Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Bài viết đáng chú ý

Dân với Đảng - Ai phản động?

Từ phản động đã trở thành ngôn từ đầy uy hiếp trong xã hội Việt Nam; ai mà bị kết án phản động thì đời coi như tàn lụi. Gần đây chúng ta thấy từ phản động được sử dụng rất nhiều trong các chương trình tin tức trên TV và các báo lề đảng.
Chính phủ VN không những chỉ nói thôi, nhưng năm ngoái còn ra cả quyết định truy tố Danlambao và một vài trang mạng khác là phản động. Những nhà đấu tranh dân chủ đều bị kết án là phản động. Thiết tưởng chúng ta nên phân tích phản động là gì, và qua đó tái xác định ai thực sự là thành phần phản động.
Tự điển định nghĩa thế này: "Phản động có nghĩa là một hay nhiều động thái của một hoặc một số phần tử, tổ chức, phản kháng lại một quy luật xã hội đã và đang được tồn tại một cách hợp lý." Theo định nghĩa này, một quy luật xã hội đã và đang được tồn tại một cách hợp lý là gì? Và chúng ta phải nên hiểu nó như thế nào?
Một xã hội không thể tồn tại, và tồn tại lâu dài nếu nó không được đặt trên nền tảng đạo đức. Hầu hết các quốc gia trên thế giới cho người dân được tự do thờ phượng, không phân biệt tôn giáo, vì tôn giáo là nền tảng đạo đức luân lý đã được đúc kết từ ngàn năm qua của nhân loại. Ý thức được điều đó, những nước CS vô thần cũng quảng cáo đạo đức - đạo đức cách mạng, ví dụ đạo đức Hồ Chí Minh ở VN chẳng hạn. Đạo đức Hồ Chí Minh có được coi là đạo đức không? Đấy không phải là mục đích của bài viết này. Thế đạo đức theo sự hiểu biết của hầu hết con người trên quả đất này là gì?
Herbert McCabe, giáo sư Triết học, trong tác phẩm “What is Ethics all about?” (Herbert McCabe, Corpus Books, 1969) đã khởi đầu tác phẩm bằng một chương với đề tài “Ethics as Love” - Đạo đức như tình yêu; Đạo đức là tình yêu. Tác giả đã dành cả một chương và là chương đầu tiên bởi vì tình yêu thương là nền tảng của đạo đức nhân loại. Sống đạo đức là sống yêu thương. Trong yêu thương chúng ta sống cho người khác - đối tượng thương yêu, và chỉ trong yêu thương chúng ta quyết định và hành động cho lợi ích của đối tượng yêu thương mà chúng ta chọn. Là một công dân, đối tượng yêu thương là Tổ quốc Dân tộc chứ không phải cá nhân mình, hoặc một tổ chức đảng phái nào. Mỗi người chúng ta đều có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ xây dựng đất nước, tiếp tục truyền thống cha ông chúng ta để lại từ ngàn năm - xây dựng một nước VN vững mạnh, hiên ngang sánh vai cùng các nước bạn trên toàn Thế giới. Nói tóm lại, yêu Tổ quốc Dân tộc là quy luật xã hội đã, đang, và sẽ mãi mãi được tồn tại một cách hợp lý.
Như thế, phản động là phản kháng lại tình yêu Tổ quốc Dân tộc, là đi ngược lại sự phát triển cho lợi ích của dân tộc.
Những nhà đấu tranh dân chủ, và những trang mạng như Danlambao, Boxitvn... có phản động không? Theo định nghĩa và phân tích trên chúng ta có thể khẳng định là không. Không những không phản động, các nhà dân chủ còn là những người yêu nước, yêu dân tộc, họ đáng được khâm phục bởi vì họ can đảm đấu tranh trước bầy lang sói cho quyền được sống những giá trị nhân phẩm căn bản của 90 triệu dân. Vì sao những người sáng lập các trang mạng lại phải tốn công sức làm những chuyện “ăn cơm nhà đi vác ngà voi” thế này nếu không phải vì tình yêu thương Tổ quốc Dân tộc. Phải nói là các trang báo mạng và nhiều bloggers đã làm nền tảng cho nhân dân được tiếp cận với sự thật, với thế giới mà bao năm qua họ chưa được nghe, được thấy; ta có thể ví sự kiện này như một cuộc giải phóng để “người mù được thấy, kẻ câm điếc được nghe nói.” Tại sao chính phủ lại kết án họ là phản động? Phải chăng chính phủ đang sợ hãi vì cuối cùng nhân dân đã có cơ hội để thấy sự thật – điều mà đảng đã ra sức bưng bít che đậy từ bao thập niên qua.
Còn đảng CSVN thì sao? Để chứng tỏ lòng yêu Tổ quốc Dân tộc, là người dân chúng ta có quyền đòi hỏi đảng, bộ phận lãnh đạo tối cao của đất nước những điều cơ bản – bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; bảo vệ tài sản Quốc gia; bảo vệ nhân dân và tài sản của nhân dân. Trong thực tế chúng ta thấy những gì?
Vinashin, một công ty kếch xù do chính phủ đẻ ra, ngốn 4.5 tỷ dollars, đưa nền kinh tế VN đến kiệt quệ. Số tiền đó đi đâu, với mục đích gì? Đây là việc phá hại nghiêm trọng tài sản của đất nước.
Khai thác tài nguyên đất nước bừa bãi bất chấp lời can ngăn phản đối của các nhân sĩ, chuyên gia kỹ thuật, và các vị lãnh đạo lão thành quan tâm đến địa thế chiến lược của đất nước. Những việc làm này chắc chắn không phải vì lợi ích Tổ quốc Dân tộc.
Khắp mọi nơi trên đất nước VN, đi đến đâu cũng nghe thấy dân đòi đất. Người dân phải ăn chực nằm chờ ở các ban ngành để khiếu kiện, rồi cũng chẳng đi đến đâu. Chính phủ là để lo cho dân, vậy chính phủ ở đâu, làm gì? Tại sao người dân phải khốn khổ trong một xã hội với hơn “bốn ngàn năm Văn Hiến” như thế này? Đáng hổ thẹn với Tiền nhân, đất nước của mình mà tại sao dân phải sống như những người nô lệ.
Khi TT Nguyễn Tấn Dũng lên ngôi, toàn dân nô nức hy vọng đảng diệt tham nhũng. Sau 6 năm tham nhũng nhiều hơn và tinh vi hơn trước nhiều, đến độ đảng phải thành lập Ban Nội chính để trụ trì việc chống tham nhũng. Chống tham nhũng sao được khi cán bộ của đảng từ trên xuống dưới đều chấm mút. Nhân dân ngày càng khổ hơn. Cứ đến các bệnh viện mà xem người nằm la liệt – một phòng cả chục cái giường, hai người một giường đối đầu với nhau. Cứ về các làng quê mà xem, trẻ em không có giấy bút đến trường, có những lớp học không có tấm tôn che đầu. Sau bao thập niên dưới sự lãnh đạo của đảng, xem ra đời sống nhân dân chẳng khá hơn thời Pháp thuộc là bao.
Không thể kể hết ra ở đây những chuyện phá nước hại dân, đi ngược lại lợi ích dân tộc của đảng. Xin đưa ra một vài dẫn dụ cụ thể để chứng minh những hành vi ích kỷ với mục đích tư lợi của đảng CS. Họ không làm gì cho dân tộc ngoài xiềng xích gông cùm những người không cùng chính kiến; họ ăn chia tài nguyên đất nước với nhau; họ tước đi quyền sống tự do của nhân dân; họ phủ nhận nền tảng thương yêu - cội nguồn của đời sống nhân loại. Nhân dân có quá nhiều dữ kiện để chứng minh đảng CS là tổ chức của những người phản động.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC, ông Lý Quang Diệu khi được hỏi về VN, ông xua tay: “Thôi, quên họ đi, tôi đã nói với họ quá nhiều rồi.” Thật là ê hề nhục nhã. Một lãnh tụ tài ba của thế giới như ông Lý Quang Diệu, sau bao nhiệt tâm góp ý giúp đỡ cũng phải lắc đầu. Đất nước VN đang mang một căn bệnh nghặt nghèo, một thứ cancer CS; chỉ còn cách chữa duy nhất là chấp nhận một cuộc giải phẫu sinh-tử xóa đảng, làm lại từ đầu.
Kính thưa đồng bào quốc dân, đảng đã vi phạm quy luật xã hội bất di bất dịch của Dân tộc Việt Nam là yêu Tổ quốc Đồng bào.
Đảng hiện giờ là một tổ chức phản động của dân tộc Việt Nam?
(DLB)

Đảng sẽ cho lập Hội đồng Hiến pháp?

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang vừa chủ trì một phiên họp của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương ở Hà Nội với nhiều kết luận quan trọng về chỉnh sửa hệ thống chính trị như việc sẽ cho lập ra Hội đồng Hiến pháp.
Trong phiên họp về kết quả lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hôm 28/3/2013, có vẻ như lãnh đạo Việt Nam đã đồng ý cho lập Hội đồng Hiến pháp nhằm giám sát việc thực thi bản hiến pháp mới.
Ngoài ra, nội dung của phiên họp cũng nói về nhu cầu ‘bảo đảm cho Tòa án Nhân dân hoạt động độc lập’ tuy không nói rõ độc lập với cơ quan nào, Chính phủ hay Trung ương Đảng Cộng sản.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, “về Hội đồng Hiến pháp, các đại biểu khẳng định Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, nhưng trong quá trình thực thi pháp luật khó tránh khỏi việc xảy ra các trường hợp vi phạm, vượt quyền”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương
Cần có thực quyền

Vì thế, để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, Hội đồng Hiến pháp cần “có thực quyền hơn”, theo bản tin Thông tấn xã Việt Nam đăng tải.
"Hiến pháp phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân..." - Báo cáo của Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp
Quyền con người cũng được nêu trong mục tiêu của công tác ‘xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ ở Việt Nam, theo nội dung báo cáo của Ban Chỉ đạo đọc tại phiên họp.
Nhưng báo cáo cũng nhấn mạnh ‘Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’, gián tiếp xác nhận việc duy trì Điều 4 của Hiến pháp 1992 trong bản hiến pháp mới, bác bỏ các kiến nghị bỏ điều này trong đợt lấy ý kiến đang diễn ra trong nước.
Tuy vậy, về ngôn từ, dù coi quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản ‘là vấn đề cốt lõi của chế độ chính trị’, báo cáo mà Thông tấn xã Việt Nam trích thuật trên mạng không ghi đây có phải là ‘quyền lãnh đạo tối cao và duy nhất’ với Nhà nước và xã hội hay không.
Giới trí thức Việt Nam liên tiếp đề nghị cải cách hiến pháp để dân chủ hóa nền chính trị
Gần đây có nhiều quan điểm của giới chuyên gia tại Việt Nam nêu ra đề nghị áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập, điều chính thức không được Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận.
Thậm chí, có các ý kiến đề nghị lập Tòa án Hiến pháp nhằm đảm bảo cho quyền cơ bản của công dân được bảo vệ trước các quyết định tùy tiện của cơ quan hành pháp, chủ yếu là Chính phủ.
Việc lập ra một Hội đồng Hiến pháp tuy không đạt được mức độ cải cách thể chế như các đề nghị trên nhưng cũng có thể coi là một bước tiến nhỏ.
Ngoài ra, việc nhấn mạnh tới 'tính độc lập' của tòa án và hệ thống tư pháp, dù mới chỉ về ngôn từ cũng cho thấy dư luận đòi hỏi tính minh bạch, phân chia quyền hạn trong hệ thống quyền lực cũng có tác động ít nhiều với Đảng Cộng sản.
Ngược lại, các thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương về cơ bản cũng đã "đồng tình với các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992", cho thấy việc tiếp tục duy trì đợt lấy ý kiến tới tận tháng 9/2013 có thể không đem lại nội dung gì mới.
(BBC)

Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2013, 08:46 (GMT+7)
Chúng tôi có mặt tại thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng), cạnh đó là dòng sông Quây Sơn, đường biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Nội dung tin nhắn từ điện thoại di động. Ảnh: Th.Nhất

Hôm đó có hàng trăm người đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của Bản Giốc, tài sản cha ông hàng ngàn đời truyền lại cho cháu con nước Việt. Cũng hôm đó, rất nhiều người dùng mạng MobiFone đã bị sốc. Chỉ mấy phút sau khi đặt chân đến bến xe Bản Giốc (cách thác Bản Giốc khoảng 1km) người viết bài này nhận được tin nhắn nguyên văn như sau: “Mobifone - VN. Mobifone chao mung Quy khach đa đen Trung Quoc. Quy khach co the chon mang China Unicom, de su dung dong thoi cac dich vu: thoai, sms, data. Chi tiet vui long lien he +84904 144 144 (tinh cuoc nhu goi ve VN)”. Nhiều người khác cũng nhận được dòng tin nhắn với nội dung như vậy trên ĐTDĐ của mình. Rất nhiều người bức xúc, bàn luận trước sự kiện này, nhất là những cựu chiến binh trong đoàn khách tham quan.
Bấm điện thoại tới số được chỉ dẫn liên hệ (+84904 144 144). Đầu dây là một giọng nữ. “Chị vui lòng cho biết giá cước được tính cụ thể như thế nào?”, tôi hỏi. “Thì vẫn tính cước gọi nội mạng 1.180 đồng/phút, gọi liên mạng 1.380 đồng/phút. Gọi vào giờ rỗi, từ 23 giờ đến 5 giờ hôm sau được khuyến mãi 50%...”. “Xin cám ơn. Tôi đang liên hệ với Mobifone Việt Nam phải không ạ?”, tôi hỏi tiếp. “Đúng. Đây là đường dây nóng của Mobifone Việt Nam”, vẫn giọng nữ ấy. Quái lạ… MobiFone? Cột mốc chủ quyền 836 (phía Việt Nam) được tôn cao, ốp đá vẫn sừng sững sát bờ Quây Sơn.
Tin nhắn, số điện thoại liên hệ có đúng là của MobiFone Việt Nam? Là “chiến tranh mạng”, bị hacker tấn công, chèn sóng? Dù từ đâu đến, do ai thì cũng là điều không thể chấp nhận. MobiFone phải giải thích vấn đề này. Còn người dân chỉ cần biết một điều, rất chắc chắn: Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam.
Vũ Thống Nhất

Khi giá xăng bất chấp nhân dân

Minh bạch?
Vào những ngày cuối quý 1/2013, trong bối cảnh giá dầu quốc tế đã giảm đến 5%, còn nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa phát ra tín hiệu rõ ràng nào về “thoát đáy”, ít nhất 100.000 doanh nghiệp mất lối thoát sau hai năm suy thoái liên tiếp và nỗi lo thất nghiệp đã tăng vọt đến 32% so với 20% trong năm 2012, những người từng bị chỉ mặt điểm tên là “nhóm lợi ích xăng dầu” lại quyết định tăng thêm 1.400 đồng/lít, đưa mức giá của mặt hàng chiến lược quốc gia này “vươn lên một tầm cao mới” trong trang sử thoái trào kinh tế trầm kha ở Việt Nam.
“Không thể hiểu nổi chính phủ này điều hành cái lối gì mà đời sống dân tình cứ ngày càng bị áp lực nặng nề bởi thuế má hay chuyện tăng giá. Bây giờ thì bất chấp luôn, ai phản ứng cứ phản ứng, xăng điện vẫn cứ tăng ào ào. Thử hỏi như vậy thì làm sao gọi là nhà nước của dân và vì dân nữa chớ?” - một người chạy xe ôm đã có tuổi ở Sài Gòn thốt lên, nước mắt rưng rưng.
Cách đây chỉ hơn hai tháng, trong một cuộc họp với ngành công thương và các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa nhẹ nhàng chỉ đạo cho Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex): “Vấn đề cốt lõi vẫn là minh bạch, theo đúng giá thị trường. Làm sao đừng để những vấn đề không đáng lại gây nên bức xúc”.
Chỉ hai ngày sau đó, tại cuộc họp báo thành lập Hiệp hội xăng dầu, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch hội đồng quản trị Petrolimex - đã bật lên một trong những phát ngôn được xem là bất chấp nhất trong thời buổi rối ren hiện nay: “Giá cả xăng dầu ở Việt Nam từ lâu được thực hiện theo các quy định, nghị định và quyết định của Chính phủ. Chúng tôi cho rằng, riêng về lĩnh vực xăng dầu, giá cả xăng dầu là minh bạch nhất trong tất cả các loại hàng hiện nay”.
Một phát ngôn - đã từng được nhân dân đánh giá và kỳ vọng rất cao “Chúng tôi làm việc và điều hành có trách nhiệm, không phải vì 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, mà phải vì nền kinh tế và hơn 80 triệu người tiêu dùng xăng dầu trên lãnh thổ này” của Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệ vào cuối năm 2011 - cũng vì thế chỉ còn đọng lại trong tâm khảm người dân một ký ức nặng nề, bị bất chấp và chẳng có hy vọng nào đổi thay.

laodong.com.vn-305.jpg
Người dân đổ xô đi mua xăng trước giờ tăng giá
Phục dựng

Trong báo cáo thường niên của mình, Tổ chức minh bạch quốc tế có lẽ cần bổ sung một dẫn chứng về tính khí thích thay đổi từ những lần tăng giá xăng dầu của Petrolimex - hiện thân của một trong những tập đoàn quốc doanh lớn nhất, cũng bị xem là đặc quyền và đặc lợi điển hình nhất, liên quan với những bộ ngành được coi là thần thế và thủ cựu nhất.
Theo một bài tường thuật của báo Tuổi Trẻ, trong một cuộc hội thảo về giá xăng dầu vào cuối năm 2011, khi thấy ông Bùi Ngọc Bảo của Petrolimex nhắc nhiều đến chuyện lỗ lã, ông Vương Đình Huệ - khi đó là Bộ trưởng tài chính - đã phải ngắt lời, yêu cầu nêu rõ năm 2011 lỗ bao nhiêu, từng mặt hàng lỗ lãi như thế nào.
Là người am hiểu về ngành tài chính, ông Huệ cũng đặt câu hỏi trực tiếp về lý do lỗ: Petrolimex đã thực hiện chiết khấu cho đại lý đúng quy định chưa?
Ông Bảo chưa kịp trả lời thì ông Nguyễn Cẩm Tú - thứ trưởng Bộ công thương, có mặt với tư cách khách mời, đã chen ngang cho rằng: “Các định mức cho chi phí kinh doanh xăng dầu đã quá cũ”. Giữa tiếng ồn ào của những lời phát biểu chen ngang, ông Huệ truy vấn: “Thực chất từng mặt hàng xăng dầu lãi lỗ thế nào?”. Ông Bảo khẳng định: “Chúng tôi không tách ra từng mặt hàng giá lỗ là bao nhiêu mà tính tổng thể”.
“Tại sao lại không thể hạch toán riêng? Vậy các anh tính toán thế nào để nói lỗ?” - ông Huệ truy vấn tiếp và phê phán việc Petrolimex không nói lời lỗ từng mặt hàng là không thể chấp nhận được. “Không thể hạch toán từng mặt hàng thì tôi không biết quản trị các anh thế nào…? Chúng tôi sẽ yêu cầu báo cáo từng mặt hàng một chứ không có chuyện không biết lời lỗ từng mặt hàng” - ông Huệ bức xúc và khẳng định.
Trong buổi hội thảo trên, cần ghi nhận một nhân tố đặc biệt là Thứ trưởng Bộ công thương Nguyễn Cẩm Tú đã nhiệt tình một cách đáng kinh ngạc khi bảo vệ cho quan điểm “lỗ” của Petrolimex: “Phải giải quyết cái gốc là doanh nghiệp đang lỗ rất lớn. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì đừng hòng giải quyết được các vấn đề khác. Tôi đề nghị phải dùng đầu nhiều hơn dùng tay chân, nghĩa là bớt đi biện pháp hành chính, từng bước tăng giá, như thế bớt phải hội thảo”…
Nếu với cùng một Petrolimex, người dân đã không thể hiểu được doanh nghiệp này thực chất lỗ hay lãi, thì trong cùng Bộ Công thương, hình như lại tồn tại một mối bất hòa lớn lao khi vào tháng 9/2011, ông Tú thứ trưởng khẳng định Petrolimex lỗ; còn vào tháng 11/2011, ông Hoàng bộ trưởng lại khẳng định Petrolimex có lãi về tổng thể theo… bản cáo bạch cổ phần hóa. Phải chăng đó là tư tưởng “dùng đầu nhiều hơn dùng tay chân”?
Kết thúc cuội hội thảo về cơ chế kinh doanh xăng dầu đề cập ở trên, ông Huệ đanh thép: “Nếu cần công bố gian lận, tôi sẽ công bố các gian lận”.
“Vận động”
Trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam, gian lận xăng dầu cũng là một nội dung bị xem có thể dẫn đến hậu quả “suy thoái về đạo đức và lối sống”.
Năm 2011 lại đã quá ấn tượng về lần đầu tiên sau hai mươi năm mở cửa kinh tế, công luận mới biết tới khái niệm “nhóm lợi ích” gắn liền với những chiến dịch lobby của nó.
Từ tháng 3/2011, các doanh nghiệp xăng dầu đã “vận động” Bộ công thương và Bộ tài chính để được Chính phủ phê duyệt cho một đợt tăng giá xăng dầu mới.
Nhưng rủi thay, cơ chế tăng giá đột biến và tham lam như thế đã như đổ thêm dầu vào ngọn lửa lạm phát, vốn đang chực chờ bùng cháy.
Bằng mô hình tính toán Leontief, một số nhà khoa học Việt Nam xác định được tác động của đợt tăng giá xăng dầu các loại ngày 29/3/2011 đã làm cho chỉ số CPI tăng đến 1,6%!
Trước sức ép của lạm phát và làn sóng phản ứng dâng cao của nhân dân cùng báo chí, nhóm lợi ích xăng dầu đã trở nên thận trọng hơn nhiều trong nửa cuối năm 2011.
Nhưng đống lửa nào vẫn còn âm ỉ lớp tro kích nổ thì vẫn có nguy cơ bùng cháy trở lại. Mối lo thường trực của người dân đã có cơ sở để biến thành linh cảm thật tệ: không lúc này thì lúc khác, nhóm lợi ích sẽ không bỏ cuộc và vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi lộ trình tăng giá xăng dầu.
Một năm sau, vào đầu tháng 3/2012, một lần nữa các doanh nghiệp xăng dầu lại thành công trong đợt tăng giá.
Một khích lệ lớn cho Petrolimex chính là tiền lệ mà người bạn đồng hành của doanh nghiệp này - Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) - đã tiên phong thực hiện thành công ngay vào những ngày cuối năm 2011, khi giá điện được đẩy lên 5% mà không gặp trở ngại đáng kể nào từ phía dư luận, trong khi lại nhận được thái độ đồng thuận của “mẹ đỡ đầu” của nó là Bộ công thương.
Những người am hiểu về “cơ chế chính sách” lại một lần nữa phải ngậm ngùi, khi cơ chế được sinh ra để phục vụ cho chính nó.
Con át chủ bài mà EVN tung ra vào sát tết dương lịch 2012 không phải gì khác, mà chính là quyết định số 24 của Thủ tướng chính phủ, cho phép nếu giá điện tăng trong phạm vi 5%, EVN chỉ cần thông báo với Bộ công thương và Bộ tài chính; chỉ khi nào giá điện tăng trên 5% thì Chính phủ mới can thiệp.
Khi Bộ công thương đứng ra thuyết minh cho hành động tăng giá điện “hợp pháp” của EVN, người ta đã có thể hình dung sự thể rồi sẽ dẫn đến đâu. Nếu chiến thuật của EVN tỏ ra hữu hiệu thì điều đó sẽ trở thành một tiền lệ hiệu dụng cho Petrolimex.
Vào thời gian đó, không khí nghị trường lại bất ngờ nhuốm một sắc thái thay đổi rất kín đáo và hết sức tế nhị, khi ngay cả bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng không còn biểu hiện phản đối quyết liệt trước ý đồ tăng giá xăng dầu.
Dự cảm
Trong bối cảnh ông Huệ đã “dịu giọng”, những gương mặt lãnh đạo của Bộ công thương lại liên tục xuất hiện.
Một hình ảnh PR chính sách chăng?
Thực chất vấn đề của Petrolimex và mối liên đới Petrolimex - Bộ Công thương là như thế nào?
Làm sao người dân có thể tin rằng Petrolimex, trong khi công bố con số lỗ trong năm 2008 đến 10.700 tỷ đồng, thì trong bản cáo bạch của đơn vị này (được công bố vào tháng 7/2011 nhằm phục vụ cho hoạt động cổ phần hóa) lại nêu ra số lãi 913 tỷ đồng cũng trong năm 2008?
Đúng như quyết tâm của Thứ trưởng công thương Nguyễn Cẩm Tú về phương châm “từng bước tăng giá, như thế bớt phải hội thảo”, giá xăng dầu đã được mặc định vào tháng 3/2013 mà không cần đến bất cứ cuộc hội thảo hay trao đổi nào với giới chuyên gia và người dân.
Với đợt tăng giá xăng dầu thất thần ấy, một dự cảm rất xấu cho những đợt tăng giá bất chấp tương tự sẽ diễn ra trong năm 2013, nhưng cũng gây ra sự phản ứng bất thường và có thể cả biến động mạnh mẽ khó ngờ từ phía người dân.
Nếu dự cảm trên là đúng, không thể nói khác hơn là bóng ma lạm phát gần 20% trong năm 2011 sẽ lừng lững quay trở lại vào năm 2013, trở thành một thách thức rất cụ thể, rất hữu hình đối với “quyết tâm” kềm giữ lạm phát dưới một con số vào năm nay mà những người điều hành chính phủ vẫn mải mê hứa hẹn trước các cử tri của họ.
Thiền Lâm, viết từ Việt Nam
2013-03-29
(RFA)

Bất động sản rơi tự do là thảm họa?

Nên để thị trường bất động sản rơi tự do và tự điều chỉnh hay cần sự can thiệp của chính phủ. Đây là đề tài tranh cãi sôi nổi giữa chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam.
VnExpress bản tin trên mạng ngày 28/3 cho biết 1.000 hội viên Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội có phản ứng mạnh và đề nghị đối thoại với TS Alan Phan chuyên gia kinh tế Việt kiều Mỹ. Trước đó trả lời phỏng vấn của VnExpress, TS Alan Phan nhận định, nên để thị trường bất động sản rơi tự do, khi đó giá nhà sẽ giảm thêm từ 30% tới 50% phù hợp với mức thu nhập của người dân; thị trường sẽ tự điều chỉnh và hồi phục trong vòng 4-5 năm.
Vết thương khó lành
Bơm 30.000 tỷ đồng như kế hoạch dự thảo của Ngân hàng Nhà nước,  theo TS Alan Phan và VnExpress, sẽ chỉ cứu được một số đối tượng, địa ốc có thể cầm máu nhưng vết thương khó lành. Nếu chính phủ in tiền để giải cứu bất động sản thì hệ quả đầu tiên là lạm phát và toàn dân phải gánh chịu. Ngược lại nếu để thị trường rơi tự do thì nợ xấu ngân hàng gia tăng, nhiều ngân hàng sẽ phá sản biến mất. TS Alan Phan, một chuyên gia kinh tế một nhà kinh doanh có bề dày kinh nghiệm ở Hoa Kỳ, Hong Kong, Trung Quốc cho rằng, chỉ cần một nửa số ngân hàng ở Việt Nam tồn tại thì cũng ổn vì Việt Nam có quá nhiều ngân hàng. Điều quan trọng theo ông, chính phủ phải bảo đảm người dân không bị mất tiền. Về tác dụng tiêu cực khác, nhiều ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng thị trường chứng khoán nhưng TS Alan Phan cho rằng, niềm tin sẽ phục hồi và đi tới một chu kỳ kinh tế mới.
Về sự tranh cãi trên báo chí liên quan đến vấn đề nên cứu bất động sản hay để thị trường tự điều chỉnh, LS Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định:
“Tranh cãi đó là vì lợi ích của doanh nghiệp bất động sản họ đứng về phía họ để nói thôi. Theo tôi có rất nhiều doanh nghiệp bất động sản có năng lực tài chính, họ vẫn thực hiện một số dự án. Những doanh nghiệp phản ứng là những nơi không có năng lực tài chính, khả năng thực hiện dự án là không có… họ chiếm dụng vốn của khách hàng. Thị trường suy sụp đến như thế này, người ta biết được doanh nghiệp nào thực sự có năng lực doanh nghiệp nào không. Tôi cho rằng, một số dự án tốt vẫn được nhà đầu tư mua lại, còn một số doanh nghiệp họ lừa người ta không chỉ chiếm dụng vốn khách hàng mà trình tự thủ tục giao đất họ cũng chưa làm đúng nữa.”

Nha-cao-tang_7-250.jpg
Một công trình xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội ngày 22/12/2012. RFA photo.
Ông Nguyễn Anh Tú, Chánh Văn phòng Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trụ sở tại Hà Nội cho biết Hiệp hội không bình luận về ý kiến của TS Alan Phan. Tuy vậy, ông Nguyễn Anh Tú vắn tắt trình bày quan điểm cá nhân:
“Để rơi tự do hay không thì nó cũng chỉ là quan điểm của mỗi người… Theo quan điểm cá nhân, cũng phải nên có sự hỗ trợ từ Chính phủ, Chính phủ Việt Nam thì cũng đã có giải pháp để phục hồi thị trường cho nhanh. Vấn đề là theo thị trường thôi, khi nó nóng lên tốt lên thì mọi người đầu tư sẽ có lợi nhuận. chứ còn bây giời thị trường nó xuống như thế này….”
Điển hình cho phản ứng gay gắt nhất của doanh nghiệp bất động sản, ông Lê Chí Hiếu- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định trên báo Người Lao Động Online chiều 26/3: “ nếu để thị trường bất động sản rơi tự do sẽ là một tai họa lớn cho nền kinh tế, hàng vạn công nhân thất nghiệp, số doanh nghiệp đóng cửa, phá sản sẽ rất lớn, ảnh hưởng xấu đến an ninh xã hội. Vai trò can thiệp của Chính phủ là rất lớn, phải có các biện pháp hỗ trợ để doanh nghiệp gượng dậy.”
Trả lời chúng tôi, LS Nguyễn Văn Hậu- Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định, đây là một cơ hội để sàng lọc hoạt động kinh doanh bất động sản. Ông nói:
“Không nên bơm tiền vào, mà thông qua vấn đề bất động sản hiện nay để rà soát lại. Từ đây phải có chính sách chỉ những doanh nghiệp có năng lực tài chính mới được phép kinh doanh bất động sản. Chứ vừa rồi nhiều nhà đầu tư dàn trải làm bậy. Đã đến lúc khóa sổ doanh nghiệp lại, bất động sản phải là kinh doanh có chọn lọc. Hiện nay ai cũng có thể hoạt động trong lãnh vực này và thực sự là chiếm dụng vốn của khách hàng.”
Lợi ích nhóm
Đề cập tới sự can thiệp chẳng đặng đừng của Chính phủ thông qua hình thức gói kích thích liên quan tới bất động sản, LS Nguyễn Văn Hậu nhắc lại cảnh báo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội về vấn đề lợi ích nhóm trong việc rót tiền cứu doanh nghiệp bất động sản. Ông nói:
“Tôi nghĩ trước hết phải cứu những doanh nghiệp nào thực sự có năng lực, thực sự đầu tư, dự án của họ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Phải thẩm định những dự án đó để cứu nó, bơm lên cho nó tiếp tục chạy giống như một cái bánh xe bây giờ yếu quá mình bơm lên cho nó tiếp tục chạy. Nhưng không dàn trải được, thực sự những anh có năng lực thì bơm lên cho bắt đầu chạy, vốn rất là quan trọng, họ muốn kinh doanh nhưng thiếu vốn…Những dự án đó phải thẩm định lại, nếu không thẩm định lại thì sẽ rơi vào lợi ích nhóm.”
Một trong những thông tin đáng chú ý về lượng bất động sản đóng băng kèm theo nợ xấu vừa được  báo mạng VnEconomy hé lộ. Trong bài “Không thể cứu bất động sản bằng tiền” tờ báo trích lời ông Nguyễn Văn Đực-Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, hàng tồn kho bất động sản cực lớn đến khoảng 200.000 căn trên cả nước, mà vì nhiều lý do doanh nghiệp không phản ánh đúng, còn cơ quan quản lý thì thống kê căn cứ theo kê khai của doanh nghiệp đưa ra con số 40.000 căn.
Sự thiếu minh bạch trong nền kinh tế Việt Nam được ông Bùi Kiến Thành chuyên gia tài chính cao cấp ở Hà Nội mô tả  khi trả lời chúng tôi. Theo đó, nợ xấu nợ khó đòi ở Việt Nam thực sự chưa rõ ràng là bao nhiêu, tại vì không phải chỉ cho vay trong một lĩnh vực nhất định. Ví dụ cho vay để hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta lại dùng cái cho vay đó đi làm bất động sản hay thị trường chứng khoán …Vấn đề khai những nợ đấy không rõ ràng, khi ngân hàng thương mại khai báo với Ngân hàng Nhà nước cũng không khai rõ ràng. Vì nếu khai rõ ràng thì phải trích lập dự phòng cho nợ xấu đó, nếu nợ xấu quá hạn 180 ngày thì trích lập dự phòng 50% giá trị; nếu nợ xấu quá hạn 360 ngày thì trích lập 100%.....Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
“Ngân hàng muốn tránh việc trích lập dự phòng nên người ta không khai trung thực. Số nợ xấu nợ khó đòi thực sự có nhiều vấn đề lắm, thế nào là vay sản xuất kinh doanh, thế nào là vay bất động sản. Vấn đề vay kinh doanh sản xuất chảy qua bất động sản là bao nhiêu…trễ hạn bao nhiêu, bao nhiêu là nợ xấu nợ khó đòi…Ngân hàng chưa thực sự trung thực hoàn toàn để khai báo những con số cho nên ở Việt Nam bây giờ rất là khó. Khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quốc hội nói là 8%, ít lâu sau nâng lên 10%, cách đây mấy tuần lễ lại nói rút xuống còn 6% giảm 2%, không ai hiểu được cả! Từ đâu có phép lạ gì mà nó giảm trong khi nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp phá sản tràn lan như thế. Những chuyện này cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, có lẽ Nhà nước cần thực sự cố gắng hơn nữa để làm rõ vấn đề này.”
Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng cần có một giải pháp lâu dài cho vấn đề bất động sản, đặc biệt phải cân đối lại sản phẩm nhà ở diện tích nhỏ có giá phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân. Ông nói:
“Đề xuất của tôi từ trước tới giờ với chính phủ, lập ra một ngân hàng cho vay bất động sản với lãi suất thấp, không phải là qua những ngân hàng hiện hữu. Nếu chính phủ chưa lập ngân hàng đó mà tạm thời cho vay qua các ngân hàng hiện có thì là một bước tiến. Tôi đề nghị ở Việt Nam nên xem xét hình thức tổ chức như Fannie Mae Freddie Mac  cho vay với lãi suất 3%-4%/ năm trong thời hạn 20 năm-30 năm để tạo cơ hội cho những người cần mua nhà có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp, thì như vậy lĩnh vực bất động sản mới có thể phát triển được.”
Trở lại ý kiến đầy tranh cãi của TS Alan Phan “Nên để thị trường bất động sản rơi tự do” và 16 điểm chất vấn đề nghị được giải thích của Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, nơi qui tụ 1.000 hội viên. Có thể tóm tắt chất vấn một cách ngắn gọn theo VnExpress: “Chính phủ phải làm gì khi doanh nghiệp chết, ngân hàng chết, chứng khoán tụt giảm mà người dân vẫn không mất tiền. Doanh nghiệp bất động sản phá sản khi người dân đã góp vốn triển khai dự án thì ai sẽ là người bị mất tiền ?”.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-03-29

Trần Đức Việt - Câu chuyện về việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

russia_lenin_statue.jpg
Hình minh họa
Các bạn hỏi tôi về chuyện vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin làm tôi rất khó trả lời. Đầu tiên là kiến thức tôi hạn hẹp, sau đó tôi không phải là nhà nghiên cứu chuyên sâu về chủ nghĩa Mác-Lênin, trong phạm vi một bài ngắn thì khó trả lời cho gãy gọn vấn đề. Tôi sẽ cố gắng đáp ứng câu hỏi của các bạn, nhưng xin nhắc đây chỉ là ý kiến khái quát nhất, và cũng chỉ tham khảo thôi.
Các bạn đều đã biết, chủ nghĩa Mác-Lênin gồm 3 bộ phận cấu thành (khỏi phải nhắc lại 3 bộ phận đó là gì). Phần triết học Mác-Lênin đã được ông I.V. Stalin tóm tắt trong bài Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, công bố lần đầu trong quyển Lịch sử Đảng cộng sản (b) Liên Xô, xuất bản năm 1938. Sau này các nhà nghiên cứu triết học các nước XHCN có phê bình là ông chưa nói hết vấn đề. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng ông đã khái quát toàn bộ quan điểm quan trọng nhất của triết học Mác-Lênin trong một bài viết, tương đối dễ hiểu. Các bạn nên đọc tác phẩm này để nắm triết học Mác-Lênin từ một trong những người đã sáng tạo ra nó (Bản dịch quyển Lịch sử Đảng cộng sản (b) Liên Xô đã được xuất bản nhiều lần ở Việt Nam, hoặc có thể tìm trong Stalin toàn tập, bản tiếng Việt). Khi đã đọc triết học Mác-Lênin rồi thì sẽ đến vấn đề vận dụng triết học này vào cuộc sống. Triết học Mác-Lênin, cũng như các triết học khác, chỉ có tính định hướng. Bản thân triết học không tác động gì vào đời sống, nhưng các chính sách "suy diễn" ra từ triết học thì tác động đến chính sách, và đến lượt mình, các chính sách cụ thể tác động vào đời sống. Tôi lấy ví dụ, trong tác phẩm nói trên Stalin nói: Vì mâu thuẫn tồn tại khách quan nên không thể che dấu mâu thuẫn mà phải làm rõ nó ra, đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn. Từ nhận định này, Stalin cho rằng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội càng phát triển thì cuộc đấu tranh giai cấp càng gay gắt. Tiến thêm một bước, Stalin kết luận: "Phải đuổi ra khỏi đảng những đảng viên chân chính nhưng muốn hòa hoãn với các đảng viên lừng chừng". Trong chính sách cụ thể, Stalin đã đàn áp khốc liệt những người không đồng ý với ông. Cuộc thanh trừng năm 1937-1938 ở Liên Xô là kết quả của việc "vận dụng" triết học Mác-Lênin vào đời sống chính trị, xã hội ở Liên Xô thời đó. Vào thời kỳ "băng tan" do N.X.Khơrutsop khởi xướng, quan điểm trên của Stalin được coi là sai lẩm. Nhưng dù sao thì chúng ta vẫn phải thấy lý luận của Stalin là một cách hiểu và vận dụng triết học Mác-Lênin trong thực tiễn.
Sang đến Trung Quốc, ông Mao còn "vận dụng và phát triển" triết học Mác-Lênin ở mức "ghê hồn" bằng việc "đấu tố" địa chủ trong xã hội, "đấu đầu óc tư, phê phán xét lại" trong nội bộ đảng. Trong tác phẩm lý luận Bàn về mâu thuẫn, chính Mao Trạch Đông dạy bảo các đảng viên: Phải phân biệt rõ mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, mâu thuẫn địch ta...Nhưng trong thực tiễn, chính sách dùng Hồng vệ binh "đấu tố" một loạt đảng viên cao cấp, trung cấp và cả đảng viên thường và dân thường đã cho chúng ta thấy thật ra lý luận chẳng đáng giá một xu. Để bảo vệ vị trí tối cao, người đứng đầu của đảng cộng sản không quan tâm gì đến "lý luận", ai cũng có thể thành "lực lượng thù địch", phải giải quyết bằng phương pháp giải quyết mâu thuẫn Địch - Ta.
Do hoàn cảnh lịch sử, một phần quan trọng cùa phương pháp giải quyết mâu thuẫn theo chủ nghĩa Mác-Lênin từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam. Khỏi phải dẫn chứng cuộc cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ, đấu tranh với nhóm nhân văn-giai phẩm...các bạn đều biết hậu quả thế nào. Cho đến thời điểm này, các cuộc "đấu tố" vẫn không dừng lại. Các vụ án xử lý người bất đồng chính kiến, người đấu tranh cho dân chủ...trong thởi gian gần đây chứng minh cho nhận định trên. Đến đây có bạn sẽ hỏi: Vậy thì triết học chủ nghĩa Mác-Lênin sai hay là vận dụng sai? Theo tôi thì cả hai, triết học Mác-Lênin có chỗ sai và vận dụng càng sai.
Triết học Mác-Lênin xem mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập là động lực của sự phát triển. Sự vật luôn phát triển, vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối...Bây giờ chúng ta thử nhìn nhận bằng cách nhìn khác. Chẳng hạn nhìn thế giới theo cách nhìn của Kinh Dịch. Theo Kinh Dịch thì thế giới có hai mặt Âm và Dương. Các quá trình sẽ tuân theo quá trình: Sinh, Thành, Suy, Hủy. Âm cũng vậy mà Dương cũng vậy. Khi Âm tăng trưởng thì Dương suy giảm và ngược lai. Cái quan trọng đối với người nghiên cứu là trong quá trình phải xem xét cân bằng âm, dương. Xét theo Kinh Dịch thì tăng trưởng và suy hủy là quá trình tự thân, không phải cuộc đấu tranh âm dương là động lực phát triển. Cũng còn những bộ môn khác giải thích về sự phát triển của thế giới, ở đây tôi lưu ý các bạn là không nên bó hẹp tầm nhìn của mình trong khuôn khổ triết học Mác-Lênin. Cũng như bộ môn suy luận có lý khác, nếu chỗ nào triết học Mác-Lênin tỏ ra không phù hợp với thực tiễn thì nên...vứt bỏ đi, như các nhà khoa học và hoạt động xã hội Đông Âu đã làm. Tôi không dẫn chứng nhiều việc vận dụng sai, vì chính các nhà lý luận Mác-Lênin đã làm điều này nhiều năm qua. Ngày nay có một số người tách Mác và Lênin riêng ra, thậm chí còn tách riêng Mác với Lênin, Stalin, Mao...Đấy là kiểu nghiên cứu 'chẻ sợi tóc làm tư", không có giá trị gì về học thuật, theo tôi thì không nên quan tâm đến các nhà nghiên cứu kiểu ấy làm gì cho mất thì giờ.
Bộ phận cấu thành thứ hai của chủ nghĩa Mác-Lênin là kinh tế chính trị. Quan điểm cơ bản, cốt lõi của Mác là việc giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Để xóa bỏ hoàn toàn, triệt để việc bóc lột, Mác đề nghị công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất. Tất cả các nước XHCN đều vận dụng lý luận này của Mác bằng cách quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, tổ chức làm ăn tập thể, nhà nước nắm lấy nhà máy, công xưởng, trong nông nghiệp thì tổ chức hợp tác xã, nông trường quốc doanh...Chính sách kinh tế kiểu này đã làm các nước XHCN thua kém các nước tư bản trong đời sống kinh tế và ngày càng thua kém nặng nề. Vì sao vậy? Để hiểu vấn đề cần phải trả lời câu hỏi: Động lực phát triển kinh tế là gì? Đã có nhiều bộ môn nghiên cứu, trả lời câu hỏi này, và câu trả lời rất khác nhau. Theo thuyết "trọng thương" thì thương nghiệp là động lực chính phát triển kinh tế. Thuyết "trọng nông" lại cho rằng nông nghiệp mới là động lực. Có thuyết cho động lực phát triển là khoa học, theo thuyết này thì cần phát triển nhanh các trường đại học. Có thuyết bảo rằng dân số quyết định sự phát triển kinh tế, theo thuyết này nước nào đông dân thì số lượng lao động nhiều và sẽ là nước giầu. Có thuyết quy về vị trí địa lý thuận lợi...Mác nghiên cứu các thuyết đó, ông cho rằng các yếu tố trên đều đóng góp phần mình vào việc phát triển kinh tế nhưng không phải là yếu tố quyết định. Theo Mác, quy luật giá trị thặng dư là động lực phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Ông xem quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Quy luật này dựa trên nền tảng chế độ tư hữu. Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy: Từ buổi bình minh của loài người đến trước thời điểm cách mạng tư sản, kinh tế phát triển không có gì đột biến. Sau cách mạng tư sản, kinh tế nhân loại phát triển vượt bậc. Người ta tính rằng số lượng sản phẩm do chủ nghĩa tư bản làm ra gấp rất nhiều lần số lượng sản phẩm thời trước đó. Cách mạng tư sản đã đem lại cuộc cách mạng kỹ thuật, chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí, nhờ đó loài người mới tạo ra nhiều sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đầu thế kỷ XX, cách mạng XHCN nổ ra ở Nga và sạu đó là nhiều nước khác. Các nước XHCN áp dụng lý luận của Mác xóa bỏ quyền tư hữu, cũng có nghĩa là xóa bỏ nền tảng động lực phát triển kinh tế trong đời sống xã hội. Theo suy luận đơn thuần, bỏ một động lực này thì phải thay bằng động lực khác, kinh tế mới phát triển được. Nhưng các nhà lãnh đạo ở các nước XHCN không tìm ra động lực nào để thay thế động lực đã mất đi. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc và Việt Nam tiến hành khoán hộ, thực chất là trả một phần quyền tư hữu cho nông dân. Ở Việt Nam đề ra chính sách "ba lợi ích", vẫn là việc trả bớt quyền tư hữu cho người lao động. Chính sách nói trên đã giúp kinh tế có hướng tăng trưởng. Nhưng không nên trông chờ vào chính sách nửa vời đó, chúng chỉ cho kết quả nửa vời. Có thể nói vắn tắt thế này: Chính sách trao trả một phần quyền tư hữu cho người lao động đã chỉ cho chúng ta thấy cái sai rất cơ bản của Mác trong vấn đề kinh tế: Xóa bỏ chế độ tư hữu là hoàn toàn sai lầm. Nếu sai lầm gốc ấy không được sửa thì dù có "vận dụng sáng tạo" đến đâu đi nữa thì cũng vẫn hỏng. Muốn sửa đổi chủ nghĩa Mác-Lênin thì phải sửa từ gốc, từ những khái niệm cơ bản nhất. Nhưng như thế thì rất mất thời gian, không bằng bỏ luôn cái chủ nghĩa này đi mà làm lại từ đầu. Tong thực tiến khoa học đã có tiền lệ về việc thay học thuyết này bằng học thuyết khác, có gạn lọc lấy những cái hay của học thuyết bị bỏ đi để làm giầu cho học thuyết mới. Ví dụ như có thời ở Liên Xô đề cao học thuyết Mít-su-rin, ý tưởng cơ bản là "mọi sự vật có ảnh hưởng qua lại với nhau, do đó người ta có thể thông qua môi trường xung quanh để cải tạo giống". Học thuyết Mor-gan Men-đen lại cho rằng giống cây trồng được quyết định bởi các gien trong tế bào, yếu tố ngoại cảnh có tác động nhưng không phải là quyết định. Các nhà lãnh đạo Liên Xô phủ định học thuyết Mor-gan Men-đen, kết quả dẫn đến là toàn bộ nền nông nghiệp Liên Xô bị lạc hậu so với các nước tiên tiến. Người ta đã đổ lỗi cho ông Lư-sen-cô, người đứng đầu ngành nông nghiệp Liên Xô thời đó, nhưng thật ra Lư-sen-cô làm khác đi sao được, khi Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã ra nghị quyết bác bỏ học thuyết Mor-gan Men-đen. Đến lúc các nhà lãnh đạo nhận thức ra vấn đề, công nhận học thuyết Mor-gan Men-đen thì nông nghiệp Liên Xô đã phải trả giá đắt. Ngày nay, thế giới công nhận học thuyết Mor-gan Men-đen, nhưng vẫn tiếp thu nhiều phương pháp cải tạo giống của Mit-su-rin, cái gì hay thì vẫn có chỗ dùng.
Ngày nay dư luận xã hội đang đặt lại vấn đề dân chủ. Thế dân chủ là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời đơn giản: Dân chủ là để người dân mở miệng ra nói. Ông Lênin thì giải đáp câu hỏi về dân chủ trong tác phẩm lý luận Nhà nước và cách mạng. Căn cứ vào kinh nghiệm của Công xã Pari, ông kết luận dân chủ vô sản cao hơn dân chủ tư sản một triệu lần. Yếu tố cơ bản để khẳng định "triệu lần hơn" thể hiện ở 2 điều: một là, người lãnh đạo cao nhất của công xã hạ lương của mình xuống ngang một công nhân thường; hai là, bất cứ người lãnh đạo nào cũng bị cách chức ngay nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Bây giờ nhìn vào thực tế xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta không thấy ở đâu áp dụng lý luận này của Lenin. Tại Việt Nam, trong những năm đầu hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhà nước có một quy định: Lương người bị lãnh đạo không được cao hơn người lãnh đạo. Bạn hãy nhớ đây là quy định dưới thời Hồ Chí Minh. Ở bất cứ nước XHCN nào cũng nói ra rả: Chủ nghĩa Xã Hội dân chủ hơn chủ nghĩa Tư Bản triệu lần, nhưng không chính quyền XHCN nào tuân theo chỉ dẫn "cơ bản" của Lênin. Vậy chúng ta kết luận thế nào? Có hai kết luận. Một là, tất cả các chính phủ XHCN đều vận dụng sai lý luận của chủ nghĩa Lênin về dân chủ. Hai là, cách hiểu về dân chủ của chủ nghĩa Lênin là sai. Nếu hạ lương người lãnh đạo cao nhất xuống ngang công nhân thường và ai không hoàn thành nhiệm vụ bị cách chức ngay thì như ông Nguyễn Sinh Hùng nói, sẽ chẳng còn cán bộ làm việc nữa. Bản chất của dân chủ không phải như thế, nhưng trong phạm vi bài viêt ngắn này tôi chưa có diều kiện nói rõ thêm về dân chủ, xin khất vào dịp khác. Với lại chủ nghĩa Mác-Lênin môt khi đã sai lầm ở những điều cơ bản nhất rồi thì không nên bàn đến việc "vận dụng đúng" làm gì, vì dù có vận dụng đúng đi chăng nữa cũng không giải quyết được vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Để kết thúc bài viết này tôi xin nhắc các bạn rằng ở Việt Nam hiện nay không chấp nhận tư do tư tưởng, các "dư luận viên" và công an mạng luôn rình rập chờ những người có ý kiến khác để đàn áp. Vì vậy các bạn hãy tự mình nghiên cứu vấn đề đang quan tâm và biết cách hành động đúng, giúp ích cho nhân dân trong thực trạng xã hội hiện nay.
Trần Đức Việt - Nhà báo tự do
(Dân Luận)

NSND Thu Hiền: Nên bàn ngay vào nội dung sửa đổi Hiến Pháp

NSND Thu Hiền
(TTHN) - Ngay trên blog Diễn đàn công nhân, một số độc giả đang đòi hỏi phải chứng minh nguồn gốc phát biểu trên đây của nghệ sỹ Thu Hiền, do vậy BBT xin thận trọng đề nghị bạn đọc coi như một phát biểu chưa được kiểm chứng.
Tôi nghĩ không còn nhiều thời gian để phân tích, dẫn giải nữa. Vì ta đã tụt hậu quá xa so với các nước trong khu vực và thế giới rồi. Mà nên bàn ngay vào nội dung sửa đổi Hiến Pháp. Bản văn thiêng liêng sẽ quyết định sự phồn vinh của một đất nước, và hạnh phúc của một dân tộc. Đó là cần hay không cần giữ lại điều 4; cũng có nghĩa nên hay không nên tiếp tục giao vận mệnh đất nước cho Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục toàn quyền “lãnh đạo” .
Để làm tốt việc trên, đồng thời cũng hiện thực tuyên bố của bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan “ Nước ta dân chủ gấp vạn lần so với các nước tư bản”. Tôi để nghị Đảng nên công khai tất cả những thành tựu đã làm được cho đất nước từ khi thành lập đến nay. Để toàn dân biết, quyết định nên tiếp tục tín nhiệm hay không tín nhiệm, như các nước kém dân chủ hơn ta (theo bà Doan) thường làm trước mỗi cuộc bầu cử .
Nhưng trước tiên. Yêu cầu Đảng trả lời một số điểm chính trong dư luận xã hội sau đây :
- Đảng Cộng Sản Việt Nam không phải là đảng Quốc gia Dân tộc, mà là của Liên Xô cũ và Trung Quốc hiện nay, theo học thuyết Mát – Lê. Nên mục tiêu phục vụ dân tộc là thứ yếu, phục vụ học thuyết mới là trọng tâm ?
- Năm 1954, chấp hành chủ trương của đảng bạn Trung Quốc chia hai đất nước, để sau đó dân tộc Việt Nam phải tốn xương máu 21 năm mới thống nhất lãnh thổ được. Rồi gần đây, mất thêm đất biên giới và biển đảo ?
- Cải cách ruộng đất ở nông thôn, cải tạo Công thương ở thành phố. Cầm tù và đày đoạ những người hợp tác Nhân Văn, Giai Phẩm. Không cho làm báo tư nhân là để triệt tiêu văn hoá và tinh thần dân tộc. Theo đúng chủ trương, đường lối của Stalin – Mao Trạch Đông?
- Nhượng đất biên giới. Phản ứng yếu ớt khi bị chiếm biển đảo. Đàn áp nhân dân phản đối Trung Quốc xâm lăng để có nơi dựa dẫm bảo vệ đảng của mình ?
- Cương quyết xem “kinh tế Nhà nước” là chủ đạo, dù biết đã thất bại và đang nợ nần rất nhiều ?
Nếu thành quả việc làm của Đảng là đúng đắn, và trả lời thoả mãn được dư luận toàn dân. Toàn dân sẽ hoàn toàn ủng hộ việc Đảng tiếp tục lãnh đạo mà không cần đến phải minh định bằng điều 4 Hiến Pháp 1992 nữa.
Phát biểu nầy hoàn toàn mang tính xây dựng đất nước
(Diễn đàn Công Nhân)

Phóng viên Báo Quảng Trị bị đe dọa do ký Kiến nghị 72

Sáng nay, trước giờ đi làm, mình có nhận được một cú điện thoại của một người xưng tên là Thăng, công an bảo vệ nội bộ (Công an tỉnh Quảng Trị) hẹn gặp. Mình hỏi có việc gì, nhưng cũng đoán trước được nội dung, có lẽ liên quan đến việc mình đã ký tên vào Bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp năm 1992 của 72 trí thức (KN72). Mình hẹn Thăng đến nhà và chỉ gặp nhau 15 phút, phải kết thúc trước 8 giờ do sáng nay mình đã có hẹn làm việc với một người khác.
Thăng đến và đi thẳng vào vấn đề. Quả như mình dự đoán, Thăng hỏi mình có ký tên vào bản KN72 không? Mình đã trả lời, sau khi đọc kỹ bản kiến nghị của các trí thức thấy quá hay, quá đúng nên mình đã tự nguyện ký tên ủng hộ bản kiến nghị đó, hoàn toàn không bị sức ép hay bị lợi dụng bởi một “thế lực thù địch” nào. Mình đã ký tên và công khai địa chỉ, số điện thoại của mình: Hoàng Đức, Phóng viên Báo Quảng Trị, số điện thoại 0905 108 239. Và mình cũng nói rõ, việc ký tên vào KN72 là hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân đóng góp ý kiến vào sửa đổi hiến pháp của Đảng, Quốc Hội, (chính ông Phan Trung Lý, UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội đã khẳng định trên báo chí rằng, mọi ý kiến góp ý đều được lắng nghe, kể cả những ý kiến trái chiều), và việc ký vào kiến nghị này với mong muốn chân thành đất nước có một bản Hiến pháp thực sự dân chủ, xây dựng một nhà nước pháp quyền, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật…

Image
Ảnh minh họa: Trong số nhà báo/phóng viên trên, ai là người đứng về lẽ phải, công lý? (internet)
Dù thời gian ngắn nhưng chúng mình nói chuyện khá cởi mở, thẳng thắn, thái độ của Thăng ôn tồn, đúng mực. Mình nói với Thăng rằng, việc ký tên vào kiến nghị là hết sức bình thường, không chỉ ký tên vào KN72 mà mấy năm trước mình cũng đã ký tên vào bản kiến nghị Chính phủ dừng triển khai dự án khai thác bô xít Tây Nguyên, vì việc này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tác động xấu đến môi trường và văn hóa vùng Tây Nguyên, việc làm này là thể hiện trách nhiệm của công dân, của trí thức đối với đất nước, đừng nên suy diễn và có thái độ nghi kỵ. Với những trí thức lỗi lạc như giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, tiến sĩ Nguyễn Quang A và rất nhiều những trí thức tiêu biểu khác thì ngoài lòng yêu nước, đau đáu với sự phát triển và tồn vong của quốc gia, dân tộc có mưu cầu, tham vọng nào hơn, ai có thể lợi dụng được họ, lôi kéo được họ làm những việc phản dân hại nước? Việc công an đi tìm hiểu từng người có ký tên hay không ký vào bản KN72 phỏng có ích gì, rất dễ bị suy diễn là truy bức, khủng bố đối với những người có ý kiến trái chiều và nguy hiểm hơn có thể làm cho nhiều người nghi ngờ thiện chí kêu gọi toàn dân góp ý sửa đổi Hiến pháp của Đảng, của Quốc hội.
Trước khi kết thúc buổi nói chuyện, Thăng và một người vào sau xưng tên là Tùng Sinh (cả hai đều mặc thường phục) có yêu cầu mình ký vào “biên bản làm việc”, mình đã thẳng thừng từ chối và khẳng định lại một lần nữa rằng, việc ký tên của mình vào KN72 là bình thường, không phải là hành vi vi phạm pháp luật, không liên quan gì đến công việc của công an nên chẳng có việc gì phải ký vào biên bản hay bất cứ một loại giấy tờ nào cả.
Hai người đồng ý và hẹn có một dịp nào rãnh rỗi sẽ cùng mình ngồi cà phê nói chuyện nhiều.
Ok, mình đồng ý.
Hoàng Đức - PV báo Quảng Trị
(Blog Hai lúa)

Trần Trung Đạo - “Con có Một tổ quốc”

Chín năm trước, tôi được ban tổ chức đại hội sinh viên Bắc Mỹ đề nghị đến nói chuyện với các bạn trẻ đại diện của khoảng 50 tổ chức thanh niên sinh viên Hoa Kỳ và Canada về tham dự đại hội lần thứ nhất, được tổ chức đại học Emerson, thành phố Boston. Vì khẩu hiệu chính của đại hội là "Tôi là người Việt Nam" nên buổi tâm tình của tôi cũng tập trung chung quanh ý nghĩa của câu khẩu hiệu này. Một dương ảnh với kỹ thuật khá công phu được chiếu trong lễ khai mạc với tiếng hô "Tôi Là Người Việt Nam" của các bạn trẻ nối tiếp nhau, vang lên khắp năm châu, ngoại trừ trong nước, đã làm mọi người xúc động.
Trong buổi sáng tâm tình đó, tôi có dịp chia sẻ với các em niềm vui khi biết các em đã trưởng thành. Sự trưởng thành của các em, không chỉ chứng tỏ một cách đơn giản bằng tiếng hô "Tôi Là Người Việt Nam" đã được ít nhiều kỹ thuật hóa nhưng bằng việc theo dõi công việc các em đã và đang làm trong thời gian qua. Mặc dù được mời làm cố vấn cho ban tổ chức đại hội, tôi chẳng những không cố vấn được gì mà còn trở thành người học trò chăm chỉ của các em. Tôi học ở các em cách tổ chức, cách suy nghĩ, cách làm việc và cả cách giải quyết những bất đồng. Tôi sung sướng tự nhủ, những nhánh sông, những con nước trôi lạc loài trên biển ngày nào đang trên đường trở về nguồn cội. Giấc mơ Việt Nam mà tôi đang tha thiết kêu gọi đang dần dần hiện rõ.
Nếu chúng ta xuống khu người Ý để hỏi một thanh niên Mỹ gốc Ý anh là ai, anh ta chắc chắn sẽ trả lời rất gọn "Tôi là người Mỹ." Tương tự, nếu chúng ta qua khu người Đức để hỏi một phụ nữ Mỹ gốc Đức chị là ai, chị cũng sẽ trả lời "Tôi là người Mỹ." Nhưng một cô bé Việt Nam đang định cư ở Atlanta đã trả lời với tôi "Em là người Việt Nam". Em nói một cách chân thành. Các em là người Việt Nam và hãnh diện là người Việt Nam dù đa số các em có mặt trong ba ngày đại hội, đã sinh ra tại hải ngoại, và thậm chí có em chưa bao giờ đặt chân lên đất nước Việt Nam.
Sau buổi nói chuyện tôi dành thời gian để trao đổi thêm với các em có những ưu tư riêng nhưng không kịp hay không tiện trình bày trong buổi nói chuyện. Tôi xúc động khi biết nhiều em đã dành suốt mùa hè để học tiếng Việt, nhiều em lo lắng không biết bao giờ mới có đủ khả năng tiếng Việt để đọc được Kiều, nhiều em phân vân không biết các tác phẩm về chiến tranh Việt Nam do các tác giả ngoại quốc viết có phản ảnh trung thực và khách quan cuộc chiến Việt Nam hay không. Nghe các em nói, tôi cảm thấy trách nhiệm đè nặng trên vai mình.

Việt Nam quê hương tôi, Ca nhạc - MTV, Viet Nam que huong toi, tinh yeu, dat nuoc, que huong, Viet Nam
Tổ quốc
Qua nhiều lần tiếp xúc với các bạn trẻ, tôi hiểu được rằng, trong các thế hệ Việt Nam tỵ nạn, thế hệ của chúng tôi có nhiều may mắn nhất. Trong thời kỳ chiến tranh đẫm máu, chúng tôi còn ngồi trong trường trung học hay một, hai năm đầu đại học. Trong thời kỳ đói khổ sau 1975, chúng tôi đã vào tuổi hai mươi và có khả năng bương chải qua ngày. Khi đặt chân sang nước ngoài, chúng tôi lại là thế hệ sở hữu những kinh nghiệm sống cần thiết để đương đầu với những khó khăn trong đời sống mới và có số vốn liếng Việt ngữ, tuy khiêm tốn nhưng cũng tạm đủ để tiếp tục học hỏi và duy trì văn hóa Việt. Các em thì không. Tuổi thơ của các em được ru, không phải bằng những câu ầu ơ dí dầu thân thương tha thiết nhưng là các chương trình truyền hình Mister Rogers’ Neighborhood, bằng Sesame Street, Mickey Mouse. Thế nhưng các em đã ngồi lại với nhau, học hỏi lẫn nhau, tìm cách giúp đỡ cho nhau và cho quê hương của cha mẹ em đang cần được giúp. Điều đó cho thấy, tình yêu nước Việt là một thôi thúc kỳ diệu, không đơn giản được xác định bằng tấm giấy khai sinh, bằng quốc tịch nhưng bằng máu huyết luân lưu suốt mấy nghìn năm, bằng đời sống và giáo dục gia đình, bằng truyền thống và tập tục văn hóa đã không ngừng được duy trì và phát triển tại hải ngoại. Đặc tính kế thừa và gắn bó với quê cha đất tổ đó rất khó tìm thấy trong cộng đồng của một sắc dân nào khác.
Một bằng chứng khác, rất hùng hồn và dễ thương tôi đã chứng kiến cũng trong ngày đại hội sinh viên Bắc Mỹ là cách trả lời câu hỏi của một thí sinh trong giải Hoa Hậu Nhân Ái, một tiết mục bên cạnh chương trình chính của ba ngày đại hội.
Câu hỏi, các thí sinh vào chung kết không biết trước: "Nếu em chỉ có 24 giờ để sống trên đời, em sẽ làm gì trong 24 giờ đó?"
Và đây là nguyên văn câu trả lời của thí sinh trúng giải: "Nếu em chỉ có 24 giờ để sống, em sẽ dành 24 giờ đó cho ba mẹ em. Em sẽ thưa với ba mẹ em rằng em cám ơn ba mẹ đã sinh em ra, đã trải qua nhiều cực khổ từ những ngày mới đặt chân đến Mỹ để nuôi em nên người như ngày hôm nay. Em có một đứa em nhỏ, nếu còn thời gian em sẽ dành cho nó, dặn dò nó chăm lo học hành, có hiếu với ba mẹ và thay em chăm sóc ba mẹ trong tuổi già."
Cô bé đứng trên sân khấu cao, nhìn xuống ba mẹ em ở dưới, vừa trả lời vừa rưng rưng nước mắt, tưởng chừng 24 giờ tới đây em sẽ ra đi thật. Em có thể đã có người yêu. Em có thể đã có hàng trăm nhu cầu, ham muốn khác của tuổi mười tám, hai mươi. Nhưng không, cuối cùng em chỉ muốn trở về với nơi em đã sinh ra. Ý thức về nguồn cội, qua câu trả lời tuy không được chuẩn bị trước nhưng rất tự nhiên, chân thành bằng tiếng Việt, đã cho thấy sức sống kỳ diệu của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh của văn hóa dân tộc Việt Nam như một dòng sông dài, có lúc trôi êm ả và cũng có lúc phải vượt qua nhiều ghềnh đá cheo leo nhưng chưa bao giờ gián đoạn.
Câu nói "Tôi là người Việt Nam" thoạt nghe qua rất đơn giản, ai cũng có thể nói được, người Việt Nam nào, dù trong nước hay đang sống ở ngoài nước, cũng có thể nói như thế. Nếu chúng ta hỏi một em du học sinh từ trong nước vừa ra đến hải ngoại, em sẽ trả lời một cách hãnh diện "Tôi là người Việt Nam" và tương tự nếu chúng ta hỏi một sinh viên Việt Nam lớn lên ở Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Úc hay xứ nào khác, em cũng sẽ vui sướng trả lời "Em là người Việt Nam."
Tuy nhiên nếu chúng ta hỏi tiếp "Việt Nam của em là Việt Nam nào?" thái độ, phản ứng và cách trả lời của mỗi em sẽ khác tùy theo em đã đến từ đâu.
Với một số em có theo dõi các diễn biến kinh tế chính trị, nước Việt Nam  là một dân tộc tuy có lịch sử anh hùng, bất khuất, có tinh thần tự chủ cao độ, truyền thống giáo dục gia đình tốt đẹp nhưng hiện nay đã trở thành lạc hậu. Việt Nam mà em biết là quốc gia có những người lãnh đạo đất nước già nua, độc tài, cực đoan, bảo thủ ngồi trên ghế quyền lực hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn còn muốn duy trì quyền chuyên chế. Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới vẫn tiếp tục bám vào chủ nghĩa Cộng Sản, một ý thức hệ một thời bành trướng nhờ vào chiến tranh, đấu tố, ám sát, hiện nay đã lùi xa vào quá khứ.  Việt Nam là một quốc gia đáng yêu nhưng đang cần một cuộc thay đổi toàn diện để hy vọng có thể hội nhập vào dòng tiến hóa của loài người.
Trái lại với một Việt Nam bi thảm đó, đối với không ít các em du học sinh từ trong nước mới sang hay đang ngồi trong trường đại học tại Việt Nam, Việt Nam mà các em được dạy là "xứ sở của anh hùng, độc lập, tự do, hạnh phúc, một đất nước, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam, đã liên tục đánh gục ba tên đế quốc đầu sỏ Pháp, Nhật và Mỹ. Cả thế giới nghiêng mình kính phục khi nghe nhắc đến hai chữ Việt Nam."
Thành phố nơi tôi ở là thành phố đại học nên từ những năm đầu thập niên 1990 tôi có cơ hội gặp khá nhiều sinh viên từ trong nước sang. Trong những lần gặp gỡ đó, có khi tôi cũng nghe vài em thao thao bất tuyệt về một "Bác Hồ anh minh và vĩ đại", nghe các em đọc dăm bài thơ đầy sắc máu hận thù, và cũng có khi nghe các em nói lên niềm hãnh diện về nước Việt Nam, nơi đó, cái gì cũng vượt trên tầm thời đại. Bạn bè tôi, nhiều người cảm thấy khó chịu, đứng dậy đi ra, một số khác e ngại và từ đó tìm cách tránh xa, tôi thì không. Tôi ngồi lại và kiên nhẫn chờ đợi một cơ hội để nói với em những điều em chưa hề được nghe, cơ hội để mang các em về với thực tế đầy đau xót của đất nước, về với cái chung của anh em chúng tôi đang bị chìm khuất phía sau đám mây đen vong bản. Tôi muốn nói với các em về một  Việt Nam đang bị bỏ rơi tận đàng sau đuôi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật không ngừng của nhân loại. Thế giới mà các em đang đối diện không phải là thế giới mà các em đã học ở trong nước. Sau 1975, những nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tự mãn với hào quang chiến thắng của họ đến nỗi trở nên cô lập với thế giới bên ngoài. Hậu quả của căn bịnh kiêu căng đầy hoang tưởng đó là một Việt Nam suy thoái về mọi phương diện.
Và tôi cũng muốn nói với các em một điều hệ trọng hơn tất cả những điều đã nói, rằng, dù em sinh ra ở Huế, Hà Nội hay Sài Gòn, ở San Diego, Santa Ana, San Jose, Sydney, Victoria, Oslo, Berlin, Paris hay một nơi nào khác, em cũng nên hãnh diện để nói lớn rằng "Tôi là người Việt Nam." Định mệnh lịch sử khắc nghiệt đã đẩy các em vào nhiều hoàn cảnh khác nhau, điều kiện trưởng thành khác nhau nhưng tôi tin rằng, một ngày không xa, tất cả những người con yêu của mẹ Việt Nam sẽ gặp lại nhau tại một điểm hẹn huy hoàng của lịch sử, đó là ngày phục hưng dân tộc Việt Nam. Em đang ở đâu và đang làm gì, hãy nỗ lực cho ngày đẹp trời đó của dân tộc. Những buồn đau chia cắt sẽ qua đi và một nước Việt Nam mới, tự do, dân chủ, nhân bản, khai phóng sẽ ra đời. Đó cũng là ngày, những người con của Mẹ Việt Nam ở năm châu bốn biển, sẽ hẹn nhau về lại Phong Châu, quỳ trước điện Hùng Vương và cùng thưa với anh linh Quốc Tổ Việt Nam: "Con có một tổ quốc."
Tổ quốc của các em cũng là tổ quốc của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Trong đêm tối giữa nhà lao Phan Đăng Lưu hay trong buổi chiều mưa tầm tã, tay dắt bà mẹ già 90 tuổi trên đường lưu đày ra huyện Vũ Đoài, Thái Bình, ngài vẫn một tấm lòng son sắt với quê hương:
Nghe lòng xa vắng những chiều đông
Nhìn nước mênh mông khắp mặt đồng
Bát ngát núi xa mờ bóng cọp
Thăm thẳm trời cao bặt cánh hồng
Bao độ cà tan cà nở nụ
Mấy mùa lúa rụng lúa đơm bông
Năm tháng mỏi mòn đầu đã bạc
Còn chút lòng son gởi núi sông
(Thơ HT Thích Quảng Độ)
Tổ quốc của các em cũng là tổ quốc của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Trong giờ phút cùng cực của khổ đau hoạn nạn tại Cây Vông, Phú Khánh ngày 8-12-1975, ngài đã dặn dò lấy chính ngài và cũng nhắn nhủ các thế hệ mai trong bài thơ Con Có Một Tổ Quốc hùng hồn như trang sử:
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời
Con hãnh diện
Con vui sướng
Con yêu non sông gấm vóc
Con yêu lịch sử vẻ vang
Con yêu đồng bào cần mẫn
Con yêu chiến sĩ hào hùng
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn
Núi cao cao, xương chất cao hơn
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn
Nước tuy nhỏ nhưng danh vang
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
Một nước Việt Nam
Một dân tộc Việt Nam
Một tâm hồn Việt Nam
Một văn hoá Việt Nam
Một truyền thống Việt Nam.
(Thơ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)
Tôi tin một ngày không xa, các em học sinh Việt Nam sẽ có cơ hội đọc lớn những bài thơ của các ngài trong giờ Việt Văn ở trường học các em, và bên ngoài cửa lớp, những cánh chim họa mi đang cất cao tiếng hót, báo hiệu mùa Xuân đang về trên quê hương không còn hận thù, rẻ chia, ngăn cách. Cám ơn Đức Hồng Y, cám ơn Hòa Thượng Viện Trưởng đã trao cho chúng con và các thế hệ mai sau niềm hy vọng Việt Nam.
Trần Trung Đạo
(FB. Trần Trung Đạo)

Tăng giá xăng: Sự tồn vong của chế độ

Từ đầu năm Quý Tỵ đến nay, ông Huệ đã thay đổi vị trí công tác sang chức vụ Trưởng ban kinh tế trung ương, không còn nắm quyền điều hành trực tiếp Bộ tài chính và tham gia ý kiến đối với việc quyết định giá xăng dầu tăng hay giảm.
Sau phát ngôn được lòng dân vào cuối năm 2011, ông đột nhiên trở nên lặng lẽ hơn rất nhiều trong suốt năm 2012. Cũng trong thời gian đó, cùng với sự kín tiếng của ông, giá xăng dầu cũng đã có cơ hội nhảy lên đến 6 lần.
Tất cả đều mở đường cho một chiến dịch tăng giá mới.
Thuyết tân ngụy biện
Trước đợt tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 3/2013, dư luận và báo chí trong nước đã khắc khoải không ngớt về việc giá dầu thế giới giảm đến 5-7% nhưng giá xăng dầu Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ biểu lộ nào đáp ứng “quyết tâm” của Chính phủ.
Người ta hy vọng vào một đợt giảm giá mới, và hơn thế là giảm thật sự theo cam kết của Chính phủ chứ không phải nhỏ giọt như những lần trước đây trong thời gian họp Quốc hội.
Tuy nhiên quyết định tăng giá của liên Bộ tài chính - công thương đã làm cho người dân và cả giới chuyên gia kinh tế bàng hoàng.
Không những không giảm, giá xăng dầu Việt Nam còn làm nên một cột mốc lịch sử - điều hoàn toàn đáng tự hào nếu xét đến kết quả “tận thu”.
Nhưng cũng chính thái độ tận thu bất chấp như thế mà đã càng kích thích sự phản biện và kích động phản ứng của lớp người bị thu.
Theo phản biện của giới chuyên gia và báo chí ngay sau đợt tăng giá mới nhất, trong thời gian qua các đại lý xăng dầu đã được tăng hoa hồng gấp 3-4 lần những ngày trước, còn doanh nghiệp đầu mối vẫn được sử dụng quỹ bình ổn ở mức rất cao. Với mức bình ổn 2.000 đồng/lít của Bộ tài chính quy định, vào tháng 2/2013 doanh nghiệp xăng dầu đã có lãi 1.000 đồng/lít.
Còn với mức tăng giá 1.400 đồng/lít vừa qua, các doanh nghiệp đầu mối nghiễm nhiên lãi hơn 2.400 đồng/lít. Tương tự với giá dầu, doanh nghiệp cũng lãi khoảng 1.200-1.600 đồng/lít.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, với giá bán lẻ xăng ở mức cao kỷ lục 24.500 đồng/lít, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ kiếm lãi hàng chục tỷ đồng mỗi ngày.
Về phần mình, Bộ tài chính lý giải việc phải tăng giá xăng là do quỹ bình ổn xăng dầu của doanh nghiệp hầu như đã hết, trong khi giá xăng dầu ở các nước có chung đường biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc lại rẻ hơn từ 2.000-5.000 đồng/lít, dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, lý giải này có lẽ chỉ có tính tuyên giáo đối với những người dân ít cập nhật và phân tích thông tin. Nếu nói rằng để giảm buôn lậu, tại sao cơ quan quản lý không sử dụng các biện pháp khác nhằm ngăn chặn, mà lại đánh vào giá bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng vốn đang rất khó khăn trong bối cảnh kinh tế đi xuống như hiện nay?
Hoặc nếu cho rằng quỹ bình ổn giá đang âm, tại sao Bộ tài chính không yêu cầu các doanh nghiệp ngừng trích quỹ mà lại cho tăng giá? Quỹ âm thì doanh nghiệp vẫn được treo lỗ và sẽ được bù đắp về sau, nhưng giá tăng là đánh thẳng vào túi tiền của người dân vốn đã gánh quá nhiều các khoản chi phí và thuế như hiện thời.
Nếu Bộ tài chính cho rằng giá xăng các nước láng giềng thấp hơn Việt Nam, vì sao cơ quan này lại không thể nói rõ rằng giá xăng nước láng giềng là theo cơ chế thị trường chứ không tính giá cơ sở 30 ngày như ở Việt Nam? Cơ chế điều hành của mỗi nước là khác nhau, không thể so sánh giá bán lẻ một cách đơn giản như thế rồi khẳng định đó là nguyên nhân gây ra tình trạng buôn lậu phức tạp…

giaxang-kenh14-305.jpg
Điều chỉnh giá xăng trước khi bán, ảnh minh họa
Những cậu ấm hư hỏng

Với nguồn cơn từ những đợt tăng giá bất chấp vào năm 2011, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã được đặt cho cái biệt danh khó chịu: ‘Cậu ấm hư hỏng’.
Giá trị cổ phiếu mất quá nhiều, đất nền và căn hộ lại quá khó để tiêu thụ, cả Petrolimex lẫn EVN đều nằm trong tình thế cám cảnh của nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư trái ngành. Hậu quả này còn được đào sâu bởi khả năng quản trị đầu tư, quản trị tài chính hoàn toàn không tương xứng với quy mô đầu tư, chưa kể đến quan niệm quá đơn giản về độ rủi ro trong quá trình đầu tư mà đã khiến cho Petrolimex và EVN sa vào vũng lầy do chính họ tạo ra.
Thế nhưng tự thân nghịch lý vẫn có thể đẻ thêm nghịch lý. Trong những đề xuất và những cuộc vận động hành lang nhằm tăng giá xăng dầu và giá điện, Petrolimex và EVN đều cố gắng thuyết phục các cấp quản lý rằng chuyện tăng giá chỉ để phục vụ cho… bù lỗ!
Nhưng bất chấp việc Petrolimex thua lỗ đến 10.700 tỷ đồng trong năm 2008 từ những khoản đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm, nghịch lý phát triển trong suy thoái ở Việt Nam vẫn diễn ra theo logic hết sức tự nhiên của nó. Đó là “âm mưu” thường trực về chuyện tăng giá xăng dầu đã luôn được những người đứng đầu Petrolimex âm thầm chuẩn bị và lại được lãnh đạo Bộ công thương cổ súy.
Trong nguyên năm 2012, Petrolimex đã không chịu thất bại với mục tiêu tiếp tục tăng giá. Cùng với tỷ lệ khoảng 0,3-0,4% - mức độ mà EVN đã “cống hiến” cho chỉ số lạm phát trong đợt tăng giá điện 5% vào cuối năm 2011, việc xăng dầu tăng giá càng giống như mảnh đất màu mỡ cho các loài cỏ dại nảy mầm.
Qua nhiều năm, giới kinh doanh trong nước đã đúc kết một bài học về “cỏ dại” là không có ngành nào mà doanh nghiệp lại kinh doanh an toàn như xăng dầu. Mỗi khi giá dầu thế giới tăng, doanh nghiệp lại được quyền xin tăng giá (trực tiếp qua Bộ tài chính hoặc gây sức ép bằng cách găm hàng, không bán…), hoặc được trích lập quỹ bình ổn. Còn khi giá giảm, doanh nghiệp có thể từ từ xin giảm giá hoặc chờ quyết định từ cơ quan quản lý.
Thậm chí những đại lý xăng dầu vi phạm về kinh doanh như ngưng bán xăng một cách phi lý, pha xăng kém chất lượng… cũng chỉ bị phạt hành chính từ vài đến vài chục triệu đồng, cùng lắm là bị tạm ngưng hoạt động vài tháng.
Trong khi đó, toàn bộ trách nhiệm của ban lãnh đạo Petrolimex từ hậu quả đầu tư trái ngành vẫn chưa hề được xử lý.
Đáng chú ý là trong những báo cáo kiểm tra, kiểm toán, giám sát từ nhiều cơ quan nhà nước và Quốc hội đối với doanh nghiệp này từ giữa năm 2011 cho đến nay, không ít kiến nghị đã không ít lần được nêu ra về tính hậu quả rất trầm trọng, trách nhiệm cá nhân và tập thể cần được nghiêm khắc xem xét…, nhưng không hiểu vì lý do nào, đến giờ tất cả vẫn lẩn kín sau một bức tường thẫm tối và mục nát.
Một sự im lặng cực kỳ đáng sợ
Người “hậu duệ” của ông Vương Đình Huệ là ông Vũ Văn Ninh - phó thủ tướng và cũng là nhân vật nắm quyền chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Bộ tài chính, còn lặng lẽ hơn cả ông Huệ.
Là nhân vật có thể mang quan điểm ôn hòa, song ông Ninh vẫn chứng tỏ là người biết hành động vào lúc cần thiết.
Một lần nữa trong khá nhiều lần, câu chuyện tăng giá xăng dầu ở Việt Nam lại xảy đến trước khi kỳ họp thường kỳ của Quốc hội được chính thức tiến hành vào tháng 5/2013. Những đại biểu từng nêu nghi vấn về động thái bất thường của chuyện “tiền trảm” như thế vẫn có thể chẳng bao giờ biết được nhóm lợi ích xăng dầu đã và sẽ quyết định hành động một cách “quyết liệt” vào thời điểm nào mang lại ích lợi nhóm nhiều nhất.
Còn Chính phủ đang nghĩ gì? Hoặc đang tính toán về một thỏa thuận nào?
Liệu hành động tăng giá xăng dầu đang được nhân danh sự “minh bạch” nhưng bất chấp cả nhân dân có làm tan vỡ “những cố gắng của toàn bộ Chính phủ” trong cuộc chiến chống lạm phát?
Liệu hành vi trên có khiến cho nhận thức của tuyệt đại đa số người dân càng bị xói mòn niềm tin vào những đảng viên - lãnh đạo doanh nghiệp và bộ ngành, điều mà trong Hội nghị trung ương 4 vào cuối tháng 12/2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải nói đi nói lại như một nguy cơ rất lớn đối với “sự tồn vong của chế độ”?
Thay thế cuộc chiến này bằng một cuộc chiến khác, phải chăng điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng bày tỏ mong muốn - cuộc chiến chống các nhóm lợi ích - đang có nguy cơ bị chính các nhóm đặc quyền đặc lợi này làm cho vô hiệu?
Một tiền lệ vô hiệu cũng đã vừa xảy ra vào tháng 2/2013 ở đất nước Hoa Hồng. Trước hành động tăng giá điện của hai nhà phân phối điện lực là Công ty CEZ và Evergo-Pro của Cộng hòa Czech và Công ty EVN của Áo, hàng chục ngàn người dân Bungaria đã đổ ra đường biểu tình. Cuộc biểu tình có nguy cơ biến thành một cuộc bạo động đẫm máu.
“Tôi sẽ không tham gia vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ” - Thủ tướng Boiko Borisov khẳng định trước Quốc hội nước này.
Trước đó, ông đã sa thải bộ trưởng tài chính nhưng vẫn không xoa dịu được làn sóng phẫn uất từ người biểu tình.
Vào ngày 20/3/2013, chính phủ Bungaria đã quyết định từ chức.
Thiền Lâm viết từ VN
2013-03-29
(RFA)

'Mỹ không muốn thấy Trung Quốc ỷ lớn ăn hiếp bé'

Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận tại Biển Đông.
29.03.2013
Về những diễn biến đáng lo ngại hồi gần đây tại Biển Đông, Tiến sĩ Charles Morrisson, Chủ tịch Hội Đông-Tây, một viện nghiên cứu chính sách tại Châu Á- Thái Bình Dương, nói rằng Hoa Kỳ không muốn tranh chấp được giải quyết bằng vũ lực hay thái độ 'ỷ lớn hiếp bé'. Trao đổi với Ban Việt Ngữ VOA, Tiến sĩ Morrisson cho biết:

“Chúng ta không muốn chứng kiến các cuộc tranh chấp đó được giải quyết bằng vũ lực hay thái độ hiếp đáp. Hoa Kỳ đã nêu lên rất rõ các lợi ích của mình trong khu vực, về mặt tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình dựa trên những tiến trình theo đó các vấn đề như thế này được giải quyết bằng các cuộc tham khảo ý kiến và những tiến trình đa phương, thay vì nước lớn ỷ thế hiếp đáp nước nhỏ.”

VOA: Ông ám chỉ Trung Quốc là nước lớn hiếp đáp nước bé?

Tiến sĩ Morrisson:“Cách cư xử của Trung Quốc có thể làm nhiều nước khác nghĩ như thế. Và quả là tôi có ý ám chỉ rằng một số khía cạnh trong cách cư xử của Trung Quốc có những đặc tính đó. Đấy không phải là cách để đạt một giải pháp hòa bình cho các vấn đề.”

VOA: Ông có nghĩ vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết một cách hòa bình tại thời điểm này?

Tiến sĩ Morrison: “Thật là khó nói! Tất cả mọi người phải đồng ý về điểm đó trước đã. Thách thức tại đây là làm thế nào để tất cả mọi người đều đồng ý, rồi có một tiến trình theo đó những vấn đề xảy đến sẽ được xử lý theo một đường lối không làm căng thẳng leo thang hơn nữa.”

Tiến sĩ Charles Morrisson hiện là Chủ tịch Hội Đông-Tây, một trong những viện nghiên cứu chính sách lớn nhất khu vực Châu Á-Thái bình dương. Ông bảo vệ luận án Tiến sĩ về quan hệ quốc tế tại Đại học John Hopkins.
Hoài Hương-VOA

DN xăng dầu lãi khủng nhờ xả quỹ bình ổn: “Người tiêu dùng đang thành con nợ”

Không đồng tình với việc Bộ Tài chính cho doanh nghiệp xăng dầu được lãi hàng tỉ đồng mỗi ngày nhờ xả quỹ bình ổn, TS Nguyễn Ngọc Sơn, giảng viên Trường ĐH Kinh tế - luật TP.HCM, cho rằng bộ này phải có trách nhiệm giải trình với người tiêu dùng. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Sơn nói:
Quỹ bình ổn giá xăng dầu là một trong những công cụ pháp luật cho phép thực hiện để điều tiết giá. Nó được trích ra từ giá bán lẻ xăng dầu. Đây thực chất là một hình thức người dân gửi tiết kiệm, tích lũy tiền để điều tiết giá trong những tình huống đặc biệt.
Như vậy, rõ ràng tiền từ quỹ bình ổn là tiền của dân, không phải của Nhà nước, cũng không phải của doanh nghiệp. Cho sử dụng như thế nào, mức bao nhiêu, thời gian bao lâu toàn quyền do Nhà nước quyết định. Do đó trách nhiệm của Nhà nước là phải làm sao hiệu quả nhất từ việc mang lại lợi ích cho dân, chứ không phải doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Việc điều hành quỹ bình ổn xăng dầu hiện nay đang khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi
Người tiêu dùng cho rằng vận hành quỹ bình ổn giá xăng dầu đang không minh bạch, minh chứng rõ nhất là điều hành quỹ trong những ngày qua. Theo ông, phương án điều hành như thế nào là hợp lý?
- Có thể Bộ Tài chính cho rằng trước ngày 26-2 khi cho sử dụng quỹ bình ổn giá xăng 2.000 đồng/lít, doanh nghiệp đã bị lỗ nên những ngày qua bộ để doanh nghiệp bù lại. Tuy nhiên, như vậy là vô lý vì theo các văn bản pháp luật liên quan đến thị trường xăng dầu, quỹ bình ổn giá chỉ nhằm mục đích bình ổn chứ không nhằm làm cho doanh nghiệp lời.
Điều hành như vậy là không sòng phẳng và sai về nguyên tắc. Do đó, tôi cho rằng Bộ Tài chính phải giải trình với dân lý do vì sao bộ làm như vậy. Bộ đã để xảy ra như thế trong bao lâu và mức độ bao nhiêu?
"Không thể nào có chuyện Nhà nước vẫn thu thuế đều đặn, người tiêu dùng trở thành con nợ và doanh nghiệp lấy khoản nợ của dân để làm lời!" - TS NGUYỄN NGỌC SƠN
Đáng ra khi điều hành quỹ bình ổn giá xăng dầu, không những phải minh bạch cơ chế trích lập và xả quỹ, Bộ Tài chính còn phải tính toán đảm bảo tính ổn định, tránh suy giảm, cạn kiệt vì xả quỹ quá đà. Cho xả ào ạt như thế, khi giá xăng tăng lại quỹ có còn sức để bình ổn nữa không? Lúc đó lại tăng giá và người tiêu dùng lại chịu thiệt.
* Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu khẳng định tiền trong quỹ bình ổn giá bị cạn nên đã tạm ứng 2.000 đồng/lít xăng, sau này quỹ dương sẽ lấy bù lại. Thực chất điều này cũng khiến người tiêu dùng chịu thiệt thòi?
- Ở phía doanh nghiệp, khi quỹ dương, tiền nằm trong tay doanh nghiệp, nó có thể sinh lời nên khi quỹ cạn, doanh nghiệp ứng trước là bình thường. Nhưng ở góc độ người dân thì quyền lợi của họ bị xâm hại. Bởi dù doanh nghiệp có ứng trước thì trước sau gì cũng vẫn là tiền của dân trích vào quỹ bình ổn bù lại. Nếu hiện nay không xả quỹ lớn, quỹ không âm lớn, thì vài ngày tới khi giá thế giới giảm, giá xăng có thể giảm theo. Nhưng vì hôm nay xả quỹ quá nhiều, quỹ âm nhiều nên không thể giảm giá mà phải để trả nợ cho quỹ.
Cách làm như hiện nay rất nguy hiểm! Làm như vậy là đang dùng cơ chế ghi nợ cho dân. Dân đã trở thành con nợ một cách rất hồn nhiên và không biết. Ai được quyền biến dân thành con nợ? Không thể nào có chuyện Nhà nước vẫn thu thuế đều đặn, người tiêu dùng trở thành con nợ và doanh nghiệp lấy khoản nợ của dân để làm lời!
Theo tôi, đáng ra cơ quan điều hành giá xăng dầu phải bám sát diễn biến giá thị trường, điều hành quỹ bình ổn giá thật minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránh dẫn đến mất niềm tin. Với tình hình này, mức xả quỹ bình ổn giá phải giảm xuống phù hợp mức lỗ của doanh nghiệp, hoặc có thể cân đối giảm giá và giảm xả quỹ.
* Bộ Công thương đang trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Theo ông, cần sửa những điểm nào trong nghị định này để thay đổi cục diện thị trường hiện nay?
- Hiện các đề xuất của Bộ Tài chính vẫn chỉ dừng ở thay đổi chi phí kinh doanh định mức, giới hạn mức chiết khấu cho đại lý xăng dầu và rút bớt thời gian tính giá cơ sở từ 30 ngày xuống còn 15-20 ngày. Nhưng đó chỉ là sửa những điểm lặt vặt, tập trung vào vấn đề giá. Về cơ bản sẽ không thay đổi được bản chất của ngành xăng dầu so với hiện nay. Trong khi đó, điều hành giá xăng dầu đang như “con kiến trong chảo”. Mỗi khi giá xăng thế giới có biến động, cơ quan điều hành lại lúng túng, quanh quẩn với hai phương án “nên - không nên”.
Để thay đổi cục diện thị trường, cần phải thay đổi bản chất của nó. Nhà nước khẳng định xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhưng tôi tìm mãi không thấy thị trường đâu cả. Vì thế, giải quyết những cái quẩn quanh của thị trường xăng dầu cần phải xác lập được hai yếu tố, đó là tạo dựng cấu trúc thị trường và xây dựng các văn bản luật, cơ sở pháp lý để điều tiết hành vi. Có một thời chúng ta từng lo sợ nếu mở cửa ngành viễn thông sẽ ảnh hưởng đến an ninh, rồi ngành này còn độc quyền trong tay hai ông lớn thời đó là VNPT và Viettel. Nhưng hiện chúng ta đang được hưởng cái lợi rất lớn từ cạnh tranh ở thị trường viễn thông. Chúng ta sợ Petrolimex độc quyền, chi phối nhưng chúng ta đã bao giờ trao quyền được cạnh tranh giá bán cho doanh nghiệp xăng dầu chưa?
Thay vì dùng các mệnh lệnh hành chính, áp đặt với doanh nghiệp và cả người tiêu dùng, Nhà nước nên tạo dựng một môi trường mà ở đó tính thị trường được nảy nở và phát triển. Doanh nghiệp tự chịu về khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của mình. Cơ quan nhà nước giám sát doanh nghiệp bằng luật.
Bạch Hoàn thực hiện
(Tuổi trẻ)

"Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu" hay trò bịp bợm của Đài truyền hình Việt Nam

Trong chương trình thời sự tối 26/3/2013 vừa qua, với phóng sự “Các chức sắc Tôn giáo góp ý sửa đổi Hiên pháp”, Đài Truyền hình Việt Nam một lần nữa cho thấy sự dối trá đã trở thành căn bệnh không còn thuốc chữa.
  
Sau khi Biên tập viên Đài Truyền hình Việt Nam “đặt vào mồm” các chức sắc tôn giáo tham dự câu nói dọn sẵn: “Hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết”, trên màn hình xuất hiện một người được Truyền hình Việt Nam ghi chú là “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh”.
Ngay sau khi chương trình kết thúc, nhiều người đã rất bức xúc gọi điện đến các linh mục thuộc giáo phận Bắc Ninh thì được cho biết tại giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào là Nguyễn Quốc Hiếu cả. Người đàn ông được Truyền hình Việt Nam “phong” cho làm linh mục thực chất là một giáo dân thuộc giáo xứ Xuân Hòa – Quế Võ, Bắc Ninh, hiện đang là Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh – một cánh tay nối dài của đảng cộng sản.

 
Tòa Giám mục Bắc Ninh khẳng định và thông báo: Giáo phận Bắc Ninh không có Linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu
     
Các linh mục tham dự hội nghị hôm đó còn cho biết thêm, các ngài đã thẳng thắn đóng góp theo đúng tinh thần của Bản Nhận định và Góp ý của HĐGM Việt Nam, nhưng những gì là đóng góp tâm huyết, gây tức tối cho những người tổ chức buổi hội nghị góp ý hôm đó, thì đã bị Đài Truyền hình Việt Nam cắt bỏ.
Thật ra, việc Đài Truyền hình Việt Nam cắt xén, dựng chuyện nhằm lừa bịp người dân không còn là chuyện lạ nhất là đối với người Công giáo.
Trong vụ việc Thái Hà, Đài Truyền hình Việt Nam đã từng có thành tích lừa đảo khi bắt một “cựu chiến binh giả danh giáo dân” và đặt vào miệng người này những lời bịp bợm:

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=XW-_AkddFRI
Có lẽ, đã tới lúc, Giáo phận Bắc Ninh và mọi người Công giáo cần mạnh mẽ lên tiếng về sự lừa đảo trắng trợn này của nhà cầm quyền mà đại diện là Đài truyền hình Việt Nam, thông báo cho toàn thể các Giám mục và giáo dân thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam biết rõ sự việc, bởi đây là một sự xúc phạm trắng trợn tới niềm tin tôn giáo.
----------
Tài liệu để đọc thêm:    
    (phần góp ý của phía Công giáo: từ phút 13:07 đến 15:15)
+ Danh sách 73 linh mục giáo phận Bắc Ninh, cập nhật tháng 3/2013:
+ Ông Nguyễn Quốc Hiếu là Chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh từ nhiệm kỳ trước và tái đắc cử nhiệm kỳ 2012-2017, như trong đoạn cuối của bài này:
+ Bài báo trên Đại Đoàn Kết:

GS. Hoàng Xuân Phú - Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?

GS. Hoàng Xuân Phú
Chúng ta đang chứng kiến các cuộc tấn công vào "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" và những người ghi tên ủng hộ. Chương trình thời sự ngày 20/3/2013 của VTV là một ví dụ điển hình. Nó công bố kết quả "điều tra sự thật" ở Thái BìnhHà Tĩnh. Ngay trong câu mở đầu, người xem đã có thể nhận ra thái độ của VTV đối với bản kiến nghị đó:
"Thưa quý vị và các bạn, thời gian gần đây, trên một số trang mạng đã xuất hiện cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do một nhóm người soạn thảo và sau đó bản kiến nghị này được cho là đã có nhiều người ký tên ủng hộ, trong đó đông nhất là ở Hà Tĩnh và Thái Bình."
Nếu phỏng theo phong thái của VTV thì có thể mở đầu bài đáp lễ như sau:
Thưa "cái gọi là" VTV, "cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" không chỉ "xuất hiện" "trên một số trang mạng", mà đã được một đoàn đại diện gồm 15 người (không đến nỗi vô danh) chính thức trao cho ông Lê Minh Thông, là Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Phó Trưởng Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vào sáng ngày 4/2/2013 tại Văn phòng Quốc hội, 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội. Đó là một hoạt động công khai, với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, hưởng ứng đợt lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đang được tổ chức trên toàn quốc. Sự kiện trao kiến nghị ấy đã được dư luận rất quan tâm và được báo chí "chính thống" đưa tin, ví dụ như báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh và báo Dân trí. Đặc biệt, báo Người lao động đã tường thuật với tiêu đề trang trọng: "Cơ hội tạo sức mạnh dân tộc". VTV không thể không biết sự kiện ấy, và lẽ ra phải đưa tin để "phản ảnh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân", như đã viết trong Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thế nhưng, cái "được cho là" "đài truyền hình quốc gia" và mang tên là "Đài Truyền hình Việt Nam" lại tỏ ra không hay biết, khi đó thì không hề đưa tin, và nay lại nhắc đến một cách miệt thị.
Vâng, ta có thể tiếp tục phong thái mỉa mai của VTV cho đến cuối bài. Nhưng thôi, xin chuyển sang lối viết thuần túy xây dựng, với hy vọng giúp họ nhận ra hạn chế của mình mà rút kinh nghiệm, rồi cố gắng học thêm để trưởng thành, xứng đáng với những đồng tiền thuế thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của nhân dân, phải bỏ ra nuôi họ và chi phí cho họ hành nghề. Tất nhiên, phải giả thiết rằng họ thực sự cầu thị và thành tâm muốn học hỏi. Còn nếu ai đó đinh ninh rằng mình đã giỏi và hiểu biết hơn người, thì sự tệ hại của tác phẩm chắc hẳn bám rễ sâu trong tâm hồn tác giả, khi đó khó lòng mà lay chuyển nổi.
Sau đây tôi sẽ dùng đại từ "chư vị" để trao đổi với những ai tham gia tấn công "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" những người ghi tên ủng hộ, hay tham gia những chiến dịch tương tự để cản trở tiến trình dân chủ hóa xã hội tại Việt Nam. Tức là không chỉ trao đổi riêng với các vị đã làm chương trình thời sự 20/3/2013 của VTV, cũng không chỉ trao đối với các vị ở tầm biên tập viên hay phóng viên, mà với cả các cấp lãnh đạo của họ.
1.  Trước hết, đề nghị chư vị hãy bỏ chút thời gian xem lại nhiều lần đoạn video lưu trữ chương trình thời sự 20/3/2013 của VTV. Hãy nghe thật kỹ ý kiến của cả 5 vị, được VTV lựa chọn để đại diện cho nhân dân Thái Bình. Đó là các ông Nguyễn Văn Luân (Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Bình), Vũ Ngọc Ngoạn (phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình), Quách Thước (phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình), Vũ Đình Trích (giáo dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải) và Nguyễn Văn Chính (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Tiền Hải). Chư vị có thấy một bằng chứng bất kỳ nào được họ chưng ra hay không? Hoàn toàn không! Hết thảy 5 ông, cả quan lẫn dân, đều chỉ phát biểu cảm tưởng về một vụ việc mà họ không hề tham dự và không hề trực tiếp chứng kiến. Ví dụ như ông Vũ Đình Trích thì hùng biện thế này:
"Có bao nhiêu những người ở Nghệ An, khi hỏi đến họ thì họ không biết gì cả, thế mà họ lại có tên trong cái bản là là là xin là đa nguyên đa đảng. Như vậy đến khi hỏi đến họ thì họ không có biết gì cả, vì đấy là một số người bịa ra chứ không phải là là nhân dân Thái Bình, gần 2 triệu nhân dân Thái Bình không bao giờ như vậy. Đấy chỉ là một nhóm người bịa ra thôi."
Hẳn cộng tác viên của VTV phải có tài đi mây về gió như Tôn Hành Giả. Vừa say sưa vãn cảnh ở Nghệ An, vèo một cái đã lượn trên bầu trời Thái Bình để bao quát tình hình toàn tỉnh. Ông Trích túm lấy cái thông tin đã nghe được (có lẽ từ thời sự VTV) về xứ Nghệ An xa xôi làm bằng chứng, để suy diễn ra tình hình ở tỉnh Thái Bình, nơi mà chính ông đang sinh sống. Và thế là đã đủ cơ sở thực tiễn để vị giáo dân xã Đông Minh hùng hồn kết luận về toàn bộ nhân dân tỉnh Thái Bình: "… đấy là một số người bịa ra chứ không phải là là nhân dân Thái Bình, gần 2 triệu nhân dân Thái Bình không bao giờ như vậy. Đấy chỉ là một nhóm người bịa ra thôi."
Vâng, cả biên tập viên Quang Minh lẫn 5 "nhân chứng" đều không hề đưa ra được một bằng chứng nào cả!!! Bằng chứng thuyết phục không có đã đành, bằng chứng ngụy tạo ngờ nghệch cũng không có nốt! Vậy mà VTV lại dõng dạc tuyên bố như sau:
"Cách đây nửa tháng theo điều tra độc lập của báo Đại đoàn kết và tiếp đó là Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh thì hầu hết là người nông dân và hơn 100 sinh viên Đại học Hà Tĩnh ký vào cái gọi là Bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đều là tên giả và không có địa chỉ. Cách đây 2 ngày phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam đã về Thái Bình để tìm hiểu về sự việc nàyđã phát hiện ra những bằng chứng về sự ngụy tạo này."
Trích đoạn trên không chỉ thể hiện cách hiểu kỳ quặc của VTV về cái gọi là "bằng chứng", mà còn phản ánh cả phương pháp tác nghiệp của VTV khi tìm kiếm "bằng chứng": Để chứng minh rằng hầu hết những người nông dân và sinh viên ở Hà Tĩnh ký vào bản kiến nghị "đều là tên giả và không có địa chỉ", VTV không cử phóng viên về Hà Tĩnh, mà lại "về Thái Bình để tìm hiểu về sự việc này". Qua đó ta thấy, không chỉ biên tập viên Quang Minh, mà cả những người lãnh đạo ông ta cũng chia sẻ tư duy ở tầm ông nông dân Vũ Đình Trích. Chỉ sáng tạo ngược chiều thôi: Ông Trích thì dùng thông tin nghe được từ phía nam (Nghệ An) để kết luận về tình hình phía bắc (Thái Bình), còn chư vị thì ngược lại, đến phía bắc (Thái Bình) để "tìm hiểu" tình hình phía nam (Hà Tĩnh).
Để bổ sung "bằng chứng", VTV phỏng vấn thêm ông Từ Văn Thiện, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh, và ông này cũng lập luận tương tự:
"Tìm hiểu 12 người mà các trang mạng cho là công chức của ngành y tế Hà Tĩnh thì trong đó chỉ có 2 trong 12 người là thuộc công chức của ngành y tế Hà Tĩnh, còn 10 người là không có địa chỉ cụ thể và cũng không phải là công chức của ngành y tế Hà Tĩnh… Tìm hiểu 13 người trong số ngành công chức giáo dục mà các trang mạng cho là công chức giáo dục Hà Tĩnh thì hầu hết là trùng tên và một tên như vậy có thể trùng với hàng trăm, hàng nghìn người trong ngành, không có địa chỉ cụ thể. Qua những vấn đề đó thì chúng tôi kết luận việc các trang mạng đưa danh sách những người dân Hà Tĩnh ký vào cái kiến nghị tập thể thì đều là giả mạo và ngụy tạo…"
Nghĩa là: Chỉ mới điều tra 12 cái tên thuộc ngành y tế và 13 cái tên thuộc ngành giáo dục, trong hoàn cảnh "hầu hết là trùng tên và một tên như vậy có thể trùng với hàng trăm, hàng nghìn người" "không có địa chỉ cụ thể", thế mà họ đã thấy có đủ cơ sở vững chắc để "kết luận" "trên dưới 1300 người gồm đầy đủ các thành phần, trong đó những người làm ruộng và nông dân chiếm số đông trên 70%", có tên trong "danh sách những người dân Hà Tĩnh ký vào cái kiến nghị tập thể thì đều là giả mạo và ngụy tạo".
Những cái tên thông thường, thậm chí là "tên giả", và "không có địa chỉ", chỉ biết là ở tỉnh Thái Bình (có khoảng 1,8 triệu người) và tỉnh Hà Tĩnh (có khoảng 1,2 triệu người). Vậy mà sau một thời gian cực ngắn chư vị đã tìm ra được đương sự, hoặc ít nhất cũng tìm ra địa chỉ, bởi lẽ nếu không tìm được thì không thể biết đó là "tên giả". Vở hài kịch này được thiết kế bởi tầm tư duy nào và cho tầm tư duy nào vậy?
Quả thật, không biết chọn từ gì lịch sự hơn là "thảm hại" để chỉ lối tư duy và tác nghiệp đã được chư vị phô diễn. Điều còn phân vân là nguyên nhân: Không hiểu do trình độ quá thấp, nên chư vị không thể tự nhận ra sự ngờ nghệch của bản thân và đồng nghiệp, hay vì chư vị quá coi thường nhân dân, cho rằng chúng tôi ngu ngốc đến mức không thể phân biệt đúng – sai, nên chư vị nói gì cũng tin nấy?
Cứ coi như vì quá căm thù những người ủng hộ "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992", nên chư vị mới dựng chuyện để bôi nhọ họ. Nhưng những khán giả truyền hình và bạn đọc chất phác thì tội tình gì, có hiềm khích gì với chư vị, mà lại nỡ lừa họ một cách sống sượng như vậy?
2.  Chư vị khó chịu về việc nhiều tên xuất hiện trong danh sách "không có địa chỉ" cụ thể và coi đó là "bằng chứng về sự ngụy tạo". Điều gì sẽ xảy ra với những người dân đen "thấp cổ bé họng", nếu họ khai rõ ràng địa chỉ của mình khi bày tỏ sự ủng hộ đối với một kiến nghị mà nhà cầm quyền rất ghét? Liệu sau đó họ có thể sống yên ổn hay không? Câu trả lời thì ai ai cũng rõ, và chư vị còn biết rõ hơn. Vậy thì tại sao lại đòi hỏi người dân, khi thể hiện chính kiến bất đồng, phải khai đầy đủ địa chỉ của mình? Phải chăng cái lô-gíc của chư vị là thế này: Nếu ngươi không dám công khai địa chỉ ra để cho ta… hành hạ, thì ngươi là đồ hèn.
Đòi hỏi người dân như vậy, nhưng chính các tác giả của trước tác mang tên "Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự ngụy tạo có chủ đích", đăng trên báo Đại đoàn kết ngày 9/3/2013, lại không dám khai ra tên thật hay bút danh quen thuộc của mình, mà dấu mặt sau cái tít "Nhóm phóng viên Thời sự - Chính trị". Các nhà báo ấy phụng sự chính quyền và được chính quyền bảo vệ, mà còn phải nặc danh. Vậy thì, so với những người dân trần trụi trong chế độ chuyên chính, luôn đứng trước nguy cơ bị trả thù, ai hèn hơn ai?
Đừng vội khẳng định rằng nếu người ghi tên ủng hộ kiến nghị không ghi rõ địa chỉ thì không thể chấp nhận được, vì như vậy cũng giống như phủ định giá trị của tác phẩm khi tác giả không công khai địa chỉ. Cuốn tiểu sử nổi tiếng "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" là một ví dụ điển hình. Cuốn sách ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh này là tác phẩm duy nhất mang tên tác giả Trần Dân Tiên, và ông ấy không hề để lại tung tích. Có ý kiến cho rằng Trần Dân Tiên là một bút danh của Hồ Chí Minh, nhưng yếu tố phủ định có thể tìm thấy trong câu sau đây của cuốn tiểu sử:
"Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của Người được?"
Khi dựa trên tiên đề về tính khiêm tốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta thấy ông không thể tự ca ngợi mình là "khiêm tốn nhường ấy". Từ đó suy ra: Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh. Sự vô danh tính của tác giả Trần Dân Tiên không hề cản trở lòng ngưỡng mộ của hàng triệu người đối với tác phẩm, và nó đã được chế độ này trân trọng tái bản rất nhiều lần trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Là những người làm việc trong guồng máy tuyên giáo của ĐCSVN, chắc hẳn chư vị không thể phủ định giá trị của tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", chỉ vì tác giả của nó không để lại địa chỉ. Vậy thì tại sao chư vị lại nỡ phủ định giá trị của các ý kiến ủng hộ "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992", chỉ vì đương sự không công khai địa chỉ, giống như Trần Dân Tiên?
3.  Chư vị rất khó chịu về việc xuất hiện "tên giả", và sử dụng điều đó để phủ định giá trị, không chỉ của mấy biểu quyết kèm theo "tên giả", mà của toàn bộ danh sách ủng hộ "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992".
Từ từ đã! Hãy nghĩ xem, ai là những bậc thầy trong việc sử dụng "tên giả"? Đó chính là các bậc tiền bối của ĐCSVN! Trong thời gian hoạt động bí mật, họ luôn luôn sử dụng bí danh và liên tục thay đổi bí danh. Và "bí danh" chẳng qua là cách gọi lịch sự của "tên giả" mà thôi!
Ai là người có nhiều bí danh nhất? Vâng, chính là nhà cách mạng nổi tiếng có tên thật là Nguyễn Sinh Cung, tự là Tất Thành. Ông đã sử dụng rất nhiều bí danh: Văn Ba (1911), Nguyễn Ái Quốc (1919), Lý Thụy (1924), Lin (1924), Thầu Chín (1928), Tống Văn Sơ (1931), Hồ Quang (1938), Già Thu (1941), Hồ Chí Minh (1942)… Không chỉ trong thời kỳ hoạt động bí mật, mà ngay cả khi đã làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nghĩa là khi không còn lo bị địch bắt), ông vẫn tiếp tục sử dụng thêm nhiều bí danh, bút danh mới. Bao năm nay kêu gọi nhân dân "học tập và làm theo", thì bây giờ có người "học tập và làm theo" việc sử dụng bí danh, sao chư vị lại bôi nhọ người ta?
Hãy hình dung ra hoàn cảnh chư vị đang diễn thuyết tại một diễn đàn lớn, với sự tham gia của hàng trăm, hay cả nghìn người xa lạ. Để biết có khoảng bao nhiêu phần trăm cử tọa chia sẻ quan điểm với mình, chư vị đề nghị ai tán thành thì giơ tay lên. Hiển nhiên là không thể yêu cầu hàng trăm người giơ tay phải xưng tên và địa chỉ, một mặt vì không có đủ thời gian, mặt khác thì thông tin đó không hề quan trọng. Nếu chư vị tò mò về một gương mặt siêu xinh và hỏi tên cô gái đó, nhưng cô ta ngượng nghịu trước đám đông, không dám khai tên thật là Nguyễn Thị Nở, mà bịa ra cái tên giả là Nguyễn Hồng Sen, thì chư vị có tìm cách điều tra để xác định đúng hay sai, rồi kiên quyết loại bỏ giá trị biểu quyết của cô Nở, chỉ vì khai tên giả, hay không?
Giả sử có người khai tên giả để lĩnh thêm vài suất tài trợ thì đi một nhẽ. Đằng này, trong hoàn cảnh nguy hiểm không kém thời các bậc cách mạng tiền bối hoạt động bí mật, nếu ai đó sử dụng bí danh, không vì vụ lợi, mà chỉ nhằm nói lên một sự thật giản đơn, là có thêm một người ủng hộ "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992", thì có gì là xấu xa?
Những ý kiến ở trên chắc cũng đủ gợi ý chư vị suy nghĩ lại, để nhận ra những sơ hở trong mạch tư duy và lý luận của mình. Song điều đáng băn khoăn hơn cả không phải là sự thiếu hiểu biết, mà là tâm lý và động cơ sâu xa ẩn khuất sau hành động của chư vị, mà tôi sẽ trình bày trong hai phần còn lại.
4.  Khi chương trình thời sự ngày 20/3/2013 của VTV phát sóng thì Danh sách người kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 có chưa đến 10.400 người, nghĩa là chỉ chiếm khoảng 0,01% (một phần vạn) dân số Việt Nam. 0,01% là một tỷ lệ rất rất nhỏ. Dù có nhân lên 100 lần thì cũng mới chỉ là 1%, vẫn còn rất nhỏ. Trong một đất nước văn minh, nếu bỏ phiếu về một vấn đề gì đó mà chỉ có 10% phản đối thì đã được coi là thành công rực rỡ. Còn nếu chỉ có 1% phản đối thì đã là chuyện… "không tưởng". Ở chế độ này, khi mới chỉ có 0,01% dân số thể hiện chính kiến khác, thì chư vị đã cuống lên, phản ứng quá hoảng loạn, mất cả khôn. Điều đó nói lên cái gì?
Phải chăng chư vị không thể chấp nhận được việc có 0,01% dân số nghĩ khác mình?
Phải chăng đó chính là biểu hiện của sự độc quyền tuyệt đối về tư tưởng?
5.  Chương trình thời sự ngày 20/3/2013 của VTV đã gán cho việc ghi tên ủng hộ "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" một loạt động từ xấu xa: "ngụy tạo", "mạo danh", "bịa ra", "giả mạo". Để cho gọn, xin gói chung chúng trong một động từ đơn giản là "nói dối".
Thật ra, nếu có điều gì không chính xác trong danh sách những người ủng hộ "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" thì cũng là lẽ thường tình. Không thể loại trừ những trường hợp cố tình khai báo sai, do kẻ xấu chủ động tạo ra để lấy cớ bôi nhọ, hay những kẻ nghịch ngợm bày trò để tiêu khiển. Những người đứng ra giúp tổng hợp chữ ký không thể điều tra, không thể xác minh, để đảm bảo tính chính xác của tên người và địa chỉ. Một mặt, họ không có đủ nhân lực, thời gian và tiền bạc. Mặt khác, nếu họ về các địa phương để xác minh thì sẽ bị chính quyền quy cho tội đi kích động nhân dân chống phá chế độ… Có người đề xuất là chỉ chấp nhận đăng ký của những người ghi đầy đủ địa chỉ. Điều đó không giúp ích được gì, vì cũng không thể đi xác minh xem tên và địa chỉ là đúng hay sai. Ngược lại sẽ có hại, vì những người sợ bị trả thù sẽ không giám ghi tên nữa, và những kẻ cố tình phá hoại có thể chủ động sinh ra tên sai tại địa chỉ có thật, để dễ bề "xác minh" và tố cáo.
Cho nên, nếu VTV, hay báo Đại đoàn kết, hay bất cứ cơ quan nào trong guồng máy tuyên truyền khổng lồ, phát hiện ra thông tin không chính xác trong Danh sách người kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Buồn một nỗi, chưa tìm ra bằng chứng cụ thể nào, mà vẫn dõng dạc tuyên bố là "đã phát hiện ra những bằng chứng về sự ngụy tạo".
Lẽ ra, đã tiêu tốn tiền thuế của nhân dân cho chuyến công vụ điều tra, thì cũng phải chịu khó làm được chút gì đó. Đằng này lại lười, muốn thanh toán công tác phí nhưng lại ngại đổ mồ hôi, đến ngụy tạo ra "bằng chứng về sự ngụy tạo" cũng không làm nổi. Trong dân gian thường có câu "ăn gian – nói dối", còn làm ăn như chư vị thì là "đến nói dối cũng còn ăn gian".
Cứ tạm coi nghi ngờ của chư vị về hiện tượng "nói dối" trong Danh sách người kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 là có cơ sở đi. Nhưng điều đó có đáng để chư vị phải tức tốc đi điều tra hay không? "Nói dối" có phải là chuyện xa lạ và tệ hại đến mức chư vị phải tổ chức chiến dịch lên án hay không?
Có thể dễ dàng trả lời câu hỏi vừa rồi, nếu chư vị chịu khó ôn lại một số sự kiện lịch sử. Ví dụ: Việc Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố "tự giải tán" ngày 11-11-1945, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật và vẫn giữ vững vai trò lãnh đạo chính quyền; việc tuyên bố ngừng bắn để nhân dân yên ổn ăn tết Mậu Thân 1968, nhưng đồng thời lại tổ chức tấn công đồng loạt trên toàn miền Nam; việc công bố ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là 3/9/1969 (muộn đi môt ngày so với thực tế)… Có rất nhiều dẫn chứng lịch sử như thế. Nhưng thôi, ta hãy tập trung vào một số ví dụ mang tính thời sự.
Ghi vào Hiến pháp 1992 đủ thứ mĩ miều, nhưng trên thực tế thì hành động hoàn toàn ngược lại.
"Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…" (Điều 2, Hiến pháp 1992)
Thế nhưng ĐCSVN lại chiếm hết tất cả quyền lực, còn nhân dân thì buộc phải chấp nhận mọi sự lựa chọn và quyết định của đảng.
"Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, … đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật." (Điều 54, Hiến pháp 1992)
Thế nhưng hầu hết những người tự ra ứng cử đều bị cản trở thô bạo, đến mức buộc phải rút lui.
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật." (Điều 69, Hiến pháp 1992)
Thế nhưng tất cả các quyền kể trên đều không được nhà cầm quyền chấp nhận trên thực tế. Thậm chí, nhiều người cố gắng thực thi các quyền hiến định đó đã bị trấn áp, bị giam vào tù.
"Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ." (Điều 70, Hiến pháp 1992)
Thế nhưng đất của nhà thờ vẫn bị chiếm giữ…
Kêu gọi nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, thậm chí tuyên bố rằng:
Nhưng khi có ý kiến góp ý "trái chiều" thì lại quy chụp là "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống", là chống đảng, chống chế độ…
Gọi là lấy ý kiến dân chủ rộng khắp trong nhân dân, nhưng lại áp dụng những thủ đoạn sở trường để ép người dân phải ghi rõ là "đồng ý", khi chưa kịp đọc Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Mấy chục năm nay, luôn khẳng định rằng tiến lên chủ nghĩa xã hội là nguyện vọng của nhân dân, và việc duy trì Điều 4 trong Hiến pháp cũng là sự lựa chọn của nhân dân. Nhưng căn cứ vào đâu mà nói liều như vậy? Đã bao giờ tổ chức trưng cầu dân ý để toàn thể nhân dân bày tỏ nguyện vọng và nêu ra lựa chọn của mình đâu? Không phải nhà cầm quyền ngộ nhận ý dân, mà có lẽ họ còn cho rằng đa số nhân dân nghĩ ngược lại. Vì sao ư? Giả sử đa số cử tri (chỉ cần 51% thôi) ủng hộ duy trì Điều 4, tức là duy trì quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN, thì kể cả trong hoàn cảnh tổng tuyển cử tuyệt đối tự do và ĐCSVN chưa cần phải áp dụng các mẹo sở trường, chắc chắn ĐCSVN vẫn thắng cử, và do đó được đóng vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội một cách chính đáng. Chính vì vậy, khi lãnh đạo ĐCSVN khẳng định rằng "bỏ Điều 4 là tự sát", thì có nghĩa họ cho rằng ít nhất là 50% cử tri không ủng hộ việc ĐCSVN duy trì quyền lãnh đạo. Đơn giản là vậy!
Những sự việc kể trên không phải là nói dối hay sao? Chư vị có định lên án hay không?
Phải chăng chư vị sẽ lỉnh, với lý do là những việc đó thuộc kênh khác, không phải là "kênh tuyên giáo" của chư vị? Cũng chẳng cần chư vị phải gánh trách nhiệm thay cho người khác đâu, bởi vì "kênh tuyên giáo" chính là nơi nói dối nhiều nhất. Đến nỗi nhiều người cứ đến buổi thời sự thì lại tắt TV, hoặc chuyển sang kênh khác, để khỏi phải đau đầu với những điều giả dối. Hiện nay, hàng ngày chư vị tuyên truyền trên TV và đài báo về sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân đối với những điều được coi là "nhạy cảm" trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ví dụ như duy trì việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN, không chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai, lực lượng vũ trang trước hết phải trung thành với ĐCSVN, rồi sau đó mới đến Tổ quốc và Nhân dân…  Hẳn chư vị cũng tự biết là mình đang nói dối. Chư vị tung ra "bằng chứng điều tra" để bôi nhọ "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992", nhưng như đã chỉ ra trong phần 1: Chư vị đã nói dối!
Người dân không hề ngạc nhiên, bởi đã quen dần với điều đó, và đã mặc nhiên thừa nhận rằng: Nói dối là bản năng và biện pháp nghiệp vụ của guồng máy tuyên truyền.
Điều khiến dân tình khó hiểu là: Tại sao những người thường xuyên nói dối lại lao vào điều tra, rồi phản ứng rất cực đoan, khi cho rằng có hiện tượng nói dối trong Danh sách người kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992?
So với việc không hề điều tra ý dân trên toàn quốc, mà vẫn khẳng định rằng sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN, chế độ độc đảng và chủ nghĩa xã hội đều là ý nguyện của nhân dân Việt Nam, từ đó bắt buộc cả Dân tộc phải chấp nhận trạng thái ấy, thì sự ngụy tạo – nếu có – trong Danh sách người kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 có thấm tháp gì đâu?
Bản thân thì nói dối tràn lan, vậy tại sao lại ấm ức khi cho rằng có người dân nào đó cũng nói dối?
Chẳng nhẽ chư vị muốn độc quyền cả nói dối hay sao?
Hà Nội, 27/03/2013
Hoàng Xuân Phú

Beo - Nhỏ và nhớn

Blogger Beo
*** Sốt sình sịch sôi sùng sục, Khựa bắn cháy tàu cá Việt.

Nhõn nhòn cái công hàm phản đối. Không hề kẹp theo những bằng chứng xác tín về khoa học như biên bản khám nghiệm hiện trường xác định mức hư hỏng của tàu, loại đạn Khựa sử dụng... Từng bỏ ra đến mấy trăm nghìn Obàmá chỉ để nhờ Nhật xem hộ mấy hạt thóc bao tuổi, hà cớ gì nay ko nhờ mấy  ông Pháp ông Mỹ... khám hộ, thêm tiếng khách quan.

Thế nên, khi thằng bỏ mẹ gì Lỗi Lỗi, nó bảo nó chỉ bắn pháo sáng, có trưng ra được cái gì để chửi lại đâu. Đi kiện như Phi, cầm thua cái chắc khi  bị hỏi: bằng chứng đâu.

Thiện chí như mấy tờ báo Mỹ, hỏi xin trung tâm báo chí BNG bằng chứng để ủng hộ thì cũng  nhõn nhòn cái hình báo chí trong nước cóp bết nát bét ra rồi.

Thế nên nó về, nó đưa rất chung chung kiến cò của cả hai bên.

Mà, một bài của nó, quy đổi chính xác ra được những 736 ++ bài báo tiếng Việt và 900 entry trên mạng xã hội.

Một thao tác rất nhỏ mang lại giá trị rất lớn, có nghĩ ra cũng léo ai làm cho.

*** Ai từng làm trực tiếp hẳn dư biết, dự án (tầm chính phủ phê duyệt) để được OK, trày vi tróc vảy đến tám kiếp, sau đó để móc được tiền ra từ Bộ teo chim, chủ dự án có khi teo tiệt. Làm gì có chuyện ngẫu hứng ban phát hay tùy tiện quyết định ngày một ngày hai của cá nhân nào.

Trung ương đoàn làm một cái dự án, đại khái hầm bà lằng dài dòng cà kê dê ngỗng nhiều thứ, nhằm tuyên truyền vận động giáo dục... thanh niên bằng phương tiện oanhtạcnét. Tổng dự toán là 200 triệu Obàmá.

Trong cuộc huấn giáo choai choai mới đây, chưa biết chính xác do bọn nhà báo ghi đểu hay ông Nghìn Cân nói quá tóm tắt, đã gọi cái dự án 200 triệu ấy là xây dựng mạng xã hội cho thanh niên.

Bỏ mợ rồi, với các đương kim... xã hội mạng, thò vài chục triệu Việt còn bị ném đá đến chết, nữa bằng ngần ấy, sao tha.

Thằng có 1 tỷ và thằng có 1 triệu sẽ ứng xử khác nhau trước bát phở  triệu bạc.

Giờ, hiếm thằng có một tỉ quá.

Hồ Thu Hồng
(Blog Beo)

Đảng cướp đất

Sau này lịch sử Việt Nam sẽ ghi nhận trong thế kỷ 20 diễn ra một vụ cướp đất khổng lồ do đảng Cộng sản Việt Nam chủ động, bắt đầu từ năm 1952, được điều chỉnh năm 1980, và cho tới đầu thế kỷ 21 vẫn còn gây ra cảnh tượng đầy máu và nước mắt. Việc thi hành vụ cướp đoạt đất đai này dựa theo mô thức của cộng sản Liên xô, Trung Quốc, sử dụng đủ các khẩu hiệu, thủ đoạn, và luật lệ của nước đàn anh. Công cuộc cướp đất kéo dài hơn nửa thế kỷ, đã tạo ra những cảnh đớn đau oan khuất, như sắp diễn ra trong phiên xử ông Đoàn Văn Vươn tại Hải Phòng.
Bà Trần Thị Mạp mới gửi một thư nhỏ tới “Toàn thể mọi công dân Việt nam,” và gửi tới cả “Những người có lương tâm trong hệ thống công quyền,” để, “Xin hãy cứu lấy các con, cháu tôi.” Bà là người mẹ già 85 tuổi của các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, sắp bị truy tố ra tòa án Hải Phòng về tội “giết người,” sẽ bị xử với các đứa cháu Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ. Tội giết người có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Mọi người Việt Nam có lương tâm đều nhớ câu chuyện xẩy ra 15 tháng trước đây. Gia đình Đoàn Văn Vươn, ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, đã nghe theo chính sách của nhà nước cộng sản; trong mấy chục năm dùng sức lao động ngăn nước mặn, tạo nên một khu đầm nuôi tôm tại khu bãi bồi ngoài đê biển. Có người con nhỏ trong gia đình đã chết, như bà Trần Thị Mạp viết: “Ở đó đã thấm máu và tính mạng của các con và cháu tôi.” Tháng Giêng năm ngoái, chính quyền đã đưa công an, bộ đội tới “cưỡng chế” lấy lại gần 20 mẫu (ha) đất đầm nuôi thủy sản của họ. Các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đã dùng chất nổ và súng nhỏ chống cự nhưng không gây thưng tích nặng cho ai cả. Vụ cưỡng chiếm này đã làm chấn động dư luận trong nước; ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải họp báo ngay và tuyên bố thẳng rằng hành động chiếm đất này “là việc làm trái cả pháp lý và đạo lý.”
Nhưng bây giờ cả gia đình họ Đoàn bị đem ra xét xử về tội “giết người” và hai người con dâu, Phạm Thị Báu (ông Quý), Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) sắp bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ.” Nhóm cán bộ từ huyện đến xã sau đó sẽ bị đem ra xử về tội “Hủy hoại tài sản và Thiếu trách nhiệm hây hậu quả nghiêm trọng.” Nếu bị kết tội thì họ chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ nhiều nhất là 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Pháp lý và đạo lý đâu không thấy, chỉ thấy hành động côn đồ cướp đất.
Bà Trần Thị Mạp còn kêu gọi “Toàn thể giáo dân, các tín hữu và các chức sắc trong Giáo hội Công giáo Việt Nam” hãy cứu các con, các cháu bà. Hai Linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi ở Huế đã lên tiếng: “Đây là sự thóa mạ công lý, thách thức công luận, chà đạp nhân quyền và vi phạm luật pháp quốc gia … một cách ngang nhiên trắng trợn. Đây cũng là sự bao che lấp liếm, cho hành vi đàn áp nhân dân và cướp bóc tư sản, của nhà cầm quyền địa phương.”
Từ hơn một năm qua, dư luận cả nước Việt Nam đều đồng ý là hành động của gia đình Đoàn Văn Vươn chỉ là phản ứng nóng nẩy của những người dân bị cưỡng chiếm đất đai một cách phi pháp, của một guống máy nhà nước độc quyền, vô đạo. Họ cũng gây phẫn uất cho nông dân khắp nơi, gần đây nhất là hàng ngàn nông dân ở Phước Long, Thủ Thiêm, Văn Giang, Vụ Bản, Dương Nội, vân vân, đã biểu tình, bạo động. Riêng gia đình Đoàn Văn Vươn vì thế cô, sức yếu, bị chính quyền từ huyện xuống xã đe dọa, đàn áp, kêu oan tới đâu cũng không hiệu quả, cho nên phải sử dụng vũ khí để bảo vệ thành quả bao nhiêu công lao động của họ trong hơn 20 năm trời. Khi người dân thấy việc tranh đấu “từ bên trong hệ thống” không có kết quả, nỗi uất ức không thể nào giải tỏa, họ phải tranh đấu ở “bên ngoài hệ thống.”
Việc đưa gia đình Đoàn Văn Vươn ra tòa sẽ khiến mọi người dân Việt Nam phải thấy rõ một sự thật. Sự thật là, sau cùng, chỉ còn cách phải “tranh đấu đòi thay đổi tất cả hệ thống.” Vì cả hệ thống luật lệ hiện nay được đặt ra để bảo vệ quyền hành và lợi lộc của đám quan chức, cán bộ trong Đảng Cướp Đất, bất chấp liêm sỉ và đạo lý.
Điều này càng thấy rõ qua màn kịch “Sửa đổi hiến pháp” đang được một cơ quan của đảng cộng sản là “quốc hội bù nhìn” đem ra trình diễn. Một điều trong bản hiến pháp ra đời năm 1980 đã tước bỏ quyền sở hữu đất đai của dân Việt Nam. Như bản kiến nghị của 72 nhân sĩ và trí thức trong nước nhận xét: “Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân kể từ Hiến pháp Việt Nam 1980 là sự sao chép Hiến pháp Liên Xô, một điều hoàn toàn xa lạ với nhân dân Việt Nam và đã gây ra rất nhiều bất ổn xã hội.”
Việc sao chép hiến pháp Liên Xô chỉ là một bước trong quá trình cướp đất của đảng Cộng sản. Trở về từ năm 1930, một khẩu hiệu đầu tiên của đảng Cộng sản là “Lấy ruộng đất trả về tay dân cầy.” Năm 1952, họ tiến bước đầu tiên trong quá trình cướp đất. Hồ Chí Minh đã viết thư riêng hai lần, nộp trình bản dự thảo Luật Cải cách Ruộng đất” cho Stalin xin ý kiến, trước khi thi hành. Cuộc cải cách “long trời lở đất” này, duới sự chỉ đạo của các cố vấn do Mao Trạch Đông cử sang, đã cướp hết ruộng đất từ tay các địa chủ. Nhưng họ không hề trả ruộng cho dân cầy làm chủ. Bước thứ hai là họ “tập thể hóa” ruộng đất, theo chương trình mà Stalin đã thi hành trong thập niên 1930 khiến hàng chục triệu nông dân Liên Xô chết đói. Chương trình này khiến nông dân miền Nam cũng đói, dân Thanh Nghệ đã nhiều người chết đói. Tóm lại, đảng Cộng sản đã cướp đất của các địa chủ, nhưng không có khả năng sử dụng hiệu quả cho nên làm dân chết đói. Hiến pháp 1980 mô phỏng Liên Xô là bước thứ ba trong công cuộc cướp đất trường kỳ của đảng. Đoàn Văn Vươn, và các nông dân ở Dương Nội, Phước Long, Văn Giang, đều là nạn nhân của vụ cướp đất vĩ đãi này.
Như 72 nhà trí thức trong nước mới nhận định, dự thảo sửa đổi hiến pháp của đảng cộng sản không những giữ nguyên quy định kiểu Liên Xô mà còn trao thêm vũ khí cho các quan chức để kéo dài cuộc cướp đất cho phù hợp với tình thế mới. Các nhân sĩ vạch ra là điều 57 trong dự thảo hiến pháp mới ghi rõ hơn: “Đất đai tài nguyên quốc gia thuộc sở hữu toàn dân cho Nhà nước đại diện chủ sở hữu.”
Nhà nước đóng vai đại diện cho chủ sở hữu, cho toàn dân. Nhưng “Chủ sở hữu” nghĩa là gì? Người chỉ biết một chút về luật pháp cũng hiểu rằng trong quyền sở hữu có hai điều quan trọng nhất dành cho người chủ. Một là quyền sử dụng, hai là quyền chuyển nhượng, mua bán. Khi nói “Nhà nước đại diện chủ sở hữu” thì guồng máy nhà nước, do đảng Cộng sản giữ trong tay, sẽ nắm cả hai quyền đó. Họ nắm quyền cho phép ai được sử dụng. Họ nắm quyền thu hồi quyền sử dụng của người này, chuyển cho người khác, dù đất đai, ruộng nương đã được người dân đổ mồ hôi khai phá, cải thiện, nâng cao giá trị.
Nắm quyền “đại diện chủ sở hữu” nghĩa là tất cả đất đai, tài nguyên của quốc gia đều thuộc vào tay ông chủ mới, đó là guống máy nhà nước do đảng Cộng sản dựng lên. Ông địa chủ vĩ đại này nắm toàn quyền trên ruộng đất, rừng biển của toàn dân. Ông địa chủ vĩ đại có quyền cho người Trung Quốc vào thuê rừng trồng cây theo nhu cầu và kế hoạch của họ. Ông nắm quyền đòi lại đất người này đang dùng để trao cho người kia khai thác. Ông địa chủ vĩ đại đó, cụ thể là ai? Đó là tất cả các cán bộ quan chức đang nắm quyền. Vì vậy, các quan chức huyện Tiên Lãng đã nhân danh “Ông địa chủ vĩ đại” đòi trục xuất gia đình Đoàn Văn Vươn ra khỏi 20 mẫu đầm nước mà họ đã đổ mồ hôi, máu và nước mắt khai phá trong mấy chục năm.
Hiến pháp của đảng Cộng sản đã trao toàn quyền sử dụng và quyền chuyển nhượng đất đai vào tay các cán bộ. Họ thu hồi đất của nông dân, trao cho các nhà tư bản trong nước và nước ngoài sử dụng. Họ nhân danh cái gì mà làm như vậy? Họ có sẵn trong tay cả một hệ thống luật lệ và dùng một đám tay sai kể cả bọn côn đồ để thực hiện chính sách cướp đất.
Bản kiến nghị của 72 nhân sĩ và trí thức viết rằng bản Dự thảo Hiến pháp mới còn “hợp hiến hóa” công cuộc cướp đất, bằng cách mở rộng phạm vi áp dụng cho phép thu hồi đất để làm các “dự án phát triển kinh tế - xã hội.” Dự án nào thì đáng gọi là ““dự án phát triển kinh tế - xã hội?” Ai quyết định điều đó? Chỉ có đám quan quyền toàn quyền quyết định. Nghĩa là họ có thể cướp đất của dân rồi trao cho ai cũng được, nhân danh những “dự án phát triển kinh tế - xã hội!” Họ đã từng cho biến ruộng đất thành sân goff, xây cất các cư xá, nhà nghỉ mát đắt tiền, cho giới quý tộc mới hưởng thụ. Mỗi một công trường xây cất là cơ hội cho các quan chức từ trên xuống dưới chia nhau tham nhũng. Với mỗi chữ ký các cán bộ, quan chức đều được đánh giá bằng đô la! Nắm trong tay quyền cấp phát đất là nắm chìa khóa mở cửa kho vàng! Cho nên, khi Ngân Hàng Thế Giới nghiên cứu dư luận đã thấy dân Việt Nam nhìn bọn quan chức quản lý ruộng đất là bọn tham nhũng nhất, không kém gì đám cảnh sát giao thông. Nhưng các cảnh sát lưu thông còn phải cực nhọc đi đứng đường, rình rập, có ăn tiền cũng chỉ chấm mút được từng trăm ngàn đồng. Còn bọn quan chức ruộng đất chỉ cần ngồi trong phòng máy lạnh ký một chữ là kiếm hàng trăm ngàn đô la như không! Cho nên cụ bà Lê Hiền Đức, 80 tuổi, đã nhận được các lá thư kêu oan vì bị cướp đất đến từ 57 tỉnh trong số 63 tỉnh ở Việt Nam. Cụ không ngần ngại tố cáo: “Họ nhân danh các dự án phát triển kinh tế - xã hội; nhưng tôi gọi đó chỉ ăn cướp!”
Vụ xét xử Đoàn Văn Vươn là một cơ hội để người Việt Nam đòi tái lập quyền sở hữu ruộng đất. Năm 2013 này là cơ hội phát động phong trào đòi quyền làm chủ đất. Vì đến năm nay, thời hạn cấp phát quyền sử dụng đất năm 1993 dang chấm dứt. Quốc hội bù nhìn tay sai của đảng Cộng sản sẽ làm một đạo luật triển hạn thời gian thêm 20 năm nữa, hoặc sẽ nới rộng ra thành 30 hay 50 năm. Nhưng dù có nới rộng, người dân được cấp quyền sử dụng cũng không biết bao giờ sẽ bị cướp mất, như Đoàn Văn Vươn đã phải gánh chịu. Đây là nguồn gốc của nỗi đau khổ mà hàng chục triệu nông dân đang gánh. Một nhóm người đã tước đoạt quyền làm chủ ruộng đất của nông dân từ hơn nửa thế kỷ. Đảng Cướp Đất đã cướp mất nguồn sống của bao nhiêu triệu người Việt Nam. Phải chấm dứt tình trạng bất công đó.
29.03.2013
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

Trương Nhân Tuấn - Vụ án Đoàn Văn Vươn

Ông Đoàn Văn Vươn cùng các ông Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quí, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái bị Viện Kiểm sát TP Hải Phòng truy tố ngày 1-1-2013 về hai tội: "chống người thi hành công vụ" và tội "giết người", theo các điều 257 và 93 của bộ Luật hình sự. Hai bà Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thuơng thì bị ghép vào tội "chống người thi hành công vụ" theo điều 257 của BLHS.
Thấy gì qua bản cáo trạng của VKS ?
1/ VKS lập cáo trạng trên kết quả điều tra của công an TP Hải Phòng mà bộ phận công an này lý ra phải là một bên phạm tội trong vụ án.
Thật vậy, công an TP Hải Phòng do đại tá Đỗ Hữu Ca làm giám đốc, là người trực tiếp chỉ huy vụ cưỡng chế thâu hồi đất của ông Vươn. Việc cưỡng chế này, theo nội dung kết luận của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 10-2-2012, có hai điều không đúng với qui định của luật pháp: 1/ quyết định thu hồi đất không đúng với qui định của pháp luật đất đai và 2/ việc phá dỡ nhà của ông Vươn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Việc cưỡng chế thu hồi đất, theo tinh thần bản kết luận của TT, CATPHP đã vi phạm pháp luật. Ông Đỗ Hữu Ca và CA TP Hải Phòng, trên tinh thần pháp quyền XHCN, đáng lẽ phải bị truy tố và pháp luật trừng trị thích đáng những nhân sự này về hai tội phá hoại tài sản của công dân và lạm dụng quyền lực cưỡng chế trái phép tài sản hợp pháp của công dân.
CATPHP do "phạm luật", trở thành người phạm tội, không thể đóng vai trò "bảo vệ luật pháp", (người bảo vệ luật pháp không thể là người phạm pháp). Do đó không có tư cách pháp lý để điều tra lập hồ sơ kết tội ông Vươn. Hồ sơ "vụ án Đoàn Văn Vươn" do CATPHP điều tra và thành lập là không có giá trị pháp lý.
2/ CATP HP qui ông Vươn (và gia đình) vào hai tội : tội chống người thi hành công vụ và tội giết người, theo các điều 257 và 93 của bộ Luật hình sự.
Nhiều luật gia đã đề cập đến việc kết tội này, ở đây chỉ thêm vài chi tiết nhỏ.
Như ý kiến của nhiều người, việc cưỡng chế lấy lại đất của ông Vươn, vì không đúng qui định của luật pháp, do đó việc thi hành cưỡng chế không phải là "công vụ". Qui tội ông Vươn và gia đình vào tội "chống người thi hành công vụ" theo điều 257 BLHS là gượng ép. Không có "công vụ" thì không có người "thi hành công vụ". Mà không có người "thi hành công vụ" thì không có việc "chống người thi hành công vụ". (Nhưng có tội danh đội lốt thi hành công vụ để phá hoại tài sản và âm mưu chiếm đoạt tài sản của công dân mà hai tội này không thấy VKS làm thủ tục truy tố).
Cũng theo ý kiến của nhiều người là không có tội danh "giết người" ở đây. Không có ai chết thì không hiện hữu tội giết người. Theo TT, các lệnh thâu hồi đất của chính quyền địa phương là "sai pháp luật". Nếu chính quyền địa phương làm "sai pháp luật" thì hành vi của ông Vươn chưa chắc là hành vi phạm tội. Một hành vi nhằm chống với một hành vi trái pháp luật thì chưa chắc là phạm luật. Hành vi của ông Vươn (và gia đình) nhằm bảo vệ tài sản của mình, nhiều lắm chỉ có thể khép vào tội "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" theo qui định ở điều 106 BLHS mà thôi.
3/ Kết luận của TT ở hai điểm dẫn trên có thể không có giá trị về pháp lý nhưng có giá trị ở phần thủ tục hành chánh và bằng chứng. Vì các qui định dưới luật mà chính quyền địa phương lạm dụng thuộc thẩm quyền của thủ tướng. Nhưng kết luận của TT, phần II đoạn 3, thì chính thủ tướng đã chỉ thị truy tố ông Vươn vào tội "giết người và chống người thi hành công vụ". CA TPHP đã làm đúng theo chỉ thị này.
Nhưng chỉ thị này của TT không có căn bản pháp lý. Vì mâu thuẩn.
Thủ tướng đã mâu thuẫn ở hai điều: 1/ không có ai chết người để mà kết tội "giết người" và 2/ TT đã kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất là "vi phạm pháp luật". Khi kết luận như thế thì không thể cho rằng việc cưỡng chế này là "công vụ".
4/ Như đã viết ở điểm 3, kết luận của thủ tướng không phải là phán quyết của tòa, do đó không có giá trị pháp lý, nhưng nó có giá trị lớn lao về thủ tục hành chánh, khẳng định đúng, sai trong các việc "giao đất" và "cưỡng chế đất đai".
Chiếu theo bộ Luật đất đai 1993, chính quyền địa phương xã Tiên Lãng không có thẩm quyền giao hay cho thuê các vùng đất thuộc bãi bồi ven biển. Điều 50 bộ luật này qui định các bãi bồi ven biển thuộc thẩm quyền chính phủ. UBND địa phương chỉ có thẩm quyền ở các cù lao hay cồn ở trên sông mà thôi (điều 49).
Chính quyền địa phương Tiên Lãng khi lấy các quyết định giao đất hay thu hồi đất (bồi ven biển) là vi phạm pháp luật. Đơn giản vì các vùng đất bồi không thuộc phạm vi quản lý của họ.
Kết luận của TT ở điểm 1/: "Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành".
Bộ luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14-7-1993 nhưng chỉ có hiệu lực từ ngày 15-10-1993. Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của UBND huyện Tiên Lãng do đó không bị luật Đất đai 1993 chi phối mà phải tuân theo bộ Luật đất đai năm 1987. Bộ luật này không có qui chế về các bãi bồi ven biển cũng như thời hiệu giao đất.
Kết luận của TT ở điểm 2/: "Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 4 tháng 10 năm 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. "
Trên lý thuyết điều này không đúng! Bởi vì Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 thì chịu sự chi phối của bộ Luật đất đai 1993. Mà chiếu theo luật này thì UBND xã Tiên Lãng không có thẩm quyền giao hay cho thuê các vùng đất thuộc bãi bồi ven biển. Thẩm quyền này thuộc về chính phủ (điều 50). UBND địa phương chỉ có thẩm quyền ở các cù lao hay cồn ở trên sông mà thôi (điều 49).
Nhưng kết luận của TT ở đây có giá trị hành chính, vì nó chính thức hóa quyết định giao đất cho ông Vươn của UBND địa phương.
Phân tích này nhằm dẫn chứng các kết luận 1 và 2 của TT là phù hợp với luật pháp. Ông Vươn có quyền sử dụng đất và việc cưỡng chế đất đai là không hợp lệ.
Nhưng kết luận 3 của TT về việc kết tội ông Vươn thì TT đã phạm nhiều mâu thuẫn, do đó không có giá trị ràng buộc như một "lệnh". Tệ hơn hết, CA TPHP đã theo "lệnh" này của TT, truy tố ông Vươn và gia đình về các tội danh không có, hay không tương ứng.
Trương Nhân Tuấn

GS Hoàng Tụy: 'Bây giờ mới thấy 1 cách tuyển sinh ĐH tiến bộ như vậy'

“Khi xây dựng tiêu chí tuyển sinh đại học không thể bỏ qua khả năng sẵn sàng tiếp nhận cách học mới này của thí sinh, cho nên lại càng cần kiểm tra, phỏng vấn trực tiếp để có cách đánh giá và lựa chọn đúng đắn hơn”.
LTS: Tiếp tục bàn về đề án tuyển sinh rất mới mẻ của Trường ĐH Phan Châu Trinh (Hội An, Quảng Nam), Báo Giáo dục Việt Nam đã có dịp trò chuyện với GS Hoàng Tụy, nhà toán học tiền bối mà GS Ngô Bảo Châu rất kính trọng, một nhà giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chung và cho toán học nói riêng.

- Thưa GS Hoàng Tụy, là một người có nhiều năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục nước nhà, ông có đánh giá gì về chế độ thi cử hiện nay?
GS Hoàng Tụy: Chế độ thi cử và quy cách tuyển sinh đã hình thành lâu nay ở nước ta ngày càng lộ rõ những bất cập lớn, ảnh hưởng và tác động không tốt đến sự phát triển lành mạnh của nền giáo dục. Ai cũng thấy rõ điều đó, hàng năm Bộ Giáo dục cũng luôn tìm cách cải tiến, song đến nay thi cử và tuyển sinh rất tốn kém mà ít hiệu quả vẫn là một trong những điểm gây nhiều bức xúc cho xã hội. Một trong những vấn đề nổi cộm trong tuyển sinh là quyền tự chủ tuyển sinh của các trường chưa được tôn trọng đúng mức.
Năm nay, Bộ chủ trương khuyến khích các trường chủ động xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh là một chủ trương đúng đắn, rất đáng hoan nghênh. Tôi tin rằng thực hiện tốt chủ trương này chính là một bước đổi mới quan trọng trong công tác giáo dục.

Giáo sư Hoàng Tụy
- Theo Giáo sư, ngoài điểm thi đại học, việc xét tuyển vào đại học cần căn cứ vào những tiêu chí nào?
GS Hoàng Tụy: Xét tuyển vào đại học phải căn cứ vào những tiêu chí sau: Vốn kiến thức và kỹ năng tối thiểu cần thiết; Vốn văn hóa chung (hiểu biết tổng hợp, khả năng tư duy, suy luận); Mức độ chuẩn bị về tinh thần, thái độ cần có để theo học đại học.
Những thứ đó không thể đánh giá chỉ qua kết quả một kỳ thi tuyển sinh đại học, thậm chí qua kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa cũng chưa đủ. Thi cử bao giờ cũng có yếu tố rủi ro, ngẫu nhiên, bất thường đột xuất, cho nên, từ nhiều năm nay tôi luôn đề nghị phải xét thêm cả quá trình học tập 3 năm cuối ở phổ thông.
Hơn nữa, trong ba yếu tố trên người ta thường chỉ chú ý yếu tố thứ nhất. Tuy nhiên, quan trọng nhất, quyết định nhất lại là hai yếu tố sau thì điểm thi ở các kỳ thi, kể cả kết quả học tập ghi trong học bạ 3 năm THPT cũng hoàn toàn chưa đủ để nhận xét và đánh giá. Cho nên để giúp đánh giá đúng và công bằng, còn phải kiểm tra, phỏng vấn trực tiếp thí sinh.
Một lý do khác là cách dạy ở trường phổ thông của chúng ta có xu hướng đồng loạt, gò ép mọi người theo một khuôn chung, ai thích nghi được thì học có kết quả, ai khó thích nghi thì cảm thấy khó khăn, quá tải. Nhưng đại học phải dạy theo cách khác, dành cho người học nhiều quyền chủ động lựa chọn cách học thích hợp nhất với mình, tập cho người học biết tự học, tự tìm lấy cách mở mang trí tuệ.  Do đó nhiều người khi học phổ thông thì khá, lên đại học lại kém và ngược lại.
Khi xây dựng tiêu chí tuyển sinh đại học không thể bỏ qua khả năng sẵn sàng tiếp nhận cách học mới này của thí sinh, cho nên lại càng cần kiểm tra, phỏng vấn trực tiếp để có cách đánh giá và lựa chọn đúng đắn hơn.  
- Nhưng thưa Giáo sư, trên thực tế, tới lúc này thì chưa một trường đại học nào thực hiện được ý tưởng mà ông vừa nói. Duy nhất có ĐH Phan Châu Trinh đề xuất phương án tuyển sinh mới với Bộ Giáo dục, nhưng đây mới là đề xuất, chứ nó chưa đi vào thực tế?
  
GS Hoàng Tụy: Theo tôi biết, vừa qua ĐH Phan Châu Trinh đã đề xuất một phương án tuyển sinh với 5 tiêu chí ngang nhau để xét tuyển sinh. Theo đó, lần đầu tiên điểm thi đại học được đặt ở vị trí đúng đắn, trong một tổng thể đồng bộ nhiều tiêu chí khác nữa. Nhiều năm tôi đã quan tâm vấn đề này nhưng bây giờ tôi mới thấy có một cách làm phù hợp xu hướng tiến bộ trên thế giới mà hoàn toàn khả thi trong điều kiện Việt Nam.  
Có lẽ nhiều người sẽ chú ý hai tiêu chí 4 và 5 vì ta chưa quen với hình thức kiểm tra, phỏng vấn trực tiếp. Thật ra cách làm này khá phổ biến từ lâu ở nước ngoài. Đưa thêm hình thức kiểm tra trực tiếp và phỏng vấn vào tiêu chí tuyển sinh đòi hỏi nhà trường phải làm việc nhiều hơn nhưng cái được lớn là tuyển sinh có chất lượng tốt hơn, công bằng hơn, không bỏ sót nhiều trường hợp đặc biệt mà các cách tuyển sinh thông thường khó phát hiện được.     
  
- Theo Giáo sư, nếu được Bộ Giáo dục chấp thuận, phương án tuyển sinh này sẽ tác động như thế nào đến tình hình tuyển sinh hiện nay?
GS Hoàng Tụy: Tuyển sinh như thế nào tất nhiên sẽ có ảnh hưởng đến việc dạy và học ở trường phổ thông mà hiện đang có quá nhiều vấn đề cần thay đổi, nhất là ở ba năm cuối. Chẳng hạn, các trường phổ thông sẽ bớt học thuộc lòng, sẽ có cách dạy bớt gò bó hơn, chú ý đến cá tính, sở  thích cá nhân nhiều hơn; nhà trường sẽ chú ý nhiều hơn đến việc bồi dưỡng văn hóa chung và tinh thần, thái độ học tập, ngoài chuyện dạy kiến thức và kỹ năng (nói đúng hơn, thông qua cả dạy kiến thức và kỹ năng); nhà trường cũng sẽ chú trọng nhiều hơn đến việc kiểm tra nghiêm túc chất lượng học tập thường xuyên  thay vì chỉ chú tâm vào kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học.
Về điểm này tôi đã có nhiều dịp bàn tới cụ thể khi phát biểu trên báo chí hoặc trực tiếp với Bộ Giáo dục. Dĩ nhiên ngoài chuyện tuyển sinh còn cần giải quyết nhiều vấn đề khác nữa, nhưng dù sao gỡ được các khúc mắc ở đây đã tồn tại dai dẳng nhiều năm cũng sẽ tạo đà cho nhiều tiến bộ mới.   
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
(GDVN)

Vì sao chất lượng công trình giao thông kém?

Công trình giao thông có vốn đầu tư hàng trăm đến hàng nghìn tỉ đồng đưa vào sử dụng được vài tháng đã xuống cấp, hư hỏng. Nguyên nhân đã được các cơ quan chức năng mổ xẻ, song “căn bệnh” xuống cấp của ngành giao thông có thể phải mất rất nhiều thời gian mới chữa khỏi.
Thiếu sót từ khảo sát, thiết kế đến thi công
Sau khi một loạt công trình giao thông tại TPHCM như đại lộ Đông Tây phía quận 2, cầu vượt bằng thép tại ngã tư Thủ Đức… mới đưa vào sử dụng đã lún, nứt, ngày 29-3, Sở Giao thông Vận tải TPHCM phải tổ chức ngay hội nghị quản lý chất lượng công trình giao thông năm 2013.
Tại hội nghị ông Ngô Quang Tám, Trưởng phòng quản lý xây dựng công trình Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã nêu ra hàng loạt thiếu sót của nhà thầu từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công; trong đó khâu khảo sát, thiết kế và lập hồ sơ thiết kế, dự toán không phù hợp theo tiêu chuẩn định mức đơn giá, chất lượng hồ sơ dự án thấp, sai sót số liệu nhiều, thiếu cập nhật quy hoạch nên phải chỉnh sửa nhiều lần. “Đặc biệt, các chủ đầu tư khi đăng ký dự án thì đưa tổng mức đầu tư thấp còn khi trình thì lại trình tổng mức đầu tư cao nên nhiều dự án đã tăng vốn đến 15%. Điều này đã xảy ra nhiều năm nay” ông nói.
Trong bối cảnh nhiều công trình mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp, ông Trần Thuật, Giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải đã đặt một loạt câu hỏi rằng, chất lượng công trình không phải bây giờ mới quan tâm nhưng tại sao vẫn có những công trình kém chất lượng? Theo ông Thuật, trong thực tế nhiều công ty tư vấn chỉ có 5-7 người cũng tham gia vào công trình lớn, làm sao bảo đảm chất lượng công trình?
Về phía cơ quan quản lý nhà nước ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM nhìn nhận thẳng thắn rằng nhiều chuyên viên được giao thẩm định dự án mà không đi thực tế, không nắm được thông tin nhưng vẫn trình lãnh đạo ký. “Nhiều kỹ sư sử dụng lại cả hồ sơ cũ của những công trình đã làm trước đó nên dẫn đến chất lượng không tốt. Vấn đề này nằm ở lương tâm người kỹ sư nếu họ cố tình làm sai thì không tránh khỏi công trình kém chất lượng” ông nói.
Mặc dù đã tìm ra được rất nhiều nguyên nhân làm cho chất lượng công trình kém nhưng những giải pháp mà Sở Giao thông Vận tải đưa ra vẫn là những giải pháp đã thực hiện trước đây như tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, kiến nghị hoàn thiện văn bản pháp luật về xây dựng… biện pháp xử phạt trong quá trình thi công, rồi lựa chọn những đơn vị tư vấn có uy tín...
Lê Anh
(Saigontimes)

Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay hữu ý?

Năm 2009, mở đầu nhiệm kỳ 1, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma thăm Trung Đông với tuyên bố “nước Mỹ và thế giới Hồi giáo là bạn”. Sau đó, làn sóng Hồi giáo nổi lên lật đổ chính quyền hàng loạt nước trong “Mùa xuân A-rập”. Năm 2013, sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2, ông B.Ô-ba-ma lại chọn Trung Đông là điểm dừng chân, trong bối cảnh Xy-ri bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Sự lựa chọn này liệu có đem đến một kịch bản được lặp lại?
Sự trùng hợp lần thứ nhất
Mở đầu nhiệm kỳ 1, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã từng đến thăm các nước Trung Đông trong hàng loạt chuyến thăm nước ngoài đầu tiên, tới A-rập Xê-út và Ai Cập. Bài diễn văn gửi thế giới Hồi giáo trước khoảng 3.000 người tại Trường Đại học Cai-rô, thủ đô Ai Cập, ngày 04-06-2009 đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Trong bài diễn văn này, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma tuyên bố: “Tôi tới đây là để tìm kiếm một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ giữa nước Mỹ và thế giới Hồi giáo. Người Mỹ và người Hồi giáo cần chấm dứt mọi sự hoài nghi, cùng nhau chống lại chủ nghĩa bạo lực cực đoan dưới mọi hình thức”.
Đến cuối năm 2010, “một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ giữa nước Mỹ và thế giới Hồi giáo” đã diễn ra dưới hình thức các biến động chính trị - xã hội bùng phát các nước Bắc Phi và Trung Đông mang tên “Mùa xuân A-rập”, trong đó các lực lượng Hồi giáo được Mỹ ủng hộ, đã nổi lên làm sụp đổ chính quyền ở nhiều nước và thay vào đó là các chính phủ mới, trong đó các lực lượng Hồi giáo, thậm chí đa số là Hồi giáo cực đoan, chiếm ưu thế và gần như kiểm soát bộ máy quyền lực mới ở Tuy-ni-di, Ai Cập, Li-bi và hiện nay đang ráo riết tiến hành cuộc chiến khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát (Bashar al-Assad).
Như vậy, “Mùa xuân A-rập” đã không những không “chấm dứt mọi sự hoài nghi” và đưa các nước trong khu vực các nước Bắc Phi và Trung Đông “cùng nhau chống lại chủ nghĩa bạo lực cực đoan dưới mọi hình thức” như tuyên bố của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma mà trên thực tế hoàn toàn ngược lại. Thế giới đã và đang phải chứng kiến một xu hướng đáng lo ngại đó là quá trình cực đoan hóa các tổ chức Hồi giáo, gây hoài nghi, bất ổn và bạo lực lan tràn. Nhưng đáng lo ngại hơn là một số thế lực ở các nước phương Tây cũng như đồng minh của họ trong và ngoài khu vực Trung Đông đang công khai ủng hộ các lực lượng Hồi giáo cực đoan thực hiện các hoạt động chống phá đòi lật đổ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát được bầu cử một cách dân chủ và hợp pháp (*).

ap barack obama ll 120921 wblog President Obama Slams House GOP Over Unfinished Business
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Sự trùng hợp lần thứ hai

Không biết vô tình hay hữu ý, thời điểm mở đầu chuyến thăm Trung Đông lần này của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (ngày 20-03-2013) lại trùng với thời điểm cách đây 10 năm khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh I-rắc (ngày 20-03-2003), với cớ là Chính quyền của Tổng thống Xát-đam Hút-xen (Saddam Hussein) “sở hữu vũ khí sát thương hàng loạt” và “có quan hệ với khủng bố”.
Tuy nhiên các cơ quan điều tra có trách nhiệm của Liên hợp quốc đã xác minh chắc chắn rằng không có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ I-rắc sở hữu vũ khí sát thương hàng loạt. Vì thế, Nga và Trung Quốc đã phủ quyết Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép Mỹ phát động cuộc chiến tranh can thiệp vào I-rắc. Hai nước đồng minh của Mỹ là Pháp và Đức cũng đã phản đối chiến dịch quân sự của Mỹ ở I-rắc năm 2003.
Về sau, chính Cựu Ngoại trưởng Mỹ Cô-lin Pao-oen (Colin Powell) - người đã từng trình bày bản báo cáo tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc I-rắc “sở hữu vũ khí sát thương hàng loạt” và “có quan hệ với các tổ chức khủng bố”, đã phải thừa nhận cái cớ mà Mỹ sử dụng để phát động chiến tranh ở I-rắc năm 2003 là “ngụy tạo”.
Lần này, đúng vào thời điểm Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma thăm Trung Đông, một vụ nổ vũ khí hóa học đã xảy ra tại A-lép-pô (Aleppo), nơi đang diễn ra trận quyết chiến chiến lược giữa các lực lượng ủng hộ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát với các các lực lượng đối lập. Chính phủ Xy-ri đã ra tuyên bố khẳng định, các lực lượng đối lập ở Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học chống lại Quân đội Xy-ri. Trong khi đó, các lực lượng đối lập ở Xy-ri được Mỹ, NATO và một số đồng minh của họ trong khu vực, trước hết là Thổ Nhĩ Kỳ, ủng hộ toàn diện về chính trị, kinh tế và vũ khí, trang bị, tố cáo “các lực lượng của Chính phủ Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến ở A-lép-pô”.
Trong khi Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-mun (Ban Ki-moon) ra lệnh mở cuộc điều tra lời cáo buộc của Chính phủ Xy-ri về việc các lực lượng đối lập ở Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công gần thành phố A-lép-pô vào ngày 19-03-2003, thì ngày 20-03-2013, tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng I-xra-en, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma nói: “Chúng tôi tuyên bố rõ ràng rằng, việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại nhân dân Xy-ri là một sai lầm nghiêm trọng và bi thảm. Chúng tôi cũng chia sẻ mối lo ngại của I-xra-en rằng vũ khí hóa học hoặc vũ khí khác có thể rơi vào tay các lực lượng khủng bố, thí dụ nhóm “Héc-bô-la” (“Hezbollah”). Vũ khí hóa học có thể được sử dụng chống lại I-xra-en. Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát nên nhớ rằng, họ phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học hoặc chuyển thứ vũ khí đó cho lực lượng khủng bố”. Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma còn tuyên bố, Mỹ hoài nghi cáo buộc cho rằng các lực lượng đối lập ở Xy-ri thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.
Tại Luân Đôn, Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mơ-rôn (David Cameron), nói với Quốc hội Anh rằng thông tin về cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học cho thấy Liên minh châu Âu (EU) cần nới lỏng việc cấm vận vũ khí cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri. Còn Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu (Benjamin Netanyahu), khẳng định: “Việc Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của I-xra-en”.
Cũng trong chuyến thăm I-xra-en lần này, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma khẳng định I-xra-en có khả năng ra quyết định sử dụng sức mạnh quân sự để vô hiệu hóa nguy cơ đối với an ninh quốc gia, trong đó có nguy cơ bị tiến công hạt nhân từ phía I-ran, hoặc bị “tấn công bằng vũ khí hóa học của Xy-ri”. Như vậy là, Mỹ đã “bật đèn xanh” cho I-xra-en có quyền tự do hành động. Giới phân tích quân sự nhận định, đến một ngày nào đó nếu Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma nhận được báo cáo rằng Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học thì kịch bản chiến tranh I-rắc cách đây 10 năm sẽ được lặp lại ở Xy-ri. Chỉ có điều, khác với cuộc chiến tranh I-rắc cách đây 10 năm là lần này Mỹ sẽ không trực tiếp ra tay mà giao phó cho các đồng minh then chốt của họ ở Trung Đông là I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ và một số đồng minh trong khu vực thực hiện. Điều này thể hiện học thuyết “lãnh đạo từ phía sau” của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã từng được áp dụng gần đây trong việc đứng đằng sau ủng hộ các nước NATO tiến hành cuộc chiến tranh ở Li-bi, ủng hộ Pháp trong cuộc chiến tranh ở Ma-li và hiện nay đang ra sức ủng hộ các lực lượng đối lập ở Xy-ri. Điều đó tương tự như việc trong khi Mỹ tuyên bố chỉ “viện trợ nhân đạo” cho phe nổi dậy ở Xy-ri thì lại khuyến khích Anh, Pháp và các đồng minh khác viện trợ vũ khí cho các lực lượng đang tiến hành cuộc chiến nhằm lật đổ Tổng thống Ba-xa An Át-xát (**)./.
Đại tá Lê Thế Mẫu
--------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
(*) Малийский кризис радикальный исламизм и арабская весна.
(**) Израиль как разменная карта в политике США.
(TC Cộng sản)

Song Chi - Đương đầu với TQ: khó và dễ

Trong số các quốc gia đã từng có đụng độ chiến tranh hoặc hiện đang có tranh chấp về lãnh thổ lãnh hải với TQ, kể cả những quốc gia vì nhiều nguyên nhân sẽ có mâu thuẫn với TQ trong tương lai như Hoa Kỳ, có lẽ VN có nhiều kinh nghiệm cay đắng nhất, và hiểu rõ nhất lòng dạ của nước láng giềng khổng lồ này. Chưa cần tính đến 1000 năm đô hộ xa xưa, chỉ riêng trong thế kỷ XX, TQ đã cho VN nhiều bài học xương máu về “tình hữu nghị đời đời thắm thiết”, và trong thế kỷ XXI, TQ vẫn sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập về chủ quyền của VN.
Hơn ai hết, người VN hiểu rõ một điều: đương đầu với TQ khó hơn tất cả những “cựu thù” trong quá khứ, mà gần đây nhất là Mỹ. Không phải vì TQ mạnh hơn. TQ hiện nay chưa là gì so với Mỹ và còn lâu mới vượt được Mỹ về sức mạnh quân sự, quốc phòng, kể cả kinh nghiệm chiến đấu với các nước khác. Trong cuộc chiến tranh giữa VN với Mỹ trước kia, sự chênh lệch về mọi mặt giữa VN và Hoa Kỳ còn hơn giữa VN và TQ bây giờ nhiều.
Cũng chưa hẳn vì lợi thế lớn nhất của TQ đối với VN, nếu có xảy ra chiến tranh, so với Mỹ trước kia: TQ ở ngay sát VN, núi liền núi, sông liền sông, thổ nhưỡng, văn hóa tương đồng, lại có hai mô hình thể chế chính trị cũng giống nhau. Những người lãnh đạo đảng cộng sản TQ từ bao lâu nay quá hiểu rõ các thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản VN, như đi guốc vào trong bụng, hiểu rõ nội tình chính trị cũng như mọi mặt kinh tế, xã hội của VN, hơn thế nữa, họ từng là những người thầy, là cố vấn chỉ đạo đường lối chiến lược cho các ông lãnh đạo VN. Thầy trò, anh em, đồng chí và cũng là kẻ thù truyền kiếp, làm sao không hiểu từng đường đi nước bước của nhau, như đường chỉ trong lòng bàn tay? Điều đó đúng là lợi thế lớn của TQ, và cũng là cái khó cho VN khi phải đương đầu với TQ.
Nhưng cái khó hơn nhiều cho VN là từ bản chất của nhà cầm quyền TQ. Thứ nhất là tham vọng bành trướng, tham vọng về lãnh thổ lãnh hải của TQ là có thật. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi TQ đã vượt qua giai đoạn giấu mình chờ thời, đang tràn đầy khao khát muốn vượt qua Mỹ trở thành nước mạnh nhất, giành quyền thống trị toàn cầu, khao khát thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc”, “Phục hưng Dân tộc Trung Hoa”-cụm từ được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề cập trong bài “diễn văn nhậm chức” hôm 17. 3 trước Quốc hội và từng nói đến nhiều lần trước đó.
Đối với VN, về mặt lãnh thổ, TQ rộng lớn mênh mông là thế nhưng vẫn sẵn sàng lấn ép từng kilomet vuông đất bằng đủ mọi biện pháp, từ lấn chiếm không trả lại sau những lần giao tranh ở biên giới, giành co qua những hiệp ước, hiệp định biên giới đường bộ…Về mặt lãnh hải thì không chỉ VN mà các nước trong khu vực đều phải đương đầu với tham vọng nuốt trọn biển Đông của TQ.
Thứ hai, nhà cầm quyền TQ từ trước đến nay là bậc thầy trong việc nói một đằng làm một nẻo, sẵn sàng nói ngược, nói lấy được. Mà sự kiện tàu TQ bắn cháy cabin tàu cá ngư dân VN vào ngày 20.3 vừa qua sau đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi từ chối xác nhận nhưng lại tự mâu thuẫn khi ngang nhiên tuyên bố “Trung Quốc đã có hành động hợp pháp và thỏa đáng khi nhằm vào tàu cá Việt Nam”, còn “theo Tân Hoa Xã, một sĩ quan hải quân nước này đã công nhận là tàu của TQ có bắn pháo sáng về hướng của tàu đánh cá VN nhưng hai quả này đã tắt ngay khi còn ở trên không. Đối với viên chức này, không hề có việc tàu TQ đã nổ súng vào tàu VN, hay là các chiếc tàu cá VN bị cháy” (bài “TQ gây hấn, chối tội rồi lại gây hấn”, VietnamNet), trong khi những tấm ảnh chụp tàu cá của ngư dân VN bị cháy tan hoang như thế nào đã được đăng đầy trên báo chí VN!
Đây chỉ là một ví dụ mới nhất, và cũng chưa phải là ví dụ điển hình gì cho thói nói ngược của nhà cầm quyền TQ. Luôn luôn tuyên bố TQ trỗi dậy hòa bình, không phương hại gì đến bất cứ quốc gia nào cũng không bao giờ xưng hùng xưng bá nhưng hành động thì thường xuyên ngược lại.
Thật ra, về mặt chính trị, chưa chắc có nhà nước nào tử tế hơn nhà nước nào, trong bất cứ mọi cuộc đấu khẩu, đụng độ nhỏ cho tới chiến tranh thật sự giữa các quốc gia, bên nào cũng giành phần lẽ phải, chính nghĩa về mình và đổ lỗi cho đối phương, nhất là những nước lớn, mạnh thì thường hay lớn giọng lấn át nước nhỏ, yếu. Nhưng vì TQ, cũng giống như VN, không có báo chí truyền thông độc lập, không có các tổ chức phi chính phủ, các đảng phái đối lập để vạch trần sự dối trá, kìm hãm bớt những việc làm sai trái, cái đầu nóng và tham vọng của nhà cầm quyền như ở Mỹ hay các nước phương Tây, nên sự nguy hiểm nằm ở đó.
Trong cuộc chiến tranh VN trước kia, chính sức ép trước hết từ người dân Mỹ, từ báo chí truyền thông của Mỹ, các phong trào phản chiến ngay trên đất Mỹ cộng thêm dư luận quốc tế buộc Mỹ phải tìm cách chấm dứt cuộc chiến, bỏ rơi đồng minh là VNCH. Còn với Bắc Kinh hiện nay, báo chí chính thức luôn luôn phải nói cùng một giọng với nhà cầm quyền, những tiếng nói độc lập, đối lập thì đã bị bóp nghẹt từ trong trứng nước.
Người dân TQ, cũng như người dân VN, đa số hoặc không quan tâm đến chính trị, hoặc vẫn quen nghe, tin theo lời nhà nước. Người dân TQ còn bị tuyên truyền sai về lịch sử, về chủ quyền, bị kích động tinh thần dân tộc nên sẽ bênh vực nhà nước của họ trong mọi sự kiện tranh chấp lãnh thổ lãnh hải với các quốc gia khác. Hiếm có chuyện người dân chửi chính quyền và đứng về phía nước khác, gây sức ép đòi chấm dứt chiến tranh như ở Mỹ. Một phần giáo dục Mỹ và các nước phương Tây ngay từ bé đã dạy cho con người thói quen suy nghĩ độc lập, tinh thần critical thinking, là điều mà giáo dục ở những nước cộng sản độc tài như TQ hay VN không có được.
Bản chất của nhà cầm quyền TQ còn thừa thâm độc, lắm thủ đoạn, sẵn sàng chơi bẩn chơi xấu đủ kiểu, bất chấp những giới hạn tối thiểu của luật pháp quốc tế lẫn lương tri, lương tâm con người. Cao bồi Mỹ cũng chưa chắc đã tốt, cũng thủ đoạn không kém ai nhưng tinh vi, tàn nhẫn, thâm hiểm như TQ trong cuốn “Chết dưới tay TQ” ("Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action") của hai tác giả Peter Navarro and Greg Autry đã vạch ra, thì Mỹ còn phải vái TQ làm sư phụ.
Một quốc gia có những người dám pha chế cả sữa nhiễm “bẩn”, đồ chơi có hại cho sức khỏe của trẻ em, áo ngực có gây chất ung thư cho phụ nữ, gạo giả, trứng giả, đủ loại thực phẩm hàng hóa độc hại… nghĩa là coi sinh mạng con người, sinh mạng đồng bào như cỏ rác thì còn mong gì có lương tâm, lòng nhân ái với dân tộc khác? Là nước láng giềng ở sát một bên TQ, người dân VN từ nhiều năm nay đã phải điêu đứng vì đủ thứ loại hàng hóa độc hại này cũng như những cách phá hoại nền kinh tế mà không một quốc gia nào khác có thể nghĩ ra hoặc dám làm!
Đủ mọi thủ đoạn hắc đạo, nhưng ngoài miệng các thế hệ lãnh đạo TQ luôn luôn tuyên bố hòa bình, chung sống hữu nghị với nước khác, còn với VN thì có hẳn 16 chữ vàng đề cao tình hữu nghị đời đời bền vững giữa hai đảng, hai nhà nước, hai dân tộc!
TQ vốn dĩ có tinh thần Đại Hán bá quyền từ ngàn xưa. Khi đô hộ, khống chế được dân tộc nào thì luôn luôn muốn tiêu diệt bản sắc văn hóa của nước đó, đồng hóa với nước mình, từ VN trước kia cho tới Tây Tạng bây giờ là những ví dụ sinh động. Khác với các nước phương Tây khi đô hộ nước khác, họ đưa văn minh văn hóa phương Tây vào để “khai sáng” cho người bản địa nhưng cũng có ý thức để cho văn hóa các nước bản địa được phát triển, có cho đi và cũng có trao đổi, nhận lại.
TQ, khi làm ăn với nước khác thì chỉ muốn thu hết phần lợi về phần mình, để phần thiệt và cả rác rưới, cặn bã, tàn phá môi trường… cho nước khác, còn khi là “anh em, đồng chí, đồng minh” thì không muốn cho ai ngóc đầu lên hoặc phát triển bằng mình, chỉ muốn kìm hãm nước khác trong sự đói nghèo hoặc trong vòng phụ thuộc sâu sắc với TQ về cả chính trị, kinh tế lẫn văn hóa. Cứ nhìn những mối quan hệ làm ăn của TQ với các nước châu Phi hay mối quan hệ “anh em, đồng chí” giữa TQ và Bắc Hàn, VN hay Campuchia là đủ hiểu.
Chính vì rất nhiều những lý do như vậy mà việc đương đầu với TQ trở nên vô cùng khó khó khăn. TQ chẳng sợ người dân nước họ cũng chẳng sợ gì dư luận hay luật lệ quốc tế. Tất nhiên, hiện nay thì họ chưa dám lộng hành quá mức vì chưa đủ sức chống lại cả thế giới, nhưng việc họ chẳng coi các công ước quốc tế về luật Biển ra gì, hay khăng khăng không chấp nhận đưa các vụ tranh chấp lãnh hải ra quốc tế, kể cả khi Philippines đã kiện họ ra Tòa án quốc tế, là ví dụ.
Tuy nhiên, nhìn lại, trong cái khó lại có cái dễ. Ở thời điểm hiện nay nhiều quốc gia đã bắt đầu nhận ra bộ mặt thật của Bắc Kinh. Các nước láng giềng của TQ ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á không một nước nào thật sự thích TQ, là đồng minh của TQ, ngược lại, đều dè chừng TQ. Vòng vây do Mỹ và các nước đồng minh tạo ra cũng đang thắt chặt dần xung quanh TQ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nếu phải xảy ra xung đột với TQ, VN chắc chắn có lợi thế về dư luận, về sự ủng hộ của quốc tế. Nếu TQ tấn công VN, không phải như thời điểm năm 1979 khi VN bị cô lập, thế giới sẽ đứng về phía VN. Cho dù có thể các nước vẫn phải làm ăn buôn bán với TQ hay cũng chẳng ưa gì nhà cầm quyền VN vốn có “thành tích” tệ hại về nhân quyền, đàn áp tự do, dân chủ. Nhưng vì không ai muốn TQ thắng được nước khác tức là thêm sức mạnh, cũng không ai chấp nhận để TQ muốn làm gì cũng được. Và cuối cùng, trong nội bộ “kẻ khồng lồ” TQ có rất nhiều gót chân Achilles. Bên dưới sự tăng trưởng về kinh tế, sức mạnh quân sự đang gia tăng hàng năm, sức mạnh của cả khối dân tộc hơn 1,3 tỷ người, là quá nhiều vấn đề bất ổn do một mô hình thể chế chính trị không hoàn thiện, chưa kể những mâu thuẫn về sắc tộc.
Mỹ có thể sa lầy hai chục năm vào cuộc chiến tranh VN, tốn kém quá nhiều tiền của, xương máu người lính Mỹ, còn bị cho là thất bại; Mỹ cũng có thể đổ hàng đống tiền vào hai cuộc chiến tranh với Iraq, một cuộc chiến khác ở Afghanistan, và cho đến giờ này người dân Mỹ cũng như thế giới vẫn đang tranh cãi xem liệu thật ra thì Mỹ thua hay thắng, được hay mất gì từ những cuộc chiến này, nhưng nước Mỹ không vì thế mà sụp đổ. Bởi nước Mỹ được xây dựng trên một thể chế khá là hoàn thiện và trên những căn bản bền vững nhất về tự do, dân chủ, nhân quyền.
Còn TQ, một cuộc chiến tranh lâu dài, tốn kém với bất cứ quốc gia nào khác cũng dễ khiến cho những mâu thuẫn nội tại của chính TQ có dịp bùng phát, dẫn đến nguy cơ sụp đổ, quốc gia bị xé ra thành từng mảnh như Liên Xô trước đây. Dù “nóng đầu” đến đâu, các nhà lãnh đạo TQ hẳn cũng nhìn thấy khả năng này.
Không ai mong muốn đương đầu với một cường quốc. Không ai mong muốn chiến tranh. Nhất là với một quốc gia đã chịu quá nhiều tổn thất, thiệt thòi từ những cuộc chiến tranh liên tiếp như VN. Nhưng đôi khi cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Nín nhịn, bạc nhược hết mức như nhà cầm quyền VN bao lâu nay vẫn đâu được TQ để yên. Vì vậy, VN luôn phải chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất, nếu phải đương đầu với TQ. Nhìn ra những cái khó và dễ. Cái khó nhiều, cái dễ cũng lớn.
Vấn đề còn lại là nhà cầm quyền VN có chịu thay đổi, cải tổ dứt khoát về chính trị để thoát ra khỏi cái bóng của TQ, thoát ra khỏi nỗi sợ vô hình trước TQ và những rào cản tự thân để có thêm nhiều đồng minh từ thế giới tự do dân chủ và sức mạnh đồng thuận to lớn từ nhân dân hay không. Nhưng làm thế nào để cho họ chịu thay đổi, kể cả trong trường hợp họ không đổi, thì việc giành lấy quyền tự quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước lại thuộc về trách nhiệm của gần 90 triệu người dân VN.
Song Chi
(Blog RFA)
(Blog Hoàng Xuân Phú)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét