Sự sụp đổ nền kinh tế Trung Hoa
Do
lạm phát tăng cao và cổ phiếu các ngân hàng lớn ở Trung Hoa bị mất gái
trị, Moody phát hành một cảnh báo đề phòng "nợ xấu". Quả bom khủng hoảng
kinh tế Trung Hoa xuất hiện không thể cưỡng lại. Các chuyên gia tin
rằng, mô hình phát triển nước này phải thay đổi để trao quyền cho một
nhà nước Trung Hoa như thông lệ.
Bắc
Kinh ngày 8 tháng Bảy năm 2o11 - Với lạm phát tăng hơn 6% và cổ phiếu
ngân hàng rớt giá, tiêp theo là quyết định của Moody vào Thứ Ba về việc
phát hành cảnh báo về nợ xấu, mô hình phát triển của Trung Hoa, dựa
trên mức độ tăng trưởng liên tục và sự chỉ đạo của nhà nước, đã đến hồi
kết thúc. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu Trung Hoa muốn loại trừ siêu
lạm phát, sẽ phải giảm bớt vai trò của chính phủ và các công ty nhà nước
trong nền kinh tế, đồng thời trao thêm quyền định đoạt kinh tế cho
người dân.
Một
kế quả đồng nhất xung quanh các phân tích gần đây cho rằng Trung Hoa
hiện đang bước vào giai đoạn khủng hoảng không thể cưỡng lại được. Mặc
dù đã xây dựng được các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng những vẫn
không đủ để đáp ứng cho 1,3 tỷ người sự chăm sóc ý tế, an sinh xã hội và
lương hưu một cách thích đáng
Bắc
Kinh dựa mọi thứ vào mức tăng trưởng bất tận huyền thoại, dẫn dắt bởi
xuất khẩu và lao động giá rẻ. Khi xuất khẩu chậm lại trong đợt khủng
hoảng năm 2009, chính phủ đã triển khai chương trình kích thích 586 tỷ
đô la Mỹ. Với hầu hết số tiền lưu thông qua các ngân hàng, cho vay tăng
1,4 tỷ USD và cung tiền tăng 29%.
Tuy
nhiên, núi tiền đó (chắc chắn sẽ như đổ thêm dầu vào ngọn lửa lạm phát)
chỉ được sử dụng một phần để đầu tư và sản xuất. Rất nhiều các định chế
tài chính sử dụng nó trong các liên doanh đầu cơ (mua chứng khoán hoặc
bất động sản)
Ngày
một lớn hơn, sự phát triển của Trung Hoa đạt được dựa trên lưng của
người dân, vì lợi ích của tầng lớp tinh hoa chính trị địa phương.
Theo
một nghiên cứu của Gary Shilling, một chuyên gia kinh tế và là chủ tịch
của A. Gary Shilling &Co, một tổ chức tư vấn kinh tế, khoảng 10
triệu người Trung Hoa tức là khoảng 8% dân số chiếm 35% GDP cả nước năm
2009.
Đối
với hầu hết phần còn lại, chăm sóc y tế miễn phí hoặc trợ cấp lương hưu
là vượt xa tầm với của họ. Thực tế, các hộ gia đình Trung Hoa tích lũy
gần 30% thu nhập trung bình, một phần lớn để trang trải cho tuổi già và
chi phí y tế, Shilling đăng trên Bloomberg. Nói chung, thu nhập người
lao động của 1,3 tỷ dân đại diện cho 40% GDP, kinh tế gia Andy Xie ghi
nhận.
Hiện
nay, xuất khẩu suy giảm bởi khủng hoảng tại Mỹ và châu Âu và các nhà
đầu tư nước ngoài đang di chuyển tới các nước có nguồn lao động rẻ hơn
như Việt Nam và Pakistan.
Cho
dù xuất khẩu của Trung Hoa tăng trưởng trung bình 21% mỗi năm trong
suốt 1 thập kỷ qua, việc suy giảm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ tăng trưởng,
được dự báo khoảng 9,5% năm nay.
Đến
mức này, Bắc Kinh không thể chỉ in tiền ra để thúc đẩy tăng trưởng nếu
không muốn gánh chịu siêu lạm phát. Lạm phát trong tháng Sáu có thể đạt
mức +6.2% (gấp đôi tính trên giá thực phẩm, đạt mức 11,7% trong tháng
Năm)
Các
chính quyền địa phương đã tạo ra vấn nạn tồi tệ bằng các sử dụng các
quỹ công cộng cho mục đích đầu cơ, đặc biệt là trong bất động sản, làm
căng bong bóng bất động sản, có thể thổi bay các ngân sách công và tích
lũy cá nhân.
Theo
dự đoán của chính phủ, các chính quyền địa phương Trung Hoa nợ các ngân
hàng khoảng 10,7 ngàn tỷ Nguyên, nhưng hôm thứ Ba, Moody đưa ra dự đoán
lên đến 12 ngàn tỷ (tương đường 1,8 ngàn tỷ USD), cảnh bảo rằng món nợ
xấu này có thể đạt từ 8% đến 10% tổng dư nợ vì các khoản đầu tư mạo hiểm
và đầu cơ bất động sản. Đối với các cơ quan định giá, sẽ không rõ ràng
để xác định các ngân hàng Trung Hoa và cơ quan chức năng sẽ xử lý vấn đề
như thế nào. Một điều rõ ràng có thể thấy là cổ phiếu các ngân hàng lớn
của Trung Hoa đang rớt giá đáng kể sau cảnh báo của Moody.
"Giảm
tốc độ tăng trưởng ở Trung Hoa là một việc tốt", Andy Xie viết trên báo
Souoth China Morning. "Nó đã trở nên quá phụ thuộc vào việc chính quyền
địa phương tiêu các khoản vay và bong bóng bất động sản. Theo mô hình
này, càng phát triển sẽ càng dẫn tới các vấn đề lớn dưới đường phố. Chậm
lại tốc độ tăng trưởng, ít nhất sẽ làm cho nền kinh tế không rơi sâu
xuống hố hơn"
"Trung
Hoa nên cố gắng thay đổi mô hình để hài hòa lợi ích nhiều người hơn, sử
dụng ít tài nguyên hơn và làm giảm ô nhiễm môi trường hơn. Mô hình tăng
trưởng hiện nay mang lại lợi ích không tương xứng cho số ít những người
kiểm soát tài sản công và các chương trình chi tiêu."
Nói
một cách khác, "người dân cần 1 chế độ an sinh xã hội tốt hơn tại thời
điểm mà họ thấy giá thịt heo tăng mỗi ngày và thấy rõ sự suy giảm sức
mua của họ"
Tạm biệt BRIC, Xin chào N-11
Ngày 18 tháng Sáu năm 2011 ( theo báo The Market Guardian,
tái bản bởi Vietnamica.net) - Jim O’Neill, nhà phân tích tài ba của
Goldman Sach, người đã xây dựng nên khái niệm “BRIC” các đây một thập
kỷ, vừa đưa ra một khái niệm mới, hấp dẫn trong lĩnh vực đầu tư. Đó là
“N-11”, viết tắt của “New-11”, một nhóm các thị trường mới nổi gần đây,
những nước sẽ trở thành người kế thừa tốc độ tăng trưởng cao của nhóm
BRIC (BRIC, viết tắt của Braxin, Russia, India, China – người dịch).
Ý tưởng cơ bản là đón đầu làn sóng gia tăng GDP và thu nhập đầu người
trên toàn cầu. Nhóm N-11” chia thành 4 nhóm con như sau:
- Thu nhập cao: Nam Hàn
- Thu nhập trên trung bình: Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ
- Thu nhập dưới trung binh: Ai Cập, Iran, Pakistan, Indonesia, Nigeria, Philipines
- Thu nhập thấp: Bangladesh, Việt Nam.
Jim
đã xây dựng một loạt các chỉ số đo lường sự sự hấp dẫn của từng quốc
gia, bao gồm mức độ thanh khoản của hệ thống tài chính, tiền gửi ngân
hàng, tài sản ngân hàng trung ương, tín dụng tư nhân, mức độ vốn hóa thị
trường chứng khoán, dư nợ tiền tệ, nợ công và tư, và với một số quốc
gia là dòng viện trợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét