Global Times
July 10, 2011
Khi các nhà trí thức núp đàng sau
những kẻ mị dân
Lei Shaohua
Nghiên cứu sinh tiến sỹ
Chuyên ngành Khoa học Chính trị, Đại học Utah
Tầng lớp trí thức Trung Quốc hiện đại,
vốn được xem là cùng chia sẻ những quyền lợi căn bản với đảng cầm
quyền, nhưng lại có quá trình liên tục chỉ trích các vấn đề hiện nay
của xã hội. Hầu hết những người này trước đây từng học tại nước
ngoài, nên họ luôn khát khao tự do và trật tự công cộng.
Với tinh thần muốn thiết lập một xã hội
lý tưởng, những nhân vật nhiều uy tín ấy đã công khai chỉ trích mọi
vấn đề quốc gia. Mặc dù được hưởng những lợi ích to lớn cùng với
Đảng, họ vẫn không thể bỏ qua những gì họ cho là bất công.
Tư duy của những nhà trí thức này,
thường xuất phát từ nhiệt tình mạnh mẽ, dù hiển nhiên là nằm trong
dòng công luận chung, nhưng có thể không bị ảnh huởng nào của chính
quyền. Công luận luôn ngưỡng mộ họ, bất kể họ là giảng viên đại học,
các học giả nổi tiếng, những nhà báo hoặc các cây bút trên mạng. Số
lượng người tin theo họ đang ngày càng tăng khi mà người dân, đa số
bị tác động bởi truyền thông phương Tây, có khuynh hướng tin rằng
các nhà trí thức nói trên là kết hợp của tự do và vinh dự.
Tuy nhiên, khi những trí thức này tạo
ra ảnh hưởng lớn đối với đời sống tinh thần của đất nước, một số họ
đã dần quên đi trách nhiệm họ nên gánh vác. Khi không có sự phân
tích cần thiết theo lý trí, họ trắng trợn phê bình gay gắt mọi thứ
mà họ tin rằng đi chệch xu hướng của một xã hội đang phát triển
nhanh. Đối với họ, nếu điều gì không là tốt nhất, thì điều ấy là tệ
nhất.
Là những trí thức độc lập, họ thể hiện
khả năng lập luận thuyết phục cao cùng với kiến thức uyên bác, và tỏ
ra có trách nhiệm với xã hội. Họ không thể sống nếu thiếu những đặc
ân do chính quyền ban phát, nhưng đồng thời cũng lo ngại những người
khác trong hệ thống quyền lực được thụ hưởng nhiều quyền lợi hơn. Do
đó, họ có xu hướng đánh đồng sự kém may mắn của họ với bất công xã
hội. Hơn nữa, càng chia sẻ những cảm xúc ấy với người khác thì họ
càng trở nên mạnh.
Một mặt, họ không ưa việc chính quyền
không còn bảo vệ họ, mặt khác, cá nhân họ lại muốn tận hưởng sức
mạnh của hệ tư tưởng đang trỗi dậy trong họ. Vì vậy, ngày càng có
nhiều nhà báo và các giáo sư đại học, được phụ họa bởi những người
hâm mộ trên Internet, có khuynh hướng dựa vào những bình luận sắc
sảo trên mạng để bày tỏ bất bình.
Mặc dù nặng nề khinh rẻ những người
hiện cầm quyền nhưng, trong thâm tâm, các vị trí thức này lại bảo
thủ và yếu đuối. Bản thân họ không bao giờ tự gánh vác trách nhiệm
thực tế gì cả, thay vào đó, họ thường tạo ra những nhân vật dẫn dắt
dư luận, đưa ra ý kiến mới thông qua những chiến dịch tán dương, cổ
xúy trên mạng.
Dẫu cho những nhân vật dẫn dắt dư luận
có thành công hay thất bại, những nhà trí thức ẩn trong bóng tối,
vẫn xem mình là kẻ chiến thắng – họ cho rằng, thắng lợi là kết quả
từ trí thông minh và sự khôn ngoan của họ, và thất bại, thường xảy
ra, là do sự thống trị quá mạnh của các lực lượng cầm quyền.
Trong lúc được hưởng thụ những quyền
lợi của chế độ, họ cũng giành được lợi ích không nhỏ qua việc nắm đa
số dư luận chưa từng có dưới hình thức công khai chỉ trích chính
quyền.
Danh ngôn kiểu “Tôi không đồng ý với
những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ đánh đổi cuộc đời để bảo vệ quyền
được nói của bạn” được thấy ở khắp nơi, ở thời đại mà người ta
ngày càng thiếu kiên nhẫn trong việc thể hiện ý kiến khác biệt với
sự thống trị của hệ tư tưởng hiện tại. Quyền lực của dư luận xã hội
chính thống mạnh đến nỗi những người có ý kiến trái chiều không có
nơi nào để bày tỏ. Những cái đầu nóng vội như vậy, kết hợp từ những
ý nghĩ phi lý và sự tức giận của đám đông, tin rằng có thể dễ dàng
tạo nên một kỷ nguyên mới bằng cách ngay lập tức từ bỏ hệ thống hiện
tại, và cho đó là tất cả.
Tầng lớp trí thức là lực lượng trung
gian làm cân bằng giữa các ý tưởng cực đoan trong xã hội. Trí thức
của xã hội trưởng thành gánh vác trách nhiệm giám sát và góp ý phản
biện với chính quyền, đồng thời, họ đóng vai trò quan trọng trong
việc giữ gìn sự ổn định đối với các giá trị xã hội.
Nếu giới trí thức chỉ biết trút cho
thỏa cơn giận, nhưng không bao giờ nêu những góp ý mang tính xây
dựng nhằm khắc phục tình trạng bất công, thúc đẩy công bằng xã hội,
thì thành công của cái gọi là “tinh thần trí thức” sẽ dẫn đến sụp đổ
đối với sự phát triển toàn bộ xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét