nhằm vào các điểm nóng của xã hội, các vấn đề nhạy cảm. Về việc này, Chu Thuỵ Kim, hiện là giáo viên hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sỹ của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nói: “Tờ Nhân dân nhật báo” có một tuyến đường chính, thúc đẩy cải cách mở cửa hiện nay, xét từ góc độ rộng, bao gồm lắng nghe âm thanh trầm mặc, bao dung tư duy dị chất, cả quyền lợi công dân… đều đưa kêu gọi dư luận; bài viết cũng đề ra cải cách thể chế chính trị trong bài viết khá mơ hồ, khá bảo thủ nhưng tuyệt đối không phản đối thúc đẩy cải cách chính trị, vấn đề chỉ là các biểu đạt khác nhau về sự lựa chọn đường đi và cách thức thúc đẩy cải cách chính trị; cũng có quan điểm khác về thâm nhập vào chỗ nào, khởi động vào lúc nào. Chu Thuỵ Kim nói, “hiện nay, nếu như nỗ lực thúc đẩy bầu cử dân chủ, chắc chắn những người theo chủ nghĩa dân tuý ‘thù giàu thù quan’ sẽ được bầu chọn, đó là vì điều kiện hiện nay chưa chín muồi, hoàn cảnh xã hội, điều kiện xã hội vẫn chưa đủ cho giai đonạ này. Sau khi thực hiện cải cách thể chế xã hội, giải quyết vấn đề dân sinh, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, trừng phạt tham nhũng đồi bại thu được kết quả, trên cơ sở đó thúc đẩy cải cách lấy cải cách thể chế chính trị làm gốc, cải cách đảng cầm quyền, hạt nhân là cách thức cầm quyền của đảng cầm quyền, thay đổi phương thức lãnh đạo, xử lý tốt mối quan hệ giữa đảng cầm quyền và Quốc hội, quan hệ với ngành tư pháp, quan hệ với chính phủ, đẩy mới là đường đi đúng đắn, là thể hiện sự trưởng thành của đảng cầm quyền. Những mâu thuẫn trong lòng xã hội Trung Quốc hiện tại là rất gay gắt, Trung ương không dám nhấn mạnh cải cách thể chế chính trị vì lo sợ thể chế mà loạn thì tình hình ngày càng xấu đi, càng khó kiểm soát”.
Trọng điểm là giải quyết cải cách thể chế xã hội
Theo Chu Thuỵ Kim phân tích, trọng điểm của Đại hội 18 là giải quyết cải cách thể chế xã hội, kể từ Đại hội 20 trọng điểm mới là cải cách thể chế chính trị, đến khi kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước thì cải cách thể chế chính trị sẽ cơ bản hoàn thành. Đến lúc đó, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Chu Thuỵ Kim đề ra một quan điểm, về tổng thể, cải cách toàn diện mà Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt là (cải cách) “tứ vị nhất thể” lấy cải cách thể chế chính trị làm trung tâm, tức cải cách bốn thể chế kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, căn cứ vào thực tiễn, cuộc cải cách “tứ vị nhất thể” này sẽ chia làm ba bước. Bước đầu tiên, lấy cải cách thể chế kinh tế làm chính, thúc đẩy cải cách chính trị và văn hoá; bước thứ hai, cải cách thể chế xã hội thúc đẩy cải cách tứ vị nhất thể; bước thứ ba, hoà trộn giữa cải cách thể chế chính trị, cải cách thể chế văn hoá cải cách trong ba bước này. Ông nói: Chúng ta đã dành 24 năm lấy cải cách thể chế kinh tế làm trọng tâm. “Quyết định hoàn thiện hơn nữa hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” được thông qua năm 2004 rõ ràng cho thấy các khung kinh tế thị trường đã được xây dựng đúng cách, sau đó là hoàn thiện hơn nữa, quyết định này đã đề ra (khái niệm) phát triển khoa học, lấy dân làm gốc, phối hợp toàn diện, phát triển bền vững, xây dựng xã hội hài hoà, đánh dấu sự  chuyển hướng quan trọng sang giai đoạn trọng điểm cải cách thể chế xã hội, Đại hội 17 đã đề ra việc xây dựng xã hội, giải quyết các vấn đề dân sinh làm trọng điểm, tiếp đó lại đề ra chính xác cải cách thể chế xã hội. Từ năm 2004 đến nay, giai đoạn này cũng cần khoảng 20 năm. Xét từ “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” của năm nay, dùng thời gian của 2 lần “Kế hoạch 5 năm” -  tức khoảng 10 năm, đến khi kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCS Trung Quốc thì sẽ cơ bản hoàn thành cải cách thể chế xã hội, sau đó sẽ bắt đầu thúc dẩy cải cách thể chế chính trị, đó sẽ là việc của Đại hội 20.
Mùa xuân năm 2011, ĐCS Trung Quốc đã đề ra sáng tạo quản lý xã hội làm bước đột phá, hình thức các mô hình mới quản lý xã hội, kịp thời giản quyết xung đột xã hội. Ngày 30/5, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, tăng cường nghiên cứu và sáng tạo trong quản lý xã hội, hội nghị đề xuất “kích thích tối đa sức sống xã hội, gia tăng tối đa các nhân tố hài hoà”. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bước vào thời kỳ mâu thuẫn xã hội nổi lên, các sự kiện mang tính tập thể, sự kiện người dân sử dụng bạo lực đối với nhà cầm quyền liên tục nổ ra đã gia tăng thêm áp lực ngày càng lớn cho chính quyền trong việc duy trì bảo đảm ổn định xã hội, các cấp chính quyền đang suy nghĩ, làm thế nào mới có thể đổi  mới phương thức quản lý, duy trì ổn định xã hội một cách có hiệu quả. Là đảng cầm quyền, ĐCS Trung Quốc hiện nay phải đối mặt với các vấn đề nổi bật là làm thế nào để phối hợp hài hoà giữa duy trì quyền lực của dân chúng và sự ổn định của chính phủ. Giáo sư Đại học Bắc Kinh Hoàng Tông Lương cho rằng duy trì ổn định và duy trì quyền lực, bề ngoài có vẻ đối lập nhưng nếu chính phủ duy trì ổn định có thể giải quyết, bảo vệ về căn bản những lợi ích cơ bản của dân chúng, duy trì quyền lợi quần chúng cũng có thể làm đồng thời với duy trì ổn định đại cục. Những sự kiện đông người đa phần được gây ra bởi những việc làm tổn thương lợi ích thiết thân của người dân. Giải quyết sự kiện đông người là vấn đề mũi nhọn trong việc duy trì sự ổn định, ĐCS Trung Quốc hiện đang mở các lớp bồi dưỡng bí thư huyện uỷ, cục trưởng công an chính là dạy cán bộ cơ sở cần phải xử lý một cách ổn thoả, chính xác những mâu thuẫn trong nội bộ dân chúng. Được biết, Uỷ ban kỷ luật, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành “ý kiến về việc tiến hành công tác thí điểm vận hành minh bạch công khai quyền lực của huyện uỷ”, yêu cầu hạn chế, cắt bớt quyền hành của bí thư huyện uỷ. Nhà bình luận cấp cao Bắc Kinh, Liêu Bảo Bình, cho rằng công tác duy trì ổn định xã hội của chính phủ là một việc làm nặng nề, lâu dài, không chỉ sáng tạo phương thức quản lý là có thể giải quyết được, nguyên nhân gốc rễ gây hại cho xã hội vẫn còn nằm ở chỗ những vấn đề thiết thân của người dân lâu nay chưa được giải quyết, nỗi oán hận xã hội tích tụ từ lâu vẫn chưa được giải phóng. Tại sao chưa ra khỏi cái vòng “duy trì nhưng vẫn bất ổn”, nguyên nhân gốc rễ nằm ở chỗ không giải quyết mâu thuẫn thực sự, hành vi làm tổn hại lợi ích quyền lợi của của người dân vẫn chưa được kịp thời ngăn chặn và sửa chữa. Duy trì ổn định xã hội, xây dựng một xã hội hài hoà, lối thoát căn bản không chỉ nằm ở việc không ngừng sáng tạo phương thức quản lý mà nằm ở chỗ đáp ứng nhu cầu quyền lợi của người dân. Hiện nay, có rất nhiều các sự kiện mang tính tập thể đòi duy trì quyền lợi xã hội, đại bộ phận đều liên quan đến bí thư huyện uỷ và cục trưởng cảnh sát ở những vùng đất vô luật vô phép. Nhà chức trách cho rằng bí thư huyện uỷ ĐCS Trung Quốc “quyền lực lớn, trách nhiệm rất lớn, ảnh hưởng lớn, cần thực hiện quản lý trọng điểm”. Hai năm trước, Uỷ ban kiểm tra kỷ luật, Ban Tổ chức Trung ương đã tiến hành triển khai thí điểm hạn chế quyền lực của huyện uỷ tại khu Vũ Hầu (thành phố Thành Đô), huyện Tuỳ Ninh (tỉnh Giang Tô), huyện Thành An (tỉnh Hà Bắc), trải qua một năm rưỡi thực hiện và “Ý kiến về việc triển khai công tác thí điểm vận hành minh bạch công khai quyền lực của huyện uỷ” đã bao hàm tổng kết kinh nghiệm công tác thí điểm tại ba địa phương trên. Được bết, ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu tập trung bồi dưỡng hơn 2.000 bí thư huyện uỷ trên toàn quốc, hơn 3.000 cảnh sát trưởng cấp huyện đã chia làm 7 lượt đến Bắc Kinh tập trung huấn luyện. Bộ trưởng Bộ Công an Mạnh Kiến Trụ nói đây là lần tập huấn đầu tiên trong lịch sử của công an Trung Quốc.
Cuộc tranh luận về “hát ca khúc đỏ” và Mao Trạch Đông
Hiện nay, chính trường Trung Quốc đang có hai cuộc tranh luận lớn: nên nhìn nhận việc hát ca khúc cách mạng như thế nào, nên đánh giá Mao Trạch Đông như thế nào? Cuộc tranh luận này nổ ra cách Đại hội 18 hơn 1 năm, chính trị ồn ào, hai lực lượng, hai giọng nói vẫn đang đối nghịch. Bí thư Thành uỷ Trung Khánh Bạc Hy Lai đã đề xướng “hát ca khúc đỏ”, tức là lấy việc hát các ca khúc cách mạng làm chính để truyền bá nền văn hoá cách mạng ra cả nước. Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã phát sóng tiết mục “chín mươi năm ca khúc cách mạng” trong khung giờ vàng. Ba mươi sáu ca khúc “hát về Trung Quốc” trải qua hơn một năm thu thập, bình chọn, sản xuất (thu âm) cũng đã bắt đầu được các đài truyền hình và đài phát thanh toàn quốc phát đi từ tháng 5/2011. Hầu hết các tác phẩm được chọn đều lấy giai điệu trữ tình, ca ngợi cái đẹp là tiền đề, chẳng hạn như “Tổ quốc tôi”, “Hãy để chúng tôi khua mái chèo”, “Đỏ Mai Tán” “Thêu Cờ Đỏ”… Gần năm mươi ca sỹ nổi tiếng đã bước lên sân khấu tại sân vận động quốc gia “Tổ chim” ở Bắc Kinh cùng hát những bầíht này với hơn một vạn người. Đây được gọi là “Con đường trường chinh mới – tụ hội các các khúc đỏ tại Tổ chim 2011” được tổ chức vào ngày 20/6, đã trở thành điểm sáng trong việc “hát ca khúc đỏ” trên toàn quốc.
Bắt đầu từ tháng 6/2008, Trùng Khánh đã triển khai hoạt động “ca hát tuyên truyền”, tính đến nay đã thực hiện được 181.000 lần hát, tuyên truyền ca khúc đỏ, số lượng người dân tham gia đã vượt hơn 110 triệu lượt người, tổ chức thành công “Nhạc hội ca khúc đỏ Trung Hoa”, tạo ra ảnh hưởng lớn trên toàn quốc. Văn hoá đỏ đã phục hưng ở một số địa phương được gần hai năm, gần đây nhất đã được lưu hành rộng rãi, liên tục và trên một phạm vi lớn, ngay cả những tù nhân cũng buộc phải hát những bài hát cách mạng. Ngày 11/5, Bí thư Uỷ ban chính pháp thành phố Trùng Khánh Lưu Thạch Lỗi đã đến trại giam khu Long Phá khảo sát, trại giáo dưỡng nữ phạm nhân số 2 tỉnh Trùng Khánh, nhà tù Du Đô để nghiên cứu về công tác xâm nhập văn hoá đỏ vào nhà tù. Ông cho biết việc bắt các tù nhân học tập văn hoá đỏ được coi là một căn cứ quan trọng để được xét giảm án. Thú vị ở chỗ, Đài truyền hình Trùng Khánh sau khi chuyển thành “kênh đỏ” thì số lượng người xem giảm sút nghiêm trọng. Theo thống kê về tỷ lệ xem truyền hình của 27 thành phố trên toàn Trung Quốc, Đài truyền hình Trùng Khánh – “kênh đỏ” hàng đầu ở cấp tỉnh – đứng ở vị trí thứ 34; đứng thứ 22 về truyền hình vệ tinh cấp tỉnh, giảm sút nặng nề so với trước khi sửa đổi. Hiện nay, áp lực nội bộ tại tập đoàn phát thanh truyền hình Trùng Khánh hết sức nặng nề: sa thải nhân viên, cắt giảm chi tiêu, trong đó đơn vị chịu tác động đầu tiên là trung tâm quảng cáo truyền hình, đã cắt giảm 20% nhân viên, lương của tập thể tập đoàn cũng giảm sút, tuyến biên tập viên đã cắt giảm 15%. Cao trào của “hát ca khúc đỏ” Trùng Khánh là lần lên Bắc Kinh biểu diễn “cac khúc đỏ” Trùng Khánh vào tháng 6, quy mô lớn chưa từng có, thể hiện sự coi trọng của Trùng Khánh về Hội diễn văn nghệ kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, Trùng Khánh hy vọng nhân cơ hội này để toả sáng ở Bắc Kinh, để nhiều người có thể thực sự được thưởng thức “ca khúc đỏ” của Trùng Khánh. Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh uỷ Trùng Khánh Bạc Hy Lai đích thân điều hành buổi hợp xướng đầu tiên tại Bắc KInh vào ngày 11/6 của “Đoàn hồng ca nghìn người” do 14 đoàn ca nhạc Trùng Khánh hợp thành. Đoàn biểu diễn Trùng Khánh đến Bắc Kinh, bốn ngày diễn tám buổi. Đoàn diễn xuất “ca hát tuyên truyền” Trùng Khánh đã biểu diễn tại Cung văn hoá dân tộc (Bắc Kinh), Nhà hát Lớn, Bộ đội pháo binh hai Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Nhà hát kịch Triều Dương Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại Lễ đường nhân dân, Lễ đường Trường Đảng Trung ương, biểu diễn bằng 4 hình thức hát, đọc kinh điển, kể truyện và nói châm ngôn có các tiết mục “Ca ngợi tổ quốc”, “Câu chuyện mùa xuân”, “Bước vào thời đại mới”, “Thanh niên Trung Quốc nói” và diễn giải những câu nói kinh điển của Khổng Tử, Mạnh Tử, Bao Chửng, Lương Khởi Siêu, Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, Lôi Phong. Lần này, Bạc Hy Lai đã đích thân đề ra phương án hoạt động và tiết mục cho mỗi lần biểu diễn và dẫn đoàn biểu diễn trong đêm khai mạc. Theo tiết lộ của một quan chức Trùng Khánh, Bạc Hy Lai vốn cho rằng chỉ cần 9 uỷ viên thường trực Bộ Chính trị có mặt tại Bắc Kinh thì đều sẽ đến dự buổi trình diễn. Nhưng không ngờ, trước ngày biểu diễn 10/6, chỉ có Uỷ viên thường trực Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Chính hiệp toàn quốc Giả Khánh Lâm tiếp đoàn đại biểu Đội hát ca khúc đỏ Trùng Khánh; khi biểu diễn tại Cung văn hoá dân tộc (Bắc Kinh) thì Phó chủ tịch uỷ ban chính hiệp toàn quốc, chủ tịch liên hiệp văn hoá Trung Quốc Tôn Gia Chính đã đến xem trước. Đội hát ca khúc đỏ của thành phố Trùng Khánh đến Hội diễn ở Bắc Kinh bị tiếp đón lạnh nhạt, ở nhiều nơi Bạc Hy Lai xuất hiện đều chỉ có mình ông ta độc diễn, các quan chức Bắc Kinh giống như con cá chép sông, nhưng lại không tâng bốc quan chức cao cấp. Đối với kiểu biểu diễn mang nặng màu sắc hành chính này mà nói, rõ ràng là có chút xấu hổ. Phong trào “hát ca khúc đỏ” bắt nguồn ở Trùng Khánh, cho đến trước ngày 1/7 thì càng được hát vang ở mọi tiểu khu thành phố. Sau khi ĐCS cầm quyền, đã có 3 cao trào hát ca khúc cách mạng. Lần thứ nhất là thời kỳ đại nhảy vọt những năm 50 thế kỷ 20, cho đến giờ vẫn còn lưu lại một bộ phận “ca dao hồng kỳ”, “đội hoa phải đội hoa đỏ, nghe lời phải nghe lời Đảng” cũng ra đời trong thời gian này; lần thứ hai là thời kỳ đại cách mạng văn hoá thập niên 1960, 1970, từ những băng ghi lại lời của Mao Trạch Đông đến thơ ca Tiểu Cận Trang, nông dân không đi làm mà hàng ngày ngồi viết thơ. Lần thứ ba chính là hiện nay, lại một lần nữa “ca khúc đỏ” vang lên sau thời kỳ Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hoá. Bình luận về điều này, nhà bình luận Bắc Kinh Tào Cảnh Hành cho rằng ca hát là sở thích cá nhân, từ nhiều buổi hoà nhạc có thể thấy nhân dân yêu thích ca hát nhưng không phải là hát một loại nhạc, lại còn làm thành cao trào. Sau cao trào lần thứ nhất đã chết đói mất 30 triệu người; đến cao trào lần thứ hai lại đấu tố chết hơn mấy triệu người; lần hát xướng này, chỉ riêng việc phá bỏ di dời cũng đã chết không ít. Nhà sử học Trịnh Ánh Hồng bình luận rằng Trung Quốc thực không ổn định, Trung Quốc thực sự cần sự ổn định, vì thế duy trì ổn định là không sai, nhưng Trung Quốc không ổn định đầu tiên là do nội bộ ĐCS Trung Quốc không ổn định, phong trào hát ca khúc cách mạng chính là biểu hiện cho sự không ổn định của nội bộ và khát vọng về sự ổn định. Việc hát ca khúc cách mạng ở Trùng Khánh đã gây nên trận chiến tranh luận giữa các giới tư tưởng trên chính trường Trùng Khánh, hai trào lưu tư tưởng tả – hữu. Bạc Hy Lai cho rằng “Trùng Khánh hát ca khúc đỏ không phải là phong trào cực tả, chỉ là sự truyền thu tinh thần vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, là thái độ trách nhiệm với cả một thế hệ thanh niên”. Nhưng phong trào “hát ca khúc đỏ” của Trùng Khánh đã khiến quê hương của các trang web cánh tả là Bắc Kinh phấn chấn, họ đã nhân đó vẫy cờ hô hào, hàng trăm thành viên của nhóm đã “hành hương” đến thăm quê hương của Trùng Khánh. Ngày 24/3, nhóm này đã tổ chức buổi toạ đàm chuyên đề về “Ý nghĩa hiện thực của tư tưởng Mao Trạch Đông trong xây dựng Đảng” tại Trùng Khánh, do thành viên chủ chốt của nhóm, giáo viên Trương Hùng Lương trường Đại học dân tộc Trung ương thuyết giảng. Sau việc nỳa, bài giản của ông được cư dân mạng – thành viên của nhóm cổ suý rằng “từng câu từng câu là sự thực, có giáo sư Trương, Trung Quốc không thể chết. Đảng cộng sản không thể chết”; “hiện vẫn chưa phát hiện được nhà lý luận nào có trình độ cao hơn Trương Hùng Lương”; “phải giương cao ngọn cờ cách mạng Mao Trạch Đông”, phát động quần chúng nhân dân quyết đấu một phen với phái tư bản. Ngày 28/4, Trương Hùng Lương đã phát biểu trên mạng: phong vân đột biến – Trung Quốc đột nhiên một lần nữa lại phất lên ngọn cờ chính trị Mao Trạch Đông và “cách mạng văn hoá yêu ma”, ông cho rằng “một trận đại sát giới chính trị sắp bắt đầu”. Ngôi sao mới nhất của phái tả là Phó chủ tịch Hội chính hiệp toàn quốc khoá 11, Viện trưởng kiêm Bí thư tổ Đảng Viện khoa học xã hội Trung Quốc Trần Khuê Nguyên. Trong một bài phát biểu tại hội nghị công tác về nghiên cứu lý luận và xây dựng khoa học lý luận chủ nghĩa Mác của Viện khoa học xã hội Trung Quốc có tiêu đề “Tin tưởng vào chủ nghĩa Mác, kiên quyết là người theo chủ nghĩa Mác”, ông đã chỉ ra: “Hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc và chủ nghĩa Mác là cùng một huyết mạch, là xây dựng trên cơ sở tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông nhưng không phải là sửa đổi lề lối, xây dựng khởi đầu mới; “bao dung” không thể được biến thành “thay thế”, nếu chủ nghĩa Mác bị mất ruột, ngầm thay bằng hệ tư tưởng của giai cấp tư sản như “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, “chủ nghĩa tự do mới” thì tính chất của Đảng và Nhà nước Trung Quốc sẽ thay đổi, vì thế, cho dù thế nào “bao dung” cũng không trở thành thay thế, không thể vô thức đánh mất đi linh hồn của mình”. Rõ ràng, bài giảng này cũng giống như những lời nói của ông ta trong hai năm gần đây, như là “Tuyệt đối không cho phép giương ngọn cờ cải cách mở cửa để soán đảng đoạt quyền”, “kiên quyết phản đối giá trị phổ quát”, đều nhằm vào một hiện tượng nào đó của xã hội, khá mang tính cụ thể, ông đại diện cho một lực lượng mạnh mẽ.
Cuộc chiến giữa phái tả và phái tự do
Hạnh Tử Lăng, đã từng là Chủ nhiệm phòng biên tập “Trung Quốc đương đại” của Đại học Quốc phòng, với tác phẩm “Sự rơi xuống của mặt trời hồng”, viết rằng: Mao Trạch Đông vốn là một vị thần, hiện ngày càng có nhiều tài liệu tiết lộ ra, khiến Mao đang từ từ trở thành một con người, một con người có máu có thịt nhưng cho đến nay, vẫn có một số người coi ông ta là thần thánh, nói ông ta cũng có sai lầm, nhất nhất không thể dung thứ, chuyện lớn ông ta làm được là đại cách mạng văn hoá. Cách ông ta theo đuổi quyền lực là đấu tranh giai cấp, Mao Trạch Đông tạo đấu tranh giai cấp, làm chết vô số người. Dục vọng về quyền lực đã huỷ hoại Mao Trạch Đông, khiến ông ta hoàn toàn mất đi tư duy thông thường, coi chuyện đất nước là chuyện của riêng nhà mình, đến khi chết, ông ta cũng không chút hối hận hay tự trách. Toà án tối cao đã xét xử bè lũ bốn tên nhưng cái đầu trên hết của bè lúc bốn tên, toàn bộ gốc rễ hại nước hại dân thì vẫn đang được treo trên tường Thiên An Môn, được in trên tờ tiền mọi người tiêu hàng ngày, vở hài kịch này của Trung Quốc hiện giờ vẫn chưa thực sự hạ màn. Nhưng Mao Trạch Đông là người không phải là thần, cuối cùng ông ta vẫn phải thực sự đi về “thần đài”, chịu sự xét công chính khi bỏ đi quần áo giống thần thánh bên ngoài, khi xoá đi mọi sự mê tín. Tháng 5, “Đoàn công tố thành phố Bắc Kinh” bao gồm cố vấn trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc Vụ viện Mã Tân, Giáo sư Đại học Bắc Kinh Khổng Khánh Đông… đưa ra toàn quốc “công thẩm” Mao Vu Thức, Hạnh Tử Lăng, coi hai người này là “giặc bán nước”, “Hán gian” và trên toàn quốc, trong 20 ngày đã có 60 nghìn người ký tên, trong đó có nguyên tỉnh trưởng tỉnh Thanh Hải Hoàng Tĩnh Ba, nguyên Bộ trưởng Bộ Hoá công nghiệp Tần Trọng Đạt, nguyên Cục trưởng Cục thống kê quốc gia Lý Thành Thuỵ… Trung tuần tháng 6, đoàn công tố sẽ đệ trình thư công tố và danh sách liên danh lên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, đoàn công tố các địa phương cũng sẽ nộp lên Đại hội đại biểu nhân dân nơi đó. Thư công tố viết: “hai người đó bịa đặt sự thật, dùng những lời lẽ cay độc để công kích, huỷ hoại lãnh tụ ĐCS Trung Quốc và đất nước Trung Quốc, thay đổi, bịa đặt, bôi xấu lịch sử ĐCS Trung Quốc, gây nên sự khiển trách và phẫn nộ mạnh mẽ trong xã hội. Phản ứng đã cho thấy Mao Vu Thức, Hạnh Tử Lăng rắp tâm gây tranh chấp, tạo biến động. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập ĐCS Trung Quốc, trước khi khai mạc Đại hội 18, xuất hiện hiện tượng phủ định lịch sử Đảng, lãnh tụ Đảng, phủ định hạt nhân lãnh đạo đời thứ nhất của nước cộng hoà nhân dân – quyết không phải là ngẫu nhiên, nó cũng giống như cái gọi là “cách mạng hoa nhài” chống lại Đảng, chống chủ nghĩa xã hội, cùng thế lực chủ nghĩa đế quốc Mỹ muốn “dẫn bạo loạn Trung Đông hướng sang Trung Quốc”, mục đích là trong ngoài phối hợp nhằm lật đổ vai trò lãnh đạo chính trị của ĐCS Trung Quốc, tạo dư luận lật đổ nước CHND Trung Hoa, là đang gây nên bạo loạn xã hội”.
Chính trường sẽ bước vào thời kỳ “nhiều chuyện”?
Trước mắt, giới quan chức và giới học thuật đang tái hiện cuộc chiến tả – hữu, nhà bình luận chính trị Bắc Kinh Mã Lập Thành cho rằng cuộc chiến hình thái ý thức giữa hai phái tả – hữu của Trung Quốc trước kia vài năm luôn ở trong “bóng tối” chứ không công khai hoá và kịch liệt như hiện nay. Cuộc đấu tranh chiến tuyến rõ ràng này khiến người ta có cảm giác mây mưa sắp kéo tới, chính trường sẽ bước vào thời kỳ “nhiều chuyện”. Nhìn từ lịch sử, mỗi khi lĩnh vực hình thái ý thức của Trung Quốc nảy sinh đấu tranh công khai và kéo lên đến tận tầng lớp cầm quyền cấp cao thì khó lòng tránh khỏi sóng gió chính trị. Công cuộc cải cách của Trung Quốc vẫn đang trên đường, việc cải cách thể chế chính trị có tiến có lùi (xét theo ván cờ “hai công khai” – “dự đoán chính phủ và công khai tài sản của quan chức” khá kịch liệt trong mấy năm gần đây), các giới thiên về nói nhiều. Mấy ngày trước, Mã Lập Thành ở Chiết Giang nghe thấy doanh nghiệp than rằng các quan hiện nay chú trọng chữ “ổn”, không làm gì, cải cách đình trệ, đã ảnh hưởng đến yếu tố lưu thông. Giá đất cát, nguồn tài chính và sức lao động đều không thể lưu động bình thường, dẫn đến doanh nghiệp “trống rỗng hoá”, công nhân “giống cát trôi”. Có doanh nghiệp thậm chí còn than rằng thời kỳ Hồ Diệu Bang có một câu rằng “có thể phạm lỗi nhưng không thể không cải cách”, nhưng hiện nay, câu cửa miệng của quan chức là “có thể không cải cách nhưng không được phạm lỗi”. Liên quan tới vận mệnh cải cách luôn là tiêu điểm tranh cãi trong mấy năm gần đây. Cải cách là sinh mạng của Trung Quốc, cải cách chết rồi thì Trung Quốc còn sinh mạng không? Vì vậy, mọi người hoài niệm tinh thần cải cách của Hồ Diệu Bang, Hồ Diệu Bang đã từng ví sự nghiệp cải cách là xây dựng như lên núi Thái Sơn. Ông nói, so với lên núi Thái Sơn thì đến được Trung An Môn, phía trước vẫn còn 38 phiến, cần phải trèo qua đoạn đường này mới có thể đến được Nam Thiên Môn, rồi lại tiếp tục thẳng tiến đến điện Ngọc Hoàng. Mã Lập Thành nói xét tình hình hiện nay thì nhiều nhất chỉ đến được Trung An Môn, vừa không thể để cảnh sắc bên đường mê hoặc, không muốn tiến tiếp, cũng không thể để nỗi sợ hãi mười tám đỉnh kia khiến không dám đi. Cho tới hôm nay, chỉ có quyết tâm thúc đẩy cải cách không ngừng đột phá mới có thể giải quyết được mâu thuẫn xã hội ngày càng kịch liệt, tăng thêm sự đồng cảm giữa các tầng lớp nhân dân mới có thể tích tụ được dung nham, khai thông dòng chảu, từng bước hoà bình hoàn thiện chuyển đổi hình thức. Mượn câu nói của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ làm câu kết “Muốn giải quyết ưu phiền chỉ có cải cách!”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét