Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Sự trả thù của Ôn Gia Bảo

- -Sự trả thù của Ôn Gia Bảo x-cafevn.org - 
Ôn Gia Bảo đã đóng chiếc đinh cuối cùng vào quan tài của kẻ thù lớn nhất của mình, cựu bí thư Đảng uỷ Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Và với việc hạ bệ Bạc, Ôn đã trả mối thù đến một gia đình từng vô số lần chống lại ông và người đỡ đầu ông trong quá khứ. Ông xem sự đi xuống của Bạc như là cơ hội chuyển hướng để giương cao ngọn cờ đổi mới của mình trong khi Đảng Cộng sản lại quá chia rẽ để kềm chế ông. Ông kêu gọi quần chúng Trung Quốc vì đảng đang mất đi độc quyền về lòng tin và con đường cải cách nội bộ đã bị ngăn chặn từ lâu. Điều trớ trêu là ông làm điều này bằng cách công khai thanh trừng một nạn nhân vốn không có hy vọng gì đến sự minh bạch của công lý, vì cái đảng mà ông cống hiến cả đời mình chẳng biết cách nào hơn.

Nguồn: John Garnaut - Foreign Policy
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
29.03.2012
Việc sa thải bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai là một quá trình dài 30 năm - một câu chuyện dài nhơ bẩn của những gia đình lãnh đạo và những bè đảng giành giật linh hồn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nếu Thủ tướng Ôn Gia Bảo là một “diễn viên hay nhất” như những người chỉ trích ông vẫn nói thì ông đã dành phần biểu diễn xuất sắc nhất của mình vào phút cuối. Với những câu trả lời hùng hồn và xúc động tại cuộc họp báo cuối cùng dài 3 tiếng tại hội nghị thường niên Quốc hội Nhân dân trong tháng này, Ôn đã đưa ra kiệt tác chính trị của mình, nhắc lại những sự kiện sóng gió nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc và đóng chiếc đinh cuối cùng vào quan tài của kẻ thù lớn nhất của mình, cựu bí thư Đảng uỷ Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Và với việc hạ bệ Bạc, Ôn đã trả mối thù đến một gia đình từng vô số lần chống lại ông và người đỡ đầu ông trong quá khứ.
Khi trả lời cho một câu hỏi được đặt ra một cách nhẹ nhàng về sự kiện Trùng Khánh, Ôn đã báo trước việc tử hình chính trị với Bạc, một thông báo cách chức lãnh đạo của Bạc đầy chấn động ngày hôm sau đã tiếp tục làm rung chuyển chính trường Trung Quốc ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1989. Nhưng một thông báo bổ sung kế tiếp càng có vẻ quan trọng hơn. Bằng cách gián tiếp nhưng rất rõ ràng, Ôn đã miêu tả Bạc như một người muốn đoạn tuyệt với quá trình đổi mới kinh tế, mở cửa với thế giới và cho phép người dân thụ hưởng cuộc sống hiện đại dài mấy thập niên của Trung Quốc. Ông đặt quá trình tranh đấu của sự nghiệp của Bạc vào ngữ cảnh của sự lựa chọn giữa những cải cách chính trị cấp bách và “những thảm hoạ lịch sử như Cách mạng Văn hoá,” đối đỉnh hai phiên bản cực kỳ khác nhau của trận chiến dài 30 năm ở Trung Quốc, trong đó Bạc Hy Lai và Ôn Gia Bảo là hai kẻ thừa kế lý tưởng. Trong thế giới của Ôn, hạ bệ Bạc là bước đầu trong trận chiến giữa quá khứ Mao-ít của Trung Quốc và tương lai dân chủ hơn được hiện thân bởi nhân vật đỡ đầu mà ông hằng kính mến, cựu bí thư Hồ Diệu Bang của những năm 1980. Lời lẽ của ông đã thổi bay vẻ ngoài đoàn kết của đảng vốn được gìn giữ từ cuộc thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn.
Trong tháng Mười sắp đến, Đảng Cộng sản chắc chắn sẽ thực hiện việc chuyển giao lãnh đạo mỗi mười năm m ột lần trong đó Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn sẽ giao quyền hành cho một đội ngũ mới do đương kim Phó Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn đầu. Đa số các lãnh đạo trong Uỷ ban Chấp hành Bộ Chính trị sẽ về hưu, và việc chuyển giao sẽ kéo dài xuống những giai tầng thấp hơn trong Đảng, chính quyền và quân đội. Ôn hi vọng lời nói của ông sẽ ảnh hưởng đến những ai sắp nắm những vị trí chủ chốt, hướng tư tưởng nào mà họ sẽ thiết lập cũng như sự nghiệp của ông sẽ được ghi chú như thế nào trong lịch sử.
Ôn Gia Bảo và Bạc Hy Lai trội hơn hẳn những đồng nghiệp của mình qua khả năng nổi bật của họ trong việc truyền đạt và tạo dựng phong cách cá nhân cũng như tư tưởng của mình hơn hẳn guồng máy đơn điệu của đảng. Là hai thành viên nổi tiếng nhất trong Bộ Chính trị, họ cũng là hai những nhân vật phân cực nhất trong giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc. Họ có nhiều điểm tương đồng, bao gồm quan điểm cho rằng mối đồng thuận của Đảng Cộng sản vốn đã thống lĩnh trong ba thập niên qua - “mở cửa và đổi mới” cùng với việc kiểm soát chính trị không khoan nhượng - đang sụp đổ dưới gánh nặng của bất bình đẳng, tham nhũng và ngờ vực. Nhưng lý lịch, cá tính và phương thức chính trị của hai con người này lại hoàn toàn khác nhau.
Bạc đã huy động sự lôi cuốn phi thường và năng khiếu chính trị của mình để tấn công vào tình trạng hiện tại để chính quyền đóng vai trò mạnh mẽ hơn. Ông đã chứng tỏ khả năng nổi bật trong việc vận động nguồn lực chính trị lẫn tài chính trong quá trình bốn năm rưỡi lãnh đạo thành phố lớn Trùng Khánh bên sông Dương Tử. Ông đã làm cả nước sững sờ khi đập tan băng đảng trong thành phố cũng như những quan chức, luật sư và thương gia không chịu hợp tác và tái xây dựng nền kinh tế nhà nước tập trung của thành phố trong khi trơ trẽn khoác cho mình biểu tượng của Mao Trạch Đông. Ông tạo ra một làn sóng hoài niệm cách mạng bao gồm việc gửi tin nhắn những lời dạy của Mao, nhân viên chính quyền cùng quây quần hát “nhạc đỏ”, và những tiết mục yêu nước xưa cũ tràn ngập chương trình truyền hình Trùng Khánh.
Từ vị thế thiên tả hoặc “thiên chính quyền”, Bạc đã thách thức mặt “mở cửa và đổi mới” trong mối đồng thuận chính trị mà Đặng Tiểu Bình đã đạt được từ ba thập niên trước. Trong khi đó Ôn Gia Bảo, người đóng vai vị thủ tướng Khổng giáo uyên bác, đồng cảm và khẳng khái, lại thách thức nửa bên kia mối đồng thuận của Đặng - kiểm soát chính trị tuyệt đối - từ cánh phải cấp tiến. Ông đã liên tục phân tích sự cần thiết phải giới hạn quyền lực của nhà nước qua luật lệ, công lý và dân chủ hoá. Để làm việc này, ông đã nhắc lại sự nghiệp đầy tính biểu tượng của những lãnh đạo cấp tiến từng bị thanh trừng mà ông đã phục vụ trong những năm 1980, đặc biệt là Hồ Diệu Bang, người mà ông vừa giúp “phục hồi” danh dự trong những hội nghị chính thức. Như mọi lãnh đạo Cộng sản đều biết, những ai muốn có được phần trong tương lai của đất nước trước tiên phải chiến đấu để kiểm soát quá khứ.
Cho đến tháng trước Bạc có vẻ vẫn đang nắm thế chủ động, với mạng lưới con ông cháu cha của tầng lớp lãnh đạo cao cấp - và sức mạnh đầy hấp dẫn của “mô hình Trùng Khánh” để kéo cả nước về phía mình, trong khi nỗ lực của Ôn chỉ tạo ra vài kết quả thực dụng. Bạc tạo được danh tiếng của mình như là một ngôi sao đang lên đến ngày 6 tháng Hai khi giám đốc công an và cánh tay phải của ông là Vương Lập Quân lái xe đến một cuộc hẹn tại lãnh sự quán Anh để cắt đứt những nhân viên theo dõi rồi tạt ra xa lộ để tìm đường sống tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô. Ông được cho là đã mang theo những câu chuyện bẩn thỉu về hoạt động tội phạm của gia đình Bạc bao gồm việc liên quan đến cái chết của thương gia người Anh Neil Heywood, các quan chức phương Tây cho biết. Dưới con mắt của Bắc Kinh, đây là trường hợp tìm cách đào thoát cao cấp nhất trong 40 năm qua, và nó xảy ra dưới sự kiểm soát của Bạc. Vương “đã phản bội tổ quốc và đi theo kẻ thù,” Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói, một quan chức tình báo Trung Quốc cho biết.
Ôn, con trai của một giáo viên hèn mọn, đã chứng kiến gia đình mình liên tục bị chỉ trích và tấn công trong cuộc Cách mạng Văn hoá, và đã bước lên quyền lực bằng cách gây ấn tượng đối với hàng loạt các nhà cựu cách mạng. Ngược lại Bạc sinh ra để cầm quyền. Là con trai của nhà lãnh đạo cách mạng Bạc Nhất Ba, ông theo học tại trường trung học Bắc Kinh số 4 danh giá nhất nước. Bạc chưa đến tuổi 17 khi một rạn nứt giữa những con ông cháu cha và con cái thành phần “có lý lịch xấu” nổ ra thành một cuộc chiến giai cấp. Tháng Sáu 1966, trong những tháng đầu của cuộc Cách mạng Văn hoá, một trong những đồng học của Bạc đã sáng tác ra một điệu hát ngắn sau đó trở thành bài ca chính thức của giới con ông cháu cha tiên phong trong phong trào Hồng Vệ Binh lúc đầu: “Cha anh hùng, con can đảm; cha phản động, con hoang đàng.”
Những học sinh hồng vệ binh tại trường Bắc Kinh số 4 biến phòng ăn cũ thành một chốn giam cầm đầy man rợ đối với những giáo viên và những phần tử phản động mà họ bắt được. Họ đã sơn câu khẩu hiệu nổi tiếng “Khủng bố đỏ vạn tuế” trên tường bằng máu người.
Nhưng chỉ sau vài tháng, Mao đã chuyển cuộc Cách mạng Văn hoá của mình sang những đồng chí chiến đấu và tung ra những nhóm hồng vệ binh kém thân thế hơn để chống lại những hồng vệ binh “quyền quí” cũ. Bạc Hy Lai đã bị đi tù sáu năm. Cha ông, Bạc Nhất Ba, đã bị tra tấn. Những Hồng Vệ Binh đã bắt cóc mẹ Bạc tại Quảng Châu và hoặc đã giết chết bà hoặc bà đã tự sát; nếu có tài liệu nào còn sót lại, chúng vẫn bị giữ kín.
Kể từ “Nghị quyết về Lịch sử” của Đặng Tiểu Bình năm 1981, cuộc Cách mạng Văn hoá đã chính thức trở thành một “thảm hoạ”, nhưng Đảng Cộng sản chưa bao giờ giải thích việc gì đã xảy ra. Nó chỉ để lại một cái tên, được hiểu là xấu nhưng không rõ nghĩa. Với việc nêu lại cái bóng ma của Cách mạng Văn hoá, Ôn Gia Bảo đã làm nứt rạn chiếc kho lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc: rằng chiếc hộp đen vĩ đại che đậy những đấu đá, sự tàn bạo, những phân nửa sự thật và những giả dối trắng trợn mà trên đó Trung Quốc đã xây dựng quá trình chuyển hoá kinh tế và xã hội của mình. Bên dưới những lớp nhận định cẩn trọng của ông là một thử thách to lớn đối với thái độ không khoan nhương mà Đảng Cộng sản vẫn luôn dùng để hoạt động. Và để hiểu được cuộc Cách mạng Văn hoá mang ý nghĩa gì đối với Ôn Gia Bảo, ta cần phải xem lại cuộc đời của người dẫn dắt ông, nhà lãnh đạo cách tân Hồ Diệu Bang trong những năm 1980, người đã điều khiển Đảng Cộng sản qua thời kỳ sôi nổi nhất.
Hồ Diệu Bang đã bị loại khỏi chức vụ lãnh đạo Liên đoàn Thanh niên Cộng sản vào ngày 13 tháng Tám, 1966, năm ngày sau khi chủ tịch Mao dẫn đầu cuộc biểu tình quần chúng đầu tiên của cuộc Cách mạng Văn hoá. Bị giam giữ trong sáu tuần lễ, những Hồng Vệ Binh đã đánh đập, hành hạ ông, bắt ông đứng yên hàng giờ, cổ đeo một tấm bảng gỗ lớn khi tay bị trói quặt sau lưng. Sáu tuần sau, trong dịp nghỉ lễ, họ gọi người con trai 18 tuổi của ông là Hồ Đức Hoa lên để đưa ông về. “Tôi đã khóc khi thấy thân hình ông,” Hồ Đức Hoa kể với tôi. “Ông nói với tôi rằng ‘đừng trở thành kẻ vô dụng, hãy về đi, chẳng có có vấn đề gì đâu.’”
Hồ Diệu Bang quay lại làm việc ngay sau khi Mao qua đời vào năm 1976, và Đảng Cộng sản đoàn kết chung quanh quan điểm vượt qua cuộc Cách mạng Văn hoá nhưng lại thiếu một lộ trình tương lai. Được chỉ định đứng đầu Phòng Tổ chức đầy quyền lực, Hồ đã dẫn đầu phong trào “tìm sự thật từ dữ kiện” -- để lý tưởng nhường bước cho thực tế -- và để phục hồi những đồng chí từng bị lật đổ. Đặng, người cho đến năm 1980 đã giữ vị trí lãnh đạo tối cao, đã thăng cấp Hồ lên chức tổng bí thứ Đảng Cộng sản.
Cho đến những năm đầu 1980, Đảng Cộng sản đang nhanh chóng rút lui khỏi cuộc sống xã hội thường ngày. Khi nền kinh tế đi lên, người dân Trung Quốc bắt đầu được hưởng phần nào quyền tự do cá nhân, nhưng những nguyên tắc quan trọng trong nền chính trị nội bộ đảng vẫn không thay đổi. Tại giao điểm đầy quan trọng này, chẳng có một luật lệ nào được thực thi, chẳng có một trọng tài độc lập nào, chỉ có duy nhất quyền lực.
Vào năm 1985, trong khi đa số những lãnh đạo cao cấp bổ nhiệm lẫn nhau hoặc con cái của nhau vào các vị trí quan trọng, Hồ Diệu Bang đã chiêu mộ Ôn Gia Bảo, con của một nhà giáo, để điều hành Văn phòng Trung ương -- một vị trí tương tự như bộ trưởng. Một năm sau, con trai cả của Hồ Diệu Bang là Hồ Đức Bình, đã phát biểu hệt như lời của Ôn Gia Bảo nói hai tuần trước. “Cách mạng Văn hoá là một thảm hoạ,” ông đã nói với bộ trưởng bộ tuyên truyền lúc ấy, vào giai đoạn cha ông đang nắm quyền lực cao nhất. “Nó sẽ không tái xuất với cùng hình thức, nhưng một cách mạng văn hoá dù bị loại bỏ một hay hai lần cũng không thể loại trừ là nó sẽ tái xuất hiện.”
Có lẽ ông đã có dự cảm về những gì sắp xảy ra. Đến năm 1986 căng thẳng giữa nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và môi trường xã hội tự do hơn đã bắt đầu đụng độ với những đòi hỏi về việc kiểm soát chính trị tuyệt đối của giới lãnh đạo cao cấp Đảng Cộng sản. Hồ Diệu Bang tìm cách giới hạn nạn tham nhũng trong giới con cái những lãnh đạo cao cấp, cố tình tảng lờ những chiến dịch mang tư tưởng bảo thủ và thoả hiệp với những cuộc đấu tranh của sinh viên. Đến cuối năm đó, giới lãnh đạo cao cấp cảm thấy quá đủ.
Rồi, cũng như trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá, và cũng là trường hợp của hiện tại, chẳng có luật lệ nào giám định sự đi xuống của Hồ Diệu Bang; chỉ là một nhóm những kẻ môi giới quyền lực sau hậu trường cảm thấy rằng ông đã đi quá xa. Vào tháng Giêng 1987, 21 năm sau khi bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hoá, những nhà lãnh đạo đảng bắt Hồ phải tham dự một cuộc kiểm điểm đầy sĩ nhục dài năm ngày với tên gọi “Cuộc họp Đời sống Dân chủ Đảng”. Người chỉ trích Hồ mạnh mẽ nhất là cha của Bạc Hy Lai.
Hồ Đức Hoa, người con trai út, hiện đang sống với vợ mình tại ngôi nhà rộng rãi nhưng cũ kỹ ở phía tây Trung Nam Hải, khu vực riêng biệt dành cho giới lãnh đạo, nơi ông đã sống hơn nửa đời mình. Hồi tưởng của ông về Cách mạng Văn hoá có ý nghĩa gì đối với gia đình ông và cha ông, Hồ Diệu Bang, đã giúp giải thích câu chuyện mà Ôn Gia Bảo kể lại hôm nay.
Hồ Đức Hoa kể lại cha ông đã đau khổ nhưng không ngạc nhiên, khi những trưởng lão trong Đảng dùng sự suy sụp chính trị của ông để lôi kéo một chiến dịch “chống giải phóng tư sản” trên khắp Trung Quốc. Các cán bộ Đảng ra lệnh cho Hồ Đức Hoà biểu lộ quan điểm chống đối của mình đối với nguyên tắc chính trị của cha nhưng ông đã từ chối.
“Cũng giống như năm 1966. Nếu ai đó được cho là đã được “giải phóng” thì mọi người sẽ cùng nhau chỉ trích người đó,” Hồ Đức Hoa nói. “Đất nước đã đi ngược vào thời gian mà lẽ ra nó đã được dân chủ hoá và chuyển sang chế độ pháp trị.”
Hồ Đức Hoa nói với cha mình rằng ông cảm thấy bi quan như thế nào về tương lai của đất nước. Hồ Diệu Bang đồng ý rằng những phương pháp và quan điểm của phong trào chống giải phóng năm 1987 được lấy thẳng từ Cách mạng Văn hoá. Nhưng ông đã khuyên con mình nên lĩnh hội những viễn cảnh lịch sử, và nhắc rằng người dân Trung Quốc không tham dự những trò chơi quyền lực của giới lãnh đạo như họ đã từng làm 20 năm trước. Ông gọi chiến dịch chống giải phóng là “cách mạng văn hoá dạng trung” và cảnh báo rằng một cuộc cách mạng văn hoá nhỏ chắc chắn sẽ xảy ra, Hồ Đức Hoa kể với tôi. Khi xã hội phát triển, Hồ Diệu Bang nói với con, những cuộc cách mạng văn hoá hạng trung và nhỏ sẽ từ từ lu mờ khỏi sân khấu lịch sử.
Có lẽ điều may mắn là Hồ Diệu Bang đã không thấy được rằng cái chết của mình vào tháng Tư 1989 đã khiến cho quần chúng đổ đến khóc thương tại Quảng trường Thiên An Môn, các sinh viên đã ca ngợi tính trung thực và nhân đạo của ông, trái ngược với cái nhìn của họ đối với những nhà lãnh đạo khác lúc ấy. Cuộc tuần hành biến thành một cuộc biểu tình lớn đòi hỏi giải phóng hoá và dân chủ hoá, chống lại nạn tham nhũng ngày càng tăng trong giới con cái lãnh đạo cao cấp.
Ôn Gia Bảo vẫn giữ vị trí lãnh đạo tại Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản, và làm việc cho người kế nhiệm Hồ Diệu Bang là Triệu Tử Dương, một người cổ vũ cải cách. Có một bức ảnh nổI tiếng trong đó Ôn đứng sau lưng Triệu trong khi ông tuyên bố những lời đau khổ “Tôi đã đến quá trễ” đối với những sinh viên không chịu rời bỏ quảng trường. Không bao lâu sau, Đặng và những lãnh đạo đảng khác đã ra lệnh cho xe tăng tiến vào, khởi đầu một cuộc chấn động kiểu Cách mạng Văn hoá và bổ sung thêm một tài liệu đẫm máu vào văn khố lịch sử của Đảng Cộng sản. Bạc Nhất Ba đã ra lệnh thanh trừng Ôn, căn cứ theo một người có cha làm bộ trưởng lúc ấy, nhưng những lãnh đạo đảng đã rất ấn tượng khi Ông đã chuyển lòng trung thành từ Triệu (người đã bị giam giữ tại gia trọn đời) và ủng hộ thiết quân luật. Ôn đã chơi theo luật lệ của một hệ thống tàn nhẫn, vì gia đình mình -- đặc biệt là vợ và con trai -- dùng vị thế của mình để bảo vệ quyền lợi thương mại riêng của họ, trong khi sự nghiệp của ông tái tiến triển.
Hồ Diệu Bang hầu như đã bị xoá khỏi lịch sử chính thức sau cuộc thanh trừng ông vào năm 1987. Nhưng vì ông đã không công khai thách thức Đảng, ông vẫn giữ lại được di sản và những người ủng hộ, bao gồm những bí thư và thủ tướng hiện tại và tương lai: Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Bốn người này đều thường xuyên đến thăm căn nhà của gia đình Hồ trong dịp Tết. Nhưng chỉ có Ông Gia Bảo là người công khai tưởng niệm di sản người thầy của mình.
Hai năm trước, vào dịp giỗ lần thứ 21 của Hồ Diệu Bang, Ôn đã viết một bài bình luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, bài viết rất đặc biệt trong một quốc gia mà những nhà lãnh đạo hiếm khi hé lộ đời sống riêng tư của mình trước công chúng. “Tôi khắc sâu trong tim những gì ông đã dạy tôi trong những năm tháng ấy,” Ôn viết. Trong bốn nhà lãnh đạo cao cấp thường xuyên đến thăm căn nhà cũ của Hồ Diệu Bang, Ôn Gia Bảo có mối liên hệ nồng ấm nhất đối với vợ và bốn người con của Hồ Diệu Bang.
Hồ đã dạy những người con mình phải chống lại quan điểm vốn đã ăn sâu vào tâm lý của Đảng Cộng sản, rằng họ có có một quyền thừa kế nào đấy để giữ những chức vụ cao. Tuy thế người con cả Hồ Đức Bình vẫn lên đến chức Phó Chủ tịch Mặt trận thống nhất Trung Quốc. Và năm ngoái ông đã dùng di sản và mạng lưới con ông cháu cha để tổ chức và tuyên bố những điều mà những người có thanh thế thấp bé chắc chắn sẽ bị đi đoạ. Ông đã xuất bản một cuốn sách về cha mình, với lời dẫn đầu của Ôn. Ông đã tổ chức hàng loạt những cuộc hội thảo kín gồm những học giả nổi tiếng và các con cháu của những nhà lãnh đạo cách tân để tìm cách xây dựng một mối đồng thuận cho việc cải cách.
Cuộc hội thảo đầu tiên và thầm lặng nhất vào tháng Bảy, đã châm ngòi cho cuộc tranh luận sôi nổi trong quần chúng về “Mô hình Trùng Khánh” của Bạc Hy Lai so với đối thủ của nó là “Mô hình Quảng Đông” cấp tiến hơn. Cuộc hội thảo thứ hai vào tháng Tám, kỷ niệm 35 năm ngày bắt giữ “Lũ Bốn Tên” cực đoan của Mao, đóng hẳn cánh cửa cuộc Cách mạng Văn Hoá chỉ vài tuần sau khi Mao qua đời vào tháng Tám 1976. Cuộc hội thảo thứ ba, vào tháng Chín, kỷ niệm lần thứ 30 Nghị quyết về Lịch sử năm 1981, trong đó khẳng định Cách mạng Văn hoá là một thảm hoạ và không được xảy ra lần nữa.
Chính trong buổi họp vào tháng Chín, Hồ Đức Bình đã thiết lập đề tài mà sau này Ôn đã nhắc đến trong buổi họp báo của mình. Hồ Đức Bình cũng đã đăng những nhận định của mình trên một trang mạng liệt kê biên niên sử cuộc đời của cha ông: “Điều cốt yếu là để bảo đảm việc chấp thuận thái độ phê phán và kiên quyết lên án cuộc Cách mạng Văn hoá... Trong những năm gần đây, vì một lý do nào đấy, có vẻ như đang có một cuộc “hồi sinh” nhằm cổ vũ Cách mạng Văn hoá. Một số người đã hoan nghênh nó; một số không tin vào Cách mạng Văn hoá nhưng dù thế vẫn lợi dụng nó và hưởng ứng. Tôi nghĩ chúng ta phải cảnh giác mấu chốt này!”
Nghĩa bóng của quan điểm này, vốn chẳng cần che đậy, là cần phải ngăn chặn Bạc Hy Lai trong việc lôi kéo Đảng Cộng sản trở về cái quá khứ cực đoan vô pháp luật ngày xưa. Xin lỗi khi hỏi rằng vì sao Bạc lại có thể tìm kiếm quyền lực bằng cách ca ngợi một phong trào từng giết chết mẹ mình?
Hồ Đức Bình nhấn mạnh việc cần thiết phải tạo ra những cơ cấu nhằm thể chế hoá những trò chơi quyền lực giữa các lãnh đạo đảng. Ông nói với các bạn bè dòng dõi và các trí thức tại buổi hội thảo rằng tàn dư của chế độ phong kiến quý tộc - nền chuyên chế kiểu xưa - có thể đã tái hiện như đảng đã từng có trong Cách mạng Văn hoá. Ông báo trước những cuộc ẩu đả đang xảy ra hiện nay:
“Nếu chúng ta thật sự muốn thực hiện quá trình dân chủ hoá đời sống chính trị trong nội bộ đảng, cái giá phải trả thì vô cùng lớn. Liệu chúng ta có can đảm để chấp nhận cái giá này? Nếu chúng ta thực hiện ngay, rõ ràng là phải có giá. Liệu chúng ta chịu trả giá? Liệu đã đúng lúc? Tôi không biết chắc được. Tuy nhiên, tôi cho rằng nó có thể tạo ra vài ‘hỗn loạn’ trong một số địa phương, những ‘hỗn loạn’ tạm thời, và những ‘hỗn loạn’ mang tính địa phương. Chúng ta phải sẵn sàng.”
Hồ Đức Bình đã bước tới, với vài khiên cưỡng, nhằm sử dụng di sản của cha mình để giúp kiến tạo tương lai Trung Quốc. Ông là thành viên ban chấp hành của một trong hai cơ quan mang tính đại diện cùng với những lãnh đạo cao cấp ở Trung Quốc. Ông đã thảo luận vấn đề Cách mạng Văn hoá với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng như người kế nhiệm là Tập Cận Bình không bao lâu trước cuộc họp báo của Ôn Gia Bảo và việc đi xuống của Bạc Hy Lai, căn cứ theo một nguồn tin gần gũi với những thảo luận trên. Dân chúng quan tâm đến chính trị của Trung Quốc hiện đang theo dõi trận chiến đang xảy ra bên trong Bộ Chính trị trong đó Bạc Hy Lai bị truất phế và đưa ra những bài học hình thành tương lai của Trung Quốc.
“Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thể nhận định được liệu Ôn Gia Bảo đang đại diện cho bản thân hay đại diện cho một nhóm người,” một quan chức cấp bộ vừa về hưu cho biết, ông đã tiên đoán một cách chắc chắn với tôi việc Bạc bị truất phế 10 ngày trước khi sự việc xảy ra. “Có thể là 80% bản thân ông và 20% của một nhóm người. Chúng ta vẫn phải chờ xem.”
Vẫn chưa biết rõ liệu mạng lưới bảo kê của Đảng Cộng sản và những mắt gút về quyền lợi chức quyền và tài chính có thể cải cách được hay không. Nhưng với phong trào thiên tả ở Trung Quốc vừa bị xử trảm qua việc Bạc Hy Lai bị thanh trừng, và việc các nhà chỉ trích Bạc hiện đang nói về thể chế “khủng bố đỏ” của ông sau những tiết lộ hàng ngày về tính tàn khốc về chính trị lẫn thể xác dưới sự cầm quyền của ông, Ôn bắt đầu chiếm lại cảm tình của một số người từng từ bỏ ông.
“Trước đây tôi không có một cái nhìn hoàn toàn tích cực đối với Ôn Gia Bảo, vì ông nói rất nhiều nhưng chẳng thực hiện được bao nhiêu,” một nhân vật truyền thông hàng đầu có quan hệ lâu dài với nội bộ lãnh đạo Trung Quốc. “Giờ đây tôi nhận ra là tôi đã có thể nói được, điều này rất quan trọng. Lên tiếng để cả thế giới biết rằng ông chẳng thực hiện được việc gì bởi vì ông đã bị chế độ bóp chẹt.”
Người học trò trung thành nhất của Hồ Diệu Bang, người đã khiên quan tài của ông đến nơi an nghỉ cuối cùng, hiện đang xây dựng trên nền tảng được thiết lập bên ngoài bởi Hồ và các con ông nhằm ngăn chặn việc quay lại của Cách mạng Văn hoá. Ôn Gia Bảo đang bảo vệ đường lối của đảng do Đặng Tiểu Bình đưa ra trong nghị quyết lịch sử năm 1981 để chống lại cuộc tấn công từ phía tả. Nhưng trong ẩn ý, ông đang thách thức mối đồng thuận 30 qua của Đảng Cộng sản từ giới cấp tiến phía hữu.
Hồ Đức Hoa, người con trai út, đã chỉ thẳng ra cái hố sâu ngăn cách giữa những vị trí trên tại một cuộc phỏng vấn báo chí hiếm hoi một tháng trước đây: “Sự khác biệt giữa cha tôi và Đặng Tiểu Bình là: Đặng muốn cứu đảng, còn cha tôi muốn cứu những người dân thường.”
Ôn Gia Bảo xem sự đi xuống của Bạc như là cơ hội chuyển hướng để giương cao ngọn cờ đổi mới của mình trong khi Đảng Cộng sản lại quá chia rẽ để kềm chế ông. Ông kêu gọi quần chúng Trung Quốc vì đảng đang mất đi độc quyền về lòng tin và con đường cải cách nội bộ đã bị ngăn chặn từ lâu. Điều trớ trêu là ông làm điều này bằng cách công khai thanh trừng một nạn nhân vốn không có hy vọng gì đến sự minh bạch của công lý, vì cái đảng mà ông cống hiến cả đời mình chẳng biết cách nào hơn.


-Vụ Bạc Hi Lai (càng ngày càng li kì!)Bo Xilai: downfall of a neo-Maoist party boss who got things done (Guardian 30-3-12) A chilling end in Chongqing (FT 30-3-12) -- Inside Elite Chinese Circle, Brit Came to Fear for His Life (WSJ 31-3-12) Briton’s death ‘linked to China power struggle’ (London Times 30-3-12)-South China Analysis Group Trung Quốc: Nhìn từ bên ngoài vụ thanh trừng Bạc Hy Lai Tác giả: D.S. Rajan Người dịch: Trần Văn Minh 30-03-2012 Theo Tân Hoa Xã ngày 15 tháng 3 năm 2012, “Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định: đồng chí Trương Đức Giang sẽ là- Trùm An ninh Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang thất thế trong cuộc đấu đá quyền lực, theo lời cư dân mạng – Huấn luyện bất thường để truyền bá tư tưởng của Hồ Cẩm Đào (Epoch/ Đại Kỷ nguyên).   – Bo Xilai: downfall of a neo-Maoist party boss who got things done (Guardian). – Trung Quốc: Khóa phần bình luận trên các tiểu blog để chống “tin đồn”   –    (RFI). . – Trung Quốc trừng phạt các web sites loan tin đồn đảo chánh    –   (VOA).  - Một số trang web đưa tin đồn đã bị xử lý theo pháp luật (CRI).  - TQ bắt người sau tin đồn đảo chính   –   (BBC). – Trung Quốc xử lý tin đồn đảo chính (NLĐ).  – Một số trang web đưa tin đồn đã bị xử lý theo pháp luật (CRI).- A chilling end in Chongqing – Briton’s death heightens fears about the risks of doing business in China  (Financial Times). - Dập tắt tin đồn đảo chính tại Bắc Kinh (TN). - - Nguyễn Văn Nhã sưu tầm và dịch: Chùm bài về Động thái ở Trung Quốc – Con Cháu Cách Mạng   –   (Người Lót Gạch).  Children of Revolution, - bản dịch  tại đây. - -  Cáo buộc về Bạc Hy Lai là ‘lố bịch’   –   (BBC).-  -- Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo tham nhũng có thể làm sụp chế độ   –   (RFI). -– Sự chuyển đổi đầy rủi ro ở Bắc Kinh   –   (RFI).  – Bạc Hy Lai và những thay đổi sắp đến ở Trung Quốc   –   (Foreign Policy/ x-café).-  Yêu cầu TQ điều tra vụ doanh nhân đột tử   –   (BBC).  - Tình tiết mới trong vụ Trùng Khánh (TN). – Thái tử đỏ Bạc Hy Lai của Trung Quốc bị thất sủng thế nào? (Reuters/ Ba Sàm). -
--Bo Xilai’s China Crime Crackdown Adds to Scandal-NYT -Disturbing new details are emerging about an anticrime initiative led by the ousted party official Bo Xilai.-

 South China Analysis Group

Trung Quốc: Nhìn từ bên ngoài vụ thanh trừng Bạc Hy Lai

Tác giả: D.S. Rajan
Người dịch: Trần Văn Minh
30-03-2012
Theo Tân Hoa Xã ngày 15 tháng 3 năm 2012, “Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định: đồng chí Trương Đức Giang sẽ là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh; đồng chí Bạc Hy Lai sẽ không còn giữ chức ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh”.
Việc loại bỏ Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, con của Bạc Nhất Ba, là người đã từng tham gia Vạn Lý Trường Chinh và một trong bát ‘đại nguyên lão’ của Trung Quốc, ra khỏi chức vụ Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh vào ngày 14 tháng 3 năm 2012, như đã tiết lộ trong thông báo ngắn gọn nói trên, đánh dấu sự kiện xảy ra lần thứ ba như thế trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong quá khứ, Tổng Bí thư Triệu Tử Dương hồi năm 1989, và Trần Lương Vũ, Bí thư Thành ủy Thượng Hải hồi năm 2006, cũng cùng chung số phận. Triệu Tử Dương vì lý do chính trị và Trần Lương Vũ thì bị kết tội tham nhũng. Vào lúc Bạc Hy Lai là ứng viên được xem như chắc chắn vào cơ quan cao nhất của đảng, Ban Thường vụ Bộ Chính trị của Quốc Hội thứ 18 sắp xảy ra vào tháng 10 năm 2012, những diễn biến vừa xảy ra đã gợi lên câu hỏi, liệu sự chuyển giao quyền hành sẽ diễn ra êm thắm trong thời gian diễn ra đại hội đảng hay không.   

Điều ngạc nhiên là cho tới tháng 1  năm 2012, thành tích chống tham nhũng và băng đảng địa phương của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh đã tranh thủ được sự khen ngợi của lãnh đạo trung ương. Sự đề xướng văn hóa Mao của ông và quan điểm tán thành cải cách, nhưng chống đối bất cứ sự xâm phạm nào vào hệ thống kinh tế do nhà nước quản lý, có thể được cảm tình, nếu không phải là sự đồng lòng hoàn toàn của đông đảo quần chúng. Dưới sự lãnh đạo của Bạc, Trùng Khánh đã tăng trưởng 16% trong năm 2011. Nhiều lãnh đạo viếng thăm Trùng Khánh để ủng hộ sự phát triển “Mô hình Trùng Khánh” của Bạc, gồm Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch và là người kế thừa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Chu Vĩnh Khang, ủy viên Bộ Chính trị; Bắc Kinh cũng dùng khả năng của mình để tạo điều kiện cho cuộc viếng thăm của Henry Kissinger tới Trùng Khánh để gặp Bạc. (Tuy nhiên, Hồ Cẩm Đào đã cố ý không đến thăm Trùng Khánh để gặp Bạc). Cái loa của Đảng, tờ Nhân dân Nhật báo ngày 9 tháng 1 năm 2011 đã ca ngợi sự thành công trong chính sách của Bạc ở Trùng Khánh. Thế thì, điều gì dẫn đến sự suy thoái của Bạc Hy Lai?
Bạc Hy Lai đã tự gửi một lá thư lên bộ chính trị để tự kiểm điểm. Ông thừa nhận với các ký giả hôm 9 tháng 3 năm 2012, rằng ông đã phạm lỗi lầm và sơ suất trong quyết định của mình qua chiến dịch chống lại băng đảng tội phạm địa phương, đồng thời ông cũng xác quyết, ông và gia đình không tham nhũng. 
Cho đến giờ vẫn chưa có lời buộc tội trực tiếp nào nhắm vào ông Bạc. Tuy nhiên, đã có những cuộc tấn công gián tiếp. Chẳng hạn như, trước khi thanh trừng Bạc, Tập Cận Bình đã nói với các cán bộ lãnh đạo, theo báo Trường Đảng ở Bắc Kinh, ngày 1 tháng 3 năm 2012, nên dùng quyền lực một cách công minh, tránh xa tham nhũng và cương quyết chống lại khuynh hướng chủ nghĩa khoái lạc và chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Viết trên báo Cầu Thị, tờ báo lý luận chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 10 tháng 3 năm 2012, ông chỉ ra “sự nguy hiểm của sự tự tôn và tìm kiếm lợi ích cá nhân trong đảng”. Theo báo Cầu Thị, ngày 16 tháng 3 năm 2012, ông Tập nhấn mạnh nhu cầu về việc giữ vững ‘tính trong sạch’ của đảng, áp dụng sự ‘khôn ngoan tập thể’ và lên án ‘một số đảng viên thiếu kỷ luật và thiếu hành vi đúng đắn’. 
Và trong một trường hợp khác, tuyên bố người kế nhiệm Bạc Hy Lai sẽ là Phó Thủ tướng Trương Đức Giang, ông Lý Nguyên Triều, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông báo trong một buổi họp với các cán bộ lãnh đạo từ thành phố Trùng Khánh ở Bắc Kinh, hôm 18 tháng 3 năm 2012, rằng “việc điều chỉnh được thực hiện sau một cuộc đánh giá toàn bộ tình hình hiện tại và trong sự cân nhắc thận trọng” (lưu ý việc chọn chữ ‘điều chỉnh’).
Những điều Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 14 tháng 3 năm 2012, đặc biệt đáng lưu ý. Không ám chỉ Bạc Hy Lai, nhưng ông yêu cầu chính quyền Trùng Khánh “hãy suy nghĩ một cách nghiêm túc và rút ra bài học về sự cố Vương Lập Quân. Ông còn nói thêm rằng, Trung Quốc không những cần cải cách kinh tế, mà còn cải cách chính trị, nếu không thì thảm họa lịch sử như Cách mạng Văn hóa có thể lập lại ở Trung Quốc”. Đáng chú ý là tường thuật của truyền thông quốc nội Trung Quốc  (tháng 4 năm 20111) đã trích lời ông Ôn khi chỉ trích đích xác những cán bộ có tư tưởng nhớ về thời Mao-ít.
Điều không nên bỏ sót đó là, Bạc Hy Lai đã được gọi là “đồng chí” trong bản tin của Tân Hoa xã ngày 15 tháng 3 năm 2012 và việc bổ nhiệm người kế vị ông Bạc được gọi là “điều chỉnh”. Điều này cho thấy, cựu Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh vẫn tiếp tục là đảng viên Đảng Cộng sản. Nhưng cũng đáng chú ý là, kể từ ngày đó, không hề có tin tức gì về các hoạt động của ông Bạc xuất hiện trên truyền thông chính thức, điều này báo hiệu vài chuyện bất thường. Vào thời điểm này, sự thiếu vắng của bất kỳ thông báo chính thức nào về vai trò đảng viên của Bạc, kể cả trong bộ chính trị, có thể được xem như ông Bạc vẫn còn nằm trong vòng điều tra mà tiến trình có thể mất thêm thời gian để kết luận. Cộng thêm vào sự phức tạp hiển nhiên của vấn đề là tường thuật của báo chí kết nối chuyện Bạc Hy Lai với cái chết ‘bí ẩn’ của Neil Heywood, cựu viên chức tình báo MI-6 2 của Anh ở Trùng Khánh, được biết là một người bạn trong gia đình ông Bạc.               
Dựa vào những chứng cứ có được cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn sớm để gắn kết bất kỳ màu sắc hệ tư tưởng nào trong sự kiện Bạc Hy Lai. Một vài nhận xét, nhất là truyền thông Tây phương cho rằng ông Bạc đã trở thành nạn nhân của cuộc đấu tranh ý thức hệ trong đảng, giữa giới bảo thủ và cải cách, xem ra đã được thực hiện trong vội vã. Chính Bạc là một nhà cải cách thận trọng và sự đề cao văn hóa Mao tại Trùng Khánh, chỉ xem có vẻ như một bước để lấy lòng dân. Mặt khác, tội của ông, nếu có, có thể liên quan đến vấn đề tham nhũng, trong việc giải quyết sai lầm vụ Vương Lập Quân. 
Ngoài những điều đã đề cập ở trên, điều không thể chối cãi là hiện có những phe phái cạnh tranh với nhau trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của ĐCS Trung Quốc, cho dù Trung Quốc không thừa nhận một cách công khai. Mao đã được nói rõ khi ám chỉ có sự hiện diện của chủ nghĩa phe phái bên trong nội bộ đảng.
Các phe nhóm trong đảng hiện  đã thành công khi làm việc chung với nhau trên căn bản đồng thuận là – phe nhóm Đoàn Thanh niên Cộng sản do Hồ cẩm Đào dẫn đầu và một phe nhóm khác gồm con cái của các viên chức cao cấp, gọi là ‘thái tử đảng’. Trong khi phe nhóm đầu chủ trương xã hội hài hòa và phát triển quân bình, thì phe nhóm sau gồm các chuyên gia kinh tế có các mối quan hệ với khu vực tiến bộ miền duyên hải, những người đặc biệt thích giá trị tổng sản lượng quốc gia tăng nhanh hơn. Không khó để nhận thấy sự hiện diện quân bình của hai phe nhóm trong bộ phận đầu não của đảng hiện tại – Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bất kỳ sự thất bại nào của Bạc Hy Lai, một ‘thái tử đảng’, vào Ban Thường vụ mới, có thể đảo lộn điều kiện tất yếu để duy trì hệ thống cân bằng phe nhóm trong hàng lãnh đạo chóp bu, điều cần thiết để có sự ổn định trong hàng ngũ lãnh đạo. Giang Trạch Dân là nhân vật ‘nồng cốt’ của thế hệ lãnh đạo thứ ba và không ai xem thường quyết định của ông. Nhưng tình thế bây giờ đã khác khi Hồ Cẩm Đào chỉ là một người trong hàng ngũ lãnh đạo cùng thời và chính sách được quyết định trên căn bản đồng thuận. Vị thế này sẽ khó có bất kỳ sự thay đổi nào khi Tập Cận Bình nhận trách nhiệm là người đứng đầu trong hàng ngũ lãnh đạo đảng sắp tới.      
Một điều chắc chắn, vào thời điểm tế nhị khi đảng đối mặt với sự ảnh hưởng từ vụ Bạc Hy Lai, sẽ không có bước đi liều lĩnh nào hướng tới cải cách chính trị có thể kỳ vọng ở Quốc hội thứ 18, mặc dù Ôn Gia Bảo luôn nhấn mạnh [cải cách]. Nguyên tắc ‘dân chủ xã hội chủ nghĩa’ khác với khái niệm dân chủ Tây phương, có cơ hội thắng thế ở Trung Quốc tới khi nào Đảng Cộng sản Trung Quốc còn nắm giữ quyền lực.
Tác giả: Ông D.S. Rajan là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Chennai, Ấn Độ. Email của ông: director.c3s@gmail.com.
Nguồn: South China Analysis Group
————–
Ghi chú:
1. Có lẽ người viết nhầm lẫn chỗ này, ông Ôn Gia Bảo phát biểu ngày 14/3/2012 nhưng tác giả bài viết nói báo chí tường thuật tháng 4 năm 2011.
2. MI-6 là SIS, Secret Intelligence Service, Cơ quan Tình báo bí mật ở Anh, như CIA ở Mỹ.

 Chỉ có ở Việt Nam: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

-- Đông A
Trước đây tôi từng được nghe dân gian truyền nhau câu đồng dao "Lú như Trọng" và nghĩ bụng câu đồng dao nói quá. Giờ đây 
tôi thấy báo chí đưa tin ông Tổng bí thư DCSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu: "Các cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước đã nghỉ hưu là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa quan trọng để góp phần triển khai thực hiện thành công nghị quyết", thì thấy câu đồng dao chẳng sai chút nào.
Nòng cốt là bộ phận chủ yếu, làm trụ cột cho các bộ phận khác xung quanh nó. Nếu các cán bộ nghỉ hưu là lực lượng nòng cốt để thực hiện nghị quyết chỉnh đổn Đảng thì có thể nói rằng Đảng cầm quyền với những người đương chức đương quyền hiện nay đang bất lực, vô kế khả thi, không biết làm gì và có thể nhìn thấy trước thất bại lần nữa của Đảng. Cho dù điều này có là hiện thực đi nữa, và ông Tổng bí thư DCSVN có muốn chua xót thừa nhận sự thật về sự bất lực không chỉ của ông mà còn của toàn thể ban lãnh đạo của ông thì phát biểu như vậy là politically incorrect.'

Cách đây 10 năm, 
ông Nguyễn Phú Trọng, khi đấy đang là Bí thư thành ủy Hà Nội cũng từng phát biểu rằng: "Năm 2002 phải là năm Hà Nội đồng khởi giải phóng mặt bằng". Lúc bấy giờ dư luận đã phê phán ông Nguyễn Phú Trọng sử dụng từ "đồng khởi" không khác gì coi nhân dân và nhà cửa đất đai của họ là kẻ thù của chính quyền, bởi vì đồng khởi là phong trào nổi dậy nhằm triệt phá những điều đang hiện hành, áp bức những người buộc phải nổi dậy. 

Như vậy có thể thấy ông Nguyễn Phú Trọng có tiền sử về bệnh dùng từ, tức là một biểu hiện rất rõ của chứng bệnh tâm thần hay dân gian quen gọi là lú. Tôi không biết có cơ quan nào chuyên trách kiểm tra các chứng bệnh tâm thần của các lãnh đạo cao cấp không, nhất là những người có tuổi, khi não không còn có khả năng làm việc tốt như thời trai trẻ. Để lọt những người có triệu chứng tâm thần vào các chức vụ cao cấp là điều cực kỳ nguy hiểm cho an ninh quốc gia.  




-
70% kiến thức ở trường không thể sử dụng
(NLĐ) - Chất lượng đào tạo chưa cao, sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Vấn đề và giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” Hội thảo do Hiệp hội Các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế kỹ thuật tổ chức tại Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn ngày 30-3.
Theo các đại biểu, nguyên nhân dẫn đến sự cách biệt giữa đào tạo và sử dụng là do các trường chưa gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng của xã hội, chưa có thông tin dự báo chính xác… Hệ quả: Khoảng 70% kiến thức sinh viên học ở trường không thể sử dụng vào công việc. Các đại biểu đề xuất: Việc giao chỉ tiêu cho các trường phải căn cứ vào nhu cầu, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho sinh viên thực tập.
N.Huỳnh

- - Thất nghiệp nhiều ở độ tuổi từ 15 đến 24 (TN). - Việc làm chưa bền vững (NLĐ).   Khi cái ác chưa nói lời ai điếu (TT).

Tràn lan sách dỏm
 (TT 30-3-12) Bài giảng sexy và chuẩn mực đạo đức ở giảng đường (SVVN 28-3-12) -- Chỉ có Lê Ngọc Sơn mới dám hỏi thầy câu thế này: "Hiện nay có không ít giảng viên giảng bài rất nhàm chán, khiến sinh viên đối phó bằng cách... ngủ. Ông nghĩ gì về thực trạng này?"
“Sự giàu có không sinh ra văn hóa...”
 (TVN 28-3-12) -- P/v TS Lê Kiên Thành (con trai Lê Duẩn).
Thầy cô không phải là Thánh
 (VNN 28-3-12) -- Nói thế thì hại tôi rồi!
“Giáo viên chưa được đào tạo kỹ về tâm lý học sinh”
 (NĐT 28-3-12)

Vết nứt lòng tin (TBKTSG).  - Trồng cao su thí điểm tại Đông Bắc: Không được lấy dân làm thí nghiệm (TP). Chuẩn bị xử lý nợ Vinashin? (TBKTSG).Quận Gò Vấp: Trưởng ban bồi thường giải phóng mặt bằng bị tố xâm phạm mồ mả (CATP).Gia Lai: Dân bức xúc vì chính quyền “bỗng nhiên” cưỡng chế… 2 hòn đá (Tầm nhìn).-Myanmar: Cải cách, mở cửa tránh đổ máu (TQ).- Trung Quốc trấn áp những website phát tán tin đồn đảo chính (TN).
---- Sóng gió tại làng Văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ (SGGP 28-3-12) Nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc: Sau những tàn phai (CAND 29-3-12)
Nỗi buồn làng huấn luyện chiến mã lẫy lừng một thuở
 (NĐT 30-3-12)
Ea Sola danse son Vietnam meurtri
 (Le Monde 29-3-12) Khi người đọc trẻ (SGTT 28-3-12)
Minh Hằng bị nghi ngờ phẫu thuật độn cằm
 (ĐV 28-3-12) -- Đúng là như vậy!  Tôi đang suy nghĩ kịch liệt về tương lai của nhân loại thì bị sự nghi ngờ này gặm nhấm, không suy nghĩ gì được!--- Kênh đen vẫn…hoàn đen ! (NLĐ).- Vụ dự án ca cao gây mất rừng: Thủ tướng yêu cầu kiểm tra (NLĐ).

 -70% kiến thức ở trường không thể sử dụng
(NLĐ) - Chất lượng đào tạo chưa cao, sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Vấn đề và giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”

Thất nghiệp nhiều ở độ tuổi từ 15 đến 24 (TN). - Việc làm chưa bền vững (NLĐ).  
 -Trên 50% thanh niên trẻ thất nghiệp

 Khoang tên lửa - điểm yếu chí tử của tàu ngầm hạt nhân 094 Trung Quốc

So sánh kích thước của tên lửa JL-2 và JL-1.
 - Khoang tên lửa - điểm yếu chí tử của tàu ngầm hạt nhân 094 Trung Quốc (GDVN) - Tàu ngầm hạt nhân 094 Trung Quốc được cho là “tàu ngầm trong vịnh Bột Hải”, hễ ra khỏi bờ biển là dễ bị phát hiện và tiêu diệt.

Tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược 094 Trung Quốc được lưu truyền trên mạng.
Tạp chí “Kanwa Defense Review” kỳ mới nhất (tháng 4/2012) đã dành sự quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân 094 của Trung Quốc, có nhan đề “Từ thiết kế của tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 để xem xét tên lửa hạt nhân JL-2”.
Bài báo cho biết, khi bàn về đặc điểm thiết kế và vấn đề tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân 094, các học giả, chuyên gia công nghệ Mỹ-Âu cho rằng, mặc dù chưa xem xét tiếng ồn lớn hơn của lò phản ứng, 094 vẫn là tàu ngầm hạt nhân trong vịnh Bột Hải, một khi rời khỏi bờ biển, rất dễ bị hệ thống phát hiện chống tàu ngầm hiện đại của Mỹ và châu Âu thám thính được.
Theo bài báo, khoang tên lửa dạng hình học phẳng cỡ lớn của tàu ngầm hạt nhân 094 có khiếm khuyết rõ ràng, lực cản sinh ra khi chạy trên biển đã gây ra tiếng ồn chuyển động, khả năng tàng hình khi chạy dưới/trên mặt nước cũng kém so với yêu cầu của tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới của Mỹ, Nga.
Khi hoạt động ở vùng nước nông, trên mặt biển, đặc điểm từ tính sẽ lớn hơn tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới của Mỹ, Nga (tàu ngầm Mỹ, Nga được dung hòa ở thân tàu), dễ bị thiết bị dò từ tính của máy bay chống tàu ngầm P-3C phát hiện được.
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của Mỹ.
Đến nay, khoảng cách và độ chính xác do thám của radar máy bay trực thăng chống tàu ngầm, máy bay chống tàu ngầm của NATO đã được cải thiện rất lớn, tàu ngầm của Âu-Mỹ phần nhiều được thiết kế tàng hình, được quét sơn tàng hình.
Tạp chí Kanwa cho biết, thiết kế của 094 rất giống với thiết kế của 092, tuy thời gian thiết kế của hai loại này cách nhau gần 20 năm, đặc biệt là khoang phóng tên lửa cao vút, rất nhiều lỗ thoát nước.
Kanwa suy đoán, điều này có thể có liên quan đến hình dạng của tên lửa JL, đồng thời cho rằng tên lửa đạn đạo phiên bản hải quân của Trung Quốc vẫn lạc hậu so với Mỹ, Nga trên các phương diện kiểm soát điện tử, thể tích động cơ, kết cấu nhiên liệu.
Căn cứ vào số liệu của Wikipedia, JL-2 có chiều dài gần 13 m, chiều dài của tên lửa phóng ngầm Bulava (tầm phóng gần 10.000 km) là 11,5 m, chiều dài ống phóng tên lửa là 12,1 m.
Kanwa suy đoán, JL-2 được nghiên cứu phát triển trên nền tảng DF-31 (tầm phóng 8.000 km), trong khi đó so với tên lửa chiến lược phiên bản hải quân cùng loại, tên lửa chiến lược phiên bản hải quân có tầm phóng tối đa thấp hơn 15-20%, vì vậy tầm phóng của JL-2 có thể là khoảng 6.400-6.800 km.
Tên lửa JL-2 phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc.
Đương nhiên, không loại trừ trong quá trình nghiên cứu phát triển áp dụng công nghệ động cơ của DF-31A, nếu tầm phóng của DF-31A tăng đến 10.000 km, thì tầm phóng của JL-2 cũng có thể tăng tới 8.000-8.500 km, khi đó càng nhiều thành phố của Mỹ sẽ bị đe dọa.
Vì vậy, mặc dù 094/JL-2 được trang bị, lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cũng không thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Tàu ngầm 094 và tên lửa JL-2 trong vịnh Bột Hải chỉ có thể tấn công các mục tiêu ở Alaska, Hawaii.
Kanwa cho rằng, “tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong vịnh Bột Hải” có nghĩa làkhả năng sống sót của 094 khá thấp, lực lượng tấn công hạt nhân của Quân đội Mỹ chỉ cần lấy đánh đòn phủ đầu, trực tiếp phát động tấn công hạt nhân đối với vịnh Bột Hải, thì sẽ có thể đánh chìm tàu ngầm 094.
Còn bề ngoài của tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096 thế hệ tiếp theo, có thể giảm tiếng ồn do tiếng nước và tàu sinh ra ở dưới nước, trong nước hay không, không chỉ phụ thuộc vào các nhà thiết kế tàu ngầm, mà càng phụ thuộc vào trình độ cải tiến tên lửa chiến lược JL-2 hoặc JL-3.
Tàu ngầm 095 Trung Quốc được lưu truyền trên mạng.
Ý tưởng tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096 do dân mạng lưu truyền.
Việt Dũng (Theo báo Phương Đông)

Nguyễn Minh Tâm - 31/03/2012 17:25
Vào thời điểm các ISBN 092 và 094 (đều thuộc lớp Hạ) của Trung Quốc ra đời, giới khoa học quân sự TQ đều chưa biết đến cơ chế "phóng lạnh" của tên lửa. Tuy nhiên đến hiện nay, khi TQ có trong tay phiến bản tên lửa phòng không S-300 của Nga, chắc chắn họ sẽ khám phá ra cơ ché "phóng lạnh" của loại tên lửa này. Trên ISBN, cơ chế "phóng lạnh" sẽ không cần đến các của thoát khí quá nhiều như ở ISBN 092 và 094, chiều dài thân tên lửa cũng có thể được giảm bớt (do không cần đến lực đẩy ban đầu rất mạnh để thắng sức cản của nước). Vì thế, có thể ở các biến thể ISBN lớp Hạ sau này (từ 095 trở đi) sẽ khắc phục được những nhược điểm của 092 và 094. Vì vậy, phương Tây, Nga và cả Việt Nam ta đều cần cảnh giác.



Ngư dân Trung Quốc vớt được bộ phận của tên lửa JL-2
Một ngư dân từ tỉnh Sơn Đông Trung Quốc mới đây đã vớt được một quả tên đạn đạo liên lục địa (ICBM).
(ĐVO) Theo kênh NTV, khi cất lưới ngư dân này phát hiện một vật hình trụ dài 4 mét, đường kính 2 mét. Trên bề mặt có dây điện, và có thể nhìn thấy dòng chữ bên cạnh "Bộ phận hỗ trợ - 2".



Theo trang mạng China.org.cn, khi nhìn thấy vật bất thường như vậy đám đông ngư dân đã bỏ chạy. Tuy nhiên, sau đó vật thể lạ nhanh chóng bị cảnh sát địa phương thu hồi. Sau khi tháo ra một phần tên lửa, họ đã mang chúng đến một doanh trại quân đội gần đó.

Các chuyên gia đã kiểm tra mảnh thu được và nói rằng các ngư dân “bắt” được bộ phận gia tốc của tên lửa. Theo một số dữ liệu, đó là một thành phần của ICBM JL-2 của Trung Quốc, được phóng từ tàu ngầm.

>> Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm
>> Tham vọng biển Đông qua ô kính tàu ngầm Trung Quốc
Danh Nguyễn (theo RIA)
-Nghi hoặc xung quanh tên lửa đường đạn Trung Quốc JL-2 -VietnamDefence - Trung Quốc thử tên lửa đường đạn hải quân mới.

Theo các nguồn tin khác nhau, trong thời kỳ nghỉ lễ năm mới, Trung Quốc đã phóng thử thành công tên lửa đường đạn trang bị cho tàu ngầm (SLBM) JL-2.

Không ai biết chính xác kết quả thử nghiệm và số lượng tên lửa được phóng. Đây là điều khá lạ bởi lẽ SLBM chẳng phải là cái kim và các vụ phóng tên lửa như vậy bị theo dõi sát sao.
Báo chí chính thức của Trung Quốc cũng im lặng. Giới quân sự Mỹ và Nga cũng chẳng nói gì. Moskva vẫn thường không bình luận các vụ thử tên lửa của nước khác, trừ của Mỹ. Còn giới quân sự Mỹ thường thích đăng tải những thông tin đó. Từ các nguồn tin chính thức chỉ có thể nói đến các đại diện Bộ Quốc phòng Đài Loan vì họ đã thông báo về “một số vụ phóng tên lửa”.

Tuy nhiên một tờ báo nhà nước tiếng Anh của Trung Quốc có đăng tin nói rằng, một ngư dân Trung Quốc đã câu được một mảnh nào đó giống như một chi tiết của tên lửa. Có lẽ đó chính là JL-2. Tính năng của tên lửa này được đăng tải ở các nguồn khác nhau cũng rất khác nhau.

Lý do là ở chỗ những bài ca tụng về khả năng JL-2 đã lên tới tận mây xanh. Chuyện tâng bốc đó lên đến mức như tiếu lâm: tên lửa 23 tấn, có khả năng mang 10 đầu đạn cỡ 250 kT đi xa 14.000 km.

Các tên lửa cùng loại của cả Nga và Mỹ nặng khoảng gấp đôi, mang được ít đầu đạn hơn với tầm bắn gần hơn. Còn SLBM mới của Pháp М51 bay xa 6.000-8.000 km, mang 6 đầu đạn cỡ 150 kT, khi trọng lượng tên lửa là 51 tấn.
Trung Quốc tụt hậu rất xa về nhiên liệu rắn so với Nga, Mỹ và thậm chí cả Pháp. Vì thế, đánh giá phù hợp nhất là: JL-2 là tên lửa 2 tầng nặng hơn 40 tấn, tầm bắn khoảng 6.000 km, mang 1 đầu đạn 250 kT hoặc 3 đầu đạn cỡ 40-60 kT.

JL-2 cũng là một tên lửa khó sinh. So với các khó khăn của chương trình JL-2 thì những sự cố của SLBM Bulava của Nga chỉ là trò trẻ. Các vụ phóng thử JL-2 đầu tiên diễn ra từ năm 1999. Sau đó, cứ cách 1-2 năm lại diễn ra các lần phóng một quả và phóng loạt, nhưng rõ ràng là không thật thành công vì có không ít thông tin về các sự cố. Đôi khi, tên lửa này không được thử nghiệm trong mấy năm liền vì thiết kế tên lửa phải sửa đổi lớn.

Trong thời gian đó, Trung Quốc đã đóng 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Hạ, mỗi tàu mang được 12 JL-2, và tiếp tục đóng lô tàu này gồm 5-6 chiếc. Các tàu ngầm này đã kịp phục vụ mấy năm mà chẳng có tên lửa.

Nếu như lần này, các vụ phóng thử là thành công thì có thể JL-2 cuối cùng cũng sẽ được hoàn thiện để đưa vào trang bị. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ có được một hệ thống tàu ngầm-tên lửa hạt nhân có khả năng thực hiện tuần tra chiến đấu và đánh đòn trả đũa hạt nhân. Hiện thời, Trung Quốc hầu như không có cơ hội đó.
  • Nguồn: AN, N2(294).
-
-Lời khuyên năm bước cho Mỹ ở Biển Đông BBC Tiếng Việt
Một báo cáo quan trọng về vai trò của Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông vừa được công bố bởi một tổ chức nghiên cứu có quan hệ chặt với Nhà Trắng. Tài liệu 115 trang, ra mắt ngày 10/01, có tựa “Hợp tác từ Sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Nam Trung ...
CNAS kêu gọi Mỹ tăng cường hiện diện hải quân ở biển ĐôngThanh Niên
Cần có nhiều công bố quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trên Biển ĐôngTia Sáng

Cơ quan nghiên cứu Mỹ công bố báo cáo Biển ĐôngVietnam Plus-
Cơ quan nghiên cứu Mỹ công bố báo cáo Biển Đông (TTXVN).--- Mùa xuân ở nhà giàn (VOV).  - Câu cá ở nhà giàn (TP).  - Chuyện cá mập ở biển Đông (CAND).
Việt Nam chuẩn bị quốc phòng tốt hơn cho những tuyên bố chủ quyền Biển Đông (Hồ Trung Nghĩa).
Phối hợp với Trung Quốc điều tra vụ ngư dân “tố” tàu cứu nạn (TT).Thuyền trưởng tàu cá bị đâm đòi bồi thường thiệt hại (QĐND) -Ngày 9-1, ông Nguyễn Thành Lê, Thuyền trưởng tàu đánh cá BTH 98379-TS (huyện Phú Quý, Bình Thuận) đã có bản tường trình về việc tàu của họ bị đâm chìm, trong đó đề nghị cơ quan chức năng tìm kiếm tàu Main Trande (quốc tịch Liberia) để yêu cầu họ bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn này..-'Đòi tiền chuộc' sau vụ đâm tàu cá - (BBC)-Việt Nam nhờ Thái Lan và Campuchia tìm kiếm 10 ngư dân mất tích, trong khi còn nghi vấn về số phận của họ.
- Nguyễn Chính Tâm: Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: Siêu cường làm gì trong thế yếu? (SGTT).
Báo Trung Quốc ‘nặng lời’ với Mỹ (VNN/Reuters). -- Thuyền trưởng Trung Quốc bị truy tố tội giết người (TT).- Bắc Triều Tiên ân xá tù nhân vào dịp sinh nhật 2 cố lãnh tụ họ Kim   –  (VOA). – ‘Việt Nam cần có trách nhiệm với Bắc Hàn’ – (BBC).  – CHDCND Triều Tiên mở của biên giới cho du khách nước ngoài (Kichbu). – Nhật Bản tiếp xúc với Bắc Triều Tiên tại Trung Quốc   –  (RFI). – Trung Quốc sẽ tìm cách củng cố vị thế của Kim Jong-Un   –  (RFI). –Tướng lĩnh Triều Tiên thề “sống chết” với Đại tướng trẻ (AP/ the Newer/ VnMedia). –Hàn-Trung kêu gọi ổn định trên báo đảo Triều Tiên (TTXVN). -- “Triều Tiên có thể tiến hành thử hạt nhân lần ba” (DVT).  - Mỹ viện trợ nếu Triều Tiên ngừng làm giàu urani (TTXVN).
Trung Quốc: ‘Tấn công Iran sẽ gây thảm họa’ (VNE).  – Nga “lo ngại” tham vọng hạt nhân của Iran (NLĐ).  – Tàu Mỹ lại cứu người Iran(VNE). – Tàu Hoa Kỳ cứu 6 thủy thủ Iran – (VOA). – Venezuela và Iran ký một loạt thỏa thuận hợp tác(TTXVH).  – Trung Quốc bác bỏ lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran (TTXVN). - Thế giới tiếp tục phản ứng việc Iran làm giàu urani (VOV).  - Một nhà khoa học hạt nhân Iran bị ám sát (TN).  - Trung Đông căng thẳng sau thông tin Iran làm giàu uranium (CAND).  - Mỹ viện trợ nếu Triều Tiên ngừng làm giàu urani (TTXVN).  - Sẽ xảy ra đụng độ trên biển giữa Mỹ và Iran? (VNN).
- - Nga: Lực lượng bên ngoài có thể gây ra thất bại của phi thuyền Nga – (VOA).- - Tàu Hàn Quốc cháy ở Nam Cực, 3 người mất tích (VNE). – Tàu Nam Hàn bốc cháy ở Nam Cực – (BBC).-- Tàu Hàn Quốc bốc cháy: Có 23 thủy thủ người Việt Nam (Bee).  - Ba ngư dân mất tích trong vụ tàu cá cháy là người VN (TN).  - 10 ngư dân VN đắm tàu đang bị lưu giữ ở Thái Lan (TN).
Indonesia hoàn thành ký kết mua 6 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga(DVT/TNNG, Tân Hoa Xã).- - Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: Cắt giảm không phải là… suy giảm! (TGVN).

-Trung Quốc thử nghiệm tên lửa 'khủng' Cả Mỹ và Đài Loan đều xác nhận, Hải quân Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Type-094.
(ĐVO) Tờ Washington Times dẫn một báo cáo trực tuyến của Quốc hội Mỹ hôm 4/1 cho biết, đầu năm 2012, Trung Quốc có thể đã triển khai vụ phóng thử nghiệm bí mật của tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2, một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa mới của Trung Quốc. (>> chi tiết)
Richard Fisher, một chuyên gia phân tích quân sự của quân đội Mỹ cho biết, trong những ngày đầu năm mới 2012, Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa JL-2 từ dưới nước, trong vùng cảng quân sự phía Bắc của cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, nơi Trung Quốc đang bố trí ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hạm đội Bắc Hải, đặt tại căn cứ hải quân Tiểu Bình Đảo.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 8/10 cũng đã chính thức xác nhận Trung Quốc đã bắn thử tên lửa JL-2 nhân dịp năm mới.

Ông Fisher cho biết, "Quân đội Trung Quốc gần như muốn chứng minh điều này. Nếu các cuộc thử nghiệm SLBM mới thành công, Tàu ngầm nguyên tử chiến lược (SSBN) Type-094 sẵn sàng thực hiện tuần tra chiến đấu với tên lửa mới".

"Chúng tôi đang giám sát các vụ phóng tên lửa tiếp theo của PLAN", ông này cho biết thêm.
Hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 của Hải quân Trung Quốc tại một quân cảng. SSBN Type-094 có thể mang 12 SLBM JL-2.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại úy John Kirby nói rằng: "Chúng tôi đã theo dõi chương trình JL-2 trong nhiều năm. Trung Quốc đã gặp phải những vấn đề kỹ thuật khiến họ phải liên tục trì hoãn việc ra mắt tên lửa mới".

Chuyên gia quân sự Mỹ Roger Cliff, một người cũng chuyên nghiên cứu sức mạnh quân sự Quân đội Trung Quốc gần đây đã viết bài đăng trên tờ Defense News rằng, có thể, Trung Quốc sẽ thực hiện một đợt "thử nghiệm quân sự lớn”. Trong số đó bao gồm cả việc phóng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D. (>> xem thêm)

Nếu thông tin trên là chính xác, các cuộc thử nghiệm DF-21D có tầm quan trọng tương tự như việc Trung Quốc bắn rơi thành công một vệ tinh khí tượng hồi năm 2007 và hay cho J-20 cất cánh vào đầu năm 2011.

Việc mở rộng thử nghiệm vũ khí mới của Trung Quốc có thể để gây sức ép với người dân Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sắp tới tại hòn đảo này.


ICBM DF-31, nguyên mẫu của JL-2.

Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 được Viện Công nghiệp và Khoa học Hàng Không Trung Quốc thiết kế. Tên lửa này được phát triển dựa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn Đông Phong 31 (DF-31).

JL-2 là một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa của Trung Quốc, nó có tầm bắn tối đa khoảng 8.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân với công suất khác nhau, từ 25 - 1.000 kiloton, sức phá hủy của nó gấp khoảng 80 quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.

Phạm Thái (theo Washington Times)

Những thông số cơ bản về tàu ngầm và tên lửa tàu ngầm của Trung Quốc(GDVN - 10/06/2011) - Theo ước tính, trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang có khoảng 13 chiếc tàu ngầm (tính cả những chiếc vừa hoàn thành trong năm 2010), trong đó có 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo (1 chiếc lớp  Hạ, 3-4 chiếc lớp Tấn) và 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang đầu đạn phi hạt nhân (4 chiếc lớp Hán và 3-4 chiếc lớp Thượng).
Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa chiến lược lớp Hạ
Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa chiến lược lớp Hạ thuộc dự án
091.


Những chiếc tàu ngầm nguyên tử đa năng đầu tiên của Hải quân Trung Quốc là tàu ngầm lớp Hán thuộc dự án 091 đã bắt đầu chế tạo vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước theo phiên bản tàu ngầm nguyên tử lớp Rubis của Pháp.

Chiếc tàu ngầm đầu tiên lớp này mang số hiệu 401 đã được xây dựng trong khoảng 7 năm nhưng mãi đến những năm 80 mới có thể bắt đầu thử nghiệm do gặp phải một số lỗi kỹ thuật.

Bốn chiếc tàu ngầm tiếp theo lớp này đã được cung cấp cho Hải quân Trung Quốc vào cuối những năm 90. Chúng được trang bị động cơ điện hạt nhân, vỏ thân cứng có chiều dài 8 m, được trang bị tên lửa hành trình đối hạm YJ-1 bắn trong trạng thái nổi nên khó giữ được bí mật khi hoạt động tác chiến.

Trung Quốc dự kiến trong thời gian tới sẽ sẽ nâng cấp loại tàu ngầm này để nó có thể trang bị tên lửa hành trình đối hạm YJ-8Q bắn trong trạng thái chìm dưới nước để tránh bộc lộ khi tác chiến. 2 trong số 4 chiếc tàu ngầm loại này đã được đại tu vào năm 1998-2000 để làm nhiệm vụ trinh sát kỹ thuật vô tuyến.

Chiếc tàu ngầm đầu tiên mang số hiệu 401 đã được đưa ra khỏi biên chế vào năm 2005. Trên phiên bản tàu ngầm nguyên tử lớp Hán Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu, phát triển tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ dự án 092 với sự giúp đỡ kỹ thuật của các chuyên gia Pháp vào năm 1978, đến năm 1981 bắt đầu hạ thủy và chuyển giao cho Hải quân vào năm 1987.
alt

Tàu ngầm loại này được trang bị 12 ống phóng tên lửa đạn đạo dạng thẳng đứng sử dụng tên lửa đạn đạo loại JL-1 (CSS-N-3 hay còn gọi là DF-21) hai lớp nhiên liệu cứng và đầu đạn hạt nhân công suất 350 kt. Trung Quốc đã bắt tay vào chế tạo tên lửa đạn đạo JL-1 vào giữa những năm 60 của thế kỷ trước, thử nghiệm đầu tiên vào năm 1970 trên Hoàng Hải, tiếp đó vào năm 1982 trên tàu ngầm nguyên tử lớp “Golf” và năm 1985-1987 trên tàu ngầm nguyên tử lớp Hạ.

Tuy nhiên, do vẫn chưa đạt được một số tính năng kỹ-chiến thuật như trong thiết kế nên tàu ngầm nguyên tử lớp Hạ mang tên lửa đạn đạo JL-1 vẫn chưa chính thức đưa vào biên chế tác chiến thường xuyên, đồng thời cũng chưa một lần ra khỏi lãnh hải của Trung Quốc. Do vậy, từ năm 1995 Trung Quốc đã bắt đầu triển khai dự án nghiên cứu phiên bản tên lửa hành trình JL-2 (DF-31 hay Đông phong 31) có đặc tính bay tốt hơn và tầm bắn xa hơn so với JL-1.

Mặc dù trong suốt giai đoạn từ 1995-1998, Trung Quốc đã tiến hành sửa chữa và nâng cấp tàu ngầm nguyên tử lớp Hạ, song vẫn không thể trang bị được loại tên lửa hành trình mới DF-31do chưa tương xứng. Do vậy, Trung Quốc đành phải chuyển trang bị tên lửa đạn đạo DF-31 cho tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới lớp Tấn dự án 094.

Trung Quốc bắt đầu triển khai nghiên cứu các dự án tàu ngầm nguyên tử mới cho Hải quân nước này vào năm 2000. Tàu ngầm nguyên tử đa năng thế hệ mới lớp Thượng dự án 093 là phiên bản phát triển từ dự án 671RTM của Nga. Tàu ngầm loại này đã hạ thủy vào năm 2002, thử nghiệm đến năm 2005 và chính thức chuyển giao cho Hải quân vào cuối năm 2006. Chiếc tàu ngầm thứ hai lớp này đã được hạ thủy vào năm 2003 và đưa vào biên chế cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2008.
Tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn thuộc dự án
Tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn thuộc dự án 094.
Trung Quốc dự kiến sẽ chế tạo khoảng 5 chiếc tàu ngầm loại này, trong đó 4 chiếc đã chuyển giao cho Hải quân, chiếc còn lại sẽ được chuyển giao nốt trong một vài năm tới. Tàu ngầm loại này được trang bị tên lửa hành trình đối hạm YJ-83, ngư lôi hạng nặng Yu-6 (tương tự như ngư lôi Mk-48 của Mỹ) và tên lửa hành trình trên biển để tấn công vào các mục tiêu trên bộ.

Với những loại vũ khí này, trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể tác chiến được với tàu nổi của đối phương hoạt động cách xa bờ biển của Trung Quốc, trong đó có cả cụm tàu sân bay tấn công hoạt động trên đại dương. Về độ ồn, tàu ngầm nguyên tử lớp Thượng có thể sánh ngang cùng các tàu ngầm thế hệ mới lớp Los Angeles của Mỹ.

Trên cơ sở tàu ngầm nguyên tử lớp Thượng, Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu, phát triển dự án tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới lớp Tấn dự án 094 có thêm khoang chứa tên lửa riêng biệt, trang bị 12 thiết bị phóng tên lửa dạng thẳng đứng dùng cho tên lửa đạn đạo DF-31 mang nhiên liệu cứng 3 lớp, đầu đạn phóng có trọng lượng 40 tấn, tầm bắn xa 8-10.000 km.

Bên cạnh đó, tên lửa DF-31 còn có khả năng mang từ 1 đầu đạn tác chiến có công suất 1Mt cho tới 3 đầu đạn tác chiến tự tách công suất 90 kt. Năm 2004 Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm loại tên lửa này, song chưa thành công. Chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trong 5 chiếc lớp Tấn đã được hạ thủy vào tháng 7/2004 và kết thúc quá trình thử nghiệm trên biển vào cuối năm 2006, song mãi đến năm 2008-2009 mới chính thức đưa vào thực thi nhiệm vụ tuần tiễu trên biển do phải khắc phục một số sự cố kỹ thuật.
alt

Chiếc tàu ngầm thứ hai loại này đã được hạ thủy vào năm 2006 và đưa vào biên chế tác chiến vào năm 2008-2009, hai chiếc tiếp theo đã được chuyển giao cho Hải quân vào cuối năm 2010, đầu năm 2011, chiếc cuối cùng sẽ được chuyển giao nốt trong một vài năm tới. Bên cạnh đó, hiện nay, Trung Quốc cũng đang bắt đầu triển khai phát triển dự án tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới thuộc dự án 095.

Một số đặc tính kỹ-chiến thuật cơ bản của tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc

Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ dự án 092

Năm đóng: 1987

Lượng giãn nước (tấn): 6.900 khi nổi và 8.000 khi hoạt động ngầm dưới mặt nước

Các kích cỡ (m): dài 120, rộng 10, cao 8

Tốc độ hành trình (hải lý): khi nổi 13, khi chìm 22

Độ sâu hoạt động (m): thông thường 200, tối đa 300

Biên chế kíp lái (người): 140 thủy thủ, trong đó có 40 sỹ quan

Vũ khí: 12 thiết bị phóng tên lửa đạn đạo JL-1 (CSS-N-3), 6 thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533 mm mang 12 quả ngư lôi Yu-6

Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn dự án 094

Năm đóng: 2006-2010

Lượng giãn nước (tấn): 8.100 khi nổi và 9.000 khi hoạt động ngầm dưới mặt nước

Các kích cỡ (m): dài 137, rộng 11,8, cao 7,5

Tốc độ hành trình (hải lý): khi nổi 15, khi chìm 28

Độ sâu hoạt động (m): thông thường 320, tối đa 400

Biên chế kíp lái (người): 140 thủy thủ

Vũ khí: 12 thiết bị phóng tên lửa đạn đạo Đông phong 31, 6 thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533 mm mang 12 quả ngư lôi Yu-6
Tên lửa đạn đạo JL-1 hay còn gọi là DF-21 (Đông Phong - 21).
Tên lửa đạn đạo JL-1 hay còn gọi là DF-21 (Đông Phong - 21).
Tàu ngầm nguyên tử lớp Hán dự án 091

Năm đóng: 1980-1990

Lượng giãn nước (tấn): 4.800 khi nổi và 5.850 khi hoạt động ngầm dưới mặt nước

Các kích cỡ (m): dài 108, rộng 10, cao 7,5

Tốc độ hành trình (hải lý): khi nổi 12, khi chìm 25

Độ sâu hoạt động (m): thông thường 200, tối đa 300

Biên chế kíp lái (người): 75 thủy thủ, trong đó có 20 sỹ quan

Vũ khí: 6 thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533 mm mang 6 tên lửa đối hạm YJ-8Q, 14 ngư lôi Yu-3 và Yu4, 36 thuỷ lôi

Tàu ngầm nguyên tử lớp Thượng dự án 093

Năm đóng: 2006-2010

Lượng giãn nước (tấn): 5.000 khi nổi và 6.500 khi hoạt động ngầm dưới mặt nước

Các kích cỡ (m): dài 107, rộng 11, cao 7,5

Tốc độ hành trình (hải lý): khi nổi 15, khi chìm 30

Độ sâu hoạt động (m): thông thường 350, tối đa 400

Biên chế kíp lái (người): 100 thủy thủ

Vũ khí: 6 thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533 mm mang tên lửa đối hạm YJ-8Q và ngư lôi Yu-6
Tên lửa đạn đạo chiến lược JL-2 hay còn gọi là DF-31 (Đông Phong - 31).
Tên lửa đạn đạo chiến lược JL-2 hay còn gọi là DF-31
(Đông Phong - 31).
Một số đặc tính kỹ-chiến thuật của tên lửa đạn đạo trang bị trên tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc

Tên lửa đạn đạo JL-1 (DF-21)

Trọng lượng phóng (tấn): 14,7

Chiều dài tên lửa (m): 10,7

Đường kính thân (m): 1,4

Tầm bắn xa tối đa (km): 2.450

Loại động cơ: RDTT

Số lớp nhiên liệu: 2

Số đầu đạn tác chiến: 1

Công suất mỗi đầu đạn (Kt): 350

Sai số tiêu diệt mục tiêu (km): 1,3

Tên lửa đạn đạo JL-2 (DF-31)

Trọng lượng phóng (tấn): 40

Chiều dài tên lửa (m): 10,5

Đường kính thân (m): 2,1

Tầm bắn xa tối đa (km): 8.000

Loại động cơ: RDTT

Số lớp nhiên liệu: 3

Số đầu đạn tác chiến: 1-3

Công suất mỗi đầu đạn (Kt): 1.000

Sai số tiêu diệt mục tiêu (km): 0,7

 

Trung Quốc đóng cửa 16 website đăng tin đồn nhảm

Bạc Hy Lai
Bạc Hy Lai -REUTERS/Jason Lee
Hình xe tăng làm rộ lên tin đảo chínhTrung Quốc đóng cửa 16 website đăng tin đồn nhảm
Giới chức Trung Quốc vừa đóng cửa 16 website và bắt giữ 6 người chịu trách nhiệm vụ “bịa đặt thông tin hoặc phát tán tin đồn trên mạng”, Văn phòng Thông tin Internet Nhà nước và cảnh sát Bắc Kinh thông báo.

Các website, trong đó có meizhou.net, xn528.com và cndy.com.cn, bị đóng cửa vì phát tán tin đồn nhảm “các xe quân sự tiến vào Bắc Kinh và Bắc Kinh đang có chuyện gì đó không ổn”, ngụ ý đang có đảo chính.


Giao diện weibo.com – tiểu blog nổi tiếng nhất Trung Quốc . (Theo Xinhua, China’s Daily)

Tin đồn nhảm đã gây ảnh hưởng rất xấu đến công chúng. Cảnh sát Bắc Kinh đã bắt 6 người bị cáo buộc bịa đặt thông tin và phát tán chúng trên mạng, đặc biệt là qua các tiểu blog. Một số người khác liên quan vụ việc bị khiển trách, giáo dục, cảnh sát Bắc Kinh thông báo.

Do tin đồn nhảm xuất hiện nhiều trên hai tiểu blog nổi tiếng nhất Trung Quốc, weibo.com và t.qq.com, hai site này bị phê bình và phạt theo quyết định của cơ quan quản lý thông tin Internet ở Bắc Kinh và tỉnh Quảng Đông. Hai website này cam kết tăng cường quản lý nội dung đăng trên blog.
Trúc Quỳnh


China Punishes Web Sites for Spread of Coup Rumors NYT -In response to rumors of a coup that spread online, China detained six people, closed 16 Web sites and silenced comments on two widely-used microblogs.

Hậu Bạc Hi Lai: Chongqing in limbo after Bo Xilai downfall (FT 29-3-12) -- After Bo’s ouster, a mysterious death adds to China’s churning rumor mill (WP 28-3-12) -- Briton’s death ‘linked to China power struggle’ (London Times 30-3-12)-Một tình tiết mới trong vụ án Bạc Hy Lai tại Trung Quốc   –   (RFI).

Trung Quốc bác bỏ nghị quyết của Mỹ về Tây Tạng (TTXVN).-- Bạc Hy Lai bị xét lại công và tội (VNE).-Vụ Bạc Hi Lai: Bo Xilai’s China Crime Crackdown Adds to Scandal (NYT 26-3-12) Mystery Deepens in Death of Briton in China (WSJ 27-3-12) Murky industrial intelligence world of Briton found dead in China hotel room (London Times 27-3-12) --  Ides of March in Beijing Politics (Yale Global 19-3-12)
Hacker té ra là một tên Tàu! Case Based in China Puts a Face on Persistent Hacking (NYT 29-3-12)
Trung quốc: Trận đánh của các cán bộ (Del Spiegel/ Phan Ba). -Hacking in Asia Is Linked to Chinese Ex-Graduate Student NYT -A breach of computers belonging to companies in Japan and India and to Tibetan activists has been linked to a former student at a Chinese university. – Một nhà báo Trung Quốc từng bị kết án tù vì chỉ trích Bạc Hy Lai   –   (RFI). – Nới kiểm soát mạng sau vụ Bạc Hy Lai?   –   (BBC).



-Nguồn .Bắc Kinh dồn dập tin đồn 23.03.12.bbc.
Hình ảnh xe tăng, bị cho là hình cũ, được đưa lên mạng làm rộ lên tin đảo chính ở Bắc Kinh
Các cụm từ tìm kiếm về "đảo chính" và "Bạc Hy Lai" đang bị kiểm duyệt trên mạng internet Trung Quốc trong lúc lan truyền tin đồn về sinh mệnh chính trị của trùm an ninh nước này.
Vụ cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai được xem là cuộc thanh trừng lớn nhất từ mấy năm qua và đã bộc lộ những rạn nứt trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những ngày gần đây, xuất hiện nhiều đồn đoán về số phận ông Bạc, và thậm chí có tin mà sau đó chứng tỏ vô căn cứ về việc xe tăng tiến vào Bắc Kinh làm đảo chính.
Đặc biệt, nhiều nhà phân tích Trung Quốc cho rằng ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách ngành an ninh, cũng sẽ bị loại bỏ vì là người ủng hộ Bạc Hy Lai.
Trùm an ninh
Từ đầu tuần này, thủ đô Bắc Kinh bất an sau khi các mạng xã hội loan tin ông Chu Vĩnh Khang, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tiến hành đảo chính.
Đây chỉ là tin thất thiệt, nhưng các công dân mạng, giới phân tích Trung Quốc và nước ngoài đổ dồn chú ý vào sinh mệnh chính trị của nhân vật kiểm soát toàn bộ ngành an ninh.
Báo Financial Times dẫn lời một người có quan hệ với bộ máy công an nói rằng ông Chu không được phép xuất hiện trước công chúng và "cũng đã chịu một phần kiểm soát".
Người này còn nói bản thân ông Bạc Hy Lai, vẫn còn ngồi trong Bộ Chính trị tuy đã mất chức Bí thư Trùng Khánh, đã bị giam lỏng còn vợ ông thì bị tạm giữ để điều tra tham nhũng - một tội thường dành cho các quan chức đã thất thế.
Ông Chu Vĩnh Khang
Ông Chu Vĩnh Khang được xem là người ủng hộ ông Bạc Hy Lai
Trên báo Los Angeles Times, Jin Zhong, một nhà phân tích ở Hong Kong, bác bỏ những tin đồn quá sức tưởng tượng nhưng thừa nhận có căng thẳng giữa phe được gọi là cải cách và phe theo chủ nghĩa Mao.
"Nó chưa đi đến mức nghe thấy tiếng súng. Không giống như khi Trung Quốc bắt Bè lũ Bốn Tên năm 1976, nhưng xung đột rất dữ đang xảy ra."
Ông Chu Vĩnh Khang từng ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch diệt trừ tội phạm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh - khi hàng ngàn người bị bắt còn người già về hưu thì ra công viên hát "Nhạc Đỏ".
Nay, theo báo Los Angeles Times, công viên thành phố ra thông báo việc hát hò đã bị cấm vì gây mất trật tự cho dân cư địa phương.
Có trang tin như Mingjing News, đặt ở Mỹ, lại bảo ông Bạc và ông Chu bàn tính với nhau để ngăn không cho ông Tập Cận Bình lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Trang này còn nói ông Bạc đã mua 5000 khẩu súng và 50,000 viên đạn, khiến người dân Bắc Kinh lo âu.
Ở tuổi 70, ông Chu Vĩnh Khang sẽ về hưu tại Đại hội Đảng 18 vào tháng 10, và cho đến gần đây, nhiều người nghĩ rằng Bạc Hy Lai sẽ thay vào ghế Thường vụ Bộ Chính trị của ông này.
Nhà phân tích Jin Zhong cho rằng ông Chu sẽ không bị đá khỏi Ban Thường vụ ngay, vì đằng nào ông cũng sẽ ra đi.
"Họ sẽ không đụng đến những người ngồi trong Ban Thường vụ trước kỳ đại hội. Nguy hiểm quá. Họ đã cố gắng vẽ ra bức tranh ổn định," ông Jin nói.
Vì sao dồn dập tin đồn?
Phần lớn những tin đồn những ngày qua không thể xác minh và phần lớn bị cho là tin thất thiệt.
Nhưng giới phân tích nhận định tin đồn rộ lên cũng là vì bản chất kém minh bạch của Đảng Cộng sản.
Phóng viên BBC Damian Grammaticas, thường trú ở Bắc Kinh, viết trên blog: "Không có phát ngôn viên nói công khai, không có nguồn thông báo riêng cho báo chí. Nó có xảy ra không? Chẳng ai biết. Thế là tin đồn cuốn đi."
Anh viết tiếp: "Đảng Cộng sản vẫn cố kiểm soát và chia chác quyền lực theo cách thức bí mật như suốt nhiều năm. Còn xã hội Trung Quốc đang thay đổi nhanh quanh đảng. Thành công lớn của đảng về quản lý kinh tế đồng nghĩa là đất nước hôm nay không còn là xã hội nông nghiệp nghèo khó như thời Chủ tịch Mao."
"Hàng trăm triệu người nay sống ở thành thị, được học hành, nắm tin tức, có tri thức và rất cứng đầu. Nhiều người thông thạo internet để tìm và trao đổi thông tin. Họ biết có tranh đấu quyền lực và bị hấp dẫn bởi những gì có thể đang xảy ra đằng sau cánh cửa."
Sự nghi ngờ báo chí chính thống khiến nhiều người không tin vào cơ quan ngôn luận của đảng ngay cả nếu tin chính xác. Ngược lại, họ tin những câu chuyện nửa sự thật hay thậm chí bịa đặt trên mạng.
Trong khi đó, Đảng vẫn tiếp tục kiểm duyệt mạng. Các cụm từ tìm kiếm như "nổ súng", "xe tăng", "Bạc Hy Lai", "Vương Lập Quân" bị xóa bỏ, khiến dân mạng nghĩ ra một số cách sáng tạo để "lừa" kiểm duyệt.
Ví dụ, ông Chu Vĩnh Khang được đặt biệt danh theo một nhãn hiệu mì ăn liền nổi tiếng, và thế là trên mạng có tin nói "mì đã bị lấy xuống khỏi giá".


Mô hình Trùng Khánh quá nóng (SGTT) Wall of silence around fate of China’s Bo (Financial Times)-Old-style purge of Chongqing chief and the vacuum of facts offers glimpse into deeper paralysis gripping the Communist Party over reform
Insight: China's Bo exits stage left in succession drama -BEIJING (Reuters) - Bo Xilai received a hint of a gathering storm that would soon topple him and shake China's ruling Communist Party in the form of an oblique warning about the weather.


-BÁO MINH CẢNH: BẠC HY LAI VÀ CHÂU VĨNH KHANG ÂM MƯU ĐẢO CHÍNH
Nguồn: Want China
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ -22.03.2012
Có tin đồn rằng cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân đang bị bắt giữ đang nắm giữ bằng chứng một âm mưu bí mật của Bạc Hy Lai và Châu Vĩnh Khang nhằm ngăn cản việc nhậm chức được trông đợi của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào vai trò tổng bí thư Đảng Cộng sản, căn cứ theo hãng tin Minh Cảnh, một trang mạng từ New York nhận là có nguồn tin từ những nhân vật chính trị trong cuộc.

Việc sa thải đầy bất ngờ đối với cựu bí thư đảng uỷ Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã được đa số đồn đãi rằng có liên quan đến sự kiện đầy kịch tính của cánh tay phải trước đây của ông là Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an và phó thị tưởng Trùng Khánh. Vương từng được Bạc yêu cầu thiên chuyển từ Liêu Ninh đến Trùng Khánh để giúp Bạc trong nỗ lực dập tắt tội phạm có tổ chức và tham nhũng. Vương đã rời bỏ nhiệm sở và tìm cách tị nạn chính trị tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô hôm 5 tháng Ba, nhưng sau đó đã nộp mình cho nhân viên chính quyền và hiện được cho là đang bị giam giữ tại Bắc Kinh. Trong khi đó Bạc đã bị cách chức vào hôm 15 tháng Ba và có tin đồn là đang bị giam giữ tại gia, mặc dù đa số những tin tức về các nguyên nhân của vở kịch chính trị đang diễn tiến này cho đến nay vẫn không có gì vững chắc ngoài những đồn đãi không kiểm chứng được.
Tờ Minh Cảnh, một trang mạng được theo dõi rộng rãi, hiện đã liên kết việc đi xuống của Bạc với một âm mưu được cho là nhằm ngăn Tập Cận Bình trở thành nhân vật quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Căn cứ theo một nguồn tin không nêu danh tại Bắc Kinh, Châu Vĩnh Khang, một thành viên của nhóm lãnh đạo tối cao gồm chín người trong Uỷ ban Thường trực Bộ Chính trị, đã bí mật hứa hẹn giúp Bạc được vào cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia và thay thế Châu trong vai trò bí thư Uỷ ban Chính pháp. Việc này sẽ cho phép Bạc kiểm soát được lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân và Bộ Công an, và ép Tập phải từ chức trước khi tự đưa mình vào vị trí phó chủ tịch và chức tổng bí thư trong tương lai, nguồn tin cho biết.
Báo Minh Cảnh cũng nói rằng Bạc, qua Vương và trên danh nghĩa của Sở Công an Trùng Khánh, đã mua 5 nghìn súng trường và 50 nghìn viên đạn từ một nhà máy sản xuất vũ khí vào năm ngoái để thiết lập một đội quân riêng. Cảnh sát Vũ trang đã được gửi đến Trùng Khánh để điều tra tung tích của đống vũ khí này, bản tin cho biết.
Một nguồn tin Minh Cảnh “tiết lộ” rằng kể từ Tết Nguyên đán, Bạc đã dùng ảnh hưởng của mình trong giới truyền thông trong nước và ngoại quốc để tăng cường sự chú ý đến Hội nghị lần thứ 18 Quốc hội Trung Quốc sắp đến, khi Tập được trông đợi là sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào, hiện là tổng bí thư và chủ tịch. Minh Cảnh nói rằng đây là một phần của cuộc tấn công toàn diện của Bạc nhằm hất cẳng Hồ, Tập và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong khi tự đặt mình vào vòng tròn lãnh đạo.
Giang Trạch Dân, người tiền nhiệm của Hồ - người vẫn tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng trong chính trường Trung Quốc - cũng được cho là có liên quan đến vấn đề Bạc Hy Lai, báo Minh Cảnh cho biết. Giang được cho là đã gọi Châu là kẻ phản bội khi Châu ủng hộ Bạc và được biết là đã ủng hộ Hồ và Ôn trong quyết định sa thải Bạc khỏi những vị trí quyền lực. Giang và cựu chủ tịch Tằng Khánh Hồng tin rằng quá trình chuyển đổi quyền lực êm ả thì rất quan trọng đối với việc giữ gìn tính ổn định trong hệ thống chính trị Trung Quốc và bất kỳ sự chống đối nào cũng phải bị dập tắt, tờ Minh Cảnh viết.
Rõ ràng là Bạc đã tạo ra một thách thức đối với quan điểm của nhóm lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc. Phong cách chính trị đầy hào nhoáng của ông đã tạo ra một tương phản rõ rệt so với việc lãnh đạo mang tính kỹ trị của Hồ và Ôn. “Mô hình Trùng Khánh” do Bạc khuếch trương với việc quay lại thời Cách mạng Văn hoá và viện dẫn những đường lối Mao-ít vốn đã bị loại bỏ từ lâu, được cho là đã khiến cho giới lãnh đạo trung ương ở Bắc Kinh cảm thấy khó chịu.
Một nhà phân tích ẩn danh nói với Minh Cảnh rằng Châu sẽ phải chấm dứt thái độ “ngoan cố” của mình và đối xử với Giang và Hồ một cách lịch sự, nếu không sẽ chịu một hậu quả khó chịu.
Một nguồn tin của Minh Cảnh nói rằng mối liên hệ then chốt trong tấn kịch Bạc Hy Lai là một thương gia tên là Hồng Đào. Vương Lập Quân đã sẵn sàng rời bỏ lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và tự nộp mình cho chính quyền vì Châu đã hứa bảo đảm an toàn và miễn truy tố ông, nguồn tin cho biết. Thông điệp này được cho là đã được chuyển cho Vương bởi thứ trưởng bộ an ninh Khâu Tiến và Hồng Đào, một tổng giám đốc giàu có ca khách sạn Châu Á ở Bắc Kinh, người mà Châu đối xử “như con”.
Vương và Hồng được cho là đã quen biết nhau hơn 20 năm và đã hợp tác với nhau trong một số thương vụ. Vì mối quan hệ mật thiết của họ, nguồn tin cho biết rằng Vương đã có bằng chứng về sự tham nhũng khổng lồ của Hồng, con trai và vợ của Châu, và những thư ký của họ là Dư Cương và Đàm Hồng. Vương được cho là đã chuyển những bằng chứng này ra nước ngoài, một phần qua lãnh sự quán Hoa Kỳ, và dùng nó để thương lượng cho sự an toàn của mình. Đấy là tại sao Châu, e sợ việc công bố thông tin này, đã không chịu chuyển Vương sang cho Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, nguồn tin nói. Nỗi lo sợ về hậu quả của việc giữ thông tin về Hồng và Châu đã là nguyên nhân quan yếu khiến Vương đào thoát và dẫn đến việc Bạc bị sa thải, nguồn tin cho biết. Hồng sẽ vẫn là trọng tâm trong những gì sắp xảy ra, nguồn tin bổ sung.
Bạc hiện được cho là đang bị giam giữ tại gia ở Bắc Kinh trong khi vợ ông là Cốc Khai Lai đang bị Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật giữ để thẩm vấn. Căn cứ theo Foreign Reference News, một tạp chí được đồn rằng có liên quan đến phe phái chính trị của Giang, Hồ được cho là đã đích thân chỉ thị bắt giữ Bạc, ra lệnh Chánh Văn phòng của Uỷ ban Trung ương điều động lực lượng an ninh mật của Cục Cảnh vệ Trung ương làm việc.
Một nhà quan sát từ Bắc Kinh cũng đã cho Minh Cảnh biết rằng tất cả những người ủng hộ Bạc hiện đang nằm trong tay của Cục Cảnh vệ, họ bị bắt giữ chiếu theo những luật lệ khác.
Minh Cảnh đã không thể cung cấp được những bằng chứng rõ ràng để hỗ trợ cho những nguồn tin của mình. Trang mạng này nói rằng sẽ tiết lộ thêm tin tức về Bạc khi hợp thời.
--  Luật sư Trung Quốc phải thề trung thành với đảng Cộng Sản    –   (VOA).-“Mô Hình Trùng Khánh” và Bạc Hy Lai   –   (RFA).  -"Mô Hình Trùng Khánh" và Bạc Hy Lai-Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 120321 Ông Bạc Hy Lai đánh bạc ở hai cửa, nhưng đánh bạc giảTại sao Bạc Hy Lai ‘thân bại danh liệt’? (ĐV). -Vụ Bạc Hy Lai và bóng ma Mao Trạch Đông

 

 Hai cấp chính quyền 'xuất binh' vì…hòn đá

-  - Không hiểu 2 hòn đá đào được trong vườn có giá trị như thế nào mà 2 cấp chính quyền cùng vào cuộc để cưỡng chế thu hồi, khiến cho hàng trăm người dân chứng kiến rất bức xúc. Việc làm của UBND huyện Chư Sê có hợp tình, hợp lý?
“Tài sản quốc gia” nên thu hồi ?
Hòn đá vô tri vô giác này không rõ có giá trị như thế nào.

Sáng 29/3, trong lúc hai vợ chồng ông Lê Hùng Dũng (thôn Ia Sa, xã H’bông, huyện Chư Sê, Gia lai) đang ở nhà thì thấy đoàn cán bộ huyện gồm ông Phó chủ tịch thường trực và ông Chánh văn phòng UBND huyện dẫn theo lực lượng công an ập vào nhà yêu cầu lập văn bản thu hồi 2 hòn đá đang để trong sân. Thế nhưng vợ chồng ông Dũng không chấp nhận việc chính quyền thu hồi 2 cục đá nhà mình.
Trước sự phản đối quyết liệt của vợ chồng ông Dũng, các vị quan huyện phải yêu cầu lực lượng an ninh xã H’bông hỗ trợ, mục đích là cưỡng chế bằng được 2 hòn đá. Ông Chánh văn phòng UBND huyện Bùi Sỹ Nguyên tiến hành lập biên bản với nội dung gia đình ông Dũng đã tàng trữ tài nguyên, khoáng sản không rõ nguồn gốc và cho rằng đây là tài sản quốc gia nên phải thu hồi (?!)
Trước sức ép quá lớn của lực lượng 2 cấp xã, huyện; vợ chồng ông Dũng hoảng sợ nên xuống giọng năn nỉ xin lại một hòn đá để chơi cảnh. Xét thấy vì công sức của vợ chồng ông Dũng bỏ ra khá nhiều mới đào được 2 hòn đá nên các vị quan huyện có vẻ “xuống thang”…thông cảm. Tuy nhiên, biên bản được lập thu hồi 1 hòn đá chỉ có duy nhất một bản, không trích sao bản thứ 2 để gia đình ông giữ làm bằng chứng. Do vậy, ông Dũng đã không đồng ý ký vào biên bản.
Với sự chỉ đạo trực tiếp của ông Phó chủ tịch thường trực UBND huyện, ông Chánh văn phòng lại một lần nữa lập biên bản thu hồi cả 2 hòn đá với nội dung cho rằng hai hòn đá này là loại khoáng sản không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, lần này ông Dũng cương quyết phản đối, không ký vào biên bản.
Ông Bùi Sỹ Nguyên 3 lần lập biên bản thu hồi 2 hòn đá nhưng không thành.
Chỉ khi thấy phóng viên xuất hiện và trước sự phản đối quyết liệt của hàng trăm người dân, việc cưỡng chế, thu hồi 2 hòn đá của 2 cấp chính quyền mới tạm dừng lại, đoàn công tác ra về.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dũng cho biết: Gia đình ông có một lô đất với diện tích 7.000m2 tại xã H’bông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2009, trong khi đào ao lấy nước tưới cho cây hồ tiêu, ông Dũng phát hiện 2 khối đá lớn có màu sắc đẹp nên thuê xe kéo về để chơi làm cảnh.
Một số người dân chơi đá cho biết, 2 hòn đá của ông thuộc loại đá casidol – loại đá phong thủy đang được giới chuyên chơi đá săn lùng. Tuy nhiên, vì chất liệu đá còn xấu nên trong suốt 3 năm qua, 2 hòn đá vô tri vô giác của ông Dũng để ngay trong sân nhưng không ai hỏi han, kể cả chính quyền các cấp.
Người dân bức xúc
Trao đổi với chúng tôi, hàng trăm người dân chứng kiến cảnh 2 cấp chính quyền cưỡng chế để thu hồi 2 hòn đá của ông Dũng bức xúc cho rằng: chính quyền làm như vậy là sai nguyên tắc, quan liêu, chèn ép dân quá đáng ?
Ông Dũng - chủ nhân hai viên đá bộc bạch: “2 hòn đá này, tôi tìm được trong vườn của gia đình tôi. Không biết đó là loại đá gì, giá trị bao nhiêu, đơn giản vì tôi thấy có màu sắc đẹp nên thuê xe chở về chơi cảnh chứ có mua bán gì đâu! Vậy mà chính quyền 2 cấp lại đưa lực lượng đến thu hồi là việc làm không đáng, cần phải xem xét lại”!
Ông Lê Hùng Dũng phản đối quyết liệt về việc làm của huyện
Riêng ông Phạm Minh Hùng, Trưởng Công an xã H’bông giải thích về việc tham gia cùng lực lượng của huyện thu hồi 2 hòn đá rằng: “Công an xã làm việc này theo sự chỉ đạo của huyện”.
Là Trưởng công an, ông phải chấp hành theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã. Ông Hùng cũng thừa nhận: “Đá của dân tìm được đã lâu, nên để cho dân sử dụng trưng bày làm cảnh chứ không nên thu. Bởi hiện nay, người dân chơi đá cảnh rất nhiều nên dân tìm được là để cho dân”.
Được biết, vào tối 28/3 các cấp chính quyền của huyện này cũng đã tiến hành thu hồi một hòn đá khác của hộ gia đình chị Trần Thị Sắc (42 tuổi) trú cùng thôn Ia Sa. Theo chị Sắc, khi gia đình chị đào ao lấy nước tưới hồ tiêu ở khu vườn kế bên vườn nhà ông Dũng thì phát hiện hòn đá cũng gần giống 2 hòn đá nói trên.
Ông Phó chủ tịch thường trực huyện Chư Sê (áo xanh đậm bên trái) dẫn quân đi thu hồi 2 cục đá 
Vì thấy hòn đá đẹp nên gia đình đã thuê xe chở về và bị chính quyền huyện tịch thu, đưa về trụ sở UBND huyện. Tuy đã chấp hành, nhưng chị Sắc bức xúc cho rằng, khi đào ao gặp đá, nếu không lấy đá lên thì không thể đào được ao. Và khi đưa được viên đá về nhà, chị đã tốn rất nhiều tiền thuê xe đào, chở…nhưng rồi mất cả đá lẫn tiền.
Vài năm trở lại đây, địa bàn tỉnh Gia Lai đang rộ lên phong trào chơi đá cảnh, đá phong thủy. Xã H’bông là địa bàn được có nhiều đá phong thủy nên giới chơi đá thường về đây để tìm mua. Người dân trong vùng cũng thường xuyên đi đào bới, tìm đá đem về bán, thậm chí có những cơ sở chuyên thu gom đá về để chế tác buôn bán… Tuy nhiên việc này vẫn chưa thấy các cấp chính quyền ngăn cấm.
Tuy giá trị của những viên đá này người dân vẫn chưa rõ, nhưng việc thu hồi của các cấp chính quyền cũng cần có những biện pháp hợp tình, hợp lý hơn!
Tiến Thành-Theo:Hai cấp chính quyền 'xuất binh' vì…hòn đá

 

 Báo chí VN bị phê vì vụ Tiên Lãng

Ảnh minh họa-Hai người bị khởi tố trong vụ cưỡng chế đầm tôm ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
-Báo chí VN bị phê vì vụ Tiên Lãng -Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng được báo chí trong ngoài nước đưa tin rầm rộ
Báo chí nhà nước bị Đảng Cộng sản Việt Nam phê phán là tường thuật “không khách quan, mang tính một chiều” về vụ cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng.

Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, lên tiếng ở Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc tổ chức ngày 30/3 tại tỉnh Quảng Ninh.
‘Quá liều lượng’
Trong một Bấm đánh giá chính thứccủa Đảng được công bố rộng rãi, ông Doãn nói một số tờ báo “vẫn thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết”.
Tường thuật của báo chí nhà nước về vụ Tiên Lãng bị đưa ra làm ví dụ cho việc một số cơ quan “thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, không khách quan, mang tính một chiều”.
Ông Doãn tiết lộ Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông đã “bốn lần nhắc nhở, định hướng nhưng có một số tờ báo vẫn thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết, mất cân đối với những vấn đề quan trọng khác của đất nước”.
“Đáng lưu ý, trong khi nhấn mạnh sai phạm của chính quyền ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lại thông tin ‘nương nhẹ’ về những vi phạm, sai phạm của ông Đoàn Văn Vươn,” ông Doãn nói.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ trích: “Một số báo thông tin, bình luận có tính suy diễn, cho rằng, gốc của vấn đề, vụ việc là do sở hữu toàn dân về đất đai trong khi thực ra, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai về cho thuê đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất cũng như do các quy định về quản lý đất đai thiếu đồng bộ, chống chéo, phức tạp.”
Thống kê của Cục Báo chí cho đến ngày 10/3 cho biết có hơn 1200 bài trên báo in và báo điện tử trong nước về vụ ông Đoàn Văn Vươn.
Báo chí trưởng thành?
Một số nhà quan sát từng cho rằng “quả bom thông tin” Tiên Lãng chứng tỏ sự trưởng thành của truyền thông Việt Nam.
Ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ về hưu, viết hồi tháng Hai rằng báo chí, qua vụ Tiên Lãng, đã nêu ra “thông điệp nghiêm trọng và có vẻ như đã gây được tiếng vang tới các nhà lãnh đạo ở Việt Nam”.
Theo ông Brown, “các nhà lãnh đạo lại một lần nữa phải dựa vào các nhà báo để tìm ra sự thật".
Nhưng dường như những đánh giá như vậy đã bỏ quên lập trường của những người quản lý điều hành báo chí.
Tại một hội thảo về “Truyền thông với việc phân chia tài nguyên đất đai” ngày 14/3, ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng Quản lý báo chí Trung ương từ Cục Báo chí, khen ngợi báo chí trong vụ Tiên Lãng đã “đấu tranh không khoan nhượng trước những hành vi tiêu cực, góp phần làm trong sạch nội bộ chính quyền ở địa phương”.
Nhưng ông cho rằng “có thời điểm liều lượng tin, bài quá nhiều, trong đó nhiều bài phê phán chính quyền theo kiểu ‘vơ đũa cả nắm’…tác động mạnh mẽ tới tâm lý nhân dân, làm ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ giữa người dân và chính quyền”.
Còn tại hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc hôm 30/3, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nhắc lại vai trò tuyên truyền của báo chí dưới sự định hướng của Đảng.
Ông liệt kê một loạt các yêu cầu mà đều đi kèm chữ “tuyên truyền”, ví dụ tuyên truyền các biện pháp chỉ đạo về kiềm chế lạm phát, tuyên truyền về các sự kiện quan trọng, tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – an ninh…
Ông cho biết có kế hoạch “thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các cơ quan báo chí vi phạm nhiều lần chậm khắc phục, không đủ các điều kiện hoạt động, không thực hiện đúng giấy phép hoạt động”.
Bấm Tại hội nghị, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cũng nhắc nhở một số phóng viên “thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng” nên đã “đòi ‘tự do báo chí’, tách báo chí ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước”.
Phóng viên Không Biên giới năm ngoái xếp Việt Nam đứng thứ 172 trên 179 quốc gia về tự do báo chí.
 - Mong ngóng chồng về cho đầm bãi hồi sinh (TQ).  - Vụ Tiên Lãng, TP. Hải Phòng: Xử lý kỷ luật 12 đảng viên (ĐĐK).
-Vụ Tiên Lãng: Xử lý 50 cán bộ, 25 tổ chức

Văn tế Liệt sĩ Trường Sa của Nhà văn Nguyễn Khắc Phục


Đôi lời: Được biết, bài văn tế này là nội dung tác giả tâm đắc nhất trong kịch bản văn học, cũng do chính ông soạn, của chương trình cầu truyền hình: “Trường Sa – Hà Nội – Nước Việt yêu dấu“, do VTV dự kiến thực hiện vào tối 30-4-2012 (tại 2 đầu cầu: Đền Bà Kiệu và đảo Song Tử Tây), vừa bị đại thượng cấp yêu cầu loại khỏi kịch bản. Khả năng chương trình cũng khó được thực hiện đúng tối 30-4.
.

VĂN TẾ ĐỌC GIỮA BIỂN ĐÔNG DÂNG

ANH LINH CÁC LIỆT SĨ HẢI QUÂN

HI SINH ĐỂ GIỮ GÌN BIỂN ĐẢO

THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc ngang ngược tấn công, xâm chiếm trái phép  một số đảo trong quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, 3 tầu vận tải và  64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng. Trong các tài liệu của HQNDVN, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88). Nhân ngày Thanh Minh, để tưởng niệm anh linh các chiến sĩ quyết tử của chúng ta đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bi hùng nói trên, tôi đã viết “ Văn tế đọc giữa biển Đông”, gửi đến quý bạn xa gần, đặc biệt thiết tha mong các bạn đọc trẻ chia sẻ những điều gửi gắm trong bản văn này!
Nguyễn Khắc Phục
I
Ai bảo nước Biển Đông chỉ có màu xanh?
Ai bảo mây bay trên Trường Sa, Hoàng Sa chỉ  mông lung màu trắng?
Ai bảo sóng vây bủa Sinh Tồn, Gạc Ma, Sơn Ca, Nam Yết chỉ chuyển vần theo quy luật đại dương?
Ai bảo mỗi tấc đảo nổi chìm chỉ là đá xám, san hô và cát lạnh?
Tư Chính, Chữ Thập, Châu Viên, Tiên Nữ
Đá Lát, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan, Núi Le…
Chỉ có sóng thôi?
Chỉ có nước thôi?
Chỉ có mây thôi?
Cảnh giới vô tri, vô giác? 
Không có linh hồn?
Hãy đến giữa Biển Đông
Thắp nén nhang trầm
Thỉnh chư vị anh hùng liệt sĩ
Tụ khí thiêng về với quê hương
Đời đời ghi xương khắc cốt
Những cuộc chiến kiêu hùng giữ biển đảo Việt Nam
Từ Hoàng Sa khoảnh khắc giao thời, đất nước phải nghiến răng vì đại cuộc
Đến thủa Trường Sa bốn phía giặc bao vây, vận mệnh non sông gọi toàn dân một lòng, khí phách hiên ngang, đứng lên giữ nước
Làm sao quên đêm 14 tháng 3 năm 1988
Trên đảo Gạc Ma
Những người lính kiên quyết giữ cờ
Bất chấp lưỡi lê kẻ thù đâm nát ngực
Thiếu úy Trần Văn Phương người lỗ chỗ vết đạn găm, thét lên cùng đồng đội
Thà chết, không chịu mất cờ, mất đảo
Vinh quang thay người lính thủy Việt Nam!
Sẽ thấy nước Biển Đông rực máu
Sóng Biển Đông đau đáu, sứ mạng thiêng liêng
Bảo vệ thanh danh và chủ quyền Tổ Quốc
Mây Biển Đông giông bão chưa bao giờ yên
Mỗi tấc đảo Biển Đông là máu thịt quê hương
Cả Biển Đông thành tượng đài hùng vĩ
Nơi sống mãi những anh linh nước Việt thân thương!
II
Hãy đến những miền quê
Hỏi những Người Mẹ Việt Nam
Đẻ đau mang nặng
Sinh ra những người con, suốt đời gừng cay muối mặn
Nuôi đàn con bằng dòng sữa quê hương
Ngọt vị lúa, bùi khoai thơm sắn 
Chỉ mong chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng
Tần tảo làm ăn
Rồi con Mẹ lớn khôn, người xây dựng trên công trường
Người trồng rừng, người bước lên giảng đường đại học
Các anh đi cầm súng, canh trời, giữ biển
Lái hạm tầu lướt qua bão tố, bảo vệ giang sơn
Mẹ đặt tên các anh hiền như cánh cò bay trong ban mai hửng nắng
Những Trần Đức Thông
Những Nguyễn Văn Lanh
Những Vũ Phi Trừ
Những Trần Văn Phương
Những Vũ Huy Lễ
Những Nguyễn Văn Tư
Những Kiều Hồng Lập
Những Nguyễn Bá Cường
Những Nguyễn Văn Chương
Những Nguyễn Sĩ Minh…
Cả đội ngũ những chiến binh dọc ngang trên biển lớn
Những đứa con của châu thổ sông Hồng
Những đứa con miền vựa lúa Cửu Long
Những đứa con sinh ra trên đỉnh núi Trường Sơn
Những đứa con của vùng quê quan họ
Những đứa con của điệu hò sông Mã
Sông Trà, sông Vệ, sông Thu
Sông cha Kơ-nô, sông mẹ A Na
Những đứa con múa khiên, thuộc những bản sử thi cổ đại
Đam San, Đẻ Đất Đẻ Nước, Sống Chụ Xôn  Xao…
Những đồng ngũ từ trăm miền quê họp nhau giữa Biển Đông thành hạm đội không chìm
Chỉ bốn chữ linh thiêng “Phẩm giá – Chủ Quyền”
Hòa trong máu Những Anh Hùng Bất Khuất
Đã làm nên sức mạnh Việt Nam

III
Hỏi các anh linh hi sinh trên biển cả
Giữ từng tấc đảo thiêng liêng
Chúng tôi nghe Hồn Các Anh nhắn nhủ
Hãy đến xứ Đường Lâm thỉnh nguyện ý Ngô Vương Quyền
Hãy nghe bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà trên sông Như Nguyệt
Hãy trèo lên đỉnh Phù Vân bệ kiến Đức Điều Ngự Giác Hoàng
Hãy về chùa Bút Tháp, Mẹ Phật Nghìn Mắt Nghìn Tay chỉ lối   
Hãy viếng đền Vạn Kiếp, kiêu hãnh đọc Đức Thánh Trần viết trong Binh Thư Yếu Lược
Hãy về đất An Khê chiêm ngưỡng đại đế Quang Trung
Hãy lên Điện Biên tự hào ôn kì tích anh hùng
Thời đại Hồ Chí Minh và Tướng Giáp 
Tiên tổ anh linh đã chỉ lối cho hải trình chiến đấu
Mắt mở to nhìn lũ hồ li tinh
Bọn cướp biển có thay râu đổi mũ
Vẫn hiện nguyên hình
Chẳng phải đến bây giờ mới cháy nhà ra mặt chuột
Chúng đã từng vùi thây trong sóng nước Bạch Đằng
Chúng đã từng rơi đầu trên ải Chi Lăng
Chúng đã từng chui ống đồng chạy về cố quốc
Chúng đã từng run lên nghe “Phạt Tống lộ bố văn”
Chúng đã từng mưu toan hủy diệt văn hiến nước Nam
Nhưng rốt cuộc phải xin được toàn thân cút khỏi Đông Quan
Chúng đã từng tự treo cổ mình trên gò Đống Đa mùa xuân Kỉ Dậu
Chúng đã từng xua quân giết đồng bào ta dọc biên cương phía bắc
Và cũng chúng, ngậm máu phun người
Toàn quỷ thuật điểm phấn tô son, những ” bốn tốt” với ” 16 chữ vàng” làm thiên hạ ngủ mê
Xưa hung hiểm “tầu ô”, nay ngang ngược “lưỡi bò”, giương oai hăm dọa
Đòi cướp trắng Biển Đông
Dân ta yêu hòa bình, chuộng tình nghĩa, nhân văn, đạo lí
Muốn giữ nước phải đứng lên cầm vũ khí
Là sức mạnh Việt Nam trong thế trận Diên Hồng
Cả lịch sử mấy nghìn năm nuôi chí anh hùng
Mỗi người Việt – một chiến binh giữ nước
Không hổ danh con Lạc cháu Hồng    
Tổ Quốc kính cẩn nghiêng mình, đời đời biết ơn những anh hùng liệt sĩ hải quân
Đã anh dũng hi sinh cho biển đảo Việt Nam
Chúng tôi nguyện theo bước các anh
Tất cả hiến dâng cho danh dự, phẩm giá, hòa bình và chủ quyền đất nước!
Hà Nội, tháng 3 năm 2012
Nguyễn Khắc Phục
* Ảnh: 1- Nhà văn Nguyễn Khắc Phục (ảnh của Nguyễn Đình Toán); 2 - Bia mộ của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương khi chưa tôn tạo, nhìn kỹ, thấy hai chữ “Anh hùng” trước hai chữ “Liệt sĩ” (Ảnh: blog Cu làng cát); 3 – Hằng ngày, anh Đức – người binh nhất Gạc Ma năm xưa – cứ lang thang ngóng ra biển (Ảnh: Nam Cường/TP); 4- Mộ anh Phương ngày nay, tôn tạo lại nhưng đã đục bỏ hai chữ “Anh hùng”. (Ảnh: Người Ba Đồn).

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=WIf-T9Z1nl8

Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn

12h45′, 17/3/2012 – Xin bổ sung lời bình trên trang boxitvn:
Ngày 14/3/1988 trong một trận hải chiến ác liệt để giữ gìn biển đảo của Tổ quốc (3 bãi đá ngầm Gạc-ma, Len-đao và Cô-lin) 64 chiến sĩ kiên cường của chúng ta đã anh dũng hy sinh trước mũi lê và đạn pháo của quân xâm lược Trung Quốc. Lịch sử đã ghi lại rõ từng chi tiết. Xin trích hai đoạn ngắn trong Wikipedia:
6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thươngThiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết ông đã hô: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân“.                   
Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Vũ Phi Trừ – thuyền trưởng, Trần Đức Thông – lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma”.
Một sự kiện lịch sử đau thương và anh hùng như thế mà Trung ương Đảng và Chính phủ tuyệt nhiên không tổ chức kỷ niệm, giữa lúc đang cần động viên tinh thần đánh giặc cứu nước hơn lúc nào hết! Đã thế khi hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí Việt với sự ủng hộ của Tư lệnh quân chủng Hải quân dự định tổ chức lễ vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ấy, thì cuối cùng nhận được tin sét đánhthượng cấp không cho làm!”.
Thượng cấp ấy là ai, phải làm cho rõ! “Thượng cấp” ra lệnh cho Tư lệnh Quân chủng Hải quân phải ở cấp nào? Kẻ chủ trương không kỷ niệm một chiến tích lịch sử của dân tộc phải ở cấp nào?
Nhân dân nhiều người nhắc đến các Liệt sĩ ngày 14 tháng 3 không cầm được nước mắt,  nhóm các thanh niên “No-U” đã ra tận vùng biển Quảng Ninh nơi giáp danh giữa Trung Quốc và Việt Nam, thắp lên 64 ngọn nến trên biển để tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã bỏ mình vì biển đảo quê hương…
Còn những người lãnh đạo tối cao thì… cấm, cấm, cấm! (Hay là câm, câm, câm?). Sợ kẻ thù đến cỡ đó thì làm sao giữ nước? Với ai đó thì Im lặng này có thể là vàng 16 chữ, chứ với các Liệt sĩ và với Dân tộc thì Im lặng này là sỉ nhục! Một cựu chiến binh đã nói rất đúng: giữ đảo, giữ biển không nằm ở tàu to súng lớn mà nằm ở lòng người. Tiếc thay lòng dân không thiếu.
Hãy cùng nhau giữ một phút mặc niệm trong lời hô của Liệt sĩ Trần Văn Phương trước khi ngã xuống“Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho MÁU của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân!
Dòng máu hồng của con em nhân dân Việt Nam mình phải đâu nước lã?
Bauxite Việt Nam

Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn

Nhà báo V.V.T. 
Trước 14-3-2012 gần 2 tháng, hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí VN có kế hoạch hoạch đúng ngày 14-3-2012, sẽ tổ chức lễ vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ở Trường Sa, hiện có hoàn cảnh khó khăn, tổng số tiền tròn 200 triệu đồng. 
Đợt 2 sẽ trao cho các gia đình liệt sĩ 14-3-88 khác, vào 14-3-2013.
Theo kế hoạch phối hợp cùng báo Thanh niên (Văn phòng đại diện tại Nha Trang) và các báo Nông thôn ngày nay, Cựu chiến binh VN … buổi lễ sẽ diễn ra tại trụ sở Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh) – có đơn vị trực thuộc là Lữ đoàn 146 đang trấn giữ Trường Sa.

Được sự thống nhất và hoan nghênh của lãnh đạo bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân, đại diện các báo trên đã cấp tốc đến Vùng 4, làm việc với chủ nhiệm Chính trị và trưởng ban Chính sách Vùng 4, bàn kế hoạch phối hợp triển khai khá chi tiết. Theo đó, Vùng 4 lo bố trí, trang trí hội trường buổi lễ, phòng ốc và ăn uống cũng như xe đưa đón đại diện gia đình liệt sĩ từ sân bay Cam Ranh, ga Nha Trang về nhà khách Vùng 4, với chi phí do phía Dầu khí đài thọ (khoảng 140 triệu, ngoài 200 triệu quà trao nói trên), kể cả chi phí khẩu hiệu, phông màn, … Các báo lo liên hệ mời, mua vé phương tiện đưa thân nhân liệt sĩ đến nhà khách Vùng 4.
Biết tin, rất nhiều thân nhân liệt sĩ và cựu chiến binh Trường Sa khấp khởi mong đến ngày lễ đầy ý nghĩa này.
Hỡi ôi! Gần đến 14-3-2012, tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!
Buồn quá!
Nghĩ mà tủi phận các Liệt sĩ, gần một phần tư thế kỷ vẫn lạnh lẽo trong con tàu 604 nơi dưới đáy biển Gạc Ma xa xôi. Cũng chẳng ai đoái hoài việc yêu cầu TQ không làm khó VN ra quy tập các anh về đất liền quê nhà. Gia đình các anh thì nghèo khổ, còn nhân dân, đồng đội muốn vinh danh, tri ân các anh cũng chẳng được.
Ngày giỗ các anh, chẳng thấy nhân vật chóp bu nào hé môi nhắc.
Chẳng lẽ máu xương, sinh mệnh các anh hiến dâng cho Tổ quốc thành uổng phí?
V.V.T.
* Mời đọc bài liên quan:  “KHÓC CHO ANH EM HY SINH, CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP”… (Mai Thanh Hải).
Ảnh: 1- Bài trên báo VN sau khi xảy ra vụ Gạc Ma, nói là các anh hùng, liệt sĩ của ta “bị nạn” (blog Mẹ Nấm). 2- Di ảnh, thư từ của anh hùng Trần văn Phương với người vợ của mình ở thôn Đơn Sa (blog Cu làng cát). 3- Tấm bia trên phần mộ của anh Trần Văn Phương chỉ đề là liệt sỹ, thiếu đi rất  nhiều chi tiết trong đó có  hai chữ anh hùng (blog Người Ba Đồn).

"Vòng tròn nhỏ" trong "vòng tròn lớn"

- -Theo:Tương Lai: "Vòng tròn nhỏ" trong "vòng tròn lớn" (viet-studies 30-3-12) -- Bài phát biểu tại Hội thảo về giáo dục và đào tạo ngày 29.3.2012. Bài đặc biệt quan trọng.  PHẢI ĐỌC!◄◄◄
Đứng trước những bậc đàn anh thâm niên trong ngày giáo dục, tôi rất xấu hổ là mình đã chuyển nghề từ dạy học sang Viện nghiên cứu, cho dù thỉnh thoảng có đến giảng bài theo chuyên đề ở một vài trường Đại học, cho nên hôm nay, tôi không dám phát biểu thẳng vào giáo dục mà phải đi đường vòng.
Đúng hơn, là từ cái "vòng tròn lớn" để nói về cái "vòng tròn nhỏ" nằm trong cái "vòng tròn lớn" đó. Bởi lẽ, sẽ không thể nào hiểu, không thể nào tìm giải pháp chiến lược cho hệ thống giáo dục và đào tạo khi không đặt nó vào trong hệ thống lớn hơn mà giáo dục đào tạo là một bộ phận của cái toàn thể ấy.

Vì thế, tôi phải bắt đầu từ xã hội. Nhưng,“Xã hội-cho dù nó có hình thức gì đi nữa- là cái gì? là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người. Liệu con người có được tự do trong việc lựa chọn hình thức xã hội này hay hình thức xã hội khác hay không, C.Mác đặt ra câu hỏi để rồi trả lời: Tuyệt đối là không” [C.Mác& PhAngghen Toàn tập, Tập 27, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 657].  Lọt lòng mẹ, con người đã có sẵn một xã hội mà nó không có quyền chọn lựa, cũng giống như đứa trẻ không chọn lựa được nơi nó sinh ra, không thể lựa chọn cha mẹ. Bức tường xã hội đã có trước khi chúng ta sinh ra, chúng ta bị giam hãm trong những bức tường đó bởi chính sự hợp tác tự nguyện hay không tự nguyện của chúng ta, cũng có nghĩa là chúng ta cũng góp phần củng cố những bức tường đó hay đập phá nó đi. “Chúng ta bị giam cầm bởi chính sự hợp tác của chúng ta” [Berger]
Sự tác động qua lại trong mối quan hệ giữa người và người đã xây đắp nên những bức tường xã hội ấy hay làm rạn nứt, sụp đổ cũng những bức tường đó. Bức tường theo ý nghĩa trừu tượng. Nhưng cũng có những bức tường theo nghĩa đen trần trụi của nó: “Bức tường Berlin” chẳng hạn. Đây là “bức tường ý thức hệ”! Muôn hiểu về sự xuống cấp và quá lạc hậu của hệ thống giáo dục đào tạo phải đi sâu vào vấn đề "ý thức hệ" này. Đấy chính là "vấn đề của vấn đề", nhưng cũng là mấp mé với khả năng quy kết là "phản cách mạng, chống Đảng" đây, nhẹ hơn là mất quan điểm lập trường, và thời thượng là có biểu hiện "diễn biến hóa bình". Nhưng đây là Hội nghị khoa học, mà khoa học thì phải để cho giới khoa học được "mở miệng ra". Cho nên tôi xin được "mở miệng" trước anh Vũ Ngọc Hoàng.
Căn bệnh của não trạng và hành vi lấy một lý luận chính trị, xã hội làm chân lý tuyệt đối và duy nhất, loại trừ và thủ tiêu mọi lý luận, mọi tư tưởng chính trị khác đã là một căn bệnh lâu đời của loài người. Từ khoảng đầu thế kỷ XX căn bệnh ấy được gọi là căn bệnh tôn sùng “ý thức hệ”, sống và đấu tranh với nhau vì “ý thức hệ”. Cái tên gọi ấy có xuất xứ từ Tây Âu. Căn bệnh ấy phân chia cả loài người và từng dân tộc, từng quốc gia, cho đến từng gia đình thành phe ý thức hệ này đối lập sống chết vơí phe “ý thức hệ khác. 
Tình hình này rõ nhất là sau Cách mạng tháng Mười 1917 và nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong chiến tranh lạnh. Bệnh ý thức hệ ấy ở Mỹ, Âu không kém gì ở Liên Xô và Trung Quốc thời ấy. “Chủ nghĩa Mắc Cácty” ở Mỹ, một quái thai ghê tởm, là một ví dụ. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, bệnh “ý thức hệ” vẫn còn rất nặng ở quy mô cả loài người, từng quốc gia, thậm chí từng gia đình chứ không hết và chưa chắc đã nhẹ bớt đi. Ví như cuộc đấu tranh giữa ý thức hệ “tân tự do” với “ý thức hệ”, đúng hơn, với những lợi ích dân tộc và cá nhân, chống lại ý thúc hệ “tân tự do” là rất sâu và không kém phần đối nghịch.
Nêu lên điều này để nói rằng, không phải những người cộng sản khởi xướng ra bệnh “ý thức hệ”, mà là đưa thêm vào trong khái niệm đó những biến thái mới. Ở ta cũng từng có những mong muốn chuyển “ý thức hệ Mác-Lênin thành ý thức hệ của toàn dân! Từ Đại hội VI, với tư duy “Đổi Mới”, chúng ta thấy rõ đó là một sản phẩm duy ý chí, lấy lòng mong muốn thay cho thực tế. Bởi thế mới có được Cương Lĩnh của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam được biểu quyết thông qua tại Đại hội VI của Mặt Trận năm 2004 với sự khẳng định: “đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội và dân tộc, quá khứ và ý thức hệ, tôn giáo và tín ngưỡng, miễn là tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đầt nước vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Xác lập được điều này chính là một bước đột phá quan trọng, đưa nhận thức trở lại đúng với quy luật vận động của cuộc sống, từ đấy mà mở ra một cục diện mới, rất mới. Bởi lẽ, phát triển luôn luôn là tự phát triển trong tiến trình tiến hóa, tạo nên những thuộc tính hợp trội, được thực hiện bằng các cơ chế thích nghi qua sự tương tác của hệ thống. Tiến hóa qua cơ chế thích nghi không chỉ biểu hiện bằng cạnh tranh sinh tồn và chọn lọc tư nhiên, mà còn bằng hợp tác và cùng phát triển. Chính sự đa dạng của tiến hóa như vậy tạo nên sự đa dạng, phong phú, rất phức tạp, song cũng hết sức sinh động của cuộc sống. Cuộc sống nói chung và cuộc sống của con người trong xã hội. Mà xã hội lại là một hệ thích nghi cực kỳ phức tạp, trong đó, các thành phần khác nhau, những yếu tố đối lập, tùy theo sức hút của mục tiêu chung đều có lợi cho tất cả, thì không nhất thiết phải đối đầu theo kiểu tư duy “ai thắng ai”, dẫn đến một kết cục phải thanh toán lẫn nhau để giành quyền thắng, chứ không chịu tìm cách thông qua những tương tác có tính hợp trội để có thể tìm được khả năng cùng thắng.
Nhưng đã một thời, “ai thắng ai” là một nguyên lý có ý nghĩa định hướng cho cách tư duy, không chỉ của một nhóm người, mà là tác động đến toàn xã hội. Mọi sinh hoạt trong đời sống chính trị của đất nước đều nằm trong “vùng phủ sóng” của kiểu tư duy “ai thắng ai” trong cuộc đấu tranh giai cấp vốn được xem là động lực của phát triển xã hội. “Ai thắng ai” ngay khi chính quyền đã thuộc về nhân dân, mọi người dân đều được xác lập vị trí làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
Vậy thì, “ai” đây là “ai”, ai thắng ai trong một đất nước mà nhân dân đã phải trả cái giá cho quyền làm chủ vừa giành được ấy bằng máu và nước mắt trong hy sinh chiến đấu của nhiều thế hệ Việt Nam.. Vì có chuyện “ai thắng ai” đó, mà phải kiên trì mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, đối lập với kinh tế thị trường; mới có cải tạo Xã hội Chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế mà ngày nay được xác lập là lực lượng xung kích trong hội nhập và phát triển. Giờ đây thì đã có thể nói rõ sai lầm của chuyện “quay lưng lại với biết bao sự thật hàng ngày diễn ra trước mắt mình để lao vào những sai lầm với những cái giá đắt nhất phải trả” ấy mà Phạm Văn Đồng đã nghiêm khắc chỉ ra trong “Văn hóa và Đổi mới” xuất bản năm 1994.
Cái giá đắt nhất chính là kéo lùi đất nước lại cả một thập kỷ, để vuột mất những cơ hội của hội nhập và phát triển. Thậm chí khi đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, nền kinh tế và các nhà doanh nghiệp của ta vẫn còn phải gánh chịu những bất lợi do vẫn bị xem là “nền kinh tế phi thị trường”, và rồi phải phấn đấu thêm 12 năm nữa, những bất lợi ấy mới được bước đầu xóa bỏ. Chẳng hạn như, khi chưa được xem là nền kinh tế thị trường thực thụ, thì Hiệp định về bán phá giá, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO sẽ chưa cho chúng ta cơ hội để cứu vãn tình thế bất lợi. Thế là sẽ còn “mất công mười mấy năm thừa ở đây”! Nhưng dù sao thì cũng chỉ là 12 năm chứ không đến nỗi “đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi”!
Quả là, “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, nếu không dứt bỏ kiều tư duy “ai thắng ai” đó, thì không thể nào chân thành đoàn kết và xác định rõ “đồng thuận” chính là động lực của phát triển. Nhưng xem ra không phải là cái di lụy của “ai thắng ai” không còn gây ảnh hưởng chỗ này chỗ kia, lúc này lúc khác khiến cho công cuộc đổi mới không tránh khỏi những trắc trở gập ghềnh, đã có lúc “bước đi một bước, giây giây lại dừng”. Đúng là cất bỏ gánh nặng tư tưởng của một thời quả là không đơn giản.
Không đơn giản, song nếu không sòng phẳng về mặt lý luận để có sự tường minh trong nhận thức thực tiễn, trong việc hoạch định các giải pháp phù hợp với một thời kỳ mới mà vận nước đang thôi thúc mỗi một người Việt Nam muốn góp phần mình vào sự nghiệp chấn hưng đất nước. Nếu không sòng phẳng về lý luận, khẳng định rõ đồng thuận là động lựcđại đoàn kết là động lực chứ không phải đấu tranh giai cấp là động lực như trước đây, thì không thể thúc đây sự nghiệp Đổi Mới một cách triệt để và toàn diện được. Mà trong thực tế, lực cản của Đổi Mới  là quá lớn. Không thể tiếp tục Đổi Mới, nếu không chỉ rõ cội nguồn của lực cản ấy.
Xin hãy dừng lại ở một ví dụ sau đây:
Đã từng một thời có những câu thơ bốc lửa giục giã con người đi làm cách mạng “Đi đi em can đảm bước chân lên / Ừ đói khổ phải đâu là tội lỗi!”. Đúng vậy, và rồi “Nuôi đi em cho đến lớn, đến già ? Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu / Để thêm nóng mai kia hồn chiến đấu” thì giờ đây ngẫm lại có cái gì không ổn! Mà không ổn từ chính logic của hệ tư tưởng:
 Xin giải thích bằng một câu chuyện trong “Thế giới phẳng”, một cuốn sách bán chạy nhất của người đã đoạt giải thưởng Pulizer, và theo nhận xét của J. E. Stiglitz, người đoạt giải Nobel kinh tế: “Đặc điểm của một cuốn sách hay là nókhiến bạn nhìn nhận mọi thứ theo một nhãn quan mới, và xét theo tiêu chí này thì Friedman đã thật sự thành công”. Chuyện rằng: “ Một người bạn Hồi giáo vùng Nam Á của tôi đã có lần kể cho tôi nghe câu chuyện như sau: Gia đình Hồi giáo Ấn Độ của anh ta bị chia ly vào năm 1948, một nửa sang Pakistan và một nửa ở lại Mumbai. Khi lớn lên, anh ta hỏi cha mình tại sao một nửa gia đình ở Ấn Độ lại có vẻ làm ăn tốt hơn nửa gia đình ở Pakistan. Cha anh nói: “Con ạ, khi một người Hồi giáo lớn lên ở Ấn Độ và trông thấy một người sống trong một tòa biệt thự lớn trên quả đồi, anh ta sẽ nói “Bố ơi, rồi sẽ có ngày con sẽ như ông ta”. Còn khi một người Hồi giáo lớn lên ở Pakistan và thấy một người sống trong một biệt thự lớn trên quả đồi, anh ta sẽ nói “Bố ơi, rồi có ngày con sẽ giết ông ta. …Khi bạn không tìm được lối ra, bạn thường tập trung vào sự phẫn nộ và gắm nhắm ký ức của mình”. Kể câu chuyện này, Thomas L. Friedman nhằm minh họa cho luận điểm “cho con người một môi trường mà trong đó mọi lời than phiền hay ý tưởng đều có thể được đăng tải trên báo chí, cho họ một môi trường mà trong đó mỗi người đều có thể ứng cử vào một chức vụ- và thử đoán xem điều gì sẽ đến? Họ thường không muốn làm nổ tung thế giới này. Họ muốn trở thành một phần của thế giới”.[tr. 798]
Sự bất an trong tâm hồn khiến người ta dễ dàng manh động theo bản năng. Phúc âm viết: “Kẻ nào rút gươm ra, kẻ ấy đã mở lối điạ ngục”. Nhưng trước khi rút gươm, tâm thức của anh ta đã chứa đầy hờn căm và những nghĩ suy hiểm ác. Nhìn nhận một sự kiện văn hoá, đạo đức, có thể thấy những nguyên nhân trực tiếp, song thực ra, phải nhìn lùi vào bề dày của những hệ luỵ do nhiều nguyên nhân đã gây ra. Bề dày đó có khi phải tính bằng độ dài của sự ra đời và trưởng thành của mấy thế hệ.
Cho nên, văn hoá phải đi trước một bước thì mới tạo ra được nền tảng tinh thần của xã hội, và đánh giá một hiện tuợng phản văn hoá lại phải lùi lại phía sau nhiều bước thì mới thấu tỏ được nguyên nhân. Có vậy mới đưa ra được giải pháp đúng. Tạo ra một hoàn cảnh “có tính người”, tức là tạo ra một môi trường xã hội trong đó “người với người là bạn”, “thương người như thể thương thân” chính là sứ mệnh cao cả của văn hóa.
Đương nhiên, một môi trường như vậy không tự trên trời rơi xuống, chúng ta tiến hành cuộc cách mạng chính là để hướng tới một môi trường như vậy. Nhưng nếu nung nấu trong “lồng xương, ống máu” một “mầm hận” cho “đến lớn, đến già” thì rồi cái gì sẽ đến khi cách mạng đã thành công? Và nếu tính bài thơ ra đời tháng 2 năm 1938, thì chỉ 7 năm sau Cách mạng Tháng Tám thành công, cậu bé “len lét, cúi đầu, tay xách gói” chắc đã trở thành một người giữ trọng trách với cái “mầm hận ấy trong lồng xương ống máu” thì khủng khiếp quá cho những việc anh ta sẽ làm!
Thì chẳng phải cái “mầm hận” ấy vẫn còn trong não trạng của không ít người đang giữ những vị thế đòi hỏi một tư tưởng cởi mở để thật sự có thể hòa hợp dân tộc trên một đất nước mà không một gia đình nào là không phải chịu đựng những vết thương chiến tranh. Và chắc là trong đó có không ít người nằm trong số còn “lướng vướng” với việc thúc đẩy sự nghiệp Đổi Mới một cách triệt để với tâm thế “cũng cho khỏi lụy trong vòng bước ra”!
Chúng ta đã có những trải nghiệm đau đớn với “cải cách ruộng đất”. với đấu tranh chống “Nhân văn-Giai phẩm”, với đấu tranh ai thắng ai bằng “cải tạo tư sản” và “công tư hợp doanh” , rồi quá trình “kế hoạch hóa tập trung, bao cấp”, “hợp tác hóa bậc cao” ngăn sông cấm chợ, khước từ kinh tế thị trường …đã đẩy đất nước đến bên bờ vực sụp đổ. Trước và trong Đại hội XI, người ta chiếu bộ phim “Bí thư tỉnh ủy” thật có ý nghĩa và cũng thật bạo gan. Tôi nghĩ, nếu mỗi đại biểu Đại hội mà xem nghĩ, hiểu kỹ và tự vấn lương tâm của người cộng sản chân chính và đích thực, chắc sẽ đưa được vào Đại hội một luồng gió mới. Nếu soi kỹ vào những sai lầm kéo dài hàng thập kỷ ấy sẽ thấy “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt chính là cái “mầm hận” đã thấm sâu vào trong “lồng xương ống máu” nhằm đẩy tới cuộc đấu tranh giai cấp được xem là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Xin hãy nhớ lại hình ảnh ông Đình, thường vụ Tỉnh ủy, ông Bao, phái viên của TƯ, rồi cao nhất là ông Trung Chính. Riêng tôi, tôi cứ nhớ lại nét mắt chân tình của ông Trung Chính khi ông ấy dặn với theo xe cấp cứu đưa ông Kim đi bệnh viện: “cẩn thận, đưa ngay vào bệnh viện Việt Xô, tôi sẽ gọi điện thoại bảo điều ngay những bác sĩ giỏi nhất chữa trị cho anh ấy”. Liệu ông Trung Chính có hiểu rằng chính ông là nguyên nhân trực tiếp đẩy ông Kim bị bục dạ dày? Ông Kim, người đồng chí trung thành và dũng cảm, người dám chống lại cả một thế lực khủng khiếp đang đẩy nông dân Miền Bắc nói riêng và cả dân tộc vào thảm họa, chính là người được ông Trung Chính “giác ngộ” và kết nạp vào Đảng thời kỳ hoạt động gian khổ trong vòng vây của kẻ thù!
Sự chu đáo, nhân từ nhưng lại cực kỳ cứng rắn trong giữ vững “lập trường quan điểm” của ông TC càng được khắc họa sắc nét bao nhiêu thì càng làm nổi rõ hơn sự khủng khiếp của một cơ chế trói buộc đầu óc con người, làm triệt tiêu mọi sáng tạo và sức chiến đấu của những con người đang giẫy dụa trong sự trói buộc của chiếc mũ kim cô giáo điều và “tả khuynh”. Một trong những di lụy đáng sợ là chính chiếc mũ kim cô ấy trói buộc những đầu óc sáng tạo và những nhân cách trung thực nhưng lại dung dưỡng cho sự tác oái tác quái của đám dòi bọ của cách mạng.
Từ “dòi bọ” tôi nói đấy là dùng lại cách nói của C.Mác: “Có thể Các Mác vui lòng nhắc lại một câu nói mà tôi luôn luôn ghi nhớ trong ký ức của mình: “Tôi đã gieo những con rồng và tôi đã gặt được những con bọ. Thật có đúng như vậy, song cũng có những con rồng…” [Phạm Văn Đồng. “Hồ chí Minh. Quá khứ, Hiện tại và Tương lai”NXB Sự Thật. 1991, tr. 98]. 
Vậy thì, gọi đúng tên cúng cơm của cơ chế trói buộc đầu óc con người, làm triệt tiêu mọi sáng tạo và sức chiến đấu của những con người đang giẫy dụa trong sự trói buộc đó chính là chủ nghĩa giáo điều Maoít phản Mácxít từng xem “đấu tranh với người là niềm vui lớn” đem áp đặt vào một xã hội mà tinh thần dân tộc là “động lực lớn nhất của đất nước” như Hồ Chí Minh đã chỉ ra từ năm 1924 để khẳng định rằng: “người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên động lực vĩ đại và duy nhất ” ấy!
Từ những năm 30, Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra rằng:  “…phải biết khéo lợi dụng kinh nghiệm. Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng một mực bắt chươc làm theo thế ấy. Thí dụ: nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng” [Văn kiện Đảng (Từ 10.8.1935 đến 1939) Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Hà Nội, 1964, tr.25].  
Ngay từ Hội nghị thành lập Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh đã khẳng định nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi hỏi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Đến năm 1937, Người lại nhắc nhở:”Các đồng chí mắc phải cái bệnh thiên về thợ thuyền lao động quá, có khi chỉ biết những người ấy mà quên hết cả quyền lợi của các tầng lớp, các giai cấp khác, quyền lợi chung của dân tộc cần phải bênh vực. Các đồng chí trong Đảng cần phải hiểu rằng: Đảng ta chẳng những là kẻ bênh vực và lãnh đạo cho giai cấp vô sản mà thôi, mà cũng là kẻ bênh vực và lãnh đạo cho toàn thể dân chúng nữa. Đảng phải làm tròn vai trò ấy.”  [Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 4, NSB Sự Thật, Hà Nội, 1984. tr. 491]
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh một sự thật không thể bác bỏ là: lúc nào lấy dân tộc làm động lực thúc đẩy cuộc đấu tranh cách mạng, lúc ấy cách mạng giành được thắng lợi, còn lúc nào nống đấu tranh giai cấp lên làm động lực, lúc ấy cách mạng gặp khó khăn. Đặt vấn đề ý thức hệ giai cấp lên trên quyền lợi của tổ quốc, lấy vấn đề trung thành với ý thức hệ đó làm điểm quy chiếu cho đường lối tổ chức và đánh giá, tuyển chọn cán bộ, đã đẩy tới những hệ lụy khó lường. Đã đến lúc cần phải nghiêm cẩn và thẳng thắn chỉ ra.
Một trong những vấn đề ấy là vấn đề chuyên chính vô sản.
Xin gơi ra đây những ý kiến của đồng chí Võ Văn Kiệt đề cập tới vấn đề gay cấn này qua đoạn viết về đồng chí Lê Duẩn: “Trong nhiều lần trao đổi, nhận xét và chỉ đạo những công việc chúng tôi đang tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, Anh Ba nêu rất nhiều gợi ý hết sức  mạnh dạn và sáng tạo. Qua những ý kiến chỉ đạo của Anh, tôi hiểu Anh đang trăn trở về mô hình phát triển của đất nước mình không thể rập khuôn theo mô hình của Liên Xô và các nước XHCN Đông Au, mô hình Trung Quốc. Cũng như trước đây trong chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng, tôi thấm thía lời căn dặn của Anh: chỉ lúc nào chúng ta độc lập và sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn của đất nước, từ lợi ích của dân tộc, lúc ấy chúng ta thắng lợi, lúc nào chúng ta lệ thuộc, giáo điều sao chép của người ta, lúc ấy cách mạng phải trả giá nặng nề.
Tôi hiểu, Anh không tán thành mô hình Xô Viết. Qua tìm hiểu thực tế ở các nước anh em trong phe XHCN và suy ngẫm về lý luận, Anh nhận ra có quá nhiều vấn đề bất ổn. Anh không tán thành áp đặt thể chế nhà nước “chuyên chính vô sản” khi mà nhân dân đã giành lại được quyền làm chủ đất nước mình bằng những hy sinh không sao kể xiết, không thể “vô sản” lại chuyên chính với chính mình, với nhân dân. Tư tưởng về “làm chủ tập thể” mà Anh nung nấu chính là sự cố gắng tìm đường bứt phá ra khỏi những công thức giáo điều không phản ánh được sự vận động và biến đổi của cuộc sống, xa rời ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Đáng tiếc là, những lóe sáng trong bộ óc tìm tòi, sáng tạo của Lê Duẩn chưa được giới lý luận suy nghĩ, bàn bạc một cách nghiêm túc để định hình được một hệ thống lý luận hoàn chỉnh từ sự đúc kết thực tiễn thay vì những lời tụng ca xu thời lúc Anh Ba giữ cương vị Tổng Bí thư và những quy kết vô lối đầy ác ý khi Anh Ba qua đời. Giờ đây nhớ lại, Anh Ba đã từng phê phán những tư tưởng hạn hẹp chỉ bó gọn tầm mắt và mối quan hệ trong COMECOM. Đôi lúc trao đổi với chúng tôi, Anh nghĩ đến việc phải học hỏi thêm những thành tựu kinh tế và mở rộng quan hệ với Châu Âu, với Nhật, với Mỹ. Anh Ba cho rằng đó không chỉ  là chuyện chính sách và chiến thuật, mà phải ở tầm đường lối cơ bản. Trong suy nghĩ về đường lối phát triển kinh tế, Anh Ba cũng đã từng nói đến kinh tế hộ, kinh tế hợp tác và kinh tế tư  nhân chứ không phải chỉ nhấn mạnh quốc doanh là ưu việt nhất một cách tràn lan mọi ngành, mọi lúc. Ngay cả vấn đề “khoán hộ” của đồng chí Kim Ngọc ở Vĩnh Phú, mặc dầu lúc ấy đã có kết luận chính thức,  song Anh Ba vẫn động viên cần tiếp tục tìm tòicái mới trong quản lý sản xuất nông nghiệp..
 Chính tôi đã nhiều lần nghe Anh Ba phê phán những khuyết tật cơ bản của kế hoạch hóa tập trung quan liêu, và đòi hỏi phải dám mạnh dạn tìm tòi cơ chế mới phù hợp với từng bước phát triển của đất nước mình. Anh Ba đã có lần gợi ý với chúng tôi những vấn đề cần suy nghĩ  về vai trò của giá, của tài chính tiền tệ, những công cụ và đòn bẩy chính của kinh tế thị trường mà ta nói hiện nay. Rõ ràng là, từ rất sớm, bộ óc lớn ấy đã từng lóe sáng những suy tư về đổi mới  như tôi đã nói ở trên.
Chỉ có điều, từ những trăn trở trong suy nghĩ nhằm định hình những vấn đề thuộc về đường lối, đến việc vận dụng vào thực tế, có cả một khoảng cách rất xa. Ở cương vị cao nhất của Đảng, gánh vác những công việc lớn lao của đất nước sau khi Bác Hồ qua đời, đồng chí Lê Duẩn không thể không chịu trách nhiệm về những sai lầm của Đảng, làm chậm sự phát triển của đất nước mà Đại hội VI của Đảng đã chỉ ra. Cho đến hôm nay, tôi vẫn băn khoăn suy nghĩ về một số vấn đề lớn được Đại hội IV quyết định. Đành rằng trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thoát ra khỏi những lối mòn đã định hình quá lâu trong đầu óc của những nhà lãnh đạo có trách nhiệm hoạch định đường lối không hề là chuyện  đơn giản. Nhưng ở cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Lê Duẩn phải chịu trách nhiệm những gì và như thế nào. Để làm rõ những vấn đề có ý nghĩa lớn ấy trong lịch sử Đảng nhằm đúc kết những bài học cho những thế hệ hôm nay và mai sau, không thể là những phát biểu tùy tiện, mà phải là những nghiên cứu nghiêm túc với tinh thần trung thực và khách quan.
Năm tháng đã trôi qua, khi viết những dòng này, lòng tôi vẫn bồi hồi xúc động nghĩ đến một hình ảnh đang chiếm giữ trong tim óc tôi một vị trí thật thiêng liêng và gần gũi. Sau Bác Hồ vĩ đại và kính yêu, hình ảnh thân thiết nhất, cảm phục nhất, có sức động viên và nâng tôi lên chính là hình ảnh của đồng chí Lê Duẩn, Anh Ba Duẩn kính mến.”
Thế nhưng sau khi bài này vừa đăng lên thì 2 hôm sau trên báo Sài Gòn Giải phóng của một người từng nắm công tác lý luận đã lên tiếng bác bỏ. Trong lập luận, bài viết ấy vẫn khẳng định nhà nước của ta hiện nay, về thực chất vẫn thực hiện nội dung chuyên chính vô sản! Tôi vẫn giữ lại tờ báo có đăng bài ấy nhưng xin miễn nêu ra ở đây.
Vì sao vậy?
Đây là vấn đề cực kỳ phức tạp và nhạy cảm. Sự định hình của nguồn mạch tư duy, nhất là đối với những người đã cao tuổi, vốn sống với hào quang của quá khứ, thật khó mà dứt bỏ khỏi đầu óc mình những cái vốn đã ăn vào máu thịt và là niềm kiêu hãnh lớn , một giá trị được xây đắp vun quén trong cả một đời. Những người từng gánh vác trách nhiệm cao, từng vào tù ra tội, từng chịu đựng mưa bom bão đạn sẽ lại càng khó dứt bỏ những ngộ nhận và sai lầm. Tự vượt lên chính mình là thử thách khó nhất đối với bản lĩnh một con người. Đấy là chưa nói sự lạc hậu với tình hình, không kịp thời nắm bắt thong tin, chỉ quen sống với những giá trị đã định hình cho dù những giá trị bị ngộ nhận hoặc đã “quá đát” trở thành vật cản cho tư duy.
Phải chăng ở đây có thể mượn ý Nguyễn Du qua lời của bóng ma Đạm Tiên nói với nàng Kiều “Rỉ rằng nhân quả dở dang. Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao” cho dù là “Ma đưa lối, quỷ dẫn đường, Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Thật ra, một khi mà “Một giây một buộc ai giằng cho ra” thì “đố ai gỡ mối tơ mành cho xong” nếu không tự mình giải phóng cho chính mình mà ngay đến khi đã có thể “Đoạn trường sổ rút tên ra” thì vẫn cứ “Cuộc vui gãy khúc đoạn trường”[ấy chi ]! Mà có chuyện đó vì nó có nguồn mạch từ trong quá trình vận động cách mạng.
Xin gợi lại vài tư liệu lịch sử để thấy rằng chính Hồ Chí Minh cũng đã từng là nạn nhân của sự “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết” từ những cấp rất cao khi kiên định quan điểm về dân tộc, không tán thành thổi phồng vấn đề giai cấp. Chẳng hạn, vì lý do ấy mà Staline không tiếp Hồ Chí Minh, chưa chịu công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cho mãi đến năm 1950 sau cuộc gặp ở Matxcơva.
Một tài liệu cho biết cuối cùng Staline cũng nhận tiếp Hồ Chí Minh, ngay tại phòng làm việc của mình, với sự có mặt đông đủ các nhà lãnh đạo chủ chốt của Liên Xô, phía Trung Quốc có Đại sứ Trung Quốc Vương Gia Tường, phía Việt Nam có Trần Đăng Ninh. Staline mở đầu: Chúng ta là những người bạn, người anh em thân thiết, gặp đồng chí hơi muộn một chút, xin thứ lỗi! Hồ Chí Minh báo cáo tóm tắt tình hình cơ bản về Đảng Cộng sản Đông Dương, về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam  và đề nghị Liên Xô giúp đỡ…Staline phát biểu chậm rãi nhưng rành rọt, đại ý:
  - Tại sao các đồng chí tự ý giải tán Đảng? Đồng chí tưởng lừa được chủ nghĩa đế quốc à, chính là đồng chí lừa chúng tôi, vì ở xa, không biết thực hư thế nào (có ý trách là không xin ý kiến).
  - Chính phủ các đồng chí là cái chính quyền gì, sao mà lắm nhân sĩ, trí thức, địa chủ, quan lại thế? (ý nói không phải chính quyền công nông).
  - Tại sao đến nay các đồng chí không tiến hành cải cách ruộng đất? Để đánh thắng đế quốc Pháp, sự chi viện của quốc tế là cần thiết, nhưng phải phát động quần chúng, động viên quần chúng, đem lại lợi ích thiết thân cho họ, đó mới là điểm mấu chốt làm nên thắng lợi. Staline tỏ ý không hài lòng lắm, hỏi: trong 2 cái ghế dân tộc và giai cấp, đồng chí ngồi trên cái ghế nào? (có ý phê bình lập trường giai cấp còn mơ hồ ).
   - Về vấn đề viện trợ cho cuộc kháng chiến của Việt Nam, Staline nói: Cách mạng Trung Quốc nay đã thành công, Trung Quốc đã trở thành trung tâm của cách mạng châu Á, từ nay chi viện cho Việt Nam sẽ do Trung Quốc đảm nhiệm, vì sát với Việt Nam. Liên Xô có nhiệm vụ giúp Trung Quốc xây dựng kinh tế, những vũ khí chúng tôi giúp Trung Quốc, nay kết thúc chiến tranh, cái gì không dùng nữa, hợp với Việt Nam, thì có thể chuyển cho Việt Nam (như một sự phân công quốc tế); đồng thời Staline cũng nhắc nhở Việt Nam phải ra sức học tập kinh nghiệm của Trung Quốc.
Tóm lại, Liên Xô không muốn dính vào vấn đề Việt Nam ở thời điểm này. Cuộc đón tiếp được coi là hờ hững. Trong cuộc tiếp, nhân trên bàn có cuốn họa báo “Liên Xô trên công trường”, có ảnh Staline, Hồ Chí Minh bèn xin Staline một chữ ký để làm kỷ niệm. Staline ký tặng rồi sau đó sai KGB bí mật lấy lại. Điều này làm cho Hồ Chí Minh rất bức xúc: “Làm sao lại có thể có chuyện đó giữa những đồng chí cộng sản với nhau”?.
 [Theo Trương Quảng Hoa: “Ghi chép bí mật về quyết sách giúp Việt Nam chống Pháp”, đăng trên Tạp chíViêm hoàng xuân thu, số 10 năm 1995.]
 Hiểu sự kiện này có ý nghĩa như thế nào mới thấy ra được bản lĩnh của Hồ Chí Minh, những khó khăn mà Hồ Chí Minh phải vượt qua như thế nào. Gay gắt nhất là khó khăn do các đồng chí của mình gây ra. Trần Phú, Ngô Đức Trì là những học viên lớp đầu của trường Phương Đông trong khoảng thời gian từ 1927 đến 1930, đã được đào luyện rất kỹ theo tinh thần “giai cấp chống giai cấp” của Đại hội VI, trở thành những người cộng sản ‘cứng rắn”, được cử về để “uốn nắn” lại những “sai lầm” của Nguyễn Ái Quốc!
Người phê phán gay gắt nhất Nguyễn Ái Quốc là Trần Phú. Tại Hội nghị TƯ tháng 10-1930, Trần Phú đã phê phán những sai lầm về chính trị và tổ chức của Hội nghị hợp nhất là “chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh, ấy là một sự rất nguy hiểm”, về “chia địa chủ làm đại, trung và tiểu địa chủ”, về “nóí  phải lợi dụng bọn tư bản mà chưa rõ mặt phản cách mạng”, cùng một số sai lầm khác, sau đó ra nghị quyết ‘thủ tiêu Chính cương, Sách lược và Điều lệ cũ của Đảng” [Văn kiện Đảng Toàn Tập, NXB Chính trị Quốc gia, 1998, t. 2, tr. 110-112].  Sau Hội nghị TƯ 10-1930, trong thư gửi Quốc tế Cộng sản ngày 17-4-1931, ông còn phê phán nội dung Hội nghị hợp nhất “mang nặng dấu ấn các tổ chức cách mạng cũ, các vấn đề cơ bản đều mâu thuẫn với đường lối Quốc tế Cộng sản (do thiếu một chính sách giai cấp),…mang dấu ấn nhất định của thời kỳ Quốc -Cộng hợp tác 1925-1927” [Tài liệu lưu trữ tại Phòng QTCS, nay là Trung tâm  bảo tồn và nghiên cứu các tài liệu lịch sử hiện đại Nga, viết tắt là R.C. ký hiệu  495.154.462.] 
Thời gian này, Hà Huy Tập đã trở về Trung Quốc, đứng đầu Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng. Ngày 31-3-1935, trong thư gửi Quốc tế Cộng sản, ngoài nội dung chính là báo cáo kết quả của Đại hội Ma Cao, trong 10 điểm nói thêm, có 2 điểm báo cáo về Nguyễn Ái Quốc, ở điểm thứ mười, ông đã viết: “Ở Xiêm và Đông Dương, các tổ chức cộng sản đã tiến hành một cuộc đấu tranh công khai chống lại những tàn dư của tư tưởng dân tộc cách mạng pha trộn với chủ nghĩa cải lương của đảng Thanh niên và của đ/c Nguyễn Ái Quốc, những tàn dư ấy rất mạnh và tạo thành một chướng ngại nghiêm trọng cho sự phát triển chủ nghĩa cộng sản…Chúng tôi đề nghị đ/c Lin viết một quyển sách để tự phê bình những khuyết điểm đã qua”. [Văn kiện Đảng TT, t. 5, tr. 204]
Ngay cả khi được tin Nguyễn Ái Quốc đã lâm bệnh, qua đời ở Hồng Kông, trong bài viết như để truy điệu, Hà Huy Tập cũng không quên nhắc đến những “sai lầm” của Nguyễn Ái Quốc: “Công lao mà ông đã đóng góp cho Đảng chúng ta thật là lớn. Song các đồng chí chúng ta trong lúc này không được quên những tàn dư dân tộc chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc, các chỉ thị sai lầm của ông về những vấn đề cơ bản của phong trào cách mạng…Ông đã không đưa ra bàn luận trước về những sách lược mà Quốc tế Cộng sản đòi hỏi phải áp dụng để loại bỏ những phần tử cơ hội trong Đảng. Ngoài ra, ông còn khuyến dụ một sách lược cải lương và hợp tác sai lầm: trung lập hóa tư sản và phú nông, liên minh với trung và tiểu địa chủ”. [Bài đăng trên Tạp chí Bônsêvích (Cahier du Bolchévisme) số 8, tháng 12-1934. Dẫn lại theo Daniel Hemery: Ho Chi Minh, De l’Indochine au Viet Nam , p. 73].
Cái logic của định hướng tư tưởng ấy sẽ đẩy cuộc sống đi tới theo chiều hướng cực tả. Mà vì vậy, muốn là người cách mạng kiên định thì phải đi theo hướng ấy. Đây chính là điểm quy chiếu của lập trường quan điểm và chỉ đạo đường lối chính sách cũng như hành động thực tiễn. Từ trước Đổi Mới, đây là điểm tựa cơ bản. Hiểu điều này, mới hiểu được bản lĩnh của Hồ Chí Minh vào năm 1951, khi Đảng có điều kiện để ra công khai đã đổi tên Đảng là Đảng Lao Động Việt Nam: “Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” 1. Chỉ rõ “Đảng phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”, khẳng định dân tộc, lợi ích của dân tộc là mục tiêu chiến đấu, quan điểm ấy, ý chí ấy nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ đầu chí cuối. Ngay từ 1924, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước ... Người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Chính vì vậy, “Chính cương và Sách lược” do Nguyễn Ái Quốc nêu nổi bật tư tưởng “mặt trận toàn dân” và “thống nhất dân tộc” để đánh đổ thực dân và phong kiến để rồi phải gánh chịu cái tội: “mang hệ tư tưởng quốc gia cách mạng pha trộn với tư tưởng cải lương và duy tâm chủ nghĩa” vì không quán triệt quan điểm của Staline “giai cấp đấu tranh là quan trọng nhất và ngày càng có tính chất kịch liệt” rất xa lạ với quan điểm của Lênin về vấn đề dân tộc. Chính vì thế “…phải biết khéo lợi dụng kinh nghiệm. Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng một mực bắt chươc làm theo thế ấy. Thí dụ: nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng” . Trong thư “Kính cáo đổng bào” viết ngày 6.6.1941, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy…Hiện thời muốn đánh Pháp đuổi Nhật ta chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết.” 
Trong bài “Đại đoàn kết dân tộc, cội nguồn sức mạnh của chúng ta”, viết năm 2005 Võ Văn Kiệt giải thích: “Đoàn kết đồng thời có nghĩa là phải khoan dung. Chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ mọi hận thù và chia rẽ do chế độ cũ để lại, sẵn sàng thu dụng những người có tài, có năng lực, có tâm huyết, mà không kể đến quá khứ…Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đầu năm 1951, vấn đề đại đoàn kết được đặt ra và nhìn nhận trong những hoàn cảnh khác. Đã có không ít ý kiến xung quanh vấn đề này. Bác kết luận: “Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Lời giải thích đó của Bác có sức thuyết phục mạnh mẽ trong Đại hội Đảng.
Về phần mình, trải qua bao năm tháng suốt từ trước Cánh mạng Tháng 8 năm 1945 đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi, tôi đã bao lần được đồng bào che chở cưu mang, đã chứng kiến bao tấm gương hy sinh của những người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi…tôi càng thấm thía những bài học lớn đó của Hồ Chí Minh. Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều…Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai hậu quả: làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng vào quản lý và xây dựng .
Xin hãy chỉ gợi lên một chuyện mà theo người kể là “ít người biết trong Mậu Thân 1968: Khi bàn về các mục tiêu phải tiến công, một số anh lãnh đạo không đề ra mục tiêu tòa Đại sứ Mỹ”, với tư cách là Bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, ông Sáu Dân khẳng định: “Không đúng. Đánh vào đô thị là đánh vào đầu não chiến tranh của địch. Đầu não của chế độ Sài Gòn là Dinh Độc Lập và tòa Đại sứ Mỹ. Phải khẳng định đây là hai mục tiêu hàng đầu phải tiến công vì ý nghĩa chính trị của nó… Kháng chiến tức là phải đánh giặc, phải có quân đội, có vũ khí, có ý chí gang thép; nhưng nếu không hiểu khía cạnh chính trị của cuộc chiến đấu thì không thể hiểu gì về cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta cả”.  Chính con người có ý chí gang thép đó, con người từng thường trực nơi dầu sôi lửa bỏng trong cả hai cuộc kháng chiến, con người đó hiểu rõ ý nghĩa chính trị của sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước nên từ đỉnh cao của chiến thắng 30 tháng 4 lịch sử đã dám thẳng thắn chỉ ra: “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miến Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu… Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp.”
Không có một bản lĩnh chính trị vững vàng để hiểu rõ ý nghĩa chính trị cao cả của sự nghiệp chiến đấu với bao hy sinh của nhiều thế hệ Việt Nam, sẽ không thể đưa ra được tư tưởng mà nhất thời có thể chưa là cách nghĩ của số đông. Không có một sự tường minh về mục tiêu cao cả của sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, sẽ không dám đặt ra những vấn đề gai góc và dễ động chạm trong đời sống tinh thần của cả xã hội như vậy. Phải có một niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng vĩ đại mà vì nó dám chấp nhận mọi hy sinh như bản thân mình đã từng trải nghiệm, mới có được bản lĩnh dám chịu trách nhiệm về những ý tưởng mang tính đột phá có ý nghĩa mở đường theo kiểu ấy. Nếu không có bản lĩnh như vậy, sẽ không thể công khai và thẳng thắn đặt ra những vấn đề gai góc và nhạy cảm mà ông hiểu rằng tất yếu sẽ gặp không ít lực cản, mà lực cản ấy sẽ không nhỏ, thậm chí là dai dẳng. Nhưng rồi cuộc sống đã cho thấy, những ý tưởng như vậy của Võ Văn Kiệt đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân đón nhận, đặc biệt là đối với những đầu óc ưu thời mẫn thế.
Ấy thế mà cũng có những lúc những đầu óc “ưu thời mẫn thế” cũng bị cuốn theo cơn lốc thời cuộc để đưa ra những thông điệp mà tỉnh táo ngẫm nghĩ lại không khỏi không có những băn khoăn. Xin được dẫn ra vài câu thơ của những tác giả tên tuổi đã từng một thời được đưa vào sách giáo khoa và hiện nay vẫn là những tên tuổi lớn được xã hội trân trọng. Nhằm tụng ca những thành tựu của chế độ, nhà thơ khẳng định: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng…Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả” [Chế Lan Viên]. Từ trong sự thăng hoa của cảm xúc đó để nhìn nhận về ông cha mình như sau: “Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời / Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa” [Chế Lan Viên].. Bởi vậy, “Một câu hỏi lớn không lời đáp / Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”![Huy Cận]. 
Trong “hội chứng tụng ca” ấy, những bước đi quá đà đã vô tình để lại những hậu quả rất lớn nhưng không dễ nhận ra nếu không thật tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật và không tránh né những vấn đề “nhạy cảm” rất dễ bị quy kết về “lập trường, quan điểm” của lối “độc quyền tư tưởng, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết”. Lối “độc quyền” ấy đẻ ra cái khẩu khí quen thuộc khi bàn về lịch sử “do chưa có được cái này cái nọ soi sáng cho nên…” với sự tự mãn một cách lố bịch rằng chỉ “từ khi có cái này cái nọ” thì lịch sử mới vượt khỏi những hạn chế.
Ở đây gợi nhớ đến một phân tích lạnh lùng, sắc sảo của Gustave le Bon trong “Tâm lý học đám đông”: “Chẳng gì chứng minh rõ hơn sự mê hoặc do một niềm tin chung gây ra, nhưng cũng chẳng gì chỉ ra rõ hơn những giới hạn nhục nhã của trí tuệ con người”! Bởi vậy ngẫm cho kỹ, sẽ nhận ra sự dễ dãi đến bạc bẽo khi đưa ra những phán xét, cho dù bằng những rung động thẩm mỹ có phần cảm tính, về ông cha.
Ông cha ta đâu có “bế tắc”, cái “câu hỏi lớn” mà nhà thơ cho là “không lời đáp” là gì nếu không là vận mệnh của đất nước? Mà nếu thế thì ông cha ta đã từng đưa ra những lời đáp thật thuyết phục với những bằng chứng lịch sử không thể bác bỏ. Nếu không biết cách trả lời những câu hỏi lớn của lịch sử, của thời đại mà các cụ sống thì làm sao đất nước này, dân tộc này có thể hiên ngang trụ vững bên cạnh anh láng giềng chỉ chực có cơ hội là nuốt gọn mình. Chính vì biết cách trả lời những "câu hỏi lớn" của lịch sử mà biết chuyển yếu thành mạnh, lấy ít địch nhiều, biết cách chế ngự cái thế "trứng chọi đá" để có thể ra Tuyên ngôn "Nam quốc sơn hà, nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"".
Những rung động thẩm mỹ có phần cảm tính, về ông cha dẫn ra ở trên, xét cho cùng, là bị chi phối bởi lối tư duy và lập luận rất cực đoan rằng chỉ từ 1930, dân tộc mới thật sự biết ngẩng cao đầu! Cho nên, chỉ những gì được ra đời từ cột mốc ấy mới có một giá trị được xếp trên tất cả, hơn tất cả.“Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy sĩ…Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”* . Mà không thấy được “Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao”* [Việt Phương] để có sự thấu đáo và tỉnh táo trong giáo dục và đào tạo con người.
Sai lầm nguy hại nhất là chỉ tập trung vào giáo dục lý tưởng mà lơ là xây đắp cái nền tảng nhân văn trong định hình nhân cách cho thế hệ trẻ để từ đó mà giáo dục lý tưởng. Lý tưởng đương nhiên là quan trọng, song không nên cho rằng lý tưởng của Lý Tử Trọng của thế kỷ XX là cao hơn lý tưởng của Trần Quốc Toản thế kỷ XIII. Và lại càng phải thấy cho rõ phạm trù lý tưởng gắn liền với mục đích và ý nghĩa của cuộc sống con người. Tùy thuộc vào sự nhận thức về mục đích và ý nghĩa cuộc sống của từng người, từng nhóm xã hội mà có sự định hình lý tưởng . Khi Trần Quốc Toản ghi trên lá cờ của mình sáu chữ “Phá cường địch, báo Hoàng ân” thì đó là sự thể hiện lý tưởng trung quân ái quốc của chàng tuổi trẻ quý tộc đời nhà Trần. Đừng nghĩ rằng lý tưởng “trung quân ái quốc” là thấp hơn lý tưởng “trung với nước, hiếu với dân” mà không thấy mỗi giai đoạn lịch sử có những đòi hỏi mang tính đặc thù. Người ta quên rằng “mỗi thời kỳ lịch sử đều có những quy luật riêng của nó…Một khi cuộc sống đã vuợt qua một thời kỳ phát triển nhất định, đã từ giai đoạn này bước sang giai đoạn khác, thì nó cũng bắt đầu bị những quy luật khác chi phối". Đây là sự  phân tích của Các Mác [C.Mác và Ph.Angghen toàn tập. NXBCTQG Tập 23.1993. tr. 34].
Quả thật chân lý vốn đơn giản, nhưng nhận thức cho được sự đơn giản đó hóa ra không đơn giản chút nào. Ông Võ Văn Kiệt đã có lần lập luận về những vấn đề hết sức gay cấn một cách rất dung dị: “Cách mạng tháng 8 năm 45 đánh đổ thực dân phong kiến là chuyện tất yếu phải làm để giành lại độc lập cho đất nước và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng rồi theo trớn đó mà chửi phong kiến tùm lum thì vô tình đã chửi cha ông mình chứ còn gì nữa! Thử hỏi các vua Trần cùng Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên, Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi diệt quân Minh xâm lược và lên ngôi vua thì đều là phong kiến” cả chứ gì? Liệu có ai dung túng cho chuyện xúc phạm đến ông cha? Thế mà cứ thoải mái chửi phong kiến thì khoa học cái nỗi gì?”. Chẳng phải chỉ đối với chuyện của tiền nhân, ngay cả chuyện đang diễn ra cũng vậy thôi.
Sẽ quá dài dòng để phải nhắc lại một thời mà chủ nghĩa nhân văn bị phê phán do chịu ảnh hưởng của giáo điều Maoít, chỉ coi trọng “giai cấp tính”, phải đặt vấn đề “nhân tính” trong cái lăng kính giai cấp để chịu sự chi phối của “giai cấp tính”. Hệ lụy của nó thì chắc không phải kể ra đây nữa.
Khi chỉ chuyên chú giáo dục lý tưởng theo định hướng ấy, người ta dễ dàng bỏ qua những phẩm chất “người” trongquan hệ giữa người và người từ trong gia đình, cộng đồng xã hội nhỏ nhất, đến nhà trường, một cộng đồng lớn hơn của tuổi trẻ , và hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau” cho đến cộng đồng lớn là xã hội. Đặc biệt nguy hiểm là khi thần tượng của lý tưởng bị sụp đổ, nếu thiếu một nền tảng nhân văn vững chắc được hun đúc từ tấm bé, niềm tin của con người bị chao đảo, định hướng của hành vi do vậy cũng bị nhiễu loạn, bị xáo trộn.
Sự suy thoái đạo lý xã hội cần tìm về sự chao đảo, xáo trộn này. Những "siêu đám cưới", "hội chứng lấy chồng ngoại", những cảnh bạo lực học đường, các clip quay  nữ sinh đánh nhau một cách dã man giữa đường phố dưới con mắt bình thản của người chứng kiến, thậm chí còn cổ vũ và tranh thủ quay video...được mọc lên từ môi trường xã hội ấy.           
Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện đã có một khuyến cáo thật đáng suy ngẫm khi bàn về giáo dục và đào tạo con người:Để cho trẻ sống hoàn toàn đầy đủ thời thơ ấu của nó, sau lớn lên nó sẽ sống đời người lớn một cách hoàn toàn đầy đủ .Sống hoàn toàn đầy đủ thời thơ ấu” trên nền tảng của chủ nghĩa nhân văn. Đó sẽ là đảm bảo cho việc “sống đời người lớn một cách hoàn toàn đầy đủ”. Chủ nghĩa nhân văn ấy đang được nâng lên trong bối cảnh của nền văn minh mới, nền văn minh trí tuệ và nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI. Trong nền văn minh đó,“sự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức-về hình thức và nội dung, về ý nghĩa của tri thức, về trách nhiệm của tri thức và về những đặc điểm của con người có giáo dục”.
Vậy thì hiện nay, môi trường giáo dục của chúng ta đang như thế nào? Liệu chúng ta có thể "để trẻ sống hoàn toàn đầy đủ thời thơ ấu của nó" trong môi trường chúng ta đang sống không? Nếu xét đến cùng, lý tưởng phải được hình thành, củng cố và phát huy sức mạnh của nó trên nền tảng của chủ nghĩa nhân văn thì chúng ta đang thiếu hụt chính cái nền tảng đó. Thiếu cái nền tảng đó, lý tưởng sẽ thiếu mất tính bền vững và và chiều sâu nhân bản. Sẽ quá dài dòng để phải nhắc lại một thời mà chủ nghĩa nhân văn bị phê phán do chịu ảnh hưởng của giáo điều Maoít, chỉ coi trọng “giai cấp tính”, đặt vấn đề “nhân tính” trong cái lăng kính giai cấp để chịu sự chi phối của “giai cấp tính”. Hệ lụy của nó thì chắc không phải kể ra đây nữa.
Khi chỉ chuyên chú giáo dục lý tưởng, người ta dễ dàng bỏ qua những phẩm chất “người” trong quan hệ giữa ngườivà người từ trong gia đình, cộng đồng xã hội nhỏ nhất, đến nhà trường, một cộng đồng lớn hơn của tuổi trẻ, và hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau” cho đến cộng đồng lớn là xã hội. Đặc biệt nguy hiểm là khi thần tượng của lý tưởng bị sụp đổ, nếu thiếu một nền tảng nhân văn vững chắc được hun đúc từ tấm bé, niềm tin của con người bị chao đảo, định hướng của hành vi do vậy cũng bị nhiễu loạn, bị xáo trộn. Sự suy thoái đạo lý xã hội cần tìm về sự chao đảo, xáo trộn này.
Chỉ xin gợi ra đây đôi dòng về sự xáo trộn đó do thiếu một tầm nhìn văn hóa trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Chắc nhiều người không để ý đến hai chữ "đại gia" đang là ngôn từ thời thượng. Tệ hại hơn nữa, gắn liền với "đại gia" , là tiền, thật nhiều tiền, nhất là đô la. Đến nỗi báo chí rất hào phóng cho việc lăng xê tên tuổi của một   chàng trai vô công rồi nghề sống trên đống tiền của mẹ để có thể thay đổi xoành xoạch kiểu xe ô tô đời mới nhất, xịn nhất có biệt hiệu là "Đô La". Mùi mẩn hơn nữa là chàng 'Đô La" lại "đôi lứa xứng đôi" với một nàng "siêu sao" ca nhạc, rồi đứa con của "đôi lứa xứng đôi" ấy cũng được các cây bút có nghề xưng tụng nửa kín nửa hở trên nhiều trang báo!
Và các nhà quản lý văn hóa quên mất rằng, đây là cách cổ vũ cho một lối sốngchạy theo đồng tiền, treo một "tấm gương sống động", thúc đẩy một thị hiếu dung tục nếu chưa muốn nói là thấp hèn cho giới trẻ. Trong lúc đó, lại ra sức chê trách, dè bỉu, đe dọa, đàn áp và bắt bỏ tù, bị đạp vào mặt những thanh niên, sinh viên có bản lĩnh dám xuống đường biểu thị lòng yêu nước và tinh thần bất khuất quyết không chịu cúi đầu trước những hành động ăn cướp và xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh. Một nghịch lý đang được đóng dấu và tuyên truyền rộng khắp! 
Và rồi, từ cực đoan này lại nhảy sang một cực đoan khác, những biểu tượng "phong kiến" từng bị đào sâu chôn chặc nay hình như lại có sức hấp dẫn nên người ta đua nhau đắt tên bằng những "tước hiệu" tưởng đã vĩnh viễn chôn dưới đất đen:cho sang thì khách sạn phải mang tên là "Hotel Hoàng Đế," cho quý thì công ty phải là "Công ty Hoàng Gia", cho oai thì quán ăn thời thượng phải là "Quán Ngự Thiện", cho giàu sức vẫy gọi thì khu nghỉ mát phải là "Resort Quý Tộc"....
Có thể là nhà quản lý có tầm nhìn bao dung và cởi mở nhằm cất cánh cho những ý tưởng sáng tạo, nhưng cũng có thể người ta bận cho việc kiểm tra tầm soát chặt chẽ những "biểu hiện nguy hiểm" khác như thủ đoạn "diễn biến hòa bình" chẳng hạn, mà tạm buông cho những cực đoan xô bồ kia. Và rồi người ta cũng quên luôn những điều vừa kể là hết sức đối nghịch với những chuẩn mực trong "ý thức hệ" mà họ có sứ mệnh thiêng liêng" là phải giữ vững. Thế đó!
Gợi lên những điều không lấy gì thoải mái, ngược lại, hình như gọi dậy một cảm giác xấu hổ về những hiện tượng đang dày vò lương tâm của chúng ta. C.Mác có nói “Hãy làm cho sự nhục nhã càng thêm nhục nhã bằng cách công bố nó lên”,xin được thay  từ nhục nhã bằng từ “xấu hổ” để bớt đi sự gay gắt. Đừng quên rằng chính sự xấu hổ làm cho chúng ta có thêm dũng khí để vượt lên chính mình. Trong “Sáng thế ký ” có chuyện Adam và Eve sau khi ăn trái cấm thì bỗng nhiên phát hiện ra sự trần truồng của mình.Cảm giác xấu hổ xuất hiện. Và cả hai đều bứt chiếc lá vả để che đi bộ phận sinh dục. Chiếc lá vả ấy, theo Franz Werfel, một nhà văn Đức, là “tài liệu văn hóa đầu tiên của loài người! Không là chiếc lá vả đang nằm trên cây, mà là chiếc lá vả được con người sử dụng để biểu thị nhận thức và cảm xúc của mình, là biểu tượng của con người tự ý thức được về mình. Cái cảm giác “biết xấu hổ” là một thuộc tính người.
 Chính vì biết xấu hổ khiến chúng ta trở thành người trí thức, mà cũng do vậy khiến cho tâm hồn chúng ta bất an. Thì chính Nguyễn Trãi đã từng đúc kết điều này đấy thôi: “Nhân sinh thức tự đa ưu hoạn”. Nhưng cũng chính vì vậy mà ông trở thành anh hùng dân tộc và là danh nhân văn hóa thế giới. Đôi lúc tôi thầm nghĩ “So với ưu tư và hoạn nạn của con người vĩ đại ấy thì những ưu tư và hoạn nạn chúng ta có thể gặp phải nào có ý nghĩa gì”!
Ông cha ta thật là vĩ đại, không chỉ một Nguyễn Trãi, cách nay cả nghìn năm mà thiền sư Vạn Hạnh đã từng chỉ ra:Thân như điện ảnh hữu toàn vô. Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy.  Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.[Thân người như bóng chớp, có rồi lại không/ Như muôn cây cỏ mùa xuân tươi tốt đến mùa thu khô héo/ Ngẫm và hiểu cái lý của thịnh suy, lòng không sợ hãi/ Vì thịnh suy nối tiếp nhau như khoảng thời gian hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ].
Một cái nhìn vượt lên không gian và thời gian. Chẳng những thế, bản lĩnh của ông cha mình thật là kỳ diệu. Cũng một nhà sư khác, thiền sư Quảng Nghiêm cách đây ngót vẫnmột thiên niên kỷ đã dám viết: “Nam nhi tự hữu xung thiên chí . Hưu hướng Như Lai hành xứ hành” [Làm trai phải có chí xung trời thẳm, Việc gì cứ phải lẽo đẽo theo bước chân Như Lai]. Xuất gia đi tu mà lại nói không phải lẽo đẽo lần theo bước chân Phật tổ, hàm ý triết lý “Phật tại tâm”, mỗi người có cách tiếp cận chân lý theo cách riêng của mình, không nhất nhất làm theo người khác thì quả là đã chống giáo điều từ gốc.
Vậy thì, nêu lên những bức xúc đang làm chậm bước phát triển của đất nước, và do đó, trong cái "vòng tròn" lớn đó mà cái "vòng tròn nhỏ" là hệ thống giáo dục và đào tạo của ta đang suy thoái, đang lạc hậu, không hề làm nhụt ý chí của chúng ta. Ngược lại, chúng ta hiểu rằng và tin rằng  “Lịch sử cổ xưa và hiện đại cho thấy khả năng kỳ lạ của đất nước này trong việc tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”. Đây là một học giả Pháp nói với chúng ta , ông Eduard De Penguilly.[Kỷ yếu Hội thảo về “Nhà ở, Kiến trúc đô thị và môi trường truyền thống và hiện đại”.] Vấn đề đặt ra là phải dám đối diện với sự thật và sòng phẳng nói lên sự thật đó bất chấp những quy kết tùy tiện và có khi khá tai ác.
Nói lên sự thật vì chúng ta tin vào "khả năng kỳ lạ của đất nước này trong việc tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải". Khả năng đó đang tiềm ẩn trong lòng xã hội, trong sự vận động tự thân của khối quần chúng đang còn câm lặng để giấu kín những khát vọng kiểu Đoàn Văn Vươn. 
Và vì chúng ta đều thuộc lớp người xưa nay hiếm cả rồi, nên cũng đừng gay gắt quá, có khi gây tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim thì gay nên để kết thúc một cách có hậu, tôi xin kể lại một Câu chuyện thật của thế kỷ 21 để suy nghĩ thêm về cảm xúc con người trong xã hội. 
Tại trại xe điện ngầm Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào buổi sáng tháng giêng lạnh lẽo năm 2007, một người đàn ông đàn liên tục 6 tấu khúc của Bach trên cây đàn vĩ cầm trong 45 phút . Ước chừng hơn 2000 người qua lại trạm xe điện ngầm trong khoảng thời gian đó và hầu hết những người ấy đều trên đường đi làm.
Sau ba phút, một người đàn ông trung niên nhận ra là có người đang chơi nhạc. Ông ta chậm bước và ngừng chân trong vài giây rồi lại hối hả theo thời khắc biểu đã định sẵn. Bốn phút sau, người đàn vĩ cầm nhận được đồng tiền đầu tiên: một phụ nữ vừa đi vừa liệng tiền vô cái nón mà không hề ngừng lại.
Phút thứ sáu: một thanh niên trẻ dựa vào tường và lắng nghe tiếng đàn, sau đó liếc nhìn đồng hồ đeo nơi tay và bước đi. Phút thứ mười: một bé trai khoảng 3 tuổi đứng lại nhưng bị mẹ lôi đi vội vã. Cậu bé trì lại và nhìn người chơi đàn lần nữa. Dù bị mẹ kéo đi, cậu bé vẫn luôn ngoái đầu nhìn. Nhiều đứa bé khác cũng quay đầu nhìn như thế và không cha mẹ nào lại không nhanh chóng kéo con mình đi cả.
Bốn mươi lăm phút đàn không ngừng, chỉ có 6 người thật sự dừng hẳn lại và lắng nghe trong một lúc. Khoảng 20 người cho tiền mà vẫn tiếp tục bước đi. Người chơi đàn nhận được tất cà là 32 đô la.
Sau một giờ, người đàn ông chấm dứt, thôi đàn và không gian trở nên im vắng. Không ai để ý. Không ai vỗ tay khen và cũng chẳng có ai lưu tâm. Nhưng không một ai biết điều này, người chơi đàn vĩ cầm đó là Joshua Bell, một cầm thủ lẫy lừng trên thế giới. Với cây đàn vĩ cầm trị giá trên 3 triệu rưỡi đô la, Joshua Bell đã trình diễn những tấu khúc tuyệt vời mà không ai có thể viết hay hơn đưọc nữa, đàn hay hơn được nữa. Hai ngày trước đây, Joshua Bell đã trình diễn ở Boston, nơi mà giá trung bình là 100 đô la một vé và nhạc viện bán sạch không còn dư một vé nào.
Đây là một câu truyện thật: việc Joshua Bell lặng lẽ chơi đàn tại trạm xe điện ngầm được báo Washington Post sắp xếp để xem cảm xúc con người trong xã hội như thế nào, họ nhận thức và lựa chọn ra sao…
Câu hỏi được đặt ra là tại nơi chốn thông thường trong giờ giấc không thuận lợi cho lắm, liệu chúng ta có nhìn ra được tài năng với bối cảnh không ngờ, và liệu chúng ta có nhận thức được cái đẹp và ngưng lại để thưởng thức nó hay không ?
Có thể kết luận về chuyện này như sau: Nếu chúng ta không có thì giờ ngừng lại một chút để lắng nghe người nghệ sĩ lừng danh trên thế giới đàn những tấu khúc mà không ai có thể viết hay hơn được nữa trên một cây đàn có những âm thanh tuyệt vời nhất thì chúng ta sẽ còn mất mát và bỏ qua bao nhiêu thứ tốt đẹp khác nữa trên cõi đời này.
 30-3-12

Nhật ký mở ;Sau những trang siêu kinh khủng là nhứng trang siêu...kinh ngạc

- -Theo:
Ngày 30 tháng 3/2012
       Mình không tìm ra chữ nghĩa gì để  viết về những hiện tượng mình chưa từng thấy hoặc tưởng tượng nổi , từ khi biết đọc và biết viết cách đây …80 năm , sống dưới bốn chế độ!(trừ 6 năm còn mặc quần thủng đít và thỉnh thoảng còn…đái dầm!)
    Vì ; “Kinh ngạc”không thể dùng ở trường hợp những  gì mà bản thân đã biết trước…Ấy vậy mà những gì xảy ra trên đất nước mình tuần qua vẫn làm mình trợn tròn con mắt, lè lưỡi lắc đầu và đôi khi buột miệng chửi bậy!...

     Lý do :
    
    NQ 4 CỦA CÁC ÔNG ẤY ĐANG ĐI VÀO CUỘC SỐNG !

         Trong cái tuần các ông ấy đang chia nhau đi khắp các nơi, triệu tập mọi cán bộ cốt cán để hiểu dụ,(có khi lên tới hàng ngàn cán đủ loại!) giải thích về nghị quyết 4 như là một tài liệu được soạn ra bởi các bộ óc… “siêu vĩ đại” có thể lấy lại uy tín cho sự tồn vong của Đảng các ông ấy và của Dân tộc(!) rồi ra lệnh cho báo giới phải “phản bác các quan điểm, thông tin luận điệu sai trái thù địch xuyên tạc nội dung, hạ thấp mục đích , ý nghĩa tầm quan trọng của nghị quyết…”thì:

    Khắp nơi trên đất nước, cái “số cũng không nhỏ” quần chúng phức tạp (chưa đến mức thù địch !) tăng cường phát huy tội ác chưa từng thấy !Mỗi ngày, mở báo lề phải thôi, cũng có ít nhất mười đến mười lăm vụ tội ác đang… “tiến lên không ngừng”!. Chỉ cần sớt qua các trang VTV NEWS,VN Express.,Tuổi Trẻ, Thanh Niên, các báo Công An đủ loại thì càng kinh ngạc về sự phát triển đến mất hết tính người của những kẻ thủ ác…Đánh bố, giết cha, đốt chồng, hiếp dâm con nít, nay đã “tiến”tới giết người,cướp của rồi hiếp dâm cái xác mới giết thì…kinh khủng đâu còn là chữ để miêu tả nổi cái hành động này!Riêng những cái chuyện tiền , tình , tù, tự tử thì mọi người cứ thử sớt qua một tờ báo bất kỳ nào tuần qua mà xem..Tần số các vụ giết, chém, hiếp, tự tử tuần qua có phải đúng là tăng đột ngột không ?.Mình có ghi tóm tắt, tên , địa điểm xảy ra vụ việc để  rồi nghĩ lại….chẳng làm gì cả .Nhiều quá đến nỗi mình lại đâm ra tự hỏi mình về cái kết luận  như sau :

     PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ TÁC ĐỘNG NGƯỢC CỦA NGHỊ QUYẾT 4 KHI ĐI VÀO CUỘC SỐNG THỰC .

 Lý do :

        -Cái bọn “quần chúng phức tạp không nhỏ” này chúng thấy :

      1-Nghị quyết là để mấy ông đảng viên thi hành , phê và tự phê nhau ….rồi với “tình thương yêu giai cấp” “cho” nhau cái kỷ luật khiển trách hoặc… cảnh cáo nội bộ  thì đối với ba cái thằng quần chúng này, sức mấy mà nặng tay !

       2-Ăn cướp, ăn cắp gì cũng chưa nặng tội bằng những vụ cướp làm của riêng,cướp cho vợ cho con, thậm chí lấy cả một quả đồi để xây nhà thờ họ như ông đồng chí bí thư huyện Ủy Đơn Dương Ngôi Đình Bốn mà chỉ có… phê và tự phê thì cướp cái xe máy chỉ là cái móng tay!Ăn cướp, hiếp dâm, giết mẹ, đốt cha đâu có làm các ông ấy sợ bằng mấy tay hay viết lách phản biện phản biếc!đâu có bị xếp vào “lực lượng thù địch”mà lo!

      3-Chính trong thời gian nghị quyết đang được triển khai đi vào cuộc sống thì dồn dập những chuyện đảng viên các ông ấy ngồi xổm lên nghị quyết vẫn phát triển từ số “không nhỏ” thành “số lớn mạnh”dài dài…Nào là:

      -Trưởng công an xã Cao đình Sam bắn người trọng thương được…chuyển công tác khác.

     -Công An bắt giữ Viện Trưởng Viện Kiểm Sát huyện Dầu Tiếng, hai bên kiểm điểm tự phê bình rồi thì..có một bên là thượng tá Nguyễn Thành Phương, tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật…phê bình! Riêng ông Viện Trưởng VKSND thì không kiểm điểm vì không nhận lỗi gì về mình .Cuối cùng thì huyện ủy Dầu Tiếng đã đề nghị Tỉnh ủy Bình Dương  cho…”thôi giữ chức”cả hai! (chứ không phải cách chức đâu nhé!).

      -Giám đốc Sở Y Tế Bình Thuận Nguyễn văn Nhơn kiêm Bí thư Đảng Ủy sau một loạt các sai phạm từ móc nối kinh tế đến tham ô lãng phí, kéo bè kéo cánh ,đề bạt, giới thiệu, bao che những “con sâu”…vv..vv ,ngày 22/3/ đã được chỉnh đốn : Cảnh cáo!(Tuổi Trẻ 23/3/2012) !

        Còn một loạt các vụ “đưa nghị quyết vào cuộc sống” cười không nổi nữa mà chính báo chí của các ông ấy đã đưa ra công khai với các cái tít cứ như diễu cợt sự  tác động ngược của NQ4! Nhưng thôi!Chỉ xin mượn một vài câu trong một bài xã luận có đóng khung trên tờ Tuổi trẻ ngày 31/3/2012  để chứng minh những gì mình vừa viết là …không hề sai trái,không hề bịa đặt,…mà chỉ có sơ sài về những gì đã xảy ra quanh cái vụ Đưa nghị Quyết 4 vào cuộc sống mà thôi:

      Chỉ riêng tháng 3 năm nay, trong hàng loạt thông tin gây thao thức cho người đọc về tăng phí, tăng giá, có những tin tức hệt như những mũi dao đâm nhói tim gan con người …..” Rồi bài xã luận kể ra hàng loạt các vụ mà cái ác đang ngày càng tiến triển với những bộ mặt ma quỷ hơn ….Chỉ tiếc người viết xã luận không chỉ ra được nguyên nhân của “cái ác không chịu nói lời ai điếu”mà chỉ có thể (hay chỉ “dám”?) kết luận “Có lẽ mỗi con người bình thường cũng cần phải thao thức nhiều hơn đến việc làm sao hạn chế những mầm mống sâu xa khiến cái ác còn chưa nói lời ai điếu” !? Còn làm sao ??? thì ….”không biết”(?)   “không dám”hay  “không được phép viết” ?...Riêng mình, chẳng sợ rút thẻ nhà báo, chẳng sợ mất chức tổng, phó tổng ,chẳng sợ đi tù như Hoàng Khương nên mình cứ nói trước, nói thẳng cái nguyên nhân mà nhiều nhà trí thức, lý luận, lão thành cách mạng đã vạch ra   ngay từ đầu. “Cuộc chỉnh Đảng lần này chẳng qua chỉ là một cuộc “đóng cửa bảo nhau”, “gột rửa nửa người”, thậm chí là “duy ý chí và chỉ làm lòng dân thêm mất lòng tin vào Đảng mà thôi”!

        Riêng về những dự đoán “sai trái”về cuộc chỉnh Đảng lần này  của cá nhân mình là……”nửa vời”, là cốt tìm một vài “con vật nào quá suy thoái để an dân” ,là “chẳng chết thằng nào chỉ chết dân mà thôi”,là “10 chữ TỰ trong 4 điều cốt lõi” sẽ chỉ dẫn đến những kiểm điểm nội bộ, rồi nhiều lắm là khiển trách, cảnh cáo ,thôi giữ chức trong Đảng là hết mức” càng được chứng minh là đúng, tuyệt đối đúng, ít nhất là cho đến giờ phút này! .

    Và cho đến giờ, tất cả những điều các vị lý luận gia có tâm và có tầm  trong và ngoài Đảng cũng như mình đã được thực hiện  ở thực tế đúng răm rắp ! Cái trên cả kinh ngạc chính là ở chỗ đó !Không một nhà ný nuận lào dám  công khai bác bỏ những ý kiến đi trước đón đầu chính xác 100% kể trên là “sai lầm, là hạ thấp tầm quan trọng”của NQ4 cả!
      Thực tế trong chỉ một tháng 3 vừa qua đã làm họ…ngọng vì chẳng có ai dám làm gì giống như nước đàn anh 4 tốt của họ đã làm với vụ Bạc Hy Lai, Vương Lập Quần…mặc dầu ở Việt Nam, thời điểm này cái số cần phải “xóa sổ” giống như cỡ họ Bạc ,ai cũng biết là …có, và có nhiều là đằng khác,…
…………………..
……………….

Ngày 31/3/2012


    Cho đến tối qua và sáng hôm nay, hai vụ việc nổi cộm mà nhiều người quan tâm ,nhất là những người còn cầm thẻ Đảng ,mong “Đảng hãy bắt đầu chỉnh Đảng ngay ở hai vụ này để lấy lại lòng tin của Nhân Dân” đã đi đến hồi kết ….vẫn chưa có một con vật tế dân nào đang làm dân …tin tưởng !Và câu nói của cụ  Hiền Đức lại sáng ngời…thực tế ! “Trung Ương chẳng qua là sự phóng to của hình ảnh Tiên Lãng mà thôi” ,hoặc đơn giản, dễ hiểu hơn “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” lại được cuộc sống chứng minh là cực kỳ chính xác ,  không hề sai trái, không phải là “luận điệu của các lực lượng thù địch”!

1.    Vụ Vinashin ra tòa – Một vụ xử “công khai” (?) kéo dài 4 ngày với lực lượng luật sư bào chữa cho cái ác (mới đầu nghe đâu tới 24 người sau rút xuống nghe đâu còn có 14!)nhưng nội dung tội ác là thế nào? Vì sao? số tiền mà dân phải trả nợ sau này đến mấy đời thực sự  là bao nhiêu? Vì sao mà các tòa án quốc tế đang kiện về vụ Vinashin quỵt nợ?Ai chịu trách nhiệm chính vì đã vung “quả đấm thép” này quá trán vì quả đấm tự nó không thể vung lên được?...Tất cả đều bị ém nhẹm! Tất cả chỉ có tên Phạm Thanh Bình (đến giờ này báo chí vẫn phải gọi bằng “Ông”!) gánh vai chịu tội 20 năm tù ! Còn lại thì ít hơn tí chút, ít nhất là Nguyễn Tuấn Dương, 3 năm !....

2.       Chỉ riêng phần luận tội 9 tên phá hoại  cái  tập đoàn kinh tế nhà nước không trực thuộc ai ngoài thủ tướng này 3 ngày so với các vụ án về kinh tế khác đã thấy rõ mồn một là…có sự chỉ đạo và hạn chế mở rộng các tranh luận để kết luận sớm cho đỡ các rắc rối liên quan, rút giây động rừng !


            3.Chưa nói đến mức xử phạt nặng nhẹ ra sao chỉ riêng cách bố trí cho Hải phòng một địa phương không dính líu gì  đến vụ Vinashin đã là một dấu hỏi :Một cơ quan to hơn Bộ ,trực thuộc thẳng thủ tướng tại sao lại giao cho một địa phương “đang có vấn đề” xét xử. Hơn thế nữa, trước ngày xét xử , ngày 23/3/2012, không phải ngẫu nhiên mà báo chí lại loan tin :Vinashin được phép bán, cho thuê đất để tái đầu tư” Cụ thể là :Vinashin “có”(vì sao và bằng cách nào? có từ bao giờ? thì không biết!)2.400 ha đất nhưng mới chỉ xử dụng 1.200 ha .Như vậy Vinashin có thể khai thác từ việc chuyển nhượng, cho thuê số diện tích còn lại chưa xử dụng này….!” Một tuyên ngôn  đanh thép:Quả đấm thép Vinashin vẫn  sẽ tồn tại ! Không ai, kể cả các lực lượng muốn nó “thôi tái cơ cấu”có thể ngăn cản đường nó ra biển lớn !

     Một chi tiết làm mình… bẩn mắt khi xem truyền hình phiên tòa là : Khi bước vào nơi xử án , mang tiếng là công khai nhưng số người dự tòa chỉ một nhúm mà những kẻ phạm tội khi bước vào,đều mặt mũi phương phi, áo quần chỉnh tề, (chỉ không đeo cà-vạt) như đi họp , vẫy vẫy cử tọa như các siêu sao ra sân khấu vẫy chào các fan của mình , chẳng bị công an ngăn cản lại ! Mình lại trạnh nghĩ tới anh em nhà  Vươn, chưa ra tòa đã bị mặc áo tù và gọt trọc đầu !Đúng là không có chỉ đạo làm gì có chuyện như thế xảy ra!

   Cuối cùng,  phần tuyên án, nghe xong thằng nào, con nấy mặt tỉnh bơ như… biết trước cả :

     Mọi việc sẽ đâu vào đấy …Đừng lo! Đã có người biết sẽ phải làm gì để đền bù cho sự hy sinh của “các đồng chí bị lộ”ngày hôm nay.
       Tóm lại, từ nội dung đến hình thức vụ “Tế Dân” này không thể làm cho mọi người yên tâm về quả đấm thép này đang sẽ tự tại vung lên, vung lên nữa!

  .      4. Vụ Vinh Quang Tiên Lãng-
            Cũng do Thành Ủy Hải Phòng chỉ đạo (!?), ngày 27 tháng 3/2012 đã ra thông báo thi hành kỷ luật 50 cán bộ đảng viên, nhân viên và 25 tập thể có trách nhiệm liên quan .Cụ thể huyện Tiên Lãng có 16 tổ chức, 17 cá nhân bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật và TP có 9 tổ chức và 33 cá nhân phải…tiến hành kiểm điểm”!!! Riêng về việc có giao lại đất bị cưỡng chế cho anh Vươn hay không thì…đang còn…mắc về 4 điều “phạm tội” của anh Vươn là;

          -trốn thuế

         -phá rừng ngập mặn


            -khai thác ngoài diện tích được cho thuê,

            -cho thuê lại diện tích không làm…

             Nghĩa là ;-Chưa kể tội “giết người ,chống người thi hành                          công vụ” tội nào cũng đáng ít  nhất hai năm tù vì Điếu cầy chỉ trốn      thuế thôi đã hai năm rưỡi tù ngồi rồi !

          -Việc cưỡng chế này các cơ quan của Đảng và chính quyền không hề thiếu hiểu biết về chính sách đất đai !không phải như kết luận của thủ tướng !

    Cũng đồng nghĩa là :Anh Thành trung Ương Ủy Viên Bí thư Thành Ủy đã phát ngôn ở cuộc gặp các lão thành cách mạng là có cơ sở. không hề chống lại Thủ Tướng vì nếu chống thì sức mấy T.Ư lại vẫn cứ giao cho Hải Phòng “TỰ” xử những bê bối của chính mình !?!?
        
Ô hô! Đến đây thì không thể không siêu kinh  ngạc trước những sự trâng tráo đến cùng cực của những siêu thế lực sẵn sàng làm tất cả những gì, dù chính họ cũng biết là sai ,dù không được lòng dân biết mấy đi nữa. Miễn là Họ phải tồn tại !Tồn tại càng lâu càng tốt!

Cái cung cách mà NQ4 của các ông ấy đi vào cuộc sống y như những gì mà  các “lực lượng thù địch” đã vạch ra  .Vậy mà các ông ấy vẫn cứ  leo lẻo “đề phòng nhứng luận điểm sai trái của các lực lượng thù địch”! Chẳng phải là những từ “kinh ngạc” hoặc “siêu kinh ngạc” mình dùng trong trường hợp này  cũng chưa thật chuẩn  lắm!Phải không bà con,cô, bác, các chú, các em, các cháu?

--Khi cái ác chưa nói lời ai điếu
TT - Chỉ riêng tháng 3 năm nay, trong hàng loạt thông tin gây thao thức cho người đọc về tăng phí tăng giá, có những tin tức hệt như những mũi dao đâm nhói tim gan con người. Ngoài vụ án Trần Thúy Liễu sát hại chồng - nhà báo Hoàng Hùng - gây chấn động dư luận, còn có tin người vợ của một trung tá công an vì thua nợ cờ bạc, sợ bị chồng ly dị và sợ không được chia tài sản để trả nợ nên đã giết chồng bằng cách pha thuốc rầy vào sữa cho chồng uống và tiêm thêm thuốc độc vào miệng chồng.
Tin một người con trai đã 44 tuổi, đi nhậu về không có tiền trả taxi bị giải đến đồn công an, bà mẹ 75 tuổi phải trả tiền giúp để anh ta được tha về. Bị mẹ mắng vì tội bê tha, làm gia đình xấu hổ với chòm xóm, người con trai đã xông tới bóp cổ mẹ, sau đó dùng dao đâm nhiều nhát cho đến khi mẹ chết.
Loại tội ác giết người, thậm chí giết người thân trong gia đình, đâu phải bây giờ mới có và càng đâu phải chỉ có ở VN. Báo chí thế giới những năm qua và gần đây nhất chẳng đã đưa tin về các vụ giết người hàng loạt vô cùng ghê rợn ở nước này nước khác đó thôi. Nhưng đâu phải vì vậy mà sự kinh hoàng và đau đớn trước những tin tức giết chồng, giết mẹ như trên được xoa dịu trong lòng biết bao con người có lương tri. Vì sao những thủ phạm giết người ấy lại có thể ra tay độc ác đến vậy với mẹ ruột của mình, với người chồng đầu gối tay ấp của mình? Vì sao?
Đã đành mỗi vụ án mạng đều có nguyên do. Và hẳn cũng đã có lời bào chữa khẽ khàng ở đâu đó cho những kẻ thủ ác là vợ, là con của người bị hại. Rằng người vợ do áp lực sẽ bị xã hội đen xử tội chạy nợ nên mới liều giết chồng. Rằng người con trai đang lúc không thật tỉnh táo vì rượu và sĩ diện trước những lời mắng mỏ của mẹ nên đã ra tay giết chết bà.
Nhưng cũng có một câu hỏi đau đớn và giận dữ bỗng muốn được bật ra và gào lên thật lớn: vì sao lại đi cờ bạc đến mức nợ nần bạc tỉ và bắt người thân trong nhà phải "chia sẻ" với mình sự tệ hại ấy? Vì sao biết bực tức và sĩ diện do bị mẹ mắng đến mức phản ứng bằng hành vi giết mẹ mà không nghĩ đến sự đau lòng, xấu hổ của mẹ đến thế nào trước dân phố, xóm giềng vì hành vi bê tha thiếu tự trọng của bản thân mình? Vì sao bao nhiêu con người khác cũng có những bức bách cá nhân về vật chất, về tinh thần mà không trở thành kẻ giết người, nhất là giết người thân?
Chỉ nghĩ đến cá nhân, chỉ tìm cách thỏa mãn những nhu cầu cá nhân đến mức không làm chủ được mình trước những cám dỗ và khi những cám dỗ ấy lên đến đỉnh điểm thì sẵn sàng làm hại đến cuộc sống của những người xung quanh, kể cả những người ruột thịt của mình.
Cách lý giải ấy về hành vi của cái ác, cái tàn bạo chết người đang xuất hiện ở cạnh chúng ta có lẽ không sai. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đấy có lẽ vẫn chưa đủ. Lẽ nào chúng ta yên tâm giao phó trách nhiệm làm người tử tế chỉ cho mỗi cá nhân con người thôi? Lẽ nào cái cách chúng ta coi trọng không đầy đủ việc nghiên cứu và giáo dục các vấn đề sâu xa thuộc về con người trong đời sống xã hội lại không là một nguyên nhân gián tiếp của những vụ việc đau lòng?
Lẽ nào môi trường xã hội với nhiều bất công đây đó, với những tồn tại về khoảng cách tiếp cận cơ hội phát triển giữa các nhóm xã hội, với áp lực kinh tế ngày càng đè nặng lên nhiều gia đình dường như bế tắc trước cơ hội cải thiện thu nhập và chất lượng sống lại không là một trong những duyên cớ thúc đẩy cái xấu, cái ác ẩn chứa trong mỗi con người bộc phát mỗi khi có dịp?
Kinh hoàng và đau đớn trước cái ác là phản ứng bình thường của một con người bình thường. Nhưng có lẽ mỗi con người bình thường cũng cần phải thao thức nhiều hơn đến việc làm sao hạn chế những mầm mống sâu xa khiến cái ác còn chưa nói lời ai điếu.
NGUYỄN THẾ THANH

Bệnh viện nghỉ lễ, người dân chới với (NLĐ 30-3-12) -- Một quốc gia gì lạ vậy?Hà Nội: Giảm tải bệnh viện, hạn chế chạy trường trước năm 2015 (PLTP).Bệnh viện xé rào, tăng dịch vụ ào ào (TP).Tăng viện phí, phụ cấp: Y tế cơ sở vẫn kêu khổ (DV).- Bệnh viện tuyến trên chữa bệnh nhẹ sẽ bị phạt (TT).  - Đừng siết bằng mệnh lệnh (TT).- Quảng Ngãi: 2 người chết, 7 người mờ mắt vì phun thuốc diệt cỏ (DT/TTXVN).- Giảm tải bệnh viện: Còn phải đợi lâu! (VNN).- Quảng Ngãi: Phun thuốc diệt cỏ mì 2 người chết (TTXVN/VOV).-
Xe cứu thương nổ lốp, con tử vong theo bố
Tuổi Trẻ

TTO - Khoảng 4g30 sáng 30-3, xe cứu thương của BV Nhiệt đới Trung ương chở bệnh nhân tử vong và thân nhân từ Hà Nội về Nghệ An thì nổ lốp làm con trai của bệnh nhân này tử vong và 3 người trọng thương. Vụ tai nạn xảy ra tại km15+900 Đại lộ Thăng Long, 
...
Chết khi đưa xác bố về bằng xe cứu thương
Người Lao Động
Hà Nội: Đưa bố về quê mai táng, con tử vong
VietNamNet
Xe cứu thương nổ lốp, 1 người chết, 3 người bị thương
Thanh Niên




GS Ngô Đức Thịnh:Đừng giữ lễ Giỗ Tổ cho riêng... lãnh đạo (PN 29-3-12)



Nỗi ám ảnh mang tên Sông Tranh 2 (VNN).  - Sự cố Thủy điện Sông Tranh 2: Bài học trong quản lý đầu tư (VOV).  - Quảng Nam: Hỗ trợ hơn 1,5 tỉ đồng nếu dân rút đơn kiện dự án thủy điện (DT).  - Phải siêu âm thân đập mới xử lý tận gốc (TP).  -Sự cố Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2: Vì an toàn sinh mạng của hàng vạn người dân hạ lưu, kiến nghị Thủ tướng lập tức ra lệnh xả cạn hồ trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố (viet-studies 31-3-12)
Vết nứt lòng tin (TBKTSG) - Cho dù chưa có kết luận cuối cùng về việc thân đập thủy điện Sông Tranh 2 có nứt hay không thì chắc chắn rằng vết nứt lòng tin của chính quyền, người dân với chủ đầu tư (EVN) đã và đang lớn dần lên theo cách giải quyết sự cố ở đây-Sẽ tổng kiểm tra thủy điện Sông Tranh 2 (VNN).  - ‘Nước chảy xối xả trong hầm thủy điện là nghiêm trọng’ (VNE).  - Tăng mức đền bù cho người dân quanh TĐ Sông Tranh 2 (Bee).




Ăn tiền tỉ nhờ biến đất công thành "đất ông" -(NLĐO) - Sau một thời gian mượn, thuê, “mua” đất trái phép, Đông lại tiếp tục “phù phép” biến đất công thành tài sản riêng của mình, rồi nhận đền bù gần 2,5 tỉ đồng cùng một lô đất tái định cư.




– Mọi giải pháp đều là thu phí (TN).  –-Phí giao thông: Người hay, ta dở (PLTP). –Thu phí giao thông: Bộ GTVT trả lời dân về Quỹ Bảo trì đường bộ (GDVN). –Phí giao thông sao chưa hợp lòng dân? (PLVN).  - Tướng Tuyên: “Xe máy mới là phương tiện cần hạn chế” (Infonet).- “Dưỡng liêm” cho CSGT: Còn nhiều lực lượng khổ hơn (Bee).- HN làm sai chỉ đạo Thủ tướng: Sở Xây dựng nói gì? (PN Today).-Giải quyết “nút thắt” giao thông Hà Nội: Quy hoạch phải đi trước (CAND).  - Theo đề xuất của Bộ giao thông: Mức phí sẽ cao gấp 30 lần so với Pháp (GDVN).  - Thu phí phương tiện sẽ gây tăng giá và làm dân bức xúc (VTC).  Gia tăng các loại phí: Bất ngờ và bất an (ĐĐK).  - Dụng sức dân (SGGP).Xe ôtô và đường cao tốc: Ước mơ xa vời (VEF).  - Bán ôtô để chạy… phí (TT).   - Cược với… Bộ trưởng Thăng! (NLĐ).  - Thu phí giao thông: “Nếu làm sai một ly có thể đi một dặm”? (GDVN). Có chắc dân bỏ xe máy vì không chịu nổi phí? (Infonet).



- : Vietnam: Hero to zero – The Communist Party sticks to its principles and the economy stalls (Economist). - Từ Anh Hùng đến Khốn cùng   –   (x-café).  –Lừa đảo, phó chủ tịch phường bị bắt NLĐO - Ngày 31-3, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Kon Tum đã bắt tạm giam ông Nguyễn Quang Hiển (sinh năm 1978), trú tại số 55 - đường Bắc Cạn, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điều 281 Bộ luật hình sự. - Nhập và bán sai quy trình gây cháy cây xăng (PLTP).- Sống trên quả “bom” xăng (TN).

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét