Những gì diễn ra sau chuyến đi Bắc Kinh của Phái viên Lê Hồng Anh
Chuyến đi của Lê Hồng Anh gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm thương
lượng giải quyết việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 hoạt động trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là đề tài nóng của dư luận trong và
ngoài nước trong những ngày qua. Rất nhiều câu hỏi đáng suy ngẫm của mọi
tầng lớp nhân dân: Chuyến đi này thắng gì, thua gì? Có được dư luận ủng
hộ không? Rồi đây Trung Quốc còn tiếp tục đưa giàn khoan nào trở lại
hay không? Việt Nam liệu có kiện Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam
không?... Hỏi thì nhiều, nhưng vẫn chẳng có một giải đáp nào được xem là
chính thống. Điều đó càng nảy sinh nhiều đánh giá xung quanh chuyến đi
Trung Quốc của Phái viên Lê Hồng Anh. Có thể có những đánh giá quá lạc
quan hoặc quá bi quan, có thể các giới lãnh đạo cũng chẳng để ý gì đến
những đánh giá này lắm, nhưng đối với những người quan tâm đến vận mệnh
của đất nước thì lại rất cần thiết vì từ đó để xem những người lãnh đạo
đất nước đương thời sẽ làm gì sắp tới. Nên phải đưa ra những câu hỏi,
những đánh giá để dư luận bình luận.
Câu hỏi thứ nhất: Tại sao ông Lê Hồng Anh được
cử sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình lại mang danh nghĩa phái viên của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trong khi ông Lê Hồng Anh được coi là Phó
Đảng) và cũng không mang danh nghĩa gì về mặt Nhà nước. Như vậy danh
nghĩa này được hiểu thế nào?
- Đánh giá: Chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, trước hết là vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Họ muốn gửi tới Tập Cận Bình, Đảng là quyết định, chứ không phải Chính phủ. Điều này đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa các phản ứng mạnh của Thủ tướng và các cơ quan của Chính phủ vừa qua có những tuyên bố cứng rắn đối với Trung Quốc.
- Bình luận: Cử được Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đi Trung Quốc và được Tập Cận Bình chấp nhận và ra lời mời là sự thắng thế của Nguyễn Phú Trọng và những người theo xu hướng “hòa hiếu” với Trung Quốc. Được biết trước đó Bộ Chính trị có nhiều cuộc họp bàn việc kiện Trung Quốc, phải họp Trung ương để quyết định vấn đề này, nhiều ý kiến không đồng tình với chủ trương cử phái viên đi Trung Quốc, nhưng khi Trung Quốc rút giàn khoan 981, Phú Trọng mới dàn xếp dung hòa ý kiến trong nội bộ và cử Lê Hồng Anh làm phái viên của Trọng, điều này đã chứng minh Nguyễn Phú Trọng đã thắng thế, đồng nghĩa thắng thế của xu hướng “hòa hiếu” lệ thuộc vào Trung Quốc.
Câu hỏi thứ 2: Trung Quốc vi phạm chủ quyền của ta, bị thế giới lên án, phê phán; ta phản đối quyết liệt, kiên quyết hành động của họ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế nhưng sao không mời Trung Quốc sang ta mà lại cử phái viên sang Trung Quốc để hòa giải với họ?
- Đánh giá: Không đủ tầm, bản lĩnh kém, đầu óc mang nặng của kẻ hủ nho, học không thuộc định luật lịch sử “ông cha ta ngày xưa thắng họ cũng phải triều cống họ để được phong tước” và để giữ “hòa hiếu” vì lú lẫn không đánh giá được tương quan thời nay, ta đã là một quốc gia độc lập, có tiềm lực mạnh ở khu vực, được các nước khu vực và cộng đồng quốc tế ủng hộ, vì ta là chính nghĩa, họ là phi nghĩa. Nguyễn Phú Trọng tự biến mình thành bầy chuột để tế lễ con mèo như tranh dân gian của nước ta. Chung quy lại là họ sợ, rất sợ trách nhiệm, sợ không đối phó nổi với Trung Quốc.
- Bình luận: Thể hiện sự bạc nhược của Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của Trọng dẫn đến sớm đầu hàng Trung Quốc. Nắm bắt được tinh thần của Nguyễn Phú Trọng, nhân dịp này Tập Cận Bình được dịp củng cố cho phái viên của Nguyễn Phú Trọng về tình hữu nghị, về đại cục… bằng việc khẳng định muốn xây dựng đoàn kết hữu nghị với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Phú Trọng bàn giải quyết tranh chấp xung đột 2 nước. Thực sự đây là liều thuốc hỗ trợ cho Nguyễn Phú Trọng để kiên trì con đường lệ thuộc dưới danh nghĩa “hòa hiếu” và để giải quyết tình hình nội bộ Việt Nam.
- Đánh giá: Chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, trước hết là vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Họ muốn gửi tới Tập Cận Bình, Đảng là quyết định, chứ không phải Chính phủ. Điều này đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa các phản ứng mạnh của Thủ tướng và các cơ quan của Chính phủ vừa qua có những tuyên bố cứng rắn đối với Trung Quốc.
- Bình luận: Cử được Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đi Trung Quốc và được Tập Cận Bình chấp nhận và ra lời mời là sự thắng thế của Nguyễn Phú Trọng và những người theo xu hướng “hòa hiếu” với Trung Quốc. Được biết trước đó Bộ Chính trị có nhiều cuộc họp bàn việc kiện Trung Quốc, phải họp Trung ương để quyết định vấn đề này, nhiều ý kiến không đồng tình với chủ trương cử phái viên đi Trung Quốc, nhưng khi Trung Quốc rút giàn khoan 981, Phú Trọng mới dàn xếp dung hòa ý kiến trong nội bộ và cử Lê Hồng Anh làm phái viên của Trọng, điều này đã chứng minh Nguyễn Phú Trọng đã thắng thế, đồng nghĩa thắng thế của xu hướng “hòa hiếu” lệ thuộc vào Trung Quốc.
Câu hỏi thứ 2: Trung Quốc vi phạm chủ quyền của ta, bị thế giới lên án, phê phán; ta phản đối quyết liệt, kiên quyết hành động của họ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế nhưng sao không mời Trung Quốc sang ta mà lại cử phái viên sang Trung Quốc để hòa giải với họ?
- Đánh giá: Không đủ tầm, bản lĩnh kém, đầu óc mang nặng của kẻ hủ nho, học không thuộc định luật lịch sử “ông cha ta ngày xưa thắng họ cũng phải triều cống họ để được phong tước” và để giữ “hòa hiếu” vì lú lẫn không đánh giá được tương quan thời nay, ta đã là một quốc gia độc lập, có tiềm lực mạnh ở khu vực, được các nước khu vực và cộng đồng quốc tế ủng hộ, vì ta là chính nghĩa, họ là phi nghĩa. Nguyễn Phú Trọng tự biến mình thành bầy chuột để tế lễ con mèo như tranh dân gian của nước ta. Chung quy lại là họ sợ, rất sợ trách nhiệm, sợ không đối phó nổi với Trung Quốc.
- Bình luận: Thể hiện sự bạc nhược của Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của Trọng dẫn đến sớm đầu hàng Trung Quốc. Nắm bắt được tinh thần của Nguyễn Phú Trọng, nhân dịp này Tập Cận Bình được dịp củng cố cho phái viên của Nguyễn Phú Trọng về tình hữu nghị, về đại cục… bằng việc khẳng định muốn xây dựng đoàn kết hữu nghị với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Phú Trọng bàn giải quyết tranh chấp xung đột 2 nước. Thực sự đây là liều thuốc hỗ trợ cho Nguyễn Phú Trọng để kiên trì con đường lệ thuộc dưới danh nghĩa “hòa hiếu” và để giải quyết tình hình nội bộ Việt Nam.
Phái viên Lê Hồng Anh luôn phát biểu theo những nội dung đã được
soạn sẵn bằng văn bản theo ý của Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của
ông (Nguồn: CNTV)
Câu hỏi thứ 3: Chuyến đi của Lê Hồng Anh đã tác động đến tình hình nội bộ thế nào?
- Đánh giá: Sẽ rất ảnh hưởng đến tình hình nội bộ. Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí có cùng quan điểm sẽ được củng cố niềm tin rằng mọi tranh chấp sẽ được giải quyết qua con đường lãnh đạo giữa 2 Đảng Cộng sản trên tình thần đồng chí anh em. Điều này còn gián tiếp phê phán nhiều đồng chí có quan điểm phản ứng cứng rắn với Trung Quốc. Nội bộ lãnh đạo tiếp tục mâu thuẫn, phân hóa sâu sắc hơn. Trung Quốc nhân cơ hội này tấn công vào nội bộ ta để phá nhân sự Đại hội lần thứ XII, gây áp lực loại những nhân sự có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
- Bình luận: Nguyễn Phú Trọng với danh nghĩa Đảng đã giành được lợi thế kiềm chế những đồng chí có quan điểm không lệ thuộc Trung Quốc, cao hơn là thực hiện mục tiêu như Trung Quốc mong muốn là loại những đồng chí không cùng quan điểm ra khỏi nhân sự Đại hội XII sắp tới. Nhưng đây chính là điều bất lợi cho Phú Trọng vì đã bộc lộ vai trò là người bạn thân thiết của Trung Quốc quá sớm. Những cán bộ lão thành cách mạng, trí thức và dư luận trong nhân dân đều nhìn thấy nguy cơ đánh mất chủ quyền đất nước của Nguyễn Phú Trọng nên sẽ hướng vào ủng hộ những người có đủ bản lĩnh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, bảo vệ được chủ quyền đất nước, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay.
Câu hỏi thứ 4: Sau chuyến đi Trung Quốc gặp Tập Cận Bình của Lê Hồng Anh phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì quan hệ 2 nước thế nào, những biến động sẽ ra sao?
- Đánh giá: Trong các Ban Đảng và Tổng Bí thư thấy lạc quan hơn, quan hệ 2 nước sẽ tiếp tục củng cố và phát triển. Các biện pháp đấu tranh với Trung Quốc về xâm lấn chủ quyền Biển Đông sẽ được chỉ đạo trên nguyên tắc giữ “hòa hiếu” của Nguyễn Phú Trọng, được thực hiện xuyên suốt. Vì vậy, chủ trương của Chính phủ đấu tranh với Trung Quốc bằng pháp lý nhiều khả năng sẽ chưa thực hiện.
Cũng từ đánh giá này, Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của Trọng tin rằng Trung Quốc sẽ xuống thang ở Biển Đông, các tranh chấp sẽ được giải quyết ở cấp cao của 2 nước sắp tới, tình hình ở Biển Đông sẽ bớt căng thẳng.
- Bình luận: Chuyến đi Trung Quốc của Lê Hồng Anh tới Bắc Kinh được Nguyễn Phú Trọng cho là thành công và đang được lãnh đạo Trung Quốc làm cho mê muội, ảo tưởng có thể thuyết phục được Tập Cận Bình và đang tự sướng, thâm tâm của Trọng cho rằng chỉ có mình mới làm biến đổi tình hình, giữ được hòa khí với Trung Quốc.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí có cùng quan điểm với Trọng quá ngây thơ và mất cảnh giác. Với những gì Trung Quốc đã làm và sẽ làm thì không có chuyện Trung Quốc sẽ xuống thang ở Biển Đông. Tình hình 2 nước được yên ổn với nhau chỉ khi Việt Nam chấp nhận lệ thuộc vào Trung Quốc, trao quyền cho Trung Quốc khai thác Biển Đông và các đảo trên đó. Toàn dân ta kiên trì thêm một thời gian nữa sẽ biết Trung Quốc làm gì với ta!!! Giàn khoan HD981 chắc chắn còn quay lại hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của ta. Trung Quốc không từ bỏ xây dựng cơ sở hạ tầng ở những đảo họ đã chiếm ở Trường Sa vì đó là những căn cứ bàn đạp để chiếm đảo của ta sau này. Họ đều đã có lộ trình rồi.
Câu hỏi thứ 5: Chuyến đi của phái viên Lê Hồng Anh sang Trung Quốc dư luận quốc tế quan tâm như thế nào?
- Đánh giá: Chưa có đủ thông tin về vấn đề này, nhưng chắc chắn là họ sẽ rất quan tâm tới những điều hai nước thông điệp với nhau. Dù chưa biết được nội dung cuộc gặp này, nhưng đã có những đánh giá chuyến đi của Lê Hồng Anh Việt Nam mất nhiều hơn được vì vào thời điểm này Trung Quốc có những lợi thế hơn Việt Nam (giàn khoan HD981 đã rút rồi). Trung Quốc rất ít khi chấp nhận một điều khi điều đó ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.
- Bình luận: Nhiều nước tỏ ra thất vọng qua chuyến đi của Lê Hồng Anh sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình. Trước đó, họ coi Việt Nam là điểm sáng, là ngọn cờ đấu tranh chống lại Trung Quốc bành trướng, nay họ cảm thấy bị phản bội. Và họ đang tìm hiểu liệu Việt Nam – Trung Quốc đã thỏa thuận ngầm với nhau điều gì. “Thật là tồi tệ nếu điều đó xảy ra”. Họ trao đổi với nhau điều mà Việt Nam đang làm với Trung Quốc (ý nói là các cuộc gặp cấp cao Việt Nam – Trung Quốc) “đã trở thành luật chơi – Trung Quốc gây sự, Việt Nam phản đối rồi 2 nước đi đêm với nhau, các nước bị đánh lừa”.
Nước ta thoát khoải chiến tranh quân sự mới vài thập kỷ gần đây và đang phải đối phó với những đe dọa từ bên ngoài. Các thế hệ cách mạng dần dần đã ra đi. Tuy vậy, những người còn lại đã chứng kiến thời khắc lịch sử cũng không phải là ít trong đó có một số ít vẫn trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Tất cả những người còn lại từ cuộc chiến tranh nói ở trên đây đều có chung một nhận định các yếu tố đe dọa chủ quyền an ninh của đất nước ta ngày càng tăng lên từ hướng Trung Quốc. Những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, Trung Quốc chống ta kiểu khác; khi bình thường hóa 2 nước sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, Trung Quốc chống ta kiểu khác. Và ngày nay, khi thế và lực của Trung Quốc đã đổi khác, Trung Quốc đã bộc lộ rõ mục tiêu đối với nước ta và họ hành động ngày càng công khai trắng trợn để độc chiếm Biển Đông của ta.
Nhưng không hiểu sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số đồng chí đồng quan điểm với ông Trọng lại nhìn nhận Trung Quốc tĩnh tại của thời kỳ chiến tranh lạnh để rồi cột mình vào những nguyên tắc do giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra cho lãnh đạo Việt Nam làm theo “4 tốt” và “16 chữ vàng” từ thời ông Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh để lại. Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc theo “định luật lịch sử” thì lúc này là Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhìn nhận lại về Trung Quốc, bản chất đảng và nhà nước Trung Quốc hiện nay là gì, có còn theo Chủ nghĩa Mác – Lênin nữa không, họ có còn là đồng chí anh em của Việt Nam nữa không hay đang là mối đe dọa độc lập chủ quyền của nước ta và an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ trên cơ sở đánh giá này mới nhận rõ được đối tượng, đối tác của nước ta. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong Đảng, trong nội bộ thì mới có chủ trương đối sách nhất quán và đúng đắn.
- Đánh giá: Sẽ rất ảnh hưởng đến tình hình nội bộ. Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí có cùng quan điểm sẽ được củng cố niềm tin rằng mọi tranh chấp sẽ được giải quyết qua con đường lãnh đạo giữa 2 Đảng Cộng sản trên tình thần đồng chí anh em. Điều này còn gián tiếp phê phán nhiều đồng chí có quan điểm phản ứng cứng rắn với Trung Quốc. Nội bộ lãnh đạo tiếp tục mâu thuẫn, phân hóa sâu sắc hơn. Trung Quốc nhân cơ hội này tấn công vào nội bộ ta để phá nhân sự Đại hội lần thứ XII, gây áp lực loại những nhân sự có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
- Bình luận: Nguyễn Phú Trọng với danh nghĩa Đảng đã giành được lợi thế kiềm chế những đồng chí có quan điểm không lệ thuộc Trung Quốc, cao hơn là thực hiện mục tiêu như Trung Quốc mong muốn là loại những đồng chí không cùng quan điểm ra khỏi nhân sự Đại hội XII sắp tới. Nhưng đây chính là điều bất lợi cho Phú Trọng vì đã bộc lộ vai trò là người bạn thân thiết của Trung Quốc quá sớm. Những cán bộ lão thành cách mạng, trí thức và dư luận trong nhân dân đều nhìn thấy nguy cơ đánh mất chủ quyền đất nước của Nguyễn Phú Trọng nên sẽ hướng vào ủng hộ những người có đủ bản lĩnh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, bảo vệ được chủ quyền đất nước, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay.
Câu hỏi thứ 4: Sau chuyến đi Trung Quốc gặp Tập Cận Bình của Lê Hồng Anh phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì quan hệ 2 nước thế nào, những biến động sẽ ra sao?
- Đánh giá: Trong các Ban Đảng và Tổng Bí thư thấy lạc quan hơn, quan hệ 2 nước sẽ tiếp tục củng cố và phát triển. Các biện pháp đấu tranh với Trung Quốc về xâm lấn chủ quyền Biển Đông sẽ được chỉ đạo trên nguyên tắc giữ “hòa hiếu” của Nguyễn Phú Trọng, được thực hiện xuyên suốt. Vì vậy, chủ trương của Chính phủ đấu tranh với Trung Quốc bằng pháp lý nhiều khả năng sẽ chưa thực hiện.
Cũng từ đánh giá này, Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của Trọng tin rằng Trung Quốc sẽ xuống thang ở Biển Đông, các tranh chấp sẽ được giải quyết ở cấp cao của 2 nước sắp tới, tình hình ở Biển Đông sẽ bớt căng thẳng.
- Bình luận: Chuyến đi Trung Quốc của Lê Hồng Anh tới Bắc Kinh được Nguyễn Phú Trọng cho là thành công và đang được lãnh đạo Trung Quốc làm cho mê muội, ảo tưởng có thể thuyết phục được Tập Cận Bình và đang tự sướng, thâm tâm của Trọng cho rằng chỉ có mình mới làm biến đổi tình hình, giữ được hòa khí với Trung Quốc.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí có cùng quan điểm với Trọng quá ngây thơ và mất cảnh giác. Với những gì Trung Quốc đã làm và sẽ làm thì không có chuyện Trung Quốc sẽ xuống thang ở Biển Đông. Tình hình 2 nước được yên ổn với nhau chỉ khi Việt Nam chấp nhận lệ thuộc vào Trung Quốc, trao quyền cho Trung Quốc khai thác Biển Đông và các đảo trên đó. Toàn dân ta kiên trì thêm một thời gian nữa sẽ biết Trung Quốc làm gì với ta!!! Giàn khoan HD981 chắc chắn còn quay lại hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của ta. Trung Quốc không từ bỏ xây dựng cơ sở hạ tầng ở những đảo họ đã chiếm ở Trường Sa vì đó là những căn cứ bàn đạp để chiếm đảo của ta sau này. Họ đều đã có lộ trình rồi.
Câu hỏi thứ 5: Chuyến đi của phái viên Lê Hồng Anh sang Trung Quốc dư luận quốc tế quan tâm như thế nào?
- Đánh giá: Chưa có đủ thông tin về vấn đề này, nhưng chắc chắn là họ sẽ rất quan tâm tới những điều hai nước thông điệp với nhau. Dù chưa biết được nội dung cuộc gặp này, nhưng đã có những đánh giá chuyến đi của Lê Hồng Anh Việt Nam mất nhiều hơn được vì vào thời điểm này Trung Quốc có những lợi thế hơn Việt Nam (giàn khoan HD981 đã rút rồi). Trung Quốc rất ít khi chấp nhận một điều khi điều đó ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.
- Bình luận: Nhiều nước tỏ ra thất vọng qua chuyến đi của Lê Hồng Anh sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình. Trước đó, họ coi Việt Nam là điểm sáng, là ngọn cờ đấu tranh chống lại Trung Quốc bành trướng, nay họ cảm thấy bị phản bội. Và họ đang tìm hiểu liệu Việt Nam – Trung Quốc đã thỏa thuận ngầm với nhau điều gì. “Thật là tồi tệ nếu điều đó xảy ra”. Họ trao đổi với nhau điều mà Việt Nam đang làm với Trung Quốc (ý nói là các cuộc gặp cấp cao Việt Nam – Trung Quốc) “đã trở thành luật chơi – Trung Quốc gây sự, Việt Nam phản đối rồi 2 nước đi đêm với nhau, các nước bị đánh lừa”.
Nước ta thoát khoải chiến tranh quân sự mới vài thập kỷ gần đây và đang phải đối phó với những đe dọa từ bên ngoài. Các thế hệ cách mạng dần dần đã ra đi. Tuy vậy, những người còn lại đã chứng kiến thời khắc lịch sử cũng không phải là ít trong đó có một số ít vẫn trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Tất cả những người còn lại từ cuộc chiến tranh nói ở trên đây đều có chung một nhận định các yếu tố đe dọa chủ quyền an ninh của đất nước ta ngày càng tăng lên từ hướng Trung Quốc. Những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, Trung Quốc chống ta kiểu khác; khi bình thường hóa 2 nước sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, Trung Quốc chống ta kiểu khác. Và ngày nay, khi thế và lực của Trung Quốc đã đổi khác, Trung Quốc đã bộc lộ rõ mục tiêu đối với nước ta và họ hành động ngày càng công khai trắng trợn để độc chiếm Biển Đông của ta.
Nhưng không hiểu sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số đồng chí đồng quan điểm với ông Trọng lại nhìn nhận Trung Quốc tĩnh tại của thời kỳ chiến tranh lạnh để rồi cột mình vào những nguyên tắc do giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra cho lãnh đạo Việt Nam làm theo “4 tốt” và “16 chữ vàng” từ thời ông Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh để lại. Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc theo “định luật lịch sử” thì lúc này là Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhìn nhận lại về Trung Quốc, bản chất đảng và nhà nước Trung Quốc hiện nay là gì, có còn theo Chủ nghĩa Mác – Lênin nữa không, họ có còn là đồng chí anh em của Việt Nam nữa không hay đang là mối đe dọa độc lập chủ quyền của nước ta và an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ trên cơ sở đánh giá này mới nhận rõ được đối tượng, đối tác của nước ta. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong Đảng, trong nội bộ thì mới có chủ trương đối sách nhất quán và đúng đắn.
Các ông Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh là những người đồng chí của ông Trọng đã tạo nên “4 tốt” và “16 chữ vàng” với Trung Quốc
“Hòa hiếu” với Trung Quốc là nguyện vọng của dân tộc ta từ
bao đời nay, nhưng mỗi một thời nó có các điều kiện của nó. Ngày nay,
nước ta là nước độc lập, biên giới lãnh thổ đã được xác định trên cơ sở
luật pháp quốc tế, việc “hòa hiếu” với các nước nói chung và
láng giềng nói riêng phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng nền độc lập và
chủ quyền của nhau và lợi ích của 2 nước phải được tôn trọng và công
bằng.
Nhưng đường lối, đối sách của Nguyễn Phú Trọng đưa ra đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông vừa qua đối ngược với nguyên tắc đó, có nhiều sai lầm, biểu hiện của sự nhu nhược, đầu hàng nên đã không đạt được những điều Đảng, Nhà nước và nhân dân mong muốn khiến tình hình tồi tệ thêm. Trung Quốc ngang nhiên hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của ta hơn 2 tháng mà không làm gì được họ. Trong lãnh đạo cấp cao có nhiều bài phát biểu rất bất lợi cho vị thế của Việt Nam, nhân dân rất thất vọng về họ.
Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí hãy đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết để gạt bỏ những tính toán cá nhân trong đầu để đoàn kết nhau lại lo việc bằng việc đấu tranh loại bỏ ngay những tư tưởng và con người lệ thuộc đầu hàng ngoại bang ra khỏi bộ máy lãnh đạo của nước ta, ủng hộ những người có bản lĩnh đương đầu với mọi nguy cơ để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước.
Nhưng đường lối, đối sách của Nguyễn Phú Trọng đưa ra đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông vừa qua đối ngược với nguyên tắc đó, có nhiều sai lầm, biểu hiện của sự nhu nhược, đầu hàng nên đã không đạt được những điều Đảng, Nhà nước và nhân dân mong muốn khiến tình hình tồi tệ thêm. Trung Quốc ngang nhiên hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của ta hơn 2 tháng mà không làm gì được họ. Trong lãnh đạo cấp cao có nhiều bài phát biểu rất bất lợi cho vị thế của Việt Nam, nhân dân rất thất vọng về họ.
Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí hãy đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết để gạt bỏ những tính toán cá nhân trong đầu để đoàn kết nhau lại lo việc bằng việc đấu tranh loại bỏ ngay những tư tưởng và con người lệ thuộc đầu hàng ngoại bang ra khỏi bộ máy lãnh đạo của nước ta, ủng hộ những người có bản lĩnh đương đầu với mọi nguy cơ để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chịu trách nhiệm chính, ông cần
nghiêm túc kiểm điểm để thấy rõ trách nhiệm của mình đối với việc đối
phó với Trung Quốc ở Biển Đông và việc ngày càng tránh né Việt Nam của
Lào, Campuchia để lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc.
Mong Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông đọc kỹ các
câu hỏi và bình luận của dư luận trong và ngoài nước sau chuyến đi của
phái viên Lê Hồng Anh để soi lại mình, vẫn còn đủ thời giờ để điều chỉnh
nếu như muốn tranh sự phế truất của Đảng viên và nhân dân.
Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế (xin được phép dấu tên)
Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế (xin được phép dấu tên)
(Dân luận)
Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo ở bãi đá Gạc Ma?
Với những hành động của Trung Quốc, nước này đang chuẩn bị cho một cuộc
“xâm lược Biển Đông” chứ không phải như các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói
“họ không có máu xâm lược và bành trướng”.
Đồ họa về căn cứ quân sự mà Trung Quốc định xây ở đá Gạc Ma - Ảnh: The Philippine Star |
Việc Trung Quốc cải tạo đất và xây đảo nổi trên bãi cạn ở quần đảo
Trường Sa của Việt Nam nhắm vào nhiều mục tiêu nguy hiểm, theo ông điều
này đe dọa, ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam và các nước trong khu
vực?
Xây dựng đảo nổi từ những bãi cạn san hô để xây dựng các căn cứ quân sự
“nổi và chìm” ở đây, Trung Quốc đang vi phạm toàn diện và nghiêm trọng
Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), vi phạm Công ước Liên
Hiệp quốc về Luật biển năm 1982. Tiếp tục đi ngược lại các cam kết cấp
cao của phía Trung Quốc với các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế. Dưới
danh nghĩa đây là một phần của thành phố Tam Sa mà Trung Quốc đơn phương
tuyên bố phi lý từ năm 2012, họ sẽ tiếp tục đưa ra những tuyên bố “nhập
nhằng đánh lận con đen”.
Hành động này tiếp tục là bằng chứng thực tế không thể chối cãi về việc
Trung Quốc đang sử dụng “tiếp cận dân sự để thực hiện mục tiêu quân sự
lâu dài trên Biển Đông” như đã làm với bãi cạn Hoàng Nham năm 2012
(Philipin tuyên bố chủ quyền), bãi James năm 2013 (Malaysia tuyên bố chủ
quyền) và hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của Việt Nam tháng 5-2014... Việc làm này của nhà cầm
quyền Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần
đảo Trường Sa, mà còn ảnh hưởng đến công việc làm ăn bình thường hàng
ngày của người dân Việt Nam trên các đảo và vùng biển của quần đảo này.
Việc xây dựng các đảo nổi nhân tạo còn là hành động thực tế mở rộng biên
giới quốc gia mềm trên biển của họ, đe dọa an ninh và đẩy không gian
ảnh hưởng của Trung Quốc đến sát gần các vùng biển chủ quyền của các
nước trong khu vực ASEAN và lân cận.
Nhiều chuyên gia nước ngoài lo ngại, Trung Quốc có thể đang xây dựng
đường băng dài 2.000m trên đảo mới để lập căn cứ triển khai các máy bay
quân sự. Trong trường hợp đó, ông có lo ngại trước khả năng Trung Quốc
sẽ đơn phương thành lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển
của nước ta?
Các chiến lược gia cho rằng: Ai làm chủ được Hoàng Sa và Trường Sa thì
làm chủ được cả Biển Đông. Lợi ích trong Biển Đông không chỉ là lợi ích
của 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan) quanh biển này mà còn là
lợi ích của các quốc gia nằm ngoài, đặc biệt là Mỹ và đồng minh của Mỹ
liên quan đến quyền tự do hàng hải, quyền tự do bay và các quyền tự do
khác theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.
Do vậy, sau khi xây dựng và củng cố các vị trí quốc phòng trọng yếu hiện
đại trên quần đảo Hoàng Sa, việc xây dựng căn cứ quân sự ở khu vực bãi
Gạc Ma thể hiện rõ ý đồ tạo “gọng kìm” để kiểm soát, khống chế đường
hàng hải và hàng không quốc tế, cũng như các quyền tự do ở các vùng biển
trong và ngoài quyền tài phán quốc gia thuộc phạm vi Biển Đông. Vì thế,
sẽ không loại trừ khả năng Trung Quốc đơn phương thành lập khu nhận
diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, bao gồm vùng biển của Việt Nam.
Khi đó lợi ích của các nước trong khu vực và Mỹ sẽ bị đụng chạm và Trung
quốc sẽ đi một bước phiêu lưu mới – thách thức toàn thế giới.
Rõ ràng chiến lược của Trung Quốc đang xoay quanh chiến lược "tằm ăn dâu" ...
Cần phải nói ngược lại là năm 2009 Trung Quốc đã hình thành và tuyên bố
pháp lý ra Liên hiệp quốc “Đường lưỡi bò 9 đoạn đứt khúc” được vẽ tùy
tiện, không có tọa độ từ một đường vẽ dân sự 11 đoạn trước đó. Thậm chí
đến năm 2014 lại vẽ thêm một đoạn ở khu vực Đài Loan thành 10. Và với
cách vẽ tùy tiện và thói quen đơn phương công bố này, không ngoại trừ
một lúc nào đấy, Trung Quốc lại đưa ra đường lưỡi bò đứt khúc 20 đoạn lố
bịch cũng nên! Sau khi công bố năm 2009, Trung Quốc bước sang giai đoạn
hiện thực hóa khả năng quản lý không gian đường lưỡi bò này với một
loạt hành động toan tính sẵn như thế gới đã biết.
Ý đồ “độc chiếm Biển Đông” là cách mà Trung Quốc thực hiện “Giấc mộng
Trung Hoa” để chấn hưng Trung Quốc và trở thành bá chủ thế giới, trước
hết là trong khu vực. Vì thế, giấc mộng Trung Hoa đang được hiện thức
hóa ẩn danh dưới dạng “Độc quyền khai thác tài nguyên Biển Đông” và cũng
là nỗi “ám ảnh” đối với các quốc gia trên thế giới, khu vực Đông Á và
ASEAN.
Chính vì thế, nếu các nước có thái độ và phản ứng yếu ớt hoặc không có
biện pháp đấu tranh hữu hiệu thì Trung Quốc sẽ còn tiếp tục lấn tới thực
hiện những ý đồ cuối cùng của mình. Tôi cho rằng, sức mạnh đoàn kết,
tạo thành các liên minh với các nước có cùng “cảnh ngộ” trong và ngoài
khu vực là những giải pháp hết sức quan trọng.
Trung Quốc phải hiểu rằng, những hành động ngang ngược, bất chấp lương
tri và luật pháp quốc tế của họ chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu
quả rất lớn, chính vì thế Trung Quốc không nên cho rằng: “Mình muốn làm
gì thì làm”.
Theo ông, bước tiếp theo của Trung Quốc sau việc đào đắp và xây dựng công trình trên bãi cạn Gạc Ma là gì?
Sau “sự kiện Gạc Ma lần 2” này (lần 1 chiếm Gạc Ma của Việt Nam năm
1988), Trung Quốc sẽ mở rộng vùng kiểm soát trên biển rộng hơn. Những
bãi cạn ở khu vực khác mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa
cũng sẽ có “số phận” tương tự như Gạc Ma. Trước khi xây dựng ở Gạc Ma
lần này họ đã lập bán kính kiểm soát quanh Gạc Ma là 3 hải lý, trong
thời gian gần đây mở rộng ra 7 hải lý. Họ có thể tiếp có những tuyên bố
đơn phương mở rộng các vùng biển kiểm soát kiểu như vậy đối với các vùng
bãi cạn được xây dựng trong thời gian tới, tạo thế bao vây các nước
đang có tuyên bố chủ quyền và đang chiếm giữ các đảo, đá và bãi cạn
trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Khi củng cố xong các căn cứ đủ mạnh ở Trường Sa, họ dám đòi quyền thực
hiện “quyền tài phán quốc gia” trong vùng đặc quyền kinh tế để kiểm soát
tất cả các hoạt động qua lại khu vực giữa Biển Đông. Và không ngoại trừ
khả năng Trung Quốc sẽ công bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên
Biển Đông. Chúng ta phải đặc biệt lưu ý, Trung Quốc không chỉ xây dựng
các công trình quân sự nổi trên đảo nhân tạo mà họ sẽ đào cả công trình
hầm ngầm dưới đáy các bãi cạn này để trên thì có sân bay, còn ở dưới có
thể có tàu ngầm. Đây là âm mưu rất thâm độc, củng cố sức mạnh của Trung
Quốc trên Biển Đông và tiến tới khống chế toàn bộ tuyến hàng hải quốc
tế.
Hành động nói trên của nhà cầm quyền Trung Quốc là hành động đơn phương,
ngang ngược, coi thường công pháp, dư luận quốc tế và thiếu gương mẫu,
dẫn đến làm mất lòng tin của các nước trong khu vực và đẩy Biển Đông vào
tình thế bất ổn, hòa bình khu vực bị đe dọa. Trung Quốc có thể đi những
“nước cờ” khó lường, nguy hiểm nếu các quốc gia trong và ngoài khu vực
và các tổ chức quốc tế không có những thái độ và giải pháp kiên quyết,
“mềm nắn, rắn buông”. Các nước láng giềng cũng phải luôn hết sức cảnh
giác trước một Trung Quốc cường quyền.
Xin cảm ơn ông!
Hà Trang thực hiện
(Dân trí)
Vũ Thị Phương Anh - Vâng, lịch sử chẳng phải để hận thù …
Tôi đã chẳng viết bài này nếu không đọc được phản ứng của “cô ấy” trên facebook.
“Cô ấy” là một phóng viên trẻ, là tác giả của bài viết có tựa đề “Lịch sử không phải để thù hận” vừa đăng trên VnExpress cách đây vài ngày, liên quan đến cuộc triển lãm cải cách ruộng đất vừa mới mở ra đã bị đóng cửa, có lẽ vì … nhạy cảm.
Khi nghe về cuộc triển lãm, tôi đã tự nhủ là sẽ cố tránh, không nói gì hoặc viết gì để gợi thêm những ký ức đau lòng đã tạm lắng nhiều thập niên, nay đang được dịp tuôn ra. Vì tôi đã nghe quá nhiều về những “ông đội” đằng đằng sát khí, những cuộc đấu tố vào ban đêm với đèn đuốc sáng trưng và tử khí ngút trời.
Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, từ thời tiểu học tôi đã được xem bộ phim “Chúng tôi muốn sống”, bộ phim mà những người đã trải qua thời cải cách ruộng đất như bố mẹ tôi đánh giá khá cao vì tính chân thực. Tôi nhớ mình chỉ xem được một lúc rồi bỏ dở vì sợ hãi, và mãi đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ muốn xem lại dù bộ phim ấy có đầy trên Internet.
Tôi cũng có người thân là nạn nhân trực tiếp của cải cách ruộng đất. Bác họ tôi – chị họ của bố tôi – bị kẹt lại ở Nam Định khi bác trai đưa mấy người con vào Hải Phòng trước, chờ người đưa bác gái ra sau để cùng di cư vào Nam nhưng không được, đành bỏ bác lại ở quê. Bác gái, một người chăm chỉ làm ăn và hà tiện đến “vắt cổ chày ra nước”, bị quy là địa chủ vì có chút của ăn của để hơn người. Hai bác ở vậy chờ nhau suốt 21 năm; luật đạo của Công giáo không cho phép lấy vợ, lấy chồng khác khi người phối ngẫu chưa qua đời. Sau năm 1975, bác gái vào đoàn tụ với gia đình ở miền Nam, và mỗi khi có dịp thì bác lại tuôn ra hàng tràng ký ức của một thời mà bác không bao giờ quên được.
Những ký ức rùng rợn, những hành động bạo tàn, những con người độc ác … tôi nghe mãi cũng nhàm. Tôi chẳng bao giờ kể lại, cũng chẳng bao giờ muốn nhớ. Nhưng, giống như nhân vật trong bài báo, bác tôi không thể quên. Dù bác chẳng có vẻ gì là thù hận với những kẻ đã đấu tố bác ngày xưa. Kể xong, bác chép miệng, “số phận của họ rồi sau cũng chẳng ra gì. Ông trời có mắt”.
“Ông trời có mắt” là đạo đức căn bản của người Việt Nam. Với đạo đức ấy, những người nông dân hiền lành đã sống với nhau hàng nghìn năm trong tình làng nghĩa xóm, và có lẽ đã chỉ (lỡ dại một lần) làm những điều trái đạo lý vì bị cuốn theo cuộc cách mạng trời long đất lở lúc ấy mà thôi.
Người ta cần tha thứ và quên đi để sống. Vì không ai có thể sống an lành với một vết thương sâu hoắm và nhức nhối trong lòng. Vì vậy, dù còn nhiều điều không đồng ý với bài viết của tác giả, tôi đã không tranh luận. Cũng như tác giả, tôi hiểu cải cách ruộng đất là một vấn đề lớn và còn quá nhiều câu hỏi mà một cuộc triển lãm nhỏ không thể trả lời hết. Tôi cũng hiểu có nhiều điều vẫn chưa thể trưng ra, vì nếu không có câu trả lời ổn thỏa thì sẽ xoáy thêm vào một vết thương chưa lành trong lịch sử dân tộc Việt.
Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên khi đọc được phản ứng trên facebook của tác giả, mà bạn bè tôi đã chép lại một đoạn[1] và đề nghị tôi bình luận. Đoạn ấy như sau:
“Ôi thế các ông các bà muốn gì ạ? Không cho bày thì bảo bưng bít. Không cho nói thì bảo bị bịt mồm. Giờ người ta bắt đầu cất lời, hé sạp hé mẹt thì các ông các bà chửi xối xả là bày ra cho nhục nhã. Tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông các bà tự hiểu lấy, đừng vin vào mấy nhời phi lộ rất quan phương của nhà chức trách rồi bảo bị bóp méo, bảo ngoan cố tranh công chối tội.”
Tôi đã chẳng ngạc nhiên khi đọc trong bài báo những lời ca ngợi thành quả của CCRĐ. Tôi hiểu tác giả có lẽ phải có phần bênh vực sau khi đã thẳng thắn nhắc đến nỗi đau của nạn nhân. Tôi đã tin dụng ý của tác giả là muốn ủng hộ sự bạch hóa dần dần một vấn đề gai góc và đau thương trong lịch sử Việt Nam. Nhưng khi tác giả khẳng định “tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông bà tự hiểu lấy”, và nhớ lại những gì đã được trưng bày trong cuộc triển lãm, tôi bỗng hiểu rằng tác giả rất chân thành tin cuộc CCRĐ là cần thiết. Chân thành khi nói về niềm vui của các nông dân “dắt con trâu ra đồng với tư cách chủ nhân ông”, “ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước”. Dù những tài sản này không phải là thành quả của sức lao động của chính họ, mà là kết quả của cuộc cách mạng “đánh đổ giai cấp địa chủ bóc lột”, như những văn kiện của Đảng đã rành mạch chỉ ra.
Thật đau lòng khi giai cấp mà cách mạng cần phải tiêu diệt (trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ) có cả những người như ông bà của tác giả và bà bác của tôi. Từ lúc nào, những người nông dân hiền lương bỗng chốc trở nên độc ác, căm hờn trong những cuộc đấu tố dã man, và làm sao họ vẫn có thể vui mừng hớn hở khi được chia “quả thực”, khi các xác chết máu me của những người mới hôm qua còn là láng giềng vẫn còn nằm phơi ở ngoài kia hoặc chỉ mới được chôn lấp sơ sài ….
Không, tôi không nhắc lại để thù hận. Nhưng tôi và tất cả mọi người Việt Nam có lương tri đều cần trả lời câu hỏi: “Vì sao?”
Vì sao cùng trên một đất nước, cùng một nền văn hóa, cùng là người Việt da vàng máu đỏ, cùng với mục tiêu mang lại sự công bằng về sở hữu ruộng đất, giúp người nông dân làm chủ luống cày, mà ở miền Nam thì mọi việc xảy ra hiền hòa, êm ả, còn miền Bắc thì lại xảy ra những cảnh tượng đau lòng đến vậy? Để mãi đến 60 năm sau, thời gian đủ dài để hầu hết những người đã tận mắt chứng kiến cải cải cách ruộng đất đã không còn tồn tại, mà khi nhắc đến thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một sự nhức nhối không nguôi?
Câu hỏi ấy chắc chắn một lúc nào đó phải được trả lời. Những sai lầm của giai đoạn đau thương ấy – và di hại mãi về sau của nó – chắn chắn rồi sẽ phải được phân tích cặn kẽ và sòng phẳng. Để bài học lịch sử được hiểu rõ, chứ không thể mãi né tránh.
Bởi, khi chúng ta không chịu học từ những sai lầm của lịch sử, thì lịch sử sẽ bắt chúng ta trở thành nạn nhân của chính những sai lầm ấy, cho đến khi bài học được học thuộc.
“Cô ấy” là một phóng viên trẻ, là tác giả của bài viết có tựa đề “Lịch sử không phải để thù hận” vừa đăng trên VnExpress cách đây vài ngày, liên quan đến cuộc triển lãm cải cách ruộng đất vừa mới mở ra đã bị đóng cửa, có lẽ vì … nhạy cảm.
Khi nghe về cuộc triển lãm, tôi đã tự nhủ là sẽ cố tránh, không nói gì hoặc viết gì để gợi thêm những ký ức đau lòng đã tạm lắng nhiều thập niên, nay đang được dịp tuôn ra. Vì tôi đã nghe quá nhiều về những “ông đội” đằng đằng sát khí, những cuộc đấu tố vào ban đêm với đèn đuốc sáng trưng và tử khí ngút trời.
Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, từ thời tiểu học tôi đã được xem bộ phim “Chúng tôi muốn sống”, bộ phim mà những người đã trải qua thời cải cách ruộng đất như bố mẹ tôi đánh giá khá cao vì tính chân thực. Tôi nhớ mình chỉ xem được một lúc rồi bỏ dở vì sợ hãi, và mãi đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ muốn xem lại dù bộ phim ấy có đầy trên Internet.
Tôi cũng có người thân là nạn nhân trực tiếp của cải cách ruộng đất. Bác họ tôi – chị họ của bố tôi – bị kẹt lại ở Nam Định khi bác trai đưa mấy người con vào Hải Phòng trước, chờ người đưa bác gái ra sau để cùng di cư vào Nam nhưng không được, đành bỏ bác lại ở quê. Bác gái, một người chăm chỉ làm ăn và hà tiện đến “vắt cổ chày ra nước”, bị quy là địa chủ vì có chút của ăn của để hơn người. Hai bác ở vậy chờ nhau suốt 21 năm; luật đạo của Công giáo không cho phép lấy vợ, lấy chồng khác khi người phối ngẫu chưa qua đời. Sau năm 1975, bác gái vào đoàn tụ với gia đình ở miền Nam, và mỗi khi có dịp thì bác lại tuôn ra hàng tràng ký ức của một thời mà bác không bao giờ quên được.
Những ký ức rùng rợn, những hành động bạo tàn, những con người độc ác … tôi nghe mãi cũng nhàm. Tôi chẳng bao giờ kể lại, cũng chẳng bao giờ muốn nhớ. Nhưng, giống như nhân vật trong bài báo, bác tôi không thể quên. Dù bác chẳng có vẻ gì là thù hận với những kẻ đã đấu tố bác ngày xưa. Kể xong, bác chép miệng, “số phận của họ rồi sau cũng chẳng ra gì. Ông trời có mắt”.
“Ông trời có mắt” là đạo đức căn bản của người Việt Nam. Với đạo đức ấy, những người nông dân hiền lành đã sống với nhau hàng nghìn năm trong tình làng nghĩa xóm, và có lẽ đã chỉ (lỡ dại một lần) làm những điều trái đạo lý vì bị cuốn theo cuộc cách mạng trời long đất lở lúc ấy mà thôi.
Người ta cần tha thứ và quên đi để sống. Vì không ai có thể sống an lành với một vết thương sâu hoắm và nhức nhối trong lòng. Vì vậy, dù còn nhiều điều không đồng ý với bài viết của tác giả, tôi đã không tranh luận. Cũng như tác giả, tôi hiểu cải cách ruộng đất là một vấn đề lớn và còn quá nhiều câu hỏi mà một cuộc triển lãm nhỏ không thể trả lời hết. Tôi cũng hiểu có nhiều điều vẫn chưa thể trưng ra, vì nếu không có câu trả lời ổn thỏa thì sẽ xoáy thêm vào một vết thương chưa lành trong lịch sử dân tộc Việt.
Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên khi đọc được phản ứng trên facebook của tác giả, mà bạn bè tôi đã chép lại một đoạn[1] và đề nghị tôi bình luận. Đoạn ấy như sau:
“Ôi thế các ông các bà muốn gì ạ? Không cho bày thì bảo bưng bít. Không cho nói thì bảo bị bịt mồm. Giờ người ta bắt đầu cất lời, hé sạp hé mẹt thì các ông các bà chửi xối xả là bày ra cho nhục nhã. Tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông các bà tự hiểu lấy, đừng vin vào mấy nhời phi lộ rất quan phương của nhà chức trách rồi bảo bị bóp méo, bảo ngoan cố tranh công chối tội.”
Tôi đã chẳng ngạc nhiên khi đọc trong bài báo những lời ca ngợi thành quả của CCRĐ. Tôi hiểu tác giả có lẽ phải có phần bênh vực sau khi đã thẳng thắn nhắc đến nỗi đau của nạn nhân. Tôi đã tin dụng ý của tác giả là muốn ủng hộ sự bạch hóa dần dần một vấn đề gai góc và đau thương trong lịch sử Việt Nam. Nhưng khi tác giả khẳng định “tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông bà tự hiểu lấy”, và nhớ lại những gì đã được trưng bày trong cuộc triển lãm, tôi bỗng hiểu rằng tác giả rất chân thành tin cuộc CCRĐ là cần thiết. Chân thành khi nói về niềm vui của các nông dân “dắt con trâu ra đồng với tư cách chủ nhân ông”, “ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước”. Dù những tài sản này không phải là thành quả của sức lao động của chính họ, mà là kết quả của cuộc cách mạng “đánh đổ giai cấp địa chủ bóc lột”, như những văn kiện của Đảng đã rành mạch chỉ ra.
Thật đau lòng khi giai cấp mà cách mạng cần phải tiêu diệt (trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ) có cả những người như ông bà của tác giả và bà bác của tôi. Từ lúc nào, những người nông dân hiền lương bỗng chốc trở nên độc ác, căm hờn trong những cuộc đấu tố dã man, và làm sao họ vẫn có thể vui mừng hớn hở khi được chia “quả thực”, khi các xác chết máu me của những người mới hôm qua còn là láng giềng vẫn còn nằm phơi ở ngoài kia hoặc chỉ mới được chôn lấp sơ sài ….
Không, tôi không nhắc lại để thù hận. Nhưng tôi và tất cả mọi người Việt Nam có lương tri đều cần trả lời câu hỏi: “Vì sao?”
Vì sao cùng trên một đất nước, cùng một nền văn hóa, cùng là người Việt da vàng máu đỏ, cùng với mục tiêu mang lại sự công bằng về sở hữu ruộng đất, giúp người nông dân làm chủ luống cày, mà ở miền Nam thì mọi việc xảy ra hiền hòa, êm ả, còn miền Bắc thì lại xảy ra những cảnh tượng đau lòng đến vậy? Để mãi đến 60 năm sau, thời gian đủ dài để hầu hết những người đã tận mắt chứng kiến cải cải cách ruộng đất đã không còn tồn tại, mà khi nhắc đến thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một sự nhức nhối không nguôi?
Câu hỏi ấy chắc chắn một lúc nào đó phải được trả lời. Những sai lầm của giai đoạn đau thương ấy – và di hại mãi về sau của nó – chắn chắn rồi sẽ phải được phân tích cặn kẽ và sòng phẳng. Để bài học lịch sử được hiểu rõ, chứ không thể mãi né tránh.
Bởi, khi chúng ta không chịu học từ những sai lầm của lịch sử, thì lịch sử sẽ bắt chúng ta trở thành nạn nhân của chính những sai lầm ấy, cho đến khi bài học được học thuộc.
Vũ Thị Phương Anh
(Việt Nam Thời báo)
Mỹ và Việt Nam mở lại chương trình con nuôi
HÀ NỘI 14-9 (NV) - Hoa Kỳ và Việt Nam sắp mở lại chương trình cho và
nhận con nuôi. Chương trình này từng bị tạm ngưng từ Tháng Chín, 2008 do
có dấu hiệu mua bán trẻ sơ sinh.
Angelina Jolie - một ngôi sao điện ảnh của Hollywood - bế Pax Thien Jolie - vừa được cô nhận làm con nuôi, lên máy bay quay về Hoa Kỳ. (Hình: AFP/Getty Images) |
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, chương trình vừa kể sẽ được mở lại sau khi Việt Nam công bố danh sách các cơ sở dịch vụ được đại diện cho công dân Hoa Kỳ xin con nuôi tại Việt Nam. Cũng theo hãng tin AP, Bộ Tư Pháp Việt Nam cho biết có hai cơ sở dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Trước Tháng Chín, 2008, Việt Nam từng là một trong những quốc gia mà nhiều công dân Hoa Kỳ tìm đến để xin con nuôi. Tuy nhiên, khi Hiệp Định Hợp Tác Về Nuôi Con Nuôi Việt Nam - Hoa Kỳ hết hiệu lực vào ngày 1 Tháng Chín, 2008, Hoa Kỳ đã quyết định không gia hạn hiệp định này. Cũng kể từ đó, công dân Hoa Kỳ không thể nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Hiệp định vừa kể từng được thực hiện trong ba năm (từ 2005 đến 2008). Nếu tính từ 1 Tháng Chín, 2005 đến cuối Tháng Bảy, 2008, đã có 1,700 trẻ em được công dân Hoa Kỳ nhận làm con nuôi. Trước đó, việc cho và nhận con nuôi giữa Việt Nam với Hoa Kỳ cũng từng bị đình hoãn từ 2003 - 2005.
Sau khi thỏa thuận cho và nhận con nuôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tái thực hiện từ năm 2005, dịch vụ đem trẻ Việt Nam cho công dân Hoa Kỳ nhận làm con nuôi trở nên rầm rộ khác thường.
Trong một báo cáo dài chín trang, được công bố hồi Tháng Tư, 2008, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng có nhiều chứng cứ cho thấy chính quyền Việt Nam thiếu trách nhiệm trong việc kiểm soát hệ thống dịch vụ cho và nhận con nuôi, khiến tình trạng buôn bán trẻ em ở Việt Nam phát triển mạnh.
Báo cáo của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, các trại mồ côi đã móc ngoặc với bệnh viện và các cơ sở làm dịch vụ nuôi con nuôi, buôn bán trẻ thơ trên nỗi đau của hàng ngàn bà mẹ. Tại Việt Nam, số trẻ bị bỏ rơi đột ngột tăng hàng chục lần. Tại bảy tỉnh, thành phố, các trại mồ côi tăng 17 lần!
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã điều tra 10 trường hợp và tìm được mẹ ruột của 10 đứa trẻ mà chính quyền địa phương giả mạo hồ sơ để biến chúng thành trẻ bị bỏ rơi. Có trường hợp bệnh viện đã bán đứa trẻ cho viện mồ côi để thu hồi khoản phí bệnh viện mà người mẹ không thể trả. Có trường hợp người mẹ bị bệnh viện dối gạt rằng đứa con của họ bị bệnh nan y cần phải chuyển sang trại mồ côi để chăm sóc.
Lúc đó, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam còn khám phá năm tỉnh có dịch vụ nuôi phụ nữ mang thai để lấy ấu nhi. Sau khi sinh, người mẹ giao con và được trả 6 triệu đồng cho công mang thai và sanh nở. Có những cơ sở làm dịch vụ cho và nhận con nuôi đã trả cho giới môi giới $10,000/em.
Đáng lưu ý là có nhiều trường hợp công an xác nhận với đại sứ quán Hoa Kỳ rằng không xác định được mẹ đẻ ở hồ sơ của bệnh viện, nhưng người ta có thể tìm đầy đủ cả tên lẫn địa chỉ của người mẹ.
Cũng theo báo cáo của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, dịch vụ cho và nhận con nuôi đã giúp nhiều viên chức của Cục Con Nuôi Quốc Tế thuộc Bộ Tư Pháp và Bộ Lao Động - Thương Binh - Xã Hội làm giàu.
Vào thời điểm vừa kể, ông Vũ Đức Long, vụ trưởng Vụ Con Nuôi Quốc Tế (DIA) của Bộ Tư Pháp, tuyên bố với BBC: “Các chứng cứ và nhận định của Hoa Kỳ không xác đáng.”
Thế nhưng, ngay sau đó, báo chí Việt Nam tiết lộ, công an tỉnh Nam Định đã khám phá một đường dây chuyên làm giả hồ sơ để đem trẻ sơ sinh cho người nước ngoài làm con nuôi tại Trung Tâm Trợ Giúp Nhân Đạo huyện Ý Yên và Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Trực Ninh cùng thuộc tỉnh Nam Định. Chỉ từ năm 2006 đến nay, cả hai trung tâm đã đem “cho” người nước ngoài hơn 300 đứa trẻ Việt Nam.
Điểm đáng chú ý là các tình tiết trong vụ án chẳng khác gì phúc trình mà đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã công bố hồi Tháng Tư. (G.Đ.)
(Người Việt)
-“Đèn Cù” hay hành trình của một kẻ chống Mao
Thanh Phương – RFI
Bìa sách “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, do Nhà xuất bản Người Việt ấn hành.
Trong những ngày qua, cư dân mạng người Việt trong và ngoài nước đua
nhau tải về từ mạng Internet cuốn sách “Đèn Cù” của tác giả Trần Đĩnh
dưới dạng file PDF. Không rõ ai là người tung ra đầu tiên. “Đèn Cù” thật
ra do nhà xuất bản Người Việt tại California,Hoa Kỳ, vừa mới ấn hành,
nhưng dường như cũng đã xuất hiện ở Việt Nam dưới dạng sách in.“Đèn Cù” được mọi người háo hức tìm đọc và bàn luận sôi nổi bởi vì tác giả Trần Đĩnh không chỉ là một nhà báo, mà còn người đã từng viết hồi ký cho nhiều lãnh đạo khác của chế độ miền Bắc trước đây, tức là đã nắm được nhiều điều trong thâm cung bí sử của thượng tầng Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông cũng là một trong những nạn nhân chính của vụ án xét lại chống Đảng, vì có tư tưởng chống Mao và bị coi là thân Liên Xô.
Cuốn “Đèn Cù” không hẳn là hồi ký và cũng không phải là tự truyện, vì tác giả viết rất tản mạn, không theo thứ tự thời gian, kiểu như nhớ đến đâu thì viết đến đó, đôi khi có những chỗ lập lại, nhưng với một văn phong độc đáo. Trong “ Đèn Cù”, những thăng trầm trong cuộc đời của Trần Đĩnh đan xen với những biến chuyển của thời cuộc, nhưng xuyên suốt tác phẩm này là lập trường chống Mao và chống Trung Quốc nói chung và tư tưởng phản chiến của Trần Đĩnh, vốn không chấp nhận việc nhà cầm quyền Hà Nội đã nghe theo lời Bắc Kinh gây ra cuộc nội chiến Nam Bắc.
Để giới thiệu về cuốn “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, trong phần tạp chí hôm nay, xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn bình luận gia báo Người Việt, Ngô Nhân Dụng, một trong những người tham gia biên tập tác phẩm này.
Các quan ăn chơi quá!
(PetroTimes) - Nhớ lại cách đây 17 năm, khi nhân dân Thái Bình khiếu
kiện các quan chức địa phương về hành vi quan liêu, tham nhũng thì nhiều
vụ việc mờ ám, khuất tất đã được làm sáng tỏ.
Một số quan chức đầu xã ở huyện Quỳnh Phụ bị dân chất vấn một điều rất đơn giản: “Tại sao đang có mức sống ngang nhau mà có người mới lên làm chủ tịch xã chưa được một khóa đã giàu có, nhà cao cửa rộng, đồ dùng đắt tiền? Vậy các vị hãy dạy dân cách làm giàu nhanh như thế đi!”. Chủ tịch xã cứ cuối giờ chiều là áo phông, quần soóc vác vợt, cưỡi xe lên tỉnh chơi cầu lông. Cô vợ chủ tịch thì váy hoa phấp phới, dắt chó tây ra ruộng đi vệ sinh. Thấy bà con nông dân xì xào bàn luận thì chị này còn cong cớn: “Chúng mày có giỏi thì đi kiện chồng bà đi!”. Sau cuộc khiếu kiện và thanh tra, gã chủ tịch xã ấy đã phải đi tù vì tham ô tiền bạc.
Một số quan chức đầu xã ở huyện Quỳnh Phụ bị dân chất vấn một điều rất đơn giản: “Tại sao đang có mức sống ngang nhau mà có người mới lên làm chủ tịch xã chưa được một khóa đã giàu có, nhà cao cửa rộng, đồ dùng đắt tiền? Vậy các vị hãy dạy dân cách làm giàu nhanh như thế đi!”. Chủ tịch xã cứ cuối giờ chiều là áo phông, quần soóc vác vợt, cưỡi xe lên tỉnh chơi cầu lông. Cô vợ chủ tịch thì váy hoa phấp phới, dắt chó tây ra ruộng đi vệ sinh. Thấy bà con nông dân xì xào bàn luận thì chị này còn cong cớn: “Chúng mày có giỏi thì đi kiện chồng bà đi!”. Sau cuộc khiếu kiện và thanh tra, gã chủ tịch xã ấy đã phải đi tù vì tham ô tiền bạc.
Ngày ấy Thái Bình đã có phong trào xây dựng nông thôn mới khá rầm rộ.
Điện, đường, trường, trạm đồng loạt mọc lên, trở thành tỉnh đi đầu của
cả nước. Nhưng khi dân kiểm tra lại chất lượng các công trình thì mới
phát hiện ra rằng, tiền của do dân đóng góp đã bị bớt xén mất một nửa.
Dân bức xúc và hỏi lãnh đạo địa phương: “Tiền của thất thoát vào túi ai
nếu như không phải các quan xã, huyện?”. Chính từ những cuộc kiểm tra,
giám sát và khiếu kiện của dân năm ấy đã khui ra ánh sáng hàng loạt quan
tham để pháp luật xử lý. Và cũng từ “cuộc cách mạng dân chủ” ấy của
nông dân Thái Bình, đảng ta mới ra được nghị quyết về dân chủ ở cơ sở.
Người dân lại truyền tụng nhau một triết lý rằng, muốn giàu nhanh thì
chỉ có làm quan!
Quan chức ở cấp xã, huyện của Thái Bình thời ấy cũng chỉ “ăn bẩn” được của dân vài ba trăm triệu.
Còn quan chức cấp cao hơn hiện nay trong cả nước đang được dư luận quan tâm khi họ sở hữu những khối tài sản khổng lồ ngày càng xuất hiện nhiều. Gần đây nhất là hai trường hợp: Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có khu dinh thự lộng lẫy ở tỉnh Bến Tre quê ông và ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch tỉnh Bình Dương với mấy vườn cao su chục vạn mét vuông. Với điều kiện kinh tế như nước ta, quan chức Nhà nước có lương bổng cao đến mấy, chi tiêu tiết kiệm đến đâu cũng không thể giàu có được. Với hai vị quan chức nêu trên, nếu cả vợ chồng, con cái có đem hết mồ hôi, trí tuệ ra cống hiến và có ý thức dành dụm thì cả đời cũng không đủ tiền để xây dựng những biệt thự lộng lẫy và đồn điền cao su như vậy được. Và nếu những quan chức đó có được ông cha để lại cho ít của chìm thì cũng không thể nhiều đến mức xây được cơ ngơi giá trị lớn như thế. Vậy họ lấy ở đâu ra? Người dân chỉ hiểu đơn giản một điều: Họ làm quan nên mới có! Thế nên dân nghèo cố thắt lưng buộc bụng nuôi con ăn học để mơ sau này làm quan.
Đảng và Nhà nước đã hô hào chống tham nhũng, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức kê khai tài sản. Nhưng rồi những quy định ấy vẫn chỉ là hình thức và quan chức có kê khai hết hay không lại tùy vào mỗi người. Vấn đề là ở chỗ, khi những quan chức có khối tài sản khổng lồ, giá trị lớn bất bình thường bị tố giác, thậm chí phơi bày trước bàn dân thiên hạ thì cấp có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào? Nếu bị thanh tra, chủ tài sản không chứng minh được nguồn gốc số tài sản lớn ấy thì nhà nước có tịch thu sung công hay không? Đó mới là điều mà người dân mong đợi.
Trường hợp của ông Lê Thanh Cung, ngoài tòa nhà hoành tráng đã phát lộ thì còn rừng cao su của ông ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đang gây tranh cãi. Ông Cung và chính quyền sở tại đã vi phạm luật mà cố tình làm sai: Đang là công chức Nhà nước thì không được giao đất để sản xuất, kinh doanh, hạn mức giao đất tối đa là 10ha nhưng ông lại nắm trong tay tới mấy chục ha. Thiết nghĩ, làm đến chức chủ tịch tỉnh như ông Cung thì làm gì mà không hiểu những điều sơ đẳng nói trên của luật pháp mà còn cố ý làm liều!
Lâu nay chưa có vụ nào xử đến nơi đến chốn các quan chức khi phát lộ ra những khối tài sản lớn mà không thể chứng minh được nguồn gốc. Vì thế nên niềm tin của dân với công cuộc chống tham nhũng bị mai một. Cứ nhìn thấy các quan chức giàu có bất thường thì dân càng xa lánh, khinh thường. Lại còn thấy quan chức ăn chơi, nhậu nhẹt tối ngày nữa thì dân còn biết tin ai. Một thông tin sốt dẻo nhất là ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giật giải Nhì về đấu golf 18 lỗ ở Lăng Cô, càng giảm lòng tin cho dân địa phương. Với cương vị một quan đầu tỉnh, có trăm công nghìn việc mà lại dành thời gian đi chơi gôn để dành giải cao như vậy thì hỏi còn tâm sức đâu lo cho dân. Hèn nào mà trong bảng xếp hạng về cải cách hành chính năm 2013 vừa qua, Thừa Thiên - Huế chỉ đứng thứ 41 về chỉ số Par Index, thuộc loại dưới trung bình của cả nước rồi.
Các quan chức của ta ăn chơi thật!
Bùi Đức
Quan chức ở cấp xã, huyện của Thái Bình thời ấy cũng chỉ “ăn bẩn” được của dân vài ba trăm triệu.
Còn quan chức cấp cao hơn hiện nay trong cả nước đang được dư luận quan tâm khi họ sở hữu những khối tài sản khổng lồ ngày càng xuất hiện nhiều. Gần đây nhất là hai trường hợp: Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có khu dinh thự lộng lẫy ở tỉnh Bến Tre quê ông và ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch tỉnh Bình Dương với mấy vườn cao su chục vạn mét vuông. Với điều kiện kinh tế như nước ta, quan chức Nhà nước có lương bổng cao đến mấy, chi tiêu tiết kiệm đến đâu cũng không thể giàu có được. Với hai vị quan chức nêu trên, nếu cả vợ chồng, con cái có đem hết mồ hôi, trí tuệ ra cống hiến và có ý thức dành dụm thì cả đời cũng không đủ tiền để xây dựng những biệt thự lộng lẫy và đồn điền cao su như vậy được. Và nếu những quan chức đó có được ông cha để lại cho ít của chìm thì cũng không thể nhiều đến mức xây được cơ ngơi giá trị lớn như thế. Vậy họ lấy ở đâu ra? Người dân chỉ hiểu đơn giản một điều: Họ làm quan nên mới có! Thế nên dân nghèo cố thắt lưng buộc bụng nuôi con ăn học để mơ sau này làm quan.
Đảng và Nhà nước đã hô hào chống tham nhũng, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức kê khai tài sản. Nhưng rồi những quy định ấy vẫn chỉ là hình thức và quan chức có kê khai hết hay không lại tùy vào mỗi người. Vấn đề là ở chỗ, khi những quan chức có khối tài sản khổng lồ, giá trị lớn bất bình thường bị tố giác, thậm chí phơi bày trước bàn dân thiên hạ thì cấp có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào? Nếu bị thanh tra, chủ tài sản không chứng minh được nguồn gốc số tài sản lớn ấy thì nhà nước có tịch thu sung công hay không? Đó mới là điều mà người dân mong đợi.
Trường hợp của ông Lê Thanh Cung, ngoài tòa nhà hoành tráng đã phát lộ thì còn rừng cao su của ông ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đang gây tranh cãi. Ông Cung và chính quyền sở tại đã vi phạm luật mà cố tình làm sai: Đang là công chức Nhà nước thì không được giao đất để sản xuất, kinh doanh, hạn mức giao đất tối đa là 10ha nhưng ông lại nắm trong tay tới mấy chục ha. Thiết nghĩ, làm đến chức chủ tịch tỉnh như ông Cung thì làm gì mà không hiểu những điều sơ đẳng nói trên của luật pháp mà còn cố ý làm liều!
Lâu nay chưa có vụ nào xử đến nơi đến chốn các quan chức khi phát lộ ra những khối tài sản lớn mà không thể chứng minh được nguồn gốc. Vì thế nên niềm tin của dân với công cuộc chống tham nhũng bị mai một. Cứ nhìn thấy các quan chức giàu có bất thường thì dân càng xa lánh, khinh thường. Lại còn thấy quan chức ăn chơi, nhậu nhẹt tối ngày nữa thì dân còn biết tin ai. Một thông tin sốt dẻo nhất là ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giật giải Nhì về đấu golf 18 lỗ ở Lăng Cô, càng giảm lòng tin cho dân địa phương. Với cương vị một quan đầu tỉnh, có trăm công nghìn việc mà lại dành thời gian đi chơi gôn để dành giải cao như vậy thì hỏi còn tâm sức đâu lo cho dân. Hèn nào mà trong bảng xếp hạng về cải cách hành chính năm 2013 vừa qua, Thừa Thiên - Huế chỉ đứng thứ 41 về chỉ số Par Index, thuộc loại dưới trung bình của cả nước rồi.
Các quan chức của ta ăn chơi thật!
Bùi Đức
Cơn ác mộng của Trung Quốc
Năm ngoái, trên cương vị chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình đã có
chuyến thăm đầu tiên đến London. Tại đây ông đã nhận được sự tán thành
cho cái được gọi là “ giấc mơ Trung Quốc “ – trẻ hóa quốc gia và tự hoàn
thiện cá nhân. Tuy nhiên, sự cấp thiết của việc giải quyết những món nợ
quốc gia khổng lồ chồng chất trong những năm gần đây mà chính phủ Trung
Quốc đang cố lẩn tránh là thử thách lớn cho sự quyết tâm của ông Tập.
Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rằng nó thiếu khả năng kiềm chế nợ qua hai cam kết đầy mâu thuẫn : vừa thực hiện tái cơ cấu ồ ạt, vừa duy trì tốc độ tăng trưởng 7,5% GDP hàng năm. Có thể thấy sự gia tăng nợ gần đây của Trung Quốc phần lớn do đầu tư trái phiếu tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và nhà ở. Nghĩa là để củng cố “giấc mơ Trung Quốc”, bất cứ nỗ lực nào cho việc tăng trưởng tín dụng dưới sự kiểm soát cũng có thể khiến đất nước này có một cú hạ cánh đau. Chính viễn cảnh này đã khiến các nhà chức trách tiếp tục trì hoãn những cải cách quan trọng.
Trên thực tế, tỉ lệ nợ/GDP của Trung Quốc trong tháng này đã lên đến 250%, vẫn còn thấp hơn đáng kể so với các nước phát triển. Nhưng vấn đề là vốn tư nhân của Trung Quốc thường được gắn với GDP bình quân đầu người, khoảng 25.000$ , gấp gần 4 lần mức hiện tại .
Có một sự tương đồng mạnh mẽ giữa tình trạng khó khăn hiện tại của Trung Quốc và sự đầu tư bùng nổ mà Nhật Bản đã trải qua trong những năm 1980. Cũng giống như Trung Quốc hôm nay, Nhật Bản từng có tỉ lệ tiết kiệm cá nhân cao cho phép các nhà đầu tư dựa vào đó khai thác các khoản vay ngân hàng nội địa theo phương thức truyền thống. Mối liên kết tài chính sâu sắc giữa các lĩnh vực đã thổi phồng ảnh hưởng tiềm năng của các rủi ro tài chính. Khi đó,cũng giống như Trung Quốc hiện tại, Nhật Bản có địa vị cao trên bàn đối ngoại.
Một điểm chung nữa là sự tích tụ nợ trong khu vực doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính tính riêng cho khu vực doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng từ 2,4 lần vốn chủ sở hữu lên 3,5 lần năm ngoái, cao hơn hẳn ở Mỹ và châu Âu. Gần một nửa số nợ này đáo hạn trong vòng 1 năm, cho dù phần lớn nó được dùng để tài trợ dự án cơ sở hạ tầng nhiều năm.
Nhiều khoản vay với mức lãi suất cao đã được tung ra bởi những tổ chức phi ngân hàng càng làm cho cục diện trở nên xấu hơn, làm cho nhiều người vay không có khả năng trả nợ. Một trong năm tập đoàn đã niêm yết có đòn bẩy tài chính đến hơn 8 lần vốn chủ sở hữu và kiếm được ít hơn 2 lần lợi nhuận được đưa ra, làm yếu đi đáng kể khả năng phục hồi của các doanh nghiệp sau những cú shock tăng trưởng.
Rõ ràng tình trạng của Trung Quốc nghiêm trọng hơn của Nhật Bản. Vào thời điểm đạt đỉnh, các khoản đầu tư của Nhật Bản chiếm 33% GDP trong khi của Trung Quốc là 47%. Đây là sự khác biệt đáng kể,đặc biệt khi mà GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 19% mức cao nhất của Nhật trong khi tổng nợ đạt đến 60% tổng nợ của Nhật. Hơn nữa, nợ tích lũy của Trung Quốc rõ ràng hơn của Nhật, dễ nhận thấy khi so sánh 71% GDP trong 5 năm qua của Trung Quốc và 16% của Nhật trong giai đoạn 5 năm trước khi vỡ nợ.
Có nhiều lý do hơn để tin tưởng rằng kinh nghiệm của Nhật Bản có thể giúp Trung Quốc có những nhận định sáng suốt khi đối mặt với rủi ro. Sau khi bong bóng Nhật Bản đổ vỡ, GDP tăng trưởng hàng năm đang ở mức 5,8% trong 4 năm trước đó đã tụt xuống mức 0,9% trong 4 năm kế tiếp. Nợ xấu xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, giảm phát thay thế tăng trưởng. Trong khi nợ cá nhân như là một cổ phiếu của sự ổn định GDP thì nợ công tăng lên 50% trong 5 năm sau vỡ nợ.
Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rằng nó thiếu khả năng kiềm chế nợ qua hai cam kết đầy mâu thuẫn : vừa thực hiện tái cơ cấu ồ ạt, vừa duy trì tốc độ tăng trưởng 7,5% GDP hàng năm. Có thể thấy sự gia tăng nợ gần đây của Trung Quốc phần lớn do đầu tư trái phiếu tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và nhà ở. Nghĩa là để củng cố “giấc mơ Trung Quốc”, bất cứ nỗ lực nào cho việc tăng trưởng tín dụng dưới sự kiểm soát cũng có thể khiến đất nước này có một cú hạ cánh đau. Chính viễn cảnh này đã khiến các nhà chức trách tiếp tục trì hoãn những cải cách quan trọng.
Trên thực tế, tỉ lệ nợ/GDP của Trung Quốc trong tháng này đã lên đến 250%, vẫn còn thấp hơn đáng kể so với các nước phát triển. Nhưng vấn đề là vốn tư nhân của Trung Quốc thường được gắn với GDP bình quân đầu người, khoảng 25.000$ , gấp gần 4 lần mức hiện tại .
Có một sự tương đồng mạnh mẽ giữa tình trạng khó khăn hiện tại của Trung Quốc và sự đầu tư bùng nổ mà Nhật Bản đã trải qua trong những năm 1980. Cũng giống như Trung Quốc hôm nay, Nhật Bản từng có tỉ lệ tiết kiệm cá nhân cao cho phép các nhà đầu tư dựa vào đó khai thác các khoản vay ngân hàng nội địa theo phương thức truyền thống. Mối liên kết tài chính sâu sắc giữa các lĩnh vực đã thổi phồng ảnh hưởng tiềm năng của các rủi ro tài chính. Khi đó,cũng giống như Trung Quốc hiện tại, Nhật Bản có địa vị cao trên bàn đối ngoại.
Một điểm chung nữa là sự tích tụ nợ trong khu vực doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính tính riêng cho khu vực doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng từ 2,4 lần vốn chủ sở hữu lên 3,5 lần năm ngoái, cao hơn hẳn ở Mỹ và châu Âu. Gần một nửa số nợ này đáo hạn trong vòng 1 năm, cho dù phần lớn nó được dùng để tài trợ dự án cơ sở hạ tầng nhiều năm.
Nhiều khoản vay với mức lãi suất cao đã được tung ra bởi những tổ chức phi ngân hàng càng làm cho cục diện trở nên xấu hơn, làm cho nhiều người vay không có khả năng trả nợ. Một trong năm tập đoàn đã niêm yết có đòn bẩy tài chính đến hơn 8 lần vốn chủ sở hữu và kiếm được ít hơn 2 lần lợi nhuận được đưa ra, làm yếu đi đáng kể khả năng phục hồi của các doanh nghiệp sau những cú shock tăng trưởng.
Rõ ràng tình trạng của Trung Quốc nghiêm trọng hơn của Nhật Bản. Vào thời điểm đạt đỉnh, các khoản đầu tư của Nhật Bản chiếm 33% GDP trong khi của Trung Quốc là 47%. Đây là sự khác biệt đáng kể,đặc biệt khi mà GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 19% mức cao nhất của Nhật trong khi tổng nợ đạt đến 60% tổng nợ của Nhật. Hơn nữa, nợ tích lũy của Trung Quốc rõ ràng hơn của Nhật, dễ nhận thấy khi so sánh 71% GDP trong 5 năm qua của Trung Quốc và 16% của Nhật trong giai đoạn 5 năm trước khi vỡ nợ.
Có nhiều lý do hơn để tin tưởng rằng kinh nghiệm của Nhật Bản có thể giúp Trung Quốc có những nhận định sáng suốt khi đối mặt với rủi ro. Sau khi bong bóng Nhật Bản đổ vỡ, GDP tăng trưởng hàng năm đang ở mức 5,8% trong 4 năm trước đó đã tụt xuống mức 0,9% trong 4 năm kế tiếp. Nợ xấu xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, giảm phát thay thế tăng trưởng. Trong khi nợ cá nhân như là một cổ phiếu của sự ổn định GDP thì nợ công tăng lên 50% trong 5 năm sau vỡ nợ.
Sự đổ vỡ bong bóng tín dụng của Trung Quốc dường như sẽ làm tăng
trưởng GDP hàng năm giảm đến 1-2%. Trung bình, 4 năm tiếp theo,giả sử
rằng chi phí vốn bị giảm đi 2% và tỉ lệ tăng trưởng tiêu thụ giữ nguyên ở
mức 3-5%, nợ công sẽ tăng lên 100% GDP.
Đây thực sự là một dự đoán tương đối khiêm tốn. Khi mà không có các công cụ hay cơ cấuổn định tài chính mạnh mẽ dựa trên nền tảng bảo đảm tiền gửi, việc đối phó với những rủi ro từ mặt trái của cải cách tài chính có khả năng gây bất ổn mà chính phủ đang theo đuổi sẽ rất khó khăn; cú shock tín dụng sẽ là minh chứng cho thảm họa đó.
Đỉnh điểm của nợ công ở Trung Quốc có thể nhìn thấy rõ nhất qua mức độ nghiêm trọng của bong bóng bất động sản. Theo ngân hàng đầu tư UBS, cung về nhà ở thành thị đã vượt rất xa nhu cầu tự nhiên từ tăng dân số. Quả thực, gần như một nửa của sự gia tăng về cầu thực tế không xuất phát từ nhu cầu thực, mà chỉ đơn thuần đến từ nhóm lao động nông thôn – những người sống và làm việc tạm thời ở thành phố trong một thời gian.
Tác động của sự sụt giảm mạnh của giá bất động sản có thể gây ảnh hưởng sâu rộng. Xét cho cùng, tài sản thế chấp là cơ sở của hệ thống tài chính Trung Quốc, được ước tính qua các công bố trực tiếp và gián tiếp về bất động sản của ngân khoảng vào khoảng 66-89% GDP.
Vấn đề phức tạp hơn là chính phủ thiếu giải pháp để ổn định thị trường bất động sản. Thực tế, yếu tố then chốt của vấn đề là động thái của Trung Quốc đối với tình trạng yếu kém có chu kì này lại là xây dựng nhà ở nhiều hơn.
Việc thiếu các công cụ ổn định thị trường đặt nước này vào thế căng thẳng trong lựa chọn mục tiêu giữa cải cách và tăng trưởng cấp bách trở nên rõ rệt hơn. Cách duy nhất để chính phủ chống lại tăng trưởng nóng trong ngắn hạn là tập trung theo đuổi chiến lược sử dụng công cụ vay nợ như họ đã làm vào đầu năm nay. Thế nhưng điều này cũng sẽ làm gánh nặng nợ của Trung Quốc tiếp tục tăng lên cùng với nợ xấu, đẩy các khoản tín dụng tốt ra ngoài.
Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục chọn giải pháp kích thích tăng trưởng bằng công cụ nợ thay vì cải cách, họ chỉ có thể trì hoãn và kéo dài tình trạng này, sự suy thoái là điều khó có thể tránh khỏi. Điều đó sẽ đưa giấc mơ Trung Quốc của Tập Cận Bình rơi vào một viễn cảnh khó nắm bắt hơn.
Đây thực sự là một dự đoán tương đối khiêm tốn. Khi mà không có các công cụ hay cơ cấuổn định tài chính mạnh mẽ dựa trên nền tảng bảo đảm tiền gửi, việc đối phó với những rủi ro từ mặt trái của cải cách tài chính có khả năng gây bất ổn mà chính phủ đang theo đuổi sẽ rất khó khăn; cú shock tín dụng sẽ là minh chứng cho thảm họa đó.
Đỉnh điểm của nợ công ở Trung Quốc có thể nhìn thấy rõ nhất qua mức độ nghiêm trọng của bong bóng bất động sản. Theo ngân hàng đầu tư UBS, cung về nhà ở thành thị đã vượt rất xa nhu cầu tự nhiên từ tăng dân số. Quả thực, gần như một nửa của sự gia tăng về cầu thực tế không xuất phát từ nhu cầu thực, mà chỉ đơn thuần đến từ nhóm lao động nông thôn – những người sống và làm việc tạm thời ở thành phố trong một thời gian.
Tác động của sự sụt giảm mạnh của giá bất động sản có thể gây ảnh hưởng sâu rộng. Xét cho cùng, tài sản thế chấp là cơ sở của hệ thống tài chính Trung Quốc, được ước tính qua các công bố trực tiếp và gián tiếp về bất động sản của ngân khoảng vào khoảng 66-89% GDP.
Vấn đề phức tạp hơn là chính phủ thiếu giải pháp để ổn định thị trường bất động sản. Thực tế, yếu tố then chốt của vấn đề là động thái của Trung Quốc đối với tình trạng yếu kém có chu kì này lại là xây dựng nhà ở nhiều hơn.
Việc thiếu các công cụ ổn định thị trường đặt nước này vào thế căng thẳng trong lựa chọn mục tiêu giữa cải cách và tăng trưởng cấp bách trở nên rõ rệt hơn. Cách duy nhất để chính phủ chống lại tăng trưởng nóng trong ngắn hạn là tập trung theo đuổi chiến lược sử dụng công cụ vay nợ như họ đã làm vào đầu năm nay. Thế nhưng điều này cũng sẽ làm gánh nặng nợ của Trung Quốc tiếp tục tăng lên cùng với nợ xấu, đẩy các khoản tín dụng tốt ra ngoài.
Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục chọn giải pháp kích thích tăng trưởng bằng công cụ nợ thay vì cải cách, họ chỉ có thể trì hoãn và kéo dài tình trạng này, sự suy thoái là điều khó có thể tránh khỏi. Điều đó sẽ đưa giấc mơ Trung Quốc của Tập Cận Bình rơi vào một viễn cảnh khó nắm bắt hơn.
Chờ đợi gì trong hội nghị quốc tế Paris về ISIS?
Sáng 15/9 ở Paris sẽ diễn ra hội nghị quốc tế bàn về ISIS. Ảnh mang tính minh họa |
Sáng thứ Hai 15 tháng Chín 2014, Hội Nghị Quốc Tế Về ISIS sẽ được tổ
chức tại Paris, với sự tham dự của hơn 20 vị ngọai trưởng của những quốc
gia đã đồng ý tham gia trong Liên Minh Quốc Tế Chống ISIS do Hoa Kỳ
thành lập. Tòa Soạn có cuộc trao đổi ngắn với thông tín viên Nguyễn Văn
Khanh về hội nghị được cả thế giới chú ý đến.
Hỏi: mục tiêu của hội nghị là gì?
Nguyễn Văn Khanh (NVK): theo lời ông Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc Denis McDonough, hội nghị nhắm vào nhiều mục tiêu khác nhau. Trước hết đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của những quốc gia đã nhận lời tham gia trong Liên Minh do Hoa Kỳ khởi xướng để cùng nhau đi đến mục tiêu là tận diệt Nhà Nước Hồi Giáo ISIS; điểm thứ nhì là các quốc gia dự hội nghị sẽ cùng nhau bàn thảo một kế hoạch hành động chung và điểm thứ ba là dựa vào kế hoạch đó, các nước sẽ được phân công –hay nói theo ngôn từ ngoại giao- là mỗi nước lãnh một trách nhiệm khác nhau, miễn làm sao đạt được kết quả càng sớm càng tốt. Ở điểm này, một viên chức thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ có đưa ra một thí dụ khá rõ, nói rằng mỗi nước sẽ giữ một vai trò khác nhau, như có nước cung cấp phi cơ và đạn được để mở các cuộc không kích nhắm vào quân ISIS, có nước lãnh trách nhiệm cung cấp tin tức tình báo, và đương nhiên có những nước đứng ra lãnh trách nhiệm trang trải chi phí. Tôi còn nhớ ngay chính Tổng Thống Barack Obama cũng từng nói là nước Mỹ không thể một mình hoàn thành chiến lược tiêu diệt ISIS được, mà phải có sự yểm trợ, tham gia, đóng góp của cộng đồng thế giới.
Cũng cần nói thêm ở đây là mặc dù hội nghị diễn ra tại Paris, Tổng Thống Pháp ông Francois Holland sẽ đọc bài diễn văn khai mạc và chủ tọa cuộc họp, nhưng tất cả đều biết người có công lớn trong chuyện này chính là Ngoại Trưởng John Kerry. Paris cũng là chặng dừng chân cuối cùng của ông Kerry, sau chuyến đi kêu gọi thành lập Liên Minh kéo dài hơn 1 tuần lễ, khởi đầu là Âu Châu và NATO, sau đó là Trung Đông.
Hỏi: kết quả sẽ được thông báo ngay sau hội nghị Paris?
NVK: chưa có gì chắc chắn kết quả sẽ được thông báo ngay sau hội nghị. Hôm thứ Sáu vừa rồi, ông Kerry chỉ nói là có nhiều quốc gia đồng ý tham gia trong Liên Minh. Hôm qua (Chủ Nhật 14 tháng Chín 2014) ông Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc cũng chỉ cho biết là thứ Tư tới đây ông Kerry sẽ ra điều trần trước Quốc Hội Liên Bang về thành quả ông đạt được, trình bày cho Quốc Hội biết rõ vai trò của Hoa Kỳ cũng như của các nước. Có thể lúc đó mới biết được những quốc gia trong Liên Minh sẽ đóng vai trò gì, trách nhiệm như thế nào.
Hỏi: ISIS đang hoạt động ở Syria và Iraq. Có chung biên giới với cả 2 nước này là Iran, nhưng tại sao Iran lại không được mời dù họ cũng chống ISIS?
NVK: theo các nguồn tin ngoại giao thì thoạt đầu chính phủ Pháp có ý định mời Iran nhưng Hoa Kỳ không đồng ý. Lý do là vì một mặt chính quyền Tehran ủng hộ ý kiến thành lập liên minh diệt ISIS, nhưng họ đặt điều kiện chỉ nên diệt quân ISIS ở Iraq chứ không nên mở rộng chiến dịch không kích sang Syria. Đòi hỏi đó của Iran không gây ngạc nhiên cho mọi người vì đến bây giờ Tehran vẫn ủng hộ chính phủ độc tài của ông Bashar Al-Assad, trong lúc Hoa Kỳ và nhiều nước đồng minh công khai ủng hộ lực lượng nổi dậy lật đổ ông này. Theo quan điểm của Hoa Kỳ, mở rộng mặt trận sang Syria có nghĩa là vừa tiêu diệt ISIS vừa giúp lực lượng nổi dậy có cơ hội chiếm thế thượng phong, giúp họ đạt được mục tiêu lật đổ chính phủ Al-Assad. Chính vì khác biệt đó nên Hoa Kỳ không đồng ý mời Iran dự hội nghị quốc tế Paris.
Hỏi: như vậy những nước được mời dự hội nghị đều là những quốc gia chia sẻ toàn bộ lập trường của Hoa Kỳ?
NVK: điều đó đúng. Tất cả các nước dự hội nghị đều có chung quan điểm là phải tiêu diệt khủng bố ISIS, điển hình ngay chính tuyên bố của Liên Đoàn Ả Rập cũng nhấn mạnh tới điểm Nhà Nước Hồi Giáo ISIS là nguy cơ cho an ninh và hòa bình của khu vực cũng như của toàn cầu, và theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đã có một số nước Hồi Giáo Trung Đông bắn tiếng cho biết sẵn sàng tham gia vào những cuộc không kích ở Iraq và Syria để tiêu diệt quân Nhà Nước Hồi Giáo ISIS. Nhưng cần phải hiểu là có chung quan điểm và sẵn sàng làm việc chung không có nghĩa là các nước sẽ đồng ý với mọi đề nghị mà Hoa Kỳ nêu ra ở hội nghị Paris.
Hỏi: Tại sao vậy?
NVK: Mỗi quốc gia có một lý do khác nhau. Chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ là một đang giữ 49 công dân Thổ làm con tin, chính phủ Anh cũng bị bó tay vì một đạo luật ban hành từ năm ngoái cấm không được có bất kỳ hoạt động quân sự nào trên lãnh thổ Syria, hình như ông chủ nhà là Pháp vẫn nuôi ý tưởng Liên Minh hoạt động trong khuôn khổ một nghị quyết do Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ban hành, tương tự như nghị quyết về Lybia cách đây vài năm. Khi ông Kerry nói có vài chục quốc gia ủng hộ, chúng ta cũng nên hiểu rằng bên cạnh những nước đòng vai trò chủ lực có những nước chỉ đóng góp tượng trưng. Điều quan trọng nhất là khi lập Liên Minh cần có mặt của nhiều quốc gia, thành ra chính Tổng Thống Holland của Pháp cũng nói rằng hội nghị Paris không nhằm giải quyết khó khăn của từng nước, mà nhắm vào mục tiêu là sự góp sức chung.
Hỏi: và sẽ không nói tới việc đổ bộ quân vào Iraq và Syria?
NVK: câu trả lời nghe được từ ông Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc là không. Về mặt quân sự, Hoa Kỳ và đồng minh không tính đến chuyện đổ bộ quân vào Iraq cũng như Syria, chỉ bàn đến kế hoạch không kích, chia sẻ tin tức tình báo và phí tổn. Nếu có đưa quân vào thì cũng chỉ là những cố vấn quân sự, đóng vai trò yểm trợ chứ không cầm súng chiến đấu. Đây là điều Hoa Kỳ đang làm và nghe nói có thể Australia cũng sẽ tham gia.
Hỏi: nhưng anh đừng quên cho đến bây giờ báo chí Hoa Kỳ và thế giới vẫn còn hoài nghi về khả năng chiến đấu của quân đội Iraq. Nhìn chung, tình hình có tốt hơn trước đây, nhưng chưa có gì đảm bảo là họ có thể đứng vững nếu không được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.
NVK: theo trình bày của ông McDonough thì tình hình bây giờ sáng sủa hơn trước rất nhiều, sau khi một chính phủ mới thành hình ở Baghdad, được sự hậu thuẫn của mọi lực lượng chính trị, được sự ủng hộ của cả tập thể Hồi Giáo Sunni cũng như tập thể Hồi Giáo Shiite. Theo cái nhìn của Tòa Bạch Ốc và đồng minh, đây mới là bước khởi đầu nhưng là bước khởi đầu rất tốt, sẽ dẫn đến kết quả như mọi người trông đợi. Cũng cần nói thêm là Tổng Thống Fouad Massoum của Iraq sẽ có mặt ở hội nghị Paris.
Hỏi: còn ở Syria thì sao? Tổng Thống Obama nói sẽ oanh kích ISIS ở Syria, nhưng chúng ta có biết nhiều về lực lượng nổi dậy muốn lật đổ chính phủ độc tài Al-Assad không?
NVK: theo lời ông Phụ Tá Đặc Biệt Shawn Turner của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia thì trong 2 năm vừa qua, Hoa Kỳ đã có được mối quan hệ tốt với lực lượng nổi dậy Syria. Ông nói rõ mối quan hệ tốt này được định nghĩa là tốt cho quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh, nhưng đồng thời cũng nói rõ rằng thành công hay không trong việc lật đổ chính phủ Al-Assad vẫn là nỗ lực của lực lượng nổi dậy. Hoa Kỳ chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không phải là lực lượng chính.
Cám ơn anh.
Hỏi: mục tiêu của hội nghị là gì?
Nguyễn Văn Khanh (NVK): theo lời ông Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc Denis McDonough, hội nghị nhắm vào nhiều mục tiêu khác nhau. Trước hết đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của những quốc gia đã nhận lời tham gia trong Liên Minh do Hoa Kỳ khởi xướng để cùng nhau đi đến mục tiêu là tận diệt Nhà Nước Hồi Giáo ISIS; điểm thứ nhì là các quốc gia dự hội nghị sẽ cùng nhau bàn thảo một kế hoạch hành động chung và điểm thứ ba là dựa vào kế hoạch đó, các nước sẽ được phân công –hay nói theo ngôn từ ngoại giao- là mỗi nước lãnh một trách nhiệm khác nhau, miễn làm sao đạt được kết quả càng sớm càng tốt. Ở điểm này, một viên chức thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ có đưa ra một thí dụ khá rõ, nói rằng mỗi nước sẽ giữ một vai trò khác nhau, như có nước cung cấp phi cơ và đạn được để mở các cuộc không kích nhắm vào quân ISIS, có nước lãnh trách nhiệm cung cấp tin tức tình báo, và đương nhiên có những nước đứng ra lãnh trách nhiệm trang trải chi phí. Tôi còn nhớ ngay chính Tổng Thống Barack Obama cũng từng nói là nước Mỹ không thể một mình hoàn thành chiến lược tiêu diệt ISIS được, mà phải có sự yểm trợ, tham gia, đóng góp của cộng đồng thế giới.
Cũng cần nói thêm ở đây là mặc dù hội nghị diễn ra tại Paris, Tổng Thống Pháp ông Francois Holland sẽ đọc bài diễn văn khai mạc và chủ tọa cuộc họp, nhưng tất cả đều biết người có công lớn trong chuyện này chính là Ngoại Trưởng John Kerry. Paris cũng là chặng dừng chân cuối cùng của ông Kerry, sau chuyến đi kêu gọi thành lập Liên Minh kéo dài hơn 1 tuần lễ, khởi đầu là Âu Châu và NATO, sau đó là Trung Đông.
Hỏi: kết quả sẽ được thông báo ngay sau hội nghị Paris?
NVK: chưa có gì chắc chắn kết quả sẽ được thông báo ngay sau hội nghị. Hôm thứ Sáu vừa rồi, ông Kerry chỉ nói là có nhiều quốc gia đồng ý tham gia trong Liên Minh. Hôm qua (Chủ Nhật 14 tháng Chín 2014) ông Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc cũng chỉ cho biết là thứ Tư tới đây ông Kerry sẽ ra điều trần trước Quốc Hội Liên Bang về thành quả ông đạt được, trình bày cho Quốc Hội biết rõ vai trò của Hoa Kỳ cũng như của các nước. Có thể lúc đó mới biết được những quốc gia trong Liên Minh sẽ đóng vai trò gì, trách nhiệm như thế nào.
Hỏi: ISIS đang hoạt động ở Syria và Iraq. Có chung biên giới với cả 2 nước này là Iran, nhưng tại sao Iran lại không được mời dù họ cũng chống ISIS?
NVK: theo các nguồn tin ngoại giao thì thoạt đầu chính phủ Pháp có ý định mời Iran nhưng Hoa Kỳ không đồng ý. Lý do là vì một mặt chính quyền Tehran ủng hộ ý kiến thành lập liên minh diệt ISIS, nhưng họ đặt điều kiện chỉ nên diệt quân ISIS ở Iraq chứ không nên mở rộng chiến dịch không kích sang Syria. Đòi hỏi đó của Iran không gây ngạc nhiên cho mọi người vì đến bây giờ Tehran vẫn ủng hộ chính phủ độc tài của ông Bashar Al-Assad, trong lúc Hoa Kỳ và nhiều nước đồng minh công khai ủng hộ lực lượng nổi dậy lật đổ ông này. Theo quan điểm của Hoa Kỳ, mở rộng mặt trận sang Syria có nghĩa là vừa tiêu diệt ISIS vừa giúp lực lượng nổi dậy có cơ hội chiếm thế thượng phong, giúp họ đạt được mục tiêu lật đổ chính phủ Al-Assad. Chính vì khác biệt đó nên Hoa Kỳ không đồng ý mời Iran dự hội nghị quốc tế Paris.
Hỏi: như vậy những nước được mời dự hội nghị đều là những quốc gia chia sẻ toàn bộ lập trường của Hoa Kỳ?
NVK: điều đó đúng. Tất cả các nước dự hội nghị đều có chung quan điểm là phải tiêu diệt khủng bố ISIS, điển hình ngay chính tuyên bố của Liên Đoàn Ả Rập cũng nhấn mạnh tới điểm Nhà Nước Hồi Giáo ISIS là nguy cơ cho an ninh và hòa bình của khu vực cũng như của toàn cầu, và theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đã có một số nước Hồi Giáo Trung Đông bắn tiếng cho biết sẵn sàng tham gia vào những cuộc không kích ở Iraq và Syria để tiêu diệt quân Nhà Nước Hồi Giáo ISIS. Nhưng cần phải hiểu là có chung quan điểm và sẵn sàng làm việc chung không có nghĩa là các nước sẽ đồng ý với mọi đề nghị mà Hoa Kỳ nêu ra ở hội nghị Paris.
Hỏi: Tại sao vậy?
NVK: Mỗi quốc gia có một lý do khác nhau. Chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ là một đang giữ 49 công dân Thổ làm con tin, chính phủ Anh cũng bị bó tay vì một đạo luật ban hành từ năm ngoái cấm không được có bất kỳ hoạt động quân sự nào trên lãnh thổ Syria, hình như ông chủ nhà là Pháp vẫn nuôi ý tưởng Liên Minh hoạt động trong khuôn khổ một nghị quyết do Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ban hành, tương tự như nghị quyết về Lybia cách đây vài năm. Khi ông Kerry nói có vài chục quốc gia ủng hộ, chúng ta cũng nên hiểu rằng bên cạnh những nước đòng vai trò chủ lực có những nước chỉ đóng góp tượng trưng. Điều quan trọng nhất là khi lập Liên Minh cần có mặt của nhiều quốc gia, thành ra chính Tổng Thống Holland của Pháp cũng nói rằng hội nghị Paris không nhằm giải quyết khó khăn của từng nước, mà nhắm vào mục tiêu là sự góp sức chung.
Hỏi: và sẽ không nói tới việc đổ bộ quân vào Iraq và Syria?
NVK: câu trả lời nghe được từ ông Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc là không. Về mặt quân sự, Hoa Kỳ và đồng minh không tính đến chuyện đổ bộ quân vào Iraq cũng như Syria, chỉ bàn đến kế hoạch không kích, chia sẻ tin tức tình báo và phí tổn. Nếu có đưa quân vào thì cũng chỉ là những cố vấn quân sự, đóng vai trò yểm trợ chứ không cầm súng chiến đấu. Đây là điều Hoa Kỳ đang làm và nghe nói có thể Australia cũng sẽ tham gia.
Hỏi: nhưng anh đừng quên cho đến bây giờ báo chí Hoa Kỳ và thế giới vẫn còn hoài nghi về khả năng chiến đấu của quân đội Iraq. Nhìn chung, tình hình có tốt hơn trước đây, nhưng chưa có gì đảm bảo là họ có thể đứng vững nếu không được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.
NVK: theo trình bày của ông McDonough thì tình hình bây giờ sáng sủa hơn trước rất nhiều, sau khi một chính phủ mới thành hình ở Baghdad, được sự hậu thuẫn của mọi lực lượng chính trị, được sự ủng hộ của cả tập thể Hồi Giáo Sunni cũng như tập thể Hồi Giáo Shiite. Theo cái nhìn của Tòa Bạch Ốc và đồng minh, đây mới là bước khởi đầu nhưng là bước khởi đầu rất tốt, sẽ dẫn đến kết quả như mọi người trông đợi. Cũng cần nói thêm là Tổng Thống Fouad Massoum của Iraq sẽ có mặt ở hội nghị Paris.
Hỏi: còn ở Syria thì sao? Tổng Thống Obama nói sẽ oanh kích ISIS ở Syria, nhưng chúng ta có biết nhiều về lực lượng nổi dậy muốn lật đổ chính phủ độc tài Al-Assad không?
NVK: theo lời ông Phụ Tá Đặc Biệt Shawn Turner của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia thì trong 2 năm vừa qua, Hoa Kỳ đã có được mối quan hệ tốt với lực lượng nổi dậy Syria. Ông nói rõ mối quan hệ tốt này được định nghĩa là tốt cho quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh, nhưng đồng thời cũng nói rõ rằng thành công hay không trong việc lật đổ chính phủ Al-Assad vẫn là nỗ lực của lực lượng nổi dậy. Hoa Kỳ chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không phải là lực lượng chính.
Cám ơn anh.
(Đàn Chim Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét