Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Bí mật Trung Nam Hải

Bí mật Trung Nam Hải

Thường Mao Trạch Đông đến sàn nhảy và ở đó từ hơn 22giờ đến 1giờ sáng. Các nữ diễn viên trẻ đẹp được cùng nhảy với vị lãnh đạo vĩ đại đều lấy làm vinh dự. Có khi một bản nhạc, Mao Trạch Đông thay đổi 3 cô để nhảy. Ngoài vũ trường các nhân viên văn công khác tự nhiên phải biết phận mình nghiêm chỉnh giữ “kỷ luật cách mạng”.
Kỳ 1: Mao Trạch Đông và con số 8341
Mao Trạch Đông năm 1931
Sau khi Viên Thế Khải chấp chính, để bảo đảm an toàn cho Phủ Tổng thống và để tránh những ánh mắt tò mò từ bên ngoài nhìn vào, do vậy tại Trung Nam Hải đã được xây bức tường cao để ngăn cách. Sau khi làm Tổng thống hơn 3 năm, Viên Thế Khải lại muốn làm Hoàng đế và sau 80 ngày làm vua, ông đã bị đổ. Tháng 6/1916 Lê Nguyên Hồng lên làm Tổng thống, không lâu sau Trương Huân lên và đuổi Lê Nguyên Hồng ra khỏi Trung Nam Hải. Chỉ được nửa năm Trương Huân lại đổ và Phùng Quốc Trương lên thay. Năm 1919, Từ Đông Hải lên làm Tổng thống cũng chỉ được một năm thì đổ, Tào Côn Kế lên thay. Năm 1922, Phùng Ngọc Tường dẫn quân vào Bắc Kinh và giam Tào Côn Kế vào lầu Diên Khánh. Năm 1922 Lê Nguyên Hồng lần thứ 2 làm tổng thống cũng không đầy một năm lại đổ, Đoàn Kỳ Thụy chấp chính và giam tướng quân Phùng Ngọc Tường ở Doanh Đài – Trung Nam Hải. Năm 1927 Trương Tác Lâm, thủ lĩnh phái quân phiệt Đông Bắc tự xưng là Đại Nguyên Soái và Trung Nam Hải trở thành “Đại Soái Phủ”, cùng năm Trung Hoa dân quốc định đô ở Nam Kinh và đổi tên Bắc Kinh thành Bắc Bình.
Năm 1928 Phái Chính phủ của Trung Hoa Dân Quốc đã dẫn đại quân chiếm giữ Bắc Bình và thành lập chính phủ cách mạng quốc dân thành phố Bắc Bình. Năm 1929 tuyên bố Trung Nam Hải là công viên của nhân dân và phá tường để mọi người tham quan. Thế là cả Bắc Hải, Trung Hải và Nam Hải đều trở thành nơi vui chơi, tham quan, nghỉ ngơi của dân chúng. Nhưng công viên Trung Nam Hải chỉ duy trì được vài năm lại bị tướng Hà Ứng Khâm dùng làm “Bắc Bình quân phân hội”. Sau đó không lâu lại bị tướng Lý Tống Nhân dùng làm “Bắc Bình hành dinh”. Sau sự biến “thất thất” (7/7) năm 1937, Bắc Bình rơi vào tay chính quyền ngụy của Nhật, Trung Nam Hải trải qua 8 năm dưới ách đó. Tháng 8/1945 Nhật đầu hàng vô điều kiện, Bắc Bình trở về tay Trung Hoa dân quốc. Năm sau, Trung Nam Hải biến thành “Bộ Tổng tư lệnh diệt cộng dẹp loạn Hoa Bắc” của tướng Phó Tác Nghĩa. Ngày 30/1/1949, ký kết hiệp định giữa tướng Phó Tác Nghĩa với tướng Diệp Kiếm Anh tuyên bố “Bắc Bình giải phóng hòa bình”. Sau đó chính quyền của Mao Trạch Đông  định đô ở Bắc Bình, hồi phục tên Bắc Bình thành Bắc Kinh. Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc đóng tại Trung Nam Hải. Trung Nam Hải lại trở thành nơi cấm địa đầy quyền lực của chính quyền mới. Ngày 24/3/1949 Mao Trạch Đông cùng Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai, Nhiệm Bật Thời, Trần Vân, Trương Văn Thiên, Lý Lập Tam, Lý Phú Xuân, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn, Vương Giá Tường rời thôn Tây Bá Pha, huyện Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc tiến vào cố đô Bắc Bình. Từ đây đến huyện Trác ngoại ô phía nam Bắc Kinh khoảng 300km.
Trưa hôm đó Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai, Nhiệm Bật Thời đi ôtô đến sân bay ngoại ô phía tây để tham gia duyệt binh đội quân giải phóng của chiến dịch Thiên Tân, tướng Phó Tác Nghĩa cũng có mặt. Mao Trạch Đông bắt tay và một lần nữa cảm ơn tướng Nghĩa đã giải phóng cố đô bằng phương pháp hòa bình. 22giờ hôm đó, Mao và Lưu Thiếu Kỳ đến Di Hòa Viên, Mao Trạch Đông ngủ ở Cảnh Phúc Các. Một tháng sau Mao Trạch Đông mời Lương Thấu Minh tiên sinh đi chơi Di Hòa Viên và đã ca ngợi Từ Hy Thái Hậu vì bà đã tu tạo Di Hòa Viên. Hôm sau Mao Trạch Đông rời Di Hòa Viên đến ở biệt thự Song Thanh ở dưới chùa Hương Sơn khu công viên Hương Sơn, do đó Trung ương Đảng và hầu hết các vị lãnh đạo đảng và nhà nước cũng đều ở Hương Sơn. Công viên Hương Sơn biến thành khu quân sự cấm.
Từ ngày 31/1/1949, Chu Ân Lai, Lâm Bá Cừ, Diệp Kiếm Anh, Nhiếp Vinh Trăn đều thấy rõ Trung Nam Hải là nơi ở của cơ quan đầu não trung ương. Chu Ân Lai đã hạ lệnh cho dã chiến quân Hoa Bắc cử ra một đại đội và vài chục xe vận tải để tiếp quản Trung Nam Hải. Thời kỳ đó Trung Nam Hải có hơn 2.000 phòng và điện Cần Chính – nơi ở của một đại đội bảo vệ của tướng Phó Tác Nghĩa, Mao Trạch Đông cho tước vũ khí của đại đội này và đưa đi “học tập chỉnh biên, cải tạo tư tưởng” ở ngoại ô. Gần 1.000 người làm tổng vệ sinh và tu sửa lại Trung Nam Hải đúng 3 tháng để đón chính quyền mới. Đầu tháng 6, Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh mời Mao Trạch Đông vào ở Trung Nam Hải. Mao từ chối vì không làm vua nên không vào cung và cũng vì việc đó mà cho đến nay còn lưu truyền 3 cách nói khác nhau. Một là, Mao Trạch Đông tuy là tín đồ Mác – Lê, vô thần nhưng am hiểu Kinh Dịch và ham muốn làm đế vương. Khi Mao Trạch Đông ở Hương Sơn có gặp một vị đạo lão đạo thuật cao siêu, ông có hỏi khi nào  vào Trung Nam Hải mới tốt. Đạo lão không nói không mà chỉ viết 2 số 99 (tức ngày 9/9). Mao Trạch Đông lại hỏi: quyền vị của mình giữ được bao lâu? Đạo lão lại viết con số: 8341. Mao Trạch Đông không hiểu nổi các thuật số này, nhưng rất kính trọng Đạo lão. Ngày 9/9/1949 Mao Trạch Đông vào ở Trung Nam Hải và đổi phiên hiệu đội bảo vệ của mình thành Đội 8341 – Trung Nam Hải. Sau khi vào ở Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông chọn một số ngượi  học vấn uyên thâm như Quách Mạt Nhược, Chu Cốc Thành, Phạm Văn Lan để bàn luận về 2 thuật số 99 và 8341. Đối với số 99 có thể hiểu được Cửu – số 9 là số to nhất trong hệ thập phân và vì, gọi đế vương là Cửu Ngũ Chi Tôn, gọi nơi ở của đế vương là Cửu trùng (trong) Cung Khuyết, gọi thiên hạ là Cửu thiên Cửu địa, Cửu châu Phương viên. Đời Chu gọi là Tài Bạch Lưu Thông chi pháp là Cửu Phủ viên (hoàn) Pháp, thời Xuân Thu Tề Hoàn Công có câu “Cửu phẩm chính trung”, báu vật của quốc gia thời cổ đại gọi là Cửu Đỉnh Đại Lữ, các nhạc công thời cổ đại gọi là Cửu cung đại thành, các chữ số thời cổ gọi là Cửu kinh toán thuật, kinh văn thời cổ gọi là Cửu kinh cổ nghĩa, các đạo gia luyện đơn gọi Cửu chuyển Kim đơn tóm lại không ai đoán trúng cả. Mãi đến ngày 9/9/1976, hai thuật số đó mới được giải: Mao Trạch Đông chết ngày 9/9, thọ 83 tuổi (1893-1976); trị vì 41 năm (1935-1976). Mao Trạch Đông chết tại khu Du Vịnh Trì – Trung Nam Hải. Đó là ngẫu nhiên hay thiên định?
Hai là, sau khi Diệp Kiếm Anh báo cáo bằng văn bản về việc mời TƯ đảng vào ở Trung Nam Hải nhưng được mấy hôm không thấy động tĩnh gì thì đích thân đến Hương Sơn để mời Mao Trạch Đông vào ở Trung Nam Hải. – “Tôi không nghe, đây là vấn đề nguyên tắc”? Mao Trạch Đông từ chối. Diệp Kiếm Anh nài nỉ: “Kiếm Anh kiên trì mời anh vào Trung Nam Hải cũng là nguyên tắc, ở đây đến cái tường vây quanh cũng không có”. – “Không nói, không nói nữa”. Mao Trạch Đông lắc đầu và Diệp Kiếm Anh nói dỗi – “Không nói nữa thì không nói nữa”. Chu Ân Lai biết rằng, Mao Trạch Đông rất kị chỗ Hoàng đế đã từng ở, nơi đã từng là chỗ Từ Hy Thái Hậu chấp chính; là chỗ Vua Quang Tự – do muốn duy tân nên đã bị tù, là phủ tổng thống của Viên Thế Khải. Trước khi vào thành, Mao Trạch Đông hiệu triệu toàn đảng xem tập “Giáp thân tam bách niên tế” của Quách Mạt Nhược sách này nói về việc sau khi Lý Tự Thành vào Bắc Kinh rồi kiêu ngạo và thất bại như thế nào, Mao Trạch Đông rất thích cuốn này. Chu Ân Lai mong muốn Mao Trạch Đông vào Trung Nam Hải chủ yếu vì vấn đề an toàn. Chu Đức – Tổng Tư lệnh cũng tán đồng. Thế là thiểu số phục tùng đa số – Mao Trạch Đông phải vào ở Trung Nam Hải.
Ba là, cơ quan trung ương ở Hương Sơn, hàng ngày chỉ có Chu Ân Lai vào thành làm việc, giải quyết vấn đề, chỉ đạo công tác, liên hệ với các bộ phận. Từ khi vào kinh đô Lưu Thiếu Kỳ đi Thiên Tân tham quan, phỏng vấn, thăm hỏi bạn bè. Chu Đức cũng bận tham quan du lịch, phỏng vấn, hội đàm. Nhiệm Bật Thời thì bệnh nặng. Mao Trạch Đông bận tiếp kiến đại biểu các đảng phái, nhân sĩ đồng thời chỉ đạo việc chuẩn bị cho hội nghị trù bị của chính trị hiệp thương. Vậy ở Hương Sơn không thuận tiện, cho nên tháng 6, Mao Trạch Đông quyết định vào thành để làm việc. Mao Trạch Đông ở căn nhà nhỏ tên là Phong Trạch Viên trong Trung Nam Hải. Khi công việc chỉ đạo, chuẩn bị cho hội nghị trù bị đã xong mọi người đề xuất Mao Trạch Đông nên quay về Hương Sơn ở vì máy bay địch quấy nhiễu ở đây không an toàn nhưng Mao Trạch Đông không đồng ý. Trên đây có vẻ mâu thuẫn, nhưng vấn đề ở chỗ con người Mao Trạch Đông khi còn trẻ rất thích Thủy Hử, làm cách mạng lập chí thành nghiệp lớn, lại có tư tưởng làm đế vương. Mùa hè năm 1949, quyền hành thực tế đã vào tay Mao Trạch Đông, lẽ nào lại không chịu nhận. Thực tế tháng 6/1949, Mao Trạch Đông rời Hương Sơn đến ngoại ô phía tây, nhà số 1, Tân Lục Sở, đường Ngọc Tuyền ở ít lâu, đến 9/9/1949 mới vào Trung Nam Hải. Ngự tại Cúc Hương Thư – Phong Trạch Viên – Trung Nam Hải. Người đầu tiên ở đây là Lâm Bá Cừ, ông là “thư ký trưởng” đang dự thảo thành lập “chính phủ nhân dân trung ương” và chuẩn bị “khai quốc đại lễ”. Lâm Bá Cừ người Lâm Lễ, Hồ Nam, sinh năm 1885, năm 1905 vào đồng minh hội của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản. năm 1916 khi Mao Trạch Đông mới là một cậu học trò nghèo của trường “Sa đệ nhất soái tiết” thì Lâm Bá Cừ đã là Bí thư đốc quân và là Cục trưởng Cục Tài chính tỉnh Hồ Nam. Năm 1921 vào Quốc dân Đảng, năm 1922 là tổng vụ Bộ trưởng Quốc dân đảng của Tôn tiên sinh, Lâm Bá Cừ là một nguyên lão của 2 đảng. Sau khi Lâm Bá Cừ ở phòng Cúc Hương Thư. Chu Ân Lai thường lui tới làm việc, nghỉ trưa, dùng bữa ở đây. Tuy tuổi cao hơn Chu Ân Lai nhưng Lâm Bá Cừ chỉ là một vị tướng nên phải nhường chỗ này cho Chu Ân Lai mà đi ở nhà khác. Không lâu, Mao Trạch Đông vào đây họp và cũng rất thích chỗ này, cũng thường nghỉ và dùng bữa ở đây. Đúng là đại thần nhường tể tướng, tể tướng nhường hoàng thượng. Từ bên trong Tân Hoa Môn đến phòng nghỉ của các thủ trưởng Trung ương Đảng trong Đại lễ đường Nhân dân được xây dựng con đường hầm nhỏ, ôtô con đi được. Con đường hầm này chỉ có các vị trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc mới được sử dụng, như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai, Trần Vân, Lâm Bưu, Đặng Tiểu Bình và một số vệ sĩ đặc biệt.
Mao Trạch Đông thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa
Từ năm 1968 – 1976 Giang Thanh cùng đồng bọn lấy cớ “sửa chữa toàn diện” để cấm cửa công viên Bắc Hải. Suốt 8 năm cho đến khi Mao Trạch Đông qua đời, Giang Thanh bị lật đổ, vào tù công việc sửa chữa toàn diện mới xong. Phần lớn các cung, viện, đình, đường trong Trung Nam Hải đều được xây dựng từ đời Thanh, chủ yếu và nổi tiếng có 8 nơi như: Tiêu Viên, Doanh Đài, Phong Trạch Viên, Tỉnh Cốc, Hải Yến Đường, Hoài Nhân Đường, Tử Quang Các, Du Vịnh Trì. Ngày 31/1/1949 “Hiệp định Bắc Bình giải phóng hòa bình” do Diệp Kiến Anh và Phó Tác Nghĩa ký đã cứu được cố đô nghìn năm lịch sử mới không bị nội chiến tàn phá. Chiều ngày 5/6/1949, Hội nghị Chính trị hiệp thương do Mao Trạch Đông chủ trì được khai mạc tại điện Cần Chính Trung Nam Hải. 14giờ ngày 1/10/1949 cũng tại điện Cần Chính, Mao Trạch Đông lại chủ trì hội nghị lần thứ nhất “Chính phủ nhân dân trung ương” và tuyên bố thành lập “Chính phủ nhân dân trung ương”, Mao Trạch Đông được bầu vào chức vụ Chủ tịch. Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Cao Cương, Trương Lan, Lý Tế Thâm, Tống Khánh Linh làm Phó chủ tịch. Chu Ân Lai làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. 14 giờ 50 phút cùng ngày, tất cả đều ra Thiên An Môn và đúng 15giờ hôm đó Mao Trạch Đông chủ trì khai quốc đại lễ. Từ đó Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai luôn họp hành, tiệc tùng, tiếp khách nước ngoài tại điện Cần Chính. Trung Nam Hải dưới thời Mao Trạch Đông là nơi cực lạc của các quần vương, đồng thời lại là chiến trường đấu đá quyết liệt tranh giành quyền lực giữa Mao Trạch Đông với các quần thần. Nó để lại biết bao bi khốc trong ký ức các nguyên lão. Mao ở phòng Cúc Hương thư 18 năm, nơi này có 2 lối ra vào, một gian dành riêng cho những người phục vụ đặc biệt; một dành riêng cho Mao Trạch Đông và Giang Thanh. Bên cạnh có các phòng cơ yếu, vệ sĩ trưởng, chủ nhiệm cách mạng văn hóa – trước đó làm chủ nhiệm văn phòng trung ương – Dương Thượng Côn. Sau khi gia đình Dương dọn đi thì nơi đây để đồ tặng phẩm, bàn bóng bàn. Mao Trạch Đông ở đấy từ tháng 9/1949 đến trung thu năm 1967 thì dọn đến Du Vịnh Trì ở phía tây Trung Hải.
Hàng năm cứ vào tối ngày 26/12, ngày sinh nhật của Mao Trạch Đông thường có mời các đồng sự, bạn bè, nhưng ngày 26/12/1966, Mao Trạch Đông mời các thành viên của Ủy ban Cách mạng văn hoá, các bạn chiến đấu cũ nhưng số các bạn chiến đấu cũ chỉ có Chu Ân Lai tới, còn lại đều là các thành viên của Ủy ban Cách mạng văn hóa. Đến khu vực mới này, ngoài Mao Trạch Đông ra, dần dần có thêm gia đình của Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Lâm Bá Cừ, Bành Đức Hoài, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn, Hồ Kiều Mộc. Năm 1960 Xuân Ngẫu Tề được cải tạo thành vũ trường, sân khấu, rạp chiếu phim và phòng ngủ đặc biệt của Mao Trạch Đông. Đêm đêm ca múa đều là những diễn viên trẻ đẹp, tuổi 18-20, được tuyển chọn từ các đoàn văn công. Chu Ân Lai rất ít khi đến đây nhảy, vì đã có sàn nhảy riêng ở Tử  Quang bên bờ Tây Bắc của Trung Hải. Hàng ngày, cứ 19 giờ 30 phút, vợ chồng Chu Đức – Khang Khắc Thanh dắt nhau đến sàn nhảy thì đã có các nữ diễn viên trẻ đẹp đón tiếp, cầm tay Chu Đức đi kiểu “Quân ngũ đại bộ” cho đến khi các em áo thấm mồ hôi. Thực tế thì Chu Đức nhảy cũng được. “Đi đại bộ” là theo lời bác sĩ để rèn luyện thân thể. Khoảng 21giờ Chu Đức đưa vợ về nghỉ, Chu Đức có thói quen ngủ sớm, dậy sớm.
Sau khi Chu Đức rời sàn nhảy thì vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ – Vương Quang Mỹ mới đến nhảy. Lưu Thiếu Kỳ nhảy rất giỏi, nhất là điệu valse nhanh. Bạn nhảy của Lưu Thiếu Kỳ là những cô diễn viên thanh tú, nhẹ nhõm, linh hoạt như bướm bay. Các cô rất thích nhảy với Lưu Thiếu Kỳ, thường là các em chủ động mời trước. Còn bà vợ Lưu thì ngồi ở salon mỉm cười, mắt theo dõi phu quân của mình. Lưu Thiếu Kỳ rất bận, mỗi lần chỉ nhảy khoảng một tiếng đồng hồ. Vương Quang Mỹ, nhảy cũng rất đẹp. Thường thì bản nhạc sau cùng thì hai vợ chồng Lưu mới nhảy với nhau. Khi đó các cô văn công đều chiêm ngưỡng, đồng thời mọi người biết, vợ chồng Lưu chuẩn bị rời sàn nhảy. Còn các vị lãnh đạo xuất thân từ quân đội như Nguyên soái Trần Nghị, Phó thủ tướng Lý Tiên Niệm, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Thượng tướng Tiêu Hoa, khi nhảy thì ưỡn ngực ra, ghì sát các cô diễn viên trẻ đẹp, mặt chạm cả vào phấn son của người ta, các em không dám nói, không dám cự tuyệt. Vì được tuyển chọn vào Trung Nam Hải để làm bạn nhảy với các vị lãnh đạo quốc gia, là “đi làm nhiệm vụ” cần phải “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị vinh quang đã được Đảng, quân đội giao phó”. Qua tuyển chọn lý lịch chính trị tốt mới được đi làm nhiệm vụ, ai mà chẳng thấy vinh hạnh. Mao Trạch Đông rất ít khi cùng đi nhảy với phu nhân. Giang Thanh cũng có lần đến sàn nhảy ngồi xem, rất ít người dám nhảy với Giang Thanh. Giang Thanh xuất thân từ minh tinh màn bạc, đương nhiên nhảy rất giỏi nhưng tính khí lạ thường. Sau khi Mao Trạch Đông đến sàn nhảy liền ngồi vào chỗ salon giành riêng uống trà nói chuyện, có khi hẹn người đến đây thảo luận, hội báo công tác.
Thường Mao Trạch Đông đến sàn nhảy và ở đó từ hơn 22giờ đến 1giờ sáng. Các nữ diễn viên trẻ đẹp được cùng nhảy với vị lãnh đạo vĩ đại đều lấy làm vinh dự. Có khi một bản nhạc, Mao Trạch Đông thay đổi 3 cô để nhảy. Ngoài vũ trường các nhân viên văn công khác tự nhiên phải biết phận mình nghiêm chỉnh giữ “kỷ luật cách mạng”.
(Xem tiếp kỳ sau)

Sóng gió ở Trung Nam Hải

Dưới thời Mao Trạch Đông, trong cuộc đấu đá khốc liệt tranh giành quyền lực, những người đầu tiên bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải và bị tù đày là Cao Cương và Nhiêu Thấu Thạch.


Bí mật Trung Nam Hải (Kỳ 2): Sóng gió ở Trung Nam Hải

Chu Ân Lai
Có một lần, một mảng trần nhà của sàn nhảy tự nhiên rơi xuống chỗ salon giành riêng cho Mao Trạch Đông, gây nên tiếng nổ to như quả lựu đạn nổ. May thay lúc đó ông đang ôm mỹ nữ nhảy. Sau đó Cục cảnh vệ Trung Nam Hải tổng động viên tiến hành rà soát và truy tìm phẩn tử phản cách mạng trong, ngoài Trung Nam Hải mất hơn nửa năm, nhưng kết cục chẳng có tăm hơi gì cả. Sau năm 1949, Hoài Nhân Đường là lễ đường của Trung ương Đảng, Quốc vụ viện. Trong đó có các hội trường to, vừa và nhỏ khác nhau. Tại đây từng có những hội nghị quan trọng như:
Thượng tuần tháng 8/1966, Mao Trạch Đông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa VIII, thông qua 16 điều “cách mạng văn hóa”, đồng thời chỉ định Lâm Bưu là người kế tiếp mình. Ngày 6/8, Mao Trạch Đông viết báo chữ to “Nã pháo Bộ Tư lệnh”, công nhiên đả kích vào Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Bài báo chữ to này dán ở hành lang hội trường Hoài Nhân Đường. Tháng 2/1967, “3 tổng 4 soái” (chỉ 3 Phó thủ tướng và 4 Nguyên soái: Lý Phú Xuân, Lý Tiên Niệm, Đàm Chấn Lâm, Diệp Kiếm Anh, Trần Nghị, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn) đại náo Hoài Nhân Đường, lên án “Cách mạng văn hóa”, lên án Giang Thanh và các thân tín của bà ta như: Trương Xuân Kiều, Khang Sinh, Trần Bá Đạt. Tiếp đó Chu Ân Lai chủ trì “Hội gặp mặt công tác Trung ương” liền bị Mao Trạch Đông cho là “Nghịch dòng tháng 2”, là phản cách mạng văn hóa và đã cách chức “3 tổng 4 soái”. Tháng 10/1978, tại Hoài Nhân Đường đã tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa XI, tại đây đã hạ bệ Hoa Quốc Phong người kế thừa Mao Trạch Đông, bầu Hồ Diệu Bang làm Chủ tịch Đảng (không lâu đổi là Tổng bí thư), đồng thời khôi phục danh dự cho Lưu Thiếu Kỳ, công nhận Lưu Thiếu Kỳ chết trên cương vị “Chủ tịch nhà nước”. Ngày 16/1/1987, trong “Hội nghị sinh hoạt Bộ Chính trị” các nguyên lão đã hạ bệ Tổng bí thư Hồ Diệu Bang.
Tối 19/5/1989, trong cao trào của học sinh, sinh viên đòi tự do dân chủ, Chủ tịch Dương Thượng Côn và Thủ tướng Lý Bằng đã phải triệu tập đại hội gồm những người đứng đầu Đảng, Chính, Quân tại Hoài Nhân Đường, tuyên bố: Thủ đô giới nghiêm, quân đội vào thành, không lâu sau Bắc Kinh diễn ra vụ “4-6” chấn động toàn cầu – vụ quân đội thẳng tay dẹp đám sinh viên biểu tình đòi lật đổ chính quyền ở Thiên An Môn.
Hải Yến Đường còn gọi là Cư Nhân Đường, có kiến trúc kiểu Tây, làm cho Tây Thái Hậu, là nơi chiêu đãi khách nữ giới. Khi Trương Tác Lâm tự xưng là Đại nguyên soái, có tên là “soái phủ”. Ngày xưa khi Tào Côn Nhiệm là Tổng thống thì làm việc tại đây và cũng bị giam tại đây. Bên cạnh là An Khánh Đường, từng là chỗ ăn, ở của Lâm Bá Cừ; cạnh An Khánh Đường là Vĩnh Phúc Đường, từng là chỗ ở của Bành Đức Hoài; Phúc Lộc Cư là chỗ ở của gia đình Lưu Thiếu Kỳ; bên cạnh là Cúc Hương Thư của Mao Trạch Đông. Tối ngày 22/5/1966, Điền Gia Anh – Thư ký chính trị của Mao Trạch Đông kiêm Phó chủ nhiệm Văn phòng Trung ương đã tự tử ở Hải Yến Đường. Đây là vụ tự sát nổi tiếng trong Trung Nam Hải. Từ năm 1948, Điền Gia Anh là trợ thủ đắc lực, thảo các văn bản cho Mao Trạch Đông. Sau Hội nghị Lư Sơn năm 1959, giữa Mao Trạch Đông và Điền Gia Anh đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, ngăn cách, Điền Gia Anh đã nhiều lần đề nghị được chuyển công tác nhưng không được Mao Trạch Đông chấp thuận vì Điền Gia Anh biết quá nhiều bí mật. Khi cô em nào được “cùng với Mao Trạch Đông” thì Điền Gia Anh làm hồ sơ “kinh phí sinh hoạt hỗ trợ”, đồng thời liên hệ từ việc giải quyết công việc, nâng lương cho đến cả vấn đề vào đoàn, vào Đảng, đề bạt. Đêm hôm Điền Gia Anh tự sát, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng kiêm Đội trưởng Đội Bảo vệ Uông Đông Hưng đã cử người đến nhà Điền Gia Anh tuyên bố đình chỉ công tác và lục soát nhà, lấy đi các văn kiện giấy tờ và tuyên bố cả gia đình Điền Gia Anh từ mai “ra khỏi Trung Nam Hải”. Nghe nói trước hôm Điền Gia Anh tự tử có nói với vợ rằng: “Từ nay sự trưởng thành của các con cần phải dựa vào chính bản thân chúng”. Vợ Điền cảm thấy thà để Điền Gia Anh tự giải thoát còn hơn.
Có nghi vấn cho rằng, không phải Điền Gia Anh tự tử mà là bị Mao Trạch Đông giết, vì Điền Gia Anh biết quá nhiều bí mật của Mao Trạch Đông, vấn đề này lịch sử sẽ minh xét. Chỉ biết rằng: Làm bạn với quâân vương như làm bạn với hổ; biết “bí mật” nhiều quá khó thoát thân vì họa. Tối nào cũng có một số vũ nữ được lựa chọn ở văn công quân đội đến cùng Mao Trạch Đông bơi, nhảy, vui chơi. Năm 1958, đoàn văn công Chí nguyện quân từ Triều Tiên về nước, Chu Ân Lai đã đưa họ vào Trung Nam Hải để phục vụ Mao Trạch Đông và đổi tên thành “Đoàn ca múa Trung Nam Hải”. Bành Đức Hoài thấy vậy rất lấy làm đau lòng, liền tìm gặp Mao Trạch Đông hỏi: “Chủ tịch, lẽ nào người lại muốn có hậu cung?” Sau đó Bành Đức Hoài lấy cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Chí nguyện quân, nhân dân Trung Quốc giải thể “Đoàn ca múa Trung Nam Hải”. Do đó Bành Đức Hoài đã bị Mao Trạch Đông hạ bệ tại Hội nghị Lư Sơn năm 1959. Năm 1971, Mao Trạch Đông vạch kế hoạch thanh trừng “Tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu” tại Du Vịnh Trì. Đầu năm 1972, Mao Trạch Đông bị trúng gió tại bể bơi. Cuối tháng 2, Mao Trạch Đông lần đầu tiên tiếp Tổng thống Mỹ Ních-Xơn. Không lâu sau lại tiếp Thủ tướng Nhật. Mao Trạch Đông còn phê chuẩn khôi phục công tác cho Đặng Tiểu Bình “bảo đảm vĩnh viễn không lật đổ”. Năm 1973, Mao Trạch Đông bị đục thủy tinh thể, bác sĩ khuyên cần phải phẫu thuật, nhưng Mao Trạch Đông cự tuyệt.
Bè lũ bốn tên - Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Giang Thanh - tại tòa
Mùa hè năm 1974, Mao Trạch Đông đi Vũ Hán, sau đó về quê Hồ Nam, đến tháng 5/1975 mới quay về Bắc Kinh. Cùng tháng đó Mao Trạch Đông gặp gỡ nữ diễn viên đoàn văn công không quân có cô Mạnh Cẩm Vân người Hồ Bắc. Mạnh Cẩm Vân trở thành hộ lý sau cùng của Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông gọi Mạnh Cẩm Vân là “Mạnh phu tử”. Mao Trạch Đông dùng thơ của Lý Bạch nói với Mạnh Cẩm Vân: “Ngô ái Mạnh phu tử, phong lưu thiên hạ văn”. Mạnh Cẩm Vân động viên Mao Trạch Đông: “Chủ tịch, người không muốn gặp mặt em sao? Vậy thì hãy phẫu thuật mắt đi mới nhìn rõ em chứ!”. Để nhìn rõ mặt người đẹp, Mao Trạch Đông mới đồng ý để phẫu thuật mắt mình. Cuối năm 1975 đầu 1976, Mao Trạch Đông lại phát động Cuộc vận động chính trị cuối cùng đời mình – chống hữu khuynh và đánh đuổi Đặng Tiểu Bình ra khỏi vũ đài quyền lực lần thứ 2. Ngày 27/5/1976, Mao Trạch Đông tiếp kiến Tổng thống Pakistan. Đây là lần tiếp khách nước ngoài cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông. Đầu mùa hè, Mao Trạch Đông có một đề xuất cuối cùng rằng: Mao Trạch Đông là người phương Nam, muốn quay về phương Nam, về quê hương Hồ Nam. Nhưng lúc này Mao Trạch Đông đã kiệt sức, mất khả năng nói và cử động, tổ bác sĩ cũng không đồng ý để Mao Trạch Đông rời Trung Nam Hải, cho đến sáng sớm ngày 9/9/1976, Mao Trạch Đông từ trần tại đây. Trong số những người đã từng ở Trung Nam Hải, duy chỉ có một mình Chu Ân Lai là không bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải, gia đình Chu Ân Lai ở tại Tây Hoa Sảnh đến ngày 7/1/1976, Chu Ân Lai qua đời. Sau khi Chu Ân Lai qua đời, vợ ông – bà Đặng Dĩnh Siêu vẫn ở lại Tây Hoa Sảnh và chết tại đây vào năm 1990.
Dưới thời Mao Trạch Đông, trong cuộc đấu đá khốc liệt tranh giành quyền lực, những người đầu tiên bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải và bị tù đày là Cao Cương và Nhiêu Thấu Thạch. Hai gia đình này ở Trung Nam Hải chưa đầy 3 năm. Người thứ 3 là Nguyên soái Bành Đức Hoài. Đó là vào mùa Thu năm 1959, sau hội nghị Lư Sơn, Bành Đức Hoài bị Mao Trạch Đông buộc tội là hữu khuynh cầm đầu “Tập đoàn phản Đảng”, cách chức Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và Bộ trưởng Quốc phòng. Bành Đức Hoài bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải đến ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh, cuốc đất trồng rau. Cuối tháng 9/1965, ông lại bị Mao Trạch Đông đầy đi Tứ Xuyên, được một năm lại bị Hồng vệ binh bắt về Bắc Kinh để đấu tố rồi giam ở nhà tù Tần Thành cho đến năm 1974 thì qua đời. Tháng 9/1962, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Tập Trọng Huân bị Mao Trạch Đông ghép tội phản Đảng. Nguyên Tập Trọng Huân là Chính ủy dã chiến quân I, bạn thân của Bành Đức Hoài, sau đó cả nhà Tập Trọng Huân cũng bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải. Đầu tháng 1/1966, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Dương Thượng Côn bị Mao Trạch Đông cách chức Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương và đuổi ra khỏi Trung Nam Hải. Nhờ có sự che chở của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình nên Dương Thượng Côn mới không bị bắt mà được cử đi công tác ở Quảng Đông (nhưng chưa đi). Ngày 16/5/1966, Mao Trạch Đông bỏ tù Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn vào giam tại Tần Thành vì 4 người này là “Tập đoàn âm mưu phản cách mạng” và đuổi gia đình Lục Định Nhất ra khỏi Trung Nam Hải.
Ngày 21/7/1966, nhân dịp cải tổ thị ủy Bắc Kinh và cải tổ Cơ quan Quốc vụ viện, Mao Trạch Đông công nhiên hiệu triệu Hồng vệ binh bao vây Trung Nam Hải, bao vây Quốc vụ viện. Mao Trạch Đông nói: “Tân Hoa xã Nam Kinh bị bao vây, tôi thấy có thể bao vây ba ngày không ra báo thì có gì là ghê gớm? Anh không cách mạng thì cắt đầu anh đi. Tại sao không cho phép bao vây tỉnh, thị ủy, tòa báo, quốc vụ viện, sau khi tổ làm việc rút lui thì có một số cần phải khôi phục thì khôi phục chứ sao. Chúng ta có những vị bộ trưởng như vậy đáng tin cậy sao?”. Ai cũng biết Quốc vụ viện ở trong Trung Nam Hải. Mao Trạch Đông hiệu triệu phái tạo phản, Hồng vệ binh bao vây Quốc vụ viện tức là bao vây Trung Nam Hải. Căn cứ “chỉ thị tối cao” của Mao Trạch Đông thì từ tháng 1/1967 và dưới sự chỉ giáo của Giang Thanh và các thành viên Trung ương cách mạng văn hóa, Hồng vệ binh có mặt đầy đường phố Bắc Kinh. Có lần vây ráp lớn, có tới vài chục vạn người, hạ doanh trại phía ngoài tường vây quanh Trung Nam Hải, tổ chức thành các tổ đấu tố Lưu Thiếu Kỳ, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình và Chu Đức,  hàng ngày loa phóng thanh cực lớn từ 4 phía chĩa vào Trung Nam Hải, đồng thời các cổng ra vào đều có Hồng vệ binh kiểm soát, nếu phát hiện các vị cần đấu tố liền bắt ngay, giao nộp “Quần chúng chuyên chính”.
Để phối hợp hành động cách mạng với phía ngoài tường, vợ chồng Mao Trạch Đông chỉ thị tất cả mọi người ở trong Trung Nam Hải phải thành lập các “đội quân tạo phản Trung Nam Hải”. 3 gia đình Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Đào Chú là đối tượng chính để đấu tố, ngoài việc đấu tố ra, Lưu Thiếu Kỳ và Đào Chú còn bị đánh đập. Đồng thời với việc đó là việc dán biểu ngữ, ra báo chữ to, uy hiếp đối với Chu Đức – Chủ tịch Quốc hội; Đổng Tất Vũ – Phó chủ tịch nước; Trần Vân – Thường vụ Bộ chính trị, Phó thủ tướng; Trần Nghị – Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Đàm Chấn Lâm – Phó thủ tướng; Diệp Kiếm Anh – Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương; Từ Hướng Tiền – Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương; Lý Tiên Niệm – Phó thủ tướng Báo chữ to viết: Chu Ân Lai là “phản bội, phái 2 mặt”. Sau việc đó, Mao Trạch Đông lại ra mặt “vỗ về” họ, như gọi Chu Đức “vẫn là Hồng tư lệnh, không phải Hắc tư lệnh”.
Ngày 25/8/1966, lần đầu Nguyên soái Hạ Long, bạn thân tín của Chu Ân Lai bị bắt, được Chu Ân Lai cứu, nhưng đến tháng 2/1967, lại bị bắt lần thứ 2 và đày đi Tây Sơn cho đến khi qua đời tại đó. Mùa Thu năm 1967, Mao Trạch Đông và Lâm Bưu tuyên bố Trung Nam Hải thực hiện chế độ quân quản, đội quân quản này đều là thân thích của Lâm Bưu lấy từ quân khu Quảng Châu lên, của Thượng tướng Hoàng Vĩnh Thắng. Ngày 17/10/1969, Lâm Bưu công bố diễn tập quân sự trong cả nước “Hiệu lệnh số 1 chuẩn bị chiến đấu của Phó chủ tịch Lâm Bưu”, “nhân viên di tản, chuẩn bị chiến tranh” và đã bí mật đưa Lưu Thiếu Kỳ đến Khai Phong, Hà Nam và ông đã chết tại đây sau một thời gian ngắn. Đặng Tiểu Bình bị đưa tới ngoại ô Nam Xương, Giang Tây; Đào Chú bị đưa tới ngoại ô Hợp Phì, An Huy và ông đã chết tại đây; Chu Đức bị đưa tới Quảng Đông; Trần Nghị bị đưa tới Hợp Phì, An Huy; Trương Văn Thiên bị đưa tới Vô Tích, Giang Tô; Đàm Chấn Lâm bị đưa tới Quế Lâm, Quảng Tây; Trần Vân bị đưa tới Cán Châu, Giang Tây; Diệp Kiếm Anh bị đưa tới Tương Đàm, Hồ Nam.
Sau đó không lâu, 2 tập đoàn Mao Trạch Đông và Lâm Bưu bắt đầu tranh giành quyền lực. Để tăng thêm thế lực cho mình, Mao Trạch Đông đã cho phép Chu Đức, Trần Vân, Trần Nghị, Đổng Tất Vũ, Diệp Kiếm Anh quay về Bắc Kinh, nhưng họ không chịu vào ở Trung Nam Hải, Chu Đức, Đổng Tất Vũ về ở phố (đường) Vạn Thọ, Trần Nghị ở Phong Đài, Nam Giao, Diệp Kiếm Anh ở Tây Sơn 3 năm sau Đặng Tiểu Bình mới được tự do quay về Bắc Kinh và cũng không ở trong Trung Nam Hải, Đặng Tiểu Bình ở phố Cảnh Sơn Đông. Trung Nam Hải bị hàng chục vạn Hồng vệ binh bao vây ngày đêm, hàng ngày, Mao Trạch Đông luôn nghe thấy họ gào thét, hô khẩu hiệu, Mao Trạch Đông quản thúc Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú ở nhà, không bỏ tù. Trong Trung Nam Hải, người bị đấu thảm hại nhất là Lưu Thiếu Kỳ, người bị chịu cực nhọc và vất vả nhất là Chu Ân Lai được mệnh danh là “Đội trưởng Đội cứu hỏa Trung ương”. Giang Thanh đứng đằng sau chỉ huy Hồng vệ binh “đấu tố không chán mồm, đánh đấm không chán tay”. Sống trong Trung Nam Hải chỉ có một mình Mao Trạch Đông là tồn tại còn tất cả đều bị đuổi ra ngoài, đó là Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Đổng Tất Vũ, Trần Nghị, Lý Phú Xuân, Lý Tiên Niệm, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Đào Chú. Còn ở Điếu Ngư Đài, thời kỳ cách mạng văn hóa có: Giang Thanh, Khang Sinh, Trần Bá Đạt, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Lực, Quan Phong, Thích Bản Vũ
Trong tất cả các cửa ra vào Trung Nam Hải đều bị Hồng vệ binh tràn vào, duy chỉ có 2 cửa là không được phép, đó là Tân Hoa Môn – Nam Đại Môn Trung Nam Hải, vì Tân Hoa Môn là Nghị Môn, trong cửa là Hồ Nam Hải và một con đường ngầm tuyệt mật thông sang Đại lễ đường nhân dân và cửa số 81 đường Nam Trường đoạn phía nam Đông Thành – Trung Nam Hải, vì trong cửa là lễ đường của Cục Cảnh vệ Trung ương do Uông Đông Hưng chỉ huy, nơi đây rất gần với phòng Cúc Hương Thư trong Phong Trạch Viên của Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông chỉ hiệu triệu Hồng vệ binh bao vây Trung Nam Hải. Còn tiến vào Trung Nam Hải thì Mao Trạch Đông vẫn do dự. Giang Thanh thì muốn các “tiểu tướng” tiến vào Trung Nam Hải để bắt tất cả “cánh già” ra giao cho quần chúng đấu tố, bỏ tù, chuyên chính. Đánh đổ hết những cán bộ cách mạng lão thành, thì cách mạng văn hóa mới thắng lợi triệt để, nếu không sẽ có hậu họa. Chu Ân Lai đã lợi dụng do dự này của Mao Trạch Đông để ra lệnh cho Đội 8341 tử thủ Trung Nam Hải, bắn bỏ bất kể ai nếu dám xông vào.
Từ tháng 1 đến 20/7/1967, Trung Nam Hải bị Hồng vệ binh bao vây. Cho đến 20/7/1967, xảy ra sự kiện kinh thiên động địa “Vũ Hán binh biến”, Mao Trạch Đông cũng sợ sẽ bị rơi vào tay quân đội, nên Mao Trạch Đông đã hạ lệnh bãi bỏ bao vây Trung Nam Hải và Đại lễ đường Nhân dân. Mùa hè năm 1968, trong cuộc khủng bố màu đỏ ở Trung Nam Hải còn có chuyện tử vong li kỳ, đó là Thứ trưởng Bộ Công an Lý Chấn chịu trách nhiệm bảo vệ Bộ Chính trị đã bị hãm tử trong đường hầm từ Trung Nam Hải đến Đại lễ đường Nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét