CẶP PHẠM TRÙ NHÂN - QUẢ TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
Bài đọc liên quan:
Cặp phạm trù hiện tượng - bản chất trong quản lý và điều hành
Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành
Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành
Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo
Cặp phạm trù hiện tượng - bản chất trong quản lý và điều hành
Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành
Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành
Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo
Thông tin truyền thông thời đại
mới được cho là quyền lực thứ tư sau tam đầu chế của một quốc gia: Lập
pháp - Hành pháp - Tư pháp và Thông tin truyền thông.
Tất cả các nước theo hình thái
chính trị đơn nguyên cực đoan luôn bị các chính khách thôn tính và nắm
quyền bốn quyền lực này. Không những thế mà hầu hết các ngành về tư
tưởng văn hóa các chính khách cũng độc quyền. Và độc quyền nắm giữ cả
những ngành nghề thuộc cơ sở hạ tầng quan trọng để giữ vững kiến trúc
thượng tầng cho quyền lợi của giai cấp cầm quyền là điều tất nhiên.
Từ việc trên, giai cấp cầm quyền
sẽ sử dụng thông tin truyền thông, giáo dục để với cái gọi là "giáo
dục" dân chúng mà họ vẫn thường bi bô rao giảng, trong khi đạo đức của
họ suy đồi nhất trong toàn bộ các giai cấp trong xã hội.
Câu chuyện "giáo dục" của họ
thực sự là dùng để định hướng văn hóa hành xử, đạo đức xã hội đi theo
hướng mà họ mong muốn. Một trong những mong muốn lớn nhất của họ là đưa
suy nghĩ người dân trở thành những bộ nhai lại, mà không có tư duy độc
lập ở mỗi hiện tượng và sự việc, hòng dễ dàng cai trị và sai khiến cộng
đồng.
Hậu quả của việc "giáo dục, định
hướng" này thì đưa đến những thế hệ thiếu tính sáng tạo, tư duy vô
thức. Và cuối cùng là một xã hội không phát triển vì chỉ còn những tư
duy tiêu cực, mà không còn tư duy tích cực để thúc đẩy xã hội đi lên.
Tất
cả những điều trên chúng ta ngày càng không còn thấy lạ, thấy sai trái,
mà đã trở thành một chuyện bình thường như bao điều khác. Vì đến hôm
nay, những câu chuyện chém giết, hiếp đã làm cho xã hội không còn lòng
trắc ẩn và bận tâm. Những câu chuyện tham nhũng trở thành điện cực trơ
đối với dân, và dân biết chẳng ai quan tâm để sữa nó. Những chuyện nhà
giáo đòi dâm nữ sinh, mà khi nữ sinh lên tiếng thì bị hăm dọa không cấp
bằng tốt nghiệp, etc...đã trở thành như chuyện mua bó rau, miếng cá, chứ
không là chuyện trách nhiệm của quốc gia đại sự của một quốc gia bình
thường.
Tất cả những vết nhơ văn hóa
sống trở thành một bức tranh của một chính quyền nhơ nhuốc vì quyền lợi
và danh dự của đảng cầm quyền.
Tất cả những bức tranh về sức
sống trí tuệ cầm quyền trở nên ù lỳ và lười suy nghĩ đã là một hậu quả
của một nền kinh tế trì trệ và một nền chính trị sai lầm, khó chữa như
hiện nay.
Nhưng trên tất cả những hậu quả
đó là người dân của một nước không được suy nghĩ, hành động của một con
người. Cơ sở hạ tầng của một nước trở thành nơi trục lợi của một nhà
nước tư bản thân hữu. Và kiến trúc thượng tầng là nơi để những con mọt
nước sâu dân tranh nhau giành giật. Cuối cùng là đất nước tan hoang cả
hồn lẫn xác.
Muốn cho đất nước trở lại cân
bằng không còn cách nào khác hơn là các chính khách phải trả lại những
gì tự nhiên nhất cho con người: tam quyền phân lập, tự do tư tưởng và
hành động ngay từ trong hiến pháp và pháp luật. Nếu không chuyện sụp đổ
là tất nhiên dễ thấy. Vì con người ta cũng như vạn vật ra đời là chỉ để
hưởng quả và gieo nhân. Quả thì đã có rồi chỉ việc gặt. Nhưng nhân thì
chúng ta có thể chủ động gieo trồng. Ngay bây giờ không chịu gieo nhân
tốt, thì quả xấu là cái sẽ tiêu diệt bất cứ thế lực cường quyền nào.
Trong kinh tế có bàn tay vô hình
điều khiển giá cả thị trường theo quy luật cung cầu đi ngược lại với
bàn tay hữu hình của các chính sách. Trong đời sống xã hội cũng có bàn
tay vô hình điều khiển và tác dụng ngược lại với bàn tay hữu hình của
chính trị. Đó là quy luật nhân quả. Trồng cỏ dại không thể có lúa để mà
ăn.
Asia Clinic, 11h21' ngày thứ Năm, 07/7/2011
Thứ hai, ngày 04 tháng bảy năm 2011
TƯƠNG LAI CỦA TRUNG HOA VỀ ĐÂU?
Không
biết các nhà lý luận đại tài của đảng cộng sản Việt Nam - những người
chuyên nghĩ ra trăm mưu nghìn kế để cai trị dân Việt đương đại - nghĩ gì
về thế giới trong gần 70 năm qua? Riêng tôi, tôi lại nhìn toàn cầu từ
ngày có hiệp định Bretton Woods chỉ là một ván bài. Trong đó chủ sòng bài là Hoa Kỳ, các nước còn lại là những con bạc khát nước.
Ngược dòng lịch sử, khi nước Mỹ
chiếm thị trường tiêu thụ toàn cầu hơn 50% và chỉ chưa đầy 200 triệu
dân, nhưng họ tiêu thụ hơn 60% sản phẩm toàn cầu. Họ đã buộc người Anh
phải chuyển quyền lãnh đạo tài chính toàn cầu bằng hiệp định Bretton
Woods vào năm 1944. Từ việc đồng bảng Anh và thị trường chứng khoán Luân
Đôn là trung tâm tài chính thế giới, sau hiệp địng Bretton Woods New
York và đồng đô la Mỹ trở thành ông chủ tài chính toàn cầu.
Từ đó đến nay với sự lãnh đạo
của một nền kinh tế thị trường tự do, cứ khoảng 7-10 năm thì tài chính
thế giới lại có một cơn khủng hoảng. Đó còn gọi là chu kỳ khủng hoảng
kinh tế do lòng tham của con người làm nên cung lớn hơn cầu. Nhưng tất
cả những đợt khủng hoảng chỉ là hiện tượng và hậu quả của một nguyên
nhân có tính bản chất, tất nhiên đằng sau là ông chủ Mỹ chia bài tốt xấu
cho từng con bạc khát nước nào mà ông muốn phân chia.
Sau chiến tranh thế giới thứ
hai, những hiệp ước và hội đồng bảo an Liện Hiệp Quốc ra đời. Một số
nước cựu thù trở thành đồng minh và ngược lại đối với Mỹ. Hai cựu thù
trong chiến tranh thế giới II ở châu Âu là Đức, và châu Á là Nhật đã
được người Mỹ chia cho những quân bài tốt. Chỉ sau 20 năm, hai cường
quốc Đức Nhật bắt đầu muốn cạnh tranh quyền lãnh đạo toàn cầu độc tôn
của Mỹ. Họ phá vỡ hiệp định Bretton Woods. Buộc lòng Mỹ phải phá bỏ bản
vị vàng đối với đồng đô la. Và các lá bài được chia lại cho các đối tác
khác phù hợp hơn trong tình hình mới. Họ đã làm gì?
Với cái bắt tay lịch sử giữa ông
Nixon và ông Mao vào năm 1972, các con bài tốt bắt đầu chuyển từ Châu
Âu và Nhật sang cho Trung Hoa. Ván bài ấy để lại nhiều biến cố cho lịch
sử nhân loại: thành trì ngăn chặn làn sóng cộng sản thế giới ở miền Nam
Việt Nam bị giỡ bỏ. Gần 20 năm sau bức tường Bá Linh sụp đổ kéo theo sự
sụp đổ cái nôi chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng một đầu tàu nửa chủ nghĩa cộng
sản pha tạp với nửa chủ nghĩa tư bản theo kiểu cực đoan - Trung Hoa -
bừng tỉnh. bằng vào hơn 50% tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho phát triển cơ
sở hạ tầng, và 80% thị trường tiêu thụ hàng gia dụng văn phòng. Trung
Hoa hiện đang là một con bạc đang thắng lớn, cũng giống nhự Đức và Nhật những năm 1970s.
Khi Trung Hoa bừng tỉnh như hôm
nay, họ bắt đầu dùng chiêu bài cũ của Đức và Nhật và hơn thế nữa. Chiêu
bài của Trung Hoa ngày nay có 2 việc lớn. Thứ nhất là, muốn đồng Yuan
của họ có tiếng nói trong việc lãnh đạo tài chính toàn cầu. Thứ hai là,
muốn ăn chia quyền lãnh đạo toàn cầu về cả an ninh quốc phòng thế giới
như một đại gia. Song Trung Hoa có thể thực hiện được điều ấy không? Tôi
cho rằng không vì,
Từ khoảng 10 năm nay, các đại gia tài phiệt Mỹ đã bắt đầu rục rịch chia bài sang các nước nhược tiểu khác như: Hàn Quốc, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Mã Lai, Thái Lan, Indonesia ... và trong đó có cả Việt Nam. Nếu các nước này biết chớp lấy thời cơ thì chỉ trong vòng một thập niên tới sẽ trở nên hùng cường. Khi các nước trong vùng Đông Nam Á còn chậm chân để bắt lấy cơ hội thì Hàn Quốc và một số nước Trung và Nam Mỹ đã bắt đầu trở thành là thành viên của G-20 để bàn định chuyện toàn cầu.
Những quân bài bị rút ra khỏi Trung Hoa sẽ là thảm họa cho đất nước đông dân nhất thế giới. Thất nghiệp vì mất công ăn việc làm do các tổng công ty liên quốc ra rũ áo ra đi. Bao vây năng lượng khoán sản sẽ làm thiếu hụt nhiên liệu cho phát triển. Ý thức toàn cầu phòng vệ dùng hàng nhiều độc hại của Trung Hoa sẽ dần làm cho sản xuất nội địa Trung Hoa đình đốn. Và một số chiêu mà cách đây chỉ hơn 10 năm người Nhật đã mắc bẫy người Mỹ khi bỏ tiền ra mua bonds chính phủ Mỹ và các tập đoàn đình đám của Mỹ để rồi khi người Mỹ đánh rớt giá trị, thì tiền mất mà tật lại mang. Làn sóng quan tham của Trung Hoa bắt đầu tẩu tán tài sản sang Mỹ cũng là một cách làm Mỹ giàu hơn và kinh tế Trung Hoa mất mác. Lòng tin nhân dân Trung Hoa đã mất, những bạo loạn đã bắt đầu xảy ra khắp nơi.
Nếu tiến trình chia các quân bài của người Mỹ đúng như hạn định thì thời gian vùng vẫy của Trung Hoa chỉ tính bằng nhiệm kỳ của đảng cộng sản Trung Hoa cho mỗi lần đại hội. Nếu không kịp thời thì sức mạnh Trung Hoa sẽ làm nước Mỹ và thế giới lao đao cũng chỉ một nhiệm kỳ.
Liệu thời gian bao lâu thì Trung Hoa sẽ sụp đổ? Ta hãy nhẩm tính lại với Nhật Bản phải mất gần 20 năm. Nước Đức vùng vẫy để cứu Đông Đức lầm đường lạc lối và gánh cả khối Euro dặt dẹo, mặc dù cán cân thương mại của họ đứng đầu châu Âu. Cả hai không thoát ra được khi những quân bài chủ đã rút khỏi chỗ ngồi sòng của họ.
Liệu một nước Trung Hoa đã bảo bọc Bin Laden ở ngay trung tâm an ninh quân sự của Pakistan, nhưng không hay biết gì khi người Mỹ điều 4 trực thăng tàng hình và 20 con người tinh nhuệ vào thủ tiêu. Và liệu một nước Trung Hoa sau 100 năm so với Mỹ muốn hạ thủy hàng không mẫu hạm, mà vỏ của hàng không mẫu hạm, thì mua lại của Ukraina, nhưng bất thành, có đủ khả năng để soán ngôi đại ca của Mỹ, hay là phải sụp đổ và suy tàn trở lại phân thây như quá khứ nhà Thanh? Và liệu dù rằng Trung Hoa là nền kinh tế thứ 2 thế giới, nhưng với vấn nạn ô nhiễm môi sinh và biến đổi khí hậu vì sự phát triển thiếu nhân bản, thì họ có đủ tự lo mình không mà nghĩ đến chuyện chia sẻ quyền lực trong tương lai?
Liệu một Trung Hoa đang bị bao vây tứ phía, mất lòng tin đối với khu vực vì chính sách Đại Hán của mình có thể sống được bao lâu, khi đất nước họ vẫn còn lệ thuộc vào quá nhiều yếu tố khách quan từ bên ngoài, mà họ chưa thể chủ động tạo quân bài cho mình.
Đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 trong năm 2012 của Trung Hoa sẽ đi đến một bước ngoặc lớn. Bước ngoặc này, theo tôi, không phải là tăng tiêu thụ nội địa để nâng mức sống dân chúng để tránh nội loạn như các nhà kinh tế chính trị toàn cầu đang bàn luận. Mà là người Trung Hoa phải đưa ra phương sách để duy trì những quân bài được ông chủ sòng rút đi nơi khác trên một canh bài. Nếu không thời hạn để một nước đang phát triển và đông dân như Trung Hoa chỉ tính bằng một nhiệm kỳ 5 năm. Khác với Đức và Nhật là những nước đã phát triển, họ không cần những quân bài của người khác chia cho, mà họ đủ khả năng để tạo quân bài chủ cho mình.
Thế thì Việt Nam phải làm gì để đón nhận thời cơ đã và đang đến, nếu cứ mãi loay hoay vì tham nhũng và suy thoái vì một hình thái xã hội đã mục ruổng đang chờ cái chết trong tương lai gần?
Asia Clinic,18h55', ngày Độc Lập nước Mỹ, thứ Hai, 04/7/2011
Từ khoảng 10 năm nay, các đại gia tài phiệt Mỹ đã bắt đầu rục rịch chia bài sang các nước nhược tiểu khác như: Hàn Quốc, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Mã Lai, Thái Lan, Indonesia ... và trong đó có cả Việt Nam. Nếu các nước này biết chớp lấy thời cơ thì chỉ trong vòng một thập niên tới sẽ trở nên hùng cường. Khi các nước trong vùng Đông Nam Á còn chậm chân để bắt lấy cơ hội thì Hàn Quốc và một số nước Trung và Nam Mỹ đã bắt đầu trở thành là thành viên của G-20 để bàn định chuyện toàn cầu.
Những quân bài bị rút ra khỏi Trung Hoa sẽ là thảm họa cho đất nước đông dân nhất thế giới. Thất nghiệp vì mất công ăn việc làm do các tổng công ty liên quốc ra rũ áo ra đi. Bao vây năng lượng khoán sản sẽ làm thiếu hụt nhiên liệu cho phát triển. Ý thức toàn cầu phòng vệ dùng hàng nhiều độc hại của Trung Hoa sẽ dần làm cho sản xuất nội địa Trung Hoa đình đốn. Và một số chiêu mà cách đây chỉ hơn 10 năm người Nhật đã mắc bẫy người Mỹ khi bỏ tiền ra mua bonds chính phủ Mỹ và các tập đoàn đình đám của Mỹ để rồi khi người Mỹ đánh rớt giá trị, thì tiền mất mà tật lại mang. Làn sóng quan tham của Trung Hoa bắt đầu tẩu tán tài sản sang Mỹ cũng là một cách làm Mỹ giàu hơn và kinh tế Trung Hoa mất mác. Lòng tin nhân dân Trung Hoa đã mất, những bạo loạn đã bắt đầu xảy ra khắp nơi.
Nếu tiến trình chia các quân bài của người Mỹ đúng như hạn định thì thời gian vùng vẫy của Trung Hoa chỉ tính bằng nhiệm kỳ của đảng cộng sản Trung Hoa cho mỗi lần đại hội. Nếu không kịp thời thì sức mạnh Trung Hoa sẽ làm nước Mỹ và thế giới lao đao cũng chỉ một nhiệm kỳ.
Liệu thời gian bao lâu thì Trung Hoa sẽ sụp đổ? Ta hãy nhẩm tính lại với Nhật Bản phải mất gần 20 năm. Nước Đức vùng vẫy để cứu Đông Đức lầm đường lạc lối và gánh cả khối Euro dặt dẹo, mặc dù cán cân thương mại của họ đứng đầu châu Âu. Cả hai không thoát ra được khi những quân bài chủ đã rút khỏi chỗ ngồi sòng của họ.
Liệu một nước Trung Hoa đã bảo bọc Bin Laden ở ngay trung tâm an ninh quân sự của Pakistan, nhưng không hay biết gì khi người Mỹ điều 4 trực thăng tàng hình và 20 con người tinh nhuệ vào thủ tiêu. Và liệu một nước Trung Hoa sau 100 năm so với Mỹ muốn hạ thủy hàng không mẫu hạm, mà vỏ của hàng không mẫu hạm, thì mua lại của Ukraina, nhưng bất thành, có đủ khả năng để soán ngôi đại ca của Mỹ, hay là phải sụp đổ và suy tàn trở lại phân thây như quá khứ nhà Thanh? Và liệu dù rằng Trung Hoa là nền kinh tế thứ 2 thế giới, nhưng với vấn nạn ô nhiễm môi sinh và biến đổi khí hậu vì sự phát triển thiếu nhân bản, thì họ có đủ tự lo mình không mà nghĩ đến chuyện chia sẻ quyền lực trong tương lai?
Liệu một Trung Hoa đang bị bao vây tứ phía, mất lòng tin đối với khu vực vì chính sách Đại Hán của mình có thể sống được bao lâu, khi đất nước họ vẫn còn lệ thuộc vào quá nhiều yếu tố khách quan từ bên ngoài, mà họ chưa thể chủ động tạo quân bài cho mình.
Đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 trong năm 2012 của Trung Hoa sẽ đi đến một bước ngoặc lớn. Bước ngoặc này, theo tôi, không phải là tăng tiêu thụ nội địa để nâng mức sống dân chúng để tránh nội loạn như các nhà kinh tế chính trị toàn cầu đang bàn luận. Mà là người Trung Hoa phải đưa ra phương sách để duy trì những quân bài được ông chủ sòng rút đi nơi khác trên một canh bài. Nếu không thời hạn để một nước đang phát triển và đông dân như Trung Hoa chỉ tính bằng một nhiệm kỳ 5 năm. Khác với Đức và Nhật là những nước đã phát triển, họ không cần những quân bài của người khác chia cho, mà họ đủ khả năng để tạo quân bài chủ cho mình.
Thế thì Việt Nam phải làm gì để đón nhận thời cơ đã và đang đến, nếu cứ mãi loay hoay vì tham nhũng và suy thoái vì một hình thái xã hội đã mục ruổng đang chờ cái chết trong tương lai gần?
Asia Clinic,18h55', ngày Độc Lập nước Mỹ, thứ Hai, 04/7/2011
Chủ nhật, ngày 03 tháng bảy năm 2011
CẶP PHẠM TRÙ HIỆN TƯỢNG BẢN CHẤT TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
Bài đọc liên quan:
Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành
Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành
Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo
Dùng triết học để kiến giải các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh ta là một điều nên làm. Đặc biệt dùng 6 cặp phạm trù và 3 quy luật của duy vật luận để kiến giải thì không có bất kỳ một trường phái triết học nào có thể sánh bằng. Chính vì vậy, đây là bài thứ 3 trong loạt bài dùng các cặp phạm trù của duy vật luận để kiến giải những sự kiện quan trọng trong tình hình xã hội Việt Nam đương đại, cũng xem như là bài chót, và một cách ôn lại kiến thức. Ngoài ra, không có ý gì khác, ngoài việc chia sẻ kiến thức với nhau trên cộng đồng. Hy vọng sau loạt bài này, nó có thể sẽ có những tác dụng tốt cho một số các bạn trẻ, mà họ sẽ có thể là những người chủ một doanh nghiệp hoặc đất nước trong tương lai.
Câu chuyện biển Đông hôm nay xem như tạm giảm nhiệt sau những gì đã lùm xùm suốt từ cuối tháng 5/2011 đến hết tháng 6/2011. Song không phải là đã hết những trận bùng cháy vẫn còn âm ỉ dưới những tảng băng chìm. Nhưng cũng cần nhìn lại lòng yêu nước của dân, sự điều hành của chính quyền một cách rõ ràng.
Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành
Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành
Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo
Dùng triết học để kiến giải các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh ta là một điều nên làm. Đặc biệt dùng 6 cặp phạm trù và 3 quy luật của duy vật luận để kiến giải thì không có bất kỳ một trường phái triết học nào có thể sánh bằng. Chính vì vậy, đây là bài thứ 3 trong loạt bài dùng các cặp phạm trù của duy vật luận để kiến giải những sự kiện quan trọng trong tình hình xã hội Việt Nam đương đại, cũng xem như là bài chót, và một cách ôn lại kiến thức. Ngoài ra, không có ý gì khác, ngoài việc chia sẻ kiến thức với nhau trên cộng đồng. Hy vọng sau loạt bài này, nó có thể sẽ có những tác dụng tốt cho một số các bạn trẻ, mà họ sẽ có thể là những người chủ một doanh nghiệp hoặc đất nước trong tương lai.
Câu chuyện biển Đông hôm nay xem như tạm giảm nhiệt sau những gì đã lùm xùm suốt từ cuối tháng 5/2011 đến hết tháng 6/2011. Song không phải là đã hết những trận bùng cháy vẫn còn âm ỉ dưới những tảng băng chìm. Nhưng cũng cần nhìn lại lòng yêu nước của dân, sự điều hành của chính quyền một cách rõ ràng.
Trong sự kiện biển Đông
vừa qua với những phát biểu và tuyên bố, những đợt tập trận trên biển,
những cuộc biểu tình của dân chúng, và kể cả những trang bị vũ trang,
v.v... của 2 chính quyền Việt Nam và Trung Hoa chỉ là những hiện tượng,
những bề mặt nổi của những tảng băng chìm được gọi là bản chất của vấn
đề.
Bản chất của vấn đề nằm ở đâu?
Như tôi đã từng nói: "Thách Trung Hoa cũng không muốn đánh Việt Nam, và
có cho vàng Việt Nam cũng không muốn gây hấn với Trung Hoa". Vì sao?
Đứng trên lập trường cả 2 nước Việt - Trung hiện nay là đồng minh quốc phòng, an ninh toàn diện
không những chỉ từ khi nối lại quan hệ 1991, mà đã là đồng minh môi hở
răng lạnh từ thời còn chiến tranh Nam Bắc Việt Nam với chính quyền Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa do cụ Hồ sáng lập. Mối quan hệ này dù đã có thời kỳ
chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 làm tan vỡ, nhưng nó không thể mất
đi do lập trường cả chính trị, kinh tế và lịch sử chung vai sát cánh của
2 đảng cộng sản Việt - Trung.
Đứng
về phía Trung Hoa, họ không thể để mất một đồng minh láng giềng như
Việt Nam, trong lúc họ đang bị cô lập hầu như trên toàn cầu. Họ đánh
Việt nam thì khác gì họ đẩy Việt Nam sang phía đối thủ, và mang kẻ thù
đến tận nhà họ? Nên kịch bản để Trung Hoa đánh Việt Nam vì quyền lợi dầu
mỏ ở biển Đông là điều không tưởng. Trong khi đó, Trung Hoa có thể
thương lượng một số đối tác của họ ở Venezuela, ở Iran và đối tác cũ ở
Bắc Phi hoặc nước Nga, để có nguồn năng lượng này. Vấn đề biển Đông còn
lại là Trung Hoa muốn chia quyền cai quản các đại dương với Hoa Kỳ, như
họ đã đòi hỏi hồi năm 2009.
Ngoài ra, với tình hình nội loạn
ở Trùng Khánh trong tháng 6/2011. Giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa 2
thế hệ thứ 4 và thứ 5 của đảng cộng sản Trung Hoa sẽ diễn ra vào năm
2012. Và tình hình đòi hỏi chất lượng sống của nhân dân Trung Hoa nổi
dậy khắp nơi, khi họ đã trở thành nền kinh tế thứ 2 toàn cầu là những
vấn đề mà nhà cầm quyền Trung Hoa cần định hướng dân chúng cần quên đi.
Đứng về phía chính quyền Việt
Nam, đến giờ này với phương Tây và Hoa Kỳ, thì Việt Nam vẫn chưa hoàn
toàn là bạn, mà chỉ là đối tác. Với Hoa Kỳ thì Việt Nam vẫn còn bị Hoa Kỳ cấm vận vũ khí sát thương.
Đại sứ Mỹ mãn nhiệm kỳ vẫn chưa có người thay thế. Các tập đoàn dầu khí
làm ăn với Việt Nam của Mỹ đã và đang rút vốn khỏi biển Đông. Với tình
hình kinh tế đang tự làm suy thoái của đảng cộng sản Việt Nam hiện tại,
với dự trữ ngoại tệ chưa đến 8 tuần nhập khẩu. Và với tình hình lòng dân
dao động như hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam không thể muốn có bất kỳ
một bất ổn nào từ bên trong và bên ngoài nước gây ra.
Thế thì việc định hướng lòng dân
quên đi câu chuyện thực diễn ra hằng ngày bằng cách nào là tốt nhất,
nếu không là câu chuyện biển Đông cho cả 2 nhà cầm quyền Việt Nam và
Trung Hoa? Có phải đây là bản chất của vấn đề sự kiện biển Đông? Đây có
thể xem là một giả thuyết trong nhiều khả năng của vấn đề trong chuyện
biển Đông làm cả thế giới quan tâm trong hơn 1 tháng qua. Điều này được
chứng minh hùng hồn khi cách nay 2 hôm, đại sứ Trung Hoa tại Việt Nam đã
tổ chức long trọng kỷ niệm 90 năm thành lập đảng cộng sản Trung Hoa ở Hà Nội. Nên không lý do gì để 2 nước anh em phải đánh nhau trên biển Đông.
Quản lý và điều hành một doanh
nghiệp hay một đất nước khó nhất không phải là quản lý kinh tế, tài
chính, khoa học kỹ thuật, v.v... mà là quản lý con người. Muốn quản lý
được con người tốt nhất không phải bằng cách chuyên chính bạo lực, mà là
vấn đề cơm no áo ấm, ăn học đàng hoàng cho con người. Cái sát sườn nhất
đối với cái riêng của con người, chứ không phải dùng các phương pháp
giật gấu vá vai để làm yên lòng con người một cách tạm thời.
Cho nên, câu chuyện dân đi biểu tình vì lòng yêu nước cho câu chuyện biển Đông, nếu xảy ra một hai ngày đầu là chuyện tự phát. Nhưng đến hôm nay, tại Hà Nội đây là lần biểu tình thứ 5 thì câu chuyện biểu tình trở thành một câu chuyện khác chăng? Khác ở đây mới là bản chất của vấn đề, chứ không còn là hiện tượng.
Asia Clinic, 18h52', ngày Chúa Nhật, 03/7/2011
Cho nên, câu chuyện dân đi biểu tình vì lòng yêu nước cho câu chuyện biển Đông, nếu xảy ra một hai ngày đầu là chuyện tự phát. Nhưng đến hôm nay, tại Hà Nội đây là lần biểu tình thứ 5 thì câu chuyện biểu tình trở thành một câu chuyện khác chăng? Khác ở đây mới là bản chất của vấn đề, chứ không còn là hiện tượng.
Asia Clinic, 18h52', ngày Chúa Nhật, 03/7/2011
Thứ ba, ngày 28 tháng sáu năm 2011
CẶP PHẠM TRÙ VẬT CHẤT - Ý THỨC TRONG QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Bài liên quan:
Cặp phạm trù chung riêng trong quản lý và điều hành
Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo
Trong duy vật luận, bất kỳ ai vào nhập môn cũng được truyền đạt đầu tiên cặp phạm trù quan trọng bật nhất, đó là cặp vật chất - ý thức. Người ta sẽ bảo rằng vật chất luôn có trước rồi ý thức mới có sau. Đó là sự ngụy biện của các chính khách làm bạn bị định hướng sai lệch về cặp phạm trù này. Dù bạn có lý luận rằng: nếu không có ý thức thì làm sao để nhận biết được vật chất đang hiện hữu? Thì sẽ xảy ra chuyện con gà và quả trứng cái nào có trước, cái nào có sau? Thế là bị lạc hướng về duy vật luận.
Cặp phạm trù chung riêng trong quản lý và điều hành
Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo
Trong duy vật luận, bất kỳ ai vào nhập môn cũng được truyền đạt đầu tiên cặp phạm trù quan trọng bật nhất, đó là cặp vật chất - ý thức. Người ta sẽ bảo rằng vật chất luôn có trước rồi ý thức mới có sau. Đó là sự ngụy biện của các chính khách làm bạn bị định hướng sai lệch về cặp phạm trù này. Dù bạn có lý luận rằng: nếu không có ý thức thì làm sao để nhận biết được vật chất đang hiện hữu? Thì sẽ xảy ra chuyện con gà và quả trứng cái nào có trước, cái nào có sau? Thế là bị lạc hướng về duy vật luận.
Thực chất của vấn đề nằm ở cặp
phạm trù này là, không có cái nào có trước hoặc có sau. Mà là vật chất
và ý thức luôn song hành và liên quan mật thiết, trực tiếp với nhau. Vật
chất sẽ thúc đẩy ý thức theo chiều tích cực hay tiêu cực. Và ngược lại ý
thức sẽ qui định lại giá trị của vật chất. Một người hoặc một sản phẩm
đã được tạo ra trong một môi trường đầy đủ vật chất sẽ cần ý thức của
cộng đồng đánh giá mình về danh tiếng - ý thức. Cho nên mới có những
cuộc quảng cáo đình đám các sản phẩm để tăng giá thành sản phẩm. Một
người hay một sản phẩm đã có danh tiếng - ý thức sử dụng của cộng đồng -
sẽ dùng danh để đi tìm lợi ích - vật chất - cho mình. Nên mới có những
câu chuyện đình đám khỏa thân để tự tạo mình là sao để kiếm thù lao mỗi
lần diễn, hoặc thuê viết đề tài nghiên cứu rẻ tiền để kiếm danh - ý thức - sau khi đã có lợi - vật chất.
Vấn đề của duy vật luận là nó
giúp chúng ta ghi nhận, suy luận và đưa ra kết luận một vấn đề về khoa
học xã hội hoặc tự nhiên. Lâu nay nó bị làm chính trị hóa hoặc sai lệch
nên ít ai dùng nó để nhìn cặp phạm trù vật chất - ý thức một cách thực
tế cuộc sống quanh mình.
Vì ý thức được rằng quyền lực luôn đi kèm với lợi ích cá nhân - vật chất. Nên hầu hết các đảng cộng sản trên toàn thế giới luôn áp dụng hình thái xã hội chính trị đơn nguyên để không mất đi quyền và lợi. Một hình thái đơn nguyên luôn đi ngược với qui luật phát triển của duy vật luận, nên nó sẽ suy tàn. Để bảo vệ quyền lợi do sự suy tàn xảy ra trong quá trình hoạt động quản lý và điều hành xã hội, đảng cộng sản ngày càng phải tạo ra một bộ máy chính quyền cồng kềnh để thực hiện những cuộc áp chế và đàn áp khi cần. Và mọi bi kịch bắt đầu từ bộ máy cồng kềnh này làm nên, khi họ không đủ quỹ lương cho bộ máy.
Vì ý thức được rằng quyền lực luôn đi kèm với lợi ích cá nhân - vật chất. Nên hầu hết các đảng cộng sản trên toàn thế giới luôn áp dụng hình thái xã hội chính trị đơn nguyên để không mất đi quyền và lợi. Một hình thái đơn nguyên luôn đi ngược với qui luật phát triển của duy vật luận, nên nó sẽ suy tàn. Để bảo vệ quyền lợi do sự suy tàn xảy ra trong quá trình hoạt động quản lý và điều hành xã hội, đảng cộng sản ngày càng phải tạo ra một bộ máy chính quyền cồng kềnh để thực hiện những cuộc áp chế và đàn áp khi cần. Và mọi bi kịch bắt đầu từ bộ máy cồng kềnh này làm nên, khi họ không đủ quỹ lương cho bộ máy.
Người ta luôn nói vật chất luôn
đi trước ý thức và thúc đẩy ý thức đi theo. Nhưng người ta làm ngược lại
khi người ta qui định mức lương cán bộ công nhân viên quá thấp để làm
gì? Xin thưa để cán bộ công nhân viên làm việc kém hiệu quả, để cán bộ
công nhân viên biết vòi vỉnh dân bằng tham nhũng, và để cán bộ công nhân
viên có ý thức rằng bám vào hệ thống thì dễ làm ra tiền hơn phải vắt
não, phải làm việc hết sức mình mới tìm ra đồng tiền chân chính.
Và từ đó, cán bộ công nhân viên
có ý thức rằng chỉ có chốn công quyền mới có cuộc sống an nhàn, ăn trên
ngồi trốc mà không phải nhọc thân. Và từ đó, chính quyền là nơi làm ra
cuộc sống ấm no hạnh phúc và nhàn hạ của họ. Chính quyền cải tổ đồng
nghĩa với chiếc ghế đang rất êm của họ mất theo. Ý thức về một cuộc sống
có vật chất xa hoa đầy đủ, mà không cần làm việc cật lực, mà chỉ cần
hút bầu sữa của dân là dư dật. Họ sẽ hết lòng bảo vệ chính quyền mà
không cần phải suy nghĩ rằng nó sai, nó lỗi thời, nó cần phải cải tổ hệ
thống để đưa đất nước và dân tộc đi lên.
Thay vì làm nên một xã hội có bộ
máy tinh giảm và những con người thông thái hết lòng vì dân vì nước,
bằng vào đồng lương cao ngất trời với một luật pháp minh bạch và nghiêm
minh. Họ, những chính khách tạo ra một xã hội có pháp luật mờ ảo và một
đồng lương chết đói để trói buộc quyền lợi các con chiên ngoan đạo vì
vật chất và ý thức bảo vệ chính quyền. Cho nên mới có chuyện bằng giả trường dõm và đấu đá quan trường buôn bằng bán cấp, mà quên đi vận mệnh quốc gia dân tộc.
Suy cho cùng, vật chất và ý thức
trong duy vật luận nó cũng giống cặp phạm trù Danh và Lợi trong Đạo và
Đời. Người chân chính sẽ đi bằng khả năng và trí tuệ của mình để tìm
danh - tức tìm ý thức của cộng đồng đánh giá tốt về mình - sau đó nhờ
danh đó mà đi tìm lợi. Kẻ tiểu nhân sẽ bất cần mọi lề thói văn hóa đạo
đức của xã hội để mưu cầu lợi ích cá nhân - tức đi tìm vật chất - sau đó
lấy vật chất để mua danh. Rồi danh lại làm ra lợi.
Một vòng khép kín của danh lợi - vật chất ý thức - sẽ làm nên những lợi lộc cho giai cấp cầm quyền mà không cần phải nhọc công. Cho nên ở Việt Nam ngày nay, khi một quan chức đã làm những hành động đồi bại, phá nát luân thường đạo lý xã hội, hủy diệt những thế hệ trẻ Việt và nền giáo dục nước nhà, nhưng chính quyền vẫn bao che bằng việc xử án kín đối với ông hiệu trưởng họ Sầm. Và tội ác tày trời của ông cán bộ của đảng họ Sầm chỉ có một cái án 9 năm tù! Họ xử kín là để bảo vệ ý thức cộng đồng đang đả kích điều xằng bậy. Họ xử kín là họ bảo vệ cán bộ đồng nghĩa với bảo vệ chính quyền đang mục rã và danh dự của đảng cầm quyền đang bị tổn thất quá nặng nề. Nó đồng nghĩa với mất ý thức tốt đẹp của cộng đồng nghĩ về đảng cộng sản, có nghĩa là lợi nhuận hay còn gọi là vật chất mang lại cho họ đang mất dần đi.
Dĩ nhiên đời không bao giờ tuyệt đối thì mới là đời. Nhưng một hình thái chính trị xã hội hay một tổ chức, doanh nghiệp tiên phong là một nơi mà ở đó mọi giải pháp quản lý và điều hành phải mang đến sự công bằng trên pháp luật nghiêm minh cho dân, cho nước để tạo ra sự cân bằng giữa các cặp phạm trù chung riêng, ý thức vật chất một cách tối ưu nhất.
Asia Clinic, 18h51', ngày thứ Ba, 28/6/2011
Một vòng khép kín của danh lợi - vật chất ý thức - sẽ làm nên những lợi lộc cho giai cấp cầm quyền mà không cần phải nhọc công. Cho nên ở Việt Nam ngày nay, khi một quan chức đã làm những hành động đồi bại, phá nát luân thường đạo lý xã hội, hủy diệt những thế hệ trẻ Việt và nền giáo dục nước nhà, nhưng chính quyền vẫn bao che bằng việc xử án kín đối với ông hiệu trưởng họ Sầm. Và tội ác tày trời của ông cán bộ của đảng họ Sầm chỉ có một cái án 9 năm tù! Họ xử kín là để bảo vệ ý thức cộng đồng đang đả kích điều xằng bậy. Họ xử kín là họ bảo vệ cán bộ đồng nghĩa với bảo vệ chính quyền đang mục rã và danh dự của đảng cầm quyền đang bị tổn thất quá nặng nề. Nó đồng nghĩa với mất ý thức tốt đẹp của cộng đồng nghĩ về đảng cộng sản, có nghĩa là lợi nhuận hay còn gọi là vật chất mang lại cho họ đang mất dần đi.
Dĩ nhiên đời không bao giờ tuyệt đối thì mới là đời. Nhưng một hình thái chính trị xã hội hay một tổ chức, doanh nghiệp tiên phong là một nơi mà ở đó mọi giải pháp quản lý và điều hành phải mang đến sự công bằng trên pháp luật nghiêm minh cho dân, cho nước để tạo ra sự cân bằng giữa các cặp phạm trù chung riêng, ý thức vật chất một cách tối ưu nhất.
Asia Clinic, 18h51', ngày thứ Ba, 28/6/2011
Thứ năm, ngày 23 tháng sáu năm 2011
CẶP PHẠM TRÙ CHUNG RIÊNG TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
Hôm qua đọc báo có tin Bộ tài chính trình thường trực ban bí thư phương án 9 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Không biết rằng trong văn bản pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam từ thuở khai sinh lập địa đến nay, có qui định nào là, bộ
tài chính không cần thông qua quốc hội và chính phủ mà chỉ cần đi "một
cửa, một dấu" thẳng tới đảng để đảng cộng sản Việt Nam giải quyết vấn đề
thuế má đối với dân hay không?
Nếu chưa có luật và văn bản thì
đề nghị kỳ họp quốc hội lần đầu tiên của khóa 13, trong tháng 7/2011 này
nên ưu tiên bàn luận và đưa ra luật xóa chính phủ và quốc hội để đảng
trực tiếp lãnh đạo đất nước như câu khẩu hiệu: "đảng lãnh đạo, nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ" mà lâu nay vẫn hiện hành.
Điều này có nhiều cái lợi. Cái
lợi thứ nhất là bộ máy không còn cồng kềnh thêm chính phủ và quốc hội
rườm rà. Thứ hai là, giảm bớt quỹ lương, tiết kiệm được tiền để lo
chuyện quốc kế dân sinh. Lợi thứ ba là, thủ tục hành chánh giảm nhẹ bớt
cồng kềnh, một cửa một dấu vậy mà nhanh. Lợi cuối cùng là dù gì quốc hội
và chính phủ cũng là của đảng, ở một xã hội đơn nguyên như Việt Nam
hiện nay thì, đảng trực tiếp lãnh đạo vẫn hay hơn là cũng những con
người của đảng đặt tên ban bệ như lâu nay, lại mang tiếng với dân tình
và thế giới là đảng độc quyền. Thôi thì đã lỡ mang tiếng rồi thì cho
mang tiếng luôn để không phải mang tiếng mỵ dân.
Ngược với những phục tùng sự lãnh đạo của đảng ở bộ tài chính, thì bên khối giáo dục mấy hôm nay lại đòi quyền tự quản cho những việc tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển vào đại học.
Dẫu biết rằng chuyện tự quản này cũng do những con chiên của đảng nắm
quyền. Nhưng như thế thì lại xé lẻ ra câu chuyện ôm đồm quản lý của đảng
so với câu chuyện bộ tài chính đi tắt đón đầu ở trên.
Trong bài viết Năng lực khoa học và năng lực lãnh đạo của tôi hồi năm 2009. Câu chuyện tư duy trong lãnh đạo và trong khoa học ở ngành giáo dục nói riêng và của các ngành khác là phải biết phát huy cái riêng đến tận cùng để đạt hiệu quả cao rồi quay lại phục vụ cái chung. Đó là triết lý duy vật luận cần phải nắm trong điều hành chính sách nhà nước.
Trong bài viết Năng lực khoa học và năng lực lãnh đạo của tôi hồi năm 2009. Câu chuyện tư duy trong lãnh đạo và trong khoa học ở ngành giáo dục nói riêng và của các ngành khác là phải biết phát huy cái riêng đến tận cùng để đạt hiệu quả cao rồi quay lại phục vụ cái chung. Đó là triết lý duy vật luận cần phải nắm trong điều hành chính sách nhà nước.
Giáo dục của chúng ta cứ cải
cách hết năm này sang năm nọ. Tính ra cải cách đó đã qua đúng một vòng
12 năm của giáo dục phổ thông. Nhưng vẫn còn muốn làm dự thảo nháp để chi phí tiền của dân.
Cách học, cách dạy và cách tuyển
sinh thì thế giới đã làm từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa ra
đời. Ngay cả thời đất nước chưa thống nhất thì giáo dục ở miền Nam Việt Nam
cũng đã rất hoàn hảo để tạo ra những thế hệ người Việt vang danh khắp
năm châu bốn bể. Chuyện thi cử tú tài của chế độ VNCH cũng đã được ông
Nguyễn Văn Lục viết rất đầy đủ trên một trang mạng nổi tiếng người Việt ở
nước ngoài. Và nó đã được đem về đây. Không cứ gì phải nghĩ ra "sáng kiến" với "tối kiến" để tăng nợ công làm ra lạm phát kịch trần như hiện nay.
Qua sự tréo ngoe của hai cấp
lãnh đạo mà tôi đã đưa ra ở trên. Một ở trung ương thì muốn ngồi chồm
hổm trên pháp luật và hiến pháp để tinh gọn chỉ đạo, xem thường phép
nước luật nhà, để quyết định thuế thu nhập đối với dân, vì trước đó quốc
hội đã bác dự thảo này. Một là của cán bộ cơ sở muốn cải cách nước nhà
đi ngược với quan điểm và tư tưởng của đảng, thì hoạt động giáo dục mới
tốt hơn. Tôi thấy rằng, cả 2 cách đề đạt đều đứng trên quan điểm chủ
quan, mà không thấy hết triết lý của quản lý và giáo dục nước nhà.
Tư duy và hành động quản lý phải đi từ triết lý của sự việc: thúc đẩy cái riêng phát triển đến tối ưu để phục vụ cái chung. Đó là triết lý cần có cho nước nhà hiện nay. Để cái riêng phát triển tột bậc, thì quan điểm sở hữu toàn dân hay quốc gia của đảng cần xem lại. Vì không ai bỏ hết công sức của mình để làm lợi cho cái chung, mà mình không có xơ múi gì. Câu chuyện khoáng 10 và phải cỡi trói hồi thập kỷ 1980s ở miền Nam đã chứng minh điều này rất rõ. Nhưng không hiểu tại sao đến giờ này đảng vẫn đánh tráo khái niệm từ sở hữu toàn dân thành sở hữu quốc gia?
Không sợ vì cái riêng làm tha hóa, rồi đổ thừa cho mặt trái của kinh tế thị trường một cách ngụy biện. Mà chỉ sợ pháp luật không nghiêm minh biến cái chung thành của riêng để đẩy tham vọng của giai cấp cầm quyền thành tha hóa của con người.
Vấn đề sở hữu tư nhân phải cần đặt lên hàng đầu trong đường lối và sách lược nước nhà trong kỳ họp quốc hội lần thứ nhất khóa 13, khi có sửa đổi hiến pháp và luật pháp. Nếu không việc nước, việc nhà mãi mãi tréo ngoe.
Asia Clinic, 15h56', ngày thứ Năm, 23/6/2011
Tư duy và hành động quản lý phải đi từ triết lý của sự việc: thúc đẩy cái riêng phát triển đến tối ưu để phục vụ cái chung. Đó là triết lý cần có cho nước nhà hiện nay. Để cái riêng phát triển tột bậc, thì quan điểm sở hữu toàn dân hay quốc gia của đảng cần xem lại. Vì không ai bỏ hết công sức của mình để làm lợi cho cái chung, mà mình không có xơ múi gì. Câu chuyện khoáng 10 và phải cỡi trói hồi thập kỷ 1980s ở miền Nam đã chứng minh điều này rất rõ. Nhưng không hiểu tại sao đến giờ này đảng vẫn đánh tráo khái niệm từ sở hữu toàn dân thành sở hữu quốc gia?
Không sợ vì cái riêng làm tha hóa, rồi đổ thừa cho mặt trái của kinh tế thị trường một cách ngụy biện. Mà chỉ sợ pháp luật không nghiêm minh biến cái chung thành của riêng để đẩy tham vọng của giai cấp cầm quyền thành tha hóa của con người.
Vấn đề sở hữu tư nhân phải cần đặt lên hàng đầu trong đường lối và sách lược nước nhà trong kỳ họp quốc hội lần thứ nhất khóa 13, khi có sửa đổi hiến pháp và luật pháp. Nếu không việc nước, việc nhà mãi mãi tréo ngoe.
Asia Clinic, 15h56', ngày thứ Năm, 23/6/2011
Thứ tư, ngày 22 tháng sáu năm 2011
GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG?
Bài liên quan theo dòng thời gian:
Chuyến đi Nga và Trung Á của ông Hồ Cẩm Đào xem như thất bại. Ông Hồ Cẩm Đào chỉ có thể mang về một vài hợp đồng nho nhỏ ở các tiểu quốc ngày xưa một thời của Liên Xô cũ - Kazashtan và Ucraina - mà thất bại hoàn toàn trên bàn đám phán với Nga. Câu chuyện thất bại trong ký kết hợp đồng khí đốt và dầu khí với Nga không đơn thuần chỉ là giá cả. Mà đằng sau đó là những bất đồng về việc tranh chấp biên giới giữa 2 nước lâu nay chưa ổn thỏa.
Câu chuyện 2 cường quốc Nga
Trung giành những miếng đất màu mỡ của Mông Cổ thời chiến tranh thế giới
thứ hai, mà bây giờ vẫn còn nhì nhằng. Nếu ai đã đọc cuốn: "Các đời chủ
tịch quân ủy trung ương Trung Quốc" sẽ thấy rõ điều này.
Liên quan đến câu chuyện thất bại ở Trung Đông - Bắc Phi làm mất nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, mà tôi đã viết trong bài Thế cờ đã rõ.
Trung Hoa quay về biển Đông kiếm tìm nguồn bù đắp. Vướng vào sự phản
kháng của chính phủ và nhân dân Việt, và khu vực cũng như sự lên tiếng
của Hoa Kỳ. Buộc lòng Trung Hoa phải quay lại đàm phán với Nga và một số
chư hầu Trung Á mới theo thuyết Tây Á luận.
Song, với bấy nhiêu ở Trung Á
chưa đủ để phục vụ cho một nước đang cần để phát triển. Chắc chắn Trung
Hoa sẽ còn mộng bá quyền ở biển Đông. Khi mới đây, họ tuyên bố hàng không mẫu hạm đầu tiên
của họ sẽ được thử trong một vài tuần tới. Chiếm lấy biển Đông không
chỉ mục tiêu năng lượng, mà mục tiêu đảm bảo lưu thông hàng hải cũng là
mục tiêu không kém phần quan trọng cho Trung Hoa.
Rõ ràng câu chuyện biển Đông sẽ
không thể là câu chuyện ngắn hạn, mà dài hơi và còn lắm chông gai trên
tuyến ngoại giao hòa bình và đa phương.
Nhưng câu chuyện biển Đông không
đơn giản chỉ là giữa khu vực với Trung Hoa, mà còn là lịch sử lâu dài
của quan hệ Việt Trung trong quá khứ của cuộc nội chiến 1954-1975. Hơn
nữa, gần đây hầu hết những dự án lớn nhỏ để 3 nước Đông Dương xây dựng
cơ sở hạ tầng - thủy điện, cầu đường, ... - phục vụ phát triển đều do
các doanh nghiệp Trung Hoa thực hiện. Điều này thể hiện qua những ứng xử
của nước ta qua sự kiện tàu Bình Minh II và Vikin II vừa qua.
Nằm
giữa một mớ bòng bong giữa thế và lực để gìn giữ chủ quyền và, quan hệ
chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, v.v... mật thiết giữa 2 nước
Việt Trung trong suốt hơn nửa thế kỷ qua là những nan đề rất khó giải
quyết. Đã thế suốt gần 3 năm nay Trung Hoa đã làm cho khu vực tốn không
ít tiền bạc để trang bị vũ trang.
Nếu Trung Hoa vừa gia tăng gây áp lực kinh tế như chuyện họ vừa siết nhập khẩu vải thiều của Việt Nam,
vừa chạy đua vũ trang, để làm các nước láng giềng hút vào chiêu bài
này, thì chẳng bao lâu các nước trong khu vực sẽ hụt hơi về kinh tế.
Một bi kịch cay đắng trong đối đầu ai cũng rõ, khi hết tiền thì mọi sự
đối đầu xem như vô nghĩa. Trong khi chạy đua vũ trang là cách tốt nhất
để tự bảo vệ mình!
Cách tốt nhất bây giờ của Việt
Nam vẫn là lấy tịnh chống động, lấy nhu thắng cương, lấy giải pháp lâu
dài bằng ngoại giao và chọn đồng minh chiến lược để giải quyết vấn đề.
Việc này tốt hơn là bị kéo theo cuộc chạy đua vũ trang để rồi kiệt sức.
Nhất là trong hoàn cảnh đang suy sụp kinh tế trong nước do lạm phát như
hiện nay.
Asia Clinic, 17h13', ngày thứ Tư, 22/6/2011
Thứ hai, ngày 20 tháng sáu năm 2011
VÌ SAO TÔI CÓ MỘT TRIỆU LƯỢT TRUY CẬP?
Tôi
bắt đầu viết blog ngày 10/3/2009 bên Mỹ theo mốc thời gian của Google,
tức ngày 11/3/2009 ngày Việt Nam. Bài đầu tiên là nỗi niềm đau đáu của
một dân tộc với cái tựa: Nhân cách cộng đồng và sự phát triển.
Một bài viết ngắn về văn hóa, nhưng mãi đến hơn 10 tháng sau mới có
được một bàn luận của một tiến sĩ khoa học bên ngành giáo dục.
Từ đó đến nay số bài viết, bài
dịch và sao chép về đã lên đến 580 bài. Số bài sao chép chủ yếu là để
giới thiệu cho bạn đọc trên blog này những blog và bài viết hay. Số ấy
khoảng 10 bài. Số bài dịch khoảng 30 bài cho đến nay. Phần còn lại là
bài viết của tôi về các lĩnh vực: triết học tư tưởng, y học, giáo dục,
văn hóa, kinh tế, kinh doanh, chính trị, xã hội, môi trường, v.v...
Để có được một khối lượng kiến
thức còn sót lại sau những gì đã quên cho hơn nửa đời người là nhờ vào
triết học. Một khoa học chung nhất cho các khoa học. Nó đã giúp tôi phân
tích sự kiện có chút duy lý, sau đó hệ thống, sắp xếp được một khối
lượng kiến thức tương đối lớn, mà không bị mất thăng bằng.
Đến 12h00 khuya đêm qua -
19/6/2011 - con số 1 triệu lượt người xem mới đạt được theo thống kê của
Google bắt đầu từ tháng 5/2009 đến nay. Nếu không có những lần ném đá
cá nhân qua chuyện bếp núc đời tư, thì không dễ gì có được con số này.
Vì những bài viết của tôi không dễ "được lòng người dân Việt" hiện thời.
Trong quá trình đó, khen cũng nhiều, mà chê cũng không ít. Và tôi cảm nhận được cái giá phải trả cho một người bắt đầu nổi tiếng là như thế nào? Mỗi một con người sinh ra và lớn lên, được đắm mình trong một không gian văn hóa, giáo dục và tự tiếp thu hoàn toàn khác nhau với các đối tượng khác cùng hoặc khác thời của mình. Cho nên, chuyện có những quan điểm bất đồng là điều không tránh khỏi. Song với tôi, chơi với một người là tìm cái tốt để chơi, và nên bỏ qua những cái xấu của người ấy. Đó là điều cần cho mỗi người biết vị tha và bao dung trên cõi đời ô trọc này.
Không ai sinh ra đời bằng nụ cười, mà chỉ bằng tiếng khóc. Không khóc thì đánh cho khóc để hệ hô hấp và tuần hoàn của nhũ nhi có thể bắt đầu tự sống riêng cho mình, mà không cần phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của dòng máu mẹ. Cho nên, bản chất của cuộc đời là khổ đau và bất hạnh. Không có gì phải cảm thấy buồn đau khi có ai đó bất đồng và đem chuyện bếp núc của mình phơi giữa bàn dân thiên hạ.
Duy chỉ có điều, thông qua đó mà
tôi có thể thấy được những tiến triển về mặt văn hóa và dân trí cộng
đồng Việt có những nét khá lạc quan. Một bộ phận rất nhỏ những ai bất
đồng và đả kích tôi là người lớn tuổi có học, còn mang nặng văn hóa duy
tình, mặc cảm và đố kỵ thua sút. Đại diện tiêu biểu lại là những "đồng nghiệp vô danh"
khi khả năng và tầm của họ chỉ ở mức của tầng lớp thấp trong chuyên
môn, kiến thức và giao tiếp cộng đồng. Thôi thì viết bài này cũng nên
dẫn nguồn để họ được "thơm lây".
Song khi có những bất đồng và
ném đá bằng chuyện bếp núc đời tư thì lúc ấy lại là lúc số lượt người
xem cao nhất. Qua đó cho thấy tính hiếu kỳ của cộng đồng mạng Việt Nam
chủ yếu nằm ở bản chất văn hóa chiến tranh, như trong một bài viết của
tôi. Ngoài ra, nó cũng cho thấy cái cách vụng về của "trí thức Việt"
trong cách chọn phương pháp để nâng mình lên với cộng đồng. Nó không
khác gì các sao chịu hở hang, nút niết để được quảng cáo và tăng tiền
thù lao cho một buổi diễn rẻ tiền.
Bộ phận lớn chiếm đa số là những
người có học và có đủ tầm nhìn lại rất đáng yêu khi họ cảm nhận được
nơi đây là một trường đại học thứ hai. Và có những bạn trẻ phải nói lên
tâm sự rằng để hiểu được hết những gì tôi trình bày trên blog này thật
khó. Và họ cũng đã từng hiểu nhầm, ghét, bỏ đi rồi quay lại sau những
sai lầm để bây giờ thấy những gì tôi viết là đúng. Đó là một hạnh phúc
lớn nhất trong quá trình "Chia sẻ kiến thức là con đường dẫn đến sự bất
tử" mà ngài Đạt Lai Lạt Ma đã cố gắng cho đất Mẹ của Ông, khi bị rơi vào
tay bọn khuyển dương Trung Hoa hơn nửa thế kỷ nay - vẫn bất thành.
Cuối cùng tôi thật sự cảm ơn cả
hai luồng ý kiến đồng thuận và đả kích để lấy số má qua blog của tôi. Dĩ
nhiên, sự trân trọng dành cho những bạn đã góp ý đúng cái sai của tôi,
thứ đến là các bạn đã đồng cảm và hiểu được những trăn trở của tôi. Và
cuối cùng là những đả kích có tính bếp núc để blog của tôi sớm được 1
triệu lượt truy cập hôm nay. Viết đến đây tôi lại nhớ đến mấy câu thơ
của bài Thử nói về hạnh phúc của nhà thơ Thanh Thảo:
"...Có những thằng con trai 18 tuổi,Nhiều khi cực quá, khóc òa.Nhiều lúc tức mình chửi bâng quơPhanh ngực áo và mở trần bản chất.Mỉm cười trước những lời lẽ quá to,Nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc..."
Thế hệ chúng tôi, thế hệ của
những con người sinh ra trong loạn lạc, lớn lên trong lúc đất nước gian
nan vì hôn quân bạo chúa, là như vậy. Nên tôi rất cảm thông và chia sẻ
với những đồng cảm và cả những bất đồng có tính cực đoan.
Có người cho blog của tôi là lề trái, có người cho là lề phải. Tôi tự cho mình như một số bạn đọc đánh giá là blog không lề. Thôi thì nghiệp đã trót đeo mang vậy. Dù chỉ là một giọt nước rơi giữa ao bèo.
Có người cho blog của tôi là lề trái, có người cho là lề phải. Tôi tự cho mình như một số bạn đọc đánh giá là blog không lề. Thôi thì nghiệp đã trót đeo mang vậy. Dù chỉ là một giọt nước rơi giữa ao bèo.
Asia Clinic, 10h26', ngày thứ Ba, 21/6/2011
Thứ bảy, ngày 18 tháng sáu năm 2011
PHÂN TÍCH TỪ BÀI HỌC CỦA NHỮNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TRUNG HOA
Hôm
nay tôi có một lá thư từ tổ chức International Rivers nhờ tôi chuyển
tải bài viết của ông Peter Bosshard đến cộng đồng Việt Nam. Tôi thật sự
bất ngờ rằng Campuchia lại có một trang báo chính thống bằng tiếng Anh
uy tín và có những bài viết có tính hàn lâm như thế này. Tự dưng mấy
tháng nay, tôi lại trở thành một thành viên làm công quả cho
International Rivers vì môi trường sinh thái cho trái đất lúc nào không
biết? Nhưng dù sao đây cũng là một nghĩa cử vì cái chung cho dân tộc và
nhân loại. Nên tôi đã trả lời với International Rivers là tôi cảm ơn họ
đã chuyển cho tôi một bài viết đáng giá nghìn vàng. Và đã chuyển ngữ
tiếng Việt và đăng trên blog của mình. Bài viết ấy như sau:
Phân tích từ bài học của những đập thủy điện Trung Hoa
Bài viết của Peter Bosshard, ông là Giám đốc Chính sách của tổ chức International Rivers. Ông đã theo dõi đập Tam Hiệp kể từ những năm 1990.
Một
nửa trong số tất cả các đập lớn trên thế giới là thuộc bên trong biên
giới của Trung Hoa. Trong 10 năm qua, các công ty Trung Hoa cũng đã
thành công chinh phục thị trường toàn cầu cho các dự án thủy điện. Với
đập Kamchay và năm dự án khác đang xây dựng, công ty Trung Hoa cũng là
những cầu thủ chiếm ưu thế trong lĩnh vực thủy điện ở Campuchia.
Nhiều
nhà xây dựng đập của Trung Hoa có được công nghệ của họ trong dự án đập
Tam Hiệp khổng lồ trên sông Dương Tử. Các công ty như Sinohydro đang
xây đập Kamchay thường xuyên chỉ ra rằng đập trên sông Dương Tử như là
bằng chứng của kỹ thuật xuất sắc của họ. Giống như nhiều nhà lãnh đạo
nước ngoài khác, Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao các dự án khi ông đến
thăm đập vào năm 2004. Trong một động thái bất ngờ, chính phủ Trung Hoa
đã thừa nhận rằng Dự án Tam Hiệp đã gây ra những vấn đề về xã hội, môi
trường và địa chất nghiêm trọng. Những bài học từ kinh nghiệm này cho
Campuchia cái gì?
Với công suất 18.200 MW, đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới. Mặc dù khó khăn phức tạp của nó, chính phủ Trung Hoa đã hoàn thành dự án trước thời hạn trong năm 2008.
Đập
trên sông Dương Tử tạo ra 2 phần trăm điện cho toàn Trung Hoa và thay
thế ít nhất 30 triệu tấn than mỗi năm. Tuy nhiên, về chi phí cho xã hội,
môi trường, địa chất và tài chính là đáng kinh ngạc. Dưới đây là tổng
quan về những vấn đề chính:
• Di dời:
Đập Tam Hiệp làm ngập nước cho 13 thành phố, 140 thị trấn và 1.350
thôn, di dời hơn 1,2 triệu người. Nhiều người dân tái định cư bị lừa mà
không có các khoản thanh toán bồi thường và không nhận được việc làm mới
hoặc đất ở như chính phủ đã hứa. Trong khi một số thị trấn mới được xây
dựng đã hồi phục từ cú sốc ban đầu của việc di dời dân, thì những người
khác đang gặp phải tình trạng thất nghiệp lan rộng và bần cùng hóa.
Rác trên lòng hồ Tam Hiệp cần phải dùng xà lang để hót rác hằng ngày, nhưng vẫn không kịp
• Sụp đổ sinh thái:
Xây đập Tam Hiệp gây ra tác động to lớn đến hệ sinh thái của sông Dương
Tử, sông dài nhất châu Á. Hồ chứa đã biến con sông lớn thành một bãi
chứa rác thải ứ đọng thường xuyên với những loại tảo nở hoa độc hại. Bởi
vì con đập ngăn chặn sự di cư của cá, nên thủy sản thương mại đã giảm
mạnh, cá heo trên sông Dương Tử đã tuyệt chủng, và các loài khác đang
đối mặt với số phận tương tự.
• Xói mòn:
Các quan chức chính phủ được chuẩn bị cho các vấn đề xã hội và môi
trường, nhưng không phải cho những tác động khổng lồ về mặt địa chất của
đập. Sự thay đổi bất thường mạnh mẽ của mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp
làm mất ổn định sườn thung lũng Dương Tử, và gây sạt lở đất thường
xuyên. Xói mòn làm ảnh hưởng đến một nửa khu vực hồ chứa, và hơn 300.000
người khác sẽ phải di dời để ổn định các dãi đất quanh hồ chứa.
• Những tác động hạ lưu:
Sông Dương Tử mang theo hơn 500 triệu tấn phù sa vào hồ chứa mỗi năm.
Ngày nay, hầu hết con số phù sa này là lượng phù sa đã mất (do bị giữ
lại ở lòng hồ) của các vùng hạ lưu và đặc biệt là đồng bằng sông Dương
Tử. Hậu quả là, mỗi năm có đến bốn cây số vuông của vùng đất ngập nước
ven biển đang bị xói mòn. Đồng bằng đang lún, và nước biển xâm lấn lên
thượng nguồn, làm ảnh hưởng đến nông nghiệp và nguồn nước uống. Vì vậy
tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng, thủy sản ven biển cũng là điều
đang phải gánh lấy.
Khô hạn ở hạ lưu đập Tam Hiệp
• Nhạy cảm với biến đổi khí hậu:
Đập Tam Hiệp là điển hình cho thay đổi bất thường của biến đổi khí hậu
tạo ra những rủi ro mới do các dự án thủy điện như thế nào. Các nhà khai
thác đập lên kế hoạch để làm đầy hồ chứa Tam Hiệp lần đầu tiên trong
năm 2009, nhưng đã không thể khả thi do lượng mưa không đủ. Hạn hán tồi
tệ năm nay đã xảy ra cho vùng trung tâm Hoa lục và tồi tệ nhất trong năm
thập kỷ, nó một lần nữa làm giảm toàn bộ năng lượng điện của đập Tam
Hiệp, và những con đập khác. Lượng mưa không được xác định hơn bao giờ
hết đã đặt một dấu hỏi lớn đằng sau những lợi ích và tính kinh tế của
đập Tam Hiệp.
• Chi phí tài chính:
Chi phí chính thức của đập sông Dương Tử là 27 tỷ USD. Các nhà phê bình
cho rằng nếu tất cả các chi phí ẩn được bao gồm, giá thực tế của dự án
lên tới 88 tỷ. Nó rẻ hơn để tạo ra điện và thay thế than đá thông qua
các phương tiện khác. Trong khi đập được xây dựng, hiệu suất năng lượng
của nền kinh tế của Trung Hoa giảm. Theo Quỹ năng lượng ở Mỹ, nó "rẻ hơn, sạch hơn và hiệu quả hơn để Trung Hoa đã đầu tư vào hiệu quả năng lượng" hơn là các nhà máy điện mới. (chú ý trong ngoặc kép – lời người dịch)
Ngày
18 tháng 5 vừa rồi, Hội đồng Nhà nước, cơ quan chính phủ cao nhất của
Trung Hoa, lần đầu tiên thừa nhận vấn đề nghiêm trọng của đập. "Dự
án hiện đang cho xã hội hưởng lợi rất nhiều trong các lĩnh vực phòng,
chống lũ, phát điện, vận tải sông và sử dụng tài nguyên nước", chính phủ duy trì, nhưng nó đã "gây ra một số vấn đề cấp bách về bảo vệ môi trường, phòng chống thảm họa địa chất và phúc lợi của các cộng đồng di dời".
Đập Tam Hiệp đã đáp ứng như một mô hình cho các dự án tại Campuchia và nhiều nước khác. Những nhà thầu đập Tam Hiệp như nhà thầu Sinohydro và Gezhouba và các công ty khác của Trung Hoa hiện đang xây dựng những đập Da Dai, Kamchay, Kirirom III, Lower Stung Russey, Stung Atay và Stung Tatay trên những con sông Campuchia. Những công ty Trung Hoa cũng đã ký một biên bản ghi nhớ để phát triển đập Sambor trên sông Mekong, và đã đề xuất một số dự án trên những con sông Areng Cheay Treng và Srêpôk.
Những
bài học gì của Dự án Tam Hiệp giúp Campuchia xem xét chiến lược thủy
điện tương lai? Trước hết, đập sông Dương Tử cho thấy rằng các đập lớn
trên dòng sông lớn là một sự can thiệp to lớn vào những hệ sinh thái rất
phức tạp. Tác động của chúng có thể xảy ra hàng ngàn cây số và nhiều
năm sau khi hoàn thành xây dựng đập. Không thể dự đoán và giảm thiểu tất
cả các tác động xã hội và môi trường của những dự án như vậy.
Kinh
nghiệm đập Tam Hiệp cho thấy rằng việc xây đập trên dòng chính của con
sông chính là đặc biệt gây tổn hại, trong đó nó sẽ làm gián đoạn sự di
cư của cá và vận chuyển trầm tích toàn bộ các hệ sinh thái của sông.
Theo Ủy ban Thế giới về Đập (World Commission on Dams)
đã khuyến cáo trong báo cáo độc đáo, Những con Đập và Sự phát triển,
dòng chảy chính của một con sông không nên xây đập khi có những lựa chọn
khác.
Một đánh giá môi trường chiến lược chuẩn bị cho Uỷ ban sông Mekong (Mekong River Commission:
MRC) dự đoán rằng việc xây đập trên dòng chính của hạ lưu sông Mekong
sẽ gây ra sự mất mát thủy sản ven sông và biển, làm giảm năng suất nông
nghiệp trong vùng lũ của hồ Tonle Sap và đồng bằng sông Cửu Long, và xói
mòn vùng đồng bằng ven biển và kênh rạch trên sông. Tất cả những tác
động này đã là hậu quả bởi dự án đập Tam Hiệp của Trung Hoa.
MRC
được quyền đề nghị hạ lưu sông Mêkông không nên xây đập trong 10 năm
tới, và chính phủ Campuchia có lý do tốt để kêu gọi cảnh báo liên quan
đến việc xây đập Xayaburi đã được đề xuất tại Lào. Cần thận trọng không
kém trong việc xem xét đập Sambor tại tỉnh Kratie, đông bắc Campuchia.
Các
nhà khoa học Trung Hoa dự đoán rất nhiều các tác động của đập Tam Hiệp,
nhưng tiếng nói của họ đã rơi vào khoảng không vô tận trong những gì ồn
ào mà chính phủ tuyên bố là lợi ích quốc gia. Trong các dự án nhiều tỉ
đô la, lợi ích quốc gia thường bị cầm nhầm bằng con tin của uy tín chính
trị, của những cuộc đấu tranh quyền lực quan liêu, và những cú lại quả
hào phóng của một ngành công nghiệp dễ bị hối lộ. Những quyền lợi cần
phải được cân bằng và chịu trách nhiệm bởi một quá trình ra quyết định
của những người tham gia và minh bạch.
Cuối cùng, Trung Hoa đã chi hàng chục tỷ đô la vào chương trình tái định cư cho đập Tam Hiệp. Nhưng
bởi vì người dân bị ảnh hưởng bị loại ra khỏi việc làm ra quyết định,
cho nên chương trình thường bị bỏ qua nhu cầu và mong muốn của họ, và
dẫn đến tình trạng đói nghèo lan rộng và thất vọng. Kinh nghiệm của các
đập sông Dương Tử cho thấy rằng các cộng đồng bị ảnh hưởng và các bên
liên quan khác cần được tham gia vào việc ra quyết định liên quan đến
các dự án cơ sở hạ tầng lớn ngay từ đầu.
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 17h35', ngày thứ Bảy, 18/6/2011
Thứ tư, ngày 15 tháng sáu năm 2011
VÌ Ý THỨC HỆ HAY VÌ TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC?
Sau
sụp đổ Liên Xô và Đông Âu, xem như ý thức hệ cánh tả đơn nguyên, mà
người ta thường dùng từ "chủ nghĩa cộng sản" xem như đã đi vào quá khứ
ngay từ trong cái nôi mà nó đã được sinh ra. Thế nhưng ở đâu đấy trên
quả đất này, vẫn còn những tư tưởng neo bám cái đã chết.
Không hiểu vì sao, ngay cả lúc
này ở bên kia bờ đại dương của châu Mỹ, cũng xuất hiện vài lãnh tụ như
Hugo Chavez của Venazuela muốn đi theo con đường của ý thức hệ cánh tả
đơn nguyên. Trong khi, nơi mà sao chép bản sao cánh tả đơn nguyên cực
đoan ở trời Phi - Lybia - đang trên con đường sụp đổ. Mặc dù ngày nay
đốt đuốc đi tìm cũng không còn thấy nơi đâu còn hình thái kinh tế bao
cấp của chủ nghĩa xã hội.
Vì đứng trên quan niệm triết học
duy vật thì đơn nguyên là không có mâu thuẩn và đối lập, ắt không thể
phát triển, mà chỉ đi đến chỗ tàn lụi.
Thế giới của thế kỷ 21 không còn
là chiến tranh ý thức hệ, mà là chiến tranh của năng lượng, nguồn nước
và lương thực. Mọi tư tưởng neo bám ý thức hệ chỉ còn là ngụy biện để mưu cầu thấp hèn của bản chất loài người.
Quay lại câu chuyện biển Đông
năm 2011 là một câu chuyện lắm điều để viết. Một trong những việc đáng
lưu tâm nhất là câu chuyện ý thức hệ. Hai anh em cùng ý thức hệ đã từng
là môi hở răng lạnh lại choảng nhau vì chén cơm manh áo trên biển Đông.
Để rồi người yếu hơn phải cầu viện. Sau cầu viện thì kẻ mạnh hơn lại xuống giọng ôn tồn, sau khi lên gân mấy bận.
Quy luật của muôn đời là mạnh
hiếp yếu, cá lớn nuốt cá bé. Dù có là anh em, vợ chồng trong gia đình,
ai mạnh vì gạo bạo vì tiền thì người ấy cất tiếng hót. Thế thì dù có là
láng giềng cùng ý thức hệ, khi khó khăn chồng chất cũng không thể ngồi với nhau toan tính, mà phải động thủ kiêu binh.
Thế
thì một số câu hỏi đặt ra là: ý thức hệ dùng để làm gì trong tạo ra
hình thái chính trị xã hội của một quốc gia? Nó nhằm phục vụ cho quốc
gia dân tộc hay nhằm cho việc khác? Và có phải chăng chúng ta cần phải
neo bám bất kỳ một ý thức hệ nào đó, dù nó không giải quyết được bài
toán cơm áo gạo tiền và sự hùng cường cho dân tộc hay cần phải vứt bỏ
nó?
Có lẽ trả lời được những câu hỏi này một cách rành mạch các chính khách sẽ có một con đường sáng sủa cho quốc gia dân tộc.
Asia Clinic, 18h10', ngày thứ Tư, 16/6/2011
Thứ hai, ngày 13 tháng sáu năm 2011
ĐỒNG ĐÔ LA ĐÃ BỊ GIẾT NHƯ THẾ NÀO?
Bài viết gốc: How to kill a dollar.
Bài viết của Barry Eichengreen, ông là Giáo sư Kinh tế và Khoa học Chính trị tại University of California, Berkeley. Cuốn sách mới nhất của ông có tựa là "Đặc quyền cắt cổ: Sự thăng trầm của đồng đô la" (Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the Dollar)
BERKELEY - Đồng đô la Mỹ đã có những thăng trầm của nó, nhưng những đợt mất giá đã chiếm ưu thế rõ ràng gần đây. Đồng USD (greenback) đã mất hơn một phần tư giá trị của nó so với các đồng tiền khác, để làm nhiệm vụ điều chỉnh lạm phát, trong thập kỷ qua. Nó đã giảm gần 5% kể từ đầu năm 2011, đang ở vị trí thấp nhất, rơi theo thế thẳng đứng kể từ khi tỷ giá hối đoái được cố định theo hệ thống Bretton Woods bị sụp đổ vào năm 1973.
Một lời giải thích rõ ràng cho sự yếu kém này là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã đưa ra chính sách lãi suất gần như bằng không, khuyến khích các nhà đầu tư chuyển đổi từ đô la đầu tư thành những tài sản ở nước ngoài cho lợi nhuận cao hơn. Tiên lượng được, các nhà phê bình FED đã rất giận dữ (tobe up in arms). Các ngân hàng trung ương, họ phàn nàn, là đồng đô la đang bị đánh rớt giá. Nó làm bào mòn sức mua của đồng tiền, và cùng với nó, những tiêu chuẩn sống của người Mỹ cũng xuống theo.
Thậm chí tệ hơn, FED đang chơi với lửa. FED đã thất bại trong việc bảo vệ đồng đô la, các nhà phê bình cảnh báo rằng, việc này có thể kích động một cuộc khủng hoảng niềm tin. Ở một số điểm, sự thanh lọc của FED để một đồng đô la yếu sẽ như là một thiếu trách nhiệm cam kết ổn định giá cả. Các nhà đầu tư nản lòng họ sẽ vứt bỏ chứng khoán kho bạc Mỹ. Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ tăng cao. Giá trị đồng USD sẽ giảm mạnh. Sẽ có suy sụp tài chính và suy thoái kinh tế sâu.
Những câu chuyện kinh khủng này để báo bán chạy, nhưng sự thật tất cả các cắt giảm lãi suất này của FED là quá trớn. Trong lịch sử, giảm 10% giá trị trong các giao dịch đồng USD làm tăng tỷ lệ 1% điểm trong lạm phát. Điều này có nghĩa là giảm 5% giá trị đồng đô la trong năm nay sẽ tăng thêm tỷ lệ 0.5% điểm lạm phát.
Và nó không phải là nếu lạm phát Mỹ ra khỏi tầm kiểm soát. Giá thực phẩm và nhiên liệu có thể lên, nhưng chi phí lao động vẫn đứng tại chỗ - không đáng để ngạc nhiên, khi tỷ lệ thất nghiệp của đất nước lên 9%. Trong bối cảnh này, FED vẫn cố gắng để duy trì lập trường của mình bỏ mặc đồng đô la yếu.
Trong khi đó, Chủ tịch FED Ben Bernanke đã trân trọng thông báo tại cuộc họp báo gần đây của ông cho một bùa hộ mệnh của một "đồng USD mạnh", nhưng có lẽ FED rất hạnh phúc khi nhìn thấy xu hướng đồng USD xuống. Với nhu cầu trong nước vẫn còn yếu kém, nhu cầu xuất khẩu nhiều hơn cũng chỉ là cái mà một bác sĩ đã ra y lệnh cho một nền kinh tế thiếu máu. Và một đồng đô la yếu hơn là cách để cung cấp đô la cho thị trường nước ngoài.
Hơn nữa, những người cảnh báo FED rằng có thể không tăng lãi suất nếu lạm phát tăng lên thì, không hiểu rằng văn hóa của FED về mục tiêu lạm phát là quá bảo thủ (deeply ingrained). Thật vậy, có một sự thật rằng FED đang được giám sát một cách toàn diện, rất chặt chẽ bỡi các chính trị gia, nên chắc chắn rằng nó sẽ mất cơ hội đầu tiên để những thiện ý(bona fides) muốn thiết lập lại ổn định giá cả của nó.
Nếu có một mối đe dọa nào đó cho đồng đô la, nó bắt nguồn không phải từ chính sách tiền tệ, mà từ phía tài chính. Cái mà rất có thể thiếu thận trọng cho một vụ sụp đổ đồng đô la, là bằng chứng cho thấy ngân sách của Mỹ không được thực hiện bởi những người có trách nhiệm. Quốc hội Hoa Kỳ tham gia vào chính trị có thể không cho tăng trần nợ, vì nó làm nổ ra tình trạng mất khả năng chi trả. Bằng chứng cho thấy các con bệnh đã chạy tìm nơi trú ẩn gần như chắc chắn sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư ngoại quốc bán thanh lý phiếu kho bạc Mỹ.
Và thậm chí nếu trở ngại này nhanh chóng được khắc phục, nước Mỹ cũng có ít thời gian để có được những nhu cầu tài chính cho mình. Những cuộc khủng hoảng tài chính hầu như luôn luôn xảy ra xung quanh thời điểm bầu cử. Nước Mỹ có một cuộc bầu cử lớn sắp tới vào cuối năm 2012.
Một số nhà phê bình khách quan cho rằng sự sụp đổ Kho bạc Mỹ và sụp đổ đồng đô la không giống nhau. Họ quan sát, đồng đô la
là đồng tiền tài trợ cho các ngân hàng trên thế giới. Khi các ngân hàng
vay tiền trên thị trường bán buôn để tài trợ cho các khoản đầu tư của
họ, họ vay bằng đô la. Vì vậy, khi biến động thắt chặt tiền tệ và thanh khoản cạn kiệt, các ngân hàng đó cùng tranh giành đồng đô la. Thật vậy, ngay cả khi vấn đề có nguồn gốc ở Mỹ, đồng USD mạnh lên. Chúng tôi thấy điều này trong mùa hè năm 2007, khi nổ ra cuộc khủng hoảng do cho vay dưới chuẩn, và một lần nữa trong năm 2008, sau sự sụp đổ của Lehman Brothers.
Sau đó, trong ngắn hạn, một cuộc khủng hoảng thị trường kho bạc Mỹ có thể dẫn đến một số đánh giá đồng USD cảm tính (knee-jerk). Nhưng với bằng chứng của những vấn đề sâu trong thị trường tài chính Mỹ, các ngân hàng toàn cầu sẽ bắt đầu tìm kiếm những cách khác để tài trợ cho mình. Chu kỳ của sức mạnh đồng đô la sẽ bị ngắn lại.
Với lợi nhuận Kho bạc giảm sút và hoạt động kinh tế đang sụp đổ, FED muốn cắt giảm lãi suất và gây ra lũ lụt thanh khoản trên thị trường. Nhưng giá trị đồng đô la sẽ giảm mạnh, đồng thời, có nghĩa là lạm phát tăng cao rõ rệt, nó đòi hỏi phải có chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Bị kẹt phải chọn lựa giữa 2 điều khó xử này, FED có thể làm gì để giải quyết vấn đề của nước Mỹ.
Bernanke thường xuyên cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng của việc không chịu đối mặt với những vấn đề tài chính của đất nước đang chờ trong tương lai (head-on). Thực sự là, Quốc hội và tất cả mọi người dân Mỹ, nên lắng nghe ông ta một cách nghiêm túc.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
www.project-syndicate.org
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 10h25', ngày thứ Ba, 14/6/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét