Khi ” cái dây kinh nghiệm” quá dài
Đầu tháng 1-2013, nói chuyện với cán bộ, đảng viên thành phó Đà Nẵng,
khi đề cập đến vấn đề thực hiện Nghị quyết TW 4, chống tham nhũng, ông
Nguyễn Bá Thanh thẳng thắn, mạnh bạo nói (đại ý):
… Như Mỹ và các nước tư bản, họ đề cao vai trò cá nhân, chọn người có
học, có đức, có tài ; còn ta thì đề cao vai trò tập thể, chủ nghĩa tập
thể, lãnh đạo tập thể, cá nhân chỉ để phụ trách – theo phân công. Ông
Ôbama trúng Tổng thống nhiệm kỳ 2, nhưng nếu ông ta loạng quạng mà đưa
ra bầu tại Việt Nam chưa biết được mấy lá phiếu…Người ta không làm được
việc hoặc sai lầm thì tự giác xin từ chức, còn ở ta kiên quyết không ai
từ chức; có cách chức thì đành chịu, chứ từ chức thì dứt khoát không.
Cách chức và kỷ luật không dễ mà có…Anh tưởng anh ‘ngon’ lắm à? Anh
tưởng thiên hạ phải vái lạy anh à?… Cùng lắm là rút kinh nghiệm. Cái dây
kinh nghiệm nó quá dài, rút mãi, rút hoài không hét, nhưng rồi vẫn cứ
“rút kinh nghiệm”. Họ coi trọng chất lượng sống, còn ta thì lại coi
trọng số lượng…
Dù là tin vỉa hè, chủ yếu qua mạng (lề trái), nhưng người ta đã đồn đoán
rằng ông Nguyễn Bá Thanh có danh sách (ưu tiên 1) bầu bổ sung nhân sự
vào Bộ Chính trị, nhưng qua hai lần bầu đều bị trật.
Nhiều người rất muốn ông Nguyễn Bá Thanh (gương mặt sáng giá, được lòng
dân) vào Bộ Chính trị, mong chờ có nhân vật mới, nhân vật có chính kiến,
có bản lĩnh, trung thực, thẳng thắn, dám nghĩ dám làn, hăng hái chông
tiêu cực, chống tham nhũng, một nhân vật có tài lãnh đạo đưa thành phố
Đà Nẵng nhanh chóng nhiều đổi mới, trong hoàn cảnh cả nước ở đâu cũng
đầy tiêu cực, tham nhũng, bê bối, ăn đất đai, ăn dụ án, công trình…
Nhưng, thực tế rất khó. Nếu ông Thanh vào Bộ Chính trị, dù có giữ cương
vị quan trọng, cũng khó xoay chuyển được tình hình, khi “cái dây kinh
nghiệm” của đảng ta , trong nhận thức của lãnh đạo ta, còn quá dài.
Tại Hội nghị Trung ương 6, biết là suy thoái, đổi màu, biến chất, tham
nhũng đã quá nặng nề, đã trở thành “bộ phận lớn”, mà TBT và Bộ Chính trị
không dám quyết “kỷ luật đồng chí X”, lại ù xọe lấy cớ “tôn trọng dân
chủ rộng rái” đưa ra xin ý kiến BCHTW về thực thi kỷ luật đảng, quả là
“tìm bông lúa trong ruộng cỏ”. Cuối cùng, vẫn coi Hội nghị TW 6 là thành
công tốt đẹp, chuyện tiêu cực, tham nhũng coi như rút kinh nghiệm, chủ
yếu là phải “trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng
tién bộ”, rồi (thì, là, mà) chủ yếu là “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục,
răn đe”; là coi như việc triển khai thực hiện NQTW 4 thắng lợi, “khối
thằng sợ”, ít nhất đạt yêu cầu…
Lần này, “bộ phận lớn” đâu có dại mà dễ bị dụ, họ sẽ kiên quyết không
ủng hộ ai có động cơ, thái độ, bản lĩnh chông lại họ. Đừng mong họ chọn
người vì dân vì nước. Trước hết, họ phải vì chính bản than và gia đình
họ…cái đã! Ông Thanh dù ‘trung kiên, trung thành’ cách mạng vẫn là “bộ
phận nhỏ”, khi mà “quyền” không đủ, “hành” sao được? Sẽ không đủ thế và
lực, sẽ ‘lực bất tòng tâm’! Có vào Bộ CT thì cái “Bộ máy chủ” vẫn vậy,
ông vẫn chịu “dưới sự lãnh đạo”, phải phục tùng tổ chức, phải làm theo
phân công, cái gì cũng phải “tập thể quyết” thì liệu có dễ dàng? Một
bình thuốc sâu dù chất lượng cũng có thấm gì trước những bầy sâu mà
nhiều chủng lại sâu đã thành tinh? Với cái “dây kinh nghiệm” càng rút
càng dài ấy, đã thành nếp quen trong phương pháp, tác phong lãnh đạo của
đảng, ông Thanh và những đảng viên ở các cương vị lãnh đạo dù có lớn và
có muốn cũng không thể làm được gì!
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)
Dùng chiến thuật thỏa hiệp, điều đã khiến Bá Thanh thất bại
Gục ngã! |
Việc ông Bá Thanh bị rớt tại cuộc bầu bán trong Hội nghị Trung Ương là
cái kết cuộc dành cho những người thỏa hiệp và 'chiến đấu' nửa vời.
Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước đã vượt qua mọi phản đối của Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng để đưa ông Bá Thanh ra nắm giữ chức vụ Trưởng Ban Nội
chính thể hiện sự kỳ vọng rất lớn vào sự quyết đoán, mạnh mẽ và mưu trí
của ông như ông đã từng thể hiện ít nhất một lần trong vụ án với chính
ông Tướng trong ngành công an... Song sau những tuyên bố rầm rộ 'hốt
ngay, bắt liền'... người ta lại nhìn thấy ông 'kề vai sát cánh' cùng
Thống đốc Nguyễn Văn Bình tham gia tiếp xúc doanh nghiệp, rồi đến cái
Ban của ông 'lặng như tờ'... thì không chỉ ở quán cà phê 'cóc'mà ở mọi
ngóc ngách chính trường Việt Nam 'rầm rì' rằng: "Lại toi tiền cơm của
dân rồi"...
Có lẽ cái sai lầm lớn nhất của ông Bá Thanh là lấy chiến thuật thỏa hiệp để 'dành phiếu'! Với nước cờ này ông đã đánh mất
hoàn toàn sự ủng hộ của mọi người. Những người trước đây thậm chí đã cảm
thấy 'chờn chờn' thì đến nay đã nhìn thấy thái độ 'sọc dưa' ở ông và
điều gì đến phải đến: Suy nghĩ "Lòng vả cũng như lòng sung" bắt đầu thay
thế cho những kỳ vọng 'một ông Bao công' bắt đầu loang ra, ông đã đánh
mất ngay chính mình...
Phàm rằng từ cổ chí kim, khi ra trận, chưa đánh đã quay lưng giơ cờ
trắng thì bạn hữu xa lánh, kẻ thù mừng vui, nhưng sẽ không dung nạp mà
sẽ xả súng bắn trực diện những kẻ đã quay lưng lại đồng đội của mình ...
Đó là cái kết cục ông Bá Thanh đang phải gánh.
Chỉ có một con đường duy nhất có thể cứu được sự nghiệp chính trị của
Ông Nguyễn Bá Thanh là hãy trở lại với con người 'Máu lửa', 'quyết
liệt', hãy 'đỏ ngực' vì chống tham nhũng, chống bè lũ tham nhũng, độc
tài phát xít đang hoành hành đất nước như người dân đã từng kỳ vọng ở
ông... Bằng không, một dấu chấm hết cho cuộc đời chính trị của ông cùng
với sự dè bỉu, chê cười của bà con xóm làng ngay tại chính quê hương ông
sẽ đeo đẳng ông suốt những chuỗi ngày lầm lũi đơn độc, để rồi lại tiếc
nuối như hàng ngàn vạn những vị chức sắc khác của Việt Nam hiện nay chỉ
dám nói 'thật to' khi đã trở thành 'dân vạn đại'!
(QLB)
Bùi Mai Hạnh - Nhạy cảm chính trị
Bùi Mai Hạnh |
Vừa rồi về Việt Nam, bất ngờ được chị bạn (làm công tác văn hóa văn nghệ) nhắc nhở: “Em chẳng nhạy cảm chính trị gì cả!”.
Thực ra “nhạy cảm chính trị” là cái quái gì nhỉ? Ngơ ngác một lúc, nhớ
ra, ngay từ buổi đầu viết báo, mình từng được/bị nhắc như thế. Không chỉ
một lần.
Lần thứ nhất cách đây cũng gần hai chục năm. Sau đợt đi thực tế theo
chương trình thực tập của Trường Viết văn Nguyễn Du, mình nộp bài cho tờ
X. Một tuần căng thẳng hồi hôp chờ đợi trôi qua, mình được bà Tổng biên
tập tiếp bằng nụ cười tươi rói và thương cảm: “Đúng là nhà thơ nhà văn
các bạn lơ mơ thật. Chẳng nhạy cảm chính trị tí nào!”.
Bài báo viết về nỗi đau chết hụt trong “căn nhà tình nghĩa” của một bà
mẹ anh hùng ở Ninh Hòa, vùng đất có nhiều mẹ anh hùng nhất nước. Không
nhạy cảm chính trị là sao?
Căn nhà đó có bảy bát hương xếp hàng trên ban thờ lặng ngắt u buồn. Vệt
nước lụt vẫn còn thẫm đen đánh dấu trên nửa già cánh cửa gỗ sắp mục. Bức
tường nứt đút lọt ngón tay út. Gian bếp lạnh tanh chỏng chơ cái nồi
nhỏ… Thỉnh thoảng mẹ mới đến nhà mình để thắp hương cho những người
chết. Vì mẹ sợ. Ở căn nhà đó, mẹ sợ đủ thứ. Sợ trộm cắp, sợ lụt lội, sợ
cái nhà ụp xuống đầu bất cứ lúc nào. Sợ hơn cả là nỗi cô đơn không hàng
xóm láng giềng. Mới đấy, lũ lụt tràn qua bất ngờ trong đêm, mẹ suýt chết
đuối. May có đứa cháu họ xa sực nhớ đến, chạy ra cõng mẹ về. Từ đó, mẹ
về hẳn trong làng ở nhờ nhà người bà con.
Không hề ngần ngại, mẹ thổ lộ nỗi buồn, sự bất bình với chính quyền địa
phương khi xây cho mẹ căn nhà không đảm bảo chất lượng vì đã “bị rút
ruột một nửa” và nằm chơ vơ giữa cánh đồng hoang vắng. Từ xa, ngôi nhà
nom giống mô hình “nhà cô đơn trên sa mạc”. Có lẽ, chức năng của căn nhà
là làm nhân chứng cho “sự quan tâm của Đảng và nhà nước” thì đúng hơn
là làm “nhà tình nghĩa”, mái ấm cho một bà mẹ anh hùng cô đơn.
Kết luận bài báo, mình nói về cảm giác buồn nôn khi chứng kiến ông quan
chức Phòng Thương binh Xã hội, miệng cười hềnh hệch gào thét zô zô, tay
thản nhiên thò vào khuấy đá trong vại bia đang sủi bọt ở quán ăn chiêu
đãi các tân nhà báo. Chỉ mấy phút trước, trong buổi mít-tinh tưởng nhớ
liệt sĩ, những ngón tay chuối mắn này còn vung lên hùng hồn phụ họa cho
bài diễn văn “nghèn nghẹn xúc động”…
Tuy nhiên, bài viết nhiều thông tin thực tế và cảm xúc “lai láng” của
một đứa thơ thẩn đã không được duyệt chỉ vì nó rất thiếu “nhạy cảm chính
trị”.
Lần thứ hai khái niệm “nhạy cảm chính trị” do một sếp nữ giảng giải.
Chẳng nhớ là mình đã phạm lỗi gì cụ thể (vì nhiều lỗi quá), chỉ nhớ hôm
ấy, ở hành lang cơ quan, mình hút thuốc và sếp cũng… xin một điếu. Đấy
là lần duy nhất mình thấy sếp hút thuốc (hình như sếp đang bức xúc gì
đó). Sếp chân tình nói: “Này, chị bảo thật, người ta nói ăn cây nào rào
cây ấy, nếu em định viết bài chê ngành văn hóa thì em chỉ có cách ra
khỏi ngành, rồi muốn viết gì thì viết. Ngành văn hóa tham nhũng giỏi lắm
được vài chục triệu, làm sao bằng ngành giao thông tham nhũng hàng chục
tỉ hả em. Em cần phải nhạy cảm chính trị hơn chứ đừng có ngây thơ như
thế…”.
Mình nghe sếp nói và… im lặng. Sếp nói quá chuẩn! Sau đó, mình đã thực
hiện đúng lời khuyên của sếp, tình nguyện vĩnh biệt đời công chức, ra
khỏi ngành và viết “Lê Vân yêu và sống”, một cuốn sách mình muốn viết.
Cuốn sách bị cấm tái bản (theo lệnh miệng) sau một tháng phát hành. Đến
giờ, lệnh cấm vẫn còn nguyên hiệu lực, mà chẳng ai cho mình biết lý do
tại sao cấm để mình còn “rút kinh nghiệm”. Đoán mò, chắc tại mình kém
“nhạy cảm chính trị” chăng?
Lần thứ ba mình được “thụ giáo” bởi một anh chàng dễ thương bên an ninh
văn hóa. Khi đó, mình đang say sưa viết một loạt bài điều tra về ông
hiệu trưởng một trường đại học tham nhũng, lạm quyền. Vì là chỗ quen
biết, chàng đọc thấy bèn chân tình khuyên nhủ: “Em viết làm gì. Ông
trưởng bảo đúng ông phó bảo sai. Đố em biết được ai đúng ai sai!!! Cơ
chế là thế. Hôm nay đúng ngày mai sai ngày kia lại đúng. Chẳng có ai sai
cả. Viết thế chứ viết nữa cũng chả giải quyết được gì!!! Em phải biết
trên ông ấy là ai chứ! Em chả nhạy cảm chính trị tí nào”.
Quả thật, bốn số liền đăng bài tố cáo mà “ngài hiệu trưởng khả kính”
không thèm ra lời. Thậm chí, không hiểu phù phép thế nào, ông ta lại
được ca ngợi hết lời, cũng chính trên tờ báo đó. Thế mới đau chứ!
Nỗi đau này mãi gần chục năm sau mới… lên da non được. Tình cờ một hôm,
cà phê vỉa hè, mình đọc được tin ngài hiệu trưởng phù thủy ấy sắp ra
tòa. Vì tham nhũng hay gì gì đó, ở một phi vụ khác… Bỗng nhớ lời khuyên
chân tình của chàng an ninh văn hóa về “căn bệnh” kém “nhạy cảm chính
trị” của mình.
Và còn nhiều lần nữa, mỗi lần được nhắc nhở kém/ thiếu “nhạy cảm chính
trị”, mình chỉ ừ hữ hoặc im lặng mà không có thuốc nào chữa được. Vái tứ
phương, được các “lang vườn” bạn bè kê đơn bắt uống loại thuốc cây nhà
lá vườn rất hiệu nghiệm có tên tiếng Tây là “Makeno” và tên tiếng Việt
là “Vô cảm”.
Vô cảm. Ai đó đã dùng chữ này đầu tiên để miêu tả căn bệnh thờ ơ, chán
nản, buông xuôi, trơ lì của toàn xã hội, từ dân đen tới cán bộ? Vô cảm
trước sự đói nghèo, vô cảm trước áp bức bất công, vô cảm trước cường hào
tham nhũng, vô cảm trước tội ác bạo hành, vô cảm khi an ninh quốc gia
bị đe dọa, và đặc biệt vô cảm trước sự vô cảm. Cả một xã hội ù lì u mê
không cảm xúc yêu ghét.
Giống y hệt lúc tắc đường, là khi gương mặt xã hội được phản ánh rõ nhất.
Đầu tiên cáu vì bỗng nhiên bị chặn đứng (như bị ngâm hồ sơ giấy tờ, bị
sách nhiễu vòi vĩnh…). 15 phút đầu bực lắm. Bực ra mặt. Trán nhăn lại
cau có, mắt láo liên nhìn quanh tìm lối thoát. 15 phút tiếp theo vẫn
đứng im một chỗ, bắt đầu chửi đổng trong bụng. 15 phút nữa trôi đi trong
cam chịu, nhẫn nhục. Ai cũng giống hệt mình. Cuối cùng, thêm 15 phút
hay lâu hơn nữa cũng vậy. Chẳng còn trông đợi gì nữa… Sau một giờ đồng
hồ, thậm chí hai giờ, chôn chân tại chỗ, nắng đổ lửa xuống hay mưa như
xối trên đầu, khói xăng xe mù mịt ngộp thở, mọi cảm xúc bực bội, chán
nản, lo lắng, đau khổ, oán than, nguyền rủa… lên tới đỉnh điểm rồi bất
ngờ rơi về trạng thái trống rỗng.
Dù đã được nhích lên từng tí một thì cũng chẳng còn hơi sức đâu mà mỉm
cười. Dù sẽ được giải thoát nhưng lại nhận thức ngay rằng ngày mai vẫn
thế, ngày kia vẫn thế, tháng sau vẫn thế, năm sau vẫn thế… Chẳng cáu
chẳng chửi thậm chí cũng chẳng mừng. Một lần, sau cú tắc đường gần hai
tiếng (đoạn đường dọc sông Kim Ngưu về nhà ở Kim Giang), khi được giải
thoát cũng là lúc mình tự nhiên ngã lăn quay vì kiệt sức. Và hoàn toàn
tê liệt mọi giác quan. Hoàn toàn vô cảm.
Một thời gian dài, đọc đâu cũng thấy chữ “nhạy cảm”, muốn nói gì viết gì
cũng được miễn đừng đụng đến “vùng nhạy cảm’, tức vùng cấm, sợ động
chạm, sợ phạm húy… Chữ “nhạy cảm” được dùng nhiều quá, trở nên chai lỳ,
báo chí chuyển qua phong trào dùng chữ “vô cảm”, báo hiệu căn bệnh các
vùng nhạy cảm bị… vô cảm.
Phải chăng, cái đích cuối cùng báo chí tiếng Việt là đi từ “nhạy cảm”
đến “vô cảm”, một quá trình triệt tiêu mọi cảm xúc một cách hoàn hảo để
chữa căn bệnh thiếu /kém “nhạy cảm chính trị”?
Bùi Mai Hạnh
(Blog Nguyễn Trọng Tạo)
Việt Nam chậm cải cách, IMF hạ dự báo tăng trưởng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (REUTERS/Kham)
Theo bản tin Bloomberg hôm nay
07/05/2013, việc cải tổ chậm chạp của các ngân hàng Việt Nam là yếu tố
góp phần vào quyết định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tuần rồi, hạ
dự báo tỉ lệ tăng trưởng của Việt Nam.
Trong bản báo cáo công bố ngày 29/04/2013, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay còn 5,2% thay vì 5,8% như dự kiến trước đây, và trong năm 2014 cũng vẫn là 5,2% thay vì 6,4%. Đây là mức hạ nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á sau Singapore. Tăng trưởng năm nay của Việt Nam kém các nước khác trong khu vực như Indonesia, Miến Điện và Thái Lan. Thâm hụt thương mại của Việt Nam trong tháng Tư lên đến 1 tỉ đô la, cao hơn dự kiến.
Sanjay Kalra, đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam nói rằng việc này cho thấy điều quan trọng là phải tiến hành cho được các cải cách chính quyền đã tuyên bố, vì các cải tổ cơ cấu đã diễn ra chậm hơn so với mong muốn.
Hồi tháng Hai, Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung nói rằng chính quyền sẽ công bố một kế hoạch tái cấu trúc các tập đoàn quốc doanh lớn vào tháng Sáu. Trước đó, chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ lỡ mục tiêu thành lập một công ty quản lý tài sản công nhằm giải quyết nợ xấu của ngân hàng.
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm ngoái là 5,03%. Đây là mức độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay. Ngân hàng Nhà nước vào tháng Ba đã giảm lãi suất chỉ đạo đến lần thứ bảy kể từ đầu năm 2012, nhằm mục đích kích thích tín dụng, cho dù Ngân hàng Thế giới đã nhận định các vấn đề của Việt Nam không thể giải quyết bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ.
Thông cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm 26/4 sau chuyến viếng thăm Việt Nam 18 ngày đã nhận định, để đưa đất nước vào con đường tăng trưởng cao hơn và bền vững, đòi hỏi phải đẩy nhanh các cải cách đối với hệ thống ngân hàng và công ty quốc doanh.
Theo ông Kalra, không cần thiết phải sáp nhập các ngân hàng, nhưng cần thực sự cải tiến cung cách quản trị và tái cấp vốn. Các ngân hàng Việt Nam cần cải thiện việc cân đối kế toán, tăng cường nguồn tiền gởi và đa dạng hóa các món tín dụng.
Thụy My (RFI)
Trong bản báo cáo công bố ngày 29/04/2013, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay còn 5,2% thay vì 5,8% như dự kiến trước đây, và trong năm 2014 cũng vẫn là 5,2% thay vì 6,4%. Đây là mức hạ nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á sau Singapore. Tăng trưởng năm nay của Việt Nam kém các nước khác trong khu vực như Indonesia, Miến Điện và Thái Lan. Thâm hụt thương mại của Việt Nam trong tháng Tư lên đến 1 tỉ đô la, cao hơn dự kiến.
Sanjay Kalra, đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam nói rằng việc này cho thấy điều quan trọng là phải tiến hành cho được các cải cách chính quyền đã tuyên bố, vì các cải tổ cơ cấu đã diễn ra chậm hơn so với mong muốn.
Hồi tháng Hai, Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung nói rằng chính quyền sẽ công bố một kế hoạch tái cấu trúc các tập đoàn quốc doanh lớn vào tháng Sáu. Trước đó, chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ lỡ mục tiêu thành lập một công ty quản lý tài sản công nhằm giải quyết nợ xấu của ngân hàng.
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm ngoái là 5,03%. Đây là mức độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay. Ngân hàng Nhà nước vào tháng Ba đã giảm lãi suất chỉ đạo đến lần thứ bảy kể từ đầu năm 2012, nhằm mục đích kích thích tín dụng, cho dù Ngân hàng Thế giới đã nhận định các vấn đề của Việt Nam không thể giải quyết bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ.
Thông cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm 26/4 sau chuyến viếng thăm Việt Nam 18 ngày đã nhận định, để đưa đất nước vào con đường tăng trưởng cao hơn và bền vững, đòi hỏi phải đẩy nhanh các cải cách đối với hệ thống ngân hàng và công ty quốc doanh.
Theo ông Kalra, không cần thiết phải sáp nhập các ngân hàng, nhưng cần thực sự cải tiến cung cách quản trị và tái cấp vốn. Các ngân hàng Việt Nam cần cải thiện việc cân đối kế toán, tăng cường nguồn tiền gởi và đa dạng hóa các món tín dụng.
Thụy My (RFI)
Cải cách chậm chạp bao phủ viễn cảnh tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Những thay đổi chậm chạp tại các ngân hàng của Việt Nam cũng như các
doanh nghiệp nhà nước đã góp phần dẫn đến quyết định cắt giảm dự báo
tăng trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) hồi
tuần trước.
Quỷ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 5,8% xuống
còn 5,2% trong năm nay, và từ 6,4% xuống còn 5,2% so với bản báo cáo
ngày 29 tháng Tư vừa qua. Việc cắt giảm dự báo năm nay là một trong
những cắt giảm lớn nhất tại các nước Đông Nam Á chỉ sau Singapore, trong
khi đó các số liệu cho thấy đây là lần cắt giảm tăng trưởng mạnh nhất
so với bất kỳ quốc ga nào khác ở châu Á.
Một công nhân xây dựng đang nghỉ giải lao sau giờ làm việc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam báo cáo thâm hụt thương mại cao hơn so với ước tính 1 tỷ USD trong tháng Tư. Ảnh: Justin Mott / Bloomberg |
Cắt giảm báo tín hiệu “rằng việc tái cấu trúc rất quan trọng và cần thực
hiện thông qua những chương trình cải cách mà chính phủ đã đề ra”,
Sanjay Kalra, đại diện thường trú của IMF tại Hà Nội cho biết trong một
cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào ngày 3 tháng Năm vừa qua. “Cải cách cơ
cấu đã diễn ra chậm hơn so với những mong đợi hoặc mong muốn của nhiều
người”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho biết trong tháng Hai rằng
chính phủ sẽ công bố một kế hoạch tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà
nước vào tháng Sáu này. Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ lỡ
mục tiêu trước đó của họ trong việc tạo lập một công ty quản lý tài sản
nhằm giải quyết các khoản nợ xấu liên quan đến ngành ngân hàng, nguồn
gốc gây ra bất ổn cũng như làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
thời gian vừa qua tại nước này.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 5,03% hồi năm ngoái, mức thấp
nhất kể từ năm 1999. Ngân hàn nhà nước đã cắt giảm lãi suất hồi tháng
Ba, lần cắt giảm thứ bảy kể từ đầu năm 2012, trong các nỗ lực nhằm thúc
đẩy những ngân hàng cho giới đầu tư vay vốn, thậm chí Ngân hàng Thế giới
cũng cho biết rằng các vấn đề tại nước này không thể giải quyết toàn
diện nếu chỉ nới lỏng chính sách tiền tệ.
Các bước bổ sung
Quy hoạch tổng thể của chính phủ Việt Nam trong việc tái cơ cấu các
doanh nghiệp nhà nước và đại tu lại hệ thống tài chính vẫn còn thiếu
những hành động rõ ràng, cùng với tốc độ bán cổ phiếu quá chậm cũng như
thời gian cụ thể để cải cách ngành ngân hàng, Trương Đình Tuyển – thành
viên của Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia tại cuộc
họp hồi tháng trước ở thành phố Nha Trang.
Tín dụng ở Việt Nam tăng 1,4% cho đến thời điểm ngày 23 tháng Tư so với
cuối năm 2012, tờ Thời báo Ngân hàng cho biết hôm ngày 6 tháng Năm. Theo
Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng tín dụng năm ngoái vẫn ở mức “thiếu
máu” 9%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu trước đó là 15%.
Khôi phục lại chặn đường tăng trưởng cao và bền vững đòi hỏi phải tăng
tốc cải cách trong ngành ngân hàng cũng như cải cách khu vực doanh
nghiệp nhà nước, cùng với những thay đổi cơ cấu theo kế hoạch “thực hiện
quyết liệt và các bước bổ sung”, IMF cho biết vào ngày 26 tháng Tư
trong bản tuyên bố sau khi cơ quan này kết thúc chuyến thăm 18 ngày tại
Việt Nam.
“Nhu cầu hiện nay không chỉ để hợp nhất các ngân hàng mà cần phải thực
sự cải thiện cách quản trị cũng như tái cấp vốn cho họ”, Kalra nói.
“Bảng tài chính của họ cần phải cân đối lại và cải thiện, các cơ sở gửi
tiền của họ cũng cần phải tăng cường vững mạnh, và danh mục cho vay của
họ phải đa dạng hơn”.
Một công nhân đẩy xe gạch men tại nhà máy sản xuất gốm sứ ở làng Bát
Tràng phía ngoại ô thủ đô Hà Nội. Nền kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng
5,03% hồi năm ngoái, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Ảnh: Justin Mott /
Bloomberg
Một công nhân đẩy xe gạch men tại nhà máy sản xuất gốm sứ ở làng Bát Tràng phía ngoại ô thủ đô Hà Nội. Nền kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 5,03% hồi năm ngoái, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Ảnh: Justin Mott / Bloomberg |
Công ty quản lý tài sản theo kế hoạch của chính phủ đã bỏ lỡ thời hạn
cuối cùng hồi tháng Ba để bắt đầu những cải cách cần thiết. Tiến hành
những việc này “sẽ là bước khởi đầu tốt, và dấu hiệu từ các nhà chức
trách cho thấy rằng họ hiểu đây là một vấn đề lớn đòi hỏi cách tiếp cận
trong toàn hệ thống”, Kalra nói. Công ty này “sẽ giúp giải quyết vấn đề
thanh khoản tại một số ngân hàng, nhưng bây giờ chúng tôi không biết làm
thế nào để các vấn đề tái cấp vốn được giải quyết thỏa đáng”.
Dự báo của IMF trong năm nay đưa Việt Nam đứng sau các nước trong khu
vực bao gồm Indonesia, Miến Điện và Thái Lan. Philippines hồi tuần trước
đã nhận được điểm đánh giá cấp đầu tư từ Standard & Poor, trong khi
nền kinh tế Indonesia đã tăng 6,02% trong quý đầu tiên, tăng trên 6%
trong mười quý liên tiếp.
Chỉ số chứng khoán VN-Index tại thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 18% trong
năm nay, so với mức tăng gần 16% tại sàn chứng khoán ở Jakarta và hơn
23% tại sàn chứng khoán ở Philippines.
Việt Nam báo cáo mức thâm hụt thương mại cao hơn so với ước tính 1 tỷ
USD hồi tháng Tư. Tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống còn 6,61% hồi tháng
trước, mức thấp nhất kể từ tháng Chín năm 2012, ngay cả các mảng lạm
phát chính, trong đó không bao gồm thực phẩm thô và năng lượng, vẫn còn ở
mức cao và việc cắt giảm lãi suất vẫn còn giới hạn, bản thông báo của
IMF cho biết vào ngày 26 vừa qua.
“Vấn đề hiện nay không phải nằm ở tỷ lệ lãi suất nhưng câu câu hỏi được
đặt ra là liệu việc tiếp tục cắt giảm lãi suất có giúp tăng tốc độ tăng
trưởng tín dụng hay không”, Kalra nói. “Các ngân hàng không muốn cho vay
ngay cả khi họ có nguồn vốn, một phần vì họ lo ngại về triển vọng của
nền kinh tế và tình hình tài chính của họ”.
Jason Folkmanis - Bloomberg News
Thanh Ngân chuyển ngữ, CTV Phía Trước
* Liên lạc với nhân viên Bloomberg News về bản tin này: Jason
Folkmanis tại thành phố Hồ Chí Minh ở địa chỉ folkmanis@bloomberg.net
Liên lạc với biên tập viên chịu trách nhiệm về bản tin này: Stephanie Phang ở địa chỉ sphang@bloomberg.net
Liên lạc với biên tập viên chịu trách nhiệm về bản tin này: Stephanie Phang ở địa chỉ sphang@bloomberg.net
© 2013 Bản tiếng Việt Tạp chí Phía trước
Tham nhũng 3.000 tỉ thời BT Thành ủy Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa bị xử lý?
Ông Nguyễn Phú Trọng (nguyên Bí thư TU.HN) |
Ngày 1-2/3/2012, tại Hà Nội, Tổng Cục Thuế đã tổ chức “Hội nghị chuyên đề về chống thất thu và nợ đọng thuế” do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chủ trì. Ông Tuấn nhấn mạnh ngay tại đầu buổi hội nghị: “Liệu có chuyện chúng ta làm quyết liệt với dự án 2-3 nghìn m2 nhưng chưa dám làm vậy với cái 300 ha, có đúng vậy không?” và “xướng tên” trực tiếp một dự án bất động sản cực lớn ngay tại Hà Nội: CIPUTRA!!! - “Ciputra,
Khu đô thị đẹp nhất Hà Nội, giá lúc đỉnh cao lên đến 200-250 triệu
đồng/m2, báo chí đã từng nêu con số thất thu thuế tại dự án này lên tới
3.000 tỷ đồng”. Bộ Tài chính sau đó cũng yêu cầu các cơ quan chức
năng sớm điều tra, truy cứu trách nhiệm cá nhân, kể cả các cá nhân hiện
đang giữ các vị trí quan trọng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
(nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội), tác nhân chính gây nên vụ trốn thuế lớn
nhất lịch sử Việt Nam.
Quang cảnh hội nghị |
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Tuy nhiên, sau hội nghị ấy, mọi chuyện đã bị chìm xuồng, cho đến hơn 1
năm sau, việc xin cấp sổ đỏ của hàng nghìn biệt thự tại khu đô thị Nam
Thăng Long (Ciputra) đẹp bậc nhất Thủ đô, bởi đất CIPUTRA thuê có thời
hạn 50 năm lại bị cố tình áp sai thuế một cách nghiêm trọng. Việc này
khiến Liên ngành Thành phố gồm Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường
và Cục thuế Hà Nội buộc phải xới lại vấn đề này và đi đến quyết định
đề nghị UBND TP. Hà Nội sung thu 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất đối với dự án Ciputra trong số hơn 3.000 tỷ đồng thất thoát. Chỉ tính riêng phần lãi suất của con số này hơn 10 năm qua đã khiến nhiều đại gia phải thèm thuồng. Vậy nguyên nhân do đâu?
.
.
Ông Hoàng Văn Nghiên |
Nhằm giúp doanh nghiệp trốn mức thuế sắp áp dụng từ đầu năm 2005, ngày
14/12/2004, Hoàng Văn Nghiên (Nguyên Chủ tịch UBND TP) đã xách va ly 1
triệu mỹ kim đến nhà riêng Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng để xin “ý
kiến” về việc ưu tiên cho CIPUTRA nộp thuế theo mức “đặc cách” và dĩ nhiên được
Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng bật đèn xanh. Quyết định do ông
Nghiên ban hành theo chỉ đạo của ông Trọng đã khiến nhà nước thiệt hại trên 3.000 tỉ đồng, chưa biết 2 ông ăn chia như thế nào nhưng ngoài vụ 3.000 tỉ thì ông Nghiên còn được ông Trọng đồng ý cấp một căn biệt thự (đến giờ vẫn chưa thu hồi được) và ông này đã từng chễm chệ trên chiếc xe 5 tỷ đồng (tương đương với 5.000 con trâu thời ấy),
khi sự việc “đi xe 5 tỷ” bị dư luận lên án, để bảo vệ nội bộ, truyền
thông trong nước phải thanh minh thanh nga là “xe phục vụ công tác đối
ngoại của Hà Nội”.
.
Phương pháp ông Nghiên, ông Trọng “tính giúp Ciputra” đã đem lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư bất động sản CIPUTRA. Chưa hết, để dựng bình phong che giấu tiêu cực, CIPUTRA đã biếu không hàng chục biệt thự triệu đô cho “các gia đình chính sách” Nguyễn Phú Trọng, Hoàng Văn Nghiên và sau này là Phạm Quang Nghị “nấp” dưới nhiều tên tuổi khác nhau nhằm quyết liệt chỉ đạo Thanh tra Chính phủ “làm êm”.
.
Phương pháp ông Nghiên, ông Trọng “tính giúp Ciputra” đã đem lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư bất động sản CIPUTRA. Chưa hết, để dựng bình phong che giấu tiêu cực, CIPUTRA đã biếu không hàng chục biệt thự triệu đô cho “các gia đình chính sách” Nguyễn Phú Trọng, Hoàng Văn Nghiên và sau này là Phạm Quang Nghị “nấp” dưới nhiều tên tuổi khác nhau nhằm quyết liệt chỉ đạo Thanh tra Chính phủ “làm êm”.
Ciputra Ha Noi Mall từ thời Bí thư TU.HN Nguyễn Phú Trọng đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn là 1 đống sắt phơi nắng chỉa lên trời như thế này đây! |
.
Sau khi bị tên phản trắc số 1 miền Trung - UV.BCT Nguyễn Xuân Phúc “tố trước công luận”, lại trượt Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 7, liệu Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh sẽ bỏ qua cho người “đồng bệnh tương liên” này hay sẽ xử lý “hốt liền, không cần nói nhiều” nguyên Bí thư TU.HN Nguyễn Phú Trọng???
3.000 tỷ đồng sai phạm và hơn 10 năm lãng phí khủng khiếp hàng trăm hecta đất vàng. Liệu ông Nguyễn Phú Trọng còn đủ tư cách làm Tổng Bí thư và Đứng đầu Ban chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng!??
(TSNH)
Trung Quốc tung tàu cá có Hải quân yểm trợ xuống vùng Trường Sa
Tàu cá Trung Quốc ồ ạt tới ra ngư trường gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ngày 17/9/2012. (REUTERS/Stringer)
Báo chí Trung Quốc hôm nay 07/05/2013
nhất loạt đưa tin : Một đội tàu đánh cá hùng hậu đã rời đảo Hải Nam,
xuống hoạt động tại vùng quần đảo Trường Sa. Tiểu hạm đội này được phô
trương là lực lượng đánh cá lớn nhất trong năm nay được phái đến khu
vực hiện đang có tranh chấp với 4 nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Một quan chức Trung Quốc còn hàm ý là đội tàu cá sẽ được chiến hạm
Trung Quốc bảo vệ.
Đội tàu bao gồm ba mươi chiếc trọng tải trên 100 tấn đã rời cảng Đam Châu, trên đảo Hải Nam, để xuống thả lưới tại vùng biển Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) trong khoảng 40 ngày. Tháp tùng theo các tàu đánh cá còn có hai tàu vận tải và tiếp liệu cỡ lớn.
Theo báo Anh ngữ China Daily, tiểu hạm đội này có quy mô tương tự đội tàu từng được Bắc Kinh đưa đến vùng Trường Sa vào tháng Bảy năm ngoái, được đánh giá là đội tàu cá lớn nhất của Trung Quốc từng được gửi tới khu vực này từ trước đến nay.
Cũng theo nguồn tin trên, viên giám đốc Sở Hải dương và Thủy sản tỉnh Hải Nam còn khẳng định rằng Bắc Kinh « sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho đội tàu », ám chỉ rằng các tàu đánh cá đó sẽ được các tàu chiến hộ tống.
Nguồn tin về việc cử hạm đội ngư thuyền hùng hậu xuống Trường Sa được Bắc Kinh tung ra vài hôm sau khi báo chí nước này phô trương sự kiện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc – phụ trách Biển Đông - làm lễ tiếp nhận một hộ tống hạm thuộc loại tiến tiến nhất do chính Trung Quốc chế tạo.
Chiếc Nhạc Dương được mô tả là “được trang bị hỏa lực mạnh, đủ sức chống tàu trên mặt nước, tàu ngầm và chống phi cơ ». Mới đây, Hải quân Trung Quốc cũng từng đưa chiến hạm hiện đại của họ xuống tập trận và « tuần tra chủ quyền » tại Biển Đông.
Theo các nhà quan sát, nguy cơ đối đầu giữa tàu Trung Quốc với tàu của các nước Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền ở vùng Trường Sa là Brunei, Malaysia và nhất là Việt Nam, Philippines rất lớn vì các nước Đông Nam Á cũng thường cho tàu đánh cá có tàu tuần tra đi theo hộ tống đến hoạt động trong khu vực để khẳng định chủ quyền của nước mình.
Trong khu vực này, vào năm 1988, đã xẩy ra một trận hải chiến ác liệt giữa hai lực lượng Trung Quốc và Việt Nam khi Bắc Kinh xua tàu đánh chiếm một số đảo đá nằm trong tay Việt Nam. Sự kiện này đã khiến gần 70 lính Hải quân Việt Nam bị thiệt mạng. Gần đây hơn, vào năm ngoái, cũng đã có vụ 21 ngư dân Việt Nam bị Hải quân Trung Quốc bắt giữ.
Philippines và Việt Nam luôn cáo buộc Bắc Kinh có những hoạt động hiếu chiến trong khu vực, bao gồm cả việc sách nhiễu ngư dân.
Trọng Nghĩa (RFI)
Đội tàu bao gồm ba mươi chiếc trọng tải trên 100 tấn đã rời cảng Đam Châu, trên đảo Hải Nam, để xuống thả lưới tại vùng biển Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) trong khoảng 40 ngày. Tháp tùng theo các tàu đánh cá còn có hai tàu vận tải và tiếp liệu cỡ lớn.
Theo báo Anh ngữ China Daily, tiểu hạm đội này có quy mô tương tự đội tàu từng được Bắc Kinh đưa đến vùng Trường Sa vào tháng Bảy năm ngoái, được đánh giá là đội tàu cá lớn nhất của Trung Quốc từng được gửi tới khu vực này từ trước đến nay.
Cũng theo nguồn tin trên, viên giám đốc Sở Hải dương và Thủy sản tỉnh Hải Nam còn khẳng định rằng Bắc Kinh « sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho đội tàu », ám chỉ rằng các tàu đánh cá đó sẽ được các tàu chiến hộ tống.
Nguồn tin về việc cử hạm đội ngư thuyền hùng hậu xuống Trường Sa được Bắc Kinh tung ra vài hôm sau khi báo chí nước này phô trương sự kiện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc – phụ trách Biển Đông - làm lễ tiếp nhận một hộ tống hạm thuộc loại tiến tiến nhất do chính Trung Quốc chế tạo.
Chiếc Nhạc Dương được mô tả là “được trang bị hỏa lực mạnh, đủ sức chống tàu trên mặt nước, tàu ngầm và chống phi cơ ». Mới đây, Hải quân Trung Quốc cũng từng đưa chiến hạm hiện đại của họ xuống tập trận và « tuần tra chủ quyền » tại Biển Đông.
Theo các nhà quan sát, nguy cơ đối đầu giữa tàu Trung Quốc với tàu của các nước Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền ở vùng Trường Sa là Brunei, Malaysia và nhất là Việt Nam, Philippines rất lớn vì các nước Đông Nam Á cũng thường cho tàu đánh cá có tàu tuần tra đi theo hộ tống đến hoạt động trong khu vực để khẳng định chủ quyền của nước mình.
Trong khu vực này, vào năm 1988, đã xẩy ra một trận hải chiến ác liệt giữa hai lực lượng Trung Quốc và Việt Nam khi Bắc Kinh xua tàu đánh chiếm một số đảo đá nằm trong tay Việt Nam. Sự kiện này đã khiến gần 70 lính Hải quân Việt Nam bị thiệt mạng. Gần đây hơn, vào năm ngoái, cũng đã có vụ 21 ngư dân Việt Nam bị Hải quân Trung Quốc bắt giữ.
Philippines và Việt Nam luôn cáo buộc Bắc Kinh có những hoạt động hiếu chiến trong khu vực, bao gồm cả việc sách nhiễu ngư dân.
Trọng Nghĩa (RFI)
Blogger nói gia đình 'bị công an đánh'
Nguyễn Hoàng Vi cáo buộc công an đã đánh em gái và mẹ
Blogger Nguyễn Hoàng Vi nói mẹ và em gái 'bị công an đánh' sau buổi dã ngoại nhân quyền hôm Chủ nhật 5/5.
Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt, blogger này nói trong buổi dã ngoại vận động nhân quyền ở thành phố Hồ Chí Minh, những người tham gia đã 'thu hút được sự chú ý của khoảng vài chục người xung quanh'.
Tuy nhiên, sau khi lực lượng an ninh tại đây thấy số người tham gia ngày càng đông đã bắt chị và người bạn đi cùng tên Quốc Anh đưa về công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú.
Trong quá trình bị tạm giữ tại đây, Nguyễn Hoàng Vi nói công an đã tịch thu một số tài sản mà không lập biên bản tịch thu.
"Trong quá trình giữ em, họ tịch thu điện thoại và iPad của em, bắt em cung cấp password của iPad để họ vào kiểm tra," Vi nói.
"Họ nói nếu không chịu về nhà thì sẽ cưỡng chế. Và bốn người khiêng hai tay hai chân từ lầu hai xuống và cưỡng chế vào xe taxi để đưa em về nhà và vứt em ngay đầu hẻm”.
Sau khi bị ép phải về nhà mà không được trả lại tài sản, ngày hôm sau, Nguyễn Hoàng Vi quay lại công an phường để đòi lại tài sản cùng với gia đình gồm mẹ và em gái và nhất quyết không về chừng nào lấy lại được tài sản cá nhân.
Tuy nhiên blogger này nói, lực lượng công an tại đây đã "chối phăng rằng họ không hề giữ tài sản nào".
"Họ đẩy gia đình ra trong lúc em và mẹ em quyết đòi lại được tài sản thì mới về. Và lúc đó đã có xảy ra xô đẩy".
Blogger Hoàng Vi cũng cáo buộc bị một số công an, dân phòng mặc đồng phục đánh đuổi và phải về nhà.
Ngày tiếp theo, Vi nói sau khi cuôí cùng cũng được giao lại tài sản tại công an phường, cô nhận ra iPad đã bị đổi mật khẩu và từ chối nhận lại vì lý do sợ trong máy chứa những tài liệu mà chị không biết đến.
Sau khi phản đối lực lượng công an tại đây, Vi nói gia đình mình lại tiếp tục bị những người mặc thường phục mà chị tố cáo là an ninh đánh đập trước sự giám sát của công an.
"Em kêu taxi đưa đi lên nhà thờ trước, họ lại chỉ đạo cho taxi phải đi lên bệnh viện Tân Phú."
"Những tay an ninh, họ vẫn đi theo taxi và họ dừng lại cách đó không xa," Vi nói.
Khi đã đến bệnh viện, những người bám theo chiếc taxi lại "tiếp tục lao vào đánh" sau khi blogger này lên tiếng phản đối chuyện gia đình bị đánh đập và ba người đã chạy đến một chiếc xe taxi gần đó để chạy về nhà thờ Kỳ Đồng, Vi nói thêm.
Blogger cho BBC biết hiện tại tình trạng sức khỏe của gia đình mặc dù không tốt nhưng tinh thần vẫn rất ổn định.
Buổi dã ngoại về nhân quyền do một nhóm thanh niên trẻ khởi xướng trên mạng diễn ra tại ba thành phố Hà Nội, Nha Trang và Hồ Chí Minh với sự tham gia của hàng chục người. Những người tham gia hoạt động này được thấy đã phân phát bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế cho người dân xung quanh.
(BBC)
Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt, blogger này nói trong buổi dã ngoại vận động nhân quyền ở thành phố Hồ Chí Minh, những người tham gia đã 'thu hút được sự chú ý của khoảng vài chục người xung quanh'.
Tuy nhiên, sau khi lực lượng an ninh tại đây thấy số người tham gia ngày càng đông đã bắt chị và người bạn đi cùng tên Quốc Anh đưa về công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú.
Trong quá trình bị tạm giữ tại đây, Nguyễn Hoàng Vi nói công an đã tịch thu một số tài sản mà không lập biên bản tịch thu.
"Trong quá trình giữ em, họ tịch thu điện thoại và iPad của em, bắt em cung cấp password của iPad để họ vào kiểm tra," Vi nói.
"Họ nói nếu không chịu về nhà thì sẽ cưỡng chế. Và bốn người khiêng hai tay hai chân từ lầu hai xuống và cưỡng chế vào xe taxi để đưa em về nhà và vứt em ngay đầu hẻm”.
'Bị đánh'
"Bốn người khiêng hai tay hai chân từ lầu hai xuống và cưỡng chế vào xe taxi để đưa em về nhà và vứt em ngay đầu hẻm"
Nguyễn Hoàng Vi, Blogger
Sau khi bị ép phải về nhà mà không được trả lại tài sản, ngày hôm sau, Nguyễn Hoàng Vi quay lại công an phường để đòi lại tài sản cùng với gia đình gồm mẹ và em gái và nhất quyết không về chừng nào lấy lại được tài sản cá nhân.
Tuy nhiên blogger này nói, lực lượng công an tại đây đã "chối phăng rằng họ không hề giữ tài sản nào".
"Họ đẩy gia đình ra trong lúc em và mẹ em quyết đòi lại được tài sản thì mới về. Và lúc đó đã có xảy ra xô đẩy".
Blogger Hoàng Vi cũng cáo buộc bị một số công an, dân phòng mặc đồng phục đánh đuổi và phải về nhà.
Ngày tiếp theo, Vi nói sau khi cuôí cùng cũng được giao lại tài sản tại công an phường, cô nhận ra iPad đã bị đổi mật khẩu và từ chối nhận lại vì lý do sợ trong máy chứa những tài liệu mà chị không biết đến.
Sau khi phản đối lực lượng công an tại đây, Vi nói gia đình mình lại tiếp tục bị những người mặc thường phục mà chị tố cáo là an ninh đánh đập trước sự giám sát của công an.
"Em kêu taxi đưa đi lên nhà thờ trước, họ lại chỉ đạo cho taxi phải đi lên bệnh viện Tân Phú."
"Những tay an ninh, họ vẫn đi theo taxi và họ dừng lại cách đó không xa," Vi nói.
Khi đã đến bệnh viện, những người bám theo chiếc taxi lại "tiếp tục lao vào đánh" sau khi blogger này lên tiếng phản đối chuyện gia đình bị đánh đập và ba người đã chạy đến một chiếc xe taxi gần đó để chạy về nhà thờ Kỳ Đồng, Vi nói thêm.
Blogger cho BBC biết hiện tại tình trạng sức khỏe của gia đình mặc dù không tốt nhưng tinh thần vẫn rất ổn định.
Buổi dã ngoại về nhân quyền do một nhóm thanh niên trẻ khởi xướng trên mạng diễn ra tại ba thành phố Hà Nội, Nha Trang và Hồ Chí Minh với sự tham gia của hàng chục người. Những người tham gia hoạt động này được thấy đã phân phát bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế cho người dân xung quanh.
(BBC)
Bùi Tín - Vụ án và đạo luật Magnitsky
07.05.2013
Quan hệ Hoa Kỳ - Nga đang trở nên khá căng thẳng.
Bất chấp những lời đe dọa và hành động ngăn cản ráo riết của bộ ngoại giao Nga, ngày 12/4/2013 Hoa Kỳ đã công bố danh sách 18 quan chức Nga sẽ không được cấp thị thực vào Hoa Kỳ và tài sản của họ trên đất Hoa Kỳ bị phong tỏa. Lý do? Họ bị Washington cáo buộc có dính dáng đến cái chết của Luật sư nhân quyền Nga Sergei Magnitsky trong một nhà tù ở Moscow tháng 11 năm 2009.
Vụ án Magnitsky khởi đầu từ năm 2008 khi Luật sư Sergei Magnitsky, lúc ấy 38 tuổi, tự đặt cho mình nghĩa vụ công dân chống bất công xã hội, tự mở cuộc điều tra thu lượm tài liệu, chứng cứ và công bố tình hình tham nhũng và gian lận, trốn thuế trong lãnh vực thuế khóa, cho rằng trong năm 2008 số tiền bị biển thủ, thất thu về thuế đã lên đến con số 250 triệu đôla. Ông cho biết ông có thể nêu tên một số quan chức các cấp của Nga đã phạm tội nếu chính quyền thật tâm chống tham nhũng.
Thế là ông bị bắt giam về tội «vu cáo và trốn thuế», nghĩa là về chính cái tội mà ông tố cáo. Dù bị cách ly, biệt giam, ông báo tin cho gia đình và bạn thân biết ông bị tra tấn, bị ốm nhưng không được chăm sóc thuốc thang, có thể chết bất cứ lúc nào. Cả một phong trào của các nhà dân chủ toàn nước Nga nổi lên bênh vực ông, ngăn chặn việc mở phiên tòa phi pháp để vu cáo, kết tội ông. Thế rồi ngày 16/11 năm 2009 ông chết trong tù vì ốm nặng không được chữa chạy. Chế độ toàn trị của Tổng thống Putin hí hửng đã trừ được con người gây rối cho công việc làm ăn kiếm chác của họ.
Cái chết của Luật sư Sergei Magnitsky làm dấy lên một phong trào đòi công bằng, đề cao luật pháp công minh và chống tham nhũng, trong đó nổi lên tên tuổi bà Lyudmila Alexeyeva, đứng đầu Nhóm nhân quyền Helsinski, tự đảm nhận nhiệm vụ đòi công lý cho nạn nhân Magnitsky, tiếp tục công việc dở dang của ông, kết hợp với tranh thủ dư luận quốc tế trong vụ này.
Tháng 11 năm 2012, một doanh nhân Nga tên Alexander Perepilichnaya, 44 tuổi, bị đột tử, chưa tìm ra nguyên nhân, sau khi xin lánh nạn trong 3 năm ở London, Anh Quốc. Trước đó ông cho biết ông là bạn thân của Luật sư Magnitsky, ông có bằng chứng về cái chết của ông Magnitsky cũng như ông có cả một danh sách những tên mafia Nga có tài sản bất minh ở nước ngoài, đặc biệt là ở Thụy Sỹ.
Các sự kiện trên thúc đẩy dư luận và cà chính giới Hoa Kỳ chú ý thêm đến việc lành mạnh hóa nền tài chính quốc tế, đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho nhân quyền, thôi thúc Hoa Kỳ tham gia bài trừ những tài sản bất minh gửi trên đất Hoa Kỳ.
Tháng 12 năm 2012, Tổng thống Barack Obama ký ban hành đạo luật mang tên «Luật Magnitsky» được Quốc hội thông qua, với nội dung từ chối cấp thị thực nhập cảnh và trừng phạt về tài chính các giới chức Nga bị tố cáo là vi phạm nhân quyền. Danh sách các giới chức này sẽ được loan báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các sân bay, cửa khẩu…Đây là một quyết định mạnh mẽ, công khai theo hướng bảo vệ nhân quyền quốc tế của cả lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ.
Moscow giật mình. Lập tức Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov dọa sẽ trả đũa nếu như Hoa Kỳ công bố danh sách nói trên, coi đó là can thiệp vào nội bộ của nước Nga. Chính quyền Nga còn đình chỉ việc cho công dân Hoa Kỳ nhận con nuôi từ Nga.
Lời đe dọa của Nga không có mảy may trọng lượng. Sáng 12 tháng 4 vừa qua Washington công bố tên tuổi 18 giới chức Nga từ nay sẽ bị cấm cửa vào Hoa Kỳ, tài sản của họ trên đất Hoa Kỳ, nếu có, sẽ bị phong tỏa, xem xét. Trong số các giới chức này có Pavel Karpov, cán bộ an ninh cấp cao chịu trách nhiệm điều tra vụ án Sergei Magnitsky; Dmitry Komnov, cựu giám đốc nhà tù Moscow nơi từng giam giữ ông Magnitsky; Leche Bogatirov, kẻ từng ám sát đối thủ của cựu tổng thống Chechnya; Kazbek Dukuzov, tội phạm trong vụ hạ sát nhà báo Hoa Kỳ Paul Klebnikov ở Moscow năm 2004; một số thẩm phán và đại diện viện kiểm sát Nga tham gia các phiên tòa bỏ túi…Moscow phản ứng hình thức bằng cách công bố một số tên công dân Hoa Kỳ không được nhập cảnh vào Nga.
Vụ án Sergei Magnisky ở Nga và Luật Magnitsky trên đất Mỹ thật lý thú và bổ ích đối với người Việt Nam. Lại đúng vào lúc đang có cuộc đối thoại Việt Nam - Hoa Kỳ về Nhân quyền, và những phiên tòa cưỡng ép ô nhục kiểu cường hào. Cũng vào lúc này, có tin không ít giới chức tư bản đỏ trong nước gửi con cái, vốn liếng, tiền nong tước đoạt được ra nước ngoài, sang Hoa Kỳ, Canađa, Úc, châu Âu…
Một số nghị sỹ Hoa Kỳ như dân biểu Chris Smith vừa yêu cầu đặt Việt Nam vào số các nước cần quan tâm đặc biệt CPC (Countries of Particular Concern) ; một số dân biểu còn yêu cầu cảnh cáo nghiêm khắc bằng nhiều biện pháp chế tài có hiệu lực nếu Hà Nội vẫn chây ỳ.
Có thể sẽ có «Luật Cù Huy Hà Vũ» hay «Luật Đoàn Văn Vươn» trên đất Hoa Kỳ và châu Âu, giống như «Luật Magnitsky» vậy. Có thể lắm chứ. Điều quan trọng là đông đảo kẻ sỹ dân tộc chúng ta, hàng ngũ ngành luật học yêu chuộng công lý, anh chị em chiến sỹ dân chủ cùng phần lớn nhân dân ta muốn và hành động.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bất chấp những lời đe dọa và hành động ngăn cản ráo riết của bộ ngoại giao Nga, ngày 12/4/2013 Hoa Kỳ đã công bố danh sách 18 quan chức Nga sẽ không được cấp thị thực vào Hoa Kỳ và tài sản của họ trên đất Hoa Kỳ bị phong tỏa. Lý do? Họ bị Washington cáo buộc có dính dáng đến cái chết của Luật sư nhân quyền Nga Sergei Magnitsky trong một nhà tù ở Moscow tháng 11 năm 2009.
Vụ án Magnitsky khởi đầu từ năm 2008 khi Luật sư Sergei Magnitsky, lúc ấy 38 tuổi, tự đặt cho mình nghĩa vụ công dân chống bất công xã hội, tự mở cuộc điều tra thu lượm tài liệu, chứng cứ và công bố tình hình tham nhũng và gian lận, trốn thuế trong lãnh vực thuế khóa, cho rằng trong năm 2008 số tiền bị biển thủ, thất thu về thuế đã lên đến con số 250 triệu đôla. Ông cho biết ông có thể nêu tên một số quan chức các cấp của Nga đã phạm tội nếu chính quyền thật tâm chống tham nhũng.
Thế là ông bị bắt giam về tội «vu cáo và trốn thuế», nghĩa là về chính cái tội mà ông tố cáo. Dù bị cách ly, biệt giam, ông báo tin cho gia đình và bạn thân biết ông bị tra tấn, bị ốm nhưng không được chăm sóc thuốc thang, có thể chết bất cứ lúc nào. Cả một phong trào của các nhà dân chủ toàn nước Nga nổi lên bênh vực ông, ngăn chặn việc mở phiên tòa phi pháp để vu cáo, kết tội ông. Thế rồi ngày 16/11 năm 2009 ông chết trong tù vì ốm nặng không được chữa chạy. Chế độ toàn trị của Tổng thống Putin hí hửng đã trừ được con người gây rối cho công việc làm ăn kiếm chác của họ.
Cái chết của Luật sư Sergei Magnitsky làm dấy lên một phong trào đòi công bằng, đề cao luật pháp công minh và chống tham nhũng, trong đó nổi lên tên tuổi bà Lyudmila Alexeyeva, đứng đầu Nhóm nhân quyền Helsinski, tự đảm nhận nhiệm vụ đòi công lý cho nạn nhân Magnitsky, tiếp tục công việc dở dang của ông, kết hợp với tranh thủ dư luận quốc tế trong vụ này.
Tháng 11 năm 2012, một doanh nhân Nga tên Alexander Perepilichnaya, 44 tuổi, bị đột tử, chưa tìm ra nguyên nhân, sau khi xin lánh nạn trong 3 năm ở London, Anh Quốc. Trước đó ông cho biết ông là bạn thân của Luật sư Magnitsky, ông có bằng chứng về cái chết của ông Magnitsky cũng như ông có cả một danh sách những tên mafia Nga có tài sản bất minh ở nước ngoài, đặc biệt là ở Thụy Sỹ.
Các sự kiện trên thúc đẩy dư luận và cà chính giới Hoa Kỳ chú ý thêm đến việc lành mạnh hóa nền tài chính quốc tế, đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho nhân quyền, thôi thúc Hoa Kỳ tham gia bài trừ những tài sản bất minh gửi trên đất Hoa Kỳ.
Tháng 12 năm 2012, Tổng thống Barack Obama ký ban hành đạo luật mang tên «Luật Magnitsky» được Quốc hội thông qua, với nội dung từ chối cấp thị thực nhập cảnh và trừng phạt về tài chính các giới chức Nga bị tố cáo là vi phạm nhân quyền. Danh sách các giới chức này sẽ được loan báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các sân bay, cửa khẩu…Đây là một quyết định mạnh mẽ, công khai theo hướng bảo vệ nhân quyền quốc tế của cả lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ.
Moscow giật mình. Lập tức Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov dọa sẽ trả đũa nếu như Hoa Kỳ công bố danh sách nói trên, coi đó là can thiệp vào nội bộ của nước Nga. Chính quyền Nga còn đình chỉ việc cho công dân Hoa Kỳ nhận con nuôi từ Nga.
Lời đe dọa của Nga không có mảy may trọng lượng. Sáng 12 tháng 4 vừa qua Washington công bố tên tuổi 18 giới chức Nga từ nay sẽ bị cấm cửa vào Hoa Kỳ, tài sản của họ trên đất Hoa Kỳ, nếu có, sẽ bị phong tỏa, xem xét. Trong số các giới chức này có Pavel Karpov, cán bộ an ninh cấp cao chịu trách nhiệm điều tra vụ án Sergei Magnitsky; Dmitry Komnov, cựu giám đốc nhà tù Moscow nơi từng giam giữ ông Magnitsky; Leche Bogatirov, kẻ từng ám sát đối thủ của cựu tổng thống Chechnya; Kazbek Dukuzov, tội phạm trong vụ hạ sát nhà báo Hoa Kỳ Paul Klebnikov ở Moscow năm 2004; một số thẩm phán và đại diện viện kiểm sát Nga tham gia các phiên tòa bỏ túi…Moscow phản ứng hình thức bằng cách công bố một số tên công dân Hoa Kỳ không được nhập cảnh vào Nga.
Vụ án Sergei Magnisky ở Nga và Luật Magnitsky trên đất Mỹ thật lý thú và bổ ích đối với người Việt Nam. Lại đúng vào lúc đang có cuộc đối thoại Việt Nam - Hoa Kỳ về Nhân quyền, và những phiên tòa cưỡng ép ô nhục kiểu cường hào. Cũng vào lúc này, có tin không ít giới chức tư bản đỏ trong nước gửi con cái, vốn liếng, tiền nong tước đoạt được ra nước ngoài, sang Hoa Kỳ, Canađa, Úc, châu Âu…
Một số nghị sỹ Hoa Kỳ như dân biểu Chris Smith vừa yêu cầu đặt Việt Nam vào số các nước cần quan tâm đặc biệt CPC (Countries of Particular Concern) ; một số dân biểu còn yêu cầu cảnh cáo nghiêm khắc bằng nhiều biện pháp chế tài có hiệu lực nếu Hà Nội vẫn chây ỳ.
Có thể sẽ có «Luật Cù Huy Hà Vũ» hay «Luật Đoàn Văn Vươn» trên đất Hoa Kỳ và châu Âu, giống như «Luật Magnitsky» vậy. Có thể lắm chứ. Điều quan trọng là đông đảo kẻ sỹ dân tộc chúng ta, hàng ngũ ngành luật học yêu chuộng công lý, anh chị em chiến sỹ dân chủ cùng phần lớn nhân dân ta muốn và hành động.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
LS. Nguyễn Văn Đài - Qua không gian mạng thực thi quyền Lập Hội
Trong những năm qua, phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của
người Việt ở trong và ngoài nước đã có bước phát triển đáng kể. Đã có
rất nhiều những thỉnh nguyện thư, kiến nghị được gửi cho các cơ quan Nhà
nước Việt Nam, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước. Những việc
làm đó đã thu hút được sự tham gia và ủng hộ của đông đảo đồng bào ở
trong và ngoài nước.
Đã đến lúc, những người đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ở trong
và ngoài nước cần liên kết với nhau để thực thi các quyền con người về
chính trị đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị ghi nhận. Một trong những quyền con người về chính
trị căn bản nhất mà chúng ta nên thực hiện lúc này là quyền lập hội.
Về mặt pháp lý, quyền lập hội được qui định tại điều 69 Hiến pháp Việt
Nam 1992, điều 22 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà
Việt Nam đã ký kết. Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi ngày 11-4-2013,
quyền lập hội tiếp tục được thừa nhận tại điều 26.
Về mặt thực tiễn, những người mong muốn tham gia lập hội đều là những
người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền, hoặc có mục đích
tạo dựng các cơ chế dân sự để bảo vệ lợi ích tập thể của mình. Do vậy,
khi tiến hành thành lập hội theo luật pháp của Việt Nam, chúng ta có thể
sẽ bị chính quyền gây khó khăn mà không thực hiện được.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thành lập được Hội, có các sinh hoạt
của các thành viên trong Hội mà chưa cần xin phép theo qui định của pháp
luật của Việt Nam?
Sự phát triển của công nghệ thông tin cung cấp cho chúng ta rất nhiều
phương tiện để thực hiện các quyền của mình. Các trang mạng xã hội như
Facebook, Twitter, các phần mềm như Skype, Paltalk, tạo ra cho chúng ta
một không gian mạng để giao lưu với nhau mà không bị cản trở về lãnh
thổ, không gian, thời gian,… Các dịch vụ trên đều nằm bên ngoài lãnh thổ
Việt Nam, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Do vậy, việc
thành lập các hội đoàn, tổ chức chính trị,… trên không gian mạng của
quốc tế hoàn toàn không bị pháp luật Việt Nam cấm, và không phải xin
phép.
Ví dụ cụ thể: “Hội Anh Em Dân Chủ” có tên tiếng Anh là Brotherhood
Association For Democracy(BAFD) do những người Việt Nam ở trong và ngoài
nước được thành lập trên mạng xã hội Facebook. Do vậy “Hội Anh Em Dân
Chủ” chỉ cần tuân thủ các qui định của facebook và luật pháp của Hoa Kỳ.
Các sinh hoạt giữa các thành viên của Hội như trao đổi thông tin, huấn
luyện,… đều diễn ra trên không gian mạng, pháp luật Việt Nam không có
qui định cấm và cũng không phải xin phép về vấn đề này. Khi các thành
viên của Hội muốn gặp mặt, họ có thể cùng nhau tham dự các đám cưới,
sinh nhật, tiệc chiêu đãi, picnic,… pháp luật không cấm và không phải
xin phép.
Tại sao cần phải thành lập nhiều hội, tổ chức chính trị vào lúc này?
Vai trò lịch sử của các kiến nghị, các thỉnh nguyện thư, các lời kêu gọi
sắp kết thúc. Cuộc vận động cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam cần
phải bước sang một trang mới. Các cá nhân vốn hoạt động độc lập, nay đến
lúc cần phải liên kết với nhau để hình thành nên các tổ chức chặt chẽ
hơn. Bước đầu, nên hình thành các hội đoàn, tổ chức chính trị trên không
gian mạng để không phải xin phép. Chỉ với hình thức này, nếu các thành
viên biết cách tổ chức và hoạt động thì sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho
phong trào dân chủ. Khi các tổ chức Hội đã lớn mạnh và có số lượng thành
viên đông đảo, thì có thể liên kết, liên minh với nhau để tạo sức mạnh,
hoặc hình thành lên một tổ chức lớn hơn.
Trước đây, các cá nhân hoạt động độc lập thì tùy theo cảm hứng mà làm.
Nay, khi đứng cùng trong một tổ chức, tuy chỉ là trên không gian mạng
nhưng phải bắt đầu làm quen với việc hoạt động có tổ chức. Khi chưa có
tổ chức, mọi phát ngôn, hành động chỉ ảnh hưởng tới mỗi cá nhân, nhưng
khi ở trong một tổ chức thì mọi phát ngôn, hành động của các thành viên
đều phải cân nhắc nếu không sẽ ảnh hưởng đến tập thể, tổ chức. Điều này
sẽ giúp cho mỗi thành viên có ý thức tổ chức kỷ luật khi hoạt động trong
Hội đoàn.
Khi các cá nhân cùng đứng trong một tổ chức, làm việc và cùng trao đổi
với nhau thì sẽ hiểu biết về nhau nhiều hơn, giúp nhau khắc phục điểm
yếu, cùng khuyến khích những ưu điểm của nhau. Các thành viên tùy theo
khả năng của mỗi người mà được phân công những công việc phù hợp. Từ đó
phát huy được hiệu quả của tính làm việc tập thể. Mọi thành viên cùng
nhau thống nhất hành động sẽ đem lại hiệu quả hơn mỗi cá nhân.
Công nghệ thông tin sẽ giúp cho các thành viên có mối liên hệ và liên
kết chặt chẽ trong mọi công việc. Từ việc trao đổi thông tin cho đến
công tác huấn luyện. Tìm hiểu và kết nạp thành viên mới, ….
Tóm lại, trước khi đi đến việc thành lập một tổ chức chính trị có văn
phòng, trụ sở tại Việt Nam. những người đấu tranh cho tự do dân chủ và
nhân quyền ở trong và ngoài nước cần phải liên kết với nhau để hình
thành nên các hội đoàn, các tổ chức chính trị trên không gian mạng.
Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động xã hội, hoạt động chính trị,… cá
nhân, tổ chức nào sử dụng hiệu quả những tiện ích mà công nghệ thông tin
đem lại thì sẽ nắm được nhiều cơ hội thành công.
Hà Nội, ngày 5-5-2013
Luật sư Nguyễn Văn Đài
----------------------
Ghi chú: Dự thảo Luật về Hội đã ra đời cách đây khoảng 8 năm, được bàn
thảo rất nhiều và có tới hơn 10 lần sửa đổi. Thế rồi nó lặng lẽ bị cất
đi, lý do không được giải thích rõ ràng nhưng cũng rất dễ dàng để đoán
biết.
(ABS)
Cánh Cò - Anh ơi tha cho em… em là đảng viên!
Cái clip đang lưu hành trên mạng cho thấy sự thật bẽ bàng của một thằng
đảng viên cao cấp. Nó là Phó chánh văn phòng Tỉnh Bình Định tên là Lê
Văn Vương còn người được nó năn nỉ là Lê Anh Quốc, người có hân hạnh
được nó lấy vợ giùm.
Khi bị bắt quả tang và bị súng điện dí vào người nó mếu máo bật lên lời năn nỉ hèn hạ:
“Anh Quốc ơi tha cho em, em là đảng viên…”
Nghe lời than não nuột của thằng này mà tôi tức muốn lộn ruột. Tôi cũng
là đảng viên đây, tôi tự hứa trong lòng nhiều lần dù có chết cũng không
bao giờ làm ô cái danh mà tôi từng ôm ấp từ nhiều chục năm nay mặc dù
tôi không hề yêu thương cái đảng này một chút tẻo nào.
Tôi chưa bao giờ chịu ơn của đảng, chưa bao giờ lấy đảng làm bình phong,
cũng như chưa bao giờ vận dụng chủ nghĩa Mác Lê một cách sáng tạo vào
cuộc sống của chính tôi và gia đình, hay trong cái lý lịch đảng viên mà
đã nhiều năm qua tôi không còn đóng nguyệt liễm nữa.
Tôi là một đảng viên không điển hình. Một đảng viên có nỗi buồn mang tên
“lầm lẫn”. Và nhất là không cao cấp như thằng mếu máo này.
Tôi vào đảng do tâm lý …bầy đàn. Ban đầu thấy đảng viên có vẻ gì đó oai
phong ngầm trong lời nói, trong cách hành xử đối với người khác. Những
đảng viên trẻ lúc nào cũng tự hào mình là người biết lắng nghe đồng đội,
đồng chí đã ám tôi. Đa số bạn bè tôi đều cảm thấy vào đảng là con đường
dẫn tới thành công cho bản thân. Phấn đấu hôm nay sẽ gặt hái kết quả
ngày mai. Vậy là tôi phấn đấu để vào đảng.
Không khó khăn lắm khi tôi làm đơn xin vào đảng bởi lý lịch đỏ hoét của
mình.Từ ông tới cha cộng với hai người anh liệt sĩ. Tôi vào đảng như một
sự hiển nhiên và từ cái hiển nhiên ấy khiến tôi thấy không cần thiết
phải phấn đấu như nhiều người khác.
Sau vài năm sinh hoạt đảng, tôi bắt đầu chán. Chán vì nhiều thứ mà thứ
quan trọng nhất là tôi không cảm thấy mình thích hợp với cái đám đông
được tuyển chọn này. Cái đám đông ấy nếu người đứng bên ngoài nhìn vào
sẽ thấy là một toán mặc đồng phục. Còn người bên trong thì lại thấy …
bên trong những bộ đồng phục ấy là những con dao nhọn hoắt, sẵn sàng
thọc sâu vào đồng chí, đồng đảng của mình nếu quyền lợi bị xâm phạm.
Tôi là người tự đẩy mình ra cái vòng tròn máu lạnh ấy vì …nhát. Và trên
hết, tự biết khả năng chống chọi của mình không lại ai trong cái đám
người sẵn sàng tàn nhẫn này.
Tôi an phận và đôi khi cảm thấy hối hận vì đã trót vào đảng. Vợ tôi cằn
nhằn, mấy đứa con ngây thơ chờ đợi một cái gì đó mà bạn bè chúng có. Tôi
không giải thích cho vợ lẫn con, tôi im lặng như gã thiền sư giả mạo,
thích nhìn người khác sa vào vòng nghiệt ngã và tự an ủi mình bằng những
kết quả mà các ông bà đảng viên kẻ trước người sau rơi vào tròng của
nhau.
Mỗi lần như thế tôi hả dạ, tôi âm thầm sung sướng nhưng không lộ ra cho
ai biết. Tôi tin nếu có người biết tôi nhát chứ không phải liêm chính
như họ tưởng thì sẽ mặc sức mỉm cười. Tôi không chấp nhận những nụ cười
như vậy và lý do này khiến tôi tiếp tục đóng vai thiện của cuộn phim
nhiều tập về cuộc đời người đảng viên liêm chính.
Cho tới hôm nay thì tôi cảm thấy bị xúc phạm, xúc phạm trầm trọng cho
vai diễn của tôi lẫn con người thật của mình. Cái clip quay cảnh một
thằng Phó chánh văn phòng của tỉnh bị chồng kẻ ngoại tình với gã vào
phòng bắt quả tang đang đóng phim con heo. “Anh Quốc” dùng súng điện bắn
gã và mụ tình nhân. Gã đau, và khi ấy mếu máo lên tiếng năn nỉ thống
thiết mà tôi chưa bao giờ nghe một gã đảng viên nào năn nỉ trước đó:
“Anh Quốc ơi tha cho em, em là đảng viên, cả đời em theo đảng!..”
Có xem cái clip mới thấy sự đau khổ của tên này. Có điều thằng này dám
chơi mà không dám chịu. Khi nó ngồi trong văn phòng tỉnh ủy liệu có ai
trên đời này có thể làm cho nó kêu rên thống thiết như vậy hay không?
Chắc chắn là không. Khi nó đánh người khác bằng giấy tờ, bằng chữ ký,
bằng văn bản liệu nó có thương xót những tiếng kêu than thống thiết của
nạn nhân như nó hay không? Cũng chắc chắn là không.
Và một điều nữa: khi nó trình ký lệnh cưỡng chế đất đai của người dân có
bao giờ nó nghĩ sẽ có hằng trăm hàng ngàn người cũng đau đớn và hoảng
sợ như nó hay không?
Nó hoảng sợ bị mất ghế, mất thẻ đảng. Người bị nó hại sợ té vãi vì sẽ
mất đất, mất nồi cơm và có cơ đi ăn mày cả gia đình. Có bao giờ nó nghĩ
tới điều này hay không? Cũng chắc chắn là không.
Nó là một tên lãnh đạo, nhưng vẫn còn nhỏ.
Tội ngoại tình của nó đáng bị như thế, nhưng vẫn còn nhỏ.
Những kẻ khác đang ngồi bàn chuyện nước non trong kia mới là lớn. Tội của họ mới là lớn so với tội lấy vợ người khác.
Tội của nó chỉ làm cho một thằng chồng đảng viên khác đau khổ. Tội của
mấy người ngồi trong kia là tội làm cho những người không phải đảng viên
phải đau khổ. Vì vậy bản án phải nặng hơn.
Không biết mai này khi bị súng điện của người dân cả nước dí vào thì mấy
ông ở cái Bộ chính trị cao nhất nước ấy có khẩn thiết kêu than như
thằng này không? Mà than sao được hở trời, không lẽ lại nói: Lạy các
anh, các chị các bà các cô, em là đảng viên cao cấp cả đời hy sinh vì
nhân dân!
Vì vậy mà tôi giận cho cái tên Phó chánh văn phòng tỉnh này. Nó đã làm
hoen ố cho cái thẻ đảng của tôi. Mặc dù tôi không còn yêu thích đảng nữa
nhưng cái thẻ đảng tôi vẫn thấy nó dễ thương lắm. Cái thẻ đảng không
làm tôi sôi máu như mấy thằng đảng viên trong chi bộ của tôi. Cái thẻ nó
không biết nói và tôi tin rằng nếu nó biết lên tiếng thì việc đầu tiên
nó sẽ khen tôi: Mày là một thằng đảng viên ưu tú!
Và nhất là khi có biến cố gì đi nữa tôi vẫn thoát nạn! cái nạn mà một
đảng viên không thể tránh khỏi nếu chưa làm điều gì khiến cho nhân dân
căm thù. Cuối cùng cái thẻ đảng trong sạch sẽ cứu tôi vì nó cho phép
lãnh lương hưu khi bất cứ chế độ nào nổi lên cầm quyền. Không lẽ họ cắt
lương hưu của một đảng viên tốt như tôi?
Nhưng gì thì gì tôi quyết liệt không năn nỉ hay kêu gào bên thắng cuộc.
Không lẽ lại la lên: Anh ấy ơi tha cho em, em là đảng viên nhát hít chứ
không phải liêm chính gì đâu, anh ấy ơi…cho em xin cái sổ hưu!
(Blog Cánh cò)
Lê Phan - Cuộc chiến lén lút lấn chiếm của Bắc Kinh
Tôi có một anh bạn đồng nghiệp cũ ở đài BBC. Anh ta thuộc loại mà chúng
tôi gọi là đã “gone native” tức là đã trở thành dân bản xứ. Và xứ của
anh là Philippines. Ðã lâu lắm tôi không gặp anh. Hôm nọ đột nhiên tôi
nhận được một bức email của anh hỏi thăm có phải tôi vẫn còn ở địa chỉ
email này không. Khi tôi trả lời, anh mừng rỡ.
Chúng tôi gặp nhau qua Gmail chat. Sau khi chào hỏi qua loa, anh vào
ngay mục đích. Anh hỏi tôi có còn theo dõi tình hình Á Châu nữa hay
không. Tôi bảo, làm sao mà không theo dõi được bởi tôi vẫn còn hành
nghề. Lập tức anh viết “Bạn có biết Trung Quốc muốn gì không? Chúng tôi ở
Philippines đang rất lo.” Ngạc nhiên tôi hỏi lại “Nhưng Philippines có
hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Hoa Kỳ cơ mà?” Anh viết “Hừ. Có ích gì
đâu!” Tôi chưa kịp hỏi thêm thì anh viết tiếp “Hoa Kỳ làm gì khi chúng
tôi mất bãi Scarborough.” Tôi hỏi “Mất bãi Scarborough? Nhưng các bạn
đâu đã mất bãi Scarborough?” “Kể cũng như là mất rồi.”
Anh tiếp tục kể sự tức giận của Philippines khi vào lúc túng quẫn nhất,
lúc Philippines không có cả lực lượng để bảo vệ cho hòn đảo nhỏ này, Phi
quay sang cầu cứu Hoa Kỳ. Anh viết tiếp, “Bạn đã thấy họ làm gì rồi đó.
Họ gửi cho chúng tôi một cái tàu cũ mèm, sau khi đã lấy hết các dụng cụ
điện tử mặc dầu đó là loại dụng cụ cũng đã lỗi thời rồi.” Anh viết
tiếp, “Ðó là lý do tại sao Noynoy (Tổng Thống Benigno Aquino) đã phải
chạy sang cầu cứu Nhật Bản. Và so với người Mỹ, người Nhật tử tế hơn. Ít
nhất họ cho chúng tôi mua trả góp 10 con tàu mà thực sự khả năng ngang
với một khu trục hạm mặc dầu họ nói là tàu tuần duyên.”
Cả giờ đồng hồ chúng tôi chat, sau cùng anh bảo tôi tìm đọc bài trên tờ
Japan Times của ông Brahma Chellaney. Anh bảo, “Hắn nói có lý.”
Cái bài anh nói là một bài góp ý của ông Brahma Chellaney, một nhà chiến
lược địa lý mà cuốn sách nổi tiếng nhất là “Asian Juggernaut,” viết về
Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nhật Bản, mang cái tựa đề “China’s stealth wars of
acquisition” (Cuộc chiến lén lút để lấn chiếm của Trung Quốc). Là một
người Ấn, ông Chellany mở đầu nói là cũng như việc Bắc Kinh chiếm lấn
trên toàn vùng Hy Mã Lap Sơn thời thập niên 1950 bằng chiến thuật lén
lút, và Trung Quốc nay đang tổ chức một cuộc chiến tranh “tàng hình,”
không cần bắn một phát súng, mà có thể thay đổi được hiện trạng ở các
biển Hoa Nam và Hoa Ðông, trên lằn ranh giới với Ấn Ðộ và trên giòng
chảy của sông ngòi quốc tế.
Theo ông, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tin theo Mưu công thiên trong Tôn Tử
Binh Pháp, là không đáng mà thắng mới là sách lược tốt nhất. Ông
Chellaney giải thích là sau khi từ bỏ chủ nghĩa Marxist Leninism, các
lãnh tụ Trung Quốc nay đặt quốc gia chủ nghĩa là tâm điểm cho chính
nghĩa chính trị của họ. Trong hoàn cảnh đó, việc Bắc Kinh đã dùng đến
chiến thuật “chiến tranh lén lút tàng hình” để đạt được các mục tiêu
quân sự và chính trị đang là một trong những nguồn bất ổn chiến lược
chính của Á Châu. Ông nói khí cụ cho chiến tranh kiểu này rất đa dạng,
từ chiến tranh kinh tế đến tạo nên một loạt các binh chủng mới núp bóng
dưới các cơ quan bán quân sự từ hải giám đến ngư chính và cả đến cơ quan
quản trị hải dương.
Ông chỉ ra là những cơ quan này, với sự hỗ trợ của Hải Quân Trung Quốc,
đã là lực lượng tiền phương trong việc thay đổi hiện trạng để cho lợi
thế nghiêng về phía Trung Quốc. Và sự thành công đã càng làm cho họ hăng
say theo đuổi một chiến dịch lấn chiếm đa phương. Ông đưa ra một thí dụ
là sau mấy tháng đối đầu với Philippines, sau cùng Trung Quốc đã nắm
kiểm soát trên thực tế ở bãi Scarborough từ năm ngoái qua việc luôn khai
triển tàu quanh đó từ chối không cho kẻ địch được đến gần. Các ngư dân
Phi không còn có thể vào được khu chính giữa bãi cạn, vốn là một vịnh
nhỏ thiên nhiên và là nơi đánh cá truyền thống của họ. Với các con tàu
của Trung Quốc tiếp tục ở đó, Philippines chỉ còn có hai lựa chọn chiến
lược: chấp nhận thua Trung Quốc hay là đối diện với chiến tranh.
Trong khi Bắc Kinh tiếp tục gây hấn, Hoa Kỳ đã không làm gì giúp đồng
minh mà ngược lại còn kêu gọi hai bên hãy tự chế và thận trọng. Khi
Philippines cương quyết không chịu đầu hàng, gửi chiến hạm tới, Bắc Kinh
quay sang dùng chiến tranh kinh tế. Họ tìm cách làm phá sản các nhà
trồng chuối ở Phi cũng như kỹ nghệ du lịch qua việc cắt giảm mạnh nhập
cảng chuối và đưa ra khuyến cáo cho người Hoa đừng đi du lịch đến
Philippines nữa. Mà đây là một bãi cạn nằm trong khu “đặc quyền kinh tế
của Philippines” trong khi cách Trung Quốc 800km.
Cuộc chiến tranh “du kích” này của Trung Quốc cũng được áp dụng đối với
quần đảo Sensaku mà Nhật Bản đã cai trị từ nhiều thập niên nay. Sau khi
thành công trong việc đưa ra vấn đề chủ quyền trên năm hòn đảo đã nằm
trong tay của một quốc gia khác, Bắc Kinh bắt đầu một cuộc chiến tiêu
hao đối với Nhật. Qua việc luôn gửi tàu tuần đến vùng biển quanh các hòn
đảo này từ mùa thu năm ngoái, và vi phạm không phận, Bắc Kinh bất kể
nguy cơ là những vụ như vậy có thể vượt quyền kiểm soát của họ.
Cuộc chiến lén lút này với Nhật Bản cũng đã kèm theo chiến tranh kinh tế
qua tẩy chay hàng Nhật Bản dẫn đến sụt giảm xuất cảng của Nhật Bản sang
Trung Quốc. Mà quả thật vậy, sau nhiều năm liên tiếp, năm 2012 là năm
Hoa Kỳ trở lại là quốc gia mà Nhật xuất cảng nhiều nhất, thay thế Trung
Quốc.
Dĩ nhiên chiến thuật “stealth” này cũng được áp dụng khi một cuộc tấn
công có thể không tạo nên sự chú ý như trường hợp Bắc Kinh chiếm quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 chẳng hạn. Họ biết rằng lúc
đó và ngay cả bây giờ nữa, Hoa Kỳ sẽ không muốn có một cuộc chiến với
Trung Quốc qua một hòn đảo nhỏ trong Biển Ðông.
Nhưng theo ông Chellaney, mảnh đất mà Trung Quốc muốn nhất không phải ở
biển Hoa Nam hay Hoa Ðông. Nó cũng không phải là Ðài Loan. Mảnh đất đó
nằm ở Ấn Ðộ, ở cái vùng gọi là bang Arunachal Pradesh của Ấn, ba lần lớn
hơn Ðài Loan. Vùng đất này, tuy ông Chellaney không nói ra, nhưng nhiều
chiến lược gia khác đã chỉ ra, là một vùng với nhiều tiềm năng dầu khí,
và nó cũng nằm trong khu vực mà Bắc Kinh coi là thuộc Tây Tạng. Họ
chẳng đã gọi vùng này là Ðông Tạng đó sao.
Và cũng như hồi năm 2007, số các vụ lấn chiếm vào bên trong lãnh thổ Ấn
ngày càng tăng vào năm ngoái. Với vùng biên giới trên dãy Hy Mã Lạp Sơn
khó canh phòng, Trung Quốc liên tiếp lấn tới, một là để chọc tức Ấn Ðộ
mà hai nữa là để đẩy biên giới về phía Nam.
Mới tuần rồi, một trung đội Trung Quốc đã đột nhập vào sâu khoảng từ 10
đến 19km vào một đêm hôm tháng 4, và thản nhiên dựng trại ở đó. Vụ đột
nhập này đang có nguy cơ hâm nóng biên giới vì Ấn Ðộ đã vội đưa quân tới
đối đầu. Nhưng giữ đúng nguyên tắc, ở Bắc Kinh, phát ngôn nhân của Bộ
Ngoại giao Trung Quốc thản nhiên chối, nói là không làm gì có chuyện xâm
phạm lãnh thổ của Ấn cả.
Là một người đã nghiên cứu nhiều về vai trò của nước trong các vấn đề
chính trị, kinh tế và chiến tranh, ông Chellaney cho chiến lược ma quỷ
nhất của Trung Quốc là về nước. Mục đích của Trung Quốc là qua hệ thống
đập trên các vùng thượng nguồn của những con sông chính chảy xuống phía
Nam, Trung Quốc đã ngấm ngầm tạo ra, cũng như khi lấn chiếm lãnh thổ và
lãnh hải, một tình trạng “fait accompli,” chuyện đã rồi, khiến không ai
làm gì được. Một khi hệ thống đập nước trên các con sông xuyên quốc đã
hoàn tất, lúc đó Bắc Kinh có thể kiểm soát nguồn nước ở Hạ lưu.
Ông Chellaney dầu sao cũng là người ngoài nhưng đối với Ðông Nam Á, hành
động trắng trợn nhất nhưng cũng quỷ quyệt nhất của Trung Quốc là loan
báo đường lưỡi bò lấn chiếm gần hết 3.5 triệu cây số vuông của Biển
Ðông, một trong những hải lộ bận rộn nhất của thế giới và là con đường
huyết mạch nối Ấn Ðộ Dương với Thái Bình Dương. Nhật Bản và Ấn Ðộ có thể
đủ khả năng quân sự để đối phó với cuộc chiến lén lút của Bắc Kinh
nhưng những quốc gia Ðông Nam Á như Philippines thì chẳng có thể làm gì
hơn ngoài việc đưa ra kiện ở tòa án quốc tế, một việc không khác gì kiện
củ khoai vì Bắc Kinh, khi ký kết Công ước Biển đã chọn không nhận quyền
tài phán của Ủy ban Công ước Biển rồi.
Chả trách mà anh bạn Philippines gốc Anh của tôi bực tức.
Lê Phan
(Diễn đàn Thế kỷ)
Nguyễn Thành Công - Thư trao đổi gửi ông Đặng Văn Âu và các bạn của ông
Thưa ông Đặng Văn Âu,
Ông là thiếu tá quân lực VNCH, vậy thì ông phải biết các nguyên tắc quân
sự cơ bản như: nguyên tắc bảo vệ mình, tiêu diệt địch, nguyên tắc tập
trung binh lực ưu thế tiêu diệt từng bộ phận quân địch… Trong đấu tranh
chính trị cũng có những nguyên tắc cơ bản tương tự, như nguyên tắc “thêm
bạn bớt thù”, nguyên tắc tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu… Về việc
này, lịch sử cho ta nhiều bài học. Mũi nhọn cần tập trung tiến công
trong giai đoạn này là các nhóm lợi ích đang lũng đoạn đảng và đất nước.
Tôi đọc trên Dân Luận bài "Trách nhiệm với non sông phần II" của ông.
Cảm giác đầu tiên tôi thấy ông là người thật thà, thẳng thắn và tương
đối phục thiện. Ông công nhận những lý do Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thua
trận, đồng thời nói thêm về tình hình miền Nam trước đây mà ông biết.
Ông nói đến cách nhìn của ông về 2 nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh và Ngô
Đình Diệm, đồng thời nói đến cách đánh giá của ông đối với các lão thành
cách mạng đương thời. Tôi rất kính trọng ông, vì vậy xin có lời trao
đổi lại với ông và các bằng hữu đáng quý của ông.
Trước hết, xin nói về 2 nhân vật lịch sử. Ở miền Bắc từ trước đến nay
luôn đề cao Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do ảnh hưởng của cách giáo dục này, cả
miền Bắc đều gọi là Bác Hồ, và nếu nói không quá, nhiều người dân miền
Nam cũng gọi là Bác Hồ. Bác Hồ đã trở thành biểu tượng sáng chói, là
niềm tin cho nhiều chiến sĩ trẻ trên đường ra trận. Sau năm 1975, một số
thông tin “cung đình” lộ ra ngoài, hình ảnh Bác Hồ có khác đi trong dư
luận. Tuy nhiên, đối với nhiều người dân ở miền Bắc, hình ảnh Bác Hồ vẫn
là hình ảnh đẹp. Đấy là chuyện thực tế. Cho đến tận bây giờ, nhiều
thông tin về Bác Hồ vẫn trong vòng bí mật. Cách đây hơn chục năm, tôi có
dịp trò chuyện với bậc đàn anh của tôi là anh Hoàng Kỳ, con trai nhà
thơ Hoàng Cầm. Anh Kỳ cho biết: Nhà nghiên cứu Đào Phan (Đào Duy Dếnh)
có viết một quyển sách dài 2000 trang tên là Bi kịch Hồ Chí Minh. Sách
chưa thể xuất bản nên ông Đào Phan gửi nhà thơ Hoàng Cầm giữ hộ. Lúc đó
tôi muốn mượn xem nhưng anh Hoàng Kỳ không cho mượn. Bây giờ cả nhà thơ
Hoàng Cầm và anh Hoàng Kỳ đều qua đời nên tôi không biết bản thảo quyển
sách đó ở đâu. Điều mà tôi muốn nói đến ở đây là: Bây giờ chưa phải lúc
đánh giá toàn diện, đầy đủ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãy để cho lịch sử
sau này phán xét. Tất nhiên, cần bỏ cách nhìn “thần thánh hóa” lãnh tụ,
đưa Bác Hồ trở lại với đời thường.
Hãy tin vào nhân dân, vì nâng thuyền hay lật thuyền vẫn là dân |
Về Tổng thống Ngô Đình Diệm, tôi được biết qua một số ấn phẩm xuất bản
trước năm 1975 ở Sài gòn. Theo tôi, ông là một người yêu nước đáng kính.
Sau này, nhà văn Hữu Mai có viết quyển Ông Cố Vấn kể về nhà tình báo Vũ
Ngọc Nhạ. Trong quyển sách này, hình ảnh Ngô Tổng thống hiện lên rất
đẹp. Đọc sách, những người trẻ như chúng tôi biết thêm về gia đình họ
Ngô, cũng hiểu thêm vì sao Ngô Tổng thống rút cuộc lại thất bại.
Thưa ông, trong bài trước tôi có nói đến một nguyên nhân thất bại của
VNCH là ở lòng dân. Trong cuộc chiến vừa qua, nguyên nhân thắng bại có
rất nhiều, nhưng ở một bài ngắn tôi không thể kể hết được. Mà thật ra
cũng không nên kể hết, vì các nguyên nhân có nặng nhẹ khác nhau, giá trị
từng giai đoạn khác nhau. Tôi nhắc đến nguyên nhân có tính quyết định,
giá trị lâu dài suốt cuộc chiến là lòng dân. Điều này thì chính ông đã
biết. Miền Bắc thời chiến tranh là một xã hội kín, khá thuần nhất, tương
đối đoàn kết, trong khi miền Nam là một xã hội chia năm xẻ bẩy, nhiều
đảng phái, nhiều nhóm hoạt động xã hội tranh chấp nhau ác liệt. Ngô Tổng
thống không sao thống nhất ý chí, thống nhất lực lượng được thì nói gì
đến chiến thắng? Còn một nguyên nhân khác cũng cần phải nói đến: VNCH
thua hoàn toàn về chính trị.
Tôi sẽ cố gắng làm rõ cái thua này vì theo tôi đây là cái thua gốc rễ
của chính quyền miền Nam trước người anh em miền Bắc. Cái thua về lòng
dân còn có thể đổ lỗi cho khách quan vì những người đứng đầu miền Nam
đôi khi không tác động vào được lòng dân, nhưng cái thua về chính trị
thì không đổ lỗi được cho ai, vì nó thuộc về hành động chủ quan của lãnh
đạo miền Nam.
Để giành chính nghĩa về mình, miền Bắc giương cao ngọn cờ chống xâm
lược, như báo chí miền Bắc thường gọi là “chống Mỹ cứu nước”. Như ông
biết, chính trị luôn dẫn đường cho kinh tế, vì vậy lãnh đạo miền Bắc
tuyên truyền phải xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải tiến nhanh, tiến mạnh,
tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Thời đó người dân nhìn vào các
nước XHCN Đông Âu mà hi vọng. Ông thấy đấy, nhiều lớp thanh niên miền
Bắc được trang bị tinh thần chống Mỹ cứu nước, hi vọng sau chiến thắng
sẽ được hưởng cuộc sống no đủ như các nước Đông Âu, họ lại không có
những mối lo lớn về gia đình vì đã được nhà nước “lo hộ” thông qua chính
sách hợp tác xã. Những khó khăn thiếu thốn đều được giải thích do hoàn
cảnh chiến tranh nên người lính thanh thản ra trận, và đương nhiên là họ
“chỉ biết có tiến công”. Về phía miền Nam, các nhà lãnh đạo giương ngọn
cờ “chính nghĩa quốc gia”, nhưng chính nghĩa quốc gia là cái gì vậy? Cơ
quan tuyên truyền miền Bắc sẽ bảo chính nghĩa quốc gia là độc quyền làm
tay sai, giết hại đồng bào, bóc lột lao động của nhân dân…Chính nghĩa
quốc gia tỏ ra hết sức yếu ớt trước ngọn cờ chống Mỹ cứu nước mà miền
Bắc đang giương cao. Các bạn ở miền Nam không nhìn ra sức mạnh tập hợp
lực lượng của ngọn cờ chống Mỹ cứu nước trên tầm quốc tế. Tôi nhắc lại
một sự kiện này là ông hiểu: Cuối năm 1972, khi Mỹ dùng B-52 đánh phá Hà
Nội rất nhiều nhân sĩ, trí thức trên thế giới phản đối Mỹ, thậm chí có
người còn đề nghị những người nổi tiếng đến Hà Nội đứng dưới bom. Có thể
nhiều người sẽ chết, nhưng chính phủ Mỹ nhất định phải chùn tay!
Để tập hợp lực lượng dân tộc trong một cuộc chiến tranh, những người
lãnh đạo một tổ chức, một quốc gia phải biết giương cao ngọn cờ chính
trị, giành chính nghĩa về mình, tổ chức lực lượng vũ trang đủ sức hoàn
thành nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đáng tiếc là những người lãnh đạo ở
miền Nam không làm nổi điều đó. Tôi nhắc lại một chuyện: Tướng Nguyễn
Cao Kỳ từng tuyên bố ông ta rất ngưỡng mộ Hít-le, miền Nam cần người như
Hít-le(?). Tuyên bố như vậy thì thật là …vô chính trị hết biết, vì
Hít-le là người bị cả thế giới ghét. Người lính miền Nam nghe ông Kỳ nói
thế chắc là…không còn muốn chiến đấu nữa, nếu thực sự họ là người có
nhân bản. Ở miền Bắc đã từng thực hiện chính sách rất mất lòng dân, như
việc cải cách ruộng đất. Tôi không nhắc lại những tổn thất ghê gớm của
chính sách này, nhưng nói đi cũng phải nói lại, chính sách đó đem lại
ruộng đất cho rất nhiều người. Số người hưởng lợi nhờ chính sách đó lớn
hơn số người bị thiệt hại vì chính sách. Đấy là lý do giải thích vì sao
cuối cùng chính quyền vượt qua cuộc khủng hoảng trầm trọng nói trên. Ở
miền Nam, có chính sách tương tự gọi là “cải cách điền địa”. Tôi thấy
chính sách cải cách điền địa của TT Ngô Đình Diệm rất nhân bản, ông mua
lại đất của địa chủ để giao cho nông dân. Theo ông, làm như vậy không
gây ra mâu thuẫn trong xã hội mà vẫn giải quyết được vấn đề “người cày
có ruộng”. Ý tưởng thật là hay! Nhưng vấn đề là thực hiện như thế nào?
Theo từ điển Wikipedia, ông Diệm nhờ cố vấn Đài Loan vạch kế hoạch, rồi
ông hạn định cho mỗi chủ đất được giữ không quá 100 ha. Đây là con số
lớn hơn nhiều so với chính sách cải cách điền địa ở Nam Hàn, Đài
Loan…những nước có hoàn cảnh giống Việt Nam. Do đó, chính sách của ông
chỉ tác động được đến khoảng 1/3 số người sử dụng đất, và thực tế diễn
ra là chính phủ thu lại số đất mà nông dân nghèo được giao để trao cho
lớp người giầu. Có thể thấy quá trình thực hiện đã làm hỏng ý tưởng ban
đầu.
Cải cách điền địa thất bại nên đến năm 1970 chính quyền VNCH phải tiến
hành cải cách điền địa lần thứ hai. Đấy là thất bại của chính sách cụ
thể, nhưng tôi muốn nói đến thất bại sâu xa hơn, thất bại về mặt chính
trị. Người nông dân sẽ mất niềm tin với chính phủ VNCH, nếu họ có ủng hộ
chính quyền Việt Minh, người đã đem lại quyền lợi thiết thân cho họ thì
cũng không đáng ngạc nhiên. Nhiều chính sách khác của chính quyền VNCH
cũng giống như thế, nghĩa là rất hay trên giấy tờ, nhưng khi thực hiện
thì hỏng. Có thể nói đến quốc sách ấp chiến lược của cố vấn Ngô Đình
Nhu. Nhìn thử vào lịch sử chúng ta thấy gì? Vào thời Tam Quốc ở Trung
Hoa cổ, Tào Tháo vận dụng chính sách đồn điền đã xây dựng một nước Ngụy
hùng mạnh ở phía Bắc. Tôn Quyền theo đề nghị của Cố Ung cũng dùng đến
chính sách này để xây dựng nước Ngô ở phía Nam. Chính quyền Thục Hán áp
dụng chính sách đồn điền, là người thực hiện kém nhất trong 3 nước nhưng
nhà văn La Quán Trung lại quy công lao đó cho Gia Cát Lượng. Chính sách
đồn điền chậm thực hiện, không giúp Khương Duy cứu được nước Thục. Thời
phong kiến nước ta, các triều vua áp dụng chính sách “ngụ binh ư nông”,
điều đó bảo đảm cho triều đại phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc. Thời
hiện đại, chính quyền Ix-ra-el áp dụng mô hình xây dựng các kíp-bu, tạo
thế đứng vững trước uy hiếp của khối A-rập đông đảo. Bên cạnh Việt Nam,
chính quyền Mã Lai vận dụng thành công chính sách “tát cá ra khỏi nước”,
quét sạch du kích cộng sản. Ông Ngô Đình Nhu học tập Mã Lai, thiết kế
quốc sách ấp chiến lược, hi vọng đẩy cộng sản ra khỏi vùng chiến lược
nông thôn. Quốc sách ấp chiến lược của ông Nhu là một chính sách hay,
nhưng ông thất bại khi áp dụng nó, do đó không có hậu thuẫn của lực
lượng nông dân đông đảo. Các tướng lĩnh miền Nam sau này không có tầm
nhìn chính trị như ông Nhu, chỉ biết cầm súng đánh nhau (đánh cộng sản
và đánh lẫn nhau), thua trận là điều tất nhiên.
Thưa ông Đặng Văn Âu, ông là thiếu tá quân lực VNCH, vậy thì ông phải
biết các nguyên tắc quân sự cơ bản như: nguyên tắc bảo vệ mình, tiêu
diệt địch, nguyên tắc tập trung binh lực ưu thế tiêu diệt từng bộ phận
quân địch… Trong đấu tranh chính trị cũng có những nguyên tắc cơ bản
tương tự, như nguyên tắc “thêm bạn bớt thù”, nguyên tắc tập trung mũi
nhọn vào kẻ thù chủ yếu… Về việc này, lịch sử cho ta nhiều bài học. Nếu
ông đọc sách, chắc ông biết khi mới khởi nghĩa, quân của anh em Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ giương cao ngọn cờ “hoàng tôn Dương” để tập
trung mũi nhọn vào quyền thần Trương Phúc Loan chứ không chĩa mũi nhọn
vào chúa Nguyễn, mặc dù chúa Nguyễn là kẻ thù chính. Khi bị chúa Trịnh
và chúa Nguyễn đánh kẹp 2 đầu, Nguyễn Nhạc rất nhanh chóng “xin hàng”
chúa Trịnh, nhận làm tiên phong đánh quân Nguyễn. Nhờ đó, Nguyễn Nhạc có
thể tập trung toàn lực giải quyết chúa Nguyễn ở phía Nam rồi mới đối
đầu với chúa Trịnh ở phía Bắc. Thời cộng sản, ông Hồ Chí Minh cho ta
nhiều bài học hay. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ông Hồ Chí Minh
ra chỉ thị tập trung vào kẻ thù chủ yếu là phát-xít Nhật và liên minh
tạm thời với Pháp. Sau khi cướp được chính quyền, chính phủ ông Hồ Chí
Minh đối diện với nhiều kẻ thù, trong đó có quân Pháp đang theo chân
quân Anh vào nước ta, quân Tầu Tưởng cũng vào miền Bắc. Ông Hồ Chí Minh
xử lý bằng cách chấp nhận đàm phán với Pháp để đuổi quân Tầu Tưởng đi,
loại bớt kẻ thù nguy hiểm. Đoàn kết với mọi lực lượng có thể đoàn kết
được, dù chỉ là tạm thời để tập trung mũi nhọn vào kẻ thù nguy hiểm nhất
trước mắt là một nguyên tắc lớn trong đấu tranh chính trị, bất kể thời
nào.
Tôi xin quay về với tình hình hiện nay ở Việt Nam. Hiện nay chính quyền
cộng sản đã lộ rõ bộ mặt bán nước, dâng đất, dâng biển cho Trung Quốc,
bên trong thì đàn áp nhân dân phục vụ cho các nhóm lợi ích. Nhân dân
khắp nơi trong nước đang đấu tranh với chính quyền, yêu cầu chính quyền
phải tuân thủ pháp luật, tiến tới thực hiện dân chủ, công bằng để xây
dựng một nước Việt Nam giầu mạnh, đủ sức tự bảo vệ trước nguy cơ xâm
lược của bá quyền phương Bắc. Cuộc đấu tranh này đang thức tỉnh tất cả
những người yêu nước, kể cả những đảng viên cộng sản trung kiên của
đảng. Mũi nhọn cần tập trung tiến công trong giai đoạn này là các nhóm
lợi ích đang lũng đoạn đảng và đất nước. Vì vậy, mỗi tiếng nói góp vào
cuộc đấu tranh đều đáng quý. Nếu đấy là tiếng nói của những đảng viên
chân chính của đảng cộng sản thì càng đáng quý hơn nữa, vì nó có tác
dụng cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có các đảng viên trẻ đang còn
phân vân trước cuộc đấu tranh. Chính vì vậy, chúng tôi ủng hộ những lời
tâm huyết của đại tướng Võ Nguyên Giáp góp ý về dự án bô-xít ở Tây
nguyên, thư của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam, mặc dù những ý kiến của các vị không được Đảng tiếp thu. Điều
đó sẽ làm rõ bộ mặt thật của nhóm lợi ích trước dư luận trong và ngoài
nước. Các vị lão thành cách mạng khi góp ý tất nhiên phải nêu cao ngọn
cờ Hồ Chí Minh, trong thực tiễn vẫn còn giá trị động viên nhiều tầng lớp
nhân dân. Chúng tôi cho rằng phủ nhận ý kiến của các bậc lão thành cách
mạng lúc này là việc làm quá khích, chỉ gây mất đoàn kết, không mang
lại lợi ích gì. Hãy để cho các loại ý kiến đều được phát biểu công khai,
thẳng thắn, nhân dân sẽ lựa chọn xem ý kiến nào đúng và ủng hộ. Hãy tin
vào nhân dân, vì nâng thuyền hay lật thuyền vẫn là dân, thưa ông Đặng
Văn Âu.
Nguyễn Thành Công
Cựu chiến binh QDND Việt Nam
(Dân Luận)
Vụ côn đồ đánh dân ở Tiên Lãng: Cần làm rõ kẻ chủ mưu
Vụ việc hơn 50 côn đồ đánh dân xảy ra ngày 21.4 tại thôn Trâm Khê, xã
Đại Thắng (huyện Tiên Lãng) không phải là hiện tượng bộc phát mà nó là
hậu quả của những mâu thuẫn âm ỷ kéo dài suốt 9 năm qua.
Điều đáng lưu ý là, bà Lương Thị Dĩnh - ở thôn Trâm Khê, xã Đại Thắng -
cho biết: “Khi các anh công an huyện xuất hiện, chúng tôi đã dắt tay các
anh ấy đến chỉ mặt từng tên côn đồ đánh dân. Bọn chúng cũng chẳng nói
gì nhưng công an cũng không yêu cầu họ về trụ sở làm việc”.
Hiện trường xảy ra vụ xô xát. |
9 năm khiếu kiện
Vụ hơn 50 côn đồ hành hung người dân thôn Trâm Khê xảy ra ngày 21.4 được
cho là giọt nước làm tràn ly những bất đồng quan điểm giữa chính quyền,
doanh nghiệp với người dân xung quanh việc thu hồi đất xây dựng Nhà máy
giày của Cty Hoa Thành.
Ông Lương Thanh Sắc - Chủ tịch UBND xã Đại Thắng - cho biết: “Ngay sau
khi triển khai dự án, chúng tôi đã nhận được rất nhiều kiến nghị của
người dân về việc áp giá đền bù quá thấp cho diện tích hoa màu mà dự án
thu hồi đất. Suốt gần 10 năm qua, người dân thôn Trâm Khê đã khiếu kiện
kéo dài từ cấp xã, huyện, thành phố rồi lên cả Trung ương. UBND TP.Hải
Phòng, UBND huyện Tiên Lãng và doanh nghiệp đã nhiều lần tổ chức đối
thoại với dân nhưng bất thành. Vụ việc đã ảnh hưởng rất lớn tới an ninh
chính trị địa phương. Từ năm 2005 đến nay, người dân đã vào trong khuôn
viên dự án này để trồng hoa màu “giữ đất”.
Thông tin từ phía người dân cung cấp và ông Lương Thanh Sắc cũng thừa
nhận, trước thời điểm xảy ra vụ “hỗn chiến” giữa côn đồ với người dân
thôn Trâm Khê ngày 21.4 thì đã có tới 5 lần Cty Hoa Thành tổ chức xây
dựng công trình nhưng đều bất thành do gặp sự phản ứng quyết liệt của
người dân.
Điển hình nhất là vụ ngày 23.11.2012, Cty này tổ chức rất nhiều người và
phương tiện đến triển khai thi công (có cả lực lượng công an đến làm
nhiệm vụ). Người dân thôn Trâm Khê kéo đến rất đông cản trở việc thi
công nên đã xảy ra xô xát kéo dài hơn 3 tiếng, người của Cty Hoa Thành
mới rút đi. Vụ việc này người dân đã quay phim lại và viết đơn tố cáo
gửi nhiều cơ quan chức năng.
Chính quyền cơ sở yếu kém
Khiếu kiện kéo dài nhưng chính quyền xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng và
TP.Hải Phòng vẫn chỉ loanh quanh với các biện pháp “vận động, thuyết
phục” bà con nhưng hiệu quả rất hạn chế. Tới khi xảy ra vụ việc hơn 50
côn đồ đánh dân, những người dân thôn Trâm Khê lại tố cáo chính quyền và
lực lượng CA cơ sở thờ ơ trước sự việc.
Trong một lá đơn gửi các cơ quan chức năng, ngoài việc tố cáo hơn 50 côn
đồ xông vào dùng quốc, xẻng, gậy gộc hành hung dân, các ông Chinh,
Khang còn cho rằng, dù lực lượng chức năng như chính quyền, CA xã, huyện
có mặt rất sớm nhưng không có biện pháp kịp thời giải quyết tình trạng
côn đồ đánh dân.
Ông Lương Văn Chinh bức xúc: "Trong vụ xô xát, những người dân thôn Trâm
Khê (đa số là người già, phụ nữ) đã bị những người lạ mặt đánh túi bụi
bằng gạch, gậy. Trong khi đó, CA xã Đại Thắng có mặt khá sớm nhưng chẳng
ai vào can thiệp".
Người dân cũng tố cáo, ông Lương Văn Luyện với chức trách là trưởng CA
xã, thay vì vào giải quyết vụ việc thì lại đứng từ xa, dùng điện thoại
để... quay phim về vụ việc. Lãnh đạo địa phương và các CA viên thì cũng
chỉ đứng từ xa, không ai dám can đảm đứng ra giải quyết dẫn đến việc 11
người dân bị thương. Để kiểm định thông tin này, PV Lao Động nhiều lần
liên hệ làm việc với ông Lương Văn Luyện nhưng bất thành.
Sau vụ xô xát khoảng gần một tiếng, các ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch,
ông Vũ Đức Cảnh – PCT UBND huyện Tiên Lãng - cùng CA huyện có mặt để
giải quyết vụ việc. Tuy vậy, nhóm côn đồ này không rút đi mà vẫn đứng
lại ở đó rất đông. Bà Lương Thị Dĩnh - ở thôn Trâm Khê, xã Đại Thắng -
cho biết: “Khi các anh CA huyện xuất hiện, chúng tôi đã dắt tay các anh
ấy đến chỉ mặt từng tên côn đồ đã hành hung, đánh dân. Bọn chúng cũng
chẳng nói gì nhưng CA cũng không yêu cầu họ về trụ sở làm việc”.
Ai “chống lưng” cho côn đồ?
Được biết, Cty Hoa Thành đã hợp đồng với Cty TNHH Quỳnh Dương để thi
công. Cty Quỳnh Dương hợp đồng với Cty CP dịch vụ bảo vệ Toàn Cầu để
thuê vệ sĩ đến bảo vệ “khảo sát địa hình” - như DN thông báo sau đó. Tại
đây, đã xảy ra vụ xô xát giữa người dân thôn Trâm Khê với khoảng 50 tên
côn đồ, khiến 4 người bị thương.
Tuy nhiên, trả lời sau đó, các Cty liên quan đều cho rằng không biết và
không liên quan đến nhóm côn đồ này. Việc trả lời như trên đã làm người
dân thôn Trâm Khê rất bức xúc. “Nói như mấy ông đó thì cả mấy chục tên
côn đồ tự nhiên “rỗi việc” tụ tập về tận quê tôi để đánh dân chẳng vì
mục đích gì? Câu trả lời của các ông này rất không thuyết phục” - ông
Nguyễn Văn Thân nói.
Chính vì vậy, dư luận mong cơ quan chức năng không chỉ làm rõ hành vi
bất chấp pháp luật của băng nhóm côn đồ này, mà quan trọng là làm rõ kẻ
chủ mưu đứng “chống lưng” đằng sau vụ việc này.
(Lao động)
Đảng Cộng Sản chẳng sợ gì Internet
Báo chí tư nhân ở Việt Nam vẫn không được cho phép, trong khi có vẻ như
trên Internet thì lại có tự do nói năng hơn. Thử tìm nguyên nhân nằm ở
sự tiếp cận Internet của người Việt Nam.
Người dân sử dụng Internet truy cập thông tin khắp nơi. AFP photo |
Vai trò của Internet
Ảnh hưởng của công nghệ thông tin lên sự phát triển của truyền thông là
điều hiển nhiên. Thông tin nay được đưa đến người đọc, người nghe vô
cùng nhanh chóng. Công nghệ thông tin có khi làm chết cả một phần của
ngành báo in lâu đời hàng trăm năm. Các trang mạng, báo online lại biến
những cá nhân có cơ hội tiếp cận với thế giới mạng trở thành những nhà
báo công dân tự do. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các xã hội mà ở
đó có sự kiểm duyệt thông tin hà khắc. Thậm chí trong cuộc cách mạng
Mùa xuân Ả Rập mạng thông tin internet đã đóng vai trò vô cùng lớn lao.
Nhà báo Mỹ gốc Việt Andrew Lam nói rằng Internet đã giúp các trí thức,
văn nghệ sĩ Việt Nam và Trung quốc giành lại không gian phát biểu cho
mình,
Tôi thấy internet là một khoảng không gian công mà người Việt Nam đang
dành được để có thể có tự do ngôn luận, trên mạng thì người ta có thể
nói lên cái thật.
Các nhà báo trong nước cũng rất hy vọng vào sự phát triển của Internet
sẽ giúp cho tự do ngôn luận phát triển ở Việt nam, hướng đến một không
gian tranh luận đa chiều, không chỉ gò trong khuôn khổ của Ban tuyên
huấn trung ương của đảng cộng sản. Nhà báo Hùynh Ngọc Chênh phát biểu,
May mà còn có Internet nên người dân mới có cơ hội phát biểu quan điểm của mình mà truyền thông của đảng không bao giờ đăng.
Nhà báo Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng, chủ của trang Blog Một góc nhìn khác
cũng rất hào hứng với vai trò của Internet trong truyền thông. Theo anh
thì các trang mạng, được phép hay không phép vẫn chính là những tờ báo,
mà vai trò của nó rất tích cực, hữu ích hơn các cơ quan ngôn luận của
đảng cộng sản kiểm soát. Anh nhận định về số lượng độc giả của báo in và
báo online như sau,
Bây giờ ai đọc báo in nữa đâu! Ở nông thôn người ta cũng có internet cơ mà.
Có thể vì lý do đó, mà nhiều báo online và trang mạng không do chính phủ
Việt nam kiểm soát hay bị ngăn chặn bằng nhiều cách, mặc dù họ chưa bao
giờ thừa nhận mình làm việc đó, và họ rất bực bội khi bị tổ chức phóng
viên không biên giới xếp vào nhóm kẻ thù với tự do Internet.
Tuy thế vẫn có những trang mạng không do chính phủ Việt Nam làm ra mà
vẫn được người đọc trong nước truy cập được. Từ những trang do người
trong nước làm như trang của anh Nhất, trang Bauxite, hay những trang
của các hãng truyền thông nước ngòai thực hiện. Trong khi đó báo in thì
tuyệt đối không được phép. Nếu nói rằng lý do kỹ thuật không cho phép cơ
quan kiểm duyệt của đảng cộng sản kiểm sóat được báo mạng một cách
triệt để như báo in thì cũng đúng phần nào, chẳng hạn như các mạng do
người bên ngòai Việt Nam thực hiện. Nhưng với kiểu cách luật pháp như ở
Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam hòan tòan có thể bắt những người trong
nước im lặng bằng nhiều cách. Nhưng những trang mạng do người trong nước
thực hiện, có khi đưa những tin mà đảng không ưa thích, vậy mà vẫn tồn
tại. Câu trả lời có thể nằm ở cơ cấu dân số Việt Nam.
Internet nông thôn
Việt Nam vẫn đang là một quốc gia nông nghiệp với hơn 70% dân số là nông
dân. Các nông dân này vẫn chưa tiếp cận với internet, vì lý do tài
chính lẫn kỹ năng. Có lẽ anh Trương Duy Nhất sẽ không đồng ý với câu trả
lời này, khi anh cho rằng ở nông thôn bây giờ đã có Internet tốc độ
cao, và nông dân đọc báo mạng nhiều hơn.
Trong một phóng sự của chúng tôi về Internet ở nông thôn, chúng tôi được nghe như sau từ các nông dân,
Người dân không quan tâm, nông dân đi làm quần quật suốt ngày, tối về
thì xúm quanh cái TV, xem thời sự giây lát rồi còn đi ngủ để sáng đi
làm. Hơn nữa kiến thức người ta còn thấp lắm thành ra không tiếp cận cái
đó, người ta cho là nó không cần thiết cho đời sống. Thực tế dịch vụ
rất tốt, mình chỉ cần đăng ký là họ tới nhà lắp ráp đường dây dẫn tới
nhà cho mình, chỉ vài tiếng đồng hồ là có, như trường hợp tôi nhanh lắm.
Mình có thể lựa chọn nhà mạng này nhà mạng nọ, nhưng ít người xài lắm.
Giá dịch vụ cũng là một vấn đề, giá mỗi tháng 90.000 đ còn truy cập dung
lượng đến đâu trả đến đó, ít nhất 200.000 đ/tháng.
Mấy anh đó kéo internet về địa phương, mình hỏi vào internet mỗi tháng
phải đóng bao nhiêu? Họ nói 380.000đ/tháng…nông dân thu nhập quá thấp,
giá này nông dân xài không nổi…để tiền sử dụng việc khác. Nếu internet
cho nông dân từ 100.000đ/tháng trở xuống thì còn có nhà dám xài. Nói
chung nhiều thứ lắm điện nước, điện thoại các cái tính ra nhiều lắm.
Có thể là anh Trương Duy Nhất lạc quan với số lượng người truy cập vào
trang mạng của anh, và quan sát của anh rằng Internet có mặt ở cả các
vùng quê Việt Nam là đúng. Nhưng cũng dễ dàng xác nhận rằng bài tóan đơn
giản của người nông dân mà chúng tôi nêu ra trên kia là chính xác.
Trong khi đó một tờ báo giấy rẻ hơn nhiều và có thể chuyền tay cho rất
nhiều người đọc. Và ngay cả khi các tờ báo thay đổi cuộc đời của nó khi
biến thành giấy gói hàng, nó vẫn còn có vai trò truyền thông đến những
người nông dân tò mò, thích chữ.
Câu hỏi đặt ra là tại sao chính phủ Việt Nam hiện tại cứ nhất quyết
không chấp nhận báo chí tư nhân, trong khi người ta vẫn nói đủ thứ
chuyện trên mạng? Có phải chăng vì sự tiếp cận của đại đa số dân chúng
với thông tin trên mạng vẫn còn hạn hẹp nên đảng cộng sản chẳng có ngại
gì Internet cả?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-05-07
Tổ chức "Hội Anh Em Dân Chủ"
Một số người tham gia đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam vừa
thành lập một tổ chức có tên ‘Hội Anh em Dân chủ’. Đây là nhóm tận dụng
không gian mạng và những công cụ truyền thông xã hội để sinh hoạt cho
mục đích chung là cổ xúy dân chủ- nhân quyền trong nước.
Buổi dã ngọai cho nhân quyền Việt Nam tại Hà Nội hôm 05/5/2013 Photo courtesy of huynhngocchenhblog |
Nhu cầu thực tế
Trong những ngày gần đây, những facebookers có liên hệ với những thành
phần đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam thấy xuất hiện trên
trang facebook một huy hiệu tròn với những cánh cuộn màu xanh với dòng
chữ vòng quanh là Hội Anh em Dân chủ.
Một trong những người tham gia sáng lập tổ chức này là luật sư Nguyễn
Văn Đài, người từng bị tù vì những hoạt động đấu tranh của ông trước
đây, cho biết về việc hình thành ra một hội mới như thế:
"Trong năm 2013, sau khi có phong trào ký ủng hộ hiến pháp đã dấy lên
hoạt động ký ủng hộ Kiến nghị 72, Kiến nghị của Hội Đồng Giám mục Việt
Nam, Tuyên bố của Nhóm Công dân Tự do… phát triển mạnh mẽ tạo ra một
phong trào xã hội ký kiến nghị, cũng như gửi các thỉnh nguyện thư. Nay
đã đến thời điểm những người đấu tranh dân chủ trong nước ngồi lại với
nhau, cùng nhau thống nhất bàn bạc tìm ra con đường ngắn nhất cho tiến
trình dân chủ ở Việt Nam.
Trước đây mỗi cá nhân đấu tranh rất đơn lẻ, không có sự phối hợp nên
phong trào đấu tranh rất yếu. Nay khi cùng đứng chung với nhau trong một
Hội Anh Em Dân Chủ thì có thể phát huy được những điểm mạnh, tích cực
của từng cá nhân, tạo nên sức mạnh tập thể để có thể đấu tranh một cách
mạnh mẽ hơn, đồng thời cũng có thể giúp nhau khắc phục những yếu điểm
hay nhược điểm của mỗi một thành viên. Từ đó tạo nên một tập thể gắn bó
để đoàn kết với nhau.
Chúng tôi là những người tiên phong trong việc thành lập hội này, đã
trải qua nhiều năm tháng đấu tranh, trải qua những năm tháng lao tù; đây
là lúc chúng tôi tiên phong thể hiện quyền lập hội của mình và cũng là
những người đi trước với mục đích tập hợp những anh em đấu tranh lại,
thứ hai cũng khuyến khích, cổ vũ cho những tổ chức, nhóm khác còn đang
hoạt động bị mất hoặc chưa có ý định thành lập hội thì mạnh dạn hơn nữa
để thành lập các hội đoàn khác nhau. Bởi vì nếu chỉ có một hội hoặc một
vài hội thôi, hay chỉ một vài tổ chức chính trị thôi thì không thể nào
có thể làm nên sự thay đổi về chính trị ở Việt Nam được mà lúc này chúng
ta cần rất nhiều hội đoàn ra đời để cùng phát triển mỗi một nhóm, một
hội khác nhau ở mỗi địa phương khác nhau, thuộc các thành phần khác nhau
để đến một thời điểm nào đó khi mà các hội đoàn lớn mạnh rồi, sẽ tạo
nên liên minh, thành tổ chức lớn mạnh; lúc đó mới đủ sức áp lực với
chính quyền để thay đổi tiến trình dân chủ cho đất nước, đem lại lợi ích
cho mọi người dân ở Việt Nam ở trong nước."
Một thành viên đầu tiên của Hội Anh em Dân chủ là cựu tù nhân lương tâm
Phạm Văn Trội cho biết về nhu cầu phải thành lập một tổ chức với sinh
hoạt tận dụng trang facebook và các công cụ mạng xã hội cho công cuộc
đấu tranh vì tự do- dân chủ tại Việt nam như sau:
"Hiện nay phong trào dân chủ ở Việt Nam lên rất cao. Có rất nhiều người
muốn tham gia hội và lập hội. Đó là những người đang đấu tranh hằng
ngày, hằng giờ cho nhân quyền Việt Nam. Thế thì việc đấu tranh này,
chúng tôi luôn xác định đều hướng đến việc làm chung nhất của hội. Chúng
tôi chỉ quan tâm đến việc chung và cùng nhau tham gia làm những việc
chung."
Không gian mạng tiện lợi
Thông thường lâu nay, khi những tổ chức chính trị không theo đường lối
của Đảng và Nhà Nước Việt Nam được hình thành như Khối 8406, Đảng Thăng
Tiến… cơ quan an ninh đều có những cản trở, sách nhiễu, bắt bớ đối với
những tổ chức như thế.
Bản thân những người như LS Nguyễn Văn Đài, ông Phạm Văn Trội đều có
kinh nghiệm về chuyện đó. Tuy nhiên đối với tổ chức trên không giam
facebook là Hội Anh Em Dân chủ thì đó là một điểm mà những người trong
cuộc cho không bị sự can thiệp từ phía an ninh Việt Nam.
Luật sư Nguyễn Văn Đài nói về điều này:
"Về mặt pháp lý, điều 69 Hiến pháp cho phép người dân được thành lập
hội; rồi luật về hội năm 1957, Nghị định 45 năm 2010 hướng dẫn về việc
thành lập hội. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, cũng
như các trang mạng xã hội cho phép người dân ở khắp nơi trên thế giới có
thể liên kết với nhau một cách chặt chẽ mà không phải nhất thiết gặp
mặt hay có trụ sở chính thức.
Hội Anh Em Dân Chủ được thành lập trên nền tảng công nghệ thông tin,
trang mạng xã hội facebook. Chúng tôi tạo ra một liên kết với nhau mà
không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam mà cũng không cần phải
xin phép. Chúng tôi chỉ phải tuân thủ những qui định của Facebook là nhà
cung cấp dịch vụ và luật pháp Hoa Kỳ, luật pháp quốc tế. Nhưng trên
thực tế chúng tôi có những hoạt động rất rộng rãi, có thể trao đổi, huấn
luyện cho nhau rất nhiều kiến thức để có thể trao đổi để hoạt động trên
không gian mạng qua những phần mềm như Skype, PalTalk … Khi mà chúng
tôi tạo ra sự gắn kết rồi, chúng tôi có thể tạo nên những buổi gặp mặt
như picnic, tổ chức những buổi tiệc hay cùng nhau chia xẻ về một sự kiện
nào đó mà sự kiện đó không phải xin phép pháp luật Việt Nam và pháp
luật Việt Nam không ngăn cấm điều đó.
Cho nên khi gặp gỡ trên không gian mạng và khi gặp gỡ trên thực tế đều
không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và rất dễ dàng cho mọi
người tham gia hay chia xẻ những hoạt động với nhau.
Thứ hai nữa, trong hội chúng tôi có các chương trình huấn luyện, đào tạo
các kỹ năng để đối phó khi bị chính quyền, công an sách nhiễu.Chúng tôi
có thể mời thêm những chuyên gia, nhà nghiên cứu ở trong nước cũng như ở
nước ngoài thuộc các lĩnh vực khác nhau để huấn luyện về các kỹ năng
như văn hóa ứng xử trong một tổ chức, hòa giải giữa các thành viên với
nhau. Vì khi một cá nhân hoạt động độc lập thì mọi phát ngôn hay hành
động của họ chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân mà thôi, còn khi đứng trong tổ
chức thì hành động, phát ngôn của họ phải có ý thức tổ chức hơn, không
chỉ giữ uy tín cho bản thân mà còn cho tổ chức nữa. Như vậy, khi mọi
thành viên đều hoạt động có tổ chức sẽ tạo được sức mạnh chung của tất
cả mọi người. Đó là ý hướng mà chúng tôi muốn thành lập nên Hội Anh Em
Dân Chủ."
Ông Phạm Văn Trội cũng một số ý kiến tương tự:
"Thực tế chúng tôi thành lập hội này trên một không gian mạng. Chúng tôi
sử dụng công nghệ thông tin để đòi những quyền tự do dân chủ cho người
Việt Nam. Pháp luật Việt Nam không có qui định nào xử lý những hoạt động
trên không gian mạng này. Vì không phải xin phép chính quyền, thì chúng
tôi hy vọng sẽ không phải đối mặt với sự chất vấn của chính quyền".
Theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, Hội Anh Em Dân chủ sau khi ra đời tính đến
lúc này sau hơn chục ngày thành lập, số hội viên đã lên đến chừng 70.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-05-07
Biểu tình ở Moscow phản đối đàn áp chính trị
(NYT) - Hàng ngàn người xuống đường tuần hành ở Moscow hôm Thứ Hai để
phản đối việc chính quyền Nga đang dùng hệ thống tư pháp để đàn áp thành
phần bất đồng chính kiến.
Đoàn người tuần hành tại trung tâm thủ đô Moscow. (Hình: Dmitry Korotayev/Epsilon/Getty Images) |
Cuộc biểu tình, được coi là một trong vụ lớn nhất từ mấy tháng nay, diễn
ra đúng ngày kỷ niệm vụ nổ loạn ở quảng trường Bolotnaya hồi năm ngoái
và tiếp theo đó là hàng loạt các vụ bắt bớ và án tù vì các tội mơ hồ.
Cuộc biểu tình này cũng khiến Tổng Thống Vladimir V. Putin đưa ra các đạo luật nhằm giới hạn quyền tụ tập và phát biểu ý kiến.
Ban tổ chức nói rằng có khoảng 30,000 người tham dự cuộc biểu tình ở
Moscow, gần với sự dự đoán của họ và trong giới hạn mà giấy phép đã đưa
ra. Interfax, một cơ quan thông tấn Nga, cho hay số người tham dự vào
khoảng gần 8,000.
Nhưng dù là với con số nào chăng nữa, cuộc biểu tình cho thấy ban tổ
chức vẫn có thể lôi kéo hàng ngàn người về tụ tập ở trung tâm thủ đô
Moscow để phản đối chính quyền.
(Người Việt)
Huế: Cho giáo viên làm đề thi của học sinh để kiểm tra chất lượng?
Trong đợt thi học kỳ 2 của học sinh khối 12 Trường THPT Cao Thắng (TP
Huế) vào tháng 4 vừa qua, cô Hoàng Thị Mai -hiệu trưởng nhà trường đã
đột xuất yêu cầu các giáo viên môn Toán, Anh Văn, Địa, Sinh cùng làm đề
thi của các em để đánh giá chất lượng.
Việc làm thử nghiệm này ít nhiều đánh giá được tức thời một phần thực
chất của giáo viên (GV) khối 12 - khối trọng điểm với nhiệm vụ hướng dẫn
học sinh (HS) thi tốt để vượt qua ngưỡng cửa cấp 3. Tuy nhiên cũng gây
một số khó chịu nhất định với GV, vốn lâu nay được đánh giá chất lượng
bởi nhiều hình thức khác, chứ không phải đi làm bài thi của HS.
PV Dân trí vừa có cuộc trao đổi với hiệu trưởng Hoàng Thị Mai về phương pháp thử nghiệm "lạ" này.
Xin cô cho biết thêm về việc Trường THPT Cao Thắng yêu cầu đột xuất GV khối 12 làm đề thi của HS?
Trước đây, vào mỗi kỳ thi học kỳ khối 12, chúng tôi vẫn thường hay làm
là cho GV cốt cán đọc đề chung của Sở GD-ĐT (vì đề thi học kỳ của HS 12
do Sở GD-ĐT ra), từ đó đánh giá xem HS làm được bao nhiêu phần trăm. Tuy
nhiên, GV chưa đánh giá đúng thực chất của các em. Ví dụ như đánh giá
đề tương đối dễ, sẽ có trên 65% HS khối 12 làm điểm trên trung bình,
nhưng khi chấm thì ngược lại, có trên 65% HS làm bài dưới trung bình.
Vì vậy, muốn để chắc chắn, chúng tôi đã có ý nghĩ, cho GV làm đề thi của
HS công khai tại trường, song song với buổi làm bài thi học kỳ của các
em. Để thử nghiệm, chúng tôi đã yêu cầu 15 GV khối 12 của 4 môn là Toán,
Anh Văn, Sinh, Địa trong đợt thi học kỳ 2 vừa qua, sau khi xem đề xong
thì cho vào ngồi cùng 1 phòng và làm đề thi lớp 12 theo từng môn mình
phụ trách. Những GV này được miễn coi thi, và được thay thế bằng các
người khác. Nhưng vẫn được tính tiết coi thi. Trong phòng làm bài, GV
được theo dõi nghiêm ngặt bởi ban giám hiệu.
Bài làm xong, được chúng tôi rọc phách và chấm công bằng. Kết quả, các
GV Toán làm bài rất chuẩn, chỉ hơn 50% thời gian đã xong. Điểm cao nhất
là 10, thấp nhất là 9,5 điểm. GV Anh văn có phần lúng túng hơn dù có
người cũng làm rất chuẩn, điểm dao động từ 7,5 đến 9,5 điểm. GV Địa và
Sinh cũng chuẩn. Có GV cùng 10 điểm, nhưng chúng tôi đánh giá cao hơn
người nào làm bài nhanh hơn.
Từ kết quả này, tổ bộ môn sẽ biết được phần nào năng lực của từng GV.
Chúng tôi sau khi công bố điểm đã họp lại và thưởng động viên mỗi người
100.000 đồng, làm bài điểm cao hay thấp gì cũng thưởng cho vui vẻ. Tổng
tiền thưởng cho 15 GV là 1,5 triệu đồng do tôi tự trích tiền túi ra.
Bài làm của 1 giáo
viên Toán ở Trường THPT Cao Thắng (TP Huế) sau khi làm xong được cắt
phách, ghi số hiệu để chấm khách quan như bài làm của học sinh.
Tâm lý của các GV ra sao khi có kết quả điểm, thưa cô?
Những người làm bài cao thì thấy hãnh diện so với những người khác trong
tổ. Những người điểm thấp cũng có phần xấu hổ với ban giám hiệu.
Xin cô cho biết lợi ích của việc cho GV làm đề thi của HS?
Sau khi làm bài thi HS xong, các GV trong từng bộ môn phải hội ý lại để
bàn về đáp án. Cho nên sẽ thuộc đáp án để chấm điểm nhanh cho HS sau đó,
không cần mất thời gian cho việc ngồi lại một lần để bàn đáp án nữa.
Thứ hai, sẽ tạo sự cạnh tranh trong GV.
Trong giờ chào cờ, chúng tôi có nói với HS khối 12 là trong lúc các em làm bài thi học kỳ 2 đợt vừa qua, thì các thầy cô em cũng được làm bài luôn. GV Toán chỉ làm 50% thời gian và được 10 điểm. Các em phải noi gương các thầy cô. Điều này đã làm cho HS rất phấn chấn.
Đây cũng là 1 điều ngấm ngầm cho ban giám hiệu chúng tôi là qua kết quả này, để có một phần cơ sở đánh giá GV chủ chốt dạy khối 12 trong năm sau. Tất cả điều chúng tôi làm đều không đưa vào quá trình thi đua của GV.
Học sinh trường
THPT Cao Thắng sau kỳ thi mới biết là trong lúc mình làm bài thì các
thầy cô cũng làm cùng đề thi để kiểm tra chất lượng.
Có những phản ứng nào từ phía GV không, thưa cô?
Có những người yếu thì có vẻ bực bội. Nhưng tôi làm việc này là để nâng cao trách nhiệm, chuyên môn GV chứ không có ý gì xấu cả.
Theo cô, những GV thấp điểm là do đâu?
GV trong trường đa phần đều tốt, họ làm thấp điểm có thể do tâm lý trong ngày đó, hoặc do không được chuẩn bị trước việc phải làm đề thi của HS.
Năm tới cô có định áp dụng hình thức này tiếp tục với GV không?
Đây là năm làm thử nghiệm và mang tính đột xuất. Cái này do mình lao động, sáng tạo nên nảy ra ý tưởng. Cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Không biết mình làm thế này cấp trên biết được có ý kiến la rầy gì không nữa. Nhưng năm tới, nếu tiếp tục cho GV làm đề thi của HS thì mình sẽ báo cho GV trước để có sự chuẩn bị tốt hơn về tâm lý.
Có những người yếu thì có vẻ bực bội. Nhưng tôi làm việc này là để nâng cao trách nhiệm, chuyên môn GV chứ không có ý gì xấu cả.
Theo cô, những GV thấp điểm là do đâu?
GV trong trường đa phần đều tốt, họ làm thấp điểm có thể do tâm lý trong ngày đó, hoặc do không được chuẩn bị trước việc phải làm đề thi của HS.
Năm tới cô có định áp dụng hình thức này tiếp tục với GV không?
Đây là năm làm thử nghiệm và mang tính đột xuất. Cái này do mình lao động, sáng tạo nên nảy ra ý tưởng. Cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Không biết mình làm thế này cấp trên biết được có ý kiến la rầy gì không nữa. Nhưng năm tới, nếu tiếp tục cho GV làm đề thi của HS thì mình sẽ báo cho GV trước để có sự chuẩn bị tốt hơn về tâm lý.
Cô Hoàng Thị Mai - hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng (TP Huế).
Xin cô cho biết nguyên nhân sâu xa của việc thử nghiệm này?
Vấn đề dạy thêm học thêm từ lâu nhiều người đã nói rồi, nên tôi nghĩ
không "đánh" từ gốc thì làm sao mà giải quyết được. Căn nguyên của việc
dạy thêm là thầy cô nào dạy HS được điểm cao thì được nhiều em tới học.
Những GV trong trường, lúc trước, khi trường ra đề và giao đề thi, đề
kiểm tra 1 tiết, 15 phút xuống tổ bộ môn thì ít nhiều cũng biết cấu trúc
đề một vài phần. Nên họ đem về dạy HS đang học thêm chỗ họ. Khi thi, HS
đương nhiên được cao điểm.
Giờ đề của trường chỉ có tôi và một số rất ít người biết, chứ không giao về bộ môn nữa. Lần đầu làm, GV cũng “đảo chính” tôi, vì đó chính là cơm áo gạo tiền của họ. GV dạy lớp nào thì cứ "lùa" HS nhiều về nhà họ dạy. Nhưng sau khi quản lý đề, các HS thấy học ở GV dạy trên lớp mà điểm vẫn thấp thì tỏa ra đi học thêm ở những thầy cô giỏi ở trong toàn thành phố. Chứ không học nhiều ở GV dạy mình như trước đây.
Điều này đã khiến trình độ các em nâng lên cao hơn. Chứng tỏ trong kỳ thi tốt nghiệp 3 năm qua, 100% HS đậu toàn bộ. Trong năm 2012, đậu tốt nghiệp loại Khá, Giỏi đã tăng với hơn 30%. Thi đại học vượt trên điểm sàn có 76,4%. Đậu nguyện vọng 1 đại học, trường có hơn 150 em, chiếm một nửa số HS lớp 12 đi thi. Trước đây, trường chúng tôi có đầu vào lớp 10 đứng gần chót trong các trường cấp 3 ở Huế. HS học ở đây yếu nhiều. Nhưng do làm chặt, hiện tượng này đã giảm hẳn.
Chúng tôi cũng có một điểm nữa là 1 tuần chào cờ đến 3 lần, mỗi lần chào cờ cho mỗi khối để nói được với các em nhiều vấn đề sâu hơn. Dù mệt hơn nhưng tôi nghĩ mình phải dành tâm huyết cho học sinh. Tôi có chiếu trên máy chiếu cho toàn trường xem mỗi thầy cô dạy HS tương ứng với bao nhiêu em được điểm yếu, trung bình hay khá, giỏi qua các bài kiểm tra, bài thi để toàn bộ đánh giá khách quan năng lực của mình.
Việc kiểm tra đột xuất khi cho GV thi đề của HS như vừa qua cũng là một cách làm mới để góp phần nâng cao chất lượng GV trong trường mà thôi. Và tôi cũng mong cách làm của mình được nhiều người ủng hộ.
Giờ đề của trường chỉ có tôi và một số rất ít người biết, chứ không giao về bộ môn nữa. Lần đầu làm, GV cũng “đảo chính” tôi, vì đó chính là cơm áo gạo tiền của họ. GV dạy lớp nào thì cứ "lùa" HS nhiều về nhà họ dạy. Nhưng sau khi quản lý đề, các HS thấy học ở GV dạy trên lớp mà điểm vẫn thấp thì tỏa ra đi học thêm ở những thầy cô giỏi ở trong toàn thành phố. Chứ không học nhiều ở GV dạy mình như trước đây.
Điều này đã khiến trình độ các em nâng lên cao hơn. Chứng tỏ trong kỳ thi tốt nghiệp 3 năm qua, 100% HS đậu toàn bộ. Trong năm 2012, đậu tốt nghiệp loại Khá, Giỏi đã tăng với hơn 30%. Thi đại học vượt trên điểm sàn có 76,4%. Đậu nguyện vọng 1 đại học, trường có hơn 150 em, chiếm một nửa số HS lớp 12 đi thi. Trước đây, trường chúng tôi có đầu vào lớp 10 đứng gần chót trong các trường cấp 3 ở Huế. HS học ở đây yếu nhiều. Nhưng do làm chặt, hiện tượng này đã giảm hẳn.
Chúng tôi cũng có một điểm nữa là 1 tuần chào cờ đến 3 lần, mỗi lần chào cờ cho mỗi khối để nói được với các em nhiều vấn đề sâu hơn. Dù mệt hơn nhưng tôi nghĩ mình phải dành tâm huyết cho học sinh. Tôi có chiếu trên máy chiếu cho toàn trường xem mỗi thầy cô dạy HS tương ứng với bao nhiêu em được điểm yếu, trung bình hay khá, giỏi qua các bài kiểm tra, bài thi để toàn bộ đánh giá khách quan năng lực của mình.
Việc kiểm tra đột xuất khi cho GV thi đề của HS như vừa qua cũng là một cách làm mới để góp phần nâng cao chất lượng GV trong trường mà thôi. Và tôi cũng mong cách làm của mình được nhiều người ủng hộ.
Xin cảm ơn cô!
Đại Dương (ghi)
(Dân trí)
Nữ phó chủ tịch huyện say rượu: Tôi cả nể quá!
"Tôi cũng chẳng ham gì bia rượu, uống vào nhiều chỉ có thêm bệnh tật; nhưng ở vị trí này, tiếp khách cũng là công việc...".
Thông tin nữ Phó Chủ tịch huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị kiểm điểm do thường
xuyên uống rượu say khi tiếp khách, đã thu hút sự chú ý của dư luận
trong vài ngày qua.
Phó chủ tịch Cụt Thị Nguyệt phát biểu tại một hội nghị. Ảnh: L.G |
Đã ngồi vào mâm, phải có rượu
Dư luận để tâm việc này có lẽ cũng bởi đây mới là trường hợp hiếm hoi
một vị lãnh đạo cấp huyện bị kiểm điểm do “dính líu” đến bia rượu, hơn
nữa vị này lại là phụ nữ! Còn chuyện rượu chè, chuyện “bét tè lè nhè”
của công chức thì chẳng ai lạ gì.
Ngay cả một vị lãnh đạo khác của huyện này cũng thừa nhận, trước đây
quản lý cán bộ uống bia rượu có phần “lơi lỏng” do khách khứa đông.
Khách ở miền xuôi lên, rồi kể cả khách từ Lào qua…, vui vẻ, mến khách
nên anh em có làm “đôi chén”.
Qua tìm hiểu, trước đây huyện Kỳ Sơn vốn đã có quy định trong khâu tiếp
khách. Với một mâm 6 người: Buổi sáng không dùng quá 6 chai rượu; buổi
trưa 8 chai; buổi chiều 12 chai.
Tuy nhiên, đến năm 2010, Huyện ủy Kỳ Sơn ra chỉ thị về việc giảm uống
bia rượu. Theo đó, cũng với mâm 6 người, buổi sáng không được uống rượu,
buổi trưa chỉ dùng 1 chai, buổi chiều 2 chai. Như vậy, dù ít hay nhiều,
đã tiếp khách là phải dùng đến rượu!
Trở lại với câu chuyện của bà Cụt Thị Nguyệt, trước nay bà vốn đã được
“tiếng” là hay uống rượu trong khi tiếp khách... và đã uống là phải say,
phải “bét tè lè nhè”!
Ví dụ điển hình là vào tháng 6.2011, khi lãnh đạo và người dân toàn
huyện đang khẩn trương khắc phục thiệt hại sau trận lũ quét kinh hoàng,
thì bà phó chủ tịch lại bận đi tiếp khách ở… quán karaoke. Tại đây bà
say "khá sâu".
Cũng từ vụ việc này, người dân bức xúc đã gửi kiến nghị lên huyện. Ban
Thường vụ Huyện ủy đã họp và đi đến quyết định kiểm điểm với hình thức
nhắc nhở Phó Chủ tịch huyện Cụt Thị Nguyệt với nội dung “bà Nguyệt đã
uống rượu quá đà và bê tha”.
Tuy nhiên, sau đó bà Nguyệt đã đề nghị ban kiểm điểm bỏ bớt chữ “bê tha”
với lý lẽ là mình thường xuyên say là do ham vui, “cả nể” khi tiếp
khách.
Không riêng huyện Kỳ Sơn, mà ở các huyện vùng cao Nghệ An, thông thường
cứ mỗi dịp tiếp đón khách khứa thường vẫn cắt cử, bố trí một vài “đại
diện” để ngoại giao trên… bàn nhậu. Người được cắt cử ngoài khả năng
giao tiếp nhã nhặn, đương nhiên còn phải có “tửu lượng” kha khá.
Những màn “đối đáp” giữa chủ và khách thường dẫn đến tình trạng “say
xỉn"! Bà Nguyệt lý luận rằng do mình “cả nể” với khách khứa nên thỉnh
thoảng có đi quá “giới hạn”, âu cũng do cái nếp chung này mà ra.
“Do cả nể”
Ngày 6.5, bà Nguyệt cho rằng: “Tôi cũng chẳng ham gì bia rượu, uống vào
nhiều chỉ có thêm bệnh tật. Nhưng ở vị trí này, tiếp khách cũng là công
việc. Kể cả các anh (nhà báo, phóng viên – PV) dưới xuôi lên, nếu huyện
đón tiếp không nhiệt tình, chu đáo thì cũng trách cứ chứ không phải ai
khác. Đương nhiên trong cuộc vui có thể uống vài chén rượu, nhưng nói
tôi say xỉn, bê tha là không có”.
Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hải Thành cũng đã thẳng thắn nói rằng “chưa
thể bỏ rượu khỏi bàn tiếp khách được”. Theo ông Thành, người dân ở Kỳ
Sơn vốn có phong tục tập quán uống rượu trong bữa ăn; đặc biệt mỗi dịp
tiếp khách thì rượu là nhu cầu thiết yếu.
“Rượu thì không bỏ được nhưng chúng tôi yêu cầu phải tiết giảm. Với chỉ
thị 414, chúng tôi cấm hẳn uống rượu buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều
đều phải giảm đến mức tối đa” – ông Thành khẳng định.
Ông bí thư cũng cho rằng, sự việc của bà Nguyệt có thể xem như anh em nhắc nhở nhau, rút kinh nghiệm trong sinh hoạt.
Uống rượu là vấn đề chung lâu nay và hiện tại địa phương này đang nỗ lực
chấn chỉnh. Mới đây nhất, ngày 27.4.2013, UBND huyện Kỳ Sơn đã yêu cầu
cán bộ từ cấp trưởng phòng trở lên và chủ tịch các xã ký vào bản cam kết
“Không uống rượu bia vào giờ hành chính”, nhằm đẩy lùi “nạn” uống rượu.
(VNN) Danlambao 7/5/2013
Ký giả Trương Minh Đức tường thuật buổi dã ngoại nhân quyền tại Sài Gòn
Dã ngoại nhân quyền sáng 5/5/2013: ‘công an HCM’ hay là ‘côn viên’?
Trương Minh Đức (Danlambao)
– Khu vực công viên trước dinh Độc Lập náo loạn từ lúc 8 giờ 35 phút
khi xuất hiện dày đặc các nhóm công an, dân phòng chìm nổi khoảng từ 500
đến 700 quân, cộng thêm khoảng hơn 100 nhân viên công ty cây xanh. Đây
là những thủ phạm chính gây mất an ninh trật tự tại khu vực công viên
này khi những người dân tại Quận 1 và những người dân từ các nơi khác
đến đây để vui chơi ngày cuối tuần.Công an trấn dẹp buổi Dã ngoại Nhân quyền, đánh đập người tham gia
“Từ trước giờ họ đối với em thế nào cũng được. Em không ngờ hôm
nay họ đối xử với gia đình của em như vậy, một cách trả thù man rợ nhất
từ trước tới giờ mà em chứng kiến.””
Human Rights picnic follow up report: bloggers in Saigon violently beaten
The 88 Project - Human Rights picnic, Follow up report: Several bloggers in Saigon were arrested, some violently beaten by public security forces in Saigon, including Vu Sy Hoang, Vo Quoc Anh, Nguyen Hoang Vi and her family.
Trao đổi về Quyền Con Người (Phần 1: ngoài công viên)
Blogger Hành Nhân - Sáng CN 05.05, đúng 8h30 tôi có mặt ở công viên 30/4, đối diện dinh Độc Lập. Khi đến đây, tôi gặp một số bạn quen như Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn), Quốc Anh
(August Anh)… Chúng tôi cùng rảo bước một vòng, thấy có một số bạn trẻ
ngồi tụm năm tụm ba trò chuyện, xung quanh là đủ các loại lực lượng
CSGT, CSCĐ, TNXP, CA, AN chìm nổi… Trong số đó, tôi nhận ra rất nhiều
các gương mặt quen thuộc đã từng “làm việc” với tôi hay theo đuôi tôi.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn vui vẻ bước đi, hỏi chuyện một số bạn trẻ về
Quyền Con Người. Nếu như ai chưa từng biết hay xem qua Tuyên ngôn Quốc
Tế Nhân Quyền thì chúng tôi phát cho họ một bản để tham khảo. Có một số
anh an ninh mặc thường phục cũng đến hỏi xin một bản để xem…
Trao đổi về Quyền Con Người (Phần 2: trong đồn CA)
Đứa con Dân Chủ
Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách thô bạo!
Thất Lĩnh (Danlambao) – Buổi dã ngoại ôn hòa, bất bạo động vì nhân quyền diễn ra ngày 5.5.2013 đã khép lại bằng vụ bắt giữ trái phép nhiều bạn trẻ, trong đó có Nguyễn Hoàng Vi, Hành Nhân, Quốc Anh. Mục đích của buổi họp mặt này nhằm trao đổi và nâng cao kiến thức về nhân quyền, nhưng công an Việt Nam đã dùng đủ mọi phương cách để ngăn chặn từ Hà Nội đến Hải Phòng, Nha Trang và Sài Gòn. Đảng cộng sản Việt Nam luôn hô hào rằng họ tôn trọng nhân quyền nhưng động thái này một lần nữa cho thấy đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục vi phạm quyền làm người một cách trắng trợn.
Viết cho Nguyễn Hoàng Vi
Hoàng Vi ơi máu em đã đổ.
Nơi sa trường hay giữa thành đô?
Máu của em xây dựng cơ đồ.
Cho dân tộc, cho sơn hà xã tắc.
Máu em đổ do đòn thù quân giặc!
Hay bọn tham tàn bán nước Việt Nam?
Blogger Tạ Phong Tần đã bị chuyển ra giam ở Miền Bắc
Trách nhiệm với non sông (Bài số 2)
Bộ Y: Một ngàn một trăm tỷ đồng và 9 mạng người
Quan hốt
“Hốt, hốt nữa bàn tay không ngơi nghĩ,
Cho mập mình cho của nả về ta!”
Quê hương màu mắt đỏ…
Nhìn đâu mắt cũng đỏ hoe
Bàn tay đen đúa nào che mặt trời?
Quê hương chín chục triệu người
Nhìn nhau ai khóc, ai cười hôm nay?
Công an bao vây chùa Giác Hoa ở Sài Gòn không cho chư Tăng di chuyển
Đảng ta lại “Hèn với giặc – Ác với dân”
Trung Quốc ngang ngược dùng vòi rồng đuổi tàu cá ở Trường Sa
Sơn Duân (TTO) - Truyền thông Trung Quốc
vào hôm nay, 6.5, loan tin một tàu ngư chính của nước này đã ngang
nhiên sử dụng vòi rồng để xua đuổi một tàu cá tại khu vực đá Vành Khăn
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét