CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Rất đáng lo! - Trung Quốc thả 21 ngư dân Việt Nam (BBC). “Trong bản tin mới nhất của Tân Hoa Xã không thấy nói gì đến chuyện tiền chuộc đã được trả hay chưa” - Trung Quốc phóng thích 21 ngư dân Việt Nam sau một tháng giam giữ – China releases 21 Vietnamese fishermen after month (AP/The Guardian). Lo bởi vì “Tân Hoa Xã cho biết … các ngư dân được thả sau khi họ cam kết bằng văn bản ‘không vi phạm các quy định hàng hải, đặc biệt là việc đánh bắt cá trong lãnh hải Trung Quốc’”. Như vậy là mặc nhiên bà con ngư dân ta đã phải công nhận mình đã vi phạm chủ quyền TQ, công nhận chủ quyền của TQ trên chính vùng lãnh hải của VN, giữa lúc chính quyền VN thì vẫn công khai khẳng định chủ quyền, đòi TQ thả bà con vô điều kiện và cho biết đã tích cực làm việc với phía TQ.
Nhưng bản tin của TTXVN, VTV và các báo thì đều thống nhất một nội dung … cực ngắn mà sáng qua BS đã đặt dấu hỏi, không biết bao nhiêu công phu “làm việc” mà lại cho cái kết quả mù mờ đến lạ. Liệu có phải ta đã chấp nhận điều kiện bắt ngư dân phải công nhân “vi phạm” để đổi lấy việc họ được trở về? Điều này có vẻ hợp logic với việc giữa lúc TQ vi phạm chủ quyền của ta và bắt dân ta như vậy mà vẫn liên tục có các cuộc thăm viếng vui vẻ (- Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta kết thúc chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc. - Tăng cường trao đổi thông tin giữa các tổ chức hữu nghị Việt – Trung), trong khi theo tập quán quan hệ quốc tế, các cuộc thăm viếng này phải bị hủy bỏ, đình hoãn hoặc hạ thấp tầm mức so với kế hoạch ban đầu.
Nguy hiểm nữa là nếu phía TQ cứ diễn mãi trò này thì chúng sẽ tích cóp được ngày càng nhiều bằng chứng thuận lợi để chứng minh chủ quyền trên vùng biển của VN.
Thậm chí không loại trừ khả năng chúng còn tích cóp cả những bài báo kiểu như của Quân đội nhân dân loan tin ngư dân bị chúng giam ở Hoàng Sa-lãnh thổ của chúng ta trở về nhưng lại với cái tựa “25 ngư dân Quảng Ngãi đã từ Trung Quốc trở về“, để lu loa lên rằng chính VN cũng “ngầm” công nhận Hoàng Sa là của TQ qua tin tức báo chí. (Xem thêm: - Ngượng — Nguyễn Thông.) =>
Vậy phải chăng người ta cần “trình diễn” với người dân cái kết quả “mỹ mãn” là đòi được ngư dân trở về, còn thì ngấm ngầm, che dấu với dân, chịu cái giá phải trả là mất dần chủ quyền về pháp lý?
Còn khả năng đây hoàn toàn nằm trong “lộ trình” được toan tính từ lâu của TQ và những ai đó ở VN thì … Ôi! … Khốn nạn quá nên không dám nghĩ tới. - Quảng Ngãi: 21 ngư dân được Trung Quốc thả về tới Lý Sơn trong đêm 21.4 (SGTT). - Trung Quốc thả 21 ngư dân Việt Nam – (RFI).
- Xây dựng tuyến đường kiểu mẫu Trường Sa – Hoàng Sa (NLĐ). - Trại ong của cựu binh Trường Sa (TT).
- Tàu Việt Nam bị tố cáo thâm nhập vùng biển do Đài Loan kiểm soát (RFI).
- Thế kẹt trước Trung Quốc: Bản lĩnh và sự khôn khéo của Việt Nam (Rsis/NCBĐ).
- Chiến lược độc chiếm biển gần của Trung Quốc (Tạp chí Các vấn đề chiến lược/NCBĐ). - Báo Phượng Hoàng: Trung Quốc đang bị kẹp chặt từ hai cánh (GDVN). - Cơn sốt căn cứ không quân trên biển (TN).
- Trung Quốc cảnh báo Mỹ (NLĐ). - Liệu Mỹ có bị cuốn vào một cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đông? (Cfr/NCBĐ). -Biển Đông: Vùng nước dữ cho việc xây dựng liên minh (CNAS/NCBĐ). - Binh lính Mỹ đang tập trận chung với Philippine (VnMedia).
- Báo TQ: Bắc Kinh không phải quá mềm yếu mà là quá cứng rắn trong tranh chấp Biển Đông (Hoàn Cầu/NCBĐ).
<- Quân cảng Cam Ranh, nhin từ đèo Khánh Sơn (Thiềm Thừ). - Ảnh đẹp đời thường — (Lê Dũng).
- Coi dân như địch? (Quê choa). ““Các người không có quyền hỏi tên tôi.”, sự xác định địch- ta rất rõ ràng. Cô bé Quỳnh Anh là sinh viên, làm sao cô ta dám mở mồm nói vậy nếu như cô ta không thấm nhuần tư tưởng ” coi dân như địch”?”.
- Điều không nên làm của người cầm bút (3) (Nguyễn Tường Thụy).
- Kéo côn đồ tới chém sư sãi trong Chùa? (RFA).
- Hà Văn Thịnh: Tiếng cười (Boxitvn). - Bà Hoàng Yến: Tôi bị ‘bôi nhọ, sỉ nhục’ - (BBC). - Sợ sự thật? (NLĐ). - Đại biểu QH Hoàng Yến: ‘Tôi chấp nhận việc bãi nhiệm’ (VNE). - Video: ĐBQH Hoàng Yến họp báo về vụ ly hôn ‘lùm xùm’ (VTC). - Đại biểu QH Hoàng Yến: ‘Tôi chấp nhận bãi nhiệm’ (VNE). - Bà Hoàng Yến cho rằng mình bị “tai nạn”! (NLĐ). - Bà Hoàng Yến: Tôi trung thực! -Video: ĐBQH Hoàng Yến họp báo về vụ ly hôn ‘lùm xùm’ (VTC). - GS Trần Quắt Quay- Một mét vuông mấy thằng ăn cắp — (Người buôn gió). “Dân ta có câu ” một mét vuông mấy thằng ăn cắp”. Giờ tại quốc hội đến mấy trăm vị đại biểu quốc hội. Một vị khai man lý lịch thôi mà chúng ta ngạc nhiên thì cái ngạc nhiên đó mới là chuyện lạ. Chứ chả lạ là có một vị khai man”. - Phản hồi trong tuần: 4.135 (TT). “…vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến không trung thực khi khai lý lịch ứng cử đại biểu Quốc hội (171 ý kiến)”.
- Đinh Thế Huynh: Báo chí cần tích cực đấu tranh chống tiêu cực (NLĐ). Nghe đã chưa? Đừng vội mừng mà sập bẫy không biết chừng! Coi đây đầy đủ hơn: ”Báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương” (TTXVN). “Một số tờ báo nặng phản ánh mặt tiêu cực, chưa chú ý phát hiện, phản ánh những mô hình, điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt để nhân rộng trong xã hội. “
- Dưỡng liêm, nỗi buồn của xã hội! (NLĐ). – GS Trần Quắt Quay- Một mét vuông mấy thằng ăn cắp (Người buôn gió). - THÔNG BÁO KHẨN: HỌP MẶT CLB TỰ LỰC CÁNH SINH (PHAIR ZIOS). Biếm họa nầy mà đăng được báo … Nhân dân thì mới đúng là … “quán triệt” Nghị quyết 4 = >
- Trần Văn Tùng: Nghịch lý trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài tại Việt Nam (boxitvn).
- Trương Tuần: Kính thưa cả trang A4 (Trần Nhương). - CẤM “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG…” THÌ ĐỔI THÀNH “…THĂM & LÀM VIỆC VỚI TỈNH”? (Lê Quốc Châu). Thật là ngô nghê hết chỗ nói, chỉ có cái khẩu hiệu mà hết Thường trực Ban bí thư ra lệnh miệng để cấm, rồi làm cả công văn đi tứ tung chỉ đạo.
- Chủ tịch nước thị sát nơi xây nhà máy điện hạt nhân (NLĐ). Hy vọng CT có cú đột … phá mẹ nó cái toan tính nguy hiểm ở đây đi! Hì hì! Chỉ là nghĩ trong bụng vậy thôi nha bà con, xin bỏ quá cho.
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Tổng cục II, Bộ Quốc phòng (CP). Coi chừng! – Tin này ngắn thôi Cán bộ tình báo cần rèn luyện bản lĩnh chính trị (PLTP), nhưng bức hình thì … “quan trọng”, vì nghe một độc giả méc cái cục đá ngó tưởng cái linga của người Chăm(hề hề! Giỡn cho vui, anh em TC2 đừng giận nha!) thực ra là “đá phong thủy” do tướng Vịnh cất công cõng từ trong Nam ra từ khi còn chấp chính. = >
- Bến phà 40 tỷ đồng chưa dùng đã hỏng (TP). Nhằm nhò gì so với Thủy điện Sông Tranh 2?
- 106. Có hay không tổ chức A.B ở Việt Nam trước năm 1945? (Xưa&Nay).
<- Gặp “o du kích nhỏ” (NLĐ). “Không ngờ, hình ảnh đó đã được nhiếp ảnh gia Phan Thoan ghi lại” nhưng không rõ “ghi” theo cách nào? “Chộp” hay là bắt “đóng” để chụp? Vì chợt nhớ chị Ngô Thị Tuyển, chỉ vì bị bắt phải vác bao gạo/khoai tây đóng lại cho đám “nhiếp ảnh gia” Liên Xô chụp để chế thành bức hình vác trên vai hòm đạn cả tạ, nên chị mới bị di chứng cột sống đến cuối đời. = >
- Nhân kỷ niệm 142 năm Ngày sinh V. Lê-nin (22-4-1870/22-4-2012: Đảng phải giành (được) lòng tin tuyệt đối của quần chúng (QĐND). BS thêm chữ “được” vô, để khỏi bị lầm với giọng lưỡi của … lũ cướp. Hề hề!
- HỘI NGHỊ CẤP CAO MÊ KÔNG – NHẬT BẢN LẦN THỨ 4: Thông qua “Chiến lược Tokyo” (NLĐ). - Nhật Bản cam kết viện trợ 7,4 tỉ đô la cho khu vực sông Mekong - (VOA). - Sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông (TN). - Xây đập Xayaburi đi ngược thỏa thuận các nước sông Mekong (TT). – Xây dựng thủy điện Xayabury là không phù hợp (NLĐ).
- Nhật Bản quyết định xóa nợ 300 tỷ yen cho Myanmar (TTXVN).
- Chuyển đổi ở Myanmar: Kéo cưa lừa sẻ (TVN).
- Trung, Triều gặp cấp cao nhất sau vụ phóng tên lửa (TTXVN). - Triều Tiên lại đe dọa chiến tranh với Hàn Quốc (VTC). - Triều Tiên “chuẩn bị thử hạt nhân” (TN). - Kim Jong-un ra lệnh công khai vụ phóng tên lửa thất bại (TN).
- Ôn Gia Bảo công du Bắc Âu : Trung Quốc bị chỉ trích vi phạm nhân quyền (RFI). - Thêm hai người Tây Tạng tự thiêu : Đức Đạt Lai Lạt Ma đau buồn. - Ông Vương tiết lộ gì với Mỹ? (NLĐ). - Bắc Kinh lo nguy cơ ở Trùng Khánh (TT). - Tin tặc tấn công trang web đưa tin vụ Bạc Hy Lai (NLĐ). - Bắc Kinh lo nguy cơ ở Trùng Khánh (TT).- Trang web tiếng Trung ở Mỹ đưa tin về vụ bê bối Bạc Lai Hy đã bị tin tặc phá - US website covering China’s Bo Xilai scandal hacked (BBC). - Tỉ phú Trung Quốc muốn Bài 1: Mua Iceland – ẩn ý chính trị, quân sự… (PLTP/Le Point).
14h00′:
- 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ về đến Lý Sơn (TN). - 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt về đến quê nhà (TT). – Vugia K7: VĂN TẾ ĐỘI HÙNG BINH BIỂN — (Huỳnh Ngọc Chênh). - Nhớ lắm Trường Sa…! (QĐND).
- “Cơn khát” của người Trung Quốc (ĐĐK).
- TIN KHẨN CẤP, GIỮA TRƯA, ĐỀ NGHỊ BÁO CHÍ VÀO CUỘC (Nguyễn Xuân Diện).
- Mỹ “chỉ mặt” công ty cung cấp xe chở tên lửa cho Triều Tiên (DT). - Công ty Trung Quốc bị Triều Tiên lừa? (NLĐ).
- Những điều chưa biết về người vợ cả của cựu quan chức TQ Bạc Hy Lai (GDVN). - Bạc Hy Lai – Những điều chưa biết (TP). - Vụ án Cốc Khai Lai – Bạc Hy Lai: Quý bà Cốc Khai Lai ở Anh(PLTP).
KINH TẾ- Tái cơ cấu nền kinh tế, chi phí bao nhiêu? (ĐT).
- DN khó khăn đừng mong chờ gói hỗ trợ (VEF).
- Xăng âm thầm tăng giá: Nợ một lời giải thích (TN). “Giải thích về đợt tăng giá xăng dầu lần này, theo thông lệ, đại diện Bộ Tài chính đều đưa ra điệp khúc cũ: Tăng giá vì DN kinh doanh xăng dầu bị lỗ. Đến bây giờ người dân không còn tin vào lời giải thích đó nữa. Bởi vì Bộ Tài chính vẫn còn nợ một lời giải thích trung thực từ lợi nhuận “khủng” của Petrolimex năm 2009.” - Tăng giá xăng khiến chỉ số giá tăng 0,3% (TN). - “Đua” theo giá xăng dầu (NLĐ). - Tăng giá xăng: DN, người dân “hứng” đủ (TQ).
- Trần lãi suất: Bên trọng, bên khinh (VEF). - Hạ trần lãi suất huy động về 12%: Ai được lợi? (ANTĐ). - Ném tiền vào… thùng không đáy. = >
- Cuối tuần, giá vàng trong nước tăng 100.000 đồng (TTXVN).
- BĐS: Cơ hội thấy rõ nhưng khó hồi phục nhanh (VEF). - Giao dịch nhà đất sẽ bùng nổ? (NLĐ).
- Sự thật vụ bán thương hiệu cà phê cho Trung Quốc (RFA).
- Dịp lễ nằm nhà cho yên thân (VEF).
- Bắt giám đốc văn phòng giao dịch Techcombank (Cafef).
- Đang cơn khát FDI nghe sướng: Tỉ phú Myke Ryan đến khảo sát đầu tư tại Việt Nam (DVT).
- Châu Á sẽ trở thành trung tâm kinh tế thế giới (VTV/Viacorp).
- Lương tối thiểu làm đau đầu chính phủ châu Á (VEF).
14h00′:
- Nhiều giải pháp để cứu DN khỏi “chết lâm sàng” (TTXVN). - Cái chết được báo trước! (TBKTSG). - Chia sẻ hay… phá sản?
- “Tài khóa” và “tiền tệ” phối hợp, liệu có đủ? (TBKTSG).
- Xăng tăng, kéo CPI tăng khoảng 0,36% (ĐV). - Giá dầu biến động là do thông tin kinh tế trái chiều (TTXVN).
- Ngân hàng “khó khăn” kiểu “gậy ông lại đập lưng ….Bà “ (Tầm nhìn).
- Tuần tới, giá vàng tiếp tục chao đảo mạnh (VnMedia).
- Kinh doanh theo nhóm: Không “dễ chơi” (Tầm nhìn).
- Đến thời nhà giá rẻ đắt hàng (VnMedia).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Sử dụng âm nhạc bừa bãi trên truyền hình (PLTP). “…những hình ảnh tại đền thờ Vua Hùng nhưng nhạc nền lại là bài Wujin De Ai, nhạc chủ đề trong phim Thần thoại (The Myth) của Hong Kong…; một phóng sự về kênh Nhiêu Lộc (TP.HCM), …làn nước đen ngòm cùng với tất cả những thứ có thể lềnh bềnh trôi được “tôn” lên bằng giai điệu của chương I trong bản Sonate Ánh trăng của Beethoven!”.
- NGĂN CHẶN NGAY VIỆC PHÁ “DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA” — (Kha Trà Phương).
- Sách nhiều hơn nhưng Văn hoá lại đi xuống? (VNN). - Ngày hội đọc sách 2012: Khi ngôn từ không chỉ nằm trên trang giấy… (DT). - Hàng ngàn bạn trẻ đến với ngày hội đọc sách (TT). - Ngày hội sách và văn hóa đọc 2012 (SGGP).
- “Không tình cờ” - Truyện ngắn của Phương Trinh (TN).
- Những ký ức tuổi thơ đáng nhớ (TN).
<- TRẨY HỘI ĐỀN ĐỒNG XÂM, THÁI BÌNH — (Nguyễn Xuân Diện).
- Cần tôn trọng sự thật lịch sử (TBKTSG).
- Câu chuyện chủ nhật: Chuyện loanh quanh về Nguyễn Đình Chính (Bà đầm xòe).
- NHÀ VĂN “ĐI” ĐANG… NGỒI — (Văn Công Hùng).
- Hậu Chí Phèo và Dư luận: Phần I -c ( Tiếp theo I-b) (Bà đầm xòe).
- ĐỖ QUYÊN – THƠ MAI VĂN PHẤN TRONG DÒNG THƠ CẦN GIẢI THÍCH GIÁ TRỊ (PHẦN 1) . - ĐỖ QUYÊN – THƠ MAI VĂN PHẤN TRONG DÒNG THƠ CẦN GIẢI THÍCH GIÁ TRỊ (PHẦN 2) (Văn chương +). - BIÊN ĐỘ CỦA CÁI ĐẸP TRONG THƠ THANH THẢO ĐƯỢC MỞ RỘNG VỀ MỌI PHÍA - (Văn chương +).
- ”Đông quy anh hùng truyện” thua kiện ở Việt Nam (TN).
- Cuồng nhiệt, chớ cuồng loạn (TT).
- Chung kết Hợp ca tranh tài (TT).
- Biểu diễn dù lượn trên biển Hải Tiến (TTVH).
- Bức tranh 3,2 triệu chấm (TN).
- Kiếm thủ Tiến Nhật giành vé đi Olympic (TN).
14h00′:
- Cập kênh (TTVH).
- “Fan… cuồng” nhìn từ Hàn Quốc (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Sĩ tử không còn mặn mà với “lò” luyện thi Đại học (LĐ). – Đại học hay không phải đại học? (Lê Văn Út).
- Từ chối nhận hồ sơ ĐKDT của HS trường quốc tế là sai quy định (DT).
- Sinh viên 4 ĐH lớn so tài kiến thức về sở hữu trí tuệ (GDTĐ). – Cip cãi thầy ‘tay đôi’ của sv Đại học Bách Khoa (IONE).
- Mầm non chất lượng cao – Xả láng tự phong (DV).
- Vụ nữ sinh cấp 2 HN đánh nhau: Nguyên nhân từ chuyện nói xấu (Kênh 14). – Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng phải nhập viện: “Hiệu trưởng nóng vội khi đưa ra quyết định…” (KTĐT). =>
- Chuyện nhỏ như con thỏ (PLTP).
- Chủ động kế hoạch trong bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá GV tiếng Anh (GD&TĐ).
- Hà Tĩnh : Dư thừa 777 giáo viên các cấp (ND).
- Người phụ nữ nổi tiếng làng công nghệ Mỹ (TN).
- Những yếu tố tăng nguy cơ tiểu đường (TN).
14h00′:
- Phỏng vấn TS Nguyễn Tùng Lâm: Chỉ có đỗ oan chứ không có trượt oan (Bee).
- Chống nạng lên bục giảng (DV). - “Ở chung dưới một bầu trời” (TT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- VN sẽ nhờ quốc tế giúp điều tra bệnh lạ - (BBC). – Hôm qua bảo không lạ, sao giờ phải huy động cả: Bệnh lạ tại Quảng Ngãi – Bộ Tư lệnh Hóa học vào cuộc (SGGP).
- Báo động về tình trạng thai phụ tử vong ! — (Lê Dũng). - Thư viết cho con trai ngày ấy và chuyện bệnh viện bây giờ. — (Người buôn gió).
- Cứu sống hai ngư phủ Campuchia nhảy biển (Zing/Infinet).
- 2 tấn thịt thối, sắp chôn, vẫn bị móc lên - (NV). - Phối hợp điều tra vụ trộm 2,2 tấn thịt thối (TN).
- Ăn hoa quả xuất xứ Trung Quốc, 1 người tử vong (VOV).
- Khi nỗi kinh hoàng chỉ người dân gánh chịu (VOV).
- Luẩn quẩn vòng tròn ‘con cô lấy con cậu’ (VNN).
<- Khánh thành chánh điện đẹp nhất ĐB sông Cửu Long (TTXVN).
- “Nhà của bố” đẫm tình mẫu tử (NLĐ).
- 3 nam sinh THPT chết đuối thương tâm (VTC).
- Bắt được cá heo dài 1m, nặng 70kg ở biển Thanh Hóa (Bee).
- Pakistan: Không ai sống sót trong tai nạn máy bay (PLTP).
- Nam Phi đối phó với nạn săn trộm tê giác (TVN).
- Tai nạn xe khách ở Mexico: 40 người chết - (VOA). - Mexico: xe tải đâm xe buýt, 43 người chết (TT).
14h00′:
- Sinh mạng người dân rẻ quá hè! (NLĐ).
- Lại sụt lở bãi thải, một công nhân chết thảm (DV). - Thêm núi phế thải “tử thần” đe dọa cuộc sống hàng trăm hộ dân (DT).
- “Thực – ảo” sừng tê (Petrotimes).
- Lung linh một tình yêu da cam (TT).
- Người trở về cuộc đời từ cũi sắt (TP).
- TS Tô Văn Trường: KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ GÌ MỚI LẠ? — (Người Lót Gạch).
QUỐC TẾ- LHQ chấp thuận gửi 300 quan sát viên đến Syria - (VOA). - HĐBA LHQ thông qua Nghị quyết 2043 về Syria (SGGP). - Vụ nổ rung chuyển một sân bay quân sự Syria (AFP/VOV).
- Bahrain điều tra cái chết của một người ở địa điểm biểu tình - (VOA). - Một người chết trong vụ đụng độ Bahrain - (BBC).
- Afghanistan tịch thu 10 tấn thuốc nổ - (VOA).
- Mật vụ Mỹ: Điều tra đi cạnh Bảo vệ - (VOA). - Thêm nhân viên mật vụ Mỹ rời khỏi cơ quan vì vụ tai tiếng Colombia - (VOA).
- Mỹ dàn hàng trăm tên lửa Tomahawk quanh Iran (RT/VNN).
- ‘Điểm mặt’ cương lĩnh tranh cử của 10 ứng viên Tổng thống Pháp (Aljazeera/ĐV). - Lo lắng rò rỉ thông tin trước giờ bầu cử Pháp (VOV). – Sarkozy chìm, Hollande nổi, cử tri lo lắng (VNN).
- TT Obama hối thúc quốc hội triển hạn đạo luật giảm lãi suất nợ của sinh viên - (VOA).
- Tổng thống Nam Phi bây giờ còn 4 vợ - (VOA).
- Sự tỏa sáng của con gái Park Chung-hee (NYT/VNN). Bà Park Geun-hye đã gây ấn tượng với các cử tri bằng chiến dịch không mệt mỏi, bắt tay người dân cho tới khi tay bà phải băng bó lại vì đau = >
14h00′:
- Taliban sắp hết tiền? (BBC/ĐV).
- Mỹ lo lắng khi Nga-Trung sắp tập trận lịch sử (VNN). - Xem tàu Nga tham gia tập trận với Trung Quốc.
- Ông Sarkozy trước nguy cơ thất bại (Newsru/TP). - Bầu tổng thống Pháp: Bất ngờ ngay từ vòng một? (VNN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 21/04/2012; + SKBL: Tôi và chúng ta – 21/04/2012; + Trang địa phương – 21/04/2012; + Câu chuyện văn hóa – 21/04/2012; + Nông thôn mới – 21/04/2012.TẠP CHÍ XƯA&NAY
Có hay không tổ chức A.B ở Việt Nam trước năm 1945?
Số 401 (4 – 2012)Mạch Quang Thắng
A.B là viết tắt tiếng Pháp Anti-bol -chévik có nghĩa là phần tử hoặc tổ chức giả danh cộng sản chui vào hàng ngũ của đảng bônsêvích (đảng cộng sản) để phá hoại đảng cộng sản. Một vấn đề còn chưa được làm sáng tỏ trong lịch sử Việt Nam là: trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam có hay không có tổ chức A.B (“A.B đoàn”)?
Một số ý kiến cho là có. Một số ý kiến ngược lại, cho là không.
Một số ý kiến cho là có “A.B đoàn” này thì viện dẫn ý kiến của X.X.X (bút danh của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh) đăng trên báo Cờ Giải Phóng (tờ báo của Đảng Cộng sản Đông Dương), số 9, ngày 25-12-1944. Bài báo này có tên là “Kinh nghiệm công tác làm thế nào nhận biết một phần tử là A.B”. Bài báo viết rằng, bọn đế quốc biết không thể đánh đập, tù đày, chém giết mà phá được Đảng ta, nên chúng phải dùng bọn A.B cho đeo mặt nạ vào Đảng để ngầm phá Đảng. Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, hằng giờ, hằng phút kiểm tra hàng ngũ để tìm ra bọn A.B đặng kịp thời đối phó. Bọn A.B thường có những tư cách hay hành động như dưới đây:
a) Hay tò mò, hay điều tra người này để biết người kia, hay bóc thư trộm.
b) Hay ăn mặc xa xỉ, tiêu hoang và thường có nhiều tiền tiêu.
c) Hay đi lại bất thường khó kiểm soát nổi.
d) Hay giao dịch với những người tung tích mờ ám hoặc đáng ngờ.
đ) Hay thả tin vịt để tâng bốc lực lượng đế quốc, gieo sợ sệt trong hàng ngũ Đảng.
e) Hay đặt chuyện để gièm pha các đồng chí tốt và làm mất tín nhiệm các đồng chí ấy.
g) Hay ngửa tay hứng lấy những việc mạo hiểm để gây tín nhiệm và có khi làm được những việc kỳ quái mà người khác không làm nổi” (1) . Ngày 27-6-1945, trong cao trào đấu tranh giành chính quyền, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư cho các đồng chí ở Trung kỳ. Bức thư có đoạn:
“Mấy năm nay trong khi phần đông các chiến sĩ trung thực bị nhốt trong lao thì một bọn mạo danh cộng sản, gia nhập “A.B đoàn”, đeo chiêu bài cựu chính trị phạm mà lừa dân, phá Đảng. Những vụ khủng bố hàng trăm, có khi hàng nghìn người, những vụ bắt bớ các đồng chí phụ trách quan trọng không những đã chứng tỏ thủ đoạn dã man cực điểm của đế quốc, còn chỉ rõ tội ác của bọn A.B nữa!
Đảng bộ Trung Kỳ vì sao mà ốm yếu, vì sao mà rời rã? Chính vì bọn A.B. Nhiệm vụ trước mắt của các đồng chí Trung kỳ lúc này là phải cải tổ các tổ chức của Đảng từ trên đến dưới, định rõ tội trạng của bọn A.B từng nơi, tẩy trừ những phần tử khả nghi, cơ hội, bè phái, không trung thành ra khỏi hàng ngũ Đảng…” (2).
Từ các văn bản “gốc” này mà sinh ra nhiều nhận định của các cuốn sách lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam viết về sau này. Một số cuốn sách đó cho rằng, các thời kỳ vận động cách mạng 1930-1945 của Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương), đặc biệt là ở các giai đoạn 1936-1939, 1939-1945, ở Việt Nam đã tồn tại “A.B đoàn”, và đương nhiên đã có tổ chức thì có những phần tử A.B.
Sau đây, xin dẫn ra một số cuốn sách có nhận định trên:
Cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, tập I, 1920-1954 do Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (sau là Viện Lịch sử Đảng thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh) biên soạn dưới sự chủ trì của GS. Nguyễn Văn Phùng (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982), ở các trang 353-354 có đoạn viết: Trong việc xây dựng và củng cố tổ chức Đảng, Đảng thường xuyên quan tâm đến việc xiết chặt hàng ngũ, tăng cường sự đoàn kết thống nhất của toàn Đảng trên cơ sở đường lối đúng đắn, thanh toán triệt để những khuynh hướng chia rẽ, bè phái trong Đảng. Chủ trương tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng được gắn liền với chủ trương không ngừng nâng cao cảnh giác, ngăn ngừa bọn A.B. chui vào Đảng để phá Đảng từ trong phá ra. Năm 1941, ở miền Bắc, Đảng đã kịp thời khám phá vụ tên Công âm mưu lôi kéo một vài đồng chí bất mãn trong Xứ ủy Bắc kỳ hòng chống lại Trung ương, gây bè phái trong Đảng. Ở miền Trung, Đảng cũng khám phá được bọn A.B. do tên Đinh Văn Di cầm đầu, chui vào Đảng và hoạt động phá hoại, chia rẽ một thời gian dài, gây cho Đảng nhiều thiệt hại nghiêm trọng”.
Cuốn Lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Nxb CTQG, HN, 1995) do Viện Lịch sử Đảng thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh viết, ở trang 41-42, sau khi nêu lên cao trào cứu nước ở các địa phương trong những năm tiến tới khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, có nêu: “Song sự vươn lên của phong trào đã làm cho địch chú ý đánh phá ngày càng dữ dội hơn. Bọn A.B cũng ra sức hoạt động, gây cho phong trào nhiều tổn thất, nội bộ lãnh đạo thiếu thống nhất, nghi ngờ lẫn nhau. Hầu hết cán bộ của Xứ và Tỉnh ủy QuảngNam bị bắt, nhiều cơ sở bị vỡ. Xứ ủy Trung kỳ vừa được khôi phục, hoạt động được hơn nửa năm thì bị vỡ. Đây là một khó khăn lớn đối với việc xây dựng phong trào cách mạng ở các tỉnh Trung kỳ”.
Một điều chắc chắn là rất nhiều cuốn sách lịch sử đảng bộ của địa phương (chủ yếu là tỉnh) đều có nhận định tương tự, nghĩa là đều nêu có tổ chức và phần tử A.B phá hoại trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền. Xin nêu điển hình là cuốn Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, tập I (1930-1954) do BCH Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Nghệ An biên soạn (Nxb CTQG, HN, 1998), ở các trang 148-149 có đoạn viết: Trong thời gian sau Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5-1941, “trước thủ đoạn thâm độc của mật thám Pháp, một số ít đảng viên, cán bộ đã có biểu hiện hoang mang dao động, cầu an, trong đó có kẻ phản bội, tiếp tay cho địch phá hoại tổ chức đảng và phong trào cách mạng. Tình hình trên không chỉ riêng ở Nghệ An mà trong toàn quốc, nhiều nơi phong trào cách mạng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngày 26-8-1943, báo Cờ Giải Phóng đăng bài Đừng mắc mưu địch của Tân Trào (Trường Chinh) (3). Bài báo vạch trần âm mưu, thủ đoạn phá hoại tinh vi, thâm độc của địch. Chúng đã “tìm hết cách gieo mối hoài nghi, chia rẽ trong hàng ngũ cách mạng”; đồng thời nhắc nhở các cấp bộ đảng phải tăng cường cảnh giác, kịp thời phát hiện và chống lại những thủ đoạn của địch: “…Phải kịp thời nhận rõ bọn khiêu khích đeo mặt nạ len vào Đảng, phải tích cực đấu tranh chống bọn A.B, nhưng phải phân biệt chân giả, đừng mắc mưu gian của lũ phát xít mà để cho hoài nghi chủ nghĩa giam hãm cõi lòng”.
Những nhận định trên còn có mặt trong các cuốn sách giáo khoa, giáo trình dùng cho nhà trường, như cuốn giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, tập I của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp biên soạn (Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988).
Cũng như cuốn giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Nxb CTQG, HN, 2001), do 13 người biên soạn với 8 cộng tác viên đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tôi cho rằng, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có chứng cớ nào chắc chắn chứng minh rằng, ở Việt Nam trong thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có tổ chức A.B (“A.B đoàn”) và các phần tử A.B.
Nhận định này của tôi dựa trên những lập luận sau đây:
Trong thực tế lịch sử ĐCSVN từ khi thành lập đến nay, chưa bao giờ Đảng thực sự phát hiện được tổ chức A.B. Bởi vì một lý do đơn giản là tổ chức này không tồn tại trên thực tế. Trong từ điển tiếng Nga, tiếng Pháp và cả trong từ điển bách khoa, không hề có những từ này.
Nếu có tổ chức A.B, thì mô tả tổ chức này (hoặc thường được gọi trong nhiều tài liệu là “A.B đoàn”) cụ thể thế nào? Nghĩa là tổ chức này hình thù ra sao, được cấu tạo như thế nào, ra đời ở đâu, chân rết như thế nào, ai cầm đầu, lực lượng bố trí ra sao, có bao nhiêu người? Trong các tài liệu, sách, thậm chí trong cả các tài liệu lưu trữ, tài liệu của mật thám Pháp thời kỳ trước năm 1945, không hề có một dòng nào mô tả về tổ chức này.
Các cuốn sách “chính sử” (tôi tạm gọi như thế) đã viết nhiều, đã có tính khẳng định là ở Việt Nam trong các giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, có tổ chức và các phần tử A.B. Tôi cho rằng, sở dĩ như vậy là căn cứ vào các bài báo của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh cuối năm 1944 cũng như bức thư của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 27-6-1945 gửi các đồng chí Trung kỳ. Rồi từ đó là những chuỗi viết theo, cuốn sau viết theo cuốn trước mà chưa đưa ra một chứng cứ nào xác đáng để chứng minh tổ chức A.B là có thật ở Việt Nam trong những năm đó.
Những năm 70 của thế kỷ XX, trong quá trình nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, một số cán bộ ở Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng thuộc Tỉnh ủy Nghệ An đã tiến hành xác minh bài báo của đồng chí Tân Trào (Trường Chinh) đăng trên báo Cờ Giải Phóng , khi ra Hà Nội có hỏi đồng chí Trường Chinh về bài báo có nội dung đề cập tổ chức A.B, thì đồng chí Trường Chinh nói rằng: “Lúc đó, có đồng chí ở Trung kỳ ra phản ánh tình hình, trên cơ sở đó tôi viết bài báo này để nhắc nhở chung, nhưng không có điều kiện để thẩm tra xác minh sự việc cụ thể” (4). Trong các văn kiện Đảng, trừ Thư của Ban Thường vụ Trung ương ĐCSĐD gửi các đồng chí Trung kỳ ngày 27-6-1945, còn lại thì không thấy bất kỳ một tài liệu chính thức nào nữa đề cập tổ chức A.B. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939 trong bối cảnh thực dân Pháp đang khủng bố mạnh sau một thời gian Đảng hoạt động công khai, bán công khai, và trong thời kỳ bắt đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, cũng không thấy đề cập tổ chức A.B mà chỉ lưu ý đến việc chống sự khiêu khích của mật thám. Cả hai Hội nghị Trung ương ĐCSĐD sau đó (Hội nghị cuối năm 1940 tại Bắc Ninh và Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc chủ trì tháng 5-1941 tại Pác Bó (Cao Bằng) cũng không nói đến tổ chức A.B.
Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương ĐCSĐD tháng 11-1939, có đoạn viết: “Phải chú ý chống nạn khiêu khích mật thám: Nói đến sự củng cố nội bộ không thể không nói đến sự tranh đấu chống nạn khiêu khích mật thám. Sự khiêu khích mật thám là một hình thức tranh đấu của Chính phủ, của giai cấp thống trị chống với Đảng cách mệnh, các phong trào cách mệnh. Giai cấp thống trị hàng giờ hàng phút dùng hình thức tranh đấu khốn nạn ấy để phá phong trào cách mệnh. Sự thờ ơ sao nhãng của Đảng ta chống bọn khiêu khích mật thám đã đưa lại cho Đảng nhiều đau đớn [...]. Trong khi đi lại với các cơ quan phải cẩn thận, phải có cách viết, cách giao thông bí mật, các đồng chí có công việc liên lạc với nhau chỉ nói cho nhau biết những điều cần phải biết để làm việc chứ không thể nói những điều có thể nói cho nhau biết được, cái căn bản chống nạn khiêu khích mật thám là vấn đề củng cố các tổ chức và biết phân công và củ soát công việc” (5).
Việc xác định có hay không Có tổ chức A.B liên quan đến sự kiện, mà cụ thể ở đây là có hai nhân vật trong các công trình nghiên cứu cho là người của A.B đoàn: năm 1941 ở Bắc kỳ có người tên là Công, thời kỳ 1936-1939 ở Trung kỳ có Đinh Văn Di.
Thực ra, hai người này không phải là những phần tử A.B. Họ không phải là thành viên của tổ chức không có trên thực tế. Điều đáng nói là, ngoài sách và bài tạp chí đã công bố khẳng định có tổ chức A.B ra, còn có một số tác phẩm văn học nghệ thuật cũng dựa vào đó để hư cấu, cho à có phần tử A.B trong tổ chức A.B. Theo hồi ký của đồng chí Nguyễn Đức Dương đã nêu trên đây, thì có cuốn “Những mẩu chuyện trong tù” của tác giả N.T. (Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1981). Ngoài ra còn có vở kịch với tên là “Đêm dài” của tác giả H.P. (6) phát trên “Sân khấu truyền thanh” Đài Tiếng nói ViệtNamtối thứ Bảy ngày 24-8-1985.
Ông Nguyễn Đức Dương – người hoạt động cùng thời với ông Đinh Văn Di (mà có một số người cho ông Đinh Văn Di là phần tử A.B) – khẳng định rằng, trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không hề có tổ chức A.B. Ông Lê Duẩn – người mà ngay những năm 1938-1939 đã nghi ngờ có sự phản bội của một số đảng viên cộng sản Trung kỳ thời kỳ 1936-1939 – cũng không khẳng định có tổ chức A.B. Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng thời kỳ từ năm 1940 và là người viết một số bài đăng trên báo Cờ giải phóng có đề cập tổ chức A.B thì sau này, những năm 70 của thế kỷ XX, có nói lại rằng, thời kỳ đó chỉ nghe một người ở Trung Kỳ ra báo cáo rồi viết thế chứ chưa có điều kiện xác minh lại có đúng là có tổ chức A.B haykhông.Tôi cho rằng, đã đến lúc các nhà sử học Việt Nam cần thiết đính chính sự kiện này trong các tác phẩm lịch sử của Việt Nam. Dẫu biết rằng làm việc này không đơn giản; để xóa đi “lối mòn” đã trở thành định kiến trong không ít nhà khoa học nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, thì đúng vậy, quả thực không đơn giản. Song, như vậy không có nghĩa không làm. Như thế, đủ biết rằng, trách nhiệm của những người nghiên cứu khoa học lịch sử nước nhà lớn lắm thay.
CHÚ THÍCH:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, T.7 (1940-1945), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.516-517. 2. Như trên, tr.401-402. 3. Một số cuốn sách khác cũng có đề cập bài báo của Tân Trào (bút danh của đồng chí Trường Chinh) Đừng mắc mưu địch đăng trên báo Cờ Giải Phóng ngày 26-8-1943. Nhưng, trong Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7 (1940-1945), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, ở phần Phụ lục có đăng một số bài của đồng chí Trường Chinh trong báo Cờ Giải Phóng, nhưng rất tiếc/rất lạ là lại không thấy đăng lại bài báo Đừng mắc mưu địch. 4. Theo hồi ký của đồng chí Nguyễn Đức Dương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An từ tháng 4-1938 đến tháng 3-1939. Đoạn ghi lại lời nói trên đây của đồng chí Trường Chinh là do đồng chí Nguyễn Đức Dương viết lại theo báo cáo của đồng chí Nguyễn Đình Triển, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh trong một Hội nghị về lịch sử Đảng bộ Nghệ Tĩnh họp tại Hà Nội từ ngày 21-11-1984 đến ngày 25-11-1984. Tôi xin tạm sử dụng tài liệu thứ cấp này. Khi nào có điều kiện, tôi sẽ xác minh lại cho chính xác hơn. Hồi ký của đồng chí Nguyễn Đức Dương hiện lưu tại Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 5. Đảng Cộng sản ViệtNam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, 1936-1939 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005tr.564-565. 6. Có thể là nhà viết kịch Học Phi, cũng là một nhà cách mạng lão thành (B.T.).
THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM
QUAN HỆ VIỆT-TRUNG VÀ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ sáu, ngày 20/4/2012
TTXVN (Oasinhtơn 16/4)
Giáo sư Marvin Ott, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Woodrow Wilson, Mỹ, có bài viết đăng trên trang mạng của Trung tâm với nhan đề “Thế khó của Việt Nam trước Trung Quốc: hướng đi trong môi trường chiến lược mới”. Sau đây là nội dung bài viết:
Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc là một phép thử về thách thức chiến lược mà Việt Nam phải đối mặt trên nền tảng lịch sử lâu dài. Việc nối lại quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN là những biểu hiện của sự khéo léo về ngoại giao của Việt Nam.
Sự đi xuống của Mỹ trong vai trò “siêu cường duy nhất” của thế giới và sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc với vai trò là cường quốc nổi trội ở khu vực Đông Á đã tạo ra một thế khó cho Việt Nam. Sự nổi lên của Trung Quốc tạo ra một mối đe dọa tiềm tàng, trong khi sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ tới châu Á có thể đem lại cho Việt Nam một giải pháp.
Trong khi mối thách thức của Trung Quốc đã thử thách sự nhạy bén chiến lược của các quan chức ở Hà Nội, thì đối sách của Việt Nam thể hiện ở nhiều mặt và có vẻ như tuân theo 9 định hướng lớn.
Thứ nhất là thông qua các kênh giữa hai Đảng để cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Thành tựu nổi bật của nỗ lực này là việc giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ và gần như toàn bộ Vịnh Bắc Bộ – nhưng không phải là Biển Đông. Thứ hai là xây dựng sức mạnh của Việt Nam bằng việc cải cách và mở cửa nền kinh tế – còn gọi là Đổi Mới – và nâng cấp các lực lượng vũ trang vơi trọng tâm là khả năng chống tiếp cận trên biển. Thứ ba là gia nhập và liên kết với ASEAN để làm cho bất cứ mối đe dọa nào đối với Việt Nam ngày càng được coi là một mối đe dọa với tất cả. Thứ tư là sử dụng mọi cơ hội thông qua sự hiện diện chính thức, các tuyên bố công khai, các cuộc tập trận quân sự, và “sự thật trên thực địa” để khẳng định “quyền chủ quyền” của Việt Nam trên Biển Đông. Thứ năm là tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán nhằm giảm bớt các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ASEAN trên Biển Đông để tạo ra một mặt trận thống nhất trước Trung Quốc. Thứ sáu là lôi kéo các công ty dầu lửa quốc tế (trong đó có Ấn Độ) vào Biển Đông bằng việc đưa ra các điều khoản hấp dẫn trong các hợp đồng. Thứ bảy là phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản và nâng cấp quan hệ quân sự với Nga và Ấn Độ – trong đó có khả năng cho hải quân tiếp cận với Cảng Cam Ranh. Thứ tám là thông báo cho Bắc Kinh thường xuyên và công khai rằng Việt Nam “không bao giờ có thể chấp nhận” các tuyên bố về biển của Trung Quốc. Cuối cùng là phát triển một mối quan hệ ngày càng gần hơn với Mỹ, cả về kinh tế, ngoại giao và quân sự.
Sự phát triển của quan hệ quân sự với Mỹ là đặc biệt đáng chú ý. Bắt đầu bằng sự hợp tác thận trọng trong việc giải quyết vấn đề MIA/POW (người Mỹ mất tích trong chiến tranh và tù binh chiến tranh) trong những năm 1980, các mối liên lạc quân sự với quân sự bắt đầu từ giữa những năm 1990. Quan hệ này mở rộng nhanh chóng với các chuyến thăm cảng của tàu hải quân Mỹ, một diễn đàn “đối thoại chiến lược” giữa giới quân sự hai nước, và việc các quan chức cao cấp Việt Nam thường xuyên nhắc tới một “quan hệ đối tác chiến lược”. Động cơ không nói ra nhưng không thể nhầm lẫn được cho là mấu chốt của mối quan hệ này là sự quan ngại chung về Trung Quốc.
Môi trường chiến lược của Việt Nam
Sức mạnh đang tăng của Trung Quốc tạo ra một môi trường chiến lược rất bất cân xứng cho Việt Nam. Ngày nay không có sự lặp lại thành công về quân sự giống như Việt Nam đã thực hiện vào năm 1979 trước Trung Quốc, Nếu Trung Quốc quyết tâm – chẳng hạn như không cho ngư dân Việt Nam vào các vùng biển ở Biển Đông – có lẽ Việt Nam không thể làm gì được. Tuy nhiên, các xu hướng rõ rệt trong khu vực lại đang có lợi cho Việt Nam.
Thứ nhất là sự điều chỉnh trọng tâm chiến lược của Mỹ tới Đông Nam Á và Biển Đông. Hà Nội biết rõ rằng sức mạnh quân sự của Mỹ cuối cùng sẽ là đối trọng hiệu quả duy nhất cho sự mạnh bạo ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Thứ hai là sự bất an rõ rệt và ngày càng tăng tại Đông Nam Á trước các ý đồ của Trung Quốc. Kết quả là chính phủ các nước ASEAN ngày càng sẵn sàng thể hiện mối quan ngại của họ với Bắc Kinh. Trung Quốc từ lâu đã cố gắng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông với Đông Nam Á trong phạm vi song phương và tránh gây chú ý. Việt Nam thì cố gắng theo hướng ngược lại – quốc tể hóa và công khai hóa. Trong vấn đề cụ thể này, lợi thế thuộc về Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.
Về mặt lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là một bản hùng ca đấu tranh để giành lấy và gìn giữ độc lập dân tộc khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc, So với điều này, các cuộc chiến tranh gần đây chống lại sự can thiệp của Pháp và Mỹ sẽ là thứ yếu. Gần một nghìn năm trước, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập với Trung Quốc và duy trì nó (với cái giá không hề rẻ) kể từ đó. Từ khía cạnh này, thời kì cai trị thuộc địa của Pháp, Chiến tranh thế giới thứ Hai và Chiến tranh Lạnh chỉ là những sai số của lịch sử.
Trong thời kỳ này, mối oán thù Trung – Việt được hóa giải nhờ vào các mối đe dọa và nhu cầu nổi trội. Trong “Chiến tranh chống Mỹ”, Bắc Kinh và Hà Nội trở thành đồng minh của nhau. Nhưng mối quan hệ đó nhanh chóng đố vỡ sau năm 1975 khi một Việt Nam chiến thắng và thống nhất đã đứng về phía Matxcơva và chống lại Bắc Kinh trong cuộc đối đầu Xô-Trung. Câu chuyện lên đến đỉnh điểm vào năm 1979 khi Trung Quốc phản ứng trước việc
Việt Nam đưa quân vào Campuchia (do các cuộc tấn công của Khơme Đỏ vào các làng mạc của Việt Nam) bằng việc cử 30 sư đoàn vượt qua biên giới Việt Nam để thực hiện cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Cuộc chơi mới của Việt Nam
Bài học lớn nhất rút ra là việc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã không tác chiến tốt theo các tiêu chuẩn quân sự hiện đại. Sự độc lập của Việt Nam được giữ nguyên vẹn. Trong hai thập kỷ kế tiếp, mối quan hệ Trung – Việt bước vào giai đoạn lắng dịu về chiến lược. Cả hai nước đều tập trung vào nhiệm vụ lớn là tái thiết kinh tế và phát triển. Sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990 là điều gây bất an cho cả hai nước.
Đối với Hà Nội, điều này đồng nghĩa với việc mất đi một nguồn bảo trợ quan trọng về an ninh và kinh tế. Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của một bối cảnh chiến lược hoàn toàn mới, với hai đặc điểm nổi bật là vị trí số một của Mỹ trong vai trò “siêu cường duy nhất” và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực mà Việt Nam có lợi ích. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và vị thế ngày càng tăng trong tổ chức này là bằng chứng về khả năng của Hà Nội trong việc tạo một lối đi giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự gần gũi ngày càng tăng của Hà Nội với Oasinhtơn, là biểu hiện quan trọng nhất cho sự khéo léo của Hà Nội trong việc giải quyết thế kẹt về chiến lược./.
Bắc Ninh: Mang quan tài, di ảnh thai phụ tử vong bao vây bệnh viện
Để ý mà xem, phải có tới CSGT, cảnh sát cơ động, trật tự và quân đội để đối phó với vài trăm người dân ?! Liệu có phải là coi dân như thù địch không?
-(VOV)
- Cho rằng thai phụ Trần Thị Loan (SN 1978) tử vong bất thường khi
sinh, thân nhân mang quan tài của thai phụ này đến Bệnh viện làm náo
loạn…
Sáng
nay (21/4), hàng trăm người dân mang theo quan tài, di ảnh đã bao vây
Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc (TP Bắc Ninh) do phẫn nộ trước việc thai phụ
Trần Thị Loan (SN 1978, trú quán tại Khúc Toại - Khúc Xuyên - TP Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh) tử vong bất thường trước khi sinh tại bệnh viên.
Lo sợ trước sự quá khích của gia đình nạn nhân, tất cả các y, bác sỹ làm
việc trong bệnh viện đa khoa Kinh Bắc đã rời khỏi khu vực bệnh viện.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng bao gồm CSGT, cảnh sát cơ động, trật tự và quân đội đã
có mặt ổn định trật tự. Sau nhiều giờ đồng hồ, lực lượng chức năng dùng
nhiều cách khuyên giải thì thi thể chị Loan mới được đưa vào bệnh viện
để tiến hành công tác khám nghiệm.
Theo người nhà bệnh nhân kể lại, khoảng 8h sáng ngày 20/4, chị Loan có
biểu hiện sắp sinh. Gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc để khám
thai. Sau khi hoàn tất các thao tác khám, xét nghiệm, bác sĩ kết luận
chị Loan đang trong giai đoạn chuyển dạ đẻ và đề nghị nhập viện.
Khoảng 0h ngày 21/4, bác sỹ gọi người nhà mang đồ sơ sinh vào phòng.
Đến 00h30 phút ngày 21/4, thấy chị Loan đau quá, tím tái hết người, sùi
bọt mép, lúc này các y, bác sỹ mới cho gia đình biết chỉ cứu được thai
phụ và yêu cầu người nhà ra ngoài, đồng thời gọi bác sỹ trưởng khoa sản
đến để cấp cứu.
Khoảng hơn 1h, gia đình được báo tin cả 2 mẹ con chị Loan đã tử vong.
Mẹ đẻ của thai phụ, bà Nguyễn Thị Se (SN 1951) cho biết, thai phụ Trần
Thị Loan đã có 2 con, con lớn 13 tuổi, con nhỏ 10 tuổi. Chị Loan không
có tiền sử bệnh tật, sống bằng nghề kinh doanh gỗ.
Cùng ngày, ông Lê Văn Nam, Phó Giám đốc Sở y tế tỉnh Bắc Ninh cho biết,
cơ quan này đã tới Bệnh viện, đồng thời phối hợp với lực lượng công an
và các cơ quan chức năng liên quan phong tỏa, bảo đảm an ninh trật tự
tránh tâm lý quá khích của người nhà thai phụ. Toàn bộ hồ sơ bệnh án sản
phụ Loan đã được niêm phong.
“Chúng tôi cũng đã mời Viện kỹ thuật hình sự Bộ Công an về khám nghiệm
tử thi xác định nguyên nhân tử vong của thai phụ”, ông Nam cho biết.
Được biết, đến 17h chiều nay, thi thể sản phụ Loan đã được đưa về nhà./.
PV/VOV Oline (TH)-Theo:Bắc Ninh: Mang quan tài, di ảnh thai phụ tử vong bao vây bệnh việnThông tin thêm về việc thai phụ tử vong tại Bệnh viện Kinh Bắc
Đại diện bệnh viện cho biết đã có buổi làm việc cùng với đại diện phía gia đình để bàn cách giải quyết
Ông
Nguyễn Đăng Trụng – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc (Bắc Ninh) thừa
nhận: “Vụ việc sản phụ bị tử vong trong khi sinh xảy ra vào rạng sáng
21/4, là điều đáng tiếc. Vụ việc trên đã khiến người nhà bức xúc và kéo
đến bệnh viện gây nên cảnh hỗn loạn. Chúng tôi cũng đã có buổi làm việc
cùng với đại diện phía gia đình để bàn cách giải quyết.”
Người nhà sản phụ Trần Thị Loan
|
Về
ca trực dẫn đến cái chết thương tâm của mẹ con sản phụ, ông Trụng cho
biết: “Trực tiếp phụ trách ca trực sinh cho sản phụ Trần Thị Loan vào
đêm 20, rạng 21/4 là bác sĩ Nguyễn Trọng Tân và y tá Nguyễn Thị Huyền.
Ngoài ra, còn có Trưởng khoa sản là anh Nguyễn Văn Vũ. Đây là những
người có kinh nghiệm trong việc trực sinh, được đánh giá có tay nghề
cứng. Từ trước đến nay chưa để xảy ra sự cố nào trong khi làm việc.”
Ông
Ngô Bảo Toàn – chú của sản phụ xấu số cho biết, phía Bệnh viện Đa khoa
Kinh Bắc cũng đã hỗ trợ bước đầu cho gia đình tiền mai táng phí với số
tiền là 20 triệu đồng./.
-Thai phụ tử vong, hàng trăm người "bủa vây" bệnh việnDân Trí
Liên tiếp ba vụ thai phụ tử vong tại bệnh việnTiền Phong Online
Sản phụ tử vong, hàng trăm người bao vây bệnh việnThanh Niên
Người Lao Động -VietNamNet-
- “Bệnh lạ” ở Quảng Ngãi: Báo cáo Thủ tướng (VH).- Điều trị bệnh lạ không quá khó! (GSTT). - Người dân tính chuyện rời làng để trốn bệnh viêm da lạ (Infonet).- Kết luận ban đầu về bệnh lạ tại Quảng Ngãi: Không có gì lạ! (SGGP). -: Nhờ WHO nghiên cứu bệnh lạ ở Quảng Ngãi (TN). – Việt Nam đề nghị Y tế Thế giới giúp điều tra bệnh lạ làm hơn chục người chết (RFI). – Báo động tử vong vì bệnh lạ, Việt Nam cầu cứu WHO (VOA). - “Bệnh lạ” bủa vây làng Rêu (NLĐ).
An ninh thủ đô
ANTĐ - Từ đầu năm 2012 đến nay, tại xã Ba Điền (Ba Tơ, Quảng Ngãi) có 68 trường hợp mắc bệnh mới, 28 trường hợp tái phát và 8 trường hợp đã tử vong. Nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nó không chỉ đơn thuần là bệnh viêm da bởi ...
Bệnh lạ tại Quảng Ngãi - Bộ Tư lệnh Hóa học vào cuộcSài gòn Giải Phóng
VN sẽ nhờ quốc tế giúp điều tra bệnh lạBBC Tiếng Việt
Bị động và lúng túng trước diễn biến bệnh mớicand.com
Tuyên bố về quyền tư hữu ruộng đất tại Việt Nam nhân vụ án Đoàn Văn Vươn
Kính gửi:
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Quý nông dân Việt Nam đang từng ngày nuôi sống Quê hương.
Xét rằng: Kể từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1930, đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyên bố nông dân là hậu thuẫn chủ yếu nhất của mình, lực lượng quan trọng nhất của đất nước, luôn hứa hẹn “phân phối đất đai công bằng” và “người cày có ruộng” để lôi kéo giới nông dân -từng chiếm 80-90% dân số- đi theo đảng làm “cách mạng”.
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Quý nông dân Việt Nam đang từng ngày nuôi sống Quê hương.
Xét rằng: Kể từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1930, đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyên bố nông dân là hậu thuẫn chủ yếu nhất của mình, lực lượng quan trọng nhất của đất nước, luôn hứa hẹn “phân phối đất đai công bằng” và “người cày có ruộng” để lôi kéo giới nông dân -từng chiếm 80-90% dân số- đi theo đảng làm “cách mạng”.
Xét rằng: Trên thực tế, suốt cuộc Cải cách Ruộng đất (1953-1956), hàng vạn nông dân làm ăn tài giỏi đã bị đày đọa, bị lãnh án tử hình vì bị gán cho tội “địa chủ”. Sau biến cố “long trời lở đất” đầy máu và nước mắt này, ruộng được chia cho các bần cố nông đã mau chóng bị tước lấy, đưa vào hợp tác xã nông nghiệp. Nhưng chủ trương này chỉ mang lại đói khổ không những cho nông dân mà còn cho cả nước Việt Nam Dân chủ.
Xét rằng: Sau cuộc thống nhất hai miền năm 1975, chính sách nông nghiệp sai lầm và bất nhân, coi khinh quyền tư hữu đất đai ấy được tiếp tục trên toàn cõi Việt Nam, kèm theo các chính sách "cải tạo xã hội chủ nghĩa" "cải tạo công thương nghiệp", coi khinh quyền tư hữu tư liệu sản xuất, đã đẩy cả nước tiến dần đến bờ vực thẳm phá sản kiệt quệ, khiến cho năm 1988, đảng Cộng sản phải thôi siết chặt kinh tế, đề ra Nghị quyết 10 về khoán các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Đất nước có gạo ăn và còn dư để xuất khẩu. Thế nhưng nông dân vẫn lâm cảnh đói nghèo, vì không được làm chủ chính mảnh đất mình đang đổ tiền của, mồ hôi và công sức.
Xét rằng: Việc tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất (vốn là một quyền tự bản tính con người, được nhân loại văn minh công nhận qua Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền điều 17) đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam pháp chế hóa bằng điều 17-18 của Hiến pháp 1992 và điều 1 của Luật đất đai 1993 qua công thức “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Ghê gớm hơn nữa, bằng điều 1 của Luật đất đai 2003 qua công thức “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai”. Hậu quả là người dân chỉ còn quyền sử dụng, riêng nông dân chỉ còn được giao ruộng trồng lúa trong 20 năm hay giao đất trồng cây lưu niên trong 50 năm. Thế nhưng hạn thời này có khi bị nhà cầm quyền địa phương tùy tiện rút ngắn. Đây là phương cách quan trọng nhất để đảng CS duy trì quyền lực thống trị lâu dài và là nguồn gốc chủ yếu nhất của mọi bất công trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Xét rằng: Trên lý thuyết, sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm ảo, chỉ mang tính lừa gạt; còn trong thực tế, “nhà nước đại diện chủ sở hữu” chính là đảng Cộng sản đang độc quyền thống trị cả nước và các thành viên, cán bộ của đảng đang nắm quyền tại mỗi địa phương, từ tỉnh xuống quận, huyện và xã. Kể từ khi mở cửa kinh tế thị trường, kêu gọi ngoại quốc vào đầu tư, phát triển các khu công nghiệp (năm 1986), những viên chức này đã vừa áp dụng nguyên tắc pháp lý kỳ lạ của Luật đất đai nói trên, vừa lợi dụng vô số kẽ hở của hàng trăm văn bản thực hiện (trong đó rất nhiều văn bản vênh nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, hiểu theo cách nào cũng được) để đuổi hàng triệu người dân ra khỏi mảnh đất đang làm nơi sinh sống hay làm chỗ hành nghề, ra khỏi đầm ao hay ruộng vườn đang chăn nuôi hay đang canh tác. Hành động bất công này thường được thực hiện với sự phối hợp đầy âm mưu của chính quyền các cấp và của nhiều ban ngành trong bộ máy cai trị. Việc toa rập giữa thành phố Hải Phòng, huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang, giữa cấp ủy, chính quyền, tòa án, công an, mặt trận, quân đội trong vụ đàn áp, cướp bóc, tàn phá, giam cầm, truy tố gia đình ông Đoàn Văn Vươn là trường hợp điển hình.
Xét rằng: Lối bồi hoàn với giá rẻ như bèo, không đủ để người dân xây lại nhà cửa và làm lại nghề cũ hay chuyển sang nghề mới; hay tệ hơn nữa là lối cướp trắng công sức, tàn phá hoa màu, triệt hạ gia cư, hành hung gia chủ
- đã đẩy hàng trăm ngàn gia đình đến chỗ dở sống dở chết, mờ mịt tương lai, khiến con nhỏ bỏ học, con lớn đi làm lao nô hay tình nô khắp bốn phương trời, hoặc cả gia đình phải dắt díu nhau chạy ra nước ngoài như đồng bào Thượng tại Tây Nguyên kể từ năm 2001, giáo dân Cồn Dầu Đà Nẵng kể từ năm 2010.
- đã tạo nên nạn “dân oan” chưa từng có trong lịch sử Dân tộc với hàng ngàn đoàn người lũ lượt đi khiếu kiện từ đời cha đến đời con, từ đời ông đến đời cháu, từ quê lên tỉnh, từ nam chí bắc, từ địa phương tới trung ương, trước văn phòng Quốc hội, cơ quan Mặt trận, trụ sở tiếp dân của chính quyền… với hàng đống đơn từ, hàng ngàn cuộc bố ráp xua đuổi, hàng vạn nỗi âu lo tuyệt vọng…
- đã dồn nhân dân đến bước đường cùng phải chống lại bằng hành động có khi mang tính bạo lực nhiều ít, khiến nhiều người bị án tù như tại Thái Bình năm 1997, tại Quận 9 Sài Gòn năm 2008, tại Khoái Châu, Hưng Yên năm 2008, tại Bến Tre năm 2011, tại Lục Ngạn Bắc Giang năm 2012, hoặc bị giam cầm như tại Dak Ngo, Đak Nông năm 2011, tại Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012…
- đã gây thương tích cho dân oan tại Kiên Giang năm 2008, gây vong mạng cho dân oan tại Trảng Bom, Đồng Nai năm 2008, tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm 2010, hoặc đã khiến dân tự sát vì uất ức như anh Phạm Thành Sơn tại Sơn Trà, Đà Nẵng năm 2011, anh Nguyễn Văn Tưởng ở Thăng Bình Quảng Nam năm 2012.
Xét rằng: Ngoài lý do quốc phòng, công ích, phát triển, nhiều cán bộ đảng viên đã trưng thu chiếm đoạt nhà cửa đất đai (có khi bờ xôi ruộng mật) chỉ để đầu cơ bất động sản, phân lô chia chác với nhau, cho xí nghiệp ngoại quốc thuê mướn, bán cho công ty trong nước kinh doanh, xây dựng sân golf hoặc khu giải trí du lịch, hoặc có khi để quy hoạch treo hàng chục năm trời… Điều này gây hại vừa cho an ninh lương thực, vừa cho an sinh xã hội, vừa cho an dân trị quốc.
Xét rằng: Cùng sử dụng đất nông nghiệp nhưng hộ nông dân bị “hạn điền” khi được giao đất và khi được chuyển quyền sử dụng đất (2 hoặc 3 hecta), còn tổ chức thì không. Các doanh nghiệp chỉ cần lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu xét thấy khả thi, Nhà nước có thể giao quyền sử dụng đất cho họ với diện tích hàng ngàn hecta. Với hạn điền này, bên cạnh hạn thời 20 năm cho ruộng lúa, đầm cá và 50 năm cho vườn cây lưu niên, nông dân không thể an tâm và hăng hái đầu tư cho việc nuôi trồng hay canh tác, như thế cũng tác hại lên sự phát triển của toàn xã hội. Ngoài ra, có trường hợp cá nhân cán bộ cướp được hàng trăm hécta đất, khiến nông dân trở nên tá điền, bị bầm dập đủ điều khi thuê ruộng, thậm chí trở thành nông nô cho những địa chủ đỏ mới, như tại Hòn Đất, Kiên Giang. Đó là chưa kể Tổng Công ty Lương thực Miền nam của Nhà nước từ nhiều năm nay bắt chẹt nông dân miền Nam, buộc phải bán lúa giá thấp cho họ.
Chính vì lẽ đó, Khối 8406 chúng tôi
1- Đòi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phải nghe tiếng nói của nhân dân, của các tôn giáo, của giới trí thức mà sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trả lại cho người dân quyền tư hữu ruộng đất vốn có từ xưa; sửa đổi tận gốc Luật đất đai 2003, hủy bỏ nguyên tắc bất công phi lý lừa đảo: “Đất đai thuộc về toàn dân với nhà nước đại diện sở hữu”, để người dân sở hữu thực sự và trọn vẹn mảnh đất của mình, nhất là vì nhiều xáo trộn và xung đột xã hội sẽ diễn ra khi sắp đến hạn thời 20 năm thuê đất mà Luật đất đai 1993 đã tùy tiện áp đặt.
2- Đòi Nhà nước CHXHCN Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các dân oan đã bị tù vì đòi quyền sống về đất đai, vì bảo vệ ruộng vườn nhà cửa của họ, như 7 dân oan Bến Tre bị xử ngày 30-5-2011 (trong đó có mục sư Dương Kim Khải), 11 dân oan Lục Ngạn, Bắc Giang bị xử ngày 08-03-2012, 4 thành viên gia đình ông Đoàn Văn Vươn đang bị giam giữ từ 05-01-2012 vì bị vu tội “sát nhân và chống lại người thi hành công vụ”.
3- Đòi Nhà nước phải chấm dứt sách nhiễu cuộc sống, cấm cản hành nghề hay trả lại tự do cho các luật sư từng bênh vực dân oan như Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Văn Đông, Cù Huy Hà Vũ…, phải chấm dứt gây rối công việc của những chức sắc tôn giáo đã và đang dấn thân bảo vệ những cá nhân, cộng đồng hoặc tổ chức mất đất đai nhà cửa.
4- Đòi Viện Kiểm sát, Thanh tra nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân Việt Nam, các tòa án địa phương phải tái duyệt, xem xét và giải quyết hợp tình hợp lý hàng triệu đơn khiếu nại của dân oan ba miền, từ nông dân, thị dân đến giáo dân và các dòng họ.
5- Kêu gọi lực lượng công an và quân đội, vốn xuất thân từ nhân dân và được nhân dân trả lương nuôi sống, phải thôi làm công cụ mù quáng của các “nhóm lợi ích”, các “tư bản đỏ” để trấn áp và tước đoạt dân lành.
6- Kêu gọi các chính phủ năm châu và các tổ chức quốc tế luôn gắn điều kiện quyền tư hữu đất đai, quyền sống của con người vào các dự án viện trợ giúp Việt Nam phát triển kinh tế, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến xây dựng các khu dân sinh, các công trình văn hóa, các nhà máy xí nghiệp.
7- Kêu gọi mọi thành viên Khối 8406 trong lẫn ngoài nước, mọi tổ chức thiện nguyện, mọi tổ chức nhân quyền, mọi tổ chức tranh đấu của con Hồng cháu Lạc khắp nơi tiếp tục nỗ lực xoa dịu đau khổ và bênh vực quyền lợi của các dân oan tại Việt Nam.
Nhân dịp này, Khối 8406 xin chúc mừng thành công của Cộng đồng Người Việt Tự do tại Hoa Kỳ qua Kiến nghị thư Nhân quyền 150 ngàn chữ ký gởi cho Tổng thống B. Obama, cũng như xin ủng hộ Cộng đồng Người Việt Tự do tại Úc châu trong việc lấy chữ ký của đồng bào khắp thế giới cho Kiến nghị thư Nhân quyền gởi Quốc hội Úc châu.
Tuyên bố tại Việt Nam ngày 20-04-2012, thời điểm nhà cầm quyền dự định cưỡng chế ngày hàng ngàn hộ dân oan Văn Giang, Hưng Yên để tiến hành dự án đô thị Ecopark.
Ban Đại diện lâm thời Khối 8406.
1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải - 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, VN.
2. Linh mục Phan Văn Lợi - 16/46 Trần Phú, Thành phố Huế, VN.
3. Giáo sư Nguyễn Chính Kết - Đại diện Khối 8406 tại hải ngoại.
Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù Cộng sản.
Phụ lục:
1) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_Qu%E1%BB%91c_t%E 1%BA%BF_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n
2) Tuyên bố của Khối 8406 nhân kỷ niệm lần thứ 6 ngày thành lập (8/4/2006 – 8/4/2012):
http://www.danchimviet.info/archives/55680
---------o0o----------1) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_Qu%E1%BB%91c_t%E 1%BA%BF_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n
2) Tuyên bố của Khối 8406 nhân kỷ niệm lần thứ 6 ngày thành lập (8/4/2006 – 8/4/2012):
http://www.danchimviet.info/archives/55680
-Theo: http://8406vn.com/ Tuyên bố về quyền tư hữu ruộng đất tại Việt Nam nhân vụ án Đoàn Văn Vươn
-Tuyên bố của Khối 8406 về quyền tư hữu ruộng đất tại Việt Nam
(Tài liệu cậy đăng) Khối 8406 Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 Web:http://8406vn.com/ Email: vanphong8406@gmail.com - Tuyên bố về quyền tư hữu ruộng đất t...
“25 ngư dân Quảng Ngãi đã từ Trung Quốc trở về“ (QĐND) - Quảng Ngãi: 21 ngư dân được Trung Quốc thả về tới Lý Sơn trong đêm 21.4 (SGTT). - Trung Quốc thả 21 ngư dân Việt Nam – (RFI).- Thế kẹt trước Trung Quốc: Bản lĩnh và sự khôn khéo của Việt Nam (Rsis/NCBĐ).
- Chiến lược độc chiếm biển gần của Trung Quốc (Tạp chí Các vấn đề chiến lược/NCBĐ). - Báo Phượng Hoàng: Trung Quốc đang bị kẹp chặt từ hai cánh (GDVN). - Cơn sốt căn cứ không quân trên biển (TN).
- Trung Quốc cảnh báo Mỹ (NLĐ). - Liệu Mỹ có bị cuốn vào một cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đông? (Cfr/NCBĐ). -Biển Đông: Vùng nước dữ cho việc xây dựng liên minh (CNAS/NCBĐ). - Binh lính Mỹ đang tập trận chung với Philippine (VnMedia).
- Báo TQ: Bắc Kinh không phải quá mềm yếu mà là quá cứng rắn trong tranh chấp Biển Đông (Hoàn Cầu/NCBĐ).
Quyền lực ở Trung Quốc: Power Shift in China Part I (Cheng Li) (Yales 18-4-12) -- Part II (Stepleton Roy) (Yale 19-4-12)-- Part III (Susan Shirk) (Yale 20-4-12) -- VERY GOOD!◄
Trung Quốc: April Is the Cruelest Month … for China (FP 19-4-12) ◄
Trung Quốc: After Scandal, China Takes a Moral Inventory (NYT 18-4-12)
Trung Quốc: China’s Achilles heel (Economist 21-4-12) -- A comparison with America reveals a deep flaw in China’s model of growth
Từ Bạc Hi Lai đến Chu Vĩnh Khang: Bo fallout threatens China’s security chief (FT 20-4-12) After ouster of Bo Xilai, questions surround China’s security chief (WP 20-4-12)
Bạc Hi Lai và chế độ Trung Quốc: Bo Xilai and China’s corrupt secrets (WP 20-4-12)
Bạc Hi Lai và tham nhũng ở Trung Quốc: Bo Xilai case shines light on corruption in China (Guardian 19-4-12) -- Bài này có đoạn rất hay về cách quan chức ở TQ chuyển tiền ra nước ngoài: "The central bank report identified eight ways that officials moved money overseas. Some simply carried suitcases of money across the border themselves or used human "mules"; others used credit cards to buy large amounts of luxury goods overseas, repaying the fees with embezzled money or bribes. In some cases, people accepted money overseas and bought property cash down, or had money put directly into overseas accounts. In more complicated schemes they set up offshore companies in places such as the British Virgin Islands, buying materials from them at an above-market rate and selling them goods at a below-market rate. The domestic company would go bankrupt and the offshore one would take it over. Another popular avenue for money-laundering has been Macau's casinos"
Trung Quốc tấn công website Mỹ: U.S. Web site covering China scandal disrupted by cyberattack (WP 20-4-12)
Trung Quốc - Myanmar: China's firms, from heavy machinery to telecoms, face competition as Myanmar emerges from economic isolation (SCMP 18-4-12)----
Nga khoan giếng dầu "thành công" ở VN
Tập đoàn dầu khí lớn thứ ba của Nga TNK-BP cho biết đã khoan
thành công hai giếng tại vùng mỏ Lan Đỏ ở ngoài khơi Việt Nam như một
phần của việc mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của tập đoàn, theo BấmReuters.
Nơi khoan nằm cách giàn khai thác khí Lan Tây tại Lô 06.1 khoảng 28 km,
nơi TNK-BP khai thác khí đốt tự nhiên phục vụ cho sản xuất điện tại Việt
Nam.
TNK-BP, có phân nửa cổ phần thuộc BP, đã mua lại cổ phần 35% cổ phần từ
BP và trở thành tập đoàn vận hành lô này vào năm ngoái.Khí từ mỏ Lan Đỏ
dự kiến sẽ có sản lượng từ quý tư năm nay, dự kiến sẽ mang lại 2 tỷ mét
khối khí đốt mỗi năm để duy trì cho hoạt động sản xuất 4,7 tỷ mét khối
tại Lô 06.1, TNK-BP cho biết.
Quyền lợi của đối tác
Trung Quốc gần đây phản đối việc tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng
PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2
và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông BấmLương Thanh Nghị từng
nói "Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."
Ông Nghị không đề cập tới việc năm 2009 công ty dầu BP của Anh đã quyết
định rút khỏi chính địa điểm khai thác khí đốt này, nằm ở khoảng giữa bờ
biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, vì áp lực của Trung Quốc.
Lúc đó, Việt Nam cũng vừa gây áp lực vừa thuyết phục BP ở lại tiếp tục kinh doanh, nhưng áp lực từ phía Trung Quốc lớn hơn.
So với Việt Nam, quy mô làm ăn kinh doanh của BP ở Trung Quốc lớn hơn
rất nhiều và đó là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút khỏi hai lô
5.2 và 5.3 của BP.
Ở Việt nam, ngoài giàn Lan Tây, nơi khai thác khí tự nhiên và
condensate, Tập đoàn TNK-BP còn sở hữu đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và
nhà máy điện Phú Mỹ 3.
- Trung Quốc đẩy mạnh “hợp thức hóa khai thác đảo” (TN). – Trung Quốc sẽ cắm 6000 bia, lắp camera trên các hòn đảo(GDVN). – Chiến thuật “Lộng giả thành chân” của Trung Quốc tại Biển Đông – (RFA).
Báo Trung Quốc cảnh báo đối đầu vũ trang trên Biển Đông (DT).- Trung Quốc lập Đội tàu điều tra hải dương (Tân Hoa Xã/ĐV). - Thủy quái của Trung Quốc vùng vẫy trên biển Đông (Military/PNTD). Căng thẳng giữa Philippines, Trung Quốc ở Biển Đông leo thang (VOA). - TQ lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan trong vụ đối đầu với Philippines ở Biển Đông (VOA). - China top military paper warns of armed confrontation over seas (MSNBC). - VN cam kết bảo vệ quyền lợi của đối tác trên Biển Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét