Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

http://nld.com.vn/20110601120751498p0c1002/tau-ca-phu-yen-bi-tau-trung-quoc-ban-duoi.htm

http://nld.com.vn/20110601120751498p0c1002/tau-ca-phu-yen-bi-tau-trung-quoc-ban-duoi.htm


http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuoitre.vn/Tau-khao-sat-dia-chan-tren-bien-Dong-Lien-tuc-bi-quay-roi/6365517.epi


Thứ Tư, 01/06/2011, 08:05 (GMT+7)
Tàu khảo sát địa chấn trên biển Đông liên tục bị quấy rối
* Phải ngăn chặn sự xâm lấn biển Đông
* “Góp đá xây Trường Sa” đã nhận được 437 triệu đồng đóng góp của bạn đọc
TT - Chiều 31-5, nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết trong những ngày qua tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc chủ quyền Việt Nam có một số tàu quấy rối một tàu khảo sát địa chấn khác của Việt Nam.
Sơ đồ tọa độ tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn trên vùng biển của Việt Nam và bị tàu lạ quấy rối sáng 31-5 - Ảnh: Eidesvik - Đồ họa: Tuổi Trẻ
Khoảng 7g15-8g30 ngày 31-5, tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn ở tọa độ 8024'8'' N - 108052'5'' E thì xuất hiện hai tàu quấy rối. Mặc dù tàu Viking 2 đã gọi hỏi (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) nhưng hai tàu này không trả lời.
PTSC xác nhận
Chiều 31-5, ông Nguyễn Hùng Dũng, tổng giám đốc PTSC, đơn vị thành viên của PVN, xác nhận với Tuổi Trẻ trong những ngày qua tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc chủ quyền Việt Nam có một số tàu quấy rối một tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam.
Cũng theo nguồn tin này, tàu thứ nhất cách tàu Viking 2 gần 8 hải lý, chạy với tốc độ hơn 13 hải lý/giờ và có xu hướng chạy cắt qua phao đuôi tàu Viking 2. Tàu bảo vệ Vạn Hoa 731 đã áp sát, ngăn cản và chụp được tên tàu này là FEI SHENG No. 16.
Tàu thứ hai cũng cách tàu Viking 2 hơn 8 hải lý, chạy với tốc độ hơn 11 hải lý/giờ, cùng hướng với tàu thứ nhất nhưng đi phía sau. Ngay lúc này, tàu bảo vệ Vạn Hoa 740 đã áp sát, ngăn cản. Qua quan sát không thấy tên tàu thứ hai, chỉ thấy số hiệu BI 2549.
Trước đó, khoảng 21g-23g ngày 29-5, một tàu khác đã cố tình quấy rối, chạy vào khu vực tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn. Tàu này đã chạy vào phao đuôi của Viking 2 khi tàu đang thực hiện thu nổ khảo sát địa chấn. Khi sự việc xảy ra, tàu Viking 2 đã điều tàu bảo vệ áp sát tàu quấy rối và yêu cầu chuyển hướng (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh) nhưng họ không trả lời.
Do đó, tàu Viking 2 tiếp tục điều thêm một tàu bảo vệ khác tới để ép không cho tàu này vào khu vực đang khảo sát. Lúc này, tàu quấy rối tăng tốc dần dần từ 7 hải lý đến 11 hải lý lên phía trước tàu Viking 2, buộc hai tàu bảo vệ và tàu Viking 2 phải bắn pháo hiệu cảnh báo. Khi tàu Viking 2 đã thu nổ xong và quay đầu thì tàu quấy rối cũng quay đầu rời đi.
Đến khoảng 23g ngày 29-5, tàu này chạy ra khỏi khu vực khảo sát và neo lại cách tàu Viking 2 khoảng 6 hải lý về hướng đông nam. Vì tàu quấy rối bật đèn quá sáng nên tàu bảo vệ không thể nhìn được tên, số hiệu tàu.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tàu Viking 2 (treo cờ Na Uy) là tàu khảo sát địa chấn 3D do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê. Trước đó ngày 19-4, PTSC và CGG Veritas đã ký hợp đồng thành lập liên doanh khai thác tàu khảo sát địa chấn 2D& 3D để cùng tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.
Tàu Viking 2 đang thực hiện thu nổ, khảo sát địa chấn cho IDEMITSU (Nhật), hãng có ký hợp đồng khai thác dầu khí với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tại lô 05-1D. Vùng biển tàu Viking 2 đang khảo sát nằm gần mỏ Đại Hùng, cách Vũng Tàu khoảng 270km.
Sự việc trên đã được PTSC báo cáo PVN. Hiện tàu Viking 2 đang làm việc bình thường.
Ông Lê Trí Thành bên bản đồ thể hiện vùng biển chủ quyền của Việt Nam thuộc quyền tài phán của Việt Nam - Ảnh: Đông Hà
Ông LÊ TRÍ THÀNH (giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ khảo sát và công trình ngầm - PTSC G&S):
Quyền tài phán đến đâu, thực hiện công việc đến đó
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Trí Thành cho biết PTSC G&S được thành lập ngày 9-9-2010 với nhiệm vụ, chức năng chính là khảo sát địa chấn, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa vật lý, khảo sát và làm các công trình ngầm... Đây là đơn vị thực hiện công đoạn đầu tiên của quá trình thăm dò, khai thác dầu khí. Trong quá trình hoạt động của mình, PTSC G&S sẽ khảo sát ở những vùng biển chưa có bản đồ địa chất để từ đó hoàn thành hệ thống bản đồ địa chất của thềm lục địa Việt Nam.
Sau khi hoàn thành khảo sát tại vùng biển thềm lục địa miền Trung, tàu Bình Minh 02 sẽ tiếp tục làm việc tại vịnh Bắc bộ và bồn trũng Cửu Long. “Chúng tôi hoàn toàn chủ động và tự tin để thực hiện công việc, bởi chúng tôi làm việc trên vùng biển chủ quyền của đất nước theo công ước quốc tế. Toàn thể cán bộ, công nhân của công ty đều nhận thức và ý thức rõ ràng việc làm đúng đắn của mình. Chủ quyền biển, thềm lục địa của Việt Nam đến đâu, quyền tài phán của Việt Nam đến đâu chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát địa chấn đến đó” - ông Thành nhấn mạnh.
ĐÔNG HÀ
Tàu cá Trung Quốc rất ngoan cố
Vừa trở về sau chuyến tuần tra dài ngày trên biển, trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, hải đội trưởng Hải đội 2 (Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng), cho biết từ đầu năm 2011 đến nay rất nhiều tàu cá của ngư dân Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Ông Quỳnh nói:
Nhiều tàu cá Trung Quốc rất ngoan cố xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam khi đi vào vùng biển chỉ cách bờ biển Đà Nẵng 25-30 hải lý. Tại các vùng biển như gần đảo Cồn Cỏ cũng thường xuyên xuất hiện tàu cá Trung Quốc xâm phạm. Các tàu cá này có công suất lớn và thường đi từng đoàn, có khi lên đến 60 chiếc. Tại các vùng có tàu cá Trung Quốc xuất hiện, tàu của ngư dân Việt Nam khó khai thác hoặc khó đi ngang qua. Nếu tàu cá của ta đi vào, họ sẵn sàng lao vào gây hấn.
Để không làm phức tạp thêm tình hình trên biển, khi phát hiện chúng tôi chỉ việc xua đuổi. Tuy nhiên, có nhiều tàu cá ngoan cố buộc chúng tôi phải bắt giữ, nhưng sau đó cũng tiến hành phóng thích ngay trên biển. Từ đầu năm đến nay chúng tôi đã xua đuổi cả trăm lượt tàu cá xâm phạm lãnh hải. Riêng từ ngày 15 đến 26-4 chúng tôi đã xua đuổi hơn mấy chục tàu.
Việc xua đuổi tàu cá Trung Quốc vi phạm hiện gặp không ít khó khăn. Khi thấy chúng ta xuất hiện thì các tàu của họ thông báo cho nhau bỏ chạy. Chúng ta đuổi họ ra khỏi vùng biển nhưng đến đêm tối hay khi mình quay đi là cả chục tàu họ quay lại vùng biển đó. Ngoài ra trong thời gian vừa qua chúng tôi đi tuần còn phát hiện những thủ đoạn mới của tàu cá Trung Quốc nhằm cản trở lực lượng tuần tra.
Khi phát hiện tàu biên phòng truy đuổi phía sau, tàu cá này thả chướng ngại vật xuống biển, tàu tuần tra nếu không thận trọng lách kịp thì bị hỏng chân vịt ngay. Các tàu cá này thường trang bị nhiều vật sắc nhọn tại mũi và đuôi tàu nên khi chúng ta tiếp cận rất dễ xảy ra hư hỏng tàu. Còn khi bắt giữ thì các tàu này “đánh” chết máy nằm lì trên biển cũng gây khó khăn cho lực lượng tuần tra trong việc xử lý.
HỮU KHÁ ghi
Ngư dân lại bị Trung Quốc thu tài sản
Chiều 31-5, ông Lê Túc (44 tuổi, ở thôn Tây, xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu cá vừa từ Hoàng Sa về Lý Sơn, cho hay có thêm một tàu cá của Lý Sơn vừa bị Trung Quốc bắt giữ, thu tài sản. Đó là tàu của anh Huỳnh Công Nhiệm (29 tuổi) ở thôn Đông, xã An Hải, trên tàu có hơn 10 ngư dân. Theo lời ông Túc, sự việc xảy ra ngày 15-5, khi tàu cá này đang đánh bắt hải sản trên biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Như vậy trong tháng 5 đã có tổng cộng bốn tàu Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ, thu tài sản. Theo ông Túc, sau khi bị thu hết tài sản, anh Nhiệm đã mượn bạn nghề ngư cụ, trang thiết bị, nhiên liệu... để tiếp tục khai thác hải sản và sắp trở về Lý Sơn.
TRÀ GIANG

TẤM ẢNH MAO TREO LẪN MÀU CỜ ĐỎ


NTT: Bài thơ TẢN MẠN THỜI TÔI SỐNG được viết tháng 6/1981 sau chiến tranh biên giới phía bắc. Thời đó đất nước gặp quá nhiều khó khăn và số phận dân tộc phải vượt qua nhiều sóng gió. Phải nhìn thẳng vào sự thật để xác nhận một sự thật khá đau lòng đó là sự hy sinh quá to lớn của nhân dân trong cuộc chiến tranh chống xâm lược và vật lộn với đói nghèo, đưa đất nước đi lên. Bài thơ cũng nói lên sự vỡ mộng về tình hữu nghị bị phản bội, nhưng vẫn có một niềm tin vững chắc vào dân tộc mình: “Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa”. Bài thơ đã được dịch ra tiếng Anh. Và đã được giới thiệu trên nguyentrongtao.org vào lúc: 7:33 sáng ngày 20/05/2010. Năm nay sau sự kiện Trung Quốc gây hấn 26/5, NTT xin đưa lại bài này để nhắc chúng ta về một thời đau buồn có thể lặp lại.
Nguyễn Trọng Tạo

TẢN MẠN THỜI TÔI SỐNG


1.
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Như thời đã đi qua, như thời rồi sẽ đến
Nhưng cái thời tôi sống
hẳn khác xưa
Trong bài hát thêm bom rơi, và súng

Anh yêu em anh phải đi ra trận
Vợ yêu chồng biết chờ đợi, nuôi con
Đất yêu người đất nhận làm lá chắn
Hai mươi năm không nguôi lửa chiến trường

Hai mươi năm không ngày nào vắng người chết đạn
Khăn tang bay người sống trắng mái đầu
Đâu cũng gặp những nghĩa trang liệt sĩ
Chiến tranh chấm dứt rồi mà nào dễ tin đâu!

2.

Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Nhưng màu hoa thời tôi thì có khác
Xe đến công trường bay mù bụi cát
Màu hoa thường lấm bụi suốt mùa khô

Lúa ngậm đòng lụt bão đến xô bồ
Nhà đang dựng thiếu xi măng, thiếu gạch
Bao đám cưới chưa có phòng hạnh phúc
Mây ngổn ngang lam lũ những dáng người

Anh nhớ em nhớ về phía cuối trời
Nơi đất mới khai hoang chân em dầm trong đất
Em nhớ anh nhớ về nơi bóng giặc
Cứ rập rình quanh cột mốc đêm đêm

Gió thầm thào như chẳng thể nguôi yên
Gạo thịt cửa hàng nhiều khi không đủ bán
Con phe sục khắp ga tàu bến cảng
Giá chợ đen ngoảnh mặt với đồng lương…

Có bao người ước cuộc sống bình thường
Như một thuở xa xôi mình đã có
Thuở miếng ăn không phải bàn đến nữa
Thuở chiến tranh chưa chạm ngõ nhà mình

Có bao người bạc bẽo với quê hương
Thả số phận bập bềnh vào biển tối
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi!…

3.

Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Chỉ vết thương rồi thời gian làm sẹo
Vầng trăng mọc vào thơ mỗi ngày dường đổi mới
Người lo toan vầng trăng chẳng yên tròn

Tôi sống thời không thể đứng quay lưng
Bao biến động dễ đâu nhìn thấy được
Bờ thẳng hơn những cánh đồng hợp tác
Đê sông Hồng sau màu lũ thêm cao

Tàu ngoài khơi vừa phát hiện mỏ dầu
Đập thủy điện sông Đà đang xây móng
Tờ báo đẫm mồ hôi bỗng sáng dòng tin ngắn:
“Nhà máy giấy Bãi Bằng vừa ra mẻ đầu tiên”

Thời đã qua sẽ chẳng khỏi ngạc nhiên
Nếu trở lại bây giờ vẫn quần nâu dạo phố
Thời tôi sống cả đến bầy em nhỏ
Diện quần bò nhảy theo điệu nhạc vui…

Đài thêm nhiều những bài hát yêu nhau
Những điệu múa ba-lê hồng hào thêm sân khấu
Cái mới đến ngỡ ngàng rồi nhập cuộc
Báo bớt trang báo thêm chút thơ tình

Thơ chưa hay thì thơ nói thật lòng
Ai giả dối rồi biết mình lầm lỗi
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi!…

4.

Khi đang đắm yêu nào tin được bao giờ
Rồi một ngày người yêu ta đổi dạ
Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ
Bạn bè thân thọc súng ở bên sườn

Sau cái bắt tay xòe một lưỡi dao găm
Kẻ tình nguyện giữ nhà muốn chiếm nhà ta ở
Tấm ảnh Mao treo lẫn màu cờ đỏ
Tay ta treo đâu nghĩ có một lần!…

Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng
Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá
Thời tôi sống thêm một lần súng nổ
Trái tim đau rỏ máu dọc biên thùy…

5.

Rồi thời gian qua đi rồi tuổi trẻ qua đi
Ai sau tôi ở vào thời sắp đến
Thời không còn khổ đau thời không còn nghèo túng
Đọc thơ tôi xin bạn chớ chau mày.

Bạn hãy quên đi vất vả những hàng ngày
Bao lo lắng đời thường từng làm tuổi xanh ta bạc tóc
Chỉ Hy vọng và Niềm tin giúp ta thêm sức lực
Câu thơ này xin bạn nhớ giùm cho:

Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa!…

Hà Nội, tháng 6.1981



SCATTERED STORIES ABOUT THE TIME I LIVE


1.
The flowers still bloom in the right season
As in time past and time still to come
But the time I live
is definitely different from the past
Inside the songs, falling bombs and guns exist

I love you, I must go to war
Wives who love husbands know how to wait, their children to raise
Land loves its people, land accepts its role as shelter
Enduring twenty years of non-stop fires from battles

Twenty years in which there was no day without people dying from bullets
Funeral clothes whitened the heads of those who lived
Everywhere one sees the graves of soldiers sacrificed during the war still
The war stopped, it is not easy to believe!


2.

The flowers still bloom in the right season
But their colours are different during my time
Vehicles come to work at construction sites where dust and sand fly
The flowers´ colours bathe in dust during the season when it remains dry

Rice plants ready to bloom have to meet the storms
Houses under construction run out of bricks and cement
There are many marriages, happy rooms they require
As anguished human figures exhausted from toil – clouds lie

I miss you, my longingness turns to the horizon
When new land is discovered, your feet sink into the earth
You miss me, your longingness turns to enemys shadows´s search
Those still anticipating threat at the borderline every night

Wind whispers as wind cannot forget
Meat and rice are often scarce in shops
Traders scour every corner of stations and ports
Black market prices scorn regular salaries…

Many people wish for a normal life
A life in which we had distance
Where we didnt have to think about what to eat
Where our gates had remained untouched by war

Many people turn cold against the motherland
Let their fates float into the dark ocean
During the time I live, there are many questions
Its not easy to find the solutions!…
 
3.


The flowers still bloom in the right season
Only wounds will time heal to form scars
Moon grows into poetry, each day seems to be new
But with people’s concerns, the moon cannot remain full at peace

I live in a time when I cannot turn away
It’s not easy to see the changes and events taking place
Cooperative fields – their dikes got straighter
After the flash flood – Red River’s bank higher

Ships out in the ocean have just discovered an oil reserve
The foundation for Da River´s hydroelectricity power station is being laid
Sweat-laden newspapers suddenly light up with the brief news:
“Bãi Bằng paper factory – a first batch – has just been produced”

Time past would certainly be surprised
to observe the current time, to find brown pant-clad people still going out in the streets
In the time I live, even the children we meet
Are wearing jeans and dancing to happy tunes …

Radios have added many love songs
Ballet dancers have added colours to performances
New matter has come along, felt a bit lost, then joined in
Newspapers have cut pages, a little more poetry they print

Poetry not yet perfected is honest poetry
Whoever lies, some day his own mistakes he’ll see
During the time I live, there are many questions
It´s not easy to find the solutions!…

4.

When deeply in love, one could never believe
The day comes when our lover changes her heart
The day comes when our idol shatters
Best friends jab guns against our ribs

After each hand-shake, a combat knife suddenly appears
Those who volunteer to protect our home, our home they want to occupy
Mao´s picture hung together with the colour of our red flag
Our hands hang these without even one thought!…

As devoted followers one day shocked
To find out God is only pieced together from clay and stones
During the time I live, once again guns fire
Painful hearts bleed along the borderline…

5.

So time passes and our youth passes
Those born after me live in the coming time
The time without suffering without poverty
While reading my poetry, please let no frown plague thee.

Please forget the daily hardship
The daily worries which have aged our youth
Only Hope and Belief give us more strength
And this verse I beg you to bethink:

The flowers still bloom in the right season!…

Hanoi, June 1981
Bản dịch tiếng Anh của Nguyễn Phan Quế MaiHilary Watts

Trung Quốc từ Mao đến Hồ

Trung Quốc từ Mao đến Hồ


Lịch sử TQ ghi dấu đậm nét những sự kiện tàn bạo mà không một quốc gia nào trên thế giới có thể so sánh. Đời Chiến quốc, chỉ trong một đêm, Bạch Khởi đã chôn sống 40 vạn hàng binh. Tần Thủy Hoàng nổi danh trong sử sách là một tên bạo chúa, can tội đốt sách, giết nho sỹ; giết bố như Tùy Dạng Đế, giết vợ như Ngô Khởi, giết con như Dịch Nha, giết công thần như Lưu Bang, Triệu Khuông Dẫn…
TQ, dưới thời Mao, số người dân chết đói – hậu quả của chính sách “Ba ngọn cờ hồng”, “Công xã nhân dân”, “Đại nhảy vọt”…, chết do cuộc “cách mạng văn hóa” long trời lở đất không dưới 100 triệu. Đến thời Đặng, Giang, vụ tàn sát sinh viên, dân thường tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989 đứng lên đòi dân chủ làm thế giới văn minh kinh hoàng. Và gần đây, các vụ đàn áp Tân Cương, Tây Tạng dưới thời Hồ cũng có tính chất dã man, tàn bạo không kém. Điều rất rõ ràng, về đối nội, Chính phủ TQ luôn áp dụng một chính sách cực kỳ hà khắc với người dân của mình.
Về đối ngoại, TQ từ Mao, Đặng đến Giang, Hồ đều có những mục tiêu nhất quán, không thay đổi, chỉ có phương pháp thực hiện là thay đổi. Cái không thay đổi, đó là chủ nghĩa bành trướng, chủ nghĩa dân tộc Đại hán đã tồn tại hàng ngàn năm dưới các triều đại phong kiến TQ, được các nhà lãnh đạo TQ thời hiện đại phát triển dưới những dạng khác, tinh vi và nguy hiểm hơn rất nhiều.
Thập niên 50 – 60 của thế kỷ trước, khi quan hệ Xô – Trung còn khăng khít, Mao dùng khái niệm “hai phe”: phe XHCN và phe TBCN. Sau khi Trung – Xô phân liệt, Mao phát minh ra lý luận chia “ba thế giới”, được Đặng đánh giá rất cao. Theo lý luận ấy, TQ chỉ có thể xếp mình vào thế giới thứ ba. Nó là một chiến lược phòng ngự tích cực của TQ với tư cách là một nước yếu.
Thế giới thứ ba bao gồm những nước nhỏ, nước nghèo, nước yếu, không thuộc các nước XHCN hay TBCN. TQ bấy giờ xét về kinh tế là một nước nhỏ, nước nghèo, nước yếu. Về chính trị, chắc chắn TQ là một nước lớn không thể coi thường, nếu muốn “tỏ vẻ” một chút, hoàn toàn có thể nhân danh một nước lớn. Nhưng Mao và các nhà lãnh đạo TQ không làm như vậy. Tự xếp mình vào vị thế kẻ yếu, xuất hiện với tư thế đại diện cho kẻ yếu, chính là biện pháp làm cho kẻ yếu trở thành kẻ mạnh trên thực tế. Đó là trí tuệ truyền thống của TQ. Trên thế giới, kẻ yếu đang chiếm đa số, cách làm như thế sẽ biến mình thành kẻ mạnh, đủ để đứng ngang hàng với những kẻ mạnh chiếm thiểu số.
Đặng cho rằng, chiến lược “chia ba thế giới” của Mao có tác dụng không thể lường hết đối với việc đoàn kết nhân dân thế giới chống chủ nghĩa bá quyền, làm thay đổi so sánh lực lượng chính trị trên thế giới, phá tan ý đồ của Liên Xô muốn cô lập TQ trên trường quốc tế, nâng cao uy tín của TQ.
Đặng đã thừa kế mưu lược của Mao, tuyên bố TQ đứng về thế giới thứ ba, đại biểu cho thế giới thứ ba để phát biểu. Làm như vậy, về chính trị, có thể tăng sức nặng của TQ trong đời sống quốc tế; về kinh tế, có thể giành được những cái lợi to lớn giống như TQ hợp tác với các nước phát triển.
Nhưng Đặng chỉ rõ, chỉ hạn chế trong thế giới thứ ba thì rất bất lợi cho sự phát triển của TQ. Trước tiên, nó làm tăng thêm nghĩa vụ của TQ với các nước bạn bè trong thế giới thứ ba, làm cho TQ phải mang gánh nặng lớn trong quá trình tiến lên hiện đại hóa. Thứ hai là không tiện cho TQ độc lập, tự chủ tiến hành công việc ngoại giao ra tất cả các phía.
Thập kỷ 80, Đặng cho rằng, ngày nay những vấn đề thực sự lớn trên thế giới, mang tính chất chiến lược toàn cầu, thì một là vấn đề hòa bình, hai là vấn đề phát triển. Vấn đề hòa bình là vấn đề giữa Đông và Tây, vấn đề phát triển là giữa Nam và Bắc. Khái quát lại, đó là bốn chữ Đông Tây Nam Bắc. Đó chính là lý luận “Đông Tây Nam Bắc” nổi tiếng của Đặng.
Đặng đã thiết kế những chính sách tài tình, giúp TQ phát triển một cách thần kỳ. “Một nước hai chế độ, hòa bình thống nhất”, “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, “một trung tâm, hai điểm cơ bản”, “đối nội cải cách, đối ngoại mở cửa”, “Gác bỏ tranh luận, cùng nhau sáng tạo”, “che dấu thành tích, giữ vững trận địa, dấu mình chờ thời, làm nên công tích”…là những thiết kế thiên tài của Đặng.
Đến thời Hồ, TQ dường như sử dụng chiến thuật của Đặng một cách khác, không còn “che dấu thành tích, dấu mình chờ thời” nữa. TQ ngày nay đã quá lớn mạnh về mọi mặt. Sự phát triển kinh tế quá nóng của TQ đặt ra rất nhiều vấn đề, làm thế giới e ngại. Trước sau, TQ vẫn chủ trương đối nội hà khắc, đối ngoại mở cửa, hợp tác và đấu tranh đan xen lẫn nhau. Các nhà nghiên cứu đang nói đến TQ như một “đế quốc mới”. Sự ngổ ngáo của TQ tỏ ra cho thế giới thấy, thời kỳ TQ “dấu mình chờ thời” đã qua rồi!
TQ từ Mao, Đặng đến Giang, Hồ đều muốn kiềm chế VN, làm VN suy yếu, bắt buộc VN ở vào vị thế phụ thuộc. Về biên giới, không ngừng lấn chiếm trên đất liền, trên biển với những thủ đoạn vừa tinh vi vừa trắng trợn. Đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, cuộc chiến biên giới năm 1979, sự kiện Trường Sa năm 1988 và mới đây thôi, ba tàu hải giám TQ tấn công tàu Bình Minh 2 của VN càng cho chúng ta thấy, TQ có một chiến lược thôn tính VN rất nguy hiểm. Họ luôn chủ động, làm gì đều có tính toán sâu xa, phương pháp thường xuyên thay đổi nhưng mục tiêu chỉ có một.
Cần nhắc lại, ngày 26.5.2011, ba tàu hải giám TQ trắng trợn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, tiến sâu vào phạm vi thềm lục địa VN, ngang nhiên cắt đứt dây cáp thăm dò dầu khí tàu Bình Minh 2 của VN. Sau vài ngày ngập ngừng, báo chí chính thống của VN đều lên tiếng phản đối rất mạnh mẽ hành động của TQ. Đây là điểm rất mới. Tiếp đó, ngày 29.5, một cuộc họp báo quốc tế được Bộ Ngoại giao VN tổ chức. Giới quan sát chính trị chú ý đặc biệt đến phát biểu của người phát ngôn Bộ ngoại giao VN – bà Phương Nga: “Hải quân VN sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Có vẻ một khúc quanh mới đang tiến đến trong quan hệ Việt – Trung.
Giới quan sát chính trị cũng không thể bỏ qua sự “phản pháo” của bà Khương Du – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ:
“Lập trường của TQ trên biển Nam Trung Hoa là rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi phản đối tất cả các hoạt động thăm dò dầu khí do VN xúc tiến, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của TQ và quyền tài phán trên Biển Đông, cũng như vi phạm sự đồng thuận cả hai nước đã đạt được về vấn đề này”.
“Những việc đã làm của TQ trên biển là hoàn toàn bình thường, đúng pháp luật và hoạt động giám sát trong khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của TQ”.
Như vậy, chúng ta thấy, TQ đã gửi đến VN một thông điệp rất rõ ràng: các ông muốn phản đối gì thì phản đối, việc của chúng tôi, chúng tôi cứ làm. Vấn đề chủ quyền biển Đông, TQ không cần chứng cứ, không cần tranh luận, TQ sẵn sàng bác bỏ tất cả, nếu không vừa ý TQ. Đó phải chăng là Hồ đã kế thừa cái trí tuệ “không tranh luận” mà Đặng đã “phát minh” ra.
Hơn hai ngàn năm trước, Lão Tử đã nói: “Cái đạo của thánh nhân, làm mà không tranh”, “nói nhiều lắm, không bằng im lặng”. Cứ im lặng mà làm. TQ hiểu rất rõ, những chứng cứ pháp lý từ xưa đến nay của TQ về chủ quyền biển Đông đều không thể thuyết phục được thế giới. Thế là họ không sa vào tranh luận mà ráo riết triển khai chiến lược trên biển Đông. Từ chỗ gần như không có gì, nay TQ đã có một thế đứng trên biển Đông hết sức vững chắc. TQ đã chiếm Hoàng Sa của VN. Mối lo ngại có thể lấy toàn bộ Trường Sa nhưng khó giữ, bây giờ không còn là vấn đề đối với TQ nữa.
TQ từ Mao, Đặng đã có nhiều âm mưu thâm độc đối với VN. Đến thời Giang, Hồ, dã tâm đối với VN càng bộc lộ mãnh liệt. VN phải làm gì để đối phó với người láng giềng khổng lồ phương Bắc? Bất kể đối sách nào, nếu không phát huy được lòng yêu nước và sức mạnh của toàn dân tộc, thì khó có thể thắng nổi TQ.
Và chúng ta đừng quên lời Hồ Chí Minh:
“Dân ta có một truyền thống nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Be the first to like this post.

6 phản hồi tới “Trung Quốc từ Mao đến Hồ”

  1. Trần phúc Thông nói:
    Không thể nhân nhượng nữa, Chính Trung Quốc đã gây sự kiện Vịnh Băc bộ năm 1964 để Mỹ lấy cớ ném bom miền Băc Việt nam từ 1964 đến năm 1972, từ đó lấy cớ đưa quân đội sang giúp Việt nam, Bác Hồ đã khôn khéo đuổi chúng về nước. Đến nay lai gây ra vụ Binh Minh02 để xâm lược Viêt nam. Quyết không thể nhân nhượng một bước nào nữa , dù rằng rất nhỏ. Các nhà lanh đạo của ta không nên quan tâm đến kết quả bầu cử nữa mafCos thế nên để tâm đến việc tìm phương sách chống lại giăc Tàu xâm lăng.Có thế nhân dân mới tin yêu như trước đây được.
  2. ha linh nói:
    “Dân ta có một truyền thống nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
    ————
    mong rằng các nhà lãnh đạo sẽ làm điều gì đó hợp lòng dân. HL nghĩ tội nghiệp người dân lành, khi có sự biến thì họ chính là lực lượng chủ yếu tham gia giữ nước, nhưng trong thời bình họ dường như không được quan tâm đúng mức…
  3. Doan Tran nói:
    Thưa các bác,
    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng nói:”Làm đồng minh với Mỹ thì khó hơn là làm kẻ thù với Mỹ”
    Lịch sử đả chứng minh rằng nhiều khi ứng xử với kẻ thù đôi khi còn dễ hơn ứng xử với những người bạn tốt, 4 lần tốt.
    Ngày xưa khi tham dự hòa đàm Paris, ông LĐT phân rõ vị thế địch ta nên ông thoải mái đưa 3 bửu bối ra sử dụng .
    Hiệu quả và phong cách ngoại giao khi đưa ra ba bửu bối ra trong hòa đàm có nhiều nhận định khác nhau nhưng nó biểu hiện một lập trường rõ ràng, dứt khoát.
    Bấy lâu nay trong ứng xử biển Đông ngoại giao VN cũng có ba bửu bối.
    1. Bửu bối thứ nhất ai cũng thuộc lỏng :
    ““VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bất kỳ việc làm nào của một nước khác đối với hai quần đảo trên mà không được sự chấp thuận của VN đều là vi phạm chủ quyền và các quyền chủ quyền của VN đối với các khu vực này”.
    Tôi cũng đã có lần nói chuyện với bác Lê Mai trong blog này là cái “bằng chứng lịch sử” của ta thì dấu kín trong nhà như bảo vật trong khi “bằng chứng lịch sử ngụy tạo” của kẻ lạ thì họ hội thảo, dịch ra tiếng Anh , bố cáo khắp nơi, ai muốn xem lúc nào cũng được. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Nhã “Quá trình xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” rất khoa học và chặt chẽ, lập luận rất có sức thuyết phục đến bây giờ vẫn chua được dịch ra tiếng Anh vì thiếu kinh phí trong khi ta chi hàng tỷ đồng để bắn pháo bông, làm lò gạch vv…
    2. Bảo bối thứ hai là cách ứng xử :”hết sức kiềm chế” vì hòa bình thế giới như lời bộ trưởng Phủng quang Thanh :
    “Do đó để đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng nhau phát triển và cũng là lợi ích quốc gia của các nước, các nước phải hết sức bình tĩnh, hết sức kiềm chế. Phải xử lý vấn đề ở tầm cao chiến lược vì lợi ích không phải chỉ của quốc gia, của khu vực mà của thế giới.
    Phải bằng đàm phán hòa bình, phải bằng DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông), bằng luật pháp quốc tế, công ước luật biển 1982 và phải hết sức sáng suốt, khôn ngoan, không bị các lực lượng chia rẽ quan hệ Việt Nam, Trung Quốc và chia rẽ giữa Đảng, nhà nước với nhân dân ta về vấn đề biển Đông.”
    Vì thế chưa rõ lắm thì gọi là lạ, liên quan đến ngư dân thì cho hội nghề cá lên tiếng, liên quan tới dầu hỏa thì cho ông phó Petro lên tiếng.
    Các lực lương như Hài quân hay cảnh sát biển chì để đối phó với địch, con vấn đề bị tàu lạ bắt thì phát súng cho ngư dân “Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển để bảo vệ lợi ích, chủ quyền đất nước”
    Các hành động có thể chia rẽ quan hệ Việt Nam, Trung Quốc thì cũng cần “hết sức kiềm chế”
    3 Bửu bối thứ ba là “giao thiệp”, theo phương châm của các nhà buôn Trung quốc Đại sự hóa tiểu, tiểu sự hóa vô . Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không.
    Bao năm nay ba bửu bối đó khá công hiệu bao nhiêu chuyện lớn hóa không.
    Nay thấy bác Lê Mai tổng kết và đưa ra nhận xét:”Chính phủ TQ luôn áp dụng một chính sách cực kỳ hà khắc với người dân của mình”
    Dân của mình, mà họ đối xử như thế thì dân của người có hy vọng gì được đối xử khá hơn không? Vậy cứ tiếp tục dùng ba bửu bối có hiệu quả không?
    Đến một lúc nào đó ta phải suy nghĩ lại những từ được sơn son thếp vàng như :”Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan”
    Vận mệnh của đất nước? vận mệnh của thể chế? hay vận mệnh của cá nhân?
    “Việt Nam, Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông. Chung một biển Đông với tình hữu nghĩ sáng như rạng Đông”
    Bao năm nay ráng chung một biển Đông mà bây giờ người bạn lại muốn riêng một biển Đông quả là chuyện đại sự cho nên các vị lãnh đạo đang còn bàn để tìm đối sách.
    Hy vọng người dân sơm được nghe tiếng nói từ những vị lãnh đạo cao nhất để truyền thống nồng nàn yêu nước của dân ta biết đường đi cho đúng lề.
    ĐT
  4. trà hâm lại nói:
    Sau bao lần ” …. kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ …” thì giờ đây chỉ e rằng … khó kết thêm lần nữa ! Lí do cũng đơn giản :
    - Không có chất kết dính thực
    - Nhân dân cũng không ” giao trứng cho ác ” thêm lần nào nữa !
    Nhất là một khi lòng tin bị lợi dụng, những người lính trở về từ những cuộc chiến trước đây phải khốn khổ thế nào để đánh vật cùng cuộc sống bên cạnh những xa hoa của lũ tư bản đỏ, những bà mẹ VN anh hùng, những mẹ liệt sĩ, gia đình liệt sĩ bị chèn ép đăng báo còn chưa ráo mực, ….
    Chỉ sợ nhất điều ấy xảy ra, lạy trời….
  5. Tin thứ Tư, 1-6-2011 « BA SÀM nói:
    [...] Trung Quốc từ Mao đến Hồ (Lê [...]
  6. buncuoiwa nói:
    Ông Hồ có lẽ không biết rằng lòng yêu nước của người Việt giờ đã bị định hướng!Nếu cứ tự do yêu nước thì sẽ nếm trải cảnh tù tội với ĐCSVN ngày nay với tội danh gây “mất an ninh quốc gia”!

Ngồi chơi, xơi nước (31/05/2011)

Ngồi chơi, xơi nước (31/05/2011)
Theo số liệu của Bộ Nội vụ về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức được báo chí dẫn nguồn lại trong tuần qua nhân một Hội thảo về Cải cách thủ tục, quy trình hành chính thì hiện nay có: 33% công chức trong bộ máy hành chính nhà nước “ngồi chơi xơi nước”, 33% công chức có cũng được, không có cũng xong, 33% còn lại tạm gọi là có làm việc thực sự.
 



Ảnh minh họa

Đương nhiên đó không phải là những con số bất ngờ. Báo Đại Đoàn Kết đã từng dẫn lời Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Nước ta là nước có tỉ lệ công chức trên đầu dân khá cao. Tức là năng suất lao động của công chức thấp, tức là hệ thống còn cồng kềnh, không hợp lý”.
Nhưng những con số 33% ấy gây ngạc nhiên ở chỗ: Đó là kết quả sau 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Có nghĩa là, ở giai đoạn tiếp theo, 2011-2020, cần có sự nhìn nhận việc cải cách vấn đề con người trong bộ máy hành chính quan trọng hơn nhiều việc cải cách quy trình, thủ tục hành chính.
33% công chức trong bộ máy nhà nước “thiếu việc làm”, nhưng trớ trêu thay, việc vẫn không chạy. Có nghĩa là các dịch vụ hành chính công vẫn được giải quyết chậm chạp, thiếu hiệu quả. Báo cáo của các bộ ngành, của các cơ quan hành chính nhà nước về các đầu việc chậm được triển khai hoặc triển khai không hiệu quả hoặc quản lý lỏng lẻo ở một lĩnh vực nào đó đều có cụm từ: “do lực lượng mỏng”.
Trong tình hình kinh tế lạm phát, người ta nói nhiều đến cắt giảm chi tiêu công nhưng trong cắt giảm chi tiêu công chưa thấy chú trọng đến tinh giản bộ máy hành chính công. 33% công chức “ngồi chơi xơi nước” khiến phải hiểu rằng lương của “nhóm” công chức này đang được trả quá cao so với lao động của họ. Bởi vì kèm theo việc “ngồi chơi xơi nước” còn có việc sử dụng điện, điện thoại, internet... không phải để phục vụ cho công việc.
Tại TP.Hồ Chí Minh, theo kết quả khảo sát của nhóm chuyên gia tư vấn UNDP cho thấy đội ngũ công chức của TP hiện vừa yếu, vừa thiếu lại vừa chênh lệch về trình độ chuyên môn. “Công chức có thâm niên chiếm tỉ lệ lên đến gần 70%. Họ có kinh nghiệm nhưng lại thiếu kỹ năng cần thiết trong một nền hành chính hiện đại. Cụ thể là chỉ có 6/28 công chức được khảo sát có thể tự nghiên cứu tham mưu đề xuất một đề tài khoa học gắn với thực tiễn công việc đảm nhận”.
Đó chính là nghịch lý của nền hành chính hiện nay khi mà công chức chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu và nói chung là yếu về chuyên môn. Bởi vậy mà một mặt “thiếu việc làm”, mặt khác hiệu quả công việc vô cùng thấp.
Khi nói về cải cách hành chính, tại diễn đàn Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã từng có ý kiến thốt lên: “Lần nào Chính phủ cũng đánh giá là bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hiệu lực hiệu quả còn thấp, trong khi cải cách hành chính thực hiện hàng chục năm. Chúng ta đã cử cán bộ ra nước ngoài học tập, nâng cao trình độ. Nhưng kết quả vẫn vậy, cán bộ từ cơ sở đến trung ương đều có vấn đề về năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức”.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho rằng bộ máy hành chính cồng kềnh là đúng vì nó chưa rõ từ chức năng. Ông Khánh ví von rất cụ thể: Một chủ tịch tỉnh phải biết công việc cụ thể của ông ta với dân đến đâu, những loại việc gì phải trực tiếp làm, những loại việc gì do cấp dưới làm, những loại việc gì chính quyền không cần làm. Nếu biết được như thế thì bộ máy sẽ gọn, phù hợp với chức năng, sẽ không cần tới nhiều cấp trung gian. Nhưng ở ta thì cấp nào cũng có nhiệm vụ chăm lo cho dân về đời sống, y tế, văn hóa, an ninh trật tự..., nói chung chung như thế từ cấp tỉnh, quận huyện đến cấp xã, phường.
Khác với nhiều ý kiến cho rằng muốn cắt giảm bộ máy hành chính phải bắt đầu sắp xếp lại tổ chức, ông Nguyễn Khánh cho rằng phải bắt đầu từ chức năng: Chức năng rõ thì hoạt động đúng, chức năng không rõ thì hoạt động sai, tốn công sức mà ít hiệu quả.
Công chức là một nghề, công chức phải được đào tạo chuyên sâu đúng với tính chất, yêu cầu việc làm.
33% công chức “ngồi chơi xơi nước”. Đó phải chăng là lý do lương công chức thấp mà người ta vẫn chen chân vào bộ máy hành chính công? Ở đó, người ta vẫn hưởng lương nhà nước và thừa thời gian để “chạy thêm”.
“Thất nghiệp trá hình”, “thất nghiệp tiềm ẩn” là các khái niệm mà các nhà nghiên cứu đưa ra để đặt tên cho tình trạng công chức “ngồi chơi xơi nước”. Và chừng nào bộ máy hành chính công còn là nơi tuyển dụng nhân sự không theo khả năng và vị trí mà công việc đòi hỏi thì vẫn còn tình trạng một mặt công chức “thiếu việc làm”, mặt kia là hiệu quả công việc thấp.
Lãng phí từ 33% công chức “ngồi chơi xơi nước”, 33% công chức “có cũng được không có cũng xong” là bao nhiêu? Có bao nhiêu phiền hà, sách nhiễu nhân dân từ bộ máy hành chính công như vậy?
Ngày ngày, bao nhiêu người vẫn đến công sở để “buôn dưa lê”, sử dụng điện thoại và internet “chùa”?
Chuyện ai cũng biết và không thể để mặc nhiên tồn tại!

Miến Điện đi theo lập trường của Trung Quốc về Biển Đông

Miến Điện đi theo lập trường của Trung Quốc về Biển Đông
Tổng thống Miến Điện Thein Sein nâng ly cùng chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ngày 27/5/11.
Tổng thống Miến Điện Thein Sein nâng ly cùng chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ngày 27/5/11.
REUTERS/David Gray
Trọng Nghĩa
Phải chăng chính sách chia để trị của Trung Quốc nhắm vào các nước Đông Nam Á đã lại gặt hái thêm thành công với hậu thuẫn của Miến Điện trên hồ sơ Biển Đông? Nhân chuyến công du Trung Quốc vừa qua, tổng thống Miến Điện Thein Sein đã công khai tuyên bố ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, cho dù hai đồng minh Việt Nam và Philippines liên tiếp bị Bắc Kinh chèn ép. Theo các nhà phân tích, thái độ của Miến Điện đe dọa sự thống nhất của ASEAN.
Từ khi một chính quyền mang vỏ bọc dân sự lên cầm quyền tại Miến Điện, Trung Quốc đã liên tiếp tìm cách lôi kéo nước này. Thượng khách nước ngoài đầu tiên chính thức đến thăm Miến Điện sau khi Tổng thống Thein Sein nhậm chức là ông Giả Khánh Lâm, nhân vật số 4 trong chính quyền Bắc Kinh, mang theo hàng tỷ đô la tín dụng. Vào tuần trước, Trung Quốc lại trải thảm đỏ để đón Tổng thống Miến Điện, nhân một chuyến quốc du ba ngày và hai bên đã quyết định nâng quan hệ song phương lên một “tầm mức chiến lược”,
Điều được các nhà quan sát ghi nhận là thái độ thần phục Trung Quốc của nhân vật lãnh đạo Miến Điện. Theo nhật báo Irrawady của người Miến Điện lưu vong tại Thái Lan, một trong những mục tiêu quan trọng mà ông Thein Sein đề ra trong chuyến công du Trung Quốc là tìm kiếm hậu thuẫn của Bắc Kinh trong quan hệ giữa Miến Điện với khối ASEAN.
Một cách cụ thể là tổng thống Miến Điện muốn được Trung Quốc ủng hộ trong việc Miến Điện đòi quyền chủ tịch luân phiên của Hiệp hội Đông Nam Á vào năm 2014. Và để tranh thủ Bắc Kinh, ông Thein Sein đã cam kết với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là chính phủ của ông tiếp tục duy trì chính sách “Một nước Trung Quốc”, đồng thời hậu thuẫn Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông.
Quan điểm “một nước Trung Quốc” không có gì đáng nói vì nước nào quan hệ với Trung Quốc cũng đều chấp nhận chính sách này. Điểm đáng chú ý là tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông của ông Thein Sein, vì điều này mặc nhiên phá hoại đoàn kết nội bộ ASEAN, mà Miến Điện là một thành viên.
Trước hết, tuyên bố của Tổng thống Miến Điện được đưa ra đúng vào lúc căng thẳng nẩy sinh giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau vụ tầu thăm dò của hãng PetroVietnam bị tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại tại một vùng biển của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Trước đó, tàu thăm dò dầu khí cho một thành viên khác của ASEAN là Philippines cũng bị tàu Trung Quốc sách nhiễu và đuổi khỏi khu vực đang hoạt động thuộc quyền kiểm soát của Manila, những cũng bị Bắc Kinh tranh chấp.
Khi ủng hộ chính sách Biển Đông của Trung Quốc, Miến Điện mặc nhiên xem nhẹ các đòi hỏi của các đồng minh trong khối ASEAN.
Mặt khác, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết vào năm 2002 một bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Miến Điện, với tư cách là thành viên Hiệp hội Đông Nam Á, có nhiệm vụ tuân thủ văn kiện này và giữ vai trò trung lập trong tranh chấp ASEAN-Trung Quốc. Thế nhưng lần này, Miến Điện lại đứng hẳn về phía Trung Quốc.
Ngoài ra, việc ông Thein Sein ủng hộ Trung Quốc trong vùng Biển Đông có thể làm suy yếu sự thống nhất của ASEAN và không phù hợp với tinh thần bản “Tuyên bố chung về Cộng đồng ASEAN trong một cộng đồng toàn cầu của các quốc gia”, vừa được toàn thể các lãnh đạo Đông Nam Á thông qua nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Indonesia đầu tháng năm.
Theo bản tuyên bố đó, ASEAN đang nỗ lực tiến tới một cương lĩnh chung vào năm 2022 để có được “một quan điểm có phối hợp hơn, thuần nhất hơn của toàn khối về các vấn đề toàn cầu mà các nước cùng quan tâm, dựa trên một quan điểm chung của ASEAN, qua đó tiếp tục tăng cường giá trị tiếng nói của ASEAN trong các diễn đàn đa phương.”
Trong bối cảnh các thành viên ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc tại vùng Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và cả Indonesia đang nỗ lực tìm kiếm đồng thuận trong toàn khối để chống lại sức ép thô bạo của Trung Quốc, hành động có thể gọi là “ăn mảnh” của Miến Điện là một mối đe dọa rất lớn. Lý do rất đơn giản. ASEAN vận hành theo nguyên tắc đồng thuận. Nếu không được toàn thể thành viên ASEAN chấp thuận thì bất kỳ một đề xuất nào cũng có thể bị bác bỏ.
Từ trước đến nay, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn luôn tìm cách chia rẽ khối ASEAN để dễ bề thao túng. Việc Tổng thống Miến Điện ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh có thể được xem là một thành công mới của Trung Quốc trong âm mưu đó.

tags: Biển Đông - Châu Á - Chính trị - Miến Điện - Phân tích - Trung Quốc

Việt Nam hãy chuẩn bị một cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược!

Việt Nam hãy chuẩn bị một cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược!

Nguyễn Hữu Quý
Quần đảo Trường Sa cách xa đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 1500 km, không dễ để Trung Quốc chiếm đóng; cũng có thể là nơi chôn các tàu chiến của Trung Quốc dưới sức mạnh của Không quân và Hải quân Việt Nam
Giặc đã đến nhà thì đàn bà cũng sẽ đánh!
Thông tin mới nhất liên quan đến tình hình Biển Đông trong những ngày cuối tháng 5/2011 là việc “TQ yêu cầu VN ngừng hoạt động ở Biển Đông”, được BBC loan tải lúc 09:59 GMT, tức là 15 giờ, giờ Việt Nam ngày 31/5.

Như vậy, bằng sự lấn dần, leo thang từng bước và với một chính sách ngoại giao khôn khéo, ngụy trang bằng “quan hệ láng giềng 4 tốt” và “phương châm 16 chữ vàng”, giới lãnh đạo Bắc Kinh đã từng bước thực hiện được mục tiêu của mình, dẫu chỉ là trên lý thuyết; tức là tuyên bố Biển Đông là của họ.

Việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du, tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 31/5 với lời lẽ:


Như vậy, vùng biển chỉ cách đất liền Việt Nam khoảng 120 hải lý; thì hôm nay, Trung Quốc đã cho rằng, đây là Biển của họ.

Lời tuyên bố trên đây có thể được xem là một lời tuyên chiến; một bước đi không nhằm ngoài mục đích chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mà Trung Quốc đã chuẩn bị từ lâu.

Vì vậy: Việt Nam hãy chuẩn bị một cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược!

Cơ sở để đưa ra nhận định trên đây là:

1. Về lực lượng, người Trung Quốc hoàn toàn tự tin vào sức mạnh quân sự của mình; đã tiến hành tập trận với cự ly xa hàng vạn Km mà báo chí đã đề cập tới trong vài năm qua.

Trung Quốc tự tin có thể gây ra một cuộc chiến toàn diện, không chỉ trên Biển Đông với mục đích “thu hồi Nam Sa”, mà kể cả một số nơi trên bộ, và rất có thể trên toàn cõi Việt Nam, nhằm làm nhụt ý chí của người Việt, do đã đánh thẳng vào hậu phương của Việt Nam.

2. Trong vòng ba năm qua, Trung Quốc đã kích hoạt một tinh thần dân tộc cực đoan Đại Hán; cuộc chiến với Việt Nam lần này gần như được toàn dân Trung Quốc ủng hộ. Một việc làm hoàn toàn trái ngược với lãnh đạo Việt Nam trong những năm qua.

3. Người Trung Quốc nhận thức được rằng, Chủ nghĩa cộng sản mà họ đã lôi kéo được lãnh đạo Việt Nam đi theo, đã chuẩn bị đến hồi kết thúc; các cuộc cách mạng mang tên các loài hoa xẩy ra ở Trung Đông, Bắc Phi là sự kiện ngoài ý muốn; vì vậy, rất có thể sẽ đến Việt Nam và cả Trung Quốc trong tương lai gần, gây bất lợi cho việc thôn tính Biển Đông, nếu như ở Việt Nam thay đổi chế độ chính trị, với một thể chế dân chủ…

4. Họ đã nắm được trong tay con bài do đã mua chuộc được một số lãnh đạo cấp cao nhất tại Việt Nam từ những năm trước đây. Biến nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc. Một cuộc khủng hoảng và sụp đổ của nền kinh tế tại Việt Nam sẽ diễn ra trong nay mai cũng là lúc họ ra tay ở Biển Đông.

5. Rất có thể, vào cuối năm 2011 và sang đầu năm 2012 Hội Đồng Bảo an LHQ có thay đổi về tổ chức; trong đó, các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Brazil sẽ là các ủy viên thường trực, điều này sẽ bất lợi cho Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế. Vì vậy, giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ ra tay sớm khi còn có thể.

6. Tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực sau bầu cử; bên cạnh việc “đưa người của mình” vào bị trí then chốt, Trung Quốc còn phải nghĩ đến trường hợp nếu không đạt được ý muốn; vì vậy, rất có thể Trung Quốc ra tay sớm hơn trước khi Quốc hội khóa XIII của Việt Nam nhóm họp phiên đầu tiên.

7. Theo suy nghĩ của Trung Quốc, thế nước và lòng dân tại Việt Nam hiện đang rất có lợi cho Trung Quốc.

8. Điều băn khoăn cuối cùng của Trung Quốc trong việc chọn thời điểm khởi sự, chính là dư luận quốc tế.

Có vẻ như, đến thời điểm cuối ngày 31/5 tình hình đang có lợi cho Trung Quốc, vì chưa có nước nào phản đối, đặc biệt là Mỹ. Chuyến đi Mỹ vừa rồi của tướng Trần Bỉnh Đức - Tổng Tham mưu trong mấy ngày thượng tuần tháng 5/2011 vừa qua là một trong các tín hiệu đáng nghi.

Cuộc chiến được người Trung Quốc dàn dựng như thế nào?

Lực lượng không quân Việt Nam - yếu tố quan trọng quyết định chiến thắng trong cuộc chiến lần này
Rõ ràng, cuộc chiến lần này đối với người Trung Quốc chủ yếu là để “thu hồi Nam Sa”, nhưng với địa thế Việt Nam chạy dài theo hướng Bắc – Nam, cách xa đảo Hải Nam hơn 1500 km, cho nên nếu chỉ tập trung trên Biển thì Trung Quốc sẽ gặp bất lợi; vì vậy, rất có thể sẽ có một cuộc chiến ở một số nơi trên đất liền nhằm phân tán lực lượng quân sự Việt Nam.

Bên cạnh việc dàn quân ở Biên giới để phân tán lực lượng quân sự Việt Nam; Rất có thể Trung Quốc sẽ có đổ bộ bất ngờ vào một vài thành phố lớn để phủ đầu, dây rối loạn (mọi việc đều có thể xẩy ra trong chiến tranh, thậm chí đây là phương án táo bạo của Trung Quốc, nếu chủ quan trong phương án này có thể sẽ là sai lầm lớn?!). Địa điểm nào để Trung Quốc có thể đổ bộ và đổ bộ như thế nào…, đây là việc của các chuyên gia quân sự Việt Nam.

Sự rối loạn của Việt Nam ở thời khắc ban đầu có ý nghĩa quyết định đối với Trung Quốc; cho phép Trung Quốc “thu hồi Nam Sa” nhanh gọn, sau đó tập trung lực lượng để chiếm giữ.

Cùng với bọn Việt gian mà Trung Quốc đã nắm được ở cấp cao, rồi sẽ có một thỏa thuận nhượng bộ của Việt Nam v.v.. và v.v.. trên cơ sở Việt Nam chấp nhận mất Trường Sa (hoặc những gì gần như thế).

Việc Trung Quốc tập trận hành quân xa như mọi người đã biết qua báo chí trong vài nam qua… rất có thể Việt Nam là nơi “thực tập” đầu tiên cho chiến lược bành trướng sau này ra khắp thế giới của Bắc Kinh.

Các sân bay trên đất liền sẽ là mục tiêu đánh phá của Trung Quốc trong cuộc chiến này. Tiêu diệt  hoặc làm tê liệt được lực lượng không quân của Việt Nam sẽ giúp cho Trung Quốc giữ được các đảo chiếm đóng, trước khi tính đến một giải pháp “mang tính quốc tế” để chấp nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc ở Trường Sa.

Vì thế, đảm bảo cơ số máy bay và đạn dược, tên lửa…để tiêu diệt lực lượng không quân Trung Quốc tham chiến và tiêu diệt hàng trăm (có thể là hàng ngàn) tàu chiến ngoài khơi của Trung Quốc là yếu tố tiên quyết để người Việt thắng giặc Trung Quốc lần này.

Có thể nói: Lực lượng không quân của Việt Nam trong cuộc chiến này là sự quyết định thành bại của Việt Nam.

Mặc dù, qua báo chí, người Việt Nam ta được biết, hiện Việt Nam trang bị hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion. Tuy nhiên, do chưa quả kiểm nghiệm chiến trường nên người viết chưa giám bàn đến.

Trước mắt, chỉ có một cuộc biểu tình lớn tập trung hàng triệu người trên nước Việt Nam, nhằm đánh thức dư luận Quốc tế, thì mới có hy vọng ngăn chặn một cuộc chiến do Trung Quốc phát động. Đây là hy vọng cuối cùng để kéo lùi thời gian Trung Quốc phát động chiến tranh.

Có vẻ như lịch sử đã không chiều lòng người?!

Thời khắc nguy nan của dân tộc Việt Nam đã điểm.

31.5.2011

------------------
*****

22 nhận xét:

Nặc danh nói...
Tôi tin rằng nếu cuộc chiến đó xảy ra, Đảng CSVN khó có thể kêu gọi sự hy sinh xả thân của nhân dân ta như trong thời kỳ đánh Pháp, chống Mỹ.

Lý do cực kỳ đơn giản: mất niềm tin và cả chán ghét chế độ.

Vậy tương lai nào cho dân tộc VN khi giặc đến nhà?
Hahien nói...
Bản chất hành động gây hấn của TQ đối với VN, và không chỉ riêng sự kiện vừa rồi, hoàn toàn không phải là hành động của chúng “trừng phạt” VN vì VN “xích lại gần” Mỹ như cái ông Rehman vớ vẩn nào đó nói trên BBC, mà những hành động đó chỉ đơn giản xuát phát từ lòng tham vô đáy và dã tâm chưa bao giờ từ bỏ của chúng là muốn thôn tính toàn bộ Biển Đông.

Với lòng tham và dã tâm ấy thì dù VN có “đi" hay không đi với Mỹ” thì TQ cũng vẫn cứ đánh khi chúng có thừa cơ, chứ chúng nó chẳng bao giờ vì nể cái tình đồng chí đồng rận mà để yên cho chúng ta đâu! Mà có khi VN càng không “đi” với ai, thì nguy cơ bị chúng nó đánh lại càng cao vì chúng không cần phải e ngại ai cả.

Tóm lại, lý do duy nhất khiến một con sói ăn thịt con thỏ là do nó thèm thịt thỏ chứ không phải là do con thỏ ấy có đi theo nó hay theo con nào khác. Và nếu một con thỏ chỉ đơn độc một mình, hoặc dại dột hơn lại đi kết tình "đồng chí" với sói để hy vọng được con sói đói ấy nó thương thì khả năng con thỏ ấy bị sói ăn thịt là cao nhất so với các con thỏ khác.

Hình như chúng ta đang ở trong cái hoàn cảnh trớ trêu đó?

Lỗi tại ai? Vua Hùng ơi!
Nặc danh nói...
Bai viet phan tich rat chi ly va sau sac.
Chien tranh co the xay ra , tuy nhien ,dieu quan trong la co bao nhieu nguoi dan VN chap nhan lam con chot thi , lam thieu than de bao ve che do sau dan , mot nuoc de dang cs VN tiep tuc de dau coi co nguoi dan VN ,trong mot cuoc chien giua nhung nguoi "vua la dong chi vua la anh em" cua ho voi nhau.
Neu chien tranh xay ra , nguoi Viet Nam se con vuot bien , vuot bien nhieu nua de khoi hy sinh mang song vo ich cho dang cs VN .
Nguoi dan Viet Nam yeu to quoc ,nhung hoan toan khong co nghia :"yeu to quoc la yeu CNXH".Lieu trong the ky 21 nay cs VN co the ap dung che do sat mau , kem kep nguoi dan theo che do ho khau , tem phieu nhu o mien Bac truoc nam 1975 ,neu xay ra chien tranh hay khong ?
Hay cho xem.
Nặc danh nói...
Đề nghị ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng (đóng tàu và mua công nghệ sản xuất tên lửa phòng thủ từ Nga).

Nếu sản xuất được hàng loạt tên lửa đất đối biển, tầm bắn từ 300 - 500km thì thách cụ bọn Tàu Ô dám huênh hoang). Có lập "hàng rào chống tên lửa" trên biển Đông thì dân Việt Nam mưu trí cũng sẽ nghĩ ra cách nện bão lửa vào tàu bè của bọn chúng. (ta chỉ phòng thủ, đâu có nện vào Trung Hoa đại lục đâu mà sợ)
1nxx nói...
Tiền đâu mà ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng. Ngân quĩ của nhà nước đang bị âm. Không chỉ biển Đông mà VN, ASEAN và cả thế giới là những con thỏ non của người bạn 16 chữ vàng. Họ chia ra để thịt từng con 1. Các con thỏ nếu không biết đòan kết liên minh lại với nhau thì từ từ từng con 1 sẽ bị thầy rô ti hết. Nếu ta không có đồng minh như Nhật, Hàn, Đài loan thì chắc chắn vận mệnh nước ta đến thế kỷ 21 này là hết.
Nặc danh nói...
Bài của Bác làm bố cháu khó ngủ quá, xin Bác cho vài ý nhé :
1.Nhóm vài quốc gia còn tuyên bố đi theo con đường XHCN giờ đây quay ra " chén " lẫn nhau, không hiểu học thuyết Mác - Leenin ( sợi chỉ đỏ) ở các quốc gia khác nhau còn có điểm gì chung không ? bởi thấy :
- XHCN mang màu sắc TQ
- XHCN mang màu sắc VN ( 90% giống TQ)
- Màu sắc Cuba, Bắc TT...( còn ai nữa nhỉ ?)
V/đề : có còn ánh sáng con đường CNXH - CNCS ?!
2. Chủ tịch nước sau khi đi Mỹ về có nói " Ta giờ cũng ăn nói đàng hoàng "( ý nói có tiếng nói của VN với Thế giối ), trong vụ này, em để ý chưa thấy cộng đồng Q/tế có...động đậy gì...? để đến lúc mất TS rồi thì lên tiếng...phỏng có ích gì ? Trước khi có vụ này, thấy các đ/c "4 tốt, 16 chữ vàng" đi Mỹ ( TTMT/BQP), đi Singapo, đi Thái lan, Indo ( Bộ trưởng BQP), Thậm chí còn lên thăm tàu sân bay của Nga ( giáo dục VN,net đưa tin 12/5/2011).
V/đề : liệu có sự mặc cả trước khi TQ chiếm nốt TS của VN.
3.Ngoài 1 số tờ báo chính thống chậm chạp lên tiếng...chua thấy các đ/c lãnh đạo Đảng và nhà nước có ý kiến chính thức gì ?! công tác chuẩn bị cho 1 cuộc chiến chống XL ( hàng nghìn ...việc)?, không rõ thái độ của bộ máy chúng ta
Vấn đề : Tổ chức - lãnh đạo đối với "quyết tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc " của Đảng và nhà nước .
4.Theo như Bác nhận đinh, chỉ có một cuộc biểu tình lớn tập trung hàng triệu người trên nước Việt Nam, nhằm đánh thức dư luận Quốc tế, thì mới có hy vọng ngăn chặn một cuộc chiến do Trung Quốc phát động. Đây là hy vọng cuối cùng để kéo lùi thời gian Trung Quốc phát động chiến tranh.
Vấn đề :Tại sao các tổ chức, nghiệp đoàn, hội đoàn...không đứng ra tổ chức ( bác nhỉ ?) người dân đang lo gạo ăn từng bữa ( Thanh hóa, Lao cai, Điện biên...đang xin gạo TƯ)lấy đâu ra tiền bac, thời gian...thậm chí còn lo bị đàn áp như ...đã từng xẩy ra.
5.Em hỏi nhỏ tí nhé : em có 400 tr tiền cổ phiếu,sau 1 năm giờ còn 150tr, nên rút ra hay để lại ...rút ra mua gì ...bác ơi ?
v/dề : lo ...gia đình , hậu phương ổn để yên tâm ra công sự ...đánh giập đầu quân XL. Hy vọng đầu mình ko...sứt mẻ gì ?
Kính Bác !
thiên nói...
còn dân TÀU ở Tây nguyên nữa ,đó là TRỌNG THŨY mà mình mời nó vào bất chấp những cảnh báo!
phivu56 nói...
Bài phân tích rất sâu sắc. Chúng ta thấy lỗi này tại ai? Hình như đang có một số đang là Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống?
Nặc danh nói...
đị cụ nó đến đánh cho nó dập đầu
Nặc danh nói...
Việt Nam chúng ta luôn thực hiện chiến tranh nhân dân khi có giặc ngoại xâm. Dù chúng ta có uất ức với chế độ này, nhưng khi đất nước xẩy sự, chúng ta cũng noi gương Trần Hưng Đạo bỏ qua hiềm khích, quyết hy sinh cho Đất nước. Nếu TQ đánh trên bộ, mỗi người dân là một chiến binh, nếu chúng đánh trên biển, mỗi ngư dân cũng là một chiến sĩ, chúng có chiếm đảo thì cũng không giữ được, không làm gì được và Biển Đông là chiến trường không ngừng nghỉ.
Mạnh bán nước nói...
Cuộc chiến này phải chuẩn bị từ rất lâu rồi.
Rất tiếc là chính quyền cộng sản thối nát trên mọi mặt trận , các chóp bu đã bán mình cho Tàu từ thời Lê KhẢ pHIÊU.
Nặc danh nói...
Dân mình có lòng yêu nước lắm các bác ạ, Đảng kêu gọi, nhân dân đứng lên giữ nước ngay.Dấm dúi mãi, cho dân biết đi, "khó ngàn lần dân liệu cũng xong ", dân ta dù có như thế nào... vẫn một lòng yêu nước, sẵn sàng cho Tổ quốc quyết sinh.
Tranhung09 nói...
Cái hình minh hoạ: máy bay A1 và quân phục, hình như của QLVNCH.
Mongun nói...
Muốn toàn dân đứng dậy, phải xử trảm bọn "Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống" trước.
Tôi xin hiến kế kêu gọi toàn dân góp tiền mua vũ khí hiện đại cho tổ quốc. Riêng tôi xin góp 10 triệu đ.
dangnba nói...
Blog NXD , Pham Viet Dao bi danh
Trương Chi nói...
Em là Nặc danh 02:08 Ngày 01 tháng 6 năm 2011.

Nói thật, ai cũng như các bác, Tàu Ô nó chưa đánh đã thua !

Điều các bác ngại nhất là lực lượng quân sự hùng mạnh của Tàu Ô hiện nay chứ gì ?

Sao các bác phải sợ ! Em tin rằng Tàu Ô có muốn "Rồng tới nhà tôm", thì cũng gặp phải một con tôm hùm đấy !

Trước hết xin các bác tham khảo ngay bài viết của blog này: http://nguyenhuuquy2.blogspot.com/2011/05/viet-nam-tu-chu-so-luong-ten-lua-bao-ve.html

Đây nữa ạ: http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Viet-Nam-sap-san-xuat-sieu-ten-lua-Yakhont/20115/50525.aspx

Đây nữa: http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Viet-Nam-sap-san-xuat-sieu-ten-lua-Yakhont/20115/50525.aspx.

Đây: http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Viet-Nam-dong-o-at-tau-ten-lua-Molnya-Projekt-12418/201010/49794.aspx

Tóm lại, cá nhân em tin vào khả năng đóng tàu chiến cũng như năng lực tiếp nhận công nghệ chế tạo tên lửa từ 2 đồng chí Nga - Ấn của Việt Nam.

Nếu Tàu Ô xử lý ta, khả năng 2 ông bạn Nga - Ấn "đưa quân sang giúp" chắc chắn không xảy ra.

Nhưng bán công nghệ vũ khí mới thì chắc không vấn đề gì, 2 bác ấy ưa gì Tàu Ô đâu.

Với nguồn vũ khí tương đối ấy và khả năng chủ động tự sản xuất trong tương lai, quân đội Việt Nam sẽ sáng tạo cách đánh và tin rằng sẽ nện cho bọn ăn cướp những đòn thích đáng trên biển !

Trường hợp Tàu Ô tiến hành đánh phá đất liền, thì cũng rất khó cho bọn này trong việc chiếm đóng lâu dài trên lãnh thổ của ta (thế giới không thể để yên được).

Đấy là về vấn đề đấu tranh quân sự.

Ngoài ra, là nước nhược tiểu, lại có chính nghĩa (tự vệ), Việt Nam hoàn toàn có thể "la toáng" lên cho thế giới biết khi bị 1 thằng nhăm nhe trở thành siêu cường bắt nạt. Lúc ấy việc tranh thủ được sự ủng hộ của những Mỹ, EU, Nhật, Úc, ASEAN ... là hoàn toàn có thể tính đến được.

Điều quan trọng nhất bây giờ là kiềm chế bọn chúng để phát triển kinh tế, cũng là cơ hội để khẳng định và ly khai hoàn toàn vòng kiềm tỏa của thằng "Láng giềng mất dạy, Cướp đất toàn diện, Lấn biển lâu dài và Thông tính tương lai" ấy. Điều này thì Đảng Cộng sản Việt Nam phải làm cho được, quyền lợi dân tộc là trên hết. Nếu không, thì tinh thần yêu nước của nhân dân sẽ quyết định hết. "Đẩy thuyền là dân" thì "lật thuyền cũng sẽ là dân".
Nặc danh nói...
Em sợ són đái rùi nè, lạnh run cả người như đang ở Bắc cực...
Nguyễn Hữu Quý nói...
Thưa với bác tranhung09.
Hôm qua sau khi viết bài, chủ Blog đi tìm một hình về lực lượng không quân để minh họa cho phần viết. giờ nhìn kỹ khi bác nói ra mới biết. có thể là như vậy.
Nhưng thôi, xin phép bác và bạn đọc, ta để lại cũng được, vì: "Dân tộc Việt Nam là một".
"Hòa giải và hòa hợp dân tộc" đang là tiếng nói của thời đại hôm nay.
Kính cáo!
Nguyễn Hùng nói...
Giặc đến nhà thì đàn bà trẻ em cũng đánh,nhưng qua bao nhiêu sự việc TQ đã gây ra đối với nhân dân Vn thì chẳng thấy một vị lảnh đạo đảng chính phủ lên tiếng bày tỏ rạch ròi quan điểm với TQ,vậy đảng nhà nước này là của ai,có còn của nhân dân VN chăng,tiền bạc quyền lực đã làm nhục chí rồi chăng.Hay các vị ấy ở xa qúa không hay biết lòng dân đang sục soi qúan hận anh bạn đồng chí TQ của các vị.Xin hãy trả lại những gì thuộc về cho dân tộc VN,để nhân dân VN được lên tiếng,được chọn người lảnh đạo vì dân vì nước để ngăn chóng quần thù TQ.Tổ quốc còn dân tộc còn,tổ quốc mất dân tộc diệt vong
ng2hien nói...
Giờ có thêm thằng Miến điện ăn cháo đá bát. Việt Nam thấy thằng cu em bị côi cút độc tài bị cô lập, bằng mọi giá đưa nó gia nhập khối ASEAN, giờ nó quay cờ phản pháo.
ng2hien nói...
Giờ có thêm thằng Miến điện ăn cháo đá bát. Việt Nam thấy thằng cu em bị côi cút độc tài bị cô lập, bằng mọi giá đưa nó gia nhập khối ASEAN, giờ nó quay cờ phản pháo.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110531-mien-dien-di-theo-lap-truong-cua-trung-quoc-ve-bien-dong


http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/punh-n/20110531-zvra-qvra-qv-gurb-ync-gehbat-phn-gehat-dhbp-ir-ovra-qbat
NokiaX6 nói...
Mình phải tự cứu mình trước khi trời cứu.Đây chính là lúc huy động hệ thống chính trị,đoàn kết toàn dân,sẵn sàng đánh bại bọn bành trướng Bắc Kinh nếu chúng liều lĩnh xâm phạm chủ quyền trên biển,trên bộ của ta một lần nữa.