HUYẾT THANH SỐNG TRẮNG DA LÀ TRÒ LỪA ĐẢO MỚI CỦA GIỚI THẪM MỸ VÀ SHOWBIZ VIỆT
Một loại huyết thanh sống tẩy trắng da có hiệu Cavier đang gây sốt
trên thị trường, và gần đây không thiếu bệnh nhân đã đến clinic của tôi
điều trị vị eczema sau khi dùng nó - Hình của báo Infonet.
Bài đọc liên quan:
Ở thời vô đạo mà đạo đức con người rẻ hơn bó rau muống như hiện nay, sau
70 năm chế độ cộng sản làm phá nát văn hóa chân thiện mỹ, thì tất cả
mọi việc đều có thể xảy ra.
Một con buôn chợ trời cũng có thể trở thành dược sĩ đứng bán thuốc ở nhà thuốc chuẩn hóa quốc tế GGP.
Một giáo sư đại học, dạy ở trường dược cũng trở thành con buôn chợ trời bán chứng chỉ hành nghề để kiếm ăn.
Một tay lừa đảo thượng hạn với án tích 2 lần tù chung thân vẫn được
trọng dụng, để làm chuyện đưa ngư dân ra biển Đông làm chiến sĩ canh giữ
biển đảo quê hương, nhưng một tư lệnh quốc phòng thì lại rụt cổ với
những phát biểu kiểu khôn nhà dại chợ chịu cam tâm làm nô lệ ngoại bang.
Và dân chợ trời cũng lừa nước đục thả câu làm y khoa thẫm mỹ, cái mà phụ
nữ có tuổi rất lo sợ về nhan sắc xế chiều của mình, đặc biệt dân làm
showbiz. Nên dù chả hiểu biết gì về y học, nhưng dân chợ trời rất giỏi
khai thác tâm lý của những loại người thừa tiền dư quyền lực, nhưng vô
học của thời vô đạo.
Một trong những cú lừa đảo của dân chợ trời Việt gần đây là quảng bá một sản phẩm mà theo họ, dùng
huyết thanh sống để tẩy trắng da.
Nhưng dân ngu dốt, và đám chợ trời thẩm mỹ này cùng chung một yếu tố là
thích nghe và nói láo để lừa bịp nhau. Vậy huyết thanh là gì?
Huyết thanh được định nghĩa là thành phần dịch còn lại sau khi đã loại
trừ các tế bào máu và yếu tố đông máu. Trong thành phần của huyết thanh
gồm có nước, các amino acid và vi lượng.
Huyết thanh bao gồm tất cả các protein không được sử dụng trong quá
trình đông máu (đông máu) và tất cả các chất điện giải, kháng thể, kháng
nguyên, kích thích tố, và các chất ngoại sinh (ví dụ, các loại thuốc và
vi sinh vật). Nó dùng để góp phần trong quá trình nuôi dưỡng sự sống và
trao đổi chất.
Huyết thanh dùng để tạo ra áp lực keo và áp lực thẩm thấu làm cân bằng
sự trao đổi chất theo con đường cân bằng nồng độ các chất trong và ngoài
tế bào, trong và ngoài lòng mạch máu theo định luật cân bằng Starling,
mà màng tế bào và thành mạch máu là 1 màng bán thấm, chỉ cho nước và vi
lượng đi qua theo sự chênh lệch nồng độ của các chất để làm sao nồng độ
của các chất vi lượng giữa trong và ngoài tế bào, trong và ngoài lòng
mạch bằng nhau.
Huyết thanh có 2 loại: tự nhiên và nhân tạo.
Huyết thanh tự nhiên là lấy từ người và bỏ đi tế bào máu và yếu tố đông
máu. Một số huyết thanh làm cô đặc nồng độ albumine dùng để điều trị suy
dinh dưỡng, xơ gtan mất bù... Một số huyết thanh cô đặc yếu tố kháng
thể dùng để điều trị những bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải. etc.
Huyết thanh tự nhiên rất đắc tiền, không ai có thể đủ tiền để sống bằng
cách nuôi cơ thể bằng loại huyết thanh này. Ví dụ 1 lọ huyết thanh 20%
albumine trên thị trường hiện nay có giá khoảng từ 60 đô la đến 100 đô
la Mỹ cho 50ml. Có lẽ, các nhà chợ trời thẩm mỹ gọi huyết thanh của họ
là "Huyết thanh sống trắng da" là loại huyết thanh này. Nhưng huyết
thanh loại này phải dự trữ trong điều kiện nhiệt bđộ tối ưu từ 4 - 8 độ C
thì mới duy trì được công năng của nó chỉ trong một thời gian ngắn nhất
định do nhà sản xuất đưa ra.
Huyết thanh nhân tạo là loại huyết thanh muối, đường, hoặc vi lượng như
du dịch NaCL 0.9%, dung dịch Glucose 5% hoặc dung dịch Lactate Ringer,
ect. Chúng có áp lực thẩm thấu gần như tương đương với áp lực thẩm thấu
của máu người. Chúng chỉ có giá trị duy trì áp lực máu trong lòng mạch
và rất ít vai trò duy trì sự sống về mặt năng lượng và mặt dinh dưỡng tế
bào, cũng như ntrao đổi chất so với huyết thanh tự nhiên chiết suất từ
máu người. Loại huyết thanh này giá rẻ, chỉ chưa đến 1 đô la 1 chai
500ml. Chúng được dùng để pha thuốc, tiêm truyền tĩnh mạch duy trì huyết
áp trong cấp cứu mất máu, dùng để đưa thuốc vào máu trong quá trình
điều trị, phẫu thuật, etc.
Khác với màng bán thấm của phòng thí nghiệm là, màng tế bào vào thành
mạch có những cảm thụ quan điều khiển nồng độ các chất vi lượng qua lại
chủ động và thụ động tùy theo nhu cầu sinh lý của cơ thể và của tế bào.
Trong khi đó, màng bán thấm của phòng thí nghiệm chỉ cho các chất và
nước đi qua theo cơ chế thụ động để cân bằng nồng độ và áp lực thủy
tỉnh, cũng như áp lực keo giữa 2 nơi được ngăn bỡi màng bán thấm.
Để dễ hiểu chúng ta hãy xem hình trên, nhưng khác biệt giữa màng bán
thấm của tế bào, và mạch máu với màng bán thấm trong phòng thí nghiệm ở
hình sau là, màng bán thấm trong phòng thí nghiệm không có những thụ cảm
- nôm na là trạm kiểm soát - cho các chất đặc biệt đi qua theo nhu cầu
sinh lý của cơ thể, chứ không cho phép đi qua chỉ theo nồng độ chênh
lệch giữa các chất vi lượng và nước.
Chúng ta quay trở lại vấn đề huyết thanh, như vậy nó không có giá trị gì
để làm trắng da. Nó chỉ có giá trị nuôi dưỡng tế bào, và nuôi dưỡng sự
sống của chúng ta mà thôi.
Đến vấn đề da trắng hay đen là do quy định gene về nồng độ hắc tố -
melanine - trong tế bào da của mỗi chủng tộc và dòng tộc khác nhau. Da
đen không thể nào làm trắng được như một thời ngôi sao nhạc rock Hoa Kỳ -
Micvhael Jackson - đi thẩm mỹ việc từ bỏ màu da của mình là điều ngu
dốt của kẻ lắm tiền, nhiều tật. Vì anh lột bỏ lớp da đang phủ bề mặt cơ
thể của anh thì lớp da non mới lên ban đầu có thể bớt đen, nhưng khi tế
bào da trưởng thành thì màu đen nguyên thủy của nó sẽ vẫn vậy. Đó là do
gene quy định mà da nằm trong bộ nhiễm sắc thể làm việc, chứ không phải
là tẩy trắng bề ngoài.
Đó là chưa nói vấn đề gây dị ứng, đột biến gene do thuốc tẩy trắng da
bằng "Huyết thanh sống trắng da" do pha chế từ hóa chất gây ra những
bệnh tật nguy hiểm như eczema, lypus ban đỏ, vảy nến, bạch biến, etc mà
đến giờ này y học vẫn còn tìm trong một đường hầm tối đen như mực, vẫn
chưa có phương thuốc trị liệu tốt cho người bệnh mắc những chứng bệnh
thứ phát này, từ đột biến gene trong quá trình sống gây ra.
Cho nên việc các con buôn chợ trời thẩm mỹ ở Việt Nam gần đây đẻ ra một
loại sản phẩm với cái gọi là "Huyết thanh tươi tẩy trắng da"
quảng cáo cả trên facebook là trò lừa bịp.
Đừng chết vì thiếu hiểu biết vì văn hóa truyền mồm, và vì sự đua đòi ngu
dốt của mình. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho cộng đồng.
Sự khác biệt về phát triển đất nước trên nền tảng xã hội chủ nghĩa và
trên nền tảng dân chủ, kinh tế thị trường và sáng kiến cá nhân (Hoa Mai
Nguyên)
“…Bịp
bợm lớn nhất của một chế độ XHCN, là những luận điệu cho rằng một xã
hội muốn tiến nhanh cần một chế độ độc tài sáng suốt, để đình hoãn xây
dựng một chế độ dân chủ và đa nguyên. Bịp bợm này là nguyên nhân cho
những tang tóc trên quê hương chúng ta…”
Điều nhức nhối của chúng ta là tình trạng đất nước Việt Nam vẫn lạc hậu
và đói nghèo. Do những chính sách phát triển sai lầm, làm hướng đi
lệch lạc, khập khiễng, và cái nhìn chưa được thấu đáo về sự phát triển
đất nước cho hiện tại và tương lai, cần rút ra kinh nghiệm, đó là một
việc làm vô cùng quan trọng.
Đất nước ta ba phần tư vẫn đang sống nghèo khổ, một nửa đang sống trong
nghèo khổ cùng cực, hàng ngày vẫn phải sống trong những ngôi nhà ổ
chuột, rách nát và ẩm thấp.
Trước hết chúng ta hiểu phát triển như thế nào?
Phát triển là một sự thay đổi liên tục kéo dài trong một thời gian, cho
phép sử dụng mỗi ngày hiễu hiệu hơn tài nguyên và nhân lực, đem lại
một quốc gia có lợi tức ngày một lớn hơn và con người có một cuộc sống
cao hơn về cả vật chất lẫn tinh thần.
Phát triển là một khái niệm tương đối. Một quốc gia được coi là phát
triển khi đạt thành tích cao với phần còn lại trên thế giới về lợi tức
bình quân trên mỗi đầu người, về giáo dục, y tế, gia cư và cơ sở hạ
tầng, khi hoạt động kinh tế mạnh và hiện đại, môi trường sinh sống sạch
đẹp, các phương tiện di chuyển, thông tin giải trí dồi dào.
Phát triển ngay cả với định nghĩa trên, cũng không phải là tất cả. Sự
thành công của một quốc gia, ngoài phát triển, còn có sự kiện mọi người
gắn bó một cách tự nguyện trong cố gắng xây dựng một tương lai chung
và mỗi người cảm thấy được làm chủ đời mình, sống theo ý mình, được quý
trọng trong một xã hội, không bị đe dọa, được hưởng những phúc lợi do
sự cố gắng của mình, được đảm bảo những cơ hội thăng tiến công bình, và
có những lý do để tin rằng ngày mai sẽ hơn ngày hôm nay và cuộc sống
con cái mình sẽ hơn cuộc sống mình. Đó là mục tiêu chúng ta phải đạt
tới.
Phát triển không chỉ là tăng tổng sản lượng quốc gia. Do đó một mức
tăng trưởng 7% của tổng sản lượng quốc gia với những hệ thống giám dục
và y tế hoàn chỉnh, môi trường thiên nhiên được bảo vệ và cải thiện lợi
tức được phân chia tương đối đồng đều, phải được đánh giá tốt hơn
nhiều lần so với mức tăng trưởng 15% trong mọi vấn đề văn hóa, xã hội
và môi trường bị bỏ rơi. Chúng ta tìm kiếm một phát triển hài hòa và
cân bằng, bởi vì chỉ có phát triển đó mới có thể kéo dài và xứng đáng
được coi là mục tiêu quốc gia.
Tuy phát triển không chỉ là phát triển kinh tế, nhưng phát triển kinh
tế là yếu tố quan trọng nhất và cũng là chìa khóa cho sự phát triển cân
đối toàn bộ.
Chúng ta là một trong những dân tộc nghèo khổ và lạc hậu còn sót lại
trên thế giới hiện nay, và chậm tiến nhất nên phát triển kinh tế là mục
tiêu cấp bách nhất đối với chúng ta.
Chúng ta cần phải đánh tan một sự lấn cấn tai hại.
Bịp bợm lớn nhất của một chế độ XHCN, là những luận điệu cho rằng một
xã hội muốn tiến nhanh cần một chế độ độc tài sáng suốt, để đình hoãn
xây dựng một chế độ dân chủ và đa nguyên. Bịp bợm này là nguyên nhân
cho những tang tóc trên quê hương chúng ta.
Cái chế độ độc tài ở Việt Nam chỉ đem lại những kết quả tồi tệ, và bế
tắc và phải lao đầu vào cuộc chiến tự hủy, chế độ độc tài, đảng trị đã
làm hủy hoại tài nguyên và môi trường, và đẩy dân chúng đến đường cùng
trong sự đói khổ và lầm than, và lạc hậu.
Thực sự đất nước Việt Nam nếu được phát triển, thì cần phải có tự do và
dân chủ, xã hội công bằng và văn minh, như một số nước ở Châu Âu và
Hoa Kỳ, những quốc gia này đã thực sự là một quốc dân dân chủ, nguyên
nhân đã làm nảy sinh ra sự phát triển. Trọng lượng của nhà nước trên
đời sống thường ngày của người dân được giảm nhẹ, và một hiến pháp dân
chủ, ổn vững thượng tôn lập pháp thay thế cho các quyết định tùy tiện
của người cầm quyền. Con người luôn được tôn trọng và bảo vệ theo đúng
pháp luật.
Trong thời gian gần đây xã hội Việt Nam với chế độ độc tài đã hoàn toàn
suy thoái về kinh tế, xã hội, văn hoá đã băng hoại về văn hóa, đạo
đức của con người. Chính những Đảng viên Cộng sản Việt Nam vẫn luôn
tham nhũng gây nên sự suy đồi đạo đức của một xã hội.
Trong thời gian tới chúng ta cần phải làm gì, để thay đổi một chế độ độc tài, và thay thế một chế độ dân chủ và tự do?
Chúng ta là những con người tự do, trách nhiệm, lương thiện, gắn bó
cộng đồng, hãy đoàn kết và xích lại gần nhau hơn nữa. Chúng ta hãy xóa
đi những mặc cảm mà tự chúng ta đã vô tình hoặc cố ý tạo ra, vì một đất
nước một ngày mai tươi sáng xã hội được ấm no và hạnh phúc, chúng ta
hãy cùng đứng chung trên một con đường và kêu gọi toàn dân cùng đấu
tranh cho một đất nước sớm có một nền dân chủ và đa nguyên .
Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại, nên hòn núi cao
Hoa Mai Nguyen
Ngày 21/07/2014
Theo ethongluan
“QUY TẮC NGUYỄN ĐÌNH TOÁN” (NGUYEN DINH TOAN’S RULE)
HOÀNG ANH TUẤN
Đọc câu này chắc sẽ nhiều người ngạc nhiên, và hai câu hỏi đầu tiên
là: Nguyễn Đình Toán là ai? và tại sao lại là Quy tắc Nguyễn Đình Toán?
Khi nói chuyện với gần 400 sinh viên khoa QHQT của ĐH KHXH và nhân
văn TP Hồ Chí Minh chiều ngày 11/5/2014, tôi có nêu một loạt các quy tắc
nằm lòng, gợi ý cho các em về cách học và nghiên cứu quan hệ quốc tế
khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng như để phục vụ cho công việc sau
này, dù các em có thể tiếp tục theo đuổi lĩnh vực quan hệ quốc tế hay là
không. Một trong các quy tắc đó là “NGUYEN DINH TOAN’S RULE” mà tôi
nghĩ đến và phát triển quy tắc này trong chuyến công tác cùng ông “Thế
giới phẳng” Thomas Friedman ở Hà Nội đến TP HCM từ 6-11/5/2014.
nhà văn Bảo Ninh – Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Trong giới chụp ảnh chân dung, một trong những người nổi tiếng
nhất Việt Nam hiện nay là Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán và những ai đã
đam mê nghệ thuật chụp ảnh chắc đều biết đến tên tuổi và các tác phẩm để
đời của Nhiếp ảnh gia tài hoa này. Tôi biết Anh Toán cũng hết sức tình
cờ. Do Nhà xuất bản trẻ mà Anh Nguyễn Minh Nhựt làm Giám đốc đã “hưởng”
khá nhiều “lộc” từ việc xuất bản tất cả các cuốn sách mà tác giả TF
viết, từ cuốn “Thế giới phẳng”, “Chiếc xe Lexus và cành Olive” đến cuốn
gần đây là “Nóng, Phẳng, Chật”. Để tri ân tác giả, Anh Minh Nhựt và NXB
trẻ đã làm một việc rất đáng trân trọng là mời bằng được nhiếp ảnh gia
Nguyễn Đình Toán, ghi lại bằng hình ảnh toàn bộ các cuộc nói chuyện,
giao lưu của TF với khán giả Việt Nam cũng như các ảnh sinh hoạt đời
thường. Để làm điều đó, cả tôi và TF đều được báo trước để không có cảm
giác bị “làm phiền” trong suốt chuyến đi. Do không đam mê lĩnh vực này,
cũng chưa biết A. Toán là ai nên ban đầu tôi cũng không quan tâm và chú ý
lắm
Tuy nhiên, tôi đã nhanh chóng có cách nhìn khác về công việc của các
nhiếp ảnh gia qua công việc của Anh Toán. Trong số vài chục phóng viên
ảnh tại mỗi sự kiện của TF, sự xuất hiện và cách làm việc của anh Toán
thu hút sự chú ý và gây cho tôi ấn tượng mạnh nhất. Phong cách làm việc
chuyên nghiệp, đặt công việc và chất lượng công việc lên trên, cùng kiểu
làm “không giống ai” làm tôi suy nghĩ rất nhiều.
Tôi cho rằng điểm khác biệt lớn nhất và làm nên tên tuổi Anh Toán so
với các nhiếp ảnh gia khác là nếu như các nhiếp ảnh gia khác chỉ cần
“thông tin” qua bức ảnh, với sự xuất hiện của sự kiện và nhân vật, thì
Anh Toán còn đòi hỏi rất nhiều hơn thế, đó là “thông tin” và “chất lượng
thông tin”. Tại các sự kiện, tôi nhận thấy hầu hết phóng viên khác chỉ
đứng trước mặt nhân vật chụp xoạch, xoạch vài ba cái cho xong việc, thì
A. Toán lại chọn đủ các vị trí cao thấp, góc nhìn khác nhau. Thậm chí,
có những kiểu chụp, A Toán còn nằm bò ra cả đất, chụp tới chụp lui, sau
đó lại lụi cụi ra ngồi ngắm nghía từng chiếc, rồi quay vào một mình chụp
lại.
Tôi để ý, trong một “rừng” các phóng viên đứng cùng một vị trí, việc
có được một bức ảnh đẹp và khác biệt so với ảnh của các phóng viên khác
là rất khó, nếu như không thể. Còn A Toán tạo sự khác biệt là khi mọi
người dàn hàng ngang phía trước, thì anh đã chọn sẵn vị trí cho mình từ
lúc nào trước đó, đứng trên ghế hoặc trên bàn cao hơn hẳn so với các
phóng viên khác. Thật ra, để có bức ảnh đẹp, không chỉ dựa vào công nghệ
(máy ảnh tốt), chọn góc bấm chính xác (cự ly, ánh sáng…) mà còn có sự
may mắn là phải lấy được “hồn”, cái “thần” của nhân vật vốn chỉ xuất
hiện trong những khoảnh khắc rất ngắn ngủi. Và cái “may” này chỉ đến đối
với người say mê nghề; sống chết và ăn ngủ với nghề; luôn không hài
lòng với cái mình đã có và tìm ra khác biệt để tạo ra thương hiệu, tên
tuổi của mình. Trong những phút trò chuyện ngắn ngủi, Anh Toán cho biết,
sở dĩ phải luôn nỗ lực vì nhiếp ảnh là công việc tay ngang, tự học và
luôn có ý nghĩ rằng nếu không vươn lên thì sẽ sớm bị loại khỏi cuộc
chơi. Thông thường, chụp từ 50-100 kiểu, anh Toán may ra mới chọn được
một kiểu ưng ý, dù rằng 50-100 kiểu kia đã chọn lọc trước rồi mới chụp.
Do đó, một số điểm chính trong “NGUYEN DINH TOAN’S RULE” mà tôi đúc kết cho các em sinh viên :
1. Nắm chắc, nắm kỹ các kiến thức mà mình đã học theo nguyên tắc
3-3-4 (thầy, cô cung cấp kiến thức, phương pháp cùng lắm là 30%; sách vở
khoảng 30%, còn 40% là từ bạn bè hoặc các nguồn khác);
2. Không ngừng rèn rũa khả và nâng cao khả năng cạnh tranh
(competitive edge) của từng các nhân. Ngày nay mức độ cạnh tranh lớn hơn
trước kia nhiều và để tạo được chỗ đứng, các em phải đủ khả năng để
“cạnh tranh” về mặt chuyên môn với các bạn khác học chuyên ngành tương
tự ở trong nước hoặc quốc tế để cho một công việc hoặc vị trí sau này.
Đó là chưa nói đến việc phải có năng lực ở tầm khu vực và quốc tế nếu
muốn xác lập vị trí của mình trên “thế giới phẳng” nơi biên giới quốc
gia ngày càng trở nên ít có ý nghĩa.
3. Cố gắng khắc phục điểm yếu, tìm điểm mạnh của mình, và đặc biệt
điểm khác biệt so với phần đông các bạn khác. Cần nhớ là ai cũng có
những điểm mạnh tiềm ẩn chưa được phát hiện hoặc khai thác. Còn khác
biệt ở đây là khác biệt trong cách tiếp cận, cách phân tích và lập luận,
và do đó kết quả nghiên cứu cũng khác. Tuy nhiên, điểm khó là các kết
luận này lại phải phải logic, khoa học và có tính thuyết phục cao.
4. Ai cũng có thể trở thành một “Nguyễn Đình Toán” trong lĩnh vực của
mình. Thành công chỉ đến trên cơ sở làm việc nghiêm túc và chăm chỉ.
Bất kỳ nơi nào nào người ta cũng cần người có nỗ lực, ham hiểu biết để
hoàn thiện mình hơn là những người có năng lực nhưng lười nhác.
5. Trong cuộc sống có rất nhiều “Nguyễn Đình Toán” khác nhau, hãy
luôn quan sát tỷ mỉ để tìm ra con đường riêng của mình, chứ không chỉ
gắn chặt vào một con người, một thành công cụ thể.
P/S: Qua chuyến đi này cũng biết thêm Anh Minh Nhựt, và cảm nhận của
tôi đây là người sống nghĩa hiệp, luôn có tấm lòng trước sau với bạn bè,
đồng nghiệp. Nhân đây cũng giới thiệu một số bức ảnh của Nhiếp ảnh gia
Nguyễn Đình Toán để cùng thưởng lãm và có thể xem thêm các bức ảnh chân
dung của Nhiếp ảnh gia này tại
http://dinhtoannguyen.vnweblogs.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét