Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

TỔNG KẾT TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG

TỔNG KẾT TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG


Thế là đã hơn 9 tháng từ ngày tôi bắt đầu viết blog. Từ ngày 10 tháng 3 đến hôm nay của năm 2009. Với 9 tháng 15 ngày, tôi viết 150 entries, với nhiều đề tài khác nhau. Các lĩnh vực viết gồm: y học cộng đồng, triết học, chính trị học, văn hóa học, lịch sử và kinh tế. Tôi dùng 3 nơi để phổ biến những entries này: Blogspot, multiply và facebook. 


Tất cả những việc làm này dùng để tôi làm một khảo sát có tính định lượng để tìm hiểu về nhận thức người Việt có trình độ đại học. Tôi khảo sát 2 vấn đề nhận thức sau để làm biến sồ phụ thuộc:
1. Đám đông vô thức loại Gustave le Bon ở người Việt có trình độ đại học.
2. Đám đông hữu thức loại James Surowiecki ở người Việt có trình độ đại học.

Tôi sử dụng 5 vấn đề để khảo sát: triết học, chính trị học, văn hóa học, lịch sử và kinh tế. Những lĩnh vực mà để đánh giá nhận thức của các tầng lớp xã hội - qua đó đánh giá dân trí Việt ở đâu trong thời đại bùng nổ thông tin qua internet. Mỗi lĩnh vực tôi khảo sát nhận thức của 5 lĩnh vực trên tương ứng với 6 cặp phạm trù: nguyên nhân - kết quả; hiện tượng - bản chất; nội dung - hình thức, ngẫu nhiên - tất nhiên; khả năng - hiện thực và cái chung - cái riêng làm biến số cố định trong khảo sát. Cỡ mẫu là 100, được chọn ngẫu nhiên cho cả người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài có trình độ đại học. Khảo sát có tính cắt ngang trong mỗi lần khảo sát ở các entries. Sau khi thu thập dữ liệu tôi xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS theo phương pháp thống kê đa biến, để tìm ra mối tương quan dân trí Việt có trình độ đại học đang ở đâu trong nhận thức qua hiểu biết về 5 lĩnh vực khảo sát?



Kết quả cho thấy: 95% là thuộc loại đám đông vô thức dạng Gustave le Bon. 5% còn lại thuộc dạng đám đông hữu thức dạng James Surowiecki. Các nhóm tuổi tôi khảo sát là: U30, U40, U50 và O50 (over 50). Trong đó, U50 và O50 chiếm 92% của 5%, tức 4.6% của toàn bộ khảo sát có trí tuệ đám đông hữu thức. Phần còn lại, từ 30-40 tuổi chiếm tỷ lệ 5% của 5%, tức 0.25% của toàn bộ số khảo sát. Còn lại U30 chiếm 3% của 5% tức chiếm 0.15% của toàn bộ số khảo sát. Tất cả khảo sát có ý nghĩa thống kê với p< = 0.01.


Qua đó, tôi có một số nhận xét về trí tuệ đám đông của dân Việt có trình độ đại học như sau:


1. Thế hệ lớn hơn 40 tuổi mà có trí tuệ đám đông kiểu vô thức (dạng adzua) rất đáng ngại. Mặc dù thế hệ này có vốn sống, nên hiểu biết về văn hóa nhiều, nhưng có sự nhầm lẫn giữa chính trị học và triết học., cảm tính nhiều hơn duy lý. Nên họ không xác định được nhận thức vấn đề chính của tình hình xã hội ta hiện tại.


2. Tôi không dấu được nỗi thất vọng khi thấy thế hệ O40 (over 40) chưa nhận thức một cách đúng về lịch sử sự phát triễn các hình thái xã hội và vấn đề dân chủ có một mối tương quan mật thiết. Nên có một số người nhầm lẫn, bốc đồng và đi vào con đường sai lầm cơ bản.


3. Thế hệ U40 có một tỷ lệ nhận thức về các lĩnh vực xã hội thấp hoặc không có. Điều này chứng tỏ các thế hệ kế thừa và nắm vận mệnh đất nước trong tương lai gần đang thiếu hụt tri thức một cách toàn diện, và một hy vọng có sự thăng hoa của xã hội Việt trong tương lai gần là khó.



4. Nhận xét cuối cùng của tôi qua khảo sát này là các thế hệ người Việt được trang bị một hành trang vào đời dù ở mức đại học, nhưng rất thiếu cơ bản. Nếu muốn được có sự cơ bản về mặt kiến thức vào đời thì không nên thụ động chờ ở trường lớp mà cần phải biết tự trang bị, tự đào tạo. Chỉ khi đó mới mong đất nước Việt hùng cường.


Đây có thể là những nhận xét có tính võ đoán qua một khảo sát định lượng có tính định hướng cho những khảo sát sau công phu hơn và tốt hơn.

Giáng sinh làm một entry có tính ngâm cứu để có cái nhìn cơ bản về dân trí Việt. Một công việc không đơn giản, nhưng nó nói lên tầm vóc Việt trong vòng vài ba thập niên tới. Mong rằng thế hệ trẻ tương lai biết chủ động tự đào tạo để nâng mình ngang với tầm của thời đại, hòng giúp đất nước phú cường.


Mong lắm, chúc một giáng sinh và một năm mới sắp đến an lành với đất nước và với mọi nhà,

Sài Gòn, 1h14 AM 25/12/2009

32 nhận xét:

Vũ Thị Phương Anh nói...
Bác Hải,

Bravo bác! Nói ra thì ngại "mẹ hát con khen hay" (well, trong trường hợp này thì là ... "bố" chứ không thể là mẹ), nhưng thực sự là bác viết mẩu này công phu lắm!

Kẻ khen ta đúng là bạn ta, kẻ chê ta đúng là thầy ta. Tôi hơi xấu hổ mà nhận ra rằng hình như trên trang này tôi khen bác hơi bị nhiều? Hợp gu? (Chắc là không phải nịnh, vì tôi nịnh bác thì ... không biết sẽ được cái gì đây? Chắc là không muốn được thăm bác nhiều nhiều ở clinic!)

Thôi thì hiểu rằng tôi muốn làm bạn với bác, giống như VN muốn làm bạn với tất cả các nước vậy bác nhỉ!

Giáng sinh an lành, năm mới hạnh phúc, đất nước thanh bình, thịnh vượng bác ạ!

PA
BS Hồ Hải nói...
Dear chị PA,

Cái khó của khảo sát này là tiêu chuẩn chọn mẫu để lấy vào. Còn lại tất cả là máy tính giải quyết chị ạ. Vì đã có ý định từ ban đầu, nên công việc cứ nhàn tản và khi đủ cỡ mẫu thì làm cái nhắp chuột là xong thôi.

Có điều là khi tôi post nội dung còm ở một nơi khác với nội dung gần như ở đây, thì bị ai đó trong nhóm Mod sữa nội dung và số liệu nên buộc tôi phải post nó lên đây để làm chứng cứ cho sự mất tính trung thực và khách quan của trang web mà lâu nay tôi tin tưởng.
SECRET GARDEN nói...
Chúc mừng anh Hải,

Hóa ra lâu nay mình bị anh Hải thí biến thành chuột Lang mà không biết?

Bài viết của anh rất công phu, nhưng thiết kế mẫu có thể không chuẩn, vì hầu hết mọi người tham gia đăng ký internet bằng nhân thân giả (trừ một số ít như Anh & em - ăn theo cái).

Em đồng quan điểm với anh về thế hệ > U40. Tuy nhiên, mỗi thế hệ sẽ có vai trò riêng của nó anh ạ.
U.35 nói...
Câu vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích 100 năm trồng người, ứng cho thế hệ U.40 - U.50 hiện nay, giáo dục thụ động sản sinh ra thế hệ chỉ biết nghe theo. Khi tiếp cận được nền giáo dục tân tiến hy vọng thế hệ sau sẽ chủ động nhận định và làm chủ vấn đề hơn các thế hệ cũ. Nhưng với môi trường khác chứ không phải thế hệ đang học hệ cải cách giáo dục VN bây giờ, yếu tố dính tới nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn tới hình thành lớp người mới này
lvu nói...
Có lẽ do không theo dõi đều blog của anh nên chỉ đọc phần phương pháp nghiên cứu anh viết trong này không đủ để hiểu anh làm nghiên cứu thế nào? câu hỏi đánh giá dạng gì? Tuy nhiên em có tò mò, trên cơ sở nào mà anh lấy cỡ mẫu 100? Report kết quả theo kiểu 92% của 5% (với 5% =5), rồi 5% của 5% nghe có vẻ không ổn . Those small numbers mean almost nothing in stats.
sillyfrog nói...
Cháu chào bác Hải

Cháu là Thanh Liêm ,( sinh năm :1988) 21 tuổi , là sinh viên năm 4 , đại học Y dược Huế , ngành bác sĩ đa khoa , Thành phố Huế , Thừa Thiên Huế .

Cháu tình cờ đọc được blog của bác. và từ đó đến giờ , không dám dấu bác , blog của bác và blog An Hoàng Trung Tướng ở yahoo360 plus là 2 blog mà ngày mô cháu cũng vô để xem bài mới - giống như check mail rứa .

càng đọc blog bác , cháu càng thấy mình thiếu quá nhiều thứ, rồi càng thấy choáng ngợp bởi những điều mà mình chưa từng nghĩ đến ( thí dụ như : mấy vấn đề triết học bác viết , hoặc như bài viết mới đây nhất là khỏa sát có tính định lượng về nhận thức của người Việt có trình độ đại học ) Đôi lúc thấy không biết làm răng để lấp cho đủ cái kiến thức căn bản . Năm ni cháu năm 4 rồi , còn 2 năm nữa ( nếu mọi việc trôi chảy ) cháu sẽ là bác sĩ .Chính điều ni làm cháu càng lo hơn .

nhưng dù răng, cháu cũng sẽ làm cái chi có thể , để vớt vát chừng mô đó - càng nhiều càng tốt , những chi cháu thiếu .

nhận xét ni cháu viết chỉ để cám ơn những bài viết của bác , và phản hồi cho bác biết là : thực sự , những bài viết của bác - đối với cháu - rất có giá trị , mặc dù , xin nói thiệt với bác , cháu đọc đi đọc lại cũng chưa có " tiêu hóa " hết được .

tự nhiên ngang đây cháu tưởng tượng cái hình ảnh , giống như cháu đi biển , lênh đênh giữa biển trong cảnh trời đen thui , không biết hướng mô đi , rồi nhòm thấy phía xa cái ánh sáng ( đoán là của đất liền - ý ám chỉ là những chi bác viết ) rồi cháu đi về phía đèn .

dù răng , cũng có một chỗ đáng tin để hướng về .

Cháu vốn viết lách không logic, nói năng cũng vô duyên, cháu đậu y không phải vì cháu thông minh , mà vì hồi đó cháu học thêm học bớt dữ quá. Giờ , học y , mới thấy , thiếu cái đầu suy nghĩ rành mạch thiệt là khó khăn .
Chính vì những khiêm khuyết trên , nên nếu có chi không phải , mong bác bỏ qua cho cháu .

Xin lỗi vì đã làm mất thời gian của bác . Một lần nữa , cám ơn bác vì mấy bài viết tâm huyết !

*** do cái nhận xét ni cháu chỉ định gửi riêng để bác đọc .nên mong bác đừng để hắn hiện lên ***
Lý Toét nói...
Dear all,
Không như thống kê định tính cần nhiều mẫu, Thống kê định lượng đa biến chỉ cần 30 mẫu là đủ. Karl Marx chỉ khảo sát vài nhà máy dệt mà đủ dữ liệu để viết bộ Tư bản có giá trị cho đến ngày nay.
BS Hồ Hải nói...
Cảm ơn LT,

Xin lỗi chaú Sillyfrog, mặc dù cháu yêu cầu chú không đưa lên blog. Nhưng chú vẫn đưa, vì những gì cháu nói là sự trung thực và khách quan. Khoa học cần nó. Cháu hãy cứ giữ 2 đức tính này cháu cố gắng tự học, nếu có gì không hiểu thì hỏi. Trong khả năng của chú sẽ trả lời cho háu được gì chú sẽ cố gắng trả lời. Cái gì chú chưa rõ chú sẽ tìm đọc và chú cháu mình cùng bàn luận để rõ hơn.
----------------------------------

Trả lời thêm cho vườn bí mật là trong khảo sát này cái anh tốn tiền điện thoại nhiều nhất là để xác định nhóm tuổi của từng thành viên vào 3 nơi mà anh đã kể trên: blogspot, multiply và facebook. Cái mà giúp anh được nhiều nhất là multiply vì bất kỳ ai vào dù có còm hay không còm đều để lại "dấu giày". Thông qua các bạn blog mà anh quen biết ngoài đời anh hỏi qua phone để xác định nhóm tuổi khi họ có cùng nhau offline. Nên con số anh làm ra là tương đối chính xác. Dù vậy, anh vẫn cho rằng mình võ đoán chứ không dám cho rằng là đúng tuyệt đối.
-------------------------------

Dear All,
Thực lòng ra khi còn Y 360 tớ cũng có blog, nhưng chỉ để đi còm nhà bạn, dù có viết mấy mươi bài, nhưng cũng bỏ luôn không đem về đây. Khi Y 360 đóng cửa thì tớ làm blog này do anh bạn có tư vấn là blogspot tương đối ít xô bồ và lưu trữ tốt. Mục tiêu ban đầu của tôi rất rõ ràng là muốn đánh giá sự tương quan của học vấn đại học và dân trí Việt thông qua 5 lĩnh vực: kinh tế, chính trị, triết học, văn hóa học và lịch sử. Nên đây là 1 công trình tiền cứu, định lượng cắt ngang bằng phương pháp thống kê đa biến chứ không phải là phương pháp thống kê định tính và mô tả và hồi cứu.

Bây giờ xong công việc. Tôi sẽ đóng blog trong thời gian gần đây. Trước khi đóng tôi sẽ còn 1 entry với tất cả các bạn. Khi rãnh rỗi và thấy cần viết tôi sẽ mở blog trỡ lại. Entry này được xem là entry cuối cùng có tính duy lý, khách quan trước khi đóng.

Rất cảm ơn các bạn, những người có add theo dõi và những người không add theo dõi blog của tôi trong thời gian qua đã giúp tôi thực hiện được mức độ tương quan và tiên lượng về dân trí Việt ở trình độ đại học.
sillyfrog nói...
Cám ơn bác vì đã động viên và có ý giúp đỡ cháu ... cháu sẽ gắng :)

chúc bác sức khỏe !
luongcanliem nói...
chào Bs Hải,
Xin ý kiến như sau. 1) Thuyết ô. Gustave Le Bon (1841-1931)không còn thời trang vì rất nhiều lý do khoa học, trong đó ông xác định chủng tộc da tráng thông minh nhất toàn cầu, biện hộ cho Hitler duyệt dân tộc DoThái. 2) Thuyết ô James Surowiecki (1967-)là một ý kiến có tính cách giả thuyết mà thôi về The Wisdom of crowds & Collective Intelligence.
Lương Cần Liêm, Bs Tâm Thần, TS Tâm lý học (đã viết quyển tiếng pháp: Tâm lý chính trị học về tính yêu nước, về thể chế công dân, về toàn cầu hóa. Paris, L'Harmattan, 2002).
BS Hồ Hải nói...
Dear anh Lương Cần Liêm (gọi là anh vì chắc anh lớn hơn tôi, chứ không phải lịch sự),

Cảm ơn anh đã bàn luận và giới thiệu cuốn sách anh viết.

Ở tổng kết này tôi chỉ đánh giá 1 yếu tố dân trí Việt có trình độ đại học nhận thức về 5 lĩnh vực tôi khaỏ sát. Còn tôi đưa 2 khái niệm của 2 quyển sách là để giới thiệu cho các bạn trẻ.

Còn việc anh bảo là Gustave le Bon lạc hậu thì theo quan điểm của tôi nó vẫn mới như ngày ông ta đưa ra. Nó chỉ thay đổi về mặt hình thức và hiện tượng. Còn về mặt nội dung và bản chất nó chưa thay đổi. Tôi xin ví dụ: Vụ khủng bố toà nhà WTC là gì? Tình hình chiến tranh VN là gì? Iraq hiện nay là gì? Bắc Triều Tiên hiện nay? etc...

Còn quan điểm của James Surowiecki tôi cho là đúng, bây giờ chưa công nhận về mặt textbook, nhưng rồi sẽ công nhận. Vì ngay từ xưa người ta đã có câu: "Ba ông thợ da thành ông Khổng Tử". Và ngày nay các công trình khoa học lớn luôn là những công trình tập thể. Các giải Nobel gần đây về khoa học luôn là tập thể nhiều người.

Có thể anh đi theo chuyên ngành tâm lý và tâm thần học, nên anh nhìn vấn đề sâu hơn. Còn tôi nhìn vấn đề trên phương diện triết học. Tôi xin ví dụ trong y học của tôi. Khi người ta thực hiện phẫu thuật nội soi để thay thế phẫu thuật hở thì chỉ thay đổi hiện tượng và hình thức điều trị, nhưng bản chất của việc điều trị bệnh vẫn không thay đổi. Đối với sỏi túi mật. khối u, tổn thương thì vẫn thực hiện phẫu thuật như cách nay hơn nữa thế kỷ. Vẫn cắt túi mật, cắt khối u hay tái tạo những chấn thương etc...

Thực sự khi làm cái này ra một số kết quả mà tôi hơi bất ngờ. Và có rất nhiều vấn đề cần đào sâu ở nó. Nó giúp tôi trả lời được tại sao Việt Nam ngày nay vẫn còn lạc hậu. Tại sao VN ngày nay vẫn còn nhiều bất cập etc... Cái đó xin nhừờng lại các nhà xã hội học.

Chúc anh hạnh phúc và sức khỏe,
Lý Toét nói...
Theo tôi được biết thì chủng tộc thượng đẳng Aryan mà Hitler đề cập tới là người Ba Tư. Đây là học thuyết chiến tranh của Hitler không có nghĩa là nó đúng với tư cách là một quy luật tự nhiên. Tuy nhiên nó lại đúng khi nó là một quy luật xã hội. Chẳng hạn ở VN có chừng 3 triệu Thượng đẳng trong đó số thực sự Thượng đẳng chỉ nhiều hơn số ngón tay trên hai bàn tay, còn lại là Hạ đẳng.
Xã hội càng văn minh thì tỷ lệ chênh lệch Thượng đẳng - Hạ đẳng càng giảm và phân loại Thượng đẳng - Hạ đẳng này có thể chuyển hóa trong một điều kiện nào đó. Chẳng hạn trược năm 2003 những người Kurd ở Iraq được xem là Hạ đẳng và họ tìm mọi cách để lưu vong. Sau khi Hussein bị lật đổ họ có một vị thế khác trong xã hội Iraq và đến nay tìm ra đám lưu vong người Kurd ở Pháp quốc là một việc không dễ.
SECRET GARDEN nói...
Chào bạn U35:
Tôi không hoàn toàn đồng quan điểm với bạn. Một nền giáo dục thụ động vẫn có thể tạo ra những con người năng động, nhưng nó không tạo ra một "đám đông năng động". Vấn đề mấu chốt trong "Crowd Psychology" là ngày nay nhà cầm quyền có thể lợi dụng đám đông vô thức để khuy đảo, định hướng dư luận (đây là cách các sếp đang dùng để tạo dựng hình ảnh lãnh tụ mới thông qua tin đồn ect...).
Vấn đề thứ hai, chuyển biến nhận thức luôn luôn mang tính kế thừa và liên tục. Không nên quẳng gánh nặng cho thế hệ trẻ , e rằng các cháu sẽ bảo rằng thế hệ chúng ta vô trách nhiệm chăng?

PS: Anh Hải - Tằm vẫn còn no căng tơ mà sao vội đóng blog vậy anh ? Anh bảo sẽ trọn một kiếp tằm, vậy đừng để cho anh em đói tơ anh nhé!
Vũ Thị Phương Anh nói...
Bác Hải và Secret Garden,

Tôi không biết mình sẽ được xếp vào loại nào đây, Gustave le Bon hay James Surowiecki, nhưng tôi sẽ làm một việc có vẻ "đám đông", đó là "vào hùa" với Secret Garden trong việc đề nghị bác chưa nên đóng blog vội.

Và theo thuyết của Surowiecki, thì nếu có nhiều người (hy vọng ở đây là đám đông thông minh) độc lập suy nghĩ, mỗi người đứng ở một góc độ khác nhau nhưng vẫn đi đến một kết luận chung thì chắc chắn là kết luận đó sẽ tốt hơn kết luận của một cá nhân đấy bác ạ! Không tin bác thử đọc lại bài của tôi đã viết sáng nay xem sao ;-) (mượn blog của bác để tự quảng cáo mình tí ấy mà!)

Kính bác

PA
BS Hồ Hải nói...
Dear chị PA và S-G,

Đặt trường hợp chị PA và S-G nằm trong hoàn cảnh của tôi thì tôi có nên viết nữa không? Mục đích viết của tôi là muốn đóng góp tốt cho đời. Nhưng một số người muốn sử dụng bài viết của tôi vào mục tiêu chính trị để trả thù những gì mà họ đã mất trong cuộc chiến tương tàn của dân tộc. Cách đây 3 hôm một bạn đã thông báo cho tôi là ông LS Đinh Thạch Bích, cựu bộ trưởng bộ chiêu hồi của VNCH dùng bài của tôi viết cách nay hơn 1 tháng, để bình luận trên paltalk. Và nó ở đây. Các bạn thử download xuống nghe xem cái ông cựu tổng trưởng chiêu hồi thuộc loại nào trong 2 loại mà tôi đề cập trong bài viết này?

Các bạn có để ý là mới hôm kia tôi có 83 người theo dõi, nhưng sau khi tôi tuyên bố đóng blog thì có 1 người lặng lẽ rút lui không?

Cho tới giờ này chưa ai alô tôi và cũng chưa ai khuyên tôi ngưng viết blog, nhưng tôi hiểu rằng mình nên ngưng chứ đừng để phải "được" alô. Mặc dù cho tới giờ này tôi hiểu những gì mình viết ra đều có tác dụng tốt cho cả chính quyền và trí thức Việt.

Ngày cuối tuần hạnh phúc,
Vũ Thị Phương Anh nói...
Bác Hải và mọi người,

Xin phép bác cho tôi nói thêm một chút, trước khi bác ngưng blog (nếu bác ngừng!)

Tôi cũng chỉ mới biết blog của bác Hải cách đây không lâu, và rất tình cờ, do đang tìm tài liệu cho một lớp dạy về nghiên cứu khoa học dành cho các nhà quản lý giáo dục tại ĐHQG-HCM nơi tôi đang làm việc. Lớp học này do một chuyên gia người nước ngoài giảng chính, Trung tâm của tôi là nơi tổ chức, phục vụ, còn tôi là người phụ giảng kèm phiên dịch.

Do yêu cầu của lớp học là giúp cho các học viên có thể ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu ngay trong bối cảnh VN nên tôi đã lên google để search các tài liệu với vài key words như quản lý, giáo dục, đại học, việt nam vv, và nhận được rất nhiều links, trong đó có link dẫn đến một vài bài viết của bác Hải. Vì vậy nên mới biết bác ấy và blog của bác ấy. Và quả thật thấy nó rất hữu dụng!

Cũng trong thời gian đó, mới vài tháng nay thôi, tôi lại tình cờ thấy những bài đăng lấy từ trang web của bác Hải ở nơi này nơi khác, trong đó có những trang hải ngoại, có thái độ "chống cộng" rõ rệt. Tôi cũng đã báo cho bác ấy một vài lần gì đó, và bác có gọi cho tôi với thái độ rất bực, vì rõ ràng mục đích của bác ấy hoàn toàn khác với những người tự vỗ ngực là yêu nước nhưng chống cộng, hiện đang ngồi bên ngoài tổ quốc mà (xin lỗi) "chọc ngoáy" vào những việc đang diễn ra tại VN.

Thôi thì ở trên nước của họ thì họ muốn làm gì họ làm, miễn trong phạm vi quyền hạn của họ, nhưng họ không nên vô tình hay cố ý làm hại những người như bác Hải (và cả chúng tôi nữa) khi cố tình hàm ý rằng chúng tôi với họ là cùng hội cùng thuyền. Vì điều đó thực sự là một lời nói dối trắng trợn!

Tôi nhớ trước đây bác Hải đã đòi đóng blog một lần, và tôi đã ... cản! nhưng đến cái link mà bác Hải mới đưa thì ... thật quá đáng! Tôi nghe mà bất bình quá đỗi. Người bình luận là ai mà lại cho phép mình cả gan gán đủ thứ hàm ý chính trị vào bài của bác ấy như thế, bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra cho bác ở đây?

Nên đến bây giờ thì ... mặc dù rất buồn nếu blog phải đóng, nhưng nếu bác thấy vẫn cần phải đóng thì tôi không dám can nữa! Mặc dù vẫn tin vào trí tuệ đám đông của tôi và secret garden :-) (2 người tức là số nhiều rồi, tức có thể là đám đông rồi nhé).

Vài dòng đến bác và mọi người, rất cám ơn bác về những entry vừa qua! Và mong mọi điều tốt đến với bác.
drtreo nói...
@ BSHỒ HẢI VÀ ALL:
cuộc vui nào rồi cũng tàn , cuộc chơi nào rồi cũng có hồi kết
ai lên rồi mà không xuống,ai thành công mà không thất bại
nói một cách khác, một người khác
Tần lady(blog CL&ST) trước đây nhiều người xem, cô ấy viết rất nhiều
Bi giờ sau khi vaăn phòng luật sư pháp quyền tan rả, blog cô ấy giờ đây ít viết , ít ai xem
như bác HẢI nói và đưa cái link bình luận ai nghe mà không thấy ớn
tóm lại tôi cũng ủng hộ bác HẢI đóng blog, mặc dù tôi cũng là người hay đọc blog của Bác ấy
SECRET GARDEN nói...
Chào Phương Anh!
Cảm ơn Chị đã nhận tôi vào đám đông :). Tuy nhiên, phải từ 03 người trở lên mới gọi là Team (nhóm) - Chắc có liên quan đến cái vụ bỏ phiếu :).

Chào anh Hải!
Ngày chú Sáu Dân qua đời, em có viết một vài dòng về chú. Mọi người gọi chú Sáu Dân là "Hào Kiệt Đất Phương Nam". Riêng em, chỉ gọi Chú là người "trí". Ngày Blog của anh đóng, em lại một lần nữa khóc cho một người "trí". Ngày nay, khó gặp hào kiệt quá :).

Hôm trước em có đọc "Hồi Ký của một Thằng Hèn" của chú Tô Hải. Lại đọc vài đoạn của Nguyễn Khải sám hối, mới thấy dân ta hèn thật. Hay là hèn cũng là một thuộc tính của đám đông theo Gustave Le Bon. Mong anh Hải thêm một bước nữa, nghiên cứu sâu về cặp phạm trù Hèn / Can Đảm :)

Bản thân em nhiều khi cũng cảm thấy mình hèn thật. Nhiều vấn nạn xã hội trước mắt, nhưng vẫn không dám góp ý, tìm kiếm giải pháp ... nhiều khi tự nhủ "mình có phải là người Việt không nhỉ?".

Blog như là nơi ghi lại những suy nghĩ riêng của mỗi người, là nhịp cầu để chia sẻ & học hỏi. Nếu như suy nghĩ mà cũng không được phép,... thiện tai, thiện tai :)
BS Hồ Hải nói...
Hahaha, dear S-G,

Ngôi vườn bí mật không hiểu thế nào là "trí" rồi. Hơi bị hiểu ngược. Về nghiên cứu này anh có thể kết luận một điều là ở Việt Nam muốn có một xã hội như mọi người mong ước phải chờ từ 30-50 năm nữa.

Tất cả mọi mong muốn của bất kỳ ai về một hình thái xã hội dân chủ tại Việt Nam hiện tại đều là đám đông vô thức. Dù người đó có là bác học.

Ông Sáu Dân chưa phải gọi là :trí". Về mặt triết học, Ông cũng chỉ là người bị vào thế cùng đường phải làm để lo cho cái tôi của mình không bị kẻ khác chiếm đoạt thôi.
SECRET GARDEN nói...
Chào anh Hải,

(Xin lỗi anh, cho em gọi thế cho thân mật. Em nghĩ để Việt Nam tránh rơi vào chủ nghĩa khoa bảng, xin các anh chị em dẹp quách cái tiếp vị ngữ Tiến sĩ, Thạc sĩ, tá lả sĩ là được :)

Em cạn nghĩ, cứ cho "trí" là "Khôn chết - Dại chết - Biết cũng chết ... chỉ có giả chết là sống". Ví như chú Sáu, đúng ra ông chết từ cái thời buôn gạo lậu, nhưng ông vẫn tồn tại được cho đến ngày thực sự nhắm mắt xuôi tay, âu cũng có thể cho là trí vậy :)

Em phân vân, không biết có "evidence base" nào trong việc anh đưa ra mốc thời gian 30-50 năm để "đám đông a dua" biến thành "đám đông thông minh" hay không hở anh?

Thân,
BS Hồ Hải nói...
Dear S-G,

Em có lẽ chưa học nghiên cứu khoa học? Cái nghiên cứu anh dùng là linear regrestion (LR) để đánh giá tiên lượng. Sau khi anh đã hoàn thành giai đoạn I là đánh giá dân trí. Giai đoạn II là anh dùng LR để xét mối tương quan của dân trí và thời gian với qui luật LƯỢNG-CHẤT.

Khi lượng đủ thì lượng sẽ nâng tầm lên thành chất. Khi dân trí Việt thành chất thì nội tại sẽ tự phải chuyển. Thới điểm này chưa phải là lúc hình thái xã hội Việt chưa thể đổi. Em cần tham khảo thêm lịch sử phát triễn của một số xã hội Đông Á. Đặc biết Hàn Quốc. Mãi đến 1987 Hàn Quốc mới bắt đầu có chuyển động đầu tiên về xã hội dân chủ. Mãi đến 1998 thì Kim Dae Jung mới trỡ thành tổng thống đại diện Dân chủ đầu tiên cho Hàn Quốc. Và năm 2.000 ông mới được Nobel Hòa Bình cho sự nghiệp của ông về làm nên một xã hội dân chủ tự do tại Hàn Quốc.

Khi Mỹ dùng các bình phong ngăn chặn làn sóng CS xuống châu Á. Mỹ đã dùng VNCH là xã hội dân chủ tự do và Nam Hàn là xã hội độc tài để thử nghiệm. Cuối cùng Nam Hàn thắng. Nam VN thua.

Có lẽ em nên đọc thêm, tư duy thêm và ho5c thêm một cách khoa học để mọi phát biểu của mình không cảm tính chăng?
Vũ Thị Phương Anh nói...
Chào bác Hải và mọi người,
Chào Secret Garden,

Tôi được S-G (tôi thích từ viết tắt tên gọi của Secret Garden vì nó giống như từ viết tắt của Sài gòn - SG) gọi bằng tên một cách thân mật là Phương Anh, nên tôi nghĩ có lẽ chúng ta là người cùng thời, xấp xỉ tuổi nhau. Vậy cho tôi gọi là anh, xưng tôi được không ạ? Cho nó thân mật!

Tôi đọc hết mọi comments trên blog này và có ý kiến sau: trong khi chờ đợi bác Hải đóng blog, nếu bác ấy quyết định đóng, mình đừng bạn về những vấn đề "nóng" nữa, được không?

Có ai đó nói, muốn làm được việc lớn thì phải có một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Người VN nói chung, và không loại trừ những người trên cái "forum" này do bác Hải làm chủ nhà nói riêng, có lẽ không thiếu trái tim nóng, nhưng có thể vẫn chưa có nhiều cái đầu lạnh? (riêng khoản này, tôi tự nhận chính là mình trước, cho nó đỡ mất thì giờ của người khác;-))

Vì vậy, thay vì tiếp tục nói chuyện nóng, chúng ta hãy thử show cái đầu lạnh xem nào? Và điều đó, đối với tôi, có nghĩa là thực hiện một vài lời hứa trước đây của tôi: dịch vài cái gì đó trên trang web của FDA mà bác Hải đã giới thiệu, để phổ biến đến mọi người - để nâng tầm hiểu biết của mọi người lên, được không?

Tôi dịch về Y tế chắc là có thể sai bác Trèo ạ;-) nhưng mà ở đây cũng có nhiều trí thức, nhiều tiến sĩ bác sĩ thi sĩ kẻ sĩ và linh tinh sĩ, nên sẽ xúm vào sửa những sai sót của tôi. Thì sẽ thành trí tuệ đám đông, chứ không phải tâm lý đám đông (mà tôi gọi là tâm lý bày đàn) nữa?

Thế được không các bác?

PA

(PS: nhưng xin nói thêm: tôi rất tùy hứng, rất làm biếng, rất thích chơi, và ... thật ra cũng rất bận rộn! nên mong các bác cho tôi thư thư một chút, rồi khi có hứng sẽ tuôn ra ào ạt các bác ạ!)
BS Hồ Hải nói...
Dear chò PA,
S-G chỉ là đàn em của chị thôi. Anh em biết nhau lúc còn là thời sinh viên ở Đại học xá Ngô Gia Tự. S-G thì tôi hiểu hơn chị, dĩ nhiên, nhưng nói thật là tôi chỉ nghe em tôi nói lại, còn biết mặt nhau thì có thể S-G biết tôi, còn tôi thì không nhớ rõ. Nhưng, nếu nắ`m được triết học thì hiểu nhau thôi. Hehehe.

Chị cứ dịch, tôi sẽ đăng lên tại blog này. Ngay từ đầu tôi tạo blog là để ngâm cứu và giúp được gì về kiến thức cho lớp trẻ thì giúp. Tôi không có tham vọng nào ngoài việc làm giàu kiến thức cho mình và cho lớp trẻ.

Mến,
SECRET GARDEN nói...
Càng thảo luận cùng anh, em càng ngộ ra :).

Linear Regrestion em cũng có biết chút đỉnh. Nhưng dịch chuyển hình thái xã hội có thể được lượng giá bằng nhiều công cụ khác chứ không đơn thuần theo một quỹ đạo xác định.

Ví dụ như Nam Phi. Nếu không có cuộc đấu tranh dai dẳng của một nhân tố nổi bật là Nelson Mandela, anh có nghĩ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có sụp đổ nhanh như vậy hay không?

Ấn Độ sẽ như thế nào, nếu thiếu vắng dấu chân của thánh Mahatma Gandhi?

Nhiều người đánh giá cao Bác, Nhưng em lại cho rằng chính phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du,Duy Tân (Em kính trọng các cụ Phan lắm :)... là ngọn đèn khơi ánh sáng cho dân tộc Việt Nam, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí ... Vì vậy, nếu như các anh chị lớp U40 - U50 trở lên không chịu tiếp tục nhả tơ, giúp cho lớp trẻ nâng tầm nhận thức ... thì e rằng 40-50 năm nữa, Việt Nam cũng vẫn chỉ là một kẻ đến sau trên con tàu tiến hóa mà thôi.

Em vẫn đang hóng hớt, học hỏi các anh chị trên các blog đây :). Em rất tâm đắc James Surowiecki, vì anh James không triệt tiêu suy tưởng cá nhân trong học thuyết của mình. Khi nào đám đông hữu thức hiểu rằng dung hòa các quan điểm cá nhân để đồng thuận với những giá trị cột trụ là tất yếu. Khi ấy, chúng ta sẽ có một đám đông thông minh.
BS Hồ Hải nói...
Dear S-G,

Cái bi kịch của VN là lịch sử của VN bị làm thuộc địa của 2 thằng bẩn kiệt nhất của 2 châu lục: Á có TQ và Âu là Pháp.

Hầu hết các thuộc địa của anh muốn giải phóng dân tộc thành công thì đi theo con đường của Thánh Gandhi. Nhưng đối với Pháp thì hầu hết đi theo con đường bạo lực cách mạng và đổ xương máu mới giành được.

Nhưng cũng có một luồng tư tưởng khác là nếu Việt Minh không cướp chính quyền vào 1945 thì có thể VN sẽ không có đổ máu từ 1945 đến 1975 và bây giờ VN đã có thể thành một nước tiên tiến của khu vực mà không chậm bước hơn những tiểu quốc trong khu vực như Thái, Sing, Hàn etc...

Còn anh thì anh nhìn nó ở góc khác. Chỉ có thể nói 1 điều ngắn gọn là: Tất cả đều do cộng nghiệp mà thành. Nó vậy, nó phải là vậy. Thiện tai, thiện tai. Hehehe,

Mến,
SECRET GARDEN nói...
Chào anh Hải,

Em nhất trí cao với anh trên nhiều phương diện. Quan trọng bậc nhất là vẫn cố tìm mọi cơ hội để thuyết phục anh giữ lại diễn đàn này :). (từ năn nỉ, hỉ nộ đến chọc tức ... ka ka ka. Nhưng điều không qua nổi mắt đàn anh, lại bị anh bắt giò)

Chào chị Phương Anh,
(Thân thế em bị lộ rồi, nên chị cứ xem em như đàn em thui :)

Em đồng ý với chị là chúng ta nên làm nóng vấn đề chứ không quan tâm đến các vấn đề nóng.

Một trong những cách học hữu ích nhất mà các anh chị hay quan tâm là "Phản Biện Xã Hội".

Ví dụ, chị quan tâm thế nào về vấn đề " Nên hay không nên để HS/SV lượng giá thầy cô giáo ? ở cấp học nào có thể dùng hình thức này ? các nước có nền giáo dục hiệu quả (Effectiveness) tiếp cận vấn đề này ra sao ? ect ...
BS Hồ Hải nói...
Dear S-G,
Anh sẽ giữ nó lại và anh sẽ viết 1 bài khác về triết học trong học ngoại ngữ tối nay. Bài này anh viết lâu rồi, ở một nơi khác, nhưng dưới cái nhìn y học. Hôm nay anh sẽ viết dưới cái nhìn triết học và y học.

Mến,
U.35 nói...
Trả lời S.G
Trong một môi trường tiếp thu thụ động theo quy luật đột biến vẫn có xuất hiện những cá nhân vượt lên trên đám đông và hình thành những tính cách độc lập nhưng sự xuất hiện hiếm hoi đó sẽ bị vùi dập ngay từ đầu bởi các kỷ luật như ngang bướng,cứng đầu,khó dạy... nếu cá nhân đó vượt qua tất cả để chứng minh mình đúng thì sự đấu tranh đó đã tiêu hao rất nhiều sức lực thay vì được dồn hết sức để phát triển cá tính rất riêng của mình, sự thành đạt của mỗi cá nhân trong xã hội phản ảnh sức vươn lên ,tính vượt khó và khả năng chuyên môn của mỗi người. Trong một môi trường tốt thì sức bật của con người sẽ tốt hơn thậm chí còn được sự tiếp sức của xã hội để mau chóng hình thành những hạt giống mới tốt hơn gây ra các cuộc cách mạng về mọi lãnh vực.
Về vấn đề thứ 2, thế hệ U.40 trở đi khả năng đột biến không cao, chỉ mong truyền đạt lại kinh nghiệm cho thế hệ sau, nhưng sự chuyển tiếp giữa các thế hệ vẫn còn ràng buột bởi cơ chế hiện hành, khả năng tốt nhất vẫn là nên trồng một hạt giống ở một mảnh đất màu mở hơn là cải tạo miếng vườn đã khô cằn, cái này không phải đặt trách nhiệm lên thế hệ kế tiếp mà là kiếm tìm sinh khí mới cho động lực phát triển theo hướng chủ động tìm tòi và hội nhập quốc tế.
Dinh Nghia nói...
Chào BS Hồ Hải!
Cháu tình cờ mới biết đến blog của bác từ đầu năm 2011 qua, bắt đầu là bài nói về việc mua bán vàng khi nào trong ngày rồi đọc tất cả các bài tiếp theo sau đó khiến cháu rất thích và ngưỡng mộ phương pháp tư duy nhìn nhận vấn đề của bác. Vì vậy mấy ngày qua cháu đã dành thời gian nghiến ngấu từ những entry đầu tiên cùng tất cả comment đi kèm trong bài. Cháu sẽ tiếp tục đọc nữa và đọc lại vì những vấn đề bác viết và thảo luận cùng mọi người rất hay và cháu có thể học tập được rất nhiều về khả năng tư duy nhìn nhận vấn đề từ đó. Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!
(Ps: Cảm ơn Bác sĩ về đơn thuốc đã cho cháu để có thể tỉnh táo và sống sót trong thị trường Forex!)
BS Hồ Hải nói...
Hehehe, nếu Dinh Nghia ở Sì go2ong thì nên gặp tớ để tớ hướng dẫn những xương máu về tradeforex, kẻo chết tức tưởi đấy.

Thế là tốt. Tuổi trẻ chịu học hỏi là sức mạnh của trí tuệ. Đọc và giới thiệu các bạn trẻ cùng đọc để tạo cho mình một tư duy độc lập, hòng giúp cho thế hệ mình một tâm hồn mẫn tiệp, không bệnh hoạn.

Nice day,
Dinh Nghia nói...
Cảm ơn Bác sĩ nhiều! Tiếc là cháu lại ở mãi ngoài bắc (cháu ở Hải Dương), nhưng cháu sẽ ghi nhớ comment này của bác như là một đặc ân của mình và khi có điều kiện cháu sẽ vào SG để gặp bác. Chúc BS luôn mạnh khoẻ để tiếp tục nhả tơ tạo ra các đơn thuốc đặc trị cho trí tuệ và tâm hồn người Việt. Và mong rằng mọi người đặc biệt là lớp người được cho là là tinh hoa của đất nước biết vận dụng các đơn thuốc của bác một cách có hiệu quả để nâng tầm con người, đất nước Việt Nam như thế thì phúc cho dân đen chúng cháu lắm lắm...
Tuong Can nói...
Cao thủ!Khóa tới nếu còn họ sẽ mời Bác vào quốc hội.Nếu họ không còn thì có người RƯỚC bác vào nội các.Hiện tại thì rất nhiều kẻ sỹ bái phục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét