Thực sự càng vào tuổi già chàng càng “ ngớ ngẫn” và hay quên. Ngày xưa khi chàng còn trai trẻ thì có lẽ có “hạnh kiểm” hơn trong những ngày tháng muộn màng. Thưở ấy (dưới mắt chàng) tôi có một dáng dấp không đến nỗi tệ. Bây giờ chàng đã quên mất cô vợ ngày ấy; thay vào đó là những cái nhìn ngẩn, nhìn ngơ cho những cô gái chân dài bất tận, không liên hệ chi với chàng, mà còn khen rối rít,“con nhỏ đó có cặp giò ngon dễ sợ!” Đi ngoài đường thấy gái đẹp thì chàng quên bẳng là đang đi với vợ mà tưởng rằng tôi là thằng bạn nối khố của chàng, “ Trời! Trời! Ngó cái mông thiệt đã!” Có khi tôi đã thấy chàng nhìn chăm chăm mấy cô gái phô bày cặp ngực, khêu gợi, căng đầy nhựa sống; rồi chàng nhìn theo trong kính chiếu hậu tiếc ngẩn tiếc ngơ; tôi cũng đoán được chàng đang suy nghĩ gì!
Có phải ông cha ta đã nói: “Gìa thì phải nên nết”. Hình như đây chỉ là một giả thuyết? “Cụ” nhà tôi bây giờ còn “tinh nghịch” hơn xưa. Cụ đã cùng với những cụ khác dấu diếm gởi cho nhau những tấm hình táo bạo, những khúc phim “đặc sắc” để chiêm ngưỡng, rồi cười đùa khoái trá như những cậu học sinh trung học ngỗ ngáo. Nếu bị phát giác thì cụ lại chối leo lẻo “No, I'm a good guy!” Mỗi lần có hình khỏa thân hấp dẫn hay phim “nghèo” là trong làng bằng hữu của chồng tôi thật nhộn nhịp, rộn ràng:
"Mày cho tao xin phim này đi. Mày upload lên mega-upload thì rất thuận tiện vì tao có premium account với thằng này." Ngay cả những anh thường hơi thẹn thùng trong chuyện đóng góp và tán dóc cũng trồi lên, “Thằng ... trồi lên chỉ khi nào nó ngửi thấy mùi : dâm , vú ... Tôi còn nhớ khi cụ nhà tôi gởi tựa đề của cuốn sách 365 sex positions lên mail group của cụ thì gần như suốt một tuần các cụ đã tranh cãi và thảo luận sôi nổi về đề tài nầy còn hơn những bài luận văn chính trị cuối mùa văn hóa hồi các cụ còn mài đũng quần ở Đà lạt! Chưa đủ, có cụ còn chôm nguyên cuốn sách trình làng với đầy đủ hình ảnh chi tiết. Có cụ còn muốn vớt vát cho cái lém lĩnh của mình bằng sự trấn an của khoa học:- Nói có sách, mách có chứng. Mỗi ngày chỉ cần 10 phút coi hình thiếu vải thì hạ huyết áp, tránh được bệnh tim. Bí quyết sống lâu đây rồi, mỗi ngày chỉ 10 phút thôi, không phải tin đồn bậy bạ mà có nghiên cứu đàng hoàng. Đã có gan coi hình tươi mát mà còn sợ “thượng mã phong!”
Đàn ông, theo y học chứng minh-đầu óc của họ lúc nào cũng đầy dẫy chuyện gió trăng và hơi hám đàn bà lúc nào cũng vương vấn trong những cuộc đối thoại. Không sai tí nào! Khi chồng tôi dự định mua máy hình, anh hỏi loại máy hình gì tốt, đẹp và bền, thì ngay lập tức các đồng môn của anh xúm lại khuyên bảo : "Nhu cầu của mỗi người khác nhau, vấn đề là mình phải biết nhu cầu của mình là gì thì mới chọn lựa được sản phẩm thích hợp. Có người thích em trắng, kẻ thích em đen, người chuộng da rám nắng, kẻ thích vú bự, người mê ăn quýt. Tùy theo khẩu vị mà chọn hàng. Nhưng nói gì thì nói họ vẫn thuộc làu câu ca dao tục ngữ gối đầu giường “Ta về ta tắm ao ta...” Rồi lại phụ đề thêm Việt Ngữ: "Cái này là nói mấy em chân dài, nói phở thôi. Cơm nhà dù sao vẫn chắc bụng, no lâu. Phở dĩ nhiên, nấu vừa mất thời gian lại còn tốn kém nhưng anh nào cũng khoái “ăn vụng”. Điều nầy không phải không đáng sợ.
Hình minh họa
“
Trên bảo dưới không nghe.” Đây là điều đáng quan tâm nhất của các đấng
mày râu khi họ đến tuổi về già. Tôi thấy đức lang quân của tôi thường
nhận được những lời chia xẻ của bạn bè để làm thế nào mà “ trẻ mãi không
già” Chưa đủ, họ còn truyền cho nhau những loại rượu, có khi luôn cả
những thang thuốc truyền kỳ để cùng tìm hiểu bí quyết về huyền sử ái ân.
Khi có dịp gặp nhau thì lại thì thầm, mách nước xem thử kết quả có ly
kỳ như họ nghĩ hay không. Lạ lùng thay tôi chưa nghe anh nào thật sự thố
lộ là những chung rượu thần kỳ và các liều thuốc nổi danh lịch sử đã
làm cho họ cải lão hoàn đồng! Đức lang quân của tôi cũng đã dại khờ,
liều mạng tu gần nữa chai rượu của một người bạn quý cho anh để đi tìm
kết quả. Nhưng chàng đã quên mất rằng hai anh em, thằng lớn, thằng nhỏ,
cùng một tuổi thì thuốc tiên, phép lạ cũng phải bó tay.
Chồng
tôi có một đặc điểm là biết “vâng lời” vợ. Một phần là nhờ anh ở phương
tây khá lâu nên không ít thì nhiều anh cũng có tiêm nhiễm về nếp sống
văn minh nơi xứ người. Kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật hoặc ngày của tình
yêu mà quên là anh “lãnh nợ”. Để tránh khỏi mua quà tầm bậy anh thường
cẩn thận hỏi trước (thà mất lòng trước được lòng sau!) , “ Em thích qùa
gì cho sinh nhật của em?”. Tiền đâu anh mua hột xoàn, kim cương; tiền
đâu anh mua xe hơi, nhà lầu hay những món quà đắt giá! Nhưng dại gì mà
nói, anh phải tự suy nghĩ để đem lại sự ngạc nhiên vui thích cho mình-
“Không cần đâu anh! Em đâu thiếu gì!” Ông
chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, cứ thế mà làm theo, chẳng quà cáp gì ráo.
Tưởng vâng lời như thế thì được điểm tốt, nhưng chiến tranh lạnh đã xảy
ra. Anh lại ngây thơ thăm hỏi, “ Sao em lạnh lùng như băng giá?” Khi
chiến tranh bùng nổ thì anh trả lời “ Em nói em không cần gì hết mà tại
sao bây giờ không vui! Em nói sao thì anh nghe vậy có gì mà hờn giận,
trách móc.........?.
Nếu
cho rằng anh là một ông chồng “lý tưởng”- nghĩa là: đẹp trai, vạm vỡ,
hào hoa, phong nhã, đa tình, lãng mạng thì có lẽ anh sẽ được chấm hạng
dưới trung bình; cũng có thể gọi là hạng chót! Nhưng anh là một người
thật thà. Ngày xưa anh yêu tôi vì tôi có mái tóc thật dài, xõa ngang
lưng, thơm mùi quyến rũ. Ngày hôm nay tôi càng cố gìn giữ bao nhiêu, thì
hàng chục sợi tóc đáng thương cứ cuốn theo chiều gió mà bay mãi. Chải
tóc cho tóc mượt thì chỉ thấy nền nhà phủ đầy những sợi tóc khô khan của
tuổi đời. Anh bây giờ không còn vuốt tóc tôi như ngày xưa mà còn bảo: “
tóc em sao rụng quá cỡ vậy? Vài năm nữa không đội tóc giả thì cũng
thành ni cô! Nghe mà nóng gà, muốn nổi tam bành lục tặc.
Hình minh họa
Một
điểm đặc biệt và “đáng yêu” của chồng tôi là anh rất thẳng thắng phải
nói rằng- “toạc móng heo”. Tôi có một cái tính là thích ăn mặt hơi hở
hang, có lẽ cũng muốn níu kéo một tí gì trước khi xã hội xếp mình vào dĩ
vãng. Nhưng khi mặc áo đầm , váy ngắn hoặc áo cổ rộng tròn phơi bày thì
sẽ được anh thẳng thắn khuyên nhủ:- “ Em mặc như vậy có ngày trúng gió
bất tử.” Anh làm tôi cụt hứng - tưởng rằng ăn mặc mát mẻ sẽ làm anh gợi
cảm và nhìn tôi như những đàn bà trẻ đẹp khác. Thiệt chán còn hơn ăn cơm
nếp nát.
Về
nghệ thuật, chồng tôi có một cái nhìn rất khác người. Khi đi mua sắm,
tôi thường “mời” anh đi theo, trước thì để xách đồ, sau là làm “cố vấn
thời trang”. Có lẽ là vì được nhờ nên anh đóng góp ý kiến rất nhiệt
tình. Áo quần hơi có bông ba màu sắc thì anh bảo “sao không mua thêm vài
cái lư hương lập miếu lên đồng cho đủ bộ”. Khi mua nịt da bảng bự cho
hợp thời trang thì anh đến bên tôi nói nhỏ “anh thấy tiệm kia bán nịt
còn cho thêm cái khiên, cây kiếm và đôi sandal. Em mua để đóng phim
Gladiators coi được lắm”. Còn mua quần nhiều túi thì anh chêm vào: “
Được đó! Mua cái quần này thì đi chợ khỏi cần trolley”. Tức muốn chết
người.
Đủ
thói hư tật xấu, mất nết thiếu hạnh kiểm nhưng tôi biết rằng anh chỉ
vui rôm rả với bạn bè. Có lẽ nhờ vậy mà lúc nào tôi thấy anh và các bạn
vẫn luôn luôn trẻ mãi. Dù sáu hay bảy bó, không là chuyện lớn. Ngày nào
anh và các bạn còn nhìn được hình tươi mát; ngày nào mắt còn rõ để phân
biệt được bầu, mướp cam, bưởi thì không thể gọi là già; ngày nào còn
xách đồ được cho vợ, còn hơi để làm “cố vấn thời trang” là ngày đó còn
hạnh phúc. Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt (khi nào
nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ
không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
Dương Ngọc Ánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét