Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY - VIKILEAK

Hai Tổng Bí thư và một quyết tâm chống tham nhũng

CỐ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN LINH

Nếu cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã dùng khái niệm “Im lặng đáng sợ” để chỉ biểu hiện vô cảm, vô trách nhiệm, phớt lờ ý kiến của nhân dân, 25 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng “sốt ruột” khi nhìn vào đâu cũng có hiện tượng tham nhũng, hư hỏng.
Cách đây 25 năm, trên trang nhất báo Nhân dân đăng bài viết “Những việc cần làm ngay” của tác giả N.V.L. Với quan điểm “Nhổ cỏ dại, diệt sâu rầy thì lúa mới mọc lên”, tác giả- cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã mở đầu một chuyên mục nổi tiếng về chống tiêu cực, được nhiều tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Cũng từ đó, công cuộc đấu tranh phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng ngày càng công khai hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn.
Nếu 25 năm trước như một sự khởi đầu, Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã tuyên chiến với tệ quan liêu, tham nhũng bằng một loạt bài viết “Những việc cần làm ngay” được đăng trên báo Nhân dân, bắt đầu từ ngày 26/5/1987.
Mới đây, trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng ta coi tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với Đảng cầm quyền.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5, khóa XI, một lần nữa Đảng ta nêu quyết tâm phòng chống tham nhũng bằng việc quyết định Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị và thành lập Ban Nội chính Trung ương với chức năng thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Trước đây, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã dùng khái niệm “Im lặng đáng sợ” để chỉ biểu hiện vô cảm, vô trách nhiệm, phớt lờ ý kiến của nhân dân. 25 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng “sốt ruột” khi nhìn vào đâu cũng có hiện tượng tham nhũng, hư hỏng. Và người đứng đầu Đảng ta cho rằng: “Chống tham nhũng phải dựa vào nhân dân, dựa vào đảng viên".
Chính vì thế, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng cần phải tạo điều kiện và sẽ là có lỗi khi để người dân còn lo ngại, chưa dám nói thẳng, nói thật, đóng góp ý kiến.
Đảng và Nhà nước luôn trân trọng các ý kiến đóng góp của người dân, mong muốn họ thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình để nhận xét, đánh giá thẳng thắn, chỉ ra những yếu kém trong công tác quản lý, điều hành đất nước, trong đội ngũ cán bộ. Bởi, thành công trong triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng và trong đấu tranh phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng một phần rất quan trọng là từ sự đóng góp ý kiến, nhận xét thẳng thắn, dám chỉ ra những sai phạm cụ thể của cán bộ, đảng viên.
25 năm trước, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã thẳng thắn đưa ra quan điểm “Cần đưa các nhân tố mới lên lấn dần tiêu cực nhưng đồng thời vẫn phải quyết liệt chống tiêu cực thì nhân tố đó mới có đất sống, giống như ta nhổ cỏ dại, diệt sâu rầy thì lúa mới mọc lên được” để kiên quyết tuyên chiến với cái xấu, cái tiêu cực trong Đảng và trong xã hội.
Tinh thần ấy một lần nữa lại được những người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai tươi sáng của đất nước.
Những bài viết sâu sắc, rực lửa chiến đấu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã đề cập trúng những vấn đề trọng tâm, bức xúc nhất trong đời sống xã hội. Nó không chỉ “đúng” và “trúng” tại thời điểm ấy mà luôn có tính thời sự, luôn mang tính chiến đấu.
Nó “đúng” và “trúng” cả trong thời điểm hiện tại khi Đảng và Nhà nước ta khẳng định mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng là nhất quán và không bao giờ thay đổi. Phải nói rằng, trong suốt quá trình xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, chủ trương ấy, tinh thần ấy đã khơi dậy ngày càng cao ý chí đấu tranh đến cùng đối với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.
Thời gian qua, tệ quan liêu, tham nhũng, thái độ vô cảm, vô trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên quả là đáng lo ngại, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng, thậm chí là nguy cơ ảnh hưởng tới sự tồn vong của chế độ. Bởi thế, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay” đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém trong công tác Đảng và đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cần phải làm ngay để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong đó điều cốt lõi là công tác cán bộ và đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng.
Tuy rằng cuộc đấu tranh phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng đang còn nhiều rào cản, nhưng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, tiếp nối tinh thần từ những bài viết, những việc làm cụ thế của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân cùng với những quyết sách hợp lý, sẽ tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng, gây dựng niềm tin giữa dân với Đảng, Đảng với dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước./.
Đàm Hoa/VOV1


CON ĐƯỜNG SOÁI NGA NGUYỄN ĐĂNG QUANG TỪ THUA LỖ TRỞ THÀNH BỐ GIÀ TẠI VIỆT NAM

QUANG - HƯỞNG & ANH  - 'TAM QUỶ' LÀM GIÀU BẰNG REO RẮC UNG THƯ Ở VIỆT NAM

Nguyễn Đăng Quang khởi nghiệp kinh doanh mỳ gói tại Nga nhưng đã thất bại thảm hại trước  Đặng Khắc Vỹ - Nay là chủ của Ngân hàng Quốc Tế VIB – Đây mới là người giỏi thật sự - nên đành phải bỏ xứ Nga trở về Việt Nam.
NGƯU TẦM NGƯU, MÃ TẦM MÃ, về nước Quang sáp lại với Nguyễn Đức Kiên và Hồ Hùng Anh. Hồ Hùng Anh chính là cháu của Nguyễn Văn Hưởng.
Thuở mới về nước gần như trắng tay, cả Quang và Anh đã nhờ có Hưởng nên Kiên đã cho mượn ít tiền vốn ban đầu tham gia vào Techcombank. Tuy nhiên, Techcombank khi đám ‘Soái Nga’ điều hành thì thua lỗ do bảo lãnh thầu giả mạo, tham gia buôn bán vũ khí với Nga…. Khi Techcombank đang trên đường lụn bại đã phải mời bà Nguyễn Thị Nga (Biệt danh Nga Đồng Mô) vào vực dạy. Sau hơn một năm Techcombank đã thay da đổi thịt và lập tức bản chất của những kẻ lưu manh bắt đầu bộc lộ: Quang và Anh đã dùng thế của Hưởng buộc bà Nga phải chuyển lại toàn bộ cổ phiếu của Techocmbank cho chúng để đổi lại sự an toàn tính mạng! Bà Nga Đồng mô đã phải uất ức ra đi và đến nay mối hận vẫn còn nguyên đó.
Nguyên lý của nhóm ‘Soái Nga’ này là làm sao ăn cướp được nhanh nhất và tận dụng mọi cơ hội để đục khoét cuả nhà nước thông qua sự bảo kê của Nguyễn Văn Hưởng. Hưởng là một mắt xích chủ chốt làm ‘Quỷ dữ’ để đám ‘Sói Nga’ dùng để doạ mọi người buộc phải thoả mãn mọi yêu cầu của chúng. Đến bây giờ mọi người còn khiếp sợ trước lực lượng an ninh của Bộ Công An, do vậy cái thời gần 10 năm trướ thì sẽ thấy hiệu quả của trò chơi ‘nhát quỷ’ này hũu hiệu thế nào! Đặc biệt, cứ hỏi bất cứ ai của Bộ công an, bất kể người đó là đệ tử hay không đề sẽ nhìn thấy sự khiếp sợ, lảng tránh và chỉ trong ruột mới nghe được tiếng thì thào nhận xét “Đó là kẻ tàn bạo, giết người không gớm tay và cái gì cũng dám làm! Đừng bao giờ trở thành kẻ thù của hắn!”
 
Khi mới về nước năm 2000-2001, Quang và Anh khởi sự bằng lập hệ thống bán lẻ, nhưng rồi cũng bị sập tiệm, phải đóng cửa! Rõ ràng thực tế chứng minh: Cái gì phải làm bằng trí tuệ của chúng thì đều thất bại!
Sau đó nhờ nguồn tiền bán cổ phiếu cướp được của bà Nga bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài và bỗng chốc từ tay trắng đã có 300 triệu USD do chính bà Nga lại là người môi giới và là người đàm phán từ A đến Z để bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài vào trong thời điểm này Việt Nam đang đóng chặt cửa đối với lĩnh vực Ngân Hàng nên giá bán cho nước ngoài chính là giá buôn bán cơ chế nên cao ngất ngưởng! Quang, Anh và Hưởng đã kiếm được 300 triệu USD, và chỉ đến khi đó bà Nga mới được lú sói này trả lại tiền vốn cổ phần, song đến nay vẫn còn nợ 800 triệu theo trị giá của những năm 2006 và đến nay thì quỵt nợ luôn!
Hãy xem tiếp bài về Làm giàu trên sinh mạng của người dân.
Detective


CHÂN DUNG CỦA BÀY TÔI PHẢN THẦY!


Hồ Sơ Đại Biểu Quốc Hội Khoá XII công bố trên Website của Quốc Hội VN

Theo Wiki:
“Trương Hoà Bình có tên thật là Nguyễn Văn Bình, còn gọi là Sáu Đạt, sinh ngày 13 tháng 4 năm 1955, quê tại Long Đước Đông, Cần Giuộc, tỉnh Long An. Trước năm 1975, ông tham gia du kích tại quê nhà và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1973 (chính thức: 15 tháng 8 năm 1974). Năm 1977, ông theo học khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và tốt nghiệp ngành Công trình Thủy lợi năm 1982. Trong thời gian học Đại học Bách khoa ông là Đảng ủy viên Đảng bộ trường phụ trách công tác sinh viên. Tuy nhiên, ông bắt đầu thăng tiến nhanh kể từ khi chuyển sang ngành an ninh.
Hoạt động trong ngành Công an

Ông bắt đầu công tác tại Phòng An ninh Kinh tế PA 17, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 1987 giữ chức Phó phòng An ninh kinh tế (PA17), Công an Thành phố Hồ Chí Minh. 1988 làm Thư ký cho Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh Lâm Văn Thê. Khi tướng Thê đột ngột mất 1990, ông Bình về chờ công tác khác tại phòng tổ chức Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi học bổ túc và tốt nghiệp Đại học An ninh Nhân dân, ông được điều về Tổng cục An ninh, rồi được thăng làm Cục phó Cục An ninh văn hóa A25. Tháng 6 năm 1997, sau khi ông Bùi Quốc Huy đương nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh được điều động làm Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thì ông Bình được điều về làm Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh kiêm thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra với quân hàm thượng tá. Năm 2000 ông được thăng quân hàm đại tá.
Tháng 4 năm 2001 ông được điều sang làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian này, ông thụ lý vụ án Năm Cam. Năm 2005 ông được điều trở lại Bộ Công an, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng, hàm Đại tá.
Năm 2006, ông được thăng hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. Chỉ một năm sau, năm 2007, ông được thăng quân hàm Trung tướng.
Tại Đại hội 10 Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông Bình là Đại biểu Quốc hội khóa 10, 11 và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 12 tại Long An với tỷ lệ phiếu 71%. Ngày 25 tháng 7 năm 2007, ông được bầu giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao của Việt Nam.
Theo trang web của Quốc hội Việt Nam thì trình độ học lực của ông là Tiến sĩ Luật học, Cao học khoa học lịch sử, Đại học Bách khoa (khoa Công trình Thủy lợi)[2].
Hồ Sơ Đại Biểu Quốc Hội Khoá XIII công bố trên Website của Quốc Hội VN
Trong nghị quyết Số: 373/NQ-HĐBC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Hội đồng bầu cử công bố danh sách người ứng cử Đại biểu QH khóa XII thì ông có trình độ học vấn là Tiến sĩ Luật.Tuy nhiên, cũng Nghị quyết của cơ quan này sau 4 năm (Nghị quyết Số: 351 /NQ-HĐBC ngày 26/4/2011) khi công bố người ứng cử Quốc hội khóa XIII thì học vị của ông đã lùi một bậc và chỉ còn là Thạc sĩ Luật.”
Câu nói nổi tiếng của Chánh Án Trương Hoà Bình “… Ới giời, ở đâu mà chẳng có tham nhũng!”.
Trúng cử Quốc Hội Khoá XII với kê khai ‘Tiến Sĩ Luật’! Bỗng lại tụt hạng thành ‘Thạc sĩ Luật’ ở Quốc Hội Khoá XIII! Rõ ràng bằng chứng giả mạo lừa dối nhân dân, vậy mà Đảng CSVN và Ban thẩm tra tư cách Đại biểu vẫn đồng loã! Không biết còn bao nhiêu ông nGhị lừa dối nhân dân thế này?
Thậm chí cả cái bằng Thạc sĩ Luật không rõ ông chánh án này đã lượm được khi nào? Từ một anh kỹ sư Thủy lợi của Đại Học Bách Khoa, vậy trường Đại học Luật nào cho phép học lên Thạc sĩ Luật thì Bộ Giáo dục đào tạo ở đâu mà không rút giấy phép????
Tại sao có thể dối trá một cách trắng trợn như vậy mà Đảng CSVN, Quốc Hội Việt Nam vẫn bổ nhiệm Chánh Án Toà Án Tối cao thì ông còn xử được ai?
Trương Hoà Bình là người cùng quê hương Long An với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau một thời gian theo phò, thấy mình cùng họ mà sao quan lộc không lên nhanh được như ý… Do vậy trước Đại hội Đảng khoá XI, Họ Trương ‘Đổi phỏm’, người ta thấy THB thậm thụt ngõ nhà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, mắt ngó trước, ngó sau, gọi cho cận vệ mở cổng khi Trời sập tối là chạy thụt ngay vào nhà Thủ Tướng để tránh không cho Tư Sang biết – Chả là nhà Tư Sang chỉ xéo qua đường mà… Nhưng cái trò hai mang đã tỏ ra có tác dụng, Đại Hội XI, THB đã được một chân vào Ban Bí Thư Trung Ương Đảng, nay thì đang nhắm đến cái ghế BCT trong dịp giữa nhiệm kỳ!
Vào Quốc Hội, Trương Hoà Bình (THB) là tay chân đắc lực để Thủ Tướng sai phái tìm người làm cò mồi trong Quốc Hội không phát biểu ca ngợi thì cũng chơi trò tung hứng để Thủ Tướng trổ tài sở trường , sở đoản mỵ dân như kỳ họp khoá 2: Chính THB sắp xếp cò mồi ‘chất vấn’ Thủ Tướng về Biển đông và Luật Biểu Tình – Đánh đúng vào lòng yêu nước của nhân dân đẻ Thủ Tướng Dũng tràng giang đại hải cho hết giờ mà không phải trả lời những câu hỏi chất vấn về Vinashin, về tội phạm ngân hàng…
Tư Sang có mắt không tròng, tin tưởng vào cái ‘Mác đồng hương’ của THB, nhưng không biết con người với cái tướng số mặt chì như THB thì chỉ là kẻ phản chủ!
Trương Hoà Bình và bố già Nguyễn Đức Kiên có mối quan hệ lợi ích thâm sâu từ khi Trương Hoà Bình còn giữ chức ở Tổng Cục An Ninh và phụ trách vụ án 5 Cam! Lúc này Kiên đang là đệ tử ruột của Thủ Tướng Phan Văn Khải tham gia vào đấu thầu máy móc thiết bị của nga vào Việt Nam. Họ Trương đã là cánh tay nối dài của Kiên từ thương vụ Thuỷ điện Thác Mơ…
Quan Nội vụ



Trương Hòa Bình qua con mắt đồng nghiệp


Bạn đọc Dân Làm Báo - "...Về ông Trương Hòa Bình thì trong ngành công an nhiều người cũng biết được cái lý lịch trích ngang của ông Bình. Tôi là sĩ quan cấp tá, mặc dù cũng tốt nghiệp đại học, bằng cấp chính quy hẳn hoi (học thật chứ không học giả)...Vì là cùng nghề CA nên cũng biết sơ sơ về ông chánh án này. ..." 

Ông Viên Phương ơi, trước đây ông là dân “chạy án”, ông góp phần làm suy thoái các “đầy tớ” của dân. Sao lúc đó không ai bắt được ông đưa hối lộ nhỉ? Bây giờ ông viết về các quan chức ngành tư pháp có phần đúng, có phần chưa chính xác. Ông là dân, không nằm trong “chăn” nên không biết nhiều về các con “rận” núp trong cái "chăn" Đảng ta. Nhưng dù sao thì ông cũng biết một số thông tin, chiếm khoảng 60% sự thật. Về ông Trương Hòa Bình thì trong ngành công an nhiều người cũng biết được cái lý lịch trích ngang của ông Bình. Tôi là sĩ quan cấp tá, mặc dù cũng tốt nghiệp đại học, bằng cấp chính quy hẳn hoi (học thật chứ không học giả). Tuy nhiên, chỉ có cấp nhưng không có chức nên tôi phải nghỉ hưu ở tuổi 51. Vì là cùng nghề CA nên cũng biết sơ sơ về ông chánh án này. 

Về bằng cấp, ông Bình có bằng thạc sĩ thật, bằng tiến sĩ cũng thật nốt, nhưng mà học thì ...không thật ! Bằng thạc sĩ của Bình là bằng thạc sĩ lịch sử, không phải bằng thạc sĩ luật. Nếu có ghi trong lý lịch là thạc sĩ luật thì chỉ có Ban tổ chức Trung ương mới biết, bây giờ lại lòi thêm ra cái bằng tiến sĩ luật thì chỉ có ….ông trời mới biết vì người có thành tích học như vậy chỉ có “con trời” thôi. Này nhé: 

- Sau 1975 Bình còn học cấp 3 bổ túc văn hóa ở trường Marie Curie. So với năm sinh thì 21, 22 tuổi Bình mới tốt nghiệp cấp 3. 

- Năm 1977 Bình học đại học Bách khoa TP HCM, khoa thủy lợi, đến năm 1982 mới tốt nghiệp. 

- 1983 Bình đi Hà Nội học trường An ninh 

- Những năm 90 Bình là điều tra viên phòng PA 24 CA TPHCM. Tuy nhiên Bình không làm được vụ án nào ra hồn cả. Bắt oan đối tượng là nữ, Bình còn dùng nhục hình với họ. Sau đó thì con đường đi của Bình là di chuyển liên tục. Rốt cuộc là không chuyên môn nào Bình làm được, nhưng mỗi lần chuyển đến đơn vị hoặc cơ quan khác là một lần thăng tiến lên cấp bậc, chức vụ cao hơn.

Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân Dân Tối Cao

Trương Hòa Bình là con người thủ đoạn, thượng đội hạ đạp. Ai không nghe, không nịnh, không có tiền cung phụng cho Bình thì dù có giỏi giang cách mấy Bình cũng đạp xuống bằng được. Phụ nữ ở cơ quan có nhan sắc, lọt vào mắt Bình thì dù có dốt cũng vẫn được Bình cất nhắc cho thăng quan tiến chức. 

Lộ trình thăng tiến như vậy cho thấy nguồn gốc của ông Bình không đơn giản với người cha là Trương Văn Ba. Ông Ba chỉ là chồng bà Nguyễn Thị Một, má ông Bình. Là chồng không có nghĩa là cha ông Bình. Hãy nhớ bà Một là người phục vụ ông Lê Duẩn khi ông hoạt động bí mật ở miền Nam. Trương Hòa Bình là con út. Ông Viên Phương hãy so sánh hình ông Lê Duẩn và hình ông Trương Hòa Bình xem. Còn nếu để hình ông Bình cạnh hình ông Tâm và bà Thủy (anh và chị ruột ông Bình) thì thấy rất ít điểm chung. 

Cũng như Phạm Bình Minh, tân bộ trưởng bộ ngoại giao là con ông cố bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Đảng không quên những đứa con rơi của lãnh đạo đảng, nên các lứa lãnh đạo dần dần cũng được trao cho những đứa con vừa trong luồng, vừa cả ngoài luồng. 

Đảng ta thật anh minh 
Không bỏ sót giọt tình 
Thời ngày xưa vương vãi 
Nay nặn thành người tài 
Cho thừa kế chiếc… ngai 

Ông Chánh án chắc đang tính làm sao để truy nhận cha cho chính mình. Hai cha đều đi cả rồi, làm sao đây. 

Biên Hòa, ngày 11/10/2011 
Một sĩ quan công an hưu trí
Theo Dân làm Báo

CHÁNH ÁN TRƯƠNG HOÀ BÌNH & BẰNG GIẢ



QLB - Chúng tôi đang lại một số bài tố cáo Chánh Án Trương Hoà Bình để quý vị theo dõi tiếp bài của Qlb sẽ công bố về vị chánh án nay. 
Kính gửi:
- Đ/c Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
- Đ/c Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
- Đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Đ/c Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
- Đ/c Chủ nhiệm Uỷ ban KTTW Nguyễn Văn Chi
Ngành Toà án vừa có Chánh án mới, đ/c Trương Hoà Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Ban đầu, khi nghe tin đ/c Trương Hoà Bình sang làm Chánh án, đại đa số anh em thẩm phán, cán bộ ở Toà án nhân dân tối cao đều vui mừng với hy vọng đ/c Bình sẽ mang sức sống mới, là sự kết hợp hài hoà giữa hiểu biết sắc sảo về pháp luật và đạo đức, kỷ luật của một tướng lĩnh công an cho ngành. Ngay trong buổi ra mắt với cán bộ trong Toà, đ/c Trương Hoà Bình cũng đã phát biểu rất mạnh mẽ, sẽ kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, xây dựng cán bộ Toà án tinh thông pháp luật, đạo đức trong sáng. Nhưng thật thất vọng!

Điều mà mọi cán bộ có tâm huyết trong ngành Toà mòn mỏi mong đợi nhiều năm qua về một người chánh án có đủ tài, đủ đức đã không thể có. Chúng tôi đã tận mắt đọc bản lý lịch đ/c Trương Hoà Bình do chính đ/c Bình khai trong đó có ghi trình độ là kỹ sư, thạc sỹ luật, nhưng không hề có thời gian nào học cử nhân luật. Xét theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn học thạc sỹ luật thì phải học, có bằng cử nhân luật chính quy, không thể dùng bằng cử nhân hệ tại chức và càng không thể từ kỹ sư học thành thạc sỹ luật được. Không hiểu đ/c Trương Hoà Bình phù phép kiểu gì mà biến cái không thể thành có thể và công khai ghi trong lý lịch mà không có bất kỳ ý kiến cán bộ cấp cao nào đề nghị xem xét (?). Điều trớ trêu là, đ/c Trương Hoà Bình khi ở Bộ Công an phụ trách công tác xây dựng lực lượng và cũng đã nhiều lần tuyên bố đấu tranh với tiêu cực trong công tác giáo dục, đào tạo, tệ nạn sử dụng bằng giả trong ngành Công an!
Một điều đáng chú ý nữa được thể hiện rõ ràng trong lý lịch của đ/c Trương Hoà Bình là đ/c Bình luôn chuyển công tác và mỗi lần chuyển là đảm nhiệm chức vụ cao hơn. Từ phó cục trưởng, sang làm Phó giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh, rồi Viện trưởng Viện kiểm sát TP. Hồ Chí Minh, lại quay vê Công an làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng, Thứ trưởng và nay là Chánh án Toà án Nhân dân tối cao. Mỗi một chức vụ đ/c Trương Hoà Bình đều đảm nhiệm trong một thời gian khá ngắn.
Thông thường một người lãnh đạo phải mất một đến hai năm để đánh giá được năng lực, sở trường của cán bộ, đưa bộ máy trong đơn vị vận hành tốt đúng như ý tưởng của người lãnh đạo. Điều đó có nghĩa đ/c Trương Hoà Bình không hiểu sâu bất cứ lĩnh vực gì mà đồng chí đã từng làm, công an không giỏi, kiểm sát chưa hay, còn toà án thì... Đ/c Trương Hoà Bình còn có bước tiến "thần kỳ", từ thiếu tướng lên trung tướng chỉ có một năm. Vẫn biết rằng lên tướng không có hạn định, nhưng cũng cần có một thời gian để thử thách. Lên tướng kiểu đ/c Trương Hoà Bình thì các danh tướng như Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Phùng Thế Tài, Chu Huy Mân... cũng phải ngả mua chào thua. Chúng tôi nghe nói có một số đồng chí lãnh đạo cao cấp nâng đỡ đ/c Trương Hoà Bình, nhưng nâng đỡ kiểu như vậy thì làm sao đ/c Bình thành người giỏi đươc.
Cả xã hội ta nói chung và toàn ngành giáo dục nói riêng đang nói không với tiêu cực trong giáo dục do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo khởi xướng. Đã lâu lắm rồi, chúng ta mới có một kỳ thi phổ thông trung học tương đối thực chất. Dư luận xã hội đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ việc chấn chỉnh công tác giáo dục, đào tạo của Chính phủ vừa qua. Mặt khác, công tác cải cách tư pháp cũng là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Nhiều lần đ/c Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định điều này khi họp với ngành Toà án và tỏ ý sẽ quyết tâm đẩy mạnh tốc độ cải cách tư pháp trong nhiệm kỳ này. Nhưng liệu việc nói không với tiêu cực trong giáo dục của Chính phủ và đẩy mạnh cải cách tư pháp của Chủ tịch nước có thực hiện được không khi mà người đứng đầu ngành Toà án vẫn đang sử dụng bằng giả (cần hiểu bằng giả gồm hai loại: một là giả hoàn toàn; hai là bằng thật, nhưng học giả).
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và toàn cầu hoá mạnh mẽ như hiện nay, những thông tin liên quan về năng lực, trình độ, bằng cấp của cán bộ cao cấp dù không đăng lên báo chí, nhưng được lan truyền rất nhanh trong quần chúng nhân dân và sẽ chẳng có cơ quan, người nào có thể kiểm soát được. Nên việc đ/c Trương Hoà Binh sử dụng tấm bằng thạc sỹ luật giả thì mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân sẽ đều biết. Và rồi đây ai sẽ còn tin vào những phán quyết của toà án khi người đứng đầu không hiểu biết gì về luật pháp. Đ/c Trương Hoà Bình làm sao có thể trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, hay lại bước vào lối mòn đọc bản báo cáo có sẵn do cấp dưới viết và hẹn trả lời sau bằng văn bản
Tất cả các câu hỏi và điều băn khoăn, trăn trở nói trên xin được gửi đến đ/c Tổng Bí thư, đ/c Chủ tịch nước, đ/c Thủ tướng Chính phủ, đ/c Chủ tịch Quốc hội, đ/c Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương giải đáp.
Hà Nội, ngày 13/8/2007
Một số thẩm phán, cán bộ Toà án Nhân dân Tối cao.
Theo Việt Báo


Ai phải chịu trách nhiệm nếu Trung Quốc mời thầu thành công 9 lô dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam?



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp lãnh đạo thành phố Thâm Quyến do Bí thư Thành ủy Vương Vinh dẫn đầu đến chào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp lãnh đạo thành phố Thâm Quyến do Bí thư Thành ủy Vương Vinh dẫn đầu đến chào.

Ngày 5-6-1862, Phan Thanh Giản đại diện cho triều đình ký  điều ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Mặc dù là đại diện cho triều đình, nhưng sau đó Phan Thanh Giản đã bị vua Tự Đức quở trách và Tự Đức giao cho Phan Thanh Giản phải đi chuộc lại 3 tỉnh, coi đó là hành động lập công chuộc tội. Phan Thanh Giản dẫn đầu phái bộ Việt Nam sang Pháp nhưng kết cục việc chuộc đất không thành. Năm 1867, Pháp đánh tiếp 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản thấy 

sức mình chống không nổi đã giao nốt 3 tỉnh miền Tây cho giặc và sau đó uống thuốc độc tự tử. Phan Thanh Giản đã tự nhận trách nhiệm để mất Nam Kỳ.  
 
Ngày 20-11-1873, quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương không giữ được thành đã rút gươm tự vẫn. Nguyễn Tri Phương đã tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội.  Ngày 25-4-1882, quân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu không giữ được thành đã thắt cổ tự tử.  Di biểu viết trước khi chết có câu: "Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ đất Bắc lúc sinh thời". Hoàng Diệu đã tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội. 
 
Trên đây chỉ là một vài tấm gương trong hàng loạt tấm gương tuẫn tiết trong công cuộc chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Tất nhiên việc đó ngày nay chúng ta đều hiểu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,… là bộ phận tiến bộ của triều đình Tự Đức. Trách nhiệm mất nước thuộc về triều đình nhà Nguyễn đứng đầu là Tự Đức. Các nhân vật nói trên thực sự họ cũng đã làm tất cả những gì có thể để cứu nước và khi thất bại họ đã tự nhận lấy trách nhiệm bằng việc quyên sinh. 
 
Giở lại lịch sử gần đây, để mất Hoàng Sa năm 1974, mất Gạc Ma năm 1988 chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm. 
 
Trong các tháng 6, 7, 8 năm 2011 diễn ra một số cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn nhưng bị chính quyền ra sức ngăn cản. Cách ôn hòa nhất là họ vận động không đi biểu tình. Họ bảo rằng việc bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước "đã có Đảng và Nhà nước lo". Và cuối cùng chính quyền ra hẳn lệnh cấm biểu tình và đàn áp khốc liệt những ai còn cố đi. 
Theo chúng tôi các cuộc biểu tình lớn nhỏ ấy ngoài việc làm thức tỉnh tinh thần dân tộc, thì trước hết, nó đã làm chùn tay những kẻ hiếu chiến cầm quyền ở Bắc Kinh, Nhưng chẳng bao lâu sau, khi chính phủ ta đã dẹp xong các cuộc biểu tình thì nhà cầm quyền Bắc Kinh lại tiếp tục gây hấn.
 
Ngoài các hành động quen thuộc như bắt tàu ngư dân, cho tàu của họ vào đánh cá trong vùng biển của ta, thì họ còn tiến hành một loạt hoạt động mới như nâng cấp hành chính và tiến hành khai thác Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, sự kiện mới đây nhất, ngày 23-6-2012, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cho Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế với 9 lô dầu khí nằm sâu trong vùng đặc quuyền kinh tế, thậm chí cả thềm lục địa của Việt Nam (tổng diện tích của khu vực này là 160.129,38 km2). 
 
Theo ông Trần Công Trực, nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ thì: "Việc CNOOC thông báo mời thầu là một hành động tiếp theo trong chuỗi chiến lược của Trung Quốc đối với tham vọng "đường lưỡi bò" nhằm biến 80% diện tích biển Đông thành ao nhà của họ. Có thể khẳng định đây là bước đi mới hết sức thâm hiểm của Trung Quốc. Việc làm này của Trung Quốc không đơn giản là hành động "răn đe" khi Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển Việt Nam mà là một sự tính toán, mưu đồ sâu xa, có kế hoạch từ trước.Vì thế, Việt Nam phải chuẩn bị một kế hoạch đối phó kịp thời và hiệu quả. Ngoài việc có những phản ứng ngoại giao có tính nguyên tắc thì Việt Nam phải có hành động cụ thể". (Báo Người Lao động 29-6-2012) . Nếu theo tường thuật của Tuổi trẻ online ngày 28-6-2012 thì ông Trần Công Trực còn nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng hơn thế: "Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là "đòn gió" mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc". (Ông Trực một lần dùng chữ "nguy hiểm", một lần dùng chữ "cực kỳ nguy hiểm") 
 
Tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam ngày 26-6 cũng nêu rõ: "Việc làm của CNOOC đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, đồng thời vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam" (Báo Lao động 29-6-2012). 
 
 Theo tôi, đây là hành động leo thang trắng trợn nhất kể từ khi họ đệ trình đường lưỡi bò lên Liên hợp quốc (7-5-2009). Nếu như năm ngoái với hành động 2 lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của ta chỉ là hành động "thử gân", khiêu khích, thì hành động năm nay là hành động thực thi, nếu có điều kiện.
Giáo sư C.Thayer, Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a có cảnh báo rằng "bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ thật kỹ" trước khi quyết định. (Nhân dân điện tử 29-6-2-2011). Mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ thật kỹ" nghĩa là khả năng này khó xẩy ra nhưng không phải là không thể xẩy ra. 
 
Theo một nguồn tin khác thì khả năng này hoàn toàn có thể xẩy ra. Website CRI online 28-6 viết: "Ngày 24, trang web "Nhật báo nhà tư vấn Phi-li-pin" đưa tin, Công ty Dầu mỏ Philex Phi-li-pin đang chuẩn bị cùng Tổng công ty Dầu mỏ Hải dương Trung Quốc khai thác dầu mỏ ở bãi Lễ Lạc trên Nam Hải. Ông Vin-xơn Ni-a-bông, Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng, phòng hợp tác đối ngoại của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Ma-lai-xi-a cho phóng viên biết, công ty "không nhấn mạnh tranh chấp chính trị, chủ yếu xem xét lợi ích kinh tế, thông thường triển khai hợp tác khai thác trên danh nghĩa nhà thầu, thông qua khai thác, phân chia lợi nhuận, mang lại lợi ích kinh tế cho Ma-lai-xi-a. Giám đốc chuyên trách tài vụ của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Thái Lan cho biết, lần này Tổng công ty Dầu mỏ Hải dương thông báo mở thầu 9 lô dầu khí trên Nam Hải, để hợp tác thăm dò, khai thác với công ty nước ngoài, Công ty Dầu mỏ Quốc gia Thái Lan có hứng thú, sẽ thảo luận tính khả thi về khai thác dầu mỏ trên vùng biển Nam Hải. Sự đời nhiều khi như thế: các ông lớn không dám làm (vì phải giữ thế chiến lược lâu dài và phải giữ cả thể diện quốc gia) nhưng ông nhỏ lại dám! Vì nhỏ thì chỉ cần lợi nhỏ và không cần thể diện. Vậy là, trong việc này, Trung Quốc thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phản ứng của Việt Nam chứ không nên tin rằng không có anh nào dám vào. 
 
Vậy ta phải làm gì? Theo ông Trần Công Trực thì Ngoài việc có những phản ứng ngoại giao có tính nguyên tắc thì Việt Nam phải có hành động cụ thể. "Hành động cụ thể" là hành động gì? Lời "cực lực phản đối" của ông Lê Thanh Nghị là cần thiết nhưng không phải là hành động cụ thể. Như hàng trăm vụ "cực lực" khác, Trung Quốc đều bỏ ngoài tai. Nếu có tập đoàn nào đó trúng thầu và khai thác thì liệu Việt Nam có dám đem quân đội ra đánh đuổi họ không?
Chắc là không, vì "đánh chó phải ngó chủ"! Trong khi đó có một cách thật dễ và thật hiệu quả là toàn dân xuống đường biểu thị khí thế quật cường của dân tộc, cho thấy nhân dân ta sẵn sàng đương đầu ngay cả khi Trung Quốc phát động chiến tranh, thì nhà cầm quyền Trung Quốc chắc chắn phải run sợ. Vì họ quá biết trong lịch sử, một khi dân tộc Việt Nam đã đoàn kết lại và quyết tâm chiến đấu thì những đội quân xâm lược hùng mạnh của họ đều
tan tác, tan tác đến kinh hồn bạt vía có khi phải "chừa"hàng trăm năm mới lại dám tiến đánh. Và cũng chỉ khi toàn dân Việt Nam thể hiện quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thì bạn bè quốc tế mới giúp đỡ, chứ không ai giúp đỡ kẻ ngồi không. Thế nhưng việc nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc bằng hành động trên đã bị nhà cầm quyền quyết tâm ngăn chặn và tướng Nguyễn Chí Vịnh đã từng sang hứa với Trung Quốc "không để tiếp diễn". Những người từng đi biểu tình thì ít nhiều đều đã "nếm mùi yêu nước": người bị bắt, người bị đánh, người bị tù, người mất việc, người mất chỗ ở, người bị cơ quan kiểm điểm. Và tất cả đều bị bôi nhọ danh dự như những kẻ phá quấy, tiếp tay cho phản động. 

Và như vậy thì khả năng 9 lô dầu khí trên tổng diện tích 160.129,38 km2 của Biển Đông của ta bị mất là điều có thể diễn ra. Sau đó, cái gì sẽ mất tiếp theo thì khỏi bàn. Thực ra chỉ cần được 1/9 lô dầu kia thì Trung Quốc cũng đã thắng. Thảm họa mất nước của ta trong tình hình hiện nay theo nhiều người tiên đoán là sẽ mất từng phần theo chiến lược "tàm thực" (tằm ăn) của Trung Quốc. 
 
 "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" (Sự hưng vong của quốc gia có trách nhiệm của cả những người dân hèn mọn). Thế nhưng Đảng và Nhà nước nhất nhất chỉ cho riêng mình quyền "hữu trách". Trước khi đi Pháp đàm phán (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải hứa với đồng bào: "Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân. Vậy nên lần này, tôi xin hứa với đồng bào rằng: Tôi cùng anh em đại biểu sẽ gắng làm cho khỏi phụ lòng tin cậy của quốc dân". (HCM toàn tập, tập 4). Riêng với đồng bào Nam Bộ, mảnh đất đã từng bị triều Nguyễn bán cho Pháp, người đứng đầu chính phủ lúc ấy thấy cần phải hứa chắc chắn hơn: "Được tin tôi cùng đoàn đại biểu qua Pháp để mở cuộc đàm phán chính thức, đồng bào cả nước, nhất là đồng bào Nam Bộ đều lấy làm bâng khuâng. Bâng khuâng là vì chưa biết tương lai của Nam Bộ sẽ ra thế nào. (…) Tôi xin đồng bào cứ bình tĩnh. Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước. (HCM toàn tập, tập 4).
Hồi khoảng 1976, tôi nghe một vở kịch nói trên Đài TNVN, nói về những ngày tính mạng dân tộc "ngàn cân treo sợi tóc" năm 1946. Tôi không nhớ là sau khi ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3 hay là Tạm ước 14-9, nhân vật Hồ Chí Minh của vở kịch đã có lời tuyên bố: "Tôi ký và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử". Vì vậy, bước vào cuộc kháng Pháp, chúng ta gần như chỉ có tay không nhưng lòng dân đầy tin tưởng, và đó là yếu tố quyết định của chiến thắng.
Việc trước mắt của đất nước tại thời điểm này: Nếu  để mất 9 lô dầu khí (trên tổng diện tích 160.129,38 km2), thì  ai phải chịu trách nhiệm? Liệu có nhà lãnh đạo nào đứng ra cam kết với nhân dân rằng cá nhân ông ta, với tư cách là người đứng đầu đất nước, sẽ đảm bảo hoàn toàn việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, trước mắt là 9 lô dầu khí trên Biển Đông?
Đào Tiến Thi
Theo Dân Luận


Sướng như lãnh đạo... doanh nghiệp nhà nước

Qlb - Hãy đọc bài này để thấy những đứa con cưng của Chính Phủ nguyễn Tấn Dũng hư hỏng thế nào!? Vậy mà Đảng CSVN vẫn khăng khăng 'Các Tập đoàn nhà nước đóng vai trò chủ đạo'! Sự tan chảy của các Tập đoàn nhà nước từ sự đổ bể, tham nhũng, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả của Tập đoàn nhà nước, trách nhiệm của Chính Phủ Dũng trong điều hành, song ngài Tổng Bí Thư và Bộ Chính Trị Việt Nam không thể vô can khi vẫn tiếp tục nuông chiều những đứa con hư hỏng mà không đẩy nó ra tự vận hành theo quy luật thị trường và chịu sự chi phối của pháp luật. Những ngành nghề lĩnh vực công ích và an ninh Quốc gia thì cần phải được tách bạch ra để nhà nước điều phối. Còn nhập nhèm giữa kinh doanh và nhiệm vụ chính trị và an ninh quốc gia thì chắc chắn sẽ tiếp tục..

Sướng như lãnh đạo... doanh nghiệp nhà nước

Gần đây, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước “sờ gáy” nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước nào, đều thấy lộ ra đống nợ nần ngàn tỷ.
Nhiều doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) làm ăn kém hiệu quả, lỗ lớn, nhưng lãnh đạo vẫn thăng hoa, hoặc “hạ cánh an toàn”...
 
Rời ghế để lại nợ ngàn tỷ
Theo con số của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2011, dư nợ ngân hàng của các DNNN khoảng 415 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 18% tổng dư nợ tín dụng.
Trong đó, riêng 12 tập đoàn kinh tế vay nợ khoảng 218,7 nghìn tỷ đồng, đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với 72.300 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam 62.800 tỷ đồng...
Đáng lưu ý, có 30/85 tập đoàn, tổng Cty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trên 3 lần, đặc biệt có 10 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ trên 10 lần (Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp, Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông CIENCO 5, 8 và 1; Tổng Cty Xăng dầu Quân đội, Tổng Cty Thành An, Tổng Cty Phát triển đường cao tốc).
Mức lỗ bình quân của các tổng công ty, DNNN cao gấp 12 lần các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tổng lỗ lũy kế của các tập đoàn, tổng Cty đến hết năm 2011 là 26.100 tỷ đồng.
Việc DN làm ăn phải vay mượn là chuyện bình thường, nhưng được vay mượn tới đâu (bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu) và nếu có rủi ro thì ai gánh chịu trách nhiệm? Câu chuyện này xem ra vẫn đang bỏ ngỏ (dù theo luật, nếu để DNNN thua lỗ trong 2 năm liên tiếp thì người đứng đầu phải ra đi).
Nên không ít lãnh đạo DNNN, từ khi ngồi vào vị trí chủ tịch, tổng giám đốc của DNNN, vay nợ đầm đìa, tư gia khá giả, nhưng doanh nghiệp làm ăn bết bát, song vẫn được hạ cánh an toàn.
Vị chủ tịch một tổng công ty 90, mới nghỉ hưu năm 2011 là ví dụ. Cả chục năm trời ông vừa là chủ tịch kiêm tổng giám đốc. Ở dưới có vài chục công ty con, cá nhân ông còn được nhận danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới, nhưng chỉ tới khi ông nghỉ hưu, bàn giao chức vụ cho người mới, khi đó người ta mới tá hoả con số nợ nần tới vài ba ngàn tỷ.
Tổng công ty có vài chục đơn vị thành viên thì nhiều năm, chỉ một vài đơn vị có lãi. Hoá ra lâu nay sự hoành tráng chỉ là vỏ bọc hào nhoáng bề ngoài. Còn thực tế cả tổng công ty làm ăn không hiệu quả, ăn vào cả vốn vay.
Một lãnh đạo DNNN khác là ông Lê Văn Quế, cựu chủ tịch Tập đoàn Sông Đà, cũng để lại món nợ lớn trước khi “hạ cánh an toàn” vào tháng 10-2011. Theo báo cáo tài chính năm 2009, tập đoàn này có tổng nợ phải trả 8.585 tỷ đồng, nguồn vốn sử dụng trong kinh doanh của đơn vị chủ yếu là vốn vay, trong đó vốn từ các khoản vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh là 4.090 tỷ đồng.
Đương nhiên chuyện vay nợ không phải mình ông quyết, nhưng tới thời ông, nó ngày một nhiều hơn.
Trước khi ông Quế nhận quyết định hưu một năm, ông này cũng nhận án kỷ luật “khiển trách” về Đảng, nhưng là do có lỗi trong việc chỉ định thầu hơn 500 tỷ đồng khi xây dựng toà tháp đôi trên đường Phạm Hùng, chứ không phải vì vấn đề nợ nần. Coi như ông Quế cũng “hạ cánh an toàn”, dù tập đoàn do ông đứng đầu nợ nần chồng chất.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã phải xin Bộ Tài chính, Chính phủ hỗ trợ tiền để Tập đoàn Sông Đà trả nợ cho khoản vay nước ngoài hơn 3.300 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy xi măng Hạ Long, vì Cty Cổ phần Xi măng Hạ Long cũng như tập đoàn không còn khả năng tài chính tự trả nợ gốc và lãi mỗi năm 15 triệu euro, tương đương 400 tỷ đồng.
Bởi kể từ khi đi vào hoạt động năm 2009, tới nay vẫn lỗ (năm 2009 lỗ 78 tỷ đồng, năm 2010 lỗ 500 tỷ đồng...).
Đau xót nhất phải kể tới chuyện EVN lập Cty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom), năm 2010 thua lỗ khoảng 4.500 tỷ đồng, gần bằng quỹ lương của cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Nếu không có chuyện chuyển giao cho Viettel, chuyện lỗ của DNNN này chắc còn dài dài, và lãnh đạo vẫn hạ cánh an toàn.
Chỉ đến khi con số lỗ khổng lồ bị phơi bày, cơ quan chức năng mới kiểm điểm, cho thôi chức Chủ tịch EVN của ông Đào Văn Hưng. Và đến nay, đã vài tháng trôi qua, “kiểm điểm lên, xuống”, vẫn chưa có quyết định kỷ luật cuối cùng với ông Hưng.
Lời ăn, lỗ dân chịu
Tại hội thảo về nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước được tổ chức mới đây, TS Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng, cách thức tổ chức quản lý trong nội bộ DNNN hiện nay giúp các công ty con, cháu tránh được nguy cơ bị phá sản.
Như vậy, nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu” và “được ăn cả, ngã về không”, không còn có hiệu lực với các tập đoàn, tổng công ty nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng. Và thay vào đó là một tập quán “lời ăn, lỗ dân chịu” hình như đang ngày càng rõ nét hơn.
 Ở Việt Nam, có lẽ sướng nhất là làm chủ DNNN, được tạo điều kiện đủ thứ, từ vốn (vay ngân hàng cũng dễ hơn), trụ sở, đất đai, công việc... Nếu làm ăn giỏi thì bổng lộc nhiều, còn có cửa thăng quan tiến chức, nếu lỗ thì nhà nước chịu, hoặc chí ít cũng được ngân hàng khoanh nợ. Kể cả doanh nghiệp bên bờ vực phá sản thì lãnh đạo vẫn có thể “hạ cánh an toàn”, chẳng ảnh hướng gì đến tài sản cá nhân...”. 
Một chuyên gia bình luận
“Đặt và thực hiện nghiêm quy định về việc các DNNN bị thua lỗ ngoài dự kiến kế hoạch, hoặc không đạt được các mục tiêu quan trọng như kế hoạch, thì giám đốc, tổng giám đốc đương nhiên bị miễn nhiệm, những người khác cũng bị giải trình, truy xét trách nhiệm sẽ giúp khắc phục tình trạng quá lỏng lẻo về kỷ luật, kỷ cương như hiện nay” - ông Cung nói.
Theo PGS-TS Nguyễn Sinh Cúc, Tổng cục Thống kê, trước hết cần xác định chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế là ai. Thực tế cho thấy đến nay vẫn chưa rõ Vinashin, Vinalines chủ sở hữu là ai.
Còn PGS.TS Nguyễn Cúc, Học viện Kinh tế cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến các tập đoàn, tổng Cty hoạt động không hiệu quả trước hết do không được cụ thể hóa mục tiêu.
Cùng với đó, các DNNN đang có quá nhiều chủ, khi đổ vỡ không ai chịu trách nhiệm cả. Hiện nhà nước đang phải bao cấp cả đầu vào và cả phần thua lỗ của doanh nghiệp.
“Cái nghiêm trọng với DNNN mà chúng ta nói mãi là phải xóa bao cấp, xóa chủ quản nhưng vẫn không làm được mà mức độ ngày càng tăng lên. Tốt nhất là đưa các tập đoàn, tổng Cty nhà nước vào sự quản lý của một chủ thay vì nhiều chủ như hiện nay” - ông Cúc nói.
Theo Nhật Anh - Nguyễn Hạnh
Tienphong


BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG Ở ĐÂU?

 
Qlb - Tại sao đến giờ này vẫn không thấy Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng lên tiếng? Đây là lúc Việt Nam cần đưa tầu tuần tra, tàu chiến ra vùng 09 lô mà Trung Quốc mời thầu để ngăn chặn mọi hành động xâm lăng của kẻ thù. Không thể ngồi đó để chờ đàm phán COC. Bộ ngoại giao vẫn tiếp tục làm việc của họ, song Bộ Quốc Phòng cần phải thực hiện vai trò giữ gìn lãnh thổ của mình. Tổng bí thư đã trả lơi ''Dù một tấc đất cũng phải giữ...", vậy tại sao chưa điều lực lượng ra khu vực 09 lô dầu khí để bảo vệ lãnh thổ của mình? Hay chỉ nói suông mỵ dân và vẫn hèn nhát núp trong nhà chờ Trung Quốc đến bắt luôn cả vợ con mình?
Bộ ngoại giao:  Đã hoàn tất tài liệu để khởi động đàm phán COC



Ngày 30/6, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả cuộc họp tại Hà Nội trong tuần qua giữa các quan chức cấp cao ASEAN (SOM ASEAN) nhằm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Sau đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Thứ trưởng Phạm Quang Vinh:

- Trước hết, xin Thứ trưởng cho biết vì sao lại cần Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)?

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: Như chúng ta đều biết, Biển Đông là khu vực rất quan trọng về địa chiến lược, an ninh và kinh tế, có các tuyến hàng hải chiến lược, huyết mạch đối với khu vực và thế giới. Trong khi đó, ở Biển Đông cũng đang tồn tại những tranh chấp phức tạp về chủ quyền lãnh thổ. Yêu cầu chung là phải ngăn ngừa không để tranh chấp leo thang và bảo đảm được hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Vì mục tiêu đó, cách đây mười năm (2002), ASEAN và Trung Quốc đã ký kết một văn kiện hết sức quan trọng, đó là bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Mười năm qua, Tuyên bố DOC không chỉ phản ánh cam kết chung của các bên đối với hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải và hợp tác xây dựng lòng tin ở Biển Đông, mà thực sự đã tạo ra khuôn khổ quy định hành vi ứng xử của các các bên, trong đó quan trọng nhất là việc các bên phải ứng xử dựa trên các nguyên tắc về tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Tuy nhiên trong mười năm qua, Biển Đông vẫn phải chứng kiến không ít những diễn biến phức tạp, nguy cơ đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Điều này đỏi hỏi khu vực phải xây dựng một công cụ có thể bảo đảm hữu hiệu hơn các mục tiêu chung nêu trên - đó chính là Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).  

Xuất phát từ mục đích đó và thể hiện vai trò chủ đạo của ASEAN đối với hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, từ tháng 11/2011, Lãnh đạo các nước ASEAN đã quyết định tiến hành tham vấn nội bộ ASEAN về Bộ quy tắc COC, làm cơ sở để sau đó trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc.

Triển khai quyết định này, SOM ASEAN đã chỉ đạo Nhóm công tác của mình xây dựng Tài liệu quan điểm của ASEAN về các thành tố chính cần có của COC. Nhóm công tác đã phải trải qua 7 vòng tham vấn.  

Tuy triển khai công việc rất khẩn trương và tích cực, nhưng phải đến Cuộc họp tại Hà Nội vừa qua, từ 24-25/6/2012, thì SOM ASEAN mới có thể đạt nhất trí và hoàn tất được Tài liệu trên để trình các Bộ trưởng Ngoại giao quyết định khởi động đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc vào thời gian tới.

Với vai trò là nước điều phối, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và xây dựng trong suốt quá trình tham vấn vừa qua trong ASEAN, đặc biệt là tại cuộc họp SOM ASEAN vừa qua tại Hà Nội, đưa đến việc ASEAN hoàn tất được văn bản nêu trên, được bạn bè đánh giá cao.  

-Vậy ASEAN đã chủ trương như thế nào để COC có thể là một công cụ đóng góp hữu hiệu hơn cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông?

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh:  Trong trao đổi về các thành tố cơ bản của COC, ASEAN đã thể hiện rõ chủ trương mong muốn COC sẽ phải là một công cụ đóng góp hiệu quả hơn cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

Theo đó, cách tiếp cận chung của ASEAN là COC cần phải dựa trên và nhân lên cao hơn từ DOC. Cụ thể, có thể tóm tắt quan điểm chung ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong tương lai cần phải có những điểm chính như sau: 

- Quy định nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố DOC…

- Quy định mục tiêu của COC là nhằm tạo ra khuôn khổ dựa trên quy định luật pháp để điều chỉnh hành vi của các bên ở Biển Đông theo những nguyên tắc trên. 

- Quy định về các nghĩa vụ và hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông: Trước hết, đó là phải vì mục tiêu hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, thúc đẩy hợp tác xây dựng lòng tin, ngăn ngừa tranh chấp leo thang và giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển. Đồng thời, nhấn mạnh việc tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo Công ước Luật biển 1982.

- Quy định cơ chế bảo đảm thực hiện COC, trong đó có việc thiết lập cơ chế giám sát và bảo đảm thực hiện COC, xây dựng các cơ chế xử lý vi phạm COC và bảo đảm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển, TAC.  

Theo quan điểm của ASEAN, COC vừa phải kế thừa những điểm tích cực của DOC, vừa phải được nâng cao thêm trên cơ sở tổng kết mười năm thực hiện DOC và nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.  

Như vậy, cùng với việc nhấn mạnh những nguyên tắc tích cực đã có trong DOC (hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển), ASEAN mong muốn Bộ quy tắc COC phải có tính cam kết và ràng buộc cao hơn DOC, phải có cơ chế giám sát và bảo đảm thực hiện, và đặc biệt là bổ sung quy định nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.  

-Sắp tới, ASEAN sẽ tiến hành thương lượng với Trung Quốc về COC, vậy dự kiến quá trình tham vấn này sẽ diễn ra như thế nào, bao giờ sẽ hoàn tất được COC?

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: Như trên đã nêu, dự kiến SOM ASEAN sẽ trình các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN phê duyệt và đề nghị khởi động tham vấn ASEAN-Trung Quốc về COC. Tài liệu của ASEAN về các thành tố chính của COC nêu trên sẽ là cơ sở để ASEAN trao đổi quan điểm của mình với Trung Quốc.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, đây mới là quan điểm từ phía ASEAN. Do đó, ASEAN còn phải thương lượng cụ thể với phía Trung Quốc và quá trình này sẽ không phải dễ dàng vì quan điểm khác biệt của các bên.  

Chúng tôi cho rằng, nếu tất cả đều xuất phát từ mong muốn vì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, thì cần phải ủng hộ quan điểm của ASEAN là phải xây dựng Bộ quy tắc COC thành một công cụ đóng góp hiệu quả cho các mục tiêu chung nêu trên và COC không chỉ kế thừa những điểm tích cực của DOC, mà còn phải được nâng cao thêm như ASEAN đề nghị, trên cơ sở tổng kết mười năm thực hiện DOC và nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới./. 
TTXVN


'Sẽ không có công ty nào nhận thầu mà Trung Quốc mời'


Nhiều học giả và quan chức quốc tế khẳng định khu vực mà Trung Quốc mời thầu dầu khí thuộc vùng đặc quyền của Việt Nam, vì thế các công ty nước ngoài sẽ không quan tâm đến lời mời phi pháp của Trung Quốc.
Phần lớn các ý kiến được đưa ra tại hội thảo An ninh Hàng hải tại Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại thủ đô Washington của nước này những ngày qua.
9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều thuộc Việt Nam
Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia nêu ra hành động của Trung Quốc trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Học giả này khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Theo ông Thayer, Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.
Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một "diễn biến rất tích cực" vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói "đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành".
Giàn khoan công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes

Trung Quốc khiêu khích Việt Nam

Cũng tại hội nghị về Biển Đông do CSIS tổ chức, Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman cũng có phát biểu về hành động của phía Trung Quốc.
Theo ông Lieberman, việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ. Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận.

"Đây là hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội vào tuần trước. Những lời lẽ khiêu khích như vậy phải chấm dứt", Thượng nghị sĩ Lieberman nói.

Cần phải nghĩ kỹ trước khi tham gia thầu với Trung Quốc

Đó là cảnh báo của tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS. Theo lời phát biểu của bà Glasser tại hội nghị của CSIS, bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ kỹ càng" trước khi quyết định.

Sẽ không có công ty nước ngoài nào nhận thầu

Đó là nhận định của ông Laban Yu, giám đốc nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd., một công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán.
"Sẽ chẳng có công ty nước ngoài nào tới đó (khu vực Trung Quốc chào thầu)", Financial Times dẫn lời ông Yu nói. "Chính quyền trung ương (Trung Quốc) chỉ muốn sử dụng hành động của CNOOC để đưa ra một tuyên bố chính trị".


ĐCSVN có ý muốn giữ biển Đông và có thể giữ được biển Đông không?

QH VN vừa ban hành Luật Biển VN 2012, một lần nữa khẳng định chủ quyền của VN đối với biển Đông trên cơ sở của Công Ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc. Nhưng liệu ĐCSVN có ý muốn giữ biển Đông không? Nếu muốn giữ như theo tinh thần của Luật Biển VN 2012 thì có thể giữ được không? Còn nhớ, vào ngày 25/6/2011, Thứ trưởng NG Hồ Xuân Sơn trong chuyến đi Bắc Kinh để đàm phán về những vấn đề xảy ra vào thời điểm đó, mà nghiêm trọng nhất là vụ tàu hải giám TQ cắt cáp tàu Bình Minh của Dầu khí VN. Tuy nhiên, TQ đã không đề cập bất cứ chi tiết nào về các vấn đề trên. Ngược lại, ông Sơn còn bị đe dọa là họ sẽ thẳng tay nếu VN cứ tiếp tục không chấp hành những yêu sách của họ. Cuối cùng, trong Thông cáo chung, hai bên đã "tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị", và ứng xử theo tinh thần "những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam - Trung Quốc thì giải quyết song phương". Nhưng thế nào là "những hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị"? Phía Trung Quốc đã khẳng định là họ hoàn toàn đúng và Việt Nam hoàn toàn sai, thì những hành động và lời nói làm tổn hại đến tình hữu nghị, đó là việc các công dân VN liên tiếp xuống đường phản đối TQ ở HN và TP HCM, đó là những phản ứng chính thức của BNG trên trường quốc tế.
VN đã chấp hành, sẽ không còn biểu tình nữa, sẽ không không có phản ứng ngoại giao quyết liệt nữa. Vậy, có phải Việt Nam sẽ đưa vấn đề ra trước luật pháp quốc tế? Tuy không nói ra, nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam đã chấp nhận không kiện Trung Quốc. Ðiều này ông Hồ Xuân Sơn đã nhắc lại trong bài phỏng vấn. Một điểm đáng lưu ý khác là bản "thông tin báo chí chung" không hề nhắc tới Công Ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc như là một trong những cơ sở để giải quyết các bất đồng trong khi chính công ước này qui định những định chế trọng tài trong trường hợp có tranh chấp. Tình trạng hiện nay trên Biển Ðông có thể tóm tắt như sau: Trung Quốc liên tục xâm lấn, Việt Nam không có phương tiện tự vệ và cũng không kiện ra tòa án quốc tế. Như vậy, cái nguyên tắc được gọi là "những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam - Trung Quốc thì giải quyết song phương" được diễn giải theo kiểu: Tao có cướp nhà mày, có giựt vợ con mày thì cũng là chuyện riêng của tao với mày, hai bên tự giải quyết, không bên nào được xen vào, kể cả luật pháp. Nói trắng ra là luật rừng, tao mạnh hơn mày thì tao cướp của mày, thế thôi.
Nhưng ĐCSVN có muốn giữ nhà, giữ vợ con mình không? Dĩ nhiên là có. Nhưng giữ bằng cách nào? Bằng giải pháp quân sự ư? VN không thể chống trả TQ kể cả khi TQ chiếm toàn bộ TS và khai thác dầu khí tận Vũng Tàu. Vì sao? Vì ĐCSVN đã bị lệ thuộc quá sâu vào tình hữu nghị Việt - Trung, một sự đối đầu quân sự giữa hai bên dù lớn hay nhỏ cũng sẽ làm tan rã hệ thống cầm quyền của ĐCSVN. Như vậy, chỉ còn một giải pháp là kiện ra tòa án quốc tế như bao nước đã làm khi có tranh chấp. Nhưng tại sao ĐCSVN lại cố chấp vào nguyên tắc "giải quyết song phương"? Không phải họ mù quáng, bởi họ biết rằng bước ra luật pháp quốc tế mà họ không thể có bất cứ một sự hậu thuẫn nào từ các nước dân chủ trên thế giới, kể cả LHQ thì kiện làm gì. Ai lại đi ủng hộ một thằng xem thù là bạn, xem bạn là thù. Làm sao giúp được nếu anh cũng là một thằng cướp chính hiệu, mà lại trấn lột ngay chính vợ con mình. ĐCSVN không còn đường lùi. Họ phải kiện Tàu cộng ra luật pháp quốc tế và phải dân chủ hóa xã hội, trả lại nhân quyền cho nhân dân để có sự hậu thuẫn từ cộng đồng quốc tế. Đó là con đường duy nhất để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tổ quốc là của nhân dân, không của riêng đảng phái nào. Nếu chính quyền CSVN không đại diện để cùng toàn dân bảo vệ tổ quốc thì nhân dân phải làm điều đó. Và khi đó, ĐCSVN cứ tự xác định chỗ đứng trong con tim của nhân dân mình.
Tịnh văn Võ


LỢI BẤT CẬP HẠI

Trong tự nhiên mọi sự đều có tính hai mặt của nó là Lợi và Hại. Tính hai mặt nầy theo thời gian mà nó biến đổi, như lợi biến thành hại, đó là tính vô thường, cho nên trong chính trị cũng như đời sống nếu không ý thức được diều nầy thì sẽ chuốc họa vào thân, nếu ai ý thức dược điều nầy để thay đổi cho phù hợp với thời gian thì gọi đó là người thức thời. Hiện nay trên thế giới có nhiều biến động trong thiên nhiên cũng như chính trị thế giới. Trong thiên nhiên khỏi phải nói sự biến đổi khí hậu là hậu quả do lợi ích kinh tế trước đó, sự biến đổi nầy có tác hại tới đời sống nhân loại sắp tới; đây dược gọi là luật nhân quả. Trong chính trị cũng vậy, trường hợp Trung Quốc cũng đang rơi vào nhân quả khắc nghiệt cho họ nếu cứ tiếp tục. Việc tranh chấp chủ quyền biển Đông Việt Nam cũng như các đảo với Nhật, nói chung cũng chỉ là tranh giành lợi ích dầu khí cho phát triển kinh tế núp dưới từ ngữ chủ quyền. Sự tranh giành nầy có thể đựa vào sức mạnh phát triển kinh tế cũng như quân sự, TQ tưởng rằng sức mạnh đó khiến họ có ưu thế, nhưng trớ trêu cho họ, những gì họ cố xây dựng trước đây như tình hữu nghị với các nước láng giềng tự nhiên biến mất, điều nầy chính họ tự cô lập họ trên trường quốc tế chứ không phải do yếu tố bên ngoài. Có nghĩa là những tai họa sẽ đến với TQ nếu họ không ý thức là phải dừng lại mọi việc làm vô lý của họ. Nếu họa tới thì đất nước họ sẽ tiêu tan dưới hình thức nào đó mà không thể đoán trước được.

Những hiện tượng đang diễn ra như các nước xung quanh đang liên kết lại cũng như sự trở lại của Mỹ được chào đón nồng nhiệt không phải tự nhiên hay vô cớ, mà nó xuất phát từ việc làm của những người lãnh đạo đảng CSTQ. Đây được coi như sự trở về từ việc làm của kẻ đã tạo ra nó, hay còn gọi là luật nhân quả. Cũng vậy, nhiều sự việc bên trong nội tình của đất nước nầy có nhiều âm ỷ chống đối cũng xuất phát từ trong tư tưởng, cách cầm quyền đã tạo ra. Những hiện tượng đó là sự báo hiệu cần phải thay đổi tư tưởng sao cho phù hợp lòng người thì mới vượt qua được, nếu ù lỳ cố chấp thì tiêu vong là không tránh khỏi; vật cùng tất biến hay âm cực dương sinh. Những gì người trước làm sai thì người sau có bổn phận cũng như trách nhiệm sửa lại, không nên rập khuôn một cách máy móc. Trong chính trị không nên tự trói buộc vào chủ nghĩa nào, vì bất cứ sự trói buộc nào cũng là trở ngại thì làm sao có đủ năng lực nhận thức để có sáng kiến mới, nhất là trói buộc bởi lòng tham. Không phải tập thể lãnh đạo là có đủ sáng suốt, rõ ràng TQ đã chứng minh cho điều nầy, sự hiểu biết của con người không lệ thuộc ở số đông. Sự kêu gọi đổi mới chính trị của Ôn Gia Bảo cũng không ai nghe để đáp ứng, nhưng làm sao đổi mới và đổi mới như thế nào thì chưa có nội dung, có nghĩa là chưa có tư tưởng mới và cũng không có con người có tư tưởng mới; đây được coi như là sự bế tắc trong chính trường TQ. Một xã hội độc đoán thì làm sao có được con người có tư tưởng mới để đổi mới, nếu có đổi mới thì chỉ là bắt chước theo một khuôn mẫu có sẳn nào đó mà thôi, sự bắt chước như vậy không khéo sẽ gây ra hỗn loạn, như sự đổi mới kinh tế đã làm phân hóa xã hội, tạo hố ngăn cách giàu nghèo, tạo ô nhiểm môi sinh nghiêm trọng cùng nhiều tệ nạn phát sinh. Dùng bạo lực để cầm quyền chỉ làm cho đất nước suy yếu, dân chúng ta thán chống đối, đây là sự thật thấy rõ ở những nước độc tài, TQ và VN là điển hình không có cách giải quyết, bạo lực luôn luôn sinh bất ổn. Có thể nói những bất lợi mà TQ đang đối mặt từ đối nội lẫn đối ngoại không phải do thế lực thù địch nào mà chính do sự lãnh đạo ngu dốt của đảng CSTQ tự gây ra, họ tưởng dùng nhà tù và trấn áp sẽ ổn định; đây là cách suy nghĩ sai lầm. Nếu những người lãnh đạo hiện nay không có tầm hiểu biết mới cũng như không có chính sách mềm dẽo để đáp ứng với hiện tình đất nước của họ thì hậu quả khó lường. Làm chính trị mà không có lòng nhân từ, chỉ biết đặt quyền lợi trên hết mọi sự thì đất nước đổ vỡ là điều chắc chắn. Đối với những nước có hơn một đảng thì chỉ qua cuộc bầu cử thì sự thay đổi dễ dàng, nhưng độc đảng với tập thể lãnh đạo thì thay đổi không phải là chuyện dễ. Sự đổi mới kinh tế của TQ và phát triển đó chẳng qua là hình thức khai thác của tư bản một cách khéo léo về nhân công và tài nguyên; lợi nhất thời nhưng hại thì lớn và lâu dài; cũng chính sự phát triển kinh tế đã tạo nên tham vọng cường quốc với khuynh hướng lấn chiếm để rồi tự cô lập mình cùng với nhiều hậu quả xấu phát sinh cùng lúc đã khiến TQ rơi vào tình trạng tồi tệ mà khó có cách giải quyết ổn thỏa. Nếu không nhận thức được vấn đề thì lâm nguy, cho dù có nhận thức được cũng chỉ là thiểu số; với cách tổ chức đảng và chính quyền như vậy cũng không thuận lợi cho giải quyết vấn đề, đây là nan đề thực sự. Cái lợi dường như có dấu hiệu sắp tiêu tan , cái hại đang lớn và hiển hiện. Lợi bất cập hại.

Nguyễn Việt Nam




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét