Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Tin khó tin: Sài Gòn còn ai nhớ những SBC, những Lý Đại Bàng?

LĐO Đào Tuấn (tổng hợp) 
Hiệp sĩ” Lâm Hiếu Long trong một lần bắt tội phạm. (Zing)
5 anh em ngồi uống nước vỉa hè. Túi để sát hông! Thằng cướp lao xe lên hè. Đứng ngay trước mặt. Tôi tưởng nó đợi ai. Một lúc, nó lách xe giữa hai hàng ghế và vù ga, chộp chiếc túi chạy mất. Ôi má ơi, 1 thằng cướp, trên vỉa hè, giữa phố, cướp đồ của 5 ông mà 4 trong đó to như trâu mộng! Chắc không phải nói, các bạn cũng biết chuyện xảy ra ở đâu!
Chuyện tiếu lâm
Ít bữa trước, câu chuyện tiếu lâm của một thầy giáo già đã được đưa vào mục “dân đặt hàng” trên một tờ báo:
Một bà kia có tài nếu bị bịt mắt, chỉ ngửi không khí là biết mình đang ở đâu. Người ta bịt mắt bà đưa đến một thành phố. Chỉ hít vài cái bà đã nói: “Thành phố New York. Vì có mùi tiền!
Tới thành phố nọ, bà hít hoài vẫn không thể nhận ra. Bà quay kính xe xuống, đưa tay ra “rờ” không khí. Và rụt tay lại la lên: TP.HCM!
Mọi người hỏi sao bà biết, bà tỉnh bơ: “Vừa đưa tay ra mất cái đồng hồ!".
Cười đấy! Nhưng mà đau.
Và người thầy giáo già sau đó kể một câu chuyện không hề tiếu lâm:
“Nơi tôi đang sống (quận 3), cứ thỉnh thoảng phải đóng tiền dân phòng. Nhưng hình như tôi chưa hề thấy một “anh dân phòng” nào đi tuần ban đêm cả. Hễ chúng tôi nuôi chó là mất chó, nuôi mèo là mất mèo. Tình trạng mất cắp ở xóm tôi phải nói khá "rôm rả".
Tôi đoán thầy giáo nọ sẽ rất tâm đắc với phát biểu Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải: "Thà sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn".
Chuyện không tiếu lâm
Bạn tôi, PV tờ Người lao động vừa kể lại câu chuyện “đặc sản cướp ở Sài Gòn”:
5 anh em ngồi uống nước vỉa hè. Túi để sát hông! Thằng cướp lao xe lên hè. Đứng ngay trước mặt. Tôi tưởng nó đợi ai. Một lúc, nó lách xe giữa hai hàng ghế và vù ga, chộp chiếc túi chạy mất. Ôi má ơi, 1 thằng cướp, trên vỉa hè, cướp đồ của 5 ông mà 4 trong đó to như trâu mộng.
Câu chuyện của anh tràn đầy tiếng Đan Mạch xen lẫn những cái chép miệng. Và sau đó là một list các đồng nghiệp từng là nạn nhân của cướp.
Một tên cướp táo tợn bị CA bắt giữ (Ảnh: TTO)
Quá liều lĩnh. Quá bất chấp.
Đến ta còn nơm nớp ngay nơi ta sinh ra thì thử hỏi cái cảm giác “khoai tây” bị cướp nó như thế nào.
Chống cướp, trộm ở SG có khó không? Khó. Nhưng chắc chắn chống được nếu Công an, chính quyền TP quyết tâm. Nhiều "nhà" nọ, "nhà" kia, nước ngoài nhảy vào thì chỉ đặt chân đến sân bay là hốt liền chỉ trong 5 nốt nhạc. Vấn đề là chỉ cần chấp nhận hình ảnh CA đầy phố như chốt 141 ở HN một thời gian (chống trộm cướp thật chứ không phải để tranh thủ kiếm ăn), quy trách nhiệm cho CA, chính quyền địa bàn (nơi có vụ án và nơi có tội phạm sống). Xứ mình hàng xóm ăn con gà còn biết rõ gà trống hay gà mái, làm gì có chuyện thằng cướp ở trong xóm mà không biết chỉ có anh CA địa bàn là cố tình không biết thôi.
Cũng không tiếu lâm
Hôm trước, một người dân Thành phố cắc cớ rằng: Hình như có chuyện địa phương nào xảy ra trộm cướp, tệ nạn xã hội nhiều thì bị trừ thi đua, thậm chí không đạt khu phố, phường văn hóa.
Điều này có thể giúp cho các địa phương cố gắng làm trong sạch địa bàn của mình. Nhưng mặt trái của nó, không ít nơi sợ bị ảnh hưởng thành tích nên che dấu phạm pháp hình sự tại địa phương mình.
Có những trường hợp trộm cắp, cướp nho nhỏ bị bắt lên phường có khi chỉ kiểm điểm rồi cho về. Vụ việc đó quá nhỏ, chưa đủ để giam giữ, khởi tố hình sự hay do Công an phường ngại lập biên bản mấy chuyện không đáng, hay do sợ ảnh hưởng thi đua?
Đây là một câu hỏi nhỏ! Nhưng nó đang chỉ chân vấn đề chí mạng của TP HCM, nơi mà có người đã cười khẩy khi nghe đến mô hình 141!
Những Lục Vân Tiên giữa đường
Chắc thể nào cũng có bạn nhắc đến mô hình “Hiệp sĩ SBC”.
Hiệp sĩ” Lâm Hiếu Long trong một lần bắt tội phạm. (Zing) 
Thật lòng, tôi cảm phục các  anh. Zing hôm qua đưa ra một con số: 10 cuộc gọi mỗi ngày tới “Hiệp sĩ SBC”. Hình như người dân gửi gắm rất nhiều, người dân kỳ vọng rất lớn về vai trò- dù bất đắc dĩ- trong việc bảo an cho dân.
Họ chỉ đang là những Lục Vân Tiên giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha. Và cách thức thực hiện duy nhất là truy đuổi đến cùng...Không được sử dụng ngay cả một cây gậy ma trắc.
Nhưng vấn đề chính lại là ở cái vai trò bất đắc dĩ này.
Xin nói thật, mô hình “hiệp sĩ SBC” bản chất là một thất bại quả chính quyền! Bởi khi ấy, câu hỏi không thể không đặt ra là công an đang ở đâu- khi phải trao một nhiệm vụ quá nguy hiểm cho những người tay không tấc sắt.
Mô hình nếu có, phải là những mô hình như H88 Hải Phòng, 141 Hà Nội, hay SBC với tên tuổi của anh hùng LLVT Lý Đại Bàng!
Đừng đánh thức con quỷ
Giờ nói đến giải pháp. Tôi muốn bắt đầu từ phía những nạn nhân chúng ta, bằng một có một cái tút nhỏ của Facebooker Hoàng Minh Châu:
Hai năm sống ở Myanmar tôi thấy, đó là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, hệ thống pháp luật cũng chưa mạnh, nhưng không có trộm cắp.
Mặc dù vậy, tất cả các biệt thự, của những gia đình giầu có, đều tường cao cửa kín, dây thép gai bao bọc rất cẩn thận.
Tôi hỏi, ở đây không có trộm cắp, vì sao các anh  phải quá cẩn thận như vậy.
Câu trả lời thật bất ngờ: Những người dân lương thiện  không trộm cắp là vì con quỷ tham lam trong người họ đang ngủ yên. Đừng đánh thức nó dâỵ bằng sự cám dỗ.
Nếu bạn có tài sản quý giá và lơ là trong bảo quản, thì bạn đã phạm hai sai lầm: một là đánh thức lòng tham đang ngủ yên trong lương dân, hai là làm mất tài sản của chính bạn
Tôi nghĩ, để một đất nước không có trộm cắp, cần có  hai điều kiện: Người dân sống lương thiện và những người có của cải phải biết tự bảo vệ tài sản của mình!
CSCĐ Hà Nội tuần tra trên phố (PLo) 
Sau khi “phòng trào truy bắt tội phạm” được khởi động trở lại, người dân Thành phố đã hăng hái góp ý, đã đề ra tới 10 giải pháp.
Tôi nghĩ trí tuệ của dân, xuất phát từ thực tế, bao giờ cũng chính xác, cũng đáng quý. Vấn đề chỉ là người thực hiện mà thôi.
Đề xuất của tướng Minh
Tôi nhớ tướng Phan Anh Minh từng đề xuất một giải pháp đặc biệt để phòng chống trộm cướp.
Tướng Phan Anh Minh: Cần chặn và không cho sử dụng các thiết bị trộm cướp. 
Theo ông, 85% số vụ phạm pháp thuộc nhóm tội pháp trộm cắp, cướp giật. phần lớn bọn trộm cướp đều nhắm vào các loại thiết bị di động đắt tiền như iPhone, iPad. Mỗi thiết bị này đều có một mã số IMEI để quản lý, nhận dạng. Và tướng Minh đề xuất “Khi có trộm cướp, lực lượng công an sẽ ghi nhận thông tin số IMEI này từ trình báo của người dân, rồi thông báo về cho Sở TTTT để gửi thông báo tới các nhà mạng, chặn và không cho sử dụng các thiết bị này lắp đặt vào bất kỳ số điện thoại di động nào.
Tướng Minh cho rằng nếu thực hiện tốt phương án này thì có thể giảm đến trên 50% số vụ trộm cướp xảy ra trên địa bàn.
Tôi nhìn thấy rất rõ ở đây nỗi trăn trở, và cả bức xúc của một vị tướng nhiệt huyết! Nhưng chỉ thế mà thôi.
Phát ngôn hôm nay: Con yêu nghề
Nói một cách công bằng, vẫn còn rất nhiều những “Lý Đại Bàng”- biểu tượng SBC một thời của CA Thành phố đang âm thầm bắt cướp, âm thầm hy sinh.
Hình sự đặc nhiệm quận 1 đua tốc độ bắt nóng một tên cướp giật đường phố.(PLO) 
Đường link bên dưới là câu chuyện nhỏ của Đại úy Nguyễn Hữu Hoàng Minh, một “tiểu đại bàng” trong “biệt đội chim sắt”- đặc nhiệm quận 1.
Và thật thích thú khi nghe anh bình thản nói rằng: “99% những tên cướp giật thủ dao, mã tấu trong người”. Và chuyện bị kẻ cướp đạp ngã khi truy đuổi rõ là chuyện thường ngày.
Và thưa các bạn, khi cha mẹ Minh lo lắng, khuyên con xin chuyển công tác khác, anh, chắc cũng rất bình thản “động viên ngược” lại: “con yêu nghề”.
Tôi nghĩ- không chỉ những người dân TP- sẽ yêu quý anh lắm, những “Lý Đại Bàng” của dân!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét