CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
* ĐẶC BIỆT VỀ BIỂN ĐÔNG:
- VTV1 trong chương trình thời sự Chào buổi sáng 6h sáng nay đã đưa bài, nhiều hình ảnh về các liệt sĩ trận Gạc Ma – Trường Sa năm 1988, trong đó có hai Liệt sĩ Phan Văn Sự và Nguyễn Hữu Lộc trong 64 liệt sĩ. Đến bao giờ họ “.....” nốt cho các liệt sĩ Hoàng Sa 1974? – Gặp những người lính trong trận hải chiến Trường Sa 1988 (TVN). – Những liệt sĩ Trường Sa (Hổ Phụ Tử blog). “Tôi
chơi với thằng Cường từ nhỏ nên thuộc tính hắn hết. Nghe nói có một
đoạn phim Trung Quốc quay lại cảnh lính ta đứng hiên ngang làm hàng rào
bảo vệ đảo để cho lính Trung Quốc tàn sát dã man. Tôi chắc trong hàng
rào đó có thằng Cường, bạn của tôi. Sau cái đợt vô quân hụt năm 1979 hắn
cứ nói miết, Mỹ mình không sợ mắc chi sợ Trung Quốc! Họ cướp đất mình
họ phải sợ mình chớ…”.
<= Tuyệt! “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!” (Youtube). – Video biểu tình chống Trung Quốc – Phần 1: Đoàn biểu tình có mặt trước tượng Lý Thái Tổ; phần 2: Đoàn biểu tình đi vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm; phần 3: Đoàn biểu tình đi qua tòa soạn báo Hà Nội Mới; phần 4; phần cuối: Đoàn biểu tình kết thúc tại tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc Quyết sinh (Sunmanha/Youtube). Đoàn biểu tình đến gần nhà hàng Thủy Tạ (Maytroiphieulang/ Youtube).
- Bài hát hào hùng: Này người anh em là bài hát xuống đường do Trần Lê Quỳnh mới sáng tác, NS Tuấn Khanh phối khí và trình bày.
- Bữa trước Ba Sàm nhận được email của một độc giả nói là tình cờ gặp bà Phương Nga ở phi trường Bắc Kinh, rạng sáng nay lại nhận được một email, thêm một tình cờ nữa (cùng bài viết): “Chào anhbasam, chào Lê Dũng, Chiều hôm qua, T7 mình lại gặp lại bà Phương Nga ở sân bay
Bắc Kinh, như vậy là sau đúng một tuần thì bà Nga đã quay về nước (Mình
gửi ảnh kèm), mình rất tiếc là ở quá xa Hànội lên không thể đến Hànội
để cùng thể hiện lòng yêu nước sáng CN, hy vọng qua vài dòng “méch” tin
bên dưới cũng là cách mình thể hiện lòng yêu nước … “ Dù có
hình ảnh minh chứng, nhưng BS cũng thấy còn nghi ngại. Vậy nên chỉ xin
điểm bài viết này bên blog Lê Dũng và hy vọng có được thêm thông tin
chính xác từ những người trong cuộc: PHƯƠNG NGA ĐÃ VỀ…NHƯNG “BẠN” VẪN ĐẠP THẲNG LẠI MẶT “TA”!
- Muốn đưa tay lên hoan hô bài viết mới
của Nguyễn Kim trên Quân đội ND, nhưng … cũng còn nghi ngại, nhất là vẫn
lối viết mơ hồ trong dẫn chứng, lập luận: Cảnh giác với những chiếc bẫy kích động và chia rẽ.
Nếu không lầm thì hình như đây là lần đầu tiên, QĐND đưa anh “bạn vàng”
vô diện đối tượng của cuộc tranh đấu “Làm thất bại chiến lược ‘Diễn
biến hòa bình’”?
- Về bài viết bữa qua của Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên – Đau xót nhục nhã biết bao – một độc giả đã có thông tin chi tiết, BS vừa bổ sung cuối bài viết, ở đây chỉ xin trích: “… Để thăm dò dư luận hiện nay người ta đã cho làm thử hai bản bằng compuzit (composite),
rồi áp vào hai tấm bia cũ. Hai bài cũ vẫn chưa bị đục bỏ. Thiết nghĩ,
đây là việc hệ trọng không thể khinh xuất. Đề nghị dư luận khắp nơi cho
thêm ý kiến. Ai kiểm duyệt, đục bỏ thơ Hồ Chí Minh? — (RFA).
- Ngày toàn thắng — (Cu làng cát). – Dậy mà đi! (DLB). – MỘT CHÁU GÁI VÀ MỘT CÔ GÁI (Trần Nhương) “Cô cháu gái
chắc đang học lớp 6 lớp 7 gì đó, khăn quàng đỏ thắm trên vai. Cháu chưa
đủ lớn, cánh tay giơ lên đả đảo trông khẳng khiu, chưa có bắp. Thương
lắm cháu gái ơi. Lẽ ra cháu không phải xuống đường biểu thị lòng yêu
nước nếu như người lớn dám vì đất nước hơn”.
- Đôi điều về bàn biểu tình và những nỗi sợ vu vơ… (Gocomay). – Truyền thông nước ngoài viết về ngày 24/7 (Anh Vũ). – Hàng trăm người tham gia cuộc tuần hành chống TQ lần thứ 8 tại Hà Nội — (VOA) “…họ
quyết tâm đoàn kết và thay đổi cách thức biểu tình, tránh dừng lại một
địa điểm để không bị lực lượng an ninh viện lý do người biểu tình gây
mất trật tự công cộng và cản trở giao thông mà trấn dẹp”.
- Người Việt tổ chức biểu tình chống TQ sau khi bị đàn áp: Vietnamese hold anti-China protest after crackdown (AFP). “I
want to send a message to China that they stop doing bad things with
our country,” said Nguyen Quang Thach, 36, who attended all the rallies.
- Hình ngày 24/7/2011 — (Người buôn gió). – Nguyễn Tiến Nam: Video & Hình ảnh cuộc biểu tình chống TQ lần 8 tại Hà Nội (DLB). – Phương Bích: Tường thuật biểu tình ngày 24-7. – Ngày chủ nhật đáng nhớ (Nguyễn Tường Thụy). – Thần Kim Quy trao kiếm mới ? (Lê Dũng) “Nhìn
đoàn người cứ đi quanh Bờ Hồ hô khẩu hiệu oai hùng như đoàn quân ra
trận, mình nghĩ chắc chắn đây là một lần nữa Gươm thần lại được mang ra
giúp nước. Nhân dân đã quan tâm đến vận mệnh Đất nước một cách rõ rệt –
đó há không phải là Gươm thần sao?”.
- Đường lưỡi bò trong sách Việt Nam! (Tuổi Trẻ). “Cộng
đồng mạng đang xôn xao về trường hợp quyển sách Luyện kỹ năng đọc hiểu
tiếng Hoa ‘có in bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc’, đã tồn tại trên
thị trường suốt sáu năm nay”.
- BÁO KIM DƯƠNG VÕNG (TRUNG QUỐC): VIỆT NAM TỪNG THỪA NHẬN NAM SA (TỨC TRƯỜNG SA) LÀ LÃNH THỔ CỦA TRUNG QUỐC (Da Vàng blog)
- Tranh chấp trên biển Đông tiếp tục ngự trị ở diễn đàn ASEAN: South China Sea Dispute Continues to Dominate ASEAN Forum (VOA). – ARF : những bước tiến nhỏ trong các hồ sơ lớn — (RFI). – Thế trận biển Đông và ARF 2011 (TTCT). – Guidelines Will Pave Way Towards Preventive Diplomacy – Anifah(Bernama).
- Cần có phản ứng toàn cầu về rủi ro ở biển Đông: Global Response to S. China Sea Risks Needed
(Bloomberg) “U.S. Secretary of State Hillary Clinton said ‘the rest of
the world needs to weigh in’ on resolving disputes over the South China
Sea, where confrontation threatens to disrupt one of the world’s busiest
shipping lanes.” Tạm dịch: Bà Clinton kêu
gọi các nước còn lại trên thế giới cần phải cân nhắc về việc giải quyết
tranh chấp ở biển Đông, nơi nơi mà cuộc đối đầu có nguy cơ phá vỡ một
trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. – Ngoại trưởng Mỹ: Biển Đông là vấn đề toàn cầu (TTXVN).
- Bà Clinton và Ngoại trưởng Indonesia Marti Natalegawa đã thảo luận vấn đề biển Đông trong cuộc họp song phương tại Bali. Hai bên thúc giục có hành động hơn nữa trong vấn đề biển Đông: U.S., Indonesia Urge Further Action on South China Sea (VOA). “U.S.
Secretary of State Hillary Clinton and Indonesian Foreign Minister
Marti Natalegawa discussed the issue in a bilateral meeting in Bali.”- Mỹ, Indonesia kêu gọi có biện pháp khẩn cấp tiếp theo thỏa thuận Biển Đông — (VOA). – NGOẠI TRƯỞNG MỸ HILLARY CLINTON: ASEAN cần hành động khẩn cấp (NLĐ). – Biển Đông : Mỹ thúc giục các bên tranh chấp nhanh chóng đạt thoả thuận — (RFI). – South China Sea disputes need urgent work: Clinton (Jakarta Post). – Tổng thư kí ASEAN lạc quan về cơ hội cho Biển Đông (VNN).
- Coi bộ khó cho anh láng giềng à nha, hay là tiếp tục đưa ra cái gọi là “chủ quyền lịch sử”?: Yêu cầu Trung Quốc giải trình đường 9 khúc (Thanh Niên). – Báo Trung Quốc: TQ và ASEAN có thể giải quyết các tranh chấp: China and ASEAN can solve disputes (China Daily).
- Dương Danh Huy: Thương thảo Biển Đông (TVN).
- Bọn Philippines này không coi trọng “tình hữu nghị” gì cả! Hai phóng viên Trung Quốc bị trục xuất vì cư xử thô bạo với anh/ em rể của Tổng thống Philippines: 2 Chinese journalists deported after manhandling Aquino’s brother-in-law
(GMA News). “Bureau of Immigration officials deported journalists Han
Yang and Miliyasi after one of them reportedly grabbed Eldon Cruz,
husband of Aquino’s sister Maria Elena “Ballsy” Aquino-Cruz, on the
collar while en route to Cebu City on Friday morning, a “24 Oras” report
said Sunday.” Các
viên chức Sở Di trú Philippines đã trục xuất 2 phóng viên Han Yang và
Miliyasi sau khi 1 người đã nắm lấy cổ áo của ông Eldon Cruz, chồng của
cô Maria Elena “Ballsy” Aquino-Cruz, chị/ em Tổng thống Aquino.- Mỹ mời nhà ngoại giao Bắc Hàn đàm phán: U.S. Invites North Korean Diplomat for Talks (WSJ). Bà Clinton: “We are open to talks with North Korea, but we do not intend to reward the North just for returning to the table. We will not give them anything new for actions they have already agreed to take. And we have no appetite for pursuing protracted negotiations that will only lead us right back to where we have already been.”
- Đường sắt cao tốc! Bộ Đường sắt xin lỗi vì tai nạn xe lửa chết người: China Rail Ministry Apologizes for Deadly Train Accident (Voice of America). “Phát ngôn viên của Bộ Đường sắt Trung Quốc xin lỗi về một tai nạn tàu cao tốc đã giết chết ít nhất 35 người và làm bị thương hơn 200 người khác hồi cuối thứ bảy”. – Đường sắt cao tốc Trung Quốc có an toàn? (SGTT). – Đường sắt cao tốc Trung Quốc có vấn đề! (Tầm nhìn). – Trung Quốc sa thải 3 quan chức sau vụ tai nạn tàu (TTXVN).
- MỘT “ BỘ TỨ “ VẪN NẰM TRONG TẦM KHỐNG CHẾ CỦA TRUNG QUỐC ? (Phạm Viết Đào). – Hai cách nhìn về ông Nguyễn Tấn Dũng — (BBC). – Nguyên thủ với những tuyên thệ không né thực tế (VNN). – Cần xem xét tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIII của bà Đặng Thị Hoàng Yến (Cựu Chiến binh).
- Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Gần dân, lãnh đạo sẽ được ủng hộ (NLĐ).
- Nhận Thức: chìa khóa của Tự Do (DLB).
- CSGT dùng súng ‘xử’ dân như phim hành động (VTC).
- Ối giời! Trước đây mấy tháng báo đăng cái nầy là chết liền: Trung Quốc: Bé 9 tuổi bị giết, xay nhỏ, ném xuống sông (Bee).
- Nhân kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27.7: Kỳ1: Ra đi từ đó không về (SGTT) “…những
ngày này, có lẽ hơn bao giờ hết, khi hướng mặt về phía biển khơi mênh
mông thường cồn cào sóng dữ, gia đình, bè bạn và không ít người đã lặng lòng tưởng nhớ các anh, những liệt sĩ – chiến sĩ hải quân trong trận hải chiến Trường Sa năm 1988…“.
- Lê Diễn Đức: Không thể mãi ngủ vùi trong tủi nhục, đau thương! (RFA’s blog).
- Tân đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường: Quan trọng nhất là bảo vệ độc lập, chủ quyền (TT).
- Biển Đông vẫn bao trùm ARF 2011 (TQ). – Bộ trưởng ngoại giao CHND Trung Hoa Yan Tszechi: Diễn đàn khu vực ASEAn – không phải là nơi phù hợp để thảo luận vấn đề liên quan đến biển Nam-Trung Quốc (Kichbu/russian.news.cn).
- Nga sẽ can dự vào vấn đề Biển Đông? (ĐV/Kommersant).
- Nguyễn Thị Từ Huy: Nhật ký ngày 17/5/2011 — (Boxitvn) “Trong
phiên tòa ngày 4 tháng 4 vừa qua, vị thẩm phán xử cho Cù Huy Hà Vũ đã
quyết định một cách bất công, và chúng ta, bất chấp điều đó, vẫn tin vào
phần tốt đẹp còn tồn tại trong ông ấy, trong đồng nghiệp của ông ấy. Vì
vậy mà chúng ta mới ký kiến nghị. Trong phiên xử tiếp theo, nếu ông ấy,
hay đồng nghiệp của ông ấy, vẫn tiếp tục quyết định như vậy thì không
ai còn có thể tiếp tục tin các ông ấy được nữa, dù có ngây thơ đến mấy”.
- GS PHẠM DUY HIỂN: TA CHỈ YÊU NƯỚC KHI CHỊU HY SINH CHO ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Xuân Diện).
- Không cờ đỏ-cờ vàng tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng ở London, dùng bản đồ Vietnam là điểm kết hợp chung!!! (Vietlandnews). – Hình ảnh biểu tình chống TQ tại London (BBC). – Biểu tình tại Tokyo phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam — (RFA).
- TƯỞNG NHỚ 64 LIỆT SĨ ĐÃ HY SINH TRONG KHI BẢO VỆ TRƯỜNG SA (NGÀY 14/3/1988) (Mai Thanh Hải). – Nhà thơ Thanh Thảo: HY SINH VÌ TỔ QUỐC – thăm nơi yên nghỉ của hàng trăm Liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc từ tháng 2/1979.
Thông báo
“Về lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hi
sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây nam và ở
Hoàng Sa, Trường Sa.
Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh
liệt sĩ VN, một số nhân sĩ, trí thức phối hợp với Câu lạc bộ Phaolô
Nguyễn văn Bình tổ chức buổi tưởng niệm nói trên vào lúc 09h00’ ngày thứ
Tư 27.07.2011 tại 43 Nguyễn Thông quận 3 tp HCM.
Trân trọng kính mời các vị,anh chị,bà con đến dự.
Thay mặt BAN TỔ CHỨC
Nguyễn đình Đầu”
Nguyễn đình Đầu”
- LỜI TẠ LỖI (Nguyễn Xuân Diện)
“Danh sách những liệt sĩ hy sinh tại đảo Trường Sa ngày 14/3/1988 được
nêu trong cuộc biểu tình ngày 24/7/2011, đã có một số điểm chưa chính
xác. Một số blogger phát hiện có 2-3 người không phải là liệt sĩ (vẫn
còn sống). Nếu đúng như vậy, chúng ta cần xin lỗi những người có tên nêu
không chính xác và gia đình họ”. “…chúng ta cần yêu cầu các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm thông tin đầy đủ danh sách các
liệt sĩ đã hy sinh (đã được công nhận), bao gồm cả tên tuổi, quê quán,
nơi và năm hy sinh trên trang web chính thức của cơ quan Nhà nước”.
- Ngụy biện và chống chế (Quê choa) các phản hồi về bài của Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên – Đau xót nhục nhã biết bao.
- Biển Đông: bước giải quyết tiếp theo? (SGTT).
- Thử TQ, Philippines tiếp tục thăm dò dầu khí Biển Đông (VNN/Bloomberg).
- Ông Trương Tấn Sang chính thức được cử làm Chủ tịch nước Việt Nam — (RFI) “Kết quả cuộc bỏ phiếu không có gì đáng ngạc nhiên, vì lẽ ông Trương Tấn Sang là người duy nhất được đề cử”. - Ông Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước — (BBC) “Nếu
như mối quan hệ giữa hai ông được giới quan sát cho là ‘nhiều
sóng gió’ thời kỳ trước Đại hội Đảng, cả hai ông Sang và Dũng
được dự đoán sẽ phải hợp tác với nhau trong nhiệm kỳ mới,
trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn”. – Tân Chủ tịch nước: ‘Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền’ (VNN). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được giới thiệu tái cử.
- LÃNH ĐẠO CÔNG AN TỈNH BẮC GIANG “LÀM NGƠ” TRƯỚC LINH HỒN ĐỒNG ĐỘI (VPLS Vì Dân).
- Thư ngỏ của Cù Huy Xuân Hiếu, con trai TS Cù Huy Hà Vũ (CHHV). “Tiếp tục bắt bớ và xử tội những người yêu nước như bố cháu là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất vào tay Trung Quốc.
Cháu mạnh mẽ phản đối việc đó và thỉnh cầu các ông bà, các bác và cô
chú hãy trả tự do cho bố cháu ngay tức khắc và không điều kiện“.
- Linh mục Thadeo Nguyễn Văn Lý lại bị Cộng sản đưa vào tù — (NVCL) “Việc
bắt lại tù nhân lương tâm tàn tật đau yếu Thadeo Nguyễn Văn Lý có thể
biến Ngài thành một Nguyễn Văn Trại thứ hai (ông Nguyễn Văn Trại là một
tù nhân chính trị đang phải thọ bản án 15 năm tù thì đã chết trong nhà
tù trại Z30A vào lúc 10.30 sáng ngày Thứ Hai 11/07/2011)”. - Tiếp tục thi hành án phạt tù đối với Nguyễn Văn Lý (TTXVN).
- Áp lực lạm phát rất lớn (NLĐ). – Kinh tế 7 tháng: Nhiều điểm sáng, một điểm tối (VnMedia).
- 7 tháng ước bội chi ngân sách 33.600 tỷ đồng (DVT).
- ‘Chỉ giảm giá xăng dầu khi doanh nghiệp có lãi’ (VNE). – Xăng dầu Việt Nam đang lỗ hay lãi? (VTC).
- “Không có chuyện” nới lỏng tín dụng bất động sản (VnEconomy).
- Siêu thị phải học cách tiếp cận người tiêu dùng (TQ).
- Giới lãnh đạo Quốc hội Mỹ mưu tìm một thỏa thuận giảm nợ — (VOA).
- Phỏng vấn TS Phạm Thế Anh và TS Lê Hồng Giang: Quốc hội với bài toán giám sát nợ công, bội chi và vốn nhà nước: Tăng cường kỷ luật ngân sách (SGTT).
- Lạm phát của Việt Nam cao nhất Châu Á (DVT).
- Chính phủ không muốn duy trì độc quyền điện (TN).
- Chuyện bỏ lúa trồng khoai cho thương gia TQ (VNN).
- Chè bẩn Tuyên Quang: Trộn phân lân, xi măng, bùn… vào chè (Bee).
- Nói và làm: Đừng ‘bỏ đói’ dân doanh (VEF).
- CK tuần mới: Chưa rũ bỏ được cơn buồn ngủ (VEF).
- Mong giá đừng lên nữa! (TT).
- Tỷ giá: Sóng dồn từ hai phía (VnEconomy).
- Dự báo kinh tế vĩ mô còn bất cập (TN).
- Kết thúc của một thương hiệu (LĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- ĐỪNG BỎ QUÊN HỌ!: Một đời “nghệ sĩ trơn” – Nghệ sĩ Mai Thành“…chỉ mong muốn được làm người nghệ sĩ bình dị, sống với nghề chân chính, bấy nhiêu đó cũng đủ lắm rồi, cần gì phải có thêm danh hiệu” (NLĐ).
- ĐỖ MINH TUẤN: Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh: Ngộ nhận và hậu quả (SK&ĐS). =>
- Tiếp tục công bố danh sách xét danh hiệu nghệ sỹ (TTXVN).
- Khi người trẻ học hát cải lương – Điều đáng mừng (SGGP).
- Du lịch Huế yếu dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí (TTXVN).
- Văn miếu Nghệ An, bao giờ mới được phục dựng? (Tầm nhìn).
- Làm phim phải có lợi nhuận! (TN).
- Vĩnh biệt nghệ nhân tuồng cung đình cuối cùng (TT).
– Nỗi buồn Yang Prông (LĐ).
- KTS. Trần Quốc Bảo: Ai sẽ đánh giá giá trị cầu Long Biên? (Bee).
- PGS.TS Đỗ Hồng Kỳ: Condo đã “yêu để mà hiểu” Tây Nguyên (TT&VH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Gia sư tình nguyện (TN).
<= Sinh viên Hàn Quốc “ba cùng” ở nông thôn Việt Nam (LĐ).
- Trần Hữu Dũng: Trí thức Việt Nam ở nước ngoài và đại học Việt Nam (Giáp Văn/TS).
- Một cán bộ PGD ăn chặn tiền thưởng huy chương Vì SNGD (PLTP/LĐ).
- Chàng sinh viên từ chối lời mời của Cambridge (VNN).
- Đề nghị kỷ luật người “ém” huy chương của giáo viên (TN).
13h30′:
- Trẻ bị stress vì học hè (TN).
- Hươu tuổi nào mới vẽ đường cho chạy? (SGTT).
- Một độc giả: Cách đây vài ngày tôi được
một người tặng một quyển photo nhỏ nói đây là một bài thuốc đặc biệt
chuyên chữa các bênh hiểm nghèo xuất phát từ Trung Quốc và đang được
phát tán rất nhanh ở Việt Nam. Tôi thấy nghi nghi và hôm nay thấy xuất
hiện bài này: Bài thuốc chống tai biến: hết sức phi lý! (SGTT)
- Bằng cách nào một di dân người Việt trở thành phó khoa trưởng Y Khoa Johns Hopkins? (Nguyễn Văn Tuấn).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Một mình chăm sóc mộ liệt sĩ (NLĐ). – Nhật ký 2 ngày trở về ký ức (TTCT).
- Vừa trục vớt, tàu đã chở du khách ra biển (PLTP).
- Xóa sổ rạch Tân Cảng (NLĐ).
- Hai xe khách đấu đầu, 1 người chết, 16 người bị thương (TT). =>
- Cao nguyên đá bị khai thác trái phép cây dược liệu (TTXVN).
- Lo ngại ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai (PLTP).
- Vô cảm! (Bút lông) “Khi phát hiện ba đối tượng chuyền tay nhau chiếc ví, cha con anh Vinh đã túm được một tên. Lập tức, các đối tượng khác lao vào đánh giải cứu khiến con trai anh bị gãy hai chiếc răng. Đành kết thúc sớm ẩu đả để đưa con vào viện, anh Vinh bất lực nhìn bọn trộm (hóa cướp) biến mất. Nhiều người đứng xem từ đầu đã không có bất cứ ý kiến gì!”.
- Nhập nhèm thực phẩm chữa ung thư (TN).
- Mộng kỳ nam – Kỳ cuối: Họa phúc kỳ nam (TT).
- Khó tin người phụ nữ phá thai trên 20 lần (VNN).
- Chân dung các nhà ngoại cảm nổi tiếng Việt Nam: Bài 1: Thần y vẽ hình người chết qua làn khói thuốc (VNN). – Sẽ bỏ ngoại cảm tìm liệt sĩ vì bị lợi dụng (TP).
- Tô Văn Trường: Tầm và tầm, được và mất (TVN).
- Hà Nội mỗi ngày thêm xấu xí, vì sao? (VnMedia).
- Xà xẻo đất công viên (TT).
QUỐC TẾ
- Thảm sát Na Uy: Chỉ có một thủ phạm? — (BBC). – Hai vụ tấn công đẫm máu tại Na Uy : thủ phạm đã âm mưu từ lâu — (RFI). – Thủ tướng Na Uy dẫn đầu lễ tưởng niệm 93 nạn nhân khủng bố — (VOA).
- Đức cấp các khoản vay cho phe nổi dậy Libya — (VOA).
- Biểu tình bạo động lại bùng lên tại thủ đô Ai Cập — (RFI).
- Hiện tượng Berlusconi trên sân khấu chính trị Ý — (RFI).
<= Tây Ban Nha : phong trào « Những người Bất bình » lại biểu tình — (RFI).
- Chuyện gì sẽ đến nếu Trung Quốc “mua lại” Châu Âu ? — (RFI).
- Miến Điện : Lãnh đạo phong trào dân chủ gặp đại diện cao cấp của chính quyền — (RFI).
- NATO lại không kích dữ dội dinh thự của Gaddafi (VnMedia).
- Lo ngại bao trùm đường sắt cao tốc Trung Quốc (TN).
- Nhật kí của cô gái sống sót sau vụ nổ súng ở Nauy (Vietinfo).
- Phiên tòa Breivik xử kín — (BBC). – Hung thủ thảm sát ở Na Uy đối mặt 21 năm tù (TT). – Người hùng Đức trong thảm kịch Na Uy (VNE)
- Ông Hugo Chavez tái tranh cử tổng thống Venezuela bất chấp tin đồn về bệnh tình trầm kha (NLĐ/Reuters).
- Chiến đấu cơ Trung Quốc truy đuổi máy bay do thám Mỹ (DVT/AFP).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 24/07/2011; + Toàn cảnh thế giới – 24/07/2011; * RFA: + Sáng 24-07-2011; + Tối 24-07-2011.
* RFI: 24-07-2011.
- tựa bài ” mức lợi nhuận cao nhất…” thì không chính xác, phải là “tỉ suất lợi nhuận” vì thật ra mức lãi (cao nhất của ngân hàng VN) vài ngàn tỉ đông/năm chỉ là mức trung bình thấp trong ngành ngân hàng trên thế giới thôi .
- nhưng quả thật tỉ suất lợi nhuận trên vốn thì thuộc loại cao nhất thế giới ! không kể một vài ngân hàng VN rất kém, thì ti suất ROE nói chung của các ngân hàng VN loại hơi kém là 10%, các ngân hàng trung bình từ 15% đến 20%, cá biệt có ngân hàng tỉ suất lợi nhuận đến trên 30%.
Đây là tỉ suất lợi nhuận không tưởng, mơ ước của hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh . Sau khi đã trừ mọi chi phí, thuế, mà ai cũng biết rất cao trong ngành ngân hàng, ví dụ chi phí tiền lương, chi phí đầu tư cho công nghệ hiện đại … mà ngân hàng vẫn còn lại lợi nhuận khoảng 20% vốn tự có ! Ngay cả các ngành dịch vụ lấy công làm lời, không bỏ vốn nhiều cũng chưa chắc có được tỉ suất lợi nhu6ạn như ngành ngân hàng.
Thế mà ngân hàng luôn luôn kêu khó khăn để nhà nước phải “mở” thêm cho họ. Trong lúc các doanh nghiệp điêu đứng, hòa vốn hoặc lỗ chút ít đã là quá may, miễn đừng phá sản đóng cửa. Thế mà ngân hàng cứ nói là chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp !!!
Hoan hô TS Nguyễn minh Phong đã dám nói lên thực tế này trong bài viết trên.
Lời cảnh báo cẩn trọng sau khi các ghế đã sắp xếp có vẻ không phải thừa. Chiều nay LM Nguyễn văn Lý đã bị áp giải trở lại trại giam vì tiếp tục ” xúi giục người dân gây rối, biểu tình, gây mất trật tự an ninh…” (trích TTXVN) .
Mà đối với ngành ngân hàng, mấy cái danh hiệu đó như tấm giấy lộn. Thậm chí các giải thưởng, danh hiệu được trao tặng bởi các tổ chức Âu Mỹ, trong ngành tài chính cũng mua được tuốt tuồn tuột bác ạ.
(À, mà nói thêm, trong nước thì Agribank được nhân dân trao danh hiệu là ngân hàng tham ô nhất đấy ạ)
Trong văn học nhiều khi người ta dùng từ kẻ như hai câu trên. Nếu đổi :
Thứ nhất sợ người anh hùng.
Thứ nhì sợ người cố cùng liều thân.
Ta thấy ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi. Vì thế:
Kẻ phi thường là người phi thường. Vua Quang Trung là người phi thường nên mới đuổi được giăc Xiêm giặc Tầu. Bác còn nhấn mạnh có lãnh tụ phi thường ( Anh Hùng) còn phải tập hợp được lòng yêu nước của nhân dân mới có thể giữ yên được bờ cõi.
Bác Hồ và Quang Trung đều gốc họ Hồ Nghệ An. Phải chăng các họ khác mới nổi ở Nghệ An muốn hạ bệ như phong trào sáng tác quốc ca VN mới nhũng năm 80 của thế kỷ trước? Còn chống Tàu chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.Đau sót lắm sao. Ông tổng Lông vừa nghỉ người ta đục bỏ liền,nhưng miệng vẫn hô thật to : Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là kim chỉ Nam cho mọi hoạt động của Đảng. Ôi!!”Đời là chỗ bắt người ta phải ở”( TẢN ĐÀ ).
Thư ngỏ của cháu Cù Hiếu Xuân Hiếu, con trai TS Cù Huy Hà Vũ:
http://chhv.wordpress.com/2011/07/25/th%C6%B0-ng%E1%BB%8F-c%E1%BB%A7a-cu-hi%E1%BA%BFu-xuan-hi%E1%BA%BFu-con-trai-ts-cu-huy-ha-vu/
(http://kichbu.multiply.com/journal/item/1762)
Một nhà tù tai Nauy mà tên sát nhân man rợ Breivik chỉ có thể bị giam tối đa 21 năm tại đó – 252 người tù ở trong 1 khu trại trị giá 252 triệu US$, rông 30 héc ta….mời quý vị vào xem…
Nhà tù Halnen
Mới đây tạp chí Mỹ “Time” đăng – — chuyện về một nhà tù mới tại Halnen của Nauy. Nằm tại khu trừng thông trên diện tích ba mươi ha. Nhà tù có sức chứa cho 252 tù nhân. Việc xây dựng và trang tiết bị của nhà tù tiêu tốn ngân sách của Nauy khoảng 1.5 tỷ kron ($252 triệu US$).
Phòng giam tiêu chẩn cho tù nhân là căn phòng 12 m2. Trên khuôn viên có trung tâm ghi hình, các phòng sáng tạo, thư viện, vườn mùa đông, trung tâm thể thao, các ngội nhà nhỏ để gặp gỡ với người thân, các phòng học và phòng thí nghiệm, trung tâm y tế và các công xưởng sản xuất. Các gan phòng được bài trí các tác phẩm nghệ thuật có giá trị gần triệu dollars. Chế độ đi lại trong khuôn viên của nhà tù là tự do.
Câu chuyện vui tặng người nói thuê
Nga có quyền quái gì đâu. Nga chẳng khác gì con vẹt biết đọc biết nói và chỉ đọc và nói theo lệnh của chủ thôi. Các bạn phê Nga thất là tội nghiệp.
Tôi kể câu chuyện này nhé. T trong một cửa hàng bán chim cảnh. Môt ông khách thấy 3 con vẹt được nhốt trong một cái lồng rát đẹp. Ông thấy có một con vẹt màu sắc sặc sỡ, nói luôn mồm. Ông thấy ưng, liền hỏi giá.
Chủ nhà bảo: con vẹt này 10.tr đồng thôi.
Ông khách ngạc nhiên: sao mà đắt vậy?
Ông chủ: Con này nó biết đọc, biết nói, bjết hát, biết múa. Nói chung nó biết làm những gì ông chủ ra lệnh cho nó.
Đắt nhỉ, thế thì tôi chẳng có tiền mua đâu. Thế con vẹt 2 màu kia thì bao nhiêu tiền? Ông khách hỏi?
- Con này 20 triệu cơ!
Ông khách: Nó biết nói, biết hát, biết làm gì mà đắt tiền thế?
- Đơn giản thôi, nó biết viết những điều chủ nó chỉ bảo để mớm cho con vẹt kia đọc.
Ôi thế thì tôi chẳng thích! Ông khách nói bâng quơ để tháo lui khỏi cuộc mưa bán.
Ông chủ cao hứng, giới thiệu tiếp mặt hàng: Con vẹt đen kia kìa, có tới 30 tr. tôi còn chưa bán đấy!
Ông khách ngạc nhiên: Từ nãy đến giờ tôi chẳng thấy nó nói câu già cả?
Ông chủ: nó đắt vì nó là sếp của những con kia!
Ông chủ cao hứng: Con vẹt đen kia còn đắt nữa, nó là của hiếm lắm đấy, giá phải 30 tr. cơ.
Ông khách: Xấu thấy mồ, nhưng chắc là nó phải biết nói nhiều thứ tiếng lắm nhi?
Không hẳn thế, ông chủ giảng giải: chỉ vì nó là sếp của những con kia!
có khi nào đánh VN Lai là một người Tàu tên Bình. đọc tin http://www1.vietinfo.eu/chuyen-muc-bien-dong/chi-lenh-cua-bo-chinh-tri-trung-quoc-ve-tranh-chấp-bien-dong-.html này thấy Trung Quốc quyết tâm nuốt nước ta thật rồi.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2011/07/110724_london_antichina_demo.shtml
Lập lờ chi đây trong vụ này: Gần 700 triệu USD xây đường sắt Campuchia – Việt Nam.
Dân trí thì viết: Giới chức ngành giao thông vận tải cho biết đã chốt tổng mức chi phí 686 triệu USD http://dantri.com.vn/c76/s76-501759/gan-700-trieu-usd-xay-dung-tuyen-duong-sat-viet-nam-campuchia.htm;
Dân Việt và VEF thì: Các chuyên gia đã chốt tổng mức chi phí 686 triệu USD http://danviet.vn/50826p1c25/686-trieu-usd-lam-tuyen-duong-sat-viet-namcampuchia.htm.
Đây là dự án bổ sung vào đoạn khuyết lớn nhất trong kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt liên Á khổng lồ từ Singapore đi Côn Minh (Trung Quốc). Vậy giới chức ngành giao thông và các chuyên gia của VN hay CPC, và nước nào bỏ tiền làm tuyến đường sắt này.
Và lại là ‘ Được biết, Công ty khảo sát và thiết kế đường sắt số III thuộc Bộ Đường sắt Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu khả thi dự án đường sắt Kampong Speu-Việt Nam từ tháng 7/2009 với khoản kinh phí lên đến 3 triệu USD’
Thì ra:
Từ năm 2007 Cục Đường Sắt Việt Nam đã tiến hành lập dự án xây dựng hai tuyến đường sắt nối từ Việt Nam sang Lào và Campuchia. Đây là hai dự án nằm trong chiến lược phát triển giao thông vận tải và đường sắt Việt Nam đến năm 2020
Hiện, hai dự án này đã có báo cáo nghiên cứu khả thi.
Đối với tuyến Sài Gòn – Lộc Ninh sang Campuchia, có chiều dài khoảng 130km, được Cục Đường sắt phối hợp với Tổng công ty Xuất nhập khẩu thiết bị cơ giới Trung Quốc (CMC) và Tổng công ty Xây dựng đường sắt Trung Quốc (SRCC) nghiên cứu. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Viet-Nam-Lao-Campuchia-se-noi-mang-duong-sat/70089684/157/
Như vậy: Mình phải bỏ tiền ra để làm tuyến đường sắt phục vụ cho tuyến đường xuyên Á của Tàu. Tư vấn và thi công cũng đều là Tàu. Chỉ có điều khổ ray vẫn là 1.0m mà theo TS Trần Đình Bá là lạc hậu và lãng phí (chắc là để phòng không cho Tàu Khựa đi xe lửa sang như thời Lê Duẩn).
Một trong những khuôn mặt anh hùng bảo vệ và hy sinh cho quần đảo Hoàng-Sa
Tử Sĩ Hoàng-Sa NGỤY VĂN THÀ
Hải Quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà sinh ngày 16/01/1943 tại Trảng Bàng (Tây Ninh), xuất thân khóa 12 trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, cựu Hạm trưởng HQ604, HQ331. Nhậm chức Hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo (HQ.10) từ 16-09-1973. Có vợ 3 con, tuẫn tiết để được chìm theo chiến hạm ngày 19-01-1974 trong trận hải chiến đẫm máu với hải quân đế quốc Trung Cộng tại Hoàng Sa.
- 13 Huy chương đủ loại, trong số có đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.
- Truy thăng Hải Quân Trung Tá.
Người chiến thắng trên giòng Cửu-Long
Tôi bước lên đài chỉ huy, Thiếu tá Hạm trưởng có khuôn mặt trẻ măng, đầu đội nón sắt, ngực đeo chiếc phao hơi màu xám đậm, tay cầm ống nhòm đang chăm chú quan sát những bụi rậm khả nghi tại 2 bên bờ sông. Phía trước chiến hạm chếch về bên trái, 3 thương thuyền chở đồ tiếp liệu đang lừng lững tiến theo 2 khinh tốc đĩnh dẫn đường.
Vị sĩ quan chỉ huy có khuôn mặt trẻ măng đó chính là Hải quân Thiếu tá Ngụy-Văn-Thà, Hạm trưởng Pháo hạm HQ.331 mà tôi đang được hân hạnh đi theo để viết một ‘phóng sự sống ‘ về đoàn convoi tiếp tế Nam-Vang.
Thấy tôi bước lên đài chỉ huy với đầu trần, Thiếu tá Thà bỏ ống nhòm xuống, hỏi:
- Nhà báo không sợ súng?
Tôi chưa kịp trả lời thì vị Hạm trưởng đã chỉ thị một nhân viên lấy nón sắt và áo phao cho tôi.
Ông tiếp:
- Khi nhiệm sở tác chiến, nón sắt và áo phao bắt buộc phải có, nếu không muốn sớm về ‘chầu Phật’.
Ông vừa nói vừa mỉm cười, dáng điệu thật vui tươi trong khi đưa tay gỡ chiếc nón sắt đang đội trên đầu xuống, chiềng ra trước mặt tôi. Tôi nhìn thấy nơi kẻ cấp hiệu ở phía trước nón sắt, một vệt đạn trượt qua làm thành một đường rãnh dài, khiến cấp hiệu Thiếu tá kẻ trên nón bị khuyết đi một góc.
- Anh thấy không? nếu không có chiếc nón sắt này thì tôi đã phải về’ chầu Phật ‘ hơi sớm.
Thiếu tá Thà tiếp:
- Đây là một ‘ kỷ niệm đẹp ‘ trong đời tôi, vì thế tôi không muốn thay nón sắt mới. Viên đạn này đến ‘ thăm ‘ tôi trong một chuyến hộ tống convoi cách đây hơn một tháng.
Thấy Thiếu tá Thà có vẻ ‘ dể khai thác ‘ nên tôi bắt đầu hành sự:
- Thưa Hạm trưởng, như vậy Hạm trưởng đã từng đi hộ tống nhiều đoàn convoi trên giòng Cửu-Long này?
- Chuyến này là chuyến thứ ba, hai chuyến trước ít nhiều đều có đụng độ với chúng.
- Trong các trận đụng độ, hỏa lực của địch có đáng quan ngại?
- Tất nhiên là đáng quan ngại. Tuyến phục kích thường chạy dài gần 1 cây số. Hỏa lực trung bình của địch là súng cối, đại bác không giật 57ly, B41. Tuy nhiên còn một loại vũ khí đáng quan ngại hơn cả là loại hỏa tiễn tầm nhiệt. Thiếu tá Thà hỏi tôi:
- Anh đã từng theo tiếp tế Nam-Vang chưa nhỉ?
- Dạ chưa, đây là lần đầu.
Ông mỉm cười:
- Vậy thì phải bình tỉnh. Chắc chắn chuyến này cũng có ‘ lửa khói ‘ để anh khỏi thất vọng.
- Bình tỉnh là nghề của phóng viên chiến trường thưa Hạm trưởng.
- Tốt.
Thiếu tá Thà rời khỏi ghế ngồi và kéo tôi lại bàn hải đồ. Viên Trung úy sĩ quan đương phiên đứng né sang bên cho Hạm trưởng đứng. Thiếu tá Thà lấy thước chỉ trên hải đồ:
- Chúng ta đang ở vị trí này. Những khúc ‘ cua ‘ phía trên đây là những điểm nghi ngờ địch tổ chức tuyến phục kích. Tin tình báo cho biết địch có một Trung đoàn tập trung tại vùng này.
Ông trở lại ghế ngồi và nhìn tôi:
- Mọi chuyện đã chuẩn bị xong. Vấn đề đặt ra là mình phải ‘ đánh hơi ‘ đúng tuyến phục kích của địch để giành thế chủ động.
Tôi để ý quan sát các hoạt động trên boong chiến hạm. Vị Đại úy Hạm phó đứng trên boong mũi, trực tiếp chỉ huy khẩu hải pháo 40 ly, khẩu hải pháo 76ly do sĩ quan đệ tam làm trưởng khẩu. Các khẩu bích kích pháo 81ly và đại bác 20ly đều ở tư thế sẳn sàng tác xạ.
Tại boong chính, sĩ quan cơ khí chỉ huy các toán phòng tai và cứu thương. Tất cả đều sẳn sàng đáp ứng mọi tình thế hiểm nguy trong khi tác chiến.
Thiếu tá Thà tiếp:
- Anh thấy đó. Có ngưng bắn hòa bình gì đâu. Hiệp định ngưng bắn đã bó chân bó tay mình, trong lúc bọn giặc cướp Cộng sản vẫn lợi dụng tự tung tự tác. Chúng tôi lúc nào cũng triệt để tôn trọng hiệp định, nhưng Cộng sản đã xé rào tấn công và chúng tôi buộc lòng phải phản ứng tự vệ. Đối với những con chó cắn trộm, nếu không đập cho chúng gãy răng thì chúng sẽ còn cắn trộm dài dài…
Thiếu tá Thà dứt câu nói và hướng mắt nhìn đôi cách cò trắng bay dọc theo giòng sông phía trước mũi chiến hạm. Đôi cách cò thong dong bay tới khoảng cách chiến hạm chừng hơn một cây số thì sà xuống bụi cây um tùm phía bên hữn ngạn. Nhưng chúng vừa sà xuống thì lại vụt bay lên có điều hoảng hốt.
- Rồi! 2 máy tiến Full! tuyến phục kích của chúng ở đó
Thiếu tá Thà nhẩy phóc khỏi ghế và tiếp tục ra lệnh cho nhân viên truyền tin truyền lệnh cho các thương thuyền ép về tả ngạn, gia tăng tốc độ giang hành. Riêng 2 khinh tốc đỉnh giảm tốc độ, chờ cho pháo hạm vượt lên rồi sẳn sàng triển khai hỏa lực và ủi bãi nếu cần, để áp đảo tinh thần địch.
Con tàu rú lên và lướt nhanh về phía mục tiêu. Tất cả các họng súng đều hương về phía hữu ngạn.
- Mục tiêu hướng 2 giờ, chuẩn bị tác xạ.
Thiếu tá Thà vừa dứt lệnh. Một tiếng nổ “ầm” bùng lên trước mũi chiến hạm chừng 10 mét, và tiếp theo là một loạt lance bomber từ trong bờ tới tấp phóng ra…
- Bắn!
Lệnh từ đài chỉ huy loan đi. Tất cả các ổ súng đồng loạt khai hỏa. Những lùm cây bị đốn ngã. Cát. bụi, khói tung lên mù mịt bên bờ hữu ngạn. Địch cố gắng dồn hỏa lực tấn công, nhưng tuyến phục kích của chúng đã rối loạn và hiệu năng tác xạ mất chính xác. Một vài tên địch quá hoảng hốt đã ‘ bung ‘ khỏi công sự thoát thân, nhưng đã bị bắn hạ trên đường tẩu thoát.
Khi chiến hạm lướt khỏi tuyến phục kích, địch còn bắn lẻ tẻ đuổi theo chiến hạm. Thiếu tá Thà lại vận chuyển chiến hạm quay lại mục tiêu ‘ làm cỏ ‘ những tên địch còn sống sót. Chiến trận xảy ra chưa đầy 20 phút, các ổ súng của địch hoàn toàn câm họng.
Kiểm điểm lại tổn thất của ta, chỉ có 2 chiến sĩ bị thương nhẹ, một số vết đạn xuyên thủng vách tàu và đài chỉ huy. Khinh tốc đĩnh và thương thuyền hoàn toàn vô sự.
Thiếu tá Hạm trưởng trở lại ghế ngồi, thở phào nhẹ nhõm và gỡ chiếc nón sắt khỏi đầu.
- Rồi! gọi phương tiện tản thương và tiếp tục giang hành. Các ổ súng duy trì tình trạng sẳn sàng chiến đấu.
Thiếu tá Thà lấy thuốc lá gắn lên môi, đánh quẹt, rít một hơi thật dài. Ông ngồi tỉnh bơ như chẳng có chuyện gì vừa xảy ra. Lát sau, ông chép miêng:
- Thật tiếc! mình không được lệnh đổ bộ để kiếm ‘ chút cháo ‘.
Ông hướng về phía tôi:
- Nhà báo thấy chưa? hỏa lực của chúng mạnh ghê gớm nhưng mất yếu tố bất ngờ nên đành rã đám.
Tôi nhìn Thiếu tá Thà với sự khâm phục hoàn toàn. Quả thực tôi không ngờ vị Thiếu tá trẻ tuổi, dáng dấp mảnh mai như một cô gái lại có thể có bản lĩnh chỉ huy lì lợm như vậy. Trong khi điều khiển chiến hạm phản công địch, ông bình tỉnh, gan dạ đến gần như liều lĩnh.
Trên đây là hình ảnh tôi ghi nhận được về Hạm trưởng Ngụy-Văn-Thà trong chuyến hộ tống đoàn convoi tiếp tế Nam-Vang trước khi ông được bổ nhiệm làm Hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt-Tảo HQ.10.
Phút Vinh Quang Đi Vào Lịch Sử
Trong trận hải chiến lịch sử tại Hoàng Sa ngày 19-01-1974, tôi không được hân hạnh theo đoàn chiến hạm tham chiến đánh đuổi quân xâm lăng Trung-cộng. Điều này làm cho tôi ân hận, vì đã không được chứng kiến giây phút chiến đấu hào hùng của thủy thủ đoàn HQ.10 với chiến hạm Trung-cộng.
Tôi băn khoăn về tin HQ.10 bị mất tích trong trận hải chiến. Hộ Tống Hạm với thủy thủ đoàn gần 80 người, với Hạm phó, Hải quân Đại úy Nguyễn-Thành-Trí, sĩ quan giàu khà năng chuyên môn, kinh nghiệm chiến trường, đầy quả cảm, và trên hết là Hạm trưởng, Hải quân Thếu tá Ngụy-Văn-Thà, sĩ quan trẻ, tài giỏi, chiến đấu lì lợm, từng được mệnh danh là ” Người chiến thắng trên giòng Cửu-Long” không thể nào mất tích được. Chỉ có vấn đề chiến thắng và hi sinh oanh liệt mà thôi.
Tôi nôn nóng chờ đón và cuối cùng nỗi băn khoăn của tôi đã được giải tỏa khi tôi tiếp xúc được với số nhân viên thuộc thủy thủ đoàn HQ.10 đã đào thoát lúc chiến hạm sắp chìm và lênh đênh trên biển nhiều ngày trước khi được cứu vớt.
Trong căn phòng ấm cúng của thương thuyền SKOPIONELLA quốc tịch Hòa-Lan, nhóm thủy thủ đoàn HQ.10 còn sống sót đã cho tôi biết giây phút chiến đấu hào hùng của thủy thủ đoàn HQ.10 và cái chết dũng liệt của ” Người chiến thằng trên giòng Cửu-Long “.
” Trong những giây phút ghìm súng chờ đợi cuộc hải chiến lịch sử, nét mặt Hạm trưởng Ngụy-Văn-Thà trở nên lầm lì, sắc lạnh. Ông luôn luôn di chuyển trên đài chỉ huy, dáng vẻ suy tư. Dường như ông đang thiết trí trong óc một trận đồ hài chiến, để có thể giành yếu tố tất thắng trước kẻ thù xâm lăng đông đảo.
Đôi lúc nét lầm lì, sắc lạnh trên khuôn mặt ông đã biến đi, để nhường chổ cho những nét giận hờn sôi động, khi bọn Trung-cộng tỏ thái độ ngang ngược gây chiến, bằng cách vận chuyển chiến hạm của chúng đâm vào hông chiến hạm ta.
Chúng tôi biết nỗi giận hờn trong lòng ông đang được đè nén ghê gớm, để tránh gây đụng độ trong khi chưa có lệnh. Nếu không vì sợ hậu quả vi lệnh, chắc chắn ông đã cho khai hỏa để tiêu diệt ngay ttàu địch, và ‘ làm cỏ ‘ bọn xâm lăng trên đảo”.
Cuối cùng việc gì phải đến đã đến! Sau khi bọn Trung-cộng trên đảo tấn công toán biệt hải của ta, các chiến hạm của chúng cũng đồng loạt khai hỏa vào các chiến hạm ta. Không chậm một giây, 2 phân đội chiến hạm ta đồng loạt phản công. Trận hải chiến lịch sử xảy ra vào lúc 10 giờ 25 phút ngày 19-01-1974.
Dù trước số lượng chiến hạm đông đảo, trang bị hùng hậu của địch, 4 chiến hạm của ta gồm HQ.10, HQ.16, HQ.4, HQ.5 vẫn hiên ngang xung trận, phản công hữu hiệu và giáng lên đầu bọn xâm lăng những đòn chí tử.
Chỉ trong 5 phút đầu, tàu địch mang số 396 đã bị trúng đạn của HQ.10 bừng bừng bốc cháy. Sau đó trước sức phản công mãnh liệt của HQ.16, HQ.4, HQ.5; chiếc tàu địch mang số 271 (loại Kronstadt) bị trúng thương mất tay lái, quay vòng vòng rồi lủi vào bãi san hô để tự hủy. Bọn Trung-cộng ỷ chiến hạm đông đã toan tính dùng hỏa lực đánh đấm chiến hạm ta, nhưng trước sức phản công mãnh liệt của các chiến hạm VNCH, các chiến hạm Trung-cộng đã trở thành những con thiêu thân lao vào ngọn lửa. Thêm một chiếc Kronstadt thứ hai mang số 274 trúng đạn, phát hỏa dử dội, và rồi một chiến hạm thứ tư cũng chịu chung số phận. Cả vùng biển Hoàng Sa sục sôi lửa đạn, khói lên nghi ngút đen cả góc trời, trông như những ngọn hỏa sơn đang trong thời kỳ phun lửa.
Bị thất bại nặng nề trong màn đầu của trận hải chiến, bọn Trung-cộng lồng lộn lên. Chúng tăng cường thêm nhiều chiến hạm khác để mong lật ngược thế cờ, 2 chiến hạm Trung-cộng mang số 281 và 282 vừa được tăng cường đã dồn hỏa lực vào HQ.10 để tấn công phục thù. HQ.10 bị trúng thương tại phòng máy chính, tàu bị nghiêng sang hữu hạm. Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng, một số chiến sĩ đã hy sinh, máu loang trên boong chiến hạm. Hạm trưởng và thủy thủ đoàn HQ.10 không hề nao núng. Một mặt tự cứu thương chiến hạm, mặt khác dồn hỏa lực chống trả 2 chiến hạm địch. Nhưng nhứt hổ nan địch quần hồ. Thêm một trái phá của địch bắn trúng đài chỉ huy HQ.10. Hạm trưởng Ngụy-Văn-Thà và Hạ sỉ nhứt Đinh-Hoàng-Mai bị thương trong lúc chiến hạm bị chết máy và nghiêng tới mức nguy hiểm.
Trước tình thế tuyệt vọng, Hạm trưởng ra lệnh cho nhân viên đào thoát. Đại úy Hạm phó xin ở lại nhưng không đươc Hạm trưởng chấp thuận. Sau khi Hạm phó được di chuyển xuống bè, chúng tôi lên đài chỉ huy xin di chuyển Hạm trưởng xuống theo, nhưng ông đã vẫy tay từ biệt mọi người. Bên cạnh ông, Hạ sĩ nhứt Đinh-Hoàng-Mai thều thào xin được noi gương Hạm trưởng sống chết theo chiến hạm.
Trong vùng lủa đạn mịt mù, chúng tôi tách bè khỏi chiến hạm trong niềm xúc động nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt….
Liệt Sĩ Hoàng Sa
Buổi tối, tại phòng làm việc trong Bộ Tư lệnh Hải Quân, người họa sĩ đang truyền hình di ảnh Hải quân Thiếu tá Ngụy-Văn-Thà để vẻ mẫu bích chương “anh hùng hải chiến Hoàng Sa”. Tôi ngồi trầm ngâm trước khuôn ảnh người quá cố. Khuôn mặt Thiếu tá Thà trẻ trung và đôn hậu quá. Mái tóc bồng chải gọn, vầng trán vuông cao, cặp mắt sáng ngời dưới đôi hàng mi xanh đậm, quai hàm vuông đầy nét cương nghị. Anh là Hạm trưởng Ngụy-Văn-Thà, người chiến thắng trên giòng Cữu-Long ngày xưa và bây giờ đã hiên ngang đi vào lịch sử. Anh là vị chỉ huy đầy thao lược, quả cảm, đầy đức tính hi sinh và chu đáo quá. Anh luôn luôn là người đi trước, từ những việc nhỏ nhặt như đóng niên liễm cho quỹ tương trợ SQ-HQ-Khóa 12, anh cũng đã đi trước các bạn đồng khóa bằng cách đóng một lượt cho cả 3 năm 1973-1975 và 1975. Anh thương vợ, yêu con, hiếu thảo với song thân, chu toàn bổn phận với gia đình và bằng hữu.
Trên cương vị chỉ huy, anh là người quả cảm và đầy thao lược. Anh đã giữ đúng truyền thống hào hùng của quân chủng Hải quân ” Hạm trưởng phải sống chết theo tàu “. Anh thực sự là anh hùng bất tử của Hoàng-Sa bất diệt. Sự hi sinh dũng liệt của anh đã làm cho mọi người kính phục, làm rạng danh cho quân chủng Hải quân và tạo hãnh diện cho giống nòi Việt Nam từ ngàn xưa chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù cường bạo.
Xin được xưng tụng anh bằng danh từ vinh dự nhất: “Ngụy-Văn-Thà liệt sĩ Hoàng-Sa”.
Nguyễn-Thành-Đông
__________________
Tôi cũng đang tìm hiểu vì sao Sài gòn im lặng. Cái này cần chính các bác Sài gòn của cuộc biểu tình chống TQ ngày 5 tháng 6 lên tiếng, để mọi người hiểu rõ. Vì sao các bác không đi nữa, có gì ép buộc không?
Sau cuộc biểu tình rầm rộ ngày 12 tháng 6, chính quyền Sài gòn đã kiểm soát và học rất nhanh và áp dụng cho tuần sau. Họ đã chia cắt và tung người vào các cuộc biểu tình, từ phụ nữ, bô lão đến thanh niên tình nguyện và sinh viên đảng viên từ các trường, ăn bận rất chỉnh tề, và đội ngũ này sẽ chen vào trả lời phỏng vấn, nếu có phóng viên nước ngoài.
Tất cả các chốt mà máy ảnh tele có thể lấy được khung hình và gởi bài đều bị phong tỏa, đơn cử là tháp hồ con rùa, họ có 1 nhóm, ăn bận như du côn, ngồi ngáng ngay đường lên tháp từ rất sớm, và không cho bất cứ ai lên. Những kẻ này họ không nói họ đại diện cho chính quyền, nhưng họ không che dấu họ là công an, dân phòng.v.v.v qua cách họ nói chuyện và cầm bộ đàm thị uy. Họ lên tiếng thẳng, đủ để mọi người nghe được là tụi mình đông vầy, tụi nó chết chắc và cười hô hố thách thức cả đám đông đang tụ tập.
Đến 19 tháng 6 và các tuần sau, tôi không rõ sự vận động hoặc uy hiếp từ thế nào từ chính quyền, nhưng rõ ràng họ đã thành công ở Sài gòn.
Còn vấn đề sau hậu trường thế nào, thì cần các bạn đã đi biểu tình cho thêm thông tin. Bản thân cháu tôi học đại học y thành phố nói là tụi sinh viên đã vào Đảng năm cuối đã vận động kô được đi biểu tình, họ học rất nhanh từ lá thư cấm sinh viên biểu tình bị lộ trên mạng, họ không hề đưa ra tờ giấy nào nữa, chỉ lệnh và chỉ thị miệng.
BQL sinh viên đại học kinh tế cũng có hành động tương tự trên facebook, họ ra rất nhiều bài viết thật giả lẫn lộn, và nói thẳng TQ là nước lớn, nên việc này để Đảng lo, các bạn chỉ cần học giỏi, làm ăn có tiền là đã yêu nước. Với cách này, họ đã thành công phần nào. Các bác lưu ý câu ” để Đảng lo” là câu có kịch bản, vì sau đó câu này đã xuất hiện tại Hà nội.
Còn rất nhiều điều chúng ta có thể thấy từ các cuộc biểu tình này. Mong các bác bỏ tí thời giờ chửi nhau để nghiên cứu và làm tốt hơn cho tương lai.
Và cũng còn 1 câu cần giải, vì sao Hà Nội vẫn không bị như Sài gòn, điều khác biệt là gì?
Tại Việt Nam vừa diễn ra một loạt hội nghị của các ngành quốc phòng và an ninh nhằm thắt chặt hơn nữa sự kiểm soát xã hội và bảo vệ chế độ.
Tin này do BBC đưa gần đây: http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vd3d3LmJiYy5jby51ay92aWV0bmFtZXNlL3ZpZXRuYW0vMjAxMS8wNy8xMTA3MThfdm5fcGFydHlfZGVmZW5jZV9zZWN1cml0eS5zaHRtbA%3D%3D&b=13 Cho nên mọi ng nên cảnh giác nếu có một “Thiên an môn” ở Vn
Một nhà ngoại giao cũng được trích lời nói Hà Nội không muốn những bàn thảo trên internet chuyển thành hoạt động trên đường phố. hết trích.
Sau khi chính danh phân chia quyền lực là phân chia đất nước để tiếp tục và sớm giao hàng cho tàu cộng, việc cần làm trước là bóp ngẹt internet, bước tiếp là bóp méo sóng điện thoại, có thể có nhiều tin nhắn giả hay mất sóng, cảnh sát giao thông lúc này có thễ giữ người vì lỗi cà vẹt xe mờ chẳng hạn,…, thật sự trước mắt là rất nhiều khó khăn
Cảm ơn bác!
Một dân thường
Sau khi mất VN, BCT kêu lái xe lái ra bờ biển, Thần Kim Quy hiện lên . Một người trong BCT kêu: Hỡi Thần Kim Quy, cứu chúng tôi với!
Thần Kim Quy trả lời: Chỉ có tay lái xe không phải là giặc .
Anh lái xe bị bắn và Thần Kim Quy cũng chung số mạng, thành nồi thịt rùa ăn trong khi chờ xe Triệu Đà tới rước .
Câu chuyện hôm nay .
Sau khi mất VN, dân ta cõng BCT ra tới biển, Thần Kim Quy hiện lên .
Dân kêu lên: HỡI Thần Kim Quy, cứu chúng tôi với!
Thần Kim Quy trả lời: Giặc ở trên đầu trên cổ các người đấy .
Dân ta nhao nhao “Đồ phản động!” và bắt Thần Kim Quy làm thịt, nhậu một bữa no nê, rồi về lại nhà như chả có chuyện gì xảy ra .
http://www.scmp.com/portal/site/SCMP/menuitem.2c913216495213d5df646910cba0a0a0/?vgnextoid=9b133d4db7c51310VgnVCM100000360a0a0aRCRD&vgnextfmt=teaser&s=news
Báo chí nước ngoài dự đoán sau khi yên vị Dũng sẽ tiến hành đàn áp mạnh hơn.
Cần xem xét tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIII của bà Đặng Thị Hoàng Yến:
http://www.cuuchienbinh.com.vn/index.aspx?Menu=1318&Chitiet=9585&Style=1
Quote: “Dư luận trong cán bộ đang đặt ra nhiều câu hỏi việc bà Yến vào QH có thể chứa đựng mưu đồ chính trị của nước ngoài.”
“Bà Yến được “một ông rất to” ở T.Ư giới thiệu cho tỉnh Long An giới thiệu bà ứng cử vào QH khóa XIII. Cán bộ tỉnh Long An ngậm ngùi chịu thiệt.”
————
Hay đây, “ông rất to ở TW” là ám chỉ ông nào đây nhỉ. Bài này ám chỉ ông nào? Anh Ba có kiến giải gì không?
http://nld.com.vn/20110724101617675p0c1002/xoa-so-rach-tan-cang.htm
Bà bỏ học và đi “làm” sớm – từ năm 14 tuổi, khi còn ở 54 phố Huế, Hà Nội
Ngoài ra, tôi có gắng rèn luyện thể lực, tập thê dục cả ngày và đêm, để nếu có thê, sẽ có thirth wedding với femal in the future …
Hoành tráng, như bullet train..!
…Đảng viên CS cũng có người tốt, kẻ xấu, kẻ cơ hội, người có lý tưởng cao cả … Rất tiếc rằng đa phần người tham nhũng lại là Đảng viên CS.
Có lẽ khi bị đạp vào mặt Chí Đức vẫn nghĩ rằng tay ĐU Minh làm đúng, tôi có nghe RFA phỏng vấn Đức, Đức không đồng tình vì thái độ phản đối quyết liệt của các trí thức, nhưng anh cũng buồn cho lực lượng an ninh. Chắc chỉ đến khi đọc lại cuốn sách nói không được sử dụng vũ lực với nhân dân thì Đức mới tin mình bị đánh oan. Cũng may là có cuốn sách này, chứ nếu không Đức lại trách chính mình.
Nhìn chung Đức là một người yêu nước, quả cảm và đáng mến. Sớm muộn Đức sẽ nhận ra bộ mặt thật của những kẻ lấy danh nghĩa nhân dân đàn áp nhân dân, lấy Đảng để che chắn cho quyền lợi, địa vị.
http://www.mediafire.com/i/?5ggr35hi3su492w
trước nguy cơ mất lảnh hải lảnh thổ bởi mộng bá quyền của Tàu cộng,hải ngọai đang có phong trào sáng các bài hát về Hòang sa Trường Sa.Trong nước đã có một vài bài hát nói về Hòang sa trường Sa trong tời gian diển ra các cuộc biểu tình chóng TQ.Phải chăng chúng ta nên phát động một phong trào sáng tác các văn thơ những bài hát về trường sa hòang sa về biểu tình chóng TQ,nâng cao ý thức bảo vệ đất nước.mong các giới văn nghệ sỹ góp một bàn tay vì tòan vẹn chủ quyền củatổ quốc VN
Khách đã nói
Đó là chưa nói thực tế, ở Việt Nam xảy ra tình trạng hầu hết các chủ đầu tư dự án không thực sự quan tâm đến đánh giá tác động môi trường (ĐTM), họ coi đó chỉ như là thủ tục hành chính, nên thường khoán trắng cho tư vấn miễn làm sao có được quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM ở cấp có thẩm quyền. </i.
Chắc chắn các lãnh đạo của ta đã cho rằng hiện tình trên là bản chất của nền kinh tế đi theo định hướng mà trên thế giới không nước nào dám đi.
Phải nói là quả thật các thế hệ lãnh đạo của nước ta thuộc hàng đỉnh cao trí tuệ !
Khoảng 20 năm sau nước ta biến thành sa mạc, thành bãi rác công nghiệp, thành một trại ung thư khổng lồ thì cũng chả quan chức nào, chả lãnh đạo nào, chả Ban tuyên giáo nào bị làm sao hết.
Về V/đ ” Đường lưỡi bò trong sách Việt Nam” mà http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/tuoitre.vn/Duong-luoi-bo-trong-sach-Viet-Nam/6685537.epi
nói đến , tôi có ý kiến: bác nào rành rẽ về luật nên có văn bản kiến nghị lên Cục xuất bản yêu cầu giả thích và có biện pháp xử lý …
Fears of crackdown as Vietnam PM set for new term
http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5h5jUCJWYuZDu4IUKM6yBV-GvzAkw?docId=CNG.64b4244314a883aef78ccc40add15420.d1
“Với 6 tấm huy chương đồng, thành tích của đội tuyển IMO Việt Nam năm nay là thứ 31 toàn đoàn trên tổng số 90 đoàn tham gia. Đây là thành tích thấp nhất sau 35 lần tham dự IMO của Việt Nam. Trung Quốc vẫn giữ vị trí số 1 với 6 Huy chương Vàng, thứ hai là Mỹ, và thứ tư là Liên bang Nga. Năm nay ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của 2 nước ASEAN là Singapore (đứng thứ 3) và Thái Lan (đứng thứ 5). Đoàn Indonesia xếp thứ 29 trên Việt Nam 2 bậc.”
Việt Nam xuống cấp quá vậy trời!
Khách đã nói
Nhìn đểu => chém. Nói đểu => chém.
Lấy vài từ đâm, chém làm từ khoá vào Google thì thấy đầy rẫy các vụ án mạng bằng đao, kiếm, mã tấu.
Vì có những bài báo thông báo cho dân chúng như thế này đấy.
Báo thế mới là yêu nước !
Ai chịu trách nhiệm về tình trạng xã hội đầy bạo lực như hiện nay ????????
Tôi không hiểu bạn nói ngu là ngu ở quan điểm nào.
Về trình trạng bạo lực khác với bạo lực hung khí. Nguyên nhân của các bạo lực xã hội?
Bạn cho rằng công dân có quyền sở hữu đao, kiếm, mã tấu là chính quyền tiếp tay cho bạo lực?.
Điều gì sắp tới đây nếu chính quyền cho phép công dân sở hữu súng?.
Ở 01 còm tôi không thể phát biểu nhiều nhưng tôi có ý thế này :
1/ Việc trước đây cấm công dân sở hữu vũ khí thô sơ là nhằm cho 01 ý tưởng rằng : lực lượng bạo loạn sẽ sử dụng nó cho mục đích bạo động, việc công dân sử dụng vào phạm pháp chỉ là ý phụ.
2/ Sẽ cho công dân sở hữu đao, kiếm , mã tấu vì đó lá quyền của công dân, ý nói mở rộng dân chủ.
3/ Ý này là cùa tui , nhà nước đã thấy trước việc trường hợp của đại uý Minh, nên chủ động cho dân được trang bị vũ khí thô sơ để chông bạo lực của CA cho dễ bề bắt người, dễ bề trấn áp.
ý này hay hơn : nếu TQ nó mà quýnh VN, ai không có súng thì dùng dao, mác, mã tấu để quýnh Tàu.
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/gac-thu-nha-ap-loi-song-nui.html
Cô em gái nhỏ hiên ngang bước
Chàng Mỹ lênh khênh đắm đuối nhìn.
(@ người đương thời)
Tuyệt đẹp. Sẽ có nhiều , rất nhiều chàng trai cả Tây lẫn Ta đứng trước cửa nhà em xin được gặp mặt và ngỏ lời… Mong em bình an, hạnh phúc.
Đã rất lâu rồi, tôi mới ngắm nhìn hình ảnh một thiếu nữ khoe sắc đẹp trên phương tiện truyền thông. Cái lũ khoe đồ thì mới nhìn thấy “tít” đã cho qua.
I Love you
Nhà anh gần nhà em lắm nhưng đi đò mất rồi ….tiếc quá
đó là thành tích của CP, hành động quyết liệt để chống lạm phát, thực hiện NQ 11, cắt giảm đầu tư công…dưới sự dẫn dắt tài…+ Tình của vị thủ tướng nổi tiếng Châu Á…được bình chọn bởi tạp chí ‘rác”…của Đức, Hàn quốc, Mã lai!
Cách đây vài ngày tôi được một người tặng một quyển photo nhỏ nói đây là một bài thuốc đặc biệt chuyên chữa các bênh hiểm nghèo xuất phát từ Trung Quốc và đang được phát tán rất nhanh ở Việt Nam. Tôi thấy nghi nghi và hôm nay thấy xuất hiện bài này.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị đang khởi sự:
Nhân kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27.7
Nhớ các anh hơn bao giờ hết
Tháng 7, cả nước cùng vọng tưởng anh linh bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước. Tháng 7 gợi nhớ, tháng 7 tự hào… Và trong sự dâng tràn cảm xúc ấy, những ngày này, có lẽ hơn bao giờ hết, khi hướng mặt về phía biển khơi mênh mông thường cồn cào sóng dữ, gia đình, bè bạn và không ít người đã lặng lòng tưởng nhớ các anh, những liệt sĩ – chiến sĩ hải quân trong trận hải chiến Trường Sa năm 1988…
Kỳ1: Ra đi từ đó không về
http://sgtt.vn/Thoi-su/148275/Ky1-Ra-di-tu-do-khong-ve.html
Lại bắt chiếc các ông LĐ đã về hưu mới lên tiếng.
http://www.vietnamplus.vn/Home/Trung-Quoc-sa-thai-3-quan-chuc-sau-vu-tai-nan-tau/20117/98699.vnplus
Còn Việt Nam ta ???