Đông Turkestan, vùng đất bí hiểm và đầy đau thương
Thành phố Ürümqi (Ô Lỗ Mộc Tề,
ئۈرۈمچی), thủ phủ vùng Tân Cương nằm dựa rặng Thiên San. Người Việt biết
Ürümqi qua tiễn khúc “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương: “Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn. Vui ca lên rồi đi tiễn binh ngoài ngàn…”.
Cư dân Ürümqi là ai?
Địa bàn Turkestan gồm hàng ngàn bộ lạc da trắng trải từ Nam Siberia, Tây Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương (Uyghurstan/Đông Turkistan) đến Cam Túc. Miền đất chứng kiến hai tộc da vàng/da trắng hợp chủng, cũng là nơi tiếp nhận nhiều nền văn minh rạng rỡ nhất của nhân loại, La Mã, Hy Lạp, Ba Tư, Trung Hoa
Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) là nhóm da trắng đi xa nhất về phía Đông, cao lớn, tóc dợn sóng đỏ hay vàng nhạt.
Cư dân Ürümqi là ai?
Địa bàn Turkestan gồm hàng ngàn bộ lạc da trắng trải từ Nam Siberia, Tây Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương (Uyghurstan/Đông Turkistan) đến Cam Túc. Miền đất chứng kiến hai tộc da vàng/da trắng hợp chủng, cũng là nơi tiếp nhận nhiều nền văn minh rạng rỡ nhất của nhân loại, La Mã, Hy Lạp, Ba Tư, Trung Hoa
Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) là nhóm da trắng đi xa nhất về phía Đông, cao lớn, tóc dợn sóng đỏ hay vàng nhạt.
Có lịch sử dài hơn 4.000 năm, người Uyghur thành lập vương quốc Khotan (Vu Điền) giàu sang tột bực. Từ thế kỷ I tới năm 1000 theo Saman giáo, Mani giáo và Phật giáo, tới năm 1006 ảnh hưởng Ả Rập theo Islam (Hồi giáo).
Thành phố Khotan có nghĩa “thành phố ngọc” do hai con sông, Qara-qās (sông ngọc đen) dài 808 km chảy từ rặng Kunlun trôi xuống toàn ngọc đen hay xanh đậm; và sông Yurung-kāsh (sông ngọc trắng) dài 513 km phát nguyên từ rặng Muz Tagh (núi tuyết) trôi xuống toàn ngọc trắng.
Người Uyghur thành kính gọi hai dòng sông thần thánh này là ranījai ttāji (sông rót ngọc từ trời cao). Chỉ duy nhất Khotan có loại ngọc Nephrite này. Thế giới vẫn dùng nhảm nhí “Chinese Nephrite” thay vì Khotan Nephrite.
Người Việt có biết nguời Uyghur không?
Người Uyghur tại Khu Tự Trị Dân Tộc Hồi Ninh Hạ được gọi là Người Hui (Hồi), có 167.148 chiếm 8,03%. Kim Dung lấy Tây Hạ làm khung cảnh. Quốc vương Tây Hạ xuống chiếu cho quần hùng hay các công chúa Ngân Xuyên, công chúa Văn Nghi, công chúa Mộng Cô kén chồng. Bạn đọc mau mau bỏ chiến bào thay áo xanh thi triển khinh công qua Tây Hạ cầu thân, công chúa Tây Hạ đang chờ.
Người Kazakhs 48.772, chiếm 2,34%, phía Bắc rặng Tianshan (Thiên San). Thương lộ biến miền đất của họ thành trù phú. Họ chăn nuôi trừu và dê, một số nhỏ trồng trọt hay buôn bán. Họ sống trong lều yurts, ráp nối bằng cọc, da thuộc và thảm dệt thêu rực rỡ. Vào mùa đông giá, họ mới chịu ở trong lều, uống trà sữa dê và ca hát.
Trang phục Kazakhs rất tinh xảo. Họ mặc quần áo bằng da trừu, da nai, da chó sói. Dệt vải nhuộm màu với motif rất lạ mắt. Đàn ông mặc áo khoác thêu tay đẹp hơn áo nhà Christian Dior. Áo jacket và áo gilet là từ người Kazakhs. Chỉ cần một chuỗi thanh âm ríu rít từ đàn Dongbula, thanh niên thiếu nữ ngưng công việc và cuốn hút ngay vào điệu nhảy nhí nhảnh.
Cuộc sống thảo nguyên hóa thân vào tiếng đàn điệu múa, chan hòa một dòng sông văn hóa Kazakhs mà du lịch Trung Hoa ngày nay trình diễn trên sân khấu khá vụng về quảng cáo om xòm “Chinese culture”, nhưng khách du lịch dễ tính tin sống tin chết cũng như tin “Chinese Nephrite”.
Văn minh Tây Vực vào Trung Hoa qua ngả Khotan
Không có Khotan, bộ mặt Trung Quốc và vùng Trung Á không chắc như ngày nay.
Từ thế kỷ 2, từ Phật giáo đến ngọc, thủy tinh, bông vải, hương liệu, trái cây, lông thú, gạc nhung, ngựa quí... vào Trung Hoa qua hành lang Khotan
Từ thời Đường đến nhà Nguyên, ảnh hưởng Uyghur mạnh mẽ trên triều đình Trung Hoa. Từ văn học và sân khấu, âm nhạc và vũ điệu, hội họa và kiến trúc, giáo đường và điêu khắc, lầu đài và vườn hoa đến dược thảo và cách trị liệu.
Chỉ riêng âm nhạc, người Uyghur có tới 62 nhạc cụ khác nhau. Ngay cả màn châm cứu bằng kim cả thế giới tưởng của người Hoa cũng xuất xứ từ Uyghur. Thượng Đế tặng cho họ bàn tay như có phép mầu, khéo léo vô song từ dệt thảm đến nữ trang; từ bình hoa, bình trà tỉ mỉ đến giáo đường nguy nga.
Chu Nguyên Chương (1328-1398) tức Minh Thái Tổ gốc gác xa gần là người Hui. Vì vậy đám Minh giáo (gồm Hỏa giáo và Mani giáo, thờ lửa) hết lòng phò tá ông. Để trả ơn, Chu đặt tên triều đại của ông là “Minh triều” che chở người Hui khỏi sự nguợc đãi của người Hán, cho họ nhiều đặc quyền về tôn giáo, chính trị. Họ là những sử gia, nhà toán học, thiên văn, học giả, thầy giáo, thông dịch, cận thần tin cậy, sứ thần ở Roma, Bagdad và Istanbul.
Gần cuối đời, Chu Nguyên Chương chợt sợ rằng chính đám Minh giáo này có thể đe doạ ngai vàng của ông nên ông đàn áp họ, cho họ là Ma giáo khiến đám Nho gia hết sức hả hê. Kim Dung hình như không đồng ý với điều này nên xây dựng nhiều nhân vật Minh giáo xuất sắc trong bộ “Cô Gái Đồ Long”, trong đó Trương Vô Kỵ xả thân cứu Minh giáo.
Người Hui nổi tiếng nhất là thái giám Hajji Mahmud Shams (حجّي محمود شمس ,1371-1433), tên Trung Hoa: Zheng He, phiên âm Hán - Việt: Trịnh Hòa, nhà hàng hải kiêm ngoại giao Muslim
Tình nghĩa thế nhưng ngày nay Trung Quốc phải ăn gỏi người Uyghur vì Khotan nằm ngay cổ họng đường ra Trung Á. Bây giờ không cần ngựa, ngọc, thuỷ tinh nữa, mà là dầu hỏa. Nhìn vào bản đồ, đoán xem sau Đông Turkestan, con mồi tới là xứ nào?
Người Uyghur bị đàn áp những gì?
Đàn áp này có từ những năm 90 thế kỷ trước. Phụ nữ bị đoạn sản. Tiếng Uyghur không được dậy ở trường học. Công chức không đựợc để râu và quàng khăn. Không được cầu nguyện hay ăn chay trong giờ làm việc. Công việc bị người Hán lấn chiếm. Nhà cửa tốt chỉ dành cho người Hán. Thanh niên Uyghur bụộc phải làm xa thành phố nhường chỗ cho người Hán di cư đến. Tất cả những mầm mống chống cự đều bị coi là khủng bố, lãnh tụ bị bắt giam.
Hơn 90% chức vụ quan trọng chính trị, kinh tế, hành chánh trong tay người Hoa. Những siêu thị ngạo nghễ cạnh thánh đường Islam ngàn năm tuổi. Năm 2004, môt đoàn vũ công Uyghur trình diễn tại Canada đã xin tỵ nạn chính trị vì sau khi trình diễn họ bị nhân viên Trung Hoa ép phải uống rưọư và khiêu vũ trái với đạo đức người Uyghur. Bà Rebiya Kadeer, lãnh đạo người Uyghur lưu vong hiện nay ở Hoa Kỳ.
Bức ảnh duới đây nói lên được nỗi lòng người Uyghur? Ông râu trắng xóa kề bên mái tóc cháu còn xanh. Giống nhau chăng là sự bất an, cái nhìn của người ông chịu đựng đầy nghi ngại và bé gái tí teo đã bậm môi đẫm căm hờn.
Một thi sĩ người Uyghur, Abduhalik Uyghur (ئابدۇخالىق ئۇيغۇر), hấp thụ cả năm nền học vấn Islam, Trung Hoa, Ả Rập, Ba Tư và Liên Xô. Abduhalik làm nhiều thơ nhằm đánh thức người Uyghur trước nguy cơ bị Trung Hoa tiêu diệt. Thi phẩm yêu nước nổi tiếng “Oyghan” (Wake Up, Hãy Thức Tỉnh) sáng tác năm ông 20 tuổi.
Thơ của Abduhalik không gục mặt xin xỏ lặt vặt “xin cho tôi một thoáng rượu cay” (“Xin cho tôi”) hay thở dài than ngắn “một ngàn năm nô lệ giặc Tầu” (“Gia tài của mẹ”, Trịnh Công Sơn). Abduhalik bị người Trung Hoa hành hình vào tuổi 32. Xin dịch thoát 8 câu:
Này người Uyghur khốn khổ, thức dậy đi từ cơn ngủ đã dài
Người còn gì đâu ngoài mạng sống mỏng manh
Nếu không tự cứu khỏi cái chết
Phút tàn sinh sẽ chẳng còn bao lâu nữa
Hãy mở to mắt nhìn quanh,
Tương lai sẽ ra sao
Nếu lỡ dịp may này vuột khỏi tầm tay
Mai này sẽ chỉ là một nỗi ăn năn vô tận.
Người còn gì đâu ngoài mạng sống mỏng manh
Nếu không tự cứu khỏi cái chết
Phút tàn sinh sẽ chẳng còn bao lâu nữa
Hãy mở to mắt nhìn quanh,
Tương lai sẽ ra sao
Nếu lỡ dịp may này vuột khỏi tầm tay
Mai này sẽ chỉ là một nỗi ăn năn vô tận.
Việt Nam và Uyghur chung những gì?
Uyghur và Việt Nam cùng bị Mông Cổ xâm lăng.
Người Uyghur có chữ viết, ngựa quý, thương mại, nghệ thuật nhưng vẫn bị Trung Hoa sát nhập.
Việt Nam bền bỉ giữ vững độc lập kể từ chiến công của Ngô Quyền (898-944) đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc.
Việt Nam tiếp thu văn hóa Hán nhưng không bị Hán hóa, trái lại đồng hóa những lớp người Hán di tản đến Việt Nam
Việt Nam không có cộng đồng tôn giáo thế giới hậu thuẫn sau lưng.
Người Uyghur sống chết với thảo nguyên nơi linh hồn bay trên ngọn bạch dương và râu tóc lẫn trong cát mịn. Năm 2015, người Việt sống chết với điều chi?
Hay sẽ có chung nỗi ăn năn vô tận?
Trần Thị Vĩnh Tường, từ Hoa Kỳ - Tháng 12-2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét