Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

Ngân hàng sa lầy trong đống nhà đất ‘của nợ’

– Tài sản đảm bảo hiện phần lớn đều là bất động sản. Chính vì vậy, lãnh đạo ngân hàng đau đầu trong việc tìm đầu ra cho bất động sản bị thế chấp. Bán ai mua? Giá thế nào để đủ thu hồi gốc, lãi?
Sa lầy
Báo cáo thẩm định của nhiều ngân hàng nhận xét, tài sản đảm bảo là bất động sản có vị trí tốt, môi trường xung quanh đảm bảo, tính khả mại cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, sự thật lại trớ trêu bởi muốn rao bán nhà đất cũng chẳng ai mua.
Hơn nữa, đau đầu hơn là bất động sản tại các dự án mới. Nhiều dự án vay vốn ngân hàng thế chấp tài sản đảm bảo bằng chính bất động sản – tài sản hình thành trong tương lai là thành quả kiến trúc sau xây dựng… Khi nền kinh tế khó khăn, đồng vốn luân chuyển gặp vấn đề thì các dự án dở dang. Lúc này, ngân hàng rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu mạnh tay cắt vốn coi như dự án đi tong, còn cho vay tiếp thì chẳng biết tương lai thế nào.
Chưa kể, đối với các dự án chung cư, một số doanh nghiệp ngoài vay tiền ngân hàng với tư cách của một pháp nhân, thì lãnh đạo còn lấy tư cách cá nhân để vay tiền ngân hàng. Mục đích vay đương nhiên là để mua những căn hộ thuộc dự án do chính công ty đầu tư. Nếu dự án này đã khởi công, đã có nhà thì ngân hàng còn có cơ hội. Song, với các dự án đang xây dựng, hoặc chưa khởi công thì thực sự là sự sa lầy, cả pháp nhân lẫn cá nhân.
Lúng túng hàng tồn kho
Ngoài bất động sản, một lượng lớn tài sản đảm bảo ở dưới dạng các hàng tồn kho, khoản phải thu, quyền đòi nợ, quyền tài sản… Tuy nhiên, hướng xử lý đối với các loại tài sản đảm bảo này đang là cả vấn đề nan giải.

Theo anh Nguyễn Văn Phú, Trưởng phòng Khách hàng SME (DN vừa và nhỏ) một chi nhánh ngân hàng ở phía Nam, thì “tài sản đảm bảo là hàng tồn kho là một hình thức để gia tăng doanh số cho vay của ngân hàng. Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có bất động sản, và bất động sản cũng chỉ có giới hạn của nó. Bản thân ngân hàng cho vay cũng nhận thấy sự tiềm ẩn rủi ro của dạng này, nhưng đó là một hướng giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn”.
Đây là lý giải được nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, người công tác trong ngành ngân hàng cũng đồng ý rằng cần nhìn nhận thấu đáo hơn vì tình hình doanh nghiệp khó khăn như hiện nay, tồn kho của họ rất lớn.
“Nếu đầu ra của họ tốt thì họ đã bán được hàng, có tiền trả nợ. Còn bây giờ, họ không bán được thì không có tiền, nên ngân hàng có ôm hàng cũng rất khó. Lý do, các công ty này là “dân chuyên nghiệp” mà còn không bán được thì ngân hàng nhảy vào còn khó nữa” – anh Phú nhận xét.
Cũng xin nói thêm, trong số các tài sản đảm bảo, hàng tồn kho còn có dạng “hàng tồn kho luân chuyển”, tức là doanh nghiệp thế chấp một lô hàng với số lượng nhất định tại nhà băng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, số hàng này chỉ là một lô mà họ có thể xuất ra, nhập vào, chỉ cần đảm bảo trong kho luôn có một lượng hàng hoá trị giá như đã thế chấp với ngân hàng. Song, với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp không bán được, hàng ứ đọng trong kho, làm tăng lượng tồn kho. Điều này không vui vẻ gì cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Còn đối với các loại tài sản khác như khoản phải thu, quyền đòi nợ, quyền tài sản thì trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay thì cũng rất khó xử lý.
Công cuộc xử lý nợ luôn là một quá trình dài hơi và khó khăn, không phải vì có tài sản đảm bảo mà các ngân hàng có thể yên tâm, kê cao gối mà ngủ được. Chính vì vậy, sự đề phòng cao nhất vẫn là tăng cường công tác thẩm định từ đầu, quản trị rủi ro.
È cổ xử lý nợ xấu
Thông tin gần đây đều chỉ ra rằng, các ngân hàng đang thừa vốn, còn doanh nghiệp thì vẫn kêu là khó tiếp cận. Đây là tình trạng “cám cảnh” của ngành ngân hàng.
Theo nhiều chuyên viên quan hệ khách hàng, các doanh nghiệp là những người mang đến lợi nhuận cho ngân hàng. Trong quá khứ, các doanh nghiệp luôn ở “trên cơ” với ngân hàng. “Làm gì có chuyện ngày xưa doanh nghiệp phải cầu cạnh ngân hàng để vay vốn. Ngoại trừ các ngân hàng nhà nước có nguồn lực dồi dào, lãi suất thấp hơn thì mới có tình trạng đấy, còn lại các ngân hàng cổ phần thương mại, bản thân giữa các chi nhánh đã cạnh tranh khốc liệt rồi chứ chưa nói cả tá ngân hàng khác lúc nào cũng chờ chực để tiếp cận được khách hàng” – một chuyên viên nói.
Có lẽ, điều này đã gây ra hậu quả nợ xấu như hiện nay. Trước đó, khi khách hàng luôn “có giá” nên công tác thẩm định cũng dễ dàng, thoáng hơn nhằm mục đích giải ngân thật nhanh, rồi giờ đây chính ngân hàng lại phải lo xử lý nợ xấu.
Khi doanh nghiệp gặp khó thì ngân hàng cũng khắc khoải, bởi mối lo nợ xấu tăng lên, lợi nhuận giảm. “Nếu xử lý nợ mạnh tay thì doanh nghiệp chết hẳn, không thì cũng rất khó xử”.
Và câu hỏi lớn nhất mà thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước cần trả lời là việc đảo nợ tại các ngân hàng. Kinh tế khó khăn, liệu việc đảo nợ có gia tăng? Cũng xin nói thêm, đảo nợ ở đây phải hiểu là việc các ngân hàng giúp cho khách hàng giải ngân món vay mới để tất toán cho món vay cũ. Bản thân việc đảo nợ xấu hay tốt vẫn còn gây tranh cãi trong ngành ngân hàng, nhất là vào bối cảnh hiện nay. Người thì cho rằng, việc đảo nợ giúp cho doanh nghiệp “có thêm cơ hội, kéo dài thời gian vay vốn, hy vọng vượt qua được khó khăn hiện tại”. Song, ý kiến khác phản bác bởi việc này cũng có thể là cách để nuôi dưỡng nợ xấu bởi khách hàng không còn khả năng trả nợ, còn ngân hàng cứ cho đảo nợ để cuối cùng, dư nợ vẫn tồn tại mà nhà băng cũng trắng tay.
Trần Anh Tuấn
Ngân hàng không dám mạnh tay đòi nợ
Lộ diện ngân hàng đầu tiên bị ‘mất’ vốn
Những đại gia bật bãi khỏi ngân hàng
Xử nợ xấu: Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị gì?

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/97681/ngan-hang-sa-lay-trong-dong-nha-dat–cua-no-.html

Tin về cụ Lê Hiền Đức và bà con dân oan tại Vườn hoa Dân oan:

Nguyentuongthuy

FB Người Buôn gió, khoảng 16h20: Hiện nay ở Việt Nam có nhiều thanh niên to khoẻ, dáng vẻ sung túc. Thường hay la cà ngồi vườn hoa, vỉa hè để xem có dân oan nào kiện cáo, thì bức xúc xô xát va chạm với người dân đó:
Khoảng 16h30 ‘, fb Hành Nhân:
Tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Hà Nội), có một bọn côn đồ rất hay “bức xúc” và “xô xát” với các cụ già… Thật vô lễ và bất nhân!
Fb JB Nguyễn Hữu Vinh:
Một dân oan lại bị đánh ngất ở Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, gần Chủ tịch phủ và Trung ương Đảng CSVN khi họ đi khiếu kiện và bị một nhóm côn đồ giả dạng đến gây sự. Một vụ già bị ngất nằm tại Vườn Hoa.
Bà Lê Hiền Đức đến tìm hiểu, đã bị bao vây tại đó.
Đồng thời, chị Mai dân oan Bình Dương báo cho NTT blog tin về cụ Đức bị bao vây qua điện thoại
fb Nguyễn Lân Thắng, khoảng 16h30′:








Vườn hoa Lý Tự Trọng đang rất hỗn loạn. Đường tắc … chìm nổi đông vô cùng
Khoảng 5h30: Cụ Lê Hiền Đức đang theo nạn nhân chiều nay đến bệnh viện 354 số 120 Đốc Ngữ để xem chụp chiếu thế nào….
fb Nguyễn Lân Thắng cho biết (khoảng 6h30′), bức ảnh cụ bị đánh ngã nằm xuống đất là một dân oan ở Đà Nẳng chiều nay nay ở Lý Tử Trọng, đang cấp cứu tại bệnh Viện 354 Đốc Ngữ. Bác sỹ chẩn đoán chấn thương gáy và ổ bụng, đang chờ kết quả siêu âm… cụ LHĐ đang ở đây…
Ảnh vừa đưa lên lúc 7h25:
Như vậy có ít nhất hai người bị đánh như thế này.

NTT

Tin tiếp theo về dân oan Ngọc Anh

  Hồi xưa nghe êm tai quá mà ” Nhân dân cùng cách mạng (cộng sản) đứng lên lật đổ tiêu diệt bọn Mỹ Ngụy bán nước ,bóc lột hại Dân- Lấy ruộng đất của bọn địa chủ,nhà giàu chia cho mọi người , ai làm nấy ăn,không sưu tô thuế tức cho thằng nào con nào hết,không thằng nào con nào ngồi trên đầu trên cổ Nhân dân ta hết….”  (Những lời này nhờ hồi 1960s cách mạng cho quần chúng nhân dân học tập, tôi dựa cột nghe được, thuộc không quên)

XuanVN blog

 Sáng nay, các dân oan là bạn bè của bà Ngọc Anh đã kéo đến viện Xanh Paul để trực, xem tình hình của bà bởi họ biết là công an Hà nội đang ép viện trả bà về Vũng tàu.
Dan oan chăm sóc bà Ngọc Anh tại viện
Sáng nay họ kéo đến viện chờ tin bà Ngọc Anh
Cả Bùi Hằng cũng bay từ Vũng tàu ra đây giúp bạn.
Tình trạng sưc khỏe rất kém nhưng viện Xanh Paul đang bị công an ép trả bà ra viện.
    Bà Ngọc Anh bị công an Hà nội bắt cóc, đánh đập đến U não, họ chở bà vào Xanh Paul và bỏ đấy. Dân oan và các bạn bè đã đến chăm sóc bà, cả Cụ Lê Hiền Đức cũng đã đưa người đến cùng, hỏi thăm và dặn dò bà Ngọc Anh giữ gìn sức khỏe.
  Vụ việc này không hề được báo chí nhắn đến, tội ác của công an Hà nội đứng đầu là Chung con ngày càng lớn thêm, đã không giúp gì cho Nhân dân đòi quyền lợi chính đáng mà còn khủng bố, đàn áp dân oan.
 Sáng nay, trên blog của cụ Hiền Đức cùng loan tin khẩn : một dân oan ở Quảng bình ra Hà nội khiếu kiện đất đai lại bị côn đồ ( công an giả danh ) đánh phải cấp cứu tại viện Xanh Paul. Ai cũng hiểu rằng chỉ có đám côn đồ của Hà nội do Chung ” con ” – giám đốc mới lên, quê từ Hải Dương – chỉ đạo.
 Tất cả những bằng chứng này sẽ là căn cứ để tố cáo những tên phản dân hại nước trong tương lai, gia đình, vợ con của chúng cần xem nhũng hình ảnh này và sớm biết hối cải, dừng ngay những tội ác mà chúng đang gây ra cho nhân dân , đặc biệt là những dân oan khiếu kiện đòi quyền lợi.
Được đăng bởi XUANVN

Khóc Mẹ Dân Oan – Như Quỳnh

Lê hiền Đức

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Krzn9cqjU3o


Tác giả: Mặc Thiên
Biểu diễn: Như Quỳnh
Một ngày trần gian khóc thương mẹ dân oan
Ngại gì sương gió nuôi con qua khổ nạn
Nay con sang giàu mẹ sống cảnh lầm than
Đời oan trái đã gieo bao oán hờn
Cưu mang con rồi nay con phủi công ơn
Vườn ruộng đất nhà tranh con hoán đổi
Mẹ sống sao đây khi đổi mười lấy một?
Mẹ đòi công lý chịu thêm nhiều uất hận
Hận kẻ vô tâm mẹ phơi thân giữa bão bùng
Trời lạnh giá tấm bạt thô không giữ được
Gió lùa mưa vào lạnh thấu cả tâm can
Tay mẹ run run đôi chân không vững được
Biết bám víu vào đâu khi mẹ tỏ tường đời? 

BT Ngoại giao Phạm Bình Minh nói về HN CC ASEAN 21


Trần kinh Nghị blog

Nguồn: TTXVN 20/11/2012
Ngày 20/11, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã trả lời phỏng vấn báo chí về các kết quả chính của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các hội nghị cấp cao liên quan. TTXVN trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn:
- Xin Bộ trưởng cho biết trọng tâm của Hội nghị Cấp cao ASEAN-21 và các hội nghị cấp cao liên quan?
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Từ ngày 18-20/11/2012 tại Phnom Penh đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 và một loạt Hội nghị Cấp cao quan trọng khác gồm Cấp cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 7, các Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, và Hoa Kỳ.
Bên lề các hội nghị cũng diễn ra Đối thoại toàn cầu ASEAN và cuộc gặp của các nhà lãnh đạo bảy nước thành viên Cấp cao Đông Á tham gia Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các Hội nghị.
Trong bối cảnh khu vực đang có nhiều thuận lợi cho hòa bình và hợp tác phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp, các Hội nghị Cấp cao lần này đã tập trung bàn về những vấn đề ưu tiên và quan trọng nhất của khu vực, nhất là việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực; đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN; tăng cường quan hệ với các Đối tác; thúc đẩy mạnh mẽ liên kết và kết nối khu vực, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm…
- Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả chính của các Hội nghị Cấp cao?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Lãnh đạo các nước ASEAN và các Đối tác đã có những cuộc trao đổi sâu sắc, đề ra các định hướng lớn cho hợp tác ASEAN, cũng như giữa ASEAN với các Đối tác, trong đó nổi lên:
- Thứ nhất, Lãnh đạo các nước ASEAN quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa hiện thực hóa Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 nhằm hoàn thành đúng tiến độ và các chỉ tiêu đề ra trong từng trụ cột Cộng đồng, nhất là trụ cột Kinh tế.
Theo đó, ASEAN cần tập trung thúc đẩy phát triển đồng đều và bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển ở khu vực, hướng tới đưa ASEAN trở thành một thị trường duy nhất và một không gian sản xuất thống nhất, có sức cạnh tranh cao và ngày càng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo cũng chỉ đạo việc đẩy mạnh liên kết và kết nối ở khu vực, trước hết là trong ASEAN rồi mở rộng ra khu vực Đông Á. Để góp phần đạt được điều này, cùng với nỗ lực của các chính phủ, cần tăng cường huy động sự đóng góp từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp, cũng như từ các Đối tác và các tổ chức tài chính quốc tế.
- Thứ hai, Lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định cần tiếp túc phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực, cũng như trong cấu trúc hợp tác khu vực và định hướng xử lý các vấn đề thuộc quan tâm chung ở khu vực, vì lợi ích chung của hòa bình, hợp tác và phát triển. Do đó, ASEAN cần chủ động xây dựng các chuẩn mực ứng xử chung và phát huy tác dụng của các công cụ hợp tác chính trị-an ninh ở khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước khu vực ĐNA không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)…
Trong quá trình trao đổi, các nhà lãnh đạo của các nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông vì đây là lợi ích và quan tâm chung của khu vực và tất cả các nước; đồng thời ủng hộ DOC, Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 của LHQ.
Đáng chú ý, nhân dịp này, Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm DOC; trong đó nhấn mạnh giá trị quan trọng của DOC và việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy định trong văn kiện này, vì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông.
- Thứ ba, ASEAN và các Đối tác đã bàn và đề ra các biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc quan hệ giữa hai bên, khuyến khích các Đối tác tham gia hợp tác và đóng góp xây dựng vào hợp tác ở khu vực, vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển, thiết thực hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và tăng cường liên kết, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra. Các Đối tác đều khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, hỗ trợ xây dựng Cộng đồng và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề ở khu vực cũng như trong các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…
Các Đối tác cũng đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác cụ thể như Đối tác Hợp tác Biển và Diễn đàn Hợp tác du lịch ASEAN-Trung Quốc; Nhật Bản đề xuất các sáng kiến mới về hợp tác giao thông-vận tải, sử dụng năng lượng xanh, hợp tác lao động; Hàn Quốc cam kết hỗ trợ 10 triệu USD cho ASEAN thực hiện Sáng kiến liên kết IAI giai đoạn 2013-2017; Ấn Độ đề xuất nâng quan hệ ASEAN-Ấn Độ lên đối tác chiến lược; Hoa Kỳ đề xuất sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN-Hoa Kỳ (E3), “Đối tác toàn diện về tương lai năng lượng bền vững” và các sáng kiến về hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong…
Các Hội nghị Cấp cao đã thành công tốt đẹp, thông qua nhiều văn bản hợp tác quan trọng của ASEAN cũng như giữa ASEAN với các Đối tác. Đáng chú ý, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký “Tuyên bố Phnom Penh thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN;” thông qua Kế hoạch Hành động triển khai Tuyên bố Bali về “Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia toàn cầu;” chính thức công bố lập Viện nghiên cứu Hòa bình-Hòa giải ASEAN (AIPR); ASEAN và các Đối tác liên quan chính thức khởi động đàm phán Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP); Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm Tuyên bố DOC; Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Mỹ về thúc đẩy hợp tác giữa hai bên và hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược; Tuyên bố Kỷ niệm 15 năm hợp tác ASEAN+3; Tuyên bố Đối tác Kết nối ASEAN+3, Tuyên bố Phnôm Pênh về Sáng kiến Phát triển EAS…
Cũng nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN 21, Lãnh đạo các nước ASEAN đã chính thức phê duyệt và bổ nhiệm đề cử nhân sự của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, vào cương vị Tổng Thư ký ASEAN với nhiệm kỳ sẽ bắt đầu từ năm 2013-2017.
- Xin Bộ trưởng cho biết sự tham gia và đóng góp của Việt Nam vào thành công của các Hội nghị Cấp cao?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị Cấp cao lần này do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tiếp tục phương châm đóng góp “chủ động, tích cực và có trách nhiệm” vào các mục tiêu chung nêu trên và các trọng tâm ưu tiên của ASEAN và khu vực.
Cụ thể là: – Chúng ta luôn coi trọng và tích cực đóng góp vào việc tăng cường vai trò và hợp tác ASEAN, cũng như xây dựng ASEAN đoàn kết, liên kết và vững mạnh, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.
- Chúng ta đã tích cực đóng góp vào việc đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết và kết nối khu vực; thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều của khu vực đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội; tích cực quảng bá và giáo dục về ASEAN; khuyến khích các Đối tác, các tổ chức khu vực và quốc tế hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng.
- Chúng ta ủng hộ và đề cao việc ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong cấu trúc hợp tác khu vực và trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, đoàn kết có tiếng nói và xử lý hiệu quả các vấn đề nảy sinh và các thách thức đặt ra ở khu vực. Đồng thời, ASEAN cần tiếp tục chủ động xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, phát huy hiệu quả các văn kiện nền tảng của ASEAN như Hiến chương ASEAN, Hiệp ước TAC, SEANWFZ, Tuyên bố DOC, Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông…
Chúng ta đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải; ủng hộ các bên liên quan thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, Tuyên bố về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN và sớm xây dựng COC; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển của LHQ 1982 (UNCLOS), trong đó có các quy định của Công ước về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.
- Về quan hệ đối ngoại, chúng ta ủng hộ ASEAN tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các Đối tác, tạo môi trường thuận lợi và tăng cường tranh thủ nguồn lực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; chủ động định hướng hợp tác chung ở khu vực và thúc đẩy các Đối tác tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, thu hẹp khoảng cách phát triển, khoa học công nghệ, bảo đảm sử dụng bền vững nguồn nước.
Mặt khác, ASEAN và các Đối tác cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống và các thách thức đang nổi lên như thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh an toàn hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia…; đóng góp vào các mục tiêu chung vì hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực.
- Bên lề các Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương để trao đổi về tăng cường hợp tác cũng như các vấn đề cùng quan tâm.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!/.
————–
Đăng bởi Kinh Nghị Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét