Giải mật hồ sơ: Vụ án đánh ghen giữa con trai Thứ trưởng Bộ CA, quan chức VINASHIN, PETRO VIETNAM
Vụ đánh ghen tại Hà Nội, liên quan đến: 1
ca sỹ hàng đầu Việt Nam, con trai út nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, 1
sếp rất to của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, 1 sếp khá to nữa của Vinashin.
Giải mật vụ việc xảy ra cách đây đã 3 năm tại Hà Nội.
Vào lúc 21h ngày 20/6/2009, trong lúc
đang ngồi ăn tối cùng 1 VIP tại nhà hàng Phù Đổng ở 67 Tô Hiến Thành
- Hà Nội, ca sỹ Thanh Lam đã bị một đối tượng tự xưng bị nhiễm HIV đến
đe dọa và ném bát đĩa vào người gây thương tích nhẹ.
Công an 113 Q. Hai Bà Trưng ngay lập tức
có mặt đưa các đương sự về trụ sở CA phường Lê Đại Hành nhưng đối tượng
nhiễm HIV đã “nhanh chân” bỏ trốn.
Đương sự 1:
Ca sỹ Thanh Lam (nguyên là con dâu một nghệ sỹ cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa).
Ca sỹ Thanh Lam (nguyên là con dâu một nghệ sỹ cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa).
Đương sự 2: “hẹn hò” ca sỹ khiến nảy sinh cuộc đánh ghen
Tên: Nguyễn Quốc Thu. Sinh năm 1963.
Chức vụ: Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam
Họ tên cha: tướng Hoàng Thao (tên hoạt động công tác) – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an
Nơi ở: Biệt thự 77 Trần Hưng Đạo (cấp cho thứ trưởng Bộ Công an)
Anh trai: Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu Khí VN (đệ tử ruột của Đinh La Thăng)
Chuyên môn: An ninh, được STASI đào tạo tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Hồ sơ đi học từ Việt Nam là hóa học.
Tên: Nguyễn Quốc Thu. Sinh năm 1963.
Chức vụ: Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam
Họ tên cha: tướng Hoàng Thao (tên hoạt động công tác) – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an
Nơi ở: Biệt thự 77 Trần Hưng Đạo (cấp cho thứ trưởng Bộ Công an)
Anh trai: Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu Khí VN (đệ tử ruột của Đinh La Thăng)
Chuyên môn: An ninh, được STASI đào tạo tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Hồ sơ đi học từ Việt Nam là hóa học.
Một số dữ kiện tham khảo về đương sự 2:
Các đối tác trong và ngoài nước làm
ăn với ông Thu đều bị “xù” tiền. Chỉ xin kể ra một vụ là vụ “xù” 300.000
USD của chủ đầu tư tòa nhà Mayfair 34 Trần Phú, Hà Nội. Đây là liên
doanh giữa Australia với Cục Quản lý hành chính Bộ Tổng tham mưu (góp
đất). Khi đối tác nước ngoài làm căng, ông Thu đã điều khiển A18 (Cục
Quản lý Xuất Nhập cảnh) cấm nhập cảnh một số người nước ngoài liên quan.
Vụ này về sau huề làng.
Lông bông một thời gian, hết làm san
nền, đổ đất thuê lại đến làm bể bơi, sân golf cho các chủ đầu tư Hàn
Quốc, rồi buôn du thuyền hạng sang. Trong các thương vụ của ông Thu,
tiền lời kinh doanh thì ít nhưng tiền ông Thu dùng quyền lực để cưỡng
đoạt của đối tác (đặc biệt là nước ngoài) thì rất nhiều. Một ngày đẹp
trời, Thu được ông anh “nhét tạm” vào làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty
dầu khí.
Nhân viên dưới quyền ông Thu nhận xét
ông chỉ có tài duy nhất là tán gái bởi ông có mẽ rất “ga lăng”. Nhờ ông
anh làm sếp lớn che cho nên ông Thu vẫn “công tác tốt”.
Đương sự 3: nữ giới chủ mưu đánh ghen.
Tên: Nguyễn Thị Bích Vân. SN: 1963
Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ thuộc tập đoàn VINASHIN
Quan hệ: là vợ của đương sự Nguyễn Quốc Thu, tức con dâu nguyên Thứ trưởng Bộ Công an
Nơi ở: phòng 2302 nhà 24T1 phường Trung Hoà, Cầu Giấy.
Chuyên môn: Cử nhân ngoại ngữ.
Khen thưởng: bằng khen của Thủ tướng chính phủ, có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ Tổ quốc.
Tên: Nguyễn Thị Bích Vân. SN: 1963
Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ thuộc tập đoàn VINASHIN
Quan hệ: là vợ của đương sự Nguyễn Quốc Thu, tức con dâu nguyên Thứ trưởng Bộ Công an
Nơi ở: phòng 2302 nhà 24T1 phường Trung Hoà, Cầu Giấy.
Chuyên môn: Cử nhân ngoại ngữ.
Khen thưởng: bằng khen của Thủ tướng chính phủ, có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ Tổ quốc.
Một số dữ kiện tham khảo về đương sự 3:
Là đối tượng bị điều tra trong vụ Vinashin. Song nhờ quan hệ với An ninh và Công an. Bà đã tạm thời thoát lưới. Tuy
nhiên, một số đồng nghiệp của bà Vân phải chết thay, mặc dù tội trạng
còn kém bà Vân. Ngày 30/3/2012, TAND Tp Hải Phòng tuyên Trịnh Thị Hậu,
nguyên Tổng giám đốc Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFC) 14 năm
tù; Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty tài chính Công
nghiệp tàu thủy (VFC) 13 năm tù. Đáng chú ý là Hậu với Hiệp trước đó đều
được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong
công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ Tổ
quốc.
Theo đương sự Vân, thì ông Thu (chồng
của đương sự) và ca sỹ Thanh Lam có quan hệ bất chính hơn 2 năm mặc dù
đương sự đã thiện chí đến nhà của ca sĩ Thanh Lam nói chuyện nhưng Thanh
Lam vẫn phớt lờ và tiếp tục quan hệ.
Vụ đánh ghen được dàn dựng khá công phu,
với trình độ nghiệp vụ cao. Cảnh sát 113 ngay lập tức có mặt. Đối tượng
hành hung “nhanh chân” biến mất. Báo chí cách mạng khẩn trương “vào
cuộc”, hoàn thành nốt nhiệm vụ được giao là đánh hội đồng hiệp cuối.
Đặc biệt “tờ báo ngành” An ninh Thủ đô còn không chậm chễ quay hẳn
clip, đưa lên mạng kịp phục vụ công chúng, trong đó đương sự Vân được
làm mờ để che mặt còn ca sỹ Thanh Lam bị “bêu” rõ như trên show diễn.
Đón đọc Hồ sơ giải mật kỳ tới: Hai tướng Công an đánh nhau. Một chết, một bị thương.
Theo Tin tức Việt Nam Blog gởi cho chúng tôi.
Nợ xấu ngân hàng: Con số mà biết nói năng…
Qlb - 'Con số mà biết nói năng thì ông thống đốc hàm răng chẳng còn!'. Trò báo cáo láo, thổi phồng thành tích - đó là trò cổ điển và có lẽ từ lâu lắm rồi đã trở thành bản chất của các quan chức Chính Phủ. Nền kinh tế suy thoái, hơn 2 triệu người bị thất nghiệp trong 2 năm qua, khắp nơi rên siết, khóc than vì bị các nhóm lợi ích bóp nghẹt... Vậy mà trước Quốc Hội, trước đồng bào cử tri Thủ Tướng vẫn thản nhiên trả lời về thành tích 'nỗ lực' của chính phủ của ông! Đúng là chỉ có ông, gia đình vợ con ông sống bằng tiền ăn cướp của nhân dân, của doanh nghiệp, nên đâu có hiểu nổi nỗi khốn cùng của hàng triệu người và hàng trăm ngàn doanh nghiệp?
Đầu tuần này, một số báo dẫn nguồn báo cáo
của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nêu: tính đến cuối năm 2011,
.tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng - Ảnh: TN
Sự hoảng hốt liên tiếp được ném vào đám đông. Giá như con số mà biết nói năng, nhiều người đỡ phải giật mình.
Hồi tháng 4/2012, tổng giám đốc một doanh nghiệp tại Tp.HCM có gửi thư hỏi: “Tình hình vĩ mô có vẻ xấu vậy em? Nợ xấu ngân hàng tăng như vậy, có nguồn nào để tham khảo cho chính xác không?”.
Theo chủ quan, người viết trấn an rằng nợ xấu hệ thống hiện chỉ khoảng 3,4% “thôi”. Sự trấn an này gặp phản biện: “Mới rồi Fitch nói là hơn 12% thì sao?”. Vênh lớn như vậy do theo chuẩn quốc tế hoặc nội địa.
Thế rồi, chiều 7/6/2012, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu tới 10%. Công chúng xôn xao.
Nguyên văn Thống đốc Bình nói như sau: “Về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, theo số liệu của nhiều bên đánh giá khác nhau, nhưng số liệu đánh giá của Ngân hàng Nhà nước nợ xấu của ngân hàng tính chung trong toàn hệ thống tăng từ 6% toàn hệ thống đến mức 10% toàn hệ thống. Với nợ xấu lớn như vậy làm cho chi phí vốn các ngân hàng thương mại phải gánh 10% nợ xấu cho nên chi phí vốn thực tế của các ngân hàng vẫn còn cao”.
Lần đầu tiên con số 6% và 10% nợ xấu ngân hàng được đưa ra chính thức, chính nguồn như vậy. Ngay sau đó, có ý kiến bình luận rằng Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã dũng cảm đưa ra con số đó, nhìn thẳng vào sự thực.
Còn với công chúng, sự thực nên được hiểu như thế nào? Các con số 3,2% đầu năm và 3,6% tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo và đưa ra (ngày 11/4/2012) cũng thực thì sao?
Một sự hốt hoảng được ném vào đám đông, cho đến nay chưa có một sự giải thích chính thức nào. Nhưng có thể ngầm hiểu, sự chênh lệch rất lớn đó đều có chung một sự thực: là một, chỉ khác về sự phân loại hay theo tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế hay của Việt Nam mà thôi. Nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa nêu cụ thể sự khác biệt về các chuẩn đó, và tại sao vừa mới nói theo chuẩn này nay lại theo chuẩn khác. Và tóm lại, nên theo chuẩn nào?
Chưa hết, cũng tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp vừa qua, trả lời chất vấn bằng văn bản, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: tính đến ngày 30/4/2012, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 108,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28,18 nghìn tỷ đồng (35%) với tốc độ tăng trung bình 8,6%/tháng, cao hơn so với mức tăng bình quân cùng kỳ năm trước.
Với dữ liệu trên, tính theo tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đến tháng 4/2012, lượng nợ xấu trên chiếm khoảng 4,15%. Lại thêm một con số nữa, và lần này chắc là phân loại theo chuẩn Việt Nam.
Là một, nhưng có hai cách thể hiện. Nhưng mỗi cách có thể mang một hàm ý khác nhau.
Thứ nhất, nếu theo chuẩn quốc tế, nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở khoảng 10%, là rất lớn khiến các nhà băng nặng gánh thêm chi phí và khó giảm lãi suất được nhanh và mạnh như mong muốn (dù cách nói này vấp phải phản ứng của dư luận, rằng người vay đang phải gánh một phần chi phí cho nợ xấu cho ngân hàng?).
Thứ hai, cũng là một cách nói, theo chuẩn Việt Nam, nợ xấu chỉ khoảng hơn 4%, vẫn yên tâm vì trong tầm kiểm soát (?).
Sử dụng cách nói nào tùy thuộc vào mục đích của người nói, gắn với tình huống cụ thể. Với thị trường, nên chăng thống nhất một cách cho dễ hiểu, đỡ phải hoảng hốt.
Chưa hết, những ngày này các dòng chảy thông tin lại xôn xao con số về dư nợ cho vay bất động sản.
Đầu tuần này, một số báo dẫn nguồn báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nêu: tính đến cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng.
Thêm một sự hoảng hốt ném vào đám đông. Bởi lẽ, cuối năm 2011 con số mà các cơ quan chức năng đưa ra chỉ quanh mức 200.000 tỷ đồng.
Hay một tham khảo khác, cũng tại buổi họp báo ngày 11/4/2012, dữ liệu được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra là: dư nợ cho vay lĩnh vực không khuyến khích cuối tháng 12/2011 chiếm tỷ trọng trên 11%. Theo đó, một tính toán tương đối cho thấy, con số dư nợ ở lĩnh vực này là khoảng 275.000 tỷ đồng, trừ đi phần dư nợ cho vay chứng khoán cũng nằm trong rổ không khuyến khích (chiếm khoảng 3% tổng dư nợ), thì số còn lại khoảng 200.000 tỷ đồng; trừ đi phần của tín dụng tiêu dùng nữa, chênh lệch không lớn.
Thế nhưng, khi so với con số 348.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bất động sản cuối năm 2011 dẫn nguồn báo cáo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì đã có một sự chênh lệch quá lớn.
Ở đây, con số biết nói và nói lên nhiều điều. Giả sử 348.000 tỷ đồng dư nợ bất động sản cuối 2011 là thực, nó đã chiếm tới gần 14% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Câu chuyện liên quan ở tình huống này là giới hạn tỷ trọng tín dụng phi sản xuất 16% cuối năm 2011 liệu có được thực hiện nghiêm và chính xác hay không?
Hay sự thiếu thống nhất, nhiễu số liệu như những tình huống trên dễ dẫn đến nghi ngại về tính xác thực, mà phía sau đó là phản ứng của thị trường, có thể là cả lợi ích của các nhà đầu tư.
Như vừa mời đây thôi, có nhà đầu tư nào bị ngã ngửa khi chỉ sau vài tháng thông tin nợ xấu của Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) từ 4,69% vọt lên 16,06%, và khi sự thực lộ ra họ không kịp trở tay?
VNEconomy
CÁC BỐ GIÀ NGUYỄN ĐỨC KIÊN & TRẦM BÊ XOÁ DẤU VẾT TỘI PHẠM BẰNG SÁP NHẬP!
Qlb - Hiện nay đang rộ lên tin đồn Trầm Bê và bố già Nguyễn Đức Kiên được bật đèn xanh của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đang tìm cách sáp nhập NH Phương Nam vào Samcombank để xoá dấu vết những phạm pháp trong việc cho vay, đầu tư và việc làm ăn thua lỗ đã mất trắng ít nhất 20.000 tỷ đồng do Trầm Bê thông qua các công ty con rút tiền dùng để hối lộ và đánh bạc. Trước nguy cơ rất lớn bị mất thanh khoản và chắc chắn thời điểm hiện nay NHNN và BIDV sẽ khó có thể làm trò để lén lút rót tiền cho NHPN như đợt tháng 11/2011 và tháng 1/2012, trong khi thực trạng NH Phương Nam chưa bao giờ thoát khỏi tình trạng ăn đong, cầu cứu vào vay liên ngân hàng thông qua sự thu xếp của bố già Kiên và huy động tiền gửi bằng mọi giá, thậm chí chi ngoài đến 6-7% trả trước luôn cho hết thời hạn gửi tiền! Song nguy cơ bại lỗ bất cứ lúc nào, nhất là tại thời điểm hiện nay cả thế giới tài chính và doanh nghiệp đều biết rõ và vô cùng căm phẫn chính vì nhóm lợi ích này chính là nhóm chủ mưu đã gây ra khủng hoảng kinh tế của Việt Nam khiến hơn 200.000 doanh nghiệp Việt Nam đã chết và hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang ngắc ngoải!
Chỉ có PN, Bắc Á, Techcombank, Eximbank là những ngân hàng được NHNN ưu ái rót tiền, song hiện nay NH PN cũng như Bắc Á đang trên bờ vực sụp đổ vì mất thanh khoản trầm trọng. Một điều nữa, các ông trùm Trần Bê và Nguyễn Đức Kiên đang trong tình trạng lo sợ bị thanh tra của Ban chống tham nhũng (không phải của NHNN) bất cứ lúc nào sẽ lôi ra ánh sáng toàn bộ dường dây tham nhũng của nhóm lợi íchnày khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị phế truấtmất chức vụ Trưởng Ban chống tham nhũng. Trước Hội nghị Trung Ương, các bố già đã tung tiền ra để 'chạy' cho Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được vừa đá bóng, vừa thổi còi, song cũng chỉ được 4/14 phiếu trong BCT và ra Hội nghị Trung ương thì thật thảm hại 14/180 Uỷ viên Trung Ương Đảng! Các bố già trước đây ngông nghênh dựa vào sức mạnh của 'RẤT NHIỀU TIỀN' và NGUYỄN TẤN DŨNG, thì nay đã thấy thòng lọng đang được bủa vây và sẽ ngày càng xiết lại... Chúng đã nghĩ ra đủ kiểu: Nào là giảm lãi suất để giúp chúng bớt căng thẳng trả lãi ngân hàng, đến việc NHNN hỗ trợ hút tiền từ thị trường 2, đến mô hình 100.000 tỷ để mua nợ xấu và rồi sẽ dùng con bài sáp nhập NHPN vào Samcombank - Đây sẽ là con bài nhanh nhất và hoàn toàn nằm trong tay chúng, do vậy chúng sẽ tìm cách để thực hiện..
Cần phải chặn đứng mưu đồ của nhóm lợi ích này lại để vạch tội chúng ra trước nhân dân! Bài trả lời phỏng vấn của ông Kiều Hữu Dũng cựu lãnh đạo của NHNN phủ nhận việc sáp nhập, song thực tế nhóm lợi ích đang gây sức ép để buộc NHNN thông qua chủ trương cho họ được sáp nhập. Đây cũng là một con đường để xoá dấu vết và cứu họ không bị sụp đổ.
Mời đọc bài đăng trên báo trong nước, song cần chú ý một câu châm ngôn đúc kết từ Việt Nam : 'Cái gì nói KHÔNG thì có nghĩa là CÓ'!“Chưa có bất cứ kế hoạch nào sáp nhập Phương Nam vào Sacombank”
6 tháng đầu năm, Sacombank đạt 1,700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Sau
hai tháng những đại diện của nhóm cổ đông mới tham gia ban lãnh đạo,
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) hiện như thế nào? Có hay
không việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam và “Phương Nam hóa”
Sacombank?
Những
tin đồn, quan điểm trái chiều, dư luận…. tất cả được ông Kiều Hữu Dũng,
Thành viên HĐQT độc lập, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank, trao đổi thẳng
thắn trong cuộc trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Ông cho biết:
Về
cơ bản mô hình quản trị của Sacombank được giữ nguyên, chỉ thay đổi một
số khiếm khuyết để nó hoàn thiện hơn. Sáu tháng đầu năm, Sacombank đạt
1,700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Tháng
9/2012, ngân hàng dự kiến tăng vốn 14% bằng cổ phiếu, sau đó sẽ bán 10%
cổ phiếu quỹ cho nước ngoài. Mục tiêu là bán cho nước ngoài 15% vốn,
nên sẽ phát hành thêm 5% để bán cho đủ.
Nguồn
thặng dư có được từ bán cổ phần cho nước ngoài sẽ dùng để chia thưởng
bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15%. Việc chọn lựa đối tác
nước ngoài đang được xúc tiến và chúng tôi sẽ công bố ngay khi có kết
quả thương lượng cụ thể.
Cám
ơn ông đã cho biết những con số thuần túy dữ liệu. Tuy nhiên mối quan
tâm của giới đầu tư là liệu có một sự hòa hợp giữa các thành viên ban
lãnh đạo cũ và mới không, thưa ông?
Có
sự đồng thuận giữa ban lãnh đạo cũ và mới. Tất cả chúng tôi xác định
mục tiêu cao nhất là vì quyền lợi của cổ đông, của ngân hàng, của người
lao động và khách hàng.
Trong
đại hội cổ đông, Sacombank đã bổ sung một định hướng hoạt động là tham
gia mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Định hướng này hiện đang được triển
khai như thế nào? Nó có liên quan gì đến phỏng đoán ngân hàng Phương Nam
sẽ sáp nhập vào Sacombank, nhất là khi khá nhiều lãnh đạo của Phương
Nam đang tham gia điều hành Sacombank?
Cho
đến nay chưa có bất cứ một ý tưởng hay kế hoạch nào trong việc sáp nhập
Phương Nam vào Sacombank. Ban lãnh đạo mới tập trung ổn định hệ thống
bộ máy nhân sự cấp trung và cấp cơ sở.
Với
kinh nghiệm đã từng tham gia giám sát các ngân hàng khi còn công tác
tại Ngân hàng Nhà nước (ông Kiều Hữu Dũng nguyên là vụ trưởng vụ Các
ngân hàng, NHNN – NV), tôi thật sự ngạc nhiên khi nhận thấy bộ máy nhân
sự cấp cơ sở và cấp trung của Sacombank khá tốt, đặc biệt trong lĩnh vực
bán lẻ.
Còn nhân sự cấp cao thưa ông?
-
Về kiến trúc thượng tầng, Hội đồng quản trị nỗ lực hoạt động theo chuẩn
mực hiện đại, công khai minh bạch, tạo không khí làm việc thân mật, cởi
mở.
Trên
thực tế bộ máy nhân sự cấp cao của Sacombank thay đổi nhiều, kể cả vị
trí chủ chốt như Tổng giám đốc. Liệu thực tế này có minh chứng cho sự
đồng thuận như ông khẳng định ở trên?
Thay
đổi bộ máy cấp cao không phải là điều bất thường trong mua bán sáp nhập
(M&A). Kết hợp bộ máy cũ và mới có tác dụng bổ sung ưu, khuyết điểm
của nhau; đồng thời giúp kiểm soát, phát hiện, xử lý những bất hợp lý.
Xây
dựng lòng tin lẫn nhau là cả con đường dài phải đi, nó đòi hỏi thời
gian. Song trước mắt các cuộc họp Hội đồng quản trị đều mang tính đối
thoại thẳng thắn.
Nghe
ông nói thì hình như không có mâu thuẫn giữa cổ đông cũ và mới. Nhưng
hẳn ông cũng nghe dư luận từ cả năm nay vẫn sử dụng từ “thâu tóm” khi đề
cập đến nhóm cổ đông mới của ngân hàng?
-
Trong kinh doanh xây dựng định chế ngày càng lớn, qui mô ngày càng to,
thì càng tạo được lợi thế cạnh tranh. Việc một số cổ đông lớn tham gia
vào Sacombank là để tận dụng qui luật đó. Cụ thể là tận dụng một hệ
thống tốt để nhân rộng nó ra.
Nhận
xét một cách công bằng, hoạt động của Sacombank trước đây ở thượng tầng
chưa hoàn chỉnh lắm dẫn đến những cổ đông chiến lược nước ngoài rời
khỏi ngân hàng. Điều đó chứng tỏ hệ thống quản trị cần phải được củng cố
và xây dựng theo chuẩn mực quốc tế để thu hút đầu tư nước ngoài lâu
dài.
Ý ông là không phải “thâu tóm”?
-
Dùng từ “thâu tóm” hay “đầu tư” không quan trọng, vấn đề cốt lõi là tạo
ra một thể chế tốt hơn, có lợi cho nhiều phía, nhiều người, cả cổ đông
cũ và mới, một sự có lợi cân bằng.
Nhìn
lại việc các cổ đông mới vay tiền những ngân hàng khác để mua cổ phiếu,
cứ cho là đầu tư lâu dài vào Sacombank, trong khi tỷ lệ tiền tươi thóc
thật tương đối hạn chế, ông có nghĩ động thái đó chứa đựng rủi ro?
-
Sử dụng các công cụ tài chính được luật pháp cho phép trong đầu tư là
bình thường. Cái chính là việc đầu tư mang lại lợi ích lớn hơn, đủ khả
năng sinh lời và tạo nên thặng dư.
M&A
Sacombank là khoản đầu tư có lời và đem lại lợi nhuận lớn nếu Sacombank
trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam.
Giả sử không có từ “nếu”, Sacombank không vươn tới được vị trí hàng đầu, giá trị khoản đầu tư sụt giảm…?
-
Trong bất cứ thương vụ M&A nào, nhà đầu tư bao giờ cũng tính toán
biên độ giá trung bình mà họ có thể chấp nhận được. Suốt quá trình đó,
giá cổ phiếu có lúc xuống có lúc lên.
Nhóm
cổ đông mới đã đầu tư vào Sacombank trong giai đoạn khá dài, giá biến
động từ 21,900 đồng đến 11,900 đồng/cổ phiếu. Tôi cho rằng đó là mức giá
hợp lý căn cứ trên giá trị Sacombank và bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt
Nam.
Ý của ông là…?
-
Kinh tế Việt Nam đang trong thời điểm khó khăn. Thông thường lúc này
hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ. Các thương vụ M&A lớn hầu hết
được tiến hành trong thời điểm kinh tế khủng hoảng vì ba lý do: giá mua
bán tốt, quá trình M&A thuận lợi và tạo ra sức cạnh tranh trong
tương lai cho doanh nghiệp để giá trị đầu tư nhân lên khi kinh tế phục
hồi.
Xin
được hỏi một câu mà nếu cảm thấy không thoải mái, ông không cần trả
lời. Có ý kiến rằng với một thương vụ M&A tầm cỡ như Sacombank,
không thể nào tránh khỏi sự đụng chạm của các nhóm lợi ích. Ông có chia
sẻ ý kiến này?
-
M&A làm phát sinh các mối quan hệ phải xử lý, thậm chí có mâu thuẫn
khác biệt giữa các bên. Tôi cho rằng doanh nhân nào cũng đặt mục tiêu
lợi nhuận phù hợp với luật pháp. Với đích ấy, các mâu thuẫn cần và phải
được thu xếp hài hòa, đảm bảo lợi ích các nhóm và tôn trọng pháp luật.
Đến nay các bên ở Sacombank đều có mục tiêu chung là bảo đảm sự ổn định và phát triển của ngân hàng.
Câu
hỏi cuối. Cá nhân ông có tin Sacombank sẽ trở thành một trong những
định chế tài chính hàng đầu và vận hành theo chuẩn mực quốc tế?
Sau
hơn một tháng tham gia vào Hội đồng quản trị, tôi ấn tượng trước hệ
thống cung cấp dịch vụ và phục vụ khách hàng của Sacombank – điểm nhấn
của một ngân hàng bán lẻ. Đấy không phải ngợi khen quá lời.
Song
như tôi đã nói, Sacombank cần cải thiện quản trị cấp cao. Ban lãnh đạo
hiện hành đang phấn đấu để đạt được điều ấy và một khi đạt được,
Sacombank sẽ tạo được khoảng cách với những ngân hàng phía sau. Cá nhân
tôi sẽ cố gắng góp sức vào quá trình đó.
Xin cảm ơn ông!
Theo Vietstock/FFN
Lời Kêu Gọi số 6 – ĐCS hãy chấm dứt ngay hành động chảy máu tài chánh VN qua sự dung dưỡng của Tập đoàn và TCY cùng DNNN
Xin đăng lại để độc giả kiểm tra xem Bộ Chính trịc Đảng CSVN vừa họp ngày 5/7 tại Hà Nội đã làm được gì?
Kính thưa quý đồng bào,
Hôm nay ngày 11.05.2012, nhân khi Hội nghị lần 5 Khóa 11 ĐCSVN,
chúng tôi ấn hành lời kêu gọi Đảng Cộng Sản Việt Nam thi hành những điều
sau đây vì lợi ích của 90 triệu dân VN:
1. Chấm dứt tái cấu trúc tất cả DNNN vì mỗi năm DNNN mang nợ thêm 30 tỉ usd (1/3 GDP của VN)
2. Hãy dùng tài nguyên tài chánh giúp đở DN tư nhân tồn tại qua
cuộc suy thoái này, họ chỉ cần 5 tỉ usd để cứu 400.000/600.000 DNTN và 2
triệu lao động mất việc nuôi gia đình.
3. Chi phí tái cấu trúc DNNN 120 tỉ usd là quá nặng gánh cho Việt
Nam (120% GDP) và trong vòng 2 năm nữa, tất cả DNNN sẽ trở lại như cũ
tức là mỗi năm mang nợ thêm 30 tỉ usd
4. Giải thể toàn bộ DNNN như những đối tác trong WTO của chúng ta.
Hãy chấm dứt dùng lá chắn lỗ lã của DNNN để bòn rút tiền cho Đảng Cộng
Sản và tham nhũng.
5. Nếu Nhóm Vì Dân thành công trong việc thành lập Chánh Phủ Hậu
Cộng Sản, chúng tôi nguyện cùng đồng bào sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự
về chuyện thua lỗ của DNNN ngay từ đầu và sẽ tịch thu lại tất cả những
BĐS của DNNN bán sau ngày 30.04.2012 với zero đền bù vì đó là tài sản
Quốc Gia.
Melbourne
TM Nhóm Vì Dân
Châu Xuân Nguyễn
Bà Bùi Thị Minh Hằng gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Chị Bùi Minh Hằng ôm chiếc nón 'Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam' sau cuộc giằng co với lực lượng đeo băng đỏ
Người phụ nữ được
nhiều người biết đến qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
Hoàng Sa-Trường Sa và cũng từng bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm vì
các hoạt động này vừa gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ, yêu cầu chính phủ
Mỹ có biện pháp thúc đẩy Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền.
Trong
thư gửi Ngoại trưởng Hillary Clinton, bà Bùi Thị Minh Hằng nêu rõ thực
trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam dưới con mắt của một chứng nhân và
một nạn nhân.
Thư nói rằng người dân Việt Nam “không được tôn trọng nhân phẩm và quyền làm người, những ai có chính kiến khác với quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam đều bị đàn áp, sách nhiễu và thậm chí còn bị bỏ tù” dù Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của công dân.
Thư cũng nhắc tới những bất công xã hội, nạn quan chức nhà nước cưỡng đoạt đất của dân nghèo, khủng hoảng đất đai, tệ buôn bán phụ nữ, và tham nhũng hoành hành.
Bà Minh Hằng cho VOA Việt ngữ biết: “Tôi đã tiến hành gửi thư trong ngày hôm nay 5/7. Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam bây giờ rất tồi tệ. Chính phủ Mỹ và những nước có bang giao với Việt Nam đều có tiếng nói giúp người dân trong nước rất nhiều. Do đó, tôi viết lá thư này vì tôi đã chứng kiến rất nhiều các cảnh hành xử của chính quyền với những người dân xung quanh tôi. Cá nhân tôi cũng đã có lá thư gửi tất cả bạn bè, bằng hữu và họ đã phát tán đi. Trong đó, tôi tuyên bố với nhà cầm quyền Việt Nam rằng nếu họ còn gia tăng những sự đàn áp, bất công đối với dân chúng như thế này thì tôi sẽ tự thiêu. Đây là lần đầu tiên tôi gửi thư ra ngoài kêu cứu vì tôi đã có 4 năm đi khiếu kiện trong nước và gửi rất nhiều đơn thư kêu cứu, nhưng không được phản hồi hay giải quyết bất kỳ đơn thư nào.”
Trong thư gửi người đứng đầu ngành Ngoại giao của Hoa Kỳ, bà Bùi Hằng kêu gọi chính phủ và nhân dân Mỹ hãy đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam, giúp người dân Việt có được những giá trị do tự do, dân chủ như người dân Hoa Kỳ đang thụ hưởng, đúng như mục tiêu Hoa Kỳ hướng tới trên toàn cầu.
Bà Minh Hằng cũng đề nghị chính phủ Hoa Kỳ nên có những biện pháp chế tài cụ thể để buộc chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền của công dân.
Đại sứ quán Mỹ từng lên tiếng bênh vực và yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do cho bà Minh Hằng khi bà bị tuyên phạt đến hai năm trong một trại cải tạo ở Việt Nam mà không thông qua xét xử vì đã tham gia các cuộc tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc.
Dưới áp lực của quốc tế, Việt Nam đã trả tự do sớm hơn thời hạn cho bà vào ngày 29/4 sau 5 tháng giam giữ tại trung tâm Thanh Hà. Sau khi được phóng thích, bà Hằng đã tuyên bố cương quyết tiếp tục đấu tranh cho lẽ phải và sẽ tự thiêu vì dân oan.
Thư nói rằng người dân Việt Nam “không được tôn trọng nhân phẩm và quyền làm người, những ai có chính kiến khác với quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam đều bị đàn áp, sách nhiễu và thậm chí còn bị bỏ tù” dù Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của công dân.
Thư cũng nhắc tới những bất công xã hội, nạn quan chức nhà nước cưỡng đoạt đất của dân nghèo, khủng hoảng đất đai, tệ buôn bán phụ nữ, và tham nhũng hoành hành.
Bà Minh Hằng cho VOA Việt ngữ biết: “Tôi đã tiến hành gửi thư trong ngày hôm nay 5/7. Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam bây giờ rất tồi tệ. Chính phủ Mỹ và những nước có bang giao với Việt Nam đều có tiếng nói giúp người dân trong nước rất nhiều. Do đó, tôi viết lá thư này vì tôi đã chứng kiến rất nhiều các cảnh hành xử của chính quyền với những người dân xung quanh tôi. Cá nhân tôi cũng đã có lá thư gửi tất cả bạn bè, bằng hữu và họ đã phát tán đi. Trong đó, tôi tuyên bố với nhà cầm quyền Việt Nam rằng nếu họ còn gia tăng những sự đàn áp, bất công đối với dân chúng như thế này thì tôi sẽ tự thiêu. Đây là lần đầu tiên tôi gửi thư ra ngoài kêu cứu vì tôi đã có 4 năm đi khiếu kiện trong nước và gửi rất nhiều đơn thư kêu cứu, nhưng không được phản hồi hay giải quyết bất kỳ đơn thư nào.”
Trong thư gửi người đứng đầu ngành Ngoại giao của Hoa Kỳ, bà Bùi Hằng kêu gọi chính phủ và nhân dân Mỹ hãy đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam, giúp người dân Việt có được những giá trị do tự do, dân chủ như người dân Hoa Kỳ đang thụ hưởng, đúng như mục tiêu Hoa Kỳ hướng tới trên toàn cầu.
Bà Minh Hằng cũng đề nghị chính phủ Hoa Kỳ nên có những biện pháp chế tài cụ thể để buộc chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền của công dân.
Đại sứ quán Mỹ từng lên tiếng bênh vực và yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do cho bà Minh Hằng khi bà bị tuyên phạt đến hai năm trong một trại cải tạo ở Việt Nam mà không thông qua xét xử vì đã tham gia các cuộc tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc.
Dưới áp lực của quốc tế, Việt Nam đã trả tự do sớm hơn thời hạn cho bà vào ngày 29/4 sau 5 tháng giam giữ tại trung tâm Thanh Hà. Sau khi được phóng thích, bà Hằng đã tuyên bố cương quyết tiếp tục đấu tranh cho lẽ phải và sẽ tự thiêu vì dân oan.
Theo Dat Viet
Trung Quốc cho tàu hải giám đuổi tàu Việt Nam khỏi vùng Trường Sa
Tàu hải giám của hải quân Trung Quốc (DR)
Theo Tân Hoa Xã, hải đội gồm 4 chiếc tàu hải giám xuất phát từ Tam Á trên đảo Hải Nam ngày 26/06 vừa qua, đã đến vùng bãi đá Hoa Dương (Việt Nam gọi là Châu Viên) ngày 01/07, sau đó tiếp tục hành trình đến vùng đảo đá ngầm Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là Ðảo Ðá Chữ Thập) ở quần đảo Trường Sa. Các đảo này đều bị Bắc Kinh chiếm đóng vào năm 1988.
Tân Hoa Xã cho biết là khi đang tuần tra trong khu vực này, đội tàu Trung Quốc đã bất ngờ phát hiện một chiếc tàu Việt Nam đang chạy với vận tốc nhanh. Phía Trung Quốc đã lập tức chặn đường tàu Việt Nam, triển khai đội hình bao vây, rồi lên tiếng cảnh cáo bằng ba thứ tiếng Anh, Hoa và Việt, nội dung xác định là vùng biển đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, đồng thời yêu cầu tàu Việt Nam rời khỏi khu vực. Theo Tân Hoa Xã, 10 phút sau đó, tàu Việt Nam đã giảm tốc độ và rút lui ra khỏi khu vực.
Báo chí Trung Quốc đã loan tải rộng rãi tin trên, trong lúc chưa thấy có phản ứng chính thức từ phía Việt Nam.
Xin nhắc lại là Việt Nam và Trung Quốc đều đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm đóng một số hòn đảo nằm trong quyền kiểm soát của Việt Nam, rồi càng lúc càng củng cố các cơ sở của họ trên các đảo đó.
Trên đảo Đá Châu Viên chẳng hạn, Trung Quốc đã cho xây dựng những pháo đài kiên cố, trang bị các thiết bị thông tin cao tần và siêu cao tần, radar tìm kiếm, để sẵn sàng sử dụng đảo này làm căn cứ cho chiến hạm Trung Quốc. Trên Ðảo Chữ Thập cũng vậy, Trung Quốc đã xây dựng pháo đài, hệ thống truyền tin vệ tinh.
Theo giới quan sát, việc Trung Quốc cử 4 chiếc tàu hải giám xuống tuần tra ở vùng quần đảo Trường Sa nằm trong ý đồ dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền của họ tại vùng Biển Đông, đang được Bắc Kinh đẩy mạnh từ khi Việt Nam thông qua bộ Luật Biển ngày 21/06 vừa qua.
Hành động này kèm theo một loạt động thái leo thang tranh chấp khác, từ việc nâng cấp đơn vị hành chánh Tam Sa, được giao quyền quản lý cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa, đặt cơ sở quân sự và hành chánh trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa mà ho đã đánh chiếm từ năm 1974. Không những thế, tập đoàn dầu khí hải dương CNOOC còn ngang nhiên phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời gọi quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí.
Động thái hung hăng của Bắc Kinh còn thể hiện qua việc quân đội Trung Quốc nhập cuộc, khi phát ngôn viên bộ Quốc phòng nước này, ngày 28/06 vừa qua, loan báo là họ đã tiến hành các cuộc “tuần tra võ trang” tại vùng Biển Đông, và sẵn sàng đối phó với mọi hành động bị họ cho là “khiêu khích quân sự”, ám chỉ việc Việt Nam trước đó đã cho phi cơ Sukhoi 27 tuần tra tại vùng Trường Sa.
HỐI LỘ, ĐÁNH BẠC & ĂN CẮP TIỀN CỦA NHÂN DÂN - ĐÓ LÀ THỦ ĐOẠN CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH TẠI VIỆT NAM
CHÂN DUNG CÁC TỘI PHẠM Vũ Văn Tiền - Nguyễn Đức Kiên - Đỗ Quang Hiển |
Nguyễn Đăng Quang - Thái Hương - Hồ Hùng Anh
Qlb - Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố nợ xấu toàn ngành
là 10% tương đương 258.000 tỷ đồng. Liệu con số này có là sự thật? Chúng
ta thử tính vo tại các ngân hàng của nhóm lợi ích để xem thực tế 'sứ
khoẻ' các ngân hàng đang đươc Ngân hàng nhà nước bao bọc:
1. Ngân hàng Phương Nam: Đến hết Quý 1/2012 Tổng dư nợ trên 79.200
tỷ đồng, trong đó núp dưới dạng đầu tư chứng khoán (mua cổ phiếu của
Samcombank), đầu tư dài hạn cũng là hai khoản trốn tránh trả lãi ngân
hàng và khoản cho vay và phát hành trái phiếu doanh nghiệp lên tới gần
50.000 tỷ, thực chất cho 41 công ty con của chính Trầm Bê vay, phaafn
lớn là các khoản cho vay kinh doanh bất động sản hoàn toàn không có khả
năng trả lại. Hiện nay do đã thâu tóm Samcombank và các bố già Kiên và
Trầm Bê đang dùng Sacombank chi ngoài 2.5% để huy động tiền gửi, từ đó
chi viện cho NH Phương Nam, Eximbank vì hai ngân hàng này đã bị bốc mùi!
Nguyễn Đức Kiên và Trầm Bê đang áp dụng cách làm bậy và sẽ kéo cho
Samcombank chết trùm với NH Phương Nam và Eximbank nếu Ban chống tham
nhũng của Trung Ương không vào cuộc thanh tra sớm.
2. Ngân hàng Bắc Á: Tổng dư nợ cho vay đến hết Quý 1/2012 là
26.500 tỷ đồng, trong đó trên 23.800 tỷ đã được bà Thái Hương cho chính
các công ty của mình rút tiền bằng cách thể hiện trên Báo cáo Tài chính : Góp vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán và cho vay, song
thực chất toàn bộ là cho vay đâu tư bất động sản vào việc xây
dựng nhà xưởng, văn phòng, mua lại nhà máy Công ty mía đường Tate
& Lyle tại nghệ An. Bằng cách đầu tư góp vốn và kinh doanh chứng
khoán đến 31/3/2012 gần 4.000 tỷ đồng - Đây cũng là một hình thức trốn
trả lãi cho ngân hàng. Như vậy 23.800 tỷ hiện nay đã nằm chết tại các dự
án của bà Thái Hương và Bắc Á dù đã được Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng
BIDV, ngân hàng Agribank cho vay ưu đãi lên tới trên 10.000 tỷ song vì
bà chủ đã cho vay đầu tư vào các dự án của chính mình và không có khả
năng trả nợ nên hiện Bắc A là một ngân hàng đang 'khát tiền' như kẻ sắp
chết khát, vì vậy phải huy động tiền gởi của dân bằng mọi cách, vì vậy
đã và đang thực hiện chi ngoài 4.5% cho các khoản tiền gửi- Bắc Á là
ngân hàng chi ngoài cao nhất tương đương ba ngân hàng sáp nhập SCB đang
chết ngắc ngoải!
3. Ngân hàng Eximbank: Tổng dư nợ đến hết Quý 1/2012 là 155.663 tỷ
đồng, trong đó thể hiện 23.218 tỷ đồng đầu tư chứng khoán dài hạn - Đây
là khoản đầu tư mua cổ phiếu các Công ty của Bố già Nguỹen Đức Kiên từ 5
đến 7 năm nay hoàn toàn KHÔNG trả lãi, khoản này có thể coi là mất
trắng; khoản cho khách hàng vay 69.516 tỷ đồng, trong đó cho gần 20 công
ty con hoặc các công ty núp bóng có quan hệ với bố già Nguyễn Đức Kiên
vay trên 50.000 tỷ, trong này có nhiều khoản cho vay dài hạn 5 năm, 7
năm, 10 năm trong khi huy động dài hạn chỉ đạt khoảng 20%. Do vậy, rõ
ràng đây là những khoản chiếm dụng vốn huy động của các ông Chủ ngân
hàng mà không có khả năng trả nợ.
4. Ngân hàng Techcombank: Số dư nợ đến hết Quý 1/2012 là 200.000
tỷ đồng, trong đó núp bóng đầu tư chứng khoán 57.400 tỷ đồng - Thực chất
toàn bộ số tiền này được các ông bà chủ của Techcombank mang đi đầu tư
vào chính các công ty của Tập đoàn Masan từ 5 đến 7 năm nay không trả
lãi. Khoản cho khách hàng vay 75.000 tỷ đồng, trong đó 63.000 tỷ đồng
lại được các ông bà chủ biến hoá cho chính mình vay để thâu tóm các dự
án bất động sản như toà tháp đôi của VICOM, công ty Bình An, các dự án
tại các khu đất vàng và vay để thôn tính Công ty Cafe Biên Hoà, Công ty
Dầu Trường An... Do vậy, số nợ xấu vi phạm các quy chế cho vay gói gọn
trong những người chủ của Techcombank lên tới 120.000 tỷ đồng!
5. Ngân hàng An Bình: Đây là ngân hàng của Vũ Văn Tiền ( Tiền
còi), ông chủ này tự cho các dự án của mình vay thời hạn đến 30 năm từ
hàng chục năm nay! Đến hết Quý 1/2012 Với vốn điều lệ 4.200 tỷ, huy động
trên 35.000 tỷ và cho vay trên 20.000 tỷ và gần 8.000 tỷ đầu tư chứng
khoán và góp vốn vào các công ty của chính Vũ Văn Tiền. Như vậy có thế
thấy 28.000 tỷ này là nợ xâu và hiện nay Ngân hàng An Bình đang mất
thanh khoản trầm trọng. Do vậy hiện nay An Bình cũng là một ngân hàng
không huy động được tiền gửi của dân sau khi Ngân hàng NN hạ lãi suất,
để không bị mất thanh khoản ông Tiền còi đang áp dụng chi ngoài 3.5%.
6. Ngân hàng ACB: Riêng khoảng ACB cho Nguyễn Đức Kiên vay và bảo
lãnh cho Trâm Bê vay lên tới 10.000 tỷ đồng, trong đó 7.000 tỷ đồng bố
già Kiên tự cho mình vay dài hạn 7 năm! Do vậy các khoản này có thể coi
là các khoản nợ xấu.
7. Ngân hàng SHB: Đây là ngân hàng của ông bầu Hiển - Cùng hội
cùng thuyền với ông bầu Kiên, cả hai cùng chung một thủ đoạn : Tạo
Scandal ở lĩnh vực bóng đá để đánh lạc hướng dư luận và thực chất cả hai
bố già này đều là nhữngchủ mưu trong cuộc thôn tính đã và đang diễn ra
tại Việt Nam. Đến 31/3/2012, Vốn điều lệ của SHB mới chỉ là 4.200 tỷ,
huy động 36.914 tỷ và đầu tư vào chính các công ty của mình gần 8.000 tỷ
đồng và trong tổng số 36.000 tỷ đồng cho vay thì 28.000 tỷ cho chính
mình vay. Vậy mà SHB đã được Thống đốc Bình chỉ định buộc HBB phải sáp
nhập vào. Thực tế SHB đang đối mặt với vấn đề thanh khoản, do vậy phải
huy động tiền gửi bằng cách chi ngoài 2.5 đến 3%.
Bằng hình thức trá hình qua kênh ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ GÓP VỐN DÀI HẠN các bố già vừa rút được tiền của dân gửi mà lại KHÔNG phải trả lãi, nếu kiểm tra thì đều thấy: Số tiền trá hình kiểu này ở 6 ngân hàng trên đã lên tới gần 100.000 tỷ đồng và trong nhiều năm qua chỉ có chủ nhân của nó được hưởng lợi vì hoàn toàn không phải trả lãi!
Chỉ cần làm một phép cộng đã thấy chỉ 06 ngân hàng của nhóm chủ mưu lũng đoạn nền kinh tế và thôn tính các ngân hàng và thôn tính dự án, doanh nghiệp đã thấy nợ xấu lên tới 343.200 tỷ đồng so với Vốn điều lệ của các ngân hàng này chưa tới 40.000 tỷ thì rõ ràng các ngân hàng này không những mất hết vốn mà còn đang chiếm dụng trên 300.000 tỷ đồng tiền gửi của nhân dân! Toàn bộ Số dư nợ này đã bị các bố già rút ra vi phạm các quy định về quản lý tiền tệ của NHNN. Điều đáng lo ngại, các ông, bà chủ này sẽ hoàn toàn không có khả năng trả nợ nếu Thanh tra vào kiểm tra tất cả tài sản thế chấp, rất nhiều tài sản chính là hàng tồn kho đã bị bán mất từ lâu! 100.000 tỷ đầu tư chúng khoán dài hạn nhưng hầu như đều KHÔNG được chia lãi! Thực chất, Nếu kiểm tra hoạt động của các công ty mà các ngân hàng đã đầu tư sẽ thấy nhiều công ty chỉ có cái vỏ mà chẳng hề có hoạt động gì!
CÁC THẤT THOÁT NÀY NẰM Ở ĐÂU?: Trong số 343.200 tỷ này đã có gần 100.000 tỷ đồng ĐÃ BỊ MẤT TRẮNG do các bố già moi tiền ngân hàng đi HHOIS LỘ, ĐI KINH DOANH VÀNG BỊ THUA LỖ NHƯ BỐ GIÀ KIÊN VÀ ĐẶC BIỆT LÀ ĐI ĐÁNH BẠC:
+ Bố già Kiên mỗi lần sang nước ngoài cá độ bóng đá đã rút qua thẻ tín dụng của mình hàng triệu đô la Mỹ - Đây cũng là hình thức chuyển ngân lậu trái phép vi phạm pháp luật Việt Nam.
+ Riêng bố già Trầm Bê là 1 tay cờ bạc có hạng ở SG,
bất cứ giới cờ bạc đại gia nào cũng phải biết. Tháng 5/2007, Trầm Bê cũng bị bắt trong nhóm người chơi cờ bạc tại Equatorial
Hotel, Q5, SG. Nhưng Trầm Bê đã thoát vì đã mua được việc bỏ tên ra khỏi danh
sách. Hiện nay, tuần nào Trầm Bê cũng sang Casino ở Cambodia - cửa khẩu Tây Ninh để
chơi. Khi tới cửa khẩu, Bê chỉ chuyển xe và vào phòng VIP, chứ không phải làm
bất cứ 1 thủ tục nào. Mỗi lần chơi của Bê, được tính bằng đơn vị triệu đô.
CHÚNG TA KHÔNG THỂ KỲ VỌNG GÌ Ở CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG VÌ NHÓ LỢI ÍCH NÀY VÀ CÔ GÁI RƯỢU GẮN BÓ CHẶT CHẼ VỀ LỢI ÍCH. SONG TẠI SAO ÔNG TRƯỞNG BAN CHỐNG THAM NHŨNG TẠI SAO KHÔNG VÀO CUỘC LÀM RÕ?
CHÚNG TA KHÔNG THỂ KỲ VỌNG GÌ Ở CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG VÌ NHÓ LỢI ÍCH NÀY VÀ CÔ GÁI RƯỢU GẮN BÓ CHẶT CHẼ VỀ LỢI ÍCH. SONG TẠI SAO ÔNG TRƯỞNG BAN CHỐNG THAM NHŨNG TẠI SAO KHÔNG VÀO CUỘC LÀM RÕ?
Mời độc giả đọc bài của báo trong nước để hiểu thêm thực trạng.
Sự thật nợ bất động sản: Rùng mình những con số
Những bất cập quá lớn
về sự khác biệt số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin
nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài
nghi: 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân
hàng.
Những con số biết nói
Chỉ đến cuối quý II/2012, những con số
có tính xác thực nhất về nợ và nợ xấu bất động sản mới được công bố. Một
báo cáo "bất ngờ" của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã cung cấp
cho giới đầu tư, và đặc biệt là người dân, một cái nhìn toàn diện hơn
nhiều về thực trạng này.
Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng
dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng. Theo nhận định của Ủy
ban Giám sát tài chính quốc gia, con số này vượt hơn 1,8 lần so với con
số đã được các ngân hàng công bố trước đây, tức khoảng xấp xỉ 200.000 tỷ
đồng. Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước chính là hai địa chỉ đã phát ra
con số ước đoán chưa thể trọn vẹn ấy.
Cũng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc
gia, số nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số
liệu do chính các ngân hàng này thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là
trong một thời gian khá dài, từ tháng 6/2011 - thời điểm lần đầu tiên
diễn ra "biến động" trong hệ thống ngân hàng về tình trạng nợ xấu, khi
khối ngân hàng buộc phải kéo giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 22%
theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, cho đến gần đây hầu hết các ngân
hàng vẫn cố ém nhẹm con số dư nợ cho vay thực tế và kéo theo đó là tỷ lệ
nợ xấu mà đã trở nên nguy hiểm đối với họ.
Không quá trái ngược với những đồn đoán
của dư luận giới đầu tư, BIDV đã trở thành "quán quân" về dư nợ cho vay
xây dựng - hơn 42.000 tỷ đồng. Tiếp theo đó là Ngân hàng Vietinbank -
41.000 tỷ đồng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay bất động sản
và xây dựng chiếm 14% trong tổng dư nợ. ACB và Sacombank cũng nằm trong
danh sách "top 10".
Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng
dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á -
26%. Còn SHB cũng có tỷ lệ cho vay xây dựng và bất động sản chiếm đến
18% tổng dư nợ cho vay.
Rõ ràng, những tỷ lệ trên không thể được
coi là an toàn so với điều mà các ngân hàng thường tuyên bố - tỷ lệ an
toàn cho phép chỉ từ 3-5%. Rải rác trong những công bố và báo cáo trước
đây, ngoại trừ Agribank thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trên 6%, còn các ngân
hàng khác đều không chấp nhận thực tại như những gì đã xảy ra.
Tuy vậy, thời gian gần đây lại xuất hiện
một ước đoán từ giới chuyên gia ngân hàng. Theo đó, có khả năng đến 50%
nợ bất động sản và xây dựng đang có nhiều triển vọng trở thành nợ khó
đòi. Cũng có nghĩa là một nửa trong số nợ bất động sản có khả năng không
cánh mà bay.
Cũng trong báo cáo của Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia, tổng giá trị các khoản cho vay vào hai lĩnh vực bất
động sản và xây dựng của 10 ngân hàng có số dư nợ lớn nhất được thống kê
là 147 nghìn tỷ, bằng khoảng 73% dư nợ bất động sản được các ngân hàng
báo cáo cuối năm 2011. Nếu so với con số điều chỉnh của Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia, tỷ lệ này chiếm 42%.
Như vậy, nếu tính đúng và đủ trên cơ sở
con số 348.000 tỷ đồng dư nợ bất động sản mà Ủy ban Giám sát tài chính
quốc gia công bố, khoản dư nợ bất động sản của 10 ngân hàng trên phải là
254.000 tỷ đồng, chứ không chỉ là 147.000 tỷ đồng theo báo cáo của ngân
hàng.
Có một chi tiết trùng hợp khá ngẫu nhiên
nhưng lại rất đáng so sánh: 254.000 tỷ đồng trên lại đúng bằng con số
dư nợ cho vay bất động sản mà một vài quan chức, trong một vài thông tin
không chính thức, công bố vào thời điểm cuối năm 2011. Sự trùng hợp này
cho thấy nhiều khả năng vẫn còn khoảng 1/3 số dư nợ không có địa chỉ rõ
ràng.
Tỷ lệ nợ xấu bất động sản, bao nhiêu?
Bất động sản - một lĩnh vực lớn chi phối
nền kinh tế quốc dân, đang diễn ra tình trạng mông lung hết sức khó
hiểu, ít nhất trên bình diện những con số. Từ quý IV năm ngoái, TS. Lê
Xuân Nghĩa - khi đó là Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia,
đã tuyên bố ngay cả ủy ban này và Ngân hàng Nhà nước đều không nắm rõ
được con số nợ xấu và dư nợ cho vay bất động sản thực tế là bao nhiêu.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ít nhất hai lần yêu cầu các ngân hàng
báo cáo về hiện trạng nợ và nợ xấu, nhưng cuối cùng vẫn chưa có một con
số cụ thể cuối cùng đưa ra và chưa có ngân hàng nào bị điểm mặt.
Vào cuối tháng 5/2012, điều đáng ngạc
nhiên khi công bố trước Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ lệ nợ
xấu đã lên đến 10% chẵn, so với con số chỉ 3,4% cũng công bố trước Quốc
hội vào 11/2011. Như vậy, chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu
trong hệ thống ngân hàng đã tăng gấp ba lần mà không có một lần thông
tin về sự tăng bất thường này.
Những bất cập quá lớn về sự khác biệt
số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin nợ xấu nói
chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài nghi: 10% liệu
đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng.
Nếu có thể, cũng nên tham khảo đánh giá
của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là
Fitch Ratings. Từ tháng 6/2011, khi Ngân hàng Nhà nước chỉ thừa nhận tỷ
lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vào khoảng 3,2%, Fitch đã công bố tỷ
lệ này lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số của các cơ quan hữu trách Việt
Nam. Còn giờ đây, với tỷ lệ nợ xấu 10% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố, chẳng lẽ tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn nhiều?
50%, tức khoảng 125.000 tỷ đồng, có khả
năng "biến mất" từ con số dư nợ cho vay bất động sản, có thể chiếm đến
36% con số dư nợ 348.000 tỷ đồng do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
công bố điều chỉnh.
Và nếu chiếu theo con số thực này cũng
như khả năng không thể thu hồi 50% số nợ, có khả năng nào nợ xấu thực tế
đối với bất động sản sẽ gấp 3,6 lần so với số liệu 10% đã báo cáo trước
Quốc hội vào tháng 5/2012. Nếu đó là sự thật thì thật đáng báo động.
CHÂN DUNG CHÍNH KHÁCH VIỆT NAM
Lâm tặc lắm tiền là Đoàn Nguyên Đức
Trí mà không thức là Ngô Bảo Châu
Anh dũng sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Sặc mùi ba láp là ông Đỗ Mười
Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Tham nhũng làm liều là cậu y tá (Nguyễn Tấn Dũng)
Con người trí trá là Nguyễn Sinh Hùng
Ăn nói lừng khừng là Tô Huy Rứa
Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng
Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng
Trường kỳ thủ đoạn là Lê Đức Anh
Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải
Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Nhiều vợ lắm con là Chú Lê Duẩn!
SĨ PHU BẮC HÀ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét