- Dư luận Mỹ tán đồng bài Diễn văn về Tình hình Liên bang của ông Obama (RFI) - « Tối nay, chúng ta lật sang trang mới ». Với câu trên đây ngay trong đoạn mở đầu bài Diễn văn về Tình hình Liên bang trình bày vào hôm qua trước toàn thể hai viện Quốc hội Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trình bày đại cương chương trình hành động của ông trong thời gian tới đây. Đánh giá rằng nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn mới, với những chỉ số kinh tế đầy phấn khởi, Tổng thống Mỹ đã kêu gọi Quốc hội Mỹ là nên mạnh dạn tấn công vào tình trạng bất công vẫn tồn tại trên đất Mỹ. Nội dung các đề nghị của ông Obama có dấu hiệu được dư luận Mỹ hoan nghênh.
- Obama đọc Thông điệp Liên bang (BBC) - Tổng thống Obama công bố các đề xuất về cải cách kinh tế, an ninh mạng, chống khủng bố và chính sách ngoại giao trong Thông điệp Liên bang.
- Phản ứng của các nhà lập pháp Mỹ sau diễn văn của TT Obama (VOA) - Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã bày tỏ những phản ứng lẫn lộn sau bài diễn văn về Tình trạng Liên bang của Tổng thống Barack Obama
- Tổng thống Obama nêu viễn kiến cho nước Mỹ trong diễn văn Tình trạng Liên bang (VOA) - Tổng thống Barack Obama nêu ra viễn kiến cho một loạt những vấn đề trước Quốc hội và cả nước mà ông nói sẽ giúp nước Mỹ trở nên cường thịnh hơn
- Tổng thống Obama: Bóng tối của khủng hoảng đã qua (VOA) - Tổng thống Obama nói rằng 'bóng tối khủng hoảng đã qua' khi nền kinh tế Mỹ đang khá hơn và đa số binh sĩ Mỹ đã rời khỏi Iraq và Afghanistan
- Ngoại Trưởng Nga chỉ trích diễn văn của TT Mỹ là 'hung hăng' (VOA) - Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov nói bài diễn văn của Tổng Thống Obama phản ánh điều mà ông mô tả là 'ý đồ của Mỹ muốn chi phối các vấn đề quốc tế'
- Giải mật Liên Xô giúp Việt Nam ở biên giới phía Bắc (BaoMoi) - Ngoài việc chuyển quân lớn về phía biên giới Trung Quốc, hơn 30 tàu chiến Liên Xô đã đến Biển Đông để ngăn cản tàu Mỹ đang định tiến vào.
- Tổng trưởng Bộ Truyền giáo Vatican thăm Việt Nam (BBC) - Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo Vatican, đang ở thăm Việt Nam, gây hy vọng cải thiện quan hệ.
- Lễ đón Hồng y Fernando Filoni ở VN (BBC) - Hình ảnh lễ đón Tổng trưởng Bộ Truyền giáo Vatican và tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ở Nhà thờ Lớn Hà Nội.
- Ông Abe lên án IS dọa giết con tin Nhật (BBC) - Thủ tướng Nhật lên án lời đe dọa giết hai con tin Nhật của tổ chức Nhà nước Hồi giáo và nói nước ông sẽ ‘không đầu hàng khủng bố’.
- Thủ tướng Shinzo Abe rút ngắn công du vì vụ 2 con tin Nhật Bản (RFI) - Một ngày sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tung video đòi tiền chuộc và dọa giết hai con tin người Nhật, hôm nay 21/01/2015, Thủ tướng Shinzo Abe đã rút ngắn chuyến công du Israel trở về Tokyo để xử lý khủng hoảng. Chính phủ Nhật kêu gọi các nước giúp đỡ giải cứu con tin.
- Nhật Bản tìm cách cứu con tin bị Nhà nước Hồi giáo bắt cóc (VOA) - Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết đang 'chạy đua với thời gian' để phóng thích hai con tin Nhật bị nhóm Nhà Nước Hồi giáo bắt cóc và đòi tiền chuộc
- Mỹ và Cuba mở hội đàm « lịch sử » về bình thường hóa quan hệ (RFI) - Trong hai ngày kể từ hôm nay, 21/01/2015, hai phái đoàn thương thuyết Mỹ và Cuba gặp nhau tại La Habana để thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ song phương. Đây là cuộc họp Mỹ-Cuba ở cấp cao nhất từ 35 năm nay. Phái đoàn Mỹ do Trợ lý Ngoại trưởng Roberta Jacobson dẫn đầu.
- Ba vấn đề mới phát sinh trong nền kinh tế Trung Quốc (RFI) - Nhật báo Les Echos quan tâm đến vấn đề tăng trưởng, trong đó có năm lĩnh vực sẽ cất cánh trong năm 2015, nhân sự kiện diễn đàn kinh tế Davos khai mạc vào hôm nay 21/01/2015 .
- Nhìn về dân chủ đa đảng ở Việt Nam (BBC) - BBC Tiếng Việt và khách mời nhìn về những giai đoạn có dân chủ đa đảng ở Việt Nam và những ảnh hưởng có thể có cho tương lai.
- 12 nhà hoạt động tố cáo bị hành hung khi đi thăm ông Trần Anh Kim (VOA) - Một nhóm các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến tố cáo bị công an và côn đồ đánh đập dã man khi họ đến thăm tù nhân lương tâm Trần Anh Kim vừa được phóng thích
- Có người tạm thay ông Thanh ở Ban Nội chính (BBC) - Ông Phan Đình Trạc giữ chức Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, điều hành công việc trong lúc ông Nguyễn Bá Thanh chữa bệnh.
- Nhà báo Hoàng Khương được về nhà (BBC) - Các nguồn tin cho BBC hay nhà báo Hoàng Khương, người đang thụ án 4 năm tù về tội ‘Đưa hối lộ’, đã được thả về nhà.
- Giới trẻ nghĩ gì về phát biểu của lãnh đạo ĐCSVN? (RFA) - Lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị TW lần thứ 10 khóa 11 của ĐCSVN kết thúc hôm 12/1 cho rằng: “Đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế độ, mà là đổi mới cơ chế chính sách, chống tham nhũng, tăng cường quốc phòng an ninh”. Giới trẻ nhận định về lời phát biểu này như thế nào?
- Nhân sự cấp cao Việt Nam: ai đi, ai ở? (VOA) - Một nhà quan sát nói rằng hiện rộ lên "các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
- Nhà hoạt động TQ bị 'tạm giữ tại VN'? (BBC) - Một nhà hoạt động Trung Quốc và chồng cáo buộc bị công an Việt Nam tạm giữ và có khả năng sẽ bị trục xuất về nước.
- 10 người giàu nhất sàn chứng khoán VN năm 2014 (BBC) - Điểm qua chân dung 10 doanh nhân giàu nhất Việt Nam, thể hiện qua con số trên sàn chứng khoán năm 2014.
- Gần 3.700 cơ sở y tế vi phạm trong năm 2014 (RFA) - Có gần 3.700 cơ sở y tế và dược phẩm trong số 20.000 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y dược được thanh tra trong năm 2014, vi phạm các quy định trong lĩnh vực này.
- 2014: Hàng chục ngàn sai phạm kinh tế bị phát hiện (RFA) - Hàng chục nghìn cá nhân và khoảng 2.000 tập thể bị kỷ luật liên quan đến những sai phạm về kinh tế trong năm 2014. Đó là kết luận mới được thanh tra chính phủ công bố gần đây.
- Kiến nghị xử lý LS Võ An Đôn là không có cơ sở (RFA) - Kiến nghị xử lý luật sư Võ An Đôn của thành phố tuy Hòa là không có cơ sở và không phù hợp với quy định pháp luật. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh trích nguồn tin giấu tên cho biết như vậy vào tối hôm qua 21/1.
- Ông Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam luôn bảo đảm quyền tự do tôn giáo (VOA) - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chính phủ Hà Nội trước sau luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo của công dân
- Những lý do cho cuộc ân xá Tết Ất Mùi (VOA) - Suốt mấy ngày nay ở Pháp, Tổ chức Phóng viên không biên giới cùng các trường đại học báo chí tổ chức thảo luận rộng rãi về quyền tự do báo chí
- Thảm hoạ của độc đoán, chuyên quyền (RFA) - Giống như trang "Quan Làm Báo", trang "Chân Dung Quyền Lực", ra đời vào giữa tháng 12 năm 2014, đã gây tiếng vang trong dư luận.
- Áp phích biển đảo Việt Nam lên báo Mỹ (BaoMoi) - Phóng viên báo New York Times Edward Wong viết về những tấm áp phích nói lên lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền Biển Đông, sau chuyến đi tới Việt Nam vào tháng trước.
- Chùm ảnh tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh vì Hoàng Sa: Kế bẩn nhằm che đậy sự đê hèn (RFA) - Ngày này 41 năm trước, 74 chiến sĩ đã hi sinh trên lãnh thổ Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ Quốc. Kể từ đó, Hoàng Sa, một quần đảo, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc rơi vào tay giặc trong sự im lặng, lảng tránh và lấp liếm của nhà cầm quyền CSVN.
- Gia đình ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm chìm tiếp tục ra khơi (BaoMoi) - Ngày 21/1, tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), tàu cá ĐNa 90657 TS của gia đình bà Huỳnh Thị Như Hoa trú tại quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã được hạ thủy thành công sau gần 5 tháng đóng mới để tiếp tục vươn khơi bám biển.
- Đằng sau “tin đồn” Trung Quốc sẽ gây xung đột quân sự ở Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - Khi bình luận trên tờ The National hôm 15/1, Joshua Kurrlantzick, thành viên cấp cao phụ trách khu vực Đông Nam Á trong Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cho rằng, đối đầu giữa Trung Quốc với các nước láng giềng có thể tạo ra chiến tranh ở châu Á. Và khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam dù diện tích nhỏ bé, nhưng đang là trung tâm của một cuộc tranh chấp quốc tế và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh ở châu Á trong tương lai.
- Bức thư xúc động của nữ sinh THPT viết về Hoàng Sa (BaoMoi) - “Hoàng Sa vẫn luôn ngời sáng trong tâm tưởng thế hệ trẻ Việt Nam!” - Đó là khẳng định của nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng, về thành công của cuộc thi “Viết về huyện đảo Hoàng
- Philippines: 'Trung Quốc xây với quy mô đồ sộ ở Biển Đông' (BaoMoi) - Đại diện quốc phòng và ngoại giao Philippines hôm nay nhấn mạnh một lần nữa mối quan ngại về việc Trung Quốc mở rộng việc cải tạo các đá ở Biển Đông.
- Đối thoại chiến lược song phương Phi-líp-pin - Mỹ (BaoMoi) - Ngày 21-1, kết thúc cuộc Đối thoại chiến lược song phương (BSD) Phi-líp-pin - Mỹ lần thứ 5, hai bên đã ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết đối với các thỏa thuận quốc phòng song phương. Theo tuyên bố trên, Phi-líp-pin và Mỹ nhấn mạnh "cam kết trước sau như một" đối với Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951, như đã nêu rõ trong Tuyên bố Ma-ni-la tháng 11-2011 và Hiệp định tăng cường hợp tác phòng thủ (EDCA). Hai nước quyết định tiếp tục các nỗ lực đôi bên cùng có lợi, theo đó củng cố năng lực quốc phòng và năng lực phòng thủ tập thể, trong đó có chống khủng bố; tăng cường an ninh trên biển và ý thức về lãnh hải; nâng cao kiểm soát nguy cơ thảm họa, phòng chống thảm họa và ứng phó nhanh với thảm họa. Hai bên cũng trao đổi quan điểm về tình hình khu vực và toàn cầu, trong đó nêu "quan ngại" về những diễn biến ở Biển Đông và thảo luận những biện pháp nhằm bảo đảm "liên minh (Phi-líp-pin - Mỹ) tiếp tục đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực".
- Nga mở rộng hợp tác quân sự với Iran (RFI) - Nhân chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Serguei Shoigu, vào hôm qua, 20/01/2015, hai bên đã ký kết tại Téhéran một thỏa thuận nhằm mở rộng thêm hợp tác Quốc phòng. Ông Shogui là viên chức quốc phòng cao cấp Nga công du Iran từ năm 2002 đến nay, và chuyên thăm diễn ra trong bối cảnh cả hai quốc gia đều chịu trừng phạt của phương Tây.
- Người máy mini biểu diễn nhảy đồng bộ (BBC) - 100 người máy mini biểu diễn nhảy đồng bộ tại Tokyo trong một dự án do ĐHTH Tokyo thực hiện.
- LHQ: Vụ nhân chứng nói dối không thay đổi bản chất vấn đề nhân quyền BTT (RFI) - Những lời kể được coi là dối trá của nhân chứng sống sót trong trại tù của Bắc Triều Tiên không thay đổi được thực tế trấn áp và đối xử vô nhân đạo của chế độ cộng sản Bình Nhưỡng đối với dân chúng. Trên đây là nhận định của lãnh đạo tiểu ban điều tra đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền Bắc Triều Tiên.
- Một học sinh Hàn Quốc tìm cách gia nhập thánh chiến (RFI) - Cảnh sát Hàn Quốc hôm nay 21/01/2015 cho biết : Một học sinh Hàn Quốc được gia đình báo cáo mất tích có lẽ đang tìm cách gia nhập lực lượng thánh chiến ở Syria. Trên trang Twitter của mình thanh niên này đã viết : « Tôi muốn gia nhập IS ». IS là từ tắt tiêng Anh chỉ tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
- CEO toàn cầu bớt tự tin về kinh tế (BBC) - Các tổng giám đốc ít lạc quan về nền kinh tế trong năm nay so với năm ngoái, theo khảo sát tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
- Một nhân chứng tố cáo Khmer đỏ cắt cổ tù nhân và ăn nội tạng (RFA) - Một nhân chứng khai trước tòa xử các tội phạm Khmer đỏ vào hôm qua rằng quân lính Khmer đỏ đã cắt cổ các tù nhân và ăn nội tạng của họ trong những năm 1970.
- Myanmar bắt 155 người Trung Quốc vì đốn gỗ lậu (RFA) - Giới chức Myanmar đã bắt giữ 155 người Trung Quốc vì tội đốn gỗ lậu. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết như vậy vào hôm qua 21/1.
- Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Sinh viên Myanmar diễu hành ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, vào ngày 20, năm 2015 chống lại một dự luật giáo dục mà họ cho là phi dân chủ
- Indonesia sẽ không công bố báo cáo về vụ tai nạn AirAsia (RFI) - Theo Reuters, hôm nay 21/01/2015, một quan chức của Ủy ban An toàn Giao thông Indonesia cho biết sẽ không công bố báo cáo sơ bộ nêu chi tiết điều tra về vụ tai nạn chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia mang số hiệu QZ8501.
- AirAsia gặp nạn vì lên quá độ cao an toàn cho máy bay khách (RFA) - Chứng cớ kỹ thuật ghi lại trong chiếc hộp đen cho thấy phi công cầm lái chiếc phi cơ của hãng hàng không AirAsia đã tự tăng vận tốc để bay cao hơn độ cao được quy định.
- 'Người hùng' vụ Charlie Hebdo nhận hộ chiếu Pháp (BBC) - Một người sinh ra ở Mali, vốn đã giúp nhiều người thoát nạn trong các vụ tấn công mới rồi ở Paris, được trao tư cách công dân Pháp.
- Phát hiện nhiều cựu quân nhân Pháp tham gia thánh chiến (RFI) - Theo nguồn tin mà RFI có được thì khoảng một chục cựu quân nhân Pháp hiện đang chiến đấu dưới cờ của nhiều nhóm thánh chiến tại Syria và Irak. Tại cuộc họp báo sáng nay 21/01/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Drian đã xác nhận thông tin trên và ông nói đó là những trường hợp « cựu kỳ hãn hữu ».
- Pháp chi 700 triệu EURO cho kế hoạch chống khủng bố (RFA) - Tăng cường ngân sách chống khủng bố, tuyển thêm người làm việc cho những cơ quan an ninh, là những biện pháp vừa được chính phủ Pháp công bố trong cuộc họp báo hồi sáng nay tại Paris.
- Pháp thông báo tăng nhân sự cho chống khủng bố (RFI) - Hai tuần sau các vụ khủng bố đẫm máu tại Paris, hôm nay 21/01/2015, Thủ tướng Pháp Manuel Valls thông báo tăng thêm 2.600 nhân viên phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố. Ngân sách chi cho các hoạt động trên cũng được tăng lên 735 triệu euro trong 3 năm.
- Tranh luận tại Pháp về việc xét xử khẩn cấp các vụ cổ xúy khủng bố (RFI) - Từ sau loạt khủng bố tại Paris, tư pháp của Pháp đã xét xử rất nhiều vụ với tội danh cổ xúy khủng bố, và tuyên các bản án nghiêm khắc. Trong bối cảnh đó, một bộ phận công luận Pháp tỏ ra lo ngại về nguy cơ xét xử vội vàng, bị chi phối do tình hình khẩn cấp, xúc cảm mạnh, và điều này có thể vi phạm đến quyền tự do ngôn luận.
- Pháp bắt 5 nghi can khủng bố người Chechnya (VOA) - Cảnh sát ở miền Nam nước Pháp đã bắt giữ 5 người Chechnya bị nghi đang lập kế hoạch cho một cuộc tấn công
- Pháp tuyển 2.680 nhân viên an ninh chống chủ nghĩa cực đoan (VOA) - Thủ Tướng Pháp Manuel Valls cho hay trong 3 năm tới, chính phủ Pháp sẽ tạo ra 2,680 việc làm trong ngành an ninh để góp phần chống lại nguy cơ cực đoan Hồi giáo
- 11 quan chức Thượng Hải bị cách chức, kỷ luật vì vụ giẫm đạp đầu năm mới (VOA) - Trung Quốc đã trừng phạt 11 quan chức nhà nước trong vụ giẫm đạp đêm giao thừa năm mới ở Thượng Hải, khiến 36 người thiệt mạng tại Bến Thượng Hải
- Lên án nặng nề ông Chu Vĩnh Khang để cảnh báo đảng viên (RFA) - Trong bài phát biểu đọc tại hội nghị về chính trị và luật pháp, Bộ Trưởng Công An Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ kêu gọi các đảng viên phải biết tự hãm mình, đừng bắt chước gương xấu của ông Chu Vĩnh Khang
- Tỉ phú TQ mua cổ phần Atletico Madrid (BBC) - Tỷ phú Trung Quốc Vương Kiện Lâm mua 20% cổ phần câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Atletico Madrid với giá 45 triệu euro
- Nga sẽ cấm các tổ chức phi chính phủ ngoại quốc hoạt động (RFI)
- Mátxcơva sắp tới đây có thể cấm các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
hay quốc tế hoạt động tại Nga nếu xem đấy là một mối đe dọa cho thể chế
hay nền an ninh quốc gia. Quốc hội Nga vào hôm qua 20/01/2015 đã thông
qua sơ bộ một dự luật theo chiều hướng này.
- Chủ tịch Kim Jong Un có thể sẽ thăm Nga (RFA) - Nga đã nhận được những dấu hiệu ban đầu tích cực từ phía Bắc Hàn sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin mời lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un đến dự lễ kỷ niệm chiến thắng của Hồng quân Liên Xô hồi thế chiến thứ hai. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết như vậy vào hôm qua 21/1.
- Thành phố còn giàu nghèo: Istanbul (BBC) - Giới thiệu Istanbul, trong loạt bài video về các Thành phố còn giàu nghèo.
- Thụy Sĩ và trận chiến ngoại hối (RFA) - Sáng Thứ Năm 15/1, giờ Âu Châu, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ bất ngờ công bố hai quyết định là chấm dứt việc ràng giá đồng Phật lăng Thụy Sĩ vào đồng Euro theo tỷ giá một đồng 20, và hạ lãi suất dưới số âm thêm 75 điểm. Quyết định ấy gây chấn động cho các thị trường tài chính toàn cầu.
- Người đào tị xem xét việc ngưng thả phim' The Interview' vào Triều Tiên (VOA) - Một nhóm người đào tỵ cho biết sẵn sàng ngưng các kế hoạch thả bong bóng vào Bắc Triều Tiên, trong đó có chứa những DVD sao chép cuốn phim 'The Interview'
- HRW kêu gọi Afghanistan hành động để bảo vệ ký giả (VOA) - Một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ kêu gọi giới lãnh đạo Afghanistan lên án các cuộc tấn công nhắm vào các nhà báo và quyền tự do truyền thông
- Người Palestine đâm 9 hành khách trên xe buýt ở Tel Aviv (VOA) - Cảnh sát Israel cho biết một người đàn ông Palestine đã dùng dao đâm ít nhất 9 người trên một chiếc xe buýt ở Tel Aviv, gây thương tích nặng cho nhiều người
- Phiến quân Houthi tiếp tục tấn công, gây lo sợ tại thủ đô Yemen (VOA) - Phiến quân Houthi đã tiến chiếm dinh Tổng Thống và tấn công nơi cư ngụ của Tổng thống Yemen tại thủ đô Sana'a
- Bắt đầu chọn ban hội thẩm xử vụ thảm sát tại một rạp chiếu bóng ở Mỹ (VOA) - Một thẩm phán bang Colorado bắt đầu chọn ban hội thẩm cho vụ xử với đề nghị án tử hình, một tay súng bị buộc tội giết chết 12 người và làm 70 người bị thương trong một rạp chiếu bóng
- Kiev nói binh sĩ Ukraine bị quân Nga tấn công ở miền đông (VOA) - Ukraine hôm thứ Ba tuyên bố rằng lực lượng của Nga đã tấn công các đơn vị quân đội của Ukraine đang chiến đấu với quân ly khai ở khu vực Luhansk thuộc miền đông Ukraine
- Ngân hàng Thế giới: Tổn thất kinh tế vì Ebola không nhiều như dự đoán (VOA) - Theo phúc trình của Ngân hàng Thế giới các biện pháp ứng phó của cả quốc gia lẫn quốc tế đã dẫn tới một số cải thiện về y tế công tại ba quốc gia Tây Phi
- Trung-Nhật khởi động vòng đàm phán mới về vấn đề hàng hải (BaoMoi) - Theo Kyodo và THX, ngày 21/1, Trung Quốc tuyên bố trong tuần này sẽ khởi động các cuộc tham vấn mới liên quan tới vấn đề hàng hải với Nhật Bản, trong đó tập trung bàn thảo việc quản lý khủng hoảng và phát triển tài nguyên trên Biển Hoa Đông.
- Giá dầu giảm mạnh không làm giảm tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Bất chấp giá dầu giảm, Biển Đông vẫn sẽ là một điểm nóng về chính trị và an ninh của khu vực.
- Các tỉnh miền Bắc: Thời tiết tiếp tục nắng ấm (BaoMoi) - Ngày 21-1, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết nắng ấm, nắng xuất hiện sớm và cường độ nắng khá mạnh kéo dài vào ban ngày nên nhiệt độ có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác gây cảm giác rét buốt hơn.
- Nền nhiệt miền Bắc tăng nhanh (BaoMoi) - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết nắng ấm trong hôm nay (21/1), nắng xuất hiện sớm và cường độ nắng khá mạnh kéo dài vào ban ngày nên nhiệt độ có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác gây cảm giác rét buốt hơn.
Trật tự đang phân rã: làm thế nào để đối phó một thế giới hỗn loạn
Richard N. Haass, Foreign Affairs, tháng 11/12 2014
Trần Ngọc Cư dịch
RICHARD
N. HAASS là Chủ tịch của Council on Foreign Relations [Hội đồng Nghiên
cứu các Quan hệ đối ngoại], một trung tâm nghiên cứu chính sách tại Hoa
Kỳ.
Trong tác phẩm kinh điển của mình, The Anarchical Society
[Xã hội vô chính phủ], học giả Hedley Bull lý luận rằng có một sự căng
thẳng thường xuyên giữ các thế lực bảo vệ trật tự và các thế lực gây rối
loạn, với các chi tiết của sự quân bình giữa hai thế lực xác định tính
cách riêng biệt của mỗi thời đại. Nguồn của trật tự gồm các thế lực tham
gia vào việc bảo vệ các luật lệ và các thỏa thuận quốc tế và tuân theo
một thủ tục nào đó để sửa đổi chúng; nguồn của rối loạn gồm các thế lực
chối bỏ trên nguyên tắc các luật lệ và các thỏa thuận nói trên đồng thời
cảm thấy có quyền làm ngơ hoặc phá hoại chúng. Sự quân bình giữa trật
tự và hỗn loạn còn có thể bị tác động bởi các xu thế toàn cầu, ở những
mức độ khác nhau nằm ngoài sự kiểm soát của các chính phủ, những xu thế
tạo bối cảnh cho các lựa chọn của nhiều thế lực khác nhau. Ngày nay, sự
quân bình này đang nghiêng về phía hỗn loạn. Một số nguyên nhân có tính
cơ cấu, nhưng một số nguyên nhân khác phát xuất từ các lựa chọn sai lầm
của những thế lực có vai trò quan trọng – và ít ra một số nguyên nhân có
thể và phải được chỉnh sửa.
Khu
vực dầu sôi lửa bỏng hiện nay là Trung Đông. Mặc dù nhiều người đã so
sánh tình hình tại đây với Thế chiến I hay Chiến tranh Lạnh, nhưng những
gì đang diễn ra trong khu vực này rất giống Cuộc chiến Ba mươi năm [the
Thiry Years’ War], ba thập kỷ xung đột đã tàn phá phần lớn châu Âu
trong nửa đầu của Thế kỷ 17. Cũng như châu Âu thời đó, trong những năm
tới, phần lớn Trung Đông có khả năng trở thành khu vực của những quốc
gia yếu kém không đủ sức canh phòng các vùng lãnh thổ rộng lớn của mình,
các lực lượng dân quân và các nhóm khủng bố hoạt động ngày một lộng
hành, và cả nội chiến lẫn xung đột giữa các quốc gia. Bản sắc giáo phái
và cộng đồng sẽ khuynh loát bản sắc dân tộc. Nhờ được tiếp sức bằng
những nguồn tài nguyên thiên nhiên bao la, các cường quốc địa phương sẽ
tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của các nước láng giềng, trong
khi các cường quốc bên ngoài vẫn không đủ khả năng hoặc không muốn nhảy
vào để ổn định tình hình khu vực.
Ở vùng biên
của châu Âu, tình hình bất ổn lại tái diễn. Dưới sự lãnh đạo của
Vladimir Putin, Nga có vẻ đã từ bỏ đề xuất hội nhập có ý nghĩa vào trật
tự châu Âu và trật tự toàn cầu hiện nay và thay vào đó hoạch định cho
mình một tương lai khác dựa vào các quan hệ đặc biệt với các nước láng
giềng và các nước đàn em kế cận. Cuộc khủng hoảng tại Ukraine có lẽ là
biểu hiện nổi bật nhất, mặc dù chưa phải là biểu hiện cuối cùng, của cái
gọi là dự án phục hồi địa vị của nước Nga hay, nói đúng hơn, địa vị của
Liên Xô.
Tại châu Á, vấn đề nằm ở tình hình bất
ổn hiện nay thì ít, mà nằm ở tiềm năng xung đột đang gia tăng thì
nhiều. Tại đó, hầu hết các quốc gia là không yếu kém mà cũng không thể
suy sụp; trái lại, họ là những quốc gia vững mạnh và ngày càng mạnh hơn.
Một hỗn hợp gồm nhiều nước có bản sắc dân tộc mạnh mẽ, những nền kinh
tế năng động, những ngân sách quốc phòng đang gia tăng, những ký ức lịch
sử cay đắng, và những tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết dễ dàng
tạo công thức cho những vận động địa chính trị có thể dẫn đến xung đột
vũ trang. Cộng vào những thách thức trong khu vực này của thế giới là
một Bắc Triều Tiên có nguy cơ sụp đổ và một Pakistan hỗn loạn, cả hai
đều có vũ khí hạt nhân (và một trong hai nước lại là nơi trú ẩn của một
số quân khủng bố nguy hiểm nhất thế giới). Một trong hai nước có thể là
nguyên nhân của một cuộc khủng hoảng địa phương hay toàn cầu, phát xuất
từ hành động liều lĩnh hay sự sụp đổ của nhà nước.
Một
số thách thức đối với trật tự thế giới hiện nay mang tính toàn cầu,
phản ánh những khía cạnh nguy hiểm của tiến trình toàn cầu hóa, gồm các
dòng chảy xuyên biên giới của quân khủng bố, của vi-rút (thuộc thế giới
hữu hình và thế giới ảo), và của khí thải do hiệu ứng nhà kính. Vì thiếu
các cơ chế để chặn đứng hay quản lý chúng, các dòng chảy này có tiềm
năng hủy hoại hay làm xuống cấp chất lượng của hệ thống toàn cầu nói
chung. Và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy [populism] giữa lúc kinh tế
đình đốn và bất bình đẳng gia tăng khiến cho việc cải thiện hệ thống
quản trị toàn cầu thậm chí trở nên khó khăn hơn.
Những
nguyên tắc ảnh hưởng lên trật tự quốc tế cũng còn ở trong vòng tranh
cãi. Một mức độ đồng thuận nào đó đã hiện hữu về việc không chấp nhận sự
chiếm đoạt lãnh thổ bằng vũ lực, và chính đồng thuận này đã củng cố một
liên minh rộng lớn hậu thuẫn cho việc đảo ngược mưu toan sáp nhập
Kuwait vào lãnh thổ Iraq của Hussein vào năm 1990. Nhưng sự đồng thuận
này đã bị bào mòn qua thế hệ tiếp theo đến mức độ nó đã cho phép Nga
thoát khỏi một sự lên án rộng lớn tương tự sau khi Nga chiếm Crimea vào
mùa Xuân năm trước, và không ai biết trước sẽ có bao nhiêu nước trên thế
giới sẽ phản ứng trước một âm mưu dùng vũ lực của Trung Quốc để chiếm
lấy vùng trời, vùng biển và lãnh thổ đang tranh chấp hiện nay. Sự đồng
thuận quốc tế về vấn đề chủ quyền thậm chí còn rã rệu hơn nữa khi nói
đến quyền của các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ nước khác khi
một chính phủ đàn áp công dân của mình hay, nói cách khác, không chu
toàn các bổn phận của một nhà nước có chủ quyền. Một thập kỷ sau khi
được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn, khái niệm “trách nhiệm bảo hộ [the
responsility to protect]” không còn hưởng được hậu thuẫn rộng lớn, và do
đó sẽ không có một đồng thuận nào cả về cái gọi là một sự can thiệp
chính đáng vào công việc nội bộ của nước khác.
Chắc
chắn là, các thế lực duy trì trật tự thế giới vẫn hoạt động hữu hiệu.
Trong nhiều thập kỷ nay, vẫn chưa có chiến tranh giữa các đại cường, và
không có một viễn cảnh đáng kể nào về một cuộc chiến tranh như thế sẽ
xảy ra trong tương lai gần. Trung Quốc và Hoa Kỳ hợp tác với nhau trong
một số trường hợp và cạnh tranh nhau trong một số trường hợp khác, nhưng
thậm chí trong trường hợp sau, sự cạnh tranh cũng có giới hạn. Sự lệ
thuộc lẫn nhau là một thực tế, và cả hai nước đã ào ạt đầu tư vào nhau
(theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng), làm cho bất cứ một gián đoạn
nghiêm trọng và kéo dài nào trong mối quan hệ đều trở thành một khả năng
đáng lo ngại cho cả hai nước.
Nga cũng bị ràng
buộc vào sự tương thuộc [interdependence] này, mặc dù ở mức độ ít hơn
Trung Quốc, căn cứ vào nền kinh tế tập trung vào năng lượng và mức độ
ngoại thương và đầu tư khiêm nhượng của Nga. Điều này có nghĩa là các
biện pháp trừng phạt kinh tế có một cơ may ảnh hưởng lên lối ứng xử của
Nga qua thời gian. Mặc dù chính sách đối ngoại của Nga có mục đích giành
lại lãnh thổ, nhưng các nguồn lực cứng cũng như mềm của Nga đều bị hạn
chế. Nga không tượng trưng cho bất cứ một giá trị nào hấp dẫn đối với
bất cứ ai, ngoại trừ các người Nga thiểu số đang sống ở nước khác. Do
đó, các mối lo ngại địa chính trị mà Nga đặt ra sẽ chỉ tồn tại ở ngoại
biên của châu Âu, chứ không ảnh hưởng đến trung tâm của châu lục này.
Thật vậy, những yếu tố quan trọng tạo nên chuyển biến tại châu Âu trong
70 năm qua – tiến trình dân chủ hóa nước Đức, sự hòa giải Pháp-Đức, việc
hội nhập kinh tế trong một khối – là rất vững mạnh đến nỗi chúng được
coi là sự kiện đương nhiên. Tính cục bộ và sự yếu kém về mặt quân sự của
châu Âu có thể khiến khu vực này trở thành một đối tác yếu kém đối với
Mỹ trong các vấn đề toàn cầu, nhưng bản thân châu lục này không còn là
một vấn đề an ninh; đó là một bước tiến vĩ đại so với quá khứ.
Nếu
nhìn vào tình hình châu Á-Thái Bình Dương rồi đặt ra những giả thuyết
tồi tệ nhất, đấy cũng là một điều sai lầm. Khu vực này đã và đang trải
qua tăng trưởng kinh tế không có tiền lệ trong nhiều thập kỷ qua và đã
quản lý việc này một cách hòa bình. Tại đây, cũng thế, sự tương thuộc
kinh tế [economic interdependence] có chức năng của một cái phanh kềm
hãm khả năng xung đột. Và các nước vẫn có đủ thời gian để vận động ngoại
giao và hoạch định chính sách sáng tạo nhằm tạo ra những cơ chế giảm va
chạm [institutional shock absorbers] hầu giúp giảm bớt rủi ro đối đầu
quân sự bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy và sự thiếu tin cậy
lẫn nhau đang gia tăng.
Kinh tế toàn cầu, trong
khi đó, đã ổn định tiếp theo sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài
chính, và các điều lệ mới đã được đặt ra để giảm bớt các rủi ro và hạn
chế phạm vi ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tương lai. Tỉ lệ tăng
trưởng của Mỹ và châu Âu vẫn còn nằm dưới chuẩn mực lịch sử, nhưng những
gì đang kềm hãm Mỹ và châu Âu không phải là di lụy của cuộc khủng hoảng
tài chính mà là nhiều chính sách khác nhau đã hạn chế một sự tăng
trưởng mạnh mẽ.
Bắc Mỹ một lần nữa có thể trở
thành đầu máy kinh tế thế giới, dựa vào nền kinh tế cởi mở, phồn thịnh,
và ổn định; 470 triệu dân; và sự tự túc về năng lượng đang trở thành
hiện thực trong khu vực. Đại bộ phận châu Mỹ La tinh đang sống trong hòa
bình. Mexico là một nước ổn định và thành công rõ rệt so với một thập
kỷ trước đây, và Colombia cũng thế. Những vấn đề đang ám ảnh tương lai
của những nước như Brazil, Chile, Cuba, và Venezuela không thể thay đổi
tiến trình cơ bản của một khu vực đang đi đúng hướng. Và châu Phi, cũng
thế, ngày càng có nhiều nước trong đó sự điều hành quốc gia và thành
tích kinh tế tốt đẹp đang trở thành thông lệ chứ không còn là biệt lệ.
Các
phương pháp phân tích truyền thống gần như không thể lý giải các xu thế
có vẻ mâu thuẫn này. Một đường lối phân tích cổ điển, chẳng hạn, sẽ
đóng khung sự tương tác quốc tế hiện nay trong thế thịnh suy của các đại
cường, đối chiếu thế đi lên của Trung Quốc với thế đi xuống của Mỹ.
Nhưng lối phân tích này sẽ cường điệu những nhược điểm của Mỹ và giảm
nhẹ những nhược điểm của Trung Quốc. Mặc dù gặp phải nhiều vấn đề, nhưng
Mỹ vẫn có lợi thế để phát triển mạnh trong Thế kỷ 21, trong khi Trung
Quốc phải đối diện với nhiều thách thức, như tăng trưởng kinh tế đang
chậm lại, nạn tham nhũng tràn lan, một dân số già nua, sự xuống cấp của
môi trường, và bị các nước láng giềng e ngại. Không một nước nào trên
thế giới thậm chí gần hội đủ một sự kết hợp cần thiết gồm cả khả năng
quân sự lẫn cam kết quốc tế để làm một địch thủ thách thức với Mỹ và
giành lấy địa vị siêu cường toàn cầu.
Tổng thống
Mỹ Barack Obama gần đây được trích dẫn là đã bác bỏ những mối quan ngại
về một thế giới đang phân rã; ông nhận xét rằng “thế giới vốn luôn luôn
bề bộn như thế” và rằng những gì đang xảy ra ngày nay “không phải là
điều có thể so với những thách thức mà chúng ta đã gặp phải trong Chiến
tranh Lạnh.” Tuy nhiên, sự lạc quan của ông được biểu lộ không đúng chỗ,
vì thế giới ngày nay còn bề bộn hơn nhiều, do sự xuất hiện ngày càng
nhiều các thế lực có ý nghĩa trong khi các nước thiếu hẳn các lợi ích
tương đồng hay các cơ chế để kềm hãm khả năng của những thế lực cực đoan
nhất hay để tiết chế hành vi của chúng.
Thật
vậy, trong khi bá quyền Mỹ đang suy yếu nhưng không có cường quốc nào kế
vị sẵn sàng nhận trách nhiệm lãnh đạo thế giới, thì khả năng lớn nhất
là một tương lai trong đó hệ thống quốc tế hiện nay sẽ nhường bước cho
một hệ thống quốc tế rối loạn, với nhiều trung tâm quyền lực ngày càng
hoạt động theo đường lối tự trị, ít quan tâm đến lợi ích và ưu tiên của
Mỹ. Việc này sẽ tạo ra các vấn đề mới thậm chí làm cho những vấn đề đang
có khó giải quyết hơn nữa. Tóm lại, trật tự hậu Chiến tranh Lạnh đang
phân rã, và mặc dù nó không hoàn hảo, một ngày nào đó thế giới sẽ luyến
tiếc nó.
CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ
Tại
sao thế giới bắt đầu phân rã? Có nhiều lý do khác nhau, một số lý do
mang tính cơ cấu, một số khác do ý chí con người. Tại Trung Đông, chẳng
hạn, trật tự bị xói mòn do một truyền thống gồm các chính phủ bất hợp
pháp, bất ổn, thường là tham nhũng; do thiếu vắng xã hội dân sự; do mối
họa tiềm ẩn trong các nguồn năng lượng phong phú (thường làm trì trệ
việc cải tổ chính trị và kinh tế); do hệ thống giáo dục yếu kém; và do
nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến tôn giáo, như chia rẽ giáo phái,
xung đột giữa các nhóm ôn hòa và các nhóm cực đoan; và do thiếu một
đường phân định rõ ràng và được chấp nhận rộng rãi giữa các lãnh vực tôn
giáo và thế tục. Nhưng các tác động bên ngoài cũng tạo thêm vấn đề, từ
các biên giới quốc gia được vẽ ra quá thô thiển đến các cuộc can thiệp
gần đây của nước ngoài.
Sau hơn một thập kỷ nhìn
lại, chúng ta thấy rằng quyết định của Mỹ trong việc lật đổ Saddam và
cơ cấu lại nước Iraq thậm chí còn có vẻ sai lầm hơn so với thời điểm đó.
Không những lý do chiến tranh nêu ra – tước đoạt vũ khí hủy diệt hàng
loạt từ tay Saddam – được chứng minh là sai lầm. Mà nay nhìn lại, sai
lầm nổi cộm hơn cả chính là việc lật đổ Saddam và tăng quyền hành cho
khối đa số Shiite tại Iraq đã đưa nước này từ vị thế chống lại đến vị
thế phục vụ các tham vọng chiến lược của Iran và trong tiến trình này đã
làm tồi tệ thêm các xung đột giữa khối Hồi giáo Sunni và Hồi giáo
Shiite tại Iraq nói riêng và trong toàn khu vực nói chung.
Việc
thay đổi chế độ cũng không mang lại kết quả tốt đẹp hơn tại hai nước
khác, nơi sự thay đổi này được thành tựu. Tại Ai Cập, việc Mỹ kêu gọi
Tổng thống Hosni Mubarak rời bỏ quyền lực đã gia tăng tình trạng phân
cực trong xã hội. Những biến cố sau đó cho thấy rằng Ai Cập chưa sẵn
sàng cho một cuộc chuyển đổi dân chủ. Và việc Mỹ rút lui hậu thuẫn đối
với một người bạn và đồng minh lâu đời [tức Mubarak] đã đặt ra nhiều
nghi vấn ở những nơi khác (đặc biệt là tại các thủ đô Ả Rập khác) về
tính khả tín trong các cam kết của Washington. Trong khi đó, tại Libya,
việc lật đổ Muammar al-Qaddafi do một nỗ lực hỗn hợp của Mỹ và châu Âu
đã đưa đến một nhà nước thiếu hẳn điều kiện và trách nhiệm cơ bản của
một chính phủ có thực lực [a failed state], một nhà nước bị các
lực lượng dân quân và quân khủng bố khống chế. Sự cần thiết vốn thiếu cơ
sở của hành động can thiệp vào nội tình Libya kết hợp với sự thiếu sót
các hành động hữu hiệu tiếp theo, và toàn bộ chiến dịch – diễn ra chỉ
một vài năm sau khi Qaddafi đã được thuyết phục từ bỏ các chương trình
vũ khí phi qui ước – chắc chắn gia tăng giá trị được cảm nhận của vũ khí
hạt nhân và giảm thiểu khả năng thuyết phục các quốc gia khác noi gương
Qaddafi.
Tại Syria, Mỹ đã bày tỏ hậu thuẫn đối
với việc lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad nhưng sau đó gần như không
làm gì cả để thực hiện việc này. Obama tiếp tục làm cho tình hình tồi tệ
thêm bằng cách tuyên bố một loạt các lằn ranh đỏ [redlines] liên quan
việc Syria sử dụng vũ khí hóa học nhưng sau đó không có hành động nào cụ
thể nào khi những đường ranh này bị vượt qua. Sự bất động này làm sa
sút tinh thần phe chống đối vừa thành hình, bỏ mất cơ hội hiếm có để làm
suy yếu chính quyền Assad và thay đổi đà phát triển của cuộc nội chiến,
và giúp tạo ra một môi trường trong đó tổ chức ISIS (the Islamic State
of Iraq and al-Sham), tự xưng là Quốc gia Hồi giáo, có thể phát triển.
Lời nói không đi đôi với việc làm cũng làm sâu sắc thêm nhận thức của
thế giới bên ngoài về sự không đáng tin cậy của Mỹ.
Tại
châu Á, cũng thế, sự phê bình chính yếu khả dĩ có thể nhắm vào chính
sách của Mỹ là một sự chỉ trích về sự lơ là [omission]. Trong khi các xu
thế có tính cơ cấu đang gia tăng nguy cơ xung đột truyền thống giữa các
quốc gia, Washington không có một động thái cương quyết nhằm ổn định
tình hình – không chịu gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu
vực một cách đáng kể để trấn an các đồng minh và ngăn chặn các cường
quốc đang thách thức vai trò của Mỹ, gần như không làm gì cả để tạo hậu
thuẫn trong nước cho một hiệp định thương mại khu vực, và không tận tình
theo đuổi các cuộc đối thoại tích cực và bền vững để ảnh hưởng lên tư
tưởng và hành động của các lãnh đạo địa phương trong khu vực.
Đối
với Nga, các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đã khiến cho tình hình trở
nên tồi tệ. Bản thân Putin đã lựa chọn phương án củng cố quyền lực chính
trị và kinh tế của mình, đồng thời theo đuổi một chính sách đối ngoại
ngày càng làm cho Nga trở thành địch thủ của một trật tự quốc tế được Mỹ
qui định và lãnh đạo. Nhưng chính sách của Mỹ và phương Tây không luôn
luôn khuyến khích các lựa chọn có tính cách xây dựng từ phía Putin. Bất
chấp cả châm ngôn nổi tiếng của Winston Churchill về cách đối xử với một
địch thủ bại trận, phương Tây gần như không bày tỏ một hành vi cao
thượng nào tiếp theo sau chiến thắng của mình trong cuộc Chiến tranh
Lạnh. Việc mở rộng khối NATO bị nhiều người Nga coi như là một cách nhục
mạ, một sự phản bội, hoặc cả hai, của phương Tây. Lẽ ra Quan hệ Đối tác
vì Hoà bình [Partnership for Peace], một chương trình được thiết kế để
thúc đẩy quan hệ tốt đẹp hơn giữa Nga và NATO, có thể đạt thêm nhiều
thành quả. Nói cách khác, lẽ ra Nga có thể được mời gia nhập NATO, mà
kết quả của hành động này gần như sẽ không làm thay đổi quân bình lực
lượng quân sự, vì NATO không còn thuần túy là một liên minh theo ý nghĩa
cổ điển, mà chỉ là một tổ hợp thường trực gồm các nước có tiềm năng
đóng góp cho “các liên minh của những nước tự nguyện.” Kiểm soát vũ khí,
một trong những lãnh vực hiếm hoi trong đó Nga còn có thể tự hào là một
đại cường, cũng không còn giữ vị trí trung tâm, khi chủ nghĩa đơn
phương [unilateralism] và các hiệp ước có sự đồng thuận tối thiểu
[minimalist treaties] đã trở thành thông lệ. Có thể chính sách của Nga
vẫn triển khai theo cách nó đã diễn ra, cho dù Mỹ và phương Tây nói
chung có tỏ ra hào hiệp hay mở rộng vòng tay để chào đón đi nữa, nhưng
trên thực tế chính sách của phương Tây đã gia tăng khả năng mang lại một
hậu quả như hiện nay.
Trong lãnh vực quản trị
toàn cầu, các thỏa ước quốc tế thường khó thành tựu vì nhiều lý do. Nội
con số đông đảo gồm quá nhiều quốc gia đã làm cho sự đồng thuận trở nên
khó khăn hoặc không thể thực hiện. Lợi ích quốc gia không trùng hợp cũng
là một lý do khác nữa. Do đó, những nỗ lực xây dựng các thỏa hiệp toàn
cầu nhằm thúc đẩy mậu dịch và ngăn chặn vấn đề thay đổi khí hậu thường
gặp nhiều trở ngại. Lắm khi các nước chỉ bất đồng về một điểm nào đó cần
được thực hiện hoặc một điểm nào đó cần phải hi sinh để đạt được một
mục tiêu to lớn hơn, hoặc họ ngại phải hậu thuẫn một sáng kiến nào đó vì
sợ tạo ra một tiền lệ về sau có thể được dùng để chống lại họ. Do đó,
rõ ràng là “cộng đồng quốc tế” thiếu hẳn cái nội dung mà việc sử dụng
thường xuyên cụm từ này muốn nói đến.
Tuy nhiên,
xin nhắc lại, trong những năm gần đây, các diễn biến bên trong nước Mỹ
và các hành động của Chính phủ Mỹ cũng làm phức tạp thêm vấn đề nói
trên. Trật tự hậu Chiến tranh Lạnh đặt cơ sở trên địa vị siêu cường của
Mỹ, vốn là một hàm số không những của quyền lực Mỹ mà còn của ảnh hưởng
Mỹ, phản ánh ý muốn của nhiều nước khác trong việc chấp nhận sự lãnh đạo
của Mỹ. Ảnh hưởng này đã suy giảm vì điều mà thế giới thường nhận ra là
một chuỗi thất bại hoặc sai lầm của Mỹ, gồm việc điều hành kinh tế lỏng
lẻo đã đưa đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các chính sách an
ninh quốc gia quá hiếu chiến đã chà đạp các qui phạm quốc tế, và sự bất
lực trong việc quản trị công việc nội bộ và sự rối loạn chức năng chính
trị trong nước.
Tóm lại, trật tự [do Mỹ lãnh
đạo] đã phân rã vì sự đồng qui của ba xu thế. Quyền lực trên thế giới
được phân tán giữa một con số đông đảo và trên một phạm vi rộng lớn gồm
nhiều thế lực khác nhau. Sự kính nể dành cho mô hình chính trị và kinh
tế Mỹ đã suy giảm. Các lựa chọn chính sách cụ thể của Mỹ, nhất là tại
Trung Đông, gia tăng mối hoài nghi về khả năng phán đoán của Mỹ cũng như
về sự đáng tin cậy trong các lời dọa dẫm và hứa hẹn mà Mỹ đưa ra. Kết
quả chung cuộc là, mặc dù quyền lực xác thực của Mỹ vẫn còn đáng kể,
nhưng ảnh hưởng của Mỹ đã sút giảm.
PHẢI LÀM GÌ?
Nếu
Mỹ nhắm mắt làm ngơ, sự rối loạn của thế giới hiện nay không thể dần
dần biến mất hay tự giải quyết lấy. Tình hình vốn đã tồi tệ có thể trở
nên tồi tệ hơn nữa một cách quá dễ dàng nếu Mỹ tỏ ra thiếu quyết tâm
hoặc thiếu khả năng thực hiện các phương án sáng suốt và xây dựng hơn
hiện nay. Cũng không thể có một giải pháp đơn thuần nào cho vấn đề này,
vì bản chất của các thách đố hiện nay thay đổi theo từng khu vực và theo
từng vấn đề. Trên thực tế, không có một loại giải pháp nào có thể áp
dụng cho một tình hình mà trong khả năng tối ưu chỉ có thể được quản lý,
chứ không thể được giải quyết.
Nhưng có một số
biện pháp có thể và phải được sử dụng. Tại Trung Đông, Mỹ nên theo đúng
lời thề Hippocrate là trước hết sẽ không gây thêm thương tích cho con
bệnh. Mỹ cần phải thu hẹp khoảng cách giữa tham vọng và khả năng hành
động của mình tại khu vực này, và cứ lẽ thường việc giảm bớt tham vọng
là hợp lý hơn việc gia tăng các hành động. Thực tế đáng buồn là, các
chuyển đổi dân chủ tại các xã hội khác thường nằm ngoài khả năng thực
hiện của các thế lực bên ngoài. Không phải tất cả mọi xã hội đều sẵn
sàng trở thành dân chủ vào bất cứ thời điểm nào. Các điều kiện tiên
quyết về cơ cấu có thể chưa sẵn sàng; một văn hóa chính trị phản dân chủ
có thể tạo ra các lực cản. Các thể chế dân chủ thực sự tự do có thể đào
tạo những công dân quốc tế ưu tú, nhưng việc giúp các nước đạt đến
trình độ đó là khó khăn hơn thường được nhìn nhận – các nỗ lực tiến tới
dân chủ thường gặp nhiều rủi ro, vì các thể chế dân chủ non trẻ hoặc bất
toàn có thể bị các khuynh hướng mị dân hoặc dân tộc chủ nghĩa cưỡng
chiếm nửa chừng. Cổ vũ trật tự giữa các quốc gia – ảnh hưởng lên chính
sách đối ngoại của những nước này nhiều hơn chính trị nội bộ của họ – là
một mục tiêu tạm gọi là tham vọng mà các nhà làm chính sách Mỹ có thể
theo đuổi.
Nhưng nếu các âm mưu thay đổi chế độ
tại Trung Đông cần phải được dẹp bỏ, thì các cam kết dựa vào một thời
khóa biểu nhất định cũng nên tránh. Các lợi ích của Mỹ tại Iraq không
được phục vụ đúng mức do Mỹ không thể dàn xếp để duy trì sự hiện diện
liên tục một lực lượng Mỹ trú đóng tại đó, một lực lượng có thể đã ngăn
ngừa được sự xung khắc giữa các phe phái tại Iraq và đưa ra các chương
trình huấn luyện rất cần thiết cho các lực lượng an ninh Iraq. Điều này
cũng đúng cho trường hợp Afghanistan, nơi tất cả các lực lượng Mỹ buộc
phải rút khỏi nước này vào cuối năm 2016. Những quyết định như thế lẽ ra
phải gắn liền với lợi ích của Mỹ và tình hình thực tế hơn là dựa vào
một thời khắc biểu. Can thiệp quá ít cũng có thể gây tổn thất và rủi ro
như can thiệp quá nhiều.
Một số việc khác mà các
thế lực bên ngoài có thể tiến hành một cách hữu hiệu trong khu vực này
gồm đẩy mạnh và hậu thuẫn xã hội dân sự, giúp người tị nạn và người li
tán, chống chủ nghĩa khủng bố và hiếu chiến, và ra sức chận đứng sự bành
trướng vũ khí hủy diệt hàng loạt (như cố gắng đặt một mức trần có ý
nghĩa trên chương trình hạt nhân của Iran.) Muốn làm suy yếu lực lượng
ISIS, Mỹ cần phải sử dụng không lực thường xuyên nhắm vào các mục tiêu
bên trong Iraq cũng như Syria, cùng với các nỗ lực hiệp đồng với những
nước như Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ để chặn đứng sự xâm nhập của các tay
súng mới tuyển mộ và các nguồn tài chính. Có một số đối tác tiềm năng
trên đất Iraq và một số ít hơn tại Syria – nơi các hoạt động chống ISIS
phải được tiến hành trong bối cảnh của một cuộc nội chiến. Không may là,
cuộc chiến chống ISIS và các nhóm tương tự có thể là khó khăn, tốn kém,
và lâu dài.
Tại châu Á, bài bản cần áp dụng là
giản dị hơn nhiều: Mỹ phải triệt để thực thi chính sách hiện có. Chiến
lược “xoay trục” hay “tái quân bình lực lượng” hướng về châu Á của chính
quyền Obama có mục đích mở ra các đối thoại ngoại giao thường xuyên ở
cấp cao nhằm giải quyết và làm lắng dịu một con số quá nhiều các cuộc
tranh chấp của khu vực; gia tăng sự hiện diện của không quân và hải quân
Mỹ trong khu vực; và xây dựng hậu thuẫn trong nước và quốc tế cho một
hiệp định thương mại khu vực. Tất cả những hành động này có thể là và
phải là những ưu tiên cao của chính quyền, cũng như một nỗ lực đặc biệt
nhằm thăm dò các điều kiện theo đó Trung Quốc có thể sẵn sàng cân nhắc
lại sự cam kết của mình đối với một Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt.
Đối
với Nga và Ukraine, điều cần thiết là phải kết hợp những nỗ lực được
thiết kế nhằm nâng đỡ Ukraine về mặt kinh tế và quân sự, tăng cường sức
mạnh của NATO, và áp dụng biện pháp trừng phạt đối với Nga. Đồng thời,
cũng phải cho Nga một lối thoát ngoại giao, một lối thoát đảm bảo rằng
Ukraine sẽ không trở thành một thành viên của NATO một sớm một chiều hay
có những quan hệ đặc biệt với EU. Giảm bớt sự lệ thuộc năng lượng của
châu Âu vào Nga cũng phải đặt thành ưu tiên – việc này cần nhiều thời
gian nhưng phải bắt đầu ngay bây giờ. Đồng thời, trong việc giao dịch
với Nga hay với các cường quốc khác nói chung, Washington nên tránh các
toan tính nối kết vấn đề này với vấn đề khác [linkage], cố tình đặt điều
kiện hợp tác trong lãnh vực này trên sự hợp tác trong lãnh vực khác.
Ngày nay, bất cứ một dạng thức hợp tác nào trong bất lãnh vực nào vốn đã
là quá khó để thực hiện, vì thế Washington không nên làm tổn thương các
cơ hội hợp tác bằng cách đi ra ngoài các giới hạn.
Ở
mức độ toàn cầu, mục tiêu của chính sách Mỹ vẫn là hội nhập, phải cố
gắng thúc đẩy các nước khác ký kết các thoả ước để quản lý các vấn đề
toàn cầu như thay đổi khí hậu, nạn khủng bố, bành trướng vũ khí hạt
nhân, mậu dịch, y tế, và duy trì một môi trường chung an toàn và thông
thoáng. Trong những lãnh vực mà các thoả ước có thể mang tính toàn cầu
thì đó là một điều rất tốt, nhưng trong những lãnh vực không thể toàn
cầu hóa, thì các thỏa ước cần mang tính khu vực hay tính chọn lọc, gồm
những quốc gia có lợi ích và khả năng to lớn hoặc chia sẻ một mức độ nào
đó về đồng thuận chính sách.
Mỹ cũng cần phải
chấn chỉnh lại công việc nội bộ của mình, vừa để nâng cao mức sống của
dân Mỹ vừa để tạo ra các nguồn lực cần thiết để duy trì một vai trò toàn
cầu tích cực. Một xã hội bế tắc và bất bình đẳng sẽ không thể đặt niềm
tin vào Chính phủ của mình hay hậu thuẫn mạnh mẽ các nỗ lực quốc tế.
Nhưng, điều này không nhất thiết có nghĩa là Mỹ phải cắt giảm các ngân
sách quốc phòng; trái lại, có nhiều lý do cho thấy việc chi tiêu quốc
phòng cần được gia tăng phần nào. Điều đáng mừng là, Mỹ có đầy đủ vũ khí
và lương thực, chừng nào mà các nguồn lực được phân phối hợp lý và có
hiệu quả. Một lý do khác để chỉnh sửa công việc nội bộ là Mỹ phải giảm
bớt những sơ hở của mình. Mặc dù an ninh năng lượng của Mỹ đã cải thiện
nhanh chóng trong những năm gần đây, nhờ các cuộc cách mạng dầu khí,
nhưng sự lạc quan này không thể áp dụng cho các vấn đề khác, như cơ sở
hạ tầng công cộng của Mỹ đang trở nên cũ kỹ, một chính sách nhập cư bất
cập, và các vấn đề tài chính công dài hạn.
Như gần đây đã được bàn đến trên tạp chí này [tức Foreign Affairs],
sự rối loạn chức năng chính trị Mỹ ngày càng gia tăng, chứ không giảm
bớt, vì các chính đảng trở nên yếu kém, vì các nhóm lợi ích thu tóm
nhiều quyền lực, vì sự xuất hiện các điều lệ mới về tài chính vận động
chính trị, và vì các thay đổi dân số. Những người cho rằng đất nước này
chỉ cần một thỏa thuận về ngân sách là có thể trở nên tốt đẹp cũng sai
lầm như những người cho rằng đất nước này cần phải trải qua một cuộc
khủng hoảng mới có thể phục hồi đoàn kết quốc gia. Thế giới bên ngoài có
thể thấy được điều này, và cũng thấy được rằng công chúng Mỹ đã trở nên
hoài nghi về việc Mỹ dính líu đến các vấn đề toàn cầu, đừng nói chi đến
lãnh đạo thế giới. Một thái độ như thế hẳn là không đáng ngạc nhiên,
căn cứ trên tình trạng kéo dài của những khó khăn kinh tế và thành tích
tồi tệ của những cuộc can thiệp quân sự ở nước ngoài gần đây của Mỹ.
Nhưng Tổng thống có bổn phận phải thuyết phục một xã hội Mỹ đã thấm mệt
vì chiến tranh rằng thế giới bên ngoài vẫn còn quan trọng – dù nó có trở
nên tốt hơn hay xấu hơn – và rằng Mỹ có thể và phải theo đuổi một chính
sách đối ngoại tích cực mà không gây nguy hại cho an sinh của người dân
trong nước.
Thật vậy, các chính sách đối ngoại
và đối nội hợp lý sẽ tăng cường lẫn nhau: một thế giới ổn định là có lợi
cho mặt trận quốc nội, và một mặt trận quốc nội thành công sẽ cung cấp
các nguồn lực cần thiết cho vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Thuyết
phục được dân chúng Mỹ về điểm này sẽ là một việc khó khăn, nhưng có một
cách để giành hậu thuẫn dễ dàng hơn là đưa ra một chính sách đối ngoại
nhằm lập lại trật tự thế giới chứ không phải là cải tạo thế giới. Nhưng
cho dù nỗ lực này được thực hiện đi nữa, nó cũng không đủ sức ngăn cản
sự xói mòn thêm nữa của trật tự thế giới, phát xuất từ sự phân tán quyền
lực rộng rãi và việc làm quyết sách mất dần tính tập trung, cũng như từ
nhận thức của thế giới về quyền lực Mỹ và hành động của Mỹ. Vấn đề
không còn là thế giới sẽ tiếp tục phân rã hay không, mà là phân rã nhanh
hay chậm và đến mức độ nào.
R. N. H.
Dịch giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét