Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY

BÍ MẬT CỦA VIỆC SÁP NHẬP 03 NGÂN HÀNG!

Tòa nhà Times Square  22-36 Nguyễn Huệ và 57-69F Đồng Khởi -  Q.1 Tp. Hồ Chí Minh

Vị trí: 22 - 36 Nguyễn Huệ và 57 - 69F Đồng Khởi , phường Bến Nghé , quận 1 , TP HCM

Hai tòa tháp với độ cao gần 165 m, tọa lạc tại vị trí "trái tim" của TP HCM với vốn đầu tư hơn 125 triệu USD.

Ngân hàngThương mại Sài Gòn (gọi tắt SCB) do Mười Rua làm chủ tich đầu tiên. 
Vậy Mười Rua là ai? chính là ông Lê Quang Nhường - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn.  Mặc dù  là người học đủ xoá nạn mù chữ, song ông ta có một lợi thế là người đã từng 'cõng ' ba Dũng tức Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng  bây giờ trốn chạy khi ba Dũng bị thương - theo lời của chính Mười Rua tự sự... 
Vì vậy, dù bị sai phạm tại Công ty Visan lẽ ra phải vào nhà đá, 10 Rua cũng thoát ra được và về ngồi ghế Chủ tịch SCB... Sau một thời gian thì 10 Rua bị chính bà Mỹ Lan lật đổ, Cả ba ngân hàng SCB Tín Nghĩa và Đại Tín đều của bà Mỹ Lan. Tưởng rằng sống yên ổn với 03 ngân hàng của mình, nhưng đợt ra quân đầu tiên của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) là trừng trị cả ba ngân hàng của bà Mỹ Lan buộc phải sáp nhập mà mục đích là để 'rửa nhục' vì Mỹ Lan đã dám vuốt râu hùm! Đến nay cả 03 NH coi như mất trắng và sắp tới tài sản của bà Mỹ Lan kể cả dự án Time Square ở vị trí hàng đầu trên dường Đồng Khởi - TP. Hồ Chí MInh đang sắp sửa rơi vào tay Nguyễn Thanh Phượng - Hồ Hùng Anh & Nguyễn Đăng Quang của Techcombank.
 Mỹ Lan nếu biết im miệng chịu trận thì sắp tới may mắn sẽ chỉ bị cướp hết tài sản, bằng không sẽ vào nhà đá ngồi để không còn ai kiện cáo, bới móc lũ ăn cướp ra được...

Dân nghèo

 Ngân hàng Nhà nước đồng loạt công bố dữ liệu tài chính “quý hiếm”


picture  
Một số chỉ tiêu tài chính tính đến 30/4/2012.
 
Lần đầu tiên trong lịch sử, Ngân hàng Nhà nước công bố công khai một cách có hệ thống các thông tin về hoạt động tín dụng theo Thông tư 35/2011.
Theo đó, tổng tín dụng tính đến 30/4/2012 là 2.617.320 tỷ đồng, giảm 0,59% so với cuối năm 2011. Trong đó, tín dụng cho công nghiệp chế biến, chế tạo có tăng trưởng 5,19% lên 607.846 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ toàn hệ thống.

Tổng huy động từ dân cư có mức tăng mạnh 11,78% trong 4 tháng, lên  1.449.453 tỷ đồng trong khi tiền gửi của doanh nghiệp lại giảm 5,6% xuống 1.084.405 tỷ đồng.

Tính tổng, huy động từ dân cư và doanh nghiệp tăng 88 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% lên 2.533.858 tỷ đồng.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư - Khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research), tiền gửi doanh nghiệp giảm có thể giải thích bằng hai nguyên nhân. Thứ nhất, các doanh nghiệp rất thiếu vốn nên đã tích trữ tiền để cho vay lẫn nhau mà không qua hệ thống ngân hàng. Thứ hai, kinh tế khó khăn khiến lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp giảm làm lượng tiền gửi ngân hàng cũng giảm.

Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán đến cuối tháng 4 là 3.035.790 tỷ đồng, tăng 3,14% (92 nghìn tỷ đồng), thấp hơn mức tăng của huy động.

Theo nhận định của SSI Research, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và huy động có thể giải thích được bằng việc Ngân hàng Nhà nước đã bơm khoảng 180 nghìn tỷ đồng ra thị trường để mua USD. Nếu trừ đi lượng tiền hút về qua OMO và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (120-140 nghìn tỷ đồng) thì lượng tiền chưa hút về vẫn còn 40-60 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ tín dụng/huy động toàn hệ thống đến 30/4 là 86%, tương đối cao so với tỷ lệ 80% theo Thông tư 13. Điều đáng nói là tỷ lệ này ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 107,8% trong khi ở khối ngân hàng thương mại cổ phần chỉ là 77,6%.

Như vậy, khối ngân hàng thương mại Nhà nước có vẻ đang hoạt động “thiếu an toàn” hơn so với khối ngân hàng thương mại cổ phần. Điều này cũng thể hiện ở tỷ lệ an toàn vốn của khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 10,8% trong khi của khối ngân hàng thương mại cổ phần là 14,2%.

Trong các khối ngân hàng, khối ngân hàng liên doanh và nước ngoài có tỷ lệ an toàn vốn cao nhất 32,54%, còn tỷ lệ an toàn vốn tính chung của hệ thống là 14,55% (cao hơn khá nhiều mức an toàn 9% quy định tại Thông tư 13).

Nhờ có các đợt tăng vốn do phát hành cho cổ đông nước ngoài và trong nước mà vốn tự có của khối ngân hàng thương mại Nhà nước tăng 12,5% trong 4 tháng, cao hơn mức 5,55% của ngân hàng thương mại cổ phần. Dù vốn tăng nhanh nhưng tỷ lệ sinh lời ROA và ROE của ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn cao, 0,43% và 4,87%, gần gấp đôi so với ROA và ROE của khối ngân hàng thương mại cổ phần (0,23% và 2,51%).

Tổng tài sản toàn hệ thống cuối tháng 4 giảm 1,83% xuống còn 4.868.649 tỷ đồng. Mức giảm diễn ra ở cả ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng mức giảm của ngân hàng thương mại Nhà nước thấp hơn (-1,74%) so với mức giảm 2,3% của ngân hàng thương mại cổ phần.

Top 9 ngành kinh tế có dư nợ tín dụng cao nhất tính đến ngày 30/4/2012:


 VIKILEAK 2: PETROVIETNAM & BÍ MẬT CỦA TƯỚNG HƯỞNG


Thủ tướng đi thăm dàn khoan
Petrovietnam là Tập đoàn dầu khí nộp ngân sách cho Việt Nam chiếm tới 50% trong thời kỳ bế quan toả cảng, cùng với tiến trình đổi mới tỷ lệ này ngày càng giảm dần, đên nay chiếm khoảng 24 -25% GDP của cả nước. Nghĩa là mỗi năm nộp cho ngân sách khoảng 20 – 25 tỷ USD.
Trụ sở của Petrovietnam đặt tại 18 phố Láng Hạ, quận Ba ĐìnhHà Nội. Cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bao gồm 08 Ban QLDA( Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau, Ban QLDA Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Ban QLDA Công trình liên hợp Lọc hoá Dầu Nghi Sơn; Ban QLDA Trường Đại học Dầu khí Việt Nam; Ban QLDA Điện lực Dầu khí Long Phú-Sông Hậu; Ban QLDA Điện lực Dầu khí Vũng Áng-Quảng Trạch;Ban QLDA Khí Đông Nam Bộ; Ban QLDA Đóng mới giàn khoan tự nâng 60M nước) và 19 công ty con:
1.   Tổng Công ty Thăm dò & Khai thác Dầu khí (PVEP)
2.   Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS)
3.   Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil)
4.   Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power)
5.   Công ty TNHH 1TV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR)
6.   Công ty Thương mại và Kỹ thuật Đầu tư Petec
7.   Tổng công ty CP Khoan & Dịch vụ khoan DK (PVDrilling)
8.   Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
9.   Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans)
10.                 Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC)
11.                 Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI)
12.                 Tổng công ty CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (Petrosetco)
13.                 Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC)
14.                 Tổng công ty CP Phân đạm và Hoá chất dầu khí (PVFCCo)
15.                 Tổng công ty CP Dung dịch khoan & hoá phẩm Dầu khí (DMC)
16.                 XNLD Dầu khí Vietsopetro (VSP)
17.                 Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí (PVTex)
18.                 Công ty CP Giám định Năng lượng Việt Nam (EIC)
19.                 Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Cảng Phước An
Cùng các đơn vị liên kết:
1.  Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn
3.  Công ty Hoá dầu Long Sơn

Nhìn vào thì thấy ngay một tập đoàn hiện đang nắm hàng trăm tỷ USD tài sản của đất nước. Tuy nhiên bài này sẽ chỉ đề cập đến một bí mật của Bố già Kiên, Tướng Nguyễn Văn Hưởng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
PetroVietnam từ trước đến nay dù qua nhiều đời Thủ Tướng, nhưng luôn là đơn vị trực thuộc Thủ Tướng có thể do tầm quan trọng của nó, cũng có thể vì quyền lợi khủng khiếp do nó mang lai, có lẽ vì vậy mà Petrovietnam còn được đặt tên là ‘sân sau của Thủ Tướng’.
Bắt đầu từ thời Thủ Tướng Phan Văn Khải, khi Tướng Nguyễn Văn Hưởng chỉ mới giữ vị trị Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh kinh tế, với sự môi giới và mách nước của bố già Nguyễn Đức Kiên, Hưởng và quý tử của Phan Văn Khải đã thiết lập một đường dây để ăn cắp tài nguyên dầu lửa của đất nước. Hưởng đã trực tiếp xuống thăm dàn khoan ngoài biển, chứng kiến các tàu nước ngoài vào nhận dầu thô tại các dàn khoan ngoài khơi rồi xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Dự án này được bắt đầu bởi Kiên - Hưởng – Hoan ty và Cựu Tổng giám đốc của Petrovietnam Trần Ngọc Cảnh cùng công ty khai thác và mua dầu thô của Petrovietnam.
Thủ đoạn đã thực hiện : cứ 10 tàu được bơm đầy dầu thô thì chỉ đưa vào sổ sách 70%, còn lại 30% để bên ngoài chia nhau với cả phía nước ngoài. Để phục vụ cho việc ăn trộm cắp tài nguyên của đất nước suốt hàng chục năm qua, Hưởng đã tổ chức đưa cả đệ tử ruột của mình ở Tổng cục an ninh để ra làm nhiệm vụ bảo vệ và ‘giám sát’, thực chất là để bảo vệ cho việc ăn cắp công khai nhưng lại che mắt  được nhân viên của Petrovietnam làm việc tại dàn khoan khi  nhìn thấy an ninh của Hưởng nên yên tâm mà không ai còn để ý gì. Mỗi năm PetroVietnam khai thác từ 18 triệu tấn và đến hiện nay lên tới 23 triệu tấn thì mỗi năm đã có 5 triệu tấn đến 7 triệu tấn dầu thô thất thoát bên ngoài và được ăn chia cho đường dây Mafia của Kiên - Hưởng  - Trần Ngọc Cảnh – Phan Văn Khải  và sau này đường dây được tiếp tục với Bố gài Kiên – Hưởng – Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng với phương thức đã thực hiện từ nhiều năm trước.

Để có thể phanh phui ra việc này chỉ cần tóm cổ bố già Kiên – đây là kẻ không những ‘SET up’  và nắm trong tay cả hệ thống ăn cắp dầu thô có hệ thống tại Petrovietnam mà còn là kẻ nắm toàn bộ đường dây môi giới mua máy bay Air Bus của Pháp, đường dây môi giới bán thiết bị kém chất lượng cho Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 tiêu tốn hàng tỷ đô la để sau 12 năm vẫn không chạy được và gần đây nhất là chủ soái thao túng toàn bộ các đợt thâu tóm ngân hàng Samcombank và là người thu xếp tài chính cho Nguyễn Thanh Phượng thôn tính Ngân hàng Gia định và các công ty nhà nước cổ phần hoá như Tổng công ty rượu bia Sài Gòn, Tổng công ty Thuốc lá….

Đây là đầu mối quan trọng, từ bố già Kiên sẽ phanh phui ra nhiều đường dây tham nhũng lớn và nhóm lợi ích này đang chuẩn bị thực hiên kế hoạch thôn tính bước 2 bằng công ty mua bán nợ với chủ trương sẽ lấy tiền của nhà nước 100.000 tỷ cho công ty này bắt đầu đợt thôn tính thứ 2 sau đợt vừa rồi và tiến đến sẽ chi phối toàn bộ hệ thống chính trị của Viet Nam.

Những mối quan hệ gắn bó lợi ích lâu năm với Bố già Kiên mà các giới chức Hà Nội cần lưu ý vì họ sẽ xả thân bảo vệ Kiên chính là bảo vệ cho chính họ:
1.   Những người đã về hưu: Nguyên Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải.
2.   Những người còn tại chức: Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Tướng Phạm Quý Ngọ, chánh án Toà án tối cao Trương Hoà Bình (Người làm ăn với Kiên khi còn làm Tổng cục cảnh sát), Chủ tich Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người cùng với Kiên đều sử dụng  Nguyễn Văn Huỏng làm cố vấn.
Bố già Kiên đã tìm mọi cách để tiếp cận Bộ Trưởng Trần Đại Quang mà không thể ‘vào’ được, hắn đã tức giận tuyên bố ‘Bố mày đã mua được cả cái Bộ công an, chỉ có lão này bày đặt tinh tướng… xem làm gì được bố mày, bao năm nay Bố im hơi lặ g tiếng, bây giờ bố đã ra mạt thì phải chiến thắng….’!
Quan Thám tử

  Cách đánh giá một nền kinh tế

 Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay "niềm tin" của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá... như lời hứa.
Khi nói chuyện kinh tế, nhiều chuyên gia thường lên giọng nghiêm túc và dùng những danh từ khó hiểu nhất pha lẫn những khẩu hiệu chính trị rồi kèm theo những con số thường là do các nhóm lợi ích cung cấp để không ai thấy rõ những mục tiêu riêng của mình và phe nhóm. Thực ra, sự điều hành kinh tế của một quốc gia không khác gì việc điều hành một doanh nghiệp. Một nền kinh tế cũng cần doanh thu (thuế, hàng xuất khẩu, kiều hối...), vốn đầu tư (FDI, FII, dự trữ ngoại tệ, vốn vay..), chi phí (nhân sự, giá vốn hàng hóa hay dịch vụ, hậu cần...), lời hay lỗ (dòng tiền âm hay dương...), tài sản và nợ, thương hiệu (niềm tin và sự thỏa mãn của người dân), mức tăng trưởng v.v...
Do đó, chúng ta có thể đánh giá khả năng thành công hay thất bại của một nền kinh tế dựa trên những chỉ tiêu áp dụng cho doanh nghiệp.
Khi họp để bàn về một dự án hay một doanh nghiệp, hội đồng thẩm định của quỹ đầu tư thường lưu ý đến 4 yếu tố then chốt trong vấn đề khả thi: sản phẩm hay dịch vụ; ban quản trị; kế hoạch tiếp thị và hiệu quả tài chính.
Một quản lý quỹ thông minh thường biết bỏ qua những "gương và khói" (smoke and mirror), những hình thức đánh bóng hoành tráng để che đậy yếu kém và những chi tiết thực sự vô nghĩa với sự thành công của dự án. Các công dân có kiến thức và tầm nhìn cũng phải đánh giá một nền kinh tế thật chính xác, khoa học và cân bằng về hiệu quả của đồng tiền bỏ ra, qua thuế hay nợ công hay tiền in thêm (một hình thức thuế).
Einstein có nhắc chúng ta là "không ngừng đặt câu hỏi". Sau đây là những câu hỏi của tôi, có thể thiếu sót, nhưng chắc chắn sẽ giúp tôi đánh giá tốt hơn cơ hội và rủi ro trong tương lai nền kinh tế xứ này.
1. Sản phẩm hay dịch vụ trong mô hình kinh doanh
Như một doanh nghiệp, mỗi một quốc gia đều có thế mạnh cạnh tranh và đặc thù dân tộc trong những chủ đạo của nền kinh tế. Với yếu tố địa lý và dân số, Singapore đã thành công khi sử dụng dịch vụ tài chính quốc tế cho xứ sở. Mỹ có mũi nhọn công nghệ cấp cao và thị trường tiêu thụ khủng; trong khi Trung Quốc dựa vào mô hình sản xuất công nghiệp thông dụng cho toàn cầu. Nhật có lợi thế của một văn hóa rất tổ chức để thâu tóm thị trường tiêu dùng chất lượng; trong khi Ấn Độ biết lợi dụng lượng dân số có học, biết Anh ngữ để dành phần thắng trong công nghệ phần mềm.
Việt Nam đang đổ tiền đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực gì? Lĩnh vực đó có sản phẩm hay dịch vụ gì đặc thù hay có lợi thế cạnh tranh gì trên thương trường quốc tế? Chúng ta đang đầu tư dàn trải và xu thời hay chuyên sâu và bền vững? Sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ có thông minh và sáng tạo hay ngu xuẩn và sao chép?
2. Ban quản trị
Hai nhân tố quan trọng của nhà lãnh đạo là kiến thức và kinh nghiệm. Kiến thức đây không phải là bằng cấp, kiếm được từ trường lớp hay đi mua từ chợ, mà là một dòng suy tưởng và phân tích được bổ sung hàng ngày qua đám mây của nhân loại. Kinh nghiệm là những thành quả từ chiến trường thực sự, thua hay thắng, bằng công sức của chính mình và đội ngũ bao quanh.
Hai nhân tố trên sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có một tầm nhìn xa, chính xác; cũng như một phán đoán sắc bén hơn khi trực diện những đòi hỏi của tình thế. Dĩ nhiên, lãnh đạo không thể đi xa hơn các nhân tài trong nhóm quản trị; giá trị thực của toàn đội ngũ cộng hưởng sẽ là vũ khí then chốt khi lâm trận.
Cho Việt Nam, ban quản trị kinh tế của chúng ta có hội tụ được những người giỏi nhất về kiến thức và kinh nghiệm để điều hành? Lãnh đạo có đủ tự tin để chiêu mộ những người tài giỏi hơn họ? Nhân sự lãnh đạo được tuyển chọn như thế nào, qua phe nhóm bè phái hay qua các kỹ năng và kinh nghiệm thực sự? Nhìn qua lý lịch và thành tích của 30 người quan trọng nhất đang điều khiển bộ máy kinh tế xứ này, người dân nhận định ra sao?
Và vấn đề đạo đức? Chúng ta có nên bắt chước vài quốc gia đòi hỏi một liệt kê tài sản của các lãnh đạo và gia đình họ, trước và sau khi nắm quyền? Chúng ta có dám để những chuyên gia hay định chế độc lập phân tích và phán xét nhân sự và bộ máy điều hành?
3. Kế hoạch tiếp thị
Một nhà hiền triết Trung Quốc dạy, "Muốn thống trị thiên hạ thì hãy phục vụ mọi người". Phục vụ và đáp ứng được nhu cầu để khách hàng thỏa mãn là một kế hoạch tiếp thị thành công. Đây thực sự là một hành động liên tục, chứ không phải một vài khẩu hiệu khôn ngoan hay một cô người mẫu đẹp mắt trong một phút quảng cáo trên TV.
Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là khách hàng, là nhà đầu tư và các quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự thỏa mãn của "Thượng Đế". Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay "niềm tin" của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá... như lời hứa.
Trong các dịch vụ của chính phủ, quan trọng là công ăn việc làm, an ninh, y tế, giáo dục, môi trường, văn hóa và bảo hiểm xã hội cho những người kém may mắn. Ngoài ra, một nhiệm vụ "mềm" nhưng cần thiết là tạo niềm tin vào tương lai cho khách hàng với sự minh bạch, trung thực và sáng tạo.
Các lãnh đạo kinh tế ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu này chưa? Những người dân đang sinh hoạt hàng ngày có "tin" vào những giải pháp đề nghị, những dự án dài hạn, những thực thi luật lệ, những tiêu xài đa dạng của chính phủ? Cụ thể hơn, họ có tin là chính phủ đang làm tất cả để bảo đảm giá trị của đồng tiền VN, để khả năng thu nhập và mua sắm gia tăng đều đặn, để môi trường sống phù hợp với sức khỏe công cộng, để xã hội bớt bức xức về tệ nạn văn hoá?
4. Hiệu quả tài chính
Sau cùng, mọi nhà đầu tư đều muốn đồng tiền của mình được sử dụng hiệu quả và sinh lợi thường trực. Ngoài các con số về lợi nhuận và doanh thu, họ quan tâm nhất đến chỉ số hoàn trái (ROI: return on investment). Dù kế hoạch, ban quản trị, kỹ năng tiếp thị...có hay giỏi đến đâu, nhà đầu tư sẽ cho là vớ vẩn (BS) nếu công ty liên tục thua lỗ.
Câu hỏi người dân thường đặt ra cho mọi chính phủ là "trong nhiệm kỳ của ông hay bà, đời sống chúng tôi có khả quan hơn không?". Về vật chất, về sức khỏe, về tinh thần, về tương lai con cái...tôi có nhiều hy vọng và lạc quan hơn không? Các ông bà đã đem tiền thuế, tiền nợ công, tiền các ông bà tự in ra...đầu tư vào những thứ gì và hiệu quả tài chính của chúng là thế nào? Các ông bà tiêu xài trong tiết kiệm và cẩn trọng số tiền của chúng tôi hay thích đi xây những văn phòng hoành tráng, mua những siêu xe, mở những tiệc tùng liên tục.. để hưởng thụ?
Dĩ nhiên, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của bất cứ dự án đầu tư nào. Thời thế, may mắn, quan hệ, biến động xã hội, thiên tai...đều có thể trở thành những tác động chủ yếu. Nhưng chúng ta phải tùy thuộc vào những phân tích định lượng nêu trên để đánh giá cơ hội thành công của dự án; cũng như những rủi ro khiến chúng ta "tiền mất tật mang".
Do đó, qua lăng kính của 4 góc nhìn chính, người dân có thể đoán được là các nhà lãnh đạo kinh tế Việt Nam có đủ khả năng đưa con thuyền này vượt sóng cao, ra biển lớn, ganh đua ngang hàng với mọi đối thủ và đối tác trong ngôi làng toàn cầu? Hay là chúng ta phải cầu nguyện mỗi ngày?
T/S Alan Phan

CAO ĐỨC PHÁT – CON CHUỘT ‘CHEC-NÔ-BƯI’


Sinh ngày: 25/05/1956, Quê quán: Nam Định, Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI. Đại biểu Quốc hội Khoá XII, XIII
Bộ trưởng Bộ Nông ngiệp và Phát triển Nông Thôn, thoạt nghe chẳng mấy ai để ý, ai ai cũng giành nhau cái ghế Bộ trưởng Bộ Công Thương hay Bộ Giao thông vận tải, ít người ngó ngàng đến cái bộ nói đến chỉ  làm người ta lien tưởng đên đói, nghèo và lạc hậu của nông nghiệp Việt Nam. Vậy là bé cái lầm to!
Từ một tiến sĩ nông nghiệp học tại Liên Xô, tốt nghiệp về bắt đầu phục vụ tại các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ tháng 3/2003 Cao đúc Phát được đua đi luân chuyển giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang. Thông thường luân chuyển phải từ 2-3 năm, nhưng Cao Đức Phát là một tay luồn lách như chuột con  nên  đến tháng 4/2004, chỉ sau một năm đã được trở về Hà nội giữ chức Thứ trưởng Thường trực, rồi quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đến tháng 2/2005 sau khi tham gia vào Uỷ viên Trung Ương Đảng thì có Quyết định của Thủ Tướng bổ nhiệm giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( Bộ NNPTNT) cho đến nay.
Nếu thoạt đầu ai không biết thì thấy cái ghế Bộ trưởng bộ NNPTNT không có gì hấp dẫn nên ít người tranh chấp. Song đã lầm to, nếu xem ngân sách hang năm của Việt Nam mới thấy đây là Bộ ngốn tiền của Ngân sách Nhà nước chỉ đứng sau Bộ giao thong vận tải! Hàng năm, ngân sách chiếm đến 20-25% GDP của cả nước đổ về cho Bộ này cùng các nguồn vốn vay ODA, tài trợ cho các án Thuỷ Lợi, xây dựng các hồ chứa nước, xây dựng đê điều,…. Ở đâu nhiều tiền ngân sách là đương nhiên ở đó có nhiều bổng lộc.
Từ thời Phan Văn Khải còn đang tại vị Thủ Tướng, Phát đã gắn bó mật thiết làm thành Bộ tam Phát – Xuân Trường – Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng ( sau này lên Phó Thủ Tướng và hiện nay là Chủ tich Quốc Hội) và Phan Văn Khải để giao cho Xuân Trường 6.000 tỷ đồng cách đây gần 10 năm trị giá rất lớn để làm hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu, và lấy lý do Xuân Trường phải bù lỗ để xây dựng hạ tầng sau nay Nguyễn Sinh Hùng và Cao Đức Phát tiếp tục rót vốn và giao luôn hàng ngàn hec-ta để Xuân trường xây dựng chùa Bãi Đính. Chùa Bãi Đính hoàn toàn được Bộ KH Đầu tư phê duyệt và Phát cùng Nguyễn Sinh Hùng rót tiền cho xây dựng vậy mà đến nay bỗng trở thành tài sản cá nhân của Xuân Trường!
Nhưng Cao Đức Phát, Nguyễn Sinh Hùng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn gắn bó mật thiết  bởi các dự án Xây dựng Hồ thuỷ lợi và các công trình chống lũ lụt, chương trình nông thôn mới… mỗi năm hàng trăm ngàn tỷ đồng và bằng thủ thuật: các dự án này chỉ được giao cho những công ty do chính  Nguyễn Sinh Hùng và Cao Đức Phát chỉ định giới thiệu xuống làm việc với địa phương thì địa phương đó mới được phân bổ ngân sách cho các công tình thuỷ lợi và nông nghiêp cũng như phòng chống lũ . Theo những công ty nhận thầu thì mới biết chi phí cho các quan thầy chiếm đến 40% giá trị công trình, tiền đuọc thanh toán là lập tức phải thực hiện nghĩa vụ cho Quan ba Dũng, quan Sinh Hùng, Quan Hoàng Trung Hải – Phó Thủ Tướng phụ trách kinh tế ngành (bao gồm cả Bộ NNPTNT)và Cao Đức Phát. 7 năm qua bộ tứ sên này đã hoạt động gắn bó mật thiết và kết quả:
Cả nước hiện có trên 6.000 hồ và đập thuỷ lợi và Thuỷ điện với tổng mức đầu tư mỗi năm khoảng 20-25 tỷ đô la, nhưng chỉ 30% công trình có thể đưa được vào sử dụng, còn lại đến 70% hồ xây dựng xong nằm đó chờ đợi hệ thống kênh tưới tiêu. Sở dĩ như vậy không phải bầy chuột này không biết mà vì chúng chỉ quan tâm đến việc đầu tư vào đâu nhanh rút ruột được công trình nhất, riêng các hệ thống tưới tiêu đầu tư rất lẻ mẻ, manh mún và theo quy định quản lý tài chánh thì cần phải có đối ứng một phần của địa phương nên việc ‘cắt lại’ sẽ khó khăn, vì vậy mà bầy chuột Chec-nô-bưi này dù biết lãng phí, thất thoát cung không hề điếm xỉa đến việc đầu tư hoàn thiện 70% công trình đang nằm chờ đó hang 5 năm đến cả chục năm như hiện nay mà vẫn tiếp tục đầu tư vao những công trình mới để rút tiền từ Bộ tài chánh cho nhanh nhất.
 Nếu đi giám sát trực tiếp các công trình sẽ thấy: mỗi năm nhà nước lãng phí hàng trăm ngàn tỷ đồng, mỗi năm thất thoát, tham nhũng đã gấp hai lần thất thoát thua lỗ của Vinalines hay Vinashin. Vậy mà bầy chuột Chec-nô-bưi vẫn bình chân như vại, không ai thấy bất cứ cơ quan chống tham nhũng hay địa biểu quốc hội nào lên kế hoạch đi giám sát? Có thể lấy ví dụ như hồ Cửa Đạt – Thanh Hoá đã bỏ ra đầu tư gần 10.000 tỷ đồng nằm đó 7 năm nay không đưa vào sử dụng vừa lãng phí vừa rủi ro rất lớn nếu xảy ra sự cố như đập hồ Song Tranh 2 vừa qua….
Cao Đức Phát đã trở thành một trong những con chuột chec-nô-bưi – Một loài chuột khổng lồ bị nhiễm phóng xạ qua vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chec-nô-bưi đã biến dạng thành loài chuột khổng lồ ăn thịt cả người. Nếu phanh phui đường dây Cao Đức Phát – Nguyễn Sinh Hùng – Nguyễn Tấn Dũng thì sẽ ngăn chặn được mỗi năm đất nước tiêu tốn vài tỷ đô la vào túi riêng của bầy chuột Chec-nô-bưi này. ậy mà không ai biết được vì thói quen nghe đến hai chữ ‘nông nghiệp’ là chỉ thấy người nông dân chân lấm tay bùn, mà không biết được số tiền khổng lồ hàng năm Cao Đức Phát cùng quan thầy của mình đã phung phí và phá hoại như thế nào.
Dân nghèo thành thị

Nhà máy ximăng lỗ, Nhà nước gánh nợ


Cùng với phong trào đua nhau xây nhà máy ximăng, nợ nước ngoài của các dự án này cũng tăng theo, số tiền mà Nhà nước phải đứng ra trả nợ thay cho các nhà máy ximăng ngày càng phình ra.
Cuối tháng 5-2012 vừa qua, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Tập đoàn Sông Đà vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để trả nợ tiền vay từ Ngân hàng Natixis (Pháp) đầu tư dự án Nhà máy ximăng Hạ Long, với số tiền lên tới 437 tỉ đồng.
Vung tay quá trán do được... bảo lãnh
Theo Bộ Xây dựng, dự án ximăng Hạ Long do Công ty CP Ximăng Hạ Long - một thành viên của Tập đoàn Sông Đà - làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư gần 6.500 tỉ đồng, đã đi vào sản xuất từ đầu năm 2010. Tuy nhiên, do nợ vay để đầu tư, sản xuất và trả nợ vay của công ty rất lớn, dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2011 thua lỗ hơn 581 tỉ đồng và năm 2012 lỗ “kế hoạch” gần 496 tỉ đồng.
Trong khi đó, theo kế hoạch trả nợ năm 2012, Công ty CP Ximăng Hạ Long phải trả các khoản vay nước ngoài do Bộ Tài chính bảo lãnh, gồm khoảng 437 tỉ đồng cho Ngân hàng Natixis và hơn 28 tỉ đồng cho Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu. Ngoài ximăng Hạ Long, một dự án khác là ximăng Đồng Bành (Lạng Sơn) cũng được Bộ Xây dựng gửi văn bản “kêu cứu” với Bộ Tài chính.
Trước đó, vào tháng 3-2012, trong văn bản gửi về các dự án vay nước ngoài do Bộ Xây dựng quản lý và có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết có tới 11 dự án ximăng được Chính phủ bảo lãnh vay nước ngoài với tổng số tiền lên tới gần 300 triệu USD và 445 triệu euro (tương đương 17.000 tỉ đồng). Đặc biệt, trong số 11 dự án này có sáu dự án ximăng thuộc Tổng công ty Ximăng VN (Vicem).
Bỏ nợ chạy lấy người...
Theo một cán bộ có thẩm quyền của Vicem, việc Vicem “bị dính” trả nợ cho một số dự án ximăng không phải do Vicem làm chủ đầu tư, mà do một số tỉnh, thành phố đầu tư bằng nguồn vốn vay, sau một thời gian hoạt động không hiệu quả bèn cầu cứu với Chính phủ. Ví dụ điển hình nhất là dự án của Nhà máy ximăng Hoàng Mai (Nghệ An) và Tam Điệp (Ninh Bình)... đã được Chính phủ “điều động” về Vicem xử lý.
“Khi về” với Vicem, lúc này Vicem đang cổ phần hóa một số công ty thành viên, nên đã dùng hơn 1.000 tỉ đồng “để cứu” Hoàng Mai. Cũng theo vị này, vào thời điểm đầu tư, dự án này chủ yếu dùng nguồn vốn đi vay, nên đến khi rơi vào tình cảnh không trả được nợ thì tỉnh Nghệ An mới mượn Bộ Tài chính để trả nợ hộ.
“Chính vì vậy mới có chuyện Hoàng Mai nằm trong danh sách của Bộ Tài chính, dù sau đó Hoàng Mai đã hoàn lại một số khoản vay và thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ” - ông này nói. Tương tự là Nhà máy ximăng Tam Điệp. Theo vị này, hiện Vicem đã “rót” gần 1.000 tỉ đồng cho Tam Điệp, nhưng doanh nghiệp này vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh khó khăn do khoản nợ còn phải trả dự kiến đến năm 2016 mới chấm dứt.
Riêng năm dự án ximăng thuộc các công ty TNHH một thành viên cũng thuộc diện được Chính phủ bảo lãnh, theo Bộ Xây dựng, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, khó khăn về tài chính kéo dài, không tự cân đối đủ dòng tiền trả nợ vay và duy trì sản xuất, có thể dẫn đến phá sản nếu không có phương án tái cấu trúc doanh nghiệp. Đáng ngại là nhiều nhà máy trước triển khai rầm rộ nhưng đến nay vẫn... “còn nợ nhà thầu xây dựng, như dự án nhà máy ximăng Đồng Bành, Sông Thao, Hạ Long”.
Thêm nhiều dự án ximăng được triển khai
Mặc dù tình trạng cung vượt cầu ximăng, phải xuất khẩu dù gần như không có hiệu quả kinh tế nhưng theo quy hoạch, sắp tới vẫn có 15 dự án làm nhà máy ximăng tiếp tục được triển khai, mà hầu hết vẫn là các dự án ximăng công suất rất thấp, từ 0,35-2 triệu tấn/năm. Theo một số chuyên gia, các nhà máy ximăng công suất thấp thường tiêu hao nhiên liệu lớn, gây ô nhiễm nặng và hiệu quả thấp, nhưng vốn đầu tư ít nên vẫn được làm “ào ào”.
Ông Trần Văn Huynh - chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng - bày tỏ lo ngại các dự án ximăng công suất thấp của VN sẽ lại sử dụng công nghệ Trung Quốc, có thể gây ô nhiễm và hiệu quả thấp. Theo ông Huynh, hiệp hội sẽ có văn bản chính thức đề nghị dừng 15 dự án ximăng mới nhằm tránh mất cân đối cung cầu, đồng thời ngăn chặn những công nghệ thải của Trung Quốc lọt vào VN. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, nhiều khả năng các dự án này vẫn sẽ được thực hiện vì đã được bổ sung vào quy hoạch, dù hiện tại đang nằm im vì khó khăn kinh tế...
Theo ông Huynh, để phát triển công nghiệp ximăng VN, cần khuyến khích làm các nhà máy công suất lớn, hiện đại bởi giá than, điện rồi sẽ tăng, các nhà máy công nghệ cũ vừa tốn chi phí xử lý môi trường, vừa có khả năng không cạnh tranh nổi khi giá đầu vào tăng. Bên cạnh đó, nên tính toán mở rộng công suất các nhà máy đang hiệu quả hơn là đầu tư nhà máy mới vì mở rộng công suất rẻ hơn, chi phí chỉ khoảng 1/3 việc làm nhà máy mới.
Đến năm 2018 mới trả hết nợ
Chỉ tính riêng trong hệ thống doanh nghiệp của Vicem, hầu hết các dự án ximăng dù đã đưa vào vận hành nhưng đến nay vẫn chưa dứt nợ. Nguồn tin từ Vicem cho biết trong năm 2011, Vicem đã phải trả nợ khoảng 4.100 tỉ đồng và dự kiến năm 2012 con số phải trả lên tới 4.900 tỉ đồng. Tùy theo từng năm, số tiền phải trả của Vicem cho các dự án sẽ được cân đối lại, nhưng muốn hết nợ may ra đến năm 2018 mới xong.
Theo Cẩm Văn Kình- Tuấn Phùng - Trần Vũ Nghi
Tuổi trẻ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét