(NCTG) “Chúng ta có quyền hy vọng vào một phiên tòa phúc thẩm sẽ trả lại tự do cho anh Minh mà anh ta đáng được hưởng sau gần một năm bị giam cầm. Trả lại người bố cho đứa bé đang ngơ ngác tìm cha kia”.
Con ruồi nửa tỉ của THP đưa một người vào vòng lao lý. Ảnh: anh Võ Văn Minh tại Tòa sơ thẩm
Những vấn nạn về mất an toàn thực
phẩm ở Việt Nam gần đây đã được báo chí liên tục cảnh báo. Ngay Đại biểu
Quốc hội Trần Ngọc Vinh cũng phải thốt lên trong phiên họp ngày 17-11-2015: “Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!”.
Chính quyền sau đó đã thông báo một đường dây nóng và hứa thưởng đến 50 triệu VND cho các thông tin có giá trị nếu như người dân gọi điện thông báo các thông tin về thực phẩm bẩn, kém chất lượng. Thế nhưng sau phiên toà xử anh Võ Văn Minh trong vụ án “con ruồi” trong chai nước của Tân Hiệp Phát thì mọi người có quyền nghi ngờ vào việc ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm kém chất nước của chính quyền.
Tân Hiệp Phát (THP) là một công ty 100% vốn trong nước và nhiều người vẫn cho rằng ủng hộ hàng Việt Nam thì nên dùng sản phẩm do người Việt sản xuất. Thực tế thì THP đã khá thành công với cách quảng cáo theo chiều hướng này. Nhưng THP có thực sự vì người tiêu dùng Việt hay không thì chúng ta thử điểm lại những thực tế của công ty.
Sản phẩm thành công nhất của THP là Trà Xanh Không Độ, đây là một sản phẩm được quảng cáo là “chiết xuất từ thiên nhiên, thảo mộc...” thế nhưng thực tế thì phía THP không đưa ra được bất cứ chứng từ nào chứng tỏ họ đã mua các sản phẩm thiên nhiên để chiết xuất. Ngược lại, cơ quan điều tra đã từng phát hiện 26 tấn hương liệu nhập khẩu từ nước ngoài đã quá hạn sử dụng, trong bài báo cũng không nói cái “nước ngoài” ấy là nước nào?
Nếu ai đã từng sang Trung Quốc thì đều nhận thấy rằng: TẤT CẢ CÁC SẢN PHẨM CỦA THP ĐỀU GIỐNG HỆT CÁC SẢN PHẨM ĐƯỢC BẦY BÁN Ở TRUNG QUỐC. Sự giống nhau không chỉ là hương vị, mầu sắc bên trong mà giống cả họa tiết trang trí bên ngoài. Như vậy đây có phải những sản phẩm thuần Việt hay không thì để bạn đọc tự đánh giá.
Ngoài những vấn đề về chất lượng nguyên liệu ở đầu vào thì vấn đề đầu ra càng có nhiều tai tiếng. Rất nhiều các sản phẩm của THP bị phát hiện có các vật thể lạ trong chai: ống hút, con ruồi... và nhiều nhất là các cục lắng cặn trong các sản phẩm còn giá trị sử dụng. Đã có nhiều bài báo, những lời phàn nàn, kiến nghị về chất lượng sản phẩm của THP gửi đi các nơi.
Thế nhưng thay vì lắng nghe các ý kiến từ người tiêu dùng để hoàn thiện các sản phẩm của mình được tốt hơn thì THP lại cho nhân viên đến thỏa thuận với người tiêu dùng, rồi mời công an đến bắt người xấu số nào định lấy tiền để đổi sản phẩm kém chất lượng.
Không có các thống kê cụ thể, nhưng căn cứ tin tức được báo chí trong nước đăng tải thì ở Việt Nam chắc chắn là chưa có một hãng đồ uống nào lại có người tiêu dùng bị vào tù vì đã dùng sản phẩm của mình như THP.
Ngày 17-8-2011 tòa án quận Vò Gấp tuyên phạt anh H. 1 năm tù giam. Ngày 17-7-2013 tòa án quận Bình Thạnh tuyên phạt anh Nguyễn Quốc Tuấn 3 năm tù giam, và còn rất nhiều các vụ khác nhau liên quan đến THP.
Các vụ đều có một điểm chung là: người tiêu dùng phát hiện sản phẩm lỗi của THP --> báo cho công ty --> công ty cử đại diện đến --> thỏa thuận với người tiêu dùng --> nếu chấp nhận hàng đổi hàng thì coi như xong, còn nếu như người tiêu dùng đồ đền bù tổn thất, THP sẽ quay lại một vài lần để thỏa thuận đền bù --> đến lúc giao tiền đền bù thì đi kèm với đó là công an “bắt quả tang”.
Đã có nhiều trường hợp người tiêu dùng bị công an bắt nhưng sau đó phải thả như trường hợp bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Trường hợp của Võ Văn Minh vừa bị tòa án sơ thẩm Tiền Giang tuyên án 7 năm tù cũng có chung kịch bản như trên. Cá nhân tôi cho rằng các công ty thu hồi các sản phẩm có lỗi của mình với cái giá bao nhiêu là thỏa thuận dân sự như một cuộc mua bán. Bên công ty có quyền mua hoặc không mua các sản phẩm lỗi đó, còn người tiêu dùng muốn sử dụng tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua như thế nào là quyền của họ.
Chính quyền sau đó đã thông báo một đường dây nóng và hứa thưởng đến 50 triệu VND cho các thông tin có giá trị nếu như người dân gọi điện thông báo các thông tin về thực phẩm bẩn, kém chất lượng. Thế nhưng sau phiên toà xử anh Võ Văn Minh trong vụ án “con ruồi” trong chai nước của Tân Hiệp Phát thì mọi người có quyền nghi ngờ vào việc ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm kém chất nước của chính quyền.
Tân Hiệp Phát (THP) là một công ty 100% vốn trong nước và nhiều người vẫn cho rằng ủng hộ hàng Việt Nam thì nên dùng sản phẩm do người Việt sản xuất. Thực tế thì THP đã khá thành công với cách quảng cáo theo chiều hướng này. Nhưng THP có thực sự vì người tiêu dùng Việt hay không thì chúng ta thử điểm lại những thực tế của công ty.
Sản phẩm thành công nhất của THP là Trà Xanh Không Độ, đây là một sản phẩm được quảng cáo là “chiết xuất từ thiên nhiên, thảo mộc...” thế nhưng thực tế thì phía THP không đưa ra được bất cứ chứng từ nào chứng tỏ họ đã mua các sản phẩm thiên nhiên để chiết xuất. Ngược lại, cơ quan điều tra đã từng phát hiện 26 tấn hương liệu nhập khẩu từ nước ngoài đã quá hạn sử dụng, trong bài báo cũng không nói cái “nước ngoài” ấy là nước nào?
Nếu ai đã từng sang Trung Quốc thì đều nhận thấy rằng: TẤT CẢ CÁC SẢN PHẨM CỦA THP ĐỀU GIỐNG HỆT CÁC SẢN PHẨM ĐƯỢC BẦY BÁN Ở TRUNG QUỐC. Sự giống nhau không chỉ là hương vị, mầu sắc bên trong mà giống cả họa tiết trang trí bên ngoài. Như vậy đây có phải những sản phẩm thuần Việt hay không thì để bạn đọc tự đánh giá.
Ngoài những vấn đề về chất lượng nguyên liệu ở đầu vào thì vấn đề đầu ra càng có nhiều tai tiếng. Rất nhiều các sản phẩm của THP bị phát hiện có các vật thể lạ trong chai: ống hút, con ruồi... và nhiều nhất là các cục lắng cặn trong các sản phẩm còn giá trị sử dụng. Đã có nhiều bài báo, những lời phàn nàn, kiến nghị về chất lượng sản phẩm của THP gửi đi các nơi.
Thế nhưng thay vì lắng nghe các ý kiến từ người tiêu dùng để hoàn thiện các sản phẩm của mình được tốt hơn thì THP lại cho nhân viên đến thỏa thuận với người tiêu dùng, rồi mời công an đến bắt người xấu số nào định lấy tiền để đổi sản phẩm kém chất lượng.
Không có các thống kê cụ thể, nhưng căn cứ tin tức được báo chí trong nước đăng tải thì ở Việt Nam chắc chắn là chưa có một hãng đồ uống nào lại có người tiêu dùng bị vào tù vì đã dùng sản phẩm của mình như THP.
Ngày 17-8-2011 tòa án quận Vò Gấp tuyên phạt anh H. 1 năm tù giam. Ngày 17-7-2013 tòa án quận Bình Thạnh tuyên phạt anh Nguyễn Quốc Tuấn 3 năm tù giam, và còn rất nhiều các vụ khác nhau liên quan đến THP.
Các vụ đều có một điểm chung là: người tiêu dùng phát hiện sản phẩm lỗi của THP --> báo cho công ty --> công ty cử đại diện đến --> thỏa thuận với người tiêu dùng --> nếu chấp nhận hàng đổi hàng thì coi như xong, còn nếu như người tiêu dùng đồ đền bù tổn thất, THP sẽ quay lại một vài lần để thỏa thuận đền bù --> đến lúc giao tiền đền bù thì đi kèm với đó là công an “bắt quả tang”.
Đã có nhiều trường hợp người tiêu dùng bị công an bắt nhưng sau đó phải thả như trường hợp bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Trường hợp của Võ Văn Minh vừa bị tòa án sơ thẩm Tiền Giang tuyên án 7 năm tù cũng có chung kịch bản như trên. Cá nhân tôi cho rằng các công ty thu hồi các sản phẩm có lỗi của mình với cái giá bao nhiêu là thỏa thuận dân sự như một cuộc mua bán. Bên công ty có quyền mua hoặc không mua các sản phẩm lỗi đó, còn người tiêu dùng muốn sử dụng tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua như thế nào là quyền của họ.
Cái quan trọng nhất mà cơ quan pháp luật phải xác minh được sản phẩm lỗi đó là do nhà sản xuất hay do ai đó cố tình tạo ra. Cụ thể ở đây thì cơ quan điều tra phải xác minh được chai nước có con ruồi kia là do THP làm ra hay do anh Minh cố tình nhét con ruồi vào. Thế nhưng đáng tiếc là qua phiên toà sơ thẩm vừa rồi vẫn không có đả động đến việc: CON RUỒI TỪ ĐÂU MÀ CÓ.
Nếu con ruồi do anh Minh đưa vào thì tội danh và bản án mà tòa tuyên án là đúng. Nếu con ruồi không phải do anh Minh đưa vào để tống tiền mà do phía sản xuất là THP thì rõ ràng toà tuyên án phạt là sai.
Ngay từ đầu, các cơ quan luật pháp đã đứng phía THP bằng việc luật sư của THP được dự từ khâu xét hỏi và được cung cấp cả biên bản hỏi cung, mà theo luật thì đó thuộc về bí mật trong điều tra.
Luật pháp cũng qui định rằng mọi người đều được coi là vô tội và chỉ có khi tòa án phán quyết mới bị coi là có tội. Thế nhưng nếu chúng ta nhìn bức ảnh anh Võ Văn Minh bị còng tay khi đang xét xử thì có thể đoán được rằng ngay từ đầu họ đã coi anh là một tên tội phạm nguy hiểm.
Cũng ngày hôm nay, chị Bùi Thị Tiên ở Tiền Giang khi nghe tin phiên toà xét xử vụ án anh Minh đã đến phiên tòa và chất vấn đại diện của THP là bà giám đốc Trần Ngọc Bích. Chị cho biết: “Không có báo chí và anh Minh, tôi đã đi tù vì Tân Hiệp Phát!” và đó cũng có thể là nỗi lo của tất cả những người tiêu dùng khác.
Hôm qua là anh Nguyễn Quốc Tuấn, hôm nay là anh Võ Văn Minh và ngày mai có thể là chính chúng ta nếu như không ai dám lên tiếng bảo vệ họ. Chắc chắn ai cũng rớt nước mắt khi nghe thấy đứa con trai của anh VVM hỏi: “Cha ơi, cha đi đâu mà không về với con”, mỗi chúng ta phải làm một việc gì đó cụ thể để pháp luật thực thi đúng nhiệm vụ của nó.
Nếu không thể xác định được việc con ruồi do anh Minh bỏ vào chai nước để tống tiền THP, mà chỉ xét xử việc anh Minh đòi THP bồi thường tiền thì phải ngay lập tức trả tự do cho anh Minh vì đó là thuộc phạm vi thỏa thuận dân sự.
Chúng ta có quyền hy vọng vào pháp luật, cho dù đó là hy vọng mong manh, thế nhưng để hy vọng đó lớn dần lên thì lại cần mỗi bàn tay của chính chúng ta - những người cho rằng phán quyết bỏ tù anh Minh vì một vụ trao đổi dân sự là một sai lầm.
Chúng ta có quyền hy vọng vào một phiên tòa phúc thẩm sẽ trả lại tự do cho anh Minh mà anh ta đáng được hưởng sau gần một năm bị giam cầm. Trả lại người bố cho đứa bé đang ngơ ngác tìm cha kia.
Hoàng Hùng, từ Praha (Cộng hòa Czech)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét