Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

cần kiểm chứng và phản biện lại bài báo này của China

Có thể nội dung bài dịch sau đây không có thông tin gì mới. Nhưng mọi người hãy cùng nhau kiểm chứng xem những chi tiết về các phát ngôn chính thức từ nhà nước mình đưa ra trong bài có chứng cứ thực sự hay không. Tôi nghĩ cũng không thể xem nhẹ được những chuyện này
(Quốc Trung sưu tầm và dịch)
越南曾承认南沙是中国领土
VIỆT NAM TỪNG THỪA NHẬN NAM SA (TỨC TRƯỜNG SA-ND) LÀ LÃNH THỔ CỦA TRUNG QUỐC
http://www.360doc.com/content/11/0614/21/509464_126976484.shtml
Link đến bài dưới đây:
新闻背景:越南曾承认南沙是中国领土
VIỆT NAM TỪNG THỪA NHẬN NAM SA (TỨC TRƯỜNG SA-ND) LÀ LÃNH THỔ CỦA TRUNG QUỐC
金羊网 2007-06-16 10:11:12
http://www.ycwb.com/xkb/2007-06/16/content_1517036.htm
Kim Dương võng 16.6.2007
Các đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND) bao gồm quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND) và quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) về lịch sử chính là lãnh thổ của TQ, TQ không chỉ có chứng cứ đầy đủ về lịch sử và pháp lí, mà cả cộng đồng quốc tế trong đó bao gồm cả VN cũng đã thừa nhận chủ quyền của TQ. Ngày 15 tháng 6 năm 1956, khi Thứ trưởng Bộ ngoại giao VN Ung Văn Khiêm tiếp kiến Đại biện lâm thời Lãnh sự quán TQ trú tại VN đã bày tỏ, theo các tư liệu về VN, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND), Nam Sa (tức Trường Sa – ND) nên thuộc về lãnh thổ TQ. Khi ấy, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á Bộ ngoại giao VN Lí Lộc có mặt tại đó nói, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND), Nam Sa (tức Trường Sa – ND) đã thuộc TQ ngay từ đời Tống. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ TQ ra tuyên bố chiều rộng lãnh hải là 12 hải lí, báo “Nhân dân” của VN đã đăng chi tiết lời tuyên bố này vào ngày 6 tháng 9. Ngày 14 tháng 9, Thủ tướng VN Phạm Văn Đồng đã bày tỏ với Thủ tướng Chu Ân Lai là thừa nhận và nhất trí với lời tuyên bố này.
“Bản đồ thế giới” do Phòng bản đồ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân VN vẽ năm 1960 và “Atlas Bản đồ thế giới” do Cục đo đạc và bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng VN in ấn, cũng chú thích các đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND), bao gồm cả quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND), thuộc lãnh thổ TQ; sách giáo khoa địa lí trong trường học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục của VN năm 1974 đã viết ở bài “Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa”: “Từ các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND), Nam Sa (tức Trường Sa – ND) đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan… đã tạo thành một bức trường thành bảo vệ đại lục TQ.
Nhưng về sau, thái độ của VN đã có sự thay đổi lớn. Tháng 1 năm 1974, TQ đã thu lại quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) từ chính quyền Nam Việt (tức Việt Nam cộng hòa – ND), thái độ của Bắc Việt (tức Việt Nam – ND); sau đó VN nêu một cách rõ ràng, các quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND) và quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) là “lãnh thổ” của VN. Năm 1975, trong quá trình thống nhất VN, VN đã chiếm đoạt phần đảo đá ngầm thuộc về TQ vốn bị Nam Việt (tức Việt Nam cộng hòa – ND) xâm chiếm, rồi tiếp đó lại không ngừng mở rộng phạm vi đã chiếm lĩnh. Cho đến nay, con số đảo đá ngầm ở Nam Sa (tức Trường Sa – ND) do VN khống chế là nhiều nhất, theo thống kê chưa đầy đủ là có khoảng 29 đảo.
Niên giám VN dây máu ăn phần Nam Sa (tức Trường Sa – ND)
● Đảng, chính phủ, quân đội VN hàng năm đều tổ chức các đoàn đại biểu đủ loại đi thăm hỏi bộ đội giữ Nam Sa (tức Trường Sa – ND). Mỗi lần đến Nam Sa (tức Trường Sa – ND), các đoàn đại biểu đều mang theo hoa quả, rau tươi, nước ngọt cùng các vật dụng thường nhật đến cho bộ đội giữ đảo. Lần mới đây nhất là vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, đoàn đại biểu do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu và Chính ủy hải quân Nguyễn Văn Tình dẫn đầu đã đi kiểm tra, thăm hỏi các đảo đá ngầm ở Nam Sa (tức Trường Sa – ND).
● Ngoài việc cử các đoàn đại biểu đi thăm hỏi Nam Sa (tức Trường Sa – ND) ra, VN còn mở cả tuyến du lịch đến Nam Sa (tức Trường Sa – ND). Ngày 19 tháng 4 năm 2004, chiếc tàu vận tải mang số hiệu 996 do quân đội cung cấp đã chở đoàn du khách đầu tiên của VN xuất phát từ Tân Cảng Thành phố HCM tới Nam Sa (tức Trường Sa – ND),. Đoàn du khách đã lên các đảo đá ngầm như đảo Nam Uy… thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND), liên hoan cùng bộ đội đóng trên đảo Nam Uy, tổ chức các hoạt động thám hiểm hoang đảo và câu cá, tham quan nhà giàn…
● VN còn xây dựng nhiều công trình cơ bản trên quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND), nhằm tuyên bố chủ quyền. Cuối năm 2004, VN đã xây sân bay trên đảo Nam Uy, sân bay này có thể đáp xuống máy bay chở khách hạng vừa. VN còn nhiều lần cho máy bay ra đáp xuống sân bay này, đồng thời không ngừng hoàn thiện các thiết bị hoa tiêu của sân bay.
Những năm 50 của thế kỉ trước, văn bản chính thức của VN đã thừa nhận quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND) là lãnh thổ của TQ
(Kim Bân biên soạn)
包括南沙群岛和西沙群岛在内的南海诸岛历史上就是中国的领土,中国不仅有充分的历史和法理证据,而且包括越南在内的国际社会也早已承认中国的主权。 1956年6月15日,越南外交部副部长雍文谦会见中国驻越领事馆临时代办李志民时表示,根据越南方面的资料,从历史上看,西沙、南沙群岛应当属于中国领 土。当时在座的越外交部亚洲司代司长黎禄说,从历史上看,西沙、南沙群岛早在宋朝时就已属中国了。1958年9月4日,中国政府发表领海宽度为12海里的 声明,越南《人民报》于9月6日详细报道了这一声明。9月14日,越南总理范文同向周总理表示,承认和赞同这一声明。
越南人民军总参地图处1960年编绘的《世界地图》与1972年越南总理府测量和绘图局印制的《世界地图集》,也将包括南沙群岛在内的南海诸岛注为 中国领土;1974年越南教育出版社出版的普通学校地理教科书,在《中华人民共和国》一课中写道:从南沙、西沙各岛到海南岛、台湾岛……构成了保卫中国大 陆的一座长城。
不过,后来,越南的态度发生了大转变。1974年1月,中国从南越政权收复西沙群岛,当时北越的态度就有所变化;此后越南明确提出,南沙群 岛和西沙群岛是越南“领土”。1975年,在统一越南的过程中,越南抢占了原南越侵占的中国部分南沙岛礁,之后不断扩大占领范围。到目前,越南控制的南沙 岛礁数目是最多的,据不完全统计,大概有29个。
越南染指南沙事件簿
●越南党政军和有关团体, 每年都组织各种各样的代表团到南沙慰问守军。每次去南沙,代表团都给守岛部队带去水果、蔬菜、淡水及日常用品。最近一次是3月底至4月初,由河内市人民委员会主席阮国兆和海军政委阮文晴率领,到南沙各岛礁检查、慰问。
●除了派代表团到南沙慰问 外,越南还开通了到南沙的旅游路线。2004年4月19日,越南首批游客搭载军方提供的996号运输船,从胡志明市新港出发驶向南沙。旅游团登上了南沙群岛的南威岛等岛礁,在南威岛与驻岛部队联欢,举行荒岛探险和垂钓活动,参观高脚屋等。
●越南还在南沙群岛上建了不少基础设施,以宣示主权。2004年年底,越南在南沙群岛南威岛上修建了机场,该机场可以降停中型客机。越南还多次派出飞机到该机场降落,并不断完善机场导航设施
(志彬/编制)
■上个世纪50年代,越南的官方文件承认南沙群岛是中国领土。

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét