Hôm
kia đọc trên mạng thấy có bài trả lời phỏng vấn của Gs Nguyễn Thế Sự
cho phóng viên báo Trung Quốc tôi hơi sốc. Sốc vì trong đó có những câu
trả lời rất … khó nghe. Nhiều người đã lập tức phản đối bằng nhiều từ
ngữ cũng không kém khó nghe. Đang phân vân chưa biết nói gì thì thấy bài
đính chính của bác Sự dưới đây. Thế là rõ: báo Trung Quốc phịa ra những
câu trả lời của bác ấy. Nhưng sự nói láo của báo Trung Quốc không có gì
đáng ngạc nhiên.
Không ngạc nhiên là vì báo chí của Trung Quốc chỉ là một phương tiện
tuyên truyền. Mà, đã tuyên truyền thì theo quan điểm của Goebbels là
phải dùng những xảo thuật như ngụy biện, nhồi sọ, và nói láo. Nói láo
càng trơ trẽn càng tốt. Nói trắng thành đen (và ngược lại), càng khó tin
càng tốt. Đó là “triết lí” nên tảng cho tuyên truyền của báo chí Trung
Quốc.
Sự nói láo của Trung Quốc làm cho người ngoài cảm thấy khó tin ở họ.
Nhớ hôm AH (một chuyên viên về PR của viện) đến gặp tôi để thông qua bản
thông cáo báo chí về một phân tích của tôi. Bà AH hỏi tôi mấy số liệu
về kinh tế tri thức lấy ở đâu, và tôi trả lời rằng Ngân hàng thế giới họ
thu thập của các nước với sự hỗ trợ của địa phương. Bà điểm qua danh
sách, đến phần “China”, bà thản nhiên nói: Ah, số liệu của nước này
không thể tin được. Tôi cười. Bà “bồi” thêm một câu: tôi từng sống 10 năm ở cái xứ này, tôi có thể nói những gì họ nói và làm không nhất quán nhau, không thể tin được họ. Đúng
là không thể tin ở người Trung Quốc, một dân tộc quen tính nói láo,
thiếu thành thật. Tính nói láo và thiếu thành thật của họ được chính
sách vở của họ (như cuốn Người Trung Quốc xấu xí) nói đến nhiều lần.
Nói láo đã trở thành một quán tính trong giới báo chí Trung Quốc.
Trung thành với quan điểm đen là trắng của họ, giới báo chí Trung Quốc
không hề tỏ ra ngượng ngùng khi bịa chuyện. Chúng ta đã thấy trường hợp
của ông Nguyễn Thế Sự, nhưng có lẽ đó chỉ là một trong hàng trăm, hàng
ngàn bịa đặt khác mà báo chí Trung Quốc (và lãnh đạo Trung Quốc?) đã và
đang thực hành. Chẳng hạn như họ không thấy xấu hổ khi nói một cách vô
tư rằng Việt Nam chiếm đất và hải đảo của họ. Họ không thấy mình ngu
xuẩn khi nói rằng cuộc chiến 1979 là “cuộc chiến tự vệ”! Rất có thể
người Trung Quốc đã được dạy nói láo ngay từ khi lọt lòng. Mới biết đọc
hay biết nghe là đã bị nhồi sọ với những luận điệu chống Việt Nam rồi.
Nói láo thường mất khôn nên ngay cả giới có học Trung Quốc cũng tỏ ra
rất đần độn trong giao tiếp. Còn nhớ trong hội thảo về biển Đông do
CSIS tổ chức vừa qua, một ông gọi là giáo sư Chu Hạo (?) của đoàn Trung
Quốc hỏi đoàn Việt Nam rằng nếu không có Mĩ liệu Việt Nam có hung hăn
thế không. Một câu hỏi chắc làm cho cử tọa ngỡ ngàng về chữ nghĩa và
phép lịch sự trong học thuật. Câu hỏi và chữ nghĩa của ông này cho thấy
ông là một người rất nghèo nàn về ý tưởng và chữ nghĩa. Nghèo nàn ý
tưởng và chữ nghĩa là hệ quả của sự ngu dốt và bất tài. Thật tình, tôi
chưa bao giờ nghe / đọc một câu hỏi cực kì ngu xuẩn và vô giáo dục đến
như thế, chứ nói gì đến câu đó được thốt ra từ cái miệng của một người
mang danh “giáo sư”! Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, có thể không nên ngạc
nhiên, và câu hỏi đó cũng là một điều hay. Cái hay là nó cho thấy trong
cái thế giới mua bán bằng cấp bên Trung Quốc, thì những kẻ bất tài như
cái ông giáo sư đó có khả năng mua chức danh, và lộ rõ sự bất tài của
ông trước thế giới. Điều này cho thấy tính lưu manh và hành xử côn đồ
Trung Quốc không chỉ trên biển mà còn ngay cả trong hội nghị quốc tế. Sự
việc chứng minh rằng Trung Quốc là một gã lưu manh quốc tế.
Nếu Hoàn Cầu thời báo dám bịa đặt trả lời phỏng vấn của Gs Nguyễn Thế
Sự thì họ cũng có thể bịa đặt bất cứ phát biểu nào từ phía Việt Nam.
Vấn đề ở đây là mấy tuần trước, ông Thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn có
một cuộc đàm phán “kín” với phía Trung Quốc về tranh chấp chung quanh
Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Tân Hoa Xã ra thông cáo báo chí hối thúc
Việt Nam thực thi những gì đã hứa trong đàm phán (?) trong đó có cả câu
hàm ý nói ông thứ trưởng tán đồng công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm
Văn Đồng. Với quán tính nói láo và bản chất lưu manh như trình bày trên
thì làm sao chúng ta tin rằng những gì Tân Hoa Xã viết là sự thật. Nhưng
khách quan mà nói, chúng ta cũng chưa có bằng chứng cho thấy họ nói
láo! Chỉ có khả năng nói láo cao hơn khả năng nói thật mà thôi.
Nói người cũng nghĩ đến ta. Có một điều khó hiểu là phía Việt Nam
hoàn toàn im lặng trước bản tin của Tân Hoa Xã, không có đến một lời
bình luận! Thông thường Bộ Ngoại giao phản ứng tương đối nhanh trước
những tuyên bố lếu láo của Trung Quốc, nhưng lần này thì họ có vẻ …
chậm. Sự chậm trễ (cho đến nay vẫn chưa có bình luận chính thức) làm cho
các nhân sĩ hoang mang và yêu cầu Bộ Ngoại giao phải trả lời những
tuyên bố của Tân Hoa Xã đưa ra. Cũng như bất cứ thư đi nào đến các cơ
quan công quyền Việt Nam không thèm trả lời thư của người dân, Bộ Ngoại
giao cũng giữ một thái độ “im lặng đáng sợ”. Không biết nên hiểu sự im
lặng này là gì? Là đồng tình? Là chuẩn bị cho một chuyến đi đàm phán
khác? Nói gì thì nói, sự im lặng của phía Việt Nam là khó hiểu, nếu
không muốn nói là khó chấp nhận được, nhất là chính quyền này có phương
châm cực đẹp: của dân và vì dân.
Nếu chúng ta đồng ý rằng nói láo và lưu manh là nguy hiểm, thì Trung
Quốc là một mối đe dọa đến thế giới. Thật là nguy hiểm khi cả tỉ người
như thế đều nói láo hay được dạy nói láo. Càng nguy hiểm hơn một tỉ
người được dạy để hành xử côn đồ. Côn đồ mà dốt nát thì nguy hiểm hơn
côn đồ có học. Nguy hiểm vì côn đồ dốt có thể hành xử như dã thú, và
trong thực tế chúng ta đã thấy lính Trung Quốc trở thành dã thú trong
trận chiến 1979. Không được quên tội ác của những con dã thú này! Nhìn
như thế để thấy rằng Trung Quốc là một mối đe doạ toàn cầu, còn nguy
hiểm gấp trăm lần so với chế độ phát xít Đức ngày xưa.
Việt Nam chúng ta quả không may mắn. Không may mắn vì định mệnh địa
lí chúng ta phải sống bên cạnh một gã khồng lồ chuyên nói láo và lưu
manh. Người mình có câu gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Sống
gần một gã láng giềng xấu tính như thế, có khi chúng ta cũng bị nhiễm
thói xấu của gã. Và, trong thực tế thì báo chí chúng ta cũng đã bị
nhiễm. Nhưng chúng ta cũng có câu gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, và đó là một niềm an ủi.
NVT
Xem thêm: Tại sao nhà cầm quyền Trung Quốc trơ trẽn?
TB. Tôi post lại bài gốc và bài của Gs Nguyễn Thế Sự để bạn đọc dễ theo dõi:
Bài báo trên Ifeng
|
Đính chính của Gs Nguyễn Thế Sự
|
Giáo sư Việt nam: “ Thanh niên biểu tình chống Trung Quốc là do bị kích động bởi thế lực phản động hải ngoại”
Thời gian gần đây, quan hệ Việt Trung vì vấn đề nam hải (biển đông)
trở lên căng thẳng. Hai nước xã hội chủ nghĩa Trung-Việt sẽ lại đánh
nhau 1 lần nữa không? Thanh niên Việt Nam đến gần đại sứ quán Trung Quốc
biểu tình cuối cùng là vì sao? Đối với vấn đề này, Nguyễn Thế Sự giáo
sư đã về hưu của khoa Trung văn Trường đại học Hà Nội nói, Việt Nam
không dễ gì khai chiến. Hơn nữa những thanh niên đi biểu tình chủ yếu
là do phái “phản động” Việt Nam kích động gây ra.
Năm 1992 ông đã từng lưu học tại Trường đại học Bắc Kinh.
Ông Nguyễn Thế Sự năm nay 62 tuổi là giáo sư đã về hưu khoa Trung
Văn Trường Đại học Hà Nội. Ông có quan hệ mật thiết với Trung Quốc.
Năm 1991 quan hệ Trung Việt bình thường hóa, năm 1992 ông Nguyễn Thế
Sự trở thành khóa lưu học sinh đầu tiên sang lưu học tại đại học Bắc
Kinh. Sau đó dạy tiếng Việt tại Trường Đại học Kinh tế Đối ngoại Bắc
Kinh. Con trai của ông học chuyên ngành quan hệ Quốc Tế tại Trường Đại
học Trung Sơn. Hiện nay là nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Trung
Quốc. Ngày 23/6 ông Nguyễn Thế Sự đã tiếp đón cuộc thăm viếng của ký
giả bản báo tại nhà riêng.
Trong nhà ông Nguyễn Thế Sự được bài trí mang phong cách Trung
Quốc, trên tường treo bức ảnh chụp ông tham gia cuộc thi “Đại hội Thế
giới Hán ngữ” tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh năm 2005, và cả ảnh
thêu “Nghênh xuân nạp Phúc”; “Vinh Hoa Phú Quý”; trên bàn còn bầy 1
quyển sách: “Giải thích thành ngữ Trung Quốc”.
Hiện tại Việt Nam rất trân trọng hòa bình
Hai nước Trung Việt núi sông gần nhau, văn hóa tương đồng, lý tưởng
tương đồng, lợi ích tương quan. Nguyễn Thế Sự trích dẫn lời thuyết
trình của chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Quốc hội Việt Nam năm 2005 đánh giá
về quan hệ Việt Trung: “Quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Trung rất
tốt đẹp, Việt Nam cũng rất coi trọng tình hữu nghị với Trung Quốc.
Ông Nguyễn Thế Sự nói, các trường đại học ở Việt nam đa số đều có
khoa tiếng Trung. Mỗi năm các kỳ thi đại học rất nhiều người đăng ký
thi vào khoa Trung. Lấy trường đại học Hà Nội làm ví dụ: Khoa Trung
văn là khoa lớn thứ hai sau khoa tiếng Anh hơn nữa có những đợt có đến
700 lưu học sinh Trung Quốc. Mỗi dịp lễ Tết Trung Quốc như: lễ Quốc
khánh, tết Trung thu… sinh viên trường Đại học Hà Nội đều tổ chức ngày
lễ Tết để chúc mừng: các em làm món ăn Trung Quốc, hát bài hát Trung
Quốc, triển lãm tranh Trung Quốc… có rất nhiều học sinh đến tham gia.
Về tranh chấp Nam hải (Biển Đông - ghi chú người dịch) gần đây, ông
Nguyễn Thế Sự nói: “Tôi phản đối dùng chiến tranh để giải quyết vấn để
Nam Hải (Biển Đông). Tôi không dám nói 100%, nhưng ít nhất trên 90%
người Việt Nam phản đối chiến tranh. Việt Nam là 1 nước chịu nhiều khổ
đau trong chiến tranh, đến nay mới có mười mấy năm hòa bình và phát
triển, chúng tôi rất coi trọng hòa bình. Nhớ lại sự kiện năm 1979,
Việt Nam không phải dễ dàng khai chiến với Trung Quốc.
http://www.ifeng.com/http://www.ifeng.com/
Phái phản động khiêu khích mối quan hệ Việt – Trung.
Nói đến việc thanh niên Việt Nam đến biểu tình gần đại sứ quán Trung
Quốc, ông Nguyễn Thế Sự nói: “Đây đều là do Phái phản động của Việt
Nam gây ra”. Việt Nam cũng có phái phản động chủ yếu là tổ chức người
Việt ở hải ngoại, ví dụ như Đảng Việt Tân ở Pháp. Bọn họ rất ghét Đảng
Cộng sản Việt Nam hơn nữa lại khiêu khích mối quan hệ Việt - Trung.
Như hiện nay quan hệ Việt- Trung trở lên căng thẳng, họ nhảy vào
kích động thanh niên Việt Nam làm loạn. Hơn nữa công an Việt Nam trong
vòng 30 phút đã giải tán đoàn biểu tình. Trường học cũng ngăn cản một
số phần tử quá khích tham gia biểu tình. Ở phía nam một số ngư dân
muốn tham gia cũng bị ngăn cản.
Ông Nguyễn Thế Sự khi đánh giá về quan hệ Việt - Mỹ có nói: “Người
lớn ở thế hệ như chúng tôi không thích Mỹ nhưng thanh niên bây giờ rất
sùng bái lối sống Mỹ. Nói tóm lại: Việt nam rất coi trọng quan hệ
với các nước láng giềng.
Ông Nguyến Thế Sự cao giọng khi nói câu cuối cùng: “Trung Quốc đừng ép Việt nam quá. Không thì Việt Nam sẽ đi theo Mỹ.”
|
Hà Nội, ngày 07/07/2011
Kính gửi bạn đọc.
Tôi vừa đọc những bài viết và ý kiến rất gây gắt của mọi người có
liên quan đến tôi, xung quanh bài báo được cho là “ Bài trả lời phỏng
vấn” của tôi đăng trên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc,
sau đó đăng lại trên mạng Phượng Hoàng và Hoàn Cầu TQ ngày 2/7/2011.
Tôi hoàn toàn hiểu được phản ứng gay gắt của mọi người khi đọc bài báo
đó nếu đúng tôi nói như vậy. Nhưng sự thực không phải như thế.
Trước hết tôi xin được cải chính: đấy không phải là một cuộc phỏng vấn. Tôi không trả lời một cuộc phỏng vấn nào.
Sự thực là như thế này:
Tôi nhớ sáng hôm đó là một ngày cuối tháng 6, trời mưa rất to, có
một sinh viên cũ (tôi không nhớ tên) đưa một thanh niên TQ bằng xe máy
đến nhà, giới thiệu với tôi là phóng viên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn
Đông, TQ. Anh này có nói là muốn tìm hiểu phản ứng của nhân dân Việt
Nam về quan hệ Trung – Việt hiện nay, và đề nghị tôi giới thiệu nơi có
thể đến để tìm hiểu. Tôi có giới thiệu anh ta đến vài cơ quan, tổ chức
mà tôi biết. Lúc ấy trời vẫn đang mưa to. Nhìn anh phóng viên còn rất
trẻ, có lẽ chưa đến 30 tuổi, nên tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ cho
anh ta biết một số ý kiến của mình về quan hệ Việt – Trung với tư
cách là một người dân, một nhà giáo đã về hưu.
Tôi có nói với anh ta, tôi là người có nhiều tình cảm với nhân dân
Trung Quốc nhưng tôi không đồng tình với những việc làm của Trung Quốc
đối với Việt Nam. Ví dụ năm 1979 Trung Quốc dựng lên chuyện Việt Nam
xua đuổi người Hoa, khiêu khích ở biên giới phía Bắc để kiếm cớ đánh
Việt Nam. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên cuộc chiến tranh này. Rồi
năm 1974, Trung Quốc lợi dụng lúc quân đội Việt Nam Cộng hòa đang suy
yếu đã huy động hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đến năm 1988 lại đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của
Việt Nam.
Tôi nói với anh ta rằng tình hình Biển Đông hiện nay hết sức căng
thẳng là do Trung Quốc gây nên. Tàu của Trung Quốc đã hơn hai lần quấy
nhiễu, cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, khi các tàu này
đang tác nghiệp sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tôi
nói với PV này là từ khi TQ đưa ra bản đồ có hình “ lưỡi bò” chín đoạn ,
yêu sách chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, tình hình
càng trở nên phức tạp, đây là yêu sách hết sức ngang ngược , không
nước nào chấp nhận được.
Tôi còn dẫn những tư liệu trong “Phú biên tạp lục” của Lê Quý Đôn
để chứng minh với anh ta rằng Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo mà
người Việt Nam đã phát hiện, khai thác và thực hiện chủ quyền trên 2
quần đảo này từ thế kỷ 16-17.Tôi nói với anh ta rằng Việt Nam là một
dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên rất quý trọng hòa bình và
mong muốn sống hữu nghị với tất cả các dân tộc, nhất là với các dân tộc
láng giềng. Việt Nam vừa thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế
giới nên phải tập trung sức lực xây dựng đất nước, thực hiên công cuộc
đổi mới, mở cửa. Việt Nam vẫn phải đối phó với những âm mưu phá hoại,
diễn biến hòa bình của các thế lực phản động. Đảng Việt Tân là đảng
phản động thành lập ở nước ngoài bị Việt Nam coi là tổ chức khủng bố
vẫn luôn tìm cách quấy rối. Bây giờ Trung Quốc lại gây hấn ở Biển Đông
làm cho Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Việc làm của Trung Quốc làm
tổn hại đến tình cảm của nhân dân Việt Nam, ngay cả những người có
nhiều tình cảm với Trung Quốc cũng rất phẫn nộ. Việt Nam là nước nhỏ
không bao giờ lại đi gây chuyện với nước lớn TQ, TQ đừng có bức Việt
Nam phải ngả về phía Mỹ…
Tôi có nói với anh phóng viên này là, anh nên viết bài nói với nhân dân Trung Quốc những sự thật đó.
Khi phóng viên này hỏi tôi có biết những cuộc biểu tình phản đối
Trung Quốc tại Hà Nội? Tôi nói là có biết và cho đó là phản ứng của
người dân trước những hành động quá đáng của phía Trung Quốc. Tôi
không hề nói “…những thanh niên đi biểu tình chủ yếu là do phái “phản
động” Việt Nam kích động gây ra.”
Bây giờ đọc kỹ bài báo, hồi tưởng lại cuộc nói chuyện hôm đó…tôi
cảm thấy tôi đã bị lợi dụng. Việc phóng viên này đến tận nhà hỏi thăm,
trao đổi, xin chụp ảnh, rồi hỏi về gia cảnh… sau này mô tả cách bài
trí căn phòng…là việc làm có ý đồ đã chuẩn bị trước. Rõ ràng phóng
viên này đã cố tình tạo ra một cuộc gặp gỡ, trao đổi có thật, hết sức
thân tình tại gia với một người có thật, rất cụ thể để rồi sau đó lắp
ghép, nhào nặn, chế biến ra một “cuộc phỏng vấn” với nội dung xuyên
tạc, phục vụ cho ý đồ tuyên truyền có lợi cho phía Trung Quốc.
Tôi xin cam đoan những gì tôi trình bày trên đây là những ý kiến
tôi đã bày tỏ với phóng viên Trung Quốc với tư cách một công dân Việt
Nam.
Tôi xin cực lực bác bỏ những trích dẫn xuyên tạc những ý kiến của
tôi đăng trên báo và một vài trang mạng của Trung Quốc ngày 2/7/2011.
Nguyễn Thế Sự – Nhà giáo đã nghỉ hưu.
Thư này ông Sự gửi trực tiếp cho Non sông gấm vóc
|
Tin liên quan:
Tin cũ hơn:
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét