Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY - VIKILEAK

Việt Nam phải làm vững lòng các đối tác dầu khí



Giáo sư Carlyle Thayer
Việt Anh
-
Mặc dù rất bận rộn với hội thảo An ninh hàng hải tại biển Đông do trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức tại Washington (Mỹ) ngày 28.6, nhưng giáo sư Carlyle Thayer (học viện Quốc phòng Australia) vẫn dành thời gian trả lời Sài Gòn Tiếp Thị. Ông nhắn nhủ, Việt Nam cần điều ngay tàu tuần tra của cảnh sát biển tới các điểm mà Trung Quốc lên kế hoạch khai thác, ở vùng đặc quyền kinh tế, để làm yên lòng các đối tác dầu khí của Việt Nam.
Ông nhận định hành động mới này của Trung Quốc như thế nào? Vì sao họ lại thực hiện vào thời điểm này?

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng vận động hành lang để Chính phủ Việt Nam không thông qua luật Biển. Khi họ nhận thấy Quốc hội Việt Nam có thể thông qua luật này thì họ đã chuẩn bị một hồi đáp “ăn miếng trả miếng”. Hy vọng của Trung Quốc là làm rối các vùng nước mang tính pháp lý (hợp pháp) bằng cách gây ra tranh chấp và làm suy yếu các tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền và quyền chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế.
Trung Quốc đang tiến gần hơn tới mục tiêu: khiến cho cộng đồng quốc tế nhầm lẫn về vùng có tranh chấp và không có tranh chấp ở biển Đông, ông có đồng tình vậy không?
Việt Nam đã tuyên bố và chỉ rõ những lô mà Trung Quốc mời thầu dầu khí là hoàn toàn phi pháp. Đó là khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các hành động của Trung Quốc đang vừa có vẻ tiến, vừa có vẻ lùi. Gần đây Trung Quốc cho thấy các dấu hiệu về việc cân nhắc lại tuyên bố về đường lưỡi bò. Trung Quốc đã tranh luận rằng mình có chủ quyền với các đảo, đá và các vùng liền kề. Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng quả quyết rằng không có nước nào có yêu sách với toàn bộ biển Đông. Các hành động mới đây của công ty CNOOC thể hiện cho một sự quay lại với lập luận rằng, Trung Quốc có quyền mang tính lịch sử với toàn bộ biển Đông, kể cả nếu có xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển.
Ông có thấy mối liên kết giữa hành động của CNOOC và sự vắng mặt của lãnh đạo Trung Quốc ở hội nghị Shangri La ở Singapore hồi đầu tháng và sự kiện bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm Cam Ranh giữa tháng 6 này?
Tôi không nghĩ rằng chúng ta phải kết nối tất cả các điểm với nhau. Trung Quốc không có bộ trưởng Quốc phòng đến đối thoại Shangri La bởi vì ông ta cần phải có mặt ở Trung Quốc vì các vấn đề chính trị nội bộ cấp thiết. Đó là điều mà Trung Quốc tuyên bố.
Tuy nhiên, không nghi ngờ gì nữa, rõ ràng là bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không muốn đối mặt với chỉ trích về bãi cạn Scarborough. Không một đại diện nào của lực lượng quân đội Trung Quốc can dự, tất cả các tàu của Trung Quốc đều là dân sự. Cuối cùng, Shangri La đã có phiên đặc biệt về biển Đông mà ở đó Thượng nghị sỹ Mỹ và bộ trưởng Quốc phòng Philippines đều phát biểu. Trung Quốc thì vẫn phản đối thảo luận đa phương về biển Đông.
Còn về bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc có thể chỉ trích mạnh mẽ Việt Nam về việc đã chào đón bộ trưởng Panetta nếu ông ta định đến Trung Quốc (mà không đến).
Tình hình căng thẳng sẽ tiến đến mức nào, thưa ông? Và Việt Nam cần phải làm gì, đặc biệt khi Trung Quốc có vẻ càng ngày càng trơ tráo, tiến thẳng đến mục tiêu độc chiếm biển Đông?
Tôi nghĩ việc CNOOC mời thầu 9 lô phải được xem xét như là một chủ ý chính trị. Không công ty dầu khí thương mại lớn nào can dự đến khu vực có tranh chấp. Việt Nam cần phải tiếp tục khẩn trương phái tàu tuần tra từ lực lượng Cảnh sát biển ra biển Đông để duy trì sự hiện diện ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, đặc biệt ở các khu vực mà Trung Quốc đã lên danh sách để khai thác.
Các lô dầu của Trung Quốc chồng lấn lên các lô dầu mà Việt Nam đã từng cho phép ExxonMobile và GAZPROM vào. Cả hai công ty này cần được cam đoan lại là các khoản đầu tư của họ được bảo đảm. Các hành động của CNOOC đã tạo nên cuộc chiến mới về ngôn từ. Nhưng chúng không nghiêm trọng như vụ cắt cáp hồi giữa năm ngoái.
Các hành động của Trung Quốc sẽ bị chỉ trích ở diễn đàn Khu vực (AFR) tại Campuchia tháng 7 này. Các hành động của Trung Quốc cũng sẽ giúp củng cố thêm nghị lực của các thành viên ASEAN, các nước còn đang không chắc chắn về việc thảo ra một bộ quy tắc COC. Sự phản ứng của cộng đồng quốc tế cũng sẽ giúp ghìm giữ lại hành động tiếp theo của Trung Quốc.
Theo: SGTT


HÃY SỐNG MỘT LẦN CHO ĐÁNG SỐNG!

Nhân dân Việt Nam lên tiếng và kêu gọi các Nhà báo chân chính hãy sông một lần cho đáng sống!
Qlb - Mấy ngày gần đây hàng loạt các Báo trong nước, dù dưới sự kiểm duyệt gắt gao của Chính quyền, song đây đó vẫn gióng lên hồi chuông về lợi ích nhóm... Báo Tầm nhìn cũng đã phải đặt vấn đề: "Giảm tiếp các lãi suất điều hành lại " làm giàu" vì " lợi ích nhóm "... Qua đó ngày càng chứng minh tính sát thực những tư liệu Qlb cung cấp cho các độc giả. Song đến nay Quả bóng đã ở trong chân của các giới lãnh đạo chóp bu Hà nội, nếu thật sự muốn Chỉnh đốn Đảng thì hãy hành động đi! Các nhà báo, đây là lúc các bạn cần lên tiếng mạnh mẽ, hãy buộc Ban chỉ đạo chống tham nhũng của Đảng phải vào cuộc! Còn hay mất nước là ở đây! Tiếng nói và lương tâm của nhà báo hãy lên tiếng vì Tổ Quốc Việt Nam! Đừng để thù trong giặc ngoài xâu xé đât nước đẩy nhân dân đến lầm than .... 
HỠI CÁC NHÀ BÁO CHÂN CHÍNH, VẬN MỆNH CỦA QUỐC GIA NẰM TRONG TAY CÁC BẠN - CÁC BẠN ĐANG CÓ MỘT QUYỀN LỰC THỨ 4, NẾU CÁC BẠN ĐỒNG LOẠT CÔNG KHAI NHỮNG TƯ LIỆU CÁC BẠN ĐANG CÓ ( CHÚNG TÔI BIẾT CHẮC CHẮN CÁC ĐỒNG NGHIỆP LÀM BÁO HIỆN NAY ĐANG NẮM RẤT NHIỀU TƯ LIỆU ĐIỀU TRA) THÌ KHÔNG AI CÓ THỂ BƯNG BÍT ĐƯỢC SỰ THẬT THÊM ĐƯỢC NỮA... 
HỠI CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP NHÀ BÁO CÓ LƯƠNG TRI, HÃY DŨNG CẢM DÙ CHỈ LÀ MỘT LẦN TRONG ĐỜI! HÃY SỐNG MỘT LẦN THEO ĐÚNG TRÁI TIM, VÀ LƯƠNG TÂM MÁCH BẢO VÀ HÃY VÌ DANH DỰ CỦA NGƯỜI LÀM BÁO! 
HÃY SỐNG MỘT LẦN CHO ĐÁNG SỐNG ĐỂ RỒI CÓ THỂ NGẨNG CAO ĐẦU VỚI NON SÔNG ĐẤT NƯỚC!
Mời đọc bài:
Giảm tiếp các lãi suất điều hành lại " làm giàu" vì " lợi ích nhóm "?
Lãi suất huy động hạ xuống 9% năm các Doanh nghiệp có phần "mừng vui" vì sẽ gỡ bớt được cảnh "kéo cày trả nợ thay trâu" Nhưng niềm vui ấy đã không có được vì các Ngân hàng đã cố tình đẩy lãi suất huy động dài hạn lên đến 14% năm nhằm mục tiêu duy trì mức lãi suất cho vay cả cũ và mới vẫn từ 17 đến 19% năm. Tầm nhìn.net đã có bài nhận định "khi ngân hàng chết thì NHNN cứu còn khi hàng loạt các Doanh nghiệp chết thì ai cứu"? Thực sự là nhóm lợi ích ngân hàng đã dang tay bóp chết các doanh nghiệp và thâu tóm nền kinh tế sao?


Các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm 1%/năm, là lần cắt giảm thứ năm liên tiếp kể từ đầu năm.
Liên tục các chính sách điều hành của NHNN đưa ra thường xuyên từ đầu năm đến nay chưa thấy bóng dáng một điểm nhấn nào vì doanh nghiệp cả mà hầu hết đều có hình bóng "lợi thế" cho hệ thống ngân hàng mà thôi. Ví như gần đây nhất là quy định trần lãi suất ngắn hạn về 9% năm tại sao không quy định luôn trần huy động dài hạn không quá 11% năm để đảm bảo cho việc ổn định về trần lãi suất huy động.
Từ đó áp dụng trần lãi suất cho vay không quá 14% năm để các Ngân hàng cần làm thủ tục thanh lý các khoản nợ cũ đưa về mức cho vay với lãi suất mới thì mới giảm được "nợ xấu" ra tăng nhưng điều đó đã không được thực hiện mà gần như các khoản nợ cũ mà 100% các doanh nghiệp đang gánh vẫn chịu mức lãi suất khủng từ 17-19% năm làm gì ra để trả lãi ngân hàng đây? Liệu vẫn trò "bóp chết" doanh nghiệp đưa họ về phá sản và thâu tóm nền kinh tế hay không? .
Mặc dù vậy nhưng trên thương trường "ngành ngân hàng " vẫn kêu gào "nợ xấu" cần giải quyết "nợ xấu" ra sao ? thế là chính sách A đòi cho ra đời Công ty mua bán nợ xấu" MAT" rồi hàng loạt các kiểu điều hành "bơm tiền" của các nhóm ngân hàng "Anh chị" cho các Ngân hàng "yếu kém " vực dậy để thâu tóm nền tài chính quốc gia  và bóp chết các doanh nghiệp ?
Ngày 29/6/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại ban hành Quyết định số 1289/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng. Mục tiêu của quyết định này là gì? nhằm hạ nhiệt và nới lỏng tiền tệ ở các liên ngân hàng? Nhưng sao chỉ có các ngân hàng hưởng lợi thế mà không tìm cách giảm lãi suất cho nvay dài hạn xuống mức có thể chịu đựng được là từ 12-14% năm ngay đi? Vì sao vậy ? 
Nếu theo quyết định này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tái cấp vốn là 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 8%/năm;lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 11%/năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2012 và thay thế Quyết định số 1196/QĐ-NHNN ngày 8/6/2012 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.

Như vậy, các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm1%/năm, là lần cắt giảm thứ năm liên tiếp kể từ đầu năm. Theo cơ quannày, quyết định được đưa ra trên cơ sở xu hướng giảm của lạm phát vàđiều kiện cung - cầu vốn thị trường. lãi suất trên thị trường mở (OMO) cũng đã thể hiện xu hướng giảm. Ngày 27/6, thị trường ghi nhận Ngân hàng Nhà nước bơm ra thị trường mở 955 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 7 ngày.
Như vậy về phía hệ thống ngân hàng thì hoàn toàn "lợi thế" có thể nói là đang ở mức khá "dễ thở" và rất "xông xênh" với khối lượng tiền "tương đối" ổn với chi phí lãi đầu vào khá "nhẹ nhàng" chỉ dưới 10% năm vậy sao các doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn "hấp dẫn " này mà vẫn phải chịu một mức lãi suất "khủng" của nợ cũ và nếu vay mới cũng không có mức dưới 17% năm cho các khoản vay dài hạn ? Câu hỏi này hỏi mãi rồi ? các doanh nghiệp cũng quá sức chịu đựng rồi ? nhưng vấn đề các doanh nghiệp có "chết" hay phá sản hàng loạt thì cũng chẳng liên quan gì đến nhóm lợi ích ngân hàng ? 

Phương Mai TH
Tầm nhìn


Đáp Lời Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ……….truyền đơn & bích chương

Tin Sài Gòn: Đáp Lời Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ kêu gọi toàn dân xuống đường ngày 1.7.2012 biểu tình chống xâm lược Trung Cộng nhiều nơi trong Sài Gòn bắt đầu xuất hiện truyền đơn "VÌ DANH DỰ ĐẤT NƯỚC CHỐNG GIẶC TẦU VÌ TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC CHỐNG THAM NHŨNG".


  THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 28.6.2012
Đức TăngThống Thích Quảng Độ kêu gọi toàn dân xuống đường ngày 1.7.2012 biểu tình chống xâm lược Trung Cộng
PARIS, ngày 28.6.2012 (PTTPGQT) – Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được Thông bạch kêu gọi tham gia biểu tình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ do Viện Hóa Đạo trong nước gửi ra để phổ biến.
Mấy năm qua, với sự đồng tình của Nhà nước Cộng sản ở Hà Nội, Trung quốc đã từng bước xâm lăng vào lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Hàng nghìn công nhân Trung quốc tiến vào vùng yết hầu quân sự Tây nguyên Việt Nam khai thác bô-xít; những khu rừng gần biên giới phía Bác được Hà Nội cho thuê dài hạn 50 năm. Liên tiếp từ năm 1974 trở đi Trung quốc tiến chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ngư dân Việt Nam thường trực làm bia đỡ đạn trong cuộc xâm lăng từ biển của Trung quốc.
Mấy ngày vừa qua, Trung quốc ngang nhiên mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Báo chí Trung quốc hăm dọa mấy ngày qua đòi trả đũa bằng bạo lực và bắt Quốc hội Cộng sản ở Hà Nội phải“sửa sai” thu hồi việc thông qua Luật Biển khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trước hiện trạng nguy biến và khi nhà cầm quyền Hà Nội chưa có thái độ quyết liệt bảo vệ non sông như tiền nhân, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ kêu gọi :
“Trước nguy cơ ngàn năm Bắc thuộc tái hiện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cất lời thống thiết kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, già trẻ, nam nữ, dân tộc, đảng phái, trong và ngoài nước…hãy cùng nhau xuống đường biểu tình vào ngày Chủ nhật, 01.7.2012,để chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước”.
Sau đây là toàn văn bức Thông bạch :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Sài Gòn
————————————————————————————————————
Phật lịch 2556 Số: 08/VTT/TB/TT

THÔNG BẠCH
kêu gọi tham gia biểu tình chống ngoại xâm cứu nguy đất nước

Kính Gửi:
Quí vị Lãnh đạo các Tôn giáo, các Nhân sĩ, Trí thức, cácĐảng phái, các Đoàn thể, Tổ chức, Sinh viên học sinh và toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Kinh thưa Quí liệt vị,
Đã hàng ngàn năm qua, Trung quốc luôn xâm lăng tổ quốc Việt Nam, hết lần này đến lần khác, chưa bao giờ từ bỏ mộng bành trướng Đại Hán này.
Hiện nay, các hải đảo Hoàng sa, Trường sa và một phần lãnh thổ Miền Bắc đã bị Trung cộng xâm chiếm. Các vùng Cao nguyên Trung phần và rừng núi 10 Tỉnh trên toàn quốc đã bị Trung cộng tìm cách lấn chiếm dưới hình thức khai thác Bau-xít hay thuê đất trồng rừng dài hạn 50 năm trởlên.
Trung cộng đã lập Huyện Tam sa bao gồm các hải đảo Hoàng sa, Trường sa của Việt Nam.
Từ năm 2005 đến nay, Trung cộng đã nhiều lần bắn giết, cướp bóc tàu thuyền, tài sản của ngư dân Việt Nam. Trung cộng lại còn bắt giam ngư dân, đòi tiền chuộc như những nhóm thảo khấu.
Hành động xâm lăng của Trung cộng rất ngang nhiên trắng trợn. Nhưng Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bị kẹt trong thoả thuận “16 chữ vàng và 4 tôt”, không phân rõ bạn thù, nên chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ, làm cho Trung cộng được trớn, ngày càng xâm chiếm các vùng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam nhiều hơn, mạnh tay hơn.
Nhưng biên giới phía Bắc lại bị bỏ ngõ, mặc tình cho người Hoa tự do xâm nhập vào lãnh thổ nước ta mà Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không kiểm soát được.
Người Hoa đã thành lập các khu phố Tàu, khu khai thác biệt lập không ai vào được, ở Bình dương, Lâm đồng và nhiều nơi khác.
Nay, Trung cộng lại còn ngang nhiên cho đấu thầu khai thác 9 lô dầu khí trong hải phận Việt Nam.
Trước nguy cơ ngàn năm Bắc thuộc tái hiện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cất lời thống thiết kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, già trẻ, nam nữ, dân tộc, đảng phái, trong và ngoài nước…hãy cùng nhau xuống đường biểu tình vào ngày Chủ nhật, 01.7.2012,để chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước.
Nguyện cầu hồn thiêng sông núi, các anh hùng liệt nữ phù hộ cho đất nước Việt Nam thoát khỏi ách ngoại xâm.
Cầu chúc toàn dân Việt Nam thành công trong ý chí và hànhđộng.
Sài gòn, ngày 28.6.2012.
Thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN
Đệ Ngũ Tăng Thống
(ấn ký)
Sa môn Thích QuảngĐộ
Theo Blog Châu Xuân Nguyễn


Việt Nam có mặt tại tập trận Rimpac


Tập trận Rimpac 2010
Việt Nam cử sáu sỹ quan "tham dự quan sát diễn tập quân y" trong khuôn khổ tập trận Rimpac 2012 của hải quân Hoa Kỳ.
Tin từ Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng, nói nhận lời mời từ phía Mỹ, các sỹ quan này sẽ "tham dự quan sát hoạt động diễn tập quân y Vành đai Thái Bình Dương (Rimpac) từ ngày 16/7 đến 20/7 tại Hawaii".
Rất hãn hữu có việc kênh phát ngôn chính thống của Bộ Quốc phòng đưa thông tin về sự có mặt của đại diện quân đội Việt Nam trong các hoạt động tập trận quốc tế, cho dù chỉ giới hạn trong phạm vi quan sát diễn tập phi tác chiến và chỉ trong một thời hạn ngắn ngủi.
Nhiều lần giới chức quốc phòng Việt Nam khẳng định không tham gia tập trận quốc tế "dù ở mức quan sát viên".

Không rõ những diễn biến gần đây ở Biển Đông có liên quan gì tới việc này hay không.
Rimpac (the Rim of the Pacific Exercise) là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất tổ chức hai năm một lần, bắt đầu từ những năm 1970.
Hoạt động này thường diễn ra vào khoảng tháng Sáu hoặc tháng Bảy tại Hawaii, do Hạm đội Thái Bình Dương thuộc hải quân Hoa Kỳ chủ trì và điều phối.
Thông thường, Mỹ mời quân đội các quốc gia đồng minh ở khu vực quanh Thái Bình Dương từ Thái Lan, Nam Hàn tới Chile, Peru tham gia.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có mặt với tư cách quan sát viên.

Tập trận lớn

Quy mô của các cuộc tập trận Rimpac các năm có khác nhau, nhưng Hoa Kỳ luôn giữ vai trò chủ lực với số quân tham gia lên tới hàng chục nghìn.
Trung Quốc không tham gia các hoạt động tập trận, mà chỉ có mặt với tư cách quan sát viên tại một số cuộc.
Tập trận Rimpac 2010 kéo dài tới một tháng, với 32 chiến hạm, 5 tàu ngầm, 170 chiến đấu cơ và 20.000 binh lính.
Rimpac 2012 dự tính còn lớn hơn, có 42 tàu chiến các loại, sáu tàu ngầm, 200 phi cơ và 25.000 lính từ 22 quốc gia.
Cuộc tập trận năm nay bắt đầu từ thứ Tư 27/6 và kéo dài tới 7/8.
Việt Nam có thể sẽ quan sát các hoạt động và trao đổi kinh nghiệm về y học biển, y học hàng không, chuyển thương đường không, tìm kiếm cứu nạn trên biển…
Theo Đất Việt



Trung Quốc thực hiện ngoại giao pháo hạm?

Giới hoạch định chính sách ở Bắc Kinh lập luận rằng do vị thế “gần như là siêu cường” của Trung Quốc, phương châm “giấu mình” của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình xem ra đã lỗi thời.
Chỉ có điều, bị các nước láng giềng xa lánh bởi thái độ ngạo mạn của Bắc Kinh trong tranh chấp chủ quyền biển đảo và kế hoạch tăng cường lực lượng hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang khiến cho những cái đầu “nóng” ở Trung Quốc “phải suy nghĩ hai lần” trước khi từ bỏ mưu kế "giấu mình chờ thời" của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đang lên đến đỉnh điểm với cuộc đối đầu trên biển với Philippines ở bãi cạn Scarborough. Căng thẳng với Việt Nam đang gia tăng do Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc ngang nhiên gọi thầu quốc tế tại 9 lô ở ngay trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam. Nhật Bản và Ấn Độ, đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, hiện đang thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ quân sự với Philippines và Việt Nam.
Hơn thế nữa, tại Đối thoại an ninh hàng năm Shangri-La hồi đầu tháng 6, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố đến năm 2020. Lầu Năm Góc sẽ triển khai 60% sức mạnh hải quân - trong đó có 6 nhóm tàu sân bay - ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Những diễn biến nói trên dường như đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách đối ngoại ở Bắc Kinh gia tăng mức độ hiếu chiến trên các đấu trường ngoại giao và an ninh.
http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/minhbich/20120629/ham_doi_bac_hai_1.jpg
Ngoại giao "vạch đỏ" hay ngoại giao pháo hạm?
“Hoàn cầu thời báo” - một phụ trang của “Nhân dân nhật báo” - đã nói lên tất cả, khi bình luận rằng để bảo vệ lợi ích quốc gia, Trung Quốc "phải dám bảo vệ những nguyên tắc của mình và phải có dũng khí đương đầu với nhiều quốc gia cùng một lúc".

Thật vậy, phản ứng về tuyên bố triển khai 60% sức mạnh Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung tướng Nhiệm Hải Tuyền (Phó Giám đốc Học viện Khoa học quân sự và là Trưởng đoàn Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La 11) nói: "Chúng tôi đang cân nhắc những kịch bản tồi tệ nhất. Một khi lợi ích của Trung Quốc bị tổn thương, các biện pháp trả đũa của chúng tôi sẽ là khủng khiếp".
Đồng thời, một số nhà bình luận quân sự của các phương tiện truyền thông chính thức Trung Quốc đã đe dọa sử dụng phương tiện quân sự để giải quyết vấn đề ngoại giao. Thiếu tướng Luo Yuan, một bình luận viên khét tiếng, đã tái khẳng định quân đội Trung Quốc sẵn sàng "dạy cho Philippines một bài học". Luo Yuan đổ lỗi cho thế lực dân tộc chủ nghĩa bên trong và bên ngoài chính phủ Philippines về việc kích động quan hệ với Trung Quốc. "Nếu Philippines không thể kiềm chế dân chúng của họ, hãy để chúng tôi đưa họ vào khuôn phép".
Biểu tượng về sự quyết đoán của Bắc Kinh là chính sách đối ngoại vì “lợi ích cốt lõi” và mở rộng hơn là chính sách ngoại giao “vạch đỏ”.
Nói một cách đơn giản, Bắc Kinh muốn vẽ các “vạch đỏ” xung quanh vị trí địa lý được coi thuộc về “lợi ích cốt lõi”. Nếu một thế lực nước ngoài xâm phạm các “vạch đỏ” này, Trung Quốc dành cho mình cái quyền giáng trả bằng các biện pháp quân sự và nhiều biện pháp cứng rắn khác. Theo truyền thống, "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc chỉ liên quan đến các vấn đề thống nhất dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương không bao giờ được phép ly khai khỏi Trung Quốc đại lục.
Mỹ và các nước láng giềng châu Á không tránh khỏi giật mình, khi nghe các cán bộ cao cấp Trung Quốc hồi tháng 3/2010 nói Biển Đông cũng là một trong những “lợi ích cốt lõi” của nước này. Trong một tuyên bố chính thức vài tháng sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương dường như cố gắng xoa dịu bằng định nghĩa: “Các khu vực liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển đều thuộc về lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”.
Do "lợi ích phát triển" của Trung Quốc có thể liên quan đến các nguồn cung cấp dầu khí và khoáng sản chiến lược, định nghĩa của ông Tần Cương có thể bao gồm các hòn đảo nhỏ ở Biển Đông đang được cho là giàu dầu khí.
Do cuộc đối đầu đang diễn ra với Manila và do những tuyên bố mạnh bạo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, giới lý luận Trung Quốc đã thúc đẩy chính sách “vạch đỏ” lên cao độ. Bình luận viên Ding Gang của tờ “Nhân dân nhật báo” - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã gọi Nam Hải (Biển Đông) là một phần quan trọng của “những lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Ông này nói: "Chúng ta phải vẽ ra hàng loạt vạch đỏ (ở Biển Đông) để cảnh báo người Mỹ về những gì họ có thể làm và những gì họ không được làm”.
Các cán bộ cao cấp ở Bắc Kinh cũng công khai gọi quần đảo Điếu Ngư (mà phía Nhật Bản gọi là Senkaku) đang tranh chấp ở biển Hoa Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Trong khi tiếp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại Bắc Kinh hồi tháng trước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tỏ ý phàn nàn về lập trường của Tokyo về đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng như về Khu tự trị Tân Cương. Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Ôn Gia Bảo kêu gọi Thủ tướng Noda hãy “tôn trọng lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc”.
Gây tranh cãi không kém là việc Trung Quốc ngày càng thường xuyên sử dụng các loại vũ khí kinh tế để giải quyết những bất đồng về ngoại giao. Trong cuộc đối đầu về lãnh thổ với Manila, Bắc Kinh đã cắt giảm nhập khẩu trái cây và các sản phẩm nông nghiệp của Philippines. Bắc Kinh cũng kêu gọi các nhóm du khách Trung Quốc không đến thăm Philippines.
Xem ra, chính sách ngoại giao sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc cũng phần nào phát huy tác dụng. Sách lược “đất hiếm" rõ ràng đã đóng vai trò trong việc Tokyo thả thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc đã dùng tàu lao thẳng vào tàu tuần duyên Nhật Bản hồi cuối năm 2010. Manila cũng đã phải xuống giọng trước áp lực kinh tế của Trung Quốc.
Thế nhưng, việc áp dụng các chiến thuật hiếu chiến và gây tranh cãi của Bắc Kinh đã làm tổn thương hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc và đang ngày càng khiến cho các nước láng giềng cảnh giác, xa lánh
Đất Việt



MỜI NGÀI CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ TỔNG BÍ THƯ HÃY DIỆT SÂU CHÚA!

HÃY DIỆT SÂU CHÚA!

  Qlb - Hãy đọc báo trong nước để thấy thực trạng của doanh nghiệp và nền kinh tế mà nhóm lợi ích ngân hàng đã gây ra. Vậy ông Tổng Bí Thư và ông Chủ Tịch nước nói mãi nào là 'không chống tham nhũng thì mất lòng tin", nào là ''bầy sâu'... Vậy mời các ông hãy đến ngay cái ổ mà Qlb đã chỉ ra thì ngay lập tức sẽ cứu được doanh nghiệp và nền kinh tế. Chúng tôi có thể điểm ngay những ổ nhền nhện này để các ông không cần phải mất công tìm kiếm: 

1. Hãy thanh tra tại sao Thống đốc Bình rót cho NH Phương Nam 5.000 tỷ đồng vào tháng 11/2011, rồi đến tháng 1/2012 lại rót 5.000 tỷ đồng vòng qua BIDV để rót xuống cho NH Phương Nam? 

2. Hãy thanh tra 41 Công ty con của Trầm Bê tại Ngân hàng Phương Nam đã rút tiền 70.000 tỷ của chính Ngân hàng Phương Nam. 

3. Hãy thanh tra các khoản đầu tư  dài hạn trên 23.000 tỷ tại Eximbank từ 5 năm nay không trả lại và khoản cho vay 40.000 tỷ - Đây là khoản tiền mà Nguyễn Đức Kiên đã chiếm đoạt để đi thôn tính.

4. Hãy thanh tra trên 48.000 tỷ đầu tư của Techcombank  trên 5năm nay không trả lãi, thực chất Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đã chiếm đoạt tiền để đầu tư cá nhân.

5. Hãy thanh tra 100.000 tỷ xoá nợ tại Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Agribank để thấy rõ 80% tiền xoá nợ này đã đổ cho Hoang Anh Gia Lai, Phạm Nhật Vượng, Thái Hương, ...

6. Hãy thanh tra 60.000 tỷ đồng liên ngân hàng và NHNN cho vay ngắn hạn cho  Eximbank trong quý 1/2012 để cứu Nguyễn Đức Kiên chiếm dụng tiền của dân đi thâu tóm không có tiền trả về;

7.Hãy thanh tra trên 8.000 tỷ mà NHNN rót cho Techcombank trong năm 2011 và cho vay ngắn hạn đột xuất trên 40.000 tỷ trong Quý 1/2012 để cứu nhóm thâu tóm doanh nghiệp này.

8. Hãy thanh tra các khoản cho vay ưu đãi 10.000 tỷ của NHNN, ngân hàng Agribank và BIDV cho Bắc Á và Công ty của bà Thái Hương.

BẦY SÂU CON CỦA CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG ĐẺ RA!

Chỉ cần bằng đó vụ việc làm rõ sẽ thấy nhóm lợi ích đã chiếm đoạt tiền của nhân dân và thâu tóm ngân hàng, doanh nghiệp, tài sản trị giá ít nhất 20 tỷ USD. Nhưng điều chắc chắn là: Đường nào cũng sẽ đến La Mã - Nguyễn Thanh Phượng! Vậy các ngài có đủ dũng khí để đối mặt với sự thật??? ĐỪNG NÓI NỮA NHÂN DÂN MUỐN NHÌN THẤY CÁC NGÀI HÀNH ĐỘNG - ĐÂY LÀ  BẦY SÂU CHÚA NẾU DIỆT ĐƯỢC CHÚNG SẼ GIẢM ĐƯỢC 80% BẦY SÂU CON....

Lãi suất thấp chưa tới DN

 Dù trần lãi suất đối với các nhóm đối tượng ưu tiên về 13%/năm từ ngày 11-6 nhưng hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được vay mức lãi suất thấp này 

Ngày 28-6, tại buổi lắng nghe ý kiến doanh nghiệp (DN) do HĐND TPHCM tổ chức, các hiệp hội ngành nghề trên địa bàn TPHCM đều kêu nhiều DN đang tiếp tục phải vay lãi suất rất cao dù thuộc đối tượng DN  nhỏ và vừa, lĩnh vực xuất khẩu...

Vẫn vay 17%-18%/năm
Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su nhựa TPHCM, cho biết các DN ngành nhựa đa phần nhỏ và  vừa  nhưng không thể tiếp cận được mức lãi suất 13%/năm mà đang phải vay với lãi suất 17%-18%/năm. Nguyên nhân chính theo các ngân hàng (NH) là bởi DN vướng nợ xấu (nợ quá hạn trên 90 ngày đều bị coi là nợ xấu).

Dù trần lãi suất đã hạ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất 17%-18%. Ảnh: HỒNG THÚY
Thậm chí sau khi DN đã trả được hết lãi vẫn bị ghi vào “sổ đen” trên hệ thống mạng của các NH và chỉ gỡ bỏ sau 3 năm. Có DN trả lãi mỗi năm trên 11 tỉ đồng nhưng bị quá hạn khoảng 36.000 USD (720 triệu đồng) đã bị liệt vào “sổ đen” thông tin và phải đến năm 2014 mới được tháo xuống. “Những trường hợp này, DN có trả hết nợ xấu nhưng vẫn có “lịch sử” trên hệ thống các NH nên không thể tiếp cận lãi suất thấp” - ông Trần Việt Anh than.
Theo thống kê của Hiệp hội DN TPHCM, lãi suất thực tế các DN đang phải vay từ 15%-17%/năm, thậm chí mỗi NH còn có “hàng rào kỹ thuật” riêng nên DN không thể nào vay nổi lãi suất thấp. NH chỉ muốn cho vay những DN tốt nhưng họ không muốn vay. Ngược lại, với DN đang gặp khó khăn phải “cầu cứu” nguồn vốn NH để tiếp tục tồn tại lại bị NH từ chối.
“Nếu NH cứ khăng khăng đòi DN phải có tài sản thế chấp mới cho vay, bất chấp dự án tốt đến thế nào, dù lãi suất hạ thêm nữa, DN cũng không tiếp cận được” - ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đồ gỗ Mỹ nghệ TPHCM, nhận xét.
Theo ông Nguyễn Xuân Hàn, Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận, không chỉ khó vay lãi suất thấp do vướng nợ xấu, có DN còn bị NH dùng nợ xấu của DN làm lý do áp dụng mức lãi suất cho vay cao.  
Đừng để “chết” rồi mới cứu!
“Cách đây khoảng 2 tháng, DN kêu ca rất nhiều nhưng hiện tại họ không kêu nữa. Không phải tình hình đã tốt hơn mà sức chịu đựng của DN không còn! Nhiều DN  không sản xuất nhưng cũng không kêu ca, chỉ khi hiệp hội xuống tận nơi mới biết họ đã tạm ngưng hoạt động” - ông Trần Quốc Mạnh lo lắng.
Ông Mạnh cũng cho hay nhìn vào con số xuất khẩu ngành đồ gỗ mỹ nghệ thấy tăng, kim ngạch tăng nhưng thực sự các DN đang phải chấp nhận không lãi, thậm chí lỗ, để hoạt động cầm chừng giữ thị trường. Bởi nếu DN xuất khẩu ngưng lại hợp đồng nghĩa là những đơn hàng tiếp theo sẽ không về và DN phải đóng cửa.
Theo Hiệp hội DN TPHCM, hiện nay nhiều DN có nhu cầu vay để đảo nợ là chính nhưng tài sản thế chấp không còn để có thể vay tiếp. Vì vậy, hiệp hội đề nghị NH Nhà nước xem xét cho các DN được vay đảo nợ với mức lãi suất hiện hành (thay vì mức trên 20% như trước) giúp DN giảm số lãi phải trả hằng tháng, tập trung sản xuất kinh doanh tốt hơn. “Về phía các NH thương mại nên công khai điều kiện cho vay, mức lãi suất, thủ tục vay và tạo điều kiện hỗ trợ DN có thể thế chấp bằng L/C, nguồn thu hay hàng tồn kho…” - ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, đề nghị.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM, cho rằng các hiệp hội ngành hàng trên địa bàn TP nên đưa ra những trường hợp DN khó khăn cụ thể, có địa chỉ rõ ràng để TP có hướng tháo gỡ. 
Khách VIP cũng bị “chém” đẹp
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, chủ một DN trên địa bàn quận Bình Thạnh - TPHCM, khách hàng VIP của NH S. chi nhánh Gò Vấp, kể: Mới đây, bà tiếp tục đến NH này vay ngắn hạn, bổ sung vốn kinh doanh nhưng NH này đã đưa ra lãi suất 18%/năm. Bà Thúy cho rằng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động vốn từ 6%-9% là bất hợp lý (hiện lãi suất huy động vốn của các NH phổ biền từ 9%-12%/năm) nên đề nghị NH giảm thêm lãi suất nhưng không được chấp nhận.
Điều bà Thúy bức xúc là nhiều năm trước khi lãi suất đầu vào tăng mạnh, NH này yêu cầu điều chỉnh tăng lãi suất cho vay, bà đều chấp nhận dù thời gian vay chỉ mới một tháng. Nay bên vay đề nghị giảm lãi suất với lý do hợp lý thì NH lại từ chối thẳng thừng. “Vì thế, tôi quyết định nghỉ giao dịch với NH này”- bà Thúy nói.
Chủ DN này cũng kể sau đó bà đến một số NH khác để vay vốn thì lãi suất cho vay cũng lên tới 17,5%/năm... Tuy nhiên, tại một NH lớn ở TPHCM, bà đã vay được vốn ngắn hạn với lãi suất 13,15%/năm.
Th.Thơ
THÁI PHƯƠNG
Theo Tầm Nhìn



GỞI CÁC NHÀ BÁO VIỆT NAM!

  Qlb - Báo Đất Việt hôm nay viết bài úp úp mở mở và kêu gọi NHNN phải kiên quyết với lợi ích nhóm! Thật thảm hại! Quyền của nhà báo ở đâu mà không xộc vào tận trong ruột điều tra xem tại sao KHÔNG có thanh khoản? Thực chất trò giảm lãi suất chỉ để nhằm một mục tiêu duy nhất giúp nhóm lợi ích giảm lãi suất!Các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ - nếu không phải quyền lợi gắn liền với các nhóm lợi ích thâu tóm thì KHÔNG một ai có thể vay được! Cứ làm cuộc điều tra trên sàn chứng khoán thì sẽ thấy ngay, ai đã vay được gần đây? Tập đoàn Masan của Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh, Hoàng Anh Gia Lai, Phạm Nhật Vượng, Bà Chủ Thái Hương, Công ty Bình An của bà Diệu Hiền sau khi đã chấp nhận giao lại  cho nhóm Nguyễn Thanh Phượng - Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh, các công ty của Nguyễn Đức Kiên, Trầm Bê.....
Tại sao không các nhà báo có lương tri không vào cuộc điều tra mà đứng đó van xin NHNN - Kẻ cầm đầu trong nhóm thâu tóm? Hay cái Ban Tuyên giáo T.Ư lại cấm cửa không cho đăng bài? Hãy gởi bài cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đăng lên cho công luận biết! Đừng để lương tâm của các nhà báo ngày càng bị ăn mòn và gặm nhấm vì nhất nhất làm theo cái Ban Tuyên giáo để lừa bịp nhân dân!
Mời đọc bài của Đất Việt:
Lại 'nóng' thanh khoản
Dù đã tái cơ cấu thị trường liên ngân hàng, bơm nhiều tiền ra thị trường mở, tăng trưởng dư nợ tín dụng thấp…, nhưng thanh khoản của hệ thống vẫn kém khiến nền kinh tế sống trong thấp thỏm.
Lãi suất trên thị trường liên ngân hang (NH) sau thời gian giảm sâu lại tiếp tục được chào vay tăng lên 2 – 3%/năm, thậm chí lãi suất kỳ hạn 1 tháng đã lên tới 9%/năm, bằng với trần lãi suất huy động từ khu vực dân cư.

Bất thường

Đáng nói là trước khi trần lãi suất huy động về 9%/năm, ngày 11/6, lãi suất ghi nhận trên thị trường liên NH thấp kỷ lục, có lúc chỉ 1 - 2%/năm. Nhưng từ ngày 11/6 đến 15/6, các giao dịch qua đêm 1 tuần lại tăng lên, lãi suất liên NH cũng tăng. Cụ thể, doanh số giao dịch các kỳ hạn ngắn bằng VND đạt khoảng 87.013 tỷ đồng, tương đương 74% tổng doanh số giao dịch bằng VND; doanh số giao dịch các kỳ hạn ngắn bằng USD quy đổi ra VND đạt xấp xỉ 44.958 tỷ đồng, tương đương 77% tổng doanh số giao dịch bằng USD. Ngoài ra, lãi suất các kỳ hạn ngắn cũng tăng nhanh. Lãi suất giao dịch bình quân trong thời gian này tăng 1 - 1,99%; các kỳ hạn từ 1 tuần - 1 tháng, lãi suất giao dịch bình quân tăng 3,01 - 3,62%/năm. Nối tiếp đà tăng này, ngày 25 và 26/6, lãi suất trên thị trường liên NH dâng lên 2%/năm đối với kỳ hạn qua đêm, đạt mức 7%; kỳ hạn tuần tăng 2 – 2,5%/năm, lên 7,5 - 8%/năm, còn lãi suất tháng tăng thêm khoảng 3%/năm, lên 9%/năm…

Không kiên quyết với NH yếu kém thì NHNN sẽ mãi phải loay hoay với câu chuyện thanh khoản. Ảnh: Như Ý.

Việc này theo nhận định của chính một số lãnh đạo trong giới NH là bất thường. “Trong thời điểm không tăng trưởng tín dụng được như hiện nay, NH nào không vì thiếu tiền để chi tiêu nội bộ, “bù sớt” nợ xấu… thì sẽ không chào vay cao ở thị trường liên NH”. Cũng theo vị này, nhận ra điều bất thường trên thị trường liên NH, mới đây NHNN đã tính đến việc dùng biện pháp hành chính trên thị trường liên NH để “chấn chỉnh” lãi suất ở thị trường này khi cho ra đời Thông tư 21. Theo đó, trường hợp hoạt động NH có diễn biến bất thường, NHNN sẽ quy định lãi suất cho vay liên NH để các tổ chức thực hiện.

Cần kiên quyết với quyền lợi nhóm

Nhiều chuyên gia cho rằng, không phải NHNN không nhìn ra vấn đề thanh khoản của hệ thống, mà do đang “loanh quanh” vì quyền lợi nhóm của một số NH, nên không thể giải quyết triệt để vấn đề thanh khoản. Chuyên gia Lê Thẩm Dương, ĐH NH TP HCM, cho rằng kể cả khi tăng trưởng dư nợ tín dụng bằng không thì nhiều NH hiện nay vẫn “chết vì thanh khoản”. Nhìn vào đồ thị lãi suất liên NH thời gian qua lúc xẹp xuống, lúc phồng lên bất thường, ông Dương cho rằng, nếu NHNN không cương quyết giải quyết cái gốc là tái cơ cấu các NH yếu thì sẽ phải “loay hoay tái cơ cấu thị trường liên NH”. Nguyên thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm, cũng cho biết ngay sau khi cho thỏa thuận lãi suất các kỳ hạn dài thì NH lách liền, tiếp nối theo đó là lãi suất liên NH dâng lên. Một loạt tín hiệu đều cho thấy thanh khoản hệ thống chưa bền vững. Chính vấn đề thanh khoản của hệ thống kém, nên việc bỏ trần lãi suất cũng chưa ổn trong điều kiện hiện nay.

Để giải quyết vấn đề thanh khoản, theo ông Lê Thẩm Dương, cần kiên quyết tái cơ cấu các NH yếu. “14 NH yếu là chiếm mười mấy thị phần rồi. Trước Tết, NHNN nói là sẽ tái cấu trúc 3 NH, sau Tết thêm 3 NH nữa và hứa là tháng 6 thêm 6 NH, nhưng nay vẫn thấy chưa có gì thay đổi. Nếu NH nào không tự tái cơ cấu, thì NHNN phải bắt buộc… Trong thời điểm này phải kiên quyết với NH yếu, kiên quyết tái cơ cấu mới giải quyết được khủng hoảng thanh khoản.
THEO Đất Việt


'Lưỡi bò' và khát vọng bành trướng

 Sau hơn nửa thế kỷ úp mở, ngày 7.5.2009, lần đầu tiên Trung Quốc chính thức hóa đường yêu sách “đường lưỡi bò” (chữ U) khi đòi hỏi tất cả vùng nước và các địa vật nằm trong đường này thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.


Cái đường 9 nét đứt đoạn và không rõ tọa độ ấy vẫn mặc nhiên “liếm” tới gần 80% của hơn 3,9 triệu km2 biển Đông. Yêu sách tham lam và phi lý ấy, hóa ra không dựa trên bất cứ nghiên cứu khoa học nào (chưa nói tới giá trị pháp lý, giá trị khoa học hay lịch sử của nghiên cứu ấy) mà bắt nguồn từ một sáng tác cá nhân. “Đường lưỡi bò” trên biển Đông được Bai Meichu, một viên chức Trung Hoa Dân quốc chính thức vẽ vào tháng 12.1947, sau đó được một NXB tư nhân ấn hành.
Tìm cách lập luận cho nét vẽ này, ngay học giả vốn thiên kiến như GS Peter Kien-Hong Yu của ĐH Ming Chuan cũng phải đặt giả thiết: Chưa rõ liệu Bai có đủ kiến thức về luật hàng hải quốc tế trong thời điểm ông vẽ hay không? Có nhiều khả năng là ông chủ yếu bị thôi thúc bởi bản năng sở hữu sơ khai. Những lý do đầy bản năng và mù mờ. Theo cách lý giải của Peter Kien-Hong Yu, có một điều hiển nhiên rằng, Bai đã không tham chiếu tới bất cứ tài nguyên động thực vật nào trong khu vực đường chữ U.
Khi múa bút, Bai với trí tưởng tượng phong phú nhất của mình, có lẽ cũng không thể ngờ được rằng, ông đã gây ra một mối bất đồng, hơn thế một nguy cơ mất ổn định sâu sắc đến thế cho cả thế giới bởi biển Đông hôm nay là con đường hàng hải nhộn nhịp và quan trọng bậc nhất thế giới. Để sinh động hóa cho nét vẽ của Bai, sau này Trung Quốc lại dựa vào một khái niệm không được ghi trong Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982: “Vùng nước lịch sử”.
Mới đây, bản thân Lý Lệnh Hoa, một học giả cao niên và uy tín người Trung Quốc cũng đã thẳng thắn thừa nhận tại một cuộc hội thảo: “Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật...”.
Mỗi cá nhân có quyền tự do tưởng tượng, tự do mơ ước, tự do phóng bút… song một thực thể nhà nước quốc không thể yêu sách dựa vào trí tưởng tượng  lãng mạn.
Sự thực, Trung Quốc không hề lãng mạn như thế. Mà là cả một mưu đồ nhằm biến biển Đông thành “chiếc ao Trung Hoa” - thuật ngữ của các học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông. Bước đi cụ thể gần đây nhất của mưu đồ ấy, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu quốc tế thăm dò khai thác 9 lô dầu khí trên biển Đông nằm sâu trong phạm vi 200 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Dĩ nhiên, vẫn cố tình làm vậy vì dẫu có mù mờ thì “đường lưỡi bò” vẫn bao trùm 9 vị trí này.
Động thái của Trung Quốc nhắm tới việc biến khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp, để cuối cùng họ sẽ đưa ra giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Chính sách “gác tranh chấp, cùng khai thác” được ông Đặng Tiểu Bình đưa ra lần đầu tại Tokyo tháng 10.1982. Đây là một phương án được Trung Quốc đưa ra với quan điểm cùng hợp tác khai thác chung khu vực biển Đông. Về mặt hình thức, đề nghị này dường như là hợp lý, thực tế nó làm cho dư luận dễ bị lầm tưởng là phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế và sự hòa bình, hữu nghị của Trung Quốc…

Tường Bách
 Theo Đất Việt


Toàn văn Luật biển Việt Nam 2012

... Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển... Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển... Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013..
Theo Dân làm báo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
Quốc Hội 
LUẬT BIỂN VIỆT NAM 
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; 
Quốc hội ban hành Luật biển Việt Nam. 
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 
Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo. 
Điều 2. Áp dụng pháp luật 
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này. 
2. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 
Điều 3. Giải thích từ ngữ 
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 
1. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. 
2. Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. 
3. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ. 
4. Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự. 
5. Tàu thuyền công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện các công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại. 
6. Tài nguyên bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước, đáy và lòng đất dưới đáy biển. 
7. Đường đẳng sâu là đường nối liền các điểm có cùng độ sâu ở biển. 
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển 
1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 
2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. 
Điều 5. Chính sách quản lý và bảo vệ biển 
1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển. 
2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh. 
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển. 
4. Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan. 
5. Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển. 
6. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo. 
Điều 6. Hợp tác quốc tế về biển 
1. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi. 
2. Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm: 
a) Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ; 
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai; 
c) Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển; 
d) Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu; 
đ) Tìm kiếm, cứu nạn trên biển; 
e) Phòng, chống tội phạm trên biển; 
g) Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển. 
Điều 7. Quản lý nhà nước về biển 
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước. 
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển. 
CHƯƠNG II: VÙNG BIỂN VIỆT NAM 
Điều 8. Xác định đường cơ sở 
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. 
Điều 9. Nội thuỷ 
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. 
Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ 
Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. 
Điều 11. Lãnh hải 
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. 
Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải 
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. 
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 
4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 
5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam. 
Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải 
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. 
Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải 
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải. 
2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. 
Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế 
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. 
Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế 
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện: 
a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; 
b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; 
c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế. 
2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. 
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. 
4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này. 
Điều 17. Thềm lục địa 
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. 
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. 
Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa 
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. 
2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. 
3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. 
4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. 
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. 
Điều 19. Đảo, quần đảo 
1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. 
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau. 
2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. 
Điều 20. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo 
1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 
2. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 
3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố. 
Điều 21. Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo 
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam. 
2. Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được thực hiện theo quy định tại các điều 10, 12, 14, 16 và 18 của Luật này. 
CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM 
Điều 22. Quy định chung 
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan. 
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tàu thuyền, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan. 
Điều 23. Đi qua không gây hại trong lãnh hải 
1. Đi qua lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhằm một trong các mục đích sau: 
a) Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam; 
b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam. 
2. Việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, trừ trường hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn. 
3. Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây: 
a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; 
b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc; 
c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào; 
d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam; 
đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam; 
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền; 
g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền; 
h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh; 
i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển; 
k) Đánh bắt hải sản trái phép; 
l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép; 
m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam; 
n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua. 
Điều 24. Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại 
1. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung sau đây: 
a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông; 
b) Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, thiết bị hay công trình khác; 
c) Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn; 
d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; 
đ) Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản; 
e) Gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển; 
g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn; 
h) Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh. 
2. Thuyền trưởng tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm, khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ sau đây: 
a) Mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc; 
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu; 
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này; 
d) Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời ngay khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ hoặc làm ô nhiễm môi trường. 
Điều 25. Tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại 
1. Chính phủ quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải. 
2. Tàu thuyền nước ngoài chở dầu hoặc chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hay nguy hiểm khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam có thể bị buộc phải đi theo tuyến hàng hải quy định cụ thể cho từng trường hợp. 

Điều 26. Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải 
1. Để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh, Chính phủ thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam. 
2. Việc thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong “Thông báo hàng hải”, theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc thông báo ngay sau khi áp dụng trong trường hợp khẩn cấp. 
Điều 27. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam 
1. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ. 
2. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy, cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác và phải hoạt động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 
Điều 28. Trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam 
Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam. 
Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu thuyền đó gây ra cho Việt Nam. 
Điều 29. Hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam 
Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ. 
Điều 30. Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài 
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam. 
2. Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây: 
a) Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam; 
b) Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam; 
c) Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; 
d) Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy. 
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này. 
4. Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan. 
Điều 31. Quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài 
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó. 
2. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt giữ hay xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam, trừ nội thủy, trừ trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ đã cam kết hay trách nhiệm dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển Việt Nam
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam
Điều 32. Thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam. 
Tổ chức, cá nhân và tàu thuyền khi ở trong các cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hay trong công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam chỉ được tiến hành thông tin liên lạc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan. 
Điều 33. Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ 
1. Trường hợp người, tàu thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và khi điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải hay Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hay nhà chức trách địa phương nơi gần nhất biết để được giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết. 
2. Khi nhận biết tình trạng người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần được cứu giúp, mọi cá nhân, tàu thuyền khác phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm đến tàu thuyền, những người đang ở trên tàu thuyền của mình và kịp thời thông báo cho cá nhân, tổ chức liên quan biết. 
3. Nhà nước bảo đảm sự giúp đỡ cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan và trên tinh thần nhân đạo để người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển có thể nhanh chóng được tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả. 
4. Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, Nhà nước có đặc quyền trong việc thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần sự cứu giúp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. 
5. Lực lượng có thẩm quyền có quyền huy động cá nhân, tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho cá nhân, tàu thuyền đó. 
Việc huy động và yêu cầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn. 
6. Việc cứu hộ hàng hải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải theo thỏa thuận giữa chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng tàu thuyền tham gia cứu hộ với chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng của tàu thuyền gặp nạn, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan. 
7. Tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan. 
Điều 34. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển 
1. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm: 
a) Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển; 
b) Các loại báo hiệu hàng hải; 
c) Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển. 
2. Nhà nước có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. 
3. Các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển và các bộ phận kèm theo hoặc phụ thuộc có vành đai an toàn 500 mét tính từ điểm nhô ra xa nhất của đảo, thiết bị, công trình hoặc các bộ phận đó, nhưng không có lãnh hải và các vùng biển riêng, trừ trường hợp pháp luật hay điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. 
4. Không xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cũng như không thiết lập vành đai an toàn xung quanh đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế. 
5. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trên biển phải được tháo dỡ khỏi vùng biển Việt Nam, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đối với phần còn lại của thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn thì phải thông báo rõ vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và nguy hiểm thích hợp. 
6. Thông tin liên quan tới việc thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, việc thiết lập vành đai an toàn xung quanh và việc tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển phải được cung cấp chậm nhất trước 15 ngày cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế. 
Điều 35. Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển 
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. 
2. Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển. 
3.Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam. 
4. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật. 
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. 
Điều 36. Nghiên cứu khoa học biển 
1. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, chịu sự giám sát của phía Việt Nam, bảo đảm cho các nhà khoa học Việt Nam được tham gia và phải cung cấp cho phía Việt Nam các tài liệu, mẫu vật gốc và các kết quả nghiên cứu liên quan. 
2. Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ những quy định sau đây: 
a) Có mục đích hòa bình; 
b) Được thực hiện với phương thức và phương tiện thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan; 
c) Không được gây cản trở đối với các hoạt động hợp pháp trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan; 
d) Nhà nước Việt Nam có quyền tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam và có quyền được chia sẻ các tài liệu, mẫu vật gốc, sử dụng và khai thác các kết quả khoa học thu được từ các hoạt động nghiên cứu, khảo sát đó. 
Điều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam 
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây: 
1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; 
2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép; 
3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác; 
4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo; 
5. Khoan, đào trái phép; 
6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép; 
7. Gây ô nhiễm môi trường biển; 
8. Cướp biển, cướp có vũ trang; 
9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. 
Điều 38. Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại 
Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí hoặc chất nổ, chất độc hại cũng như các loại phương tiện thiết bị khác có khả năng gây hại đối với người, tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển. 
Điều 39. Cấm mua bán người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy 
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được mua bán người, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy. 
2. Khi có căn cứ về việc tàu thuyền, tổ chức, cá nhân đang mua bán người hoặc vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền tiến hành khám xét, kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải về các cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam hoặc dẫn giải, chuyển giao đến các cảng, bến hay nơi trú đậu của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để xử lý. 
Điều 40. Cấm phát sóng trái phép 
Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được phát sóng trái phép hoặc tuyên truyền, gây phương hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam. 
Điều 41. Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài 
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. 
Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. 
2. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. 
3. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác. 
CHƯƠNG IV: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 
Điều 42. Nguyên tắc phát triển kinh tế biển 
Phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả theo các nguyên tắc sau đây: 
1. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 
2. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển. 
3. Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. 
4. Gắn với phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo. 
Điều 43. Phát triển các ngành kinh tế biển 
Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây: 
1. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; 
2. Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; 
3. Du lịch biển và kinh tế đảo; 
4. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; 
5. Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; 
6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển. 
Điều 44. Quy hoạch phát triển kinh tế biển 
1. Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm: 
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia; 
b) Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển; 
c) Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo; 
d) Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương; 
đ) Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển; 
e) Nguồn lực để thực hiện quy hoạch. 
2. Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm: 
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển; 
b) Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; 
c) Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển; 
d) Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo; 
đ) Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp; 
e) Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch. 
3. Chính phủ xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển quy định tại Điều 43 của Luật này và tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước trình Quốc hội xem xét, quyết định. 
Điều 45. Xây dựng và phát triển kinh tế biển 
1. Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp ven biển, kinh tế các huyện đảo theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững. 
2. Việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 
Điều 46. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển 
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo. 
2. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo. 
3. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo. 
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 
CHƯƠNG V: TUẦN TRA, KIỂM SOÁT TRÊN BIỂN 
Điều 47. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển 
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm:các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác. 
2. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, lực lượng bảo vệ của tổ chức, cơ quan đóng ven biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm quyền huy động. 
Điều 48. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển 
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có nhiệm vụ sau đây: 
a) Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo của Việt Nam; 
b) Bảo đảm việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 
c) Bảo vệ tài sản nhà nước, tài nguyên và môi trường biển; 
d) Bảo vệ, giúp đỡ, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đối với người, tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển, đảo của Việt Nam; 
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển, đảo của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. 
2. Phạm vi trách nhiệm cụ thể của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện theo các quy định pháp luật. 
3. Nhà nước bảo đảm những điều kiện cần thiết để các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Điều 49. Cờ, sắc phục và phù hiệu 
Khi thi hành nhiệm vụ, tàu thuyền thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển phải được trang bị đầy đủ quốc kỳ Việt Nam, số hiệu, cờ hiệu; cá nhân thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển được trang bị đầy đủ quân phục, trang phục của lực lượng cùng với các dấu hiệu đặc trưng khác theo quy định của pháp luật. 
CHƯƠNG VI: XỬ LÝ VI PHẠM 
Điều 50. Dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm 
1. Căn cứ vào quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển ra quyết định xử lý vi phạm tại chỗ hoặc dẫn giải người, tàu thuyền vi phạm vào bờ hoặc yêu cầu cơ quan hữu quan của quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia nơi tàu đó đến để xử lý vi phạm. 
2. Khi dẫn giải vào bờ để xử lý, người và tàu thuyền vi phạm phải được áp giải về cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất được liệt kê trong danh mục cảng, bến hay nơi trú đậu đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công bố theo quy định của pháp luật. 
Trường hợp vì yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người trên tàu thuyền, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể quyết định dẫn giải người và tàu thuyền vi phạm đó đến cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất của Việt Nam hoặc của nước ngoài theo quy định của pháp luật. 
Điều 51. Biện pháp ngăn chặn 
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam; tàu thuyền được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tạm giữ nhằm ngăn chặn việc vi phạm pháp luật hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật. 
2. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật; việc tạm giữ tàu thuyền được thực hiện theo quy định của pháp luật. 
Điều 52. Thông báo cho Bộ Ngoại giao 
Khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý. 
Điều 53. Xử lý vi phạm 
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 
CHƯƠNG VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 
Điều 54. Hiệu lực thi hành 
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013
Điều 55. Hướng dẫn thi hành 
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật. 
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày… tháng… năm 2012. 
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI 
Nguyễn Sinh Hùng (đã ký) 
Theo QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Từ Chính phủ qua Đảng, quả bóng vẫn lăn…

Tiếp tục loạt bài về các tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, kỳ này Mặc Lâm tìm hiểu thêm nội dung có liên quan đến vấn đề tham nhũng mà Chủ tịch nước cho biết là rất quyết tâm thực hiện.
truongtansang.net
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri với cử tri quận 4
Khách mời của chương trình hôm nay là TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, TS Nguyễn Đình Lộc và lý thuyết gia Maxist Lữ Phương.
Thưa quý vị một trong các nội dung chúng tôi nhận thấy rất quan trọng trong phát biểu của Chủ tịch nước là câu hỏi thuộc về công tác kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ nhà nước cấp cao. Trả lời báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã xác định “Gốc gác của vấn đề này nằm ở chỗ hiện còn sử dụng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế. Ðể giải quyết căn cơ hơn, nhất định phải thay đổi phương thức giao dịch này, phải thu hẹp dần, thay vào đó là thanh toán, giao dịch qua ngân hàng. Phương thức này được cho là hiệu quả để có thể kiểm soát được các "giao dịch ngầm".

Tiền mặt, đồng minh tham nhũng
Để hiểu rõ hơn về chuyện tiền mặt đã góp phần vào việc tham nhũng như thế nào chúng tôi xin được chia sẻ câu hỏi này với TS Nguyễn Quang A, chuyên gia tài chánh nguyên viện trưởng Viện IDS. Thưa xin mời TS Nguyễn Quang A.
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ điều ông Chủ tịch nước nói nó chỉ đúng một phần thôi, bởi vì đúng là có chuyện giao dịch tiền mặt nhưng với khối lượng tiền rất lớn thì tiền mặt cũng không phải là sự kiện chính. Vấn đề cơ bản ở chỗ người ta có thực sự muốn minh bạch hay không. Bởi vì khi kê khai ra thì phải để cho mọi người được biết chứ còn kê khai chỉ để lưu trong hồ sơ đến lúc có chuyện gì thì mới lôi ra, mà lôi ra cũng không được một cách công khai thì tôi nghĩ rằng không có ý nghĩa gì lắm.
đã làm chính trị gia thì phải chấp nhận chuyện minh bạch vì khi quyết định nó đụng đến rất đông quyền lợi của người khác. Những người đã dấn thân vào chính trị buộc phải chấp nhận điều đó. Tôi nghĩ từ trước đến nay người ta có nói tới chuyện đó nhưng không thấy ở chỗ họ có làm thật hay không.
TS Nguyễn Quang A
Bởi vì đã làm chính trị gia thì phải chấp nhận chuyện minh bạch vì khi quyết định nó đụng đến rất đông quyền lợi của người khác. Những người đã dấn thân vào chính trị buộc phải chấp nhận điều đó. Tôi nghĩ từ trước đến nay người ta có nói tới chuyện đó nhưng không thấy ở chỗ họ có làm thật hay không. Nếu làm thật thì tôi nghĩ rằng chuyện tiền mặt cũng chỉ là một phần nhỏ mà thôi.

Kê khai tài sản, câu hỏi khó có lời kết
Xin được tiếp tục với câu hỏi Chủ tịch nước về chuyện kiểm kê tài sản và tính minh bạch của việc kê khai thu nhập của cán bộ cấp cao. Chủ tịch Trương Tấn Sang nói rằng “quy định về vấn đề này đã có rồi, nhưng thực tế cũng chưa đảm bảo hiệu quả như mong muốn và tính thực chất của việc kiểm soát tài sản, thu nhập bằng biện pháp kê khai này. Chúng tôi năm nào cũng kê khai. Sắp tới đây cũng sẽ công khai các kê khai này tại nơi cư trú, nơi công tác của cán bộ, công chức”.
Thưa TS Nguyễn Đình Lộc, TS từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư Pháp và cũng là một đại biểu Quốc hội, xin ông cho biết nhận xét của ông về những trình bày này của Chủ tịch nước.
TS Nguyễn Đình Lộc: Chắc là không đơn giản đâu bởi vì kê khai tài sản là hình thức chống tham nhũng, mà chống tham nhũng chưa tốt lắm thành ra có thể nhìn thấy trước là không đơn giản. Tôi còn chờ đợi đồng chí Chủ tịch nước nếu ông ấy có biện pháp quyết liệt hơn thì chắc là sẽ
Từ trái qua phải và trên xuống: TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, TS Nguyễn Đình Lộc và lý thuyết gia Maxist Lữ Phương
Từ trái qua phải và trên xuống: TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, TS Nguyễn Đình Lộc và lý thuyết gia Maxist Lữ Phương
có một hiệu quả nhất định. Nhưng cũng không nên hy vọng nhiều vào đó vì tình trạng tham nhũng còn nặng nề lắm. Thực tế ai cũng thấy rồi dư luận người ta đều biết hết. Tôi đang chờ đợi xem thực chất sẽ diễn ra như thế nào. Tôi cũng chưa tin lắm đâu nhưng hy vọng vì nghị quyết Trung ương 4 lần này quyết liệt lắm. Và thưa LS Trần Đình Triển, là một luật sư có kinh nghiệm về chống tham nhũng, ông có điều gì khác muốn chia sẻ hay không thưa luật sư?
LS Trần Đình Triển: Tôi đánh giá rất cao Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không những ở cương vị Chủ tịch nước mà khi ông còn là Thường trực Ban bí thư Trung ương thì ông đã rất quan tâm đến đường lối chính sách, quan tâm đến những vấn đề bức xúc của xã hội để góp phần đưa ra những chính sách nhằm đem lại niềm tin của người dân với đảng với nhà nước.
Vừa qua Chủ tịch nước nêu ra vấn đề kê khai tài sản của các công chức nhà nước thì vấn đề này không phải là mới, đã cũ, đã đưa ra rất nhiều nhưng thực hiện chưa được bao nhiêu do từ cơ sở.
Hiện nay có một vấn đề là công chức nhà nước không những tài sản đứng tên mình mà lách dưới góc độ gia đình, vợ con, con cháu họ hàng đứng tên những tài sản đó. Một vấn đề nữa cần phải làm rõ đó là những tài sản ở nước ngoài. Những tài khoản tiền gửi ở các ngân hàng nước ngoài của các công chức. Đây là những vấn đề đặt ra rất là khó, khó nhưng không phải là không làm được.
Hiện nay có một vấn đề là công chức nhà nước không những tài sản đứng tên mình mà lách dưới góc độ gia đình, vợ con, con cháu họ hàng đứng tên những tài sản đó. Một vấn đề nữa cần phải làm rõ đó là những tài sản ở nước ngoài... Đây là những vấn đề đặt ra rất là khó, khó nhưng không phải là không làm được.
LS Trần Đình Triển
Chính sách nêu ra cần phải có chế tài thật mạnh mẽ. Tôi đồng tình quan điểm của Chú tịch nước và tôi nghĩ rằng đảng và nhà nước cũng sẽ triển khai nhưng cần phải đi từ cơ sở và kêu gọi dân phát hiện ra những nguồn tài sản bất minh. Nếu như của quan chức nhà nước mà dấu thì cần phải xử kỷ luật nghiêm minh. Thứ hai nữa nếu một quan chức dấu tài sản sau này phát hiện đưa ra khởi kiện thí dụ như tranh chấp đất đai, nhà cửa ở phiên tòa hay tranh chấp dân sự, hòa giải ở chính quyền địa phương mà phát hiện ra tài sản đó bản chất đứng tên như thế này nhưng đằng sau là của công chức thì những tài sản đó phải tịch thu và xung vào công quỹ của nhà nước.

Thay đổi vai chính, hiệu quả bao nhiêu?
Xin cám ơn LS Trần Đình Triển, chúng tôi xin được bước qua vấn đề thứ hai cũng trong phạm vi chống tham nhũng. Thưa quý vị chắc chúng ta còn nhớ với nghị quyết Trung ương 5 một sự thay đổi quan trọng đối với người đứng đầu chịu trách nhiệm chống tham nhũng đã được chuyển giao từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tức là chuyển từ chính phủ sang đảng. Liên quan đến cuộc chuyển đổi này Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tuyên bố rằng: “Nay Ðảng trực tiếp
Những biệt thư kiểu nay thì lương đảng viên mới mua nổi...? (ảnh minh hoạ)
Những biệt thự kiểu này thì lương đảng viên mới mua nổi...? (ảnh minh hoạ)
nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. Ban Nội chính của Ðảng được tái lập, cũng là cơ quan thường trực về phòng chống tham nhũng. Với thể chế chính trị của nước ta thì cách tổ chức bộ máy về phòng chống tham nhũng như vậy là mạnh mẽ nhất rồi” Xin được hỏi GS Tương Lai, ông có đồng ý với sự lạc quan mà Chủ tịch nước đặt vào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không?
GS Tương Lai: Việc chống tham nhũng về tay ông Nguyễn Phú Trọng tôi không tin là ông ấy có phép thần để mà ông ấy chống được đâu. Nếu như không có một thay đổi rất cơ bản về cái quy chuẩn về lỗi hệ thống, có nghĩa là phải tìm ra quy luật mới ở đấy xét đến cùng là phải dựa vào dân, nghe tiếng nói của dân và phải thấy rằng nếu không dựa vào dân, không nghe tiếng nói của dân thì hỏng. Đến như ông Bộ trưởng Bộ Môi trường khi Quốc hội hỏi ông có kết luận gì về vụ Văn Giang không, thì ông nói là không kết luận gì cả. Quá trình thực hiện tỉnh đã làm theo quyết định của Thủ tướng, thực hiện chính sách đền bù cơ bản là tốt. Do các thế lực bên ngoài lợi dụng kích động nên trở thành vấn đề chính trị chứ không phải sai phạm gì. Ông ấy nói ngon lành thế cơ mà!
Nói như thế là rất bậy. Một Bộ trưởng mà nói như thế là quá bậy. Phải thấy được cái quy luật mới này. Nó đòi hỏi phải xem lại quy trình nó đã xộc xệch, nó đã cũ kỹ, nó đã hư hỏng lắm rồi phải chỉnh đốn nó. Nếu không chình đốn, không sửa chữa thì cá nhân có tài giỏi mấy, có ba đầu sáu tay cũng không giải quyết được đâu.
Việc chống tham nhũng về tay ông Nguyễn Phú Trọng tôi không tin là ông ấy có phép thần để mà ông ấy chống được đâu. Nếu như không có một thay đổi rất cơ bản về cái quy chuẩn về lỗi hệ thống, có nghĩa là phải tìm ra quy luật mới ở đấy xét đến cùng là phải dựa vào dân, nghe tiếng nói của dân...
GS Tương Lai
Xin cám ơn GS Tương Lai, xin được tiếp tục cùng một nội dung câu hỏi này với luật gia Lê Hiếu Đằng.
LG Lê Hiếu Đằng: Thật ra chuyển từ chính phủ qua đảng thì đứng về mặt một nhà nước pháp quyền mà nói thì đảng chỉ là cơ quan lãnh đạo thôi chứ không phải đảng đi giải quyết việc đó. Theo tôi muốn chống tham nhũng một cách hiệu quả thì phải có một Ủy ban quốc gia độc lập, gồm nhiều nhân vật có uy tín, trong sạch và giao nhiều quyền cho họ thì mới có thể chống được tham nhũng. Nói thật là bộ máy hiện nay kể cả nhà nước và đảng, tham nhũng nó đã đục ruỗng rất nhiều rồi. Có thể nói như vậy.
Tất nhiên chúng ta phải chờ đợi chứ không nói trước được nhưng tôi nghĩ rằng có hiệu quả hay không phải có quyết tâm rất lớn và có bộ máy tương đối độc lập. Như tôi đã nhiều lần phát biểu nếu anh không có tam quyền phân lập thì không thể nào chống tham nhũng được. Phải có một nền tư pháp độc lập thì mới xử được những cán bộ cao cấp, nhất là ở trong chính phủ và kể cả trong đảng như vậy thì mới có hiệu quả.
Nếu các vị giữ trọng trách trong chính phủ, trong nhà nước đều là đảng viên hơn nữa đều là Ủy viên Trung ương đảng, thậm chí có người là Ủy viên Bộ chính trị thế thì ai xử những người này nếu không có tòa án độc lập? Nếu không làm được việc này thì sẽ trở lại như cũ có nghĩa là sẽ không hiệu quả.
Tôi cũng như nhiều người hy vọng rằng với việc chuyển qua cho Tổng bí thư đảng là ông Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban thì tôi cũng chờ đợi hành động của ông Tổng bí thư như thế nào, để có thể đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng vốn là quốc nạn hiện nay và trở thành mối đe dọa cho sự tồn vong của đất nước.
Xin được tiếp tục cùng một câu hỏi với ông Lữ Phương, lý luận gia Maxist, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đầu tiên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam. Thưa ông sự chuyển đổi vai trò của chính phủ và đảng có làm cho việc chống tham nhũng mạnh hơn hay không?
...nó là kết quả của suy thoái về đạo đức ở trong đảng. Người ta đưa ra thực hiện đường lối xây dựng lành mạnh, lý tưởng, xây dựng một xã hội tốt đẹp này kia nhưng thật sự nó là không tưởng, không thể thực hiện được. Khi mình làm điều gì đó mà không thực hiện được thì nó sẽ có tác dụng ngược lại
ông Lữ Phương, lý luận gia Maxist
Ô. Lữ Phương: Tôi thấy không mạnh hơn đâu. Bởi vì bệnh tham nhũng này theo tìm hiểu của tôi thì nó không phải thuần túy là ham muốn vật chất, không phải vậy, nó là kết quả của suy thoái về đạo đức ở trong đảng. Người ta đưa ra thực hiện đường lối xây dựng lành mạnh, lý tưởng, xây dựng một xã hội tốt đẹp này kia nhưng thật sự nó là không tưởng, không thể thực hiện được. Khi mình làm điều gì đó mà không thực hiện được thì nó sẽ có tác dụng ngược lại.
Đảng cộng sản đứng trước một tuyệt lộ rồi vì không có lý tưởng. Lý tưởng không thực hiện được, bất khả thi cho nên khi đem cái đó ra để thay thế thì người ta đem cái vật chất mà không hứa với xã hội, không hứa với nhân dân một con đường tốt đẹp một xã hội lành mạnh, tương lai lý tưởng gì cả. Chính vì bây giờ tham nhũng nằm trong đảng, trong chính phủ khi họ thấy không có tương lai không có lý tưởng nữa thì họ tham nhũng.
Tôi nghĩ những giải pháp đưa ra vì thấy tham nhũng trầm trọng quá sức rồi. Nó trầm trọng đến mức cái nghị quyết vừa rồi cho thấy có thể làm sụp đổ cả một chế độ cho nên họ cố gắng chận lại bớt chừng nào hay chừng nấy. Tôi thấy kết quả của nó hoàn toàn không đáng mong mỏi.
Xin thành thật cám ơn các vị khách quý hôm nay. Thưa quý thính giả như đã giới thiệu trước đây loạt bài này còn bài cuối cùng chia sẻ về nội dung mà Chủ tịch nước nói tới có liên quan đến báo chí và bức xúc xã hội về các vấn đề điều hành đất nước, cũng do Mặc Lâm thực hiện mời quý vị đón theo dõi vào kỳ phát thanh tới. Xin cám ơn quý vị.

Mặc Lâm
2012-06-29
Theo RFA


PTT HOÀNG TRUNG HẢI - '' ÔNG BÉO NỬA TRIỆU ĐÔ"



THEO WIKI: Hoàng Trung Hải sinh ngày 27 tháng 9 năm 1959 tại xã Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
·      7/1976 – 10/1981: Sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • 11/1981- 7/1991: Kỹ sư, Trưởng kíp, Trưởng ca, Phó quản đốc phân xưởng rồi Trưởng phòng Kỹ thuật, Phó Kỹ sư chính vận hành Nhà máy Điện Phả Lại; sau đó theo học và tốt nghiệp khóa đào tạo sau đại học Khoa Hệ thống điện, Đại học Bách khoa Hà Nội. Đại biểu Quốc hội khóa VIII.
  • 8/1991 – 8/1993: Trưởng phòng Thư ký tổng hợp, sau là Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Công ty Điện lực I Hà Nội.
...
Hoàng Trung Hải từ một công nhân tại nhà máy điện Phả Lại trong một lần Tổng Bí Thư Đỗ Mười thời bây giờ xuống thăm cùng với đoàn lãnh đạo cao cấp của Liên Xô, bỗng thấy một anh công nhân mà lại biết nói tiếng Nga… Làm cho cụ Tổng ‘lác’ mắt! Sau khi về Hà Nội cụ bắt đầu để ý tới và Hoàng Trung Hải từ vùng mù mịt than đen lấm lem được về Thủ Đô Hà Nội và sau khi lấy con gái của Uỷ viên Bộ chính Trị Nguyễn Văn An, trở thành đệ tử ruột của Thái Phụng nê và Đỗ Mười thì con đường quan lộ cũng cứ thế mà lên.
 Bố của Hoàng Trung Hải là người Trung Quốc 100% chứ chẳng phải lai gì. Có lẽ vì vậy mà ông quan này có một tấm lòng ưu ái đặc biệt với quê nội. Ông luôn miệng khen “công nhân Trung Quốc sang Việt Nam lương  chỉ trả hơn 1 triệu đồng /tháng mà làm quần quật không người Việt Nam nào bằng!”. Hoàng Trung Hải cũng chẳng cần dấu giếm việc hướng về quê nội và muốn ông ta vui lòng giao cho dự án thì cứ tuyển thật nhiều công nhân Trung Quốc!
Công bằng mà nói thì Hoàng Trung Hải cũng là người có trí, có tài, chỉ tiếc cho ông Phó Thủ Tướng gốc tàu này dù sinh đẻ tại Việt Nam song vẫn không bị thất truyền thói ăn tiền - Gốc rễ của việc ăn hối lộ, tham nhũng của các quan Việt Nam cũng xuất phát từ cội nguồn từ việc quen phải cống lễ cho các Quan sứ vi hành từ Trung Quốc.
Các doanh nghiệp đặt biệt danh ‘Ông béo Nửa triệu đô’! Vì sao có cái biệt danh này? Chả là Hoàng Trung Hải là người có tiếng ăn ‘dày’! Dưới nửa triệu đô la Mỹ thì như người uống rượu khai vị chẳng xi nhê gì cả! Muốn ông ta động tay chân ký cho tờ giấy thì phải nửa triệu đô!
Một cái xấu nữa là ông ta mắc cái bệnh ‘ăn mà không làm’ như nhiều doanh nghiệp kêu than. Đây là điều cấm kỵ, nhưng Hoàng Trung Hải đã vi phạm! Do vậy cũng gây nhiều thù oán với các doanh nghiệp, thậm chí, họ còn kháo nhau:  “anh ba mà ăn là ký liền, còn Hoàng trung Hải cầm 100 ngàn cứ như không, ngày hôm sau coi như không có chuyện gì xảy ra!”, nhưng đám doanh nghiệp cay cú nhất là việc Hải có thể ăn một lúc mấy mang, có thể hứa hẹn với cả mấy người, nhưng rồi nhiều người đã phải chịu mất trắng! Nhìn Hoàng Trung Hải không ai biết được tên béo gốc tàu này lại tồi tệ đến mức như thế!
 Trong Chính Phủ, Hoàng Trung Hải là người được Thủ Tướng Dũng tin dùng và giao cho nắm tới 60% nền công nghiệp của cả nước! Do vậy nề kinh tế đất nước đi vào suy thoái, người dân bị bần cùng hoá và thất nghiệp như hiện nay có ‘công đóng góp to lớn của ông béo nửa triệu đô’ này!
Riêng lĩnh vực nông nghiệp, Hoàng Trung Hải – Nguyễn Sinh Hùng & Cao Đức Phát là đường dân khép kín của mấy chục tỷ đô la Mỹ đầu tư hàng năm cho ngành này. Là những con chuột quái thai ‘Chec-nô-bưi’ của Việt nam. Tin trên Chính Phủ điện tử:
“Theo công văn số 4624, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, chấp thuận cho Vinafood 1 thành lập liên doanh chế biến, xuất khẩu gạo với Công ty Louis Dreyfus Commodities Asia Pte (LDC - Singapore) thuộc Tập đoàn Louis Drefus có trụ sở chính tại châu Âu.
Đây là đối tác nhập khẩu gạo lớn nhất tại Việt Nam.
Ông Hải cũng yêu cầu trước mắt Vinafood 1 cần giữ tỷ lệ cổ phần chi phối và giữ không tăng tỷ lệ cổ phần của đối tác.
Theo Bộ Công Thương, nơi tiếp nhận đề xuất của Vinafood 1 hồi tháng 5 vừa rồi, thỏa thuận ban đầu giữa hai bên là LDC sẽ góp 33% vốn vào liên doanh chế biến gạo xuất khẩu đặt tại Lai Vung, Đồng Tháp có quy mô vốn đầu tư là 16 triệu đô la Mỹ. Thỏa thuận cũng nêu rõ LDC có quyền đề xuất tăng phần vốn góp của mình lên 50%.”
Chỉ một văn bản đã thấy rõ sự chi phối của ông béo này đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam thế nào? VinaFood 1 và 2 thực chất là những công ty độc quyền kinh doanh lương thực tại Việt Nam. Bất cứ công ty tư nhân nào muốn xuất khẩu lương thực ra thế giới đều phải có sự chấp thuận cho 1 trong 2 công ty này, vẫn cái kiểu XIN – CHO và chính vì vậy mà sau mấy chục năm, Việt Nam vẫn chưa xây dựng nổi thương hiệu gạo của mình trên thị trường Quốc Tế! Đặc biệt ngân sách hàng năm vài chục ngàn tỷ đồng dành cho việc mua tạm trữ gạo bình ổn giá thì hai công ty này đều tuồn cho Thương lái. Dù được độc quyền nhưng vẫn không tổ chức hệ thống thu mua riêng của mình, mà tất cả đều qua thương lái – Đây là cây cầu để Hoàng Trung Hải – Nguyễn Sinh Hùng (Và bây giờ là Vũ Văn Ninh) & Cao Đức Phát cùng VinaFood 1,2 ăn chia tiền dành cho vay ưu đãi! Nếu Vinafood 1 và 2 trực tiếp đứng ra thu mua thì làm sao rút tiền ra để chia nhau được?
Rồi tiền đầu tư cho các công trình Thuỷ lợi, những dự án như Sông Tranh… Tổng mức đầu tư hàng năm từ 20 -25 tỷ USD và theo mức đánh giá thông thường thất thoát từ 30-40% thì sẽ thấy mỗi năm bè lũ do ông béo cầm đầu này ‘xà xẻo’ đến 6- 8 tỷ USD!
Trước Đại Hội XI, ông béo này cũng chạy Ma-ra-ton để kiếm một chân Uỷ viên Bộ Chính Trị, song vì qúa gắn bó với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc lũng đoạn nền kinh tế cộng thêm cái nguồn gốc ‘Tàu khựa’ nên đã không chen chân nổi với Đinh Thế Huynh, Ngô Văn Dụ!
Hãy nghe ông béo này phát biểu về Thực hiện tái cấu trúc Ngân hàng :
….quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang được triển khai quyết liệt, đảm bảo tiến độ. Thống đốc NHNN đã khẳng định tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, NHNN sẽ sớm báo cáo Chính phủ đề án xứ lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng để khơi thông nguồn vốn, đồng thời trong 6 tháng cố gắng xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém”…
Giọng lưỡi tung hứng của nội các Chính Phủ Dũng là như vậy đó! Đây là kiểu “I scratch your back, you scratch mine” – Tôi che chắn cho anh thì anh che cho tôi!
Là một người có học, tư chất thông minh, Hoàng Trung Hải cũng thừa hiểu rõ những ngân hàng yếu kém ở Việt Nam hiện nay chính là các Ngân hàng Thương Mại quốc doanh như BIDV, như Agribank, Vietcombank, Vietinbank… Đây là những khối ung thư khổng lồ với tổng dư nợ tín dụng của mỗi ngân hàng từ gần 300.000 đến gần 500.000 tỷ đồng, nếu mức nợ xấu theo như Thống đốc Bình công bố 10% thì những ngân hàng này đã mất hoàn toàn vốn từ lâu rồi! Song, Hoàng Trung Hải cũng đồng loã cùng Thủ Tướng Dũng tảng lờ không nhắc đến thực trạng của những khối ung thư này mà về hùa cùng Nguyễn Văn Bình xác định các ngân hàng nhỏ đồng nghĩa là yếu kém để phục vụ cho mưu đồ thôn tính của nhóm lợi ích Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Đức Kiên.
Đây chỉ là một phần rất nhỏ chân dung của 1 thành viên nội các của Chính Phủ Dũng để mọi người hiểu thêm.


Dương Công Minh - Ông chủ Him Lam, LienViet PostBank

Từ chuyện đi buôn xoài bị thua lỗ, ông chủ của Him Lam đã tình cờ bước vào lĩnh vực bất động sản.Ông chủ Him Lam đã từng có thời gian đi buôn xoài


Họ tên:
Dương Công Minh
Năm sinh:
n/a
Quê quán:
Huyện Quế Võ – Bắc Ninh
Học vấn:
Cử nhân chuyên ngành Vật giá năm 1984 Đại học Kinh tế kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân)
 
Chức vụ đang nắm giữ:
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam
+ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Gia đình:
n/
Tài sản:
Cổ phần tại Him Lam, Ngân hàng Liên Việt
 Ông Dương Công Minh được biết đến với vai trò là ông chủ của CTCP Him Lam - một công ty bất động lớn tại Việt Nam và Chủ tịch của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
Ông là con người khá bí hiểm, hầu như không xuất hiện trước báo chí.
Trong một lần hiếm hoi trò chuyện về cuộc đời vào cuối năm 2010 với FLI Club, vị doanh nhân này đã bật mí một số thông tin về bản thân: “Tôi là người giàu, tuy nhiên đã biết cách làm giàu thì cũng cần biết cách khiêm tốn, tránh khoe khoang. Nhà cửa của tôi ở đàng hoàng, nhưng hiếm người biết nhà tôi như thế nào. Tránh để người ta có những nhìn nhận không cần thiết.
Bây giờ tôi có biệt danh Minh Him Lam. Ngày trước tôi có biệt danh Minh Xoài”.
 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Quá trình công tác:
1984 - 1993: Sỹ quan công ty Xuất nhập khẩu – Bộ Quốc Phòng; cán bộ công ty XNK Cà phê trực thuộc bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
1994 – 1997: Giám đốc Xí nghiệp xây dựng – công ty Thanh Bình – Bộ Quốc Phòng.
Câu chuyện thời buôn xoài
Ông Minh chia sẻ về cơ duyên đến với bất động sản: “Ngày trước, tôi làm xuất nhập khẩu trái cây qua Trung Quốc, tôi xuất khẩu xoài. Bạn tôi muốn làm chung thì tôi đồng ý chia sẻ với cam kết lời cùng chia nhưng lỗ tôi chịu. Vì giữ lời hứa này mà sau một lần kinh doanh mà bạn tôi tự quyết thì tôi phải gánh lỗ khá nhiều nên quyết định bán nhà đang ở (1000m2 trên đường Cộng Hoà) để trả nợ cho người bạn.
Khi bán nhà tôi bị dịch vụ chém đau. Nhà tôi nếu bán là 350 triệu nhưng hợp thức hóa giấy tờ mất 50 triệu. 50 triệu nhiều quá, tôi tự đi làm, tổng cộng hết 3 triệu. Hệ thống quản lý xã hội của mình rất là không ổn. Những cái dịch vụ công đáng lẽ nhà nước phải làm thì lại chuyển thành dịch vụ công, mà chuyển thành dịch vụ công thì bị còn chặt chém.
Tôi đã lập ra công ty hợp thức hóa nhà đất với giá 20 triệu (giảm 60%). Lợi nhuận 300% sau khi chi các loại chi phí.
Trong cái rủi có cái may. Nhưng cần phải có kiến thức làm các loại giấy tờ để hợp thức hóa căn nhà. Nhờ Đại học có học về giá và bản vẽ nên hỗ trợ cho công việc.
Lúc đầu mất 10 tháng trời đọc bản vẽ và đào tạo lại cho kỹ sư trẻ mới về cùng làm việc. Sau đó ông đi làm dự án và xây dựng nhà. Đến nay ông là người xây nhà nhiều nhất Việt Nam.
Đoạn đường lập nghiệp rất khó khăn gian khổ. Phải trải qua nhiều giai đoạn vô cùng khó khăn. Nhưng hiện nay tự hào Him Lam giàu nhất”.
 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Nắm 99% cổ phần của Him Lam

"Tôi biết nhiều người giàu có hơn mình, ví dụ như anh Minh (chỉ ông Dương Công Minh - PV) giàu có hơn nhiều. Nếu công ty anh ấy niêm yết, chắc khó có người nào vượt qua".
 
Phát biểu của ông Đặng Thành Tâm vào tháng 1/2010
Ông Minh cho biết Him Lam là một tay ông làm nên, từ tiền túi vay nặng lãi, từ cái đầu của ông, từ tính cách của ông. Mỗi sản phẩm Him Lam - từng căn nhà chung cư - là do chính tay ông xem bản vẽ, thi công. Chính vì vậy mà giá trị cốt lõi của Him Lam chính là Dương Công Minh.
“Khi tôi thiết kế, xây dựng một căn nhà.. nó phải đạt một chuẩn mực mà tôi luôn đặt ra cho mọi sản phẩm của mình, đó là "Căn nhà đó tôi có thể sống trong đó mà vẫn thoải mái" - cho dù bây giờ tôi đang ở một căn nhà - không thể tốt hơn, thì khi tôi vào sống trong bất cứ căn hộ chung cư hay căn nhà nào của Him Lam xây, tôi đều thấy thoải mái”.
CTCP Him Lam có vốn điều lệ 6.500 tỷ đồng, mà theo như lời kể của mình thì ông Minh nắm tới 99%.
Him Lam không phải là công ty gia đình trị mà là độc trị. Chỉ mình Dương Công Minh là người quyết định thôi: “Người đứng đầu của Him Lam sau này sẽ là con trai tôi! Trong 10 người cao nhất của Him Lam chỉ có 3 người trong gia đình tôi. Nhưng Chủ của Him Lam sau này chỉ có thể là con trai tôi”.
Khi ông Minh phát biểu câu này vào cuối năm 2010, con trai ông mới có 3 tuổi rưỡi.
 
Him Lam là cổ đông sáng lập và cổ đông chính của LienVietPostBank
 
Khi được hỏi về thất bại lớn nhất trong cuộc đời, ông Minh đã khẳng định: "Cuộc đời tôi không có thất bại. Tôi chỉ toàn thấy thành công may mắn trong cuộc đời. Việc tôi thua lỗ khi đi buôn xoài, bán nhà cửa và vay tiền nặng lãi để kinh doanh, tôi không xem đó là THẤT BẠI mà là MAY MẮN. Nếu không có sự việc đó, thì không thể có Minh Him Lam ngày hôm nay".
 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Him Lam Group
CTCP Him Lam có trụ sở chính tại 234 Ngô Tất Tố - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh. Website: www.himlam.com
Vốn điều lệ tính đến năm 2010 là 6.500 tỷ đồng; công ty hoạt động chính trong 3 lĩnh vực: Bất động sản, tài chính và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó mỗi lĩnh vực sẽ đi theo thương hiệu riêng chứ không cùng nhau.
Các dự án chính của công ty có khu đô thị Him Lam – Tân Hưng (Quận 7, Tp.HCM), khu căn hộ Him Lam Riverside, khu căn hộ Him Lam Nam Khánh…
 
LienViet PostBank
 
Ngân hàng Liên Việt được thành lập năm 2008 với các cổ đông sáng lập chính là Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco).
 
Mặc dù là mới đi hoạt động nhưng quy mô của ngân hàng này đã tăng trưởng rất nhanh. Đến cuối năm 2011, tổng tài sản đạt hơn 56 nghìn tỷ đồng, gấp gần 8 lần so với cuối năm 2008.
 
Trong năm 2011, ngân hàng này đã đổi tên từ Liên Việt thành Bưu điện Liên Việt (Lienviet Postbank) sau khi nhận góp vốn từ VNPost (VNPost góp vốn bằng tiền mặt và giá trị của Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện từ VN Post.
Lợi nhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản
của Lienviet Postbank trong giai đoạn 2008-2011
 
 
Him Lam Corporation và các đơn vị thành viên
 
Theo TTVN


Có ai nhìn thấy xung đột lợi ích trong trường hợp này hay không nhỉ ????


 
Sống ở một nước văn minh 37 năm chúng tôi nhìn là biết tỏng nó xung đột lợi ích đầy dẫy và quyền lợi của 90 triệu dân bị xâm phạm nặng nề qua chuyện này: “Con gái thủ tướng lãnh đạo bốn công ty”.
Không những tôi nhìn thấy, chính con gái Thủ Tướng thấy, Phò mã thấy và cả đàng trai đều thấy. Thấy và hiểu biết tiêu chuẩn văn minh sao vẫn nhắm mắt mà vơ vét của dân VN ????
Này nhé, Bản Việt có một block căn hộ vì lãi suất cao, bán không được, tồn đọng, con gái thỏ thẻ với bố là phải bảo Nguyễn văn Bình hạ lãi suất, lập quỹ tiết kiệm “lợi tức thấp” rồi mua block căn hộ đó, Nguyễn văn Bình có dám từ chối hay ko ??? Nguyễn văn Giàu chỉ mới cãi lại thôi còn bị đuổi việc thì nói gì tới Bình.
Bản Việt CK bị vấn đề thanh khoản trầm trọng, cần 1.000 tỉ vnd ưu đãi lúc này với lãi suất 12%, Vietcom hay Viettin hay BIVD có dám từ chối chỉ đạo của 3 Dũng hay không ???
Một trong 21 tập đoàn cần vay 1 tỉ usd trái phiếu thì tập đoàn này có phải đến Bản Việt hay ko ??? Bản Việt sẽ ăn leading commission cùng trailing commission chừng 3% mỗi lần, rồi ăn lại quả của tập đoàn nữa. Tất cả tiền này ai trả ??? Khi tập đoàn trả, đó là tiền thuế của 90 triệu dân để tập đoàn vận hành, nay trả tiền phong bì, lại quả v.v..cho Bản Việt, vậy là có cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng hay không ??? .
Con giá của Ngoại Trưởng Hillary Clinton vừa mới tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí hạng Ưu, Bà Clinton đâu đó cho con gái vào Bộ Ngoại Giao làm Tùy Viên báo chí ngoại giao đâu, vì làm thế là con ông cháu cha, là xung đột lợi ích nên con gái tên Chelsea xin việc và được chấp nhận làm phóng viên quèn ở một đài TV địa phương.
Đó là tiêu chuẩn của một CP văn minh, và dĩ nhiên, nếu tôi làm TT của CP Hậu CS, bất cứ thân nhân của hàng Tổng, Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, Tỉnh, Đô Thị trưởng đều không được vi phạm nguyên tắc xung đột lợi ích.
Đây là một tiêu chuản của CP tốt (Good Governance) như trung thực và Liêm Khiết.
Melbourne
Chau Xuan Nguyen Blog


Bằng chứng rõ ràng Thống Đốc Nguyễn văn Bình hành động vì lợi ích của Mafia banking

Tại sao thanh khoản NH rất thấp tầm đầu tháng 04.2012 KT* – 594 – 040412 – Tái cơ cấu Ngân hàng, khó khăn nhất là thanh khoảnNhưng đến hôm nay là cuối tháng 5.2012 thì thanh khoản rất cao, NH còn không thèm mượn lẫn nhau nữa. Vậy chứng tỏ là bệnh thanh khoản không phải là bệnh, NV Bình muốn thanh khoản yếu thì thành yếu (theo yêu cầu của Mafia banking như Exim bank, CBC bank để dễ dàng thâu tóm Sacom bank. NV Bình dùng quyền lực của mình làm chuyện này khốn nạn đến nỗi DN phải đói vốn tầm 13.02.2012 nên tôi phải viết bài này….CXN*_021312_1404_Tôi kêu gọi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản hãy chỉ đạo 3 Dũng và Bình chấm dứt trò chơi thanh khoản và thâu tóm vì lợi ích của 90 triệu dân VN
Ngay sau khi tôi viết bài này, ai đó trong CP, trong BCT, trong BBT làm thế nào mà lãi suất huy động sụt cái vèo 2% (từ 14% còn 12% trong tháng) và thanh khoản vẫn còn khó khăn

Sau đó, tình hình DN ngưng hoạt động quá nhiều nên trần lãi suất vay là 15% (08.05.2012) nhưng thanh khoản vẫn còn khó khăn.
 và đến hôm nay, khi tình hình rất căng về DN nên thanh khoản hôm nay thật dồi dào…Nhưng đã có từ 300.000 đến 400.000 DN đóng cửa lần cuối.

KẾT LUẬN
Vấn đề cốt lõi ở đây là nếu NV Bình không chạy theo lợi ích của bọn Mafia banking để siết chặt lãi suất và thanh khoản từ đầu năm 2012 (để NH nhỏ chịu không nổi mà phải bán rẻ để bị thâu tóm bởi ACB, Southern bank, Exim bank) thì 400.000 DN không bị khô máu mà phải đóng cửa như ngày hôm nay. Tôi nghĩ Hiệp Hội Tiểu Thương VCCI nên kiện NV Bình về chuyện làm 400.000 DN phá sản.
Trước Tết, NVB còn phát biểu là DN nên tập sống với lãi suất 25% và đừng trông cậy vào vốn nhà Băng
Ít nhất NV Bình phải bị đuổi việc vì hành động không vì lợi ích của 90 triệu dân hay 400.000 DN mà chỉ vì lợi ích của nhóm bầu Kiên, Lê Hùng Dũng v.v…

Melbourne

Châu Xuân Nguyễn Blog




PHẢN PHÉ

https://chauxuannguyen.files.wordpress.com/2012/05/icon_dcs_n47.jpg?w=150&h=150
Người giấu tên
Loạn….
loạn từ trên xuống….
loạn từ dưới lên….
loạn cả nước….
Nhìn Việt Nam hiện nay thì ta chỉ nhìn thấy chữ ‘ Loạn’ .
Loạn từ ngoài đường cho đến cơ quan chính quyền.
Loạn từ chuyện quang minh đến loạn cả chuyện ‘trên giường’.
Loạn từ chuyện cái ăn, cái mặc đến chuyện ‘thâm cung, bí sử’ chốn hậu cung.
Loạn từ chuyện ‘kết bè, lập phái’ đến chuyện ‘tranh giành quyền lực ảnh hưởng’ và miếng ăn.
Loạn từ từ….
Từ từ ‘Loạn’…loạn…. đến ‘Lật’ …. còn bao xa nữa???!.
Đảng ta bao năm nay vẫn kiên trì theo đường lối XHCN để đưa nước Việt ta được cuộc sống ở ‘Thiên đàng’ Cộng sản.
Đảng ta từ ngày thành lập đến nay hơn 80 tuổi. Cũng coi như là có tuổi tác khá lớn rồi, chắc cũng có lẽ GIÀ rồi.
Đảng ta đã lãnh đạo nước Việt Nam với hơn 80 triệu dân này cũng hơn 60 năm rồi còn gì.
Đảng ta vẫn luôn hàng ngày, hàng ngày, hàng ngày nói về Đảng.
Đảng ta ….đã tan…trong lòng dân.
.
Người đã hy sinh một đời mới có cơ ngơi như ngày hôm nay. Các thế hệ sau được ‘tắm mát’ trong lòng tư tưởng của Người. Vì vậy Đảng viên luôn biết ơn Người.
Người luôn được Đảng viên giữ ‘di ảnh’ trong túi để không quên Người. Miếng ăn, căn nhà, hay ‘phong bì’ đều có ‘hình bóng’ Người.
Người đã ra đi mãi mãi nhưng những gì Người đã làm cho nước Việt Nam thì không ai có thể quên được Người.
Người vẫn là ‘tấm gương’ học tập của tất cả các Đảng viên, để ngày ngày Đảng viên làm theo những gì Người đã làm, kể cả việc không phải của Người.
Người là ‘tượng’ ‘sống’ của mọi người.Việt Nam trải qua 4000 năm lịch sử có nhiều thăng trầm và tự hào.
Việt Nam — ‘rừng vàng, biển bạc’
Việt Nam — nhiều ‘Anh hùng’
Việt Nam — “tiền đồn’
Việt Nam — IQ cao
Việt Nam — ‘phản đối’
Người Việt Nam khỏe nên đi ‘lao động xuất khẩu’ toàn cầu
Gái Việt Nam đẹp nên đi làm ‘dâu’ toàn cầu
Trẻ Việt Nam giỏi nên du học rồi trở thành công dân toàn cầu
Sản Việt Nam (khoáng sản, nông sản, hải sản….) xuất đi toàn cầu
Biển Việt Nam lớn nên bạn sang giữ gìn theo tinh thần vô sản anh em toàn cầu
Nước Việt Nam hội nhập toàn cầu
Ta có Tứ trụ ‘Sang, Trọng, Hùng, Dũng’. Ta có biết bao điều tự hào đó nhưng có kẻ lại không muốn tình hình ổn định.
Anh lớn trong nhà nhưng mọi người cứ nói là anh lớn bị Lú, suốt ngày mở miệng ra là đọc kinh Marx. Đi qua nhà anh em cách xa cả nữa vòng trái đất mà Anh Lớn cứ ra rả bài ca ‘ưu việt’.
Cũng cái chuyện ‘hảo lòng’ của Anh Ba nên ai có ‘thành tâm’ là Anh Ba thu nhận hết. Hiện tại quân số đang nắm với đầy đủ ‘tài lực, vật lực’ Anh Ba đang chiếm thế thượng phong.
Còn Anh Tư thì vẫn cứ im lặng, không nói mà làm thôi.
Chú Út thì từ ngày chuyển qua Ghế mới cũng vẫn chưa có gì nổi bật. Chú ấy không còn khuyên dại ‘dân đen’ mua bán chi nữa. Ngoài mặt thì Chú ấy vẫn cứ ra sức đền đáp công ơn Anh Ba đã lo cho Chú ấy ra riêng mà không cần ở dưới trướng Anh Ba nữa.
Mấy bữa nay dân tình ‘xôn xao’ quá. Chị Yến ‘hí hí’ sao mà bị đòi lại cái ‘ghế Dân biểu’ trong khu nhà của chú Út. Không hiểu sao? không hiểu được? Ngày trước thì Mặt trận LA ( không phải Los Angeles của xứ Kỳ Hoa) tỉnh nhà của Anh Tư chấp nhận cho chị Yến làm bà ‘Dân biểu’ và bầu cử thì thắng lợi toàn diện.Truy xuất căn nguyên thì mấy Anh Mặt trận chỉ biểu là ‘có Cán bộ cấp cao ngoài Trung Ương gởi gắm’. Còn trong lúc ‘tranh tối, tranh sáng’ để chia nhà, chia ghế thì rộ lên tin ‘Tâm Tân Tạo’ đại diện cho Anh Tư để thu gom nguồn lực lấy ‘ghế’ Tổng. Nhưng rồi mọi chuyện cũng được định đoạt-Anh Tư phải ngồi vào đúng vị trí khả thi nhất – như hiện tại. Để gắn kết ‘tay- chân’ Anh Tư thu xếp cho 2 Chị em nhà họ Đặng làm ‘Dân biểu’ để thêm vây cánh quanh Anh Tư.
Nhưng nào ngờ. Chú Ba lại như vậy….
Sau cú thoát hiểm ở bến tàu chìm Vinshin thì Anh Ba ‘đã trở lại’ và lợi hại hơn xưa’. Trong vụ chìm Tàu đó Anh Ba đã thiệt hại không ít cho việc trụ lại vị trí cũ. Trong những ngày lùm xùm chuyện Tàu chìm thì Anh Ba đã bí mật chuyển về Nhà gần Tỷ bạc Xanh cùng với Tiền tích trữ ở nhà nữa là hơn 20 thiên tỷ Bác Hồ. Anh Ba trám lại không còn 1 lỗ mọt nào trong cái xuồng Vinashin cũng như rải hết làng trên xóm dưới không chừa 1 ai.
Thiệt hại nặng quá nên Anh Ba sau khi yên ổn liền rao bán ghế trong Nhà mình.15 cái ghế mới cùng với Tiền giữ ghế cũ giảm thiệt hại cho Anh Ba phần nào.Sau khi lên thì Anh Ba tiếp tục giảm thiệt hại bằng các thuyên chuyển ở các Địa phương như ghế BT hay CT. Cũng làm tăng thêm ‘tay- chân ‘ ở địa phương.
Thấy lực lượng và sức mạnh mới của Anh Ba nên…Tâm Tân Tạo – với bản chất con buôn – quay đầu liền 180 xin theo Anh Ba liền.Vì ghế Anh Tư gần như ‘hữu danh’ thôi thì ‘bảo bọc’ gì được nữa. Chị Ba Phượng – con Anh Ba là ngôi sao Tài Chành đang lên của Xứ mình, nên Tâm suốt ngày bám càng Chị Ba Phượng. Cũng trong đợt thanh trừng Bank thì Nam Việt Bank của Tâm Tân Tạo nhờ nguồn lực của Chị Ba Phượng cứu giúp nên thoát hiểm.
Thấy vậy Anh Tư nóng mặt lắm. Bọn ‘ăn cháo , đ.. bát’. Cái nickname ‘Tân Tạo’ gắn sau cái tên Đặng Thành Tâm là của ai tạo ra???  Nói lại mới nhớ khu Công Nghiệp Tân Tạo bây giờ là ngày xưa từ đất Nông trường mà Anh Tư làm Giám đốc; rồi khi lên làm CT TP HCM thì Anh Tư đã hỗ trợ hết mình mới có cái cho nó Đầu tư – Kinh doanh chứ Đất đó đâu phải trên Trời  rơi xuống. Còn SaigonTel nữa chứ, không có tác động của Anh Tư thì Ban Kinh Tế Thành Ủy có cấp vốn và đất để có khu Phần mềm Quang Trung và hàng loạt ưu đãi hạ tầng Viễn thông cho SaigonTel??. Không có sự ‘ che chở’, ‘hỗ trợ’ của Anh Tư thì có ngày Đặng Thành Tâm  là người giàu nhất sàn CK VN hay không?? Vậy mà….Vậy là…Ai đưa lên được thì…sẽ đưa xuống được. Đầu tiên là thằng ‘phản phúc’ thì phải xử thôi. Nó phải biết Đất Sài Gòn này là của Ai? chỉ vì ‘không hợp tác’ chút xíu mà Tâm Tân Tạo phải lên làm việc với CA điều tra vụ bất tuân ở Đại học Hùng Vương mà Tâm đang là CT HĐQT, Công viên phần mềm Thủ Thiêm mà Tâm phải nhờ tụi Đài Loan qua đứng tên xí phần 16Ha vùng lõi của Thủ Thiêm cũng được Anh Tư ra lệnh cho đàn em ở Sài Gòn đòi lại. Vậy là Tâm Tân Tạo chịu thiệt hại quá lớn. Còn các khu Công Nghiệp Tân Đức nữa, Đại Học Tân Tạo  ở Long An cũng coi chừng. Còn chị Yến ‘hí hí’ thì bị chính những người từ Mặt Trận Long An đưa ra đòn đến nỗi phải viết ‘Đơn Từ Ghế’, ngay cả vụ ‘Họp báo’ cũng bị thổi còi phạm luật.
Phản ứng chỗ Anh Ba là kêu Chú Út Hùng là nói muốn bỏ ‘Ghế’ không phải dễ. Không giống như cái hồi bỏ sinh hoạt Đảng là khỏi là Đảng viên.
Thuận chiều, trước đó biết mình yếu nên Anh Tư đã thuận tay thâu tóm 1 đàn em của Anh Ba. Thống Đốc Nguyễn văn Bình. Tại sao Nguyễn văn Bình lại chịu theo phe Anh Tư? Thực ra Anh Tư có ‘hậu phương’ Tài Chánh lớn lắm. Cứ nhìn đàn em Nguyễn Hùng Dũng vừa là CEO của SJC doanh số 90% vàng miếng VN hơn 60.000 tỷ VNĐ/năm kiêm luôn CT HĐQT Eximbank vừa thâu tóm Sacom Bank là đủ hiểu. Anh Tư cho Nguyễn văn Bình mang SJC về dâng cho Anh Ba, nhưng phải thực hiện ‘Kết Kim’ toàn Dân. Và vụ ‘Kết Kim’ này thì  phe Anh Tư có lợi nhiều lắm. Nguyễn văn Bình bao năm làm ở Liên Xô rồi Nga sau này kiếm được khá nhiều khi liên kết với bọn ‘Sói Nga và Đông Âu’. Bình tham gia tất cả vụ buôn lậu lớn nhỏ (Marlboro, quần áo, mì gói) và chuyển Tiền – Hàng từ VN, Trung Quốc sang Nga và Đông Âu.   Nhóm ‘Sói Nga- Đông Âu’ bây giờ đầy ở VN như  Hùng Anh Techcombank , Quang Masan, Huy Cty Bình Thiên An (Diamond Island-chồng Diễm My) ,Vượng Vincom…Thống Đốc Bình không phải là ‘đói kém’ để ngửa tay ‘ăn phong bì’. Anh ruột của Bình cũng là 1 tay khá Giàu tại Hà Nội.Thống Đốc Bình chịu chơi với nhóm Mafia Banking vì những phi vụ ngang tầm Quốc gia và Lợi nhuận thì cực Khủng như thâu tóm Bank, Kết Kim.
Còn Nhà Anh Ba thì bây giờ mới chập chững vào nghề dù Anh Ba đã có thời làm Thống Đốc. Nhưng phe nhóm Anh Ba hiện đang làm ‘Càn’ để nắn gân các nhóm khác: Vụ Văn Giang, Vụ Bản. Đinh La Thăng với 200.000 tỷ Hiện đại hóa Bộ GTVT, 100.000 tỷ rebuild Vinaline, cho lobby xây Casino Vân Đồn – Quảng Ninh, Mua Gạo tạm trữ,….Còn phe của Anh Lớn Lú thì cho đệ kế nhiệm là Phạm Quang Nghị BT Hà Nội nắm lại lòng đàn em ở Tây Nguyên trước khi Anh Ba ảnh hưởng tới khu này. Còn Anh Lớn Lú thì suốt ngày Hội Nghị thôi để gom lại ‘Nắm gân’ và ‘xây rào’ bằng Nghị Quyết của Thường trực BBT cũng như BCT. Cục diện chưa rõ Ai hơn- Ai Kém; nhưng phân cực Tam Phe khá rõ. Anh Ba có phải Tào Tháo ‘gian Dũng’ hay sẽ bại dưới tay Tư Mã Ý, còn phe Anh Tư có Khổng Minh sau lưng để định đại cục dược không? còn phe Chủ Thuyết ‘hữu Danh . vô Thực’ nếu không có ai Tài giỏi như Chu Du hay nếu Chu Du tử thì Đại cục Giang Đông sẽ ra sao?
Hồi…..sau…????? chưa biết…!!!!!
Blog Châu Xuân Nguyễn


Lời kêu gọi tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc xâm lược ngày 1/07/2012


 

8h sáng ngày 01/07/2012 tại cả hai địa điểm:
- Hà Nội: Tập trung tại vườn hoa Lý Thái Tổ (khu vực tượng đài) bắt đầu tuần hành đến 46 Hoàng Diệu – Đại sứ quán Trung Quốc.
- Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung tại công viên 30 tháng 4 bắt đầu tuần hành đến 175 Hai Bà Trưng  -  Lãnh sự quán Trung Quốc.
Danlambao – Trong suốt hơn một tuần qua, khi quốc hội Việt Nam vừa ra biểu quyết thông qua Luật Biển – khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Kế tiếp ngay sau đó phía Trung Quốc có quyết định thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm cả hai huyện đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Đáp lại hành động này của Trung Quốc, phía Việt Nam đã có sự phản đối từ cấp tỉnh tại hai thành phố Khánh Hòa và Đà Nẵng, nơi quản lý hai huyện đảo nói trên.
Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CONNC) đã ra lời mời đấu thầu khai thác 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước những hành vi gây hấn và khiêu khích trên biển Đông như trên, trang mạng 
Nhật Ký Yêu Nước đã ra lời kêu gọi toàn thể công dân Việt Nam cùng tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 2012 tại Hà Nội, Sài Gòn.
*TUẦN HÀNH ÔN HÒA CHỐNG TRUNG QUỐC, ỦNG HỘ LUẬT BIỂN CỦA VIỆT NAM
8h sáng ngày 01/07/2012 tại cả hai địa điểm:
+ Hà Nội: Tập trung tại vườn hoa Lý Thái Tổ (khu vực tượng đài) bắt đầu tuần hành đến 46 Hoàng Diệu – Đại sứ quán Trung Quốc.
+ Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung tại công viên 30 tháng 4 bắt đầu tuần hành đến 175 Hai Bà Trưng – Lãnh sự quán Trung Quốc.
Thưa các bạn!
Bối cảnh, ngày 21/06/2012 Quốc hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Biển Việt Nam tái khẳng định một cách hùng hồn chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển căn cứ theo luật pháp quốc tế. Gần như ngay lập tức sau khi Luật Biển được thông qua, Quốc vụ viện Trung Quốc (tức Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa nhân Trung Hoa) đã quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trực thuộc chính quyền tỉnh Hải Nam mà phạm vi của nó bao trùm toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển lân cận của Việt Nam hay nói cách khác Trung Quốc đã chính thức xác quyết và công khai dã tâm thực hiện chủ quyền với “đường lưỡi bò 9 đoạn” mà theo đó bao trùm 80% diện tích Biển Đông [1]. Ngoài ra chúng còn trịnh thượng triệu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh lên để trao kháng nghị phản đối Việt Nam “vi phạm chủ quyền nghiêm trọng” của chúng! [2]. Kể từ khi 2 lần cắt cáp thăm dò tàu của Việt Nam, Trung Quốc không hề có dấu hiệu sẽ ngưng khiêu khích bằng hàng loạt vụ bắt giữ, tịch thu ngư cụ từ hàng chục tàu đánh cá của Việt Nam khiến các ngư dân tán gia bại sản.
Xét rằng, với truyền thống yêu chuộng hòa bình, công lý, chính nghĩa, Việt Nam luôn muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với láng giềng nhưng Việt Nam càng bày tỏ tình hòa hiếu, Trung Quốc càng lấn tới vì chúng quyết tâm thực hiện dã tâm chiếm biển, đảo của Việt Nam!
Vậy nên, một cuộc tuần hành phản đối có thể sẽ không làm cho Trung Quốc dừng tay THẾ NHƯNG đó là một cơ hội huy động công luận Quốc tế, huy động sự đồng lòng của toàn dân Việt Nam bất kể đảng phái, chính kiến, tôn giáo, trong hay ngoài nước…hễ ai mang dòng máu Việt Nam đều gánh trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC khi TỔ QUỐC đang lâm nguy! Mặt khác, thể hiện sự đồng lòng của toàn dân với Luật Biển mới vừa được quốc hội Việt Nam thông qua thì dứt khoát không phải là hành vi phạm pháp!
Còn nhớ cuộc tuần hành ngày 5/6/2011 đã diễn ra trật tự, ôn hòa và được sự hưởng ứng của hàng nghìn công dân Việt Nam từ sinh viên, học sinh cho đến các bậc trí thức lão thành tên tuổi như GS.Tương Lai, cựu phó chủ tịch UBMTTQ VN Lê Hiếu Đằng, các cựu tù Côn Đảo như Cao Lập, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Đầu, nhà thơ Đỗ Trung Quân, TS.Nguyễn Thị Từ Huy; ở Hà Nội có nhà văn lão thành cách mạng Nguyên Ngọc, GS.Phạm Duy Hiển, GS.Hoàng Xuân Phú … đã khẳng định tính chính danh của cuộc xuống đường chống Trung Quốc đó là: ôn hòa, trật tự, đúng tinh thần Hiến Pháp, phi đảng phái, không chống chính quyền, đúng tinh thần điều 69 Hiến Pháp: công dân được tự do ngôn luận, biểu tình, hội họp. Giám đốc công an TP.Hà Nội phát biểu trên báo chí rằng: “Không có chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”.
VẬY NÊN, CHÚNG TÔI KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TẠI KHU VỰC GẦN ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VÀ GẦN LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH vào ngày 01/07/2012.
Cuộc tuần hành này KHÔNG CÓ người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia!
Đây là một CUỘC TUẦN HÀNH ÔN HÒA, HOÀN TOÀN BẤT BẠO ĐỘNG! Hoàn toàn hợp với HIẾN PHÁP VIỆT NAM.
Để đảm bảo điều đó, Nhật Ký Yêu Nước trân trọng để nghị những người tham gia thực hiện NGHIÊM TÚC những điểm sau:
1. Cuộc tuần hành diễn ra vào:
8h sáng ngày 01/07/2012 tại cả hai địa điểm:
+ Hà Nội: Tập trung tại vườn hoa Lý Thái Tổ (khu vực tượng đài) bắt đầu tuần hành đến 46 Hoàng Diệu – Đại sứ quán Trung Quốc.
+ Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung tại công viên 30 tháng 4 bắt đầu tuần hành đến 175 Hai Bà Trưng – Lãnh sự quán Trung Quốc.
2. KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu.
3. KHÔNG MANG bất kỳ biểu ngữ nào khác ngoài những biểu ngữ có nội dung “phản đối Trung Quốc”. Những khẩu hiệu Nhật Ký Yêu Nước gợi ý gồm: “PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN”, “TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”, “TRUNG QUỐC PHẢI CHẤM DỨT GÂY HẤN”, “TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO VIỆT NAM”, “TRẢ LẠI TRƯỜNG SA, HOÀNG SA”, “PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP”, “ỦNG HỘ LUẬT BIỂN CỦA VIỆT NAM”, ‘CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH TRÊN BIỂN ĐÔNG”…V..V.. Các biểu ngữ này có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Trung, có thể viết tay trên giấy khổ lớn hoặc in vi tính. Nên là những màu sắc dễ đọc, gây chú ý.
4. KHÔNG ĐƯỢC đốt cờ, chống trả lực lượng công an giữ trật tự, hay có những hành động quá khích…
5. KHUYẾN KHÍCH cầm mang theo cờ Việt Nam, áo in màu cờ Việt Nam, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh..v..v..
CHÚNG TÔI KÊU GỌI CÁC BẠN, NHỮNG AI QUAN TÂM VÀ BẤT MÃN TRƯỚC NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, NGANG NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA THAM GIA CUỘC TUẦN HÀNH NGÀY 01/07/2012. CÁC BẠN CÓ THỂ GIÚP SỨC CHO CUỘC TUẦN HÀNH DIỄN RA BẰNG CÁCH GIÚP CHÚNG TÔI CHUYỂN VĂN BẢN NÀY TỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN QUA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN NHƯ TIN NHẮN SMS, BLOG, FACEBOOK, TWITTER,…V..V… HÃY ĐỪNG SỢ SỆT VÌ CÁC BẠN ĐANG ĐỨNG VỀ PHÍA CHÍNH NGHĨA, VỀ PHÍA TỔ QUỐC!!! VÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỢI LÂU HƠN NỮA ĐỂ CẤT LÊN TIẾNG NÓI!!!
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
CHÚC TẤT CẢ CHÚNG TA SỨC KHỎE VÀ CHÚC CUỘC TUẦN HÀNH THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!
VIỆT NAM MUÔN NĂM !!!



Truyền thông TQ xạo tin về Biển Đông?
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/06/29/120629163841_vietnam_464x261_petrovietnam.jpg

Bản đồ của PetroVietnam cho thấy chín lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu
Nhân dân Nhật báo phao tin có hãng dầu nước ngoài quan tâm tới chín lô ngoài khơi sát bờ biển Việt Nam nhưng đưa ra dẫn chứng về một vùng hoàn toàn khác trên Biển Đông.
Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc hôm 28/6 trích tin Nhân dân Nhật báo và nói:
 "Sau khi Tổng công ty Dầu mỏ Hải dương Trung Quốc công bố mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí trên Nam Hải vào ngày 26/6, những doanh nghiệp hữu quan của quốc gia Đông Nam Á bày tỏ hứng thú về việc này.
"9 lô dầu khí ở độ sâu từ 300-4000 mét, tổng diện tích là [hơn] 160 nghìn...ki-lô-mét vuông."
Bấm Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc cũng nhắc tới phản đối của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị và nói người tương nhiệm phía Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố việc Trung Quốc mời thầu là "hành động doanh nghiệp bình thường, phù hợp với pháp luật Trung Quốc và thông lệ quốc tế hữu quan".
Bản tin được trích lại của Nhân dân Nhật báo dẫn nguồn tờ Philippine Daily Enquirer hôm 24/6 như để chứng minh cho việc có công ty nước ngoài quan tâm tới chín lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu.
Tuy nhiên Bấm bản tin của Philippine Daily Enquire nói về chuyện Công ty Dầu Philex của Philippine muốn hợp tác với Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc để khai thác khí đốt ở bãi mà họ gọi là Recto (Trung Quốc gọi là Lễ Lạc và Việt Nam gọi là Cỏ Rong).
Bãi Cỏ Rong nằm gần Philippine và cách rất xa chín lô dầu khí Trung Quốc mời thầu hôm 23/6.
Nhân dân Nhật báo cũng nói Công ty Dầu mỏ Quốc gia Thái Lan "có hứng thú" và "sẽ thảo luận tính khả thi về khai thác dầu mỏ trên vùng biển Nam Hải", tức Biển Đông.
Tuy nhiên BBC không thể kiểm chứng thông tin này.
Thông điệp trung ương
Việt Nam nói rằng chín lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu cách đảo Phú Quý 37 hải lý và cách Nha Trang 57 hải lý.
Người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói: "Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp.
"Việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị."
Báo Bấm Wall Street Journal dẫn lời các chuyên gia nói rằng bước đi của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) là để xem họ có thể vươn xa tới đâu ở Biển Đông hơn là những toan tính thương mại thuần túy.
Laban Yu, người đứng đầu lĩnh vực nghiên cứu dầu khí của ngân hàng đầu tư Jefferies Hong Kong Ltd, nói:
"Chẳng có chuyện bất cứ công ty nước ngoài nào sẽ tới đó.
"Đây chỉ là cách chính quyền Trung ương dùng CNOOC để gửi thông điệp."
Theo Đất Việt



1-7-2012 - NGÀY ĐẢNG CSVN TỎ RÕ LÒNG YÊU NƯỚC!


 

 Mấy hôm nay cộng đồng mạng hồ hởi bởi cuộc kêu gọi xuống đường ủng hộ Quốc hội Việt Nam ra Luật Biển. Khoai tôi cũng hồ hởi không kém. Tôi nghĩ rằng, các động thái của mà nhà cầm quyền sẽ làm với cuộc xuống đường này sẽ biểu thị cho thái độ của Cộng Sản Việt Nam với China. Giới cầm quyền Hà Nội cũng có lúc không chịu nổi với lũ diều hâu phương Bắc, nên phương sách “ biểu tình “ lại đem ra sử dụng. Thật thà mà nói, cuộc biểu tình cách đây hơn 1 năm, cũng chỉ là bộ phim mà cộng sản đạo diễn. Chúng đưa ra giới hạn, và khi cuộc biểu tình yêu nước đó leo ra ngoài giới hạn, chúng đàn áp. Sự lo sợ các cuộc biểu tình leo thang thành giải pháp chính trị của giới dân chủ, nỗi sợ mà Hà Nội còn lo hơn là chủ quyền dân tộc. Sự ích kỷ và hèn nhát của Đảng đã biến thành những cuộc đàn áp, đánh lén, du kích thành phần tham gia biểu tình.
Những ngày qua, có lẽ là những ngày căng thẳng nhất của Hà Nội. Việc đưa ra Luật Biển Việt Nam của Quốc hội được giới blogger và hầu hết người dân hoan nghênh. Tuy có 1 vài điểm làm cho người ta nghi vấn, nhưng đó cũng có thể là 1 bước chân bước trên sự sợ hãi của Hà Nội với Bắc Kinh. Ít nhất Hà Nội cũng hiểu được rằng, trước khi xe tăng của China chạy về thủ đô, thì học có thể đã là 1 con chuột đâu đó trong 1 cái cống nào đó rồi. Thêm vào đó, hiện tượng “Con đường Việt Nam” làm cho Hà Nội thêm rối trí (xin hẹn lần sau về 1 bài viết về Con đường Việt Nam).
Sự ra đời của Luật Biển Việt Nam là có tính toán, chứ không phải là do sức ép của nhân dân hay vì tình yêu dân tộc của họ. Có lẽ Hà Nội cũng lường trước được phản ứng của China về việc này. Việc China ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thực sự là việc rất nghiêm trọng, xúc phạm lòng tự tôn của dân tộc, vi phạm chủ quyền quốc gia. Ít ta thì Hà Nội cũng mang trong mình dòng máu Việt Nam. Và lá bài “biểu tình nhân dân” lại mang ra sử dụng. Khoai tôi thực sự không nghĩ rằng Hà Nội không dính dáng tới việc này. Lòng yêu nước của nhân dân qua việc biểu tình, bị lợi dụng! Xin đừng đổ lỗi cho những “thần phần phản động – theo cách gọi của Cộng Sản. Những kẻ đứng sau và giật dây, ai ngoài Hà Nội ? Chúng cũng thừa hiểu rằng chơi cuộc chơi này như cầm dao bằng lưỡi. Đem tình yêu của nhân dân với dân tộc ra sử dụng như 1 vũ khí để đối trọng với sự chèn ép của Bắc Kinh. Và nhanh chóng thu về bằng các cuộc đàn áp và bắt bớ để dằn mặt những ai có ý đinh tiến xa hơn trong cuộc đấu tranh cho dân chủ .
Và cuộc xuống đường vào ngày 1 – 7 – 2012 tới đây, cũng không là ngoại lệ !
Cách thể hiện thái độ của Hà Nội với Bắc Kinh như thế nào, sẽ biểu hiện trong ngày 1–7. Đàn áp hay không đàn áp, chắc chắn đã có quyết sách rồi. Hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp. Chắc chắn ngày đó, Khoai tôi sẽ xuống đường .
Dù có chết, cũng xin được làm ma Việt Nam !
Dân làm báo


“Phong bao, phong bì” và…nợ xấu ngân hàng

 Không nên giao việc điều hành công ty mua bán nợ xử lý 100.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng cho các tổ chức hành chính, vì đã là hành chính thì như chúng ta thấy, có hiện tượng “phong bao, phong bì”.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhấn mạnh điều này và nêu rõ, nếu thành lập công ty mua bán nợ, cần bảo đảm cho nó hoạt động an toàn, mua nợ với giá thực tế, và có thể bán lại. Không được thành lập công ty theo kiểu nhà nước, công chức, viên chức. Vì chúng ta thấy thực tế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là như thế nào rồi.Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng cần đề phòng việc công ty mua bán nợ sẽ dùng tiền mua sản phẩm dưới chuẩn, không chất lượng tạo ra những vấn đề khác không giải quyết được. Càng không thể biến công ty này thành nơi để ngân hàng làm sạch những khoản đầu tư không chính đáng ở “sân sau” của họ.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, không nên thành lập công ty theo kiểu nhà nước với cơ chế xin - cho. Ngoài ra, cần phải lường trước được nguy cơ, khi thấy có công ty mua bán nợ, nhóm lợi ích ngân hàng sẽ “quét nhà”, đùn hết nợ sang để lấy tiền. Bán được nợ xấu, nợ thối thì ngân hàng “phủi tay”, còn nó xấu, nợ thối bao nhiêu, thì Nhà nước phải chịu. Các NHTM và NHNN cùng hào hứng vì đẩy được “nợ thối” qua các công ty mua bán nợ này. Và nếu Nhà nước không có giải pháp hữu hiệu thì công ty mua bán nợ được thành lập từ nguồn ngân sách quốc gia sẽ là một “sọt rác” để nhiều DNNN và NHTM làm ăn lèm nhèm có nơi để… “đổ vỏ”. Cũng cần thấy rằng, ngân sách Nhà nước chính là tiền của nhân dân và không thể để nhân dân chịu thua thiệt khi tiếp tục gánh nợ cho những “đại gia ném tiền qua cửa sổ”!

Theo Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, chưa ai nói số tiền 100.000 tỷ đồng sẽ lấy ở đâu, tổ chức công ty như thế nào, ai quản trị. Nhưng dù Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Tài chính đứng ra tổ chức, công ty này cũng phải hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh thực sự. Nghĩa là khi mua nợ thì phải mua đúng giá và bán có lời. Vì nếu kinh doanh mua bán nợ xấu mà không có lãi, thì ai mua. Mà lỗ lại hại ngân sách, do đó phải là công ty kinh doanh. Nhà nước có thể tạo điều kiện bằng cách cung cấp một số vốn, nhưng không phải Nhà nước đứng ra mua để gánh nợ xấu cho ngân hàng.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói thẳng, Chính phủ không có nhiệm vụ phải mua lại nợ xấu của NH. Hiện trong hệ thống tài chính tồn tại những NH lại là sân sau của một số đại gia nào đó, huy động vốn trong nhân dân để cho vay dự án của mình. NHNN cũng đã thấy hiện tượng đó rồi, những trường hợp này lên tới 60-70% nợ xấu. NHNN phải khoanh các đối tượng này, giám sát chặt chẽ.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh, vấn đề là Chính phủ phải xác định rõ mục tiêu mua nợ xấu để làm gì? Nếu để ra lợi nhuận thì phải tính toán. Còn nếu để cứu nền kinh tế, thì cần đạt mục tiêu bảo toàn vốn đã bỏ ra và khơi thông dòng vốn cho ngân hàng.
Nợ xấu gia tăng quá cao trong hệ thống tài chính gây ra những hệ lụy, đây cũng được coi là nguyên nhân chính khiến dòng vốn bị ứ đọng trong nhà băng, nảy sinh nghịch lý NH thì thừa tiền, DN thì khốn khổ, chạy vạy đủ kiểu cũng không thể với tới vốn vay.

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, nợ xấu của hệ thống NH hiện đã tăng lên mức 10%. Tăng tới hơn 6% so với những công bố trước đây của cơ quan quản lý tiền tệ. Những đánh giá độc lập của các hãng xếp hạng tín nhiệm trước đây, như Fitch Ratings trong đánh giá độc lập của mình cho rằng nợ xấu hệ thống NH Việt Nam khoảng 13% tổng dư nợ; hay Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trong công bố mới nhất cũng đưa ra mức dự báo nợ không có khả năng thu hồi của khối NH dao động 8,25-14,01%...

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nêu rõ ông không mấy bất ngờ về con số nợ xấu mà Thống đốc NHNN công bố và cũng không bất ngờ về sự khác biệt các con số nợ xấu này, vì NHNN cũng đã có báo cáo Chính phủ việc này rồi. Nếu căn cứ theo khai báo của các NH thì dự nợ xấu chỉ như vậy, nhưng qua thanh tra, kiểm tra thực tế thì mức nợ xấu cao hơn khai báo nhiều lần. Đây là phần trách nhiệm của NHNN, phải xác định được nợ xấu thực sự là bao nhiêu, từ đó, quản lý được rủi ro trong hệ thống.

Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC, ông Sumit Dutta cho rằng, theo kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu từ các nước trong khu vực và trên thế giới, nếu công ty mua bán nợ quốc gia (AMC) theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước được thành lập thì công ty đó nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhóm lợi ích nào.

Nếu có sự can thiệp của các nhóm lợi ích, AMC rất dễ rơi vào tình trạng mua nợ xấu ở giá cao hơn rất nhiều giá thị trường nhằm giúp nhóm lợi ích chuyển nợ xấu đi. Bên cạnh đó, cũng cần có những cam kết hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ cho công ty này. Bởi, vốn là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động, đến việc chia sẻ lỗ giữa các bên và sự phát triển của thị trường trái phiếu.

Thông thường, Chính phủ các nước sẽ cấp vốn trực tiếp từ ngân sách. Nếu AMC phải phát hành trái phiếu trực tiếp, Chính phủ cần đứng ra bảo lãnh trái phiếu này để tăng sức mạnh tài chính của AMC và của ngân hàng nắm giữ trái phiếu này. Các AMC cũng thường được cấp một thẩm quyền đặc biệt để thực thi hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất.

Ví dụ, một số AMC có quyền tịch thu tài sản của con nợ không chịu hợp tác mà không cần đến phán quyết của toà án.

Ngoài ra, khi thành lập AMC để giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam hiện nay cần lưu ý đến những điểm sau:

Một là thị trường vốn hoạt động hiệu quả: Một thị trường vốn họat động hiệu quả sẽ hỗ trợ việc bán tài sản. Ngoài ra, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua tài sản từ các AMC sẽ đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu đặc biệt khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển.

Hai là thẩm quyền rõ ràng của AMC: AMC cần phải có mục tiêu và quy trình rõ ràng cho hoạt động của mình như loại tài sản sẽ mua, phương pháp xử lý nợ.

Ba là thời hạn hoạt động của AMC: Thời gian hoạt động của AMC không thể quá dài để tránh trường hợp AMC vẫn giữ nợ xấu trong một thời gian dài do sợ phải bán lỗ. Ngoài ra, thị trường sẽ có thể kiểm chứng hiệu quả hoạt động của AMC. Thông thường các AMC có thời gian hoạt động từ 5 – 12 năm.

Bốn là cơ chế quản trị phù hợp: một cơ chế quản trị phù hợp của AMC hết sức quan trọng để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của xã hội và việc giải quyết nợ xấu nhanh chóng. Thông thường AMC sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ Tài chính hoặc cả hai. AMC cần phải có một hệ thống quản trị nội bộ hiệu quả, sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả họat động cần được kiểm toán thường xuyên bởi một công ty kiểm toán độc lập.

Năm là sự minh bạch: AMC cần công bố báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán hàng năm ra thị trường. Các thông tin công bố cần phải rõ ràng và dễ hiểu cho thị trường và đại chúng.

Sáu là giá mua nợ xấu hợp lý: có hai cách được áp dụng trong khu vực: mua nợ xấu theo giá trị sổ sách hoặc theo giá thị trường. Nợ nên được mua bán theo giá thị trường đặc biệt cho các ngân hàng cổ phần vì sẽ không tạo nên tiền lệ xấu cho thị trường và giảm chi phí cho người đóng thuế.

Văn Khoa
Tầm nhìn 

90% GIỚI CHÓP BU HÀ NỘI LÀ TỘI PHẠM NẾU NHÂN DÂN CÓ QUYỀN LỰA CHỌN!

Qlb - Bài dưới đây rất đáng để mọi người đọc để thấy rõ bức tranh nền kinh tế Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng điều hành dựa trên sự nuông chiều các 'Quả đấm thép' và sự chi phối từ 02 nhóm lợi ích của cô con gái đã gây ra. Đồng thời cho phép chúng ta nhìn thấy một bước đi sắp tới của Nguyễn Tấn Dũng trong việc sử dụng Công ty mua bán nợ - Ngoài việc sẽ dùng công ty này phục vụ cho nhóm lợi ích giải toả hàng tồn kho, chốt lãi, hoàn trả tiền vay mượn ngân hàng để XOÁ DẤU VẾT PHẠM PHÁP thì Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dùng công ty mua bán nợ để mua nợ cho các 'Quả đấm thép đang tan chảy vì tham nhũng, vì thất thoát, vì lãnh phí, vì cha chung không ai khóc' như Vinashin, Vinaline và sắp tới sẽ là Tông công ty Than, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty điện lực Việt Nam.... nhằm xoá dấu vết sự điều hành yếu kém và sự lũng đoạn của tham nhũng trong Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Để có thể phân tích được thấu đáo, xin quay lại vấn đề: Tại sao vừa qua Vinashine và Vinaline bị đổ bể? Thực ra những tin đồn, những 'thì thầm, to nhỏ' đã có từ rất lâu, thậm chí, Vinashin từ năm 2006-2007 đã bị rất nhiều nhà thầu gởi đơn kiện vì không trả tiền, rồi công nhân đình công vì không có tiền trả lương ... nhưng vụ việc bị bưng bít vì lệnh 'cấm' không cho báo chí được đăng tin , không những thế  Thủ Tướng Dũng vẫn tiếp tục bảo lãnh rót trên 1 tỷ USD vào năm 2008 cho Vinashin... Nhưng 1 tỷ đô la Mỹ cũng chỉ như muối bỏ bể... Nhưng chỉ đến khi Vinashin nợ tiền trả lương công nhân cả 06 tháng, không thể trả lãi đến hạn và bị chính các tổ chức tín dụng Quốc Tế lên tiêng ... chỉ đến lúc đó, Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng mới không thể bịt nổi và vụ việc mới bị xì ra... 
Rút kinh nghiệm từ sự đổ bể của Vinashin và Vinaline đã làm cho nhân dân nhìn thấy rõ bằng chứng của một chính phủ tham nhũng, tưởng rằng Chính Phủ Dũng sẽ phải tìm giải pháp để buộc các Tập đoàn Nhà nước phải bị giám sát chặt hơn, minh bạch hơn và phải hoạt động theo luập pháp và Thủ Tướng sẽ thôi không ôm về mình nữa! Nhưng ngược lại,  nay với chiêu bài Công ty mua bán nợ rồi đây sẽ trở thành công cụ trong tay Chính Phủ. Đã có con cờ 'trong nhà' thì kịch bản đổ bể sẽ không còn xảy ra nữa. Các Tập đoàn sẽ được Thủ Tưởng dùng chiêu bài như đã chỉ đạo các ngân hàng phải xoá nợ hơn 20.000 tỷ đồng cho Vinashin (Dù là chỉ đạo vi hiến), thì điều có thể thấy trước: Thủ tướng sẽ không ngần ngại chỉ đạo Công ty mua bán nợ này phải mua nợ của các Tập đoàn nhà nước đang thối rữa để che đạy ung thư và chúng ta sẽ không còn biết được thực trạng của những Vinashin 2, Vinaline 2,3,4 ... Một nước cờ cao không phải để giúp cho nền kinh tế phát triển mà để che dấu tội lỗi và những sai phạm của chính mình cùng đám con quái thai do Đảng CSVN đẻ ra!

Nếu với trí tuệ đó cùng trái tim trong sáng như lời thề 'Hết lòng vì nhân dân' mà các đảng viên Đảng CSVN đã tuyên thệ được dành cho việc xây dựng đất nước thì chắc chắn Dân tộc Việt Nam ta không khốn khổ đến thế này! Thù trong, giặc ngoài, nhưng những kẻ có quyền 'cầm cân nảy mực' vẫn chỉ khư khư ôm lấy cái chế độ độc Đảng mà thực sự phần đông trong bản thân chính họ cũng đã nhận thấy sự mục ruỗng và thối nát từ trong bản chất. Tại sao  họ vẫn khư khưkhông chịu rời bỏ?  Tất cả chỉ một lý do đơn giản: BẢO VỆ ĐẢNG CSVN THỰC CHẤT CHÍNH LÀ BẢO VỆ CHO CHÍNH CÁ NHÂN HỌ MÀ THÔI! Chỉ có chế độ cộng sản mới cho họ cái vị trí quyền lực hiện nay - THỨ QUYỀN LỰC NẰM TRÊN PHÁP LUẬT! 'MỘT TẤM THẺ ĐI TÀU SUỐT' không cần phải trả tiền và có ăn cướp, phạm pháp trên 'tàu' thì vẫn được nằm ngoài vòng pháp luật - Không những cho riêng họ mà cho cả gia đình họ!  ĐÓ CHÍNH LÀ CÁI THẺ 'UỶ VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG' VÀ 'CÁI MÁC UỶ VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ' ! 
Nếu nhân dân thực sự có quyền lựa chọn thì chắc chắn có thể đến 90% những 'Quan Phụ mẫu của dân' hiện nay sẽ phải ra trước vành móng ngựa để trả lời cho những tội ác mà họ đã gây ra cho nhân dân, cho dân tộc Việt Nam và  để trả lời cho những câu hỏi:
 1. Tại sao nhân dân Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó mà vẫn nghèo đói dù chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm?
2. Tại sao các quan chức Việt Nam từ thứ, Bộ trưởng trở lên với đồng lương chết đói mà gần như 100% con cái họ vẫn ung dung du học trên thế giới? 
3. Tại sao Những Tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ, tham nhũng, thất thoát không được công khai cho quốc dân đồng bào và không một ai trong Lãnh đạo cao cấp phải chịu trách nhiệm hình sự?
4. Tại sao người dân không có được quyền tự do, dân chủ tối thiểu của một con người?
5. Tại sao không hề có một người nào trong Bộ Chính Trị, trong Chính Phủ chịu trách nhiệm hình sự trước những thất thoát, những thiệt hại, thua lỗ hàng tỷ đô la của Vinashin, của Vinaline, của Tông công ty Than Việt Nam... Ai cho họ cái quyền 'Nhận trách nhiệm chính trị'? 
6. Tại sao nông dân bị cướp đất một cách trắng trợn, bị côn đồ hành hung điển hình như Văn Giang mà những kẻ chủ mưu vẫn bình an vô sự đứng ngoài pháp luật?
7. Tại sao lực lượng Cảnh sát và Quân đội vì nhân dân mà ra nhưng lịch sử Việt Nam đã chứng kiến họ đàn áp nhân dân như vụ Tây Nguyên và Văn Giang, nhưng không có một Lãnh đạo cao cấp nào phải chịu trách nhiệm, phải trả lời trước Quốc dân, đồng bào? 
8. Tại sao Báo chí không hoạt động theo luật pháp và cái Ban Tuyên giáo thực chất là công cụ bóp chết dân chủ, chà đạp cả quyền làm người tối thiểu nhất,  biến báo chí trở thành công cụ của những nhóm quyền lực tranh giành ảnh hưởng, dung túng cho một đội ngũ báo chí chuyên làm tay sai, vi phạm pháp luật, tha hoá và chính cái Ban Tuyên giáo đó vẫn tồn tại phi pháp?
9. Tại sao Người dân Việt Nam bị cướp mất cả lòng tự hào là một công dân Việt Nam nói lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền dân tộc, phản đối Trung Quốc bành trướng? 
10. Tại sao nhân dân Việt Nam không dược tự chọn cho mình con đường đi thông qua 'Trưng cầu dân Ý' mà Hiến Pháp Việt Nam đã quy định?
....
Có thể đến hàng triệu triệu câu hỏi đặt ra cho Đảng CSVN, nhưng với 10 câu hỏi trên nếu có toà án Hiến Pháp do nhân dân thực sự lựa chọn ra thì chắc chắn nếu khiêm tốn nhất cũng phải có 80% Giới chóp bu là những tội phạm của nhân dân! 
Mời các bạn đọc thông tin dưới đây từ báo Lề Đảng:  
258.000 TỶ ĐỒNG CÓ NGUY CƠ MẤT LUÔN! 
Tính đến hết năm 2011, tổng số tiền ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vào khoảng 2.580.000 tỷ đồng.
Thành lập công ty mua bán nợ xấu với số vốn 100.000 tỷ đồng là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước nhằm giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Liệu các khoản nợ đó có được giải quyết?
Một trong những trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, để nó trở nên lành mạnh, hoạt động hiệu quả hơn. Muốn làm được điều đó thì trước tiên khối nợ xấu khổng lồ của hệ thống hiện nay phải được giải quyết.
Băn khoăn công ty mua bán nợ
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã lên đến 10% tổng số tiền cho vay. Mức này hầu như tương đương với dự báo của các tổ chức nước ngoài. Tính đến hết năm 2011, tổng số tiền ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vào khoảng 2.580.000 tỷ đồng. Với tỷ lệ nợ xấu là 10% thì con số tuyệt đối sẽ vào khoảng 258.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất luôn chiếm đến 50%. Nợ xấu một phần đến từ các khoản đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp quốc doanh, mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là một ví dụ điển hình. Hơn nữa, nợ xấu còn xuất hiện một phần vì không ít ngân hàng trong một thời gian dài đã cho vay những khoản tiền khổng lồ, "giúp" nhiều doanh nghiệp cả công lẫn tư, "chơi" chứng khoán hoặc xây dựng chung cư, thực hiện các dự án phân lô, chuyển nhượng nền nhà.
Để giải quyết nợ xấu, đã có ý kiến đề xuất thành lập công ty mua bán nợ với số vốn 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty kiểu này sẽ được tổ chức ra sao, công tác mua bán nợ sẽ được giải quyết như thế nào, tiêu chí để mua lại nợ gồm những gì? Có lẽ trước hết cần phải thẩm định giá trị thực của nợ xấu. Tùy vào loại nợ: cực xấu, xấu vừa, xấu... mà mua từ 10%, 20% đến 50% là tối đa. Thậm chí có thể nếu cực kỳ xấu thì không mua, để cho công ty có loại nợ như thế phá sản và đương nhiên, ngân hàng phải chấp nhận chịu thiệt thay vì lúc nào cũng có lời.
Chỉ tính riêng 12 tập đoàn, tổng công ty quốc doanh không thôi thì đã có nợ xấu đến 218.738 tỷ đồng (số liệu do Bộ Tài chính công bố trong đề án "Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước"). Một điểm nữa được báo chí mổ xẻ nhiều trong thời gian gần đây là lấy đâu ra vốn cho công ty này? Nếu do Nhà nước cấp, Ngân hàng Nhà nước quản lý, nhưng lại không được tổ chức một cách minh bạch thì có thể tiền của sẽ bị lợi dụng làm lợi cho các nhóm lợi ích, dễ nảy sinh việc xin - cho. Nếu công ty hoạt động không tốt thì ngân sách nhà nước lại phải gánh khoản lỗ của chính công ty này.
Vì vậy, để phát huy hiệu quả, công ty mua bán nợ nên nằm ngoài hệ thống ngân hàng và hoạt động một cách minh bạch. Hơn nữa, nếu hai ngân hàng vì quyền lợi của nhau mà bán nợ cho nhau, không vì quyền lợi chung, thì nợ xấu vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng, chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nếu có một công ty mua bán nợ nằm ngoài hệ thống ngân hàng, "đẩy" tất cả nợ xấu ra khỏi hệ thống ngân hàng thì sẽ tránh được hiện tượng này.
Để công ty mua bán nợ có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp, theo cơ chế thị trường thì nó phải do tư nhân - chủ yếu là ngân hàng tư nhân - bỏ vốn thành lập; các ngân hàng không muốn góp vốn thì sẽ không được xử lý nợ xấu. Chính phủ chỉ nên tạo điều kiện thêm bằng cách góp từ 20 - 30% vốn, không trực tiếp đứng ra chủ trì và gánh nợ xấu. Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính, kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Mỹ, Trung Quốc và Nhật cũng có thể là những tham khảo tốt cho Việt Nam. Chính phủ Mỹ, thông qua Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), đã mạnh tay bơm vốn để cứu ngân hàng, nhưng lại không can thiệp sâu vào công tác điều hành ngân hàng. Chính phủ Trung Quốc thì xóa nợ xấu cho doanh nghiệp quốc doanh. Trong khi đó Chính phủ Nhật lại để các ngân hàng quá yếu kém phải sụp đổ.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính Phố Wall ở Mỹ bắt đầu. Để giải cứu các ngân hàng bên bờ vực phá sản, FED đã phải bỏ ra 700 tỷ USD. Một phần lượng tiền này được sử dụng để mua lại nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Một phần nhằm giải quyết tiền mặt tạm thời cho các ngân hàng yếu kém và phần còn lại để mua cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng. FED chỉ sở hữu cổ phiếu ưu đãi nên không được tham gia điều hành ngân hàng, tạo cơ hội tốt cho các ngân hàng tự tái cơ cấu.
Còn tại Trung Quốc, vào cuối năm 1999, đầu năm 2000, nợ dưới chuẩn thực tế tại nhiều ngân hàng thậm chí đã vượt 40% tiền cho vay. Một yếu tố giúp Chính phủ Trung Quốc thành công là xử lý triệt để các khoản nợ xấu, trong đó nợ của doanh nghiệp quốc doanh chiếm tới 70%. Khi đó, chính phủ nước này đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản để xử lý toàn bộ nợ dưới chuẩn, ước tính lên tới 670 tỷ nhân dân tệ. Chính phủ Trung Quốc cũng chi 40 tỷ nhân dân tệ để xóa nợ cho doanh nghiệp quốc doanh và tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ.
Đầu những năm 2000, nợ xấu của các ngân hàng Nhật đã lên đến hàng ngàn tỷ yên do bong bóng bất động sản bùng nổ. Bước đầu, chính phủ Nhật đã bơm hàng nghìn tỷ yên vào các ngân hàng lớn và thành lập hàng loạt quỹ đầu tư có vốn góp tư nhân để mua lại nợ xấu. Tuy nhiên, cả hai cách này đều không có tác dụng nhiều. Cuối cùng, chính phủ nước này đã quyết định quốc hữu hóa nhiều ngân hàng, để cho các ngân hàng yếu kém tự sụp đổ và đã thành công.
Cần thêm chính sách
Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, để hạn chế nợ xấu cũng như xử lý nợ xấu một cách hiệu quả nhất thì khi cho vay, các ngân hàng thương mại phải kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng phải trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi. Ông cũng gợi ý chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp. "Chuyển nợ thành vốn góp là thực hiện một số giải pháp nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp như xóa một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, công tác quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi doanh nghiệp từ chỗ thua lỗ, mất khả năng thanh toán trở thành doanh nghiệp kinh doanh có lãi và hiệu quả", ông nói. Một biện pháp khác là đảo nợ, tức cho vay nợ mới để trả nợ cũ, hay tái cơ cấu các khoản nợ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà giải pháp này mang lại cho doanh nghiệp và ngân hàng, nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.
Cho dù sử dụng biện pháp nào để xử lý nợ xấu - thành lập công ty mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp hay đảo nợ - thì cũng cần phải cân nhắc thật kỹ rồi thực hiện một cách minh bạch.
Theo Ngọc Trung
DDDN


Chống tham nhũng không được thì mất lòng tin của dân

 Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình (Hà Nội) sáng nay 29/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Trung ương vì nếu chống tham nhũng “không làm được thì mất lòng tin của dân”.



Tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của Đảng, cử tri quận Ba Đình cũng nhấn mạnh, để giữ lòng tin của dân với Đảng, Nhà nước, nhất quyết phải giải quyết rốt ráo những vấn đề đang vô cùng bức xúc hiện nay là đất đai, chống tham nhũng và bảo vệ an ninh, chủ quyền của đất nước.
Chờ thực hiện Nghị quyết trung ương 4

Ông Vũ Mạnh Hiền (phường Điện Biên) lo ngại về tình hình khiếu kiện đất đai nhiều và phức tạp, cho rằng nhà nước cần tìm cách giải quyết triệt để. Theo ông Hiền, một phần nguyên nhân là công tác tái định cư mới chú trọng chỗ ở mà chưa lo đúng mức về việc làm.
“Người dân chỉ cầm một cục tiền đền bù thu hồi đất, nó như con dao hai lưỡi, vì tiền tiêu hết mà công ăn việc làm không có, sao tránh được nảy sinh tệ nạn xã hội. Nhà nước cần ưu tiên giải quyết nghề nghiệp cho những người bị thu hồi đất, để việc lấy đất có tình có lý hơn, không nên chỉ đưa một nắm tiền là xong trách nhiệm”, ông Hiền nói.
Các cử tri lão thành bày tỏ tâm tư với đất nước.
Cử tri Nguyễn Khắc Thịnh (phường Giảng Võ) bày tỏ đau buồn khi chứng kiến cảnh cưỡng chế thu hồi đất ở một số nơi trong khi vẫn có nhiều địa phương làm tốt việc thu hồi đất, có sự đồng thuận của dân, nhờ những người lãnh đạo có tâm, có đức, có tình, tìm cách khắc phục sơ hở, bất cập của luật Đất đai để hài hòa lợi ích giữa dân và nhà nước.
“Sửa luật là cần, nhưng trong lúc chờ đợi, nên nghiên cứu kinh nghiệm ở những nơi làm tốt, biểu dương các lãnh đạo biết vì dân và lo cho dân, nhân rộng điển hình và cũng để nhắc nhở, cảnh báo những quan tham lợi dụng bất cấp của luật làm lá chắn, mưu lợi cá nhân, khiến dân bức xúc, làm chính quyền mất uy tín”, ông Thịnh nói.
Cử tri Phan Hồng Minh (phường Điện Biên) cho rằng các cán bộ cấp cao "ai cũng nói chống tham nhũng mà không vị nào tự nguyên công khai tài sản". Cử tri Vũ Mạnh Hiền cùng phường nhắc lại với Tổng Bí thư về Nghị quyết Hội nghị trung ương 4 và nhấn mạnh “dân đang chờ xem thực hiện ra sao”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ quyết tâm chống tham nhũng của Trung ương vì nếu chống tham nhũng “không làm được thì mất lòng tin của dân”.
“Hiện tất cả đang làm đúng tiến độ, kế hoạch, từ tháng 7 sẽ kiểm điểm phê bình và tự phê bình ở cấp cao nhất, dựa vào dân và cán bộ đảng viên, không chỉ làm nội bộ”, Tổng Bí thư nói. “Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 và 5 cũng được cử tri đánh giá là một bước tự phê bình dũng cảm".
“Nhưng quan trọng là phải có chuyển biến, hiệu quả trong thực tế”, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
DNNN có "khoảng trời riêng"?
Các cử tri cũng chia sẻ băn khoăn về những sai phạm trong quản lý các tập đoàn, tổng công ty thời gian qua.
“Hết Vinashin lại đến Vinalines đổ vỡ, thanh tra kiểm toán đến tập đoàn, tổng công ty nào cũng phát hiện hàng chục nghìn tỷ đồng thất thoát, mới 5 tập đoàn, tổng công ty thôi đã thất thoát 30 ngàn tỷ. Mà không chỉ chuyện tiền, ở đó còn nhiều chuyện khác, nhất là bổ nhiệm cán bộ” , cử tri Nguyễn Khắc Thịnh bức xúc, đồng thời nêu băn khoăn liệu có phải “có một khoảng trời riêng cho các tập đoàn, tổng công ty”.
Nhưng điều cử tri lớn tuổi này không hài lòng là việc tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, các bộ trưởng khi trả lời chất vấn đều né tránh trách nhiệm. Ông Thịnh yêu cầu QH bên cạnh tăng cường giám sát việc sử dụng vốn và tình trạng thất thoát ở các tập đoàn, tổng công ty, còn phải làm rõ “ai chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về những thất thoát đổ vỡ kéo dài trên bình diện lớn đó”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lắng nghe ý kiến của cử tri.
Các cử tri cũng bày tỏ bất bình trước những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua, vi phạm luật pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền Việt Nam, hay những vấn đề người Trung Quốc nuôi cá trái phép ở khu vực quân sự trọng yếu, thương lái Trung Quốc lũng đoạn thị trường nông sản "sao dễ dàng quá" và đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý của các cấp.
Cử tri Vũ Mạnh Hiền nói: “Khổ dân có thể khắc phục được nhưng động đến đất nước thì dân rất bức xúc”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay vấn đề Biển Đông đang diễn biến phức tạp. “Bộ Chính trị luôn bàn để có biện pháp đúng, trong đó thông qua được luật Biển là một thành công”, Tổng Bí thư nói.
Trong cuộc đấu tranh lâu dài này, Tổng Bí thư nhấn mạnh phải chú trọng cả 3 mặt: Kiên quyết giữ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; Bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng và thành quả cách mạng; Giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Vietnamnet


Hà Văn Thắm - Ông chủ Tập đoàn Đại Dương, người trẻ nhất top 10 người giàu nhất TTCK

Năm nay 40 tuổi, ông Hà Văn Thắm hiện đứng thứ 8 trong top những người giàu nhất thị trường chứng khoán với lượng cổ phiếu trị giá 1800 tỷ đồng.

Họ tên:
Hà Văn Thắm
Ngày sinh:
11/12/1972   (40 tuổi)                      
Quê quán:
Xã An Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang
Địa chỉ thường trú:
Phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội
Trình độ học vấn:
+ Cử nhân ĐH Thương Mại
+ Thạc sỹ trường ĐH Columbia Commonwealth, USA
+ Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh tại trường ĐH Công nghệ Paramount, USA
Chức vụ đang nắm giữ:
Chủ tịch CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group)

Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank)

Chủ tịch CTCP Khách sạn và dịch vụ Đại Dương (OCH)

Chủ tịch CTCP Chứng khoán Đại Dương (OCS)


Gia đình:
Anh trai: Hà Trọng Nam - Chủ tịch Kem Tràng Tiền
Vợ: Hồ Thị Quỳnh Nga (sinh năm 1977 - 35 tuổi)
Con gái: Hà Bảo Linh
Tài sản
Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC), Tài sản của doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo...

Là người giàu thứ 8 trên TTCK với lượng cổ phiếu OGC trị giáhơn 1.800 tỷ đồng
 
Quá trình công tác:
· Từ năm 1993 đến năm 1997 : Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Bình Minh
· Từ năm 1997 đến năm 2001 : Tổng Giám đốc Công ty TNHH VNT
· Từ năm 2001 đến năm 2003 : Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh VietCans
· Từ năm 2003 đến năm 2004 : Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Dương
· Từ năm 2004 đến năm 2007 : Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Dương
· Từ năm 2007 đến nay : Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đại Dương
------------------------------------------------
Danh hiệu, giải thưởng:
-Doanh nhân trẻ xuất sắc năm 2008 của HH Doanh nghiệp trẻ Việt Nam
-Bằng khen cá nhân xuất sắc năm 2008 của tỉnh Hải Dương
-Cúp “Vì sự nghiệp Văn hóa doanh nhân Việt Nam”
-Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2009, Bằng khen của tỉnh Hải Dương
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Khởi nghiệp từ thương mại
Khi ra trường năm 1993, một người bạn luật sư đã khuyên ông Thắm nên kinh doanh. Sẵn có niềm đam mê, với số vốn nho nhỏ vài nghìn đôla vay mượn của bạn bè, chàng trai này bắt tay ngay vào công việc. Hồi đó Việt Nam mới mở cửa, có nhiều cơ hội làm ăn.
Ban đầu ông Thắm làm đại lý cho một số hãng lớn, với những mặt hàng kinh doanh đầu tiên là dầu ăn và lốp xe ôtô; ông Thắm tự nhận mình là một trong những người đầu tiên đưa dầu ăn Neptune vào Việt Nam.
Sau phân phối, ông Thắm chuyển sang mua bán sáp nhập một số công ty sản xuất của nước ngoài. Rồi do sự tình cờ, tôi tham gia vào lĩnh vực ngân hàng, sau này là chứng khoán, bất động sản. 
Rẽ ngang sang ngân hàng
Chia sẻ về cơ duyên đến với ngành ngân hàng, ông Thắm cho biết ông tình cờ gặp một cổ đông muốn bán cổ phần của Ngân hàng nông thôn Hải Hưng, giờ là Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank).
Thế là ông và một số người bạn bỏ tiền ra mua. Không hẳn là có chiến lược bài bản gì, đơn giản thấy thích thì mua. 
Ông Thắm chia sẻ: "Ngân hàng không phải là một ngành chỉ cần học ở trường là có thể quản trị được ngay. Thường thì ngân hàng có những nguyên tắc rất chặt chẽ, nhưng cũng cần sự cảm nhận để quyết định".
May mắn trong kinh doanh
Ông chủ Tập đoàn Đại Dương khẳn định mình là người gặp nhiều may mắn khi trong nhiều năm kinh doanh, chưa có khó khăn nào đến mức khiến ông cảm thấy thất bại đau đớn, buồn chán hay sụp đổ cả: "Tôi bắt đầu kinh doanh vào đúng thời điểm. Đó là may mắn đầu tiên và rất quan trọng. Những may mắn khác có được nhờ kế hoạch kinh doanh của chính mình. Tôi xác định đã kinh doanh đương nhiên phải có kế hoạch tốt, có chiến lược tốt và phải làm đúng, có sự cố gắng, nỗ lực học hỏi. Tuy nhiên, may mắn luôn là yếu tố quan trọng".
Người giàu thứ 8 trên thị trường chứng khoán
Lúc cổ phiếu OGC đạt đỉnh, giá trị lượng cổ phiếu mà ông Thắm và Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo nắm giữ có trị giá hơn 4000 tỷ đồng. Lúc thấp nhất đã xuống dưới 1000 tỷ đồng.
Con số này bao gồm cả số cổ phiếu ông Thắm trực tiếp nắm giữ và phần sở hữu của Doanh nghiệp Tư nhân Hà Bảo - công ty riêng do ông Thắm sở hữu 100% vốn.
Với việc công ty Hà Bảo mua thêm cổ phiếu và cổ phiếu OGC tăng giá trở lại, hiện lượng cổ phiếu do ông Thắm nắm giữ có trị giá 1800 tỷ đồng - là người giàu thứ 8 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
 
Sử dụng người trẻ
 
Năm nay mới 40 tuổi, ông Thắm là người trẻ nhất trong top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán.
 
Trong bộ máy lãnh đạo của Tập đoàn Đại Dương và các công ty thành viên cũng có rất nhiều người trẻ nắm những chức vụ quan trọng như ông Phó Thiên Sơn - Quyền TGĐ Ocean Hospitality (28 tuổi), ông Lê Quang Thụ - TGĐ Ocean Group (38 tuổi), bà Nguyễn Minh Thu - TGĐ Ocean Bank (39 tuổi).... Phần lớn các Phó TGĐ của Ocean Bank có độ tuổi từ 34-36.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group)
 
Kết quả kinh doanh hợp nhất
của Ocean Group (đv: tỷ đồng)
Các công ty chính
trực thuộc Ocean Group
Cổ phiếu OGC của CTCP Tập đoàn Đại Dương chính thức giao dịch tại Sở GDCK Tp.HCM kể từ ngày 4/5/2010. Trước khi lên sàn, Tập đoàn Đại Dương không được nhiều người biết đến do công ty mới chỉ được tái cấu trúc lại để nắm giữ cổ phần tại các công ty thành viên từ cuối năm 2009.
Hoạt động chính của OGC là đầu tư kinh doanh bất động sản và đầu tư vào một số lĩnh vực khác thông qua các công ty thành viên.
Hiện tại, OGC nắm 20% cổ phần của Ocean Bank, 75% cổ phần của CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (Ocean Hospitality), 75% cổ phần của CTCP Chứng khoán Đại Dương (Ocean Securities) và 50% cổ phần của CTCP Truyền thông Đại Dương (Ocean Media).
 
Các dự án bất động sản chính của OGC là VNT Tower Nguyễn Trãi, StarCity Lê Văn Lương, StarCity Center...
Ocean Hospitality (vốn điều lệ 1000 tỷ đồng, mã chứng khoán OCH) thực hiện đầu tư và quản lý chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng với thương StarCity tiêu chuẩn 4 sao quốc tế và Sunrise tiêu chuẩn 5 sao quốc tế.
Ocean Media là công ty quản lý kênh truyền hình InfoTV.
 
Ocean Bank tiền thân là ngân hàng Nông thôn Hải Hưng, được chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn thành ngân hàng đô thị từ năm 2007.
Cơ cấu cổ đông của Ocean Group
cập nhật đến ngày 26/6/2012
--------------------------------------------------------------------------
Các dự án của Ocean Hospitality
--------------------------------------------------------------------------
 
Cơ cấu cổ đông của Ocean Bank
--------------------------------------------------------------------------

Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2006-2011 của Ocean Bank
(đơn vị: tỷ đồng)
--------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Công ty TNHH VNT (VNT Co)
 
Theo đăng ký kinh doanh thì VNT có vốn điều lệ 600 tỷ đồng, trong đó, bà Lê Thị Minh Nguyệt nắm 95% và bà Hoàng Thị Nga nắm 5%.
 
Bà Lê Thị Minh Nguyệt (1976 - 36 tuổi) là Chủ tịch HĐTV của VNT. Bà Minh Nguyệt đã có một thời gian làm Trưởng Ban kiểm soát của Tập đoàn Đại Dương.
Ông Hà Văn Thắm đã làm TGĐ của công ty này trong thời gian từ 1997-2001.
 Theo TTVN


GDP tăng 4,38% trong 6 tháng



picture Mức tăng GDP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước những năm gần đây (đơn vị: %, nguồn: Tổng cục Thống kê).
 Tổng sản phần quốc nội (GDP) của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng 4,38%, một mức tăng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê là "đạt mức thấp" do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Cuộc họp báo công bố tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2012 được tổ chức sáng nay (29/6) tại Hà Nội ghi nhận sự quan tâm đặc biệt của báo giới vì tình hình kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng.

Theo Tổng cục Thống kê, bước vào năm 2012, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức thấp.

Trong khi đó, ở trong nước, những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư.

Nhưng đáng chú ý hơn cả là tình trạng lạm phát, lãi suất ở mức cao, sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng.

Những nguyên nhân này đã kéo tăng trưởng xuống mức thấp hơn kỳ vọng, cho dù một điểm sáng đáng kể là quý 2 đã tăng trưởng tốt hơn quý 1. Cụ thể, GDP trong quý 1 tăng 4% và lên 4,66% trong quý 2.

"Từ quý 2 nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng: Giá trị tăng thêm của khu vực này quý 1/2012 chỉ tăng 2,94% so với cùng kỳ năm trước, sang quý 2 đã tăng lên 4,52%, trong đó công nghiệp tăng từ 4,03% lên 5,40%", báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết.

Đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế sáu tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,81%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,81%, đóng góp 1,55 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,57%, đóng góp 2,35 điểm phần trăm.

Theo Tổng cục Thống kê, mức tăng trưởng cả ba khu vực sáu tháng đầu năm nay đều thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2011 (Tăng trưởng của ba khu vực sáu tháng đầu năm 2011 lần lượt là 3,89%, 5,78% và 6,21%).

Trong tổng sản phẩm trong nước sáu tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,13%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,26%; khu vực dịch vụ chiếm 37,61%.
VNEconomy

Sáng kiến năng lượng làm lợi cho hơn một tỷ người


(Nguồn: Internet)
Ngày 28/6, Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), ông Kandeh K. Yumkella, nêu rõ sáng kiến "Năng lượng bền vững cho tất cả" sẽ đem lại lợi ích cho hơn 1 tỷ người trên thế giới vào năm 2030, nhờ đạt được tiếp cận phổ cập các dịch vụ năng lượng hiện đại, tăng gấp đôi hiệu quả năng lượng và tăng gấp đôi thị phần của năng lượng tái sinh trong thị trường năng lượng toàn cầu.

Tổng Giám đốc UNIDO nhấn mạnh sáng kiến trên, do Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon phát động hướng tới phát triển bền vững toàn cầu, tập hợp các chính phủ, các nhà kinh doanh, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự trong một nỗ lực chưa từng thấy để chuyển đổi hệ thống năng lượng toàn cầu vào năm 2030. Năng lượng bền vững thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng bình đẳng xã hội và tạo môi trường lành mạnh hơn cho tất cả mọi người nhằm đạt được phát triển bền vững.
Ông Yumkella cho biết sau Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20), Sáng kiến "Năng lượng bền vững cho tất cả" đã nhận được hơn 100 cam kết hành động và cam kết đầu tư hàng chục tỷ USD từ các chính phủ, các ngân hàng phát triển đa phương, các tổ chức quốc tế và xã hội dân sự, 50 tỷ USD từ các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh khu vực tư nhân, tạo được động lực mạnh để thúc đẩy sáng kiến này vì phát triển bền vững phổ quát toàn cầu.

Năm mươi nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã phát triển các chương trình và kế hoạch năng lượng quốc gia theo 3 mục tiêu của sáng kiến này thông qua các nỗ lực đánh giá khu vực năng lượng và phân tích các khoảng trống năng lượng, đặt nền tảng tăng cường hành động trong các khu vực ưu tiên, thúc đẩy các cải tổ chiến lược cần thiết, đồng thời thu hút các khoản đầu tư và hỗ trợ tài chính mới.

Báo cáo mới nhất của UNIDO về năng lượng bền vững nhấn mạnh sản xuất năng lượng bền vững có tầm quan trọng thiết yếu để vượt qua các thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt như tăng trưởng xanh, tạo việc làm, an ninh, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và giảm đói nghèo.

Thế giới 7 tỷ người hiện nay phải coi trọng tăng hiệu quả năng lượng công nghiệp để tăng cường nền kinh tế, bảo vệ hệ sinh thái và đạt được phúc lợi xã hội./.
TTXVN

Học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí nằm tại VN

Nhiều học giả quốc tế khẳng định các lô dầu khí mà CNOOC mời thầu tại 9 lô trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia. (Ảnh: Đỗ Thúy/Vietnam+)

Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia. (Ảnh: Đỗ Thúy/Vietnam+)
 Tại cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông ngày 27/6 tại thủ đô Washington, Mỹ, một số học giả quốc tế đã khẳng định các lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hành động này của Trung Quốc đã được ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia, nêu ra trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Ông khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN sau đó, ông Thayer cho rằng Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.
Cùng chung quan điểm, tiến sỹ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, cảnh báo rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ hai lần" trước khi quyết định.
Trước đó, học giả Việt Nam, tiến sỹ Trần Trường Thủy, cũng đề cập đến diễn biến mới nhất này. Ông đưa ra bản đồ 9 lô trên Biển Đông mà Trung Quốc mời thầu, khẳng định các lô này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không phải là khu vực tranh chấp.
Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một "diễn biến rất tích cực" vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói "đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành.
Trong buổi thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, các học giả Philippines và Trung Quốc tranh cãi khá gay gắt về vấn đề chủ quyền tại bãi Scarborough, nơi mới xảy ra căng thẳng giữa hai nước.
Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 27 và 28/6, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức.
Các học giả từ nhiều nước, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ thảo luận ở nhiều chủ đề, từ các diễn biến gần đây trên Biển Đông, vấn đề Biển Đông trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN, luật pháp và tập quán quốc tế trong giải quyết tranh chấp...
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell tham dự và phát biểu./.
Theo Đỗ Thúy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét