Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Vì sao ta nghiện tin nhắn, Facebook?

image
"Công nghệ khiến não bộ của chúng ta trở nên nghiện những thứ gây mất tập trung"

Khi nhắn tin qua mạng trở nên thịnh hành vào thời thập niên 1990, Judi Wineland không phải là một trong những người ủng hộ công nghệ này.

Những thông báo tin nhắn tới hiện ra liên tục khiến bà khó tập trung vào công việc thường ngày. Tuy nhiên các đồng nghiệp trong văn phòng bà, nhất là những người trẻ tuổi, lại không thấy như vậy.

"Tôi nhìn thấy những người trẻ tuổi làm nhiều việc cùng một lúc, và tự hỏi vì sao mình không thể làm vậy," Wineland, người điều hành các công ty du lịch mạo hiểm từ 1978 và hiện đang đồng quản lý hai công ty ở Hoa Kỳ, AdventureWomen và Thomson Safaris, nói.

Tuy nhiên bà nhận ra rằng việc không thể đa năng có điểm mạnh của nó, "Nó đã giúp tôi điều hành công ty tốt hơn."

Một ngày của chúng ta tràn ngập những sự kiện gây mất tập trung.

Email, tin nhắn, các cuộc họp, những người đồng nghiệp nhiều chuyện - danh sách cứ tiếp tục dài ra. Nhiều công ty thậm chí khuyến khích chúng ta đa nhiệm bằng cách thiết kế văn phòng theo hướng mở để khuyến khích giao tiếp.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc đa năng sẽ làm giảm hiệu suất lao động của bạn. Trên thực tế, bạn làm được nhiều hơn nếu chỉ tập trung vào một việc.

Điều này là bởi vì não chúng ta chỉ có thể đơn nhiệm. Khi chúng ta nghĩ rằng mình đang làm nhiều việc cùng một lúc thì thực ra đó chỉ là việc não của chúng ta nhận biết rằng ta đang nhảy từ việc này sang việc khác.

image

Nếu cứ lặp đi lặp lại tình trạng này, não sẽ bị mệt mỏi và làm giảm khả năng nhận biết, các nghiên cứu cho thấy.

Một nghiên cứu vào năm 2007 chỉ ra rằng các lao động trí tuệ sẽ bị giảm khả năng hoàn tất công việc nếu bị quấy rầy bởi email và những thứ khác.

Nghiên cứu này cho thấy những sự ngắt quãng như vậy làm một công ty với 50 nghìn nhân viên thiệt hại khoảng thời gian trị giá 1 tỷ đôla, làm giảm sự sáng tạo, gây kiệt sức và tạo nhiều lỗi trong công việc.

"Không bao giờ nên làm nhiều việc cùng một lúc," Devora Zack, tác giả cuốn 'Đơn nhiệm", nói.

"Điều này sẽ chỉ có tác dụng ngược."

Làm nhiều việc cùng lúc sẽ khiến bạn 'suy nghĩ nông cạn hơn, giảm sự sáng tạo, tăng khả năng xảy ra lỗi và làm giảm khả năng chặn những thông tin không cần thiết," Tiến sỹ Sandra Bond Chapman, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Trung tâm Sức khoẻ Não bộ tại Đại học Texas, Dallas, viết qua email.

Bởi vì não không được thiết kế để đảm đương xử lý nhiều việc cùng một lúc, theo thời gian điều này có thể dẫn tới căng thẳng, trầm cảm và giảm khả năng tư duy trí tuệ, bà nói.

Tuy nhiên, bất chấp những bằng chứng về tính kém hiệu quả của đa nhiệm, những định kiến cũ kèm theo các công nghệ mới khiến sự đa nhiệm trở nên phổ biến ở hầu hết các công sở.

image

Lỗi một phần là do chúng ta. Khi chúng ta làm nhiều thứ cùng một lúc, ví dụ như trả lời email trong lúc viết báo cáo hoặc trả lời cuộc gọi khi đang ở trong một cuộc họp, điều này làm chúng ta cảm thấy bận rộn và có vẻ như làm việc hiệu quả, Tiến sỹ Christine Carter, giám đốc điều hành tại Greater Good Science Center tại Đại học California, Berkeley, nói.

"Sự bận rộn nói lên tầm quan trọng của mỗi cá nhân, đó là cách suy nghĩ đã có từ lâu nay,"

Carter nói. "Người ta thường bảo rằng bạn càng dành thời gian trong văn phòng nhiều bao nhiêu thì bạn sẽ trở thành một nhân viên tốt hơn bấy nhiêu."

Bà Carter cho rằng tư duy này tồn đọng từ những ngày đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, khi chúng ta phải điểm danh khi đến và rời nhà máy hoặc văn phòng.

Thời đó điều này có thể là đúng vì người ta thường không làm việc nữa sau khi đã về đến nhà. "Ngày nay tất cả mọi thứ đã thay đổi vì sợ ra đời của laptop và email," bà nói.

"Công nghệ thực ra đang lập trình lại não của chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy thích bị quấy rầy, luôn chờ đợi một tin nhắn, email hoặc những cập nhật trên mạng xã hội."

Nói theo một cách khác, cũng giống như những cơn nghiện khác, mặc dù chúng ta biết rằng sự quấy rầy là không tốt cho mình, thế những rất khó để rời bỏ nó.

Ngay cả bà Carter cũng gặp khó khăn trong việc làm theo lời khuyên của chính mình. Bản thân bà chỉ ngừng chuyện làm nhiều việc cùng lúc sau khi phải vào bệnh viện điều trị vì làm việc quá sức.

Đó là điều mà chúng ta luôn phải ghi nhớ.

"Xã hội của chúng ta đang hứng chịu hội chứng phân tán tư duy, Zack nói, "Nó xuất hiện ở khắp nơi trong công việc và cuộc sống cá nhân của chúng ta".

Renuka Rayasam

message

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét