Liệu Trung Quốc có đạt được
tiến bộ trong cuộc cải tạo nền kinh tế của họ hay không? Hoa Kỳ và Trung
Quốc có đương đầu nhau trên Biển Đông hay không? Ấn Độ và Pakistan có
nhích lại gần nhau hay không? Hướng đi của châu Á cho 2016
Ngày 8 tháng Hai sẽ bắt đầu năm Thân ở
Trung Quốc. Theo truyền thống, khỉ được xem là tinh ranh, có chủ định và
thích mạo hiểm. Tập Cận Bình, được nhiều người xem như là chủ tịch nước
có nhiều quyền lực nhất kể từ Đặng Tiểu Bình, sẽ cần tất cả những đặc
tính đó để giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của đất nước ông.
Đó là cuộc cải tạo hệ thống kinh tế Trung
Quốc, hệ thống kinh tế mà đã gây bất an trên toàn thế giới vì những số
liệu kinh tế yếu kém của nó. Mỗi một thay đổi trong đất nước then chốt
của nền kinh tế thế giới đều được ghi nhận tỉ mỉ ở châu Phi, châu Âu và
châu Mỹ. Các cải cách kinh tế do chính phủ Tập đưa ra năm 2013 hướng tới
nhiều kinh tế thị trường hơn nữa, nhưng cho tới nay chỉ được thực hiện
có giới hạn. Điều này có thể nhìn thấy qua những lần nhà nước can thiệp
vào thị trường chứng khoán hay việc tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước
mà cho tới nay hầu như đã không được thực hiện. Thế nhưng nếu không có
các cải cách đó thì Trung Quốc không thể tiếp tục câu chuyện thành công
của họ được nữa, vì các khả năng của mô hình hiện nay hầu như đã được
tận dụng hết.
Trật tự thế giới mới
Một thách thức khác của Trung Quốc nằm
trong tham vọng của họ, muốn được công nhận không chỉ là một cường quốc
khu vực mà là một cường quốc trên toàn cầu.
Về mặt chính trị, đóng vai trò trung tâm
trong đó là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) mới được thiết
lập, do Trung Quốc thành lập như là một sự lựa chọn khác cho Ngân hàng
Thế giới, và sáng kiến Con đường Tơ lụa, cái có nhiệm vụ gắn kết Trung
Quốc với châu Á, châu Phi và châu Âu qua những biện pháp hạ tầng cơ sở
mới. Cả hai việc này sẽ tạo ra kích thích kinh tế mới cho 2016.
Cuộc bầu cử sắp tới đây trong tháng Giêng
ở Đài Loan, mà theo dự đoán là Đảng Dân chủ Tiến bộ sẽ thắng cử, có thể
sẽ gây nhiễu cho các yêu cầu của Trung Quốc, nhưng không thể đe dọa ở
mức độ nghiệm trọng. Nhiều cử tri lên án đảng KMT đang cầm quyền rằng họ
liên kết quá chặt chẽ với Bắc Kinh và bán đứng các lợi ích của Đài
Loan.
Chiến trường chính về mặt địa chính trị
của Trung Quốc trước sau vẫn là Biển Đông. Ở đó, Trung Quốc đang thách
thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ thống trị. Việc xây dựng đảo nhân tạo,
tăng cường vũ trang cho hải quân và các phản ứng của Hoa Kỳ, cho máy bay
B-52 bay qua các lãnh thổ được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền mà không
hề có ấn tượng trước những yêu của nước này, đều xoay quanh câu hỏi,
rằng tự do hàng hải và luật pháp quốc tế tiếp tục có hiệu lực cho tới
đâu. Cả trong năm 2016, Trung Quốc và Hoa kỳ cũng sẽ luôn phô diễn lập
trường khác nhau của họ.
Nhiều vũ khí hơn ở Đông Á
Trong mối liên quan này, Nhật Bản đóng
một vai trò ngày càng có thể cảm nhận được rõ ràng hơn. Việc diễn giải
mới hiến pháp hòa bình sau Đệ nhị thế chiến và tăng cao ngân sách vũ
trang là một dấu hiệu cho thấy rõ rằng Nhật Bản sẽ không đơn giản chấp
nhận lẩn trỗi dậy của nước láng giềng. Đồng thời, cùng với việc nước
Nhật bồi thường cho những người phụ nữ Hàn Quốc bị cưỡng ép bán dâm,
viên đá đầu tiên cho lẩn nhích lại gần nhau của hai đất nước này cũng đã
được đặt xuống, những nước có truyền thống là đồng minh của Hoa Kỳ.
Triều Tiên, cũng như những năm trước đây,
vẫn là một kẻ gây phiền nhiễu có bom nguyên tử mà khó có thể dự tính
trước được. Mặc cho cho những lời kêu gọi liên tục ví dụ như từ Liên
Hiệp Quốc, tình hình nhân quyền đáng hổ thẹn ở đó sẽ không thay đổi gì,
vì đơn giản là không thể làm gì chống lại Triều Tiên được – ngoại trừ
chiến tranh.
Trong trọng trường của những người khổng lồ
Mười quốc gia Đông Nam Á cố gắng tránh né
cành nhiều càng tốt cuộc xung đột nước lớn đang hiện ra ngày càng rõ
rệt hơn ở Thái Bình Dương. Nhưng việc này chỉ có thể ở mức độ.
Philippines dựa vào luật quốc tế, bằng
cách dùng Công ước Quốc tế về luật biển để kiện ra Tòa Trọng tài Thường
trực ở Den Haag. Người ta dự đoán là năm 2016, trong vụ kiện về Biển
Đông sẽ có một phán xét có thể làm yếu đáng kể quan điểm của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, việc bổ nhiệm mới cho ba chức vụ quan trọng nhất – tổng bí
thư đảng, chủ tịch nước và thủ tướng – sắp được tiến hành, điều sẽ quyết
định việc đất nước này đi theo đường lối nào trong vòng năm năm tới
đây: có thể là tiếp tục nhích lại gần Hoa Kỳ và qua đó là cách xa Trung
Quốc thêm.
Các nước khác trong vùng trước hết là
đang tự bận rộn với chính mình. Ở Thái Lan, quân đội sẽ tiếp tục cầnm
quyền qua hết năm 2016, trở lại với dân chủ là một việc vẫn còn không
chắc chắn. Ở Myanmar, Aung San Suu Kyi và đảng của bà sẽ đứng trước
thánh thức lớn, biến lần thắng cử vượt bậc của năm 2015 thành những tiến
bộ cụ thể cho người dân. Indonesia, Malaysia và Singapore đã đưa ra
nhiệm vụ chính cho họ là chống khủng bố và chống những mối nguy hiểm do
những người trở về từ Nhà nước Hồi giáo gây ra.
Khủng bố và nghi ngờ
Khủng bố và những người Hồi giáo cực đoan
cũng là một mối đe dọa không ngưng ở Bangladesh, Pakistan và
Afghanistan. Ở Bangladesh, cả trong năm 2016, các blogger và nhà báo
cũng phải chịu nguy hiểm tới tính mạng để mà có thể ủng hộ cho quyền tự
do ngôn luận, cái tất nhiên là bao gồm cả việc phê phán Hồi giáo.
Các cuộc đàm phán hòa bình được tái bắt
đầu và đã nhiều lần thất bại của chính phủ Afghanistan với lực lượng
Taliban có thể góp phần làm ổn định đất nước này, nhưng cũng cả cho láng
giềng Pakistan. Nếu như năm 2016 người ta thành công trong việc đã thất
bại trong năm 2015 thì đó là tin tốt đầu tiên kể từ khi lực lượng
Taliban mạnh lên trong Afghanistan, việc đã khiến cho NATO buộc phải rút
lui ra khỏi cuộc rút quân năm 2015.
Ở một mặt trận khác, có nhiều thay đổi
lớn đang bắt đầu ở Pakistan. Cố gắng nhích lại gần kẻ thù không đội trời
chung Ấn Độ, việc đã được bắt đầu trong tháng Mười Hai 2015, nếu như
thành công thì cũng có thể góp phần làm ổn định đất nước này. Tức là năm
2016 có thể trở thành năm mà Pakistan bỏ lại ở phía sau mình thêm một
đoạn nữa cái thể chế lâu năm của một nhà nước thất bại hay ít nhất là
một nhà nước yếu kém.
Ấn Độ bành trướng
Vượt qua sự nghi ngờ kéo dài hàng thập
niên giữa hai láng giềng Nam Á sẽ là một thành công quan trọng cho thủ
tướng Ấn Độ Narendra Modi, người mà ngay từ trước khi nhậm chức đã nói
rằng quan hệ tốt với các quốc gia láng giềng là ưu tiên cao nhất trong
chính sách đối ngoại của ông.
Nếu như thành công trong việc nhích lại
gần Pakistan thì điều này sẽ tạo thêm khả năng cho Ấn Độ để đối phó với
những hoạt động tích cực của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, như ở Sri Lanka
hay Maldives. Đồng thời, trong năm 2016, chính phủ Modi cũng sẽ tiếp tục
chính sách “Look East” của họ, cái đã dẫn họ đến gần với với Đông Nam Á
hơn, và tiếp tục sự hợp tác của họ với các đảo ở Thái Bình Dương
Phan Ba dịch từ http://www.dw.com/de/was-bringt-das-jahr-2016-asien/a-18946896
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét