Phạm vi triển khai tác chiến của các căn cứ đóng vai trò quan trọng
trong thế trận hải quân dày đặc ở châu Á - Thái Bình Dương.
Dù khả năng tác chiến của các căn cứ đang được nâng lên nhưng
hải quân Trung Quốc phải bao quát một khu vực rất rộng, chạy dọc theo bờ
Thái Bình Dương của nước này.
Trong khi đó, dù hoạt động trên khắp Thái Bình Dương nhưng năng lực của các căn cứ hải quân Mỹ vẫn rất mạnh mẽ, nổi trội vì có thể nhanh chóng kết hợp tác chiến toàn diện và có nhiều khí tài hiện đại. Các căn cứ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cũng rất đáng gờm nhờ kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong khu vực và nhiều tàu chiến hùng mạnh. Về phía các lực lượng hải quân của các nước ASEAN, khu vực đảm trách được chia nhỏ, khí tài phù hợp với đặc trưng riêng của từng quốc gia là những ưu thế đáng kể.
Trung Quốc
Ba hạm đội hải quân Trung Quốc là Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải có khoảng 15 căn cứ hải quân, theo các website chuyên về an ninh quốc phòng Global Security và Sinodefence. Hạm đội Bắc Hải có 3 căn cứ với 8 tàu khu trục lớn, 4 tàu khu trục nhỏ, 5 tàu ngầm hạt nhân và khoảng 15 - 20 tàu ngầm dùng động cơ điện kết hợp diesel, chủ yếu hoạt động ở Bột Hải, Hoàng Hải và vùng biển tiếp giáp với Nga. Hạm đội Đông Hải có 7 căn cứ, 8 tàu khu trục lớn, 27 tàu khu trục nhỏ, 7 tàu ngầm động cơ điện kết hợp diesel và 7 tàu đổ bộ, đảm trách khu vực thuộc biển Hoa Đông.
Nam Hải đang là hạm đội thu hút nhiều sự chú ý bởi đảm trách khu vực thuộc biển Đông. Hạm đội này có từ 5-7 căn cứ hải quân, 5 căn cứ không quân và căn cứ chính đặt tại Quảng Châu. Hạm đội Nam Hải sở hữu 11 tàu khu trục lớn, 18 tàu khu trục nhỏ, 8 tàu ngầm động cơ điện kết hợp diesel thuộc lớp Minh. Hạm đội này có một tàu đốc chuyển quân cỡ lớn, 11 tàu đổ bộ có tốc độ 14 hải lý/giờ với tầm hoạt động 3.000 hải lý, 4 tàu đổ bộ cỡ trung, 6 tàu vận chuyển lính và 1 tàu bệnh viện.
Theo tạp chí quân sự Jane's Intelligence Review, Trung Quốc đang có căn cứ tàu ngầm Hải Nam, nằm gần Tam Á trên đảo Hải Nam, là trung tâm điều hành các tàu ngầm tấn công của hạm đội Nam Hải. Jane's Intelligence Review nhận định căn cứ này quá gần với mạng lưới giao thông đường biển khu vực Đông Nam Á và do đó gây nên quan ngại vượt xa tầm khu vực. Báo Indian Express thì dẫn lời một số chuyên gia quân sự Ấn Độ cho biết căn cứ này sẽ cho phép Trung Quốc cắt đứt đường giao thông thương mại tại biển Đông và eo biển Malacca (Ấn Độ Dương) trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Mỹ
Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương có ba căn cứ chính trong khu vực phía tây Thái Bình Dương với khoảng 50 - 60 tàu chiến, 350 máy bay và đồn trú khoảng 60.000 nhân sự. Ưu điểm của Hạm đội 7 chính là khả năng tác chiến linh hoạt từ ba căn cứ ở Yokosuka, Sasebo ở Nhật Bản và Apra Harbor ở Guam. Chỉ riêng căn cứ Yokosuka đã là một tổ hợp chiến đấu hùng mạnh với 1 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương và 7 tàu khu trục.
Hỗ trợ cho lực lượng ở Yokosuka là lực lượng ở căn cứ Sasebo với nhiều tàu khu trục, tàu đổ bộ cỡ lớn có khả năng vận chuyển hàng ngàn lính cùng khoảng 35 máy bay trực thăng. Căn cứ Sasebo còn được xem là một căn cứ hậu cần với đội tàu vận tải hùng hậu. Còn căn cứ tại Guam là nơi đồn trú nhiều tàu ngầm đa nhiệm. Ngoài ra, các căn cứ không quân có khả năng bao phủ khắp vùng Đông Á và có thể can thiệp trực tiếp đến khu vực Đài Loan tạo nên một sức mạnh tác chiến lớn.
Vì thế, các căn cứ thuộc Hạm đội 7 có khả năng triển khai và tác chiến linh hoạt, kết hợp giữa lực lượng hải quân, không quân lẫn lính thủy đánh bộ để tham gia các cuộc chiến tranh toàn diện.
Nga
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong khu vực này có căn cứ chính đặt tại Vladivostok. Hạm đội này, lấy Vladivostok làm nền tảng, có một đội tàu chiến hùng hậu gồm các khu trục hạm, tuần dương hạm, tàu đổ bộ và tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn. Hầu hết, các tàu chiến lớn thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga đều có thể phóng tên lửa hạt nhân. Ngoài ra, Nga được cho là đang xây dựng một căn cứ trên 4 hòn đảo đang tranh chấp với Nhật Bản. Giới quan sát đánh giá động thái này không chỉ để đối phó Nhật và khẳng định chủ quyền mà đằng sau còn có một chủ ý sâu xa trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc, theo tờ Ukrainian Week.
Trong khi đó, dù hoạt động trên khắp Thái Bình Dương nhưng năng lực của các căn cứ hải quân Mỹ vẫn rất mạnh mẽ, nổi trội vì có thể nhanh chóng kết hợp tác chiến toàn diện và có nhiều khí tài hiện đại. Các căn cứ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cũng rất đáng gờm nhờ kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong khu vực và nhiều tàu chiến hùng mạnh. Về phía các lực lượng hải quân của các nước ASEAN, khu vực đảm trách được chia nhỏ, khí tài phù hợp với đặc trưng riêng của từng quốc gia là những ưu thế đáng kể.
Trung Quốc
Ba hạm đội hải quân Trung Quốc là Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải có khoảng 15 căn cứ hải quân, theo các website chuyên về an ninh quốc phòng Global Security và Sinodefence. Hạm đội Bắc Hải có 3 căn cứ với 8 tàu khu trục lớn, 4 tàu khu trục nhỏ, 5 tàu ngầm hạt nhân và khoảng 15 - 20 tàu ngầm dùng động cơ điện kết hợp diesel, chủ yếu hoạt động ở Bột Hải, Hoàng Hải và vùng biển tiếp giáp với Nga. Hạm đội Đông Hải có 7 căn cứ, 8 tàu khu trục lớn, 27 tàu khu trục nhỏ, 7 tàu ngầm động cơ điện kết hợp diesel và 7 tàu đổ bộ, đảm trách khu vực thuộc biển Hoa Đông.
Nam Hải đang là hạm đội thu hút nhiều sự chú ý bởi đảm trách khu vực thuộc biển Đông. Hạm đội này có từ 5-7 căn cứ hải quân, 5 căn cứ không quân và căn cứ chính đặt tại Quảng Châu. Hạm đội Nam Hải sở hữu 11 tàu khu trục lớn, 18 tàu khu trục nhỏ, 8 tàu ngầm động cơ điện kết hợp diesel thuộc lớp Minh. Hạm đội này có một tàu đốc chuyển quân cỡ lớn, 11 tàu đổ bộ có tốc độ 14 hải lý/giờ với tầm hoạt động 3.000 hải lý, 4 tàu đổ bộ cỡ trung, 6 tàu vận chuyển lính và 1 tàu bệnh viện.
Theo tạp chí quân sự Jane's Intelligence Review, Trung Quốc đang có căn cứ tàu ngầm Hải Nam, nằm gần Tam Á trên đảo Hải Nam, là trung tâm điều hành các tàu ngầm tấn công của hạm đội Nam Hải. Jane's Intelligence Review nhận định căn cứ này quá gần với mạng lưới giao thông đường biển khu vực Đông Nam Á và do đó gây nên quan ngại vượt xa tầm khu vực. Báo Indian Express thì dẫn lời một số chuyên gia quân sự Ấn Độ cho biết căn cứ này sẽ cho phép Trung Quốc cắt đứt đường giao thông thương mại tại biển Đông và eo biển Malacca (Ấn Độ Dương) trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Tàu chiến và máy bay thuộc Hạm đội 7 của Mỹ tập trận ngày 22.7 - Ảnh: C7f.navy.mil |
Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương có ba căn cứ chính trong khu vực phía tây Thái Bình Dương với khoảng 50 - 60 tàu chiến, 350 máy bay và đồn trú khoảng 60.000 nhân sự. Ưu điểm của Hạm đội 7 chính là khả năng tác chiến linh hoạt từ ba căn cứ ở Yokosuka, Sasebo ở Nhật Bản và Apra Harbor ở Guam. Chỉ riêng căn cứ Yokosuka đã là một tổ hợp chiến đấu hùng mạnh với 1 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương và 7 tàu khu trục.
Hỗ trợ cho lực lượng ở Yokosuka là lực lượng ở căn cứ Sasebo với nhiều tàu khu trục, tàu đổ bộ cỡ lớn có khả năng vận chuyển hàng ngàn lính cùng khoảng 35 máy bay trực thăng. Căn cứ Sasebo còn được xem là một căn cứ hậu cần với đội tàu vận tải hùng hậu. Còn căn cứ tại Guam là nơi đồn trú nhiều tàu ngầm đa nhiệm. Ngoài ra, các căn cứ không quân có khả năng bao phủ khắp vùng Đông Á và có thể can thiệp trực tiếp đến khu vực Đài Loan tạo nên một sức mạnh tác chiến lớn.
Vì thế, các căn cứ thuộc Hạm đội 7 có khả năng triển khai và tác chiến linh hoạt, kết hợp giữa lực lượng hải quân, không quân lẫn lính thủy đánh bộ để tham gia các cuộc chiến tranh toàn diện.
Nga
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong khu vực này có căn cứ chính đặt tại Vladivostok. Hạm đội này, lấy Vladivostok làm nền tảng, có một đội tàu chiến hùng hậu gồm các khu trục hạm, tuần dương hạm, tàu đổ bộ và tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn. Hầu hết, các tàu chiến lớn thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga đều có thể phóng tên lửa hạt nhân. Ngoài ra, Nga được cho là đang xây dựng một căn cứ trên 4 hòn đảo đang tranh chấp với Nhật Bản. Giới quan sát đánh giá động thái này không chỉ để đối phó Nhật và khẳng định chủ quyền mà đằng sau còn có một chủ ý sâu xa trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc, theo tờ Ukrainian Week.
Ngô Minh Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét