Ngụy Hi – người được xưng là “Thanh sơ tam đại gia” (một trong ba nhà văn lớn hàng đầu của triều đại nhà Thanh) đã từng nói:
“Ta không hiểu biết như thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” trong mỗi sự việc của người ấy là sẽ biết. Ta không biết được như thế nào là kẻ tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc “tranh giành phần lợi” của người ấy là sẽ biết.”
Suy ngẫm kỹ càng, thật đúng nó là quanh
co như vậy. Có thể chịu thiệt quả là không phải một việc dễ dàng. Cần
phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn mới có thể chịu thiệt thòi một
cách cam tâm tình nguyện. Tiêu biểu là phải khoan dung độ lượng, chịu
nhẫn nhục, co được giãn được (tức là biết ứng phó thích hợp với tình
hình cụ thể) thì chính là một quân tử. Chẳng trách mà người xưa dùng
tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” là yếu tố đầu tiên để
nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Ngày xưa, có một vị thượng thư tên Lâm
Thoái Trai, ông ta phúc đức rất nhiều, con cháu đầy đàn. Lúc ông ta sắp
lâm chung, con cháu quỳ gối trước mặt ông xin thỉnh cầu lời giáo huấn.
Lâm Thoái Trai nói: “Ta không có lời nào khác, chỉ khuyên bảo các con học “chịu thiệt” là được rồi”.
Những người già Trung Quốc cũng thường
hay nói “chịu thiệt là phúc”, bởi vì họ biết rõ “Phúc, Lộc, Thọ” ở thế
gian con người đều là đổi từ đức mà ra, mà chịu thiệt lại có thể tích
đức. Xưa nay, rất nhiều anh hùng, cũng đều do có thể chịu nhịn nhục,
chịu thiệt mà làm lên đại sự. Nổi danh nhất chính là Hàn Tín có thể chịu
nhục chui háng, có thể nói đó là “chịu thiệt” đến cực điểm, bởi vậy sau
này Hàn Tín đăng đàn bái tướng, được Lưu Bang phong làm Tam Tề Vương.
Trái lại, nếu như luôn luôn khiến cho
người khác phải chịu hại chịu thiệt, như thế thì người này chẳng phải là
mất đức rồi sao? Làm nhiều việc xấu còn bị trời trừng phạt, thật sự là
cái được không bù nổi cái mất.
Biên dịch: Mai Trà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét