- Đơn trình báo khẩn cấp gửi Bộ Công an của nông dân Dương Nội, Hà Đông. Thông tin từ CTV Xuân VN gửi: “Từ
ngày 17-1-2013 bà con Dương Nội dựng lều giữ đất không cho chủ đầu tư
và chính quyền bảo hộ dựng tường tôn khu vực đất ba con chưa nhận tiền.
Trước đó, bà con đã dùng đuốc cháy hoả công đuổi lực lượng cưỡng chế
chạy để giữ đất đến cùng. Trong những ngày qua cơ quan chức năng vẫn
luôn đe doạ việc cưỡng chế khu đất bà con đang giữ. Số ĐT liên hệ: chị
Thêu 098.676.8417.
Mấy ngày qua bà con khiếu kiện miền Nam cũng đến chia sẻ. Dự
kiến những bà con ở xa ra Hà Nội khiếu kiện sẽ có quà tết trên tinh thần
lá rách ít đùm lá rách nhiều của nông dân Văn Giang và Dương Nội như
bánh chưng do bà con gói tặng. Tinh thần bà con Dương Nội sẵn sàng tự thiêu cùng bọn cướp đất.”
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Gần lắm biển đảo quê hương – Kỳ 2: Ăn Tết sớm cùng lính đảo (ĐĐK). - Nhớ Xuân Trường Sa (QĐND). – Sống ở đảo chìm Trường Sa (VOV). – Phát hành sách ảnh “Tổ quốc nơi đầu sóng” (DV). – Trò chuyện với tác giả sách ‘Trường Sa – Hoàng Sa’ (VNN).
- Trung Quốc đang tự vẽ mình là ‘người khổng lồ xấu xí’ (TP). – Trung Quốc đẩy mạnh phát triển du lịch và tăng tàu cá vào Biển Đông (Songmoi).
- Nhật lập lực lượng bảo vệ quần đảo tranh chấp với Trung Quốc (DT). – Nhật và Philippines không nhượng bộ Trung Quốc (PT). – Nhật theo dõi được mọi hành động của Trung Quốc (VnMedia). – Nhật Bản giảm nợ công, tăng chi tiêu quốc phòng (TTXVN). – Chiến đấu cơ Trung Quốc lắp tên lửa kéo ra Biển Hoa Đông (GDVN).
- Trung Quốc không muốn có thêm xung đột ở bãi cạn Scarborough (PT). – Mỹ sẽ “hỗ trợ đầy đủ” cho Philippines trong vụ kiện “đường lưỡi bò” (GDVN). – Mỹ hỗ trợ Philippines kiện, tên lửa Trung Quốc ra Hoa Đông (PN Today).
- Góp ý quyền tự do ngôn luận, báo chí trong Hiến pháp (VNN). – Góp ý sửa Hiến pháp: Thu hồi đất thế nào? (VnEco). – Đại tá Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP Hà Nội): Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng với Quân đội và Công an phải là nguyên tắc hiến định (CAND).
- Chưa nhận được phản hồi của Đà Nẵng về kết luận thanh tra (VOV). – Vụ Đà Nẵng phản ứng về kết luận Thanh tra Chính phủ: “Chính phủ mới chỉ nhận thông tin qua báo chí” (SGTT).
- Chủ nợ bao vây Procimex Việt Nam (TN). – Chủ nợ “vây” Chủ tịch HĐQT Công ty Đồng Xanh (NLĐ). – Dân “vây” trung tâm nhân đạo… đòi nợ hàng chục tỷ đồng (KT).
- Triều Tiên sắp hoàn tất quá trình chuẩn bị thử hạt nhân (VOV). – Triều Tiên sẽ thử hạt nhân dịp sinh nhật Kim Jong-Il? (TTXVN). – Triều Tiên đòi “trả thù không khoan nhượng” (TT). – Google xuất bản bản đồ về Triều Tiên (NLĐ).
KINH TẾ
- Sự thật về… “chết lâm sàng” (ĐĐK).
- Cân bằng các mục tiêu kinh tế (PT). – Lo dân “kiệt sức” vì suy thoái! (ĐTCK).
- Eximbank, Sacombank ký thỏa thuận hợp tác; kế hoạch sáp nhập (VF). – Có gì trong thỏa thuận hợp tác Eximbank – Sacombank? (VnEco). – Eximbank và Sacombank “dọn đường” cho kế hoạch sáp nhập lịch sử (DT). – Hành trình đi đến ‘hôn nhân’ của Eximbank và Sacombank (VNE). – Hàng loạt lãnh đạo Sacombank không nắm cổ phiếu STB (VNE).
- Tiền gửi ngân hàng giảm vì Tết (VnEco). – Các ngân hàng Việt Nam giải quyết các khoản vay bằng vàng (soha).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trao thưởng Hội Nhà văn: Từ chối giải là bình thường một cách… bất thường (DV). – Cáo buộc của nhà văn Y Ban là sự xúc phạm (VNN). – Hội Nhà văn trình bày về giải thưởng 2012; – “Lùm xùm giải thưởng Hội Nhà văn là bất thường” (VnMedia).
- Ngày thơ Việt Nam 2013 ưu tiên các nhà thơ trẻ (VnMedia).
- Mê cung danh hiệu, giải thưởng của showbiz Việt (VnMedia).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- ‘Đi tắt đón đầu làm hại khoa học’ (VNE).
- Khi học trò bơ phờ vì… “phây” (DT).
- Bị đình chỉ học chỉ vì tè bậy (GĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Cháu bé 6 ngày tuổi tử vong vì kê “nhầm” thuốc: Đơn thuốc bác sỹ kê có vấn đề? (PL&XH). – Nhà bác sĩ dúi phong bì đền bé sơ sinh tử vong (ĐV). – Bác sĩ kê nhầm thuốc “giết” trẻ có hơn 10 năm kinh nghiệm (NLĐ). – Nhiều trẻ ngộ độc do uống thuốc pha sai nồng độ (ANTĐ). – Buông lỏng quảng cáo y tế: Còn nhiều người chết oan (KT). – Hàng tỉ USD “chảy” ra nước ngoài vì mất niềm tin? (KT).
- Phát hiện hơn 1 tấn gà đông lạnh không rõ xuất xứ (TTXVN). – Kiên quyết loại gà thải khỏi thị trường (ĐĐK). – Hà Tĩnh: Xem quản lý thị trường bắt lô mực khô nghi làm bằng… nhựa (DT). – Thận trọng với giò chả có hàn the (VietQ). – Không chọn bánh chưng lá màu xanh mướt (PL&XH). – 14/15 mẫu ngô luộc có hàm lượng hóa chất độc hại (DV).
- Lời đồn vỡ nợ về đại gia chè bị sát hại (ĐV). – Chân dung cặp đôi giết đại gia chè Thái Nguyên (VNN). – Cặp đôi sát hại đại gia chè tự tử khi lẩn trốn (VNE).
- Chủ tàu hoang nguy cơ phá sản (VNE).
- Bóng hồng sau đường cày (ĐH Hà Tĩnh).
- Từ vụ thu hồi giấy tờ xác định lại giới tính: Trường hợp nào được xác định lại giới tính? (PL&XH). – Đi tìm “chính mình” – Kỳ 1: Cindy Thái Tài – Không thể kết hôn; – Đi tìm “chính mình” – Kỳ 2: Mặc dèm pha, vẫn lạc quan chờ đợi (TN). – Vướng mắc quy định khai sinh cho con phải có chữ ký của cả cha và mẹ (PLVN).
- Sập giàn cốt pha, 5 người bị thương nặng (ANTĐ). – Bình Định: Sập trần chánh điện chùa đang xây, 5 người bị thương (DT).
QUỐC TẾ
- Hội nghị quốc tế kêu gọi tăng cường viện trợ Syria (TTXVN). – Nội chiến Syria sẽ kết thúc chỉ trong hai tuần? (VnMedia). – Vợ Tổng thống Syria Assad sắp sinh con thứ tư (GDVN).
Kinh tế Việt Nam: Phá hoại từ bên trong
Uy Vũ chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Năm
ngoái tại Việt Nam đã có một số cán bộ bị bắt giữ liên quan đến tội kinh
tế hoặc những dấu hiệu “bất thường” tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu
nhà nước dưới sự quản lý của họ. Như trình bày trước đây trên mục
Pacific Money [Những thách thức của nền kinh tế Việt Nam], một
trong những vụ bắt giữ gây sốc nhất trong năm qua là của ông Nguyễn Đức
Kiên, nhà tài phiệt nổi tiếng và người sáng lập ngân hàng lớn nhất Việt
Nam.
Vụ
bắt gần đây nhất mà các báo chí đã đưa tin liên quan đến giám đốc Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – còn được gọi là “Agribank”.
Tỷ lệ nợ xấu [non-performance loan] tại ngân hàng này chiếm lên đến 6%
trong một nửa năm 2012, giữa lúc căng thẳng tài chính tiếp tục lan tràn
trên khắp các nước ASEAN. Agribank, cùng với chủ nợ cho vay Ngân hàng
Phát triển Việt Nam (VDB) thuộc sở hữu nhà nước, đã bị kiểm tra hồi mùa
thu năm 2012. Agribank là một trong các ngân hàng cho vay lớn nhất tại
Việt Nam, và tương tự như với các tổ chức khác dưới sự kiểm soát của nhà
nước, những chính sách kinh doanh của họ đã chuyển hướng chứ không phải
hoàn toàn phục vụ mục đích hướng đến lợi nhuận.
Một vụ
bắt giữ liên quan Agribank đã được công bố hồi tuần trước. Vụ này là một
trong những vụ liên quan nguyên tổng giám đốc ngân hàng Phạm Thanh Tân,
người đã bị buộc rời khỏi chức vụ hồi năm 2011. Bản thông báo
nói rằng ông bị bắt vì liên quan đến những hành động vô trách nhiệm gây
ra hậu quả tiêu cực trong suốt thời gian điều hành Agribank. Tổng giám
đốc mới của ngân hàng đã cố gắng cắt giảm tỷ lệ nợ xấu, và dường như đã
cắt hơn 4% trong tổng tỷ lệ vào cuối năm 2012.
Các vụ
bắt giữ chỉ làm tăng thêm cú sốc giữa lúc chính phủ nước này đang cố
gắng hết sức để phục hồi lòng tin của các nhà đầu tư và cho thấy rằng họ
nghiêm trọng giải quyết các vấn đề tham nhũng và sai phạm trong lĩnh
vực thuộc sở hữu nhà nước – chứ không riêng chỉ ở các doanh nghiệp tài
chính.
Chuyên
gia tài chính Michael Pettis ở Trung Quốc đã viết trong một bản lưu ý
gần đây rằng ở một quốc gia mà các vụ bê bối tài chính liên quan đến hệ
thống tài chính nhà nước đặc biệt rất quan trọng, bởi vì những quyết
định cho vay hay những con số về nợ xấu thường bị che đậy và sắp xếp
đằng sau cánh cửa đóng kín. Những quan sát của ông tại Trung Quốc cũng
trở thành hiện thực ở Việt Nam, vì tương tự như Trung Quốc, Việt Nam gần
đây cũng đã trải qua giai đoạn mở rộng tín dụng rất lớn. Giáo sư Pettis
đi đưa ra những điểm lý giải (cho cả Việt Nam và Trung Quốc) rất thú vị
rằng:
“Các
giai đoạn cuối trong tình trạng bong bóng nợ gần như luôn luôn có những
điểm đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của vấn đề gian lận tài chính,
và trong phạm vi rất lớn của sự gian lận này đã dẫn đến việc nhiều người
cho rằng gian lận là nguồn gốc của các vấn đề tín dụng, trong khi vấn
đề gian lận tài chính thực tế đã phổ biến rộng rãi hơn và là triệu chứng
của một hệ thống tài chính đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát”.
Như đã đề cập,
Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ nhiều điểm tương đồng về kinh tế, và đặc
biệt là trong các hoạt động liên quan đến hệ thống tài chính của họ.
Cho đến nay thì dù Việt Nam đi sau Trung Quốc (giống như cuộc khủng
hoảng tài chính gây ảnh hưởng đến Trung Quốc trong những năm 1990) hoặc
có những bước tương tự (như Trung Quốc đang đối mặt với các vấn đề liên
quan đến một nền kinh tế mất cân bằng và lạm dụng nguồn vốn đầu tư cũng
như tín dụng) thì vẫn còn quá sớm để khẳng định.
Cũng trong ngày 23 tháng Một, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thông báo
rằng họ đã đẩy mạnh các biện pháp an toàn trong hệ thống tài chính của
nước này bằng cách yêu cầu các ngân hàng cho vay phải có các quy định
chặt chẽ hơn đối với các tài sản nợ xấu. Hiện nay tổng tỷ lệ nợ xấu
chính thức cao hơn 8%, và có rất nhiều người tin rằng con số thực tế vẫn
còn cao hơn nhiều. Cuộc khủng hoảng tài chính đã trở nên trầm trọng hơn
trong năm 2012 khi tốc độ tăng trưởng chỉ tăng 5%, mức thấp nhất trong 13 năm qua. Trong khi đó, chỉ số lạm phát hàng năm đã cao hơn 7% trong tháng Mười hai, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2013.
Điểm
sáng duy nhất trong năm 2012 là xuất khẩu ròng, và việc này đã giúp thúc
đẩy tăng trưởng một cách rất khiêm tốn trong năm qua. Để tiếp tục giữ
đà tăng trưởng này trong năm 2013, chính phủ đã công bố cắt giảm hơn 1%
tỷ lệ vốn vay tiền đồng đối với các nhà xuất khẩu. Người ta hy vọng rằng
việc cắt giảm này sẽ giúp đáp ứng mục tiêu tăng trưởng thương mại 10%
trong năm nay của Bộ Thương mại. Tuy nhiên, môi trường bên ngoài sẽ có
tác động quan trọng ít nhiều trong việc xác định nếu Việt Nam có thể để
đạt được mục tiêu này hay không.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét