Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

TIN NÓNG - THEO DÒNG SỰ KIỆN - VỤ GIẾT VOOC

Vụ giết voọc hay là sự dã man của người Việt

Dân Nam Sơn
20/07/2012
Trên phá kiểu trên thì dưới phá kiểu dưới. Trên tham nhũng thì tội gì dưới không ăn cắp? Trên "cha truyền con nối; mua quan bán chức", tội gì dưới không phá? Đó là sự lây lan của "dịch thối nát".
  Tin mới nhất về vụ giết Vooc gây phẫn nộ của dư luận:
Tối 19/7, Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) đã đưa Nguyễn Văn Quang và những quân nhân liên quan về trụ sở Quân đoàn tại An Khê (Gia Lai). Hôm nay, Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 3 sẽ lấy lời khai. Nguyễn Văn Quang chính là người đã tham gia hành hạ con voọc ngũ sắc và đưa lên Facebook gây phẫn nộ trong dư luận mấy ngày qua. Quang và các đồng đội của Quang không trực tiếp bắn, bẫy con voọc nói trên mà mua lại từ những người dân địa phương và thuê họ làm thịt. Trong quá trình đó, Quang và một số quân nhân đã có hành vi hành hạ con vật (bắt hút thuốc) và chụp ảnh đưa lên mạng.
Nguyễn Văn Quang đã có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Nguyễn Văn Quang sinh năm 1992, trú tổ 1, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, nhập ngũ vào tháng 9/2011, công tác tại Trung đoàn 7, Quân đoàn 3. Gia đình Quang làm nông, có hai anh em, Quang là con trai đầu.
Phải tước quân tịch, trừng trị nhóm người săn bắn và quân nhân dã man này là đúng.
Nhìn cảnh tượng con Voọc quý hiếm bị hành hình, mình nhớ lại câu chuyện về người chiến sỹ Hồng quân Liên Xô khi tiến vào giải phóng Beclin. Khi tiến quân anh băng qua Vườn thú và gặp ngay con hổ sổng chuồng. Anh không bắn mà khéo léo đưa con hổ trở lại chuồng và tiếp tục tiến quân.
Thái độ đối với động vật hoang dã và nói chung là đa dạng sinh học đang là tiêu chí khó bàn cãi để phân loại người văn minh và mông muội. Dân Việt Nam mình đang quá mông muội. Thử hỏi với văn hóa mông muội này, đến năm 2020 Việt Nam có thể cơ bản trở thành nước công nghiệp? "Nước công nghiệp" theo tiêu chuẩn thế giới không phải là lấp ruộng xây nhà máy, rước công nghệ cũ về như Việt Nam ta. "Nước công nghiệp" có rất nhiều tiêu chí về văn hóa.
Thấy buồn, thấy nhục. Tự nhiên mình lại nhớ đến ông Giám mục Ngô Quang Kiệt, khi ông nói: "Ra nước ngoài cầm hộ chiếu là người Việt Nam cảm thấy tủi nhục lắm. Phải làm sao để người Việt Nam ra nước ngoài ngẩng cao đầu với thế giới". Đó là tình cảm tha thiết.
Tất nhiên, con người Việt "dã man" như bây giờ cũng có nguyên nhân từ đổ vỡ lý tưởng, lòng tin, đạo đức và lối sống...Lối hành xử được mặc nhiên chấp nhận hiện nay là: Trên phá kiểu trên thì dưới phá kiểu dưới. Trên tham nhũng thì tội gì dưới không ăn cắp? Trên "cha truyền con nối; mua quan bán chức", tội gì dưới không phá? Đó là sự lây lan của "dịch thối nát". Chúng ta đang sống qua thời kỳ "man rợ", "đầy máu và nước mắt" của chủ nghĩa tư bản thế giới - cách đây 300 năm, như Marx nói.
Bao giờ có được lòng tin, sự dã man dễ được đẩy lùi! Rất, rất lâu!

Dã man không?

Trong một diễn biến khác, Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và đang hoàn chỉnh hồ sơ để đem ra xét xử đối tượng Nguyễn Văn Hải (trú xã Sơn Bình, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị bắt ngày 8-7, tại thôn Vàu, xã Tư (huyện Đông Giang).

Nguyễn Văn Hải và tang vật. Ảnh: TTO
Nguyễn Văn Hải và tang vật. Ảnh: TTO

Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt quả tang Hải đang vận chuyển 13 cá thể voọc chà vá chân đỏ đã được sấy khô. Trọng lượng mỗi con từ 1,8 kg đến 2,8 kg. Hải khai đã bắn các cá thể voọc chà vá chân đỏ này, sấy khô và chở đi tiêu thụ.


Người Việt dã man không?



 Tiền tệ và nô lệ

-Xưa nô lệ bị sai khiến bỡi súng đạn, nay bỡi tiền
Tiền tệ: có một câu chuyện gây tranh cãi bất tận khi được nêu ra: vai trò của tiền bạc đối với cuộc sống con người. Kẻ khinh, người trọng, người cho là tất cả, kẻ không xem ra gì. Kẻ bỏ cả đời cho khát khao có tiền, người xem như không. Nhiều người còn thấy tiền bạc là hình ảnh của lòng tham không đáy, của tư bản xấu xa,….Tranh cãi là vậy, nhưng có điều chắc chắn là hiện nay, nhất là ở các thành phố không ai có thể sống mà không có tiền. Tôi rất thích câu nói của một cô người mẫu, rất đơn giản nhưng có thể chấm dứt chuyện tranh cãi về tiền bạc “không có tiền thì cạp đất mà ăn”.

Rõ ràng tiền rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Vậy tiền là gì? Ai cùng biết điều sau: con người sống cần phải lao động, phải làm ra của cải, vật chất. Công lao động được định giá qua mức lương và chi trả thành tiền. Tiền chính là giá trị sức lao động của con người. Lao động đã giúp con người vượt thoát được lớp thú để thành người. Như vậy có thể kết luận: tiền chính là giá trị con người. Một thực tế là nếu anh có tài năng nhưng anh không biến tài năng đó vào lao động, vào sản phẩm và cuối cùng qui đổi ra tiền thì tài năng và khờ khạo là như nhau.
Con người lao động tạo ra của cải vật chất và dùng tiền để ghi nhận lại công lao đó và dùng tiền để trao đổi giá trị lao động với nhau. Một người chuyên làm chiếu và công lao đó được ghi nhận qua tiền, khi cần người đó đổi tiền ra: thức ăn, nhà cửa, thuốc men,….Hãy tưởng tượng nếu không có tiền thì làm thế nào? Xã hội chết vì không thể vận hành được. Người làm ra chiếu cũng không thể ăn chiếu mà sống, người làm ra gạo cũng chết vì không có thuốc chữa bệnh,….
Tiền chính là vật trung gian, là mối liên kết mọi cá thể với nhau trong xã hội. Tiền là niềm tin của mọi người với nhau, khoa học tiền tệ có từ “tín dụng”-tín nhiệm và sử dụng-là vì thế. Tiền tự bản thân nó không có giá trị, chính niềm tin về sự trao đổi tạo nên giá trị cho nó. Vậy niềm tin do đâu mà có? Từng con người với nhau thì có thể vì lợi trước mắt mà tráo trở nhau, không thể tin được. Cuối cùng niềm tin được xác lập ở một tổ chức lớn nhất, quyền lực nhất và do mọi người ủy quyền xây nên: chính phủ. Tiền được chính phủ in ra và mọi người dân buộc phải tin vào giá trị của nó để trao đổi. Chính phủ phải bảo đảm giá trị của nó: chống tiền giả.
Nền kinh tế thị trường đã xác lập vai trò của tiền: có tiền là có tất cả: nhà cửa, ăn uống, đi lại, điều trị bệnh, học hành, dịch vụ hầu hạ,…..Tất cả mọi công sức lao động của con người đều qui ra tiền. Có tiền là có giá trị lao động. Giá trị lao động và tiền được xem như một. Không cần biết anh làm việc gì: phu khuân vác, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, họa sĩ, ca sĩ, chăm sóc người bệnh, bốc mộ,….miễn có tiền là có giá trị lao động và được người khác phục vụ. Và luật chơi này chấp nhận luôn một vấn đề vì không thể phân biệt được: tiền có từ cướp đoạt, tội phạm giết người, lừa đảo, tham nhũng,….cũng được xem như giá trị lao động nếu hành vi phạm tội không ai biết.
Cuộc vận động của xã hội loài người là do tiền dẫn lối và thúc đẩy. Vì tiền mà người châu Âu mạo hiểm vượt đại dương đến các xứ châu Á buôn bán. Vì tiền mà hàng hóa chảy khắp địa cầu. Các nước mở cửa giao thương thì thịnh vượng (Nhật), nước nào cự tuyệt đóng cửa (Việt Nam, TQ) thì họ (người châu Âu) phải đổ xương máu đánh phá để mở được cánh cửa vào buôn bán. Trên thế thắng, thế mạnh, họ không chỉ buôn bán mà còn nô dịch,….tất cả những hành vi đó có một động lực thúc đẩy duy nhất: tiền. Tiền có sức mạnh chi phối tất cả, sai khiến tất cả mọi cá nhân, mọi dân tộc trên toàn cầu này:
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ tiền không nhiều,
Đào núi và lấp biển,
Không làm được thì thuê”.
Vì sức mạnh, sự cám dỗ của tiền mà con người cầm súng chiến đấu, chết để biến một dân tộc thành nô lệ cho mình. Hình thức nô dịch, bị nô lệ như vậy chỉ có ở thời thực dân, hiện nay không còn nữa, tuy nhiên nguyên lý thì vẫn vậy. Chỉ có khác nhau là hình thức được chuyển từ chiến trường sang thương thường. Trong trận chiến này, cá nhân nào, dân tộc nào không trang bị đủ kiến thức để chiến thắng thì chắc chắn sẽ bị biến thành nô lệ.
Nô lệ suy cho cùng là hình thái một cá nhân phải làm việc, phải phục vụ một đối tượng để được sống và mức sống kém hơn rất nhiều so với mức lẽ ra đáng được hưởng. Một dân tộc lao động vất vả cực nhọc, hưởng thụ cuộc sống thấp kém, trong khi thành quả lao động do dân tộc khác thụ hưởng thì cũng là kiếp nô lệ. Lấy một hình ảnh dễ hiểu “hàng triệu nam thanh, nữ tú của dân tộc Việt Nam anh hùng phải lao động quần quật trong các cơ xưởng do người Hàn Quốc, Đài Loan mở ra để chế tạo nên quần áo, giày dép, thiết bị điện tử, đồ nhựa,….với mức lương 3 triệu/tháng tức là 150USD (1.800USD/năm). Trong khi họ dùng chính những sản phẩm đó, buôn bán trên thị trường thế giới thu về lợi tức 25.000 USD/năm. Ông chủ là đây, nô lệ là đây. Họ sống với mức sống như ông hoàng: ăn thực phẩm ngon, an toàn, đi lại xe ôtô máy lạnh, con cái được chăm sóc tốt, học hành bài bản, môi trường sống trong lành trong các căn biệt thự. Còn đám nam thanh nữ tú của ra chui rúc trong các khu ổ chuột bẩn thỉu, ăn thực phẩm kém, mất vệ sinh, độc hại. Lao động đến tàn phai nhan sắc, hết tuổi xuân cũng không có tiền để lập gia đình, sinh con nuôi con. Con cái được nuôi dưỡng trong thiếu thốn, suy dinh dưỡng, lớp học tồi tệ, con trẻ bị đánh đập, bạo hành. Kết quả cuối cùng là giống nòi suy kiệt. Chúng ta cũng đừng vội u mê mà nghe lời đảng thiên tài xúi dục rằng họ là loài tư bản xấu xa, là loài bóc lột đến xương tủy công nhân. Họ đã trả cho các bạn gần gấp đôi số thu nhập mà một người dân có thể có được ở cái xứ sở này (1.000 USD/năm), đến giáo viên sau 16 năm ăn học và thêm 2 năm học Thạc sĩ, 5 năm vì lý tưởng cống hiến cũng được đảng thiên tài trả cho mức lương 2.375.000/tháng (gần 120 USD). Chưa hết, hàng triệu nông dân bật máu và nước mắt trên cánh đồng quanh năm với nắng cháy, mưa rào, hay lạnh thấu xương cũng chỉ có lợi tức 600.000đ/tháng mà thôi.
Với lợi tức đó thì người dân sống như thế nào? Không khác gì nô lệ: nơi ở tồi tàn, chật hẹp, môi trường ô nhiễm, bệnh tật không dám đi chữa, ăn uống thì chấp nhận độc hại. Người ta kêu gọi người tiêu dùng thông thái, lựa chọn thực phẩm an toàn nhưng mua đồ tốt thế nào được với số tiền còm cõi như vậy? Chỉ có thể là rẻ nhất, đồ thải, đồ không bảo đảm an toàn mới rẻ mà thôi. Ăn uống thì hì hụp trên vỉa hè đầy ruồi và bụi chứ tiền đâu mà mơ đến hàng quán sạch sẽ, tươm tất. Hệ quả là bệnh tật, hiểm họa ung thư lan tràn xứ sở. Bệnh viện nhóc người, quá tải.
Thảm cảnh vậy, nguyên nhân vì đâu? Có một ngàn lý do có thể chỉ ra. Ở đây tôi muốn đề cập nguyên nhân của não trạng khinh tiền, không hiểu qui luật tiền tệ, không hiểu tiền có thể biến một dân tộc anh hùng thành nô lệ trong ngọt ngào.
Bắt đầu giai đoạn bao cấp: đảng thiên tài đã khinh tiền, xem tiền là hiện thân của tư bản xấu xa, không dính đến tiền mới là tốt, mới XHCN và hệ thống tem phiếu ra đời. Cả dân tộc không ai muốn làm nữa, làm nhiều cũng vậy, khi con người không cần tiền thì không ai sai khiến họ phải nhiệt tình thức khuya dậy sớm. Ruộng lúa cỏ mọc, nhà máy ộp ẹp, sản phẩm tồi tệ. Điều tồi tệ đã đến: dân tộc ăn bobo, thứ mà khi xin viện trợ phải khai báo là dùng cho chăn nuôi.
Đảng ngợi ca thành tựu vĩ đại của đổi mới. Rõ buồn cười. Một sự ngu ngốc, u mê cần phải sửa, đã sửa không hết, không dứt điểm, tạo ra hậu họa khôn lường, đẩy dân tộc vào đường nô lệ thì được ngợi ca.
Được cởi trói để làm ăn, nhân dân đã tích lũy được sức lao động qua tiền, giao thương buôn bán tài nguyên (than, dầu) cũng có tiền. Một khối lượng lớn đã thu qua thuế. Đó là máu xương của tiền nhân và công sức nặng nhọc của triệu đồng bào. Bắt đầu một bản hoang ca vĩ đại xuất hiện: dự án ngàn tỷ, kế hoạch tỷ đô xuất hiện. Rồi kết quả cuối cùng là món nợ triệu tỷ. Vay mượn, tận thu thuế, bán tài nguyên, tăng giá mặt hàng độc quyền, bóp bụng nhân dân,….để có tiến trám cái lỗ thủng không lồ. Tất cả những cách trên cũng thấm gì so với những cái tàu há mồm ngày đêm đòi ăn. Cuối cùng còn một đường hợp pháp nhưng tàn độc: in tiền. Hàng tấn tiến in ra để mua đola, vàng trong dân và hệ quả là lạm phát siêu khủng khiếp. Lạm phát không chỉ bóp bụng, bóp miệng 90 triệu dân mà còn là cơn đại hồng thủy tàn phá nền kinh tế. Hàng trăm ngàn công ty xí nghiệp do người dân vất vả, cực nhọc cả đời gây dựng, giải quyết công ăn việc làm cho bao nhiêu người đều bị giết chết, bị bức tử thảm thiết dưới công cụ tiền tệ: lãi suất 20%/năm. Tại sao có thảm họa như vậy?
Tại vì chúng ta đã xây dựng một chính phủ mà ở đó ngoài trao vũ khí chính danh để trị quốc, chúng ta còn trao vào tay họ một siêu vũ khí, một dây thòng lọng có thể thắt vào cổ chúng ta bất cứ lúc nào: tiền tệ - ngân hàng trung ương.
Ở các nước phát triển, từ lâu người ta đã biết đến siêu vũ khí này, nó không sát thương cho mọi người thấy nhưng nó có thể biến triệu người sống kiếp nô lệ, bán linh hồn cho quỷ dữ, biến triệu người sống nghèo túng còn cực hơn chết. Nếu kẻ nắm chính quyền có nó thì sẽ tạo ra sức mạnh khuynh đảo thiên hạ còn hơn diêm vương. Do đó mà tất cả các ngân hàng TW đều phải độc lập với chính phủ, họ chỉ có nhiệm vụ duy nhất là cung cấp phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Trong trường hợp nền kinh tế cần điều chỉnh thì phải có lệnh từ quốc hội và cực kỳ minh bạch. Tổng thống không có quyền với họ. Nhờ vậy mà không bị giật dây làm theo ý lãnh đạo để kinh tế tăng trường lấy thành tích hoặc lạm phát hủy diệt hoặc dùng để thanh toán phe nhóm, thâu tóm kinh tế.
Ở ta thì như thế nào? Nếu cần thành tích tăng trưởng đẹp để lấy uy tín, chính phủ có thể lệnh ngân hàng TW bơm tiền vào các công ty, các công ty hồ hởi sản xuất theo chỉ đạo mà không biết ngày mai thế nào. Muốn lấy lòng ai, muốn có thành tích tăng trưởng ngành nào chỉ việc rót tiền vô nơi đó. Khi thiếu tiền thanh toán các khoảng nợ nần do siêu công ty gây ra, do lễ hội (hãy để ý sau đại lễ 1000 năm Thăng Long là bùng lạm phát) thì in tiền để mua hàng hóa thật trong dân: vàng, đola, hàng hóa xuất khẩu,…và dân nhận được lượng tiền mất giá, lạm phát xuất hiện (đây rõ ràng là một hình thức lửa đảo: tráo hàng có giá trị thành hàng không giá trị). Đó là lý do vì sao nền kinh tế chúng ta có thành tích theo nhiệm kỳ và lạm phát kinh hoàng theo chu kỳ. Trong môi trường này nền sản xuất không kiệt sức, nền kinh tế không què quặt mới là phép lạ.
Rõ ràng kẻ nắm quyền nắm công cụ tiền tệ có thể rút ruột công sức lao động người dân, biến người dân thành nô lệ của chính mình hoặc của ngoại bang. Chúng ta bị làm cho suy yếu bỡi chính chính phủ của mình trước khi bị ngoại bang thâu tóm (mua rẻ). Chúng ta bị kiềm tỏa, bị sai khiến, bị nô dịch bỡi sự lũng đoạn công cụ tiền tệ của nhóm nắm quyền, điều mà ở các nước tiên tiến, văn minh không thể có. Đây chính là quốc nạn của 90 triệu người dân Việt Nam.
Xót xa thay!
PTTNCQ
-Chặt chẽ huy động, nửa vời cho vay!

Tại cuộc đối thoại với doanh nghiệp (DN) cuối tuần trước, về vấn đề ngân hàng thương mại (NHTM) chậm giảm lãi suất cho vay, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng lãi suất cho vay dưới 15% là mong mỏi của DN, chủ trương đã có, biện pháp đã có và giờ đang thực hiện...
Thế nhưng ông thống đốc lại nói rằng tính pháp lý của chỉ đạo hạ lãi suất cho vay là... không bắt buộc do lãi suất cho vay mang tính thỏa thuận nên không thể ban hành văn bản pháp quy áp đặt các NH. “Đưa lãi suất cho vay về 15% là đề nghị của NHNN, mong NHTM đồng thuận, chứ không ban hành văn bản pháp quy để xử lỗi này, lỗi kia” - ông nhấn mạnh.
Nghe ông thống đốc nói, không chỉ người đi vay mà người gửi tiền đều ngậm ngùi. Ôi, giá như cái chỉ đạo yếu ớt ấy cũng áp cho việc giảm lãi suất huy động VND suốt sáu tháng qua thì có phải các ông chủ NHTM không bị cái tiếng là "ăn trên ngồi trốc" làm giàu trên nỗi cực nhọc của cả người gửi tiền lẫn người đi vay hay không. Bởi rõ ràng qua mấy lần hạ lãi suất huy động, người ta thấy thanh tra của ngành ngân hàng đi bắt những NMTM dám "tự thỏa thuận" với người gửi tiền một con số cao hơn văn bản do NHNN ban hành!
Có lẽ chỉ vì cái lý lẽ "tự thỏa thuận" áp dụng kiểu nửa vời ấy mà kết quả kinh doanh của mấy "ông lớn" NHTM rất "khủng". Chẳng hạn, ở NHTM Công Thương sáu tháng đầu năm lãi 1.960 tỉ đồng; Vietcombank lãi trước thuế gần 2.800 tỉ đồng; Techcombank lãi sau thuế 1.223 tỉ đồng...
Những con số trên lâu nay đều được quan chức NHNN giải thích là do vốn chủ lớn nên so tỉ lệ lãi trên vốn thì không đáng là bao. Mới nghe tưởng là hợp lý, song ai cũng biết vốn ngân hàng cũng là huy động của dân, nên không đâu người ta có cái lý như vậy, mà mọi quốc gia đều áp dụng các biện pháp để chênh lệch giữa lãi suất đi vay và cho vay không cao quá 3% (khoảng 2,5% là hợp lý). Nhưng ở VN, quan chức NHNN cố tình làm lơ, chặt chẽ lãi suất huy động, tảng lờ lãi suất cho vay để khối NHTM mặc nhiên hưởng lợi tỉ lệ phần trăm cao gấp đôi, gấp ba các nước khác!
- Tập đoàn kinh tế Nhà nước – những lát cắt thời sự (CAND).
- TS Trần Vinh Dự Một nền kinh tế nợ xấu? (TT).
- Nợ có khả năng mất vốn của Vietinbank tăng 147% sau 6 tháng(VnEconomy).
--Biến động tỷ giá: “Sao không nghe Thống đốc?”
-Thương hiệu nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam giảm 30% (Sgtt)-
Nhiều nhà máy cơ khí ngừng hoạt động
Các doanh nghiệp cơ khí tiếp tục kiến nghị Chính phủ xem xét lại việc đấu thầu, nhất là đối với những dự án có giá trị 1,2 - 1,5 triệu USD.
- Sắp xếp, giải thể doanh nghiệp thua lỗ kéo dài (ANTĐ).  TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY: Chấm dứt đầu tư ngoài ngành   –   Khó nhưng phải làm  (NLĐ).   – TÁI CẤU TRÚC DNNN: TỪ NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH ĐỘNG   –   (Lê Anh Hùng).
- Sự giàu có thực sự của các quốc gia (Economist/ DVT/ Gafin).- Phỏng vấn TS Lê Xuân Nghĩa: Nguy cơ phá trần lãi suất ngắn hạn (PLTP).  – Lãi suất không giảm đại trà (NLĐ).
- Chặt chẽ huy động, nửa vời cho vay! (PLTP). - Vàng đang ở đâu trong con mắt nhà đầu tư (TTVN/CafeF).
- Rổ VN30 có gì mới? (ĐTCK).
- Người dân không được an cư vì Quá nhiều dự án “ma”  (NLĐ).
- Đằng sau đường cầu   –   Đường cầu và đường cung (Vietin).
- Phỏng vấn “Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM”: Tạo thói quen mới trong mua sắm hàng Việt (SGGP).

- Siêu giàu ‘giấu’ 21.000 tỷ USD né thuế   –   (www.cgi/http:/www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/07/120722_tax_havens.shtml">BBC). – Giới giàu có cất giữ 32.000 tỷ USD ở nước ngoài (Reuters/ DVT/ Gafin).
- Viện phí mới: Bên nào cũng kêu (NLĐ).
- Gặp người phụ nữ bán cả lợn để làm từ thiện (DV). – Nghĩa cử của người thợ sửa xe (SGGP).  - Rơi nước mắt vì cháu bé 9 tuổi bị hàng nghìn khối u quái ác hành hạ (ANTĐ).
- Cảnh giác với chất tạo hương trong nước giải khát (Bee).
- Hoang mang vì mỹ phẩm “tế bào gốc” (Infonet).
- Vui, lạ với dịch vụ “chính hiệu nông dân” cho Tây (NĐT).
-Kinh tế học: Muddled models (Economist 20-7-12) -- Good review of Jonathan Schlefer's book. (Cuốn sách này rất hay! Sinh viên - và cả giáo sư! - kinh tế nên đọc.  Nếu tôi có 30 giờ/ngày thì tôi sẽ dịch cho các bạn.  Rủi thay, tôi chỉ có 24 tiếng, như mọi nguời!)

Đâu chỉ bác sĩ kém mới giết người!

"Tham nhũng giết người!" (Corruption kills!)
Anh kỹ sư cơ khí kém có thể làm hỏng cỗ máy. Anh kỹ sư nông nghiệp kém góp phần làm mất mùa. Thầy giáo kém ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy. Ở mức độ nào đó, tất cả đều làm 'chết người'.
"Lại một vụ bác sỹ làm chết bệnh nhân," bạn tôi vừa lên mạng1thốt lên. Tôi liền bảo: "Không ngạc nhiên! Cây gì thì ắt ra quả đó thôi mà".
Sản phẩm của giáo dục?
Ngành y chỉ là  một trong rất nhiều ngành. Bác sỹ là 1 trong nhiều sản phẩm đào tạo trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Theo quan sát, đánh giá cá nhân và qua một số phép đo lường trong giáo dục, việc làm .., mà người viết bài thu thập trong chuyên ngành mình, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học có đủ năng lực làm được việc chỉ chiếm khoảng... 20-30%.
Tôi không cho rằng con số trong chuyên ngành của tôi mang tính đại diện, nhưng tôi tin rằng tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có đủ năng lực làm việc ở các ngành khác cũng không khá hơn là bao.
Cứ cho rằng yêu cầu đối với ngành y khắt khe hơn các ngành khác vì nó liên quan đến tính mạng con người thì tỷ lệ ấy là 50% - cao hơn hẳn chuyên ngành của tôi. Như vậy, trong số 100 sinh viên y khoa tốt nghiệp đại học vẫn có 50% không đủ năng lực.
Vô phúc bệnh nhân nào vớ phải 1 trong 50 ông bà bác sỹ bất đắc dĩ này thì đúng là tại... mồ mả.
Nguy hiểm và trớ trêu hơn nữa, những ông bà bác sỹ bất đắc dĩ này lại là người có nhiều khả năng chiếm chỗ hơn những người có năng lực?
Anh kỹ sư cơ khí kém có thể làm hỏng cỗ máy. Anh kỹ sư nông nghiệp kém góp phần làm mất mùa. Thầy giáo kém ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy. Ở mức độ nào đó, tất cả đều làm 'chết người'.
Chỉ có điều máy móc, bài giảng..., đều có thể làm mới, sửa lại, cái "chết" đến từ từ, gián tiếp và không nhìn thấy ngay nên ít gây chấn động như ông bác sỹ kém làm chết người. Mạng người thì không làm lại được.
Ảnh minh họa
Tham nhũng giết người
Tuy nhiên có những kẻ, hành vi của họ làm chết nhiều người hơn anh bác sỹ dốt. Đó là những kẻ tham nhũng ăn cắp, ăn cướp của Nhà nước cũng tức là của dân. Không phải vô cớ mà một trong những khẩu hiệu của các tổ chức phòng chống tham nhũng, như Transparency International, là "Tham nhũng giết người!" (Corruption kills!).
Xã hội đã có nhiều lời nguyền rủa với quốc nạn này rồi. Bài viết chỉ muốn làm một con tính hết sức đơn giản. Số tiền mà Vinashin, Vinalines và những Vina khác bòn rút của nhân dân xây được bao nhiêu bệnh viện?
Lấy một ví dụ, xây dựng bệnh viện 100 giường tại Bình Thuận hết 5 tỷ đồng, thì một mình Vinalines đã cướp2 đi cơ hội cả nghìn bệnh viện có thể được xây để cứu người.
Số tiền hàng trăm nghìn tỉ đồng ấy cứu được bao nhiêu bệnh nhân chạy thận, bao nhiêu bệnh nhân tim bẩm sinh là trẻ em? Nếu chi phí trung bình cho 1 ca mổ tim cho trẻ em là 45 triệu đồng, thì số tiền bọn phá hoại này bỏ túi và làm thất thoát đã cướp đi cơ hội sống của hàng nghìn đứa trẻ3.
Hành động này có phải là hành động giết người không và đáng tội gì đây?
Bài viết không biện minh cho các bác sỹ dốt làm chết người. Những bác sỹ bất đắc dĩ ấy ở đâu ra và làm sao có được vị trí trong một bệnh viện?
Thử hỏi trong số những bác sỹ đang nắm mạng sống bệnh nhân trong tay có bao nhiêu phần trăm được hành nghề mà không phải đút lót? Tham nhũng có thể đã gạt bỏ những ứng viên có năng lực nhưng không có tiền đút lót hoặc không có 1 trong mấy cái "lệ"4 kia?
Làm sao bọn làm thuốc giả có thể hoành hành năm này qua năm khác, qua mặt hết thanh tra này đến thanh tra khác? Thuốc giả làm bệnh tình nặng thêm và trực tiếp giết chết người bệnh.
Nhìn sang Trung Quốc, câu chuyện tham nhũng cũng 'rứa', tham nhũng trong xây dựng trường học đã giết nhiều học sinh ở Tứ Xuyên5.
Như thế là giết người!
Khẩu hiệu của Transparency International rất đúng: "Corruption kills!- Tham nhũng giết người!"
Làm sao bọn làm phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, giống giả có thể hoành hành năm này qua năm khác, qua mặt hết thanh tra này đến thanh tra khác? Càng bón phân thì cây trồng càng không ra quả. Càng phun thuốc trừ sâu thì cây càng nhiều sâu ... Người trồng cấy vốn đã nghèo càng nghèo đói hơn6.
Như thế là giết người!
Tội giết người ấy chỉ phải trả bằng mấy trăm nghìn tiền phạt? Không khác gì gãi ngứa cho kẻ vi phạm, chỉ làm cho lũ vi trùng nhờn thuốc. Người dân phải đặt câu hỏi: Đứng đằng sau lũ giết người này là ai?
"Thanh cha (tra), thanh mẹ, thanh dì (gì), đã đút phong bì còn phải thanh kiu (thank you - 'cảm ơn')". Nếu những kẻ cầm cân nảy mực không ngập ngụa trong tham nhũng mà ăn đút lót thì sao có người chết oan? Quốc nạn đút lót, tham nhũng đã đánh gục tất cả. Đau quá! Nhục quá!
Có tiền lên bàn mổ gặp bác sỹ dốt: Chết. Không có tiền, người bệnh này nằm chờ chết7, người này nằm chờ chết 8 và người này cũng nằm chờ chết9. Đằng nào thì cũng chết, nhưng chết trong tay bác sỹ dốt còn đỡ ... tủi thân và khi xuống gặp Diêm Vương đỡ bị tra vấn vì sao có bệnh lại không đến bệnh viện.
Khẩu hiệu của Transparency International rất đúng: "Corruption kills!- Tham nhũng giết người!"
Lâu nay, những tên quan tham nhũng, những công chức trộm cắp (kleptocrat) đã bị bắt gần hết trong các vở kịch, phim TV ... rồi. Mũi người xem nở như những quả cà chua vì thấy chống tham nhũng hết sức hiệu quả. Không biết ngoài đời thực thì bao giờ đến lượt những kẻ như Dũng PMU 18, Dũng Vinalines..., , đây?
"Tất cả là do ngành giáo dục của ông đấy!". Người bạn tôi bảo tôi. Cũng phải. Bác sỹ, kỹ sư, công chức, ..., đều là sản phẩm của giáo dục! Nhưng đến khi tôi hỏi lại: "Thế giáo dục hỏng như vậy thì do đâu?". Ông bạn tôi chỉ ... sờ râu và mắt nhìn lên trần nhà như để tìm... thủ phạm trên đó.
Một khi lãnh địa cuối cùng là y tế và giáo dục bị tha hóa, thì đó là dấu hiệu của sự băng hoại. Đạo đức xã hội đã chạm đáy. Lương tâm và đạo đức làm người hầu như không còn chỗ đứng. Viết đến đây, tôi là nhớ một câu ca dao truyền miệng: "Ăn cắp ăn trộm thành phật thành tiên, ..." để nói đến cái thời tốt xấu bị đảo lộn.
"Đang chuyện chết người thì lại sang chuyện giáo dục, đang chuyện giáo dục lại sang chuyện tham nhũng". Thôi uống đi, đêm nay Anh đá với Italy đấy!", tôi giục anh bạn.
---------------------------
Tham khảo:
4 Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, ...

@ tvn-Đâu chỉ bác sĩ kém mới giết người!

Đã xác định được kẻ giết hại khỉ dã man gây phản cảm là một quân nhân

-Giết khỉ và chuyện mảnh gương trong cuốn sách
Bên dưới tấm gương có dòng chữ ngụ ý nhắc nhở: Bạn đã nhìn thấy mình chưa? Cần lắm một mảnh gương như vậy để "cảnh tỉnh" những thanh giết khỉ này.
1. Có một câu chuyện thấm thía về loài người, tôi được nghe một lần, không biết từ đâu, nhưng nhớ mãi. Ấy là trong một cuốn sách viết về các loài linh trưởng trên thế giới, tác giả đã dẫn dắt người đọc qua từng chương, mỗi chương viết về một loài, kèm ảnh và tranh vẽ minh họa.

Chà vá hay còn gọi là voọc ngũ sắc

Từ những loài bé nhỏ nhất như con culi bằng nắm tay, có hai mắt tròn xoe, đến những loài khỉ đột, đười ươi khổng lồ như con Kinh Kong đều được thể hiện. Dù có kích cỡ, trình độ phát triển rất khác nhau, nhưng tất cả chúng đều thuộc bộ linh trưởng, tức là gồm những loài có sự tinh anh (linh) đứng hàng đầu (trưởng) trong các loài động vật. Chúng đã trải qua 65 triệu năm tiến hóa là một vốn quý của trời đất. Đại loại như thế.

Nhưng khi đọc đến cuối cuốn sách, người đọc bất ngờ thấy trong trang sách chẳng có một thông tin gì ngoài một tấm gương nhỏ gắn ở giữa. Ai cũng tò mò thử nhìn vào trong gương xem sao, thì chỉ thấy trong đó khuôn mặt ngơ ngác của chính mình. Lúc đó người ta mới để ý thấy bên dưới tấm gương có dòng chữ ngụ ý nhắc nhở người đọc là: Bạn đã nhìn thấy mình chưa? Bạn chính là loài linh trưởng "tiến hóa" nhất có tên trong cuốn sách này (loài người). Những con cu-li, khỉ đột mà chúng tôi trình bày ở trên chính là "ông tổ" của bạn đấy.
2. Câu chuyện đó cứ ám ảnh tôi mãi, mặc dù tất cả những điều đó, tôi đã được học trong cuốn Sinh học lớp 12, nhưng thay vì phải giải thích lằng nhằng với những con số triệu triệu năm, cùng các mối quan hệ "chi trên nhánh dưới" phức tạp trong "cây tiến hóa" ngành động vật. Tấm gương ở cuối trang sách chính là bài học trực quan để mỗi người cảm thấy, một cách trực tiếp nhất, sự gắn bó "trực hệ" của mình (tất nhiên là về mặt sinh học) với các loài linh trưởng cùng bộ, mà do trình độ phát triển khác nhau, trong khi chúng ta được đàng hoàng sung sướng trong cuộc sống văn minh thì các "ông tổ" về mặt sinh học của chúng ta phải lặn lội trong rừng núi. Từ đó đánh thức từ trong sâu thẳm mỗi người ý thức trách nhiệm về việc bảo vệ các loài linh trưởng nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung.

3. Có lẽ nếu mấy thanh niên "giết khỉ" trong bộ ảnh đang làm chấn động xã hội mấy ngày qua đã không hành động dã man như thế, nếu tình cờ họ được nghe câu chuyện và biết được mảnh gương kể trên. Nếu những con vật bị họ tra tấn dã man đó thực sự là những con voọc chà vá, thì không những chúng thuộc loài động vật rất quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, mà còn thuộc về "họ hàng rất gần" của chính con người chúng ta (Nghe nói, loài này có mức độ tiến hóa gần con người nhất theo thuyết Darwin trong 4 nhóm: cu-li, khỉ, voọc, vượn). Chưa kể, sự khôn ngoan, tình nghĩa của các loài voọc, vượn, đười ươi có mức tiến hóa rất cao, đến mức con con hoặc con mẹ sẵn sàng chết theo nhau (điều này đã được các nhà khoa học ghi nhận bằng tư liệu, hình ảnh). Như thế hành vi của nhóm thanh niên này (tra tấn giết con voọc đang mang thai) mang tính chất của một tội ác khó dung thứ.
4. Xét cho cùng theo quan điểm "nhân sát vật", thì con người xưa kia, khi chưa có nhận thức đúng đắn về bảo tồn, có thể giết các con vật để thỏa mãn nhu cầu thực phẩm của mình. Nhưng vấn đề không chỉ là giết con vật nào (giết những con vật thân thiết như con chó, con mèo thậm chí bị cấm tuyệt đối ở một số nước), mà còn là cách thức thực hiện hành vi đó. Chưa nói đến việc con khỉ, con voọc quý hiếm ra sao, phải bảo vệ như thế nào theo quy định của pháp luật, chỉ riêng việc tra tấn các con vật trước khi giết hại để làm vui thôi, dù là con vật nào, cũng đáng bị lên án. Nói theo quan điểm của nhà Phật sẽ bị chất chồng nghiệp chướng.

Cần lắm một mảnh gương để "cảnh tỉnh" những thanh niên này.

Theo Sỹ Ẩn/ TT&VH
- Những bức ảnh nhói lòng từ rừng xanh (TT). - Vụ giết voọc hay là sự dã man của người Việt (Dân Trảo Nha). – Vì sao thú sắp tuyệt chủng vẫn bị giết dã man? – (RFA). – Từ vụ giết voọc: Ranh giới thiện ác quá mong manh – (Nguyễn Thông).  – Săn voọc: Không thể tồi tệ hơn!Sau thảm sát, nước mắt voọc vẫn chảy (khampha.vn). – Nhiều dấu hiệu hình sự trong vụ giết voọc quý (VNE).
- Gian nan bố thí pháp ở nơi nhiều tà đạo, hủ tục (Bee). - Bộ Quốc phòng yêu cầu báo cáo vụ giết voọc (TT). - Sắp có kết luận cụ thể vụ quân nhân giết Vọoc (DT). - Sẽ xử lý nghiêm quân nhân giết voọc (TN). - Gia đình “hung thủ” giết voọc cho rằng nhiều người tham gia (NLĐ).
Sẽ xử lý nghiêm quân nhân giết voọc
(TNO) Ngày 20.7, đại tá Lê Quang Xuân, Chủ nhiệm chính trị thuộc Cục chính trị Quân đoàn 3 cho biết, quan điểm của Bộ Tư lệnh là xử lý nghiêm nếu điều tra đúng quân nhân giết voọc - Cư dân mạng lo lắng về số phận voọc con trong vụ giết khỉ (VNE). - Người giết dã man voọc mang thai có thể bị khởi tố (VOV).
- Triệt hạ rừng ở Hương Khê (TT). - Kiểm lâm không thể ngồi trụ sở, ôm barie mà giữ được rừng” (DT).
Nghĩa trang của hơn 42 nghìn bào thai (ĐĐK 21-7-12) -- Đọc bài này, rất buồn!
Nhà văn phải đồng cam cộng khổ bằng cả tấm lòng (CAND 20-7-12) -- P/v Nguyễn Như Phong







-Tản mạn từ chuyện sát sinh  

Tạp chí Da Màu -  Huỳnh Ngọc Chiến
 
Sự vĩ đại và sự tiến bộ về đạo đức của một quốc gia được đánh giá qua cách thức mà quốc gia đó đối xử với loài vật.
Thánh Gandhi
The greatness of a nation and its moral progress can be judged by the way its animals are treated [1]




Những năm gần đây, dù không trẩy hội chùa Hương, chỉ cần xem truyền hình và đọc báo về “lễ hội truyền thống” này, chúng ta không khỏi kinh hãi trước cảnh tượng những con vật bị moi gan, mổ bụng, róc xương… treo lủng lẳng trên móc sắt được bày bán la liệt từ bến đò Yến Vĩ đến tận chân chùa Thiên Trù. Một cảnh tượng không chỉ gây phản cảm về thẩm mỹ, mà còn đặt ra những câu hỏi nhức nhối về văn hóa. Điều lạ lùng là nhiều “khách hành hương” vẫn có thể thản nhiên chè chén một cách vui vẻ giữa cảnh tượng đáng rùng mình đó trên đường đi lễ Phật!

Trong thời buổi hiện nay, trên thế giới có lẽ hiếm có quốc gia nào có thể ngang nhiên trưng bày những cảnh tượng hãi hùng đó để chào mời khách hàng, như ở Việt Nam. Trong khi các quốc gia phương Tây ra sức bảo vệ thiên nhiên, chăm sóc cho từng con vật, kể cả những loài bị xem là sát thủ của loài người như hùm, beo, cá sấu, rắn độc v.v. thì chúng ta lại tỏ ra hả hê, thậm chí hãnh diện với chuyện chè chén những món “độc” như thú rừng quý hiếm. Ăn được thịt của những loại thú lạ và quý hiếm cũng là cách để khẳng định “đẳng cấp”(?) của những trọc phú thừa tiền lắm của trong xã hội quái dị của chúng ta hiện nay. Nếu khách trẩy hội đến với chùa Hương bằng cả tấm lòng chân thành mộ đạo thì không thể không đau xót khi chứng kiến cảnh tượng phơi bày xác thú vật một cách man rợ trông chẳng khác gì lò sát sinh trong địa ngục kia, vì đàng sau cảnh tượng đó là viễn tượng của một xã hội đang băng hoại về đạo đức và suy đồi về tâm linh.

Sống mãi trong môi trường đó, tâm thức con người chắc chắn sẽ bị tập nhiễm, lâu ngày sẽ trở nên trơ lỳ vô cảm. Chỉ những ai có đời sống tâm linh trong trạng thái còn thấp kém mới có thể cảm thấy hả hê khi tàn sát loài thú vô tội, vì những người đó cũng sẽ dửng dưng vô cảm trước sự khổ đau và cái chết của chính đồng loại mình. Mạnh Tử khuyên người quân tử nên xa lánh nhà bếp[2], vì tránh tiếp xúc với cảnh giết chóc các loài cầm thú ngay trong nhà bếp cũng là phương tiện để nuôi dưỡng thiện tâm. Khi thiện tâm không có môi trường để sinh khởi thì nó sẽ trở nên khô cằn, và con người dễ dàng trở nên tàn ác. Thực trạng đạo đức của xã hội hiện nay đang minh chứng cho điều ấy. Câu nói của thánh Gandhi như vang vọng ngay tận trái tim văn hóa đang băng hoại của đất nước chúng ta.

Nền tảng thực sự cho sự phát triển của một xã hội không phải là bề mặt nổi của những công trình công cộng, mà là văn hóa. Khi Thiên Nhiên nổi giận, chỉ cần một cơn địa chấn hay một đợt sóng thần là tất cả những gì con người khổ công gầy dựng hàng nhiều thế kỷ có thể bị quét sạch đi một cách dễ dàng trong nháy mắt. Thế giới ngày nay đã cho ta thấy quá nhiều sự kiện nhãn tiền. Động đất ở Tứ Xuyên, sóng thần ở Nhật v.v. Cái gì sẽ còn lại sau những đổ nát tan hoang đó, những đổ nát khó lòng tránh khỏi giữa một cõi thế quá đỗi vô thường với muôn vạn thiên tai? Chính văn hóa, và chỉ có văn hóa, mới là nền tảng thực sự để giúp một đất nước trường tồn, có thể quật khởi sau những giai đoạn suy vi. Một đất nước dù giàu có, phồn thịnh đến mấy mà khi văn hóa đã đổ nát thì chắc chắn sẽ đi đến diệt vong về mặt tinh thần. Đó là quy luật lịch sử. Văn hóa là hồn nước, khi hồn nước đã tan thì toàn bộ đất nước chỉ còn là cái xác vô hồn. Chỉ có văn hóa mới giúp chúng ta kiến tạo được một đất nước vững bền. Suốt một ngàn năm chịu sự đô hộ của Trung Quốc, người Việt – dầu chỉ ít ỏi như một dân tộc thiểu số – vẫn bất khuất ngẩng cao đầu không chịu bị đồng hóa trước mọi kẻ thù phương Bắc, để phục quốc xưng vương, và giành lại nền tự chủ. Đó là sức mạnh của văn hóa.

Đời sống văn hóa không phải được đánh giá qua những phong trào hay những câu khẩu hiệu khoa trương dán đầy từ trong hẻm ra ngoài phố, mà nó ẩn tàng trong sinh hoạt và ứng xử hằng ngày. Cảnh tượng giết thú man rợ ngay bên cạnh nơi thờ phụng thiêng liêng để “phục vụ” khách hành hương cho thấy mặt bằng văn hóa nước ta đã sa xuống quá thấp, nếu không muốn nói là đang băng hoại. Tại sao con đường dẫn đến cửa Phật từ bi lại phải đi qua xác của biết bao sinh linh vô tội?

Vào tháng 6 năm 2011, chính phủ Úc đã từng ra lệnh cấm xuất khẩu bò sang Indonesia, thị trường nhập khẩu gia súc lớn nhất của nước này, sau khi hãng truyền thông quốc gia Úc (ABC) truyền hình cảnh động vật bị giết mổ dã man tại Indonesia, tạo ra làn sóng phản ứng dữ dội trong dư luận[3]. Đó mới chính là đỉnh cao văn hóa của đất nước loài chuột túi. Tôi rất xúc động khi đọc tin này vì hồi còn nhỏ, nhà tôi ở gần một lò mổ bò, tôi nhiều lần thấy những con bò đứng trì dây kéo không chịu bước đi với đôi mắt ướt đẫm, khi bị dẫn đến lò mổ. Chúng cảm nhận được sự hãi hùng với cái chết cận kề. Cảnh tượng trông rất thương tâm.

Nhà văn Thoreau, sau nhiều năm sống ở trong rừng một cách thân thiện với loài vật, đã quan sát thấy con thỏ khi bị dồn đến bước đường cùng cũng kêu khóc như một đứa bé[4]. Một chi tiết rất nhỏ, nhưng nếu cảm nhận được, thì khi đưa một miếng thịt thỏ lên miệng hẳn ta sẽ thấy đắng cả lòng.

Khi đời sống văn hóa và tâm linh càng phát triển thì con người càng muốn xa lánh chuyện sát sinh. Đó cũng là cách biểu hiện lòng tôn trọng đối với tất cả các loài hàm thức. Phật giáo khuyến khích ăn chay là một cách để giúp tín đồ thể hiện hạnh nguyện ấy. Ăn chay còn có một hàm ý sâu xa khác, vì ăn chay là dùng toàn thảo mộc. Khác với loài vật khi bị giết là chết hẳn, các loài thảo mộc sau khi bị đốn, chặt vẫn có thể tiếp tục đâm chồi nẩy lộc để tái sinh. Cho nên ăn chay, bên cạnh việc hạn chế sát sinh để tu dưỡng thiện tâm, còn có nghĩa là tiếp nhận được nguồn năng lượng tái sinh đó.

Ở Tây Tạng, người ta quan niệm rằng những người ăn thịt cá chỉ nhằm thỏa mãn sự đói khát, mà không hề suy ngẫm về hành động của mình và hậu quả về sau thì nên ăn chay; vì những tố chất thú vật mà người ăn hấp thu vào cơ thể có thể làm tăng thêm thú tính của họ. Nhưng vẫn có rất nhiều tu sĩ lạt-ma không ăn chay với lập luận rằng: khi họ ăn thịt và tiêu hóa thịt thú vật thì đồng thời họ cũng tiêu hóa những tố chất tâm linh khác được kết hợp trong đó, và họ có thể chuyển hóa được thực phẩm đó trở thành nguồn năng lực tinh thần và tâm linh để con vật được tái sinh trong cõi người.

Đối với chúng ta thì điều đó quá cao xa và bất khả tư nghì. Chúng ta chỉ cần biết ăn chay là phương tiện trì giới để tu dưỡng thiện tâm. Khi chưa có điều kiện để ăn chay thường xuyên thì chúng ta nên hạn chế việc sát sinh. Ăn chay hay hạn chế sát sinh có tạo được phước hay không, tôi cho rằng điều đó không quan trọng, vì khi ăn chay hay giới sát mà ta cảm nhận được sự bình yên trong tâm thì đó mới thực sự là phước. Cũng như khi ta làm được một việc thiện thì tự nhiên thấy trong lòng hân hoan vui sướng, đó mới chính là “ thiện báo”. Phật tại tâm, mà tâm an lạc tức là đã được Phật ban phước lành, sao lại phải trông đợi ở đâu xa?



[1] http://thinkexist.com/quotation/the_greatness_of_a_nation_and_its_moral_progress/189870.html

[2] Quân tử viễn bào trù (Mạnh Tử, Lượng Huệ Vương thượng)

[3] http://tamnhin.net/Print/11658/Australia-ngung-xuat-khau-gia-suc-sang-Indonesia-Loi-bat-cap-hai-.html

[4] The hare in its extremity cries like a child. (Thoreau, Walden, Rinehart & Winston Inc., 1961, tr. 165)
- Tản mạn từ chuyện sát sinh - (Da màu).

-Xác định người trong ảnh giết khỉ dã manTT - Ngày 19-7, thượng tá Lê Văn Hồng, phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an Quảng Nam, cho biết đã xác định danh tánh một người trong những tấm ảnh hành hạ voọc tung lên mạng Facebook. Theo công an, người trong ảnh ...
Còn voọc con chưa được giải cứu trong vụ giết khỉVNExpress
Xác định được thủ phạm giết voọc khoe ảnh trên mạngLao động


Giết voọc dã man: Triệu tập người trong ảnhTin tức 24h

- Vietnam police probe tortured monkeys on Facebook (TIME).- Dã man hình ảnh giết loài khỉ quý hiếm đang mang thai (VOV). - Điểm danh 10 loài voọc cực quý của Việt Nam (ĐV). - Các loài động vật ở nước ngoài được nâng niu như thế nào? (GDVN). - Giết voọc dã man: Không phải ở Kon Tum? (Khampha.vn). - Xác định được người khoe “thành tích” giết voọc trên facebook (TN). - Vụ giết khỉ dã man xảy ra ở Kon Tum? (TT). - Quân đội điều tra vụ giết khỉ ở Tây Nguyên(BBC). – Phỏng vấn GS Võ Quý: Cần xử phạt vụ giết ‘chà vá chân xám’Đã xác định được kẻ tung hình ảnh giết voọc (VNN).

 

-@-Đã xác định được kẻ giết hại khỉ dã man gây phản cảm là một quân nhân (GDVN) - Qua xác minh của các cơ quan chức năng tại tỉnh Quảng Nam đã xác định được, người giết những chú khỉ (voọc chà vá chân xám) rồi chụp ảnh tung lên mạng là một quân nhân.
Trao đổi với Giáo dục Việt Nam sáng ngày 19/7, thượng tá Lê Văn Hồng – Phó trưởng phòng CSĐT tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, CA tỉnh Quảng Nam cho hay, sau khi nhận được thông tin từ phía báo chí, CA Quảng Nam đã cử cán bộ đi xác minh sự việc.
Chủ nhân của trang Facebook chia sẻ những hình ảnh này được xác định là Nguyễn Văn Quang, quê ở Quảng Nam, hiện đang là quân nhân của Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên.
Qua xác minh, người trong những hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội Facebook tên là Nguyễn Văn Quang, quê tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Hiện Quang đang thuộc biên chế tại Quân đoàn 3, Binh đoàn Tây Nguyên, hiện đóng quân tại Gia Lai. Theo thượng tá Hồng, sự việc này sẽ được các đơn vị kiểm sát, tòa án quân sự xử lý.

Còn ông Phan Tuấn – Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho hay, ngay khi nhận được thông tin từ phía Giáo dục Việt Nam phản ánh sự việc, đơn vị này đã cử cán bộ kiểm tra và xác minh. Kết quả, sự việc được phản ánh không phải xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Qua thông tin từ các đơn vị hữu quan cho biết sự việc xảy ra khi Đại đội 3 thuộc Binh đoàn Tây Nguyên đang thi công xây dựng đường.
Ông Tuấn cho biết, qua hình ảnh được phản ánh thì nó đúng là loài voọc chà vá chân xám thuộc nhóm 1B theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Hành vi giết hại voọc của Quang phải bị xử lý hình sự dù là bất kỳ ai, quân nhân hay dân sự.
"Tôi kịch liệt lên án hành vi giết hại hai con con voọc này, đó không chỉ là việc xâm hại loài động vật hoang dã quý hiếm mà hành vi của cậu ta là quá dã man, không thể chấp nhận được.
Dù hai con voọc đó có không phải là động vật quý hiếm đặc biệt đi chăng nữa, hành vi giết hại động vật rồi lấy đó làm trò vui thì cũng không thể chấp nhận được. Hành vi ấy cần phải bị lên án và nhất thiết phải được xử lý hình sự theo quy định của luật pháp" _ ông Tuấn nhấn mạnh.

Thiếu tướng NGUYỄN ĐỨC HẢI, Tư lệnh Quân đoàn 3 cho biết: “Nếu có quân nhân tham gia, sẽ xử lý nghiêm minh”.
Có dư luận cho rằng những người thực hiện việc giết con voọc ngũ sắc và đưa ảnh lên Internet là quân nhân của Quân đoàn 3 thực hiện thi công tuyến đường tuần tra biên giới. Về việc này, PV Pháp Luật TP.HCM đã liên lạc với Thiếu tướng Nguyễn Đức Hải, Tư lệnh quân đoàn 3. Ông cho biết:
“Sáng 18-7, tôi mới nhận được thông tin trên và ngay lập tức đã chỉ đạo các đơn vị nắm tình hình, phối hợp với Quân đoàn để xác minh. Nếu đúng là có quân nhân của Quân đoàn 3 liên quan đến vụ việc này, chúng tôi sẽ chỉ đạo làm rõ, xử lý nghiêm theo đúng điều lệnh quân đội và pháp luật!”.
(Nguồn báo Pháp luật TPHCM)
@-Đã xác định được kẻ giết hại khỉ dã man gây phản cảm là một quân nhân
Độc giả rất phẫn nộ trước vụ việc nhóm người giết con khỉ mang thai
"Nhóm người giết hại khỉ mang thai đã vi phạm luật pháp trắng trợn"
Các loài động vật ở nước ngoài được nâng niu như thế nào?
Những câu chuyện cảm động trên Facebook kêu gọi cứu động vật hoang dã
Vụ giết khỉ dã man: Lực lượng kiểm lâm Quảng Nam đã vào cuộc điều tra
Rùng rợn trước những hình ảnh giết hại khỉ dã man của nhóm thanh niên
Người Việt làm sao văn minh được khi còn giết cả khỉ mà ăn?
Công an sẽ vào cuộc điều tra vụ nhóm người giết hại khỉ gây phản cảm

Con khỉ giễu nhại con người, âm nhạc xúc phạm...vé VIP
Điều tra vụ giết khỉ gây phẫn nộ VNExpress
Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho rằng thủ phạm giết 2 con voọc trong loạt ảnh khiến cộng đồng mạng phẫn nộ có thể là nhóm người thuộc bộ đội công binh ở Tây Nguyên. Quân đoàn 3 thuộc Binh đoàn Tây Nguyên cũng đang xác minh sự việc.
Đã xác định được kẻ tung hình ảnh giết voọcVietNamNet
Dã man hình ảnh giết loài khỉ quý hiếm đang mang thaiĐài Tiếng Nói Việt Nam
Công an vào cuộc điều tra vụ giết dã man Voọc quý hiếmDân Trí
Công an điều tra vụ giết khỉ dã man
TTO - Mấy ngày qua, các trang mạng xôn xao bàn luận trước hình ảnh một thanh niên cùng nhóm bạn (khoác trang phục quân nhân) giết dã man những con khỉ, hình dạng giống voọc chà vá được đăng tải trên mạng. Một loạt hình ảnh cho thấy nhóm thanh niên đã ...
Khỉ bị giết dã man là loài có nguy cơ tuyệt chủngVTC
- Công an điều tra vụ giết khỉ dã man (TT).
- Bộ Đội QĐNDVN hành hạ giết khỉ hoang dã man rồi khoe hình lên facebook GÂY CĂM PHẪNCỘNG ĐỒNG MẠNG (TTXVA). – Cư dân mạng phẫn nộ với kẻ giết động vật hoang dã (PLTP).  – CHIẾN SĨ CỦA ĐƠN VỊ NÀO? (Mai Thanh Hải). -Cáo buộc bộ đội tàn nhẫn với thú vật  —  (BBC).  – Loạt ảnh giết khỉ gây phẫn nộ (VNE).
- Tấp nập chợ chim trời ven đại lộ Thăng Long (Infonet).
- Đắk Nông: Phát hiện đàn bò tót trên 20 con tại một khu bảo tồn (SGTT).
- Kiểm tra ôtô tải, phát hiện 1,9 tấn động vật quý hiếm (LĐ). - Lực lượng chức năng kiểm tra xe khách chở rắn hổ mang chúa(VnMedia).

- Tận thấy lâm tặc ‘khoắng’ gỗ quý trong rừng đặc dụng (TP).
-  Đường dây vận chuyển hơn 1.000 bánh heroin xuyên quốc gia (TN).
- Biến điểm đỗ xe thành bãi phế thải (ĐV).
- Tầm nã tội phạm - Kỳ 3: Hành trình của kẻ vượt ngục (TN).
- 250 gốc bằng lăng trăm tuổi bị bán sang TQ đồng loạt chết khô (GDVN).
-  Vận chuyển gần 2 tấn động vật hoang dã (TN).  -  Phát hiện đàn bò tót trên 20 con (PLTP).- Xe máy bốc cháy khi cả nhà đang ngủ (TT).
- Chi cục trưởng chi cục thuế khai man tuổi (TN). -
- Nhiều vấn đề quanh thủy điện Sông Tranh 2 (TN).
- Bước ngoặt cuộc đời – Kỳ 2: Không bao giờ tuyệt vọng (TT).
-- Giữa Hà Nội, một thương binh loại A 4 tháng không có nước sinh hoạt (VOV).
Gầm giường, hành lang bệnh viện cũng không còn chỗ chen (infonet 17-7-12)
- ‘Đại chiến Bạch Đằng’ xôn xao cộng đồng mạng (TP).
- Nghệ sĩ Việt kiều về nước biểu diễn: Nói “tháo gỡ”, làm “thắt chặt” (NLĐ).
- “Người Phật tử, đừng quá quan tâm đến thắng thua…” (Bee).
- Tuần sinh hoạt công dân hướng về biển đảo (TT). - Đưa chủ quyền biển, đảo vào trường học (TN). - Bỏ “đọc chép”, sự học của trẻ trôi về đâu? (DV).
- Điều bất bình thường và không thể nói khác (DT).
- Điểm toán cao, điểm sử rất thấp (TT). - Bộ GD&ĐT sửa đáp án thi Đại học môn Lịch sử theo kiểu chắp vá? (GDVN). - Vì sao đáp án đề thi ĐH môn Tiếng Anh của Bộ GD&ĐT có điểm bất thường? (GDVN). - Bộ GD-ĐT “mừng vì điểm thi các môn khối C tăng” (TN). - Đáp án môn Toán thi Cao đẳng lại sai sót? (GDVN).
- Hàng loạt đại học sắp công bố điểm (VNN). - ĐH Cần Thơ sẽ công bố kết quả vào ngày 24.7 (TN).
- Chấn chỉnh giáo dục nghề nghiệp (PNTD). - Vượt “sốc” rớt đại học để bước tiếp (GDVN).
- Bất ổn đào tạo giáo viên (TT). - Cấp học bổng đào tạo giảng viên (TN).
-  Học kỹ năng qua những điều bình thường (TN). –  Làm quen với học kỳ 3.
Lê Vĩnh Hoà - Toả sáng từ những trang văn  (viet-studies 16-7-12) ◄◄
Người trong cuộc trao đổi về văn trẻ hiện nay (VHQN 17-7-12)
Thót tim vì... tiếng vỗ tay (TT 17-7-12) -- Đọc bài này mà muốn khóc!
“Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác: Sự khám phá nhân cách văn hóa Việt  (VHNA 17-7-12) -- Bài Đỗ Minh Tuấn

Ra mắt Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật (SGGP 17-7-12) -- Cố cho hay nhá! Đừng như Tạp chí Cộng Sản mà số người truy cập còn ít hơn cả... viet-studies!
Thợ massage khiếm thị chống quấy rối tình dục (VnEx 18-7-12) -- Nghe mà bất nhẫn!

 Nhớ về ông, nhà điêu khắc tài hoa (CAND 18-7-2) Nhà điêu khắc Nguyễn Đức Thục


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét