Yêu cầu của người bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải
Thời gian mở phiên tòa 8 giờ 00, ngày 15/05/2012, Quyết định trên lại bị thu hồi ngay trong ngày. Hành vi thu hồi Quyết định kể trên của Tòa án không được thực hiện bằng một Quyết định hành chính… “Là người bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải, căn cứ k1, Đ 176, BL TTHS 2003 tôi yêu cầu ông Thẩm phán trả lời bằng văn bản về hành vi thu hồi Quyết định số 100/QĐ-HSST nêu trên là căn cứ vào quy định nào của pháp luật và lý do thay đổi thời gian mở phiên tòa…” – LS Hà Huy SơnTháng Năm và Lãnh tụ
Tự do là khi ta bắt đầu quên tên lãnh tụ
Tháng Năm là tháng ra đời lãnh tụ của các lãnh tụ. Đó là Karl Marx,
ngưòi có những học trò quá xuất sắc ngoài sự mong đợi của thầy như
Stalin và Pol Pot. Trong phần II của Tuyên ngôn Cộng sản do Marx và
Engels viết có đưa ra 10 biện pháp những người cộng sản nên áp dụng sau
khi cách mạng thành công. Tôi xin nêu ra biện pháp số 9: “Kết hợp nông
nghiệp với công nghiệp sản xuất; xoá bỏ dần sự phân biệt giữa thành thị
và nông thôn, bằng sự phân phối bình đẳng hơn dân số trên khắp nước.”Băng hoại đạo đức
David Thiên Ngọc (Danlambao) - Vấn đề Đạo Đức trong xã hội CSVN hầu như trong mỗi người chúng ta có một chút trăn trở cho tương lai, sự nghiệp, tiền đồ của dân tộc, đất nước thì cũng không khỏi ray rức, xót xa cho nỗi đau của một dân tộc mà đạo đức dần dần “băng hoại” và rơi xuống vực sâu khó bề thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.Siêu láo
Chúc mừng anh Trương Minh Đức ra khỏi nhà tù nhỏ
Nhà báo Trương Minh Đức – đấu tranh đến phút cuối trong tù
Đỗ Vũ (danlambao) -
Từ hôm 4.5.2012 thì vợ anh đã lên Xuân Lộc chờ trước 1 ngày. 6 giờ sáng
phía gia đình anh Đức đã có mặt ở cổng trại khu 4 nhà tù Z30A ở Xuân
Lộc. Công an gác cổng trại không cho gia đình đứng ngay cổng để nhận
“người” mà họ đuổi gia đình của anh Đức ra xa xa ngoài khu vực K4 này.
Gia đình của anh Đức phải rời xa cái cổng trại giam đến trú dưới một cái
chòi nơi nghĩ chân của các tù nhân khi đi làm về. Chỗ này cách xa cổng
trại 200 met nhưng công an sợ người nhà của anh Đức quay phim chụp hình
nên ra đuổi thân nhân của anh Đức đi ra phía ngoài xa nữa.Hoa tháng năm
Người phương tây nhảy vào tháng năm bằng vũ điệu samba
Ta nhẩy vào tháng năm bằng những bản chiến ca
Bằng panneau thiếu nữ giơ tay cao tiến lên cùng nắm đấm
Người thanh niên ưỡn ngực bồng súng chĩa lưỡi lê.Tuyên truyền – Phản tuyên truyền: xưa và nay
Thăng Long (Danlambao) – Chúng ta, nhiều người cũng đã biết về “Hiệu ứng” Gơben của nhà tuyên truyền bậc thầy Đức quốc xã, đại khái là: “Một việc dù không có thật, được nói đi nói lại nhiều lần & ở nhiều nơi thì sẽ thành… sự thật”. Có thể khẳng định rằng mọi quốc gia, tổ chức… đều ít nhiều đã, đang và sẽ phải sử dụng chiêu thức này cho các mục đích khác nhau của mình. Ngoài ra các nhà tuyên truyền còn “sáng tạo” thêm để bổ khuyết cho hiệu ứng nêu trên đó là: “Một việc dù sự thật chỉ bé như con kiến, nhưng được thổi phồng và nói đi nói lại nhiều lần ở nhiều nơi thì sẽ trở thành sự thật… con voi”.Vài lời nhằn gửi tới Hằng
Nguyễn Hồng Phi (Danlambao) – Chúng tôi đã nghe, đã thấy những gì bạn trải qua, dù là chỉ phần nào trong chuỗi ngày 5 tháng ấy. Trói tay, cùm chân, quẳng lên sàn xe như một con vật! Một người đàn bà chỉ bị đưa đi “phục hồi nhân phẩm” thôi mà khiến họ phải dè chừng đến thế? Họ sợ điều gì?, sợ những người bạn của Hằng, sợ công luận hay sợ cả những gì đang sục sôi trong người phụ nữ ấy? Ấu trĩ, bệnh hoạn, càng hành xử vô nhân tính, tàn bạo bao nhiêu thì những kẻ áp giải Hằng càng tỏ ra hèn nhác bấy nhiêu!Ông phó chủ tịch huyện hành xử theo kiểu “xã hội đen”?
Thái Sinh (Nongnghiep.vn) - Nếu
sự việc diễn ra đúng như ông Sầm Văn Thủ đã tường trình, thì những việc
làm của ông Lê Trọng Khang: Gọi dân bằng mày, thu gỗ và máy móc chế
biến lâm sản theo kiểu “áp đáo tại gia” bất chấp các quy định của pháp
luật, lập biên bản vi phạm hành chính ở chợ, ký là người làm chứng… đủ
thấy ông Khang lộng quyền và chẳng coi pháp luật ra gì. Trong mắt của
người dân với cách hành xử đó, thì ông Phó chủ tịch huyện Mù Cang Chải
có khác gì băng trưởng băng nhóm xã hội đen?…
Kết luận nguyên nhân cháy xe: Hòa cả làng!
Nhất Nam (CTV Phía Trước) - Thất vọng, đó là tâm lý chung của người dân tại buổi họp thông báo (26/4/2012) kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân cháy xe xảy ra ở một số địa phương thời gian qua.-Ngài Tổng bí thư và sự “khốn cùng” của “đúc kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận”
Hạ Đình Nguyên - Boxitvn
Tháng 4-2012
Có lẽ nhiều người bị chứng trầm cảm sau khi đọc “bài nói chuyện quan trọng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cuba vừa rồi.
Sự quan trọng của bài nói chuyện quan trọng là sự mất phương hướng quan trọng. Vì điểm xuất phát thì không rõ ràng, mà đích đến lại mơ hồ.
Người ta bỗng nhớ đến, vào cùng một thời điểm, cuộc phóng tên lửa của
Triều Tiên. Tên lửa không đi tới đâu, nửa chừng nổ tung, rơi xuống biển.
Không đến được đích đến, mà đích đến là đâu, cũng mơ hồ không kém bài
nói chuyện quan trọng. Tuy nhiên, hai sự kiện đều mang khí thế tự tin và
tính kiên cường tương đương nhau. Một bên là khoe sức mạnh vũ khí, một
bên là biểu thị sức mạnh tinh thần với đường gươm tư tưởng sắc bén. Ánh
hào quang lý luận xã hội chủ nghĩa lóe sáng rực giữa trời đêm bao trùm
lên chủ nghĩa tư bản đang suy thoái. Ở thế kỷ này, rất hiếm hoi để có
một người hùng đứng lên, nói cho cả thế giới biết về tính “ưu việt” của
Chủ nghĩa xã hội, và chỉ rõ sự khủng hoảng “không cưỡng nổi” của Chủ
nghĩa tư bản. Kim Jung Un ít nhất làm cho nhân loại ở một nửa quả đất
lên cơn sốt. Bài nói chuyện quan trọng gây ngạc nhiên cho nửa quả đất
còn lại. Dù nửa chừng rơi xuống biển, hoặc nửa chuyến đi lại quay về,
thì tiếng vọng vẫn còn đó, ít nhất cũng nằm trong một chuỗi chứng tích
của lịch sử. Ai dám chê ý chí và bản lãnh của Kim Jung Un? Ai dám hoài
nghi sự vững vàng kiên định về chính trị – tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Nhưng có người bảo, Cuba không phải là nơi đến để nói đùa!
Trước đây, ông cựu Chủ tịch nước Việt Nam sang Cuba
nói về chuyện: hai bên thay phiên nhau, chia thành hai ca thức-ngủ, để
canh hòa bình thế giới, là câu nói thuộc hàng quý hiếm, để đời. Năm nay,
bài nói chuyện quan trọng, với nét tư tưởng hoành tráng, có tính chất
dẫn đầu thời đại, xuất phát từ bệ phóng Việt Nam, một xứ sở đang đứng ở
điểm cao của “Đỉnh Gió Hú”, không còn là “ Đồi Thịt Băm”, một xứ sở rất
thần tiên xã hội chủ nghĩa, được nhân danh trong tương lai! Và
theo đó, Nhân dân Việt Nam dưới sự dắt dẫn của Đảng Cộng sản Việt Nam,
với 80 năm của nhiều thế hệ kế tiếp nhau chết trẻ, giành hết thắng lợi
này đến thắng lợi khác, rất vẻ vang và kiên cường, nay sẽ tiếp tục phấn
đấu nữa, hy sinh nhiều thế hệ nữa để giữ vững lý tưởng xã hội chủ nghĩa,
một học thuyết “đỉnh” của loài người… Ngoài lý do “bạn đã từng khuyên ta… phải kiên trì!”, còn có một niềm tin vững chắc khác, đó là sự xác tín, chắc như đinh ghim bánh xe, sau những “đúc kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận”
rất đáng tự tin, tự hào của Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú
Trọng là Tổng Bí thư, đồng thời là nhà lý luận tự thấy là tầm cỡ:
“Chúng tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn từng bước đi…” (điều này nói lên hàm lượng chất xám rất cao nhé!), Chủ nghĩa xã hội… “là sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp (sự nghiệp là bể khổ vậy), “vì nó phải tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên tất cả các lãnh vực đời sống” (gần như làm lại con người), và cuối cùng thì phải, “trải qua thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi” (tương đương với nhiều kiếp?).
Nghe đoạn lý luận cốt lõi quan trọng trên đây, ai mà không hãi hùng, sốt cả bốn vó?
Thời gian quả là một đại lượng vĩnh hằng.
Trăn trở cũng là trạng thái vô định.
Bước đi thì nằm trong phạm trù khoa học lượng tử.
Nó cao hơn Tôn giáo, siêu hơn Tôn giáo, mơ hồ khó
hiểu hơn Tôn giáo, ở chỗ nó chỉ do những con người, mà ta thấy hằng ngày
rất tầm thường, lãnh đạo, miễn sao thực hiện đúng giáo điều. Cái luận
lý cùa nó tiếp theo phải được hiểu là: Nhân dân Việt Nam (kể cả Cuba anh
em nữa nhé), gồm cả nam phụ lão ấu và những trẻ chưa sinh, đều phài nín
thở mà theo dõi, lắng nghe, với sự tôn quý và kỷ luật, về những “trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, chọn lựa của… chúng tôi,” (gồm ông Nguyễn Phú Trọng và XYZ nào đó?), vì sự trăn trở này có giá trị lãnh đạo cho “sự nghiệp lâu dài vô cùng khó khăn và phức tạp” của nhiều kíếp người.
Chính vì rất lâu dài và nhiều bước đi, nên không mấy
ai ngạc nhiên thấy các thái tử đỏ, công chúa đỏ, vội vàng được đưa vào
đội hình kế thừa lãnh đạo, như ở Trung Quốc, và ở Triều Tiên… và tất
nhiên, các thế hệ thanh niên lành và rách phải trở thành đội vệ binh đỏ
để thực hiện cuộc thánh chiến kiên trì này.
Nhưng còn một khái niệm nữa, vừa bí hiểm vừa nguy hiểm: “Phải tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên tất cả các lãnh vực đời sống”.
Ai? Ai có thể làm được điều này? Và dám làm điều này? Trong lịch sử
nhân loại từng có những kẻ ngông cuồng. Triết gia Nietzsche đã từng có
cuồng vọng đòi làm mới nhân loại, tên thợ sơn Hitler đã một lần dám thực
hiện. Polpot cũng đã một lần làm nên đỉnh cao cho cuộc “biến đổi sâu sắc trên tất cả các lãnh vực đời sống”
của nhân dân Campuchia, biến xứ sở này thành những cánh đồng chết. Ở
Triều Tiên, Đảng và ba đời kế thừa lãnh tụ vĩ đại đã đưa nhân dân Triều
Tiên đến chỗ cực kỳ trật tự và ngăn nắp, bình đẳng và không ai bóc lột
ai, đã biến đổi sâu sắc, toàn diện “trên tất cả các lãnh vực đời sống”
theo cách duy nhất, tuyệt đối mà Đảng và Lãnh tụ muốn. Chắc chắn là
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có tham vọng về một sự biến đối sâu
sắc theo kiểu này. Ông nói về những mong muốn thay đổi theo cách tốt
đẹp, hơn cả nằm mơ, bao gồm một mớ từ ngữ phổ thông, giá rất rẻ và ai
cũng biết. Có khác chăng là hàm lượng chất gia vị trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn… gia giảm ít nhiều mà thôi. Có một vị Tổng Bí thư (Đông Âu?) nói một câu rất dễ nhớ: “Người Cộng sản không phải là kẻ lừa dối chúng ta, nhưng họ đã không làm được điều mà họ nói”.
Thế nhưng ngày nay, những người Cộng sản kế thừa, biết chắc chắn không
làm được mà vẫn nói, nói mãi, nói kiên trì, thì nên gọi họ là kẻ gì?
Bài nói chuyện quan trọng ở nước bạn Cuba với tinh
thần rất hào sảng và hoành tráng, nhưng trong nước, trước khi đi, ông
Tổng Bí thư đã kêu gào chấn chỉnh Đảng, về tình trạng tham nhũng, thoái
hóa đạo đức trong suy nghĩ, trong lối sống của đảng cầm quyền, và cảnh
báo về vai trò lãnh đạo của Đảng đang rất bấp bênh và chao đảo, một bộ
máy cầm quyền thối nát với rất nhiều sự bất mãn và phản ứng của nhân
dân, tình trạng đàn áp, bắt bớ và chống đối xảy ra liên tục… trong bối
cảnh một xã hội xuống cấp mọi mặt.
Hóa ra, bài nói chuyện quan trọng, chẳng phải đứng từ điểm cao nào cả, không phải “đỉnh gió hú”, hay “đồi thịt băm”, mà từ một trũng thấp vô danh của sự mơ mộng, mơ màng, bay bỗng do cái “tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận” hoành tráng theo cách tự ám thị tạo ra. Đây quả đúng là sự khốn cùng, và cũng mong là cuối cùng, của đỉnh cao lý luận xã hội chủ nghĩa ở đất nước này.
Đang ở địa ngục nên mơ thiên đàng, đó vừa là thực tế
vừa là tâm bệnh. Đó là sự đánh tráo có ý thức, hoặc là vô thức. Đó cũng
là một loại giấc mơ của người muốn được làm kẻ chăn cừu. Đó là sự lẫn
lộn giữa nói dối và ngụy tín. Lịch sử không còn một loại hẹn hò nào
tương tự như thế nữa, cho những ai mơ mộng, một thời đại đã thật sự qua
rồi. Do đó, bài nói chuyện quan trọng nhanh chóng chìm vào quên lãng,
như chiếc tên lửa lệch đường đi.
Lịch sử luôn không lắng nghe một lý thuyết nào,
hay một vĩ nhân nào. Không một lý thuyết nào hay vĩ nhân nào có thể bắt
lịch sử đi theo mình.
Nếu có một khoảnh khắc lịch sử nào, có vẻ đi theo
một lý thuyết, một vĩ nhân, thì đó là khoảnh khắc suy đồi và bệnh hoạn,
chứa đựng sự nhầm lẫn có tính giao mùa, cái khoảnh khắc mà đại bộ phận
trở thành nô lệ, thì không đáng được tán dương.
Một lịch sử lành mạnh là lúc mà lịch sử đó vắng
bóng sự thống trị nổi bật của ai đó hay lý thuyết nào đó. Lịch sử loài
người là lịch sử đi tìm kiếm tự do, trên con đường đi tìm kiếm, nó tự bổ
sung và điều chỉnh. Lịch sử mỗi đời người cũng là lịch sử đi tìm tự do,
ở hình thái thấp nhất – hữu hình, ở hình thái cao nhất – trừu tượng.
Hình thái thấp nhất là thoát sự kìm chế của kẻ khác, hình thái cao nhất
là thoát khỏi sự kìm chế của bản năng. Càng tán dương một lý thuyết, một
vĩ nhân (hay một nhóm) là càng nói lên sự tồi tệ của đám đông, càng
ngợi ca con berger (loại chó giữ cừu), tức là gián tiếp ngợi ca sự thụ
động ngoan ngoãn của bầy cừu.
Đã xa quá rồi, tư duy của thời đại!
Tai họa đáng tiếc là đem sự độc tài đối lập với khái
niệm dân chủ được hiểu như là một trạng thái hỗn độn. Nhưng người ta
không nghĩ rằng, hể dân chủ thì là hỗn độn, là thuộc chủ nghĩa tư bản
bóc lột, là nhà nước tư sản, là kẻ xấu, là vũ khí lợi dụng… Tại sao
không hiểu rằng thiết chế dân chủ ngày nay là một thiết chế được sàng
lọc, được kiểm chứng qua nhiều thử thách, là thành tựu lớn lao của mấy
thế kỷ đấu tranh của nhân loại? Chứ nó không phải là sản phẩm do trăn trở
của một nhóm người độc tài đồng thuận nào đó tạo nên, sau một số đêm
mất ngủ. Mà như ông Tổng Bí thư đã thừa nhận, trong bài nói chuyện quan
trọng, ông và nhóm đồng thuận trong Đảng đã nhầm lẫn rằng: “đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản”
(ý nói rằng, vì hiểu nhầm là đồng nhất, nên đã lúng túng một thời gian
dài từ chối kinh tế thị trường và từ chối nhà nước pháp quyền, vì xem nó
là của chủ nghĩa tư bản và của nhà nước tư sản). Nhưng bây giờ, thôi
không nhầm lẫn như thế nữa, thì sao? Hay vẫn cố tiếp tục gượng gạo che
lấp, chống đỡ và biến tấu? Cả dân tộc, cả vận mệnh của quốc gia phải đau
khổ và trả giá đắt như thế nào, cho sự nhầm lẫn có trăn trở ấu
trĩ này? Đã hiểu rằng, kinh tế thị trường không đồng nhất với chủ nghĩa
tư bản, Nhà nước pháp quyền không đồng nhất với Nhà nước tư sản, thì
cũng nên hiểu tiếp rằng thiết chế dân chủ – thành tựu lớn lao của nhân
loại – không nên quá trăn trở để hiểu nhầm thêm lần nữa, rằng
nó là của riêng của đế quốc tư bản, của kẻ xấu. Thật ra, hiểu như thế
không nhầm đâu! Tuy nhiên, người lương thiện rất khó chịu về một lối lý
luận, khi đến bước đường cùng thì thừa nhận sự thật, thừa nhận sai lầm,
khi chưa đến đường cùng thì tiếp tục tấu hài ngụy biện. Kinh tế thị
trường, nhà nước pháp quyền, thiết chế dân chủ là hiện thực đang vận
hành trên toàn thế giới, việc đi tìm kiếm xác định chúng nó là của ai,
không là của ai, để thực hiện hay không thực hiện theo, thì quả là sự mặc cảm khốn cùng của một thứ “tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận” quá đáng thương!
Thêm một chút rò rỉ ở quả đạn pháo: “Thành phần chính trị cơ hội đang hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá…”
. Thế thì, định chế xã hội chủ nghĩa lẽ nào luôn luôn ở thế đối lập với
một bọn du thủ du thực, đầu trâu mặt ngựa, chực sẳn để hí hửng, xuyên
tạc, chống phá? Đối thủ của Chủ nghĩa xã hội phải là điều gì cao cả hơn
thế chứ? Hay nó chỉ xứng tầm một đối thủ như vậy? Vì thế, trong đoạn văn
trên đây, từ “hí hửng” lẽ ra nó không nên có, thật đáng tiếc, từ vị trí của người nói và nơi đứng nói, nhưng nó đã lỡ có, lại làm vui cho cả bài nói chuyện quan trọng! Nhiều người mong rằng chẳng nên có một sự hí hửng nào cả – mà nên có sự nghiêm túc xứng tầm với những trăn trở – suy nghĩ – tìm tòi – lựa chọn – bao gồm cả sự hí hửng
về nền kinh tế tư bản, nói đúng hơn là của cả thế giới, đang khủng
hoảng. Chỉ có Trung Quốc là một quốc gia có đủ trơ trẽn và hãnh tiến để
có thái độ này, cớ chi đến Việt Nam?
“Bài nói chuyện quan trọng”, thật đáng tiếc, giống
như quả tên lửa của Triều Tiên, một sự lên gân nông nổi tầm Nguyên Thủ
Quốc Gia! Thật đáng tiếc!
H. Đ. N.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét